CUỘC TRẤN ÁP SONG NGỌC BỊ NÊU ĐÍCH DANH TRƯỚC QUỐC HỘI ÚC

DÂN BIỂU CHRIS HAYES: “Chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền hợp pháp và sự tự do của người dân.” Vào 12 giờ trưa Thứ Năm 16.2.2017, giờ địa phương, Dân Biểu Liên Bang Chris Hayes đã có bài diễn văn trước Quốc Hội Úc tại thủ đô Canberra lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam đã có hành động trấn áp giáo dân Song Ngọc trong cuộc biểu tình diễn ra hôm 14.2 vừa qua. Một cuộc biểu tình ôn hoà “do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm hành xử quyền pháp lý của họ”, ông nói. Trong bài phát biểu ông cũng đã lưu ý Quốc Hội Úc về tình trạng bắt người tuỳ tiện liên quan đến các trường hợp như anh Nguyễn Văn Hoá, Nguyễn Văn Oai và chị Trần Thị Nga bị bắt giữ trong những tuần lễ vừa qua. “Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. “ Và ông kết luận “Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ.” Dưới đây là toàn văn bài phát biểu của Dân Biểu Chris Hayes trước Quốc Hội Liên Bang Úc: ——   “Tháng Tư năm ngoái, cá chết đã trôi dạt vào bờ biển miền Trung Việt Nam, từ Hà Tĩnh kéo dài xuống Huế và xuống gần cả thành phố Đà Nẵng. Các bằng chứng cho thấy đây là hậu quả của việc xả chất độc từ công ty sản xuất thép Formosa tại Hà Tĩnh, một công ty Đài Loan hoạt động trong khu công nghiệp Vũng Áng. Điều này đã tàn phá cuộc sống của ngư dân địa phương và tất cả những cộng đồng dựa vào nghề cá ở miền Trung Việt Nam. Với kích thước và tác động của thảm họa môi trường này, [tôi] thật sự lo lắng về mức độ đàn áp đang diễn ra với người dân. Họ biểu tình ôn hòa, nhằm kêu gọi sự quan tâm về thảm họa môi trường này. Tôi đã được các thành viên của cộng đồng người Việt cho biết thông tin về công an đã sử dụng vũ lực chống lại đoàn người biểu tình hết sức nghiêm trọng vào ngày 14 tháng 2 vừa qua, khi người dân thực hiện cuộc biểu tình do linh mục Công Giáo là Cha Nguyễn Đình Thục dẫn đầu nhằm hành xử quyền pháp lý của họ.   Hơn 500 người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thảm họa môi trường này đã tụ họp, và họ có ý định tuần hành tới một toà án để đòi bồi thường. Tôi được cho biết đoàn biều tình ôn hoà này dự trù tuần hành một đoạn đường dài 200 km để hành xử các quyền hợp pháp của mình, nhằm kiện công ty thép Formosa phải bồi thường. Tuy nhiên, nhà chức trách Việt Nam đã can thiệp và ngăn chặn những người tổ chức biểu tình từ việc thuê xe buýt để đi Hà Tĩnh. Hơn nữa, tôi được cho biết một số người biểu tình đã đến được Hà Tĩnh nhưng đã bị công an ngăn chặn không cho vào toà án và họ đã bị đối xử hết sức khắc nghiệt dưới bàn tay của nhà chức trách. Đây là cuộc biểu tình mới nhất tiến hành bởi các tập thể bị ảnh hưởng tại miền Trung Việt Nam trong tiến trình tiếp tục đi tìm công lý cho thảm họa môi trường này. Trong vài tháng qua, tôi đã được thông báo rằng người dân đã có nhiều cuộc tụ tập đông đảo để kêu gọi sự quan tâm về các vấn đề môi trường, và họ thường xuyên bị xách nhiểu, đe doạ bởi chính quyền địa phương. Đáng quan tâm hơn nữa, như tôi được cho hay, một số người hoạt động đã bị bắt giữ. Họ là những người thông tin và lên tiếng về các vấn đề liên quan đến thảm hoạ môi trường này. Điển hình là anh Nguyễn Văn Hoá, một nhà báo công dân 20 tuổi, anh đã loan tải nhiều thông tin về các cuộc biểu tình năm ngoái và đã bị bắt giữ một cách tuỳ tiện trong tháng Một và hiện đang bị biệt giam. Anh ấy đã bị cáo buộc tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 của Bộ luật hình sự Việt Nam Tôi cũng đã được thông báo có thêm hai nhà hoạt động khác, những người đã nói về thảm họa môi trường cũng bị bắt giữ vào cuối tháng Một. Anh Nguyễn Văn Oai, một cựu tù nhân lương tâm và là người đồng sáng lập Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Công Giáo, đã bị bắt giữ ngày 19 tháng Một và bị buộc tội "chống người thi hành công vụ”. Bà Trần Thị Nga, một blogger và nhà hoạt động xã hội nổi tiếng, là người đã thường xuyên chia sẻ các thông tin về tham nhũng của công an và tường thuật nhiều về thảm họa môi trường Formosa, đã bị bắt giam ngay tại nhà của mình. Đoạn video ghi lại cảnh bà bị công an bắt đã được phát tán rộng rãi trên các mạng xã hội. Bà Nga từng đi lao động tại Đài Loan, bà bị cáo buộc tội “tuyên truyền chống nhà nước.” Bà là mẹ của hai đứa con trai. Bà Nga đã từng phải nhập viện sau nhiều lần bị hành hung. Tôi đề cập đến những sự việc này vì chúng đang xảy ra tại Việt Nam ngay trong lúc chúng ta đang nhóm họp. Chúng xãy ra chỉ nội trong tháng vừa qua. Đáng báo động là những người này, họ chỉ đòi hỏi sự thật và công lý, lại bị đánh đập, bị sách nhiễu, đe dọa và thậm chí còn bị bắt giam một cách tùy tiện. Nhà chức trách Việt Nam dường như có ý định trấn áp các nhà hoạt động, không cần biết lý do của các cuộc biểu tình là gì. Nhà chức trách Việt Nam liên tục nhắm mục tiêu vào những người tranh đấu cho công lý thay vì đáng lý ra họ phải truy tố những kẻ đã gây ra tác hại lâu dài cho môi trường và cộng đồng địa phương. Tôi lo sợ rằng những sự việc này và việc bắt giữ tùy tiện là những chỉ dấu cho thấy chính quyền Việt Nam đang trấn áp các quyền [hợp pháp] và sự tự do của người dân họ. [Bản dịch do Nguyễn Hoàng-Thanh Tâm chuyển ngữ.] —— Nguyên bản tiếng Anh: —— Last April, dead fish began to be washed up on the shores of central Vietnam, from the Ha Tinh province down the Hue province and spreading down almost to Da Nang city. The evidence suggested that this was the result of a toxic discharge from the Formosa Ha Tinh steel factory, a Taiwanese-owned company operating in the Vung Ang industrial zone. This has devastated the lives of local fishermen and all those communities that rely on fishing in central Vietnam. Given the size and impact of this environmental disaster, it is most concerning now to see the level of crackdown being shown to those who, through peaceful protest, are trying to advance their concerns about this environmental disaster. I have been advised by members of the Vietnamese community that police used harsh physical force against protesters on 14 February this year when people at a rally led by Catholic priest Father Nguyen Dinh Thuc were determined to exercise itheir legal rights. More than 500 people who were directly affected by this environmental disaster gathered, and they were intent on proceeding to a court in order to seek compensation. I am advised that the peaceful protesters intended to travel more than 200 kilometres to exercise their legal rights, and effectively sue the Formosa steel company for compensation. However, the Vietnamese authorities intervened and prevented the marchers organisers from hiring buses to travel to Ha Tinh. Further, I am advised, that a number of protesters who made their way to Ha Tinh were prevented by the police from entering the court and, as also reported, they received extreme and harsh treatment at the hands of the authorities. This protest march is the latest by affected communities in central Vietnam as they continue to seek justice for this environmental disaster. Over the past few months, I have been advised, people have held mass gatherings to raise awareness about ongoing environmental issues, and they are frequently harassed and threatened by local authorities. Even more concerning is that, I have been advised, a number of detentions of activists who have reported and spoken on issues regarding this environmental disaster. For instance, Nguyen Van Hoa, a 20-year-old citizen journalist, who was covering the protests last year was arbitrarily detained in January and is currently being held incommunicado. He has been charged under article 258 of the Vietnamese Criminal Code for 'abusing the democratic freedoms'. I have been advised also that another two activists who have spoken about the environmental disaster were arrested in late January. Nguyen Van Oai, a former prisoner of conscience and founder of Catholic Former Prisoners of Conscience, was arrested on 19 January and charged with 'resisting persons on duty'. Ms Tran Thi Nga, a prominent blogger and social activist who has frequently discussed issues of police corruption and who reported also on the incident of the Formosa environmental disaster, was detained in her home. She recorded her arrest by police and distributed the recordings on social media. A former Taiwanese migrant worker, she was charged with 'conducting propaganda against the state'. She is the mother of two sons. Ms Nga was hospitalised following her treatment. I mention these incidents because they are occurring in Vietnam as we speak. They have all occurred over the past month. It is alarming that these people, who are after all seeking truth and justice, are being physically beaten, harassed, threatened and even arbitrarily detained. The Vietnamese authorities seem intent on cracking down on activists, regardless of the object of their protest. The Vietnamese authorities continue to target those who advocate for justice rather than, as in this case, prosecuting those who have caused long-term harm to the environment and local communities. I fear that these incidents and arbitrary arrests are indicative of Vietnam's government clamping down on the rights and liberties of its people. (Nguồn: Trang Thông Tin Quốc Hội Liên Bang Úc - aph.gov.au)
......

