2017

Cố Thủ Tướng Đức Helmut Kohl viết về sự kiện sụp đổ Bức tường Berlin

Helmut Kohl là Thủ tướng Đức từ 1982 đến 1998, một trong những người có công lớn trong sự sụp đổ của Bức tường Berlin đưa đến sự thống nhất nước Đức năm 1989. Ông Kohl vừa qua đời ngày 16/06/2017 để lại bao sự thương tiếc. TTĐQ Tôi hay tin về sự sụp đổ của Bức tường Berlin trong chuyến thăm chính thức Ba Lan cách đây mười năm. Tối ngày 09/11/1989, đoàn của tôi được Thủ tướng Tadeusz Mazowiecki mời tới bữa tiệc tại cung điện trước đây của Hoàng tử Radziwill. Trước khi tới bữa tiệc, Thư ký Văn phòng Thủ tướng, Rudolf Seiters, đã gọi từ Bonn. Ông nói với tôi rằng vị Chủ tịch của chính quyền cộng sản Đông Berlin đã bất ngờ công bố các quy định tạm thời cho phép các cá nhân công dân được đi lại. Giấy phép thăm Tây Berlin sẽ được cấp cho tất cả các những người nộp đơn ngay cả khi xin gấp. Chỉ bằng quyết định đơn giản đó, tôi biết rằng lịch sử nước Đức rồi sẽ sớm thay đổi, vì di chuyển dễ dàng tức là ai cũng có thể vượt qua Bức tường Berlin. Dù vậy thì ban đầu tôi cũng không nhìn thấy trước được những buổi lễ ăn mừng hoành tráng và vui vẻ sắp diễn ra ở Berlin. Bức tường Berlin sụp đổ năm 1989. Ảnh: The Imaginative Conservative Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi luôn tin rằng: vào một ngày nào đó trong tương lai, nước Đức rồi sẽ lại thống nhất. Nhưng tôi chưa bao giờ dám mơ rằng cuộc hội ngộ của Đông và Tây Berlin lại xảy ra trong thời gian tôi làm Thủ tướng. Nhưng Mikhail Gorbachev, cùng chính sách cải tổ (perestroika) và công khai hóa (glasnost) của ông, đã làm cho thống nhất trở thành một khả năng thực sự. Nếu không có Gorbachev và lòng dũng cảm của ông ấy, chuỗi sự kiện trên khắp châu Âu vào mùa thu năm 1989 sẽ không bao giờ có thể xảy ra.   Nguồn: Helmut Kohl, The Fall of the Wall Revisited, Project Syndicate, 11/04/1999. Vì khi Gorbachev lên nắm quyền, ngày càng có nhiều người ở Đông Đức trở nên lạc quan hơn và không còn quá sợ hãi chế độ đàn áp của mình. Họ nhận ra rằng, sau cùng thì, tình trạng hiện tại của Đông Đức không phải là mãi mãi, và rằng có thể đạt được sự thay đổi, thứ mà nhiều nhà bất đồng chính kiến dũng cảm và những người ủng hộ quyền dân sự bị mắc kẹt đằng sau Bức tường kia đã đòi hỏi từ rất lâu. Đối với tôi, cam kết của họ chống lại sự bất công của chế độ cộng sản là một trong những chương hay nhất trong lịch sử nước Đức. Việc mở cửa biên giới Hungary vào mùa thu năm đó và việc công dân Đông Đức xin tị nạn tại các Đại sứ quán Tây Đức ở Prague và Warsaw đã làm rúng động bộ máy cai trị cộng sản và Bộ An ninh Quốc gia (Stasi)[1]. Nhưng vào đêm ngày 09/11, khi Bức tường Berlin và những vòng dây thép gai quấn quanh nó – vốn dĩ đã thất bại trong việc chia rẽ người Đức suốt nhiều thập niên – bắt đầu sụp đổ, thì sự sụp đổ của chính chế độ cộng sản cũng trở nên không thể đảo ngược. Chúng tôi đã bước vào một kỷ nguyên mới. Từ ngày đó, bánh xe của lịch sử đã quay nhanh hơn. Khi tôi trở về từ bữa tiệc tối để xem tin tức từ Berlin trên truyền hình, tôi đã quyết định cắt ngắn chuyến thăm Warsaw của mình. Thật không dễ dàng để thuyết phục những vị chủ nhà của tôi rằng, tại thời điểm lịch sử đó, vị trí của Thủ tướng Đức chỉ có thể là ở thủ đô cũ của chúng tôi, giữa đám đông đang ăn mừng. Bản năng kêu gọi tôi về nhà càng được kích động bởi những hình ảnh vào đêm hôm sau, ngày 10/11, trong một cuộc biểu tình ở phía trước Tòa thị chính Berlin. Một đám đông những người cánh tả cực đoan đã thành công khi ngăn cản những bản thánh ca Đức được hát bởi những người đang kỷ niệm sự sụp đổ của Bức tường. Tôi đã quyết tâm chỉ ra rằng những kẻ cực đoan không phải là đại diện của người dân Berlin! Ngược lại: hầu hết mọi người chỉ đơn giản đang muốn thể hiện niềm vui hân hoan. Họ khao khát thống nhất, công lý và tự do cho quê hương mình. Vậy nên tôi đã bay về Berlin, nhưng trước khi phát biểu với đám đông từ lan can Tòa Thị chính Schoeneberg, tôi đã nhận được một cuộc gọi từ Mikhail Gorbachev. Nhà lãnh đạo Liên Xô yêu cầu tôi kiểm soát sự nhiệt tình của công chúng để ngăn ngừa hỗn loạn và đổ máu. Ông đã nhận được báo cáo rằng tình hình đang ngày càng mất kiểm soát. Ông muốn biết liệu có đúng là đám đông giận dữ đã tấn công các căn cứ quân sự của Liên Xô hay không. Một nhân viên đã chuyển câu trả lời của tôi cho Gorbachev. Tôi đảm bảo rằng thông tin ông có là sai, và ông đã tin tôi. Cũng may là chúng tôi đã có dịp hiểu con người của nhau và đã tin tưởng lẫn nhau khi Gorbachev đến thăm Đức vào tháng 06/1989. Dù có những quan ngại khác nhau, ví dụ như về “vấn đề nước Đức”, nhưng đối với cả hai chúng tôi, “hòa bình” không chỉ là một từ mà là một nhu cầu cơ bản cần thiết. Sau đó, Gorbachev nói với tôi rằng ông đã nhận được thông tin sai lệch một cách có chủ ý, bởi những người phản đối cải cách, những người muốn quân đội Liên Xô ở Đông Đức can thiệp. Cho đến hôm nay, tôi vẫn cảm ơn Gorbachev vì đã chọn không nghe theo những lời kích động ấy, mà lắng nghe các lập luận của tôi. Khi phải lựa chọn hoặc để yên những xe tăng trong doanh trại hoặc đưa chúng ra đường phố, ông đã chọn hòa bình, và sau đó, với rất nhiều can đảm, chấp nhận thực tế mới mà người dân ở Đông Đức đã tạo ra. Vì tầm nhìn và lòng dũng cảm của mình, người ta có thể đặt tin tưởng vào Gorbachev. Sau ngày 09/11, quá trình ngày càng trở nên mạnh mẽ. Trong thời gian ngắn không thể tin được, chỉ có mười một tháng, nước Đức thống nhất đã trở thành thực tế. Đối với tôi, đó là một giấc mơ có thật. Nhưng tôi vẫn cảm nhận được hai nghĩa vụ mạnh mẽ cho tương lai. Nghĩa vụ thứ nhất là một cam kết có thể được mô tả đơn giản bằng hình ảnh nước Đức và châu Âu như hai mặt của cùng một đồng xu. Cái này sẽ không thể tồn tại nếu không có cái kia. Tôi cũng đã trình bày nghĩa vụ còn lại bằng cách nói về sự cần thiết của việc tạo ra “những phong cảnh nở rộ”[2] ở miền Đông nước Đức. Cả hai đều là những nhiệm vụ khổng lồ và khó khăn. Trong mười năm kể từ khi Bức tường sụp đổ, tôi tin rằng cả hai mục tiêu, dù không hoàn toàn, nhưng đều đã đạt được một cách căn bản. Nước Đức thống nhất có một cam kết mạnh mẽ đối với cả châu Âu và Liên minh Xuyên Đại Tây Dương. Đối với các bang mới của Đức, cả quá trình chuyển đổi sang nền dân chủ và một xã hội tự do, lẫn những thay đổi cơ cấu đối với nền kinh tế cộng sản cũ, đều đã thành công, mặc dù những nhiệm vụ này chắc chắn đòi hỏi năng lượng và công lao của nhiều thế hệ trước khi chúng hoàn toàn hoàn thành. Quan trọng nhất, người Đức ngày nay đã một lần nữa coi mình là người dân cùng một nước. Với sự trợ giúp của các chính sách lành mạnh, chúng tôi đã sẵn sàng trên tư cách một xã hội hiện đại để vươn lên trong tương lai. — Chú thích: [1] Bộ An ninh Quốc gia (Ministerium für Staatssicherheit, MfS), thường được biết đến là Stasi (viết tắt tiếng Đức: Staatssicherheit, nghĩa là An ninh Quốc gia), là cơ quan tình báo nội vụ và hải ngoại của Cộng hoà Dân chủ Đức (hay còn gọi là Đông Đức). Nguồn: Wikipedia [2] Vào ngày nước Đức thống nhất, Thủ tướng Helmut Kohl đã kêu gọi các công dân Cộng hoà liên bang thể hiện tình đoàn kết với đồng bào phương Đông, đồng thời cam kết sẽ tạo ra “những phong cảnh nở rộ” (blooming landscape) – ý chỉ một nền kinh tế thịnh vượng – nhằm cải thiện nhanh chóng điều kiện sống ở Đông Đức. Nguồn: German History Bản gốc: The Fall of the Wall Revisited
......

Phản đối việc ông Phạm Minh Hoàng bị tước quốc tịch VN

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI CỦA HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM VỀ VIỆC CHỦ TỊCH NƯỚC TƯỚC QUỐC TỊCH CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG   Sự việc Vào ngày 17-5-2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ký Quyết định số 832/QĐ-CTN về việc tước quốc tịch Việt Nam của công dân Phạm Minh Hoàng căn cứ Luật Quốc tịch số 24/2008/QH12 do Quốc hội thông qua ngày 13-11-2008. Vào ngày 15-6-2017, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng tuyên bố: “Phạm Minh Hoàng đã vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia. Việc tước quốc tịch được thực hiện theo đúng pháp luật của Việt Nam. Các cơ quan chức năng của Việt Nam đã thông báo tới cá nhân ông Hoàng và Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.” Tuy Chủ tịch nước Trần Đại Quang không nêu cụ thể lý do và căn cứ tước quốc tịch trong Quyết định số 832/QĐ-CTN, nhưng theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cơ sở pháp lý mà Nhà nước Việt Nam viện dẫn để tước quốc tịch công dân Phạm Minh Hoàng là hành vi “vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia”.   Các quy định pháp luật hiện hành về quốc tịch và tước quốc tịch Hiến pháp Việt Nam 2013 quy định tại Khoản 1 của Điều 17 như sau: “Công dân nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.” Tương tự, Luật Quốc tịch quy định tại Khoản 1 của Điều 5 như sau: “Người có quốc tịch Việt Nam là công dân Việt Nam.” Một nguyên tắc quốc tịch quan trọng được Điều 4 của Luật Quốc tịch xác định như sau: “Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp Luật này có quy định khác.” Luật Quốc tịch cũng quy định tại Khoản 1 của Điều 2 như sau: “Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mỗi cá nhân đều có quyền có quốc tịch. Công dân Việt Nam không bị tước quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp quy định tại Điều 31 của Luật này.” Theo Điều 31 của Luật Quốc tịch về căn cứ tước quốc tịch Việt Nam, người có quốc tịch Việt Nam chỉ có thể bị tước quốc tịch nếu thuộc một trong hai nhóm đối tượng sau đây: “1. Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 2. Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại Điều 19 của Luật này dù cư trú ở trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam cũng có thể bị tước quốc tịch Việt Nam, nếu có hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.”   Nhận định Công dân Phạm Minh Hoàng luôn giữ quốc tịch Việt Nam, và tuy từng có thời gian sinh sống và làm việc lâu dài ở Pháp, nhưng từ 10 năm nay ông đã hồi hương theo luật định và được nhà nước Việt Nam cấp giấy Chứng minh Nhân dân dành cho người cư trú tại Việt Nam và cho nhập hộ khẩu thường trú tại nhà riêng ở quận 10, TPHCM. Công dân Phạm Minh Hoàng đã không cần và cũng chưa từng xin nhập tịch Việt Nam theo Điều 19 của Luật Quốc tịch. Do đó, xét về căn cứ tước quốc tịch theo Điều 31 của Luật Quốc tịch, công dân Phạm Minh Hoàng không thể bị tước quốc tịch, bất kể “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” hay không. Nếu ông Phạm Minh Hoàng “vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia”, theo cách diễn giải và gán ghép của cơ quan an ninh, thì hành vi của ông đã hoặc phải bị xử lý theo luật hình sự hiện hành, chứ không thể bằng biện pháp tước quốc tịch một cách ngang nhiên, võ đoán và phớt lờ quy định tại Điều 31 của Luật Quốc tịch.   Cần lưu ý rằng, bất kể công dân Việt Nam có bao nhiêu quốc tịch nước ngoài, Nhà nước Việt Nam chỉ công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch duy nhất là quốc tịch Việt Nam. Chính vì nguyên tắc này nên Nhà nước Việt Nam không có quyền gán cho công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam hành vi “vi phạm pháp luật và xâm phạm an ninh quốc gia” để rồi đương nhiên tước quốc tịch và trục xuất họ sang nước khác.   Tuyên bố VÌ NHỮNG LẼ NÊU TRÊN, CHÚNG TÔI, CÁC HỘI VIÊN CỦA HỘI CỰU TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM, ĐỒNG LÒNG TUYÊN BỐ NHƯ SAU: Thứ nhất, quốc tịch là một vấn đề hệ trọng vì nó thể hiện mối quan hệ pháp lý giữa nhà nước và công dân; vi phạm các nguyên tắc pháp lý cơ bản về quốc tịch và xâm phạm quyền công dân hợp pháp của người mang quốc tịch Việt Nam là điều không thể chấp nhận đối với một thể chế tự xưng là “nhà nước pháp quyền” dù chỉ trên danh nghĩa. Thứ hai, theo Hiến pháp Việt Nam 2013, Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, nên xét về phương diện chính trị lẫn pháp lý Chủ tịch nước không được phép và không thể ban hành một quyết định hiển nhiên trái pháp luật như Quyết định số 832/QĐ-CTN ngày 17-5-2017 về việc tước quốc tịch của công dân Phạm Minh Hoàng. Thứ ba, theo Điều 16 của Hiến pháp Việt Nam 2013, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, nên việc tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất công dân Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam bất chấp quy định của luật hiện hành sẽ tạo thành một tiền lệ pháp lý nguy hiểm về sự áp dụng luật pháp tùy tiện và thiếu thượng tôn pháp luật riêng trong trường hợp những cá nhân nào mà nhà cầm quyền không ưa thích.   Thứ tư, yêu cầu công bố cho công luận hoặc cho người có liên quan trực tiếp là công dân Phạm Minh Hoàng toàn bộ hồ sơ được lập hợp lệ và minh bạch theo quy trình pháp lý về việc tước quốc tịch căn cứ quy định tại Chương 2, Mục 4 của Nghị định 78/2009/NĐ-CP ngày 22/9/2009 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quốc tịch. Thứ năm, đề nghị Chủ tịch nước thu hồi ngay Quyết định số 832/QĐ-CTN ngày 17/5/2017 và công khai xin lỗi công dân Phạm Minh Hoàng, đồng thời cam kết không tái phạm đối với những trường hợp tương tự khác. Lập tại Việt Nam, ngày 19 tháng 6 năm 2017 Đại diện Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Hai Đồng Chủ tịch: BS Nguyễn Đan Quế và LM Phan Văn Lợi
......

CÙNG LÊN TIẾNG - GỬI THƯ ĐẾN TỔNG THỐNG PHÁP EMMANUEL MACRON CHO GIÁO SƯ PHẠM MINH HOÀNG

  Nhằm hỗ trợ Giáo sư Phạm Minh Hoàng đang bị nhà cầm quyền Việt Nam tước quốc tịch một các trái pháp luật và trục xuất khỏi Việt Nam, chúng tôi xin kêu gọi mọi người cùng lên tiếng, gửi thư đến Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron. Nội dung lá thư nhằm yêu cầu chính phủ Pháp KHÔNG hợp tác với nhà cầm quyền Việt Nam trong hành động trái pháp luật này.   Thực hiện việc gửi thư bằng cách: 1. Vào trang web http://www.elysee.fr/ecrire-au-president-de-la-republique/ 2. Điền vào các chi tiết cá nhân (mọi chi tiết đều cần điền đầy đủ) 3. Chép vào (paste) nội dung lá thư đính kèm (bằng tiếng Pháp hay tiếng Anh) hoặc bạn có thể tự viết nội dung riêng theo ý của mình (nên là tiếng Pháp hoặc tiếng Anh). NỘI DUNG LÁ THƯ TIẾNG ANH: ===============================   Dear President Macron, I am writing to share my concerns regarding the case of Pham Minh Hoang, a renowned blogger and former university lecturer living in Vietnam. Professor Hoang previously studied and worked in France for a period of time before returning to his homeland to teach. His writings on social issues, the environment and education led to an unjust 17-month prison sentence by the Vietnamese authorities in 2010. Earlier this month, the Vietnamese government informed the French Consulate of their decision to strip Pham Minh Hoang of his Vietnamese citizenship, which could lead to his forcible expulsion. If Professor Hoang were to be expelled, he would be separated from his wife and young daughter, and unable to take care of his disabled older brother. This would be an inhumane act and also a grave violation of human rights. The Vietnamese authorities reportedly want to expel Pham Minh Hoang to France. I urge the French government to refuse cooperation with the Vietnamese government as Pham Minh Hoang has clearly indicated his wish to remain in his country of birth. I trust that France will refuse to facilitate the Hanoi regime’s brazen disregard for human rights and decency. =============================== NỘI DUNG LÁ THƯ TIẾNG PHÁP: =============================== Monsieur le Président Emmanuel Macron, Je vous écris pour vous faire part de mes préoccupations concernant le cas de Pham Minh Hoang, un blogueur renommé et ancien conférencier universitaire vivant au Vietnam. Le professeur Hoang a étudié et travaillé en France durant de longues années avant de retourner dans sa patrie pour enseigner. Ses écrits sur les questions sociales, l'environnement et l'éducation ont conduit à une peine injuste de prison de 17 mois par les autorités vietnamiennes en 2010. Plus tôt ce mois-ci, le gouvernement vietnamien a informé le consulat de France de leur décision de retirer à M. Pham Minh Hoang sa citoyenneté vietnamienne, ce qui pourrait conduire à son expulsion forcée. Si le professeur Hoang devait être extradé, il serait séparé de sa femme et de sa jeune fille et ne pourrait plus s'occuper de son frère aîné invalide de guerre. Cela constituera un acte inhumain et aussi une grave violation des droits de l'homme. Les autorités vietnamiennes veulent expulser Pham Minh Hoang vers la France. Je demande instamment au gouvernement français de refuser de coopérer avec le gouvernement vietnamien, car Pham Minh Hoang a clairement indiqué son souhait de rester dans son pays de naissance. J’ai confiance dans le fait que la France ne facilitera pas les actions de Hanoi contraires aux droits de l'homme et à la décence. =============================== ĐẠI Ý NỘI DUNG LÁ THƯ: =============================== Kính gửi Tổng Thống Macron, Tôi xin bày tỏ sự quan tâm về trường hợp ông Phạm Minh Hoàng, một blogger và một cựu giảng viên Đại Học đang sinh sống tại Việt Nam. Giáo sư Hoàng đã từng theo học và làm việc tại Pháp trước khi về lại quê quán của ông để giảng dạy đại học. Những bài viết của ông về các vấn đề xã hội, môi trường và giáo dục đã khiến ông bị cầm tù một cách phi lý với bản án 17 tháng tù bởi nhà cầm quyền Việt Nam vào năm 2010. Vào đầu tháng này, nhà cầm quyền Việt Nam đã thông báo đến lãnh sự quán Pháp việc họ quyết định tước quốc tịch Việt Nam đối với ông Phạm Minh Hoàng, một quyết định có thể dẫn đến việc trục xuất khỏi Việt Nam. Nếu giáo sư Hoàng bị trục xuất, ông sẽ bị sống tách ly khỏi vợ con, và không thể tiếp tục chăm sóc cho người anh tật nguyền hiện nay. Đây là hành động vô cùng phi nhân đạo và vi phạm trầm trọng quyền con người. Chính quyền Việt Nam được biết sẽ tiến hành việc trục xuất ông Phạm Minh Hoàng đến Pháp. Tôi yêu cầu chính phủ Pháp hãy từ chối hợp tác với nhà cầm quyền Việt Nam vì ông Phạm Minh Hoàng đã minh định được sinh sống trên mãnh đất nơi ông đã sinh ra. Tôi mong mỏi chính phủ Pháp sẽ từ chối hợp tác và không là công cụ cho hành động ngang nhiên coi thường nhân quyền và đạo lý này của nhà cầm quyền Hà Nội. FB Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm
......

BẢN LÊN TIẾNG ỦNG HỘ NHÀ GIÁO PHẠM MINH HOÀNG

Vào ký tên - https://vi.petitions24.com/ungho_phamminhhoang#sign   Trong suốt tuần qua, nhiều chuyên gia luật pháp đã vạch ra việc ông Trần Đại Quang trong vai trò Chủ tịch nước, tước quốc tịch của ông Phạm Minh Hoàng và đe dọa trục xuất khỏi Việt Nam là hành vi vi phạm cả luật pháp Việt Nam và các Công ước quốc tế mà nhà nước Việt Nam đã ký kết. Hơn thế nữa, câu hỏi cần đặt ra là: ông Phạm Minh Hoàng đã làm gì "nguy hại đến an ninh quốc gia" như bị cáo buộc? Trong khi đó, chúng tôi, những người ký bản lên tiếng này, có vô số bài vở, hình ảnh và nhân chứng cho thấy mọi hành động cộng đồng của ông Phạm Minh Hoàng từ trước đến nay đều chứa đầy tâm huyết của một công dân vì đất nước, vì dân tộc. Đặc biệt nhất là tấm lòng của một nhà giáo như ông đã tạo ra hình ảnh mẫu mực của người thầy đối với sinh viên Việt Nam trong nhiều năm tháng. Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã không chọn con đường danh vọng cho bản thân và sự sung túc cho gia đình. Ông đã quyết định từ bỏ quốc tịch Pháp để được ôm chặt lấy đất nước này cùng sống, cùng vui, cùng buồn với đồng bào ông. Để xây dựng đất nước tự do dân chủ, ông và cả gia đình ông đang cùng với nhiều người yêu nước khác sẵn sàng chấp nhận trả giá hy sinh vì tương lai của đất nước. Chính vì thế, chúng tôi kêu gọi mọi người Việt Nam hãy cùng chúng tôi công khai ủng hộ và sát cánh với gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng. Quyền sống của ông Hoàng trên đất nước này không hơn, không kém gì  quyền sống của bất kỳ người Việt nào khác. Nếu hôm nay nhà cầm quyền làm được hành vi phi pháp này đối với ông Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể lập lại với bất kỳ người nào trong chúng ta. Do đó, tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của gia đình nhà giáo Phạm Minh Hoàng cũng là tranh đấu cho quyền được sống trên quê hương của mọi người Việt Nam. Vào ký tên - https://vi.petitions24.com/ungho_phamminhhoang#sign Đồng ký tên Danh sách đợt đầu khời xướng 001. André Menras-Hồ Cương Quyết nhà giáo Pháp-Việt 002. Anhngoc B. Le, McDonough, GA 30253, U.S.A. 003. Bình Mai, kỹ sư, Sài Gòn, Việt Nam 004. Bùi Hiền , nhà thơ , Canada 005. Bùi Minh Quốc, nhà báo, Đà Lạt, VN. 006. Bùi Nghệ, Sài Gòn, VN. 007. Bùi Thị Kim Phượng - Thiện Nguyện Viên của VP CLHB (DCCT), Sài Gòn, VN. 008. Bùi Thị Mai, giáo viên, Sài Gòn, VN. 009. Bùi Thị Minh Trâm, Sài Gòn, VN. 010. Bùi Thị Ngọc Lan, nội trợ, Paris, Pháp. 011. Bùi Thị Sứ, buôn bán, Bến Tre, VN. 012. Bùi Thiện Chí, thợ máy Auto, Bergères,bat Thermidor,91940 Les Ulis,France. 013. Bùi Thiện Thành, giám sát công trình, Paris, Pháp. 014. Cao Trần Quân, Sinh viên đại học công nghiệp, Sài Gòn, VN. 015. Chu Toàn Thắng, Mục sư Tin lành, Garden Grove, California, Hoa Kỳ. 016. Chu Vĩnh Hải, nhà báo độc lập, Vũng Tàu, VN. 017. Dan Ngọc Nguyễn, Doanh Nhân, Mobile - Al 36609 USA. 018. Đặng Bích Phượng, Hưu trí, Hà Nội, VN. 019. Đặng Duy, Lao Động Phổ Thông, Đồng Nai, Việt Nam. 020. Đặng Hữu Nam, Linh mục Giáo xứ Phú Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An, VN 021. Đặng Thị Hảo, hưu trí, Hà Nội, VN. 022. Dao Phuoc Bao Ha, Project Management Consultancy (PMC). 023. Đào Tiến Thi, nhà nghiên cứu văn học và ngôn ngữ, nguyên Ủy viên BCH Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà nội. 024. David Nguyen, San Jose, California, Hoa Kỳ. 025. Đinh Đức Long, Tiến sĩ, Bác sĩ, Sài Gòn, VN. 026. Đinh Hữu Thoại, Linh mục, DCCT VN. 027. Đinh Luân, nghệ An, Việt Nam. 028. Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân. 029. Đỗ Như Ly, Kỹ sư- Hưu trí, t/p Hồ chí Minh, VN. 030. Đoàn Danh, Quảng Trị, VN. 031. Đoàn văn Tiết, Nhà giáo, Sài Gòn, VN. 032. Dương Đình Ngọc, Tp. Cần Thơ, VN. 033. Duong Vu, Thầu khoán, Paris Pháp quốc. 034. François-Xavier Nguyễn Đức Huy, Tu sĩ, Lyon, Pháp. 035. Hà Chương, Canley Vale NSW AUS. 036. Hà Sĩ Phu, nhà văn tự do, Đà Lạt, VN. 037. Hồ Văn Lực, nghệ an, VN. 038. Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM 039. Hoàng Hùng Thịnh, kế toán, Sài Gòn, Việt Nam. 040. Hoàng Hưng, nhà thơ, dịch giả, Sài Gòn, VN. 041. Hoàng Minh Đề, Kỹ Sư Điện, Quảng Nam, Việt Nam. 042. Hoàng Nhơn, kinh doanh, Sài Gòn, VN. 043. Huynh Laurence, Hưu trí, Paris. 044. Huỳnh Phú Vinh, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn,VN. 045. Huỳnh Thiên, Sinh viên, Sài Gòn, VN. 046. Hy Nguyễn, Sứ mệnh Foods, Brighton mới, Minnesota. 047. Joseph Vu, Westminster, CA. USA. 048. Kha Lương Ngãi, nguyên nhà báo (báo Saigon Giảiphóng ), CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn, VN. 049. Khổng Hy Thiêm, Kỹ sư, Khánh Hòa, VN. 050. KimNgoc Huynh, Kentucky, USA. 051. Lã Việt Dũng, kỹ sư, Hà Nội, VN. 052. Lại thị Ánh Hồng - Nghệ sĩ - Sài Gòn, VN. 053. Lam Hai, Thư Ký, San Fransico, USA. 054. Lê Anh Hùng, nhà báo tự do ở Hà Nội, VN 055. Lê Bá Lương, kỹ sư chế tạo máy, Hà Nội, Việt Nam. 056. Lê Bá Thọ, chủ thương nghiệp, kinh doanh bất động sản, Centennial ,Colorado 80016, Hoa Kỳ. 057. Lê Công Định, cựu tù nhân chính trị, Sài Gòn, Việt Nam. 058. Lê Đăng Quang, Lập trình viên, Sài Gòn, Việt Nam. 059. Lê Đình Lượng, Nghệ An, VN. 060. Lê Hữu Nghiệp, Bình Dương VN 061. Lê Kỳ Phương, Hà nội, Việt nam. 062. Lê Ngọc Giao, Bình định, VN. 063. Lê Ngọc Thanh, Linh mục DCCT, Sài Gòn, VN. 064. Lê Nguyên Sang, Bác sĩ, Đại diện Đảng Dân chủ Nhân dân. 065. Lê Quốc Thăng Linh mục thuộc Tổng Giáo Phận Sài Gòn, VN. 066. Lê Sơn, kỹ sư, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, TP. HCM, VN 067. Lê Thanh Chung, Bình Thuận, VN. 068. Lê Thanh Trường, viết báo, biên kịch, Đà Nẵng, Việt Nam. 069. Lê thị kiều Oanh, Sài gòn. 070. Le Thi Thu Ha, giáo viên, Vũng Tàu, VN. 071. Le Van Nhan, Kỹ sư, San Jose, Californis, Hoa Kỳ. 072. Lê Văn Thu, nghề nghiệp tự do, Sài Gòn, Việt Nam. 073. Lê Xuân Ban, Sài Gòn, Việt Nam. 074. Lê-anh-Dũng, t/p Nha Trang, VN. 075. Lieu Thi Quy Thao, Nghe nghiep: tu do, Sài Gòn, VN. 076. Loan Nguyen, Y tá, Hammilton, Ontario, Canada. 077. Lu Pham, Saleman, Montreal, Canada. 078. Lưu đức Dũng, buôn bán, Tp. HCM, Việt Nam. 079. Luu đức Tiến, Hưu Trí Richmond Hill, Ontario, Canada. 080. Lưu Thị Hương, Kỹ Sư Điện Tử, hưu trí, Hà Nội, VN. 081. Lý Đăng Thạnh, Người chép Sử, Sài Gòn, VN. 082. Lý Thiên Hộ, Canada 083. Mai Tuấn Vũ, làm nghề Tự do, Sài Gòn - Việt Nam. 084. Minh Pham, Computer Engineer, Zurich Switzerland. 085. Ngô Kim Hoa ( Sương Quỳnh) - Nhà báo tự do - Sài Gòn, VN 086. Ngo Minh Tri, Sinh viên, Sài Gòn, VN. 087. Ngô Thái Văn, Maryland, US. 088. Ngô Thị Thứ, Giáo viên, tp Ho Chi Minh, VN. 089. Ngô văn Thiện, tp HCM, VN. 090. Ngoc Nguyen, Medical Doctor, London UK. 091. Nguyễn Bắc Truyển – Thiện Nguyện Viên của VP CLHB (DCCT) Sài Gòn, VN. 092. Nguyễn Chí Trung, Gò Vấp, Sài Gòn, VN. 093. Nguyễn Cường, Kinh doanh, Praha, Cộng hòa Séc. 094. Nguyễn Đan Quế, Bác sĩ Y khoa, Saigon, VN. 095. Nguyễn Đăng Hưng, Giáo sư Danh dự ĐH Liège Bỉ, sống ở Sài Gòn. 096. Nguyễn Danh, Ottawa, Canada. 097. Nguyễn Đình Cương, cựu tù nhân lương lương tâm, thành phố Vinh, Nghệ An, VN. 098. Nguyễn Đức Cường, Nghệ An. 099. Nguyễn Đức Phương, kinh doanh tự do, Long An, Việt Nam. 100. Nguyễn Đức Tiến, Công Nhân, North York, Ontario, Canada. 101. Nguyễn Duy Quang, kỹ sư cơ khí, Isehara, Kanagawa, Japan. 102. Nguyen Giau, Kế Toán, Brampon, Ontario, Canada. 103. Nguyễn Hồng Quang, mục sư Tin lành, Sài Gòn, Việt Nam. 104. Nguyễn Huệ Chi, GS, hưu trí, Hà Nội, VN. 105. Nguyễn Hữu Hoà, Sài Gòn, VN. 106. Nguyễn Hữu Phước: công nhân, Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 107. Nguyễn Huy Điền, làm nghề tự do, Tp.HCM, VN. 108. Nguyễn Huy Hoàng, Sài Gòn, VN. 109. Nguyễn Huy Năng, Kinh doanh, Ninh Bình, VN. 110. Nguyễn Khắc Long - Phóng Viên, Thành Phố Tournai – BELGIUM. 111. Nguyễn Khắc Mai, Hà nội, VN. 112. Nguyễn Mạnh Hiền, Nghề Nghiệp: Tự Do, Nghệ An, VN. 113. Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Tin lành, Sài Gòn, VN. 114. Nguyễn Minh Mẫn, Candlestick, Mississauga , Ontario, Canada. 115. Nguyễn Ngọc Đức, kỹ sư tin học, Paris, Pháp Quốc. 116. Nguyễn Ngọc Dũng , Tp HCM, VN. 117. Nguyễn Ngọc Giao, nhà giáo, Paris. 118. Nguyên Ngọc, nhà văn Hội An, VN. 119. Nguyễn Nguyên Bình, Nhà văn Hà Nội, VN. 120. Nguyễn Phan, thành phố Hamburg, Đức Quốc. 121. Nguyễn Phúc Thọ, kỹ sư, Colombes, Pháp 122. Nguyễn Phước Anh Quang: Sinh viên, Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 123. Nguyễn Quang A, kỹ sư, Hà Nội, VN 124. Nguyễn Quang Khôi, kỹ sư vô tuyến điện tử, Hà Nội, VN. 125. Nguyễn Tấn Phát, sinh viên đại học Bách Khoa(BKU), Sài Gòn, Việt Nam. 126. Nguyễn Thái Minh, kinh doanh, Khánh Hòa, VN. 127. Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ Tịch Hội Cơ học Thủy Khí Việt Nam, VN. 128. Nguyễn Thế Quang (Quang Nguyen), giáo viên, San Jose CA USA 129. Nguyễn thị Ánh Tuyết, nội trợ, Úc châu. 130. Nguyễn Thị Bích Hạnh, Giáo viên Oshkosh, WI 54904, USA. 131. Nguyễn Thị hạnh, nội trợ, Sài Gòn, VN. 132. Nguyễn Thị Khánh Trâm, hưu trí, Sài Gòn, VN. 133. Nguyễn Thị Kim Chi, Diễn viên, Đạo diễn, NSƯT, thành viên CLB Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn, VN 134. Nguyễn Thị Nga, Nội trợ, Kiến An, Hải Phòng, VN. 135. Nguyễn Thị Nguyệt Nga, Candlestick, Mississauga , Ontario, Canada. 136. Nguyễn Thị Thái Lai, Nha Trang, VN. 137. Nguyen Thi Thuy Linh, France. 138. Nguyễn thị Tuyết Lan, Nha Trang, VN. 139. Nguyen Thuật, Buôn bán, Toronto Canada. 140. Nguyễn Thuý Bình, Sài Gòn, VN. 141. Nguyễn Tiến Trung, kỹ sư máy tính, Sài Gòn, Việt Nam. 142. Nguyễn Trần Hải, Cựu sĩ quan Hải quân NDVN, hưu trí, Hải Phòng, VN. 143. Nguyễn Trần Thanh Ngọc, nhân viên văn phòng, Tp.Hcm, VN. 144. Nguyễn Trung Tôn, mục sư Tin lành, Thanh Hóa, Việt Nam. 145. Nguyễn Tường Thụy, Nhà báo Độc lập, Hà Nội, VN. 146. Nguyễn Vân Anh: Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 147. Nguyễn Văn Hùng, làm nghề tự do, TP Vinh, Việt Nam 148. Nguyễn Văn Nam, IT expert, Manchester - UK. 149. Nguyễn Văn Quân, Actuary, London - UK. 150. Nguyễn Văn Sơn, Giáo viên chuyên nghiệp, Manchester, United Kingdom. 151. Nguyễn Văn Thông, làm nghề tự do, Tp. Vinh, Việt Nam. 152. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội, VN. 153. Nguyễn Xuân Nghĩa, nhà văn, Kiến An, Hải Phòng, VN. 154. Nguyễn Xuân Thọ, Kỹ sư truyền thông, CHLB Đức. 155. Peter Nguyen, Thợ Tiện, Houston, Texas, USA. 156. Phạm Anh Cường, Kỹ sư điện Hà Nội, VN 157. Phạm Bá Hải, thạc sỹ, Sài Gòn, Việt Nam. 158. Phạm Đình Trọng, Nhà văn, Sài Gòn, VN. 159. Pham Duy Lương, Cộng hòa Séc 160. Phạm Minh Vũ, Quảng Trị, Việt Nam. 161. Phạm Nguyên Trường, dịch giả, Vũng Tàu, VN. 162. Phạm Thành, nhà báo - nhà văn, Hà Nội, VN. 163. Phạm thị Hương, Sài Gòn, Việt Nam. 164. Pham Thu Dung, Thâu ngân, Paris, Pháp. 165. Phạm Toàn, Nhà giáo dục, Hà Nội, VN. 166. Phạm Tư Thanh Thiện, nhà báo, Paris 167. Phạm Văn Quy, Lập trình viên, Hà Nội, Việt Nam. 168. Phan Ngọc Hải, London, Vương quốc Anh 169. Phan Thanh Hải, Luật sư, Cựu tù nhân lương tâm, Sài Gòn,VN 170. Phan Thành Vinh, Bình Định, VN. 171. Phan Văn Lợi, Linh mục, Thừa Thiên-Huế, VN. 172. Phan xi cô ( xavie) Đặng Xuân Diệu, Nhà đối kháng chế độ đảng trị tại Việt Nam. Paris, Pháp Quốc. 173. Tạ Hữu Vinh, Sài Gòn, Việt Nam. 174. Tạ Thanh Thiện, Sài Gòn, Việt Nam. 175. Tạ Trí Trung, Stuttgart, Tây Đức. 176. Tammy Thuy Pham, kế toán, Portland, OR 97233, USA. 177. Thái Nguyễn Thiên Ân, Oshkosh, WI 54904, USA. 178. Thái Văn Dung, Đảng Việt Tân, Nghề nghiệp: Tự Do, Nghệ An, VN. 179. Thái Văn Tự, Kỹ sư, Oshkosh, WI 54904, USA. 180. Thân Phước Lĩnh, Kinh doanh, Quảng Nam, VN. 181. Tho Le, hưu trí, Australia. 182. Thùy An Nguyễn, Thông Tín Viên Chân Trời Mới Media, Paris, Pháp 183. Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ, USA 184. Trần Bang, Kỹ sư, Sài Gòn, VN. 185. Tran đinh Tue, tài xế, Toronto, Ontario, Canada. 186. Trần Đức Thạch, Cựu tù nhân lương tâm, Nghệ An, Việt nam 187. Trần Dương Tường, nhà thơ – dịch giả, hà Nội, VN. 188. Trần Mạnh Dũng, Kinh doanh, Hà Nội - Việt Nam. 189. Trần Minh Nhật, Cựu tù nhân lương tâm, Lâm Đồng, VN. 190. Trần Minh Xuân, Giáo sư về hưu, Elk Grove, California, USA. 191. Trần Ngọc Thành, TP Wien, Cộng Hòa Áo 192. Trần Rạng, nhà giáo hưu trí, T/P HCM, VN. 193. Trần thị Hường, kỹ sư về hưu, Hà Nội, Việt Nam. 194. Tran Thi Huong, sống và làm việc tại Germany. 195. Trần Thị Sương, giáo viên, Hà Tĩnh. 196. Trần Thị Thảo, Giáo viên nghỉ hưu, Hà Nội. 197. Trịnh Đình Hoà, nghề nghiệp: tự do, Hà Nội, Việt Nam. 198. Trịnh thị Bích Huyền, Bác sỹ, Hà đông, Hà nội, VN. 199. Trung Sylvain Le Minh, Kinh Tế Xã hội học Thông dịch viên 200. Trương Thị Tường Anh: Nội trợ Etten, Leur, the Netherlands (Hòa Lan) 201. Văn Lý, Canada 202. Vi Nhân Nghĩa, Quảng Ninh, Việt Nam. 203. Võ Ngọc Ánh, bang Washington, Hoa Kỳ 204. Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang, VN. 205. Vũ Mạnh Hùng, nhà giáo, Hà Nội, VN. 206. Vũ phương Chiến, nghề nghiệp: tự do, Vechta, Germanny. 207. Vũ Quốc Ngữ, nhà hoạt động nhân quyền, nhà báo tự do, Hà Nội, VN. 208. Vũ Thạch, Sài Gòn, Việt Nam.
......

Trong vòng vây công an, TNLT Trần Thị Nga quyết không nhận tội

Trong cáo trạng của viện kiểm soát Hà Nam do Phó viện trưởng Vũ Hoài Nam ký ngày 25/5/2017, tại bút lục số 494 đến 638 có đoạn: “Tại cơ quan điều tra, bị can Trần Thị Nga không thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội của mình mà có thái độ chống đối, bất cần, không ký vào bất cứ biên bản nào trong quá trình điều tra, không chấp hành chụp ảnh, lập danh chỉ bản…”. Bà Nga bị nhà cầm quyền Hà Nam bắt tạm giam hôm 21.01.2017 với cáo buộc "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", theo Điều 88 Bộ luật hình sự. Qua 6 tháng điều tra nhưng an ninh vẫn không khuất phục được ý chí, tinh thần thép của người phụ nữ can trường đấu tranh cho dân chủ nhân quyền. Điều gì đã làm nên một phụ nữ gan góc lạ thường đến như vậy? Như bao người phụ nữ khác, bà Nga cũng là người vợ, người mẹ của những đứa con thơ. Tôi biết bà Nga từ năm 2010, qua những lần tiếp xúc tôi thấy được sự mạnh mẽ và lòng yêu nước nồng nàn của bà. Mặc dù theo như bà nói chỉ là một phụ nữ bé nhỏ, nhưng lý tưởng và hành động trên đường dài mới thấy hết sự bền bỉ và vững chí của bà sung mãn. Không nhận tội trong quá trình điều tra của an ninh cộng sản chẳng phải là một điều dễ dàng gì trước những thủ đoạn vô cùng tinh vi, thậm chí có lúc đê hèn của họ. Tầm vóc một phụ nữ bé nhỏ trong môi trường tù đày đau khổ cả về tinh thần và vật chất, cộng với sự o bế không chỉ một hai an ninh điều tra mà là sự đối mặt với cả hệ thống, nên giữ được bản lãnh và sự bền vững đến sắt đá là điều khó hình dung nổi cho những người chưa từng bị cầm tù chính trị. Một tù nhân chính trị không nhận tội trước an ninh điều tra, trước viện kiểm soát như là thách đố lớn đối với họ, đồng thời với tư duy quyền lực của cộng sản thì đó quả là đụng chạm đến sĩ diện của hệ thống cầm quyền. Vị tất, họ sẽ tìm mọi cách để trả thù, từ việc o bế cuộc sống trong tù khiến tinh thần bấn loạn, bệnh tật phát sinh, không cho thăm gặp thân nhân đến xét xử với mức án cao nhất. Năm 2011, tôi bị bắt trong vụ 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Trong quá trình điều tra đến khi ra tòa, bản thân tôi không hề khai báo bất cứ điều gì, ký kết vào bất cứ văn bản nào. Vì thế, họ tìm mọi cách để trả thù tôi. Họ bao che cho tù ở cùng đánh đập, chuyển tôi đến trại Hỏa Lò giam nơi thâm sơn cùng cốc với những cùng cực đau đớn về thể xác và tinh thần không kể siết, mà sau đó, ông Phú – Viện kiểm soát tối cao gặp tôi và hỏi cách mỉa mai rằng: “Mày lên đây ở sướng không?”. Họ đê hèn và phi nhân tính đến mức Mẹ tôi qua đời cũng không cho về chịu tang, không được báo tin, mãi hơn một năm sau, trước khi phiên tòa Phúc thẩm mới được biết tin Mẹ tôi đã qua đời. Lòng tôi đau đớn, thân xác rã rời tiều tụy, tôi không ăn uống được gì trong suốt hơn 10 ngày, khi ra tòa Phúc thẩm tôi như người không hồn, vô định. Bà Nga không nhận tội vì đâu có tội chi mà phải nhận, đó cũng là lẽ thường tình. Nhưng bà Nga lại phải nhận những đòn đánh đầy mưu mô xảo quyệt của hệ thống nhà tù cộng sản. Thể tất, việc bà Nga sẽ bị nhận một mức án cao đầy bất công trong khung hình phạt là điều dễ hiểu khi đối mặt với viện kiểm soát và tòa án nơi công đường. Chúng tôi có tội gì? Một câu hỏi thường trực mà khiến an ninh cũng bối rối. Khi nào các vị chứng minh chúng tôi buôn gian bán lận, bán nước cầu vinh, buôn hàng quốc cấm, giết người cướp của, làm trái luân thường đạo lý đó mới là sự tội. Chúng tôi là những công dân yêu nước, dấn thân, ghé vai để gánh vác giang sơn này, chúng tôi chống đỡ các trụ cột mục ruỗng trong ngôi nhà Việt Nam, cớ sao cộng sản lại quy chụp, bắt bớ và cầm tù? Bà Nga đang làm điều đó, và bà Nga đáng được tổ quốc, dân tộc này vinh danh và ghi ơn. 17.6.2017 Paulus Lê Sơn
......

