Những kẻ đốn mạt

Hôm 3/11, ông tổng bí thư, tân chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng tổ chức một buổi vinh danh những học sinh giỏi có thành tích học tập cao, có giải thưởng quốc tế tại Phủ Chủ tịch. Trong lễ vinh danh, ông Trọng đánh giá “giáo dục của chúng ta chưa bao giờ được như bây giờ”, một câu nói cũng tương tự như câu “nhìn tổng quát, nước ta có bao giờ được như bây giờ không?” mà ông từng nói vài năm trước…

Người ta thấy ông Trọng cùng với ông Bộ trưởng Giáo dục Nhạ – người mà mấy hôm trước đó là tâm điểm trước nghị trường Quốc hội và dư luận cả nước với dự thảo “mại dâm 4 lần” của ngành giáo dục – hân hoan, hớn hở đứng sát bên, chụp ảnh cùng những học sinh, sinh viên.

Phát ngôn của ông Trọng, hẳn nhiên như một lời “xổ toẹt” vào ý kiến của công luận và cả những đại biểu quốc hội đã có những ý kiến trực diện công kích vai trò bộ trưởng giáo dục vì năng lực quản trị yếu kém, “năng lượng tiêu cực”… của ngành. Hành động và lời nói này của ông Trọng khó có thể hiểu theo ý khác, là một sự “bảo kê” rõ ràng cho cái ghế bộ trưởng của ông Nhạ ngọng trước sự bất mãn của đại đa số người dân và đại biểu cử tri trong cuộc “bỏ phiếu tín nhiệm” vừa qua.

Người viết bài này thực sự không muốn nói thêm về ông Nhạ ngọng – một kẻ mà có lẽ, vốn Tiếng Việt cũng không còn từ ngữ nào diễn tả nổi mức độ bỉ vỏ, hạ lưu của một thứ độc trùng nảy nở trên cái xác trương nứt của thể chế. Ngành giáo dục Việt Nam, cùng với những ngành y tế, giao thông, môi trường… luôn luôn là những ngành tràn lan tệ nạn từ tham nhũng, hủ hóa, vô đạo đức ở mức độ cao nhất. Nhưng điều tệ hại hơn cả, ngành giáo dục là ngành đặc biệt nhất, vì “sản phẩm” của ngành là “phẩm cấp văn hóa và trình độ” của những thế hệ tương lai. Theo quan điểm của Gustave Le Bon – nhà nhân chủng và xã hội học kiệt xuất người Pháp thế kỷ 18, thì Giáo Dục là phương thức duy nhất có thể tác động và làm thay đổi “tâm hồn” và “phẩm cấp” của các dân tộc và từ đó quyết định đến “quá trình tiến hóa” của dân tộc đó.

Nhìn vào ngành giáo dục, có thể nhìn thấy hiện tại, tương lai của một dân tộc, một đất nước. Thực trạng bi thảm của cả một dân tộc Việt Nam đang “làm mọi” cho lân bang, trở thành quốc gia đói nghèo, lạc hậu nhất khu vực, hẳn nhiên, là kết quả hữu quan nhất của quá trình 73 năm “trồng người” của hệ thống giáo dục được “định hướng xã hội chủ nghĩa” với tư tưởng và đạo đức Hồ, Mao, Mác xít, Lê Nin… Ấy vậy mà, “thành tựu khốn nạn” này, được hai kẻ nắm giữ quyền lực chính trị và trách nhiệm cao nhất quốc gia, cũng như liên quan trực tiếp nhất đến lãnh vực “trồng người”, tự ca ngợi là “chưa bao giờ được như bây giờ” – đúng là sự bi hài rơi nước mắt cho những người còn Lương tri và Trí thức. Dân gian có câu “người dại hở ∆ồn, người khôn xấu hổ”, nhưng những kẻ này không dại, không điên, mà là những kẻ “mặt dày, tim đen” đến “vô sỉ chi cực” – vô liêm sỉ đến cùng cực, vô hạn độ.

Trong báo cáo của ngành, ông Nhạ đưa ra những con số huy chương quốc tế vàng, bạc, đồng… mà những học sinh giỏi đạt được và coi đó là “thành tích” của ngành giáo dục. Có thể nói, nếu thống kê số lượng huy chương, danh hiệu, chức danh, học hàm, học vị, số lượng học sinh giỏi của ngành giáo dục Việt Nam làm cơ sở đánh giá, thì đúng là Việt Nam là “đỉnh cao trí tuệ” của muôn loài.