HÀNH TRÌNH CÔNG LÝ- HAY LÀ SỨ MỆNH CỦA CHÚNG TA

Vậy là những lá đơn khởi kiện Formosa của người dân vùng biển Quỳnh Lưu đã không thể gửi được. Thay vì gửi được đơn, họ đã nhận được những màn dùi cui, đấm đá, đòn thù tàn bạo từ phía chính quyền của những người cộng sản. Máu, nước mắt, những giọt mồ hôi mặt chát đã tuôn xuống. Thật khó thể kìm nén nỗi xót xa, căm giận cho sự kiện đẫm máu ngày hôm qua. Hành trình công lý (Justice March) đã không thể đi đến cuối, và đã trở thành hành trình máu. Quãng đường 180km đã dừng lại con số 20. Đêm trước ngày đi kiện, tôi đã ngồi với người hướng dẫn gần 1000 người dân khởi kiện là linh mục Nguyễn Đình Thục. Khi nghe tin tất cả những nhà xe được thuê chở dân đi kiện đều bị đến nhà doạ dẫm, ngăn chặn và không thể thực hiện được hợp đồng, cha Thục đã nghĩ đến chuyện phải đi bộ nếu người dân quyết tâm đi kiện. Và tôi đã kể cho cha Thục nghe về Hành trình muối (Salt March) của Gandhi năm 1930 khi chống lại đạo luật về muối cho người Ấn Độ, về Hành trình Selma của Martin Luther King năm 1965 đòi quyền tự do bầu cử cho người da đen Mỹ , về hành trình đòi đất đai năm 2005 của người dân bị mất đất ở Philippines. Tôi nghĩ rằng nếu cuộc hành trình diễn ra với sự ôn hoà, đẹp đẽ thì dẫu vẫn gặp nhiều khó khăn, nhưng chính quyền của những người cộng sản không có lý do để sử dụng bạo lực với những người dân đang thực hiện cái quyền tối thiểu nhất mà những chế độ cổ xưa nhất cũng phải công nhận, đó là quyền thưa kiện khi bị người khác gây thiệt hại cho mình. Nhưng tôi đã lầm. Suốt cuộc hành trình diễn ra, tôi ngồi trên chiếc xe ô tô của cha Thục đi phía sau đoàn do một người khác lái. Cha Thục đã xuống đi cùng đám đông đi kiện. Vì sợ người dân đi không đúng luật, gây ách tắc giao thông, cha Thục đã phải cầm loa; lúc thì đi bộ, lúc thì đi xe máy để hướng dẫn đoàn đi. Theo quan sát của tôi, đoàn người đi hết sức ôn hoà, cố gắng hết mức để không gây tắc nghẽn giao thông. Điều làm tôi hết sức cảm động là cứ đi khoảng một vài km thì lại có một nhóm người dân đứng hai bên đường mang nước, bánh kẹo, đồ ăn ra tiếp sức cho đoàn. Những tấm lòng đó khiến đoàn người đi bộ trong giá lạnh, mưa phùn cảm thấy hết sức ấm lòng và vững tin vào việc làm của họ. Vậy mà con đường đi lại trở thành một cuộc chuyến đi đầy máu và nước mắt. Buổi chiều sau khi nghỉ trưa, tôi ngồi cạnh cha Nguyễn Đình Thục bên hông nhà thờ Yên Lý nơi đoàn người dừng lại nghỉ tạm. Tôi đưa cho cha đọc bài viết của Luật sư Lê Công Định về hành trình đi kiện hôm nay. Luật sư Định cũng nói về hành trình muối của Gandhi và so sánh Gandhi với cha Thục. Cha cười và nói: "Như thế, cha bất đắc dĩ trở thành người nổi tiếng rồi!". Tôi bảo cha: "Có lẽ đó là sứ mệnh của cha rồi". Cha nói với tôi: " Chắc rằng mỗi người sinh ra đều có sứ mệnh của mình". Và lớn hơn, dân tộc nào cũng như thế. Dân tộc nào sinh ra đều có sứ mệnh của nào đó. Và quan trọng, họ phải thực hiện sứ mệnh của mình. Lịch sử đất nước này là một dân tộc nhỏ bé bên cạnh một dân tộc đông đúc, thường xuyên muốn thôn tính mình. Những thế hệ cha ông đã làm xong sứ mệnh của họ. Sứ mệnh của chúng ta bây giờ là phải chịu đựng một chế độ cầm quyền dung dưỡng đầy tội ác, bất công và tàn bạo. Một nhóm người đứng đầu quốc gia luôn đặt lợi ích của cá nhân, của đảng phái của họ hơn lợi ích của đất nước, của người dân. Vì tình anh em của họ, họ sẵn sàng bỏ đi những sinh mạng của ngư dân ngày đêm bám biển đảo quê hương. Vì 16 chữ vàng, họ đục bỏ khỏi sách giáo khoa cuộc xâm lăng của giặc làm 6 vạn sinh mạng đồng bào mình nằm xuống. Vì lợi ích, họ đã để mấy trăm ngàn ngư dân chết mòn trong một vùng biển chết, và của cả thế hệ tương lai. Và có lẽ, đó là sứ mệnh của chúng ta. Thực hiện sứ mệnh đó hay không, là lựa chọn của dân tộc này; hoặc là lụi tàn như loài cỏ dại. 15.2.2017 FB Trịnh Anh Tuấn ***** Tuần hành vì dân quyền Lê Công Định Mahatma Gandhi được coi là vị cha lập quốc của Ấn Độ, nổi tiếng nhất với cuộc tuần hành ra bãi biển nhằm phản đối luật muối của chính quyền thực dân Anh và vui vẻ vào tù trong suốt thời gian dài. Ngày 12/3/1930 ông cùng 78 người khởi hành đi bộ từ quê nhà đến bãi biển Dandi trên bờ Ấn Độ Dương. Ngày 5/4/1930, tức sau 23 ngày, vượt qua 386 km, Ganghi cùng hơn 50.000 người tham gia đoàn tuần hành dọc đường, đã đến nơi được chọn để làm hành động tượng trưng chống đạo luật muối bất công của chính quyền thực dân Anh lúc đó. Hôm nay, 14/2/2017, gần 87 năm sau Gandhi, linh mục Nguyễn Đình Thục đã dẫn đầu đoàn tuần hành gồm hơn 600 đồng bào Nghệ An, dự định đi qua 173 km đến huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh, nộp đơn khởi kiện Formosa. Nếu trước đây Thánh Gandhi tuần hành để chống một đạo luật bất công, thì hôm nay Cha Thục tuần hành để thực thi một quyền công dân hợp pháp của các nạn nhân Formosa là quyền khởi kiện theo luật định. 87 năm trước Thánh Gandhi vượt qua 386 km đạt được mục tiêu của mình, vì ông không bị công an của thực dân Anh phá rối dọc đường. Còn Cha Thục khó có thể vượt qua 173 km dù ngài rất sẵn sàng, vì chắc chắn công an cộng sản sẽ bằng mọi cách ngăn chặn. Dù đến được hay không toà án Kỳ Anh, cuộc tuần hành vì dân quyền (civil rights) của linh mục Nguyễn Đình Thục ngày 14/2/2017 sẽ đi vào lịch sử hiện đại Việt Nam như ngọn lửa khởi đầu phong trào dân quyền chống chế độ độc tài cộng sản Việt Nam. Cuộc tuần hành của Cha Thục cũng vĩ đại không kém cuộc tuần hành của Thánh Gandhi 87 năm trước.  
......

