Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân

40 năm ngày Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa (19/1/1974), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam (17/2/1979) với biết bao chiến sĩ và đồng bào ngã xuống. Máu xương và anh linh những người con đất Việt vẫn còn đấy… Thế mà cũng những tháng năm ấy, máu xương và anh linh những người con đất Việt đã bị cố tình quên lãng. Không một lễ tưởng niệm nào được tổ chức chính thức để tri ân những chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Thậm chí mọi sự tưởng nhớ do nhân dân thực hiện còn bị nhà cầm quyền vùi dập. Hành động phá đám sai khiến công an giả dạng cưa đá và phóng loa của CAND ồn ào, gây bụi mù mịt, và cho người nhảy nhót trơ trẽn theo điệu nhạc Trung Quốc dưới tượng đài Lý Thái Tổ linh thiêng đã lập công nơi chốn Thăng Long ngàn năm văn vật này là một điều không thể hiểu và không thể giải thích nổi, nhất là với một quốc gia vẫn còn nắm trong tay chủ quyền và có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ.

Tưởng niệm 26 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Trường Sa (14/3/1988) cũng sắp đến. Liệu chúng ta sẽ tiếp tục bị tước đoạt như những kẻ nô lệ chỉ vì một phát lịnh của đường dây nóng?

Không!

Vì tương lai và sự trường tồn của dân tộc, chúng tôi thiết nghĩ chẳng cần truy tầm ai là đạo diễn của thứ kịch bản này, mà phải đủ thấy rằng chính họ là lý do gây lên trong chúng tôi không chỉ những tiếng than, mà còn khiến chúng tôi phải thức tỉnh kết đoàn và ký tên dưới đây. Chúng tôi muốn được xem đây là tiếng nói của mọi thành phần người dân mạnh dạn tuyên bố:

1. Quyền tập họp dâng hoa, thắp nến tưởng niệm một biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc vốn mang thuộc tính tâm linh đạo đức, và nhân văn lịch sử nước nhà, không chấp nhận để nước ngoài can thiệp.

 

2. Không thể quên: “19/1 Hoàng Sa, 17/2 biên giới Việt Nam, 14/3 Trường Sa” là những mốc điểm bi hùng lịch sử, không một ai có quyền xóa nhòa, chôn vùi hoặc bôi bác. 74 anh hùng chiến sĩ VNCH đã lính-chết-theo-tàu trong cuộc hải chiến 19/1 Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phải được vinh danh. 60 ngàn quân dân bộ đội đã bỏ mình trong Ngày Biên giới Việt Nam không thể bị lãng quên. 64 hải quân đã hy sinh tức tưởi trên đảo Gạc Ma, Trường Sa phải được Tổ quốc Việt Nam công nhận ghi ơn.

3. Quyền thiêng liêng tưởng niệm của một sự kiện lịch sử dân tộc càng trở nên có ý nghĩa và danh dự bổn phận, khi đất nước đang bị đe dọa từng ngày bởi tham vọng bá chủ bá quyền Trung Cộng.

4. Vinh danh, tưởng nhớ, tri ân phải được chính thức ban hành và tổ chức trọng thể.

5. Mọi hành vi cấm cản, sách nhiễu với những người mong muốn thực hiện các nghi thức tưởng niệm phải được coi là một thái độ thách thức lòng tự trọng và lương tri người Việt Nam muốn đảm bảo sự vẹn toàn độc lập của đất nước.

6. Quyền bày tỏ cũng như các quyền tối thượng con người của người dân phải được tôn trọng. Xin được gởi những tín hiệu SOS Việt Nam đến với những trái tim tử tế ngợi ca Tự Do và những nhà tù lương tâm chính trị đã đóng cửa vĩnh viễn trên thế giới. Làm ơn ghé mắt xem cho rõ để cùng chuyển tải, chia sẻ hoặc trắc ẩn về những bần cùng và rách nát nhân quyền của Việt Nam.

