2014

Quả Đầu và Tài Phiệt

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị" Các đại gia Ukraine đánh bạc cửa nào?... Khi vụ khủng hoảng Ukraine vừa bùng nổ thì giới nghiên cứu kinh tế lại có một tiêu chuẩn lạ để đo lường khả năng tồn tại và sức mạnh của Chính quyền lâm thời ở tại thủ đô Kyiv. Đó là lập trường của các tài phiệt. * Viktor Yanukovych và tài phiệt Rinat Akhmetov - trước khi rớt đài * Hôm mùng chín, một lãnh tụ phong trào nổi dậy là Vitali Klitschko đã gặp Rinat Akhmetov tại Donetsk, tỉnh miền Đông Ukraine giáp giới với Liên bang Nga để bàn về tình hình trước mắt. Klischko là võ sĩ, dân biểu, cầm đầu Liên minh Dân chủ cho Cải cách Ukraine và có thể ứng cử Tổng thống trong cuộc bầu cử ngày 25 Tháng Năm. Với tài sản trị giá hơn 15 tỷ đô la, Rinat Akhmetov là tài phiệt giàu nhất Ukraine, một đại gia than thép, thuộc đảng Địa Khu (Party of Regions) của Viktor Yanukovych vừa bị truất phế, có quan hệ kinh doanh với cả hai khối thân Tây phương lẫn thân Nga.   Trước đấy, Thủ tướng Lâm thời Arseniy Yatsenyuk trấn an Akhmetov và một đại gia hoá chất và năng lượng là Dimitri Firstash rằng cơ sở kinh doanh của họ không bị chiếu cố. Đáng kể hơn, hai tài phiệt nổi tiếng về tài chánh và công nghiệp là Ihor Kolomoyskyi và Serhiy Taruta được bổ nhiệm làm Tổng trấn hai tỉnh miền Đông là Dnipropetrovsk và Donetsk. Nhưng vì sao hậu thuẫn của giới tài phiệt này lại được chú ý? Vì kinh tế cũng là chính trị.... *** Trước hết, hãy tìm hiểu về sự chuyển hóa từ chế độ cộng sản toàn trị qua chế độ "quả đầu" (olygarchy - quả là số ít, đầu là kẻ dẫn trước, quả đầu là chế độ cai trị của một số rất ít những kẻ có quyền thế). Khi chế độ toàn trị tan rã và kinh tế phải theo quy luật thị trường thì một số cá nhân có lợi thế nhờ quan hệ với chế độ cũ có thể trục lợi riêng trong tiến trình tư nhân hóa vô luật lệ của chính sách "đổi mới kinh tế".  Họ trở thành tài phiệt giàu có và giữ thế gần như độc quyền trong các khu vực kinh tế then chốt. Với thế lực kinh tế, họ gây ảnh hưởng chính trị và phần nào chia quyền với chế độ mới. Hệ thống chính trị "quả đầu" xuất phát từ đó. Sự tan rã rồi sụp đổ của Liên bang Xô viết vào cuối năm 1991 dẫn tới sự hình thành của các tài phiệt cùng chia chác quyền lợi kinh tế trong gần 10 năm. Nhưng, do truyền thống tập quyền của văn hóa Nga và dựa trên hệ thống nhân sự "siloviki" (người hùng) của an ninh và quân đội, Vladimir Putin củng cố được vai trò của mình và xoay ra khuất phục hoặc thu phục các tài phiệt. Ai theo ông và chung tiền ủng hộ quyền lực trung ương thì được tồn tại và chia vùng làm ăn. Kẻ cưỡng chống hay còn đòi cạnh tranh thì bị loại bỏ không thương tiếc, như trường hợp của Roman Abramovich hay Mikhail Khodorkovsky. Vì thế, dù có nhiều tài sản và ảnh hưởng thì đám tài phiệt cũng khó lũng đoạn được hệ thống chính trị tại điện Kremlin.   Trường hợp Ukraine lại khác. Sau khi tuyên bố độc lập, Ukraine cũng trải qua tiến trình "đổi mới" theo kiểu làm thịt hệ thống kinh tế quốc doanh, và các đại gia phân vùng trọng yếu như luyện kim, hóa chất, phân phối năng lượng để làm giàu. Nhưng các chính quyền nối tiếp không có khả năng chính trị giải trừ ảnh hưởng của họ. Thành phần đầu sỏ này chưa hề nằm dưới hệ thống quản lý của chính phủ mà còn chi phối được quyền lực trung ương. Hậu quả là một hệ thống chính trị trong đó các tài phiệt giữ vị trí then chốt khi là đại gia bảo trợ và ủng hộ thế lực đương quyền để trục lợi. Trải bốn đời Tổng thống từ 1991 - Leonid Kravchuk, Leonid Kuchma, Viktor Yushchenko, Viktor Yanukovych – mọi chính đảng lớn và các ứng viên vào vị trí quan trọng của lập pháp hay hành pháp đều có tài phiệt đỡ lưng trong một hệ thống chính trị mà chứng tật tham nhũng hay hối mại quyền thế chỉ là bình thường. Thí dụ như trước khi bước ra lãnh đạo cuộc Cách mạng màu Da cam năm 2004, Yulia Tymoshenko từng là đại gia độc quyền phân phối khí đốt mua của Nga và là một trong những tài phiệt giàu có nhất. Bà bước qua lãnh vực chính trị một phần cũng vì kinh doanh bị chèn ép. Nhưng trong thế giới ấy, các đại gia ấy thường không đánh bài một cửa hoặc nói chữ thủy chung. Họ biết phù thịnh để bảo vệ quyền lợi hơn là ý thức hệ hay xu hướng chính trị nên sẵn sàng đổi theo hướng gió. Có khi còn bắt cá hai ba tay để nếu phe cầm quyền có đổi thì họ vẫn còn bạn vì mỗi lãnh tụ mới đều có thể lập ra vây cánh mới và gây ra cạnh tranh. Trong khuôn khổ bất thường như vậy, vụ khủng hoảng tháng trước đánh dấu sự chuyển hướng khi Yanukovych bị Quốc hội truất phế, với lá phiếu của đảng Địa Khu của ông ta. Lập tức các đại gia bèn lánh xa kẻ đã bỏ chạy và quay sang ủng hộ chính quyền lâm thời.   Nhưng không hẳn vì vậy mà người ta có thể kết luận là họ ngả theo Tây phương. Hoặc lớp lãnh đạo mới lên tại Kyiv đã có thế mạnh để đoạn tuyệt với Nga. Các lãnh tụ chính trị và tài phiệt Ukraine nhìn xa hơn vậy. ***   Việc bán đảo Crimea bị Nga thôn tính sau một cuộc trưng cầu dân ý giả hiệu là chuyện đã rồi. Hai tháng nữa, Ukraine sẽ có bầu cử Tổng thống và sau đó là bầu cử Quốc hội. Các ứng cử viên đều cần tới hậu thuẫn của tài phiệt cho các cuộc tranh cử và để họ không làm tình hình kinh tế thêm suy đồi. Nhưng xa hơn vậy, sau Crimea, các chính trị gia không muốn đất nước bị xé làm nhiều mảnh và miền Đông thân Nga trở thành khu vực đối lập với miền Tây và với chính quyền lâm thời được Tây phương yểm trợ.   Vì thế, vai trò của khối tài phiệt miền Đông mới đáng chú ý.   Trước hết, miền Đông là nơi tập trung công nghiệp Ukraine và có sức nặng quyết định cho nền kinh tế đang bị chấn động – mà viện trợ Tây phương thì chưa thấy đâu. Thứ nữa, các đại gia miền Đông đều có quan hệ làm ăn lâu đời với Nga và tài phiệt Nga. Nhờ quan hệ ấy, họ có đầu mối đối thoại và kinh nghiệm đàm phán mà các lãnh tụ cách mạng chưa thể có. Khi làm Thủ tướng, Yulia Tymoshenko có dày kinh nghiệm thương thảo với Nga cũng vì lẽ đó. Thứ ba, dù là có làm ăn với ngả Đông hay Tây, đã từng ủng hộ phe này hay phái nọ, các tài phiệt nói chung cũng chẳng muốn chia đôi sơn hà hoặc đi theo thể chế liên bang vì gây thiệt hại cho việc kinh doanh trên toàn lãnh thổ. Không là người của đám đông ưa hô khẩu hiệu, họ thiết thực ủng hộ chính quyền mới. Nhưng chẳng ủng hộ vô điều kiện và không lỡ dịp than phiền với Klitschko, Yatsenyuk. Hậu thuẫn của họ không có ý nghĩa trường cửu và vĩnh viễn, mà lại vô cùng cần thiết cho chính quyền lâm thời. Cho nên, qua vụ chấn động rồi khủng hoảng hiện nay, người ta thấy các lãnh tụ chính trị lẫn kinh tài đều thận trọng, thực tế. Trong hoàn cảnh cực kỳ bất thường và chưa thể nói là dân chủ của Ukraine, đấy là một ưu điểm mà các dân tộc hay quốc gia khác nên theo dõi – và học hỏi. ***   Vì kinh tế cũng là chính trị, chúng ta còn phải nhìn vào toàn cảnh. Mối nguy sinh tử cho tài phiệt Ukraine không đến từ Âu Châu, Hoa Kỳ, hay Quỹ Tiền tệ Quốc tế với những ràng buộc về luật lệ theo kiểu giải phẫu không thuốc mê hay trong khuôn khổ kinh doanh minh bạch. Mối nguy ấy đến từ một đại gia còn ma đầu hơn các tài phiệt, từ Putin. Ngay tài phiệt miền Đông của Ukraine cũng chẳng yên tâm nếu khu vực kinh doanh và tài sản của họ được Putin đưa vào quỹ đạo Nga, vì từ đó, tài phiệt Ukraine sẽ ra dìa, mạng lưới làm ăn của họ đổi chủ và rơi vào sức hút của tài phiệt Nga, thuộc quỹ đạo Putin! Nghĩa là chế độ "quả đầu" tại Ukraine sẽ còn cô quả hơn nữa. Trong hiện tại, tài phiệt Ukraine là nhịp cầu đối thoại giữa Kyiv với Moscow, và càng củng cố được sức nặng của Kyiv, họ càng có đất sống. Lâu lâu mới thấy kinh tế và chính trị có lúc đồng hành! Nguồn: dainamaxtribune.blogspot.de  
......

Chính trị trong thế kỷ 21

Theo dõi các biến động tại Ukraine trong mấy tuần qua, tôi nghĩ một trong những bài học đầu tiên cần được rút ra là tính chất phức tạp trong sinh hoạt chính trị đương đại. Liên quan đến Ukraine, sự phức tạp ấy có hai khía cạnh: Một, quan hệ bên trong bản thân Ukraine với những sự khác biệt về phương diện chủng tộc, lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa, chính trị, tôn giáo, địa lý; và hai, quan hệ quốc tế liên quan đến việc hành xử quyền lực tại Ukraine. Trong bài này, tôi chỉ xin tập trung vào khía cạnh thứ hai.   Cứ tưởng tượng một sự kiện tương tự như vụ Nga lấn chiếm Crimea của Ukraine xảy ra trước năm 1990, tức trong thời Chiến tranh lạnh, phản ứng của Mỹ và châu Âu sẽ ra sao? Câu trả lời rất dễ thấy: Chả làm được gì cả. Ví dụ, năm 1956, hàng ngàn dân chúng, đặc biệt là giới sinh viên và trí thức, biểu tình trên các đường phố ở Budapest để chống lại một số chính sách của chính phủ Hungary. Một số sinh viên bị bắn chết. Làn sóng công phẫn trào lên, dân chúng khắp nơi lại ào ào xuống đường biểu tình. Đầu tháng 11, Liên Xô tràn quân qua biên giới Hungary để trấn áp những người biểu tình, giúp chính phủ cộng sản độc tài tại Hungary khôi phục lại quyền lực. Hơn 2000 người Hungary bị giết chết. Khoảng 200.000 người phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Trước biến cố ấy, Mỹ làm được gì? Tổng thống Dwight Eisenhower chỉ làm được một việc duy nhất là tố cáo những hành động trấn áp dã man của Liên Xô trước Liên Hiệp Quốc. Hết. Một ví dụ khác: Năm 1968, ở Tiệp Khắc lại xuất hiện một biến cố lớn được gọi là Mùa xuân Prague khi Alexander Dubček được bầu làm Tổng bí thư đảng Cộng sản Tiệp. Dubček muốn tiến hành một số cải cách theo hướng dân chủ hóa. Những cải cách ấy bị Liên Xô xem là xét lại, thậm chí, phản cách mạng, do đó, họ xua hơn 200.000 quân và hơn 2000 xe tăng xâm chiếm Tiệp khiến khoảng 300.000 người dân phải chạy ra nước ngoài tị nạn. Trước sự xâm lược ấy, Tổng thống Lyndon Johnson cũng không làm được gì khác ngoài những lời lên án gay gắt trên diễn đàn Liên Hiệp Quốc. Hết. Các ví dụ tương tự có thể kéo dài thêm nữa, nhưng trong mọi trường hợp, chúng ta cũng đều thấy rõ, trước những thái độ gây hấn ngang ngược của Liên Xô, Mỹ và Tây phương chỉ có một trong hai lựa chọn: hoặc quyết định dùng vũ lực để đánh nhau hoặc chỉ đánh bằng võ mồm. Trong tình trạng cả hai bên đều có vũ khí hạt nhân, việc đánh nhau bằng vũ lực là một giải pháp tuyệt vọng vì cả hai đều sẽ tự hủy. Cuối cùng, tất cả các tổng thống Mỹ, kể cả người được xem là cương quyết nhất như Ronald Reagan, đành phải chọn biện pháp đánh võ mồm. Bây giờ thì khác. Khi Nga tấn công và chiếm đóng bán đảo Crimea của Ukraine, phản ứng của Mỹ khác hẳn. Vẫn không động binh. Nhưng cũng không phải chỉ đánh bằng võ mồm. Tổng thống Barack Obama tận dụng một thứ vũ khí mới, thứ vũ khí phi quân sự (nonmilitary): kinh tế. Có thể nói, từ thời đệ nhị thế chiến đến nay, trong tổng số 12 tổng thống Mỹ đương đầu với những thử thách xuất phát từ Liên Xô và sau đó, Nga, Obama là một trong những người đầu tiên sử dụng vũ khí ấy. Theo một số nhà bình luận chính trị, chính việc Nga tham gia vào thị trường chứng khoán thế giới kể từ ngày Liên Xô sụp đổ vừa tạo cơ hội cho Nga phát triển lại vừa tạo cơ hội để Mỹ phản công. Ngoài thị trường chứng khoán, việc giao dịch thương mại giữa Nga và Tây phương cũng càng ngày càng phát triển, càng đa dạng hóa, và đặc biệt, càng phức tạp. Điều này, thật ra, tạo sức mạnh cho cả hai phía: Nga và Tây phương. Việc sử dụng sức mạnh ấy để dẫn đến chiến thắng cuối cùng là một nghệ thuật cần sự khôn ngoan và đặc biệt, sự kiên nhẫn. Trước hết, về phía Mỹ, các biện pháp được Mỹ áp dụng để gây sức ép với Nga, bao gồm: cấm một số người Nga và người Ukraine thân Nga nhập cảnh vào Mỹ; đóng băng tài khoản của một số giới chức quan trọng trong chính quyền Nga; cấm các công ty Mỹ và Tây phương nói chung làm ăn với Nga; loại trừ Nga ra khỏi khối Bát Cường (Group of 8), biến Bát Cường thành Thất Cường (Group of 7) như cũ, v.v... Chưa biết trong tương lai các biện pháp ấy có hiệu quả như thế nào, chỉ biết, trước mắt, trong một ngày, ngày đầu tiên khi Nga mới tràn qua biên giới Crimea, Nga mất trọn 60 tỉ Mỹ kim khi thị trường chứng khoán giảm đến 12%. Nhớ, năm 2008, khi Nga tấn công Georgia, Tổng thống George W. Bush phản ứng tương đối chừng mực bằng cách gửi các viện trợ nhân đạo đến Georgia, ngưng các việc giao tiếp quân sự giữa khối NATO và Nga cũng như hoãn lại các hiệp ước về hạt nhân dân dụng. Dù vậy, tất cả các biện pháp ấy cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế Nga khiến nó bị suy thoái đến 8% trong hai năm 2008 và 2009. Bây giờ nếu Tổng thống Obama phản ứng mạnh mẽ và toàn diện hơn, các tác động đến nền kinh tế của Nga chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn. Nhưng liệu nó có nghiêm trọng đủ để Putin phải nghĩ lại và rút quân ra khỏi Crimea? Không ai có thể trả lời được câu hỏi ấy cả. Nạn nhân đầu tiên của các cuộc cấm vận (như trường của Cuba và Bắc Hàn từ hơn nửa thế kỷ nay, của Iraq dưới thời Saddam Hussein và của Iran hiện nay) bao giờ cũng là dân chúng. Ở các chế độ dân chủ, sự cùng khốn của dân chúng có thể biến thành sự bất mãn, từ đó, tác động lên chính trị, làm thay đổi chính phủ hoặc chính sách hoặc cả hai, nhưng dưới các chế độ độc tài, hầu như chỉ có một mình dân chúng chịu đựng. Trường hợp của Nga hiện nay không hẳn là dân chủ nhưng cũng không hẳn là độc tài; ở đó, dân chúng cũng có một số tiếng nói nhất định, ít nhất trong các kỳ bầu cử, nên không chừng kết quả sẽ khác. Về phía Nga, vũ khí phi quân sự của họ cũng lợi hại không kém. Trước hết, Nga cung cấp khoảng 30% số dầu khí cho Liên Hiệp Âu Châu, trong đó nhiều nhất là Đức (40%), kế tiếp là Ý (20%) và Pháp (18%). Chỉ cần Putin nhấc điện thoại ra lệnh, nguồn cung cấp dầu khí ấy sẽ bị cắt ngay tức khắc. Dĩ nhiên cái giá phải trả cho quyết định ấy, về phía Nga, sẽ lớn vô cùng. Nhưng trước mắt, mọi khó khăn sẽ đổ ập xuống Liên Hiệp Âu Châu: mọi sinh hoạt sẽ bị ngưng trệ, từ đó, rất dễ dẫn đến các sự khủng hoảng về phương diện xã hội cũng như chính trị. Ngoài dầu khí, giữa Nga và Châu Âu còn những liện hệ kinh tế chằng chịt khác. Nga là đối tác thương mại lớn hàng thứ ba của Liên Hiệp Âu Châu (chỉ sau Mỹ và Trung Quốc) với tổng số hàng hóa trị giá gần 500 tỉ Mỹ kim mỗi năm (ví dụ năm 2012 là 462 tỉ Mỹ kim). Nếu cộng thêm việc giao dịch dịch vụ nữa, trị giá này sẽ lên đến trên 520 tỉ Mỹ kim. Với số hàng hóa và dịch vụ lớn lao như vậy, số các công ty Âu châu làm ăn tại Nga hoặc số các công ty Nga làm ăn ngay tại Âu châu sẽ lên rất cao. Ví dụ cựu Thủ tướng Đức, ông Gerhard Schroeder hiện đang làm chủ tịch hội đồng chứng khoán của Nord Stream vốn đang hợp tác với công ty dầu khí Gazprom của Nga và bốn công ty khác, trong đó có hai của Đức, một của Thụy Điển và một của Pháp. Nord Stream mới đầu tư trên 10 tỉ Mỹ kim để xây dựng hai đường ống dẫn gas xuyên qua Baltic Sea. Trong một mạng lưới kinh tế đa quốc gia như thế, bất cứ quyết định nào cũng sẽ có ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, chứ không riêng gì đối với Nga. Các ví dụ ở trên cho thấy sinh hoạt chính trị hiện nay khác hẳn thời chiến tranh lạnh ở nhiều điểm, trong đó, có điểm này là quan trọng nhất: Trước, các quốc gia có thể độc lập và cô lập với thế giới bên ngoài; nay, mọi quốc gia, với những mức độ khác nhau, đều ở thế liên lập (interdependent) với các quốc gia khác. Điều này dẫn đến hệ quả: các tranh chấp giữa nước này và nước khác không phải chỉ ở bình diện quân sự mà còn bao gồm nhiều bình diện khác, từ kinh tế đến xã hội. Có thể áp dụng các quan sát trên vào mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện nay.   Nói đến tranh chấp giữa hai nước, chúng ta thường có khuynh hướng tập trung vào các hành động ít nhiều có tính quân sự, chủ yếu ngoài biển khơi hoặc trên hải đảo mà ít chú ý đến quan hệ kinh tế cũng như xã hội giữa hai nước. Nếu không khéo tính toán, khi tranh chấp giữa hai nước bùng nổ, những yếu tố kinh tế và xã hội ấy có thể bị Trung Quốc sử dụng như những con tin để làm áp lực lên Việt Nam. Nguyễn Hưng Quốc
......

Hệ lụy của việc Crimée sáp nhập vào Nga

Trong cuộc trưng cầu dân ý ngày hôm qua, 16/03/2014, các cử tri vùng Crimée, với hơn 96% phiếu thuận, đã đồng ý sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Nga, cho dù phương Tây tuyên bố không thừa nhận cuộc bỏ phiếu này.   Câu hỏi đặt ra là việc Crimée sáp nhập vào Nga sẽ dẫn đến những thay đổi gì đối với người dân trên bán đảo này, đối với nước Nga, Ukrain và phương Tây ? Theo giới phân tích, tình hình trước và sau cuộc trưng cầu dân ý tại Crimée không có gì thay đổi. Bà Hélène Blanc, một chuyên gia về Nga, được trang francetvinfo trích dẫn, nhận định : Bán đảo Crimée đã bị cắt đứt với thế giới bên ngoài và đã bị quân đội Nga chiếm đóng. Do vậy, trong một chừng mực nào đó, vùng Crimée đã gắn với Nga và cuộc trưng cầu dân ý chỉ nhằm chính thức hóa một tình hình đã tồn tại trên thực tế. Vả lại, trước cuộc trưng cầu dân ý, vùng Crimée đã được hưởng quy chế tự trị, có một sự độc lập tương đối với chính quyền Kiev. Về mặt kinh tế, nếu sáp nhập vào Nga, thì vùng Crimée sẽ nhanh chóng chuyển sang dùng đồng Rouble, nhưng sẽ không có thêm các lợi lộc gì vì kinh tế Nga đang gặp khó khăn, tăng trưởng đi xuống, các nhà đầu tư lo ngại các trừng phạt kinh tế và nước Nga bị cô lập trên trường quốc tế. Ngoài ra, Ukraina đang cung cấp 85% nguồn nước và 82% tổng nhu cầu điện của bán đảo Crimé. Trước mắt, Nga chưa thể thay thế nguồn cung ứng này. Bị thiệt thòi nhiều nhất là cộng đồng người Tatar, có nguồn gốc Thổ Nhĩ Kỳ, chiếm từ 12 đến 15% tổng dân số vùng Crimée. Họ không nói tiếng Nga, không nói tiếng Ukraina, theo đạo Hồi, và bắt đầu di chuyển về phía tây Ukraina. Một số chuyên gia không loại trừ nguy cơ cộng đồng Tatar trở thành vật tế thần trong cuộc khủng hoảng hiện nay tại Ukraina. Đối với Matxcơva, cuộc trưng cầu dân ý cho phép hợp thức hóa hành động dùng vũ lực chiếm Crimée. Tổng thống Vladimir Poutine muốn chứng mình rằng ông đã hành động một cách hợp pháp, tôn trọng các luật lệ quốc tế. Cho đến hôm qua, trong cuộc điện đàm với đồng nhiệm Mỹ Barack Obama, Tổng thống Nga vẫn khẳng định cuộc trưng cầu dân ý là phù hợp với công pháp quốc tế. Mặt khác, một giáo sư công pháp quốc tế khẳng định trên trang web francetvinfo rằng luật pháp quốc tế không cho phép cũng như không cấm ly khai. Việc sáp nhập Crimée vào Nga bảo đảm cho Matxcơva kiểm soát được căn cứ quân sự ở Sébastopol, có lối tiếp cận trực tiếp ra biển Đen, cho dù việc kiểm soát của Nga tại đây dựa trên một hợp đồng thuê có hiệu lực đến năm 2042. Trong khi đó, báo Le Monde cho rằng đây là một thắng lợi mang tính tượng trưng cao cho huyền thoại tái lập một nước Đại Nga. Trong lĩnh vực kinh tế, có thể đây là dịp để ông Putin thúc đẩy nền kinh tế chiến tranh. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây, như ngừng cấp giấy nhập cảnh, phong tỏa tài sản Nga, không làm cho ông Putin lo ngại, nhưng nếu các biện pháp trừng phạt kéo dài, thì kinh tế Nga có thể bị suy yếu và Kremlin bị cô lập. Thế hệ lụy đối với Ukraina sẽ ra sao ? Đất nước này bị mất đi 27 ngàn km vuông với hai triệu dân và lối đi ra biển Đen. Cho đến nay, bán đảo Crimée sống chủ yếu dựa vào du lịch, do vậy, Ukraina không chịu tổn thất lớn về kinh tế. Tuy nhiên, đây là một mất mát mang tính biểu tượng cao đối với chính quyền Kiev trong việc giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Đồng thời, đây cũng là một thất bại về ngoại giao của phương Tây. Cho đến tận sát ngày tổ chức trưng cầu dân ý, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ vẫn cố tìm kiếm một giải pháp cho cuộc khủng hoảng ở Ukraina, với nhiều cảnh báo, đe dọa trừng phạt, cô lập Nga. Thế nhưng, theo bà Hélène Blanc, cho đến nay, chỉ có « Hoa Kỳ và trong một chừng mực hạn hẹp nào đó là Đức, là có thể đối thoại với ông Putin ». Hơn nữa, ông Putin bỏ ngoài tai mọi lời kêu gọi của phương Tây và tùy theo từng đối tác, ông có ứng xử khác nhau. Hậu quả là Nga và phương Tây hoàn toàn không hiểu nhau nữa. Theo chuyên gia này, « người Nga là những kỳ thủ tuyệt vời, họ dự ứng trước tất cả các nước đi của đối thủ » và không lộ ra chiến lược của mình. Cho đến nay, nhiều nước Châu Âu vẫn tiếp tục lo lắng về « mối đe dọa bị cắt cung ứng khí đốt mà không báo trước », từ phía Nga. Bà Hélène Blanc nhận định : « Sai lầm cơ bản của Châu Âu là không phát triển một chính sách rõ ràng và có phối hợp giữa 28 thành viên, họ hài lòng với những phản đối nhỏ nhoi thay vì cùng nhau tiến hành một cuộc đối thoại cứng rắn » với Nga. Nguồn: viet.rfi.fr
......

Bao giờ anh thôi sống hèn?

Hôm nay tôi đọc được bài báo « Xem nông dân Hưng Yên kéo bừa thay trâu », ở link này :   http://www.baomoi.com/Xem-nong-dan-Hung-Yen-keo-bua-thay-trau/144/778409... và thấy những hình ảnh người nông dân, trong thời đại được tuyên bố là công nghiệp hóa, phải dùng sức mình kéo bừa. Và nhất là, phụ nữ phải thay trâu kéo cày, như thế này : Đàn ông các anh, nhìn cảnh này có nghĩ gì không, có cảm thấy gì không ?   Các anh nói gì khi đặt hình ảnh này cạnh câu khẩu ngôn được treo khắp mọi vùng miền trên đất nước này : «Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, hạnh phúc»? Hay là các anh sẽ chẳng nghĩ gì, chẳng cảm thấy gì, chẳng nói gì hết và chẳng làm gì hết? Chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình bị bán đi làm nô lệ tình dục cho đàn ông nước ngoài, chẳng làm gì hết trước việc những người phụ nữ của mình phải làm cái công việc vốn là của con trâu (than ôi, dưới thời phong kiến phụ nữ không phải kéo cày), chẳng làm gì hết khi những người phụ nữ của mình bị đẩy ra đường, bị bỏ đói, bị đối xử bất công (trường hợp của Nhã Thuyên, của cô Nguyễn Thị Bình còn đang là thời sự đấy thôi). Đa số các anh chẳng làm gì hết, thế nhưng ngày mồng tám tháng ba vẫn còn có thể thốt ra được những lời chúc mừng mỹ miều cho phụ nữ.   Cũng tương tự như việc đa số các anh im lặng, buông xuôi, trước những dấu hiệu rõ rệt, không thể phủ nhận, về sự lệ thuộc của đất nước này vào Trung Quốc.   Cá nhân tôi, từ những gì nhìn thấy và biết được, tôi cho rằng sở dĩ có tình trạng phụ nữ phải kéo cày như thế này, sở dĩ có sự suy thoái toàn diện của xã hội hiện nay, có sự mất độc lập quốc gia hiện nay là vì đa số đàn ông các anh hèn và quá hèn. Không phải các anh không biết, không phải các anh không thấy. Các anh thấy hết, biết hết, nhưng nhắm mắt làm ngơ, lấy im lặng và nhẫn nhục làm mục đích tồn tại. Tôi muốn hỏi tất cả đàn ông các anh, những người đàn ông của chúng tôi, câu này :   « Bao giờ các anh sẽ thôi tán phét trong các quán nhậu ? Bao giờ các anh quyết định thôi sống hèn ? » Hậu mồng tám tháng ba Nguyễn Thị Từ Huy Tác giả gửi Quê Choa Nguồn: http://bolapquechoa.blogspot.de/2014/03/bao-gio-anh-thoi-song-hen.html
......

Đấu tranh bất bạo động, con đường khó khăn và cực nhọc

Tổ chức chính trị Việt Tân luôn khẳng định rằng công cuộc tranh đấu của họ từ xưa tới nay luôn giữ tôn chỉ “bất bạo động”. Đây là con đường duy nhất được hầu hết các nước trên thế giới chấp nhận đối với các cuộc tranh đấu đòi hỏi công lý, dân chủ, nhân quyền của người dân tại rất nhiều quốc gia. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư đảng Việt Tân để tìm hiểu thêm sách lược của tổ chức này đối với tinh thần “bất bạo động”. Tưởng cũng xin nhắc lại quan điểm của người được phỏng vấn hoàn toàn không nhất thiết là quan điểm của Đài Á Châu Tự Do. Người dân biểu tình chống Trung Quốc tại Hà Nội hôm 03-07-2011. AFP PHOTO http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nonviolent-struggle-difficult-way... Nhiều phương pháp đấu tranh bất bạo động Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết trong rất nhiều hình thức đấu tranh bất bạo động ông chủ trương nên chọn hình thức nào cho phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam hiện nay?   Lý Thái Hùng: Đúng như anh nói là có rất nhiều phướng pháp đấu tranh bất bạo động. Vì không có nhiều thì giờ để đi vào chi tiết từng phương pháp, nên chúng tôi xin chia sẻ một vài ý niệm về bất bạo động mà tôi nghĩ là phù hợp với tình hình Việt Nam hiện nay.   Trước hết, sở trường của chế độ cai trị hiện nay là bạo lực, bạo hành. Chúng ta phải chọn đấu trường nào mà những vũ khí bạo hành hoàn toàn vô dụng hay chỉ có tác dụng rất nhỏ. Dù căm phẫn hay tức giận cách mấy, chúng ta vẫn không thể chọn đấu trường bạo động vì đó là nơi mà bạo quyền có ưu thế tuyệt đối. Kế đến, ưu thế của chúng ta là số đông, bao gồm cả những người đảng viên đảng Cộng sản Việt còn lương tâm và đang bất mãn tình hình hiện nay. Đa số đều thấy rõ là không có cách nào sửa chữa một chế độ độc tài ngoài việc phải gỡ bỏ nó. Hơn thế nữa, việc gỡ bỏ chế độ độc tài hiện tại càng phải được thực hiện gấp rút vì càng lâu sẽ càng mất thêm chủ quyền đất nước vào tay ngoại bang. Sau cùng, trong tình hình liên lập trên thế giới hiện nay, lãnh đạo CSVN phải mở cửa giao thương với bên ngoài nên vì vậy cũng bị những áp lực phải sống theo các ràng buộc của tiêu chuẩn quốc tế. Và đó là một đấu trường mà chúng ta cần phải tận dụng bên cạnh các đấu trường trong nước. Nói tóm lại, dựa vào kinh nghiệm đấu tranh bất bạo động của một số nước, việc tháo gỡ một chế độ độc tài như tại Việt Nam hiện nay là điều có thể làm được và làm bằng phương thức bất bạo động. Chúng ta có đủ sáng kiến và khả năng để làm soi mòn nền tảng quyền lực của chế độ và bộ máy bạo lực mà súng ống, roi điện, gậy gộc của công an không chận bước lại được. Mặc Lâm: Nhà nghiên cứu và giảng dạy triết học Bùi Văn Nam Sơn cho rằng “Bất công xã hội, tự nó, là bạo động. Đặc quyền, đặc lợi là bạo động. Độc thoại trên diễn đàn thông tin đại chúng là bạo động. Ngôn ngữ mạ lỵ, thiếu tương kính là bạo động …” ông chia sẻ với quan điểm này ra sao qua góc nhìn chính trị? Lý Thái Hùng: Tôi nghĩ rằng nhận xét của Giáo sư Bùi Văn Nam Sơn rất đúng. Tất cả các điều đó đều là những hình thức bạo động, bạo hành mà những người cầm quyền tại Việt Nam đang xử dụng đối với đại khối người dân. Họ vẫn tiếp tục áp dụng rất có bài bản được dạy từ thời Lênin, Mao Trạch Đông theo kiểu "sức mạnh cách mạng đến từ nòng súng", nghĩa là cai trị bằng sự sợ hãi, bằng hệ thống nhà tù. . .   Nhưng chính sách mà Hà Nội đang sử dụng để củng cố quyền lực không có nghĩa là phía chúng ta, dân tộc Việt Nam, cũng phải chọn cùng một phương cách, tức chọn bạo động, để đối phó. Lý do rất đơn giản là nếu chúng ta bị cuốn vào đấu trường bạo động, lãnh đạo CSVN có ưu thế tuyệt đối về vũ khí và phương tiện bạo hành để đàn áp. Cùng lúc đó, chúng ta sẽ mất nhiều sự hậu thuẫn và tiếp tay của quốc tế. Họ sẽ xem đó là loại "nội chiến giữa chính phủ và quân phiến loạn", thay vì xem đó là "cuộc tranh đấu của người dân Việt Nam trước những cai trị tàn ác và lạc hậu của chế độ Hà Nội.” Mặc Lâm: Những “bạo động” vô hình vừa nói đã và đang nằm yên trong xã hội Việt Nam, theo ông cần làm gì để đánh thức nó bằng phương pháp bất bạo động như chiến lược mà Việt Tân đưa ra?   Lý Thái Hùng: Thưa anh, tôi tin là trong mỗi con người luôn luôn có sự bất bình khi nhìn những cảnh đàn áp, cướp bóc, phi nhân tính đang diễn ra khắp nơi trên cả nước như vụ Tiên Lãng, Văn Giang, Cồn Dầu, Thái Hà...  Tuy nhiên, vấn đề ở đây là khoảng cách giữa phản ứng bất bình và hành động để thay đổi bất công.   Phải thừa nhận là sau hơn nửa thế kỷ sống trong sự khủng bố tinh thần thường trực, phải sống trong bầu không khí lo sợ những người thân chung quanh mật báo cho công an, phải nhìn những người kiên cường bị chế độ hành hạ suốt cuộc đời, v.v... đa số người dân Việt Nam nói chung bị rơi vào tình trạng vô cảm để được yên thân. Do đó chúng ta rất cần phải thuyết phục nhau loại "yên thân" đó, thật ra không yên chút nào cả. Trong đời sống hàng ngày, mỗi người dân đều có thể bị biến thành nạn nhân nhiều lần trong cùng một ngày, từ bị công an giao thông chận lại đòi tiền hối lộ, đến việc phải hối lộ để vào bất kỳ văn phòng hành chánh nào hay ngay cả để đi khám bệnh, đến việc bị bất ngờ vu cáo đủ loại tội trạng từ trốn thuế đến trộm cắp. Ngoài ra, chúng ta cần phải thuyết phục nhau rằng, từng người dân mới nhìn tưởng là "tay không" nhưng thực sự chúng ta đang nắm nhiều sức mạnh trong tay mà không biết. Sức mạnh đó nếu được nối liền lại với nhau sẽ trở thành loại vũ khí bất bạo động có khả năng làm tê liệt các chế độ độc tài với đầy đủ roi điện, súng ống, xe tăng. Tôi xin liệt kê một vài thí dụ: - Chẻ rất nhỏ công việc ra để ai cũng có thể làm được nhưng làm trên cả nước. Thí dụ như 90 triệu người cùng viết 1 câu thôi, như "16 chữ vàng = mất nước" bằng bất kỳ loại mực, sơn, phấn, than gì và trên bất kỳ giấy, tường, kính, thành xe, v.v. thì tác động trên cả nước đã rất lớn. Chế độ Hà Nội có muốn chận cũng không được và cũng không biết bắt ai. - Người dân khắp nơi cùng lôi kéo gia đình của những cán bộ cấp thấp, công an cấp thấp hãy nghĩ tới quả báo, nghĩ tới ngày phải đứng trước tòa án của dân mà khuyên người thân của mình đừng thi hành những lệnh độc ác từ trên, âm thầm giúp đỡ các nạn nhân đang bị hành hạ trong tù ngục, v.v... thì tác động lên guồng máy bạo hành của chế độ đã rất lớn. - Đặc biệt là chủ động tạo ra những vấn nạn tiến thoái lưỡng nan cho chế độ, nghĩa là tiến hay lùi, đối phó hay làm ngơ đều khó, chẳng hạn như phong trào liên tục đòi chế độ phải diệt trừ tham nhũng. Làm ngơ để cho tham nhũng lan tràn cũng chết, còn diệt tham nhũng là tự chặt tay chân cũng chết, và làm dáng theo kiểu "khuấy nồi canh đang sôi cho khỏi trào thôi" thì cũng chỉ mua thêm chút thời gian chứ không khác gì chính sách làm ngơ. Nói tóm lại, chúng ta có rất nhiều cách thức mà tôi tin là óc sáng tạo của người Việt không thua gì, nếu không nói là sẽ vượt trội trong nhiều trường hợp, các dân tộc khác. Họ đã tự giải phóng được và đưa đất nước đi lên. Dân tộc chúng ta chắc chắn cũng có thể làm được. Lợi điểm   Mặc Lâm: Bạo động không hẳn là tự trói nhưng không thể nói là tích cực trong một cách nhìn nào đó. Theo ông hình ảnh tích cực nhất của bất bạo động là gì? Lý Thái Hùng: Theo tôi, lợi điểm lớn nhất của đấu tranh bất bạo động có thể nhìn thấy ở một số điểm như: Một là tiết kiệm tối đa những đổ vỡ và thiệt hại về tài sản, sinh mạng, và tiềm năng phục hồi để đi lên của đất nước hậu độc tài. Hai là cung cấp giải pháp cho những người dân tay không có thể tháo gỡ cả một bộ máy độc tài có đầy đủ vũ khí và phương tiện. Ba là vận dụng được sự ủng hộ, cả tinh thần và vật chất, từ cộng đồng quốc tế. Trong thế giới ngày nay, từ nỗi lo sợ vô tình tạo ra những nhóm khủng bố mới như Al-quaida, việc viện trợ vũ khí cho những nhóm phiến quân là điều hầu như không thể xảy ra. Nhưng hỗ trợ cho những dân tộc đấu tranh để tự giải phóng mình qua các hình thức đấu tranh bất bạo động thì lại tương đối dễ dàng vì phù hợp với xu thế dân chủ hóa toàn cầu hiện nay à không đẻ ra các phó sản tai hại.   Mặc Lâm: Thời gian và giới hạn của sự kiên nhẫn có phải là kẻ thù của chủ trương bất bạo động? Lý Thái Hùng: Nhìn từ xa thì có vẻ đúng như vậy. Cái giá phải trả để được các lợi điểm nêu trên là phải chấp nhận một cuộc đấu tranh lâu dài. Nhưng đến gần sự việc hơn và so sánh các kinh nghiệm của hình thức đấu tranh bất bạo động trên thế giới thì việc kéo dài thời gian không nhất thiết là bất lợi, nếu chúng ta biết cách khai dụng nó để đạt kết quả tốt nhất. Trong mọi cuộc đấu tranh chống độc tài áp bức, thường có hai giai đoạn: tháo gỡ độc tài và lập nền dân chủ.   Cốt lõi của giai đoạn lập nền dân chủ là nhờ vào các đoàn thể xã hội dân sự, tức một xã hội mà phần lớn thẩm quyển giải quyết phải nằm trong tay người dân. Vì thế mà xã hội dân sự bắt buộc phải có thời gian thì mới phát triển được. Ông Lý Thái Hùng đang trả lời báo chí tại Hội Nghị Dân chủ Hóa Á Châu ngày 26/11/2011. Courtesy viettan.org   Nếu trong giai đoạn tháo gỡ độc tài mà chúng ta có thể cùng lúc phát triển nhanh chóng xã hội dân sự thì sẽ vừa rút ngắn được giai đoạn đặt nền dân chủ hậu độc tài vừa giảm thiểu rất nhiều xác suất có thế lực độc tài mới xuất hiện. Chúng ta thử so sánh trường hợp Ba Lan và Ai Cập. Ba Lan phải đi qua tiến trình đấu tranh lâu dài để soi mòn sức mạnh của guồng máy độc tài và có thời gian để gia tăng dần thẩm quyền của người dân. Kết quả là tiến trình đặt nền dân chủ nhanh chóng và bền vững hơn. Người dân Ba Lan đã tự tin đến độ cho phép cả tàn dư cộng sản trở lại hoạt động trong thể chế dân chủ và cho thấy họ không có khả năng xây dựng đất nước. Trong khi đó, Ai Cập thành công rất nhanh trong giai đoạn đấu tranh tháo gỡ độc tài nhưng rất tiếc chưa kịp phát triển đủ nền tảng xã hội dân sự mà phải dựa nhiều vào một vài lực lớn như quân đội hay tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo. Kết quả là độc tài mới đã liên tục xuất hiện, tạo ra một số bất ổn. Để tránh sự sốt ruột về thời gian và khai dụng hiệu quả, chúng ta cần quan tâm đến 3 yếu tố nữa: Thứ nhất là giữ vững kỷ luật. Đây là chìa khóa thành công của mọi cuộc phản kháng chính trị. Sẽ có những thành phần trong lực lượng bất bạo động mất kiên nhẫn và muốn chuyển sang cách giải quyết dùng bạo lực. Thứ hai là cần phân tích và cho thấy các tiến triển của các nỗ lực đấu tranh so với 6 tháng trước, một năm trước. Đặc tính của bất bạo động là tiệm tiến và liên tục nên nhiều khi thành quả ngay đó mà chúng ta không thấy vì quá quen mắt. Thứ ba là cần có kế hoạch chủ động tấn công vào guồng máy bạo quyền trong mọi lãnh vực. Chúng ta phải cho nhau thấy bất bạo động không phải là loại đấu tranh thụ động, chờ đợi sự từ tâm, sự thay đổi lòng dạ của những kẻ cai trị. Ngược lại bất bạo động có mục tiêu và cách làm rất quyết liệt, đó là tháo gỡ toàn bộ hệ thống cai trị độc tài. Thúc đẩy tự diễn biến Mặc Lâm: Bất bạo động là một hình thức thúc đẩy tự diễn biến và vì thế mà nhiều chế độ độc tài rất sợ nó. Theo ông thì phải vận dụng lợi thế này ra sao? Lý Thái Hùng: Thúc đẩy tự diễn biến chỉ là một phần nhỏ trong đấu tranh bất bạo động và thường là điểm mà phương pháp này dễ bị hiểu lầm. Nhìn hình ảnh những người theo bước ông Ghandi hay Mục sư Luther King chịu đòn của cảnh sát Anh, cảnh sát Mỹ thời đó, chúng ta dễ có ấn tượng những người tham gia bất bạo động chủ trương ráng chịu trận, chịu đòn để mong thay đổi suy nghĩ của những người đánh họ. Thực ra đó không phải là chủ đích của ông Ghandi, của Mục sư King và của phương pháp bất bạo động nói chung. Chúng ta đều biết những kẻ đang cầm quyền cai trị bằng mọi giá không vì từ tâm mà thay đổi chính sách. Trong đấu tranh bất bạo động, chúng ta nhắm vào những nhân sự cốt lõi chi phối các trụ cột chống đỡ chế độ hơn là những kẻ thừa hành, ở vòng ngoài, hưởng ít quyền lợi, thường phải thi hành các lệnh độc ác từ các vòng trong, và bị dân oán ghét nhiều nhất.                                                                                                          An ninh mặc thường phục đàn áp, bắt bớ người biểu tình                                                                                                                                                                                                   chống Trung Quốc ở Hà Nội hôm 02/6/2013. AFP photo   Từ cách nhìn đó, chúng ta dễ thấy đâu là những đối tượng mà toàn dân có thể lôi kéo về phía dân tộc và rời xa ra khỏi guồng máy chế độ. Nếu chưa rời bỏ được thì chỉ làm việc cho có hình thức thôi và tránh xa các việc ác. Và đâu là những đối tượng mà toàn dân cần tấn công, cần vạch trần sự gian ác của họ trước công luận thế giới và cả nước. Khi người dân cả nước chống đối liên tục và cả thế giới xa lánh những lãnh đạo độc tài, trong lúc hệ thống cán bộ bên dưới không làm theo hay chỉ làm cho có, thì bệ cai trị của họ thực sự lung lay và họ phải tính tới đường tẩu thoát. Và đó là cái ngày mà mọi lãnh tụ độc tài đều sợ hãi. Mặc Lâm: Bài học Ukraina vừa qua ông trích ra điều gì quan trọng nhất về bất bạo động ban đầu và bạo động theo sau nó? Lý Thái Hùng: Thưa anh, thực tế cho thấy khó mà kiểm soát được hoàn toàn mọi cuộc đấu tranh quần chúng để giữ nó hoàn toàn bất bạo động. Nhưng tôi không tin và cũng không có chỉ dấu gì là lực lượng chỉ đạo cuộc đấu tranh tại Ukraina đã quyết định chuyển hướng từ bất bạo động sang bạo động. Một số người mất kiên nhẫn và quá phẫn nộ trước các trò bạo động của công an đến độ trả đũa bằng bạo động là điều khó tránh. Bên cạnh đó là điều mà chúng ta thấy ở khắp nơi, ngay cả tại Vinh, Nghệ An. Đó là công an cố tình đóng vai dân chúng làm những hành vi bạo động để công an sắc phục có lý cớ xông vào bạo hành dân chúng. Hiện giờ khó mà biết ai trong lực lượng dân chủ thực sự đã bạo động nhưng một điều rất rõ có thể rút ra là các hành vi bạo động đã không loại trừ được nhà độc tài Yanukovych. Nhưng các áp lực bất bạo động lên các thành viên quốc hội đã truất quyền được Yanukovych và ông ta phải bỏ chạy sang Nga vào giờ phút cuối. Mặc Lâm: Và rồi hậu Ukraina như ông thấy cho kinh nghiệm gì nếu xảy ra tại Việt Nam? Lý Thái Hùng: Vấn đề hậu Ukraina còn quá nhiều diễn biến phức tạp. Nó không chỉ là vấn đề nội chính của Ukraina mà còn liên hệ đến việc Nga đưa quân chiếm đóng vùng tự trị Crimea trước sự lên án mạnh mẽ của Liên Âu và Hoa Kỳ. Có lẽ còn quá sớm để rút thành những bài học cho Việt Nam. Tuy nhiên, sự kiện Ukraina nói chung một lần nữa cho thấy sức mạnh của phương pháp bất bạo động và mức hữu hiệu của nó đối với một chế độ độc tài với đầy đủ công an, vũ khí, và được sự hỗ trợ lớn từ nước Nga. Ngoài ra, qua sự kiện Ukraina, một câu hỏi lớn cho người Việt chúng ta là tại sao Ukraina thoát ra khỏi độc tài năm 2005 rồi lại rơi trở vào vòng độc tài cho đến lần này. Ngoài yếu tố chưa có thời giờ để phát triển xã hội dân sự như đã nói ở trên, còn yếu tố nào khác nữa không? Tôi nghĩ là chúng ta cần quan tâm hơn vụ Ukraina trong thời gian tới. Mặc Lâm: Xin cám ơn ông. nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/
......

Họp mặt các tổ chức Xã hội dân sự tại Sài Gòn

Mọi thác nước vĩ đại đều bắt đầu bằng những giọt nước nhỏ! A Little Girl Gives Coins To A Street Musician And Gets The Best Surprise in return mời xemhttp://www.youtube.com/watch?v=fj6r3-sQr58 Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam (Châu Văn Thi)-Lúc 14h ngày 14/03/2014, các tổ chức xã hội dân sự đã tổ chức họp mặt tại chùa Liên Trì, quận 2, thành phố Sài Gòn. Tham dự buổi họp mặt có đại diện các tổ chức: Cựu tù nhân lương tâm, Phụ nữ nhân quyền Việt Nam, Hội Dân oan Việt Nam.   Đến tham gia có các cựu tù nhân lương tâm, blogger, nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền như: ký giả Trương Minh Đức, nhà báo Phạm Chí Dũng, Hòa thượng Thích Không Tánh, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Phạm Bá Hải, Châu Văn Thi, Huỳnh Trọng Hiếu, Nguyễn Ngọc Hà, Nguyễn Thanh Phong, Trần Thị Hài, Nguyễn Xuân Ngữ… Nhân dịp này đại diện Hội cựu tù nhân lương tâm và Hội phụ nữ nhân quyền cũng trao 2 phần quà trị giá 10 triệu đồng/phần cho 2 người chồng của tù nhân lương tâm Nguyễn Thị Ánh Nguyệt, Nguyễn Thị Tuyền (Cờ Đỏ, Cần Thơ) là Phạm Văn Cờ và Trương Văn Thạnh. Hai tù nhân lương tâm này bị kết án lần lượt là 3 năm và 2 năm 6 tháng cho tội “gây rối trật tự công cộng”; nguyên do là từ ngày 20-22/8/2013 họ đã biểu tình ở UBND Cần Thơ để đòi lại phần đất bị thu hồi, đền bù không thỏa đáng. Hòa thượng Thích Không Tánh cũng đại diện Hội CTNLT trao phần quà trị giá 5 triệu đồng cho cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Ngọc Hà.   Đại diện hội CTNLT, PNNQ trao quà. * Phát biểu tại cuộc họp mặt, tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu: Hôm nay là buổi gặp mặt mang tính lịch sử vì đây là lần đầu tiên các tổ chức xã hội dân sự ngồi lại với nhau, để hướng tới một mục tiêu chung: làm cho xã hội Việt Nam tốt hơn! Tiến sĩ Dũng cũng cho rằng: Lúc này là thời điểm thích hợp để xây dựng một phong trào xã hội dân sự và liên kết các tổ chức lại với nhau cùng phát triển. Tiến sĩ Phạm Chí Dũng phát biểu. * Bác sĩ Nguyễn Đan Quế nói với Hội Phụ Nữ Nhân Quyền: Phụ nữ là vốn quý và chiếm một vị trí không hề nhỏ trong một xã hội văn minh, tự do; vì vậy việc các phụ nữ đứng lên đòi hỏi nhân quyền, quyền bình đẳng cho chính mình và cho xã hội là một việc làm đáng hoan nghênh, cần phải tiếp tục phát huy. Ông cũng đặc biệt tỏ lời khen ngợi với các cựu tù nhân lương tâm đã và đang kết nối những thành viên lại với nhau đấu tranh cho một xã hội Việt Nam không còn tù nhân lương tâm… * Dân Oan Huỳnh Kim Lương đại diện các dân oan nói lên nỗi bức xúc của mình: Hồi xưa, các ông ấy có gì ngoài cái nón cối và đôi dép râu đi từ trong rừng ra? Người dân miền Nam có nhà, có đất đã che chở cho các ông ấy để vào Sài Gòn. Bây giờ “giải phóng” 38 năm rồi mà người dân chúng tôi không có gì, còn các ông ấy lại có tất cả. Các ông ấy đã phản bội lại lời của ông Hồ Chí Minh:”Không có gì quý hơn độc lập tự do”, độc lập tự do để rồi nông dân mất nhà mất đất sống vỉa hè vậy sao? Chúng tôi đã lớn tuổi, sức cùng, lực kiệt nhưng sẽ chiến đấu hết mình cho đất nước có dân chủ, nhân quyền! Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng trao đổi cùng nhau. Một số hình ảnh từ buổi họp mặt: Dân oan chụp ảnh lưu niệm cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế và tiến sĩ Phạm Chí Dũng. Hòa thương  Thích Không Tánh trao đổi cùng bác sĩ Nguyễn Đan Quế. Nguồn: fvpoc.org
......

Die deutsche Bundesregierung setzt sich für Le-Quoc-Quan ein

Auswärtiges Amt Prof. Dr. Maria Böhmer Mitglied des Deutschen Bundestages Staatsministerin im Auswärtigen Amt Kurstraße 36 11013 Berlinwww.auswaertiges-amt.de Herrn Prof. Dr. Johannes Kals Eichstr.44 67434 Neustadt/Weinstraße                                                                              Berlin, den 11. März. 2014 Sehr geehrter Herr Kals, vielen  Dank für Ihr Schreiben vom 15.02.2014, in dem Sie sich gemeinsam mit weiteren Persönlichkeiten für den inhaftierten vietnamesischen Rechtsanwalt und Menschenrechtsverteidiger Le Quoc Quan einsetzen. Die Bundesregierung verfolgt diesen Fall seit längerem mit großer Aufmerksamkeit und Sorge. Leider hat das zuständige vietnamesische Gericht in Hanoi am 18.Februar 2014 seine Entscheidung über die Verurteilung von Herrn Le Quoc Quan aufrechterhalten. Im Namen der gesamten EU hat die EU-Delegation in Hanoi diesen Beschluss umgehend kritisiert und zur Achtung der Menschenrechte aufgerufen. Den Text der EU-Erklärung füge ich meinem Brief bei (*). Wir sind zudem sehr besorgt über den Gesundheitszustand von Herrn Le Quoc Quan, der sich am Prozesstag seit 16 Tagen im Hungerstreik befand und entsprechend geschwächt wirkte. Über unsere Botschaft in Hanoi sind wir mit dem Bruder und mit der Ehefrau Le Quoc Quan im regelmäßigen Kontakt. Zusammen mit unseren EU-Partnern haben wir uns in der Vergangenheit immer wieder für die Achtung der Menschenrechte in Vietnam und für Herrn Le Quoc Quan eingesetzt.   Seien Sie versichert, dass die Bundesregierung sich auch weiterhin für Herrn Le Quoc Quan engagieren wird. Mit freundlichen Grüßen Maria Böhmer _________________________ (*) Message from the Delegation of the European Union to Vietnam on lawyer Le Quoc Quan’s appeal trial The European Union Delegation to Vietnam expresses its concern over today’s rejection, by Hanoi’s Supreme People’s Court, of blogger and lawyer Le Quoc Quan’s appeal against his earlier sentence to 30 months in prison and monetary penalties on tax evasion charges. In August 2013, the United Nations Human Rights Council Working Group on Arbitrary Detention found his detention to be arbitrary for violation of fair trial standards and requested the Government to take necessary steps to remedy his situation. We recall the fundamental right for all persons to hold opinions and freely and peacefully express them, in accordance with the Universal Declaration of Human Rights and the International Covenant on Civil and Political Rights to which Vietnam is a party. The sentencing is particularly disappointing in light of Vietnam’s election to the UN Human Rights Council. The Delegation reiterates prior calls on Vietnam to respect the right to freedom of expression and for the release of all peaceful advocates of human rights in the country.   The EU also expresses its readiness to continue working in partnership with Vietnam on these and other human rights and rule of law issues. Nguồn: http://eeas.europa.eu/delegations/vietnam/ -------------------------------------- Chính Quyền Đức đáp ứng nỗ lực vận động cho Ls. Lê Quốc Quân   Vào ngày 15.2.2014, 3 ngày trước phiên tòa xử phúc thẩm Ls. Lê Quốc Quân, Giáo sư Johannes Kals, đại diện cho khoảng 70 trí thức Đức và Pháp đã gởi thư đến Bộ Ngoại Giao CHLB Đức để yêu cầu chính phủ Đức lên tiếng hỗ trợ cho LS. Lê Quốc Quân. Trong thư Gs. Kals đã nhắc đến việc phái đoàn Đức đã chất vấn phái đoàn CS Việt Nam trong phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) lần thứ 18 tại Geneva vào ngày 05.02.2014 vừa qua với 2 khuyến cáo: 143.117. Trả tự do tức khắc tất cả các tù nhân bị giam giữ tùy tiện và bồi thường thiệt hại cho họ theo như yêu cầu của Ủy Ban Điều Tra về Bắt giữ Tùy tiện của Liên Hiệp Quốc, 143.171. Thực hiện các nghĩa vụ của mình theo Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) và bảo đảm đầy đủ các quyền tự do hội họp và tự do ngôn luận trên mạng Internet cũng như trong đời sống thường nhựt cho tất cả các công dân của mình. Ngày 11.3.2014, bà Maria Böhmer, Thứ trưởng Ngoại giao CHLB Đức đã gởi thư trả lời Gs Kals với nội dung bên dưới: Bộ Ngoại Giao Prof. Dr. Maria Böhmer Dân biểu Quốc Hội Liên Bang Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Kurstraße 36 11013 Berlinwww.auswaertiges-amt.de Ông Prof. Dr. Johannes Kals Eichstr. 44 67434 Neustadt/Weinstraße                                                                   Berlin, ngày 11 tháng 3 năm 2014   Kính thưa Giáo sư Kals, chúng tôi xin cám ơn ông rất nhiều đã gửi đến chúng tôi bức thư đề ngày 15.02.2014, trong đó   ông đã cùng với những nhân sĩ khác lên tiếng cho luật sư và người tranh đấu bảo vệ nhân quyền Lê Quốc Quân, hiện đang bị giam cầm tại Việt Nam. Chính phủ Đức theo dõi trường hợp này từ lâu với sự lưu tâm đặc biệt và lo lắng. Đáng tiếc tòa án thẩm quyền tại Hà Nội  đã giữ nguyên bản án đối với luật sư Lê Quốc Quân vào ngày 18 tháng hai 2014. Nhân danh toàn khối liên hiệp Âu Châu phái đoàn liên hiệp Âu Châu đã phê phán bản án trên và kêu gọi phải tôn trọng nhân quyền. Bản tuyên cáo của liên hiệp Âu Châu tôi xin gửi kèm theo đây. Ngoài ra chúng tôi rất lo âu về tình trạng sức khỏe của luật sư Lê Quốc Quân, vì ông đã tuyệt thực 16 ngày trước khi ra tòa, và vì thế trông ông kiệt sức. Qua tòa đại sứ Đức ở Hà Nội chúng tôi có mối liên hệ thường xuyên với người em trai và vợ của Ls Lê Quốc Quân. Cùng với các quốc gia thành viên thuộc liên hiệp Âu Châu chúng tôi đã từng tranh đấu đề nhân quyền ở Việt Nam được tôn trọng và riêng cho Ls Lê Quốc Quân. Chúng tôi xin cam kết với ông rằng chính quyền Đức sẽ tiếp tục lên tiếng và tranh đấu cho Ls Lê Quốc Quân. Trân trọng kính chào Maria Böhmer ______________________________________ Phái đoàn EU tại Việt Nam lên tiếng về phiên xử phúc thẩm Ls. Lê Quốc Quân Thông Điệp của Phái Đoàn Liên Hiệp Âu Châu gửi đến Việt Nam về Phiên tòa phúc thẩm Luật sư Lê Quốc Quân Phái đoàn EU tại Việt Nam bày tỏ quan ngại về việc Tòa án Nhân dân Tối cao Hà Nội hôm nay bác bỏ kháng cáo của luật sư Lê Quốc Quân đối với án phạt 30 tháng tù giam và phạt tiền vì tội trốn thuế trước đó. Vào tháng Tám 2013, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc ra phán quyết rằng việc giam giữ ông là tùy tiện và vi phạm các tiêu chuẩn xét xử công bằng. Ủy Ban yêu cầu Chính quyền lấy những biện pháp cần thiết để cải sửa tình trạng này. Chúng tôi xin nhắc lại quyền căn bản của mọi người được bày tỏ ý kiến tự do và ôn hòa, theo Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và Hiệp Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị mà Việt Nam đã ký kết. Bản án trên là một thất vọng đặc biệt trong khung cảnh Việt Nam được bầu vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Phái đoàn xin lập lại những lời kêu gọi trước đây rằng Việt Nam hãy tôn trọng quyền tự do ngôn luận và thả hết những người cổ xúy một cách ôn hòa cho nhân quyền trong nước. Liên Hiệp Âu Châu cũng sẵn sàng tiếp tục làm việc cùng với Việt Nam về những việc này và những vấn đề về nhân quyền và pháp luật khác. ........................................http://www.ttdq.de/node/968 http://www.ttdq.de/node/1047http://www.ttdq.de/node/1090 http://www.spiegel.de/politik/ausland/vietnam-prominenter-blogger-zu-haf...http://www.pen-international.org/newsitems/viet-nam-le-quoc-quan-on-hung...http://www.uokg.de/cms/index.php?option=com_content&view=category&layout... http://www.viettan.org/International-intellectuals-call.htmlhttp://www.viettan.org/Thu-truong-%C4%90uc-dap-ung-no-luc-van.htmlhttp://www.viettan.org/Message-from-the-Delegation-of-the.html http://www.viettan.org/Viet-Nam-Campaigners-condemn.html    
......