MYANMAR VÀ KHỞI ĐẦU MỘT NỀN DÂN CHỦ VĂN MINH

Chỉ sau vài năm xoá bỏ chế độ độc tài được duy trì bằng quân sự và chuyển sang thể chế dân chủ đa đảng, Myanmar đã trở mình phát huy sức mạnh của người dân để bắt đầu phát triển kinh tế cho đất nước mà trước đó về nhiều mặt họ tụt hậu hơn chúng ta. Nhưng may thay, đất nước ấy sản sinh ra một người đàn bà đẹp đẽ, trí tuệ và bản lĩnh đến kiên cường, song song với đó là bộ máy độc tài nhưng vẫn còn lương tri và biết chia sẻ quyền lực để vực dậy đất nước đang nghèo nàn của họ, đó là ông Thein Sein - cũng vĩ đại không kém bà Aung San Suu Kyi, vì dám từ bỏ quyền lực độc tài chuyên chế suốt bao năm trị vì để bắt tay với bà Kyi (đảng đối lập xuất phát từ nhân dân, sau hàng chục năm kiên trì đấu tranh và tù đày) nhằm chuyển hoá thể chế chính trị (từ độc tài sang dân chủ) một cách ôn hoà tránh một cuộc bạo động đổ máu và bạo loạn xã hội có thể xảy đến trong nay mai nếu mâu thuẫn dân tộc đến điểm cùng cực. Chỉ khi có một chế độ dân chủ, không có đảng độc tài lãnh đạo toàn diện và xã hội mà đảng đó lại không hoạt động bằng luật pháp, khi đó người dân của một đất nước mới có cơ hội để làm ăn và phát triển đi lên, trong tư duy của họ lúc đó mới có tâm thế một người chủ của quốc gia thực sự. Chứ không phải choán hết tâm trí từ thế hệ này sang thế hệ khác chỉ là nỗi sợ hãi bao trùm và những lời răn dạy được tiêm truyền vào trong đầu những lớp người là phải dối trá và quỳ gối, nịnh nọt mà thăng tiến hay tìm kiếm lợi ích cho bản thân. Đó quả là nhục nhã và bất hạnh cho một dân tộc. Myanmar đã có thể chế dân chủ và đa đảng, được dẫn dắt bởi những người trí thức thực sự vì dân, vì nước, biết buông bỏ quyền lực độc tài để trả lại cho những người có tài khác cùng gánh vác trọng trách xây dựng đất nước. Vì tổ quốc không phải là cái nhà của một ông chủ độc tài, không phải của riêng chính quyền hay đảng phái nào, mà là di sản của dân tộc được dành lại từ đời này qua đời khác. Chúng ta cũng chỉ là một phần chuyển tiếp của lịch sử dân tộc. Chẳng có lý gì để chiếm trọn quyền lực và bắt buộc nhân dân của mình phải răm rắp tuân theo mọi mệnh lệnh của nhà cầm quyền. Mà nếu chỉ là một người hay một đảng lãnh đạo nhà nước thì nó đã phá vỡ hai nguyên tắc tối cao: Một là, phá vỡ sự tối cao của nhân dân về vị thế làm chủ quyền lực nhà nước, từ đó là tước bỏ đi hiệu lực tối cao của Hiến pháp; và, Hai là, tước bỏ đi hoàn toàn các học thuyết về nhà nước khi đảng không bao giờ là chủ thể thuộc về hệ thống cấu thành nhà nước. Nhà nước, hay chính quyền chỉ bao gồm ba nhánh, lập háp, hành pháp và tư pháp. Thế nên duy nhất một đảng lãnh đạo toàn diện nhà nước (mà không hoạt động theo luật pháp) là đang chà đạp lên Hiến pháp và mọi học thuyết về chính trị, tước bỏ vị thế tối cao của nhân dân. Vì trên nhà nước thì chỉ còn nhân dân, chứ không ai hay tổ chức, đảng phái nào được đứng trên (lãnh đạo) cái nhà nước đó nữa. Chúc mừng Myanmar và người dân của họ. Họ đã được hưởng nền dân chủ và có cơ hội để sửa chữa những sai lầm nếu bộ máy đó không vì họ mà phục vụ. Còn trong chế độ độc tài thì không có cơ hội để làm lại, nó sẽ nghiền nát và giết chết bất cứ ai phản kháng lại ý chí của nhà cầm quyền và nó sẽ quyết giữ lợi ích của nó cho đến khi nhân dân nổi giận và muốn tìm lại vị thế làm chủ đất nước của mình. Nhưng tự do, dân chủ, không bao giờ là miễn phí, nếu không phải đánh đổi bằng tự do của một vài người, thậm chí là cả một dân tộc bị cùm kẹp. Nếu cam chịu, dân chủ là giấc mơ của muôn vàn triệu người nô lệ, thấp hèn chấp nhận sống lay lắt trên chính quê hương mình. Luân Lê ------http://plo.vn/…/myanmar-su-chuyen-minh-dang-kinh-ngac-68192…  
......

Chúc mừng bà Bùi Hằng ra tù.

Hôm nay 11.02.2017  bà Bùi Hằng, một người rất nổi tiếng trong giới đấu tranh dân chủ đã mãn hạn tù sau 3 năm thụ án với cáo buộc "gây rối trật tự công cộng". Cũng như rất nhiều tù nhân khác, khi bước chân ra cổng trại bà đã được rất nhiều người đón rước với hoa và biểu ngữ. Hình phạt tù không chỉ mang mục đích trừng trị người phạm tội mà còn có mục đích giáo dục để người phạm tội nhận ra sai lầm đã mắc phải, ngăn ngừa phạm tội trong tương lai. Thế nhưng có một trớ trêu là những người như bà Bùi Hằng khi mãn hạn tù họ đều thể hiện thái độ không run sợ (mục đích trừng trị không đạt được), họ không thấy ăn năn và vẫn kiên quyết sẽ tiếp tục làm những việc trước đây họ vẫn làm (mục đích giáo dục và ngăn ngừa tội phạm không đạt được). Đi tù là một nỗi nhục nhã với nhiều người nhưng với những người như bà Hằng, bà Cấn Thị Thêu... thì họ lại nói họ thấy rất tự hào khi đã từng nằm trong chốn lao tù cộng sản, đặc biệt ông Trương Duy Nhất ở Đà Nẵng còn phóng to bức ảnh mình đứng trước vành móng ngựa treo trang trọng trong nhà ông. Bỏ tù đày những người phụ nữ như bà Hằng hay bà Thêu cuối cùng đã đạt được mục đích gì hay chỉ như đổ thêm dầu vào lửa. Đời người ngắn ngủi nhưng họ không sợ chốn tù đày thì Nhà nước và cụ thể những người có trách nhiệm cũng cần phải nghiêm túc soi xét lại mình. Chúc mừng bà Bùi Hằng đã tự do và cá nhân tôi luôn cảm phục bà với tinh thần bất khuất trong việc đấu tranh chống giặc Tàu. FB LS Nguyễn Danh Huế
......