“Tôi Là Người Việt Nam”

Thưa quý vị và các bạn, Chế độ độc tài Cộng sản đã vừa làm một việc phi lý khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký lệnh tước quốc tịch Việt Nam của Giáo sư Phạm Minh Hoàng, một người tranh đấu cho dân chủ và là một đảng viên Việt Tân. Phi lý vì theo Điều 15 của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mà nước Việt Nam đã công nhận, bất cứ ai đều có quyền được có quốc tịch và không ai có thể bị tước đoạt quốc tịch một cách tùy tiện hoặc bị ngăn cản quyền thay đổi quốc tịch.   Không những phi lý mà đây còn là một việc làm vô nghĩa vì sự chọn lựa làm người Việt Nam là một quyền thiêng liêng, không một chính quyền nào có khả năng tước đoạt. Bất cứ ai đã sinh ra trên đất nước Việt Nam đương nhiên có quyền được làm người Việt, cho dù ngày hôm nay họ đang sống ở trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam. Ngay cả những người Việt Nam sinh trưởng ở nước ngoài, biết bao nhiêu người đang hãnh diện mình là người Việt, sống với nếp văn hóa Việt và hành xử như là một người Việt. Tôi đã đi nhiều nơi trên thế giới và đã gặp rất nhiều người, dù đã xa quê hương hơn nửa đời hay sinh ra trên xứ người, nhưng họ vẫn chọn làm người Việt Nam và hướng về đất nước với tâm tư của một người con xa xứ. Đây là một sự chọn lựa đến từ tâm của mỗi người và qui chế quốc tịch không đủ để định nghĩa họ là người Việt hay là không. Bởi đến từ trong tâm nên sự chọn lựa làm người Việt Nam còn đang thúc đẩy nhiều người dấn thân chống lại những bất công và tha hóa đang xảy ra trên quê hương, chống lại sự độc tài thối nát của đảng Cộng sản. Sự dấn thân này đang xảy ra ở khắp mọi nơi, ở trong cũng như ở ngoài đất nước Việt Nam. Đây là sự chọn lựa hành động vì đất nước Việt Nam, của những ai đã chọn làm người Việt dù có mang quốc tịch hay không. Anh Phạm Minh Hoàng đã chọn lựa và sống như vậy. Anh rời Việt Nam đi du học vào năm 1974 và sau khi thành tài đã chọn quay trở về để sống và phục vụ dân tộc trong cương vị của một nhà giáo. Anh đã sinh ra làm người Việt và chưa hề bao giờ chối bỏ điều này. Ngày hôm nay, dù chế độ độc tài có tước quốc tịch Việt Nam của anh, nhưng anh cũng vẫn là người Việt và sẽ tiếp tục tranh đấu cho dân tộc. Nhưng qua việc làm phi lý này, chúng ta cần nhìn thấy rõ chế độ độc tài đang dùng luật để đàn áp và loại trừ một người tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ trên đất nước Việt Nam. Để phục vụ chính họ, chế độ độc tài sẵn sàng chà đạp lên hiến pháp và luật pháp của họ, sẵn sàng đặt để ra những điều luật trái với lẽ phải. Vì vậy, chúng ta phải lên án hành động cực kỳ sai trái này vì nếu ngày hôm nay họ làm được với anh Phạm Minh Hoàng, thì ngày mai họ có thể tước bỏ quốc tịch của bất cứ ai đang tranh đấu cho một đất nước Việt Nam dân chủ và tiến bộ. Chế độc độc tài Cộng sản không thể cướp đoạt quyền làm người Việt Nam của chúng ta. Hãy cùng nhau phản kháng lại chế độ độc tài. Hãy cùng nhau xác quyết “Tôi Là Người Việt Nam.”   Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đảng Việt Tân http://www.viettan.org/Toi-La-Nguoi-Viet-Nam.html  
......

Hèn với giặc, lật lọng với dân

Trong hơn 10 năm qua với những đợt ra tay đàn áp các cuộc biểu tình chống Trung Cộng và bắt bớ tù đày những người Việt yêu nước, đảng CSVN thật xứng với câu “hèn với giặc, ác với dân” mà người dân vẽ lên mặt. Nhưng mới hôm qua, bộ mặt đê tiện ấy một lần nữa lại bị phơi bày là: “hèn với giặc, lật lọng với dân.” Tưởng cũng nên nhắc lại, vụ khiếu kiện đất đai của người dân xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Thành phố Hà Nội đã diễn ra trong nhiều năm nhưng không được nhà cầm quyền giải quyết thỏa đáng. Cuối cùng hôm 15 tháng 4, đã bùng nổ sự kiện chưa từng xảy ra: người dân Đồng Tâm đã bắt giữ hơn 30 cán bộ, cảnh sát cơ động để đòi thả 9 người dân bị công an bắt trong một vụ gài bẫy bắt người trước đó. Vụ bắt người làm nhà cầm quyền Thành phố Hà Nội lúng túng và mất mặt nặng nề vì trong tay đang nắm một lực lượng cai trị, trang bị vũ khí hùng hậu nhưng không phản ứng gì được. Và nhất là họ không lường nổi trước sự ra tay bất ngờ, cương quyết của người dân. Cho dù rất căm tức nhưng trong thế chẳng đặng đừng, nhà cầm quyền thành phố Hà Nội đã cắn răng làm hòa, chịu nhịn nhục thương lượng… để lấy lại người. Họ lấy bộ mặt ôn hòa ra vẻ thành khẩn nói chuyện giải quyết vấn đề mà lâu nay họ làm ngơ. Ngày 22 tháng 4, chính ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Thành phố đã trực tiếp xuống Đồng Tâm mở cuộc đối thoại với dân. Tại đây ông đã ký vào bản cam kết viết tay gồm 3 điều trong đó có điều thứ 2: “Cam kết không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân xã Đồng Tâm.” Bản cam kết được ông Nguyễn Đức Chung viết tay ngày 22-4-2017 tại Đồng Tâm sau khi mở cuộc đối thoại với người dân tại đây. Nội vụ được coi như giải quyết tốt đẹp khi nhà cầm quyền đã lấy lại những cán bộ và cảnh sát cơ động cuối cùng. Người dân xã Đồng Tâm cũng hân hoan, tự coi mình là người thắng cuộc. Nhưng niềm hân hoan chưa kéo dài được bao lâu thì non hai tháng sau, hôm 13 tháng 6 Công an TP Hà Nội lại ra một “quyết định khởi tố điều tra vụ án hình sự vụ việc xảy ra tại thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội ngày 15/4.” Quyết định này tỏ ra khá bất ngờ với dư luận nhưng không bất ngờ với những người đã từng hiểu được bản chất của những người cộng sản. Lời lẽ của văn bản cho người ta thấy cuộc điều tra của công an sẽ đưa đến những trừng trị nghiêm khắc nhất. Thế là một lần nữa bản chất lật lọng của cộng sản đã hiện rõ cũng như bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng cũng rơi xuống. Đường đường là chủ tịch của một thành phố thủ đô, ông Chung đặt bút ký cam kết với dân chưa ráo mực thì chữ ký ấy bị phía công an vứt vào sọt rác như một tờ giấy lộn. Thực ra ai cũng biết đó chỉ là bản cam kết viết tay trên giấy học trò là sự cố ý đánh lừa, vì chẳng lẽ cả cái văn phòng bề thế của xã Đồng Tâm cạnh Hà Nội không thực hiện nổi một văn bản đánh máy, hay vì “cậu đánh máy” hôm ấy đi vắng? Nhưng cái mà người ta không ngờ chính là sự lật lọng của nhà cầm quyền lại diễn ra nhanh như thế, khi kết quả điều tra vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm chưa công bố theo như lời hứa của ông Chung. Nếu nhìn lại những sự kiện lịch sử lớn hơn tại Việt Nam trong những thập kỷ vừa qua, người ta thấy bản chất lật lọng, dối trá của đảng CSVN diễn ra thường xuyên. Năm 1954, họ đã đặt bút ký vào Hiệp định Genève chia đôi đất nước, đặt Miền Bắc trong bức màn tre nghèo đói. Nhưng chưa vừa lòng, từ 1959 họ mở đường tiến xuống phía nam trong âm mưu đưa quân xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa với khẩu hiệu đánh lừa mỹ miều là “giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước.” Năm 1973 họ lại ký Hiệp định Paris, đồng ý chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình để Miền Nam thực hiện quyền dân tộc tự quyết. Nhưng đó chỉ là những hình thức màu mè cùng với ngoại bang trong một âm mưu bội tín lịch sử, bằng cách mở các cuộc tấn công kéo dài tới năm 1975. Sự lật lọng lần này gây nên một thảm họa nhấn chìm hàng trăm ngàn người dưới đáy Biển Đông. Cho nên có thể nói những người cộng sản Việt Nam ký rất nhiều mà cuối cùng chỉ tôn trọng hai chữ lật lọng và bội tín. Trong vụ Đồng Tâm vừa qua, ông Nguyễn Đức Chung đã đi “đúng quy trình” của đảng giao: lừa dân ký cam kết để lấy lại người, sau đó khởi tố, điều tra và sẽ bắt nguội những người đã dám đụng đến bộ máy bạo lực của công an, tức đụng đến đảng. Điều này cho thấy chẳng những dã tâm của đảng mà cái màn đối thoại vừa qua của Võ Văn Thường cũng chỉ là sợi dây thòng lọng chuẩn bị buộc vào cổ những kẻ nhẹ dạ cả tin. Chỉ đáng tiếc lại có một số người ca ngợi này nọ hay hy vọng chờ mong để được đối thoại theo kiểu đàn khảy tai trâu. Nói tóm lại, đối với một chế độ cầm quyền chỉ dựa trên quyền lực độc tôn và sự khủng bố, cho dù đảng có ký kết hay cam kết điều gì với bất cứ ai thì đó chỉ là giai đoạn có tính cách chiến thuật, để rồi sau đó trở mặt một cách trắng trợn mà thôi. Theo http://www.viettan.org/Hen-voi-giac-lat-long-voi-dan.html
......

Tại sao CSVN ‘âm thầm’ tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng?

Ngày 1 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng được ông Tổng lãnh sự Pháp tại Thành phố Sài Gòn mời lên “thông báo” bằng miệng rằng anh đã bị ông Trần Đại Quang, Chủ tịch nước ký quyết định tước quốc tịch Việt Nam hôm 19 tháng 5. Mãi đến ngày 9 tháng 6, anh Phạm Minh Hoàng mới nhận được giấy báo của đại diện Bộ Tư Pháp cùng với bản sao Quyết định số 832/QĐ-CTN của ông Trần Đại Quang đã ký về sự việc nói trên. Có thể do anh Phạm Minh Hoàng có song tịch cả Pháp lẫn Việt nên nhà cầm quyền CSVN nghĩ rằng thông báo trước cho chính phủ Pháp để chuẩn bị…. nhận anh Hoàng khi công an ra tay trục xuất! Câu hỏi đặt ra là một quyết định quan trọng đối với tư cách một công dân quy định trong hiến pháp và luật pháp hiện hành của Việt Nam, mà anh Hoàng lại không hay biết gì về quyết định bị tước quốc tịch của mình cho đến khi nghe được từ đệ tam nhân là ông Tổng lãnh sự Pháp. Cách đối xử của nhà cầm quyền CSVN nói trên đã không chỉ biểu hiện tính man rợ của chế độ mà còn chà đạp lên quyền công dân của anh Phạm Minh Hoàng một cách trắng trợn, và hơn hết tượng trưng cho một thể chế vô kỷ luật, “ngồi xổm” lên luật pháp đối với ngay cả luật và hiến pháp của chính họ. Trên mặt pháp lý, Luật sư Lê Công Định đã có một bài viết phân tích và khẳng định rằng việc làm nói trên của ông Trần Đại Quang là sai luật. Luật sư Lê Công Định đã viết về trường hợp anh Hoàng như sau: “Hiến pháp quy định tại Khoản 2 của Điều 17 như sau: “Công dân Việt Nam không thể bị trục xuất, giao nộp cho nhà nước khác.” Như vậy, bất kể việc công dân Việt Nam (dù đang thường trú tại Việt Nam hay định cư ở nước ngoài) đã hoặc đang “có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, đến sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam hoặc đến uy tín của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, nhà nước Việt Nam hoàn toàn không có quyền trục xuất công dân mình sang nước khác, hoặc không cho họ nhập cảnh vào lãnh thổ Việt Nam. Mọi hành vi vi phạm pháp luật, nếu có, của công dân phải được xử lý theo quy định luật pháp có liên quan, chứ không bằng giải pháp trục xuất. Cần lưu ý rằng, kể cả trong trường hợp tước quốc tịch đúng luật theo Điều 31 của Luật quốc tịch, thì hệ quả pháp lý đương nhiên theo đó cũng không phải là trục xuất đương sự khỏi Việt Nam.” “Tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất Phạm Minh Hoàng khỏi Việt Nam sẽ tạo nên một tiền lệ pháp lý nguy hiểm, đó là 91 triệu công dân Việt Nam đều cùng ở trong tình huống có thể bị tước quốc tịch Việt Nam và trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam bất cứ lúc nào. Tiền lệ này tuy bất khả thi, nhưng chắc chắn sẽ gây thêm nhiều bất ổn xã hội, vì tính tùy tiện trong việc áp dụng luật và thiếu thượng tôn pháp luật trong hoạt động cai trị của nhà cầm quyền.” Dù biết là sai luật và chắc chắn bị cộng đồng quốc tế lên án mạnh mẽ, nhưng lý do gì nhà cầm quyền CSVN lại ra quyết định tước quốc tịch của anh Phạm Minh Hoàng vào lúc này? Thứ nhất, dùng hình thức tước quốc tịch như là một thủ đoạn răn đe mới nhắm vào những công dân yêu nước đã và đang can đảm đứng lên chống lại những chính sách sai lầm của chế độ, sau hàng loạt những biện pháp khủng bố của bộ máy công an bị thất bại như cô lập kinh tế, truy tố ra tòa, dùng xã hội đen hành hung, ngăn chận xuất cảnh vân, vân… Nói cách khác, thủ đoạn tước quốc tịch và dùng đó như là lý cớ nhằm trục xuất những công dân yêu nước ngày càng lộ rõ bản chất phi luật pháp và tùy tiện của chế độ độc tài. Thứ hai, việc tìm cách trục xuất anh Phạm Minh Hoàng và gia đình ra khỏi Việt Nam vào lúc này cho thấy lãnh đạo CSVN muốn đánh lạc hướng dư luận về mối lo sợ một làn sóng phẫn nộ của người dân chực chờ bùng nổ đến từ hai sức ép ngấm ngầm từ nhiều năm qua là sự bất mãn trong nội bộ đảng và những bất ổn, bất công trong xã hội. Thứ ba, việc yêu cầu Pháp nhận anh Phạm Minh Hoàng qua thủ đoạn tước quốc tịch Việt Nam của anh Hoàng là nhằm tìm cách cô lập các hoạt động của đảng Việt Tân tại Việt Nam, đồng thời răn đe những ai có liên hệ đến đảng Việt Tân. Nhưng thủ đoạn này đã bị anh Phạm Minh Hoàng bẻ gãy khi anh công khai tuyên bố bãi bỏ quốc tịch Pháp, cũng như việc các nhà đấu tranh không ngại tiếp xúc và hỗ trợ cuộc đấu tranh để bám lấy quê hương của anh. Nói tóm lại, quyết định tước quốc tịch anh Phạm Minh Hoàng của ông Trần Đại Quang là một quyết định không những sai về luật mà còn là vết nhơ trong hệ thống luật pháp rừng rú, man rợ của chế độ CSVN. Nó đã cho thấy não trạng cai trị đất nước một cách tùy tiện, thiếu thượng tôn luật pháp của người lãnh đạo đứng đầu nhà nước hiện nay là ông Trần Đại Quang. Quyết định tước quốc tịch và trục xuất anh Phạm Minh Hoàng đã khẳng định một điều rõ ràng: chế độ Cộng sản Việt Nam đang vi phạm công ước quốc tế và chà đạp nhân quyền trầm trọng. http://www.viettan.org/Tai-sao-CSVN-am-tham-tuoc-quoc.html
......

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu vận động cho nhân quyền và các nạn nhân của FORMOSA tại Giáo phận Speyer - Đức quốc.

Trong 2 ngày 04 và 05 tháng Sáu, 2017 vừa qua Giáo phận Speyer đã mừng 200 năm ngày tái thành lập Giáo phận (200 Jahre Neugründung Bistum Speyer) rất trọng thể.   Vào lúc 16 giờ, ngày Chủ nhật, 04 tháng Sáu, có thánh lễ liên tôn với giáo hội Tin Lành, đại diện là Đức Giám Mục Tin Lành Christian Schad, đại diện của các giáo hội Kitô giáo, chính thống giáo, chính thống giáo Hy Lạp, giáo hội cổ Ả Rập, giáo hội Mennoniten…. Trong bài giảng, Đức Giám mục chánh địa phận Speyer Dr. Karl-Heinz Wiesemann cũng có nhắc đến cuộc gặp gỡ với cựu TNLT Đặng Xuân Diệu vào ngày thứ năm, 01 tháng Sáu vừa qua và Ngài xin mọi người hãy cùng cầu nguyện cho Việt Nam.     Thứ hai, ngày 05 tháng Sáu vào lúc 10 giờ là đại lễ với chủ đề: „Seht, ich mache alles neu“ (Offb 21,5) („Hãy nhìn xem, Ta sẽ canh tân tất cả“). Trong thánh lễ này người ta thấy có sự hiện diện của nữ Thủ hiến tiểu bang Rheinland-Pfalz bà Malu Dreyer, cựu Thủ hiến tiểu bang Rheinland-Pfalz và tiểu bang Thüringen ông Prof. Dr. Bernhard Vogel, Sứ thần tòa thánh Vatikan Đức Tổng giám mục Dr. Nikola Eterovíc, rất nhiều Đức Giám mục của các giáo phận khác trong và ngoài nước Đức cùng các chính trị gia cấp tiểu bang và liên bang.   Trong thánh đường Dom Speyer người ta phải để thêm ghế dọc theo hành lang mới đủ chỗ cho khách mời. Phía bên hông thánh đường có màn ảnh rất lớn chiếu trực tiếp thánh lễ cho các giáo hữu bên ngoài. Theo thông báo chính thức của cảnh sát thì có khoảng 7.000 giáo dân đã tham dự đại lễ rất đặc biệt này.   Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu và các giáo dân Việt Nam thuộc địa phận Speyer cũng được mời tham dự thánh lễ hôm đó. Sau thánh lễ ông Đặng Xuân Diệu đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi về tình hình ở Việt Nam với nhiều các chức sắc tôn giáo và các chính trị gia Đức. Trong dịp này ông cũng kêu gọi mọi người quan tâm đến nhân quyền bị đàn áp cùng việc Formosa gây ô nhiễm môi trường biển tại Việt Nam. Minh Hoài Anh Đặng Xuân Diệu - Đức TGM Stephan Burger, Freiburg Đức giám mục Tin Lành Christian Schad - Anh Đặng Xuân Diệu Sứ thần tòa thánh Vatikan Đức TGM Dr. Nikolaus Eterovíc Đức TGM Wojciech Polak, Ba-Lan Đức Giám Mục phó Otto Georgens Norbert Schindler, dân biểu quốc hội liên bang Johannes Steiniger, dân biểu quốc hội liên bang Đức ĐGM Dr. Gebhard Fürst soeur Elisabeth Schloß, phó bề trên dòng Đa Minh ĐGM Dr. Anton Schlembach Prof. Dr. Bernhard Vogel,  cựu thủ hiến tiểu bằng Rheinland-Pfalz và Thüringen Christian Baldauf, dân biểu quốc hội tiểu bang Rheinland -Pfalz Ein rundum gelungenes Fest zu 200 Jahren Neugründung https://www.bistum-speyer.de/news/nachrichten/?no_cache=1&tx_ttnews%5Btt...
......

Thà lật lọng chứ không chịu thua dân

Chiều tối nay, 13/6, các báo đồng loạt đưa tin Công an Hà Nội đã khởi tố vụ án hình sự hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản và bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật xảy ra tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Nhà cầm quyền đã trắng trợn lật lọng những gì cam kết với nhân dân Đồng Tâm. Thật đáng sợ. Tháng 4/2017, cuộc khủng hoàng Đồng Tâm đã tới độ căng thẳng nhất. Người dân Đồng Tâm đã bắt giữ 38 cán bộ, cảnh sát khi lực lượng này tấn công vào làng Hoành. Ngày 22/4/2017, ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội về Đồng Tâm lúc mà cả hai bên đều cần một lối thoát. Vì vậy, một thỏa hiệp nhanh chóng được chấp nhận: người dân Đồng Tâm thả nốt 19 cán bộ, chiến sĩ cảnh sát còn lại còn ông Chung ký một bản cam kết gồm 3 nội dung: Làm rõ về vấn đề đất đai ở Đồng Xênh, không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với toàn thể nhân dân Đồng Tâm và xác minh xử lý kẻ bắt và gây thương tích cho ông Lê Đình Kình. Kết quả này được công luận tán đồng, có cả sự tung hô, cho rằng kết thúc có hậu, rằng nhà nước và nhân dân cùng thằng, rằng chính quyền có năng lực và sáng suốt… Với quyết định khởi tố vụ án Đồng Tâm của Công an Hà Nội, nhà cầm quyền đã vứt mọi cam kết với nhân dân Đồng Tâm vào sọt rác. Khởi tố vụ bắt người giam giữ, làm hư hỏng tài sản nhưng không thấy nói gì đến vụ công an bắt 4 người trái pháp luật, đánh gãy xương ông Lê Đình Kình như lời cam kết của ông Chung. Ngay sau khi có sự thỏa thuận giữa người dân và ông Nguyễn Đức Chung, nhiều người cảnh giác, nghi ngờ nhà cầm quyền sẽ không giữ đúng cam kết. Lật lọng, lường gạt là một thuộc tính của chế độ này nên người ta nghi ngờ là phải. Mặc dù vậy, họ vẫn cứ hy vọng những điều tốt lành cho người dân Đồng Tâm. Việc lật lọng cam kết với người dân Đồng Tâm không làm cho họ bất ngờ nhưng làm cho họ phẫn nộ. Hẳn là nhà cầm quyền đã tính toán kỹ lưỡng trong ván bài này. Nhưng kỹ lưỡng không có nghĩa là sẽ đem lại một kết quả tốt lành hay có hiệu quả. Người tâm lành tính một kiểu, kẻ xảo quyệt tính một kiểu. Trong sự tính toán thiệt hơn, còn có cả mục tiêu thỏa mãn sự cay cú, ăn thua vốn xuất phát từ bản chất kiêu ngạo, hiếu thắng của người cộng sản. Theo Facebook Lương Ngọc Huỳnh, ngay sau khi có tin Công an Hà Nội khởi tố vụ Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình đã có cuộc điện thoại trao đổi thẳng thắn với ông Nguyễn Đức Chung. Trong đó có đoạn ông Chung phân trần: “dân tự viết biên bản rồi ép tôi ký và lăn tay, anh Đồng và cô Lan xử lý thế là không được! Nếu lúc đó tôi không ký thì chỉ cần ai hô một câu thì hậu quả như thế nào cụ biết rồi…”. Nghe như chuyện bắt nạt nhau của trẻ con ngoài đường chứ không phải là của một ông chủ tịch thủ đô với nhân dân. Nếu đúng là ông Chung nói thế thì đây là nguyên cớ để giải thích sự lật lọng của họ. Nhưng dù có nói thế nào đi chăng nữa thì còn ai người ta tin mà chỉ có sự khinh bỉ, căm ghét, phẫn uất. Chỉ ái ngại cho nhân dân Đồng Tâm. Suốt quá trình suốt thời gian rào làng chống cướp, họ luôn luôn giương lên những khẩu hiệu nhân dân Đồng Tâm tuyệt đối tin tưởng vào đảng. Họ đã từng vỡ òa niềm vui khi nghe đọc bản cam kết của ông Nguyễn Đức Chung. Lịch sử cướp đất và giữ đất bao giờ cũng diễn ra theo trình tự: cưỡng chế (cướp), nạn nhân đi khiếu kiện, nạn nhân vào tù. Đã có rất nhiều dân oan các tỉnh thành vào tù vì đi khiếu kiện. Bắt bỏ tù, loại bỏ người cầm đầu, kiên định là biện pháp để chúng rảnh tay cướp đất của dân. Với những vụ khiếu kiện mang tính tập thể làng xã gần đây có Dương Nội (Hà Đông, Hà Nội) với 7 người đi tù, Trịnh Nguyễn (Từ Sơn, Bắc Ninh) với 12 người vào tù… Và bây giờ thì đến Đồng Tâm. Có vẻ như việc cảnh sát ngoan ngoãn để cho dân bắt rồi khởi tố về việc bắt người giam giữ theo một kịch bản đã được sắp đặt để đạt được mục tiêu cuối cùng là dẹp tan việc đòi đất của nông dân Đồng Tâm. Sẽ có bao nhiêu người Đồng Tâm vào tù vì tội đòi đất? Tất nhiên ra tòa, họ mang một tội danh khác mà quan tòa gán cho theo lệnh của kẻ có quyền.
......

Nước Anh tan nát sau cơn bão chính trị

Gần một tuần từ sau ngày bầu cử đầy chấn động, những cơn sóng ngầm vẫn tiếp tục làm chao đảo chính trường Luân Đôn trong bối cảnh tuần sau Anh Quốc chính thức bắt đầu đàm phán với Liên Hiệp Châu Âu về thủ tục Brexit. Hầu như tất cả các báo Anh, từ những tờ bình dân như Metro cho đến những tờ cao cấp như Financial Times đều gọi nữ thủ tướng Theresa May là "xác chết biết đi". Phóng viên nào cứ hễ gặp nghị sĩ của đảng Bảo Thủ đều hỏi xem họ có còn tin tưởng lãnh đạo của mình hay không. Thủ tướng Anh đã phải xin lỗi các đảng viên đã tổ chức bầu cử trước thời hạn, khiến họ mất ghế. Bà May tuyên bố chỉ ngồi ghế chủ tịch đảng khi nào các đảng viên còn tín nhiệm mà thôi. Lẽ ra tuần sau là nữ hoàng Anh phải có bài phát biểu khai mạc Quốc Hội theo thông lệ, nhưng cho tới giờ này, nhiều tin tức cho rằng việc đó có thể bị hoãn lại. Đây là một dấu hiệu cho thấy những bất ổn bên trong nội bộ của đảng cầm quyền. Dù rằng bộ trưởng Ngoại Giao Boris Johnson phủ nhận các tin đồn, nhưng theo báo chí ông có thể là người chuẩn bị thay thế vị trí lãnh đạo của bà Theresa May. Nhưng bất kể ai sẽ làm thủ tướng thì đảng Bảo thủ cầm quyền đều sẽ gặp khó khăn khi phải đối mặt với phe đối lập đang được giới trẻ ủng hộ. Lãnh đạo Công Đảng Jeremy Corbyn, theo báo chí, đang đầy tự tin sau thắng lợi chủ yếu nhờ vào số cử tri trẻ tuổi, hăng hái tham gia làm tăng tỷ lệ người đi bỏ phiếu lần này. Cứ theo đà này thì chính phủ nhiệm kỳ sau sẽ thuộc về Công Đảng. Trong bối cảnh như vậy, bất kỳ ai ngồi vào ghế lãnh đạo nước Anh hiện nay đều sẽ rất bất an và luôn trong tâm bão chính trị. Anh yếu thế trước hai đầu tàu Liên Hiệp Châu Âu là Pháp và Đức Thứ Hai tuần sau, 19/06/2017 nước Anh bắt đầu đàm phán để rút khỏi Liên Hiệp Châu Âu, đúng thời điểm kết quả cuộc bầu cử Quốc Hội Pháp đem lại chiến thắng áp đảo cho lực lượng mới của tổng thống Macron. Tân lãnh đạo Pháp thì đang kiên quyết bảo vệ mô hình liên minh, vốn là ý tưởng của nước Pháp. Sau nước Đức giờ lại tới nước Pháp lạnh lùng không thương xót quyết sẽ "không để lại gì" cho nước Anh đã trót ra quyết định rời bỏ con tàu châu Âu. Bên kia bờ Đại Tây Dương, bàn tay của tổng thống Hoa Kỳ mới ngày nào trấn an thủ tướng Anh nay lại ngỏ ý sẽ không sang Anh vào tháng 7/2017 để tránh những cuộc biểu tình rầm rộ của dân chúng. Thủ tướng May hôm nay phải bay sang Bắc Ai Len để gặp lãnh đạo Đảng Dân Chủ Liên Hiệp- DUP nhỏ bé với chỉ vỏn vẹn 10 nghị sĩ trong Quốc Hội. Đảng này có lẽ là người bạn duy nhất của chính phủ Anh trong hoàn cảnh này. DUP không hoàn toàn vô tư mà kèm theo là rất nhiều điều kiện về quyền lợi kinh tế. Trong khi đó, đầu tàu kinh tế là Luân Đôn thì hầu như đều nằm trong tay của phe Công Đảng bên đối lập. Thị trưởng Luân Đôn cũng đòi một qui chế riêng cho thành phố này trong cuộc đàm phán Brexit. Có thể thấy rất rõ ràng là nước Anh đang có nguy cơ tan rã thành nhiều mảnh ngay khi mới chỉ chuẩn bị bước ra khỏi mối quan hệ liên kết với Liên Hiệp Châu Âu. Thủ tướng Anh vận động tranh cử với khẩu hiệu muốn nước Anh "vững mạnh và ổn định", nhưng rõ ràng là cử tri không mặn mà gì lắm với hướng đi đó. Kịch bản Brexit "cứng" hay "mềm" ? Như vậy, cuộc sống của công dân châu Âu đang làm việc ở Anh sẽ ra sao ? Bất kể đảng nào cầm quyền thì Luân Đôn đều đã khởi động điều khoản 50 và sẽ phải đàm phán từ tuần sau để ra khỏi Liên Hiệp. Vấn đề là người dân bỏ phiếu Brexit trong cuộc trưng cầu dân ý, nhưng không ai định nghĩa rõ ràng Brexit nghĩa là như thế nào. Bản thân mỗi nước thành viên châu Âu đều có điều kiện khác nhau trong mối liên kết, ví dụ như Hungary và Ba Lan vẫn dùng tiền riêng, còn nước Anh không hề mở cửa biên giới như hiệp ước Schengen. Bây giờ là lúc nước Anh đưa ra các điều kiện cụ thể xem muốn rút chân ra khỏi hiệp ước cụ thể nào, và thủ tướng Theresa May trước đây muốn ngưng việc phải tuân thủ theo phán quyết của tòa châu Âu, nhưng vẫn giữ nguyên tư cách trong khối thị trường chung châu Âu, quyết tâm không nhân nhượng với các đòi hỏi của Bruxelles. Bây giờ bước tường châu Âu cao thêm rất nhiều sau kết quả bầu cử Pháp. Còn vị thế của thủ tướng Anh kém đi rất nhiều sau thất bại chính trị vừa qua. Chính phủ mới sẽ khó dám đưa ra đòi hỏi gì quá đáng. Lãnh đạo Công Đảng đã tuyên bố ngay sau ngày thắng cử là sẽ bảo đảm cuộc sống cho những công dân châu Âu hiện đang làm việc ở Anh, theo hiệp ước tự do cư trú của Liên Hiệp Châu Âu. Chính điều này là một trong số các tâm điểm tạo ra tranh cãi trong cuộc trưng cầu dân ý về Brexit, vì người ta cho rằng công dân từ châu Âu sang Anh làm việc tạo ra gánh nặng cho hệ thống y tế và an sinh xã hội. Trong bối cảnh tình hình chính trị nội bộ phân rã có thể nói là tối đa, nước Anh sẽ khó đàm phán rời Liên Hiệp Châu Âu theo kiểu trọn gói, mà cũng sẽ rã rời theo từng mảnh một. Ví dụ như đảng Dân Chủ Liên Hiệp trong liên minh cầm quyền muốn vẫn duy trì đường biên giới mềm với Ai Len, tức là một nước trong khối Liên Hiệp Châu Âu, cho nên chắc chắn sẽ đòi một ngoại lệ. Mà nhìn quanh nước Anh thì ai cũng muốn được ngoại lệ như vậy và có thế mạnh riêng để đòi, như là thái độ thân Âu của xứ Scotland và quyền lợi kinh tế hầu như phụ thuộc hoàn toàn vào châu Âu như thủ đô Luân Đôn. Cho nên, có vẻ như nước Anh sẽ bước vào bàn đàm phán bằng một bản kế hoạch rời vụn, chắp vá và hoàn toàn yếu thế từ đủ mọi phía. Dư luận Anh "bừng tỉnh" sau khi bỏ phiếu Brexit Cuối tháng 6/2017, các lãnh đạo Liên Hiệp Châu Âu họp thượng đỉnh mà không có mặt nước Anh, để bàn về các vấn đề như di dân, an ninh, việc làm và đặc biệt nhất là kế hoạch đàm phán để đối phó với đồng minh cũ là nước Anh. Đây là một hình ảnh rõ ràng nhất để dân chúng người Anh thấy là họ không còn ở trong khối nữa. Tính ra đã gần đúng một năm kể từ tháng 6/2016 khi nước Anh bỏ phiếu và ra quyết định rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, nhưng có vẻ như là người dân và kể cả báo chí Anh vẫn còn "ngủ nướng" trong giấc mơ tranh cãi xem có nên Brexit hay không, chứ chưa chịu thức giấc để đặt chân xuống mảnh đất mà giờ đây đã bắt đầu tách khỏi gia đình châu Âu vì thủ tướng đã chính thức khởi động điều 50 để bắt đầu qui trình đó. Nhiều người Anh có lẽ bây giờ đang ngơ ngác tự hỏi vậy thì họ sẽ làm gì nếu không có Liên Hiệp Châu Âu bên cạnh nữa. Có lẽ đó cũng chính là điều khiến giới trẻ nước Anh thức giấc và bỏ phiếu cho bên phía đối lập. Chính họ sẽ là người phải trả cái giá sau này cho những sai lầm hiện nay, mà gánh nặng kinh tế sẽ khiến họ bất lợi so với bạn bè bên châu Âu. Sinh viên Anh bây giờ phải trả tiền học, trợ cấp và an sinh xã hội không còn dễ dàng thoải mái như trước, mà tương lai thì có nguy cơ phải thắt lưng buộc bụng để trả phí cho những sai lầm của đảng cầm quyền. Với lá phiếu cho phe đối lập vào giờ chót như vừa qua, ít nhất họ hi vọng có được tiếng nói trong giai đoạn khó khăn này. Hiện tượng này cho phép nhìn nhận rằng xã hội nước Anh đã có một thay đổi rất lớn ở bên trong và xu hướng này có thể cứu vãn được phần nào mối quan hệ đã tan rã giữa nước Anh và Liên Hiệp Châu Âu. Nguồn: RFI
......

„Dân Chủ“ trong không khí mừng lễ tưng bừng

„Lễ hội Schwarzrotgold ở Hambach lôi kéo được nhiều quan khách mặc dù thời tiết thất thường" Từ con đường Schlossstrasse của làng Hambach nhìn lên tòa lâu đài Hambacher Schloß trông rất hấp dẫn. Nhưng còn hấp dẫn hơn là lễ hội „Schwarzrotgold“ vào cuối tuần qua, ngày lễ hội của con đường Schlossstrasse. Rất nhiều phó nhòm và nhà báo đã chụp được những bức hình rất đặc biệt với đại kỳ Đức quốc; những câu nói của những nhân vật nổi tiếng về đề tài: „dân chủ“ được in trên những miếng vải trắng và được treo lên cao để mọi người có thể đọc, những quầy bán hàng, những chậu hoa để ở trước cửa sổ rất đẹp và những đèn chiếu vào buổi chiều gây được sự chú ý của khách tham dự. Ảnh 3 người mẫu nổi tiếng của làng Hambach: Charlotte Dietz, Petra Henke và Konstanze Ertel, đang đứng trước tòa lâu đài Hambach,  ông Helmut Pauly người đang chụp hình. (Foto:LM) Lễ hội lần này không những chương trình rất phong phú mà thời tiết cũng rất ư là „phong phú“. Lúc khai mạc vào chiều ngày thứ sáu bài diễn văn của người trưởng làng bà Gerda Bolz trước tiệm bán rượu Johann Müller đã không lấn át được tiếng sấm sét của trận mưa rào rất lớn. Mặc dù vậy bà rất vui vì đã bán được 90 vé để đi thử rượu của nhiều tiệm rượu khác nhau. Sau khi tạnh mưa thì một số khách mới tới. Ngày thứ bảy thời tiết lý tưởng nhất, ngày chủ nhật thì lại quá nóng. Không những phong cảnh từ con đường Schlossstrasse nhìn lên tòa lâu đài Hambacher Schloß là „tuyệt đẹp“, mà còn nhiều cái „đẹp“ khác nữa. Chẳng hạn như những mảnh vải trắng với những câu rất đáng để suy nghĩ như: „ Nếu bạn không chăm lo gì cả thì tôi sẽ bỏ bạn ra đi…. Người bạn DÂN CHỦ“; hoặc những bóng đèn màu được những giá đựng rượu úp lên khi chiếu tạo nên một bầu không khí rất đặc biệt. Dọc theo đường Schlossstrasse có những ghế dài để người ta có thể ngồi nghỉ hoặc ngắm người qua lại; rất nhiều khách tham dự đến từ vùng chung quanh hai sông Rhein và Neckar, hoặc những dân làng Hambach mặc sắc phục cổ truyền nhảy múa trong các sân hoặc ngay trên đường. Trong một số sân của dân làng có bầy bán các nữ trang, thiệp, mật ong… tự làm cũng rất đặc biệt. „ Người tới coi thì nhiều lắm, nhưng người mua thì ít“, ông Jochen Heim trả lời nhà báo như thế. Ông để bán trong tiệm Café Liberté những bức hình rất đẹp ông chụp ở hãng xưởng hóa chất lớn nhất thế giới BASF hoặc ở nhà máy điện Mannheim, hoặc của những lâu đài, phong cảnh thiên nhiên…. Dĩ nhiên là có sân bán bánh và cà phê. Có vài thiếu niên dựng một cái bàn và bán bánh Pháp Crêpes. Người ta có thể vừa ăn bánh Crêpes nóng hổi mới nướng xong và ngắm những bức tranh tuyệt đẹp được vẽ theo phương pháp Aquarelle của bà Zita Gutting. Trong sân Albert thì người ta cần dùng đến óc sáng tạo. „Ở đây có cá heo. Đây là cá mà tôi thích nhất”, cô bé 7 tuổi Vivienne vừa nói vừa xếp giấy theo hình con cá heo. Cô người Nhật Misaki Yoshinaga đang chỉ cho người lớn và trẻ em cách xếp giấy các thú vật theo nghệ thuật Origami. Người ta vẫn phải còn tranh đấu cho Tự Do là điều mà gia đình ông bà Trịnh Đỗ trình bầy ở quầy thông tin về những Tù Nhân Chính Trị tại Việt Nam, song song đó có thể thưởng thức những món ăn thuần tuý Á Châu. Và ở đây người ta có thể thưởng thức nhiều thể loại nhạc khác nhau tuỳ theo sở thích của mỗi người. “ Nếu cùng hát theo thì  dễ “chịu đựng” được hơn”, một nhân viên bán thức ăn trước tòa thị sảnh nói thế, và phải “chịu đựng” nghe nhạc của “Lifestyle”. Những khách tham dự thì có thể chọn lựa xem thích nghe nhạc nào, vì có rất nhiều ban nhạc sống chơi trong các sân hoặc ngay trên đường. Annegret Ries - Minh Hoài phỏng dịch http://www.rheinpfalz.de/lokal/neustadt/artikel/demokratie-in-bester-fei...  
......

