2016

BẢN LÊN TIẾNG CỦA TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT

BẢN LÊN TIẾNG CỦA TĂNG ĐOÀN GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VỀ SỰ ĐÀN ÁP BIỂU TÌNH CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CSVN   Sau 41 năm áp đặt sự cai trị lên toàn cõi Việt nam, Nhà cầm quyền Cộng sản đã phạm nhiều sai lầm nghiêm trọng cả về an ninh quốc phòng, ngoại giao, giáo dục, văn hóa, kinh tế và môi sinh. Từ việc khai thác mang tính hủy diệt những khu rừng nguyên sinh từ Bắc chí Nam, đến việc cho người Tàu xây dựng các nhà máy nhiệt điện trên khắp nước, khai thác bô- xít ở Tây nguyên, cho thuê rừng đầu nguồn..v..v.. đã làm ô nhiễm trầm trọng bầu không khí và nguồn nước, tàn phá môi trường sống, biến, những vùng đất màu mỡ trù phú như Tây Nguyên, đồng bằng sông Cửu Long thành những vùng đất khô hạn. Việc cấp phép đầu tư dễ dãi cho người Hoa các công trình trên khắp nước để phục vụ quyền lợi của các nhóm lợi ích đã và đang tạo ra mối đe dọa lớn cho an ninh quốc phòng và môi sinh tại Việt nam, làm dư luận nhân dân bất bình, mà thảm họa môi trường làm cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung hiện nay như giọt nước làm tràn ly đã đẫn đến những cuộc biểu tình lớn của nhân dân cả nước, nhất là ở Hà Nội và Sài gòn. Lòng dân sôi sục bất bình thể hiện qua các cuộc biểu tình đã làm Nhà cầm quyền run sợ. Thay vì tôn trọng, lắng nghe, đàm phán thì Nhà cầm quyền lại thẳng tay đàn áp hòng dập tắt mọi tiếng nói của lương tri, trách nhiệm và đòi hỏi chính đáng. Đã có hàng trăm người bị bắt, hàng trăm người khác bị đánh đập dã man, kể cả phụ nữ và trẻ em và hàng trăm người bị quản thúc tại gia một cách bất hợp pháp. Chùa Giác Hoa, chùa Liên Trì tại Sài gòn và tư gia các nhà vận động cho dân chủ, nhân quyền đều bị canh gác nghiêm ngặt suốt trong những ngày người dân xuống đường biểu tình vừa qua. Những đoạn phim và hình ảnh về sự đàn áp, đánh đập dã man người biểu tình đã được phổ biến trên mạng lưới truyền thông độc lập làm cả thế giới xúc động. Trước thảm họa môi sinh và cách hành xử bất xứng của nhà cầm quyền đối với người biểu tình yêu nước, Tăng đoàn GH Phật giáo Việt nam Thống nhất nêu lên quan điểm: Hành động đàn áp người biểu tính yêu nước của Nhà cầm quyền CSVN đã vi phạm Hiến pháp, vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, cụ thể là quyền được biểu tình ôn hòa. Hành động đàn áp biểu tình là sự chà đạp lên nhân quyền và nhân phẩm của công dân, phủ nhận quyền lực tối cao thuộc về người dân đã được minh định trong hiến pháp. Đàn áp biểu tình ôn hòa đồng nghĩa với việc triệt tiêu nội lực quốc gia, vì đã gạt bỏ ý nguyện của người dân trước những vấn đề hệ trọng của đất nước. Hành động đàn áp biểu tình này đã một lần nữa phủ nhận tính chính đáng của nhà nước CHXHCN Việt nam trong Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp quốc và tư cách thành viên Liên hiệp quốc. Nay Tăng Đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất cực lực lên án hành động đàn áp của Nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đối với người biểu tình bảo vệ môi sinh. Yêu cầu Nhà cầm quyền đối thoại với người biểu tình, các hội đoàn Xã hội Dân sự và các tôn giáo để tìm giải pháp cho vấn nạn môi sinh hiện nay. Bồi thường danh dự và thiệt hại sức khỏe cho những nạn nhân bị đánh đập. Trừng phạt những cá nhân và cơ quan có trách nhiệm trong việc ra chỉ thị đàn áp. Không để tái diễn những vụ đàn áp như vậy trong tương lai. Có biện pháp hữu hiệu và có thể kiểm chứng để khắc phục thảm họa môi trường, minh bạch trong mọi chính sách liên quan đến quốc gia để an dân thay vì đàn áp. Chùa Giác Hoa-Sài gòn, ngày 11.5.2016. Thay mặt Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn GHPGVNTN Viện trưởng (ấn ký) Tỳ kheo Thích Viên Định
......

Thư ngỏ gởi công an Việt Nam

Kính gửi: Lãnh đạo Bộ Công an Cán bộ, chiến sĩ Lực lượng Công an trong cả nước Dọc biển miền Trung cá bị nhiễm độc chết dạt vào bờ kín cả bãi biển. Ngư dân đánh cá về phải bỏ đi, bởi có ai muốn tự tử đâu mà ăn những con cá nhiễm độc! Vậy mà người ta lại mua tất những con cá nhiễm độc đem ủ làm nước mắm. Một năm sau loại nước mắm ấy xuất ra bán trên thị trường thì những người ăn phải loại nước mắm đó thì chẳng khác gì uống phải thuốc độc. Biển của chúng ta đang chết dần. Cá chết, muối chắc chắn đã và đang nhiễm độc. Cuộc sống của toàn dân Việt Nam đang bị đe dọa từng ngày. Trung Quốc đã thắng trong các hợp đồng thuê đất “làm kinh tế” đã ‘án ngự’ nhiều vị trí quân sự – an ninh trọng yếu trong đất liền và biên giới, họ đã chiếm quần đảo Hoàng Sa và lấn tới, ngang nhiên xây 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam! Giờ đây họ đang hủy hoại cả môi trường sống của ta. Những vị lãnh đạo cao cấp đang ở đâu mà họ im như hến? Đất nước từng giờ trông đợi sự lên tiếng của họ. Nhân dân mong chờ sự phản đối mạnh mẽ của nhà nước. Nhưng chúng tôi đã vô vọng vì sự hèn nhát của họ. Để bảo vệ đất nước và cuộc sống của muôn dân đã buộc chúng tôi phải xuống đường. Hàng ngàn người đã kéo ra đường biểu tình ôn hòa hôm 8-5-2016. Hình: AFP/Getty Images Hôm mồng 1/5 ông Trần Nhật Quang đã nhảy choi choi lên rằng: “Việt Tân tổ chức biểu tình. Các người mắc mưu Việt Tân”. Hóa ra Việt Tân tuyệt vời quá! Việt Tân biết bảo vệ nhân dân và đất nước Việt Nam. Mà sao lại cố tình lu loa áp đặt như vậy? Việt Tân nào kích động, tổ chức? Chính mỗi người dân quá bức xúc và những diễn biến thực trạng vô cùng lo ngại, nguy cơ đe dọa đời sống, tính mạng mà người dân đã đi biểu tình. Cần phải nhận thứ đúng. Chẳng nhẽ ‘bộ máy tuyên truyền’ và lũ DLV của đảng CSVN được phép ‘phao tin đồn nhảm’? Hôm chủ nhật, ngày 8/5/2016 chúng tôi xuống đường phản đối Formosa xả chất thải làm ô nhiễm biển. Chúng tôi đi tuần hành trong im lặng. Những tưởng nhà nước phải cảm ơn những người dân biết bảo vệ môi trường sống. Ai dè họ coi chúng tôi là giặc. Loa họ ra rả rằng: “Những người đi biểu tình do thế lực thù địch kích động…”. Thế là cố tình vu khống, bịa đặt, sai hoàn toàn. Như trên tôi đã lý giải, đi biểu tình là xuất phát từ thôi thúc trong lòng dân, không có một ‘thế lực thù địch’ nào xúi giục cả. Vậy ra cái “thế lực thù địch” đó giỏi, có tránh nhiệm và tử tế hơn những kẻ có quyền lực ở VN. Nếu có “đảng Việt Tân”, “thế lực thù địch”, tôi đề nghị công an lập chuyên án, đưa ra tòa xét xử công khai để tỏ rõ sức mạnh ‘chuyên chính vô sản’ của đảng CSVN. Chúng tôi vẫn lặng lẽ đi. Vậy là công an, dân phòng và những kẻ mặt thường phục lao vào xâu xé chúng tôi tàn bạo như một lũ chó điên đang say con mồi. Hôm đó ở Sài Gòn nghe đâu công an bắt hơn 500 người đi biểu tình đem về sân vận động Hoa Lư. Ở ngoài Hà Nội chúng tôi bị bắt ngót 80 người. Một nửa đem về Long Biên, một nửa đem về Hà Đông. Cuộc biểu tình bảo vệ biển sạch ở cả hai miền bị đánh phá khốc liệt. Như vậy, dân thì biểu tình ôn hòa, trật tự, lịch sự, nhưng chính công an với hành động trắng trợn, công khai vi phạm dân chủ, nhân quyền đã làm rối trật tự xã hội, mang tiếng chẳng tốt lành gì cho ‘đảng lãnh đạo, chính quyền quản lý’… Một bạn trẻ bị lực lượng công an túm cổ lôi lên xe bus. Đến hôm nay ngồi nhớ lại những vẻ mặt hung tợn như hổ đói của những kẻ lao vào bắt bớ anh em chúng tôi trong buổi tuần hành ngày 8/5/2016 vừa qua mà tôi vẫn thấy gai người. Những kẻ giằng níu tôi một cách thô bạo chỉ đáng tuổi con cháu tôi thôi. Tôi đã quát họ buông tôi ra để tôi tự đi mà họ vẫn xô đẩy tôi lên xe. Họ sợ tôi sẽ bỏ chạy hay họ cố tình làm cho tôi đau để uy hiếp tinh thần những người khác? Tôi – một người phụ nữ đã cao tuổi thì làm sao chống đỡ nổi những đôi tay hộ pháp hung tợn mất hết tính người của những kẻ cuồng cộng. Bốn mươi anh chị em chúng tôi cùng bị bắt lên một chiếc xe bus. Nhìn hướng xe chạy, tôi biết họ đem chúng tôi về công an Hà Đông. Thật tuyệt vời là tinh thần mọi người rất vững vàng. Chúng tôi cùng hát to những bài ca đòi dân chủ, bài “quyền con người”, bài “anh là ai” cất lên vang vang suốt đoạn đường dài cho tới Công an Hà Đông. Tôi đã nhìn thẳng vào mặt những kẻ đang giữ chúng tôi trên xe, họ phải cúi đầu, quay mặt đi nơi khác. Tôi tự hỏi: “Mô Phật! Có khi nào những kẻ này còn biết nhục khi làm những điều tội lỗi không? Họ bị lênh trên ép quá?…” Chúng tôi đã bị giữ mấy tiếng đồng hồ trong một hội trường. Họ gọi riêng vài người đi tra hỏi. Tôi thật sự lo chúng đánh anh em. Chúng dám làm thế lắm. Con gái đỡ đầu Phạm Thanh Nghiên của tôi và chồng nó là Huỳnh Anh Tú đã bị đánh rất dã man hôm ngày 1/5/2016 ở Sài Gòn. 42 người biểu tình bị bắt đưa về đồn công an Long Biên hôm 8-5-2016. Ảnh: Internet Gần 11 giờ họ mang vào một thùng lavi và gọi anh chị em chúng tôi ra lấy uống. Tôi thì dẫu bị bắt bao nhiêu lần cũng không bao giờ ăn uống bất cứ thứ gì của công an. Họ có thể đầu độc cả đồng chí của họ thì với chúng tôi chuyện đó cũng dễ dàng xảy ra lắm chứ. Liên tục mấy năm nay lãnh đạo VN làm những điều tàn phá đất nước không gớm tay: 1- Bauxite đã tàn phá môi trường Tây Nguyên khủng khiếp. Thảm họa bùn đỏ vẫn còn đó 2- Mấy cái nhà máy điện nguyên tử sẽ có ngày cắt đôi VN khi có sự cố, vì nó nằm trên tuyến vỏ gãy trái đất. 3- Hàng loạt hợp đồng cho Trung Quốc mướn đất 50-70 năm để xây dựng các nhà máy. Rồi các chất thải của chúng sẽ phá hủy hết môi trường VN. 4-Trung Quốc ngang nhiên đem tàu vào các đảo của ta mà chẳng dám tố cáo họ ra tòa án quốc tế. 5- Cho phép nắn lại dòng chảy sông Đồng Nai mà thực chất là bọn đại gia cấu kết với quan chức để chiếm đất. 6- Tổ chức cưa cắt cây xanh ở Hà Nội là âm mưu cướp gỗ quí. Nếu vụ cây xanh HN trót lọt thì họ chia nhau bạc tỉ mà Hà Nội sẽ thành sa mạc… 7- Tập Cận Bình chủ mưu đánh VN. Vậy mà VN bắn đại bác đón rước giặc vào nhà và thẳng tay đàn áp những người chống đối. Mỗi lần nhìn thấy vết sẹo trên trán kỹ sư Trần Bang tôi lại sục sôi căm hận lũ hèn với giặc, ác với dân. 8- Hôm nay lại tới việc lấp liếm tội cho Formosa. Những kẻ bất lương đã vu khống cho những người đi bảo vệ môi trường là “phản động”. Vậy là công an các người đàn áp khốc liệt những người xuống đường. Ngày trước chúng tôi luôn nghĩ lực lượng công an là giữ yên bình cho xóm làng. Công an VN trước đây là niềm tin yêu của nhân dân. Còn bây giờ các anh là ai? Cảnh sát kinh tế là nỗi kinh hoàng của người buôn bán. Công an giao thông thì trắng trợn cướp tiền của các tài xế. Còn cảnh sát cơ động thì thẳng tay đàn áp những người dám cất tiếng đòi nhân quyền, dân chủ, thoát Trung. Những người coi tù đánh đập dã man những tù nhân lương tâm. Đã nhiều đêm trăn trở với nỗi dằn vặt đớn đau trước hiện tình đất nước vi phạm nhân quyền một cách trầm trọng đã buộc tôi phải gửi tới các anh em bức thư này. Hai mẹ con chị Hoàng Mỹ Uyên bị đàn áp khi đi biểu tình vì môi trường hôm 8-5-2016. Hôm nay là ngày của mẹ, tôi đã khóc khi nghĩ tới mẹ Việt Nam đang quằn quại trong đau đớn vì mất biển, mất rừng …và bây giờ thì đang mất cả môi trường sống. Hỡi anh em công an Việt Nam! Với tư cách là một người mẹ, tôi kêu gọi anh em hãy ngừng lại những sự đàn áp bắt bớ những người đang cất tiếng nói đòi quyền làm người. Các anh là công cụ sắc bén, là ‘thanh bảo kiếm trung thành bảo vệ đảng’, nhưng các anh đã quên hẳn câu khẩu hiệu đã thành truyền thống của ngành:“Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, hay là các anh làm theo sự chỉ đạo của kẻ nào đã tình nguyện làm tay sai cho Trung Quốc, chống lại nhân dân Việt Nam? Có gián điệp Trung Quốc đã chui vào nội bộ ngành công an hay không? Các anh có biết chăng mấy năm qua hàng mấy chục ngàn gia đình quan chức chuyển tiền ra nước ngoài mua nhà, tậu biệt thự, lâu đài, xe cộ đắt tiền. Gia đình chúng đã tìm đến xứ “tư bản giãy chết” để chuẩn bị cho cuộc sống tương lai hết rồi. Chúng đang tìm mọi cách vét nốt tài nguyên môi trường của VN lần cuối rồi sẽ an hưởng tuổi già ở bên kia đại dương. Trước mắt thì chúng lập công để được thăng quan tiến chức nhờ sai khiến được các người đàn áp, khủng bố nhân dân yêu nước. Lũ quan chức bất lương được hưởng nhiều lợi lộc do hành động khủng bố của các anh. Còn các anh có bao giờ nghĩ tới hậu quả của những việc làm tàn bạo, ngu xuẩn của mình không? Rồi các anh sẽ lãnh nghiệp đấy. Các anh chưa hiểu được sự chi phối khủng khiếp của luật nhân quả đâu. Tôi được biết trên đất nước Trung Quốc, những người nông dân bị công an khủng bố, họ đã trói những tên công an đó lại và tẩm xăng đốt. Tôi vốn là Phật tử nên không bao giờ ủng hộ những việc trả thù tàn bạo như thế. Nhưng khi lòng căm thù đã tới ngưỡng thì chuyện gì người ta cũng dám làm hết mà chẳng ai ngăn họ được. Tôi thật sự không hiểu sao các anh có thể nhẫn tâm đánh đập dã man những người yêu nước, những người dân ‘vạn bất đắc dĩ’ đã phải cơ cực đấu tranh vì cuộc sống, mạng sống của mình, của con cháu mình. Bọn quan chức bán nước chúng vu cho những người đi đấu tranh chúng tôi là “phản động”. Chúng còn bảo mỗi lần chúng tôi đi biểu tình là được “bọn phản động” phát cho 700 ngàn đồng. Lũ vu khống đó sao không biết ngượng mồm khi bịa đặt những chuyện như vậy nhỉ? Các anh hãy tỉnh cơn mê đi khi còn chưa quá muộn. Hãy thương lấy cha mẹ, vợ con các anh. Xin đừng làm nhục những người thân của các anh. Sống có đạo đức để còn tạo phước cho con cháu. Một lần nữa lấy tư cách một người mẹ xin các anh ngừng bàn tay tội ác. Rất mong các anh cùng đi với nhân dân. Hà Nội đêm 9/5/2016 Nghệ sĩ ưu tú Nguyễn Thị Kim Chi Nguồn: Blog Bùi Văn Bồng
......

Biểu tình làm gió đổi chiều

Tâm Don Gửi cho BBC vào vietnamese@bbc.co.uk Ý kiến: Biểu tình làm gió đổi chiều Thảm họa môi trường biển ở Việt Nam trong thời gian qua đã khiến hàng triệu người dân Việt Nam và cộng đồng quốc tế bức xúc và phẫn nộ. Hàng chục ngàn người dân đã bày tỏ chính kiến của mình về thảm họa này trên các mạng xã hội, và cũng đã có hàng ngàn người dân Việt Nam ở Sài Gòn, Hà Nội, Vũng Tàu, Nha Trang…xuống đường biểu tình, tuần hành ôn hòa để cất cao tiếng nói yêu cầu chính quyền bảo vệ môi trường biển, nhanh chóng xác định nguyên nhân gấy ra thảm họa. Có nhiều người khá cực đoan khi cho rằng, trong khi rất nhiều người đã thức tỉnh và lên tiếng thì các nhà báo trong hệ thống báo chí nhà nước đã không hề thức tỉnh và lên tiếng? Các nhà báo nhà nước chỉ đưa lên mạng xã hội những trạng thái, những tấm hình mang tính tự sướng kiểu như: ăn ở đâu? gặp ai? Vô thưởng vô phạt. Sự thật có đúng như vậy không? Cách đây chừng hơn một tháng, một nhà báo tài năng trong hệ thống báo chí nhà nước tâm sự với người viết bài này rằng:”Bọn tôi một cổ nhưng phải đeo quá nhiều tròng. Trên mạng xã hội, viết cái gì cũng phải ngó trước ngó sau”. Nhiều nhà báo đã thức tỉnh và lên tiếng theo những cách riêng của mình: họ viết theo lối ám chỉ, và, họ nhẹ nhàng than vãn để tránh sự phiền toái từ hệ thống tuyên giáo, an ninh văn hóa-tư tưởng, và từ chính sức ép của ban biên tập. ~~ Gió đã xoay chiều Nhưng, gió đã xoay chiều trong một thời gian rất ngắn. Vào sáng ngày 08-5-2016, trong cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa vì môi trường biển tại Sài Gòn, nhiều người nhận thấy sự xuất hiện của một số nhà báo có tên tuổi trong hệ thống báo chí nhà nước. Họ lầm lũi và im lặng, và dĩ nhiên, không một tấm biểu ngữ. Nếu được suy đoán về sự xuất hiện của họ trong cuộc biểu tình, tuần hành này, sẽ phải suy đoán theo ba hướng chính: Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái nói họ bị đánh đập khi đi biểu tình hôm 8/5 ở thành phố Hồ Chí Minh 01) Họ xuất hiện để âm thầm hòa vào dòng người biểu tình và ôn hòa để góp phần vào việc lên tiếng; 02) Họ xuất hiện để quan sát và ghi nhận theo bản năng của một nhà báo chuyên nghiệp dù biết trước rằng, họ sẽ không được phép viết về cuộc biểu tình, tuần hành này, và nếu viết cũng chẳng được cho đăng tải hay xuất bản; 03) Họ lặng thầm ghi hình, quay video clip để làm tài liệu theo bản năng của một nhà báo có trách nhiệm. Dù suy đoán theo hướng nào, sự xuất hiện của một số nhà báo chuyên nghiệp trong hệ thống báo chí nhà nước cũng đã phát đi những tín hiệu tích cực về sự thức tỉnh và dấn thân, thể hiện trách nhiệm với cộng đồng. Và quan trọng hơn, họ đã lên tiếng, họ đã thể hiện chính kiến ngay sau khi các cuộc biểu tình và tuần hành bị trấn áp. Nhà báo Trung Bảo viết trên trang FB cá nhân của mình: “Trui rèn "Mọi cuộc biểu tình không do chính quyền tổ chức ở một đất nước cộng sản đều bị nhà cầm quyền coi là đối nghịch. Bất kể phương pháp và mục đích. Đi biểu tình ở một đất nước như Việt Nam đòi hỏi sự dũng cảm và khôn ngoan hơn nếu bạn làm điều tương tự ở một đất nước đã luật hoá hoạt động này. "Khi những người bị bắt rồi tống lên xe bus để chở về sân vận động Hoa Lư (Q.1 - Sài Gòn) nhận được những tràng vỗ tay cổ vũ của đám đông đứng bên đường, họ sẽ hiểu việc làm của mình ít ra không vô ích. Dù cho phải nhận những đòn đánh hung bạo của lực lượng trấn áp nhưng làm sao khác được khi mọi cuộc tập dượt đều phải có sự hy sinh. Sử dụng những lực lượng như Thanh Niên Xung Phong thay cho lực lượng chuyên dụng là cảnh sát khiến tính chính danh bị ảnh hưởng trầm trọng. Nếu một chính quyền đủ mạnh và đủ lẽ phải sẽ đàng hoàng sử dụng lực lượng cảnh sát để bảo vệ và giữ trật tự cho một cuộc biểu tình ôn hoà. Nếu chính quyền mạnh thì đương nhiên phải ban hành luật biểu tình để luật hoá một hoạt động hợp hiến.Cây viết Trung Bảo "Nhiều bạn sẽ hiểu rằng chính trị không đơn giản là bức xúc trên mạng, dù điều đó cũng cần thiết, chính trị là có khi phải đổ máu và nước mắt. Quan trọng hơn, chính trị, được thể hiện qua hành động biểu tình không phải là trường học cho con trẻ về xã hội. "Đến khi nào người dân và chính quyền có thể tin rằng biểu tình là một cuộc vui, khi đó hẵng đưa con trẻ ra làm quen với hoạt động dân chủ, khi đó hẵng tin xã hội đã có nhân quyền. "Nếu tin rằng mình sẽ được đối xử tử tế từ những sắc áo đồng phục thì bạn chưa hiểu nhiều về chính trị ở nơi mình đang sống. Luật pháp minh bạch là điều chúng ta hướng tới nhưng luật pháp ở một nước do đảng Cộng Sản lãnh đạo được đặt ra nhằm bảo vệ sự "ổn định" theo định nghĩa của đảng này, bất kể sự công chính và tính chính danh của tầng lớp cai trị. "Sử dụng những lực lượng như Thanh Niên Xung Phong thay cho lực lượng chuyên dụng là cảnh sát khiến tính chính danh bị ảnh hưởng trầm trọng. Nếu một chính quyền đủ mạnh và đủ lẽ phải sẽ đàng hoàng sử dụng lực lượng cảnh sát để bảo vệ và giữ trật tự cho một cuộc biểu tình ôn hoà. Nếu chính quyền mạnh thì đương nhiên phải ban hành luật biểu tình để luật hoá một hoạt động hợp hiến. "Hôm nay nhiều người bị đánh đập, máu và nước mắt của một bà mẹ trẻ cùng con mình đã đổ xuống trong một buổi sáng nóng bức ở Sài Gòn. Nói tôi vô tình cũng được, nhưng điều đó là sự cần thiết để trui rèn một xã hội dân sự thực thụ cho tương lai. Trung Bảo” . Biểu tình = 'biểu lộ' + 'tình cảm' Nhà báo Khổng Loan viết trên FB cá nhân ngay sau khi cuộc biểu tình ngày 08-5 -2016 tại SàI Gòn kết thức: “Sự phẫn nộ đang tích tụ dần, chỉ chờ một mồi lửa. Nóng quá. Một hệ thống chính trị lúng túng, bởi vì thiếu sự chính danh nên cũng không có trách nhiệm phải giải trình. Sắp bầu cử rồi. Bầu ai, ai bầu, bầu họ để làm gì, vì sao phải/cần bầu họ? Phải suy nghĩ kỹ, "cái gì không có ích cho dân thì cương quyết không làm." Và "trách nhiệm đạo đức của công dân là bất tuân những gì sai trái." Hàng ngàn người đã xuống đường ở thành phố Hồ Chí Minh hôm 8/5 Công an huy động lực lượng đông đảo và các xe buýt lớn để giải tán biểu tình Image copyright Other Image caption Bà Hoàng Mỹ Uyên và con gái chỉ là một trong hàng chục trường hợp cáo buộc bạo lực từ phía công an Cũng có cáo buộc hơi cay đã được sử dụng Vào ngày 09-5-2016, nhà báo Khổng Loan viết tiếp trên trang FB cá nhân của mình: “Chúc mừng lực lượng tuần hành ôn hoà vì môi trường trong sạch cho thế hệ mình và tương lai đất nước này. Sau mỗi dịp thế này, chứng kiến cách hành xử của giới chức trách, lại có một cơ số người vốn đang phân vân chưa biết đứng ở đâu (đang ngồi bờ rào ngó) đã quyết định nhảy ngay sang bờ bên kia. Đừng đánh giá thấp những người tuần hành vì môi trường, họ có sự chính trực và chính đáng của họ nên sức mạnh của họ và sự ủng hộ dành cho họ sẽ rất lớn”. Nhà báo Lê Đức Dục viết một trạng thái rất thận trọng nhưng đầy đớn đau trên trang FB của mình: “ giờ anh mũ ni che tai-mà rồi vẫn phải ngậm ngùi post lên” khi anh post lại hình ảnh hai mẹ con bị đánh đập tại cuộc biểu tình tại Sài Gòn vào sáng ngày 08-5-2016 đang gây bão trên mạng. Dù phẫn nộ, dù bức xúc nhưng anh vẫn phải kìm nén trong dòng trạng thái. Có lẽ lương tri anh đã được giải thoát và đền đáp với một comment trung thực, khách quan và đầy lí trí của nhà báo Phạm Gia Hiền hiện đang làm việc trong một kênh truyền hình có sự kiểm duyệt gắt gao nhất Việt Nam: “Hôm nay thực sự nếu không bết quá thì tôi đã ra Bờ Hồ. Rồi sẽ đi theo đoàn biểu tình, có thể là không hòa vào họ, nhưng đủ gần để cảm thấy sự nhiệt thành mà họ tỏa ra. Năng lượng tích cực ấy tốt cho sức khỏe và tinh thần, tôi tin thế. "Tuần trước, chủ nhật, tôi cũng lượn 1 vòng. Qua đến Tràng Thi, thấy cả trăm "anh em" mặc thường phục ngồi thành dãy trên vỉa hè. Họ nhìn tôi. Tôi nhìn họ. Ở họ, tỏa ra sự áp chế. Vài chục giây đi ngang qua họ, tôi cảm thấy sự nặng nề và soi xét, không dành cho 1 con người, ko dành cho 1 con người tự do với đầy đủ quyền hạn. "Biểu tình - từ ghép gốc Hán khá dễ hiểu, nó là "biểu lộ" + "tình cảm". Người dân nên được hướng dẫn và cho phép biểu tình. Đó là một biểu hiện của sự văn minh. Đó càng là một sinh hoạt chính trị bình thường, thì nguy cơ diễn biến xấu sẽ càng giảm đi. Và không phải lúc nào đối tượng phản ứng của người biểu tình cũng là chính quyền.Nhà báo Lê Đức Dục "Lần tôi sang Hàn Quốc, đang lang thang Seoul, thì gặp 1 đám biểu tình. Họ mặc đồng phục, đội mũ lưỡi trai, tay cầm quạt nhựa, và đủ các vật dụng phát ra âm thanh, cũng bằng nhựa. Xung quanh họ, 1 tiểu đội lính mặc rằn ri chắp tay sau lưng, im lặng. Gần đó là 1 xe cứu thương chờ sẵn. Hỏi ra mới hay, ở Hàn Quốc, muốn biểu tình thì cứ đăng ký ngày, giờ, địa điểm, số người. Sau đó chính quyền sẽ bố trí lực lượng an ninh để bảo vệ và phòng các diễn biến bạo lực. Người biểu tình được mang theo các công cụ phát thanh và biểu ngữ, cấm hung khí. Vào ngày biểu tình, họ cứ đến điểm đã định, hô hét thoải mái, chán thì về. "Ở Thái Lan, tôi sang đúng đợt biểu tình phản đối chính phủ của nữ thủ tướng Yingluck. Hàng nghìn người vậy kín cả 1 con lộ lớn. Họ ngồi bệt dưới lòng đường, nghe các thủ lĩnh đảng lên bục diễn thuyết. Ở một công viên trung tâm, thậm chí phe đối lập còn chiếm trọn, căng lều bạt và sinh hoạt tập thể rất quy mô. Báo đài đưa tin vài nơi có xô xát, thậm chí nổ súng. Nhưng cơ bản, những cuộc biểu tình không làm xáo trộn nhiều đời sống người dân. "Biểu tình - từ ghép gốc Hán khá dễ hiểu, nó là "biểu lộ" + "tình cảm". Người dân nên được hướng dẫn và cho phép biểu tình. Đó là một biểu hiện của sự văn minh. Đó càng là một sinh hoạt chính trị bình thường, thì nguy cơ diễn biến xấu sẽ càng giảm đi. Và không phải lúc nào đối tượng phản ứng của người biểu tình cũng là chính quyền. "Nếu nguyên thủ 1 quốc gia hùng mạnh nào đó sang thăm vào thời điểm này, và chứng kiến những đoàn biểu tình. Thì có lẽ ông ta sẽ cảm thấy tin tưởng ở chính quyền Việt Nam hơn, trong cái mà phương Tây vẫn gọi là "tiến trình dân chủ". Tất nhiên, đừng để ông ta thấy cảnh hỗn loạn khi lực lượng chức năng tiến hành áp chế, rồi 1 bà mẹ bị đạp vào mặt và 1 bé gái bị lôi xềnh xệch trên phố”. Hy vọng Nhiều nhà báo ở Việt Nam hiện đang thì thầm về chuyện người vợ của một nhà báo vốn là tổng biên tập có uy tín của một tờ báo lớn ở Sài Gòn nay đã nghỉ hưu, đã tham gia cuộc biểu tình, tuần hành ôn hòa vào sáng ngày 08-5. Dĩ nhiên, sự tham gia này của người vợ được người chồng khuyến khích và ủng hộ hết mình. Ở Việt Nam, lương tri và chức nghiệp tôn trọng sự thật của các nhà báo đang làm việc trong hệ thống báo chí nhà nước đã bắt đầu cựa quậy và thức dậy. Người Việt Nam lại một lần nữa có quyền hi vọng về những gì tốt đẹp sắp đến, và tất yếu sẽ đến với họ.
......

BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ GẶP GỠ VÀ TRAO ĐỔI VỚI HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM

Chiều 10/5/2016, tại Hà Nội, Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski, đặc trách các vấn đề dân chủ, nhân quyền và lao động đã có cuộc gặp gỡ và trao đổi với đoàn đại diện của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Có thể ghi nhận đây là cuộc tiếp xúc chính thức đầu tiên do Bộ Ngoại giao Mỹ đề nghị với riêng một tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam. Ảnh: Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski trong cuộc gặp Do tính chất ''nhạy cảm'', một số thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ở Hà Nội là các nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Vũ Quốc Ngữ, Lê Anh Hùng đã bị nhà cầm quyền cản trở, thậm chí cản trở một cách khốc liệt và trắng trợn, vi phạm quyền tự do báo chí và tự do đi lại. Tuy nhiên đoàn của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam vẫn có 4 người tham dự cuộc gặp gỡ này gồm: Nhà báo J.B Nguyễn Hữu Vinh; Nhà báo, Ts Nguyễn Thanh Giang; Nhà báo Đỗ Đông Bắc và cộng tác viên - Blogger Lê Dũng. Tham dự về phía Mỹ, ngoài ông Tom Malinowski còn có ông David V. Muehlke, Tùy viên chính trị của Đại sứ quán Mỹ tại VN, bà Jenifer Neidhart de Ortiz nhân viên Bộ Ngoại giao, cựu tùy viên Chính trị đặc trách về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam và một số nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Trao đổi tại cuộc gặp gỡ, ông Tom Malinowski đã cho rằng: Việc công an ngăn chặn các thành viên của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam tham dự cuộc gặp gỡ này là lãng phí và vô ích. Thậm chí, theo ông, điều đó chỉ thể hiện thế yếu của nhà cầm quyền Việt Nam. Ông Tom Malinowski cho biết: Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ diễn ra trong thời gian từ 10 đến 12 ngày tới. Đây là một sự kiện lớn trong quan hệ giữa hai nước Mỹ và Việt Nam. Đây cũng là một tín hiệu tích cực cho Việt Nam, nếu nhà cầm quyền Việt Nam chọn lựa những giá trị có lợi cho quan hệ hai nước. Nhưng cũng sẽ là tiêu cực cho Việt Nam, nếu họ không chọn lựa những vấn đề Mỹ quan tâm là Quyền Con Người. Ông cho biết thêm: Trong chuyến thăm này, Tổng thống Obama sẽ đề cập đến vấn đề Nhân Quyền. Đây là một vấn đề rất quan trọng trong quan hệ giữa hai nước. Nếu nhà cầm quyền Việt Nam tạo điều kiện thuận lợi, Tổng thống Obama sẽ đề cập tích cực các vấn đề nhằm tăng cường mối quan hệ giữa hai nước Mỹ - Việt. Đồng thời, chúng tôi sẽ đề cập với Chính phủ Việt Nam cách làm thế nào để đạt được những vấn đề đó. Chúng tôi cũng sẽ nhấn mạnh vấn đề thả các tù nhân lương tâm, cải cách hệ thống luật pháp. Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần nói rằng họ mong muốn hệ thống luật pháp của Việt Nam phù hợp với các hệ thống luật pháp quốc tế. Chúng tôi hy vọng rằng, chính phủ Việt Nam sẽ có những tín hiệu rõ ràng trước chuyến thăm của ngài Tổng thống Hoa Kỳ. Ông cũng cho biết một số chương trình làm việc trong chuyến thăm của Tổng thống Obama: Chúng tôi sẽ trao đổi với Quốc hội Việt Nam về các dự án luật và tiếp xúc với các cơ quan khác, trong đó có Bộ Công an Việt Nam. Vấn đề hiện nay là do chính phủ Việt Nam quyết định. Chúng tôi hy vọng rằng: Chính phủ Việt Nam sẽ tạo ra một đà phát triển tốt cho Hiệp định thương mại xuyên Châu Á - Thái Bình Dương TPP. Chúng tôi nghĩ rằng sự tiến bộ về nhân quyền, lao động, tự do tôn giáo, tự do bày tỏ chính kiến sẽ gắn liền với việc phát triển quan hệ giữa hai nước. Ông Tom Malinowski cũng đã trả lời các câu hỏi của các thành viên Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam về các vấn đề cùng quan tâm như đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ, những đánh giá về các vấn đề tù nhân lương tâm, cải cách luật pháp... cũng như những vấn đề liên quan đến chuyến viếng thăm của Tổng thống Mỹ đến Việt Nam.
......

Vì sao cờ đỏ ‘biến mất’ trong cuộc biểu tình ngày 1/5 năm 2016?

‘Biến mất’ Quan sát rất kỹ từng chi tiết qua nhiều video về cuộc biểu tình môi trường nổ ra ngày 1/5/2016 tại Hà Nội, Sài Gòn và một số địa phương khác, một ký giả quốc tế thường trú tại Việt Nam đã nêu ra một nhận xét tinh tế với tôi: không còn thấy cờ đỏ - quốc kỳ Việt Nam - như vẫn thường hiện diện trong nhiều cuộc biểu tình trước đây. Tôi cũng ngạc nhiên như anh. Trong đất nước ngày càng trở nên quá bất thường về biến động tâm trạng chính trị này, có những điều mà mắt thường không thể nhìn thấy được, dù hình ảnh của chúng chợt lồ lộ nơi công cộng vào một lúc nào dó ta khó ngờ nhất. Nhận định của ký giả trên đã được xác nhận bởi những người tham gia cuộc biểu tình ngày 1/5. Từ nhiều góc ở nhiều khu vực, kể cả những góc khuất, người ta đều hầu như không nhận ra bóng dáng quốc kỳ Việt Nam được đám đông biểu tình sử dụng. Những tấm ảnh có thấp thoáng cờ đỏ và cờ búa liềm lại chỉ là cờ được các nhà dân và trụ sở công quyền phô ra vào dịp lễ 30 tháng Tư, 1 tháng Năm theo chỉ đạo bắt buộc của chính quyền địa phương. Còn trong đám đông biểu tình ngày 1/5 vừa qua, thậm chí còn không nhận ra ai mặc áo in hình cờ đỏ sao vàng. Thay cho cờ đỏ là những khẩu hiệu biểu tình và màu xanh da trời - tượng trưng cho ý nghĩa bảo vệ môi trường. Sự thay thế của màu xanh cho màu đỏ là một hiện tượng đáng lưu ý về tâm lý xã hội - chính trị ở Việt Nam. Hiển nhiên, sự việc này đã thu hút sự chú tâm đặc biệt của các nhà báo quốc tế. Với họ, đó là một sự thay đổi không nhỏ về não trạng. Ký giả trên lại đặt câu hỏi với tôi: vì sao cuộc biểu tình ngày 1/5 - trùng với một dịp lễ được xem là trọng đại của chế độ cộng sản ở Việt Nam - nhưng người biểu tình lại không “mượn” cờ đỏ để mong làm dịu thái độ căng thẳng và trấn áp của “các lực lượng giữ gìn trật tự công cộng”? Quả thật trong rất nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc trước đây, quốc kỳ được xem là biểu tượng chủ đạo, được nhiều người biểu tình mang theo và giương lên, một phần để bày tỏ lòng yêu nước, phần khác mong làm nhẹ bớt thái độ trấn áp hung hãn của lực lượng công an và dân phòng. Trong nhiều cuộc biểu tình khiếu kiện đất đai ở nhiều vùng, dân oan cũng thường dùng cờ đỏ và hình Hồ Chí Minh. Cuộc biểu tình chống tham nhũng vào năm 1997 trên diện rộng nhiều tỉnh ở miền Bắc, khởi phát từ Thái Bình, là một bộ phim bát ngát hình ảnh cờ đỏ. Đến năm 2005, sau 10 năm tung hoành của các nhóm lợi ích và nhóm quyền lực chính trị về thu hồi và chiếm đất vô lối của nông dân lẫn thị dân, phong trào khiếu kiện tập thể đã biến thành những đám đông phản kháng với cờ đỏ dẫn đầu. Trong một ít trường hợp, cán bộ tiếp dân và lực lượng cưỡng chế đã tỏ ra chùn bước trước rừng cờ đỏ. Nhưng những năm sau đó thì chính quyền bất chấp, cho dù bà con khiếu kiện đã phải dùng đến bàn thờ và hình ảnh Hồ Chí Minh. Hiện tượng rất đáng mổ xẻ là phản ứng của chính quyền và công an đã trở nên chai lì trước những biểu tượng mà giới  này vẫn thường tuyên rao “học tập và làm theo…”. Vài năm qua, không ít lần công an và quan chức chính quyền thẳng tay giật cờ đỏ từ tay dân oan rồi quẳng xuống đất. Thậm chí còn có hình ảnh một công an thản nhiên giẫm lên cờ đỏ. Cách đây không lâu, một xe xúc cưỡng chế còn hung dữ cán qua người một nông dân biểu tình cùng lá cờ đỏ sõng soài dưới bùn đất. Tương tự, hình Hồ Chí Minh và bàn thờ mà dân oan khiếu kiện đưa ra cũng không còn khiến lực lượng cưỡng chế đất “xúc động”. Một số ghi nhận đã cho thấy ngay cả hình Hồ Chí Minh cũng bị giằng giật đến nhàu nát. Khá nhiều minh họa đã lộ hình tại Dương Nội (Hà Nội), Văn Giang (Hải Dương) ở miền Bắc và một số tỉnh miền Tây Nam Bộ… ‘Chán ghét chế độ’ Nếu trong cuộc biểu tình phản đối chặt hạ cây xanh ở Hà Nội vào tháng 5/2016, người ta vẫn còn thấy một số người biểu tình mang theo cờ đỏ, thì đến cuộc biểu tình “cá chết Formosa” vào tháng Năm năm 2016, cờ đỏ hầu như đã biến mất. Vì sao lại có sự trống vắng quốc kỳ đến mức kỳ lạ trong biểu tình ở Việt Nam? Ý kiến rất đa chiều, thậm chí trái chiều. Có người lý giải: cuộc biểu tình ngày 1/5/2016 là vì môi trường chứ không phải mục tiêu chính trị nên không nhất thiết phải giương cờ đỏ lên. Người này “hành nghề” dư luận viên. Nhưng nhiều người khác lại phản bác: giương cờ đỏ mà “chúng nó” còn chà đạp thì giương làm gì! Hẳn người lý giải về lý do môi trường để không dùng cờ đỏ là phần nào có lý. Nhưng cũng không thể phủ nhận một tán thán từ những người khác: “Chán cái chế độ này lắm rồi! Có mang theo cờ cũng chẳng có chút ý nghĩa nào!”. Phẫn nộ nhất là những dân oan đã hoàn toàn tay trắng và hàng ngày phải lê lết trước trụ sở tiếp dân ở Hà Nội, TP.HCM để đòi lại một chút công lý. Hầu hết những người dân này đều đã bị công an Việt Nam thẳng tay đánh đập, bắt nhốt và vò nát quốc kỳ. Ký giả quốc tế lại nêu ra một nhận xét với tôi: Rất có thể, tâm lý quá thất vọng đối với chế độ cầm quyền đã khiến nhiều người dân và cả cán bộ về hưu không còn mấy tha thiết với lá cờ đỏ. Tâm lý chán ghét và đang tìm cách phản ứng với chế độ lại dần chuyển thành tâm lý xa rời hoặc quên lãng một biểu tượng vốn có là cờ đỏ. Theo quan điểm của ký giả này, biểu tượng chỉ là biểu tượng, chẳng có tội lỗi gì hết. Tội lỗi từ con người cầm quyền mà ra. Anh cũng lấy bài học ở những nước Đông Âu để chứng minh rằng một khi chính quyền và cảnh sát hành xử quá ác độc với người dân, ngay cả những công dân “yêu nước” cũng trở nên thù địch với chính biểu tượng mà trước đó còn ăn sâu vào lòng họ. Rồi anh hỏi tôi: Thế sắp tới tình hình biểu tượng quốc kỳ ở Việt Nam sẽ ra sao? Tôi nhìn anh như hỏi lại. Giống nhiều người khác, từng một thời tôi đã tự hào về lá cờ đỏ sao vàng, nhưng bây giờ thì lại cảm thấy nó xa lạ. Những người hàng xóm, có cả công chức, đã nói với tôi rằng nếu không bị “phường” bắt buộc, họ sẽ không muốn treo cờ đỏ vào các dịp lễ chính trị. Với họ, chuyện cờ quạt chỉ còn thuần túy mang màu sắc chế độ chứ chẳng mang lại “cơm no áo ấm” cho người dân, đặc biệt là người nghèo. Mới đây, một người bạn Tây Ban Nha cười ẩn dụ với tôi: ý thức hệ chỉ còn là vấn đề rất mờ nhạt đối với công chức nhà nước Việt Nam. Có lẽ bây giờ chỉ còn mỗi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là còn tin vào chủ nghĩa xã hội. Không khó để hình dung rằng với diễn biến tâm lý đang thay đổi bằng gia tốc ngày càng lớn trong dân chúng và cả cán bộ, ngay cả những cuộc biểu tình chống Trung Quốc ở Việt Nam trong thời gian tới cũng chỉ xuất hiện cờ đỏ với mật độ thưa hơn hẳn hình thức biểu tình trước đây. Rất thường là, sự triệt tiêu chế độ chính trị khởi nguồn từ dấu hiệu biến mất của các biểu tượng của chế độ đó.  
......

