Tuyên bố của nhà xuất bản tự do về việc cộng tác viên của mình bị bắt

  (English below)   Tuyên bố: Về việc một cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do bị khởi tố   Ngày 06/05/2021, Hôm qua, ngày 05/05/2021, hàng loạt báo trong nước đưa tin về vụ khởi tố anh Nguyễn Bảo Tiên, một cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do.   Chúng tôi xin tường trình lại đầy đủ quá trình anh Tiên tham gia phát hành sách cho Nhà xuất bản Tự Do và bị bắt giữ:   Vào khoảng tháng 7, tháng 8/2019, an ninh TP.HCM siết chặt các địa điểm dịch vụ chuyển phát bưu phẩm nhằm ngăn chặn các con đường chuyển sách của Nhà xuất bản Tự Do đến bạn đọc. Trước khó khăn này, NXB đã ra lời kêu gọi sự giúp đỡ của cộng đồng. Lời kêu gọi của chúng tôi đã được rất nhiều người ủng hộ, trong đó có anh Nguyễn Bảo Tiên ở Phú Yên.   Anh Tiên liên lạc với chúng tôi và từ đó anh trở thành một cộng tác viên nhiệt tình của NXB Tự Do. Tuy nhiên, từ sau ngày 02/10/2019 thì chúng tôi bị mất liên lạc hoàn toàn với anh, nick Facebook và Whatsapp của anh bị khóa. Sau đó, khoảng tháng 11, 12/2019, chúng tôi liên tục nhận được thông báo từ độc giả - những người bị an ninh câu lưu thẩm vấn – báo về việc an ninh đang điều tra “một đường dây làm sách ở Phú Yên”. Từ những thông tin này, chúng tôi biết anh Tiên đã bị bắt và Cơ quan An ninh đang tìm cách đổ hoàn toàn trách nhiệm cho anh về các hoạt động của NXB Tự Do.   Cho đến tận ngày hôm qua, 05/05/2021 báo chí Việt Nam mới đồng loạt đưa tin về vụ bắt giữ và khởi tố đối với anh Nguyễn Bảo Tiên, nghĩa là sau 18 tháng kể từ khi anh Tiên mất tích.   Kể từ khi thành lập và hoạt động đến nay, các thành viên và cộng tác viên của Nhà xuất bản Tự Do liên tục bị bắt bớ, câu lưu và sách nhiễu. Điển hình là vụ bắt giữ cô Phạm Đoan Trang, một tác giả, đồng sáng lập viên và cựu thành viên của NXB Tự Do . CHÚNG TÔI – NHÀ XUẤT BẢN TỰ DO TUYÊN BỐ:   1. Sự việc Cơ quan An ninh tỉnh Phú Yên bắt giữ và khởi tố anh Nguyễn Bảo Tiên có quá nhiều nghi vấn. Chúng tôi yêu cầu Cơ quan An ninh Phú Yên trả lời rõ trước công luận, anh Tiên bị bắt khi đi gửi sách chính xác vào ngày tháng năm nào? 2. Chúng tôi có cơ sở để hoài nghi anh Tiên đã bị bắt và giam giữ từ tháng 10/2019 đến nay, như vậy, anh Tiên có thể đã bị giam giữ hoặc bị quản thúc trái pháp luật suốt 18 tháng qua. 3. Việc làm của anh Nguyễn Bảo Tiên là hoàn toàn chính đáng, anh chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản và quyền đọc sách một cách ôn hòa. Những quyền đã được công nhận trong các Công ước quốc tế mà chính quyền Việt Nam đã ký kết.   ANH NGUYỄN BẢO TIÊN HOÀN TOÀN VÔ TỘI.   4. Chính quyền độc tài Cộng sản Việt Nam bóp chết quyền tự do ngôn luận, quyền tự do đọc sách là phi nhân tính, là gieo rắc tội ác. 5. Chúng tôi – Nhà xuất bản Tự Do – cực lực lên án tội ác này của nhà cầm quyền Việt Nam, yêu cầu chính quyền thả tự do cho anh Nguyễn Bảo Tiên và các tù nhân lương tâm khác ngay lập tức và vô điều kiện. 6. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức nhân quyền và người dân hãy lên tiếng bảo vệ cho anh Nguyễn Bảo Tiên trong vụ việc bị bắt, bị giam giữ trái phép này. Mong cộng đồng hãy giúp đỡ để chúng tôi có thể tiếp cận với gia đình anh Tiên nhằm hỗ trợ anh trong vấn đề pháp lý trong thời gian tới. Trân trọng, Nhà xuất bản Tự Do ---------------------- DECLARATION About one of Liberal Publishing House’s collaborators has been prosecuted May 6th, 2021. Yesterday, on May 5, 2021, a series of domestic newspapers reported on the prosecution of Mr Nguyen Bao Tien, a collaborator of Liberal Publishing House. We would like to report in full the process of Tien participating in publishing books for Liberal Publishing House and being arrested: Around July and August 2019, the civil police forces of Ho Chi Minh City tightened the delivery of postal services to prevent the way of transferring books of Liberal Publishing House to readers. Facing this difficulty, the Publisher called for the community's help. Our call was supported by many people, including Mr. Nguyen Bao Tien from Phu Yen. Mr. Tien contacted us and since then has become an enthusiastic partner of Liberal Publishing House. However, since October 2nd 2019, we completely lost contact with him, his Facebook and Whatsapp accounts were locked. Then, around November and December 2019, we were continuously receiving notices from readers - who were interrogated by police - about police investigating "a book-making line in Phu Yen. ". From this information, we know that Tien was arrested and that the civil police forces is seeking to blame him completely for the activities of Liberal Publishing House. Until yesterday, May 5th 2021, the Vietnamese press simultaneously reported on the arrest and prosecution against Nguyen Bao Tien, that is, 18 months after Tien's disappearance. Since its inception and operation up to now, the Liberal Publishing House's members and partners have been continuously persecuted, detained and harassed. Typical is the arrest of Ms. Pham Doan Trang, an author, co-founder and former member of Liberal Publishing House. WE - LIBERAL PUBLISHER DECLARE: 1. The fact that Phu Yen provincial’s civil police forces arrested and prosecuted Mr. Nguyen Bao Tien has too many doubts. We urge Phu Yen civil police forces to answer clearly to the public, what exact date was Tien arrested when sending the book? 2. We have grounds to suspect that Tien has been arrested and detained since October 2019, so that Mr. Tien may have been illegally arrested or detained for the past 18 months. 3. Mr. Nguyen Bao Tien's work is completely justified, he only exercises the right to freedom of speech, freedom of publication and the right to read books in a peaceful manner. Rights are recognized in international conventions to which the Vietnamese government has signed. NGUYEN BAO TIEN IS GUILTLESS. 4. The dictatorial government of the communist Vietnam’s action of stifling the right to freedom of speech, the right to free reading is inhuman, and it sows crimes. 5. We - Liberal Publishing House - strongly condemn this crime of the Vietnamese communist government, demanding that the government release Nguyen Bao Tien and other prisoners of conscience immediately and unconditionally. 6. We urge the international community, human rights organizations and citizens to speak up for Mr Nguyen Bao Tien in this illegal arrest and detention. We hope the community helps us to reach Mr Tien's family to assist him in legal matters in the future. Liberal Publishing House   #Tuyên_bố #Declaration #humanrights #unjustedtrials #Toà_án_vô_pháp #Vi_phạm_nhân_quyền #FreedomOfSpeech #FreedomToPublish
......

Hội anh em dân chủ, lên tiếng đòi trả tự do cho TNLT Cấn Thị Thêu và Trịnh Bá Tư

Nguyễn Văn Đài     TUYÊN BỐ   Ngày 05.05.2021, Tòa án của nhà nước độc tài CSVN đã kết án bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư, mỗi người 8 năm tù và 3 năm quản chế, với cáo buộc tuyên truyền chống nhà nước độc tài cộng sản Việt Nam theo điều 117 Bộ luật hình sự VN 2015.   Hội AEDC khẳng định:   1/ Bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư chỉ sử dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để bày tỏ một cách ôn hòa các quan điểm chính trị, những bức xúc trước các vấn nạn xã hội và đưa các tin tức một cách trung thực về vụ Đồng Tâm.   2/ Chính quyền độc tài CSVN tước đoạt và bóp chết các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một hành động độc ác, phi nhân tính và chống lại loài người.   3/ Một xã hội mà không có các tiếng nói đối lập, không có những người dám phê phán, chỉ trích chính quyền thì đó là một xã hội man rợ do những kẻ man rợ cai trị.   4/ Chính quyền độc tài CSVN bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư là một hành động tội ác chống lại Nhân dân Việt Nam.   5/ Hội AEDC cực lực lên án tội ác này của chính quyền độc tài cộng sản VN và kêu gọi Đồng bào Việt Nam ở trong và ngoài nước, cộng đồng quốc tế cùng lên án mạnh mẽ tội ác của chính quyền độc tài cộng sản VN.   6/ Hội AEDC yêu cầu chính quyền độc tài cộng sản VN trả tự do ngay lập tức và không điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Tư và tất cả các tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị đang bị giam cầm.   Ngày 05 tháng 05 năm 2021   Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ Luật sư Nguyễn Văn Đài
......

Nhà hoạt động Cấn Thị Thêu và con trai bị tuyên án tổng cộng 16 năm tù

Tòa án tỉnh Hòa Bình ngày 5/5 tuyên án bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư mỗi người 8 năm tù giam và 3 năm quản chế, theo thông tin từ gia đình và luật sư bào chữa. Chị Đỗ Thị Thu – vợ anh Trịnh Bá Phương, con dâu bà Cấn Thị Thêu – một trong hai người thân có mặt tại phiên toà cho VOA biết gia đình chị hoàn toàn không nhận được thông báo hay giấy triệu tập tham dự phiên toà, mà chỉ biết thông tin thông qua các luật sư bào chữa. An ninh đã được thắt chặt bên trong và ngoài toà án, với những hình ảnh cho thấy lực lượng an ninh, cảnh sát dày đặc bên ngoài toà án, bên cạnh một nhóm người dân mang biểu ngữ và hình ảnh ủng hộ hai mẹ con nhà hoạt động này. “Tên tôi là nạn nhân Cộng sản” “Khi toà hỏi mẹ em tên gì, mẹ em trả lời ‘Tôi là nạn nhân của chế độ Cộng sản, nạn nhân của chế độ cướp đất, và Tư cũng trả lời như vậy”, chị Đỗ Thị Thu nói với VOA vào tối 5/5. “Trong trại giam, mẹ em bị giam rất khắc nghiệt. Mẹ em bị nhốt trong 7m2, mà họ nhốt tới 13 người. Mẹ em bị nhốt cùng với một người bị HIV, mà trong đấy họ rất hay đánh nhau. Có một lần mẹ em can ngăn và bị chảy máu, xước trên lông mày. Mẹ em bảo trại giam đưa mẹ em đi khám bệnh thì họ từ chối. Mẹ em muốn khám bệnh để xét nghiệm HIV thì họ bảo 2 tháng sau khám bệnh cũng được” Theo lời chị Thu, sự việc xảy ra cũng đã 7 tháng nhưng bà Cấn Thị Thêu cho tới nay vẫn không được đưa đi xét nghiệm phơi nhiễm HIV. “Họ bảo 60 tuổi rồi không cần khám bệnh. Có bệnh là bình thường!”, chị Thu cho biết thêm. Bà Cấn Thị Thêu, 59 tuổi, và con trai Trịnh Bá Tư, 32 tuổi, bị bắt giam vào tháng 6/2021 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam” theo Điều 117 Bộ luật Hình sự Việt Nam. “Tôi vô tội” Chị Đỗ Thị Thu cho biết những bằng chứng dùng để kết tội bà Cấn Thị Thêu và con trai chủ yếu tập trung vào 80 video clips mà bà Thêu và Trịnh Bá Phương đã ghi lại liên quan đến các vụ khiếu kiện, tranh chấp đất đai giữa người dân và chính quyền ở Đồng Tâm, Dương Nội và những nơi khác. Tại phiên toà ngày 5/5, bà Cấn Thị Thêu đã cố gắng đưa ra những bằng chứng mà theo bà có thể “chứng minh bà vô tội”, nhưng bị toà án ngắt lời nhiều lần. “Trong phiên toà diễn ra hôm nay, mẹ em nói đến nhiều bằng chứng mẹ em vô tội, nhưng toà án thường xuyên cắt lời mẹ em. Mẹ em nói ‘Nếu các ông không cho tôi nói thì các ông đưa luôn bản án bỏ túi đây, không cần diễn ra phiên toà này nữa’. Mẹ em đã nhắc câu này cũng phải đến 4 lần”, chị Đỗ Thị Thu nói thêm. “Luật sư bào chữa cho mẹ em cũng bị ngắt lời nhiều lần vì họ nói rằng ‘chỉ được ngắn gọn, không được nói sâu’. Nhưng mẹ em, Tư và luật sư đều nói rằng phải nói sâu thì mới nói đúng, chính xác và khách quan được”. Truyền thông nhà nước dẫn hồ sơ vụ án nói các video “đều có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” vì gia đình bà Thêu “có tư tưởng tiêu cực, bất mãn”. “Họ nói rằng những video clip đó không đúng. Có một video clip mẹ em nói về gia đình cụ Kình trong vụ Đồng Tâm. Trong bản cáo trạng của Viện kiểm sát TP Hà Nội cũng có chi tiết cụ Kình bị chó cắn mất một miếng xương ở chân, thì trong video clip đấy cũng là sự thật”, chị Đỗ Thị Thu nói. “Rồi những video mà gia đình em nói lên về những sự việc họ cướp đất. Viện kiểm sát đã thu của gia đình em những chiếc băng mà trong những chiếc băng đấy thì đều là những video clip mà mẹ em quay được cảnh công an mặc đồng phục, sắc phục đàn áp, đánh đập người dân và những lần mẹ em đến trụ sở tiếp dân về vụ Dương Nội. Đấy là những bằng chứng có lợi cho mẹ em nhưng họ bác bỏ tất cả những bằng chứng này. Bên Viện kiểm sát còn muốn huỷ tất cả những băng đĩa này và họ nói không còn sử dụng được nữa”. Chị Thu cho biết bà Cấn Thị Thêu và gia đình yêu cầu Viện kiểm sát không được huỷ hơn 100 băng đĩa đã tịch thu của gia đình bà vì tất cả những băng đĩa này đều hoạt động bình thường khi lực lượng chức năng đến sao chép và tịch thu. Người dân tập trung bên ngoài với biểu ngữ và hình ảnh của mẹ con bà Cấn Thị Thêu. Đây là lần thứ ba bà Cấn Thị Thêu bị bắt giam và tuyên án tù. Lần đầu tiên bà Thêu bị bắt tạm giam và xử 15 tháng tù về tội danh “Chống người thi hành công vụ” vào ngày 25/4/2014, khi xảy ra vụ tranh chấp đất đai giữa gia đình bà cùng nhiều nông dân ở Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội, và chính quyền. Sau đó, bà bị kết án 20 tháng tù vào ngày 20/9/2016 về tội “Gây rối trật tự công cộng”, cũng liên quan đến các vụ dân oan khiếu kiện đất đai. Trong thời gian diễn ra vụ xung đột đất đai dẫn đến chết người ở Đồng Tâm, gia đình bà là nguồn tin độc lập hiếm hoi cung cấp thông tin từ phía người dân ra bên ngoài, giữa lúc toàn bộ hệ thống thông tin truyền thông của Việt Nam bị kiểm soát chặt chẽ, bất chấp yêu cầu của quốc tế về việc cho phép các phóng viên nước ngoài đến Đồng Tâm. Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương, một người con trai khác của bà Cấn Thị Thêu, đã được đại diện của Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội mời cung cấp thông tin liên quan đến vụ Đồng Tâm ngay trước lúc anh bị bắt cùng thời gian với mẹ và em trai. Trong lời nói sau cùng, bà Cấn Thị Thêu khẳng định mình và con trai vô tội, người có tội là “những kẻ tham nhũng, cướp đất”, đồng thời yêu cầu toà án trả tự do cho bà và con trai. Anh Trịnh Bá Tư còn nói sự đàn áp “chỉ khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường đấu tranh đòi dân chủ cho người dân”, sau khi đã thẳng thắn trả lời toà rằng việc ghi lại các video clip của anh là nhằm mục đích “chống tham nhũng, chống độc tài và đấu tranh cho người dân được tự do bầu cử”. Cập nhật thông tin phiên toà trên trang cá nhân, Luật sư Đặng Đình mạnh – một trong số các luật sư bào chữa cho gia đình bà Cấn Thị Thêu – nói “Chứng kiến sự đanh thép, bất khuất ... của họ tại tòa, mất tự chủ, tôi ứa nước mắt vì xấu hổ. Và cũng lần đầu tiên trong một phiên tòa, câu nói nổi tiếng của ông Thiệu được nhắc đến ‘Đừng tin... [những gì Cộng sản nói-VOA]’”./.   Khánh An-VOA
......

Nhà hoạt động Đậu Văn Dương sang Mỹ tị nạn

Nhà hoạt động Đậu Văn Dương. Facebook Dau Duong VOA Tiếng Việt Sáng ngày 29/4, nhà hoạt động Đậu Văn Dương, cựu tù nhân lương tâm trong nhóm Thanh niên Công giáo Việt Nam, đã lên máy bay rời Việt Nam sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị, theo tin từ gia đình và các nhà hoạt động. Ông Đậu Văn Dương, 33 tuổi, rời sân bay Tân Sơn Nhất vào sáng ngày 29/4 để sang Mỹ, bà Đậu Thị Bình, em của ông Dương cho VOA biết. “Anh đi lúc 7 giờ sáng giờ Việt Nam. Anh đi từ Thành phố Hồ Chí Minh,” bà Bình nói. Ông Trần Hữu Đức, nhà hoạt động cùng nhóm với ông Dương, cho VOA biết vào tối ngày 28/4 giờ Hoa Kỳ qua tin nhắn rằng ông Đậu Văn Dương đang trên đường bay đến thành phố San Jose, bang California, đây cũng đồng thời là nơi ông Đức đang sinh sống kể từ lúc rời Việt Nam vào tháng 11/2020. Nhà hoạt động Đậu Văn Dương và Trần Hữu Đức khi còn ở Việt Nam. Photo Facebook Le Nguyen Phuong Tram Từ Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài cho VOA biết ông Đậu Văn Dương sang Hoa Kỳ tị nạn chính trị sau gần 6 tháng được chính phủ Hoa Kỳ cấp visa nhưng phía Việt Nam chưa đồng ý cho ông Dương đi ngay. Luật sư Nguyễn Văn Đài nói: “Có một nhóm, có anh Trần Hữu Đức và Đậu Văn Dương, cả hai người cùng được phía Hoa Kỳ chấp nhận quy chế tị nạn cùng một ngày, như nhau. “Thế nhưng họ (phía Việt Nam) chỉ cho anh Trần Hữu Đức đi trước thôi, sau áp lực của Mỹ, dù hai anh có cùng quy chế như nhau. “Có thể nói rằng Hoa Kỳ có sức ép nhưng chưa đủ mạnh để Cộng sản Việt Nam chấp nhận tất cả những đòi hỏi của phía Hoa Kỳ.” Vào tháng 5/2012, một tòa án ở Nghệ An tuyên ông Đậu Văn Dương, 3 năm 6 tháng tù; ông Trần Hữu Đức với 3 năm 3 tháng tù; ông Chu Mạnh Sơn, 3 năm tù, với chung cáo buộc là “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 bộ Luật Hình sự. Nhóm thanh niên này bị chính quyền bắt giữ sau khi rải truyền đơn ủng hộ dân chủ hồi cuối năm 2011. Họ đều được cho là cộng tác viên của mạng Truyền thông Chúa cứu thế và bị buộc tội tẩy chay bầu cử Quốc hội và Hội đồng Nhân dân. Bà Đậu Thị Bình cho VOA biết, sau khi ra tù vào tháng 10/2014, ông Dương vẫn tiếp tục sinh hoạt và làm công tác thiện nguyện tại giáo xứ ở quê nhà, dù cuộc sống rất khó khăn: “Anh phục vụ cho giáo xứ, làm truyền thông cho giáo xứ, giúp đỡ trẻ em trong giáo xứ. “Cuộc sống của anh ở Việt Nam rất vất vả, làm ăn khó khăn. Anh chỉ có con đường đi là rời đất nước thôi.” Luật sư Đài cho biết sau khi ông Đức và ông Đậu ra tù, cả hai đều bị chính quyền sách nhiễu rất nhiều, “nhất là ngày 6/12/2015, khi ấy anh Trần Hữu Đức và Đậu Văn Dương có giúp tôi tổ chức buổi học về nhân quyền cho 70 giáo dân Công giáo tại huyện Nam Đàn, Nghệ An.”
......

Thư mời tham dự phiên toà sơ thẩm mẹ tôi Cấn Thị Thêu và em Trịnh Bá Tư.

Chị Cấn Thi Thêu -và em Trịnh Bá Tư Thu Đỗ   Thưa quý vị.   Ngày 5/5/2021 vào lúc 8h toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình tại tổ 6, phường Thịnh Lang, thành phố Hoà Bình, tỉnh Hoà Bình diễn ra phiên toà sơ thẩm mẹ và em tôi.   Có 4 luật sư tham gia bào chữa cho mẹ và em tôi:   - Luật sư Đặng Đình Mạnh -Luật sư Lê Văn Luân - Luật sư Phạm Lệ Quyên - Luật sư Ngô Anh Tuấn   Trong ngục tù cộng sản mẹ và em tôi đã viết thư ra và khẳng định mình vô tội:   Trích lá thư:   Mẹ tôi Cấn Thị Thêu: " Tôi và gia đình hoàn toàn không có tội, những kẻ có tội chính là bè lũ quan chức cộng sản độc tài, tham nhũng. Đảng cộng sản độc tài tham nhũng chính là giặc nội xâm đang ngày đêm tàn phá quê hương Việt Nam. Tôi không hề sợ hãi trước sự đàn áp đê hèn của độc tài cộng sản, sự đàn áp chỉ khiến tôi quyết tâm hơn trên con đường đấu tranh đòi dân chủ của người dân phải được thực thi, nhân quyền của người dân phải được tôn trọng.   Em Trịnh Bá Tư:" gửi bố, con khoẻ, bố và gia đình giữ sức khoẻ, khi bị bắt con tuyệt thực 20 ngày để phản đối cộng sản đàn áp dân, anh em tù đối xử tốt với con, mẹ con khoẻ, con và mẹ giữ quyền im lặng, sẽ chống án đến cùng. "   Phiên toà sắp tới đây là một phiên toà của những kẻ có tội xét xử người vô tội. Mẹ và em trai tôi bị bắt vì dám đòi quyền tư hữu đất đai và những quyền căn bản được ghi trong tuyên ngôn quốc tế nhân quyền.   Vì vậy tôi viết bức thư này kính mới những ai quan tâm tới mẹ và em tôi, các cơ quan truyền thông trong và ngoài nước, bạn hữu, các tổ chức dân sự... Đến tham dự phiên toà vào ngày 5/5/2021 tới đây.   Sự có mặt của quý vị là nguồn động lực tiếp thêm sức mạnh cho mẹ và em tôi, là niềm đồng viên rất lớn cho gia đình tôi.   Rất mong được sự góp mặt của quý vị. Xin cảm ơn sự quan tâm của quý vị.    
......

Nữa đêm, Bí Thư Đảng Ủy "mò vào nhà dân" để làm gì?

Thao Ngoc|   Mấy ngày nay thông tin về ông Lê Bá Thuận, Bí thư Đảng ủy phường Ninh Hiệp,thị xã Ninh Hòa bị đâm chết đang làm nóng dư luận.   Báo Pháp luật TP.HCM ra ngày 21/4/2021 có bài: “Bí thư phường ở Khánh Hòa bị đâm chết tại nhà người khác”.   Theo đó: “Sáng 21-4, trao đổi với PLO, Thượng tá Phan Văn Cường, Trưởng phòng Tham mưu Công an tỉnh Khánh Hòa, cho hay Cơ quan CSĐT Công an tỉnh này đã khám nghiệm hiện trường, tử thi để điều tra vụ ông Lê Bá Thuận (45 tuổi), Bí thư Đảng ủy phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị đâm chết . Trước đó, lúc 22g15 ngày 20-4, BV Đa khoa Ninh Hòa tiếp nhận cấp cứu ông Lê Bá Thuận trong tình trạng bị đâm mất nhiều máu. Ngay sau khi sơ cứu, BV Đa khoa Ninh Hòa đã chuyển ông Thuận đến cấp cứu tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa.   Kết quả điều tra ban đầu xác định ông Lê Bá Thuận bị đâm tại nhà riêng của vợ chồng ông Vũ Thành Công- bà Võ Thị Bích Thủy (ở phường Ninh Hiệp) tối 20-4. Sau đó, chính vợ chồng ông Công đưa ông Thuận đến cấp cứu tại BV Đa khoa Ninh Hòa. Hiện Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Khánh Hòa đang làm việc với vợ chồng ông Công- bà Thủy để điều tra vụ việc”. (https://plo.vn/.../bi-thu-phuong-o-khanh-hoa-bi-dam-chet...)   Báo Người Lao động nói rõ hơn: “Theo ông Trân, vụ việc xảy ra vào tối 20-4, khi ông Thuận đang làm việc riêng (không phải việc cơ quan) thì bị đối tượng đâm trọng thương”.   Các báo khác khi đưa tin đều nhấn mạnh: “Bí thư phường Ninh Hiệp, thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) bị đâm chết tại nhà người khác”, muốn khẳng định rằng không phải vì mâu thuẫn tranh giành địa vị hay quyền lợi mà đối thủ ra tay   Chúng ta đều biết rằng, một số quan chức lợi dụng chức vụ và quyền hạn của mình để “tòm tem”với gái, như thẩm phán Đinh Lâm Xướng của TAND huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình, đã “xơi tái” em kế toán ngay tại phòng làm việc năm 2019..   Năm 2018, ông Trần Triều Tiên - Chủ tịch UBND xã Khánh Hải, huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã cùng một phụ nữ bán cà phê vào nhà nghỉ để “nói chuyện”.   Trước đó, năm 2016, ông Siu Kam,Chủ tịch UBND xã ALbá và bà Lê Thị Đào- Đảng ủy viên, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Albá (Chư Sê, Gia Lai),cả hai đã bị cách chức vì quan hệ bất chính. Tất cả chỉ diễn ra tại nhà nghỉ hoặc cơ quan lúc vắng người.   Nhưng một Bí thư Đảng ủy mò vào nhà dân ban đêm, không phải vì việc công mà làm việc riêng, đã bị dâm dẫn đến thiệt mạng thì rất hiếm.   Chắc chắn là không vì tranh giành địa vị, vì nếu hạ đối thủ thì không ai dại gì mò vào nhà đối thủ lúc đêm hôm khuya khoắt.   Cũng có thể là vì mâu thuẫn tại khu “tam giác vàng”của bà Võ Thị Bích Thủy. Vì kẻ ra tay đâm chết người phải xuất phát từ một sự căm phẫn tột cùng thì mới hành động một cách lạnh lùng như vậy được.   Điều lạ lùng nữa là, đối tượng đâm chết vị Bí thư Đảng ủy này không bị CA còng tay bắt khẩn cấp mang đi ngay lập tức, mà chỉ bị “mời lên làm việc”.   Vở tuồng này xem ra đang rất hot. Chúng ta hãy hồi hộp chờ xem diễn biến vụ việc ở những màn sau.   Thao Ngoc 22/4
......

Ngày 5.5.2021 bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư ra tòa

Mạc Van Trang   HÃY QUAN TÂM THEO DÕI và LÊN TIẾNG!   Từ chuyện bị cướp đất, người nông dân Dương Nội chỉ đấu tranh vì quyền dân sinh, nhưng đã không được chính quyền giải quyết dứt điểm để càng ngày họ càng phẫn uất và giác ngộ rằng, cái gốc là phải đấu tranh đòi dân chủ, nhân quyền. Họ chỉ đấu tranh bất bạo động mà bà Thêu đã 2 lần phải đi tù và nay 3 mẹ con bị bắt ra toà xét xử... Fb Thu Đỗ cho biết: “Ngày 5/5/2021 toà án tỉnh Hoà Bình sẽ mở phiên toà xử sơ thẩm mẹ tôi Cấn Thị Thêu và em Trịnh Bá Tư, kính mong mọi người quan tâm đồng hành cùng gia đình tôi". Ls Luân Lê VỤ ÁN BÀ CẤN THỊ THÊU VÀ TRINH BÁ TƯ Hôm nay theo lịch tôi vào gặp bà Cấn Thị Thêu và anh Trịnh Bá Tư (con bà Thêu) trong vụ án mà họ bị truy tố tội danh “tuyên truyền chống nhà nước “ (Điều 117 BLHS). Về tinh thần và sức khoẻ họ đều tốt. Sau khi có một vài khiếu nại trực tiếp về điều kiện giam giữ vào lần gặp trước, nay đã được cải thiện tốt hơn. Về tinh thần và quan điểm, họ không khai gì suốt giai đoạn điều tra (giữ quyền im lặng), đến nay họ vẫn giữ nguyên những nhận thức của mình trước các cáo buộc (về việc dùng tài khoản mạng xã hội để thực hiện tuyên truyền chống nhà nước). Bà Thêu có nhắc lại sự kiện biết Tư tuyệt thực khoảng hai mươi ngày và bà nói, bằng giọng chùng xuống, lần đầu tiên kể từ khi bước vào đây khi nghe tin đó cô nhỏ hai giọt nước mắt mà cô coi đó như là giọt máu. Sau đó khi biết sức khoẻ của con trai cô ổn thì cô lại trở lại sự mạnh mẽ như ban đầu. Gia đình bà Thêu, một gia đình thuần nông dân mất đất khiếu kiện kéo dài hơn chục năm sau khi thu hồi đất cho dự án. Và cứ thế, họ không im lặng trước bất cứ vấn đề bất công hoặc nhức nhối nào của xã hội. Và rồi họ bị bắt, bà Thêu và hai con trai, trong hai vụ án khác nhau với cùng một tội danh. Con gái bà Thêu gửi thư cho mẹ và các luật sư đã đọc cho bà nghe trong buổi gặp sáng nay. Theo lịch xét xử, phiên toà sơ thẩm sẽ được Toà án nhân dân tỉnh Hoà Bình mở xử vào ngày 05/05/2021. Mặc dù chưa xét xử sơ thẩm, nhưng bà Thêu cho biết sẽ kháng cáo tới cùng để bảo vệ mình. Đây là vụ án thứ hai về cùng tội danh (tuyên truyền chống nhà nước) mà tôi tham gia bào chữa ở Hoà Bình, trước đó là thầy giáo (tiểu học) Đào Quang Thực, người đã mất vì bệnh khi đang thụ án ở miền Trung mà gia đình chưa được mang hài cốt về (sau 3 năm kể từ ngày mất).” (Theo FB Nguyễn Nguyên Bình)  
......

Cựu Đại úy Công an Lê Chí Thành tố cáo tham nhũng bị bắt "vì chống người thi hành công vụ"

  Việt Tân   Ông Lê Chí Thành, 38 tuổi, nguyên là đại úy công an từng công tác ở các trại giam Z30A ở Xuân Lộc-Đồng Nai và Z30D Thủ Đức ở Bình Thuận, bị bắt và khởi tố vào ngày 14 tháng Tư với cáo buộc ‘chống người thi hành công vụ’.   Ông Lê Chí Thành được mạng xã hội chú ý khi cùng trung tá Nguyễn Đức Hưng thường xuyên quay clip phát trên YouTube và Facebook tố cáo hành vi tham nhũng của cấp chỉ huy ở các trại giam.   Trong thời gian sau, ông Lê Chí Thành cũng thường xuyên quay và phát tán các video với nội dung giám sát cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ.   Lần mới đây nhất, vào ngày 23 tháng Ba vừa qua, ông Lê Chí Thành bị Đội Cảnh sát Giao Thông Rạch Chiếc, khi tuần tra trên Xa lộ Hà Nội ở phường Hiệp Phú, thành phố Thủ Đức, yêu cầu dừng xe để kiểm tra. Ông Thành đã xuống xe, xuất trình giấy phép lái xe, giấy đăng ký xe photo công chứng; nhưng vẫn bị lập biên bản phạt về các lỗi không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu; không trình chứng minh nhân dân khi được yêu cầu và không có giấy đăng ký xe. Cảnh sát Giao thông niêm phong và tạm giữ chiếc xe của ông Thành.   Trong quá trình làm việc với Cảnh sát Giao thông Rạch Chiếc ông Thành đã ngồi trước đầu xe yêu cầu phía lực lượng chức năng phải chứng minh họ đang làm đúng thủ tục pháp lý.   Nguyên văn thông báo của Bộ Công an là: “ông Lê Chí Thành nhiều lần cản trở lực lượng chức năng thực hiện nhiệm vụ, tạo cớ khiêu khích, xuyên tạc đưa thông tin sai sự thật về hoạt động công vụ, sau đó phát tán lên mạng xã hội, mục đích là thu hút người theo dõi để trục lợi cá nhân, tác động xấu đến an ninh trật tự.”   Ông Lê Chí Thành đã nhiều lần nói trên mạng xã hội là tính mạng của ông ta bị nguy hiểm, ông ta có thể bị bắt bất cứ lúc nào.   Gần đây bắt đầu xuất hiện trường hợp các cán bộ công an tố cáo các hành vi tham nhũng mà họ là nạn nhân, như vụ liên quan đến dự án nhà đất của CBCS công an Đông Anh.   Minh Tâm  
......

Tin nóng: Người sáng lập quỹ 50K - nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh vừa bị bắt đi sáng nay.

Amy Truc Tran Một phụ nữ chân yếu tay mềm cũng khiến nhà cầm quyền CS lo sợ, phải tìm cách đối phó. Xem ra chế độ CSVN đã sắp đến hồi cáo chung. Nguồn tin từ facebook Huỳnh Ngọc Chênh cho biết sáng nay nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh đã bị một nhóm đông an ninh bắt đi không rõ lý do. Cô Nguyễn Thuý Hạnh được đông đảo người dân trong nước và hải ngoại biết đến như là người sáng lập và điều hành quỹ 50k tại Việt Nam, đây là quỹ chuyên hỗ trợ, giúp đỡ tù nhân lương tâm và thân nhân của họ. Cô cũng thường xuyên tham gia các hoạt động tưởng niệm tử sĩ Gạc Ma tại tượng đài Lý Thái Tổ Hà Nội diễn ra hàng năm. Ngoài ra nhà hoạt động Nguyễn Thuý Hạnh còn là người rất tích cực trong những cuộc tuần hành, biểu tình chống Trung Quốc. Chính vì những hoạt động đấu tranh dân chủ và những việc làm thiện nguyện đối với các tù nhân lương tâm, cô Nguyễn Thuý Hạnh đã trở thành cái gai trong mắt của nhà cầm quyền. Cô thường xuyên bị an ninh gây rối, sách nhiễu, đánh đập.  Mong cộng đồng quan tâm lên tiếng, cầu mong cô được bình an, một phụ nữ bản lĩnh, đôn hậu, có tâm với đất nước và dân tộc.   Amy Truc Tran ------------------------ Chị Nguyễn Thúy Hạnh, người khởi xướng quỹ 50k giúp đỡ các tù nhân lương tâm, vừa bị bắt tại Hà Nội.   nhạc sĩ Tuấn Khanh - Fb Khanh Nguyen Sáng ngày 7-4-2021, vào khoảng 8g00 sáng, công an cùng các lực lượng phục vụ đi kèm, có trên 20 người đã đến nhà chị Nguyễn Thúy Hạnh, cho một người gõ cửa giả vờ xin gặp, sau đó ập vào khám xét và đọc lệnh bắt, đưa chị đi. Theo những người ở chung cư cho biết thì cuộc bắt giữ diễn ra trong vòng khoảng hơn một tiếng, sau đó giải chị Nguyễn Thúy Hạnh đi nhanh chóng, dường như để tránh bị dân chúng chung quanh để ý và tụ tập. Cuộc bắt giữ diễn ra vào thời điểm anh Huỳnh Ngọc Chênh, chồng chị, có việc phải ra khỏi Hà Nội, còn chị Hạnh ở nhà thì chỉ có một mình. Chị Nguyễn Thúy Hạnh được biết đến là người khởi xướng Quỹ 50k, tức 50.000 VNĐ, nhằm giúp tù nhân lương tâm qua đóng góp tự nguyện của cộng đồng. Đỉnh điểm căng thẳng giữa chị Hạnh và công an Hà Nội, là việc chị liên tục lên tiếng đòi phía công an phải giải tỏa số tiền 500 triệu đồng phúng điếu, từ mọi nơi gửi về qua tài khoản Vietcombank của chị, để giúp cho gia đình cụ Lê Đình Kình, vốn bị thảm sát trong cuộc đột kích bất minh của công an vào rạng sáng ngày 9-1-2020 ở Đồng Tâm. Công an lấy cớ đây là tài khoản nhằm tài trợ cho khủng bố, nhưng kết thúc vụ xử Đồng Tâm, lại không có kết luận nào từ tòa án xác định về nguồn quỹ này là "tài trợ khủng bố" cả. Ấy vậy, phía công an vẫn né tránh trả lời. Ngoài chuyện giúp đỡ cho các gia đình tù nhân lương tâm và những người bất đồng chính kiến, thì chị Nguyễn Thúy Hạnh còn là một trong những người lên tiếng mạnh mẽ, tương tự như gia đình của chị Cấn Thị Thêu, chị Nguyễn Thị Tâm... ở Hà Nội, luôn đưa những tin tức kêu gọi giúp đỡ về tình trạng của các tù nhân trong các trại giam, hoặc về thân nhân của họ. Theo các nhà quan sát, Việc bắt giữ chị Nguyễn Thúy Hạnh có thể được xem như là một trong những cú dứt điểm của công an Hà Nội, để hoàn toàn quét sạch tất cả những trạm thông tin tự do, đem lại sự thật có thể gây bất lợi cho phía chính quyền. Và việc bắt giữ chị Nguyễn Thúy Hạnh, cũng là một cách để giải quyết nan đề về việc trả lời số tiền 500 triệu phải trả lại như thế nào./.   Theo các nhà quan sát, Việc bắt giữ chị Nguyễn Thúy Hạnh có thể được xem như là một trong những cú dứt điểm của công an Hà Nội, để hoàn toàn quét sạch tất cả những trạm thông tin tự do, đem lại sự thật có thể gây bất lợi cho phía chính quyền. Và việc bắt giữ chị Nguyễn Thúy Hạnh, cũng là một cách để giải quyết nan đề về việc trả lời số tiền 500 triệu phải trả lại như thế nào.  
......

Viết bài chống tham nhũng, một nhà báo bị bắt giam

Nhà báo Nguyễn Hoài Nam Amy Truc Tran   Thật nực cười cho chiến dịch phòng chống tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng khi mà những ai tích cực chống tham nhũng đều lần lượt phải vào tù. Đây là vụ bắt giữ mới nhất nhắm vào các nhà báo chính thống lẫn độc lập ở Việt Nam.   Nhà báo Nguyễn Hoài Nam, sinh năm 1973, một phóng viên chuyên điều tra và viết bài chống tham nhũng đã bị công an thành hồ khởi tố, bắt giam ngày 2.4.2021 với cáo buộc: “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.   Ông Nam từng công tác tại nhiều cơ quan báo chí, tạp chí như: Thanh Niên, Pháp Luật… Mới đây, ông Hoài Nam đã xin nghỉ việc tại Báo Pháp luật Việt Nam.   Ông Nam từng gây chú ý vào năm 2018 với loạt phóng sự điều tra “quỹ đen” ở Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, phản ánh sự dàn xếp chia chác giữa cơ quan này với những công ty trúng thầu thi công những công trình mà cơ quan này làm chủ đầu tư.   Trong một bài viết đăng trên Facebook của mình hôm 23/3, ông Nguyễn Hoài Nam đã viết cho ông Lê Minh Trí, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vào ngày khai mạc kỳ họp Quốc hội thứ 11, khoá XIV. Trong bức thư này, ông Nam tố cáo "sự bắt tay" giữa công an và Viện Kiểm sát trong một số vụ án gây tình trạng bỏ lọt tội phạm, mà cụ thể là trong những vụ tiêu cực (tham nhũng) ở Cục Đường thuỷ nội địa Việt Nam.
......

Ai đã đầu độc, hủy hoại nhân cách thế hệ trẻ?

Nhà báo Hoang Nguyen Vu Nhìn vào kết quả bài làm môn kiến thức Lịch sử của một cháu HS lớp 4 do cô Tuất dạy có thể khẳng định có việc “bật đèn xanh” của nhà trường và phụ huynh để học sinh bày tỏ thái độ vô lễ với cô Tuất. Với việc làm này, phụ huynh và nhà trường đã chọn cách huỷ hoại nhân phẩm của các “chồi non” để trù dập cô giáo. Cấp độ tưởng tượng của chúng ta đã thực sự đã bị bỏ xa những gì mà thực tế diễn ra. Đây, một mảnh của cái thực tế ấy: Bài kiểm tra môn lịch sử trong vở bài tập của N.V.T (lớp 4 – chứ chưa phải là lớp 5) Câu số 4: Qua quan sát hình và bài đọc trong sách giáo khoa, em hãy điền vào các cột để biết người Lạc Việt ăn, mặc, ở và sinh hoạt lễ hội như thế nào" Mục "Ăn", T điền vào ô trống chữ "không biết" Mục "Mặc và trang sức", T điền vào ô trống chữ "đéo biết" Mục "Ở", T điền vào ô trống chữ "Không nói" Mục "Lễ hội", T điền vào ô trống chữ "Cút" Những câu hỏi khác, T trả lời như không thèm quan tâm mình học gì. Cô Tuất phê trong bài: "Con không được viết bậy ra vở, phải đọc kỹ yêu cầu bài tập để làm" Hẳn T. là nhân vật xuất hiện trong clip. Và hẳn mẹ T. cũng là nhân vật trong clip. Và hẳn trường Sài Sơn B muốn T viết gì, và biết T. viết gì. Tội nhất ở đây, đáng tiếc, không phải cô Tuất, mà là T. còn trẻ con không có tội tình gì cả. Nhưng, rồi trẻ con được dạy để nói với thầy cô mình "đéo biết", "cút"... Thái độ ấy chỉ được cài đặt ở một chế độ công tắc cho phép bật để nói ra những điều như vậy. Thực sự, chẳng có phụ huynh nào có thể dạy con mình nói với cô giáo như thế cả vì thực tế thì "hổ dữ cũng không ăn thịt con". Vậy ai đứng sau cái tấn bi kịch này, có lẽ, đoàn thanh tra (mới hoạt động vài ngày về vụ việc này), nên làm cho rõ. Cô Tuất cũng đã biết cách bảo vệ mình khi biết đây là "cái bẫy", nhưng các con thì đâu đã biết cách bảo vệ bản thân từ những âm mưu độc địa của người lớn đội lốt thầy cô cha mẹ, đã đầu độc tâm hồn con trẻ bằng thái độ hư hỗn, bằng ngôn ngữ tăm tối. ----- Cho dù các vị nói gì, và thậm chí, giả sử kết quả thanh tra chiều hướng bất lợi cho cô Tuất, thì một điều chúng ta nhận thấy, rõ như ban ngày rằng, cô Tuất đơn độc giữa một rừng âm mưu với đầy đủ cấp bậc tuổi tác, luôn giăng lưới sẵn chờ cô lọt vào. Hôm qua, một "đồng nghiệp" (trời ạ, đồng nghiệp) của cô Tuất lên bênh nhà trường, nói là cô Tuất quản lý học trò kém. Không biết bạn GV đó có đạt giáo viên dạy giỏi như cô Tuất không? Không biết bạn có chiến sĩ thi đua nhiều năm liền như cô Tuất không? Không biết bạn con cháu đồng chí nào lãnh đạo huyện hay ngành giáo dục ở đây? Và trên hết, không biết bạn có bị vùi dập như đồng nghiệp, để có thể cất cái giọng dạy đời ngây thơ giả cầy nhưng thực sự là để đạp đồng nghiệp xuống? Nghe ra trường Sài Sơn B giờ bày binh bố trận cũng đã khá chắc chắn, từ lãnh đạo đến giáo viên, từ phụ huynh đến học sinh, để "đấu" với một cô giáo vốn là người từng vạch ra nhiều sai phạm trong lạm thu và giảng dạy của trường này. Khi đồng tiền và quyền lợi cất tiếng, thì lương tri cũng phải ra hàng sau cùng để đứng, rồi mất hút giữa sự nhảy múa của 2 cái kia. ------------------- Cần gì thanh tra cho lắm, hãy nhìn một cô giáo nhừ tử vì cơn cuồng nộ trù dập và những đứa trẻ bị bôi bẩn tâm hồn và nhân cách từ trong trứng nước, thì chắc chắn quý vị biết đâu là giới hạn của lương tri và trách nhiệm trồng người, nếu nhìn xa cho một tương lai quốc gia. Và bây giờ, mời các quý phụ huynh chong mắt lên đọc bài kiểm tra của con mình, tiếp tục lên các clip đấu tố tiếp, nhé./.
......

Sắp xét xử Việt kiều Úc sau 29 năm sang nước ngoài sống

Trương Tuấn Anh - Việt kiều Úc sẽ được đưa ra xét xử ngày mai 1/4/2021 Toà án Nhân dân (TAND) tỉnh Vĩnh Long sắp đưa một Việt kiều Úc ra xét xử tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", sau 29 năm người này ra nước ngoài sinh sống. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 30/3. Theo VTC News, ngày 1/4, TAND tỉnh Vĩnh Long sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm bị can Trương Tuấn Anh (sinh năm 1952, Quốc tịch Úc, tạm trú tỉnh Trà Vinh) về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo Điều 175, Bộ Luật Hình sự. Trước đó, trong năm 2020, TAND tỉnh Vĩnh Long 2 lần hoãn phiên toà. Theo cáo trạng truy tố của Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Vĩnh Long, vào khoảng năm 1987, ông Trương Tuấn Anh và vợ là bà Nguyễn Thị Bích Phượng lập nhà máy cán sắt Thuận Thành tại phường 2, TX Vĩnh Long, tỉnh Cửu Long (nay là TP Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long). Trong khoảng thời gian từ 1/3 đến 9/3/1989, ông Trương Tuấn Anh và vợ đã ký 3 Hợp đồng vay của Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh trực thuộc Liên hiệp xã tỉnh Cửu Long với tổng số tiền 152 triệu đồng, trong đó có 1 hợp đồng vay tín chấp 52 triệu đồng, 1 hợp đồng vay tín chấp 100 triệu đồng và 1 hợp đồng vay 250 lượng vàng 24K có thế chấp tài sản. Đến cuối năm 1989, ông Trương Tuấn Anh cùng vợ con ra nước ngoài. Trước khi ngừng hoạt động, ngày 10/9/1990, Trung tâm tín dụng công nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Cửu Long tiến hành rà soát đối chiếu xác định công nợ, trong đó có các khoản vay của vợ chồng ông Trương Tuấn Anh.  Dựa trên cơ sở báo cáo của Trung tâm này và các tài liệu xác minh, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Cửu Long đã ra Quyết định số 35 ngày 23/1/1990 truy nã ông Trương Tuấn Anh và vợ. Cáo trạng của VKSND tỉnh Vĩnh Long cho biết, đến ngày 5/7/ 2019 thì bắt được ông Trương Tuấn Anh đồng thời cho biết hiện bà Phượng không có mặt tại Việt Nam nên không đặt ra xem xét giải quyết trong vụ án này. Bị cáo Trương Tuấn Anh cho biết, tính đến thời điểm bị bắt ông đã về Việt Nam thăm bạn bè, đi làm từ thiện khoảng 20 lần mà không hề hay biết mình bị truy nã. Ông cũng khẳng định các khoản vay của vợ chồng ông điều là vay thế chấp chứ không phải là vay tín chấp như cáo trạng nêu, đồng thời tổng tài sản thế chấp của ông thời điểm đó trị giá gấp khoảng 3 lần tổng số tiền ông và vợ đã vay. Tỉnh Cửu Long bị giải thể ngày 26 tháng 12 năm 1991 và tách thành hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnamese-australian-to-be-on-trial-after-29-years-living-abroad-03302021090135.html  
......

Thư gửi các thầy thuốc có lương tri

Mạc Van Trang Thưa các Bác sĩ, các nhân viên y tế trực tiếp đem nghề nghiệp phục vụ nhân dân. Chúng tôi biết rằng, ngoài một số người lợi dụng nghề Y để làm những việc bất chính nhằm trục lợi, số còn lại, các thầy thuốc tuân theo lời thề Hypocrates và những quy định về Y đức của Việt Nam, đều hết lòng vì nhân dân phục vụ. Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng chúng tôi viết Thư này gửi đến các Quý vị vì nỗi lo lắng, tình trạng Công an đã chuyển một số Tù nhân lương tâm, vốn là những người bình thường trước khi bị bắt, vào Bệnh viện Tâm thần. Gần đây là trường hợp các ông Lê Anh Hùng, Phạm Thành, Trịnh Bá Phương, cụ thể như sau: 1 - Tin cho biết ông Lê Anh Hùng khi từ chối uống thuốc, đã bị nhân viên y tế tại Bệnh Viện Tâm thần trung ương đánh đập dã man, trói chân tay vào giường và cưỡng bức tiêm thuốc tâm thần. (1) Ông Lê Anh Hùng 2 - Trường hợp nhà văn Phạm Thành, vợ ông bà Nguyễn Thị Nghiêm, nói với đài VOA: “Ngày 24/11/2020, họ chuyển anh ấy từ trại số 1 Hỏa Lò thuộc Công an thành phố Hà Nội đến Viện pháp y Tâm thần Trung ương ở huyện Thường tín. Ngày 25/11, Điều tra viên báo với tôi rằng như vậy. Trong lòng tôi rất hỗn loạn. Tôi không biết làm thế nào cả”. Ông Phạm Thành “Tôi sống với anh ấy bao nhiêu năm thì tinh thần, sức khỏe của anh ấy bình thường, không có vấn đề gì về tâm thần cả. Bây giờ chuyển xuống Viện thì tôi không rõ họ thẩm định sức khỏe hay làm gì khác.”... (2) 3 - Trường hợp ông Trịnh Bá Phương, vợ ông, bà Thu nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau: "Là anh Nguyễn Thế Bắc (công an), chỉ thông báo bằng mồm rằng đã trích xuất chồng em đi tới Bệnh Viện Tâm Thần Trung Ương 1 vào hôm 1 tháng 3 năm 2021”. "Ngày 3 tháng 9 năm 2020 thì họ triệu tập em đến, họ hỏi em là: 'Tình hình anh Phương ở nhà tâm lý có sao không và gia đình có ai bị tâm thần hay không?” Em cũng trả lời họ là: 'Ở nhà thì anh Phương khỏe mạnh, yêu thương vợ con và gia đình em cũng chả có ai bị tâm thần.” “Họ cũng nói rằng trong quá trình điều tra thì anh Phương không trả lời và cũng không nhìn họ, anh lấy giữ quyền im lặng!” “Tháng 12 năm 2020, anh Phương cũng nhờ một người gọi điện ra cho em và người đó bảo rằng anh Phương sẽ giữ quyền im lặng cho đến khi gặp được luật sư và cũng nhắc nhở gia đình không phải nói gì hết bởi vì mình có quyền im lặng". (3) Trước thực tế như trên, dư luận xã hội rất lo lắng cho những tù nhân lương tâm có thể bị cưỡng bức uống thuốc, tiêm thuốc tâm thần như trường hợp ông Lê Anh Hùng. Trong hoàn cảnh hiện nay, chỉ còn biết hy vọng vào những thầy thuốc có lương tri, thượng tôn Y đức sẽ cứu được các tù nhân lương tâm khỏi oan nghiệt này. Chúng tôi tin rằng các thầy thuốc có lương tri vẫn luôn nhớ lời thề Hypocrates: “Tôi sẽ không trao thuốc độc cho bất kỳ ai, kể cả khi họ yêu cầu và cũng không tự mình gợi ý cho họ… Tôi suốt đời hành nghề trong sự vô tư và thân thiết”... (4) Hay như “12 điều Y đức là Tiêu chuẩn đạo đức của người làm công tác y tế được ban hành kèm theo quyết định số: 20881BYT-QĐ ngày 06 tháng 11 nǎm 1996 của Bộ trưởng Bộ Y tế”. Trong đó Điều 2 ghi rõ: “Tôn trọng pháp luật và thực hiện nghiêm túc các quy chế chuyên môn. Không được sử dụng người bệnh làm thực nghiệm cho những phương pháp chẩn đoán, điều trị, nghiên cứu khoa học khi chưa được phép của Bộ Y tế và sự chấp nhận của người bệnh”...(5) Thưa Quý vị, “Cứu một người phúc đẳng hà sa". Chúng tôi hy vọng và cầu mong các thầy thuốc có lương tri hãy không tiếp tay cho tội ác, mà bằng Y đức và chuyên môn của mình, hãy cứu lấy các Tù nhân lương tâm thoát khỏi “thảm kịch tâm thần". Đó sẽ là Quả phúc của Quý vị do hành nghề lương thiện mà có được. Xin gửi đến các thầy thuốc có lương tri Niềm tin và Hy vọng. Sài Gòn, ngày 28/3/2021 TM CLB Lê Hiếu Đằng Mạc Văn Trang Chú thích: 1. https://www.rfa.org/.../blogger-activist-le-anh-hung... 2.(https://www.voatiengviet.com/.../nha-van.../5687185.html) 3.(https://www.rfa.org/.../activist-trinh-ba-phuong...). 4.https://vi.wikipedia.org/.../L%E1%BB%9Di_th%E1%BB%81... 5.https://thuvienphapluat.vn/.../Quyet.../40182/noi-dung.aspx
......