Thư Mời "Ngày Cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam“

  Kính gởi: Quý Linh Mục, Quý Tu sĩ Nam Nữ, - Quý vị Đại Diện tinh thần các Tôn Giáo, - Quý vị Đại Diện các Cộng Đồng, Cộng Đoàn Việt Nam, -Quý vị Đồng Hương yêu chuộng Công Lý – Hoà bình, -Quý Bậc Trưởng Thượng, Quý cơ quan Truyền Thông, - Quý Ông Bà, Anh Chị và các Bạn Trẻ thân mến! Kính thưa Quý vị, Sự ô nhiễm môi trường và những hệ lụy của việc xả thải chất độc thẳng ra biển, do nhà máy Formosa đã gây ra trên đất nước Việt nam là một đại thảm họa, cho đến ngày hôm nay, nó đã xô đẩy, dồn ép đời sống người dân đến chỗ cùng cực, điêu đứng không lối thoát. Đứng trước tình trạng quá nguy cập, bi đát, người dân phải đứng lên đòi lại quyền sống và quyền làm người của họ.   Vậy, tại sao nhà cầm quyền csvn phải thẳng tay đàn áp, đánh đập, tù đày tra tấn man rợ, vu khống, đấu tố một cách trơ trẻn??? Chẳng hạn, nhà cầm quyền csvn ở Nghệ An đã dùng các phương tiện truyền thông, vu khống, bôi nhọ Giám mục Phao-Lô Nguyễn Thái Hợp để hạ nhục, làm giảm uy tín, cố tình gây chia rẽ trong hàng Giáo phẩm, giáo dân của Giáo hội công giáo việt nam; Ngoài ra, họ còn huy động hội Phụ nữ, hội cựu chiến binh csvn, và xúi giục, bắt các em học sinh phải đi đấu tố, gây căm phẩn, buộc tội, để mà bắt giam hai Linh mục là Phê-rô Đặng Hữu Nam Và Giu-se Nguyễn Đình Thục... Nhưng SỰ THẬT vẫn mãi mãi là SỰ THẬT, trước sau vẫn là một, nhà cầm quyền csvn không thể „đánh bùn sang ao“, không thể cắt tỉa, bóp méo được sự thật!!! Đất nước Việt nam hôm nay muốn được phát triển vững mạnh, giàu có, sánh vai cùng các nước năm châu, tại sao nhà cầm quyền csvn chỉ phải lo đầu tư, xây dựng cho thật nhiều nhà máy, như nhà máy luyện gang thép Formosa tại Vũng áng, Hà tỉnh, nhà máy giấy Lee and Man ở Hậu giang; hoặc phải khai thác nhiều quặng mỏ khoáng sản, như khai thác Bô-Xít ở Tây nguyên, và nhiều nơi khác ...??? Nhưng trước hết và trên hết, NGƯỜI DÂN trong chính Quê hương mình phải thật sự được nhà cầm quyền csvn tôn trọng. Người dân phải được phát triển toàn diện, phát triển về thể xác và tinh thần. Biết tôn trọng người dân là nhà cầm quyền csvn phải biết tôn trọng cái „khác biệt“ nơi người dân! Khi người dân được tự do, và thật sự được phát triển toàn diện cả xác, lẫn hồn, thì lẽ đương nhiên đất nước phát triển. Đó mới gọi là „đúng quy trình“??? Đó mới thật sự là „nhà nước nhân dân“??? Tóm lại, Thực tế hôm nay, sống trong đất nước Việt nam, không ai được tự do, ngay cả nhà cầm quyền csvn đang cai trị cũng phải phập phồng lo sợ!!! Kính thưa Qúy vị, Chúng ta là người Việt nam, cùng da vàng, máu đỏ trong tình nghĩa đồng bào, cho dù chúng ta đang ở đâu, phương trời nào, làm sao chúng ta có thể lãng quên được Việt nam, một Quê Hương dấu yêu bất tận!   Do đó, trong tâm tình này, vào thứ bẩy ngày 15 tháng 07 năm 2017 lúc 15:00 giờ tại Đan viện ST.OTTILIEN Đức Quốc, được tổ chức một Thánh Lễ đồng tế và kiệu Mẹ Maria, đốt nến cầu nguyện cho Quê hương Việt Nam để công lý được thể hiện, người dân thật sự sống trong an bình, hạnh phúc. Năm nay, mừng kính “ĐỨC MẸ MÂN CÔI” Kỷ niệm 100 NĂM Đức Mẹ hiện ra ở Fatima. Mẹ đã nhắn nhủ với mọi người hãy: ĂN NĂN THỐNG HỐI, CẢI THIỆN ĐỜI SỐNG, LẦN HẠT MÂN CÔI VÀ TÔN SÙNG TRÁI TIM VẸN SẠCH MẸ. Mệnh lệnh của Mẹ vẫn còn vang vọng, thúc dục tất cả mọi người con cái Mẹ thực hiện để mưu tìm hoà bình cho thế giới, đặc biệt cho quê hương Việt Nam chúng ta hôm nay. Chúng ta cùng về lại Đan viện ST. Ottilien, tham dự Thánh lễ để Cầu nguyện cho chính chúng ta và gia đình chúng ta, cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam sớm có công lý và hoà bình. Chúng tôi chân thành kính mời Quý vị đại diện tinh thần các Tôn Giáo, Quý vị đại diện các Cộng Đồng, Quý cơ quan Truyền Thông, Quý Bậc Trưởng Thượng,quý vị đồng hương việt nam yêu chuộng hòa bình-công lý, quý ông bà và các bạn trẻ không phân biệt tôn giáo, bỏ chút thì giờ quý báu, đến tham dự đông đảo cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam. Thành thật cám ơn nhiều. Kính thư Đan viện St. Ottilien,12.06.2017 Linh mục Augustinô Phạm Sơn Hà OSB   *****   Chương trình:   Thứ bảy, 15. 07. 2017, Tại Đan viện St. Ottilien Erzabtei 01, D –86941,St. Ottilien, 15:00 giờ : Thánh lễ đồng tế 16:30 giờ - 19.30 giờ : Gặp gỡ chuyện trò; nướng thịt dùng cơm chiều. 19:30 giờ : Kiệu Đức Mẹ và đốt nến cầu nguyện cho Quê Hương Việt Nam. Bí chú: Để cho việc chuẩn bị và sắp xếp được chu đáo trong ngày cầu nguyện cho Quê hương VN tại Đan viện St. Ottilien, xin vui lòng liên lạc, ghi rõ tên trước ngày 08.07.2017, theo địa chỉ sau đây: Pater Augustinus Son Ha Pham OSB, Erzabtei 01, D –86941,St. Ottilien, Điện thoại: 0049/(0)8193/71615; Email:augustinus@ottilien.de ***Nếu có thể được, xin Qúy bà, Qúy chị mặc áo dài đến tham dự Thánh lễ! Cám ơn!
......

Phải chăng Chủ tịch nước Trần Đại Quang mở màn cho tiến trình giải thể quốc gia Việt Nam ?

Lần đầu tiên trong lịch sử, một người Việt “gốc”, sinh ra và lớn lên tại Việt Nam, có cha mẹ, tiên tổ là người Việt, lại bị nhà cầm quyền “truất quốc tịch Việt Nam”. Đây là một tiền lệ xấu. Theo quan niệm quốc tế, một quốc gia được thành hình trên bốn trụ cột: 1/ một nhóm dân chúng thường trực, 2/ một lãnh thổ được xác định, 3/ một chính phủ đại diện và 4/ có khả năng bang giao và được sự nhìn nhận của các quốc gia khác. “Nhóm dân chúng thường trực” có nghĩa là luôn hiện hữu trên lãnh thổ của quốc gia một nhóm dân chúng sinh sống thường trực. Công dân của một quốc gia được xác định bằng “quốc tịch” của công dân. Lãnh thổ quốc gia được xác định bằng “đường biên giới quốc gia”. Tập quán quốc tế nhìn nhận tính “bất khả xâm phạm” của “đường biên giới quốc gia” cũng như “công dân” phải có một “quốc tịch”. Tập quán quốc tế còn nhìn nhận dân chúng trong quốc gia có quyền “dân tộc tự quyết” để lựa chọn thể chế chính trị của mình. Trên thế giới có nhiều trường hợp một công dân có thể bị mất quốc tịch, vì một số hành động đe dọa an ninh quốc gia hay đi ngược lại quyền lợi của quốc gia, nhưng với các điều kiện: Người bị truất quốc tịch không trở thành người “vô tổ quốc”. Tức người bị truất quốc tịch phải có (ít nhứt) hai quốc tịch. Người bị truất quốc tịch không phải là công dân “gốc”. Tức thuộc nhóm “thành tố ban đầu” cấu tạo thành quốc gia. Nhà nước CSVN đã truất quốc tịch của công dân Phạm Minh Hoàng. Mặc dầu công dân này có hai quốc tịch (Việt và Pháp). Nhưng công dân Phạm Minh Hoàng là người Việt “gốc”, tức thuộc “thành tố ban đầu” cấu tạo nên quốc gia. Bởi vì cha mẹ, tổ tiên… của công dân Phạm Minh Hoàng là những người góp phần kiến lập nên quốc gia Việt Nam. Quyết định truất quốc tịch công dân VN của nhà nước CSVN đã làm thay đổi nền tảng của sự hiện hữu quốc gia Việt Nam. Chất keo nối kết để các dân tộc và các vùng lãnh thổ Bắc, Trung, Nam trở thành quốc gia duy nhứt tên gọi Việt Nam là hai hiệp định quốc tế Genève 1954 và Paris 1973. Nếu lãnh thổ là thành tố “bất khả phân” thì “quốc dân” cũng là thành tố “bất khả phân”, bất khả "truất bãi". Nhà nước CSVN tạo ra tiền lệ xấu. Nếu “quốc dân” “khả phân” thì lãnh thổ sẽ “khả phân”. Các hiệp ước nền tảng tạo thành quốc gia Việt Nam : hiệp định Genève 954 và Paris 1973, đã được các bên đối kháng, quốc tế cũng như nội bộ Việt Nam, triệt để tôn trọng, nhứt là các điều khoản về “quốc gia Việt Nam duy nhứt”. Chất keo không còn. Hệ quả là từ nay các nhóm dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam có thể “ly khai”, một cách công khai, để thành lập một quốc gia khác. Nhà nước Khmer Krom độc lập ở miền Nam, nhà nước “Đề ga” độc lập ở Tây nguyên… ta có thể kể hàng loạt với nhà nước Thái, Nùng, Mèo… ở miền Tây Bắc, Việt Bắc ... Vì vậy quyết định “truất quốc tịch” công dân "gốc" có thể sẽ mở màn cho tiến trình giải thể quốc gia tên gọi Việt Nam. FB Nhân Tuấn Trương
......

LUẬT PHÁP VÀ CÔNG LÝ CÓ TỒN TẠI HAY KHÔNG?

Sáng qua, ngày 09/06/2017, theo lịch tôi xuống Toà án nhân dân tỉnh Hà Nam sớm để làm việc và sao chụp hồ sơ vụ án bà Trần Thị Nga bị bắt và truy tố về tội "Tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 88 BLHS 1999. Nhà tranh đấu Trần Thị Nga bình thản khi bị bắt. Ảnh: báo chí nhà nước. Khi gặp anh thư ký, chúng tôi cũng xã giao vui vẻ và bình thường như những người khác. Nhưng có vẻ như đôi mắt ngắn và bé của anh thư ký có chút dò xét và ẩn chứa nhiều thắc mắc hơn lẽ thường. Đang sao chụp hồ sơ, anh thư ký hỏi với hàm ý khẳng định: luật sư những vụ này thì nhận được nhiều "đô" lắm nhỉ. Được tài trợ mà. Tôi không bất ngờ lắm với câu hỏi này, nhưng tôi chỉ thấy bất an khi đáp lại rằng: anh làm ở toà án, sao lại vội vàng để kết luận như vậy? Tôi thầm nghĩ "nếu người ta với tư duy ấy trong đầu thì công lý có nghĩa gì và chắc nó khó lòng mà có mặt trong những phòng xử". Tôi cảm thán và lắc đầu trong suy nghĩ vì những nhận thức ấy của một người đang tiến hành tố tụng, mà theo chức trách họ chỉ tuân theo pháp luật và có nghĩa vụ bảo vệ công lý. Nhưng nghe tới những câu nói ấy, tôi vội xoá trắng đi những nghi ngờ về cán cân ở vị trí cân bằng khi người ta nghĩ ngay đến tiền bạc và làm xấu đi hình ảnh của bị can, bị cáo dù còn chưa xét xử. Tiếp nữa, anh thư ký vẫn chưa thoả mãn, lại tiếp: vụ này đang có ba luật sư nhỉ. Chắc chắn chưa dừng lại mà còn nhiều luật sư nữa tham gia. Lắm tiền mà nên lo gì. Tôi thực sự thấy bất ổn hơn nữa với nhận thức như vậy. Tôi chỉ vừa chụp tài liệu vừa đáp: đó là quyền bào chữa của bị can, bị cáo. Bất cứ ai được nhờ đều có thể tham gia. Đừng nghĩ về vấn đề tiền bạc, mà là vấn đề quyền được bào chữa. Câu chuyện rẽ sang một hướng khác, nhưng có vẻ như anh thư ký này hay nói về "tiền". Tôi thấy chút gì đó đắng chát, vì nếu chỉ có tiền trong đầu thì người ta sẽ nghĩ gì về luật pháp, về công lý, về thân phận con người? Xong việc cũng trưa. Tôi nghỉ ngơi và ăn uống. Đầu giờ chiều vào trại tạm giam để làm việc với bị cáo. Khi gặp bà Nga, ngồi đối diện trong buồng tiếp phạm, bên cạnh tôi còn một nữ an ninh bịt khẩu trang, một quản giáo nam mặc sắc phục. Bất cứ những gì tôi và bà Nga trao đổi đều được vị nữ cảnh sát kia miệt mài ghi lại không bỏ sót một từ. Tôi biết nhưng vẫn tiếp tục cuộc nói chuyện của mình, mặc dù nó gây ra những phiền nhiễu và cả vi phạm nghiêm trọng quyền bí mật của thân chủ và luật sư. Điều gì đang diễn ra khi họ dám công khai ngồi ngay cạnh và ghi chép lại toàn bộ cuộc trò chuyện của luật sư và bị can, bị cáo? Họ là ai và có quyền gì để xâm phạm vào cuộc trò chuyện này, mà đúng luật thì chỉ có luật sư và thân chủ được trao đổi, những trao đổi đó là bí mật và là quyền bất khả xâm phạm về thông tin, về thân chủ, về vụ việc, về quyền được bào chữa. Họ ngồi ngang nhiên giám sát và ghi chép toàn bộ lại cuộc nói chuyện giữa luật sư và thân chủ. Có đất nước nào mà nền tố tụng lại trắng trợn xâm phạm ngang nhiên đến vậy hay không? Vậy thì còn gì bí mật giữa thân chủ và luật sư? Làm gì còn bí mật về các thông tin, việc trao đổi các quan điểm, nội dung để thực hiện việc bào chữa? Vậy cái khoản 3 Điều 19 Dự thảo BLHS 2015 đâu có cần thiết gì khi họ giám sát mọi lúc, mọi nơi, trong trại tạm giam họ còn ghi chép lại mọi lời trao đổi của bị can, bị cáo??? Vậy thì cần gì nghĩa vụ tố giác thân chủ nữa cho mệt và phản thực tiễn, bởi lẽ làm gì có bí mật nào để mà tố giác? Từ hôm qua trở về, tôi vẫn tự hỏi mình, rằng, luật pháp và công lý có thể tồn tại hay không? Có thể tồn tại hay không! FB Luân Lê
......

Nhóm Nghiên cứu Thể chế

THÔNG TIN Kính thưa quý vị! Sau một thời gian chuẩn bị, cũng như trao đổi bàn bạc, một số anh em chúng tôi xin được thông tin tới quý vị, hôm nay chúng tôi ra mắt Nhóm Nghiên cứu Thể chế. Nhóm Nghiên cứu Thể chế là một nhóm học thuật, chúng tôi tập hợp nhau trên tinh thần học thuật và tập trung nghiên cứu về thể chế dân chủ. Hiện nay nhóm mới chỉ có 4-5 người, trong tương lai sẽ mở rộng, thu nạp thêm các thành viên, trên cơ sở đồng thuận về học thuật. Chúng tôi trân trọng đưa ra Dự án Xây dựng Thể chế Dân chủ để trình bày với giới khoa học, các tổ chức chính trị và toàn thể đồng bào, mong nhận được sự góp ý, chỉ giáo và phản biện từ quý vị. Thành viên của Nhóm Nghiên cứu Thể chế: 1- Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, đại diện Nhóm Số điện thoại: 0987572844; Email: thanglongdoicho@gmail.com 2- Hà Huy Toàn, nhà nghiên cứu Triết học Chính trị 3- Lê Anh Hùng, nhà báo, dịch giả Số điện thoại: 01292091829; Email: leanhhung2020@gmail.com 4- Bùi Văn Thuận, giáo viên, thư ký Nhóm Email: lamviec.aedc@gmail.com Liên hệ Nhóm: Nguyễn Vũ Bình, dđ: 0987572844 Chúng tôi mong nhận được sự ủng hộ, cổ vũ của quý vị trong các hoạt động nghiên cứu và trao đổi học thuật của Nhóm. Nhóm chúng tôi có một trang web để hoạt động, xin được giới thiệuhttp://nghiencuutheche.com/ Xin chân thành cảm ơn quý vị! Trân trọng, Hà Nội, ngày 09/6/2107 Thay mặt cho Nhóm Nghiên cứu Thể chế Nguyễn Vũ Bình FB Nguyễn Vũ Bình
......

LS. Lê Quốc Quân bị sách nhiễu, đe dọa

Luật sư Lê Quốc Quân tường trình về việc ông bị nhóm người mặc thường phục đến nhà ngăn chặn và đe dọa ông và gia đình vào sáng ngày 8-6-2017. === ĐƠN TRÌNH BÁO Tôi tên là: Lê Quốc Quân, thường trú tại Phòng 504 Nhà No09 Số 193 Trung Kính, Yên Hòa – Quận Cầu Giấy – Hà Nội. Tôi làm đơn trình báo một việc như sau: Đúng 9h15 hôm nay ngày 08/06/2017, khi tôi bắt đầu vào nhà thì bị khoảng 10 người mặc thường phục chặn lại tại cổng chính. Họ đe dọa tôi “Không được đi đâu, gặp ai nếu chúng tôi không cho phép”. Ở đây tôi hiểu là “Không được đi gặp giới ngoại giao quốc tế” bởi vì lần gần đây nhất tôi bị cản không cho đi gặp Thượng Nghị Sỹ John McCain vào ngày 31/5/2017 nhưng tôi vẫn đi gặp. Sau đó người cầm đầu tên Thắng đã nhắc đi nhắc lại rằng: “Mày là cá nằm trên thớt, mày mà đi gặp một lần nữa thì vợ con mày sẽ chết. Mày có con gái lớn rồi, lo mà bảo vệ nó đi đừng để chúng tao ra tay”. Người này đã từng ngăn cản và đánh tôi vào chiều tối 3 tháng 7 năm 2016 khi tôi định đi dự tiệc chiêu đãi Quốc Khánh Hoa Kỳ do Đại Sứ Quán Hoa Kỳ mời. Người tên Thắng này còn dùng tay túm cổ áo, ghì chặt, dùng nắm đấm tì sát dưới quai hàm của tôi rất lâu và nói: “Chỉ một cú đấm này là mày toi”, nhưng tôi chỉ cười. Tất cả những điều này được nhiều người chứng kiến và tòa nhà của tôi cũng có Camera quan sát. Họ còn hành hung cả nhân viên tôi là anh Lê Hữu Khánh khi anh này xuống can thiệp. Cá nhân tôi không có thù oán với ai. Tuy nhiên, tôi vẫn thường xuyên bị theo dõi, ngăn cản đi lại và đặc biệt sự việc xảy ra sáng nay là vi phạm nghiêm trọng pháp luật, cụ thể như sau: 1. Cá nhân tôi là một công dân tự do cho nên tôi có quyền đi lại và gặp gỡ mọi người, bao gồm cả các giới ngoại giao quốc tế. Việc ngăn cản không cho tôi đi gặp gỡ những viên chức chính trị quốc tế là vi phạm Điều 22, Điều 23 Hiến pháp 2013; 2. Người cầm đầu tên là Thắng trực tiếp nhiều lần đe dọa “sẽ xử lý vợ con mày” và “cho cháy nổ xe của mày”. Đó là hành vi đe dọa trực tiếp đến quyền sống của tôi, phạm vào tội Đe dọa giết người quy định tại Điều 103 BLHS hiện hành. Không biết điều gì có thể đến với tôi và gia đình tôi nhưng những lời đe dọa này là có cơ sở, trong hành vi của họ là đầy quyết tâm và hằn học. Bởi vậy tôi làm đơn này trình báo đến công an Phường và đề nghị Bộ Công an cho tiến hành điều tra ngay về việc đe doa đến tính mạng, nhân phẩm, danh dự của tôi và gia đình. Ông Thắng và toàn bộ các cá nhân đi theo cùng với ai đã chỉ đạo việc này sẽ phải chịu trách nhiệm bất cứ tai nạn hay sự cố nào xảy ra với tôi và gia đình của tôi. Tôi có đầy đủ bằng chứng, lời nói, việc làm và hình ảnh về các cá nhân tham gia vào việc này và sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu. Người làm đơn Lê Quốc Quân
......

Cựu tù nhân Việt Nam cảm ơn dân làng Neustadt-Hambach

Sau khi được trả tự do vào tháng Giêng năm nay , ông Đặng Xuân Diệu nhân dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống tới thăm làng Hambach - Neustadt  "Cái Nôi của Nền Dân Chủ Đức" , nơi đã hỗ trợ rất nhiều cho ông. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu (giữa) cùng với ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh và bà Editha Bolz, ảnh chụp tại Lâu Đài Hambach. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu đến để nói lời cảm ơn dân làng Hambach đã có những nỗ lực tranh đấu qua kiến nghị và thỉnh nguyện thư để làm áp lực buộc nhà cầm quyền phải trả tự do cho ông. Từ đầu năm nay Đặng Xuân Diệu sinh sống ở Pháp. Vào những ngày đại lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống vị giáo dân rất ngoan đạo này đã ghé thăm làng Hambach.     Cuộc vận động giúp các Kitô hữu bị tù đày được bắt đầu từ Hambach là nhờ ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh, một thuyền nhân „Boat people“ vào cuối năm 1979 và đã có mặt ở Neustadt một quê hương mới. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh năm nay 50 tuổi, nói tiếng Đức rất giỏi và hiện là viện trưởng một khâu trong cơ quan dành cho các bệnh nhân tâm thần thuộc Caritas thành phố Ludwigshafen. Những tệ trạng ở quê hương ông, đã thúc đẩy ông phải hành động. Trong cuộc vận động chống lại những vi phạm nhân quyền, đã được sự hỗ trợ của nhiều người ở Hammbach, trong đó có Giáo sư Tiến sĩ Johannes Kals hiện đang dạy về kinh tế ở đại học Ludwigshafen và Giáo sư Tiến sĩ  Stefan Grüne, bác sĩ trưởng về nội khoa của nhà thương Hetzelstift. Vào năm 2014 họ khởi xướng một chiến dịch cầu nguyện và đòi trả tự do cho các người tranh đấu cho nhân quyền đang bị giam giữ. Họ cũng nhận được  sự giúp đỡ từ các giáo xứ qua lời cầu nguyện và phổ biến thức ăn Á châu để gây quỹ. Số tiền này dành để giúp đỡ các gia đình của những tù nhân lương tâm. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu là kỹ sư xây cất đã phải trải qua 6 năm tù biệt giam. Vào năm 2011 ông đã bị bắt cùng với 13 thanh niên Kitô giáo khác và ông bị kết án 13 năm tù với tội danh: „có ý đồ lật đổ chính quyền“. Rất nhiều nhân sĩ của tiểu bang Rheinland-Pfalz và trên toàn nước Đức đã tranh đấu đòi trả tự do cho ông, trong đó có Đức Giám Mục phó Otto Georgens và Đức Giám Mục TS Karl-Heinz Wiesemann. Trước khi ông Diệu tới Hambach, ông đã đến Văn phòng Đức Giám Mục ở Speyer để gặp gỡ và cảm ơn những sự giúp đỡ. Ông kể rằng trong tù ông đã bị đàn áp nặng nề vì ông đã không chấp nhập bản án và không chịu mặc áo tù. Trong thời gian 6 năm tù ông đã tuyệt thực tổng cộng là 100 ngày để phản đối những điều kiện giam giữ tồi tệ và bản án bất công. Vào dịp lễ Schwarz-Rot-Gold („Đen-Đỏ-Vàng“, màu cờ của nước Đức*) vào cuối tuần này nhóm cầu nguyện và đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm sẽ lại phổ biến những thức ăn Á châu rất ngon miệng và quyên góp tiền để giúp đỡ các tù nhân lương Việt Nam. Ehemaliger Häftling aus Vietnam dankt Hambachern Von Kathrin Keller Minh Hoài phỏng dịch Đây là nhật  báo "Die Rheinpfalz" lớn nhất của Tiểu Bang Rheinland - Pfalz  có ấn bản trên hai trăm ngàn số mỗi ngày. http://www.rheinpfalz.de/lokal/neustadt/artikel/ehemaliger-haeftling-aus...  
......

Cựu TNLT Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu gặp gỡ Đức Giám Mục TS Wiesemann

Cựu TNLT Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu gặp gỡ Đức Giám Mục TS Wiesemann và các nhân sĩ của chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Ảnh: Đức Giám Mục TS Wiesemann và cựu TNLT Đặng Xuân Diệu. Speyer. Vào tháng giêng năm 2017 một giáo dân Kitô giáo Việt Nam và là người tranh đấu cho nhân quyền với án tù rất cao đã được ra khỏi tù ở quê hương của ông và bị trục xuất qua Paris. Sáu năm trời vị giáo dân công giáo rất ngoan đạo này, người đã và đang dấn thân cho dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, bị biệt giam. Rất nhiều nhân sĩ của tiểu bang Rheinland-Pfalz cũng như trên toàn nước Đức, trong đó có các vị đại diện của giáo phận Speyer là Đức Giám Mục phó Otto Georgens và Đức Giám Mục chánh địa phận Speyer Dr. Karl-Heinz Wiesemann (và là chủ tịch uỷ ban Đức Tin Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc*) đã đứng tên vào chiến dịch đòi trả tự do cho ông Đặng Xuân Diệu. Hôm thứ năm ngày 01 tháng sáu vừa qua Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu đã tới Văn Phòng Đức Giám Mục để cám ơn sự nâng đỡ tinh thần qua các vị lãnh đạo của giáo phận Speyer. Người đứng ra vận động cuộc gặp gỡ này là một nhân viên lâu năm của Caritas và là thành viên của Hội Đồng giáo phận: ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh; người mà vào năm 1979 khi còn là một thiếu niên đã vượt biên và đã được nhà dòng nữ Đa Minh Speyer đón nhận. Ảnh: các Tù Nhân Lương Tâm Thanh Niên Công Giáo Ông Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu kể rằng vào năm 2011 ông đã cùng với 13 thanh niên công giáo khác bị bắt và ông bị kết án 13 năm tù vì lý do „có ý đồ lật đổ chính quyền“. Ông Diệu nói: „Được thôi thúc bởi  đức tin nên chúng tôi đã tranh đấu cho tự do và dân chủ. Nhà cầm quyền cho rằng đây là mối đe dọa và đó là lý do tại sao họ bỏ tù chúng tôi“. Bởi vì ông Diệu không chấp nhận bản án và không chịu mặc áo tù vì ông không cho rằng mình là tội phạm nên trong tù ông bị đàn áp nặng nề. Ông phản đối những điều kiện giam giữ tồi tệ và bản án bất công và vì thế ông đã tuyệt thực tổng cộng là 100 ngày trong 6 năm tù đày. Ông Đặng Xuân Diệu kể: „Trong hoàn cảnh cực kỳ nguy khốn đó, tôi gần như sắp chết thì có một người bạn kể cho tôi nghe về chiến dịch đòi trả tự do cho tôi và có rất nhiều người đang cầu nguyện cho tôi. Tin này làm tôi phấn khởi, có thêm sức mạnh và hy vọng, bởi vì họ còn cấm không cho tôi được người nhà thăm viếng nữa“. Việc ông bị trục xuất qua Paris đối với ông rất bất ngờ. Yêu cầu của ông Diệu là: Xin đừng quên những anh em trong đức tin và là bạn tù của ông. Xin mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện và tranh đấu để các tù nhân lương tâm này cũng được trả tự do. Ông Diệu đã trao cho Đức Giám Mục TS Wiesemann một tập hồ sơ với tên và hình của những bạn tù của ông. Mối ưu tư kế tiếp của ông Diệu là ông xin sự giúp đỡ cho những nạn nhân của thảm họa môi sinh thuộc giáo phận quê hương ông là giáo phận Vinh. „Trên 250 cây số miền Trung Việt Nam đã bị một nhà máy thép FORMOSA  thải chất độc ra làm ô nhiễm. Giáo hội Việt Nam đã giúp các nạn nhân để đòi nhà máy này bồi thường“. Nhà cầm quyền Việt Nam hỗ trợ và khuyến khích để các hãng xưởng hầu hết là từ Trung quốc hoạt động mà không hề tôn trọng đến môi sinh. Nhiều Kitô hữu đã lên tiếng chống đối và vì thế họ bị đe dọa đến tính mạng. „Chúng tôi luôn liên đới với các Kitô hữu bị đàn áp ở Việt Nam“, Đức Giám Mục Wiesemann tuyên bố như thế, sau khi nghe xong bài tường trình của ông Đặng Xuân Diệu. Đức Giám Mục Wiesemann đã tỏ ra rất xúc động. Ngài nhắc lại cuộc viếng thăm Việt Nam của Đức Hồng Y Reinhard Marx vào tháng giêng năm 2016 vừa qua. Trong cuộc viếng thăm này Đức Hồng Y Marx cũng đã nhấn mạnh đến sự liên đới giữa giáo hội Đức quốc và giáo hội Việt Nam. Ngoài ra, Đức Giám Mục Wiesemann lên tiếng cám ơn cho những nỗ lực của các nhân sĩ trong chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Trong buổi gặp gỡ  tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu có sự hiện diện ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh và vợ bà Theresia Hòa Trương cùng một số nhân sĩ trong chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm: Giáo sư tiến sĩ Stefan Grüne của trường đại học Mainz, bác sĩ Jörg Breitmaier giám đốc nhà thương „Zum Guten Hirten“ ở Ludwigshafen, giáo sư tiến sĩ Arnd Götzelmann của trường đại học Ludwigshafen, thầm phán Gudrun Freiermuth, chủ tịch thẩm phán đoàn Otmar Freiermuth và sơ Johanna Gillich thuộc dòng Đa Minh Speyer. Phanxicô Xaviê Đặng Xuân Diệu (người đứng thứ 5 từ phải) và Đức Giám Mục TS Wiesemann (người đứng trái kế bên Đặng Xuân Diệu) và những nhân sĩ   của chiến dịch đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm Việt Nam. Nhà báo: C. W. Zechhttps://www.bistum-speyer.de/news/nachrichten/?no_cache=1&tx_ttnews%5Btt... * chú thích thêm của người dịch
......

Menschenrechtsaktivist aus Vietnam zu Besuch im Bischofshaus

Franz-Xaver Dang-Xuan-Dieu (5. von rechts) mit Bischof Wiesemann (links neben Dang-Xuan-Dieu) und Mitgliedern der Freilassungsinitiative. Speyer. Im Januar 2017 wurde der zu einer langjährigen Gefängnisstrafe verurteilte vietnamesische Christ und Menschenrechtsaktivist Franz-Xaver Dang-Xuan-Dieu in seinem Heimatland aus der Haft entlassen und nach Paris abgeschoben. Sechs Jahre verbrachte der tiefgläubige Katholik, der sich für Demokratie und Menschenrechte in Vietnam engagiert, in Einzelhaft. Für seine Freilassung hatte sich auch eine von vielen Persönlichkeiten aus der Pfalz und ganz Deutschland mitgetragene Initiative eingesetzt, die von Vertretern des Bistums Speyer, darunter Weihbischof Otto Georgens und Bischof Dr. Karl-Heinz Wiesemann, unterstützt wurde. Bei einem Besuch im Bischofshaus am vergangenen Donnerstag bedankte sich Franz-Xaver Dang-Xuan-Dieu bei  für den Beistand durch die Speyerer Bistumsleitung. Initiiert hatte den Besuch der langjährige Caritasmitarbeiter und Mitglied im Katholikenrat der Diözese Speyer Ton-Vinh Trinh-Do, der 1979 als Jugendlicher aus seiner Heimat geflüchtet war und damals Aufnahme im Kloster St. Dominikus in Speyer fand. Wie Franz-Xaver Dang-Xuan-Dieu im Bischofshaus berichtete, wurde er 2011 gemeinsam mit 13 anderen jungen vietnamesischen Christen verhaftet und zu einer 13-jährigen Gefängnisstrafe verurteilt. Der Vorwurf der Justiz lautete: versuchter Umsturz des Staates. „Wir haben uns aus unserem christlichen Glauben heraus für Freiheit und Menschenrechte eingesetzt. Das haben die staatlichen Behörden als Bedrohung empfunden und das war der Grund für unsere Verhaftung“, erklärte Dang-Xuan-Dieu. Da er das Urteil nicht anerkannte und sich außerdem weigerte Gefängniskleidung zu tragen, weil er sich nicht als „Verbrecher“ betrachtete, war er im Gefängnis großen Repressalien ausgesetzt. Er protestierte gegen die Haftbedingungen und das ungerechtfertigte Urteil mit insgesamt 100 Tagen Hungerstreik während der sechs Jahre Haft. „In dieser Notlage, knapp vor dem Tod, berichtete mir ein Freund von der Kampagne für meine Freilassung und das so viele Menschen für mich beten. Das hat mir sehr viel Hoffnung und Kraft gegeben, denn man hatte mir auch verboten, Besuch von Angehörigen zu empfangen“, erzählte Dang-Xuan-Dieu. Die Abschiebung nach Paris kam für ihn überraschend. Seine Bitte: Die immer noch im Gefängnis sitzenden Glaubensschwestern und – brüder nicht zu vergessen, für sie weiterhin zu beten und für ihre Freilassung zu kämpfen. Er überreichte Bischof Wiesemann eine Liste mit Namen und Fotos inhaftierter Weggefährten. Ein weiteres Anliegen ist ihm die Unterstützung der von einer Umweltkatastrophe betroffenen Küstenbewohner in seiner Heimatdiözese Vinh. „Über 250 Kilometer Küste wurden in Mittelvietnam durch Abwässer eines Werkes des Stahlkonzerns Formosa verseucht. Die Kirche unterstützt die Opfer bei ihrem Bemühen, von dem Unternehmen eine Entschädigung zu bekommen“, so Dang-Xuan-Dieu. Die Regierung in Vietnam fördere die Ansiedlung von Industrieunternehmen vor allem aus China, die ohne Rücksicht auf die Umwelt produzierten. Dagegen wehrten sich auch viele Christen und würden deshalb bedroht. „Wir fühlen uns in großer Solidarität mit den verfolgten Christen in Vietnam verbunden“, erklärte Bischof Wiesemann, der sich von den Schilderungen Dang-Xuan-Dieus „sehr bewegt“ zeigte. Er verwies auf den Besuch von Kardinal Marx in Vietnam im vergangenen Jahr, mit dem die Verbundenheit der Kirche in Deutschland mit den Katholiken in Vietnam zum Ausdruck gebracht worden sei. Allen Unterstützern der Freilassungsinitiative dankte er für ihr Engagement. Begleitet wurde Dang-Xuan-Dieu bei seinem Besuch im Bischofshaus von Ton-Vinh Trinh-Do und dessen Ehefrau Theresia Hoa Truong sowie den Mitgliedern der Freilassungsinitiative Prof. Dr. med. Stefan Grüne von der Universität Mainz, dem ärztlichen Direktor des Krankenhauses „Zum Guten Hirten“ in Ludwigshafen, Dr. Jörg Breitmaier, Prof. Arnd Götzelmann von der Hochschule Ludwigshafen, den beiden ehemaligen Richtern am Landgericht in Neustadt Gudrun und Otmar Freiermuth sowie Sr. Johanna Gillich vom Institut St. Dominikus in Speyer. Weitere Informationen zu der Initiative: http://www.thongtinducquoc.de/node/2515 https://www.bistum-speyer.de/news/nachrichten/?no_cache=1&tx_ttnews%5Btt...
......

Đức Hồng Y Reinhard Marx trao đổi tình hình nhân quyền VN với Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu

MÜNCHEN, Đức Quốc (CTM Media) – Trong nỗ lực vận động Quốc tế về nhân quyền và các nạn nhân thảm họa Formosa, ông Đặng Xuân Diệu đã được Đức Hồng Y Reinhard Marx tiếp đón tại Thánh đường München Dom vào ngày 3 tháng Sáu, 2017. Ông Đặng Xuân Diệu đã kể tóm lược về những trải nghiệm trong tù đày, cả về nỗi thống khổ và đời sống đức tin của bản thân. Ông cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Hồng Y về sự quan tâm sâu sắc đến tình trạng nhân quyền của Việt Nam, cách riêng là các tù nhân lương tâm (TNLT). Ảnh: Đức Hồng Y Reinhard Marx - cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Đức Hồng Y đã ban phép lành trên tấm hình của các TNLT như Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài, Hồ Đức Hòa, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Văn Oai, Trần Thị Thúy, Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Văn Hóa… Ngoài ra, Đức Hồng Y Reinhard Marx còn nhận được nhiều thông tin khác về thực trạng xã hội Việt Nam. Được sự chấp thuận của Ban Hỗ Trợ Thảm Họa Formosa, ông Đặng Xuân Diệu đã trao tận tay Đức Hồng Y tập hồ sơ mà Ban Hỗ Trợ chưa có dịp gửi đến Ngài, trong chuyến công tác tại Âu Châu của đoàn vừa qua. Đức Hồng Y cho biết, HĐGM Đức rất quan tâm về thảm họa này và sẽ có những đối thoại với các cơ chế chính phủ Đức, nơi đã và đang có nhiều đầu tư vào Việt Nam để tạo áp lực nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của ngư dân và môi trường biển Việt Nam. Buổi gặp gỡ diễn ra trong bầu không khí tình cha con và lạc quan về một Giáo hội Công Giáo Việt Nam đã được trợ lực bởi chuyến viếng thăm của Đức Hồng Y Reinhard Marx vào tháng Giêng 2016. Trước khi chia tay Đức Hồng Y đã ân cần nhắc nhở “các con thường xuyên thông tin và giữ liên lạc với các ban ngành chuyên môn của HĐGM Đức, nhất là với Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình”. Sau cùng Ngài đã ban phép lành và chụp hình chung với ông Đặng Xuân Diệu và đoàn công tác. Một số hình ảnh từ buổi gặp gỡ giữa Đức Hồng Y Reinhard Marx và Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Nguồn: Chân Trời Mới Media
......

TƯ VẤN PHÁP LUẬT V/v Đối với trường hợp bị tước quốc tịch của Ông PHẠM MINH HOÀNG

Ngày 01/06/2017, Tổng Lãnh Sự Quán Pháp tại TP.Hồ Chí Minh thông tin rằng Ông PHẠM MINH HOÀNG đã bị chính phủ Việt Nam tước quốc tịch Việt Nam, văn bản quyết định tước quốc tịch do Chủ tịch nước Ông TRẦN ĐẠI QUANG ký vào ngày 17/05/2017. Bản tư vấn pháp luật này đặt trên giả thiết thông tin của Tổng Lãnh Sự Quán Pháp là chính xác. LÝ LỊCH ÔNG PHẠM MINH HOÀNG TRONG QUAN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM : - Ông PHẠM MINH HOÀNG, sinh ngày 08/08/1955 tại Tỉnh Phước Tuy (nay là tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Việt Nam. - Tháng 11/1973, Ông PHẠM MINH HOÀNG đi du học tại Pháp, tại đây, Ông PHẠM MINH HOÀNG gia nhập thêm quốc tịch Pháp. - Năm 2000, Ông PHẠM MINH HOÀNG trở về Việt Nam làm việc. - Năm 2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được UBND TP.Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam, có nội dung chứng nhận Ông PHẠM MINH HOÀNG “chưa thôi quốc tịch Việt Nam” và “Hiện có quốc tịch Việt Nam”. Sau đó, Ông PHẠM MINH HOÀNG được hồi hương về Việt Nam, được nhập Hộ khẩu thường trú.và được cấp Giấy Chứng minh Nhân dân. THÂN PHẬN PHÁP LÝ CỦA CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG : Lược qua lý lịch của Ông PHẠM MINH HOÀNG trong các mốc quan hệ giữa công dân và nhà nước, thì về phương diện pháp lý : Ông PHẠM MINH HOÀNG là người có quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 13 (khoản 1), điều 14 (khoản 1) và điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam. Trong đó, điều 15 Luật Quốc tịch Việt Nam quy định : “Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam”, theo đó, Ông PHẠM MINH HOÀNG có cha mẹ đều là công dân Việt Nam cho nên có quốc tịch Việt Nam. Ngày 02/03/2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được UBND TP Hồ Chí Minh cấp Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam số 1202/UBND-NC, xác nhận : Ông PHẠM MINH HOÀNG “chưa thôi quốc tịch Việt Nam” và “Hiện có quốc tịch Việt Nam”. Nói khác, văn bản này chỉ xác nhận một tình trạng pháp lý hiện hữu đã có từ khi Ông PHẠM MINH HOÀNG ra đời vào năm 1955. Giấy chứng nhận có quốc tịch này không phải là văn bản cho nhập quốc tịch theo điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam. NHẬN XÉT VỀ QUYẾT ĐỊNH TƯỚC QUỐC TỊCH VIỆT NAM ĐỐI VỚI CÔNG DÂN PHẠM MINH HOÀNG : Tước quốc tịch được Luật Quốc tịch Việt Nam quy định tại điều 31, chỉ được áp dụng đối với hai (02) đối tượng : - “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài” (theo quy định khoản 1) và - “Người đã nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định tại điều 19 của Luật này” (theo quy định khoản 2); Năm 2007, Ông PHẠM MINH HOÀNG được hồi hương, cấp Chứng minh nhân dân và có Sổ Hộ khẩu thường trú , thế nên, Ông đã là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước từ 10 năm qua (2007 – 2017), cho nên, Ông không phải là “Công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài” thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam. Đồng thời, Ông PHẠM MINH HOÀNG là người có quốc tịch Việt Nam từ năm 1955. Thực tế pháp lý này được xác nhận bằng Giấy chứng nhận có quốc tịch Việt Nam số 1202/UBND-NC, do UBND TP Hồ Chí Minh cấp ngày 02/03/2007. Ông CHƯA TỪNG “nhập quốc tịch Việt Nam theo quy định điều 19” của Luật Quốc tịch Việt Nam, cho nên, Ông cũng không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam. Tóm lại, việc áp dụng điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam để tước quốc tịch Việt Nam của Ông PHẠM MINH HOÀNG (nếu có) là không đúng đối tượng. KẾT LUẬN : Ông PHẠM MINH HOÀNG có quốc tịch từ năm 1955 cho đến nay, ông là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước từ 10 năm qua (từ 2007 – 2017). Ông không là đối tượng của bất kỳ điều luật nào cho phép tước quốc tịch Việt Nam theo Luật Quốc tịch Việt Nam hiện hành.. Một hành vi như thế (nếu có) là vi luật, cần phải được hủy bỏ. * Nêu tham khảo thêm về trường hợp Ông PHẠM MINH HOÀNG có quốc tịch Pháp : Căn cứ theo điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam về “Nguyên tắc quốc tịch”, thì Việt Nam chỉ “công nhận công dân Việt Nam có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam ...”. Theo đó, Nhà nước Việt Nam không quan tâm đến quốc tịch khác ngoài quốc tịch Việt Nam của công dân. Trường hợp Ông PHẠM MINH HOÀNG cũng như vậy. LUẬT PHÁP THAM CHIẾU : - Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/07/2009; - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Quốc tịch Việt Nam có hiệu lực ngày 26/06/2014; - Nghị định số 78/2009/NĐ-CP ngày 22/09/2009; - Nghị định số 97/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014; TP Hồ Chí Minh, ngày 05/06/2017. Luật sư tư vấn Luật sư ĐẶNG ĐÌNH MẠNH Văn phòng Luật sư Đặng Đình Mạnh, địa chỉ 173 Lý Thái Tổ, Phường 9, Quận 10, TP Hồ Chí Minh. Tel. 0838 346 221, 0903 909 854 Và Chuyên gia pháp lý LÊ CÔNG ĐỊNH
......

Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu vận động cho nhân quyền Việt Nam

  Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu được tiếp đón tại văn phòng Giáo phận Speyer - Đức quốc   Speyer, 01.6.2017: Trong nỗ lực vận động cho những TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Việt Nam cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã liên tục tận dụng mọi cơ hội để trước nhất cảm ơn những vị đại diện các cơ chế chính quyền, xã hội, tôn giáo cũng như người dân Đức, sau là thông tin cụ thể về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là trong những tháng vừa qua khi các đồng bào nạn nhân của thảm họa Formosa bị đàn áp lúc họ cùng với một số các linh mục như Đặng Hữu Nam, Nguyễn Đình Thục… thuộc giáo phận Vinh lên tiếng và xuống đường đòi hỏi minh bạch và công lý. Đức Giám Mục Karl-Heinz Wiesemann và Cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Ngày 01 Tháng 6, 2017 tại văn phòng Giáo phận Speyer cựu TNLT Đặng Xuân Diệu có cuộc gặp gỡ tiếp xúc  ĐGM Dr. Karl-Heinz Wiesemann, Prof. Dr. Stefan Grüne, Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Dr. Jörg Breitmaier, nữ Thẩm phán Gudrun Freiermuth, Chủ tịch Thẩm phán đoàn ông Otmar Freiermuth, nữ tu Johanna Gillch và nhà báo Christina Wilke-Zech. Trong buổi gặp gỡ này cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đã trao cho ĐGM Wiesemann tập hồ sơ về các TNLT cũng như về thảm nạn tàn phá môi sinh do Formosa và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra. Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình Hội Đồng Giám Mục Đức tiếp đón cựu TNLT Đặng Xuân Diệu Bonn, 02.6.2017: Đại diện văn phòng Nhân Quyền của UB CL&HB thuộc Hội Đồng Giám Mục Đức Quốc ông TS  Daniel Legutke đã mời cựu TNLT Đặng Xuân Diệu đến trao đổi về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Nhân dịp này ông Đặng Xuân Diệu hết lòng cảm ơn những nỗ lực lên tiếng của Giáo hội Công giáo Đức đã và đang dành cho những TNLT Việt Nam nói chung và cho bản thân ông nói riêng.   TS Legutke đặt nhiều câu hỏi cụ thể về tình hình nhân quyền từ khi đông đảo nạn nhân của thảm họa môi sinh, do Formosa và đảng Cộng Sản Việt Nam gây ra, lên tiếng và xuống đường biểu tình đòi hỏi nhà nước Việt Nam chấm dứt hợp đồng với công ty Formosa và phải bồi thường thích đáng. Trong phần cuối khi đón nhận tập hồ sơ về những TNLT TS Legutke đã cảm ơn ông Đặng Xuân Diệu cũng như những người thanh niên công giáo đã can đảm lên tiếng cho chân lý và công lý.  Ông hứa sẽ cố gắng vận động chính quyền Đức lên tiếp tục lên tiếng.   Minh Hoài
......

Sự thật ”hợp tác” giữa Bộ công an và Bộ ngoại giao CSVN

Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chủ trì buổi gặp mặt các Đại sứ, Tổng Lãnh sự mới được bổ nhiệm đại diện cho Việt Nam tại nước ngoại nhiệm kỳ 2017 - 2020, diễn ra tại Hà Nội hôm 24-5-2017. Ảnh: Báo Mới Ngày 24 Tháng 5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã tiếp các Đại sứ, Tổng Lãnh sự được bổ nhiệm làm Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài, nhiệm kỳ 2017 - 2020. Tin được viết dưới tiêu đề: Đẩy mạnh hợp tác giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Công an. Một facebooker khi đọc tin này đã bình luận: Thêm một lý do Việt Kiều tránh xa Sứ quán. Một người khác thì nhận xét: Công an hợp tác với Ngoại giao làm gián điệp? Tôi muốn viết một vài thông tin để độc giả hiểu thêm về mối quan hệ giữa an ninh và ngoại giao của Cộng sản Việt Nam (CSVN), nó có phần rất khác với những gì chúng ta thấy ở một xã hội văn minh.   Trong chế độ công an trị, việc an ninh xen vào mọi ngõ ngách của đời sống chính trị - xã hội tại Việt Nam là điều dễ hiểu. Ngay từ thời Nhân văn Giai phẩm đã có một câu quy gọn cực đắt, đó là: Bục công an đứng giữa trái tim người. Hầu hết các bộ ngành ở Việt Nam đều có sự hiện diện của an ninh chìm. Bài viết này xin khoanh nhỏ vào nội dung “hợp tác” giữa Bộ Ngoại giao và Bộ Công an của Việt Nam và nội dung chỉ trong tầm hiểu biết giới hạn của tác giả. Sự “hợp tác” giữa an ninh và ngoại giao thể hiện trên các mặt sau: 1. Về nhân quyền: Bộ Chính trị giao cho Bộ Ngoại giao hai nhiệm vụ trọng tâm, đó là: lãnh thổ và nhân quyền. Thông thường các nước đều có cơ quan (hoặc cơ chế) quốc gia bảo vệ và thúc đẩy quyền con người. Các cơ quan này được khuyến khích càng độc lập càng tốt. Về hình thức, Việt Nam cũng có cơ chế này, nhưng nó hoàn toàn không được độc lập mà nằm dưới sự lãnh đạo của đảng do hai Bộ Ngoại giao và Công an làm chủ chốt. Thường thì hai Bộ này phải vất vả đối phó nhất trong những thời kỳ mà Việt Nam là quốc gia phải báo cáo trong Kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Họ đã phải kiểm điểm trong năm 2014 và sắp tới vào năm 2018. Hoặc ở những kỳ đón đoàn quốc tế đến giám sát về thực hiện nhân quyền hay những kỳ Đối thoại về nhân quyền với Mỹ và Châu Âu. Ở những thời kỳ này, hai Bộ chủ trì họp liên miên để nghe ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị, cân nhắc từng câu chữ và bàn những mánh khóe để che đậy những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Đã từng có quan niệm cho rằng Bộ Ngoại giao có hai nhiệm vụ, đó là: tô vẽ, minh họa cho những gì đảng cộng sản làm được và biện hộ, thanh minh hoặc cãi cố cho những gì đảng cộng sản vi phạm quy ước quốc tế. Như vậy, trong câu chuyện “hợp tác” giữa an ninh và ngoại giao về nhân quyền, thì phía an ninh là bên đàn áp và cản trở thực thi nhân quyền, còn phía ngoại giao là bên đi làm thầy cãi cho những vi phạm đó. Phải công nhận rằng CSVN đã nhiều lần thoát hiểm về nhân quyền cũng nhờ tài biện hộ lấp liếm của Bộ Ngoại giao. Họ đã biết lợi dụng những kẽ hở của các thủ tục làm việc để ngăn chặn việc thảo luận về những vụ việc bất lợi cho họ, hoặc họ thanh minh về đặc thù văn hóa và luật pháp của các quốc gia khác nhau, hoặc họ biết lợi dụng tình trạng “đánh trống bỏ dùi” lâu nay của LHQ, đưa ra nhiều khuyến nghị nhưng không có khả năng theo dõi và giám sát việc thực hiện. Cho nên, tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam nghiêm trọng là vậy mà các ông Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, ông Đại sứ Nguyễn Trung Thành vẫn “dõng dạc” tuyên bố tại LHQ: “Chính sách nhất quán của Nhà nước Việt Nam là tôn trọng và đảm bảo tất cả các quyền con người theo đúng các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền”. Hoặc mỗi khi có những báo cáo về nhân quyền của các tổ chức quốc tế về nhân quyền tại Việt Nam thì người phát ngôn Bộ Ngoại giao vẫn không ngần ngại chối phăng: “đó là những thông tin sai lệch, là thiếu khách quan và không phản ánh đúng tình hình thực tế ở Việt Nam". Như vậy, bên an ninh tuân theo lệnh của đảng là chuyên đi đàn áp, bắt bớ những người đứng lên đòi tự do, dân chủ và nhân quyền, bên ngoại giao cũng là làm theo chủ trương của đảng là bác bỏ, cãi phăng những vi phạm nhân quyền của chế độ, hoặc tìm cách lấp liếm, bưng bít thông tin. Chính vì thế mà hai Bộ Ngoại giao và Công an luôn cần phải “phối hợp nhịp nhàng” làm sao cho ăn giơ, ăn khớp với nhau. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm. Ảnh: vietnamnet Thường thì khi bắt bớ, giam cầm một người nào đó, bên an ninh gán cho họ một cái tội vu vơ. Bên ngoại giao thì chối phăng với quốc tế là ở Việt Nam không có tù nhân lương tâm. Thí dụ, như bà Bùi Thị Minh Hằng bị gán cho tội gây rối trật tự công cộng, điều mà dân mạng phản đối một cách dí dỏm “tội hai xe máy đi hàng ba”. Ông Tô Lâm, thời còn bên tổng cục an ninh, quan hệ khá mật thiết với Bộ Ngoại giao, nhất là với cán bộ Vụ Tổ chức Quốc tế. Trong một buổi nhậu nhẹt, ông đã từng cao hứng: “các anh bên Bộ Ngoại giao thấy có nhân vật nào khó chịu, cứ bảo bọn em một câu, em cho đàn em xử lý đẹp ngay”. 2. Quản lý xuất nhập cảnh: Quản lý xuất nhập cảnh thuộc thẩm quyền của Bộ Công an, nhưng việc cấp visa, phần lớn là do các Đại sứ quán, Lãnh sự quán bên ngoài cấp. Bộ Ngoại giao được bên Công an cung cấp một bảng danh sách “đen”, danh sách những người cấm không được nhập cảnh Việt Nam. Hàng năm, danh sách này dài thêm do những “phần tử không được chào đón” tại Việt Nam càng ngày càng đông. Những năm gần đây, lại xuất hiện một loại danh sách cấm xuất cảnh, dành cho người Việt Nam ở trong nước muốn ra nước ngoài. Có lẽ chỉ trừ có một vài nước cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều tiên, hiếm thấy nơi nào trên thế giới có tình trạng tương tự. Mỗi khi cấp một visa cho khách nước ngoài hoặc Việt Kiều, các Đại sứ quán, Lãnh sự quán phải xin phép nhập cảnh, thông qua một công ty du lịch trong nước. Hầu hết các công ty du lịch này đều phải có tay chân bên an ninh, hoặc thậm chí đó là công ty ngầm của công an. Một khi có số phép nhập cảnh của công ty du lịch đó thì các cơ quan bên ngoài mới được cấp một visa hợp lệ. Khi có Nghị quyết 36 (2004) về người Việt Nam ở nước ngoài, xuất hiện thêm loại visa 5 năm, mà theo cách gọi của họ đó là Tờ miễn thị thực xuất nhập cảnh. Thủ tục để xin được loại visa này, họ cũng vẽ đủ thứ rườm rà để bắt chẹt, vòi thêm tiền Việt Kiều. Câu chuyện về tệ nạn làm tiền của các Đại sứ quan thông qua visa, hộ chiếu là câu chuyện không có hồi kết từ nhiều năm nay. Do visa, hộ chiếu là nguồn thu béo bở, nên đã xảy ra việc hai Bộ tranh giành lẫn nhau. Nhiều năm trước đây, Bộ Ngoại giao là nơi cấp phát tất cả các loại hộ chiếu, thậm chí người dân đã cầm hộ chiếu Việt Nam, Bộ Ngoại giao còn phải cấp thêm visa mới được quyền xuất nhập cảnh. Sau này, việc cấp hộ chiếu phổ thông ở trong nước do Cục xuất nhập cảnh Bộ Công an đòi lại. Bộ Ngoại giao chỉ còn cấp hộ chiếu ngoại giao và các Đại sứ quán cấp hộ chiếu phổ thông cho Việt Kiều ngoài nước. Tương tự như vậy với visa, phía an ninh đã “quảng cáo” khá nhiều về việc cấp visa trực tiếp tại cửa khẩu, tranh giành “thị phần” với phía ngoại giao. Thậm chí phía an ninh còn nghĩ ra việc cấp visa online, tức là khách xin visa được cấp một mã số để có thể lấy visa tại cửa khẩu. Điều đó cho thấy hai Bộ cũng tranh giành nhau khá ác liệt về khoản thu phí visa, hộ chiếu này. 3. Theo dõi người Việt ở nước ngoài: Với hơn ba triệu người Việt ở nước ngoài, thì công việc theo dõi cũng là “trách nhiệm” khá quan trọng của cả hai Bộ trước đảng cộng sản. Trên bề mặt thì công việc này được giao cho Ủy ban Người Việt Nam ở nước ngoài, trực thuộc Bộ Ngoại giao đảm trách. Nhưng dưới bề chìm thì đây là công việc của phía an ninh là chính. Trong Ủy ban Người Việt cũng nhiều an ninh cài cắm, bên ngoài ỏ các Đại sứ quán phần theo dõi cộng đồng cũng phần lớn do người bên an ninh, núp dưới danh nghĩa ngoại giao, đảm trách. Rõ ràng việc theo dõi cộng đồng người Việt hải ngoại, mà phần đông là ra đi di tản sau 30/4/1975, thì đây là công việc thuộc nội dung an ninh quốc gia. Do tính chất chiến lược của công việc, nên hai Bộ được đảng chi khá nhiều tiền cho nhiệm vụ này. Công việc của cả hai Bộ ở vấn đề này có thể gồm: Thứ nhất là tuyền truyền, lôi kéo đồng bào nghe theo Nghị quyết 36, gây phân hóa, chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại. Gầy dựng những lực lượng thân chế độ. Thứ hai là cài cắm những phần tử gây rối, gây chia rẽ trong cộng đồng hải ngoại. Thứ là là phía an ninh phụ trách phần làm gián điệp thu thập thông tin từ cộng đồng và từ nước sở tại. Đồng thời theo dõi những tổ chức của người Việt ở nước ngoài, theo dõi việc xuất nhập cảnh Việt Nam của các tổ chức này. Có thể nói trong mấy năm đầu thực hiện Nghị quyết 36, các Đại sứ quán cũng đã thu hút được nhiều người Việt về đầu tư và về thăm Việt Nam đông hơn. Nhiều kiều bào đã xin hộ chiếu Việt Nam để về mua nhà tại Việt Nam. Nhưng những năm gần đây, những chiêu trò lừa bịp của Nghị quyết 36 bị lộ tẩy, càng đông người Việt vỡ lẽ, cộng sản chỉ mong muốn thu hút ngoại tệ của kiều bào, không phải như đã tuyên truyền “đồng bào hải ngoại là khúc ruột ngàn dặm” của đất nước. 4. Quản lý việc ra vào Việt Nam của nhà báo nước ngoài: Chế độ cộng sản tồn tại được khá lâu, cũng là do họ bưng bít thông tin thành công một thời. Đó là việc họ chủ trương dân trong nước không biết thế giới bên ngoài và nước ngoài không biết những gì đang diễn ra ở bên trong Việt Nam. Một trong những mấu chốt của vấn đề là làm sao quản lý thật chặt các nhà báo nước ngoài ra vào Việt Nam. Một nhà bào muốn vào được Việt Nam, khi họ xin visa ở các Đại sứ quán họ phải cung cấp cho phía CSVN: chương trình và nội dung làm việc ở Việt Nam, đi đâu, với ai; danh sách dụng cụ mang theo (máy ghi hình, thu âm, ánh sáng…). Hồ sơ được gửi về Vụ Báo chí Bộ Ngoại giao để xin phép. Họ phải mất hàng tuần, thậm chí hàng tháng để có được giấy phép vào Việt Nam. Đấy là trường hợp nội dung làm báo của họ phù hợp với Việt Nam. Còn nếu không họ đã bị chặt ngay từ ở cửa xin visa. Nhà báo đã được vào Việt Nam thì do Trung tâm báo chí, trực thuộc Bộ Ngoại giao quản lý. Bao giờ đoàn nhà báo nước ngoài nào cũng có “hướng dẫn viên” của Trung tâm báo chí. Đó là không kể Trung tâm cũng đã thông báo trước cho phía an ninh, và họ cũng sẽ cử người ngầm chìm đi theo. Mọi hành vi và nội dung của nhà báo nước ngoài đều được theo dõi chặt chẽ. Nhà báo Denis Nordmann và đồng nghiệp đã bị trục xuất khỏi Việt Nam khi đến Giáo xứ Cồn Sẻ và Đông Sơn gặp gỡ nạn nhân Formosa. Ảnh: FB Anthanh Linhgiang. Mới đây, ngày 27 Tháng 5, hai phóng viên Thụy sĩ đã bị Việt Nam trục xuất. Ông Nordmann và đồng nghiệp là bà Wenger đã đến giáo xứ Cồn Sẻ và giáo xứ Đông Sơn ở Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình, gặp một số bà con ngư dân, để tìm hiểu thông tin liên quan đến thảm hoạ môi trường của Formosa. Phía Cục xuất nhập cảnh trục xuất hai người với lý do hai người đến Việt Nam bằng visa du lịch, nhưng khi đến đã không liên lạc với công ty môi giới du lịch nên bị trục xuất khỏi Việt Nam. Rõ ràng là an ninh Việt Nam đã có mặt khắp nơi để không nhà báo nước ngoài nào có thể hành nghề độc lập tại Việt Nam. 5. Quản lý nội bộ, quản lý lẫn nhau: Trước đây, người Việt Nam ở trong nước bị cấm không được liên hệ và tiếp xúc với người nước ngoài. Ở Bộ Ngoại giao khi tiếp khách nước ngoài cần phải có hai người. Như vậy, ngay từ những năm đầu tiên của chế độ cộng sản họ luôn coi người nước ngoài “chấp chứa” một yếu tố nguy hiểm. Do vậy, không những họ theo dõi người nước ngoài, mà còn quản lý lẫn nhau khi có người nước ngoài. Sau này, khi giao lưu quốc tế rộng mở hơn, những khắt khe nêu trên đã được nới lỏng phần nào. Tuy nhiên, họ vẫn giữ ở mức độ khá chặt. Phía an ninh đều cử người đến các bộ, ngành có yếu tố nước ngoài. Tại mỗi Đại sứ quán đều có một quan chức ngoại giao mang hàm Bí thư, nhưng là người của Bộ Công an. Như trên đã nói rõ, công việc của họ là theo dõi cộng đồng, tham gia vào việc cấp phát visa hộ chiếu. Và một phần không kém quan trọng đó là theo dõi nội bộ Đại sứ quán, mà thực chất là theo dõi bên ngoại giao có làm gì sai lệch với ý đảng không. Do vậy, mọi cán bộ, mọi con người đều là con tin của đảng. Cơ quan thông tấn xã của Việt Nam ở nước ngoài bao giờ cũng có một phóng viên do bên an ninh cử sang. Bưu điện Việt Nam cũng có người của an ninh cài vào, họ sẵn sàng bóc những bì thư, những gói quà từ nước ngoài gửi về cho người trong nước để kiểm tra. Ngoài ra, Bộ Công an cũng “giúp” Bộ Ngoại giao phần bảo mật thông tin, bảo mật Đại sứ quán. Hai Bộ thường xuyên giao lưu gặp mặt, ký những biên bản, quy chế hợp tác trên các mặt. Bề mặt thì hai Bộ quan hệ rất khăng khít, nhưng thực chất bên trong, đảng chủ trương làm như vậy để quản lý lẫn nhau. Nhất là khi Bộ Ngoại giao có cơ hội tự do hơn trong việc tiếp xúc với thông tin bên ngoài. Họ rất sợ “tự diễn biến” trong cán bộ ngoại giao. Tóm lại, trên đây là toàn bộ nội dung mà an ninh và ngoại giao phối hợp hoạt động để triển khai chính sách của đảng cộng sản Việt Nam. Cốt lõi của vấn đề là sự can thiệp vào tất cả các mặt của đời sống chính trị - kinh tế - ngoại giao - xã hội của chế độ công an trị tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau khi xuất hiện internet và mạng xã hội thì những chiêu trò của công an Việt Nam ngày càng bị bóc trần trước dư luận trong nước và quốc tế. Nguồn: http://www.viettan.org
......

Melbourne: Tưởng niệm Tiến Sĩ Rupert Neudeck

Tiến Sĩ (TS) Rupert Neudeck đã ra đi nhưng hình ảnh, việc làm, công đức của TS không bao giờ phai mờ trong lòng Người Việt tỵ nạn. Nhân một năm ngày TS Rupert Nudeck vĩnh viễn ra đi (31/05/2016), Mục sư Christoph Dielmann và vị Tổng Lãnh Sự Đức Quốc tại Úc, Michael Pearce SC, đã ngỏ lời mời các vị đại diện CĐNVTD/VIC và Liên Bang Úc Châu cùng một số đồng bào đến tham dự buổi thánh lễ dâng lên TS Rupert Nudeck tại nhà thờ German Trinity Lutheran vào sáng Chủ Nhật 28/05/2017. Mục sư Christoph Dielmann chào đón cộng đồng Người Việt đến tham dự buổi thánh lễ đặc biệt hôm nay - một buổi lễ tưởng niệm và vinh danh TS Rupert NeuDeck, vị Đại Ân Nhân của Người Việt tỵ nạn. TS Rupert NeuDeck là người sáng lập của tổ chức CAP ANAMUR và đã cứu sống trên 11 000 người vượt biển tìm tự do trên biển Đông trong thập niên 80. Mục sư cho biết buổi lễ đã nhận được những lời cầu an và cảm tạ từ Bà quả phụ Christel Neudeck từ Đức. Vị Tổng Lãnh Sự Đức, ông Michael Pearce SC, sơ lược về cuộc đời của TS Rupert NeuDeck - Ông sinh vào ngày 14/05/1939, ở Danzig, Ba Lan. Vào năm 1945, ông và gia đình trốn khỏi Danzig dưới sự kiểm soát của quân đội Hồng Nga (Red Army), và ra đi trên một con tàu chở người tỵ nạn sang Đức, MV Wilhelm Gustloff. Con tàu đã bị tàu ngầm Nga đánh chìm, hàng ngàn người chết, nhưng may mắn thay gia đình ông sống sót và đã đến được Tây Đức. Ông lớn lên và học hành tại Đức, theo học môn thần học và muốn trở thành mục sư. Nhưng sau đó ông lại chuyển sang làm nhà báo. Những sự bất ổn và bao cảnh khổ đau trên thế giới đã thúc đẩy ông dấn thân vào con đường hoạt động nhân đạo ... Ông Michael Pearce SC, cảm động trước đạo lý "uống nước nhớ nguồn" của Người Việt tỵ nạn, đã nhắc đến việc di ảnh của TS Rupert Neudeck cùng một tấm bảng đồng vinh danh và ca ngợi công đức của TS được trang trọng treo tại Đền Thờ Quốc Tổ để bày tỏ lòng tri ân đối với TS. Ông Nguyễn văn Bon (Chủ Tịch CĐNVTD Liên Bang Úc Châu) chia sẻ kinh nghiệm về chuyến vượt biên của mình, lúc bấy giờ ông mới được 11 tuổi. Có một chi tiết đáng ghi lại, theo lời ông kể, vào ngày thứ tư, máy tàu chết, mọi người chỉ còn biết cầu nguyện. Đang rơi vào cảnh vô cùng tuyệt vong thì từ xa có 3 ngọn đèn pha đang từ từ tiến tới. Ánh sáng của các ngọn đèn lớn dần, mọi người vui mừng khôn cùng, bổng dựng cả 3 ngọn đèn tắt phụp, bỏ đi. Cả tàu lại rơi vào sự tuyệt vọng cùng cực. Nhưng còn có 1 ngọn đèn khác, nhỏ hơn, cũng đang từ xa tiến lại gần, và quá may mắn cả tàu đã được một chiến hạm cứu vớt. Lúc lên tàu, ông Bon mới được cho biết 3 ngọn đèn sáng ấy chính là của 3 chiếc tàu hải tặc, nhưng đã phải bỏ đi vì bị chiếc chiến hạm dọa bắn chìm. Rồi sau đó mọi người được chuyển sang tàu Cap Anamur để đưa đến những trại tỵ nạn tại các quốc gia Đông Nam Á. Kể câu chuyện này ra, ông Bon muốn cho những người Đức tham dự buổi lễ biết được chút ít về những cuộc hành trình vượt biển đầy hiểm nguy của Người Việt tỵ nạn, hiểu được cảm xúc (không thể diễn tả bằng lời) của những người được cứu sống khi đang cận kề bên cái chết, và cho rằng mọi công dân Đức đều có quyền hãnh diện về TS Rupert Neudeck - một con người giàu lòng bác ái, quảng đại, sống một đời vì tha nhân. Tiếp theo, Mục sư Christoph Dielmann đã mời mọi người bước lên trước di ảnh của TS Rupert Neudeck, để cầu nguyện, để tưởng niệm, để tạ ơn Người. Khi được mời lên để có đôi lời, ông Nguyễn Thế Phong đã bắt đầu bằng một câu chuyện về niềm mơ ước của một đứa bé nghèo khổ khi đứng trước một tiệm giày. Đứa bé chỉ cầu mong một điều huyền diệu đến với em - xin Chúa cho em một đôi giầy. Lời cầu xin của em đã được một vị khách bộ hành, một người phụ nữ, giàu lòng bác ái lắng nghe và điều huyền diệu đã xảy ra, niềm ước mơ của em đã thành sự thật. Với đôi mắt đỏ hoe vì quá xúc động và bất ngờ, em hỏi nhỏ người phụ nữ tốt bụng - "Thưa bà, bà có phải là vợ của Chúa không?" (Excuse me, are you God's wife?) Qua câu chuyện này, ông Phong muốn nhắn gởi đến mọi người, TS Rupert Neudeck chính là một vị cứu tinh đã được Chúa, Phật gởi đến để cứu nhân độ thế, đã ban cho hàng ngàn người Việt tỵ nạn sự sống. Lòng bác ái của TS Rupert Neudeck chính là ngôn ngữ mà người điếc có thể nghe và người mù có thể thấy (Kindness is the language which the deaf can hear and the blind can see - Mark Twain). Sau buổi thánh lễ, Đức và Việt có dịp gần gũi, trò chuyện nhiều hơn trong phòng ăn của nhà thờ, là dịp để tạo sự gắn bó và tình cảm thân thiết giữa hai cộng đồng Đức-Việt. Đây là lần đầu tiên cộng đồng người Đức ngỏ lời mời thân hữu đến với cộng đồng người Việt. Và được mời đến tham dự buổi thánh lễ dâng lên TS Rupert Neudeck nhân ngày giổ đầu của TS là một vinh dự lớn lao cho cộng đồng Người Việt. Melbourne 28/05/2017 Một số hình ảnh của buổi lễ - https://goo.gl/photos/Z1XMbcrAXZGvobgw5  
......

Nguyễn Xuân Phúc đi Mỹ!

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng CSVN, đã được Tổng thống Mỹ Donald Trump mời viếng thăm Hoa Kỳ từ ngày 29 đến 31 tháng 5. Đây là chuyến thăm Mỹ đầu tiên của ông Phúc và cũng là chuyến đi gặp ông Trump đầu tiên của một lãnh đạo trong vùng Đông Nam Á. Chuyến đi mà chắc chắn cả ông Phúc lẫn đảng CSVN đều mong đợi với nhiều kỳ vọng. Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng thống Mỹ Donald Trump. (Ảnh: Getty Images) Nhưng dư luận chung thì khá thờ ơ với sự kiện này. Phải chăng người Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung không mấy chờ đợi có những xoay chuyển gì tích cực cho tình hình tại Việt Nam, sau chuyến đi này của ông Phúc. Lý do là khi những vi phạm nhân quyền trầm trọng và hiện tượng tham nhũng ngập tràn tại Việt Nam vẫn không có chỉ dấu thuyên giảm và biện pháp khắc phục. Còn các chính sách đối ngoại của tân tổng thống Mỹ về các vấn đề nhân quyền, Biển Đông, an ninh Á châu vẫn còn là những dấu hỏi lớn. Nhưng trước hết mục tiêu gặp gỡ của hai ông Trump và Phúc là gì? Mậu dịch Đây là mục tiêu hàng đầu của CSVN vì tình hình kinh tế Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn, muốn tăng trưởng phải dựa vào đầu tư ngoại quốc và xuất cảng. Hiện Hoa Kỳ là quốc gia đứng thứ 8 về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, và đứng đầu danh sách xuất cảng của Việt Nam ($42 tỷ); hơn cả Trung Quốc ($19.2 tỷ), và Nhật ($15 tỷ). Tỷ phú Donald Trump là người luôn đặt quyền lợi kinh tế hàng đầu trong mọi chính sách bang giao; do đó, rất hợp với mục tiêu của ông Phúc. Trở ngại hiển nhiên là mối thương giao hiện nay giữa hai nước đang đem lại thâm thủng mậu dịch cho Hoa Kỳ - điều mà ông Trump chống đối kịch liệt trong thời gian tranh cử, và Việt Nam là một trong những nước đã bị ông lên án là “cướp” việc làm của người dân Mỹ. Thâm thủng mậu dịch là một ám ảnh lớn đối với ông Trump, khiến ở hội nghị G7 với các cường quốc kinh tế tại Ý mới đây, ông Trump đã bất kể cung cách ngoại giao lên tiếng chỉ trích Đức là “xấu, rất tệ” vì đã bán quá nhiều xe sang Hoa Kỳ mà không mua xe Mỹ. Ông cũng dọa sẽ cấm xe Đức được nhập cảng vào Mỹ. Nhưng đó là chuyện Đức và Mỹ. Việt Nam có thể khác vì lượng thâm thủng mậu dịch với VN nhỏ hơn nhiều, chỉ khoảng 32 tỷ năm 2016, so với $347 tỷ của Trung Quốc, $65 tỷ của Đức và $69 tỷ của Nhật. Vả lại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn có một mối lo chung khác, đó là Trung Quốc. Biển Đông Nhu cầu dùng Việt Nam để ngăn chặn chính sách xâm lược của Trung Quốc tại Biển Đông hầu có thể duy trì tự do hàng hải trên tuyến đường huyết mạch này cũng như mục tiêu bành trướng của Bắc Kinh, khiến ông Trump có thể chấp nhận thâm thủng mậu dịch (ở một mức nào đó) đối với Việt Nam. Nhu cầu gia tăng đồng minh của Hoa Kỳ trong khu vực Á Châu để đối trọng với Trung Quốc và đàn em Bắc Hàn đã được thể hiện qua mối bang giao thắm thiết của TT Trump đối với Thủ tướng Abe của Nhật ngay sau khi đắc cử; và vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Trump cũng đã mời một loạt lãnh đạo các nước Á Châu như Thái Lan, Singapore, Philippines tới Washington. Ông Trump cũng sẽ tham dự một loạt hội nghị cấp cao tại châu Á vào tháng 11 tới, bao gồm: hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN, được tổ chức tại Philippines, quốc gia chủ tịch luân phiên ASEAN năm 2017; Thượng đỉnh APEC được tổ chức tại Đà Nẵng. Tuy dẹp bỏ TPP (Trans Pacific Partnership) vì đó là dấu ấn “dễ ghét” của Tổng thống Obama, ông Trump không hẳn là sẽ rút lui về cố thủ trong “lô cốt” Hoa Kỳ theo chính sách “America First” và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch, chống toàn cầu hóa như ông đã từng tuyên bố, mà thực tế đã khiến ông Trump phải thay đổi cách nhìn về tương quan với thế giới. Riêng đối với Việt Nam, ngoài cuộc gặp giữa ông Phúc và Trump, Hoa Kỳ còn gởi hàng không mẫu hạm tới tuần tiễu trong vùng và tặng Việt Nam 6 tàu tuần tra và một tuần duyên vào tuần trước. Số lượng này được ấn định là 18 chiếc thời ông Obama, nhưng ông Trump thuộc loại tính toán hơn. Ngay cả phần thâm thủng mậu dịch với Việt Nam có thể sẽ được “trừ nợ” vào các khoản trang bị vũ khí và tàu tuần tra này. Việt Nam cũng lại cần Hoa Kỳ để quân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong vùng dù không thể kết thân, do nỗi ám ảnh về những ảnh hưởng tốt đẹp của nền dân chủ hàng đầu này có thể làm lung lay chiếc ghế quyền lực độc tôn của đảng. Với nhu cầu đồng thuận về kinh tế và địa chính trị như thế, người ta có thể hình dung ra cuộc hội đàm Phúc-Trump kỳ này sẽ rất “vui vẻ”, nhất là cuộc họp tiếp theo sau “đường mòn” thân ái giữa ông Tập và ông Trump hồi tháng 4 vừa qua. Thêm vào đó, tư cách khúm núm quen thuộc của các lãnh đạo đảng CSVN trước các thế lực lớn sẽ dễ dàng chiếm được thiện cảm của ông Trump, người nổi tiếng thích được “thần phục.” Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Trần Đại Quang (trái), lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình (thứ 2 bên trái), Tổng thống Nga Vladimir Putin (thứ hai từ bên phải) tới tham dự Hội nghị Quốc Tế tại Yanqi Lakep, phía bắc của Bắc Kinh, hôm 15-5-2017. Ảnh: AFP Bối cảnh bất lợi Xét về nhu cầu, ông Phúc sang Mỹ kỳ này chắc chắn thuận lợi với đối tác về cả hai mục tiêu: tăng cường quan hệ và hợp tác kinh tế. Nhưng ông Phúc lại gặp một trở ngại lớn, đó chính là bối cảnh “tang gia bối rối” mà ông Trump đang gặp phải liên quan tới những thất bại liên tục về các chính sách đối nội như: hủy bỏ và thay thế luật bảo hiểm sức khỏe Obamacare, dự thảo ngân sách, luật di trú, tiền xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ, cải tổ luật thuế ... Trầm trọng và nhức đầu hơn hết là cuộc điều tra gắt gao của cả Quốc hội lẫn bộ Tư pháp Hoa Kỳ về mối liên hệ của ông Trump và các phụ tá của ông với Nga, được mệnh danh là “Russiangate” hay “Kremlingate” (tương tự như vụ Watergate làm sụp đổ ngôi vị tổng thống của ông Richard Nixon). Bối cảnh này có thể nói là khá “xui xẻo” cho ông Phúc khi dư luận hàng ngày chỉ chú tâm tới những điều tiêu cực của ông Trump và nội các. Ngay cả chuyến công du hải ngoại vừa rồi của ông Trump cũng vướng mắc nhiều điều tiếng về cách ứng xử của ông đối với các đồng minh trong khối NATO và G7. Vấn đề nhân quyền Tuy gặp những bất lợi do sự rối rắm tình hình chính trị nước Mỹ, ông Phúc sẽ cảm thấy “thoải mái” khi không bị ông Trump nhắc nhở về những vi phạm nhân quyền của đảng CSVN và nhà nước độc tài mà ông đại diện. Ngoài những phát biểu thường xuyên khen ngợi các nhà độc tài trên thế giới, từ Hitler cho tới các lãnh đạo độc tài ngày nay tại Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Philippines, Trung Quốc, Syria, Iran, Libya, Bắc Hàn; ông Trump chưa bao giờ lên tiếng cổ võ cho các giá trị nhân quyền phổ quát, cũng như không hề lên án các hành vi bạo lực và vi phạm nhân quyền trên thế giới. Tuy nhiên, dù ông Trump và ông Phúc không đề cập tới nhân quyền, nhưng người Việt Nam tại Hoa Kỳ và hải ngoại nói chung sẽ không để yên cơ hội đánh động lương tâm thế giới và tranh đấu cho quyền làm người này của dân tộc Việt Nam. Ngoài những cuộc biểu tình chống đối trước Tòa Bạch Ốc, đại sứ quán và các tòa lãnh sự CSVN đồng loạt trong ngày hội đàm Phúc-Trump, các chính giới Mỹ ủng hộ cuộc tranh đấu cho nhân quyền của người Việt đã nhân cơ hội này đồng hành lên tiếng về nhân quyền trước Quốc hội Hoa Kỳ, gặp gỡ các nhà tranh đấu, các cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, gia đình của các nạn nhân bị chết thảm trong tay nhà nước bạo lực, đại diện các nạn nhân vụ Formosa... Chuẩn bị cho cuộc Đối thoại Nhân quyền Việt-Mỹ thường niên lần thứ 21, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã tổ chức Hội thảo bàn tròn với các nhà hoạt động Việt Nam, trong nước cũng như hải ngoại, về tình hình nhân quyền tại Việt Nam vào ngày 12 tháng 5, dưới sự chủ tọa của Phụ tá Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Scott Busby. Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã tiếp xúc với một phái đoàn Xã Hội Dân Sự Việt Nam vào ngày 25 tháng 5. Trước đó vào tháng Hai, Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ (gọi tắt là USCIRF) đã lên tiếng yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC) vì vi phạm quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo của người dân. Người Việt quan tâm vẫn tiếp tục vận động nhân quyền, không chờ đợi như một sự đương nhiên của chính quyền Trump hay bất cứ một tổng thống nào. Các chính giới quan tâm tại Quốc hội và bộ Ngoại giao Mỹ, các NGO và các chính quyền dân chủ trên thế giới luôn có mặt và sẵn sàng lắng nghe, hỗ trợ. Vấn đề là chúng ta có kiên trì vận động và tranh đấu cho tương lai của dân tộc Việt Nam hay không mà thôi. * Tóm lại, chuyến đi Mỹ kỳ này của ông Phúc sẽ có vẻ “thuận buồm xuôi gió” hơn những chuyến đi trước của các ông Phan Văn Khải, Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang. Tuy nhiên, thành quả cụ thể sẽ không nhiều. Về mặt ngoại giao, chuyến đi sẽ giúp tăng cường quan hệ Việt-Mỹ mà không làm khó chịu Trung Quốc, vì mối tương quan Xi-Trump cũng đang tốt đẹp. Về mặt kinh tế, mối thương giao song phương sẽ phải mất một thời gian thương lượng (TPP mất 10 năm mới thành hình), đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam muốn giảm thuế quan đánh trên các mặt hàng nhập cảng khi Mỹ đang bị thâm thủng mậu dịch với Việt Nam, và ông Trump luôn dọa sẽ tăng thuế quan đánh vào hàng hóa nhập khẩu để quân bằng mậu dịch. Ông Phúc có thể yên tâm là không bị ông Trump nhắc tới thành tích vi phạm nhân quyền của CSVN. Tuy nhiên, trong bối cảnh ông Trump đang bị truyền thông Mỹ “rọi đèn” thường xuyên vào các chính sách và việc làm tiêu cực, các cuộc biểu tình chống ông Phúc và lên án các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sẽ được dư luận Mỹ chú ý nhiều hơn, và đây là một cơ hội tranh đấu tốt cho người Việt. Theo http://www.viettan.org
......

Phòng ngừa đại họa "Hồng vệ binh VN"

Ảnh: Nhà cầm quyền Nghệ An tổ chức biểu tình, đấu tố Lm. Đặng Hữu Nam và bà con giáo dân đi kiện Formosa. Bằng sự tăng cường mức độ, thủ đoạn đàn áp người bất đồng chính kiến và người dân khiếu kiện vụ Formosa, nhóm quyền lực đang nắm thế thượng phong trong hệ thống cầm quyền VN đã tự cáo giác về họ. Rằng quyền lợi của họ và thủ phạm hại nước hại dân là một. Chỉ có như thế thì họ mới có thể giày xéo lên quyền lợi của đất nước và nhân dân để bảo vệ tuyệt đối cho những kẻ ngoại bang đã hủy diệt môi trường biển VN và dồn hàng triệu ngư dân cũng như những người làm các ngành kinh tế liên quan đến thủy hải sản vào con đường khốn quẫn. Các nạn nhân mòn mỏi chết trong vô vọng không lối thoát khi những người nắm quyền lực và thủ phạm cùng chung quyền lợi, cố kết bảo vệ nhau. Điều mà phe đàn áp làm lâu nay là mô phỏng một số cách quản trị độc tài và nhiều thủ đoạn khủng bố, hãm hại các nạn nhân không chịu cúi đầu im lặng. Chúng ta vừa chứng kiến một trong những thủ đoạn khủng bố gây nguy hiểm đối với xã hội vừa được đem ra áp dụng vào ngày 6/5/2017, tại huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Qua hình ảnh được người dân ghi lại và đưa lên mạng xã hội cũng như tường thuật của những nhân chứng, thì đó dường như sự "sống lại" của những "Hồng Vệ binh" Trung Quốc (TQ) từ thế kỷ trước. Nạn Hồng Vệ binh ấy đã gieo rắc không biết bao nhiêu kinh hoàng trên khắp đất nước TQ và để lại di chứng lâu dài không thể xóa bỏ về việc hủy hoại tâm hồn và nhân cách của những trẻ em ngay từ khi chúng mới bước vào đời. Mục tiêu hãm hại của các Hồng vệ binh TQ đã được cán bộ cách mạng chỉ ra và thường là để mặc chúng tự tung tác. Chúng hành động dựa trên lòng hận thù với trí thức và những thành phần ưu tú hơn, khá giả hơn trong xã hội những bần cố nông. Mục tiêu của chúng cũng là những người dám nói sự thật, không cúi đầu làm theo những mệnh lệnh bất lương của cán bộ thời Mao. "Cỗ máy cái sản xuất" hàng triệu Hồng Vệ binh đường sá ấy là nhà cầm quyền TQ dưới sự dẫn dắt của Mao Chủ tịch. Bằng việc "nhồi sọ", huấn luyện và kích động, ép buộc hàng triệu trẻ em đang ở tuổi thiếu niên và sau đó là thanh niên chưa hiểu biết gì về pháp luật cũng như đạo lý làm người xuống đường, họ đã biến chúng trở thành những kẻ tàn nhẫn, manh động, sẵn sàng dùng sức mạnh hung tợn của đám đông, sự liều chết mù quáng cho cái gọi là "lý tưởng cộng sản" để làm vũ khí thực hiện bất kể ý muốn nào của nhà cầm quyền. Hiện trạng Hồng Vệ binh TQ bị phê phán là một trong những tội ác lớn nhất của mọi thời đại. Đây là một trong những hành vi đại ác khiến cho Mao bị đời đời nguyền rủa và bị thế giới xếp hạng đầu tiên trong số những trùm tội ác của nhân loại. Không ai có thể tưởng tượng được nỗi kinh hoàng mà đám Hồng vệ binh TQ reo rắc. Chúng tràn khắp đường sá, rầm rộ như cả một rừng mãnh thú nhe những "răng nanh" nhỏ nhưng đã được mài rất sắc nhọn, với gương mặt non trẻ ngây thơ khiến người ta xao lòng và chủ quan. Bên trong chúng được đào tạo lại già dặn về kinh nghiệm áp đảo và vu oan giá họa. Chúng đã là những cơn lũ quét, góp phần quan trọng trong giàn vũ khí triệt hạ hữu hiệu cho nhà cầm quyền của Đại Cách mạng Văn hóa, Đại nhẩy vọt... Khoảng 67 triệu người TQ vô tội đã bị chết đói hoặc bị đấu tố, giết chết trong thời kỳ này, mà đáng tiếc thay, hầu hết là tầng lớp tinh hoa (theo "Mao Trạch Đông ngàn năm công tội", tác giả: Tân Tử Lăng). Nạn Hồng vệ binh TQ, sau khi chính quyền TQ có những cải cách, đã chìm xuống và không dám hoạt động một cách trắng trợn nữa. Gần đây mới xuất hiện hiện tượng Hồng vệ binh trên mạng Internet. ("Hồng Vệ binh kiểu mới: sinh viên yêu nước TQ" – BBC.com, 25.5.2017). Dù vẫn áp dụng nhiều biện pháp đàn áp nhân quyền nhưng nhà cầm quyền TQ cũng không đủ can đảm làm việc ô nhục và nguy hiểm là thổi hồn cho những "thây ma" Hồng Vệ Binh đường sá sống lại. Ngày 6.5.2017, người VN không khỏi sửng sốt khi thấy bóng dáng của nạn "Hồng Vệ binh đường sá" trong những cuộc biểu tình phản đối linh mục Đặng Hữu Nam và các giáo dân đi kiện Formosa của Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và các thiếu nhi tại huyện Quỳnh Lưu. Cuộc biểu tình này, được nhiều nhân chứng chứng minh là do chính quyền đứng đằng sau tổ chức, đã làm sống lại không khí đấu tố, thù hận, bất chấp công lý khi họ vu cáo và kết tội linh mục Đặng Hữu Nam và các giáo dân. Lần đầu tiên người ta thấy đông đảo "Hồng vệ binh VN" lao ra đường, tay cầm gậy gộc, khí thế hung hăng và hò hét "Bác Hồ muôn năm" (Hồng vệ binh TQ cũng hô "Mao Chủ tịch muôn năm" trước khi đấu tố hoặc giết ai đó). Đám trẻ em này đòi "tử hình cha Nam" và mạt sát những người đi kiện Formosa đòi công lý! Đặc biệt là chúng đòi tử hình một linh mục hoàn toàn tuân thủ pháp luật VN, đang phải chịu bao nguy hiểm, bị vây hãm, bị xua đuổi, từng bị công an đội lốt côn đồ đánh đập đổ máu trong khi đang cùng người dân Nghệ An đi bảo vệ quyền lợi cho cả chính gia đình chúng. Hiện tượng này khiến nhiều người không thể không lo ngại, cảm thấy trước thảm họa đối với người VN nếu không ngăn chặn việc một số người trong chính quyền tiếp tục dùng công cụ "Hồng Vệ binh VN" để đàn áp. Phải chăng, họ nghĩ rằng dùng lực lượng công an đội lốt côn đồ để đàn áp dân, giết dân trong đồn công an là chưa đủ tàn bạo và bây giờ họ quyết định lợi dụng sự ngây thơ của trẻ em để tạo sức ép đấu tố, đàn áp mù quáng? Ai đã tàn nhẫn biến những thiên thần trong trắng đầu đời ấy biến thành những "Hồng Vệ binh" một mực đòi giết người để bảo vệ sự tồn tại của Formosa? Trong vụ đấu tố vừa rồi, rõ ràng là hành động chia rẽ lương giáo có chủ đích và gây thù hận. Nhưng linh mục Nam và các bà con giáo dân đã điềm tĩnh nêu gương không oán giận, ủng hộ quyền tự do biểu đạt ý kiến và quyền biểu tình của người dân, lại còn tiếp tế bánh và nước cho những người đang muốn giết mình. Cách ứng xử khiêm nhường, hành động bao dung độ lượng đó có thể hóa giải sự thù hận và cảnh "nồi da nấu thịt" mà những kẻ bán nước đạo diễn tội ác mong muốn. Mặc dù vậy, không thể không cảnh giác với thủ đoạn "đóng đinh câu rút" mới, dùng bổn cũ soạn lại của quan thầy TQ, là dùng "Hồng Vệ binh VN". Quốc hội và các nhà trí thức, nhà giáo dục, đặc biệt là các bậc cha mẹ cần lên tiếng trước vấn đề này để bảo vệ trẻ em và xã hội. Nguồn: vothihao’s blog, RFA
......

Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ gặp các nhà tranh đấu ở Sài Gòn

Một đoàn các nhà ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett dẫn đầu đã gặp các nhà tranh đấu tại Sài Gòn tối 24/5, một ngày sau cuộc Đối thoại nhân quyền Việt–Mỹ tại Hà Nội. Phái đoàn ngoại giao Hoa Kỳ do Trợ lý Ngoại trưởng Virginia Bennett (thứ ba, bên phải) dẫn đầu gặp gỡ các nhà tranh đấu Việt Nam tại Sài Gòn, ngày 24/5. (Facebook Huỳnh Thục Vy) Blogger Huỳnh Thục Vy cho VOA biết mục đích của cuộc gặp: “Họ đến nghe trình bày các hoạt động của chúng tôi, tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam, và những phương cách hiệu quả để phát triển hoạt động của xã hội dân sự, hoạt động bảo vệ nhân quyền, và công cuộc vận động cho dân chủ ở Việt Nam.” Blogger Thục Vy, từ Đăk Lăk, nói chị có cơ hội trình bày với đoàn về các trường hợp phụ nữ tranh đấu cho nhân quyền bị chính quyền sách nhiễu: “Tôi trình bày về những người phụ nữ trong cộng đồng bị ngược đãi ở Việt Nam, như cộng đồng người Montagnard, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, hay cộng đồng phụ nữ bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu tại Việt Nam. Những thành viên cốt lõi của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đang bị cấm xuất cảnh. Bà Bennett có nói đến việc chúng ta nên dùng các cơ chế của địa phương để giải quyết vấn đề địa phương.”     Tôi trình bày về những người phụ nữ trong cộng đồng bị ngược đãi ở Việt Nam, như cộng đồng người Montagnard, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài, hay cộng đồng phụ nữ bất đồng chính kiến đang bị sách nhiễu tại Việt Nam. Những thành viên cốt lõi của Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đang bị cấm xuất cảnh.     Huỳnh Thục Vy Chị Thục Vy cho biết bác sĩ Nguyễn Đan Quế, nhà tranh đấu được nhiều người biết tiếng, bị công an chặn, không đến được, trong khi một số người khác phải rời nhà trước vài hôm mới có thể có mặt trong cuộc họp mặt này. “Các tổ chức xã hội dân sự độc lập tại Việt Nam thì có anh Phạm Bá Hải, anh Lê Công Định, anh Phạm Chí Dũng, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Huỳnh Thục Vy, và hai vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển, nhưng bác sĩ Quế không có mặt vì bị chặn không cho ra khỏi nhà. Vợ chồng anh Nguyễn Bắc Truyển phải rời nơi ở của họ ở Sài Gòn cách đó 3 ngày, đi trốn, rồi mới đến cuộc gặp được. Anh Phạm Bá Hải cũng phải đi trốn một ngày trước cuộc gặp.” Thông cáo hôm 25/5 của Hội Tù nhân Lương tâm Việt Nam cho biết các chủ đề được trao đổi trong cuộc gặp hầu hết đều xoay quanh các quyền tự do căn bản đang bị tước đoạt tại Việt Nam. Ông Phạm Bá Hải, đại diện của Hội, nêu lên với đoàn vụ ô nhiễm môi trường biển do công ty Formosa xả độc gây ra. Trong vụ việc kéo dài hơn một năm qua, không có tiến triển đáng kể nào để đền bù thiệt hại cho ngư dân bị tác động, và cũng không có biện pháp cải tạo môi trường biển nào đáng nói. Trong khi đó nhiều người đưa tin về vụ ô nhiễm Formosa tiếp tục bị truy bức. Ông Hải nói “xử lý hình sự những người làm truyền thông như anh Nguyễn Văn Hóa, Hoàng Đức Bình, và truy nã anh Bạch Hồng Quyền chỉ làm người dân càng thêm phẫn uất.” Thông cáo cho biết luật sư Lê Công Định có nêu trường hợp của tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức, đã thụ án hơn phân nửa bản án tù, và kêu gọi chính phủ Mỹ tăng sức ép để Việt Nam sớm thả ông Thức. Ông Phạm Chí Dũng nhận định về tình hình bang giao Việt Nam - Hoa Kỳ từ cuối thời Obama đến đầu thời Trump và đề xuất đã đến lúc Hoa Kỳ cần đặt nặng gấp đôi vấn đề tôn trọng nhân quyền trong các hiệp ước thương mại với Việt Nam. Cũng theo thông cáo trên, bà Virginia Bennett cho biết phái đoàn Mỹ đã đưa “một số vấn đề nhân quyền quan trọng lên bàn đối thoại tại Hà Nội, như quyền tự do lập hội, tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng... Hoa Kỳ tiếp tục kỳ vọng vào việc cải cách hệ thống luật pháp Việt Nam theo hướng tôn trọng các quyền căn bản của con người” Bà nói khó có thể kết luận rằng cuộc đối thoại thành công hay thất bại, nhưng phía Việt Nam có vẻ lắng nghe và quan tâm. Trước đó, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ra thông cáo nói rằng vòng Đối thoại Nhân quyền lần thứ 21 do Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động Virginia Bennett dẫn đầu cùng phía đối tác Việt Nam là ông Vũ Anh Quang, Vụ trưởng Vụ các Tổ chức Quốc tế thuộc Bộ Ngoại giao, đã diễn ra ở Hà Nội vào ngày 23/5. Nhà hoạt động vì dân chủ Phạm Đoan Trang ở Hà Nội khuya hôm 23/5 nói với VOA-Việt ngữ rằng chị “không đặt nhiều hy vọng vào cuộc đối thoại” trong bối cảnh Hoa Kỳ có chính quyền mới, mà đứng đầu là một tổng thống cho đến nay chỉ có vài phát biểu hiếm hoi về nhân quyền. Chị Đoan Trang cũng được mời tham dự cuộc gặp với các nhà ngoại giao Hoa Kỳ ở Hà Nội trước ngày diễn ra cuộc đối thoại, nhưng chị bị an ninh chặn không cho ra khỏi nhà. Chị cho VOA - Việt ngữ biết tiến sĩ Nguyễn Quang A cũng bị “ngăn cản thô bạo” vào tối hôm 22/5. Không thấy Bộ Ngoại giao Việt Nam và truyền thông trong nước loan tin về cuộc đối thoại nhân quyền này.
......

Đêm nhạc đấu tranh: Thương Quá Việt Nam

Thương quá Việt Nam, đó là tiếng kêu não lòng của người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hải Ngoại nói chung và của những người con Miền Trung nói riêng. Hết thời kỳ nộ lệ giặc Tàu phương Bắc, đến đô hộ giặc Tây và bây giờ lại tiếp tục ở trong gọng kềm của lủ Thái Thú Ba Đình. Dân tộc đang đối diện với một tình huống đầy cam go và nguy hiểm trước sự diệt chủng trong giấc mơ Hán hóa của Tàu cộng qua sự tiếp tay để bán đứng Tổ Quốc bởi đảng Việt cộng.Với câu châm ngôn ´´ còn đảng còn mình ´´, Phạm Văn Đồng đã nhẫn tâm tuyên bố ´´ thà mất nước, còn hơn mất đảng´´và đưa đến hậu quả ngày hôm nay: Dân Tộc đang trên đà diệt vong. Những gì đang mất và sẽ tiếp tục mất, thế hệ này không giử được thì thế hệ kế tiếp. Nhưng điều tồi tệ hơn đang diễn ra hàng ngày trên Quê Hương sẽ đưa đến tình trạng ´´diệt chũng´´: Nguồn sống của Ngư Dân đã bị tận diệt - Môi trường sống của cả dân tộc đã bị ô nhiễm qua chất thải hóa học của nhà máy Thép Formosa Hà Tĩnh, thực phẩm đầy độc tố tràn lan khắp ba miền đất nước; người Tàu, lính Tàu, nhà Tàu, Phố Tàu mọc lên từ thôn quê, từ Phố Thị đến những vị trí chiến lược quan trọng trên khắp lãnh thổ và để tận diệt nguồn sinh lực phản kháng, lòng yêu nước của người dân, nhà cầm quyền Việt cộng đã tàn nhẩn với dã tâm biến nhân dân thành công cụ chỉ biết phục vụ và sự trường tồn của đảng qua những chiêu bài mỵ dân và bằng bạo lực. Dùi cui, súng đạn, chó mghiệp vụ cộng với công an, côn đồ xã hội đen, ngăn sông, cấm chợ hầu khủng bố tinh thần và triệt tiêu thành phần yêu nước để bán đứng Tổ Quốc mặc cho tiếng rên xiết của đồng loại chỉ với mục đích duy nhất: Vinh thân phì da của đám chóp bu lãnh đạo. Trước tình trạng nguy khốn và đau lòng của đất nước, Ông Nguyễn Minh Chính Hội Trưởng Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn cộng sản tại Âu Châu trong lời khai mạc buổi Ca Nhạc Đấu Tranh tại Bochum ngày 13 tháng 05 năm 2017 với Chủ Đề ´´Thương Qúa Việt Nam´´đã khẳng định luôn´´đồng hành cùng Quốc Nội´´ hầu giải thể chế độ phi nhân Việt cộng, trước nguy cơ bị diệt vong. Thượng Đế hởi có thấu cho Việt Nam này! Kêu người, người thờ ơ vô cãm, kêu trời, trời ở tận mấy tầng mây. Chỉ có Thượng Đế, Thượng Đế ở trong tim mỗi một người và Ca Sỹ Bích Phượng đã phải thống thiết kêu Thượng Đế qua ca khúc ´´Đêm Nguyện Cầu´´để đánh tỉnh thức những trái tim còn bị xơ cứng -´´Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình…´´là những gì Bích Phượng muốn gởi đến cho thế hệ trẻ ngày hôm nay tại Hải Ngoại và Quốc Nội trước nguy cơ bị diệt chủng mà đảng Việt cộng nhẫn tâm tiếp tay cho Tàu cộng trong giấc mơ ngàn năm Hán hóa để thôn tính Việt Nam. Ca sĩ Bích Phượng Ca sĩ Thu Sương và Thy Kim Buổi văn nghệ đấu tranh được hai MC Thu Sương và Thy Kim phụ trách. Thu Sương còn có biệt danh Hạt Sương Khuya, cô đến từ Paris - Thủ Đô hoa lệ của Âu Châu. Cô chính là một Chiến Sỹ Ca; trước năm 75, những Chiến Sỹ của lực lượng Tổng Trừ Bị tinh nhuệ như đơn vị Nhảy Dù, Biệt Kích 81 Dù , Thủy Quân Lục Chiến… bước chân của họ in dấu trên bốn vùng Chiến Thuật thì Chiến Sỹ Ca Thu Sương ngày hôm nay cũng đã thường có mặt khắp mọi nơi từ Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…và MC Thy Kim, người con của Quảng Trị là nhân chứng sống của Đại Lộ Kinh Hoàng vào Mùa Hè Đỏ Lửa năm 1972; lá cờ Vàng oai hùng trên Cổ Thành Quảng Trị là niềm tự hào của Cô -´´Cờ bay, cờ bay oai hùng trên thành phố thân yêu vừa chiếm lại đêm qua bằng máu…´´ Tất cả đều phải đánh đổi bằng máu, không xin cho, không gập đầu cúi lạy. Miền Nam Việt Nam hơn 20 năm biết bao nhiêu xương máu của những chiến sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ xuống thấm vào lòng đất Mẹ để người dân có một cuộc sống an bình, tự do và hạnh phúc. Ngày hôm nay, 90 triệu dân đang bước dần vào cỏi chết, tuy rằng có vẻ phủ phàng nhưng đó là sự thật, sự thật hiển nhiên đang đưa đến từng phút, từng giờ và TUỔI TRẺ VIỆT NAM hãy quyết định lấy tương lai của mình. Buổi Văn Nghệ hôm nay, cũng là một đóng góp nhỏ nhoi để đồng hành cùng những cuộc biểu tình đòi quyền sống và không chấp nhận sự thống trị độc tài, độc đoán và khát máu của đảng Việt cộng tại quê nhà. 22.05.2007 Lê Trung Ưng –Odw, Đức Quốc  
......

ĐỐI THOẠI

Nếu Nhà cầm quyền CSVN  thực lòng muốn đối thoại thì chẳng cần phải mời gọi ai đối thoại với họ nữa, vì chính người dân, cụ thể là những nhà Dân chủ, những Tổ chức Dân sự yêu nước đã rất nhiều lần đệ đạt lên nhà cầm quyền biết bao Kiến nghị, Tuyên bố, Thỉnh nguyện, Bản Lên tiếng, Sáng kiến v.v.... để cải thiện hiện tình đất nước nhưng vẫn chưa thấy nhà cầm quyền trả lời thẳng thắn như một thiện chí đối thoại. Cho tới nay, tất cả những Kiến nghị, Tuyên bố, Thỉnh nguyện, Bản Lên tiếng, Sáng kiến ấy vẫn còn nguyên vẹn giá trị thời sự của nó. Nếu nhà cầm quyền thực lòng mong muốn đối thoại thì hãy mở lại hồ sơ và tiến hành đối thoại đi, những người bất đồng chính kiến, những đối tượng đối thoại đã sẳn sàng.... Không làm việc nầy thì những sáng kiến đối thoại của Tuyên giáo Đảng hiện nay chỉ là một trò bịp như biết bao những trò bịp của chế độ đã từng tung ra trong quá khứ ***** Kể từ khi nhậm chức, 2.2016, hơn một năm im hơi lặng tiếng, nhạt nhòa và chìm khuất, sau hội nghị trung ương 5, tháng năm, năm 2017, bỗng ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương Võ Văn Thưởng xuất hiện với một câu nói sáo rỗng, rất tiêu biểu cho ngôn ngữ Tuyên giáo cộng sản: “Cấp ủy các cấp phải thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác, lấy tư tưởng của Người để soi rọi hành động, phải đổi mới lề lối tác phong làm việc, thực sự dân chủ, khoa học, thực sự gần dân, sát dân” và một đề xuất bất ngờ, độc đáo, táo bạo, như một người dân chủ, cấp tiến: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận. Và cũng chính sự tranh luận đó tạo ra cơ sở để hình thành chân lý”. Nếu chỉ nói suông, câu này cũng sáo rỗng như câu trên mà thôi nhưng ông Trưởng ban Tuyên giáo cho biết đã trình dự thảo và đang chờ ban bí thư thông qua văn bản hướng dẫn về việc trao đổi và đối thoại với những cá nhân có sự nhìn nhận khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của đảng và nhà nước cộng sản. Điều này làm cho nhiều người, nhất là những trí thức đang canh cánh nỗi niềm về vận nước khấp khởi chờ đợi. Nhưng sự chờ đợi đó có cơ sở không? Với tất cả các loại hình nhà nước có trong lịch sử loài người thì nhà nước cộng sản bằng ngôn từ đã đưa người dân lên vị trí cao chót vót. Từ ngữ “Nhân dân”, “Người dân” có tần số sử dụng đến lạm phát đạt kỉ lục ngày càng cao. Nhân dân làm chủ. Chính quyền nhân dân. Ủy ban nhân dân. Hội đồng nhân dân. Đảng không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Nhà nước của dân, do dân, vì dân. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. . . Đến những công cụ bạo lực chuyên chính vô sản của nhà nước cộng sản để nô dịch dân, tước đoạt mọi giá trị làm người của người dân cũng mang tên nhân dân: công an nhân dân, tòa án nhân dân, viện kiểm sát nhân dân . . . Hiện nay nhà nước cộng sản còn sử dụng thêm một công cụ mới, một lực lượng mới để đàn áp người dân đòi quyền sống, đòi quyền làm người đó là côn đồ. Với cách sử dụng tràn lan lá bùa “nhân dân” có lẽ công cụ đàn áp mới này rồi cũng sẽ được mang tên côn đồ nhân dân. Người dân được ngôn từ nhà nước cộng sản đề cao như vậy nhưng thực tế trong nhà nước cộng sản, người dân bị coi thường, bị khinh bỉ, bị sỉ nhục nặng nề nhất, bị đối xử tàn tệ, nhẫn tâm nhất. Mọi người dân sống trên lãnh thổ Việt Nam đều là nạn nhân của một thực tế cay đắng: Người dân chỉ là “quần chúng cách mạng” để những người cộng sản sử dụng cướp chính quyền và giữ chính quyền. Đất nước chỉ là kho tài nguyên và người dân chỉ là kho sức người để những người cộng sản huy động làm cách mạng và chiến tranh xác lập và củng cố quyền cai trị của đảng cộng sản, để những người cộng sản cầm quyền vơ vét, bòn rút tài nguyên đất nước, bóc lột người dân, làm giầu trên sự tan hoang của đất nước, trên nỗi thống khổ của người dân. Ngôn từ tuyên truyền là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” nhưng thực tế cay đắng là “mọi việc đã có đảng và nhà nước lo”. Quyền công dân, quyền làm chủ đất nước của người dân bị điều 4 Hiến pháp tước đoạt. Người dân không có quyền con người, không có quyền công dân, không có tư thế bình đẳng của những công dân tự do, làm sao có thể đối thoại! Với nhà nước cộng sản, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ mang thân phận thần dân, không có tư cách công dân, người dân có mặt trong cuộc đời chỉ với tư cách công cụ, không có tư cách con người. Người dân nào không cam tâm làm công cụ, đòi quyền làm người, người dân nào không cam phận làm thần dân, cất tiếng nói công dân liền bị nhà nước độc tài cộng sản đẩy sang thế lực thù địch, bị đàn áp, trừng trị bằng bạo lực côn đồ xã hội đen và bạo lực công an nhà nước, bị tù tội bằng luật pháp bất công cộng sản với những điều luật hình sự 79, 88, 258 như cạm bẫy giăng bủa. Chủ nghĩa Mác Lê trở thành một tôn giáo, một thần quyền tạo ra quyền uy tối cao, khép kín để đảng cộng sản thống trị xã hội như thời trung cổ. Xã hội đó, không gian luật pháp và không gian chính trị đó không thể có đối thoại thực sự. Có phải trong thời đại công nghệ thông tin, nhà nước cộng sản không thể duy trì mãi chính sách ngu dân, không thể bưng bít tuyệt đối thông tin, không thể bưng bít mọi sự thật được nữa. Ngày càng có đông đảo người dân tiếp cận được nhịp sống thời đại dân chủ, càng có đông đảo người dân ý thức được quyền con người, quyền công dân, quyền sống, quyền làm chủ đất nước của mình, do đó ngày càng có đông đảo “thế lực thù địch” thách thức sự tồn tại của nhà nước độc tài cộng sản đang nô dịch con người và kìm hãm sự phát triển của đất nước. Và đối thoại chỉ là chiếc van xả bớt áp lực xã hội đối với nhà nước độc tài cộng sản mà thôi. Nếu thực sự muốn đối thoại với dân, đối thoại với những quan điểm, ý kiến của dân khác biệt với nhà nước cộng sản thì những quan điểm, ý kiến khác biệt của dân đã lên tiếng, đã mở lời suốt nhiều năm nay rồi đó. Những kiến nghị, những tuyên bố, những bản lên tiếng của hàng trăm trí thức, của hàng ngàn công dân về những vấn đề, những sự kiện đang đe dọa sự sống còn, sự toàn vẹn của đất nước, đang đe dọa mạng sống của người dân và đe dọa cả sự tuyệt diệt của giống nòi. Kiến nghị về Boxit Tây Nguyên, về thảm họa Formosa. Kiến nghị về xây dựng bản Hiến pháp dân chủ để có một nhà nước thực sự của dân. Tuyên bố về những tượng đài hàng ngàn tỉ đồng hoang phí, xa xỉ, kệch cỡm, lạc lõng trên sự đói nghèo, bần cùng của người dân. Bản yêu sách đòi hỏi phải gấp gáp thay đổi chính sách đất đai. Bản lên tiếng về cái chết thương tâm của người dân lương thiện dưới tay công an nhà nước cộng sản. Những kiến nghị, tuyên bố, bản lên tiếng đó đòi hỏi phải được trả lời, đối thoại của đảng cộng sản cầm quyền và của nhà nước cộng sản. Nhưng hàng ngàn người dân kí kiến nghị, kí tuyên bố, kí bản lên tiếng chỉ nhận được sự im lặng lì lợm, bất chấp văn hóa hành chính nhà nước của một thể chế coi thường dân, khinh bỉ dân. Nếu nhà nước cộng sản bỗng bừng tỉnh khỏi cơn say bạo lực, muốn thay công cụ đối thoại là bạo lực bằng đối thoại ngôn từ, lí lẽ, thay lực lượng đối thoại với dân là công an, tòa án nhà tù bằng tuyên giáo thì trước hết phải xóa ngay những bản án, những bản cáo trạng bất công và bất lương đối với nhà tư tưởng lớn Trần Huỳnh Duy Thức, đối với nhà báo trung thực Nguyễn Hữu Vinh, đối với trái tim người mẹ nặng tình yêu nước thương nòi Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, đối với luật sư khẳng khái Nguyễn Văn Đài . . . Vì những Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hữu Vinh, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Nguyễn Văn Đài, Nguyễn Thúy Nga, Lưu Văn Vịnh, Hoàng Đức Bình . . . chỉ là những người có tiếng nói, quan điểm khác biệt với nhà nước cộng sản đã bị nhà nước cộng sản sử dụng những điều luật vi hiến, mơ hồ, mù mờ buộc tội. Xóa bản án phi pháp mà nhà nước cộng sản đã gán cho họ và trước hết hãy đối thoại với họ. Họ chính là trí tuệ, khí phách, tâm hồn Việt Nam hôm nay. Họ chính là những người xứng đáng nhất đại biểu cho tư tưởng, ý chí, nguyện vọng của nhân dân đối thoại với nhà nước cộng sản. Theo FB Phạm Đình Trọng
......

Đừng mắc mưu “đối thoại” của CSVN

Trong những ngày vừa qua, một vài trang mạng đã “giật tít” rằng đảng CSVN sẽ đối thoại, liên quan đến câu phát biểu của ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban truyên giáo trung ương đảng CSVN trong Hội nghị học tập về phong cách của ông Hồ Chí Minh, nhân sinh nhật thứ 127 của ông Hồ. Theo báo Pháp Luật ở Sài Gòn, ông Võ Văn Thưởng cho biết là Ban Tuyên giáo trung ương đang chờ Ban Bí thư thông qua một văn bản hướng dẫn về việc tổ chức trao đổi và đối thoại với những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Các trang mạng ở Hải Ngoại đã dựa theo một số nội dung nói trên của báo Pháp Luật để diễn giải rằng đảng CSVN đang có xu hướng muốn đối thoại! Tuy nhiên, trên các trang mạng của đảng và nhà nước như trang Nhân dân, Tạp chí cộng sản, Cổng thông tin chính phủ và kể cả Thông tấn xã Việt Nam đều không nhắc gì đến nội dung phát biểu nói trên của ông Thưởng. Nói cách khác, các trang mạng của đảng và nhà nước đều cắt bỏ đoạn ông Thưởng đề cập đến vấn đề đối thoại như báo Pháp Luật loan tải, mà chỉ nói chung chung về những chỉ thị của ông Thưởng yêu cầu các đảng ủy phải học tập phong cách Hồ Chí Minh để sống gần dân hơn, tránh những hiện tượng tiêu cực xảy ra gần đây. Việc các trang thông tin của đảng và nhà nước không loan tải vấn đề đối thoại mà ông Thưởng phát biểu có thể đến từ hai lý do. Một là Ban bí thư chưa chính thức chấp nhận đề nghị của Ban tuyên giáo trung ương nên chưa là quan điểm chung của đảng. Hai là nội dung phát biểu về đối thoại của ông Thưởng đã không phù hợp với Hội nghị trực tuyến học tập về chỉ thị 05 của Bộ chính trị liên quan đến học tập phong cách của ông Hồ, nên đã bị cắt bỏ. Dù lý do nào đi chăng nữa, qua sự kiện loan tải khác nhau về nội dung phát biểu của ông Thưởng đăng lại trên báo đảng và báo bên ngoài cho thấy có sự nhận thức khác nhau về cái gọi là “đối thoại” dưới chế độ độc tài cộng sản. Ông Thưởng đã nói rất rõ về chủ trương đối thoại của Ban tuyên giáo là giữa những cá nhân có ý kiến và quan điểm khác với đảng và nhà nước CSVN, chứ không phải là cuộc đối thoại giữa một tổ chức, một tập thể có quan điểm khác với CSVN. Ông Võ Văn Thưởng phát biểu tại Hội nghị học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh hôm 18-5-2017. Ảnh: Ngày Mới Online Trong khi đó một số người vì vô tình hay cố ý, diễn giải phát biểu của ông Võ Văn Thưởng là một chủ trương nhằm mở ra một kênh đối thoại giữa đảng CSVN với lực lượng đối lập chống lại chính sách của đảng và nhà nước CSVN. Thật sự nội dung đối thoại theo chủ trương của ông Võ Văn Thưởng đã và đang được đảng và nhà nước CSVN tiến hành kể từ khi họ tung ra Nghị Quyết 36 cách nay 20 năm, nhằm chiêu dụ một số kiều bào hải ngoại. Nay Ban tuyên giáo muốn mở rộng hơn sự đối thoại để tìm cách tranh thủ với một số cá nhân vốn có những bất đồng về các chính sách hiện nay của CSVN trong bối cảnh đảng CSVN gặp quá nhiều khó khăn về tham nhũng, thảm họa Formosa ... Những loại đối thoại này, CSVN không nhắm vào những đối tượng đang sống và đang đấu tranh ngay tại Việt Nam, mà chỉ nhắm vào những đối tượng ít hiểu biết tình hình thực tế ở trong nước, đang sinh sống tại hải ngoại là chủ yếu. Đảng CSVN luôn luôn coi những cá nhân, tập thể khác ý kiến, đường lối của đảng là phản động. Khi bị coi là phản động thì chì có hai con đường: Một là đi vào tù dưới những tội vi phạm Điều 88, 79, 256. Hai là hợp tác và phục tùng đảng vô điều kiện. Với chế độ độc tài độc đảng như vậy làm sao có sự tồn tại của cái gọi là: “Chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận.” Đây là phát biểu mị dân của ông Thưởng và đảng CSVN, vì nó không bao giờ được chấp nhận trong chế độ độc tài dựa trên bạo lực, đàn áp và khủng bố. Chế độ CSVN nói riêng và các chế độ độc tài nói chung chỉ chấp nhận “đối thoại” khi họ bị các lực lượng đối lập và quần chúng đẩy vào thế nguy hiểm, như chúng ta đã từng thấy diễn ra ở Ba Lan, Tiệp Khắc vào cuối thập niên 80 và tại Miến Điến vào những năm 2010 và 2014. Khi đó, đối thoại là nhằm giúp đảng độc tài hạ cánh an toàn, tránh sự tan rã toàn diện trước sức bật vũ bão của toàn dân. Tóm lại, trong tiến trình đấu tranh trực diện, đối thoại không phải là một giải pháp để mang lại sự thay đổi dân chủ cho đất nước, khi thành phần lãnh đạo tiếp tục cố thủ trong lô cốt độc đảng. Đối thoại nếu có chỉ là một thủ thuật mị dân mà những chế độ độc tài mong qua đó tháo bớt ngòi nổ bất mãn của quần chúng và lực lượng đối lập để tìm cách mua thời gian tồn tại. Đối thoại như là một giải pháp cho những bế tắc hiện nay của đất nước phải là một chính sách nghiêm túc đến từ ý thức từ bỏ độc tài, độc đảng, và phải được thể hiện qua những hành động cụ thể ngay lập tức như: thả tất cả các tù nhân lương tâm tại Việt Nam; tôn trọng quyền tự do phát biểu và tổ chức những buổi gặp gỡ, đối thoại với người dân; tôn trọng quyền biểu tình để bày tỏ ý kiến một cách ôn hòa, tôn trọng tự do truyền thông v.v... Chỉ với những hành động cụ thể này, người ta mới thấy là đảng CSVN thực sự mong muốn có những thay đổi tốt đẹp cho đất nước, và tiếp tay hợp tác để đẩy mạnh tiến trình đối thoại và dân chủ hóa đất nước. Miệng nói đối thoại mà tiếp tục bịt miệng quần chúng, bỏ tù các nhà dân chủ ôn hòa, trấn áp nạn nhân Formosa... chỉ khiến cho người dân thấy rõ hơn các thủ đoạn của một chế độ đang trong giai đoạn đường cùng. http://www.viettan.org/%C4%90ung-mac-muu-doi-thoai-cua-CSVN.html
......

Hoang tưởng hay tự ru ngủ mình, ru ngủ nhân dân?

Từ trước đến giờ chuyện các quan chức, chính khách VN cứ mở miệng ra phát biểu là lại khiến cho dân chúng phải chửi vì sự dốt nát, quan liêu, thiếu thực tế, xa rời dân chúng, hoặc nói lấy được, bất cần ai tin v.v…không có gì lạ. Nhưng dạo gần đây căn bệnh “tự sướng”, “mơ giữa ban ngày” của các quan lại càng có vẻ tăng lên. Hết ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mơ “Sài Gòn phải là hòn ngọc chiếu sáng biển Đông” (chứ không phải là "hòn ngọc Viễn Đông" nhé), Hà Nội đẹp như Paris; ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND quận 1 thì muốn xây dựng quận 1 thành một Singapore thu nhỏ trong lòng TP.HCM; rồi bây giờ ông Tân Bí thư Thành Ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân lại mơ xây dựng "TP.HCM thành không gian khởi nghiệp như thung lũng Silicon" bên Mỹ! Không biết các quan chức, chính khách VN khi “hồn nhiên” phát biểu như vậy có biết rằng các câu nói của các ông ngay lập tức được lan truyền, chia sẻ trên facebook, trên các trang blog của nhiều người, để cười cợt vì sự “khôi hài đen” của nó? Là do họ thiếu thực tế, hoang tưởng, hay ngược lại, họ biết tình hình đất nước ra sao nhưng chính vì tình trạng đất nước bết bát quá mà người ta thường quay lưng trốn tránh sự thật bằng những giấc mơ, bởi mơ không mất tiền, dại gì không mơ? Không biết. Nhưng người dân khi nghe những ước mơ của các ông thì chỉ thấy vừa hài hước vừa đắng nghét trong lòng. Chính đảng cộng sản đã lôi kéo cả dân tộc này vào hai cuộc chiến tranh đánh Pháp đuổi Mỹ kéo dài hàng chục năm với cái giả phải trả quá đắt, để rồi bây giờ lại mơ trở thành phiên bản của các nước mà các ông từng đánh đuổi nói riêng và các nước tư bản nói chung mà ngày xưa các ông thóa mạ hết lời. Các ông từng gọi đó là các nước “tư bản giãy chết”, rằng hệ thống các nước tư bản sẽ sụp đổ một ngày không xa, còn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới là tinh hoa, là tương lai của nhân loại…Bây giờ hệ thống nào tự sụp đổ không kèn không trống, trong khi vài ba nước còn lại thì cũng dần dần tự chuyển biến, thay ruột chỉ còn cái vỏ…thì chúng ta đã quá rõ. Chỉ chua xót cho cái giá mà dân tộc này, đất nước này đã và vẫn đang phải trả vì sự mê muội đó. Nhưng mặt khác, cũng có ý kiến ngược lại, rằng chúng ta-người dân phải nên mừng vì các quan chức khi so sánh, ao ước những mô hình cho VN đã toàn chọn những thành phố, quốc gia đi theo mô hình tư bản, tự do, dân chủ. Trong khi các thế hệ lãnh đạo thời trước cái gì cũng Liên Xô và các nước XHCN là nhất. Những câu thơ của nhà thơ của Việt Phương phản ánh ý thức của nhiều thế hệ người Việt trước kia, đến nay nhiều người vẫn nhớ “Đồng hồ Liên Xô tốt hơn đồng hồ Thụy Sỹ. Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”. Có một thời cái gì của Liên Xô và các nước XHCN cũng là nhất, cái gì của Mỹ và các nước tư bản cũng là xấu xa. Rồi Liên Xô và các nước XHCN cũ sụp đổ, rồi VN mở cửa, những thông tin, hàng hóa…từ bên ngoài tràn vào. Bây giờ dù vẫn luôn khẳng định đảng ta kiên quyết đi theo con đường XHCN, dù không biết đến hết thế kỷ này đã có hay chưa (lời ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng), dù vẫn nhất nhất rập khuôn theo mô hình hệ thống chính trị của Trung Quốc, nhưng khi xài hàng hóa thì quan chức VN vẫn chuộng hàng Mỹ hàng Nhật hơn hàng Tàu, khi đau ốm phải đi chữa bệnh thì chạy sang Sing sang Mỹ, cho con du học hay mua nhà, làm ăn thì toàn chọn các nước Mỹ, Anh, Pháp, Úc, Canada…Và bây giờ khi ao ước Sài Gòn, Hà Nội...trở thành cái gì thì đó là Singapore, là Paris…chứ không phải Bắc Kinh hay Thượng Hải! Như thế là họ đã tự chuyển biến, hay nói theo ngôn ngữ của chính họ, là “diễn biến hòa bình” từ lâu rồi, và đó là xu thế chung không thễ cưỡng lại. Họ chỉ còn cố giữ lại cái hệ thống độc đảng độc tài này để tiếp tuc đè đầu cưỡi cổ nhân dân, tiếp tục vơ vét mà thôi. Như thế là phải mừng cho sự tự chuyển biến ấy chứ. Chứ nếu lại vẫn tình nghĩa cũ mà mơ Sài Gòn, Hà Nội thành…Moscow; hoặc hai nhà nước Việt-Trung với mô hình hệ thống giống y nhau, tình cảm hai đảng nồng nàn gắn bó, thì mơ Sài Gòn, Hà Nội được như…Bắc Kinh, Thượng Hải, VN được trở thành một nước tự trị của Trung Hoa, thì còn khốn nạn hơn! Vẫn biết rằng mơ không bị đánh thuế, nhưng nếu chỉ ngồi đó hô hào khẩu hiệu suông thì chỉ là một hình thức “thủ dâm tinh thần”, vừa ru ngủ chính mình và ru ngủ, lừa mị nhân dân. Với người Sài Gòn, Hà Nội bây giờ chắc đa phần chỉ ao ước làm sao để thành phố bớt ngập lụt, phố thành sông vào mùa mưa, làm sao bớt nạn kẹt xe, bớt ô nhiễm, bớt thực phẩm bẩn tràn lan ăn gì cũng sợ, bớt nạn cướp giật hoàng hành…đã là hạnh phúc lắm rồi. Thế nhưng mấy đời Bí thư Sài Gòn, Hà Nội vẫn không làm được những điều căn bản này thì mơ chi cho xa. Đó là chưa nói muốn Sài Gòn thành Singapore, Hà Nội thành Paris, VN thành…Thái Lan hay Nam Hàn thì điều kiện trước hết là đảng cộng sản phải bị giải thể hoặc tự giải tán, VN phải thay đổi mô hình thể chế chính trị thành một nước tự do, dân chủ, đa đảng pháp trị như các nước tiến bộ khác trên thế giới, thì những ước mơ đó mới có cơ thành hiện thực, chứ đảng cộng sản các ông mà còn nắm quyền thì chỉ thêm 5 năm nữa thôi VN còn thua cả Cambodia và Sài Gòn, Hà Nội thì còn tiếp tục xuống cấp hơn nữa! Thành tích phá hoại của đảng và nhà nước cộng sản như thế nào trong suốt bao nhiêu năm qua chúng ta đã quá rõ.    Song Chi -  songchi's blog
......

HÃY ĐỐI THOẠI VỚI DÂN BẰNG CÁCH KHÁC

Từ đầu năm 2017 đến nay đã có 10 công dân bị bắt hoặc bị truy nã vì liên quan đến đấu tranh dân chủ, đấu tranh nhân quyền, đấu tranh chống Formosa gây ra thảm họa môi trường. Đó là Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa, Trần Thị Nga, Vũ Quang Thuận, Nguyễn Văn Điển, Bùi Hiếu Võ, Phan Kim Khánh, Bạch Hồng Quyền, Hoàng Đức Bình, Thái Văn Dung. Chưa kể có nhiều thanh niên ở phía Nam bị bắt nguội mất tích vì tham gia biểu tình chống Formosa vào ngày 5/3 theo lời kêu gọi của linh mục Nguyễn Văn Lý. Trước đó, trong hai năm 2015, 2016, hàng loạt người hoạt động dân chủ, đấu tranh vì nhân quyền và vì môi trường cũng đã bị bắt, như BS Hồ Hải, Vịnh Lưu, Đức Độ, Mẹ Nấm, Nguyễn Văn Đài, Trần Anh Kim, Lê ThanhTùng... Liệu việc đẩy mạnh bắt bớ nầy có làm chùn lòng người hoạt động xã hội dân sự hay không? Hầu hết những người tôi gặp, đã từng ở tù hoặc chưa ở tù đều xem chuyện đi tù nhẹ tựa lông hồng. Dường như ai đã chấp nhận con đường đấu tranh đều chuẩn bị sẵn sàng cho ngày đi tù của mình. *** Chính vì vậy mà Bùi Hằng, Trần Anh Kim, Nguyễn Văn Đài, Lê Thanh Tùng, Nguyễn Văn Oai... đã đi tù lần hai. *** Chính vì vậy mà số người bị bắt đi tù càng lúc càng đông, số lượng tù nhân LT năm sau đông hơn năm trước. *** Chính vì vậy mà 6000 dân Đồng Tâm đã dám chống lại nhà cầm quyền, bắt giam 40 cán bộ và lính cơ động khi đám nầy xông vào làng đàn áp dân. *** Chính vì vậy mà hàng ngàn dân Lộc Hà bao vây ủy ban huyện đòi công lý. *** Chính vì vậy mà 2000 dân Quỳnh Lưu bao vây trụ sở công an huyện để đòi lại áo "no formosa" bị tịch thu trái phép. Liệu nhà cầm quyền có bắt giam hết hàng ngàn người dân ở mỗi vụ việc nêu trên hay không? Thực tế cho thấy nhà cầm quyền đã chùn tay. Đã đến lúc không nên đối thoại với dân, với những người hoạt động XHDS bằng dùi cui, côn đồ và nhà tù. Nhà cầm quyền đã bộc lộ quá nhiều sai trái, chà đạp lên luật pháp khi cho báo chí đấu tố, hạch tội người mới bị bắt chưa qua điều tra, hoặc vu cáo những người bị bắt những tội không hề có, hoặc những tội không phải là tội. Nguyễn Văn Hóa, Thái Văn Dung bị kết tội là đã ghi hình ảnh và đưa tin về các cuộc khiếu kiện hoặc biểu tình chống Formosa của ngư dân Nghệ An, Hà Tĩnh. Bạch Hồng Quyền bị vu cáo là xúi dục hàng ngàn dân Lộc Hà đi lên ủy ban huyện đòi công lý. Một chàng trai 28 tuổi chưa có địa vị chức quyền gì trong xã hội mà làm sao xúi được hàng ngàn người dân nghe theo để làm cái việc tày đình? Những cái gọi là tội mà báo lề đảng gán lên Hoàng Đức bình là chuyện vô cùng kỳ hoặc. Tội của anh là đã tham gia phong trào No U chống đường lưỡi bò trái phép của Trung Quốc, tham gia phong trào Lao Động Việt giúp công nhân đòi quyền lợi hợp pháp, ủng hộ đấu tranh đòi quyền lợi của các nạn nhân Formosa... Qua những sự việc trên cho thấy phía nhà cầm quyền đã không còn lẽ phải khi tìm mọi cách bắt bớ những người hoạt động vì nhân quyền, vì môi trường, vì công bằng và vì tiến bộ xã hội. Chỉ còn biện pháp bắt dân bỏ tù cho thấy nhà cầm quyền đã đi dần vào chỗ cùng quẫn. Hãy đối thoại với dân bằng cách khác. FB Huynh Ngoc Chenh
......

