2014

Văn tế Đồng bào và Chiến sĩ tử trận trong cuộc chiến tranh vệ quốc tháng 2 năm 79

Hỡi ơi! Thấm thoắt đã ba lăm năm Mới đấy đã thành thiên cổ! Trời biên giới ầm vang tiếng súng, thanh niên lớp lớp lên đường Miền biên cương máu nhuộm đỏ sông, dân chúng nhà nhà tan tác Nhớ linh xưa: Chiến sĩ tòng chinh Tuổi hoa niên đang bận sách đèn Lòng trai tráng chứa bao mơ ước Đáp lời non sông, hăm hở lên đường Từ biệt quê hương, gạt niềm thương nhớ Súng bắn chưa quen, quân sự đôi bài, đánh giặc bằng lòng căm hận Chiến trận chưa từng, ba lô một gánh, nhắm bắn bằng nỗi hờn căm. Nhân dân biên giới Đang yên ổn làm ăn, đâu ngờ phút chốc loạn ly Gặp buổi thanh bình, ai tưởng được điều thảm khốc Pháo giao thừa vừa nổ, hội xuân vừa mở rộn ràng Năm mới vừa sang, hy vọng ngập tràn phơi phới Đì đùng súng bắn, trẻ con vẫn tưởng pháo giao thừa Loa réo vang trời, cụ già còn ngờ loa hội mở Thương thay! Chiến đấu ngoan cường, xông thẳng nơi mũi tên hòn đạn Kiên trung giữ đất, sợ chi nơi súng nổ pháo rền. Máu loang mặt đèo, mùi thuốc súng khét lẹt còn vương Xác nghẽn gềnh sông, tiếng kêu thương ngút trời đau xé Địch giết người không ghê tay Địch nã pháo không ngừng nghỉ Hãm hiếp đàn bà, lộ mặt loài dê chó. Tiếng kêu thương xé nát một góc trời Cắt đầu trẻ nhỏ, hiện rõ lũ sài lang. Hồn oan khuất vật vờ miền biên viễn. Ôi! Máu xương gửi lại biên cương Hồn phách tụ về nơi đền miếu Tuổi thanh xuân dâng Tổ quốc ngàn năm Hoa chiến thắng dâng Đất Mẹ vạn thưở. Đền nợ nước nào đợi vinh danh Chết vì dân đâu chờ tưởng vọng Hôm nay Tưởng niệm 35 năm ngày kết thúc chiến tranh Thương nhớ 60 ngàn đồng bào ra đi vĩnh viễn Chúng tôi Đốt nén hương thơm Dâng vòng hoa thắm Đơn sơ lễ bạc lòng thành Thành kính tâm hương dâng cúng Cúi xin chư vị anh linh sống khôn thác thiêng Phù trợ cho Non sông đất nước thăng bình muôn thưở Cũng xin chư vị Tha thứ hết lỗi lầm Của những kẻ cố tình vong ân bội nghĩa Của những kẻ quên hết công lao và máu xương của chư vị anh linh Lại xin chư vị anh linh, cùng chúng tôi: Nguyền rủa đời đời bọn bành trướng Bắc Kinh Nhắc nhở muôn năm mối thù truyền kiếp! Hỡi ơi! Hồn có linh thiêng Xin về nhận hưởng! Lâm Khang phụng soạn Nguồn: xuandienhannom.blogspot.com
......

Ông Nguyễn Bắc Truyển được công an cho về

Nhà cầm quyền CSVN  bắt giữ tùy tiện  Luật gia Nguyễn Bắc Truyển, gặp phản ứng của quốc tế, các đoàn thể tổ chức người Việt và gia đình buộc họ phải thả ông về.   Thông tin mới nhất về tù chính trị Nguyễn Bắc Truyển là ông đã được thả sau 24 tiếng bị bắt giữ. Ngày 9 tháng 2, Công an tỉnh Đồng tháp đã sử dụng vũ lực bắt giữ nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Bắc Truyển tại nhà vị hôn thê của ông ở ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh  Đồng Tháp. Ông Nguyễn Bắc Truyển tham gia phản đối điều 258 (năm 2013) - RFA files   Hôm nay, hôn thê của ông Nguyễn Bắc Truyển, bà Bùi thị Kim Phượng có thư kêu cứu đưa lên mạng. Trả lời đài Á châu Tự do vào chiều tối ngày 10 tháng 2, bà Bùi Thị Kim Phượng, cho biết: Sáng hôm qua khoảng 10 giờ, chiếc xe 16 chỗ có công an thành phố Sài Gòn, công an tỉnh, xã đến gia đình tôi ở ngoài cửa rào yêu cầu tôi mở cửa rào để mang anh Truyển về công an xã làm việc… Anh Truyển từ chối anh Truyển nói là phải có lệnh thì anh mới đi, không có lệnh anh không đi.   Tới chiều khoảng 4 giờ một lực lượng công an rất đông đến dùng xà beng đẩy cửa rào nhà tôi, xong rồi xông vô rồi phá cửa kéo sắt nhà tôi, làm bể cửa kính nhà tôi, làm hỏng tủ thờ và hai bức hình của đức Thầy là vị Giáo Chủ, khai sáng Phật giáo Hòa hảo của tôi, rồi nổ ba phát súng, phá cửa sau nhà tôi và bể mặt bàn và mấy cái ghế nhà tôi, làm bể tường nhà tôi. Xong rồi bắt anh Truyển, còng anh lại, lôi anh ra sân, đánh anh té xuống, tát vô mặt anh. Rồi kéo tôi và chị tôi lại và đọc nguyên nhân lệnh bắt là chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo bà Phượng, công an đã lục soát nhà bà và tịch thu các vật dụng của ông Truyển bao gồm máy tính xách tay, điện thoại di động, máy ảnh và nhiều vật dụng khác mà bà chưa kiểm hết được. Sau khi tiến hành bắt giữ ông Truyển, công an xã Long Hưng B cũng đã áp giải bà Phượng về đồn công an xã để làm việc suốt 5 tiếng đồng hồ và chỉ thả bà ra vào khoảng 9 giờ tối cùng ngày. Bà Phượng cho biết thêm: Nó đưa tôi về công an xã làm việc từ 4 giờ chiều đến gần 9 giờ tối mới cho tôi về nhà. Người làm việc với tôi là trưởng công an xã là Trần Văn Bạch, và người thứ hai là Nguyễn Tấn  Sỹ là công an từ Sài gòn tới…. họ nói anh Truyển là người xấu, có hành vi phạm tội và tôi là người chứa chấp anh Truyển cho cư trú mà không đăng ký hộ khẩu, tức là vi phạm luật cư trú, vi phạm hành chánh. Tôi nói là tôi sống theo hiến pháp vì hiến pháp quy định người dân có quyền đi lại tự do trong nước. Họ đòi xử phạt, nhưng tôi không đồng ý, họ nói nếu tôi không đồng ý thì sẽ cưỡng chế tôi, tôi nói các anh cứ việc cưỡng chế chứ tôi không chấp hành. Họ hăm dọa tôi, họ sẽ đàn áp và gây nhiều khó khăn cho tôi sau này. Bà phượng cho biết công an đã bố trí người canh gác ngoài cửa nhà bà để kiểm tra bất kỳ ai ra vào nhà của bà. Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam, trụ sở tại bang California, vừa ra thông cáo lên tiếng phản đối hành động sử dụng bạo lực bắt giữ ông Truyển của công an Việt Nam và yêu cầu chính quyền phải trả tự do ngay lập tức cho ông. Ông Nguyễn Bắc Truyển đã từng bị chính quyền Việt Nam kết án tù 3 năm rưỡi vào năm 2007 với tội danh tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ông đã mãn hạn tù vào năm 2010. Theo dự kiến, vào ngày 18 tháng 2 tới ông Truyển và bà Phượng sẽ làm lễ cưới. nguồn: rfa.org/vietnamese/ *****   VOA: Phỏng vấn nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển sau khi được phóng thích Trà Mi-VOA Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển (phải) đã được thả tối ngày 10/2, một ngày sau khi bị bắt tại Đồng Tháp. 24 giờ sau khi thông tin về vụ hàng trăm công an bao vây, dùng võ lực tấn công, bắt giam nhà bất đồng chính kiến Nguyễn Bắc Truyển tại Đồng Tháp hôm 9/2 nhanh chóng được loan tải trên các trang mạng xã hội, ông Truyển đã được phóng thích vào tối hôm nay ngày 10/2 tại Sài Gòn.   Trao đổi với VOA Việt ngữ sau khi về tới nhà, nhà hoạt động cổ xúy nhân quyền và tự do tôn giáo và cũng là một cựu tù nhân lương tâm, Nguyễn Bắc Truyển, thuật lại chi tiết vụ bắt giữ gây xôn xao cộng đồng mạng chỉ vài ngày sau khi Việt Nam kiểm điểm thành tích nhân quyền UPR tại Liên hiệp quốc. Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cách đây 1 tiếng, tôi được thả từ trại giam Chí Hòa. VOA: Khi anh bị bắt, họ đưa anh đi đâu và làm việc với anh về những vấn đề gì? Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ chở tôi về Sài Gòn. Họ nói: ‘Chúng tôi chỉ áp giải anh từ Lấp Vò (Đồng Tháp) về Sài Gòn về vấn đề công nợ của công ty cũ của anh trước đây. Trước khi bị bắt tháng 11/2006, tôi là giám đốc công ty vận tải quốc tế Việt-Thịnh-Phú và tổng giám đốc của công ty khai thác đá granite ở Kontum. Khi tôi bị bắt, toàn bộ hai công ty ngưng hoạt động, xảy ra tình trạng công nợ một số người và dĩ nhiên cũng nhiều người nợ công ty. Khi ra tù, tôi bị quản chế nhưng trong thời gian đó tôi vẫn cố gắng trả. Thời gian gần đây, không hiểu sao tự nhiên các chủ nợ đưa đơn lên công an nói rằng tôi ‘chiếm đoạt tài sản’ trong khi họ biết rằng công ty tôi bị phá sản do vụ án ‘tuyên truyền chống nhà nước’ mà nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cáo buộc tôi hồi 2006. Tôi rất đau lòng khi có những tài sản giá trị lớn mà phải bán đi với giá rất rẻ để trả nợ, nhưng tôi vẫn làm. VOA: Trong 24 giờ câu lưu anh vừa qua, họ còn làm việc với anh về vấn đề nào khác không và thỏa thuận như thế nào trước khi phóng thích anh?   Ông Nguyễn Bắc Truyển: Họ yêu cầu tôi trả lời các câu hỏi nhưng tôi nói tôi chỉ trả lời khi có luật sư của tôi ở đây. Trước khi họ thả tôi, họ nói: ‘Chúng tôi là cảnh sát điều tra, chỉ làm việc với anh về vấn đề công nợ, không liên quan đến chính trị hay an ninh quốc gia. Do đó, đề nghị anh liên hệ với các chủ nợ đưa đơn tố cáo anh để dàn xếp với họ, chúng tôi sẽ đóng vụ án này lại.” Mai tôi sẽ gặp các chủ nợ hỏi lý do vì sao họ gửi đơn như vậy vì đây là một vụ án dân sự, tại sao họ lại gửi đơn cho cảnh sát điều tra biến thành một vụ án hình sự. Làm việc với cảnh sát điều tra, tôi đã nói thẳng rằng: “Các anh đã vi phạm luật pháp, bắt người không đúng mà còn đánh đập tôi nữa. Do đó, tôi từ chối trả lời thẩm vấn của các anh và không ký vào các văn bản.” Cảnh sát điều tra ở Sài Gòn cũng nhìn nhận vấn đề đó là không đúng. Còn công an tỉnh Đồng Tháp chủ trương tấn công gia đình chúng tôi, họ đi rất đông. Họ đập phá đồđạc trong nhà. Khi họ bắt tôi, họ bẻ tay, lấy băng bịt miệng bịt mắt tôi lại. Họ ấn tôi xuống nền gạch và rất nhiều người đánh vào đầu, lưng, bụng, hai vai tôi.   VOA: Với cáo buộc ‘chiếm đoạt tài sản’ mà anh bị bắt với một lực lượng võ trang đông đảo như vậy, kể cả hành hung và bắn chỉ thiên. Anh có thắc mắc gì không?   Ông Nguyễn Bắc Truyển: Tôi nghĩ công an tỉnh Đồng Tháp đã ghim tôi từ rất lâu rồi. Khi tôi về huyện Lấp Vò này, họ đã nhiều lần nhắn tin vào Facebook và điện thoại di động đe dọa nếu tôi không rời khỏi Lấp Vò về Sài Gòn thì những người thân bên vợ tôi sẽ bị chém. Thậm chí họ còn đòi thảy chất nổ vào nhà. Nhà tôi đêm nào cũng bị họ chọi gạch vào. Ống thoát nước thì họ bít kín lại. Chúng tôi yêu cầu công an xã can thiệp thì họ nói không phải trách nhiệm của họ. Tôi nghĩ họ rất căm tức khi tôi có mặt tại Lấp Vò vì sự có mặt của tôi ở đây cản trở việc đàn áp tôn giáo của họ ở khu vực miền Tây này. VOA: Anh có những hoạt động thế nào liên quan?   Ông Nguyễn Bắc Truyển: Bất cứ chuyện đàn áp nào đối với Phật giáo Hòa Hảo cũng như những thông tin liên quan đến Phật giáo Hòa Hảo, tôi đều cố gắng đưa lên Facebook cũng như các trang truyền thông khác để mọi người hiểu rằng đây là một tôn giáo rất ôn hòa, nhưng nhà cầm quyền luôn cấm đoán hoạt động sinh hoạt tôn giáo của họ. VOA: Anh có nghĩ tới các phương pháp nào để tự vệ cho mình? Ông Nguyễn Bắc Truyển: Ở Việt Nam, chúng tôi không còn cách nào khác là phải chịu trận. Họ có bắt mình bỏ tù, mình cũng phải chịu trận thôi. Tôi tin rằng đồng bào bên ngoài luôn cổ võ, ủng hộ chúng tôi. Tôi đã nhiều lần nói với công an rằng: “Bắt tôi thì dễ nhưng thả thì nhức đầu lắm đó. Nếu anh không tin, anh lên mạng xem mọi người đang nghĩ gì về tôi.” VOA: Anh muốn gửi thông điệp gì đến những người quan tâm đến anh, chẳng hạn như những nhà lập pháp-hành pháp Hoa Kỳ từng trao đổi với anh về vấn đề nhân quyền Việt Nam? Ông Nguyễn Bắc Truyển: Cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ luôn ủng hộ tiến trình dân chủ tại Việt Nam. Tôi mong rằng sắp tới đây họ sẽ có những phương thức hữu hiệu hơn để ủng hộ những nhà đấu tranh trong nước Việt Nam. Một lần nữa, tôi xin cảm ơn các cơ quan hành pháp-lập pháp Hoa Kỳ rất nhiều đã luôn ủng hộ chúng tôi. VOA: Xin cảm ơn anh dành thời gian cho cuộc trao đổi này. nguồn: voatiengviet.com
......

THÔNG BÁO SỐ 7 CỦA BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VN

Việt Nam, ngày 10/02/2014   GIẢI THÍCH VỀ Ý ĐỊNH THÀNH LẬP HIỆP HỘI DÂN OAN VIỆT NAM (HHDOVN) 1. Về những người tham gia sáng lập HHDOVN Chúng tôi là nạn nhân của việc các cơ quan công quyền tại Việt Nam không thực hiện đúng pháp luật, không đảm bảo quyền Con người, quyền Công dân theo pháp luật Việt Nam và các Công Ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia. Những việc làm trái pháp luật, vi phạm quyền Con người này đã xâm hại nghiêm trọng đến cuộc sống, việc làm, tài sản, kinh doanh của chúng tôi. Những người tham gia sáng lập chủ yếu là những nạn nhân của việc thu hồi đất bừa bãi và trái pháp luật, đã kiên trì khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên tục nhưng các cơ quan chức năng đều né tránh giải quyết dứt điểm. 2. Tại sao chúng tôi muốn thành lập Hiệp hội dân oan? Trong quá trình khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi và quyết định sai trái từ các cơ quan chức năng, chúng tôi đã gặp nhau, liên hệ với nhau và nhận thấy có rất nhiều công dân có hoàn cảnh như chúng tôi. Qua kinh nghiệm đấu tranh, chúng tôi thấy đoàn kết để đấu tranh sẽ hiệu quả hơn từng cá nhân riêng lẻ đấu tranh, đúng như phương châm: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công.”. Vì vậy, chúng tôi cần tập hợp dân oan trong một mái nhà chung là HHDOVN. Những người có kinh nghiệm đấu tranh sẽ trợ giúp cho những người chưa có kinh nghiệm. Tất cả sẽ đồng lòng, có tiếng nói chung khi có sự việc sảy ra đối với dân oan, khiến dư luận trong và ngoài nước sẽ quan tâm đến số phận của dân oan, chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng sẽ buộc phải lắng nghe những ý kiến của chúng tôi. 3. Căn cứ pháp lý thành lập Hiệp hội dân oan.   a. Theo Điều 25 Hiến pháp 2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014, “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp và lập hội, biểu tình.” b.Theo khoản 2, điều 14 Hiến pháp 2013, “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy đinh của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.” c.  Rõ ràng quyền thành lập HHDOVN của những dân oan như chúng tôi không thể bị cản trở vì bất cứ lý do gì trong những lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng. d. Tuy nhiên, luật mới về Hội chưa được ban hành. Luật quy định về quyền lập Hội ban hành năm 1957 có những điều khoản không trái Hiến pháp hiện hành và một số luật khác vẫn còn có hiệu lực. Một số Nghị định hướng dẫn luật này đã hạn chế quyền thành lập hội nên theo điều 14, khoản 2 Hiến pháp 2013 không còn hiệu lực. Vì vậy theo chúng tôi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ cần có ý kiến để chúng tôi được thực hiện ngay quyền lập hội theo Hiến pháp, mà không bị ngăn cản trái Hiến pháp. Chúng tôi đã có văn bản gửi những người đứng đâu các cơ quan này để họ sớm có ý kiến.   e. Chúng tôi cũng  rất hoan nghênh nội dung sau trong Thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng:“ Mọi hạn chế quyền tự do của công dân phải được xem xét cẩn trọng và chủ yếu nhằm bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và những giá trị văn hóa, lịch sử, đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.” Với những căn cứ trên, không ai có quyền cản trở việc thành lập HHDOVN. Bất kỳ hành vi cản trở thành lập HHDOVN nào cũng là hành vi vi phạm Hiến pháp và đều bị xử lý theo điều 119 Hiến pháp 2013. 4.  Những bước vận động thành lập HHDOVN. a.   Ngày 31/12/2013, những người có ý định thành lập HHDOVN đã ra thông báo số 1, cử bà Lê Hiền Đức làm Chủ tịch Ban vận động, ông Nguyễn Xuân Ngữ làm thường trực Ban vận động. b.  Sau khi có thông báo trên, đã có hàng nghìn người khắp Việt Nam tỏ ý ủng hộ và sẽ tham gia HHDOVN, hàng trăm người đã ký đơn hưởng ứng. c.  Dự kiến hình thành Ban vận động HHDOVN gồm khoảng 30 người, từ các địa phương, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền công nhận Ban vận động này. Chúng tôi đã đến làm việc với Bộ Nội vụ, đề nghị Bộ này hướng dẫn, (trong đó có xác định cơ quan quản lý nhà nước nào có thẩm quyền công nhận Ban vận động). d. Trường hợp Bộ Nội vụ hướng dẫn, chúng tôi sẽ thực hiện theo sự hướng dẫn của Bộ Nội vụ. e.   Trong trường hợp Bộ Nội vụ không hướng dẫn, Ban vận động vẫn ra mắt và thúc đẩy thành lập HHDOVN. Ban vận động yêu cầu các nhà lãnh đạo Đảng và Nhà nước có ý kiến về việc thành lập Hiệp hội này. Nếu các vị này không có ý kiến, HHDOVN vẫn được thành lập. f.    Trong quá trình vận động thành lập, chúng tôi đề nghị một số Luật sư hỗ trợ. 5. HHDOVN sẽ làm những việc gì? a. Tập hợp hồ sơ của những dân oan, trước mắt tập hợp hồ sơ của nhóm đông người hoặc những vụ điển hình (sẽ lập trang web lưu trữ những hồ sơ này) b.  Gửi yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền phải giải quyết hồ sơ của dân oan. c.  Công bố cho báo chí, truyền thông về những hồ sơ dân oan và tiến trình giải quyết những hồ sơ này. Yêu cầu báo chí thông tin trung thực và đầy đủ, không né tránh về những vấn đề của dân oan. d.  Có những biện pháp để thúc đẩy việc giải quyết các vấn đề của dân oan như: gặp lãnh đạo các cơ quan có thẩm quyền, gặp Đại biểu Quốc hội, gặp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, chỉ đích danh trách nhiệm phải giải quyết (hoặc nếu đã giải quyết sai, nêu rõ căn cứ pháp lý để yêu cầu người có trách nhiệm sửa sai). Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm sẽ ra thông cáo về việc giải quyết của dân oan, gửi đến báo chí và các cơ quan tổ chức liên quan, kể cả những cơ quan, tổ chức Quốc tế. e.   Ra 1 tờ báo chuyên về Dân oan. Trước mắt duy trì một trang web về dân oan   f. Vận động để hình thành những nhóm Luật sư, chuyên gia chuyên giúp đỡ dân oan. g.  Hướng dẫn dân oan về tin học, pháp luật để mỗi dân oan có kiến thức bảo vệ quyền lợi của mình, thông tin cho mọi người về việc của mình và của dân oan khác, giám sát chính quyền. Mỗi dân oan sẽ là 1 chiến sỹ thông tin, đấu tranh chống bất công, tham nhũng. 6.  Dự kiến cơ cấu, tổ chức, nhân sự của HHDOVN a.  HHDOVN sẽ có Ban chấp hành toàn quốc, gồm khoảng 30 thành viên, chủ yếu là những dân oan tích cực, có kinh nghiệm, hiểu biết, ngoài ra có một số vị tích cực bảo vệ dân oan. Ban chấp hành sẽ do Đại hội Dân oan toàn quốc bầu lên hoặc nếu chưa có Đại hội Dân oan sẽ được cử ra theo phương thức hiệp thương. b.   Lãnh đạo HHDOVN gồm khoảng từ 7 – 9 vị (Ban thường vụ Ban chấp hành HHDOVN) sẽ thay mặt HHDOVN để triển khai các công việc của HHDOVN, phát ngôn về những vấn đề liên quan đến dân oan Việt Nam, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, chức sắc trong và ngoài nước, quyết định kịp thời những vấn đề quan trọng của HHDOVN. c.   Ngoài ra, sẽ có hàng trăm dân oan tình nguyện làm Cốt cán của HHDOVN. Những Cốt cán này cùng các thành viên Ban chấp hành HHDOVN sẽ công khai lý lịch, địa chỉ, điện thoại. Những thành viên khác của HHDOVN (không phải cốt cán) không cần công khai lý lịch, địa chỉ, điện thoại nhưng phải do cốt cán  giới thiệu và chịu trách nhiệm khi tham gia công việc của Dân oan. d. Ở những địa phương, vùng có đông dân oan, có thể tổ chức Hội dân oan địa phương, do cốt cán điều hành và chịu trách nhiệm. e.   Thành viên HHDOVN không được lợi dụng HHDOVN để tư lợi hoặc có những hành vi sai trái khác. Khi có tố cáo về sai trái của thành viên HHDOVN, Ban lãnh đạo (Ban thường vụ HHDOVN) sẽ xem xét kỷ luật, mức kỷ luật nặng nhất là xóa tên thành viên HHDOVN. f.   Thành viên HHDOVN sẽ có trang phục thống nhất. 7.   Dự kiến về kinh phí và sử dụng kinh phí của HHDOVN   a. HHDOVN sẽ dựa vào những nguồn lực sau để hoạt động: (i). Những thành viên cốt cán tự trang trải kinh phí khi tham gia vận động thành lập HHDOVN và khi thực hiện công việc của HHDOVN trong giai đoạn đầu. (ii). Vận động những thành viên và người nhà thành viên có khả năng đóng góp kinh phí ban đầu cho HHDOVN. (iii). Vận động và kêu gọi những nhà hảo tâm, doanh nghiệp, các cơ quan tổ chức trong và ngoài nước ủng hộ đóng góp kinh phí. (iv). Yêu cầu Nhà nước cấp kinh phí và những điều kiện vật chất khác cho HHDOVN (như: trụ sở, văn phòng làm việc tại Hà Nội, Đà Nẵng, tp Hồ Chí Minh và một số địa phương khác, tốt nhất ở bên cạnh hoặc trong cơ quan tiếp dân của TW và địa phương) v). Yêu cầu Nhà nước trích thưởng cho HHDOVN và thành viên do chống tham nhũng (trích thưởng 30% số tiền hoặc tài sản thu hồi được do tố cáo, phát hiện tham nhũng từ thành viên HHDOVN và HHDOVN, như đề xuất trong một dự thảo của Thanh tra Chính phủ). Chúng tôi dự kiến đây có thể là nguồn kinh phí chủ yếu và rất lớn cho HHDOVN. Thực tế, mỗi vụ dân oan đều liên quan đến tham nhũng. Dân oan cũng là những người kiên quyết đấu tranh trực diện chống tham nhũng, sẵn sàng đứng tên tố cáo, chỉ mặt những vụ việc và những kẻ tham nhũng. Tham nhũng ở Việt Nam rất nghiêm trọng, chiếm đoạt hoặc gây thiệt hại cho nhân dân và Đất nước hàng trăm nghìn tỷ đồng. Nếu HHDOVN và thành viên HHDOVN chỉ cần góp phần chỉ ra 1% vụ việc tham nhũng, từ đó dẫn đến thu hồi lại tài sản trị giá hàng nghìn tỷ đồng, nếu nhà nước trích thưởng 30%, HHDOVN và thành viên HHDOVN sẽ có nguồn kinh phí trang trải mỗi năm hàng trăm tỷ đồng b. Kinh phí của HHDOVN được sử dụng vào những mục đích sau (tùy theo mức kinh phí có được): (i). Chi để duy trì văn phòng, trả lương người giúp việc, thông tin liên lạc, đi lại, công tác phí cho HHDOVN (ii). Hỗ trợ cho thành viên HHDOVN trong việc trả thù lao, chi phí cho Luật sư, chuyên gia khi giải quyết những công việc liên quan đến dân oan (chúng tôi sẽ vận động Luật sư, chuyên gia miễn hoặc giảm thù lao cho những người dân oan có khó khăn). (iii). Hỗ trợ cho dân oan khi thực hiện việc khiếu kiện và những công việc của HHDOVN (tiền đi lại, ăn ở, lưu trú, giấy tờ…). (iv). Hỗ trợ cho những gia đình dân oan thực sự khó khăn (như hỗ trợ cho thân nhân đi học, chữa bệnh…) (v). Hỗ trợ dân oan tiếp cận kiến thức tin học, pháp luật và sử dụng thiết bị công nghệ thông tin. (vi). Duy trì báo và các trang thông tin, điện tử của HHDOVN, kinh phí tổ chức họp báo, họp với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước. Kinh phí thuê các chuyên gia, thám tử để tư vấn hoặc trợ giúp cho HHDOVN khi giải quyết các công việc của HHDOVN hoặc liên quan đến HHDOVN   Trên đây là một số giải thích và dự kiến về HHDOVN, chúng tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ những người quan tâm đến dân oan Việt Nam, và gửi góp ý đến địa chỉ thư điện tử: -   Nguyễn Xuân Ngữ : xuanngu@ymail.com -   hiephoidanoanvn@gmail.com Thay mặt những người có ý định tham gia Ban vận động thành lập “Hiệp hội Dân oan Việt Nam”.  Nguyễn Xuân Ngữ
......

Hoàng Tứ Duy - 10 Đặc Thù của UPR 2014

Khái niệm “UPR” đã trở thành quen thuộc đối với giới hoạt động người Việt trong các tháng gần đây. Có nhiều kỳ vọng rằng các khuyến nghị về nhân quyền từ phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) sẽ tạo được áp lực lên Hà Nội. Tuy nhiên, cũng có nhiều dấu hỏi về sự hiệu quả của Liên Hiệp Quốc, và liệu cơ quan này sẽ có sức ràng buộc. Ông Hoàng Tứ Duy phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân Thật ra, UPR chỉ là một cơ hội vận động trong cả một công cuộc đấu tranh. Thành công hay không là do chính người Việt Nam tạo sự thay đổi. Nếu quan niệm UPR trong tinh thần một ly nước nửa đầy, phe dân chủ có ít nhất 10 lý do để lạc quan với buổi họp ngày 5/2 vừa qua, cũng như khả năng vận động cho các khuyến nghị từ Hội Đồng Nhân Quyền trong thời gian tới. 1. Đối chất tại diễn đàn quốc tế Bản chất của độc tài là muốn bưng bít. Một khi chế độ này được đưa ra ánh sáng, với sự giám sát của quốc tế, phía có lợi đầu tiên sẽ là người dân trong nước. Vài ngày trước cuộc họp UPR, Ngoại trưởng Phạm Binh Minh tuyên bố “chúng ta dù có làm tốt đến bao nhiêu thì vẫn luôn luôn có những thế lực tìm cách để chỉ trích chúng ta về quyền con người.” Kết thúc UPR tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, đại diện Bộ Ngoại Giao Hà Kim Ngọc phát biểu các quốc gia vẫn chỉ trích hồ sơ nhân quyền của Hà Nội là do “thiếu thông tin” về vấn đề này. Hai phát biểu trên cho thấy Hà Nội rất lúng túng mỗi khi phải trả lời về quyền con người. Họ thường tìm mọi cách để tránh né. Giá trị của UPR là một diễn đàn, cũng như một tiến trình kiểm điểm với sự quan sát của cả thế giới. Do đó, sự kiện Hà Nội bị buộc phải đối chất về nhân quyền là tin mừng cho dân tộc và trở ngại cho chế độ cộng sản. 2. Báo cáo của Hà Nội không có sức thuyết phục Điều trần trước LHQ năm nay, phái đoàn nhà cầm quyền Việt Nam bao gồm nhiều đại diện của nhiều bộ phận chính phủ. Dù vậy, các lập luận của phái đoàn này vẫn thiếu sức thuyết phục. Họ đưa ra nhiều thống kê để tạo ra một hình ảnh Việt Nam có nhân quyền. Ví dụ, Bộ Thông tin và Truyền thông tường trình rằng ở Việt Nam hoàn toàn không có kiểm duyệt báo chí và thông tin; trong nước có 812 tờ báo, hơn 100 đài TV và gần 17,000 ký giả được hành nghề. Nhưng tự do báo chí không tồn tại khi phải có sự cho phép của nhà nước. Tự do báo chí là khi người dân có quyền làm báo độc lập. Chính vì vậy, lập luận của Hà Nội chỉ tô đậm thêm cho tình trạng thiếu nhân quyền. 3. Tiếng nói dân sự Nhiều tiếng nói người Việt -- đặc biệt là các blogger trong nước đại diện cho các tổ chức dân sự độc lập -- đã tích cực tham gia tiến trình UPR. Nhiều tổ chức và phái đoàn đã tiếp xúc với Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ, Liên Hiệp Âu Châu và các phái bộ ngoại giao tại Genève để cung cấp thông tin và đề nghị khuyến cáo. Số lượng và chất lượng của các kiến nghị về nhân quyền Việt Nam trong UPR 2014 đã gia tăng nhiều so với năm 2009. Kết quả này là do sự tích cực vận động của nhiều người, nhiều nhóm, thể hiện sức mạnh đa nguyên. 4. Quyền đi lại được chú ý Sự kiện Tiến sĩ Phạm Chí Dũng bị ngăn cản sang Genève là do nhà cầm quyền lo sợ anh sẽ “làm xấu hình ảnh Việt Nam.” Nhưng chính hành động này cũng đã chứng minh một hình ảnh xấu về nhà nước Việt Nam trước dư luận quốc tế. Trong những năm qua, không chỉ Phạm Chí Dũng mà nhiều nhà hoạt động khác cũng đã bị chính quyền cấm xuất cảnh. Vấn đề này đã được nhiều dư luận đề cập đến, nhưng cộng sản Việt Nam vẫn chưa phải thực sự trả giá.   Tại phiên họp UPR, đại diện chính phủ Áo chỉ trích hành động Hà Nội ngăn cấm các nhà hoạt động tham dự các sinh hoạt LHQ, trái ngược với tinh thần UPR. Nhiều tổ chức quốc tế và Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ cũng chính thức phản đối điều này. Quyền đi lại, một quyền căn bản mà nhiều người Việt Nam bị tước đoạt, chắc chắn sẽ nhận được sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong thời gian tới. 5. Thế giới văn minh chỉ trích Hà Nội   Tại buổi UPR, tất cả các quốc gia Tây Phương đều chỉ trích chính sách nhân quyền của Việt Nam. Hoa Kỳ kêu gọi Hà Nội phải trả tự do cho Lê Quốc Quân, Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày và Trần Huỳnh Duy Thức. Úc đề nghị phải thay đổi các điều luật 79, 88 và 258. Đức khuyến cáo phải trả tự do và bồi thường cho tất cả các tù nhân lương tâm. Thụy Điển quan tâm về việc giới hạn quyền internet và bắt bớ các dân cư mạng.   Điều đáng chú ý là các quốc gia Đông Âu cũ đều có những phát biểu mạnh mẽ về Việt Nam. Cộng Hoà Tiệp khuyến nghị phải có bước tiến tôn trọng dân chủ đa đảng. Lithuania quan tâm về các ràng buộc về tự do tụ tập. Hungary chú ý đến các nghị định mới ảnh hưởng đến quyền tự do ngôn luận. 6. Thế giới lạc hậu đồng tình với Hà Nội Trong buổi điều trần về Việt Nam, nhiều quốc gia cũng tránh né việc đi thẳng vào vấn đề nhân quyền. Đại diện các quốc gia này chỉ đưa ra các nhận xét chung chung hoặc ca tụng các tiến bộ của Việt Nam trong vấn đề xóa đói giảm nghèo.   Trung Quốc đặc biệt ủng hộ sự lựa chọn độc lập của của cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhân quyền. Phái đoàn Cuba đã làm cho một số người cười khi họ ca tụng Hồ Chí Minh và nhắc lại cảm tình sâu sắc Fidel Castro dành cho nhân dân Việt Nam. Để thẩm định tương quan lực lượng giữa hai khối “chỉ trích” và “bỏ qua", thử hỏi nơi nào giới chức trách Việt Nam đang mời gọi đầu tư hoặc mong muốn cho con cháu đi du học? 7. Góp phần của các NGO ngoại quốc   Cùng với các nhà hoạt động Việt Nam, nhiều NGO ngoại quốc đã tham gia tiến trình vận động UPR. Nếu cách đây 40 năm, có nhiều thành phần Tây phương có cảm tình cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì ngày nay khó có ai ngưỡng mộ nổi Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam vì sự vi phạm nhân quyền của chế độ. Nhà cầm quyền Hà Nội hay tuyên truyền các tổ chức nhân quyền quốc tế là “thế lực thù địch”, nhưng các tổ chức NGO hoàn toàn không có hằn thù gì đối với dân tộc Việt Nam. Ngược lại, họ đang góp sức cho sự hình thành của xã hội dân sự trong nước. 8. Hà Nội không thể đánh lạc hướng Trong phần báo cáo, phái đoàn Hà Nội có nhắc nhiều đến vấn đề phát triển kinh tế vì họ muốn làm lu mờ vấn đề nhần quyền. Đó là lý do có sự phát biểu của đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong buổi UPR, một buổi kiểm điểm về nhân quyền. Trong phần đặt câu hỏi, nhiều quốc gia đã phân biệt giữa phát triển kinh tế và tôn trọng nhân quyền, điển hình họ đã tách rời các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (Millenium Development Goals - MDGs) do LHQ đề xuất và tình trạng nhân quyền đang là trọng tâm của UPR. Việc tách rời các điều kiện kinh tế, xã hội và quyền chính trị, con người là điểm hết sức quan trọng. Các quyền con người (như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo) là tự nhiên và phổ quát. Các quyền này hiện diện một cách đương nhiên, trừ khi bị giới hạn từ chính quyền. Ngược lại, các điều kiện dân sinh (như giáo dục và y tế) là mục tiêu cao cả nhưng tùy thuộc vào phương tiện và chọn lựa của mỗi quốc gia.   Không thể lẫn lộn giữa dân sinh và nhân quyền, dùng dân sinh để thay thế cho quyền con người. 9. Yếu tố Hội Đồng Nhân Quyền Chính quyền Hà Nội đã vận động ráo riết để gia nhập HĐNQ không phải vì họ muốn cổ võ nhân quyền khắp thế giới. Động cơ này khá đơn giản: lợi dụng ghế HĐNQ để đối phó và làm giảm bớt áp lực nhân quyền từ cộng đồng quốc tế.   Là thành viên của HĐNQ, Hà Nội sẽ phải gánh thêm nhiều trách nhiệm mà có lẽ họ chưa lường trước được. Trong đó bao gồm trách nhiệm tôn trọng các công ước quốc tế, hợp tác với Cao Ủy Nhân Quyền, thi hành quyết định của Ủy Ban Kiểm Tra Bắt Giữ Tùy Tiện (UNWGAD), và cho phép để các cơ chế báo cáo đặc biệt (Special Procedures) thăm Việt Nam và tiếp xúc với các nhóm dân sự không bị nhà nước kiểm soát. 10. Kiểm điểm nhân quyền từ xã hội dân sự Bên cạnh những người trong nước đã tham dự trực tiếp tiến trình UPR tại Genève, còn có rất nhiều người khác theo dõi các tin tức về sự kiện này. Sự kiện UPR đã giúp rất nhiều người ý thức thêm về quyền con người, và những phương thức để vận động và báo động quốc tế khi có sự vi phạm. Trước sự rọi đèn quốc tế, nhà nước Việt Nam không thể tự tung tự tác như trước. UPR chỉ là một bước tiến nhỏ trong một tiến trình lớn. Đó là người Việt Nam ý thức được sức mạnh của quyền con người và sự chính nghĩa đang ở với chúng ta.   Tác giả là phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân và là một trong thuyết trình viên tại hội thảo “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ” tổ chức tại trụ sở LHQ trước buổi UPR. Hoàng Tứ Duy Theo blog Hoàng Tứ Duy danluan.org
......

Dân tộc được gì qua vận động UPR 2014?

Thua hay Thắng? Hay đó chỉ là cái nhìn hạn hẹp? Cuộc vận động UPR vừa qua đã gây rất nhiều sự chú ý từ dư luận Việt Nam cũng như Quốc Tế. Điều nỗi bật hậu UPR là có ý kiến trái ngược nhau về kết quả. Có người cho rằng phe ta đã thua. Trinity Hồng Thuận, một người đã trực tiếp tham gia vào cuộc vận động UPR tại Genève đánh giá kết quả vận động UPR qua bài viết cô gửi cho BBC. Trinity Hồng Thuận   Cuộc vận động nhân quyền nhân dịp sự kiện Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát về Nhân quyền (UPR) 2014 của Liên Hợp Quốc diễn ra vừa qua ở Geneva đã tạo sự quan tâm rất lớn về tình trạng chà đạp nhân quyền quá tồi tệ mà dân tộc Việt Nam đang phải gánh chịu. Biết trước là không thể chối cãi hay khỏa lấp các chứng cớ quá hiển nhiên, Hà Nội chỉ còn cách đánh lạc hướng công luận. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ Cộng sản Việt Nam kiêm Bộ trưởng Ngoại giao, trước kỳ kiểm điểm, đã đổ tội cho “những thế lực xấu” cố tình xuyên tạc nỗ lực thực thi nhân quyền "quá hay" của nhà nước. Nói tiếp giùm ông Phạm Bình Minh, lại có người khai triển luận điểm đó để cố bảo rằng: vì có đảng phái chính trị tham gia vào cuộc vận động UPR nên Đảng CSVN đã thắng khi 'cuộc tranh đấu cho nhân quyền "không còn chính nghĩa" nữa. 'Kết quả khách quan' "Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam" Trước hết, hãy để cho các bằng chứng tự nói lên thực tế của UPR 2014. So với UPR 2009, có 60 phái đoàn các quốc gia tham dự và sau đó đưa ra 146 khuyến nghị đòi hỏi Hà Nội phải phúc đáp. Đến UPR 2014, có đến 106 phái đoàn các quốc gia tham dự để chất vấn phái đoàn Việt Nam, và sau đó đưa ra 227 khuyến nghị. Chỉ nội các con số đó đã cho thấy tình trạng nhân quyền tại Việt Nam không được cải thiện mà đang tồi tệ hơn 4 năm trước tới mức nào. Các chất vấn và khuyến nghị cũng không chung chung nhưng đi rất sâu vào nhiều lãnh vực cụ thể như bãi bỏ án tử hình; tăng sự độc lập của truyền thông, bao gồm việc cho phép truyền thông tư nhân; cải thiện quyền tự do Internet; chấm dứt những hạn chế đối với quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa; xây dựng chính sách đối thoại giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập; sửa đổi bộ luật Hình sự và luật Tố tụng, đặc biệt xóa bỏ những quy định không rõ ràng về an ninh quốc gia như các điều 79, 88, 258 dùng để kết tội cho những tiếng nói bất đồng với chính phủ hay chính sách nhà nước... Nhà nước Việt Nam sẽ phải phúc đáp những khuyến nghị này, chậm nhất vào kỳ họp thứ 26 của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 6 năm 2014. Như vậy thắng hay thua? Tác giả cho rằng góc nhìn 'thắng thua thua thắng' với vận động và đấu tranh cho nhân quyền ở VN là 'hạn hẹp'.   Tính sổ tại điểm này theo kiểu thắng thua có lẽ là cách nhìn quá hạn hẹp và không đủ nghiêm túc. Hiển nhiên các nhân chứng từ trong nước và bà con ở hải ngoại tham gia vào các sinh hoạt vận động UPR không ngây thơ đến nỗi nghĩ rằng một kỳ chất vấn này mà đủ để thay đổi tình trạng nhân quyền tệ hại tại Việt Nam. Ai cũng biết chính người Việt Nam phải tranh đấu trường kỳ và tạo áp lực từ mọi phía thì mới mong giành lại được các quyền của mình. UPR chỉ là MỘT cơ hội tốt để (1) góp phần nhắc cả thế giới về sự thật nhân quyền tại Việt Nam và nhắc họ nhớ phải nhìn xuyên qua những tuyên truyền dối trá của Hà Nội để tiếp tục gia tăng áp lực; (2) góp phần thuyết phục đại khối bà con chúng ta rằng các quyền con người là quyền đương nhiên của chúng ta, không ai có thể ngăn cấm, ban phát, hay cướp đoạt.   Với quan niệm như vậy, thì không thể nhìn UPR như một biến cố mang tính kết thúc để rồi gọi đó là thành hay bại. Còn nếu nhìn UPR 2014 như là một bước trong tiến trình đấu tranh của cả dân tộc thì hầu như mọi mục tiêu của lực lượng dân chủ qua sự việc này đều đã đạt được rất tốt đẹp, từ sự liên kết giữa nhiều thành phần đấu tranh quốc tế cũng như Việt Nam, đến sự tiếp tay rất tích cực của nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế với chúng ta, đến các lời khuyến cáo thẳng thắn của các phái bộ đối với nhà nước Việt Nam tại buổi chất vấn. Đặc biệt là sự bình thường hóa của một quá trình dân sự với sự tham gia của nhiều thành phần quan tâm, trong đó có các anh chị em đến từ Việt Nam.   Lại cũng có luận điểm khá kỳ lạ, từ góc nhìn "thắng thua thua thắng" đó, rằng: người Việt hải ngoại đã đánh mất cơ hội tạo điều kiện cho phái đoàn nhà nước Việt Nam lắng nghe nguyện vọng của những người đang đấu tranh nhân quyền có mặt tại UPR. Ai có thể quên được thực tế suốt hơn nửa thế kỷ qua lãnh đạo Đảng CSVN có bao giờ muốn lắng nghe nguyện vọng của gần 90 triệu người Việt không, đặc biệt là những nguyện vọng về nhân quyền? Không những vậy họ đã và đang làm gì với những người dân can đảm dám lên tiếng về nhân quyền tại Việt Nam? “Những thế lực xấu” "Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa... là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra." Không phải bây giờ mà từ nhiều năm qua, nhà cầm quyền Hà Nội luôn đổ tội những khó khăn, những thất bại kinh tế, chính trị, xã hội, nhân quyền, văn hóa... là do các thế lực xấu, thù địch, phản động gây ra. Cách đổ tội này không chỉ nhằm né tránh trách nhiệm của giới lãnh đạo Hà Nội trước những lụn bại mà còn là cách để răn đe hàng ngũ nội bộ đảng và dân chúng. Đây là cách thức tinh vi để khoanh vùng, cô lập sự liên lạc và phối hợp giữa các lực lượng, cá nhân yêu chuộng tự do, công lý với khối quần chúng đang bị tước quyền trong xã hội. Thực tế dưới chế độ độc tài hiện nay, mọi tập hợp, sinh hoạt không được nhà nước cho phép đều bị dán nhãn là những "thế lực xấu" bất kể đó là cá nhân hay tập hợp; bất kể mục tiêu là sinh hoạt tôn giáo hay vận động cải đổi chính trị. Trước kỳ kiểm điểm UPR, ông Phạm Bình Minh dùng nhãn “những thế lực xấu” cũng không ngoài các mục tiêu nêu trên, vừa tự phủi trách nhiệm về tình trạng nhân quyền quá tồi tệ tại Việt Nam vừa để răn đe sự hưởng ứng của các nhân chứng từ Việt Nam cho kỳ UPR này cũng như các tố giác vi phạm nhân quyền từ quần chúng Việt Nam nói chung. Đảng phái chính trị? Đại diện chính quyền Việt Nam khẳng định VN luôn tôn trọng các quyền con người và quyền công dân. Việc cho rằng tập thể các nhà vận động nhân quyền tại UPR 2014 bao gồm các anh chị em trong nước, các đồng bào hải ngoại, và các tổ chức nhân quyền quốc tế đã đánh mất chính nghĩa và bị lợi dụng thành "công cụ chính trị" chỉ vì có sự tham gia của các đảng phái chính trị là một lập luận vừa lạc hậu trong thế kỷ 21 vừa hàm chứa nhiều ý đồ xấu.   Chúng ta lại phải trở lại với câu hỏi khá cơ bản về "chính trị" hay "làm chính trị". Tham gia giải quyết mọi vấn đề đang đối diện với đất nước đều là "làm chính trị". Vận động để đổi thay thể chế đang cướp đoạt nhân quyền của dân tộc chắc chắn là "làm chính trị". Thúc đẩy hình thành một xã hội có nhiều khuynh hướng để vừa giữ cho đất nước phát triển quân bình, lành mạnh, vừa để cho người dân chọn phương án nào hữu hiệu nhất cho đất nước hiển nhiên phải là "làm chính trị", v.v... Có thể nói một cách rốt ráo: người yêu nước mà không "làm chính trị" thì làm gì?! Và nếu đã "làm chính trị vì đất nước" thì không thể làm một mình mà mơ có kết quả lớn. Chắc chắn người yêu nước phải kết lại với nhau thành những tập hợp, tổ chức chính trị cùng mục tiêu. Và các tập hợp, tổ chức đó đương nhiên phải cố gắng khai dụng mọi diễn đàn quốc tế như một trong số những vũ khí để giành lại các quyền con người của dân tộc. "Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người. Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của tất cả những người yêu nước" Đến thời đại Internet này thì chắc chỉ còn rất ít người còn bị nhà cầm quyền Hà Nội tạo chia rẽ với thủ thuật đánh đồng mọi loại "làm chính trị" như nhau và khích tướng với thủ thuật lo âu giùm người khác "đừng để bị lợi dụng". Cả 2 ngụy biện này chỉ thể hiện sự khinh rẻ trí khôn đối với người dân và các nhà hoạt động.   'Sự có mặt của tất cả' Xem ra con đường đến đích tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn khá dài trước mặt dân tộc chúng ta mà UPR 2014 chỉ mới là một thành quả đáng kể, đặc biệt với sự nối liền của người Việt trong và ngoài nước, cũng như người Việt với cộng đồng quốc tế tranh đấu cho nhân quyền. Chúng ta có lẽ vẫn chưa có thể vui mừng tại điểm này vì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vẫn đang đi xuống. Lại càng không thể xem đây là chuyện "thắng thua thua thắng" như những trò chơi, những canh bạc, hay những cuộc chạy đua giành ghế giữa một vài đảng phái như trong xã hội phương Tây. Đây là nỗ lực đầy gian khổ của dân tộc Việt Nam để sống lại với đầy đủ giá trị của những con người. Con đường tự giải phóng để canh tân đất nước này cần và đòi hỏi sự có mặt của TẤT CẢ những người yêu nước. Bài viết thể hiện quan điểm riêng và lối hành văn của tác giả, một nhà hoạt động nhân quyền trẻ tuổi tại California, Hoa Kỳ, thành viên của Đảng Việt Tân, đã tham dự vào cuộc vận động nhân quyền UPR tại Geneva vừa qua. Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2014/02/140209_upr_hong_thuan_comm...  
......

