Allein gegen Vietnams korrupte Justiz (Một mình chống lại tư pháp tham nhũng ở Việt Nam)

Đó là tựa đề bài báo của ký giả Frederic Spohr, được đăng ngày 25.11.2015 trên tờ Handelsblatt, một tờ báo chuyên ngành kinh tế hàng đầu tại Đức, nhân dịp Trương Tấn Sang được bà thù tướng Angela Merkel tiếp kiến, trình bày về vụ nhiều nhà doanh nghiệp Đức bị lửa tại Việt Nam. Trong số đó có ông Heiko Grimm, một doanh nhân ngành du lịch đã mất sạch 30.000 $ tiền ông ta đầu tư tại Việt Nam.

Bài báo được Tiến sĩ Dương Hồng Ân (Forum VN 21) tóm dịch ra Việt ngữ:

Cùng lúc Trương Tấn Sang đang công du Đức quốc, một doanh nhân từ tiểu bang Sachsen, ông Heiko Grimm, yêu cầu chính phủ CHLB Đức giúp bồi thường cho ông số tiền ông bị lừa tại Việt Nam.

Ông Heiko Grimm, giám đốc công ty du lịch ITI-Holiday, ngỏ ý với báo Handelsblatt chính phủ CHLB Đức, thay vì mơn trớn, nên nói thẳng với Truong Tấn Sang rằng nạn tham nhũng rất trầm trọng tại Việt Nam.

Chính phủ CHLB Đức chỉ hỗ trợ các công ty, tập đoàn lớn mà không giúp cho các doanh nghiệp cấp trung và các doanh nghiệp nhỏ khi họ bị lừa. Những lời phát biểu của ông Grimm là do chính ông rút từ kinh nghiệm bản thân. Ông đã quá tin tưởng vào một bạn hàng đối tác Việt Nam và đầu tư số tiền 30.000 $ (ba mươi ngàn US $) vào một công ty du lịch tại Việt Nam năm 2012. Từ ba năm nay, ông tìm đủ mọi cách lấy lại số tiền đầu tư này.

Vài tháng sau khi đầu tư, Heiko Grimm trở lại Việt Nam thì được biết khi đăng ký thay vì tên ông Grimm thì lại là tên bà vợ người đối tác kinh doanh được đăng ký. Người ta còn giả mạo chữ ký của ông cần cho việc đăng ký. Khiếu nại của ông Grimm tại các cơ quan nhà nứớc hoàn toàn vô hiệu quả. Số tiền 30.000 $ không cánh má bay.

Trả lời câu hỏi của báo Handelsblatt bộ kinh tế và năng lượng Đức (KTNLĐ) cho hay bộ đã biết đến trường hợp công ty ITI-Holiday bị lừa. Vụ này là một trong nhiều vụ  nhiều doanh nhân Đức đã than phiền và kêu gọi chính phủ CHLB Đức can thiệp. Tuy nhiên bộ KTNLĐ không trả lời chi tiết. Trên nguyên tắc, bộ KTNLĐ rất chú tâm quan sát tình hình của các công ty Đức ở nước ngoài và hỗ trợ họ khi gặp khó khăn pháp lý hay chính trị với các cơ quan chính quyền sở tại. Một phát ngôn viên cho biết từ năm 2008 chính phủ liên bang Đức thường xuyên trao đồi với chính phủ Việt Nam trong khuôn khổ cuộc đối thoại được gọi là „Đối thoại về nhà nước pháp quyền“.

Heiko Grimm đã mất thêm khoảng 15.000 $ trả cho luật sư cho vụ lừa đảo này tại Việt Nam. Hiệp hội Đức „Thương mại và Đầu tư" cảnh báo về tệ trang tham nhũng tại Việt Nam, về pháp luật không rõ ràng và tính cách quan liêu của các quan chức Việt.

Heiko Grimm đã không bỏ cuộc và kiện tiếp. Một tòa án Việt Nam đã lên bản án quyết định tên ông Grimm phải được ghi đồng sở hữu công ty ông đầu tư. Tuy nhiên, bản án này không được thi hành vì  các quan chức trách nhiệm không lưu tâm thi hành án của tòa.

Ông Heiko Grimm còn thưa trường hợp này lên đến cấp bộ trưởng và được bộ kinh tế Đức cho biết,  bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam Bùi Quang Vinh hứa với bộ trưởng kinh tế Đức Sigmar Gabriel sẽ xem xét vấn đê. Nhưng mọi chuyện vẫn không đi đến đâu và không được giải quyết.
Nhân chuyến thăm của Trương Tấn Sang, ông Grimm lần này còn viết cho bà thù tướng Merkel, yêu cầu bà đặt vần đề với ông Sang về đề tài an ninh pháp lý cho các doanh nghiệp Đức tại Vietnam.

Ông Grimm còn đề nghị chính phủ Đức dùng một phần tiển viện trợ cho Việt Nam để giúp cho cac doanh nhân Đức bị lừa tiền tại Việt Nam. Báo Handelsblatt hỏi chính phủ Đức thực sự có đặt vần đề này trong cuộc đàm phán với phái đoàn Việt Nam nhưng đến nay chưa được trả lời./.

Nguyên bản tiếng Đức:
http://www.handelsblatt.com/unternehmen/mittelstand/reise-unternehmer-al...