Còn nếu đánh giá về trình độ tay nghề, năng lực làm việc, ý thức, kỷ luật của lực lượng lao động quốc gia; những tư tưởng tiến bộ, nghiên cứu, phát minh của đội ngũ trí thức cống hiến cho sự phát triển của đất nước, thế giới, nhân loại; Hay đơn thuần là những ý thức, thói quen văn hóa trong đời sống của tuyệt đại đa số dân Việt Nam hiện nay… Chắc chắn, Việt Nam cũng đang ở vị trí “số 1 từ dưới lên”. Cái thành tựu “trồng người” của thứ chính trị lưu manh đã đẻ ra những thế hệ gian manh, lười biếng, vô văn hóa, chỉ biết Lợi và Dục. Hệ thống giáo dục tồi bại như chính cái thể chế chính trị mục nát, đã và đang lan truyền loại virus truyền nhiễm làm suy bại “hệ miễn dịch” của dân tộc cho đến lúc mà người Việt không còn cả Lương tri và Nhân phẩm.

Bạn có thể cho rằng những lời lẽ và ý kiến trên là cực đoan?

Một nền chính trị tốt sẽ thiết lập được một hệ thống giáo dục tốt với những giá trị Nhân bản và Khai phóng để đảm bảo con người có sự nhận thức và thi hành đầy đủ những quyền mà Tạo hóa ban cho. Phẩm giá một con người được xác lập trên cơ sở về văn hóa, tri thức, đạo đức và sự đóng góp, tạo dựng, bảo vệ những giá trị Nhân văn tốt đẹp của loài người. Phẩm giá đó tạo nên vị thế của một cá nhân hay một dân tộc.

Chúng ta đã thấy một Singapore nhỏ bé với 50 năm lịch sử nhưng khiến cho cả Châu Á phải nghiêng mình kính phục vì sự văn minh, sạch sẽ, thịnh vượng. Một Israel giữa một thế giới Ả rập thù hận vẫn vươn lên kiên cường mạnh mẽ với nền kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự ở đẳng cấp thế giới phải khâm phục và những kẻ thù to lớn không dám xâm phạm. Hay như một nước Nhật với bao nhiêu thiên tai động đất kinh hoàng mỗi năm, từ một đống tro tàn sau thế chiến 2, vẫn là một cường quốc.

Những đất nước nhỏ bé về diện tích lãnh thổ, nghèo nàn về tài nguyên và lịch sử hình thành, phát triển chỉ vỏn vẹn vài chục năm nhưng đã là những “con rồng, con hổ” thực sự. Những đất nước cường thịnh và văn minh không biết đến những “cha già dân tộc”, “đỉnh cao trí tuệ” và thứ chủ nghĩa cộng sản mà thế giới hôm nay coi là căn nguyên của những bi kịch, đày đọa, khổ đau của loài người.

Hãy xem cái “vị thế” của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế hôm nay, được thể hiện rõ nhất qua tấm hộ chiếu Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người Việt Nam xin visa đi nước ngoài, cầm tấm hộ chiếu Việt Nam không bị coi là ăn cắp thì cũng bị coi là đĩ điếm ở “xứ giãy chết”. Với mức thu nhập bình quân bằng 1/10 so với mặt bằng chung các nước khu vực Đông Nam Á, năng suất làm việc, ý thức kỷ luật, khả năng ngôn ngữ, văn hóa… cũng bị đánh giá xếp hạng ở mức thấp nhất.

Mỗi năm, hơn 100.000 lượt người Việt Nam đi làm cu-li cho “xứ giãy chết” với cái tên gọi mỹ miều “xuất khẩu lao động” và hàng chục ngàn “nàng kiều” tha phương khắp “năm châu, bốn bể” bán dâm “n lần” để mang về khoảng 11 tỷ USD/năm, góp phần xây dựng “thiên đường xã hội chủ nghĩa” 4 lần vinh quang. Có lẽ chưa bao giờ, người Việt bị khinh rẻ và tự mình khinh rẻ mình đến như vậy. Khái niệm về “niềm tự hào dân tộc”, từ lâu, chỉ còn nhỏ nhoi như chiến thắng trong một trận cầu hay việc Vinfast đi mua một chiếc xe hơi “hợp chủng quốc” về gắn mác “made in Vietnam” đủ làm cho đám đông phát rồ dại “tự hào quá Việt Nam ơi”.