Ông Nguyễn Bắc Truyển bị bắt

Nguyễn Bắc Truyển một tù nhân lương tâm bị tù ba năm rưỡi về tội tuyên truyền chống phá nhà nước theo điều 88 bộ luật tố tụng hình sự khi tham gia “Đảng dân chủ nhân dân”, rải truyền đơn, biểu tình vào dịp Việt Nam tổ chức Tuần lễ cấp cao APEC năm 2006.   Sau khi mãn hạn tù ông liên tục bị chính quyền theo dõi, sách nhiễu và tìm mọi cách ngăn cản ông trong các sinh hoạt bình thường của một công dân sau khi mãn án. Trường hợp mới nhất xảy ra vào sáng hôm nay theo lời ông kể trước khi bị bắt:   Vào lúc 10 giờ sáng hôm nay thì công an ấp Hưng Nhơn, xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp tới nhà yêu cầu tôi ra đồn công an. Họ bố trí công an vào nhà tôi rất đông con đường vào nhà tôi bị chận lại. Những người đồng đạo Phật giáo Hòa hảo cũng như những người thân thuộc của mình tới hỗ trợ thì bị họ chặn lại bên ngoài hết và không cho ai vào.    " Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi đâu Một người dân"     Một người dân   Cách đây gần ba tháng ông Nguyễn Bắc Truyển về huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp để chuẩn bị cưới vợ là một tín đồ Phật giáo Hòa hảo, từ đó công an tiếp tục có hành vi sách nhiễu ông và gia đình   Trong thời gian qua gia đình vợ tôi là một gia đình Phật giáo Hòa Hảo do đó thường xuyên bị sách nhiễu kỳ thị bởi chính quyền địa phương ở đây. Khi tôi về sinh sống ở đây được ba tháng thì họ bao vây họ cho công an mặc thường phục bao vây chung quanh nhà, những nhà chung quanh họ đều đặt các chốt gác hết. Khi được hỏi ông đã hết thời gian quản chế hay chưa ông Nguyễn Bắc Truyển cho biết:   Tôi bị quản chế hai năm sau khi rời nhà tù thì họ tự ý tăng thêm ba tháng nữa có nghĩa là hai năm ba tháng. Bây giờ đã hết quản chế rồi thì họ không có lý do gì cản trở việc tôi cư trú tại đại phương. Hiến pháp 1992 và 2013 đã quy định quyền tự do đi lại của người dân do đó tất cả luật pháp và văn bản dưới luật yêu cầu công dân phải lập hộ khẩu, phải đăng ký tạm trú tạm vắng là sai và vi phạm hiến pháp và tôi đã phản đối, đấu tranh việc này đã mấy năm nay rồi. Công an bao vây nhà ông Nguyễn Bắc Truyển ngày 9 tháng 2, 2014 Vào lúc 4 giờ 30 phút công an đã phá cửa xông vào nhà ông Truyển và bắt ông đi giữa sự chứng kiến của gia đình và đồng đạo bất kể luật pháp quy định việc bắt người phải có trát của tòa án. Một đồng đạo Phật giáo Hòa Hảo sống gần với gia đình cho chúng tôi biết:   Vào lúc 4 giờ 30 phút chiều nay trên đường ra nhà con tôi thì tôi thấy vợ chồng Bắc Truyển bị áp tải bằng xe Honda tới xe bít bùng của công an và xe bít bùng đã chở đi mất tới giờ này không biết đi đâu Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi trường hợp của ông Nguyễn Bắc Truyển nếu có thêm diễn biến mới.
......

Ông Lý Thái Hùng, về kết quả và ảnh hưởng của UPR 2014

Buổi Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát gọi tắt là UPR về tình trạng nhân quyền Việt Nam năm 2014 đã diễn ra vào chiều ngày 5 tháng 2 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève, Thụy Sĩ. Phái đoàn của CSVN do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu với 23 người gồm đại diện bộ công an, bộ tư pháp, bộ truyền thông thông tin, ban tôn giáo, ban dân tộc… thay phiên trả lời những chất vấn của đại diện các quốc gia về tình hình đàn áp và những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam. So với lần kiểm định định kỳ phổ quát cách nay 5 năm vào năm 2009, lần này, phái đoàn CSVN không những bị chất vấn, phê phán mạnh mẽ từ các quốc gia mà còn bị lên án trực tiếp từ các tổ chức quốc tế, đoàn thể, đảng phái và các cá nhân của người Việt Nam đến từ Việt Nam, Hoa Kỳ, Âu Châu.. khiến cho không khí quanh buổi kiểm điểm định kỳ của CSVN rất căng thẳng. Để tìm hiểu về phản ứng chung quanh buổi kiểm điểm định kỳ về tình hình nhân quyền Việt Nam hôm mồng 5 tháng 2 vừa qua, Thanh Thảo xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân. Nghe bình luậnhttp://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/02/20140209-ctm-...     Thanh Thảo: Trước hết xin ông có thể tóm lược những nội dung báo cáo của phái đoàn CSVN và những phản ứng chung của dư luận đối với buổi kiểm định định kỳ UPR vào tháng 5 năm 2009 cách đây 5 năm để chúng ta dễ so sánh với buổi kiểm định UPR lần này thưa ông? Lý Thái Hùng: UPR là cơ chế được Hội đồng Nhân quyền LHQ thành lập năm 2007 nhằm đánh giá một cách toàn diện về tình hình thực hiện các cam kết tôn trọng nhân quyền của tất cả các nước thành viên Liên Hiệp Quốc. CSVN đã tham gia điều trần trước UPR lần đầu tiên vào ngày 8 tháng 5 năm 2009 với một phái đoàn khá hùng hậu gồm 29 người đại diện của Bộ ngoại giao, Bộ lao động thương binh, Bộ thông tin truyền thông, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an, Hội luật sư, Hội nhà báo, Ban đối nội và đại diện thường trú của CSVN tại Văn phòng Liên hiệp quốc ở Genève.   Vào năm 2009, phần báo cáo dài 30 phút của CSVN tập trung bốn điểm chính : 1/Hệ thống luật pháp và những luật lệ liên quan đến quyền con người; 2/Chính sách phát triển kinh tế nhằm nâng cao mức sống và bảo đảm chất lượng đời sống của người dân; 3/Các kế hoạch an sinh xã hội liên quan đến những chương trình xóa đói, giảm nghèo, cải cách y tế, giáo dục; 3/Bảo đảm quyền của thành phần thiếu số trong xã hội. Nói chung bản báo cáo mang nặng tính tuyên truyền. Vì thế, sau phần báo cáo, CSVN đã nhận tất cả 131 khuyến nghị từ các quốc gia thành viên yêu cầu phải có những thay đổi như bỏ án tử hình, bảo đảm người bị giam giữ được tiếp cận với Luật sư mà không bị ngăn cản, công bố có bao nhiêu trại giam của công an và quân đội, thiết lập một cơ quan nhân  quyền quốc gia theo nguyên tắc của Hiệp ước Paris, thiết lập một cơ quan giám sát nhân quyền độc lập cố định, nhanh chóng thông qua các luật về quyền tiếp cận thông tin của người dân, cho phép truyền thông đóng vai trò giám sát trong xã hội…   Trong 131 khuyến nghị nói trên, CSVN chấp thuận 46 khuyến nghị mang tính chung chung, và từ chối 45 khuyến nghị liên quan đến việc nâng cao quyền của người dân trong các lãnh vực báo chí, tôn giáo, chính trị. Điều này cho thấy là CSVN coi thường các khuyến nghị nên đã bị dư luận quốc tế lên án mạnh mẽ trong suốt 5 năm vừa qua và chính vì những lên án này mà Hà Nội đã phải dành hẵn một chương đề cập về Quyền Con Người trong bản hiến pháp mới, thông qua vào cuối năm 2013. Thanh Thảo: Như vậy buổi kiểm định UPR lần này, CSVN đã chuẩn bị ra sao và phản ứng chung của dư luận quốc tế có những gì đáng chú ý thưa ông?   Lý Thái Hùng: Trong đợt báo cáo UPR lần này, CSVN đã chuẩn bị kỹ hơn với sự tham dự của 18 cơ quan của các Bộ, ngành trực thuộc chính phủ và quốc hội soạn bản báo cáo và nộp cho ban thư ký Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào cuối tháng 10 năm 2013.  Tại buổi kiểm định, CSVN đã cử một lực lượng nhân sự khá hùng hậu do Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc dẫn đầu sang Genève để trả lời những câu hỏi chất vấn trong buổi kiểm định.   Tuy nhiên nội dung bản báo cáo cho UPR lần này vẫn không có gì mới lạ. CSVN vẫn tiếp tục đưa ra những con số thống kê hoàn toàn không kiểm chứng như khoe rằng tỷ lệ người nghèo dưới ngưỡng chuẩn quốc gia đã giảm từ 58,1% xuống 14,8% năm 2007 và 7,8% năm 2013. Ngoài ra, phái đoàn CSVN chứng minh việc tôn trọng quyền con người bằng cách cho rằng đã dành trọn chương II quy định việc bảo vệ quyền con người trong bản hiếp pháp mới, cũng như ban hành một loạt luật mới nhằm thể chế hóa quyền con người như Luật khám chữa bệnh, Luật người cao tuổi, Luật người khuyết tật, Luật phòng chống mua bán người… Vì thế mà ngay sau khi nghe phần báo cáo 30 phút của Thứ trưởng Hà Kim Ngọc đã có đến 68 phái đoàn trong số 106 hiện diện ghi danh chất vấn và đưa ra những khuyến nghị rất cụ thể đối với tình hình nhân quyền Việt Nam so với lần UPR năm 2009. Ngoài những phái đoàn Trung Quốc, Cuba khen ngợi bản báo cáo của CSVN, đại diện các phái đoàn Hoa Kỳ, Gia Nã Đại, Pháp, Úc, Anh, Thụy Sĩ … tức các quốc gia Tây Phương nói chung, các quốc gia cựu cộng sản Đông Âu, và các quốc gia như Nhật Bản, Mexico, Ba Tây, Miến Điện đều cho rằng tình hình nhân quyền tại Việt Nam không những không được cải thiện so với 5 năm trước mà ngày càng trở nên tồi tệ khi số người bị bắt giữ phi lý, phi pháp gia tăng. Phái đoàn Thụy Điển đã tố cáo có đến 58 Bloggers bị bắt bỏ tù từ năm 2009 đến nay và Việt Nam đã hạn chế các quyền tự do ngôn luận. Phái đoàn Hoa Kỳ đòi CSVN phải trả tự do tức khắc cho 4 tù nhân lương tâm Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày Nguyễn Văn Hải và Trần Huỳnh Duy Thức cũng như bỏ các đạo luật mơ hồ về an ninh quốc gia để làm lý cớ bắt giữ những công dân yêu nước. Nói chung, nội dung bản báo cáo tập trung vào những khoe khoang khỏa lấp thực trạng vi phạm nhân quyền như nói thông qua đạo luật này, ban hành chính sách kia nhằm thể chế hóa quyền con người nhưng trong thực tế thì không thi hành hoặc áp dụng ngược lại. Đa số các phái đoàn và đại diện những tổ chức phi chính phủ đều bày tỏ sự bất mãn phiên điều trần của CSVN. Thanh Thảo: Theo ông thì những hứa hẹn thay đổi của phái đoàn CSVN trong lần kiểm định cách nay 5 năm có gì thay đổi đối với buổi kiểm định này không thưa ông? Lý Thái Hùng: Trong lần Kiểm định UPR năm 2009, CSVN nhận tất cả là 131 khuyến nghị nhưng chỉ chấp nhận 46 khuyến nghị còn từ chối không thi hành hay cải tổ đối với 45 khuyến nghị. 45 khuyến nghị này tập trung vào những vấn đề như: Thiếp lập một cơ quan nhân quyền quốc gia theo các nguyên tắc Paris, Tăng sự độc lập của truyền thông với nhà nước, bao gồm việc cho phép truyền thông tư nhân, sửa đổi luật xuất bản để tuân thủ theo ICCPR, cho phép truyền thông đóng vai trò giám sát trong xã hội, Mời vả hỗ trợ chuyến thăm của báo cáo viên đặc biệt về Tự do tôn giáo và tín ngưỡng, Tiến hành các biện pháp cần thiết để chấm dứt những hạn chế đối với quyền tự do phát biểu và tụ họp ôn hòa, Cho phép báo và tạp chí độc lập và do tư nhân quản lý, Xây dựng đối thoại chính sách giữa chính phủ và các tổ chức xã hội dân sự độc lập, Xóa bỏ những quy định không rõ ràng về an ninh quốc gia như các điều 84, 88, 258 đã được sử dụng để kết tội cho những người có tiếng nói bất đồng với chính phủ hay chính sách của chính phủ…   Vì thế mà bản báo cáo UPR năm 2014, CSVN đã không những không đá động gì đến các khuyến nghị từ 2009, mà còn cho rằng những nội dung khuyến nghị về tôn trọng nhân quyền chỉ nhằm hỗ trợ những thế lực bên ngoài chống phá lại đảng và nhà nước CSVN. Khi CSVN tiếp tục coi những khuyến nghị của quốc tế nhằm nâng cao quyền con người đúng theo nhu cầu của một xã hội văn minh tiến bộ của nhân loại là chống lại họ, cho thấy là não trạng của Hà Nội rất dị ứng với hai chữ “nhân quyền”. Thanh Thảo: Trước khi buổi kiểm định diễn ra buổi chiều ngày 5 tháng 2 tại trụ sở Geneve của Liên Hiệp Quốc đã có 3 buổi hội thảo về tình hình nhân quyền VN. Ông đánh giá ra sao về nỗ lực của các buổi hội thảo này và có tác dụng gì không? Lý Thái Hùng: Phải nói là dư luận Việt Nam lẫn quốc tế rất chú ý đến lần kiểm định UPR năm 2014 vì một lý do khá hiển nhiên là CSVN vừa được bầu vào làm thành viên mới của Hội đồng nhân quyển Liên Hiệp Quốc vào tháng 11 năm 2013. Trong sự quan tâm đó, những tổ chức NGO quốc tế và những đoàn thể, đảng phái, các cá nhân ở trong và ngoài Việt Nam đã tổ chức hay tham gia vào ba cuộc hội thảo trong trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Genève để tạo thêm sức ép lên phái đoàn CSVN. Hội thảo thứ nhất diễn ra vào ngày 30 tháng 1 do các tổ chức dân sự độc lập Việt Nam như Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị-Tôn giáo Việt Nam và VOICE tổ chức, thu hút nhiều phái đoàn quốc tế tham dự. Đặc biệt là các tổ chức dân sự độc lập này đã thực hiện một tài liệu đúc kết lại toàn bộ những vi phạm quyền con người của nhà cầm quyền CSVN hầu giúp cho các phái đoàn nắm vững tình hình Việt Nam và không nghe một chiều từ phía Hà Nội. Hội thảo thứ hai diễn ra vào ngày 4 tháng 2, một ngày trước khi buổi Kiểm định định kỳ của CSVN diễn ra vào chiều ngày 5 tháng 2. Hội thảo này mang chủ đề “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc” với sự tham dự của các NGO quốc tế  như UN Watch, Article 19, PEN International, RFA và các tổ chức Việt Nam như đảng Việt Tân, Vietnam Progress, Vietnam Human Right PAC. Tại buổi hội thảo này có 3 nhân chứng Việt Nam là Luật sư Hà Huy Sơn, Ký giả Trần Quang Thành cựu phóng viên đài Truyền hình Việt Nam và Tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Tuy nhiên Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị công an CSVN ngăn chận không cho xuất cảnh để sang Thụy Sĩ tham dự Hội thảo. Hội thảo thứ ba cũng diễn ra vào ngày 4 tháng 2 do Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền với sự hậu thuẫn của Ân Xá Quốc tế và Human Rights Watch tổ chức cuộc Hội luận “Những tiếng nói của Xã hội dân sự bị cấm đoán”.   Ba hội thảo nói trên đã đưa ra được những nét đặc thù giúp cho dư luận quốc tế, đặc biệt là đại diện một số quốc gia tham dự UPR hiểu rõ khát vọng nhân quyền của người Việt Nam đang tranh đấu ngay tại Việt Nam, cũng như nắm được các điểm chính cần truy cứu trách nhiệm của CSVN trong vai trò là thành viên nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2014-2016. Nhờ  vào nội dung đề xướng của ba Hội thảo nói trên và những cuộc vận động hành lang đối với một số đại diện các quốc gia trước thềm UPR, khiến cho các lên tiếng của một số quốc gia trong phần chất vấn và khuyến nghị phái đoàn CSVN rất mạnh mẽ như yêu cầu Hà Nội bỏ đều 79, 88, 258 của Luật hình sự hay trả tự do tức thời cho Tiến sĩ Cù huy Hà Vũ, Luật sư Lê Quốc Quân,  blogger Điều Cày, doanh gia Trần Huỳnh Duy Thức. Ngoài ra, một vài phái đoàn còn khuyến cáo là CSVN phải tuân thủ những phán quyết của Ủy Ban LHQ Chống Bắt Giữ Tùy Tiện và trả tự do cho tất cả những người được nêu tên trong các phán quyết đó, bao gồm các vị trong vụ án Bến Tre, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, và các Thanh Niên Yêu Nước tại Vinh. Nói chung, tác dụng quan trọng của các cuộc hội thảo là đánh thức dư luận về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam và không nên tin vào các báo cáo của CSVN. Thanh Thảo: Trong số những người Việt Nam được tổ chức UN Watch mời tham dự Hội thảo trước thềm UPR là Tiến sĩ Phạm Chí Dũng đã bị chận không cho xuất cảnh đến Genève. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với người VN chúng ta, nhưng theo ông phản ứng này của Hà Nội có là kém khôn ngoan trước cuộc kiểm định nhân quyền của LHQ hay không? Lý Thái Hùng: Trong thời gian qua, CSVN đã theo dõi và rất ngại những phát biểu sâu sắc và thuyết phục của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng về mọi mặt của tình hình Việt Nam. Do đó, việc không cho Tiến sĩ Phạm Chí Dũng rời Việt Nam sang Genève dự Hội thảo theo lời mời của UN Watch không đơn thuần là một quyết định hành chánh của bộ máy công an an ninh, mà là quyết định tối hậu của Bộ chính trị.   Lý do đơn giản là lãnh đạo CSVN lo ngại các phát biểu của Tiến sĩ Phạm Chí Dũng ngay tại Genève sẽ làm cho nội dung báo cáo về cái gọi là nâng cao quyền con người của phái đoàn CSVN hôm mồng 5 tháng 2, trở thành lố bịch, dẫn đến sự bất tín của thế giới về vai trò thành viên Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc của CSVN trong 3 năm tới. Thanh Thảo: Có người cho rằng những chất vấn hay những vận động các áp lực của quốc tế trước thềm UPR lần này tuy có tạo một số ảnh hưởng nhất định nhưng vốn là quốc gia độc  tài, CSVN sẽ không đáp ứng các đòi hỏi của quốc tế một cách rốt ráo. Ông nghĩ sao về sự hiệu quả của UPR? Lý Thái Hùng: UPR là một cơ chế mang tính chất kiểm tra, đối thoại, công khai và không mang tính chế tài, đối đầu giữa các thành viên của Liên Hiệp Quốc về tình hình thực thi nhân quyền chung tại các nước. Khi cơ chế mang tính chất khuyến cáo, người ta khó có thể chờ đợi UPR hay Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc có những biện pháp trừng phạt mạnh mẽ.   Tuy nhiên, UPR là diễn đàn mà những quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc, cứ 4 năm một lần phải làm báo cáo về tình hình nhân quyền và lắng nghe ý kiến, khuyến cáo từ các quốc gia khác để có những biện pháp cải sửa thích ứng. Đây là cơ hội rất lớn để các đoàn thể vận động, tạo áp lực thay đổi lên chế độ nếu họ muốn được tôn trọng trên đường hội nhập. Do đó chúng ta nên coi UPR là diễn đàn tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia, các NGO thế giới để sau đó tiếp tục duy trì thường xuyên các áp lực buộc Hà Nội phải nghiêm chỉnh thi hành những khuyến nghị mà họ chấp nhận thi hành hay cải sửa.   Những lên án đồng loạt từ nhiều quốc gia và NGO thế giới lần này đã gởi một thông điệp mạnh mẽ  đến lãnh đạo CSVN, đồng thời nói lên sự hỗ trợ mạnh mẽ của thế giới đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Đây cũng là một khích lệ tinh thần lớn lao đối với đồng bào và các nhà đấu tranh dân chủ tại Việt Nam, giúp họ vượt qua những khó khăn, trù dập, đe dọa của chế độ. Nhưng điều đáng nói là qua cuộc vận động UPR năm 2014, tinh thần kết hợp đấu tranh giữa người Việt trong nước và hải ngoại đã được thực hiện tuyệt vời để đưa tiếng nói nhân quyền Việt Nam lên tầm mức quốc tế cao nhất so với trước đây. Thanh Thảo: Xin cảm ơn phần trả lời của ông Lý Thái Hùng. http://radiochantroimoi.com/thoi-su-vn/ong-ly-thai-hung-ve-ket-qua-va-an...
......

Sắp được làm chủ rồi! Ới 90 triệu dân ta ơi!

Một phái đoàn gồm 23 đại diện cho cái bộ máy khổng lồ diệt hết kẻ thù của giai cấp cầm quyền, bỏ tù hết những ai không chịu có chung một ý nghĩ: ”dạ! thưa các ông muôn năm đúng! ”vừa có những lời tuyên bố cực kỳ hay ho trước toàn thể loài người tại Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc Mấy con vẹt được bơm cho nói trước cả tỷ người trên thế giới đấy có biết không?   Mặc cho khắp nơi, khắp chốn đều vang lên lời mỉa mai, chửi bới và gán cho chúng đủ mọi thứ tội bẩn thỉu nhất trên đời như: Một “chính phủ nói dối như hát hay”. . , “lấy lừa bịp là quốc sách” hoặc “chính phủ VN nói có thành không nói không thành có” Mặc cho những lời chất vấn cụ thể về những hành đông vi phạm nhân quyền, với những tên tuổi luật sư, nhà văn nhà báo, trí thức cụ thể, …   Mặc cho nỗi nhục bị hơn 10 đại iểu các nước kết tội xâm phạm nhân quyền, và nhục nhất là: bị đại biểu Myanmar, nổi tiếng về quân phiệt một thời, chất vấn và khuyên nhủ nên thực thi nhân quyền ở ngay cái xứ, mà ông thủ tướng các ông đã từng khuyên họ nên mở rộng dân chủ …. Và đây: dù chỉ phát biểu có 65 giây, Đại diện đoàn Hoa Kỳ, đã bắt các vị trong Vương Triều Việt phải lo sốt vó cả năm tới chứ chẳng chơi đâu! Đối với riêng mình thì: 1-Đây là lần đầu tiên một bản báo cáo đọc bằng tiếng Anh (dù có người còn cho rằng tiếng Anh hạng bét làm xấu mặt các em học sinh cấp III) do một đại diện chính thức của một chính phủ do Đảng cầm quyền đã xét duyệt kỹ càng trước khi công khai hứa (dù là hứa hão đi) trước Liên Hiệp Quốc. Những điều mà nếu sẽ được thực thi đúng như thế, thì trên cái đất bị cai trị bởi mấy đời vua quan cực quyền này sẽ chẳng mấy chốc được trở thành công dân như mọi nước trên thế giới! Hết cái cảnh thần dân-vua chúa hết cái cảnh nô lệ và chủ chăn! 2-Lời nói lần này gió không thể bay được vì chỉ trong có chốc lát nó đã được ghi âm, ghi hình lan tỏa khắp hoàn cầu và có cả trong tay một blogger 88 tuổi rất i-tờ về internet như mình! . 3-Muốn hay không muốn, rõ ràng các nhà độc tài đảng-quân-tài-phiệt lần này cũng đành vớt vát tí chút chiếu cố của cộng đồng thế giới nên hết mị dân, mị quan nay lại. . . mị đến cả hơn 180 nước không chấp nhận cái tà đạo Mác-Lê của mình!   Chỉ nghe mấy câu mị toàn thế giới này thì đủ biết bàn tay cầm kiếm và lá chắn của họ đã có mòi…run sợ.! Tính chất xấc xược kiêu binh cộng sản lần này đã được cất giấu đi khá là…lộ liễu (y hệt bài chúc Tết đầu năm của Chủ tịch nước:”Tôi kêu gọi đồng bào, đồng chí và chiến sĩ cả nước đoàn kết một lòng, đồng tâm hiệp lực, đem tất cả tinh thần và sức lực, trí tuệ và tài năng, đẩy mạnh công cuộc đổi mới, thực hành dân chủ rộng rãi với tư tưởng pháp quyền tiến bộ, tiếp tục đưa đất nước tiến lên…. Không có một lần nhắc tới bác Hồ, quên luôn xây dựng CNXH mà là “dân chủ pháp quyền tiến bộ” (1 cụm từ mới toanh!) Chuyện thay đổi “ tông” nay rõ ràng là xuất hiện từ thông điệp đầu năm của quan Tể Tướng, trong các bài phát biểu của các vị đại thần trẻ có, già có …. Tuy đôi lúc còn “ông nói gà bà nói vịt” nhưng nhìn chung là có lợi cho dân lành. Ít người bị “nhập kho” hơn tuy còn một vài “quần chúng tự phát không quân phục” vẫn uýnh người yêu nước không đúng yêu cầu của các Đại Vương của họ đến gẫy xương sườn, hộc máu mồm máu mũi…   Tại lần UPR này trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, phái đoàn hùng hậu đủ các thứ Bộ bị, được học tập kỹ càng trước khi lên đường cũng khá là. . . ”mềm dẻo, khôn khéo” khác thường:   Trong bản báo cáo dài 20 trang cái cát-xét số 1, thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Hà Kim Ngọc đã đọc một bài học thuộc lòng với tư tưởng chỉ đạo cốt lõi là như sau: 'Ưu tiên hàng đầu của Việt Nam là phát triển kinh tế-xã hội, kiện toàn hệ thống pháp luật, bảo vệ quyền con người và xây dựng nhà nước pháp quyền' Ông Hà Kim Ngọc không quên nhấn mạnh, dự thảo hiến pháp đã được gửi đến các cơ quan truyền thông đại chúng trước 10 tháng, và nhận được ''hàng triệu ý kiến góp ý'', ''toàn bộ chương II của Hiến pháp với 36 điều được dành hoàn toàn cho vấn đề nhân quyền, quyền và nghĩa vụ của công dân''.   Cát-xét thứ 2: Đại diện Bộ Tư Pháp: Việt Nam đã giảm một nửa số tội có hình phạt tử hình, từ 44 tội trong Bộ luật hình sự năm 1985, xuống còn 29 tội trong Bộ luật hình sự năm 1999, và trong Bộ luật hình sự sửa đổi năm 2009 giảm xuống còn 22.   Cát-xét thứ 3: Đại diện Bộ Thông tin Truyền thông khẳng định: 'Quyền tự do ngôn luận, thông tin ở Việt Nam trong thời gian qua có sự cải thiện nhờ sự phát triển nhanh của Internet. Hiến pháp nêu rõ công dân có quyền tự do ngôn luận, hội họp. . . Ở Việt Nam hiện nay không có kiểm duyệt báo chí xuất bản, Internet. Các cuộc tranh luận, chất vấn diễn ra thực chất tại Quốc hội và các diễn đàn chính thức khác. Vai trò của Quốc hội được nâng cao. Hơn 3 triệu blogger còn bày tỏ chính kiến trên mạng xã hội. Liên quan đến vấn đề Internet, chúng tôi khẳng định Nghị định 72 không hạn chế tự do ngôn luận mà nhằm bảo vệ môi trường Internet, đối phó với các rủi ro từ việc sử dụng Internet, tạo môi trường kinh doanh minh bạch cho các doanh nghiệp, tăng cường bảo đảm thông tin trên mạng. . Cát-xét thứ tư: Bộ Công an cũng khẳng định: Việt Nam đảm bảo tất cả các quyền tự do ngôn luận, tôn giáo, hội họp, quyền phụ nữ, quyền trẻ em. Các điều khoản về an ninh quốc gia đưa ra những giới hạn cần thiết trên một số lĩnh vực, trong các quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, tự do tôn giáo. . . nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, đạo đức và trật tự xã hội. Điều này phù hợp với Điều 29 Tuyên ngôn Nhân quyền. Còn về tình trạng giam giữ người phạm tội: Năm 2011 Việt Nam đã ban hành nghị định bổ sung về chế độ ăn mặc, ở, y tế, dạy nghề cho các phạm nhân. Luật Thi hành án hình sự quy định phạm nhân được phép gặp người thân. . . . .   Cuối cùng ông cát xét thứ nhất hứa: Việt Nam đang gia nhập các công ước khác của Liên Hợp Quốc, ví dụ về cưỡng bức mất tích, tình trạng của người tị nạn, người lao động. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh, Việt Nam cam kết đối thoại Chúng tôi đang sắp xếp chuyến thăm của Đặc Phái viên về Tự do tôn giáo của Liên Hợp Quốc vào tháng 7 sắp tới, và các Đặc Phái viên về quyền của công nhân nhập cư, buôn bán trẻ em, v. v. vào thời điểm cần thiết. Việt Nam, với tư cách thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chia sẻ quan điểm của các nước về làm thế nào để thúc đảy và tăng cường nhân quyền. Chúng tôi cam kết chủ động xây dựng, duy trì đối thoại, hợp tác và nghiêm túc thực hiện các nghĩa vụ của mình. Chúng tôi đã hoàn tất ba tiếng rưỡi thảo luận hiệu quả về tăng cường nhân quyền ở VN, trong không khí tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng chủ quyền và các quyền căn bản khác theo Hiến chương LHQ. Việt Nam sẵn sàng mở cửa cho đối thoại và hợp tác với các nước khác. Chúng tôi đánh giá cao các ý kiến đóng góp xây dựng, các ý kiến tích cực về quá trình cải thiện nhân quyền ở VN trong vòng bốn năm qua. Nghĩa là trước thế giới, cái đoàn báo cáo về nhân quyền này đã làm được cái chuyện ”Khôn” hay “Dại” tầy trời đây?: Hứa, hứa và hứa tất cả những điều mà nếu không làm thì họ sẽ nhận những hậu quả khôn lường mà trước hết là ĐỪNG MONG THÒ MŨI VÀO PI-TI-TI! Cho nên, hết chữ để nói về cái bản chất nói láo, nói dối, nói lấy được, nói cho qua của mấy ông vua cai trị xứ này, mình đành phải phát ra cái sáng kiến khác người: buộc chặt họ vào những gì họ đã tuyên bố trước thế giới mà động viên toàn dân ta cứ việc làm những cái gì họ đã nói ở kỳ UPR này! Cứ tự do lập hội, Cứ tự do biểu tình Cứ tự do viết blog, phây búc thoải mái, bờ lốc bờ liếc đàng hoàng. In thành tờ rơi những gì họ đã hứa trước toàn thế giới…và phổ biến rộng rãi trên khắp đất nước! . . Toàn dân nô lệ chúng ta, nhất là lớp trẻ hãy: Thuộc lòng mấy câu mà mấy cái cát xét đã phát ra vừa qua để khi có chuyện với công an thì hỏi lại: Các anh không thi hành những gì bố các anh đã hứa ở Giơ - Neo à ?… Sáng kiến có dở hơi không các phờ-ren? Tô Hải Nguồn: to-hai.blogspot.com.au
......

Chính trị là phân bố lợi tức

Về cuộc khủng hoảng chính trị tại Thái Lan bàn trong bài trước, mục này nhận xét rằng động cơ chính yếu đằng sau cuộc tranh chấp giữa chính phủ Yungluck Shinawatra và đảng đối lập là những quyền lợi xung đột giữa nông dân miền Bắc và Ðông Bắc với giới trung lưu ở các thành phố và ở phía Nam Thái Lan. Ðảng Dân Chủ tổ chức biểu tình và tẩy chay bầu cử, họ nhấn mạnh vào lý do chống một băng đảng từng lạm dụng quyền hành để tham nhũng. Ðảng cầm quyền Pheu Thai tố cáo phe đối lập không tôn trọng kết quả cuộc bỏ phiếu của dân chúng. Cả hai đảng không nói ra một sự thật là họ được hai khối cử tri khác nhau ủng hộ. Chính sách nâng cao đời sống nông dân của cựu Thủ Tướng Thaksin Shinawatra mà bà em, đương kim Thủ Tướng Yungluck, vẫn theo đuổi, là một chính sách “tái phân bố lợi tức,” dùng tiền đóng thuế của những người dân thành phố chuyển về dùng cho các cử tri ở nông thôn.   Nông dân ở Thái Lan đi chậm hơn dân thành thị trên tiến trình hiện đại hóa quốc gia, và nói riêng trong quá trình phát triển kinh tế, trong hai thế kỷ qua. Công nghiệp tập trung ở các khu đô thị. Guồng máy hành chánh cũng vậy. Tự nhiên, lợi tức của người dân ở các vùng này cao hơn người sống ở nông thôn. Từ năm 2001, ông Thaksin thi hành nhiều chương trình cải thiện đời sống nông dân, tức là dùng công quỹ chi cho nền y tế, giáo dục, cho nhà nông vay tiền đầu tư, vân vân, cho nên nông dân ở một số vùng trở nên những “đệ tử trung thành” của đảng chính trị do ông lập ra là Thai Rat Thai, hoặc đứng đằng sau cho người khác lập, là Pheu Thai. Những người ủng hộ ông Thaksin tạo thành lực lượng “áo đỏ” bảo vệ các đảng này. Những người đối lập nhắm vào những vụ lạm dụng quyền hành để làm giàu của vợ chồng con cái ông Thaksin Shinawatra và các vụ tham nhũng trong chính quyền. Nhưng họ không chống các chương trình xã hội, kinh tế ở nông thôn mà ông Thaksin đề xướng. Người dân trung lưu ở đô thị có thể đồng ý với các chương trình chuyển tài sản, tiền bạc về cho nông dân hưởng, nhưng không chấp nhận có người vừa làm công việc đó vừa nhân cơ hội tích lũy tài sản cho riêng mình và cho chân tay bộ hạ của mình. Nhưng đa số nông dân chất phác không am hiểu mấy về các mánh khóe lợi dụng luật pháp để tránh đóng thuế, các vụ mua bán đất công dành ưu đãi cho một số người, cũng như các vụ chuyển tài sản ngoắt ngoéo của giới thượng lưu ở thủ đô. Họ chỉ biết rằng dưới quyền ông Thaksin tiền bạc đã được chuyển từ Bangkock xuống các làng xóm. Mà đó là một điều mà những chính quyền trước đó chưa thực hiện. Bởi vì các nhà chính trị không nhìn thấy một nhiệm vụ của chính quyền là phân bố tài sản, lợi tức chung của quốc gia, làm sao cho nhiều người được hưởng đồng đều hơn. Ở đâu cũng thế, cơ cấu chính trị bao hàm những phương cách để chia của cải, lợi tức quốc gia cho các thành phần dân chúng. Chính sách của người cầm quyền thường tạo ra hậu quả “phân bố lợi tức quốc gia” dù người ta chính thức nói ra hay không. Các chính quyền độc tài quyết định phân bố lợi tức của quốc dân theo chương trình riêng của họ, một số dân được hưởng nhiều hơn, một số khác phải nhịn bớt. Ở các nước tự do dân chủ, người dân được góp ý kiến và lựa chọn. Nhưng sau các cuộc bầu cử thì những người lên cầm quyền cũng thực hiện những chương trình “tái phân bố lợi tức,” mặc dù họ biện minh rằng các chương trình đó tạo ích lợi chung cho tất cả mọi người dân. Các cuộc nội chiến và cách mạng thường cũng nhắm “tái phân bố lợi tức.” Hiện tượng này thực ra không đáng ngạc nhiên. Công việc bình thường nhất của một guồng máy nhà nước là đánh thuế, rồi dùng tiền thuế chi cho các công việc chung. Hệ thống thuế khóa thế nào cũng khiến một số người phải đóng góp cho công quỹ nhiều hơn người khác. Ngân sách chính phủ thế nào cũng giúp một số người được hưởng lợi ích hơn những người khác. Hai công việc thu và chi đó tự nhiên chuyển tài nguyên và lợi tức từ nhóm người này sang nhóm người khác; nói chung gọi là “phân bố lợi tức.” Có thể quan sát đời sống chính trị bình thường ở một nước dân chủ là Hoa Kỳ để thấy hiện tượng“phân bố lợi tức.” Ðạo luật Nông Thôn (Farm Bill) mới được Quốc Hội Mỹ thông qua rõ ràng nhằm “phân bố lợi tức.” Những đạo luật Nông Thôn Farm Bill bắt đầu xuất hiện từ thời kinh tế khủng hoảng, thập niên 1930. Ðạo luật đầu tiên, năm 1936 nhằm giúp nhà nông đang gặp cảnh giá nông phẩm xuống thấp quá, chính phủ đứng ra mua các nông phẩm thặng dư, bồi hoàn tiền cho các nông trại ngưng không trồng trọt, và kèm theo một chương trình trợ cấp tiền mua thức ăn cho những người quá nghèo.   Chính sách này hiển nhiên dùng công quỹ, tức là tiền thuế do toàn dân đóng góp, cho một số người được hưởng. Dân chúng đồng ý với chính sách đó vì nó giúp giảm bớt cơn khủng hoảng kinh tế, ích lợi chung cho cả quốc gia. Chương trình trợ cấp thực phẩm trong đó sau mở rộng thành chương trình “phiếu thực phẩm” (food stamps). Nói đến các “nhà nông” ở Mỹ, chúng ta biết trong đó có cả những trại chủ lớn và các công ty nông nghiệp. Năm 1996, đạo luật Farm Bill mới đã bãi bỏ chính sách trợ cấp tiền cho nhà nông, thay bằng một chương trình bảo hiểm lợi tức nông sản, và chính phủ trợ cấp tiền đóng bảo hiểm cho giới nông dân. Từ năm 1938, đạo luật Nông Thôn cứ năm năm phải được quốc hội thảo luận lại và triển hạn. Vì thế, các nhóm cử tri được hưởng lợi nhờ Farm Bill luôn luôn vận đồng các đại biểu quốc hội để bảo vệ quyền lợi của họ. Vì đạo luật Farm Bill có hai phần, vừa giúp nhà nông bảo đảm lợi tức, vừa trợ cấp thực phẩm cho người quá nghèo, các đạo luật này được hai nhóm cử tri theo dõi. Do đó, mỗi lần đến kỳ đạo luật cần gia hạn thì hai nhóm vận động và tạo áp lực trên các đại biểu quốc hội. Ðảng Cộng Hòa thường bênh vực quyền lợi của các nhà nông, đảng Dân Chủ bảo vệ lợi ích của những người hưởng phiếu thực phẩm. Mỗi cuộc thảo luận trong quốc hội phản ảnh các lợi ích của hai nhóm cử tri này, nhưng cả hai đảng đều công nhận số tiền chi tiêu ngày càng lớn, gần đây đã lên từ 70 tới 80 tỷ mỹ kim một năm. Năm 2008, đạo luật được Quốc Hội thông qua đã bị cựu Tổng Thống George W. Bush phủ quyết vì chi tiêu tốn quá, với 80% số tiền chi cho chương food stamps, nhưng Quốc Hội đã đủ phiếu bác bỏ quyết định của ông. Năm ngoái, 2013, hai viện Quốc Hội Mỹ biểu quyết hai dự luật Farm Bill khác nhau. Dự luật tại Thượng Viện cắt 15% trợ cấp cho các nhà nông có lợi tức hàng năm trên 750,000 đô la. Dự luật của Hạ Viện bỏ không nói gì đến chương trình food stamps. Cuối cùng, không thể thỏa hiệp được với nhau, cũng vì hai viện do hai đảng kiểm soát. Ðạo luật mới năm nay đã được Quốc Hội thông qua sau khi tìm cách thỏa hiệp, sẽ chi trung bình 100 tỷ đô la mỗi năm trong 10 năm tới, trợ cấp cho các nhà nông được bảo vệ, trong khi chương trình food stamps bị cắt 8 tỷ đô la trong 10 năm tới. Việc cắt giảm tiền food stamps chỉ ảnh hưởng đến 4% số người đang thụ hưởng.   Không cần phải nói, ai cũng biết các đạo luật Farm Bill ở Mỹ đều tái phân bố lợi tức quốc gia. Nhiều đại biểu Quốc Hội tìm cách giành thêm quyền lợi cho các cử tri đã bầu họ. Trong đạo luật Farm Bill mới thành hình, một nhóm cử tri được hưởng lợi là những nhà nuôi catfish, phần lớn ở các tiểu bang phía Nam nước Mỹ. Chỉ cần một số đại biểu Quốc Hội vận động đặc biệt cho họ, thuyết phục được đa số đồng viện. Ðạo luật mới chỉ thay đổi một điều, là chuyển công việc thử nghiệm loại cá tương tự như catfish sang cho Bộ Nông Nghiệp, thay vì xưa nay vẫn do Cơ quan Kiểm soát Thực phẩm và Dược phẩm (F.D.A.) phụ trách. Nhưng Nghị Sĩ John McCain, tiểu bang Arizona cho rằng mục tiêu của việc sửa đổi này là ngăn cản việc nhập cảng loại cá tương tự như catfish nhập cảng từ nhiều nước Á Châu, như Việt Nam. Vì Bộ Nông Nghiệp xưa nay vẫn chú ý bảo vệ quyền lợi các nhà nông, nhà nuôi tôm, cá nhiều hơn nhân viên của cơ quan F.D.A.. Qua hai câu chuyện ở Thái Lan và ở Mỹ, phải công nhận rằng sinh hoạt chính trị trong một quốc gia bao giờ cũng ảnh hưởng trên việc phân bố tài sản và lợi tức. Ở các nước dân chủ, các nhóm dân chúng giành phần hơn kém trong cuộc chạy đua này, qua lá phiếu cử những người đại diện cho họ. Mỗi nhóm đều cố giành phần lợi lớn nhất cho mình. Nhờ các định chế dân chủ có tính chất cân bằng và kiểm soát, và nhờ người dân được tự do phát biểu, tự do lập đảng và bàu cử tự do, cho nên các quyền lợi dễ được cân bằng. Ở các nước độc tài, chỉ có một nhóm người chiếm quyền phân chia của cải. Tất nhiên, chỉ một nhóm người được chia phần lớn hơn tất cả những người khác. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Thằng Bờm thời nay

Tôi cố gắng đọc cho hết thư chúc Tết của Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang, rồi đến Lời chúc Tết của TBT Nguyễn Phú Trọng. Đọc xong, không biết làm gì hơn, tôi lấy cuốc ra góc vườn làm cỏ, trong trí cứ hiện lên câu chuyện: “ Thằng bờm có cái quạt mo”. Thằng Bờm là câu chuyện được truyền tụng trong dân gian, rất lâu đời và phổ biến mà không người dân nào không biết. Câu chuyện thì ngắn gọn, gồm những câu thơ lục bát, sự kiện diễn ra đơn giản, lời lẽ lại mộc mạc, nhưng triết lý của nó lại thâm hiểm, độc đáo tạo nên nhiều cách hiểu khác nhau, tùy cái tâm của người thưởng thức. Vì thế, nó là nguồn cảm hứng cho sự sáng tạo trong dân gian về những “thằng bờm” khác nhau tùy theo hoàn cảnh. Như cái tưởng tượng gây cười bể bụng của nhà văn Trần Văn Thủy, về đoạn phim cha con thằng Bờm trong loạt phim “Hà Nội trong mắt ai” .   Ở vào thời đại xã hội chủ nghĩa, tất nhiên cũng có những “thằng Bờm xhcn”, mà tính chất trào lộng, bi hài, chua chát gấp bội lần nguyên bản của một thời đại văn minh lúa nước, vừa thấy thương mà tội nghiệp, như nhóm “thằng Bờm cưa đá” ở vườn hoa Lý Thái Tổ Hà Nội ( để phá lễ kỷ niệm 40 năm mất Hoàng Sa), nhóm ‘thằng Bờm ném mắm tôm”( để phá việc phát tờ rơi về tuyên ngôn nhân quyền), nhóm “thằng Bờm cướp dải băng” trên vòng hoa tang ông LHĐ ở TP HCM ( vì ông LHĐ là người “khác” chính kiến), hay nhóm thằng Bờm “diễn” Tết trồng cây cổ thụ, lại tưới bằng vòi sen dùng cho tưới hoa hoặc rau cải của những lãnh đạo cười toe và nhóm tùy tùng cười nịnh (!!!). Những cái bi hài của các thằng Bờm xhcn nầy lại mang tính thời đại và có tổ chức hoành tráng. Cái ngốc trong “cha con thằng Bờm” là khiêng cây tre đi xà ngang, gặp cái gì vướn thì đốn bỏ, để đưa được cây tre vào nhà. Lợi có một, hại thì gấp trăm lần cho chính mình. Cái ngốc của những bờm cưa đá, bờm mắm tôm, bờm giựt dải băng, bờm Tết trông cây… có mục đích tổng thể và cao cả là để… bảo vệ Nhà nước XHCN ! Cười ra nước mắt chưa ? Người chứng kiến, hoặc chỉ nghe qua, cũng phải bi phẩn, lại vừa xót xa cho nhân vật, và cho cả hoàn cảnh đẻ ra nhân vật. Thế giới được một phen thưởng thức tài sản phi vật thể về hình tượng thằng Bờm xhcn Việt Nam độc đáo, chưa từng có ở đâu. Đọc thư chúc Tết của các vị Nguyên thủ Quốc gia Việt Nam mà nhớ tới những ngày tháng ăn bo bo của những năm trước, quá ớn, dù cố gắng mà nuốt vẫn không trôi. Bo bo không phải là thực phẩm chính của con người, ít nhất thì người Việt cũng không quen dùng. Nhưng đó là hoàn cảnh Việt nam vừa ra khỏi chiến tranh, nhưng nay thì đã khác. Các vị có hiểu gì về người dân không ? Họ đang mong muốn gì, chờ đợi gì, đòi hỏi gì ? Những lời lẽ giáo điều, công thức, khuông sáo, vô hồn mà cực kỳ nghèo khổ đã không phải là thức ăn cần thiết của tình thế hôm nay. Vì thế, trong dân chúng không một ai nhắc lấy một lời về các lời chúc Tết của các Ngài. Còn ai hy vọng gì về một sự đổi mới.! Thử đọc các thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia trên thế giới có giống vậy không ? Dĩ nhiên không. Nó nêu lên minh bạch những vấn đề căn bản, trọng tâm của tình hình quốc gia mà người dân trông đợi ở lời nói chính thức của kẻ cầm quyền vào dịp đâu năm. Nó không vơ vào mình thành tích của cả “nửa thế kỷ trước” để kể công, trộn lẫn với những mong muốn mông lung, cùng với những hô hào vô căn cứ, rồi thì chúc tụng và chào hỏi thân ái khơi khơi… Thằng Bờm đã không phe phẩy mãi chiếc quạt mo của mình, nó đã cười vui vì một giá trị tương đương đã được thỏa thuận, cái quạt mo có giá trị tương đương một nắm xôi. Nó biết người biết ta, hài lòng, thực tiển, và không tham lam, không mơ hồ về một giá trị ảo..   Phú Ông, không sinh ra vào thời kỳ cải cách ruộng đất, nên hiện diện như một bậc hiền triết, độ lượng mà vui tính, đùa chơi với thằng bé, kín đáo nêu lên một thứ triết lý đạo đức về giá trị tương đương. Giá như thằng Bờm là đứa trẻ tham lam, cứ mang trong lòng một ảo tưởng phi thường, thì “đến cuối thế kỷ nầy” liệu sẽ đổi được gì với cái quạt mo ấy ?! Dân gian cũng thích vui đùa nên khai thác khía cạnh “ngốc” của Bờm để tạo niềm vui, cũng để tự trào về mình, không gây hại ai. Song, những thằng Bờm xã hội chủ nghĩa, ngày càng đông, đang gây hại vô cùng cho Chủ nghĩa xã hội, mà không biết “Chủ nghĩa xã hội” có biết không ! Rồi đây, liệu cái ghế trong Hội đồng nhân quyền, hay một chân trong cái hiệp định TPP có ổn không, do bởi cái hệ thống Bờm nầy gây ra ? Trong ngày xuân cuốc cỏ, tôi mãi nghĩ chuyện “thằng bờm có cái quạt mo” mà thấy lòng cũng được nguôi ngoai, càng thán phục văn hóa dân gian ta tươi roi rói như ngày xuân../. Nguồn: bolapquechoa.blogspot.de
......