Chính trường hay chiến trường: tiếp là đối tượng Trần Đại Quang.

Chính trường cộng sản Việt Nam đang bước vào một giai đoạn hỗn loạn nhất trong lịch sử đảng cộng sản, tình trạng năm phe bảy phái tranh giành triệt hạ nhau bắt đầu từ việc xây dựng đảng mà Nguyễn Phú Trọng học được từ Trung Cộng. Do Nguyễn Phú Trọng  cần phải có những quan chức bị mang ra kỷ luật để hoàn thiện chương trình của mình dẫn đến các quan chức và phe phái thay vì hợp lực để chống lại kế hoạch của Nguyễn Phú Trọng, thì các phe phái lại nghĩ rằng nên đưa người của phe khác ra mà mồi cho Nguyễn Phú Trọng để được một công đôi việc. Việc thứ nhất là thoả mãn yêu cầu của Nguyễn Phú Trọng có vật tế , việc thứ hai là làm suy yếu thế lực khác. Không phải Nguyễn Phú Trọng không biết các thế lực chính trị khác muốn gì, thậm chí Trọng còn biết rõ đến mức để lợi dụng nó, thúc đẩy nó cho các phe phái đấu đá, tố cáo nhau khốc liệt hơn. Mục đích của Trọng làm vậy là gì, là để nuốt lời hứa việc về giữa nhiệm kỳ do tuổi tác quá cao. Việc các nhóm mâu thuẫn, đâm chém nhau sẽ không nhóm nào muốn người của nhóm khác làm tổng bí thư,  trong tình huống thế đương nhiên ai cũng muốn Trọng ở lại. Và để được ở lại thì Trọng luôn thúc đẩy tìm mồi, để các con mồi tìm mọi cách đẩy con mồi khác ra cho Trọng xơi. Cuộc chơi cứ vòng xoay như vậy và Trọng vẫn nghiêm nhiên ngồi thị uy thiên hạ. Phe Trương Hoà Bình, Trương Tấn Sang hầu hạ và phục vụ kế hoạch của Trọng là lùa con mồi Đinh La Thăng vào lưới. Mục đích là để hạ Thăng và cho người của mình vào làm bí thư thành phố Hồ Chí Minh. Đinh Thế Huynh kẻ đồng hương với Đinh  La Thăng theo Trọng tấn công Thăng để lấy lòng , ngoài ra Đinh Thế Huynh còn muốn hạ Thăng vì Thăng thuộc cánh của phe khác. Trong tương lai người của phe ấy có thể cạnh tranh chức tổng bí thư với Huynh. Nguyễn Xuân Phúc có quá nhiều sân sau ở thành phố HCM, việc thờ ơ để mặc Thăng bị hạ vì Phúc cũng trùng mục đích như Huynh, cũng muốn lấy lòng Trọng và cũng muốn phe khác yếu để không cạnh tranh tổng bí thư với mình. Ngoài ra nếu người của họ Trương nắm được thành phố Hồ Chí Minh tất sẽ san sẻ những mồi ngon ở thành phố này cho Phúc. Từng ấy phe có lợi ích chung nếu Đinh La Thăng bị hạ, việc Đinh La Thăng bị hạ khó mà có thể tránh khỏi. Thế nhưng một điều rất thú vị ở đây là nếu như Đinh La Thăng quyết chống cự như kiểu Trịnh Xuân Thanh  thì liệu Nguyễn Phú Trọng và cả đám kia có hạ nổi không.? Chắc là không dám, vì căng quá đứt dây, có thể làm chế độ lung lay. Nhưng nếu Thăng không bị hạ, liệu Trọng có để yên không. Chắc chắn không, nếu không được thoả mãn ông già này chả có gì để mất, điên cuồng với danh vọng, ông ta sẽ đập toán loạn đến cùng kể cả vỡ chế độ cũng làm. Đến đây một tình huống thoả thuận đã xảy ra, Đinh La Thăng bị cách chức về làm phó ban kinh tế nhưng vẫn còn là uỷ viên trung ương đảng, một kiểu thay người ra sân khi bị dính thẻ vàng. Người thay thế Thăng làm bí thư TPHCM là Nguyễn Thiện Nhân chứ không phải là người của phe Phúc, hay Trương. Hãy nên nhớ Đinh La Thăng đã viết lá đơn hơn 20 trang định làm nổ tung dư luận, thể hiện ý chí phản kháng, nhưng rồi bỗng nhiên Thăng im lặng và còn cất lời xin lỗi tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng để mang lại danh tiếng cho cá nhân Trọng. Nguyễn Phú Trọng đã thoả thuận với thế lực khác đồng ý cho Trọng hạ Thăng để được danh dự, đổi lại người của thế lực ấy được làm bí thư thành uỷ Hồ Chí Minh. Đây thực sự là nước cờ cao của Nguyễn Phú Trọng, một nước cờ cực độc đáo. Thứ nhất Trọng biết bụng dạ của những kẻ hùa theo mình đánh Đinh La Thăng đều có mục đích muốn đưa người của họ vào thế chỗ Thăng. Nếu để cho đám này thoả mãn, chúng sẽ như con chó no mồi không còn hăng hai đi săn nữa, chúng sẽ bằng lòng vài năm với những mầu mỡ ở TPHCM để cũng cố sức mạnh. Khi chúng có sức mạnh rồi hẳn chúng sẽ chẳng còn coi Trọng ra gì. Để Nguyễn Thiện Nhân về đó, các nhóm như Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình vẫn còn phải tiếp tục tranh đoạt, tiếp tục tìm cách nịnh bợ Trọng trong những cuộc săn mồi khác. Việc Nguyễn Thiện Nhân về làm bí thư TPHCM, muốn hạ được Đinh La Thăng phải mất một năm, muốn hạ một người như Nguyễn Thiện Nhân vốn không có tỳ vết chắc hẳn phải mất hơn 2 năm, mà hơn 2 năm nữa lại sắp hết nhiệm kỳ, đây sẽ là điều khó, vì thế chắc chắn Nguyễn Thiện Nhân sẽ không bị đụng đến vì không ai muốn mất công vào việc vô ích. Câu chuyện Đinh La Thăng đến đây tạm dừng, Nguyễn Thiện Nhân ổn ở TP HCM. Mặt trận này tạm thời yên tĩnh. Bây giờ là cuộc chiến về một đối tượng khác mà Trọng và các phe khác lo ngại hơn, đó là chủ tịch nước Trần Đại Quang. Trần Đại Quang phải đối diện với nhiều kẻ thù hơn Đinh La Thăng, bởi tất cả các phe nói trên dù xung khắc với nhau nhưng đều sẵn sàng hùa theo Trọng để hạ Trần Đại Quang.  Gây áp lực phong toả và lôi được ra lỗi lầm của Quang sẽ làm cho Trọng ngồi yên hết nhiệm kỳ mà không sợ ai đòi ghế, còn các phe phái khác thì muốn một lão già háo danh , cuồng tín ngồi ghế tổng bí thư hơn là một con người sắc sảo, thâm trầm đáng sợ như Quang. Có thể thấy những mũi giáo của đồng đảng tứ phía nhăm nhe lao vào mình, Trần Đại Quang phải xuống nước với Trung Cộng qua chuyến đi thăm Trung Cộng sau một thời gian nhậm chức chủ tịch nước. Các doanh nghiệp đánh nhau tìm đến Nguyễn Xuân Phúc xin che chở, chính Phúc là người kích động các doanh nghiệp đánh lẫn nhau. Các uỷ viên trung ương đánh nhau tìm đến Nguyễn Phú Trọng để làm chỗ dựa, tất cả là do Trọng khuấy động. Các uỷ viên bộ chính trị, tứ trụ đánh nhau ắt phải tìm đến Trung Cộng làm chỗ dựa. Vậy đương nhiên Trung Cộng là người chơi cho nước đục, ngao cò tranh nhau, ngư ông thủ lợi. Chính trường Việt Nam phức tạp là vậy, trong vài tháng tới còn phức tạp hơn nhiều. Người Buôn Gió Ảnh https://chantroimoimedia.com
......

Phái đoàn Giáo phận Vinh sang Châu Âu vận động cho nạn nhân Formosa

Từ ngày 2 đến ngày 11/5/2017, Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển thuộc Giáo phận Vinh đã đến một số nước Âu Châu gặp gỡ các cơ quan quốc tế để trảo thỉnh nguyện thư về thảm họa Formosa do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra. Linh mục Trần Đình Lai (trái) và Linh mục Bùi Khiêm Cường trong buổi gặp gỡ đồng hương ở Paris. Photo: Tường An Nhân dịp phái đoàn đến Paris, thông tín viên Tường An của Ban Việt Ngữ Đài Á Châu Tự Do RFA có dịp hỏi chuyện hai Linh mục trong phái đoàn từ Việt Nam sang về nội dung chuyến đi. Trao thỉnh nguyện thư Từ cuối năm 2016, Ban Hỗ trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường thuộc giáo phận Vinh đã đề xuất chiến dịch lấy chữ ký của ngư dân, nạn nhân thảm họa Formosa, sau này đã mở rộng chiến dịch lấy chữ ký trên mạng, tính đến đầu tháng 5/2016 đã lấy được gần 200.000 chữ ký. Ngày 2 tháng 5, Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển đã đến Châu Âu để trao thỉnh nguyện thư cho Quốc Hội Liên Âu cũng như gặp gỡ một số cơ quan liên hệ. Tại Paris, linh mục Trần Đình Lai cho biết mục đích của chuyến đi: “Mục đích là đi đến các cơ quan của Liên Hiệp Quốc, của Châu Âu và nhiều nước dân chủ trên thế giới và gặp gỡ kiều bào kêu gọi ủng hộ công cuộc đấu tranh cho quê hương, cho đất nước, cho Nhân quyền và đặc biệt cho nạn nhân thảm họa Formosa”. Trạm dừng chân đầu tiên là Na Uy, sau đó phái đoàn đến Quốc hội Liên Âu tại Bruxelles, tiếp xúc với đảng Xanh, Đức Hồng Y của giáo hội Bỉ. Kế đến là Thụy sĩ, đây là điểm đến quan trọng nhất với chương trình dày đặc. Tại đây phái đoàn đã tiếp xúc với các Cao ủy của văn phòng Liên Hiệp Quốc về Nhân quyền và môi trường, gặp gỡ Thị trưởng thành phố Geneve, ông Guillaume Barazzone với nhóm làm việc đặc biệt về Châu Á. Kết thúc chuyến vận động chính thức, Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển đã đến Fatima, Bồ Đào Nha để tạ ơn Đức Mẹ, cầu nguyện cho quê hương cũng như cho toàn thể thành viên trong phái đoàn. Linh mục Trần Đình Lai cho biết những khó khăn và thuận lợi của chuyến đi: “Về thuận lợi thì tất cả các cuộc hẹn trước, gặp các chính khách, các tổ chức, các Xã hội Dân sự đều rất là xuôi chảy, tốt đẹp. Ai cũng sẵn sàng lắng nghe, đón nhận, chia sẻ và hiệp thông. Họ hứa là sẽ cùng với những người thành tâm thiện chí sẵn sàng cộng tác và giúp đỡ để đấu tranh cho công cuộc này đạt được kết quả tốt đẹp nhất. Còn về mặt khó khăn thì đường dài, nhiều văn hóa, nhiều mốc thời giờ, nhiều ngôn ngữ khác nhau, do đó có những hạn chế trong chuyến đi này mà chúng tôi gặp phải”. Đánh giá chung về chuyến đi, Linh mục Bùi Khiêm Cường cho biết nhận được sự ủng hộ của tất cả những cơ quan mà phái đoàn đã tiếp xúc: “Họ luôn ủng hộ chúng tôi bởi vì việc ô nhiễm môi trường không dừng lại ở phương diện địa phương hay vùng miền nhỏ mà ảnh hưởng đến ngôi nhà chung là cuộc sống của toàn nhân loại. Vì thế chúng tôi luôn được các tổ chức quốc tế cũng như các quốc gia ủng hộ trong chuyến đi này và họ luôn đứng về phía chúng tôi đấu tranh cho các nạn nhân”. Tàn phá môi trường sống Formosa là khu công nghiệp luyện thép với diện tích 3.300 hecta được bắt đầu xây dựng từ năm 2012 tại Vũng Áng, Hà Tỉnh chỉ với giá 97 tỉ VND (5 triệu đô-la) trong vòng 70 năm, trái với quy định của nhà nước tối đa là 50 năm. Chỉ sau gần 4 năm thì thảm họa bắt đầu khi tin cá chết hàng loạt được đưa ra ngày 6/4/2016, khoảng 70 tấn cá biển chết trôi dạt vào bờ biển Kỳ Anh đến Hòn La, Nhật Lệ, trải dài đến Hải Ninh, Lê Thủy. Ngày 30/6/2016, 84 ngày sau khi thảm họa được phát hiện, 7 đại diện Formosa nhận lỗi và đồng ý bồi thường 11.500 tỉ VND (khoảng 500 triệu đô la). Số tiền bồ thường quá ít. Số tiền bồi thường này nếu chia ra cho 3,8 triệu dân miền Trung, nạn nhân trực tiếp của thảm họa, thì mỗi người chỉ được khoảng 2,9 triệu đồng. Trong khi đó, nếu người dân tự đòi bồi thường thiệt hại thì chỉ 1000 hộ dân số, tiền bồi thường cũng đã phải lên đến 1000 tỉ đồng, tức gần 8% tổng số tiền mà Formosa hứa chi trả (theo Toàn cảnh thảm họ môi trường Biển Việt Nam – Green Trees) Linh mục Trần Đình Lai cho biết về nội dung hồ sơ trao cho các cơ quan Quốc tế: “Tất cả hồ sơ gồm có ba thành phần: - Phần thứ nhất gồm phàn tường trình tất cả những thảm họa xảy ra mà các cơ quan cũng như đài báo trong nước cũng như quốc tế đã đưa tin, đã đăng tải, bây giờ chúng tôi thống kê lại. - Phần thứ hai là về các thảm trạng đang xảy ra ở miền Trung, đặc biệt là Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên. - Phần thứ ba: phương hướng, mục đích của chuyến đi là tập trung đấu tranh pháp lý và tìm cách đưa ra giải pháp làm sạch môi trường, làm cho biển sống lại, cho người dân đi đánh bắt lại được và cho họ có đời sống được yên ổn”. Vì sao người Công giáo phải dấn thân? Cuộc biểu tình đầu tiên chống thảm họa môi trường xảy ra vào ngày 1/5/2016 tại Hà Nội, Sài Gòn và sau đó nhiều cuộc biểu tình lớn nhỏ diễn ra khắp nơi và dưới nhiều hình thức tự phát khác nhau. Đặc biệt là các cuộc biểu tình do giáo dân tổ chức tại các vùng nóng như Nghệ An, Hà tĩnh…v.v… Rất nhiều cuộc đàn áp, bắt bớ của lực lượng an ninh, nhiều người bị tra tấn dã man. Trước những đàn áp không ngừng đối với những cuộc biểu tình bất bạo động, văn phòng cao ủy Liên Hiệp Quốc cũng đã lên tiếng kêu gọi nhà nước Việt Nam chấm dứt việc dùng vũ lực đối với người biểu tình. Tuy nhiên, nhà nước Việt Nam thay vì bảo vệ người dân trước thảm họa môi trường, lại ém nhẹm sự việc, đàn áp người dân nào dám lên tiếng, đứng trước sự sống còn của dân tộc, các giáo xứ phải thay nhà nước bảo vệ ngư dân. Linh mục Trần Đình Lai giải thích tại sao đại diện công giáo phải vào cuộc: “Thảm họa xảy ra này là của một vùng miền và tầm cỡ của nó là tầm cỡ quốc gia và việc giải quyết vấn đề này là của chính phủ, trách nhiệm là của chính phủ. Nhưng một chính phủ vô trách nhiệm như chính phủ Việt Nam thì quý vị biết đó, một chính phủ vô trách nhiệm, họ đánh trống bỏ dùi, họ đem con bỏ chợ. Họ đem Formosa về, lợi thì chưa thấy đâu, còn hại thì như thế. Một điều mà ai cũng than phiền là đáng lẽ ra chính phủ phải giải quyết vấn đề này thì họ không giúp dân mà họ lại đứng về phía Formosa đàn áp dân, đàn áp những người biểu tình ôn hòa vô tội và những người giúp nạn nhân thì họ cũng trù dập. Đó là điều mà những người ngoại cuộc không thể nào tưởng tượng được. Chúng tôi rất buồn và cầu mong sao chính phủ thực sự phục vụ dân bằng cách khắc phục thảm họa này, chứ không phải chúng tôi. Nhưng vì họ không làm và thậm chí họ còn chống nhưng người làm nữa. Do đó, với lương tâm và trách nhiệm của giáo phận mà trong đó rất nhiều người công giáo ở những vùng biển chịu ảnh hưởng thì Bề Trên và chúng tôi ở trong ban phải tiếp tục đấu tranh.” Theo nghiên cứu của Nhóm Green Trees trong tập tài liệu “Toàn cảnh thảm hoạ môi trường Biển Việt Nam”, thì Formosa được phép xả thải ra biển với công xuất 45.000 m3 /ngày đêm với hàm lượng Xyanua 0,585 mg/l, tức cao gấp 58,5 lần giới hạn cho phép theo quy định của Bộ Tài nguyên Môi trường. Vẫn theo nhận định của Green Trees thì với lưu lượng xả thải 40.000 m3 liên tục ngày đêm, thảm họa môi trường từ Vũng Áng có thể kéo dài đến Nha Trang, Phan Thiết, Vũng Tàu, Cà Mau và nếu hiện tượng cá chết trải dài khắp 3000 km đường biển Việt Nam thì đó là một thảm họa kinh hoàng cho toàn thể dân tộc Việt Nam. Chính giới Châu Âu sẽ lên tiếng Linh mục Bùi Khiêm Cường trả lời RFA. Photo: Tường An Trong các cuộc tiếp xúc với chính giới Âu châu và các Xã hội dân sự, Linh mục Bùi Khiêm Cường cho biết phái đoàn đã có những hứa hẹn giúp đỡ cụ thể như sau: “Họ luôn ủng hộ và vì thế họ cùng chúng tôi tìm ra các giải pháp: thứ nhất là nói cho toàn thế giới biết về thảm họa này. Việc đầu tiên là dùng truyền thông làm cho người dân trong nước cũng như kiều bào hải ngoại và tất cả nhưng người khắp nơi trên thế giới việc bảo vệ môi trường là quan trọng và thảm họa đang xảy ra tại Việt Nam là thảm họa lớn nhất sau Thế chiến thứ II tới nay. Ngoài ra họ còn hứa hẹn về vấn đề chăm sóc sức khỏe, y tế cho những nạn nhân. Còn các dự án khác thì họ sẽ nhờ người liên lạc giúp đỡ sau nhưng họ cũng chưa dám hứa điều gì nhưng họ hứa là sẽ đứng cùng chúng tôi đấu tranh cho Sự thật, cho Công lý và cho Môi trường”. Tiếp tục sát cánh cùng các nạn nhân Cho đến hôm nay, nhiều người đưa thông tin về các cuộc biểu tình Formosa hay phản đối ô nhiễm môi trường do Formosa gây nên cũng đã bị chính thức ra thông báo truy lùng như anh Bạch Hồng Quyền hay bị bắt như chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, chị Trần thị Nga, anh Hoàng Bình. Các Linh Mục hướng dẫn các cuộc biểu tình ôn hòa như Linh Mục Đặng Hữu Nam, Linh mục Nguyễn Đình Thục cũng bị Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Nghệ An liên tục sách nhiễu. Ngày 5/5 vừa qua, Ủy Ban Nhân dân tỉnh Nghệ An đã gửi thư cho Giám mục Nguyễn Thái Hợp, Linh mục Nguyễn văn Vinh và Linh mục Nguyễn văn Đính yêu cấu xử lý hành vi của Linh mục Đặng Hữu Nam mà Uy Ban Nhân dân Nghệ An cho là xuyên tạc nhà nước và đi ngược lại lợi ích và nguyện vọng của nhân dân. Về việc này, Linh mục Trần Đình Lai chia sẻ: “Vấn đề thuyên chuyển linh mục là quyền của Giám mục và tùy theo yêu cầu của giáo phận, nơi nào Ngài thấy có nhu cầu thì ngài chuyển. Còn nhà cầm quyền đề nghị thì đó là một việc làm trái ngược và địa phận không chấp nhận và cũng không trả lời vì điều đó không cần thiết. Nhưng điều đó cho thấy rằng họ không hiểu biết về tôn giáo, họ muốn can thiệp sâu vào tôn giáo và điều đó là điều trái ngược, không tôn trọng tự do tôn giáo”. Linh mục Bùi Khiêm Cường cũng cho biết sau chuyến đi sẽ tiếp tục về mặt thông tin và giáo dục để đem kiến thức lại cho người dân về thảm họa môi trường do Formosa gây ra: “Chúng tôi vẫn tiếp tục kêu gọi cùng nhau đấu tranh cho thảm họa môi trường. Ở Nhật Bản, khi thảm họa xảy ra, họ đã phải xử lý 50 năm, còn Việt Nam sau thảm họa thì chưa xử lý gì, vì thế chúng tôi cũng giao dục cũng như kêu gọi mọi người ý thức hơn cái thảm họa này rất là nguy hiểm, nó không những ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại mà cho tương lai của dân tộc, muôn thế hệ nữa. Đó là nhưng điều mà chúng tôi sẽ phải làm, giúp cho người dân ý thức hơn về việc đấu tranh cho môi trường”. Một năm sau khi nhà nước Việt Nam chính thức công nhận thảm họa môi trường thì Formosa vẫn tiếp tục xả thải, cá vẫn chết, đời sống ngư dân vẫn bấp bênh. Sau chuyến đi đầy gian nan nhưng với nhiều kết quả khả quan về mặt vận động Quốc Tế, Linh Mục Trần Đình Lai gửi lời cám ơn và kêu gọi công đồng hải ngoại tiếp tục yểm trợ nạn nhân Formosa: “Chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự hỗ trợ và lời cầu nguyện cũng như những cuộc điện thoại hỏi thăm chia sẻ. Thay mặt cho các nạn nhân, xin cám ơn tất cả đồng bào Việt Nam ở hải ngoại và tiếp tục kêu gọi mọi người hướng về Tổ quốc, về Mẹ Việt Nam và về những người đau khổ để rồi sẵn sàng giúp đỡ, đấu tranh về tinh thần cũng như vật chất”. Chương trình làm việc của phái đoàn tại Châu Âu Ban Hỗ Trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển gồm 1 Giám mục và 5 Linh mục đến từ các vùng bị ảnh hưởng trực tiếp của thảm họa Formosa: - Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giáo phận Vinh - Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương – Quản hạt Cửa Lò, Quản xứ Tân Lộc – Trưởng Ban - Linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh – Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình – Thư ký - Linh mục Phêrô Trần Văn Thành – Quản xứ Tam Toà, Quảng Bình – Thành viên - Linh mục Phêrô Trần Đình Lai – Quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh – Thành viên - Linh mục JB Bùi Khiêm Cường – Quản xứ Đông Sơn, Kỳ Anh – Thành viên Chương trình làm việc chính thức của Ban Hỗ trợ Nạn Nhân Ô Nhiễm Môi Trường Biển (nguồn: https://thamhoaformosa.com/) Oslo, Na Uy: - Đức Giám mục và Đức ông Tổng Đại diện Giáo phận Oslo - Caritas, Hội Đồng Liên Tôn và bộ phận Quan hệ quốc tế của Giáo hội Tin Lành Na Uy (Council of Ecumenical and - International Relations Church of Norway and Caritas) - Cứu trợ Hội Thánh Tin Lành Na Uy; Tổ chức Norwegian Christian Aid. - Dân biểu thuộc Uỷ ban Đối ngoại và quốc phòng của Quốc Hội Na Uy - Hội thảo tại Viện Nhân Quyền Na Uy (Norwegian Centre for Human Rights) - Bộ Ngoại Giao Na Uy – Bộ phận trách nhiệm Đối thoại nhân quyền giữa Na Uy và Việt Nam. Bonn, Đức: - Đại diện Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Đức, Dr. Daniel Legutke và ông Ulrich Poner Tại Brussels, Vương quốc Bỉ: - Đức Hồng Y Jozef de Kesel, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Công Giáo tại Bỉ - Bộ Ngoại Giao Bỉ – Bộ phận Giao Thương, Phát Triển và Hợp tác với Á Châu - Đại diện Đảng Xanh của Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu - Văn Phòng Đối Ngoại EU - ClientEarth – Tổ chức luật sư chuyên về môi sinh. - Tổ chức nhân quyền Front Line Defenders - Các Dân Biểu thuộc Uỷ Ban Giao Thương EU Tại Geneva, Thụy Sỹ: - Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc & Phản Ứng Thảm Hoạ Môi Sinh (Joint unit UNEP/OCHA) - Văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) - Tổ chức Quyền Phổ Quát (Universal Rights Group) - Tiếp tân tại Toà Đô Chánh thành phố Geneva. Thị trưởng Guillaume Barazzone đón tiếp phái đoàn tại phòng tiếp chính khách của Geneva. Nguồn: RFA
......

Anh Trọng lại rung cây nhát khỉ

Sau thất bại vụ kỷ luật ông Dũng năm 2012, nhờ sự hợp tác của ông Trương Tấn Sang, ông Trọng đã giành lại Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng trung ương từ tay ông Nguyễn Tấn Dũng. Để diệt bầy sâu bu chung quanh ông Dũng, ông Trọng đã kéo ông Nguyễn Bá Thanh từ Đà Nẵng ra Hà Nội phụ trách chức Trưởng ban nội chính, phụ tá ông Trọng trong việc phòng chống tham nhũng. Không may, ông Nguyễn Bá Thanh ra đi quá sớm, ông Trọng mất chỗ dựa khiến cho công tác chống tham nhũng bị… đắp chiếu. Nhưng sau khi hạ được ông Dũng tại Đại hội XII vào cuối tháng 1 năm 2016, ông Trọng bắt đầu trở lại cuộc chiến chống tham nhũng, nhưng thay vì “đả hổ” như họ Tập bên Trung Quốc đã làm, phe ông Trọng lại chọn “con ruồi” Trịnh Xuân Thanh đập trước. Đợt vung gươm đầu tiên tưởng mang lại thắng lợi vẻ vang nhưng ông Trọng lại thất vọng ê chề, vì trong phút chốc Phó chủ tịch Hậu Giang đã trở thành con sáo sang sông. Ê chề và ê mặt bởi lẽ ông Trọng đang có tham vọng từ “diệt ruồi” nhỏ làm đà, chuyển sang bắt những con cọp to để tỏ ra tổng bí thư là người trong sạch, tay chưa bao giờ nhúng chàm. Thế rồi mới đây, lần đầu tiên bế mạc một hội nghị trung ương giữa kỳ, chẳng những ông Trọng không phải mếu máo như trong Trung ương 6 năm 2012 vì “không kỷ luật được một đồng chí trong Bộ chính trị”, mà lần này còn có thể xoa tay trong niềm hân hoan của người thắng cuộc. Trung ương 5 khóa XII đã êm thấm kỷ luật được ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng; thành công này được mô tả như là sự phối hợp chặt chẽ giữa Nguyễn Phú Trọng và Trần Quốc Vượng, Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Thế nhưng đòn của ông Trọng chưa dừng lại ở đó. Lột được chức bí thư thành ủy của ông Thăng xong, ngày 13 tháng 5, trong dịp đến tiếp xúc với một số cử tri cò mồi quận Ba Đình ở Hà Nội, ông Trọng huyênh hoang tuyên bố với vẻ tự tin và đắc thắng đó chỉ mới là kỷ luật trong đảng thôi. Trong tương lai còn phải đưa ra truy tố theo luật pháp, tức là đưa ra xét xử về mặt hình sự. Như thế dù đang ngồi ở một trong 8 cái ghế khiêm nhượng là Phó ban kinh tế, Đinh La Thăng có vẻ cũng chưa yên thân. Bằng uy quyền của kẻ đầu đảng kiêm đầu trò, ông Trọng đang đặt ông Đinh La Thăng ngồi trên chiếc ghế ba chân với nhiều nỗi lo âu về số phận mình. Rõ ràng ông Thăng hiện như con cá nằm trên thớt nên ông Trọng có thể chặt bất cứ lúc nào với quyền lực trong tay, không cần phải hứa hẹn răn đe. Nhưng nếu nhìn trong một khía cạnh khác, Tổng bí thư Trọng đang ngồi đầu cầu thổi ống tiêu, hay nói khác đi là đang rung cây nhát khỉ. Lý do là ông Trọng chỉ rao lên một cách mập mờ "Sắp tới sẽ làm tiếp, nhưng làm tiếp như thế nào chưa nói trước được.” Trong bối cảnh đảng đang sa lầy trầm trọng, trên thực tế chưa chắc Tổng bí thư nào dám làm tiếp như tuyên bố. Nếu đẩy mạnh cuộc đấu đá đi tới một mất một còn, có thể thấy trước là đảng sẽ loạn trong một cuộc tranh hùng có đổ máu. Yên Bái đã từng là chiến trường súng đạn giữa các cán bộ đầu sỏ tỉnh làm rúng động trung ương, chắc ông Trọng chưa quên. Sự kiện Đinh La Thăng “giương cờ trắng” ngay sau khi có kết luận và đề nghị của Ủy ban Kiểm tra trung ương khiến người ta tự hỏi, có phải anh Trọng đã dùng cơ chế đảng để ép Thăng nhận tội. Nhưng một mặt đã dàn xếp trước là Thăng hãy chịu nhục một năm thôi, sau đó sẽ có cơ hội phục chức lại. Chẳng khác gì Ủy viên Bộ chính trị Trương Tấn Sang trước đây đã bị kỷ luật với hình thức “khiển trách” trong hội nghị Trung ương 7 năm 2003 vì dính líu đến vụ Năm Cam. Tuy vậy, trong Đại hội 10 năm 2006, Sang lại được bầu vào Bộ chính trị. Do con đường đi ngoắt ngoéo và mờ ám trong đảng, người ta cũng có thể nghi ngờ rằng hiện nay Bộ chính trị đã khuyết 1 ghế vì Thăng bị loại, tại sao không bầu lại mà để trống, phải chăng chờ anh Thăng được xá tội vào lại năm sau? Sau vụ bắt ruồi Trịnh Xuân Thanh hụt, ông Trọng cũng đủ trí khôn để nhận ra rằng thế lực tay chân phe mình còn yếu, cả về nhân sự lẫn tiền bạc. Nếu ông Trịnh Xuân Thanh không có sự tán trợ của phe cánh mạnh trong bóng tối, làm sao ông Thanh có thể chui lọt mẻ lưới đang giăng sẵn? Nay kỷ luật ông Thăng như thế là đã gỡ gạc được thể diện lắm rồi, dù vết chàm của sự kiện hàng loạt cán bộ dính líu PVN cao bay xa chạy chưa thể xóa mờ. Do đó, rồi đây ông Trọng sẽ án binh bất động không làm gì tiếp, hay nếu có cũng chỉ hướng vào công tác bổ nhiệm nhân sự tai tiếng ở vài bộ và một số tỉnh ủy. Cần phải giữ uy thế, khuyếch trương thắng lợi hơn là đẩy Nguyễn Tấn Dũng vào chân tường biết đâu sẽ có loạn to trong nội bộ đảng. Chỉ cần nhìn vào cách ông Trọng xử Vũ Huy Hoàng cũng đủ thấy, mức kỷ luật cuối cùng đối với nguyên Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng là cách chức nguyên bộ trưởng và rồi không có gì khác. Vũ Huy Hoàng vẫn sống, vẫn ra vào Bộ Công thương, vẫn đi lại khơi khơi thậm chí còn xin cấp thẻ an ninh ra vào khu cách ly của phi trường. Điều này cho thấy là ông Trọng tuy vực lại chút quyền lực của Tổng bí thư trong cảnh chợ chiều của đảng; nhưng không dám phiêu lưu trong việc xóa sổ phe Nguyễn Tấn Dũng ở miền Nam. Tóm lại, trong lúc đắc thắng sau vụ kỷ luật ông Đinh La Thăng, ông Trọng tuyên bố một vài điều lớn lối sẽ truy tố hình sự một số cán bộ; nhưng trong thực tế, đó chỉ là động tác giả "rung cây nhát khỉ" mà thôi. Vì ông Trọng đã từng thừa nhận, đánh tham nhũng chính là “ta đánh vào ta”, trong khi phe cánh mình chưa bao giờ là những người trong sạch. Theo http://www.viettan.org
......