Trung Quốc phát lệnh xả độc trên biển

Chỉ cần một chút tinh ý, bạn sẽ nhìn thấy đất nước Việt Nam đang lâm vào cuộc bao vây nào, cũng như sự im lặng của nhiều quan chức Việt Nam là hoàn toàn có thể phỏng đoán được vì sao. Đầu tháng 5/2016, tương tự như người dân ở 4 tỉnh miền Trung việt Nam, những người dân Phi Luật Tân sống ở gần đảo Pag-asa (Thị Tứ), một hòn đảo gần ở vùng biển phía Tây Phi Luật Tân, cho biết họ kinh hoàng nhìn thấy hàng hàng lớp lớp các loài sinh vật biển chết, trôi dạt đầy các bờ. Thủ phạm cũng không khó tìm: chính các tàu cá giả dạng của chính quyền Trung Quốc đã đến gần, đổ hàng tấn hóa chất độc xuống nhằm hủy diệt môi trường, nhằm triệt hạ đường sống của ngư dân ở đây. Lời tố cáo chính thức, phát đi trên trang Elitereaders, cho biết hành động hủy diệt này của Trung Quốc là có chủ ý rõ ràng. Khi môi trường của khu vực này bị hủy diệt, tức đời sống và nền kinh tế của dân cư chung quanh đó tê liệt và sợ hãi, sẽ khiến họ rời bỏ ngư trường. Đảo và biển sẽ bị bỏ hoang. Sau đó, Trung Quốc sẽ tiến vào bất ngờ tiến vào kiểm soát, và thiết lập căn cứ quân sự ở đó. Trung Quốc đẩy mạnh việc xả độc vào các vùng biển mà họ đang tranh chấp hay nhắm tới, nơi mà họ dùng ngư dân hoặc giả dạng ngư dân làm lá chắn để gây hấn. Đặc biệt, chiến dịch xả độc và gây hấn sẽ tăng mạnn trong mùa đi biển của ngư dân các nước. “Tháng Ba, bà già đi biển”, mùa làm ăn Bính Thân 2016 của ngư dân Việt vừa khởi động đã vấp phải sự cố xả độc chất ra biển của Formosa Hà tĩnh, Vũng Áng. Toàn bộ 4 tỉnh miền Trung hoàn toàn tê liệt trước thảm cảnh thủy sinh vật chết tràn ngập các bờ biển. Bên cạnh đó, hàng trăm ngàn tàu cá Trung Quốc ra khơi được trang bị vũ khí là một tín hiệu đe dọa cho bất kỳ tàu cá nào của Việt Nam muốn vượt xa ngoài 20 hải lý – đánh bắt dài ngày – để tìm nguồn cá sạch mang về đất liền. Hàng trăm cây số bờ biển Việt Nam bị cô lập. Cùng thời điểm mà Formosa Hà Tĩnh bất ngờ đẩy mạnh việc xả hàng tấn độc chất ra biển, cũng là lúc nhiều tàu cá Trung Quốc nhận nhiệm vụ âm thầm xâm nhập sâu bờ biển Việt Nam. Nhiệm vụ của họ không phải là đánh cá. Ngày 8 tháng 4, lực lượng tuần tra biên phòng Quảng Bình chận bắt 6 tàu cá như vậy mà chỉ còn cách cửa Nhật Lệ (TP Đồng Hới) khoảng 19 hải lý về phía Đông, cách cửa Gianh khoảng 24 hải lý về phía Đông Đông Nam. Hồ sơ của biên phòng biển Quảng Bình ghi nhận rằng các ngư dân này bất hợp tác, nhiều phần là tàu trinh sát giả dạng. 6 chiếc tàu nói trên chỉ là phần nổi của tảng băng chìm. Có thể hình dung rằng ngoài việc Formosa “vô tình” ồ ạt xả độc ra biển vào thời điểm cụ thể, thì những chiếc tàu Trung Quốc như vậy cũng thực hiện nhiệm vụ thả các thùng độc chất dọc bờ biển không khác gì họ đã làm trên đảo Pag-asa mà người Phi Luật Tân báo động. Biển nhiễm độc kéo dài không điểm dừng tạo nên nỗi sợ hãi của người dân Việt, đồng thời gây hoang mang, tạo cớ cho những thành phần thông đồng với Formosa, núp bóng trong chính quyền hiện hành, lên tiếng chạy chữa, hoặc im lặng né tránh cho tội ác của khu tự trị Vũng Áng. Nhiều ngày sau khi Formosa Hà Tĩnh ngưng xả độc và bất hợp tác với chính quyền sở tại trong việc cung cấp các dữ liệu MSDS (Material Safety Data Sheets), tức các thành tố minh chứng an toàn trong việc xả độc của họ, cá vẫn chết dọc miền Trung. Ngày 1/5, ngư dân vùng biển Quảng Bình, Quảng Trị cách bờ 20 hải lý cho biết lặn sâu dưới mặt biển 5m vẫn thấy hàng đàn cá lờ đờ nhiễm độc và chết dần. Nước biển thì loang màu đỏ nâu. Cho đến ngày 4/5 thì nước biển màu đỏ nâu này nổi rõ, xuất hiện dài đến 1,5km ở Bố Trạch Quảng Bình. Dân chúng hoảng sợ, các quan chức thì chết lặng với hiện tượng mới này, không tìm ra cách đối phó. Đồng thời ở Thừa Thiên Huế, cá nuôi nước biển cũng chết dần hàng loạt, bí ẩn. Có phải những thùng độc chất được đục thủng và cho chảy dần, thả dưới lòng biển, tương tự như ở đảo Pag-asa đã bắt đầu có tác dụng? Ngày 4/5, ông Lê Hữu Phước, Phó Chủ Tịch UBND huyện Hải Lăng, Quảng Trị bàng hoàng trước tình trạng cá chình chết trôi lạ lùng. “Cá chình hết sức khó bắt vì nó sống ở tầng nước sâu, trong kẽ san hô nhưng giờ phải ngoi lên mặt nước là chuyện hết sức lạ thường” – ông Phước nhấn mạnh. Đến lúc này, mọi chuyện không chỉ nên dừng ở Formosa, mà đó có thể là một nghi vấn về sự liên kết chặt chẽ trong cuộc bao vây đường biển và ngư dân Việt. Một sách lược rất quen thuộc mà ai cũng có thể biết, nếu đã từng tham chiếu phương thức lấn đất, công thành của người Trung Quốc qua các thời kỳ Xuân Thu Chiến Quốc: bỏ độc và bao vây. Những ngày cá chết rộ lên, độc chất lộ ra… cũng là những ngày mà dân biển Thừa Thiên Huế nói họ nhìn thấy nhiều tàu cá Trung Quốc im lặng xâm nhập sâu. Ngày nước biển Quảng Trị bốc lên mùi hôi thối kỳ lạ, cũng là ngày mà đại tá Hồ Ngọc Hoàng, Phó Chính ủy Bộ Chỉ huy Biên phòng tỉnh Quảng Trị cho biết tàu cá Trung Quốc bất ngờ xâm phạm hải phận của tỉnh, chỉ còn cách đảo Cồn Cỏ từ 8-10 hải lý. Chiến thuật bao vây biển cũng chặt chẽ hơn khi ngư dân Việt muốn thoát khỏi sự cùng quẩn của thảm họa gần bờ, họ đi xa hơn 20 hải lý thì luôn bị rượt đuổi, đâm tàu bởi các nhóm đi biển Trung Quốc, hơn nữa, các nhóm tàu cá Trung quốc hung dữ này giờ lại được phát súng. Câu chuyện cá chết hôm nay, hoàn toàn khác với 15-20 ngày trước. Bên cạnh thảm họa về môi trường còn là một cảnh báo về an nguy của Việt Nam trước Trung Quốc. Viễn tượng thù trong giặc ngoài đang mỗi lúc một hiện rõ, mà nhân dân là người gánh chịu đau thương. Câu chuyện cá chết, biển nhiễm độc hôm nay chính là giờ phút đòi hỏi các nhà lãnh đạo Việt Nam cần phải chứng minh mạnh mẽ lời thề của mình khi nhậm chức, chứng minh sự dứt khoát chọn lựa thế đứng của mình thuộc về đâu, trước hiện thực đã quá rõ của thời cuộc. Theo nhacsituankhanh.wordpress.com
......

Chế độ Cộng Sản hấp hối

Ba tuần sau khi dân Hà Tĩnh thấy những con cá chết giạt vào bờ biển, trước cảnh lúng túng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược của chính quyền Cộng Sản, nhật báo Người Việt đăng tin: “Vụ cá chết: Hệ thống công quyền Việt Nam như 'sắp chết.'” Nhà báo ở nước ngoài tỏ thái độ thận trọng nên dùng chữ “như sắp chết.” Nhiều người Việt trong nước thì thấy đó là sự thật chứ không còn “như” gì nữa: chế độ Cộng Sản là con bệnh bắt đầu hấp hối. Một bệnh nhân trước khi chết tâm hồn khó được bình an, lời nói bất nhất và hành vi vụng về, lúng túng, thường vì suốt đời đã sống không lương hảo. Trong một tháng qua, guồng máy chính quyền Cộng Sản biểu hiện đầy đủ các triệu chứng hấp hối đó. Nhà nước Cộng Sản để gần ba tuần lễ trôi qua trước khi có một hành động hay lời nói nào chứng tỏ họ... đang cai trị 90 triệu con người! Trong một quốc gia bình thường, khi nghe tin cá chết hàng loạt giạt vào bờ biển, thì các cơ quan phụ trách về ngư nghiệp, về môi trường sống, về kinh tế, xã hội, chỉ trong một, hai ngày đều có phản ứng ngay. Ở Việt Nam, thì khác. Ðầu tiên, khi xuất hiện, các quan chức chỉ nói những điều hoàn toàn vô ích: Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã long trọng tuyên bố rằng thảm họa cá chết trắng biển “chỉ có một nguyên nhân,” là do “tác động của các độc tố thải ra từ hoạt động của con người.” Ðiều này thì cả nước ai cũng biết rồi! Những con cá chết đều vì độc tố, chứ chúng đâu có tự sát hàng loạt? Chỉ có con người thải độc tố, biển cả muôn đời có bao giờ giết cá hàng loạt như vậy đâu? Tuyên bố như các ông thì cũng không khác gì nói rằng “con cá chết vì nó không còn sống!” Những câu hỏi chính ai cũng thắc mắc, là “độc tố nào?” và “hoạt động của người nào?” thì không được nêu ra, cũng không ai trả lời. Ðó là tác phong một bộ trong chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Ðến khi bộ thứ nhì xuất hiện lên tiếng giải thích thì dân được nhìn thấy cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Bộ thứ nhì ra mắt công chúng nói ngược lại, bác bỏ “nguyên nhân duy nhất” trên! Thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường giải thích, “nguyên nhân của việc cá chết hàng loạt ở vùng duyên hải miền Trung là do tảo nở hoa, tức là hiện tượng ‘thủy triều đỏ.’” Nghĩa là không có độc tố nào làm cá chết! Cũng không phải con người tạo ra, biển mới có tội! Giới chức trách nhiệm trong Hiệp Hội Nghề Cá Việt Nam vội vã cải chính ngay giả thuyết thủy triều đỏ. Họ nói rằng “từ ngày cá bắt đầu chết cho đến nay, không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy vùng biển dọc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế có thủy triều đỏ.” Những dấu hiệu khi có thủy triều đỏ mà người trần mắt thịt nào cũng thấy được là: rong rêu (tảo) mầu đỏ trôi trên mặt biển. Nhưng không ai thấy. Tức là ông thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường nói láo. Nói láo trắng trợn, bất chấp hàng triệu đôi mắt của hàng triệu con người sống bên bờ biển bốn tỉnh miền Trung! Người ta sẽ nói: Ðảng Cộng Sản vốn dĩ chuyên dối trá, lừa gạt người dân, hành động nói láo lần này không có gì mới lạ. Ðúng là họ quen nói láo xưa nay, nói láo lần nữa cũng do thói quen tự nhiên. Nhưng xưa nay họ nói láo rất tài, nói trắng thành đen, đen ra trắng mà nói khéo đến nỗi một nửa dân cả nước bị lừa. Chỉ có một điều mới, khá lạ, là sao lần này họ nói láo ngu ngốc và vụng về đến thế? Nói đến hiện tượng thủy triều đỏ vì rong biển sinh sôi bành trướng thì đứa trẻ lên tám cũng biết rằng nói xong người khác có thể kiểm chứng ngay, không cách nào giấu giếm được! Tại sao một viên thứ trưởng lại dại dột nói đại ra như vậy? Ông ta chỉ là một bộ phận trong cái cơ thể đang hấp hối, là đảng Cộng Sản Việt Nam, cái cơ thể đó không kiểm soát được cái lưỡi nữa rồi. Cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược hiện ra cả tại cấp địa phương, tức là những người gần gũi với tai họa và các nạn nhân của tai họa. Một số cơ quan thấy cá chết hàng loạt đã khuyến cáo chính quyền các địa phương ngăn chặn không để dân ăn cá hay mua bán cá, dù cá còn sống. Ðiều này dễ hiểu, không phải chỉ có những con cá chết mới nhiễm độc, tất cả các sinh vật trong vùng Biển Chết Chóc này đều nhiễm độc, ăn vào người ta sẽ bị nhiễm độc! Nhưng cùng lúc đó có nhiều quan chức khác lại khuyên dân cứ ăn cá, không sợ chết! Họ còn khuyên dân tiếp tục tắm biển, sau khi một thợ lặn chết bất ngờ và năm thợ lặn khác vào bệnh viện cấp cứu, với các dấu hiệu cho thấy họ đều bị nhiễm độc. Trên đảo Hòn Gió, tỉnh Quảng Bình, cách nhà máy thép của tập đoàn Formosa, nơi khởi đầu của thảm họa cá chết khoảng 20 hải lý, chim cũng chết hàng loạt. Những con chim này chắc đã ăn cá, ăn tôm trong vùng Biển Chết Chóc, dù đó là tôm cá còn sống! Mấy ông lớn địa phương còn biểu diễn đi tắm biển, đi ăn cá, để lòng dân bớt hoang mang! Trông thấy cảnh đó, toàn dân Việt Nam chỉ muốn mời tất cả quý quan trong Bộ Chính Trị và Trung Ương Ðảng đến tắm biển ở Hà Tĩnh, Quảng Bình suốt một tháng trời, để dân được yên lòng hơn! Có lẽ tất cả các đại biểu trong quốc hội bù nhìn cũng nên theo các quan trên đi tắm và ăn cá, thì lòng dân càng vui hơn nữa. Ðặc biệt là trong cả tháng qua không thấy một đại biểu nào hó hé nói một câu, kể cả các đại biểu của người dân Hà Tĩnh, Quảng Bình! Việc nói năng dành cho quý vị quan chức đảng và nhà nước! Người dân được chứng kiến thêm nhiều hoạt cảnh ông nói gà bà nói vịt. Ngay sau khi một ngư dân phát giác “đường ống khổng lồ” dài 1.5 cây số, đường kính hơn một mét, dẫn nước thải từ Formosa Hà Tĩnh thuộc khu kinh tế Vũng Áng ra biển, một thứ trưởng Bộ Tài Nguyên-Môi Trường tuyên bố ông không hề thấy bất ngờ về sự hiện diện của ống cống khổng lồ này, vì chính Bộ này đã cấp giấy phép cho công ty Formosa Hà Tĩnh. Ðến khi cảnh cá chết hàng loạt diễn ra, Bộ Trưởng Trần Hồng Hà của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường nói ngược lại: Bộ ông không cho phép Formosa đặt ống dẫn nước thải ở đáy biển! Ý ông thanh minh: cho đặt ống cống, nhưng phải đặt ở trên mặt biển! Thế rồi ông Trần Hồng Hà yêu cầu Formosa phải nâng ống dẫn nước thải lên khỏi mặt nước! Nói mà không hề suy nghĩ! Ống cống ở trên mặt nước chỉ dài cây số rưỡi, khi đổ nước thải ra thì nó đổ vào đâu? Nước thải chảy xuống biển rồi nó cứ thế chạy thẳng... sang Tàu, hay là nó vẫn quanh quẩn trong biển Việt Nam? Chưa kể, bây giờ nâng ống cống lên, những cái cột chống đỡ nó sẽ làm cho ngư dân bị cản trở, hết đường qua lại, kiếm sống! Hoạt cảnh bi hài nhất là cuộc họp báo của Bộ Tài Nguyên-Môi Trường ba tuần lễ sau khi phát hiện ra tai họa này. Họ kêu báo chí đến họp, để nghe giải thích nguyên nhân gây tai họa cá chết. Trưa ngày 27 tháng 4, gần 150 phóng viên kéo đến chờ nghe. Nhưng các nhà báo chưng hửng, vì cuộc họp báo bị hủy bỏ! Nghe người ta chửi đã đời rồi các quan bèn nói lại: Họp báo chỉ hoãn tới bảy giờ tối! Các nhà báo quay lại họp. Ðến tám giờ tối, một ông thứ trưởng bước vào phòng họp, ông giải thích một điều ai cũng biết rồi như đã kể trên: Cá chết vì chất độc do người tạo ra! Bộ Tài Nguyên-Môi Trường còn xác định họ chưa tìm thấy bằng chứng nước thải từ Formosa khiến nước biển nhiễm độc! Hóa ra, cuộc họp báo chỉ cốt “giải oan” cho Formosa! Ðọc xong hai trang giấy, mất tất cả bảy phút, ông thứ trưởng vội vàng rút lui, không cho ai hỏi một câu nào! Sau đó ông còn đe dọa một phóng viên rằng không được nói những câu “gây tổn hại cho đất nước của mình!” Họa chăng gây tổn hại cho đảng ông và đồng chí anh em Trung Cộng của đảng! Một con bệnh đang hấp hối tâm hồn thường hoảng loạn, nếu trong cuộc đời đã làm những việc trái với đạo lý, thất đức, ngược với lương tâm. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đang lộ ra những triệu chứng bất thường đó. Những cuộc biểu tình của hàng ngàn dân Việt từ ngày 28 tháng 4, tại làng biển Cảnh Dương tỉnh Quảng Bình, rồi từ Hà Nội vào đến Sài Gòn trong ngày 1 tháng 5, 2016, là những dấu hiệu cho thấy cơn hấp hối này sắp chấm dứt, con bệnh không thoát khỏi lưỡi hái của tử thần! http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?art...
......

Hãy gấp trang báo & tắt TV

Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường Và tôi cũng thấy những bóng tối phủ vây trên từng phố phường Và tôi thấy từng mẹ già được quay hình để gắn huân chương Và tôi cũng thấy bao người già sống lây lất trên đường Việt Nam (x 2) là Việt Nam Tôi đã thấy đất nước này được gọi tên là thiên đường Và tôi cũng thấy đất quê mình bị xâu xé từ bốn phương Tôi đã thấy dân tộc mình có tên gọi tự do Và tôi cũng thấy đời ngư dân ra khơi trong phiền lo Việt Nam (x 2) là Việt Nam Hãy gấp trang báo Hãy tắt Tivi Để thấy quanh ta chỉ là những trò hề Mở mắt đi nhé Hãy lắng tai nghe Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng Việt Nam nhìn nhau Việt Nam nhìn mai sau Hãy gấp trang báo Hãy tắt Tivi Để thấy quanh ta chỉ là những mộng mị Mở mắt đi nhé Hãy lắng tai nghe Quê hương Việt Nam nghe sao bỗng muộn màng Việt Nam nhìn nhau Việt Nam nhìn mai sau Tôi đã thấy đất nước mình được gọi tên là thiên đường Và tôi cũng thấy người yêu nước tôi đang khóc trước bạo cường Và tôi thấy kẻ thù nào đang muốn bóp chết quê hương Và tôi cũng thấy con tin mình như thúc giục lên đường Việt Nam (x 2) là Việt Nam tuankhanh's blog  
......

Vận động cho nhân quyền VN và chia xẻ sự kiện Formosa với chính giới Đức

LUDWIGSHAFEN – ĐỨC QUỐC (CTM Media) – Vào ngày 1 Tháng Năm 2016, Tổng Công Đoàn Đức-Quốc (Deutscher Gewerkschaftsbund, DGB) của hai tiểu bang Saarland và Rheinland-Pfalz đã tổ chức ngày Quốc Tế Lao Động tại thành phố Ludwigshafen am Rhein, nơi có công ty hóa chất BASF lớn nhất thế giới. „Đã đến lúc phải liên đới hơn nữa!“ ( „ZEIT FÜR MEHR SOLIDARITÄT“),đó là khẩu hiệu năm nay của Tổng Công Đoàn Đức-Quốc trong việc tranh đấu bảo vệ quyền lợi của công nhân và môi sinh. Buổi lễ đã bắt đầu bằng nghi thức cầu nguyện liên tôn do hai vị quản hạt nữ Mục Sư Dr. Barbara Kohstruck và Linh Mục Alban Meißner đồng tế cùng với sự tham dự của rất đông quần chúng. Trong buổi lễ này có sự hiện diện của nữ Thủ Hiến Tiểu Bang Rheinland-Pfalz, Bà Malu Dreyer, Tổng Đô Trưởng thành phố Ludwigshafen bà Dr. Eva Lohse, Chủ Tịch Tổng Công Đoàn Đức Quốc / Rheinland-Pfalz-Saarland, Ông Dietmar Muscheid và đông đảo các dân biểu thuộc các cấp Âu Châu, Liên Bang, Tiểu Bang và thành phố. Trong phần phát biểu các chính khách đã kêu gọi tranh đấu bảo vệ quyền lợi của công nhân và môi sinh trong thời đại toàn cầu hóa và điện toán hóa (Digitalization / Industrie 4.0). Đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức, Ông Trịnh Đỗ Tôn Vĩnh đã vận dụng cơ hội này để gặp gỡ những chính khánh Đức để vận động tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm VN, và chia xẻ với họ về tình trạng đàn áp nhân quyền, bóc lột công nhân và ô nhiễm môi sinh trầm trọng do công ty Formosa gây ra tại miền Trung Việt Nam. Các chính giới đều thông cảm và tỏ tình liên đới với dân tộc Việt Nam hiện vẫn còn bị đàn áp và bóc lột bởi chế độ độc tài CSVN.  
......

Phóng sự sinh hoạt tưởng niệm Quốc Hận 30 tháng Tư 2016 của người Việt tị nạn tại CHLB Đức

Frankfurt: Tưởng Niệm 30.4 - Biểu tình phản đối Formosa trước Lãnh sự quán CSVN Sau cả tháng trời mưa gió rét mướt như trong mùa Đông, trưa 30.4 tại Frankfurt am Main trời bỗng dưng bừng nắng ấm. 13 giờ trưa hôm đó cũng là giờ hơn 200 đồng bào Việt Nam đến trước Tòa lãnh sự CSVN để biểu tình nhân dịp kỷ niệm 41 năm CSVN thống trị cả nước dưới bàn tay sắt của chế độ toàn tri.   Buổi biểu tình do Liên Hội Người Việt Tị Nạn CS tại CHLB Đức (Liên Bang) kết hợp với Hội NVTNCS tại Frankfurt(địa phương) tổ chức năm nay diễn ra trong bối cảnh thảm họa môi trường do tập đoàn Formosa gây ra khởi đi từ Hà Tĩnh. Formosa đã thải chất kịch độc gồm ít nhất 4 loại acid và kim loại nặng thẳng xuống lòng biển đã tiêu diệt mọi mầm sống dưới biển. Nghi thức chào cờ Việt, Đức và mặc niệm bắt đầu lúc 13 giờ. Ông Võ Hùng Sơn, Hội trưởng Hội NVTN tại Frankfurt đã đọc diễn văn khai mạc. Ông sơ lược biến cố ngày 30.4.1975, tội ác của ĐCSVN từ ngày nắm toàn bộ quyền lực trên cả nước và những hệ lụy của nó. Bằng khả năng diễn đạt tiếng Đức hùng hồn và lưu loát, ông Hội phó Liên Hội Trịnh Đỗ Tôn Vinh đã cám ơn chính phủ và dân Đức đã cưu mang và tạo điều kiện cho người Việt sống an bình và có cơ hội học hỏi, thăng tiến trong xã hội Đức. Ông không quên đề cao sự quan tâm của Chính phủ và Nhà thờ Đức đối với tình trạng chà đạp nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Vài chính trị gia tầm cỡ và Hồng Y Marx đã viếng thăm Việt Nam trong thời gian qua là bằng chứng cụ thể. Bà Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội không quên lên án chế độ CSVN hà khắc đã gây ra bao nhiêu tội ác đối với dân. Trong đó tội nặng nhất là cấu kết với Bắc Kinh để vơ vét mọi tài nguyên quốc gia vào túi riêng và thẳng tay đàn áp những tiếng nói đối lập với đảng CS. Bà nhấn mạnh thảm họa môi trường ở 4 tỉnh Miền Trung do Trung Cộng gây ra trong sự thờ ơ, trốn trách trách nhiệm của nhà cầm quyền CSVN và người dân bắt đầu biểu tình phản kháng tại Quảng Bình. Tiếp theo là các bài diễn văn ngắn của đại diện các hội đoàn, đảng phái ở Đức như Hội NVTN CS tại Köln, Hamburg, Đảng Tự Do, VN Quốc Dân Đảng…Nội dung hầu hết lên án sự cai trị tàn ác của ĐCSVN cũng như sự thần phục của họ đối với Bắc Kinh hầu giữ chiếc ghế quyền lực bằng mọi giá, kể cả giá bán nước cho quân xâm lược phương Bắc.Xe kẽ giữa các bài diễn văn, phát biểu là những tiếng hô vang động khoảng không gian trước Tòa lãnh sự VC như „Đả đảo CSVN bán nước buôn dân“, „Tự do - dân chủ - nhân quyền cho Việt Nam", „Đả đảo Formosa“ … bằng cả 2 ngôn ngữ Đức, Việt. Để thỉnh thoảng thay đổi không khí, những bài hùng ca được trỗi lên để đoàn biển tình cùng hát chung những bài như: „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“, „Thề không phản bội quê hương“, „Dậy mà đi“ … Tuần hành tới Hauptwache, trung tâm thành phố Frankfurt Đến 14g30 đoàn biểu tình bắt đầu sắp xếp đội ngũ, cờ và biểu ngữ để tuần hành đến trung tâm thương mãi của thành phố (Hauptwache) cách đó độ 2 cây số. Cuộc diễn hành trên đường phố được cảnh sát vui vẻ và lịch sự hướng dẫn, diễn ra rất trật tự và ôn hòa. Vừa đi đoàn người vừa hô vang các khẩu hiệu như trên. Sau cuộc diễn hành đến Hauptwache, bà con di chuyển về Bad Homburg cách Frankfurt chừng 15 km để tham dự phần hai của ngày sinh hoạt. Đêm Tưởng niệm, hội thảo cùng nhà văn Phan Nhật Nam và văn nghệ Phần cuối chương trình cũng được bắt đầu bằng nghi thức chào cờ như buổi trưa. Các vị cao niên đã cử hành nghi thức dâng hương lên bàn thờ với vòng hoa rất trang trọng và di ảnh những vị tướng lãnh, sĩ quan VNCH đã tuẫn tiết hoặc hy sinh trong và sau ngày 30.4.1975 như Tướng Nguyễn Khoa Nam, Phạm Văn Phú, Trần Văn Hai, Lê Văn Hưng, Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn… Bà BS Mỹ Lâm đã cùng Ban Chấp Hành đã có buổi sinh hoạt ngắn liên quan đến công việc của Liên Hội cũng như giải đáp một số thắc mắc của cử tọa. Phần trình bày của nhà văn quân đội VNCH Phan Nhật Nam không kéo dài vì ông muốn dành nhiều thì giờ để tâm tình và giải đáp những thắc mắc, chia sẻ của người nghe về giai đoạn đau thương quanh ngày Tháng Tư Đen trước đây 41 năm. Những trao đổi đã diễn ra trong bầu không khí thoải mái, nhẹ nhàng nhưng không kém phần sôi nổi. Nói chung, mọi người đều thông cảm với hoàn cảnh bi hùng của đội quân VNCH một thời lừng danh Đông Nam Á nhưng cuối cùng thất bại vì không thể chiến đấu đơn độc chống lại hỏa lực hùng hậu của quân CS Bắc Việt mà sau lưng là sự viện trợ vô điều kiện của Trung Cộng, Liên Sô và Khối CS Đông Âu. Kết thúc phần đặt câu hỏi và tâm tình với nhà văn chiến trường Phan Nhật Nam, bà Đỗ Lan lên ngâm một bài thơ tự sáng tác vinh danh Quân Lực VNCH. Bà cám ơn sự hy sinh, lòng dũng cảm của các anh chiến sĩ trên bốn vùng chiến thuật. Bài thơ đã gây nhiều xúc động trong cử tọa. Kế đến MC kiêm ca sĩ Thu Sương, ca nhạc sĩ Đình Đại cùng ban nhạc gồm Anh Phước, Anh Thăng, Đặng Lộc và Minh Trí đến từ Pháp Quốc và các ca sĩ Đức Quốc gồm Thy Kim, Thanh Xuân, Trần Bảo đã cống hiến cho đồng bào một chương trình thật đặc sắc với nhiều bài ca đấu tranh. Một số bài do anh Đình Đại phổ nhạc rất hay. Bài thơ „Đất nước mình ngộ quá phải không anh ?“ do một giáo viên trường Trung học phổ thông ở Hà Tĩnh, bà Trần Thị Lam, sáng tác, hiện đang được rất nhiều người trong và ngoài nước yêu chuộng và phổ nhạc. Anh Đình Đại cũng phổ nhạc bài này một ngày trước khi qua Đức trình diễn, tức vào ngày 29.4.2016. Bài này đã được nữ ca sĩ Thu Sương trình bày theo âm hưởng vùng Hà Tĩnh nghe thật cảm động. Các bài hát khác cũng đã được các nam nữ ca sĩ diễn tả với hết tâm hồn khiến người nghe cảm thấy nao nức và phấn khởi. Ảnh: Minh Thông & Nguyễn PhanCập nhật ngày 2.5.2016  
......

Cả nước biểu tình vì biển bị ô nhiễm nghiêm trọng

Một người dân tên Sơn tham gia cuộc biểu tình tại Sài Gòn chia sẻ: “Tui đi cạnh anh bạn trẻ này thấy anh này hô hào mạnh mẽ lắm. Đi đến vùng chợ Bến Thành thì bị chặn lại, nhóm đi trước tiếp tục xô hàng rào để đi, còn anh bạn này cùng nhóm sau dừng lại để hô hào sau đó xô xát thì bị đánh.” “Nhóm đi trước cùng tôi thì muốn tiếp đi để kéo dãn bọn dân quân và lôi kéo thêm nhiều người tham gia. 2 nóm ko biết ý nhau nên bị xé ra. Lúc đầu số lượng người ít thì an ninh dẹp đường cho đi, nhưng sau đó thấy đông người tham gia quá thì hình như họ lo sợ, họ xe tuyên tuyền là lực lượng tới yêu cầu giả tán. Tui đi theo đoàn, tui hồi hộp vì đây là lần thứ 2 tui biểu tình nên không hô hào gì được. Khi bọn an ninh ngăn chặn, tui chửi tụi nó, tui nói đi biểu tình là bảo vệ đời sống lợi ích của nhân dân, bọn mày ngăn cản là việc làm phản quốc, là đồ hèn hạ nhục nhã…” Ông Sơn nói. Tại Vinh: Gia đình chị Vân Anh sống tại Hà Nội, đi công tác tại Vinh, hưởng ứng cuộc biểu tình bảo vệ môi trường nên cả gia đình đã xuống đường đồng hành tại biển Cửa Lò, Nghệ An. Chị Vân Anh nói với GNsP: “Mình đi từ Bãi Lữ vào Cửa Lò, gặp 2 chốt chặn CSGT, CSCĐ… họ yêu cầu dừng xe, kiểm tra giấy tờ xe của lái xe, rồi yêu cầu vợ chồng mình xuất trình giấy tờ, chồng mình không đồng ý thì yêu cầu đưa về trụ sở. Sau đó nó tra danh sách gì đó, một thằng to béo trong đó nói gia đình này không có tên trong danh sách, nó thả cho nhà mình đi. Ra đến Quảng trường an ninh chìm nổi đủ cả. Tại Cửa Lò, dân phòng lượn xe trên bãi biển, người dân thì không thích khi gia đình mình cầm biểu ngữ.” Tại Sài Gòn: 11 giờ: 00 – Đã xảy ra sự xô xát một người dân tham gia cuộc biểu tình bị đánh chảy máu đầu. 10 giờ 50 – Nhạc sĩ Tô Hải đã lớn tuổi, ngoài 90. Cụ không thể xuống đường cùng với con dân Nước Việt nhưng cụ đã hiệp thông biểu tình tại tư gia. 10 giờ 10: Người dân đang tọa kháng tại đường Hàm Nghi, Quận 1. Lực lượng công an bao vây và có dấu hiệu đàn áp. An ninh mặc thường phục giật khẩu hiệu của người dân vào sáng 01.05.2016. Tại Nghệ An: 10 giờ 30: Nhóm bạn của cựu TNLT Nguyễn Văn Thanh đang bị công an xua đuổi, đeo bám và phải vào nhà dân lánh nạn. Nhưng công an vẫn bám theo và có dấu hiệu đe dọa. Những người bị nghi ngờ đều bị kiểm tra toàn thân và yêu cầu đi nơi khác. Cửa Lò trong phạm vi 100m có hàng trăm công an, cảnh sát các loại chìm nổi chốt chặn và triệt tiêu tất cả nỗ lực biểu tình. Các nhà thờ xung quanh Cửa Lò luôn có công an túc trực. Phóng viên GNsP tại Nghệ An cho biết, lực lượng công an chìm nổi đã được bố trí khắp nơi. Khu vực bãi biển Cửa Lò, Nam Cấm, ngã tư Quán Hành công an chốt chặn và kiểm tra người dân. Hiện tại đã có một số người biểu tình tại Cửa Lò và có các bạn khác đang hỗ trợ âm thầm. Nhóm bạn trẻ từ Quỳnh Lưu đang di chuyển tới Cửa Lò bị công an mặc thường phục đe dọa: “bọn mày mà bước chân ra khỏi xã tao đập chết”. Công an đã bắt một số nhà hoạt động: chị Bích Phương, anh Đức, anh Nghiễm đã bị bắt về đồn công an xã Nghi Hòa. Tại Sài Gòn: Lực lượng công an đang kiềm tỏa những người dân xuống đường và nhà cầm quyền huy động lực lượng công an ngày càng đông hơn. Nhiều người dân đang có mặt ở hiện trường nói rằng, có dấu hiệu công an đàn áp người dân biểu tình bảo vệ môi trường. Cô Nguyễn Nữ Phương Dung đã bị công an bắt, khi giằng cô Dung bị té vào pô xe và có thể bị bỏng người. Nguồn ảnh lấy từ Phóng viên Hội Anh Em Dân Chủ. Đã có hơn 2000 người dân hưởng ứng tham dự cuộc biểu tình này. Khoảng 9 giờ, người dân đã nổ ra cuộc biểu tình sau đó rất đông người dân khác hưởng ứng tham dự. Cha Phaolô Lê Xuân Lộc cho biết có khoảng hơn ngàn người dân Sài Gòn tham gia cuộc biểu tình này. Tại Hà Nội: Số lượng người dân tham dự càng ngày càng đông. Một người dân tham dự cuộc biểu tình tên là Thái Văn Đường cho biết, ước tính có khoảng 5000 người tham dự vào thời điểm lúc 10 giờ. Từ Hà Nội, cô Thảo nói với phóng viên GNsP: “Hàng trăm người dân xuống đường biểu tình, rất nhiều người mới, đó là một tín hiệu tốt. Người dân Hà Nội thật là tuyệt vời. Chúng tôi tập trung tại Nhà hát lớn Hà Nội rồi đang biểu tình quanh bờ hồ”. Tại Đà Nẵng: Người dân Đà Nẵng xuống đường biểu tình nhưng lực lượng công an bao vây, đàn áp và đánh đập. Tuy ít người và bị đánh đập nhưng người dân Đà Nẵng cố hòa mình vào dòng người cả nước hôm nay. Em trai của Peter Lâm Bùi là Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt. Em trai của Peter Lâm Bùi là Anthony Minh Bùi bị rất đông an ninh và công an kẹp cổ và đánh vào mặt. Tại Vũng Tàu: 8 giờ:00 – Tại một địa điểm khác của Vũng Tàu, một số người dân đã đồng hành xuống đường để bảo vệ môi trường. Cô Bạch Cúc, một người dân sống ở Sài Gòn tham dự cuộc biểu tình ở Vũng Tàu nói: “Nhà nước phải đứng về phía nhân dân, đừng lấp liếm sai lầm nữa. Đất nước này tang thương đã quá đủ rồi. Giết hại môi trường là giết dân và tương lai đất nước.” Vào 6giờ 30: Một số người dân tại Vũng Tàu đã biểu tình tại bờ biển Vũng Tàu. Ông Hải, một người dân sống nơi đây và tham dự cuộc biểu tình nói với GNsP: “Chúng tôi xuống đường với mong muốn chính quyền trả lại môi trường xanh – sạch – đẹp cho người dân VN. Chúng tôi có nhiệm vụ lên tiếng bảo vệ môi trường biển chính là bảo vệ môi trường sống, bảo vệ chính mạng sống của chúng tôi và bà con VN. Anh em Vũng Tàu chúng tôi luôn sát cánh với bà con ngư dân ở Miền Trung.” Từ đầu tháng 4.2016, tình trạng ô nhiễm biển VN ngày càng trầm trọng khiến cá biển chết trắng dọc theo các bờ biển Miền Trung như: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế làm cho cuộc sống mưu sinh của bà con ngư dân đã nghèo nay rơi vào tình trạng khốn đốn do mất nghiệp. Đây là một cuộc khủng hoảng môi sinh trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, sức khỏe của giống nòi dân Việt. Chính vì lẽ đó, vào sáng ngày 01.05.2016, người dân cả nước đã xuống đường biểu tình phản đối nhà cầm quyền cộng sản đã thờ ơ, vô cảm trước thảm cảnh biển bị ô nhiễm nặng và yêu cầu nhà cầm quyền cần có những biện pháp kiểm soát chặt chẽ, không nhu nhược trước “giặc nội xâm và ngoại xâm”. Tại Quảng Bình: Đêm qua ngày 30.04, bà con giáo dân giáo xứ Xuân Hòa thuộc xã Quảng Xuân, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình thức suốt đêm tọa kháng. Sáng nay, số lượng bà tham dự cuộc biểu tình một đông hơn. http://www.tinmungchonguoingheo.com/blog/2016/05/01/tuong-thuat-ca-nuoc-...  
......

Lại Chuyện Tháng Tư

Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn… Trần Văn Hương Tác giả câu thơ thượng dẫn là một chính khách rất tài tử, và vô cùng mờ nhạt. Không mấy ai nhớ rằng ông đã từng giữ những chức vụ như Thủ Tướng, Phó Tổng Thống, và Tổng Thống trong thời Đệ II Cộng Hoà – ở miền Nam Việt Nam. Dân chúng ở miền đất này thường chỉ nhớ đến Trần Văn Hương như một người lập dị. Ổng hay đi làm bằng xe đạp, trong thời gian là Ðô Trưởng Sài Gòn, và thỉnh thoảng lại sáng tác ra những câu thơ (hơi) kỳ cục: Ngồi buồn gãi háng, dái lăn tăn… Ở miền Bắc phần lớn quí vị chính khách đều hành nghề cách mạng một cách bền bỉ, liên lỉ và chuyên nghiệp hơn nhiều. Họ cũng sính chuyện thơ văn hơn, và cách họ làm thơ (hoặc viết văn) cũng gây lôi thôi phiền phức nhiều hơn – cho cả đống người! Khi ngồi buồn, họ không gãi háng. Lúc rảnh rỗi, họ cũng không chịu viết văn hay làm thơ chỉ để đọc chơi thôi. Văn thơ của họ khiến cho cả nước phải bận lòng, và không ít người phải bỏ mẹ, hay bỏ mạng! Xin đơn cử một thí dụ, một câu thơ nổi tiếng hơn, của một chính khách tăm tiếng (và tai tiếng) hơn nhiều: Bỗng nghe vần thắng vút lên cao… Nói theo ngôn ngữ của binh pháp thì tác giả câu thơ vừa dẫn, ông Hồ Chí Minh, là một người cư an tư nguy . Ông Trần Văn Hương thì ngược lại. Ổng cư nguy tư an. Nói cách khác, và nói theo kiểu miền Nam, là thằng chả lè phè hết biết luôn! Nghiêm túc, khẩn trương, hiếu chiến và hiếu thắng…không phải là quan niệm sống riêng của ông Hồ. Thi đua lập chiến công dâng Đảng, đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào, một người làm việc bằng hai, nghiêng đồng cho nước chẩy ra ngoài… là chỉ thị của “trên” đưa xuống và nửa nước bắt buộc phải (triệt để) tuânhành. Lè phè cũng không phải là thái độ sống chỉ có nơi ông Trần Văn Hương. Ðó là cung cách chung của hầu hết người dân miền Nam. Sự khác biệt giữa ông Trần Văn Hương và dân chúng, có chăng, chỉ là mức độ. Không mấy người dân miền Nam, lúc buồn, chịu ngồi gãi háng (suông) như ông Tổng Thống. Họ thường vừa gãi háng vừa nhậu lai rai (vài xị) cho vui – nếu là đàn ông. Họ đánh tứ sắc, đi coi cải luơng, hoặc đi cầm đồ để mua sầu riêng ăn chơi cho đỡ ghiền – nếu là đàn bà, ở đô thị. Và họ đi Hồng Kông hay Nhựt Bổn để mua đồ lót và son phấn, nếu là bà lớn. Họ đi buôn lậu (không chừng) nếu là ông lớn. Và cả đám đều hân hoan chơi tạt lon, thả diều, đá banh, đá bóng, đá dế, đá cầu, đá kiện, đá cá lia thia hay lắc bầu cua cá cọp – nếu là con nít nhỏ, ở thành phố. Chuyện đánh đấm là “chuyện riêng” của môt giới người, tụi lính. Hứng chịu bom đạn, tai ương của chiến tranh là nỗi bất hạnh riêng của một số người khác nữa – đám nông dân. Những chiến dịch hay phong trào hoàn thành kế hoạch nhỏ, nhi đồng cứu quốc, thay trời làm mưa, quyết tâm thu hoạch vượt chỉ tiêu vụ này vụ nọ… nếu phát động ở miền Nam (e) sẽ không có người tham gia, và tác giả của chúng – chắc chắn – sẽ bị dân chúng cũng như báo chí chửi cho… tắt bếp! Chuyện Nam – Bắc đánh nhau kết thúc ra sao, vào ngày 30 tháng tư năm 1975, mọi người đều rõ. Viết thêm nửa chữ cũng thừa. Cuộc chiến tàn. Theo sự hứa hẹn của quí vị lãnh tụ (của phe thắng trận) thì từ đây ta sẽ xây dựng đất nước gấp muời lần hơn, ta cũng sẽ đi tắt đón đầu nhân loại, và ta sẽ chuyển đổi từ ăn no mặc ấm qua ăn sang mặc đẹp… Chuyện dân Việt ăn mặc (sang trọng và đẹp đẽ) ra sao để từ từ rồi tính tới nhưng riêng về cách họ dùng lon, thay gáo, uống nước thì ngó bộ quá tốn công và rất…cầu kỳ – theo như ghi nhận của nhà văn Bùi Ngọc Tấn: “Lần về phép này Bá có thêm một thứ quà đặc biệt văn minh khác: Những vỏ đồ hộp nước giải khát các loại. Các mầu xanh, đỏ, hồng, da cam, vàng, lon Heineken, lon Coca Cola, Pepsi Cola, những lon Tiger, San-Miguel, những lon nước ngọt đã uống cạn mà trong những lần xuống tầu đi nước ngoài anh lượm được cho vào túi ni lông mang về… Anh Vận chọn ra những vỏ đẹp nhất, mỗi loại một chiếc, không móp, không méo, đem ra giếng súc rửa sạch rồi bầy vào tủ. Và nhặt bốn vỏ lon khác, mỗi chiếc một mầu bảo lũ trẻ con mài trên nền xi măng trong nhà. Mấy đứa trẻ lao vào mài theo đúng hướng dẫn của anh. Tiếng sào sạo sạo sạo ghê người. Chẳng mấy chốc, cái nắp hộp rời ra. Anh xếp bốn chiếc vỏ hộp lên bàn, nở nụ cười mãn nguyện: – Làm cốc uống nước… Những chiếc vỏ hộp trên bàn, trong tủ, những dấu vết ấy của văn minh làm nhà anh cứ sáng trưng lên, khác hẳn mọi nhà chung quanh. Nhà anh đã có hơi hướm của một thế giới khác, một thời đại khác khi các nhà chung quanh vẫn còn đang triền miên thời làm nương, thời lúa nước. Và đến khi lũ trẻ được thoải mái chơi nghịch những vỏ lon còn lại mới thật tưng bừng. Đúng là một ngày hội…” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 436 – 437). Điều kiện sống, cũng như niềm vui “tưng bừng” trong “ngày hội” của dân Việt, như vừa được mô tả – dường như – có làm cho một số người cảm thấy bất an, hoặc không được hài lòng cho lắm. Tác phẩm Biển Và Chim Bói Cá (trong một buổi hội thảo, do công ty Nhã Nam tổ chức, vào ngày 20 tháng 3 năm 2009) đã được “bình” và “phê” như sau: “… chi tiết rất quan trọng trong tiểu thuyết. Nhưng đưa quá nhiều chi tiết mà chưa được tổ chức một cách chặt chẽ như Bùi Ngọc Tấn, theo anh không hẳn đã là một thành công. Thanh Sơn cũng nhấn mạnh, sự ngồn ngộn của chi tiết khiến độc giả rất khó đọc, rất mệt để đọc đến những dòng cuối cùng.” Có lẽ, người ta chỉ cảm thấy bớt mệt (và thở phào nhẹ nhõm) khi Hà Linh – người viết bài tường thuật thượng dẫn – cho biết thêm rằng “Biển và chim bói cá lấy bối cảnh thời bao cấp.”Thiệt là mừng hết lớn. Đó là một thời đã qua rồi! Lịch sử đã sang trang. Chuyện cầu cạnh, bon chen, cậy cục, vay muợn, chạy chọt cho có cơ hội được bước xuống tầu viễn dương – làm một chuyến viễn du, hay nói một cách lịch sự và lịch sử là Đông Du – đi đến những chân trời xa lạ (để mang về những cái chai và lon.. rỗng) không còn phải là đặc quyền của riêng một giới người nào nữa. Hai muơi năm sau, kể từ lúc “Đảng dũng cảm và quyết tâm đổi mới,” vào năm 2006, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng còn lớn tiếng hô hào toàn dân “hãy bước ra biển lớn.” Mệnh lệnh của ông đã khiến cho dư luận (hết sức) xôn xao và (vô cùng) phấn khích – trong một thời gian rất dài – qua diễn đàn Vươn Ra Biển Lớn, trên Tuổi Trẻ Online. Nhiều năm sau nữa, sau khi thuyền (đã) ra cửa biển, cuộc sống – xem chừng – cũng không khác trước là bao. Hãy thử đọc một đoạn văn khác, của một ngòi viết khác, về sinh hoạt của một vùng đất khác – ở Việt Nam – bây giờ: “Cả bản xôn xao khi thấy người lạ xuất hiện. Đám trẻ con hầu hết không quần áo, hoặc trên mình chỉ mang một trong hai thứ, mặt mày chúng trông bẩn thỉu, lem luốc và chi chít vết ruồi vàng bọ chó cắn. Tôi hỏi thăm đường đến nhà mấy giáo viên cắm bản, nhưng chẳng có ai biết nói tiếng Kinh cả. Nhìn về phía cuối bản, tôi bỗng thấy một lá cờ đỏ bay phấp phới, đoán rằng đấy chắc là khu vực lớp học, tôi lại nặng nề lê bước về phía đó. Mấy thầy cô giáo thấy tôi xuất hiện, họ không khỏi ngỡ ngàng. Với họ, sự xuất hiện của người Kinh ở bản biên giới này hình như hiếm lắm… Có lẽ cuộc sống người dân tộc La Hủ ở Pa Ủ cũng đơn giản như chính những ngôi nhà mái tranh vách phên của họ. Đơn giản đến lo ngại như những liếp phên cứ rung lên bần bật bởi gió rừng. Ở những túp lều bé nhỏ đến chật chội vì quá đông người đó, mỗi nơi lại có một câu chuyện về hoàn cảnh và những số phận con người. Cuộc sống của mỗi gia đình ngày hai bữa sáng, tối phải lót dạ một cách dè dặt với canh sắn, ngô đồ, còn măng và rau sắn thì dường như ngự trị bữa ăn…, để có một nồi cơm độn sắn cũng hết sức khó khăn! (“Thương Lắm Những Búp Non Ở Trên Cành”) Mạnh Hà, phóng viên TTXVN tại Lai Châu). Ảnh: Báo Lai Châu Thôi chết mẹ! Vậy là khi tầu hạ thủy – vì lu bu nhiều chuyện quá – Đảng và Nhà Nuớc đã quên (hú) những người dân ở miền sâu, miền xa, miền rừng núi rồi. Đúng không? – Thưa không! Cả đống còn đang đứng (lóng ngóng) trên bờ, chớ đâu có riêng chi mấy đám dân bản địa.                                  Trong một cuộc chất vấn dành cho những đại biểu quốc hội, Bộ Trưởng Nông Nghiệp Cao Đức Phát cho biết ở thôn quê “vẫn còn hàng trăm nghìn đồng bào chỉ được ăn cơm khi ngày lễ, ngày tết, khi bị ốm!” Như vậy là đám nông dân, ở miền xuôi, cũng bị bỏ lại luôn sao? – Chắc bi họ đông quá nên mang theo (e) quá tải chăng? – Thế còn đám công nhân? Xin đọc qua đôi dòng tường thuật của ký giả Nguyễn Bay: Một ngọn đèn dầu, cái giỏ nhựa đựng đồ nghề đấm bóp, giác hơi, chiếu cói, gối hoa trải sẵn hoặc chỉ là một tấm áo mưa. Thợ giác hơi quanh KCN Tân Tạo đa số là nữ với các ‘chiếu’ trên vỉa hè, ven đường, thậm chí chỉ một mô đất giữa ruộng; hoạt động từ 18g30 đến 3-4 giờ sáng... Gần một năm nay, các "chiếu" giác hơi ngày một dài thêm hàng cây số (đường đi Long An, An Sương). Lúp xúp trong bụi cây, bờ cỏ, chúng tôi nhận ra nhiều thợ vốn là công nhân... Những khi tan ca, họ lẫn vào dòng thợ ‘chào hàng’... Tiền công 10.000 - 15.000 đồng/lần, bằng nửa ngày công... làm thợ. Dẫy chiếu “ngày một dài thêm” vì vật giá mỗi lúc một tăng mà đồng lương thì không. Lương bổng công nhân Việt Nam không thể nâng cao hơn vì những người lãnh đạo ở xứ sở này đã lựa chọn một … quốc sách thấp – theo lời ông Hồ Xuân Lâm, trưởng phòng quản lý lao động các khu chế xuất - khu công nghiệp TP.HCM: Chúng tôi đã có cuộc họp với Hiệp hội Doanh nghiệp Đài Loan và tư vấn cho họ hãy trả lương cao hơn để tránh đình công. Họ nói là rất muốn trả cao hơn nhưng không thể vì quy định lương của Chính phủ Việt Nam quá thấp, các đối tác nước ngoài dựa vào đó kềm giá đơn hàng nên có muốn cũng không thể tăng hơn được. Nói tóm lại – và vẫn nói theo kiểu miền Nam – là thuyền đã ra cửa biển … mình ên! Nhắc đến miền Nam, tôi lại chợt nhớ đến những chuyến tầu (bay) vội vã rời khỏi Sài Gòn – vào tháng Tư, bốn muơi năm trước – năm 1975. Trên một số những con tầu này chỉ có qúi ông qúi bà tai to mặt lớn (cùng với của cải, thân nhân và gia nhân của họ) mà thôi. Bây giờ, sau khi bước ra biển lớn, kiểm điểm lại cũng chỉ thấy duới thuyền không có ai khác – ngoài những kẻ cầm quyền, cùng với hành lý, thân nhân và gia nhân của họ. Thuyền đi càng xa, khoảng cách giàu nghèo (rõ ràng) càng rộng. Ông bạn Lê Diễn Đức gọi đó là sự đểu cáng thời vươn ra biển lớn. Phải đốt cả dẫy Trường Sơn, phải hy sinh đến cái lai quần, và hàng chục triệu mạng người – thuộc mấy thế hệ kế tiếp nhau – chỉ để đổi lấy sự đểu cáng như thế thì (đ… mẹ) không chửi thề sao được chớ. tuongnangtien's blog
......