Trần Thắng Lợi, Nguyễn Ái Quốc và “Đảng ta”

Bài “Đảng ta” của Hồ Chí Minh [1], đăng trong tập san Sinh hoạt Nội bộ [2] số 13, tháng 1-1949, là một bài báo đặc biệt. Một mặt, nó thường xuyên được các nhà tuyên giáo của Đảng trích dẫn và lấy làm điểm tựa. Thậm chí cụm từ “Đảng ta” từ đây được coi như một phát kiến độc đáo, mặc dù nó đã xuất hiện trong các văn kiện Đảng từ trước 1945 và cũng được chính Hồ Chí Minh dưới bút danh X.Y.Z dùng tràn ngập trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc từ năm 1947. Mặt khác, bài báo này chứa đúng 8 chữ mà cho đến nay không một nhà truyền bá lịch sử Đảng nào dám hay muốn đụng vào. Tám chữ lạ lùng này lại nằm trong một đoạn văn cũng gây kha khá rắc rối, khiến bài báo rơi vào số phận kì quặc: vừa bị né tránh vừa được ca ngợi hết lời. Nhà văn Phạm Thị Hoài Đoạn đó như sau: “Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau. Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám.   Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng. Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng. Thế là Đảng ta chân chính thành lập. Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930.” Hai câu hỏi phiền hà nhất liên quan đến Hội nghị thành lập Đảng đều tập trung trong đoạn văn này. Thứ nhất, thời điểm. Thứ hai, nhân sự. Về thời điểm, trong “Báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản ngày 18-2-1930″ [3], Nguyễn Ái Quốc ghi rõ: “Lập tức tôi đi Trung Quốc, tới đó vào ngày 23-12. Sau đó, tôi triệu tập các đại biểu của 2 nhóm (Đông Dương và An Nam). Chúng tôi họp vào ngày mồng 6-1… Các đại biểu trở về An Nam ngày 8-2“. Trong “Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản Đông Dương” [4] viết năm 1933, Tổng Bí thư thứ ba của Đảng, ông Hà Huy Tập, cũng nhiều lần nhắc chính xác ngày 6 tháng Giêng là ngày diễn ra Hội nghị hợp nhất. Tuy trong “Tư liệu bổ sung về nguồn gốc các tổ chức cộng sản ở Đông Dương” [5] viết trước đó, dưới bút danh Giôdép Marát, ông ghi thời điểm này là tháng 2-1930, song lại có một chú thích của biên tập cho tư liệu này như sau: “Từ giữa năm 1932 đến đầu năm 1933, các tác phẩm của đồng chí Hà Huy Tập đều viết ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là 3-2-1930. Đến giữa năm 1933, đồng chí đã cải chính lại là 6-1 chứ không phải 3-2.” Tuy vậy, ngày 3 tháng 2 chứ không phải ngày 6 tháng 1 vẫn được thông qua trong Nghị quyết sửa đổi ngày sinh “cho phù hợp với sự thật” của Đại hội Đảng Toàn quốc lần thứ III ngày 10-9-1960 như sau: “Từ mấy chục năm nay, Đảng ta lấy ngày 6 tháng Giêng dương lịch làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng. Nay căn cứ theo các văn kiện và tài liệu lịch sử, thì ngày bắt đầu cuộc Hội nghị hợp nhất để thành lập Đảng là ngày 3-2-1930 dương lịch, tức là ngày 5 tháng 1 theo âm lịch.” [6] Nếu quả có sự nhầm lẫn kéo dài ba mươi năm, rằng đó là ngày 6 tháng 1 âm, thì phải chuyển thành ngày 4 tháng 2 dương, chứ không thể bỗng nhiên lui xuống, thành ngày 5 tháng 1 âm tức 3 tháng 2 dương được. Cách lí giải âm-dương này không thuyết phục. Rút cuộc thì hội nghị đã kéo dài bao nhiêu ngày và kết thúc vào ngày nào? Năm ngày, từ 03-2 đến 07-2 hay hơn một tháng, từ 06-1 đến 07-1? Và “các văn kiện và tài liệu lịch sử” nào đã dẫn đến “sự thật” đó? Theo ông Nguyễn Minh Cần [7], lí do được đưa ra rất giản dị, vì “các đồng chí Liên Xô cho biết ngày đó mới đúng theo tài liệu lưu trữ của Liên Xô” và ông Hồ Chí Minh ngồi trên chủ tịch đoàn của Đại hội đã gạt phăng, không cho thảo luận về việc sửa đổi ngày thành lập đó. Cùng với “các đồng chí Liên Xô”, dường như lời giải cho câu đố về ngày tháng ấy đã vĩnh viễn bị vùi vào quá khứ. Tất nhiên ngày 6 tháng 1 hay ngày 3 tháng 2 hay một ngày nào khác không khiến Đảng Cộng sản Việt Nam mang một lí lịch ít hay nhiều vẻ vang hơn, song vấn đề thời điểm ngày thành lập cho thấy thái độ dễ dãi, tùy tiện và cả độc đoán của Đảng với chính lịch sử của mình, huống gì với lịch sử chung của dân tộc.   Về nhân sự, “Báo cáo tóm tắt hội nghị” [8] ngày 7-2-1930 ghi rõ ngay ở mục I: “Có mặt: 1. Một đại biểu của Quốc tế Cộng sản; 2. Hai đại biểu của Đông Dương Cộng sản Đảng; 3. Hai đại biểu của An Nam Cộng sản Đảng.” Như thế, tổng cộng là 5 người. Đó là: Nguyễn Ái Quốc (Quốc tế Cộng sản), Trịnh Đình Cửu và Nguyễn Đức Cảnh (Đông Dương Cộng sản Đảng), Nguyễn Thiệu và Châu Văn Liêm (An Nam Cộng sản Đảng). Tuy nhiên, nhiều tài liệu khác của Đảng sau này ghi thêm hai người của Quốc tế Cộng sản cũng có mặt với tư cách khách dự thính trong Hội nghị, đó là Hồ Tùng Mậu và Lê Hồng Sơn. Vậy chúng ta có khả năng thứ hai: 7 người, đã khác so với Báo cáo ngày 7-2 [9].   Song dường như còn có một khả năng thứ ba, gợi nên từ đoạn văn nêu trên. Tác giả bài “Đảng ta” là Hồ Chí Minh, sử dụng bút danh Trần Thắng Lợi. Nghiên cứu việc ông Hồ sử dụng những bút danh nào vào mục đích nào và thời điểm nào hẳn là việc thú vị. Trong trên dưới 50-60 bút danh, Trần Thắng Lợi chỉ được ông Hồ dùng một lần. Với thời gian, chúng ta đã đủ làm quen với việc ông Hồ không có gì áy náy khi sử dụng một bút danh lạ hoắc để ca tụng bản thân. Mới đây tôi phải bật cười khi đọc tác phẩm Giấc ngủ mười năm [10] của Hồ Chí Minh với bút danh Trần Lực, trong đó ông Hồ cho một nông dân người Nùng tên Nông Văn Minh làm nhân vật xưng tôi viết thư “dâng lên Cụ Hồ để cảm ơn Người và chúc Người mạnh khoẻ“. Té ra chữ Người viết hoa này là sáng tạo của chính Người từ thuở ấy để chỉ riêng Người. Song trong bài “Đảng ta”, Trần Thắng Lợi làm một việc độc nhất vô nhị: Với 8 chữ lạ lùng nhất trong toàn bộ trước tác của Hồ Chí Minh:“ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi”, Trần Thắng Lợi tức Hồ Chí Minh đã hiển ngôn rằng mình và Nguyễn Ái Quốc là hai người khác nhau.   Người đọc không bối rối mới là lạ. Mấy chữ trước đó, “trong 7, 8 đại biểu“, khiến đã rối lại càng rối thêm. Vậy số người tham dự Hội nghị thành lập Đảng không phải là 5, không phải là 7, mà có thể là 8, và người thứ 8 này phải là Trần Thắng Lợi tức Hồ Chí Minh. Tôi phải thừa nhận rằng lí giải của tác giả cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo ở đoạn này có vẻ gỡ được mối bòng bong, đồng thời cũng góp phần giải thích vì sao Hồ Chí Minh có một vị trí tối thượng trong Đảng Cộng sản Việt Nam, trong khi Nguyễn Ái Quốc từng bị các lãnh tụ lừng lẫy khác của Đảng kịch liệt phê bình. Ngay trong năm 1930, Hội nghị  Trung ương tháng 10 đã xóa bỏ bản “Chính cương của Đảng” do Nguyễn Ái Quốc thảo và được Hội nghị hợp nhất thông qua bằng bản “Luận cương chính trị” của Trần Phú. Chỉ 3 năm sau ngày thành lập Đảng,ông Hà Huy Tập nhận định: “Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người đã có sáng kiến đề ra và lãnh đạo công cuộc thống nhất. Nhưng đồng chí đã phạm một loại sai lầm cơ hội chủ nghĩa trong thời gian hội nghị hợp nhất mà chúng ta không thể bỏ qua.” [11] Song rất tiếc rằng giả thuyết xuất phát từ cuốn Hồ Chí Minh sinh bình khảo vấp phải một mâu thuẫn khó nhằn: nếu ông Hồ Tập Chương tức Hồ Chí Minh quả thật đã thay thế ông Nguyễn Ái Quốc mất năm 1932 [12] thì vào thời điểm năm 1949 khi viết bài “Đảng ta”, ông Hồ Tập Chương tức Hồ Chí Minh không thể nói rằng tất cả đã hi sinh, ngoài mình và Nguyễn Ái Quốc cũng như Hồ Tùng Mậu và Trịnh Đình Cửu còn sống. Rốt cuộc thì 5, 7 hay 8 người đã tham dự hội nghị thành lập Đảng? Rốt cuộc thì Hồ Chí Minh tức Trần Thắng Lợi và Nguyễn Ái Quốc là hai hay một người?   Tất cả những câu hỏi ấy đến nay đều bị né tránh. © 2014 pro&contra _________________ Phụ lục Trần Thắng Lợi Đảng ta (Tặng các đồng chí chi bộ) Năm 1847, Mác và Ăngghen phát biểu “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. Sau 70 năm cách mạng Nga thành công. Sau 98 năm cách mạng Việt Nam thành công. Hiện nay, nước nào cũng có Đảng Cộng sản và chủ nghĩa cộng sản đang lan tràn khắp thế giới. 20 triệu đảng viên cộng sản khắp các nước đang hăng hái lãnh đạo hàng trăm triệu người lao động và dân tộc bị áp bức, đấu tranh cho cuộc giải phóng của mình, cho một xã hội mới, cho chủ nghĩa cộng sản. Đảng ta tuy trẻ trung, nhưng đã lập được những công trạng rất to tát. Nhân ngày kỷ niệm thành lập Đảng, tôi nhắc lại vài mẩu chuyện của Đảng cho các đồng chí trẻ biết, chứ không phải viết lịch sử Đảng. Năm 1921, trong cuộc Đại hội của Đảng Xã hội Pháp mở ở Tua (Tours), Đảng ấy chia làm hai phái. Phái thiểu số thì cứ giữ lấy Đảng Xã hội cũ. Phái đa số thì lập thành Đảng Cộng sản Pháp. Trong phái này có một người cộng sản đầu tiên của Đông Dương là đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Từ đó, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu vượt qua lưới sắt của chủ nghĩa đế quốc Pháp và dần dần thấm vào nước ta. Năm 1925, đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng anh em cách mạng Việt Nam ở Quảng Châu tổ chức Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội. Hội này đưa thanh niên trong nước ra Quảng Châu, huấn luyện họ, rồi phái họ trở về tuyên truyền và tổ chức khắp cả nước. Năm 1929, trong khi đồng chí Nguyễn Ái Quốc đi vắng, Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội khai toàn quốc Đại hội ở Hương Cảng. Đại biểu Bắc Kỳ đề nghị tổ chức đảng cộng sản, bị gạt đi, liền bỏ hội nghị ra về. Sau đó, trong nước dần dần thành lập ba nhóm cộng sản: Đông Dương Cộng sản Đảng, An Nam Cộng sản Đảng và Đông Dương cộng sản Liên đoàn. Một nước mà ba đảng cộng sản. Cả ba nhóm đều ngầm hiểu như thế là sai. Quần chúng đều hiểu rằng như thế là không đúng. Cả ba nhóm đều tìm cách để đi đến thống nhất. Nhưng bệnh hẹp hòi và cách làm không khéo, cho nên càng muốn gần nhau, lại càng xa nhau. Cuối năm 1929, đồng chí Nguyễn Ái Quốc trở lại Tàu, cùng với đại biểu các nhóm khai hội ở Hương Cảng. Trong 7, 8 đại biểu, ngoài đồng chí Nguyễn Ái Quốc và tôi, nay chỉ còn đồng chí Hồ Tùng Mậu và đồng chí Trịnh Đình Cửu, đồng chí Tản Anh và vài đồng chí nữa đều oanh liệt hy sinh cho Đảng và cho dân tộc lâu trước ngày Cách mạng Tháng Tám. Để giữ bí mật, các đại biểu khai hội bên sân đá banh của người Tàu. Vừa giả xem đá banh, vừa bàn bạc về Đảng. Sau cuộc bàn bạc sôi nổi, và sau lời giải thích rõ ràng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc, mọi người đều tán thành thống nhất cả ba nhóm thành một đảng. Thế là Đảng ta chân chính thành lập. Đó là ngày lịch sử mồng 6-1-1930. Sự thống nhất làm cho đảng viên và quần chúng cả nước rất vui mừng và thêm hăng hái. Do đó mà Đảng phát triển rất mau, hoạt động rất mạnh. Từ đó trở đi, phong trào cách mạng ở nước ta đều do Đảng ta lãnh đạo. Vì có một chủ nghĩa cách mạng nhất, một tổ chức chặt chẽ nhất, chí hy sinh tận tuỵ không bờ bến của đảng viên, có sự hăng hái vô cùng của quần chúng, nên Đảng ta thành lập không bao lâu, đã lãnh đạo được cuộc khởi nghĩa Nghệ Tĩnh, thành lập Xô viết Nghệ An. Nếu so sánh lịch sử cách mạng các nước, chúng ta có thể nói rằng Xô viết Nghệ An đối với Việt Nam cũng hơi giống cách mạng 1905 Nga. Xô viết Nghệ An đã lôi cuốn được cả công nhân, nông dân và học sinh. Đã lập nên chính quyền nhân dân. Đã làm cho giặc Pháp kinh sợ. Thật là một cuộc cách mạng oanh liệt đầu tiên do giai cấp vô sản Việt Nam lãnh đạo. Giặc Pháp đàn áp một cách vô cùng dã man. Hàng ngàn hàng vạn đảng viên và quần chúng bị giết chết, bị tù đày. Giặc Pháp đã xoa tay mừng rằng cách mạng Việt Nam, cộng sản Việt Nam hết rồi. Chúng nào có hiểu: Có thể ngăn sông, có thể đào núi, nhưng không có lực lượng nào có thể ngăn trở chủ nghĩa cộng sản phát triển và thực hiện. Sau trận khủng bố ghê gớm 1930-1931, năm 1933 Đảng lại hoạt động mạnh và càng ngày càng mạnh. Nói đến đây, tôi phải nhắc đến những đảng viên đã vì Đảng, vì giai cấp, vì dân tộc mà oanh liệt hy sinh như đồng chí Lê Hồng Phong, Trần Phú, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Cừ, Lương Khánh Thiện, Minh Khai, cùng trăm nghìn đồng chí khác. Và những thanh niên cộng sản anh dũng như Trọng Con, Hồng Quang. Máu xương của các tiên liệt đã thấm nhuần gốc rễ của Đảng ta, làm cho cây nó càng vững, ngành nó càng to, và kết quả khai hoa ngày càng rực rỡ. Thế giới đại chiến lần thứ hai bùng nổ. Một lần nữa thực dân Pháp ra tay khủng bố. Nhiều đảng viên bị bắt, bị tù. Nhưng Đảng ta vẫn đứng vững. Đảng giao cho một số đồng chí thảo kế hoạch đánh Nhật chống Pháp. Các đồng chí ấy khai hội trên một bãi cỏ ở Quảng Tây. Trong 6,7 người, tôi chỉ nhớ tên các đồng chí Phùng Tự Do (đã hy sinh ở Na Rì, Bắc Cạn), Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp. Muốn đánh giặc, phải có quân đội. Đội du kích đầu tiên của nước ta lập ở Cao Bằng, với 12 người, trong đó có hai nữ đồng chí. Đội này do các đồng chí Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm và Bằng Giang phụ trách. Toàn đội chỉ có một khẩu “pạc-hoọc”, hai khẩu súng kíp và giáo mác. Thấy vậy, người khác có thể cười rằng đó là trò chơi trẻ con. Nhưng chính từ cái hạt cỏn con đó mà nay đã phát triển thành hàng chục vạn Vệ quốc quân và hàng trăm vạn dân quân du kích đang oanh liệt kháng chiến từ Bắc đến Nam, làm cho giặc Pháp phải kinh hồn, thế giới phải khen phục. Trong mấy tháng, đội du kích số một ấy phát triển đã khá. Đảng giao cho đồng chí Võ Nguyên Giáp cải tổ thành đội Nam tiến. Khi đã lấy lại sáu tỉnh Việt Bắc và đã lập chính quyền nhân dân, đội Nam tiến đổi tên là Quân Giải phóng. Cách mạng Tháng Tám thành công, Chính phủ Cộng hoà thành lập, Quân Giải phóng trở nên Vệ quốc quân. Năm nay, Đảng ta mới 19 tuổi. Nhưng suốt 19 năm ấy, năm nào cũng là một năm đấu tranh dũng cảm. Kinh qua bao nhiêu cơn sóng gió, bao nhiêu bước khó khăn, càng nhiều gian nan, Đảng ta càng nhiều rèn luyện, càng thêm vững chắc và rộng lớn. Nhờ chính sách đúng, lãnh đạo chắc, kỷ luật nghiêm, nhờ tư tưởng thống nhất, mà Đảng ta và dân tộc ta được những thắng lợi vẻ vang ngày nay. Tuy vậy, chúng ta tuyệt đối không được tự kiêu, tự đại. Chúng ta có nhiều thành công, nhưng chúng ta cũng còn nhiều khuyết điểm. Mỗi đồng chí ta cần phải mạnh dạn và thành thật kiểm điểm mình, kiểm điểm đồng chí mình. - Đã bỏ hết bệnh chủ quan, hẹp hòi chưa? - Đã bỏ hết tư ý tiểu khí chưa? - Đã luôn cố gắng học tập, luôn luôn cầu tiến bộ chưa? - Đã thực hiện đoàn kết 100% chưa? - Đã thật cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư chưa? - Đã thật là người kiểu mẫu trong phong trào thi đua ái quốc chưa? Nếu chưa thì phải làm cho kỳ được. Sứ mệnh của Đảng ta rất to. Công việc Đảng ta rất nhiều. Đảng đòi hỏi chúng ta phải làm trọn nhiệm vụ của đảng viên. Không có vinh dự nào to bằng cái vinh hạnh được làm đảng viên của Đảng Cộng sản. Vì vậy, bất kỳ ở hoàn cảnh nào, làm công việc gì, chúng ta cũng phải kiên quyết làm cho xứng đáng với vinh hạnh ấy. Như thế, thì dân tộc giải phóng nhất định thành công, thế giới cách mạng nhất định thành công. Trần Thắng Lợi (Viết đầu năm 1949. Tập san Sinh hoạt nội bộ, số 13, tháng 1-1949. Ban Chấp hành tỉnh Đảng bộ Hà Đông xuất bản thành sách năm 1950) Nguồn: Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000, tập 5 [1] Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000 [2] Theo thông tin trên Tạp chí Cộng sản: “Tạp chí Sinh hoạt Nội bộ ra đời tháng 8-1947, với tư cách là ‘cơ quan trung ương huấn luyện công tác và lý luận’. Nhưng vì hồi bấy giờ Đảng không ra công khai, cho nên trên bìa số 1 ghi là ‘của Cứu quốc Hội’, từ số 2 đến số 13 ghi là ‘của Đoàn thể’, và từ số 14 (ra tháng 2-1949) ghi là ‘của Đảng’… Tạp chí Sinh hoạt Nội bộ do đồng chí Trường Chinh, Tổng Bí thư Đảng, trực tiếp phụ trách. Đồng chí Trường Chinh định ra kế hoạch từng số và phân công người viết bài… Từ khi ra đời (tháng 8-1947) cho đến tháng 3-1950, Sinh hoạt Nội bộ đã xuất bản được 20 số. Từ tháng 3-1950, tạp chí Sinh hoạt Nội bộ  đình bản, và sau đó được thay thế bằng Tạp chí Cộng sản.” [3] Hồ Chí Minh, sđd, tập 3 [4] Nguyên bản tiếng Pháp “Essai d’histoire du mouvement communiste en Indochine”, tác giả là Hồng Thế Công, một bút danh của Hà Huy Tập. [5] Văn kiện Đảng, tập 4 [6] Văn kiện Đảng, tập 21 [7] Nguyễn Minh Cần, Đảng Cộng sản Việt Nam qua những biến động trong phong trào cộng sản quốc tế, bản lưu hành trên Internet [8] Văn kiện Đảng, tập 2 [9] Điều đáng lưu ý là đầu năm 1949, khi Hồ Chí Minh viết bài “Đảng ta”, Nguyễn Đức Cảnh, Châu Văn Liêm và Lê Hồng Sơn (tức Tản Anh) đã bị chính quyền thực dân Pháp giết hại từ lâu, nhưng trong số người còn lại có Nguyễn Thiệu, khi đó ở miền Nam, mà ông Hồ không hề nhắc đến. Hai năm sau, khi Hồ Tùng Mậu cũng hi sinh trong kháng chiến, hai người duy nhất còn lại ngoài Nguyễn Ái Quốc là Nguyễn Thiệu và Trịnh Đình Cửu. Cả hai ông đều chỉ lên tới những chức vụ hữu danh vô thực bậc trung trong bộ máy lãnh đạo của Đảng, một trở thành Giám đốc Viện Bảo tàng Cách mạng, một trở thành Phó Giám đốc Trường Đảng Nguyễn Ái Quốc, nay là Học viện Hồ Chí Minh. [10] Tổng bộ Việt Minh xuất bản năm 1949. Hồ Chí Minh, sđd, tập 5 [11] Hà Huy Tập, “Essai d’histoire du mouvement communiste en Indochine”, bài đã dẫn [12] Trong bài “Kỷ niệm 3 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Đông Dương” 1933, Văn kiện Đảng, tập 4, ông Hà Huy Tập cũng nói rõ rằng “đồng chí Nguyễn Ái Quốc bị ám sát trong các nhà tù địa ngục của Hồng Công“. Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=3907
......

Tóm lược phản ứng quốc tế về báo cáo nhân quyền Việt Nam

Sau khi đại diện nhà nước Việt Nam đọc xong bài tự khen các thành quả về nhân quyền của mình, khoảng 40 quốc gia đã lập tức nêu ý kiến. Vì số quốc gia muốn lên tiếng quá đông, mỗi đại diện chỉ được nói 65 giây.   Nhiều quốc gia yêu cầu nhà nước VN phải chấp nhận để tất cả các điều tra viên LHQ (UN Special Rapporteurs - SR) đến VN quan sát. Hiện giờ, Hà Nội chỉ chấp nhận các SR về chống nghèo đói và y tế đến VN. Vào tháng 7 năm nay mới có SR về tự do tôn giáo đến VN. Còn các SR khác về tự do ngôn luận, tụ do hội họp, v.v vẫn bị Hà Nội khước từ. Nhiều nước cũng yêu cầu nhà nước VN bỏ án tử hình, hoặc ngưng áp dụng án tử hình, và giảm bớt các loại vi phạm dẫn đến án tử hình.   Sau đây là phần tóm tắt một số nhận xét tiêu biểu. Hoa Kỳ: ·         Yêu cầu VN trả tự do cho các ông Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân, Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức. ·         Yêu cầu VN bỏ các đạo luật mơ hồ về an ninh quốc gia   Anh Quốc:·         Chúc mừng VN đã tham gia Hội Đồng Nhân Quyền nhưng nhà nước VN phải chứng minh thiện chí của mình bằng cách thành lập một cơ quan quan sát nhân quyền theo nguyên tắc quốc tế. Thụy Sĩ  (Switzerland): ·         VN phải tuân thủ những phán quyết của Ủy Ban LHQ Chống Bắt Giữ Tùy Tiện và trả tự do cho tất cả các người được nêu tên trong các phán quyết đó, bao gồm các vị trong vụ án Bến Tre, Đỗ Thị Minh Hạnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Quốc Quân, và các Thanh Niên Yêu Nước. ·         VN phải tôn trọng quyền của những người đang bị giam cầm, như được phép gặp luật sư, được gặp thân nhân thăm viếng, và không bị hành hạ trong tù Thụy Điển (Sweden): ·         58 bloggers VN đã bị bỏ tù từ năm 2009 đến nay. ·         Công an VN vẫn dùng bạo lực không có lý do chính đáng. ·         VN phải hủy bỏ tất cả điều luật nhằm hạn chế tự do ngôn luận như hiện nay. Bỉ Quốc (Belgium): ·         VN phải nâng cấp hệ thống luật pháp VN lên mức bình thường của luật pháp quốc tế. Canada : ·         VN phải bỏ các điều luật 79, 88, 258 vì nhà nước chi dùng để bắt bớ các nhà dân chủ ·         VN phải tôn trọng nguyên tắc xem bị cáo vô tội cho đến khi có phán quyết của tòa ·         VN phải chống lại tệ trạng bắt bớ tùy tiện ·         VN phải tôn trọng quyền tự do biểu tình ·         Canada sẳn sàng giúp đỡ VN cải thiệu bộ luật hình sự Trung Quốc : ·         Chúc mừng các thành quả của VN về nhân quyền ·         Hoan hô VN đã xóa đói giảm nghèo, giúp đỡ người tàn tật ·         VN phải cố gắng hơn để bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em, đặc biệt chống bạo hành phụ nữ Cuba : ·         Lãnh tụ Hồ Chí Minh đã nói VN sẽ có một tương lai tươi sáng thì nay đã trở thành sự thật. ·         Cuba sẽ theo gương VN Đan Mạch (Denmark): ·         Rất quan tâm về số bloggers bị giam cầm ·         VN phải bỏ các điều luật mơ hồ về an ninh quốc gia vì họ chỉ dùng các điều khoản đó để bóp nghẹt tự do ngôn luận. Serbia : ·         VN phải bảo đảm tính độc lập của các quan tòa và công tố viên. France : ·         VN phải xóa bỏ các điều luật 79, 88, 258 * *    * Đáp lại các phê phán và yêu cầu của chính giới quốc tế, nhà nước Việt Nam đưa ra đại diện của 4 bộ và đọc các bản đã soạn trước: Bộ Tư Pháp: ca ngợi kết quả sửa đổi hiến pháp Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư:  ca ngợi kết quả xóa đói giảm nghèo Bộ Thông Tin khẳng định: ·         Nhà nước VN không kiểm duyệt báo chí hay Internet ·         Nghị định 72 chỉ nhằm làm Internet an toàn hơn ·         Luật cấm tổng hợp tin tức báo chí là để bảo vệ bản quyền Bộ Công An khẳng định: ·         VN luôn bảo vệ tự do ngôn luận ·         VN chỉ bắt những người vi phạm luật pháp và không hề có tù nhân chính trị. Trần Sơn tường trình từ Genève ngày 5/2/2014
......

Vi Đức Hồi: Đơn Kêu Cứu

ĐƠN KÊU CỨU VỀ CÁCH HÀNH XỬ VÔ NHÂN ĐẠO ĐỐI VỚI TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM – VI ĐỨC HỒI. Kính gửi: -                     Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc -                     Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc -                     Các tổ chức nhân quyền trên toàn thế giới -                     Các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế.   Tôi: Hoàng Thị Tươi (vợ tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi ) Địa chỉ: Số nhà 80 đường 19/8, Khu An Thịnh, thị trấn Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn. ĐT: 0974348185; NR: 0253825457.   Tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi   Ngày 28 - 1 - 2013 vừa qua tôi và các em, con, cháu trong gia đình tổ chức chuyến đi thăm chồng tôi là Vi Đức Hồi bị nhà nước CS Việt Nam bỏ tù vì bất đồng chính kiến, bày tỏ lương tâm về những vấn đề xã hội. Hiện anh đang bị giam tại phân trại II, Trại giam Ba Sao, Nam Hà.   Một ngày cuối năm, cận kề ngày Tết cổ truyền của dân tộc, tôi đã chuẩn bị cho chồng những món ăn ngày tết để anh đỡ nhớ nhà. Tuy nhiên khi đến nơi, chờ một lúc khá lâu mới thấy cán bộ trong khu nhà của lãnh đạo ra hỏi rằng: “Gia đình nhà Vi Đức Hồi đâu?”. Ngay lập tức tôi và em trai anh Hồi cùng đứng dậy và đồng thanh: “Đây ạ”. Rồi họ nói rằng gia đình có những ai? Chúng tôi chỉ cho họ tất cả những người cùng đi và nói rõ mối quan hệ của từng người với anh Hồi. Thể rồi họ quay sang tôi và nói: “Khi vào gặp, chị phải giữ bình tĩnh, không được lu loa hay làm ầm lên. Nếu không chúng tôi sẽ dừng cuộc thăm gặp tại đó”. Tôi giật mình nhưng không nói gì cả. Trong đầu tôi bắt đầu có rất nhiều luồng suy nghĩ và lo lắng, không biết điều gì đã xảy ra với chồng mình mà họ lại rào trước đón sau như vậy? Đến nơi họ bảo gia đình tôi lên đợi ở một căn phòng trên tầng 2 của ngôi nhà là nơi ở và làm việc của cán bộ trại, rồi họ đi dẫn giải chồng tôi đến.   Trong khi chờ đợi cả gia đình tôi đều ra hành lang chờ để được nhìn thấy người thân ra từ cửa trại tù. Đang đi trên sân bỗng chồng tôi nói rất to: “Kể cả các ông không cho gặp gia đình cũng không sao, chẳng vấn đề gì cả”. Ngay lập tức 2 đứa cháu của tôi nói ngay: “Chắc là họ cũng nói với chú Hồi như nói với mình lúc nãy đây”. Khi lên đến nơi anh rất mừng vì có đông anh em con cháu đến thăm và ngay lập tức anh thông báo với tôi rằng: “Anh tiếp tục bị biệt giam thêm 6 tháng nữa”. Tôi hỏi anh: “Lý do vì sao mà họ tiếp tục làm vậy?” thì anh ấy nói rằng không có lý do gì cả. Nếu có thì chỉ là do anh không nhận tội mà thôi. Thậm chí họ còn nói trong thời gian 6 tháng kỉ luật vừa qua anh cũng chấp hành tốt không có vấn đề gì. Vậy mà họ vẫn tiếp tục giam riêng anh 6 tháng tiếp. Ngay sau khi có quyết định kỉ luật tiếp 6 tháng nữa anh có làm đơn trình bày sức khóe của anh không được tốt. Cụ thể trong mấy ngày cấp cứu, huyết áp không ổn định buổi sáng lên 160 nhưng buổi chiều lại tụt xuống còn 90. Đồng thời bệnh tim bị tái phát trở lại nên muốn về ở chung phòng với các anh em để nếu xảy ra vấn đề gì thì anh em gọi bác sĩ giúp thì lãnh đạo trại có đến làm việc với anh, nhưng đến giờ vẫn vậy thì chắc không được đáp ứng. Trong khi kể cho tôi nghe thì anh tỏ ra rất bức xúc vì tù nhân chỉ còn rất ít quyền lợi nhưng họ vẫn cố tình cắt hết cái quyền ít ỏi ấy của tù nhân. Ví dụ quyền được đọc báo Nhân dân nhưng thực tế không có, muốn có tí nước sôi để pha thuốc uống cũng không v.v và v.v… Tôi cũng không biết anh bị đối xử tệ đến mức nào nhưng chỉ hơn 1 tháng mà nhìn anh tôi vô cùng đau xót, anh gày và tiều tụy đến bất ngờ, bệnh tật nguy hiểm như vậy mà bị giam riêng một mình, có bị sao cũng không ai biết. Anh nhắn với tôi rằng nói với anh em tinh thần anh vẫn vậy, trước sau như một, anh mong làm sao quốc tế có thể đến trại gặp các anh để các anh được bày tỏ và có rất nhiều điều đế tố cáo. Là một người vợ tôi thấu hiểu chồng tôi – anh Vi Đức Hồi vốn dĩ là một người chân hiền ưa lẽ phải yêu công lý chỉ bày tỏ chính kiến, lương tâm của mình mà bị bỏ tù. Anh không hề có tội mà chính những kẻ bắt anh đang mang tội với nhân dân, với non sông đất nước Việt Nam, tội làm trái với luật pháp Việt Nam và luật pháp quốc tế. Chính vì vậy khi họ bắt và đưa anh ra xét xử nửa kín nửa hở, ngăn cản người thân bạn bè, nhân dân đến tham dự phiên tòa rồi bỏ tù anh một cách phi lý. Bỏ tù anh, họ vẫn chưa yên tâm vì anh không nhận tội nên mới có cách hành xử vô nhân đạo đối với anh như hiện nay để triệt hạ chính kiến và lương tâm của anh. Tôi cùng các em, con cháu ra về rất xót đau và vô cùng lo lắng cho tình trạng sức khỏe, bệnh tật cũng như tính mạng của anh Hồi đang bị đe dọa bởi cách hành xử vô lý, vô nhân đạo như hiện nay.   Vậy tôi viết đơn này kêu cứu tới Hội Đồng Nhân Quyền liên hiệp quốc, Văn Phòng Cao Uỷ Liên Hiệp Quốc, các tổ chức nhân quyền trên thế giới, các cơ quan truyền thông trong nước và quốc tế lên tiếng để nhà nước CSVN chấm dứt ngay việc hành xử một cách vô lý, vô nhân đạo đối với chồng tôi. Đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền CSVN thực hiện đúng luật pháp Việt Nam cũng như luật pháp quốc tế về quyền con người mà họ đã cam kết, trả tự do cho chồng tôi một cách vô điều kiện. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm và giúp đỡ của quý vị ! Lạng Sơn, ngày 4 tháng 2 năm 2014. Hoàng Thị Tươi.
......

Tôi: một người dân xin bỏ đảng!

Hôm ngày 3/2/2014. Tròn 84 năm Đảng CSVN ra đời. 84 năm qua là 84 năm của 3 thế hệ gia đình tôi và bản thân tôi luôn trung thành và đi theo Đảng. Trong đó hơn 40 năm bản thân tôi đã sống và tin yêu Đảng. Hơn 40 năm đó, tôi chưa từng là một Đảng viên nhưng nếu trừ đi 5 năm thơ ấu chưa biết bước đi vững vàng: Tôi từ một Đội viên nhi đồng, một Đội viên thiếu niên rồi một Đoàn viên Đoàn TNCS HCM. Tôi đã luôn là một người trung thành tuyệt đối đi theo sự lãnh đạo của Đảng, luôn thực thi đầy đủ mọi nghĩa vụ theo bất cứ chính sách nào của Đảng! Khi theo đuổi con đường sinh kế, từ giã mọi vai trò tham gia các tổ chức các tổ chức chính trị của Đảng, làm một người dân, cho đến hôm nay tôi cũng chưa hề có bất cứ lý tưởng chính trị nào khác ngoài Đảng CSVN. Hôm nay, hoàn toàn không vì một thù hận, bất mãn cá nhân. Cũng không vì bất cứ ảnh hưởng nào khác ngoài nhận thức của mình. Tôi xin chia sẻ cùng bạn bè, anh em.. tất cả những người thân quen, từng gặp hoặc chưa gặp rằng: Tôi chính thức tuyên bố là người dân bỏ Đảng! Từ đây, tôi sẽ không tin và không ủng hộ bất cứ điều gì liên quan Đảng CSVN. Lý do của tôi. Tôi cho rằng: Một chính Đảng, một chế độ hình thành phải được kiến tạo trên tối thiểu là 4 điều kiện cơ bản: 1 - Có các thành viên, người ủng hộ để hình thành cơ cấu tổ chức. Ở đây là nhân dân, dân tộc. 2 - Xác lập ranh giới địa chính trị rõ ràng trong phạm vi hoạt động cụ thể. Ở đây là quốc gia. 3 - Có mục tiêu chính trị, có các cam kết và hành động thực thi nghĩa vụ chính trị với các thành viên, với nhân dân một cách nghiêm túc. Ở đây là chính sách, trách nhiệm đối với quốc gia, dân tộc. 4 - Mục tiêu chính trị phải có tư tưởng mới, thúc đẩy sự phát triển tiến tới một xã hội tốt đẹp hơn với các tư tưởng chính trị hiện tại. ... Trong đó: Điều kiện 1 là cơ sở hình thành, 2; 3 là cơ sở tồn tại, 4 là cơ sở phát triển. Qua tìm hiểu lịch sử và những trải nghiệm thực tế trong cuôc đời cá nhân tôi: Đảng CSVN ra đời tới nay tròn 84 năm. Đã trở thành lực lượng chính trị duy nhất, lãnh đạo và tổ chức ra cấu trúc quyền lực nhà nước của xã hội Việt Nam. Thế nhưng: 1 - Các cam kết chính trị mà Đảng đưa ra không được thực thi một cách nghiêm túc. - Cam kết "người cày có ruộng" giờ đây thực tế người dân không có ruộng vì tất cả ruộng đất tập trung về tay nhà nước. Các loại đất 5%, 15% chia cho dân đã bị thu hồi cách đây gần 20 năm. Chưa nói các giá trị tài sản liên quan quyền sử dụng đất đai được chính pháp luật thừa nhận cũng bị xâm hại mà các dân oan mất đất là minh chứng rõ ràng!   - Cam kết "xây dựng chủ nghĩa xã hội" với: "Độc lập - tự do - ấm no - hạnh phúc..".. không được tôn trọng và thực thi đầy đủ với đa số nhân dân. Cuộc sống kinh tế ngày càng khó khăn, sự tụt hậu so với các nươc; vấn nạn lệ thuộc và thất bại dẫn đến mất đất, mất đảo về tay Trung Quốc là minh chứng cho điều này. - Cam kết xác lập chế độ "dân chủ, công bằng, văn minh.." cũng không được thực hiện! Cụ thể là xã hội Việt Nam ngày nay phân chia giàu nghèo một cách bất bình đẳng vì người giàu chiếm đa số được hình thành từ tham nhũng, lợi dụng quyền lực, trục lợi trên các hành vi gian dối, lừa đảo... chứ không phải từ những phương cách làm giàu minh bạch, làm ăn đàng hoàng. - Các chế độ, chính sách được ghi rõ trong Hiến pháp và Luật lệ không được tôn trọng:   Các quyền tự do tối thiểu như: Tự do ngôn luận, tự do đi lại, tự do mưu cầu hạnh phúc.v.v. bị xâm hại nghiêm trọng. Việc chế độ nhà nước không cho tự do báo chí, ngăn chặn và bắt bờ, trấn áp những người có ý kiến bất đồng. Bắt tay với Trung Quốc trong thương mại dẫn đến tàn phá các ngành nghề sản xuất, cho lao động TQ ồ ạt vào Việt Nam làm việc.. khiến người lao động lâm vào tình trạng thất nghiệp. Mất cơ hội việc làm là những ví dụ cho sự thật này. 2 - Cam kết lãnh đạo đất nước, xây dựng đất nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia.   - Mục tiêu xây dựng xã hội chủ nghĩa sau 84 năm lãnh đạo của Đảng đến nay chưa có bất kỳ khả năng nào khả thi! Tiêu tốn cơ hội, tiền bạc, xương máu của nhân dân quá lớn. Những gì đạt được bề mặt phát triển thực tế nhỏ hơn so với chỉ một phần rất nhỏ những thất thoát từ tham nhũng, thiệt hại do chính sách gây ra. Bài toán giá trị hạ tầng kinh tế, những giá trị phục vụ xã hội hiện hữu đem so với những thất thoát từ các vụ án tham nhũng, lừa đảo, thua kiện, các dự án cấp quốc gia bị thua lỗ v.v... là minh chứng không thể chối cãi! - An ninh và mối đe dọa lệ thuộc, mất chủ quyền vào tay Trung Quốc ngày càng lớn: Việc các chính sách kinh tế gây tranh cãi làm mất cân bằng cấu trúc kinh tế xã hội. Sự lệ thuộc do cán cân thương mại với Trung Quốc đối với nên kinh tế. Các đe dọa, tổn thất quyền lợi và chủ quyền biển đảo ngày càng nhiều, phạm vi chủ quyền biên giới ngày càng bị thu hẹp trên biển. Các tuyên bố đe dọa xuất phát từ Trung Quốc ngày càng rõ ràng nhưng Đảng không có chính sách lãnh đạo hiệu quả, minh bạch rõ ràng để người dân tin tưởng! 3 - Định hướng xã hội ngày càng sai lầm và thụt lùi chứ không có phát triển: - Định hướng văn hóa, giáo dục xã hội sai lầm khiến nền giáo dục ngày càng kém chất lượng. Ở cấp cao thì sau 84 năm giờ đây người dân phải đi học bằng tài liệu, phương tiện học liệu của Trung Quốc. Về phía người dân thì trình độ học sinh, sinh viện chỉ có cái bằng nhưng thiếu hẳn kỹ năng sống và kiến thức thực tế khiến hiện tượng sinh viên ra trường không có việc làm, không áp dụng được kiến thức vào đời sống. Tỷ lệ bằng cấp gia tăng nhưng hiệu quả giá trị chất xám ngày càng nghèo nàn. - Đạo đức, văn hóa dân tộc bị tàn phá. Tư duy lệch lạc và tệ nạn bùng phát ngày càng mạnh. Hành xử thô bạo, tàn nhẫn dần thay thế cho đạo đức và ứng xử công bằng.   - Bất bình đẳng trong việc người dân phải đóng góp quá nhiều nhưng lại không được hưởng các chế độ, chính sách tương xứng ở mức tối thiểu. ... Từ những lý do trên. Tôi tự nhận thấy rằng: Tôi không thể ủng hộ và tiếp tục tin tưởng, chấp nhận tư tưởng chủ nghĩa cộng sản cũng như đường lối lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Tuyên bố này mang tính biểu thị quan điểm cá nhân của một công dân. Không phải là một Đảng viên nên không có nơi nhận cụ thể, vì vậy tôi không đưa thông tin chi tiết cá nhân nhưng sẵn sàng cung cấp thêm chi tiết đầy đủ với bất kỳ ai, cơ quan, tổ chức nào cần thiết nếu thấy thông tin trên hồ sơ của tôi chưa thỏa mãn! Các anh em, bạn hữu có tư tưởng khác vui lòng không biểu thị các phát ngôn mang tính tục tĩu, thiếu văn hóa do bất đồng với tôi. Xin cảm ơn! SG 03/02/2014. nguồn: https://www.facebook.com/nhatnam.9615/posts/735028023176837
......

Nỗi niềm của một nguyên đảng viên vừa “thôi sinh hoạt Đảng”