Thêm một ứng cử viên đại biểu Quốc hội độc lập bị bắt ở Hà Nội

Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng đã nộp đơn xin ứng cử đại biểu Quốc hội và có kế hoạch vận động tranh cử trước khi bị bắt. Việt Nam - VOA| Một ứng cử viên đại biểu Quốc hội Việt Nam độc lập bị lực lượng an ninh ở Hà Nội bắt giữ trong khi nhà riêng của ông bị khám xét và một số thiết bị và tài liệu bị lấy đi, trong đó có hồ sơ ứng cử của ông, người nhà của ông cho biết. Nhà báo độc lập Lê Trọng Hùng, người đã nộp đơn ứng cử đại biểu Quốc hội và đang tích cực vận động tranh cử, bị bắt trong khi đưa các con đi chơi về gần đến nhà sáng ngày thứ Bảy. Các viên chức an ninh được nói là đã lấy chìa khóa của ông và tự mở cửa vào nhà, nơi họ đọc và thi hành lệnh khám xét về cáo buộc ông “tàng trữ, phát tán tài liệu chống phá nhà nước.” Đây là vụ bắt giữ mới nhất liên quan tới những người đã tuyên bố công khai tự ứng cử đại biểu Quốc hội Khóa 15 năm 2021-2026, với cuộc bầu cử dự kiến diễn ra vào ngày 23 tháng 5. Trước đó một người ở Ninh Bình bị bắt giữ về cáo buộc “thông tin xuyên tạc, chống phá nhà nước gây hoang mang dư luận.” “Họ khám xét và họ lấy đi một số hồ sơ mà dân oan họ kêu oan với cả hồ sơ tranh cử của anh Hùng, một số điện thoại cũ và máy tính của anh ấy,” bà Đỗ Lê Na, vợ của ông Hùng, nói với VOA vào tối ngày thứ Bảy. Bà bác bỏ cáo buộc của nhà chức trách, nói rằng chồng bà chỉ muốn giúp lên tiếng cho những người dân bị thiệt thòi trong những tranh chấp với chính quyền thông qua những chương trình phát trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội của ông. Ngoài ra ông cũng đang tặng các quyển hiến pháp cho người dân để giúp họ nâng cao hiểu biết về quyền và nghĩa vụ hiến định của họ. Những nỗ lực vận động tranh cử “rầm rộ” của ông vào Quốc hội có thể đã thu hút thêm sự chú ý của nhà chức trách và thúc đẩy họ hành động chống lại ông, bà nói thêm. “Anh Hùng bảo là anh ấy tranh cử hẳn hoi, không phải quẳng cái tên vào đấy để họ thích làm gì thì làm. Sau đó anh ấy có những chương trình rất là rầm rộ,” bà nói. “Năm nay riêng Hà Nội thì đã có 30 ứng viên độc lập. Mình nghĩ cũng có thể là họ sợ tấm gương của anh Hùng sẽ lan rộng ra trong quần chúng, nhiều người sẽ noi theo cái gương đó, và họ muốn dập.” Trên trang Facebook cá nhân của mình, ông Hùng đăng những hình ảnh cho thấy những tài liệu mà ông biên soạn để chuẩn bị cho chiến dịch vận động cử tri tại đơn vị bầu cử số 4 ở Quận Hai Bà Trưng với chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền hợp hiến và xã hội thượng tôn pháp luật. Ông dự định phổ biến đề cương tranh cử của mình bằng cách đến từng nhà cử tri để trình bày, kéo loa đi diễn thuyết, thuê hội trường để diễn thuyết, hoặc diễn thuyết tại quảng trường, sân vận động, theo đơn yêu cầu cung cấp sự bảo vệ mà ông gửi tới Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội. Ông cũng đăng những video “đào tạo dân biểu” mà trong đó ông trình bày những kĩ năng mà ứng cử viên cần có để vận động tranh cử thành công. VOA không thể liên lạc được ngay tức thì với nhà chức trách Hà Nội để yêu cầu bình luận về vụ bắt giữ. Bà Lê Na cho biết trong những ngày sắp tới bà dự định sẽ liên lạc với luật sư để hỗ trợ cho vụ án của chồng bà. Nhưng vấn đề pháp lý chỉ là một trong số những khó khăn mà bà, một giáo viên khiếm thị, sẽ phải đối diện khi gia đình mất đi một trụ cột. “Các cháu của mình thì có một cháu là tự đi học được, còn lại một cháu bé ba tuổi không thể tự đi được. Mình không nhìn thấy nên cũng không thể đưa cháu đi được, và bản thân mình cũng không thể tự vào trường được, bình thường anh Hùng đưa đón,” bà chia sẻ. ****   XIN HÃY GIÚP ĐỠ GIA ĐÌNH LÊ TRỌNG HÙNG Ông Lê Trọng Hùng và vợ con (Facebook Hùng Gàn Lê)   Nguyễn Thúy Hạnh Cả nhà yêu quý! Như mọi người đã biết, hôm nay Facebooker Lê Trọng Hùng đã bị nhà cầm quyền bắt đi. Hoàn cảnh nhà Hùng đặc biệt khó khăn, vợ bị mù, hai con một đứa học lớp 5, một đứa mới lên 3 tuổi. Bố mẹ chồng ở quê thì đều bị tai biến ko giúp gì được. Giờ thiếu vắng Hùng ko biết mẹ con cô ấy sẽ sống ra sao. Trước mắt cô ấy cần một chiếc điện thoại có phần mềm cho người khiếm thị để liên lạc, giá chiếc đt ấy khoảng 8tr₫. Dưới đây là số tài khoản của vợ Hùng, mong mọi người ít nhiều giúp đỡ mẹ con cô ấy: TK 109 005 491 659 Đỗ Lê Na Ngân hàng Vietinbank chi nhánh Chương Dương Số đt: 0972 4099 49 Địa chỉ: Nhà 9A, ngách 59, ngõ 325, Kim Ngưu, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội Số đt: 09724 09949. Đỗ Lê Na Xin đa tạ!  
......

Bác sỹ Nguyễn Duy Hướng bị bắt giam vì viết Facebook nói lên vấn nạn xã hội

Phạm Minh Vũ|   Đỗ điểm cao gần như tuyệt đối vào đại học Y Hà Nội, ra trường làm qua bệnh viện Đa khoa tỉnh và sau đó đa khoa thành phố Vinh. Vì không hài lòng cách làm việc với giám đốc bệnh viện, Bác sỹ đã xin nghỉ ra mở phòng khám Duy Nhi ở Yên Thành-Nghệ an.   Sinh ra ở một làng quê Yên Thành- Nghệ An, Bác sỹ đã nung nấu thuở nhỏ khi lớn lên sẽ cứu người, bằng cách học. Khi ra trường với bảng thành tích tuyệt đối ngành đa khoa, Bác sỹ đã chọn khoa Nhi với mong muốn ươm mầm một thế hệ tương lai cho đất nước.   Nhưng cũng chính lúc này tiêu cực đầy rẩy, xã hội thì lắm bất công, Bác sỹ nghĩ cứu người bằng nghề y chỉ cứu được một vài người, và đất nước này đang trong cảnh điêu linh nên lên tiếng cho bất công từ suy nghĩ đó.   Bác sỹ lập một tài khoản fb có tên là Bảo Kiếm, đăng tải các bài viết chống lại sự bất công mà một người thiên hướng khoa học như Bác sỹ nghĩ rằng tiêu diệt cái gì cũng phải diệt tận gốc, các bài viết của bác sỹ tấn công vào đầu não chính trị Việt Nam. Lên án đảng cộng sản và lãnh đạo chóp bu.   Sau sự kiện Đồng Tâm xảy ra, Bác sỹ đau lòng khi chứng kiến cảnh máu chảy người chết vì đất đai, Bs Hướng đã gửi ra văn phòng TW đảng, ông Nguyễn phú trọng lời phê bình vì đã hành xử như một kẻ côn đồ...   Hôm qua, công an đã bắt Bs Hướng với tội danh tuyên truyền chống nhà nước.   Một trí thức một người bác sỹ luôn đứng về nhân dân, nhưng chọn cách đứng một mình, không hội nhóm không một ai biết vẫn miệt mài khai trí Nhân dân để cứu đời. Bạn bè đồng nghiệp hay khuyên bảo bs nên dừng lại đừng chui vào chỗ tự hại mình như thế, bs liền trả lời rằng: Nhưng em vẫn tự tin chọn theo cách của mình hơn, “tìm con đường sống ở ngay chỗ chết”.   Một trí thức đi ngược dòng với những trí ngủ XHCN, thật đáng khâm phục...  
......

Nhà hoạt động nhân quyền Trịnh Bá Phương bị đưa từ nhà tù vào trại tâm thần do "giữ quyền im lặng"

  - Phạm Thanh Nghiên -   Tin từ bà Trịnh Thị Thảo, em gái ông Trịnh Bá Phương cho hay ông đã bị chuyển từ nhà tù đến Bệnh viện Tâm thần Trung Ương 1.để giám định.    Lý do là Anh Phương "giữ quyền im lặng"  không nhìn vào mặt điều tra viên, cũng như không trả lời các câu hỏi của điều tra viên khi bị xét hỏi.   Trước đó, ngày 19/3/2021, vợ ông Phương là bà Đỗ Thị Thu đến Trại Tạm giam số 1- Công an Tp Hà Nội để tiếp tế thì được tin ông Phương không còn bị giam giữ ở đó nữa. Khi được hỏi, cán bộ Trại Tạm giam trả lời bà Thu rằng phòng PA09 đã chuyển ông Trịnh Bá Phương đi từ khoảng 2, 3 tuần trước, nhưng không nói rõ là chuyển ông đi đâu. Nhân thể, cán bộ Trại Tạm giam đã “bàn giao” tiền lưu ký của tù nhân Trịnh Bá Phương cho bà Thu, điều mà lẽ ra phải được trả cho ông Phương khi ông bị đưa đi.   Bà Thu gọi điện cho văn phòng cơ quan an ninh điều tra thì được trả lời điều tra viên Nguyễn Thế Bắc... đi công tác.   Sáng nay 22/3/2021, bà Đỗ Thị Thu tiếp tục gọi điện lên cơ quan công an điều tra để hỏi thăm tin tức của chồng thì được điều tra viên Nguyễn Thế Bắc trả lời Phương đã “được” chuyển đến Bệnh viện Tâm Thần Trung Ương 1 (ở Thường Tín) để “phục vụ công tác điều tra”. Nhắc lại, hai TNLT khác là blogger Lê Anh Hùng và nhà văn Phạm Thành cũng đã bị đưa từ nhà tù- trại tạm giam đến bệnh viện Tâm thần này và vẫn đang bị “điều trị” tại đây.   Bà Trịnh Thị Thảo, em gái ông Trịnh Bá Phương chia sẻ với tôi rằng gia đình bà không ngạc nhiên khi anh trai bà bị đưa đến Trại tâm thần. Bà Thảo kể lại sự việc sau khi ông Trịnh Bá Phương bị bắt khoảng một, hai tháng, chị dâu bà đi làm các thủ tục giấy tờ để khai sinh cho đứa con trai thứ hai mới chào đời. Điều tra viên Nguyễn Thế Bắc đã hỏi bà Thu rằng “lúc ở nhà, tâm lý anh Phương có ổn định không?” Bà Thu khẳng định chồng bà hoàn toàn khoẻ mạnh về tinh thần. Sở dĩ Nguyễn Thế Bắc hỏi bà Thu câu này vì kể từ khi bị bắt, ông Trịnh Bá Phương luôn giữ quyền im lặng, không trả lời thẩm vấn của các điều tra viên.   Khi an ninh đưa ra câu hỏi này với bà Đỗ Thị Thu, cần được hiểu như lời đe doạ và thông báo ngầm việc ông Phương sẽ bị đưa đến Trại Tâm thần để bị đoạ đày. Trịnh Bá Tư (trái) - Trịnh Bá Phương (giữa) và mẹ bà Cấn Thị Thêu   Xin nhắc lại, Trịnh Bá Phương bị bắt vào ngày 24/6/2020 cùng với mẹ Cấn Thị Thêu và em trai Trịnh Bá Tư với cáo buộc “chống nhà nước CHXHCN VN”. Đây là lần tù thứ 3 của bà Cấn Thị Thêu vì các hoạt động tranh đấu cho quyền tự do, đặc biệt cho những dân oan mất đất.   Với đóng góp của gia đình họ Trịnh cho các hoạt động đòi tự do, lòng quả cảm vượt bậc của họ khi nỗ lực đưa những sự thật kinh hoàng đang diễn ra trên đất nước này ra công luận, tôi kính phục họ. Và tôi gọi Trịnh Bá Phương cũng như mẹ và em trai của Phương là các “nhà hoạt động nhân quyền”. Ai phản đối thì mặc. Giờ đây bắt cả gia đình 3 Mẹ con vào tù chỉ vì lên tiếng mạnh mẽ cho những người dân oan khác Tàn ác, man rợ đó vẫn chưa đủ, giờ nay lại đưa người ta tới viện tâm thần để hủy hoại cuộc đời họ.      
......

Kiêu binh

Kiêu binh Lê Mạnh Hùng tại đồn công an. Phạm Minh Vũ  <   Quân nhân Lê Mạnh Hùng (công tác ở Học Viện Hậu Cần) chiều qua Chủ nhật sau khi đi hát karaoke ôm về, hơi quá chén, không về cơ quan sợ sếp la mắng, nên khi ra về chạy tới ngã tư Nguyễn Trãi - Nguyễn Xiển (Hà Nội), chốt cửa ngủ giấc giữa đường như đường này là của bố vậy.   Anh bộ đội Tên Hùng đang ngon giấc thì một chiến sĩ CSGT yêu cầu anh bộ đội lái Camry 30E-864.21 di chuyển xe vào lề đường và xuất trình giấy tờ để kiểm tra. Bị phá giấc ngủ, bực mình nên khi mở cửa ô tô bước xuống, anh bộ đội đã lao vào túm cổ chiến sĩ cảnh sát giao thông (CSGT) tát thẳng mặt nhiều cái rồi hỏi biết bố mày là ai không (tao là quân nhân..).   Sau đó bộ đội bị hốt về đồn, nhưng vẫn thách thức và gọi điện yêu cầu Công an thành phố xuống dạy bọn Giao Thông này lại trong tư thế ngồi rất là một đảng viên ưu tú.   Mọi công dân ai cũng phải tuân thủ theo pháp luật, một xã hội tồn tại là nhờ có hành lang pháp lý để ràng buộc, anh xé bỏ nó và cách hành xử như một bầy thú hoang. Là quân nhân, càng phải chấp hành nghiêm luật pháp. Thế mà, anh Hùng này không những thể hiện như kẻ côn đồ lại còn hành hung cơ quan công quyền. Đây là thái độ kiêu binh phải trừng trị thích đáng.   Một điều đáng nói, tới giờ chắc Bộ đội cụ hồ tên Hùng này chưa có sao mặc dù đã thể hiện hành vi chống người thi hành công vụ rất rõ ràng.   Có lần một cô gái bị cảnh sát GT làm sai luật để xử phạt chèn ép, bức xúc cô tát một cảnh sát GT thì bị 9 tháng tù.   Bộ đội cụ hồ tát csgt thì mấy tháng đây? Hay là rút kinh nghiệm sâu sắc như những đảng viên khác khi phạm pháp?   Bộ đội cụ hồ kỳ ghê.  
......

Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời (1950-2021)

  Khanh Nguyen       Tin cho hay, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp qua đời ở Hà Nội, vào lúc 4g30 chiều ngày 20-3-2021. Việt Nam lại mất đi một cây bút tài năng và tính cách.   Nguyễn Huy Thiệp là một người đến với văn chương muộn, gần 40 tuổi, người đọc mới biết đến những truyện ngắn của ông, khởi đăng trên báo Vǎn nghệ của Hội Nhà vǎn Việt Nam vào nǎm 1986.   Chỉ một vài nǎm sau đó, cả làng vǎn học trong lẫn ngoài nước xôn xao những cuộc tranh luận về tác phẩm của ông. Cái tên Nguyễn Huy Thiệp bừng dậy trong giới văn chương Việt Nam với những góc nhìn mới mẻ, táo bạo, nhất là trong giai đoạn kiểm duyệt còn vô cùng đen tối, so với hiện nay. Đặc biệt khi ông cho ra mắt truyện ngắn Không Có Vua vào năm 1987. Có người lớn tiếng gay gắt, thậm chí coi vǎn chương của ông có những khuynh hướng thấp hèn, phản động. Người khác lại ca ngợi ông và cho rằng ông có trách nhiệm cao cả với cuộc sống hiện nay...   Theo ghi chú của Wikipedia, Năm 1970, Nguyễn Huy Thiệp tốt nghiệp khoa sử Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và ông bị đưa về làng dạy học tại Tây Bắc đến năm 1980. Vì bố ông có làm việc với Pháp, cho nên lý lịch ông vì vậy bị xếp vào loại "không sạch”. Năm 1980, ông chuyển về làm việc tại Bộ Giáo dục và Đào tạo, sau đó, làm việc tại Công ty Kỹ thuật trắc địa bản đồ, Cục Bản đồ cho đến khi về hưu.   Trong cuộc gặp phỏng vấn với nhà báo Đức Katharina Borchardt vào năm 2015 (tờ Neue Zürcher Zeitung), ông có xác nhận về điều này, ông nói rằng "Tại các nước cộng sản người ta luôn nói là, mọi người đều bình đẳng như nhau, nhưng thực tế, gia đình cán bộ và viên chức nhà nước hưởng được nhiều ưu quyền đáng kể. Tôi xuất thân từ một gia đình nghèo hơn. Ngoài ra, bố tôi có làm việc với Pháp. Gia đình tôi vì vậy bị xếp vào loại “không sạch”.   Cũng trong cuộc phỏng vấn này, nhân dịp Hà Nội tổ chức rầm rộ chiến thắng 30-4, nhà văn Nguyễn Huy Thiệp nói thêm "Chiến tranh đã để lại nhiều tai hại. Tôi không thể nào nói hết ra đây được. Tôi không viết gì về các trận đánh vì tôi không là lính chiến. Ngoài ra tôi ghét chiến tranh. Nhưng mà tôi phải cẩn thận trong cách diễn tả của tôi. Có lần tôi nói với một nữ ký giả ở Thụy Điển là tôi ghê tởm chiến tranh. Ở nhà người ta đã kết án tôi, là tôi than phiền cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân Việt Nam. Lẽ dĩ nhiên tôi không ám chỉ như vậy! Nhưng đôi khi người ta muốn gán ghép cho tôi".   Các tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp in dấu ấn khá đậm nét về nông thôn và những người lao động. Bởi cuộc sống thơ ấu của ông cùng gia đình phải di chuyển nhiều nơi, lao động cực nhọc để sinh tồn. Sở trường của ông là truyện ngắn, mảng đề tài đa dạng gồm lịch sử và văn học, hơi hướng huyền thoại và cổ tích, xã hội Việt Nam đương đại, xã hội làng quê và những người lao động.   Ngoài ra ông còn viết kịch, thơ (chưa xuất bản tập thơ nào, nhưng xuất hiện khá nhiều trong các truyện ngắn của ông) và tiểu luận phê bình đăng trên nhiều báo, tạp chí trong nước. Sách của ông cũng được dịch ra các thứ tiếng như ở Pháp, Ý, Hoa Kỳ và Thụy Điển. Năm 2008, ông nhận được giải thưởng văn học Nonino Risit D’Âur Prize 2008 từ Ý, tôn vinh những cây bút xuất sắc trên toàn thế giới.   Câu chuyện đi nhận giải của ông cũng là một điều thú vị: ông lặng lẽ đi, giấu kín chuyện mình cho đến khi bị phát hiện. Giải thích về điều này, Nguyễn Huy Thiệp nói "Tôi nhận giải thưởng này, người hiểu thì không sao, người không hiểu sẽ đàm tiếu này nọ. Phúc và họa vẫn đi liền với nhau là như vậy. Nên tôi không chia sẻ với người trong giới. Tôi hiểu chứ, hiểu sự đau khổ của con người khi chứng kiến thành công của người khác. Con gà còn tức nhau tiếng gáy nữa là... Lòng ghen tỵ vốn là tính người, chỉ có thể bớt đi chứ không chữa được. Con người ta còn sống là còn tham, sân, si..."   Có lẽ ông đã quá thấu hiểu con người Việt Nam, đặc biệt là với cái gọi là trí thức Việt Nam khi phải cùng sống trong cái lồng Xã hội Chủ Nghĩa.   Trả lời trên VNExpress, khi được hỏi là vì sao các giải thưởng văn chương nhà nước không ngó đến ông, dù ông đã vang danh ra thế giới, Nguyễn Huy Thiệp nói, và cười với cái kiểu rất quen thuộc của mình "Đến Chúa Jesus còn bị hắt hủi tại quê nhà cơ mà. Tôi thì ăn thua gì", ông nói "Bây giờ nghĩ lại, vào những năm 1988-1992, việc người ta phản ứng dữ dội với sáng tác của tôi là chuyện bình thường. Cũng giống như ngày xưa, khi cả xã hội đang mặc đồ bộ đội, một cô gái đột nhiên xuất hiện với chiếc quần bò sẽ làm người khác ngứa mắt. Sau này rồi thì người ta sẽ quen dần đi. Nhưng điều tệ hại là trong cuộc tranh luận văn nghệ đó, có những ý kiến không thuần văn chương, của những người ngoài giới, thậm chí còn có những vu cáo phi văn học..."   Đã có những nhận định rằng, chỉ cần ra mắt sớm hơn 10 năm, Nguyễn Huy Thiệp có thể ngồi tù như số phận của Phan Đan, Hoàng Hưng... ở miền bắc.   Những năm cuối đời, đặc biệt vào lúc 70 tuổi, ông mang nhiều bệnh và luôn đau yếu. Không chỉ đến khi ông ra đi, mà ngay lúc ông dừng viết, văn học Việt Nam sau thời kỳ thống nhất địa lý, cũng hiện ra một khoảng trống vô cùng. --------- "Ở Việt Nam người ta phải có khả năng chờ đợi. Đôi khi, guồng máy chính trị mở ra, rồi lại đóng kín lại. Khi mình bắt được cơ hội đúng lúc – và việc này tôi rất khá – thì nhiều việc không thể ngờ nhưng cũng có thể xảy ra ở nước tôi", (Nguyễn Huy Thiệp)  
......

Quản giáo thả chó săn cắn tù nhân lương tâm

RFA   Tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đức Độ hôm 16 tháng Ba năm 2021 vừa qua kể với gia đình về việc anh bị quản giáo trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thả chó cắn anh khi anh hét lên: "Tù nhân Lương Tâm cũng cần được sống!" từ nơi biệt giam. Hôm 18 tháng Ba, Ông Nguyễn Đức Hải, em trai của ông Độ kể lại sự việc với phóng viên Đài Á Châu Tự Do như sau:   "Nói chuyện một lát thì anh nói rằng hôm qua là ngày 15 (tháng Ba, 2021) là anh bị tức ngực, rồi tức ở sau lưng không thở được, thành ra anh mới đập cửa lên kêu cứu.   Anh nói rằng bây giờ nhà tù rộng lắm, la lên thì người ta mới nghe, anh mới đập cửa kêu cứu và la lên là: "Tù nhân Lương Tâm cũng cần được sống!"   Một lát sau họ thả chó săn vào, anh nói là họ thả chó săn vào thì nó vồ tới đòi cắn anh nhưng mà anh nhảy ngược lại vào phía trong.Thì nó không cắn được, nó cứ đứng trước cửa sủa um lên vậy đó."   Phóng viên Đài Á Châu Tự Do gọi điện cho số điện thoại của trại giam Xuân Lộc để hỏi về vụ việc nhưng không có người bắt máy.   Theo ông Hải, anh trai của ông bị cùm chân và biệt giam kể từ tháng 5 năm ngoái khi đập cửa buồng giam để yêu cầu được cho ra ngoài sân tập thể dục.   Ông Độ cho hay, ông bị giam trong căn phòng diện tích khoảng 8 mét vuông và do diện tích quá nhỏ không tập thể dục được khiến tay và chân của ông bị đau đớn khi vận động, khó thở và tức ngực.   Ông Độ là thành viên của tổ chức Liên minh Dân Tộc Việt Nam Tự Quyết. Ông bị tuyên án 11 năm tù giam vào năm 2018 cùng với hai người khác. Ông cũng cho hay, cán bộ quản giáo hay khuyên ông nhận tội để đổi lấy việc được giảm án.   Ông Hải nói với Đài Á Châu Tự Do: "Anh Độ cho anh biết là thỉnh thoảng họ (công an quản giáo) vẫn đem cái biên bản nhận tội vào, họ nói là ký vào nhận tội theo ý của họ, thì mỗi năm năm họ sẽ giảm cho anh 2 tháng tù và để anh ra ngoài được tự do. Nhưng mỗi lần anh Độ đều ghi trong biên bản là "Tôi không có tội, tôi bị kết án oan sai, tôi chỉ là người yêu nước!"   Nguồn: RFA  
......

Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn giảm án

Bản tin của UCANEWS với tựa đề „Việt Nam y án tử hình nông dân vì xung đột đất đai“   Thật khủng khiếp khi hệ thống tư pháp đã lừa bị cáo Lê Đình Công nhận tội. Công đã đệ đơn kháng cáo về việc bị kết án oan nhưng sau đó bị lừa nên kháng cáo xin giảm án. Tất cả chúng tôi đều ngây thơ hy vọng họ [các thẩm phán] sẽ giảm án.   Hôm nay 11/3, trang tin tức (tiếng Anh) UCANEWS đưa tin về phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án Đồng Tâm. Sau đây là bản dịch phần cuối nói về việc ông Lê Đình Công bị tòa án lừa nhận tội với hứa hẹn sẽ được giảm án:   Luật sư Công giáo Lê Quốc Quân, người đã theo sát vụ án, cho rằng việc một vụ án hình sự nghiêm trọng, ảnh hưởng đến tính mạng của nhiều người, mà chỉ được xét xử trong hai ngày là không hợp lý.   Quân, một nhà hoạt động nhân quyền, cho biết người dân không hài lòng với một bộ máy tư pháp tham nhũng được quản lý bởi một chế độ độc tài. Các thẩm phán hành động theo các chỉ thị bí mật được lên kế hoạch từ các nhà lãnh đạo đảng, ông nói.   Công lý hoàn toàn chỉ là một trò hề và các phiên tòa là những vở hài kịch đen mà những kẻ 'chủ mưu' này sử dụng để đạt được mục tiêu càng sớm càng tốt, ông nói.   Luật sư cho biết những kẻ ra lệnh tấn công xã Đồng Tâm lẽ ra phải bị đưa ra xét xử. Họ sẽ bị lịch sử đánh giá đúng mức.   Anh ta nói thật khủng khiếp khi hệ thống tư pháp đã lừa bị cáo Lê Đình Công nhận tội. Công đã đệ đơn kháng cáo về việc bị kết án oan nhưng sau đó bị lừa nên kháng cáo xin giảm án.   Ông nói, tất cả chúng tôi đều ngây thơ hy vọng họ [các thẩm phán] sẽ giảm án.   Khoảng 14 luật sư tình nguyện bào chữa cho các bị cáo tại phiên tòa, nơi họ bị cấm tiếp xúc nói chuyện với thân chủ của mình.   Trước phiên tòa, họ đã yêu cầu các cơ quan chức năng của chính phủ giải quyết những câu hỏi chưa rõ ràng bao gồm cả thủ tục pháp lý.   Họ yêu cầu điều tra lại cuộc đụng độ đất đai, nguồn gốc đất tranh chấp, thương lượng của chính quyền địa phương với dân làng, kế hoạch triển khai của cảnh sát Hà Nội để bảo vệ sân bay quân sự, cái chết của cụ Kình và ba cảnh sát, và những vết thương nghiêm trọng trên người thân thể các bị cáo Chức, Hiểu và Nối.   Các luật sư cho biết bà Bùi Thị Nối đã hỏi các thẩm phán năm lần: Đảng có giết đảng không? Bà ấy không được trả lời.   Bà Nối cũng nói với các thẩm phán rằng hãy biết nhìn thẳng vào sự thật và trung thực để giúp đỡ tôi và những người dân.   Nhiều người mô tả lời nói của bà Nối như một cái tát mạnh vào mặt các thẩm phán.   Hiếu Bá Linh (Biên dịch)   Nguồn: https://www.ucanews.com/amp/vietnam-upholds-farmers-death-penalty-over-land-clash/91715 Bổ sung: Clip video cắt từ BBC   Hôm 11/3/2021, Luật sư Ngô Anh Tuấn nói với đài BBC rằng các luật sư và bị cáo đã "ăn một cú lừa thế kỷ" trong phiên tòa phúc thẩm Đồng Tâm:    
......

