Bài phát biểu lịch sử của Tổng Thống Đức về tương lai nước Đức sau đại dịch

Bài phát biểu của  Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier|

Nguyễn Thế Tuyền dịch - Tuyen Nguyen

Hôm nay 11.04.2020, Tổng thống Đức Frank – Walter Steinmeier, người giữ chức vụ cao nhất CHLB Đức, phát biểu trước toàn quốc về sự phát triển của xã hội Đức sau cuộc khủng hoảng Corona. Báo Bild ghi lại toàn văn bài diễn thuyết lịch sử này lúc 19 giờ 30 phút tại Dinh tổng thống, lâu đài Bellevue Berlin. Tôi xin dịch toàn văn tài liệu quan trọng này để người Việt có thể hiểu tình hình những năm tháng tới.
Nguyễn Thế Tuyền (Berlin)

THƯA TOÀN THỂ CÔNG DÂN
Chỉ còn vài tiếng nữa là đến lễ Phục sinh. Ngoài kia các loài hoa đua nở tô điểm cho thiên nhiên. Chúng ta phóng tầm mắt ra ngoài rồi lại nhìn nhau, hướng tới những người thân, hướng tới gia đình và bạn bè.
Chúng ta đã quen điều đó, một phần của tập tục. Thế nhưng năm nay hoàn toàn khác. Thật buồn khi chúng ta không được đến thăm bố mẹ. Trái tim của ông bà cũng bị giằng xé vì không được ôm các cháu thân yêu của mình trong dịp lễ Phục sinh. Và còn nhiều điều khác lạ nữa trong năm nay: không còn sự nhộn nhịp trong công viên hay các quán cà phê. Nhiều người phải từ bỏ đi du lịch mà họ đã lên kế hoạch và khao khát từ lâu. Chủ các quán ăn và khách sạn không có điểm xuất phát hoàn thiện cho một mùa làm ăn. Các tín đồ không được đến với lễ thánh. Đối với tất cả chúng ta, một câu hỏi rất xoáy và mờ mịt về tương lai: Thời gian tới tình hình sẽ ra sao?

Cuộc khủng hoảng rơi đúng vào dịp lễ Phục sinh, khi những người theo đạo Thiên chúa mừng sự sống đã chiến thắng cái chêt. Thế mà chúng ta phải hạn chế tiếp xúc để ngăn ngừa dịch bệnh và cái chết chiến thắng lại sự sống.

Nhiều nghìn người đã chết ở đất nước chúng ta. Ngoài ra cái chết còn hiện diện ở Bergamo, Elass, Madrid, New York và nhiều nơi khác trên thế giới. Những hình ảnh ấy đến rất gần chúng ta. Chúng ta thương tiếc những người phải chết trong tình trạng cô đơn. Chúng ta nghĩ đến những người thân thích không thể cùng nhau tiễn đưa người quá cố về nơi an nghỉ cuối cùng. Chúng ta cám ơn những chiến binh trong ngành y tế đã cứu mạng sống con người không biết mệt mỏi. Và như vậy đối với tất cả chúng ta, cuộc sống đều bị đảo lộn.

Chúng ta hãy nghĩ đến những người gặp hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng khi họ bị bệnh hay cô đơn trong nhà, lo cho công ăn việc làm, lo sự tồn tại của hãng xưởng, lo cho những người làm nghề tự do, các nghệ sĩ khi thu nhập của họ tự nhiên bị thâm thụt. Chúng ta nghĩ tới những gia đình, những người một mình nuôi con trong những căn hộ chật chội không ban công, không vườn cây.

Đại dịch cho chúng ta thấy: Chúng ta vẫn có thể bị tổn thương. Có thể từ lâu rồi chúng ta ngộ nhận, tưởng mình không thể bị sát thương, tưởng chỉ có thể bay nhanh hơn, cao hơn, xa hơn. Đó là một sai lầm.
Cuộc khủng hoảng không chỉ cho chúng ta thấy điều đó, mà nó còn cho chúng ta thấy cả sức mạnh của chúng ta! Thấy nền tảng nào để sức mạnh của chúng ta phát triển!

Tôi vô cùng ấn tượng về những cố gắng to lớn mà đất nước chúng ta đã thể hiện trong những tuần qua. Cho đến bây giờ nguy cơ vẫn chưa bị đẩy lùi. Nhưng chúng ta có thể nói rằng: Mỗi một cá nhân quý vị đã làm thay đổi đất nước chúng ta, và thông qua việc làm cụ thể đã cứu bao nhiêu nhân mạng và hàng ngày vẫn đang tiếp tục cứu người.