TÔI VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM   Nhân ngày 03-02 năm nay, tôi chẳng dám kính thưa kính gửi gì cả mà chỉ là có dịp giãi bày những nỗi niềm của một “nguyên” đảng viên đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN). Tôi hướng tới Đảng Cộng sản Việt Nam Tuổi ấu thơ niên thiếu, ai chẳng được ông bà cha mẹ… dạy bảo hướng theo một lối sống lẽ đời, để khi trưởng thành là người lao động có ích cho gia đình, người tốt có cống hiến cho xã hội, gọi là thành tài thành danh. Tôi cũng may mắn được nằm trong số đó. Khi đã biết, nhớ được, tôi đã được dạy bảo “cháu không được dối trá, tham lam, phải thương người nghèo khó”….; “con không gây gổ, phải nhường nhịn, dĩ hòa vi quý”… Lớn hơn, ông bà chẳng còn, bố phải trốn chạy Đội Cải cách ruộng đất vào Sài gòn, sợ chết oan trong các cuộc đấu tố. Tôi thoát khỏi cuộc sống trong gia đình một cách bất đắc dĩ.Thời 1954, hàng ngày đến trường luôn được nghe: “Thế giới đại đồng, không còn chiến tranh…, xã hội cộng sản chủ nghĩa làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu” và “đấu tranh giai cấp, tiêu diệt giai cấp bóc lột địa chủ, tư sản….” Lớn hơn lại được rao giảng“chuyên chính vô sản”, “Nhà nước xã hội chủ nghĩa dân chủ gấp triệu lần nhà nước tư bản chủ nghĩa”, “nói dối có lợi cho cách mạngvẫn cứ làm”… Đấy là lý luận. Còn thực tế thì bao nhiêu gương trong suốt sáng láng từ những người chịu đựng lao tù, chiến sĩ hy sinh thân mình trong chiến đấu, nhà tư bản không tiếc tài sản, nhà trí thức không màng cuộc sống giàu sang xứ người… đến cả có người không hề nghĩ đến cuộc sống riêng tư, bôn ba khắp năm châu bốn biển để “tìm đường cứu nước”, cả đời cống hiến cho “lý tưởng cộng sản”…. luôn luôn, thường xuyên ghi vào bộ não ít nếp nhăn trong điều kiện người dân nghe BBC phải lén lút, vụng trộm… (mà có phải ai cũng có cái “đài” đâu, “người trong biên chế nhà nước bậc trung” hàng năm mới được nhà nước phân phối bán cho một cái “Xiên-Mao” hay Orionton bị thu gọn băng tần chỉ nghe được đài Tiếng nói Việt Nam thôi) thử hỏi làm sao tôi không “nhiễm” tư tưởng, “lý tưởng cộng sản” do ĐCSVN “tuyên truyền giáo dục”! (Thực tế đã chỉ ra, không “nhiễm”, anh sẽ bị gạt ra ngoài xã hội, ngoài đội ngũ tức thì, đừng hòng được sống bình thường chứ nói chi đến được sống là người tử tế, có nhân phẩm – tự do – bình đẳng. Cuộc đời của Hoàng Minh Chính, Nguyễn Kiến Giang, Nguyễn Hữu Đang, Nguyễn Mạnh Tường, Hữu Loan, Tuân Nguyễn, Trần Xuân Bách, Trần Độ… không đủ chứng minh sao?!). Thế là cậu bé 12, 13 tuổi cầm cờ đỏ sao vàng hồ hởi đi đón “đoàn quân trở về” năm nào “tích cực” trong mọi công việc của nhà trường để được đeo khăn quàng đỏ “mảnh tam giác phía sau tượng trưng cho Đảng, hai mảnh phía trước lần lượt tượng trưng cho Đoàn (Thanh niên Lao động, cánh tay đắc lực của Đảng), cho Đội Thiếu niên Tiền phong theo thứ tự lớn nhỏ. Cũng vì “không xuất sắc, tiến bộ” nên không được chuyển lên đoàn TNLĐ khi hết tuổi thiếu niên, lại phải “phấn đấu” hơn hai năm mới được kết nạp vào đoàn TNLĐ. Ra đời kiếm sống, không dám “phấn đấu” trở thành đảng viên ĐCSVN nữa vì biết thân phận mình bị “án treo” – con địa chủ đi Nam, nhưng trong ý nghĩ vẫn “chủ nghĩa cộng sản là mùa xuân của nhân loại”, vẫn thường xuyên hát “đảng cho tôi sáng mắt sáng lòng…”, hình ảnh người đảng viên ĐCSVN vẫn là những thần tượng mà tôi muốn noi theo,vươn tới. Tôi biết, hướng tới “lý tưởng cộng sản”, ĐCSVN như vậy đó! Tôi “phấn đấu”, hờ hững vào ĐCSVN   Sau khi bản thân được “THẦY TÔI” (bài số 391 trên DĐXHDS) giải oan, niềm tin vào chân lý, vào con người, vào công bằng, lẽ phải… như được sống lại trong tôi, tôi sống hết mình chỉ cho công việc chẳng phút giây nghĩ đến cấp bậc, lương bổng, địa vị, “phấn đấu” vào ĐCSVN…. Tôi sống, làm việc chỉ theo bản năng trách nhiệm, danh dự, tính quy củ, kỷ luật, chịu khó chịu khổ… tự nhiên như lẽ trả nghĩa cho đời, trả ơn cho nhiều người đã thương, yêu, thông cảm, sẵn lòng giúp đỡ, bao bọc, cưu mang, nâng đỡ… tôi mà quy tụ, đỉnh cao là thầy tôi. Thế thôi! Hơn 20 năm sống dưới chế độ cộng sản, gần chục năm sống, quan hệ với người dân thành phố “phồn hoa giả tạo”, nhất là những tin tức từ các nước Tiệp Khắc, Ba lan, Đông Đức qua bạn bè, người thân dội về làm tôi thờ ơ, hờ hững việc “phấn đấu” trở thành đảng viên ĐCSVN. Tuy nhiên trong ý nghĩ của tôi “sự lãnh đạo của ĐCSVN” vẫn là đương nhiên, mặc định. Đảng vẫn là “niềm tin tất thắng”… Có lẽ vì thế các đảng viên trong công ty, đã báo cho tôi, làm “Đơn Xin vào Đảng”. Tôi không còn cảm giác hớn hở của đứa bé được vào Đội Thiếu niên Tiền phong đợt đầu trong trường học của thủ đô vừa được giải phóng 1954. Tôi cũng chẳng có cảm giác thỏa mãn, tự hào của tuổi 18 khi được kết nạp vào “đội hậu bị của đảng”. Thực tình tôi hờ hững, phân vân. Nhưng, cuối cũng tôi đã viết cái đơn xin xỏ đó, thứ nhất để muốn thanh minh cho cái “lý lịch gia đình” sinh ra tôi chẳng chính trị chính em gì cả và càng không có tội lỗi gì với dân với nước; thứ hai có điều kiện trình bày phải trái, đấu tranh với những việc chưa hẳn đúng (theo ý nghĩ của tôi), không công bằng cho những người không là đảng viên ĐCSVN trong đơn vị; thứ ba để khẳng định mình trong đơn vị trước xã hội, trước Đảng. Chẳng hề có chút ý nghĩ để “tiến thân” như bao người muốn vào ĐCSVN hiện nay. Và lời thề trong đơn “trung thành tuyệt đối với Đảng, với chủ nghĩa cộng sản” càng như là một dòng chữ vô hồn, như mẫu viết sẵn, chẳng hề tâm huyết như ba lý do trên. Đến nỗi, trong buổi họp Chi bộ xét chuyển tôi trở thành đảng viên chính thức, tôi thực thà: “cả đêm qua, tôi suy nghĩ có nên làm đơn chuyển chính thức hay không?”. Vì vậy, ở Chi bộ và ở cả Đảng Ủy số phiếu đồng ý chuyển tôi thành đảng viên chính thức chỉ là “đồng thuận cao”, chứ không là “tuyệt đối 100%” như nhiều trường hợp khác. Có lẽ tôi không thành “đảng viên trung kiên” bắt nguồn là vậy?! Trong công ty, tôi vẫn làm việc như xưa, tận tụy, công tâm, chẳng nề hà việc khó việc dễ… nên hơn một tuổi đảng, tôi đã được Chi bộ bầu vào Cấp ủy và lần đó nếu tôi tự bầu cho mình thì đã là Bí thư Chi bộ cơ quan, một Chi bộ “đầu não” của toàn công ty. Oai chưa?! Trưởng thành nhanh chưa?! Lực lượng kế cận xứng đáng chưa?!… Tuy nhiên, con đường hoạt động chính trị không phải là mơ ước, sở trường của tôi. Tôi sinh hoạt Đảng chỉ vì tôi đã ở trong một tổ chức. Tôi cảm thấy khổ khi phải ngồi nghe học tập đường lối, chính sách, nghị quyết này, chỉ thị nọ, nhất là những buổi nghe tuyên huấn, tuyên giáo nói chuyện về tình hình thời sự trong, ngoài nước. Danh hiệu đảng viên của tôi chẳng làm tôi vinh dự, ưỡn ngực xưng tên với ai; nhưng khái niệm về “lý tưởng cộng sản”, hình ảnh về những con người cộng sản, nhất là lãnh tụ tiền bối cộng sản VN, vẫn còn khá đậm màu huyền thoại trong tôi; song tôi vẫn là tôi, người lao động có kỹ năng, trách nhiệm, kỷ luật… Nhưng… Tôi dằn vặt, đau đớn “Thôi sinh hoạt Đảng”   Bận rộn việc công, việc tư để “tồn tại” trước thời buổi nhà nhà nuôi heo, kỹ sư phải đi bán hột gà tự mình nuôi… , sự chán nản, ngờ vực trong tôi cứ âm thầm như những siêu vi ngày càng lan rộng trong cơ thể, để đến khi về hưu sinh hoạt trong chi bộ với sự khác biệt trình độ, chênh lệch nhận thức tư duy… của các đảng viên; cùng sự phát triển như bão tố của Internet, bao nhiêu thông tin ào ạt, nhảy xổ vào bộ não nhòe nhoẹt về “lý tưởng cộng sản” của tôi. Những ngờ vực về kinh tế chính trị học Mác-Lê thời sinh viên tôi phải thi lại vì lần đầu viết theo nhận thức của tôi khác với bài giảng của cán bộ giảng dạy, có thời cơ trỗi dậy. Những tài liệu của đảng CS Liên xô được bạch hóa, những tư tưởng mới của ngay các cán bộ gạo cội cộng sản trong nước… đã hoàn toàn thuyết phục tôi một cách khách quan, tự giác, tự nhiên… chứ chẳng chút nào miễn cưỡng như các báo cáo, nghị quyết, chủ trương nghe phát ớn phát oải, chỉ buồn ngủ khi phải bị nghe…   Đấy là “ní nuận”! Còn thực tế, sự sụp đổ của Liên Xô, bức tường Berlin bị xô đổ, các nước đông Âu rã tan, hiện tượng “mèo trắng mèo đen” ở Trung Quốc, Việt Nam phải vĩnh biệt với nền “kinh tế kế hoạch, chỉ huy” để chuyển sang nền “kinh tế thị trường” tuy còn cái đoạn ruột dư “định hướng XHCN”… đã dần giúp tôi hiểu rõ thực chất về “lý tưởng cộng sản”. Nhất là thực tế xã hội đã làm tôi không tiêu hóa nổi cái “lý tưởng cộng sản”, trong khi đời sống của các tầng lớp nhân dân sau mấy năm được hưởng gió lành “đổi mới” của ĐCSVN được dễ thở một chút, còn sau đó càng ngày càng khó khăn, cơ cực đi. Hồi “cải cách ruộng đất”, tôi còn dễ dàng “ní giải” an ủi “thôi thì coi như nhà mình làm phúc cho các người nghèo hơn” khi đất thổ vườn giữa làng bị Đội chia cho 6 “bần cố nông” và một phần làm trường Mẫu giáo của thôn. Nhưng nay, những đại diện cho các tập đoàn này, phe cánh kia đã ngang ngược tuyên bố với dân làng tôi: “các ông, các bà có bán (ruộng đất) cho chúng tôi thì mới xây được nhà cửa (quy hoạch) được; còn không, chẳng khi nào các ông các bà xây được nhà đâu”. Đấy! Tầng lớp đại, đại, đại chủ đất hiện ra lù lù, sờ sờ giữa xã hội của ĐCSVN, còn “địa chủ” chỉ là danh từ còn trên sách báo mà thôi. Sai ở đâu? Phải chăng không là từ “đất đai là của toàn dân do nhà nước quản lý” mà nguồn gốc là từ cái “lý tưởng cộng sản” của đảng CSVN hay sao? Chỉ vì cái “lý tưởng cộng sản” mà ĐCSVN đã giấu diếm, bưng bít, bán đứng quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa cho nước “anh em cùng hệ tư tưởng” nên những năm qua đã gây oan khiên cho bao người nói lên sự thật trái ý ĐCSVN, đã đang và còn gây bao mất mát, khổ đau hoặc sự chịu đựng nhục nhã cho ngư dân miền Trung nói riêng, người dân Việt nói chung. ĐCSVN đã là tổ chức đầu tiên trong lịch sử nước ta làm mất đất đai, biển đảo của Tổ tiên dày công lập nước với bao máu xương đồng bào, đã ngang nhiên phớt lờ ý kiến của hơn 90 triệu dân Việt (ngay cả, hơn 3 triệu đảng viên chắc gì đã 100% đồng ý với cách xử lý của những người cầm đầu của ĐCSVN). ĐCSVN đã không đủ dũng cảm sám hối vì tội lỗi này với Dân tộc, Tổ quốc. ĐCSVN có đủ trí tuệ để đưa đất nước hình chữ S này tiến kịp các nước lân bang không, chúng ta cũng đã hình dung được! Xã hội bị tha hóa, đồi trụy, sa đọa về mọi mặt, những người điều hành đất nước phần lớn thì ăn cắp, ăn cướp, chia chác nhau với hệ thống chằng chịt nên họ bảo vệ, che đậy cho nhau như mèo giấu của quý! Những người cầm trịch nhà nước, người thanh liêm một chút (cũng có thể do “sạch vì chưa nhìn thấy bẩn”) thì bảo thủ, xơ cứng, máy móc, sách vở, giáo điều, lý thuyết tăm tối, chắp vá, “đầu Ngô mình Sở”, lý luận cùn xơ, suy nghĩ hủ lậu, hành xử thô thiển, hèn hạ, bỉ ổi…; người có vài lời “chém gió” thì tham lam, ích kỷ, nhân cách có hạn… chưa nói đến trí tuệ, tri thức toàn diện của nguyên thủ quốc gia còn hạn hẹp. Hiện thực đó là những “nhân chứng” hùng hồn cho cái xã hội tương lai của “lý tưởng cộng sản” ở đất nước mà tôi từ thuở ấu thơ, họ hàng tôi, đời ông cố tôi về trước là nông dân đang hướng tới, mơ ước ư? Tôi day dứt, dằn vặt loay hoay với ý tưởng ra đảng, chỉ vì tôi còn nghĩ tới động cơ, hoài bão nghĩ đến Dân tộc, Tổ quốc của những người cộng sản tiền bối, cho dù họ đã lầm lẫn trong phương pháp, một lối đi; những người cộng sản lớp sau ngây thơ đã ngã xuống một cách ngoan ngoãn, hiến thân vì “lý tưởng cộng sản”. Và rồi, cái thằng “Anh tờ nét” là thủ phạm đã giúp tôi quyết định làm đơn “Thôi sinh hoạt đảng” (04-4-2011). Hắn đã cung cấp cho tôi bao nhiêu sự thật, bao điều trước đây tôi bị che đậy, lừa dối. Vào giai đoạn đó, điểm đỉnh là vụ xử án “hai bao cao su đã qua sử dụng”… đó là… đó là… Nên nhận thức của tôi cũng mới chỉ đến đó, mới là “thôi”, để trưởng ban Tổ chức Quận ủy còn lo “nhỡ sau này chú lại xin sinh hoạt lại thì sao?” chứ chưa được rứt khoát như một số bầu bạn của tôi đã thẳng thừng “bảng đỏ” (bỏ đảng) cho dù đã từng “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước…”, “về Nam giải phóng quê hương”, đã từng là “biệt động Sài Gòn”, đã từng bị chế độ Cộng hòa Sài Gòn “cho sống và sanh con ở nhà tù Côn Đảo”… Qua đó tôi mới thấm thía được một khái niệm rất đơn giản: nhận thức đòi hỏi một quá trình, phụ thuộc vào hoàn cảnh xã hội, đời sống của mỗi người, phụ thuộc vào nguồn thông tin và cả khả năng (não bộ) của từng người… Và nhận thức luôn luôn đi ngược với sự trung thành. Song, nhận thức chỉ làm người ta vươn lên đỉnh cao, chứng tỏ người ta sáng suốt, tinh tường hơn mà thôi, tất nhiên nhận thức tiến bộ hơn chắc chắn là sự nhận thức lại một khái niệm, một quan điểm… Vì vậy, những ai còn vấn vương với trung thành có cần thiết lăn tăn, mất ngủ nữa không? Còn với ai vẫn muốn “giữ con ngươi của đôi mắt” thì sao không nghĩ sâu thêm giữ “con ngươi” cuối cùng là để làm gì, nếu không phải vì giữ con người? Phải đặt cuộc sống của con người lên trên bất cứ lý thuyết viển vông, ảo tưởng nào khác mà ĐCSVN đang “mò mẫm”và phải thừa nhận một cách cay đắng, xót xa “… đến hết thế kỷ này ,không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt nam hay chưa…”. Nhiều người hiện nay cứ trách móc các cụ lão thành cách màng là thế này thế nọ, tôi cho rằng như vậy hơi khắt khe và không hiểu cho các cụ. Tôi dám cả quyết thời các cụ “nóp với gươm”, “cùng nhau đi Hồng binh” hay “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” chưa hề biết rạch ròi về cộng sản như chúng ta ngày nay. (Cảm ơn sự tiến bộ của nhân loại, khoa học kỹ thuật truyền thông, nếp sống của các nước tiên tiến đã mở mắt cho tôi). Thế thì chúng ta cứ phải tăng cường đối thoại để tất cả mọi người sẽ “ngộ” ra!, “nói phải củ cải cũng nghe”. Thời đại nay, lý lẽ và thực tế cuộc sống mới thuyết phục được mọi người, mới thu phục được lòng dân, ai không thấy điều đó mà cứ hành xử theo lối mòn của hàng trăm năm trước chỉ là nhũn não mà thôi! Sau khi tôi “thôi sinh hoạt Đảng” (cũng phải hơn 5 tháng với mấy thủ tục nhiêu khê, có dịp tôi sẽ kể sau) tôi cảm thấy nhẹ nhõm, hoàn toàn thoải mái; tuy việc “được kết nạp vào Đảng” của tôi khó gấp ba lần người bình thường khác. Tôi đã thực sự từ bỏ được “lý tưởng cộng sản”! Bye! Bye! Cộng sản!   Mấy lời cuối Tôi biết bài viết này, tối thiểu có người khó chịu, có người chau mày, đập bàn… tuy tôi không nổi tiếng, là người của công chúng như ông Lê Hiếu Đằng, TS Phạm Chí Dũng, nhà văn Phạm Đình Trọng… nhưng rất có thể tôi cũng vẫn có thể sẽ gặp ít nhất là một số phiền toái, còn cao hơn nữa là gì chắc các bạn cũng hình dung ra. Tôi dự đoán như vậy, vì chỉ mấy bài viết như bài Tập làm văn của học sinh trung học về những kỷ niệm riêng tư, suy nghĩ cá nhân gửi cho Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự mà Công an khu vực đã đến “thăm sức khỏe chú” tại nhà riêng và yêu cầu khai “Lý lịch cá nhân” theo mẫu B18 sặc mùi tội phạm (“các mối quan hệ có liên quan phạm pháp, tiền án, tiền sự”) và ngày mọi người đưa Ông Lê Hiếu Đằng về “miền yên tĩnh” cũng lại bị hỏi “chú có đi đưa tang không?”. Vâng! Nghiệp vụ của công an, họ cứ làm; nhưng chẳng lẽ tôi là một người dân nước Cộng Hòa Xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Độc lập, Tự do, Hạnh phúc mà ĐCSVN đang “lãnh đạo triệt để, toàn diện” xây dựng XHCN tiến lên Cộng sản chủ nghĩa, có sự tự do “gấp triệu lần các nước…” mà lại không được mở miệng nói những suy nghĩ của mình ư? Họ thích cấm tôi suy nghĩ, cấm tôi nói ra những điều khác ý họ. Cấm tôi nói thì họ làm được, vì họ sẽ “khâu” miệng tôi lại, bằng đủ mọi cách do họ có cả “hệ thống chính trị” đầy quyền lực. Còn cấm tôi suy nghĩ thì các bạn nghĩ họ có “đạo đức, văn minh”, có thông minh, thực tế và làm được không? Thế đó! Họ hành xử với tôi và những người khác như thế nào, đấy chính là họ tự lột cái mặt nạ dân chủ, tự do, hạnh phúc mà tự họ tô vẽ mỹ miều để lộ ra cái gì thì chúng ta đủ nhận ra (độc tài, toàn trị, độc ác). Thực tế cuộc sống sẽ soi rọi ra cả những cái kim nằm dưới đáy biển, chẳng thế lực nào giấu diếm, che đậy, bóp méo mãi chân lý được! Sài gòn, Xuân con ngựa 2014 nguồn: http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/02/02
......

Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014

Nhiều phái đoàn người Việt đang tụ về thành phố Genève cho ngày UPR.   Nhiều phái đoàn người Việt từ khắp nơi, Hoa Kỳ, Pháp, Bỉ, các nước Đông Âu, và Việt Nam đang tề tựu tại Genève để tham gia các nỗ lực vạch trần sự thật về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vào ngày 4/2/2014, tức 1 ngày trước phiên trả lời chất vấn của đại diện nhà nước CHXHCNVN trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Chúng tôi đã thấy có sự hiện diện của bà Trần Thị Ngọc Minh - mẹ của tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh; nhà báo Trần Quang Thành đến từ Đông Âu; nhạc sĩ Trúc Hồ đến từ Hoa Kỳ; phái đoàn của Đảng Việt Tân đến từ một số nước; và nhiều phái đoàn đại diện các cộng đồng người Việt đến từ một số quốc gia tại Âu Châu. Sau đây, kính mời quí độc giả theo dõi lời phát biểu của ông Lê Hữu Đào, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt tại Liège, Vương Quốc Bỉ, về mục đích của đại khối đồng bào tham dự lần này: https://soundcloud.com/radio-ctm-2/ong-le-huu-dao Buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam đã bắt đầu Trước hết là phần trình bày của chính giới và các tổ chức phi chính phủ (NGO) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam:   Người đang trình bày là bà Anne-Marie von Arx, một dân biểu Thụy Sĩ  đã theo dõi tình trạng nhân quyền tại Việt Nam trong nhiều năm qua. Bà từng đến tận nơi quan sát vào năm 2012. Bên cạnh bà là chị Hồng Thuận.   Người đang ngồi tại bàn diễn giả là bà Nani Jansen thuộc tổ chức bảo vệ pháp lý cho các cơ quan truyền thông độc lập Media Legal Defence Initiative, ông Gisle Kvanvig thuộc Trung Tâm Nhân Quyền Na Uy -Norwegian Center for Human Rights, ông Benjamin Ismail thuộc tổ chức Ký Giả Không Biên Giới - Reporters Sans Frontières, và vị đại diện văn phòng Luật sư Đỗ Phủ Nhà báo Phạm Chí Dũng bị phá đường dây vào Internet Phần trình bày của các nhân chứng Việt Nam bắt đầu Phòng họp đã đầy và vì lý do an ninh bên trong trụ sở Liên Hiệp Quốc nên hơn 70 đồng bào đành đứng bên ngoài và ủng hộ tinh thần. Quang cảnh bên trong phòng hội thảo:     Đến phần tường trình của các nhân chứng từ Việt Nam, Luật sư Hà Huy Sơn và Nhà báo Trần Quang Thành đang trình bày, với sự điều hợp của chị Ngọc Hiếu Sau đây là tiểu sử của 3 nhân chứng từ Việt Nam mà chúng tôi ghi nhận được từ ban tổ chức. Nhà báo Phạm Chí Dũng: Ông Phạm Chí Dũng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế. Ông đồng thời cũng là một nhà báo và nhà nghiên cứu với nhiều bài viết đăng trên những cơ quan truyền thông lớn như đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Á Châu Tự do và đài Quốc Tế Pháp. Ông Dũng bắt đầu sự nghiệp văn học năm 1986 và được biết đến với những bài viết và bình luận chính trị sâu sắc. Nổi bật với quá trình điều tra và truy cứu về tệ nạn tham nhũng và vấn nạn thiếu tự do báo chí, ông đã bị quản chế năm tháng vào tháng 7 năm 2012 với tội danh cấu kết với “ các thế lực thù địch”. Là một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản trong 20 năm, ông đã được dư luận đặc biệt chú ý kể từ khi ông công khai tuyên bố rời bỏ Đảng hồi tháng 12 năm 2013. Trong tuyên bố ông kêu gọi lập hệ thống chính trị đa đảng.     Luật sư Hà Huy Sơn: Luật sư Hà Huy Sơn tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân và từng làm việc cho nhiều công ty lớn tại Việt Nam với nhiều trách vụ khác nhau. Ông tốt nghiệp ngành luật năm 1998. Từ năm 2010 ông là Giám đốc văn phòng luật sư Hà Sơn thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội. Ông đã từng là luật sư bào chữa cho nhiều nhà tranh đấu nhân quyền như: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Mục sư Nguyễn Công Chính, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và Phương Uyên v.v.. Ông đã nhiều lần phát biểu công khai phản đối bản án bất công của nhà cầm quyền VN đối với các nhà dân chủ. Ông là thành viên Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ) và là một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam.   Nhà báo Trần Quang Thành Nhà báo Trần Quang Thành sinh năm 1941. Từ năm 1960 – 1972 ông là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Từ năm 1973 – 1982 ông là phóng viên thời sự chính trị của Đài Truyền Hình Việt Nam. Trách vụ cuối cùng trước khi ông bị buộc thôi việc là chuyên viên Viện Nghiên Cứu Phát Thanh và Truyền Hình Việt Nam. Vì lên tiếng chống tham nhũng trong điều kiện Việt Nam chưa có tự do báo chí mà ông đã bị cho “ngồi chơi xơi nước” rồi bị kẻ lạ  tạt axít vào mặt, tai nạn xảy ra ngày 4-7-1991. Ông mang thương tật suốt đời, bị mù mắt trái, thương tật 81% sau 15 lần phẫu thuật để tạo hình mặt mũi. Cuốc sống của ông tại Việt Nam bị nhiều đe dọa và nhờ sự can thiệp của chính quyền nuớc Cộng Hòa Slovakia, ông đã định cư tại Slovakia từ tháng 8 năm 2008.   Sau đây là tiểu sử của 3 nhân chứng từ Việt Nam mà chúng tôi ghi nhận được từ ban tổ chức. Nhà báo Phạm Chí Dũng: Ông Phạm Chí Dũng tốt nghiệp tiến sĩ kinh tế. Ông đồng thời cũng là một nhà báo và nhà nghiên cứu với nhiều bài viết đăng trên những cơ quan truyền thông lớn như đài BBC, đài Tiếng nói Hoa Kỳ, đài Á Châu Tự do và đài Quốc Tế Pháp. Ông Dũng bắt đầu sự nghiệp văn học năm 1986 và được biết đến với những bài viết và bình luận chính trị sâu sắc. Nổi bật với quá trình điều tra và truy cứu về tệ nạn tham nhũng và vấn nạn thiếu tự do báo chí, ông đã bị quản chế năm tháng vào tháng 7 năm 2012 với tội danh cấu kết với “ các thế lực thù địch”. Là một đảng viên kỳ cựu của Đảng Cộng sản trong 20 năm, ông đã được dư luận đặc biệt chú ý kể từ khi ông công khai tuyên bố rời bỏ Đảng hồi tháng 12 năm 2013. Trong tuyên bố ông kêu gọi lập hệ thống chính trị đa đảng.   Luật sư Hà Huy Sơn: Luật sư Hà Huy Sơn tốt nghiệp Đại học Kinh Tế Quốc Dân và từng làm việc cho nhiều công ty lớn tại Việt Nam với nhiều trách vụ khác nhau. Ông tốt nghiệp ngành luật năm 1998. Từ năm 2010 ông là Giám đốc văn phòng luật sư Hà Sơn thuộc Đoàn Luật Sư Thành Phố Hà Nội. Ông đã từng là luật sư bào chữa cho nhiều nhà tranh đấu nhân quyền như: Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Mục sư Nguyễn Công Chính, Mục sư Nguyễn Trung Tôn, Cù Huy Hà Vũ, Lê Quốc Quân và Phương Uyên v.v.. Ông đã nhiều lần phát biểu công khai phản đối bản án bất công của nhà cầm quyền VN đối với các nhà dân chủ. Ông là thành viên Ủy Ban Luật Gia Quốc Tế (ICJ) và là một nhà hoạt động xã hội dân sự tại Việt Nam. Nhà báo Trần Quang Thành Nhà báo Trần Quang Thành sinh năm 1941. Từ năm 1960 – 1972 ông là phóng viên Đài Tiếng Nói Việt Nam. Từ năm 1973 – 1982 ông là phóng viên thời sự chính trị của Đài Truyền Hình Việt Nam. Trách vụ cuối cùng trước khi ông bị buộc thôi việc là chuyên viên Viện Nghiên Cứu Phát Thanh và Truyền Hình Việt Nam. Vì lên tiếng chống tham nhũng trong điều kiện Việt Nam chưa có tự do báo chí mà ông đã bị cho “ngồi chơi xơi nước” rồi bị kẻ lạ  tạt axít vào mặt, tai nạn xảy ra ngày 4-7-1991. Ông mang thương tật suốt đời, bị mù mắt trái, thương tật 81% sau 15 lần phẫu thuật để tạo hình mặt mũi. Cuốc sống của ông tại Việt Nam bị nhiều đe dọa và nhờ sự can thiệp của chính quyền nuớc Cộng Hòa Slovakia, ông đã định cư tại Slovakia từ tháng 8 năm 2008. Đến phần các biện pháp đề nghị Một số quan khách đặc biệt Sau phần trình bày hiện trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam qua các cặp mắt quan sát quốc tế và qua các nhân chứng người Việt, cuộc hội thảo đã tiến sang phần đưa ra các biện pháp đề nghị để cải sửa tình trạng hiện nay:   Từ trái sang phải: bà Judy Taing thuộc tổ chức nhân quyền Article 19, ông Leon Saltiel thuộc tổ chức United Nations Watch, ông Hoàng Tứ Duy thuộc Đảng Việt Tân, bà Ann Harrison thuộc hội Văn Bút Quốc Tế (PEN International), và bà Libby Liu - Tổng Giám Đốc Đài Á Châu Tự Do (Radio Free Asia).   Chúng tôi cũng ghi nhận một số quan khách đặc biệt trong thành phần cử tọa: Bà Hélène Sackstein, đại diện tổ chức Ký Giả Không Biên Giới tại Liên Hiệp Quốc   Ông Đặng Xương Hùng, cựu viên chức ngoại giao Việt Nam. Ông vừa công khai hóa quyết định rời bỏ đảng CSVN vào đầu năm 2014.   Ông Rolin Wavre  thuộc Đảng Radical Geneva, ông Thierry Oppikofer  - Chủ tịch Cosunam, ông Michel Rossetti - cựu thị trưởng Genève.   Buổi hội thảo về nhân quyền Việt Nam trước UPR đã hoàn tất Sau phần trình bày của 3 ban diễn giả bao gồm (1) Tình trạng nhân quyền Việt Nam kể từ UPR 2009, (2) Các nhân chứng từ Việt Nam, (3) Các biện pháp đề nghị, buổi Hội Thảo đã kết thúc với bài phát biểu của ông Thierry Oppikofer  - Chủ tịch Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam (COSUNAM).   Sau đó, các diễn giả và cử toạ cùng tham dự một buổi tiếp tân để trao đổi thêm về buổi trả lời chất vấn UPR ngày mai của đại diện nhà nước Việt Nam và các bước vận động kế tiếp.   Đài Radio Chân Trời Mới sẽ tiếp tục tường trình các nội dung phát biểu tại buổi hội thảo hôm nay và các sinh hoạt UPR kế tiếp trong những bài vở sắp đến. Hoàng Long, Thanh Lan, Trần Sơn kính chào tạm biệt từ Genève Nguồn: http://radiochantroimoi.com  
......

Cựu lãnh sự VN ở Geneva xin tị nạn

Cựu lãnh sự Việt Nam tại Geneva xin tị nạn chính trị tại Thụy Sĩ trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam, diễn ra ở Geneva.   Ông Đặng Xương Hùng, lãnh sự Việt Nam ở Geneva từ 2008 đến 2012, đã lên kênh truyền hình địa phương Leman Bleu hôm Chủ nhật, cho biết ông xin tị nạn tháng 10 năm ngoái. Tin tức được truyền thông Thụy Sĩ loan đi hôm 3/2, trong lúc sắp diễn ra phiên kiểm điểm nhân quyền định kỳ tại LHQ của Việt Nam.   Ông Hùng nói ông làm tại Bộ Ngoại giao Việt Nam từ năm 1983, và gọi Việt Nam đang ở trong tình trạng “khủng hoảng” cả về kinh tế, chính trị, giáo dục, y tế. Trước đó, trên các mạng xã hội của người Việt, ông Hùng đã công bố thư ngỏ cho biết ông ra khỏi Đảng Cộng sản tháng 10 năm ngoái. “Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam.”     "Tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam và chức vụ Vụ phó Bộ Ngoại giao, xin tị nạn chính trị tại Thụy sĩ để bắt đầu cuộc đấu tranh đòi dân chủ và tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam" Đặng Xương Hùng “Đất nước và dân tộc Việt Nam chúng tôi đang sống mạnh mẽ, nhưng chế độ đương thời thì đã lâm bệnh nặng. Căn bệnh có tên là đảng cộng sản Việt Nam,” ông cáo buộc. Lá thư của ông viết: “Một nước Việt Nam không cộng sản, thực thi dân chủ và tôn trọng nhân quyền là lợi ích chung của cả cộng đồng quốc tế.” Trong một bài viết khác về việc kiểm điểm nhân quyền tại Geneva, ông Hùng kêu gọi nhắm đến “đội ngũ cán bộ cấp trung”. “Trước mắt, hướng đấu tranh vào đội ngũ cán bộ cấp trung đang thực thi nhiệm vụ. Họ là những người có trình độ hiểu biết, được tiếp cận với thế giới bên ngoài, có cơ hội so sánh, phân tích thật- hư. Đây là tầng lớp, nếu họ thay đổi thái độ sẽ làm xoay chuyển chiều hướng tình hình tại Việt Nam.”   Ông viết “cần tập trung vào phân tích cho họ thấy những hành động của họ chỉ có lợi trước mắt là Hà nội có thể tránh được những phê phán của cộng đồng quốc tế.” “Nó kéo dài thời gian chờ đợi của cả một dân tộc đang mong muốn được sống trong tự do, ấm no và hạnh phúc,” ông viết. Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese/vietnam
......

Phản đối việc công an thành phố Hồ Chí Minh ngăn cản Ts. Phạm Chí Dũng xuất cảnh

Tuyên bố của Diễn đàn Xã hội Dân sự Phản đối việc công an thành phố HCM ngăn cản Ts. Phạm Chí Dũng xuất cảnh Ngày 1-2-2014 Ts. Phạm Chí Dũng ra sân bay Tân Sơn Nhất để lên đường đi dự Hội thảo về nhân quyền và dân chủ, bên cạnh cuộc Kiểm điểm định kỳ phổ quát về nhân quyền Việt Nam tại Geneve theo lời mời của tổ chức UN-Watch đã bị công an thành phố Hồ Chí Minh ngăn cản không cho xuất cảnh. Hành động này của công an thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nghiêm trọng Điều 23 của Hiến pháp vừa có hiệu lực từ 1-1-2014 mà theo đó “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”; đã vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân được ghi nhận tại điều 12 của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã tham gia từ năm 1982; đã bôi nhọ danh dự của Việt Nam trước cộng đồng quốc tế vì nó cho thấy Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam một thành viên vừa mới được bầu của Hội đồng nhân quyền của Liên Hiệp quốc đã trắng trợn vi phạm nhân quyền, vi phạm công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia, vi phạm hiến pháp của chính mình. http://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/02/02/tuyen-bo-cua-dien-dan-... Biên bản số 166/BB-A72-TSN ngày 1-2-2014 đã viện đến đề nghị của Công an thành phố Hồ Chí Minh không cho Ts. Phạm Chí Dũng xuất cảnh dựa vào Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17-7-2007 của Chính phủ.   Điều 21 của Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định: “Công dân Việt Nam ở trong nước chưa được xuất cảnh nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây: 1. Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 2. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự. 3. Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế. 4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó. 5. Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan. 6. Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội. 7. Có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của Chính phủ”. Theo Điều 21 rõ ràng các điểm từ 1 đến 5 và điểm 7 không áp dụng được trong trường hợp này và  chỉ có thể viện vào “lý do bảo vệ an ninh quốc gia” một nửa của điểm 6 mà thôi. Điểm 3 của Điều 12 của Công ước về quyền dân sự và chính trị nêu rõ các quyền này sẽ “không phải chịu bất kỳ hạn chế nào, trừ những hạn chế do luật định và là cần thiết để bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khoẻ hoặc đạo đức xã hội hoặc các quyền tự do của người khác, và phải phù hợp với những quyền khác được Công ước này công nhận.” Điều 12 của Hiến pháp quy định “Nước cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam … tuân thủ Hiến chương Liên hiệp quốc và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên…” Như thế, những sự hạn chế quyền tự do đi lại phải do luật định mà Nghị định 136/2007/NĐ-CP không phải là luật và không thể viện dẫn đến Nghị định này để cản trở Ts. Phạm Chí Dũng hay bất cứ công dân khác nào xuất cảnh. Ngay cả giả như có thể áp dụng Nghị định 136/2007/NĐ-CP thì hành động ngăn cản này cũng đã vi phạm thủ tục của chính Nghị định đó.  Khoản 1 của Điều 22 Nghị định trên quy định thẩm quyền quyết định chưa cho công dân xuất cảnh như sau: chỉ có Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, tòa án hay cơ quan thi hành án có thể quyết định chưa cho xuất cảnh theo các khoản 1,2 và 3 của Điều 21; Bộ trưởng và chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố quyết định chưa cho xuất cảnh theo khoản 4 Điều 21; Bộ trưởng Bộ Y tế theo khoản 5; Bộ trưởng Bộ Công an theo khoản 6; và Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 của Điều 21 nêu trên.  “Đề nghị của công an thành phố Hồ Chí Minh” như được viện dẫn trong biên bản 166/BB-A72-TSN (đã nêu trên) không phải là quyết định của công an thành phố Hồ Chí Minh (trong trường hợp này công an thành phố Hồ Chí Minh cũng chẳng có thẩm quyền ấy mà chỉ Bộ trưởng Bộ công an mới có thẩm quyền), thế nhưng  người ký quyết định chưa cho xuất cảnh trong biên bản trên lại là thượng tá Phạm quốc Hùng, phó trưởng Đồn công an của khẩu Tân sơn Nhất. Như thế quyết định nêu trong biên bản 166/BB-A72-TSN là một quyết định hành chính hoàn toàn trái pháp luật.   Vì những lý do trên Diễn đàn Xã hội Dân sự cực lực lên án công an thành phố Hồ Chí Minh đã phạm pháp trong việc cản trở Ts. Phạm Chí Dũng xuất cảnh và yêu cầu: Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ công an nghiêm trị những kẻ đã có hành vi phạm pháp đối với Ts Phạm Chí Dũng cũng như đã ngăn chặn xuất cảnh một cách trái pháp luật đối với một số người khác. Ts. Phạm Chí Dũng hoàn toàn có quyền kiện công an thành phố Hồ Chí Minh đã phạm pháp trong trường hợp này và trong trường hợp đó chúng tôi yêu cầu tòa án xử nghiêm minh. Ts. Phạm Chí Dũng hoàn toàn có quyền kiện Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ra trước Hội đồng Nhân quyền (HRC) của Liên Hiệp Quốc về sự vi phạm này, tương tự như các vụ Peltonen kiện nhà nước Phần Lan (mã số 4922/92) hay vụ Celepli kiện nhà nước Thụy Điển (mã số 456/91) vv… và trong trường hợp này chúng tôi yêu cầu HRC xét xử nghiêm minh.   Trong mọi trường hợp, Diễn đàn Xã hội Dân sự bày tỏ sự đoàn kết với Ts. Phạm Chí Dũng và kêu gọi tất cả mọi người ủng hộ Ts. Phạm Chí Dũng và mạnh mẽ lên án sự phạm pháp của công an thành phố Hồ Chí Minh, lên tiếng yêu cầu Chính phủ Việt Nam nghiêm trị những kẻ phạm pháp, tôn trọng công ước quốc tế, tôn trọng hiến pháp và có những biện pháp thích đáng để không xảy ra những vụ  phạm pháp tương tự với mọi công dân Việt Nam. Ngày 2-2-2014 Diễn đàn Xã hội Dân sự Nguồn: diendanxahoidansu.wordpress.com
......

Ms Nguyễn Trung Tôn kêu gọi

Kính gửi: Quý đồng bào trong và ngoài nước là những người có tinh thần yêu chuộng tự do. Tôi: MS Nguyễn Trung Tôn Địa chỉ liên lạc: Nguyễn Trung Tôn thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Là thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ. Kính  xin chuyển tới quý vị một thông tin cần quan tâm. Tôi có 2 người bạn trên facebook cùng là đồng hương cũng là người thân cận hay chia sẻ tâm tình cùng tôi. Họ là những em sinh viên yêu nước. có nick FB là: Vô Danh Khách và Bằng Lăng. Từ tháng 5 năm 2013 khi Hội Anh Em Dân Chủ Thành lập. Vô Danh Khách đã trở thành cảm tình viên của Hội. Bởi vậy thỉnh thoảng cậu có lui tới nhà tôi chơi và thường trao đổi chuyện trò qua FB. Sau vài lần trao đổi gặp gỡ với tôi thì Vô Danh Khách đã nhiều lần bị an ninh Thanh Hóa gọi đi thẩm vấn thậm chí còn tới tận trường gây sức ép. Tuy nhiên Vô Danh Khách là người vững vàng và có hiểu biết nên cậu sinh viên này đã vượt qua các cửa ải này của an ninh.     Nhưng ngay sau đó cậu thường hay tham gia các buổi dã ngoại nhân quyền và các hoạt động tương tự. Vì vậy, an ninh đã về tận nhà uy hiếp bố mẹ cậu. Vì vậy cho nên đã mấy tháng nay gia đình cắt mọi chu cấp học hành và tiền thuê phòng trọ không cho cậu có thể học tập để cậu từ bỏ đấu tranh. Tuy nhiên, nhờ cậu có người bạn gái nick Bằng Lăng đã tận tình chia sẻ nên cậu vẫn duy trì được việc học hành cũng như tham gia các sinh hoạt khác. Mới đây an ninh Thanh hóa lại tới nhà Băng Lăng tung tin xấu kích động bố mẹ Bằng Lăng. Vậy là cả hai cậu và cô đều bị cắt mọi trợ cấp từ gia đình trong việc học tập. Tết này Vô Danh Khách nghỉ học về nhà ăn Tết ngay lập ức bị người thân đuổi ra khỏi nhà. Vô Danh Khách phải đi lang thang trong 3 ngày tết. Cô bạn gái cũng gặp hoàn cảnh chẳng kém gì. Bởi khi vừa về tới nhà để cùng gia đình vui xuân đón Tết thì cô bị cha mẹ ép phải chia tay với bạn trai, nếu không cô cũng sẽ bị đuổi khỏi nhà. Thật tội nghiệp cho 2 bạn trẻ yêu nước trong hoàn cạnh trớ trêu này. Nay tôi  viết bản tin ngắn này xin kính kêu gọi quý vị dâng lời cầu nguyện cho hai bạn và nếu có thể xin ủng hộ chút tài chính giúp các bạn vượt qua sóng gió. (Xin lỗi quý vị vì lý do an ninh nên tôi không thể cung cấp tên thật của 2 bạn trẻ nay. Tuy nhiên tôi xin lấy tất cả danh dự của mình để bảo đảm thông tin trên là hoàn toàn sự thật). Xin cám ơn quý vị đã nan lòng xem thông tin này. Thanh Hóa:ngày 2/2/2014 Nguyễn Trung Tôn ĐT: 01628387716 Email: nguyentrungtonth@gmail.com
......

Niềm Vui Trở Về Của Tù Nhân Lương Tâm AnTôn Chu Mạnh Sơn

Minh Khang, TNCG: Yên Thành, 02.01.2014. Đầu năm với hai niềm vui lớn.   Hôm nay là mồng ba tết âm lịch (02.01.2014), tại Giáo xứ Đức Lân, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Gia đình tù nhân lương tâm Chu Mạnh Sơn, các gia đình tù nhân lương tâm khác và anh em nhóm dân chủ đã vui mừng đón chào Anh Chu Mạnh Sơn từ ngục tù cộng sản trở về gia đình. Thực sự là một niềm vui khó tả không chỉ riêng gia đình anh.   Được tin hôm nay Anh Chu Mạnh Sơn hết mạn tù, anh em các tù nhân lương tâm và một số anh em dân chủ đã sớm về với gia đình để chuẩn bị đón chào anh trở về. Chuẩn bị xong chỉ chờ tin anh về nhà, suốt 3 giờ đồng hồ mong ngóng thì bước chân anh cũng đã hiên ngang trên ngõ vào nhà với hơn 80 con người, hơn 80 giọt nước mắt, hơn 80 nụ cười.   Những cái ôm, những vòng tay siết chặt của các anh em cô dì, chú bác, bạn bè, những đứa cháu thơ và cả người mẹ già ngày đêm trong ngóng làm mọi người xung quanh nghẹn ngào trong nước mắt. Cầm bó hoa trên tay mà nhóm dân chủ gửi gắm sự khâm phục, tôn trọng, và cả tình yêu thương, Chu Mạnh Sơn cũng đã rơi nước mắt nghẹn ngào vì bất ngờ trước sự chào đón nồng ấm khi mình trở về. Chu Mạnh Sơn là một sinh viên khá năng nổ và hoạt bát, anh là thành viên của trung tâm bảo vệ sự sống Gioan Phaolô II, là sinh viên cao đẳng Y tế Nghệ An, Hơn Hai năm về trước cũng vì dấn thân và đấu tranh cho Công lý và Sự thật mà chính quyền đã kết cho anh tội “Tuyên truyền chống phá nhà nước” với mức án oan 30 tháng tù giam. Chu Mạnh Sơn cũng đã được nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên tiếng bảo vệ cho sự oan sai đó, nhưng mãi đến hôm nay khi hết mạn tù anh mới được trở về. Dù hạnh phúc khi được về nhà trong những ngày đầu xuân những trên khuôn mặt anh vẫn hiện rõ trên nét mặt nhớ và thương cho những tù nhân lương tâm khác đang còn ngồi trong chốn lao tù. Anh nói “Chân lý và sự thật không bao giờ bị đánh cắp, chúng ta tin và bảo vệ cho niềm tin đó thì không bao giờ thế lực đen tối thắng được, cám ơn mọi người đã chào đón con rất hoành tráng, hy vọng những anh em đang trong chốn lao tù bình an và luôn bảo vệ cho niềm tin, chân lý, sự thật và mình đã lên tiếng”. Một chị gái đã rơi nước mắt khi nghe Chu Mạnh Sơn chia sẻ, chị nói “thực sự tôi chưa gặp và nói chuyện với anh, nhưng tôi đã không thất vọng khi cất bước hơn trăm Km ra đây”. Trong tâm tình của những ngày đầu năm, gia đình cũng đã có chén cơm ly rượu để anh em có những tâm sự về nhau với anh Chu Mạnh Sơn, một người đại diện cho anh em dân chủ đã nói “Chào mừng anh đã về một nhà tù lớn hơn, ở đây chúng em luôn dõi bước những người anh đi trước, chúng em rất khâm phục những tấm gương đi trước, và sẽ cố gắng để bảo vệ và tranh đấu đến cùng cho sự thật và nhân quyền con người” Còn rất nhiều anh em tù nhân lương tâm khác đang bị ngược đãi trong chốn lao tù, còn rất nhiều dân oan đang bị kết án oan sai.   Chúng ta hãy cầu nguyện cho nhau, đặc biệt anh và các tù nhân lương tâm Sức khỏe, Bình an, vượt qua những khó khăn trong Năm mới. Hy vọng một ngày gần nhất Công lý - Sự thật sẽ hiện diện trên quê hương yêu dấu của chúng ta.   Minh Khang Nguồn: thanhnienconggiao.blogspot.com.au
......

Vietnamese Writer Prevented from Going to Geneva Rights Meeting

February 2, 2014   A Vietnamese writer critical of government corruption and the lack of freedom in his country has been prevented by authorities from traveling to attend a conference in Geneva on the sidelines of a quadrennial U.N. review of Vietnam’s human rights record, rights groups said Sunday. Pham Chi Dung, who has a valid Vietnam passport and Swiss visa, said he was stopped by police from boarding his flight at the Tan Son Nhat airport in Ho Chi Minh city on Saturday, ahead of the “Universal Periodic Review” (UPR) at the U.N. Human Rights Council on Feb. 5. According to Dung, authorities seized his passport and indicated that his presence in the Swiss city during the U.N. review would be “harmful to the human rights image of Vietnam," which has come under sharp criticism from rights groups for cracking down on dissent and for not meeting its obligations as a new member of the U.N. Human Rights Council. Dung had been scheduled to speak at a Geneva conference entitled “With Membership Comes Responsibility: Ensuring Human Rights in Vietnam,” a day before the UPR event.   The conference, hosted by Vietnamese and international human rights organizations, was “to shine a spotlight on the most egregious human rights abuses in Vietnam today,” according to U.N. Watch, a Geneva-based human rights organization which monitors compliance with the principles of the global body’s charter.   “We are alarmed at the Hanoi government’s attempt to silence Pham Chi Dung,” said Hillel Neuer, executive director of UN Watch, which had invited Dung, who made headlines when he publicly resigned from the ruling Vietnamese Communist Party in December 2013 and called for a multiparty system.   “Vietnam is violating one of the stated principles of the UN review process, that of ensuring the participation of all relevant stakeholders, including non-governmental activists," Neuer said. Viet Tan Viet Tan, a banned Vietnamese pro-democracy group and co-host of the UPR side event, slammed Hanoi for preventing Dung from attending the conference, saying the action had further drawn international attention to the rights abuses in the one party communist state. “Only authoritarian governments deny citizens their freedom of travel and right to free expression. We expect the international community to be even more eager to hear Pham Chi Dung’s views on the challenges facing civil society in Vietnam,” Duy Hoang, spokesman for Viet Tan, said from Geneva. "We urge the U.N. Human Rights Council to consider this incident as a further example of the condition of human rights in Vietnam and the urgency for corrective action,” Duy Hoang, He said that organizers were trying to arrange for Dung’s message to be presented at the United Nations even if he cannot physically attend. Dung was held in incommunicado for five months in July 2012, under charges by the Vietnamese communist government of conspiring with “foreign reactionaries.” All other Vietnamese speakers at the Geneva event are either on their way or have safely arrived, Duy Hoang said. The other confirmed Vietnam-based participants are lawyer Ha Huy Son and journalist Tran Quang Thanh Son’s law practice has taken on high-profile cases of human rights defenders and he has been a fierce critic of the Vietnamese government’s crackdown on human rights defenders. Thanh, an independent journalist and a campaigner for press freedom as a catalyst for anti-corruption, had been a victim of a vicious acid attack, resulting in extensive damage to his face, leaving him blind in his left eye. Facing constant harassment and threats, he is currently residing in Slovakia and didn’t travel directly from Vietnam ’Verifiable commitments’ Government critics imprisoned in Vietnam include members of newly formed civil society groups, many of which have been scrutinizing the country’s rights record through the UPR process, U.S.-based Human Rights Watch said in a statement last week. It called on U.N. member states to press Vietnam to make “verifiable commitments” to improving its conduct during the review, saying the country’s record on human rights has been “dismal” despite pledges to boost its performance. Despite its election to the Human Rights Council, Vietnam has continued to violate its citizens’ rights to freedom of expression, association, assembly, religion, labor rights, land tenure rights, right to and continued to imprison government critics, HRW said. “The UN Human Rights Council should stand with brave activists who are challenging a one-party state to end systematic abuses,” HRW’s Geneva advocacy director Juliette de Rivero said. “Governments should publicly press Vietnam to engage constructively with civil society, fulfill its international human rights obligations, and allow Vietnamese people to peacefully demand fundamental change.” “Now is the time for U.N. member states to make it clear that the current situation is unacceptable and to insist that Hanoi dramatically improve the way it treats own people.” As part of the review, U.N. member states will submit recommendations for how Vietnam can improve its rights record. Reported by RFA’s Vietnamese Service. Written in English by Parameswaran Ponnudurai. Source: Radio Free Asia http://www.rfa.org/english/news/vietnam/rights-02022014164619.html ***** FOR IMMEDIATE RELEASE February 2, 2014Vietnamese journalist Pham Chi Dung blocked from attending UPR side event in Geneva GENEVA - Pham Chi Dung, a respected independent journalist and civil society advocate, was blocked by Vietnamese authorities from leaving the country yesterday evening to attend events in Geneva during the UN Human Rights Council’s Universal Periodic Review (UPR) on Vietnam. He was to be a featured speaker at a UPR side event on February 4th titled “With Membership Comes Responsibility: Ensuring Human Rights in Vietnam.” Pham Chi Dung, possessing a valid Vietnam passport and Swiss visa, was prevented by police from boarding his flight at Tan Son Nhat airport in Saigon on February 1st. According to Mr. Dung, authorities seized his passport and indicated that his participation at the United Nations would be “harmful to the human rights image of Vietnam.” “We are alarmed at the Hanoi government’s attempt to silence Pham Chi Dung,” said Hillel Neuer, executive director of UN Watch, the Geneva-based human rights organization which invited Mr. Dung. “Vietnam is violating one of the stated principles of the UN review process, that of ensuring the participation of all relevant stakeholders, including non-governmental activists. We call on the Human Rights Council and UN High Commissioner Navi Pillay to speak out against this gross breach, and to defend Vietnam’s courageous champions of human rights.” said Leon Saltiel, Deputy Director of UN Watch, the Geneva-based human rights organization which invited Mr. Dung. “Only authoritarian governments deny citizens their freedom of travel and right to free expression. We urge the UN Human Rights Council to consider this incident as a further example of the condition of human rights in Vietnam and the urgency for corrective action,” said Duy Hoang, spokesperson for Viet Tan, a Vietnamese pro-democracy organization and co-host of the UPR side event. Pham Chi Dung is an independent journalist and researcher whose work has appeared in prominent publications, including the BBC, Voice of America, Radio Free Asia, and Radio France Internationale. A prolific writer and political essayist, Dung began a literary career in 1986 and continued writing for numerous online publications. A Communist Party member for 20 years, he made headlines when he publicly quit the party in December 2013, calling for a multiparty system. Pham Chi Dung holds a doctorate in economics. Organizers of the UPR side event will arrange for Pham Chi Dung’s message to be presented at the United Nations even if he cannot physically attend. This side event is co-hosted by: ARTICLE 19, COSUNAM, Human Rights for Vietnam PAC , Lawyers for Lawyers, Media Legal Defence Initiative, PEN International, UN Watch, and Viet Tan. Details With Membership Comes Responsibility: Ensuring Human Rights in Vietnam What: UPR Side Event When: February 4th, 12:30pm - 2:30pm Where: Palais Des Nations, Room XXV For interviews or press inquiries: Leon Saltiel, Deputy Director, UN Watch: leon@..., +4122 7341472 Trinh Nguyen, Communications Director, Viet Tan: trinhnguyen@..., +1 202 596 7951  
......

THÔNG CÁO BÁO CHÍ - Công Bố Diễn Giả Từ Quốc Nội Tại Hội Thảo UPR 4/2

THÔNG CÁO BÁO CHÍ Ngày 2 tháng 2 năm 2014 Công Bố Diễn Giả Từ Quốc Nội Tại Hội Thảo UPR 4/2Ts. Phạm Chí Dũng, một trong những diễn giả bị ngăn cản xuất cảnh   GENÈVE – Ban Tổ Chức Hội Thảo UPR: “Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” sẽ diễn ra tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ngày 4/2, xin đặc biệt công bố thành phần diễn giả từ Quốc Nội: • Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập và nhà nghiên cứu về xã hội dân sự. • Nhà báo Trần Quang Thành, cựu phóng viên Đài Truyền Hình Việt Nam và Tiếng Nói Việt Nam. • Luật sư Hà Huy Sơn, luật sư bào chữa cho nhiều nhà hoạt động nhân quyền. Ban Tổ Chức xin chào đón nhà báo Trần Quang Thành và Ls. Hà Huy Sơn đến Genève. Tuy nhiên, Ts. Phạm Chí Dũng trong khi đang chuẩn bị lên đường sang Genève vào tối ngày 1/2, đã bị ngăn cản xuất cảnh và thu hồi hộ chiếu tại sân bay Tân Sơn Nhất. Sự ngăn chặn này là một hành động vi phạm trầm trọng quyền tự do đi lại của Ts. Phạm Chí Dũng. “Chúng tôi rất lo ngại về việc nhà cầm quyền Hà Nội tìm cách dập tắt tiếng nói của Ts. Phạm Chí Dũng. Hà Nội đã vi phạm một trong những nguyên tắc của quá trình UPR, đó là bảo đảm sự tham gia của tất cả thành phần quan tâm, bao gồm các nhà hoạt động phi chính phủ. Chúng tôi kêu gọi Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Cao Ủy Navi Pillay phản đối sự vi phạm này và lên tiếng bảo vệ các tiếng nói can đảm Việt Nam,” Ông Hillel Neuer, Giám đốc của UN Watch phản ứng mạnh mẽ. UN Watch là một tổ chức nhân quyền có trụ sở tại Thụy Sĩ và đã gởi lời mời Ts. Dũng đến Genève. Ts. Phạm Chí Dũng sẽ vẫn tham dự buổi hội thảo qua Skype để trình bày về vai trò xã hội dân sự tại Việt Nam. Trong các cuộc gặp gỡ với những quốc gia thành viên như Hoa Kỳ, Anh, Thụy Điển, Đức, Na Uy, Thụy Sĩ, Ireland cũng như EU và năm cơ chế báo cáo đặc biệt của Liên Hiệp Quốc vào ngày 3/2, chúng tôi sẽ vận động quốc tế can thiệp mạnh hơn vào quyền đi lại của người dân Việt Nam, không để nhà cầm quyền Hà Nội biến đất nước Việt Nam trở thành một nhà tù lớn cho các nhà hoạt động. Chi tiết: Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ Thời gian: Thứ ba, ngày 4 tháng 2 lúc 12:30 đến 14:30 Địa điểm: Palais Des Nations, Phòng XXV, Liên Hiệp Quốc, Genève Mọi chi tiết hoặc thu xếp phỏng vấn, xin liên lạc: • Leon Saltiel, Deputy Director, UN Watch: leon@unwatch.org, +4122 7341472 • Trinh Nguyen, Communications Director, Viet Tan: trinhnguyen@viettan.org, +1.202.596.7951 Trân trọng, ARTICLE 19 COSUNAM Human Rights for Vietnam PAC Lawyers for Lawyers Media Legal Defence Initiative PEN International UN Watch Đảng Việt Tân
......