Minh định về con đường đấu tranh!

Gần đây trên trang facebook của tôi sau loạt bài phân tích về chế độ hiện tại, có nhiều comment vào hô hào cách thức lật đổ chính quyền bằng bạo lực. Đại loại những ý kiến này tập trung vào ý tưởng chờ đợi hoặc thúc đẩy khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam, trông đợi nền kinh tế rơi vào đáy khủng hoảng và đói nghèo, trên cơ sở đó thúc đẩy sự bức xúc và tiến tới lật đổ chính quyền hoặc bằng áp lực hoặc bằng bạo lực. Tôi muốn nói rõ rằng, đó là sự ảo tưởng và ngu đần. Đó là một dạng khác của cực đoan và nó cũng xấu xa không kém độc tài cộng sản. Martin Luther King Jr. - một nhà hoạt động xã hội - đã lãnh đạo phong trào đấu tranh cho dân quyền tại Mỹ từ giữa thập niên 1950 cho đến khi bí ám sát chết năm 1968. Ảnh: Biography Hầu hết những người hô hào lật đổi chính quyền một cách cực đoan có lẽ chưa bao giờ tự hỏi: Trong 50 năm qua, các cuộc cách mạng đã diễn ra ở nhiều nước độc tài, vậy còn tại các nước tư bản có nền chính trị tự do thì sao? Thực tế mà ít người nhận ra, số cuộc cách mạng tại các nước tư bản nhiều gấp đôi nếu không muốn nói là nhiều gấp ba các nước độc tài. Có điều rất cả các cuộc cách mạng này đều diễn ra trong hoà bình và dựa trên một nền tảng căn bản: “Sự tiến bộ về dân trí và nhận thức”. Lấy ví dụ từ chính nước Mỹ, dù lập quốc với một bản hiến pháp về căn bản là bất biến cho đến tận ngày nay, và có một nền chính trị tự do ngay từ ngày đầu lập quốc, nhưng phải mất gần 200 năm, phụ nữ Mỹ mới có quyền bầu cử (năm 1920). Thời điểm kết thúc thế chiến thứ hai năm 1945, Mỹ vẫn là một quốc gia phân biệt chủng tộc nặng nề dù Abraham Lincon đã tuyên bố xoá bỏ chế độ nô lệ trước đó 81 năm (1861). Và phải đến khi Martin LutherKing phát động cuộc đấu tranh bất bạo động trong nhiều năm trời, xã hội Mỹ mới bắt đầu biến chuyển. Sau khi Luther King bị ám sát năm 1968, nước Mỹ vẫn còn phải đi một chặng đường dài trong cuộc cách mạng đòi quyền bình đẳng, thậm chí chính Michael Jackson, một tượng đài âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến văn hoá Mỹ và thế giới, cũng từng là một nạn nhân của tệ phân biệt chủng tộc. Cho đến tận năm 2008 khi Obama thắng cử, nước Mỹ đã mất 63 năm để đạt được những tiến bộ về căn bản trong cuộc cách mạng cho sự bình đẳng của nó. Cũng trong cùng thời kỳ, có 3 cuộc cách mạng công nghệ nối tiếp nhau diễn ra trong lòng nước Mỹ. Tất cả đều dựa trên nền tảng của tiến bộ nhận thức và hoà bình. Nó mang lại những thành quả văn minh bền vững. Nhìn vào lịch sử thế kỷ 20, có thể thấy tất cả các cuộc cách mạng về chính trị dựa trên bạo lực đều để lại hậu quả vô cùng nặng nề, phần lớn trường hợp đều không đạt được mục đích cho sự thịnh vượng, vốn là mục đích tối hậu của mọi sự tiến bộ xã hội. Có lẽ ít ai còn nhớ rằng Iraq, Syria, Lybia đều từng là những quốc gia thịnh vượng, với mức thu nhập bình quân đầu người xếp trên mức bình quân thế giới (cao gấp hàng chục lần Việt Nam trong quá khứ). Vậy mà hiện nay, sau hàng thập kỷ tính từ cái chết của Saddam Hussein, Iraq vẫn đang trong tình trạng chiến tranh và chỉ còn là cái bóng của chính mình. Điều tương tự cũng đang diễn ra tại Syria, Lybia. Những cuộc cách mạng dựa trên bạo lực và hoang tàn, nó không những dễ dàng thúc đẩy mà còn bị chi phối bởi những xu hướng cực đoan. Kể cả trong tình huống may mắn nhất nếu có một nền chính trị dân chủ được thành lập thì nền văn minh vốn đã từng có cũng đã bị tàn phá và kéo lùi nhiều thập kỷ bởi chiến tranh. Đây là một con đường sai lầm. Đấu tranh cho tiến bộ xã hội trước hết và bao giờ cũng phải dựa trên sự thịnh vượng và thúc đẩy thịnh vượng, bởi nếu không mang lại thịnh vượng cho người dân thì cuộc đấu tranh có ý nghĩa gì? Có lẽ cũng rất nhiều người từng quên rằng Hàn Quốc cũng từng bị cai trị bởi những chế độ độc tài liên tiếp nhau. Trước khi có nền chính trị dân chủ như hiện nay, người Hàn Quốc cũng từng phải đấu tranh bất bạo động trong nhiều thập niên. Dù rằng nền chính trị tự do ở Hàn Quốc đã được thúc đẩy sau cái chết của tổng thống Park Chung Hee khi ông ta bị ám sát vào năm 1979, tuy nhiên về cơ bản đất nước ấy đã lật đổ được chế độ độc tài trong hoà bình. Tất cả đều dựa trên nền tảng tiến bộ kinh tế và nhận thức. Cũng là một sự chuyển hoá hoàn toàn hoà bình, người Đài Loan sau nhiều thập kỷ nằm dưới quyền cai trị độc tài của gia tộc Tưởng Giới Thạch, cuối cùng cũng đạt được một nền chính trị tự do. Cũng chẳng hề có cuộc đấu tranh bạo lực nào diễn ra ở Đài Loan. Người dân đất nước ấy cần mẫn xây dựng nền kinh tế và đấu tranh đòi tự do chính trị trong ôn hoà. Khi thấy không thể kìm kẹp một cộng đồng đã có trình độ rất cao về tư duy, Tưởng Kinh Quốc chịu nhượng bộ và chấm dứt nền cai trị độc tài. Có nhiều ý kiến tranh cãi, đại loại chính những khó khăn kinh tế nghiêm trọng đã dẫn tới sự sụp đổ các chế độ cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu. Điều đó đúng, nhưng chỉ một phần. Xét về mặt kinh tế, dù gặp khó khăn lớn vào cuối những năm 1980 nhưng mức sống, nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật của các nước Đông Âu vẫn cao hơn mức bình quân thế giới và vượt xa Trung Quốc lẫn Việt Nam. Vậy tại sao cộng sản lại trụ được ở Việt Nam, khi cả nước đói ăn vào năm 1985, dân phải ăn bo bo và ngửa tay xin viện trợ lương thực, lạm phát 3 con số liên tiếp đến tận năm 1991, trong khi đó cộng sản lại sụp ở Liên Xô khi chẳng ai ở đó đói vì đất quá rộng, tài nguyên quá nhiều và mật độ dân thì quá ít? Lý do đơn giản: Dân trí của họ cao hơn nhiều ở đây. Ba Lan có khoảng 30 triệu dân mà có tới 10 triệu người xuống đường tham gia phong trào công đoàn đoàn kết, người Nga nắm tay nhau làm hàng rào sống chặn xe tăng tiến về dinh tổng thống Boris Enxin… Trong khi đó dù đói vàng mắt nhưng ở TQ lẫn Việt Nam chẳng có gì ngoài một đám sinh viên lẻ loi bị tàn sát tại Thiên An Môn, số còn lại vẫn rất thần tượng bác Mao với lại bác Hồ. Dân trí, do đó là gốc rễ cho mọi sự tiến bộ xã hội. Những cuộc cách mạng ấy có nhiều điểm không hoàn toàn giống nhau, diễn ra trong những bối cảnh lịch sử và văn hoá khác nhau, nhưng đều có điểm chung: Dựa trên nền tảng tiến bộ về nhận thức của con người. Đây cũng chính là điều tôi muốn nhìn thấy ở Việt Nam. Với một đất nước có nền văn hoá tiểu nông như ở Việt Nam, đồng thời có sự chia rẽ hết sức nặng nề về chính trị và văn hoá, mọi cuộc đấu tranh dựa trên nền tảng đói nghèo và bạo lực đều sẽ chỉ dẫn đến hai hậu quả cơ bản: Trước hết là tất cả những thành quả người Việt Nam đã đạt được trong ba thập niên chuyển hướng sang kinh tế thị trường đều có nguy cơ bị xoá sổ. Thứ hai là trong tình huống bạo lực lan tràn, đất nước rất dễ rơi vào vòng xoáy của những thế lực cực đoan, nhất là khi các quốc gia đang có tranh chấp lãnh thổ với Việt Nam can thiệp phá hoại bằng cách này hay cách khác (mà chúng chắc chắn sẽ làm). Đó sẽ là một tình huống không thấy ngày mai, nó chỉ thay thế một ác mộng bằng một cơn ác mộng kế tiếp. Mọi cuộc cách mạng hướng tới văn minh ở Việt Nam, nhất định phải được xây dựng trên nền tảng của sự tiến bộ về tư duy và bằng phương thức hoà bình. Để thúc đẩy sự tiến bộ về nhận thức, nền tảng bền vững của nó chính là sự phát triển về kinh tế, văn hoá và đặc biệt là sự giao lưu hội nhập với thế giới văn minh. Cùng với nó là sự kiên trì nhưng bền bỉ của những công dân tiến bộ trong việc phổ biến những tư tưởng tiến bộ một cách hoà bình, thổi luồng khao khát tự do vào xã hội. Đi kèm theo đó là việc thúc đẩy các phong trào xã hội dân sự, đòi hỏi về nhân quyền, đòi chống tham nhũng, đòi chống bất công, đòi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo và cuối cùng tiến tới đòi quyền bầu cử tự do, quyền lập chính đảng và quyền tự do chính trị. Đó chắc chắn là con đường đấu tranh đạt được thành quả bền vững nhất và cũng chỉ có nó mới là cách giúp đất nước này hướng tới sự thịnh vượng và văn minh, tránh được vũng lầy chiến tranh luôn gắn liền tàn phá và luôn là mảnh đất hứa nuôi dưỡng sự cực đoan. Trong nhiều năm, tôi có sự chiêm nghiệm rất rõ về tiến trình thức tỉnh tư duy ở Việt Nam. Cùng với sự hội nhập với quốc tế và đặc biệt là cùng với sự xuất hiện của ngày càng nhiều các nhà đấu tranh ôn hoà, số người Việt Nam giác ngộ về nhận thức ngày một tăng theo thời gian. Chiều hướng mà người Việt Nam từ bỏ việc công nhận tính chính danh của nền cai tri độc tài và hướng về các khao khát tự do là một chiều hướng không có sự đảo ngược. Đó là những tiến bộ xã hội bền vững. Tôi tin rằng khi số người Việt thức tỉnh đủ lớn và sẵn sàng xuống đường tuần hành đòi quyền tự do bầu cử, đó sẽ là lúc bình minh lên ở đất nước này. Cách đây ít lâu thôi, phong trào “Một lá phiếu, một cái tên” trong cuộc bầu cử quốc hội khoá XIV đã có được sự hưởng ứng không hề nhỏ, điều vốn chưa từng xuất hiện ở Việt Nam. Con đường đấu tranh cho Việt Nam, do đó luôn luôn phải dựa trên nền tảng thúc đẩy sự thức tỉnh về tư duy, bảo tồn và thúc đẩy sự thịnh vượng vì chẳng thể có trình độ nhận thức cao trên một nền tảng vô giáo dục và đói nghèo. Đó cũng chính là tư tưởng cốt lõi nhất của nhà tư tưởng Phan Chu Trinh, một trí tuệ vượt thời gian của người Việt. Đó cũng là con đường mà tôi đã và sẽ luôn theo đuổi. P/S Dù luôn khuyến khích sự tự do trao đổi, nhưng trang nhà tôi nhất định và luôn luôn từ chối mọi quan điểm khuyến khích bạo lực và cực đoan. Mọi ý tưởng cơ hội và đê tiện về việc kéo lùi hoặc cô lập nền kinh tế Việt Nam cũng không phải là thứ được hoan nghênh ở đây. Tất cả những ai có quan điểm này đều sẽ bị block không thương tiếc. Tất nhiên facebook là một xã hội tự do, những người đó cũng hoàn toàn có quyền bình đẳng giống như tôi để chia sẻ bất cứ gì họ muốn trên trang nhà của họ. FB Lang Anh (Lãng)
......