Hãy nắm chặt tay nhau trong một ngày tự quyết quyền tưởng niệm toàn quốc và toàn cầu.

Xin khẳng định ngày 14/3 cũng là ngày tưởng niệm linh thiêng các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Không một thế lực đen tối nào ngăn được lòng yêu nước của chúng ta.

Tổ quốc Việt Nam muôn năm!

Trân trọng kính mời quý đồng bào tham gia ký tên và Danlambao sẽ cập nhật danh sách.

Mỗi chữ ký tự nó sẽ là chất xúc tác động viên cho chính mình và bạn bè.

Xin ủng hộ bằng cách ký tên ở địa chỉ email này: Congdantudotuongniem@gmail.com

Danh sách ký tên đầu tiên theo thứ tự abc (và sẽ cập nhật theo thứ tự thời gian sau đó):

1.     Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà thơ & nhà đấu tranh dân chủ (Pháp)

2.     Hòa thượng Thích Nhật Ban, GHPGVNTN (Đồng Nai, Việt Nam)

3.     Trịnh Ngọc Bằng, về hưu (Irving, Texas, Hoa Kỳ)

4.     Nguyễn Mạnh Bảo, giáo sư  (Cao Đài Tây Ninh, Việt Nam)

5.     Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư (Springfield, Virginia, Hoa Kỳ)

6.     Nguyễn Thị Thanh Bình , nhà văn & nhà thơ (Washington DC, Hoa Kỳ)

7.     Nguyễn Minh Cần, nhà báo (Moscow, Nga)

8.     Bùi Chát, nhà thơ (Sài gòn, Việt Nam)

9.     Bùi Thị Dung, về hưu (Irving, Texas, Hoa Kỳ)

10.   Lâm Đăng Châu, kỹ sư (Hannover, Đức)

11.   Ngô Cao Chi, giáo sư (Tampa, Florida, Hoa Kỳ)

12.   Nguyễn Bảy Giáp Dần (Sài Gòn, Việt Nam)

13.   Ca Dao, nhà báo (Paris, Pháp)

14.   Phạm Chí Dũng, nhà văn, nhà báo, tiến sĩ kinh tế (Sài Gòn, Việt Nam)

15.   Lê Khánh Duy (Quảng Nam, Việt Nam)

16.   Đào Tăng Dực, luật sư (Sydney, Úc)

17.   Nguyễn Văn Đài, luật sư (Hà Nội, Việt Nam)

18.   Lê Diễn Đức, nhà báo (Houston, Texas, Hoa Kỳ)

19.   Trần Đông Đức, nhà báo (Pennsylvania, Hoa Kỳ)

20.   Trương Minh Đức, ký giả tự do (Bình Dương, Đồng Nai, Việt Nam)

21.   Linh mục Nguyễn Hữu Giải (TGP Huế, Việt Nam)

22.   Nguyễn Thanh Giang, giáo sư (Hà Nội, Việt Nam)

23.   Nguyễn Thanh Hà, kỹ sư (California, Hoa Kỳ)

24.   Đỗ Nam Hải, kỹ sư (Sài Gòn, Việt Nam)

25.   Ni sư Như Hải (Chicago, Illinois, Hoa Kỳ)

26.   Trịnh Đình Hồng Hạnh, kỹ sư (California, Hoa Kỳ)

27.   Vũ Thư Hiên, nhà văn (Pháp)

28.   Trần Thanh Hiệp, luật sư (Pháp)

29.   Huỳnh Trọng Hiếu, blogger (Quảng Nam, Việt Nam)

30.   Phạm Hoàng, nhà báo (CHLB Đức)

31.   Đoàn Viết Hoạt, giáo sư (Virginia, Hoa Kỳ)