Một cuộc chiến tranh lạ lùng nhưng nghiêm trọng

Những cảnh tượng đang xảy ra tại Ukraine, đặc biệt tại bán đảo tự trị Crimea có cái gì thật lạ lùng. Giới truyền thông quốc tế đồng loạt gọi đó là một cuộc xâm lược thô bạo của Nga nhưng lại không, hoặc chưa, gọi đó là một cuộc chiến tranh. Cho đến nay, đó là cuộc xâm lược chưa có tiếng súng, hoặc nếu có, toàn là những phát súng chỉ thiên, không nhắm vào ai và cũng chưa làm ai đổ máu cả.   Lạ lùng: Bỗng dưng một ngày có những người lính vũ trang hiện đại tràn ngập trên đất Crimea, chiếm Quốc Hội, các cơ quan chính phủ và các phi trường, tuần hành trên các đường phố. Ai cũng biết đó là lính Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Sau đó mấy ngày, xuất hiện các xe tăng cực kỳ tối tân mang bảng số của Nga, nhưng chính phủ Nga vẫn phủ nhận. Trên các công thự, cờ Nga được treo lên và tung bay phấp phới, Nga vẫn phủ nhận. Lính Nga ra tối hậu thư cho lính Ukraine đang đóng trên đất và trên cảng Crimea hoặc đầu hàng hoặc buông súng về nhà, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục phủ nhận. Lạ lùng hơn nữa: Những người lính Ukraine đóng ở Crimea hoàn toàn không kháng cự. Họ không đầu hàng và cũng không buông súng nhưng không kháng cự. Không những không kháng cự, có lúc họ còn có vẻ nhởn nhơ đá bóng hoặc hát hò trước mặt đám lính Nga đang hầm hầm cầm súng.   Không có tiếng súng nổ, nhưng ai cũng biết các xung đột tại Crimea cực kỳ căng thẳng và có ảnh hưởng nghiêm trọng, trước hết, đến vận mệnh của cả nước Ukraine: Nga mới tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3 để sáp nhập Crimea vào Nga, trở thành một tỉnh của Nga thay vì một phần của Ukraine như hiện nay. Nếu cuộc trưng cầu dân ý này xảy ra, chắc chắn Nga sẽ thành công: Gần 60% dân số tại Crimea là người gốc Nga, nói tiếng Nga và lúc nào cũng tự xem mình là người Nga. Nhưng chưa hết. Chiêu bài để xâm lược Crimea của Nga là nhằm bảo vệ những người Nga đang sống trên lãnh thổ Ukraine. Nhưng người Nga không phải chỉ sống ở Crimea. Theo cuộc điều tra dân số năm 2001, ở Ukraine, người gốc Nga gồm trên 8 triệu, chiếm đến trên 17%.  Ngoài Crimea, người Nga còn tập trung rất đông ở các thành phố phía đông (tỉ lệ xê xích từ 20 đến 40% dân số). Ở đây nảy sinh ra ba vấn đề: Một, liệu Nga có tiếp tục xua quân đến các địa phương ấy để “giải phóng” người Nga hay không? Hai, liệu chính phủ Ukraine có, một lúc nào đó, mất kiềm chế, để đối đầu với Nga và biến cuộc xâm lược không tiếng súng hiện nay thành một cuộc chiến tranh vệ quốc thực sự? Và ba, liệu những người gốc Ukraine (chiếm 25%) và đặc biệt những người gốc Tatars (chiếm trên 12%) tại Crimea có chấp nhận kết quả cuộc trưng cầu dân ý để biến thành công dân Nga?   Xin lưu ý:  Phần lớn người Tatars theo Hồi giáo từng bị Nga đàn áp nên mang tinh thần phản Nga và bài Nga rất mạnh mẽ. Chắc chắn họ sẽ không dễ dàng chấp nhận ách đô hộ của Nga. Một cuộc chiến tranh du kích hoặc ít nhất, khủng bố, chống lại Nga do họ khởi xướng có lẽ không phải là tưởng tượng. Bất kể tình hình chính trị tại Ukraine biến thái như thế nào trong những ngày sắp tới, phần lớn giới bình luận chính trị Tây phương đều nhìn nhận một trong những đặc điểm nổi bật nhất của các tranh chấp tại Ukraine hiện nay: Đây là một cuộc đối đầu mang tầm vóc thế giới đầu tiên kể từ ngày Chiến tranh lạnh chấm dứt với sự sụp đổ của hệ thống xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu. Sau năm 1990, trên thế giới đã có nhiều cuộc chiến tranh, trong đó, có những cuộc chiến tranh lớn như ở Iraq và Afghanistan. Nhưng dù vậy, đó cũng chỉ là những xung đột có tính địa phương. Đối thủ của Mỹ và các đồng minh của Mỹ quá nhỏ và quá yếu để có thể gây nên những tác động có tầm vóc thế giới. Với những xung đột tại Ukraine hiện nay, người ta nhận thấy sự căng thẳng lan rộng ở hầu hết các nước lớn, đặc biệt tại Mỹ và châu Âu. Người ta bàn bạc với nhau, tranh cãi với nhau để ngăn chận tham vọng bành trướng của Nga. Chưa có ai, về phía Tây phương, nghĩ đến khả năng can thiệp bằng quân sự. Tất cả những gì họ nói và định làm chỉ giới hạn trong phạm vi ngoại giao và kinh tế. Nhưng cũng giống mọi cuộc xung đột khác trong lịch sử, khi đã đối đầu nhau, không ai có thể bảo đảm mọi tình huống sẽ theo đúng ý định ban đầu của mình cả. Nhiều người cũng nhận ra điều đó. Người ta cho việc chiếm đóng Crimea và sau đó, có thể toàn bộ lãnh thổ Ukraine của Nga nằm trong một kế hoạch đế quốc to lớn nhằm đối đầu với Tây phương. Đó là cuộc cưỡng chiếm lãnh thổ đầu tiên ở châu Âu kể từ thập niên 1930. Nếu mọi người ngoảnh mặt để Nga thực hiện tham vọng này, nó sẽ trở thành một tiền lệ: các nước lớn tha hồ chiếm các nước nhỏ và sáp nhập toàn bộ hoặc một phần lãnh thổ của các nước nhỏ ấy vào nước mình. Chính vì thế, nhiều người, trong đó có Cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, so sánh chiêu bài cứu người Nga ở Ukraine khi xâm lăng Crimea của Putin với các luận điệu và hành động của phát xít Đức trong thập niên 1930, hàm ý so sánh Putin với Hitler. Điều đó cũng có nghĩa bà xem các xung đột tại Ukraine hiện nay có cái gì giống với những cuộc xâm lược mở màn của phát xít Đức thời đệ nhị thế giới. Thượng nghị sĩ John McCain cũng có quan niệm tương tự: ông ví Putin với Hitler và Stalin thời chiến tranh thế giới lần thứ hai. Có thể nói, một cách tóm tắt, sự xung đột tại Crimea hiện nay không phải là xung đột giữa Nga và Ukraine mà còn là, chủ yếu còn là, sự xung đột giữa Nga và Tây phương, đứng đầu là Mỹ.   Chưa biết cuộc xung đột này kết thúc như thế nào, nhưng người ta biết rõ ba điểm:Một, nó sẽ kéo dài và thay thế cuộc chiến tranh chống khủng bố kéo dài từ năm 2001 đến nay.   Hai, nó có thể sẽ dẫn đến việc thay đổi bàn cờ chính trị thế giới. Nga có thắng ở Crimea hoặc ngay cả trên toàn bộ lãnh thổ Ukraine thì họ vẫn thua trên mặt trận quốc tế: Họ hiện nguyên hình như một kẻ hiếu chiến đầy tham vọng, đầy dã tâm và tuyệt đối không thể tin cậy được. Khi hình ảnh ấy càng đậm nét, nỗi sợ hãi của các quốc gia nhỏ chung quanh Nga càng lớn dần; nỗi sợ hãi ấy càng lớn càng thúc đẩy các nước ấy ngả theo Tây phương, mong muốn Tây phương sẽ giúp đỡ và bảo vệ họ trước tham vọng bá quyền của Nga. Peter Beinart, trong một bài báo đăng trên The Atlantic, còn mở rộng sự liên hệ đến Trung Quốc: Trung Quốc càng muốn biểu dương sức mạnh và quấy nhiễu các nước láng giềng càng đẩy họ ngả theo Mỹ, và đó, càng tự cô lập chính mình.   Ba, cũng theo Beinart, nó cũng có thể thay đổi ngôi thứ của các siêu cường quốc. Ở Tây phương, sau các cuộc chiến tranh của Napoleon trong mấy năm đầu thế kỷ 19, thế giới nổi lên năm siêu cường: Anh, Nga, Pháp, Áo và Phổ (Prussia, sau này là Đức); sau đệ nhất thế chiến, ba trong năm siêu cường trên bị mất thanh thế: Nga, Đức và Áo-Hung. Rồi đệ nhị thế chiến bùng nổ và khi kết thúc, vai trò siêu cường của Đức bị mất, của Anh và Pháp cũng giảm sút rất đáng kể. Thế giới chỉ còn hai siêu cường đứng đầu hai phe: Nga và Mỹ. Khi hệ thống cộng sản sụp đổ vào năm 1990, vai trò siêu cường của Nga cũng mất; thế giới chỉ còn một siêu cường: Mỹ. Tuy nhiên, do quan hệ kinh tế và địa chính trị càng lúc càng chằng chịt, mặc dù Mỹ vẫn mạnh, cực kỳ mạnh, thế giới vẫn có khuynh hướng càng ngày càng đa cực hóa. Chính nước Mỹ cũng trở thành bơ vơ và hoang mang trước thế giới đa cực ấy. Chính những thái độ hung hãn của Nga và của Trung Quốc đã kéo Mỹ trở về với thực tế: Họ vẫn còn đối thủ và vẫn đối diện với rất nhiều nguy cơ.   Cả ba điểm nêu trên đều chỉ là những tiềm năng. Chưa ai biết trong tương lai chúng sẽ phát huy ảnh hưởng như thế nào và đến mức độ nào. Tuy nhiên, dù vậy, chúng cũng cho thấy tính chất nghiêm trọng của sự kiện Crimea và Ukraine. Điều đó giải thích tại sao giới lãnh đạo các nước trên thế giới lo lắng và tập trung nhiều thì giờ để giải quyết như vậy.   Để biết câu kết luận, chúng ta chỉ có một cách: chờ. Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc
......

Gạc Ma: 14 tháng 3- Ngày của nỗi đau và uất hận!

Lời giới thiệu: Trong bài thơ nhan đề: “THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI!” hướng về các chiến sĩ đã gửi thân xác lại vùng biển Trường Sa trong trận chiến Gạc Ma, Giáo sư Hà Văn Thịnh đã uất nghẹn hỏi rằng “Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh? (Và nếu) Lỡ gọi tên (các anh)  có thể là tù tội”. Dưới tựa đề “14 tháng 3- Ngày của nỗi đau và uất hận!” để giới thiệu cho bài thơ vừa kể, nhà văn Nguyễn Quang Lập đã viết trên trang blog ngày 13/3/2012 của mình như sau:  “Trong một cuộc thẩm vấn người biểu tình chống Trung Quốc, một sĩ quan công an đã hỏi Gạc Ma là cái gì? Nếu anh ta hỏi Gạc Ma ở đâu, chuyện gì xảy ra ở đó thì hảy còn dễ hiểu, đằng này anh ta lại hỏi Gạc Ma là cái gì? Thật là kinh khủng. Đó là hậu quả cuả những nổ lực thảm hại đánh đu với 16 chữ vàng. Sự ngu tín hóa toàn dân đã dẫn đến những hậu quả đau lòng và nhục nhã. Đảm bảo cho đến bây giờ vẫn có nhiều người như sĩ quan công an kia không biết Gạc Ma là cái gì, như một ông bí thư chi bộ vẫn đinh ninh Hoàng Sa chỉ là bãi chim ỉa. Hôm nay không một tờ báo nào trên tất cả các báo lề phải nhắc đến sự kiện Gạc Ma 14/3/1988. Đó cũng là một nỗi đau và nhục nhã. Nực cười thay, sự im lặng khốn cùng ấy được đánh tráo bằng hai chữ hữu nghị! “ DĐ/CTM xin trân trọng gửi đến quý độc giả bài thơ “THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI!” của giáo sư Hà Văn Thịnh. THÁNG BA, NGÀY 14, VIỆT NAM ƠI! Hà Văn Thịnh Tháng Ba Mùa Xuân chở mây ra khơi xa Nước xanh như màu mây ấy Biển thét gào nỗi đau sống dậy: 64 linh hồn uất nghẹn Gạc Ma! Tháng Ba Tự cổ chí kim chưa thấy bao giờ: 64 người con hy sinh vì Tổ Quốc Chết cho Nước khỏi sống quỳ sống nhục Bị biến thành ma!? Tháng ba Sao tôi chẳng được quyền kể về các anh? Lỡ gọi tên có thể là tù tội Anh dũng hiên ngang bị vùi trong bóng tối Việt Nam ơi, nhức mỏi đến bao giờ? Tháng Ba Nỗi đau Ngày Mười Bốn Tháng Ba Năm có hai số tận cùng Phát Phát (1988) Các anh chết để cho ai phát tài, phát nhát? Phát cả tai ương – dân tộc đoạ đày Phát cả nỗi căm hờn thành hữu hảo chua cay… Tháng Ba Xương cũng hoá thành bùn héo rũ những vòng hoa Thành mười sáu chữ vàng nhức buốt Lũ giặc Tàu nghênh ngang cùng lũ chuột Rứt rỉa đau thương bày tiệc trận cười! Tháng Ba Chẳng có cái chết nào có thể hoá phôi pha Dẫu bạo ngược cường quyền muốn thế Dẫu cuộc đời ngập chìm dâu bể ViệtNamơi, không khiếp sợ, bao giờ! Tháng Ba Chúng muốn ta quỳ mỏi gối xin cho Để Hoàng Sa, Trường Sa máu cuộn cùng nước mắt Các anh đã hy sinh để hôm nay, sự thật Tổ Quốc biết những gì CÒN – MẤT Từ những ngọn sóng xanh bầm đỏ căm thù! Tháng Ba Nỗi đau ngày đuổi tận mơ đêm Cả dân tộc nhớ thương bằng tiếng thĩ thầm Khen kẻ ngoài là chê bên trong dở Nhắc lại ngày xưa là chê thời nay đó Thuỷ Hoàng ư? Khép nép tẽn tò… Tháng Ba Tôi viết bài ngợi ca người Nhật Tsunami! Chẳng thèm rơi nước mắt Bonsai như nửa nụ cười… Có kẻ chỉnh nhắc rằng, khen ít lại, vừa thôi! Tháng Ba Ngày mười bốn, mỗi năm Người Việt nào cũng khóc Khóc bởi 24 năm qua không biết chỗ Các Anh nằm Khóc bởi biết rằng trong chốn mù tăm Các anh hiểu hàng triệu người vẫn nhớ! Tháng Ba, Không thể gọi là thơ những câu chữ ghép vần Nhưng tiếng trái tim của muôn người là sự thật Lịch sử sẽ ghi những dòng tươi sáng nhất Tên các anh Mãi mãi rạng ngời Trong bất khuất Lạc Hồng Sống mãi, Việt Nam ơi!… Huế, tháng Ba, 2012. Theo BVN.http://bolapquechoa.blogspot.ca/2012/03/14-thang-3-ngay-cua-noi-au-va-ua...
......

Gạc Ma: Đừng bưng bít sự kiện ngày 14-3-1988!

Lời giới thiệu:   Thưa các bạn, vào những tháng đầu năm 1988, Hải quân Trung Quốc cho quân chiếm đóng một số bãi đá thuộc khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, gây nên tình trạng vô cùng căng thẳng ở khuc vực này. Trong nỗ lực bảo vệ biển đảo của tổ quốc trước tham vọng  xâm lược và bành trướng của Trung Quốc, hải quân nhân dân Việt Nam đã bước đầu ngăn chặn được sự lấn chiếm của hải quân Trung Quốc sang các đảo lân cận. Đầu tháng 3 Trung Quốc đã đưa đến đó một lực lượng hùng hậu 12 tàu chiến, trong đó có nhiều tàu hộ tống trang bị đại pháo và tàu phóng tên lửa. Đến ngày 14 tháng  3, trong lúc 3 tàu vận chuyển và hơn 70 chiến quân đội nhân dân VN đang làm nhiệm vụ xây dựng và canh giữ chủ quyền biển đảo của Việt Nam tại khu vực các đảo Gạc Ma, Cô Lin, và Len Đao thì bị hải quân Trung Quốc bất ngờ tấn công.  Chiến sự đã diễn ra ác liệt, mặc dù lực lượng chênh lệch, phương tiện, vũ khí hạn chế, những người lính hải quân Việt Nam đã chiến đấu dũng cảm, bảo vệ được chủ quyền của Việt Nam tại các đảo Cô Lin và Len Đao. Trung Quốc chiếm đảo Gạc Ma từ ngày đó. 64 chiến sĩ Việt Nam đã hy sinh trong trận chiến này. Nhưng cũng kể từ đó lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam đã không hề nhắc nhở gì đến những anh hùng đã hy sinh trong cuộc chiến đó, thậm chí còn cấm đoán việc  tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ đã đổ máu và gửi lại thân xác dưới đáy biển Trường Sa để giữ gìn biển đảo của Việt Nam. Cho đến năm 2009, truyền hình Trung Quốc  tung ra một đoạn video hình ảnh các tàu hải quân Trung Quốc tấn công 3 tàu vận tải và  tàn sát mấy chục người lính công binh Việt Nam làm đang làm nhiệm vụ xây dựng dưới biển, thì một số người mới biết về trận chiến tại đảo Gạc Ma ngày 14 tháng 3 năm 1988 trong chiến dịch CQ 88  (tức chủ quyền 88) của VN. Dưới đây là bài viết của blogger Mai Thanh Hải sau khi xem video kể trên Đừng bưng bít sự kiện ngày 14-3-1988 Có những sự thật bị chôn vùi bao nhiêu năm nhưng rút cục vẫn bị hé lộ. Mai Thanh Hải Nguồn: Blog thanhhaivir (http://vn.myblog.yahoo.com/thanhhaivir) Sự kiện tàu vận tải và bộ đội Hải quân Việt Nam bị Trung Quốc tấn công ngày 14-3-1988, sau hơn 21 năm, rút cục cũng được đưa lên mạng internet khiến cư dân mạng phẫn nộ. Xem đoạn băng, tôi như hóa đá trước cảnh lính Trung Quốc làm cái gọi là "lế tuyên thệ", sau đó đội mũ sắt, mặc áo phao, lên xuống máy phóng ào ào vào đảo chìm Gạc Ma tấn công bộ đội ta. Tôi không thể khóc nổi khi thấy rõ mồn một trên đoạn băng cảnh hàng mấy chục bộ đội ta đang dầm mình trong nước vận chuyển vật liệu xây dựng đảo, bỗng nháo nhào lao xống biển bởi đạn pháo của Trung Quốc ập xuống như mưa. Tôi cứng tay khi thấy cảnh chiếc tàu vận tải cũ kỹ của ta, chỉ trong chốc lát đã bốc khói chìm xuống bởi pháo hạm của Trung Quốc bắn cấp tập và những thủy thủ của ta trên tàu rơi lõm bõm xuống mặt biển như thể sung rụng. Tôi thấy đắng nghét trong cổ khi thấy trên băng hình cảnh 2 bộ đội ta bị lính Trung Quốc bắt làm tù binh và đưa lên tàu hải quân Trung Quốc để phóng viên báo chí Trung Quốc thoải mái quay phim chụp hình. Tôi muốn khụy xuống khi thấy cảnh 2 bộ đội hải quân của ta mặc quần đùi, áo may ô, người bị trói tay, ngồi thu lu bên mạn tàu, mặt gầy sọm, ngơ ngác nhìn vào ống kính quay phim, người bị trói giật cánh khủy, đầu quấn băng trắng quanh vết thương vẫn ứa máu đỏ, mặt sưng lên vì bị đánh...   Sao lại như vậy? Tôi không thể thông hiểu bằng nhiều người tự coi là thông hiểu. Nhưng ít nhất tôi cũng nói rành mạch sự kiện CQ-88 của Hải quân Việt Nam. Tôi cũng biết được ngày giờ mà bộ đội ta bị tấn công, bị lính Trung Quốc bắn giết trong khi xây dựng đảo Gạc Ma vào ngày 14-3-1988. Tôi cũng biết được trong cái ngày uất hận đó, bao nhiêu người đã mất tích và tôi cũng biết họ sinh ra ở đâu, thuộc đơn vị nào trong quân chủng Hải quân QĐNDVN. Tôi đã ra Trường Sa và cũng đã uất ức đến cuồng dại khi đến vùng biển đã xảy ra sự kiện 14-3-1988, làm lễ tưởng niệm những bộ đội ta đang nằm dưới đáy biển suốt mấy chục năm qua và ngay gần nơi chúng tôi tưởng niệm là đảo Gạc Ma hiện đã bị Trung Quốc chiếm mất từ ngày 14-3-1988, vẫn đang nhơn nhơn... Không thể tưởng tượng nổi: Trong 1 buổi tối gần đây, khi bàn về tình hình Trường Sa, tôi đã phát khùng khi 1 Đại tá thuộc QĐNDVN (công tác trong lĩnh vực chính trị quân sự) và 1 Tổng Biên tập của 1 tờ báo lớn đã khăng khăng khẳng định: "sự kiện ngày 14-3 là diễn ra năm.... 1987". Thậm chí họ còn.. cá cược, giễu cợt với tôi... Tại sao như vậy? Tại chúng ta bưng bít thông tin và nhất là không có thông tin. Ngay những lúc này đây, khi đoạn băng được tung lên mạng, nhiều người trẻ, tuy rất căm giận nhưng vẫn ngây thơ hỏi: "đảo Gạc Ma hiện do Trung Quốc chiếm hay vẫn do Việt Nam giữ?". Ngay cả những gia đình những cán bộ, chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã hy sinh, mất tích tại Gạc Ma-Cô Lin (Trường Sa), tôi chắc rằng rất ít gia đình biết chồng, con mình hy sinh trong trường hợp nào. Là 1 nhà báo, tôi đã chứng kiến việc này ở ngay tỉnh Quảng Bình và bà mẹ người Liệt sĩ năm nay đã gần 80 tuổi vẫn đang mong ngóng con công tác ở Trường Sa, nhanh nhanh về... cưới vợ. Các chị của Liệt sĩ, tuy giấu mẹ việc em mình không bao giờ trở về, nhưng cũng chỉ biết em mình hi sinh ở Trường Sa chứ không biết em mình đã chết vì đạn AK của lính Trung Quốc, trong lúc trên người chỉ có 1 chiếc quần đùi và đang vác xi măng từ tàu vận tải vào đảo và khi chết, chắc trong bụng vẫn sôi ùng ục, chưa có 1 hạt cơm, miếng canh... Tôi biết được bởi mấy cán bộ xã đi cùng tôi đã thành thật giải thích hoàn cảnh của người mẹ Liệt sĩ, mong sao cho mẹ nhận đủ số tiền mấy trăm nghìn tiền hỗ trợ hộ chính sách trước Tết. Họ cũng chỉ mang máng: "Liệt sĩ hi sinh ngày 14-3-1988". May mà khi tìm lại tài liệu về CQ-88, tôi đã tìm được danh sách 74 bộ đội ta hi sinh, mất tích ngày 14-3-1988, đăng trên trang báo Nhân dân đã vàng ố, cũ mèm từ Thư viện quốc gia... Hôm nay thì ta đã có thông tin. Ta đã có hình ảnh, băng hình ghi nhận một phần sự thật về cái chết của những người lính Hải quân Việt Nam. Những thông tin này nói lên tất cả, giá trị gấp vạn lần những trang viết, lời kể. Sự thật luôn nghiệt ngã, nhưng ít nhất với tôi, cũng thầm cảm ơn người phóng viên Trung Quốc đi trên tàu tấn công của Trung Quốc đã ghi lại những thước phim giá trị và đã công bố cho chúng ta.   Xem những thước phim này, liệu những người "có trách nhiệm" còn ảo tưởng về những điều không có thật và còn khư khư bưng bít, chặn họng. Liệu vị Đại tá QĐNDVN và vị Tổng Biên tập báo nọ còn à uôm, không nhớ và không biết chính xác về một ngày uất hận, một ngày có bao nhiêu gia đình làm giỗ hay không?.. ĐỪNG BƯNG BÍT THÔNG TIN, ĐỪNG CHE GIẤU SỰ THẬT, NHẤT LÀ TRONG SỰ THẬT ĐÓ CÓ MÁU CỦA RẤT NHIỀU CON NGƯỜI... Nguồn: Blog thanhhaivir
......

5 đại án, đừng quên vụ thứ 6 (kỳ 2)

Vụ thứ tư Bác sĩ Tường phi tang xác bệnh nhân   Đây là vụ án mà nhiều người đang dõi theo và chờ ngày diễn ra phiên xét xử trong năm 2014. Việc phi tang xác nạn nhân của bác sĩ tường đã gây chấn động dư luận và hành động này đã bị lên án mạnh mẽ, nhiều người hy vọng vào một bản án nghiêm khắc trừng trị thích đáng vị bác sĩ “tàn nhẫn” này. Ngày 14/1, sau hơn 3 tháng xảy ra, tại trại tạm giam công an Hà Nội, cơ quan cảnh sát điều tra tống đạt bản kết thúc điều tra vụ án bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng. Bác sĩ Tường bị đề nghị truy tố 2 tội Vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh, sản xuất pha chế thuốc, cấp phát thuốc hoặc dịch vụ y tế và Xâm phạm thi thể mồ mả, hài cốt. Vụ thứ năm Vụ án ‘quan tài diễu phố’ ở Vĩnh Phúc Người nhà nạn nhân Nguyễn Tuấn Anh mang theo di ảnh nạn nhân xấu số tới phiên xử. Khoảng 3 giờ chiều ngày 17/3, hơn 1,000 người mang quan tài của anh Nguyễn Tuấn Anh đến khu vực trước Bưu điện Vĩnh Phúc đòi công an điều tra nghi án nạn nhân bị đánh chết, xác rơi xuống cống. Nguyên nhân của việc mang quan tài diễu phố là vì gia đình anh Nguyễn Tuấn Anh không đồng tình với kết luận ban đầu của cơ quan điều tra rằng anh tử vong vì bị ngã, chết đuối dưới cống nước. Sáng 6/3 vừa qua, Tóa án Tối cao xét xử phúc thẩm vụ án sát hại anh Nguyễn Tuấn Anh (28 tuổi, trú tại phường Hội Hợp, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc). Luật sư Lê Thị Oanh, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại Nguyễn Tuấn Anh cho biết, trong phiên phúc thẩm sẽ đưa ra nhiều nội dung mới. Theo đó, những nội dung mới như: 11 sai phạm của cơ quan điều tra, 5 sai phạm của Viện Kiểm Sát; 6 sai phạm của Tòa án dẫn tới việc điều tra, truy tố, xét xử không không khách quan; Có dấu hiệu các bị cáo chưa khai nhưng cơ quan điều tra đã định sẵn nội dung để báo cáo…. Chúng tôi dự tính sẽ đề nghị HĐXX TAND Tối cao trả hồ sơ, điều tra lại. Phía gia đình bị hại cũng đã gửi đơn kháng án vì cho rằng tòa án cấp sơ thẩm đã bỏ lọt tội phạm và việc bồi thường của các bị cáo đối với gia đình là chưa tương xứng với thiệt hại về tổn thất tinh thần cũng như vật chất đối với gia đình bị hại. Trong phiên xử buổi chiều (ngày 6/3), Đại diện Viện kiểm sát, giữ quyền công tố tại tòa kiến nghị: hủy án sơ thẩm, trả hồ sơ, điều tra bổ sung lại từ đầu. Chúng ta hãy chờ xem tòa án các cấp, các nơi sẽ giải quyến năm vụ đại án này như thế nào? Mong rằng lần xét xử này sẽ công tâm, đáp ứng được nguyện vọng của người dân mang lại niềm tin vào luật pháp đã và đang bị sói mòn. Còn vụ thứ sáu xin đừng quên Bà Phạm Thị Thanh Ngọc, người bị hai anh phóng viên dởm quấy hơi bôi nhọ trong nhiều số báo.   Chắc bạn đọc còn nhớ vụ bôi xấu, sỉ nhục thanh danh của người phụ nữ “Việt kiều” (các báo ở VN quen gọi các vị người Mỹ gốc Việt là Việt kiều) đó là bà Phạm Thị Thanh Ngọc, hiện đang sinh sống tại tiểu bang Texas, Hoa Kỳ. Nhưng đến nay hầu như báo chí ở VN đã… quên mất vụ này. Xin nhắc lại sơ lượcÉp tài xế ‘mây mưa’ hơn 30 lần/2 ngày Hai anh chàng được gọi là “phóng viên” của tờ báo Người Đưa Tin là Diệu Nam và Đoàn Tân đã viết hàng loạt bài bôi xấu, là nhục danh dự bà Ngọc khi bà về VN ở tại tòa biệt thự số ngõ 268 đường Điện Biên Phủ (T.P Hải Dương). Chân dung anh nhà báo Đoàn Tân, tự đưa lên báo, nhận đã “đi thực tế” gặp bà Ngọc và bịa đặt xuyên tạc, bôi xấu danh dự của bà Ngọc. Pháp luật sẽ xử ra sao?   Bài báo viết rất nhiều chi tiết thô tục, đểu cáng cố tình xuyên tạc hình ảnh bà Ngọc. Diệu Nam viết, “Để thỏa mãn dục vọng, kiều nữ này thường liên tục thay đổi các chiêu câu tài xế của các hãng. Theo anh anh T, tài xế lâu năm hãng taxi Rạng Đông, trên địa bàn cho biết, ở Hải Dương có gần chục hãng taxi, thì gần như 80% nam tài xế đã bị N lừa vào "cuộc yêu.” “Chỉ có những tài xế già, trông yếu ớt thì ả kiều này không "thịt,” còn đa phần cứ gặp thanh niên trẻ, khỏe lại cao to là không thể cưỡng được các chiêu bài của ả bày ra,” anh T nói.” Nhiều tài xế bị qua đêm với “nữ dâm tặc,” ngày hôm sau mắt đẫn đờ, chân bước không nổi, chỉ còn chút sức tàn gọi điện cho quản lý hay bạn bè đến đón đưa về… Anh chàng phóng viên Diệu Nam này còn đưa ra hàng loạt tài xế taxi của hãng Mai Linh như Tài xế X, tài xế Q, anh H. tài xế hãng Thành Đông…kể lại những kiểu tống tình và làm tình của chủ nhân ngôi biệt thự. Và anh ta còn kể bà N. ép tài xế "mây mưa" hơn 30 lần trong 2 ngày. Chưa hết, anh chàng tự nhận là “phóng viên” Đoàn Tân còn làm một bài phóng sự tường thuật chuyện chính anh ta đã “đi thực tế” vào gặp bà Ngọc và bị gạ tình, ép làm tình như thế nào. Đoàn Tân viết “Để tận mắt chứng kiến kiều nữ có sở thích cưỡng dục tài xế taxi, PV đã trực tiếp thâm nhập vào căn biệt thự và giáp mặt người đẹp có một không hai này…” Bằng những lời lẽ diễn tả thô tục, trắng trợn Đoàn Tân kể mọi chuyện bịa như thật. Bà Ngọc khởi kiện Như tôi đã tường thuật trong bài “Nhà báo vô lương tâm hay người phụ nữ bệnh hoạn” số báo ngày 23-1-2014, bà Ngọc đã từ Mỹ về VN nộp đơn kiện. Hồi 14 giờ ngày 15-1 vừa qua, cùng với hai luật sư, bà Phạm Thị Thanh Ngọc - người bị một tờ báo gán biệt danh “kiều nữ Hải Dương” - đã có buổi gặp mặt báo chí VN. Trả lời với báo chí về cội nguồn của những bài báo đăng trên báo “Người Đưa Tin,” bà Ngọc trả lời, “Tôi không hiểu báo đó lấy thông tin từ đâu ra. Tôi hoàn toàn bị oan và báo Người Đưa Tin đã vu khống.” Nói đến đây, bà Ngọc bật khóc khi được hỏi về những hệ lụy từ sau những bài báo đó, bà nức nở “Tôi rất đau lòng khi bị báo Người Đưa Tin bôi nhọ. Tôi không muốn những người đọc được tiếng Việt đánh giá tôi là một người như báo chí đã bịa đặt. Tôi đã khóc rất nhiều, uất ức rất nhiều bởi dù rất yêu con người Việt Nam, tôi cũng không thể ngờ một ngày mình lại vướng phải chuyện này.” Bà Ngọc đã gửi đơn tới những cơ quan nào? Sau cuộc gặp gỡ với báo chí, ngày 14-1 luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TP.HCM) và luật sư Lê Vũ Anh (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) với tư cách là người bảo vệ quyền lợi cho bà Ngọc đã ngày gửi đơn tố cáo tới công an Hải Dương về việc bà Ngọc bị vu khống. Theo đại diện luật sư, với những chứng cứ trong các bài báo, căn cứ vào kết quả điều tra xác minh của cơ quan công an, bà Ngọc sẽ đề nghị xem xét xử lý các cá nhân về tội "vu khống.” Theo luật sư Hoàng Cao Sang, theo luật định khung hình phạt tối đa cho tội này có thể lên tới 7 năm tù. Ngoài việc gửi đơn tố cáo với công an Hải Dương, làm việc với báo đưa tin, bà Ngọc cùng đại diện luật sư sẽ tiếp tục có đơn gửi ban tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam về việc bà bị một số cơ quan báo chí bôi nhọ, vu khống. Vào chiều 13-1, bà Ngọc đã đến Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội để nhờ bảo vệ quyền lợi công dân (bà Ngọc có quốc tịch Hoa Kỳ) trước những sự việc không hay xảy ra cho bà. Phòng Lãnh sự của Hoa Kỳ cũng đã biết câu chuyện và rất thông cảm với bà. Cơ quan này sẽ thực hiện những việc làm đúng theo quy định của họ. Cần có câu trả lời Hiện nay hầu hết các báo tại VN hầu như không hề nhắc đến vụ án này khiến dư luận đặt câu hỏi “liệu có bị chìm xuồng hay có vụ dàn xếp nào”? Hiện nay bà Ngọc cũng tạm thời trở về Mỹ, ủy quyền cho các luật sư trong vụ kiện này. Tuy nhiên đây cũng có thể gọi là một vụ đại án về báo chí. Cần phải làm sáng tỏ từng tội phạm và phải được trừng trị thích đáng để làm bài học cho những tên viết láo, viết tục, sỉ nhục danh dự người khác. Cần phải loại ngay những tên “đồ tể cầm bút” này ra ngoài làng báo. Mặc dù, không hiểu vì lẽ gì, tờ báo Người Đưa Tin đã cho gỡ bài này xuống. Không lẽ như thế đã là đủ? - Công chúng rất cần được biết CA thành Phố Hải Dương đã điều tra vụ việc này đến đâu? Chuyện bịa đặt hay chuyện có thật? Ai có tội trong việc này? - Mặt khác Ban Tuyên Giáo Trung Ương và Hội Nhà Báo VN đã giải quyết đơn kiện của bà Ngọc như thế nào? - Và Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đã can thiệp như thế nào để bảo vệ quyền lợi của công nước mình bị làm nhục ở một quốc gia khác.   Tất cả những điều này cần phải được thông tin công khai rộng rãi cho người dân được biết và chỉ có thế họ mới tin tưởng mình được pháp luật bảo vệ. Nếu để chìm xuồng vụ này, biết đâu một ngày nào đó bất cứ người dân nào cũng sẽ bị mấy anh phóng viên dỏm “làm thịt,” quấy hôi bôi nhọ mà không biết kêu cứu vào đâu. Đừng dung túng cho những hành động đê hèn này. Hãy coi đây cũng là một vụ đại án báo chí phải đưa ra xét xử vào những tháng đầu năm 2014 này mang lại niềm tin cho người dân. Nếu không, ai còn dám tin vào báo chí VN nữa! Văn Quang, 7-3-2014 Nguồn: http://www.viendongdaily.com/5-dai-a
......

5 đại án, đừng quên vụ thứ 6 (kỳ 1)

Hơn 1 tuần lễ nằm trong bệnh viện, không được dùng internet, tôi cảm thấy như mình bị bỏ rơi lại sau lưng cuộc sống này. Ngay cả việc dùng điện thoại cũng bị hạn chế. Chỉ có một số bạn bè thân thuộc đến thăm, đôi khi tôi cũng không tiếp chuyện được. Cái số tôi thế nào mà cả hai lần nằm ở BV, tuần báo Văn Nghệ Úc và Thời Báo Canada đều gặp dịp có người về Sài Gòn đến thăm. Các bạn bè và con cháu ở Mỹ gọi điện thoại khá nhiều nhưng đôi khi tôi cũng không có sức để nghe, người nhà tôi thay mặt trả lời. Thật ra, có những ngày tôi quá mệt, ăn bất cứ cái gì cũng ói ra hết, cứ nằm xuống là ho sặc sụa không tài nào ngủ được đồng thời hệ thống tiêu hóa cũng phát sinh nhiều thứ bệnh bất ngờ. Ngày không ăn, đêm không ngủ suốt ba ngày như thế mà không tìm ra bệnh gì. Mặc dầu đã hai lần xét nghiệm máu, chụp hình phổi, đo điện tâm đồ, làm siêu âm, thậm chí bà Bác sĩ trị bệnh cho tôi cho đi khám cả tai mũi họng cũng không kiếm ra bệnh. Cuối cùng đành phải chữa theo kiểu “đau đâu chữa đấy.” Mỗi ngày từ 9g sáng đến 4-5g chiều nằm dài đưa cánh tay ra, vô cùng lúc 3 chai nước biển với đủ loại thuốc và chất dinh dưỡng nuôi tạm cái cơ thể 40kg này. Lúc nào đi đâu cũng phải có người ôm theo cái cần lủng lẳng dây nhợ với 3 chai nước biển toòng teng cứ như đám rước vua ở cung đình thời xa xưa… Nói bao nhiêu cũng không hết nỗi khổ của anh già có thể nói “thập tử nhất sinh” nằm trong BV. Tôi diễn tả như thế để các bạn thông cảm với cánh già chúng tôi nằm BV “sướng” như thế nào.     Ấy thế mà tôi cũng đã chịu đựng được cả tuần lễ rồi bệnh tình dần hồi phục. Tôi phải xin về nhà nằm với lời cam đoan với bà BS già nếu có biến chuyển sẽ trở lại phòng cấp cứu ngay không chậm trễ. Tôi không tiếc nuối gì khi đã sống 80 năm trọn vẹn với nghề nghiệp của mình. Mới từ đầu năm 2014 đến nay đã có 5 ông bạn cùng lứa tuổi ra đi. Khi về nhà đọc hàng trăm cái meo của bạn bè khắp nơi, nhiều bạn thăm hỏi rất nhiệt tình. Xin cảm tạ tất cả các bạn. Về nhà rồi mới được tin ông bạn Hà Huyền Chi của tôi cũng vừa bị stroke ngất xỉu phải nằm cấp cứu nhưng cái tin ấy đến cùng lúc với tin ông thi sĩ “bạt mạng” này đã trở lại làm thơ và đi casino đều đều. Tôi nhớ cách đây gần một tháng, ông Trần Thiện Hiệp hiện đang ở Thủ Đức cũng vừa “2 lần từ cõi chết bước ra,” ông gửi e mail mời bạn bè đến chia vui cùng vợ chồng ông. Nhưng ông mời sớm trước cả nửa tháng nên tôi meo lại cho ông rằng “Liệu đến ngày đó tôi và ông còn sống không mà mời sớm thế.” Đúng như “dự đoán,” tôi vào nằm cấp cứu, chút xíu nữa thì chưa biết ai chia buồn cùng ai trước đây. Cái tuổi già thì đành chịu vậy thôi. “Chẳng nên oán trách trời gần trời xa” và cũng chẳng còn gì để tiếc nuối. Như bạn đọc đã biết, hai tuần vừa qua tôi không có bài viết cho các báo tôi cộng tác thường xuyên. Đến nay tôi mới có thể trở lại cố gắng làm việc bình thường để thấy mình không sống thừa. Ngồi nhìn lại những biến chuyển thời sự xã hội, trong những ngày vừa qua, tôi chỉ thấy các cơ quan thông tin VN đều nhấn mạnh đến 5 vụ đại án sẽ được đưa ra xét xử vào đầu năm 2014 này. Và một thông tin được dư luận đang đề cấp đến sôi nổi nhất, đó là vụ căn biệt thự “khủng” của ông Trần Văn Truyền nguyên Tổng Thanh Tra nhà nước. Nhưng khi một số thông tin liên quan đến vấn đề đất đai, biệt thự khủng của ông Trần Văn Truyền, chưa kịp lắng xuống thì vài ngày gần đây, dư luận càng “nóng” hơn với thông tin đăng tải trên báo Người Cao Tuổi về việc ông Trần Văn Truyền đã ký ồ ạt, bổ nhiệm hàng loạt cán bộ trước khi nghỉ hưu. Nhưng vụ này còn nhiều tình tiết chưa rõ nên tôi sẽ tường thuật vào kỳ sau. 5 vụ đại án và 1 vụ bị… bỏ quên Kỳ này tôi muốn nhắc đến 5 vụ đại án sẽ được đưa ra xét xử vào những ngày đầu năm này. Tuy nhiên tôi lại thấy dường như các cơ quan thông tin ở đây bỏ quên một vụ cũng có thể là đại án thuộc phạm vi báo chí. Hãy kể về 5 vụ đại án từ cuối năm ngoái còn lại.   Đầu tiên phải kể đến vụ Dương Chí Dũng. Chắc bạn đọc chưa quên vụ án vụ án ly kỳ này với nhiều tình tiết hấp dẫn nhất trong năm. Tôi chỉ xin nhắc lại sơ lược những nét chính trong các vụ án đó. Vụ án Dương Chí Dũng càng trở nên om xòm và phức tạp khi ông Phạm Quý Ngọ đột ngột qua đời. Ông Ngọ là người bị Dũng khai là cầm $510 ngàn USD và $1 triệu USD chuyển cho người khác. Tất nhiên người chết không thể tự biện minh cho mình và cũng không thể đổ cho ai khác. Vậy câu chuyện đến đó có bị “ngắt ngang xương” không? Lời khai của Dương Chí Dũng sẽ là vô giá trị hay còn giá trị? Đó là câu hỏi lớn nhất của người dân đang hào hứng theo dõi vụ án lớn nhất trong “lịch sử tham nhũng” tại VN. Người ta cứ hy vọng rằng chuyến này sẽ tóm được cả một bầy sâu tham nhũng lớn. Nhưng sự ra đi bất ngờ của ông Phạm Quý Ngọ đã làm gián đoạn tất cả, làm “nghẹt cống” đang cần khai thông. Có lẽ đây cũng là điều làm đau đầu nhà chức trách. Người ta chưa thể dự đoán được vụ án này rồi sẽ đi đến đâu. Nếu lời khai của Dương Chí Dũng còn giá trị như biên bản đã ghi trước tòa thì ai sẽ đứng ra làm nhân chứng? Khó có thể có một nhân vật nào, dù cấp cao hay cấp thấp có thể chứng minh được lời khai này đúng hay sai và cũng chẳng ai dại gì đưa đầu ra chịu “báng.” Vụ án có thể bước sang một ngả rẽ khác và số phận của DC Dũng bây giờ trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Cái án tử hình lại chập chờn trước mặt hơn là cái hy vọng được giảm xuống còn chung thân. Đó là suy nghĩ của người dân. Vụ thứ hai: Hậu ‘oan sai’ của ông Nguyễn Thanh Chấn   Ngày 25/1/2014 ông Nguyễn Thanh Chấn, người trải qua hơn 10 năm tù đày vừa chính thức được “minh oan” bằng quyết định đình chỉ điều tra. Tuy nhiên, đây mới là bước đầu của vụ án từng gây chấn động dư luận cuối 2013. Bởi nhiều người còn kỳ vọng vào những phiên tòa khác đằng sau vụ án này. Ông Chấn phủ nhân việc đòi bồi thường hơn một tỷ thu nhập bị mất. Có nhiều tờ báo loan tin trong gần 3,700 ngày bị bắt oan về tội giết người, ông Nguyễn Thanh Chấn yêu cầu tòa án nhân dân (TAND) tối cao bồi thường 280,000 đồng cho một ngày thu nhập bị mất và tính tổng cộng là hơn 1 tỷ đồng. Tuy nhiên theo tin mới nhất, ông Chấn đã phủ nhận việc này. Ông Chấn khẳng định, “Tôi không đưa ra đề nghị nào như thế cả. Việc bồi thường hiện vẫn đang được tiến hành liệt kê và cung cấp chứng cứ, chứng minh thiệt hại liên quan cho luật sư để tiến hành các thủ tục đòi bồi thường.” Còn bà Chiến khẳng định, “ Tôi đang chữa bệnh, tôi không hề biết tại sao lại có thông tin nói rằng gia đình đòi số tiền bồi thường trên 1 tỷ đồng!” Bà Chiến (vợ ông Chấn) cũng cho hay để kêu oan cho chồng, trong 10 năm qua, bà đã chạy vạy, vay nợ rất nhiều. Hiện gia đình còn nợ không ít, trong đó món nợ lớn nhất là của ông Thân Ngọc Hoạt hơn 100 triệu đồng và 3 sổ đỏ thế chấp vay ngân hàng để lấy tiền đi kêu oan. Ông Chấn khẳng định, “Trong thời gian tôi ngồi tù, gia đình phải chịu nhiều oan ức, khuynh gia bại sản, đau thương nhục nhã, hệ lụy đến nhiều thế hệ họ hàng. Gia đình tôi đề nghị và yêu cầu bồi thường thật đầy đủ mọi tổn thất, tổn thương, hệ luỵ ở mức cao nhất.” Như thế, có thể mức đòi đền bù của ông Chấn sẽ còn lớn hơn con số 1 tỉ đồng. Hầu hết dư luận cho rằng đền bù hơn 1 tỉ đồng là còn quá ít so với những thiệt hại về tinh thần và vật chất của ông Chấn. Vụ thứ ba là vụ đại án kinh tế bầu Kiên   Ngày 20/8/2012, Cơ quan Công an đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Kiên (Bầu Kiên) về tội “kinh doanh trái phép.” Vụ án Bầu Kiên được coi là một trong 10 “đại án” tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp được VKSND tối cao đề nghị với đoàn kiểm tra giám sát của ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng do trưởng ban nội chính trung ương Nguyễn Bá Thanh dẫn đầu. “Theo cáo trạng của VKSND tối cao, bị can Nguyễn Đức Kiên - nguyên Phó Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB bị truy tố về 4 tội danh, gồm, “Kinh doanh trái phép,” “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng,” “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Trốn thuế .” Hai bị can là Trần Ngọc Thanh - nguyên Giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội và Nguyễn Thị Hải Yến - nguyên Kế toán trưởng Công ty cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội bị truy tố cùng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.” Các bị can: Trần Xuân Giá - nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng ACB, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang - đều nguyên Phó chủ tịch HĐQT ACB, Lý Xuân Hải - nguyên Tổng giám đốc ACB bị truy tố về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.” Tổng số tiền thiệt hại do 7 bị can gây ra trong vụ án này là hơn 1,695 tỷ đồng. Nhiều khả năng vụ án sẽ được sớm được đưa ra xét xử trong nửa đầu năm 2014. Chưa biết vụ đại án kinh tế này sẽ còn dẫn tới đâu và sẽ có bao nhiêu đại gia, đại quan bị đưa ra pháp trường như mấy ông quan ba Tàu hồi này ra tòa cả lũ và nhận án tử hình. Nhiều người dân hy vọng tòa án VN cũng cương quyết làm được như thế, may ra nạn tham nhũng gộc mới bớt được đôi phần, chứ ở VN mà đòi diệt trừ hết sạch tham nhũng với kiểu vừa đánh vừa xoa khó mà chấm dứt được. Họa chăng… trời sập! Nguồn: viendongdaily.com
......

Nghe đắng trong lòng

Bài viết phụ họa cho bài “Dũng cảm nhìn vào sự thật” của Pierre Darriulat 9 giờ 30 sáng ngày 11-3-2014, tức sáng ngày hôm qua. Tôi tiếp một thanh niên Việt Nam ưu tú. Anh là người Huế, từng là thủ khoa của trường Đại học kiến trúc Huế, mới bảo vệ xuất sắc thạc sĩ tại trường đại học danh tiếng Newcastle của Anh Quốc về qui hoạch, kiến trúc và cảnh quan vào tháng 10-2013 với những lời đánh giá rất cao của các giáo sư trong hội đồng khoa học (chắc chắn là không có tiêu cực ở đây). Tôi biết anh (tôi gọi trân trọng là anh, dù còn kém con đầu lòng của tôi tới 6 tuổi) trước đó gần 2 năm, khi anh hỏi tôi một vài chuyện quanh luận văn của mình qua internet. Khi phát hiện ra đây là một người có tài, tôi đã đặt vấn đề mời về làm việc tại khoa của tôi đang quản lý, như là một sự “dấm trước”. Ngay sau khi về  nước, anh quyết tâm đưa vợ nam tiến và chúng tôi đã gặp nhau. Hiệu trưởng trường tôi đồng ý nhận anh về ngay lập tức cho dù nhà trường không còn chỉ tiêu nữa, còn tôi mong muốn có được những thanh niên tài năng về đòng góp cho nền giáo dục nước nhà. Có thể bạn đọc sẽ ngạc nhiên nếu biết hơn một nửa cán bộ đang làm việc chỗ tôi là thủ khoa, á khoa của các trường đại học, 2/3 trong số đó tốt nghiệp sau đại học từ các trường danh tiếng của nước ngoài, một điều mà ít thấy người khác làm, bởi người giỏi thường có cá tính và hay cãi. Vợ anh cũng là một KTS và đang mang thai, hai vợ chồng thuê một chỗ ở tàm tạm mất 5.000.000 đồng/ tháng, tất nhiên anh không thể thuê chổ tá túc qua đêm với giá 500.000 đồng được, bởi dẫu gì thì cũng “Nam nhi chi chí”. Nhưng hỡi ôi, nếu anh vào làm chỗ tôi thì lương anh nhận được cho 2 tháng thử việc là 2.535.110 đồng tiền Việt Nam/ 1 tháng, và sau đó là 1 năm lương tạm tuyển với mức 85% là 2.987.067/ tháng, sau 1 năm lương chính thức (100%) là 3.967.167 đồng/ tháng cho một thạc sĩ, giảng viên đại học. Tiện đây tôi nói thêm một điều mà nhiều người nhầm tưởng rằng giảng viên đại học công lập chúng tôi sống phong lưu nhờ vào giờ giảng, không phải như vậy, chúng tôi chỉ nhận được tiền giảng sau khi hoàn thành nghĩa vụ bắt buộc, chẳng hạn với giảng viên thạc sĩ là 260 tiết/ năm đến tiết thứ 261 mới nhận được thù lao vào khoảng  55.000 đồng/tiết, với TS là 320 tiết và PGS là 360 tiết  (xin nhớ rất ít người vượt chuẩn), trong khi một công ty khác sẵn sàng trả cho anh 15.000.000/ tháng. Anh rất muốn theo đuổi nghề giáo như một lý tưởng của đời khi còn là sinh viên, còn tôi mong mỏi trường đại học công lập, nơi tạo ra cái máy cái cho quốc gia thì giảng sư phải là những người giỏi nhất, tài năng nhất, nhiệt huyết nhất. Nhưng làm sao có được họ và có được rồi thì lam sao giữ được với đồng lương chết đói này. Cách nay 2 năm, đã có một TS tốt nghiệp từ một trường danh tiếng hàng đầu của Mỹ về làm việc nơi tôi với tinh thần cũng nhiệt huyết, nhưng với đồng lương chưa đến 4 triệu đồng không cầm nổi chân, vị TS ấy chuyển sang một trường dân lập khác với mức lương nghe nói không dưới 20.000.000 đồng. Một người bạn thân của tôi, anh là một nhà khoa học cực tài năng, khi còn là sinh viên của trường đại học Lomonoxop - một trường danh tiếng bậc nhất thế giới, 5 năm liền có ảnh trên bảng vàng danh dự là sinh viên xuất sắc nhất toàn trường, nhưng rồi anh cũng phải dứt áo rời bỏ một trường công lập ra một nơi khác chỉ vì cơm áo nuôi con. Sáng nay tôi gặp một nữ tiến sĩ, một người bạn mà tôi kính trong nhất trong giới nữ về tài năng, đức độ và khiêm cung, cô ấy nước mắt lưng tròng thông báo sẽ rời khỏi trường vào một ngày không xa. Người phụ nữ nền nã ấy dứt áo ra đi không phải vì cơm áo mà vì quá mệt mỏi, không chịu đựng một nển giáo dục bế tắc.     Tôi rất muốn có được anh, sinh viên của tôi cần những người như anh, nhưng không dám mời chào, không cho anh cái bánh vẽ, bởi như thế, rất có thể tôi sẽ làm khổ một gia đình đang hạnh phúc, nếu anh không về thì tình nghĩa thầy trò may ra còn (anh gọi tôi là thầy, dù tôi không dạy anh ấy một giờ nào), về rồi lại khăn áo ra đi thấy bẽ bàng hơn. Chia tay một thanh niên ưu tú, có khuôn mặt thật sáng, một tinh thần yêu nước hừng hực, một con người còn sạch và thật đáng yêu lòng tôi tôi đau như cắt, dù không muốn nhưng nước mắt cứ muốn trào ra. Tôi ước gì nhà nước Việt nam, nơi coi giáo dục là quốc sách hàng đầu trả lương cho giảng sư đại học chỉ bằng phân nửa Thái lan, Philippines, bằng ¼ của Singapore thôi thì khuôn mặt giáo dục Việt Nam sáng hơn và hiệu trưởng các trường công lập có trong tay những con người trẻ có tâm và thực tài.   Những năm qua, công luận, mọi người dè bửu, thậm chí sỉ nhục đội ngũ các GS, các TS chúng tôi nhiều quá. Xin các bạn hãy hiểu rằng, rất nhiều người trong đội ngũ các nhà khoa học ở các trường đại học (xin đừng đánh đồng với các GS, TS làm nghề quản lý) chúng tôi không hèn kém như các bạn nghĩ, không thấp kém hơn các bạn đồng nghiệp ở các nước khác. Chúng tôi có năng lực, yêu người, yêu nghề, nhưng  nói cho cùng chúng tôi chỉ là “thảo dân”. Xin hãy hiểu chúng tôi, chia xẻ với chúng tôi hơn là phỉ báng chúng tôi, hình ảnh chúng tôi đang xấu xí trong mắt các bạn và con cái các bạn, nhưng xin bạn nên nhớ rất nhiều con cái trong số các bạn đang là học trò của chúng tôi. Thay vì xỉ vả chúng tôi, xin các bạn hãy làm cho những người lãnh đạo biết “ngộ” ra thì tốt hơn. Nguồn: bolapquechoa.blogspot.de
......