Nhà nước đang hành động quyết liệt là điều rất tốt trong một cuộc khủng hoảng từ trước đến giờ chưa có kịch bản tiền lệ. Tôi xin tất cả quý vị tiếp tục tin tưởng, vì chính quyền liên bang và tiểu bang đã hiểu rất rõ trách nhiệm to lớn của mình.

Rồi tình hình sẽ thế nào, khi nào những giới hạn kia có thể được nới lỏng – không chỉ những nhà chính trị và các chuyên gia có câu trả lời quyết định. Tất cả nằm trong tay chúng ta, thông qua sự kiên nhẫn và kỷ cương trong hiện tại, lúc chúng ta gặp khó khăn nhất.

Những cố gắng khủng khiếp mà chúng ta đã thực hiện trong những ngày qua không phải chúng ta thực hiện vì một bàn tay sắt bắt chúng ta làm. Xã hội chúng ta là một nền dân chủ sống động, công dân luôn mang trên mình ý thức trách nhiệm. Đó là một nền dân chủ trong đó chúng ta tin tưởng lắng nghe những số liệu và biện luận, thể hiện lý trí để làm cái đúng. Đó là một nền dân chủ biết tôn trọng từng mạng sống. Một nền dân chủ mà mỗi người đều chung tay đóng góp: Từ người y tá đến thủ tướng, từ hội đồng chuyên gia khoa học đến những trụ cột của xã hội hữu hình và vô hình – Những người thu ngân trong siêu thị, nhưng người bên vô lăng xe buýt và xe tải, những người bên lò bánh mì, những người ở nông trại hay làm dịch vụ đổ rác.

Rất nhiều người đã tự trưởng thành. Tôi cám ơn các quý vị.
Tất nhiên tôi biết: Tất cả chúng ta đều khao khát trở lại cuộc sống bình thường. Nhưng điều đó nghĩa là thế nào? Có phải chỉ làm sao nhanh chóng trở lại nhịp sống với những thói quen xưa?

Không, thế giới sau sự kiện này sẽ khác đi nhiều. Nó sẽ như thế nào, điều đó do chúng ta quyết định! Chúng ta hãy rút được bài học từ kinh nghiệm, kể cả tốt lẫn xấu, những điều chúng ta đã làm hàng ngày trong thời kỳ khủng hoảng này.
Tôi nghĩ rằng: Chúng ta đang đứng trước ngã ba đường. Ngay trong lúc khủng hoảng đã cho thấy có hai hướng chúng ta có thể lựa chọn. Hoặc là mỗi người chỉ nghĩ đến mình, không cần biết đến ai, mua vơ tích trữ chỉ biết lợi cho mình? Hoặc là hành động vì người khác và vì xã hội?

Sự sáng tạo và sẵn sàng giúp đỡ người khác mới bùng nổ có giữ được tiếp tục hay không? Chúng ta còn tiếp tục liên hệ với những người hàng xóm lớn tuổi mà ta đã giúp họ mua hàng hay không? Ta còn nể trọng những người thu ngân, những người mang bưu phẩm đến cho ta nữa không, những người thật xứng đáng được hưởng sự tôn trọng ấy?
Và còn nữa: Liệu sau khủng hoảng chúng ta còn nhớ những công việc không thể từ bỏ được trong lĩnh vực chăm sóc, cung ứng, những nghề phục vụ xã hội, công việc trong nhà trẻ và trường học và có cho đó thực sự cần thiết đối với chúng ta không? Những người trụ được về mặt kinh tế trong cơn khủng hoảng có còn giúp đỡ những người bị thiệt hại nặng để họ tiếp tục đứng vững không?

Và: Chúng ta tìm lối thoát chung cùng thế giới hay là co cụm lại tìm lối thoát cho riêng mình? Chúng ta chia sẻ kiến thức, kết quả nghiên cứu để có thể nhanh chóng tìm ra thuốc ngừa và điều trị bệnh, và chúng ta tạo ra một liên minh trên toàn thế giới để những nước nghèo nhất cũng được hưởng khi họ bị tổn thương?