6 Vấn đề nghiêm trọng, về dữ liệu cá nhân trong thẻ căn cước gắn chip

Đồ họa: Luật Khoa. Ảnh: CafeF, Công an Nhân dân   Thanh Ngọc|   Chiếc thẻ căn cước gắn chip thuận tiện có thể mang lại nhiều rủi ro hơn bạn nghĩ.   Bạn có thể là một trong những người đang sở hữu chiếc thẻ căn cước mới. Chiếc thẻ này sẽ giúp bạn thuận tiện, tiết kiệm hơn khi sử dụng dịch vụ của nhà nước.   Tuy nhiên, nếu bây giờ bạn cầm trên tay chiếc thẻ thì bạn đang chịu rủi ro rất lớn về bảo mật thông tin cá nhân. Dự thảo nghị định cụ thể, quan trọng nhất về bảo vệ thông tin từ thẻ căn cước vẫn đang được Bộ Công an lấy ý kiến. Nói nôm na là chính quyền thu thập thông tin của bạn trong khi họ vẫn chưa quyết rằng thông tin của bạn sẽ được bảo vệ như thế nào.   Bộ Công an đang cho lấy ý kiến về dự thảo Nghị định quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân thông qua website của bộ này, cho đến ngày 9/4/2021. Ảnh chụp màn hình. Đây cũng chính là quan ngại của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Khi bấm nút khai trương Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, ông Phúc đã nhắc Bộ Công an phải gấp rút trình chính phủ nghị định chính thức về bảo vệ dữ liệu cá nhân trong sáu tháng đầu năm 2021. Bạn có thể cho rằng mình không sợ bị tiết lộ thông tin cá nhân. Nhưng bạn còn nhớ cảm giác khi nhận được điện thoại của các hãng chào bán nhà, hay khi biết rằng hành trình bay của bạn bị tiết lộ cho các hãng taxi? Thẻ căn cước mới có thể dẫn đến những hậu quả khó chịu và khó lường với 6 vấn đề sau.   1. Thẻ chip đã lỗi thời và không đảm bảo vệ sinh trong dịch COVID-19   Chip gắn trên thẻ căn cước mới có hình dạng giống như một chiếc thẻ sim điện thoại. Bộ Công an xác nhận con chip này sẽ chứa 20 trường dữ liệu cá nhân do công an quản lý, và vô số các thông tin (như bảo hiểm, bằng lái, hải quan…) có thể đính kèm vào nhưng vẫn chưa được bộ này công bố. Thẻ căn cước gắn chip (contact card – thẻ tiếp xúc, phải cắm vào máy để đọc thông tin) mà Bộ Công an sắp cấp cho bạn là loại thẻ đã lỗi thời và không đảm bảo vệ sinh trong đại dịch COVID-19. Theo tập đoàn Thales, nhà cung cấp thẻ căn cước cho nước Bỉ, khi giao dịch với thẻ chip, người dùng phải cắm thẻ vào đầu đọc, rồi chủ thẻ mới nhập mã PIN hoặc chữ ký để xác nhận. Trong khi đó, với thẻ không tiếp xúc, người dùng chỉ cần đưa ra trước máy và lấy lại trong tích tắc. Việc này vừa thuận tiện, lại vừa giảm rủi ro bị đánh cắp dữ liệu trong quá trình giao dịch. Thẻ không tiếp xúc còn có khả năng kết nối dễ dàng với điện thoại (qua cảm biến NFC), và giúp đảm bảo an toàn hơn trong đại dịch vì không phải trao đổi thẻ qua lại với người khác. Mẫu thẻ chip mà Bộ Công an đang sử dụng đòi hỏi tiếp xúc thông qua đầu đọc thẻ. Đây không còn là xu hướng mới nhất. Ảnh minh họa: e-estonia.com. Năm 2019, Hội đồng Châu Âu đã thông qua tiêu chuẩn bảo mật mới đối với thẻ căn cước (ID Card). Hội đồng quy định rằng thẻ căn cước phải là loại thẻ không cần phải cắm vào máy đọc (thẻ không tiếp xúc – contactless card). Từ năm 2017, nước Đức đã bắt đầu phát hành thẻ căn cước không tiếp xúc cho người dân song song với căn cước điện tử (electronic ID). Năm 2021, Việt Nam mới bắt đầu đổi thẻ căn cước, nhưng công nghệ được cấp 2.696 tỷ đồng mà Bộ Công an cho là hiện đại nay đã lỗi thời.   2. Chính quyền được phép thu thập thông tin diện rộng   Trong Luật Căn cước 2014, có một điều luật cho phép chính quyền thu thập thông tin không giới hạn. Ngoài những thông tin về nhân thân được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Điều 9, Khoản 2 của Luật Căn cước ghi rằng thông tin của bạn sẽ được cập nhật vào cơ sở dữ liệu này từ “…cơ sở dữ liệu về cư trú và cơ sở dữ liệu chuyên ngành khác”. Những chuyên ngành khác đó hoàn toàn có thể là nơi bạn đi khám bệnh, nơi bạn gửi tiền, khách sạn bạn ở, món hàng bạn đặt từ trên mạng, v.v… Rất có thể một ngày nào đó, cán bộ công an có thể ngồi trong phòng và biết bạn đang làm gì.   3. Chủ thẻ chưa có quyền đọc thông tin của mình một cách dễ dàng   Chúng ta có thể đồng ý rằng cần tích hợp nhiều thông tin để thuận tiện giao dịch hơn. Nhưng đối với những thông tin mà bạn không muốn bất kỳ ai biết, ví dụ thông tin về sức khỏe, tài chính, thì bạn phải làm như thế nào? Để kiểm soát được thông tin của mình, bạn phải biết được chính quyền đã thu thập những thông tin nào của bạn. Tuy nhiên, điều này chưa chắc sẽ dễ dàng.   Theo dự thảo Nghị định về Bảo vệ dữ liệu cá nhân mà Bộ Công an đang lấy ý kiến, bạn cần yêu cầu bên xử lý dữ liệu cho bạn chỉnh sửa, xem hay cung cấp bản sao. Điều này có nghĩa là bạn phải trải qua một thủ tục để được xem dữ liệu trên thẻ căn cước của chính mình. Trong khi, chính quyền hoàn toàn có thể cho bạn xem dữ liệu này ngay trên mạng, và bạn có quyền yêu cầu ngừng truy cập thông tin mà bạn không mong muốn.   Người dân Hà Nội làm thẻ căn cước trong đêm 9/3. Ảnh: Zing.vn. Estonia là đất nước nổi tiếng về hệ thống dữ liệu cá nhân thông minh (thẻ chip đầu tiên được cấp vào năm 2002). Nước này cũng dùng loại thẻ chip như Việt Nam, nhưng công dân của họ được cung cấp tài khoản Digi-ID và Mobiil-ID. Thông tin trên thẻ căn cước của Estonia chỉ hiện ra những thông tin nhân thân cơ bản nếu không có mã PIN1 do chủ thẻ cung cấp và chỉ có chủ thẻ biết. Trong các giao dịch trực tuyến, chủ thẻ phải có thẻ căn cước, đầu đọc thẻ, mã PIN1 để xác định danh tính, và khi ký các giấy tờ hay thanh toán thì chủ thẻ phải cần nhập thêm mã PIN2 của mình. 4. Nhiều kẽ hở cho phép chính quyền truy cập, tiết lộ dữ liệu mà không cần hỏi chủ thẻ   Nếu dự thảo Nghị định về Bảo vệ dữ liệu cá nhân của Bộ Công an được thông qua mà không có sửa đổi, thông tin của bạn có thể bị tiết lộ, truy cập mà không cần bạn cho phép. Theo Điều 6, Khoản 1 của dự thảo, thông tin của bạn sẽ bị tiết lộ nếu chiếu “theo quy định của pháp luật”, “…vì mục đích quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội”. Theo Điều 11, Khoản 3, Điểm b của dự thảo này, dữ liệu của bạn có thể bị “xử lý” (thu thập, ghi, phân tích, tiết lộ, cấp quyền truy cập, truy xuất, thu hồi, sao chép, chuyển giao) mà không cần phải thông báo cho bạn “nếu việc xử lý dữ liệu cá nhân được quy định bởi pháp luật…”.   5. Tình trạng tài chính, sức khỏe, tình dục có thể bị thu thập, truy cập   Theo dự thảo nghị định của Bộ Công an, tình trạng tài chính, sức khỏe, tình dục là loại dữ liệu nhạy cảm có thể được chính quyền thu thập và xử lý. Nói cách khác, việc bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, sức khỏe của bạn thế nào, xu hướng tình dục của bạn ra sao sẽ được lưu trữ lại. Trong khi Bộ Công an đang gấp rút hoàn tất cơ sở dữ liệu công dân, các quy định về bảo vệ dữ liệu vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ảnh: Zing.vn.   Trong khi Bộ Công an đang gấp rút hoàn tất cơ sở dữ liệu công dân, các quy định về bảo vệ dữ liệu vẫn còn nhiều lỗ hổng. Ảnh: Zing.vn. Theo dự thảo, loại dữ liệu nhạy cảm này sẽ không được tiết lộ cho bên thứ ba. Để xử lý (thu thập, phân tích, sao chép, chuyển giao…) loại dữ liệu này phải đăng ký trước với Ủy ban bảo vệ dữ liệu cá nhân. Tuy nhiên, nhà nước vẫn chừa ra khoảng trống cho phép họ thu thập thông tin mà không cần phải đăng ký với ủy ban. Đó là các hoạt động điều tra vi phạm pháp luật, thực hiện chức năng tư pháp, và đáng chú ý hơn cả là “các hoạt động khác theo quy định của pháp luật”.   6. Công an thu thập, công an xử lý, công an giải quyết khiếu nại   Theo dự thảo Nghị định về Bảo vệ dữ liệu cá nhân, một ủy ban sẽ được thành lập chuyên để bảo vệ dữ liệu cá nhân.   Ủy ban này sẽ trực thuộc Bộ Công an. Người đứng đầu là Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao của Bộ Công an. Tất cả thành viên khác cũng là người của Bộ Công an. Giờ đây, thông tin của bạn sẽ được công an thu thập, xử lý, và nếu có xảy ra bất trắc gì thì công an cũng là người giải quyết khiếu nại.  
......

Việt Nam khởi sự bỏ sổ hộ khẩu giấy

RFA| Việt Nam chính thức vận hành hệ thống quản lý cư dân bằng điện tử thay hộ khẩu giấy. Báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ngày 25/2/2021. Theo đó, chiều 25 tháng hai, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, lãnh đạo Bộ Công an đã bấm nút chính thức khai trương hai dự án số hóa có quy mô lớn là Hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Hệ thống sản xuất, cấp và quản lý căn cước công dân. Hai dự án này được Chính phủ giao Bộ công an thực hiện. Ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, với những dữ liệu đã được chuẩn hóa và sẵn sàng cho việc kết nối, chia sẻ của hơn 90 triệu dân, ngày hôm nay (25/2), các hệ thống này đã kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công các bộ, các tỉnh và sẵn sàng đi vào hoạt động, là nền tảng quan trọng để xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số. Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, khi hai hệ thống đi vào hoạt động sẽ là đầu mối cung cấp thống tin về công dân, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, các tổ chức đơn giản hóa, giảm thủ tục hành chính. Trong Nghị quyết 112/NĐ-CP về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính, giấy tờ công dân liên quan đến quản lý dân cư thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Công an, được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ban hành ngày 30 tháng 10 năm 2017 có điều khoản bãi bỏ hình thức quản lý dân cư đăng ký thường trú bằng “Sổ hộ khẩu”. Một tuần sau đó, Trung tướng Trần Văn Vệ, quyền Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát phát biểu tại cuộc họp báo của Bộ Công An rằng không có chuyện bỏ sổ hộ khẩu. Theo ông Vệ, các cơ quan chức năng sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu giấy với Bộ Công An chỉ khi nào thu thập xong cơ sở dữ liệu dân cư. Ông khẳng định rằng chắc chắn đến năm 2020 sẽ làm xong cơ sở dữ liệu này. Lúc đó, Bộ Công an sẽ đề xuất bỏ sổ hộ khẩu. Quản lý người dân bằng hộ khẩu được Chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa áp dụng ở miền Bắc từ thập niên 1950. Đến sau ngày 30 tháng 4 năm 1975, cách quản lý này được áp dụng trên toàn cõi Việt Nam.  
......

Cái cúi đầu trước quân xâm lược

Phạm Minh Vũ   1. Ngày 30/9/2018 Đại sứ quán Trung Quốc cùng một số quan chức Việt Nam đi viếng nghĩa trang liệt sĩ Trung Quốc ở Gia Lâm Hà Nội được truyền thông Trung Quốc tường thuật chi tiết, nói rằng Việt Nam “trân quý” và “vô cùng biết ơn” sự hy sinh của các liệt sĩ nước này trong cuộc kháng chiến bảo vệ tổ quốc của Việt Nam.   Tại buổi viếng nghĩa trang này, bà Trần Thị Phương, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội nói rằng:   “Chúng tôi vô cùng biết ơn sự hy sinh của các liệt sĩ Trung Quốc đã hy sinh mạng sống cho độc lập của Việt Nam và tình hữu nghị quý báu giữa hai nước’’   2. Ngày 4-4-2019, Các quan chức Việt Nam vừa cùng với Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam Hùng Ba, tham dự một buổi lễ dâng hương tưởng niệm các tử sĩ Trung Quốc tại Việt Nam ở Thái Nguyên.   Tại buổi tưởng niệm này, ông Vũ Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Linh Sơn nói rằng: “Những anh hùng đó đã hy sinh tại Việt Nam để giành độc lập cho đất nước chúng ta, vì hòa bình thế giới. Việc chăm sóc phần mộ của họ là cách mà chúng tôi thể hiện lòng tri ân và kính trọng những gì họ đã làm’’.   Những sự kiện viếng thăm nghĩa trang người Trung quốc đều từ Đại sứ quán Trung Quốc tổ chức, đây là những hoạt động mà phía TQ muốn nhắc lại rằng Bắc Kinh đã cử hơn 320.000 lính Trung Quốc sang Việt Nam chiến đấu giúp bảo vệ độc lập theo lời cầu viện của đảng cộng sản VN.   3. Hàng năm, vào những ngày tưởng niệm những binh lính trung quốc trên đất Việt Nam được tổ chức rất rầm rộ, như muốn nhắc nhở rằng VN có được hôm nay là nhờ trung quốc góp phần.   Nhưng, trái ngược với những hoạt động ‘’tri ân’’ binh lính TQ đã giúp đảng cộng sản thì những hoạt động tưởng niệm những nạn nhân do chính quân đội TQ gây ra trong trận chiến tranh xâm lược nước ta vào ngày 17-02-1979 như bị xóa mờ.   Người ta sẽ dễ dàng tìm ra các vị liệt sĩ có công chống Pháp, có công chống Mỹ nhưng chẳng ai tìm ra liệt sĩ nào có công chống trung quốc   Bằng cách nào đó, thế lực nào đó có thể đục bỏ chữ ‘’Quân trung quốc’’ trên tấm bia ghi danh nơi diễn ra trận đánh oai hùng của Sư đoàn 337 chặn đánh quân đội trung quốc trên đường tiến công xâm lược nước ta.   Hỏi thế hệ trẻ ngày nay ngày 17-02 năm 1979 là ngày gì thì chẳng mấy ai được biết. Nguyên nhân là do đảng cộng sản VN, các đời tổng bí thư nhất là Nguyễn phú trọng muốn xóa bỏ, muốn đục bỏ một giai đoạn lịch sử tàn khóc đó, khong muốn thế hệ sau có thái độ thù hận với quân bành trướng Bắc kinh. Như cách họ đục bỏ tấm bia có ghi chữ ‘’quân trung quốc’’ vậy. Một sự thật thật oái ăm, một cuộc bể dâu nhắc tới mà không ai không đau đớn lòng.   Lịch sử muốn chối bỏ một giai đoạn đau thương là thế, vậy mà Giáo sư Sử học Phạm Hồng Tung, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), Chủ biên chương trình Lịch sử trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể trả lời một cuộc phỏng vấn trong năm 2019 nói rằng: Tôi nghĩ cuộc chiến tranh năm 1979 đã lùi xa 40 năm. Bây giờ chính là lúc giới sử học của hai nước nên ngồi lại, thảo luận những nguyên tắc cơ bản để dạy về những vấn đề liên quan đến lịch sử hai nước.   Sử của Việt Nam mà giáo sư sử học VN lại yêu cầu người TQ vào viết sử, rồi lại lên giọng dạy người dân là phải "Cần tuyệt đối tránh các ngôn từ, hình ảnh, lối trình bày mang tính gây hấn, biểu cảm, miệt thị. Các ngôn từ biểu cảm, miệt thị, như “chúng”, “quân địch”, “giặc”, “dã man”, “tàn bạo”, “khát máu” … không hề giúp cho các lập luận, phân tích, đánh giá gia tăng tính thuyết phục, trái lại, làm bộc lộ rõ thái độ định kiến, áp đặt, phiến diện, thiếu khách quan và do đó, thiếu tính thuyết phục." Một sự hồ đồ đến ‘’ngáo trung’’ đến kinh tởm của một vị giáo sư sử học.   Người viết sách sử mà quỳ lạy trung quốc đến như thế, thì làm sao thế hệ trẻ hôm nay họ biết về cuộc chiến đẫm máu năm 1979 ấy?   Bà Trần Thị Phương, Phó chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội hay ông Vũ Xuân Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Linh Sơn- Thái Nguyên, hay giáo sư Phạm Hồng Tung đã cúi rạp đầu trước quân đội Trung quốc, có từng lên Tổng Chúp Cao Bằng để nghe kể lại sự kiện lính TQ, lính mà trước đó các ông các bà nói ‘’VN mang ơn họ’’ đã gây ra tội ác với đồng bào ta ở đó như thế nào chưa? Có từng cúi đầu trước những vong linh người đã khuất do chính quân đội TQ gây ra chưa?   4. Tôi có một số bạn học báo chí ra và đã làm một số cơ quan báo chí có tiếng ở nhà nước, được cử sang TQ du học hay nâng cao nghiệp vụ báo chí, nói là du học thực chất là bồi dưỡng tư tưởng thì đúng hơn, khi sự kiện quốc hội VN bỏ phiếu thông qua luật đặc khu thì bị nhân dân phản đối, bạn tôi nói rằng nếu để TQ thuê thì càng, và nếu TQ lấy đất của VN thì càng tốt hơn.   Tôi thật sự kinh hoàng vì một thế hệ trẻ như tôi, ngày xưa từng trao đổi và có thái độ ghét trung quôc bao nhiêu, không hiểu sao khi đi TQ học về thì lại có thái độ như muốn sát nhập vào TQ.   Tôi kinh hoàng hơn, khi biết được hàng năm không biết bao nhiêu lớp học do phía TQ đào tạo chính cán bộ VN, từ cấp Tỉnh trở lên trung ương đều đi sang TQ học, và tôi biết đó là ‘’điểm cộng’’ cho những ai muốn thăng tiến trên quan lộ. Tôi đang đặt câu hỏi những lớp học do TQ tổ chức và VN cử cán bộ sang đi đào tạo đều có thái độ phục tàu như vậy không? Nếu như vậy thì thật sự là mối nguy.   Nhưng, dù có hay không điều đó chưa thấy được, chỉ thấy ngay trước mắt các quan chức VN quỵ rụp đầu trước quan chức Bắc kinh mỗi khi thăm gặp, nó biểu lộ rõ qua cái cách cúi đầu khen trà tàu ngon hơn trà Việt do tổng bí thư Nguyễn phú trọng nói ra.   Lịch sử ngàn năm cho thấy, Trung quốc là kẻ thù truyền kiếp của Dân tộc VN, cái cúi đầu trước quân xâm lược nó cho ta thấy cái hèn cái nhục lẫn cái uất ức vô cùng ở trong đó. Nó còn thể hiện rõ hạ mình trước quân giặc đích thị là những bè lũ phản quốc.   Đó là những cái cúi đầu nhận giặc làm cha!  
......

Chào mừng anh hùng đánh BOT bẫn Hà Văn Nam đã trở về từ nhà tù nhỏ!

  Amy Truc Tran   HÀ VĂN NAM - TÀI XẾ CHỐNG BOT BẨN ĐÃ ĐƯỢC RA TÙ   Sau 30 tháng ngồi tù chỉ vì phản đối BOT bẩn, sáng nay (05/02/2021), người tài xế yêu nước Hà Văn Nam đã được trở về đoàn tụ cùng gia đình.   Hà Văn Nam sinh năm 1981, quê ở Thái Bình, sống tại Hà Nội và được biết rộng rãi trên mạng xã hội như một người có nhiều hoạt động phản đối các trạm thu phí BOT bất hợp lý.   Trước khi bị bắt, Hà Văn Nam từng tham gia các hoạt động giám sát, phản đối các BOT thu phí không hợp lý như BOT Tân Đệ, BOT Mỹ Lộc, BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài.   Anh đã cùng bạn bè là các lái xe đặt các lán, trại cạnh các BOT để bám trụ, theo dõi quan sát BOT liệu có dám thu phí người dân hay không.   Anh bị bắt hồi tháng 3 năm 2019 và bị kết án 30 tháng tù giam cho cáo buộc “gây rối trật tự công cộng”.   Vụ việc Hà Văn Nam bị bắt đã gây nhiều bức xúc trong cộng đồng mạng.   Dưới đây là một số hình ảnh Hà Văn Nam gặp lại bạn bè và người thân sau 30 tháng ngồi tù oan. Ánh mắt, thần thái anh vẫn toát lên sự kiên định.   Chào mừng anh đã trở lại với gia đình và cộng đồng. Chúc anh có cái Tết đoàn viên, ấm áp... *****     Một người tử tế!   Từ một học sinh giỏi cấp tỉnh, từng đạt giải Nhì, Ba trong các kỳ thi học sinh giỏi của tỉnh Thái Bình; đỗ thủ khoa Đại học Bách Khoa và Đại học Nông nghiệp 1 với số điểm tuyệt đối 30/30, cũng từng là giám đốc của một doanh nghiệp, những gì của Anh Nam có được là niềm mơ ước của nhiều người dân Việt Nam.   Sinh ra trong một xã hội đầy bất công, là một doanh nghiệp khi các BOT của quan chức mọc lên như nấm, BOT là một hình thức cướp có môn bài của những doanh nghiệp bất lương được hậu thuẫn bởi các ủy viên bộ chính trị đã nghiễm nhiên chặn các con đường huyết mạch, những con đường có vị trí quan trọng thúc đẩy nền kinh tế đều bị BOT làm chốt chặn.   Việc cướp bằng cách đặt các trạm BOT là một cách cướp tinh vi, nó đẩy giá thành lên cao hơn bình thường, cuối cùng doanh nghiệp và người dân phải chịu. Theo thống kê lấy từ số liệu nhà nước có gần 80 trạm BOT đặt sai trên cả nước, nghĩa là đặt đầu này thu tiền đường đầu kia. Hà Văn Nam là một người tốt tính, Anh hay tổ chức các chương trình thiện nguyện giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn hơn, anh cũng là một người thấy điều chướng tai gai mắt sẽ không bỏ qua, nên khi việc BOT bẩn dựng lên để cướp, là một doanh nghiệp bị ảnh hưởng anh liền sử dụng các phương pháp đấu tranh bất bạo động để yêu cầu BOT ngưng ngay việc cướp.   Xã hội mà người giỏi thì bị chèn ép, kẻ cướp nắm quyền, Anh Nam cùng những người có lương tri đã bị nhà cầm quyền bỏ tù vì hành động ‘’dẹp BOT bẩn’’ của Anh.   30 tháng tù giam, cái giá cho hành động mong muốn mang lại công bằng cho xã hội, đau đấy nhưng cũng vinh quang đấy. Xót xa, oan khiên nào hơn khi một đất nước những người tử tế, yêu nước lại bị bắt ở tù, còn những kẻ gây nguy hại cho xã hội, những kẻ phản quốc lại hàng ngày ra rả trên tivi nói về cách sống đạo đức, dạy người khác cách yêu nước sao cho đúng.   Nói đúng ra, Anh Nam là một nhân tài, thay vì trọng dụng anh với những khả năng làm kinh tế tốt, thì đảng đã bỏ tù anh. Có lạ gì khi một đám tiến sĩ xây dựng đảng, cao cấp lý luận chính trị nắm quyền cai trị đất nước, bằng cấp toàn mua thì làm sao chấp nhận người tài, người tử tế như Anh Nam ra làm việc cho Dân.   Sáng nay, một người tử tế có tên Hà Văn Nam đã trở về với vòng tay yêu thương của nhiều người sau mấy năm tù đày. Chúc Anh sức khỏe và bình an   Fb Phạm Minh Vũ
......

Giới trẻ quốc tế phản đối xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2

Rise Trong video đăng trên Twitter, nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển, Greta Thunberg, 18 tuổi, nói: "#Đừng_im_lặng". "Hãy tiếp tục phấn đấu. Tôi ủng hộ các bạn hết mình trong chiến dịch Nói Không Với Than Vì Tương Lai Chúng Ta, mà mục đích là chặn nguồn tài trợ cho dự án xây nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2”. Video nhằm gửi tới những sinh viên hoạt động vì môi trường tại châu Á. Những thanh niên này lo ngại rằng việc xuất hiện thêm một nhà máy nhiệt điện than xả thải khí nhà kính sẽ có những tác động tiêu cực tới những thế hệ mai sau ở Việt Nam. Tại Nhật Bản, một nhóm sinh viên Đại học và trung học cũng như một doanh nhân vào cuối năm 2020 đã gửi thư ngỏ cho các công ty tham gia dự án Vũng Áng 2, bao gồm Mitsubishi Corp và các ngân hàng nhà nước như Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC). Trong lá thư, các nhà đấu tranh môi trường viết: “Thủ tướng Suga đã kêu gọi một xã hội không còn khí thải vào năm 2050. Trước những diễn tiến như thế, quý vị có dự định hủy bỏ những kế hoạch này không? Nếu không, làm thế nào dự án Vũng Áng 2 phù hợp với Thỏa thuận Paris, mà Nhật Bản và Việt Nam là hai bên ký kết, và làm thế nào đạt được mục tiêu hạn chế tình trạng nóng lên toàn cầu trong khoảng 1,5 độ C?”. Mitsubishi Corp phản hồi rằng Việt Nam đang thiếu điện mỗi ngày và tập đoàn này đã được chính phủ Hà Nội ủng hộ mạnh mẽ về việc xây dựng nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 2. JBIC thì cho rằng đối với chính phủ Việt Nam thì xây dựng một nhà máy than sẽ ít tốn kém hơn để xây dựng so với một cơ sở khí đốt tự nhiên hóa lỏng hoặc hạt nhân. JBIC đã đồng ý cho Công ty trách nhiệm hữu hạn Nhiệt điện Vũng Áng 2 (VAPCO) vay 636 triệu USD để tài trợ xây dựng nhà máy nhiệt điện than tại Việt Nam. Tổng số tiền khoản vay ước tính là 1,8 tỷ USD, được đồng tài trợ bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và các tổ chức cho vay tư nhân. #Giới_trẻ #Nhiệt_điện #Vũng_Áng_2 #thải_khí_nhà_kính #Nóng_lên_toàn_cầu #Bảo_vệ_môi_trường
......