Tuyên bố Tưởng niệm các Chiến sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc, Tự do cho người dân

40 năm ngày Trung Cộng đánh chiếm Hoàng Sa (19/1/1974), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược biên giới Việt Nam (17/2/1979) với biết bao chiến sĩ và đồng bào ngã xuống. Máu xương và anh linh những người con đất Việt vẫn còn đấy… Thế mà cũng những tháng năm ấy, máu xương và anh linh những người con đất Việt đã bị cố tình quên lãng. Không một lễ tưởng niệm nào được tổ chức chính thức để tri ân những chiến sĩ đã bỏ mình vì tổ quốc. Thậm chí mọi sự tưởng nhớ do nhân dân thực hiện còn bị nhà cầm quyền vùi dập. Hành động phá đám sai khiến công an giả dạng cưa đá và phóng loa của CAND ồn ào, gây bụi mù mịt, và cho người nhảy nhót trơ trẽn theo điệu nhạc Trung Quốc dưới tượng đài Lý Thái Tổ linh thiêng đã lập công nơi chốn Thăng Long ngàn năm văn vật này là một điều không thể hiểu và không thể giải thích nổi, nhất là với một quốc gia vẫn còn nắm trong tay chủ quyền và có chân trong Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Tưởng niệm 26 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Trường Sa (14/3/1988) cũng sắp đến. Liệu chúng ta sẽ tiếp tục bị tước đoạt như những kẻ nô lệ chỉ vì một phát lịnh của đường dây nóng? Không! Vì tương lai và sự trường tồn của dân tộc, chúng tôi thiết nghĩ chẳng cần truy tầm ai là đạo diễn của thứ kịch bản này, mà phải đủ thấy rằng chính họ là lý do gây lên trong chúng tôi không chỉ những tiếng than, mà còn khiến chúng tôi phải thức tỉnh kết đoàn và ký tên dưới đây. Chúng tôi muốn được xem đây là tiếng nói của mọi thành phần người dân mạnh dạn tuyên bố: 1. Quyền tập họp dâng hoa, thắp nến tưởng niệm một biến cố lịch sử trọng đại của dân tộc vốn mang thuộc tính tâm linh đạo đức, và nhân văn lịch sử nước nhà, không chấp nhận để nước ngoài can thiệp.   2. Không thể quên: “19/1 Hoàng Sa, 17/2 biên giới Việt Nam, 14/3 Trường Sa” là những mốc điểm bi hùng lịch sử, không một ai có quyền xóa nhòa, chôn vùi hoặc bôi bác. 74 anh hùng chiến sĩ VNCH đã lính-chết-theo-tàu trong cuộc hải chiến 19/1 Hoàng Sa để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ phải được vinh danh. 60 ngàn quân dân bộ đội đã bỏ mình trong Ngày Biên giới Việt Nam không thể bị lãng quên. 64 hải quân đã hy sinh tức tưởi trên đảo Gạc Ma, Trường Sa phải được Tổ quốc Việt Nam công nhận ghi ơn. 3. Quyền thiêng liêng tưởng niệm của một sự kiện lịch sử dân tộc càng trở nên có ý nghĩa và danh dự bổn phận, khi đất nước đang bị đe dọa từng ngày bởi tham vọng bá chủ bá quyền Trung Cộng. 4. Vinh danh, tưởng nhớ, tri ân phải được chính thức ban hành và tổ chức trọng thể. 5. Mọi hành vi cấm cản, sách nhiễu với những người mong muốn thực hiện các nghi thức tưởng niệm phải được coi là một thái độ thách thức lòng tự trọng và lương tri người Việt Nam muốn đảm bảo sự vẹn toàn độc lập của đất nước. 6. Quyền bày tỏ cũng như các quyền tối thượng con người của người dân phải được tôn trọng. Xin được gởi những tín hiệu SOS Việt Nam đến với những trái tim tử tế ngợi ca Tự Do và những nhà tù lương tâm chính trị đã đóng cửa vĩnh viễn trên thế giới. Làm ơn ghé mắt xem cho rõ để cùng chuyển tải, chia sẻ hoặc trắc ẩn về những bần cùng và rách nát nhân quyền của Việt Nam. Hãy nắm chặt tay nhau trong một ngày tự quyết quyền tưởng niệm toàn quốc và toàn cầu. Xin khẳng định ngày 14/3 cũng là ngày tưởng niệm linh thiêng các chiến sĩ đã hy sinh vì tổ quốc. Không một thế lực đen tối nào ngăn được lòng yêu nước của chúng ta. Tổ quốc Việt Nam muôn năm! Trân trọng kính mời quý đồng bào tham gia ký tên và Danlambao sẽ cập nhật danh sách. Mỗi chữ ký tự nó sẽ là chất xúc tác động viên cho chính mình và bạn bè. Xin ủng hộ bằng cách ký tên ở địa chỉ email này: Congdantudotuongniem@gmail.com Danh sách ký tên đầu tiên theo thứ tự abc (và sẽ cập nhật theo thứ tự thời gian sau đó): 1.     Thi Vũ Võ Văn Ái, nhà thơ & nhà đấu tranh dân chủ (Pháp) 2.     Hòa thượng Thích Nhật Ban, GHPGVNTN (Đồng Nai, Việt Nam) 3.     Trịnh Ngọc Bằng, về hưu (Irving, Texas, Hoa Kỳ) 4.     Nguyễn Mạnh Bảo, giáo sư  (Cao Đài Tây Ninh, Việt Nam) 5.     Nguyễn Ngọc Bích, giáo sư (Springfield, Virginia, Hoa Kỳ) 6.     Nguyễn Thị Thanh Bình , nhà văn & nhà thơ (Washington DC, Hoa Kỳ) 7.     Nguyễn Minh Cần, nhà báo (Moscow, Nga) 8.     Bùi Chát, nhà thơ (Sài gòn, Việt Nam) 9.     Bùi Thị Dung, về hưu (Irving, Texas, Hoa Kỳ) 10.   Lâm Đăng Châu, kỹ sư (Hannover, Đức) 11.   Ngô Cao Chi, giáo sư (Tampa, Florida, Hoa Kỳ) 12.   Nguyễn Bảy Giáp Dần (Sài Gòn, Việt Nam) 13.   Ca Dao, nhà báo (Paris, Pháp) 14.   Phạm Chí Dũng, nhà văn, nhà báo, tiến sĩ kinh tế (Sài Gòn, Việt Nam) 15.   Lê Khánh Duy (Quảng Nam, Việt Nam) 16.   Đào Tăng Dực, luật sư (Sydney, Úc) 17.   Nguyễn Văn Đài, luật sư (Hà Nội, Việt Nam) 18.   Lê Diễn Đức, nhà báo (Houston, Texas, Hoa Kỳ) 19.   Trần Đông Đức, nhà báo (Pennsylvania, Hoa Kỳ) 20.   Trương Minh Đức, ký giả tự do (Bình Dương, Đồng Nai, Việt Nam) 21.   Linh mục Nguyễn Hữu Giải (TGP Huế, Việt Nam) 22.   Nguyễn Thanh Giang, giáo sư (Hà Nội, Việt Nam) 23.   Nguyễn Thanh Hà, kỹ sư (California, Hoa Kỳ) 24.   Đỗ Nam Hải, kỹ sư (Sài Gòn, Việt Nam) 25.   Ni sư Như Hải (Chicago, Illinois, Hoa Kỳ) 26.   Trịnh Đình Hồng Hạnh, kỹ sư (California, Hoa Kỳ) 27.   Vũ Thư Hiên, nhà văn (Pháp) 28.   Trần Thanh Hiệp, luật sư (Pháp) 29.   Huỳnh Trọng Hiếu, blogger (Quảng Nam, Việt Nam) 30.   Phạm Hoàng, nhà báo (CHLB Đức) 31.   Đoàn Viết Hoạt, giáo sư (Virginia, Hoa Kỳ) 32.   Huỳnh Thị Thu Hồng (Quảng Nam, Việt Nam) 33.    Hoàng Vi Kha, nhà thơ (Virginia, Hoa Kỳ) 34.   Thượng tọa Thích Thiện Khanh, GHPGVNTN (Phú Yên, Việt Nam) 35.   Đặng Đình Khiết, giáo sư (Virginia, Hoa Kỳ) 36.   Linh mục Phan Văn Lợi (TGP Huế, Việt Nam) 37.   Cao Xuân Lý , nhà văn (Sydney,  Australia) 38.   Trần Thị Ngọc Minh (mẹ của Đỗ Thị Minh Hạnh, Lâm Đồng, Việt Nam) 39.   Thượng tọa Thích Thiện Minh, GHPGVNTN (Sài Gòn, Việt Nam) 40.   Phan Nhật Nam, nhà văn (California, Hoa Kỳ) 41.   Nguyễn Thị Ánh Ngân (Quảng Nam, Việt Nam) 42.   Phan Ngữ,  bác sĩ  (Đà Nẵng, Việt Nam) 43.   Bùi Thị Kim Phượng (Đồng Tháp, Việt Nam) 44.   Đặng Phùng Quân, giáo sư (Houston, Texas, Hoa Kỳ) 45.   Nguyễn Quốc Quân, bác sĩ, đại diện Tổ Chức Tập Hợp Nền Dân Chủ (Falls Church, Virginia, Hoa Kỳ) 46.   Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, chủ tịch Cao Trào Nhân Bản (Sài Gòn, Việt Nam) 47.   Bùi Minh Quốc, nhà thơ (Đà Lạt, Việt Nam) 48.   Bắc Phong, nhà thơ (Toronto, Gia Nã Đại) 49.   Lê Huy Phong, ca nhạc sĩ đấu tranh (San Jose, California, Hoa Kỳ) 50.   Thượng tọa Thích Không Tánh (Huế, Việt Nam) 51.   Liêu Thái, nhà thơ (Quảng Nam, Việt Nam) 52.   Linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (DCCT Sài Gòn, Việt Nam) 53.   Trần Quang Thành, nhà báo (Tiệp Khắc) 54.   Trần Ngọc Thành, kỹ sư (Warsaw, Ba Lan) 55.   Uyên Thao, nhà văn, nhà xuất bản Tiếng Quê Hương (Virginia, Hoa Kỳ) 56.   Huỳnh Phương Thảo (Quảng Nam, Việt Nam) 57.   Linh mục Đinh Hữu Thoại (DCCT Sài Gòn, Việt Nam) 58.   Trần thị Thức (Virginia, Hoa Kỳ) 59.   Nguyễn Đăng Thường, nhà thơ (London, Anh) 60.   Hòa thượng Thích Thanh Tịnh, GHPGVNTN (Vũng Tàu, Việt Nam) 61.   Nguyễn Thanh Trang, giáo sư (San Diego, California, Hoa Kỳ) 62.   Đỗ Ngọc Xuân Trầm (Áo) 63.   Nguyễn Mậu Trinh, dược sĩ (Gaithersburg, Maryland, Hoa Kỳ) 64.   Huỳnh Anh Trí (Sài Gòn, Việt Nam) 65.   Huỳnh Anh Tú (Sài Gòn, Việt Nam) 66.   Nguyễn Quốc Tuấn, kỹ sư (Florida, Hoa Kỳ) 67.   Hàn Song Tường, nhà thơ, (Houston, Texas, Hoa Kỳ 68.   Đoàn Việt Trung, kỹ sư (Melbourne, Úc) 69.   Nguyễn Bắc Truyển, luật sư (Đồng Tháp, Việt Nam) 70.   Đỗ Ty (Lâm Đồng, Việt Nam) 71.   Nguyễn Đình Vinh, cựu sĩ quan tiền sát QLVNCH (Virginia, Hoa Kỳ) 72.   Huỳnh Khánh Vy (Quảng Nam, Việt Nam) 73.   Huỳnh Thục Vy, blogger (Quảng Nam, Việt Nam) 74.   Dương Triệu Vỹ (Ontario, Gia Nã Đại)
......

Tôn Vinh Chiến sĩ Hải Quân Việt Nam Trận Gạc Ma 14-3-1988

GĐ Trung Tâm Minh Triết, Thường trực Ban Điều hành Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông   I- Ngày 14 tháng 3 năm 1988 đã diễn ra cuộc chiến bi hùng giữa một lực lượng nhỏ, chỉ có ba tàu vận tải với chủ yếu là công binh để bảo vệ đảo Gạc Ma, bãi đá Cô Lin và bài đá Len Đao đối địch với hơn 40 tàu chiến trang bị cả tên lửa và pháo lớn hàng 100 mm của quân xâm lược Trung quốc. Quân ta đã anh dũng chiến đấu, cũng đã gây cho phía Trung quốc thiệt hại và thương vong. Lực mỏng, tàu không phải chiến hạm, vũ khí chỉ là thứ cầm tay, nhưng tinh thần quyết tử của chiến sĩ ta thật oai hùng. Những gương hy sinh cao cả của thuyền trưởng Vũ Phi Từ, Lữ phó Trần Đức Thông, của Thiếu úy Trần văn Phương, trước khi ngã xuống còn hô vang ”Thà hy sinh không chịu mất đảo, hãy để máu mình tô thắm truyền thống Hải quân Việt Nam”... và của 61 liệt sĩ Hải quân Việt Nam anh hùng trong trận Gạc Ma, cũng như hành động dũng cảm chiến đấu, mưu trí chống lại quân Trung quốc xâm lược của các chiến sĩ bảo vệ Gac Ma, Cô Lin, Len Đao thuở ấy đã để lại mãi mãi trong lòng các thế hệ người Việt lòng nhớ thương, kính phục và biết ơn.   Gương hy sinh của họ, hành động mưu trí, dũng cảm của họ, tinh thần căm thù kẻ xâm lược của họ, đời đời sẽ là những giá trị tinh thần để nuôi dưỡng tâm hồn Việt Nam yêu nước, không hèn hạ khiếp sợ trước quân thù, luôn biết thức tĩnh, cảnh giác trước mọi mưu mô và hành vi thâm độc của quân bành trướng đại Hán, cũng như với mọi thế lực cường quyền gian ác khác. Tri ân và ghi nhớ những người con đã bỏ mình, đã chiến đấu để bảo vệ non sông Đất nước, chính là để nuôi dưỡng tâm hồn và văn hóa của người Việt. Vì thế bất cứ ai, do một lý lẽ nào, mà vô cảm quay lưng lại với lịch sử, với tiền nhân đều có tội, đáng lên án và phỉ nhổ.   II- Sự kiện Gạc Ma và những bài học không bao giờ được quên 1. Âm mưu và thủ đoạn nham hiểm của Trung quốc Trung quốc là nước lớn, đang hưng phát, dù họ tuyên bố đường lối phát triển hòa bình, họ nói láng giềng tốt, bạn tốt, đối tác tốt… chớ cả tin. Họ đang khát không gian sinh tồn, và với bản chất bành trướng đại Hán, họ sẵn sàng theo đuổi những phương thức của chủ nghĩa đế quốc dẫu đã lỗi thời. Rõ ràng Việt Nam đã không rút ra được bài học từ Hoàng Sa năm 1974, nên đã không sẵn sàng đối phó được với mưu đồ của Trung quốc chiếm Gạc Ma và trước đó đối với cả chục bãi đá trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Đối với Trung Quốc thì mềm nắn, rắn buông. Rõ ràng một tháng sau khi Gạc Ma đã bị chiếm, ta đã bí mật cho công binh ra xây nhà đánh dấu chủ quyền trên bãi Len Đao, Trung Quốc đem 7 chiến hạm đến vây Len Đao, nhưng không quân VN đã cho 7 máy bay ra chi viện, và chiến hạm của Trung Quốc phải rút chạy khỏi Len Đao. 2- Thế trận bảo vệ biển đảo của Việt Nam   Cha ông ta đã để lại những tư tưởng chiến lược thiên tài, thế kỷ 16 Nguyễn Bỉnh Khiêm nói: Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình. Giữ cho được chủ quyền Biển Đảo, và khai thác được lợi thế của một quốc gia biển đảo là chiến lược sinh tử của Việt Nam. Phải tăng cường sức mạnh quân sự để bảo vệ chủ quyền Biển Đảo. Đúng. Phải khai thác lợi thế biển để xây dựng một nền kinh tế biển khá hoàn chỉnh và tầm cỡ. Đúng. Phải phát triển khoa học biển, văn hóa biển. Đúng. Nhưng còn phải coi trọng thế trận lòng dân. Không biết giáo dục tinh thần và ý chí vì chủ quyền biển đảo sẽ là sai lầm nghiêm trọng. Chỉ trên cơ sở một sức mạnh nội lực của Dân tộc về cả tinh thần và vật chất, với một nhân cách mới của người Việt Nam, một nhân cách mới của Dân tộc thật sự văn minh, dân chủ, giàu mạnh mới có tự cường để làm chủ vận mệnh của mình trên biển cả cũng như trên đất liền. Việt Nam thường nói đến phương châm kết hợp sức mạnh của dân tộc và của thời đại. Sức mạnh thời đại chính là sự liên minh, liên kết với những quốc gia, dân tộc văn minh tiến bộ, chứ không thể khư khư cúi mình phục vụ cho một thế lực cường quyền. Đối phó với hiệu ứng “bóng đè” của Trung Quốc trên biển Đông không thể không coi đoàn kết, hô ứng lẫn nhau trong ASEAN là quan trọng. 3-Coi trọng nghiền ngẫm những bài học lịch sử, cả thành công và thất bại   Vấn đề ở đây không chỉ là kể công hay luận tội, mà phải là trao lại cho thế hệ mới một năng lực nhận thức mới, những kinh nghiệm thực tiễn, những giá trị tinh thần về làm chủ, về trách nhiệm, về lòng dũng cảm, tinh thần sẵn sàng hy sinh… về cả kinh nghiệm đối phó với những tình huống chính trị phức tạp. Cho nên cách hành xử ngăn cấm tưởng niệm, nghiên cứu, bình luận, rút tỉa những bài học từ chúng ta, từ đối phương… đều là thiển cận, nếu không nói là vô trách nhiệm với Dân với Nước. Phải làm cho thế hệ trẻ biết trân trọng những giá trị, kể cả bài học sai lầm và thất bại đó sẽ là sự khôn ngoan có văn hóa và đạo đức. Cũng là sự thể hiện một phép thử về máu anh có bao nhiêu nước lã và bao nhiêu là tình dân, nghĩa nước. Dạy cho con em biết trân quý những con người cao quý, đã hy sinh chiến đấu vì Dân vì Nước, đó cũng là nuôi dưỡng một năng lượng mới, một chất lượng mới của nhân cách Việt Nam. Vấn đề không hề nhỏ tí nào. Nhân dân có lý lẽ để chê trách cũng như đòi hỏi một tầm nhìn cao hơn đối với những người đang có trọng trách với Nhân dân và Đất Nước. Ví như Đà nẵng thì chủ trương cho 1974 thanh niên cầm nến tưởng niệm sự kiện Hoàng Sa. Còn Hà Nội lại tổ chức nhảy nhót với điệu nhạc Tàu vào đúng ngày phải nhớ nghĩ đến 6 vạn đồng bào và chiến sĩ hy sinh để đánh đuổi quân cướp nước! Một cái Tâm đẹp, một cái tầm cao trí tuệ mới là đòi hỏi về cái đức cầm cân nảy mực mới của đất nước. III- Kính lạy trước anh linh 64 liệt sĩ Gạc Ma. Kính chào các chiến sĩ anh dũng chiến đấu ở Gạc Ma Không giống như nhiều năm trước. Năm nay cuộc tưởng niệm trận chiến Gạc Ma đã được Vùng Hải quân III tổ chức trang nghiêm, xúc động. Nhiều bài báo đề cập đến sự kiện bi hùng này. Tình cờ tôi gặp một chuẩn đô đốc Hải quân. Anh ấy nói, chúng cháu vẫn có nề nếp hễ đi qua vùng biển Gạc Ma là thực hiện điều lệnh Hải quân, thả hoa hướng về Gạc Ma tưởng niệm đồng đội đã hy sinh anh dũng. Chúng cháu vẫn đều đặn tổ chức thăm hỏi gia đình các liệt sĩ. Tôi nói nên quan tâm nhiều hơn đến các chiến sĩ đã chiến đấu anh dũng và trở về từ Gạc Ma. Vẫn còn những người bao năm nay vẫn chưa được xác nhận công tích, vẫn còn thất nghiệp. Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông nhân dịp này xin gởi đến các bạn bè gần xa, các bạn sinh viên, thanh niên, các bậc cha chú, các anh chị em có tấm lòng kính cẩn tri ân đối với những người con của Tổ quốc đã bỏ mình để bảo vệ Gạc Ma, cùng những chiến sĩ đã trở về từ Gạc Ma lời kêu gọi nghĩa tình. Hãy cùng nhau tổ chức những cuộc thăm hỏi tới các gia đình liệt sĩ và chiến sĩ Gạc Ma. Chúng tôi xin công bố danh tính theo từng tỉnh thành để bà con tiện thực hiện. Xin nhờ các báo đài tiếp tay truyền thông giúp. Lời kêu gọi này cùng danh sách liệt sĩ cũng sẽ được gởi đến các tổ chức hội đoàn ở TƯ và các địa phương có liệt sĩ. Thành kính mong có được sự hưởng ứng tốt đẹp. Hà nội ngày 5 tháng 3 năm 2014 N.K.M. ******************* Phương Danh 64 Liệt sĩ Gạc Ma 14-3-1988 (Xếp theo Tỉnh, Thành) I- Quãng Bình: 14 Liệt sĩ 1. Trần văn Quyết. Xã Quãng Thủy, H. Quãng Trạch 2. Trương Minh Phương. Xã Quãng Sơn, H Quãng Trạch 3. Hoàng văn Tùy. Xã Hải Ninh, H.Lệ Ninh 4. Võ Văn Đức. Xã Liên Thủy, H. Lệ Ninh 5. Võ Văn Từ. Xã Trường Sơn, H.Lệ Ninh 6. Trương Văn Hướng. Xã Hải Ninh, H. Lệ Ninh 7. Nguyễn Tiến Doãn. Xã Nghi Thủy, H. Lệ Ninh 8. Phạm Hữu Tý. Xã Phong Thủy, H. Lệ Ninh 9. Phạm Văn Thiêng. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch 10. Trần Đức Hóa. Xã Trường Sơn, H. Lệ Ninh 11. Trần Quốc Trị. Xã Đông Trạch, H. Bố Trạch. 12. Trần Văn Phương. Xã Quãng Phúc, H. Quãng Trạch 13. Nguyễn Mậu Phong. Xã Duy Ninh, H. Lệ Ninh 14. Phạm Văn Lợi. Xã Quãng Thủy, H.Quãng Trạch ** Lệ Ninh, nay đã tách trở lại là Lệ Thủy và Quãng Ninh. Xin tìm chính xác cho __________________________ II. Thái Bình: 9 Liệt sĩ 1. Nguyễn Minh Tâm. Xã Dân Chủ, H. Hưng Hà 2. Mai Văn Tuyến. Xã Tây An, H. Tiền Hải 3. Trần Văn Phong. Xã Minh Tâm, H. Kiến Xương 4. Trần Đức Thông. Xã Minh Hóa, H. Hưng Hà 5. Nguyễn Văn Phương. Xã Mê Linh, H. Đông Hưng 6. Bùi Duy Hiển. Xã Điêm Điền, H. Thái Thụy 7. Phạm Hữu Đoan. Xã Thái Phúc, H. Thái Thụy 8. Nguyễn Văn Thắng. Xã Thái Hưng, H. Thái Thụy 9. Trần văn Chức. Xã Canh Tân, H. Hưng Hà _________________________ III. Nghệ An: 9 Liệt sĩ 1. Trần Văn Minh. Đại Tân. Xã Quỳnh Long, H. Quỳnh Lưu 2. Nguyễn Tấn Nam. Xã Thường Sơn, H. Đô Lương 3. Đậu Xuân Tư. Xã Nghi Yên, H. Nghi Lộc 4. Nguyễn Văn Thành. Xã Hương Điền, H. Hương Khê 5. Phạm Huy Sơn. Xã Diễn Nguyên, H. Diễn Châu 6.Lê Bá Giang. X. Hưng Dũng. TP Vinh. 7.Phạm Văn Dương.X. Nam Kim. H Nam Đàn. 8.Hồ Văn Nuôi. X Nghi Tiên. H Nghi Lộc. 9. Vũ Đình Lương. Xã Trung Thành, H. Yên Thành ________________________________ IV. Đà Nẵng: 7 Liệt sĩ 1. Trần Tài. Tổ 12, Xã Hòa Cường 2. Phạm Văn Sửu. Tổ 7, Hòa Cường 3. Nguyễn Phú Doãn. Tổ 47, Xã Hòa Cường 4. Trương Quốc Hùng. Tổ 5, Xã Hòa Cường 5. Nguyễn Hữu Lộc. Tổ 22, Xã Hòa Cường 6. Trần Mạnh Viết. Tổ 36, Xã Bình Hiên 7. Lê Thế. Tổ 29, Xã An Trung Tây ________________________________ V. Thanh Hóa: 6 Liệt sĩ 1. Hồ Công Đệ. Xã Hải Thượng, H. Tĩnh Gia 2. Đỗ Viết Thắng. Xã Thiệu Tân, H. Đông Sơn 3. Lê Đình Thơ. Xã Hoàng Minh, H. Hoàng Hóa 4. Vũ phi Trừ. Xã Quãng Khê, H. Quãng Xương 5. Cao Xuân Minh. Xã Hoàng Quang, H. Hoàng Hóa 6. Lê Đức Hoàng. Nam Yên. Xã Hải Yến, H. Tĩnh Gia ____________________________________ VI. Hà Nam: 3 Liệt sĩ 1. Phạm Gia Thiều. Hưng Đạo, Xã Trung Đồng, H. Nam Ninh 2. Trần Đức Bảy. Phương Phượng, Xã Lệ Hòa, H. Kim Bảng 3. Nguyễn Văn Thủy. Phú Linh, Xã Phương Đình, H. Nam Ninh __________________________________ VII. Hải Phòng: 3 Liệt sĩ 1. Bùi Bá Kiên. Xã Vân Phong, H. Cát Hải 2. Đoàn Đắc Hoạch. 163 Trần Nguyên Hãn, Q. Lê Chân 3. Nguyễn Văn Hải. Xã Chính Mỹ, H. Thủy Nguyên _____________________________________ VIII. Quãng Trị: 2 Liệt sĩ 1. Tống Sĩ Bái. Phường 1, TP Đông Hà 2. Hoàng Anh Đông. Phường 2, TP Đông Hà ___________________________________ IX. Nam Định: 2 Liệt sĩ 1. Nguyễn Trung Kiên. Xã Nam Tiến, H. Nam Ninh 2. Trần Văn Phong. Xã Hải Tây, H. Hải Hậu _________________________________ X. Phú Yên: 2 Liệt sĩ 1. Trương Văn Thinh. Xã Bình Kiên, TP Tuy Hòa 2. Phan Tấn Dư. Xã Hòa Phong, TP Tuy Hòa _______________________________ XI. Hà Tĩnh: 2 Liệt sĩ 1. Đào Kim Cương. Xã Vương Lộc, H. Can Lộc 2. Nguyễn Thắng Hai. Xã Sơn Kim, H. Hương Sơn _________________________________ XII. Hà Nội: 1 Liệt sĩ 1. Kiều Văn Lập. Phú Long, Xã Long Xuyên, H. Phúc Thọ. _______________________________ XIII. Ninh Bình:1 Liệt sĩ 1. Đinh Ngọc Doanh. Xã Ninh Khang, H. Hoa Lư ________________________________ XIV. Quãng Nam: 1 Liệt sĩ 1. Nguyễn Bá Cường. Xã Thanh Quýt, H. Điện Bàn _________________________________ XV. Phú Thọ: 1 Liệt sĩ 1. Hàn Văn Khoa. Xã Văn Lương, H. Tam Thanh __________________________________ XVI. Khánh Hòa: 1 Liệt sĩ 1. Võ Đình Tuấn. Xã Ninh Ích, H. Ninh Hòa Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Tàu lạ, máy bay quen

Hai ngày qua cùng lúc có hai thông tin với nội dung căn bản hoàn toàn giống nhau: một về vụ mất tích của chiếc máy bay hành khách của hãng hàng không Malaysia; và một về "tàu lạ" khống chế, cướp phá tàu cá của Việt Nam xem thêm tại đây. Cả hai vụ việc đều xảy ra trên biển Đông, đều mang nội dung nhân đạo và có yếu tố khủng bố. Vụ máy bay mất tích gây thiệt hại lớn và mang tính chất quốc tế nhưng không thiết thân đối với Việt Nam trong khi vụ tàu cá hoàn toàn xảy ra trong vùng biển của Việt Nam gây thiệt hại nặng nề trực tiếp đối với dân chài Việt Nam. Tuy nhiên, qua cách thức đưa tin và điều hành xử lý của nhà chức trách Việt Nam cho thấy một sự mất cân đối khó hiểu. Nó được thể hiện từ khâu phát ngôn đến khâu chỉ đạo các ngành, các cấp và việc đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. Trong khi mọi sự "ưu ái" dồn cho vụ máy bay mất tích với hàng trăm chuyến xuất kích của máy bay và tàu thủy (chắc chắn là rất tốn kém) được điều đi phục vụ việc tìm kiếm cứu hộ đối với chiếc máy bay của Malaysia thì chỉ một vài tờ báo mạng đưa tin chung chung về "tàu lạ" khống chế tàu cá của Nha Trang, tuyệt nhiên không thấy phương tiện, lực lượng nào tham gia ứng cứu.   Người viết bài này thật sự không muốn "vạch áo cho người xem lưng" khi đề cập một vấn đề vốn đã quá quen thuộc đối với người Việt Nam. Nhưng vừa có tin cho hay dư luận Trung Quốc lại lên tiếng nghi ngờ thiện chí và năng lực của phía Việt Nam trong việc ứng cứu vụ máy bay Malaysia (!) Có thể các nhà chức trách Việt Nam đã biết tin này dù đây chỉ là một biểu hiện nữa của bộ mặt thật của Bắc Kinh luôn coi Việt nam là "thuộc quốc" của Thiên triều. Nhưng sẽ không thừa để nhắc lại câu hỏi: Tại sao một nước có chủ quyền với bề dầy lịch sử dân tộc hơn 4.000 mà lại có cách hành xử không tương xứng như vậy? Có người sẽ lớn tiếng biện minh bằng điệp khúc "mềm dẻo, khôn khéo...". Nhưng thử hỏi mềm dẻo khôn khéo gì thì cũng phải đặt danh dự của của tổ quốc và lợi ích của người dân lên trên hết chứ? Hy vọng rằng đó không phải là chiếc mặt nạ che đậy sự giả dối đớn hèn vị kỷ của một nhóm lợi ích. Nguồn: trankinhnghi.blogspot.de
......

Bất ổn chính trị do đâu?

Trong bài “Tương lai bất ổn” được đăng hôm 27/02 – ngay sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị quốc hội Ukraine truất phế – tờ Nhân Dân của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mô tả làn sóng biểu tình dẫn đến việc ông Yanukovych bị lật đổ là “bạo lực”. Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych. Bài viết còn cho rằng dùng “biểu tình bạo động để xóa sổ một chính phủ hợp pháp là phương án được phương Tây hậu thuẫn khi muốn thao túng chính trường các nước” hậu cộng sản như Ukraine. Hơn nữa, theo Nhân Dân các cuộc biểu tình như vậy – được tờ báo mô tả là những cuộc “cách mạng sắc màu” –  “thường dẫn đến hậu quả là tranh giành quyền lực và lợi ích ngay trong nội bộ phe đối lập, đẩy đất nước lún sâu vào bất ổn chính trị”.   Nếu những nhận định trên là quan điểm chính thức của Đảng Cộng sản Việt Nam thì xem ra giới lãnh đạo Việt Nam có cái nhìn khá phiến diện về cuộc xung đột ở Ukraine và cũng không rút ra được kinh nghiệm bổ ích gì từ cuộc khủng hoảng này. Lãnh đạo tham nhũng, độc tài Không ai phủ nhận rằng ông Yanukovych là Tổng thống được bầu lên hợp pháp. Nhưng bất cứ ai – trong đó có chính bản thân ông – đều hiểu ông được người dân Ukraine bầu vào chức vụ ấy để lãnh đạo đất nước chứ không phải để tham ô, tham nhũng. Chuyện ông Yanukovych là một người tham nhũng, bất tài và những người thân cận của ông trở nên giàu có nhanh chóng và bất thường trong thời gian ông tại vị nhiều người đã biết và giờ ai cũng rõ.   Chẳng hạn, theo tạp chí Forbes, với tài sản ước tính 510 triệu đôla Mỹ vào cuối năm 2013, con trai lớn của ông là Oleksandr đã trở thành một trong những người giàu nhất ở Ukraine. Theo tân Thủ tướng Arseny Yatseniuk, trong những năm ông Yanukovych nắm quyền, ước tính công quỹ của Ukraine bị thất thoát đến 37 tỷ đôla. Một bằng chứng của sự tham nhũng – và cũng là sự tham lam, ăn chơi – của ông Yanukovych là tòa biệt thự xa hoa được xây dựng trong khuôn viên 140 hecta ở ngoại ô thủ đô Kiev mà ông buộc rời bỏ để chạy trốn sang Nga.   Ảnh bên:Một bằng chứng của sự tham nhũng của ông Yanukovych là tòa biệt thự xa hoa được xây dựng trong khuôn viên 140 hecta ở ngoại ô thủ đô Kiev. Vì chỉ biết bòn rút tài sản của đất nước, người dân để làm giàu cho mình và người thân, ông đã khiến nền kinh tế Ukraine rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và có nguy cơ bị vỡ nợ, phá sản. Cụ thể, như bài viết của tờ Nhân Dân chỉ ra, trong năm nay Ukraine phải trải trả 17,4 tỷ (đôla Mỹ) nợ nước ngoài và cần tới 35 tỷ để cải thiện nền kinh tế. Không ai khác chính ông Yanukovych đã khiến – hay ít ra chính sự tham nhũng và bất tài của ông đóng một vài trò quan trọng việc đưa đẩy – Ukraine vào tình cảnh “gà mắc tóc” này. Làm sao có thể để một người tham nhũng như thế tiếp tục lãnh đạo đất nước! Cũng vì muốn che giấu cung cách lãnh đạo không minh bạch của mình, ông đã không muốn đáp ứng những đòi hỏi của người dân và quyết định theo Nga thay vì tiến gần với Liên minh châu Âu (EU). Điều này chứng tỏ ông coi trọng lợi ích của mình hơn quyền lợi của người dân, đất nước. Việc ông từ chối đòi hỏi của người dân và sẵn sàng dùng vũ lực trấn áp biểu tình còn cho thấy ông là một lãnh đạo độc tài. Và chuyện ông cho an ninh bắn vào người biểu tình làm nhiều người thiệt mạng chứng minh ông là người “bạo lực”, chứ không phải người biểu tình như tờ Nhân Dân nhận định. Chuyện một lãnh đạo cho dùng vũ lực trấn áp, giết hại người dân biểu tình chỉ diễn ra ở những quốc gia độc tài. Và trong mắt công luận khi một lãnh đạo cho bắn vào người dân biểu tình – dù có được bầu lên một cách dân chủ – người đó không còn tư cách, chính danh lãnh đạo. Quả thực, nếu sự tham nhũng và bất tài của ông buộc người dân xuống đường biểu tình chống đối ông trong nhiều tháng thì những viên đạn bắn vào người biểu tình ấy là những viên đạn chấm dứt sự nghiệp chính trị của ông. Ngay sau khi ông cho nổ súng vào người biểu tình, thậm chí những người trong đảng của ông cũng không còn chấp nhận cách hành xử tàn ác của ông và đã quyết định bỏ rơi ông. Đối diện nguy cơ bị truất phế và có thể bị bắt giữ, ông đã bỏ Ukraine chạy trốn sang Nga. Phát biểu tại đồng Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (LHQ) hôm 03/03, Đại sứ Nga ở LHQ Vitaly Churkin biện hộ rằng Nga đưa quân vào Crimea vì ông Yanukovych đã yêu cầu Nga can thiệp. Dù có thực Nga cho quân vào Crimea, thuộc chủ quyền của Ukraine, chỉ vì ông Yanukovych gửi thư cho Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi Nga làm vậy, qua tiết lộ đó của Đại sứ Nga, cựu Tổng thống Ukraine có thể còn được coi là một kẻ phản quốc. Nếu còn chút tự tôn dân tộc hay nếu biết coi trọng lãnh thổ quốc gia, không một lãnh đạo nào lại mời – hay ủng hộ chuyện – ngoại bang vào đóng chiếm đất nước mình dù bất cứ lý do hay mục đích gì.   Qua việc Nga cho quân đóng chiếm Crimea và có những động thái hung hăng khác đối với Ukraine sau khi ông Yanukovych – người được coi là một kẻ bù nhìn của Nga – bị quốc hội Ukraine phế truất, chính giới cầm quyền tại Nga chứ không phải lãnh đạo các nước phương Tây muốn thao túng chính trường nước này. Cụ thể, trong những ngày qua người lên tiếng bảo vệ Ukraine và chống lại sự can thiệp, chiếm đóng của Nga ở Ukraine là Mỹ, Anh, Pháp và các nước phương Tây khác. Hơn nữa, có thể nói, trái ngược với các nước cựu cộng sản khác – những quốc gia đã gia nhập EU và NATO, như Ba Lan – Ukraine cứ rơi vào bất ổn chính trị phần lớn chỉ vì chưa thoát được sự kìm kẹp, can thiệp của Nga. Lướt qua như thế để thấy rằng người đưa đẩy Ukraine đến bên bờ nội chiến, phá sản và chiến tranh hiện nay là cựu Tổng thống Yanukovych – một người không chỉ tham nhũng, độc tài mà còn coi nhẹ chủ quyền quốc gia – và “quan thầy” của ông tại Kremlin – những người dùng sức mạnh kinh tế, quân sự và bất chấp luật pháp quốc tế chèn ép, trấn áp nước nhỏ. Để tránh ‘tương lai bất ổn’ Trường hợp của ông Yanukovych và cuộc khủng hoảng ở Ukraine còn nói lên nhiều điều đáng suy nghĩ khác. Cụ thể, những biến động gần đây ở Ukraine – hay tại Ai Cập, Libya hoặc Syria –  cho thấy tham nhũng, độc tài và bạo lực thường đi đối với nhau. Vì lợi ích của mình, các lãnh đạo và chế độ độc tài dám làm tất cả, thậm chí sẵn sàng đàn áp, giết hại những người chống đối mình. Nhưng dùng bạo lực để giữ chức quyền có khi lại phản tác dụng. Thay vì giúp giữ chức quyền, vũ lực lại làm những nhà lãnh đạo, chế độ độc tài sớm sụp đổ. Cuộc khủng hoảng hiện tại ở Ukraine cũng là một ví dụ nữa chứng minh rằng những lãnh đạo, chế độ độc tài không chỉ kìm hãm sự phát triển của một quốc gia mà còn có thể đưa đẩy đất nước ấy vào khủng hoảng, xung đột. Và thiết nghĩ để đất nước mình khỏi rơi vào một “tương lai bất ổn” giống như Ukraine những lãnh đạo, các thể chế độc tài và tham nhũng khác thay vì cứ tiếp tục đường lối cũ nên tự mình thay đổi. Tự diễn biến không chỉ tránh được những xung đột đẫm máu hay những chia rẽ, hận thù khác không đáng có mà tiến trình đó cũng dễ thành công hơn. Những biến động tại một số nước Bắc Phi - Ả Rập hay tại Ukraine trong những năm qua và đặc biệt trong thời gian này cho thấy các căng thẳng, xung đột giữa những người biểu tình, phe đối lập và lãnh đạo, chế độ độc tài thường dẫn đến đổ máu. Hơn nữa, việc xây dựng một xã hội ổn định thời hậu “cách mạng” không phải là một việc dễ dàng. Trái lại, những thành công của tiến trình cải cách ở Myanmar chứng minh rằng đổi mới  – đặc biệt là cởi mở về chính trị – mà giới tướng lãnh tại đây khởi xướng không chỉ giúp quốc gia này tránh được xung đột, đổ máu mà còn làm cho tiến trình dân chủ hóa ở đó cũng diễn ra suôn sẻ. Đây cũng là một trong ba lý do mà Lex Rieffel nêu lên trong một bài viết được đăng trên Brookings Institute – một viên nghiên cứu về các vấn đề kinh tế, chính trị, chính sách đối ngoại đặt tại thủ đô Washington – để giải thích tại sao tiến trình dân chủ hóa tại Myanmar dễ thành công hơn ở các nước Bắc Phi - Ả Rập. Vì chủ động đối thoại với đối lập và sẵn sàng tiến hành những cởi mở chính trị, giới tướng lãnh tại Myanmar dễ dàng được những người dân, đối lập đón nhận, hợp tác. Theo Lex Rieffel việc những lãnh đạo đối lập tại Mynamar không hận thù giới tướng tá nắm quyền cũng là một yếu tố nữa làm cho tiến trình dân chủ hóa ở đây dễ thành công hơn. Yếu tố khác làm tiến trình dân chủ hóa do những nhà lãnh đạo, chế độ độc tài tiến hành hiệu quả hơn những cuộc nổi dậy do người dân và đối lập khởi xướng là một tiến trình như thế không để lại một”‘lỗ trống quyền lực”. Như vậy – như chính bài viết của tờ Nhân Dân nhân định – sẽ tránh được những tranh giành quyền lực trong nội bộ đối lập và đất nước không “lún sâu vào bất ổn chính trị”. Vì vậy, có thể nói, nếu thẳng thắn xem xét, đánh giá những biến động ở Ukraine, những lãnh đạo, thể chế độc đoán hay độc tài có thể rút ra được những bài học thiết thực, bổ ích để mình tránh được kết cục như ông Yanukovych và đất nước mình cũng không phải đối diện với những xung đột hiện tại và “tương lai bất ổn” như Ukraine. Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/bat-on-chinh-tri-do-dau/1868231.html
......

Văn Tế Chiến Sĩ Gạc Ma

Than ôi! Biển bốn hướng sóng dậy hờn căm, Trời tám phương mây giăng u uất. Chẳng sao ngăn niềm đau đớn tột cùng, Khó xóa hết nỗi hờn căm chất ngất! Nhớ linh xưa, Lớn lên bằng củ sắn củ khoai; Trưởng thành trong lời ca lời hát. Thấm nhuần đạo đức, ươm ước mơ cố gắng tôi rèn, Chẳng ngại gian truân, nuôi hoài bảo chuyên cần học tập. Giữ gìn đất nước, biết quê hương từ tiếng mẹ ru, Yêu mến non sông, thương tổ quốc từ câu cha hát. Bóng trăng đáy nước, quan họ ơi tình nặng mạn thuyền, Lưng ngựa câu then, khăn piêu vẫy rừng vang tiếng nhạc. Đờn ca tài tử bồi hồi, Câu hát xẩm xoang ngây ngất. Rộn rã tiếng cồng chiêng tây nguyên, Réo rắt điệu khèn môi tây bắc. Ngẩn ngơ điệu múa chiếu chèo, Bàng hoàng câu hò phường vải.  Thế mà, Rung rinh đá đảo, tự dưng bị trận cuồng phong Bình lặng dòng sâu, bỗng nhiên nổi cơn bão táp! Quân bành trướng, ỷ binh nhiều tướng mạnh, ngang nhiên cướp đất bắt người, Lũ ma vương, cậy súng lớn đạn to, vô cớ hiếp tàu cắt cáp. Cậy quân đông lấy thịt đè người, Ỷ thế mạnh xua quân chiếm đất. Uốn miệng lưỡi, cứ ngỡ bạn hiền, Nhe nanh vuốt dè đâu quỷ dữ! Thò tay quỷ mà vẽ lưỡi bò, Lòi mặt nạ té ra kẻ cướp! Tàu cá khoang không tấc sắt, để chúng tự tiện cầm tù, Ngư dân phơi tấm lưng trần, mặc chúng thẳng tay đánh đập. Làm vợ khóc chồng ruột héo gan bầm, Để con nhớ cha lòng đau dạ thắt. Nhưng chúng đã lầm! bởi nhân dân ta: Thừa dũng cảm, nữ nhi là Bà Triệu, bà Trưng, Đủ trí mưu, trai tráng là Quang Trung, Thường Kiệt. Yêu hòa bình, nhưng gươm Lê Lợi lưỡi vẫn sáng ngời, Chuộng tự do, nhưng cọc Bạch Đằng  đầu luôn nhọn hoắt! Bừng khí thế, trăm thiếu niên trương cờ sáu chữ: “… báo hoàng ân” * Sục hờn căm, ngàn dũng sĩ thích tay một lời thề sát thát! Gươm so gươm, gươm lóe ngợp trời, Súng đọ súng, súng vang dậy đất! Bạch Đằng xác địch nổi lênh bênh, Đống Đa thây thù cao chất ngất! Nay Chiến sĩ Gạc Ma, Ăn chung mâm, ngủ chung chiếu, chuyện riêng tư cũng cùng kể nhau nghe, Trùm chung chăn, mơ chung giấc, thư thầm kín đều chuyền tay nhau đọc! Khác cha mẹ mà giống hệt ruột rà, Không họ hàng mà y như máu thịt! Khen thay! Vì nhân dân, quản chi gối đất màn sương, Vì đất nước nào sá gì mưa nam gió bắc. Giống kiên cường, lại tiếp kiên cường, Máu bất khuất, vẫn luôn bất khuất! Hẹn với lòng một nhục một vinh, Thề với giặc một còn một mất! Thương ôi! Cũng vì nước mạnh dân no, Nào kể xương tan thịt nát! Nguyễn Văn Lanh, bụng trúng lê tay vẫn giương thẳng tay cờ, Trần Văn Phương, tay ôm ngực còn thét : “Không cho mất đảo!” ** Máu ai loang cả mạn tàu! Máu ai hòa theo nước biển! Bởi dòng máu Đại Việt đỏ mãi ngàn năm, Nên non nước Lạc Hồng nối liền một dải. Dù giọt nước Biển Đông, con cháu cũng phải giữ gìn, Dù hòn sỏi Gạc Ma, chiến sĩ quyết không để mất! Xót thay! Nam nhi hề, vai khoác chiến y, Chiến sĩ hề, ai về đầu bạc? Chuyện nhục vinh thì cứ luận bàn, Đường sinh tử có ai không thác? Luận anh hùng ai kể bại thành, Xét chí khí nên coi cao thấp. Hôm nay, Thắp nén tâm hương , Tưởng người tiết liệt. Gương hiếu trung mãi mãi chẳng phai mờ, Máu hào kiệt ngàn đời không đổi sắc. Hiếu với dân chẳng quản máu xương rơi, Trung với nước đâu chờ bia đá tạc! Ô hô! Có linh xin hưởng! TRANG HẠNH (Khoa tim mạch BV Đa Khoa Bắc Ninh) Chú thích: * Trần Quốc Toản thêu lên cờ 6 chữ “ Phá cường địch, báo hoàng ân” ** Trần Văn Phương trước khi hy sinh đã thét lớn: “ Thà hy sinh, không để mất đảo!” Nguồn: http://phongdiep.net/default.asp?action=article&ID=15442
......

Bị “mời” uống cà phê, phải làm sao?

VRNs (10.03.2014) – Thanh Hóa – Kính thưa tất cả các anh chị em đang tham gia đấu tranh cho một Việt Nam dân chủ tự do, đặc biết là những thành viên mới bắt đầu tham gia hoặc đang có ý định tham gia. Để có thể đảm bảo an toàn cho cá nhân từng người và tất cả các thông tin liên quan tới các thành viên khác trong phong trào và những hoạt động của các tổ chức. Tôi xin chia sẻ cùng quý anh chị em thân yêu một vài kinh nghiệm cần thiết khi chúng ta bị công an, an ninh Cộng sản “mời” đi uống cà phê hay “mời đi làm việc”. Tôi không phải là luật sư nên không chia sẻ với anh chị em như một luật sư, vì các luật sự cũng đã chia sẻ khá nhiều với anh chị em. Tuy nhiên vì chúng ta thường có một suy nghĩ chung là: Mấy anh em ấy là luật sư nên mới có thể nói như vậy còn chúng ta không phải luật sư nên không quen hoặc không nhớ các điều luật, nên không dám áp dụng. Vậy tôi xin được “múa rìu qua mắt” mấy vị luật sư để chia sẻ kinh nghiệm này. Tôi chia sẻ kinh nghiệm này với tấm lòng chân thành và tất cả những gì mà tôi đã trải qua.   Khi cơ quan an ninh phát hiện chúng ta có một số hoạt động nào đó khiến họ quan tâm thì họ bắt đầu tìm hiểu về lai lịch của chúng ta như: Trình độ văn hóa, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ bạn bè, mối quan hệ xã hội, nghề nghiệp, nguồn thu nhập… Sau khi đã tìm hiểu được các mối quan hệ và các sinh hoạt cơ bản của chúng ta trong cuộc sống. Công an sẽ cố tình làm quen, tạo mối quan hệ như lân la tới nhà hoặc gọi điện thoại mời đi uống cà phê, để trò chuyện. Trong khi trò chuyện họ sẽ hỏi chúng ta nhiều câu hỏi về sức khỏe, về hoàn cảnh gia đình, về các mối quan hệ và về suy nghĩ của chúng ta, về xã hội việt nam, về Đảng CS… Sau đó họ sẽ hỏi chúng ta về một vài tổ chức nào đó mà họ cho là nguy hiểm cho chế độ…   Trong trường hợp này chúng ta có những chọn lựa sau: 1.    Có thể không nhận lời mời uống cà phế với họ: Trong chọn lựa này chúng ta sẽ đưa ra những lý do như: Bận, hay không quen biết nên không thích giao tiếp, hay bất cứ lý do nào đó. Nhưng tuyệt đối chúng ta không thể để họ đánh giá là mình sợ hãi (Nếu chọn giải pháp này sẽ có một vài vấn đề xẩy ra mà tôi sẽ chia sẻ sau). Nhưng thường thì chúng ta nên chọn đồng ý. 2.    Chúng ta nhận lời gặp họ: Trong buổi gặp cần giữ bình tĩnh, chủ động, không bị lôi cuốn vào những đề tài của họ để bị họ khai thác hoặc dẫn dắt sang một lĩnh vực khác. Chúng ta có thể nói với họ như sau: Tôi rất hân hạnh được các anh, anh, chị mời uống cà phê hôm nay. Tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ có một buổi nói chuyện trên tinh thần dân chủ và tôn trong pháp luật, tôn trọng lẫn nhau, vì mục tiêu dân chủ và tiến bộ… Họ có thể bắt tay, tươi cười và đồng ý.   Trong quá trình tiếp xúc họ sẽ hỏi chúng ta những câu như: Anh, em học hành ở trường có tốt không? Kết quả học tập thế nào? Hay mùa màng ra sao? Hoặc công việc của anh, chi, em có ổn định không?… Những câu hỏi này chúng ta sẽ tùy ý trả lời, vì không có gì đặc biệt, tuy nhiên không cần thiết phải nói nhiều mà chỉ cần nói “tốt” “không tốt” hoặc “bình thường” thế là xong. Bới đây chỉ là câu hỏi xã giao nhưng công an vẫn có thể bắt đầu từ những câu trả lời của chúng ta để tiến hành khai thác. Nếu chúng ta trả lời ngắn gọn là bình thường thì họ sẽ chuyển sang những câu hỏi khác. Đại loại họ sẽ hỏi về các mối quan hệ, về suy nghĩ về bất cứ thứ gì mà họ quan tâm và muốn khai thác. Câu trả lời của chúng ta sẽ là chìa khóa cho họ tiến vào những câu hỏi khác. Vì vậy chúng ta cần cẩn thận ở khâu này. Chúng ta có thể trả lời không biết hay chúng ta sẽ đặt lại câu hỏi cho họ rằng: “Các anh” hay “anh, chị” hỏi về vấn đề này để làm gì? Tôi không biết có nhất thiết phải trả lời không? Bởi đây là quyền riêng tư của tôi, tôi có quyền giữ bí mật.   Khi chúng ta trả lời như vậy, họ sẽ thay đổi cách khai thác và có thể sẽ nói: Tùy anh chị thôi! Anh chị có nói hay không thì chúng tôi cũng đã biết rất rõ một số thông tin về anh, chị… Lúc này có thể họ sẽ đưa ra một số dẫn chứng về mối quan hệ hay sinh hoạt của chúng ta để uy hiếp thăm dò và chứng minh rằng họ đã biết hết về chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Không có gì đáng ngại. Chúng ta có thể hỏi lại họ. Theo những gì anh đã biết về tôi, vậy tôi xin hỏi anh rằng: Những mối quan hệ hay những việc tôi làm mà “các anh” hay “anh, chị” đã biết thì tôi có vi phạm phát luật không? Nếu có xin các anh, các chị trích cho tôi biết tôi đã vi phạm điều nào? Nếu không thì đề nghị “các anh” hay “anh, chị” không nên xâm phạm vào đời tư của tôi. Sau cách trả lời đó của chúng ta họ sẽ thấy không khai thác thêm gì được nên sẽ kết thúc buổi nói chuyện “uống cà phê” và có thể hẹn gặp chúng ta vào dịp khác. Sau đó họ sẽ tiến hành một số hoạt động như: Tấn công vào người thân hay bạn bè, trường lớp hay đồng nghiệp hoặc hàng xóm của chúng ta để tạo lên làn sóng dư luận nhằm khiến cho chúng ta bị khủng hoảng tinh thần do những mối quan hệ bị xáo trộn. Sau khi bị “thất bại” trong buổi uống cà phê, không khai thác được gì, với thủ đoạn tuyền truyền, kích động, chia rẽ, Công an sẽ tìm ra được những đối tượng trong các mối quan hệ của chúng ta đứng về phía họ. Công an sẽ sử dụng những đối tượng này làm công cụ gây ra những mâu thuẩn với chúng ta hoặc làm cho mối quan hệ của chúng ta với những người kia trở nên căng thẳng. Họ có thể xúi giục những đối tượng trên để kích động họ làm đơn tố cáo chúng ta, hoặc họ sẽ vào fb, email hay bloog của chúng ta hoặc lên mạng lấy một vài hình anh hay bài viết nào đó của chúng ta để lấy cớ “ Mời” chúng ta tới cơ quan công an “làm việc” . Trường hợp này dứt điểm sẽ phải xãy ra, không ai tránh khỏi. Tuy nhiên sau khi bị mời đi uống cà phê, chúng ta đã biết mình đang trong tầm ngắm của Công an nên chúng ta cần phải chuẩn bị sẳn sàng để đối phó với một số tình huống xấu có thể xãy ra: 1. Tìm kiếm đồng minh thông qua các mối quan hệ trong gia đình bạn bè. Chúng ta biết chắc rằng những người nằm trong mối quan hệ của chúng ta chính là đối tượng sẽ bị công an lợi dụng làm “phương tiện” để tấn công chúng ta hữu hiệu nhất vì vậy chúng ta phải nhanh chóng vô hiệu hóa khả năng này của công an bằng cách.” Tấn công trước” Chúng ta có thể chọn lựa trong mối quan hệ của mình có ai là người gần gủi, quan trong nhất đối với mình. Chia sẽ tâm tư của mình, giải thích cho họ biết những suy nghĩ của mình, khơi dậy lòng yêu nước và tình thần trách nhiệm của công dân đối với đất nước… Giải thích cho họ về quyền và nghĩa vụ của công dân, dẫn chứng cho họ thấy những bất công trong xã hội và những hiểm họa xâm lăng của giặc Tàu…Có thể họ sẽ ủng hộ chúng ta hoặc khuyên chúng ta dừng lại vì sợ hãi và lo lắng cho chúng ta (tùy vào từng người) Tuy nhiên qua đó chúng ta có thể chọn lựa nên nói sao với họ. Nếu họ sẵn sàng ủng hộ chúng ta thì chúng ta đã thành công, nếu họ khuyên chúng ta dừng lại vì lo lắng cho sự an toàn của chúng ta thì chúng ta cần khẳng định cho họ biết lập trường của chúng ta là không thay đổi. Trong trường hợp này chúng ta có thể nói cho họ biết rằng, nếu họ còn thương yêu và quan tâm lo lắng cho chúng ta thì tốt nhất nếu chưa thể đứng về phía chúng ta thì chí ít họ cũng đừng bao giờ tiếp tay cho công an mà vô tình làm hại chúng ta. Chỉ cần báo họ trả lời với công an một câu duy nhất là “ Không biết gì”, con tôi, anh em, bạn tôi, đã đủ tuổi trưởng thành nên nó có quyền của nó tôi không thể can thiêp. Nếu các cơ quan chức năng chứng minh người đó có tội thì cứ xử lý, còn nếu nó không có tội gì thì đừng nên làm đảo lộn cuộc sống của nó (tức chúng ta). Khi người thân của chúng ta sẵn sàn như vậy thì chúng ta đã thành công trong bước thứ nhất là tìm kiếm đồng minh và vô hiệu hóa thủ đoạn kích động chia rẽ để bảo vệ chính mình và người thân. 2. “Đóng băng” thông tin bằng cách phủ nhận tất cả. Chúng ta biết chắc một điều rằng ở Viết nam khi mà công an đã đánh giấy ‘mời” ai đó đi “ Làm việc” với họ thì trước sau gì chúng ta cũng phải tới, tuy nhiên chúng ta có thể từ chối tiếp nhận giấy “mời” khi họ không ghi rõ nội dung “ làm việc” thương thì họ hay ghi là “Làm việc về nội dung có liên quan”. Loại giấy mời này chúng ta có thể chụp lại hình ảnh làm bằng chứng, sau đó viết vào mắt bên rằng chúng ta đã nhận giấy mời nhưng sẽ không tới vì không biết rõ nội dung “làm việc” là gì. Chúng ta yêu cầu họ viết lại giấy mời ghi cụ thể là “ làm việc” về nội dung gì? Khi đó có thể họ sẽ phải ghi cho chúng ta một giấy mời khác như yêu cần hoặc là họ sẽ để tới hẹn mà chúng ta không tới thì sau đó họ đánh giấy triệu tập. Nếu triệu tập chúng ta không tời thì họ sẽ cho người về áp giải tới. Bởi vậy chúng ta không thể tránh né mà chỉ nên chỉ ra cho họ những điểm sai trong thủ tục giấy tờ thôi, không cần gây căng thẳng lắm. Khi tới cơ quan công an làm việc họ sẽ đưa ra một vài “bằng chứng" như hình anh trên fb, hay bài viết trên mạng ra để uy hiếp chúng ta và bắt đầu khai thác. Trong hoàn cảnh này chúng ta nên phủ nhận tất cả và bắt đẩu hỏi lại họ như sau: Hình ảnh, hay bài viết này các  anh lấy ở đâu ra? Họ có thể nói rằng lấy trên fb , trong email hay trong blog của chúng ta. Trong trường hợp này chúng ta lại hỏi họ tiếp: Sao anh khẳng định nick fb, email… đó là của tôi? Họ sẽ nói. Chúng tôi thấy tên anh, hình ảnh anh hay những thông tin cá nhân của anh được đăng tải trên đó. Hoặc những bài viết có tên anh là tác giả hay  anh đã trả lời phỏng vấn… Chúng ta có thể hỏi họ. Sao các anh có thể nghĩ đơn giản thế? Có lẽ nào khi một ai đó lấy tên của một vị Nguyên thủ quốc gia để làm nick fb, hay đưa một vài hình anh của các vị ấy vào tường của họ thì các anh cũng “mời” hay triệu tập họ tới để điều tra hay sao? Họ sẽ nói: Bới chúng tôi đã biết anh và thấy anh gần đây có tham gia một số hoạt động không bình thường như.Tham gia biểu tình, kích động quần chúng… nên chúng tôi xác đinh đây là fb …của anh. Chúng ta có thể khẳng đình tôi không biết nick đó của ai nên không biết gì về nội dung trong đó. Họ có thể nói: Trong này có rất nhiều hình ảnh của anh tham gia hoạt động này nọ… Chúng ta có thể nó với họ tôi không biết các anh lấy đâu ra hình anh đó, vì bây giờ kỷ thuất tạo ảnh giả quá nhiều….Chúng ta có thể nói lại họ: Nếu các anh cứ khẳng định đây là nick của tôi vậy sao khi lấy những hình ảnh này từ trên đó xuống các anh lại không hỏi ý kiến tôi?  Như vậy chính các anh đã vi phạm về quyền sở hiểu cá nhân của chủ nhân fb… đó rồi, hoặc cách anh đã vi phạm quyền bí mật thư tín của chủ nhân email hay blog mà các anh vừa xâm nhập để lấy nội dung, hình ảnh… Trong trường hợp này họ sẽ quay sang hướng khác bằng cách nói khích chúng ta rằng: Sao anh hèn thế? Dám làm mà không dám nhận. Hãy trả lời: Thưa các anh, tôi không hèn đâu nhưng tôi không có bổn phận phải thừa nhân vì tôi không biết cái này các anh lấy ở đâu ra. Nếu các anh khẳng định là của tôi thì các anh phải có bổn phận chứng minh cho tôi thấy tâm phục khẩu phục, nếu không mong các anh đừng mang nó ra để cáo buộc vu không và uy hiếp tôi. Khi bị chúng ta khước từ thẳng thừng như vậy có thể họ sẽ đập bàn đập ghế chửi rủa hoặc văng tục hay dọa đánh chúng ta. Hãy bình tĩnh nhé! Khi Công an đã phải dùng hành động như vậy chứng tỏ họ đang trong thế bí. Chúng ta có thể nhắc nhở họ: Anh hãy bình tĩnh lại, hôm nay các anh mời tôi để làm việc thì các anh phải tôn trọng tôi chứ!  Sao các anh có thể hành xử với tôi như vậy ? Mất cả phong cách người công an, các anh quên lời Hồ chủ tịch dạy các anh rồi sao? Tôi là nhân dân nên các anh cần phải tôn trọng lễ phép chứ. Có thể lúc này những người trực tiếp làm việc với chúng ta sẽ phải đi ra ngoài gọi điện thoại để xin sự chỉ đạo của cấp trên. Sau khi xin ý kiên cấp trên rồi họ lại vào và rất có thể sẽ xuống giọng dùng chiêu dụ dổ, dùng văn để giải thích nhưng lồng vào đó giọng điệu uy hiếp như là: Nếu chúng ta không hợp tác thì người bị thiệt thòi là chúng ta. Họ sẽ đưa ra những gì quan trong nhất của chúng ta để “trao đổi”. Ví dụ như công việc làm ăn, học tập hay chế độ chính sách gì gì đó và nói nếu chúng ta hợp tác họ sẽ tạo điều kiện giúp đỡ. Nếu không thì chúng ta sẽ bị họ gây sức ép trên những lĩnh vực này… Trong trường hợp này hãy nhớ tới câu nói nổi tiếng của cố Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu “Đừng nghe những gì CS nói, hãy nhìn những gì CS làm.” Và lời khuyên của Lm Nguyễn Văn Lý “Đừng sợ những gì CS làm, hãy làm những gì CS sợ”. Cứ áp dụng phương pháp “Đóng băng” này chúng ta sẽ rất an toàn mà cũng không ảnh hưởng gì tới các anh em khác. Chỉ có một lời khuyên duy nhất cho anh em khi chon lựa phương pháp này là trước sau như một. Không để họ đục đựơc một lỗ thủng nào của “tảng băng”. Bởi vậy chúng ta phải thật bình tĩnh nhẹ nhàng không sợ hãi và không tỏ thái độ trịch thượng hống hách hay chửi rủa họ. Khi chúng ta có biểu hiện ngược lại một trong những điều nói trên là chúng ta đang để lộ điểm yếu cho đối phương “phá băng”. Xin nhắc lại là không ký vào bất cứ một giấy tờ gì vì có thể nó sẽ là cơ sở để buộc tội chúng ta. Trong trường hợp này họ không thể giữ chúng ta quá một ngày. Thường thì hết buổi họ sẽ cho chúng ta về. Chúc anh chị em mới tham gia đấu tranh có được vài kinh nghiệm cho bản thân trong những ngày tới. Chúng ta phải tin tưởng rằng chúng ta sẽ chiến thắng vì Lẽ phải thuộc về chúng ta. Mục sư Nguyễn Trung Tôn
......