Macron: từ hold-up tới big bang

Macron vừa bổ nhiệm thủ tướng: Edouard Philippe đến từ bên hữu, và một nội các vừa tả, vừa hữu. Sau khi làm “holp-up”, chiếm cái ghế cao nhất, Macron vừa thực hiện một “big bang”: xóa bỏ ranh giới tả, hữu đã làm bế tắc xã hội, chia rẽ chính trường và, đôi khi, những gia đình Pháp. Quả thực “the kid” không làm gì như mọi người. Bình thường, tổng thống bổ nhiệm thủ tướng một người thân cận nhất, đáng tin cậy nhất, có kinh nghiệm nhất. Macron, tả phái, khuynh hướng tự do kinh tế (gauche libérale) lựa Édouard Philippe, phe hữu nhân bản (droite humaniste), 46 tuổi, chưa hề tham dự chính quyền, phát ngôn viên một ứng cử viên tổng thống đối lập, đã từng chỉ trích Macron gay gắt. Philippe, cũng như mọi người, không tưởng tượng chuyện Macron gõ cửa, trao cho ông ta chức thủ tướng. Và bất cứ một chính khách hữu phái nào cũng ngần ngại, nếu không từ chối, sợ sẽ bị kết án là phản bội hay làm tan đảng của mình, Philippe đã nhận. Hai anh táo bạo gặp nhau. Cả hai nói: nước Pháp quan trọng hơn là chuyện cá nhân. Báo chí Pháp không ngần ngại dùng những chữ rất kêu: refondement historique (một cuộc đặt lại nền móng chính trị lịch sử), gouvernement baroque (chính phủ kỳ lạ), l’effrondement d’un mur (một bức tường vừa đổ). Sự kiện một nội các quy tụ nhiều khuynh hướng là chuyện thường ở nhiều nước dân chủ, từ Đức, Hòa Lan, các nước Bắc Âu tới Do Thái…, ở Pháp, nơi chủ nghĩa chính trị là một tôn giáo, đó là một trận động đất. Nhiều chính trị gia nặng ký (Giscard, Barre, Bayrou…) đã mơ nhưng đều thất bại. Từ phụ nữ tới xã hội dân sự Sau ba ngày mang nặng đẻ đau, Edouard Philippe vừa công bố danh sách nội các: 18 bộ trưởng, 4 thứ trưởng, bằng nửa số bộ trưởng trong các chính phủ khác. Phe hữu của thủ tướng nắm hai bộ tài chánh và kinh tế (Le Maire, bộ trưởng dưới thời Sarkozy và Darmanin, ngôi sao mới nổi của LR), cho thấy Macron ngả hẳn về phía kinh tế tự do, coi nặng lời hứa với Liên hiệp Âu Châu sẽ tìm cách giảm bớt thâm thủng ngân sách Một số ghế quan trọng dành cho những chính khách Đảng Xã hội đã ủng hộ Macron, như Gérard Collombe, Bộ trưởng Nội vụ, người đã canh tân thành phố Lyon, Le Drian, cựu Bộ trưởng Quốc phòng và là bộ trưởng uy tín nhất thời Hollande. Nhóm đứng giữa Modem của Bayrou chiếm ba ghế bộ trưởng và gần một trăm ứng cử viên dân biểu, là phần thưởng lớn để trả ơn cho Bayrou đã ủng hộ Macron, mặc dầu trên thực tế, Bayrou là một chính trị gia có uy tín, nhưng là tướng không quân. Nội các Philippe thi hành đúng nguyên tắc một nửa đàn ông, một nửa phụ nữ. Đó là một tiến bộ, vì thường thường phụ nữ rất yếu thế trong chính trường Pháp. Trong nội các Philippe, đàn bà nắm những bộ quan trọng, thí dụ Sylvie Goulard, Bộ trưởng Quốc phòng trong một giai đoạn dầu sôi lửa bỏng. Đặc điểm khác: một nửa nội các là những chính trị gia chuyên nghiệp, một nửa tới từ xã hội nhân sự, thí dụ nữ vô địch đấu kiếm, da đen, Laura Fleschel, Bộ trưởng Thể thao. Françoise Nyssen, Bộ trưởng Văn hóa, là người sáng lập và Giám đốc Nhà xuất bản Acte Sud, trong khi trong những nội các trước đó, Bộ trưởng Văn hóa nhiều khi chỉ khám phá văn hóa ngày được bổ nhiệm, trừ trường hợp Malraux, Duhamel, Lang. Từ thành phần nội các tới cách hành động, Macron muốn đi theo Bắc Âu, những nước dân chủ kiểu mẫu. Với tinh thần thực tiễn, Macron nói tại sao không thử những phương pháp đã thành công ở những nơi khác. Con cá lớn nhất mà Macron bắt được là Nicolas Hulot, Bộ trưởng Môi trường. Hulot là một cựu ký giả truyền hình, chuyên về môi trường, một trong những nhân vật được ưa chuộng nhất nước Pháp. Hulot là người hoạt động không ngừng cho môi trường, có khả năng, nắm vững vấn đề, có cái nhìn xa và thành thực về môi sinh, khác hẳn các chính trị gia chỉ coi môi sinh như một con bài để lấy phiếu. Từ 20 năm nay, mỗi lần thành lập nội các, các thủ tướng, tả hay hữu đều tìm cách dụ Hulot tham chánh, nhưng ông ta từ chối, mặc dù vẫn cố vấn về môi sinh cho các tổng thống, với lý do Chính phủ không có chính sách quy mô, đứng đắn và phương tiện cần thiết để hành động. Hulot là người hiếm hoi tham chánh không phải vì cái ghế bộ trưởng, mà vì muốn thay đổi xã hội. Thế hệ trẻ Macron và Philippe là khuôn mặt mới của nước Pháp, trẻ, hướng về tương lai, cởi mở, sống với thời đại hơn là hối tiếc quá khứ. Người ta không khỏi nghĩ tới Trudeau của Canada, Renzi của Ý. Cả hai nói về nước Pháp với nét lạc quan, trong khi các chính khách khác dùng những hình ảnh đen thẫm, trong khi dân Pháp là những người bi quan nhất thế giới (rất xa sau… người Việt), theo những cuộc thăm dò. Nước Pháp tụt hậu thực, so với Đức hay Bắc Âu, so với khả năng và tài nguyên của Pháp, nhưng dân Pháp không có đời sống cùng khổ như lãnh tụ cực tả Mélenchon than vãn để kiếm phiếu. Ít có nơi nào trên thế giới bạn vào nhà thương, người ta tận tình chữa chạy, đôi khi cực kỳ tốn kém, không hỏi han gì chuyện tiền bạc. Khi ra nhà thương, người ta mới nói bạn ghé qua phòng kế toán, nếu không xu nào cũng hòa cả làng. Và người ta chữa trị, không căn cứ theo chức tước hay túi tiền của bệnh nhân, chỉ theo một tiêu chuẩn: bệnh nặng hay nhẹ. Trong cuộc khủng hoảng kinh tế những năm trước, ở Pháp không có cảnh những người, một sớm một chiều, mất việc, mất nhà, ngủ và sống trong xe hay ngoài đường như ở Mỹ. Chế độ an sinh của Pháp, ngày nay gặp khó khăn, dù có nhiều khuyết điểm, đã là một cái dù che cho dân Pháp. Édouard Philippe, dân biểu, Thị trưởng thành phố hải cảng Le Havre, một trong sáng lập viên đảng UMP, tiền thân của Đảng Cộng hòa LR, là cánh tay mặt của cựu Thủ tướng Alain Juppé, một trong những chức sắc uy tín nhất của phe hữu. Macron, Philippe có nhiều điểm tương đồng. Cùng xuất thân từ Scieces Po (Khoa học Chính trị), ENA (Quốc gia Hành chánh), hai đại học uy tín đào tạo giới lãnh đạo Pháp, cả hai đều có kinh nghiệm nghề nghiệp trước khi làm chính trị, trái với đa số chính khách Pháp, làm chính trị từ nhỏ cho tới khi về hưu (hay tắt thở, vì ít chính trị gia nào về hưu), rất lơ mơ về đời sống thực. Cả hai đều có thực tập quyền Anh (boxe), rất cần trong những ngày tới. Cả hai cùng có máu văn nghệ: Macron là pianiste, Philippe mơ làm nhạc trưởng. Cả hai đều có máu văn chương: Macron đóng kịch, viết tiểu thuyết (hai cuốn chưa in. Brigitte Macron nói: tôi nghĩ kết hôn với một nhà văn tương lai, mở mắt thấy mình là vợ tổng thống), Philippe là tác giả hai cuốn tiểu thuyết về mặt trái, đen tối, của chính trường, với nhiều đoạn tình dục ướt át có thể làm các nhà đạo đức đỏ mặt: L’Heure de Vérité và Dans L’ombre. Macron nói tiếng Anh, với accent, nhưng thông thạo và đúng văn phạm hơn… Donald Trump, Philippe tiếng Đức (đậu tú tài ở Bonn), khác với các chính khách cũ, chê ngoại ngữ, nói tiếng Anh bằng tay. Philippe nói thuộc phe hữu và định nghĩa hữu phái: autorité et liberté (kỷ luật và tự do), Macron có khuynh hướng tả, nhưng đặt tiêu chuẩn hành động: pragmatism et volontarisme (thực tiễn và cương quyết). Cả hai coi chuyện hữu hiệu quan trọng hơn ý thức hệ. Macron và Philippe, với khuôn mặt và thái độ của họ, làm các chính khách Pháp già đi vài chục năm. Giữa Macron và Philippe có những điểm bất đồng. Philippe muốn giảm số công chức 250.000 người, Macron nhẹ tay hơn, đòi một nửa. Macron nói sẽ xét lại hồ sơ của tất cả các công chức cao cấp, 250 người đầu sỏ, nếu cần sẽ thay đổi. Ông ta có kinh nghiệm những ngày ở Bộ Kinh tế: công chức cao cấp có thể cấu kết với nhau, không thi hành lệnh bộ trưởng. Philippe muốn tăng tuổi về hưu lên 65, Macron giữ 62 như hiện nay. Philippe muốn dẹp bỏ tuần lễ 35 giờ, Macron dành chuyện đó cho nhân viên, nghiệp đoàn, chủ nhân thoả thuận với nhau. Cố nhiên, người quyết định là tổng thống. Ván cờ bầu cử Mục tiêu số 1 của Macron, khi lựa một thủ tướng hữu phái là để thắng trong cuộc bấu cử hạ viện tháng tới. Nếu chiếm đa số tuyệt đối (288 ghế trên 577), ông ta sẽ có toàn quyền hành động, nếu không, ông ta sẽ bị bó tay. Bài toán khá đơn giản: Cử tri cực hữu sẽ bầu cho các ứng cử viên của Le Pen, cử tri cực tả sẽ dồn phiếu cho người của Mélenchon. Các dân biểu của hai đảng này sẽ chống Macron tới cùng, sẽ bác bỏ tất cả các dự luật Macron, với những lý do trái ngược, hay, đúng hơn, bất cần lý do. Macron trông chờ vào những cử tri không đảng phái, một phần cử tri của Đảng Xã hội và một phần cử tri của Đảng Cộng hòa (LR), những người hoặc thất vọng với đảng của mình, đã chán trò chơi tả hữu, muốn cho Macron một cơ hội để hành động. Macron muốn là một tổng thống không đảng phái, không tả không hữu, hay vừa tả vừa hữu. Nói cách khác, ông ta nhắm lá phiếu của cả hai phe. Macron nói không úp mở là ông ta muốn dẹp các chính đảng đã lỗi thời, với thái độ phe phái cứng nhắc, đã làm bế tắc xã hội Pháp. Số phận của Đảng Xã hội (PS) kể như đã xong. Đảng này đã chết hay đang hấp hối. Một số bỏ đảng đầu quân với Macron, ra ứng cử dưới danh nghĩa En Marche, ngày nay trở thành République En Marche, REM. Một số giã từ võ khí, không ra ứng cử nữa, một số thành lập những nhóm, phong trào mới, với hy vọng nắm cái xác PS còn thoi thóp. Số chính khách PS về đầu quân quá đông, đến độ REM phải từ chối rất nhiều, kể cả ông cựu Thủ tướng PS Manuel Valls. Bị chỉ trích là người nối dõi Hollande, Macron không muốn phong trào mới lập của ông ta có quá nhiều những khuôn mặt PS kỳ cựu, người ta quen gọi là “les éléphants”, vì sống lâu và kềnh càng như những con voi. Muốn quân bình tả, hữu, Macron quay về phía Cộng hòa LR. Đảng này, mặc dầu bị loại từ vòng đầu trong cuộc bầu cử tổng thống, nhưng chưa tan rã như PS. LR thua vì những vụ lem nhem của ứng cử viên Fillon, nhưng cử tri hữu phái vẫn đáng kể. Macron nghĩ cách hữu hiệu nhất để làm lung lay phe hữu là bổ nhiệm một thủ tướng đến từ LR. Với dụng ý ông này sẽ kéo theo một số chính khách hàng đầu của LR tham gia chính quyền Macron, ra ứng cử Quốc hội, kéo theo một số cử tri LR đáng kể. LR có hai khuynh hướng: khuynh hướng ôn hòa, đứng đầu là cựu Thủ tướng Alain Juppé, và khuynh hướng cứng rắn hơn, trước đây Fillon đứng đầu. Thất cử, Fillon lùi vào bóng tối, cuộc tranh chấp để nắm bộ máy đảng vẫn chưa ngã ngũ, mặc dầu LR đã thoả thuận để François Baroin tổ chức việc tranh cử lập pháp của LR. Baroin sẽ là thủ tướng nếu LR nắm đa số ở Quốc hội. Phe cứng rắn trong LR chắc chắn sẽ không có ai theo Macron, vì kết án Macron là sản phẩm của Hollande, quá ôn hòa về vấn đề di dân, vấn đề Hồi giáo, vấn đề an ninh, và những giải pháp kinh tế. Nhóm này chủ trương phải dùng biện pháp mạnh. Macron nghĩ căng quá sẽ đứt, chủ trương đối thoại trước khi cải cách, nhưng hứa sẽ không nhượng bộ, sẽ thực hiện những điều đã hứa. Macron nhắm phe ôn hòa của Juppé, vì lập trường trên nhiều phương diện gần với En Marche hơn là với những người đồng đảng nhưng có lập trường cứng rắn hơn. PS hấp hối, LR lung lay Chọn Edouard Philippe làm thủ tướng, Macron đã đánh LR một cú nặng. Philippe là một thị trưởng hữu hiệu (đã thực hiện nhiều dự án ở Le Havre và đã tái thắng cử thị trưỏng ngay vòng đầu) có khả năng, nhưng không phải là chính khách chủ chốt trong môi trường chính trị Pháp. Bổ nhiệm Phillipe, Macron nhắm cử tri của Juppé, nghĩa là một nửa cử tri của LR. LR choáng váng, chống chế, tuyên bố thái độ của Philippe chỉ là một lựa chọn cá nhân, không đáng kể. Nhưng ngay sau khi Philippe xé rào, gần 200 đảng viên LR ký một bản kêu gọi cộng tác với Macron, trong đó có những leaders hàng đầu: Borloo, Kosciuski-Moricet, Apparu, Darmanin, Solère v.v... Juppé tuyên bố vẫn tiếp tục ủng hộ các ứng cử viên LR, nhưng nếu LR thua, phải nghĩ đến chuyện cộng tác. REM (La République En Marche) chuẩn bị cuộc tranh cử lập pháp theo phương pháp Macron. Ngoạn mục và khác hẳn những chính đảng cổ truyền. Thường thường các chính đảng đưa những chính khách kỳ cựu ra tranh cử. Hậu quả là Quốc hội Pháp không phản ảnh xã hội Pháp. Dân biểu Pháp điển hình là một người đàn ông, da trắng, 66 tuổi, làm nghề tự do (bác sĩ, luật sư), trong khi ở các nước Bắc Âu, dân biểu trẻ hơn, đủ mọi nguồn gốc, đủ mọi nghề nghiệp, một nửa là phụ nữ. Luật lệ Pháp phạt các chính đảng không áp dụng nguyên tắc một nửa đàn ông, một nửa phụ nữ trong danh sách các ứng cử viên. Các chính đảng sẵn sàng nộp tiền phạt để tiếp tục dành ghế cho các ông, vì các ông vẫn là chức sắc vai vế trong đảng. Một đội quân tài tử En Marche sẽ đưa 577 ứng cử viên ra tranh cử trên 577 đơn vị, 50% đàn ông, 50% phụ nữ, ít nhất một nửa xuất thân từ xã hội dân sự và đa số chưa bao giờ tranh cử, chưa bao giờ làm chính trị, 95% chưa hề là dân biểu, tuổi trung bình 46. Trong số ứng cử viên, hầu hết vô danh, có những người nổi danh trong nhiều nghề khác nhau, lần đầu tham gia chính trị, từ toán học gia Cedric Villani (giải Fields), thẩm phán chống tham nhũng Halphen, ngôi sao đấu bò (toréador) Marie Sara… Trong số ứng cử viên, một thiếu nữ gốc Việt khả ái, Stéphnie Đỗ (kỳ này, người Việt chịu khó tham gia chính trị, LR cũng có ứng cử viên gốc Việt, và cố vấn về kinh tế của Mélenchon tên là Hoàng Ngọc Liêm). REM tuyển mộ ứng cử viên qua Internet. Trong vài ngày, 16.000 người chợt thấy mình sẵn sàng nắm vận mệnh nước Pháp trong tay, nộp đơn xin được cầm cờ REM ứng cử. Một ủy ban En Marche lựa 577 ứng cử viên, theo tiêu chuẩn Macron đã đề ra, trừ một số đơn vị dành cho LR về đầu quân. Đội quân đó, tài tử nhưng nhiệt thành, có nhiệm vụ mang về cho En Marche, một phong trào mới mở mắt chào đờì từ một năm nay, đa số ở Hạ viện. Đó là một cuộc đánh cá táo bạo. Nhưng Macron quen đánh cá táo bạo, và cho tới nay, “the kid” đều thắng. Hệ thống lập pháp Quốc hội Pháp có hai viện: Hạ viện (Assemblée Nationale), Thượng viện (Sénat). Khác với Hoa Kỳ, Thượng viện Pháp chỉ có vai trò cố vấn. Hạ viện do dân trực tiếp bầu, Thượng viện do 150.000 dân cử cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh v.v... bầu. Một dự luật, biểu quyết xong ở Hạ viện, được chuyển lên Thượng viện, Thượng viện đề nghị những tu chỉnh (amendements), dự luật trở lại Hạ viện. Hạ viện có thể chấp nhận hay không những tu chỉnh đó, biểu quyết lần cuối, dự luật trở thành luật. Tóm lại, Hạ viện đóng vai trò quyết định trong việc lập pháp. Điều đó không có nghĩa là Quốc hội đóng vai trò quan trọng. Quốc hội Pháp, kể cả hạ viện, khác với Quốc hội Hoa kỳ, hay nhiều nước dân chủ khác, không có ảnh hưởng lớn tới đời sống chính trị, trừ việc có quyền tín nhiệm hay bất tín nhiệm thủ tướng. De Gaulle (Tổng thống Pháp 1959-69) sợ một Quốc hội quá mạnh, tạo bất ổn chính trị, đã soạn thảo một Hiến pháp trong đó vai trò Quốc hội lu mờ, tổng thống có quyền lớn nhất trong các nước dân chủ. Với điều kiện phải nắm đa số ở Quốc hội, để bổ nhiệm thủ tướng và nội các để thi hành chính sách của mình. 4 kịch bản Người ta nói bầu cử Tây là bầu cử 4 vòng, 2 vòng đầu lựa tổng thống, hai vòng sau, bầu Quốc hội, một cách trưng cầu dân xem có nên… cho phép ông tổng thống làm việc hay không. Đó là một trong những cái kỳ cục của Hiến pháp đệ ngũ Cộng hoà, khiến nhiều chính khách nghĩ phải dẹp Hiến pháp hiện tại, soạn thảo một Hiến pháp khác, gần với thể chế của các nước dân chủ láng giềng. Nghĩ vậy, nhưng khi cầm quyền, ông tổng thống nào cũng thấy có nhiều quyền hành, ít bị chế tài, có vẻ thoải mái hơn, nên để dành cái vụ thay đổi Hiến pháp cho các ông tới sau. Tùy theo kết quả bầu cử dân biểu, một trong 4 kịch bản sẽ xẩy ra: 1. Macron nắm đa số tuyệt đối ở Quốc hội (ít nhất 289 ghế/577), thủ tướng là người của tổng thống, lập nội các theo chỉ thị của tổng thống, thi hành chính sách của tổng thống. 2. Đảng Cộng Hoà LR chiếm đa số (bởi vì khó tưởng tượng một đảng khác, cực tả hay cực hữu chiếm đa số ghế), thủ tướng sẽ rơi vào tay LR, thi hành chính sách LR. Tổng thống trở thành tổng thống giấy. Kịch bản này nhiều người trong LR hy vọng, ngày nay trở thành chuyện xa vời từ khi Édouard Philìppe nhận làm thủ tướng, chẻ LR ra làm hai. 3. Không đảng nào nắm đa số tuyệt đối, khối nhiều phiếu nhất sẽ thương thuyết với các nhóm khác, hay các cá nhân khác, để lập nội các. Chuyện này là một sinh hoạt rất bình thường ở các nước láng giềng, nhưng người Pháp, vì hệ thống bầu cử, vì sinh hoạt lưỡng đảng, vì văn hóa tả hữu sâu đậm, chưa có thói quen đó. 4. Các nhóm không đi tới một thỏa hiệp, nước Pháp sẽ lâm vào tình trạng bất ổn chính trị, như đã xẩy ra ở Hy lạp, Y Pha Nho (Espagne), Bỉ (Belgique) trong những năm gần đây. Trong những trường hợp 2, 3, 4, tổng thống có thể giải tán Quốc hội, cho bầu lại, với hy vọng cử tri… biết điều hơn, cho tổng thống đa số. Nhưng điều này không có gì bảo đảm, tổng thống có thể thua nặng hơn, chuyện đã đến với Jacques Chirac. Tới giờ này, người ta nghĩ tới kịch bản 3: REM chiếm đa số, nhưng không đủ đa số tuyệt đối để có thể cai trị một mình. Macron đã chứng tỏ ông ta đủ khôn khéo để làm chuyện chưa ai làm: thương lượng để có một đa số làm hậu thuẫn. Nếu nước Pháp có hàng ngũ công chức đông nhất thế giới, tính trên đầu người, con số dân biểu cũng hùng hậu không kém: 577 dân biểu, 348 thượng nghị sĩ, tổng cộng 925 vị dân cử, gần gấp đôi tổng số dân cử của Hoa Kỳ (535 = 100 thượng nghị sĩ + 435 dân biểu) với dân số gần 67 triệu, nghĩa là bằng 1/5 dân số Hoa Kỳ. Trong quá khứ, tổng thống nào cũng hứa sẽ sửa đổi Hiến pháp, để giảm bớt hàng ngũ dân cử đông đảo, nhưng những lời hứa vẫn nằm yên trong ngăn kéo, vì không có vị dân cử nào muốn hạn giảm bớt túc số, khiến việc tái cử của mình sẽ khó khăn hơn. Và không có ông tổng thống nào chơi dại, đụng chạm, gây hấn với Quốc hội. Macron cũng hứa sẽ giảm số dân cử, chờ xem ông ta có thực hiện không, có thực hiện nổi không. Đụng ổ kiến lửa Những thử thách trước mắt Macron và Philippe không phải nhỏ, và không phải chờ đợi lâu. Ngoài chuyện bầu bán, Macron hứa hai chuyện đầu tiên sẽ làm là đạo luật trong sạch hóa chính trường Pháp và sửa đổi luật lao động, sau đó tới luật cải tổ thể chế hưu bổng. Nếu luật đầu, nhằm trong sạch hóa chính trường, gặp nhiều chống đối của các chính khách kỳ cựu, nhưng được dân chúng ủng hộ. Trái lại, đụng tới luật lao động và thể chế hưu bổng châm thuốc nổ, là đẩy các nghiệp đoàn và hàng triệu người xuống đường. Với những màn đốt phá bạo động của những nhóm cực tả, cực hữu, hay những nhóm đốt phá để đốt phá. Macron tuyên bố sẽ không có gì ngăn cản nổi ông ta, các nghiệp đoàn cũng sẵn sàng ăn thua đủ. “ça passe ou ça casse”, như người Pháp nói, hoặc qua khỏi, hoặc gẫy cánh. Quyết định của Macron đặt ngay những vấn đề nóng bỏng trên bàn là một thái độ can đảm, chứng tỏ ông ta muốn hành động. Macron nói muốn làm một “prédident qui préside”, (một ông tổng thống ra tổng thống), không phải một “président empêché” (tổng thống bị bó tay) như Hollande, “président assis” (tổng thống ngồi chơi xơi nước) như Chirac. Cựu thủ tướng Michel Rocard nói đụng tới hồ sơ hưu bổng có thể làm nổ tung ba chính phủ. Nước Pháp có hàng chục thể chế hưu bổng khác nhau, nhóm nào cũng muốn duy trì đặc quyền đặc lợi. Các chính phủ liên tiếp hoặc không dám đụng tới, hoặc chỉ cải cách qua loa, trong khi có lửa trong nhà: quỹ hưu bổng thâm thủng nặng, nạn thất nghiệp gia tăng khiến số người đóng góp giảm, trong khi người về hưu càng ngày càng… sống lâu hơn (tuổi về hưu ở Pháp: 62, trong khi các nước láng giềng 65 hay 67). Macron hứa sẽ dẹp bỏ các chế độ hưu bổng đặc biệt, để đi tới một chế độ duy nhất. Tiền hưu bổng sẽ tính theo số tiền đã đóng góp trong suốt đời làm việc. Sửa đổi luật lao động còn gay go hơn nữa. Nước Pháp có luật lệ lao động cực kỳ phức tạp, Macron muốn giảm thuế cho các xí nghiệp, cởi trói hành chánh, hạn chế số tiền bồi thương khi sa thải, để khuyến khích các xí nghiệp tuyển mộ. Hiện nay, các xí nghiệp không dám tuyển mộ vì không thể, hay rất tốn kém, nếu sa thải. Các nghiệp đoàn sẽ đổ xuống đường, làm tê liệt nước Pháp. Các nghiệp đoàn làm nhiệm vụ của họ, bênh vực công nhân, nhưng bảo vệ người có việc làm một cách quá đáng là một cách đóng cửa không cho những người khác len chân vào. Một quốc gia dân chủ cần những nghiệp đoàn mạnh, nhưng có tinh thần trách nhiệm. Nước Pháp chưa có tinh thần đó. Ở Bắc Âu, nghiệp đoàn là cái gạch nối giữa thợ thuyền và nhà nước, ở Pháp, nghiệp đoàn là đối thủ của chính quyền, nhất là những nghiệp đoàn có quá khứ mác xít như CGT. Macron nói sẽ thảo luận với Quốc hội, với các nghiệp đoàn nhưng nếu không đi tới thỏa thuận, sẽ ban hành những sắc lệnh (ordonnances) không cần biểu quyết ở Quốc hội, như Hiến pháp cho phép. Bởi vì một dự luật bình thường, từ lúc thảo luận đến lúc trở thành luật cũng mất ít nhất 2 năm. Một luật bị nghiệp đoàn chống đối còn phức tạp hơn nữa. Ngoài biểu tình, đình công, bãi thị, các dân biểu chống đối còn chơi một trò quen thuộc: đề nghị tối đa, hàng ngàn, hàng chục ngàn tu chính (amendements) để làm Quốc hội tê liệt. Các nghiệp đoàn sẽ chống tới cùng việc cải cách bằng ordonnances, cho là thiếu dân chủ. Macron muốn cải cách thật nhanh thật rộng, vì nghĩ phải thay đổi luật lao động, phải cởi trói các xí nghiệp nếu muốn giải quyết vấn đề thất nghiệp, căn bệnh trầm kha, kinh niên của nước Pháp. Trong năm vừa qua, hầu hết các quốc gia Âu Châu đều giảm tỷ số thất nghiệp, trừ nước Pháp. Macron biết rằng năm năm sau, người ta sẽ đánh giá ông ta qua con số người thất nghiệp. Tương lai của đảng phái Sau ba ngày cầm quyền, Macron đã chứng tỏ ông ta, tuy thiếu kinh nghiệm, biết mình muốn gì, muốn đi tới đâu. Những người bi quan nghĩ rằng việc đánh tan hay làm yếu các chính đảng sẽ có hậu quả tai hại trong tương lai. Bởi vì một nước dân chủ không thể không có đảng phái. Các chính đảng là những cơ cấu không thể thiếu, là nơi đào tạo cán bộ, là nơi thực tập dân chủ. Bởi vì nếu các chính đảng tan rã, đối lập sẽ rơi vào tay những phần tử cực đoan, nhất là ở nước Pháp, nơi cực tả và cực hữu lớn mạnh, tới một tỷ số bất bình thường. Những người lạc quan nghĩ rằng các đảng phái Pháp, có cơ sở ít nhất từ đệ nhị thế chiến, sẽ không tan rã, nhưng sẽ tổ chức lại, sẽ sinh hoạt một cách thích ứng hơn với một thế giới đã và đang thay đổi. Người ta sẽ không còn được xếp vào một trong hai ô tả hay hữu, như trong lý lịch phải khai đàn ông hay đàn bà. Ngày nay, ở Âu Châu có những phong trào đòi công nhận cái giống thứ ba, ngoài đàn ông, đàn bà, còn có những người vừa đàn ông vừa đàn bà, những người đàn ông trở thành đàn bà, hay ngược lại. Cũng vậy, ngoài hai ô tả và hữu, sẽ có thêm những ô khác: nhìn về tương lai hay hối tiếc dĩ vãng, mở rộng tay hay đóng cửa, thích ứng với thời đại hay đi ngược dòng lịch sử. Không thể làm chính trị kiểu cũ trong thời đại mới. Paris 17/05/2017 T.T. Theo https://boxitvn.blogspot.de
......

Vụ Bạch Hồng Quyền: Âm mưu, hay thật sự truy nã?

Giới đấu tranh trong nước nói riêng và những người quan tâm đến vận mệnh nước nhà nói chung đang xôn xao trước thông tin Công An Hà Tĩnh phát lệnh truy nã nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền vào ngày 12/5, sau khi bị khởi tố với tội danh “Gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 BLHS. Bạch Hồng Quyền (Facebook Martha Linh) Khuyến khích đối tượng bỏ trốn? Liên quan đến những hoạt động của cộng đồng kể từ khi đại thảm hoạ môi trường do Formosa Hà Tĩnh gây ra ở Miền Trung tháng Tư năm ngoái, Bạch Hồng Quyền là một trong những nhân vật tích cực và hiệu quả nhất. Theo báo chí nhà nước, anh bị cáo buộc “chủ mưu, kích động vụ 2.000 người dân mang băng rôn, khẩu hiệu đến UBND huyện Lộc Hà khiếu nại bồi thường thiệt hại sự cố môi trường biển trong hôm 3/4/2017”. Trước đó, ngày 12/4/2017, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an Hà Tĩnh đã khởi tố cái gọi là “vụ án hình sự Gây rối trật tự công cộng và Bắt giữ người trái pháp luật xảy ra tại trụ sở UBND huyện Lộc Hà”. Đến ngày 18/4, Công an Hà Tĩnh lại khởi tố bị can và ngày 19/4 thì phát lệnh “bắt bị can để tạm giam” đối với nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền. Điều đáng nói là lệnh bắt anh Bạch Hồng Quyền lại được “ai đó” xì ra cho công chúng gần như ngay sau đấy, trong thời gian anh vẫn công khai đi lại ở Việt Nam. Biết Công an Hà Tĩnh ra lệnh bắt mình nên anh Quyền đã lui vào hoạt động bí mật. Kể từ khi Công An Hà Tĩnh ra lệnh bắt anh Bạch Hồng Quyền cho đến khi họ phát lệnh truy nã anh là 23 ngày. Trong thời gian đó, với một lực lượng công an hùng hậu, lại được trang bị đủ mọi phương tiện, thiết bị hiện đại, nhà chức trách hoàn toàn có thể bắt được anh bất cứ lúc nào. Vậy nhưng, dường như họ lại không muốn làm thế, mà cứ cố tình “rung cây dọa khỉ” và tạo điều kiện cho anh trốn đi. Đâu là lý do? Mặc dù đã xảy ra hơn một năm, nhưng đến nay vụ đại thảm hoạ môi trường ở Hà Tĩnh vẫn tiếp tục là sự kiện nóng bỏng trong dư luận người Việt, đặc biệt là trong bối cảnh những người bị thiệt hại chưa được đền bù thỏa đáng hoặc thậm chí là chưa được đền bù, còn thủ phạm Formosa Hà Tĩnh thì vừa được nhà chức trách cho phép vận hành thử nghiệm lò cao số 1 và tập đoàn mẹ Formosa thì lên kế hoạch rót thêm 1 tỷ USD vào dự án. Nghĩa là, Formosa Hà Tĩnh tiếp tục là một đại hiểm hoạ quân sự - kinh tế - môi trường lơ lửng trên đầu dân tộc, đe doạ sự tồn vong của giống nòi. Trong bối cảnh đó, nhà cầm quyền Việt Nam một mặt muốn khởi tố anh Bạch Hồng Quyền để hăm dọa dân chúng trong vụ Lộc Hà và ngăn ngừa những vụ việc tương tự trong tương lai, mặt khác họ lại sợ phiên tòa xét xử anh Quyền sẽ biến thành “ngày hội non sông”, khích động dân chúng ở Hà Tĩnh và Nghệ An nổi lên. Theo BBC, trước thông tin anh Quyền bị khởi tố và truy nã, một số người dân tại huyện Lộc Hà tỏ ra bức xúc. Bà Tuyết, chủ cơ sở đông lạnh Anh Tuyết, nói với BBC: "Ở đây giờ không chỉ riêng bản thân tôi mà hàng trăm, hàng nghìn [người] sẽ xuống đường đồng hành cũng anh Quyền." Anh Bạch Hồng Quyền là một người Công Giáo, một tôn giáo với số lượng tín đồ khoảng 7 triệu người, chỉ đứng sau Phật Giáo, và đặc biệt là rất đoàn kết. Những năm gần đây, Công Giáo không chỉ dám đương đầu, mà còn trở thành lực lượng đối đầu mạnh mẽ và kiên quyết nhất trước nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Việc một người Công Giáo bị kết án vì một việc làm công chính phục vụ lợi ích của cộng đồng và xã hội sẽ càng khiến họ đoàn kết hơn, và không loại trừ khả năng sẽ tạo ra một làn sóng hiệp thông ủng hộ anh trong cộng đồng Công Giáo Việt Nam. Bên cạnh đó, vụ xét xử chắc chắn sẽ vấp phải sự lên án mạnh mẽ của dư luận trong nước và quốc tế. Những gì nêu trên giải thích cho lý do tại sao nhà cầm quyền Hà Tĩnh lại cứ dền dứ, như thể tạo điều kiện để nhà hoạt động Bạch Hồng Quyền nếu muốn thì cứ việc bỏ trốn. Khi đó, phong trào đấu tranh dân chủ Việt Nam mất đi một biểu tượng mà lẽ ra sức lan tỏa sẽ được nâng lên với bản án một vài năm tù, còn nỗi sợ hãi và tinh thần rã đám thì như nọc độc lây lan khắp cộng đồng. Theo voatiengviet.com
......

Bắt Hoàng Bình là một hành động phi nhân

Tự do cho Hoàng Bình https://www.youtube.com/watch?v=kPxJYsaR760 Ngày 15/5/2017, nhà hoạt động Hoàng Bình đã bị công an tỉnh Nghệ An bắt giữ tại đoạn đường Quốc lộ 1, thuộc thôn 4 xã Diễn An, Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ngay sau đó, Công an cho biết đã khởi tố Hoàng Bình, phó chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt, với hai tội danh là “Chống người thi hành công vụ” (điều 257) và “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước; quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân” (điều 258). Với tư cách là chủ tịch của Phong trào Lao Động Việt trong nước, một tổ chức XHDS hoạt động với chủ trương hỗ trợ người lao động, chị Đỗ Thị Minh Hạnh đã lên tiếng về sự kiện này Về sự việc anh Hoàng Bình (tức Hoàng Đức Bình) bị công an tỉnh Nghệ An bắt bất ngờ và vào ngày 15/5 vừa qua, quan điểm của Phong trào Lao Động Việt như thế nào, xin chị cho biết? Đối với quan điểm của Phong trào Lao Động Việt (PTLDV) thì việc bắt giữ anh Hoàng Bình đã gây nên một sự phẫn nộ chung, vì các hoạt động của anh, cũng nằm trong mục đích của PTLDV, là nhằm hỗ trợ cho các ngư dân miền Trung đang gặp khó khăn vì thảm họa môi trường. Việc bắt giữ anh theo cách như đã diễn ra, là một hành động hết sức phi nhân tính. Thế nhưng phía công an thì nói rằng anh Hoàng Bình đã phạm tội ở các điều là “Chống người thi hành công vụ” (điều 257) và “lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá Nhà nước” (điều 258), chị giải thích sao về những điều này? Chúng tôi được biết, việc anh Hoàng Bình bị ép vào điều 257, tức chống người thi hành công vụ. Nhưng trên thực tế, chính phía các cơ quan chức năng của nhà cầm quyền đã hành động đàn áp, bắt bớ trái pháp luật đối với những người đang lên tiếng ôn hòa trước hiện tình đất nước, đặc biệt là với sự kiện Formosa thải độc ra biển miền Trung. Anh Hoàng Bình không có hành động nào gọi là chống đối như nhà cầm quyền mô tả cả.  Bình chỉ là người dám nói một cách thẳng thắn mọi điều đang diễn ra, và nói thay cho những ngư dân ở đó, vốn không có điều kiện truyền bá thông tin.  Việc anh Bình bị gán ghép một tội danh như vậy, đối với giới hoạt động xã hội dân sự trong nước là chuyện rất đỗi bình thường. Vì xưa nay, nhà cầm quyền vẫn ra các tội danh như vậy như một cách chụp mũ cho những ai mà họ không thích. Mục đích là dập tắt những tiếng nói ấy vào tù, dập tắt sự thật. Còn với điều 258, gọi là lợi dụng quyền tự do dân chủ để tuyên truyền chống phá Nhà nước thì thật là vô lý. Vì hoạt động của anh Bình, cũng như tiêu chí của PTLDV là giúp đỡ người lao động, và hoàn cảnh ở Nghệ An là ngư dân. Với tinh thần ấy, anh Hoàng Bình đi vào cuộc sống của người dân một cách đường hoàng và tự nhiên. Thế nhưng chính quyền thì lại chụp cho anh ấy cái mũ chống Nhà nước.  Ngôn từ của điều luật 258 hết sức mù mờ khi nói anh Bình “lợi dụng quyền tự do dân chủ” – nhưng thực tế ở Việt Nam thì cho thấy không hề có tự do dân chủ. Do đó mọi thứ chỉ là gán ghép tội danh để tống người vào tù mà thôi. Tin cho biết sắp tới đây, Formosa sẽ đẩy mạnh hoạt động, chuẩn bị vận hành tổ máy số 1 với công suất lớn hơn. Liệu tình hình hiện nay với Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình… có phải là một lời cảnh báo của nhà cầm quyền về việc giới tranh đấu về môi trường phải chấm dứt ngay các hoạt động đòi bồi thường hay kiện tụng hay không? Đã hơn một năm nay, thảm họa từ hoạt động của nhà máy Formosa đã rõ. Chính vì sự kiện này mà các anh em như Bạch Hồng Quyền, Hoàng Bình… đã sát cánh cùng ngư dân trong thời gian vừa qua để đòi công lý, minh bạch về thảm họa… và được người dân thương mến. Chính vì vậy mà nhà cầm quyền lo sợ. Tôi tin rằng khi tổ máy số 1 của Formosa hoạt động, chắc chắn người dân lại càng thêm phẫn nộ. Bởi thảm họa chưa giải quyết xong thì lại tiếp tục còn phát triển hoạt động trên nền thảm họa đó. Việc bắt bớ và khủng bố tinh thần… tôi tin rằng mọi thứ đều nằm trong một “quy trình” chuẩn bị cho các hoạt động mới của công ty Formosa mà thôi. Tính từ đầu năm đến nay, có ít nhất là 8 người hoạt động về môi trường, đặc biệt là liên quan Formosa, đã bị bắt giữ theo các tội danh khác nhau. Đây quả là một điều gây sốc sốc trong dư luận trong và ngoài nước, chị nghĩ biện pháp này của nhà cầm quyền sẽ làm giới tranh đấu hoảng sợ và chùn lại? Không chỉ liên tục những người tranh đấu cho môi trường bị bắt giữ, mà thậm chí những người đang sinh hoạt bình thường cũng bị canh giữ, theo dõi, ngăn chận một cách vô pháp luật. Tôi có thể lấy ví dụ là ở Sài Gòn, từ cuối tháng tư, chúng tôi đã trãi qua 3 đợt canh chận một cách hung hăng mà không có lý do. Đợt đầu là 4 ngày, sau đó là đợt 2 ngày, rồi mới đây là một đợt kéo dài 9 ngày, chỉ tạm dừng trước khi anh Hoàng Bình bị bắt. Tôi tin rằng chính quyền đang lo sợ sự thật tràn ra, bùng nổ, mọi người dân sẽ ý thức khác và đòi quyền lợi của mình, của đất nước. Như vừa rồi, khi công an bắt giữ anh Hoàng Bình, hàng ngàn người dân đã chận Quốc lộ 1 và đòi phải thả người. Sự đoàn kết đó là chúng tôi hết sức ấm lòng. Tù đày không làm chúng tôi sợ hãi. Tôi nghĩ mọi con người khi bước vào công việc xã hội dân sự đều chấp nhận những bất trắc sẽ đến. Tù đày chỉ là nơi rèn luyện chúng tôi dày dạn hơn và chuẩn bị tốt hơn cho việc phụng sự đất nước về sau. Không riêng chúng tôi, mà tôi tin rằng rất nhiều người dân giờ đây đã không còn sợ hãi. Nếu sợ hãi thì họ đã tê liệt và trốn chạy trong sự kiện Bạch Hồng Quyền hay Hoàng Bình. Nhưng hàng ngàn người đã lên tiếng, đã xuống đường chặn giao thông để đòi minh bạch sự việc. Và đám đông đó đã hình thành thì chỉ có thể nâng lên, tạm lùi chứ không thể nào mất đi được. Nhạc sĩ Tuấn Khanh
......

TÂM THƯ GỞI CHA JB NGUYỂN ĐÌNH THỤC, GIÁO PHẬN VINH

Trọng kính cha, con là Paulus Lê Sơn, người con bé nhỏ của cha được sự quan phòng của Thiên Chúa và sự cầu nguyện của cha mọi lúc mọi nơi, xin gởi đến cha những lời tâm tình tận sâu tâm can con. Cha được Thiên Chúa yêu mến, được Người hiệu triệu để đến và ở giữa chúng con. Trước hết, con hết lòng cám ơn những hành động cha đã đồng hành cùng chúng con trong suốt quá trình 14 thanh niên Công giáo và Tin lành bị nhà cầm quyền Hà Nội bắt bớ và giam cầm vì làm chứng cho sự thật và công lý, vì tình yêu quê hương đất nước.   Chúng con được biết, cha là một trong rất nhiều chủ chăn trên đất nước Việt Nam đã cầu nguyện cho chúng con một cách sốt sắng, cha lo lắng và buồn rầu khi biết chúng con bị rơi vào cảnh tù đày đau khổ. Con vẫn còn nhớ những ngày tháng trong trại giam Nam Hà, một thông tin đã khiến cho chúng con vô cùng ấm lòng và hạnh phúc. Khi đó, con và Nguyễn Văn Oai bị giam chung, được tin cha đến tận trại giam Nam Hà để thăm viếng và muốn cử hành các phép bí tích cho chúng con nhưng bị trại giam không cho cha vào. Mặc dù không được gặp cha nơi tù đày thiếu vắng đời sống tâm linh đó, nhưng chúng con cảm nhận rõ ràng thần khí của Chúa Thánh Thần lan tỏa trong con người, chúng con hớn hở vui mừng, như nai khát được đưa về nguồn suối tươi mát, như được thảnh thơi giữa đồng cỏ xanh sau bao ngày tù ngục héo úa. Con lại nhớ vào ngày 30.09.2015, tại Giáo xứ Song Ngọc, con được cha dành cho con những lời ân cần, tràn đầy tình yêu thương để xoa dịu những nỗi đau trong tâm hồn con sau 4 năm tù đày và sự mất mát quá lớn. Ánh mắt đau đáu của cha, lời nói ôn tồn đó, sự gần gũi thân thương đó đã khiến con trở nên mạnh mẽ, can trường hơn. Hôm đó là lần gặp mặt đầu tiên của cha và con mà sao con thấy vô cùng ấm lòng và bình an. Thưa cha, giờ đây vì tình yêu đối với tha nhân, đối với người dân khốn khổ bởi thảm họa Formosa mà cha bị sự dữ vu khống, xúc phạm, truy đuổi như phường tội lỗi. Dù tứ vi thọ địch nhưng sự bày tỏ tình yêu của cha dành cho hết thảy mọi người và dân tộc Việt Nam vẫn không hề suy suyển. Họ đang ngày đêm rình rập cắn xé cha bằng những thủ đoạn bỉ ổi và hèn hạ, tìm mọi cách để triệt hạ cha như xưa quân quyền xúi dục kích động đám đông mà treo Chúa Giêsu trên giá khổ hình. Bằng nhiều lần và nhiều cách, con đã thấy trong cha sự kiên nhẫn, hiền hòa và nhân ái, hình ảnh thực tế của cha như đang thấm dần trong con người của con, để mỗi ngày con trở nên tốt đẹp hơn. Bằng sự cầu nguyện và tha thứ, bằng sự chịu đựng đau khổ, gian truân để làm chứng cho sự thật và tình yêu, qua đó cha đã dạy dỗ chúng con đúng như thư của Thánh Phao Lô khuyên các tín hữu Rôma “Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12,12). “Chúng ta tự hào khi gặp gian truân, vì biết rằng: ai gặp gian truân thì quen chịu đựng; ai quen chịu đựng thì được kể là người trung kiên; ai được công nhận là trung kiên thì có quyền trông cậy”. Trong tình yêu và sự cậy trông vào Đấng Toàn Năng, con gởi đến cha lời cảm ơn sâu sắc tận đáy lòng mình vì việc làm của cha cho tha nhân, quê hương Việt Nam này. Chúng con tự hào và hãnh diện vì có một chủ chăn nhân lành, thánh đức và quyết liệt chống lại sự dữ như cha giữa cuộc đời trần thế này. Tình Yêu của Thiên Chúa tuôn đổ hồng ân và giữ gìn cha đời đời. Trọng kính cha, Paulus Lê Sơn FB Sơn Văn Lê
......

LINH MỤC NGUYỄN ĐÌNH THỤC TƯỜNG TRÌNH V/v công an bắt người trái phép ngày 15/5/2017

Tôi là linh mục JB. Nguyễn Đình Thục, Quản xứ Song Ngọc, thuộc xã Quỳnh Ngọc, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sáng hôm qua ngày 15 tháng 5 năm 2017, tôi cùng một số anh chị em đi công việc. Lúc 9h30 sáng, khi đến đoạn đường thuộc thôn 4 xã Diễn An, Huyện Diễn Châu thì gặp cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe. Nhận được tín hiêu, lái xe đã tắt máy xuống xe để làm việc. Trong khi lái xe đang làm việc với cảnh sát giao thông, thì một đoàn rất đông người gồm cả thường phục và sắc phục công an đột nhiên xuất hiện, giật cửa xe và ập vào thô bạo kéo một người đang ngồi trong xe ô tô của tôi là anh Hoàng Đức Bình ra khỏi xe và đem đi mất mà không nói một lời. Một số người trên xe quá ngạc nhiên và bất bình, đã kịp thời đưa lên truyền thông về việc anh Hoàng Đức Bình bị bắt cóc đem đi, nhiều người dân đã tò mò đến, càng lúc càng đông làm cho đoạn đường qua quốc lộ 1 bị tắc nghẽn. Ảnh: anh Hoàng Đức Bình Trong thời gian nầy, một số người đã trà trộn vào đám đông với mục đích định gây rối. Người dân đã phát hiện và bắt được 4 người. Khoảng 15h45, đích thân tôi đã đưa họ ra khỏi đám đông đang giận dữ và thuê taxi chở họ đến nơi họ gửi xe máy. Giáo dân bắt được 3 kẻ an ninh mặc thường phục trà trộn. Khoảng 16h, chúng tôi đi về trụ sở công an huyện Diễn Châu với ý định yêu cầu họ làm rõ việc bắt người sai pháp luật nhưng chúng tôi nhận được thông tin là anh Hoàng Đức Bình đã được đưa về tỉnh Nghệ An. Bà con đứng trước trụ sở công an huyện đồng thanh phản đối công an bắt người trái phép. Công an dùng dàn âm thanh với công suất rất lớn để gây căng thẳng cho bà con. Chừng 30 phút sau, nhận thấy có sự phận nỗ lớn của người dân, để tránh sự bạo động không cần thiết và theo sự hướng dẫn của bề trên và các cha có mặt tại hiện trường, chúng tôi giải tán và ra về. Chừng 20 phút, kể từ khi đám đông bắt đầu giải tán, bà con cho biết là cảnh sát cơ động đã kéo đến rất đông và đánh đập cách tàn ác những người chưa kịp về. Từ sự việc xảy ra như trên, tôi có vài nhận định như sau: Việc cảnh sát giao thông ra tín hiệu dừng xe sau đó có những người mặc thường phục nhào vào bắt một người ngồi trong xe đem đi là vi phạm pháp luật. Cụ thể là Khoản 2 Điều 80 Bộ luật Tố tụng hình sự của Nhà nước CHXHCN Việt Nam ghi rõ: “Việc bắt phải có lệnh và người thi hành lệnh phải đọc lệnh, giải thích lệnh, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt, phải có đại diện chính quyền địa phương, người láng giềng và người làm chứng. Khoản 1 Điều 84 – Bộ Luật tố tụng hình sự còn ghi: “Người thi hành lệnh bắt trong mọi trường hợp đều phải lập biên bản. Biên bản phải được đọc cho người bị bắt và những người chứng kiến nghe. Người bị bắt, người thi hành lệnh bắt và người chứng kiến phải cùng ký tên vào biên bản, nếu ai có ý kiến khác hoặc không đồng ý với nội dung biên bản thì có quyền ghi vào biên bản và ký tên.”. Tôi làm bản tường trình này để mọi người biết sự thật, nhằm tránh mọi việc bôi nhọ, cắt xén và vu cáo sau này. Giáo xứ Song Ngọc ngày 16/5/2017 Người viết tường trình JB. Nguyễn Đình Thục
......