Hơn 700 trường đại học và cao đẳng Việt Nam không có một ngôi trường nào được xếp hạng chất lượng trên bản đồ giáo dục thế giới. Hàng trăm ngàn giáo sư tiến sỹ Việt Nam mỗi năm chỉ có vài bài báo đếm trên đầu ngón tay đăng trên tạp chí khoa học thế giới và không có nổi một phát minh, nghiên cứu nào được thế giới ghi nhận suốt 43 năm qua. Mới đây thôi, vụ gian lận thi cử đặc biệt nghiêm trọng ở Lào Cai, Hà Giang, Lạng Sơn…, sau một hồi ồn ào đã nhanh chóng “chìm xuồng”. Hay câu chuyện hơn 500 giáo viên vùng Đắk Lắk bị cắt hợp đồng và “mất dạy” sau nhiều năm cống hiến.

Mọi người cần biết là để một sinh viên sư phạm ra trường có được một chỗ dạy học “hợp đồng” thì phải mất hàng trăm triệu để hối lộ, đút lót quan thày cấp Sở, Phòng giáo dục. Sau một thời gian bị bóc lột sức lực, tuổi trẻ với đồng lương rẻ mạt, bị ăn chặn tiền bảo hiểm lao động, tiền trợ cấp vùng miền… một vài năm sau khi thay đổi “lãnh đạo” cấp Phòng, cấp Sở thì những giáo viên “hợp đồng” này bị thải loại và để cho “lãnh đạo” mới ký hợp đồng với những giáo viên khác đang chờ xếp lượt “nộp tiền” để thay thế những đồng nghiệp đen đủi chuẩn bị thất nghiệp.

Cái hệ thống buôn bán, cướp bóc, ăn chặn khốn nạn này không chỉ có mỗi ở Đắk Lắk mà ở khắp mọi tỉnh thành trên đất nước cộng sản. Chỉ cần vào Google, tra từ khóa “giáo viên hợp đồng bị sa thải, mất việc” cũng có ngày hàng trăm tin liên quan trên khắp mọi tỉnh thành. Chính trị tha hóa sinh ra mọi thứ đồi bại. Lớn thì ăn ngàn tỷ, trăm tỷ, bé thì ăn chặn vài trăm, vài triệu của nhưng người dân nghèo … Vậy mà, những kẻ đốn mạt đứng trên ngôi cao nhất của hệ thống chính trị và ngành giáo dục vẫn dương dương tự ca ngợi cái thành tích “chưa bao giờ được như bây giờ”.

Có thể, một kẻ suốt đời tụng niệm thứ kinh kệ Mác xít, Mao, Hồ và nằm trong cái hệ thống dối trá, quyền lực tha hóa quá lâu như ông Trọng sẽ thấy sự dối trá là bình thường và mô hình xã hội CNXH là ưu việt. Đúng là hệ thống quyền lực hiện thời đảm bảo cho những kẻ đốn mạt như ông ta đứng trên ngôi cao nhất, và băng đảng của ông được vinh thân phì gia, giàu có ức vạn. Thứ chủ nghĩa này là thiên đường cho băng đảng cộng sản của ông, nhưng là địa ngục trần ai cho dân tộc Việt Nam. Tấm áo choàng XHCN vẫn được kẻ hoang tưởng và vĩ cuồng như Nguyễn Phú Trọng khoác lên mình để dương dương nghễu nghện cái thể chế trương nứt, lở loét. Còn những kẻ xung quanh ông ta vẫn không ngớt lời ca tụng tấm áo choàng kỳ diệu.

Chẳng một kẻ nào trong số chúng còn tin vào thứ lý tưởng chủ nghĩa mà chúng tung hô, nhưng mô hình quyền lực tồi bại này được duy trì ngày nào, chừng đó sự nghiệp “ăn không chừa một thứ gì của dân” được kéo dài ngày đó. Đó là lý do mà Đảng vẫn quang vinh 4 lần và dân tộc Việt thì ngập chìm trong nghèo đói, nhược tiểu và nô dịch.

Tân Phong

Nguồn: https://viettan.org