Bản Lên Tiếng: Về việc bà Bùi Minh Hằng bị giam giữ

VIỆT NAM CANH TÂN CÁCH MẠNG ĐẢNG   Bản Lên Tiếng Về việc bà Bùi Minh Hằng bị giam giữ   Suốt từ ngày 11/2/2014, bà Bùi Minh Hằng đã bị công an tỉnh Đồng Tháp bắt giam cùng với ông Nguyễn Văn Minh và bà Nguyễn Thị Thúy Quỳnh với lý do "cản trở giao thông". Vào ngày nêu trên, 3 vị này cùng với một số đạo hữu Phật Giáo Hòa Hảo đến ủng hộ tinh thần Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển đang bị công an Đồng Tháp bạo hành. Trên đường đi, công an và côn đồ bất ngờ dùng gậy gộc xông vào đánh đập cả đoàn và bắt giam một số người mà họ đã cố kiếm cớ giam giữ từ lâu. Vì vậy, đây là hành vi có chủ ý theo lệnh từ trung ương. Việc giam giữ hoàn toàn phi lý và phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải những lời dối trá của Ngoại trưởng và phái đoàn CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của thế giới. Bà Bùi Minh Hằng là một nhà hoạt động xã hội trong nhiều năm qua để đòi công lý cho chính mình và nhiều bà con dân oan khác. Bà cũng là người thường xuyên đến tận nơi chia sẻ các khổ nạn và hỗ trợ gia đình các tù nhân lương tâm từ Bắc chí Nam. Bà còn là một blogger tích cực lên tiếng về các vấn nạn đang bao trùm xã hội Việt Nam. Nhưng trên hết, bà Bùi Minh Hằng là một người yêu nước thiết tha. Bà có mặt trong hầu hết các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể các trò bạo hành của công an Hà Nội và Sài Gòn. Để đối phó với tấm lòng yêu nước đó, giới lãnh đạo CSVN đã quyết định bắt giam bà 6 tháng trời tại "trại phục hồi nhân phẩm" Thanh Hà năm 2012, và chỉ thị cho công an địa phương giở nhiều trò hèn kém quanh nơi bà cư trú tại Vũng Tàu. Nhưng tất cả những thủ đoạn đó vẫn không bịt miệng được Nhà yêu nước Bùi Minh Hằng. Trước sự kiện này, anh chị em đảng viên Đảng Việt Tân nguyện hết lòng: ·                     Chung vai cùng các nỗ lực vận động chính giới và công luận quốc tế đặt vấn đề nhân quyền nói chung và trường hợp của bà Bùi Minh Hằng nói riêng với giới lãnh đạo CSVN trong các cuộc hội đàm và diễn đàn quốc tế trong những ngày trước mặt. ·                     Nối tiếp các nỗ lực và ước nguyện của các nhà dân chủ đáng kính phục đang bị bạo quyền giam giữ. Ngày 9 tháng 3 năm 2014 Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 (202) 470-0845 - www.viettan.org, vnctcmd.blogspot.com Ðối Ðầu Bất Bạo Ðộng để tháo gỡ độc tài - Xây Dựng Xã Hội Dân Sự để đặt nền dân chủ - Vận Ðộng Toàn Dân để canh tân đất nước  
......

Nước Nga và cuộc khủng hoảng tại Ukraina

Gửi các bạn của tôi! Thực sự thì tôi không có ý định viết bài này, nhưng sau khi đọc những thông tin từ Việt Nam tôi quyết định phải viết, viết để ít nhất là những người bạn của tôi, những người đã có một thời gắn bó với nước Nga có một cái nhìn khác với cái nhìn của truyền thông Nga đưa lại. 1.Nước Nga và Putin trong mắt tôi.   Putin có lượng cử tri ủng hộ trong nước rất lớn. Ở Việt Nam cũng vậy, rất nhiều người cho Putin là nhà lãnh đạo toàn tài, người phục hưng nước Đại Nga trên thế giới. Đối với tôi Putin sinh ra gặp thời. Thời kỳ của Putin là thời kỳ giá dầu và giá gas cao kỷ lục. Ngân sách của nước Nga được xây dựng trên 80% là dựa vào nguồn thu từ bán dầu và gas. Chỉ cần giá dầu tụt xuống dưới 100$/ thùng thì ngân sách Nga đã có vấn đề. Dựa vào nguồn thu này Nga có thể chi rất nhiều tiền vào quân đội và trả lương cho các công chức nhà nước (cũng nói thêm rằng bộ máy hành chính vô cùng cồng kềnh, quan liêu, tham nhũng, phần lớn là những nguời làm việc không hiệu quả kiểu "uống nước chè"  nhưng Putin không cải cách để tạo ra tầng lớp ủng hộ mình). Lượng cử tri  ủng hộ Putin lớn chính vì vậy. Nếu giá dầu như năm 1998(giá dầu vào  năm 1998 đã xuống 11$/thùng) thì vị thế của Putin cũng không khác mấy với Elsin đâu. Hình ảnh Putin lúc đó sẽ giống như độc tài Lukasenko của Bạch Nga. Không có gì mạnh mẽ bằng vị thế của những kẻ gặp thời. Những kẻ gặp thời thường hay phát biểu kiểu đao to búa lớn. Xưa kia, thời Xô Viết sau khi Liên Xô có vũ khí hạt nhân, Tổng Bí Thư đảng cộng sản Liên Xô giữa cuộc họp Liên Hiệp Quốc đã rút giầy ra để gõ lên bàn. Có thể ở đâu đó người ta khâm phục hành động của ông ta, còn thế giới văn minh người ta cho đó là hành động không xứng đáng. Thái độ của thế giới văn minh truớc những phát biểu của Putin cũng như vậy thôi. Thiên thời  không thể ủng hộ Putin mãi nếu ông ta làm những việc trái với ĐẠO NGƯỜI. Từ khi Putin lên nắm quyền,ông ta đã tìm mọi cách để đưa tất cả hệ thống truyền thông Nga vào tay mình. Mọi thủ đoạn đã được dùng đến (bắt bớ, doạ nạt để đuổi các chủ sở hữu những kênh truyền hình ra nước ngoài, mua chuộc, đe dọa các nhà báo...). Kết quả là gần như 100 % phương tiện thông tin đại chúng (có lẽ trừ kênh Dozd) nằm trong sự kiểm soát của Putin. Ở một đất nước mà internet còn chưa thông dụng như ở Nga thì điều đó có nghĩa là Putin hầu như đã nắm được tư tưởng của người Nga. Khoảng 80 % thông tin liên quan đến chính trị trên phương tiện thông tin đại chúng của Nga là không đúng, có lợi cho chính quyền. Phương tiện thông tin này biến Putin thành 1 siêu nhân: Putin lái tầu ngầm, Putin cởi trần thuần hoá hổ, Putin lái máy bay tiêm kích, Putin lặn xuống hồ Baical...Các bạn có thấy giống những thông tin trước đây của truyền thông Irak về độc tài Sadam mỗi đầu năm bơi qua sông trong nước lạnh không? Có liên tưởng nào đến chuyện khi nhà lãnh đạo Triều Tiên chết làm chim cũng khóc và núi thì lở không?   Trong quan niệm của tôi chỉ những chế độ độc tài mới cần những lãnh tụ siêu nhân. Trong một nhà nước hiện đại, các nguyên thủ Quốc gia họ phải như những CEO của các công ty văn minh: dân bầu lên làm việc,làm đúng trách nhiệm, đúng pháp luật, hưởng đúng như hợp đồng, và không làm tốt thì từ chức. Họ làm việc cần mẫn, không ồn ào,không khoa trương nhưng hiệu quả và quan trọng là vì dân tộc, đất nước. Dân Nga có cần 1 Tổng thống thuần hoá hổ, giỏi võ...khi đại bộ phận dân chúng sống nghèo khổ, đất nước lạc hậu còn ông ta là người giàu nhất thế giới với tài sản 120 tỷ $ và đeo những đồng hồ giá 500000 $ khi lương chính thức là hơn 100000$/năm không? Nước Nga bây giờ tư tưởng bị bóp nghẹt. Đúng, có thể dân Nga sống không tồi về vật chất do những nguồn lợi do bán tài nguyên. Nhưng ở thế kỷ này cuộc sống đâu chỉ có cơm ăn, áo mặc, nghỉ ngơi...Cuộc đời còn những giá trị con người, quyền tự do tư tưởng mà nước Nga không có cho những công dân của mình. Con đường của nước Nga phải là cải cách kinh tế, phát triển những ngành khác để không phụ thuộc vào bán tài nguyên, phải thay đổi hoàn toàn hệ tư tưởng và những quan niệm trước đây. Rất nhiều người Nga (trong đó có cả Putin) vẫn có sự nuối tiếc với một đất nước rộng lớn như Liên Xô ngày xưa. Họ không thể sống được với ý nghĩ một Đại Nga không còn, chỉ có nước Nga lạc hậu về công nghệ, tư duy....vì vậy đôi khi họ muốn chứng tỏ sự vĩ đại của nước Nga bằng việc tổ chức 1 Olimpic đắt đỏ nhất trong lịch sử (chi hết 51 tỷ $ trong khi đó Olimpic Vancouver lần trước chỉ hết có 8 tỷ $. Các chuyên gia tính rằng những công trình đó xây nên sẽ khó khai thác sau này, và sẽ cần 7 tỷ $ để bảo dưỡng trong 3 năm tới). Những người dân bình thường đâu biết 35 % số tiền 51 tỷ$ đó đã bị các quan chức ăn cắp. Họ muốn chứng tỏ sự vĩ đại của nước Nga bằng việc xâm lược 2 vùng đất (Abkhazia và Nam Osetia) của Gruzia (1 nước anh em thuộc Liên Xô cũ), đưa quân vào 1 nước anh em như Ukraine hay bảo vệ chế độ độc tài cha truyền con nối của Sirya, mặc dù chế độ này đã dùng vũ khí hoá học giết hàng nghìn người trong đó có cả trẻ em. Muốn trở thành một nước lớn anh phải sử xự như MỘT CƯỜNG QUỐC chứ không phải như một kẻ cướp dùng vũ lực. Bản thân anh phải là nước mạnh về kinh tế, công nghệ, tư tưởng , cấu trúc, con người...Lúc đó tự khắc các nước sẽ tự coi anh là thủ lĩnh. Chúng ta coi Mỹ là cường quốc không phải bởi chỉ vì Mỹ có tầu sân bay...mà bởi cơ cấu chính trị, tư tưởng, bởi công nghệ, bởi những Bill Gates hay Warent Buffett , Steve Jobs... bởi Facebook và Google..., có thể bởi Coca-Cola , McDonald's  hay quần bò...Cách hành xử như Nga cũng giống  Trung quốc thôi và theo tôi họ sẽ mãi mãi không là cường quốc thực sự. Nước Nga rộng lớn mênh mông, con người cũng rất khác nhau. Nước Nga có một tầng lớp nhỏ là trí thức có kiến thức sâu rộng, hiểu biết siêu phàm...Chính từ đây sinh ra những nhà văn, nhà thơ, nhà khoa học vĩ đại. Nhưng cũng rất nhiều người trong dân chúng Nga hiểu biết kém, ý thức chính trị lệch lạc, có những giá trị tinh thần không cao nhưng lại mang tư tuởng nuớc lớn. Nếu đọc kỹ những tác phẩm nghệ thuật của Nga chúng ta thấy rõ điều này, nhiều tác giả  như bị ngập vào cái vũng bùn tăm tối của xã hội Nga, họ rất muốn tìm một giải pháp, 1 con đường ra. Không phải bỗng dưng 1 nhà văn vĩ đại của nước Nga đã nói: Nước Nga nổi tiếng bởi hai thứ: những thằng ngu và những con đường! Và vì vậy không có gì lạ là uy tín của Putin cao nhất sau khi đánh Gruia và  khi đưa quân vào Ukraine mới đây. Hoàng đế của Nga không phải là Hoàng đế mà là Sa Hoàng. Mỗi dân tộc có lẽ xứng đáng với người thủ lĩnh của mình. Tôi thì nghĩ rằng Putin muốn đi vào lịch sử. Khi mọi thứ đã đủ rồi ông ta muốn lưu danh muôn thủa. Lịch sử Nga thường nhớ đến Ivan hung bạo, Piot đệ nhất, Ekaterina 2, Stalin...Có lẽ tổ chức Olimpic đắt giá nhất trong lịch sử cũng vì điều đó, có lẽ xâm lược Ucraine cũng vì điều đó. Trong suy nghĩ của Putin, sẽ tuyệt vời làm sao khi sách lịch sử Nga sau này viết rằng: Putin là Tổng thống đã trả lại Crime cho Đại Nga! Nhưng điều này cũng thật thảm hại chăng? Thế giới (nhất là những người hiểu biết) yêu và kính trọng nước Nga không phải vì Ivan hung bạo hay Stalin...mà vì Leo Tolstoi và Puskin, Esenhin, Blok, Dostoevski, Mendeleep,...   2. Xâm lược Ukraine Cuộc xâm lược Ukraine là một chiến dịch được chuẩn bị chu đáo nhiều năm nay. Từ khi cuộc biểu tình hoà bình ở Kiev bắt đầu diễn ra truyền thông Nga tiến hành một chiến dịch tuyên truyền nhằm bóp méo mọi thứ (80 % thông tin sai sự thực trắng trợn). Các vùng miền Đông và miền nam Ukraine người ta thường xem các kênh truyền hình bằng tiếng Nga nên thông tin cũng sai lệch. Nga muốn dùng những nguời dân Ukraina ở miền Đông và miền Nam để chống lại chính những nguời đồng bào mình. Truyền thông Nga gọi những người biểu tình ở Kiev là những kẻ khủng bố, những kẻ quá khích cực hữu, những kẻ phát xít. Tôi đã đến Maidan (nơi nguời biểu tình tập trung) rất nhiều lần và vô cùng khâm phục sự tổ chức và ý thức chính trị của họ. Họ là những sinh viên, cựu binh, những doanh nhân, hoạ sĩ...đến từ khắp mọi miền của Ukraine (phần nhiều hơn là miền Tây). Đây là bác sĩ nổi Olga Bogomoles, cháu của bác sĩ Aleksandr Bogomoles (nguyên phó chủ tịch viện hàn lâm khoa học Liên Xô), bà phụ trách trạm y tế ở Maidan. Đây là những cô sinh viên đến từ miền Tây. Đây là một người bà hơn 50 tuổi làm y tá, trên áo có ghi số điện thoại của người thân để nhờ thông báo nếu bà hy sinh, 2 bố con ông viện sĩ Hàn Lâm Ukraine Kuzneshov đến từ Kiev, Những cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở Afganistan...Không phải chỉ vì chính quyền không ký hiệp ước với châu Âu mà họ họ phản đối. Họ đứng dậy đấu tranh vì một cuộc sống và tương lai tươi sáng hơn, khi không có tham nhũng trắng trợn ở mọi tầng lớp quan chức, khi quan toà hay công an không bị mua bán, khi chính quyền không coi nhân dân như cỏ rác, một xã hội mà phẩm giá con người được tôn trọng, những giá trị tinh thần cao cả được đánh giá, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, thế hệ trẻ được đánh giá theo tài năng thực sự của mình chứ không phải vì con ông cháu cha. Maidan tổ chức như 1 công xã, có bếp ăn, toilet, chỗ tắm gội...cho hàng trăm nghìn người, wifi miễn phí...Họ biểu tình như vậy tháng trời mùa đông, có lúc nhiệt độ ban đêm - 25, -26 độ C. Hàng đêm, cứ vào lúc nửa đêm họ đồng thanh hát Quốc ca Ukraine, mỗi chủ nhật họ tập trung "Đại hội nhân dân" có lúc lên đến hàng triệu người, và cái cảnh trong bóng đêm tất cả mọi người đều bật đèn điện thoại và hát Quốc ca thật bi tráng. Qua rồi cái thời kỳ người ta làm cách mạng vì miếng cơm, manh áo. Có lẽ bây giờ là thời kỳ những cuộc cách mạng vì phẩm giá con người. Có rất nhiều ý kiến cho rằng đằng sau Maidan là các thế lực nuớc ngoài. Điều đó cũng có thể, ở vị trí như Ukraine đôi khi phải lựa chọn: thế lực nuớc ngoài văn minh tiên tiến hay nuớc Nga lạc hậu và chuyên chế.   Có biết bao những cảnh cảm động trong 3 tháng đó: những người cựu binh tóc bạc nói với các cô gái" các con lui xuống đi, việc của các con là sinh con, để việc đánh nhau này cho các chú!", một người phụ nữ Kiev lấy thân mình che cho 1 bà già ở Donhesk, bị lựu đạn nổ mất cả mảng lưng, những người bảo vệ Maidan cầm mộc bằng gỗ xông lên, 1 người bị lính bắn tỉa bắn gục, 3 người cầm mộc che để cấp cứu, còn người khác vẫn xông lên, ông cha đạo cầm thánh giá đứng giữa hai làn đạn...khi cảnh sát tấn công, tiếng chuông báo động nhà thờ vang lên lúc 4h sáng y như hồi trung cổ, và dân chúng người đi xe, người chạy bộ...vài tiếng sau đã tập trung mấy chục nghìn người...Và đến hôm nay 100 người đã hy sinh. Người ta gọi họ là 100 chiến binh thần thánh. Trên con phố trung tâm ở mỗi gốc cây có ảnh của họ. Họ là những người rất bình thường: một sinh viên 17 tuổi đến từ Ternopol, một hoạ sĩ nổi tiếng, một nhà báo, một công nhân bình thuờng. Máu đổ bao giờ cũng là điều đáng sợ, nhưng NHỮNG NGƯỜI ANH HÙNG không bao giờ chết, bởi vì rất đơn giản họ đã đoàn kết được dân tộc, dân tộc Ukraine như đuợc tái sinh (các bạn xem video cảnh người ta tiễn đưa những anh hùng về với đất mẹ Ukraine dưới đây). Con phố này hôm nay ngày nào cũng có hàng đoàn người đi viếng những người anh hùng, cả phố ngập trong hoa. Giữa mùa đông, hoa đắt đỏ như vậy, những người dân bình thường giành những đồng tiền cuối cùng của mình mua hoa đi viếng họ. Hôm qua chế độ của Yanukovich còn vững chắc đến mức tưởng không thể sụp đổ, mọi thứ đã sụp đổ trong một ngày nhờ sự dũng cảm và ý thức người dân Ukraine. Dân tộc Ukraine  chứng tỏ họ là một DÂN TỘC đáng được kính trọng. Mọi thứ bắt đầu xây mới. Cuộc sống phía trước còn vô vàn khó khăn, nhưng có một điều rõ ràng rằng với 1 dân tộc như vậy các chính trị gia cũng phải thay đổi.   Đúng lúc con đường Tự Do và Dân Chủ hình thành thì xuất hiện Putin cùng quân đội của mình. Aleksandr 3 (một Sa hoàng của đế quốc Nga) đã từng nói "đồng minh của chúng ta chỉ là quân đội và hạm đội", Putin thật xứng đáng là hậu duệ của các vị Sa Hoàng hiếu chiến. Nga không làm bạn với ai cả mà chỉ muốn dùng vũ lực. Truyền thông Nga đưa tin rằng khắp nơi trên Ukraine, đặc biệt là Kiev đầy bọn phát xít, khắp nơi là bạo lực, trấn lột, vi phạm quyền của những người nói tiếng Nga. Tôi tự hỏi rằng  những người tham gia vào hệ thống truyền thông Nga, chả lẽ họ cam tâm bán linh hồn cho quỷ dữ chăng? (Thực sự thì họ cũng khó vì một số nhà báo Nga đã bị khởi tố vì dám nói sự thật về Ukraine). Chính truyền thông "bán mình" của Nga đã làm cho dân Nga và những vùng miền Đông và miền Nam Ukraina tin vào những điều bịa đặt để chính quyền Putin có thể đạt được mục đích của mình tại Ukraine.   12000 quân đặc biệt tinh nhuệ của Nga đổ bộ vào Crime với lý do bảo vệ người nói tiếng Nga, bao vây các sân bay, doanh trại quân đội, các vị trí trọng yếu, với yêu cầu quân đội Ukraine phải đầu hàng và giao nộp vũ khí (trên mảnh đất của Tổ Quốc mình!). Quân đội Nga bao vây quốc hội để lập nên Quốc Hội và Chính Phủ mới do người của Nga lãnh đạo. Không có gì lạ khi Quốc hội này quyết định sáp nhập lãnh thổ vào Nga và quyết định trưng cầu dân ý về việc này. 12000 quân lính Nga mặc quân phục Nga không có các ký hiệu, nhưng dùng vũ khí tối tân của Nga, đi xe biển số Nga..., các quân nhân không ngại trả lời phỏng vấn nói mình từ Nga tới và tung ảnh lên các mạng xã hội. Trong khi đó truyền thông Nga và Putin khi trả lời phỏng vấn gọi họ (12000 lính Nga) là những đội "Tự vệ Crime", ông ta còn nói thêm rằng "còn quân phục thì mua trong cửa hàng bán đầy!" (khi giải thích về việc các tự vệ binh này sử dụng quân trang của Nga)  Xin nhắc các bạn là đây là câu trả lời cho thế giới của một nguyên thủ quốc gia một đất nước muốn thế giới coi mình là cường quốc!!!! Nếu lấy lý do bảo vệ dân nói tiếng quốc gia mình để đưa quân vào lãnh thổ nuớc khác thì Trung Quốc có thể chiếm nhiều nước châu Á, Tây ban nha có thể chiếm nửa châu Mỹ, còn nước Anh thì chiếm nửa thế giới luôn. Truyền thông Nga và Việt Nam đưa tin quân đội Ukraine chống đỡ yếu ớt hoặc đã đầu hàng. Không có đơn vị nào đầu hàng cả trừ 1 chuẩn đô đốc thực ra là người của Nga. Binh sĩ Ukraine rất anh hùng. Họ không được quyền nổ súng trên đất mình để phiá Nga không tạo cớ, vì vậy đôi khi họ dùng tay không và những lá cờ để chống lại quân Nga. Khắp nơi trên Ukraine các điểm tòng quân đều xếp hàng dài, những ông già hết tuổi, những chàng thanh niên không đủ điều kiện sức khoẻ nài nỉ để được tòng quân bảo vệ Tổ Quốc. 3. Tương lai Tôi chỉ muốn nói với các bạn 1 điều này thôi: có lẽ chúng ta đang sống ở một thời khắc lịch sử. Thời bây giờ thế giới nhỏ bé lắm, thế giới phải chung tay để dẹp bỏ những điều ác, tránh tình trạng 1 kẻ độc tài, lãnh đạo nước lớn gật đầu một cái làm biết bao gia đình có thể ly tán, bao triệu người đau khổ!   Quân Nga vẫn không rút khỏi Crime, các vùng miền Đông Ukraina cũng đang căng thẳng. Có lẽ Ukraine sẽ mất Crime. Nhưng có lẽ người Ukraine và thế giới cần một cú sốc như thế này để hiểu nước Nga (ít nhất là thời Putin): Người Ukraine sẽ phải chọn con đường của mình là châu Âu, càng tách khỏi Nga càng tốt. Con đường vào châu Âu đã rõ ràng, phải phấn đấu và làm ngay. Nếu trước đây 1 bộ phận dân chúng Ukraine còn không muốn vào NATO thì bây giờ không còn con đường nào khác. Putin luôn muốn thấy Ukraine lục đục nhưng bây giờ Ukraine đoàn kết hơn bao giờ hết. Ukraine sẽ không bao giờ còn làm một nước trung lập.   Trước năm 1994 Ukraine là cường quốc hạt nhân thứ 3 thế giới sau Nga, Mỹ. Năm 1994 đã có Hiệp uớc Budapes được ký, trong đó nói rõ Ukraine từ bỏ vũ khí hạt nhân với điều kiện Nga, Anh, Mỹ sẽ là những nước bảo đảm cho an ninh, chủ quyền lãnh thổ...của Ukraine. Năm 1997 Ukraine còn có hiệp ước không xâm phạm lãnh thổ với Nga.  Nga hôm nay với tư cách là nước bảo đảm lại đem quân chiếm đất của Ukraine. Thời xưa thủ lĩnh của nước Đức Otto Bismark (người thống nhất nước Đức) đã nói rằng: "Bất kỳ thoả thuận nào với người Nga đều không có giá trị bằng tờ giấy mà trên đó ghi thoả thuận". Thật đáng buồn nhưng thế giới phải nhớ đến lời của Bismark khi có việc với nước Nga thời Putin. Nếu thế giới để yên cho Nga xâm chiếm đất Ukraine thì sẽ có sự thay đổi lớn trên toàn thế giới. Bất kỳ một nước lớn nào cũng cho mình quyền được vi phạm các hiệp định quốc tế mà thế giới đã bỏ bao năm nay để đạt được. Những năm 30 của thế kỷ trước, Hitle lấy cớ bảo vệ người nói tiếng Đức đã đem quân xâm chiếm Áo và Tiệp Khắc. Cộng đồng thế giới đã nhắm mắt làm ngơ. Những gì xảy ra sau đó ai cũng biết. Thế giới hôm nay với vũ khí hạt nhân nếu xảy ra chiến tranh có thể là một thảm hoạ khủng khiếp. Sự việc này nếu không giải quyết thỏa đáng các nước trên thế giới sẽ thấy rằng: con đường duy nhất để tự bảo vệ mình là phải có vũ khí hạt nhân. Thế giới cứ thử đi thuyết phục Iran, Triều Tiên...từ bỏ con đường chế tạo vũ khí hạt nhân đi. Thế giới sẽ đứng trước một cuộc chạy đua hạt nhân mới, đáng sợ hơn là có cả những nước Hồi giáo tham gia. Nuớc Nga muốn gửi thông điệp gì cho các nước trên thế giới, đặc biệt vùng Liên Xô cũ? -Nếu anh muốn hướng tới xã hội dân chủ thì anh hãy nhìn gương Gruzia và Ukraine! Các bạn của tôi, những người đã gắn bó với tiếng Nga, văn hoá Nga, tôi rất hiểu các bạn. Các bạn coi nước Nga thân thuộc như bạn bè, và điều đương nhiên các bạn có cảm tình với những gì liên quan đến nước Nga, trong đó có Putin. Rất nhiều tầng lớp trí thức Nga đang phản đối chiến tranh với Ukraine. Chúng ta biết nước Nga thời chúng ta rất trẻ, sau khi chúng ta sống ở Việt Nam thời rất khó khăn, tình cảm như mối tình đầu. Nhưng khi các bạn đã đi khắp nơi trên thế giới thì hãy đến Nga sống một thời gian thôi, các bạn sẽ thấy đầy  thất vọng. Tôi thì tôi yêu nước Nga của Puskin và Tolstoi, của Levitan và Chaikovski,...của những người Nga bình dị với tâm hồn hiếu khách, của những cô gái Nga xinh đẹp...chứ không phải nước Nga của Stalin hay Putin...   Còn một vấn đề nữa: chúng ta là một nước nhỏ nằm ở vị trí nhạy cảm, biết bao cuộc chiến tranh đã trải qua, bao máu đã đổ. Tôi thường nói rằng: nếu máu đổ để cuộc sống tốt hơn thì chúng ta đã ở Thiên Đường từ lâu rồi! Chúng ta muốn xây dựng một cuộc sống để con em chúng ta không bao giờ còn phải nhìn thấy cảnh chiến tranh, chia lìa, máu đổ. Nhưng nếu thế giới này còn cảnh nước to hơn, mạnh hơn có thể dễ dàng xâm chiếm nước khác thì chiến tranh, xung đột là không tránh khỏi. Hôm nay nếu chúng ta thờ ơ để trộm cuớp vào nhà hàng xóm thì ngày mai sẽ đến lượt nhà ta thôi. Cách đây mấy hôm Trung Quốc phát biểu rằng: quyền độc lập, nguyên vẹn lãnh thổ của Ukraine cần được tôn trọng. Hôm qua Trung Quốc đã có những lập trường khác, chả lẽ lại có những trò chơi: anh nợ tôi và ngày mai anh phải ủng hộ tôi chăng? Nếu thế giới để Nga xâm lược Ukraine thì ngày mai có thể thế giới tỉnh dậy với các tin tức như sau: Trung Quốc cho lực lượng gìn giữ hoà bình vào quần đảo Trường Sa, Việt Nam tuyên bố tổng động viên...hoặc Trung Quốc và Philipin giao tranh dữ dội ở biển Đông... Các bạn hãy hiểu vấn đề như nó có, hãy truyền thông điệp cho những người bạn hiểu biết khác. Biết đâu những cố gắng của chúng ta sẽ làm cho những kẻ thích gây chiến phải chùn tay , và thế giới mà chúng ta đang sống khỏi phải trải qua một cuộc chiến hoang tàn nữa.   Trong đuờng link chia sẻ duới đây,các bạn có thể nhìn thấy guơng mặt của những nguời đã hi sinh, trong đó có hai video clip rất cảm động: http://news.bigmir.net/ukraine/795271-Nebesnaja-sotnja-Majdana--v-Kieve-... Nguồn: facebook.com/viet.nguyentrung.39
......

Marsch der Frauen von der Bewegung landloser Bauern am Frauentag in Saigon

Fast 50 Frauen von der Bewegung landloser Bauern der südlichen Region Vietnams führten einen Marsch von der Kathedrale „Notre Dame zum US Konsulat in Saigon am 8.März des internationalen Frauentags durch. Frau Tran Ngoc Anh informierte Radio Free Asia über diese Aktion, wie folgt: "Heute (03.08) gingen wir von der Kathedrale Notre -Dame zum US-Konsulat, weil wir dort drei unserer Forderungen überreichen wollten: Erstens soll die kommunistische Regierung sofort dafür sorgen, dass von Polizisten keine Gewalt mehr gegen protestierende Menschen, insbesondere Frauen ausgeübt wird. Zweitens verlangen wir die Menschenrechtslage in Vietnam zu verbessern, denn seit Jahren behandelt die kommunistische Partei uns wie Tiere. Drittens unterzeichnete Vietnam die internationale Konvention über Menschenrechte und sitzt seit Monaten schon im Menschenrechtsrat der Vereinten Nationen. Dennoch tritt die vietnamesische Regierung die Menschenrechte mit Füssen, weshalb wir  heute zum  US-Konsulat ziehen, um die Hilfe Präsident Obamas zu erbitten. Wir sind von der Sicherheitspolizei   auf der Straße blockiert worden. Sie schlugen und brachten uns zu ihren Wagen und warfen uns dort hinein. Sie inhaftierten uns zwar nicht, aber schickten uns direkt nach Hause, wo wir herkommen, wie Tien Giang, Ben Tre, Kieng Giang, sowie Menschen aus Binh Duong, Dong Nai Brand und ich aus Vung Tau. Manche Frauen wollten nicht in den Wagen einsteigen, deshalb wurden sie von der Polizei mit Gewalt dazu gezwungen – dabei wurden sie verletzt und ihre Kleidung zerrissen. Quelle: Radio Free Asia Übersetzung von Mario Albers
......

Liệu Nga Có Đưa Quân Vào Ukraine ?

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/03/20140309-ctm-...   Lẽ ra cuộc khủng hoảng chính trị tại Cộng Hòa Ukraine đã được kết thúc sau khi Quốc hội Ukraine bỏ phiếu quyết định trả tự do cho bà cựu Thủ tướng Tymoshenko cũng như bỏ phiếu truất phế Tổng thống Yunakovych thân Nga vào ngày 21 tháng 2 năm 2014 sau ba tháng căng thẳng. Nhưng việc này đã làm cho Nga khó chịu vì quốc hội Ukraine chọn đường lối thân Âu Châu, khiến cho Tổng thống Putin đã núp dưới chiêu bài bảo vệ sinh mệnh của kiều dân Nga tại vùng tự trị Crimea, đưa 6 ngàn quân vào chiếm đóng Crimea, làm cho tình hình trở nên phức tạp. Các quốc gia Tây phương và Hoa Kỳ đồng loạt lên án hành động xâm chiếm này và quyết định đình chỉ tư cách thành viên khối G8 của Nga; nhưng phải nói là Tổng thống Putin không những coi thường các trừng phạt mà còn lên tiếng thách đố khối NATO và Hoa Kỳ. Để tìm hiểu lý do vì sao Tổng thống Putin của Liên Bang Nga đã có những thái độ mang tính leo thang chiến tranh khi đưa quân vào chiếm vùng đất Crimea, Thanh Thảo xin mời quý vị theo dõi phần nhận định sau đây của ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân trong chương trình hôm nay. Thanh Thảo : Ông Putin chắc chắn phải biết là khi đưa quân vào Crimea sau khi Ukraine lật đổ tổng thống thân Nga Yunakovych sẽ gặp nhiều phản đối và chỉ trích của thế giới. Vậy theo ông thì nguyên do sâu xa nào khiến cho ông Putin đã đưa vào Crimea? Lý Thái Hùng: Sau nhiều tuần lễ im lặng trước biến cố Ukraine và sau khi đưa 6 ngàn quân vào Crimea, Tổng thống Putin đã có một cuộc họp báo vào ngày 4 tháng 3 vừa qua. Trong cuộc họp báo này, ông Putin đã trình bày một số quan điểm liên quan đến cuộc khủng hoảng Ukraine, tóm lược như sau: 1/Đây là cuộc đảo chánh nhằm lật đổ Tổng thống Yunakovych của nhóm người phát xít, chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bài Do Thái để nhằm gây ra cảnh xung đột quyền lực tại Ukraine. 2/Quốc hội Ukraine truất phế ông Yunakovych là không hợp pháp vì khi quốc hội biểu quyết chỉ có một phần dân biểu của khối đối lập. Việc quốc hội đề cử chủ tịch quốc hội lên làm tổng thống lâm thời cũng bất hợp pháp.  Tổng thống phải do dân bầu lên và như thế thì hiện nay chỉ có ông Yanukovych là hợp pháp. 3/Mặc dù có sự yêu cầu của tổng thống truất phế Yunakovych nhưng ông Putin cho biết là chưa có dự tính đưa quân vào Ukraine. Tuy nhiên ông Putin nói rằng, Ukraine là láng giềng gần gũi nhất, nước cộng hòa anh em của Nga. Ông đưa quân vào Ukraine chỉ nhằm bảo vệ công dân Nga và có sự yêu cầu của nhân dân Ukraine. Việc Nga đưa quân vào Crimea là do yêu cầu của chính quyền vùng tự trị Crimea và để bảo vệ kiều dân Nga. 4/Sự chống đối của Liên Âu và Hoa Kỳ đối với việc Nga đưa quân vào Crimea là không đúng. Ông Putin nói rằng hành động đưa quân vào Iraq của Hoa Kỳ hay vào Libya của khối NATO mới là bất hợp pháp, không có sự phê chuẩn nào của quốc tế. Trong khi Nga đưa quân vào Crimea là do yêu cầu của chính quyền vùng tự trị Crimea và để bảo vệ kiều dân Nga. Vì thế ông Putin bất chấp các hành động tẩy chay của Hoa Kỳ và Liên Âu. Dựa vào các phát biểu nói trên, việc ông Putin chứa chấp tổng thống bị truất phế Yunakovych và nhất là đưa 6 ngàn quân vào chiếm đóng Crimea rõ ràng là vì thể diện của cá nhân ông ta hơn là bảo vệ kiều dân Nga. Ukraine tuy là Cộng hòa độc lập với Liên bang Nga từ năm 1991 sau khi khối Liên Xô tan rã nhưng mối quan hệ giữa Ukraine và Nga rất gắn bó không chỉ trên mặt chính trị, kinh tế, năng lượng mà cả về khoa học kỹ thuật và quốc phòng. Nếu như Ukraine đi gần hơn với Liên Âu và Hoa Kỳ, khối NATO sẽ vói tay đến Ukraine và sẽ đe dọa nền an ninh của Nga. Nói tóm lại, việc Ukraine truất phế tổng thống Yunakovych đã là một cái tát vào mặt ông Putin khi Ukraine khước từ 15 tỷ Mỹ kim giúp đỡ của Nga để đi theo Tây Phương. Ngoài ra Hoa Kỳ và Liên Âu đã thắng trong việc tranh thủ dân Ukraine thoát khỏi vòng kim cô của Nga nên vì thế ông Putin đã chiếm Crimea để vừa giữ thể diện vừa tạo áp lực lên Ukraine và Liên Âu trong tương lai. Thanh Thảo: Liên Âu và Hoa Kỳ chỉ trích Nga rất mạnh cũng như Thủ tướng Ukraine kêu gọi tổng động viên để sẵn sàng chiến đấu chống Nga. Tại sao Crimea lại trở thành điểm nóng vậy thưa ông? Lý Thái Hùng: Trước khi đề cập đến lý do vì sao Crimea trở thành điểm nóng trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine, chúng ta nên tìm hiểu về vùng tự trị Crimea. Crimea vốn là một bán đảo trên bờ Biển Đen của Ukraine, nơi có 2.3 triệu người mà trên 58% là người Nga và nói tiếng Nga. Điều này cũng dễ hiểu vì từ năm 1783 vùng đất này thuộc Nga Hoàng và nằm trong Liên Bang Xô Viết từ thập niên 20. Đến năm 1954, dưới thới Tổng Bí Thư Khrushchev lãnh đạo thì mới sát nhập Crimea nằm trong Cộng hòa Ukraine nên khi Liên Xô bị giải thế vào năm 1990 thì Crimea mới đi theo Ukraine và sau đó trở thành vùng tự trị có quốc hội riêng nhưng chức tổng thống đã bị bải bỏ vào năm 1995, ngay sau khi một nhóm ly khai thân Nga chiếm được chức này nhờ thắng lợi bầu cử. Từ đó, chính quyền Ukraine quyết định việc bổ nhiệm thủ tướng của Crimea thông qua sự cố vấn của quốc hội Crimea. Ngoài yếu tố có hơn 58% dân Nga sống tại Crimea, Nga đang thuê một căn cứ hải quân lớn tại thành phố Sevastopol ở đây để đặt Bộ tư lệnh Hạm đội Biển Đen. Đây có thể coi là bộ chỉ huy tiền phương của Mạc Tư Khoa nhằm ngăn chận các mũi tiến công vào nước Nga của khối NATO. Với vị trí chiến lược như vậy, Nga không thể nào để mất Crimea hay nói một cách khác là Nga không thể nào im lặng đứng nhìn Hạm Đội Biển Đen bị bó tay khi Ukraine đi với Liên Âu và gia nhập khối NATO. Tóm lại, Crimea đã trở thành điểm nóng là vì Nga, Liên Âu và Hoa Kỳ đều muốn đặt ảnh hưởng lên vùng đất Crimea chiến lược này. Thanh Thảo: Qua biến cố Crimea, nhiều người Việt Nam cho rằng đây là một tiền lệ xấu và có thể dẫn đến việc một số quốc gia lớn lấy lý cớ bảo vệ kiều dân để mang quân xâm chiếm như truờng hợp TQ từng đưa quân tấn công VN vào đầu năm 1979 qua chiêu bài bảo vệ 300 ngàn Hoa Kiều tại VN bị lãnh đạo Hà Nội sách nhiễu ngay sau khi chiếm miền Nam. Ông nghĩ sao về điều này? Lý Thái Hùng: Lấy lý do bảo vệ kiều dân Nga và dựa trên sự yêu cầu của Thủ tướng thân Nga, Tổng thống Putin đã đưa 6 ngàn quân vào chiếm đóng Crimea khiến cho một số người cho là tạo một tiền lệ xấu trong tương lai, các nước lớn có thể dựa vào đó để mang quân xâm chiếm những nước khác. Thật ra, đây không phải là lần đầu tiên Nga mang quân vào một quốc gia khác. Năm 2008, Nga đã dùng lý lẽ tương tự để gửi quân vào Nam Ossetia. Đây là vùng lãnh thổ đã đòi tách khỏi Georgia trong cuộc xung đột Gruzia-Ossetia đầu thập niên 1990. Sau khi đánh bại quân đội Georgia, Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia. So sánh cuộc chiếm đóng Crimea của Nga hiện nay với sự kiện Trung Quốc dưới thời Đặng Tiểu Bình lấy cớ bảo vệ Hoa Kiều đem 300 ngàn quân tấn công 6 tỉnh phía Bắc Việt Nam, tuy nội vụ có khác nhau nhưng về tính chất hoàn toàn giống nhau. Đó là vấn đề thể diện. Thứ nhất, ông Putin đã cảm thấy mất mặt khi quốc hội Ukraine đã truất phế con gà của Nga là Tổng thống Yunakovych và  khước từ sự giúp đỡ 15 tỷ Mỹ Kim của Nga để đi theo Liên Âu. Nếu nhìn trong con mắt người Nga thì Ukraine đã phản bội lòng tốt của Nga và sợ mất quân cảng quan trọng cho Hạm Đội Bắc Hải nên đã ra tay. Thứ hai, ông Đặng Tiểu Bình đã cảm thấy mất mặt khi CSVN xua quân chiếm đóng Nam Vang, đẩy chế độ Pol Pot vốn là đàn em của Bắc Kinh ra khỏi xứ Chùa Tháp. Đồng thời CSVN đã không muốn dung dưỡng người Hoa cộng tác với Bắc Kinh nên đã tìm cách xua đuổi. Nếu nhìn theo mắt của người Trung Quốc thì CSVN đã phản bội lại những giúp đỡ của Trung Quốc khi đi sát với Nga và đánh xập một chế độ mà Bắc Kinh đã hậu thuẫn. Rõ ràng là cả ông Putin và Đặng Tiểu Bình đặt cá nhân hay nói đúng hơn là thể diện của họ cao hơn quyền lợi đích thực của đất nước nên mới có những quyết định phiêu lưu vào các cuộc tranh chấp thường chỉ đem lại tổn hại cho xứ sở của họ. Chỉ có những lãnh đạo ngoan cố và độc đoán mới có những hành xử như ông Putin hay ông Đặng Tiểu Bình. Tôi tin đây không là tiền lệ xấu cho các nước mà ngược lại đây là bi kịch mà các quốc gia sẽ tránh để thế giới có hòa bình và dân chủ thật sự. Thanh Thảo: Theo ông thì liệu có xảy ra cuộc chiến tranh giữa Ukraine với Nga hay không? Lý Thái Hùng: Trong cuộc họp báo ngày 4 tháng 3, ông Putin nói rằng việc đưa quân vào Ukraine không phải là điều không có thể xảy ra nhưng tùy thuộc vào thái độ của Liên Âu và Hoa Kỳ. Phát biểu này ông Putin là muốn nhắm đến Hoa Kỳ rằng Nga sẵn sàng tiến chiếm Ukraine nếu Hoa Kỳ và Liên Âu làm tới. Nếu thật sự Nga tiến chiếm Ukraine thì chắc chắn cuộc chiến giữa Nga và Ukraine sẽ xảy ra vì khối NATO không để yên. Hiện nay tình hình giữa Nga và các quốc gia Tây phương khá căng thẳng. Hoa Kỳ và Liên Âu đã tẩy chay không tham dự Thượng đỉnh G8 tại Sochi do Nga đứng ta tổ chức vào tháng 6 tới đây. Hoa Kỳ cũng đã tuyên bố ngưng các hợp tác quân sự với Nga và có thể sẽ tiến đến việc trừng phạt về kinh tế và ngoại giao nếu Nga tiếp tục gây những áp lực đối với Ukraine. Qua những động thái nói trên, các xung đột giữa Nga và Liên Âu, Ukraine hiện nay chỉ mang tính  chỉ trích lẫn nhau hơn là có những hành động chuẩn bị chiến tranh. Lý do là Ukraine vẫn bị lệ thuộc vào nguồn năng lượng từ Nga và Nga cũng phải dựa vào Ukraine để chuyển khí đốt sang các quốc gia khác cho nên vì quyền lợi kinh tế, hai phía sẽ phải ngồi vào bàn hội nghị giải quyết vấn đề mà thôi. Thanh Thảo: Qua tình hình Ukraine vừa rồi, ông có thể rút ra bài học nào hay những nhận định nào cho trường hợp Việt Nam hay không? Lý Thái Hùng: Giữa Ukraine và Việt Nam có những điểm khác và giống nhau. Về khác nhau, Ukraine từ năm 1991 khi tuyên bố độc lập cho đến nay là quốc gia theo chế độ đa đảng, chấp nhận đối lập và mở cửa quan hệ với khối Liên Âu và Nga. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam tiếp tục duy trì chế độ độc đảng, đàn áp và khủng bố tất cả những ai có quan điểm hay tư tưởng chống lại đảng Cộng sản. Điểm khác nhau này rất quan trọng vì là nền tảng căn bản để giúp cho lực lượng đối lập tại Ukraine có thể tạo ra những bước đột phá trong các cuộc vận động tạo áp lực buộc chính quyền Ukraine phải thoái lui nhượng bộ các cải cách về chính trị. Về gìống nhau, Ukraine và Việt Nam là hai nước bị nạn tham ô nhũng lạm như là những bướu hoại sinh gắn chặt vào trong xã hội không thể nào tận diệt được. Giống như Việt Nam, các quan chức tại Ukraine đã lập ra một hệ thống tham nhũng chằng chịt trong các cơ chế và cấp dưới phải có nhiệm vụ  cướp đoạt của dân để cung phụng cấp trên. Ngoài ra, cả hai nước Ukraine và Cộng sản Việt Nam đều dựa vào một quan thầy bên ngoài để được bảo hộ. Ukraine dựa vào Nga, Cộng sản Việt Nam dựa vào Trung Quốc. Biến cố Ukraine xảy ra vào tháng 11 năm 2013 do dân chúng và phe đối lập phản đối việc Tổng thống Yunakovych không chịu phê chuẩn hiệp ước mậu dịch với Liên Âu vì bị Liên Âu áp lực phải trả tự do bà nữ thủ tướng Tymoshenko bị đưa ra tòa kết án 7 năm vào tháng 10 năm 2011. Nguyên do dẫn đến cuộc khủng hoảng tuy khởi đầu rất đơn giản; nhưng trong thực tế mầm móng bất mãn của người dân đã có từ lâu, đến từ ba lý do: - Chán ngán cuộc sống khó khăn do tình hình suy thoái kinh tế cùng cực. - Chán ngán vì nạn tham ô, nhũng lạm với một thiểu số quan chức sống xa hoa. - Sự lệ thuộc vào Nga quá đáng khiến nền chính trị bị khủng hoảng, mất tự chủ. Những lý do làm bộc phát cuộc đấu tranh tại Ukraine cũng đang tiềm tàng tại Việt Nam. Chỉ khác một điểm là lực lượng đối lập tại Việt Nam còn bị đàn áp nặng nề và nhất là các đoàn thể xã hội dân sự chưa được phát triển nhanh nên chưa có thể động viên và điều hướng quần chúng bày tỏ những khát vọng thay đổi một cách mạnh mẽ như người dân Ukraine. Tuy nhiên, với sự căm phẫn của dân chúng và sự dấn thân đấu tranh của các nhà dân chủ hiện nay,  chắc chắn đến một thời điểm nào đó, cuộc cách mạng Việt Nam sẽ phải bùng nổ khi mà tình hình chín muồi. Thanh Thảo: Xin cảm ơn ông Lý Thái Hùng. Nguồn: radiochantroimoi.com  
......

Ukraina cũng là bài học kinh nghiệm cho đối sách với Trung Quốc tại châu Á

Cuộc đọ sức giữa Phương Tây với Nga trên hồ sơ Ukraina là bài học mà các nước châu Á cần rút tỉa trong đối sách chống tham vọng chủ quyền của Trung Quốc. Lý do là vì đây là vấn đề một cường quốc khu vực có thể khởi động một cuộc tấn công quân sự chống lại một láng giềng nhỏ bé mà vẫn được yên ổn. Trong số ghi ngày 06/03/2014, tạp chí Nhật Bản Nikkei Asian Review đã nêu bật một số kinh nghiệm mà châu Á có thể học hỏi được từ sự kiện được tờ báo gọi là « khủng hoảng an ninh lớn nhất ở châu Âu kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc ». Lính Nga trước một doanh trại quân đội Ukraina ở Kerch, vùng Crimée. Ảnh chụp ngày 04/03/14. REUTERS/Thomas Peter Bài học đầu tiên được nêu lên là điều thường được giới chuyên gia nhắc đến : Đó là sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế không phải là bảo đảm ngăn cản xung đột quân sự. Theo tờ Nikkei Asian Review, Châu Âu là đối tác thương mại lớn nhất của Nga và là thị trường chính cho ngành xuất khẩu năng lượng của Nga. Mátxcơva cũng rất mong muốn ký được một hiệp định thương mại và đầu tư với Washington. Thế nhưng các yếu tố đó vẫn không thể ngăn cản được việc Nga xâm lược vùng Crimée. Tại châu Á, tình hình có nhiều điểm tương đồng : Dù Nhật Bản và Trung Quốc phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế nhưng điều đó không cấm được Bắc Kinh đòi chiếm quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Một bài học thứ hai mà tạp chí Nhật Bản nêu bật là cần phải cẩn có đối sách thích hợp với các thể chế độc đoán như Nga và Trung Quốc. Theo tờ báo, Tổng thống Nga Putin hiện không chỉ muốn khôi phục lại đế chế Nga, mà còn tìm cách chống lại nguy cơ một cuộc cách mạng nhân dân theo kiểu Ukraina, có thể lật đổ một chế độ tham nhũng và ăn cắp tương tự tại Mátxcơva. Và ông trắng trợn vi phạm một loạt các thỏa thuận với phương Tây về việc giải quyết tàn dư Chiến tranh Lạnh ở châu Âu. Cũng như vậy, theo Nikkei Asian Review, các nước châu Á đang phải đối mặt với các tranh chấp lãnh thổ của Bắc Kinh cũng hiểu được là sở dĩ Trung Quốc có được thái độ quyết đoán nước ngoài, đó là vì chế độ hiện hành tại Bắc Kinh không bị pháp luật giới hạn, cũng như không cần phải trả lời trước dân chúng về hành động của mình. Trong tình hình đó, kinh nghiệm mà các quốc gia dân chủ cần rút tỉa là phải năng động trong việc phát huy một môi trường an ninh, thay vì chỉ phản ứng sau khi bị khiêu khích. Theo tạp chí Nhật Bản, trong hồ sơ Ukraina, phương Tây đã không có kế hoạch được định trước để đối phó với các hành động của Mátxcơva nhắm vào Ukraina, cho dù họ đã có kinh nghiệm về vụ Nga xâm lược Gruzia vào năm 2008, nhân danh việc « bảo vệ » các nhóm thiểu số nói tiếng Nga. Đó hiện là kịch bản mà Nga đang lập lại. Tại vùng Đông Á cũng thế, Trung Quốc cũng đã có nhiều hành động đe dọa trên không, trên biển và trên bộ mà không gây nên một phản ứng thích đáng nào. Tạp chí Nikkei Asian Review nêu bật các động thái của Bắc Kinh như dồn các giàn tên lửa đến vùng bờ biển đối diện Đài Loan, dùng võ lực mặc nhiên chiếm hữu bãi cạn Scarborough ở Biển Đông và đơn phương thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Hoa Đông, bao trùm cả quần đảo do Nhật Bản quản lý. Đối với tạp chí Nhật Bản, bài học đến từ Ukraina là các đồng minh cần phải đoàn kết chặt chẽ hơn, không nên bị đối phương chia rẽ, Hoa Kỳ cần phải đảm trách vai trò lãnh đạo không ai thay thế nổi của mình, và nên coi trọng hơn các đồng minh của mình trong khu vực. Uy thế kinh tế của Trung Quốc, suy cho cùng, không đáng sợ vì lẽ : « Trong tư cách cường quốc thương mại lớn nhất thế giới, Trung Quốc rất dễ bị tổn thương nếu trao đổi kinh tế bị gián đoạn, điều sẽ đương nhiên xẩy ra nếu xung đột bùng lên ở châu Á. Nguồn: viet.rfi.fr
......

Bánh Mì và Hoa Hồng trong ước mơ của Mẹ

Ru con con ngủ cho lành, Để mẹ gánh nước rửa bành ông voi. Ai coi, lên núi mà coi Có bà Triệu tướng cưỡi voi, đánh cồng.   Tiếng ru của mẹ ngọt ngào đưa con vào giấc ngủ yên lành. Lời ru có tiếng mưa đêm, tiếng sóng biển, có núi cao sông dài. Và bé ngủ say cùng cánh cò cánh vạc bay êm đềm trên đồng lúa quê hương. Bé làm sao biết tại sao mẹ phải gánh nước rửa bành ông voi, bé làm sao biết tại sao bà Triệu lại cưỡi voi đánh cồng. Chỉ khi lớn lên một chút bé mới biết nỗi thao thức của mẹ của cha trên cánh đồng có cánh cò bay lả đó. Và chỉ khi biết đau, biết nhục, biết tiếc thương từng tấc biển, tất đất mất đi người ta mới hiểu được lời ru, người ta mới hiểu được tiếng ru ngày nào đã đưa mình yên giấc trong những ngày lửa đạn. Ở một đất nước bị lệ thuộc, cuộc cách mạng đầu tiên được khởi xướng bởi hai người phụ nữ trẻ là một điều khác thường. Mấy ngàn năm sau, điều khác thường đó được lập lại nơi thái độ của một người mẹ. Bà đứng giữa phiên toà đại hình của thực dân Pháp trong vụ xử con trai Lương Ngọc Quyến. Thay vì khuyên răn con như đã được phủ dụ, người mẹ quay lại hỏi quan tòa: “Con tôi theo đuổi mục đích cứu nước là hợp đạo lý của gia đình và của đất nước chúng tôi, sao lại gọi là phản loạn?” Rồi nén đớn đau bà quay qua nói với con: “Mẹ chỉ mong con xứng đáng là con dân của nước Việt đến hơi thở cuối cùng”. Người anh hùng Lương Ngọc Quyến đã hành xử đúng như điều bà nói. Bảy ngày độc lập cho Thái Nguyên được khởi đi từ lời nói của một người mẹ, đất nước tôi khởi đi từ những lời ru. Lời ru đã nuôi lớn những Lê Thị Công Nhân, Tạ Phong Tần, Nguyễn Phương Uyên…Cứ nhìn sâu hơn, người ta sẽ thấy phía sau những phụ nữ kiên cường của quê hương tôi luôn luôn thấp thoáng bóng dáng của một người mẹ. Người mẹ và những câu chuyện đẹp lạ lùng! Phạm Thanh Nghiên kể rằng trong lúc gia đình túng quẩn nhất, mẹ chị đã từng nhịn đói để nhường cơm cho một người ăn mày, bà cũng đã từng mang một người đàn bà điên về nhà rồi tự tay tắm rửa, chăm sóc cho bà ấy. Có một thi sĩ viết rằng cổ tích của cuộc đời bắt đầu bằng một vị vua hay một nàng công chúa, cổ tích của con bắt đầu khi có mẹ. Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ, tôi muốn nhắc đến những người mẹ phía sau những nhà hoạt động nữ. Và tôi tin rằng dù với những nét rất mờ nhạt, chúng ta có thể kể những câu chuyện thật dài về họ. Tựa như chúng ta chưa từng gặp gỡ bà Tú Xương mà vẫn thấy rõ chân dung người vợ quanh năm tần tảo ven sông của nhà thơ sông Vị. Ít ai biết rằng một cô gái can trường như Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã nhớ mẹ như thế nào! Chị lãnh bản án chín năm tù, bản án nặng thứ hai trong số các thanh niên yêu nước bị bắt vào khoảng cuối năm 2011. Người thiếu nữ đã làm tù nhân suốt hai dãy tù cùng quản giáo trại giam phải cúi đầu nể phục, một hôm đã viết trên cái bo cơm dòng chữ “bé Ti nhớ mẹ wá”. Bé Ti biết rằng mẹ chị, bà Đặng Thị Ngọc Minh, cũng đang bị nhốt trên lầu và nỗi nhớ nhung mẹ đã được viết trên cái bo cơm bất kể luật lệ ngăn cấm của trại giam. Chị bị biệt giam một tháng, nhưng người mẹ đã dạy con gái đứng thẳng cho những khát vọng chính đáng của mình và dân mình. Bà Đặng thị Ngọc Minh bị bắt giam trong cùng một ngày với con trai và con gái. Người mẹ khác là chị Nhung, mẹ của sinh viên Nguyễn Phương Uyên. Nhiều người khi theo dõi phiên toà của Phương Uyên đã ngạc nhiên vì sự bình tĩnh của chị Nhung. Trên khuôn mặt cương nghị, với đôi mắt sáng long lanh là cả một niềm thương yêu và hãnh diện. Đó là khuôn mặt của một người mẹ sẵn sàng chấp nhận cái giá phải trả khi biết đứa con gái bé bỏng của chị đã trưởng thành. Đi bên cạnh chị là bà Nguyễn thị Kim Liên. Không biết hai người mẹ này đã tựa vào nhau để vượt qua giai đoạn gian nan như thế nào. Chỉ biết qua lời bà Liên khi nghe Đinh Nguyên Kha khóc và xin lỗi vì đã làm khổ mẹ, bà đã từ tốn nói với con rằng: “Con đã chọn thì mẹ đi theo con”. Bà là một phụ nữ thông minh và rất đặc biệt. Bà không những không chùn chân trước mọi đe doạ, bà còn làm được một điều vô cùng khó đối với tuổi đời và khả năng của mình. Khi Đinh Nhật Uy bị bắt, vì hai con, người mẹ đó đã biến từ một phụ nữ thôn quê quanh năm chỉ biết ruộng vườn trở thành một người sử dụng thành thạo trang mạng facebook như bất cứ một người trẻ nào. Bất cứ chúng ta đi đâu, về đâu, làm điều gì đúng hay sai nơi ẩn náu yên ổn nhất vẫn là vòng tay của mẹ. Có một người vừa mất nơi ẩn náu ấy, bà Nguyễn Thị Lợi mẹ chị Phạm Thanh Nghiên vừa qua đời ngày 24 tháng 2 vừa qua. Xin tiếc thương chia tay một người mẹ và chia sẻ nỗi đau cùng chị Phạm Thanh Nghiên. Cách đây hai năm, cái chết của một người mẹ cũng làm rúng động nhiều người trên thế giới. Báo chí, truyền thông ngoại quốc khắp nơi đều đưa tin về cái chết đau thương của mẹ chị Tạ Phong Tần. Bà Đặng Kim Liêng đã tự thiêu trước khi diễn ra phiên toà xử con gái, và ngay trước trụ sở của những kẻ cầm quyền tại thành phố Bạc Liêu. Ông Phil Robertson, Phó Giám đốc khu vực Châu Á của Human Rights Watch đã gọi đây không chỉ là chuyện bi thảm của một gia đình, mà của cả một đất nước. Trong Ngày Quốc Tế Phụ Nữ trên khắp thế giới người ta hay nhắc đến từ ngữ “Bánh Mì và Hoa Hồng”, tức Miếng cơm manh áo và Danh dự nhân phẩm, mà phụ nữ đã và đang phải tiếp tục tranh đấu để đòi các quyền chính đáng đó cho mình. Nhưng tại Việt Nam hôm nay, những bà mẹ phải tự thiêu như cụ Kim Liêng, hay phải rời quê hương như bà Ngọc Minh để vận động công lý cho con là Đỗ Thị Minh Hạnh, v.v. không hề đòi “Bánh Mì và Hoa Hồng” cho mình, mà chỉ muốn giành lại quyền sống và nhân phẩm cho những đứa con của họ. Thật vậy, cả những bà mẹ còn ở nửa phần đầu của cuộc đời như chị Bùi Minh Hằng, chị Trần Thị Nga, chị Lê Thị Công Nhân, ... phải lớn tiếng xông ra giữa đời chỉ vì họ không muốn thấy những đứa con yêu thương của mình lớn lên, nói tiếng Việt trên đất nước đã thành một tỉnh của Tàu; hay lớn lên trong một xã hội của những con thú hoang đã mất dần hết tính người. Ở bất kỳ nơi chốn nào, khi có những người đàn bà dù cô thế vẫn không chùn bước trước đàn áp và bạo lực thì đó chỉ có thể là những người mẹ. Những người mẹ từ năm ngàn năm trước, những người mẹ của năm ngàn năm sau, và những người mẹ của hàng ngàn năm sau nữa. Và trong gian khổ họ đã ước mơ! Ước mơ một đất nước đầy cơm áo và nhân phẩm cho những đứa con yêu thương của mình. Nguồn: viettan.org
......

Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc

Giới thiệu: Trả lời báo New York Times đầu năm nay, Tổng thống Philippines Benigno Aquino phát biểu “Lãnh đạo Trung Quốc giống như Hitler”. Trong hai ngày qua các báo Trung Cộng điên tiết phản công những nhận xét chính xác của Tổng thống Philippines Benigno S. Aquino III khi ông cho rằng “các lãnh đạo Trung Cộng chẳng khác gì Hitler” và nhắc nhở thế giới biết bài học lịch sử Sudetenland “Thế giới phải làm việc này, quý vị có nhớ vùng Sudetenland đã được nhượng cho Hitler để cố tránh Thế chiến II hay không?” Chủ nghĩa dân tộc cực đoan Đại Hán của Đặng Tiểu Bình còn tác hại rộng lớn, không chỉ Tây Tạng, Nội Mông, Tân Cương, các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Việt Nam mà còn lan rộng sang tận châu Phi. Ký giả Jeff Jacoby của Boston Globe vào tháng 2,1997 phân tích các tội ác họ Đặng và tố cáo khuynh hướng chủ hòa từ Chamberlain đến Kissinger chỉ làm cho sự chịu đựng của nhân loại ngày thêm nặng nề. Nhượng bộ Sudetenland cho Hitler, như Tổng thống Philippine, là một sai lầm nghiêm trọng của Anh, Pháp và Tiệp, và sai lầm này đã dẫn đến Thế Chiến II. Khi Hitler tấn công Ba Lan, hai nước Anh và Pháp tuyên chuyến với Đức ngay nhưng đã trễ. Đây là bài học lớn cho nhân loại. Chúng tôi xin giới thiệu lại bài viết Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc của tác giả Trần Trung Đạo phân tích một cách chi tiết biến cố Sudetenland và việc Trung Quốc đang áp dụng một chính sách tương tự đối với các quốc gia đang nằm trong vị trí chiến lược ở Đông Nam Á. Hiểm họa Trung Quốc và bài học Tiệp Khắc Áo và Tiệp Khắc là hai quốc gia bị Đức cưỡng chiếm đầu tiên ngay cả trước khi Thế chiến thứ hai bùng nổ. Trong lúc Đức chiếm Áo không gây nhiều phản ứng vì Áo có nhiều liên hệ với Đức về lịch sử, ngôn ngữ, văn hóa và chính bản thân Hitler vốn là người Áo, việc cưỡng chiếm Tiệp Khắc là một biến cố lớn vì Tiệp Khắc là một nước độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và được xem là một trong số mười cường quốc châu Âu thời đó. Suốt thời gian dài hơn sáu năm dưới ách thống trị của Đức Quốc Xã, nhân dân Tiệp đã chịu đựng vô số thương vong, thiệt hại. Hàng trăm ngàn người bị giết và hàng trăm ngàn người khác bị đày ải trong các trại tập trung. Thế nhưng phải chăng ngày đó Tiệp Khắc yếu đến mức không bắn được phát súng nào? Không. Trước Thế chiến thứ hai, thừa hưởng các thành tựu kỹ thuật của thời đế quốc Áo Hung, Tiệp Khắc là một trong sốt ít quốc gia có một quân đội đông đảo nhất và được trang bị tối tân nhất châu Âu. Việc Tiệp Khắc rơi vào tay Đức nhẹ nhàng như chiếc lá mùa thu phát xuất từ ba lý do chính. Hai lý do khách quan: (1) Bành trướng về hướng đông là chủ trương truyền thống của Đức, (2) Chính sách nhân nhượng (appeasement policy) của các lãnh đạo chủ hòa châu Âu đứng đầu là Thủ tướng Anh Neville Chamberlain, và một lý do chủ quan: (3) Tiệp Khắc là một quốc gia ô hợp, phân hóa, suy yếu, có nhiều chính khách làm tôi mọi cho ngoại bang và giới lãnh đạo chính phủ không có quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước Bành trướng về hướng đông là chủ trương truyền thống của Đức Sau giai đoạn cách mạng 1848, Đức trở thành cường quốc. Sức mạnh của Đức thể hiện không chỉ trong các lãnh vực kinh tế, quân sự, dân số mà cả khoa học. Tổng số giải Nobel các khoa học gia Đức được tặng thưởng trong giai đoạn 47 năm tồn tại nhiều hơn tổng số giải Nobel của các khoa học gia Anh, Pháp, Nga và Mỹ cộng lại. Năm 1871, Đế Quốc Đức bao gồm 27 khu vực, dưới sự lãnh đạo của Otto von Bismarck đã vượt qua đế quốc Anh. Giống như mọi đế quốc khác trong lịch sử, để tiếp tục lớn mạnh cần phải có tài nguyên thiên nhiên. Đức là quốc gia nằm ngay giữa châu Âu và về mặt địa lý chính trị, suốt nhiều thế kỷ, các chế độ quân chủ Đức cũng chủ trương các quốc gia phía Đông trong đó có Tiệp Khắc, Ba Lan, Hungary là hàng rào an ninh của Đức để đương đầu với hai nước lớn khác là Pháp và Nga. Sau khi sáp nhập Áo vào tháng Ba năm 1938 không cần dùng đến võ lực, Hitler tập trung vào chiến lược chiếm Tiệp Khắc bất chấp sự chống đối của nhiều tướng lãnh cao cấp trong đó có tướng Ludwig Beck, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Đức. Bản thân của Hitler cũng đánh giá Tiệp rất cao nên không dám công khai đưa quân vượt biên giới xâm lăng quốc gia này. Vì vùng Sudetenland có đông dân Đức và có nguồn dự trữ nguyên liệu lớn nhất của Tiệp Khắc, Hitler nghĩ đến việc chiếm vùng Sudetenland trước và dùng khu vực giàu có này làm bàn đạp thôn tính toàn bộ Tiệp Khắc. Chính sách nhân nhượng (appeasement policy) của các các lãnh đạo Anh, Pháp đứng đầu là Thủ tướng Nevill Chamberlain đã “khuyến khích” Đức chiếm Tiệp Khắc Sau Thế chiến thứ nhất, dù thắng hay bại, các quốc gia đều phải chịu đựng một thời kỳ suy thoái kinh tế trầm trọng. Khuynh hướng chủ hòa chế ngự trong sinh hoạt chính trị tại các cường quốc dân chủ và lãnh tụ hàng đầu của khuynh hướng này là thủ tướng Anh, Nevill Chamberlain. Thủ tướng Nevill Chamberlain tìm cách hòa giải mối thù địch với Đức. Khi Đức sáp nhập Áo, Chamberlain không có phản ứng cụ thể nào. Khi Hitler công khai bày tỏ ý định sáp nhập vùng Sudetenlan của Tiệp Khắc đang có hơn ba triệu người gốc Đức, vào lãnh thổ Đức, vấn đề trở nên phức tạp vì Tiệp Khắc có liên minh quân sự với Pháp và Pháp có liên minh quân sự với Anh. Thủ tướng Anh Nevill Chamberlain qua trung gian của Sir Horace Wilson chuẩn bị đàm phán với Đức và qua trung gian của Lord Runciman thuyết phục Tiệp Khắc nhượng bộ. Trong lúc Hitler thông đồng với các nước nhỏ như Hungary và Ba Lan để xẻ thịt Tiệp, Tổng thống Mỹ Franklin Roosevelt tuyên bố chủ trương trung lập của Mỹ về tranh chấp Sudetenland. Ngày 15 tháng Chín năm 1938, Thủ tướng Nevill Chamberlain bay sang Đức để thương thuyết với Hitler. Các cuộc thương thuyết giằng co cho đến sáng sớm 30 tháng 9 năm 1939, thỏa hiệp Munich được ký kết giữa Đức, Anh, Pháp và Ý, trong đó, cho phép Đức sáp nhập vùng Sudetenland trù phú và chiến lược vào lãnh thổ Đức. Tiệp Khắc không được mời tham dự hội nghị và chỉ được Anh Pháp thông báo kết quả. Chính phủ Tiệp nghĩ rằng Tiệp Khắc không có hy vọng gì thắng được Đức bằng sức mạnh của riêng mình, đã đồng ý với nội dung của thỏa hiệp Munich. Theo thỏa hiệp này, tướng Đức Wilhelm Keitel được cử vào chức thống đốc quân sự vùng Sudetenland. Những người dân Tiệp không phải gốc Đức phải rời Sudetenland trong vòng 10 ngày và không được mang theo bất cứ một món sở hữu nào. Câu Phản bội Tiệp Khắc để chỉ sự phản bội của đồng minh đối với Tiệp ra đời từ đó. Mất Sudetenland, Tiệp Khắc không chỉ bỏ trống biên giới chiến lược phía nam mà còn mất 70% dự trữ sắt thép, 70% điện và 3 triệu công dân Tiệp. Trong lúc hiệp ước Munich là một thành quả ngoại giao lớn của Nevill Chamberlain, đối với Hitler lại là một bước lùi. Mục tiêu của Hitler không phải chỉ chiếm vùng Sudetenland mà cả nước Tiệp như Wilson Churchill tiên đoán. Đầu năm sau, Hitler lần lượt chiếm các vùng Bohemia, Moravia và phần còn lại của Tiệp Khắc. Cả hai lý do trên không thể làm Tiệp Khắc mất một cách nhanh chóng nhưng chính sâu mọt và phản bội ngay trong lòng nước Tiệp và một chính phủ phân hóa, yếu kém, thiếu quyết tâm mới là những lý do chính làm tan rã Tiệp Khắc. Rất nhiều sâu mọt trong nội bộ Tiệp và đứng đầu là Konrad Henlein lãnh đạo của đảng Sudeten gốc Đức Konrad Henlein một thầy giáo bậc trung học, lúc đó đang hoạt động dưới danh nghĩa đảng Sudeten quy tụ đa số dân Tiệp gốc Đức. Konrad Henlein sinh tại Bohemia, Tiệp Khắc có cha là người Đức và mẹ là người Czech. Đảng Sudeten của Konrad Henlein thông đồng với đảng Quốc Xã Đức và được đảng này tài trợ và huấn luyện. Mỗi tháng đảng Sudeten nhận 15 ngàn Đức Mã để trang trải các chi phí hoạt động. Ngày 28 tháng Ba năm 1938, Hiter gọi Konrad Henlein sang Đức và đích thân ra chỉ thị cho tên Tiệp gian này phải đưa ra những điều kiện mà Tiệp Khắc không thể thỏa mãn được. Mặc khác, Joseph Goebbels, Bộ trưởng Tuyên truyền của Đức Quốc Xã, tung một chiến dịch tuyên truyền ồ ạt về việc chính phủ Tiệp bạc đãi, đàn áp dân gốc Đức trong vùng Sudetenlan và xúi dục người dân Tiệp gốc Đức đứng lên đòi quyền tự trị. Về lại Tiệp, Tiệp gian Konrad Henlein đòi chính phủ Tiệp phải để vùng Sudetenlan hoàn toàn tự trị, thay đổi chính sách đối ngoại của chính phủ Tiệp và toàn quyền phổ biến lý thuyết Quốc Xã. Dĩ nhiên, đòi hỏi tự trị còn có thể đàm phán được nhưng việc tự do tuyên truyền tư tưởng Quốc Xã khó có thể chấp nhận. Khi đàm phán bắt đầu, Tiệp gian Konrad Henlein và đảng của y lại tạo nhiều xáo trộn bạo động trong vùng và tiếp tục làm khó dễ chính phủ trung ương cho đến khi hiệp ước Munich được ký kết. Ngày 1 tháng Mười năm 1938, các đơn vị tiền phương của quân đội Đức vượt qua biên giới Tiệp giữa tiếng hò reo ủng hộ của các đảng viên đảng Sudeten, và cũng trong lúc đó hàng chục sư đoàn Tiệp được trang bị đầy đủ được chính phủ ra lịnh rút lui. Phía sau đoàn quân Đức là các đơn vị mật vụ Gestapo và lực lượng anh ninh SS. Chỉ trong thời gian ngắn 10 ngàn người dân Tiệp, kể cả dân nói tiếng Đức nhưng chống Hitler, bị đày vào các trại tập trung vừa mới xây ở Sudetenland. Konrad Henlein gia nhập lực lượng an ninh Đức và tham gia vào đảng Quốc Xã. Mặc dù sinh ra, lớn lên trên đất Tiệp, Konrad Henlein đã góp phần quan trọng trong việc rước voi Đức giày lên Tiệp Khắc. Y được thưởng nhiều chức vụ và được cho phép làm công dân Đức. Sau khi Tiệp Khắc được đồng minh giải phóng, tên Tiệp gian phản quốc Konrad Henlein bị bắt và y đã tự sát bằng cách cắt gân máu ở cổ tay. Kẻ phản bội thứ hai là tổng thống bù nhìn Emil Hacha. Sau khi Edvard Benes, tổng thống thứ hai của Tiệp Khắc từ chức, tân tổng thống Emil Hacha là một người nhu nhược. Buổi tối ngày 11 tháng Ba năm 1939, Hitler cho triệu Hacha đến Bá Linh và thông báo cho ý định chiếm toàn bộ Tiệp Khắc bằng võ lực và hứa nếu Hacha chịu hợp tác, Tiệp Khắc sẽ được hưởng quyền tự trị rộng rãi còn nếu nghịch sẽ bị đoàn quân Hitler tấn công Tiệp bằng mọi phương tiện trong đó có cả việc không quân của Đức cày nát thủ đô Prague. Emil Hacha quy thuận Hitler. Dưới thời Đức Quốc Xã chiếm đóng y được giữ chức vụ tổng thống bù nhìn nhưng buộc phải tuyên thệ trung thành trước Hitler. Mặc dù có nhiều tài liệu cho thấy Emil Hacha trong thời gian phục vụ Hitler cũng lén lút giúp cho phong trào kháng chiến chống Đức thuộc chính phủ lưu vong của Edvard Benes nhưng công không đủ để chuộc tội cho y. Sau khi Prague được giải phóng vào tháng Năm năm 1945, Emil Hacha bị bắt và chết hơn hai tháng sau đó trong hoàn cảnh bí mật. Y được chôn trong một ngôi mộ không đề bia tại nghĩa trang Vinohrady. Hiện nay, tại nghĩa trang Vinohrady có một tấm bảng ghi dấu nơi chôn của Emil Hacha. Jozef Tiso là một kẻ phản quốc đội lốt tôn giáo. Mặc dù thụ phong linh mục nhưng y cũng là một trong những đảng viên nòng cốt của đảng Nhân Dân Slovak. Lợi dụng sự suy yếu của Tiệp Khắc sau hiệp ước Munich, đảng Nhân Dân Slovak do Tiso lãnh đạo tuyên bố Slovak tự trị trong vòng Tiệp Khắc. Vào 13 tháng Ba năm 1939, giống như vừa đe dọa Emil Hacha vài hôm trước đó, Hitler triệu Jozef Tiso đến Bá Linh và buộc y phải tuyên bố Slovak độc lập, tách rời khỏi Tiệp Khắc, nếu không Hitler sẽ thúc giục Hungary và Ba Lan chiếm đóng phần lãnh thổ còn lại của Slovakia. Jozef Tiso tuân phục Hitler và trở nên một cộng tác viên trung thành cho chế độ Quốc Xã. Từ năm 1939 đến năm 1945, Tiso là tổng thống bù nhìn Slovakia chư hầu của Đức. Đảng Nhân Dân Slovak do y lãnh đạo liên kết chặt chẽ với đảng Quốc Xã Đức và chia sẻ quan điểm diệt Do Thái. Khi hồng quân Liên Xô tiến vào chiếm Slovakia tháng Tư năm 1945, Tiso bị bắt và bị kết án phản quốc. Jozef Tiso bị treo cổ ngày 18 tháng Tư năm 1947. Chính phủ Tiệp Khắc chôn y tại một nơi bí mật. Chính phủ Tiệp Khắc nhu nhược không quyết tâm bảo vệ đất nước. Phân hóa và thiển cận trong thành phần lãnh đạo của hai sắc dân Slovak và Czecho trong chính phủ Tiệp đã làm thượng tầng kiến trúc lãnh đạo sụp đổ nhanh chóng. Tiệp Khắc trong giai đoạn năm 1938-1939 đứng trước những khó khăn và áp lực quá lớn không những từ quốc tế mà ngay cả tại trong nội bộ Tiệp, nhưng thay vì đoàn kết để đương đầu với ngoại xâm, các sắc dân Tiệp đã phân hóa, chia rẽ và tiếp tay làm yếu khả năng đối đầu với Đức. Xét về tương quan quân sự. Theo tổng kết của Giáo sư Sử học Carroll Quigley, đại học Georgetown dựa theo các tài liệu thuộc văn khố quân sự Mỹ sau Thế chiến thứ hai, trong giai đoạn đầu thù địch Đức Tiệp bùng nổ, Đức có 36 sư đoàn nhưng không được trang bị đầy đủ trong lúc Tiệp Khắc có 35 sư đoàn thiện chiến và được trang bị một trăm phần trăm hỏa lực. Vào tuần lễ thứ ba của tháng Chín năm 1939, quân đội Tiệp Khắc đã có một triệu quân với 34 sư đoàn tinh nhuệ trong lúc toàn bộ quân Đức để phối trí tại hành lang châu Âu chỉ có từ khoảng 31 đến 36 sư đoàn. Về không quân, vào tháng Chín năm 1938, Đức trội hơn Tiệp Khắc chút ít. Đức có 1500 máy bay trong lúc Tiệp có gần 1000 chiếc nhưng nếu tính cả Anh, Pháp số lượng phi cơ của ba nước cộng lại vượt xa Đức. Liên Xô ủng hộ Tiệp nên cũng gởi 36 phi cơ chiến đấu đến Tiệp qua ngã Rumania. Về chiến xa, tăng của Đức còn yếu hơn tăng của Tiệp Khắc. Ngoại trừ loại tăng thuộc thế hệ Mark III có trang bị pháo 37 li, phần lớn tăng thế hệ Mark II của Đức chỉ trang bị đại liên. Tiệp Khắc có mấy trăm xe tăng hạng nặng 38 tấn trang bị pháo 75 li hiện đại nhất thời đó. Nếu đánh nhau với Đức trong một cuộc chiến tranh quy ước, chưa chắc Tiệp đã thua. Mà dù có thua, Tiệp Khắc cũng kéo dài cuộc chiến được một hai năm đủ thời gian cho quốc tế can thiệp hay tìm cách lôi kéo các nước châu Âu vào ván cờ sinh tử. Khi tràn ngập Tiệp Khắc vào tháng Ba năm 1939, Đức tịch thu của Tiệp 469 xe tăng, 1500 phi cơ chiến đấu đủ loại, 43 ngàn súng máy và nhiều triệu súng trường. Số lượng vũ khí đó Đức đã phải tốn hàng năm mới sản xuất được. Tiệp Khắc, một quốc gia có điều kiện kỹ thuật tiên tiến nhất châu Âu và từng là một phần của đế quốc Áo Hung hùng mạnh đã bị Hitler xóa tên khỏi bản đồ thế giới không tốn một viên đạn. Với một quân lực cả triệu người và phương tiện đầy đủ nhưng chỉ vì sự yếu hèn của cấp lãnh đạo, Tiệp Khắc trở thành đỉa thịt bò tươi trong bữa cơm chiều của nhiều khách lạ. Sau khi Tiệp bị Hitler cưỡng chiếm, hàng ngàn người dân Tiệp yêu nước phải tự phát rút vào chiến tranh du kích chỉ bằng vài tạc đạn và vài khẩu súng ngắn. Nguồn tiếp tế quá xa và kho súng đạn khổng lồ đã bị tịch thu, họ đã phải chiến đấu trong điều kiện hết sức khó khăn. Hàng trăm ngàn người Tiệp đã chết dưới bàn tay sắt của tử thần SS Reinhard Heydrich. Tướng SS Reinhard Heydrich, cai trị Bohemia và Moravia (vùng đất Tiệp sau khi sáp nhập vào Đức) được các sử gia đánh giá là tên tướng độc ác nhất trong hàng tướng lãnh công an mật vụ SS Đức. Y là một trong những kiến trúc sư của kế hoạch tiêu diệt dân Do Thái Holocaust. Hitler ca ngợi Heydrich là “con người có trái tim bằng sắt”. Y bị kháng chiến quân Tiệp ám sát tại Prague vào cuối tháng Năm năm 1942. Đức trả thù tàn bạo. Hai làng Lidice và Lezaky, tình nghi che giấu kháng chiến quân, bị đốt thành tro, tất cả đàn ông đều bị bắn chết, chỉ còn một ít phụ nữ và trẻ em bị đày vào các trại tập trung. Sự chịu đựng của nhân dân Tiệp đã để lại nhiều bài học cho Việt Nam khi đương đầu với chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc. Tương tự như Đức Quốc Xã đối với Tiệp Khắc, Trung Quốc chủ trương bành trướng xuống vùng Đông Á Như đã trình bày trong bài “Hiểm họa Trung Quốc và bài học Thổ Nhĩ Kỳ”, vì các lý do an ninh, chính trị, kinh tế, Trung Quốc phải tìm mọi cách khống chế biển Đông. Hai nỗi lo lớn của giới lãnh đạo CS Trung Quốc là sợ bị bao vây từ bên ngoài và diễn biến hòa bình bên trong nội bộ Trung Quốc. Nhìn quanh, họ chỉ thấy kẻ thù. Thật vậy, hầu hết các quốc gia dân chủ trong vùng từ Ấn Độ đến Nhật Bản, Đài Loan, Nam Hàn, Thái Lan, tuy mức độ khác nhau nhưng đều là các quốc gia đang có những mâu thuẫn căn bản với Trung Quốc, không những về quyền lợi kinh tế mà cả chế độ chính trị. Sự lệ thuộc về chính trị của Việt Nam vào Trung Quốc không chỉ giúp giữ an toàn phòng tuyến phía nam mà còn tránh sự sụp đổ dây chuyền trong trường hợp cách mạng dân chủ tại Việt Nam diễn ra trước. Tuy nhiên, khác với Đức Quốc Xã, Trung Quốc không dám tung một cuộc tấn công toàn lực như Hitler chuẩn bị cho Tiệp mà chủ trương gậm nhấm từng phần đất, từng ngọn núi và từng hải lý của Việt Nam. Nắm được yếu điểm của CSVN, trong lúc tiếp tục phát triển kinh tế, mở rộng ngoại giao với hầu hết các quốc gia từ năm 1978, Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục phát động chiến tranh xoi mòn biên giới Việt Nam như trận Cao Bằng năm 1980, Lạng Sơn và Hà Tuyên năm 1981, Vị Xuyên Hà Tuyên năm 1984, Lão Sơn Hà Giang năm 1984, Vị Xuyên lần nữa vào năm 1985 và năm 1986. Trên mặt biển Trung Quốc tiếp tục xâm phạm chủ quyền Việt Nam, bắn thủng ghe tàu, thành lập thành phố Tam Sa, đưa hàng ngàn tàu đánh cá ra khơi, tàn sát ngư dân Việt Nam. Lãnh đạo CS Trung Quốc biết những hành động lấn ép đó không đủ mạnh, đủ lớn để làm quốc tế lưu tâm. Không một Hội Đồng An Ninh Liên Hiệp Quốc nào rảnh rỗi để bàn chuyện vài chiếc ghe đánh cá của ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” húc ngoài Quảng Ngãi hay đặt vấn đề tại sao các tàu đánh cá Trung Quốc cứ tiếp tục thả lưới trong vùng biển Việt Nam. Những sự kiện ghe tàu đó đối với các cường quốc là chuyện vặt nhưng với một nước nhỏ như Việt Nam nơi có nhiều triệu dân gắn liền với ngư nghiệp lại là chuyện lớn. Đặc tính hèn hạ, nhỏ mọn đó của Trung Quốc là sản phẩm của chế độ độc tài CS và đừng ai hy vọng gì các đặc tính đó thay đổi một khi chế độ sinh ra chúng còn tồn tại. Đàm phán với Trung Quốc ư? Đàm phán đa phương quốc tế Trung Quốc không tham dự nhưng đàm phán song phương là rơi vào chiếc bẫy của Trung Quốc. Nếu ai theo dõi chuyện Trung Quốc và Liên Xô tranh cãi nhau về chủ quyền của các đảo Trân Bảo, Ẩn Long và Hắc Hạt Tử trong khu vực sông Ussuri sẽ thấy. Các phiên họp tranh cãi chủ quyền kéo dài tới 20 năm, từ thập niên 1970 cho đến 1990 nhưng không đem lại kết quả nào. Mỗi lần có một cuộc họp giữa hai nước, phái đoàn Trung Quốc chở theo một toa xe lửa chứa đầy tài liệu và đồ vật để chứng minh chủ quyền Trung Quốc trên các đảo này. Trung Quốc biết dù chở cả xe bằng chứng cũng chưa hẳn thuyết phục được Liên Xô nhưng chỉ muốn kéo dài thời gian đàm phán để chờ đợi thời cơ. Tương tự như Hitler, lãnh đạo CS Trung Quốc lợi dụng chính sách ngoại giao mềm của Mỹ. Trong bài viết Tranh chấp Mỹ – Trung, một cảnh giác cho lòng yêu nước, tôi có dịp trình bày chính sách Mỹ hiện nay là sự bước tiếp nối của chính sách ngăn chận thời Chiến tranh lạnh trong điều kiện toàn cầu hóa. Nhiều người Việt lầm lẫn nghĩ rằng hàng không mẫu hạm George Washington hùng mạnh thả neo ngoài khơi Đà Nẵng là để bảo vệ Việt Nam. Thật ra, cả Trung Quốc và Mỹ đều biết dù áp dụng chính sách nào hay dù có thái độ nào, xung đột võ trang giữa hai cường quốc lớn nhất thế giới có phụ thuộc quá sâu, quá phức tạp về kinh tế không thể xảy ra trong một giai đoạn ngắn tới đây. Về phía Trung Quốc, không giống Đức Quốc Xã cần chiến tranh để phục hồi và phát triển, Trung Quốc phải đương đầu với hàng loạt khó khăn trên trong cũng như bên ngoài, việc phát động một cuộc chiến tranh quy mô ở Á châu và Thái Bình Dương như Hitler đã làm với Tiệp Khắc là một điều giới lãnh đạo CS Trung Quốc không dám thực hiện. Hơn ai hết, giới lãnh đạo CS Trung Quốc biết họ phải cần nhiều chục năm kỹ thuật và một ngân sách hải quân khổng lồ mới mong đuổi kịp Mỹ. Ngoài ra, chủ nghĩa Cộng Sản đã chết, Trung Quốc hiện đang sống nhờ vào chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Thế chiến thứ nhất 1914-1918 dẫn đến tự sụp đổ của Đế Quốc Đức, Đế Quốc Áo Hung, Đế Quốc Ottoman đã dạy họ một bài học: Các đế quốc gây chiến trên nền tảng của chủ nghĩa dân tộc cực đoan chẳng những không thắng mà đều tan rã từ bên trong. Về phía Mỹ, ngoài các lý do kinh tế, riêng trong lãnh vực quân sự cũng không phải dễ dàng. Chính phủ Mỹ trong lúc muốn duy trì ảnh hưởng trong vùng, cũng không muốn bị cuốn vào các xung đột mang màu sắc chủ nghĩa dân tộc đối đầu với chủ nghĩa dân tộc như trường hợp Trung Quốc và Việt Nam. Tháng Giêng 2011, Tổng thống Barack Obama trải thảm đỏ tiếp đón Chủ tịch Trung Cộng Hồ Cẩm Đào như quốc khách với 21 phát đại bác chào mừng. Trong buổi tiếp tân, TT Obama ca ngợi “sự hợp tác tốt đẹp giữa hai nước”. Khi trả lời buổi phỏng vấn dành cho tờ Wall Street Journal, Hồ Cẩm Đào công nhận sự quan trọng trong quan hệ tốt giữa Trung Quốc và Hòa Kỳ. Họ Hồ cũng nhấn mạnh đến việc hai quốc gia phải “hành động phù hợp với quyền lợi căn bản của nhân dân hai nước, và tôn trọng quyền lợi chung của hòa bình và phát triển thế giới”. Dân biểu Ileana Ros-Lehtinen, thuộc đảng Cộng Hòa, Chủ tịch Ủy ban Ngoại Giao Hạ Viện trong một văn bản công bố cho báo chí sau đó, đã nghiêm khắc phê bình Trung Quốc không xứng đáng là một cường quốc vì nhiều lý do và một trong những lý do, Trung Quốc đã ngang nhiên xem Biển Đông như là “quyền lợi chính” và xem thường quyền hàng hải và lãnh thổ của các quốc gia vùng Đông Nam Á. Các lãnh đạo Cộng Hòa cũng tố cáo TT Obama đã thực thi chính sách “Nhân nhượng” của Nevill Chamberlain để đối phó với Trung Quốc. Dĩ nhiên, TT Barack Obama phủ nhận những lời kết án này. Tương tự như Đức Quốc Xã đối với Tiệp Khắc, Trung Quốc nắm chắc các thành phần lãnh đạo cam thân làm nô bộc cho ngoại bang và không quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Trung Quốc biết rất rõ tham vọng cố bám vào chiếc ghế quyền lực của giới lãnh đạo CSVN. Chủ trương “hợp tác hổ tương bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các quốc gia” của lãnh đạo CSVN chỉ là một khẩu hiệu tuyên truyền che đậy sự sợ hãi trước đàn anh CS Trung Quốc. Ngay cả các cường quốc Anh, Nhật, Pháp cũng không chủ trương như vậy đừng nói chi là những nước mang số phận sân sau như Việt Nam. Các nước nhỏ như Phần Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Thụy Điển, Đài Loan, Nam Hàn vượt qua được những nhược điểm khách quan và chủ quan của đất nước họ bởi vì họ biết cách vận dụng chính sách đối ngoại của các cường quốc để phục vụ cho sự phát triển của đất nước. Không chỉ Thổ Nhỉ Kỳ cần Anh Quốc mà Anh Quốc cũng cần Thổ Nhĩ Kỳ và tương tự không chỉ Đài Loan cần Mỹ nhưng Mỹ cũng cần Đài Loan. Quan hệ Trung Quốc và Việt Nam không giống như quan hệ giữa Mỹ và Philippine hay Mỹ và Nam Hàn. Giới lãnh đạo CSVN không có vị trí độc lập về chính sách đối ngoại. Mọi chính sách trước khi đưa ra đều phải đo lường phản ứng từ phía Trung Quốc. CS Trung Quốc và CS Việt Nam chia sẻ nhau một lịch sử lâu dài từ ngày đảng Cộng sản hai nước được thành lập. Hai đảng gắn bó về cả vật chất lẫn tinh thần. Câu nói của Mao “Nhiệm vụ trung tâm và hình thức cao nhất của cách mạng là nắm lấy quyền lực thông qua đấu tranh võ trang và giải quyết vấn đề bằng chiến tranh” là tư tưởng chỉ đạo của đảng CSVN trong khi vạch định đường lối suốt hai cuộc chiến. Năm 1950, Trung Quốc là nước đầu tiên công nhận Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Cả hai nước đã thừa nhận sự đóng góp của và người của Trung Quốc vào mục đích thiết lập chế độ Cộng sản tại Việt Nam. Nợ máu xương chồng chất. Tuy không dính dáng gì đến dân tộc Việt Nam nhưng nhân dân Việt Nam đã và đang phải trả bằng máu của bao nhiêu thế hệ từ trước năm 1975 cho đến nay và chưa biết ngày nào mới trả hết. Bài học từ chủ nghĩa dân tộc cực đoan Bài học lớn nhất mà nhân loại học được từ Thế chiến thứ hai là sự thụ động, tiêu cực của con người trước hiểm họa của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Những kẻ chịu trách nhiệm cho cái chết của 70 triệu người không chỉ là Adolf Hitler, Benito Mussolini và Kideki Tojo nhưng còn là Thủ tướng Anh Neville Chamberlain và Tổng thống Pháp Édouard Daladier. Chính người dân Đức đã bỏ phiếu cho Hitler và người dân Anh đã nhảy nhót vui mừng khi lãnh thổ Tiệp rơi vào tay của Đức. Trong một thời gian ngắn trước Thế chiến thứ hai, không chỉ Đức thôi mà cả nước yếu kém hơn Tiệp như Ba Lan, Hungary cũng dự phần vào bữa tiệc nấu bằng thịt xương Tiệp Khắc. Thế chiến thứ hai có thể đã không xảy ra hay xảy ra với mức độ tác hại thấp hơn nếu số lớn nhân loại ngày đó không thỏa hiệp, không đồng lõa với cái ác. Từ đó để thấy, việc ngăn chận chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc ngày nay phải là trách nhiệm hàng đầu của nhân loại yêu chuộng hòa bình và công lý bởi vì lịch sử chứng minh chủ nghĩa dân tộc cực đoan dẫn đến chiến tranh ngay cả trong trường hợp các kẻ chủ trương cực đoan không muốn. Chưa từng có một trường hợp nào ngược lại. Giới lãnh đạo CS Trung Quốc là những người nhúm lên ngọn lửa dân tộc cực đoan nhưng lửa cháy mạnh hay yếu tùy thuộc vào nhiều yếu tố có khi không nằm trong vòng kiểm soát của họ. Các chủ trương đồng hóa và diệt chủng các dân tộc yếu thế là phó sản của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Từ giai đoạn sau cách mạng Pháp 1789 đến Thế chiến thứ nhất rồi Thế chiến thứ hai cho tới các cuộc chiến đẫm máu vùng Balkans giữa các nước thuộc liên bang Nam Tư cũ, máu nhân loại đã đổ liên tục vì chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Sau cực tả là cực hữu, bản đồ thế giới chưa bao giờ thay đổi nhanh chóng như trong vòng một phần tư thế kỷ vừa qua. Các nhà phân tích thường dựa vào hậu quả hơn là tìm hiểu nguyên nhân nên không lấy làm lạ ít người so sánh Hitler với Đặng Tiểu Bình. Đa số vẫn đánh giá họ Đặng như một nhà lành đạo CS tiến bộ, mở cửa hiện đại hóa, làm dịu căng thẳng giữa hai khối. Tuy nhiên, quan điểm của Hitler và Đặng Tiểu Bình có nhiều điểm giống nhau hơn cả giữa Hitler và Stalin, Hitler và Mussolini hay Hilter và Mao bởi vì cả hai đã dùng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện để kích thích “niềm kiêu hãnh quốc gia”, vẽ lên trong nhận thức con người về “một loại đất nước huy hoàng tưởng tượng”, làm gia tăng nhất thời sức mạnh kinh tế và tạo áp lực thường xuyên trên các nước yếu hơn trong vùng. Nhân loại nguyền rủa Hitler, kết án Mao và phỉ nhổ Stalin, tuy nhiên, nếu chiến tranh bùng nổ tại Á Châu, với dân số 1.3 tỉ người mà bầu nhiệt huyết được đun sôi bằng ngọn lửa hận thù, hậu quả của chủ nghĩa dân tộc cực đoan Trung Quốc do Đặng Tiểu Bình nhóm lên từ năm 1978 sẽ khủng khiếp đến dường nào. Giữa Hitler và Đặng Tiểu Bình ai tàn ác hơn ai, chưa biết được. Có hy vọng nào cho dân tộc Việt Nam? Nhìn lại Việt Nam, chưa bao giờ dân tộc lại phải chịu đựng sự phân hóa, chia rẽ trầm trọng như hôm nay. Một người Việt quan tâm đến tiền đồ dân tộc nào cũng đau lòng nhận ra điều đó. Tuy nhiên, dù có thể còn khác nhau trong cách trả lời, chúng ta không thể không đồng ý rằng, để cứu đất nước, trước hết phải tháo gỡ chiếc gông độc tài chuyên chính ra khỏi cổ người dân và trả lại cho họ những quyền bẩm sinh mà ai cũng có, đó là quyền làm người, quyền quyết định sinh mệnh của chính mình và của dân tộc mình. Bởi vì, chỉ có một Việt Nam đoàn kết dưới ngọn cờ dân chủ, tự chủ, cường thịnh mới mong thắng được chủ nghĩa bá quyền Trung Quốc. Trần Trung Đạo Tham khảo: - David Faber, Munich, 1938 Appeasement and World War II, Simon & Schuster, New York 2009 - William L. Shirer, The Rise and Fall of the Third Reich, 1995 - Mark Mazower, Hitler ‘s Empire, How The Nazis Ruled Europe, The Penguin Press, New York 2008 - Carl K. Savich, Nationalism and War, MarkNews. com, 2008 - Richard J. Evan, The Third Reich in power, The Penguin Press, New York 2005 - History of Germany, Wikipedia, the free encyclopedia - Interview with Dr. Carroll Quigley, Georgetown University, The Courier, December 12, 1952 - Hitler’s Plan for Eastern Europe, Selections from Janusz Gumkowkski and Kazimierz Leszczynski - World War II database, Munich Conference and the Annexation of Sudetenland - Yang Kuisong, Changes in Mao Zedong’s Attitude toward the Indochina War, 1949-1973, Woodrow Wilson International Center for Scholars, 2002
......

Thảm sát Côn Minh: Điềm báo không thể hạ cánh mềm

Điềm báo vĩnh biệt   Không một chế độ chính trị nào có thể tồn tại vĩnh viễn, nhất là với những thể chế không muốn vĩnh biệt khúc quanh độc tài. Quy luật đó chắc chắn sẽ ứng với đảng cầm quyền Trung Quốc, bằng vào những câu chuyện tang thương mà chế độ này phải gánh chịu trong vài năm gần đây và trong kiếp nạn phân rã vào những năm đang tới. Thi thể các nạn nhân trong vụ thảm sát tại nhà ga Côn Minh hôm 1-3 - Ảnh: Reuters   Vụ nổ bom xe jeep ở Bắc Kinh tháng 12 năm 2013 và vụ thảm sát bằng dao ở Côn Minh vào tháng 3 năm 2014 đã kích hoạt bầu không khí hoảng loạn chưa từng thấy ngay trong lòng Nội Hán. Hai cuộc tấn công bị xem là của người Duy Ngô Nhĩ, dù đậm đặc màu sắc khủng bố, đã trở nên một chỉ dấu cho thấy chính thể Bắc Kinh cùng cơ chế bảo vệ an ninh của nó không ghê gớm như người ta tưởng, cùng lúc biến thành một điềm dấu tiên đoán về vận mệnh khó có thể hạ cánh mềm của chính thể này trong tương lai không quá xa.   Đặc tính tâm lý học của vụ tấn công bừa bãi bằng dao của nhóm người cực đoan vào đám đông hành khách vô tội ở Côn Minh còn là cú phát nổ đầu đời cho mối thâm thù thâm căn cố đế giữa sắc tộc ly khai với chế độ cầm quyền - một hệ nạn mà có thể kéo dài rất nhiều năm sau, ngay cả khi tổ chức Bộ Chính trị ở Bắc Kinh biến mất. Như một quy luật, nếu nội trị không khởi xướng trào lưu rối loạn bởi các phong trào dân chủ mà lại bằng hành động bạo lực, cái kết thúc của nội tình xã hội và những đấu tranh nội bộ hầu như sẽ chìm trong máu lửa và nạn cát cứ - điều đã xảy ra không biết bao nhiêu lần trong lịch sử đẫm máu Trung Hoa. Bất kể tiếng hô độc đoán vẫn thét lên dưới ảnh Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn, tiếng nổ và những vụ chém giết cứ lan dần và lan nhanh trong lòng Nội Hán. Hệt như khuôn mặt dị dạng trong bức tranh “Tiếng thét” của Edvard Munch, tiếng nổ Nội Hán khởi nguồn từ tiếng lòng bị xét nát của người dân và kết thúc bằng tia xé rách khối không gian u thẫm giữa bốn bức tường tăm tối.   Tiếng nổ đó được kích phát bởi chính tiếng kêu thét của quá khứ. Văn Cầm Hải - một nhà văn và cũng là nhà nghiên cứu lịch sử ở nước ngoài - đã có cơ hội để đo đếm sự thất bại của chính sách ngoại giao lòng dân của Trung Quốc ở các vùng dân tộc thiểu số. Trong một chuyến đến vùng Nội Mông, ông đã viết lại những ghi nhận của mình: “Tôi đã biết về sự nhẫn nhịn của người sa mạc qua một người bạn Mông Cổ mời tôi ăn thịt nướng trong đêm mưa ở Lan Châu - thủ phủ tỉnh Cam Túc. Anh ta khuyên tôi rằng, nếu muốn giết sói, hãy cho nó chạy và hú đến lúc nào nó quỵ xuống vì sức lực mà chúng bỏ ra!… Trung Quốc cần có một sự thay đổi tận gốc quan điểm lịch sử và thời đại về sức mạnh và sự tồn tại hài hòa của mình với thế giới. Nếu không thay đổi, dù có bỏ ra hàng tỷ đô la, dù có hào nhoáng kết nối với chính quyền bản địa bằng những thỏa thuận hay kiềm chế chính trị nhưng không thể nào mua được lòng dân, Trung Quốc sẽ quỵ ngã bởi chính sức mạnh hung hãn của mình, như hình ảnh con sói mà người Mông Cổ từng nói với tôi trong đêm mưa ở Lan Châu”. Con sói Dù hãng tin Tân Hoa xã của Trung Quốc luôn áp đặt những vụ việc xảy ra ở Tân Cương là hành vi của một nhóm khủng bố, nhưng chỉ có những người ngơ ngác về thời cuộc mới không cảm nhận được những nguyên cớ thâm sâu về lịch sử trong quan hệ của người Hán với vùng tự trị này. Không chỉ là mâu thuẫn đơn thuần về địa giới hành chính, đó còn là khoảng cách biệt đáng kể về chính sách mà người Hán được hưởng so với các sắc tộc thiểu số, tâm thế lấn át về văn hóa và tôn giáo mà người Hán đã tạo ra đối với người Duy Ngô Nhĩ, để cuối cùng tạo nên một hình ảnh phân hóa toàn diện và không thể chấp nhận được giữa kẻ mập phì và người thiếu ăn. Không khác gì khu tự trị Tân Cương ở Tây Bắc, các khu tự trị Tây Tạng ở Tây Nam và Nội Mông ở phía Bắc cũng đang trở thành những hiểm họa ngấm ngầm đối với tình trạng an ninh của người Hán sống tại những khu vực này, và cả với thể chế chính trị mà Bắc Kinh đang cố gắng duy trì đến chừng nào có thể. Từ năm 2008 đến nay, những hiểm họa này luôn có chiều hướng bùng phát và trở thành nguy cơ không hề nhỏ đối với một dân tộc có truyền thống tự tôn cực đoan như người Hán, làm nên một cảnh sắc cực đoan mà người ta đã từng thấy không ít lần trong chiều dài lịch sử không khoan nhượng của dân tộc Trung Hoa.   Nguy cơ đó lại đang được cộng hưởng một cách có tổ chức và quy mô bởi những hành động bài bản và có kỷ luật trong lòng Trung Quốc. Với vụ nổ bom ở thủ phủ Thiên An Môn và vụ thảm sát ở Côn Minh, hẳn nhiên đó là một sự thách thức trực tiếp với người quá cố Mao Trạch Đông và bề dày gần bảy chục năm “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung quốc”. Sâu xa hơn, cho dù bị xem là “khủng bố Tân Cương” thì cũng không thể phủ nhận rằng mối mâu thuẫn sắc tộc giữa dân tộc Duy Ngô Nhĩ với người Hán, và trên hết là với chế độ cầm quyền độc đoán, đã công nhiên vọt thành mối xung đột đối kháng đến mức sẵn lòng lấy mạng đổi mạng.   Đó cũng là nguồn gốc mà có thể sản sinh ra vô số cuộc bạo động, bạo loạn của hoàng hôn lịch sử chưa bao giờ ngưng máu đổ trong lòng dân tộc Trung Hoa. Máu người Giờ đây, chính thể cầm quyền chuyên chế và độc đoán ở quốc gia bị xem chỉ còn vỏ cộng sản này đã không còn có thể nói đến chuyện an toàn trong bất kỳ căn phòng trú ẩn nào.   Bắc Kinh không chỉ ngập ngụa ô nhiễm, mà đang và sẽ không còn là nơi yên tĩnh cho giới quan chức chức chính trị cao cấp nghỉ dưỡng và quyết định về tương lai của thế giới. Khái niệm bất an có lẽ sẽ trở thành từ ngữ cửa miệng của chính giới tương lai ngay tại thủ đô Cộng hòa nhân dân Trung Hoa hay tại bất cứ một địa điểm nào có trưng diện ảnh Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình và phơi bày bức tranh nhân viên thành quản đánh hội đồng đến chết người dân bán dạo. Với những gì đã và đang xảy ra, không thiếu cơ sở để cho rằng nhà cầm quyền Trung Quốc đang phải trả một cái giá không hề rẻ cho những gì mà họ đã siết bức đối với tộc người Duy Ngô Nhĩ và vùng Tây Tạng. Duy có điều, tình cảnh “kiêu ngạo cộng sản” của giới quan chức cao cấp Kinh Bắc đã đến mức bĩ cực. Vẫn hầu như chưa có gì được ngộ ra từ giá cả quá đắt đỏ, một thứ giá đang phải tính bằng máu người. Dàn đồng ca tuyên giáo mới đây của Bắc Kinh vẫn không bớt hung hăng đe dọa sẽ “dập tắt tiếng nói của Đạt Lai Lạt Ma”. Nhưng ở vùng đất xa xôi huyền thoại, sau hơn 120 vụ tự thiêu của tu sĩ Tây Tạng để phản kháng chính sách đàn áp của Bắc Kinh, mọi chuyện vẫn đang tự cháy bỏng. Ngọn lửa phản kháng vẫn rừng rực và còn lâu mới bị dập tắt. Tây Tạng, Tân Cương và Nội Mông đã làm nên một vành đai sắt Tây - Bắc siết lấy cơ thể phù thũng của Nội Hán. Còn lâu mới tái lập được sự ổn định chính trị trong lòng Đại Hán. Thậm chí ngược lại, Tập Cận Bình và thế hệ lãnh đạo mới của ông đang phải đối diện với định đề số phận của lịch sử: nhà nước độc đảng Trung Hoa đã tồn tại gần bảy chục năm, và chừng đó là quá đủ để thu xếp cho một sự thay thế khác - nhiều khả năng là một cuộc tắm máu mang tính sở trường - di chứng không quá hiếm hoi trong lịch sử nối đuôi toàn trị của các triều đại Trung Quốc. P.C.D. Nguồn: boxitvn.blogspot.de ***** Tấn công bằng mã tấu đẫm máu tại Côn Minh Trung Quốc rúng động với vụ tấn công bằng mã tấu kinh hoàng ngay tại ga xe lửa Côn Minh làm ít nhất 33 người thiệt mạng và hơn 140 người bị thương. Cảnh hành lý ngổn ngang nơi hiện trường vụ án - Ảnh: Reuters Theo Tân Hoa xã, vụ tấn công diễn ra lúc 21g ngày 1-3. Một nhóm khoảng 10 người bịt mặt chủ yếu cầm mã tấu bất ngờ xông vào ga xe lửa rồi chém loạn xạ vào các hành khách đang xếp hàng mua vé. Vụ tấn công khiến ít nhất 33 người (trong đó có bốn nghi phạm) thiệt mạng và hơn 140 người bị thương. Tấn công có tổ chức "Việc chọn một nơi đông người như ga xe lửa và lấy những người dân vô tội làm mục tiêu tấn công là tội ác" Lý Thừa Bằng Chính quyền thành phố Côn Minh, thủ phủ của tỉnh Vân Nam, đã gọi đây là vụ tấn công khủng bố “có tổ chức, lên kế hoạch trước” do các phần tử cực đoan Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương thực hiện. Cảnh sát đã bắn hạ bốn kẻ tấn công (trong đó có một phụ nữ) và bắt sống một phụ nữ. Hiện năm nghi phạm khác đã chạy thoát. Trong khi căng thẳng giữa người Duy Ngô Nhĩ với chính quyền Trung Quốc thường xuyên diễn ra tại khu tự trị Tân Cương ở tây bắc nước này, đây là lần đầu tiên những phần tử ly khai tiến hành một vụ tấn công quy mô lớn ở một nơi rất xa như Vân Nam (cách Tân Cương 1.600km) và là một địa điểm du lịch nổi tiếng. Tân Hoa xã dẫn lời nhân chứng Dương Hải Phi cho biết anh hoảng hốt tháo chạy cùng những người xung quanh khi trông thấy một người cầm mã tấu xông thẳng về phía mình. “Kẻ tấn công vồ lấy những người chạy chậm hơn. Tôi thấy họ gục ngã trên nền nhà ga”. Dương cho biết anh bị thương ở ngực và lưng nhưng vẫn may mắn hơn những người bên cạnh. “Tôi không thể tìm thấy chồng mình. Anh ấy không trả lời điện thoại” - một nhân chứng khác lo lắng khi cô đang chờ xe đi Thượng Hải thì những kẻ tấn công bất thình lình xông vào và đâm chém bất cứ ai chúng thấy. Có mặt tại một nhà hàng gần hiện trường vụ án, cư dân mạng có biệt danh HuangY3xin-Dione nói với Tân Hoa xã cô nhìn thấy một nhóm người mặc trang phục đen, tay cầm hai cây mã tấu đuổi theo những người khác.  
......

Thái độ của Putin ở Ukraina làm Đông Âu nhớ lại thủ đoạn của Hitler

Nhiều căn cứ quân sự của Ukraina ở Crimée vẫn còn bị biệt kích Nga không mang phù hiệu bao vây. Trước áp lực quốc tế, chủ nhân điện Kremli tuyên bố không cần thiết phải đưa quân chiếm đóng Ukraina « vào thời điểm này», tuy nhiên vẫn dọa sử dụng « mọi biện pháp » để bảo vệ công dân nói tiếng Nga. Thái độ của Vladimir Putin bị xem không khác gì Hitler thời thế chiến thứ hai. Biểu tình ủng hộ Ukraina trước sứ quán Nga tại Vacxava, Ba Lan, 02/03/2014 REUTERS/Przemyk Wierzchowski/Agencja Gazeta Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraina và động thái can thiệp hung bạo của Tổng thống Nga Vladimir Putin, phản ứng mạnh nhất trong Liên Hiệp Châu Âu có lẽ phát xuất từ các thành viên Đông Âu. Cựu ngoại trưởng Cộng hòa Sec, Karel Schwarzenberg, đã so sánh Vladimir Putin với lãnh đạo Đức Quốc Xã Adolf Hitler trước khi gây ra đệ nhị thế chiến. Trả lời nhật báo Áo Osterreich ngày 03/03/2014, cựu Ngoại trưởng Cộng hòa Séc nhận định là sự kiện Nga đưa quân vào Ukraina là một sự tái diễn của lịch sử. Hitler đưa quân chiếm đóng ba nước Áo, Tiệp Khắc và Ba Lan trong những năm 1938 và 1939 cũng dưới chiêu bài bảo vệ công dân Đức bị áp bức. Khi đưa biệt kích sang vùng Crimée của Ukraina, Tổng thống Nga Putin cũng lấy cớ bảo vệ « người nói tiếng Nga bị áp bức, nhưng thực tế người Nga tại Crimée không là nạn nhân của bất cứu tình trạng bất công nào ». Các nước Đông Âu từng là nạn nhân của hai chế độ bạo ngược : Sau 5 năm bị Đức Quốc Xã chiếm đóng là thêm 45 năm bị Liên Xô thống trị. Với kinh nghiệm này, Ba Lan đã tỏ ra rất năng nổ hỗ trợ đối lập Ukraina và thuyết phục các thành viên Tây Âu, đặc biệt là hai đầu tàu Đức, Pháp cứng rắn với Matxcơva. 48 giờ sau khi biệt kích và xe bọc thép của Nga dàn quân tại Crimée thì Washington, qua tuyên bố của Ngoại trưởng John Kerry, mới lên án Nga « xâm lăng » Ukraina. Ngược lại, chính phủ Ba Lan đã có tuyên bố cảnh giác và hành động từ trước. Ngoại trưởng Radoslaw Sikorski, vào ngày 25/02/2013, cùng hai đồng sự Pháp và Đức đã đến tận Kiev. Theo Reuters, thì chính Ngoại trưởng Ba lan, lấy kinh nghiệm đấu tranh thời ông còn là sinh viên trong phong trào Đoàn Kết ở Ba Lan, thuyết phục đối lập Ukraina ký thỏa hiệp với Tổng thống Viktor Ianoukovitch, thay vì khăng khăng dồn đối thủ đến chân tường. Sau khi ký thỏa hiệp này thì Tổng thống Ukraina bỏ chạy sang Nga gây phẫn nộ trong giới dân biểu của đảng cầm quyền, Ianouvitch bị lên án là kẻ phản bội. Quốc hội Ukraina sau đó đã trao quyền Tổng thống và Thủ tướng lâm thời cho đối lập. Ba Lan cũng là thành viên của NATO muốn Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải có biện pháp mạnh đặc biệt là thiết lập kế hoạch, hoạt động tình báo, theo dõi động thái của quân đội Nga dọc theo biên giới phía đông của NATO mà Ba Lan nằm ở tuyến đầu.   Trên thực tế, Ba Lan không sợ Putin, nhưng e ngại hệ quả nếu Ukraina bị Nga xâm lược. Từ Vacxava, nhà báo Mạc Việt Hồng, ban biên tập báo mạng Đàn Chim Việt (danchimviet. Info) phân tích : Sau cuộc họp báo của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 04/03/2014, Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk nhận định là nhờ vào áp lực của cộng đồng quốc tế, đe dọa cô lập Nga từ ngoại giao, chính trị cho đến kinh tế, cho nên Ukraina tạm thời tránh được một « kịch bản u tối » mà ông cho rằng nguy hiểm cho cả Ba Lan. Kinh nghiệm lịch sử đầy máu xương sau hai lần bị Đức Quốc Xã chiếm đóng và Liên Xô kềm kẹp đã làm cho Ba Lan cảnh giác cao độ. Thủ tướng Donald Tusk kêu gọi cộng đồng quốc tế phải luôn dè chừng Putin. Ông lưu ý, nếu trong cuộc họp báo, Tổng thống Nga « lùi một bước » thì ở một đoạn khác, chủ nhân điện Kremli quy buộc cho Ba Lan và Lithuania « huấn luyện » chiến thuật tranh đấu cho thành viên đối lập. Thủ tướng Ba Lan xem lời quy buộc này là « xa thực tế ». Ngoại trưởng Liiva Linas Linkevicius cũng cho rằng tuyên bố của Tổng thống Putin là lời « vu khống với mục đích kích động người Nga chống Litva ». Đề phòng bất trắc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel thông báo tăng cường yểm trợ quân sự cho Ba lan và ba nước Baltic, đưa thêm chiến đấu cơ phản lực F15 vào khu vực. Tổng tham mưu trưởng quân đội Mỹ Martin Dempsey điện thoại cho đồng sự Nga Valery Gerasimov kêu gọi phía Nga « giữ thái độ chừng mực tạo cơ may giải quyết vấn đề bằng giải pháp ngoại giao ». Trong khi đó, giới chuyên gia quân sự Tây phương thuộc các viện nghiên cứu Royal United Services và IISS của Anh Quốc thẩm định, Nga sẽ không tấn công đánh chiếm Ukraina. Thứ nhất là Matxcơva đạt được mục tiêu kiểm soát Crimée, nơi có quân cảng chiến lược Sebastopol. Thứ hai, tuy quân đội Nga mạnh hơn Ukraina nhưng không dễ đánh thắng đối thủ đáng gờm này. Lý do thứ ba khiến Nga không dám động binh vì sợ phơi bày các nhược điểm khi phối hợp tác chiến ba binh chúng hải lục không quân. Dù sao đi nữa thì Tổng thống Nga cũng đã để lộ bộ mặt thật. Nguồn: viet.rfi.fr
......

Hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine

Ngay trong giả thuyết lạc quan là chiến tranh không bùng nổ tại Ukraine thì hậu quả của việc Liên bang Nga can thiệp vào Ukraine sau ba tháng biến động chính trị tại đây cũng có nguy cơ dẫn đến chấn động kinh tế qua các biện pháp trừng phạt đang được Hoa Kỳ và Âu Châu trù tính. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về hiệu ứng kinh tế của vụ khủng hoảng Ukraine qua cuộc trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.   Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Sau một ngày Thứ Hai u ám khi các thị trường tài chính trên thế giới đều sụt giá và bị nặng nhất là thị trường Nga vì mất 11%, thế giới thở ra nhẹ nhõm và các thị trường theo nhau lên giá vào ngày Thứ Ba khi Liên bang Nga loan báo đã hoàn tất cuộc tập trận như dự tính và các đơn vị thao dượt sẽ trở lại căn cứ vào ngày mùng bảy này. Tuy nhiên, dư luận thế giới chưa yên tâm vì hai lẽ. Thứ nhất, Tổng thống Vladimir Putin cho biết trong cuộc họp báo tại Moscow ngày Thứ Ba, rằng nước Nga chưa tính dùng võ lực tại Ukraine dù có quyền chính đáng, và ông vẫn duy trì quân đội tại bán đảo Crimea. Thứ hai là Hoa Kỳ và Âu Châu trù tính nhiều biện pháp trừng phạt Liên bang Nga về tội can thiệp vào Ukraine. Thưa ông, trong giả thuyết có xác suất cao là đôi bên chưa đạt được đồng thuận về Ukraine thì các biện pháp thi hành sẽ ảnh hưởng thế nào đến kinh tế toàn cầu? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi nghĩ là vụ khủng hoảng tại Ukraine biến chuyển hàng ngày cho nên ta khó lượng định hậu quả nếu chỉ theo dõi động thái của các thị trường tài chính, vốn dĩ lạc quan rồi hốt hoảng mỗi khi có tin tức gì được loan tải. Tuy nhiên, mình vẫn có thể nhìn vào cái nhân sâu xa để dự đoán hậu quả lâu dài và từ đó mà suy ra hiệu ứng kinh tế của vụ khủng hoảng này. Vũ Hoàng: Nếu vậy ta phải đi lại từ bối cảnh về cái lẽ nhân quả như ông vừa nói. Đó là gì? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Nước Nga có lãnh thổ bát ngát mà trống trải nên khó phòng ngự và đã bị tấn công nhiều lần trong lịch sử, nhất là từ hướng Tây tiếp cận với Âu Châu. Vì vậy, bản năng xưa nay của lãnh đạo xứ này là phải kiểm soát được khu vực ngoại biên, xây dựng thành vùng trái độn quân sự. Với họ, các nước gọi là Đông Âu hay Trung Âu, từ biển Baltic phía Bắc xuống tới Hắc hải ở phía Nam, đều phải là chư hầu, là vùng trái độn bảo vệ khu vực trung tâm của họ.   Thứ hai, và đây là đặc tính khác, giữa nhu cầu dân sinh, hay kinh tế như ta nói, và yêu cầu an ninh để phòng thủ, thì an ninh vẫn là ưu tiên. Điều ấy cũng giải thích tính chất tập quyền hay độc tài của chế độ. Định đề ấy lên tới cực điểm thời Liên bang Xô viết khiến xứ này tan rã và sụp đổ vào cuối năm 1991, không vì ngoại xâm mà vì sự phá sản của hệ thống kinh tế cộng sản. Hậu quả là nước Nga bị khủng hoảng mất 10 năm và mất gần hết những nước xưa kia là chư hầu. Thứ ba, từ khi lên cầm quyền 14 năm trước, ông Vladimir Putin ra sức chấn chỉnh tình hình và tập trung quyền lực. Gần 10 năm sau thì thấy có đủ sức mạnh để chinh phục lại thế lực mà nước Nga đã mất từ thời Xô viết thì ông ta khởi sự. Một trong các yếu tố kinh tế góp phần tạo ra sức mạnh đó chính là giá năng lượng vì về thực chất, kinh tế Nga vẫn thuộc loại lạc hậu sống nhờ xuất khẩu dầu thô và khí đốt. Ông Putin càng thấy ra nhu cầu chinh phục hay bành trướng vì các nước Đông Âu trong khối Xô viết cũ đều ngả theo Âu Châu, đi tìm dân chủ và độc lập. Vì vậy mà năm 2008 ông ta cho quân vào hai khu vực tự trị là Abkhazia và Nam Ossetia của Cộng hoà Georgia và cho đến nay vẫn còn kiểm soát hai vùng này để khống chế Georgia.   Mối nguy cho chế độ ông Putin Vũ Hoàng: Ông nhắc lại bối cảnh địa dư và lịch sử ấy thì thính giả của chúng ta hiểu rõ hơn vụ Ukraine, xưa kia có tên là Cộng hòa Nhân dân Xô viết Ukraina ở trong Liên bang Xô viết. Nguyễn-Xuân Nghĩa: Đã nói đến cái nhân từ phía Nga thì ta nên nhìn qua cái nhân từ Ukraine. Xưa nay, xứ này có số phận hẩm hiu là vùng "biên địa" của các lân bang Đông-Tây, với biên giới đổi qua vạch lại nhiều lần trong một đời người, và qua thế kỷ 20, cư dân không bị Stalin bỏ đói thì bị Hitler tàn sát. Ngày nay, dù nói tiếng Nga hay tiếng Ukraine, họ phải có quyền chọn lựa mà về tình thì ta cho là chính đáng, nhưng về lý thì lại đáng lo cho nước Nga. Về tình thì dân Ukraine so với một xứ có quan hệ lâu đời là Ba Lan, với diện tích bằng nửa và ít tài nguyên hơn. Năm 1992, khi cùng thoát khỏi chế độ Xô viết thì hai nước có sản lượng bằng nhau. Hai chục năm sau, nếu tính theo tỷ giá mãi lực của đồng bạc thì Ba Lan giàu hơn gấp đôi, bình quân một đầu người thì giàu gấp ba dân Ukraine, trong một xứ dân chủ và lành mạnh hơn, chứ không bị nạn độc tài hay thối nát cai trị ở trên. Cái khác biệt là Ba Lan đã hội nhập vào Âu Châu, là thành viên của Liên hiệp Âu châu và Minh ước Phòng thủ Bắc Đại Tây Dương NATO. Vì vậy, nếu mà có người Ukraine muốn theo mô hình Âu Châu thì đấy là điều chính đáng.     Nếu Ukraine có độc lập và dân chủ trong khối Âu Châu thì đấy là mối nguy sinh tử cho chế độ độc tài của ông Putin về cả mặt an ninh đối ngoại lẫn chính trị nội bộ.     - Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa Nhưng mà sau các nước Đông Âu, nếu Ukraine cũng theo Âu Châu thì đấy là nỗi sợ của Putin. Chỉ vì hệ thống kinh tế Liên Âu và an ninh NATO lại tiếp cận với lãnh thổ Nga và trở thành sự cám dỗ cho dân Nga khi mà nhiều người Nga cũng muốn có cuộc sống sung túc và tự do. Nếu Ukraine có độc lập và dân chủ trong khối Âu Châu thì đấy là mối nguy sinh tử cho chế độ độc tài của ông Putin về cả mặt an ninh đối ngoại lẫn chính trị nội bộ. Vũ Hoàng: Nếu sự tình lại như vậy thì ta nên e rằng Liên bang Nga của ông Putin không dễ gì trả lại bán đảo Crimea cho xứ Ukraine mà sẽ tiếp tục kiểm soát như đã làm tại Georgia. Ngoài ra, thưa ông, liệu còn có nguy cơ là Nga sẽ can thiệp vào các tỉnh miền Đông và miền Nam của Ukraine có đa số thân Nga, hoặc xứ này sẽ lâm vào nội chiến, hay bị chia hai không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chưa ai có thể biết được tình hình sẽ xoay chuyển ra sao và tôi cho là sự thể còn tùy thuộc ở hai việc.   Thứ nhất là bên trong Ukraine, sau vụ thay đổi chế độ ngày 22 vừa qua, dân Ukraine có thể hoàn thành việc chuyển tiếp để tổ chức bầu cử vào ngày 25 Tháng Năm tới, với sự tham dự của các đảng phái và nhân vật thuộc cả hai xu hướng là muốn Ukraine tiến gần với Âu Châu hoặc muốn Ukraine vẫn nằm trong quỹ đạo của Nga. Cho đến nay, khi đảng thân Nga của Tổng thống Viktor Yanukovich đã tan rã với gần phân nửa ra khỏi Quốc hội và nhiều người còn bỏ thủ đô, phe thân Âu của ba đảng đối lập thực tế cầm quyền. Nhưng sau vài sai lầm, kể cả việc hủy bỏ tiếng Nga tại các địa phương, họ biết sửa sai và mời nhiều người thân Nga vào chính quyền. Nhờ đó, và nếu Ukraine không bị khủng hoảng kinh tế mà vỡ nợ trong thời gian tới, cuộc bầu cử vẫn có thể thành hình và đẩy lui rủi ro nội chiến. Tôi nghĩ là điều này có xác suất cao. Nhưng việc thứ hai là phản ứng các nước ở bên ngoài, là Liên bang Nga và Tây phương. Đầu tiên, các nước Tây phương là Mỹ và Âu Châu phải rút tỉa kinh nghiệm của ba tháng biến động và một tuần khủng hoảng vừa qua để có thái độ thích hợp hơn với cả Ukraine và Nga. Với Ukraine là chương trình cứu nguy và viện trợ kinh tế thiết thực, cấp bách với điều kiện đừng quá khắt khe về cải cách trong buổi giao thời. Với Nga là việc gây áp lực một cách thống nhất và hiệu quả để ông Putin không dám làm mạnh hơn, kể cả dùng võ lực, tại Ukraine. Các biện pháp trừng phạt của Tây phương nằm trong chiều hướng gây áp lực với Putin và hiệu ứng kinh tế của vụ Ukraine có thể xuất phát từ đó.   Vũ Hoàng: Như ông vừa trình bày thì tình hình còn tùy vào nhiều điều kiện cho tới nay vẫn là bất định. Khi theo dõi sự thể, ông ước đoán thế nào về chiều hướng tác động của các nước? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi không mấy lạc quan về khả năng can gián hay gián chỉ của các nước Tây phương, gồm có Hoa Kỳ và các cường quốc Liên Âu, trước ý chí của ông Putin. Các nước Tây phương đều thiếu thống nhất và phối hợp kém trong ba tháng biến động và hình như bị bất ngờ khi ông Putin lấy quyết định can thiệp. Phần mình, ông Putin biết khai thác nhược điểm ấy của Tây phương để chủ động tiến thoái mà thâm tâm thì không muốn Ukraine theo Âu Châu. Cùng lắm thì là một nước thân Nga theo thể chế liên bang để dung hòa những dị biệt bên trong. Ngoài ra, nếu ông Putin tỏ vẻ yếu thế trước áp lực của Tây phương thì chế độ thật ra vẫn độc tài của ông ta sẽ bị rúng động ở nhà, ở bên trong nước Nga. Vì vậy, tôi e rằng ông Putin sẽ khó xuống thang sau khi đã gây ra một vụ khủng hoảng và tình hình có thể suy đồi rất nhanh với những biện pháp trừng phạt rồi trả đủa của đôi bên. Và chính là sự bất nhất của các nước Tây phương - thí dụ như lập trường có vẻ hòa giải của Đức, hoặc việc Anh không muốn áp dụng biện pháp cấm vận với các tài phiệt Nga đang làm ăn tại Anh quốc – càng khiến ông Putin nghĩ là cuối cùng thì mình sẽ thắng. Vì vậy tôi không lạc quan. Ảnh hưởng kinh tế dây chuyền Vũ Hoàng: Thưa ông, trong giả thuyết bi quan đó thì những gì có thể xảy ra về mặt kinh tế? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi trộm nghĩ là trong kinh tế, ta nên dự trù kịch bản xấu để phòng ngừa trước và không bị bất ngờ. Nếu việc đối thoại giữa Tây phương, kể cả tổ chức NATO, với Nga mà không đẩy lui được không khí đối đầu thì mâu thuẫn sẽ chuyển qua mặt trận kinh tế và đôi bên đều bị thiệt hại. Nhưng thiệt hại nặng nhất là kinh tế Ukraine và kinh tế Nga, với hậu quả lây lan qua Âu Châu và toàn cầu, kể cả Trung Quốc. Tương đối có lợi nhất vẫn là Hoa Kỳ vì ở xa! Vũ Hoàng: Xin ông lần lượt giải thích cho dự đoán này.   Nguyễn-Xuân Nghĩa: Ukraine đang bị nguy cơ vỡ nợ và là bạn hàng với cả Âu Châu và Nga. Kim ngạch ngoại thương của họ là vài chục tỷ với Nga và vài chục tỷ với Âu Châu và được các ngân hàng Nga cho vay gần 30 tỷ và các ngân hàng Âu Châu cho vay 23 tỷ. Nếu Ukraine vỡ nợ, cả hai khối Nga-Âu đều bị thiệt hại. Với Âu Châu chưa ra khỏi vụ khủng hoảng Euro thì một tổn thất nặng của các ngân hàng Âu Châu sẽ là điều cực bất lợi. Nước Nga cũng chẳng khá hơn gì và tổn thất của các tài phiệt ngân hàng Nga sẽ dội ngược vào thế lực chính trị của ông Putin. Khác với thời Liên Xô, Liên bang Nga ngày nay đã mở cửa buôn bán ra ngoài, chủ yếu là với Âu Châu nhờ nguồn năng lượng của mình. Khi đôi bên leo thang trả đũa nhau, thí dụ như Nga phong tỏa khí đốt bán qua Âu Châu, thì cả hai cùng bị thiệt, nhất là Nga vì năng lượng đem lại hơn phân nửa số thu cho ngân sách quốc gia, là 75% của xuất khẩu và 3/4 là bán qua Âu Châu. Ngân sách này đang bị nguy khốn vì 63 tỉnh trong tổng số 83 tỉnh, thành hay các nước Cộng hoà trong Liên bang lại mắc nợ và có thể vỡ nợ. Nếu tình hình trở thành nguy ngập thì Nga bị nạn tẩu tán tài sản, làm đồng Rúp càng mất giá, và vì kinh tế đang bị suy trầm với đà tăng trưởng giảm mạnh, nạn lạm phát và khủng hoảng ngân hàng sẽ bùng nổ.     ... Nhưng thiệt hại nặng nhất là kinh tế Ukraine và kinh tế Nga, với hậu quả lây lan qua Âu Châu và toàn cầu, kể cả Trung Quốc.     - Ô. Nguyễn-Xuân Nghĩa Khi đó, nhiều ngân hàng Âu Châu, nhất là Đức, sẽ bị vạ! Các ngân hàng Trung Quốc đã trút tiền vào Âu Châu làm ăn cũng bị mất vốn. Trong trường hợp này, không chỉ kinh tế Nga mà cả khối Tây Âu và Đông Âu đều suy trầm, kéo theo nạn suy trầm toàn cầu. Nước Nga từng bị như vậy vào năm 1998 sau vụ khủng hoảng Đông Á năm 1997 nên ông Putin mới có cơ hội lãnh đạo từ năm 1999. Lần này thì ngược lại, có khi sẽ khỏi ra tái tranh cử. Vũ Hoàng: Hồi nãy ông có nói một câu là Hoa Kỳ tương đối lại có lợi nhất, vì sao như vậy?   Nguyễn-Xuân Nghĩa: Liên bang Nga có một võ khí kinh tế là năng lượng và từ năm năm nay, các nước Âu Châu đã muốn đa diện hóa nguồn cung cấp để ít lệ thuộc hơn vào khí đốt của Nga. Với vụ khủng hoảng Ukraine, Âu Châu có thể bớt sợ về môi sinh và sử dụng công nghệ gạn cát ra dầu và khí nên tạo cơ hội cho Hoa Kỳ phát triển loại kỹ thuật này. Yêu cầu và cơ hội tại Âu Châu cũng khiến Hoa Kỳ mau chóng cải sửa luật lệ để xuất khẩu khí lỏng và cả xăng dầu. Nói vắn tắt thì nước Mỹ đang có tiềm lực rất lớn về năng lượng, khi tranh chấp kinh tế bùng nổ vì vụ Ukraine, nước Mỹ sẽ thay đổi chính sách rất nhanh để khai thác tiềm lực đó và giá dầu càng giảm thì Nga càng điêu đứng! Dưới 90 đô la một thùng là Putin hết xưng hùng xưng bá! Vũ Hoàng: Xin cám ơn ông Nghĩa về cuộc trao đổi lý thú này! Nguồn: rfa.org  
......

Chiến tranh lạnh, bộ mới, tác giả Putin

Trước khi ông Yanukovych, cựu tổng thống Ukraine tuyên bố ngưng thảo luận hiệp ước thương mại với Cộng Ðồng Châu Âu (EU), đại diện của EU là cựu ngoại trưởng Cộng Hòa Tiệp, Stefan Füle, đã tới thuyết phục ông ta thêm một lần nữa. Trong cuộc thảo luận diễn ra ở dinh tổng thống Ukraine, ông Füle sốt ruột vì các thông dịch viên tiếng Tiệp và tiếng Ukraine chậm chạp quá. Ông đề nghị nói chuyện với nhau bằng tiếng Nga mà cả hai người đều thông thạo. Photo: AP Ukrainian President Viktor Yanukovych - European Neighborhood Policy Stefan Fule in Kiev Cuộc gặp gỡ không đưa tới đâu, nhưng đối với ông Vladimir Putin, tổng thống Nga, thì điều có ý nghĩa tiếng trong cuộc thương thuyết bất thành là tiếng Nga được dùng làm ngôn ngữ chính. Cả hai nước Ukraine và Cộng Hòa Tiệp trước đây đều nằm trong một khối, cả hai đều theo lệnh một người Nga, các lãnh tụ thay phiên nhau ngồi ở điện Kremlin! Ông Putin đang ngồi ở chỗ các Sa hoàng và các ông Stalin, Brehznev trước đây đã ngồi. Từ khi lên nắm quyền tới nay, Putin tìm cách nhắc nhở cho dân Nga, và thế giới chung quanh, phải nhớ Nga từng đóng vai bá chủ cả một đế quốc, các nước chư hầu kéo dài suốt từ Âu sang Á Châu.   Ðối với thế giới bên ngoài, nhất là đối với dân chúng Mỹ, cuộc Chiến Tranh Lạnh đã chấm dứt khi Liên Bang Xô Viết sụp đổ năm 1991. Ông Vladimir Putin không nghĩ như vậy. Ðối với thế giới, chiến tranh lạnh là một cuộc cạnh tranh giữa hai khối tư bản và cộng sản. Nhưng đối với ông Putin và đa số dân Nga bây giờ, đó chính là một cuộc chạy đua giữa hai cường quốc, Nga và Mỹ, Mỹ được các nước Tây Âu hỗ trợ. Ông Putin từng nói rằng vụ sập đổ của Liên Bang Xô Viết là tai họa lớn nhất trong thế kỷ 20. Ðối với dân Nga, biến cố đó giúp họ xóa bỏ chế độ cộng sản kìm hãm không cho đất nước phát triển và tiến bộ. Nhưng đối với người lãnh đạo trong điện Kremlin, đó là một tai họa. Vì khi một đế quốc tan rã mất luôn quyền chi phối các nước chung quanh để làm giầu cho những nhà quý tộc của mẫu quốc hưởng. Cho nên ông Putin và giới quý tộc mới ở Nga muốn quay ngược chiều lịch sử, cố vớt vát, làm sống lại những ngày huy hoàng cũ, dù không cần biết được lợi bao nhiêu so với phí tổn phải chịu. Ông Putin đã “tổ chức” một cuộc chiến tranh lạnh mới, từng bước một. Trong thời gian đó, các chính phủ Mỹ và Tây Âu vẫn hành động với giả thiết là chiến tranh lạnh đã chấm dứt rồi. Nghĩ rằng chiến tranh lạnh đã chấm dứt, cả thế giới đã chấp nhận hệ thống kinh tế tư bản, và nhiều quốc gia cùng chạy đua trên đường dân chủ hóa, cho nên dân chúng các nước Mỹ và Âu Châu nhìn các cuộc tranh chấp trên thế giới hoàn toàn theo tiêu chuẩn lợi hại về kinh tế. Mỗi hành động đều phải xét xem sau cùng ai sẽ được lợi gì trong thị trường cạnh tranh. Nếu đầu tư vào Iraq mà không có lợi, thì rút vốn về. Nếu mình không có lợi ích hơn dù ai thắng, ai bại trong cuộc nội chiến ở Syria, thì không nên bỏ quá nhiều vốn liếng chính trị cũng như tiền bạc, vũ khí vào đó. Với niềm tin tưởng kinh tế thế giới đang toàn cầu hóa, không thể tránh được, mà cuối cùng loài người ở đâu cũng biết chế độ dân chủ tự do sẽ mang lại kinh tế phồn thịnh hơn cả, các chính phủ Mỹ và Âu Châu vẫn coi nước Nga của ông Putin là một “đối tác” cần có mặt trong những hội nghị G-8 hay G-20, những diễn đàn lo chuyện trao đổi kinh tế. Ngoài ra, lâu lâu nhờ ông ta làm môi giới trong các cuộc mặc cả với Iran, với Syria, vân vân. Nhưng ông Putin đã soạn sẵn một kịch bản riêng. Bất cứ hành động nào của chính phủ Nga cũng nhắm vào mục đích giành lại ảnh hưởng của thời đế quốc Nga hoàng cũng như thời Liên Xô; nay đã mất. Putin dính đến chuyện Bắc Hàn, cũng vì muốn bảo đảm chính phủ Nga có một ghế ngồi bên cạnh Trung Quốc, Nhật và Mỹ khi bàn chuyện an ninh vùng Ðông Bắc Châu Á. Viện trợ vũ khí cho Syria và bênh vực bạo chúa Assad cũng vì muốn chứng tỏ đế quốc Nga chưa bị đẩy hoàn toàn ra khỏi vùng Trung Ðông. Nhưng màn chính trong kịch bản của Putin diễn ra ở các nước “Cộng Hòa” cũ thuộc Liên Bang Xô Viết, và một số nước Ðông Âu. Hậu quả là Putin tái lập một tình trạng chiến tranh lạnh, theo lối mới. Ðế quốc Nga tan đã gây mất mát rất nhiều, chỉ vì chế độ cộng sản tham nhũng và bất lực hơn cả thời Nga hoàng. Về mặt tâm lý, Putin và giới quý tộc Nga, gồm các cựu sĩ quan công an KGB và các đại gia mới, thấy họ muốn “rửa nhục.” Thử tưởng tượng, trong hầu hết thế kỷ 20, Âu Châu vẫn chia làm hai phe. Một bên là khối NATO, với Mỹ, Anh, Pháp, cho tới Thổ Nhĩ Kỳ. Bên kia là khối Warzava, liên minh quân sự giữa Liên Xô và các nước Ðông Âu. Bây giờ, khối Warzava đã tan biến không còn một vết tích. Trong khi đó khối NATO không những vẫn sống mà còn tìm cách bành trướng. Các nước cộng sản cũ ở Ðông Âu chạy đua nhau xin gia nhập NATO, ai cũng biết mục đích là để được bảo vệ, không còn sợ Nga xâm lăng nữa. Ngay cả những nước vùng biển Baltic như Lithuania, Estonia và Latvia, trước nằm trong Liên Xô, với số kiều dân và người gốc Nga đông đúc, cũng xin vào NATO. Khối NATO đã can thiệp vào các cuộc nội chiến trong Liên Bang Nam Tư cũ, làm cho Serbia, một nước anh em của Nga phải chịu thua nhục nhã. NATO còn can thiệp cả đến những xứ Châu Phi như tại Libya, và đang toan tính ở Syria. Ðối với ông Putin, bất cứ khi nào NATO thắng một ván cờ là ông ta thấy nước Nga bị mất mặt. Ông phải thực hiện những kịch bản mà ông soạn cho các nước thuộc Liên Xô cũ, kéo họ trở lại trong vùng ảnh hưởng. Nếu ba nước Lithuania, Estonia và Latvia mà không được Nato bảo vệ, thì chắc ông Putin cũng đã nhòm ngó rồi. Sáu năm trước, Putin đã cắt được hai vùng Abkhazia và South Ossetia ra khỏi nước Georgia, quê hương của ông Stalin. Ðầu mối của cuộc xâm lăng này cũng là việc Georgia thảo luận việc tham gia NATO. Năm nay, Putin vừa dụ dỗ, vừa dọa nạt, khiến Cựu Tổng Thống Ukraine Viktor Yanukovych cắt đứt liên lạc với Âu Châu. Ðể bù lại, Nga hứa viện trợ 15 tỷ đô la cứu vãn cảnh ngân sách khiếm hụt vì nền kinh tế mà chính ông ta, gia đình và các đại gia của ông ta làm cho suy sụp. Sau khi ông Yanukovych nắm quyền mấy năm, người con trai của ông đã trở thành tỷ phú Mỹ kim! Yanukovych đã thấy một tấm gương trước đó. Trong Tháng Chín, chính phủ Armenia, một nước cũng thuộc Liên Xô cũ, đã bãi bỏ một cuộc thương nghị thương mại với Châu Âu, rồi ký một hiệp ước quan thuế với Nga, cũng có giá trị như một hiệp ước tự do mậu dịch. Ông Putin rõ ràng có kế hoạch lôi các nước đàn em cũ bỏ EU để “trở về” với Nga. Còn các nước Mỹ và Âu Châu vẫn giả thiết rằng cuộc chiến tranh lạnh đã chấm dứt. Họ chỉ nhìn vào các cuộc cạnh tranh kinh tế thay vì tranh giành ảnh hưởng địa lý chính trị giữa các cường quốc. Vì vậy, cả thế giới vô tình để ra một khoảng trống cho ông Putin thực hiện kịch bản của mình. Nhưng hành động sau cùng của ông Putin có thể sẽ thay đổi thái độ của không riêng gì các chính phủ Mỹ và Tây Âu mà cả thế giới bên ngoài, cũng như các lân bang của Nga. Ðưa sáu ngàn quân Nga vào bán đảo Crimea, mặc quân phục nhưng không có phù hiệu quốc gia, ông Putin đã xâm lăng, chiếm cứ một vùng thuộc nước láng giềng, với mục đích rõ ràng là xúi vùng đó ly khai khỏi Ukraine. Ðây là một hành động thách thức đối với các nước Châu Âu và Mỹ. Một hình thức tuyên chiến với Ukraine, và đe dọa các quốc gia khác trong vùng. Lý do mà ông Putin đưa ra để lấy cớ chiếm Crimea, là bảo vệ những người gốc Nga (chiếm 55% trong dân số hơn hai triệu người). Dân Âu Châu còn nhớ, năm 1938 Hitler cũng nêu ra đúng luận điệu như vậy khi đánh chiếm vùng Sudetenland thuộc nước Tiệp Khắc: Tấn công để bảo vệ người dân gốc Ðức tại đó. Các nước Châu Âu sau cùng đã phản đối Hitler, và cuộc Chiến Tranh Thế Giới Thứ Hai bắt đầu. Liệu biến cố ở Crimea năm nay có gây nên một cuộc chiến tranh lớn khác hay không? Chắc không, nhưng tất cả tùy thuộc những hành động trong các ngày sắp tới của ông Putin. Ông có thúc đẩy cho vùng Crimea tuyên bố độc lập, rồi xin nhập trở lại vào nước Nga hay không? Hay ông chịu dừng lại để cho chính quyền Crimea chỉ đòi thêm quyền tự trị đối với Ukraine? Vùng Crimea vẫn thuộc ảnh hưởng Nga từ ba thế kỷ trước, và mới được “tặng” cho Ukraine năm 1954; nhưng trong hiệp ước năm 1994 chính phủ Nga đã xác nhận tôn trọng lãnh thổ Ukraine toàn vẹn. Nếu Crimea ly khai, sau cuộc trưng cầu dân ý vào cuối tháng này, thì chính phủ Ukraine ở Kiev sẽ làm gì? Tinh thần ái quốc của dân Ukraine không thua kém ai. Họ còn nhớ chính họ là nạn nhân của Liên Xô, đặc biệt khi ông Stalin dùng nước họ làm thí nghiệm chương trình tập thể hóa nông nghiệp vào những năm 1930-34, khiến hàng chục triệu người chết đói. Dân Ukraine có chịu nhục để cho nước láng giềng cướp đất hay không? Nếu ông Putin cho Crimea ly khai, liệu chính phủ mới ở Ukraine có kêu gọi khối NATO giúp đỡ hay không?   Cho tới này các chính phủ Châu Âu đều tỏ ra họ vẫn tin rằng ông Putin không thúc đẩy tới một cuộc chiến tranh với cả nước Ukraine. Chính phủ Mỹ nói cứng rắn hơn các chính phủ Châu Âu, nhưng khả năng hành động vẫn bị hạn chế, ngoài các món viện trợ kinh tế cấp thời. Trước hết, dân chúng Mỹ không thấy nước họ có quyền lợi nào bị ảnh hưởng vì biến cố ở Crimea và Ukraine (Chỉ có cổ phần của công ty Pepsi Cola bị xuống giá nặng, vì nhãn nước ngọt này bán sang Nga rất nhiều). Hải Quân Mỹ vốn không có mặt trong vùng Hắc Hải, mà cũng không có lợi gì nếu đi vào vùng đó. Cho nên, vũ khí duy nhất mà chính phủ Mỹ có thể dùng để “trừng phạt” ông Putin là kinh tế. Thị trường chứng khoán ở Nga đã xuống 10% vì cơn khủng hoảng. Giá trị đồng Rúp của Nga cũng xuống như vậy. Nhưng việc phong tỏa kinh tế Nga sẽ không thành công, như đã có ảnh hưởng đối với Iran chẳng hạn. Vì nước Nga tự túc được nhiều thứ, từ thực phẩm đến nhiên liệu và nguyên liệu. Cuộc khủng hoảng ở Crimea, đang làm Nga được lợi, vì giá dầu, khí tăng lên, là những thứ xuất cảng nhiều nhất của Nga. Ðồng Rúp xuống giá có thể giúp hàng hóa của Nga dễ xuất cảng hơn. Cho nên, nếu ông Putin nhất quyết cắt vùng Crimea ra khỏi nước Ukraine, chính phủ Mỹ chỉ có thể “trừng phạt” ông ta bằng cách phong tỏa tài sản của nhóm lãnh đạo và các đại gia Nga. Nếu các ngân hàng Mỹ được lệnh không được làm ăn với bất cứ công ty hay ngân hàng nào của Nga, thì việc xuất cảng của Nga sẽ bị ngưng trệ. Trước đây, biện pháp này đã chứng tỏ có hiệu lực đối với giới lãnh đạo Nga một vài lần; trong những vụ nho nhỏ. Lần này, muốn có hiệu quả cần kêu gọi Châu Âu cùng hành động. Mỹ rất khó thuyết phục các nước Châu Âu phong tỏa kinh tế Nga. Nước Pháp sắp giao hai mẫu hạm Mistral cho Nga, một thương vụ gần hai tỷ Mỹ kim, khiến chính phủ Pháp khó chống lại Nga. Nước Ðức đang xuất cảng những món rất đắt tiền sang Nga, họ cũng dè dặt. Các nước Châu Âu và Nga tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế. Gần 10% thương mại quốc tế của các nước châu Âu là mua bán với Nga; hơn 90% với các nước khác. Nhưng 41% nền ngoại thương của Nga tùy thuộc vào quan hệ với Châu Âu. Nga cần đến những khách hàng này, nếu ông Putin không quan tâm thì các nhà tư bản mới ở Nga cũng quan tâm. Giá cổ phần của công ty dầu khí Gazprom đã tụt giảm 14% trong ngày Thứ Hai, vì viễn tượng xung đột Nga, Châu Âu. Một phần ba số khí đốt dùng ở Châu Âu nhập cảng từ Nga, với các ống dẫn khí đi qua lãnh thổ Ukraine. Nga không thể quyết định ngưng cung cấp khí đốt, vì đó là một nguồn ngoại tệ không thể thiếu được. Trái lại, họ cần phải bảo vệ lòng tín nhiệm của khách hàng, nếu không dân Châu Âu sẽ đi tìm các nguồn cung cấp đáng tin cậy lâu dài hơn. Liên hệ kinh tế có thể là một đòn ẩy để các nước Châu Âu can thiệp với Nga trong vụ Ukraine.   Vì sau cùng, cả Mỹ lẫn các nước Anh, Pháp, Ðức phải công nhận một cuộc chiến tranh lạnh đang bắt đầu, do ông Putin khởi động. Giao thiệp giữa Tây phương và Nga không còn như trước đây năm, mười năm nữa. Mỹ đã tuyên bố “chuyển trục” từ Châu Âu và Ðại Tây Dương sang Á Châu và Thái Bình Dương. Nhưng biến cố ở Ukraine nhắc nhở chính quyền Mỹ và dân Mỹ biết rằng ở nước Nga vẫn có nhiều người muốn bành trướng ảnh hưởng của một đế quốc cũ, bất chấp các quy tắc ngoại giao của thế giới văn minh. Người Mỹ cũng như dân Châu Âu phải chấp nhận cuộc chạy đua trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Chúng ta sẽ chứng kiến một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài ở Châu Âu trong mươi năm tới, đó là tính lúc đó ông Putin đã mãn hai nhiệm kỳ tổng thống. Khi cuộc chiến tranh lạnh trước mở màn, một người có ảnh hưởng lớn đến chiến lược của chính phủ Mỹ trong cuộc đương đầu với khối Nga Xô là Ðại Sứ George Kennan. Năm 1947, nước Mỹ đang lo nhiều nước Tây Âu biến thành cộng sản, quân Nga có thể xâm lăng sang Châu Âu, Trung Cộng đang lên chân ở nước Tàu, vân vân, thì ông George Kennan đã đề nghị một chiến lược gọi là “ngăn chặn” (containment), thay vì tấn công. Ông tin rằng nước Mỹ không cần đánh, chỉ cần ngăn chặn không cho Nga bành trướng, thì về lâu về dài chính đế quốc Nga sẽ sụp đổ. Chiến lược này đã được các chính phủ Mỹ áp dụng suốt thời Chiến Tranh Lạnh, và cuối cùng ông Kennan đã tiên đoán đúng. Trong cuộc chiến tranh lạnh mới, nước Mỹ đang cần có một ông George Kennan khác, mặc dù so với Stalin thì Putin chỉ là một cán bộ KGB trung cấp mà thôi! Nguồn: nguoi-viet.com
......

Bài II: Gạc Ma, Những Năm Sau Đó

"Cuộc chiến chỉ xảy ra 20 phút nhưng cuộc đời kéo dài hàng chục năm. Để có hành động anh hùng trong một trận chiến không khó. Để thành công trong cuộc đời khó thay” – Lê Hữu Thảo đốt thuốc liên tục trong suốt buổi nói chuyện với chúng tôi, tối 17-2-2014, rồi thốt lên câu đó. Quê Nhà   “Ngay trong ngày” 14-3-1988, Bộ Ngoại giao ra tuyên bố “lên án hành động khiêu khích quân sự của nhà cầm quyền Trung Quốc”. Nhưng, phải vài hôm sau Đài tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân mới cho hay: “Sáng 14-3, các tàu chiến Trung Quốc đã ngang nhiên nổ súng vào 3 tàu vận tải của Việt Nam đang hoạt động bình thường ở bãi đá ngầm Gạc Ma thuộc đảo Sinh Tồn. Tàu của ta đã phải nổ súng để tự vệ. Trong khi đó họ lại đổi trắng thay đen vu cáo tàu của Việt Nam khiêu khích vũ trang tàu Trung Quốc”[1]. Ngày 25-3-1988, đài tiếng nói Việt Nam và báo Nhân Dân cho biết chi tiết: “Họ (Trung Quốc-HĐ) đã dùng súng bắn chết thiếu úy Trần Văn Phương, dùng súng và dao găm đâm bị thương nặng chiến sỹ Nguyễn Văn Lanh, bắn chết một số chiến sỹ khác. Từ trên các tàu chiến, họ tập trung hỏa lực bắn xả vào các chiến sỹ ta ở trên các đảo và trên những tàu bị cháy đang nhảy xuống nước, bắn vào các chiến sỹ đang bơi trên thuyền cao su, dùng cả câu liêm, bắn mạnh vào các chiến sỹ ta đang bơi trên biển. Cho đến nay, chúng ta vẫn còn 74 anh em mất tích”.   Sáng 25-3-1988, ông Nguyễn Văn Mạo dậy sớm đi đôn đốc các gia đình trong xã lên xe đi “kinh tế mới”. Khoảng 8 giờ, khi trở về, ông thấy nhà mình đông nghẹt người. “Tôi rụng rời”, ông Mạo nhớ lại. Nguyễn Văn Phương, con trai ông, có tên trong danh sách 74 người mất tích. Ông Mạo vốn là một chuẩn úy pháo phòng không phục viên, lúc ấy đang là Chủ tịch xã Mê Linh, huyện Đông Hưng, Thái Bình. “Tôi buồn đến mức xin thôi làm chủ tịch ngay sau đó”- ông nói.   Tâm Điểm của Báo Chí Thảo và Chúc ở lại Sinh Tồn Lớn 10 ngày, “ngày nào cũng nhìn thấy tàu Trung Quốc chạy qua chĩa súng vào đảo”. Ngày thứ 11, có tàu ra, đưa Thảo và Chúc vào bờ. Hàng tháng sau đó, những “người hùng Gạc Ma” sống sót trở thành tâm điểm của báo chí và các sinh hoạt chính trị. Đoàn Thanh niên Cộng sản phát động phong trào “Hướng về quần đảo Trường Sa thân yêu”. Lê Hữu Thảo kể: “Liên tục, báo chí, lãnh đạo, các đại biểu tới thăm. Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch, Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh cũng bay vào Cam Ranh. Tôi và Chúc ‘thay mặt bộ đội Trường Sa’ nhận rất nhiều quà ‘của đồng bào cả nước’. Tôi được mời đóng một đoạn phim tài liệu; được mời vô Sài Gòn; được mời lên truyền hình, nói: Sẵn sàng quay lại Trường Sa”. Khi đó, trong số những người thực sự tham chiến còn sống sót chỉ có Thảo và Chúc là không bị thương. Lanh nằm viện nhiều tháng liền. Lê Hữu Thảo nhớ lại: “Chúng tôi được thông báo, cả hai sẽ được cử đi dự festival Thanh niên Sinh viên Thế giới diễn ra vào giữa năm sau tại Bình Nhưỡng. Hai thằng được tập huấn cách phát biểu và trả lời báo chí. Sau đó lại được thông báo, tên tôi được ghi vào bảng vàng danh dự của Hải quân. Cuối cùng, một sỹ quan quân lực gọi chúng tôi lên nói: Có đợt học tập ở Đức, Thảo và Chúc nên đi, chờ dự Festival thì chậm mất. Chúng tôi đi, té ra là ‘xuất khẩu lao động’ chứ không phải đi học”.   Những Tấm Huân Chương Tháng 12-1988, hàng chục cán bộ chiến sĩ được phong tặng, truy tặng huân chương, phong hoặc truy phong danh hiệu anh hùng. Năm “suất” anh hùng được phân bổ: Thiếu úy Trần Văn Phương (sinh 1965-Quảng Bình), Lữ 146 (hy sinh); Trung tá Trần Đức Thông (sinh 1944-Thái Bình), Phó lữ đoàn trưởng 146 (hy sinh); Đại úy Vũ Phi Trừ (sinh 1957-Thanh Hóa), Thuyền trưởng HQ-604 (hy sinh); Thiếu tá Vũ Huy Lễ (sinh1946-Thái Bình), Thuyền trưởng HQ-505; Nguyễn Văn Lanh (sinh 1966-Quảng Bình), chiến sỹ công binh E83. Thảo và Chúc không nghe nhắc gì tới tên mình. Khi đó, cả hai đang lao động ở Đông Đức, không còn màng tới bằng khen, giấy khen. Trong nước, sự kiện Gạc Ma nhạt dần và biến mất trên báo cũng như trong đời sống chính trị kể từ sau “Hội nghị Thành Đô” (9-1990). Ở Thái Bình, ông Nguyễn Văn Mạo cũng không biết con trai mình, liệt sỹ Nguyễn Văn Phương được truy tặng Huân chương chiến công hạng 3. Ông nói: “Họ đút huân chương đâu đó trên Huyện đội. Một thời gian sau, cậu xã đội trưởng lên huyện họp, nhìn thấy, cầm về”. Bố của liệt sỹ Phạm Gia Thiều, ông Phạm Gia My – người từng ở trong Quân đội từ 1953-1975 – thì không ứng xử như vậy.   Thượng úy Phạm Gia Thiều không thuộc biên chế của tàu HQ-604 nhưng khi 604 được lệnh ra đảo, một thuyền phó vắng mặt, Thiều đã đi thay. Ông My nói: “Khi được mời lên xã làm lễ truy điệu, tôi không đi vì chưa được làm rõ: Anh Trừ, thuyền trưởng, được phong anh hùng; con tôi, thuyền phó cùng chiến đấu trong giờ đó có công, có tội gì mà không nghe nói đến? Một thời gian sau, họ cử một cán bộ mang về nhà tôi tấm huân chương chiến công hạng nhất. Bà nhà tôi nói: không nhận. Đơn vị bảo gia đình yêu sách. Tôi nói: Huân chương là tặng thưởng của ‘nhà vua’ đâu có trao như thế được. Sau, đơn vị cho người mang về, mời tôi ra xã trao”. Những người đã có mặt trên đảo Gạc Ma sáng 14-3 như Thảo thì không câu nệ ai được huân chương, ai không. Trong khoảng gần 20 phút nổ súng đó, không ai có thể quan sát bao quát, để biết, ai đã chiến đấu như thế nào để về báo công. Về sau, báo chí nói khi bị bắn, thiếu úy TrầnVăn Phương hô: “Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo, hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân”. Đấy có thể là ý chí của Phương. Trước đó, khi giao nhiệm vụ, Phương dặn, “Bằng mọi giá, phải giữ cờ”, nhưng khi bị bắn, Thảo biết, Phương không có đủ thời gian để hô khẩu hiệu. Với Thảo, những đồng đội sẵn sàng ra đảo hôm 11-3-1988 đều là những anh hùng. Họ đã nhận nhiệm vụ với tinh thần cảm tử. Một vài bạn của Thảo xin đi đã không được chấp nhận. Một vài người sợ hãiđã đào ngũ trước đó. Vấn đề không chỉ là những tấm huân chương mà là cuộc sống của những ông bố, bà mẹ, của những người vợ, của những đứa trẻ.   Các Góa Phụ Gạc Ma Y sỹ Phạm Huy Sơn (Diễn Nguyên, Diễn Châu, Nghệ An) tưởng có thể được ăn Tết cùng vợ con sau hai năm ở đảo Trường Sa. Nhưng, 15 ngày trước khi hết phép, anh được lệnh quay lại đơn vị, nhận nhiệm vụ mới ở “nhà giàn” Gạc Ma. Phạm Huy Sơn hy sinh khi vợ anh – chị Trần Thị Ninh – đang có thai ở tháng thứ hai (con gái anh Sơn, Phạm Thị Trang, sinh ngày 27-10-1988), đứa con trai sinh năm 1984 bị bại não bẩm sinh. Chồng mất năm 27 tuổi, chị Ninh ở vậy nuôi con trong đau thương và cả những tủi hổ không nói được. Ba năm sau, mấy mẹ con phải ra khỏi nhà chồng. Các cậu, các dì góp chút gạch, chút ngói, cất cho một căn nhà nhỏ. Ông ngoại cho một con bò. Cậu con trai, đến nay đã 31 tuổi, nhưng đến bữa vẫn phải nằm ngửa ra, đợi mẹ xay thức ăn bón vào miệng. Trí não không phát triển nhưng chân tay khỏe mạnh. Nhiều hôm cậu lang thang hết làng trên, xóm dưới. Làm đồng về không thấy con, chị vừa chạy tìm, vừa khóc. Năm 2006, Quân chủng Hải quân cho 15 triệu, chị Ninh nói: “Các anh ấy xét hoàn cảnh, linh động gửi tiền trước thay vì xây xong nhà mới ‘giải ngân’. Đó cũng là cơ hội, tôi vay thêm các cậu, ‘cắm’ sổ liệt sỹ trong hai năm vay thêm 15 triệu của ngân hàng. Xây được căn nhà này rồi trả dần, giờ vẫn còn nợ các cậu 15 triệu”. Căn nhà ngói 3 gian, có gắn bảng “nhà tình nghĩa” của chị Ninh, tuy không to đẹp như các nhà trong xóm, nhưng trông khang trang hơn hẳn so với căn nhà cất hồi năm 1991. Chị Cao Thị Bình và cháu ngoại Chị Cao Thị Bình – vợ liệt sỹ, bác sĩ quân y Hồ Công Đệ (Hải Thượng, Tĩnh Gia, Thanh Hóa) – vốn là một người lính ở vùng Biên phía Bắc. Năm 1981, họ cưới nhau khi chị ra quân. Từ năm 2012, “các đoàn” về thăm thấy chị có một căn nhà khá khang trang, ít ai biết, cho đến năm 2011, chị vẫn phải làm “osin” ở Vũng Tàu. Tám năm giúp việc cho một gia đình, nhà chủ thông cảm hoàn cảnh, để chị mang 3 đứa con vào cùng ăn học. Chồng chết năm 31 tuổi, khi mới mang thai 6 tháng đứa con thứ 3, chị Bình kể: “Bốn năm sau khi anh mất, một người bạn mới mang đồ đạc của anh về. Khi đó, 4 mẹ con đang sống trong một căn nhà tranh, vách đất. Đêm đêm, tôi lặn ngụp, mò cua, bắt ốc, bệnh sưng khớp đeo đẳng tới bây giờ. Hai đứa con gái đã lấy chồng, rất thương mẹ. Cháu trai, Hồ Công Được, cũng đã có bằng trung cấp cơ điện. Chỉ mong cháu xin được một chỗ làm trong công trường xây dựng nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, rồi tôi có chết cũng mãn nguyện”. Trung úy hải đồ Lê Đình Thơ (Hoằng Minh, Hoằng Hóa, Thanh Hóa) hy sinh khi con gái, Lê Thị Thủy, mới vừa tròn một tuổi. Chín tháng sau, mẹ anh, bà Lê Thị Lương, kể: “Ngày 20-12-1988, đơn vị cho xe về đón tôi ra, đến lượt vợ thằng Thơ mất”. Mất con, rồi mất dâu, bà thay mẹ nuôi đứa cháu nội mới gần 2 tuổi. Bà Lương nói trong nước mắt: “Tôi khổ cả đường tình, cả đường con. Tôi sinh đứa thứ 4 thì chồng bỏ đi lấy vợ khác. Nhiều năm trời không biết giấc ngủ là gì bác ạ”. Cô dâu út thấy bà kể lể, nắm áo: “Thôi, bà ơi!” .Bà Lương quay sang con dâu, quyệt mắt: “Mi có biết khổ là chi mô”.   Được bà nội và các cô chú chăm sóc, Thủy lớn khôn, học giỏi. Sau khi tốt nghiệp trường đại học Mỏ Địa Chất, cô được đơn vị cũ của cha – Đoàn do đạc biên vẻ bản đồ và nghiên cứu biển, Hải quân -nhận về làm. Bà Lương cho biết, đơn vị cha cháu vẫn giữ liên lạc suốt bao nhiêu năm và luôn quan tâm đến cháu. Bà khoe, mỗi khi ra thăm cháu, cứ hết người này đến người kia mời. Bà nói: “Gần đây, tôi nằm mơ thấy thằng Thơ về, nó mặc quân phục, đeo quân hàm rất đẹp, nói với tôi: Mẹ chăm cháu thế là được rồi, mẹ không phải ra nữa, vậy là tôi ở nhà”. Bà Lương bảo: “5 triệu các anh (Nhịp Cầu Hoàng Sa) đưa hôm Tết, tôi dùng để mua một cỗ hòm”. Các ông bố, bà mẹ, những người vợ liệt sỹ hết tuổi lao động được cấp tiền tử tuất, trước đây là 370 nghìn/ tháng; sau đó tăng lên 670 nghìn; năm 2013 là 1 triệu 100 nghìn; năm 2014 là 1 triệu 220 nghìn/ tháng. Từ năm 2008, nhiều đơn vị phối hợp với địa phương, cấp cho một số gia đình liệt sỹ Gạc Ma từ 15, 20 triệu đến 30, 50 triệu/ gia đình để xây “nhà tình nghĩa”, nhiều gia đình cố vay mượn thêm để xây được căn nhà. Ngày 19-2-2014, khi chúng tôi đến xã Nghi Yên, Nghi Lộc, Nghệ An, thăm gia đình liệt sỹ Đậu Xuân Tư, hai cha con người em của Tư, Đậu Xuân Chương, vẫn đang “đi Lào làm phụ hồ”. Chị Phan Thị Lương, vợ anh Chương, nói: “Anh ấy rất muốn mua cái máy cày hoặc máy tuốt lúa (khoảng 35 triệu) để khỏi phải đi làm thuê xa nhưng ngân hàng không cho vay vốn vì vẫn còn nợ 6 triệu chưa trả hết”.   Có những ngôi nhà thực sự tình nghĩa, như nhà của ông Phạm Gia My. Bạn bè liệt sỹ Phạm Gia Thiều, thời anh học ở đại học Hàng hải đã góp 500 triệu xây nhà tặng ông. Năm 2010, bà Nguyễn Thị Nhơn (83 tuổi), mẹ của Đậu Xuân Tư, được một đơn vị tặng 50 triệu. Thay vì tu sửa căn nhà cũ của gia đình Chương, người em đang chăm sóc bà Nhơn, theo chị Lương: “Họ yêu cầu phải xây riêng cho bà, chúng tôi phải vay mượn thêm 45 triệu”.   Cuộc Chiến, Cuộc Đời Phần lớn các cựu binh Gạc Ma khi trở về đều sống rất chật vật. Trừ một số người nhận danh hiệu anh hùng, nhận huân chương, thăng tiến trong quân đội, số còn lại “hết nghĩa vụ ra quân” không có chế độ gì. Phạm Xuân Trường, Trương Văn Hiền… tuy đã ổn định gia đình nhưng kinh tế chỉ đắp đổi qua ngày. Ngôi nhà Phạm Xuân Trường xây đã mấy năm vẫn chưa kiếm đủ tiền mua cửa. Còn Lê Hữu Thảo thì vẫn lông bông, chưa vợ, chưa nhà. Trong một lần về quê đầu năm 1991, Thảo yêu một “cô gái đẹp có tiếng ở Hà Tĩnh”. Suốt mấy năm sau đó, cô nhất mực chờ anh. Năm 1995, sốt ruột vì tuổi con gái lớn dần, bố cô điện thoại sang Đức cho Thảo nói: “Nếu con yêu và quyết tâm lấy nó thì đêm nay suy nghĩ kỹ, ngày mai điện về. Khi đó, nó muốn đợi bao lâu cũng được”. Đêm ấy,Thảo bị bắt trong một chiến dịch truy quét thuốc lá lậu của cảnh sát Đức. Mối tình sau đó, cho Thảo một đứa con trai, cũng chỉ kéo dài được mấy năm. Đã từng hào hiệp với bạn bè. Để rồi, nay trở về quê, Thảo nói: “Thật xấu hổ khi gần như chỉ còn hai bàn tay trắng”. [1] TuổiTrẻ thứ Năm, 17-3-1988. Nguồn: http://newosin.wordpress.com/2014/03/01/bai-ii-gac-ma-nhung-nam-sau-do/
......

Blogger Trương Duy Nhất bác bỏ bản án 2 năm tù giam và tuyên bố ông vô tội

Phóng Sự Trần Quang Thành http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/03/20140304-ctm-...   Vào khoảng 8 giờ sáng nay 4/3 phiên tòa xét xử blogger Trương Duy Nhất với cáo buộc vi phạm điều 258 BLHS đã diễn ra tại Tòa án Nhân dân Tp. Đà Nẵng. Và chỉ trong vòng 4 tiếng đồng hồ thì họ đã kết án blogger Trương Duy Nhất 2 năm tù giam. Từ Đà Nẵng luật sư Trần Vũ Hải đã tường trình diễn tiến phiên tòa cùng phóng viên Trần Quang Thành, mời quý thính giả theo dõi. http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/03/20140304-ctm-... http://radiochantroimoi.com/phong-su/blogger-truong-duy-nhat-bac-bo-ban-... **** 2 năm tù giam cho Trương Duy Nhất   Sáng hôm nay 4 tháng 3 năm 2014 Tòa án Nhân dân thành phố Đà Nẵng tại 374 đường Núi Thành Quận Hải Châu Đà Nẵng đã mở phiên tòa sơ thẩm xử nhà báo, blogger Trương Duy Nhất theo điều 258 lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.   Luật sư Trần Vũ Hải, người bảo vệ quyền lợi của Trương Duy Nhất đã từ Hà Nội vào Đà Nẵng từ chiều hôm qua và ông thất bại không được tòa án cho phép bảo lãnh bạn bè và thân nhân của Trương Duy Nhất vào tham dự phiên tòa. Vào giờ chót chỉ có bà Cao Thị Xuân Phượng là vợ ông Trương Duy Nhất cùng một người con và người em trai được tòa cho vào tham gia vụ xử. Lúc 8 giờ sáng, chúng tôi được những bạn bè, blogger từ nhiều nơi tới Đà Nẵng nhằm ủng hộ cho Trương Duy Nhất tường thuật khung cảnh trước tòa. Blogger Mẹ Nấm cho biết: -Bây giờ em đang đứng đối diện tòa án và đi một mình. Rất đông công an, an ninh thường phục, đủ thứ hết. Em đã vào trong tòa án để hỏi thì họ nói chỉ có những người có giấy mời và có nhiệm vụ mới vào được phiên tòa tức là nó không phải là phiên tòa công khai. Cho tới giờ này không có việc chặn đường, mọi việc đều bình thường, có lẽ xe chở anh Trương Duy Nhất sắp đến vì em thấy họ đổ người xuống dẹp đường rồi nên em nghĩ chắc là vậy.   Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên từ Hà Nội cùng vào Đà Nẵng với luật sư Trần Vũ Hải kể lại: -Họ đang yêu cầu được vào tham dự phiên tòa vì nó xét xử công khai mà. LS Trần Vũ Hải yêu cầu cho phép mọi người vào nhưng hiện tại chỉ có gia đình và vợ con thôi mọi anh em bên ngoài đều không được vào. Lực lượng an ninh họ cũng chỉ ngăn chận thôi họ bảo ai có giấy mời thì vào còn không có giấy mời thì ở ngoài. Bản thân tôi chỉ yêu cầu họ ghi thêm lên tờ giấy là vụ án được xét xử công khai nhưng hạn chế người vào thì tôi sẽ về, tuy nhiên họ không thêm vào những chữ đó. Blogger Huỳnh Ngọc Chênh đã có mặt tại Đà Nẵng từ hôm qua cho biết những quan sát của ông: -Đồng bào tập trung rất đông trước cổng tòa để xin được vào nhưng mà không được. Bây giờ lực lượng công an bắt đầu xuất hiện mời bà con ra khỏi cổng tòa án nhưng mọi người không chịu đi. Có gần trăm người và họ đang tranh cãi với lực lượng an ninh. Kỹ sư Nguyễn Văn Thạnh đang sống gần Đà Nẵng cũng có mặt anh cho biết: -Em thấy cũng đông, có nhiều blogger đến từ Đà Nẵng hay đến từ Huế như anh Phan Đình Thành, đến từ Quảng Trị như chị Phương Anh, từ Sài Gòn như anh Huỳnh Ngọc Chênh, từ Nha Trang như Mẹ Nấm. Còn có anh Lê Thanh Hải anh Phạm Xuân Nguyên… Vào lúc 8 giờ 15 sáng blogger Mẹ Nấm cho biết thêm chi tiết về việc ông Trương Duy Nhất được mang tới tòa bằng cửa sau trong khi công an chuẩn bị ở cổng chính làm động tác giả như xe chở Trương Duy Nhất sắp đến:   -Sáng nay tất cả những người quan tâm và bạn bè của anh Nhất đều đứng ở cổng trước tòa án để đợi, cảnh sát giao thông, công an sắc phục dàn hai bên đường giống như sắp sửa đưa anh Trương Duy Nhất tới tòa án nhưng cuối cùng mọi người ở cổng trước đều bị hớ bởi vì lúc 8 giờ 10 phút có một bạn đứng ở cổng sau thấy họ đưa anh Nhất vào khu vực tòa án bằng cái cầu thang đi bộ phía sau khu vực tòa án. Không có người thân nào hay bạn bè nào biết chuyện đó. Em biết do tình cờ một người bạn ngồi ở phía sau bạn đó thấy. Nhà báo Trương Duy Nhất cộng tác với báo Công an Quảng Nam Đà Nẵng và Đại Đoàn Kết nhiều năm trước khi tuyên bố bỏ làm báo để dành thời gian viết blog. Trang blog có tên Một góc nhìn khác của ông chỉ sau một thời gian ngắn đã có lượng truy cập kỷ lục. Những bài viết của ông tập trung phê phán những chính sách sai lầm cũng như các phát ngôn, hành động của những lãnh đạo cao nhất nước. Trong bản cáo trạng của Viện Kiểm sát đã nêu ra chứng cứ là 12 bài viết của Trương Duy Nhất có nội dung nói xấu Đảng, Chính Phủ, Nhà Nước, Quốc Hội. Làm mất niềm tin của nhân dân vào đảng, chính phủ, nhà nước, quốc hội. Vào khoảng 1 giờ chiều tòa tuyên án Trương Duy Nhất bản án 2 năm tù giam tính từ ngày bị tạm giữ. Luật sư Trần Vũ Hải cho chúng tôi biết nội dung phiên tòa ngắn ngủi trong vòng một buổi sángnhư sau:   -Trong phiên tòa Trương Duy Nhất đã cố gắng bào chữa và luật sư cũng cố gắng hoàn thành trách nhiệm của mình chứng minh cáo trạng và sự luận tội của Viện Kiềm sát là không có căn cứ. Chúng tôi tin rằng không có vị lãnh đạo nào có ý kiến gì về các bài viết này cả lúc ấy vị đại diện Viện kiểm sát lại quay ra nói rằng không truy tố về hành vi xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các vị lãnh đạo và tổ chức mà chỉ nói rằng xâm phạm lợi ích nhà nước. Chúng tôi hỏi lại lợi ích nhà nước là gì vì trong hiến pháp ghi rõ lợi ích nhà nước theo chúng tôi hiểu là vì dân do dân hạnh phúc, dân chủ v…v… nhưng ông này không xâm phạm những thứ đó. Lúc ấy Viện kiểm sát rất lúng túng không giải thích được như thế nào với bộ luật mà nói rằng lợi ích nhà nước chính là đường lối chính sách của đảng và nhà nước Việt Nam bị xuyên tạc… Chúng tôi nói rằng các anh nói thế là trái với hiến pháp Việt Nam. Hiến pháp có nói nhà nước Việt Nam là nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do dân, vì dân chứ có ai nói của nhà nước là vì uy tín của lãnh đạo hay đường lối của đảng và nhà nước đâu. Tôi đã yêu cầu Viện kiểm sát phải định nghĩa lại và định nghĩa đúng theo hiến pháp. Tòa đã tìm mọi cách kết thúc phiên tòa và nói rằng để cho tòa quyết. Tôi thấy tòa mặc dù rất có thiện chí nhưng họ vẫn tìm cách cắt ngắn phiên tòa mà không làm rõ tất cả vấn đề mà bị cáo và luật sư đưa ra Khi chúng tôi hỏi ông Trương Duy Nhất có quyết định kháng cáo hay không luật sư Trần Vũ Hải cho biết: -Ông Trương Duy Nhất thông báo với tôi là sẽ kháng cáo và ông khẳng định rằng chỉ khi tuyên vô tội thì ông ấy sẽ không kháng cáo nếu không thì sẽ kháng cáo tới cùng vậy thì chúng ta phải chờ đợi xem sao. Mặc Lâm tường trình từ Bangkok Thái Lan. Nguồn: rfa.org   ***** Thử mổ xẻ phiên toà xét xử Trương Duy Nhất   Lê Diễn Đức Chỉ còn hai hôm nữa nhà báo Trương Duy Nhất ra tòa. Anh bị xét xử vì bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”. Nhà báo Trương Duy Nhất cũng nói lên nguyện vọng mong muốn nhân sĩ, trí thức và các nhà báo tới tham dự phiên toà. Cần phải lưu ý rằng, Trương Duy Nhất không phải là một nhà tranh đấu dân chủ, đúng hơn, anh là một người cầm bút phê phán hiện thực xã hội. Là người sống và lớn lên trong chế độ, có ít nhiều sự ưu ái trong cuộc sống, Trương Duy Nhất không thuộc các đối tượng chống đối nhà nước CHXHCN Việt Nam, không bao giờ anh muốn phá hoại hay lật đổ hệ thống chính trị này mà chỉ muốn nó thay đổi, dẹp bỏ những tiêu cực, nạn cựa quyền, tham nhũng, bè phái, tự sửa chữa và hoàn thiện để tốt hơn lên. Sự luận tội của bản cáo trạng qua 12 bài viết của anh là sự vu khống, áp đặt, khôi hài và nhố nhăng. Nếu như có một cái gì đó được gọi là quyền tự do ngôn luận, quyền tự do dân chủ và trách nhiệm đối với xã hội của công dân, thì những bài viết của anh phản ánh sự thật, nói lên những bức xúc, trăn trở, suy tư của dư luận và của bản thân. Có thể nói chưa bao giờ anh đi quá giới hạn của một con người như nhận định phía trên của tôi. Trong 12 bài viết có 11 bài của Trương Duy Nhất, theo bản cáo trạng, "có nội dung không đúng sự thật, tuyên truyên, xuyên tạc đuờng lối chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, bôi nhọ lãnh đạo Đảng và Nhà nước; Đưa ra cái nhìn bi quan một chiều, gây hoang mang lo lắng, làm ảng huởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của ĐCSVN, Nhà nước CHXHCNVN". Con mắt của một nhà báo độc lập là quan sát, phân tích sự kiện và đưa ra nhận định, nhiều khi chủ quan, nhưng không chịu bị lèo lái, đưa đẩy bởi bất kỳ thế lực khác, cho nên nói cái nhìn của Trương Duy Nhất một chiều là ấu trĩ, ngớ ngẩn. Cái nhìn của anh chẳng theo cái chiều định hướng của Ban tuyên giáo, nó mang thông tin đôi khi ngược chiều hoàn toàn, để dư luận so sánh, đối chiếu, kiểm chứng và mổ xẻ. Đây là cách xử lý lương thiện của một người cầm bút. Những chủ đề mà Trương Duy Nhất đề cập đụng có chạm đến các vị "tứ trụ" của triều đình thì cũng chỉ trong khuôn khổ của sự phê phán những cái xấu xa có thật, mang nhiều tính xây dựng, với tâm nguyện mong muốn thay đổi. Đã hết rồi thời kỳ đặt bút xuống là ngợi ca các vị lãnh tụ. Nếu dòng thông tin "một chiều" ấy,ví dụ, trong các bài "Chấm điểm Thủ tướng", "Chấm điểm Bộ tứ nguyên thủ","Chất lượng Chính phủ; quá tệ", "Tổng Bí thư và Chủ tịch nước nên ra đi", "Bỏ phiếu cùng Quốc hội"... đụng chạm và thực sự "gây hoang mang lo lắng, làm ảnh huởng đến lòng tin của quần chúng nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), Nhà nước CHXHCN Việt Nam" thì cần phải nhìn nhận môt cách thành tâm và bình thản. Bởi vì vạch ra những vấn nạn yếu kém và đề xuất giải pháp chính là vì lợi ích sống còn của chế độ, chứ không phải ngược lại. Cây ngay không bao giờ sợ chết đứng! Còn hơn 800 tờ báo của đảng trong hệ thống tuyên truyền cơ mà! Há gì một trang blog cá nhân có thể "nói xấu"? Sống ở Đà Nẵng, từng làm phóng viên của báo Công an Đà Nẵng, được tháp tùng nhiều lãnh đạo đi nước ngoài và có mối quan hệ gần gũi với lãnh đạo thành phố Đà Nẵng, nắm bắt được thông tin và tâm tư riêng của một số lãnh đạo cao cấp, Trương Duy Nhất đã chủ quan khi tấn công vào Nguyễn Tấn Dũng, tường thành của chế độ, đặc biệt vào chính sách phò Trung Quốc của ĐCSVN.   Cũng có vẻ như dựa thế của Nguyễn Bá Thanh, cựu Bí thư thành uỷ, khi được điều ra Hà Nội nhận chức Trưởng Ban Nội chính và Phó Ban Phòng Chống Tham nhũng Trung ương, Trương Duy Nhất đã khá mạnh tay bút với Nguyễn Tấn Dũng. Thậm chí, anh còn làm một cuộc thăm dò uy tín riêng cho thủ tướng, cho thấy số phiếu rất thấp. Sau Hội nghị Trung ương VI, khi cái tên "X" được mang ra đàm tiếu, Trương Duy Nhất đã thẳng thừng:   "Tại sao cái tên của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng - người bị Bộ Chính Trị yêu cầu kỷ luật cũng không dám công khai, phải nói trại ra là “một đồng chí ủy viên BCT” như kiểu không dám gọi đích danh mấy loại tàu cướp của Trung Quốc mà phải gọi là “tàu lạ” vậy? Đến mức khi giải trình với cử tri, Chủ tịch nước vẫn không dám nêu tên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mà phải gọi là “đồng chí X”. Đây là sự tế nhị, là nguyên tắc bảo vệ "tình đồng chí" trong đảng, hay là sự thỏa hiệp, là thái độ hèn hạ, bất lực? Thế thì làm sao còn dám kêu gọi người dân đừng sợ hãi, đừng sợ trù úm để cùng đảng chống tham nhũng?".   Thế nhưng cuộc chơi đã đi không đúng dự tính. Nguyễn Bá Thanh bị loại khỏi cơ cấu vào Bộ Chính Trị, còn Nguyễn Tấn Dũng thì củng cố được vị thế của mình sau hội nghị Trung ương 7. Và Trương Duy Nhất bị bắt. Trương Duy Nhất là nạn nhân của sự tranh chấp quyền lực, mà thực chất là cuộc chiến chống lại sự chuyên quyền và lạm quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.   Phiên toà diễn ra sau cái chết của Thứ trưởng công an Phạm Quý Ngọ. Nguyễn Bá Thanh bị hụt hẫng vì đánh mất cơ hội ngàn vàng để có thể đi sâu khai thác vụ tham nhũng lớn nhắm vào Nguyễn Tấn Dũng. Trong bối cảnh này, phần bất lợi sẽ nằm ở phía Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất khó thoát khỏi cú trả đũa dằn mặt. Tôi tin rằng anh Trương Duy Nhất sẽ có đầy đủ bản lĩnh, lý luận để giải trình và chứng minh mình vô tội trong khuôn khổ luật pháp của CHXHCN Việt Nam và các công ước quốc tế về quyên dân sự, chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Tôi cũng tin rằng các bài viết của anh mang lại lợi ích cho cộng đồng xã hội, và Nhà nước, nếu như Nhà nước ấy hiểu được ý của anh và hướng thiện. Thế nhưng, kết luận của bản cáo trạng là "tính chất mức độ thuộc phạm tội nghiêm trọng, gây nguy hại lớn cho xã hội", là bằng chứng muốn dằn mặt, trừng trị Trương Duy Nhất và cảnh báo cho tất cả những người cầm bút trong nước có ý đồ phê phán lãnh đạo và các chính sách của nhà nước. Do đó, tối thiểu mức án 3-4 năm giam tù từ mức án cao nhất 7 năm của điều 258 Bộ Luật Hình Sự hoàn toàn có thể xảy ra với Trương Duy Nhất, không nhẹ nhàng như một số người nhận định. © Lê Diễn Đức - RFA Blog
......