Ls Lê Quốc Quân: 'Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết'

Một tù nhân lương tâm nổi tiếng của Việt Nam, ông Lê Quốc Quân, vừa gửi thư từ trong tù khẳng định khát vọng tranh đấu đến cùng cho tự do và dân chủ cho đất nước, đồng thời bày tỏ lòng 'từ bi', 'tha thứ' cho những ai đã gây đau khổ cho ông và gia đình ông. LS Lê Quốc Quân (đầu tiên, bên phải) tại phiên tòa sơ thẩm ngày 02/10/2013. Trong bức thư viết tay được chuyển về cho gia đình của ông đúng hôm 30 Tết nguyên đán Giáp Ngọ, tức ngày 30/1/2014, ông Quân bày tỏ lời cảm ơn tới tất cả những ai đã quan tâm tới vụ án mà chính quyền Việt Nam đã xét xử và sắp tiến hành phúc thẩm với ông. Luật sư bất đồng chính kiến bày tỏ hy vọng sẽ có 'sự đột biến' ở phiên tòa phúc thẩm dự kiến diễn ra vào ngày 18/2 tới đây và mong mỏi nhận được sự ủng hộ của người dân và các giới. Bức thư từ trong tù của ông Quân viết: "Từ nhà tù Hỏa Lò, giữa bao vây và trở ngại đến nghẹt thở, tôi hy vọng mảnh giấy này đến được với truyền thông và công luận, "Sự thực luôn có đường đi riêng và lòng tốt thì có ở khắp mọi nơi. Xin chân thành cảm ơn tất cả đồng bào đã yêu thương giúp đỡ tôi và gia đình trong lúc khó khăn này. Trong nhà tù lạnh lẽo tôi thấy ấm lòng." Hôm 01/2, ông Lê Quốc Quyết, em ruột của luật sư Quân xác nhận với BBC bằng văn bản và điện thoại các bức thư là của anh ruột của ông. Ông Quyết nói: "Đúng đêm 30 Tết, có một người mà chúng tôi đoán là anh em tù trong số mới được ân xá, đã chuyển những bức thư viết tay của anh Quân đến cho gia đình chúng tôi, "Đó đúng là chữ, là văn, là tư tưởng và là chữ ký của anh ấy, những dòng chữ được viết trên những mảnh giấy cóp nhặt, có chỗ viết trên mặt trong của một vỏ bao thuốc lá, "Anh em tù ấy chắc cũng đã rất vất vả mới chuyển được lá thư ấy đến kịp dịp Tết cho gia đình chúng tôi, và chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc!" 'Sẵn sàng ngồi tù đến chết' Lá thư Tết Giáp Ngọ của LS Lê Quốc Quân Bức thư của luật sư Quân viết tiếp: "Tôi sẵn sàng ngồi tù cho đến chết nếu điều đó là tốt đẹp hơn cho Tổ quốc và Nhân dân Việt Nam anh hùng, "Tôi có một mong muốn tột bậc là tự do – dân chủ - nhân quyền được có thật trên quê hương yêu dấu này. Đó là nền tảng cho ấm no và hạnh phúc bền lâu cho Đồng bào." Về phiên tòa phúc thẩm dự kiến vào hôm 18 tháng này, lá thư viết: "Tôi hy vọng sẽ có được sự đột biến ở phiên tòa phúc thẩm sắp tới và rất mong có được sự ủng hộ của đồng bào. Sự ủng hộ bên ngoài có ‎ý nghĩa quyết định đến chiến thắng của tự do và công l‎ý tại tòa." Luật sư Quân khẳng định bản án 30 tháng dành cho ông là "bất công và vi phạm pháp luật", đồng thời cho hay ông đã kháng cáo lên tòa án Tối cao và đã tố cáo thẩm phán vi phạm điều 295 Bộ luật Hình sự vì đã ra bản án trái với pháp luật. Ông viết: "Mỗi ngày tôi còn bị giam (cầm) là một ngày cực khổ đối với tôi và gia đình, quan trọng hơn, là một ngày Luật pháp Việt Nam tiếp tục bị chà đạp." Mặt khác, luật sư Quân cũng bày tỏ ông đã tha thứ cho những ai làm cho ông và gia đình ông đau khổ. Ông viết: "Tôi chân thành xin lỗi tất cả những ai đã buồn phiền hoặc khổ cực vì hành vi, lý tưởng, lời nói, việc làm của tôi và tôi cũng tha thứ cho bất cứ ai đã gây ra lỗi và đau khổ cho tôi và gia đình tôi, dù họ có đứng trên quan điểm nào."   Lá thư Tết Giáp Ngọ của LS Lê Quốc Quân 'Niềm tin vào nhân dân' Cuối cùng, ông Quân bày tỏ niềm tin vào tương lai của đất nước và vai trò của nhân dân trong viễn cảnh mà ông chia sẻ trong lá thư dịp Tết Giáp Ngọ. Ông viết: Bài thơ viết trên giấy từ vỏ bao thuốc lá trong dịp Tết Giáp Ngọ của LS Quân "Điều tốt sẽ lớn lên, điều xấu sẽ nhỏ lại. Dân chủ sẽ được mở rộng, độc tài sẽ phải co vòi. "Nhân dân Việt Nam anh hùng sẽ xứng đáng được sống phồn vinh, hạnh phúc. Nhân dân sẽ tự biết cách và sẽ tự làm. Không ai được quyền và có thể làm thay. Việt Nam muôn năm." Bài thơ viết trên giấy từ vỏ bao thuốc lá trong dịp Tết Giáp Ngọ của LS Quân   Luật sư Lê Quốc Quân sinh 1971 là một blogger và nhân vật bất đồng chính kiến tranh đấu cho tự do và nhân quyền ở Việt Nam. Ông bị Tòa án Nhân dân TP Hà Nội kết án 30 tháng tù giam vào ngày 02/10 năm ngoái với tội danh "trốn thuế", nhiều người trong gia đình của ông cũng đã bị bắt giữ, hoặc bị sách nhiễu. Một số quốc gia như Hoa Kỳ cũng như Liên minh châu Âu, cùng các tổ chức theo dõi nhân quyền, phi chính phủ quốc tế và khu vực đã yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ bản án và trao trả tự do vô điều kiện, ngay lập tức cho ông Quân.
......

Trận Hoàng Sa trong chiến tranh lạnh toàn cầu

1.-  CHIẾN TRANH LẠNH   Chiến tranh lạnh bắt đầu từ năm 1946, sau thế chiến thứ hai (1939-1945), là tình trạng tranh chấp căng thẳng, gay cấn và quyết liệt giữa hai khối tư bản và cộng sản (CS).  Nói trắng ra, đây là cuộc tranh chấp giữa hai tập đoàn quyền lợi tư bản và CS.  Hai tập đoàn quyền lợi nầy đối chọi nhau về tất cả các mặt, nhưng hai bên không trực tiếp đánh nhau vì các cường quốc đứng đầu hai khối cùng thủ đắc võ khí nguyên tử, sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra, thì cả hai bên đều thiệt hại nặng nề.  Chiến tranh lạnh, có một số đặc điểm như sau: 1) Mỗi khối không phải là một tổ chức thống nhứt, không có chỉ huy chặt chẽ.  2) Các quốc gia trong mỗi khối vẫn duy trì quyền lợi riêng tư, nên trong nội bộ mỗi khối, các quốc gia vẫn xảy ra tranh chấp quyền lợi với nhau, nhiều khi không kém phần quyết liệt.  Ví dụ giữa Hoa Kỳ và Pháp trong khối tư bản, giữa Liên Xô và Trung Cộng trong khối CS.  3)  Quyền lợi quốc gia của các nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh và theo thời gian nên chính sách đối ngoại cũng thay đổi theo thời gian. (Ví dụ Hoa Kỳ, Pháp, Liên Xô, Trung Cộng.)  4) Các nước nhỏ yếu bị các nước cường quốc lợi dụng.  Các cường quốc dùng các nước nhỏ để trao đổi quyền lợi giữa các cường quốc. 5) Trong chiến tranh lạnh, có một số tranh chấp địa phương, bùng nổ thành những điểm nóng, mà các cường quốc trong hai khối đứng về hai phía đối đầu nhau.   Từ khi xảy ra chiến tranh lạnh trên thế giới năm 1946, tại Á Châu, hai điểm nóng quan trọng là chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) và chiến tranh Việt Nam (1960-1975).  Trong cả hai cuộc chiến Triều Tiên và Việt Nam, Hoa Kỳ đều ủng hộ hai miền Nam tự do, chống lại hai miền Bắc CS, nhưng Hoa Kỳ áp dụng hai chiến lược khác nhau tại hai cuộc chiến nầy.  2.-  CHIẾN LƯỢC HOA KỲ TẠI NAM VIỆT NAM: PHÒNG THỦ Tại Triều Tiên, Hoa Kỳ tấn công Bắc Triều Tiên để phòng thủ Nam Triều Tiên, tức Hoa Kỳ lấy công làm thủ. Tại Việt Nam, Hoa Kỳ không tấn công Bắc Việt Nam mà chỉ phòng thủ ở  Nam Việt Nam, tức Hoa Kỳ lấy thủ làm thủ.   Cả hai nước Triều Tiên và Việt Nam đều có biên giới giáp ranh với Trung Cộng ở phía bắc.  Khi quân Bắc Triều Tiên tấn công Nam Triều Tiên năm 1950, quân đội Hoa Kỳ cùng quân đội Liên Hiệp Quốc giúp Nam Triều Tiên, đánh đuổi quân Bắc Triều Tiên đến sông Áp Lục (Yalu River), là biên giới với Trung Cộng.  Quân Trung Cộng tràn qua giúp Bắc Triều Tiên.  Sau ba năm đánh nhau qua lại, hai bên đình chiến năm 1953 ở vĩ tuyến 38, chia hai nước Triều Tiên. Vì vậy, khi tham chiến ở Việt Nam năm 1965, các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ bị ám ảnh bởi chiến tranh Triều Tiên. (Mark Moyar, Triumph Forsaken, The Vietnam War, 1954-1965, New York: Cambridge University Press, 2006, tr. 306.)  Hoa Kỳ lo ngại nếu đánh ra Bắc Việt Nam, thì Trung Cộng sẽ can thiệp như ở Triều Tiên, nên tại Nam Việt Nam, Hoa Kỳ chủ trương chỉ phòng thủ ở Nam Việt Nam, phía nam đường phi quân sự ở vĩ tuyến 17, không tấn công ra Bắc Việt Nam, tránh  đụng chạm đến Trung Cộng. 3.-  CHÍNH SÁCH KHÔNG CHIẾN THẮNG Chiến lược phòng thủ của Hoa Kỳ có thể tóm gọn qua câu nói của đô đốc Grant Sharp, tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương 1964-1968: “Chính phủ chúng ta lập lại để làm rõ rằng những mục tiêu của chúng ta trong cuộc tranh chấp ở Việt Nam là giới hạn.  Chúng ta không buộc phải tiêu diệt chế độ Hà Nội, không cưỡng ép dân chúng Bắc Việt Nam phải chấp nhận một hình thức chế độ khác và cũng không tàn phá Bắc Việt Nam.  Chúng ta đơn giản muốn Bắc Việt Nam ngưng điều khiển và ngưng yểm trợ phiến quân Việt cộng ở miền Nam và đưa lực lượng của họ về nhà.  Chiến lược điều khiển chiến tranh của chúng ta phản ảnh những mục tiêu giới hạn nầy.” (Nguyên văn: “Our Government has repeatedly made it clear that our objectives in the Vietnam conflict are limited. We are not ought to destroy the Hanoi regime, or to compel the people of North Vietnam to adopt another form of government, nor are we out to devastate North Vietnam. We simply want North Vietnam to cease its direction and support of the Vietcong insurgency in the South and take its forces home. Our strategy for the conduct of the war reflects these limited objectives.”) (William D. Pawley & Richard R. Tryon, Jr., “Why the Communists are Winning as of 1976 and How They Lost in 1990”, http://www.gratisbooks.com/, chữ khóa: “Getting bogged down in Vietnam”.)   Do chủ trương chiến tranh giới hạn (limited war), bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đưa ra  những “quy tắc tham chiến” (rules of engament) tức quy tắc quân đội ứng xử khi tham chiến ở NVN như một thứ cẩm nang, nhằm ngăn ngừa và giới hạn những ngẫu biến ở biên giới Hoa Việt hay vùng phi quân sự vĩ tuyến 17.  Quy tắc tham chiến hạn chế các mục tiêu tấn công, và hạn chế các hoạt động của Không quân, giảm hỏa lực làm giảm sức mạnh quân đội Hoa Kỳ.  Ai vi phạm, sẽ bị trừng phạt nặng.  (ví dụ trường hợp đại tướng John Lavelle năm 1972.) “Những quy tắc nầy bảo đảm rằng chúng ta không thể thắng và cộng sản cũng không thể thất bại.” (Nguyên văn: “These rules insured that we could not win and that the communists could not lose.”) (Steve Farrell, Why We Lost in Vietnam - The Untold Story, University of Toronto, School of Continuimg Studies, The Moral Liberal. ) Thượng nghị sĩ đảng Cộng Hòa Barry Goldwater tuyên bố tại Taipei (Đài Bắc) khi đến Đài Loan viếng tang tổng thống Tưởng Giới Thạch, gọi đây là “chính sách không chiến thắng” (“no win policy”). (The Bryan Times, Thursday, April 17-4-1975.) 4.-  CHIẾN LƯỢC PHÒNG THỦ KHÔNG HỮU HIỆU VỚI KHỦNG BỐ VÀ DU KÍCH Trong chiến tranh Nam Việt Nam, cộng sản Việt Nam sử dụng chiến thuật khủng bố và du kích.  Quân du kích CS khủng bố, đánh phá khắp nơi trên toàn quốc, gây thiệt hại mỗi ngày một ít, mỗi nơi một ít, nhưng “tích tiểu thành đa”, lâu ngày làm hao mòn quân đội Nam Việt Nam và quân đội Hoa Kỳ.    Thật rất khó chống lại du kích chiến, nhất là trong địa hình rừng núi như Việt Nam.  (Ngày nay, người Mỹ tận dụng hết khả năng quân sự vẫn không chống lại được du kích Al-Qaeda, Taliban, Afghanistan.) Muốn chận đứng du kích CS ở Nam Việt Nam, chỉ có cách duy nhứt là chận đứng ngay từ gốc, tức là hậu phương lớn của du kích CS, là Bắc Việt Nam, tức phải tấn công Bắc Việt Nam, mới chận đứng được du kích CS trên toàn cõi Nam Việt Nam.  Như Hoa Kỳ đã từng đánh ra Bắc Triều Tiên trước đây mới chận đứng hẳn du kích CS ở Nam Triều Tiên.   Vì không đánh ra Bắc Việt Nam để chận đứng du kích từ tận gốc, mà chỉ mở những cuộc hành quân bình định ở Nam Việt Nam và ngồi chờ du kích đến quấy phá mới phản công, nên dù trang bị tối tân, quân đội Nam Việt Nam và Hoa Kỳ không thể tiêu diệt hết khủng bố và du kích của CS ở Nam Việt Nam.   Hoa Kỳ còn lo ngại quân đội Nam Việt Nam bất ngờ tấn công ra Bắc Việt Nam để giải tỏa áp lực của CS ở Nam Việt Nam, nên Hoa Kỳ ngăn chận tất cả những đề nghị từ phía Việt Nam Cộng Hòa tấn công ra Bắc Việt Nam.  Ví dụ trong cuộc mít-tin tại Sài Gòn ngày 19-7-1964, kỷ niệm Ngày Quốc hận [ngày ký kết Hiệp định Genève 20-7-1954], trung tướng Nguyễn Khánh hô hào Bắc tiến.  Đại sứ Maxwell Taylor và các viên chức Mỹ có mặt tại cuộc mít-tin tránh né không bình luận. (John S. Bowman, The Vietnam War, Day by Day, New York: Mallard Press, 1989, tr. 42.)  Ngày 1-12-1965, trung tướng Nguyễn Chánh Thi gởi thư lên chủ tịch Ủy Ban Lãnh Đạo Quốc Gia là trung tướng Nguyễn Văn Thiệu đề nghị Bắc tiến; đồng thời tướng Thi còn gởi thư cho đại sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn công khai đề nghị Bắc tiến. (Nguyễn Chánh Thi, Việt Nam, một trời tâm sự, California: Nxb. Anh Thư, 1987, tt. 319=344.)  Năm 1972, trong mùa hè đỏ lửa. quân Bắc Việt Nam tràn qua vùng phi quân sự ở vĩ tuyến 17.  Quân đoàn I đề nghị đưa quân vượt qua vĩ tuyến 17 đánh ngược ra Bắc.  Được tin nầy, phía cố vấn Hoa Kỳ liền giới hạn cấp số xăng, cấp số đạn và ngưng tiếp tế lương khô cho Lữ đoàn 1 Kỵ binh Việt Nam Cộng Hòa nhằm chận đứng cuộc Bắc tiến. (Hà Mai Việt, Thép và Máu, Thiết giáp trong chiến tranh, Texas, 2005, tr. 103.) Với chiến lược phòng thủ tại NVN, quân đội Hoa Kỳ không thất bại, nhưng quân đội Hoa Kỳ cũng không chiến thắng, dậm chân tại chỗ.  Trước tình hình nầy, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ quyết định thay đổi sách lược. 5.-  HOA KỲ THAY ĐỔI VÌ LÝ DO QUỐC NỘI Chiến tranh kéo dài, dân chúng Hoa Kỳ mệt mỏi, chán nản, nổi lên phản đối.  Phong trào phản chiến ở Hoa Kỳ lên mạnh chỉ sau vài năm Hoa Kỳ tham chiến.  Trong niên khóa 1969-1970, xảy ra 1,800 cuộc biểu tình, 7,500 người bị bắt giữ, 247 vụ đốt phá, 462 người bị thương mà 2/3 là cảnh sát và 8 người chết. Từ tháng 1-1969 đến tháng 2-1970 có 40,000 vụ ném bom, hay âm mưu ném bom, hay đe dọa ném bom liên hệ đến chiến tranh, gây thiệt hại 21 triệu Mỹ kim, hàng trăm người bị thương và 43 người chết. (Richard Nixon, No more Vietnams, London: W. H. Allen, 1986, tr. 126.) Phong trào phản chiến Hoa Kỳ lên cao vì trong thời điểm nầy, ngoài quân đội chuyên nghiệp, Hoa Kỳ còn có binh sĩ động viên.  Thân nhân binh sĩ động viên phản đối mạnh mẽ chiến tranh vì sợ con em phải bỏ mạng trên chiến trường Việt Nam.  (Luật động viên ở Hoa Kỳ được bãi bỏ ngày 27-1-1973.  Ngày nay, quân đội Hoa Kỳ chỉ gồm toàn quân nhân chuyên nghiệp.) Tin tức phản chiến, chống chiến tranh Việt Nam, được các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ đưa lên truyền hình, chiếu liên tục suốt ngày làm nản lòng dân chúng Hoa Kỳ.  Có thể nói phong trào phản chiến Hoa Kỳ là đồng minh hữu hiệu và là nội tuyến đắc lực của Công sản Việt Nam.  Các chính trị gía và các đảng phái muốn đắc cử, phải điều chính sách lược để thu phục lòng dân Hoa Kỳ, mới được phiếu bầu.    6.-  HOA KỲ THAY ĐỔI VÌ LÝ DO QUỐC TẾ Vào cuối thập niên 60 và đầu thập niên 70, các chính trị gia Hoa Kỳ dựa trên quan niệm địa lý chính trị học (geopolitics), như sau: "Bắc Việt không thể tàn phá Hoa Kỳ trong vòng nửa giờ, hoặc tiêu hủy các thành phố, giết một nửa dân số, nhưng với hỏa tiễn nguyên tử, Liên Xô có thể làm được việc đó.  Trung Quốc tuy chưa ngang tầm của Liên Xô vì ít võ khí nguyên tử, nhưng lại đe dọa phần còn lại của Á châu vì ý hệ chính trị cứng rắn và vì dân số đông đảo của họ." (Roger Warner, Shooting at the Moon [Bắn trăng], Steerforth Press, South Royalton, Vermont, 1996, tr. 333-334.) Từ  đó, giới chính trị  Hoa Kỳ đưa ra nhận định mới.  “Hy sinh Nam Việt Nam mới thật là đáng giá.  Còn hơn là hao phí thêm nhiều sinh mạng người Mỹ và hàng tỷ mỹ kim để chống đỡ Nam Việt Nam mà ít hy vọng thắng lợi, tại sao không thỏa thuận thua cuộc để đổi lấy sự mở cửa Trung Quốc nhắm làm yếu đi kẻ thù thực sự là Liên Xô." (Roger Warner, sđd. tr. 336.)  Lúc đó, cuộc tranh chấp Liên Xô – Trung Cộng càng ngày càng gay gắt.  Hoa Kỳ muốn khai thác mối chia rẽ nầy, lôi kéo Trung Cộng về phía Hoa Kỳ. Bill Sullivan, thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ đặc trách Đông Á và Thái Bình Dương, trả lời một cuộc phỏng vấn rằng:  "Như thế, tôi đi đến kết luận, và điều nầy nghe ra có vẽ tráo trở, rằng không thắng cuộc chiến nầy thì chúng ta sẽ khá hơn.  Đặc biệt nữa là người Trung Quốc đã khai thông với chúng ta, và làm cho người Trung Quốc tách rời khỏi Liên Xô và nghiêng về phía chúng ta, đối với chúng ta còn quan trọng hơn nhiều việc chiến thắng ở Việt Nam." (Roger Warner, sđd. tr. 336.) Vì vậy, lúc đó người Hoa Kỳ nghĩ rằng: “Thua trận ở Việt Nam lành mạnh cho Hoa Kỳ hơn là thắng trận.  Rằng thua trận nằm trong quyền lợi quốc gia.  Rằng đó là lợi thế... Đó là quan niệm cấp tiến triệt để vào thời đó, rằng thua trận và phó mặc các đồng minh Đông nam Á của chúng ta cho số phận của họ, như thế mới đúng là cách làm của chúng ta." (Roger Warner, sđd. tr. 333.) Như trên đã viết, dù là tư bản hay cộng sản, quyền lợi của mỗi nước luôn luôn thay đổi theo hoàn cảnh.  Trước đây, vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ đến Nam Việt Nam để ngăn chận sự bành trướng của cộng sản nhất là Trung Cộng.  Nay cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ tìm cách rút lui khỏi Việt Nam.  Năm 1969, tổng thống Richard Nixon đưa ra kế hoạch “Việt Nam hóa” chiến tranh (Vietnamization), là một mỹ từ để chỉ việc chuyển gánh nặng quân sự cho quân lực Việt Nam Cộng Hòa, rồi Hoa Kỳ rút quân đội Hoa Kỳ về nước. Đồng thời, Hoa Kỳ nhận thấy hố chia rẽ giữa Trung Cộng và Liên Xô càng ngày càng sâu rộng.  Hoa Kỳ tìm cách thân thiện với Trung Cộng, vừa nhờ Trung Cộng áp lực với Bắc Việt Nam để Hoa Kỳ rút quân, đem tù binh Hoa Kỳ về nước, vừa lôi kéo Trung Cộng về phía Hoa Kỳ, tách xa Liên Xô. 7.-  TRUNG CỘNG: THAM VỌNG XUỐNG ĐÔNG NAM Á Các lãnh tụ Trung Cộng không khác gì các vua chúa Trung Hoa ngày xưa, luôn luôn nuôi mộng xâm lăng Việt Nam để tràn xuống Đông Nam Á.  Lịch sử cho thấy quân đội Trung Hoa thời quân chủ không thể chiến thắng được quân đội Đại Việt.  Vì vậy, lần nầy, Trung Cộng thay đổi sách lược, nhìn ra Biển Đông nhắm đến Hoàng Sa, là quần đảo của Việt Nam trong Biển Đông, nằm trên thủy lộ chiến lược từ eo biển Malacca ra Thái Bình Dương. Nguyên từ 24-2 đến 29-4-1958 tại Genève, Liên Hiệp Quốc tổ chức Hội nghị về luật biển. Do những tranh cãi tại Genève về chiều rộng của hải phận quốc gia và hải phận quốc tế, Mao Trạch Đông tuyên bố ngày 28-6-1958: “Hiện nay, Thái Bình Dương không yên ổn.  Thái Bình Dương chỉ yên ổn khi nào chúng ta làm chủ nó.” (Jung Chang and Jon Halliday, The Unknown Story MAO, New York: Alfred A. Knopf, Publisher, 2005, tr. 426.) Phát biểu nầy là khởi đầu cho chủ trương mới của Trung Cộng về Biển Đông và Thái Bình Dương. Năm tháng sau, ngày 4-9-1958, Quốc hội Trung Cộng đưa ra bản tuyên cáo về hải phận, gồm 4 điều.  Trong 4 điều nầy, Trung Cộng đưa ra hai điểm quan trọng: 1) Xác định hải phận Trung Cộng rộng 12 hải lý. 2) Xác định hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vốn thuộc lãnh thổ Việt Nam, là của Trung Cộng (điều 1 và điều 4). Đáp lại tuyên cáo ngang ngược nầy, Phạm Văn Đồng thủ tướng Bắc Việt Nam, thừa lệnh Hồ Chí Minh và bộ Chính trị đảng Lao Động tức đảng Cộng Sản Việt Nam, gởi cho Trung Cộng công hàm ngày 14-9-1958, tán thành bản tuyên cáo ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Trung Cộng, tức Bắc Việt Nam tán thành chuyện hải phận 12 hải lý của Trung Cộng, đồng thời tán thành luôn  rằng các quần đảo Hoàng Sa,và Trường Sa, thuộc lãnh thổ Trung Cộng.  Đây là tội phản quốc lớn lao nhất trong lịch sử Việt Nam từ cổ chí kim. Năm 1963, trong cuộc họp với đại diện đảng Lao Động Việt Nam (tức đảng Cộng Sản Việt Nam), Mao Trạch Đông nói: “Tôi sẽ làm chủ tịch của 500 triệu bần nông đưa quân xuống Đông Nam Á.”  Tháng 8-1965, trong cuộc họp của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, Mao Trạch Đông tuyên bố: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam Á, bao gồm cả miền Nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Mã Lai, Singapore…” (Sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc 30 năm qua, Hà Nội: NXB Sự Thật, 10-1979, Chương “Việt Nam trong chính sách Đông Nam Á của Trung Quốc”.)  Trong khi đó, Hoa Kỳ xích lại với Trung Cộng từ năm 1971. 8.-  HOA KỲ – TRUNG CỘNG XÍCH LẠI GẦN NHAU Tháng 3-1969, chiến tranh giữa Liên Xô và Trung Cộng bùng nổ ở trên sông Ussuri.  Trung Cộng muốn tìm một đồng minh mới để làm đối trọng với Liên Xô.  Trong khi đó, Hoa Kỳ đang tìm cách rút lui dần dần khỏi Việt Nam, cũng muốn thân thiện với Trung Cộng để nhờ Trung Cộng áp lực với Cộng sản Việt Nam và tách Trung Cộng ra khỏi Liên Xô.  Hai kẻ cựu thù Hoa Kỳ và Trung Cộng nay đều có nhu cầu xích lại gần nhau.   Sau một thời gian thăm dò, liên lạc, thương thuyết mật giữa các phái đoàn Hoa Kỳ và Trung Cộng, ngày 9-7-1971, Henry Kissinger bí mật đến Bắc Kinh.  Năm sau, tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon đi thăm Trung Cộng ngày 21-2-1972.  Nixon thông báo cho các lãnh tụ Trung Cộng biết là Hoa Kỳ sẽ đơn phương rút quân khỏi Nam Việt Nam, không đòi hỏi Bắc Việt Nam rút quân khỏi Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ không báo cho Việt Nam Cộng Hòa biết. Khi Richard Nixon về nước, Chu Ân Lai qua Hà Nội tường thuật cho giới lãnh đạo Bắc Việt Nam.  Bắc Việt Nam liền mở cuộc tấn công Nam Việt Nam mạnh mẽ từ tháng 4-1972. (Mùa hè đỏ lửa).  Lúc đó, “Kissinger đã phái Winston Lord tới New York gặp Hoàng Hoa, đại sứ Trung Quốc tại Liên Hiệp Quốc, để trao đổi một “bức điện miệng” nhắn Trung Quốc: "Hải quân Mỹ sẽ được lệnh ở lại tại khoảng cách 12 dặm kể từ quần đảo Hoàng Sa”.” (Henry A. Kissinger, Ending the Vietnam War, New York:  Nxb. Simon & Schuster, 2003, tr. 246. Huy Đức trích lại, Bên thắng cuộc, I: Giải phóng, New York: Osin Book, 2012 , tr. 109.)  Đổi lại, Trung Cộng giúp Hoa Kỳ bằng cách áp lực Bắc Việt Nam trở lại thảo luận nghiêm chỉnh tại Hội nghị Paris, nhằm giải quyết chiến tranh Việt Nam. Như thế, ngay từ năm 1972, Hoa Kỳ ngầm hứa hẹn đồng ý để cho Trung Cộng tự do hành động ở Hoàng Sa. Trung Cộng chờ đợi cơ hội ra tay.  Cuối cùng, Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa ngày 19-1-1974.    Cần chú ý về thời điểm nầy: 1) Sau hiệp định Paris (27-1-1973), Hoa Kỳ rút quân hoàn toàn ra khỏi Nam Việt Nam, và không trở lui nữa. 2)  Liên Xô tăng cường viện trợ gấp 4 lần cho Bắc Việt Nam để tấn công Nam Việt Nam. 3) Nam Việt Nam bận rộn chống đỡ cuộc tấn công của Bắc Việt Nam. 4) Trung Cộng dự đoán Bắc Việt Nam sẽ thắng thế, nên quyết định chiếm Hoàng Sa trước khi Nam Việt Nam sụp đổ. 5) Đầu năm 1974, Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Diệp Kiếm Anh, Đặng Tìểu Bình quyết định kế hoạch tấn công Hoàng Sa.  Ngày 17-1-1974, Mao Trạch Đông phê chuẩn báo cáo của Diệp Kiếm Anh xin đánh Hoàng Sa. (Tân Hoa Xã ngày 6-8-2013 và BBC ngày 20-12-2013.) 9.-  PHẢN ỨNG CỦA HOA KỲ SAU TRẬN HOÀNG SA   Lúc đó Cơ quan Trung Ương Tình báo (CIA) Hoa Kỳ theo sát tình hình Biển Đông và Hoàng Sa.  Hằng ngày, CIA ra bản tin Central Intelligence Bulletin (CIB) và trình nạp thẳng đến Văn phòng tổng thống Hoa Kỳ.  Bản tin ngày 19-6-1971 viết: “Những đoàn công voa hải quân từ Yu-lin (Du Lâm) trên đảo Hải Nam hiện tới Hoàng Sa thường xuyên, nhất là Woody Island (đảo Phú Lâm), một trong những đảo lớn nhất trong nhóm. Bảo vệ đoàn tàu chủ yếu là tàu khu trục, là tàu chiến lớn nhất trong hạm đội Nam Hải của Trung Quốc.”  (BBC, ngày 30-12-2013.) Như thế Chính phủ Hoa Kỳ nắm bắt rất rõ những hoạt động của Hải quân Trung Cộng ở Biển Đông. Năm 1972, khi xảy ra chiến cuộc “Mùa hè đỏ lửa”, Hoa Kỳ đã giao cho Trung Cộng một “thông điệp miệng” về vấn đề Hoàng Sa (đã trình bày ở trên). Trong trận Hoàng Sa, quân đội Hoa Kỳ hoàn toàn làm ngơ và tránh xa Hoàng Sa, đến nỗi phó đề đốc Hồ Văn Kỳ Thoại “gọi điện thoại về Bộ tư lệnh Hải Quân xin can thiệp với cố vấn Mỹ yêu cầu Đệ thất Hạm đội Mỹ vớt các thủy thủ Việt Nam, nhưng dường như họ có được chỉ thị nên không một chiến hạm nào đến gần nơi cuộc xảy ra hải chiến.” (Hồ Văn Kỳ Thoại, Can trường trong chiến bại, tr. 171.)   Sau trận Hoàng Sa, gặp Han Hsu (Han Xu), quyền trưởng phái đoàn liên lạc TC tại Washington DC ngày 23-1-1974, ngoại trưởng HK Kissinger nói: “Hoa Kỳ không có lập trường trong việc ủng hộ tuyên bố chủ quyền của Nam Việt Nam tại các đảo nầy.”  (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT - thứ Hai, 3 tháng 10, 2011.)   Gần một tuần sau trận Hoàng Sa (19-1-1974), trong cuộc họp tại Bộ Ngoại giao HK ngày 25-1-1974, do ngoại trưởng Henry Kissinger chủ tọa, đô đốc Thomas H. Moorer, tham mưu trưởng Liên quân HK, báo cáo với Kissinger: “Chúng ta đã tránh xa vấn đề... Chỉ thị của tôi là tránh xa khỏi toàn bộ khu vực [Hoàng Sa].” (BBC Vietnamese, cập nhật 12:24 GMT - thứ hai, 3 tháng 10, 2011.) KẾT LUẬN   Chiến tranh lạnh toàn cầu đưa đến trận Hoàng Sa ngày 19-1-1974.  Ngược lại trận Hoàng Sa đánh dấu sự thay đổi mối quan hệ quốc tế trong chiến tranh lạnh toàn cầu. Trận Hoàng Sa một lần nữa cho thấy khi Việt Nam có nội chiến, đất nước chia rẽ, nội lực dân tộc sút giảm, kẻ thù bên ngoài thừa cơ hội xâm lăng nước ta.   Trận Hoàng Sa tiêu biểu cho lập trường bảo vệ đôc lập, chủ quyền quốc gia và sự toàn vẹn lãnh thổ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa và quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Trong khi đó, Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tức Bắc Việt Nam theo chủ nghĩa cộng sản, làm tay sai cho Liên Xô và Trung Cộng, phạm tội phản quốc, nhượng đất đai của tổ tiên cho ngoại bang, để mưu cầu viện trợ nhằm tấn công Việt Nam Cộng Hòa, thực hiện tham vọng thống trị toàn cõi Việt Nam. Hoa Kỳ đến giúp Việt Nam Cộng Hòa vì quyền lợi của Hoa Kỳ, và cũng vì quyền lợi của Hoa Kỳ, Hoa Kỳ sẵn sàng rút quân về nước, bỏ rơi đồng minh.  Từ năm 1972, Hoa Kỳ đã ngầm thỏa thuận về Hoàng Sa với Trung Cộng. Cũng vì quyền lợi của Trung Cộng, Trung Cộng sẵn sàng tách ra khỏi Liên Xô và xích lại gần với Hoa Kỳ, làm thay đổi cục diện chiến tranh lạnh toàn cầu. Đây là một kinh nghiệm quý báu về vấn đề đồng minh trong tương quan quyền lợi giữa các nước.  Chỉ có đồng minh khi có quyền lợi.  Hết quyền lợi, hết đồng minh. Chiếm được Hoàng Sa, chẳng những Trung Cộng kiểm soát sự lưu thông trên Vịnh Bắc Việt, mà còn kiểm soát thủy lộ từ Malacca qua Biển Đông, nhập vào Thái Bình Dương.  Trong tương lai Hoàng Sa càng trở nên quan trọng khi Trung Cộng bắt đầu thành lập khu vực “nhận diện phòng thủ không phận” (Air Defense Identification Zone = ADIZ) trên quần đảo nầy. Khi Hoa Kỳ thay đổi sách lược toàn cầu, rút quân và cắt giảm viện trợ cho Việt Nam Cộng Hòa, Nixon và Kissinger dự liệu là Việt Nam Cộng Hòa có thể bị sụp đổ trong vòng 18 tháng sau hiệp định Paris. (Kenneth Hughes, The Paris "Peace" Accords Were a Deadly Deception (Jan 31, 2013) (http://hnn.us/articles/paris-peace-accords-were-deadly-deception>.)   Tuy nhiên, quân đội Việt Nam Cộng Hòa vẫn tiếp tục chiến đấu anh dũng, chống trả cộng sản mãnh liệt, khiến Kissinger đã than một câu để đời: “Tại sao họ không chết lẹ đi cho rồi?  Điều tệ nhất có thể xảy ra là họ cứ sống dai dẳng hoài.” (Ron Nessen, It Sure Looks Different from the Inside, Chicago: Playboy Press, 1978, tr. 129.  Nguyễn Tiến Hưng và Jerrold L. Schecter trích dẫn, Hồ sơ mật dinh Độc Lập, Los Angeles: C K Promotions, INC, 1987, tr. 512.)   Nghe câu nầy thì thật buồn cho thế thái nhân tình, nhưng đồng thời phải khâm phục sức chiến đấu của Quân đội Việt Nam Cộng Hòa.  Quân đội chúng ta không thua trận, nhưng phải ngưng chiến đấu vì sự thay đổi của hoàn cảnh chính trị thế giới. Hoàn cảnh chính trị thế giới và bạo lực CS đã đẩy chúng ta ra khỏi Việt Nam, nhưng không một thế lực nào có thể đẩy Việt Nam ra khỏi trái tim chúng ta.  Người Việt luôn luôn nuôi mộng trở về quang phục quê hương, giải thể chế độ cộng sản bạo tàn, đòi lại Hoàng Sa cho tổ quốc thiêng liêng.   Ngày nay tình hình Đông Á đang thay đổi một lần nữa, là cơ hội cho chúng ta vận động giải thể nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam.  Người Việt Hải ngoại chúng ta cần phải hết sức ủng hộ một cách thực tế những nhà tranh đấu dân chủ trong nước, những phong trào đòi hỏi dân chủ trong nước.  Trào lưu dân chủ sẽ xóa bỏ độc tài.    Chỉ khi nào chế độ cộng sản Việt Nam bị giải thể thì người Việt mới bắt đầu tính sổ đòi đất, đòi biển với Trung Cộng; bởi vì giải thể chế độ cộng sản Việt Nam mới chấm dứt những cam kết ngầm giữa đảng Cộng Sản Việt Nam và đảng Cộng Sản Trung Quốc, từ thời Hồ Chí Minh năm 1950 cho đến Hội nghị Thành Đô năm 1990.  Chấm dứt những cam kết ngầm mới có thể nói chuyện đòi đất đòi biển trở về với tổ quốc chúng ta. TRẦN GIA PHỤNG (California, 05-01-2014)
......

Câu chuyện Đêm Giao Thừa

Đêm giao thừa (Quý Tỵ 2013) năm ngoái, tôi có viết về Mẹ. Tuy mẹ là mẹ của riêng mình, nhưng tôi nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn bè, cũng như người thân. Và năm nay, vào cái giờ phút linh thiêng, vần vũ của đất trời, tôi đã đặt bút định viết về cha. Nhưng hình ảnh cha thoắt ẩn, thoắt hiện trong trí nhớ non nớt của tôi. Bởi khi cha mất còn rất trẻ và tôi lại còn quá nhỏ. Có lẽ, hằn sâu trong ký ức tôi nhất, hình ảnh ngày tết, ngày xuân, đội cờ đỏ ập vào nhà thu đồ nghề và bắt cha đi, vì can tội khám, chữa bệnh lậu cho những người dân cù bất cù bơ, không có tiêu chuẩn vào trạm xá, hoặc bệnh viện… Dương Chí Dũng và lệnh truy nã Đang mông lung như vậy, chợt tiếng chuông điện thoại, cắt ngang dòng suy nghĩ ấy. Thì ra, ông bạn quen đã gần ba mươi năm, từ thời cùng sống trong cư xá Grünau, thành phố Leipzig. Hắn bảo, ngày tết trốn ồn ào, lễ lạt, nhậu nhẹt chúc tụng, dắt vợ sang Singapore nghỉ ngơi, vừa giảm cân đỡ bệnh tật, lại tránh được phiền toái… Hàn huyên một hồi, trước khi tắt máy, hắn còn đùa, gần chục năm không về, uổng phí quá. Việt Nam bây giờ đang nhiều chân dài, còn sức nên về chiến đấu, chứ để mấy năm nữa Batterie leer (hết pin) thì hỏng hết bánh kẹo đấy.   Coi nhau là bạn, nhưng thật ra hắn thuộc thế hệ trên tôi. Trước khi sang Đức, hắn đã là người lính vượt Trường Sơn vào Nam oánh cho “Mỹ phải cút, Ngụy phải nhào“. Lại là đảng viên, mỳ chính cánh, nên sau chiến tranh, hắn được cộng mấy điểm, khi thi vào đại học. Ra trường, hắn được ẵm về một cơ quan trung ương, làm trong phòng hành chánh. Nghe có vẻ oai phong, sang trọng, nhưng ngày đó những năm đầu 1980, mấy thằng tư bản đang giãy chết, chưa được phép mang ngoại tệ vào Việt Nam, làm hỏng đường lối kinh tế của cụ Mác. Và phong trào nuốt, ngậm, bán chác, thu hồi đất cát, cũng như tình trạng xin, vay tiền nước ngoài, không như bây giờ, nên hắn chẳng có gì để chấm mút, móc máy. Do vậy, lúc nào hắn cũng trong tình trạng khát, vật vờ. Cái đói thường trực, dài cả cổ họng ấy, buộc hắn phải tìm kiếm. Bán sức lao động ở nước ngoài, là con đường duy nhất, kéo vợ con ra khỏi cơn khủng hoảng, suy dinh dưỡng toàn phần, hắn có thể thực hiện được. Nào là có quen cả với những Tuấn, Vui, Xuân ở cục hợp tác lao động, nhưng không có đạn bắn, dù đã qua ải thi tiếng Đức, hắn vẫn trượt chân làm đội trưởng như thường. Không thể sống trong sự may rủi, chờ đợi, hắn xung thẳng vào đội quân đánh thuê ở nhà máy dệt may Leipzig. Được mấy năm, bức tường Berlin sụp đổ, đã có lưng vốn kha khá, cộng với tiền đền bù, hắn chuồn về với vợ con. Trong lúc tranh tối, tranh sáng, đạn dược dư thừa, hắn bắn rụng giá treo, ngồi vào ghế trưởng chi nhánh Hà Nội cho một tổng công ty của nhà nước có trụ sở chính ở Sài Gòn.   Nhưng cái sự đời, của chung không ai khóc, công ty của hắn húp hít nhiều hơn làm ra của cải vật chất, nên hàng năm phải xin ngân sách nhà nước, (thật ra hút tiền thuế của dân) để bù lỗ. Văn phòng chi nhánh của hắn to vật vưỡng, chỉ là nơi xe pháo ra vào nghỉ chân, đàn đúm nhậu nhẹt của các đấng ngồi trên. Hắn có công đóng góp không nhỏ vào sự tàn phá và bòn rút này. Công ty, nhà máy càng xập xệ, thâm thủng bao nhiêu, thì hắn càng hồng hào béo tốt bấy nhiêu.   Rồi đánh đùng một phát, hắn được hưởng lộc của giời. Công ty của hắn cổ phần hóa. Thế là, đám cánh hẩu, định giá đất cát, tài sản công ty của hắn từ trong Nam ra đến ngoài Bắc, rẻ như bèo. Và cũng chẳng có ông bà công nông dân thấp cổ bé họng nào, vào đây mà tranh giành đóng góp, mua bán với bọn hắn được. Cổ phần của hắn nhiều chỉ đứng sau tay chủ tịch hội đồng quản trị, đương nhiên hắn được nhảy tót lên nắm giữ chức tổng giám đốc. Từ đây, tài lộc của hắn, cứ tịnh tiến. Lấy chỗ nọ đập chỗ kia, tay không bắt giặc, hắn nắm giữ cổ phần tài sản của nhiều công ty, nằm rải rác trong nước. Đất đai, nhà cửa của những địa chủ “cường hào đại gian đại ác“ bị xử bắn trong cải cách khi xưa, chỉ đáng xếp vào hạng đàn em hắt hơi, xì mũi của hắn mà thôi.   Thật là, có khác gì cướp ngày. Cho nên có lần tức khí, tôi hỏi hắn, ông làm thế không sợ có lúc bị mắc nghẹn, chết tươi như thằng Dũng Cảng ( Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải- là cựu công nhân lao động ở Đức) hay sao? Hắn cười sằng sặc, văng tục: Mua bán đàng hoàng, dây rợ từ trên xuống dưới, chết thế đéo nào được. Dũng Cảng còn nhiều điều uẩn khúc, nhưng nó chết là phải. Còn những thằng cựu công nhân từ Đức về, như tao, Tuấn Thổ (Nông Đức Tuấn)… tằng tằng, còn lâu mới chết nhé.   Đích nhắm tiếp theo của hắn, là rỉa rói một số tài sản, nằm trong 500 doanh nghiệp, nhà máy, nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa đến năm 2015 đấy. Qủa thật, nghe nhà nước sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, không riêng tôi mà rất nhiều người có tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì từ nay người dân đỡ bị rút máu nuôi cái đám vật vờ, ký sinh. Buồn vì đất đai tài sản của đất nước lại rơi vào tay bọn đại cường hào mới. Với cái cụm từ cổ phần hóa này, chẳng qua nó là một mỹ từ, che đậy sự biến của công thành của riêng một cách hợp pháp mà thôi. Việc cổ phần, tư nhân hóa là trở lại cái cũ, ông cha ta đã sống với nó, từ mấy ngàn năm qua rồi.   Nhân nhắc đến những cựu công nhân lao động ở Đức, dựa vào vây cánh, gia đình, đường quan (lộ) thẳng tiến, giầu sang ngất ngưởng, làm tôi nghĩ đến ba ông em sang Đức cùng thời, nhưng lại phải về thế giới bên kia quá sớm. Ba ông em này, đều là công nhân hợp tác lao động ở cùng thành phố Leipzig với tôi. Một tên có bố là ủy viên bộ chính trị ĐCSVN và một có bố ủy viên trung ương đảng. Còn cái thằng thân với tôi nhất, nguyên là sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Can tội đánh nhau trên sân bóng, hai thằng đều bị thương. Nhưng thằng đánh nhau với hắn có bố làm ở trung ương to hơn chức phó chủ tịch tỉnh của bố hắn, nên hắn bị đuổi học. Buồn chán hắn sang Đức lao động. Sau đó, hắn có bố vợ nguyên là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã viết một truyện ngắn về hắn với tựa đề, Bức Hình Cũ (http://danluan.org/tin-tuc/20111024/do-truong-tam-hinh-cu) Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, dù bố còn đương chức, kêu gọi về với công việc và tương lai rộng mở. Nhưng cả ba ông em, dứt khoát từ chối, ở lại nước Đức và chọn công việc gian khổ nhất bán hàng ngoài chợ, rồi đều trở thành những thợ lắc chảo.   Phải nói ba ông em này, rất khí khái, ngoan và lễ phép, có một chút ngang tàng đáng yêu. Nhưng cả ba đều đoản thọ, mất vào cái tuổi trên ba mươi. Chỉ ông em có bố là ủy viên bộ chính trị, bị ung thư gan, biết trước, nên đã kịp đưa về, mất trên đất mẹ. Hai ông em còn lại, đang khỏe như trâu, xóc chảo như điên, đột nhiên bị Schlaganfall (nhồi máu cơ tim), mất ngay trong đêm. Làm cho bạn bè như chúng tôi kinh hãi, đau đớn. Không phải là người mê tín hay tướng số, nhưng trước ba cái chết, có sự trùng hợp kỳ lạ này, đến nay tôi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp?   Gần đây, báo chí trong nước, không hiểu hay cố tình không hiểu ý nghĩa câu thành ngữ  “danh gia vọng tộc“, viết về gia đình cũng như bản thân Dương Chí Dũng, cựu Kollege (bạn đồng nghiệp) có thời cùng cảnh làm thuê, cuốc mướn ở Đức với chúng tôi.   “Danh gia vọng tộc“ chỉ những gia đình danh tiếng, chức cao quyền lớn, được mọi người yêu mến và thật sự kính trọng. Tôi không rõ xuất thân của ông Dương Khắc Thụ, cha của Dương Chí Dũng. Nhưng việc ông đưa con cái, dòng họ, trong đó có Dương Tự Trọng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa vào ngành cảnh sát, dưới quyền quản lý trực tiếp của mình, tạo nên vây cánh. Thì quả thật, với ông chỉ còn là sự kính sợ, chứ không phải là kính trọng, trong con mắt người đời. Có câu đồng dao lưu hành trong giới học đường “ Dốt chuyên tu, ngu tại chức“. Tất nhiên, không phải ông bà chuyên tu, tại chức nào cũng ngu và dốt. Nhiều người tự học vẫn giỏi như thường. Nhưng với đồng chí cựu công nhân xuất khẩu Dương Chí Dũng, chỉ cần tráng mỡ ba năm tại chức, đồng chí phọt thẳng lên Tiến sỹ ở trường Đại học thương mại. Khi tôi điện và hỏi thằng bạn phó giáo sư, Tiến sỹ thật (không phải TS đểu vì nó học và làm tiến sỹ ở Canada) đang giảng dạy ở trong nước, về luận văn TS của Dương Chí Dũng. Nó không trả lời, chỉ nghe trong máy có tiếng cười đểu đểu đập thẳng vào tai. Như vậy, cái bằng Tiến Sỹ của Dương Chí Dũng sinh ra để hình thức hóa sự tiến chức, thăng quyền mà thôi. Chứ con người đạo đức, giỏi giang thật sự ai đi làm cái chuyện tàn phá đất nước một cách dã man đến thế.   Như vậy, cái danh, cái vọng gì cho gia đình Dương Chí Dũng ở đây? Vâng! Có lẽ cái danh đó, chỉ là danh giả và sự trọng vọng ấy cũng chỉ còn là sự coi thường, khinh bỉ? Khi báo chí đang cố vớt vát, che đậy lại cho cái bộ mặt thật đó.   Nhưng có một điều khó hiểu, trong vụ án Vinalines, không thấy cơ quan nào, nhắc đến trách nhiệm các bác cấp trên của Dương Chí Dũng. Chả lẽ, các bác vẫn giữ thói quen, được khoe, thua không biết hoặc im lặng…Thành ra vẫn phải nói: Không có cái nghề gì dễ bằng làm quan thời nay.   Năm mới cầu mong, ông bạn (cùng thời lao động ở Đức) hãy tránh xa (quả bom) 500 công ty sắp được cổ phần hóa. Đêm giao thừa năm tới, vẫn còn gọi điện được cho tôi. Bằng không, phải ngồi viết văn tế sống như cho cựu Kollege Dũng Cảng thì buồn lắm.     Leipzig- ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014 Đỗ Trường Nguồn: DienDanCTM
......