Lãnh đạo tốt, ắt phải biết xấu hổ trước hiện trạng đất nước

Trên trang facebook của mình, luật sư Lê Ngọc Luân có viết rằng ông đột nhiên nhận được rất nhiều câu hỏi, xin ý kiến, về việc phải làm sao khi bị công an bắt về đồn. Tóm tắt các thư và tin nhắn hỏi về vấn đề pháp lý, ông Luân nói mối quan tâm lớn của dân chúng chỉ là “Nếu bị bắt, phải làm thế nào để tự bảo vệ bản thân và không bị chết?”. Tranh "The Scream" của Edvard Munch. Nguồn: www.EdvardMunch.org Không phải vô cớ mà ngày 8/2/2017, luật sư Lê Ngọc Luân phải giải đáp ngay các thắc mắc ấy. Vì chỉ mới trước đó một ngày, tin tức trên nước Việt Nam lại loan đi chuyện một người đàn ông bị giải về đồn công an (xã Thọ Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An) và bất ngờ tìm thấy đã chết treo cổ bằng sợi dây giày của chính ông. Nguyên nhân được công an Nghệ An đưa ra, giống như là, do đã tấn công vợ nên người đàn ông này hối hận và tự tử.   Có thể đó là một vụ tự tử thật. Nhưng ai ai khi đọc bản tin này cũng cảm thấy gờn gợn. Bởi ở Việt Nam, tình trạng tự chết trong đồn công an đã hết sức phổ biến. Chính báo chí nhà nước cũng tiết lộ rằng trong ba năm (từ tháng 10-2011 đến tháng 9-2014) đã có đến 226 thường dân chết trong các trại tạm giam, tạm giữ. Và phần lớn tin tức đưa trên báo chí, đều có phần định hướng dư luận là tự tìm đến cái chết. Trong những vụ tự chết này, cũng có không ít vụ bị khám phá rằng thường dân bị các nhân viên công an tra tấn đến vong thân. Hình như có chút bất an trong đất nước có chỉ số hạnh phúc cao ngất thì phải. Trong lời tư vấn của một luật sư tên tuổi như ông Lê Ngọc Luân, có hai chi tiết đáng nhớ. Đó là ông căn dặn mọi người đừng để bị ai gài bẫy về việc “nhận tội để được khoan hồng”, cùng với việc “may mắn” thì được các nhân viên công an hợp tác trong việc tiếp cận vụ án, còn không thì chết dở.   Lời nhắc của ông Luân khiến người ta nhớ rằng trên mọi con đường đô thị hay làng quê Việt Nam, bất kỳ ở đâu người ta có thể nhìn thấy tấm bảng đỏ chói với hàng chữ vàng “sống và làm việc theo pháp luật”. Những tuyên ngôn đó, đôi khi có kích cỡ lớn đến mức không khác gì phông màn của một sân khấu rẻ tiền.   Trong bộ phim Red Corner (1997), khi Jack Moore (diễn viên Richard Gere) là một doanh nhân Mỹ bắt oan vì tội danh giết người tại Trung Quốc, luật sư bào chữa của nhà nước cử đến, xuất hiện với câu nói đầu tiên là “anh nhận tội chưa, nhận tội thì sẽ được khoan hồng”. Khi Jack phản đối và kêu oan, nữ luật sư này (diễn viên Bai Ling) giải thích rằng một khi đã bị bắt, tự khắc là có tội, bởi công an không thể sai. Và nếu nhận tội thì hình phạt sẽ là được chết nhanh chóng và êm ái hơn. Dĩ nhiên, đó là chuyện phim ảnh. Nhưng so với những gì đã diễn ra, đặc biệt với những vụ án oan như của ông Huỳnh Văn Nén, Nguyễn Thanh Chấn… tình tiết ấy xem ra cũng thật gần gũi. Tháng 4/2015, khi còn là chủ tịch Quốc Hội, ông Nguyễn Sinh Hùng được báo chí dẫn lời là ông xúc động khi hay tin số thường dân chết trong đồn công an, theo tổng kết là nhiều đến đơn vị hàng trăm. Nhưng xúc động thôi thì không đủ. Người lãnh đạo có nhân cách cần phải biết nhục nhã khi hiện trạng đất nước bất an và vô pháp như vậy. Một khi đất nước luôn cờ phất trống gióng về chỉ số hạnh phúc, về dự báo phát triển kinh tế như sấm giật… nhưng thủy điện vẫn mỗi năm thản nhiên nhấn chìm làng mạc và con người, người bệnh còn chen chúc nhau nằm ở hành lang, ở gầm giường… thì lãnh đạo phải biết tự sám hối về khả năng của mình. Khi cá vẫn còn chết nằm dạt trên bãi biển, người dân cùng cực và nhà máy thủ phạm Formosa vẫn được các lực lượng tinh nhuệ của nhà cầm quyền bảo vệ, bằng chính tiền thuế của người dân, thì các nhà lãnh đạo đã tạo dựng nên con quái vật đó phải biết cúi mặt, nhận thấy sự đồi bại của mình. Người lãnh đạo lừa dối dân chúng, tổ chức trình diễn việc ăn những con cá đem về từ vùng biển an toàn, để chứng minh biển không nhiễm độc, thì chính họ cũng cần phải soi gương để nhận ra sự ghê tởm tràn ra từ chính bộ mặt mình. Quan trọng là họ cần sớm nhận ra quyền lực đang có chỉ là áp đặt trong sự khinh bỉ của nhân dân. Thật lố bịch. Khi nhà cầm quyền yểm trợ cho quan điểm bỏ Tết cổ truyền vì cho rằng ngày lễ cổ hủ, ăn chơi dài ngày. Nhưng chính các nhà lãnh đạo nơi nơi là người vẽ ra các lễ hội man rợ và phi dân tộc tính. Không đâu như đất nước này, một năm có hơn 8000 lễ hội, trung bình một ngày có 22 lễ hội diễn ra. Thật khó tìm một người lãnh đạo tử tế trong số đó, vì nếu có thì ắt họ đã phải biết xấu hổ vì sự suy đồi của họ đang trây trét khắp đất nước, từ chuyện treo cổ trâu đến phanh thây lợn. Liệu năm 2017 này, còn có người dân nào tự chết trong đồn công an nữa không? Đó là một câu hỏi đầy tính dự đoán u ám, nhất là trong bối cảnh báo chí đưa tin việc thượng cẳng hạ tay của ngành công an nói chung với dân chúng vẫn nhan nhản xảy ra trên đường phố. Cũng từng chứng kiến cảnh vô pháp và tàn bạo của công an trên đất nước mình, Michael Bassey Johnson, nhà thơ và là nhà triết học xã hội ở Nigeria từng kêu lên rằng “Chính sách khủng bố sẽ không bao giờ ngừng ở một quốc gia, khi người-được-gọi-là-lãnh-đạo chính là bọn tội phạm và khủng bố giả danh” (Terrorism will never cease in a country where the so-called leaders are criminals and terrorists in disguise). Quả vậy, trừ phi những nhà lãnh đạo là người tốt và biết xấu hổ về hiện trạng trên đất nước, nhân dân mới có thể hy vọng về sự đổi thay từ chính nhà cầm quyền. - - - Tham khảo *** "Công an chịu trách nhiệm vì 3 năm có 260 người chết khi tạm giam, tạm giữ" http://giaoduc.net.vn/…/Cong-an-chiu-trach-nhiem-vi-3-nam-c… *** Với 8.000 lễ hội mỗi năm, trung bình mỗi ngày người Việt có 22 lễ hội, mỗi giờ có 1 lễ hội http://kenh14.vn/voi-8000-le-hoi-moi-nam-trung-binh-moi-nga…  
......