Tuyên Bố Vận Động Thành Lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam

TUYÊN BỐ VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VIỆT NAM Sau năm 1975, kết thúc một thời kỳ lịch sử kéo dài hơn trăm năm, đất nước cần một cuộc phục hưng dân tộc căn bản, mà nền tảng là phục hưng văn hóa. Tiếc thay công cuộc cần thiết và nghiêm trang ấy đã không diễn ra như mong đợi. Trái lại văn hóa Việt Nam ngày càng suy thoái nghiêm trọng, lộ rõ nguy cơ đánh mất những giá trị nhân bản căn cốt nhất, uy hiếp đến cả sự tồn vong của dân tộc. Những người viết văn tiếng Việt không thể nói rằng mình hoàn toàn không có phần trách nhiệm về thực trạng đó. Một trong những chức năng quan trọng nhất của văn học là thức tỉnh lương tri và bồi đắp đạo đức xã hội. Trong bước ngoặt lớn này của lịch sử, văn học Việt Nam đã không làm đúng được vai trò của mình. Văn chương Việt Nam yếu kém có nguyên nhân chủ quan trước tiên thuộc chính người cầm bút là sự thờ ơ đối với trách nhiệm xã hội, vô cảm trước thời cuộc, quan trọng hơn nữa là thiếu độc lập tư duy, từ đó mà tự hạn chế năng lực sáng tạo. Về mặt khách quan, một xã hội như chúng ta đang có, trong đó các quyền tự do cơ bản của con người thực tế bị vi phạm trầm trọng, đương nhiên đè nặng lên tâm lý sáng tạo của người cầm bút, làm mờ nhạt và tắt lụi các tài năng. Quyền tự do sáng tác và tự do công bố tác phẩm đang là đòi hỏi sống còn của từng nhà văn và của cả nền văn học. Không có những quyền tự do tối thiểu đó thì không thể có một nền văn học đàng hoàng. Một thể chế tổ chức đời sống văn học nặng tính quan liêu và bao cấp càng làm nặng nề thêm tình hình, đồng thời lại không tạo được mối liên kết lành mạnh giữa những người viết để nâng đỡ và thúc đẩy nhau trong công việc, hỗ trợ nhau trong khó khăn. Trước tình cảnh kéo dài và nay đã trở nên cấp bách đó, chúng tôi, những người cầm bút ký tên dưới đây, quyết định vận động thành lập một tổ chức độc lập của các nhà văn viết bằng tiếng Việt ở trong nước và ngoài nước, lấy tên là Văn đoàn độc lập Việt Nam, với mong muốn góp phần tích cực xây dựng và phát triển một nền văn học Việt Nam đích thực, nhân bản, dân chủ, hiện đại, hội nhập với thế giới, có thể đóng vai trò tiền phong đúng như nó phải có trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi. Hoạt động của Văn đoàn độc lập Việt Nam nhằm vào những nhiệm vụ cụ thể sau đây: -    Đoàn kết tương trợ giữa những người viết văn tiếng Việt trong và ngoài nước; -   Tạo điều kiện nâng cao về nghề nghiệp, thúc đẩy sáng tạo cá nhân, khuyến khích đổi mới trong sáng tác và nghiên cứu phê bình văn học và ngôn ngữ; -    Bảo vệ mọi quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng, hợp pháp của hội viên, đặc biệt là quyền tự do sáng tác và công bố tác phẩm, cũng như quyền tự do tiếp cận tác phẩm văn học của mọi người. Văn đoàn độc lập Việt Nam là một tổ chức của xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập đối với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước. Điều lệ và Chương trình hành động cụ thể của Văn đoàn sẽ được hình thành và công bố trong quá trình vận động. Mọi liên lạc xin gửi về email: nhavandoclap@gmail.com Hà Nội ngày 3 tháng 3 năm 2014 TM Ban vận động Nguyên Ngọc BAN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĐĐLVN   1.      Nguyên Ngọc – nhà văn (Trưởng ban) 2.      Bùi Chát – nhà thơ 3.      Bùi Minh Quốc – nhà thơ 4.      Bùi Ngọc Tấn – nhà văn 5.      Chân Phương – nhà thơ, dịch giả (Hoa Kỳ) 6.      Châu Diên – nhà văn, dịch giả 7.      Dạ Ngân – nhà văn 8.      Dư Thị Hoàn – nhà thơ 9.      Dương Thuấn – nhà thơ 10.  Dương Tường – nhà thơ, dịch giả 11.  Đặng Tiến – nhà nghiên cứu phê bình (Pháp) 12.  Đặng Văn Sinh – nhà văn 13.  Đoàn Lê – nhà văn 14.  Đoàn Thị Tảo – nhà thơ 15.  Đỗ Lai Thúy – nhà nghiên cứu phê bình văn học 16.  Đỗ Trung Quân – nhà thơ 17.  Giáng Vân – nhà thơ 18.  Hà Sĩ Phu – nhà văn 19.  Hiền Phương – nhà văn 20.  Hoàng Dũng – nhà nghiên cứu ngôn ngữ 21.  Hoàng Hưng – nhà thơ, dịch giả 22.  Hoàng Minh Tường – nhà văn 23.  Lê Hoài Nguyên – nhà thơ 24.  Lê Minh Hà – nhà văn (CHLB Đức) 25.  Lê Phú Khải – nhà văn 26.  Lưu Trọng Văn – nhà văn 27.  Mai Sơn – nhà văn, dịch giả 28.  Mai Thái Lĩnh – nhà nghiên cứu triết học, văn hóa 29.  Nam Dao – nhà văn (Canada) 30.  Ngô Thị Kim Cúc – nhà văn 31.  Nguyễn Bá Chung – nhà thơ (Hoa Kỳ) 32.  Nguyễn Duy – nhà thơ 33.  Nguyễn Đức Dương – nhà nghiên cứu ngôn ngữ 34.  Nguyễn Đức Tùng – nhà thơ, nhà phê bình văn học (Canada) 35.  Nguyễn Huệ Chi – nhà nghiên cứu văn học 36.  Nguyễn Quang Lập – nhà văn 37.  Nguyễn Quang Thân – nhà văn 38.  Nguyễn Quốc Thái – nhà thơ 39.  Nguyễn Thị Hoàng Bắc – nhà thơ (Hoa Kỳ) 40.  Nguyễn Thị Thanh Bình – nhà văn (Hoa Kỳ) 41.  Phạm Đình Trọng – nhà văn 42.  Phạm Nguyên Trường – dịch giả 43.  Phạm Vĩnh Cư – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả 44.  Phạm Xuân Nguyên – nhà phê bình văn học, dịch giả 45.  Phan Đắc Lữ – nhà thơ 46.  Phan Tấn Hải – nhà văn (Hoa Kỳ) 47.  Quốc Trọng – tác giả kịch bản điện ảnh 48.  Thùy Linh – nhà văn 49.  Tiêu Dao Bảo Cự – nhà văn 50.  Trang Hạ – nhà văn, dịch giả 51.  Trần Đồng Minh – nhà nghiên cứu văn học 52.  Trần Huy Quang – nhà văn 53.  Trần Kỳ Trung – nhà văn 54.  Trần Thùy Mai – nhà văn 55.  Trịnh Hoài Giang – nhà thơ 56.  Trương Anh Thụy – nhà văn (Hoa Kỳ) 57.  Võ Thị Hảo – nhà văn 58.  Vũ Biện Điền – nhà văn (Nhật Bản) 59.  Vũ Thế Khôi – nhà nghiên cứu văn học, dịch giả 60.  Vũ Thư Hiên – nhà văn (Pháp) 61.  Ý Nhi – nhà thơ   Nguồn: xuandienhannom.blogspot.de
......

Ukraina: Nga đồng ý lập nhóm tiếp xúc để đối thoại

Thủ tướng Đức Angela Merkel, một lần nữa, lại giành được thắng lợi về mặt ngoại giao. Vào lúc Hoa Kỳ và Châu Âu tỏ ra lúng túng trước thái độ cứng rắn và mang tính võ biền của Tổng thống Nga Vladimir Putin, bà Angela Merkel vào tối qua, 02/03/2014, đã thuyết phục được ông Putin chấp nhận lập nhóm tiếp xúc để tiến hành đối thoại, với hy vọng tìm được một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng Ukraina. Photo: RIA Novosti/AFP Từ Berlin, thông tín viên Nathalie Versieux cho biết thêm chi tiết. « Bà Angela Merkel đã nói chuyện điện thoại với ông Vladimir Putin vào tối qua, Văn phòng Thủ tướng Đức cho biết như vậy. Trước tiên, bà đã trách Tổng thống Nga không tôn trọng quyền tự quyết của các dân tộc qua việc can thiệp quân sự không thể chấp nhận được vào vùng Crimée. Theo thông cáo của văn phòng Thủ tướng Đức, Tổng thống Nga đã chấp nhận đề nghị của Đức là lập ngay một phái đoàn điều tra và một nhóm tiếp xúc, có thể đặt dưới sự chỉ đạo của Tổ chức an ninh và hợp tác Châu Âu – OSCE, để tiến hành đối thoại chính trị. Trước đó, Ngoại trưởng Đức Frank-Walter Steinmeier đã tuyên bố chống lại việc trục xuất Nga ra khỏi nhóm G8, một biện pháp mà Hoa Kỳ dự tính. Theo Berlin, biện pháp này không có hiệu quả, bởi vì G8 là diễn đàn duy nhất mà phương Tây có thể nói chuyện trực tiếp với Nga. Ngoại giao Đức có truyền thống đóng vai trò hàng đầu trong quan hệ với Nga. Đối với Berlin, việc duy trì các tiếp xúc với Matxcơva đã có từ lâu và mang tính chiến lược và không thể có hòa bình trong khu vực mà không có sự tham dự của ông Putin ». Đức Tâm RFI
......

Putin bị dân Ukraine làm mất mặt

Xin giới thiệu xem lại đoạn phim này để biết tại sao dân Ukrana muốn tránh xa Nga. http://www.youtube.com/watch?v=ymnTOUOSV6A&list=PLEB2061A2455EEB43 TTĐQ *** Trong một tuần qua, thế giới chờ coi ông Vladimir Putin làm gì. Thứ nhất, tất cả đều công nhận ông Putin đã bị mất mặt. Thứ hai, cho tới giờ ông vẫn chưa nói gì cả, chắc chắn còn đang tính phải đi những nước cờ nào trên bàn cờ mới mà dân Ukraine đang bày ra. Mọi người chờ, mà chính ông Putin cũng đang chờ đợi. Nhưng chính người dân Ukraine sẽ quyết định kết cục của bàn cờ sẽ ra sao. Ông Putin bị mất mặt khi Viktor Yanukovych, con gà của ông chạy trốn trước cuộc cách mạng của dân Ukraine, khiến ông không tận hưởng cuộc vui say trong ngày bế mạc Thế Vận Hội Mùa Ðông. Ngày hôm qua Yanukovych họp báo ở Rostov, thành phố bên sông Don, có hai điều đáng chú ý. Thứ nhất, Yanukovych nói tiếng Nga trong cuộc họp báo. Thứ nhì, ông ta tự coi vẫn là tổng thống xứ Ukraine, bị “bọn quá khích” đe dọa, và chạy sang Nga xin bảo vệ; nhưng không thấy chính phủ Nga nói một câu nào cả.   Nói Putin bị mất mặt chưa đủ. Ông bị mất uy tín đối với dân Nga, nếu tiếp tục hoàn toàn thụ động để cho Ukraine vượt khỏi tầm tay. Hơn nữa, ông còn những mối lo khác. Putin vẫn nắm trong tay chính quyền nhiều nước Cộng Hòa cũ của Liên Xô trong vùng Trung Á Châu, và Belarus, cũng như vẫn đe dọa các sắc tộc nhỏ khác hiện còn nằm trong Liên Bang Nga. Nếu hoàn toàn bó tay ở Ukraine, Putin bị các nước kia khinh thường, từ nay khó nói gì mà họ nghe ngay.   Vì vậy, Putin không thể hoàn toàn thụ động. Nhưng nếu hành động, thì phải làm gì? Có hai việc mà Putin không làm, hay chưa làm, không sử dụng hai thứ sức mạnh ông nắm trong tay. Thứ nhất, quân Nga không tiến qua Ukraine. Thứ hai, Putin không cắt đường dẫn hơi đốt qua Ukraine, cho dân nước này và các nước Âu Châu sử dụng (Nga cung cấp 2 phần 3 đến 3 phần 4 số hơi đốt cho vùng này), để dân Ukraine tiếp tục được sưởi ấm trong mùa Ðông này, với giá hơi đốt rẻ hơn giá thị trường thế giới. Không sử dụng các vũ khí nắm sẵn trong tay, Putin muốn thế giới lưu giữ hình ảnh tốt đẹp của ông mà thế vận hội đã vẽ ra. Chủ đề của thế vận hội bao giờ cũng là hòa bình và tình huynh đệ trong nhân loại. Thứ hai, ngay khi Yanukovych chạy trốn, ngoại trưởng Nga đã nói chuyện với ngoại trưởng Mỹ rằng chính phủ Nga sẽ không can thiệp bằng quân đội. Putin cần cho thế giới thấy là chính phủ của mình giữ lời, vì cả thế giới được nghe lời tuyên bố đó.   Nhưng không thể hoàn toàn thụ động, không làm gì cả. Vì vậy, Putin phải gửi tín hiệu cho dân Nga và thế giới bên ngoài biết ông còn nhiều quân cờ nắm trong tay. Ông cho 150,000 quân với 900 chiến xa tập diễn ngay vùng biên giới sát Ukraine. Bộ Tư Lệnh Nga nói rằng cuộc tập trận này đã được hoạch định từ lâu, không liên can gì tới tình hình Ukraine; nhưng ai cũng biết đó là một cách nhắc nhở dân Ukraine, và cả khối NATO, vẫn còn đang thảo luận việc mời Ukraine gia nhập. Putin cũng muốn nhắc lại cho thế giới nhớ chuyện gì đã xẩy ra năm 2008 khi quân Nga dậy cho Georgia một bài học. Georgia cũng là một nước Cộng Hòa trong Liên Bang Xô Viết cũ như Ukraine, khi họ tiến hành việc thảo luận gia nhập NATO, Nga đã gây những xung đột biên giới rồi tấn công. Hậu quả là hai vùng thuộc Georgia được quân Nga “giải phóng,” Abkhazia và South Ossetia đã tuyên bố ly khai và tự trị; từ đó thành những lãnh thổ thân thiện với Nga. Cả hai vùng này gồm những sắc dân không phải người Georgia, và vẫn đòi tự trị từ khi nước này độc lập. Năm 2008, chính phủ Mỹ đang bận lo chiến tranh Afghanistan và Iraq, bị đặt vào thế không thể can thiệp. Các nước Âu châu bị kẹt vì ông tổng thống Georgia đã gây sự trước khi bị quân Nga tấn công chớp nhoáng; rồi rút đi ngay. Năm nay, ông Putin chưa có cớ gì để đánh Ukraine, như 6 năm trước tại Georgia. Nhưng ông vẫn có quân cờ ly khai để sử dụng. Và ông đã bắn một tín hiệu khác, ở bán đảo Crimea. Chúng ta biết Crimea là một vùng ngã tư quốc tế. Các đế quốc Hy Lạp, La Mã đã từng chiếm miền đất phì nhiêu bên bờ Hắc Hải này, sau đó tới những đạo quân Hung Nô, Mông Cổ, quân Thổ Nhĩ Kỳ xây dựng Ðế quốc Ottoman. Chính quyền Nga từ gần 300 năm nay vẫn coi đây là một cửa ngõ để hải quân của Nga có thể đặt căn cứ tại Hắc Hải và tiến sang đến Ðịa Trung Hải. Sau cuộc chiến tranh Crimea đầu thế kỷ thứ 19, Nga hoàng thua, trả lại bán đảo này về địa vị ngã tư quốc tế; cho đến khi Stalin chiếm lại. Cuộc hội nghị họp các lãnh tụ Mỹ, Anh, Nga Yalta để chia cắt thế giới thời hậu chiến, Yalta nằm trên bán đảo Crimea, Stalin đóng vai chủ nhà, đón Churchill và Roosevelt.   Ðáng lẽ nước Ukraine không có vùng Crimea, vì tại đó chỉ có hơn 20% là dân Ukraine; có 12% là người Tác Ta (Tartar) vốn đã lập một vương quốc khắp vùng này, cho đến khi họ bị Stalin bắt, giết và lưu đầy. Nhưng dân gốc Nga chiếm trên 55% dân số Crimea. Ukraine được hưởng vùng Crimea vì năm 1954 ông Khrushchev đã gán vùng này cho nước Cộng Hòa Ukraine. Một phần vì ông ta sinh ngay trong vùng biên giới hai nước, coi Ukraine cũng như “nhà.” Một phần cũng vì chính quyền Xô Viết nghĩ rằng Crimea thuộc nước nào cũng vậy, đằng nào cũng thuộc Liên Xô. Ông Brezhnev thì có lúc nhận chính ông là người Ukraine, chỉ nhận là người Nga khi cần leo lên trong đảng Cộng sản. Hai ông Brezhnev và Khrushchev không ngờ có ngày Liên Xô sập, với bao nhiêu chuyện rắc rối.   Chính quyền Nga sau này vẫn phải công nhận Crimea thuộc Ukraine. Năm 1994, hai nước ký một “công ước” trao đổi trên nhiều mặt: Nga tôn trọng chủ quyền của Ukraine ở Crimea, đổi lại, Ukraine trả lại cho Nga tất cả vũ khí nguyên tử đang chứa, rồi tuyên bố không bao giờ dùng vũ khí hạt nhân. Chính phủ Ukraine nắm quyền cử người làm thủ tướng Crimea mặc dù công nhận đây là một vùng tự trị. Nga được phép đóng Hạm Ðội Hắc Hải tại Sevastopol, một hải cảng của Crimea. Hiệp ước này cũng hạn chế quyền di chuyển của hải quân Nga, nhưng vừa đây họ mới vi phạm. Khi chính phủ Ukraine đang thành lập ở Kiev, một nhóm người Nga đã dùng vũ khí tấn công chiếm tòa nhà Quốc Hội Ukraine. Họ có vẻ là một nhóm chuyên nghiệp, chắc là các biệt kích Nga sang giúp dân gốc Nga. Dưới họng súng, các đại biểu Quốc Hội Crimea họp, bầu một thủ tướng mới. Trong cùng thời gian đó, nhiều xe quân đội Nga ra khỏi căn cứ, đi một vòng rồi lại trở về.   Ông Putin đã cho dân Ukraine trông thấy các bắp thịt trên cánh tay ông. Nhưng ông vẫn chưa nói gì cả. Không phải vì ông sợ phản ứng của Mỹ và các nước Âu Châu thuộc NATO. Nếu sợ, ông chỉ sợ dân Ukraine.   Nếu Nga làm quá, trong không khí cuộc cách mạng vừa xảy ra, dân Ukraine sẽ không chịu nhục. Ukraine không yếu như Georgia hồi 2008. Nước họ chia rẽ, nhưng đặc tính của cảnh chia rẽ này là xung đột giữa dân gốc Nga và các nhóm dân khác không phải người Nga. Tinh thần ái quốc của người Ukraine được kích thích tột độ nếu phải chống lại quân Nga. Dân Tartar và các nhóm khác cũng thù ghét người Nga vì họ được chế độ cộng sản ưu đãi. Nếu có chiến tranh, quân Nga không dễ thành công như ở Georgia. Võ khí tự vệ tốt nhất của dân Ukraine là dùng đường lối ngoại giao hòa hoãn. Họ phải cương quyết bảo vệ lãnh thổ toàn vẹn, trong khi công khai tuyên bố bảo đảm quyền lợi của người gốc Nga, như xưa nay họ vẫn làm. Khi chính quyền và nhân dân Ukraine chứng tỏ họ đủ can đảm đối đầu với nước láng giềng lớn và mạnh, thì chắc chắn ông Putin sẽ phải nản lòng. Ukraine sẽ được các nước Âu Châu và Mỹ giúp. Nhưng Ukraine phải biết bảo vệ quyền tự chủ của mình, không để cho các cường quốc xỏ mũi. Các nước Tây phương đang chuẩn bị giúp 15 tỷ đô la cho Ukraine để qua cơn khó khăn kinh tế, do các chính quyền tham nhũng trước gây ra. Nhưng chính phủ Ukraine có thể tuyên bố ngay rằng họ không bàn với các nước Tây phương về chuyện gia nhập minh ước NATO. Ðây là một cách làm cho ông Putin khỏi bị mất mặt thêm nữa. Bởi vì một nước nhỏ không bao giờ nên dại dột làm mất mặt một nước lớn ngay bên cạnh mình. Ðảng cộng sản Việt Nam đã dại dột như vậy, khi viết ngay trong hiến pháp rằng Trung Quốc là một kẻ thù truyền kiếp! Chính quyền Ukraine cần một khoảng thời gian ít nhất ba, bốn năm để phục hồi kinh tế. Nước Ukraine vốn giầu có, nhưng từ khi độc lập, guồng máy thống trị vẫn chịu ảnh hưởng của giới thư lại cầm quyền thời cộng sản cũ. Ðây là nước cải tổ kinh tế chậm chạp nhất so với Ðông Âu. Nước bên cạnh Ukraine là Ba Lan thay đổi nhanh chóng, cả kinh tế lẫn chính trị, cho nên bây giờ đã giàu có. Những nước thuộc Liên Xô cũ như Estonia, Lithuiana cũng tiến mạnh được nhờ cải tổ nhanh chóng. Vì giới quyền quý Ukraine bảo vệ quyền lợi của họ, cho nên tài nguyên bị phung phí, rơi vào tay bọn tham nhũng và các đại gia thân tín với họ.   Các nước Tây phương có thể giúp Ukraine đi qua chặng đường gian nan này, bằng viện trợ kinh tế. Về mặt ngoại giao, các chính phủ Mỹ, Anh, Pháp đều ký chung bản hiệp ước giữa Nga và Ukraine năm 1994, do đó, họ có quyền nhân danh bản thỏa hiệp đó để thảo luận với chính phủ hai nước. Tốt nhất là Mỹ và các nước Châu Âu cũng giúp Ukraine bằng cách tránh không làm ông Putin mất mặt thêm. Vì nếu mất mặt quá, ông ta có thể làm bậy. Nhưng trong cuộc cờ hiện nay, mỗi bên đều đang dọ sức nhau, bên nào có vẻ yếu sẽ bị lấn. Hiện nay Putin đang phát passport cho dân gốc Nga ở Crimea, một thủ đoạn ông đã làm ở Georgia năm 2008. Chính quyền Mỹ, Anh, Pháp và Ðức phải công khai phản đối hành động này, nếu không thì Putin sẽ còn làm tới. Cuộc cách mạng lật đổ Viktor Yanukovich tại Ukraine là một thắng lợi lớn cho các nước Tây phương. Nhưng không nên coi đó là một thắng lợi chiến thuật trên bàn cờ địa lý chính trị. Thắng lợi lớn nhất nằm trong lãnh vực văn hóa. Trong khi các nước Tây phương phải thông báo cho ông Putin biết họ cương quyết chống việc ly khai, chia cắt nước Ukraine, về ngoại giao họ cần phải chứng tỏ sẽ hết sức giúp chính phủ Ukraine qua khỏi cơn khủng hoảng kinh tế.   Cuộc cách mạng cho thấy dân Ukraine đã chọn con đường sống tự do dân chủ, mặc dầu họ đã thất vọng khá nhiều sau hơn 20 năm thí nghiệm với thể chế dân chủ. Họ chọn liên minh với Châu Âu mà không chọn Nga, cũng vì mọi cam kết với các nước tự do dân chủ đều công khai, minh bạch. Trong khi đó, liên hệ với Nga, cũng như thời cộng sản, hoàn toàn là chuyện bí mật “giữa các ông lớn với nhau,” người dân không được tham dự mà cũng không được biết. Liên lạc kinh tế với Âu Châu chắc chắn phải đặt trên luật pháp, bị luật pháp ràng buộc. Trong khi các liên lạc kinh tế với các công ty quốc doanh và độc quyền ở Nga cũng nửa sáng nửa tối. Dân Ukraine đã chọn lối sống tự do dân chủ, công khai, minh bạch, cho nên họ hướng về Âu Châu. Ðây là thắng lợi của nền văn minh tôn trọng tự do dân chủ.   Nguồn: nguoi-viet.com
......

Cái Gai

Những ai yêu quý hoa, thường dùng hoa cho những ngày rằm, mồng một thì hoa Hồng vẫn được xếp đầu bảng vì nó đẹp lại có mùi thơm và nhất là khó trồng nên giá bán thường làm các vị khách đắn đo, bởi vì nó quý và hiếm. Mua xong rồi về nhà rửa để cắm vào bình, trong khi cắt tỉa phần cuống cho vừa ý chắc nhiều người cũng khó chịu với những cái gai, tuy nhẹ nhàng “ bưng trứng, bứng hoa” cũng không ít lần tay bị chảy máu vì những cái gai. Một chàng trai kén vợ đang giai đoạn tán tỉnh nhiều khi bị đối tượng phản công, anh ta than thở với bạn bè: Cô ta là một bông hồng, muốn chiếm đoạt lắm nhưng vướng những cái gai. Đúng là ý muốn con người luôn gặp những cái gai.   Cuộc sống loài người có nhiều thứ, nhiều vấn đề, có lẽ thứ được quý trọng và ưu ái nhất là Dân Chủ, được ví là Hoa , trò chơi hái Hoa Dân Chủ thì người Việt Nam chẳng mấy ai xa lạ. Cả dân tộc mấy chục năm nay phải đổ ra biết bao công sức, mồ hôi, nước mắt, kể cả xương máu để bảo vệ quyền Dân chủ, chính vì bông hoa Dân chủ luôn bị tổn thương. Nền Dân chủ Việt Nam luôn bị tổn thương, rõ ràng có một thế lực luôn tấn công làm phương hại đến đóa Hoa Dân Chủ mà người dân rất yêu quý. Hẳn đó là chế độ độc tài. Bông hoa Dân chủ Việt Nam biết bao lần bị bão táp vùi dập, mỗi lần gượng dậy chưa kịp tươi tốt thì lại gặp những trận cuồng phong khác: Đấy là Cải cách ruộng đất, đấy là Nhân văn giai phẩm, đấy là Cải tạo công thương, đấy là Kinh tế bao cấp, đấy là định hướng Xã hội chủ nghĩa...... Ngần ấy thứ cuồng phong chẳng nhẽ tạo hóa không sinh ra những chiếc gai để bảo vệ bông hoa yếu ớt? Có đấy! và nhiều là đằng khác, nếu tính cả người đang viết bài này là một chiếc gai thì con số có lẽ phải lên đến hàng vạn, hàng triệu. Những chiếc gai tạo lên sự bảo vệ quyết liệt như Bùi Thị Minh Hằng, Trần Thị Nga, Lê Anh Hùng, Nguyễn Văn Thạnh ...... cũng nhiều lắm, nên chế độ độc tài kiên quyết phải nhổ. Hầu hết những chiếc gai bị nhổ bật gốc bằng các điều luật 79, 88, 258 rất mơ hồ trong bộ luật hình sự. Đánh bật gốc bằng những bản án phi lý, xét xử công khai không cho ai được dự. Nhưng rồi những chiếc gai ấy vẫn tồn tại và đang hồi sinh. Tạo hóa hay là luật công bằng, hay là Công ước Nhân quyền của Liên hiệp quốc đã sinh ra những chiếc gai để bảo vệ Đóa hoa Dân chủ. Cách thức bảo vệ của những chiếc gai thật đơn giản, chỉ có mỗi một việc là họ nói lên sự thật. Họ ghi âm, chụp hình để công khai trên công luận, họ lên án các hành vi độc tài của cá nhân, tổ chức vi phạm Công ước Nhân quyền, họ lên án hành động tra tấn gây lên những cái chết bi thảm ở đồn công an. Họ lên tiếng bảo vệ Dân oan, họ lên tiếng tố cáo hành động xâm lược của Trung Quốc bằng hình thức nham hiểm là dùng vũ lực đe dọa và mua chuộc giới lãnh đạo Việt Nam nhằm đạt được cái đích bám sâu vào nền kinh tế, bám sâu vào nội địa Việt Nam bằng nhiều hình thức..... Nói cho rõ những cái gai không tấn công ai nhưng những kẻ làm phương hại đến bông hoa Dân chủ, làm phương hại đến an ninh Quốc gia phải tóe máu. Bởi vậy chế độ độc quyền, độc tài vô cùng căm ghét, coi họ như những cái gai lúc nào cũng muốn nhổ? Mỗi lần nhổ một chiếc gai là cần nhiều bộ não độc tài xây dựng chương trình, tính toán kế hoạch như vụ nhổ chiếc gai Phương Uyên, Nguyên Kha, Lê Quốc Quân. Mỗi lần nhổ là một lần tóe máu. Hậu quả của những hành vi độc tài là vậy nhưng không thể để những chiếc gai lù lù trước mặt. Với chiếc gai mang tên Trần Thị Nga cũng muốn nhổ lắm, nhưng còn vướng những chiếc gai xung quanh. Kế hoạch nhổ chiếc gai mang tên Bùi Thị Minh Hằng đang triển khai liệu có an toàn hay lại tóe máu như vụ Phương Uyên, Lê Quốc Quân ? Bông Hoa và những chiếc gai luôn song hành và cùng tồn tại. Bông hoa càng bị dập vùi thì những chiếc gai phát triển càng mạnh ví như hoa Xương Rồng nở trên sa mạc, nếu không tua tủa cả chuổi gai tạo thành khóm thì làm sao loài Xương Rồng tồn tại để hiến tặng cuộc sống những vẻ đẹp đa dạng và phong phú của những bông hoa yếu ớt tô thắm cuộc đời.     29/02/2014 Hoàng Đức Doanh Nguồn: ntuongthuy.blogspot.com
......

Ukraine: Người Việt Thêm Thức Tỉnh!

Putin đổ quân vào Ukraine – lại thức tỉnh thêm người Việt và thách thức giới lãnh đạo CSVN về hiểm họa “nạn kiều” Trung Cộng Vậy là những lo ngại, phỏng đoán qua bài Putin tính giở trò “nạn kiều”, nhắc người Việt cảnh giác Trung Cộng hơn đã nhanh chóng thành hiện thực, vào rạng sáng hôm nay 2/3/2014, sau khi Thượng viện Nga phê chuẩn đề nghị của viên cựu sĩ quan tình báo Liên Xô KGB, nay là TT Nga Putin, đưa quân vào Ukraine nại cớ để “bảo vệ người dân Nga”. Hội đồng bảo an LHQ họp khẩn lúc 2h giờ VN. (Bài bình luận này được lên trang lúc 4h sáng, Chủ nhật, ngày 2/3/2014.) Trước đó lại đã có bài Báo động Vũng Áng – Formosa: Hoành Sơn … thất đái, vạn đại vong thân, lo ngại một tương lai cho chủ quyền Việt Nam bị đe dọa khi mà ngày càng nhiều các cơ sở kinh tế quan trọng của/hoặc dính líu tới Trung Cộng, cùng người Trung Quốc trên khắp đất nước VN, tại những điểm chiến lược xung yếu. Quân đội Nga tiến vào Ukraine dưới danh nghĩa bảo vệ “nạn kiều” Nga và cơ sở quân sự nước này sao mà giống một tương lai thấy rõ cho Việt Nam, khi quân Trung Cộng tiến vào, cũng để “bảo vệ người Hoa” và “cơ sở kinh tế của Trung Quốc”. Xe tăng Nga tiến vào Ukraine Bởi sẽ có một ngày, khi mà một vài hòn đảo còn lại ở Trường Sa do VN chiếm giữ lại bị quân Trung Cộng bất ngờ tấn công cưỡng chiếm, hoặc lấn dần, thì bất cứ động thái chống trả nào của VN sẽ bị những vụ náo loạn của người Hoa tạo cớ cho Trung Cộng triển khai quân tại các cơ sở kinh tế như Bô-xít Tây Nguyên, Khu kinh tế Vũng Áng-Formosa,  hay Nhiệt điện, xi măng Hải Phòng, v.v.. Từ trên cao, Trung Cộng có thể lập “cầu hàng không” đổ quân lên Tây Nguyên khi quyền lợi và sự an toàn cho “công dân Trung Quốc” gọi là “bị đe dọa”. Nhẹ hơn thì đưa các đơn vị an ninh dân sự tới, núp dưới danh nghĩa các công ty dịch vụ bảo vệ cho cơ sở kinh doanh. Trên đường bộ, các đơn vị quân đội dưới danh nghĩa dân sự từ các cơ sở Bô-xít tại Lào cũng có thể vượt biên tràn qua, lẩn vào số công nhân tại Bô-xít Tây Nguyên. Từ ngoài khơi, quân Trung Cộng có thể đổ bộ vào cảng nước sâu tuyệt vời Vũng Áng, cũng dưới danh nghĩa tương tự. Vậy là Việt Nam chưa đánh đã phải … hàng. Có nghĩa, một khi để cho Trung Quốc có được ngày càng nhiều cơ sở kinh tế, có người Hoa trong đó, nở rộ khắp VN, tại những địa phương quan trọng, nhạy cảm, thì nguy cơ bị mất lãnh thổ, lãnh hải một cách dễ dàng mà không dám động binh, ngày càng lớn. Chưa kể còn phải thấy rõ thêm những yếu thế quốc tế của VN so với Ukraine một khi bị tên đồ tể Đại Hán xâm lấn. Ukraine còn có EU, và đằng sau là Mỹ, có nghĩa là cả thế giới phương Tây không muốn bị xáo trộn, đe dọa, mất cân bằng. Còn VN thì sao? Dù thế nào, khả năng phương Tây và Mỹ ngày càng muốn ngầm công nhận, chấp nhận ảnh hưởng của Trung Cộng tại khu vực, đồng thời “nhường” vai trò “đối trọng” cho Nhật Bản, thêm cả Nam Hàn, Úc, … trong khi khối ASEAN vừa yếu vừa bị chia rẽ. Nên khả năng một khi xảy ra sự cố tương tự Ukraine, Mỹ và phương Tây can thiệp là không lớn. Và một hình ảnh giống nhau rất ấn tượng, là mối quan hệ giữa hai kẻ bành trướng tham tàn cộng sản và hậu cộng sản, với những thuộc quốc nhỏ bé hơn nhiều lần, đang và từng là “bạn vàng”, lại được lãnh đạo bởi những kẻ yếu hèn, muốn chọn con đường lệ thuộc hoàn toàn hơn là tự cường, biết dựa vào bạn bè tử tế quốc tế. Sự “thức tỉnh” và “thách thức” càng có ý nghĩa và giá trị hơn khi mà sự kiện trên lại xảy ra vào đúng đầu tháng Ba này, với hàng loạt kỷ niệm các cuộc chiến tranh bi hùng chống quân Trung Quốc xâm lược, nhưng lại bị ban lãnh đạo CSVN tiếp tục cố tình lờ đi, đồng thời bằng mọi cách ngăn cản người dân yêu nước tưởng nhớ. Nguồn:chepsuviet.com ***** Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị? http://www.ttdq.de/node/1198  
......

Hoạt động nhân quyền và yếu tố đảng phái chính trị

Khi có người nằm trong hàng ngũ đấu tranh mà lại e ngại yếu tố đảng phái chính trị như sau:   1. “An ninh Cộng sản Việt Nam (CSVN) sử dụng kiểu quy chụp [các hoạt động đấu tranh, lên tiếng cho nhân quyền, cho lẽ phải] là có dính dáng đến đảng Việt Tân để lên án các hoạt động chính trị đối lập của những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.” 2. “Với xu thế và vị trí của Việt Nam hiện tại, rất khó cho các nhà hoạt động nhân quyền nếu liên quan đến yếu tố đảng phái chính trị.” 3. “Các trường hợp liên quan đến đảng phái, sẽ rất khó khăn cho các cơ quan quốc tế lên tiếng về tình trạng vi phạm pháp luật của Việt Nam, bởi điều 4 Hiến pháp luôn luôn là cái rọ để nhốt tất cả những người bất đồng chính kiến vào với nhau bằng lối quy chụp thường thấy.” Và sự e ngại cá nhân này lại được viết ra như một lời cảnh báo và phát tán khắp nơi,  thì rõ ràng là sẽ có ảnh hưởng “không ít” tiếp tay cho chế độ độc tài, đảng trị tại Việt Nam thực hiện điều họ muốn, đó là duy trì quyền lực độc tôn qua điều 4 hiến pháp.   Chế độ CSVN chỉ muốn người VN sợ chính trị và xa lánh các đảng phái. Cuộc tranh đấu để gỡ bỏ độc tài,  để có được Nhân Quyền, Nhân Phẩm, Nhân Bản và Tương Lai cho đất nước bắt buộc phải kinh qua các Hoạt Động Chính Trị, và thực hiện Đa Nguyên, Đa Đảng – không có cách nào khác! Tại sao lại phải sợ hãi Chính Trị khi chính guồng máy chính trị hiện nay đang làm khổ người dân và tàn hại đất nước! Tại sao lại phải sợ hãi Đảng Phái khi chính nền cai trị độc đảng đã đưa đến tình trạng tham ô, độc ác và băng hoại toàn xã hội Việt Nam ngày hôm nay!   • Tranh đấu cho nhân quyền chính là tham gia sinh hoạt chính trị. • Đi học các khóa đấu tranh Bất Bạo Động cũng chính là tham gia sinh hoạt chính trị. • Đi thăm tù nhân lương tâm, tuyệt thực đồng hành hoặc thắp nến cầu nguyện cho các nhà tranh đấu, cho người yêu nước bị tù oan chính là tham gia chính trị ... Đây là tất cả những quyền căn bản của con người, tức nền tảng Nhân Quyền mà mọi người yêu nước đang tham gia tranh đấu. Một khi đã nhận thức được là “Không thể phủ nhận rằng, trên con đường chạm đến khát vọng tự do, dân chủ cho Việt Nam, đòi hỏi rất nhiều sự nỗ lực, đóng góp của tất cả các cá nhân, tổ chức vì một mục tiêu chung”, vậy thì tại sao lại loại ra khỏi thành phần dân tộc một đảng mà chế độ cộng sản đang rất sợ tới độ dường như nhìn đâu cũng thấy sự hiện diện, tham gia của Việt Tân? Dĩ nhiên là các nhà đấu tranh cũng như các đảng phái có đảng viên hay hợp tác viên trong nước đều hiểu là “Phải Cẩn Thận” trong hoàn cảnh độc tài hiện nay, và vì thế họ dư thừa trí khôn và đầy nhân bản để bảo toàn lực lượng, chẳng cần phải ai dạy khôn “biết nên và phải làm gì để có lợi cho con đường chung, để bảo vệ sự an toàn cũng như những nỗ lực của nhiều cá nhân độc lập.” Đảng phái nào nông nổi và vô lương tâm chỉ vì một danh tiếng hão nhất thời mà đi ngược với nguyên tắc “thương yêu và bảo vệ đồng đội” chắc chắn không thể nào tồn tại tới hơn 3 thập niên đấu tranh gian khổ và đòi hỏi nhiều hy sinh, tốn kém. Một đảng phái phi chính nghĩa và vô lương tâm không những sẽ không trường tồn mà còn không thể nào phát triển được nhiều thành phần ưu tú của đất nước trên toàn thế giới, kể cả Việt Nam – nơi mà những người đấu tranh phải chịu đựng nhiều gian khổ và hiểm nguy nhất cho bản thân và gia đình. Cũng may là những cảnh cáo mang tính “e ngại” này chỉ là tiếng nói đơn lẻ của một vài cá nhân, và cũng chẳng có ảnh hưởng “hù dọa” bao nhiêu vì người nào “yếu bóng vía” thì đã không tham gia đấu tranh rồi, người thờ ơ thì cũng đã từ lâu “mũ ni che tai”, còn những người có tâm và đảm lược thì đang, đã và luôn nhớ câu nói rất chí lý của Linh Mục Nguyễn Văn Lý: “Đừng sợ những gì cộng sản làm mà hãy làm những gì cộng sản sợ”. Hoàng Mai Edinburg – Anh Quốc 02/03/2014 http://mangluoiblogger.blogspot.co.uk/2014/02/thu-moi-tham-du-cua-mang-l...
......

Tôn giáo trong vai trò xã hội dân sự tại Việt Nam !!!

Xã luận bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 190 (01-03-2014)   Cuộc nổi dậy của nhân dân Ukraine suốt hơn tháng nay nhằm hạ bệ tổng thống độc tài Yanukovych đã làm sôi sục cả thế giới. Rất nhiều hình ảnh đánh động lòng người đã được đưa lên các phương tiện truyền thông, trong đó có loạt hình về các linh mục Giáo hội Công giáo nghi lễ Đông phương. Sự hiện diện cuả họ tại quảng trường Maidan (nơi có những cuộc tập hợp khổng lồ) đã ngăn cản nhiều cuộc bạo động phát xuất từ đám dân nổi giận, và đã vài lần chấm dứt những cuộc nổ súng tấn công từ phiá cảnh sát. Họ đã tới đó để chủ yếu cử hành thánh lễ cho hàng vạn người đang tham dự các cuộc biểu tình. Các thánh lễ đã gây ảnh hưởng rất lớn trong dân, kể cả những người ngoài Công giáo. Vì thế, bộ trưởng tôn giáo của Ukraine đã tức giận phát biểu:   “Các linh mục không có quyền cử hành thánh lễ tại các cuộc biểu tình. Thái độ xem thường luật pháp có hệ thống này cần phải bị trừng trị”. Và ông ta đe dọa rút giấy phép hoạt động lẫn đặt Giáo hội Công giáo ngoài vòng pháp luật.   Tuy nhiên, lãnh đạo cao cấp nhất của Giáo hội, Tổng Giám mục Sviatoslav Shevchuk, đã trả lời thẳng thừng với ông: “Mặc dù không làm chính trị, nhưng Giáo hội không thể khoanh tay đứng nhìn khi các tín hữu yêu cầu được chăm sóc tinh thần. Giáo hội chúng tôi luôn đứng về phía sự thật và công lý, bất chấp mọi mối đe dọa, và sẽ làm như vậy vì đó là sứ mệnh đã được Chúa trao cho". Ngoài ra, tại Ukraine còn ba phái Chính thống giáo nữa. Bốn Giáo hội này thường cạnh tranh ảnh hưởng với nhau. Tuy thế, trong những ngày này, giáo sĩ của cả bốn bên đều có mặt tại các cuộc biểu tình. Họ nêu gương cho xã hội về việc hợp tác với nhau trong bối cảnh căng thẳng. (Theo Trần Mạnh Trác, Tấm gương mục tử). Nay thì các vị lãnh đạo tinh thần tại Ukraine hẳn đã bình yên trở về, vì tổng thống độc tài đã cao bay xa chạy.   Tại Việt Nam, cũng đang nổi lên hình ảnh các chức sắc thuộc 5 Giáo hội liên kết với nhau trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo lẫn dân chủ nhân quyền dưới cái tên Hội đồng Liên tôn. Thật ra, Hội đồng Liên tôn này đã xuất hiện từ năm 2000 gồm 3 Giáo hội với Tuyên bố về chính sách tôn giáo của CS tại VN (27-12-2000). Vì sự ngăn cản và phá hoại của nhà cầm quyền, Hội đồng này phải ngưng hoạt động. Đến năm 2008, một Hội đồng Liên tôn khác với 5 Giáo hội lại được thành lập và có ra Lời Kêu gọi Dân chủ cho đất nước (30-04-2008). Thế nhưng cũng chết yểu như Hội đồng đầu tiên. Gần nửa năm 2013, một Hội đồng Liên tôn mới xuất hiện và trình làng với “Tuyên bố chung về việc sửa đổi Hiến pháp” (01-05-2013). Đến ngày 06-08-2013 lại có Bản lên tiếng v/v nhân quyền tại VN tiếp tục bị vi phạm sau chuyến Mỹ du của Chủ tịch nước. Ngày 30-08: Bản Lên tiếng v/v nhà cầm quyền dùng nhà tù ngược đãi những thanh niên ái quốc. Ngày 10-09: Bản Lên tiếng về vụ việc tại Giáo xứ Mỹ Yên, thuộc Giáo phận Vinh. Ngày 04-10: Bản Lên tiếng về Pháp lệnh tôn giáo và Nghị định áp dụng Pháp lệnh. Mới nhất là Bản Lên tiếng đầu Xuân Giáp Ngọ về Nhân quyền và các tù nhân lương tâm hôm 17-02-2014. Bên cạnh đó, Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội và Sài Gòn, từ mấy năm qua, đã liên tục tổ chức những buổi cầu nguyện cho công lý (đặc biệt khi có phiên tòa xử các tù nhân lương tâm). Các buổi cầu nguyện này thu hút không những người Công giáo mà cả lương dân và cán bộ nhà nước cộng sản. Nhà Dòng lại còn tổ chức các khóa huấn luyện về truyền thông và lập Nhóm Truyền thông Chúa Cứu Thế để rao truyền sự thật và bênh vực lẽ phải trong cái chế độ đầy gian trá và bất công này.   Dĩ nhiên nhà cầm quyền không thể ngồi yên trước việc xuất hiện các xã hội dân sự hoặc mới mẻ hoặc có hoạt động mới mẻ ấy, vốn muốn chung vai với một số xã hội dân sự đúng nghĩa vừa hình thành và hoạt động từ giữa năm 2012 tới nay, như Phong trào Con đường VN, Câu lạc bộ bóng đá No-U, Nhóm No-U Saigon, Diễn đàn xã hội dân sự, Nhóm Anh em Dân chủ, Hội Phụ nữ nhân quyền, Hội Bầu bí tương thân, Hiệp hội Dân oan, Hội Cựu Tù nhân Lương tâm… Toàn Dòng Chúa Cứu Thế cũng như các chức sắc tham gia Hội đồng Liên tôn đều bị theo dõi, thậm chí bị cản trở hay bị hăm dọa (y như nhiều thành viên cốt cán của các xã hội dân sự kể trên). Bởi lẽ nhà cầm quyền chỉ muốn có những xã hội dân sự do họ thành lập, điều khiển và trả lương đang chen chúc nhau trong cái rọ Mặt trận Tổ quốc là cơ cấu ngoại vi của đảng. Trong cái rọ này, về mặt dân sự thì có hội cựu chiến binh, hội nông dân, hội phụ nữ, hội nghệ sĩ, hội nhà văn… về phía tôn giáo thì có các giáo hội quốc doanh (đối đầu với các Giáo hội chân chính truyền thừa; riêng Công giáo thì chỉ có Ủy ban Đoàn kết). Các xã hội dân sự giả tạo này chỉ làm có ba việc: xưng tụng các chính sách của nhà nước, theo dõi đồng nghiệp hay đồng đạo để lũng đoạn, lừa gạt thế giới rằng VN có đủ tự do và nhân quyền. (Trong phái đoàn VN đến tham dự cuộc Kiểm điểm Định kỳ Toàn cầu tại Geneve mới đây có những áo đen, áo vàng… với cái lưỡi đỏ).   Dĩ nhiên, đã từ lâu, cơ cấu lãnh đạo các Giáo hội (hoặc các tổ chức nội Giáo hội) tại VN có những lời nói hay việc làm đòi hỏi độc lập tôn giáo, bênh vực công lý nhân quyền, thúc đẩy tự do dân chủ. Ví dụ gần đây là sự lên tiếng của các Tôn giáo về việc sửa đổi Hiến pháp (tiếc thay đã không có hiệu lực do sự cố chấp, gian trá và lộng quyền của đảng CS). Thế nhưng, các xã hội dân sự đúng nghĩa này đang thực hiện những hành động đúng đắn là tuyên bố hay hoạt động để góp phần cải thiện xã hội còn được tín tín đồ lẫn người dân mong đợi nhiều hơn, nhiều hơn nữa. Lý do thứ nhất là công luận đã thấy được vai trò lớn lao và hữu hiệu của các tôn giáo trong các chế độ độc tài Cộng sản bên Đông Âu, các chế độ độc tài quân phiệt bên Đông Á, Tây Á hay Nam Mỹ trong thế kỷ trước và thế kỷ này. Dĩ nhiên các Giáo hội không làm chính trị theo nghĩa chuyên biệt, thành lập các đảng chính trị để giành quyền (ngoại trừ vài phái Hồi giáo bên Trung Đông), nhưng việc các chức sắc dũng cảm lên tiếng về công bằng xã hội, nhiệt thành thúc đẩy tín hữu dấn thân vào chính trường, sáng suốt cố vấn cho các chính đảng dân chủ đã góp phần xóa sổ bao chế độ áp bức con người và tàn hại xã hội. Lý do thứ hai là hầu như ai ai cũng thấy mọi tôn giáo chân chính qua giáo lý, tổ chức và các hoạt động thờ phượng hay hoạt động xã hội đều nhắm mục đích là thăng tiến chân thiện mỹ cho mỗi con người, từ đó thăng tiến chân thiện mỹ cho toàn xã hội, và tối hậu là đưa toàn thể nhân loại tiến về Cõi Chân Thiện Mỹ vĩnh hằng, Đấng Chân Thiện Mỹ tuyệt đối.   Cụ thể, việc thăng tiến chân thiện mỹ đó là giúp con người đi tìm sự thật về bản tính và hành động của Đấng Tối Cao (Thượng Đế quan), về ý nghĩa và mục đích đời mình (nhân sinh quan), về nguồn gốc và điểm đến của thế giới và lịch sử (vũ trụ quan), đồng thời thêm yêu mến sự thật, sống trong sự thật và rao truyền sự thật. Đó là giúp con người đi tìm sự thiện đích thực nhờ lời dạy của Đấng Tối Cao mình tôn thờ, của Tôn giáo mình gia nhập, từ đó thể hiện sự thiện trong đời mình, nghĩa là sống sao cho đạo đức, cho liêm chính, cho công bằng, cho xả kỷ và giúp cho tha nhân lẫn toàn xã hội cũng nên thiện hảo. Đó là giúp con người đi tìm sự mỹ, sự đẹp, nghĩa là tình thương, hiệp nhất, đoàn kết. (Bởi lẽ đẹp là sự hài hòa, kết hợp: bức tranh đẹp là kết hợp hài hòa màu sắc và bố cục, vũ điệu đẹp là kết hợp hài hòa các động tác cơ thể, giai điệu đẹp là kết hợp hài hòa những âm thanh trầm bổng, gia đình đẹp hay xã hội đẹp là kết hợp hài hòa, hiệp nhất đoàn kết bá nhân bá tánh. Điều này mang tên là tình thương và đây là nghệ thuật cao quý hơn cả). “Cái đẹp sẽ cứu thế giới” (Dostoievsky) có nghĩa là chính tình thương sẽ cứu thế giới khỏi bị tận diệt. Tôn giáo giúp con người đi tìm sự mỹ chính là dạy cho biết tình thương là gì, biết sống tình thương thế nào và biết khơi dậy tình thương nơi kẻ khác ra sao.   Trong thực tế xã hội VN hiện thời, nơi cái chế độ duy vật vô thần, độc tài toàn trị CS chỉ biết gieo dối trá, làm tà ác và gây chia rẽ (ngõ hầu đảng muôn niên thống trị), thì các Giáo hội có phận sự giúp cho những người sống trong u mê, lầm lạc, gian trá biết được sự thật của vấn đề, sự thật của xã hội, sự thật của lịch sử, và cao hơn hết là sự thật về ý nghĩa đời người (chết không phải là hết!). Như thế, con người tôn giáo phải biết dũng cảm trình bày sự thực khi nó bị bưng bít, bênh vực sự thực khi nó bị xuyên tạc. Phải biết phản đối việc tẩy não, nhồi sọ, cưỡng bức ý thức (trong giáo dục), việc tuyên truyền xuyên tạc, đầu độc công luận (trong thông tin), việc bịt miệng các tiếng nói phản biện, đối lập (trong chính trị), nhất là việc giới hạn tiếng nói của các tôn giáo (trong văn hóa). “Sự thật sẽ giải thoát anh em” (Đức Giê-su) có nghĩa là vậy. Tiếp đến, các Giáo hội có phận sự giúp cho những người sống trong bất công bất chính, làm chuyện thất nhơn ác đức, hại đồng loại hại xã hội, cướp giật cá nhân lẫn tập thể, tham lam nhũng nhiễu, biết được lẽ phải, biết công bằng đối với tha nhân, tôn trọng quyền lợi tinh thần và vật chất của họ, theo ngôn ngữ chính trị là tôn trọng nhân quyền và dân quyền. Như thế người có tôn giáo phải biết dũng cảm trình bày lẽ phải khi nó bị bịt miệng, bênh vực lẽ phải khi nó bị lăng nhục! Cuối cùng, các Giáo hội có phận sự giúp cho những người sống trong dửng dưng vô cảm, căm tức ghen ghét, bất hòa chia rẽ, báo oán trả hận, thấy được tình thương là ý nghĩa của cuộc đời mình, nền tảng của hạnh phúc mình, động lực cho hành động mình và giềng mối cho xã hội mình. Như thế người có tôn giáo không sống dửng dưng vô cảm trước sự lan tràn của đau khổ, sự hoành hành của hận thù, sự lũng đoạn của chia rẽ, mà phải thể hiện tình thương đối với những kẻ túng thiếu đói nghèo, nhất là về nhân quyền nhân phẩm. Xét như một xã hội dân sự, tôn giáo không thể giới hạn trong chùa chiền, thánh thất mà cần bung ra giữa trần đời; không thể bằng lòng với việc rao giảng giáo lý trong cộng đồng giáo hội mà phải đòi cho được rao giảng trên đường phố, giữa xã hội để hóa giải những tà thuyết; không thể bằng lòng với việc dạy dỗ tín đồ mà phải đòi được giáo dục giới trẻ và quần chúng; không thể bằng lòng với bác ái cứu trợ mà còn phải đòi thực thi bác ái giải phóng, nghĩa là không chỉ giúp kẻ đói cơm áo, lâm bệnh tật mà còn giúp những kẻ bị chà đạp nhân phẩm, bị tước bỏ nhân quyền; không thể bằng lòng với việc lên tiếng về công lý hòa bình cách chung chung mà còn phải hành động: chức sắc và tín đồ, mỗi hạng theo một cách thức riêng. Có như thế, tôn giáo mới thể hiện được nhiệm vụ của mình là đem đạo vào đời, lấy đạo cứu đời, và mới mời gọi được mọi người đi đến Chân Thiện Mỹ tuyệt đối. (NPH to dam) BAN BIÊN TẬP
......