32.   Huỳnh Thị Thu Hồng (Quảng Nam, Việt Nam)

33.    Hoàng Vi Kha, nhà thơ (Virginia, Hoa Kỳ)

34.   Thượng tọa Thích Thiện Khanh, GHPGVNTN (Phú Yên, Việt Nam)

35.   Đặng Đình Khiết, giáo sư (Virginia, Hoa Kỳ)

36.   Linh mục Phan Văn Lợi (TGP Huế, Việt Nam)

37.   Cao Xuân Lý , nhà văn (Sydney,  Australia)

38.   Trần Thị Ngọc Minh (mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, Lâm Đồng, Việt Nam)

39.   Thượng tọa Thích Thiện Minh, GHPGVNTN (Sài Gòn, Việt Nam)

40.   Phan Nhật Nam, nhà văn (California, Hoa Kỳ)

41.   Nguyễn Thị Ánh Ngân (Quảng Nam, Việt Nam)

42.   Phan Ngữ,  bác sĩ  (Đà Nẵng, Việt Nam)

43.   Bùi Thị Kim Phượng (Đồng Tháp, Việt Nam)

44.   Đặng Phùng Quân, giáo sư (Houston, Texas, Hoa Kỳ)

45.   Nguyễn Quốc Quân, bác sĩ, đại diện Tổ Chức Tập Hợp Nền Dân Chủ (Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ)

46.   Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản (Sài Gòn, Việt Nam)

47.   Bùi Minh Quốc, nhà thơ (Đà Lạt, Việt Nam)

48.   Bắc Phong, nhà thơ (Toronto, Gia Nã Đại)

49.   Lê Huy Phong, ca nhạc sĩ đấu tranh (San Jose, California, Hoa Kỳ)

50.   Thượng tọa Thích Không Tánh (Huế, Việt Nam)

51.   Liêu Thái, nhà thơ (Quảng Nam, Việt Nam)

52.   Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (DCCT Sài Gòn, Việt Nam)

53.   Trần Quang Thành, nhà báo (Tiệp Khắc)

54.   Trần Ngọc Thành, kỹ sư (Warsaw, Ba Lan)

55.   Uyên Thao, nhà văn, nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Virginia, Hoa Kỳ)

56.   Huỳnh Phương Thảo (Quảng Nam, Việt Nam)

57.   Linh mục Đinh Hữu Thoại (DCCT Sài Gòn, Việt Nam)

58.   Trần thị Thức (Virginia, Hoa Kỳ)

59.   Nguyễn Đăng Thường, nhà thơ (London, Anh)

60.   Hòa thượng Thích Thanh Tịnh, GHPGVNTN (Vũng Tàu, Việt Nam)

61.   Nguyễn Thanh Trang, giáo sư (San Diego, California, Hoa Kỳ)

62.   Đỗ Ngọc Xuân Trầm (Áo)

63.   Nguyễn Mậu Trinh, dược sĩ (Gaithersburg, Maryland, Hoa Kỳ)

64.   Huỳnh Anh Trí (Sài Gòn, Việt Nam)

65.   Huỳnh Anh Tú (Sài Gòn, Việt Nam)

66.   Nguyễn Quốc Tuấn, kỹ sư (Florida, Hoa Kỳ)

67.   Hàn Song Tường, nhà thơ, (Houston, Texas, Hoa Kỳ

68.   Đoàn Việt Trung, kỹ sư (Melbourne, Úc)

69.   Nguyễn Bắc Truyển, luật sư (Đồng Tháp, Việt Nam)

70.   Đỗ Ty (Lâm Đồng, Việt Nam)

71.   Nguyễn Đình Vinh, cựu sĩ quan tiền sát QLVNCH (Virginia, Hoa Kỳ)

72.   Huỳnh Khánh Vy (Quảng Nam, Việt Nam)

73.   Huỳnh Thục Vy, blogger (Quảng Nam, Việt Nam)

74.   Dương Triệu Vỹ (Ontario, Gia Nã Đại)