Không, đại dịch này không phải là một cuộc chiến tranh. Không phải nước này chống nước kia, lính giết lính, mà nó là một thử thách cho toàn bộ loài người. Nó làm rõ hơn cái xấu nhất cũng như cái tốt nhất trong con người. Chúng ta hãy thể hiện cái tốt nhất của chúng ta!

Và chúng ta hãy thể hiện trên lục địa châu Âu này trước! Nước Đức không thể ra khỏi khủng hoảng một cách khỏe mạnh và cường tráng, nếu những nước láng giềng của chúng ta không lành mạnh và cường tráng. Lá cờ màu xanh đứng ở đây không phải là không có lý do (cờ Liên minh châu Âu – ND). Ba mươi năm sau khi thống nhất nước Đức, 75 năm sau khi kết thúc chiến tranh, người Đức chúng ta không chỉ kêu gọi sự đoàn kết tương trợ ở châu Âu mà đó là nghĩa vụ!
Sự đoàn kết tương trợ - tôi biết đó là một khái niệm to tát. Nhưng liệu mỗi người có hiểu thật cụ thể khái niệm đoàn kết tương trợ này trong thời điểm hiện tại hay không? Mọi hành động của mình đối với người khác là hành động mang tính sống còn.

Chúng ta hãy giữ gìn kinh nghiệm quý báu này. Sự tương trợ mà quý vị đã thể hiện hàng ngày như vừa rồi chúng ta rất cần cho tương lai và còn cần nhiều hơn thế nữa! Sau khủng hoảng, xã hội chúng ta sẽ hoàn toàn khác. Chúng ta không muốn một xã hội sợ hãi, một xã hội không có niềm tin. Chúng ta muốn một xã hội có niềm tin, tế nhị và tin cậy lẫn nhau.
Ngay trong những ngày lễ Phục sinh, những hy vọng tốt lành này có nhiều quá không? Con virus không phải là quyết định, mà chúng ta hãy tự quyết định lấy.

Thời gian tới chắc chắn sẽ có nhiều điều không hề đơn giản. Nhưng người Đức chúng ta có phải chỉ chọn những điều đơn giản để làm đâu. Chúng ta đòi hỏi ở mình nhiều hơn nữa, tin tưởng lẫn nhau nhiều hơn nữa. Chúng ta sẽ lớn lên, sẽ trưởng thành hơn trong hoàn cảnh như hiện nay.
Chúc các quý vị một lễ Phục sinh vui vẻ, mọi điều tốt lành – chúng ta hãy luôn chú ý và để tâm đến người khác!

PHẦN BỔ SUNG:
Thưa độc giả trên toàn cầu,
Sau khi nghe bài phát biểu của Tổng Thống Đức Frank Steinmeier trước công dân toàn quốc trong tình hình nước sôi lửa bỏng của nước Đức và châu Âu, tôi thực sự xúc động vì một chính khách có nhân cách lớn. Dịch bài này ra tiếng Việt là tôi muốn chia sẻ niềm xúc động ấy cho những người tôn thờ chân thiện mỹ, tôn thờ lòng nhân đạo và bao dung. Ngoài ra tôi còn muốn giúp một số đồng bào Việt Nam ở Đức ngồi trước TV biết là hay nhưng không hiểu cặn kẽ vì rào cản ngôn ngữ.
Tôi không ngờ độc giả ở Việt Nam cũng chia sẻ nhiều đến thế. Họ đều có những dẫn dắt thiện cảm trước khi đăng lại bài. Đó là những bông hoa trang điểm thêm cho ngày hội toàn cầu, nhân một bài phát biểu nhân văn và trách nhiệm của tổng thống nước CHLB Đức và tôi cũng coi đó là phần thưởng cho mình để làm tiếp việc chuyển tải những thông điệp tương tự trong tương lai. Đó cũng là một đóng góp nhỏ cho sự quyện tụ của trí tuệ Việt.