Thư hiệp thông với hai linh mục Công Giáo đang bị đàn áp tại Giáo phận Vinh

Hội Đồng Liên Tôn VN Xét rằng: 1- Vụ Formosa là thảm họa sinh thái tồi tệ chưa từng thấy của đất nước, Nó đã hủy hoại môi trường biển các tỉnh miền Trung, gây ra hậu quả trầm trọng về kinh tế và sức khỏe kéo dài cả hàng chục năm nữa. Formosa còn tạo nên mâu thuẫn gay gắt trong lòng xã hội khi chỉ phải bỏ ra 500 triệu đô-la bồi thường (bằng 1% thiệt hại), để nay khoanh tay nhìn nhà nước và nhân dân đối phó với với nhau! Quan trọng hơn nữa, khi cho Formosa vào Hà Tĩnh, đảng CS đã hy sinh môi trường để đánh đổi phát triển, mù quáng chọn đối tác đầu tư và giao vị trí chiến lược của đất nước cho kẻ thù. Đến nay, vấn đề Formosa vẫn không được giải quyết thỏa đáng. Nguyên nhân là tính khí kiêu căng cộng sản, tầm nhìn hạn hẹp và tâm địa ích kỷ của đảng, não trạng sùng bái bạo lực và gian dối của nhà cầm quyền, khiến vô số chiến sĩ bảo vệ môi trường đang trở thành nạn nhân của chế độ. 2- Hai nhân vật tiêu biểu lúc này trong số đó là linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên và linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc, nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Từ gần một năm qua, với lương tâm của công dân trước đất nước, với trách nhiệm của lãnh đạo tinh thần đối với tín đồ, hai linh mục đã cùng giáo dân một đàng xuống đường nhiều lần đòi lại môi trường trong sạch, đàng khác làm đơn khởi kiện tên tội phạm Formosa. Riêng Linh mục Thục còn qua tận Đài Loan (05-12-2016) yêu cầu rút tập đoàn ấy ra khỏi Việt Nam vĩnh viễn. 3- Đáp lại tấm lòng yêu nước thương dân, phục vụ cộng đồng của hai linh mục, nhà cầm quyền CS đã không ngừng đánh phá họ một cách đê hèn và man rợ. Một đàng bằng cách dùng hệ thống truyền thông nhà nước, lực lượng công an mạng, đám dư luận viên thóa mạ, xuyên tạc việc làm công chính của hai linh mục, còn bịa đặt chuyện đời tư của họ để lăng nhục. Mặt khác, công an chìm nổi và lưu manh côn đồ luôn theo dõi, ngăn cản các cuộc xuống đường phản đối Formosa của hai giáo xứ. Ngoài ra, đơn kiện của hai cộng đồng này gởi đến Quốc hội và Tòa án đã bị bỏ qua hoặc bị trả lại. Đỉnh điểm của việc chà đạp quyền khiếu kiện này là cuộc đàn áp đẫm máu đối với đoàn giáo dân Song Ngọc cùng vị lãnh đạo tinh thần của họ ngày 14-02-2017. 4- Gần đây, đáp lại lời kêu gọi của nhà cầm quyền Nghệ An hãy kỷ niệm “ngày giải phóng”, linh mục Đặng Hữu Nam đã cùng với giáo dân xuống đường hôm 30-04-2017 song là để tưởng niệm “ngày dân tộc mất đi tự do, ngày người dân mất quyền làm người, ngày đã làm cho đất nước tang thương, lạc hậu, nghèo đói, ngày Việt Nam mất cơ hội phát triển, ngày đã tạo nên bất công trên mọi miền đất nước…” (lời linh mục Đặng Hữu Nam), còn giáo dân thì trưng biểu ngữ “30/4, ngày tưởng niệm đồng bào tử nạn”, “30/4: Đừng nghe những gì Cộng sản nói. Hãy xem những gì Cộng sản làm” !?! 5- Để trả thù, một chiến dịch đánh phá đã được tung ra nhằm kết án linh mục Nam “xuyên tạc ý nghĩa ngày 30-04” và “dùng vụ Formosa để gây rối, kích động” (1) qua những trang viết, bài phóng sự, video clip xuyên tạc và hăm dọa, đặc biệt trên báo đài Nghệ An; (2) qua những truyền đơn biểu ngữ kích động và mạ lỵ rải giăng khắp huyện Quỳnh Lưu cũng như những tuyên truyền trong trường học ở địa phương cho rằng kiện Formosa và biểu tình là sai trái; (3) qua các công văn từ Ủy ban Nhân dân, Hội Cựu chiến binh tỉnh gởi đến các chức sắc Giáo phận Vinh để vu cáo, kết án và đòi trừng phạt vị linh mục; (4) qua các cuộc họp của hội Cựu chiến binh, hội Phụ nữ… bị kích động và được trả tiền để đấu tố linh mục Nam như thời Cải cách Ruộng đất (04+05/05/2017); (5) qua các cuộc biểu tình có thù lao, lừa gạt nông ngư dân và cưỡng bức học sinh đến tận Phú Yên để phản đối vị quản xứ, trong ý đồ chia rẽ lương giáo và kích động căm thù (06+07/05/2017). Từ những điều trên, Hội đồng Liên tôn Việt Nam tuyên bố: 1- Bày tỏ tinh thần hiệp thông với linh mục Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên và linh mục Nguyễn Đình Thục, quản xứ Song Ngọc cùng với toàn thể giáo hữu của hai vị. Hoàn toàn tán đồng ủng hộ việc đấu tranh cho công lý và nhân quyền của hai linh mục và hai giáo xứ. 2- Phản đối nhà cầm quyền tỉnh Nghệ An và huyện Quỳnh Lưu lâu nay đã đàn áp nhiều cách đối với hai linh mục: từ vu khống đến lăng nhục, từ ngăn chặn đến hành hung, từ đấu tố đến kết án. Toàn những hành động phi pháp và thất đức. Phải chấm dứt ngay các việc làm đó và công khai xin lỗi hai chức sắc tôn giáo này. 3- Yêu cầu nhà cầm quyền Cộng sản phải tôn trọng thân thể, danh dự và phẩm giá của mọi công dân; đồng thời nghiêm túc bảo vệ quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do biểu tình, quyền tố cáo khởi kiện. 4- Kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước, các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới hãy tiếp tục theo dõi, lên tiếng phản kháng và ra tay ngăn chặn những hành vi đàn áp khốc liệt hơn nữa đối với các nạn nhân nói trên cũng như đối với nhiều người dân vô tội khác tại VN. Làm tại Việt Nam ngày 14-05-2017 Các Thành viên trong Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên. Cao đài: - Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719). - Thông sự Đoàn Công Danh (điện thoại: 0977.961.750) Công giáo: - Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438) - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371) - Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205) - Linh mục An-tôn Lê Ngọc Thanh (điện thoại: 0993.598.820) - Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335) - Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463) Phật giáo: - Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881) - Thượng tọa Thích Viên Hỷ (điện thoại: 0937.777.312) - Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591) - Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087) - Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276) Phật giáo Hoà hảo: - Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160) - Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234) - Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039) - Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082) - Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094) - Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29). - Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77) Tin lành: - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045) - Mục sư Đinh Uỷ (điện thoại: 0163.5847.464) - Mục sư Đinh Thanh Trường (điện thoại: 0120.2352.348) - Mục sư Nguyễn Trung Tôn (điện thoại: 0162.838.7716) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908) Đồng tham gia: Hội đồng Liên kết Quốc nội Hải ngoại Việt Nam: Đồng Chủ tịch: Hòa thượng Thích Không Tánh, LM Phan Văn Lợi, Chánh trị sự Hứa Phi, Đạo huynh Lê Văn Sóc, Mục sư Nguyễn Hoàng Hòa, BS Võ Đình Hữu, BS Đỗ Văn Hội, Nhân sĩ Lưu Văn Tươi, Nhân sĩ Nguyễn Văn Tánh, Nhà biên khảo Phạm Trần Anh, Phó Trị sự Trần Viết Hùng, Nhân sĩ Cao Xuân Khải, Nhận sĩ Trần Ngọc Bính, Nhân sĩ Trần Văn Đông, BS Hoàng Thị Mỹ Lâm. Cố vấn: LM Nguyễn Văn Lý, Hòa thượng Thích Minh Tuyên. Và toàn thể mọi thành viên.
......

Bao giờ các quan hết tham?

Báo chí đăng rầm rộ thành công của chuyến thăm TQ của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang - mà một trong những thành công to lớn ngất trời là VAY được từ TQ mấy trăm triệu USD để về - lo hoàn thành đường sắt trên cao (ĐSTC) Cát Linh - Hà Đông, do Tàu xây (nghĩa là lấy cẳng đậu đun hạt đậu - vay tiền Tàu trả cho công ty Tàu), đội vốn SƠ SƠ có 316 triệu USD, nâng tổng số tiền thành 868 triệu USD cho 13km đường(!?).   đường sắt trên cao (ĐSTC) Cát Linh - Hà Đông, do Tàu xây Chuyện ĐSTC chưa xong thì mới đây, UBND hai tỉnh Cao Bằng - Lạng Sơn lại tính chuyện vay tiếp 300 triệu USD của TQ để làm đường cao tốc(!) nối từ Đồng Đăng (LS) đến Trà Lĩnh (CB) - Bạn hãy ngắm kỹ 6 bức ảnh trong Stt này. 3 ảnh là ĐSTC - UỐN LƯỢN như bị ĐIÊN, có giá thành mỗi mét đường là 1.521.916.000 đồng (66.780 USD, nhân với 22.900 đồng/1 USD)... 3 ảnh còn lại là của một con đường dài 10,4km (tổng giá thành 70 triệu USD) ở Hồ Bắc,TQ, trong đó có 4,4 km trên sông, giá thành mỗi mét đường là... gần 7.000 USD!!! Đây là con đường được hàng trăm triệu cư dân mạng TQ khen là đẹp nhất nước - bảo vệ được cảnh quan, khó làm nhất nhì mà lại rẻ đến... phi thường! Một con đường dài 10,4km (tổng giá thành 70 triệu USD) ở Hồ Bắc,TQ Kính thưa các quan LUÔN NGU với Dân, với Nước nhưng Khôn Lỏi cho riêng Mình: 1, Trong lịch sử loài người, chưa hề thấy con đường nào Xấu, Đắt, Uốn Lượn Vô Lý như ĐSTC! 2, Tại sao TQ làm cho họ thì đẹp thế, rẻ thế (giá thành bằng 1/9 so với làm cho ta) mà ta thì đắt vậy? Chỉ có loại ngu si mới không biết các quan chia chác kiểu trên trời nên giá cả mới đâm thủng cả trời cao như thế. Nên nhớ: Làm trụ bê tông dưới sông đắt, khó gấp mấy lần làm trên cạn đó các quan à... 3, Cứ mở bản đồ địa hình (Google Map) vùng Vân Nam - Tứ Xuyên của Tàu ra thì biết: Vận chuyển bằng đường bộ từ đó ra thẳng Quảng Đông, Quảng Tây là khó khả thi, đắt vô cùng bởi địa hình vô cùng phức tạp... Thế nhưng, nếu vận chuyển qua ngả Lạng Sơn, Cao Bằng sẽ RẺ hơn ít nhất... vài lần! 4, Có đời thuở nào ta vay tiền của họ (y như thể vay xã hội đen), làm đường cho họ đi, đe dọa đến an ninh quốc gia, trật tự xã hội mà lại bắt Dân Ta è cổ ra trả các khoản tiền cắt cổ hay không? 5, Bài học ĐSTC Cát Linh - Hà Đông chưa đủ để đâm lòi mắt các quan ra ư? Đó là sự xấu hổ muôn đời ngay giữa Thủ Đô bởi từ cổ chí kim chả có con đường nào đắt như thế, xấu như thế, quái đản đến thế... Xin các quan bớt tham cho Dân Tôi đỡ khổ, đỡ cay đắng, ê chề!... Hà Văn Thịnh/(FB Hà Văn Thịnh)
......

Đảng đang âm thầm tổ chức chiến dịch ‘Săn Cáo?’

Chính trường Việt Nam vừa nhuốm một sắc thái đỏ: đang lộ dần những dấu hiệu cho thấy đảng vừa âm thầm vừa công khai thiết kế một chiến dịch “Săn Cáo” theo cách của Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương Trung Quốc (CCDI) tung ra từ năm 2012 đến nay. Những hiện tượng “lạ” Trùng với thời điểm khai mạc Hội Nghị Trung Ương 5 của đảng Cộng Sản Việt Nam, ngày 5 Tháng Năm, báo Thanh Tra trực thuộc cơ quan thanh tra chính phủ đăng bài “Bắc Kinh ‘ép’ các đối tượng tham nhũng lưu vong phải về nước,” cho biết trong tuyên bố mới đây, CCDI khẳng định biết rõ chỗ ẩn náu của khoảng 1/3 đối tượng trong tổng số gần 1,000 đối tượng (bị truy nã vì cáo buộc các tội danh tham nhũng) đang lẩn trốn, sống lưu vong ở nước ngoài. Thanh tra chính phủ hiện thời đang nằm trong sự kiểm soát của Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc chứ không phải thuộc cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Cùng thời điểm trên, một cựu thần của đảng là Trung Tướng Nguyễn Quốc Thước, cựu tư lệnh Quân Khu 4, lên tiếng cảnh báo trên Giáo Dục Việt Nam – một tờ báo “thiên đảng” – về “đồng chí Đinh La Thăng nên dám làm dám chịu, không nên giả bệnh hay bỏ trốn.” Đây là một phát ngôn “lạ” và chưa có tiền lệ, đặc biệt như thể “áp dụng biện pháp ngăn chặn” đối với nhân vật vừa mất chức ủy viên Bộ Chính Trị. Thậm chí Giáo Dục Việt Nam còn đưa phát ngôn trên thành tựa đề bài phỏng vấn trước cả khi ông Thăng chính thức bị Ban Chấp Hành Trung Ương bỏ phiếu kỷ luật tại Hội Nghị Trung Ương 5. Chỉ vài ngày sau, không biết từ nguồn rò rỉ nào, báo chí có được thông tin về vụ ôgn Vũ Huy Hoàng, cựu bộ trưởng công thương, có văn bản đề nghị cấp thẻ an ninh cho vào khu vực cách ly ở sân bay để “tiễn người thân,” gửi đến các cơ quan an ninh, công an, hải quan cửa khẩu Nội Bài. Nhưng trùng với phương châm và cách thức tác chiến “truyền thông đi trước, đảng bước theo sau” trong thời gian gần đây, hiển nhiên có thể hiểu là “đảng ta” đang “nêu cao tinh thần cảnh giác” đối với những nhân vật có triển vọng “bay theo Trịnh Xuân Thanh” nhất. Chưa hết. Cùng thời điểm khai mạc Hội Nghị Trung Ương 5, Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng ký quyết định thành lập tám đoàn công tác để kiểm tra, giám sát việc thanh tra sự việc; khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng, kinh tế nghiêm trọng đối với 20 ban thường vụ tỉnh ủy. Vào năm 2016, Ban Chỉ Đạo Trung Ương về Phòng, Chống Tham Nhũng cũng thành lập một số đoàn kiểm tra như thế, nhưng kết quả có vẻ khá hạn chế trong bối cảnh ông Trần Quốc Vượng, chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương, chưa có gì để so sánh với “tử thần” Vương Kỳ Sơn phụ trách CCDI, còn ông Trọng cũng chẳng có gì để đối chiếu với quyền uy gần như tuyệt đối của ông Tập Cận Bình. “Nhốt cáo” Trong năm nay, bàn cờ chính trị Việt Nam đang chuyển thế một chiều tiến công hơn hẳn khi ông Trọng tấn hàng loạt con cờ “sang sông” và áp sát vào những đồn lũy cuối cùng của đối phương. Chẳng cần phải là người quá am hiểu nội tình cũng biết rằng chỉ cần “thành trì” Đinh La Thăng bị hạ, rào chắn trước nhà cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ tự nhiên mở toang để ông Nguyễn Phú Trọng xông xênh sải bước tiến vào. Thế cờ chuyển mạnh có thể khiến những ủy viên trung ương nào mà trước đó dám xem thường “năng lực” của tổng bí thư sẽ phải nghiêng về tâm lý “phù thịnh hơn phù suy.” Thế và lực của ông Trọng cũng bởi thế được dự đoán bắt đầu mang tính tập quyền sau Hội Nghị Trung Ương 5, ông Tập Cận Bình đã khởi sắc hẳn từ năm 2013. Bây giờ thì không chỉ ông Vũ Huy Hoàng, mà cả gần 200 “nghi can” nằm trong Tập Đoàn Dầu Khí Quốc Gia (PVN) sẽ chẳng còn cơ hội để “nhân điển hình tiên tiến Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng.” Các cửa khẩu, kể cả đường bộ, có thể đã đóng chặt. Đã quá muộn để nghĩ đến việc “tung cánh giang hồ.” Nếu từ trước tới nay, công an cửa khẩu thường chỉ cấm giới bất đồng chính kiến xuất cảnh, thì giờ đây cả giới quan chức tham nhũng thuộc cánh “anh Ba” đều chung số phận. Nếu hai cán bộ của Bộ Công Thương đang bị xem xét kỷ luật do giúp ông Vũ Huy Hoàng có được thẻ an ninh vào khu cách ly của sân bay, điều này chỉ càng chứng minh thêm là ông bị giám sát chặt chẽ từ khá lâu nay. Giám sát từng bước chân. Và nếu một công thần của đảng là ông Thước bắt đầu cảnh báo đến khả năng “giả bệnh, bỏ trốn” của ông Thăng, chẳng khó gì để hình dung ra việc ông Thăng, ngay cả trước khi bị tống đạt kết luận kiểm tra của Ủy Ban Kiểm Tra Trung Ương vào cuối Tháng Tư, có thể đã bị thiết lập “biện pháp ngăn chặn” chặt chẽ ra sao. Không phải chỉ một, mà có thể có nhiều cơ quan theo dõi và ngăn chặn và cũng để “kiểm tra chéo” lẫn nhau. Vào thời gian đó, khu vực xung quanh địa chỉ 56 Trương Định, quận 3, Sài Gòn hẳn chính là “điểm nóng chính trị” với dày đặc “tai mắt.” Trước khi “săn cáo” là “nhốt cáo.” “Mô hình Tập Cận Bình” Vào lúc này, trong những giờ phút cả nền chính trị đang đỏ rực như một chảo lửa, hẳn không ít kẻ nhiều tiền lắm nhưng bị thất sủng quyền lực đang vò đầu bứt tai vì tiếc nuối cùng tự hận ngút ngàn vì đã nuôi kỳ vọng đến phút cuối về một thế đảo chiều của chính trường và trở lại quyền lực, mà do đó đã quá trù trừ để không kịp xa chạy cao bay. Bởi vì giờ đây, tất cả đều bị “nhốt quyền lực vào lồng” – theo cách ẩn dụ rất thời thượng của ông Trọng mà được giới truyền thông đảng cùng các “thái giám” nhắc đi nhắc lại không mệt mỏi. Nhất là nếu không bao lâu nữa ông làm cho Bộ Công An thuộc về mình, theo đúng nghĩa đen như cái cách mà ông đã chiếm vai trò chi phối trong Quân Ủy Trung Ương, chứ không phải cứ mãi bóng bẩy với vị trí “ủy viên thường vụ đảng ủy công an trung ương.” Để nếu giấc mơ “nhốt quyền lực vào lồng” biến thành hiện thực, đoạn cuối sự nghiệp chính trị của ông Trọng sẽ có một nét gì đó có thể bằng vai với chiến dịch “những việc cần làm ngay” của Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh giai đoạn 1986-1989, thậm chí có thể so sánh với vai trò độc tôn tập quyền của ông Tập Cận Bình ở Trung Quốc thời đương đại. Và nếu giấc mơ “nhốt quyền lực vào lồng” không còn là hoang tưởng, ông Trọng sẽ không còn phải thức đêm chờ đợi ông Trịnh Xuân Thanh trở về, mà thậm chí còn có thể phát động cả một chiến dịch “Săn Cáo” như họ Tập đã làm và đã lôi cổ hàng trăm quan chức tha hương về cố hương. Nhưng muốn bắt chước ông Tập và có được nét gì đó để đối chiếu, ông Trọng cần “tân trang” cho nhân vật Trần Quốc Vượng với tính cách nhu mì dễ bảo để trở thành một Vương Kỳ Sơn Việt Nam – kiệm lời, lạnh lẽo, thâm hiểm và sắt đá. Cái giá trị của ông Vương Kỳ Sơn đã trở nên một thành tố không thể thiếu làm nên công thức Tập Cận Bình ngày nay. Với ông Nguyễn Phú Trọng, ông có thể đang mơ màng đến “mô hình Tập Cận Bình,” nhưng nếu ông Vượng không thể trở thành Vương và cũng chẳng có người nào khác trong Bộ Chính Trị đảng CSVN có thể có được năng lực ấy, toàn bộ những bước đi từ chiến thuật khởi đầu từ vụ Đinh La Thăng, kế hoạch “Săn Cáo” đến những kỳ vọng chiến lược như “nhất thể hóa” và thậm chí “đổi mới lần 2” của ông Trọng sẽ chỉ mang hình dạng một con dao hai lưỡi. Theo ijavn.org
......

Anh Cự bị cho nghỉ hưu

Sau một thời gian ra sức bao che cho Võ Kim Cự, Trưởng ban Quản lý Khu Kinh tế Vũng Áng (từ 2008-2010), bất chấp phản ứng dư luận, cuối cùng hôm 17 tháng 2 vừa qua, ông Võ Kim Cự đã bị đảng lột hết mọi chức vụ trong thời gian ở Hà Tĩnh. Ảnh: Ông Nguyễn Phú Trọng và ông Võ Kim Cự Là người tích cực mang Formosa vào Hà Tĩnh, với vốn đầu tư gần 10 tỷ đô-la đầy sức hấp dẫn, ông Võ Kim Cự chắc cũng không thể ngờ là ông đã mang vào một thảm họa cho Việt Nam và cho chính sự nghiệp chính trị của mình. Với đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những chức danh đầu đàn ở Hà Tĩnh của ông Cự giờ đây đã không cánh mà bay, từ Phó bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự Đảng đến Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2011-2016 và Phó chủ tịch UBND tỉnh kiêm Trưởng ban quản lý Khu kinh tế (2008-2010). Tuy bị lột hết chức vụ cũ nhưng ông Cự vẫn còn niềm an ủi là chức Đại biểu quốc hội khóa XIII (2016-2021) và Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã… chưa bị rớ tới. Trong hai chức vụ này ông Cự chưa làm gì sai và ông tưởng ông sẽ yên thân với tháng ngày còn lại cho tới ngày về hưu một cách đàng hoàng. Nhưng giống như một “người gian mắc nạn”, ngày 28 tháng 4, trong dịp tiếp xúc cử tri Ninh Kiều, Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nói tách bạch ra về trường hợp của ông Cự: “Quốc hội sẽ làm thủ tục cho thôi nhiệm vụ đại biểu và chính phủ làm thủ tục cho nghỉ hưu đối với ông Võ Kim Cự, vì ông đã đến tuổi nghỉ hưu. Có nghĩa là nghỉ hưu là hết chức. Chức trong quá khứ là cắt, chức hiện tại là thôi đồng nghĩa không còn gì nữa." Lý luận vòng vo giữa “cắt” và “thôi” của bà Kim Ngân để giải thích hành động thải hồi của đảng đối với ông Cự thực ra cũng không làm ai ngạc nhiên vì đó chỉ là sự ngụy biện thường thấy. Rõ ràng ông Cự “chưa sai” trong vai trò còn lại nhưng không có gì bảo đảm là ông sẽ không sai nên lệnh của đảng ép ông ta phải nghỉ qua miệng bà Kim Ngân cho hợp tình hợp lý. Vì với một người nhiều thành tích trong thảm họa Formosa như ông mà cho tiếp tục ngồi trong Quốc hội dù là ngồi chơi xơi nước, thì thật bất lợi cho đảng. Ông Cự còn giữ ghế đại biểu quốc hội sẽ là lý do để người dân bôi tro trát trấu vào mặt đảng vì cả hai đã đồng tình bao che Formosa đến giây phút cuối cùng. Không gì tốt đẹp và hợp tình hợp lý hơn là đảng chế tạo ra lý do “xin về hưu” mà trong thực tế là bắt ông phải cầm sổ hưu trong lúc năng lực ông Cự vẫn còn phơi phới… và còn muốn hy sinh phục vụ cách mạng nhiều năm nữa. Thông thường trong một xã hội dân chủ và pháp trị, những người phục vụ trong bộ máy công quyền nếu có quyết định sai lầm phương hại đến nhiều người hay làm điều gì trái luật pháp thì chính luật pháp đó sẽ xét xử công minh cả về trách nhiệm lẫn hình phạt. Nhưng dưới chế độ đảng trị ở Việt Nam, ông Cự cũng là một viên chức đầu sỏ nằm trong bộ máy đảng nên không thể xét theo luật bình thường. Ông Cự bị chính các đồng chí của mình quyết định kỷ luật do đã làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của đảng, cho dù hiện nay cái uy tín ấy nhẹ như bông. Buộc phải nghỉ hưu cũng là một hình thức vớt vát cho dư luận thấy đây là một sự nhận trách nhiệm chứ không do luật pháp xét xử. Vì thế, xoay quanh vụ ông Cự bị cho nghỉ hưu, chúng ra thấy ba điều: Thứ nhất, đảng sẵn sàng vắt chanh và vứt cả vỏ khi thấy nguy hiểm đến mình. Ông Cự tuy tận tình phục vụ và bị lỗi trong quá khứ nhưng đảng đã coi ông là đồ hủi nên vứt luôn bằng cách ép ông nghỉ hưu. Điều này cho thấy là trong đảng không có tình nghĩa gì cả mà chỉ có quyền lợi với nhau. Hết quyền tức là hết lợi. Đây cũng chẳng phải là trường hợp cuối cùng. Hội nghị Trung ương 5 vừa chấm dứt cũng đã vứt bỏ không thương tiếc một ủy viên Bộ chính trị khi truy cứu cái gọi là trách nhiệm trong quá khứ. Giờ đây trong mắt các tầng lớp đảng viên, bộ mặt giả nhân giả nghĩa của đảng không còn đủ hấp lực khiến mọi người trung thành như một đàn cừu. Từ đó lại thấy bật ra một câu hỏi: Còn ai nữa trong bộ máy cầm quyền cao nhất đáng bị đưa lên bàn mổ, truy cứu trách nhiệm trong quá khứ? Thứ hai, trước đây ông Cự tuyên bố rằng ông mang Formosa vào Hà Tĩnh là vì muốn người dân Hà Tĩnh có công ăn việc làm và mọi công việc đều theo quy định của Trung Ương. Thế nhưng khi vỡ lở vụ Formosa đầu độc môi trường thì đảng lại cho rằng ông Cự lộng quyền, coi thường Trung ương khi cho Formosa ở đến 70 năm mà không tham khảo Trung ương. Dĩ nhiên ai cũng biết, không chỉ một mình Võ Kim Cự lại có thể tự tung tự tác trong vấn đề Formosa mà chính cấp ủy đảng trung ương cũng phải chịu trách nhiệm, điển hình cao nhất là Nguyễn Phú Trọng, suốt thời gian đó đang ngồi ghế tổng bí thư. Rõ ràng là khi một người cán bộ ngã ngựa, lãnh đạo đảng đổ lên đầu họ mọi tội lỗi và phủi hết mọi công trạng cống hiến do tin tưởng vào đảng một cách mù quáng. Thứ ba, không những đuổi cổ ông Cự về vườn mà đảng còn tìm cách bịt miệng ông Cự để ông ta phải im lặng với quyết định của đảng. Vì cái ghế đại biểu ở quốc hội không còn, nên ông không còn dịp đăng đàn đề tự bào chữa hay đổ thừa là “tại cơ chế”. Mọi sự rồi sẽ chìm xuồng như chưa bao giờ có một nhân vật nào mang tên Võ Kim Cự. Biết đâu trước khi lui về quê làm “người tử tế”, ông Cự còn phải xin lỗi đảng, xin lỗi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, xin lỗi nhân dân cho phải đạo như Ông Đinh La Thăng đã làm. Chính yếu tố này khiến người ta thấy là lãnh đạo CSVN rất dã man từ cách nghĩ tới cách làm, chẳng những dã man với nhân dân mà còn với chính đảng viên của chúng. http://www.viettan.org/Anh-Cu-bi-cho-nghi-huu.html
......

Vận động quốc tế và trao Thỉnh nguyện thư về thảm hoạ Formosa

200.000 CHỮ Ký ĐÃ ĐƯỢC GỬI ĐI NHỮNG CỐ GẮNG CỦA GIÁO PHẬN VINH VÌ TƯƠNG LAI DÂN TỘC ***** THÔNG CÁO BÁO CHÍ Vận động quốc tế và trao Thỉnh nguyện thư về thảm hoạ Formosa Những ngày đầu tháng 5/2017, hơn một năm sau ngày xảy ra thảm hoạ, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển thuộc Giáo phận Vinh đã có chuyến hành trình đặc biệt qua Âu châu để trao Thỉnh nguyện thư về việc giải quyết thảm hoạ môi trường do Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ra. Thảm hoạ này quá khủng khiếp đối với người dân Miền Trung nói riêng và Việt Nam nói chung. Tệ hại hơn, một năm sau, Formosa vẫn chưa có động thái khôi phục môi trường biển và giải pháp đền bù thiệt hại công bằng, thoả đáng. Trong khi đó, nhiều nỗ lực đi đòi công lý của các nạn nhân qua các kiến nghị, những cuộc xuống đường, tuần hành, hay khởi kiện đều bị nhà cầm quyền ra sức cản trở, thậm chí đàn áp bằng bạo lực.     Chính vì thế, Ban hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh đã khởi xướng Thỉnh nguyện thư này nhằm đưa vấn đề ra trước công luận quốc tế. Thỉnh nguyện thư đã đạt được gần 200,000 người ký, trong đó hầu hết là các nạn nhân trực tiếp và gián tiếp của thảm họa Formosa. Cũng có một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo, bảo vệ môi sinh, nhân quyền, chính giới, đồng bào trong và ngoài nước ký tên với tư cách là những người ủng hộ, đồng hành với nạn nhân. Để chuyển thỉnh nguyện thư tới các tổ chức và các định chế quốc tế, phái đoàn đến từ Giáo phận Vinh bao gồm: Giám mục Phaolô Nguyễn Thái Hợp – Giáo phận Vinh Linh mục Giuse Phan Sỹ Phương – Quản hạt Cửa Lò, Quản xứ Tân Lộc – Trưởng Ban Linh mục Antôn Nguyễn Thanh Tịnh – Quản xứ Cồn Sẻ, Quảng Bình – Thư ký Linh mục Phêrô Trần Văn Thành – Quản xứ Tam Toà, Quảng Bình – Thành viên Linh mục Phêrô Trần Đình Lai – Quản xứ Đông Yên, Kỳ Anh – Thành viên Linh mục JB. Bùi Khiêm Cường – Quản xứ Đông Sơn, Kỳ Anh – Thành viên Phái đoàn đã trao Thỉnh nguyện thư và tiếp xúc với: Liên Hiệp Quốc, Liên Hiệp Âu Châu, một số Bộ Ngoại Giao, tổ chức thuộc Giáo Hội Công Giáo và một số tổ chức xã hội dân sự với mong muốn cùng nhau hỗ trợ tích cực hơn cho các nạn nhân. Sau đây là những nơi mà phái đoàn đã tiếp xúc và làm việc trong những ngày qua: Oslo, Na Uy Đức Giám mục và Đức ông Tổng Đại diện Giáo phận Oslo Caritas, Hội Đồng Liên Tôn và bộ phận Quan hệ quốc tế của Giáo hội Tin Lành Na Uy (Council of Ecumenical and International Relations Church of Norway and Caritas) Cứu trợ Hội Thánh Tin Lành Na Uy; Tổ chức Norwegian Christian Aid. Dân biểu thuộc Uỷ ban Đối ngoại và quốc phòng của Quốc Hội Na Uy Hội thảo tại Viện Nhân Quyền Na Uy (Norwegian Centre for Human Rights) Bộ Ngoại Giao Na Uy​​ – Bộ phận trách nhiệm Đối thoại nhân quyền giữa Na Uy và Việt Nam. Bonn, Đức Đại diện Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình của Hội Đồng Giám Mục Đức, Dr. Daniel Legutke và ông Ulrich Poner Tại Brussels, Vương quốc Bỉ Đức Hồng Y Jozef de Kesel, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Giáo Hội Công Giáo tại Bỉ Bộ Ngoại Giao Bỉ – Bộ phận Giao Thương, Phát Triển và Hợp tác với Á Châu Đại diện Đảng Xanh của Quốc Hội Liên Hiệp Âu Châu Văn Phòng Đối Ngoại EU​ ClientEarth – ​​Tổ chức luật sư chuyên về môi sinh. Tổ chức nhân quyền Front Line Defenders Các Dân Biểu thuộc Uỷ Ban Giao Thương EU Tại Geneva, Thụy Sỹ Chương Trình Môi Sinh Liên Hiệp Quốc & Phản Ứng Thảm Hoạ Môi Sinh (Joint unit UNEP/OCHA) Văn phòng Cao Uỷ Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (OHCHR) Tổ chức Quyền Phổ Quát (Universal Rights Group) Tiếp tân tại Toà Đô Chánh thành phố Geneva. ​​Thị trưởng Guillaume Barazzone đón tiếp phái đoàn tại phòng tiếp chính khách của Geneva Thông tin về chuyến vận động quốc tế của phái đoàn sẽ được cập nhật trên website: https://thamhoaformosa.com. Fatima, 13/5/2017 Ban Hỗ trợ nạn nhân ô nhiễm môi trường biển Giáo phận Vinh Liên lạc Thư ký Ban: Lm. Ant. Nguyễn Thanh Tịnh Email: banhotrogpv@gmail.com FB Lm. Toản Văn Nguyễn
......

Nghệ An: Quỳnh Lưu xua dân đi đấu tố các linh mục bằng cách nào?

Bắt đầu của hệ lụy kích động bài xích tôn giáo Khi nhà cầm quyền Nghệ An thuộc huyện Quỳnh Lưu xua những người dân xuống đường đi biểu tình chống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người ta giật mình ở nhiều điểm. Trong bài viết Nghệ An đấu tố Linh mục: Cuộc khổ nạn mới tại Quỳnh Lưu, chúng tôi đã nêu lên những sự ngu dại và bất nhân của nhà cầm quyền Nghệ An khi xua dân xuống đường để kích động một cuộc xung đột tôn giáo trong nhân dân và những hệ lụy của nó. Quả là không sai, ngay khi chúng tôi viết những dòng này, những thông tin về những xung đột bởi một số phần tử bất hảo được đảng nuông chiều và chống lưng bắt đầu cuộc kỳ thị và tấn công người công giáo tại Quỳnh Lưu đã lan tràn trên mạng Internet. Theo tin chúng tôi nhận được, thì tại xã Sơn Hải, nơi nhà cầm quyền tổ chức cuộc đấu tố hôm trước, nay đã xuất hiện một đội quân do một ả giang hồ cầm đầu. Ả vốn là dân xã Quỳnh Thọ, lang bạt kỳ hồ sang thuê cửa hàng cắt tóc tại xã Sơn Hải này. Ả dùng Facebook làm nơi tập hợp, kích động, tung ra những luận điệu sai trái, hằn thù và vu cáo người Công giáo nói riêng và các chức sắc công giáo nói chung rồi tìm cách tấn công họ. Và khi được kích động, các bạn bè của ả đã lập một nhóm hô hào tìm cách để đánh nhau. Người dân ở đây cho biết, với cơn cuồng đảng, cuồng bác, ả giang hồ 42 tuổi không chồng này đã tập trung một số đông các ả quá lứa nhỡ thì đi khắp chợ, tìm cửa hàng nào của người công giáo là đập phá, ngăn cản không cho kinh doanh buôn bán. Các ả ngang nhiên khủng bố, đánh đập những người công giáo buôn bán và rêu rao tin đồn là hàng hoá của người công giáo có độc làm cho rất nhiều người dân hoang mang. Người ta nói rằng, nhà cầm quyền Quỳnh Lưu đã chọn ả giang hồ này là "chọn đúng mặt để gửi vàng" bởi ả là có những người anh trai là giang hồ có số má, do vậy bà con nông thôn phải ngại ả. Thế nhưng, công an, chính quyền và nhiều ban, ngành, cựu chiến binh, phụ nữ và cả các cô giáo hôm trước thể hiện lòng "yêu nước" "vì hòa bình"... đã không hề động tay chân mặc ả ngang ngược lộng hành. Thế là đã rõ, mục đích sâu xa của nhà cầm quyền Nghệ An thực hiện tại Quỳnh Lưu những hành động mấy ngày qua nhằm mục đích gì? Nồi da xáo thịt Xã Sơn Hải nằm cách thị trấn Cầu Giát khoảng 7 km, vốn là vùng cửa sông, có hai cửa sông là Lạch Thơi và Lạch Quèn với con sông Cẩm Trường chảy ra biển. Khoảng 11.000 dân nơi đây, cả giáo lẫn lương sống chủ yếu bằng nghề biển. Người dân nơi đây vốn sống với biển ít êm đềm mà nhiều sóng dữ nên có sự đoàn kết lẫn nhau, chưa hề xảy ra sự xích mích về tôn giáo. Ở đó, họ cùng là những bạn chài hôm sớm trên biển với những chuyến ra khơi cần một tập thể vững mạnh. Họ cùng hân hoan với những đoàn thuyền về đầy khoang cá tươi. Họ cũng cùng là nạn nhân của nạn cướp biển, khi những người dân đi biển nơi đây bị bọn Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc. Đã có thời ngư dân ở đây đã bị Trung Quốc bắt tất cả 11 người và nhốt đến 4 tháng. Hẳn là những người dân Sơn Hải còn nhớ rõ. Những khi vui, tất cả chung niềm vui, khi buồn hoặc khi sống chết, họ bên nhau cùng chia ngọt sẻ bùi và cùng lo lắng cho số phận của nhau trước thiên nhiên và giặc Tàu trên biển. Những ngày gần đây, người dân nơi đây vẫn chung nhau nỗi lo vì những người đi làm ăn xa lại bị bắt giữ không có tin tức bên Tàu. Họ đã dựa vào nhau mà sống tự bao đời nay. Nền kinh tế ở đây phụ thuộc rất lớn vào biển, cả xã có khoảng gần 1.000 thuyền đi biển. Còn lại một ít thì buôn bán lặt vặt phục vụ nghề biển của ngư dân. Thế rồi bỗng nhiên tất cả điêu đứng, xơ xác bởi thảm họa Formosa giáng xuống đầu họ. Thảm họa thì không kể ai, lương hay giáo, lớn hay bé... tất cả đều chung một sự đói rách tiêu điều. Biển nhiễm độc không chịu chỉ nằm yên ở Hà Tĩnh hay chảy vào phía trong mấy tỉnh, mà chẳng ai buộc được dòng nước không đưa độc tố đi muôn phương. Nghệ An, tỉnh giáp ranh Hà Tĩnh chịu thiệt hại không kém nặng nề. Không chỉ nghề biển đã coi như tiêu tán mà những ngành nghề khác ăn theo như du lịch, dịch vụ... đã điêu đứng không phương cứu chữa. Khi biển chết, cả làng, cả xã như có đám tang, mọi dịch vụ dầu mỡ, ăn uống, hàng tiêu dùng... đều trở thành xa xỉ với người dân. Thế rồi thảm họa lớn hơn lại chính là  sự vô ơn của chính nhà cầm quyền Nghệ An khi họ đã chắt chiu những đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt để nuôi cả bộ máy, giờ cả hệ thống trở mặt phủi tay khi những người dân Nghệ An không hề nhận được một đồng cắc nào tiền đền bù thảm họa. Trong khi những người dân các nơi đua nhau đi nhận những đồng tiền đền bù, cán bộ các nơi tìm cách găm tiền, trục lợi... thì ngư dân Nghệ An chỉ nhìn từ xa mà nuốt nước bọt. Tuyệt nhiên, không một cán bộ, cơ quan nào của Nghệ An lên tiếng bênh vực những người dân ở đây. Thế rồi, các linh mục đã lên tiếng thay cho họ, đã đồng hành cùng những ngư dân bị thiệt thòi, là nạn nhân, tìm mọi cách đòi công lý cho họ, buộc kẻ thủ ác Formosa phải chịu trách nhiệm và đòi nhà cầm quyền phải có trách nhiệm trước công dân. Những hành động của các linh mục đã chấp nhận dấn thân, đồng hành cùng nỗi đau của ngư dân vì cuộc sống của họ hiện tại và tương lai lâu dài đã được khắp nơi ghi nhận và cảm phục. Lẽ ra, chính những người dân nơi đây không kể lương, giáo phải hàm ơn các linh mục ấy. Thế nhưng, cuộc đời vốn nhiều sự bất công và câu nói của cha ông đã có thời cơ để ứng nghiệm rằng "Làm ơn, mắc oán". Những điều khó hiểu Thoạt nhìn những người dân Sơn Hải biểu tình chống linh mục Anton Đặng Hữu Nam, người ta có cảm giác rằng đây là những kẻ đã lấy oán trả ân đối với một người chấp nhận hy sinh cho chính cộng đồng mình. Chúng tôi khá ngạc nhiên khi nghe tin những người dân xứ biển Sơn Hải đi biểu tình. Lẽ nào họ không biết ai đang là ân nhân của  họ và ai đang là thủ phạm giết chết chính họ và giống nòi, con cháu họ? Nhìn kỹ những tấm hình được báo Nghệ An đưa lên và những hình ảnh Đài truyền hình Nghệ An phát sóng, chúng tôi thấy những gương mặt người dân Sơn Hải khá hiền lành xưa nay. Đây, người mặc bộ quần áo bộ đội với đầy huân chương đó là ông Lê Duynh ở Xóm 13, một người khá hiền lành và chừng mực vốn từng là giáo viên ở xã Quỳnh Long. Ông có 3 con và con cái đã lớn và có công ăn việc làm. Ông được giao làm Hội người cao  tuổi và Cựu chiến binh. Bên cạnh ông, người cầm cờ là Hồ Văn Ninh thuộc xóm 12, anh ta cũng đã từng được học xong lớp 10 ngày trước và tham gia cán bộ HTX Nông nghiệp. Người ta cũng nhìn thấy bà Nga, một bà hàng xáo (buôn bán gạo) ở chợ Ngò, cả đời vất vả đầu tắt, mặt tối với chợ búa không mấy am hiểu về xã hội. Chồng bà ta cũng là ngư dân. Điều khá đau đớn và hài hước, khi nhìn người phụ nữ mặc chiếc áo tím sẫm màu cầm chiếc biểu ngữ giơ lên, lại là một bà mà cả gia đình làm nghề biển và hẳn nhiên là nạn nhân của thảm họa biển Miền Trung. Những điều đó gây cho chúng tôi sự ngạc nhiên, là điều gì đã đẩy họ xuống đường để phản bội lại ân nhân của mình? Thế rồi, khi tìm hiểu kỹ thì chúng tôi mới biết rằng, họ cũng chính là các nạn nhân của nhà cầm quyền. Những trò đốn mạt Tìm hiểu những điều đã xảy ra, chúng tôi được biết những hành động mà nhà cầm quyền đã làm để đẩy người dân xuống đường hôm đó. Trước hết, để trả lời vì sao nhà cầm quyền Nghệ An chọn Sơn Hải? Bởi đây vốn là quê của Hồ Ngọc Dũng, người vốn từng là Trưởng phòng Giáo dục, hiện giữ chức Phó Chủ tịch Huyện Quỳnh Lưu nhưng đã nổi tiếng khi ký một công văn thể hiện trình độ dốt nát của quan chức. Người mà chúng tôi đã có bài viết: "Nghệ an: Thêm một công văn lạ tự thú trình độ công quyền". Để đẩy được người dân xuống đường, họ đã không ngại ngần dùng những trò bẩn thỉu và hèn hạ ít ai có thể tưởng tượng được. Kịch bản của quá trình đó đã được thực hiện như sau: Trước hết, toàn bộ cán bộ xã thuộc Quỳnh Lưu được tập trung về Huyện. Ở đó, họ được cho xem những hình ảnh ghép và video chế vào hình ảnh các linh mục. Nội dung các hình ảnh và video đó là ghép các linh mục vào cảnh ăn chơi, chửi đảng, chửi đất nước, đốt cờ, ăn chơi trụy lạc... bằng nhiều hình ảnh ghép bẩn thỉu xuyên tạc, vu cáo các linh mục làm những việc đó vì tiền của Việt Tân... Tất cả nhằm kích động những cán bộ xã này. Chính những cán bộ xã, nhận những "tài liệu" đó, đưa về phổ biến cho các Hội phụ nữ, Cựu chiến binh mà hầu hết không hề biết về công nghệ thông tin cũng như những trò ma quái của nhà cầm quyền. Và cuối cùng là kích động đẩy họ ra đường phản đối với dăm chục ngàn đồng tiền uống nước. Khi biết kịch bản của nhà cầm quyền Quỳnh Lưu, chúng tôi mới vỡ lẽ ra rằng vì sao trong đám biểu tình ấy, hầu như chỉ có các bà bán hàng ngoài chợ, các bà nội trợ của ngư dân, các cựu chiến binh... mà không có thanh niên, sinh viên tham gia. Bởi các sinh viên, thanh niên nếu được tham dự thì trò cắt ghép hình ảnh video sẽ bị bể mánh vì sẽ bị vạch trần. Quả thật, ma quỷ lắm chiêu trò thi thố. Hiểu ra những điều này, chúng tôi không khỏi rùng mình ngao ngán cho một "Chính quyền của dân". Đây là một sự đốn mạt bẩn thỉu không thể tưởng tượng được rằng nó xuất phát từ một nhà cầm quyền vốn luôn gào lên là "quang minh chính đại" được lãnh đạo bởi một đảng "Quang vinh". Nhưng, kết quả của những trò chơi của ma quỷ, chỉ là hậu quả của sự đen tối và đích đến là địa ngục mà thôi. Để rồi, tất cả những người dân, sẽ trở thành nạn nhân của trò chơi vô luân và vô pháp bởi nhà cầm quyền độc tài coi tính mạng, đời sống và tương lai dân chúng như một trò đùa. Và thảm họa Formosa thì vẫn còn nguyên ở đó. Hà Nội, Ngày 11/5/2017 J.B Nguyễn Hữu Vinh  
......

Pages