Khi tuổi trẻ không hèn

Trong lịch sử nước Mỹ, việc các sinh viên khởi kiện tổng thống Trump quả là một câu chuyện lịch sử đáng nhớ. Vụ kiện diễn ra nhanh chóng, kể từ lúc nộp đơn (ngày 28/1) cho đến lúc có phán quyết của Tòa với phần thắng thuộc về những người trẻ tuổi, chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Đứng trước bối cảnh hỗn loạn và trái ngang của hàng ngàn người bị chận tại các sân bay, bị xé bỏ giấy nhập cư, đuổi trả về nước… những sinh viên luật của Đại học Yale đã nhanh chóng cùng nhau soạn thảo một đơn kiện quyết định hành pháp (executive order) của tổng thống Donald Trump, về sắc lệnh cấm nhập cảnh dành cho 7 nước và cho nhiều trường hợp bị coi là kỳ thị. Quan trọng là đơn kiện nhận định rằng tân tổng thống đã vi hiến, cũng như đã phế bỏ quyền tự do và bình đẳng nhập cư vào đất Mỹ, được tổng thống Lyndon Johnson ký vào năm 1965 (The Immigration and Naturalization Act). Tòa liên bang tại Brooklyn, New York đã nhanh chóng ra quyết định phần thắng bước đầu thuộc về các sinh viên Đại học Yale. Tác động từ vụ kiện cùng với tình hình nước Mỹ đang lâm vào khung cảnh bất thường khiến hàng loạt các bang của Mỹ cũng kháng lệnh của ông Trump, thậm chí bang Washington và Minnesota đã khởi kiện như các sinh viên Yale. Dẫn đến ngày 3 tháng 2/2017, Thẩm phán liên bang James Robart đã ra lệnh ngừng mọi hoạt động liên quan đến sắc lệnh cấm nhập cảnh của ông Donald Trump. Hãy đặt qua một bên những cuộc tranh cãi về chính sách của ông Trump sai hay đúng. Điều có thể thấy rằng sự có mặt của giới sinh viên Mỹ, ở hàng đầu trong các phong trào về nhân quyền và dân quyền, là hết sức rõ ràng và đáng ngưỡng mộ. Ngay từ trước khi ông Donald Trump nhậm chức, ý thức chính trị của sinh viên Mỹ hiện rõ ở các cuộc biểu tình phản đối, rầm rộ tại nhiều học khu. Hình ảnh những người rất trẻ xông vào tranh đấu bằng luật, xuống đường ở Boston, Seattle, New York… cho thấy một nước Mỹ với thế hệ trẻ ý thức rõ mình cần phải làm gì cho đất nước và con người chung quanh mình. Thậm chí, họ thẳng thắn từ chối sự cầm quyền của những người mà họ không đồng ý trên các khẩu hiệu, thậm chí ngay trên gương mặt mình: “Not my president” (không hề là tổng thống của tôi). Đồng loạt như vậy, nhiều người rất trẻ ở rất xa nước Mỹ như Anh, Đức, Tây Ban Nha, Thụy Điển… cũng xuống đường phản đối sắc lệnh của ông Donald Trump, ngay cả khi bản thân họ không liên can đến lệnh cấm đó. Nền văn minh địa cầu đã tôn vinh vị thế của loài ngoài qua nhiều ngàn năm, rằng nếu phớt lờ sự nguy nan của người khác, thản nhiên tận hưởng chỉ là lối sống của loài động vật thấp hèn. Con người cao quý hơn loài vật, chính là biết đứng lên vì công bằng của cuộc đời và biết nuôi dưỡng nhân cách cao quý hướng đến tha nhân. Khác biệt chính kiến với người lãnh đạo, phản ứng lại hệ thống cầm quyền – ở đâu cũng vậy – đều là một giá trị của khát vọng đổi thay và sự biểu đạt của nhân quyền. Nhưng nhiều nơi trên thế giới, điều đó có nghĩa là phải đối diện với trấn áp, với bạo lực và âm mưu khủng bố của chế độ toàn trị. Tuổi trẻ chính là những ngọn lửa thanh cao nhất, nồng nhiệt và tiên phong của lẽ phải và sự thật, để thắp lên những ánh sáng cho cuộc đời chung quanh họ. Ngay tại Châu Á, nơi các giá trị dân chủ đến muộn, so với phương Tây thì còn son trẻ hơn rất nhiều, nhưng vẫn có những câu chuyện về sinh viên Miến Điện, sinh viên Hồng Kông, Đài Loan… bước xuống đường, vận động thay đổi bằng luật pháp, và có thể bằng cả máu xương cho tương lai của quê hương mình. Lịch sử đã ghi lại để có một Miến Điện hôm nay, đã có không ít sinh viên, những người trẻ tuổi đã hy sinh đời mình để nhân dân được thoát ách độc tài. Lịch sử cũng dõi theo những chuyển biến lạ thường khi thủ lĩnh chính trị trẻ tuổi Joshua Wong (Hoàng Chí Phong) thành lập đảng Demosisto – Đảng vì dân – ở Hồng Kông để đòi quyền tự quyết cho nơi này sau năm 2047. Đây là một cái tát lớn vào mặt bộ máy cầm quyền cộng sản kiểu mẫu, sau nhiều năm tự tin dùng súng đạn và dùi cui để xây lâu đài cai trị của mình. Có lần trong diễn biến cuộc cách mạng dù vàng ở Hồng Kông vào tháng 9/2014, nhiều người quan sát từ Việt Nam đã có chung bình luận rằng “Liệu Việt Nam có được một thế hệ tuổi trẻ như vậy không?”. Câu hỏi này đã tạo nên nhiều diễn đàn tranh cãi, và không ít bình luận nói rằng thế hệ sinh viên, tuổi trẻ Việt Nam hôm nay đã hết, đã hèn. Chắc cũng cần nhắc lại, cuối tháng 4/2016, có 44 sinh viên Việt Nam ở Hà Nội, đã làm đơn gửi đến văn phòng Chánh án tòa án Hà Nội, yêu cầu phải thực thi quyền của công dân và luật pháp đã hiến định. Thư ngỏ này yêu cầu chấm dứt tình trạng xử phạm nhân (phần lớn là tù chính trị) trong sự bao vây, khép kín đầy tính thù địch của công an, mật vụ. Thậm chí người nhà của bị cáo, luật sư của bị cáo cũng bị ngăn chận vào phiên xử một cách thô bỉ. Thư ngỏ này được ký bởi những sinh viên luật, mà người được nêu tên với chữ ký đầu tiên là nữ sinh viên Trương Thị Hà (sinh năm 1994). Đây cũng là một sự kiện bất ngờ, vì kể từ vụ xử linh mục Nguyễn Văn Lý (năm 2007), hình ảnh bị cáo bị bịt miệng không cho nói, cho đến rất nhiều vụ xử chính trị khác ngăn cản người đi dự – dù tòa tuyên bố “xử công khai” – phản ứng của những sinh viên luật yêu công lý và sự thật này, được coi là đại diện cho suy nghĩ của người dân Việt Nam đã quá mệt mỏi trước một hệ thống tư pháp quốc gia bị nhồi nặn cho vừa bàn tay lông lá của kẻ có quyền. Không có tin tức gì về những sinh viên này, kể từ sau sự kiện đó. Cũng không có tờ báo nhà nước nào dám đề cập đến sự kiện độc đáo này. Và dù những sinh viên này chỉ yêu cầu tòa án hành động đúng với luật pháp, với hiến pháp nhưng không có hệ thống truyền thông “chính thống” nào dám nhắc đến, dù chỉ là một con chữ hèn mọn nhất. Ở đâu đó trên thế giới, có người trẻ tuổi dám công khai viết lên trán, từ chối quyền lãnh đạo của một tân tổng thống, thì ở đất Việt Nam nhỏ bé, cũng có những sinh viên đứng lên từ chối cách hành động vô pháp ở tòa án, và đòi xác lập những nguyên tắc đã được hiến pháp quy định. Tuổi trẻ không ương hèn. Dù nơi nào cũng vậy. Chỉ khác là ở các quốc gia tôn trọng nguyên khí của dân tộc thì tuổi trẻ như vậy được vinh danh, còn ở những quốc gia có những kẻ lãnh đạo hèn hạ và vô minh, thì sẽ tìm cách tiêu diệt họ. Có vô vàn những ví dụ như vậy với sinh viên Cuba và Trung Quốc. Tuổi trẻ không có sự khác biệt về màu da và tổ quốc trong hành động yêu nước, yêu con người. Chỉ khác là ở các bản tin thời sự, người ta hay tấm tắc khen những người trẻ ở rất xa, và lãng quên những người trẻ ở ngay quê hương mình. Có thể vì thờ ơ, cũng có thể vì hèn. Nhưng dù được nhớ hay không, được vinh danh hay bị lãng quên… tuổi trẻ Việt Nam cũng như Hồng Kông, Đài Loan, Mỹ, Anh… vẫn luôn âm ỉ trong trái tim mình ngọn lửa của lẽ phải và sự thật, chờ một ngày tỏa sáng – tôi tin như vậy. Và chắc chắn, Việt Nam cũng phải có một thế hệ tuổi trẻ không ương hèn. Blog Tuấn Khanh
......

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh – Phần 4 (kết thúc)