Cho phép tôi giải thích thêm vai trò và nhiệm vụ của Tổng Thống Đức do Hiến pháp quy định để độc giả hiểu rõ hơn:
Tổng Thống là chức vụ cao nhất ở CHLB Đức, làm việc trung lập không được thiên vị đảng nào, đóng góp để cân bằng và dung hòa các trường phái chính trị trong xã hội. Tổng thống được Hội nghị liên bang bầu ra, cứ năm năm một lần, có thể tái ứng cử nhiệm kỳ sau. So với người đồng chức ở một số nước, Tổng Thống Đức ít quyền lực hơn (so với Mỹ, Pháp, Nga…)
Nhiệm vụ của TT là thay mặt quốc gia ký những hiệp ước với quốc tế, duyệt lại các luật lần cuối cùng xem có vi hiến không trước khi nó có hiệu lực, phát biểu chính thức để nâng cao hình ảnh CHLB Đức ở trong và ngoài nước.
Thủ Tướng Đức chức vụ nhỏ hơn nhưng có quyền chính quyết định đường hướng phát triển của đất nước.
Xin chúc độc giả mạnh khỏe, cùng nhau chia sẻ những điều thiện, không những ở Việt Nam mà trên toàn thế giới!
Nguyễn Thế Tuyền dịch

NGUYÊN BẢN TIẾNG ĐỨC
★★★
Guten Abend, liebe Mitbürgerinnen und Mitbürger!
In wenigen Stunden beginnt das Osterfest. Draußen erblüht die Natur und wir sehnen uns hinaus ins Freie – und zueinander: zu lieben Menschen, Familie, Freunden.
So waren wir es gewohnt. So gehörte es dazu. Doch dieses Jahr ist alles anders. Es tut weh, auf den Besuch bei den Eltern zu verzichten. Großeltern zerreißt es das Herz, nicht wenigstens an Ostern die Enkel umarmen zu können. Und viel mehr noch ist anders in diesem Jahr. Kein buntes Gewimmel in Parks und Straßencafés. Für viele von Ihnen nicht die lang ersehnte Urlaubsreise. Für Gastwirte und Hoteliers kein sonniger Start in die Saison. Für die Gläubigen kein gemeinsames Gebet. Und für uns alle die bohrende Ungewissheit: Wie wird es weitergehen?

Ausgerechnet an Ostern, dem Fest der Auferstehung, wenn Christen weltweit den Sieg des Lebens über den Tod feiern, müssen wir uns einschränken, damit Krankheit und Tod nicht über das Leben siegen.
Viele Tausend sind gestorben. Bei uns im eigenen Land. Und in Bergamo, im Elsass, in Madrid, New York und vielen anderen Orten auf der Welt. Die Bilder gehen uns nah. Wir trauern um die, die einsam sterben. Wir denken an ihre Angehörigen, die nicht einmal gemeinsam Abschied nehmen können. Wir danken den unermüdlichen Lebensrettern im Gesundheitswesen. Und: So sehr unser aller Leben auf dem Kopf steht, so denken wir an die, die die Krise besonders hart trifft – die krank oder einsam sind; die Sorgen haben um den Job, um die Firma; die Freiberufler, die Künstler, denen Einnahmen wegbrechen; die Familien, die Alleinerziehenden in der engen Wohnung ohne Balkon und Garten.
Die Pandemie zeigt uns: Ja, wir sind verwundbar. Vielleicht haben wir zu lange geglaubt, dass wir unverwundbar sind, dass es immer nur schneller, höher, weiter geht. Das war ein Irrtum. Aber die Krise zeigt uns nicht nur das, sie zeigt uns auch, wie stark wir sind! Worauf wir bauen können!
Ich bin tief beeindruckt von dem Kraftakt, den unser Land in den vergangenen Wochen vollbracht hat. Noch ist die Gefahr nicht gebannt. Aber schon heute können wir sagen: Jeder von Ihnen hat sein Leben radikal geändert, jeder von Ihnen hat dadurch Menschenleben gerettet und rettet täglich mehr.
Es ist gut, dass der Staat jetzt kraftvoll handelt – in einer Krise, für die es kein Drehbuch gab. Ich bitte Sie alle auch weiterhin um Vertrauen, denn die Regierenden in Bund und Ländern wissen um ihre riesige Verantwortung.