Ảnh hưởng việc Nga hậu thuẫn cho Trung Quốc về Biển Đông

Vào ngày 12/4/2016 vừa qua, Bộ Trưởng Ngoại Giao Nga Sergey Lavrov đã tuyên bố tại Mạc Tư Khoa, trước khi đi công du Trung Quốc, Nhật Bản và Mông Cổ rằng Nga không muốn quốc tế hoá vấn đề tranh chấp trên Biển Đông. Nga cũng cho biết mọi quốc gia liên hệ đến vấn đề Biển Đông đều phải tuân thủ nguyên tắc không dùng võ lực và cần tìm kiếm các giải pháp chính trị và ngoại giao ôn hòa. Chiến đấu cơ Nga Sukhoi SU-24 bay qua khu trục hạm Hoa Kỳ Donald Cook trên Biển Baltic hôm 12-4-2016. Ảnh: AFP Ông Lavrov cũng kêu gọi các đệ tam quốc gia (ám chỉ Hoa Kỳ) ngưng can thiệp vào Biển Đông, đồng thời đề nghị Trung Quốc và Khối ASEAN tiến hành thương thuyết nhằm đạt đến thỏa thuận chung. Lời tuyên bố chính thức của Nga với nội dung hậu thuẫn rất rõ cho lập trường của Trung Quốc không phải là một vấn đề gì mới lạ, khi người ta xét qua các tương quan rất căng thẳng hiện nay giữa Nga và Hoa Kỳ, đặc biệt là cuộc thử gân giữa khu trục hạm Hoa Kỳ Donald Cook và phi cơ chiến đấu Nga SU-24 trên Biển Baltic. Mối căng thẳng này bắt nguồn từ việc Nga đã có những bất đồng lớn với Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (NATO) về vấn đề Ukraine, các quốc gia thành viên NATO ven bờ biển Baltic giáp ranh với Nga (Estonia, Latvia and Lithuania), Syria. Sau khi xâm chiếm bán đảo Crimea ngày 18/3/2014, công khai ủng hộ phe đòi tự trị trong vùng Ukraine phía Đông, với sự xâm nhập và tham chiến của một số đơn vị quân đội Nga, gởi quân đội qua tham chiến tại Syria, nhằm hỗ trợ cho chế độ Assad, chính sách Phục Hồi Lại Tư Thế của Nga trên chính trường thế giới của Tổng Thống Nga Putin đã gia tăng tình trạng căng thẳng với Hoa Kỳ. Để đối phó lại Hoa Kỳ đã hỗ trợ quân sự cho quân đội Ukraine, cũng như gởi một lữ đoàn với quân trang, quân cụ, võ khí nặng đến trú đón thường xuyên tại vùng biển Baltic. Đồng thời Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đã ban hành các biện pháp chế tài Nga như phong tỏa tài sản, trương mục ngân hàng, dịch vụ ngân hàng bán dầu hỏa của hơn 30 thành phần lãnh đạo cao cấp nhất của Nga trong vòng đại thân cận của Putin. Cũng như ngăn cấm không cho các ngân hàng, các công ty mua bán giao dịch với Nga trả cho Nga bằng tiền Mỹ Kim. Việc này đã làm cho Nga khốn đốn trong 2 năm qua. Thứ nhất là lượng dự trữ Mỹ Kim suy giảm nặng nề (từ 500 tỷ MK xuống còn 387 tỷ MK, mất 22%) khiến cho nền kinh tế Nga bị khựng lại (kinh tế suy thoái 3,7% trong 2015). Thứ hai là mức xuất cảng dầu hỏa (một nguồn lợi quan trọng của Nga) suy giảm 5,5% liên tục trong 2 năm 2014-2015, do sự sản xuất và xuất cảng dầu trở lại của 2 nước Ba Tư và Irak, cũng như sự suy giảm của mức nhập cảng dầu của Hoa Kỳ (vì mức sản xuất dầu schiste nội địa gia tăng), khiến cho giá dầu hỏa đã luôn ở mức thấp (dưới 40 MK một thùng dầu) từ hơn 1 năm nay. Do đó, việc Nga tuyên bố ủng hộ cho lập trường và các hành động trên Biển Đông của Trung Quốc là một việc dễ hiểu, nhằm trả đũa lại thái độ của Hoa Kỳ. Tuy nhiên sự hậu thuẫn này của Nga đối với Trung Quốc không làm thay đổi tình hình đang càng ngày càng bất lợi cho Trung Quốc. Thứ nhất, vấn đề quốc tế hóa Biển Đông đã trở thành một thực tế hiển nhiên trong dư luận thế giới, trên báo chí, truyền thông, trên mạng Internet (khoá chữ Biển Đông tăng hơn 100% trong vòng 1 năm qua trên Internet; south china sea news, dispute, philippines,...). Các trang mạng chuyên về chính trị, bang giao thế giới luôn có tin tức, bình luận và còn cho Biển Đông là mầm mống của một Thế Chiến Thứ Ba trong tương lai gần. Trung Quốc đã phải bỏ tiền ra mua bồi bút để viết lại một số bài phản bác, bảo vệ lập trường của Trung Quốc. Trong lúc dư luận Phi, Nhật Bản đều quyết liệt phản đối hành động hiếu chiến của Trung Quốc. Không còn mấy ai tin vào hình ảnh trổi dậy trong hòa bình của Trung Quốc. Thứ hai, Liên minh giữa Úc, Nhật, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Phi Luật Tân đã trở thành một thực tế trên Biển Đông, với các căn cứ quân sự mới của Hoa Kỳ tại Phi, các cuộc tập trận chung giữa hải quân Nhật, Phi, Hoa Kỳ. Indonesia và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền quần đảo Natuna. Ấn Độ hỗ trợ huấn luyện quân sự và khả năng kiểm báo của Việt Nam. Trong lúc Nam Dương, Mã Lai đe đọa sẽ kiện Trung Quốc, tăng cường hải quân phòng thủ các quần đảo bị Trung Quốc nhắm tới (quần đảo Natuna). Thứ ba, Hoa Kỳ bày tỏ thái độ và hành động quân sự đối đầu công khai với âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông. Gần nhất với việc thiết lập 5 căn cứ tại Phi, dồn trú quân thường xuyên và bày tỏ quan tâm khi Trung Quốc bắt đầu nhắm tới bãi cạn Hoàng Nham (Scarborough) tại Biển phía Động Phi Luật Tân; cũng như cho khu trục hạm, các Hạm Đội Tấn Công (Carrier Strike Group) của hải quân Hoa Kỳ (mới nhất, Hạm Đội Tấn Công chung quanh Hàng Không Mẫu Hạm J.Stennis) tiến hành quyền tự do lưu chuyển trên hải phận quốc tế, tuần hàng ngay trong vùng hải phận cận 20 hải lý các đảo do Trung Quốc xâm chiếm tại Trường Sa. Thứ tư, Nhật Bản ngày càng bày tỏ thái độ đối đầu công khai với Trung Quốc, sau khi bất chấp các lời cảnh giác của Bắc Kinh là không nên nêu vấn đề Biển Động trong Hội Nghị G-7 tại Nhật vừa qua.Thông qua tuyên bố của G-7 tuy không đích danh nêu tên Trung Quốc, nhưng đã nêu rõ là phản đối vấn đề quân sự hóa Biển Đông, và yêu cần tôn trọng Luật Biển UNCLOS 1982 về quyền tự do lưu hành trên hải phận quốc tế. Nhật gia tăng mạnh ngân sách quốc phòng, cũng như tối tân hóa hải quân và không quân, ra lệnh quân đội truy đuổi các chiến hạm và phi cơ Trung Quốc vi phạm không, hải phận Điếu Ngư. Đồng thời tập trận chung với Phi, cung cấp tầu tuần duyên cho CSVN. Cuộc họp của các Ngoại trưởng G7 (Hoa Kỳ, Canada, Ý, Liên Hiệp Âu Châu, Pháp, Nhật Bản và Anh Quốc) diễn ra tại Hiroshima, Nhật Bản ngày 10-11 Tháng Tư vừa qua. Thứ năm, việc Tòa Trọng Tài Thường Trực (Permanent Court of Arbitration) tại The Hague sắp sửa ra phán quyết sau cùng về đơn kiện Trung Quốc của Phi về đường lưỡi bò 9 điểm vào tháng 6 này. Phán quyết này có nhiều xác xuất sẽ thuận lợi cho lập trường của Phi. Lúc đầu Trung Quốc xem thường hiệu lực của phán quyết và nhất định không tham dự phiên tòa. Sau khi bị ASEAN, Nhật, Úc, Ấn Độ lên tiếng phản đối các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc và hợp tác của Hoa Kỳ, Trung Quốc mới nhìn ra giá trị pháp lý các phán quyết của Tòa, và đang tìm mọi cách để làm giảm tầm hiệu lực của phán quyết, cũng như ra sức chiêu dụ Phi đàm phán song phương. Thứ sáu, đối với Cộng sản Việt Nam, việc Nga ủng hộ lập trường của Trung Quốc, không thay đổi sự lệ thuộc hoàn toàn của lãnh đạo CSVN vào Trung Quốc, cũng như thái độ chống đối Trung Quốc của đa số tầng lớp dân chúng Việt Nam nhằm bảo vệ chủ quyền và sự tồn vong của dân tộc. Tóm lại, qua các yếu tố trên, người ta chắc chắn là sự hậu thuẫn của Nga cho Trung Quốc chỉ về mặt lý thuyết, không có tầm ảnh hưởng gì nhiều trước tình trạng bị cô lập của Trung Quốc trên trường quốc tế và hình ảnh hiếu chiến hoàn toàn trái ngược với luận điệu Trổi Dậy Trong Hòa Bình mà các lãnh đạo Trung Quốc thường rêu rao. Nguồn: viettan.org
......

Đảng Việt Tân nhận định về vụ cá chết hàng loạt ở bãi biển miền Trung

Chân Trời Mới Media (CTM Media): Sự kiện cá chết hàng loạt xảy ra từ Vũng Áng, Hà Tĩnh kéo dài đến các tỉnh ven biển miền Trung, Việt Nam, đang dấy lên một sự quan tâm của dư luận rất lớn. Quan tâm không chỉ vì hàng ngàn ngư dân miền Trung bỗng chốc trắng tay, thiệt hại lên hàng ngàn tỷ đồng, mà còn là sự đối phó quá chậm chạp của chính quyền địa phương lẫn Trung ương. Cho đến nay sau hơn hai tuần lễ xảy ra sự kiện nói trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chỉ tìm ra lý do cá chết là do nhiễm độc tố cực mạnh trong nước biển, nhưng nguyên nhân vì sao có chất độc trong nước biển thì được trả lời là chưa tìm ra. Trong khi đó, dư luận nói chung đều tin là nhà máy Formosa trong khu công nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc đầu tư, là nơi đã xả nguồn độc tố này. Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân. CTM Media: Kính chào ông Lý Thái Hùng. Xin ông cho biết nhận xét của ông về thảm cảnh cá chết hàng loạt hiện nay tại miền Trung và sự đối phó của chính quyền Hà Nội. Lý Thái Hùng: Thưa chị, chúng tôi rất quan tâm về sự kiện này và đúng như chị nhận xét, đây là thảm cảnh do con người gây ra chứ không do thiên tai, khi mà qua khảo sát cho thấy cá và các loài thủy sản đã chết ở tầng đáy chứ không phải ở gần mặt nước. Từ lúc phát hiện vụ cá chết đồng loạt ở gần khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh hôm 4/4, sau đó lan rộng đến các tỉnh ven biển miền Trung, mãi đến hơn nửa tháng sau, ngày 23/4, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mới có cuộc họp chính thức với chính quyền các tỉnh thành phố liên hệ. Tuy ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp cho biết là đã tìm ra nguyên nhân cá chết là do độc tố cực mạnh, nhưng lại rất mù mờ vì sao lại có chất độc cực mạnh trong nước biển. Trong khi đó, dư luận chung đều nghi ngờ là chính những độc tố đã thải ra từ những ống nước thải đặt sâu dưới biển của nhà máy Formosa, trong khu công nghiệp Vũng Áng, do Trung Quốc đầu tư, đã là nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của các loại thủy sản. Tuy nhiên, ông Võ Tuấn Nhân, Thứ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường cho là việc đặt ống nước thải xuống biển của Formosa là hợp pháp, khiến cho dư luận càng phẫn nộ về điều này. Trước thảm cảnh cá và các loại thủy sản chết hàng loạt, Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nói dân cứ "... yên tâm ăn cá, tắm biển ở Vũng Áng." Cùng lúc đó, ông Đặng Ngọc Sơn, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh, nơi nhà máy Formosa đang hoạt động, lại nói rằng các lồng bè nuôi cá ở Vũng Áng vẫn sống bình thường nên ông kêu gọi dân cứ ăn cá và tắm biển bình thường. Rõ ràng là cách ứng phó của chính quyền Hà Nội rất lúng túng, tránh né tới độ vô trách nhiệm. Lúng túng là họ biết rõ nguyên do, nơi tạo ra nguồn độc tố cực mạnh nhưng lại không dám điều tra và ngăn chận khẩn cấp vì ngại phản ứng của Bắc Kinh. Tránh né là ngại đụng độ với bọn đầu gấu Trung Quốc đang bảo vệ khu công nghiệp như đã từng đối đầu năm 2014, sau khi xảy ra vụ Giàn khoan HD 981. Kết quả là sự thiệt hại của ngư dân cũng như nguy hiểm tới tính mạng của giới tiêu thụ và người dân trong vùng khi ăn cá ngấm chất độc. Cách giải quyết câu giờ của Hà Nội hiện nay là đang giúp cho nhà thầu Trung Quốc tẩu tán chất độc hại vì sau khi họ rửa xong ống thải và nước biển cuốn trôi đi các độc tố, mọi chuyện sẽ lại như cũ. Nói tóm lại, theo tôi, cách giải quyết của chính quyền Hà Nội hiện nay đồng lõa với thủ phạm để Formosa có thì giờ phi tang mọi tang chứng. Điều dễ thấy nhất của sự bao che này là ông Nguyễn Phú Trọng đã đến Hà Tĩnh ngay vào lúc cá chết hàng loạt xảy ra mà không một lời phát biểu, không viếng thăm bà con ngư dân đang bị thiệt hại nặng nề hay ngỏ lời quan tâm tới tình trạng nguy hiểm của cư dân, cho thấy là Nguyễn Phú Trọng ngại Bắc Kinh khó chịu. CTM Media: Bộ Tài nguyên và Môi trường thì cho là việc nhà máy Formosa thiết lập ống thải nước của nhà máy xuống biển là hợp pháp và được kiểm tra 3 tháng một lần, ông nghĩ sao về điều này? Lý Thái Hùng: Đúng là Bộ Tài nguyên Môi trường cho phép nhà máy Formosa đặt ống thải nước xuống biển và có kiểm tra 3 tháng một lần. Nhưng đây chỉ là bề nổi của tảng băng phi pháp mà các nhà thầu Trung Quốc đã từng làm trên đất nước của họ và càng thả cửa hơn trên đất nước chúng ta, sẵn sàng đặt những ống thải nước bí mật khác mà các viên chức Hà Nội không biết hoặc nhận tiền hối lộ rồi im lặng. Có hai sự kiện đáng quan tâm. Thứ nhất là theo ông Nguyễn Viết Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản nhận định, khả năng nguyên nhân cá chết do độc chất là rất lớn. Việc tác động của độc chất đối với cá nổi ít hơn so với loài sống ở tầng đáy. Điều này cho thấy là độc chất thải ra từ những ống đặt sâu dưới đáy biển. Thứ hai là anh Nguyễn Xuân Thành, người thợ lặn nổi tiếng ở Hà Tĩnh, đã cung cấp nguồn tin dưới đáy biển Vũng Áng có một đường ống dẫn nước thải khổng lồ dài 1,5 cây số, đường kính rộng 1,1 mét. Từ ngày 29/3 đến 4/4, khi lặn xuống biển bắt cá, anh phát hiện hệ thống ống xả nước xuống biển của Formosa đang phun chảy, nước có màu vàng đục, rất bẩn. Anh Thành nghi là chất độc nên bơi lên khỏi mặt nước và đi báo cho Đồn biên phòng Đèo Ngang (TX.Kỳ Anh). Sau khi thông báo tin nói trên thì anh Nguyễn Xuân Thành mất tích cho đến nay không biết anh đi đâu. Nước thải độc hại đổ ra biển Vũng Áng, mà dư luận cho rằng đến từ nhà máy Formosa. Ảnh: VTC  Qua hai dữ kiện nói trên, tuy Bộ tài nguyên Môi trường chưa công bố kết quả điều tra nguồn chất độc đến từ đâu, nhưng đa phần dư luận đều thấy rõ là do nhà máy Formosa thải ra, và nhà nước CSVN đang bịt miệng người báo động để ém nhẹm sự việc. Số mệnh anh Thành có thể bị nguy hiểm. CTM Media: Trong tình đồng bào, đồng hương, theo ông thì chúng ta có thể làm gì để giúp cho bà con ngư dân đang bị những thiệt hại nặng nề tại các tỉnh miền Trung, thưa ông? Lý Thái Hùng: Như chị có đề cập, vụ cá chết hàng loạt hiện nay là do con người gây ra chứ không phải thiên tai. Do đó nếu xác định rõ ràng thủ phạm mà nhiều phần từ khu công nghiệp Vũng Áng, Hà Tĩnh thì ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung phải đòi bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên trước mắt, tôi nghĩ là chúng ta có thể làm một số việc như sau: Thứ nhất là đòi hỏi Bộ tài nguyên Môi trường phải nhanh chóng mở cuộc điều tra công ty Formosa và cả khu công nghiệp Vũng Áng về hệ thống nước thải. Lý do là khu công nghiệp này do Trung Quốc đầu tư rất lớn bao gồm công nghiệp luyện kim, trung tâm nhiệt điện và lọc hóa dầu, công nghiệp khai thác biển. Thứ hai là cùng nhau vận động để đòi hỏi các nhà thầu Trung Quốc tại Vũng Áng, nhất là công ty Hưng Nguyên Formosa phải chấm dứt những nguồn nước thải độc hại và phải nhanh chóng bồi thường cho các ngư dân. Thứ ba là chúng ta có thể thăm hỏi và chia xẻ những mất mát thiệt hại của bà con ngư dân trong tình đồng bào như là một sự liên đới trong tinh thần của xã hội dân sự. Trong một xã hội dân chủ, những thảm cảnh xảy ra như hiện nay, không cần chờ đến chính quyền kêu gọi, mọi cá nhân và những tổ chức xã hội dân sự đều có quyền tham gia hỗ trợ từ tinh thần đến vật chất như nhiều đoàn thể, đảng phái, nghiệp đoàn Nhật Bản đang cùng nhau cứu giúp nạn nhân trận động đất vừa xảy ra tại Tỉnh Kumamoto, hồi đầu tháng 4 vừa qua. Nói tóm lại, chúng ta có thể làm rất nhiều điều để chia xẻ những sự thiệt hại của bà con ngư dân hiện nay, và ngăn ngừa những vấn nạn tiếp nối sẽ xảy ra trong tương lai. CTM Media: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng đã chia xẻ một số những nhận định liên quan đến thảm cảnh cá chết hàng loạt tại các cảnh ven biển miền Trung. Tai họa này không do thiên tai mà chắc chắn do Trung Quốc đã đầu tư tại khu công nghiệp Vũng Áng gây ra bởi những chất độc cực mạnh thải xuống biển như họ đã từng thải ra tại các nhà máy ở Hồ Bắc, Trung Quốc, gây ô nhiễm và khiến hàng ngàn người Trung Hoa đã ngộ độc và chết. Hãy chờ xem chính quyền Hà Nội có dám thực hiện và công bố kết quả điều tra theo đúng sự thực hay không.
......

Tận cùng của sự hèn hạ

Mấy ngày vừa qua, tin tức về việc cá chết hàng loạt, trôi dạt vào bờ tại nhiều nơi trên bờ biển Việt Nam ở 4 tỉnh miền Trung từ khu công nghiệp Vũng Áng (Hà Tĩnh) qua Quảng Bình, Quảng Trị đến phía Nam tỉnh Thừa Thiên-Huế, được loan báo dồn dập trên nhiều tờ báo online trong và ngoài nước, kể cả các tờ báo lề phải trong nước như Tuổi Trẻ, Thanh Niên... Cá chết hàng loạt dạt vào bờ biển miền Trung. (Hình: Báo Thanh Niên) Đọc những tin tức này, nhìn những hình ảnh cá đủ các loại nằm chết la liệt trên bờ biển, đầu óc tôi tê liệt, không còn suy nghĩ được điều gì. Tôi muốn viết ra điều gì đó để biểu lộ sự tức giận, căm phẫn nhưng quả thật không biết mình nên bắt đầu từ đâu. Thôi thì nghĩ được điều gì viết điều đó. Bài viết không nói đến những nguyên nhân còn đang được điều tra, tìm hiểu, chỉ nói đến sự im lặng một cách kỳ lạ, khó hiểu của 4 người lãnh đạo cao nhất trong chế độ Cộng Sản Việt Nam hiện nay là Nguyễn Phú Trọng, Trần Đại Quang, Nguyễn Xuân Phúc, Nguyễn Thị Kim Ngân. Bốn nhân vật lãnh đạo đất nước này hoàn toàn im lặng trước một biến cố mang tầm vóc quốc gia đang gây chấn động trong dân chúng. Vì lý do gì? Sự việc xẩy ra đã hơn nửa tháng, từ những phát hiện đầu tiên về đường ống dẫn thải chất độc màu vàng dài 1.5 km, đường kính 1.1m ở khu công nghiệp Vũng Áng Formosa, liên tục phun chất độc ra biển, lẽ ra phải được báo động nhanh chóng và có biện pháp tức khắc để ngăn chận thiệt hại, ô nhiễm môi trường nhưng không có cơ quan chức năng nào quan tâm hay phản ứng mà chỉ báo cáo, xin chỉ thị. Thiệt hại về kinh tế cho 4 tỉnh dọc theo ven biển là bao nhiêu? Chưa ai dự đoán được nhưng chắc không dưới con số vài tỷ đô la Mỹ. Tuy nhiên, ảnh hưởng môi trường mới quan trọng, chắc chắn sẽ kéo dài vài chục năm, nếu cá chết do nước biển bị nhiễm độc bởi nguồn nước thải từ khu công nghiệp Vũng Áng. Thiếu phương tiện, tài chánh, chuyên môn, kỹ thuật... việc tái tạo môi sinh là điều nan giải. Nghĩ xa hơn, đời sống những ngư dân trong các vùng biển này sẽ ra sao trong thời gian sắp tới? Những sa sút về thu nhập trong gia đình khi không còn đánh cá được nữa sẽ dẫn tới xáo trộn kinh tế trong xã hội, trở thành phản ứng dây chuyền. Thất nghiệp, đói kém sẽ tăng, ngư dân sẽ rời bỏ làng mạc, tràn về thành phố, đưa tới tình trạng trộm cướp là điều khó tránh khỏi khi họ không tìm được việc làm hay phương tiện sinh nhai khác. Nguyễn Phú Trọng thăm khu kinh tế Formosa hôm 22 Tháng Tư. (Hình: Báo Hà Tĩnh) Chuyện quốc gia đại sự, không ai trong tứ đầu chế Trọng, Phúc, Quang, Ngân quan tâm, chỉ thấy 2 ông Đinh La Thăng và Nguyễn Xuân Phúc thi nhau lên tiếng trong vụ quán cà phê Xin Chào bị kết án vi phạm hình sự vì khai trương với giấy phép trễ 5 ngày. Giải quyết một việc chỉ cần viên chức chuyên môn ở cấp quận, huyện lại phải lụy đến 2 nhân vật cao cấp nằm trong bộ chính trị, một là thủ tướng, một là bí thư thành ủy. Thật không còn biết dùng ngôn từ nào để diễn tả khả năng lãnh đạo, sự hiểu biết tối thiểu của người cộng sản. Lãnh đạo quốc gia ở các nước tự do, dân chủ như Mỹ, Đức, Pháp, Nhật, Nam Hàn... khi có biến cố trọng đại thì dù đang nghỉ hè hay đi công du ở hải ngoại cũng bỏ ngang, trở về nước để họp nội các, tìm biện pháp, lên truyền hình thông báo đường lối của chính phủ, trấn an, chia buồn với dân chúng. Lãnh đạo của Cộng Sản Việt Nam thì ngược lại, khi có biến cố trọng đại như vụ giàn khoan HD 981 của Tàu Cộng năm 2014 xâm phạm lãnh hải Việt Nam thì trốn chui trốn nhủi, câm như hến, không một người nào ló mặt ra hay có một lời nói nào để động viên, bày tỏ sự quan tâm của lãnh đạo đến biến động. Chắc chắn Phú Trọng, Xuân Phúc, Đại Quang, Kim Ngân phải biết rõ sự việc cá chết hàng loạt nhưng họ không lên tiếng, chỉ cho một đàn em, thứ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường tuyên bố một cách ngu xuẩn là cá chết hàng loạt do hiện tượng thủy văn, nước biển nóng lên và thiếu oxy trong khi đã có những báo cáo về vụ xả chất thải độc hai ở Vũng Áng. Tại sao? Chẳng qua khu công nghiệp Formosa do Tàu Cộng tài trợ toàn bộ. Ra lệnh cho thuộc cấp điều tra, “làm rõ vụ việc” thì đụng chạm mạnh đến ông bạn láng giềng tham lam, hung ác, nham hiểm đang chống lưng cho chế độ. Ngày 22 Tháng Tư, 2016, hơn nửa tháng sau khi có những tin tức về cá chết hàng loạt tại bờ biển Hà Tĩnh nơi có khu công nghiệp Formosa, Nguyễn Phú Trọng thăm khu dân cư mẫu xã Thạch Văn và khu công nghiệp tại đó, đồng thời làm việc với ban chấp hành tỉnh bộ nhưng hoàn toàn không hề bước chân ra biển xem tình hình cá chết ra sao. Sự lẩn tránh trách nhiệm, ngậm miệng ăn tiền, nói lên bản chất hèn hạ, khốn nạn tột cùng của các lãnh đạo trong chế độ Cộng Sản Việt Nam. Nguồn: Anh Ba Sàm
......

HÔM NAY CÁ CHẾT. VÀ NGÀY MAI

Muốn nuốt chửng vĩnh viễn dải đất Việt Nam thì phải xóa sổ dân tộc Việt Nam. Gần ngàn năm đô hộ xứ Giao Chỉ, Đại Hán âm thầm và quyết liệt loại trừ dân tộc Việt bằng đồng hóa và đã thất bại.  Dù bị hòa máu, pha loãng dòng máu Việt trong dòng máu Hán. Dù kẻ sĩ, tinh hoa người Việt bị giết, bị bắt đưa về phương Bắc. Dù văn bia điển tích gốc gác người Việt bị đập, gia phả bị đốt, bị vơ vét đưa đi mất tích. Dù bao nhiêu thế hệ người Việt nối tiếp nhau phải học lễ nghi, phong tục, văn hóa Đại Hán. Nhưng văn minh sông Hồng ở ca dao, tục ngữ, ở lời hát ru của mẹ, ở câu chuyện cổ tích của bà, ở lịch sử dân tộc, ở huyết thống ông cha, ở khí thiêng sông núi đã lặn trong máu người Việt không bao giờ phôi phai. Văn minh sông Hồng không chói lọi nhưng đặc sắc và bền bỉ vẫn song song tồn tại cùng nền văn minh Đại Hán. Nền văn minh sông Hồng còn, dân tộc Việt Nam còn. Thời tối tăm mông muội đã không thể đồng hóa. Trong ánh sáng văn minh, trong kỉ nguyên công nghệ và tin học, trong thế giới phẳng càng không thể thôn tính bằng đồng hóa. Nung nấu tham vọng “Bình thiên hạ” của những hoàng đế Đại Hán, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình không thể đi lại con đường loại bỏ người Việt bằng đồng hóa, bằng cái chết tâm hồn thì phải loại bỏ người Việt bằng cái chết thể xác. Mao Trạch Đông dùng ý thức hệ giai cấp kích động những người cộng sản Việt Nam đẩy dân tộc Việt Nam vào những cuộc chiến tranh liên miên. Hết “Đánh Mĩ đến người Việt cuối cùng”, “đánh cho Mĩ cút”, lại người Việt giết người Việt, “đánh cho ngụy nhào”. Rồi người Việt truy bức, đấu tố, hãm hại người Việt ngay trên đất Việt và người Việt truy đuổi người Việt đến cùng trời cuối đất. Nước Việt tan hoang. Người Việt, kẻ chết thây rải kín đất, mộ bia nghĩa trang liệt sĩ trắng xóa khắp nước. Kẻ sống li tán tan tác khắp năm châu bốn biển..  Mao Trạch Đông diệt người Việt bằng chiến tranh bằng cái chết tức thì. Đặng Tiểu Bình, Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào, Tập Cận Bình diệt người Việt bằng chất độc trong miếng ăn, trong nước uống, trong đồ dùng làm người Việt tuyệt tự không thể sinh sản và mần bệnh hiểm lặn vào cơ thể mang cái chết chậm đến không thể chữa chạy! Nhìn hình ảnh xác cá biển chết rải trắng trải dài hàng trăm kilomet lập lờ mép nước biển từ Hà Tĩnh đến tận Quảng Nam do chất độc China tháo xuống biển từ Vũng Áng, Hà Tĩnh, mảnh đất nhượng dài hạn hơn nửa thế kỉ cho người Tàu tôi lại nghĩ đến ngày mai của những người Việt Nam mang mầm bệnh do nhiễm chất độc China đang sống lay lắt trên khắp dải đất Việt Nam. Ôi, có phải số phận con cá ở dải biển miền Trung hôm nay là số phận người dân Việt ngày mai?
......

Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ gặp cộng đồng gốc Việt trước cuộc đàm phán nhân quyền Việt - Nam

Vào lúc 2:00 trưa ngày hôm nay Thứ Sáu 22/04/2016, tại văn phòng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Tom Malinowski - Thứ Trường Ngoại Giao Hoa Kỳ đặc trách về dân chủ, nhân quyền và lao động - đã có buổi gặp gỡ với đại điện một số đảng phái, tổ chức của cộng đồng Người Việt ở Hoa Kỳ. Hình ông Tom Malinowski gặp chị Vũ Minh Khánh vào sáng nay 22/04/2016. Mục đích của buổi họp này là để lấy ý kiến của các tổ chức đấu tranh trong cộng đồng người Mỹ gốc Việt về các vấn đề có liên quan đến tình hình dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, trước khi ông Tom Manilowski có cuộc họp thường niên về nhân quyền với phái đoàn CSVN vào ngày 25/04 cũng như chuyến viếng thăm của Tổng thống Obama vào tháng 5 sắp tới. Trong số những người đại diện cho phía cộng đồng Việt Nam có Bác Sĩ Nguyễn Thể Bình - đại diện tổ chức Human Rights For Vietnam PAC; ông Hoàng Tứ Duy và cô Angelina Huỳnh - đại diện Đảng Việt Tân, ông Nguyễn Đình Thắng - đại diện tổ chức BPSOS, ông Nguyễn Quốc Quân đại diện tổ chức Cao Trào Nhân Bản & Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ, và cô Amy Nguyễn đại diện tổ chức VOICE. Phái đoàn Hoa Kỳ ngoài ông Tom Malinowski còn có 4 phụ tá khác, trong đó có một người chịu trách nhiệm liên hệ với Hội Đồng An Ninh Quốc Gia (NSC). Trong cuộc họp, phái đoàn Hoa Kỳ đã lắng nghe ý kiến và đề nghị của các nhà hoạt động trong cộng đồng gốc Việt về những vấn đề liên quan đến dân chủ, nhân quyền tại Việt Nam, để nêu ra trong cuộc họp với phái đoàn CSVN sắp tới. Các nhà hoat động đã nêu lên hàng loạt tên tuổi của những tù nhân lương tâm đang bị giam giữ, như Luật Sư Nguyễn Văn Đài, Blogger Ba Sàm, Trần Huỳnh Duy Thức, Mục Sư Nguyễn Công Chính… Riêng trường hợp của luật sư Nguyyễn Văn Đài, đích thân ông Tom Malinowsky đã gặp chị Vũ Minh Khánh - hiền thê của luật sư Đài - trước khi tiếp phái đoàn các nhà hoạt động gốc Việt. Đây là những trường hợp tiêu biểu mà phái đoàn đã đề nghị phía Hoa Kỳ phải yêu cầu nhà cầm quyền CSVN trả tự do, trong sự vận động cho tự do của tất cả tù nhân lương tâm Việt Nam nói chung. Phái đoàn Việt Nam cũng lưu ý Bộ Ngoai Giao Hoa Kỳ về những chiêu trò của chính quyền CSVN trong việc sử dụng công an giả dạng côn đồ để tấn công, đe dọa rất nhiều những nhà đấu tranh trong nước. Phái đoàn các nhà hoạt động gốc Việt cũng nhắc lại những điều mà CSVN đã cam kết với Hoa Kỳ và quốc tế trong các cuộc đàm phán về mậu dịch trước đó, thí dụ như quyền tự do được thành lập công đoàn, thành lập các tổ chức dân sự… Phái đoàn cho biết, cho đến nay, CSVN vẫn trì hoãn việc thực hiện những cam kết này, không hề tôn trọng các quyền tự do về ngôn luận, tự do về tôn giáo, tự do hội họp... của người dân. Phái đoàn Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ghi nhận lại những ý kiến của phái đoàn Việt Nam và cho biết họ sẽ đưa những vấn đề này ra trong cuộc họp với đại diện chính quyền CSVN vào ngày 25/04 sắp tới. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ cũng lưu ý rằng, hiệp định thương mại TPP vẫn còn trong quá trình phê chuẩn. Những vi phạm nhân quyền của chính quyền CSVN nếu không được cải thiện có thể sẽ làm trì hoãn việc thực thi đầy đủ hiệp định TPP. Nguồn: http://www.sbtn.tv/…/thu-truong-ngoai-giao-hoa-ky-gap-cong-…
......

Dang dở mối tình Việt - Mỹ và phận gái lỡ làng Cam Ranh

Một thập niên giật lùi Sau 10 năm lạnh lẽo, lịch sử bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ sắp chứng kiến thêm một tổng thống Hoa Kỳ đặt chân lên miền đất cựu thù. Lần dợm chân gần nhất thuộc về Tổng thống George W. Bush. Tháng 11/2006, Washington đã kỷ niệm việc Hà Nội được chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bằng chuyến đi này. Nhưng “thể diện” không kém đối với chính thể toàn trị ở Việt Nam là phía Mỹ đồng thời nhấc chế độ này khỏi Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về nhân quyền và tự do tôn giáo (CPC). Tuy thế, kỷ niệm trên đã thuộc về dĩ vãng của một thời được xem là “nồng ấm”. Còn hiện tại, mối tình Việt - Mỹ đã lạnh nhạt đi nhiều. Những đảng viên đảng Dân chủ của Tổng thống Obama càng khó có thể chấp nhận tiến trình tròn một thập niên đi giật lùi của chính thể Việt Nam về thành tích nhân quyền. Ngay cả sự nghiệp dân chủ hóa - điều mà một số lãnh đạo Việt Nam đã hứa hẹn với Tổng thống Bill Clinton khi ông thăm Việt Nam vào tháng 11/2000 - cũng chẳng thấy đâu. Không những chưa có gì chi tiết cho dân chủ hóa, một khái niệm mới còn được giới “bốn kiên định” ở Việt Nam sáng tạo: Dân chủ xã hội chủ nghĩa. Trong não trạng thường rạch ròi và minh bạch của người phương Tây, thật khó mà hình dung nổi về thực chất của cụm danh - tính từ lắp ghép trên. Không chỉ quá kém cải cách về kinh tế, tình trạng chậm lụt về dân chủ hóa và cải thiện nhân quyền chính là một nguồn cơn khiến không chỉ chính phủ Hoa Kỳ, mà cả lưỡng viện Quốc hội của quốc gia này, không thể bình tâm để cấp cho Việt Nam quy chế “kinh tế thị trường đầy đủ”, cho dù trong bất cứ lần gặp gỡ chính thức hoặc không chính thức nào, giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam đều “đọc bài” không biết mệt mỏi về thành ngữ ấy. Không những thế, cận cảnh thể chế Việt Nam bị đưa trở lại Danh sách CPC đang đến gần nhất trong 10 năm qua. Do những nhà hoạt động tôn giáo quốc tế và cũng bởi 2/3 lưỡng viện Quốc hội Hoa Kỳ không thể kiên nhẫn lâu hơn nữa. Tháng Năm năm 2016 sẽ là cuộc tiếp xúc chính thức của Obama - người đã trở thành tổng thống Mỹ với khẩu hiệu “The change we need” - với một tổng bí thư  cũ cùng một Bộ Chính trị mới của Việt Nam. Một thử thách không nhỏ dành cho Obama: làm thế nào để thuyết phục Quốc hội Mỹ thông qua TPP trong những tháng tới với lý do “Việt Nam đã cải thiện nhân quyền”. Vẫn đu dây và trả treo Những tin tức mới nhất của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh báo về từ Mỹ hóa ra lại toàn cũ: Những vấn đề sẽ được đề cập trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, hiện tại còn đang ở trên bàn đàm phán, hai bên đang cùng thảo luận với nhau, nhưng mục tiêu cao hướng tới là tiếp tục làm cho quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước sâu sắc hơn, trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa; kể cả vấn đề duy trì hòa bình, ổn định… Vấn đề duy trì, hoà bình, ổn định, những diễn biến trên biển, câu chuyện biển Đông cũng sẽ được đề cập. Nhưng đặc biệt, hiện tại, Việt Nam hết sức quan tâm đến vấn đề giải quyết hậu quả chiến tranh để lại như vấn đề chất độc da cam, những vấn đề nhân đạo của cả hai bên… Hoàn toàn chẳng có gì đặc sắc. Tất cả những nội dung trên, bao hàm cả “kinh tế thị trường đầy đủ”, đều đã nằm gọn trong bản tuyên bố về “đối tác toàn diện” mà Obama cùng Trương Tấn Sang đã ký kết tại Washington vào cuối tháng 7/2013. Chỉ có điều hơn 2 năm qua, số nội dung thỏa thuận trong bản tuyên bố trên được “mang hơi thở nghị quyết vào cuộc sống” là ít ỏi một cách đáng sợ. Cũng đã không có bất kỳ một cải cách đáng kể nào, hoặc nói theo từ ngữ ngoại giao Hoa Kỳ là “chưa có gì có thể chứng minh được”, của chính thể Việt Nam tính từ chuyến đi Washington của Trương Tấn Sang đến cuộc công du đến cùng địa điểm của Nguyễn Phú Trọng vào tháng 7/2015.  Giới ngoại giao Việt luôn ghì đầu vào trò chơi chữ. Những gì mà phía Việt Nam âm thầm chấp nhận từ các cuộc đối thoại song phương với Hoa Kỳ chỉ mang tính ngữ nghĩa, khái niệm. Sự khác biệt duy nhất giữa hai chuyến công du Mỹ vào năm 2013 và vào năm 2015 là nếu Chủ tịch Sang không mang đến Mỹ một “món quà” nào, thì Tổng Bí thư Trọng đã tỏ ra là một chính khách thức thời và khôn ngoan hơn: lặng lẽ chấp nhận định chế Công đoàn độc lập - một trong những điều kiện đương nhiên của Hiệp định TPP nhưng cũng mang tính thách thức đặc biệt lớn đối với chế độ chính trị Việt Nam về những hình dung “diễn biến hòa bình”. Điều đơn giản là, nếu không có “món quà” Công đoàn độc lập, ông Trọng sẽ không thể được đón tiếp ngoài sức tưởng tượng tại Phòng Bầu dục mà do vậy sẽ không thể tạo nên một ưu thế đáng kể cho phe đảng của ông ngay trước cuộc chiến Đại hội XII. Tuy nhiên, không gì có thể thay đổi nhanh chóng ở Việt Nam, trừ nạn tham nhũng và đấu đá quyền lực. Gần một năm vụt qua kể từ ngày 8/5/2015, khi Tổng thống Barack Obama hiện diện tại trụ sở công ty Nike (Portland, Oregon) với một bài phát biểu rất đặc biệt không phải dành cho nước Mỹ: “Lần đầu tiên, Việt Nam thậm chí sẽ phải để cho người lao động tự do thành lập công đoàn bảo vệ quyền lợi. Điều này cũng sẽ tạo ra sự thay đổi”, thậm chí báo chí nhà nước cộng sản còn không được đăng nguyên văn “Công đoàn độc lập” mà phải biến tướng sang một cụm từ khác là “Công đoàn cơ sở”. Khó có thể hiểu khác hơn là giới lãnh đạo Việt Nam đang muốn duy trì chính sách trì hoãn và kéo dài càng lâu càng tốt việc triển khai Công đoàn độc lập - một sự chậm trễ đầy chủ ý và có tính “trả treo”, phản chiếu tấm gương đu dây mà chính thể này đã đu lắc suốt nhiều năm giữa Bắc Kinh và Washington. Cũng cần thành thật nói rằng một khi đã không có bất kỳ cải biến nào có thể chứng minh được, Việt Nam sẽ quá khó để mong đợi một kết quả khả quan nào khi tiếp đón Obama vào tháng Năm tới. Kết quả duy nhất đang mờ mờ hiện ra chỉ là sự hứa hẹn của Hoa Kỳ về tương lai dành cho Việt Nam về cơ chế “đối tác chiến lược” - mà dĩ nhiên người Việt láu cá muốn dùng khái niệm này để ít nhất dằn mặt tham vọng biến Biển Đông thành ao nhà của Trung Quốc. ‘Cô gái lỡ làng’ Có thể nhớ lại, khoảng gần một tuần trước chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Trọng vào tháng 7/2015, như một cố tật còn lâu mới chịu bỏ, Bắc Kinh lại tung giàn khoan Hải Dương 981 vào khu vực Biển Đông sát với hải phận Việt Nam. Những tưởng một cuộc chiến giàn khoan nữa sẽ bùng nổ như đã từng vào giữa năm 2014. Nhưng rốt cuộc, phép thử Mỹ - Trung đã phát sinh phản ứng thuận cho Việt Nam: hoàn toàn không dám công khai khiêu khích và tung hoành như năm 2014, Hải Dương 981 chỉ lượn lờ một cách thúc thủ. Nhờ đó, tất nhiên Nguyễn Phú Trọng và một số thân tín của ông có thể tự tin hơn với con bài “dùng Mỹ dọa Trung Quốc”. Từ đầu năm 2016 đến nay, cùng với một ít tin tức “Việt Nam đang tích cực chuẩn bị cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Obama”, giàn khoan Hải Dương 981 lại hai lần tiếp tục lượn lờ ở Biển Đông. Rõ rang là bài cũ lặp lại và chẳng cần che giấu gì hết. Bóng ma Trung Quốc đối với Việt Nam là hiện hình và trở nên đủ nguy hiểm qua từng tháng. Thế nhưng một khối u nguy hại không kém lại đang bục ra chính trong não bộ và điều được xem là “nguyện vọng” của phần lớn giới lãnh đạo Việt: vẫn mơ màng sẽ tiếp tục đu dây mà chẳng bị té gãy cổ. Bằng chứng mới nhất là vào tháng 3/2016, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh, trong một lần xuất hiện hiếm hoi và chẳng hiểu thay mặt cho ai hoặc được ủy quyền bởi ai, đã lộ ý “mời tàu Trung Quốc vào cảng Cam Ranh”. Từ trước chuyến đi Mỹ của Tổng Bí thư Trọng vào tháng 7/2015, đã có một số nguồn tin dự đoán rằng một trong những tâm điểm mà hai phía Việt Nam và Mỹ thảo luận sẽ là cảng quân sự Cam Ranh. Theo đó, sự gia tăng hiện diện của hải quân Mỹ ở Cam Ranh có thể được phía Việt Nam đồng thuận hơn, trong đó có thể kể đến vai trò tăng lên của đội ngũ cố vấn Mỹ, và có thể cả một số hoạt động tuần tra chung, phối hợp tập trận chung giữa hai nước trong tương lai không xa. Thái độ kín tiếng của ông Trọng và ông Obama sau cuộc gặp 2015 là một lẽ tất nhiên. Nhưng nếu loại trừ kịch bản cuộc gặp này đã không đạt được một kết quả gì, kịch bản còn lại là một “phụ lục” về thỏa ước hợp tác quân sự đã được hai bên xây dựng và thống nhất, mở ra một lộ trình triển khai cho những tháng tới. Đến tháng 2/2016, Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu tiên dám mở miệng tuyên bố về tàu Mỹ “đi qua vô hại” ở vùng biển Hoàng Sa. Cùng lúc là cơ chế tuần tra Biển Đông ít nhất một lần mỗi quý của Hạm đội 7 của Mỹ. Đến tháng 3/2016, hải quân Việt Nam bắt đầu tập trận chung với Nhật Bản ngay ngoài khơi Đà Nẵng, dù báo chí trong nước không được phép đưa tin. Tháng 4/2016, Việt Nam bắt đầu hé lộ kế hoạch “tuần tra chung Biển Đông” với Philippines - một đồng minh thân cận của Mỹ. Những tiền đề của “đồng minh quân sự” đã được khởi đầu như thế. Một số dấu hiệu đã cho thấy trong hai cuộc gặp Obama - Trọng vào tháng 7/2015 và tháng 5/2016, dù vấn đề TPP được đưa lên hàng đầu, nhưng tiến trình đàm phán và có thể tiến tới một liên minh quân sự giữa Việt Nam và Hoa Kỳ mới là chủ đề được ưu tiên để có thể đi tới một quyết định vào một thời điểm nào đó, theo đúng triết lý năm 2013 của Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ John Kerry: Nơi nào mà Mỹ và Việt Nam có chung lợi ích, nơi đó hai bên có thể cùng làm việc với nhau. “Lợi ích chung” đó chính là Biển Đông, với nhu cầu bảo vệ an ninh hàng hải và cả vai trò của Mỹ trong chiến lược xoay trục về Châu Á-Thái Bình Dương, cùng lợi ích quá thiết thân của Việt Nam về việc vay mượn vai trò của Hoa Kỳ để đối trọng với mối đe dọa hoàn toàn không còn trừu tượng từ Trung Nam Hải. Hẳn nhiên, điều mà tân ủy viên Bộ Chính trị Phạm Bình Minh thông tin cho báo giới “Những vấn đề sẽ được đề cập trong chuyến thăm của Tổng thống Obama, hiện tại còn đang ở trên bàn đàm phán” rất có thể chính là mối quan hệ hợp tác quân sự Việt - Mỹ nên và phải được đào sâu đến mức độ nào, cũng như Cam Ranh là một cô gái lỡ làng cần chào gả với mọi đàn ông nhưng không phải đàn ông nào cũng cần. Theo http://www.voatiengviet.com
......

