Sự Trả Thù Hèn Hạ

Ảnh Thầy giáo Đặng Nguyên Triết

Phạm Minh Vũ|

Thầy giáo Đặng Nguyên Triết là giáo viên trường THPT Tôn Đức Thắng, ở tỉnh Ninh Thuận. Thầy là một trong những người phát động phong trào nhặt rác, giúp bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.

Một người không thể làm thay đổi thế giới này. Nhưng tất cả mọi người trên hành tinh này cùng chung tay, thầy Triết tin chắc rằng thế giới này có thể thay đổi. Việc làm nhỏ, ý nghĩa lớn.

Hưởng ứng chiến dịch “THỬ THÁCH DỌN RÁC – 2019” đang diễn ra trên toàn cầu với thông điệp ý nghĩa, nhân văn đã lan tỏa khắp thế giới với thông qua việc bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức cộng đồng. Giúp các em ý thức và yêu Quê hương đất nước hơn.

Nhiều học sinh của thầy Triết đã tham gia phong trào này. Thầy Triết tâm sự là 2016 có một vài bạn chia sẻ phong trào nhặt rác, thầy cũng kêu gọi học trò và học trò của thầy không giống các học trò khác ăn chơi, đua đòi bỏ bê việc học. Học trò của Thầy Triết rất hiếu thảo Cha Mẹ, nghe lời thầy cô và sống có ý thức với cộng đồng. Những tưởng một phong trào lành mạnh sẽ được các nhà chức trách ủng hộ, nhưng ngược lại, có những em đã bị công an mời lên làm việc vì tham gia nhặt rác!

Sau khi cảm thấy lòng tự hào với các em bị công an Ninh Thuận xúc phạm... thầy Triết đã chia sẻ lên nỗi niềm buồn miên man với việc công an Ninh Thuận đã đe dọa, và ép các em học sinh đừng nghe lời Thầy Triết “ xúi dục” và từ bỏ việc bảo vệ môi trường đó đi.

Chỉ chia sẻ nỗi niềm riêng bài viết chưa đầy 24h số lượng người chia sẻ và tương tác quá lớn thầy phải “khoá” bài viết đó lại. Sau đó đa số những cmt đều phản đối hành động côn đồ, khốn nạn của công an Ninh Thuận nên chúng nó nhột đã mời Thầy Triết lên để “hỏi tội” về bài viết đó. Vì thầy đã cho thiên hạ biết sự hèn hạ, nhục nhã của bọn cường quyền, có tí quyền lực trong tay mà làm càn.

Năm lần bảy lượt gạ gẫm thầy, đe dọa thầy Triết không được sử dụng Facebook để kết nối với mọi người nữa. Không sử dụng biện pháp Củ Cà Rốt được thì công an ninh Thuận dở chiêu Cây Gậy. Ngày 3-05 vừa rồi Phòng An ninh chính trị nội bộ tỉnh Ninh Thuận đã ra quyết định xử phạt hành chính vì những bài Thầy viết trước đây. Chỉ vì 3 status trên facebook của thầy, một về chùa Ba Vàng, một về đường sắt Cát Linh ở Hà Nội và một về sự hoài nghi của thầy Triết về quỹ Vì người nghèo, mà sở Thông tin truyền thông và cơ quan an ninh Ninh Thuận chụp cho thầy cái mũ mang tên “Truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin nhằm xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của Đảng, Nhà nước” và ra quyết định xử phạt thầy 7.500.000đ.

Đây là một sự trả thù hèn hạ của cơ quan an ninh Ninh thuận với bài viết của Thầy, phanh phui sự khốn nạn của chúng nó với các em học sinh. 7 triệu rưỡi với lương của giáo viên cấp 3 như thầy quả thực là rất lớn, là to đấy, có thể hơn một tháng lương. Nhưng với tinh thần yêu môi trường, yêu Quê hương như thầy thì dù mất hơn thế nữa thầy vẫn kêu gọi các em đi nhặt rác. Những bài viết của thầy rất ngắn và có giá trị đóng góp phản biện cho xã hội tốt lên. Phạt 7 triệu rưỡi sẽ không làm chế độ giàu thêm những sẽ lấy đi ít nhất niềm tin của hệ thống giáo dục và môi trường ở địa phương thầy. Từ sự mất niềm tin đến nghi ngờ và đến thay đổi cách nhìn chế độ này tốt đẹp sang khốn nạn rất nhanh... và đó là cái mất nhiều hơn của chế độ công an trị, so với cái mà thầy Triết mất.

Bởi vì đơn giản, nhân cách và lương tri của Thầy Triết thuộc về con người của nhân văn... không giống như tụi an ninh, đầu óc không bằng loài cầm thú, với lý tưởng cách mạng chúng có thể đấu tố cha mẹ như cha ông chúng đã từng làm, là điều không có khó khăn gì cả... tất nhiên những tư duy đầu óc đó không thuộc về xã hội con người, cái tối thiểu là sống có ý thức với môi trường. Nhưng an ninh tỉnh Ninh thuận không hề có

Tôi đã thấy, Thầy không những nhặt rác ngoài phố, mà thầy còn nhặt rác trong thể chế. Làm sạch cho thể chế với những con sâu đục khoét ngân sách quốc gia, nhân dân. Với việc làm như thầy đúng ra nhà cầm quyền phải tạo điều kiện và hổ trợ nhiều thứ cho thầy làm công việc đó. Chúng không những triệt hạ con đường sống của thầy mà còn làm khó dể đủ đường. Đó là một sự trả thù quá hèn hạ của chế độ công an trị với một người có nhân cách cao cả.