Hãy nói với Tập Cận Bình chúng ta phản đối Luật hải cảnh

  Việt Tân   Việc Trung Quốc ra lệnh dùng vũ lực trên Biển Đông qua Luật Hải Cảnh là mối đe dọa đến đời sống và sinh mệnh ngư dân Việt Nam. Chúng ta hãy đồng loạt phản đối bằng cách gọi các Đại Sứ Quán Trung Cộng khắp nơi, với thông điệp gởi Tập Cận Bình: CHÚNG TÔI PHẢN ĐỐI LUẬT HẢI CẢNH VÀ SẼ KHÔNG NGỪNG ĐẾN KHI LUẬT NÀY ĐƯỢC THU HỒI!   We condemn the Coast Guard Law and demand Communist China to stop violating Vietnamese sovereignty! Đây chỉ là gợi ý, bạn hãy phản đối theo cách riêng của mình. Nếu ghi âm lại cuộc gọi để chia sẻ thì rất tốt, hoặc bạn có thể gởi ad để phổ biến. Sau đây là các số điện thoại của Sứ Quán Trung Quốc tại một số quốc gia: Chinese Embassy in Viet Nam Số 46, Đường Hoàng Diệu, Hà Nội Tel: +844-38453736 Fax: +844-38232826 E-mail address: chinaemb_vn@mfa.gov.cn Lãnh sứ quán: Số 175 Đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn Tel: +848-38292457 Fax: +848-38295009 E-mail: chinaconsul_hcm_vn@mfa.gov.cn Chinese Embassy in America 3505, International Place, N.W., Washington D.C. 20008 Tel: +1-202-4952266 Fax: +1-202-3282582 E-mail: WEBMASTER@CHINA-EMBASSY.ORG Consular Office: New York 520 12th Avenue Tel: +1-212-2449456, +1-212-2449392 Administrative Office: 9008, 9006 Fax: 001-212-5020258 E-mail: cnnyconsulate@gmail.com San Francisco 1450 Laguna St. Tel: +1-415-852-5900 E-mail: chinaconsul_san_us@mfa.gov.cn Los Angeles 443 Shatto Place Tel: +1-213-8078088, 8078011 Fax: +1-213-8078091 Chinese Embassy in Australia 15, Coronation Drive, Yarralumla, A.C.T. 2600, Canberra, Australia Tel: +61-2-62283999 Fax: +61-2-62283836 E-mail: chinaemb_au@mfa.gov.cn Chinese Embassy in Belgium 443-445 Ave. de Tervuren, 1150 Woluwe Saint-Pierre Tel: +32-27712038 Fax: +32-27792895 E-mail: chinaemb_bel@mfa.gov.cn Chinese Embassy in Canada 515 St. Patrick Street, Ottawa, Ontario, K1N 5H3 Tel: +1-613-7893434/7910511 Fax: +1-613-7891911/7891414 E-mail: chinaemb_ca@mfa.gov.cn Chinese Embassy in Denmark Oeregaards Alle 25, 2900 Hellerup Copenhagen Tel: +45-39460889, 39460890 Administrative Office:39460875, 39625484(fax) Fax: +45-39625484 E-mail: mail@chinaembassy.dk Chinese Embassy in France 20, Rue Monsieur, 75007 Paris Tel: +33-1-49521950 Fax: +33-1-47202422 E-mail: chinaemb_fr@mfa.gov.cn Consular Office: 20, Rue Washington, 75008 Paris Tel: +33-1-47367790 Fax: +33-1-47363446 Chinese Embassy in Germany Markisches Ufer 54, 10179 Berlin Tel: +49-30-27588-0 Fax: +49 30-27588221 Political Office: (030)27588203 Press Office: (030)27588234 E-mail: de@mofcom.gov.cn E-mail: jyct-dg@yahoo.de Chinese Embassy in Japan 3-4-33 Moto-Azabu, Minato-Ku, Tokyo Postal code:106-0046 Tel: +81-3-34033388 Fax: +81-3-34033345 +81-3-34035447 (consul office) E-mail: lsb@china-embassy.or.jp Chinese Embassy in the Netherlands Willem Lodewijklaan 10 2517 JT, the Hague Tel:+70-3065099, 651335779, 613664691 Fax: +70-3551651 E-mail: chinaemb_nl@mfa.gov.cn Chinese Embassy in New Zealand NO. 2-6 Glenmore Street, Wellington, New Zealand Tel: +64-4-4721382 Fax: +64-4-4990419 E-Mail: info@chinaembassy.org.nz Chinese Embassy in Norway Tuengen Alle 2B, Vinderen 0244, Oslo, Norway Consular Affairs: +47 22148908,22920677 (fax) Commercial Office: +47 22449638,22447230 (fax) E-mail: webmaster@chinese-embassy.no Chinese Embassy in Switzerland Kalcheggweg 10, 3006 Bern Tel: +4131-3527333 Fax: +4131-3514573 E-mail: CHINA-EMBASSY@BLUEWIN.CH Chinese Embassy in the United Kingdom 49-51 Portland Place, London W1B 1JL Tel: +44-20-72994049, 0797 0292561 (24 hours) Fax: +44-20-76362981,76365578 Political Office: 72994037 E-mail: chinaemb_uk@mfa.gov.cn
......

Việt Nam sẽ có tân thủ tướng là một trùm mật vụ?

Phạm Minh Chính, 63 tuổi, nguyên là Cục trưởng Cục Tình báo Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Bộ Công an. Ông được đồn đoán sẽ là ứng viên tân thủ tướng trong nhiệm kỳ mới của Quốc hội. Hạ Long - vietnamthoibao.org| Năm 1976, Phạm Minh Chính được cử làm lưu học sinh tại Bucharest, Romania. Ông học tiếng Romania và nhập học chuyên ngành Xây dựng tại Đại học Xây dựng Bucarest (UTCB), đến năm 1984, ông tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng. Năm 2000, ông bảo vệ thành công Luận án tiến sĩ Luật. Ngày 09 tháng 03 năm 2010, được Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước Việt Nam phong học hàm Phó Giáo sư chuyên ngành Luật. Năm 1984, Phạm Minh Chính tốt nghiệp đại học ở Romania, trở về nước, bắt đầu sự nghiệp của mình. Ông được phân công làm Nghiên cứu viên Khoa học tại Cục Nghiên cứu Khoa học, Kinh tế và Kỹ thuật, Bộ Nội vụ. Đến năm 1989, ông được điều động sang công tác tại Bộ Ngoại giao, làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Romania. Đây là thời điểm mà Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Romania và cả xã hội chủ nghĩa Đông Âu sụp đổ, ông công tác ở Đại sứ quán với nhiệm vụ trực tiếp xem xét, đánh giá sự biến chuyển của các nước Đông Âu, phục vụ cho đường lối của Việt Nam trong thời kỳ này. Năm 1996, ông được điều trở lại Việt Nam, công tác tại Bộ Nội vụ, chuyển thể thành Bộ Công an năm 1998. Ông lần lượt đảm nhiệm các chức vụ Thư ký Tổng hợp Văn phòng Bộ Công an; Phó Cục trưởng phụ trách Cục, rồi Cục trưởng Cục Tình báo Kinh tế và Khoa học kỹ thuật Bộ Công an (Cục B32). Năm 2006, Phạm Minh Chính được bổ nhiệm làm Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo Bộ Công an. Những năm này, ông còn kiêm nhiệm vị trí Chuyên viên Cấp cao Văn phòng Chính phủ, là giảng viên đại học, giảng dạy tại các trường công an như Học viện An ninh nhân dân. Ngày 3 tháng 2 năm 2010, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng quyết định bổ nhiệm ông Phạm Minh Chính giữ chức Tổng cục trưởng Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an. Trong cùng năm, đến ngày 16 tháng 7, ông được Thủ tướng Chính phủ quyết định thăng cấp bậc hàm từ Thiếu tướng lên Trung tướng Công an. Phạm Minh Chính có lịch sử thăng cấp hàm bậc tướng Thiếu tướng, Trung tướng đều cùng các đợt với Tô Lâm. Ngày 12 tháng 8 năm 2010, ông được Thủ tướng Chính phủ quyết định bổ nhiệm giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an. Hoạn lộ chính trị của ông Phạm Minh Chính có giai đoạn đưa đến phản ứng dữ dội của dân chúng qua việc ông được xem là người tìm mọi cách thúc đẩy thực hiện kế hoạch dự luật đặc khu tại Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Thời gian đó, nhà báo Phạm Chí Dũng đã có những nhận định bước đầu về vai trò của đặc khu ở Việt Nam, như sau: “Đặc khu chính là môi trường vô cùng thông thoáng để rửa tiền, mà cơ quan pháp luật không thể làm gì khác. Chưa kể là trong đặc khu có thể sản xuất vũ khí, nói chung là kinh doanh trái pháp luật khá nhiều chuyện mà phap luật không thể sờ gáy được. Có một điều cực kỳ nguy hiểm ở mặt đối ngoại là đã có những nhà đầu tư chiến lược nhắm sẵn đặc khu rồi. Trong những nhà đầu tư đó có những nhà đầu tư bị nghi ngờ lớn là có quan hệ chân trong chân ngoài với nước ngoài, chính xác là với Trung Quốc”. Cũng có ý kiến rằng với một tướng tình báo như Phạm Minh Chính, ông tất hiểu rõ vị thế địa chính trị ở nơi chọn làm đặc khu. Bởi Vân Đồn án ngữ cửa ngõ phía Đông Bắc nhìn ra Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách Hải Nam của Trung Quốc 200 hải lý, một vị trí chiến lược ở cửa ngõ phía Đông Bắc. Giả dụ nếu đúng như đồn đoán, một trong tứ trụ là Phạm Minh Chính, thì liệu dự luật đặc khu sẽ tái hồi sinh, và rồi sẽ nằm trong quỹ đạo chiến lược “Vành đai, con đường” của Bắc Kinh? Hạ Long    
......

Vĩnh biệt người lính già Vũ Cao Quận

Hình bìa cuốn “Gửi lại trước khi về cõi”, tác giả Vũ Cao Quận. Ông là một trong những nhà đối kháng đầu tiên ra sách và được Tiếng Quê Hương in, phát hành tại Hải ngoại). Phạm Thanh Nghiên   Ông Vũ Cao Quận, một trong những cánh chim đầu đàn của Phong trào đấu tranh đòi Dân chủ tại quốc nội vừa qua đời lúc 19 giờ 40 phút ngày 19/1/2021, tức ngày 7 tháng Chạp năm Canh tý, hưởng thọ 88 tuổi. Hình ảnh hai vợ chồng Phạm Thanh Nghiên ra Hải Phòng và đến thăm Người Lính Già Vũ Cao Quận hồi tháng 8/2017. Thời gian này cụ còn ngồi dậy được. Những lần thăm sau cụ yếu hẳn, nằm một chỗ nên tôi không tiện đưa hình cụ lên.   Ông Vũ Cao Quận sinh ngày 16/4/1933 tại Hải Phòng. Tuổi thanh thiếu niên của Vũ Cao Quận gắn liền với những giai đoạn đặc biệt của lịch sử dân tộc. Mới 12 tuổi, cậu bé Quận đã tham gia vào Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, được “điều động” đến Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) để nghe ông Hồ Chí Minh đọc cái gọi là Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước VNDCCH.   Lớn lên, ông nhập ngũ và như bao thanh niên miền Bắc khác, ông mang theo nhiệt huyết của tuổi trẻ và với trái tim yêu nước đi “giải phóng miền Nam”. Điều mà mấy chục năm sau ông mới vỡ lẽ ra mình bị lừa.   Đầu năm 1965, ông kết hôn với bà Nguyễn Thị Lan và sinh con gái đầu lòng vào cuối năm. Hai ông bà có tất cả 5 người con gái. Suốt mấy chục năm, Vũ Cao Quận gắn bó với đời binh nghiệp cho đến khi giải ngũ vào năm 1975, mang quân hàm Trung uý.   Sau khi giải ngũ, Vũ Cao Quận làm việc cho Hợp Tác Xã Ánh Sáng, chuyên sản xuất xà gồ, cửa sắt... Năm 1988, HTX giải thể, Vũ Cao Quận nghỉ việc.   Chính thời gian nghỉ ngơi, nhàn rỗi là cơ hội để người lính già Vũ Cao Quận nhận thức được thực trạng của chế độ. Không dừng lại ở việc nhận thức suông, Vũ Cao Quận đã biến lý tưởng của mình thành hành động cụ thể, ban đầu là “bỏ đảng”, sau đó là công khai chống lại nó. Tất nhiên, người ta không cho ông cái quyền “thoái đảng” mà giữ ông lại để... khai trừ, như một cách làm nhục ông và giữ thể diện cho đảng. Hành động này của Vũ Cao Quận hơn 20 năm về trước được ví như chuyện tày đình, “đại nghịch bất đạo”, gây chấn động cho nhiều đảng viên thời bấy giờ.   Trong nhiều bài viết và một số cuộc trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài, Vũ Cao Quận đều khẳng định chủ nghĩa cộng sản, cuộc cướp chính quyền 1945, những cuộc chiến tranh “giải phóng” ... chỉ là “cuộc lừa vĩ đại vô song” như ông từng cay đắng thốt lên trong bài thơ “Ai!” nổi tiếng. Ông từng bị giam giữ 9 ngày trong tù vì các bài viết “chống đảng”, đòi hỏi dân chủ và toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam. Khi các “hoạt động đường phố” chưa xuất hiện, VCQ là một trong số ít cây viết khá nổi tiếng trong nước cùng với tướng Trần Độ, giáo sư Hoàng Minh Chính, tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, cựu Đại tá Lê Hồng Hà, nhà văn Hoàng Tiến, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa.... Cuốn sách “Gửi lại trước khi về cõi” của ông được Tủ sách Tiếng Quê Hương in ấn và phát hành tại Mỹ là một đóng góp đáng kể của ông cho phong trào đấu tranh đòi tự do ở Việt Nam. Cuối năm 2007, khi cuộc biểu tình đầu tiên (và đúng nghĩa) sau 1975 do người dân tự tổ chức nổ ra tại Hà Nội nhằm chống lại sự xâm phạm lãnh hải Việt Nam của Tàu cộng, Vũ Cao Quận có mặt. Năm ấy, ông đã bước sang tuổi 74.   Kể từ sau khi nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa và tôi Phạm Thanh Nghiên bị bắt (2008), ông Quận gần như bị giam lỏng tại nhà. Sức khoẻ và tinh thần ông giảm sút hẳn. Ông đã trải qua hai lần tai biến. Tuổi già, bệnh tật, nỗi buồn thế sự, niềm cô đơn, nhất là sự sách nhiễu của công an Hải Phòng, tất cả các yếu tố đó cộng lại khiến ông không thể gượng dậy. Hơn 1 năm nay, ông Quận phải nằm một chỗ sau cú ngã hồi tháng 6/2019. Mọi sinh hoạt từ ăn uống, vệ sinh cá nhân đều có con gái phục vụ, chăm sóc. Vì ông quá yếu, không thể ngồi dậy được nên phải cắm ống dẫn tiểu, hàng tuần thuê bác sĩ đến kiểm tra, thăm khám.   Từ khi tôi chuyển vào Sài Gòn sinh sống, mỗi khi có dịp ra Bắc vẫn ghé thăm ông. Lần gần đây nhất tôi gặp ông là hôm 19/11/2020 nhân dịp ra Hà Nội thăm mẹ của Đoan Trang. Tôi phải xưng tên 3,4 lần và nói thật to ông mới nhận ra. Ông thều thào: “Ai chứ con nhãi nhép Phạm Thanh Nghiên thì bác không bao giờ quên”. Một lát sau ông lại hỏi “Thế cháu mới ra tù hả?” Nghe đến là thương.   Đầu tháng 10/2020, tôi có viết một lá thư nhờ giúp đỡ, chỉ gửi cho một số bằng hữu với hy vọng qua sự sẻ chia đó, ông sẽ có thêm chút kinh phí chữa bệnh. Thật vui là lá thư tuy chỉ gửi trong phạm vi một vài người, nhưng đã được truyền tay đến nhiều người khác. Nhờ vậy, có thêm nhiều tấm lòng sẻ chia và bày tỏ sự thương mến với ông. Tôi còn chưa kịp viết một lá thư khác để cảm ơn những vị ân nhân giúp đỡ, thì đã nhận tin ông Vũ Cao Quận qua đời.   Vũ Cao Quận thích được gọi là Người Lính Già- một danh xưng rất khiêm nhường như tính cách của ông lúc sinh thời.   Người Lính già Vũ Cao Quận đã đi hết vòng tròn của một đời người với bao thăng trầm của lịch sử, của kiếp nhân sinh. Ông đã gánh vác và trọn vẹn với hai thân phận, thân phận của riêng ông và thân phận của đất nước Việt Nam khổ đau này.   Ônh đã dành cả cuộc đời để chiến đấu, để trăn trở với vận nước. Mong ông an nghỉ và xin nhận từ con “nhãi nhép” này (cách ông gọi tôi) một nén tâm hương bày tỏ sự yêu quý và kính trọng. Xin vĩnh biệt ông.        
......

Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị tuyên 7 năm tù tại tòa sơ thẩm tỉnh Hậu Giang ngày 20.01.2021

Nhà hoạt động Đinh Thị Thu Thuỷ bị tuyên 7 năm tù tại tòa sơ thẩm tỉnh Hậu Giang ngày 20/1 với cáo buộc "tuyên truyền chống nhà nước" theo Điều 117 Bộ Luật Hình sự.   Ls Trịnh Vĩnh Phúc|   LỜI NÓI SAU CÙNG CỦA ĐINH THỊ THU THUỶ tại phiên toà hình sự sơ thẩm TAND tỉnh Hậu Giang ngày 20/1/2021:   “...Tất cả việc tôi làm đều xuất phát từ con tim của một người yêu nước, từ một tấm lòng của người mẹ. Tôi yêu quê hương, đất nước, từ lúc có con tôi yêu con tôi, càng thêm yêu đồng bào và quê hương, đất nước mình. Tôi chỉ muốn cho đất nước được tốt lên, môi trường xã hội và môi trường giáo dục được minh bạch, lành mạnh, các dòng sông quê tôi không bị đầu độc, bức tử, người dân không phải dùng thực phẩm bẩn... Do bức xúc tôi có những ngôn từ nặng nề, chỉ trích một số cá nhân lãnh đạo nhưng không phải là hành vi chống Nhà nước theo như điều luật mà tôi bị quy kết và truy tố...”.   Ảnh: Ông Đinh Văn Minh (ba của Đinh Thị Thu Thuỷ) và hai con gái cùng hai luật sư chụp ảnh lưu niệm tại cổng Toà án, trưa 20/1/2021. Ls Nguyen Van Mieng (LS Trịnh Vĩnh Phúc & LS Nguyễn Văn Miếng ghi lại tại phiên toà)   THÔNG TIN PHIÊN TÒA CÔ NĂM HẬU GIANG ĐINH THỊ THU THỦY * Tòa tuyên án Cô Đinh Thị Thu Thủy: 7 năm tù giam   Áo là mảnh vỡ của đêm Chúng đem bóng tối phủ lên thân tù Đen điu gương mặt kẻ thù Tim ta đỏ giữa mịt mù áo đen (A.N) Hôm nay 20/01/2021, Tòa án nhân dân tỉnh Hậu Giang xét xử cô Đinh Thị Thu Thủy, 39 tuổi, thạc sĩ, kỹ sư ngành nuôi trồng thủy sản bị Viện kiểm sát truy tố về tội "Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" quy định tại khoản 1 Điều 117 Bộ luật hình sự.   Thẩm phán chủ tọa phiên toà là ông Nguyễn Đình Tiến.   Giữ quyền công tố tại phiên tòa: Bà Kiểm sát viên Trương Thuận Yến.   Phiên toà bắt đầu lúc 8:00 kết thúc 12:00   Chỉ có bị cáo, 3 người trong gia đình và 7 công an áp tải. Không có “một rừng” an ninh như các phiên tòa an ninh khác.   Cô Thủy tham gia nhóm Facebook Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh.   Mục tiêu của Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh là thực hiện các hoạt động nhằm bảo vệ môi trường. Các hoạt động dự định thực hiện: nhặt rác hàng tuần, kêu gọi bảo vệ môi trường, hạn chế sử dụng bọc nilon, hạn chế sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp, các biện pháp phân biệt thực phẩm Việt Nam và Trung Quốc, …   Trong thời gian tới, khi chính quyền các nơi đã rõ ràng mục đích của Cửu Long Xanh, cô Thủy mong muốn vẫn tiếp tục các hoạt động trên dưới sự cho phép chính quyền ở mỗi địa phương có Cửu Long Xanh và Sức Sống Xanh hoạt động. Trong danh mục tang vật, có một áo thun màu đen có đường gạch chéo đường lưỡi bò và 12 khẩu trang màu trắng xanh có biểu tượng đường lưỡi bò bị gạch chéo.   Có ba Bản kết luận giám định tư tưởng trên tài liệu in từ hai trang Facebook của cô Thủy: 2 bản được Sở Văn hóa Thể thao Du lịch tỉnh Hậu Giang giám định cá nhân và 1 bản được Bộ Thông tin và Truyền thông giám định tập thể.   Nhưng Sở Văn hóa Thể thao Du lịch không có chức năng giám định tư pháp về tài liệu án an ninh, Sở Thông tin và Truyền thông có chức năng này nhưng lại từ chối giám định vì không đủ năng lực, nên Bộ Thông tin và Truyền thông đã làm thay.   Viện kiềm sát đề nghị 7-8 năm tù, Toà tuyên mức án như trên.   Ls Trịnh Vĩnh Phúc Ls Nguyễn Văn Miếng. FB Nguyen Van Mieng  
......

Văn tế 74 tử sĩ trong trận hải chiến Hoàng Sa ngày 17-19.01.1974

Tác giả: Nguyễn Phúc Vĩnh Ba   Hỡi ơi! Nhẹ tựa lông hồng, Nặng tày non Thái.   Những cái chết đã đi vào quốc sử, con cháu nghe mà xót dạ bàng hoàng, Bao con người vì gánh vác giang sơn, cây cỏ thấy cũng chạnh lòng tê tái.   Anh linh kia hoài phảng phất thiên phương, Chính khí đó sẽ trường tồn vạn tải.   Mới hay,   Giòng giống Việt luôn còn nòi nghĩa dũng, thịt tan xương nát sá chi, Trời đất Nam đâu thiếu bậc anh hùng, máu đổ thây rơi nào ngại.   Kính các anh vị quốc thân vong Bày một lễ thâm tình cung bái.   Nhớ các anh xưa, Tuổi trẻ thanh xuân, Khí hùng chí đại.   Thời binh hỏa đâu màng gì nhung gấm, chọn tri âm tri kỷ chốn sa trường, Thuở can qua há tiếc chút bình an, nguyền báo quốc báo dân nơi hiểm ải.   Một tấc đất vẫn là cương thổ, ông cha xưa bao đời gầy dựng, sao cam lòng để vuột mất đi. Dăm hòn đảo ấy vốn bản hương, anh em nay mấy độ canh cày, quyết tận sức ra gìn giữ mãi.   Từ Chúa Nguyễn sách văn[1] chép rõ, nhân dân Nam từng khai thác làm ăn, Đến Pháp Thanh công ước[2] còn ghi, chủ quyền Việt chẳng luận bàn tranh cãi.   San Francisco hội nghị[3], mừng biết bao, thấy thế giới đồng lòng, Việt Nam Quốc gia chính quyền[4], vui xiết kể, đón sơn hà trở lại.   Thế nên, Đất cát ông cha thì phải giữ, dẫu mũi tên hòn đạn không sờn, Núi sông tiên tổ sao chẳng gìn, mặc ăn gió nằm mưa chi nại.   Trùng dương sóng dữ, mập mờ thuyền viễn thú, thân trai há sợ kiếp gian nan, Hải đảo gió cuồng, vời vợi biển quê hương, vai lính thêm bền lòng hăng hái.   Hội khao lề lại trống chiêng bi tráng, tiễn người đi mờ bóng cuối chân trời, Nơi quê nhà đành con vợ u buồn, thương kẻ đợi trông buồm về trước bãi.   Có ngờ đâu, Giặc ác hiểm quen tuồng xâm lược, máu tham tàn không giấu kín ý gian, Ta hiền lương chuộng đạo hiếu hòa, tình hữu nghị có đâu ngoài lẽ phải.   Địch thả câu nước đục, hai ba lần chiếm đảo[5], xây đồn đắp lũy đó đây, Chúng luồn gió bẻ măng, bốn năm dạo lên bờ, dựng trại cắm cờ lải rải.   Ngày 16 Quang Hòa, Hữu Nhật[6],… giặc đã nuốt tươi, Đến 17 Duy Mộng, Quang Ảnh6,.. chúng đang xơi tái.   Lửa hờn bốc tận thanh vân. Khí uất tràn đầy thương hải.   Ghìm máu nóng, thông tin bằng quang hiệu, giặc cứ ngang tàng, Hạ quyết tâm, biệt hải tiến vào bờ, ta ôm thất bại.   Không nản chí, Thường Kiệt, Nhật Tảo băng băng pháo đạn xông pha, Chẳng dùi lòng Bình Trọng, Khánh Dư[7] né né tiễn lôi lèo lái.   Vẳng đôi tai còn nghe khúc “Thuật Hoài”[8] Bừng con mắt đà thấy câu “Trung Ngãi”[9] Thế nhưng, Lực bất tòng tâm, Thiên dung vô lại[10].   Giặc đã nhiều chuẩn bị, nào tảo lôi, nào liệp đỉnh, tàu nhiều quân bộn giàn hàng, Ta mất thế thượng phong, này sóng dữ, này đá ngầm, biển rộng đường xa phải trải. Phía chếch đông tàu Mỹ đứng mà nhìn, Phương chính bắc hạm Tàu nằm sắp phái.   Dù như thế ta vẫn quyết thư hùng Có ra sao mình cứ liều sống mái.   Đùng đoành trọng pháo nổ thấp cao, Sàn sạt hỏa tiễn bay trái phải, Ngụy Văn Thà[11] trúng thương trước ngực, máu anh hùng đẫm ướt chiến y, Lý Thường Kiệt[12] lãnh đạn ngang hông, nước đại hải ngập đầy buồng máy.   Khói mù tàu giặc cháy bốc lên, Pháo nổ thuyền mình câu vọng lại.   Thương ơi! Thế lực không cân Thời cơ cũng trái.   Bảy tư người bỏ mình vì nước, biển sâu ký gởi thân phàm, Cả bốn tàu trúng pháo quân thù, bờ cạn lui về gác mái.   Cờ quốc gia phủ người ra trận, toàn quân dân uất ức trẻ như già Vành khăn tang chít tóc đang xanh, bao thân quyến nghẹn ngào trai lẫn gái.   Công các anh, Tổ quốc thề không quên, Toàn dân nguyền nhớ mãi.   Chống ngoại xâm là truyền thống muôn đời Giữ lãnh thổ vốn luân thường vạn đại.   Máu tử sĩ sẽ nuôi khôn dân tộc, mau kiên trì giành lại giang sơn, Xương anh linh rồi nung chín hùng tâm, sớm quyết liệt san bằng oan trái.   Nước cường thịnh khi dân biết kết đoàn, Dân phú túc lúc người luôn thân ái.   Hôm nay.   Sơ sài lời điếu câu văn, Đạm bạc chùm hoa dĩa trái.   Xót uy linh, xin tượng tạc bia xây, Tỏ thâm tạ, khiến dân quì quan vái.   Mong các anh siêu độ tái sinh, Cầu đất nước dân an quốc thái.   Hỡi ơi! Xót xa tiếng mất ý còn, Tha thiết lòng phơi ruột trải.   Hồn có linh thiêng Niệm tình thụ bái.   Huế, ngày 18.01.2014 Nguyễn Phúc Vĩnh Ba ______________ Chú thích:   [1] Đầu TK 17, Chúa Nguyễn tổ chức khai thác trên các đảo. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải có nhiệm vụ ra đóng ở hai quần đảo, mỗi năm 8 tháng để khai thác các nguồn lợi: đánh cá, thâu lượm những tài nguyên của đảo và những hoá vật do lấy được từ những tàu đắm. Năm 1816: Vua Gia Long chính thức chiếm hữu đảo, ra lệnh cắm cờ trên đảo và đo thuỷ trình. Năm 1835: Vua Minh Mạng cho xây đền, đặt bia đá, đóng cọc, và trồng cây. Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải được trao nhiều nhiệm vụ hơn: khai thác, tuần tiễu, thu thuế dân trên đảo và nhiệm vụ biên phòng bảo vệ hai quần đảo. Hai đội này tiếp tục hoạt động cho đến khi người Pháp vào Đông Dương. [2] Ngày 9 tháng 6 năm 1885: Hòa ước Thiên Tân kết thúc chiến tranh Pháp Thanh. Ngày 26 tháng 6 năm 1887: Pháp và nhà Thanh xúc tiến ấn định biên giới giữa Bắc Kỳ và Trung Hoa. [3] Ngày 6 tháng 9 năm 1951: Tại Hội nghị San Francisco về Hiệp ước Hòa bình với Nhật Bản, vốn không chính thức xác định rõ các quốc gia nào có chủ quyền trên quần đảo, Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tuyên bố rằng cả quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa đều thuộc lãnh thổ Việt Nam, và không gặp phải kháng nghị hay bảo lưu nào từ 51 nước tham dự hội nghị. [4] Năm 1954 – Hiệp định Geneva quy định lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới quân sự tạm thời (bao gồm cả trên đất liền và trên biển). Quần đảo Hoàng Sa nằm ở phía Nam vĩ tuyến 17, được giao cho chính quyền Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại đứng đầu) quản lý. [5] Năm 1956, lợi dụng tình hình quân đội Pháp phải rút khỏi Đông Dương theo quy định của Hiệp định Geneva và trong khi chính quyền miền Nam Việt Nam chưa kịp tiếp quản quần đảo Hoàng Sa theo như thỏa thuận của hiệp định này, Trung Quốc đã thừa cơ đưa quân ra chiếm đóng bất hợp pháp nhóm đảo phía Đông quần đảo Hoàng Sa bao gồm Phú Lâm và Linh Côn. (Trần Công Trục) [6] Tên các hòn đảo bị Trung Quốc xâm chiếm. [7] Tên bốn chiến hạm tham gia trận hải chiến Hoàng Sa: HQ4 (Trần Khánh Dư), HQ5 (Trần Bình Trọng), HQ10 (Nhật Tảo), và HQ16 (Lý Thường Kiệt). [8] Tên bài thơ của danh tướng Phạm Ngũ Lão đời Trần được Hạm trưởng HQ4 Trung tá Vũ Hữu San đọc để cổ võ tinh thần binh sĩ trước giờ khai hỏa. [9] Tức là Trung Nghĩa, bổn phận của người lính. [10] Trời dung tha phường vô lại. [11] Thiếu tá Ngụy Văn Thà là hạm trưởng HQ10 Nhật Tảo. [12] Lý Thường Kiệt là tàu HQ16.   Nguồn: Ba Sàm Video đọc bài tế: https://www.youtube.com/watch?v=A_-degkbwN4&feature=emb_logo
......