Lời kêu gọi thanh niên – sinh viên - học sinh Việt Nam nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ 2014

Thưa các bạn!   Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981 . Hiện tôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốt nghiệp hệ cao đẳng của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu khởi nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và thiết bị công nghệ nói chung.   Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống: Là người VN, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước ta? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.   Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung Quốc gây bệnh ung thư làm số lượng người chết ở nước ta hằng năm cao nhất thế giới…. Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn, nghèo đói, tai nạn giao thông…. Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít thông tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!   Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học tập và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát. Bạn có biết rằng, mỗi năm VN được nhận biết bao tiền hỗ trợ của bạn bè quốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!). Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đán áp thẳng tay. Người dân chúng ta làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn độc, dã man như vậy hay sao? Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc. Bản thân tôi rất ấn tượng với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta! Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng chung ta phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên! Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ? Có gì chưa rõ, xin các bạn liên hệ : Huỳnh Ngọc Thiên Trường 0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243 huynhtruong@phucduc.com.vn hoặc  thientruong0808@gmail.com 20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5 , quận 3, TP.HCMphucduc.batdongsan@gmail.com TUỔI TRẺ VN HÃY ĐOÀN KẾT LẠI ĐỂ ĐẤU TRANH VỚI BẠO QUYỀN CỘNG SẢN! Nguồn: diendancongnhan.blogspot.com
......

Ăn Tết Giáp Ngọ ở Genève

Những ngày giáp Tết Giáp này, mọi tấm lòng Việt Nam yêu nước, thương dân, yêu dân chủ, chuộng dân quyền đều hướng tới Genève, Thụy Sĩ, một trung tâm chính trị-ngoại giao- tài chính-du lịch quốc tế nổi tiếng.   Vì sao vậy? Vì ngày 30/1/2014, cũng là ngày Ba mươi Tết cổ truyền, tại Lâu đài các Quốc gia (Palais des Nations) giữa Genève sẽ có cuộc họp trù bị của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền để chuẩn bị cho cuộc họp Kiểm điểm Định kỳ Tổng quát về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Universal Periodic Review – UPR) sẽ diễn ra tại đây vào ngày 5/1 tới.   Cuộc họp UPR diễn ra 4 năm 1 lần. Năm nay đến lượt Việt Nam được “lên mâm“ (sur le plateau) để tự kiểm điểm và trả lời những phê bình nhận xét, góp ý, chất vấn của các nước về vấn đề Nhân quyền là một giá trị cơ bản của tổ chức quốc tế cao nhất này. Điều đặc biệt năm nay là VN là thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ, có trách nhiệm làm gương mẫu về mặt này. Năm nay có 14 nước được lần lượt “ lên mâm” trong gần 2 tuần lễ, từ 27 tháng 1 đến 7 tháng 2; ngày 5 tháng 1 dành riêng cho VN. Được biết năm nay theo thủ tục rút thăm, 3 nước sẽ làm trọng tài điều khiển cuộc UPR về VN là Kenya thuộc châu Phi, Kazakhstan ở Châu Âu, và Costa Rica ở châu Mỹ. Ngày 4/2, trước ngày họp chính thức của UPR một ngày, nhằm ngày mồng 5 Tết âm lịch - Ngày kỷ niệm Đại thắng Đống Đa - sẽ có cuộc hội thảo quan trọng của phiá các tổ chức dân chủ và nhân quyền VN và các tổ chức quốc tế cùng nhau góp ý cho cuộc họp UPR. Cuộc họp mặt sơ bộ ngày 30 Tết là bước chuẩn bị thật tốt cho cuộc họp này. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đăng ký tham gia và góp tham luận trong cuộc hội thảo ngày 4/1, như: Human Rights Watch, Freedom House, Frontline Defenders, the International Commission of Jurists, the Committee to Protect Journalists, Southeast-Asia Press Alliance, Reporters Without Borders… Điều nổi bật năm nay là đoàn đại biểu cho phía dân chủ và nhân quyền VN cùng bạn bè là các tổ chức quốc tế dân chủ và nhân quyền khá là đông đảo. Trước hết và quan trọng hơn hết là đoàn dân chủ và nhân quyền VN đến từ trong nước, đại diện cho một xã hội dân sự đang phát triển trong đàn áp khốc liệt như: Hiệp hội Dân Oan VN, Mạng lưới Bloggers VN, Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo, Con đường VN, mạng Dân Làm Báo, Trung tâm Chúa Cứu Thế, tổ chức No-U, chưa kể một số chừng một chục người bị chặn không cho xuất cảnh. Sự xuất hiện của ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh anh Trần Huỳnh Duy Thức, của các bà mẹ các anh Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha, mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như sự có mặt của cô Đoan Trang, anh Nguyễn Anh Tuấn … tại Capitol – trụ sở Quốc hội Hoa kỳ, trực tiếp phát biểu như là những nhân chứng sống, là một sự kiện tuyệt vời. Họ đã phải lên đường theo chiến thuật du kích, “vượt biên “ chính thức lẻ tẻ rồi hội tụ với nhau, làm nên việc lớn. Năm vị Dân biểu Hoa Kỳ đã nhận đỡ đầu cho năm chiến sỹ dân chủ đang bị giam cầm ở VN cũng là một sự kiện nổi bật. Hầu hết các đại biểu từ trong nước đều ghé qua New York thăm trụ sở LHQ, rồi bay qua châu Âu, làm việc tại thủ đô Bỉ, Brussels, nơi đóng các cơ quan của khối Liên Âu, hiện đã tới Genève, ráo riết mở chiến dịch vận động cho dân chủ và nhân quyền ở VN.   Sự phối hợp trong và ngoài nước giữa các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền thật đáng khâm phục. Theo tin của nhiều trang mạng, luật sư Trịnh Hội thuộc VOICE, một tổ chức đã có nhiều nỗ lực giúp bà con tỵ nạn cũng như nạn nhân cơn bão Hải Yến ở Philippin, cùng nhà truyền thông Đỗ Phủ đã và đang góp phần quan trọng cho một chiến dịch tấn công trên mặt trận ngoại giao nhân dân non trẻ rất năng động này. Họ bắt tay làm việc từ những việc nhỏ nhất, với kế hoạch sát thực tế, có khi âm thầm kín đáo, với một loạt nam nữ cộng tác viên tình nguyện trong và ngoài nước rất trẻ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu thế giới hiện đại, nhằm vào hiệu quả công việc trong một thời gian ngắn. Họ đọ sức với ai ? Với một chính quyền độc đảng, biên chế quan liêu nặng nề, với một nền ngoại giao phụ thuộc, trong cơn suy thoái thê thảm. Để đối phó với cuộc Kiểm điểm UPR ngày 5/2/2014 tới, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cử đi một đoàn 30 cán bộ. Họ sẽ dùng những thủ đoạn cũ, mớm lời cho một vài luật sư, nhà kinh doanh, các chức sắc thuộc đủ tôn giáo, sắc tộc, trí thức ở nước ngoài, lấy hiện tượng nhằm xoá nhòa bản chất, dùng ngụy biện để nói lấy được kiểu lý sự cùn. Cũng không loại trừ khả năng họ dùng tiền bạc, quà cáp, biếu xén để mua chuộc đại biểu một số nước, nhất là ba nước trọng tài để nhờ bênh che, hoặc là chiếm thời gian phát biểu, để lấp liếm tội lỗi của họ. Nền ngoại giao giáo điều đang độ suy thoái cầm đầu bởi một bộ trưởng trẻ còn non tay, không có một quyền uy nào vì mới là ủy viên Trung ương dự khuyết mới lên chính thức, không có mặt trong Bộ Chính trị, chỉ là một viên chức bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư sai bảo, nay phải đối phó gần như trực diện với một nền ngoại giao nhân dân non trẻ, mang chính nghĩa dân tộc, mang giá trị dân chủ và nhân quyền của thời đại, được phối hợp trong và ngoài nước khá nhịp nhàng. Đúng vào lúc nền ngoại giao hụt hơi, viên Lãnh sự Đặng Xương Hùng ở Genève rời bỏ nhiệm sở, tuyên bố công khai với các đài quốc tế và mạng Dân Làm Báo (ngày 22/1/2014) rằng ông chính thức rời bỏ đảng CS, ông còn kêu gọi cán bộ của Hà Nội tham dự UPR hãy trung thực đứng về phía nhân dân, nói lên sự thật về nhân quyền bị chà đạp ra sao. Ông sẵn sàng giúp ý kiến cho đoàn đại biểu nhân dân đang ở Genève. Năm Giáp Ngọ sắp mở đầu. Cứ như đoàn ngoại giao nhân dân không đáp máy bay, mà cưỡi ngựa chiến, những dũng mã thời Quang Trung để sang tận châu Âu mở Chiến dịch Dân chủ và Nhân quyền, dồn thế lực toàn trị phản dân chủ chà đạp nhân quyền ra trước một kiểu vành móng ngựa xét xử theo luật lệ quốc tế. Để xem họ chống chế, cãi tội của họ ra sao. Nhất định chính nghĩa sẽ thắng lợi. Chỉ là thắng với mức độ nào. Xin chúc các bạn ở tiền tuyến Genève vui, mạnh, ăn Tết Giáp Ngọ thật ngon lành, đầy hứng khởi, mang nhiều quà tinh thần về nước, mở màn cho năm Giáp Ngọ đầy triển vọng. Tôi tin rằng đông đảo bà con Việt Nam ta ở trong và ngoài nước đang ăn Tết hướng sang Genève với các bạn thân yêu, theo dõi tường tận từng đường đi nước bước của các bạn. Sáu mươi năm là một Giáp hoàn chỉnh. Lịch sử rất kỳ lạ đến mức tuyệt vời. Có những ngẫu nhiên tình cờ mang tính tất yếu. Năm Giáp Ngọ trước là năm 1954, năm nay là Giáp Ngọ 2014, cách nhau 60 năm tròn. Năm 1954 sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc họp quốc tế ở Genève là một thất bại nặng nề, lâu dài. Đất nước bị chia cắt làm hai, cho đến nay tuy có hòa bình, có thống nhất về hình thức nhưng lòng người còn ly tán, vết chia cắt chưa liền da. Phải chăng Xuân Giáp Ngọ Genève 2014 là sự kiện lịch sử bắt đầu xóa bỏ nỗi uất hận chia cắt đất nước sau đúng 60 năm, nỗi uất hận của năm Giáp Ngọ 1954, để toàn dân ta khôi phục trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đi đến hòa hợp dân tộc mãi mãi bền vững.   Thêm một lý do để năm nay Tết Giáp Ngọ toàn dân ta vui Tết ở Genève. Nguồn: voatiengviet.com
......

Tại sao Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014 quan trọng?

Ngày 15.3.2006 theo Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, một cơ chế với tên gọi The Universal Periodic Review (UPR), tiếng việt là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đã được hình thành. Từ đó, cứ 4 năm rưỡi một lần, Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ - Human Rights Council) lại có cuộc kiểm điểm các quốc gia thành viên (thí dụ như Việt Nam) về vấn đề nhân quyền, để xem các nước đó có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không. Cuộc kiểm điểm sẽ dựa theo:   1/ báo cáo do quốc gia được kiểm điểm cung cấp (the State's national report), 2/ Báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN report on the State), 3/ Báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (Summary of other relevant Stakeholders' information) như các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhà hoạt động dân chủ, xã hội, về vấn đề nhân quyền ở nước quốc gia được kiểm điểm. Sau đó họ sẽ tổng kết và đưa ra khuyến nghị yêu cầu quốc gia liên hệ thực hiện. Quốc gia bị xem xét phải thực hiện những khuyến nghị ấy trước lần Kiểm điểm UPR 4 năm sau. Lần kiểm điểm định kỳ này là lần thứ 18, gồm 32 phái đoàn chính phủ các quốc gia tham dự trong đó có Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam sẽ phải điều trần về tình hình nhân quyền của mình vào ngày 5.2.2014. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của LHQ từ năm 1981 và từ đó đến nay đã ký nhiều Công ước quốc tế như: - Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (9.6.1981); - Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (27.11.1981); - Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị (24.9.1982); - Công ước về quyền trẻ em (20.2.1990); - Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác, gọi tắt là Công ước chống tra tấn (7.11.2013).   Trên nguyên tắc, khi ký kết để trở thành thành viên của một tổ chức nào đó thì quốc gia xin gia nhập phải cam kết tôn trọng những tôn chỉ và mục đích của tổ chức đó, cũng như phải tôn trọng và thực thi những thoả ước chung của tổ chức. Với tổ chức Liên Hiệp Quốc thì những thoả ước chung đó là các công ước quốc tế như đã nêu ở trên. Tuy nhiên cho tới nay nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì họ đã ký kết và luôn ngụy biện cho những hành động cố ý sai trái của họ. Vì vậy vạch trần trước thế giới sự thật về tình trạng chà đạp nhân quyền tại VN là việc luôn cần thiết. Hiện nay số nạn nhân mới mỗi năm lại gia tăng, trong khi các nạn nhân của những năm trước vẫn tiếp tục sống trong đọa đày trong tù và ngoài tù, như Nhà giáo Đinh Đăng Định, ông Ngô Hào, Lm. Nguyễn Văn Lý, Ms. Nguyễn Công Chính, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ls. Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, bà Lê Thị Đoa, Trần Thị Thúy, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Vi Đức Hồi, Trần Anh Kim, và một danh sách hàng mấy trăm người. Đó là những nhân vật tiêu biểu cho tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Hà Nội, vốn đã được nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế, hoặc chính những uỷ ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đề cập đến nhiều lần. Nhưng ngoài danh sách này ra còn hàng trăm ngàn các nạn nhân khác trong khối bà con dân oan, trong giới sinh viên, và trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp xã hội bị tước đoạt nhân quyền hàng ngày trên cả nước.   Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam trong năm nay càng trở nên đặc biệt vì có sự chú ý của công luận quốc tế sau khi nhà cầm quyền CSVN len chân vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Thêm vào đó lại còn có hàng loạt các phán quyết của Ủy Ban LHQ về Bắt Người Tùy Tiện đối với trường hợp của 17 Thanh Niên Công Giáo, Ls. Lê Quốc Quân, chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy, bà Phạm Ngọc Hoa, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tỉnh.   Mặt khác, qua các phương tiện thông tin trên internet, bức màn bưng bít thông tin của CSVN đã gần như bị vô hiệu hoá. Vì vậy, UPR 2014 là cơ hội để giúp nâng cao sự hiểu biết của đại khối quần chúng Việt Nam một cách chính xác (không bị nhà cầm quyền bóp méo) về các QUYỀN đương nhiên của con người. Có lẽ đây mới là điều quan trọng hơn cả. Những quyền đương nhiên đó đã được minh định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, mà nhà nước Việt Nam là một thành viên đã ký kết. Những quyền đó không phải là ơn huệ do đảng CSVN ban phát. Nhưng ngược lại, mọi chính sách hạn chế, cấm đoán, xiềng xích các quyền con người đều là hành vi sai trái nặng nề, vi phạm các giao ước quốc tế, và bị thế giới khinh tởm. UPR 2014 cũng là cơ hội để nhấn mạnh trong các quyền của người dân có cả quyền hạch hỏi, chất vấn những kẻ cầm quyền. Vì nhân dân đẻ ra và nuôi chính phủ, do đó nhân dân là cha mẹ của chính phủ chứ không phải ngược lại như những luận điệu mà chế độ CSVN cho tới nay vẫn tự nhận. Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam trong năm nay có thêm một điểm đặc biệt khác là sự hiện diện của một phái đoàn đấu tranh cho nhân quyền đến từ Việt Nam. Sự có mặt của phái đoàn mang tính nhân chứng này sẽ là một sự thật rất khó khỏa lấp hay chối cãi cho nhà nước CSVN. Phái đoàn gồm một số người thân của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù, ký giả, blogger, các nhà vận động nhân quyền, v.v... Nhà cầm quyền đã cố gắng dùng đủ mọi thủ thuật để ngăn chận việc xuất cảnh của những khuôn mặt mà họ đã gờm trong danh sách nhưng nhiều người đã vượt qua được các rào cản với sự tiếp tay trợ giúp của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Tóm lại, cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) năm nay trở nên quan trọng đặc biệt không chỉ vì nội dung kiểm điểm đối với một nhà nước đang vi phạm nhân quyền tới mức chuyên nghiệp; mà còn vì cuộc kiểm điểm này đánh dấu một tầng liên kết mới giữa những nhà hoạt động trong và ngoài nước trên mặt trận nhân quyền; và mở màn cho một cuộc đối đầu mới giữa đại khối người Việt biết rõ các quyền của mình chống lại những kẻ đã ngang nhiên cướp đoạt các quyền đó của họ suốt hơn nửa thế kỷ qua.  
......

Món quà cảm động đầu năm

TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG Kính gửi: Văn phòng Đảng ủy Bộ Ngoại giao.   Tôi tên là  Đặng Xương Hùng Sinh ngày 13/9/1961 Vào đảng ngày 28/2/1986   Tôi viết thư này để thông báo tôi từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi đã từng hy vọng cùng với những diễn biến mới đây, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận bỏ điều 4 trong Hiến pháp, chấp nhận một sự cởi mở dù là nhỏ trong chính trị, để đưa đất nước ra khỏi vòng luẩn quẩn. Áp dụng một chế độ như Ông Lý Quang Diệu đã làm ở Singapore. Đấy cũng là hy vọng chung của đông đảo người dân Việt Nam. Nhưng bất chấp, đảng vẫn tiếp tục sao chép - hoặc bị ép buộc tuân theo láng giềng tàn ác phương Bắc : chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932. Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng. Ngày 5/12/2013Đặng Xương Hùng Nguồn: FB Đặng Xương Hùng
......

Thư Chúc Tết của Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Thư Đầu Năm Giáp Ngọ 2014 Kính Gửi Đồng Bào Việt Nam   Kính thưa đồng bào, Trước thềm Xuân Giáp Ngọ 2014, chúng ta ai cũng đều mong sang năm mới tình hình đất nước sẽ tốt đẹp hơn, đời sống của mọi người được dễ dàng và sung túc. Tuy nhiên, điều này có xảy ra hay không tùy thuộc vào khả năng lẫn thiện chí của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam trước những mong ước của người dân. Đỗ Hoàng Điềm   Nhìn lại năm 2013 vừa qua, nhà cầm quyền đã gặp thêm nhiều khó khăn tác động lên khả năng kiểm soát tình hình của họ. Ngày hôm nay chế độ độc tài Cộng sản đang phải đối diện bốn vấn đề chính. Đầu tiên là tình trạng tranh giành quyền lực và quyền lợi trong nội bộ lãnh đạo đảng Cộng sản đã bùng nổ công khai trước mắt mọi người. Thật ra việc đấu đá trong nội bộ đảng Cộng sản không phải là điều gì mới, nhưng thay vì được che đậy như trước đây thì nay mọi việc được phơi bày lộ liễu trước công luận. Tất cả những gì xấu xa nhất của giới lãnh đạo nay được đem ra ánh sáng, lột trần trước mắt của người dân.   Cuộc chiến giữa một bên là phe nhóm Nguyễn Tấn Dũng, một bên là bè cánh Trương Tấn Sang đã đến mức khó lòng hàn gắn. Đây không phải là sự tranh chấp vì khác biệt chính sách hay phương thức giải quyết những vấn đề của đất nước, mà tất cả chỉ để giành lấy cơ hội mặc sức làm giàu cho bản thân và con cháu của họ. Từ nay cho tới Đại hội lần thứ 12 của đảng Cộng sản vào năm 2016, sự tranh chấp giữa hai phe chắc chắn sẽ gia tăng khốc liệt. Điều này sẽ tiếp tục soi mòn uy tín của lãnh đạo, gia tăng sự chán ngán của hàng ngũ đảng viên Cộng sản, và mở cửa để dư luận quần chúng tấn công thẳng vào những tệ trạng của chế độ.   Thứ hai là nền kinh tế vẫn tiếp tục gặp khó khăn, nhất là hệ thống ngân hàng với số nợ xấu đang gia tăng do sự tuột dốc của thị trường bất động sản đã làm nguồn vốn cho vay càng ngày càng khan hiếm. Hậu quả tất yếu là nhiều doanh nghiệp bị phá sản hay đóng cửa, những nơi còn cầm cự được phải giảm công suất đưa đến tình trạng thất nghiệp ngày càng nhiều. Nguyên do của những khó khăn kinh tế hiện nay chính là tình trạng tham nhũng đã lên tới mức tột cùng, ăn sâu tới mọi tầng lớp trong chính quyền, từ trung ương tới địa phương. Nợ xấu ngân hàng cũng đến từ bao che, thông đồng cho phe nhóm giựt tiền công quỹ. Nợ công từ quốc tế gia tăng vùn vụt một phần vì các vụ thất thoát tai tiếng như Vinashin và Vinalines. Vụ án Dương Chí Dũng chỉ là một thí dụ của biết bao nhiêu trường hợp tương tự vẫn còn bị ếm nhẹm. Và khi những món tiền vay mượn quốc tế đã trở thành tài sản riêng của giới lãnh đạo thì chính từng người dân Việt Nam sẽ phải trả nợ thay cho những người đang đứng đầu nhà nước và đảng Cộng sản. Nếu dựa vào số nợ công hiện nay vào khoảng 130 tỷ đô la Mỹ, trung bình mỗi một người Việt Nam, bất luận người già hay trẻ sơ sinh, ngay giờ phút này đều đang mang trên vai món nợ là 1.500 đô la chưa kể tiền lời. Ai cũng thấy rõ thủ phạm tham nhũng lớn nhất chính là guồng máy nhà nước và đảng Cộng sản. Nhưng chế độ không thể giải quyết được tham nhũng vì đấy cũng chính là bản chất của họ, và vì vậy họ bị giới hạn trong khả năng giải quyết tình trạng khó khăn kinh tế hiện nay. Thứ ba, do sự thối nát của lãnh đạo và guồng máy cầm quyền, nhiều trí thức yêu nước, cựu cán bộ Cộng sản cao cấp, và một số đảng viên Cộng sản đã lên tiếng đòi hỏi chế độ phải thay đổi. Đặc biệt qua việc sửa đổi Hiến pháp trong năm 2013, rất nhiều người đã đòi phải bỏ Điều 4 trong Hiến pháp, chấm dứt tình trạng độc quyền của đảng Cộng sản. Có thể nói trong hơn nửa thế kỷ cầm quyền, đây là lần đầu tiên rất nhiều người, kể cả chính đảng viên Cộng sản, đã công khai tấn công thẳng vào nền tảng quyền lực của chế độ độc tài. Phong trào này đã tạo sức ép lên chính nội bộ đảng Cộng sản và tác động lên tinh thần của thành phần đảng viên. Thay vì thức thời và đáp ứng nguyện vọng của người dân, chế độ co rút lại với những phản ứng cực kỳ bảo thủ để rồi thông qua bản hiến pháp y hệt như cũ. Thái độ này đã làm nhiều người chính trong hàng ngũ Cộng sản thất vọng và phản ứng. Điển hình là luật gia Lê Hiếu Đằng tuyên bố bỏ đảng Cộng sản, đồng thời kêu gọi lập đảng khác để chống lại tình trạng độc tài độc đảng như hiện nay. Dù ông đã ra đi vì bạo bệnh, nhưng việc làm của ông Lê Hiếu Đằng là một hành động can đảm, góp phần tạo áp lực phải thay đổi lên nội bộ của chế độ. Sau cùng, mặc dù chế độ đã thẳng tay đàn áp từ nhiều năm qua, bắt bớ rất nhiều người nhưng những tiếng nói tranh đấu cho công lý, nhân quyền và dân chủ vẫn ngày càng gia tăng. Hiện nay hàng ngũ những người đấu tranh đang rất đa dạng; từ những người dân oan chống tham nhũng đến những người blogger thực thi quyền tự do ngôn luận; từ những người trí thức đẩy mạnh việc xây dựng xã hội dân sự đến những người yêu nước kiên trì kêu gọi chống Trung Quốc xâm lăng. Những nỗ lực đấu tranh này đã chứng tỏ khả năng tồn tại trước sự trù dập của chế độ, có sức lôi cuốn nhiều giới, và đang từng bước giúp mọi người vượt qua sự sợ hãi trước guồng máy công an. Chính những hoạt động đấu tranh đó đang góp phần rất lớn làm suy yếu khả năng kiểm soát xã hội của chế độ, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho tiến trình dân chủ tiếp tục đi tới.   Kính thưa đồng bào,   Sau hơn nửa thế kỷ cầm quyền, chế độ độc tài Cộng sản đã để lộ nguyên hình của một chế độ nhũng lạm, tha hóa và tàn ác. Những người lãnh đạo chế độ hiện nguyên hình là những con người gian tham và nham hiểm. Nhưng cũng chính vì vậy mà chế độ ngày hôm nay đang phải đối diện với rất nhiều khó khăn và nhất là áp lực phải thay đổi hoặc phải ra đi. Một viễn cảnh đang hé mở cho toàn dân, đó là chế độ độc tài Cộng sản sẽ không thể tiếp tục tồn tại mãi mãi như hiện nay.   Tiến trình thay đổi đòi hỏi sự đóng góp của tất cả những ai mong mỏi một xã hội trong sáng, một đất nước vững mạnh, và một đời sống có tự do và ấm no. Đây là lúc những đảng viên Cộng Sản còn quan tâm đến tương lai đất nước, hãy đứng về phía dân tộc để cùng nhau đem lại những thay đổi tốt đẹp trong ôn hòa.   Với quyết tâm đó, trước thềm Xuân Giáp Ngọ, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính gửi đến đồng bào lời cầu chúc an lành, thịnh vượng và nhiều thành công. Chúng ta hãy cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam có nhiều nghị lực để can đảm vượt qua mọi thách đố và giữ vững niềm tin vào một tương lai tươi sáng cho tổ quốc. Trân trọng kính chào đồng bào. Đỗ Hoàng Điềm Chủ Tịch Đảng Việt Tân Nguồn: viettan.org
......

Phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và chính giới Âu châu

Ngay trước khi rời New York đi Brussels vào chiều ngày 27 tháng 1 năm 2014, các bạn đại diện cho phái đoàn dân sự độc lập VOICE, Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hòa Hảo Truyền thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam đã có tiếp xúc với Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) tại trụ sở chính của tổ chức này tại New York. Tiếp đón phái đoàn là là ông Phelim Kine, Phó Giám đốc phụ trách châu Á của Human Rights Watch. Phạm Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn và Ls Trịnh Hội tại văn phòng HRW   Các bạn Trịnh Hội, Nguyễn Anh Tuấn và Phạm Đoan Trang đã giới thiệu các báo cáo mới nhất về các sinh hoạt xã hội dân sự, các nỗ lực tranh đấu cho nhân quyền của các blogger và những người hoạt động nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt là cuộc vận động 0258. Ông Phelim Kine cũng cho biết chiến dịch này cũng đã được đề cập trong bản Báo Cáo Nhân Quyền Thế Giới 2014 của HRW và ông xem đó là một trong những bước tiến triển mới của phong trào quyền dân sự ở Việt Nam. Trong dịp này, ông Kine đã gợi ý sắp xếp cuộc gặp giữa phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam và đại diện của Theo dõi Nhân quyền tại Geneva trong những ngày phái đoàn làm việc tại đó. Để gia tăng phối hợp các bạn blogger đã đề nghị một số phương hướng hợp tác sâu sắc hơn trong tương lai, cụ thể là Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, VOICE cùng với HRW thiết lập một cơ chế thông tin về nhân quyền hiệu quả hơn. Những đề nghị này đã được người đại diện của HRW tán dương và đồng ý. Các bạn Việt Nam đã cảm ơn sự hỗ trợ, giúp đỡ của HRW cho phái đoàn nói riêng và phong trào dân sự ở Việt Nam nói chung, đặc biệt là nỗ lực thông tin, lên tiếng và tranh đấu cho Nhân quyền tại Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. * Vào lúc 3 giờ chiều, ngày 28 tháng 1 năm 2014, chỉ vài giờ sau đến Brussels, nơi được xem là thủ đô của Cộng đồng chung Âu châu (EU), các đại diện của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam đã tiếp xúc và làm việc với bà Annemie Neyts-Uyttebroeck, Nghị viên châu Âu và bà Therese Murdock thuộc Liên minh Dân chủ và Tự do châu Âu (Alliance of Liberals and Democrats for Europe). Cuộc gặp gỡ được diễn ra tại Nghị viện châu Âu, Brussels, Bỉ.   Với bà Annemie Neyts, Nghị viên châu Âu, thành viên Liên minh Dân chủ Tự do Châu Âu, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương Bà Annemie Neyts cho biết EU và Việt Nam đã ký kết Hiệp định Đối tác và Hợp tác (Partnership and Cooperation Agreement) vào năm 2012 và nay đang trong tiến trình đàm phán Hiệp định Thương mại Tự do (FTA). Bà Annemie Neyts, trong vị trí là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cơ quan Ngoại thương, đóng vai trò quan trọng trong quá trình đàm phán này. Bà Annemie Neyts hỏi thăm về mục đích và các hoạt động của phái đoàn, hứa sẽ sắp xếp một cuộc gặp giữa phái đoàn và đại diện Nghị viện tại Geneva nhân dịp UPR. Đoàn đại diện của Việt Nam đã trình bày các hoạt động trước, trong và sau UPR và tham vấn bà Annemie Neyts về những cách thức hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức xã hội về các cơ chế nhân quyền quốc tế, trong đó có cả các cơ chế của Liên minh châu Âu. Sau khi kết thúc buổi làm việc với bà Annemie Neyts, phái đoàn đã làm việc với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu.   Với bà Therese Murdock, đại diện Liên minh Dân chủ Tự do châu Âu và ông Philipp Woschitz, Advocacy Officer - Front Line Defenders - EU Office   Bên cạnh việc trao đổi về các hoạt động của phái đoàn trong suốt thời gian vừa qua, đôi bên đã thảo luận về các khả năng hợp tác, trong đó nhấn mạnh tới việc tổ chức những khóa đào tạo về quyền con người và xã hội dân sự - vốn là những lĩnh vực còn mới mẻ ở Việt Nam - cho các bạn trẻ, đặc biệt là các thành viên của Mạng Lưới Blogger Việt Nam và những người hoạt động về Nhân quyền. Bà Murdock cùng với các đại diện Việt Nam đã đồng ý về tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức xã hội về nhân quyền và vai trò của xã hội dân sự trong sự phát triển của Việt Nam. Cuộc tiếp xúc, vận động kế tiếp tại Brussels là với tổ chức nhân quyền quốc tế Front Line Defenders, The Human Rights Working Group (COHOM), Human Rights and Democracy Network và European Instrument for Democracy and Human Rights (EIDHR) thuộc  European Commission.   Mạng Lưới Blogger Việt Nam sẽ tiếp tục cập nhật những hoạt động của phái đoàn dân sự độc lập Việt Nam trong chuyến công tác UPR Việt Nam này. Nguồn: MLBVN
......

Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR

Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng tác giả bức thư để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.   Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?   Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.     Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp.     - Ông Đặng Xương Hùng   Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó. Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta. Mặc Lâm: Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới?   Đặng Xương Hùng: Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế. Mặc Lâm: Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào?   Đặng Xương Hùng: Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động. Cần phải gặp các phái đòan của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam. Mặc Lâm: Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi? Đặng Xương Hùng: Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam. Mặc Lâm: Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì? Đặng Xương Hùng: Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.     Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam.     - Ông Đặng Xương Hùng Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Đây mục tiêu của cả nhân loại chứ không phải chỉ nhằm vào Việt Nam mà thôi. Họ không cố đưa ra để kiểm điểm Việt Nam và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu các anh các chị cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc rồi cố mà chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền của mình là không thể được.   Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào? Đặng Xương Hùng: Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp. Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia. Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng. Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem. Nguồn: rfa.org/vietnamese **** Viên chức Bộ Ngoại Giao tuyên bố bỏ đảng và lên tiếng về nhân quyền http://www.ttdq.de/node/1100  
......

Công bố thành phần diễn giả của Hội Thảo UPR ngày 4/2 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc

GENÈVE - Ban tổ chức “Hội Thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc” xin giới thiệu thành phần diễn giả và điều hợp viên của buổi hội thảo: *Bà Anne-Marie von Arx, Dân biểu Thụy Sĩ đã từng viếng thăm Việt Nam năm 2012 *Bà Sarah Clarke, Đại Diện Đặc Trách Vận Động & Chính Sách Quốc Tế, PEN International (Hội Văn Bút Quốc Tế) * LS Đỗ Phủ, Đại Diện Ban Điều Hành, Human Rights For Vietnam PAC * Ông Hoàng Tứ Duy, Phát Ngôn Nhân, Đảng Việt Tân * Ông Benjamin Ismail, Giám Đốc Đặc Trách Á Châu, Reporters Without Borders (Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới) * Bà Nani Jansen, Cố Vấn Pháp Lý, Media Legal Defence Initiative (Tổ Chức Sáng Kiến Bảo Vệ Pháp Lý Truyền Thông) * Ông Gisle Kvanvig, Giám Đốc Đặc Trách Việt Nam, Norwegian Centre for Human Rights (Trung Tâm Nhân Quyền Na Uy) * Bà Libby Liu, Tổng Giám Đốc, Đài Á Châu Tự Do * BS Nguyễn Thể Bình, Chủ Tịch, Vietnam Progress * Ông Thierry Oppikofer, Chủ tịch, COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam) * Ông Leon Saltiel, Phó Giám Đốc, UN Watch (Tổ Chức Giám Sát Liên Hiệp Quốc) * Bà Judy Taing, Đại Diện Đặc Trách Á Châu, ARTICLE 19 (Tổ Chức Bảo Vệ Tự Do Ngôn Luận) Danh sách diễn giả đến từ Quốc Nội sẽ được công bố 1 ngày trước buổi hội thảo.   Cứ mỗi 4 năm, Hội Đồng Nhân Quyền duyệt qua tình hình nhân quyền tại một số quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR). Năm nay, phiên họp UPR sẽ nghe báo cáo và thẩm định về tình hình nhân quyền của 14 quốc gia, trong đó có nhà cầm quyền Việt Nam. Riêng Việt Nam sẽ báo cáo vào buổi chiều ngày 5 tháng 2.   Để tạo sự quan tâm và rọi đèn vào tình trạng đàn áp nhân quyền ngày càng trầm trọng tại Việt Nam, các tổ chức nhân quyền quốc tế và Việt Nam bao gồm ARTICLE 19, COSUNAM, Human Rights for Vietnam PAC, Media Legal Defence Initiative, PEN International và Đảng Việt Tân cùng phối hợp tổ chức buổi hội thảo nhân quyền tại trụ sở Liên Hiệp Quốc. Chi tiết: Hội thảo UPR: Trách nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền LHQ Thời gian: Thứ ba, ngày 4 tháng 2 lúc 12:30 đến 14:30 Địa điểm: Palais Des Nations, Phòng XXV, Liên Hiệp Quốc, Genève Để chuẩn bị thủ tục vào trụ sở Liên Hiệp Quốc và tham dự hội thảo, xin quý vị ghi danh trước tại đây: http://bit.ly/upr-2014 -- Ban Tổ Chức -- ARTICLE 19 (Tổ Chức Bảo Vệ Tự Do Ngôn Luận)COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ - Việt Nam)Human Rights For Vietnam PACMedia Legal Defence Initiative (Tổ Chức Sáng Kiến Bảo Vệ Pháp Lý Truyền Thông)PEN International (Hội Văn Bút Quốc Tế)UN Watch (Tổ Chức Giám Sát Liên Hiệp Quốc)Đảng Việt Tân
......

Hội Đồng Đại Diện Công Nhân Xí Nghiệp

Thay lời tựa: Là một cựu uỷ viên Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp từ năm 2004 đến năm 2010 trong hãng AO, tôi ghi lại những nét chính về cơ cấu tổ chức, quyền hạn và trách nhiệm của nó. Trước hết chúng ta nên biết rằng Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp (HĐĐDCNXN) tiếng Đức gọi là Betriebsrat khác với Nghiệp đoàn Công nhân, gọi tắt là Công đoàn (Gewerkschaft). HĐĐDCNXN đóng vai trò khá quan trọng trong hãng xưởng, bảo vệ trực tiếp quyền lợi của công nhân và được luật pháp quy định minh bạch. Hội đồng nầy cũng có thể được tổ chức trong các hãng xưởng ở một số quốc gia khác, tuy nhiên mức độ bảo vệ quyền lợi người công nhân nhiều hay ít còn tuỳ thuộc ở mỗi quốc gia. Mong rằng trong tương lai tại Việt Nam ở các hãng xưởng cũng nên tổ chức HĐĐDCNXN để quyền lợi của công nhân được bảo vệ và từ đó công nhân sẽ hăng say làm việc và góp phần vào việc phát triển kinh tế bền vững. 1) Dẫn nhập: Trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn toàn chính quyền cũng như doanh nhân, chủ nhân thường chú ý đến "định luật cung cầu" để có những biện pháp thích hợp nhằm mục đích ổn định nền kinh tế. Khi cầu > cung: Tiêu thụ nhiều mà hàng hoá ít sẽ đưa đến việc khuyến khích đầu tư và tạo công ăn việc làm. Khi cầu < cung: Giá cả rẻ, giảm nhân công. Như vậy phải tìm thị trường tiêu thụ. Khi cầu = cung: Có 3 trường hợp xảy ra: a) Kinh tế phát triển: Đó là lý tưởng, dân giàu nước mạnh b) Kinh tế suy bại: Đưa đến tình trạng nghèo đói c) Kinh tế trung bình: Dân chúng đủ ăn, đủ mặc Như vậy, các doanh nhân, chủ nhân luôn theo dõi thị hiếu của người tiêu thụ, nghiên cứu thị trường để có sản phẩm thích ứng từ phẩm chất cho tới số lượng nhằm mục đích thâu về cho xí nghiệp mình nhiều lợi nhuận. Muốn được vậy, trong thị trường kinh tế tự do cạnh tranh hoàn toàn thì chủ nhân tính toán giá thành của sản phẩm càng thấp càng tốt trước khi tung ra thị trường, trong khi đó chủ nhân mong có giá bán càng cao, số lượng sản phẩm được bán càng nhiều để có nhiều lợi tức. Muốn được vậy thì chủ nhân một mặt cũng phải chú ý đến những chi phí dùng để mua nguyên vật liệu, chi phí công nhân, cơ sở vật chất, thuế má, quảng cáo, chuyển vận hàng hoá v.v. Một trong những chi phí mà chủ nhân nhắm đến vì là phần tổn phí nhiều nhất đó là tiền lương công nhân. Ngoài ra, nếu chủ nhân không thu được lợi nhuận mà mãi bị lỗ lã thì hãng xưởng có thể sẽ bị đóng cửa, sẽ tạo ra nạn thất nghiệp. Còn nếu công nhân bị bóc lột, lương không đủ nuôi sống gia đình, đời sống chật vật thì công nhân cũng không thể hăng say làm việc, năng suất sẽ yếu kém và cũng có thể sinh ra nhiều trạng thái không tốt trong hãng xưởng. Đó là những yếu tố mà một chính quyền đặt quyền lợi quốc gia và của người dân lên trên hết cần phải lưu ý và có thể phối hợp với cơ quan lập pháp để có những biện pháp hỗ trợ không những dành cho chủ nhân mà ngay cả cho công nhân để cho nền kinh tế phát triển bền vững. Tại CHLB Đức một thể chế chính trị đa nguyên đa đảng, tự do dân chủ, pháp quyền và tam quyền phân lập được toàn dân Đức áp dụng để xây dựng và phát triển đất nước. Thể chế đó được các cơ quan công quyền Đức bảo vệ và toàn dân Đức ủng hộ. Sự can thiệp nhẹ nhàng của chính quyền trong nền kinh tế qua luật pháp đặt căn bản trên nền tảng xã hội của đất nước có tự do dân chủ là những mấu chốt hỗ tương cho sự phát triển. Pháp quyền ở đây có nghĩa là tất cả mọi cơ quan công quyền, mọi cơ sở kinh doanh thương mại, mọi công ty xí nghiệp liên quan tới thành phần chủ nhân và công nhân v.v. tất cả đều phải thượng tôn pháp luật và hiến pháp, đặc biệt là các điều khoản đề cập đến nhân quyền và dân quyền. Bất cứ bộ luật nào, sắc luật nào cũng đều phải hợp hiến trước khi được ban hành. Nhờ vào định chế chính trị tam quyền phân lập đích thực, khi pháp luật đã được ban hành thì mọi đối tác phải tuân theo và cơ quan hành pháp có nhiệm vụ thi hành. Bất cứ ai vi phạm sẽ bị cơ quan tư pháp chiếu theo pháp luật mà xét xử phân minh.      Cũng nhờ vào thể chế chính trị tam quyền phân lập như thế mà trong xí nghiệp tư nhân, quyền lợi công nhân được bảo vệ trước pháp luật một cách minh thị. Tuy vậy, giai cấp công nhân, thợ thuyền thì không thể nắm vững và hiểu rõ pháp luật. Do đó tại CHLB Đức, trong xí nghiệp có một bộ phận đại diện cho thành phần công nhân để bảo vệ quyền lợi cho họ một cách trực tiếp đã được luật pháp quy định rõ ràng về tình trạng của doanh nhân, chủ nhân đối với giới công nhân trong nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn toàn. Tiếng Đức gọi là Betriebsrat. "Betrieb" có nghĩa là hãng xưởng, xí nghiệp. "Rat" có nghĩa là hội đồng. Như vậy có thể gọi là Hội đồng Xí nghiệp. Nhưng gọi như thế thì không rõ nghĩa lắm, vậy dựa vào sự hình thành, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của nó người ta có thể dịch sang Việt ngữ là Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp. 2) Xuất xứ của Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp (HĐĐDCNXN) và Luật Định Trạng Xí nghiệp (LĐTXN): HĐĐDCNXN là những đại diện của công nhân, do công nhân bầu ra, nhằm bảo vệ các đồng quyết định đối với chủ nhân. Những việc làm cơ bản của HĐĐDCNXN được quy định rõ trong Luật Định trạng Xí nghiệp, tiếng Đức gọi là Betriebsverfassungsgesetz (BetrVG).       a) Xuất xứ: Xét về nguồn gốc thì HĐĐDCNXN xuất phát từ năm 1900 tại tiểu bang Bayern ở miền Đông Nam Đức quốc trong xí nghiệp than mỏ, lúc đó còn được gọi là Uỷ ban Lao động. Uỷ ban nầy cũng đã được mở rộng lên vùng Preussen miền Đông Bắc Đức vào năm 1905. Vào năm 1920 thời cộng hòa Weimer, lần đầu tiên Uỷ ban Lao động được hợp thức hoá bằng luật pháp. Dưới thời Đức quốc xã tất cả các hoạt động cho quyền lợi của công nhân xí nghiệp đã bị cấm theo Luật Lao động năm 1934. Trong suốt thời kỳ đệ nhị thế chiến Hội đồng ĐDCNXN đã bị thay thế bởi Hội đồng Tín nhiệm, tiếng Đức gọi là Vertrauensrat. Sau khi đệ nhị thế chiến chấm dứt vào năm 1945, chiếu theo luật của hội đồng kiểm tra số 22 của Đồng minh vào ngày 10 tháng 4 năm 1946, HĐĐDCNXN được phép hoạt động trở lại tại Đức quốc. Sau đó Luật Định trạng Xí nghiệp đầu tiên của Đức được công bố vào ngày 11.10.1952 đã quy định rõ về sự thành lập, lãnh vực hoạt động, trách nhiệm và quyền hạn của HĐĐDCNXN. Nội dung của đạo luật nầy vẫn giữ nguyên truyền thống của pháp luật nói về HĐĐDCNXN vào năm 1920 và những khái niệm cơ bản ban đầu vẫn luôn được tiếp nhận. Sau một cuộc tranh luận công khai, đã đưa đến một phiên bản bổ túc của Luật Định trạng Xí nghiệp vào năm 1972 và đã được cải cách một lần nữa vào năm 2001. b) Luật Định trạng Xí nghiệp: Cũng chính là luật đề cập đến Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp. Văn bản định trạng xí nghiệp quy định  vấn đề cơ bản của sự hợp tác trong xí nghiệp, khá giống như Luật Cơ Bản của Cộng Hòa Liên Bang Đức liên quan đến các quyền lợi và nghĩa vụ căn bản của người dân. Trong Luật Định trạng Xí nghiệp quy định rõ ràng những quyền tham gia của công nhân trong xí nghiệp. Nó cũng xác định mối quan hệ pháp lý giữa đại diện công nhân, giữa các chủ nhân và giữa các công đoàn. Trọng tâm của Luật Định trạng Xí nghiệp là thiết lập một HĐĐDCNXN và đề cập đến sự bầu cử cũng như nhiệm vụ và quyền hạn của nó. Theo pháp luật, cuộc bầu cử của các HĐĐDCNXN được áp dụng cho tất cả các công ty xí nghiệp của nền kinh tế tư nhân. 3) Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp là gì và được tổ chức như thế nào? Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp gồm những uỷ viên đại diện cho công nhân trong xí nghiệp. Theo quy định, trong các xí nghiệp nếu có ít nhất là năm công nhân trên 18 tuổi có quyền bầu cử và ba trong số đó, có ít nhất sáu tháng làm việc trong xí nghiệp sẽ có quyền ứng cử để được bầu vào hội đồng nầy. Tuỳ theo số lượng công nhân làm việc trong hãng xưởng hội đủ điều kiện bầu cử mà có số lượng uỷ viên của HĐĐDCNXN khác nhau. Cuộc bầu cử HĐĐDCNXN được tổ chức công khai, tự do và kín. HĐĐDCNXN được bầu theo cá nhân hoặc theo liên danh. Điều nầy tuỳ thuộc vào quy định của ban tổ chức bầu cử. Nhiệm kỳ của HĐĐDCNXN là bốn năm. Căn cứ vào Luật Định trạng Xí nghiệp (BtrVG) quy định số lượng uỷ viên được bầu trong HĐĐDCNXN như sau:     5 đến 20 công nhân đủ điều kiện bầu cử: 1 uỷ viên     21-50 công nhân : 3 uỷ viên     51-100 công nhân : 5 uỷ viên     101-200 công nhân : 7 uỷ viên     201-400 công nhân : 9 uỷ viên     401-700 công nhân : 11 uỷ viên     701-1000 công nhân : 13 uỷ viên     1001-1500 công nhân : 15 uỷ viên     1501-2000 công nhân : 17 uỷ viên     tiếp tục, cứ mỗi 500 công nhân thì thêm được 2 uỷ viên     4501-5000 công nhân : 29 uỷ viên     tiếp tục, cứ mỗi 1000 công nhân thì thêm được 2 uỷ viên     5001-6000 công nhân : 31 uỷ viên     6001-7000 công nhân : 33 uỷ viên     7001-9000 công nhân : 35 uỷ viên 4) Trình độ chuyên môn của uỷ viên trong HĐĐDCNXN:       Để có thể đối thoại với chủ nhân, mỗi uỷ viên của Hội đồng ĐDCNXN phải có kiến thức và kỹ năng trong các lãnh vực sau: -  Luật lao động: Bất cứ ai muốn đại diện cho các đồng nghiệp mình, phải biết về luật lao động, về hợp đồng theo ngành nghề (Tarif), vấn đề môi trường và ảnh hưởng của công nghệ mới. Vì vậy, các uỷ viên của HĐĐDCNXN có thể được tham dự những khoá học về những đề tài thuộc pháp luật đề cập đến tình trạng xí nghiệp và các vấn đề pháp lý liên quan đến lao động để trau dồi kiến năng và sự hiểu biết. Chủ nhân xí nghiệp phải trả cho tổn phí nầy. Liên minh công đoàn Đức quốc (Deutscher Gewerkschaftsbund) và các công đoàn của liên minh cũng có thể cố vấn cho những HĐĐDCNXN trong công việc của hội đồng và cung cấp các chương trình hội thảo để trau dồi kiến thức về luật lao động và gia tăng khả năng hoạt động. - Luật Định trạng Xí nghiệp (BetrVG): Luật Định trạng Xí nghiệp là "đạo luật dành cho HĐĐDCNXN". Nó là nguồn gốc pháp luật quan trọng nhất mà những uỷ viên của Hội đồng cần phải biết để có thể ứng dụng.  - Chuyên môn pháp lý lao động: Những quyền hạn để điều hoà mối tương quan làm việc giữa chủ nhân và công nhân, là một vấn đề cơ bản dành cho Hội đồng ĐDCNXN mà các uỷ viên trong Hội đồng cần phải biết. Từ sự tuyển dụng cho tới chấm dứt hợp đồng lao động của công nhân, các uỷ viên trong Hội đồng ĐDCNXN phải hiểu rằng mình là người đại diện cho công nhân, vậy phải có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi cho công nhân. 5) Quyền hạn của Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp:     5.1) Quyền tham gia biểu quyết: Quyền tham gia biểu quyết được đặc trưng bởi các tính năng như là chủ nhân không thể đơn phương thực hiện biện pháp mà không tôn trọng các quyền hạn của HĐĐDCNXN.        Trong trường hợp không có thỏa ước lao động theo luật định thì Hội đồng ĐDCNXN có thể tham gia biểu quyết trong các vấn đề sau:       - Thời gian bắt đầu và kết thúc làm việc hàng ngày kể cả thời gian nghỉ trong ngày, cũng như phân chia thời gian làm việc trong tuần.       - Việc làm thêm giờ của công nhân.       - Vấn đề cư xử của các nhân viên trong công ty, xí nghiệp.       - Thiết trí và sử dụng các phương tiện kỹ thuật để có thể kiểm tra năng suất lao động.       - Thiết kế hệ thống an toàn lao động.       - Giới thiệu và ứng dụng các nguyên tắc đãi ngộ, tưởng thưởng mới.       - Sự chỉnh đốn các nguyên tắc chung về kế hoạch nghỉ hè, nếu chủ nhân và công nhân không thuận ý.       - Các cơ sở xã hội như căng-tin v.v.       - Nguyên tắc làm việc nhóm.         Ngoài ra Hội đồng ĐDCNXN có quyền tham gia biểu quyết về việc tuyển nhận và sa thải công nhân.         Trong trường hợp không có sự thống nhất giữa chủ nhân và Hội đồng ĐDCNXN thì phải kháng cáo lên Tòa án Lao động.     5.2) Quyền phủ nhận: Với những lý do chính đáng, Hội đồng ĐDCNXN có thể không tán thành chủ nhân trong việc tuyển dụng, phân loại, tái cấu trúc hoặc hoán chuyển công nhân. Trái ngược với quyền khiếu nại, theo như quyền phủ nhận nầy thì chủ nhân không thể thực hiện các biện pháp, nếu Hội đồng ĐDCNXN từ chối chấp thuận. Một sự từ chối biểu quyết của HĐĐDCNXN chỉ có thể được khắc phục bởi chủ nhân qua một quyết định của Tòa án Lao động.    5.3) Quyền khiếu nại: Với quyền khiếu nại, mặc dù không thể ngăn chận chủ nhân sa thải công nhân, nhưng nó có thể bảo đảm cho công nhân tiếp tục làm việc cho tới khi vấn đề được sáng tỏ rằng sự sa thải công nhân có hợp pháp hay không. Như vậy sự tồn tại của công nhân phải được bảo đảm trong tiến trình vụ kiện. Đối với việc bố trí làm thêm giờ mà không có sự chấp thuận trước của HĐĐDCNXN thì được xem như không hợp pháp.     5.4) Quyền lắng nghe: Chủ nhân phải tham khảo ý kiến với Hội đồng ĐDCNXN, có nghĩa là chủ nhân không thể chỉ nói "Tôi không nói chuyện với bạn". Quyền này được gọi là quyền chung được lắng nghe. Vì vậy, các chủ nhân không thể từ chối gọi điện thoại để làm việc với Hội đồng ĐDCNXN. Chủ nhân cũng không thể tự quyết định một sự việc trước khi Hội đồng ĐDCNXN được biết. Ngoài ra, các quyền lắng nghe là để đảm bảo rằng các dữ kiện dẫn chứng của Hội đồng ĐDCNXN có thể ảnh hưởng đến quyết định của chủ nhân. Một ví dụ của quyền được lắng nghe khi công nhân bị sa thải là nếu Hội đồng ĐDCNXN không được biết thì quyết định của chủ nhân không có giá trị. Khi chủ nhân muốn sa thải công nhân thì phải thông báo cho HĐĐDCNXN biết trước để Hội đồng tìm cách giúp đỡ công nhân về mặt xã hội.    5.5) Quyền tham vấn: Quyền tham vấn khác với quyền lắng nghe là chủ nhân không những chỉ lắng nghe ý kiến hoặc đề nghị của Hội đồng ĐDCNXN mà còn phải cùng nhau thảo luận với Hội đồng. Chủ nhân không những phải thông báo mà còn phải tham khảo ý kiến với HĐĐDCNXN chẳng hạn như xây dựng cơ sở kỹ thuật, sửa đổi các quy trình công việc, thúc đẩy đào tạo nghề, v.v. ở bất cứ nơi nào mà chủ nhân có nhiệm vụ phải thông tin vì HĐĐDCNXN có quyền tham vấn. Ở đây cũng đề cập đến quyền tham vấn đặc biệt và tổng quát. Trong số các quyền quan trọng nhất là quyền tham vấn đặc biệt đối với các vấn đề tài chính.    5.6) Quyền thông tin: HĐĐDCNXN là tổng kế hoạch nhân sự, phải kịp thời được thông báo sự thay đổi về kỹ thuật và tổ chức cũng như các biện pháp đơn thuần có tính cách cá nhân như việc tuyển dụng công nhân, tái bố trí công việc, thay đổi nơi làm việc và việc sa thải công nhân. Ngoài ra, HĐĐDCNXN có quyền thông tin sau khi HĐĐDCNXN nhận được tất cả các thông tin mà HĐĐDCNXN cần thiết cho công việc của mình. Ngay cả chủ nhân và Hội đồng ĐDCNXN đều biết rằng không có thông tin thì người ta không thể đủ khả năng làm một công việc tốt đẹp được. Quyền được thông tin như vậy sẽ tạo thành một trụ cột quan trọng của Hội đồng ĐDCNXN. Một số quyền ở trên của HĐĐDCNXN đã phát sinh từ Đạo luật Bảo vệ Lao động, ví dụ như quyền của Hội đồng ĐDCNXN đối với những sự sa thải công nhân, hay Luật Tòa án Lao động nói về năng lực của HĐĐDCNXN trong những vụ kiện ở tòa án lao động. Trong các cơ quan hành chánh và các cơ quan phục vụ công cộng thì có những đạo luật đại diện cho tác nhân của liên bang và tiểu bang quy định các quyền của Hội đồng Nhân viên đại diện cho lợi ích của nhân viên và các quan chức. Ngoài ra, HĐĐDCNXN còn có những quyền hạn để quan sát chủ nhân, chẳng hạn như trong việc xác định giờ làm việc, năng khiếu làm việc, cũng như vấn đề trả phụ cấp hay tiền thưởng cho công nhân. 6) Nhiệm vụ của Hội Đồng Đại Diện Công Nhân Xí Nghiệp:     - Thực hiện sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới cũng như thực hiện sự hoà hợp giữa gia đình và nghề nghiệp.     - Xúc tiến và bảo đảm việc làm trong xí nghiệp. Khi chủ nhân muốn sa thải một công nhân thì cũng phải thông báo cho Hội đồng ĐDCNXN biết trước để Hội đồng xem xét việc sa thải công nhân có hợp lý và hợp pháp hay không. Trong trường hợp nầy Hội đồng sẽ xét đến tình trạng gia đình và tuổi tác, thâm niên làm việc của công nhân bị sa thải để có một kế hoạch xã hội thích ứng cho công nhân đó ngay cả tiền bồi thường nếu được.     - Thúc đẩy các biện pháp an toàn lao động và bảo vệ môi trường làm việc trong xí nghiệp. HĐĐDCNXN phải để ý đến biện pháp an toàn lao động trong xí nghiệp theo luật định, ngay cả phòng ốc làm việc phải thích ứng với công việc và sức khoẻ công nhân.     - Thúc đẩy sự thích hợp làm việc của người khuyết tật nặng cũng như giúp đỡ việc làm đối với công nhân lớn tuổi.     - Thúc đẩy sự hội nhập của công nhân ngoại quốc cũng như các sáng kiến nhằm chống lại phân biệt chủng tộc và bài ngoại trong xí nghiệp. 7) Sự minh bạch:     HĐĐDCNXN không làm việc trong bí mật mà phải được công khai. Ít nhất bốn lần trong một năm, Hội đồng báo cáo rõ ràng trong những cuộc họp toàn công nhân trong xí nghiệp về việc làm của họ và giải quyết những vụ xung đột nếu có. Cấp lãnh đạo của xí nghiệp được Hội đồng mời tham dự buổi họp. Ở đây, công nhân có thể tham gia và tham khảo ý kiến với HĐĐDCNXN cũng như đối với cấp lãnh đạo của xí nghiệp để ghi nhận những ảnh hưởng. 8) Sự khác biệt giữa Hội đồng Đại diện Công nhân Xí nghiệp (Betriebsrat) với Công đoàn (Gewerkschaft)?       - Hội đồng ĐDCNXN được xem như bộ phận đại diện cho công nhân trong xí nghiệp. Chiếu theo Luật Định trạng Xí nghiệp (BetrVG) thì Hội đồng nầy làm việc chung với chủ nhân một cách đáng tin cậy. Còn vai trò của công đoàn và các hội viên của họ là để thương lượng những hợp đồng về Tarif (bậc lương thuộc mỗi ngành nghề riêng biệt) giữa nghiệp đoàn chủ nhân và công đoàn.       - Một trong những quyền quan trọng nhất của Hội đồng ĐDCNXN là quyền tham gia biểu quyết khi có sự sa thải công nhân. Nếu chủ nhân có một lý do để chấm dứt hợp đồng làm việc bất thường của công nhân, HĐĐDCNXN cũng phải được biết trước khi việc sa thải công nhân xảy ra. Thậm chí chủ nhân muốn sa thải một uỷ viên của Hội đồng ĐDCNXN cũng không đơn giãn. Bởi vì theo Luật Bảo vệ sa thải công nhân có điều khoản đặc biệt chống lại việc sa thải. Trong khi đó công nhân nào chỉ là hội viên của công đoàn (Gewerkschaft), nhưng không phải là một uỷ viên của HĐĐDCNXN (Betriebsrat), thì không được hưởng sự bảo vệ sa thải nầy. Các cuộc bầu cử của HĐĐDCNXN không có tính năng đặc biệt nào áp dụng cho các hội viên của công đoàn.       - Để trở thành hội viên của công đoàn thì chính các công nhân xí nghiệp phải tự làm đơn xin gia nhập vào công đoàn một cách tự nguyện. Trong khi đó uỷ viên HĐĐDCNXN phải được công nhân trong xí nghiệp bầu lên. 9) Thay lời kết:       Tôi đã làm việc trong hãng có số lượng công nhân khắp thế giới khoảng 48.000 người. Riêng tại thành phố Frankfurt am Main thì có khoảng trên 420 nhân viên. Hầu hết là ngành IT. Chiếu theo Luật Định trạng Xí Nghiệp thì chi nhánh của hãng tôi tại địa phương phải có HĐĐDCNXN với tổng số là 11 uỷ viên. Mỗi 4 năm sẽ được bầu cử một lần. Nếu có sự thay đổi bất thường trong nhiệm kỳ, ví dụ như những departments sáp nhập sau khi hãng mua thêm hãng mới v.v. thì con số uỷ viên trong HĐĐDCNXN được thay đổi, vậy phải được bầu lại. Có hai cách thức bầu: 1) Bầu theo từng cá nhân ứng cử viên. Sau đó tuỳ theo thứ tự ứng cứ viên có số phiếu được bầu cao thấp để chọn vào HĐĐDCNXN. 2) Bầu theo liên danh. Liên danh nào có số phiếu được bầu nhiều nhất được xem như thắng cử. Liên danh đó bầu ra Ban đại diên gồm có chủ tịch, phó chủ tịch và thư ký. Vị chủ tịch dường như làm việc toàn thời cho HĐĐDCNXN.     Về hoạt động thì mỗi tuần HĐĐDCNXN tổ chức họp một lần. Tất cả uỷ viên phải tham dự đông đủ. Nếu vì lý do gì đó có những uỷ viên chính thức của Hội đồng không thể tham dự cuộc họp được thì những uỷ viên dự khuyết được đôn lên thay thế. Trước khi cuộc họp xảy ra vài ngày, các uỷ viên sẽ tham dự đều được nhận chương trình cuộc họp trong tuần lễ đó.     Việc họp hành rất nghiêm túc, phải giữ đúng giờ giấc làm việc. Khi uỷ viên ra vào phòng họp phải thông báo và thư ký buổi họp phải ghi vào biên bản, nếu không thì việc biểu quyết một vấn đề không được chính xác. Thông thường thì chủ tịch của HĐĐDCNXN là người chủ toạ buổi họp. Uỷ viên thư ký có nhiệm vụ ghi biên bản. Trước khi vào họp phải thiết lập danh sách tất cả uỷ viên tham dự buổi họp và phải có chữ ký của từng uỷ viên.     Các uỷ viên đã tham dự cuộc họp thì chủ nhân hay cấp lãnh đạo hãng không thể sa thải uỷ viên đó trong vòng một năm nếu không nêu ra được lý do chính đáng.     Thông thường thì việc tuyển dụng nhân viên công nhân mới của hãng, sau khi phòng nhân viên (human resources) nhận hồ sơ xin việc và trước khi muốn có cuộc phỏng vấn với đối tượng thì cũng phải chuyển hồ sơ xin việc qua HĐĐDCNXN xem trước có thích hợp với nhu cầu của xí nghiệp hay không. HĐĐDCNXN không những có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi của công nhân mà còn có nhiệm vụ giúp hãng phát triển…     KS Nguyễn Văn Phảy     Cựu SVĐHLKSG - Ban Công Pháp
......