Doch wie es jetzt weitergeht, wann und wie die Einschränkungen gelockert werden können, darüber entscheiden nicht allein Politiker und Experten. Sondern wir alle haben das in der Hand, durch unsere Geduld und unsere Disziplin – gerade jetzt, wenn es uns am schwersten fällt.
Den Kraftakt, den wir in diesen Tagen leisten, den leisten wir doch nicht, weil eine eiserne Hand uns dazu zwingt. Sondern weil wir eine lebendige Demokratie mit verantwortungsbewussten Bürgern sind! Eine Demokratie, in der wir einander zutrauen, auf Fakten und Argumente zu hören, Vernunft zu zeigen, das Richtige zu tun. Eine Demokratie, in der jedes Leben zählt und in der es auf jede und jeden ankommt: vom Krankenpfleger bis zur Bundeskanzlerin, vom Expertenrat der Wissenschaft bis zu den sichtbaren und den unsichtbaren Stützen der Gesellschaft – an den Supermarktkassen, am Lenkrad von Bus und Lkw, in der Backstube, auf dem Bauernhof oder bei der Müllabfuhr.
So viele von Ihnen wachsen jetzt über sich selbst hinaus. Ich danke Ihnen dafür.
Und natürlich weiß ich: Wir alle sehnen uns nach Normalität. Aber was heißt das eigentlich? Nur möglichst schnell zurück in den alten Trott, zu alten Gewohnheiten?
Nein, die Welt danach wird eine andere sein. Wie sie wird? Das liegt an uns! Lernen wir doch aus den Erfahrungen, den guten wie den schlechten, die wir alle, jeden Tag, in dieser Krise machen.
Ich glaube: Wir stehen jetzt an einer Wegscheide. Schon in der Krise zeigen sich die beiden Richtungen, die wir nehmen können. Entweder jeder für sich, Ellbogen raus, hamstern und die eigenen Schäfchen ins Trockene bringen? Oder bleibt das neu erwachte Engagement für den anderen und für die Gesellschaft? Bleibt die geradezu explodierende Kreativität und Hilfsbereitschaft? Bleiben wir mit dem älteren Nachbarn, dem wir beim Einkauf geholfen haben, in Kontakt? Schenken wir der Kassiererin, dem Paketboten auch weiterhin die Wertschätzung, die sie verdienen? Mehr noch: Erinnern wir uns auch nach der Krise noch, was unverzichtbare Arbeit – in der Pflege, in der Versorgung, in sozialen Berufen, in Kitas und Schulen – uns wirklich wert sein muss? Helfen die, die es wirtschaftlich gut durch die Krise schaffen, denen wieder auf die Beine, die besonders hart gefallen sind?
Und: Suchen wir auf der Welt gemeinsam nach dem Ausweg oder fallen wir zurück in Abschottung und Alleingänge? Teilen wir doch alles Wissen, alle Forschung, damit wir schneller zu Impfstoff und Therapien gelangen, und sorgen wir in einer globalen Allianz dafür, dass auch die ärmsten Länder Zugang haben, die am verwundbarsten sind. Nein, diese Pandemie ist kein Krieg. Nationen stehen nicht gegen Nationen, Soldaten gegen Soldaten. Sondern sie ist eine Prüfung unserer Menschlichkeit. Sie ruft das Schlechteste und das Beste in den Menschen hervor. Zeigen wir einander doch das Beste in uns!
Und zeigen wir es bitte auch in Europa! Deutschland kann nicht stark und gesund aus der Krise kommen, wenn unsere Nachbarn nicht auch stark und gesund werden. Diese blaue Fahne steht hier nicht ohne Grund. Dreißig Jahre nach der Deutschen Einheit, 75 Jahre nach dem Ende des Krieges sind wir Deutsche zur Solidarität in Europa nicht nur aufgerufen – wir sind dazu verpflichtet!
Solidarität – ich weiß, das ist ein großes Wort. Aber erfährt nicht jeder und jede von uns derzeit ganz konkret, ganz existenziell, was Solidarität bedeutet? Mein Handeln ist für andere überlebenswichtig.
Bitte bewahren wir uns diese kostbare Erfahrung. Die Solidarität, die Sie jetzt jeden Tag beweisen, die brauchen wir in Zukunft umso mehr! Wir werden nach dieser Krise eine andere Gesellschaft sein. Wir wollen keine ängstliche, keine misstrauische Gesellschaft werden. Sondern wir können eine Gesellschaft sein mit mehr Vertrauen, mit mehr Rücksicht und mehr Zuversicht.
Ist das, selbst an Ostern, zu viel der guten Hoffnung? Über diese Frage hat das Virus keine Macht. Darüber entscheiden allein wir selbst.
Vieles wird in der kommenden Zeit sicher nicht einfacher. Aber wir Deutsche machen es uns ja auch sonst nicht immer einfach. Wir verlangen uns selbst viel ab und trauen einander viel zu. Wir können und wir werden auch in dieser Lage wachsen.
Frohe Ostern, alles Gute – und geben wir acht aufeinander!