Hãng Mỹ Trốn Thuế Giấu 14000 Tỷ Tại Hải Ngoại

NEW YORK – Nhiều đại công ty Hoa Kỳ đã giấu hơn 1 ngàn tỷ đôla ngòai lãnh thổ Hoa Kỳ, theo một bản nghiên cứu mới từ hội chống nghèo đói toàn cầu Oxfam. Các nhà họat động từ hai tổ chức phi chính phủ 'Oxfam' và 'Transparency International' đã biểu tình trước bản doanh Ủy Ban Châu Âu hôm 12-4-2016, trong khi Oxfam tố cáo Ngân Hang Thế Giới đã bơm tiền đầu tư vào các công ty đang sử dụng các thiên đường trốn thuế. Nghiên cứu cho thấy 50 công ty lớn nhất Hoa Kỳ làm chủ hơn 1,600 công ty chi nhánh trong các thiên đường trốn thuế. Oxfam thấy rằng các công ty này hưởng lợi gần 4 ngàn tỷ USD tòan cầu từ 2008 tới 2014, và cùng thời kỳ này được chính phủ Mỹ hỗ trợ bơm vào 11 ngàn tỷ USD. Nghiên cứu cho thấy cứ 1 USD các hãng này nộp thuế liên bang Hoa Kỳ, họ nhận được 27 USD tài trợ cũng từ chính phủ liên bang. Theo Oxfam, công ty lớn thứ nhì thế giới là Apple đã giấu hơn 181 tỷ USD ở ba chi nhánh ngòai Hoa Kỳ. Tương tự, công ty đa quốc General Electric lãnh hỗ trợ từ chính phủ Mỹ 28 tỷ USD, và giấu 119 tỷ USD tại 18 chi nhánh ở các thiên đường thuế. Công ty Microsoft giấu 108 tỷ USD ở thiên đường thuế. Trong danh sách 10 công ty hàng đầu Oxfam đưa ra về kỹ thuật giấu tiền hải ngọai còn có Pfizer, hãng mẹ của Google là Alphabet, và Exxon Mobil. Robbie Silverman, chuyên gia thuế tại Oxfam, kêu gọi các chính phủ kết thúc chuyện các thiên đường thuế, vì trong khi người giàu trả thuế quá ít, và mọi chi phí công quỹ đè nặng trong việc thu thuế dân thường. Oxfam nói có 90% công ty tòan cầu dùng các kỹ thuật tránh thuế. Silverman nói, các nước nghèo mất trung bình 100 tỷ USD/năm vì các đại công ty trốn thuế. Tuy nhiên, con số Sputnik ghi là nhiều hơn: Các tập đoàn lớn của Mỹ như Apple, Walmart, General Electric đã cất giấu ở những công ty offshore 1,4 nghìn tỷ USD, báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Oxfam, chuyên hoạt động chống đói nghèo, cho biết. Để so sánh, từ năm 2008 đến năm 2014, 50 công ty Mỹ đã nộp thuế với số tiền 1 tỷ USD. Tờ Guardian dẫn báo cáo cho biết, số tiền nêu trên nằm trong "mạng lưới thiếu minh bạch và bí mật" của 1608 công ty con ở nước ngoài. Theo báo cáo này, các cửa hàng Apple cất giữ tại ba công ty nước ngoài 181 tỷ USD, General Electric — 119 tỷ USD trong 118 công ty con, tuy đã nhận được 28 tỉ USD tiền hỗ trợ của nhà nước. Microsoft cất dấu 108 tỷ USD. Trong danh sách top-10 của Oxfam có Pfizer, công ty sáng lập Google Alphabet và Exxon Mobil. Sputnik ghi rằng, bản báo cáo cho biết việc sử dụng các công ty cảnh ngoại đã cho phép các tập đoàn giảm thuế suất trung bình từ 35% xuống đến 26,5% trong giai đoạn 2008-2014. Theo dữ liệu của tổ chức Oxfam, các công ty lớn của Mỹ đã chi hàng tỷ USD cho "đội quân vận động hành lang", kêu gọi gia tăng hỗ trợ của chính phủ dưới hình thức các khoản vay ngân hàng và đảm bảo. Như vậy, công ty chi cho vận động 2,6 tỷ USD trong vòng sáu năm. Nguồn https://vietbao.com
......

Chế độ Hồ Ly Tinh

Ngày 14 tháng 4 năm 2016 trên mạng xã hội xuất hiện một clip công an tấn công một người bán rong. https://www.youtube.com/watch?v=J-LX7lrKvNk Người bán rong đã vi phạm giao thông khi đậu xe lòng đường, ở Việt Nam chuyện này xảy ra thường xuyên. Lỗi như vậy không lớn, thường khi công an bắt được sẽ kéo phương tiện về trụ sở. Người vi phạm đến trụ sở công an nộp phạt. Sau đó mọi việc lại diễn như cũ. Công an Nguyễn Việt Hà đánh anh Nguyễn Thiện Minh Phong người bán hàng rong bị xuất huyết não. hình Thông thường người bán rong khi nhác thấy bóng công an sẽ bỏ chạy, bởi thế chúng ta thấy nhiều hình ảnh công an và dân phòng giằng kéo xe, quang gánh của những người bán rong. Người thanh niên bán rong trong clip ngày 14 cũng vậy, anh ta định nhảy lên xe và tránh đi. Nhưng viên thượng sĩ công an đã kéo lại, trong lúc người bán rong giằng co để đi, anh bị viên thượng sĩ dùng một thế võ Judo hất ngã đột ngột xuống nền đất cứng. Những người học judo đều hiểu khi sử dụng thế võ này trên nền đất cứng, đối phương bị nguy hiểm. Và đúng như vậy, người bán rong đã nhập viện và xuất huyết não, đang trong tình trạng hôn mê. Một số ý kiến cho rằng người bán rong đã chống đối. Đây là ý kiến nguỵ biện để bao che cho hành vi bạo lực của công an. Hành vi của người bán rong là không chấp hành mệnh lệnh. Anh ta chủ định bỏ đi chứ không phải là có ý định chống đối gây hại đến sức khoẻ, thân thể của viên công an. Hành vi của anh ta là không nghiêm trọng. Nhưng chủ đích của viên công an dùng vũ thuật triệt hạ gây tổn thương cho người bán rong chỉ vì anh ta định bỏ chạy, là vi phạm pháp luật mức độ nghiêm trọng. Từ hành động này, có được clip ghi lại diễn biến cụ thể. Chúng ta có thể hình dung tại sao có nhiều người gặp công an hay bị ngã chết, đột tử chết. Nếu không có clip này, mặc dù nhiều người trông thấy tận mắt. Công an có thể nói rằng do xô đẩy và anh bán rong trượt chân ngã. Cái chết hoặc chấn thương là ngoài ý muốn, không phải là chủ đích. Như bao nhiêu vụ khác đã từng xảy ra. Thay vì phải làm rõ việc công an đánh chết người, cơ quan công an lại đi theo hướng làm sao để xoá dấu vết, để chối tội, để buộc trách nhiệm vào người bị chết. Hành xử pháp luật theo cách vậy không khác gì khuyến khích công an tiếp tục đánh chết người vì cái giá phải trả quá nhẹ. Chủ ý reo rắc sợ hãi cho người dân rằng, chống lại hoặc không chấp hành công an chỉ có thiệt thân. Dân chết còn công an chẳng làm sao cả. Tâm lý sợ hãi sẽ lan trong dân khi làm việc với công an, đấy là cái  được của chế độ, trong những vụ công an giết người mà không bị làm sao, hoặc bị xử lý nhẹ. Đồng thời nó cũng làm cho công an thi hành nhiệm vụ cảm thấy mạnh tay hơn vì được che chở bởi hệ thống pháp luật. Chế độ này đang cần những mạng người dân chết như vậy để reo rắc sợ hãi. Cần máu người dân đổ theo cách vậy, để tạo ra sự sợ hãi, và sự sợ hãi đấy là nguồn bảo vệ chế độ tồn tại. Cho nên hết năm này sang năm khác, không có năm nào không có chuyện công an giết người dân và che đậy, đổ lỗi tại người dân. Có thể đầu tiên chỉ là sự quá tay của một viên công an, hệ thống pháp luật vì uy tín chế độ phải bao che . Đâm lao theo lao, một vài vụ sau cũng phải bao che. Thế rồi quan sát thực tế,  chế độ nhận ra rằng việc bao che cho công an giết người như thế, cũng đem lại cái lợi là nỗi sợ hãi trong dân chúng.  Làm dân chúng tê liệt và luôn khiếp sợ. Từ đó họ chủ trương ngầm dung túng cho công an làm. Họ không ra chính sách, phương án, văn bản. Nhưng cái cách họ bao che là thông điệp ngầm để các công an hiểu rằng chế độ ủng hộ và tán thành việc giết người như thế. Đến nay thì càng rõ ràng hơn khi chứng kiến những vụ công an tấn công ngày càng lan rộng nhằm vào  những người đấu tranh trên khắp cả nước từ Hà Nội, Vinh, Sài Gòn và Tây Nguyên…. Chẳng khác nào Hồ Ly Tinh trong chuyện cổ cần máu người dân vô tội để tồn tại. Chế độ công an trị ngày nay cũng vậy. Chúng như những con ác thú luôn cần đến máu người, mạng người để tồn tại. Chúng cần sự sợ hãi của người dân trước chúng, và không cách nào gây sợ hãi hơn là cách giết người. Những người dân Việt Nam đang phải sống dưới chế độ công an trị, một chế độ hành xử không khác nào giống Hồ Ly Tinh uống máu người. Chỉ khác nhau là Hồ Ly Tinh cần máu người để trở thành người, còn chế độ công trị thì cần máu người để chúng được trở thành Hồ Ly Tinh, khiến thiên hạ phải sợ hãi chúng. Hiện nay tên công an thượng sĩ Lương Việt Hà trong clip trên chỉ tạm thời bị đình chỉ công tác. Nếu đúng ra với hành vi và hậu quả mà hắn gây ra phải bị bắt giam khẩn cấp vì hành vi cố ý gây thương tích, hậu quả nghiêm trọng. Nhưng hắn vẫn được tự do để theo dõi tình hình nạn nhân. Tự do cung cấp thông tin cho báo chí để hướng dư luận có lợi cho mình. Tương tự như thiếu uý cảnh sát Trần Minh Trung ở Hải Dương đánh bạn gái tàn bạo, gây chấn thương sọ não. Nhưng không bị bắt giữ, tên Trung tha hồ đến thăm hỏi bệnh nhân, thực chất là đe doạ nạn nhân không được đơn từ khiếu kiện hắn. Đấy là những bao dung ngầm của chế độ, tạo điều kiện cho thủ phạm công an có điều kiện tác động vụ án theo hướng có lợi cho thủ phạm và bất lợi cho nạn nhân. Và lại một lần nữa, sau nhiều vụ án mạng công an giết người, đánh người. Đến vụ án này,  cách hành xử vẫn mang màu sắc bao che của chế độ. Nó chứng tỏ muốn đưa thông điệp rõ ràng hơn đến người dân. Ở chế độ công an trị này, việc công an giết người là điều mà người dân nên cảm thấy đáng sợ chứ không phải là lên án việc đó. Như trong chuyện cổ, người dân  thường sợ Hồ Ly Tinh hơn là lên án đấu tranh với nó!? Theo http://nguoibuongio1972.blogspot.de/2016/04/che-o-ho-ly-tinh.html
......

Trung Quốc trỗi dậy và suy tàn: Giới hạn của quyền lực

“Quyền lực đẻ ra từ nòng súng” (Mao Trạch Đông) Câu nói của Mao (quyền lực đẻ ra từ nòng súng) chỉ đúng một phần. Thứ nhất, nó chỉ đúng với quyền lực cứng, chứ không đúng với quyền lực mềm, vì súng và tiền không thể đẻ ra quyền lực mềm. Thứ hai, nó chỉ đúng với việc giành quyền lực, chứ không đúng với việc giữ quyền lực, vì muốn giữ quyền lực lâu dài thì phải đổi mới và phát triển. Muốn phát triển bền vững phải đổi mới cả kinh tế lẫn chính trị. Nhưng “quyền lực tuyệt đối thì tham nhũng tuyệt đối”, nên những kẻ độc tài và tham nhũng không chịu đổi mới chính trị. Chính Mao đã từng nói “chính trị là thống soái” (politics in command) và hô hào phải làm “cách mạng thường trực”. Chính Mao đã huy động “Hồng vệ Binh” (fringe power) đối đầu và đánh sập hệ thống quyền lực của Đảng (mainstream power) để giành lại quyền lực (độc tôn). Chính Mao đã tạo ra “tiền lệ chống Đảng” (bằng bạo lực). Phải chăng Tập Cận Bình cũng đang bắt chước Mao một cách “sáng tạo” theo “Neo-Maoism” để giành quyền lực (độc tôn). Đối với Mao (và Tập) chính trị là độc tài. Cả Mao và Tập đều sùng bái quyền lực tuyệt đối và áp dụng sùng bái cá nhân, nên không hiểu giới hạn của quyền lực cứng. Giới hạn của quyền lực không phải là điều mới lạ. Bệnh sùng bái quyền lực rất phổ biến, không phải chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước khác. Con người vốn sợ quyền lực, sợ kẻ mạnh, sợ nước lớn (như sợ Trung Quốc). Một số người (ở Việt Nam) sợ Trung Quốc nên không dám phản kháng khi bị họ bắt nạt; không dám kiện khi bị họ xâm phạm chủ quyền; không dám chơi với nước khác làm đối trọng vì sợ họ giận. Một số nước không dám lên án Trung Quốc quân sự hóa và lấn chiếm Biển Đông, vì sợ mất lòng Trung Quốc, và mất lợi ích kinh tế.  Napoléon Bonaparte đã từng nói “Trung Quốc là một người khổng lồ đang ngủ. Hãy để cho nó ngủ yên, vì khi thức dậy nó sẽ làm đảo lộn thế giới”. Lời cảnh báo đó nay đã trở thành sự thật. Trung Quốc đã trỗi dậy (không hòa bình), bắt nạt các nước yếu hơn, và thách thức trật tự thế giới. Nhưng Trung Quốc mạnh tới đâu và có đáng sợ không? Sức mạnh của họ có giới hạn không? Và làm thế nào để đối phó với sức mạnh của Trung Quốc?   Trung Quốc trỗi dậy: Dựa vào quyền lực cứng Sau ba thập kỷ phát triển kinh tế ngoạn mục với tốc độ tăng trưởng hai con số, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản, trở thành cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang cạnh tranh với Mỹ về kinh tế và quân sự, với tham vọng sẽ vượt cả Mỹ. Trung Quốc hiện là chủ nợ lớn nhất của Mỹ (với 1.300 tỷ USD tài sản). Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc vẫn đứng đầu thế giới, tuy gần đây đã bị tụt xuống mức 3.300 tỷ USD (cuối năm 2015). Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc năm 2016 tuy tăng một cách khiêm tốn là 7,6% nhưng vẫn đứng thứ hai thế giới (146,67 tỷ USD), chỉ sau Mỹ (573 tỷ USD cho ngân sách năm 2016). Trung Quốc không chỉ là “quái vật kinh tế” (economic monster) như Nhật trước đây, mà còn là “quái vật quân sự” (military monster). Trung Quốc vừa sử dụng “cái gậy” để triển khai quyền lực (project power), vừa sử dụng “củ cà rốt” để mua chuộc các nước bằng túi tiền (checkbook diplomacy).  Để mua chuộc Pakistan, Trung Quốc đã đầu tư 46 tỷ USD (4/2015). Để cạnh tranh với thể chế tài chính của Mỹ và Nhật, Trung Quốc đã khởi xướng Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (AIIB) và góp vốn 50 tỷ USD (4/2015). Tập Cận Bình muốn theo đuổi “Giấc mộng Trung Hoa” để làm bá chủ thế giới bằng “Một vành đai, Một con đường”. Đó là con đường cực đoan dựa trên sức mạnh cứng của cơ bắp và tiền.   Tại Biển Hoa Đông, Trung Quốc thách thức Nhật Bản, đòi chủ quyền đảo Điếu Ngư và áp đặt Khu vực Nhận diện Phòng không (ADIZ). Tại Biển Đông, Trung Quốc bắt nạt các nước láng giềng, xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng dàn khoan HD981, bồi đắp các đảo đá ngầm và xây dựng các căn cứ quân sự, thách thức quyền tự do hàng hải quốc tế với yêu sách “đường chín đoạn”, nhằm kiểm soát và độc chiếm Biển Đông. Bằng “cái gậy” và “củ cà rốt”, Trung Quốc tăng cường phân hóa và thao túng các nước ASEAN (như cách tách bó đũa ra để bẻ từng chiếc) nhằm đối phó với chính sách ngăn chặn của Mỹ.  Khi Tập Cận Bình đến thăm Canberra (17/11/2014), chính phủ Tony Abbott đã trải thảm đỏ đón như một hoàng đế. Tập Cận Bình đã đọc diễn văn tại Quốc Hội Úc, nhấn mạnh hai nước “tay trong tay” và “vai kề vai” vì sự phát triển hai nước và ổn định khu vực. Khác với chuyến thăm vội vàng của Tổng thống Obama (11/2014), Tập Cận Bình đã được chính phủ Úc tìm mọi cách làm hài lòng (kể cả việc trước đó bỏ công sức và tiền bạc tìm kiếm vô vọng chiếc máy bay mất tích MH-370) để lấy lòng Trung Quốc, nhằm ký được một hiệp định thương mại có lợi cho nền kinh tế đang cần vốn và thị trường. Không biết có phải vì họ ngộ nhận hay ngây thơ về Trung Quốc hay không, mà chính phủ bang Northern Teritory đã quyết định cho tập đoàn Landbridge thuê cảng Darwin 99 năm, với giá 506 triệu AUD. Quyết định này đã bị dư luận báo chí trong nước thổi còi và chính phủ Mỹ phản ứng (New York Times, 21/3/2016). Landbridge có quan hệ mật thiết với PLA, và Darwin là nơi đóng quân của 2500 lính thủy đánh bộ Mỹ theo kế hoạch “xoay trục” sang Châu Á để đối phó với Trung Quốc.   Nước Anh cũng tuyên bố về một “kỷ nguyên vàng” trong quan hệ với Trung Quốc và bày tỏ nguyện vọng được làm “người bạn tốt nhất” của Trung Quốc tại Tây Âu. Khi Tập Cận Bình đến thăm London (20-23/10/2015) chính phủ David Cameron không chỉ trải thảm đỏ mà còn “treo cờ trắng đầu hàng” (về vấn đề Hong Kong) để đổi lấy những lợi ích kinh tế (nghe nói là 6 tỷ USD). Một cựu cố vấn cho Thủ tướng Anh (ông Steven Hilton) nhận xét rằng việc cúi đầu chịu khuất phục Trung Quốc là “sai lầm về đạo đức và thiển cận về kinh tế”. Nói cách khác, không nên làm bạn với “con mãng xà nấp trong chùm đèn” (tên một bài báo của Perry Link). Một nhà hoạt động nhân quyền người Anh (ông Benedict Rogers) bình luận, “Trung Quốc là kẻ bắt nạt, chúng ta cần đứng lên…” (Jonathan London blog, 3/3/2016).   Không phải chỉ có Úc và Anh sợ Trung Quốc mất lòng, mà nhiều nước khác (như Malaysia, Indonesia, Myanmar, Cambodia và Thailand) cũng thích “củ cà rốt” Trung Quốc. Nhưng gần đây, Malaysia và Indonesia bắt đầu thay đổi thái độ, vì Trung Quốc hành xử quá thô bạo. Tập Cận Bình đang thể hiện “xu hướng Phát-xít” trong nước và cách ứng xử ngày càng trắng trợn ở ngoài nước. Tình hình chính trị bên trong Trung Quốc hiện đáng báo động, và là mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực. (Jonathan London blog, 22/3/2016). Trung Quốc suy tàn: Thiếu quyền lực mềm Mô hình phát triển kinh tế với “bản sắc Trung Quốc” (Chinese exceptionalism) dựa trên thuyết “authoritarian resilience” được đánh giá là động lực chính đưa Trung Quốc cất cánh về kinh tế (sau sự kiện Thiên An Môn). Mô hình này đã giúp Trung Quốc phát triển ngoạn mục trong một thời gian, nhưng đến nay đã hết đà và hết hiệu nghiệm. Kinh tế Trung Quốc không thể dựa mãi vào xuất khẩu, mà cần phải chuyển đổi cơ cấu (dựa trên sức mua cho tiêu dùng trong nước). Nhưng có nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc đã phát triển “kịch đường” (Paul Krugman), và đang gặp phải những mâu thuẫn trầm trọng, có thể dẫn đến sụp đổ hệ thống, nếu không đổi mới chính trị và dân chủ hóa. Nhưng đổi mới lại mâu thuẫn với bản chất chế độ chuyên chế độc đảng, đúng lúc này chuyển hướng cực đoan, tăng cường trấn áp.     Thay vì đổi mới thể chế chính trị thì Tập Cận Bình lại tăng cường kiểm soát và trấn áp. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật TƯ (CCDI) do Vương Kỳ Sơn làm Bí thư, là cánh tay phải của Tập Cận Bình và là cơ quan quyền lực đáng sợ nhất. CCDI đã bắt 160 “hổ to” (cán bộ cao cấp) và 1.400 “hổ nhỏ” để điều tra tham nhũng, nhằm “giết gà dọa khỉ” (xiaji jinghou). Dưới ngọn cờ chống tham nhũng, Tập Cận Bình đã ráo riết thanh trừng các đối thủ chính trị. Bộ Công nghệ Thông tin (MIT) còn ra quy định cấm các công ty báo chí do nước ngoài đầu tư không được xuất bản kể cả trực tuyến, nếu không được phép. Tập Cận Bình tuyên bố, “Tất cả các cơ quan truyền thông do Đảng chỉ đạo phải nói tiếng nói của Đảng và bảo vệ uy quyền và thống nhất của Đảng”. (Orville Schell, New York Review of Books, April 21, 2016). Giới nghiên cứu độc lập và các giáo sư có quan điểm cởi mở tại các viện nghiên cứu và các trường đại học rất lo ngại về “hệ quả đáng sợ” của các chính sách cực đoan này đối với học thuật. Nhiều luật sư về nhân quyền đã bị bắt, trong số 300 luật sư với các cộng sự và người thân của họ, trong “Chiến dịch 709” (từ 9/7/2013). Từ năm 2013, tỉnh Chiết Giang đã tiến hành chiến dịch phá hủy thánh giá trên các nhà thờ, đến nay hơn 1.000 cây thánh giá đã bị phá hủy, gồm các nhà thờ bị xử phạt chính thức. Nhiều nhà báo và học giả nước ngoài không được cấp visa nhập cảnh. Chiến dịch trấn áp này còn vươn ra khỏi Trung Quốc. Chiến dịch trấn áp này không phải chỉ giống thời Cách mạng Văn hóa mà còn giống mô hình “Đông Xưởng” (Eastern Depot) thời nhà Minh, dưới đời vua Chu Lệ (Yongle Emperor, 1402-1424) với một hệ thống mật thám theo dõi nội bộ rất chặt chẽ, để bảo vệ vương quyền. Các cơ quan tuyên truyền của Đảng gọi Tập Cận Bình là lãnh đạo “nòng cốt” (hexin) theo kiểu “độc tài cá nhân” (dictatorial personality). Nhiều người lo ngại Trung Quốc đang trượt theo xu hướng Mao (Neo-Maoism), chứ không theo xu hướng Đặng Tiểu Bình, và ngày càng giống mô hình “Đông Xưởng” đầy tai tiếng. Nhưng tăng cường kiểm soát và trấn áp không có nghĩa là Trung Quốc đang mạnh lên, mà là đang suy yếu. Theo David Shambaugh, Trung Quốc đang trong “màn chót” (endgame) hay trong “buổi hoàng hôn” (twilight) của chế độ cộng sản (Minxin Pei). Còn theo Ross Peros thì Trung Quốc sẽ “hạ cánh cứng” (hard landing).      Bất chấp trấn áp, dư luận phản đối Tập Cận Bình vẫn không bị dập tắt. Trong một bức thư ngỏ lưu hành trên mạng , phóng viên Tân Hoa Xã Zhou Fang đã phê phán chính sách kiểm duyệt thô bạo và cực đoan của Tập Cận Bình là “vi phạm quyền tự do ngôn luận trực tuyến”. Một bức thư ngỏ khác của một nhóm các “Đảng viên Cộng sản Trung kiên” (đăng trên website CCDI) không những lên án Tập về tệ “sùng bái cá nhân” mà còn công khai kêu gọi Tập từ chức vì, “không có năng lực lãnh đạo Đảng và đất nước tiến vào tương lai…” Bức thư đó lập luận rằng “chính sách đối ngoại hung hăng của Tập đã gây hấn với các nước láng giềng và để Mỹ giành ảnh hưởng, trong khi làm Hong Kong và Đài Loan li tán. Quản trị kinh tế của Tập đã dẫn đến sự đổ vỡ của thị trường chứng khoán năm ngoái, làm cho các doanh nghiệp nhà nước phải sa thải hàng loạt nhân viên và làm nền kinh tế suy sụp”. Một giáo sư của  trường Đảng cảnh báo “đàn áp sẽ gây nguy hiểm cho Đảng”. Theo Andrew Nathan, những ý kiến chỉ trích đăng trên website CCDI chứng tỏ những người ủng hộ Tập đang lo ngại những quyết sách của ông có thể làm sụp đổ chế độ (Washington Post, March 29, 2016). Người dân lo sợ tìm mọi cách chuyển tiền ra nước ngoài, làm Trung Quốc chảy máu ngoại hối ngày càng nhiều. Riêng năm 2015, đã có 1000 tỷ USD chạy khỏi Trung Quốc, làm dự trữ ngoại hối chỉ còn 3.300 tỷ USD. Chỉ cần 5% dân số Trung Quốc chuyển tiền ra nước ngoài hợp lệ (mỗi người được chuyển 50.000 USD/năm) thì số dự trữ ngoại hối nói trên sẽ hết sạch. Theo AFP (20/1/2016) 1/4 số công ty Hoa Kỳ kinh doanh tại Trung Quốc đang rút khỏi nước này. Chỉ trong 3 tháng đầu 2016, tổng giá trị ngoại tệ mà Trung Quốc mua lại các công ty nước ngoài là 73 tỷ USD (so với 6,2 tỷ USD cùng kỳ năm ngoái). Đảng Cộng Sản Trung Quốc càng dựa vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bài ngoại, thì các chính sách của Tập Cận Bình càng cản trở Bắc Kinh trong việc điều chỉnh mối quan hệ căng thẳng với các nước láng giềng tại Biển Hoa Đông cũng như Biển Đông. Những bước ngoặt lớn trong quan hệ Trung-Nhật và Trung-Việt đã làm thay đổi bức tranh địa chính trị tại hai khu vực trọng yếu này. Trong khi Nhật buộc phải thay đổi hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, thì Việt Nam buộc phải xoay trục xích lại gần Mỹ, theo hướng đối tác chiến lược.  Giới hạn của quyền lực Việt Nam trước đây không sợ Trung Quốc, dám chống lại khi bị Trung Quốc xâm lược và đô hộ. Người Việt đã từng thắng, dù người Trung Quốc mạnh hơn nhiều lần, dù thời trước người Việt không có đồng minh nào làm đối trọng. Đó là sự thật lịch sử. Nhưng khi thắng trận, các cụ thời trước rất khiêm tốn, không hạ nhục đối phương (không ghi kẻ thù vào Hiến pháp và không xua đuổi người Hoa). Các cụ còn xin lỗi đối phương để hòa giải, vì họ là nước lớn. Đó là văn hóa ứng xử khôn ngoan. Nói cách khác, đó là quyền lực mềm.  Khi Trung Quốc xâm lược Việt Nam (2/1979), họ đã sử dụng một lực lượng lớn hơn nhiều lần, tấn công trên toàn tuyến biên giới, trong khi lực lượng cơ động chiến lược tinh nhuệ của Việt Nam còn ở Campuchia (chưa chuyển quân về kịp thời). Nhưng quân đội Trung Quốc đã bị tổn thất nặng nề, chủ yếu bởi lực lượng tại chỗ của Việt Nam. Có nhiều lý do, như địa hình hiểm trở, quân đội Trung Quốc lúc đó còn yếu kém về trang bị và chiến thuật, ý chí chiến đấu của người Việt Nam lúc đó rất cao, làm giới hạn quyền lực cứng Trung Quốc.   Trong suốt cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung, Trung Quốc chỉ thắng một trận lớn đáng kể là trận Lão Sơn, khi giành giật cao điểm 1509 tại Vị Xuyên (4/1984). Họ thắng chỉ vì có kẻ phản bội làm nội gián cung cấp kế hoạch tấn công của ta cho địch. Bốn năm sau (3/1998), Trung Quốc đánh chiếm đảo Gạc Ma (Johnson South Reef). Việt Nam mất Gạc Ma không phải chỉ vì lực lượng quá chênh lệch (ta chỉ có lính công binh giữ đảo), mà còn vì “lệnh trên” không cho nổ súng, nên đơn vị giữ đảo đã bị địch tàn sát (hy sinh 64 chiến sĩ). Thất bại Gạc Ma và Lão Sơn là vết nhục và mối hận đối với quân đội Việt Nam. Cuốn sách “Vòng tròn Bất tử” (do tướng Lê Mã Lương chủ biên) không được xuất bản là một món nợ. Khi chiến tranh Việt Nam bắt đầu chuyển giai đoạn (1965), tổng thống John Kennedy lưỡng lự trước quyết định can thiệp quân sự. Nhưng dàn cố vấn của ông gồm những người “tài giỏi và thông minh nhất nước Mỹ” (the best and the brightest) ủng hộ can thiệp quân sự. Trong đó có cố vấn an ninh quốc gia McGeorge Bundy và bộ trưởng quốc phòng Robert McNamara. Chỉ có George Ball (trợ lý Ngoại trưởng) nhìn thấy trước sai lầm và cố can ngăn tổng thống đừng can thiệp, nhưng họ không nghe. George ball là người có tầm nhìn.  Trong chiến tranh Việt Nam, người Mỹ đã triển khai tối đa sức mạnh cứng. Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã triển khai “hàng rào điện tử” để ngăn chặn quân đội Bắc Việt thâm nhập, nhưng đã bất lực. Mỹ đã dùng hỏa lực tối đa (kể cả máy bay ném bom B52), tưởng sẽ bình định được Việt Nam trong vòng 18 tháng, nhưng họ đã nhầm. Chiến tranh Việt Nam đã làm người Mỹ nhận ra “giới hạn của quyền lực” (limits of power).  Vài tử huyệt của Trung Quốc Vấn đề đầu tiên là “tiền đâu”. Chỉ cần quan sát dòng tiền đi đâu về đâu là biết sức khỏe nền kinh tế thế nào. Nhiều tiền như Trung Quốc chưa chắc đã khỏe. Thiếu tiền như Việt Nam hiện nay cũng khốn đốn. Thật là một câu hỏi hóc búa khi Giám đôc World Bank hỏi thẳng thủ tướng NTD, “chính phủ ông lấy đâu ra tiền để phát triển nhanh và bền vững”. Điều bà Victoria Kwakwa không tiện hỏi là “tiền viện trợ đi đằng nào?”  Thứ nhất, dòng tiền chạy ra khỏi Trung Quốc đang đe dọa dự trữ ngoại hối. Khoảng 1.400 tỷ USD đã chạy khỏi Trung Quốc trong 10 năm qua. Riêng năm 2015, khoảng 1.000 tỷ USD đã chạy mất, làm cạn kiệt dự trữ ngoại hối, gây bất ổn cho nền kinh tế. Nhiều quan chức tham nhũng và các đại gia làm ăn mờ ám tìm mọi cách trốn thuế và rửa tiền. Hồ sơ Panama là một quả bom nổ chậm khổng lồ, lớn hơn nhiều so với hồ sơ “Offshoreleaks” (2013). Theo tờ Guardian (1/2014), Liên minh Báo chí Điều tra Quốc tế (ICIJ) đã nắm được hơn 200 GB dữ liệu tài chính bị rò rỉ liên quan đến các công ty tài chính (PricewaterhouseCoopers, Credit Suisse và UBS) đã làm trung gian lập công ty vỏ bọc tại British Virgin Islands cho các quan chức Trung Quốc. Tài liệu của ICIJ tiết lộ hơn 21.000 khách hàng từ Trung Quốc đại lục và Hồng Kông đã lợi dụng các tài khoản để trốn thuế ở BVI. Với 11,5 triệu tài liệu nằm trong 2,6 terabyte dữ liệu về Mossack Fonseca, nếu được lần lượt công bố thì chưa thể hình dung hệ quả sẽ thế nào. Trong khi thủ tướng Iceland vừa tuyên bố từ chức, thì nhiều người khác có liên can chắc vẫn đang nín thở chờ, hay nghĩ cách đối phó.  Theo tờ New York Times (10/2012) công ty tư vấn luật của con gái ông Ôn Gia Bảo, tên là Lily Chang, đã được JPMorgan, trả 1,8 triệu USD… Tài liệu của ICIJ cho biết mối liên hệ giữa cô Chang và công ty tư vấn Fullmark Consultants được lập năm 2004 ở BVI dưới tên chồng của Chang là Liu Chunhang, tồn tại đến năm 2006 trước khi anh này chuyển đi làm cho một ngân hàng ở Trung Quốc. Quyền sở hữu Fullmark Consultants khi đó được chuyển sang cho Zhang Yuhong, một người bạn của gia đình Ôn Gia Bảo. Tờ New York Times nói rằng Zhang Yuhong có liên hệ tới các hoạt động làm ăn của gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, và cáo buộc gia đình ông Ôn Gia Bảo đã tích lũy tài sản lên tới 2,7 tỷ USD trong thời gian ông cầm quyền. ICIJ cũng tiết lộ con trai ông Ôn Gia Bảo là Ôn Vân Tùng đã thành lập công ty Trend Gold Consultants tại BVI dưới sự trợ giúp của Credit Suisse (năm 2006). Hồ sơ Panama cho biết, gần một phần ba thương vụ của tập đoàn Mossack Fonseca đến từ văn phòng tại Hong Kong và Trung Quốc, khiến Trung Quốc trở thành thị trường lớn nhất và Hong Kong là văn phòng bận rộn nhất của họ. Thật trớ trêu là từ khi cầm quyền (2012), ông Tập Cận Bình đã phát động chiến dịch chống tham nhũng “đả hổ diệt ruồi” mạnh mẽ. Hơn 300.000 quan chức Trung Quốc đã bị thanh trừng vì vi phạm luật chống tham nhũng… Hồ sơ Panama xuất hiện đúng vào lúc gay cấn nhất đối với Tập Cận Bình. Theo Hồ sơ Panama, Mossack Fonseca đã giúp ông Đặng Gia Quý, anh rể ông Tập Cận Bình (chồng của Tập Kiều Kiều là chị gái ông Tập) lập ba công ty tại Virgin Islands (năm 2009). Năm 2012, hãng Bloomberg News cũng đã phát hiện các khoản tiền đầu tư lên tới 365 triệu USD của gia đình ông Tập Cận Bình khi còn là phó Chủ tịch Nước. Một phần của khối tài sản nói trên được nộp vào công ty của ông Đặng Gia Quý. Ngoài ra, trong hồ sơ Panama còn có tên tuổi nhiều người khác như bà Lý Tiểu Lâm, con gái cựu Thủ tướng Lý Bằng và cô Jasmine Li, cháu gái ông Giả Khánh Lâm, cựu Ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSTrung Quốc. Công ty của bà Lý Tiểu Lâm, tên là Cofic Investments Ltd, có địa chỉ tại British Virgin Islands, còn cô Jasmine Li đã nhận được một công ty ở hải ngoại khi còn tuổi vị thành niên. Trong Hồ sơ Panama còn có tên tuổi các thân hữu của hai đương kim ủy viên Bộ Chính trị Đảng CSTrung Quốc là ông Trương Cao Lệ và Lưu Vân Sơn. “Đả hổ diệt ruồi” là con dao hai lưỡi. Tuy chiến dịch chống tham nhũng quyết liệt của Tập Cận Bình đã thanh trừng được hơn 300.000 quan chức tham nhũng, nhưng cũng gây ra mâu thuẫn nội bộ rât sâu sắc, làm xã hội hoảng loạn (như thời cách mạng văn hóa) và làm bộ máy công quyền gần như tê liệt, với những tin đồn dai dẳng về nguy cơ đảo chính và ám sát. Vụ Lệnh Hoàn Thành (anh của Lệnh Kế Hoạch đang bị giam) chạy sang Mỹ, đem theo nhiều tài liệu tối mật (nghe nói còn quan trọng hơn cả vụ Vương Lập Quân) là một quả bom nổ chậm đang làm đau đầu Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn. Vụ Panama papers làm cho Tập Cận Bình và Vương Kỳ Sơn còn đau đầu hơn nhiều (như mất chính danh). Trong khi các đối thủ chính trị trong nước có thể lợi dụng để phản công, thì các chính phủ nước ngoài có thể tìm cách khống chế Mossack Fonseca, một khi họ muốn trừng phạt kinh tế Trung Quốc. Trong thế giới toàn cầu hóa, các nhà độc tài (như Tập hay Putin) không ai an toàn tuyệt đối.    Thứ hai, kinh tế suy thoái dẫn đến phá giá đồng tiền, chứng khoán đổ vỡ, nguy cơ nợ xấu và vỡ bong bóng bất động sản, thất nghiệp và biểu tình tăng nhanh (năm 2015 có 28 triệu công nhân thất nghiệp và 2.700 vụ đình công). Trong khi người nghèo “di cư ngược” về nông thôn, thì người giàu di cư ra nước ngoài một cách ồ ạt. Người ta nói chứng khoán đổ vỡ là một cuộc ‘tàn sát tầng lớp trung lưu”, làm dòng người chạy khỏi Trung Quốc ngày càng lớn. Nói cách khác, đây là hiện tượng dân chúng “bỏ phiếu bằng chân”.   Thứ ba, phong trào “thoát Trung” ngày càng rõ (tại Hong Kong, Đài Loan), trong khi phong trào li khai (có thể kèm theo cả khủng bố) ngày càng gia tăng (tại Tân Cương, Tây Tạng). Dư luận Hông Kong ngày càng bất bình về chính sách của Bắc Kinh, không tôn trọng những cam kết về quyền tự do dân chủ cho Hồng Kong, là nguyên nhân chính làm nổ ra phong trào biểu tình “bất tuân dân sự” (năm 2014). Tại Đài Loan, việc Đảng đối lập Dân Tiến bất ngờ thắng cử và bà Thái Anh Văn lên làm ổng thống (1/2016) đã làm Bắc Kinh đau đầu.  Thứ tư, ô nhiễm môi trường và thực phẩm nhiễm độc ngày càng nặng, tới mức báo động, không những làm chất lượng cuộc sống của người dân Trung Quốc ngày càng bất ổn, mà còn làm cho hình ảnh của Trung Quốc ngày càng xấu xí. Một xã hội bất an và chất lượng cuộc sống bất ổn, trong khi tự do dân chủ và nhân quyền bị bóp nghẹt, là một xã hội tụt hậu. Trong khi đó, bóng ma Thiên An Môn và oan hồn của những người dân tập Pháp Luân Công bị sát hại, đang chờ đòi mạng, như một quả bom nổ chậm chưa được tháo ngòi.  Thứ năm, xung đột tại Biển Đông và Biển Hoa Đông do thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã buộc Việt Nam phải xoay trục xích lại gần Mỹ như đối tác chiến lược (trên thực tế), và buộc Nhật phải thay đổi hiến pháp để tái vũ trang nhằm tự vệ và bảo vệ đồng minh tại khu vực (Biển Đông). Trước mối đe dọa của Trung Quốc, vai trò của Nhật tại khu vực Đông Á ngày càng lớn. Cùng với chính sách “xoay trục” của Mỹ và TPP, những thay đổi địa chính trị tại khu vực đang làm cho Trung Quốc ngày càng bị cô lập. Thay cho lời kết Khi Nhật đứng trên đỉnh cao quyền lực (trước khủng hoảng 1997) ai cũng lo “Nhật mua cả thế giới”.  Nhật cũng bị suy sụp vì khủng hoảng, thì Trung Quốc không phải ngoại lệ. Nếu sức mạnh chỉ dựa trên quyền lực cứng, thì nó chỉ nhất thời. Muốn phát triển bền vững, Trung Quốc phải đổi mới thể chế, cả kinh tế lẫn chính trị. Trung Quốc tăng cường kiểm soát và trấn áp các quyền tự do dân chủ (bên trong) và hung hăng với bên ngoài, không phản ánh sức mạnh đang lên, mà bộc lộ thế yếu đi xuống, nên lo sợ đối phó để duy trì nguyên trạng. Để đối phó với mối đe dọa của Trung Quốc, các nước ASEAN phải đoàn kết. Các nước có tranh chấp lãnh hải ở Biển Đông như Việt Nam, Philippines, Indonesia, Malaysia, Brunei, cần ngồi lại với nhau để giải quyết tranh chấp, không bị phân hóa, để có tiếng nói chung với Trung Quốc. Khối “tứ cường” (Mỹ-Nhật-Ấn-Úc) cần củng cố thể chế và phối hợp chặt chẽ trong vai trò an ninh khu vực, bao gồm tuần tra chung và giúp các nước ASEAN (đặc biệt là Philippines và Việt Nam) tăng cường khả năng phòng thủ, thông qua khuân khổ Đối tác Chiến lược Mỹ-ASEAN, TPP và Tầm nhìn Đông Á. Cần dựa trên các khuân khổ hợp tác an ninh (cả cũ và mới), để tăng cường hợp tác quân sự, chia sẻ thông tin tình báo, phối hợp tập trận và tuần tra chung tại Biển Đông, để đảm bảo nguyên tắc tự do hàng hải quốc tế.  Theo Thượng nghị Sỹ John McCain, đã đến lúc Mỹ phải vượt qua những động tác tượng trưng để xúc tiến “một chiến dịch tự do trên biển” mạnh mẽ, cả về nhịp độ và quy mô chương trình tuần tra FONOP của các chiến hạm Mỹ tại Biển Đông để thách thức thái độ của Trung Quốc. Cần tăng cường các hoạt động tập trận và tuần tra chung, thu thập tin tức tình báo tại khu vực Tây Thái Bình Dương. Trước thay đổi về tương quan lực lượng, Mỹ phải tập trung tăng cường vị thế quân sự tại khu vực, phù hợp với Báo cáo của CSIS tại Quốc hội gần đây, bao gồm triển khai thêm các lực lượng không quân, hải quân, và lục quân tại khu vực này để làm cho các nước đồng minh yên tâm (Financial Times, April 12, 2016). Trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới (5/2016) hy vọng tổng thống Obama có tiếng nói chung với TNS John McCain, để chấm dứt “tiếng kèn ngập ngừng” trong trò chơi “mèo vờn chuột” ở Biển Đông. Đối tác chiến lược Mỹ-Việt phụ thuộc vào cách thức chính quyền Obama (hay chính quyền tiếp theo) triển khai chính sách “tái cân bằng” để ngăn chặn Trung Quốc, cũng như thái độ hợp tác thực sự của dàn lãnh đạo mới tại Hà Nôi.  Tham khảo 1. “America needs more than symbolic gestures in the South China Sea”, John McCain, Financial Times, April 12, 2016 2. “A Gut Check on US China Policy”, Elizabeth  Economy,  Council on Foreign Relations, April 5, 2016 3. “Crackdown in China: Worse and Worse”, Orville Schell, New York Review of Books, April 21, 2016  4. “Xi Jinping flirts with danger in his turn to ideology”, Stein Ringen, South China Morning Post, April 11, 2016, 5. “Chinas resistance to Xi Jinping slide into Maoism”, Editorial Board, Washington Post, March 28, 2016 NQD. 13/4/2016 Theo http://www.viet-studies.info/kinhte/NQuangDy_TQGioiHanQuyenLuc.htm
......