Viên chức Bộ Ngoại Giao tuyên bố bỏ đảng và lên tiếng về nhân quyền

  Thêm một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mê ngủ với đảng hay vì lợi ích, hãy trở về với sự tồn vong của dân tộc. Đặng Xương Hùng Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền  ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ. Genève, ngày 19/1/2014, Các bạn thân mến, Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.   Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.   Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.   Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được. Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này. Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.   Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.   Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp.  Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán. Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh. Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.   Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.   Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta. Đặng Xương Hùng Genève, Thụy sĩ Nguồn: ethongluan.org
......

Hội thảo UPR ngày 4/2 tại Genève

K/g quý truyền thông và blog, Xin kính gửi đến quý truyền thông và blog thông cáo về hội thảo UPR ngày 4/2 tại Genève và các nỗ lực vận động quốc tế nhân dịp điều trần UPR. Quý vị có thể download avatar của hội thảo tại đây:http://bit.ly/upr-2014 Kính xin quý vị cùng giúp phổ biến rộng rãi để nhiều người cùng tham dự. Trân trọng, BTC Hội thảo UPR ngày 4/2 tại Genève *******************************Hẹn nhau ngày 4/2 thại Genève Chương trình vận động UPR và hội thảo “Trách Nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”. Để tạo áp lực tối đa buộc nhà cầm quyền Hà Nội phải tôn trọng trách nhiệm trong cương vị thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc, đợt kiểm định (UPR) lần này chứng kiến các cuộc vận động từ nhiều nhóm và tổ chức đấu tranh, một điều đáng mừng cho phong trào dân chủ Việt Nam. Đặc biệt là quốc tế và giới đấu tranh người Việt đang thật sự sánh vai nhau để vận động nhân quyền cho người dân Việt Nam. Trong tinh thần đó, các tổ chức quốc tế như ARTICLE 19, Media Defence Legal Initiative, PEN International, UN Watch và Việt Nam như COSUNAM, Human Rights for Vietnam PAC và Đảng Việt Tân phối hợp thực hiện một chương trình vận động bao gồm: ●      Ngày 28/1- 3/2: Tiếp xúc với những giới chức có thẩm quyền tại Liên Hiệp Quốc và các quốc gia thành viên để đề nghị một tiến trình khảo sát nhân quyền một cách hiệu quả hơn tại Việt Nam. ●      Ngày 4/2, từ 12:30 đến 14:30 tại trụ sở Liên Hiệp Quốc: Hội thảo “Trách Nhiệm của Việt Nam trong vai trò thành viên Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc”, với diễn giả là những nhà dân chủ, thân nhân của tù nhân lương tâm tại Việt Nam, và thành viên các tổ chức quốc tế. Danh sách diễn giả sẽ được công bố sau. Kết quả của cuộc hội thảo là một bản thông cáo chung xác định tiếng nói nhân quyền cho Việt Nam. Hội Thảo một ngày trước buổi điều trần UPR của Việt Nam sẽ góp phần tạo sự quan tâm của dư luận thế giới hầu ngăn chận sự bạo hành của nhà cầm quyền Hà Nội khi phong trào dân chủ Việt Nam ngày một lớn mạnh trong những năm trước mặt. Tiếp theo hội thảo vào buổi tối cùng ngày sẽ có buổi văn nghệ tưởng nhớ cố nhạc sĩ Việt Dzũng nhân dịp đồng hương tụ tập về Genève. Buổi văn nghệ được tổ chức bởi Đài Truyền Hình SBTN với sự có mặt của nhạc sĩ Trúc Hồ, Nam Lộc cùng một số nghệ sĩ trung tâm Asia. ●      Ngày 5/2: Phái đoàn tham dự buổi điều trần UPR. Những nỗ lực nói trên rất cần sự quan tâm và đóng góp của tất cả mọi người. Đây là thời điểm mà người Việt Nam sẽ cùng với Cộng đồng Quốc tế có cơ hội đối đầu trực diện với phái đoàn Hà Nội ngay tại Genève để đối chất về Quyền Con Người. Để tạo cơ hội cho nhiều người cùng vào trụ sở Liên Hiệp Quốc để tham dự buổi hội thảo và dự thính buổi điều trần của Việt Nam, chúng tôi kính mời quý vị ghi danh trước với Ban Tổ Chức để làm thủ tục cần thiết, theo đường dẫn bit.ly/upr-2014. Hãy rủ nhau đến Genève để tham dự cuộc vận động này. Ban Tổ Chức kính mời, ARTICLE 19 UN Watch PEN International Media Legal Defence Initiative COSUNAM (Ủy Ban Thụy Sĩ-Việt Nam) Human Rights For Vietnam PAC - Vietnam Progress Đảng Việt Tân
......

Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản

Cận Tết là mùa gió chướng. Tuyên giáo Trung ương len lén và thui thủi mình ên làm một cú rao vặt “chống TQ” miễn phí. Báo chí trong luồng không chỉ đặc biệt chú tâm vào chủ đề rất đỗi thời sự là cứu đói giáp hạt 15 tỉnh… hay các chủ đề chính yếu thường trực cướp/giết/hiếp/mông/vú/kỹ thuật leo đỉnh vu sơn/đặc trị loạn cường dương…  mà còn thoang thoảng mùi nhang khói giữa hồ:     “(Chinhphu.vn) – Ngày 18/1(/2014), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ khánh thành đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo người dân đến dự”. Giang hồ điểm báo bật ra hàng loạt câu hỏi mắc mứu (rất dễ mắc nghẹn): Tại sao giờ này? Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Lê Duẩn?… *Tại sao giờ này? Tại sao không trùng khớp vào ngày sanh hay ngày chết của đương sự? Còn lại là gì, bốn mươi năm Hoàng Sa chăng? Có thể lắm! Một kiểu thông điệp “chống Tàu” rất đằm thắm trong định hướng chủ động: Âm thầm thay thế mọi cuộc tưởng niệm công khai và long trọng trọng khác (được côn an tập trung dồn sức giải phóng bởi bụi máy cưa cắt đá), bằng cuộc tưởng niệm rón rén nhắc tên một tay tổng bí có thời nức tiếng “Nga hơn Tàu”. Thế thì người ta có thể đúc rút ngay đây một kết luận nhỏ: Thông điệp này vừa điên vừa hèn. Bởi Lê Duẩn, dù chỉ mới học xong lớp sáu nhưng đã từng vang danh trong toàn thể Đệ Tam Quốc Tế bằng câu danh ngôn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, như một hồi âm cho câu danh ngôn của Mao là “Quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tức là, Lê Duẩn hết lấy xương máu người Việt để đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi sau đó, bật ngược, lại lấy sinh mạng người Việt đánh Trung Quốc cho Liên Xô, trong cả hai trận chiến Tây Nam và Chính Bắc. Có gì là quá, khi gọi đó là một kẻ hung hăng/háo chiến/hám quyền/ngu muội… chỉ biết hãnh diện được phục vụ quan thầy và lạnh lùng trên xương máu đồng bào cùng tương lai đất nước? Nối tiếp truyền thống đó, lũ hậu duệ ngày nay có gì khá hơn, một khi vẫn khư khư ôm gối trùm chăn, không dám công khai phản đối kẻ xâm lược, mà chỉ thỏ thẻ bảo dân “đảng từng có người chống TQ ngày xưa đấy chứ!”, rồi lại tiếp tục hùng hổ dàn quân đàn áp, đánh dập, bắt bớ,  giam cầm, xách nhiễu trả thù những người nhiệt tâm báo động về nguy cơ Bắc thuộc lần cuối cùng? Liệu rằng điều đó sẽ mang ý nghĩa gì, khi một đảng và nhà nước vô thần rắp tâm lập đền thờ cho một kẻ sử dụng núi xương sông máu của đồng bào mình để lập công với mớ quan thầy từng được xếp hạng xuất chúng về tội ác tiêu diệt đồng chủng? *Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Hà Tĩnh giỗ người Quảng Trị? Mấy năm trước, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lê Duẩn, báo TTO đi tin:     “Cũng trong sáng qua (7/4/2007) tại Đông Hà đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài cố TBT Lê Duẩn và công viên mang tên Lê Duẩn”… “Từ mảnh làng nghèo chợ Sãi, Triệu Phong, chàng trai Lê Văn Nhuận (tức đồng chí Lê Duẩn) đã được sinh ra, nuôi dưỡng bằng hạt phù sa của dòng Thạch Hãn và đã ra đi theo lý tưởng của cách mạng để Quảng Trị có được một người cộng sản vĩ đại, một di sản tinh thần vô giá cho các thế hệ học tập noi theo”. Vậy thì Hà Tĩnh chen lấn điều gì ở đây, một khi Quảng Trị đã chính thức và công khai hãnh diện có thằng con Lê Duẩn là “một người cộng sản vĩ đại”? Giành con chăng?     “Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn vốn là người con của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà Tĩnh triển khai xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình. Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, ngày 15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phối hợp với gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại đảo cụ Duẩn”. Chẳng ai rõ chuyện con ruột/con nuôi/con này/con nọ… ra sao, chỉ biết mọi nỗ lực tranh giành này đều theo đúng quy trình. Ở đó, hồ Kẻ Gỗ, từng có thời triển khai dự án xây nhà trên bè nổi đón cụ Tổng Bí, đặt chết tên là Bè Lê Duẩn. Kế đó là dự án nâng cấp cái cù lao giữa hồ thành Đảo …Cụ Duẩn. Nay, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã long trọng triển khai dự án lập đền thờ cụ Duẩn. Tất nhiên, mọi dự án đều đẻ ra đô xanh lẫn vàng ròng. Lại ngay vào lúc mà các nguồn dư luận về mọi đảo khác đều cần phải lắng xuống bên dưới đảo cụ Duẩn, thì không thể bảo thiếu lô-gích cái việc triển khai dự án tầm cỡ tâm linh cả đảng này! *Tại sao Lê Duẫn?… À, đây mới chính là cốt lõi của mọi cốt lõi:     “Hôm nay 7/4, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Lê Duẩn(7.4.1907– 7.4.2007) – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình tượng đài và công viên mang tên đồng chí Lê Duẩn tại thị xã Đông Hà”. Lê Duẩn từng đeo những huy chương nào của dàn đồng ca báo chí trong luồng?     Người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị (mỗi ngày ăn vài củ khoai để nhớ mẹ nghèo);     Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh (số người “được hy sinh” cao hơn thầy);     Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN (nắm kỹ thuật đu dây quân viện và kinh viện). Trước đó, Lê Duẩn đã có những kỳ tích điền kinh nhảy cóc, nhảy rào và nhảy cao nào?     Tân Việt Cách mạng Đảng (1928);     Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1929);     Đảng Cộng sản Đông Dương (1930). Kỷ lục Guinness của Lê Duẩn là gì?     Ngồi ghế Tổng bí thư đảng suốt ¼ thế kỷ: 1960-1986 (chuyển sang từ trần). Tác phẩm (để đời) của Lê Duẩn gồm những gì?     Bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956). Từ đây đẻ ra Cục “R” và cái mặt nạ có tên là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, chỉ rớt xuống ngay sau khi miền Nam bị nhuộm đỏ;     Chiến dịch “Đường 9 Khe Sanh” (1968). Trận biển người nướng quân các sư đoàn 304/308/320/ 324B/325, với tổng cộng 40.000 bộ đội dưới biển bom xăng đặc và cơn mưa pháo M107…  còn có tên khác là “Điện Biên Phủ thứ nhì”, nhằm mục tiêu nghi binh cho định hướng mùa Xuân 68.     Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968). “Hoan hô Xuân 68 anh hùng! Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng. Tất cả pháo! Và xông lên, dũng sĩ!” (thơ Tố Hữu). Các dũng sĩ đã theo lệnh xé bỏ hiệp ước đình chiến đón Xuân. Với hệ quả là hàng vạn đồng bào ở Huế bị bể sọ hay bị chôn sống tập thể dọc những con đường trắng;     Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị (1972). Dài khoảng 9 cây số người, cả dân lẫn lính miền Nam,  gồng gánh di tản và bỏ xác dưới trận mưa pháo kích cùng những loạt pháo trực xạ của “quân đội giải phóng”, từ Quảng Trị, qua Hải Lăng, về tới Mỹ Chánh. Đây là cuộc thảm sát quy mô nhất trong suốt trận chiến nhuộm đỏ miền Nam, ngay trên vùng đất lề quê thói của Lê Duẩn. Cổ thành Quảng Trị, sau đó, được cắm cờ miền Nam, nhưng “không còn một viên gạch nào không dính vết đạn”;     Hủy bỏ Hiệp định Hòa bình Paris (1973). Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam VN và chấm dứt hầu hết các nguồn viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt được tăng cường khẩn cấp vào chiến trường B, sử dụng nguồn quân viện gia cố của LX & TQ để mở rộng các khu vực da beo làm bàn đạp tấn công miền Nam;     Đẩy mạnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nối tiếp các Chiến dịch Mùa Xuân 1975 & Chiến dịch Giải phóng Huế-Đà Nẵng. Dẫn đến việc chấm dứt cuộc chiến tự vệ ngăn chận làn sóng đỏ (và bảo vệ chính thể tự do dân chủ còn non trẻ) của miền Nam;     Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam (1975). Mật danh là Chiến dịch X2. Tiến hành bất ngờ đợt một vào nửa đêm 9/9/1975, đợt hai từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12, 1975. Rất nhiều doanh nhân miền Nam tự tử. Số đông mua bãi vượt biên. Chiến dịch nối tiếp là Kinh Tế Mới, di dân thành phố không còn vốn liếng làm ăn về miền rừng núi. Chiến dịch tận diệt tư thương miền Nam kéo dài đến cuộc đổi tiền cũng bất ngờ và ảnh hưởng toàn bộ nhân dân miền Nam vào ngày 5/5/1978.     Nâng tầm “Tư tưởng” làm chủ tập thể (1977).  Một danh ngôn khác của Lê Duẩn, phát biểu tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ngày 13/3/1977: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”;     Tuyên chiến & xâm lăng Campuchia (1978). Nhằm thỏa lệnh Liên Xô chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Bao gồm các Sư đoàn  2/4/5/7/9/10/31/302/303/304/307/309/320/ 325/330/339/341/Sư đoàn không quân 372/các Lữ đoàn thiết giáp 12 -22-26/các Lữ đoàn pháo binh 24-262/Lữ đoàn 25 công binh/Lữ đoàn đặc công 198/Trung đoàn đặc công 117/các Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101-126… Lực lượng này tiến chiếm Nam Vang và giữ quân trên đất Chùa Tháp cho đến 1989 mới rút quân ra khỏi Campuchia. Sự thiệt hại nhân mạng lên đến nhiều vạn người. Số bộ đội bị cụt chân vì mìn cóc TQ, trên thơ Nguyễn Duy, “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng”.  Hệ quả kinh tế là VN bị cấm vận và cô lập đối với thế giới tự do suốt 10 năm.     Chống đỡ cuộc chiến “giáo trừng” phía Bắc (1979). Theo Wiki, đây là một “cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và CHXHCNVN”. Bắc Kinh gọi nó là “cuộc chiến giáo trừng”, dạy cho VN một bài học trả đũa vụ xâm lăng Campuchia. Còn ký giả Nayan Chanda của tạp chí Viễn Đông Kinh Tế (Far Eastern Economic Review) thì gọi nó là cuộc chiến “Huynh Đệ Tương Tàn” (nguyên tác Anh ngữ Brother Enemy: The War After the War). Sáu tỉnh cực Bắc của VN, giáp ranh với TQ, bị san bằng, nhiều cột mốc biên giới bị dời vào phía trong lãnh thổ VN.  Vẫn theo thơ Nguyễn Duy, “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện”.     Chiến dịch Z30, tịch thu gia sản “bất chính” của nhân dân từ Nghệ An ra Hà Nội (1978). Đây là trận càn quét tài sản của nhân dân có nguồn gốc từ các nước tư bản.     Chiến dịch Cải cách Giá-Lương-Tiền (1985).  Đổi tiền lần thứ nhì. Bản vị hàng hóa là vàng. Chỉ số giá bán lẻ thị trường tăng vọt 587,2%.  Chỉ số lạm phát lên 4 chữ số. Giá vàng tăng nhanh hơn giá hàng hóa. Theo GS Đặng Phong, chính sách Giá-Lương-Tiền vỡ trận. Hệ quả trực tiếp là nhân dân trở thành những “người chết hai lần”. Báo cáo chính trị trong Đại hội VI (Lê Duẩn vừa chuyển sang từ trần) trở thành bản báo cáo lịch sử của đảng CSVN. *   Lê Duẩn, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, có một ước mơ tột bực, được phát biểu thành một danh ngôn năm 1976 là: ”Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh“. Đến năm 1986, Lê Duẩn qua đời, với một đất nước Việt Nam khánh tận, một dân tộc Việt Nam phân cấp thiếu đói, đói và đói gay gắt, một quốc gia Việt Nam bị khinh miệt và sợ hãi đối với cả thế giới loài người. Lê Duẩn, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, và là con nuôi của Hà Tĩnh, trong suốt 25 năm ngồi ghế Tổng bí thư, và thông qua 3 cuộc chiến 75/78/79,  đã điềm nhiên bình thản hóa thân nhiều triệu bộ đội, dân công, thanh niên xung phong thành những tờ “giấy báo tử bay đầy mái rạ” (theo thơ Nguyễn Chí Thiện)… Lê Duẩn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN , đã khẳng định và cả đời theo đuổi điều khẳng định sắt máu như sau:       “Chế  độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính”. Một Lê Duẩn, với ngần ấy “trí tuệ” lẫn “công đức”, và được lũ “hậu duệ” của đảng, sau các thứ “đúc tim cho tượng ngựa”, hay dâng “cỗ đầu trâu” nhập vong cho tượng, hiện đang dồn sức tâng công bằng những tượng đài cho đến đền thờ… đã nói lên điều gì? Đứa nào giật giải “Trăm công với giặc – Nghìn tội với dân”? Phép thử xem dân trí thời lướt mạng có khác thế kỷ 20? Vô thần hậu duệ dâng hương lên Tổng vô thần tiền bối? Nhân rộng chủ nghĩa “Tản thiêng về làng” ra khắp chốn? Đánh nhòe dư luận về những quần đảo giữa biển bằng một cù lao giữa hồ? Ta từng có lãnh đạo kỵ Tàu đó chứ chẳng chơi? Giết dân không thôi chưa đủ khốn nạn, phải thờ đứa giết dân không nhợn mới đủ đô/đạt chuẩn? Sau cùng: Ai bảo “Hèn với giặc – Ác với dân” chỉ là xu thế thời đại mới đây nào?   23-01-2014 – Nhân ngày giỗ thứ 25 nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”. Blogger Đinh Tấn Lực
......

Táo Quân Dâng Sớ Giáp Ngọ 2014

Chỉ còn vài thời khắc Năm Quý Tỵ sắp qua Giáp Ngọ đang phi tới. Chuẩn bị cho năm mới Các Táo như lệ thường Ôm sổ sách lên đường Chầu Trời cho đúng hẹn. Cửa Thiên Đình đã mở Có Táo mặt hớn hở Có Táo mặt buồn rầu Cùng xếp hàng vào chầu Mỗi người một tâm sự Người vui kẻ tư lự... Nam Tào và Bắc Đẩu Trịnh trọng tiến bước lên Dặn tả hữu hai bên Giữ an ninh trật tự. Đầu tiên là Táo Đảng "Trọng Lú" giọng sang sảng: Hê lô - chào Ngọc Hoàng! Chúc ngài luôn... gút gút! Đoạn do dự tí chút mắt liếc xéo hai bên, rồi tiếp tục bước lên: Dạ con xin báo cáo. Con là Táo Độc Đảng (Con là Táo độc quyền) Đứa nào dám tuyên truyền Con sẽ cho quân bắt. Đổ cho tội ‘trốn thuế’, Khoác cho tội ‘âm mưu hoạt động đòi lật đổ’ Con cứ đem truy tố ra toà Căng-gu-ru (1) Con đâu phải đứa ngu Ngài thấy hay không ạ? Ngọc Hoàng tròn con mắt Tưởng đâu mình nghe nhầm Nét mặt Ngài thất thần: Thật kinh hoàng quá đỗi Lời lẽ kẻ phạm tội! Ngươi ngồi trên pháp luật Sống vô phép vô cương Đàn áp những dân thường Cầm tù người vô tội. Hẳn ngươi vẫn còn nhớ Theo Công Ước Nhân Quyền Mọi người đều bình đẳng Sống phải theo pháp luật Cầm quyền chớ lạm quyền Nhà ngươi như con thuyền Nhân dân chính là nước Nước sẽ lật chìm thuyền Hãy mau mau tỉnh ngộ Nếu để ta thịnh nộ Sẽ tuyên án phanh thây! Tiếp theo Táo Quốc Hội Họ Nguyễn tên Sinh Hùng Cùng bầu đoàn tháp tùng Xin được vào dâng sớ: Dạ con là ‘đầy tớ’ Đại diện cho nhân dân Chỉ là trên danh nghĩa Thật là chuyện mai mỉa: Quốc hội toàn đảng viên Là cánh tay của Đảng. Ngài có biết năm nay Chúng con có trò hay Là sửa đổi Hiến pháp Cũng là trò bá láp Chỉ là chiêu lừa dân Sửa xong... Nguyễn Y Vân Nghĩa là … vẫn như cũ: Đảng lãnh đạo dài dài Quân đội không đứng ngoài Phải trung thành với Đảng. Ngọc Hoàng nghe phát hoảng: Ta nói cho ngươi hay Cả nhà lũ chúng mày Là cái đảng ô lại Tàn ác và vô luân Lại còn lòe bịp dân Tam quyền cái con khỉ! Hãy sang học thằng Mỹ hay thằng Úc thằng Tây nó tam quyền phân lập Tòa án là tư pháp Hành pháp là chính quyền Còn lập pháp đương nhiên là thuộc Táo Quốc Hội Thôi lần này chưa vội Tạm phạt nhốt chuồng trâu Nhớ khắc ghi trong đầu: Hãy trả dân quyền sống! Họ có quyền hành động Họ là chủ của ngươi… Thấy không khí căng thẳngBắc Đẩu vội xen vào: Thưa, vừa mới thiết trào Xin Ngọc Hoàng bớt giận. Cho gọi Táo Đấu Tranh Dâng sớ báo chiến thắng... Một cô gái áo trắng Dáng nhỏ nhắn sinh viên Mặt rạng rỡ ngoan hiền Bước lên chào Ngọc Đế: Con là Nguyễn Phương Uyên Cả thế giới biết tên Đại diện cho Minh Hạnh, Thay mặt Đinh Nhật Uy,Nguyên Kha và các bạn... Những thanh niên yêu nước Những người biết đi trước Khi tổ quốc gọi tên Chúng con đâu dám quên Lời cha ông răn dạy. Ngọc Hoàng cười tươi tắn: Ra là Táo Đấu tranh. Thật đáng để nêu danhCháu Bà Trưng, Bà Triệu. Độc tài kia phải hiểu Đàn áp và nhà tù Chỉ dọa được dân ngu Không làm cho ai sợ. Ta còn nghe nhiều nữa Những Táo đang bị tù Như Cù Huy Hà Vũ, Duy Thức và Điếu Cày… Đều tuyệt thực phản kháng... Rộ phong trào Bỏ Đảng Xuất hiện các diễn đàn như: Xã Hội Dân Sự, rồi Diễn Đàn Phụ Nữ,Hội Bầu Bí Tương Thân… Đoàn kết khắp xa gần Ta nghe lòng phấn chấn!   Bỗng đâu Táo Thủ Tướng Chẳng ai gọi cũng vào Ngả mũ nghiêng người chào: Dạ Ngọc Hoàng vạn tuế! Nghe có mùi xú uế Bắc Đẩu vội đi tìm Hoá ra mùi phân chim trên đầu ‘ngài’ Ba Dũng. Con diệt trừ tham nhũngDương Chí Dũng hầu tòa Án tử hình ban ra Cán bộ đều khiếp sợ Nhưng là chiêu dựng vở Dọa khỉ mấy thằng to Dàn cảnh và diễn trò Bắt chúng nó cung tiến. Xin ngài đừng có lo Thằng đó là em họ Con vờ xử tử nó Để đánh lạc miệng dân Trẻ con nó cũng biết. Ngọc Hoàng nghe điên tiết Tuy lòng giận hết biết Nhưng cố nói lời hay : Ta tạm tha lần này Nhưng việc cần làm ngay Là lật đổ Táo Đảng Nếu dám làm cách mạng Chọn đa đảng đa nguyên Ta sẽ cho ghi tên Vào sổ vàng danh dự Nhưng phải chừa tham nhũng Hãy tôn trọng nhân dân Tam quyền phải lập phân Tôn trọng sự khác biệt Nếu để dân nổi dậy Người sẽ không toàn thây Đến ta cũng bó tay Trước sức mạnh dân tộc. Hãy giảm bớt bổng lộc Hãy biết kính trọng dân…   Đến lượt Táo Trí Thức Mặt vẫn đang bực tức Con là Lê Hiếu Đằng Con không thích lằng nhằng, Con quyết tâm bỏ Đảng! Con trong Nhóm Bảy Hai (2) Đòi sửa đổi Hiến Pháp Cần xóa bỏ căn bản Tất cả những điều khoản Còn mông lung mơ hồ Muốn có một cơ đồ Phải đổi thay triệt để Dạ kính thưa Ngọc Đế Sai lầm cả đời con Là cầm súng ‘chống Mỹ’ Thân con là tốt thí Đi xâm lược miền Nam Hàng triệu người chết oan Bao nhà dân thành than Ngàn ước mơ tan nát. Miệng Ngọc Hoàng cười mát: Thật buồn chuyện của ngươi. Nhưng có chút nên cười Là ngươi đã sám hối Rõ ràng người có tội Nhưng nay đã lập công Thấy cũng nên khen thưởng. Trên mặt trận tư tưởng Đã dũng cảm đi đầu Sẽ nhiều người hưởng ứng. Triệu con tim cùng đứng trên mặt trận Nhân Quyền Vâng theo lệnh ta truyền Tất đến ngày thắng lợi Tưởng cũng nên khen ngợi Nhóm trí Thức Bẩy Hai Đã ghé một bên vai Vào sự nghiệp dân chủ Đó cũng là lời nhủ: Sắp tận số độc tài... Năm nay có Táo mới Giương ngọn cờ phấp phới Táo Tự Sát là ta! Sẵn sàng hoá thành ma! Một mạng đổi mười mạng! Cả thiên đình hốt hoảng Tưởng khủng bố tấn công Hoá ra Đặng Ngọc Viết Một người anh thân thiết Một người cha hiền lành Một hàng xóm tốt bụng Mãn lính về làm lụng Nuôi cha già yếu đau Lũ quan Đảng hè nhau Cướp mất nhà mất đất Nỗi oan khiên thấu trời Anh chỉ còn cuộc đời Bước đường cùng: đánh đổi Làm tiếng súng vang dội Nã vào lũ cường quyền!!! Ngọc Đế giọng buồn phiền: Khi người dân đổi mạng. Đây là phát pháo sáng Cảnh báo lũ Đảng gian Coi chừng những dân oan Không còn gì để mất Một khi cái quý nhất Đem ra thí với mày Nếu mày không tan thây Thì cũng què cũng chột Nếu người dân mất một Tụi bay sẽ mất mười Vì làm thân con người Ai cũng sẽ phải chết Nhưng chúng mày nên biết: Khi thân người thành chông Thành gươm đao súng đạn Thành bom mìn hẹn giờ Nó sẽ nổ bất ngờ Khiến tụi mày tan xác! Nam Tào gọi oang oang: Mời Táo Mạng Xã Hội Những công dân quốc nội Và trên khắp hoàn cầu những người không cúi đầu Trước điều ‘hai năm tám’ (3) Lên báo cáo mau mau. Đặng còn xin lĩnh thưởng Ngọc Hoàng giọng tin tưởng: Táo này làm rất hay Xông pha giữa ban ngày Vào các toà đại sứ Các tổ chức nhân quyền Họ sẵn sàng ‘ngồi thiền’ (4) Bảo vệ cư dân mạng Theo thứ bậc xếp hạng Họ là những người hùng Dù bị bắt bị đòn Vẫn quyết tâm làm tròn Nghĩa vụ công dân mạng. Mạng Xã Hội bước lên : Cảm ơn ngài gọi tên Con xin được báo cáo. Chúng con rất đông đảo Hàng triệu triệu thanh niên Đang truyền bá Nhân Quyền Chống độc tài đảng trị Viết kháng thư kháng nghị Phát tài liệu Nhân Quyền Lập hàng loạt hội nhóm Cả trên mạng, ngoài đời Táo Đảng mệt bở hơi Chẳng thể nào ngăn nổi Những chiến công tiếp nối Chính phủ Mỹ quan tâm EU đồng lên tiếng Ca Na Đa và Úc Tất cả đều hối thúc Phải tôn trọng nhân quyền… Năm nay nhiều chuyển biến: Trương Tấn Sang đi Mỹ Ra về phải suy nghĩ Những hứa hẹn Nhân Quyền Muốn có TTP (5) Muốn được mua vũ khí (6) Muốn kết giao hữu nghị Hợp tác với nước giàu Táo Đảng phải đi đầu Trọng tự do ngôn luận Chúng con cũng nhìn nhận: Những chiến công hôm nay Cũng nhờ những bàn tay Từ xa xôi Hải Ngoại Kiên trì và nhẫn nại Hỗ trợ từ bên ngoài Trí tuệ và tiền tài Giúp sức cho Quốc Nội Đó chính là cơ hội Tiễn Táo Đảng lìa đời. Sắp đến giờ bãi triều Bỗng có Táo Tham Nhũng Tên là Dương Chí Dũng Hớt hải xin vào chầu: Dạ con xin cúi đầu Nhận tội trước Thượng Đế Tội con nhiều vô kể Dạ Ngọc Hoàng anh minh Con không ăn một mình Mà còn thằng Quý NgọThứ trưởng Bộ Công An Con muốn được minh oan Năm trăm ngàn đô Mỹ Tiền đút lót trao tay Nó điện cho con hay 'Thủ tướng duyệt lệnh bắt Chú phải tìm đường trốn' Giờ nó lại phủi tay Một mình con hôm nay Mang trên đầu án tử... Ngọc Hoàng trừng mắt quát:Phạm Quý Ngọ ra đây Sao người ăn đút lót Mà không lo cho lọt Để oán thán trước toà? Quý Ngọ vội bước ra: Dạ con nuốt không nổi Dương Chí Dũng nhận tội Vì hắn không thể chối Chuyện 'ụ nổi ụ chìm'… Thất thoát trăm ngàn tỉ Quy thành tiền đô Mỹ Khoảng… năm tỉ mà thôi! Ngọc Hoàng toát mồ hôi: Dân tình đang nghèo khổ Bọn bòn rút ngân khố Lũ tham nhũng bất nhân Tiền phải trả cho dân Xác phải nghiền thành phân Đem ra đồng bón ruộng! Bắc Đẩu đọc thông báo: Như mọi năm các Táo, Được tự do hoàn toàn Ngôn luận và việc làm Xin mời cho ý kiến! Táo Đấu Tranh bước đến: Dạ khải bẩm Ngọc Hoàng Có một việc xin bàn Tại sao ngài phê chuẩn Táo Đảng vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc? Đó là điều nhơ nhuốc Vì Táo Đảng tham tiền Luôn chà đạp nhân quyền Con bất bình chuyện đó. Ngọc hoàng đưa tay trỏ: Đó là ý của ta Ngươi hãy nghĩ sâu xa Cho nó tập ‘làm cha’ Liệu nó dám làm láo? Hãy nghe ta tuyên bảo Năm Giáp Ngọ sắp sang Hãy tiếp tục mở mang Tầm nhìn ra thế giới Muốn Việt Nam đổi mới Mình phải tự xông pha Giành quyền sống về ta Không chờ ai ban tặng! Nếu một người vác nặng Hãy chia sẻ cùng nhau Nếu một người đớn đau Hãy chung tay bảo vệ. Ở đời luôn là thế Ta thắng thì địch lui Khi thấy lòng thỏa vui Triệu bàn chân không mỏi. Tay làm và miệng nói Biến Dân Chủ Nhân Quyền Thành liều thuốc thần tiên Trị độc tài độc đảng…   Truyền Táo Đấu Tranh và Táo Trí Thức vào kho lãnh thưởng! Bãi triều! Lê Nguyên Hồng Ngày 23 tháng Chạp năm Quý Tỵ   Chú thích: (1) Tòa án của chế độ CS – phiên âm tiếng Anh bồi: (2) Nhóm 72 trí thức ký tên đòi sửa đổi hiến pháp: (3) Điều 258 của chế độ CS – một nhóm blogger đã lấy làm tên của mình; (4) Ngồi thiền là một phương pháp đấu tranh mềm; (5) TTP – Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement; (6) Điều kiện để được mua vũ khí sát thương của Mỹ. Nguồn: diendanctm.blogspot.de/
......

Từ Việt Nam sang Mỹ

Như thông cáo báo chí ngày 12 tháng 1 vừa qua của phái đoàn đến từ Việt Nam bao gồm các tổ chức Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hoà Hảo Truyền Thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn Giáo, cùng thân nhân của một số tù nhân chính trị, lần này phái đoàn đặt chân đến Hoa Kỳ để “cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ cho các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài” được kỳ vọng là “sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”. Ông Trần Văn Huỳnh và hai bà mẹ Việt Nam điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ (Ảnh: Huynhngocchenh.blogspot)   Cũng chính vì kỳ vọng này mà suốt cả tuần vừa qua, tôi bận bù đầu với công việc trong tư cách vừa là đại diện cho tổ chức VOICE, vừa là phát ngôn viên chính thức của phái đoàn. Thú thật, từ lúc bắt đầu công việc vận động hành lang vào giữa năm ngoái cho đến nay cho tiến trình UPR, có thể nói chính tôi cũng không ngờ là sẽ có một phái đoàn hùng hậu được thành lập bao gồm từng ấy người. Nào là Blogger Đoan Trang nổi tiếng với những bài blog trung thực, thẳng thắn. Cho đến đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là anh Nguyễn Anh Tuấn, năm nay chỉ mới 23 tuổi, nhưng nghe anh trả lời phỏng vấn trên các báo, đài tôi tưởng Tuấn ít nhất cũng phải 43! Thật ra chính Tuấn mới nên là phát ngôn viên của phái đoàn. Hoặc người ấy phải là Bác Huỳnh, thân phụ của anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang ngồi tù với bản án 16 năm. Chứ không phải là tôi. Bởi ngoài số tuổi và tư cách của một giáo sư dạy tiếng Anh trong suốt mấy chục năm qua ở Việt Nam (bác từng được trao học bổng Colombo sang New Zealand học trước năm 1975), bác Huỳnh còn là thành viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam do chính con bác, anh Lê Thăng Long và Luật sư Lê Công Định khởi xướng.  Tôi nghĩ có lẽ các anh em trong nước cho là tôi nói được chút tiếng Anh nên giao cho tôi chức vụ này. Nhưng nếu như các bạn xem được đoạn video clip ngắn dưới đây thì có lẽ các bạn cũng sẽ phải đồng ý với tôi là lẽ ra chính bác Huỳnh mới nên là phát ngôn viên chính thức: http://www.youtube.com/watch?v=DrvrLhFZzmA Với giọng đọc rõ, khi lên, khi xuống và đặc biệt hơn hết là rất ít bị “accent” như nhiều người ở tuổi bác, chỉ trong vòng 1 phút 44 giây, bác đã nói ra được tất cả những gì cần phải nói. Và những gì chúng ta có thể làm. Cho tôi xin được tạm dịch lại như sau: Cảm ơn Chủ tịch Wolf, Chủ tịch McGovern và những thành viên khác trong Hội Đồng đã cho tôi có dịp nói thay cho con tôi cũng như Lê Quốc Quân và Đinh Nguyên Kha, mà mẹ của hai em hiện cũng đang đứng cạnh tôi. Chúng tôi có mặt tại đây vì con chúng tôi đang phải ngồi tù tại Việt Nam. Chúng tôi xin quí vị giúp đỡ vì con chúng tôi không làm điều gì sai, chúng nó chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận. Thế vậy mà con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức, đã bị xử 16 năm tù và 5 năm quản chế. Trong một phiên xử không quá một ngày. Vì vậy chúng tôi xin Hội Đồng, thứ nhất, yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép quý vị viếng thăm con chúng tôi và những tù nhân lương tâm khác. Nếu như yêu cầu của quý vị bị từ chối, quý vị nên đưa ra cho đó là một điều kiện trước khi ký kết Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Thứ hai, chúng tôi mong quí vị sẽ ủng hộ thông qua Dự luật Nhân Quyền Việt Nam. Và thứ ba, là một thành viên của Phong trào Con Đường Việt Nam, một trong nhiều tổ chức xã hội dân sự vừa được hình thành ở Việt Nam, tôi mong quý vị sẽ giúp chúng tôi trong việc đào tạo, xây dựng lực lượng và tài chính. Để chính chúng tôi có đủ sức mạnh tranh đấu thay đổi, cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam sớm được thả. Cảm ơn quý vị đã quan tâm về vấn đề này. ...   Nói theo kiểu ở Việt nam bây giờ là chuẩn không cần chỉnh, phải không bạn? Mặc dù đoạn video clip ngắn của phái đoàn được trình chiếu trong phiên điều trần về tù nhân lương tâm của Hội Đồng Nhân Quyền thuộc Quốc hội Mỹ chỉ là một trong 5 video clips được trình chiếu (về những quốc gia khác cũng đang vi phạm nhân quyền trầm trọng), nhưng có thể nói đây là video clip được nhiều người theo dõi nhất (theo nhân viên của Hội Đồng cho biết thì hôm đó có hơn 25,000 người trực tiếp theo dõi phiên điều trần này qua mạng internet của Quốc Hội). Tôi nghĩ nó được chú ý không chỉ vì phần trình bày hoặc ý tưởng mà còn bởi vì nó được chính cha, mẹ của những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Việt Nam lên tiếng. Họ vừa là đại diện cho công lý vừa là những tiếng nói chân thành, tha thiết nhất của các bậc cha mẹ. Nếu một ngày nào đó tôi phải vào tù ngồi thì tôi biết chắc là mẹ tôi cũng sẽ làm như những gì Bác Huỳnh, Cô Liên và Bác Trâm đã và đang làm cho con họ. Tôi trân trọng họ là vì thế. Tôi kính phục họ cũng bởi thế. Không những chỉ ở hôm điều trần tại Quốc hội Mỹ mà còn ở nhiều, nhiều nơi khác. Ở tất cả những nơi mà họ đã không ngại đường xa, thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo và nhất là sự hiểm nguy đang chờ đợi họ lúc trở về. Biết vậy mà họ vẫn lên tiếng. Vẫn tiếp tục hành trình đi tìm công lý cho con họ và cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam. Thú thật đây mới thật sự là công việc mà tất cả chúng ta cần phải làm. Nguồn: voatiengviet.com
......