Nét son Ukraina: Xã hội Dân sự

Tình hình Ukraina chuyển biến rất nhanh. Các nhà theo dõi thời sự quốc tế đều có nhận định như thế. Chế độ độc đoán tham nhũng của tổng thống V. Yanukovych sụp đổ rất nhanh sau có 2 ngày ông ta ra lệnh đàn áp bằng vũ lực của bộ máy an ninh và nhất là của đơn vị chống nổi dậy BERKOUT nổi tiếng tàn bạo. Mấy ngày nay trên báo Pháp le Monde, le Point và le Figaro đăng liên tiếp các phóng sự của các phóng viên xông xáo có mặt ngay tại Kiev để kịp thời đưa tin và phóng sự kiểu ghi nhanh về Paris. Các bài báo cho biết lực lượng nổi dậy ở Kiev đã được tôi luyện qua các cuộc xuống đường từ năm 2005, nghĩa là 9 năm nay, rồi đặc biệt là từ tháng 9/2013. Các tổ chức Thanh niên Dân chủ bao gồm sinh viên và học sinh trung học đã nhiều lần rút kinh nghiệm, làm cho các cuộc xuống đường được điều hành ngày càng chặt chẽ, thay đổi địa điểm tập trung, thống nhất các khẩu hiệu, hàng ngũ có trật tự, có bộ phận vận động quân đội và công an giữ trật tự xã hội, không đàn áp nhân dân, đồng thời có bộ phận tự vệ giáng trả khi thật cần bằng vũ khí tự tạo như chai xăng, súng ngắn, lựu đạn tước được của công an. Do khí thế của nhân dân xuống đường ngày càng đông, riêng ở Quảng trường Độc Lập là 22 ngàn người nên khí thế rất mạnh, dương các khẩu hiệu ‘’ch úng tôi là nhân dân ‘’, ‘’chúng tôi đòi tự do ‘’, ‘’kh ông bắn vào nhân dân ‘,‘’ hãy từ chối bảo vệ chính quyền tham nhũng ‘’ … Do đó lực lượng chống nổi dậy từng đưa ra một tốp 4 xe bọc thép, đã bị vây chặt rồi rút về doanh trại. Chiều thứ sáu 22/2 khi tin tổng thống V.Yanukovych rời Kiev và ngay sau đó bị quốc hội phế truất, lực lượng Berkout – Mãnh Hổ tại trận liền rút lui rồi tan biến, khi nghe tin các bên Chính quyền và Đối Lập đã ký thỏa thuận rút hết mọi lực lượng vũ trang khỏi quảng trường. Các điện thoại cầm tay đã thông báo kịp thời mọi tin tức cho đông đảo dân chúng , truyền đi qua loa điện. Tối 22/2 khi đám đông tràn vào tư dinh của V.Yanukovych ở ngoại ô Kiev, nhóm an ninh vũ trang bảo vệ dinh thự rộng lớn này đã ‘’lủi vào thiên nhiên ‘’. Nhân dân khám phá ra tài sản cực kỳ đắt tiền ở đây, một sự sa hoa khó thể hình dung nổi, gồm những tác phẩm nghệ thuật hiếm quý, một bộ sưu tầm xe hơi, xe gắn máy, cả xe quân sự, một bộ sưu tầm tàu biển nhỏ, rồi một vườn thú, vườn chim, công đủ loại, những vườn rộng xen lẫn hồ cá với đủ loại hoa xung quanh. Đoàn Thanh niên nổi dậy lập tức duy trì trật tự, ghi nhận, yêu cầu mọi người tôn trọng mọi tài sản từ nay là của chung, không để suy suyển. Quý hơn cả là ở đây đã thu được hàng vạn tài liệu quý do tổng thống cũ lưu giữ riêng trong các tủ sắt. Một số được đốt vội ngoài sân chính, một số bị ném xuống ao hồ. Anh chị em sinh viên ngành luật đã giữ lại mọi tài liệu chưa kịp đốt, vớt lên các tài liệu bị ném xuống hồ, rửa sạch bùn để cố gắng hồi nguyên lại. Hơn một chục nhà báo dân chủ đối lập đã lập tức có mặt, trong đó có nhà báo nữ Tetiana Chornovol, từng bị lực lượng Berkout đánh bị thương do cô tích cực điều tra các vụ tham nhũng lớn. Cô cho biết 800 tập hồ sơ quan trọng đã được thu thập, ghi vào chụp và máy in, trong đó có kế hoạch đàn áp ‘’ tuyệt Mật ‘’ của đơn vị chống nổi dậy Berkout được tổng thống xét duyệt, mang tên ‘’ Vague’’ – Làn sóng. Kế hoạch này dự định dùng vũ lực xóa bỏ hết mọi lều được nhân dân xuống đường dựng lên để ngủ đêm trên Quảng trường Độc Lập ngay trong đêm 22. Nếu kế hoạch này được thực hiện, số người chết chắc chắn sẽ lên đến hàng ngàn. Riêng với cái kế hoạch này, khi ra tòa trong nước hay Tòa án hình sự quốc tế CPI – Cour Pénal International, đương sự có thể bị tù chung thân. Các nhà báo dân chủ Ukraina cho biết thêm tội tham nhũng của V.Yanukovych cũng cực nặng. Chứng cứ là những tài sản khổng lồ trong tư dinh của ông ta. Và một loạt hóa đơn thu được. Chiếc đèn chùm cực lớn bằng vàng treo ở phòng khách chính của tư dinh này có hóa đơn là 30 triệu Euro ; chi phí trang trí phòng uống trà là 1,6 triệu Euro, chỉ riêng chi phí làm bảng tên cho các con thú chính trong vườn thú là 7.300 Euro ; trong tủ két còn 8,7 triệu Euro chưa kịp tẩu tán. Lương tổng thống là 73 ngàn Euro một năm, vậy ông ta lấy tiền đâu để có tư dinh vương giả giá trị hàng trăm triệu đôla đến vậy ? Theo báo Pháp le Point, nhóm blogger trẻ ở Kiev đang lao vào viết sách về V.Yanukovych, về cuộc đời kỳ lạ của ông ta; mồ côi từ năm 2 tuổi trong gia đình công nhân mỏ than nghèo, do bà nội nuôi, thất học, phạm tội ăn cắp ở tuổi vị thành niên, đến 18 tuổi lại phạm tội bị tù vì ăn cắp có tổ chức, trở thành nhà kinh doanh láu cá sau khi Liên Xô tan vỡ, giàu sụ do các phe nhóm lợi ích tranh nhau làm giàu kiểu maphia khi luật pháp mù mờ, thành triệu phú, rồi tỷ phú phất lên mua phiếu để thành tổng thống, tiếp thu cung cách cai trị cá nhân tàn bạo thời cộng sản. Một kẻ cơ hội điển hình, thành trọc phú không có quan niệm gì nền đạo lý và văn hóa trong nếp sống. Nhân cách tối tăm mờ mịt … Chiều thứ sáu 28 V. Yanukovych xuất hiện trong cuộc họp báo ở Rostov-le Don trên lãnh thổ Nga tự nhận vẫn là tổng thống; ông ta nói sẽ trở về một khi tình hình ổn định (! ). Một nhà báo Pháp tham dự nhận xét ‘’ một thái độ không hiện thực, không tưởng ! ‘’.Trong khi đó Thụy Sỹ tuyên bố giữ lại 1 khoản tiền lớn của ông ta đang gưỉ ở các ngân hàng Thụy Sỹ. Các báo le Figaro và le Monde đều cho rằng Xã hội Dân sự đang phát triển ở Ba Lan và Tiệp cũng như ở Hungari đã giúp cho xã hội dân sự ở Ukraina phát triển nhanh và mạnh, với đội ngũ thanh niên dân chủ, sinh viên dân chủ, tự vệ dân chủ năng động, các nhà báo mạng đông đảo, tổ chức nên những cuộc xuống đường đông đảo có trật tự. Chính họ đã cùng bà con dân phố Kiev quét dọn quảng trường sạch sẽ tươm tất sau những ngày ngổn ngang gạch đá, giường tủ làm chiến hào , trở nên nơi đầy hoa và nến thắp sáng tưởng niệm những người đã bỏ mình. Chính các tổ chức xã hội dân sự đã đảm đương việc tự quản giữ trật tự, an ninh, vệ sinh, giao thông đường phố những ngày qua. Cũng do cuộc vận động chính trị thông minh có tình có lý của các bạn trẻ trong xã hôi dân sự đã thức tỉnh không ít lực lượng an ninh và nhân viên Berkout – Mãnh hổ , làm cho họ giác ngộ và cuối cùng đã cởi bỏ bộ quần áo rằn ri, quàng khăn vàng xanh của cách mạng và quỳ xuống hàng loạt xin lỗi nhân dân và tự nguyện tham gia cuộc đấu tranh của nhân dân, cả ở Kharkiv và ở thủ đô Kiev. Sau khi quỳ gối tạ tội với dân họ quỳ gối tạ tội với gia đình người đã bị đơn vị Berkout giết hại.   Do tình hình chuyển biến nhanh, quân đội Ukraina có đủ các quân chủng bộ binh, không quân, hải quân, bộ đội thiết giáp, cả Quân khu thủ đô đã án binh bất động, nhận những truyền đơn của các tổ chức xã hội dân sự và ngày 22/2 sau khi tổng thống bỏ trốn, người phát ngôn quân khu Kiev đã tuyên bố quân đội chỉ bảo vệ Tổ quốc, không làm chính trị, không theo đảng hay phe phái chính trị nào, chỉ tôn trọng hiến pháp và chính quyền hợp pháp, bảo vệ công dân, không bao giờ bắn vào dân.   Tình hình Ukraina còn diễn biến khá phức tạp. Các nước dân chủ phương Tây đang xem xét để hỗ trợ về kinh tế tài chính . Cả khối EU, rồi Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ, Úc, Canada, Nhật Bản đang cùng IMF - Quỹ tiền tệ Quốc tế đều sẵn sàng chung sức tiếp sức cho Ukraina về chính trị, kinh tế, tài chính và nhân đạo, trong khi Nga đang để lộ mưu đồ can thiệp. Nga đang thuê căn cứ hải quân của Ukraina ở Hắc hải vừa tuyên bố sẽ tôn trọng các thỏa thuận đã ký kết, nghĩa là tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina. Nhưng măt khác ông Putin lại để lộ ý định đưa lực lượng vũ trang Nga vào Ukraina để can thiệp, bất chấp sự cảnh báo của tổng thống B. Obama và khối Liên Âu. Theo đề nghị của ông Putin, Hội đồng Liên bang Nga đã đồng ý đưa quân vào vùng Crimée và một số nơi ở Ukraina. Nga còn dự định rút đại sứ của mình ở Washington về nước. Những lộn xộn trên bán đảo Crimée - ở Simferopol và Sevastopol đang diễn ra do các nhóm cực đoan thân Nga sách động. Quyền tổng thống O. Tourtchynov đã quyết định tổng động viên quân đội để ứng phó với tình Theo các phóng viên Pháp, Xã hội Dân sự (XHDS) lớn dần lên trong đấu tranh bền bỉ 10 năm qua là nét son của tình hình Ukraina gần đây. XHDS lớn mạnh đã dẫn đến các cuộc xuống đường ngày càng lớn, đông đảo, có hướng dẫn và lãnh đạo đưa ra những khẩu hiệu thích hợp. Từ 7 ngàn, 10 nghìn hồi 2005 nay đã lên 18 ngàn, 22 ngàn dân xuống đường có tổ chức, đã tạo nên đột biến. Tầng lớp trung lưu, nhà kinh doanh vừa và nhỏ ngày càng tham gia cùng trí thức, thanh niên, học sinh,với những tờ báo nhỏ ‘’T ự Do ‘’,’’ Đứng dậy '’và truyền đơn màu xanh và vàng. Nhân dân các khu phố thủ đô tỏ rõ thái độ ủng hộ người xuống đường. XHDS ở Kiev còn vận động được hơn 40 vị giám mục, linh mục của Nhà thờ công giáo xuống đường cầu nguyện, bảo vệ giáo dân, vận động bộ máy đàn áp rất có hiệu quả, tác động rất rõ đến tình hình. Hiện nay các tổ chức XHDS đang tham gia ổn định tình hình, chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống ngày 25/5 sắp đến . Đây là một nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định. Bùi Tín
......

Thấy gì từ hai cú lừa đầu năm

Có hai sự kiện khá nổi bật vào đầu năm 2014 mà thoạt trông người ta thấy rất tích cực từ giới cầm quyền.   Trước tiên là thông điệp đầu năm của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thông điệp này nghe rất khoái lỗ nhĩ: nào là phải đổi mới thể chế phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân; nào là Nhà nước pháp quyền phải thượng tôn pháp luật. Pháp luật phải bảo đảm được công lý và lẽ phải. …. Người dân có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm và sử dụng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Cơ quan nhà nước và cán bộ, công chức chỉ được làm những gì mà pháp luật cho phép. Mọi quyết định quản lý của Nhà nước đều phải minh bạch…..Phải mở rộng dân chủ trực tiếp và hoàn thiện cơ chế bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Sớm thực hiện thí điểm Nhân dân trực tiếp bầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã …. Đồng thời, phải hoàn thiện cơ chế phản biện xã hội, tăng cường sự tham gia của người dân vào quá trình xây dựng chính sách và lựa chọn cán bộ. Nâng cao chất lượng hoạt động chất vấn của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp và trách nhiệm giải trình của người đứng đầu cơ quan hoạch định chính sách……Sự phối hợp giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp phải trên cơ sở bảo đảm tính độc lập theo chức năng được phân công và yêu cầu kiểm soát lẫn nhau, bổ trợ cho nhau theo quy định của pháp luật….v.v… Và cũng trong tháng 1/2014, lần đầu tiên, truyền thông lề đảng đồng loạt tung ra loạt bài có vẻ trìu mến vinh danh các chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong trận hải chiến bảo vệ Hoàng Sa năm 1974, thậm chí phỏng vấn các quả phụ của họ và những chiến sĩ hải quân VNCH đã tham chiến và còn sống. Chánh quyền Đà Nẵng còn rầm rộ chuẩn bị lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa 1974. Những người nhiều kinh nghiệm với giới cầm quyền CSVN không mấy hồ hởi phấn khởi trước những sự kiện trên và đã cảnh giác nhau chuẩn bị tinh thần rằng coi vậy mà sẽ không phải vậy, vì đã quá biết khả năng chuyên nói một đằng làm một nẻo mà chính ông thủ tướng đồng chí X đã chứng minh qua những câu nói xanh rờn khi mới lên nhậm chức: “Tôi không thích sự giả dối,…. Nếu không trừ được tham nhũng tôi sẽ từ chức… “. Và người ta cũng không quên chiêu lừa bịp mới đây của nhà cầm quyền khi lên giàn giá cho dân góp ý sửa đổi Hiến Pháp thả giàn “không có vùng cấm” để rồi những góp ý xây dựng thẳng thắn của bao nhân sĩ trí thức đều bị lơ đi, thậm chí còn bị Tổng Bí Trọng lên án là tha hoá; và Hiến Pháp mới về cơ bản vẫn như cũ với lời khẳng định “đã được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân” (Chắc chắn đến độ không cần bỏ phiếu thăm dò!) Thế nhưng đây là lần đầu tiên một lãnh đạo CSVN nói đến chuyện cần phải đổi mới thể chế, một ý tưởng đụng vào vùng cấm cốt lõi của chế độ, và lần đầu tiên truyền thông lề đảng, và ngay cả chính thủ tướng CSVN, chính thức vinh danh sự hy sinh để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa của các chiến sĩ hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, một thành phần dân tộc mà từ trước đến nay CSVN vẫn coi và đối xử như là địch, ngụy, v.v.... Cho nên không ít người dân, dù không tin hẳn, nhưng vẫn không khỏi khấp khởi hy vọng về một thay đổi tích cực nào đó trong tư duy của giới cầm quyền. Rồi những gì xẩy ra sau đó, chúng ta đã biết. Khi sát tới ngày tưởng niệm hải chiến Hoàng Sa, truyền thông lề đảng được lệnh tắt tiếng về chủ đề này. Tại Đà Nẵng lễ tưởng niệm trận Hoàng Sa tưởng là sẽ trang trọng, ngày chót bị huỷ bỏ. Sinh hoạt tưởng niệm của người dân tại công viên Lý Thái Tổ bị phá đám bởi công an chiếm trước công viên, giả dạng thợ cắt đá bụi tung mù. Nhà nước tuỳ tiện cấm ông Phạm Chí Dũng xuất cảnh để tham dư hội thảo quốc tế tại Liên Hiệp Quốc theo lời mời của UN Watch, dù ông này không vi phạm một luật lệ nào cả và không có luật nào cấm ông xuất cảnh. Các bloggers và khuôn mặt đấu tranh vẫn bị hạch sách tuỳ tiện áp giải vào đồn công an, người dân vẫn bị cấm và ngăn chặn vào tham dự các phiên toà được gọi là công khai mở ra cho quần chúng; v.v… Sự ứng xử của Đảng và Nhà nước CSVN ở trên càng củng cố niềm tin của người dân vào câu nói nổi tiếng của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu: "Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn những gì CS làm”. Người dân bây giờ không còn ngạc nhiên mà coi đó là chuyện bình thường đương nhiên khi thấy Đảng và Nhà Nước nói một đàng làm một nẻo. Điều này có thể làm cho những người chống cộng vui khi thấy càng ngày càng nhiều người hoàn toàn mất tin tưởng vào đảng và nhà nước CSVN, đến độ coi sự dối trá, lật lọng của CS là chuyện bình thường.   Nhưng nếu nhìn trên quan điểm Canh Tân con người và đất nước về lâu về dài, thì đây lại là điều đáng lo ngại phải cảnh giác. Khi mà ta coi sự tráo trở dối trá, nói một đàng làm một nẻo, dù của bất cứ ai, là chuyện bình thường đến độ làm ta dửng dưng, thì có nghĩa là ta đang dần chấp nhận nó và đang dần thay đổi giá trị luân lý đạo đức của mình theo chiều hướng tiêu cực đi xuống. Và khi sự bình thường hoá này trở thành phổ quát lâu dài, sự tráo trở dối trá len lỏi vào rồi trở thành một đặc tính văn hoá dân tộc. Cho nên nếu không muốn dân tộc Việt ta có những nét văn hoá suy đồi tha hoá, thì không thể coi thái độ ứng xử nói một đàng làm một nẻo của CSVN là chuyện bình thường mà là chuyện đáng phẫn nộ phải lên án. Và nếu vì lý do nào đó không thể hay không dám bày tỏ sự phẫn nộ bất bình của mình, thì ít nhất ta cần truyền đạt với con cháu trong nhà rằng sự gian dối tráo trở như đảng CSVN là những hành vi phản đạo đức làm xấu con người.   Ngoài ra khi nhìn lại hai cú lừa đầu năm trên, ta thấy dù giới cầm quyền CSVN làm một nẻo khác với gì họ nói, nhưng ít ra họ đang phải nói theo những gì người dân đã từng hô hào cổ võ từ bấy lâu nay: đổi mới thể chế và vinh danh các chiến sĩ VNCH quyết thủ Hoàng Sa. Đây là những điều mà họ vẫn cố thủ coi là vùng cấm, nhạy cảm. Đang từ tư thế một đảng và Nhà nước luôn đóng vai trò chủ đạo bắt dân đi theo mình, không phải tự dưng mà họ lại biết ít nhất nói theo những gì người dân muốn nghe. Đây chính là kết quả, dù mới sơ khởi, của bao nỗ lực đồng loạt lên tiếng qua nhiều hình thức khác nhau của những người dân đã vượt thắng được sự sợ hãi bạo lực chuyên chế để tạo áp lực lên chế độ. Thực thế ta đang thấy người dân không còn chờ đợi sự chỉ đạo hay cho phép của nhà cầm quyền mà đang vượt lên trước nhà nước khiến bên cầm quyền bắt đầu phải chạy theo đối phó hay vuốt theo. Điều này được thấy rõ qua sự nẩy sinh gần đây của nhiều nhóm xã hội dân sự không cần xin phép nhà nước và qua mặt trận truyền thông. Báo đài lề đảng nhiều lúc đã phải thích ứng chạy sát theo bên lề dân vì không thể không đề cập đến nhiều vấn đề “nhậy cảm” mà trước đây họ đã bưng bít tránh né. Điều trên cho thấy dân ta có khả năng làm chủ thật sự đất nước mình vì có tiềm năng kéo nhà cầm quyền theo hướng dân muốn dù có tất nhiên gặp cản lực của bộ máy đương quyền. Thấy rõ được tiềm năng này, chúng ta sẽ tự tin hơn để mà rủ nhau đông đảo thực hành tinh thần “Người Dân Phải Đi Trước, Nhà Nước sẽ theo sau, Đổi Thay Tất Mau Tới”. Bảo tồn những giá trị luân lý đạo đức dân tộc thời trước Cộng sản, và xây dựng củng cố sự tự tin vào khả năng ép kẻ nắm quyền theo ý hướng của dân tức cũng là vun đắp nền móng cho một xã hội dân chủ thực sự và cho công cuộc canh tân đất nước mai sau. BS.Đặng Vũ Chấn
......

Chôn xuống rồi lại đào lên!

Khai tử báo Sài Gòn Tiếp Thị rồi khai sinh một tờ cùng tên khác   SÀI GÒN  (NV) - Tờ bán tuần báo Sài Gòn Tiếp Thị ở Sài Gòn vừa bị khai tử nhưng lại được cho sống lại với một “cơ quan chủ quản” mới và một bộ biên tập mới. Điều này gây ra các cuộc tranh luận sôi nổi về số phận một tờ báo thuộc loại hàng đầu ở thành phố này. Ngày 28/2/2014, quyền tổng biên tập tờ Sài Gòn Tiếp Thị (SGTT) là Nguyễn Xuân Minh họp toàn thể nhân viên đọc quyết định ra lệnh đình bản sau khi đã hoàn tất số báo cuối cùng đề ngày 28/2/2014 với các lời chia tay độc giả và các sự chia sẻ của độc giả, thân hữu cũng như khách hàng quảng cáo. Tờ Sài Gòn Tiếp Thị có “cơ quan chủ quản” là Trung Tâm Xúc Tiến Thương Mại và Đầu Tư của UBND thành phố Sài Gòn hoạt động phục vụ thông tin thời sự từ năm 1995 đến nay vừa nhận cái lệnh “thu hồi giấy phép hoạt động báo chí” của Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TTTT). Lệnh bắt đình bản này của Bộ TTTT (còn gọi là 4T) ký ngày 26/2/2014 được quyền tổng biên tập Nguyễn Xuân Minh đọc cho toàn thể khoảng 100 nhân viên của tờ báo mà nhiều người không cầm được nước mắt. Ông Nguyễn Xuân Minh, quyền tổng biên tập, đọc quyết định đình bản báo SGTT trước toàn thể nhân viên, phóng viên vào sáng 28.2.2014 - (Hình: Blog Tễu) Lý do rút giấy phép hoạt động được ông thứ trưởng Bộ 4T Trương Minh Tuấn ký trên văn bản  viện dẫn là “do cơ quan chủ quản Báo đề nghị cho phép ngừng hoạt động vì không đủ điều kiện tài chính”. Tức là cái bộ của ông “vô can” khi khai tử nó trong khi có nhiều lời bàn tán về nguyên ủy chính trị của quyết định. Tuy nhiên, cùng với việc khai tử tờ báo này thì tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn loan tin “Báo Sài Gòn Tiếp Thị sẽ tiếp tục xuất bản và số đầu tiên của bộ mới sẽ ra mắt độc giả vào ngày 3 tháng 3 sau số cuối cùng của bộ cũ phát hành vào hôm nay 28-2. Sáng nay 28-2, UBND thành phố đã công bố giấy phép của Bộ Thông tin và Truyền thông ký ngày 26-2, cho phép Nhóm Thời báo Kinh tế Sài Gòn tiếp tục xuất bản ấn phẩm Sài Gòn Tiếp Thị, với tần suất 3 số mỗi tuần như trước (thứ Hai, thứ Tư và thứ Sáu).”   Tại sao vừa khai tử rồi lại khai sinh ngay một tờ báo cùng cái tên như vậy? Chôn xuống rồi lại đào lên ngay tức thì, phải có những lý do bên trên những gì được giải thích. Theo tin tức, toàn bộ nhân viên từ trên xuống dưới của tờ SGTT (gọi là bộ cũ) từ biên tập đến trị sự, quảng cáo, sẽ bị thất nghiệp trừ một người duy nhất được cho làm ở tờ SGTT (bộ mới). Người ta đặt dấu hỏi là nếu vì lý do tài chính thua lỗ, tại sao không cho khai tử luôn mà lại  giao cái tờ báo này cho một “cơ quan chủ quản” khác, tức là giao cho Sở Công Thương của thành phố.   Từng có những lời bình luận trên các diễn đàn điện tử về lý do muốn loại bỏ toàn bộ những người làm ở tờ SGTT (bộ cũ) vì bị coi là bọn “cứng đầu”. Dù là một tờ báo có cái tên như thuần túy thông tin thương mại, lại có nhiều bài viết nhạy cảm chính trị, đụng cả tới ông thủ tướng hoặc cả mối quan hệ Việt Nam với Trung quốc. Trong cuộc phỏng vấn của tờ Thanh Niên hôm Thứ Sáu 28/2/2014, ông Nguyễn Xuân Minh nhìn nhận trước đây “có dư luận” như vậy, nhưng khi ông tổng biên tập Nguyễn Tâm Chánh bị mất chức mà ông lên thay thì “đội ngũ của SGTT cũng ngồi lại, rút ra bài học để tự điều chỉnh chuyện này”. Về chuyện tài chính, theo ông Minh nói trong cuộc phỏng vấn, trước đây thì có lỗ và mang số nợ 50 tỉ đồng mà hàng tháng phải trả tiền lời với lãi suất có khi lên đến 24% nên “mình làm bao nhiêu ngân hàng, nợ giấy, nợ in nuốt đến đó” dù “mấy năm gần đây báo có lãi”.   Tin tức cho hay nhóm điều hành tờ SGTT đã đề nghị bán tài sản là trụ sở của tờ báo tậu mãi được nhờ những năm khấm khá thời trước nhưng lại không được chấp thuận. Trong cuộc phỏng vấn, ông Minh cho hay “Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn đang giữ phương án tái cấu trúc của chúng tôi và có lẽ theo hướng đó”. Nếu đúng vậy, người ta hiểu việc khai tử rồi lại khai sinh ngay tờ SGTT với một “cơ quan chủ quản” khác thật sự chỉ là muốn loại trừ những người đang làm tờ báo này. Hồi Tháng 10-2012, có tin tờ SGTT bị “thanh tra toàn diện” bị gọi là “làm rõ: thực hiện tôn chỉ, mục đích của  báo”. Năm 2009, nhân dịp kỷ niệm 30 cuộc chiến biên giới Việt Trung, tờ SGTT đăng tải bài ký sự “Biên Giới Tháng Hai” của tác giả Huy Đức. Bài viết gồm hai phần thì mới lên được phần đầu đã bị lệnh phải rút xuống. Toàn bộ 2 bài được tác giả bỏ lên blog Osin của ông. Hai tháng sau thì ông lại “đụng” gia đình ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi viết về cưỡng chế đất trồng cao su ở tỉnh Bình Dương, trong đó dính đến bà Tâm là “chị hai của thủ tướng”. Đến tháng 8/2009 thì Huy Đức bị ép nghỉ việc và bị thu hồi thẻ ký giả. Không riêng gì Huy Đức, một số bài viết của các tác giả khác cũng đụng vào những vấn đề “nhạy cảm” khi đứng về phía quần chúng bị trị, không phải những ông bà quan quyền cậy thế. Khi bùng nổ vụ anh em ông Đoàn Văn Vươn bắn súng hoa cải đầu năm 2012, tờ SGTT cũng giống như hầu hết các tờ báo “lề phải” đưa thông tin vụ việc chứng tỏ nhà cầm quyền từ xã tới huyện và thành phố đã cưỡng chế trái luật, đẩy người dân vào cùng đường đến nỗi phải phản ứng. “Tên tuổi của SGTT gắn với đội ngũ những người khai sinh và gầy dựng tờ báo từ năm 1995 và SGTT đã luôn được bạn đọc tin cậy và đón nhận. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát huy thế mạnh đó”, bà Trần Thị Ngọc Huệ, tổng biên tập tờ Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, tờ báo được giao cho làm tờ SGTT “bộ mới” được dẫn lời nói khi loan tin thay đổi bộ biên tập. Trên các tấm hình khai tử tờ SGTT “bộ cũ”, người ta thấy có một số vòng hoa tang phúng viếng cái chết của một tờ báo được độc giả quý mến. Các trang mạng loan tin này với rất nhiều lời bình luận của độc giả, thân hữu bùi ngùi và thương cảm cho những người làm báo ở Việt Nam không thể đứng thẳng lưng nếu muốn bưng bát cơm ăn ngày hai bữa. (NT) Nguồn: nguoi-viet.com ***** Đám Tang Sài Gòn Tiếp Thị - Hưởng Thọ 19 Tuổi.Thông Tin Đức Quốc - http://www.ttdq.de/node/1197  
......

Trung Quốc đang có âm mưu gì ở Hà Tĩnh và Quảng Trị?

1. Đâu chỉ là tài nguyên, khoáng sản Việc Trung Quốc trúng thầu và thâu tóm hơn 90% các công trình trọng điểm quốc gia trải dài khắp mọi miền đất nước Việt Nam thì ai cũng biết. Mới đây, khoảng giữa tháng 1/2014, các báo của Nhà nước còn cho biết, 60% doanh nghiệp phía Bắc có người Trung Quốc đứng sau lưng. Lâu nay, người ta hay dùng danh từ “xâm lược” để chỉ về một cuộc chiến tranh quân sự, do nước A thực hiện đối với nước B, thì hôm nay, cần được nghĩ khác. Theo tư duy này, ta có thể khẳng định: Trung Quốc đã và đang xâm lược Việt Nam một cách toàn diện. Theo đó, không chỉ hàng ngày, hàng giờ, họ đang gặm nhấm, lấn dần từng tấc đất nơi biên giới (mặc dù giữa hai nước đã cắm mốc), tấc biển ngoài khơi xa, mà họ còn xâm lược rất thành công về kinh tế, chính trị, và đặc biệt là về ngoại giao… Việc Việt Nam không chính thức kỷ niệm 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa (19/01/1974-19/01/2014), 35 năm ngày Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014) cho thấy, cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với Việt Nam đã và đang hết sức thành công, không hề tốn một viên đạn mà thực hiện được mục tiêu một cách, ngoạn mục, mỹ mãn… Câu hỏi được đặt ra ở bài này là: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị? a. Đối với cảng Cửa Việt, Quảng Trị Ngày 14/02/2014, đài VOA, trong bài viết có tựa đề “Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trị”, tác giả là Blogger Lê Anh Hùng, cho biết: “Công ty Cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam (một công ty sản xuất thức ăn gia súc, thuỷ sản và chăn nuôi hàng đầu Việt Nam, trước đây thuộc tập đoàn C.P. Group của Thái Lan, nhưng đã bị Trung Quốc thâu tóm kể từ năm 2011) sắp được giao 96,1ha đất, kéo dài hơn 2km dọc theo bờ biển và chỉ cách cảng Cửa Việt chưa đầy 1km”(1). Cũng trong bài viết này, về vị trí chiến lược và sự nhạy cảm của cảng Cửa Việt, tác giả dẫn lời nhà văn Xuân Đức, một người con của tỉnh Quảng Trị, đã viết về thời kỳ chống Mỹ như sau: “… cuộc chiến trên cảng Cửa Việt và sông Cửa Việt nói riêng đã trở thành quyết chiến điểm khốc liệt nhất có ý nghĩa quyết định sự thành bại của cả chiến trường Miền Nam”. b. Đối với cảng Vũng Áng, huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh Tháng 4/2006, Khu Kinh tế Vũng Áng được thành lập, theo Wikipedia có diện tích tự nhiên 227,81 km2 (22.781 ha). Các hoạt động kinh tế được ưu tiên phát triển tại khu kinh tế Vũng Áng bao gồm: dịch vụ cảng biển, công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên và nguồn nguyên liệu (mỏ sắt Thạch Khê, mỏ titan,...). Đáng chú ý là, Khu Kinh tế Vũng Áng đang được đầu tư Dự án nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnh (2) là một trong những dự án trọng điểm và lớn nhất của Tập đoàn Formosa (tiền thân là của Đài Loan, nhưng đã nhượng lại 100% cổ phần cho Trung Quốc?!) với tổng mức đầu tư 15 tỷ USD (gồm hai giai đoạn), nằm trên diện tích trên 3.300ha, trong đó diện tích đất liền là hơn 2.000 ha và diện tích mặt nước trên 1.200 ha. Với quy mô lớn như vậy, thì người Trung Quốc có thể ăn nằm tại khu vực này khoảng 25 đến 30 năm, vừa để đầu tư xây dựng công trình vừa để khai thác vận hành nhà máy, vậy là đủ để một thế hệ người Tàu lấy vợ, lập thành phố người Tàu tại khu vực Kỳ Anh, Hà Tĩnh; sâu xa hơn, có thể là lực lượng địa phương sau này trong mưu đồ chia cắt Việt Nam thành hai miền. Tháng 10/2013, đài RFA, đăng bài “Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốc”, báo động tình trạng cát cứ của người Trung Quốc tại Vũng Áng, mà hậu quả về an ninh xã hội tại nơi này qua ý kiến của một người dân được bài báo trích đăng là: “… Bây giờ, phần đông gia đình đã bán hết đất cho người Tàu, đất thì không còn nữa mà con cái thì nghiện ngập, hư hỏng, như vậy, chỗ an thân cũng không còn mà niềm hy vọng vào tương lai cũng bị đứt gãy. Điều này phải xem lại âm mưu của người Trung Quốc”. Và đây là nhận định tổng quát của bài báo, khi tác giả nghe từ một phụ nữ: “Có thể nói rằng có đến 70% thanh niên hư hỏng, nghiện nập. Và bà tỏ ra hoài nghi sự có mặt của những người Trung Quốc. Bà nghĩ rằng họ đến Kỳ Anh mua đất làm ăn không đơn thuần, họ có ý đồ không tốt và họ rất nguy hiểm”. Nhưng đáng chú ý nhất, báo động đỏ cho tình hình tại Vũng Áng, phải là một comment (của một người địa phương nơi đây) trong bài: “Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏ”, đăng trên Blog Dân Quyền (Diễn đàn XHDS) hôm 14/02/2014, toàn văn như sau: “Cảm ơn nhà văn Phạm Xuân Nguyên đã nói lên những suy nghĩ của tôi và bạn bè tôi – những người đã chiến đấu có người đã anh dũng hy sinh, có người bị thương…. trong cuộc chiến chống Tàu cướp nước 2/1979, tại Bắc luân (Quảng ninh), ở Trung đoàn 288-Quân khu 3. Tôi cũng rất đau lòng khi vùng đất quê Kỳ Anh (Hà Tĩnh) của anh Nguyên và chúng tôi đã được cầm quyền ĐCSVN bán cho Trung Quốc hơn 80 km2 thành khu căn cứ riêng mà chỉ có chức sắc Tỉnh ủy Hà Tĩnh và Đảng TƯ mới có thể được Tàu cho vào, còn chủ tịch tỉnh lấy chức danh đó cũng không được vào [? – NHQ]. Trung Quốc xây tường và nhà cao tầng dọc đường quốc lộ 1 từ Kỳ Anh đến Cẩm Xuyên hơn 20 km, chiếm hoàn toàn biển phía Đông đường Quốc lộ 1, để làm gì cũng không ai được biết. Dân Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mất đất, không việc làm. Trai thì cờ bạc, đề đóm, chích choác ma túy. Gái thanh niên, trung niên cặp nón, ô… môi son, má phấn, mắt xanh mỏ đỏ vẫy, gọi khách đi xe bắc Nam, công khai làm điếm vì không có việc làm, đất ở, đất ruộng, cả mồ mả cha ông… nay ĐCSVN BÁN CHO TÀU rồi . Trai Tàu lấy vợ Kỳ Anh, là mơ ước của gái Kỳ Anh ngày nay, vì đi làm điếm còn khổ hơn. Người Trung Quốc ở Kỳ Anh không cần theo luật CHXHCNVN là đi xe máy họ không cần đội mũ, mà công an còn cười chào thân thiện. Người Kỳ Anh mà đi xe máy không đội mũ thì chỉ có đi theo ông Trịnh Xuân Tùng - Hà Nội” (4). Rõ ràng, Trung Quốc đang thực hiện cuộc di dân rất âm thầm, nhưng quyết liệt và hiệu quả vào lãnh thổ Việt Nam một cách hợp pháp, có sự tiếp tay của quan chức Việt Nam ở cấp cao, thông qua chính sách đầu tư xây dựng và khai khoáng. Vũng Áng quả là một vị trí lý tưởng không chỉ để khống chế Việt Nam về mặt đường bộ, mà toàn bộ đường biển đi vào Vịnh Bắc Bộ. Một nguy cơ không thể không được báo động! 2. Tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt   Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, thì rất có thể thông qua tam giác căn cứ quân sự Du Lâm - Vũng Áng - Cửa Việt, Trung Quốc dễ dàng chia cắt Việt Nam cả về đường biển và đường bộ, thậm chí chia Việt Nam thành hai miền. Căn cứ hải quân Du Lâm(5) của Trung Quốc, được Bách khoa toàn thư Wikipedia giới thiệu: là căn cứ tàu ngầm, nằm ở thành phố Tam Á, ở cực Nam trên đảo Hải Nam, “là một mối lo an ninh cho các nước ASEAN cũng như Ấn Độ”. Theo bản đồ (kèm theo), từ Du Lâm đến Vũng Áng và Cửa Việt của Việt Nam, có chiều dài đường chim bay khoảng 320-350 km, trong khi khoảng cách giữa Vũng Áng đến Cửa Việt theo QL1A là 190 km. Ba đỉnh này tạo thành một tam giác, và với lực lượng hùng mạnh về tàu ngầm và tàu chiến mặt nước, Trung Quốc rất dễ dàng chia cắt hai miền của Việt Nam ở khu vực Vũng Áng và tỉnh Quảng Bình. Kể cả đường bộ và đường biển. Phải chăng việc cấm người Việt Nam ra, vào Vũng Áng và Cửa Việt, bộc lộ ý đồ Trung Quốc muốn xây dựng hai vị trí này thành căn cứ quân sự bí mật của họ, phục vụ cho việc chia cắt Việt Nam bằng lực lượng hải quân khi chiến sự xảy ra. Đây chính là đáp án trả lời cho câu hỏi: tại sao Bắc Kinh lại “ưu tiên” để cắm chốt ở Hà Tĩnh và Quảng Trị. (Nên nhớ, Quảng Bình, nơi nằm giữa Vũng Áng và Cửa Việt, là vùng đất hẹp nhất trên dải đất hình chữ S của Việt Nam, bề rộng chỉ hơn 40 km tính từ bờ biển đến biên giới Việt-Lào).   3. Vũng Áng - Cửa Việt và việc thực hiện “đường lưỡi bò”   “Đường lưỡi bò” (màu đỏ) và luồng vận chuyển hàng hải quốc tế (màu trắng) Ta dễ dàng nhận thấy, phần lớn chiều dài về phía Nam của “đường lưỡi bò” nằm trên lãnh hải chủ quyền của Việt Nam và Philippines; trong khi, do khu vực Quần đảo Trường Sa gồm nhiều đảo nhỏ, biển nông, luồng tàu hẹp… cho nên, theo bản đồ trên đây, ta thấy luồng vận chuyển của các tàu viễn dương quốc tế chỉ đi trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam (đường màu trắng mờ). Liệu Trung Quốc có thể khống chế diện tích theo “đường lưỡi bò” mà họ đã tuyên bố hay chăng? Tất nhiên, chỉ với điều kiện Trung Quốc khống chế được Việt Nam. Xin dẫn một đoạn về tham vọng của Mao Trạch Đông: “Chủ tịch Mao Trạch Đông (còn) khẳng định trong cuộc họp của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, tháng 8 năm 1965: “Chúng ta phải giành cho được Đông Nam châu Á, bao gồm cả miền nam Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Malayxia và Singapo… Một vùng như Đông Nam châu Á rất giàu, ở đấy có nhiều khoáng sản… xứng đáng với sự tốn kém cần thiết để chiếm lấy… Sau khi giành được Đông Nam châu Á, chúng ta có thể tăng cường được sức mạnh của chúng ta ở vùng này, lúc đó chúng ta sẽ có sức mạnh đương đầu với khối Liên Xô-Đông Âu, gió Đông sẽ thổi bạt gió Tây…”. (Sự thật về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc trong 30 năm qua, NXB Sự Thật, 1979). Như vậy, tham vọng chia cắt Việt Nam một lần nữa như đã nói trên, không phải là không có căn cứ, với bọn Bá quyền Đại Hán Bắc Kinh, thì mọi việc đều có thể. 4. Vài lời kết 1. Không ngẫu nhiên mà Trung Quốc thực hiện đầu tư lớn vào hai vị trí Vũng Áng, Kỳ Anh, Hà Tĩnh và cảng Cửa Việt, tỉnh Quảng Trị. Thời gian đầu tư dài, trên một dải đất hẹp nhất của Việt Nam, đủ điều kiện để Trung Quốc thay người Việt ở hai địa phương này bằng người Tàu. Rất có thể có nguy cơ đến một thời điểm thích hợp (sau 15-25 năm), Trung Quốc sẽ phát động chiến tranh và chia đôi Việt Nam một lần nữa để mưu chiếm toàn bộ Biển Đông. 2. Nếu vẫn tiếp tục để Trung Quốc lộng hành và không kiểm soát được họ tại hai địa điểm nói trên thì đó là sai lầm mang tính lịch sử. Nhân dịp 35 năm ngày xảy ra chiến tranh Trung Quốc xâm lược Việt Nam (17/02/1979-17/02/2014), việc để Trung Quốc bất ngờ phát động và xâm lược trên toàn cõi biên giới phía Bắc đêm 16 rạng sáng ngày 17/02/1979, mà phía Việt Nam không hề hay biết, là bài học cảnh giác, nếu như còn muốn Việt Nam tồn tại như một quốc gia độc lập, mà không muốn bị chia cắt một lần nữa hoặc tự biến thành một tỉnh của Trung Quốc. Ngày 15 và 16/02/2014 N.H.Q. ------------------- Ghi chú: (1) Báo động: Người Trung Quốc lại sắp lập căn cứ ở Quảng Trịhttp://www.voatiengviet.com/content/nguoi-trung-quoc-lai-sap-lap-can-cu-... (2) Khởi Công xây dựng Nhà máy gang thép Formosa Hà Tĩnhhttp://dantri.com.vn/kinh-doanh/khoi-cong-xay-dung-nha-may-gang-thep-for... (3) Một Hà Tĩnh đầy ắp người Trung Quốchttp://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ha-tinh-pro-swar-chi-102320130652... (4) Nhà văn Phạm Xuân Nguyên: Cuộc chiến tranh biên giới Việt-Trung là một sự thật lịch sử không thể xóa bỏhttps://diendanxahoidansu.wordpress.com/2014/02/14/nha-van-pham-xuan-ngu... (5) Căn cứ hải quân Du Lâmhttp://vi.wikipedia.org/wiki/C%C4%83n_c%E1%BB%A9_h%E1%BA%A3i_qu%C3%A2n_D... Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Phát triển trước, dân chủ sau

Để trì hoãn dân chủ và cũng để biện minh cho chế độ độc tài độc đảng tại Việt Nam, ngoài hai lý do chính đã nêu trong bài “Ai kiềm hãm dân chủ?”: trình độ dân trí thấp và lòng thù hận còn ngùn ngụt giữa những người Việt với nhau, giới tuyên huấn Việt Nam còn nêu thêm một lý do khác: Điều Việt Nam cần nhất hiện nay là giàu mạnh; muốn giàu mạnh cần có sự tập trung lực lượng, ý chí và chính sách; nghĩa là, nói cách khác, cần độc tài. Hai tấm gương người ta đưa ra nhiều nhất là Trung Quốc và Singapore. Người ta hứa hẹn: khi ở Việt Nam, mọi người không những no cơm ấm áo mà còn được giáo dục tốt, hơn nữa, có đủ mọi thứ tiện nghi xa xỉ khác, dân chúng tha hồ bỏ điều 4 trong Hiến pháp và thay đổi thể chế. Lúc ấy, muốn tự do hay muốn lập bao nhiêu đảng cũng được. Để củng cố cho các quan điểm của mình, một số người nêu một số lý do: Một, dưới chế độ độc tài, mọi quyết định của giới lãnh đạo dễ dàng hơn, do đó, dễ có hiệu quả hơn; hai, độc tài duy trì trật tự và nuôi dưỡng tinh thần kỷ luật; ba, độc tài tiết kiệm được nhiều chi phí hành chính “vô ích” như bầu cử hay lương hướng cho phe đối lập; và bốn, độc tài tạo nên ổn định xã hội (khi nói ý này, họ chỉ tay về phía Thái Lan: “Thấy chưa? Ở Thái Lan dân chủ quá nên dân chúng cứ biểu tình hoài, vừa gây rối trật tự giao thông vừa khó khăn cho việc làm ăn buôn bán của mọi người!); v.v.. Nghe, ngỡ chừng có lý, nhưng ở đây lại có nhiều vấn đề.   Thứ nhất, không phải chế độ độc tài nào cũng có khả năng làm cho đất nước phát triển giàu mạnh. Có. Nhưng hiếm hoi. Đầu thập niên 1970, kinh tế Brazil phát triển mạnh dưới một chế độ quân phiệt; trong thập niên 1980, Singapore, Hàn Quốc và Đài Loan đều biến thành những con hổ trong lãnh vực kinh tế dù vẫn sống dưới chế độ độc tài. Trong thập niên 1990, đó là hiện tượng Trung Quốc.   Nhưng tất cả những nước vừa nêu chỉ là những ngoại lệ. Điều kiện chính để các ngoại lệ ấy trở thành ngoại lệ là quyết tâm và tài năng của người lãnh đạo: Ở Trung Quốc, đó là Đặng Tiểu Bình và ở Singapore, là Lý Quang Diệu. Ở tất cả các nước khác, độc tài chỉ dẫn đến sự kiệt quệ về kinh tế, sự lạc hậu về kỹ thuật và sự suy đồi về văn hóa. Bằng chứng? Nhiều vô cùng. Tất cả các nước cộng sản trước đây đều độc tài và tất cả đều tệ hại trong mọi phương diện. Ở châu Phi, tất cả các quốc gia độc tài đều là những quốc gia nghèo đói triền miên và nợ nần thì chống chất. Hiện nay, hai nước cộng sản độc tài nhất cũng là hai nước bần cùng nhất: Bắc Hàn và Cuba. Các nhà độc tài Francois Duvalier (thường được gọi là Cha/Bố Doc) ở Haiti, Saparmurat Niyazov ở Turkmenistan, Rafael Trujillo ở Dominican Republic, Muammar Gaddafi ở Libya, Mobutu ở Congo, Francisco Macias Nguema ở Equatorial Guinea, Kim Nhật Thành, Kim Chính Nhật và Kim Chính Ân ở Bắc Hàn, Saddam Hussein ở Iraq, Mohamed Siad Barre ở Somalia, Mengistu Haile Mariam ở Ethiopia, Daniel arap Moi ở Kenya, Robert Mugabe ở Zimabwe, Hosni Mubarak ở Ai Cập, Ibrahim Babangida và Sani Abacha ở Nigeria, Paul Kagame ở Rwanda, v.v. chỉ có “công” duy nhất là làm cho đất nước của họ ngày càng trở nên cô lập và bần cùng. Ở Việt Nam, độc tài đã ngự trị trong phạm vi cả nước đã gần 40 năm: Giới lãnh đạo đã có toàn quyền để làm bất cứ những gì họ muốn, không những không bị phản đối mà còn không bị cả phản biện nữa, nhưng kết quả ra sao?   Thứ hai, độc tài tự nó không dẫn đến phát triển, hơn nữa, còn đối lập với phát triển. Để phát triển, ngoài tài nguyên và nhân công, người ta cần những chính sách sáng suốt; để có các chính sách sáng suốt ấy, người ta cần có trí tuệ. Trí tuệ, liên quan đến chính sách, đến từ hai nguồn: Một, từ các nhà lãnh đạo; và hai, từ tập thể. Để có trí tuệ tập thể, hai điều kiện cần nhất là: Một, người ta phải có khả năng suy nghĩ một cách có phê phán; và hai, người ta có đủ tự do để phát biểu những điều mình suy nghĩ. Nhưng hai điều kiện ấy lại không thể nảy nở dưới các chế độ độc tài. Thiếu hai điều kiện ấy, những cái gọi là trí tuệ tập thể chỉ là những sáo ngữ. Ngay cả trí tuệ thiên tài của một cá nhân cũng có nguy cơ vấp sai lầm, và vì nguy cơ ấy, cần được phản biện và kiểm tra. Đối lập tồn tại là để đóng vai trò phản biện và kiểm tra ấy. Trong bài “Can China Innovate Without Dissent?” đăng trên The New York Times ngày 21/1/2014, giáo sư Stephen L. Sass, người từng được mời giảng dạy tại Trung Quốc trong nhiều năm, nhận xét: Mặc dù trong mấy thập niên vừa qua, Trung Quốc phát triển vượt bậc, nhưng ông không tin là họ có thể vượt qua được Mỹ. Từ góc độ văn hóa đến góc độ thiết chế và chính trị, Trung Quốc không hề khuyến khích óc phê phán và sự tự do trong tư tưởng, do đó, không hy vọng gì có thể cách tân thực sự trong lãnh vực khoa học kỹ thuật. Thứ ba, phát triển, tự nó, không dẫn đến dân chủ. Singapore, chẳng hạn, vốn được xem là một quốc gia phát triển với thu nhập bình quân trên đầu người trên 60.000 Mỹ kim, thuộc loại cao nhất trên thế giới, thế nhưng, cho đến nay, nước này vẫn bị xếp vào loại “tự do một phần” (partly free). Phần lớn các quốc gia ở Trung Đông, nhờ các tài nguyên thiên nhiên, chủ yếu là dầu và khí đốt, đều giàu có với thu nhập bình quân trên đầu người rất cao, có khi, phải nói là cực cao, như ở Qatar là trên 100.000 Mỹ kim; ở Kuwait là trên 40.000; ở United Arab Emirates cũng trên 40.000; ở Oman, Bahrain, và Saudi Arabia, đều trên 20.000, v.v.. Nhờ giàu có, họ cũng rất phát triển. Vậy mà hầu như không có nước nào có tự do cả. Hiện nay, Nga cũng là một nước phát triển, được xếp vào nền kinh tế lớn hàng thứ 8 trên thế giới, với thu nhập bình quân trên đầu người khoảng gần 15.000 Mỹ kim, nhưng dưới quyền cai trị của Vladimir Putin, dân chúng vẫn không hề có tự do. Thứ tư, khái niệm phát triển không nên chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế; và trong phạm vi kinh tế, giới hạn trong chuyện thu nhập. Đó chỉ là một khía cạnh. Trong ý niệm phát triển, còn ít nhất ba khía cạnh khác quan trọng không kém: một là y tế tốt để tuổi thọ được kéo dài; hai là giáo dục tốt để trình độ dân trí càng ngày càng cao; và ba là nhân quyền được tôn trọng để mọi người được sống như những con người thực sự. Dân chúng giàu có bao nhiêu nhưng nếu họ không được giáo dục và quyền làm người của họ không được tôn trọng, không thể nói là phát triển được. Hiểu theo nghĩa rộng như vậy, phát triển đồng nghĩa với tự do: Cả hai đồng hành với nhau. Do đó, nói phát triển trước rồi sau đó mới cho phép tự do là nói một điều mâu thuẫn. Trong chính trị, mâu thuẫn thường là một sự dối trá. Thứ năm, ngoài việc độc tài không bảo đảm phát triển và phát triển không bảo đảm cho dân chủ, luận điệu trên còn còn quên một khía cạnh khác: Trong các chế độ chính trị, độc tài hàm chứa nhiều nguy cơ tham nhũng nhất. Cần nhấn mạnh là: do gắn liền với lòng tham của con người và tính chất không thể hoàn hảo được của mọi bộ máy công quyền, tham nhũng xuất hiện ở mọi thời và mọi nơi. Không có nơi nào, ngay cả trong các tôn giáo, tránh được tham nhũng. Vấn đề là ở mức độ. Và về mức độ, không thể phủ nhận được sự thật này: trên thế giới, trừ Singapore, nước càng dân chủ bao nhiêu càng ít tham nhũng bấy nhiêu. Lý do rất dễ hiểu: Dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là quyền tự do thông tin và tự do ngôn luận, tự bản chất, là những biện pháp hữu hiệu nhất để chống tham nhũng. Bất chấp những lý lẽ trên, Việt Nam vẫn muốn làm một con hổ trước khi dân chủ hóa. Tưởng tượng một con hổ vồ một người. Thấy người đó than khóc lạy lục thảm thiết quá, con hổ bèn an ủi: Không sao đâu, mày cứ nằm yên để tao ăn thịt mày; khi no rồi, tao sẽ đi bắt vài con bò Kobe về để mày làm…beefsteak nhậu!  
......

Chúng ta biết ơn những người bị bắt.

Có lần một thượng nghĩ sĩ của một nước châu Âu, hỏi trực tiếp tôi   ( qua phiên dịch). Bây giờ thì hình như ông ta là bộ trưởng hay phó thủ tướng gì đó. Các Bà Mẹ của những người bị bắt   - Anh nghĩ sao về chuyện có những người bị bắt và có những người chưa bị bắt. Tôi vẫn thấy nhiều người viết hoặc đấu tranh nhân quyền không bị bắt đó thôi. Tôi trả lời.   - Tôi nghĩ là chỉ có người  bị bắt và người chưa bị bắt thôi. Vì sự bắt bớ vẫn diễn ra, năm nay người này, năm sau người khác. Cho nên tôi chờ đợi ở những người như ông câu hỏi - Chừng nào ở Việt Nam không có người viết, người bất đồng chính kiến bị bắt ?- Câu hỏi đó tôi nghĩ mới cần thiết. Ở cuôc gặp này có 3 người Việt Nam được đối thoại với các nghị sĩ, hai trong số 3 người đó là người của nhà nước Việt Nam.   Trong câu hỏi của vị thượng nghị sĩ kia, chắc chắn ông ta có những thông tin về người bị bắt, và chắc chắn ông ta còn có những lý giải của ai đó về việc vì sao có người không bị bắt. Ví dụ người bị bắt là không phải đấu tranh ôn hòa cho nền dân chủ, nhân quyền mà họ đi gây sự, đi phá phách ...vv và vân vân.   Những lý giải này từ phía người của nhà nước Việt Nam, đó là chuyện tất nhiên. Nhưng đang tiếc những lý giải này còn có ở những người đấu tranh chưa bị bắt. Tôi rất buồn khi nhìn báo cáo của họ, tôi vẫn cứ nghĩ rằng báo cáo đó do an ninh mạo danh soạn ra và cách nào đó gửi đến đây, nghĩ thế cho đỡ buồn.   Trở lại câu chuyện người bị bắt và chưa bị bắt. Nói nôm na theo dân chúng, chẳng qua chỉ là chuyện nạc và xương. Bao giờ hết nạc mới vạc đến xương. Những người bị bắt là nạc, những người chưa bị là xương. Đương nhiên người ta cứ chén nạc cái đã, bao giờ hết mới đến bọn xương.   Tôi nằm trong số bọn xương, nhiều khi tôi nghĩ mình chưa bị bắt, không phải là khôn ngoan hơn người bị bắt. Chẳng qua những người bị bắt đã mạnh mẽ quá, và họ đã hứng chịu thay cho mình. Thử hỏi không có họ xem, ôn hòa à, hữu nghị à, chỉ viết lách à...với một chính quyền chuyên chế thì chỉ bóng gió thôi cũng đi tù mút mùa cải tạo như trước đây nhiều người đã bị khi nói vài câu ở hàng nước.   Nhưng hôm nay ở hàng nước nhiều người nói thế không sao. Bởi vì có người viết hẳn bài trên mạng, người viết bái trên mạng không sao, vì có người viết hẳn tên tuổi đích danh quan chức. Và nếu có bắt thì những người viết đích danh như Cù Huy Hà Vũ, Trương Duy Nhất, Phạm Viết Đào sẽ bị bắt trước, chẳng bao giờ người ta đi bắt bọn phê phán ôn hòa ở hàng nước vỉa hè trước cả.   Tương tự như thế, những người ở đảng phái sẽ bị bắt trước những người không đảng phái. Khi mà không có người ở đảng phái, tổ chức thì ắt những người đấu tranh không đảng phái vô tù. Lúc đó thì đừng nghĩ mơ đến chuyện tôi không đảng phái gì, tôi độc lập, tôi trong sáng lý tưởng.   Cũng tương tự như thế, người đấu tranh trực tiếp trên đường phố bằng hành động thực tế như Nguyễn Phương Uyên . Đinh Nguyên Kha và Bùi Thị Minh Hằng sẽ đương nhiên bị ưu tiên hốt trước tiên.   Cho nên những người chưa bị bắt có đi con đường ôn hòa ( con đường không nạc mỡ ) thì đừng chê trách những người bị bắt. Vì hiểu thấu đáo nguyên nhân thì họ đã chịu trận cho mình. Chúng ta, những người chưa bị bắt chả khôn ngoan gì hơn họ, nói thẳng chúng ta đang hưởng chút an toàn từ họ. Nhưng còn chê trách họ, ngầm tạo dư luận bất lợi cho họ trước phiên xử, trước khi cơ quan anh ninh ra quyết định khởi tố. Cung cấp những thông tin về họ thiếu khách quan cho tổ chức báo chí quốc tế, nhân quyền, đại sứ, chính phủ các nước.  Để họ bị cô lập trước một cuộc tấn công sắp xảy ra. Đó là điều không giản đơn.   Tôi chia sẻ với ông Huỳnh Ngọc Tuấn, là một người đấu tranh nhiều năm, chịu án tù nhiều năm, ông cảm giác cơn giông bão sắp tới với con thuyền gia đình mình là điều tất nhiên. Cảm giác ấy khó nói được thành lời để giãi bày thiên hạ.   Không phải tình cờ, một Hồ Lan Hương ngồi một chỗ, không mấy tiếng tăm, không tham gia các hoạt động. Càng chưa bao giờ gần với Bùi Thị Minh Hằng. Bỗng nhiên một ngày giật status nói Bùi Hằng đi gây sự, và hai hôm sau cơ quan an ninh chuyển từ tạm giữ sang tam giam và khởi tố Bùi Thị Minh Hằng với tội danh chống người thi hành công vụ, một tôị danh rất phù hợp với từ '' gây sự ''   Chúng ta hãy xem lại đoạn phim Bố Già, khi Mai Cơn vào viện thăm ông, không thấy ai bảo vệ. Mai Cơn đã hiểu đằng sau đó có vấn đề sắp đến với sinh mạng bố mình. Cũng như Trần Bùi Trung đi đòi bảo vệ mẹ mà không thấy những người trước kia gọi mẹ xưng con, chị chị em em đi theo.   Dù sao ở bài viết này, tôi vẫn muốn nhấn mạnh chuyện vì sao có người bị bắt và chưa bị bắt. Và vì sao những người chưa bị bắt nên cám ơn họ. Chứ không phải là chê trách họ ngu hơn mình. Đó cũng là lý do vì sao tôi hay bênh vực những người bị bắt bớ giam cầm vì lý tưởng
......

Pages