Việt Nam đang là sông Như Nguyệt

Trận Như Nguyệt (1077) – Lý Thường Kiệt phạt Tống. Hình. Giáo Sư Kawaguchi hỏi tôi có đọc tin Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đến thăm đài kỷ niệm ở Hiroshima chưa? Ðây là tin thời sự duy nhất được ông nhắc tới trong cả bữa cơm tối ở Tokyo. Báo, đài ở Nhật rất chú ý đến hành động tượng trưng này. Quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới do máy bay Mỹ thả xuống Hiroshima ngày 6 tháng 8 năm 1945, 200 ngàn người Nhật chết. Nhiều sử gia nhận xét rằng nếu không bị hai trái bom nguyên tử thì nước Nhật chắc không đầu hàng sớm. Chiến tranh sẽ tiếp diễn hàng năm nữa, hàng triệu người Nhật và quân Mỹ sẽ chết. Quân Nhật sẽ còn chiếm đóng Trung Quốc, Việt Nam, Miến Ðiện, Malaysia, vân vân, và hàng triệu người dân các nước đó có thể sẽ chết oan vì bom đạn, vì đói và bệnh dịch.   Khi đứng trước những đài kỷ niệm ở Hiroshima, tôi cũng thầm cảm ơn các nạn nhân ở đó, mỗi người chết thay cho mươi người khác, trong đó chắc có tôi. Dân Hiroshima không được chọn; cái chết bất ngờ tự trên trời rớt xuống. Trái bom nổ cách mặt đất mấy trăm mét, cây cầu Tương Sinh bay tung lên như chiếc lá, người ta còn ghi trên tấm bia. Người ra lệnh thả bom và viên phi công thi hành cũng không biết những người chết là ai. Chiến tranh là một nghiệp báo chung, loài người lôi kéo nhau vào trong cái guồng máy chém giết, người này chết để cho người khác sống. Người Nhật và người Mỹ còn đang nhìn lại và suy nghĩ về cái nghiệp họ cùng trải qua. Trong lịch sử loài người, nhiều cuộc chiến tranh được chấm dứt, hoặc có thể tránh được nếu người ta dám hành động một cách quyết liệt. Tôi kể lại cho Giáo Sư Kawaguchi và cháu Aki Tanaka nghe về cuộc xâm lăng của quân nhà Tống, vào đời nhà Lý ở Việt Nam. Mấy trăm ngàn quân Tống kéo sang, vua, tướng, và quân, dân Việt Nam nhất định kháng cự. Quân Ðại Việt lập đồn phòng thủ, quân hai bên gờm nhau hai trên hai bờ sông Như Nguyệt. Cuối cùng, quân Tống phải rút về sau vài trận đụng độ, vì lính của họ mắc bệnh chết nhiều quá. Nếu vua Lý Nhân Tông và Lý Thường Kiệt run sợ, thì chắc quân Tống đã chiếm được nước ta rồi. Trong suốt lịch sử nước ta, người Việt đã kháng cự được âm mưu đồng hóa và các cuộc xâm lăng của vua quan Trung Quốc nhờ dân ta sống ở phương Nam, người Hán phương Bắc không chịu được thời tiết, khí hậu; họ bó tay trước sức tấn công của các loài vi khuẩn và bệnh tật mới lạ. Thiên nhiên là đồng minh lớn nhất của dân tộc mình, giới lãnh đạo người Việt biết như vậy. Và họ luôn luôn sử dụng sức hỗ trợ của các đồng minh đó. Vì nhìn trên bản đồ, dân tộc Việt thấy chỉ có một cường quốc duy nhất “ở trên đầu” mình. Nước Ðại Việt cô đơn hoàn toàn, chung quanh không có một quốc gia nào đủ sức giúp mình chống lại các đạo quân Hán, Ðường, Tống, Nguyên, Minh, Thanh. Ngược lại, các ông vua nhà Nguyên, nhà Thanh còn tìm cách liên kết với các vua chúa Chiêm Thành, Chân Lạp để cô lập dân Việt. Trong thế kỷ 21 này, người Việt Nam không thể nương tựa vào các “đồng minh cũ” được nữa. Nếu xâm lăng Việt Nam, quân Trung Quốc có thể vượt qua các chướng ngại như “lam sơn, chướng khí” và các loài vi khuẩn. Nhưng ngược lại, dân tộc Việt bây giờ cũng không còn một mình phải chống chọi với tất cả sức nặng của hơn một tỷ người Trung Hoa nữa. Tất cả thế giới liên hệ với nhau trong mạng lưới kinh tế toàn cầu, rút dây thì động rừng, khu rừng lan rộng khắp mặt địa cầu. Vì vậy, trong Hội Nghị G-7 của bảy cường quốc kinh tế, ngoại trưởng cả bảy nước đã lên tiếng cảnh cáo Trung Cộng về vấn đề an toàn tại Biển Ðông. Bản tuyên bố chung G-7 viết: “Chúng tôi mạnh mẽ phản đối bất cứ hành động đe dọa, ức hiếp hay khiêu khích đơn phương nào có thể thay đổi nguyên trạng và làm tình hình căng thẳng hơn.” Những hành động đe dọa, ức hiếp, khiêu khích nhắm vào nước nào, ngoài Việt Nam, Philippines, Indonesia và Malaysia? Bản văn còn nói cụ thể, rõ ràng hơn, kêu gọi “tất cả các nước” ngưng những hành động “bồi đắp đảo nhân tạo,... xây dựng tiền đồn và sử dụng chúng cho các mục đích quân sự,...” Nói “tất cả các nước” nhưng ai cũng hiểu bảy vị ngoại trưởng nhắm vào chính quyền Cộng Sản Trung Quốc. Thủ Tướng Nhật Shinzō Abe và ngoại trưởng Fumio Kishida đã thành công khi đòi ghi vấn đề Biển Ðông nước ta vào nghị trình cuộc họp G-7 năm nay. Bắc Kinh đã công khai phản đối việc bảy nước đem vấn đề này ra thảo luận. Trong cuộc họp tại thành phố Lubeck, nước Ðức năm 2015, bảy quốc gia chỉ nhắc tới quy tắc “tự do hàng hải” mà không ám chỉ đến các hành động “đe dọa, ức hiếp, khiêu khích” của Trung Cộng ở Ðông Nam Á. Năm ngoái, các nước Châu Âu vẫn còn dè dặt không muốn dính líu tới các xung đột ở vùng biển xa xôi này. Nhưng năm nay hai ông Abe và Kishida đã cương quyết không lùi bước, và sau cùng họ thành công. Mỹ, Nhật Bản và các nước Châu Âu đã “leo thang” thêm một bước bằng hành động cảnh cáo mới nhắm thẳng vào chính quyền Trung Cộng. Các nước Châu Âu đã chấp nhận tiến một bước mạnh hơn vì những hành động vi phạm luật biển quốc tế của Trung Cộng, hiển nhiên âm mưu quân sự hóa vùng “lưỡi bò” của họ. Họ còn được cả Mỹ lẫn Nhật Bản thúc đẩy, bằng hành động. Mỹ đã kêu gọi các nước khác tăng cường việc tuần thám ở Biển Ðông. Nhật Bản công khai hỗ trợ các nước Ðông Nam Á bảo vệ chủ quyền trên biển. Nguyên nhân chính khiến các cường quốc dấn thân mạnh hơn vào trong khu vực đầy xung đột này là kinh tế. Trung Cộng không phải là một đe dọa quân sự đối với các cường quốc G-7. Nhưng nếu Trung Cộng kiềm chế được các nước Ðông Nam Á và đóng vai “bá chủ” trong vùng biển này, thì kinh tế cả Mỹ, Nhật, Ấn Ðộ, và Châu Âu cũng lệ thuộc vào chính sách của Bắc Kinh. Trên thế giới ngày nay, không một nước nào, kể cả các quốc gia “nhỏ” như Singapore, Malaysia, Indonesia, chấp nhận để một cường quốc xưng hùng xưng bá kiểm soát quyền giao thương và quyền sống của nước mình. Năm 1941, chính quyền quân phiệt Nhật Bản quyết định bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ tại Cảng Trân Châu sau khi hải quân Anh, Mỹ phong tỏa vùng biển Ðông Nam Á, ngăn đường tiếp tế nguyên liệu và dầu lửa, kinh tế Nhật bị tắc nghẽn. Muốn tránh một cuộc chiến tranh Châu Á trong thế kỷ 21, muốn tránh không xảy ra những vụ Hiroshima mới, cả thế giới phải góp tay ngăn chặn ý định xưng hùng xưng bá bằng Ðường Lưỡi Bò, Ðường Chữ U, hay “Cửu Ðoạn Tuyến” của đảng Cộng Sản Trung Hoa. Cuộc xâm lược của Trung Cộng diễn ra với chiến lược “cắt giò” (salami slicing) từng khúc một, hoặc nói như Tướng Trương Thiệu Trung (Zhang Zhaozhong, 張召忠), đó là chiến lược “lột cải bắp” chầm chậm từng lá cải một. Nước Việt Nam bất hạnh trở thành khúc giò đầu tiên Bắc Kinh đã và đang tiếp tục cắt. Ðảng Cộng Sản Việt Nam đã “dọn cỗ” sẵn cho Trung Cộng kể từ khi mời các cố vấn Hồng Quân qua chỉ đạo chiến tranh, từ đó càng ngày càng lệ thuộc. Chính sách ngoại giao “kết bạn đồng chí” sai lầm từ năm 1950 đã đặt dân tộc vào tình trạng đau đớn ngày nay. Quân nhà Tống trước đây 10 thế kỷ chỉ tấn công nước Ðại Việt. Ngày nay Trung Cộng muốn chiếm cả vùng biển Ðông Nam Á để mở “Con đường Tơ Lụa trên biển” sang tới Châu Âu. Năm ngoái, Trung Cộng đã được phép lập một căn cứ quân sự ở Djibouti, cựu thuộc địa Pháp ở bờ biển bán đảo Á Rập. Ấn Ðộ, các nước Trung Ðông, và cả Châu Âu phải lo canh phòng. Tham vọng của các hoàng đế đỏ có giới hạn nào không? Nước Việt Nam bây giờ đang trở thành con sông Như Nguyệt cho cả vùng Ðông Nam Á và cho cả thế giới. Dân tộc Việt phải đóng vai Lý Thường Kiệt. Các cường quốc cần ngăn không cho quân xâm lăng tiến qua con sông Như Nguyệt này, bóc lá cải Việt Nam rồi bóc thêm những lá cải khác! Hội Nghị G-7 đã công nhận sự thật đó. Phong trào “NO U” của dân Việt đang được cả thế giới ủng hộ. Ðây là lúc dân Việt Nam phải hành động cương quyết, mạnh mẽ hơn. Không thể chỉ tiếp tục phản đối suông nữa! Năm 2014 chính quyền Hà Nội đã phản đối vụ Hải Dương 981 hơn 40 lần, cuối cùng đâu vẫn đó! Hiện nay chúng ta không cần các loài vi trùng, vi khuẩn giúp “ngăn đường giặc Hán,” vì chúng ta có cả thế giới đứng sau lưng. Thắng trong trận sông Như Nguyệt của thế kỷ 21 này, loài người sẽ tránh được một cuộc chiến tranh thế giới mới và những vụ Hiroshima khác. Ðiều đáng lo nhất bây giờ là những người cầm quyền ở Việt Nam hiện nay không dám đóng vai Lý Thường Kiệt! Không ai dám đọc câu thơ “Nam quốc san hà” cổ động toàn dân: “Ðất, Biển Việt Nam thuộc chủ quyền của dân Việt Nam! Như mệnh trời, cả thế giới ai ai cũng công nhận!” Nguồn: http://www.nguoi-viet.com
......

Nhiều trí thức Đức lên tiếng cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

ĐỨC QUỐC (CTM Media) – Qua sự vận động bền bỉ và đa dạng của Cộng đồng người Việt tại CHLB Đức cho nhân quyền tại Việt Nam, vào ngày 12 Tháng T 2016, một nhóm gồm 14 trí thức người Đức vừa lên tiếng yêu cầu trả tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) tại Việt Nam. Nhóm 14 trí thức Đức (NHÓM), mà người đứng đầu nhóm là Giáo sư Tiến sĩ Stefan Grüne đã cùng nhau viết thư gởi đến Thủ tướng CSVN Nguyễn Xuân Phúc để yêu cầu trả tự do cho 7 TNLT gồm: – Bà Trần Thị Thúy, – Ông Hồ Đức Hòa, – Ông Đặng Xuân Diệu, – Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, – Ông Trần Huỳnh Duy Thức, – Bà Lê Thu Hà, – Luật Sư Nguyễn Văn Đài. Để vận động tự do cho các Tù Nhân Lương Tâm nói trên, NHÓM cũng gởi thư đến các cơ quan chính phủ Đức như Tổng thống Joachim Gauck, Chủ tịch Quốc Hội Đức Norbert Lammert, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Bộ Trưởng Ngoại Giao Frank-Walter Steinmeier và thư cũng được gởi đến Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, Đức Hồng Y Reinhard Marx. Đồng thời NHÓM cũng gởi thư đến bà Federica Mogherini, Đại diện cấp cao về Ngoại giao và Chính sách An ninh của EU và Ông Stavros Lambrinidis, Đặc phái viên về Nhân Quyền của EU. Thời gian qua, người Việt tại Đức đã nỗ lực tiến hành nhiều đợt vận động tư do cho các TNLT tại VN như vận động tự do cho Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Quốc Quân, Blogger Anh Ba Sàm,… Riêng chiến dịch lần này nhắm cụ thể vào 7 TNLT có tên nêu trên và NHÓM đã đại diện những trí thức ủng hộ chiến dịch chính thức lên tiếng qua việc viết thư như nêu trên. GS Stefan Grüne cho biết thời gian sắp tới NHÓM sẽ tiếp tục vận động nhiều người Đức khác cùng đứng tên vào chiến dịch lên tiếng cho 7 TNLT này. Nội dung các bức thư bằng Đức ngữ như sau: Lược dịch Thư gởi đến thủ tướng Việt Nam Ông Nguyễn Xuân Phúc Thủ tướng nước CHXHCNVN Số 1 Hoàng Hoa Thám Ba Đình, Hà Nội Việt Nam Neustadt, ngày 12.4.2016 Thưa ông thủ tướng, Chúng tôi viết thư đến ông để bày tỏ sự quan tâm đến những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị chính phủ của ông giam cầm. Những người đó là: Bà Trần Thị Thúy, bị án 8 năm tù Ông Hồ Đức Hòa, bị án 13 năm tù Ông Đặng Xuân Diệu, bị án 13 năm tù Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bị án 8 năm tù Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bị án 16 năm tù Bà Lê Thu Hà, bị giam từ ngày 16/12/2015 Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bị giam từ ngày 16/12/2015 Bảy tù nhân lương tâm này ở trong tù chỉ vì họ thi hành các quyền lợi con người được nêu ra trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị. Việt Nam đã ký và cam kết tôn trọng cả hai văn bản quốc tế này. Trong ba lần liên tiếp, Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Chống Bắt Giữ Tuỳ Tiện (UNGWAD) đã kết luận rằng việc bắt và giam cầm của năm người đầu tiên trong danh sách trên là một sự vi phạm các quy ước quốc tế. Chúng tôi cũng được biết rằng Bà Trần Thị Thúy có một khối u trong tử cung mà không được thuốc men để điều trị vì Bà Thúy không chịu « nhận tội ». Còn kỹ sự Đặng Xuân Diệu thì bị hành hung và đối xử như một « người nô lệ » cũng vì không chấp nhận bản án. Hai trường họp này được xem là một sự tra tấn trong tù, đi ngược lại Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa ký vào năm 2015. Chúng tôi mong rằng sẽ có một ngày chính phủ của ông sẽ tôn trọng chữ ký của nước Việt Nam trong các văn bản nêu trên, và trả tự do tức khắc cho bảy nhân vật được nêu tên. Trân trọng, ———————————– Lược dịch Thư gởi đến thủ tướng Đức Dr. Angela Merkel Thủ tướng CHLB Đức Willy-Brandt-Strasse 1 10557 Berlin Neustadt, ngày 12.4.2016 Chúng tôi viết thư này để bày tỏ sự quan tâm đến những nhà bảo vệ nhân quyền đang bị chính phủ Việt Nam giam cầm. Những người đó là : Bà Trần Thị Thúy, bị án 8 năm tù Ông Hồ Đức Hòa, bị án 13 năm tù Ông Đặng Xuân Diệu, bị án 13 năm tù Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, bị án 8 năm tù Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bị án 16 năm tù Bà Lê Thu Hà, bị giam từ ngày 16/12/2015 Luật Sư Nguyễn Văn Đài, bị giam từ ngày 16/12/2015 Bảy tù nhân lương tâm này ở trong tù chỉ vì họ thi hành các quyền lợi con người được nêu ra trong Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Công Ứớc Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký. Họ đã bị bắt dựa theo những điều luật 79 (lật đổ chính quyền) hoặc 88 (tuyên truyền chống nhà nước). Hai điều luật lỗi thời này được chính phủ Việt Nam dùng bịt miệng những người lên tiếng chỉ trích chính sách của các lãnh đạo cộng sản Việt Nam. Trong ba lần liên tiếp, Uỷ Ban Liên Hiệp Quốc Chống Bắt Giữ Tuỳ Tiện (UNGWAD) đã kết luận rằng sự bắt và giam cầm của năm người đầu tiên trên dách sách trên là một sự vi phạm các quy ước quốc tế. Chúng tôi cũng được biết rằng Bà Trần Thị Thúy có một khối u trong tử cung mà không được thuốc men để điều trị vì Bà Thúy không chịu « nhận tội ». Còn kỹ sự Đặng Xuân Diệu thì bị hành hung và đối xử như một « người nô lệ » cũng vì không chấp nhận bản án. Hai trường họp này được xem là một sự tra tấn trong tù, đi ngược lại Công Ước Chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam vừa ký vào năm 2015. Đặc biệt Luật Sư Nguyễn Văn Đài và bà Lê Thu Hà đã bị bắt ngày 16/12/2016, trong lúc phái đoàn nhân quyền của EU đối thoại với các đại diện chính phủ Việt Nam về tình hình nhân quyền ngay tại Hà Nội. Sự kiện này cho thấy những hành động của chính phủ Việt Nam không đi cùng với những lời phát biểu của họ. Trong năm 2015, EU và Việt Nam đã ký kết Hiệp Định Thương Mại Tự Do. Đây là một điều tốt cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhưng chúng tôi thấy sự phát triển kính tế của Việt Nam không đi đôi với sự cải thiện các quyền lợi công dân và chính trị ở Việt Nam. Chúng tôi kêu gọi bà Thủ Tướng hãy: Dùng mọi cơ hội để tạo áp lực lên chính phủ Việt Nam để cho 7 người này được trả tự do trong thời gian sớm nhất; Kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam hủy bỏ hai điều luật 79 và 88 vì họ chỉ dùng để chà đạp quyền tự do ngôn luận; các đại diện của Đức đến thăm viếng những người này ở trong tù, để chứng kiến sự an nguy và tình hình sức khỏe của họ ra sao; Tiếp đón các thân nhân của 7 người này tại Tòa Đại Sứ Đức ở Việt Nam để tìm cách hỗ trợ họ về mặt vật chất cũng như tinh thần. Trân trọng,
......

Bản lên tiếng về vụ nhà cầm quyền đàn áp cuộc tuần hành kỷ niệm 10 năm Tuyên ngôn 8406

Bản lên tiếng nhân vụ nhà cầm quyền đàn áp cuộc tuần hành kỷ niệm 10 năm Tuyên ngôn 8406 và đòi tự do cho các tù nhân tại Hà Nội Sáng 08-04-2016, nhân kỷ niệm 10 năm công bố Tuyên ngôn Tự do dân chủ cho Việt Nam 2006 và thành lập Khối 8406, hàng trăm người hoạt động vì nhân quyền (gồm các chiến sĩ dân chủ và dân oan mất đất mất nhà) đã tập hợp trước trụ sở bộ Tài nguyên Môi trường (đường Nguyễn Chí Thanh) và tại một quán cà-phê (đường Láng Hạ) rồi tuần hành đến đại sứ quán Hoa Kỳ gần đó, để kỷ niệm bước đột phá trong phong trào dân chủ Việt Nam (là đã liên kết được các cá nhân đấu tranh riêng lẻ thành một khối thống nhất đứng chung dưới Tuyên ngôn Dân chủ), đồng thời đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm, nhất là những người vừa bị bắt như Luật sư Nguyễn Văn Đài, cô Lê Thu Hà, trung tá Trần Anh Kim, nhà báo Lê Thanh Tùng v.v… Dù giữ thái độ ôn hòa, đi đứng trong trật tự, tay cầm những biểu ngữ mừng ngày kỷ niệm Khối 8406 và đòi trả tự do cho các tù nhân lương tâm cũng như những hình ảnh của họ, đoàn người vẫn bị nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội đàn áp dã man. Trước hết, chủ quán cà-phê nơi họ họp mặt bị buộc đóng cửa; đám dân oan tụ họp trước bộ Tài nguyên Môi trường cũng bị thô bạo giải tán. Sau đó, khi đoàn người tuần hành đến trước đại sứ quán Hoa Kỳ, lực lượng công an côn đồ đông đảo, đa phần mặc thường phục, đã bao vây và tấn công họ. Vừa ra lệnh không được quay phim chụp hình, công an đã xông vào cướp điện thoại, máy ảnh và xé nát biểu ngữ cầm tay của nhiều người. Tiếp đến, chúng vung tay chân đấm đá, dùng giày đinh đạp mặt một số người, trong đó có các anh Trương Văn Dũng, Từ Anh Tú, các cựu tù nhân lương tâm Thái Văn Dung, Nguyễn Trung Nghĩa, dân oan Cấn Thị Thêu… rồi bắt những người này lên xe, chở về đồn công an thành phố tại số 6, Quang Trung, Hà Đông. Nhiều dân oan Dương Nội lập tức nằm xuống đường chặn đầu xe. Thế nhưng họ đã bị đám công an côn đồ to khỏe hành hung đánh đập và đẩy vào lề đường cách thô bạo. Đoàn người liền kéo đến đồn công an Hà Nội, biểu tình đòi thả người. Họ đã hô to nhiều khẩu hiệu với đầy khí thế: đả đảo chế độ cộng sản, đả đảo chế độ ăn cướp, đả đảo chế độ tham nhũng, đả đảo chế độ thối nát, đả đảo công an giết dân, đả đảo công an đánh người, đả đảo công an cướp của…. Thậm chí họ còn nằm xuống chặn cửa đồn để ngăn cản việc di chuyển những người vừa bị bắt. Đang khi đó, bên trong đồn, những người này tiếp tục bị thẩm vấn, chửi bới, hăm dọa. Sau nhiều giờ đấu tranh quyết liệt của bà con, công an cuối cùng đành phải trả tự do cho họ. (xin xem 3 video đính kèm bên dưới). Trước những sự việc trên, Khối Tự do Dân chủ 8406 tuyên bố: 1- Nhiệt liệt hoan hô các chiến sĩ dân chủ và bà con dân oan đấu tranh giành lại đất đai bị cướp đoạt đã đánh dấu ngày kỷ niệm 10 năm công bố Tuyên ngôn Tự do Dân chủ cho Việt Nam và thành lập Khối 8406 một cách rất có ý nghĩa. Tinh thần dũng cảm biểu dương Tuyên ngôn của phong trào tranh đấu, đòi hỏi tự do cho các tù nhân lương tâm, lên án chế độ độc tài toàn trị và công cụ của nó là công an ngay trước mặt bạo quyền… là một tấm gương cho những ai đang đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền cũng như đang bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải của Tổ quốc Việt Nam. 2- Mạnh mẽ lên án đảng và nhà cầm quyền Cộng sản mù quáng tiếp tục sử dụng bạo lực và gian dối để quản lý đất nước, điều hành xã hội, đối xử với nhân dân. Đừng tưởng rằng những hành vi đàn áp nói trên lẫn bao cuộc bạo hành gần đây, những trò lưu manh thô bỉ khắp cả nước hiện giờ nhằm đấu tố và loại trừ các ứng viên độc lập có tinh thần dân chủ, việc vừa ban hành Luật báo chí mới không cho tư nhân được quyền ra báo… sẽ giúp giải quyết các vấn nạn của đất nước, các khủng hoảng của xã hội và các bế tắc của chế độ! 3- Nghiêm khắc cảnh cáo lực lượng thừa hành mù quáng, công cụ bạo lực tàn nhẫn của đảng là công an. Công lý của nhân loại và nhân dân rồi đây sẽ truy cứu trách nhiệm của những kẻ chỉ đạo lẫn những kẻ thừa hành, Một ngày nào đó, quý vị sẽ là đối tượng đầu tiên cho cơn phẫn nộ tràn bờ của nhân dân bị áp bức vùng dây, khi những kẻ mà quý vị đang làm tay sai mù quáng, nô lệ tối mặt sẽ cao bay xa chạy. Hãy cố gắng làm người tử tế, lương thiện ngay từ bây giờ ngõ hầu để đức cho con cháu và giữ an toàn cho bản thân. 4- Kêu gọi toàn thể nhân dân phát huy hơn nữa tinh thần Tuyên ngôn Tự do Dân chủ 8406, nhất là trước cuộc bầu cử Quốc hội kiểu “đảng cử dân bầu” vào tháng 5 sắp tới. Chúng ta hãy cùng nhau đập tan âm mưu “đảng hóa” Quốc hội và quyết liệt tẩy chay cuộc bầu cử giả hiệu này. Tuyên bố tại Việt Nam ngày 11-04-2016 Ban điều hành Khối 8406: 1- Kỹ sư Đỗ Nam Hải – Sài Gòn – Việt Nam. 2- Linh mục Phan Văn Lợi – Huế – Việt Nam. 3- Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa – Hải Phòng – Việt Nam 4- Giáo sư Nguyễn Chính Kết – Houston – Hoa Kỳ. 5- Bà Lư Thị Thu Duyên – Boston – Hoa Kỳ. Với sự hiệp thông của Linh mục Nguyễn Văn Lý, cựu trung tá Trần Anh Kim, luật sư Nguyễn Văn Đài và các tù nhân lương tâm Khối 8406 khác đang ở trong lao tù Cộng sản. Đường dẫn 2 trang báo:  Tập trung ủng hộ LS Nguyễn Văn Đài, nhiều người bị bắt giữ Kỷ niệm 10 năm thành lập Khối 8406, nhiều công dân bị công an đàn áp dã man Đường dẫn 3 video clip: Tuần hành tại Hà Nội kêu gọi trả tự do cho LS Nguyễn văn Đài & LêThu Hà  
......

Dũng Phi Hổ Tự Do: Việt Nam "Thả Hổ Về Rừng"?

Vào lúc 8 giờ 55 phút ngày 13/04/2016 Nguyễn Viết Dũng biệt danh "Dũng Phi Hổ" đã mãn án tù giam và được thả ra khỏi trại giam số 2, Hà Nội trong sự chào đón của bố và anh chị em đấu tranh dân chủ. Nhẽ ra Nguyễn Viết Dũng đã được về với gia đình vào hôm qua nhưng nhà cầm quyền Việt Nam đã cố tình giam giữ anh thêm một ngày. Phải chăng Nguyễn Viết Dũng được tự do, khiến nhà cầm quyền cảm thấy đang "thả hổ về rừng"? Chào đón Dũng Phi Hổ trước nhà giam. Hình Trông bộ dạng Nguyễn Viết Dũng vẫn khỏe mạnh và đầy chí khí. Trên ngực áo vẫn in cờ vàng ba sọc và tay của anh xăm dòng chữ: "SÁT CỘNG: Government should be afraid of their people" nghĩa là: "Chính quyền nên sợ người dân." "SÁT CỘNG" được xăm vào tay của Nguyễn Viết Dũng Trên facebook của mình cựu TNLT Trần Minh Nhật cũng bày tỏ: "Sát Cộng" là dòng chữ khắc vào tay anh như để chứng minh quyết tâm và thái độ không sợ hãi bạo quyền. Tôi đã từng nói giữa tòa: "sửa dạy là điều cần thiết nhưng lao tù và các hình thức bạo lực không bao giờ có thể thu phục được nhân tâm". Lại thêm 1 người nữa chứng minh rằng chính nghĩa sẽ thắng gian tà. Hãy nhớ: "Government should be afraid of their people - chính quyền nên sợ người dân" Đỗ Nam Trung - người đi đón tù nhân lương tâm này cũng nhận định trên facebook rằng: "Hôm nay ngày 13/04/2016 phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam đón thêm một nhân vật rất kiên cường về chung nhà tù lớn. Còn chính quyền Cộng sản Việt Nam lại đón thêm một kẻ thù nữa. Chính họ đã đẩy những người như Dũng về phía bên kia chiến tuyến. Lần này thì an ninh Việt Nam lại thêm đau đầu rồi." Chị Nguyễn Thị Hằng - em gái Nguyễn Viết Dũng chia sẻ: "Mấy hôm nay facebook và điện thoại em ngập tin nhắn, cuộc gọi của nhiều người quan tâm anh. Người ngoài còn như vậy thì người nhà phải vui và hạnh phúc hơn nhiều lần. Đã 365 ngày gia đình em chờ đợi đến ngày đoàn tụ này rồi!" Bị bắt với tội danh "gây rối trật tự công cộng" khi anh đi biểu tình chống việc nhà cầm quyền Hà Nội chặt phá cây xanh và bị kết án 15 tháng sau đó giảm xuống tròn 12 tháng. Bản án được coi là mang động cơ chính trị vì Nguyễn Viết Dũng là người thành lập Đảng Cộng Hòa và công khai treo Cờ Vàng Ba Sọc và ủng hộ thể chế cộng hòa. Ra khỏi tù. Anh Nguyễn Quang từ Úc bày tỏ vui mừng: Nhà tù cộng sản không giam cầm được tư tưởng Dũng, ngược lại giúp Dũng trưởng thành hơn xứng đáng là con én đầu báo hiệu nền Cộng Hòa đang đến cho dân tộc Việt Nam. Theo nhiều người nhà tù không làm cho những người bị bắt vì lý tưởng và chính nghĩa nhụt chí nhưng lại là cơ hội để họ trui rèn nhân cách và bản lĩnh. Quả thật là nhà cầm quyền Việt Nam đang "thả hổ về rừng". Trí Lộc
......

Nỗ Lực Con Người và Chính Quyền Ma Quỷ

Đến với quê hương tôi, nói với quê hương tôi, lời yêu thương đậm đà Sống với quê hương tôi, chết với quê hương tôi, một ngày cho đời vui (Đến với quê hương tôi – Bùi Công Thuấn) Hình LS Nguyễn Văn Đài sau khi bị hành hung. . Có người bảo rằng học giả Fukuzawa Yukichi vĩ đại vì đã khai sáng và biến đổi người dân Nhật từ tâm thức của những nông nô trở thành những người Nhật ái quốc. Chỉ bằng cách truyền bá tư tưởng, ông đã vực dậy dân tộc ông, tạo tiền đề cho một Nhật Bản bị tàn phá, kiệt quệ trở thành một cường quốc trên thế giới. Thật ra, sự biến đổi kỳ diệu tại Nhật không phải là phép lạ đến từ một người mà là sự tổng hợp công sức rất lớn của từng người dân Nhật. Họ đã thay đổi chính mình để góp phần biến đổi một đất nước cằn cỗi trở thành một quốc gia cường thịnh. Nếu dân Nhật cũng như dân ta, nếu chính phủ Nhật cũng lãnh đạm với trí thức và nguyện vọng của dân như lãnh đạo nước ta; thì cho dù Nhật có đến mười Fukuzawa Yukichi vĩ đại cũng không xoay chuyển nỗi tình trạng của Nhật Bản. Có khi quốc gia này cũng đi ngược giòng tiến hóa như nước ta -- sau 40 năm "xây dựng và phát triển", Việt Nam nay còn đứng sau cả Lào và Campuchia trên nhiều lãnh vực! Người dân Nhật đã biết dừng lại và biết lắng nghe. Họ lắng nghe và nhìn xem thân phận mình có liên quan đến thân phận của người chung quanh như thế nào; để từ đó nương vào nhau giúp cho chính mình và thế hệ của mình vươn vai đứng dậy. Dân ta chưa nhìn ra sự liên hệ đó, thấy người bị đánh, bị hiếp đáp vẫn cứ nghĩ là mình vô can. Sáng 23/3 nhà báo Đỗ Doãn Hoàng đi tác nghiệp, anh bị ba kẻ lạ mặt chận đường hành hung. Điều bất nhẫn khi nghe anh thuật lại sau đó với một phóng viên là hiện tượng những con người VN vô cảm với nỗi đau, với cái ác. Đỗ Doãn Hoàng bảo trong lúc anh vùng vẫy, kêu cứu, anh nhìn thấy từng người một, đi ngang qua một cách thờ ơ, dửng dưng. Không một ai tiếp cứu, ngoại trừ một cậu bé. Giữa cuộc phỏng vấn đó, anh dừng lại, nghẹn lời khi nhắc đến cậu bé ấy. Không lẽ phải đợi ở trong tình trạng tuyệt vọng như nhà báo Đỗ Doãn Hoàng chúng ta mới thấy ra rằng giữa chúng ta và mọi người, mọi sự vật đều có liên hệ với nhau. Không lẽ phải đợi tên quan tỉnh cướp mất đất của mình rồi mình mới sống mái với hắn. Khi con người sống cạnh cái tai ác, cái trái ngang của xã hội mà vẫn xem đó là điều bình thường thì thật ra anh hàng xóm tuy mất đất, nhưng chúng ta đã đánh mất chính mình. Nhà báo Hoài Nam, cựu phóng viên báo Thanh Niên kể lại rằng khi anh phanh phui vụ rau bẩn vào siêu thị năm 2014, anh đã bị hợp tác xã rau “nhờ công an vào cuộc”. Và khi công an gởi giấy đến tòa soạn, cả tổng biên tập và các phóng viên đều sợ run. Bởi khi xảy ra chuyện nhà báo bị hành hung thì cơ quan, hay Hội Nhà báo cũng chả làm được gì, ngoài việc ra công văn đề nghị… “công an” điều tra. Do đó, anh nhắc các đồng nghiệp phải biết cách tự bảo vệ mình! Làm người tử tế ở VN ngày nay thật cô đơn. Làm phóng viên lại càng cô đơn hơn nữa. Khi phóng viên bị đánh hội đồng, người dân quay mặt; chẳng biết kẻ đánh họ là côn đồ hay công an; và toàn bộ nhân viên tại tòa soạn đều bất lực. Cuối cùng thì mọi người đành chịu ăn rau “bẩn” vì chính mỗi người chúng ta đã tạo nên cái chính quyền “côn đồ” này. Những cuộc đấu tố của tổ dân phố dành cho các ứng cử viên độc lập cũng cho thấy sự thờ ơ của chúng ta đối với xã hội và hiện trạng của đất nước. Kết quả sơ bộ của cái gọi là “lấy ý kiến cử tri về một số ứng cử viên đại biểu quốc hội” được tìm thấy như sau: Luật sư Võ An Đôn được 29/86, ca sĩ Lâm Ngân Mai 3/82, anh Đỗ Anh Tuấn 11/127, ca sĩ Mai Khôi 28/63, cô Nguyễn Trang Nhung 1/63, ... Chắc chắn những "ứng viên tự do" khác, trong những ngày tới, cũng sẽ phải đối mặt với những màn đấu tố. Những ủng hộ viên của họ sẽ vẫn phải đứng ngoài phòng họp và vẫn có thể bị ném mắm tôm bất kỳ lúc nào, trong khi hầu hết chúng ta -- những người dân thuộc các tổ dân phố liên hệ -- đều xem "đó là chuyện của người khác". Ứng cử viên Hoàng Dũng cho rằng anh và các ứng viên tự do khác có thể vẫn vượt qua được vòng lấy ý kiến cử tri này nếu người dân chung quanh có ý thức về chính trị. Anh chia sẻ: “Tôi cho rằng việc gặp khó khăn trong vòng lấy ý kiến cử tri của các ứng viên khác phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của cư dân trong tổ dân phố người ta sinh sống. Nếu cư dân trong tổ dân phố là những người nhận thức rất cao về chính trị thì các ứng viên đó hoàn toàn có thể vượt qua vòng lấy ý kiến cử tri này.” Rõ ràng nếu muốn thay đổi điều gì đó lớn lao, muốn thay đổi được cách suy nghĩ của các cư dân trong tổ dân phố hay trên cả nước, trước tiên sự thay đổi đó phải bắt đầu từ chính mình. Hoàng Dũng và hơn 100 ứng cử viên tự do đã và đang nỗ lực làm điều đó. Đây cũng là điều mà Fukuzawa Yukichi đặc biệt lưu ý, ông luôn nhấn mạnh về đặc tính quan trọng của sức mạnh cá nhân và sự độc lập. Nguyên tắc nổi tiếng của ông là "Độc lập quốc gia thông qua độc lập cá nhân". Một xã hội muốn phát triển phải dựa trên những cá nhân có khả năng tư duy độc lập và sáng tạo, chứ không phải dựa vào chính phủ. Ông kêu gọi dân Nhật tự tin vào sức mạnh của chính mình và làm việc theo phương châm "coi trọng quốc gia và coi nhẹ chính phủ”. Những phát biểu mới đây khi từ nhiệm của một số lãnh đạo cao cấp đã cho thấy sự bất xứng của họ trong vai trò lãnh đạo. Trước khi rời ghế Thủ Tướng, ông Nguyễn Tấn Dũng đã khuyên các cán bộ khác ráng sống làm người tử tế, ông Hùng và ông Sang thì lại nói về dân chủ, về quyền lợi của dân, về nỗi lo của người nghèo… Thử hỏi khi còn đương nhiệm tại sao họ không thực hiện những điều trên? Ông Hùng ở đâu mà để cho cái cơ cấu của đảng ông hành dân đến độ mà ông gọi là cay nghiệt và độc ác? Phải chăng chính các ông cũng chịu hèn chỉ vì sợ mất ghế, sợ các đồng chí của mình, và sợ Trung Quốc? Nếu muốn độc lập dân tộc, muốn bảo vệ chủ quyền đất nước, người dân VN phải giành lại lá phiếu của chính mình từ tay đảng. Nếu không, sẽ tiếp tục có những lãnh đạo CS khi buông dao thì nói lời tử tế trong khi những kẻ ác khác lại nhập dòng hung bạo. Người dân VN ngày nay đã nhìn ra đâu là đồ thật, đồ giả. Và cuộc chiến sống-còn này là cuộc chiến giữa bóng tối và ánh sáng, giữa cái xấu xa và những điều tốt đẹp. Hãy nói với quê hương bằng những lời yêu thương thật thà; hãy sống chết với đất nước như bao thế hệ đã sẵn sàng trả giá bằng chính tuổi thanh xuân hay tính mạng của mình. Và hãy kiên định cùng nhịp bước với từng người ứng cử viên vừa bị loại, như Trang Nhung: “Tôi sẽ vẫn tiếp tục hành trình này, hành trình cho một Việt Nam dân chủ, tiến bộ và hùng cường. Hành trình còn rất gian nan, nhưng đó là phép thử cho sự can trường, nghị lực và nhiều phẩm chất cần thiết khác!” Xin được nhắc lại một điều mà Fukuzawa Yukichi luôn khẳng định: “ngay cả chính phủ - ma quỷ hay thánh thần gì nữa - cũng có thể bị sụp đổ bởi nỗ lực của loài người”. Câu nói của ông bỗng dưng làm chúng ta chợt xúc động khi nhớ đến những vệt máu trên mặt, trên cổ của những người anh em. Xin cầu chúc tất cả các ứng viên tự do giữ vững niềm tin, và giữ niềm vui trong lòng dù có bị chặn ở bất cứ chặng đường nào của cuộc bầu cử phi lý này. Nỗ lực của các bạn đang lan tỏa và lan tỏa mãnh liệt./.
......