Kỷ niệm 47 năm Ngày mất Hoàng Sa: Áng hùng văn 47 năm về trước về chủ quyền Hoàng Sa

Nguyễn Xuân Diện| TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974) Nguyên văn: Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng–Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam-Tuyền, Quang-Hòa và Duy-Mộng. Lực lượng Hải-quân Trung-Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực. Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam. Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên. Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia. Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới. Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu. Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn, Số 015/BNG/ TTBC/ TT) Thay vì tuân lệnh, các tàu Trung-Cộng, kể từ 18.1.1974, lại có những hành động khiêu khích như đâm thẳng vào các chiến đỉnh Việt-Nam. Sáng ngày nay, 19.1.1974 hồi 10h20, một hộ-tống hạm Trung-Cộng thuộc loại Kronstadt đã khai hỏa bắn vào khu vực hạm “Trần Khánh Dư” mang số HQ-04 của Việt-Nam Cộng-Hòa. Để tự vệ, các chiến hạm Việt-Nam đã phản pháo và gây hư hại cho hộ tống hạm Trung Cộng. Cuộc giao tranh hiện còn tiếp diễn và đang gây thiệt hại về nhân mạng và vật chất cho cả đôi bên. Các hành động quân sự của Trung Cộng là hành vi xâm phạm trắng trợn vào lãnh thổ Việt-Nam Cộng-Hòa, và một lần nữa vạch trần chánh sách bành trướng đế quốc mà Trung Cộng liên tục theo đuổi, đã được biểu lộ qua cuộc thôn tính Tây Tạng, cuộc xâm lăng Đại Hàn và Ấn Độ trước kia. Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng-Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới. Với tư cách một nước nhỏ bị một cường quốc vô cớ tấn công. Việt Nam Cộng Hòa kêu gọi toàn thể các dân tộc yêu chuộng công lý và hòa bình trên thế giới hãy cương quyết lên án các hành vi chiến tranh thô bạo của Trung Cộng nhằm vào một quốc gia độc lập và có chủ quyền để buộc Trung Cộng phải tức khắc chấm dứt các hành động nguy hiểm đó. Làm ngơ để cho Trung Cộng tự do tiến hành cuộc xâm lấn trắng trợn này là khuyến khích kẻ gây hấn tiếp tục theo đuổi chánh sách bành trướng của chúng và sự kiện này đe dọa sự sống còn của những nước nhỏ đặc biệt là những nước ở Á Châu. Trong suốt lịch sử, dân tộc Việt Nam đã đánh bại nhiều cuộc ngoại xâm. Ngày nay, Chánh phủ và nhân dân Việt Nam Cộng Hòa cũng nhất định bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ quốc gia. (Tài liệu ronéo của Bộ Ngoại Giao, Sài Gòn, Số 015/BNG/ TTBC/ TT) #tuongniemhoangsa1974 #tuyencaoVNCH1974
......

GDP tăng trưởng có giúp gì cho giới tiểu thương Việt Nam đang khốn đốn?

Nguyễn Thanh Văn - Việt Tân| Vào ngày 27 tháng Mười Hai, 2020, khi công bố số liệu về kinh tế Việt Nam năm 2020, Tổng Cục Thống Kê của nhà nước CSVN cho biết là tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa (GDP) đạt 2,91%, và theo tính toán của IMF, quy mô kinh tế Việt Nam đã đạt được 340,6 tỷ USD. Xuất nhập khẩu được đánh giá là điểm sáng với tổng kim ngạch ước tính đạt 543,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu hàng hóa đạt 281,5 tỷ USD, còn nhập khẩu 262,4 tỷ USD. Cán cân thương mại hàng hóa ước tính xuất siêu 19,1 tỷ USD, mức cao nhất trong 5 năm kể từ năm 2016. Một ngày sau, tại Hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương, ông Nguyễn Xuân Phúc khoe rằng trong năm 2020, Việt Nam không chỉ chống dịch giỏi mà làm kinh tế cũng giỏi. Vì thế, trong lúc cao hứng ông Phúc cho rằng nền kinh tế VN trong năm 2021 sẽ vượt qua Malaysia, Phi Luật Tân, trở thành nền kinh tế lớn thứ 4 của ASEAN và đến năm 2025, Việt Nam sẽ nằm trong danh sách Top 20 của nền kinh tế thế giới. Nếu nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng như những con số thống kê nói trên và tiềm lực của Việt Nam sẽ vượt qua Malaysia, Phi Luật Tân trong năm tới quả là điều đáng mừng. Nhưng câu hỏi đặt ra là tiềm lực đó do ai đóng góp và ai thật sự được hưởng những tăng trưởng này? Tăng trưởng là nhờ các công ty nước ngoài (FDI) Con số 340,6 tỷ USD tổng sản lượng GDP năm 2020 của VN là một con số ấn tượng trong thời đại dịch Covid-19. Tuy nhiên trong con số này có đến gần 75% (255,5 tỷ USD) là đóng góp của các doanh nghiệp FDI từ các đại công ty Samsung, Apple, Huawei, Formosa… Tức là từ sức người, trong khi các doanh nghiệp nội địa VN vẫn là èo uột và dở sống dở chết. Bởi vì vốn liếng và công nghệ cùng khả năng cạnh tranh, học hỏi, nhất là liên kết sản xuất, tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp nội địa… chỉ đủ sức làm thuê. Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh thuộc Học Viện Tài Chính cho rằng, GDP chưa phản ánh chính xác sức mạnh của nền kinh tế. Tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc vào doanh nghiệp FDI là điều đáng báo động. Theo ông Thịnh thì các doanh nghiệp FDI đầu tư vào Việt Nam với mục đích thu lợi nhuận và chủ yếu tập trung vào sản xuất hàng hóa tiêu thụ nội địa, làm hàng xuất khẩu và lắp ráp, gia công hàng hóa xuất khẩu, tỷ lệ nội địa hoá thấp, giá trị tạo ra tại Việt Nam không cao. Vì bản chất đầu tư như vậy nên các công ty FDI không giúp gì cho nền công nghiệp Việt Nam phát triển, và nhất là không muốn tạo mối liên kết với doanh nghiệp Việt nội địa để cùng tham gia vào chuỗi cung ứng giá trị… Điều tai hại nữa là những doanh nghiệp FDI còn tìm mọi cách né tránh thuế như khai báo thua lỗ và xử dụng chiêu trò chuyển giá mà theo thống kê cho biết con số lên đến khoảng 50% tổng số doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam khiến nhà nước thất thu thuế, dẫn đến thất thu ngân sách quốc gia. 50% doanh nghiệp FDI thua lỗ chỉ đóng góp vào tổng thu ngân sách quốc gia của khối doanh nghiệp FDI từ 9 – 10% hoặc có năm 12%. Đây là một con số đóng góp khá thấp. Điều này cho thấy thực tế hiện nay dù tổng kim ngạch xuất khẩu của VN có gia tăng, nhưng điều đó không có nghĩa là ngân sách quốc gia gia tăng nguồn thu mà phần lớn tiền chui vào túi của các doanh nghiệp FDI. Sự èo uột của doanh nghiệp nội địa và sự lao đao của giới tiểu thương Nền kinh tế VN dựa trên hai nền tảng chính là gia công (lấy sức lao động làm thuê) và tiểu thương (mua đi bán lại, ăn huê hồng). Trong thời đại dịch Covid thì cả hai đều khốn đốn, trong đó khốn đốn nhất là bà con tiểu thương, đặc biệt là ở những thành phố lớn chủ yếu buôn bán cho du khách. Theo Tổng Cục Thống Kê, tính chung 11 tháng trong năm 2020 cả nước có gần 93.500 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hoàn tất thủ tục giải thể. Trong đó, có hơn 44.400 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, tăng gần 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Có 33.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể và hơn 15.400 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể. Trung bình mỗi tháng có 8.500 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. Đa số là doanh nghiệp vừa và nhỏ, năng lực có giới hạn và thường tập trung vào lãnh vực kinh doanh dịch vụ, ăn uống, bất động sản, dịch vụ môi giới, dịch vụ logistics, sản xuất nhỏ lẻ, vận tải nhỏ… không cầm cự nổi trong đại dịch Covid-19. Trong khi đó, chính phủ hứa bỏ ra số tiền 16 ngàn tỷ đồng để cho các doanh nghiệp vay mượn khẩn cấp; nhưng cho đến nay, số doanh nghiệp được chấp nhận vay tiền chỉ tính trên đầu ngón tay. Nhưng, thiệt hại nặng nề nhất chính là giới tiểu thương. Đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng nhiều nhất đến lĩnh vực du lịch và dịch vụ. Vì thế những thành phần kinh tế dựa vào du lịch và dịch vụ làm trụ cột và động lực tăng trưởng bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch này. Không có khách du lịch, người dân hạn chế mua sắm nên tiểu thương tại các chợ rơi vào tình cảnh khó khăn. Chợ Bến Thành (quận 1, TP.HCM) là biểu tượng du lịch nổi tiếng của thành phố, ngôi chợ 106 năm tuổi này thu hút rất nhiều khách du lịch tham quan, mua sắm. Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, chợ Bến Thành vắng khách. Theo báo Dân Trí số ra ngày 2 tháng Giêng, 2021 cho biết hiện giờ tại chợ này chỉ có một số tiểu thương và lực lương bảo vệ chợ. 2/3 chợ đã đóng sạp hoặc dán bảng cho thuê. Doanh số bán hàng giảm hơn 70%. Nhiều tiểu thương chấp nhận đi chạy xe ôm, giúp việc để mưu sinh. Đồng cảnh ngộ như nhiều tiểu thương tại chợ Bến Thành, các tiểu thương tại chợ Tân Định (quận 1), chợ An Đông (quận 5), chợ Tân Bình (quận Tân Bình)… than ngắn thở dài vì cũng không có khách. Theo ông Huỳnh Phương, Phó Trưởng Ban Quản Lý chợ Tân Bình, cho biết chợ Tân Bình có hơn 3.300 sạp hàng, nhưng qua 2 làn sóng dịch Covid-19 đã có gần 1.000 sạp hàng ngưng bán. Tại các khu, gần 1/3 số sạp hàng đã đóng cửa làm kho hoặc treo bảng cho thuê lại khiến khu chợ trở nên đìu hiu vắng lặng. Không riêng gì giới tiểu thương tại các chợ thuộc TP.HCM, cả năm qua giới tiểu thương tại các chợ truyền thống tại Hà Nội và Đà Nẵng cũng gặp khó khăn không kém. Theo báo Lao Động số ra ngày 26 tháng Tám, 2020, hàng ngàn tiểu thương chợ Đồng Xuân (Hà Nội) lao đao, dở sống dở chết vì khách hàng giảm tới 70-80%. Không chỉ buôn bán trực tiếp bị giảm sút, mà bán hàng qua các mạng như Zalo, Viber, Facebook đều giảm đến 70%. Chợ Đông Ba thuộc thành phố Huế có bề dày 121 năm xây dựng và phát triển, tạo ra công ăn việc làm cho hàng ngàn bà con tiểu thương thì nay chợ cũng rơi vào cảnh đìu hiu. Gần 80% lô quầy hàng tại chợ đóng băng do không có khách. Trong khi đó, Chợ Hàn (quận Hải Châu – Đà Nẵng) được đánh giá là khu mua sắm sầm uất bậc nhất Đà Nẵng, thì sau hai đợt dịch Covid-19, các gian hàng bán những mặt hàng không thiết yếu phải đóng cửa, những mặt hàng khác cũng trở nên ế ẩm. Mọi thứ ở khu chợ nổi tiếng này chỉ còn lại sự vắng lặng, các tiểu thương rơi vào cảnh khốn khổ vì ế ẩm kéo dài. Nhiều người đóng cửa quầy hàng. Còn những người cố thủ thì vẫn phải duy trì chi phí tiền mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, tiền rác… * Tóm lại, sau 2 đợt dịch bùng phát cùng với trận bão lụt kinh hoàng vừa xảy ra ở miền Trung trong năm 2020 và nay Việt Nam lại hứng thêm đợt dịch thứ 3 với chủng virus Corona biến thể đang lây lan trên toàn thế giới, chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng trầm trọng đến tình hình sinh sống của bà con tiểu thương nói riêng và của người dân cả nước. Theo ông Chu Tiến Dũng, hiện là chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp TP.HCM cho biết là với tình hình đại dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp trong năm 2021 thì các nguồn lực của doanh nghiệp trong nước sẽ cạn kiệt. Bà con tiểu thương sẽ không còn có thể cầm cự cuộc sống để chờ phép lạ. Điều này cho thấy là con số tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 mà ông Nguyễn Xuân Phúc vui mừng, trong thực tế nó chỉ là con số ảo – dựa trên sức đóng góp của đầu tư ngoại quốc, còn giới tiểu thương hay khu vực doanh nghiệp nội địa thì phải nói là đang vô cùng khốn đốn và thoi thóp chờ gói cứu trợ từ nhà nước nhưng chỉ thấy trên tivi mà thôi./. Nguyễn Thanh Văn — Tham khảo: https://laodong.vn/thoi-su/thu-tuong-viet-nam-lot-top-16-nen-kinh-te-moi-noi-thanh-cong-nhat-the-gioi-865885.ldo http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/tam-quan-trong-cua-khu-vuc-fdi-doi-voi-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-viet-nam-308893.html https://vietnambiz.vn/gdp-viet-nam-phu-thuoc-nhieu-vao-doanh-nghiep-fdi-20190905070727429.htm https://thanhnien.vn/tai-chinh-kinh-doanh/so-doanh-nghiep-pha-san-tang-manh-1313112.html http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/hoat-dong-chuyen-gia-tai-viet-nam-va-nhung-tac-dong-den-nen-kinh-te-302055.html https://www.sggp.org.vn/van-dong-tieu-thuong-xay-dung-thuong-hieu-den-cho-dong-ba-thi-khong-lo-ve-gia-689428.html https://vov.vn/kinh-te/thi-truong/sau-dich-covid-19-tieu-thuong-cac-cho-o-da-nang-gap-kho-khan-780833.vov https://tuoitre.vn/bat-chap-kho-khan-do-dich-von-do-vao-doanh-nghiep-tphcm-tang-manh-20210109205816943.htm  
......

TNLT Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong tù sang ngày 48

Kimthoa le Dinh CHỊ LÊ ĐINH KIM THOA VỢ ANH TRẦN HUỲNH DUY THỨC VIẾT TRÊN FB 10/1/2021:   “Nay là ngày thứ 48 anh Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực. Gia đình mong được thêm nhiều sự hổ trợ, đồng hành cùng anh Thức, trên con đường đấu tranh tìm tự do. Anh Thức không đấu tranh cho riêng mình, anh đang dùng tính mạng của mình để tìm lại Quyền Con Người phải được Pháp luật bảo vệ.”   Anh Trần Huỳnh Duy Thức đã tuyệt thực trong tù sang ngày 48 ( từ 23/11/2020-10/1/2021) đòi cầm quyền Việt Nam thượng tôn pháp luật, thực hiện đúng BLHS 2015, có hiệu lực từ 1/1/2018.   Theo Khoản 3, Điều 109, BLHS 2015 thì anh Thức “Người chuẩn bị phạm tội, thị bị phạt tù từ 1 đến 5 năm ”, Thức hiện đã bị tù hơn 11 năm.   Tù chính trị Trần Huỳnh Duy Thức bị bắt 24 tháng 5 năm 2009. Toà án HCM kết án 16 năm tù với cáo buộc ‘hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’ theo điều 79 BLHS 1999, nay là Điều 109 BLHS 2015, hiện đang tù ở Trại 6, Thanh Chương, tỉnh Nghệ An! https://www.facebook.com/kimthoa.ledinh Dự án 88 đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho Trần Huỳnh Duy Thức: https://the88project.org/action-thuc #FreeThuc   Nguyễn Thúy Hạnh  cùng với  Kimthoa le Dinh . TỰ DO CHO TRẦN HUỲNH DUY THỨC!   Hôm nay là ngày thứ 48 Trần Huỳnh Duy Thức tuyệt thực trong nhà tù cộng sản. Gia đình anh Thức vừa đi thăm và được gặp anh, đã xác nhận anh vẫn đang tuyệt thực. Anh giờ gày như chỉ còn bộ xương. Mong mọi người đồng hành cùng anh và gia đình. Anh thức không đấu tranh cho riêng anh mà đòi quyền tự do cho tất cả chúng ta. #Thức
......

Tuyên bố của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam

  Về việc: Nhà cầm quyền Việt Nam kết án thành viên Hội Nhà Báo Độc lập Việt Nam. JB Nguyễn Hữu Vinh|   Ngày 5 tháng 1 năm 2021, Tòa án Tp Hồ Chí Minh đã tổ chức cái gọi là “Phiên tòa sơ thẩm” để xét xử ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (HNBĐLVN) theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự về cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Ba thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án với mức án như sau: Tiến sĩ Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội NBĐLVN, 15 năm tù, 3 năm quản chế. Ông Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch HNBĐLVN, 11 năm tù và 3 năm quản chế. Ông Lê Hữu Minh Tuấn, Biên tập viên Vietnamthoibao.org, 11 năm tù và 3 năm quản chế. Trước đó, nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt giam ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn vào biệt giam một thời gian dài không cho tiếp xúc với các luật sư bào chữa hoặc thân nhân. Họ chỉ được gặp các luật sư của mình một thời gian rất ngắn trước khi xét xử và trong khi xét xử, tòa đã bỏ qua những lời biện hộ đúng đắn, phù hợp pháp luật của các luật sư cũng như những người này để kết án một cách bất công. Phiên tòa không được tiến hành công khai, rất chóng vánh với những bản án nặng nề này nhằm trả thù hèn hạ những tiếng nói yêu dân chủ, tự do, hòa bình và vì sự tồn vong của đất nước, của dân tộc và vì nỗi đau của người dân dưới chế độ độc tài. Nhận định rằng: Hội nhà báo độc lập Việt Nam, là một tổ chức xã hội dân sự nghề nghiệp được thành lập và hoạt động dựa trên Điều 25 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình”. Những hoạt động của HNBĐLVN kể từ khi thành lập đến nay, hoàn toàn căn cứ trên cơ sở về quyền tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do báo chí và tự do lập hội mà nhà nước Việt Nam đã cam kết với cộng đồng quốc tế. Việc nhà cầm quyền Việt Nam bắt giữ, giam cầm và tuyên những bản án nặng nề, ác ý đối với các thành viên HNBĐLVN, đồng thời tiến hành sách nhiễu đồng loạt các thành viên trong HNBĐLVN và nhiều công dân Việt Nam khác trong thời gian vừa qua, một lần nữa, chứng tỏ rằng: Nhà cầm quyền Việt Nam đã đi ngược lại Hiến pháp và luật pháp do chính họ đưa ra. Những hành động này của nhà cầm quyền Việt Nam, đi ngược lại những tuyên bố của họ, không chấp nhận những phản biện ôn hòa của HNBĐLVN cũng như người dân Việt Nam. Điều này, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do lập hội mà Nhà nước Việt Nam đã cam kết trong Luật Điều Ước Quốc Tế, đã được Quốc hội nước Cộng hòa XHCNVN khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 09/4/2016. Việc gia tăng đàn áp các tổ chức Xã hội dân sự tại Việt Nam, trong đó có HNBĐLVN cho thấy nhà cầm quyền Việt Nam đã hoàn toàn không tôn trọng những cam kết của mình với các quốc gia liên quan về thực thi quyền con người tại Việt Nam. Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam tuyên bố: Chúng tôi lên án hành vi của Nhà cầm quyền Việt Nam đã làm ngược lại Điều 25 Hiến pháp 2013. Bằng việc bắt giữ, kết án các thành viên của HNBĐLVN, nhà cầm quyền Việt Nam đã đảo ngược hoàn toàn với các quyền tự do căn bản của công dân, cũng như những cam kết của Nhà nước Việt Nam với Công ước Dân sự – Chính trị và cam kết nhân quyền của Việt Nam. Hành vi này đi ngược lại xu thế tiến bộ, văn minh của xã hội loài người trong việc thực thi các giá trị phổ quát con người đưa đất nước đến sự văn minh, đạo đức và thịnh vượng và là hành vi không thể chấp nhận được. Trong bối cảnh cả đất nước đang đứng trước sự xâm lăng của các thế lực bành trướng Phương Bắc, hành vi này là sự thể hiện thái độ tiếp tay cho các thế lực bành trướng xâm lược lãnh thổ Việt Nam. Trong bối cảnh đời sống nhân dân đang hết sức khó khăn cần một sự đồng sức, đồng lòng của mọi người dân, mọi tổ chức, tầng lớp xã hội để vượt qua, đây hành vi đi ngược lại những việc cần làm nhằm cho xã hội ổn định, tiến bộ và phát triển. Trong bối cảnh cả thế giới đang chứng kiến những sự tụt hậu, lên án các chế độ độc tài kìm hãm sự tiến bộ của các dân tộc, việc nhà cầm quyền Việt Nam đang tiến hành với HNBĐLVN chứng tỏ sự độc tài của nhà cầm quyền Việt Nam ngày càng gia tăng. Điều này, càng tạo thêm sự xa lánh của thế giới văn minh đối với Việt Nam. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam nghiêm khắc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam ngay lập tức hủy các bản án, xoá bỏ mọi cáo buộc vô lý, các bản án ác ý nhằm trả thù và trả tự do vô điều kiện cho các thành viên của HNBĐLVN cũng như hàng trăm tù nhân lương tâm đang bị cầm tù chỉ vì thực thi các quyền cơ bản của công dân một cách ôn hòa. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, sẽ tiếp tục hoạt động dựa trên tôn chỉ, mục tiêu thành lập Hội nhà báo độc lập, nhấn mạnh đối thoại, phản biện ôn hòa để đưa đất nước, dân tộc đi lên văn minh, hiện đại. Chúng tôi kêu gọi sự đoàn kết của các thành viên trong Hội NBĐLVN trước thử thách to lớn này để vượt qua bất cứ khó khăn nào, nhằm thực hiện quyền của công dân, quyền con người đang bị tước đoạt, qua đó, đấu tranh cho một nước Việt Nam văn minh, thịnh vượng và phát triển. Chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam, ý thức một cách rõ ràng về quyền công dân của mình, đặc biệt là những quyền cơ bản như tự do tư tưởng, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do lập hội… hiện đang bị xâm hại hết sức nghiêm trọng, cần sự đoàn kết, đấu tranh ôn hòa cho quyền được làm người của mình. Qua đó, ủng hộ HNBĐLVN ngày càng phát triển. Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các tổ chức Quốc tế, các tổ chức Xã hội dân sự, đặc biệt là những quốc gia đã tham gia những công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, các quốc gia liên quan… cần có những hành động thiết thực hơn đối với Nhà cầm quyền Việt Nam trong việc yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam tôn trọng quyền con người của công dân, tôn trọng và thực hiện các cam kết mà họ đã long trọng ký kết. Ngày 05/01/2021 HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM T.M BAN LÃNH ĐẠO HỘI NBĐLVN Quyền Chủ tịch J.B Nguyễn Hữu Vinh  
......