Sự mù quáng vô tận

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba tên siêu sát thủ hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông.   Trong ba người, Hitler là kẻ bị căm ghét nhất và bị lên án nhiều nhất, nhưng thật ra, theo các sử gia, đó lại là người gây ra tội ác ít nhất. Số nạn nhân của những tên siêu sát thủ này thay đổi theo từng tài liệu và từng cách tính, nhưng nói chung, của Hitler là khoảng từ 17 đến 30 triệu; của Stalin là từ 40 đến 62 triệu; của Mao Trạch Đông là từ 45 đến 75 triệu. Nhìn vào con số nào, tối thiểu hay tối đa, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đều vượt xa Hitler. Tất cả các tội ác của Hitler đều được công khai hóa. Ở nhiều quốc gia, không phải việc ca ngợi mà cả việc hoài nghi hay biện bạch cho các tội ác ấy cũng đều bị phê phán gay gắt, thậm chí, bị xem là phạm pháp. Hitler trở thành biểu tượng của cái ác, của tội chống lại nhân loại. Mọi người đều biết điều đó. Và công nhận điều đó. Tội ác của Stalin được giấu giếm kỹ hơn. Suốt cả mấy chục năm, ông được xem như một vị cha già dân tộc, hơn nữa, một cứu tinh của nhân loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn và trí thức nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đua nhau ca tụng và góp phần thần thánh hoá ông. Những lời tụng ca ấy lan đến tận Việt Nam, trong thơ Tố Hữu: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông thương mười.” Tuy nhiên, sau khi Stalin chết được một thời gian, trong thời xét lại ở Liên xô, một số tội ác của Stalin bắt đầu được vạch trần; đặc biệt, sau khi Liên xô sụp đổ, hầu như toàn bộ những tội ác ấy đều được phanh phui. Người ta thấy Stalin không khác gì một con quỷ dữ. Số nạn nhân bị hành quyết chính thức lên đến cả triệu người. Số người bị chết, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong các trại tù và trại cải tạo lên đến mấy triệu. Số nạn nhân mà người ta không thể đếm hết là số những người thuộc các sắc tộc khác, kể cả người Đức và người Ukraine, bị Stalin ra trục xuất, đày đến những nơi hoang vu hẻo lánh và đầy băng giá, cũng như những người dân bị chết vì đói khát do các chính sách kinh tế và kiểm soát lương thực ngặt nghèo của Stalin. Con số này lên đến vài chục triệu.   Nhận ra sự thật ấy, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều lên án Stalin. Từ đầu thập niên 1990, khi chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu cáo chung, rất nhiều bức tượng của Stalin bị giật sập. Tuy nhiên, gần đây, ở Nga, dường như le lói chút xu hướng muốn phục hồi uy tín của Stalin cho một mưu đồ chính trị gì đó. Tượng Statin được dựng lại ở Georgia, quê quán của ông, cũng như ở Moscow, trong quần thể tượng đài tưởng niệm các lãnh tụ Cộng sản. Dù sao, đó chỉ là một chỉ dấu nhỏ. Và nó cũng bị phê phán dữ dội. Một cách chính thức, chưa thấy một tên tuổi lớn nào dám công khai biện hộ cho Stalin. Còn với Mao Trạch Đông?   Giống như trường hợp của Hitler và Stalin, rất khó biết được chính xác số nạn nhân bị chết dưới tay của Mao Trạch Đông. Họ gồm hai loại chính: Một là những người bị giết chết theo lệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp, của Mao (ví dụ trong thời chiến tranh trước 1949, thời cải cách ruộng đất, thời chống xét lại và thời Cách mạng văn hóa) và hai là những người bị chết do các chính sách của Mao gây ra, từ các chính sách thanh trừng trong nội bộ đảng và các chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Tibet đến các chính sách kinh tế điên khùng dẫn đến những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến cả hàng chục triệu người chết. Ngoài việc giết người trực tiếp và gián tiếp, Mao Trạch Đông còn phạm nhiều sai phạm nghiêm trọng khác đối với đất nước Trung Quốc, trong đó, đáng kể nhất là: Một, phá nát nền văn hóa truyền thống vốn lừng lẫy khắp thế giới trong cả hơn hai ngàn năm; hai, làm kinh tế Trung Quốc hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ; và cuối cùng, ba, đẩy cả một tỉ người vào tù ngục của một chế độ độc tài, độc đoán và vô nhân đạo. Trong ba sai phạm ấy, Đặng Tiểu Bình, với chính sách đổi mới từ giữa thập niên 1980, chỉ cứu chữa được hai sai phạm đầu. Còn chế độ độc tài thì vẫn còn đó, đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Dù kinh tế phát triển nhanh, Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước chà đạp lên quyền làm người một cách trầm trọng nhất. Người dân Trung Quốc, dù no ấm, thậm chí, giàu có hơn, vẫn tiếp tục bị nghẹt thở dưới một chế độ độc đảng hà khắc. Vậy mà, lạ, trong khi huyền thoại Hitler đã hoàn toàn sụp đổ, huyền thoại Stalin đã sụp đổ gần hết, huyền thoại Mao Trạch Đông tại Trung Quốc hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cách đây mười mấy năm, đi Hong Kong, và cách đây chỉ có mấy năm, đi Trung Quốc, tôi vẫn thấy các bức tượng Mao nho nhỏ được bày bán đầy trong các tiệm; hình ảnh của ông vẫn xuất hiện đầy trên áo sơ-mi, ly tách và nhiều loại đồ trang trí khác. Bày bán nhiều như thế hẳn là có nhiều người mua, trong đó, có khá nhiều người thuộc giới trẻ. Đến Bắc Kinh, vẫn thấy bức tượng của Mao dựng uy nghi ngay trước cổng Thiên An Môn. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những lời ca ngợi Mao vẫn đầy dẫy. Nhưng sự sùng bái đối với Mao Trạch Đông được thấy rõ nhất là vào kỷ niệm 120 ngày sinh của ông vào cuối tháng 12 vừa qua. Chính phủ Trung Quốc chi ra cả thảy hai tỉ rưỡi đô la cho việc tưởng niệm (bao gồm cả việc bảo tồn ngôi nhà cũ của Mao cũng như việc trùng tu một trung tâm du lịch ở địa phương). Một bức tượng Mao bằng vàng ròng trị giá 20 triệu bảng Anh được dựng lên để dân chúng đến cúng vái. Cúng vái thực sự. Với nhang khói nghi ngút. Mà số người đến cúng vái như vậy, theo báo chí, lên đến cả mấy trăm ngàn người. Họ ùn ùn kéo về từ mọi miền trên đất nước. Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở Anh chạy tít: “Ở Trung Quốc, Mao Chủ tịch vẫn còn lớn hơn cả Chúa Jesus” (In China, Chairman Mao still bigger than Jesus). Trong bài, ký giả dẫn lời một y tá 23 tuổi: “Mao là một vị thần ở Phương Đông” (Mao is a god in the East). Thật ra, hiện tượng sùng bái lãnh tụ như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng bái là tâm lý chung của loài người. Nguyên nhân chính là sự yếu đuối với hai khía cạnh: Một, tâm lý bầy đàn; và hai, ước mơ được “cứu rỗi” qua hình ảnh của thần tượng: người ta hoặc nhìn các thần tượng ấy như giấc mơ của chính mình hoặc hy vọng thần tượng sẽ làm thay đổi đời mình. Ở Tây phương, trong nền văn hóa đại chúng và nặng tính chất tiêu thụ, nhiều người cũng mê mệt với các hoàng tử và các công chúa hay các ngôi sao trong các lãnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao, v.v… Tuy nhiên, kiểu sùng bái như vậy, về bản chất, khác hẳn kiểu sùng bái lãnh tụ. Người ta có thể mê mệt một ngôi sao trong làng giải trí nhưng không ai sẵn sàng chết hay hy sinh bất cứ thứ gì cho các ngôi sao ấy cả. Trong chính trị, ngược lại, sự sùng bái mang tính chất tôn giáo, do đó, có thể dẫn đến những hành vi tử vì đạo. Mức độ mê muội của sự sùng bái, do đó, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn nhiều. Ở các nước dân chủ, về phương diện chính trị, với các lãnh tụ, người ta có thể ngưỡng mộ, cực kỳ ngưỡng mộ, nhưng không sùng bái, hoặc nếu sùng bái, chỉ là một sự sùng bái có mức độ.   Với tư cách một hiện tượng xã hội, sự sùng bái lãnh tụ hầu như là một tâm lý đặc thù dưới các chế độ độc tài, từ độc tài quân phiệt đến độc tài Cộng sản. Dưới chế độ độc tài quân phiệt, ở Iraq có Sadam Hussein; ở Libya có Muammar Gaddafi; ở Malawi, có Malawi Hastings Banda; ở Togo có Gnassingbé Eyadéma; ở Turkey có Mustafa Kemal Atatürk; ở Turkmenistan có Saparmurat Niyazov. Nhưng nhiều nhất là dưới chế độ Cộng sản: Ở Liên xô, có Lenin và Stalin; ở Albania, có Enver Hoxha; ở Romania, có Nicolae Ceaușescu; ở Ba Lan, có Józef Piłsudski; ở Việt Nam, có Hồ Chí Minh; ở Bắc Hàn có nguyên cả dòng họ Kim, hết cha đến con rồi đến cháu, hết Lãnh tụ Vĩ đại đến Lãnh tụ Kính yêu; ngay ở Afghanistan trước đây, Nur Muhammad Taraki, theo đòi Cộng sản, cũng tự xưng là một “Lãnh tụ Vĩ đại” và là một “Vì sao ở Phương Đông”, v.v.. Lý do của việc gắn liền giữa chế độ độc tài và sự sùng bái lãnh tụ rất dễ hiểu: Tất cả các chế độ độc tài đều sử dụng sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ. Không có chính nghĩa và cơ sở pháp lý, họ chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là mê hoặc dân tâm. Biện pháp chính để mê hoặc là tuyên truyền. Nhưng muốn tuyên truyền một cách hiệu quả thì lại cần đến hai điều kiện khác: Một, nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông để có thể dập tắt tất cả những tiếng nói khác, đặc biệt, những tiếng nói trái chiều; và hai, trình độ dân trí thấp đủ để có thể tin những lời nói dối trá. Ở Trung Quốc, sự độc quyền thông tin vẫn tồn tại. Nhưng còn dân trí thấp? Trên nguyên tắc, có cảm tưởng như đó là một nghịch lý. Một đất nước có truyền thống lịch sử và văn hóa huy hoàng đến vậy không thể có dân trí thấp. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như vậy cũng không thể có dân trí thấp. Nhưng trên thực tế, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, người ta lại không thể không nói trình độ dân trí của Trung Quốc, nói chung, còn khá thấp. Thấp nên mới mê tín lâu đến như vậy. Và vì mê tín lâu nên chế độ độc tài mới kéo dài. Dài triền miên. Người ta thường nói độc tài đi đôi với ngu dân là vậy. Nguồn: voatiengviet.com
......

'Đảng vẫn chưa trưởng thành'

Mùa Xuân năm 2014 đang đến với đất nước và dân tộc Việt Nam và cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 84 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc. Việt Nam đã nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng hơn nửa thế kỷ Bạo lực và nhà tù   Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời được 84 năm, với hơn nửa thế kỷ nắm quyền lãnh đạo đất nước, đã trải qua hai cuộc chiến tranh. Nhưng tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn như một đứa trẻ chậm hiểu, chưa trưởng thành, chưa biết tự bảo vệ quyền lực của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, uy tín. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải dựa vào nòng súng, bạo lực và nhà tù của quân đội và công an. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thể duy trì hoạt động của mình bằng sự đóng góp đảng phí của các đảng viên, mà vẫn phải dựa vào tiền thuế của nhân dân để tồn tại.   Những năm trước đây, để duy trì quyền cai trị tuyệt đối của mình, các lực lượng bảo vệ Đảng Cộng sản thường bắt giữ và cầm tù nhiều năm đối với những người hoạt động nhân quyền, những người đối lập. Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, nỗ lực đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước, gần đây việc bắt giữ, cầm tù đã giảm. Nhưng những lực lượng bảo vệ Đảng lại có những hành động theo kiểu lưu manh, côn đồ như cướp tài sản, tài liệu nhân quyền, đánh người, ném chất bẩn vào người, vào nhà của những người hoạt động nhân quyền và đối lập.   Trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì các quyền con người phải được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn, đặt biệt phải tôn trọng những người hoạt động nhân quyền và những lực lượng đối lập. Những người hoạt động nhân quyền sẽ bảo vệ và nói lên tiếng nói của những nhóm thiểu số mà bị phân biệt đối xử trong xã hội, làm cho chính quyền phải quan tâm đến họ và giải quyết các bất công trong xã hội. Từ đó mọi người sẽ được đối xử bình đẳng, xã hội sẽ phát triển hài hòa và tiến bộ.   Đảng giữ quyền lực bằng bạo lực và tuyên truyền?                                                                                                                                                                                                                                                                                                  'Tư tưởng không tiến bộ'   Còn những lực lượng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền, tạo nên sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực để tư lợi. Những lực lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền khi đảng cầm quyền không còn năng lực và uy tín để lãnh đạo đất nước. Nguyên tắc của một chế độ dân chủ văn minh là phải có đa đảng, các đảng phái chính trị hoạt động bình đẳng với nhau, được cạnh tranh tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử. Rất rõ ràng là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Ngoài ra cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập. Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được. Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rất rõ ràng là bản chất và hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đối lập với bản chất xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese
......

THẾ LÀ XONG! CHÀO ANH ĐẰNG

Luật gia Lê Hiếu Đằng mất  lúc 22g10, ngày 22-1-2014, tại Bệnh viện 115 – Sài Gòn.   Thế là xong ! Anh đã từ biệt ! Anh thực sự đã yên nghĩ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo : “Trăm năm trong cõi người ta”. Lúc nầy, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của Anh: "Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.” Chúng ta có thể nhất trí, “biểu quyết” rằng anh Đằng đã hoàn thành trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước,  theo cái nghĩa là anh hết mình cho đến giờ phút trước khi hôn mê và chấm dứt hơi thở.   Anh không phải là nhân vật quan trọng ghê lắm, hay là ngừời có chức vụ cao. Anh là con người bình thường, chính đó là ý nghĩa quan trọng, nó khơi dậy, nó động viên cho số đông người bình thường trong chúng ta những cảm xúc rộng lớn, về giá trị và trách nhiệm của một công dân, của con người bình thường, nó tạo nên mối liên thông của một làn sóng tích cực về tinh thần yêu nước và yêu dân chủ. Giờ đây, với sự so sánh, chúng ta có thể coi thường cái lớn mà rỗng, cái cao mà bên trong có chất lượng thấp. Chúng ta đều biết là anh rất tỉnh táo, sống thật với lòng mình. Trong những tháng ngày cuối, khi không nói về tình hình xã hội, thì anh hát những giai điệu bolero yêu đời với tình cảm đời thường, bằng tiếng khào khào đứt quảng của một người bịnh. Anh đi từng bước nhỏ, vui vẻ với chiếc gậy mây do anh B tặng. Chúng ta đều yêu cái bình thường và chân thật ấy. Không ai thích sự giả dối, Đúng vậy ! Chúng ta tôn vinh những giá trị đích thật, và có quyền từ chối những gì không thật. Đó là nét truyền thống của văn hóa nuôi dưỡng dân tộc, dù một nghìn năm bị đô hộ, bởi tinh thần lạc quan và chân thực ấy mà không bị đồng hóa. Anh đã để lại một tấm lòng, với sự chia sẻ của tất cả những ai yêu cuộc sống nầy, và yêu tận đáy lòng sự công bằng của một xã hội dân chủ. Anh đã đi bước đi tiền phong của một giai đoạn chuyển hóa, vượt lên trên và không để ý tới mọi hình thức o ép của chủ thể vô minh. Những tiếng hô của sân hận và hẹp hòi từ đâu đó, giờ đây tiếp tục vô nghĩa.! Tất cả chúng ta đều nghe thấy tiếng sóng gào thét ở Biển Đông, tiếng gió độc rít lên từ phương Bắc. Vì nghĩa cả mà con người phải dấn thân. Lẽ nào, vì sự nhỏ nhen mà thân phận con người hóa thành cỏ rác ? Người Nhật Bản nắm chắc tay nhau sau cơn đại họa, mà chẳng tham của rơi. Lẽ nào trước nguy biến, lại tranh nhau bổng lộc không hơn kẻ dân đen “hôi bia” ngoài lộ ? Anh để lại sau một điều ray rứt :- một dân tộc, một đất nước, chẳng thể sống cùng nhau trong một góc trời mà lại không có cùng nhau một “khế ước” ? Thực dân, đế quốc còn trả lại cho dân tộc bị trị một Hiến Pháp sau khi cuộc đâm chém chấm dứt. Lẽ nào một đảng chính trị cầm đầu cuộc kháng chiến gian khổ đã thành công, lại lạm dụng thời cơ, áp đặt cho cả dân tộc phải sống đời đời dưới sự cai trị bởi một nhóm người nhân danh đảng ấy, dười hình luật do nhóm người ấy lập ra, sống cho tới già chết, bịnh chết và giao lại cho kẻ được chọn làm truyền nhân kế thừa ? Ở Việt Nam ngày nay lại mọc lên khá nhiều những ngọn núi Paektu để có những gióng máu thần thánh truyền ngôi ở các tỉnh thành. Thật là buồn cười và đáng xấu hổ trong thời đại hôm nay ! Anh cũng thường nhắc đến ông Mandela - một người dân Nam Phi bình dị mà cao cả, được thế giới kính cẩn tôn vinh - bởi những lời nói ra từ một trái tim chân thật, một tinh thần rắn rỏi, cương nghị, yêu công bằng, cũng là lúc thế giới ngoái đầu nhìn về Bắc Triều Tiên với nổi kinh hoàng, về những chuyện giết người ở đây. Người bình thường không thể tránh nổi xót xa và ray rứt tự hỏi về một mô hình “độc tài toàn trị” của một đảng xưng là “Cách Mạng”. Nhân dân thế giới đang nghĩ ngợi trong lương tâm mình, về thân phận của người dân Bắc Triều Tiên. Nó bộc lộ một cách quá hiển nhiên sự tàn bạo mang tính quy luật của độc tài. Nhân Dân Việt Nam chưa rơi vào tình cảnh ấy, nhưng biết rõ mình đang ở đâu trên lộ trình đi từ nô lệ đến tư do, và từ độc lập đến dân chủ ? Nơi thiếu dân chủ sẽ không bao giờ là điểm đến. Chắc chắn một điều, tâm thức Việt Nam luôn hướng về phương Bắc để cảnh giác, canh phòng cao độ,  chứ không bao giờ nhầm lẫn là điểm đến tin cậy.   Anh Đằng, Anh đã mong muốn và tích cực đấu tranh cho một xã hội dân sự được chuyển hóa theo cách hòa bình, như kiến nghị 72 mà anh ký tên trong đó. Anh mong muốn một xã hội dân sự vì đó là nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc, đó cũng là nền tảng để một quốc gia phát triển. Anh đã gởi lại tâm tình của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi nầy, với tinh thần đấu tranh không ngừng, như rất nhiều người con dân yêu nước khác. Anh ra đi như họ đã ra đi, vì hai chữ độc lập – dân chủ. Thái độ chọn lựa cuối cùng của anh về một sự chia ly đã củng cố và làm sáng rõ lý tưởng mà anh đã trọn đời theo đuổi. Anh đã sống trọn vẹn với suy nghĩ của mình. Anh không cô đơn. Anh nằm xuống có bạn bè chung quanh, có nhiều bạn trẻ tiếc thương anh và những giọt nước mắt.                Trong khi anh nằm xuống, dân tộc vẫn bước tiếp cuộc hành trình về hướng dân chù! Tất cả vẫy chào anh trong niềm thân thiết. Anh có quyền an nghỉ, ./. Hạ đình Nguyên.          Lúc 2 giờ, ngày 23-1-2014 Anh Lê Hiếu Đằng ra đi lúc 22g10, ngày 22-1-2014, tại Bệnh viện 115 – TP NCM. Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de  
......

Fortsetzung der Unterschriftenkampagne für die Freiheit des Rechtsanwalts Le Quoc Quan

Prof.Dr Johannes Kals              Dr. Heine Geißler            Frau Vera Lengsfeld    Herr Bürgermeister Ingo Röthlingshöfer Ende November 2013 haben deutsche und französische Intellektuellen  dem vietnamesischen Ministerpräsidenten Nguyen Tan-Dung ein Schreiben geschickt. Darin haben sie die Freilassung des prominenten katholischen Rechtsanwalts Le Quoc-Quan gefordert. Initiator dieser Kampagne ist Prof. Dr. Johannes Kals. Er lehrt Betriebswirtschaft an der Hochschule in rheinland-pfälzischem Ludwigshafen am Rhein. In einem Interview mit dem Radiosender Chân Trời Mới (Neues Horizont) am 20.12.2013 hat Prof. Dr. J. Kals wissen lassen, dass er diese Unterschriftenkampagne so lange weiter führt bis Le Quoc-Quan frei gelassen werde. Prof. Dr. med. Stefan Grüne   Dr. med. Jörg Breitmaier      Prof.Dr. franz knapp Chiến dịch đòi trả tự do cho Ls. Lê Quốc Quân của trí thức Âu Châu vẫn tiếp tục Cuối tháng 11.2013 một số nhà trí thức tại Đức và Pháp đã cùng đứng tên trong một bức thư gởi đến ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng CSVN, yêu cầu nhà cầm quyền CSVN thả Luật sư Lê Quốc Quân và các nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù. Được biết người khởi xướng bức thư này là Giáo sư tiến sĩ Johannes Kals, hiện là Giáo sư giảng dạy môn Quản trị Kinh doanh tại đại học Ludwigshafen thuộc tiểu bang Rheinlandfalz miền Tây Nam nước Đức. Trong một cuộc phỏng vấn của Radio Chân Trời Mới ngày 20.12.2013, Gs. Kals cho biết sẽ tiếp tục vận động người khác cùng ký tên vào bức thư này cho đến khi nào Ls. Lê Quốc Quân được trả tự do. ------------------------------------------------------------------- Prof. Dr. Johannes Kals, Eichstraße 44, 67434 Neustadt an der Weinstraße, Germany Seine Exzellenz Herr Ministerpräsident Nguyen Tan-Dung 01 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội Việt-Nam Neustadt, 25. 11. 2013 Folgende Personen erhalten gleichzeitig eine Kopie dieses Schreibens: - Die vietnamesische Botschaft in Berlin, - Frau Catherine Ashton, Außenbeauftragte der Europäischen Union, Belgien - Herr Bundesaußenminister, Dr. Guido Westerwelle Foreign Ministr, Berlin - Herr. Markus Löning, Beauftragter der Bundesregierung für Menschenrechte und humanitäre Hilfe Sehr geehrter Herr Ministerpräsident, diesen Brief schreibe ich, um meine tiefen Sorgen über den Umgang mit Herrn Le Quoc-Quan zum Ausdruck zu bringen. Das Gerichtsverfahren gegen diesen bekannten Rechtsanwalt für Menschenrechte entsprach nicht den Regeln. Als Rechtsanwalt hat er zahlreiche Menschenrechtsaktivisten, die verfolgt werden, vertreten. Gleichzeitig dient er als Berater für viele zivilgesellschaftliche Organisationen wie die Asiatische Entwicklungsbank und die schwedische Agentur für internationale Entwicklung. Herr Le Quoc-Quan wurde im Dezember 2012 verhaftet und der Steuerhinterziehung beschuldigt. Laut Bericht von Familienmitgliedern wurden die Beweise gegen ihn von der Polizei erfunden, um seinen Ruf nach Veränderungen zum Verstummen zu bringen. Viele Nichtregierungsorganisationen wie Reporter ohne Grenzen und der englische PEN-Club haben die vietnamesische Regierung aufgerufen, diesen politisch motivierten Prozess gegen Herrn Le Quoc-Quan fallen zu lassen. Während seiner Inhaftierung war er für lange Zeit unerreichbar für seine Familie. Am 08. Juli 2013 hat das Gericht in Vietnam plötzlich das Verfahren gegen Herr Le Quoc-Quan mit der Begründung verschoben, die zuständige Richterin sei krank, während die Rechtsanwälte und Verwandten sagten, die Anhörung sei ausgesetzt, um Aufsehen und internationale Aufmerksamkeit zu vermeiden. Im Prozess am 02.10.2013 wurde er zu 30 Monaten und sein Mitangeklagter zu 8 Monaten Haft verurteilt. Diese beiden Urteile sind gemessen an den internationalen Rechtsstandards eine Schande. Ich bin sehr besorgt, dass diese gefälschten Beschuldigungen und unmenschlichen Behandlungen wiederholt gegen friedliche Demokratieaktivisten wie Le Quoc-Quan, Dieu-Cay, Ta-Phong-Tan und viele andere angewendet werden. Sie stellen einen Makel für die Menschenrechtsakte Ihrer Regierung dar. Außerdem sind es Hinweise darauf, dass die Sozialistische Republik Vietnam weiterhin ihren Verpflichtungen als Mitgliedsstaat der UN nicht nachkommt. Ich darf Sie daran erinnern, dass Ihre Regierung Unterzeichnerin des internationalen Abkommens für bürgerliche und politische Rechte ist. Diese garantieren Meinungs-, Versammlungsfreiheit und das Recht auf fristgerechte Prozesse und faire Gerichtsverhandlungen. Herr Le Quoc-Quan soll entlassen und frei von allen Anklagepunkten gesprochen werden. Ich fordere Sie auf, Herr Ministerpräsident, und appelliere an alle Intellektuellen in der Welt, ihre Stimmen für die Freilassung von Herr Le Quoc-Quan zu erheben. Die Verhaftung und Inhaftierung von Bürgern, die sich friedlich organisieren und ihre Meinungsfreiheit ausüben, muss enden. Mit freundlichen Grüßen Prof. Dr. Johannes Kals, Initiator der Kampagne für die Freilassung von Le-Quoc-Quan Prominente Mitunterzeichner/in: - Vera Lengsfeld, Bürgerrechtlerin in der ehemaligen DDR, ehemalige Bundestagsabgeordnete und Trägerin des Bundesverdienstkreuzes      - Ingo Röthlingshöfer, Bürgermeister Neustadt a.d.Weinstraße, CDU-Kreisvorsitzender - Dr. Heiner Geißler, Bundesminister a.D.,  Ex. Generalsekretär der CDU Weiter Mitunterzeichner/in: - Prof. Dr. Wolfgang Anders, Speyer - Prof. Dr. Thomas Bäumer, Stuttgart - Dr. med. Jörg Breitmaier, Chefarzt, ärztlicher Direktor, Ludwigshafen am Rhein - Maitre Pierre Degoul – Avocat à Neuilly sur Seine / France - Maitre Alexandra Dumitresco – Avocat à Antony / France - Dr. Maryam Taheri Fard, Frankfurt am Main - Dr. Arndt Führ, Bad Kreuznach - Prof. Dr. Arnd Götzelmann, Ludwigshafen am Rhein - Prof. Dr. med. Stefan Grüne, Chefarzt, Neustadt a.d.W. - Dr. med. Alexander Hammer, Nürnberg - Prof. Dr. Eveline Häusler, Karlsruhe - Prof. Dr. Bruno Hildenbrand, Jena - Dr. Ansgar Hohmann, Ulm - Prof. Dr. Lieselotte Ihle-Schmidt, Heidelberg - Dr. med. Helene Kamb, Neustadt a.d.W. - Prof. Dr. Franz Knapp, Neustadt a.d.W. - Prof. Dr. Werner Krämer, Ludwigshafen am Rhein - Dr. med. Hartwig Neumann, Neustadt a.d.W. - Prof. Dr. Michael Schmidt, Bingen - Dr. med. Christian Schöndorf, Neustadt a.d.W. - Dr. Bernd Schumacher, Heidelberg - Dr. med. Karl-Heinz Spörkmann, Landau - Dr. Michael Stapper, Mainz - Dr. med. Margarita Straubinger-Schöndorf, Neustadt a.d.W. - Maitre Anne Tachon – Avocat à Antony / France - Dr. Christoph Vorwerk, Köln - Professeur Michel Waldschmidt, Université Pierre et Marie Curie, Paris / France - Prof. Dr. Helmut Wannenwetsch, Mannheim - Pater Dr. Heiner Wilmer, SCJ, Provinzial, Bonn - Herr Wolfgang Gruber (Ex-Senior Manager, European Bank for Reconstruction and Development, EBRD) - Dr. Walter Steinmetz, Kaiserslautern Aktualisiert am 14.02.2014 - Herr Dr. Theo Blickle, Neustadt a.d. W. - Herr Dr. Harald Duffner, Baden-Baden - Hr. Dr. Hans-Günther Knöll, Chefarzt, Neustadt a.d. W. - Herr Heinz Schröder, Dipl. Theologe, Dipl. Ing., Neustadt a.d. W. - Herr Dr. Winfried Wiegräbe, Neustadt a.d. W. - Frau Dr. Gerburg Zech, Neustadt a.d.W. Danh sách trên sẽ còn được tiếp tục cập nhật ________________________________________________________ Prof. Dr. Johannes Kals, Eichstraße 44, 67434 Neustadt an der Weinstraße, Germany Prime Minister Nguyen Tan-Dung 01 Hoàng Hoa Thám – Ba Đình – Hà Nội Việt-Nam Neustadt, 25. 11. 2013 The following officials will receive a copy of this petition: - The Ambassador of Vietnam in Germany - Mrs Catherine Ashton, Vice-President of the European Commission, Brussels, Belgium - Foreign Minister of Germany, Dr. Guido Westerwelle, Berlin - Mr. Markus Löning, Commissioner of the German Government for Human Rights and Humanitarian Aid, Berlin Concern about Le Quoc-Quan Dear Prime Minister, this letter is written to express my deep concern over the treatment and the lack of due process in the case of prominent human rights lawyer Le-Quoc-Quan. As a lawyer, he has represented numerous human rights activists who have been persecuted. He served as consultant for many civil society groups such as Asian Development Bank and Swedish International Development Agency. Mr. Le-Quoc-Quan was arrested in December 2012, and charged with tax evasion. According to the family members’ accounts, the evidences against him were fabricated by the police to silent his call for change. Many international NGOs, such as Reporters sans frontieres and English PEN, have called on the Vietnamese government to drop these politically motivated charges against Le-Quoc-Quan. While being detained, Quan was kept without contact with his family for a prolonged period of time. On July 8, 2013, Vietnam court abruptly postponed the trial of Mr. Le-Quoc-Quan, saying the judge scheduled to hear the case was ill, while lawyers and relatives said the hearing was put off to avoid publicity and international attention. In his trial on October 2, 2013, he was sentenced to 30 months in prison, and his co-defendant was sentenced to 8 months in prison. Both of these sentences are disgraces when being measured against standard justice systems around the world. I am very concerned that these falsified charges and inhuman treatments are commonly used against peaceful pro-democracy activists, such as Le Quoc Quan, Dieu Cay, Ta Phong Tan and many others. They represent stains on your government’s troublesome human rights record. Furthermore, they are indications that the Socialist Republic of Vietnam has and continues failing to meet international obligations required as a state member of UN. May I remind you that your government is a signatory to the International Covenant on Civil and Political Rights, which guarantees freedom of speech, freedom of association, and the rights to due process and a fair trial. Mr. Le-Quoc-Quan should be released and freed from all charges. I urge you Mr. Prime Minister, and call on scholars around the world to raise their voices in demanding the release of Mr. Le-Quoc-Quan. All arresting and detaining citizens for peacefully organizing themselves and for exercising their freedom of speech must end. Yours sincerely, http://www.ttdq.de/node/968
......

Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa

Bốn mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên Hoàng Sa! Hoàng Sa!   Năm nay tiếng Hoàng Sa không phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới. Chiều 18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh mục Nguyễn Trọng Viễn. Có mặt ở đây, bên nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu 95 tuổi là hai người vợ góa của hai chỉ huy chiếm hạm chiến đấu và ở lại mãi mãi với Hoàng Sa, bà Ngô Thị Kim Thanh vợ tử sĩ Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo và bà Huỳnh Thị Sinh vợ tử sĩ Ngụy Văn Thà, Trung tá hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo. Những trí thức: bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, GS Tương Lai, nhà khoa học Huỳnh Kim Báu, kỹ sư Đỗ Thái Bình, PGS TS Hoàng Dũng, TS Vũ Thị Phương Anh, TS Nguyễn Xuân Nghĩa, các nhà thơ Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, nhà văn Phạm Đình Trọng, các nhà báo Lê Phú Khải, Lê Công Giàu, Thế Thanh, Nguyễn Quốc Thái, các nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thị Khánh Trâm,… bên cạnh những gương mặt của tuổi trẻ Sài Gòn. Từ trái qua: Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu Từ trái qua: bà Ngô Thị Kim Thanh và bà Huỳnh Thị Sinh Mở đầu buổi lễ, Linh mục Chủ tế nêu rõ: “Chúng ta nhớ lại lịch sử Hoàng Sa không để oán thù mà để khơi dậy lòng yêu nước, yêu hoà bình và công lý”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã đọc bài luận văn quan trọng “Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”, trong đó ông lược thuật diễn biến lịch sử của việc quản lý liên tục Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ các chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), Bảo Đại (1949), Việt Nam Cộng hoà (1955) cũng như quá trình Trung Quốc (Cộng sản) xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Kết thúc bài nói, ông chân thành bộc lộ tâm sự của một trí thức công giáo Sài Gòn đã từng ủng hộ miền Bắc trong cuộc “kiến tạo độc lập – thống nhất”: “Sau tháng 4/1975, dần dần tôi mới thấy ý đồ của TQ đã từ lâu vẫn giữ não trạng “đại Hán” xâm chiếm từng mảng lãnh thổ hay lãnh hải của nước ta mỗi khi có nguy cơ ngoại xâm hay nội chiến. Nói ra quá đau lòng, nhưng đó là sự thật”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu Linh mục Lê Quốc Thăng, người con của một sĩ quan hải quân Sài Gòn (tàu HQ 5) bảo vệ Trường Sa và cháu của hai sĩ quan tham gia chiến đấu trên HQ 10 trong trận chiến bi hùng 17-19/1/1974, đã kết thúc phần giảng lễ với lời nguyện: “Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý, được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các quốc gia, nhất là các nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế được ký kết, biết đối xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết đối thoại trong sự thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”. Linh mục Lê Quốc Thăng Thay mặt những người dự lễ, GS Tương Lai có bài phát biểu đầy nhiệt huyết và mạnh mẽ nói lên tâm tình của trí thức nhân sĩ và nhân dân luôn đau đáu nỗi đau Hoàng Sa, Trường Sa, kiên trì lên tiếng đòi Nhà nước thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của đất nước ở những việc làm rõ ràng, cụ thể. Một trong những việc ấy là: sớm chính thức biểu dương lòng yêu nước của các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 (xem toàn văn bài Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở đăng ngay sau bài này). GS Tương Lai đang phát biểu Sau buổi lễ, một số anh em đến nhà của bà Ngô Thị Kim Thanh, một căn hộ ở chung cư Trần Quốc Toản, để thắp nhang cho liệt sĩ Nguyễn Thành Trí. Vừa đến cầu thang chung cư, thì gặp hai nhà báo Huy Đức và Mạnh Quân đang ôm một giỏ hoa quả đi lên. Sau khi thắp nhang, kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà báo Huy Đức thông báo cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thành Trí và cả bà quả phụ Ngụy Văn Thà về kết quả cho đến nay của chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa. Hai anh nhấn mạnh chương trình sẽ là một điểm nối kết Nam Bắc, thúc đẩy tình cảm hòa giải hòa hợp dân tộc. Hoàng Sa – đó là nơi chúng ta thấy rõ kẻ xâm lược. Mà xâm lược thì thời nào cũng vậy, là kẻ thù chung của con dân nước Việt, bất kể Nam hay Bắc.   Từ trái qua: kỹ sư Đỗ Thái Bình, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Huy Đức, nhà báo Mạnh Quân, nhà văn Phạm Đình Trọng và hai người con của liệt sĩ Nguyễn Thành Trí – Nguyễn Thị Thanh Thảo và Nguyễn Thanh Triết. Nhà văn Phạm Đình Trọng thắp nhang TS Phạm Chí Dũng thắp nhang   Nguồn: PV BVN  
......

Tuyên bố của Đảng Việt Tân trong Ngày 40 Năm Tổ Quốc Mất Hoàng Sa

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG Email: lienlac@viettan.org - Web: www.viettan.org - Blog: vnctcmd.blogspot.com                              ****                  Tuyên Bố Ngày 40 Năm Tổ Quốc Mất Hoàng Sa                                                                           Ngày 19 tháng 1 năm 1974, tức đúng 40 năm trước đây, 74 người con của dân tộc Việt Nam đã hy sinh trên Biển Đông để bảo vệ quần đảo Hoàng Sa trước sự xâm lăng của Trung Quốc. Toàn thể đảng viên Đảng Việt Tân thành kính nghiêng mình trước anh linh 74 Anh Hùng Dân Tộc thuộc Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đã bỏ mình vì Tổ Quốc. Chúng tôi, một lần nữa, kính gởi lời cảm tạ từ đáy lòng và niềm cảm thông sâu xa đến 74 gia đình đã dâng hiến người thân của mình cho đất nước. Nhưng sau những hy sinh cao cả đó, đất nước Việt Nam, trong 40 năm qua, lại rơi ngày càng sâu vào vòng xâm lăng tiệm tiến của Bắc Kinh. Chủ quyền biển đảo, tài nguyên dưới lòng biển, và cả ngành đánh cá bao đời của Việt Nam trên Biển Đông đều bị ngang nhiên cướp đoạt. Tệ hại hơn nữa, nay Bắc Kinh đã chiếm hẳn nhiều vùng biên giới bao gồm cả các cao điểm quân sự, nhiều khu rừng đầu nguồn, nhiều khu vực giữa lòng đất nước Việt Nam kể cả những vùng quân sự chiến lược như "Nóc nhà Đông Đương". Đó là chưa kể những lan lấn của Bắc Kinh trong lãnh vực kinh tế và văn hóa.   Với lòng tưởng nhớ các anh hùng dân tộc trong ngày linh thiêng này và trong tinh thần trách nhiệm của các con dân nước Việt trước tình trạng hiểm nghèo của chủ quyền đất nước, Đảng Việt Tân long trọng khẳng định quan điểm và lập trường sau đây:     - Những người dân Việt Nam đã hy sinh để bảo vệ đất nước là những Anh Hùng Dân Tộc và phải được trân trọng đưa vào sử sách ngàn đời. Những vị anh hùng này phải được đặt vượt trên mọi quan điểm chính trị và vượt trên mọi nhu cầu của các chế độ cầm quyền. Những hành vi xúc phạm đến mộ phần, tẩy xóa tên tuổi các anh hùng dân tộc ra khỏi sử sách là những việc làm vô đạo đức, vô văn hóa, và đáng bị lên án.     - Không bao giờ xem việc mất lãnh thổ, lãnh hải của cha ông là chuyện đã rồi. Khi chưa có điều kiện lấy lại thì mọi nỗ lực ghi khắc chủ quyền vào sử sách Việt Nam và hồ sơ quốc tế phải được thực hiện tối đa bởi các thế hệ hiện tại và tô đậm liên tục bởi các thế hệ tương lai. Và ngay khi có cơ hội, dân tộc Việt Nam sẽ tùy theo điều kiện của đất nước đề ra phương cách hữu hiệu nhất để lấy lại các phần lãnh thổ, lãnh hải đã mất. Không bao giờ, vì bất kỳ lý do gì, thừa nhận một phần nào của lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam thuộc về ngoại bang. Sự thừa nhận đó là hành động phản quốc.       - Bảo vệ đất nước là trách nhiệm chung và đòi hỏi nỗ lực của toàn dân mà các chính phủ chỉ là điểm hội tụ. Không một chính phủ nào, kể cả chế độ hiện nay, có thẩm quyền     (1) Cấm cản người dân bày tỏ lòng yêu nước như các cuộc biểu tình chống Trung Quốc xâm lược hiện nay.     (2) Giam cầm những người dân báo động họa ngoại xâm và kêu gọi bảo vệ tổ quốc như các nhà yêu nước Nguyễn Văn Hải, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Quốc Quân,...     (3) Giấu giếm những văn kiện, bản đồ biên giới đã ký kết với ngoại bang như các bản đồ biên giới Việt - Trung đã ký kết từ năm 1999,...       - Lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam thuộc về cả dân tộc. Không một cá nhân, đảng phái, chủ nghĩa nào có quyền dâng nhượng hay trao đổi bất kỳ phần chủ quyền nào của đất nước với ngoại bang. Mọi ký kết dâng nhượng đều vô giá trị và những kẻ ký kết sẽ có ngày phải ra trước tòa án của dân tộc. Đặc biệt trong tình hình hiện nay, bản Công Hàm Phạm Văn Đồng 1958 — công nhận chủ quyền lãnh hải Trung Quốc bao gồm cả Hoàng Sa Trường Sa và Biển Đông — cần phải được phủ nhận công khai trước thế giới. Đây là văn kiện mà Bắc Kinh đang dùng làm nền tảng biện minh cho hành vi xâm lược của họ tại Biển Đông.   Theo bước 74 Anh Hùng Dân Tộc tại Hoàng Sa, toàn thể đảng viên Đảng Việt Tân nguyện tranh đấu, xây dựng một thể chế mới mà trong đó các chính phủ có trách nhiệm đề cao lòng yêu nước của toàn dân, quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia, và tìm mọi phương cách phù hợp để lấy lại những phần lãnh thổ, lãnh hải đã mất. Ngày 19 tháng 1 năm 2014 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước
......

Người Việt tại Đức biểu tình chống bá quyền Trung Cộng 40 năm xâm chiếm Hoàng Sa

Hàng năm, cộng đồng người việt khắp nơi thường tổ chức tưởng niệm 74 anh hùng tử sĩ đã hy sinh cho tổ quốc. Nhưng đặc biệt trong các năm gần đây đồng bào tại quốc nội cũng đã tổ chức các buổi tưởng niệm này. Để cùng hoà nhịp với đồng bào tại quốc nội, nhân kỷ niệm 40 năm (1974-2014) ngày bá quyền Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam, khiến 74 chiền sĩ hải quân VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ tổ quốc này, Ủy Ban Điều Hợp Công tác đấu tranh của cộng đồng Người Việt kết hợp cùng Tổ Chức Sinh Hoat NVTN tại CHLB Đức và cộng đồng NVTNCS tại Berlin đã tổ chức một buổi biểu tình trước Sứ quán CS Trung quốc tại thủ đô Berlin, Đức quốc từ 13 giờ đến 15 giờ, ngày 18.1.2014 để lên án hành vi xâm lược đó. Đồng bào từ các nơi xa cũng đã quy tụ về Berlin như Frankfurt, Hamburg , Bremen,… Chương trình bắt đầu từ 13.00 giờ đến 15.00 giờ qua các phần như: - Chào cờ và mặc niệm - Lời khai mạc của BTC; - Nghi thức dâng hương tưởng niệm 74 anh hùng tử sĩ Hoàng Sa 1974; - Phát biểu của các đại diện hội đoàn, đoàn thể bằng cả 3 thứ tiếng Việt, Đức, Hoa với nội dung phủ nhận huyện Tam sa của Trung cộng đơn phương tuyên bố; lên án hành động bá quyền ở Biển đông; vạch trần âm mưu thôn tính, đồng hoá VN;  Đòi hỏi Trung quốc phải tôn trọng chủ quyền, độc lập, sự toàn vẹn lãnh thổ của VN và hãy cút khỏi VN; - Chuyển kháng thư vào hôp thư của ĐSQ Trung cộng; - Lời cảm tạ của BTC kết thúc chương trình. Berlin, ngày 18.01.2014 Phóng sự bằng hình:   YouTube - http://www.youtube.com/watch?v=WPnnj8yaT2g&list=UUHJhICzyHt5KDz7Q6z0O5iQ... Tưởng niệm 74 Anh hùng tử sĩ QLVNCH trong trận chiến chống quân Tàu xâm lược Hoàng Sa 19.1.1974 Biểu tình trước sứ quán Trung Cộng Chuyễn Kháng thư Photo: Luu ********************************************************** München, ngày 18.01.2014 Biểu tình phản đối trước Lãnh sự quán Trung cộng tại München München ngày 18.01. 2014  Cộng Đồng Người Việt Tự Do München- Bayern tổ chức biểu tìnhđể tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa, đánh dấu 40 năm một phần biển đảo của Quê Mẹ Việt Nam bị Trung Cộng xâm chiếm vào ngày 19. 4.1974, những Hải quân VNCH vị quốc vong thân trong cuộc hải chiến bảo vệ Hoàng Sa chống lại quân xâm lăng Trung  Cộng. Từ 13 giờ đến 15 biểu tình trước Sứ quán Trung Cộng (China Konsulat Romanstr. 107)chốngnhà cầm quyền Trung Cộng và tập đoàn CSVN bán nước hại dân. Để  nêu  cao  tinh  thần Hoàng Sa, lên án những tội ác và hành động hống hách, ngan tàn của Trung Cộng ở Biển Đông, đồng thời hổ trợ tinh thần yêu nước đấu tranh của toàn dân quốc nội. Dù thời tiết cuối tuần khá lạnh  nhưng người Việt tại München và đại diện các Hội đoàn từ phương xa như Odenwald, Nürnberg, Regensburg…về tham dự biểu tình đông đủ dưới rừng cờ vàng và biểu ngữ xanh trắng, vàng đỏ bằng tiếng Đức và tiếng Tàu nội dung lên án hành động bá quyền của Trung  Cộng. Lá cờ Vàng có hình bản đồ Việt Nam màu xanh rộng lớn dựng cao hơn 4 m, phiá dưới là bàn được đốt nến theo biểu tượng hình bản đồ VN. Ngoài ra còn trưng bày nhiều hình ảnh về thành tích của Hải quân VNCH đã chiến đấu bảo vệ quần đảo Hoàng Sa cách đây 40 năm. (1974-2014). -13:00 Nghi thức chào cờ, phút mặc niệm các chiến sĩ vị quốc vong thân tại Hoàng Sa năm 1974. Chủ tịch Cộng đồng Lê quang Thành đọc diễn văn bằng tiếng Đức lý do cuả cuộc biểu tình trước Lãnh sự quán Trung Cộng (Einnerung an den Seekrieg…) Để có hào khí đấu tranh đoàn biểu tình luôn hô khẩu hiệu đảo Trung Cộng, Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam và hát những ca khúc đấu tranh như: Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ , Đáp Lời Sông Núi, Việt Nam Việt Nam, Hãy lên tiếng…. - Đọc bản tuyên dương chiến công của 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã hy sinh để bảo vệ Hoàng Sa. (Bản Tuyên cáo của Bộ Ngoại giao VNCH ngày 19.01.1974) - Tường thuật  về  trận hải chiến Trường Sa. - Phát biểu của các hội đoàn, tham dự viên đọc bài thơ „Quyết đòi lại đảo Hoàng Sa“ của thi sĩ Ngô Minh Hằng. Qua những biểu ngữ nhiều người Đức đọc biết được lý do tại sao chúng ta biểu tình, họ thông cảm và đồng tình với việc làm của người Việt Nam dù xa quê hương nhưng không quên cội nguồn dân tộc. 15:00 kết thúc chương trình biểu tình với phần chào cờ và lời cám ơn của Ban tổ chức, mọi người chia tay ra về hẹn còn gặp lại nhau những lần tới với quyết tâm  chống giặc Tàu: „Trường Sa là máu của ta. Hoàng Sa là thịt của ta. Đất nước ta là xương là máu ông cha để lại. Quân bành trướng đừng mong xâm lấn….“ Biểu tình ở Hà Nội ngày 19.1.2014  http://bit.ly/1dIqVtj Quế Sơn (tham dự viên)         YouTube - https://www.youtube.com/watch?v=UX8X39rc-fs
......

Pages