Buổi lể trao giải „ERICH FROMM 2016“ cho ông bà Neudeck

Hình ảnh làn sóng người tị nạn đi từ các nước đang bị chiến tranh và khủng hoảng hoành hành trong thời gian vừa qua đã ảnh hưởng đến quyết định của ban giám khảo, chọn ông bà Neudeck để trao giải „Erich Fromm“ năm 2016, vì ông bà đã dấn thân giúp người tị nan trên ba chục năm nay. Theo lời công bố của tổ chức „International Erich-Fromm-Gesellschaft e.V.“, sự cảm thông của TS Neudeck với người tị nạn bắt nguồn từ thuở ấu thơ, khi ông phải cùng mẹ và bốn anh chị em rời bỏ quê quán Danzig vào tháng giêng năm 1945. Lúc ấy ông vừa mới lên sáu. Erich Fromm cũng trải qua hoàn cảnh tương tự. Năm 1934 ông phải rời bỏ quê hương trốn sang Hoa Kỳ vì ông là người gốc Do Thái và theo xu hướng chủ nghĩa Mác Xít. Kể từ năm 1995, giải Erich Fromm được trao tặng hằng năm cho những nhà hoạt động xuất sắc trong lãnh vực khoa học, xã hội, chính trị và báo chí, đã thể hiện được tư tưởng triết học nhân văn theo tinh thần của Erich Fromm (1900-1980), nhà tâm lý, xã hội, triết gia nhân văn học Đức nổi tiếng trong thế kỷ vừa qua. Giải thưởng trị giá 10.000 Euro. Trong lời chào mừng quan khách khai mạc buổi lễ, ông Helmut A. Müller, đại diện cho tổ chức “Internationale Erich-Fromm-Gesellschaft e.V., cho biết việc chọn cả hai ông bà Neudeck để trao giải thưởng là một việc mới mẻ trong lịch sử giải Erich Fromm. Nhưng xét cho kỹ, ông TS Neudeck không thể thực hiện được chương trình hoạt động rộng lớn nếu không có sự hỗ trợ từ tinh thần, ý kiến lẫn hành động của bà Christel. Tiếp theo lời ông Müller, TS Wolfgang Thierse, cựu chủ tịch Quốc Hội Đức và cũng là người bạn thân của hai ông bà Neudeck, đã nêu cao thành tích hoạt động của hai ông bà trong hơn ba mươi năm qua, khởi đầu bằng con tàu „Cap Anamur“, của tổ chức Đức mang tên „Cap Anamur / Deutsche Not-Ärzte e.V.“ (Ủy ban Cap Anamur/Bác sĩ cấp cứu Đức) do hai ông bà Neudeck và nhà văn Heinrich Böll thành lập năm 1979. Như đã biết, con tàu nầy đã cứu được 11.300 thuyền nhân Việt nam trên đường vượt biển tìm tự do. Sau chương trình Cap Anamur, hai ông bà vẫn tiếp tục dấn thân giúp đỡ cho người tị nạn khắp nơi trên thế giới, nổi bật nhất là tổ chức „Grünhelme“ (Mũ Xanh), thành lập năm 2003, đặt cơ sở tại Köln, có mục đích bảo trợ các công trình xây dựng lại hạ tầng cơ sở, tổ chức xã hội, môi trường văn hóa và tôn giáo trong khu vực đã bị tàn phá vì chiến tranh, khủng hoảng. Sau khi nhận giải thưởng, bà Christel Neudeck đã ngõ lời cám ơn và kể một vài câu chuyện trong những năm dài hoạt động xã hội, giúp người tị nạn hội nhập vào xã hội Đức. Trong bài thuyết trình „Differenzierungen im Begriff Pazifismus“ (Sự khác biệt trong khái niệm hòa bình) ông TS Neudeck đặc biệt nhắc nhỡ đến sự thành công của thuyền nhân Việt Nam trong việc hội nhập vào đời sống Đức. Ông kể câu chuyện, ông được bác sĩ Việt Nam giải phẫu tâm nhĩ bằng tia Laser lúc sức khỏe của ông đang ở trong tình trạng nguy ngập. Sau nầy ông mới biết, người bác sĩ nầy là cựu thuyền nhân đã từng được tàu Cap Anamur vớt trên biển Đông. Bằng giọng dí dỏm ông nói: „Ngày xưa tôi đã cứu ông, nay ông lại cứu tôi, như vậy chúng ta không ai nợ ai hết!“ Xen lẫn với nghi lễ chính thức và các bài thuyết trình là phần văn nghệ do nữ ca sĩ nhạc cổ điển Cornelia Lanz soạn và thực hiện, với sự đóng góp của người tị nạn đến từ Syrien, Irak, Nigeria, Pakistan, Afghanistan.  Được biết trong số quan khách đông đảo, ngồi chật cả hội trường chứa trên 400 người, có 37 người Việt Nam đến từ khắp nơi trên nước Đức , Hamburg, Köln, Mainz, Münster, Saarbrücken, Reutlingen và Stuttgart. Đặc biệt có sự hiện diện của Linh Mục Stêphanô Bùi Thượng Lưu, cha xứ Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, giáo phận Rottenburg-Stuttgart và Linh Mục Phaolô Dũng đến từ Münster, là cựu thuyền nhân tàu Cap Anamur. 08/04/2016 http://danchua.eu/index.php/theme-features/tin-cong-doan/8013-bu-i-l-tra... BPhuong
......

Erich-Fromm-Preis an Ehepaar Neudeck

"Wir wollten nicht alleine glücklich sein" Für ihr knapp 40-jähriges ehrenamtliches Engagement zugunsten von Flüchtlingen sind Christel und Rupert Neudeck mit dem Erich-Fromm-Preis ausgezeichnet worden. Die Laudatio hielt Altbundestagspräsident Wolfgang Thierse. Bei der Feier im Stuttgarter Neuen Schloss sagte Thierse, er habe die Gründer von Cap Anamur und der Organisation Grünhelme für die Radikalität ihres Lebens und ihr Prinzip Hoffnung immer "beneidet und bestaunt". Mit der Interview-Überschrift "Wir wollten nicht alleine glücklich sein" könne auch das ganze Leben des Ehepaars beschrieben werden. Der SPD-Politiker gratulierte der Jury, die als erste nicht nur Rupert Neudeck, sondern beiden Ehepartnern einen Preis zuerkenne. Neudecks beteiligt am "freundlichen Gesicht" Deutschlands Thierse ging in seiner Ansprache auf die Flüchtlingsdiskussion ein und betonte, viele Menschen wollten auch wegen eines Images der Menschlichkeit in der Bundesrepublik leben. Zum "freundlichen Gesicht", das sich Deutschland in den vergangenen Jahrzehnten international erworben habe, hätten Neudecks ihren Teil beigetragen. Von deren "Unbedingtheit" könnten alle lernen. Fundament ihres humanitären Engagements sei der christliche Glauben mit seinen "verpflichtenden radikalen Konsequenzen", so Thierse, der mit Ruppert Neudeck schon lange vor dem Fall der Mauer 1989 befreundet war. "Cap Anamur" und Grünhelme Der gebürtige Danziger Neudeck und seine Frau hatten 1979 mit dem Schriftsteller Heinrich Böll das Komitee "Ein Schiff für Vietnam" gegründet, aus dem 1982 das Komitee Cap Anamur/Deutsche Notärzte hervorging. Zwischen 1979 und 1982 holte die Organisation mit dem Frachter "Cap Anamur" vor der Küste Vietnams mehr als 11.000 sogenannte "boat people" aus dem Wasser. Ohne die tatkräftige und ideenreiche Unterstützung Christel Neudecks seien die Hilfsprojekte nicht möglich gewesen, so die Fromm-Gesellschaft. Die Auszeichnung soll daran erinnern, dass Migration ebenso wie Geburt, Fortpflanzung, Krankheit und Tod zur Natur des Menschen gehöre und gleichzeitig im Sinne Fromms "jeder Mensch ein Bedürfnis nach Verwurzelung" habe. Der Theologe Neudeck promovierte über "Politische Ethik bei Jean-Paul Sartre und Albert Camus" und arbeitete bei der Funk-Korrespondenz und beim Deutschlandfunk. Geehrt wurde er unter anderem auch mit der Theodor-Heuss-Medaille, der Bruno-Kreisky-Menschenrechtspreis, dem Erich-Kästner-Preis und dem Walter-Dirks-Preis. Der Erich-Fromm-Preis wird seit 1995 jährlich von der gleichnamigen Internationalen Gesellschaft verliehen und ist mit 10.000 Euro verbunden. Wolfgang Thierse (l.) mit Christel und Rupert Neudeck (Photo DPA) Zu den Preisträgern gehören die Journalisten Hans Leyendecker und Heribert Prantl, der Theologe Eugen Drewermann, der Liedermacher Konstantin Wecker, die Geigerin Anne-Sophie Mutter, die Politologin Gesine Schwan und Jakob von Uexküll, der den alternativen Nobelpreis stiftete. Erich Fromm gilt als wichtiger Denker des 20. Jahrhunderts. Wissenschaftlich bedeutsam ist sein Beitrag für die empirische Sozialpsychologie. Er beeinflusste maßgeblich die Entstehung der Frankfurter Schule. Bestseller wurden seine Bücher "Die Kunst des Liebens" und "Haben oder Sein". (KNA) https://www.domradio.de/themen/soziales/2016-04-07/erich-fromm-preis-ehe...
......

‘Bắt Trung Quốc’: Việt Nam đóng kịch hay bắt đầu cứng rắn?

Trùng với ngày Cá Tháng Tư năm 2016, lực lượng hải quân “quân với dân như cá với nước” bất chợt lóe sáng: rất có thể là lần đầu tiên, họ đủ can đảm bắt giữ một tàu Trung Quốc. Vụ việc này xảy ra vào đêm 1/4. Sang ngày 2/4/2016, Bộ tư lệnh Bộ đội biên phòng thành phố Hải Phòng thậm chí còn tổ chức họp báo và loan tải việc cơ quan  này  đang tạm giữ một tàu chở dầu của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển Việt Nam tại khu vực biển Vịnh Bắc Bộ. Đơn vị tiến hành áp tải được nêu rõ là Biên đội 1 thuộc Hải đội 2 Bộ đội biên phòng Hải Phòng. Sự vụ không còn nằm trong vòng thầm lặng. Một khi báo chí nhà nước được bật đèn xanh đăng tải rộng rãi tin này cùng những cuộc phỏng vấn nhấn mạnh “sẽ xử lý bất cứ tàu nào xâm phạm lãnh hải”, có thể hình dung một khả năng: sau nhiều năm cúi đầu không dám hé môi than thở, cuối cùng Việt Nam có vẻ hết chịu nổi những đòn tấn công hèn hạ và dai như đỉa đói của tàu cá và hải quân Trung Quốc. Quỳ Nhưng do vụ bắt “Trung Quốc” trên xảy ra đúng vào ngày Cá Tháng Tư nên đã có một số người nghi ngờ rằng đó không phải là tin tức thật, mà chỉ là một trò đùa nổ ra trên mạng, thậm chí ngay trên báo chí nhà nước. Cho dù tin tức trên cuối cùng được xác nhận là sự thật, không khí nghi ngờ của dư luận cũng phản ánh một thực tế “chỉ thấy mới tin”: người dân hầu như không còn giữ được “đức tin” vào chính thể và hải quân Việt Nam. Tính từ thời điểm tàu Trung Quốc ngang nhiên cắt cáp tàu Bình Minh 2 ngay tại hải phận Việt Nam vào cuối năm 2011 mà chẳng hề hấn gì cho đến nay, chưa bao giờ  lực lượng bộ đội biên phòng Việt Nam dám bắt giữ một tàu nào của Trung Quốc, ít ra là trên phương diện loan báo công khai. Tình trạng này càng trở nên u tối và tủi nhục khi tàu Trung Quốc liên tiếp tấn công và giết hại ngư dân Việt trong mấy năm qua. Ngay trước Đại hội XII của đảng cầm quyền vào cuối năm trước, một ngư dân Việt là Trương Đình Bảy đã bị một đám người trên “tàu lạ” nhảy sang tàu Việt bắn chết. Vụ việc đẫm máu này cho đến nay rất gần nguy cơ chìm xuồng. Sau Đại hội XII, trò lưu manh vẫn chẳng có dấu hiệu gì chấm dứt. Chưa bao giờ một kỳ họp cuối cùng của Quốc hội Việt Nam lại vang lên nhiều tiếng phản đối về thái độ im hơi lặng tiếng của đảng từ những đại biểu sắp mãn nhiệm như vừa qua. Ngược lại hoàn toàn, Philippines lại nổi bật trên trường quốc tế về liêm sỉ giữ gìn danh thể. Đứng Vào giữa năm 2014 khi nổ ra vụ giàn khoan Hải Dương 981 và quan hệ Việt - Trung chìm sâu nhất trong nhiều thập niên, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thực hiện một chuyến đi được giới quan sát xem là “đặc biệt” tới Manila. Trước sự hiện diện của Tổng thống Benigno Aquino, ông Dũng tuyên bố rằng tình hình ở biển Đông là “đặc biệt nguy hiểm”. Nhưng vào thời điểm đó, không phải Việt Nam mà chính Philippines đã gợi ý về “đối tác chiến lược” - có thể hiểu như một liên minh quân sự nhằm đối phó với dã tâm lộ rõ của con sói Trung Quốc. Song Thủ tướng Dũng đã im lặng. Sau khi trở về Việt Nam và trong lúc mối tình Việt - Trung vẫn ồn ào gấu ó, nhiều người chờ đợi ông Dũng “giương cao ngọn cờ thoát Trung” theo cách “nắm chắc ngọn cờ dân chủ” mà ông đã “bùng nổ” trong thông điệp thủ tướng đầu năm 2014. Nhưng sau cụm ẩn ngữ về “hữu nghị viển vông”, Thủ tướng Dũng đã không chịu hé miệng thêm. Dù một chút. Trong khi đó, Bộ Chính trị Việt Nam - nghe nói đã họp nhiều lần về Biển Đông và về ý định liên kết với người Philippines - vẫn như gà mắc tóc. Thậm chí kỳ họp giữa năm 2014 của Quốc hội Việt Nam đã khiến hàng chục ngàn người đổ ra đường biểu tình phản đối Trung Quốc ở Sài Gòn và Hà Nội phải phẫn nộ: ở mức độ tối thiểu cần có một bản nghị quyết về Biển Đông, Quốc hội Việt Nam vẫn tuyệt đối câm nín. Cũng cho tới nay, đã không có bất cứ động tác kiên quyết nào của phía Việt Nam kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế về “Đường lưỡi bò”. Ngưu tầm ngưu mã tầm mã, tình trạng cay đắng của nhà nước Việt Nam từ nhiều năm qua là dù họ đã thủ sẵn trong túi chẵn một chục đối tác chiến lược, kể cả “đối tác chiến lược toàn diện Trung Quốc” và “người bạn Nga truyền thống”, nhưng không một bàn tay nào chìa ra cho Việt Nam với tư cách đồng minh trong vụ HD 981. Song hiện thực ngược ngạo là không phải “láng giềng gần” mà chính những “bà con xa” như người Mỹ và những quốc gia đồng minh quân sự với Mỹ như Nhật Bản và Philippines lại trở thành giá đỡ cho tinh thần suy sụp của giới lãnh đạo Việt Nam. Vào tháng 7/2014, không phải Quốc hội Việt Nam mà chính Quốc hội Hoa Kỳ lần đầu tiên tung ra một nghị quyết mạnh mẽ về Biển Đông như một đòn dằn mặt tham vọng của Trung Quốc. Cũng kể từ giữa năm 2014, Philippines bắt đầu đạt được tiến bộ khả quan tại Liên hiệp quốc trong vụ kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc. Tháng 8/2014, Philippines mạnh tay đưa 12 ngư dân Trung Quốc ra tòa để tuyên phạt nhiều năm tù vì đánh bắt hải sản trái phép trong vùng biển thuộc chủ quyền của nước này. Sau sự kiện chấn động đó cho đến tận bây giờ, Bắc Kinh không hề lồng lộn lên như vẫn thường đối xử với Hà Nội.  Bản lĩnh vượt mặt Việt Nam ấy không phải mang tính đột biến mà được tích lũy  qua thời gian. Với quyết định “bắt Trung Quốc”, Manila đã có một hành động pháp lý vượt hơn hẳn cao vọng “kiện Trung Quốc” của giới đảng, nhà nước và chính phủ Hà Nội. Thực tâm hay ‘đạo diễn’? Khác hẳn thế dám đứng dậy của Philippines, sau vụ giàn khoan HD 981 và cho đến gần đây, Việt Nam đã lỡ mất cơ hội và gần như vẫn nằm nguyên trong mớ lục đục tủi hổ. Giờ đây, sự thể đang dồn lên vai Nhà nước Việt Nam tất cả những gì tối thiểu thuộc về danh thể. Mãi cho tới gần đây, điều đáng phẫn nộ là xã hội Việt Nam vẫn phải thưởng thức món ăn từ ngữ “tàu lạ” mà không thoát nổi cơn nghẹn họng. Không có bất cứ động tác truy xét nào mà từ đó tìm ra được dung nhan kẻ gây hấn giết hại ngư dân, các cơ quan hữu quan Việt Nam đã quỳ mọp trong nỗi xấu hổ và tự ti vô cùng tận trước thế đứng thẳng người của đất nước Philippines. Khi không khí “kiện Trung Quốc ra Tòa án quốc tế” đã dần lịm tăm, những tin tức về ngư dân Việt Nam bị phá sản lại càng lan truyền khắp nơi. Không một vũ khí trong tay và còn chưa được vay vốn với lãi suất thấp để đóng tàu vỏ sắt như lời hươu vượn của giới quan chức cao cấp lẫn các đại gia ngân hàng “ngồi mát ăn bát vàng”, nhiều gia đình ngư dân Việt đang phải bó gối nhìn tôm cá lũ lượt chui vào lưới tàu Trung Quốc. Rất nhiều lần người dân phải gào lên: Quân chủng Hải quân Việt Nam đã đầy “dũng khí bám bờ” như thế nào, trong lúc đồng bào ngư dân của họ vẫn phải kiên trì bám biển… Trong bối cảnh quá thê thiết ấy, hiện tượng lực lượng bộ đội biên phòng Việt Nam lần đầu tiên dám bắt giữ một tàu cá Trung Quốc vào tháng 4/2016 và còn cho báo chí nhà nước đăng tải thông tin này công khai đã khiến dư luận ngạc nhiên. Càng ngạc nhiên hơn khi vụ bắt giữ này diễn ra ngay sau chuyến thăm Việt Nam của Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn. Giả thiết gần nhất đối với dư luận xã hội là có thể phía Việt Nam đã phát hiện ra một âm mưu đủ quy mô và đủ thâm độc của Trung Quốc trong việc lấn chiếm lãnh hải Việt Nam, do đó bắt buộc phải tỏ ra kiên quyết hơn trong đối phó với tàu Trung Quốc. Nhưng còn nhiều cách hiểu khác, nhất là khi niềm tin dân chúng đã bị đảng cầm quyền ở Việt Nam xúc phạm ghê gớm không chỉ một lần. Một luồng dư luận cho rằng vụ bắt giữ trên chỉ là một cách của Bộ Chính trị mới nhằm đối phó tạm thời với làn sóng lên án dâng cao của người dân, kể cả sức ép trong nội bộ đảng về thực trạng Nhà nước Việt Nam “thần phục Trung Quốc”. Cũng có thể một số lãnh đạo nào đó của Việt Nam không muốn bị quá mang tiếng là “Lê Chiêu Thống”… Hoặc tệ hơn nhiều, đó là một kịch bản đã được “đạo diễn”… Nhưng dù gì chăng nữa, nếu không thể dứt khoát được quan điểm chấm dứt đu dây và bằng hành động rời xa “Bạn vàng” càng sớm càng tốt, giới lãnh đạo Việt Nam sẽ phải chứng kiến một cái chết chắc chắn của dân tộc và của với chính họ trong tương lai rất gần. Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/bat-trung-quoc-vietnam-dong-kich-hay...
......

Khi trẻ em bị gieo mầm dối trá và bạo lực

Mo Bo, một trong những người từng là Hồng vệ binh trong thời cách mạng văn hoá ở Trung Quốc đã nói rằng ông cùng rất nhiều bạn bè của mình trở thành những kẻ hoài nghi và mất hoàn toàn niềm cảm hứng với cuộc sống của mình, khi nhìn lại lịch sử và những gì mình đã tham gia. Mo Bo đã góp tiếng nói của mình trong các hồ sơ về kinh nghiệm bạo lực tuổi thiếu niên trên tạp chí New Internationalist, sau khi đến Anh học ngành nghiên cứu về ngôn ngữ, định cư ở đó. “Sau những gì đã diễn ra, chúng tôi rơi vào tình trạng hoài nghi, luôn hoài nghi và không còn ai có thể nói với chúng tôi về lý tưởng được nữa, vì chúng tôi sợ hãi mình sẽ rơi vào một vòng xoáy, tạo ra những điều kinh hoàng khác”, ông Mo Bo nói, những kinh nghiệm “kinh hoàng” mà ông ta nói đến là ký ức của thời niên thiếu, khi ông mới 14 tuổi. Tài liệu trên thư viện điện tử AsianHistoryAbout cho biết vào thời Cách mạng Văn hoá ở Trung Quốc từ năm 1966 – 1976, tư tưởng của Mao Trạch Đông đã tập hợp được hàng chục triệu Hồng vệ binh trẻ tuổi, có người chỉ mới 12 tuổi. Nhiệm vụ khởi đầu của các đứa trẻ đó là nhận lấy những quyền lực mà thầy cô, bạn bè, nhà trường phải e dè. Từ chuyện hạch sách những người bạn cùng lứa về kỷ luật học sinh, dần dần chúng phát triển đến chuyện theo dõi quan điểm của thầy cô để tố cáo, lập thành tích. Không khác gì những câu chuyện điện ảnh kinh dị của Hollywood về các đứa trẻ là hiện thân của quỷ, những Hồng vệ binh trẻ tuổi đó đã phấn khích tràn ra đường, đánh đập thầy cô của mình, lục soát nhà bạn bè mình, đập phá chùa chiền và các di tích cổ, cũng như góp phần vào đại nạn thảm sát hàng chục triệu người trong giai đoạn đó. Mới đây, báo Tuổi Trẻ có đưa ý kiến của một giáo viên về chuyện nạn Cờ Đỏ trong các nhà trường. Đây không phải là ý kiến đầu tiên được nói lên, mà lâu nay đã là những điều băn khoăn của giới phụ huynh và các nhà xã hội học, rằng việc trao cho những đứa trẻ trong cùng một môi trường công việc rình mò, theo dõi bạn bè mình và quyền lực “báo cáo” để trừng phạt có phản lại giá trị giáo dục chung hay không? Hơn nữa, bệnh thành tích và quyền lực giả tạo đó tạo nên những ảo tưởng và sự dối trá như một thói quen cho những đứa trẻ, sẽ tạo ra những nhân cách và phẩm chất gì cho xã hội trong tương lai? Nhưng không phải chỉ có những đứa trẻ bị trao quyền lực sớm bị tổn thương tinh thần, mà cả những đứa trẻ khác trong môi trường đó cũng bị ảnh hưởng. Bằng cách làm thân, cầu cạnh, hoặc “lót tay” cho các thành viên đội Cờ Đỏ để không bị ghi sổ khi đi học quên mang khăn quàng, cũng tạo nên một môi trường phản giáo dục và lừa dối thầy cô. “Không chỉ học sinh sợ thành viên trong đội Cờ Đỏ mà chính thầy cô giáo cũng không muốn làm mất lòng các em đó, bởi chúng nắm trong tay quyền sinh sát của lớp”, cô giáo Phạm Huyền, tác giả của bài viết đăng tải trên báo Tuổi Trẻ ngày 3/4/2016, với tựa đề Đội Cờ Đỏ – “ngáo ộp” trá hình ở trường học đã nói đủ hết hiện trạng của nhiều trường học hiện nay, với chỉ vài dòng chữ. Trong tài liệu về vệ sinh học đường Việt Nam do UNICEF tài trợ từ năm 2006, có tên “Formative Hygiene Research” với nhóm nghiên cứu hỗn hợp nhiều quốc gia, cũng ghi nhận việc theo dõi các bạn học sinh có “đủ vệ sinh” trong trường hay không, được giao cho các đội Cờ Đỏ (bản tiếng Anh viết là Red Flag Team) ghi vào sổ báo cáo, và rất nhiều em học sinh rất vui mừng khi trở thành người có quyền nhận xét ấy. Trong sách nghiên cứu về nền giáo dục Việt Nam, có tên Vietnam’s Political Process: How Education Shapes Political Decision Making (2009) của Casey Lucius, giáo sư của trường Naval War College – và từng là trợ lý dự án cho toà đại sứ Mỹ tại Việt Nam, bà cũng giới thiệu về “mô hình” khá đặc biệt về các đội Cờ Đỏ trong các trường học Việt Nam, thường được giới thiệu với tư cách “trợ giúp” cho các học sinh bạn. Mô hình đội Cờ Đỏ này từ khi xuất hiện xuyên suốt trong cả nước vào năm 1976, đã vô hình trung vô hiệu hoá các công việc của đội ngũ thầy cô giám thị, giáo viên kỷ luật… cũng như các chức danh lớp phó kỷ luật, lớp phó học tập, lớp phó thi đua… và hiển nhiên biến hình thái nhóm theo dõi và kiểm tra, thậm chí quyết định giá trị của bạn cùng lứa, trở thành một cơ cấu chính trị trong một môi trường giáo dục. Cựu thành viên Hồng vệ binh Mo Bo nói rằng thời tuổi trẻ, ông tin rằng những điều mình làm là tạo ra con người và xã hội tốt đẹp. Cuộc gặp mặt những người bạn cùng thời, sau đó 50 năm, chỉ đem lại một cảm giác chua chát và niềm ước muốn tuyệt vọng: phải chi họ có được một cuộc sống học đường bình thường. Điều họ mang nặng là tuổi thiếu niên của mình, họ là những kẻ bị gieo mầm dối trá và bạo lực, khiến hôm nay họ ngại ngùng với cả con cháu. Trong sự cuồng điên và nhiệt thành của mình, các thiếu niên được trao quyền lực ấy luôn là ngọn lửa âm ỉ của nạn bùng phát bạo lực thiếu lý trí. Lịch sử Trung Quốc ghi nhận rằng hàng triệu các di tích và văn hoá cổ quý giá của đất nước này bị tiêu diệt. Nhiều học giả và giáo sư bị đánh đập chôn sống bởi chính các học sinh và sinh viên của mình, mà ngày hôm qua họ chỉ mới làm nhiệm vụ nhỏ bé là theo dõi và ghi chú về trường học của mình. Rất nhiều bậc cha mẹ đã khóc và nói rằng họ đã thiếu dứt khoát và tri thức để ngăn con em mình tham gia các đội học sinh được giao quyền hành động ấy. Một khi môi trường giáo dục bị chi phối bởi những hoạt động không thuần tuý giáo dục, mà nặng về răn đe và trừng phạt, tức môi trường của trẻ em đã bị xoá mờ ranh giới của trừng giới và học đường. Có thật sự các ngôi trường Việt Nam cần phải giao việc và quyền, khác với tôn chỉ của mình, cho các học sinh? Ở thế kỷ 21, việc mơ ước rằng các ngôi trường trên đất nước này chỉ có giáo dục – và thuần tuý giáo dục mà thôi – có phải là một điều quá nhiêu khê? Theo Blog nhacsituankhanh.wordpress.com/
......

Diễn biến phức tạp của dầu lửa thế giới

Hôm Thứ Ba, giá dầu thô xuống khoảng 3%, phản ánh tình trạng không vững bền của hai tháng giá cả phục hồi, do nhu cầu tiêu thụ vẫn thấp hơn khả năng cung cấp trên toàn cầu. Khu mỏ dầu hổn hợp Al-Khafji mới đi vào khai thác ngoài khơi biên giới Saudi Arabia-Kuwait. (Hình: McDermott via Getty Images) Thêm vào đó, quyết định chung của Kuwait và Saudi Arabia vừa cho tái hoạt động khu mỏ Al-Khafji ở vùng biên giới hai nước với năng suất 300,000 thùng/ngày càng làm tăng áp lực dầu lửa dư thừa trên thị trường. Dầu tiêu chuẩn Brent ở giá $39.14/thùng và dầu ngọt nhẹ tiêu chuẩn Mỹ $38.28/thùng. Sau khi đã xuống tới mức thấp nhất, dưới $30/thùng hồi đầu năm nay, giá dầu lên được gần 45% kể từ giữa Tháng Hai do những tin tức về cuộc họp ngày 17 Tháng Tư ở Doha. Theo dự tính trong cuộc họp này, OPEC và  các quốc gia xuất cảng nhiều dầu lửa trong đó có Nga sẽ đi đến thỏa thuận giảm sản lượng để nâng giá dầu. Tuy nhiên, các giới quan sát cho rằng, trong tình hình lượng dầu dự trữ toàn cầu đang tăng cao và một số nước OPEC lo ngại mất thị phần, hội nghị Doha không chắc có thể đem đến kết quả như ý muốn. Ngoài ra, có những nguồn tin nói là Iran có thể tham gia hội nghị Doha nhưng không nhất thiết gia nhập vào việc thương thuyết cắt giảm sản lượng. Điều ấy có nghĩa là Iran chưa muốn cam kết đứng vào hàng ngũ các nước sản xuất dầu lửa, sau khi ký thỏa hiệp về phát triển nguyên tử và được giải tỏa cấm vận để tái gia nhập thị trườngthế giới. Lý do là vì Iran cần chủ động chiếm giữ thị phần không muốn bị Saudi Arabia hay Nga, hai quốc gia sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới, kiềm chế. Thị trường dầu lửa biến động mạnh từ giữa năm 2014 vì sự phát triển của khai thác dầu đá phiến, và Hoa Kỳ trở thành nước sản xuất dầu lửa hàng đầu thế giới. Lúc đó, Saudi Arabia đã vận động OPEC giữ nguyên không giảm bớt sản lượng, với mục tiêu để giá dầu hạ sẽ làm cho các công ty khai thác dầu đá phiến Mỹ phải ngừng hoạt động vì thua lỗ do phí tổn cao. Chiến lược này có phần thành công nhưng đồng thời cũng khiến nhiều quốc gia sản xuất dầu lửa chịu tổn hại nặng nề. Ít nhất đã có 48 công ty dầu khí Bắc Mỹ khai phá sản từ đầu năm 2015 tới nay. Hầu hết đó là những công ty nhỏ, nhảy vào ngành kỹ nghệ này từ khi kỹ thuật “fracking” và khai thác dầu đá phiến có những tiến bộ vượt bực. Các công ty này là nạn nhân do sự thành công của họ, vì sự đảo lộn quân bình giữa mức cung và cầu, sản phẩm tràn ngập thị trường đưa đến tình trạng trong vòng hai năm dầu thô mất giá 60% xuống tới dưới $30/thùng đầu năm nay. Với giá đó, không đủ tiền trả các chủ nhân cho sử dụng đất và những phí tổn khác trong hoạt động khai thác. Biến chuyển này tương tự như thời kỳ đổ xô đi tìm vàng giữa thế kỷ 19, khi một số người làm giầu mau chóng nhưng chẳng bao lâu sau phải nhường chỗ cho những công ty có vốn lớn và có thể kỹ nghệ hóa việc khai thác. Giới công nhân ngành kỹ nghệ năng lượng chịu hậu quả trực tiếp, từ cuối năm 2014, hơn 300,000 công nhân bị sa thải. Trong số họ có những người làm việc cho các công ty lớn như Baker Hughes, Halliburton, và Weatherford International, chuyên cung cấp trang thiết bị và dịch vụ cho những nhà khoan dầu. Theo USA Today, trong số công nhân mất việc, 45% làm trong ngành dịch vụ, 20% trong công tác thăm dò và sản xuất, 15.5% khoan đào, và 15% tiếp liệu. Năm 1960, OPEC được thành lập gồm 12 nước:  Algeria, Angola, Ecuador, Iran, Iraq, Kuwait, Libya, Nigeria, Qatar, Saudi Arabia, the United Arab Emirates, và Venezuela, với sứ mạng “phối hợp và thống nhất chính sách,” bảo đảm ổn định thị trường và nguồn cung cấp cho các nước tiêu thụ, đem lợi tức công bình cho các thành viên. Trong nửa thế kỷ vừa qua, OPEC nắm vai trò ảnh hưởng về giá dầu trên thị trường thế giới. Bây giờ, Saudi Arabia, nước lãnh đạo OPEC, trong tình trạng thị trường dầu lửa dư thừa cung cấp, vẫn  không muốn để mất thị phần, nên đã chọn quyết định không giảm sản lượng. Nhưng quyền năng định đoạt giá dầu của OPEC bây giờ thật ra đã mất và sẽ không bao giờ lấy lại được. Chiến lược của Saudi Arabia cũng không phải là hoàn toàn hiệu quả, vì dầu đá phiến có điều kiện linh hoạt hơn trong sự khai thác. Nhờ tiến bộ kỹ thuật phí tổn hiện nay giảm bớt nhanh, hầu hết các mỏ dầu đá phiến cũng có thể đi vào khai thác mau hơn dầu quy ước. Như thế, dầu đá phiến có thể bành trướng sản xuất và ngưng sản xuất dễ dàng hơn các giếng dầu quy ước. Hoa Kỳ vẫn duy trì được sản lượng nội địa ở mức bình thường, khoảng 9 triệu thùng mỗi ngày, chiếm vai trò định đoạt giá dầu trên thị trường nhờ nguồn dầu đá phiến linh động có thể nhanh chóng điều chỉnh sản lượng thích ứng với tình thế. Tuy nhiên, với dầu đá phiến, trên phân nửa lượng dầu ở các mỏ này sẽ cạn sau hai năm đầu tiên, trong khi các mỏ dầu bình thường có thể tiếp tục sản xuát tới 20 năm hay hơn nữa. Do đó, khác với những quyết định về sản lượng của OPEC, tình hình thị trường sẽ tự động điều hướng sản xuất nhiều hay ít của dầu đá phiến. Mặt khác, tình hình dầu rớt giá hiện nay có thể tạo ra nhiều rủi ro về cung và cầu. Các chuyên gia ước lượng rằng sự cạn dần của các giếng dầu sẽ vượt quá khả năng sản xuất của các giếng cũ. Trung bình sản lượng của một giếng dầu giảm 6% mỗi năm. Do giá dầu hạ, đầu tư vào việc khoan các giếng mới giảm và nếu nhu cầu tiêu thụ vẫn tiếp tục cao, tới một lúc sản xuất không đủ và giá cả buộc phải tăng cao. Tuy nhiên, hiện nay, người ta đã tìm thấy nhiều khu dầu dự trữ chưa khai thác tới, đồng thời là sự hỗ trợ của dầu đá phiến như đã nói trên, cho nên rất khó có thể có một dự đoán chính xác gì về tình hình của loại năng lượng hóa thạch này trong tương lai. http://www.nguoi-viet.com  
......

Phỏng vấn: Đảng Chính Trị ’Khác’ của Việt Nam

Shawn W. Crispin 8/4/2016 The Diplomat trò chuyện với phát ngôn nhân của đảng chính trị nổi bật nhất và hiện đang bị cấm đoán tại Việt Nam về tình hình chính trị của quốc gia này. Ông Hoàng Tứ Duy là phát ngôn nhân từ Hoa Kỳ của Đảng Việt Tân, đảng chính trị nổi bật nhất hiện đang bị cấm đoán tại Việt Nam và cho biết là có hàng ngàn thành viên trong nước và tại hải ngoại. Trong lúc Việt Nam chuẩn bị bầu cử quốc hội vào ngày 22 tháng Năm, ông Duy trò chuyện với ông Shawn Crispin của The Diplomat về sự khác biệt cơ bản giữa Đảng Việt Tân và Đảng Cộng Sản cầm quyền cũng như tại sao cuộc bầu cử Quốc Hội sắp tới không nên được xem ngay cả như là một bước tập tễnh hướng đến dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Sau đây là phần biên tập của cuộc phỏng vấn. Việt Nam đã tổ chức bầu cử Quốc Hội từ năm 2002, nhưng Đảng Cộng Sản vẫn nắm giữ sự ưu thế. Tại sao lại như vậy? Việt Nam là một thể chế cộng sản độc đảng, chứ không phải là một nền dân chủ nghị viện. Đảng Cộng Sản cầm quyền xem quốc hội như một bù nhìn và tiến trình bầu cử không có tự do và bình đẳng. Một cách ngắn gọn, người dân Việt Nam không quan tâm gì lắm đến cuộc bầu cử Quốc Hội và Đảng Cộng Sản cũng vậy. Tin tức báo chí nêu lên con số chưa từng thấy của các ứng viên độc lập tự ra ứng cử trong lần bầu cử này. Lần chuẩn bị bầu cử năm nay khác biệt ở chỗ nào, nếu có? Trên lý thuyết, Quốc Hội đại diện cho người dân và mọi công dân có quyền làm ứng viên. Trong thực tế, phần lớn người dân Việt Nam thờ ơ hoặc xem thường Quốc Hội vì họ biết là Đảng Cộng Sản không tôn trọng những từ ngữ cao cả trong hiến pháp hay luật pháp. Điều khác biệt trong năm nay là nhiều nhà hoạt động sẵn sàng thách đố nguyên trạng bằng cách thực thi quyền hạn của họ theo hiến pháp Việt Nam. Việc này cũng như bất tuân dân sự nhưng thay vì thách thức luật pháp bất công của chế độ, các nhà hoạt động thách thức việc áp dụng bất công luật lệ hiện thời của chế độ. Một số ứng cử viên độc lập tiêu biểu Giới chức của đảng khoe tiến trình bầu cử đến nay như là bằng chứng của “tinh thần dân chủ” của Việt Nam? Đánh giá so sánh của ông thế nào? Để so sánh cho rõ, Đảng Cộng Sản hay khoe là Việt Nam “dân chủ ngàn lần hơn” các quốc gia Tây Phương. Như mọi khi, có khác biệt rất lớn giữa tuyên truyền nhà nước và thực tế ngoài đời. Điều mà chúng tôi thấy hiện nay là sự quyết tâm và sáng tạo trong giới hoạt động để thực thi quyền căn bản của họ và thúc đẩy cho một sân chơi chính trị rộng lớn hơn - bất chấp rủi ro bị nhà cầm quyền xách nhiễu và đàn áp.                                Cuộc bầu cử tới đây có nên được xem như là một bước tập tễnh hướng đến dân chủ đa đảng? Chắc chắn là không. Thế thì tại sao nhà cầm quyền cảm thấy buộc phải đưa ra cách nhìn như vậy khi mà Việt Nam nhìn kiểu nào đi nữa vẫn là một thể chế chuyên chính độc đảng? Ngay cả các chính quyền chuyên chính cũng buộc phải giả vờ tính chính danh của họ. Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam trước đây là “Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.” Bắc Hàn thì gọi là “Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Triều Tiên” và Đông Đức là “Cộng Hòa Dân Chủ Đức.” Rất là xấu hổ để nhìn nhận rằng bạn vi phạm nhân quyền hay các nguyên tắc dân chủ. Đó là tại sao giới chức Hà Nội giả vờ là Việt Nam không có tù nhân chính trị nào cả và bầu cử thật sự không cần thiết bởi vì Đảng Cộng Sản đã được sự hậu thuẫn của quần chúng. Nhưng tất cả chính quyền cuối cùng đều cần có sự đồng ý của người được cai trị. Trong một quốc gia tự do, sự đồng ý được phát ra qua thùng phiếu. Trong một xã hội chuyên chính, sự đồng ý của quần chúng bị ép buộc bằng nỗi sợ hãi. Tuy thế qua mạng xã hội và sự bất tuân dân sự rộng lớn hơn ngoài đời, người Việt Nam cho thấy là họ không còn dễ bị ép buộc nữa. Xin cho biết ngắn gọn về các thành viên Đảng Việt Tân, chính sách và mối quan hệ hiện nay với Đảng Cộng Sản. Đảng Việt Tân có thành viên từ mọi giai tầng xã hội tại Việt Nam và trong cộng đồng người Việt hải ngoại. Mục tiêu của chúng tôi là thúc đẩy thay đổi chính trị bằng những phương thức ôn hòa. Chúng tôi muốn có một Việt Nam phát triển, hiện đại với nhân quyền được tôn trọng. Điều đó chỉ có thể xảy ra khi tất cả người dân Việt Nam có tiếng nói quyết định vận mệnh của đất nước họ. Chúng tôi tích cực trong việc hỗ trợ một nền truyền thông tự do trên thực tế - xuyên qua việc cổ xúy cho tự do internet và thúc đẩy dân báo - vì tự do thông tin sẽ tạo sức mạnh. Cũng thế, Đảng Việt Tân tin rằng người dân Việt Nam phải là tác nhân của sự thay đổi. Vì thế, chúng tôi cố gắng trong việc xây lực và hỗ trợ các phong trào quần chúng. Hình Buổi huấn luyện về kỹ năng truyền thông và cách áp dụng công cụ StoryMaker tại Singapore Tháng 5, 2015. Khác biệt cốt lõi trong quan điểm giữa hai đảng là gì? Tại sao nhà cầm quyền đôi khi gọi Đảng Việt Tân là một tổ chức “khủng bố”? Mặc dầu vào trong thời gian đầu Đảng Cộng Sản Việt Nam thu hút rất nhiều người có lý tưởng, nhiều người đã hy sinh cho những điều mà họ cho là đúng đắn cho quốc gia, Đảng Cộng Sản ngày nay là rào cản lớn nhất cho sự tiến bộ và phát huy trọn vẹn tiềm năng của Việt Nam. Việc khăng khăng nắm giữ độc quyền của Đảng đã đưa đến nhiều vi phạm nhân quyền và bất công xã hội. Giới lãnh đạo đảng cộng sản xem bất cứ ai với quan điểm khác biệt là kẻ thù và thấy bị đe dọa khi quần chúng tham dự vào chuyện nước. Nhiều lần nhà cầm quyền đã bắt giữ các thành viên của Đảng Việt Tân với tội cáo buộc “lật đổ” hoặc “khủng bố”. Nghe thì rất đáng ngại nhưng các hoạt động thật sự của họ là: viết blog, tham dự các khóa huấn luyện về xã hội dân sự, phát truyền đơn, dự các buổi tụ họp công chúng, và tổ chức các nhóm quần chúng bất bình. Đây là những hành vi ôn hòa của việc bày tỏ chính kiến hoàn toàn trong khuôn khổ các quyền căn bản đã được tôn vinh trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và trong nhiều trường hợp cũng có ghi trong hiến pháp Việt Nam. Cũng không riêng gì Đảng Việt Tân. Nhiều nhà hoạt động nhân quyền, hoạt động đơn lẻ hoặc với các nhóm dân chủ khác, đã bị bắt giữ tùy tiện. Trong những ngày qua, bảy nhà hoạt động bị kết án “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “lạm dụng tự do dân chủ.” Vấn đề cốt lõi là chế độ cộng sản tại Việt Nam không chấp nhận chống đối ôn hòa và vì thế họ thường xem giới chống đối như kẻ thù truyền kiếp và là “kẻ khủng bố.” Bao nhiêu thành viên của Đảng Việt Tân tự ra ứng cử trong cuộc bầu cử sắp tới và ở mức độ nào họ có thể vận động tranh cử tự do dưới bảng hiệu Đảng Việt Tân? Chúng tôi hỗ trợ mọi nỗ lực để gia tăng không gian chính trị tại Việt Nam và thách thức nhà cầm quyền Hà Nội tuân thủ với cam kết quốc tế cũng như luật lệ trong nước. Tuy thế, chúng tôi không xem đây là một cuộc bầu cử thật sự cũng như Quốc Hội không phải là một thực thể chính trị chính danh, do đó không hợp lý cho Đảng Việt Tân đưa ra các ứng viên. Thành viên Đảng Việt Tân, hay ngay cả những người được xem là thành viên, có bị nhà nước xách nhiễu trong giai đoạn đăng ký bầu cử? Nhiều nhà hoạt động Việt Nam đã gặp sự xách nhiễu từ nhà nước. Đây là điều chúng tôi quan tâm vì bất cứ lúc nào một ai bị trù dập, đó là mối quan tâm cho toàn thể giới dân chủ. Ông có nghĩ là nỗ lực của Đảng Cộng Sản tô vẽ bầu cử quốc hội là tự do và bình đẳng sẽ gây âm vang trong cộng đồng quốc tế, kể cả Washington? Tôi không nghĩ một vài bài báo trên truyền thông nhà nước Việt Nam sẽ làm thay đổi cách nhìn hoặc hiện tình của hệ thống chính trị chuyên chính của Việt Nam. Trước khi Việt Nam có thể giống như Miến Điện [hiện đang dân chủ hóa], giới lãnh đạo cộng sản cần phải thả các tù nhân lương tâm và chấp nhập đối lập chính trị. Anh chị em hoạt động dân chủ trong và ngoài nước học hỏi kinh nghiệm Miến Điện. Tướng Tin Oo trao đổi với phái đoàn về vấn đề đối lập chính trị và chia sẻ nhiều bài học về phong trào. Hoàng Thuyên biên dịch Nguồn: http://thediplomat.com/2016/04/interview-vietnams-other-political-party/
......

CÁC ĐẠI SỨ QUÁN CHIA SẺ KIẾN THỨC VỀ BẦU CỬ TỰ DO CHO CÁC ỨNG VIÊN ĐỘC LẬP

Ngày 4/4/2016 tại Hà Nội, quan chức của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Việt Nam đã có cuộc trao đổi với một số ứng viên đại biểu Quốc hội (ĐBQH) độc lập. Trước đó, ngày 29/3, tùy viên chính trị của bốn đại sứ quán Thụy Điển, Nauy, Pháp và Canada cũng đã gặp gỡ các ứng viên. Nội dung các cuộc thảo luận xoay quanh cơ chế bầu cử ở trong một chế độ dân chủ, thế nào là bầu cử tự do và công bằng, bầu cử tổng thống ở Mỹ và bầu cử quốc hội ở châu Âu, v.v. Ông David Muehlke, Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ, đã làm các ứng viên ngạc nhiên và thích thú khi trình bày hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nhưng những điều ông nói còn gây ngạc nhiên và thích thú hơn nữa. Chẳng hạn, ông cho biết: “Hệ thống chính trị ở Mỹ đặt trên cơ sở niềm tin rằng sự lựa chọn của cử tri luôn là tốt nhất. Cử tri sẽ luôn lựa chọn được người tốt nhất để làm tổng thống, còn nếu ứng viên có hành vi sai lạc, hành vi xấu, thì cử tri sẽ không chọn người đó. Chính quyền không có quyền lựa chọn ai là tốt, ai là xấu. Sự lựa chọn này dành cho người dân, không dành cho bất cứ chính quyền nào”. Điều này quả thật quá khác với cơ chế “dự kiến số lượng, cơ cấu, thành phần” đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. Ông David Muehlke còn nói thêm: “Ở Mỹ, có một đạo luật quy định rằng ứng viên có thể được nhận tài trợ từ ngân sách nhà nước, nhưng số lượng rất hạn chế, nếu nhận thì sẽ chẳng có tiền mà làm quảng cáo. Ý tôi là, tất cả mọi ứng viên có thể chọn tài trợ từ nhà nước hoặc từ khối tư nhân. Nhưng nếu họ lấy tài trợ từ nhà nước thì rất ít tiền. Đó là lý do tại sao không bao giờ ứng viên nhận tài trợ nhà nước. Tất cả đều chọn tài trợ tư nhân. Ở Mỹ, không có Mặt trận Tổ quốc để giám sát quá trình này”. (Nghe đến đây, mọi người cười ồ lên). Cũng theo Bí thư thứ nhất Đại sứ quán Mỹ, đảng viên ở Mỹ, cho dù cao cấp đến mấy, thậm chí là lãnh đạo đảng, cũng không bao giờ được trả lương bằng ngân sách nhà nước. Họ chỉ có thể nhận lương của đảng, mà thu nhập của đảng là đến từ hoạt động gây quỹ, xin tài trợ tư nhân. Điều này khác với ở Thụy Điển, nơi luật quy định, nếu đảng chính trị nào được hơn 4% cử tri ủng hộ thì có thể được nhà nước hỗ trợ một phần kinh phí. Song cả Mỹ, cả Bắc Âu đều hoàn toàn khác Việt Nam, nơi Đảng Cộng sản một mình một cõi hưởng ngân sách nhà nước không giới hạn. Ở Mỹ, bất kỳ người nào có quốc tịch tự nhiên, trên 35 tuổi, sống ở Mỹ ít nhất 14 năm trong đời, đều có thể ứng cử tổng thống, kể cả với tư cách độc lập (nghĩa là không qua sự giới thiệu, đề cử của đảng nào). Ở Bắc Âu, theo bà Victoria Rhodin Sandstrom - tùy viên chính trị Đại sứ quán Thụy Điển - công dân không thể tự ứng cử vào Quốc hội mà nhất thiết phải là thành viên của một đảng phái nào đó. Tuy nhiên, vấn đề là bất kỳ ai cũng có quyền thành lập đảng mới hoặc tham gia một đảng đang tồn tại, nên quyền tham gia của công dân vẫn luôn được đảm bảo. Kết thúc hai cuộc thảo luận, điều đọng lại trong các ứng viên đại biểu Quốc hội đều là ấn tượng tốt đẹp về tiến trình bầu cử công bằng và tự do trong các nền dân chủ, vốn quá khác so với Việt Nam. Quan chức các đại sứ quán đều bày tỏ sự ủng hộ và khâm phục đối với các ứng viên độc lập vào Quốc hội khóa 14, coi họ như những người mở đường cho công cuộc nâng cao nhận thức cộng đồng và đòi quyền chính trị ở Việt Nam. Theo https://www.facebook.com/daibieuQH
......