Thêm một bản án rừng rú...

Các thành viên hội nhà báo độc lập việt nam bất khuất trước tòa https://www.youtube.com/watch?v=St-S6r-5AKA&feature=youtu.be&fbclid=IwAR1GajyiNxfiaScN-aVCWBJruhvl8LVsQQ4_2HJc7O_OSTgDNuIK4b0nUY0 Sáng ngày 05/01/2021, Tòa án TP.HCM , Vừa kết thúc phiên xử 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập, tà quyền cộng sản đã đưa ra một bản án man rợ cho 3 nhà hoạt động ôn hoà:   Tiến sĩ Phạm Chí Dũng - Tiến sĩ Phạm Chí Dũng: 15 năm tù 3 năm quản chế. - Nhà báo Nguyễn Tường Thụy: 11 năm tù 3 năm quản chế. - Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn: 11 năm tù 3 năm quản chế. Dưới đây là hình ảnh hiên ngang của 3 nhà hoạt động trong phiên xử sáng nay. PHẢN ĐỐI BẢN ÁN MAN RỢ CỦA TÀ QUYỀN CS! #Freethemnow THÔNG TIN XÉT XỬ VỤ ÁN HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP -------//------- Sáng ngày 05/01/2021, Tòa án TP.HCM đưa vụ án Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam ra xét xử theo thủ tục hình sự sơ thẩm đối với các ông PHẠM CHÍ DŨNG, NGUYỄN TƯỜNG THỤY và LÊ HỮU MINH TUẤN. Tất cả đều bị truy tố theo khoản 2, điều 117 Bộ Luật Hình sự . Luật sư NGUYỄN VĂN MIẾNG bào chữa cho ông PHẠM CHÍ DŨNG và ông NGUYỄN TƯỜNG THỤY. Luật sư ĐẶNG ĐÌNH MẠNH bào chữa cho ông PHẠM CHÍ DŨNG và ông LÊ HỮU MINH TUẤN. Trong phiên tòa, cả ba ông đều thừa nhận toàn bộ việc thành lập, tham gia Hội Nhà báo Độc lập, việc viết báo với mục đích cổ súy cho tự do ngôn luận, tự do báo chí, dân chủ và nhân quyền là những quyền theo hiến pháp quy định. Nhưng không cho rằng những hành vi ấy vi phạm pháp luật Việt Nam. Lúc 12h25, sau phần nghị án, hội đồng xét xử tuyên đọc bản án, trong đó, phần hình phạt như sau : 1. Ông PHẠM CHÍ DŨNG 15 năm tù giam, 3 năm quản chế (VKS đề nghị 15 - 16 năm tù). 2. Ông NGUYỄN TƯỜNG THỤY 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (VKS đề nghị 10 - 11 năm tù). 3. Ông LÊ HỮU MINH TUẤN, 11 năm tù giam, 3 năm quản chế (VKS đề nghị 12 - 13 năm tù). Bản án tuyên xong vào lúc 13h25'. Ba người bị xét xử có 15 ngày để quyết định kháng cáo. LS. Đặng Đình Mạnh   LỜI NÓI SAU CÙNG Phiên tòa sơ thẩm xét xử ba nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam ngày 05/01/2021 PHẠM CHÍ DŨNG Tôi xin cám ơn các cá nhân trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế, các cơ quan ngoại giao, các đại sứ quán đã quan tâm đến nền báo chí Việt Nam. Một bản án quá nặng đối với các nhà báo thuộc Hội nhà báo độc lập Việt Nam sẽ làm cho cả thế giới biết đến nền "tự do báo chí" của Việt Nam. Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra lại, vì nếu có một mức án nặng nề đối với chúng tôi, sẽ rất bất lợi cho bang giao quốc tế trong giai đoạn khó khăn này. NGUYỄN TƯỜNG THỤY Tôi đề nghị trả hồ sơ để điều tra bổ sung. Tất cả những bài báo của tôi đều là những trăn trở đối với đất nước và dân tộc. Trong tương lai, những việc chúng tôi làm hôm nay sẽ là những chuyện bình thường.   LÊ HỮU MINH TUẤN Đề nghị Tòa xem xét lại mục đích của chúng tôi. Tôi có niềm tin nhà nước sẽ thực tâm đối với các quyền dân sự. Chúng tôi không vi phạm pháp luật. Chúng tôi chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và lập hội. Chúng tôi chẳng những không làm suy yếu nhà nước mà còn làm cho nhà nước mạnh lên. Fb Ls Nguyen Van Mieng    
......

Các sự kiện đàn áp nhân quyền Việt Nam năm 2020

Timothy Trinh|   Nhìn lại quá trình 12 tháng qua, những sự kiện đàn áp nhân quyền thật tệ hại ở Việt Nam đã khiến cho cái vực thẳm ngăn cách giữa nhà nước và người dân ngày càng lớn hơn.   Sự kiện Đồng Tâm   Mở đầu năm 2020, nhà nước chỉ đạo lực lượng cảnh sát cơ động tấn công dân làng tại xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.   "Khoảng ba giờ sáng, rất đông người của chính quyền trong trang phục cảnh sát cơ động, cầm theo gậy gộc, dùi cui, súng, khiên, đổ về làng," theo lời một nhân chứng trao đổi với BBC News Tiếng Việt qua điện thoại sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020.   "Vào giữa trời đêm, cảnh sát cơ động xả súng dữ dội vào một ngôi nhà dân bình thường ở Đồng Tâm, như thể tấn công vào một hang ổ mafia. Một ngày sau, công an trả lại xác của người thủ lĩnh tinh thần cuộc đấu tranh giữ đất Đồng Tâm, ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, với nhiều vết đạn," theo bản tin RFI. Theo nhận xét của Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Chu, "tranh chấp 59 héc ta đất Đồng Sênh ở Đồng Tâm là tranh chấp kinh tế dân sự, nhưng nó lại được giải quyết bằng súng đạn."   "Vào đầu thế kỷ 21 rồi mà một tranh chấp kinh tế dân sự lại phải mở cuộc hành quân cả ngàn cảnh sát cơ động với vũ khí làm phương tiện giải quyết, dẫn đến 4 người thiệt mạng, thì thật là đau xót," ông nói.   Gần 8 tháng sau, vào ngày 7 tháng 9 năm 2020, tổng cộng 29 người dân của xã Đồng Tâm đã phải đối mặt với phiên tòa xét xử ở Hà Nội với 10 người bị buộc tội "giết người" và 19 người bị buộc tội "chống người thi hành công vụ".   Ngoài cụ Lê Đình Kình đã bị cảnh sát cơ động sát hại, không nằm trong danh sách, tòa án đã kết tội tử hình hai ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức. Ông Lê Đình Doanh bị kết án chung thân; 12 người bị kết án tù giam từ 3 đến 16 năm; và 14 người còn lại bị kết án treo từ 15 tháng cho đến 3 năm.   Sự kiện đàn áp người bất đồng chính kiến   Ngoài sự kiện Đồng Tâm nói trên, có ít nhất 72 người khác, trong năm 2020, đã bị bắt giữ và bị cáo buộc (hoặc bị kết án) với các tội danh quy định trong Bộ luật Hình sự 2015 như sau:   Điều 109. Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân Điều 117. Tội làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Điều 156. Tội vu khống. Điều 331. Tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Điều 337. Tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Điều 389. Tội che giấu tội phạm   Các sự kiện bắt giữ theo thứ tự thời gian:   Ngày 09/01/2020, hàng chục người dân Đồng Tâm đã bị cảnh sát cơ động bắt giữ, trong số này 29 người đã bị kết án nói trên.   Trong cùng ngày 09/01, Đinh Văn Phú, SN 1973, trú thôn 2, xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117 vì đã sử dụng các tài khoản Facebook "Jimy Nguyễn", "Vinh Nguyễn Jimy" và "Nguyễn Vinh" để đăng tải các bài viết và phát trực tiếp các bài viết chống nhà nước.   Ngày 12/01/2020, Chung Hoàng Chương, SN 1977, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 331. Trong phiên tòa ngày 27/04/2020, Chương bị kết án tù 1 năm 6 tháng.   Ngày 18 tháng 3 năm 2020 là sự kiện bắt giữ và kết án 14 người Hmong. Trong số này, bị buộc tội và kết án theo Điều 109 gồm có: Sùng A Sính và Lầu A Lềnh mức án chung thân; Hoàng Văn Páo mức án 20 năm tù; Sùng A Dơ, Giàng A Và, Sùng A Sình, Giàng A Dia, Giàng A Sinh, Hờ A Hù, Cháng A Súa, Hoàng Văn Chơ cùng mức án 8 năm tù. Số người còn lại Thào A Khu, Phàng A Minh, Phàng A Lanh cùng mức án 24 tháng tù về tội “Che giấu tội phạm”.   Sau đó một ngày, 19/03/2020, có thêm 3 người Hmong khác, Kưnh (SN 1992), Lũp (SN 1972), Jưr (SN 1964), cùng ngụ làng Kret Krot, xã H'Ra, cũng bị bắt giam với tội danh theo Điều 109. Ngày 11/04/2020, Mã Phùng Ngọc Phú, SN 1992, bị bắt giữ và cáo buộc tội danh theo Điều 331. Cô bị xử án 9 tháng tù vào ngày 11/05 và dự kiến sẽ ra tù vào ngày 11 tháng 1 tới đây. Ngày 18/04/2020, Đinh Thị Thu Thủy, SN 1984, bị bắt giữ và bị cáo buộc tội danh theo Điều 117 vì đã chia sẻ và viết bài Facebook. Ngày 23/04/2020, nhà thơ Trần Đức Thạch, SN 1952, bị bắt giữ và bị buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 109. Ngày 15 tháng 12, ông bị kết án 12 năm tù. Trước đó, vào năm 2008, ông Thạch đã bị 3 năm tù giam về tội "Tuyên truyền chống phá nhà nước".   Ngày 21/05/2020, nhà văn Phạm Chí Thành (Blogger Bà Đầm Xòe) bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117. Ông bị chuyển từ Trại giam số 1 Hỏa Lò ở Hà Nội đến Viện Pháp y Tâm thần Trung Ương vào ngày 25 tháng 11.   Ngày 23/05/2020, ký giả Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117.   Ngày 08/06/2020, ký giả Lê Hữu Minh Tuấn, bút danh Lê Tuấn, một thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, bị bắt giữ và bị buộc tội theo Điều 117.   Ngày 13/06/2020, Nguyễn Đăng Thương, SN 1957, và Huỳnh Anh Khoa (fb Nino Huỳnh), SN 1982, bị bắt và buộc tội theo Điều 331. Cả hai là quản trị viên của nhóm Facebook "Bàn luận về kinh tế chính trị". Phiên tòa dự kiến vào ngày 7 tháng 12, nhưng được dời lại do sức khỏe của ông Thương không tốt.   Ngày 24/06/2020, chị Cấn Thị Thêu, cùng hai người con Trịnh Bá Phương và Trịnh Bá Tư, bị bắt và buộc tội theo Điều 117. Đồng loạt với sự bắt giữ 3 người trong gia đình chị Thêu, còn có thêm chị Nguyễn Thị Tâm cũng đã bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117.   Cùng ngày 24/06, cô Nguyễn Thị Cẩm Thúy, SN 1976, một giáo viên dạy toán ở Khánh Hòa, cũng bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117.   Ngày 25/06/2020, Vũ Tiến Chi, SN 1966, quê Nam Định, ngụ tại thành phố Bảo Lộc, bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117 vì đã viết bài Facebook và tổ chức livestream trực tiếp clip có nội dung chống nhà nước.   Ngày 27/07/2020, Nguyễn Quang Vinh, SN 1981, trú tại khối Bình Yên, phường Hưng Bình, thành phố Vinh, bị bắt giam và buộc tội theo Điều 331 vì đăng tải, chia sẻ các bài viết, tin tức liên quan đến các sự kiện Đồng Tâm và các vấn đề chính trị, xã hội trong và ngoài nước.   Ngày 21/08/2020, cô Trần Thị Tuyết Diệu, SN 1988, từng là phóng viên của Báo Phú Yên, bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh theo Điều 117.   Trong cùng ngày, ông Phạm Hổ, SN 1949, ngụ tại phường Hòa Vinh, thị xã Đông Hòa, tỉnh Phú Yên đã bị bắt giữ với cáo buộc tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” theo Điều 109.   Ngày 19/09/2020, ông Lê Văn Hải, SN 1966, ngụ tại phường Nhơn Bình, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh theo Điều 331, vì đã sử dụng tài khoản Facebook đăng tải nhiều thông tin và bài viết có nội dung mà công an cho rằng đã "xúc phạm đến uy tín danh dự" các lãnh đạo đảng, nhà nước và nhà cầm quyền tỉnh Bình Định.   Ngày 25/09/2020, Tiến sĩ Phạm Đình Quý, SN 1981, ngụ thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, đã bị công an tỉnh Đắk Lắk bắt giữ "trong trường hợp khẩn cấp", tạm giam để phục vụ công tác điều tra và buộc "tội vu khống" theo Điều 156.   Ngày 06/10/2020, nhà hoạt động dân chủ Phạm Đoan Trang, SN 1978, đã bị bắt giam và bị cáo buộc tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2015 theo quy định tại Điều 117 của Bộ luật Hình sự năm 2015.   Ngày 20/10/2020, ông Nguyễn Quang Khải, SN 1969, bị bắt giam bởi công an tỉnh Đồng Nai vì có hành vi "sao chụp, phát tán hình ảnh tài liệu bí mật nhà nước" theo Điều 337.   Ngày 06/11/2020, Nguyễn Văn Lâm, SN 1970, trú tại khối Vĩnh Yên, phường Đông Vĩnh, thành phố Vinh (Nghệ An) bị bắt giam và buộc tội theo Điều 117 vì đã sử dụng Facebook “Lâm Thời” đăng tải, chia sẻ nhiều video, hình ảnh, bài viết có nội dung​ ​mà công an cho rằng đã "nói xấu ​Đ​ảng và nhiều cơ quan nhà nước; đồng thời kích động các tầng lớp nhân dân chống Đảng, Nhà nước."   Ngày 17/12/2020, nhà báo Trương Châu Hữu Danh, 38 tuổi, ngụ ấp Vĩnh Hòa, xã An Vĩnh Ngãi, thành phố Tân An, Long An, bị bắt giam với cáo buộc tội danh theo Điều 331. Anh là người thành lập nhóm "Báo sạch", và còn là người đã tích cực phanh phui vụ án Hồ Duy Hải, khoét vào vết nhơ của chánh án Nguyễn Hòa Bình.   Ngày 22/12/2020, cô Lê Thị Bình (fb Ngọc Lan CT), SN 1976, bị công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ bắt giam với tội danh theo Điều 331 vì đã chia sẻ và viết bài trên Facebook. Cô Bình là em gái của tù nhân lương tâm Lê Minh Thể.   Ngoài ra, trong năm 2020, có nhiều phiên tòa đã được dựng lên để kết án những anh chị em đã bị bắt giữ trước năm 2020, trong số này gồm có Nhóm Hiến Pháp đã bị bắt giam từ tháng 9 năm 2018. Tám tù nhân lương tâm trong nhóm gồm có: Hồ Đình Cương, Ngô Văn Dũng (fb Biển Mặn), Nguyễn Thị Ngọc Hạnh (fb Tran Hoang Lan), Hoàng Thị Thu Vang, Lê Quý Lộc, Đoàn Thị Hồng, Trần Thanh Phương và Đỗ Thế Hóa (fb Bang Lĩnh).   Thêm vào đó, các phiên tòa kết án Nguyễn Quốc Đức Vượng (fb Vượng Nguyễn) bị bắt giam từ tháng 9 năm 2019; Nguyễn Trung Lĩnh bị bắt giam từ tháng 5 năm 2018; Nguyễn Văn Nghiêm (fb Giáo sư hớt tóc) bị bắt giam từ tháng 11 năm 2019; Đặng Thị Huệ và Bùi Mạnh Tiến bị bắt giữ từ tháng 10 năm 2019 vì phản đối BOT; Phan Công Hải bị bắt giam vào tháng 11 năm 2019; và Trương Duy Nhất bị bắt giam từ đầu năm 2019.   Danh sách nếu có thiếu sót, xin các bạn giúp cập nhật.   Và, đó là cái vực thẳm máu và nước mắt mà lịch sử sẽ ghi nhớ.   Người Đà Lạt Xưa December 30, 2020 #đànápnhânquyền2020  
......

Bóng nhỏ...khám đường

cô Đinh Thị Thu Thủy. Nguyen Van Mieng|   Ngày 17/12/2020, Tôi và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc đã về Vị Thanh để nghiên cứu hồ sơ vụ án và tiếp xúc cô Đinh Thị Thu Thủy.   Cô Thuỷ sinh năm 1982, là kỹ sư thủy sản, nhà ở Ngã Bảy, Hậu Giang, sống đơn thân cùng con trai 9 tuổi.   Cô bị bắt tại nhà ngày 18/4/2020, bị truy tố về hành vi vi phạm Điều 117 Bộ luật hình sự.   Cáo trạng dài 6 trang ngày 23/11/2020 của VKSND tỉnh Hậu Giang đã truy tố cô tất cả các điểm a,b,c của khoản 1 Điều 117.   Cô hiện bị tạm giam tại Trại tạm giam Công an tỉnh Hậu Giang. Chúng tôi đến Tòa lúc 13:00 theo lịch hẹn.   Hồ sơ vụ án gồm 4 tập dày với 1.113 bút lục, phần lớn là lặp lại những gì in từ FB của cô Thủy. Những bình luận, cảm xúc và chia sẻ của người đọc được dùng làm căn cứ kết tội.   Danh sách triệu tập đến phiên tòa sơ thẩm gồm cô Thủy (bị cáo), ông Đinh Văn Minh (Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan) và hai người làm chứng Nguyễn Ngọc Ánh (Bình Đại, BT) và Nguyễn Thị Nga (Phụng Hiệp, HG). Không có Giám định viên tư tưởng nào có tên trong các Kết luận giám định được triệu tập.   15: 30 chúng tôi đến trại giam. Vị trí trại giam và cầu Hai Lai đánh dấu nơi quẹo vô trại giam đã bị xoá khỏi google map.   15:45 chúng tôi được tiếp xúc với cô Thủy. Cô mặc áo trắng ôm, ngắn tay, quần ca rô, không mang mắt kính. Trại này nghiêm túc, không bắt người bị tạm giam mặc đồ tù.   Trong suốt 8 tháng bị tạm giam, cô chỉ ước mỗi ngày được ra khỏi phòng giam chỉ 5 phút thôi đã là hạnh phúc lắm.   Cơ quan điều tra đã trả lại một chiếc IPad nhưng đem về không đăng nhập được.   Cô nhờ em gái tìm lại những câu chuyện bằng tiếng Anh trên trang Bố mẹ yêu con cho con cô Thủy đọc mỗi tối vì trước đây hai mẹ con vẫn đọc trên IPad này. Việc này không hẳn là luyện tiếng Anh nhưng là rèn luyện nhân cách cho cháu qua những câu chuyện đầy nhân văn.   Cô nghĩ nhiều đến con. Ngày cô bị bắt, cháu không ăn, không nói, ai hỏi gì, cháu chỉ quay mặt vô vách tường nói trong nước mắt: “Trả mẹ lại cho con.”   Cô không có nhờ ai yêu cầu chạy chọt vì đã xác nhận tình trạng cô là tù chính trị.   Trong tù cô giống như người hành tinh khác vì suy nghĩ và lý tưởng của mình không giống với những người tù khác. Suốt ngày đêm họ toàn kể những chuyện hỷ nộ ái ố ngoài đời. Nay tình hình có cải thiện đôi chút vì chính họ không chịu nổi nhau và báo cáo với cán bộ để chuyển đi những người quá khích.   Cán bộ trại giam đối xử với cô tốt hơn các cơ quan khác. Không hiểu sao các cơ quan khác luôn tỏ ra nguy hiểm đối với cô.   Cô cần trái cây tươi. Ở đây mỗi bữa chỉ được ăn một khứa cá với chén canh đại dương. Cô sống được là nhờ vào thức ăn của gia đình gửi vô.   Ai không có thăm nuôi thì ăn chung với cô. Có một em bị ba mẹ bỏ rơi, mỗi lần nhận đồ thăm nuôi cô chia sẻ cho em ấy một nửa. Mắt kính của cô đã gãy gọng, không có kính cô không nhận ra ai.   Buổi tiếp xúc kết thúc lúc 17:00 cùng ngày.   Hiện chưa có Quyết định đưa vụ án ra xét xử.   Bóng có Thuỷ nhỏ nhắn khuất dần theo tiếng ken két của cánh cổng sắt sừng sững của khám đường Hậu Giang.   Chiếc xe hơi cũ kỹ lại lăn từng bước nặng nề trên con đường gồ ghề ra cầu Hai Lai để chở chúng tôi về Saigon.   Mở Facebook ra xem, tràn ngập tin Facebooker Trương Châu Hữu Danh bị bắt ở Cần Thơ, tháng cuối năm trời sập tối.   Ls Nguyễn Văn Miếng - Ls Trịnh Vĩnh Phúc . Saigon, Việt Nam.
......

Thêm người bị bắt với cáo buộc ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ…’

RFA| Hôm 22-12-2020, Công an quận Bình Thủy, thành phố Cần Thơ ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Lê Thị Bình với  cáo buộc "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”, quy định tại Điều 331, Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.  Bà Lê Thị Bình có nick Facebook là Ngọc Lan Cần Thơ, là em gái của cựu tù nhân lương tâm Lê Minh Thể bị án tù 2 năm với cùng tội danh và vừa mãn hạn tù hồi tháng 10 năm nay.     Vụ bắt giữ diễn ra chỉ 5 ngày sau vụ tạm giam nhà báo Trương Châu Hữu Danh cũng tại Cần Thơ và cùng tội danh nêu trên.  nhà báo Trương Châu Hữu Danh    Anh Nguyễn Chí Thành, con của bà Lê Thị Bình kể lại vụ việc bà Bình bị bắt giữ với Đài Á Châu Tự Do như sau:  "(Hồi sáng) Mẹ đang đi công việc, mẹ đang đi giao cà phê gì đó rồi bị chặn lại, rồi nó (công an) đem đi. 

Cái anh chở mẹ em đi mới gọi, ổng mới nói là "Mẹ bị bắt rồi!"  bà Lê Thị Bình bị bắt  Lúc em về nhà thì có một tốp Công an với một ông bẻ khóa, một cái bà gì đó vô lục tung nhà em lên, khiến bể hình này kia.  Người ta kêu em ký vô giấy kiểm soát nhà, có mẹ em chứng kiến, em cứ tưởng là mẹ em có ở nhà rồi bả đi rồi hay sao đó em mới ký.   Lúc đó là chưa có ai gọi thông báo gì cho em là mẹ bị bắt."   Theo anh Thành, bà Lê Thị Bình hiện bị giam ở Trại tạm giam công an thành phố Cần Thơ mà người dân hay gọi là trại giam Long Tuyền.  Người nhà chưa nhận được giấy tờ gì liên quan đến vụ bắt giữ bà Bình mặc dù báo chí nhà nước cho hay, quyết định và lệnh tố tụng đã được Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn.   Ông Lê Minh Thể cũng cho hay, từ khi ông mãn án tù đã về căn dặn em gái mình đừng tiếp tục chia sẻ thông tin gì để gây bất lợi. Ông kể:  "Tại vì trước đây tôi về thì tôi cũng có chửi nó rất nhiều lần. Tôi nói là cái chuyện là "Tao lên live stream tao bị bắt đi tù, còn chúng mày thì cái trang live stream thì dẹp đi, đừng có chia sẻ và đừng có đàn đúm gì nữa."  Tôi nói là cái gì hiểu thì chia sẻ, còn cái gì không hiểu thì thôi, hoặc là karaoke vớ vẩn thôi đừng có a dua, a tòng.  Tức là nó cũng hay đi làm phước, làm đức. Nó nghe ai nói chỗ này chỗ kia ai khổ thì nó cũng đi thì nó cũng làm."   Mạng báo Zing ngày 22-12 cũng cho biết, cơ quan điều tra đã khám xét nơi ở bị can, thu giữ nhiều tài liệu có nội dung bị cho liên quan tới việc gọi là "chống phá Đảng, Nhà nước".  Tội danh “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự 2015 bị các tổ chức theo dõi nhân quyền và một số quốc gia dân chủ trên thế giới cho là ‘mơ hồ’ nhằm dập tắt những tiếng nói đối lập. Những điều khoản luật như thế đi ngược lại các công ước quốc tế về các quyền con người mà Hà Nội tham gia ký kết.  
......

Chân dung những cựu chiến binh bất đồng chính kiến

Amy Truc Tran Từng là những cựu binh đứng trong hàng ngũ cộng sản, thế nhưng, họ đã kịp nhận ra sự bịp bợm dối trá cùng bản chất “hèn với giặc, ác với dân” của đảng CSVN. Bằng tất cả tình yêu quê hương dân tộc, họ đã mạnh mẽ đứng lên, bảo vệ lẽ phải, vạch mặt chế độ, kêu đòi dân chủ, tự do cho đất nước. Họ đã trở thành những Tù Nhân Lương Tâm... 1. Nguyễn Văn Túc: sinh năm 1964 tại Thái Bình. Ông từng phục vụ trong quân đội Bắc Việt. Sau khi rời quân ngũ, ông đã bắt đầu cuộc đời đấu tranh của mình: nhiều lần tham gia khiếu kiện đất đai, đòi giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, biển đảo, đòi dân chủ nhân quyền, đa nguyên đa đảng. Ông đã bị bắt ngày 01/09/2017 và bị kết án 15 năm tù giam cho cáo buộc “Hoạt động lật đổ chính quyền”. 2. Trần Anh Kim: sinh năm 1949 tại Thái Bình. Từng là một sĩ quan thuộc quân đội CSVN mang quân hàm trung tá và từng giữ cương vị Chỉ huy Phó chính trị – Ban Quân sự thị xã Thái Bình vào năm 1989. Tháng 4/2006, ông là một trong những người đầu tiên vận động và thành lập Khối 8406- từ đó khởi đầu cho nhiều hoạt động dân chủ tại Việt Nam vào những năm sau đó. Ông đã bị bắt giữ 2 lần và hiện đang thi hành bản án 13 năm tù giam cho cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”. 3. Trần Đức Thạch: là một nhà thơ, sinh năm 1952 ngụ tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Từng tham gia quân đội Bắc Việt và giữ chức vụ Tiểu đội trưởng trinh sát tiểu đoàn 8- E266 trong cuộc nội chiến hai miền Nam-Bắc. Năm 2008, Trần Đức Thạch ghi lại hồi ức mang tên “Hố chôn người ám ảnh”, tố cáo tội ác kinh hoàng của quân đội Việt cộng trong trận đánh tại Tân Lập cuối tháng 4/1975. Những năm tháng tiếp theo, ông đã can trường đấu tranh, vạch trần bộ mặt thật của đảng cộng sản. 3 lần ngồi tù vì dám “chống phá nhà nước”. Mới đây, ông lại bị kết án 12 năm tù giam cũng với cáo buộc “hoạt động lật đổ chính quyền”. 4. Phạm Chí Dũng: sinh năm 1966, nguyên quán Đồng Tháp, sinh sống tại quận Tân Bình, Sài Gòn. Là một tiến sĩ kinh tế và có nhiều năm làm việc tại Cơ quan nội chính của thành uỷ HCM. Từng có 30 năm phục vụ quân đội, chính phủ và đảng cộng sản Việt Nam. Ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông làm đơn bỏ đảng với lý do :”Đảng Cộng sản không còn đại diện và phục vụ cho quyền lợi của đại đa số nhân dân”. Tiếp sau đó, ông có nhiều phát biểu chỉ trích chế độ, ủng hộ việc đấu tranh đòi nhân quyền, dân chủ bằng phương pháp hoà bình. Ông bị bắt vào ngày 21/11/2019 với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam”      
......