Thư mời tham dự 41 năm tưởng niệm Quốc Hận tại Frankfurt

Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tôn Giáo,  quý  vị  đại diện Hội Đoàn, Đoàn thể và Tổ Chức chống Cộng tại CHLB Đức   Đã 41 năm Cộng Sản Việt Nam thống trị quê hương đất nước của chúng ta. Dưới chế độ độc tài vô lương vô nhân đạo và phản quốc  của nhà cầm quyền CSVN hiện tại một số không ít những người dân Việt Nam trong nước  đã can đảm đứng ra đòi hỏi  bảo vệ nhân quyền, dân chủ và vẹn toàn lãnh thổ cho quê hương dân tộc .   Để ủng hộ tinh thần bất khuất của dân chúng trong nước và để nêu cao ngọn cờ tự do dân chủ của dân tộc VN trước  công luận thế giới  Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức sẽ phối hợp với Hội Người Việt Tỵ Nạn  tại Frankfurt   tổ chức :                   Tưởng Niệm ngày Quốc Hận lần thứ 41                   vào ngày thứ Bảy 30.04.2016 tại Frankfurt gồm các Sinh Hoạt : 12:00 giờ-13:00 giờ: Tập trung và chuẩn bị biểu tình trước Tổng Lãnh Sự CSVN                                     Kennedy Allee 46     60596 Frankfurt a.M. 13:00 giờ-14:30 giờ: Biểu tình trước Tổng Lãnh Sự Cộng Sản Việt Nam                                     Kennedy Allee 46     60596 Frankfurt a.M. 14:45 giờ-15:30 giờ: Tuần hành   vào  trung tâm thành phố Frankfurt 15:30 giờ -17:30 giờ: Di chuyển đến Hội Trường  Albin-Göhring-Halle                                      Masenheimer Weg 2    61352 Bad Homburg                                                                                 ( Ober Eschbach )                                  ( có phục vụ miễn phí cơm chiều và nước uống ) 17:30 giờ-24 giờ:    Liên Tôn cầu nguyện Hòa Bình  cho VN                                  Sinh Hoạt Hội Thảo & Văn Nghệ Đấu Tranh                                  tại Hội Trường Albin-Göhring-Halle                                  Masenheimer Weg 2,    61352 Bad Homburg                                                                                ( Ober Eschbach ) Trong cuộc hội thảo  đêm 30.04.2016 dự kiến sẽ có phần tiếp xúc với khách mời : Nhà Văn và Cựu Phóng Viên Chiến Trường VNCH  Phan Nhật Nam. Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức  và Hội NVTN tại Frankfurt trân trọng thỉnh cầu toàn thể đồng hương  và các hội đoàn tỵ nạn địa phương, các tổ chức đảng phái chống cộng  trên toàn nước Đức  đồng lòng tham gia đông đảo Berlin, ngày 07 tháng 04 năm 2016 BS Hoàng Thị Mỹ Lâm TM Liên Hội NVTN tại CHLB Đức e.V. Ban Tổ Chức : Ông Võ Hùng Sơn,    Tel Nr. 0176-39056538 Ông Nguyễn Văn Rị, Tel Nr. 0157-86509266 Với sự hỗ trợ của các Tổ Chức và Hội Đoàn người Việt tỵ nạn tại Nürnberg, Mannheim, Odenwald, Köln, Krefeld,  Koblenz , Mönchengladbach ,Recklinghausen, Reutlingen ,Hamburg, Bremen.,Cộng Đồng NV Tự Do München-Bayern ,Vietnam Haus Berlin , Hội  Cao Niên München , Hội Cao Niên Frankfurt , Hội Phụ NữVăn Hóa  Frankfurt , Hội Tình Nghệ Sĩ Âu Châu , Tập Thể Chiến Sĩ VNCH Đức Quốc, nhóm Vinh Danh Cờ Vàng Hòa Lan , Hội Ái Hữu NV miền trung TNCS tại Âu Châu …. ***Chỉ dẫn đường  đến Hội Trường bằng phương tiện giao thông công cộng : Từ  Hauptbahnhof Frankfurt đi S5 khoảng 20 phút xuống trạm Bad Homburg, từ trạm  Bad Homburg đi Bus số 2 hoặc 12 hướng Nieder Eschbach khoảng 10 phút xuống trạm Albin-Göhring-Halle (địa điểm Hội Trường)  
......

Điều chuyển tướng Đỗ Bá Tỵ: Dấu hiệu bất an cho ‘hậu Nguyễn Tấn Dũng’?

Có thể trong nhiều năm nữa, “hiện tượng Nguyễn Tấn Dũng” sụp đổ tại đại hội 12 của đảng cầm quyền vào tháng Giêng năm 2016 vẫn sẽ là một bí ẩn cung đình. Ngay trước đại hội 12, nghe nói những người ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn rất tự tin và đã lộ liễu chuẩn bị “tiệc mừng” một khi ông Dũng đăng quang chức vụ tổng bí thư. Hình Thủ tướng Dũng và tướng Tỵ tại Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX tại Hà Nội tháng 7/2015. 6/4/2016 đã trở thành ngày đóng dấu chấm dứt “triều đại X”. Sau việc ông Nguyễn Tấn Dũng bị loại khỏi Bộ chính trị tại đại hội 12, kỳ họp cuối cùng của Quốc hội khóa XIII đã đóng dấu chấm hết cho tham vọng “lật ngược thế cờ” của ông. Gần 88% đại biểu quốc hội bỏ phiếu tán thành việc mãn nhiệm đối với ông Nguyễn Tấn Dũng là tỷ lệ rất cao, so với tin tức cho biết về con số 41% đại biểu đại hội 12 bỏ phiếu ủng hộ ông Dũng “ở lại”. Hiện tượng sa sút kỳ lạ của Nguyễn Tấn Dũng tại đại hội 12 và từ sau đại hội này đến khi bị mãn nhiệm xứng đáng là một câu hỏi rất lớn về tính thực chất tương quan quyền lực và xung đột quyền lực. Không phải ngẫu nhiên mà ông Dũng tỏ ra “nhũn như chi chi” và còn cảm thán “ráng làm người tử tế”. Nhưng liệu ông có được làm “người tử tế” như nguyện ước? Chỉ vài ngày trước khi Quốc hội Việt Nam bỏ phiếu miễn nhiệm thủ tướng cũ, Đại tướng Đỗ Bá Tỵ - Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam – đã “được” Bộ chính trị của ông Nguyễn Phú Trọng điều chuyển sang chức vụ Phó chủ tịch quốc hội. Báo chí thốt lên “Lần đầu tiên Quốc hội có một phó chủ tịch là tướng quân đội !”. Nghe đâu có hơi hám mỉa mai trong đó… Khó ai quên được một sự kiện đình đám vào năm ngoái: đầu tháng 7 năm 2015, ngay sau tin đồn chấn động “bị ám sát” về Bộ trưởng quốc phòng Phùng Quang Thanh, Đại hội thi đua quyết thắng toàn quân lần thứ IX tại Hà Nội đã không có sự hiện diện của tướng Thanh. Thay vào đó là gương mặt của tướng Đỗ Bá Tỵ cùng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tại thời điểm đó, không thể tránh được sự khuấy đảo của bàn tán dư luận về việc Thủ tướng Dũng đang “thượng phong”, còn tướng Tỵ sẽ nghiễm nhiên thay chức bộ trưởng quốc phòng của tướng Thanh. Đó cũng là thời điểm mà người ta biết về tướng Tỵ như một “cánh hẩu” của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Song thời thế đảo điên, con tạo xoay vần không thể đoán định. Sau tháng Bảy hoành tráng đó là hai hội nghị trung ương 13 và 14 – nơi mà “dấu ấn Nguyễn Tấn Dũng” bắt đầu mờ nhạt rồi một chiều đi xuống. Tướng Tỵ có lẽ là một trong số ít nhân vật cao cấp được coi là “cùng cánh” với ông Nguyễn Tấn Dũng. Việc tướng Tỵ bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng điều chuyển sang quốc hội làm nhiệm vụ “dân nguyện” là hiện tượng không bình thường, thậm chí có thể xem là rất bất bình thường. Hiện tượng này có thể là một dấu hiệu đủ lớn và đủ rõ cho thấy sau khi ông Nguyễn Tấn Dũng mất hết quyền lực, thân phận và số phận của nhiều người thuộc phe ông sẽ trở nên “khó thở”. Từ tết nguyên đán 2016, dư luận Hà Nội đã lan truyền “Văn phòng chính phủ tết này vắng như chùa Bà Đanh”. Càng gần đến kỳ họp quốc hội bỏ phiếu mãn nhiệm Thủ tướng Dũng, nghe nói càng có một làn sóng “chạy loạn”. Những quan chức và đại gia vốn trước đây ủng hộ, a dua với Thủ tướng Dũng, nay đang tìm đường tháo thân hoặc tìm chủ mới. Cũng bởi thế, mong ước “ráng làm người tử tế” của cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và số phận của gia đình ông vẫn khó đoán định và tiếp tục là một ẩn số. Theo http://www.sbtn.tv
......

Trung Cộng đang bức tử cả nước Việt Nam

Lâu nay nhiều nhà quan sát và bình luận đã phân tích khá nhiều về hành động xâm lăng kinh tế của Trung Quốc đối với Việt Nam. Là người vẫn theo dõi mọi mặt của mối quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, tôi muốn góp ý thêm rằng đâu phải TQ chỉ xâm lăng về kinh tế, mà chúng còn đang kẹp chặt Việt Nam về mọi mặt từ 2 hướng Đông và Tây, đồng thời thọc sâu từ đầu đến bụng xuống tận chân cẳng đất nước ta. Gọng kìm phía Đông là các căn cứ quân sự ở đảo Hải Nam, ở quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa đi sâu xuống tận vùng biển Malaysia, Indonesia, với hàng trăm chiến hạm, máy bay, giàn radar, tên lửa, hàng ngàn tàu hải chính, hải giám, tàu chấp pháp, hàng vạn tàu đánh cá vũ trang, hàng ngày giết hại, xua đuổi, phá thuyền của ngư dân ta từ Bạch Long Vỹ đến ven biển Nghệ Tĩnh, Nam Ngãi, Khánh Hòa, coi cả vùng như là ao nhà của chúng. Gọng kìm phía Tây không có tiếng động của vũ khí, nhưng là dòng chảy của sông Mekông, lợi hại không kém gì những vũ khí ở biển Đông. TQ đã xây dựng hàng chục đập lớn nhỏ trên đất Vân Nam, đặc biệt lớn là đập Cảnh Hồng, thêm một số đập ở Lào và hồ chứa cực lớn Tonlé Sap ở Campuchia, làm cho Nam Tây nguyên (đặc biệt là vùng Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk), cả miền Tây Nam bộ gồm 13 tỉnh đang bị hạn hán vào mùa khô, đất nứt nẻ lớn, lúa và các loại ngũ cốc, cây trồng từ hoa quả đến cây công nghiệp cà phê, cao su, hạt tiêu đều mất mùa lớn, cá tôm cua trở nên khan hiếm, cả một vùng vựa lúa lớn nhất nước đang ngắc ngoải, hết khô cằn lại bị nhiễm mặn nặng, chăn nuôi hiếm cỏ, làm cho hàng mươi triệu gia đình nông dân vốn khá giả bỗng trở nên bần cùng, chưa có lối thoát. Chỉ vì đảng CS cầm quyền và Nhà nước thiếu nhìn xa trông rộng, mê say làm thủy điện tràn lan, nước đến chân mới nhảy, nay chỉ còn van xin ông TQ mở rộng cửa các đập trên thượng nguồn, nhưng cả TQ, Thái Lan và Lào, Campuchia đều lo trữ nước do thiên tai El Nino ập đến theo chu kỳ. Trong khi 2 gọng kìm chiến lược khổng lồ của chúng kẹp chặt đất nước Việt Nam đến nghẹt thở thì Trung Quốc thọc một mũi kiếm sắc dài từ Ải Nam Quan, xuống tận Mũi Cà Mau, với các đội quân kinh tế ngày càng đông đảo sang trồng rừng, xây nhà máy, đường sá, cầu cống, xe lửa, khai thác quặng bô-xít, xây cảng Mũi Né, nay còn cho tàu TQ đủ loại cặp bến Cam Ranh. TQ còn cho dân xâm nhập các vùng Lạng Sơn, Cao Bằng, vào tận Tĩnh Gia, Kỳ Anh,Tân Rai, Lâm Đồng, Cà Mau. Họ cho công nhân kỹ thuật và cả công nhân thủ công sang ở lỳ không giấy tờ, lập khu dân cư Tàu, quán ăn Tàu, cửa hiệu Tàu, chợ Tàu, lấy vợ Việt, con cháu mang họ Tàu, hình thành khu dân cư Tàu trên đất Việt Nam. Tất cả Bộ Chính trị đều biết nhưng há miệng mắc quai, nợ ngân hàng Tàu không kể xiết, Tàu cho hoãn nợ, lãi thấp, quà biếu, phong bì vô hạn. Sứ quán Tàu đường Hùng Vương là Dinh Thái thú Tàu, tới tấp các ủy viên Bộ Chính trị, các bộ trưởng thứ trưởng, tay chân ra vào bái yết, yến tiệc với Thái thú Tề Kiến Quốc, Khổng Huyền Hựu và nay là Hồng Tiểu Dũng, gọi nhau cực kỳ thân mật là anh - tôi, không dùng từ ‘’ngài‘’ hay cả từ ‘’đồng chí‘’ vì không đủ thân mật. Thế là bành trướng Trung Quốc đang nắm chặt số phận sinh tử về kinh tế, đời sống nhân dân VN, từ Bắc vào xuống Nam. Các tỉnh biên giới phía Bắc phụ thuộc điện mua của Tàu. Hàng trăm nhà máy thủy điện, sắt thép, xi măng, phân bón, cơ khí phụ thuộc trang thiết bị Tàu do các công ty Tàu nắm. Cả Tây Nguyên đã bị Tàu chiếm lĩnh. Buôn bán xuất nhập do Tàu lũng đoạn với rau quả độc, thịt thui thối, mua gạo ta giá rẻ mạt. Nguyên liệu cho hàng xuất khẩu chủ lực của ta như vải, dạ, tơ lụa do Tàu nắm chặt và làm giá. Cả cuộc sống của Tây Nguyên, Nam Trung bộ và Tây Nam bộ phụ thuộc vào dòng chảy của nguồn sông Lan Sang ( Mekoong) bên Tàu. Hàng triệu ngư dân điêu đứng bất lực, ông Trọng vẫn mời tàu TQ vào Cam Ranh, bắt tay chặt ‘’hảo hảo a!’’ với Tàu. Đất nước ta đang chết đứng, dân ngắc ngoải nghèo đói, quan phất lộc thừa thãi dưới sự ‘’đô hộ thực dân CS mới’’ của trùm bành trướng Bắc Kinh. Trong khi tình hình muôn phần khẩn cấp, đói nghèo rộng khắp do phụ thuộc Tàu đang dẫn dân VN đến chỗ ngắc ngoải và chết thật sự, khắp nơi vang rền tiếng kêu cấp cứu, thì 200 ủy viên Trung ương, 19 ủy viên Bộ Chính trị, 500 đại biểu QH đang lo chuyện dành ghế, chia ghế, chia lộc Tàu. Ông Nguyễn Phú Trọng đang rung đùi thỏa mãn về chế độ ‘’dân chủ thế là cùng’’ của ông ta. Ông Trọng dửng dưng với số phận toàn dân tộc khắp các vùng đang ngàn cân treo sợi tóc. Vô trách nhiệm đến thế là cùng! Biết mà không báo động với toàn dân là có tội lớn. Tội ác đến từ đâu, do ai, xin để các vị trí thức dân tộc, các mạng blogger- nhà báo tự do, các nhà Luật học yêu nước nhận định thêm, cùng nhau tìm cho nhân dân ta một lối thoát khẩn cấp. Chẳng lẽ mọi người lại khoanh tay để đất nước, dân tộc VN bị bức tử trong tay bọn đồ tể phương Bắc và bọn tay sai CS thối nát đến tận xương tủy, đến nay vẫn còn mang mặt nạ ‘’cách mạng ‘’ để lừa dối nhân dân ta hay sao? Theo  http://www.voatiengviet.com
......

Panama, thiên đường cho người nước ngoài

Một thập niên trước, Panama chỉ là một chỗ ghé qua của những người đã về hưu muốn tìm một nơi nghỉ dễ chịu ở những xứ ven biển gần đó. Ngày nay, chính môi trường làm ăn được ưu đãi thuế và đang phát triển nhanh chóng của thành phố Panama, thủ đô của quốc gia cùng tên, là lý do khiến nhiều nhà lãnh đạo các doanh nghiệp mở rộng sự hiện diện của công ty họ ở châu Mỹ Latin. Điều kiện thuận lợi Người nước ngoài đến Panama bị hấp dẫn bởi khí hậu ấm áp, nhịp điệu cuộc sống chậm rãi hơn và mối liên hệ của đất nước này với cả bắc và nam Mỹ. Sự tăng trưởng nhanh chóng đã dẫn đến sự ra đời của một loạt các khách sạn, các căn hộ chung cư và văn phòng làm việc hiện đại nhưng nhiều công ty vẫn thiếu nhân lực cần thiết để mở rộng, ông Remy Swaab, giám đốc điều hành của Trung tâm Thương mại Thế giới của Panama nói. Nền kinh tế gắn chặt với đồng đô la Mỹ của Panama đã khuyến khích rất nhiều đầu tư nước ngoài từ những công ty vốn rất lo lắng với việc đầu tư ở những quốc gia có đồng tiền không ổn định. Cấu trúc thuế thuận lợi và nguồn nhà ở cao cấp cũng là lý do lớn thu hút người nước ngoài vốn rất muốn sống ở nước ngoài mà không mất đi cảm giác sống ở nhà. Hiện có nhu cầu cao các vị trí trong các ngành hậu cần, vận tải biển, du lịch và phục vụ du khách, bất động sản và cả các vị trí lãnh đạo các chi nhánh khu vực của các tập đoàn lớn. Chẳng hạn như,tập đoàn máy tính khổng lồ Dell cần cố vấn tài chính cho trụ sở của họ trong khu vực trong khi tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng khổng lồ Proctor & Gamble mới đây đã mở văn phòng ở khu vực Costa del Este gần đó và đang muốn tuyển giám đốc tiếp thị. Các tập đoàn vận tải biển khổng lồ như COSCO Container Lines và Hanjin đã mở rộng sự hiện diện ở nước này. Mức lương trung bình của đa số người dân Panama chỉ vào khoảng từ 400 đến 600 đô la Mỹ trong khi người nước ngoài có thể có mức lương đến sáu con số hàng năm. Các công ty nước ngoài đóng ở Panama được phép dành đến 12% nhân sự của họ cho người nước ngoài. “Các công ty mở văn phòng ở Panama muốn tìm một mức độ chuyên môn nhất định trong công việc mà lực lượng lao động tại chỗ không đáp ứng được,” Swaab nói. Ưu đãi cho người nước ngoài Thành phố Panama đem đến môi trường làm việc hấp dẫn cho các công ty đa quốc gia, trong đó có tập đoàn sản xuất 3M và công ty hóa chất khổng lồ BASF đóng khu công nghiệp Panama-Pacifico. Đóng ở khu công nghiệp này, vốn rộng 1.400 hectare và cách trung tâm thành phố 10km, các công ty sẽ được miễn thuế rất nhiều. Nhân viên của hãng PPZ có thể được cấp visa làm việc từ ba đến năm năm thay vì được cấp hàng năm. Panama cũng xây dựng nhưng khu mậu dịch tự do để thu hút những công ty làm trong các lĩnh vực chế tạo, y tế và thậm chí là giáo dục bậc cao. Các công ty lớn có thể xin visa cho nhân viên chỉ trong có vài tuần lễ còn những ai sống ở Panama đã ba năm có thể xin ở Panama lâu dài. Nói đến thị trường lao động ở Panama, sự canh tranh đang gia tăng. Chưa bao giờ có nhiều người nước ngoài muốn lấp chỗ trống những vị trí cần chuyên môn như hiện nay ở Panama, theo Peter LeSar, giám đốc tài chính của Thunderbird Resorts, công ty điều hành các khu nghỉ dưỡng theo chủ đề ở các nước láng giềng. Để tuyển được người, LeSar, người đã đến Panama 22 năm trước, sử dụng cả các công ty săn đầu người và mạng xã hội LinkedIn. Các ứng viên phải mất nhiều tháng mới tìm được việc bởi vì chất lượng ứng viên đã được nâng cao, ông LeSar nói thêm, “Nhu cầu của người nước ngoài đến sinh sống và làm việc ở Panama rất cao.” Các công ty chuyển nhà thường được các tập đoàn thuê để giúp nhân sự cao cấp của họ chuyển nhà và xử lý tất cả mọi việc từ nhà ở cho đến visa. Mức thuế 0% Những ai có ý định ở lâu dài nên cân nhắc chuyện mua nhà, thay vì thuê, Kent Davis, giám đốc công ty bất động sản Panama Equity Real Estate khuyên. Một căn hộ hai phòng ngủ gần biển có giá thuê 2.000 đô la một tháng nhưng mua là 280.000 đô la, Davis, người chuyển đến Panama từ Mỹ tám năm trước nói. Người nước ngoài cũng được vay tiền dễ dàng như người dân Panama, ông nói thêm. Các gia đình chuyển đến sống ở Panama thường thuê người giúp việc nhà với giá 500 đô la một tháng. Theo chính sách ưu đãi thuế của Panama, các công ty nước ngoài chứng tỏ được rằng họ có được lợi nhuận bên ngoài Panama và khách hàng của họ là các công ty không phải thường trú ở Panama được hưởng mức thuế 0%. Bên cạnh đó, những ai làm việc cho công ty nước ngoài không phải trả thuế thu nhập. Đa phần người nước ngoài tới Panama đều là dân về hưu. “Điều kiện tiên quyết để sống ở đây là có tóc bạc,” Skyler Ralston, người làm công tác tiếp thị cho các doanh nghiệp địa phương, nói và cho biết hình ảnh của Panama đang thay đổi từ từ. Đối với những người trẻ thì điều này có nghĩa là họ có ít chọn lựa để xây dựng một mạng lưới nghề nghiệp. Trong khi nhiều kiều dân nói tiếng Anh và không cần biết tiếng Tây Ban Nha trong công việc, nhiều người cảm thấy bị cô lập vì họ không sử dụng được ngôn ngữ địa phương trong giao tiếp hàng ngày. “Chúng ta chứng kiến một nền văn hóa tuyệt vời nhưng rất khó để mà hiểu được,” một kiều dân ở Panama có tên là Landau cảnh báo. Về phương diện an ninh, Panama tương đối an toàn so với các nước láng giềng như Colombia và thậm chí là Costa Rica, theo cảnh báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, nhưng trộm cắp vặt, gian lận thẻ tín dụng và thậm chí cướp giật thường xảy ra. Nơi đây không phải không có tệ nạn và nhiều cư dân của Panama vẫn sống trong nghèo khổ và bạo lực băng nhóm vẫn xảy ra, Landau cho biết. Theo http://www.bbc.com/vietnamese
......

Tham gia hay tẩy chay cuộc bầu cử Quốc hội?

Cuộc đấu tranh cho độc lập, dân chủ và phát triển của nhân dân Việt Nam đang bước vào một thời kỳ sôi nổi, rất quan trọng và cũng rất thú vị. Sau khi đã đạt được một số thành tích đáng kể và kinh nghiệm quý báu, cuộc đấu tranh ấy đang tiến triển, mở ra nhiều triển vọng mới. Nhưng đã đến lúc nó cần được định hướng cho chuẩn xác để đi đúng hướng và giành thắng lợi mới. Chưa bao giờ cuộc bầu cử Quốc hội tháng 5 năm này được dư luận xã hội quan tâm như hiện nay. Các cuộc bầu cử QH trước đây không được dư luận xã hội quan tâm, thảo luận vì nhân dân coi là chuyện của đảng Cộng sản (CS), của Nhà nước, mọi sự đã được quyết định, cứ thực hiện ‘’đảng chọn dân bầu’’ cho qua chuyện, cho yên thân. không cần biết ai là đại biểu cho mình, cho khu phố mình, cũng chẳng cần biết các khóa họp Quốc hội bàn những chuyện gì. Năm nay có đổi khác rõ rệt. Số người tự ứng cử QH có nhiều, hiện đã lên đến 154 người, đông nhất là ở Hà Nội và Sài Gòn. Vấn đề đang đặt ra là nên tham gia ứng cử, bầu cử, hay nên tẩy chay? Câu trả lời nên là tùy tự do của mỗi công dân. Vì bên nào cũng có lý do chính đáng của mình. Số muốn tham gia ứng cử, bầu cử cho rằng quá trình dân chủ hóa là chuyện tất yếu có lợi cho cuộc đấu tranh vì độc lập, dân chủ và nhân quyền. Xưa nay đảng CS tự tung tự tác bao biện làm mọi chuyện, nay họ đã buộc phải thực thi Hiến pháp, pháp luật, họ đã phải lùi một bước, sao ta lại không tiến lên. Tất nhiên ta không thể dành đa số, nhưng ta sẽ có tiếng nói phản biện công khai trong QH, dù ít dù nhiều cũng làm cho không khí các buổi họp khác hẳn trước. Tiếng nói của nhân dân sẽ có thể vang lên trong QH, tất nhiên càng đông càng tốt. Dù cho được mươi người cũng là tốt, nếu có được 20 , 30 hay nhiều hơn lại càng tốt. Các cử tri sẽ có thể tự do chọn người mình ưa thích nhất để bỏ phiếu. Số đảng viên CS và người của đảng, theo đảng CS sẽ không độc chiếm hầu hết diễn đàn. Đây là điểm rất mới, nhân dân sẽ tự tin có tiếng nói của mình trong cơ quan quyền lực cao nhất. Điều lý thú nữa là để xem số cử tri bỏ phiếu cho đảng CS là bao nhiêu, và bao nhiêu là cho người ngoài đảng và các ứng cử viên độc lập, và bao nhiêu người bỏ phiếu trắng. Số người không đi bỏ phiếu, hay gạch hết tên trong danh sách ứng cử là số người tẩy chay bầu cử, đó là quyền tự do ghi trong Hiến pháp, do họ nghĩ rằng tuy có chút ít thay đổi thì đảng CS vẫn thực thi độc đảng toàn trị, người đấu tranh cho dân chủ không nên tham gia, để công sức cho những hình thức đấu tranh khác thiết thực hơn. Thái độ tẩy chay nói trên cũng là một thái độ tích cực, cảnh báo đảng CS rằng họ không lừa mỵ được đông đảo công dân như trước. Điều này cho thấy đảng CS lo sợ ở cả hai phía. Họ lo vừa bị số tự ứng cử lấn đất, các cuộc họp QH sẽ không xuôi chiều theo ý muốn của họ, vừa phải công khai đối đầu với một số đại biểu cứng cỏi, độc lập, được nhân dân tín nhiệm. Họ cũng lo sợ khi thấy số cử tri đi bỏ phiếu giảm sút. Họ bị mất tín nhiệm đến mức nào và phải lo ứng phó với tình hình nguy hiểm ấy. Cho nên có thể kết luận năm nay đảng CS ở vào thế kẹt cứng. Số tự ứng cử nhiều và trúng cử sẽ gây nhiều khó khăn vì số này có thể nêu lên trước Quốc hội nhiều vấn đề gay go mà họ vẫn lẩn tránh hay trì hoãn, ví dụ: Có nên ghi học thuyết Mác-Lênin trong Hiến pháp? Có nên giữ khái niệm ‘’kinh tế thị trường mang định hướng XHCN’’? Có nên trả sở hữu tư nhân về ruộng đất cho nông dân? Có nền từ bỏ khái niệm ‘’quốc doanh là chủ đạo của nền kinh tế? Có nên đổi mới cả hệ thống chính trị? Có nên xoay hướng ngoại giao kiên quyết thoát Trung để liên minh với các nước dân chủ hùng mạnh và văn minh? Hay là vẫn như cũ, chỉ cải lương đôi chút? Báo chí sẽ có dịp tường thuật sôi nổi các cuộc tranh luận lý thú trong QH, thể hiện nền dân chủ có bước tiến vững chắc, tính công khai, giám sát được mở rộng, giáng đòn mạnh vào nền cai trị độc đảng độc đoán tòan trị đã thành nếp xấu bao nhiêu năm qua của đảng CS. Nền văn hóa nghị trường sẽ xuất hiện có lợi cho nhân dân, cho xã hội. Hiện nay còn quá sớm để khẳng định cá nhân hay phe nhóm nào trong Trung ương hay trong Bộ Chính trị ủng hộ nhiệt thành các ứng cử viên độc lập. Có những người công khai nói vậy nhưng lại nghĩ khác, có ý đồ ngược lại. Họ nói dân chủ, tự khoe là ‘’dân chủ đến thế là cùng‘’ nhưng lại giữ nguyên thái độ phục tùng Trung Quốc, trung thành với tình hữu nghị “quý báu” với TQ bành trướng, thì thái độ ủng hộ các ứng cử viên độc lập xem ra chỉ là mặt nạ giả dối, vì các ứng cử viên độc lập phần lớn là theo xu hướng dân chủ hóa gắn liền với lập trường Thoát Trung rất kiên định. Về chuyện này còn phải chờ. Chờ xem cuộc họp cuối của QH hiện nay ra sao, cuộc bầu cử QH mới sẽ diễn ra như thế nào? Chờ xem phiên họp QH mới ra sao. Và cũng cần chờ xem cuộc đón tiếp Tổng thống Barack Obama diễn ra như thế nào, việc vào khối TPP sẽ thuận lợi hay trắc trở ra sao ... Hiên nay dư luận và công luận quốc tế muốn biết rõ là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Bộ Chính trị hiện tại có dự định điều chỉnh, thay đổi gì trong chính sách đối ngoại hay không. Sau khi họ đã bố trí xong xuôi và sớm sủa các vị trí cao nhất của đảng và Nhà nước, họ có những quốc sách gì mới mẻ, mạnh mẽ hay không. Họ có dám bẻ lái con thuyền quốc gia theo hướng dân chủ thật sự, đổi mới rõ rệt về chính trị, và hòa nhập thế giối dân chủ văn minh hay không. Tất cả thành một hệ thống chính sách mới đối nội và đối ngoại, chính trị-kinh tế-quốc phòng- văn hóa thống nhất đồng bộ ăn khớp với nhau. Hay vẫn chỉ là bình mới rượu cũ, theo nếp cũ, buông mặc, miễn là còn tại chức với bổng lộc. Nếu không đạt được điều đó sẽ là thảm họa cho đất nước, cho nhân dân và cho cả đảng CS, cho Tổng Bí thư Trọng và cho Bộ Chính trị hiện tại vì đất nước sẽ đắm chìm trong khủng hoảng kinh tế-tài chính, kết chặt với khũng hoảng chính trị, khủng hoảng đối ngoại nghiêm trọng chưa từng có, sẽ bị thế giới dân chủ xa lánh, khinh thị, bị bọn bành trướng TQ thâm nhập phá hoại thêm về mọi mặt. Đảng CS trì trệ, bất lực, hèn với giặc ác với dân, vô trách nhiệm với dân tộc, nhân dân, sẽ mất hết sạch uy tín và tự hủy tính chính đáng của mình trước con mắt nhân dân đầy phẫn nộ. Đó là lúc các tổ chức xã hội dân sự phát triển mạnh, các tổ chức chính trị mới cũng hình thành theo Luật vè Hội, nhân dân cùng nhau phối hợp thực thi quyền biểu tình theo luật, vẫy gọi nhau xuống đường đồng thời và theo quy mô lớn, trong những cuộc đấu tranh ôn hòa khổng lồ và quyết liệt nhất, hàng vạn hay vài vạn người, vượt ra ngoài tầm kiểm soát và đàn áp của bộ máy bạo lực chống nhân dân. Theo những kinh ngiệm ở Đông Âu, Đông Đức, Ba Lan, Tiệp khắc, Romania, Tunisia, Ai cập, hay Miến Điện và Đài Loan, khi có thời cơ, một xã hội bị gò ép quá chặt sẽ có thể nổ tung khi quần chúng cảm thấy bị phản bội rõ rệt và khi có một tổ chức tiền phong đột nhiên xuất hiện hiệu triệu đúng nơi đúng lúc. Tình hình đang có thể chín ngay trong năm nay, vì mọi yếu tố đã và đang tích lũy rõ rệt cho một cuộc bùng nổ cách mạng của quần chúng đông đảo vươn mình làm chủ đất nước, làm chủ cuộc sống của toàn cộng đồng. Không phải là ai khác mà chính đảng CSVN có thể dại dột ù lỳ gần như bất động, một mực không dám thoát Trung, đang chuẩn bị cho cuộc ra đi lịch sử của chính mình, không khác gì đảng CS Ba Lan, Tiệp, Đông Đức, Romania và đảng cộng sản Liên Xô bề thế một thời rồi suy thoái, tha hóa, nay chỉ còn dư âm trong trí nhớ của nhân loại. Nguồn http://www.voatiengviet.com
......

‘Ngồi trên lửa’ với nợ quốc gia, thực phẩm bẩn và những khoản tiền bôi trơn

Trong khi các vấn đề nợ công, bội chi ngân sách, thực phẩm bẩn hay môi trường đầu tư kinh doanh vẫn còn đang làm “đau đầu” Quốc hội thì một “gương mặt” mới của đa cấp biến tướng đang bắt đầu lộ diện. Việt Nam có tương lai phải đi vay tiền để trả nợ “Tất cả các khoản trả nợ gốc và lãi đang bào mòn ngân sách. Đây là hậu quả của việc đi vay tràn lan nhưng đầu tư không hiệu quả”, đó là phát biểu của đại biểu Trần Ngọc Vinh trong phiên họp Quốc hội sáng nay 1/4. Đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đánh giá,  hiện nay nợ công đang ở mức báo động cao, cho thấy sự liên quan giữa tăng trưởng kinh tế và nợ công. Trung bình mỗi năm, tổng số nợ công tăng 2% so với GDP. Chưa kể tình hình bội chi ngân sách còn cao mà một trong những lý do là việc quản lý chi tiêu không chặt chẽ, nên bội chi từ năm này qua năm khác. Theo đại biểu Vinh: “Nếu không kìm hãm tốc độ phi mã của nợ công hiện nay, kiểm soát nguồn phân bổ, thay đổi cơ cấu nợ công…, Việt Nam sẽ không có tiền trả nợ mà còn phải tiếp tục vay để trả nợ”. Thực phẩm bẩn: Không ăn thì không thể tồn tại, ăn vào thì bệnh tật Cũng trong phiên họp Quốc hội sáng 1/4, đại biểu Lê Thị Nga (Thái Nguyên) khẳng định, thực trạng vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời gian gần đây đã rất báo động, gây hậu quả trước mắt cũng như lâu dài. Bệnh tật, suy giảm sức khỏe giống nòi, giảm sức cạnh tranh nền kinh tế, làm mất hình ảnh quốc gia…. có nguyên nhân không nhỏ từ thực phẩm bẩn. Vấn nạn thực phẩm bẩn đã đẩy người dân vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan”: không ăn thì không thể tồn tại, ăn thì phó mặc may rủi cho số phận, bệnh đến lúc nào biết lúc ấy Bà Lê Thị Nga đặt câu hỏi, hành lang pháp lý cho an toàn thực phẩm đã rất đầy đủ, nhưng vì sao vi phạm ngày càng nhiều? Theo đại biểu, nguyên nhân xuất phát từ quản lý nhà nước yếu kém. Bên cạnh đó, chế tài hành chính hiện đã rất nặng nhưng xử lý nhìn chung không nghiêm, có vụ phạt cho tồn tại, không loại trừ tiêu cực trong xử phạt. Hiếm có trường hợp xử lý hình sự. Các vụ ngộ độc, buôn bán chất cấm, sản xuất, chế biến thực phẩm bẩn vừa qua liên tiếp được báo chí phanh phui, nhưng việc quy trách nhiệm cho công chức quản lý hiếm khi được thực hiện. Một bộ phận người tiêu dùng còn có tâm lý buông xuôi, chưa kiên quyết “nói không” với thực phẩm bẩn. Mặt khác, hàng triệu người thu nhập trung bình và thấp vẫn chưa có đủ điều kiện để tiếp cận với thực phẩm sạch… Một nguyên nhân nữa là công tác giám sát của Quốc hội. Nhiệm kỳ khóa XIII chưa tổ chức một cuộc giám sát tối cao hoặc tái giám sát của Quốc hội, giám sát của UBTVQH hay một phiên giải trình của Ủy ban chuyên môn riêng về nội dung này, mới chỉ có chất vấn hoặc phát biểu riêng lẻ của các Đại biểu Quốc hội. Người hỏi cũng chẳng có điều kiện để kiểm chứng các thông tin được trả lời. Đại biểu Nga thẳng thắn: “Tôi cho rằng, trước vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay, phương thức giám sát như vừa qua là chưa phát huy được sức mạnh của toàn thể Quốc hội để góp phần cùng Chính phủ chặn đứng tình hình”. Kêu gọi đầu tư nước ngoài theo kiểu “trên rải thảm, dưới rải đinh” Đại biểu quốc hội Lê Như Tiến (Quảng Trị) cũng nêu quan điểm trước Quốc hội về thực tế bề ngoài mời gọi nhà đầu tư, nhưng bên trong lại vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn đòi tiền lót tay, rằng “kêu gọi đầu tư tại các địa phương đừng kiểu “trên rải thảm, dưới rải đinh”. Ông Lê Như Tiến cho rằng, để đạt được mục tiêu tổng quát và các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế – xã hội 5 năm 2016 – 2020, thì một trong những giải pháp quan trọng có ý nghĩa đột phá, đó là tạo môi trường sạch, xây dựng một Chính phủ kiến tạo, thay vì Chính phủ quản trị toàn diện, Chính phủ kế hoạch hoá… Ông Tiến chỉ rõ, dù chủ trương của Nhà nước là tạo điều kiện để kêu gọi, thu hút đầu tư nước ngoài, tuy nhiên, trên thực tế, việc thực hiện tại nhiều địa phương vẫn còn khoảng cách xa so với thực tế. Chủ trương thì tốt đẹp nhưng lại bị những rào cản, những barie vô hiệu hoá. “Nhiều nơi làm khó các nhà đầu tư như cắt điện, cắt nước, dựng rào, chặn cổng. Một số người thi hành công vụ vòi vĩnh, nhũng nhiễu trắng trợn đòi tiền lót tay, tiền bôi trơn làm cho doanh nghiệp khốn đốn, doanh nhân nản lòng”, đại biểu của tỉnh Quảng Trị nêu thực tế. Ông Tiến cũng dẫn lại lời của ĐB Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) tại phiên thảo luận gần đây, rằng “đất lành chim đậu nhưng chim chưa đậu đã nhậu hết chim”, kèm theo đó là tiếng thở dài: “Thế là mời gọi các nhà đầu tư nhưng “trên rải thảm, dưới rải đinh”, nhà đầu tư tuy đi trên thảm nhung mà vẫn nhức nhối vì hang đinh ở dưới”. Thêm một “gương mặt” đa cấp biến tướng: Hộp cà phê 60.000 đồng bán… 540.000 đồng Cái tên Công ty đa cấp MLM gần đây đang xuất hiện với tần suất lớn trên các phương tiện truyền thông, với những lời quảng cáo, giới thiệu hết sức “bề thế” và đầy thuyết phục để người dân bỏ tiền vào “đầu tư” cho công ty này. Công ty MLM giới thiệu rằng họ có một ban lãnh đạo bề thế, có chi bộ đảng do một Phó tư lệnh pháo binh làm bí thư. Bên cạnh đó họ còn có những loại hàng hóa, sản phẩm bán trong hệ thống với chất lượng tốt và giá cả lại hết sức phải chăng, sẽ đem lại lợi nhuận lớn cho người dân khi mua sản phẩm, tham gia vào công ty. Nhưng trên thực tế, theo điều tra của phóng viên Trung tâm Tin tức VTV24, đại diện một công ty từng cung cấp thực phẩm chức năng cho công ty MLM cho biết, họ từng bán hàng cho công ty đa cấp này nhưng do MLM không trả tiền đầy đủ nên đã cắt hợp đồng từ cuối năm 2014. Khi được hỏi về giá bán cho MLM, vị đại diện này đã cho biết, 1 hộp cà phê dưỡng sinh là 60.000 đồng, 1 hộp bổ gan 81.000 đồng. Song hiện nay, với giá của MLM bán cho người dân thì 1 hộp cà phê là 540.000 đồng, 1 hộp bổ gan là 531.000 đồng. Điều này đồng nghĩa với việc qua hệ thống bán hàng đa cấp, giá sản phẩm đã bị đội lên đến 9 lần. Theo các luật sư, việc giá cả gấp nhiều lần so với giá thực tế được coi là một dấu hiệu của đa cấp biến tướng. Theo https://badamxoevietnam2.wordpress.com
......

Lại một nữ công cụ

Để lấn át công luận sôi nổi đặt vấn đề trong mấy ngày qua, báo chí lề đảng đang dốc toàn lực ca ngợi bà Nguyễn Thị Kim Ngân trong vai trò mới tinh hôm nay - Chủ tịch Quốc hội. Có báo còn cao hứng tới độ so sánh bà với cố thủ tướng Anh Quốc, Margaret Thatcher, tức The Iron Lady (Nữ Lãnh Tụ Sắt Thép). Có đảng viên khó tính đặt vấn đề ngay: tại sao Ban Tuyên giáo Trung ương lại suy thoái đạo đức, suy thoái tư tưởng (theo định nghĩa của Tổng Trọng) đến độ cho báo đài so sánh lãnh đạo đảng CSVN với "đầu sỏ đế quốc tư bản phản động" như thế? Thôi thì so sánh bà Ngân với các nữ lãnh tụ CSVN vậy. Nếu "sắt thép" về mức độ chấp nhận hiểm nguy, thì hiển nhiên bà Ngân không thể so với bà Nguyễn Thị Định. Về vai vế đối với thế giới, bà Ngân còn thua quá xa bà Nguyễn Thị Bình. Về khả năng chuyên môn, bà Ngân không có gì so với Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa. Ngay cả về kiến thức tổng quát và so với người đương thời, bà Ngân vẫn thua xa bà Tôn Nữ Thị Ninh, .... Thế mà tất cả các bà nêu trên đến gần cuối đời đều bộc bạch với người thân cận hay ân hận công khai (như bác sĩ Dương Quỳnh Hoa) rằng cả đời mình chỉ được/bị dùng như công cụ cho tham vọng của vài lãnh tụ và để lại bao tai hoạ cho đất nước. Vai trò "công cụ" của bà Nguyễn Thị Kim Ngân còn lộ liễu hơn tất cả các trường hợp nêu trên vì ngay chính việc lên ngôi chủ tịch QH của bà cũng chỉ là một đòn sát phạt giữa các phe cánh trong nội bộ. Phe thắng cuộc tại Đại Hội Đảng XII dùng bà Ngân để gấp rút diệt tận gốc sinh mạng chính trị của đối phương vì quá sợ chủ tịch nước đương nhiệm và thủ tướng đương nhiệm sẽ ra tay phá hoại trong vài tháng còn lại. Thế là bà Ngân bất chấp mọi tai tiếng, thắc mắc, và ngay cả chế diễu để sẵn sàng làm máy chém đối với 2 vị trí chủ tịch nước và thủ tướng dù cả 2 kẻ bị bãi nhiệm chưa bị kết án tội gì, hay bị chứng minh đang mưu đồ chuyện gì. Và cũng không phải vì lý do họ đã được giao chức vị mới như các tiền lệ trong quá khứ. Với bản chất sẵn sàng làm công cụ ngay từ giây phút đầu để đổi lấy chức quyền như thế của bà Ngân, người ta có thể thấy khá hiển nhiên sợi giây của Bộ Chính trị trên cổ Quốc hội sẽ thắt chặt hơn nữa trong những năm trước mặt. Và với tình trạng Bắc Kinh đang nắm chắc trong tay các trụ cột Bộ Chính trị đảng CSVN, giới lãnh đạo Tàu chẳng cần làm gì thêm cũng đã vô hiệu hóa toàn bộ cơ chế Quốc Hội Việt Nam trong suốt tiến trình uy hiếp và xâm chiếm đất nước Việt Nam từ nay đến thời hạn dâng nạp 2020. Riêng đối với giới tài trợ quốc tế, sự lên ngôi của bà Ngân một lần nữa tô rất đậm mức độ phung phí nguồn tài chính quốc gia. Rõ ràng Việt Nam chỉ có một cơ chế điều hành đất nước nhưng lập lại 3 lần. Mỗi quan chức nắm quyền ở thượng tầng chỉ làm MỘT VIỆC nhưng đóng BA VAI thuộc BA CƠ CHẾ xử dụng BA NGÂN SÁCH khác nhau, bao gồm cơ chế đảng, cơ chế chính phủ, và cơ chế quốc hội. Đó là chưa kể nhiều quan chức còn có thêm vai thứ 4 nữa trong cơ chế Mặt Trận Tổ Quốc. Tóm lại sự xuất hiện của công cụ Nguyễn Thị "Kim Ngân" không đem lại "vàng bạc" gì cho đất nước mà chỉ thêm một biểu hiện nghiêm trọng cho tình trạng lãnh đạo đảng đã đến lằn mức "đói ăn vụng, túng làm liệu". Nay họ chấp nhận cho lộ luôn bàn tay côn đồ không cần che đậy nữa ở mọi mặt, mọi cấp, và ngay cả đối với nội bộ — từ cực nhỏ như công an phường ném mắm tôm vào dân rồi chạy, đến cực lớn như chủ tịch quốc hội tưới mắm tôm lên đầu chủ tịch nước và thủ tướng rồi nhoẻn miệng cười cho báo chí chụp hình. Với dàn nhân sự mới từ Đại Hội XII, tình trạng giựt quyền gấp rút để nạo khoét gấp rút này chỉ có thể tăng tốc theo từng ngày từng tháng trước mặt. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều thành phần dân tộc đã phải đi đến cùng một kết luận với thế giới: Mọi chế độ cộng sản đều chỉ có thể thay thế chứ không thể sửa chữa được. Theo viettan.org
......

5 điều khiến chúng ta không bao giờ tự do trong giây phút hiện tại

Tự do chắc chắn là điều quan trọng nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Nhưng không phải ai cũng hiểu tự do là sống trọn vẹn giây phút hiện tại, sống khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác trong sự mới lạ và ngạc nhiên. Có nhiều điều làm cho giây phút hiện tại mất đi sự mới lạ trong cuộc sống, và dưới đây là 5 điều trong số đó. 1. Sợ hãi Sợ hãi không phải là bản chất của con người, nó là cái bóng của những điều chúng ta yêu quý và nâng niu trong cuộc sống. Thích cuộc sống giàu sang nên chúng ta sợ nghèo đói, sợ mất việc; thích cuộc sống an nhàn, an toàn nên chúng ta sợ tranh đấu, sợ phiền phức, sợ thay đổi. Vì được hạnh phúc bên gia đình, bên người tình nên chúng ta sợ phải mất họ, sợ họ bỏ rơi... Chính vì sống trong hàng ngàn nỗi sợ đó mà chúng ta luôn có tâm lý đề phòng, dè chừng trước những gì đang diễn ra. Chúng ta sống trong giây phút hiện tại với nỗi sợ triền miên nên hầu như hiếm ai có được tự do trong từng giây phút sống. Bị cầm tù trong nhà tù của sợ hãi, chúng ta đánh mất đi cảm giác mới lạ, thú vị và ngạc nhiên của một cơn mưa hay một ngày đầy nắng, một nụ cười hay một tiếng khóc của ai đó. 2. Giáo điều Niềm tin là điều tối quan trọng trong cuộc sống của chúng ta? Chúng ta được dạy điều đó từ gia đình, từ trường học, từ xã hội, từ tôn giáo. Bất kỳ niềm tin nào cũng đều treo trước mặt chúng ta một phần thưởng, nó có thể là trở thành triệu phú, là nhà bác học, hay như thiên đường, giác ngộ trong cõi niết bàn. Và một niềm tin chúng ta đeo đuổi đều mang lại một hệ thống tư tưởng, lý luận từ chặt chẽ, khoa học tới rời rạc và mông lung. Và để đạt tới phần thưởng mà niềm tin mang lại, con người phải nắm giữ những chân lý không bao giờ thay đổi, chúng ta gọi nó là các giáo điều. Các giáo điều là nhà tù vô hình khiến chúng ta không bao giờ thấy hiện tại còn gì mới lạ, ngạc nhiên. Những ai mang trong mình các giáo điều đều là những kẻ kiêu ngạo, dù họ luôn bảo họ hết sức khiêm nhường. Họ tự cho đã có thể đánh giá thế giới xung quanh, giải thích được những gì đang xảy ra trên thế giới, và luôn bước đi cao ngạo dù họ lại khúm núm bên ngoài. Họ bị cầm tù chính trong tư tưởng, suy nghĩ nên họ hầu như chẳng bao giờ hiểu biết tự do là gì. Họ chẳng hiểu giá trị của hiện tại, và họ không bao giờ ngạc nhiên trước những điều xảy ra dù nhỏ hay to lớn trong cuộc sống. 3. Thành kiến Thành kiến khác các giáo điều ở chỗ nó không treo trước mặt bạn một phần thường, và nó không có tính phổ quát như các giáo điều. Thành kiến có tính cụ thể, và nó thường là chủ quan của cá nhân. Thành kiến về người Châu Á, thành kiến về đạo hồi, thành kiến với TQ, hay thành kiến với người này, kẻ nọ, với công việc nào đó. Thành kiến mặc dù có tính cá nhân, nhưng nó thường đến từ bên ngoài nhiều hơn. Khi còn ở với gia đình, chúng ta mang thanh kiến người này, kẻ nọ xuất phát từ cha mẹ chúng ta; hay chúng ta có thành kiến với tôn giáo này, tôn giáo nọ xuất phát từ tôn giáo chúng ta đang theo; hoặc chúng ta thành kiến với nước này, nước nọ xuất phát từ xã hội, giáo dục... Thành kiến là điều tệ hại nhất vì nó khiến chúng ta không bao giờ nhìn thấy điều tốt đẹp trong hiện tại đối với đối tượng chúng ta có thành kiến. Người mang thành kiến trong mình như mang trên vai tảng đá nặng trong tâm trí, nó che lấp hết những gì mới mẻ, và tốt đẹp mà ánh sáng hiện tại có thể chiếu rọi vào tâm trí của ta, khiến chúng ta chỉ nhìn thấy bóng tối, cảm giác tiêu cực. Người mang thành kiến sống một cuộc đời lảng phí năng lượng vào nhiều hoạt động thật lố bịch, và ngu xuẩn. Họ bị cầm tù bởi chính mình, vào chẳng bao giờ tự do hoàn toàn trong cuộc sống. 4. Đạo đức Các chuẩn mức đạo đức là tối quan trọng trong xã hội? Không ai dám bảo đạo đức là thứ lố bịch, là nhà tù, là tảng đá của người trước đè lên vai người sau. Bởi kẻ nào dám đạp đổ các chuẩn mực đạo đức sẽ bị ngay một đám nhân danh đạo đức kết bản án tử hình không bằng súng đạn, gươm giáo, thì bằng thái độ và sự kỳ thị. Tôi không kêu gọi sống buông thả, sống theo bản năng đòi hỏi khi bảo các chuẩn mực đạo đức là nhà tù của tự do. Tự do trong sự buông thả, trong thỏa mãn các dục vọng cũng chỉ là nô lệ của chính mình, chẳng khác nào kẻ mãn nguyện với việc tuân thủ đạo đức. Các chuẩn mực đạo đức khiến bạn chỉ biết phán xét hơn là sống, sống trong khuôn mẫu đạo đức dễ khiến trở nên máy móc hơn là sống tỉnh thức từng khoảnh khắc để nhận ra sự mới lạ trong cuộc sống, và ngạc nhiên trong từng sự việc dù nhỏ nhất. Đạo đức là tốt nhưng không phải là chân lý, càng không phải là tự do. Kẻ nào càng tự hào trong đạo đức, kẻ đó càng nô lệ cho dục vọng của mình, chỉ là nó tinh vi hơn mà thôi. 5. Thời gian Thời gian là cuộc sống mà chúng ta đã trải qua hay chưa trải qua. Chúng ta gọi chúng là quá khứ hay tương lai. Người sống trọn giây phút hiện tại, sống khoảnh khắc này tới khoảnh khắc khác không có thời gian, bởi người sống được như vậy không thể bị quá khứ hay tương lai chi phối, và làm hoen ố. Quá khứ thường làm chúng ta một là hối hận, hai là tự hào. Kẻ hối hận với quá khứ thì thường cố sống để không mắc lại sai phạm. Họ bị ảm ảnh với quá khứ nên họ không sống trong hiện tại, mà chỉ là chạy trốn quá khứ. Kẻ tự hào về quá khứ thì thường níu giữ lại, cố tái hiện nó ở hiện tại, bóp méo hiện tại thành quá khứ. Người này cũng không sống giây phút hiện tại, họ chỉ cố làm cho hiện tại thành quá khứ mà thôi. Tương lai của tôi sẽ thế nào? Tôi nghĩ đây là câu hỏi ngu ngốc và buồn cười nhất. Tại sao ư? Bạn có biết đến khi nào mới đến cái mốc gọi là tương lai? 10 năm? 20 năm? Hay 30 năm sau? Cứ cho đến cái thời gian bạn cho là tương lai đó đi, thì chính ngay giây phút đó bạn cũng sẽ tự đặt cho mình câu hỏi tương tự của 10, 20, 30 năm về trước. Tương lai của tôi sẽ như thế nào? Chúng ta lo sợ, nghĩ về tương lai như kẻ chạ0y đua với thời gian, mà quên mất rằng thời gian chính là cuộc sống của mình. Mà cuộc sống của mỗi người thì có giới hạn, bởi đến một lúc nào đó thì nó cũng phải đi đến hồi kết. Lãng phí năng lượng lo cho tương lai, khiến chúng ta giam hãm mình vào những quy tắc mà mình nghĩ nó mang lại thành công. Chúng ta cứ ngong ngóng nghĩ về tương lai, nên bỏ quên mất hiên tại. Hiện tại là gì nếu không là cái đẹp trước mắt, sự mới lạ trong những sự việc nhỏ, niềm vui trong từng khoảnh khắc. Sống hiện tại như vậy chỉ có thể ở những con người tự do, tự do khỏi những nỗi sợ, những giáo điều, những thành kiến, những phán xét dựa trên chuẩn mực đạo đức, và hơn hết là tự do khỏi những toan tính tương lai. Một con người như vậy như gió, như mây, như chiếc lá, như tiếng chim hót, sống liên kết với hiện tại mà không bị bóp méo bởi bất kỳ điều gì. Tự do chắc chắn là điều quan trọng nhất, quý giá nhất. Nhưng đừng nhầm lẫn nó là kết quả của tranh đấu, của nỗ lực, của bứt phá. Bởi nếu nó là kết quả của một điều gì đó thì nó phải là của tương lai, và cũng chỉ là một sản phẩm không hơn không kém. Tự do ở trong bạn, tự do ở xung quanh bạn, ở đó bên bạn từng giây phút. Tự do là bạn khi bạn sống trọn vẹn giây phút hiện tại. Không ai cướp đi tự do của bạn, bạn chỉ không nhận ra được tự do khi phải sống trong sợ hãi, thành kiến, các chuẩn mực đạo đức. Bạn chỉ cần sống, sống như thể giây phút nào cũng quý giá. Khi bạn hiểu ra được điều này, trân trọng giây phút hiện tại, không cố tái hiện quá khứ, các giáo điều vào từng khoảnh khắc cuộc sống, bạn sẽ biết tự do trong hiện tại luôn có vẻ đẹp lạ kỳ, luôn luôn mới. Đẹp là yêu, yêu không theo kiểu lo sợ bị bỏ rơi, không theo kiểu vì cần, nhớ nhung, hay vì tốt, họ đẹp. Yêu này không gọi tên được, nhưng luôn luôn là tình yêu của mới lạ và ngạc nhiên. (Viết trong những ngày lạnh giá và trời đầy mưa, nhưng vẫn lang thang đây đó). Thân! Jospetuat Theo Triethocduongpho.com
......

CSVN tuyên án 4 năm tù cho blogger Nguyễn Ngọc Già

Chiều ngày 30 tháng Ba, nhà cầm quyền CSVN qua phiên tòa ở Sài Gòn đã lại dùng Điều 88 vi hiến kết án ông Nguyễn Đình Ngọc, tức blogger Nguyễn Ngọc Già, 4 năm tù giam và 3 năm quản chế về cái tội gọi là “tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCNVN”. Được biết phiên tòa sơ thẩm nói trên diễn ra chóng vánh một cách “lén lút”, như những người hoạt động dân chủ nhận định. Cũng như phiên tòa xử 3 dân oan sáng cùng nay, không có luật sư bào chữa. Những ngay trước đó, công an an ninh đã canh gác, theo dõi kỹ những nhà hoạt động dân chủ, cũng như người thân quen trong giới blogger ngưỡng mộ ông để bảo đảm kín đáo vụ xử. Blogger Nguyễn Ngọc Già bị bắt từ ngày 27 tháng 12 năm 2014 và bị biệt giam từ đó đến nay. Theo cáo trạng của phía nhà cầm quyền, từ tháng 2 đến 12.2014, ông Nguyễn Đình Ngọc “bị phát hiện lấy tên Nguyễn Ngọc Già phát tán trên mạng Internet nhiều bài nói xấu, chống phá Đảng và Nhà nước.” Có tới 22 đến 26 bài đã đăng trên các trang mạng với tên Nguyễn Ngọc Già. Cáo trạng cho biết ông Nguyễn Đình Ngọc không tham gia bất cứ tổ chức nào ở trong và ngoài nước, không hưởng lợi gì từ việc viết bài và không có ai phụ giúp việc viết bài trên các trang mạng. Động cơ chính của việc viết bài là do bức xúc trước những tiêu cực trong xã hội, theo lời khai của blogger này tại tòa. Mức án được đề nghị cho tội danh gán cho ông là từ 4 đến 5 năm tù, quản chế 3 năm tại địa phương sau khi mãn án. Tuy vậy, mặc dầu nói ông “thuộc gia đình có công với cách mạng”, Bà nội là “mẹ VN anh hùng”, cha là “đảng viên 50 tuổi đảng”… Nhưng cuối cùng chế độ cũng kết án ông 4 năm, gần mức tối đa theo đề nghị, cho thấy Đảng cầm quyền rất sợ ngòi bút xâu sắc, bất khuất truyền thống của blogger Nguyễn Ngọc Già.
......

LS Lê Quốc Quân nhận định về kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13

Quốc hội Việt Nam từ hôm qua bắt đầu hoạt động bãi nhiệm chức danh đầu tiên là chủ tịch của tổ chức này. Theo kế hoạch trong những ngày tới của kỳ họp cuối Quốc hội Khóa 13, thêm hai chức danh nữa bị bãi nhiệm là chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ. Can thiệp thô bạo lên hiến pháp? Gia Minh hỏi chuyện luật sư Lê Quốc Quân từ Hà Nội về vấn đề này cũng như kỳ bầu cử Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng năm tới đây. Trước hết luật sư Lê Quốc Quân trình bày ý kiến: LS Lê Quốc Quân: Quốc hội đang tiến hành các công việc theo các chương trình họ đã đề ra trong nhiệm kỳ cuối này. Điều rất đáng lưu tâm là toàn bộ các tiến trình này lẽ ra phải được tiến hành bởi một quốc hội mới mà được nhân dân bầu lên; Có nghĩa là nó phải xảy ra sau tháng 5 hoặc tháng 6, tức là vào kỳ họp đầu tiên của quốc hội khóa mới. Quốc hội mà có dân vào đó thì nó sẽ kiện toàn bộ máy nhà nước bằng việc bầu lên chủ tịch quốc hội mới, chủ tịch nước mới. Sau đó chủ tịch nước lại đệ trình lên cho quốc hội để phê chuẩn chức danh thủ tướng chính phủ và chính phủ mới. Tuy nhiên, điều bất thường ở đây là toàn bộ công việc này được tiến hành trước khi có quốc hội khóa mới và nó tiến hành bởi quốc hội hiện hành. Và đây là kỳ cuối cùng của quốc hội. Rõ ràng đây là một sự hết sức bất thường nhưng mà nó cũng đúng với kiểu của Việt Nam mà đảng Cộng sản lãnh đạo thôi. Người ta chỉ đạo nên có thể làm rất là ngang nhiên. Tuy nhiên, các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy. Gia Minh: Trước đây thì họ nói cũng đã có tiền lệ rồi, không có gì bất thường cả. Như luật sư nhận định, một nước mà chỉ có một đảng lãnh đạo như vậy thì những việc này đã và đang xảy ra. Luật sư thấy những giải thích của những người có chức trách thì thuyết phục đến đâu? Các hoạt động này càng xảy ra thì chúng ta càng thấy rõ sự can thiệp phải nói là ngang ngược, thô bạo lên hiến pháp.Nếu mà xét về góc độ pháp lý, tôi nhận định như vậy. -LS Lê Quốc Quân LS Lê Quốc Quân: Tất nhiên, ở Việt Nam thì mình phân biệt rất rõ: một bên theo hiến pháp, pháp luật, một bên theo sự lãnh đạo của đảng. Hay nói cách khác : một bên là luật, một bên là nghị quyết; Rồi một bên là nhà nước. Nhà nước thì phải điều hành bằng văn bản, chứng từ nhưng phía bên đảng thì có thể bằng nghị quyết của mình để lãnh đạo. Đối với bên đảng thì nhiều người bảo đây là “kiện toàn một bước” thôi. Và họ căn cứ vào điều 4 hiến pháp là cho quyền lãnh đạo rồi. Trong hiến pháp lại cho đảng quyền lãnh đạo nhà nước và không chỉ nhà nước mà cả xã hội nữa. Do vậy, họ có quyền lãnh đạo và có thể làm. Và ờ đây, người ta dùng cái từ gọi là “kiện toàn một bước”. Đó là xét về mặt đảng. Còn xét về mặt hình thức và đặc biệt là luật sư, chúng tôi phải căn cứ vào trình tự pháp lý về mặt tổ chức nhà nước hoặc căn cứ vào hiến pháp. Rõ ràng, những câu chuyện thay thế toàn bộ ban lãnh đạo ở đây, gồm có chủ tịch quốc hội, miễm nhiệm cả chủ tịch nước và thủ tướng chính phủ. Ba vị trí như thế vào cùng một lúc thì những nhiệm kỳ trước là chưa có. Thật sự là chưa có tiền lệ đâu. Điều người ta có thể biết là miễn nhiệm một vài người mà trước đó đã cách rất lâu. Ở đây thì cơ bản là thay thế toàn bộ.Việc này, xét về mặt pháp lý, đối với tôi thì những hành động này phô diễn sự lãnh đạo rất là quyết liệt, thô bạo của đảng Cộng sản lên nhà nước. Tuy nhiên, những người theo đảng Cộng sản họ vẫn bênh và bảo “tôi có quyền lãnh đạo thì tôi lãnh đạo thế nào cũng được.” Và đó là việc của họ. Gia Minh: Trong diễn tiến thời sự, nhiều người quan sát và nói rằng sắp đến đây ông tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm Việt Nam trong tháng 5, phía Việt nam mong muốn nhóm lãnh đạo trong 5 năm tới sẽ trực tiếp đó người đứng đầu nước Mỹ. Đối với nhận xét này, luật sư thấy như thế nào? LS Lê Quốc Quân: Thật ra, tôi nghĩ chuyện đó là một lý do trong rất nhiều lý do mà có thể biện minh cho việc này nhưng mà theo tôi, lý do cơ bản nhất vẫn là tương quan của Việt nam và quốc tế. Sự ảnh hưởng lên Việt Nam mình bây giờ là trong quá trình 10 năm lãnh đạo, ông Dũng đã làm được việc là đưa đất nước mặc dù còn yếu, còn non nhưng cũng hội nhập mạnh và sâu rộng trong quốc tế. Vì vậy tính quốc tế hóa của Việt Nam bây giờ không thể cưỡng lại được nữa. LS Lê Quốc Quân cùng vợ và 2 người em trai hôm 27/06/2015. Do đó chuyến viếng thăm của ông Obama đến Việt Nam cũng là một lý do quan trọng nhưng không phải quan trọng đến mức phải trình bày những khuôn mặt mới. Tư duy đó là tư duy cũ. Bởi nếu như đó là thiết chế nhà nước mà thiết chế trên cơ sở pháo lý, pháp luật thì dù có 1 ngày, hay 1 giờ thì người ta vẫn đại diện cho nhà nước. Và nhà nước đảm bảo cho tính ổn định, bất biến. Dù cho ai “lên”, hay như nhân dân có câu “cục đất cất lên ông Bụt” tức là dù chỉ là cục đất nhưng khi đã được bầu lên thì nó trở thành ông Bụt hết rồi, thành linh thiêng hết rồi, thành đại diện cho nhà nước. Vì vậy không phải là cần một khuôn mặt mới hay khuôn mặt cũ nhưng ở đây, tôi thấy tính quốc tế hóa của Việt Nam đã rất cao. Đặc biệt, những mâu thuẫn ngày càng tăng ở biển Đông với sự gia tăng rất là lớn của những phương tiện chiến tranh, như tàu bè pháo Trung Quốc đưa ra nhiều nên khả năng tăng căng thẳng. Và vì như vây nên đảng Cộng sản phải tổ chức những quản trị điều hành thống nhất hơn bằng việc những ai được bầu vào ủy viên bộ Chính trị rồi thì bây giờ sắp xếp cho họ những cương vị ngay lập tức để họ có quyền lực thực tế để họ làm những việc lãnh đạo theo đúng ý định của đảng. Gia Minh: Hiện nay Việt Nam cũng đang chuẩn bị bầu cử và năm nay cũng có một số người ứng viên độc lập nhiều hơn những lần trước. Luật sư thấy rằng là sẽ có những tín hiệu gì khác với trước không, thưa luật sư? LS Lê Quốc Quân: Theo tôi, nó không hề khác gì cả vì kinh nghiệm của tôi hai lần rồi. Vào năm 2007, tôi bị bắt ngay trong khi trên tay tôi cầm hồ sơ ứng cử đại biểu quốc hội. Vào năm 2011, tôi bị đấu tố và sau đó bị loại ngay ở tổ dân phố một cách hết sức là thô bạo. Tôi nghĩ những chứng minh đó không chỉ là đối với tôi mà đối với rất nhiều người khác nữa. Nó vẫn sẽ lập lại. Tất nhiên là ở những mức độ khác. Tuy nhiên, phải nói là đảng Cộng sản là đảng lãnh đạo Việt Nam mà cái việc họ chấp nhận chia sẻ cho ai mặc dù là “quân xanh, quân đỏ” gì vào thì cũng phải nằm hoàn toàn 100% trong sự kiểm soát của người ta. Đó là quan điểm mà tôi biết được vì chính đảng công khai nói rất rõ là họ lãnh đạo triệt để và toàn diện xã hội Việt Nam này. Rõ ràng tính toàn trị rất lớn. Đảng Cộng sản không chấp nhận việc cho phép những ứng viên khác ngoài ý kiến họ đưa ra. Giả sử vào được mà sau này có nói thì họ cũng loại ra ngay. Gia Minh: Và thực tế, luật sư thấy đối với những ứng viên gọi là độc lập mà luật sư biết thì cho đến nay, luật sư thấy đã có những động thái gì mà như luật sư nói là sẽ bị loại? LS Lê Quốc Quân: Thông thường thì khi loại là họ loại ở tổ dân phố bằng cách lấy ý kiến của nhân dân. Vì dụ như tôi trước đây, ở cơ quan của mình nên ý kiến cũng tốt thôi. Gần như anh em cũng đã vượt qua cáo vòng đấy. Quan trọng nhất là ý kiến tại tổ dân phố. Họ sẽ “bày binh bố trận” làm trước đi để cho mình “được” một cái tỉ lệ ủng hộ rất là thấp. Tuy nhiên, cũng có tín hiệu vui là anh Hoàng Dũng được 7%. Con số 7% dám chống lại ý kiến người ta đã ràng buộc trước, tôi cho đó là một bước tiến tích cực. Tôi nghĩ sẽ rất khó có người nào mà quá 50% để có thể tiếp tục lọt vào vòng phía sau. Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-na-dissmiss-three-top-posts-gm...
......

Màn đấu tố tại nơi cư trú

CUỘC BẦU CỬ QUỐC HỘI NĂM 2007 Kỳ 2: Màn đấu tố tại nơi cư trú Sau khi tự ứng cử, tôi và các ứng cử viên độc lập khác của khu vực bầu cử Sài Gòn được mời đến họp với ban tổ chức bầu cử. Cuộc họp diễn ra suốt buổi sáng tại trụ sở của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TPHCM trên đường Mạc Đỉnh Chi, do bà Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đương nhiệm khi ấy chủ trì. Chúng tôi được hướng dẫn trình tự và diễn biến của quá trình bầu cử, đặc biệt thủ tục lấy ý kiến cử tri tại nơi cư trú và nơi làm việc. Vào thời điểm ấy tôi vừa là Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Sài Gòn, vừa là Giám đốc một công ty luật. Do vậy tôi muốn xác định nơi làm việc trong trường hợp của tôi là văn phòng Đoàn Luật sư hay trụ sở công ty luật của tôi. Trả lời câu hỏi tôi nêu ra, bà Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đã khẳng định ít nhất hai lần trong buổi sáng hôm đó, rằng tùy tôi chọn và nếu muốn thì việc lấy ý kiến cử tri nơi làm việc có thể được tổ chức tại trụ sở công ty luật của tôi và những người cùng làm việc tại đó sẽ là cử tri góp ý về tôi, dưới sự chứng kiến của các thành viên trong ban tổ chức bầu cử. Bà Phó Chủ tịch cũng cho biết đối với trường hợp luật sư Chủ nhiệm Nguyễn Đăng Trừng, được đảng cử vào quốc hội khóa 12, thì nơi làm việc sẽ là văn phòng Đoàn Luật sư vì ông chọn như vậy. Sau khi nghe giải thích về quyền lựa chọn của mình, tôi thông báo rằng nơi làm việc để tổ chức lấy ý kiến cử tri sẽ là trụ sở công ty luật của tôi. Đối với nơi cư trú, do tôi đăng ký thường trú tại quận Bình Thạnh, nhưng tạm trú ở quận 7, nên cũng cần xác định nơi nào sẽ tổ chức lấy ý kiến cử tri. Bà Phó Chủ tịch nói rằng nơi thường trú chính là nơi sẽ tổ chức cuộc họp như vậy. Tôi đồng ý với bà, vì đối với tôi nơi nào cũng được. Khoảng một tuần sau, tôi được ban tổ chức bầu cử thông báo buổi lấy ý kiến cử tri nơi cư trú sẽ được tổ chức vào lúc 7 giờ tối của một ngày giữa tuần, tại Trường phổ thông Hồng Hà, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, gần ngôi nhà mà tôi đăng ký thường trú. Vào lúc 6 giờ tôi đã có mặt tại địa điểm để quan sát và chuẩn bị. Từ 6 giờ 30 bắt đầu có người đến, nhiều người là cư dân ở cùng khu phố mà tôi biết rõ, vì tôi đã sinh sống nơi ấy gần 20 năm trước khi chuyển nhà một năm trước đó. Bỗng một người phụ nữ lạ mặt, khoảng 35 tuổi, đến và đứng rụt rè riêng một góc, không trò chuyện với ai. Sau khi nói chuyện với nhiều người quen, tôi bước lại phía người phụ nữ lạ mặt bắt chuyện hỏi thăm. Tôi hỏi: “Tôi chưa từng gặp chị trong khu phố, chắc chị mới dọn đến ở gần đây?” Chị ta im lặng, không phản ứng trong vài chục giây, rồi gật đầu nhanh. Tôi niềm nở hỏi tiếp: “Chị làm nghề gì, chắc bận rộn lắm?” Chị ta lại im lặng một khoảng dài, rồi đáp: “Em làm ở xa suốt cả tuần lễ, về đến nhà cũng phải 9-10 giờ tối, nên không quen biết và tiếp xúc ai trong khu phố.” Tôi định cám ơn chị dành thời gian ít ỏi đến góp ý cho tôi, nhưng chưa kịp nói ra thì chị ta đã lủi nhanh sang chổ khác, thái độ rõ ràng tránh né tiếp chuyện với bất cứ ai. Tôi ngạc nhiên và hiểu ngay nhân vật đó là ai. Một bác trai là tổ trưởng cũ trong nhiều năm đến trò chuyện với tôi. Bác kéo tôi ra một góc riêng ít người đứng, rồi hạ giọng nói: “Ngày hôm qua bên công an và ủy ban phường triệu tập một cuộc họp về buổi lấy ý kiến hôm nay, họ chọn các cử tri nào được tham dự và phân công người nào phát biểu về anh với nội dung do họ soạn trước. Nhiều bà con quý anh và ba mẹ anh nên đã từ chối không tham gia phát biểu, chỉ tham dự cho đủ số thôi, nhưng cũng không ít người nhận lời làm việc đó. Lát nữa họ sẽ nói những lời khó nghe, mong anh bình tĩnh, đừng nổi nóng mà trúng kế của họ. Anh nhớ lời tôi dặn nhé, phải thật bình tĩnh và nói những gì cần nói thôi.” Tôi ngỡ ngàng, im lặng một lúc, rồi bắt tay cám ơn ông đã “mật báo” trước tình hình như thế. Quả thật, quỷ ma không phá mới lạ! Những gì diễn ra sau đó là một màn đấu tố đầy kịch tính. Đúng 7 giờ tối buổi lấy ý kiến cử tri bắt đầu, một quan chức của phường điều khiển cuộc họp. Ban tổ chức bầu cử đưa vài đại diện xuống dự và chứng kiến. Sau khi đọc tiểu sử của tôi xong, bà chủ tọa yêu cầu mọi người đóng góp ý kiến về tôi. Tôi quay xuống nhìn và chờ đợi mọi người phát biểu. Ngay lập tức, người phụ nữ lạ mặt ban nãy đứng phắt dậy, nói nhanh: “Tôi xin phát biểu.” Tôi chăm chú lắng nghe vị cử tri mới dọn đến khu phố và đang phải làm việc ở xa đến tận 9-10 giờ tối này phát biểu những gì. Khác với sự rụt rè lúc nói chuyện với tôi vài phút trước đó, chị ta gần như la hét, giọng hùng hồn: “Tôi phản đối ông Lê Công Định và thấy ông không xứng đáng làm đại biểu quốc hội, vì ông ta viết nhiều bài đăng trên báo đài phản động nước ngoài kêu gọi đa nguyên, đa đảng, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đòi hỏi dân chủ và nhân quyền. Ông Định có quan hệ với nhiều tổ chức phản động ở nước ngoài. Ông Định cũng không gần dân, từ hồi chuyển về đây ở tôi chưa bao giờ thấy mặt ông Định. Người như vậy làm sao là đại biểu của nhân dân?” Tôi thốt lên trong lòng: “Bà vừa nói mới dọn đến khu phố này và đang phải làm việc ở xa, mỗi ngày trở về nhà khoảng 9-10 giờ tối, thì bằng cách nào có thể gặp tôi? Chẳng lẽ tôi phải đến nhà gặp bà lúc nửa đêm mới gọi là “gần dân” sao trời?” Hóa ra câu chuyện chị ta kể chẳng qua để giải thích vì sao chị có vẻ là người lạ mặt khi tôi hỏi chuyện mà thôi. Tiếp theo phát biểu đó, hàng loạt người theo sắp đặt đã đứng lên công kích tôi bằng những nhận xét nặng nề đại loại như chị kia, nào là ủng hộ đa đảng, phủ nhận Đảng Cộng sản, quan hệ với tổ chức phản động, đòi dân chủ và nhân quyền kiểu phương Tây, không gần dân vì suốt ngày đi làm, không đóng góp gì cho địa phương, vân vân và vân vân. Một bác trai lớn tuổi ngồi gần tôi phát biểu cuối cùng: “Tôi xem tin tức trên mạng Internet thấy ông Định viết nhiều bài về pháp luật, trong đó yêu cầu cải cách hệ thống tòa án và áp dụng án lệ theo kiểu phương Tây, với ẩn ý bác bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với ngành tư pháp. Một quan điểm cải cách như thế là không thể chấp nhận. Mai mốt trở thành đại biểu quốc hội, chắc ông Định muốn cải cách quốc hội theo kiểu Mỹ luôn. Không được, tôi thấy không được!” Nói xong, cụ già thở hổn hển, ngồi xuống. Thời lượng dành cho cuộc đấu tố gần 45 phút. Sau đó mọi người nghỉ giải lao khoảng 15 phút. Tôi xoay sang hỏi han bác trai lớn tuổi phát biểu cuối cùng. Sau vài câu hỏi về gia đình và sức khỏe, được bác trả lời tường tận, bất chợt tôi nhận xét: “Mắt bác kém, lại bị đau lưng, không ngồi lâu được, mà bác vẫn quan tâm thời sự, chịu khó sử dụng máy tính để truy cập Internet đọc tin tức hàng ngày, bọn trẻ như cháu nhiều người chắc không theo kịp bác.” Cụ già đáp lại thật lòng: “Mắt kém làm sao đọc trên máy tính được. Hơn nữa, tôi già rồi, không dùng máy tính làm gì, nên ba cái công nghệ hiện đại như Internet chỉ nghe con cháu nói thôi, chứ có biết sử dụng gì đâu. Tôi hay đọc báo Sài Gòn Giải Phóng, Thanh Niên và Tuổi Trẻ để thỉnh thoảng biết tin tức.” Tôi hỏi lại ngay: “Sao hồi nãy phát biểu bác nói vẫn xem tin tức trên mạng Internet thấy cháu viết nhiều bài về pháp luật?” Ông nhìn tôi không nói câu nào. Tôi cười cười: “Cháu biết rồi nha bác!” Chán ông già thiệt! Sau giờ giải lao, vị chủ tọa yêu cầu tôi lên trả lời từng góp ý của bà con. Bà chủ tọa nhấn mạnh: “Anh chỉ có 3 phút để trả lời bà con cử tri, không được nói về chương trình tranh cử của mình vì chưa đến lúc.” Tôi bước lên bục, phớt lờ lời dặn dò của bà chủ tọa, nói thao thao bất tuyệt trong 5 phút về chương trình tranh cử và các mục tiêu sẽ thực hiện nếu đắc cử đại biểu quốc hội, tuyệt nhiên không đáp lại bất kỳ nhận xét nào của mọi người trước đó. Do đoán trước tình hình này, nên tôi chuẩn bị bài phát biểu ngắn gọn, đi thẳng vào từng điểm quan trọng của chương trình tranh cử nhằm truyền đạt viễn kiến của mình một cách dễ hiểu nhất cho đại đa số người dân mà không phải ai cũng hiểu biết rõ lĩnh vực tôi đề cập. Tôi phát biểu không dùng giấy, liên tục trong khoảng thời gian ngắn đã lượng định trước. Khi nhận ra tôi nói về chương trình tranh cử, chứ không trả lời góp ý của cử tri, bà chủ tọa yêu cầu tôi chấm dứt ngay lập tức, nhưng tôi đã nói đủ những điều cần thiết, nên vui vẻ cám ơn mọi người đã dành 5 phút lắng nghe. Tôi còn đề nghị mọi người góp ý về chương trình tranh cửa của tôi, nhưng có lẽ không ai được phép phát biểu nữa, nên cuộc họp chuyển sang phần bỏ phiếu tín nhiệm. Việc bỏ phiếu và kiểm phiếu kéo dài trong 60 phút. Kết quả tôi đạt được 42% phiếu tín nhiệm của các cử tri tham dự hôm đó. Dù tỷ lệ dưới 50% phiếu thuận bị xem là không đạt tín nhiệm, nhưng đó vẫn là một kết quả làm choáng váng những kẻ phá đám, bởi họ chuẩn bị để tôi không nhận được một phiếu tín nhiệm nào. Chỉ cần 5 phút phát biểu về chương trình tranh cử tập trung vào vấn đề dân sinh, tôi đã thuyết phục được nhiều người dân tại địa phương. Lúc ra về, tôi dừng lại trò chuyện cùng bác tổ trưởng cũ. Bác bảo: “Anh bình tĩnh quá, bọn nó tức lắm vì đã cố tình chọc giận anh; nếu anh nổi nóng, họ sẽ cho lập biên bản về phản ứng của anh, rồi cho công an vào xử lý hình sự luôn. Họ đã chuẩn bị kịch bản như thế để loại anh bằng mọi giá. Thôi chúc anh đạt được những gì anh muốn, dù tôi thấy không hy vọng gì cho những người tự ứng cử như anh.” Tôi cám ơn bác, rồi bước lại trò chuyện cùng cô bạn nhà báo cũng đến dự để đưa tin. (Kỳ sau: Màn đấu tố tại nơi làm việc) Theo Facebook LeCongDinh
......

‘Tàu lạ’ giết ngư dân - ‘Tàu buồm hiện đại nhất thế giới’

Ông Thường Vạn Toàn đến Hà Nội cuối Tháng Ba. Ngay trước cái cuối tháng đó, Vietnamnet, một trang báo điện tử có truyền thống phản biện kể cả những vấn đề chính trị, bất ngờ rút một cái tít không còn là chính tờ báo này: “Bộ trưởng Quốc Phòng Trung Quốc thăm Việt Nam, phản bác luận điệu xuyên tạc.” Ngoài khơi Biển Đông, “tàu lạ” vẫn ung dung tấn công và bắn giết ngư dân Việt. Trong đất liền, giới quan chức bám bờ vẫn hảo hảo chén thù chén tạc với nhau. Lần này khi ông Thường Vạn Toàn đặt chân vào Bộ Quốc Phòng Việt Nam, có lẽ sẽ hiện ra một cái bình nữa để “đập chuột không vỡ.” Ngay cả một tờ báo được coi là “tương đối tự trọng” như Vietnamnet cũng muốn tự đội lên đầu “tính đảng.” “Quân với dân như cá với nước.” Nhưng có lẽ chưa bao giờ trong trang lịch sử vinh quang của mình, quân đội Việt Nam nói chung và quân chủng Hải Quân nói riêng lại chìm vào tâm thế cá đi đằng cá, nước đi đằng nước như một thập kỷ qua. Hai sự việc đồng thời dưới đây sẽ nói lên toàn bộ bản chất của mối quan hệ được coi là “biện chứng” trên. Tàu buồm - tàu lạ Ngày 10 Tháng Ba, tại quân cảng Học Viện Hải Quân ở thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, quân chủng Hải Quân đã tổ chức thượng cờ, chính thức đưa vào hoạt động tàu buồm huấn luyện 286 Lê Quý Đôn, được đánh giá là “hiện đại nhất thế giới, có thể hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết, giúp Hải Quân huấn luyện, bảo vệ biển đảo tổ quốc.” Trước đó đúng một ngày - 9 Tháng Ba - lại thêm tàu của năm ngư dân Việt (Khánh Hòa) bị “tàu lạ” đâm chìm trên khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đây đã là vụ thứ ba do “tàu lạ” gây tội ác kể từ Tháng Mười năm ngoái, nhưng vẫn chưa hề được nhà cầm quyền Việt Nam “tiến hành điều tra làm rõ.” Tháng Mười, 2015, một ngư dân Việt là ông Trương Đình Bảy đã bị một đám “người lạ” nhảy lên tàu cá của ông, xả súng AK giết chết ông. Dù sau đó chính quyền Đà Nẵng đã xác định đám người này đi trên một tàu có treo cờ Trung Quốc, phía Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Việt Nam vẫn hoàn toàn cấm khẩu cho tới nay mà không công bố được bất kỳ manh mối nào về kẻ thủ ác. Hồn khí quyết tâm nín tiếng đến thế đã khiến tung tóe tất cả những gì dưới đáy lương tâm. Cái chết không thể nhắm mắt của ngư dân Bảy cũng vì thế có nguy cơ rất lớn bị các cơ quan chức năng Việt nhấn thêm cho chìm xuồng hẳn. Vào giữa Tháng Hai, một tàu cá của ngư dân Quảng Bình đã bị “tàu lạ” thả neo làm chìm, khiến ba ngư dân mất tích. Bộ Quốc Phòng cũng im bặt về chuyện này. Khi nước mắt người thân và ngư dân phải nuốt vào lòng, lại một lần nữa Hải Quân và cảnh sát biển Việt Nam thõng tay. Nơi gió cát mặn khô vì nước mắt, người đàn bà ôm con ngóng chồng, trải mắt vô hồn vào lòng biển vẫn mãi từ chiều này sang chiều khác. Tất cả chỉ còn lại màu tang tóc của biển và của những thân phận được cai trị bởi chế độ bị coi là “hèn với giặc ác với dân.” Ý chí cúi rúc Bằng chứng không thể lộ mặt hơn: Vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam đã chứng minh Bộ Quốc Phòng là một trong những địa chỉ biểu lộ tính thụ động nhất và cũng đáng nghi ngờ nhất. Không những không có động tác dứt khoát nào ngăn chặn tàu hải giám và tàu cá Trung Quốc xâm nhập, bộ này còn tỏ ra quá chểnh mảng trong việc bảo vệ an ninh hải phận. Hoàn toàn trái chiều lương tâm dân tộc, vào năm 2015 một trong số những đơn vị bảo vệ hải phận là Hải Đội 2 - Bộ Chỉ Huy Bộ Đội Biên Phòng tỉnh Quảng Trị còn được lên mặt báo chí bằng động tác tuần tra khống trên biển để rút ruột ngân sách ít nhất hàng tỷ đồng. Dù vụ việc này mau chóng được “rút kinh nghiệm,” nhưng chẳng ai tin nổi chỉ có riêng Quảng Trị mới tuần tra khống như thế. Tình thế ngàn cân sợi tóc, ngư dân bám biển Hải Quân bám bờ. Dân không chết trên biển mới là lạ. Nhiều năm qua, rất nhiều vụ ngư dân Việt bị tàu Trung Quốc tấn công, đánh đập đã cho thấy tư tưởng tắc trách đến mức cúi rúc không thể chấp nhận của Hải Quân Việt Nam. Gần hai năm đã bặt tăm từ vụ giàn khoan Hải Dương 981, nhưng hồ sơ “kiện Trung Quốc” ra tòa án quốc tế vẫn bị giới lãnh đạo Việt Nam khóa chặt trong ngăn kéo. Hoàn toàn ngược với thái độ quá nhu nhược ấy, chính quyền Philippines đã chẳng hề ngần ngại bắt giam và xử án nhiều ngư dân Trung Quốc xâm phạm lãnh hải nước này vào năm 2014, sau đó tiến hành một vụ kiện thành công đối với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh tại tòa quốc tế vào năm 2015. Chính quyền và Hải Quân Việt Nam sẽ cúi rúc đến bao giờ? Hay đang lo mua sắm “tàu buồm huấn luyện hiện đại nhất thế giới?” “Người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống” Trang khí tài quân sự không phải từ trên trời rơi xuống. Tất cả đều “từ nhân dân mà ra” - như một đoạn ca từ trong quân ca “Vì nhân dân quên mình.” Nhưng khi tình cảm đã quá vơi nhạt và còn bị phủ nhận, tiền bạc lại sống sượng lên ngôi. Tất cả đều từ thuế đổ đầu dân. Một “quân đội nhân dân Việt Nam” cùng những quân chủng anh hùng của nó như Hải Quân đã tiêu xài mỗi năm hàng trăm ngàn tỷ đồng từ công sức quần quật - mồ hôi, nước mắt, máu và cả sinh mạng của nhân dân, trong đó có nhiều ngư dân vẫn phải bám biển sinh tồn chứ không phải bám bờ nhũng nhiễu. Hãy trải nghiệm những con số không biết đáng vui hay đáng buồn này: Báo cáo của cơ quan dự báo toàn cầu (iCD Research) cho biết, theo thống kê, ngân sách quốc phòng Việt Nam trong năm 2011 là $3 tỷ, dự kiến sẽ đạt khoảng $5 tỷ vào năm 2015 (tăng $2 tỷ). Mấy năm qua, Bộ Quốc Phòng Việt Nam đã ký kết một thỏa thuận để mua sáu tàu ngầm lớp Kilo 636 và 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 từ Nga. Chi phí cho quốc phòng cũng bởi thế đã đội đến 2.5% trên GDP vào năm 2011, nhưng đến năm 2015 có thể tăng tới 2.8% so với tổng thu nhập quốc nội. Tất cả đều là “tiền tươi thóc thật.” Ngược lại hoàn toàn, những hứa hẹn “cho ngư dân vay tiền đóng tàu sắt” từ giữa năm 2014 lại trôi ngược lên Trung Nam Hải. Bị giới ngân hàng chỉ biết “còn đảng còn tiền” bày ra vài chục loại thủ tục và ngâm hồ sơ đến cả năm trời, chỉ có khoảng 10% ngư dân được giải ngân. Nhiều người đã phải nuốt giận rút hồ sơ vay vốn. Ngư dân Việt ở rẻo đất thắt ruột miền Trung như Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam... giờ đây đang kiệt đường sinh nhai. Chân trời hầm hập như sẵn sàng đổ lửa lên những tàu cá mong manh. Ẩn hiện trong đường chân trời đen kịt ấy là bóng ma của chính thể “lời nguyền địa lý” dành cho chính thể Việt Nam. Không nghi ngờ gì nữa: “Người ta lớn bởi vì mi quỳ xuống.” Một chính thể sẽ tự nguyện đội gông cùm ô nhục lên đầu nếu nó không biết đứng thẳng trước một chính thể khác. Tương lai rất cận kề là hàng loạt vụ khiêu khích và có thể cả tấn công của “tàu lạ” sẽ liên tiếp xảy ra. Tương lai hãi hùng không kém là còn nhiều mạng sống của ngư dân sẽ được “bạn vàng” tính sổ. Ai sẽ phải chịu trách nhiệm về những sổ tang ấy? Bí Thư Quân Ủy Trung Ương Nguyễn Phú Trọng cùng Đại Tướng Ngô Xuân Lịch sắp thừa kế cái ghế bộ trưởng quốc phòng liệu có chia nước mắt tang lễ với ngư dân Việt, hay vẫn cúi mặt quay lưng? Theo http://www.nguoi-viet.com/
......

Pages