Tin nóng: Ông Tất Thanh Cang bị khởi tố bắt tạm giam

  Việt Tân   Chiều 16 Tháng Mười Hai, 2020, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định khởi tố, lệnh khám xét, bắt tạm giam đối ông Tất Thành Cang, cựu Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP.HCM để điều tra về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.   Theo thông tin từ cơ quan điều tra, ông Tất Thành Cang chịu trách nhiệm đối với những sai phạm trong vụ bán cổ phiếu cho cổ đông công ty Nguyễn Kim tại công ty Công ty cổ phần phát triển Nam Sài Gòn SADECO.   Những sai phạm Tất Thành Cang được đánh giá là có khả năng gây thiệt hại hàng trăm tỉ đồng cho SADECO, dẫn đến thiệt hại vốn nhà nước. Trong vụ này, đến nay cơ quan cảnh sát điều tra đã khởi tố tổng cộng 20 bị can để điều tra. Ông Tất Thành Cang từng là Ủy viên Trung ương Đảng khóa XII, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM nhiệm kỳ 2015-2020.   Hồi Tháng Mười Hai, 2018, Tất Thành Cang bị kỷ luật bằng hình thức cách chức Ủy viên Trung ương và Phó Bí thư Thường trực Thành ủy vì liên quan đến một loạt các sai phạm.   Cụ thể, ông Cang từng bị kết luận là “vi phạm rất nghiêm trọng”, trong đó có dự án ở Khu đô thị Thủ Thiêm. Trong vụ này, ông Cang đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng với công ty Đại Quang Minh, để xây bốn tuyến đường trong Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm. Đoạn đường này chỉ dài 12 km nhưng giá thuộc loại "đắt nhất hành tinh".   Ngoài ra, ông Cang còn bị Thành Ủy TP.HCM kiểm điểm về vụ chuyển nhượng đất công sản tại Phước Kiển với giá rẻ mạt cho Công ty Quốc Cường Gia Lai, khiến nhà nước bị tổn thất lớn.   Ngô Đồng
......

Nhà thơ Trần Đức Thạch hiên ngang giữa phiên tòa bất công

Ngô Đồng - Việt Tân| Khác với Đinh La Thăng, ủy viên bộ chính trị, ra tòa khóc lóc van xin. Khác với các lãnh đạo cao cấp tham nhũng hàng trăm ngàn tỉ khi bị ra trước vành móng ngựa thì nài nỉ xin tha tội - nhà thơ Trần Đức Thạch đã chẳng một lần cúi đầu. Khác nhau ở tâm thế, khác nhau ở lý tưởng mà họ theo đuổi, chỉ tiếc là "thế thời thế, thế thời phải thế".     Sáng nay, 15 Tháng Mười Hai, 2020, nhà cầm quyền CSVN đã tuyên án 12 năm tù và 3 năm quản chế đối với nhà thơ Trần Đức Thạch, trong một phiên toà chóng vánh tại Nghệ An.   Nhà thơ Trần Đức Thạch, năm nay 69 tuổi, nổi tiếng với cuốn hồi ký “Hố Chôn Người Ám Ảnh”, kể lại cuộc thảm sát của lính Bắc Việt đối với người dân ấp Tân Lập, xã Bàu Sen tỉnh Long Khánh vào Tháng Tư năm 1975.   Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HRW) ở New York hồi cuối Tháng Mười Một, 2020 đã phát đi thông báo, cho biết “CSVN muốn trừng phạt ông Trần Đức Thạch chỉ vì ông cổ võ nhân quyền và công lý, sử dụng quyền tự do ngôn luận”. HRW cũng nhấn mạnh rằng ông Trần Đức Thạch “sẽ không có được một phiên xử công bằng, vì Việt Nam hiện không có nền tư pháp độc lập và công chính".   Trước bản án bỏ túi nặng nề của nhà cầm quyền CSVN áp đặt cho mình, lời nói sau cùng của nhà thơ Trần Đức Thạch tại phiên toà đã thể hiện sự kiên định, vững vàng của người công chính. Những lời này được luật sư Hà Huy Sơn ghi lại như sau:   "Ngay và luôn, tôi xin gửi lời cám ơn đến vợ, con, bạn bè, thân hữu các cá nhân, tổ chức Quốc tế, các Tòa lãnh sự quán đã quan tâm đến vụ án của tôi. Cám ơn vị Luật sư tham gia bảo vệ cho tôi tại phiên tòa hôm nay.   Với sự minh triết của người dân xứ Nghệ, tôi xác định phiên tòa này là những nốt nhạc cuối của bản hung ca, bi tráng của cuộc đời tôi. Nó sẽ không kết thúc tại đây mà nó nó sẽ ngân nga mãi theo thời gian, theo dòng chảy lịch sử của người dân nước Việt, của những người yêu và hy sinh cho sự công chính.   Tôi rất tự hào vì được cùng anh chị em dân thân cho sự nghiệp dân chủ của Việt Nam và sự nghiệp chống Trung Quốc thao túng, xâm lược Việt Nam.   Tôi vinh dự là người dân xứ Nghệ, người dân nước Việt Nam. Dấn thân vì Dân chủ không phải là tội." Ngô Đồng
......

Cơ hội đặc biệt hiện đang chia đều cho ba người!

  Ảnh từ trái: Trần Quốc Vượng, Nguyễn Thị Kim Ngân và Nguyễn Xuân Phúc   Lê Nguyễn Hương Trà|     Hội nghị TW.14 sẽ diễn ra từ ngày 14-18/12, nội dung có lẽ được nhiều người quan tâm là ông/bà nào sẽ được giới thiệu vào Bộ chính trị (2021-2026).   Bộ Chính trị khóa 12 có 19 ghế, trong 05 năm qua thì: Đinh Thế Huynh được cho là đang bị thần kinh, thật giả không biết; Trần Đại Quang qua đời; Đinh La Thăng đang thụ án tù 30 năm sắp ra tòa tiếp; Hoàng Trung Hải kỷ luật cảnh cáo; Nguyễn Văn Bình kỷ luật cảnh cáo. Coi như bị vô hiệu hóa cửa tái cử, Bình và Hải sẽ không được giới thiệu và nghỉ hưu sau đại hội XIII. - Như vậy 06 người trong BCT hiện nay đủ tuổi ở lại có Phạm Minh Chính (1958), Vương Đình Huệ (1957), Tô Lâm (1957), Trương Thị Mai (1958), Phạm Bình Minh (1959), Võ Văn Thưởng (1970). Ngoài ra, ông Trương Hòa Bình sinh 13/4/1955 tính tới thời điểm đại hội thì còn dư...3 tháng tuổi, cũng có thể được thảo luận và bỏ phiếu. Các ông trong Ban bí thư khả năng rất cao sẽ được giới thiệu vào BCT khóa tới: Nguyễn Văn Nên, Lương Cường, Nguyễn Hòa Bình, Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng, Trần Thanh Mẫn, Trần Cẩm Tú. Như vậy, dư 4-5 suất cho người mới và một trường hợp đặc biệt quá tuổi ở lại. ----------- - Đại hội Đảng XIII dự kiến sẽ diễn ra vào cuối tháng 1/2021 là điều gần như không thể hoãn, bất kể đại dịch.   Trường hợp đặc biệt quá tuổi muốn ở lại nắm quyền như ông Trọng đợt ĐH.XII thì chỉ có 01 và sẽ được giới thiệu/xem xét tại Hội nghị TW15 diễn ra ngay sát trước Đại hội XIII. Các nhà quan sát chính trị gọi đó là cuộc đua…tam mã; gồm có Nguyễn Xuân Phúc, Trần Quốc Vượng và bà Kim Ngân.   Trong đó, Trần Quốc Vượng (1953) được ông Trọng ủng hộ thay thế mình; Nguyễn Xuân Phúc (1954) ứng viên sáng giá với uy tín tăng cao khi xử lý tốt đại dịch; Nguyễn Thị Kim Ngân (1954) đại diện cho cánh miền Nam còn rất ít trong BCT. Bà Ngân được xem là không ngã về phe nào nên cũng là một UCV lý tưởng; tiền lệ đã có ông Trọng làm Chủ tịch Quốc hội trước khi qua ngồi ghế TBT hồi 2011. Bà Ngân là phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ chính trị cao trong lịch sử ĐCS Việt Nam, mặc dù tại Lào thì Chủ tịch Quốc Hội đã có từ 2010    
......

Cả ngàn tài xế Grab Bike Hà Nội biểu tình phản đối tăng thuế chiết khấu. VTA 33%

Tài xế Grab biểu tình phản đối tăng chiết khấu. Ảnh: VNE https://youtu.be/9_c3A_mkuNw “Mỗi ngày, tài xế chúng tôi phải chạy liên tục từ 14 – 16 tiếng đồng hồ mới đạt được 400.000 đồng để đem về. Mà bị trừ 10% VAT nữa thì chỉ còn hơn 300k. Nên chúng tôi muốn Grab tính lại mức VAT đó. Vì không ai bảo vệ chúng tôi cả nên đành phải tập trung ở đây để phản đối và có người đại diện vào nói chuyện với ban lãnh đạo công ty”, anh Nguyễn Văn S nói. “ Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu Hút máu dân làm rượu làm trà ” Gần nửa thế kỷ hô hào “giải phóng”, vẫn loay hoay cái sự nghiệp vĩ đại xóa đói giảm nghèo. Dân vẫn cứ nghèo mãi, nghèo bền vững, nghèo “đa chiều”... Vậy mà nhà nước vẫn không ngừng bòn rút, ngay cả những người cùng khổ, chạy từng cuốc xe ôm để kiếm sống. Câu thơ xưa "bòn khố rách sắm dù, sơn kiệu. Hút máu dân làm rượu làm trà" đến bây giờ vẫn đúng.   Sáng nay, 07/12, hàng trăm tài xế Grab đã tập trung phía bên ngoài tòa nhà trụ sở Grab trên đường Duy Tân, Hà Nội để phản đối mức khấu trừ mới, gần 33% sau khi áp dụng thuế GTGT trên mỗi cuốc xe.   Việc tăng mức khấu trừ này được cho là có liên quan đến nghị định mới của nhà nước CSVN, nghị định 126/2020, thuế giá trị gia tăng (VAT) tăng từ 3% lên 10% với mỗi cuốc xe công nghệ được áp dụng từ ngày 05/12.2020 Phải chăng nhà nước CSVN đang cố bòn rút tận thu từ những anh em tài xế grab để bù vào khoản lỗ hàng chục ngàn tỷ cho Vietnam Airlines?   Ủng hộ anh em Grab phản đối tăng thuế và tăng giá. Nhưng hãy phản đối cái nhà nước của cái đảng “quang vinh vĩ đại” đã ban hành cái nghị định 126/2020 kìa, chứ đừng phản đối hãng Grab. Mong các bạn thành công đòi lại quyền lợi cá nhân của chính mình.   Fb Amy Truc Tran *** CẢ NGÀN TÀI XẾ GRAB BIKE HÀ NỘI BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI TĂNG CHIẾT KHẤU THUẾ VAT   Ngày 7-12-2020, hình ảnh từ các nhóm hội tài xế của hãng gọi xe ôm qua ứng dụng Grab Bike cho thấy hàng trăm tài xế của hãng này ở 2 thành phố Hà Nội và TPHCM đồng loạt tắt app (ứng dụng) và tập trung đến trụ sở của hãng này để biểu tình.   Các tài xế này phản đối tỷ lệ chiết khấu cho tài xế của hãng tăng từ mức 23,6 % lên 28,364% do Nghị định 126 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 5-12 quy định về cách tính thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với dịch vụ gọi xe công nghệ như Grab, Gojek...   Các tài xế ở Hà Nội mặc đồng phục của hãng Grab căng băng rôn ở trước trụ sở Grab tại 78 Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội để phản đối mức tăng tỉ lệ khấu trừ mới với khẩu hiệu: "Phản đối Grab tăng chiết khấu thuế VAT lên đối tác tài xế". Hàng trăm tài xế này sau khi không nhận được câu trả lời thích đáng từ lãnh đạo Grab đã kéo nhau qua trụ sở Đài truyền hình VTV để mong cơ quan này lên tiếng.   Ở TPHCM, vào lúc khoảng 1 giờ 30 ngày 7-12 hàng trăm tài xế xe ôm của hãng Grab sau khi phản đối ở trụ sở của hãng không có kết quả đã tiếp tục kéo nhau qua trụ sở của các tờ báo như Người Lao Động, SGGP... để phản đối việc tăng chiết khấu này. Nguồn FB Nguyễn Cường
......

RSF khởi động chiến dịch đòi trả tự do cho nhà báo 'biểu tượng tranh đấu' ở VN

Tổ chức Phóng viên không Biên giới vừa phát động một chiến dịch kêu gọi sự ủng hộ của mọi người nhằm "gây sức ép lên chính phủ Việt Nam" để trả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang bị bắt giữ cách đây 2 tháng vì tội "tuyên truyền chống phá Nhà nước." VOA Tiếng Việt Tổ chức Phóng viên không Biên giới (RSF) hôm 7/12 khởi động một chiến dịch kêu gọi thả tự do cho nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang, hai tháng sau khi blogger bất đồng chính kiến này bị bắt với cáo buộc “tuyên truyền chống Nhà nước” Việt Nam. RSF cho biết trong một thông cáo rằng tổ chức này đang bắt đầu chiến dịch bằng một thỉnh nguyện thư và một video trong đó những nhà báo Việt Nam sống ở nước ngoài “lên tiếng ủng hộ mạnh mẽ” cho người mà RSF gọi là “biểu tượng của cuộc đấu tranh cho tự do thông tin ở Việt Nam.” Bà Trang, một blogger và là tác giả đối lập nổi bật trong nước, bị công an Việt Nam bắt tạm giam hôm 6/10 tại TPHCM để điều tra về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước” và tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước” với mức án có thể lên tới 20 năm tù. Trong video có tên #FreePhamDoanTrang mà RSF công bố trong chiến dịch này, các nhà báo, blogger và những người bạn của bà Trang hiện đang sống ở Pháp, Đức, Đài Loan và Mỹ “với lợi thế sống lưu vong để nói về những gì mà những người đồng hương của họ ở Việt Nam không thể nói ra mà không bị nguy cơ đối diện các án tù lâu dài.” Tổ chức có trụ sở chính ở Paris cũng khởi động lấy chữ ký cho một thỉnh nguyện thư trong đó yêu cầu chính phủ Việt Nam thả tự do “ngay lập tức và không điều kiện” cho nhà báo từng nhận giải thưởng Tự do Báo chí của RSF về tầm ảnh hưởng vào năm 2019. Mục đích của RSF khi phát động thỉnh nguyện thư này là “nhằm tránh cho Phạm Đoan Trang bị án tù lâu dài bằng cách gây áp lực lên Chính phủ Việt Nam.” “Nhờ sự dũng cảm và sự hào phóng của mình, Phạm Đoan Trang đã trở thành một biểu tượng cho cuộc đấu tranh nhằm mang lại nền báo chí độc lập và đáng tin cậy cho những người dân Việt Nam,” Daniel Bastard, người đứng đầu ban Châu Á-Thái Bình Dương của RSF nói trong thông cáo ra hôm 7/12. Bà Trang là tác giả của nhiều cuốn sách mà chính quyền Việt Nam cấm xuất bản và lưu hành, trong đó có “Chính trị bình dân” và “Phản kháng phi bạo lực.” Được biết, trước khi bị bắt không lâu, bà Trang đã trao cho Lãnh sự quán Mỹ ở TPHCM bản “Báo cáo Đồng Tâm” mà bà là đồng tác giả với ông Will Nguyễn, một nhà tranh đấu cho Việt Nam từng bị chính quyền truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” do tham gia biểu tình ở TPHCM, trong đó viết về vụ đụng độ giữa công an và người dân làng Đồng Tâm hồi đầu năm nay do tranh chấp đất đai. Bà Trang, theo báo Công an Nhân dân, “có mối liên hệ mất thiết với các tổ chức phản động lưu vong như Việt Tân, VOIVE” với mục đích “phản đối Việt Nam trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên Hợp Quốc” và “vận động chính giới phương Tây gây áp lực để Việt Nam thay đổi chính sách nhân quyền.” Việc bắt giữ bà Trang hôm 6/10 diễn ra chỉ vài giờ sau khi Việt Nam và Mỹ tiến hành đối thoại nhân quyền và sau đó một ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ ra tuyên bố bày tỏ quan ngại về việc bắt giữ này cũng như cho biết đang “theo dõi chặt chẽ” vụ việc. Sau đó chính phủ Anh và Canada cũng lên tiếng bày tỏ việc Chính phủ Việt Nam bắt giữ các cá nhân, trong đó có bà Trang. “Trong lịch sử Việt Nam kể từ năm 1975 đến nay, Đoan Trang có lẽ là một trong những nhà báo có ảnh hưởng nhất, một trong những nhà hoạt động dân chủ hiệu quả nhất và một trong những người Việt Nam can đảm nhất mà chúng ta có,” ông Trịnh Hữu Long, người cùng sáng lập Luật khoa Tạp chí với bà Trang và hiện đang sống ở Đài Loan, nói trong video mà RSF công bố hôm 7/12. Một trong những người được RSF phỏng vấn trong video này là luật sư Nguyễn Văn Đài, hiện đang sống lưu vong ở Đức sau khi được thả sớm hơn thời hạn bản án tù 15 năm vào năm 2018, nói rằng bà Trang “có ảnh hưởng rất lớn tới phong trào đấu tranh dân chủ của người Việt Nam ở trong cũng như ngoài nước. Chị Phạm Đoan Trang đã viết rất nhiều sách để cổ suý cũng như để bảo vệ quyền con người cũng như thúc đẩy các quyền tự do chính trị của người dân Việt Nam. Công an Việt Nam cho biết bà Trang bị bắt theo điều 88 Bộ Luật hình sự 1999 và điều 117 Bộ Luật hình sự 2015 và hiện bị di lý về Hà Nội để phục vụ điều tra. “Hiện tại nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đang dùng một điều luật hết sức là mơ hồ để nhét cô Trang ở trong trốn ngục tù.” Blogger Trần Thị Nga, người bị chính quyền Việt Nam kết án 9 năm tù trước khi được thả ra để sang Mỹ sống lưu vong, nói trong video của RSF và cho rằng “đây là hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền, đặc biệt là vi phạm đạo đức của con người.” Việt Nam được coi là một trong số những quốc gia có nhiều hạn chế về quyền tự do báo chí khi bị RSF xếp hạng 175 trong số 180 quốc gia trên bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2020.  
......

Nguyễn Thuý Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập

Huynh Ngoc Chenh   Đang công việc ở Sài Gòn thì nhận được tin Nguyễn Thuý Hạnh bị công an Hà Nội triệu tập đến làm việc về cái gọi liên quan đến tội phạm công nghệ cao. Mấy năm nay có rất nhiều công dân bị triệu tập hoặc cưỡng bức triệu tập đến làm việc với công an về vấn đề này, tội phạm công nghệ cao, có nghĩa là về những stt trên mạng xã hội bị cho rằng chống nhà nước. Cũng đã có nhiều công dân bị bắt tù vì chuyện vô lý này. Riêng với Nguyễn Thuý Hạnh, tui cho rằng công an lấy cớ về một số bài viết trên Facebook được cho là của Nguyễn Thuý Hạnh để triệu tập làm việc nhưng thực chất là muốn nhắm vào công việc từ thiện mà Nguyễn Thuý Hạnh đang làm để cứu giúp những gia đình tù nhân lương tâm đang gặp khó khăn do lao động trụ cột trong nhà bị bắt đi tù. Nếu đúng nhà cầm quyền muốn triệt hạ công việc từ thiện chính đáng này thì đó là hành vi phi nhân sai trái với pháp luật cũng như đi ngược lại những gì đã cam kết với quốc tế khi hoà nhập làm ăn. Hiện Nguyễn Thuý Hạnh đang làm việc trong đồn công an. Tui hoàn toàn vững tin vào Hạnh vì cô ấy không làm gì sai trái.   Nguyễn Thúy Hạnh Tôi là Nguyễn Thuý Hạnh. Hôm nay công an Hà Nội triệu tập tôi đến làm việc về “việc liên quan đến tội phạm công nghệ cao”. Hiện tôi đang làm việc rất căng thẳng với một nhóm công an mặc sắc phục lẫn không sắc phục. Lát nữa tôi sẽ live stream trực tiếp từ camera bí mật về buổi làm việc mong bạn bè vào xem và chia sẻ.    Huynh Ngoc Chenh Ka ka, chừ mới thấy tút này. Đang bị bao vây giữa bầy sói, bị làm việc rất căng thẳng mà vẫn vào face viết bài được, lại còn đòi sẽ live stream… đúng là tội phạm công nghệ cao. Lâu nay mình sống chung với tội phạm thứ dữ, đồng đảng với các tướng công an Nguyễn Thanh Hoá, Phan văn Vĩnh … mà nào có hay. Kinh thật
......

"Sáng kiến mới" của cục thuế: thu 10% doanh thu xe ôm

Theo nghị định 126, kề từ ngày 5 Tháng Chạp, 2020, nhà nước sẽ đánh thuế 10% trên doanh thu của các „xe công nghệ“ như Grab, Be, Gorek. Các loại xe này mới được xếp loại là đơn vị kinh doanh vận tải, chứ không phải cung cấp giải pháp công nghệ“ nên phải bị đánh thuế cho phù hợp, thay vì chịu mức khoán 3% thuế giá trị gia tăng (GTGT) và 1,5% thuế thu nhập cá nhân như hiện nay. Nghị định mới này đã tạo bất mãn lớn trong giới xe ôm vốn có thu nhập thấp và đang rất vất vã trong cơn đại dịch Covid. Theo chị Lê Phước Hải, 43 tuổi, ở An Giang, chị chỉ là người chạy xe ôm kiếm thêm phụ thu vì không đủ sống chứ chẳng phải đối tác hay tài xế xe công nghệ hay hợp tác kinh doanh như nhà nước gọi. "Thực chất tôi chỉ là người chạy xe ôm, lấy công làm lời chứ có đối tác gì đâu. Họ cứ cho là đối tác là người làm kinh doanh rồi thu 10% doanh thu là không phù hợp với thực tế những người như tôi. Thu thuế như vậy, thà tôi đi làm công nhân để nhận đủ lương, khỏi phải đóng 10% trên số tiền lương mình được nhận. Thú thật, do cuộc sống khổ quá nên phụ nữ như tôi mới đi chạy xe ôm, chứ có ai muốn làm đâu." Anh Phạm Văn Nhâm 35 tuổi, quận Bình Thạnh, Sài Gòn, giải thích rõ hơn bức xúc của mình: "Phải hiểu rõ là chúng tôi đang bán sức lao động để kiếm tiền. Sao lại thu thuế như người làm kinh doanh? Họ đang nghĩ chúng tôi là những đối tác kinh doanh, nên phải có trách nhiệm đóng 10% trên doanh thu phát sinh. Họ cho rằng, doanh nghiệp đóng thay cho người tiêu dùng, chứ không phải chúng tôi đóng. Tuy nhiên, thực tế thì doanh nghiệp sẽ đẩy hết phần đóng này cho những người chạy xe như chúng tôi." Phải đóng 10% trên doanh thu, rõ ràng thu nhập của giới lao động xe ôm này giảm rõ rệt khiến cuộc sống vốn khó khăn của họ càng khó khăn thêm. Nếu có con trong tuổi đi học thì cục thuế quá tàn nhẫn đối với họ. Ngân sách càng cạn kiệt, các quan chức càng bày ra nhiều thứ phí, thuế để buộc dân vốn nghèo phải è cổ ra thêm để đóng mọi thứ thuế, phí trên trời dưới đất. Đáng lẽ, khi muốn quyết định thu thuế mới, các quan chức trong ngành cần suy nghĩ thấu đáo xem người dân có chịu nổi hay không vì dù sao cũng là „chính quyền do dân, vì dân“ như họ vẫn tự xưng mà! Hy vọng nhà cầm quyền CSVN thu hồi lại quyết định đánh thuế dân nghèo thêm này để dân còn đường sống. Phan Nguyên #ViệtTân #xeôm #tăngthuế  
......

Sau nửa năm bị bắt, nhà văn Phạm Thành bị đưa vào viện Tâm Thần

Người Việt| HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ nhà văn Phạm Thành, thông báo chồng bà đã bị đưa từ trại tạm giam Hỏa Lò đến Viện Pháp Y Tâm Thần Trung Ương để “giám định và kiểm tra sức khỏe.” Nhà văn, nhà báo tự do Phạm Thành, 68 tuổi, chủ trang blog “Bà Đầm Xòe,” với nhiều bài chỉ trích mạnh mẽ đảng CSVN và lên án các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vào hồi trung tuần tháng Năm. Vụ bắt giữ được cho là liên quan đến cuốn sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội hồi tháng Chín, 2019. Trong post đăng trên trang cá nhân hôm 28 tháng Mười Một, bà Nghiêm viết: “Là vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm, tôi thấy anh hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì về tâm thần nên không hiểu họ chuyển chồng tôi xuống đó làm gì? Nay tôi đến viện đã gửi tiền lưu ký và quà nhưng không được gặp trực tiếp. Tôi vô cùng lo lắng nếu có sự cố bất ổn xảy ra.” Sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội năm 2019. Ảnh: Facebook Phạm Thành Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội bình luận trên trang cá nhân: “Xem ra những người vạch ra những sai trái của ông Nguyễn Phú Trọng đều bị cưỡng chế vào trại tâm thần, trước kia là blogger Lê Anh Hùng, nay là nhà văn Phạm Thành. Mọi người hãy cùng lên tiếng phản đối thủ đoạn thâm độc tàn ác của nhà cầm quyền CSVN biến những người đấu tranh thành tâm thần.” Nhà báo Phạm Thành, cựu thư ký tòa soạn Đài Tiếng Nói Việt Nam, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được phát hành không qua kiểm duyệt của nhà cầm quyền như “Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN Xuống Hố Cả Lũ” và tiểu thuyết “Cò Hồn Xã Nghĩa”… Bên cạnh đó, ông tham gia viết báo tự do với hàng ngàn bài viết phản biện có giá trị. Ông Phạm Thành còn được ghi nhận từng tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” năm 2016. Trong lần trả lời VOA Việt Ngữ xoay quanh cuốn sách về ông Nguyễn Phú Trọng, ông Thành nói: “Quyển sách này là một bằng chứng, một dữ liệu về những lời ăn tiếng nói, hành xử của ông Trọng, trong những chính sách đối nội và đối ngoại của ông ấy, đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. Tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn.” Ông Thành cũng cho biết thêm rằng bản thân ông “đã 41 năm theo đảng, bây giờ ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng tụt lùi” và giải thích nguyên nhân “là do chúng ta không có dân chủ, nguyên nhân là đảng CSVN duy trì sự độc tài!”    
......

Pages