Cuộc phỏng vấn cuối cùng được diễn ra vào ngày hôm sau, đến chiều tôi phải trở về nhà, quãng đường rất xa. Chỉ một số người thân mới hiểu được hoàn cảnh của tôi lúc này rất khó khăn về công việc trong gia đình. Đi khỏi nhà hai ngày lúc này là một điều quá cố gắng với tôi. Cuộc phỏng vấn bắt đầu lúc 10 giờ sáng. Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh phần kết. NBG: Ngoài những uẩn khúc chính trị đã được đề cập, ông có nhận xét gì về mặt pháp lý của lời buộc tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế…” đối với ông? TXT: Do Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2015, nên tôi đang ủy quyền cho các luật gia kiểm tra xem việc Bộ công an- dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự 1999 để truy nã tôi là có hợp pháp hay không. Ngoài ra, việc cáo buộc tôi “cố ý làm trái các quy định…” là hoàn toàn sai, hoàn toàn không có căn cứ. Trong thời gian ở cương vị cao nhất, tức là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, tôi luôn chỉ đạo công ty theo đúng tinh thần các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tất cả các nghị quyết này đều phù hợp với chỉ đạo từ trên và được thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Không hề có chuyện tôi đã cố ý làm trái nghị quyết của Hội đồng quản trị hay là đã cố ý đưa ra các quyết định trái với chỉ đạo của cấp trên hay ngược với quy định của nhà nước. NBG: Có một điều này tôi nghĩ là cần thiết: Từ khi ông rời bỏ Việt Nam đến nay và với lệnh truy nã quốc tế phía Việt Nam đã phát đi, ông chưa có lần nào xuất hiện chính thức, ngoài vài tấm hình . Điều đó khiến dư luận hoài nghi rằng ông đang phải ấn trốn trong sợ hãi, hoặc ông chưa rời khỏi Việt Nam, mọi thứ chỉ là đánh lạc hướng cuộc truy nã. Vậy ông có thể sẵn sàng xuất hiện trước công chúng trên một cuộc phỏng vấn trực tuyến. Ông có thể trả lời bạn đọc trực tiếp qua mạng viễn thông được không? TXT: Bạn đọc thì có muôn vạn kiểu người, tôi không muốn trả lời những người hỏi những câu không đáng hỏi. Ví dụ có người đồn trên mạng rằng tôi có mấy vợ, tôi có người này người kia đưa ra khỏi Việt Nam vân vân và vân, tôi không thể trả lời hết những câu hỏi vô căn cứ như vậy. NBG:Cám ơn câu trả lời thẳng thắng của ông. Tôi sẽ chọn những câu hỏi của bạn đọc trong blog, facebook của tôi. Đó là những người như nhà báo Nguyễn Thông, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà văn Phạm Thành, các cơ quan truyền thông như tờ thoibao.de, danluan.org , đài truyền hìnhVIETV network. Có thể họ có những câu hỏi muốn rõ ràng hơn về câu chuyện thua lỗ và thuyên chuyển công tác của ông, ông đồng ý chứ ? TXT:Tôi nhận lời, chúng ta có thể tính thời gian để có một cuộc phỏng vấn như vậy. NBG: Tôi tạm thời kết thúc các câu hỏi ở đây. Về phía mình, ông có muốn nói thêm điều gì không? TXT: Tôi chỉ muốn nhắc lại rằng trong cơ chế hiện nay ở Việt Nam, con số lỗ hay lãi ở các doanh nghiệp nhà nước là hết sức mờ ảo. Điều dễ thấy là rất nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn thua lỗ, và tất nhiên, các quan chức phụ trách các doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm, ngoài ra, chuyện tham nhũng của đa số quan chức, kể cả quan chức chính trị lẫn quan chức kinh tế, hầu như là chuyện hiển nhiên. Nhưng theo tôi, nguyên nhân chính yếu không nằm ở các quan chức này, mà nằm ở hệ thống, ở cơ chế. Tôi cũng đã từng là một cái “đinh ốc” trong hệ thống này, do đó, nếu trong thời gian tôi làm lãnh đạo, nếu PVC đã làm ăn thua lỗ thì tôi phải có phần trách nhiệm. Nhưng thực tế là trong thời gian đó, tôi không hề hà lạm của công, và dứt khoát tôi không hề phạm tội “Cố ý làm sai các quy định của nhà nước…” như lời cáo buộc của ông Trọng. Cuộc truy nã tôi do ông Trọng khởi xướng hoàn toàn nằm trong mưu đồ chính trị muốn củng cố thế lực của ông Trọng. NBG: Xin cảm ơn ông Trịnh Xuân Thanh về cuộc phỏng vấn, và hẹn gặp ông vào những dịp sau. Tôi cũng xin nói rằng để những cuộc phỏng vấn này có tính chính thức. Chúng sẽ được in ra và ông ký xác nhận  giúp tôi. Khi cần tôi có thể gửi bản hỏi đáp này đến một số tờ báo, hãng thông tấn. Nó cũng là một cách phòng ngừa, lỡ chẳng may gia đình ông hoặc ai đó tố cáo tôi đã dựng nên cuộc phỏng vấn này. Lúc đó tôi còn có bằng chứng rằng chính ông đã trực tiếp trả lời và xác nhận. TXT: Tôi sẵn sàng. – Hết- Lúc chờ Trịnh Xuân Thanh xem lại hết các câu hỏi và câu trả lời, tôi xếp hành lý lại. Xong xuôi pha ấm trà mới đợi giờ đi. Tôi nói. – Có một câu hỏi này, em không muốn hỏi vì nếu có thì anh phải ký xác nhận luôn. Nhưng thế nào khi ra phỏng vấn trước công luận, truyền thông , sẽ có người hỏi. Đó là anh không có dấu hiệu tham nhũng như trong bản truy nã, cũng giải trình được không tham nhũng trong các câu trả lời. Vậy tiền đâu anh mua nhà, xe với đồng lương của cán bộ bình thường. Em không muốn hỏi vì không muốn nghe những câu trả lời như tôi lao động thối móng tay, tôi nuôi lợn, tiền của cô em nuôi bà bác họ những những quan chức khác đã trả lời. Vì nếu để nghe những câu trả lời như thế, em đã khước từ luôn các anh ở những ngày đầu tiên. Anh đã đọc những bài em viết về các vụ việc khác không phải vụ của anh. Là người làm đến chức phó chủ tỉnh tịch, đọc những bài chắc anh cũng hiểu rằng em có thể tham khảo tin từ những nguồn khác nhau. Thanh cười. – Chú buồn cười, trong các tố cáo anh có tố cáo nào tham nhũng đâu. Tôi. – Những câu hỏi mà em đặt ra và anh  trảl lời cùng xác nhận kia, như một biên bản. Nó dựa trên những tố cáo có như làm thua lỗ, làm sai quy định. Tất nhiên vì ở hình thức biên bản chính thức thì không đưa những chuyện ngoài lề vào, nên câu hỏi này ở ngoài lề thôi, vì nó cũng là dấu hỏi lớn của dư luận. Thanh vẫn cười. – Chú nghĩ xem, đầy những đại gia có phải quan chức đâu, có tham nhũng đâu mà vẫn có hơn anh hàng nghìn lần. Dưới cái chế độ này, chỉ cần một thông tin về con đường sắp khởi công,  một dự án ở đâu sắp triển khai là đủ cho một mụ bán xi măng, vôi cát trong thời gian ngắn trở thành đại gia và vẫn minh bạch đàng hoàng. Tôi đứng dậy, người đàn ông kia đã đánh xe đến trước cửa. Tôi khoác balo lên vai và bắt tay chào Thanh, chợt nhớ ra chuyện bổ nhiệm, luân chuyển Thanh. Tôi hỏi. – Nếu cần thiết phải làm một cuộc phỏng vấn bổ nhiệm được không anh. Báo chí cũng để cập nhiều đến chuyện này, trong kết luận của Bộ chính trị, ban bí thư cũng nói đến chuyện này. Thanh cười xuê xoa. – Ôi cái này cứ để đấy, lúc nào rảnh em mình tính sau. Tôi ngồi vào xe, đóng cửa và hạ kính xuống nói khi thấy người đàn ông đã đánh tay lái. – Theo em được biết thì việc bổ nhiệm anh có liên quan đến ông Tô Huy Rứa và vợ ông ta. Thanh đứng nhìn theo, vẫn cười nhưng không nói gì.
......

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh – Phần 3

Phần 3 dự định bắt đầu sau khi đã ăn tối xong. Tôi không ngờ rằng công việc lại có thể kéo dài đến vậy. Lúc dầu tôi dự định chỉ hỏi 10 câu. Nhưng quả thực khi bắt đầu vào hỏi thì từ câu này, lại thấy cần làm rõ thêm phải hỏi thêm câu khác. Với trình độ của tôi để hiểu được câu chuyện này cả là một vấn đề. Đôi lúc đầu tôi mụ đi và không còn biết cần phải hỏi câu gì tiếp theo nữa. Lúc ăn cơm tối, tôi nói chuyện với Thanh. – Thế này hơi vô lý, như anh nói thì mấy ngàn tỷ lỗ đó là lỗ ảo hết sao? Ví dụ như khoản tiền tạm ứng 900 tỷ gì đó ứng ra để thi công. Đoàn kiểm tra lúc đó xác định số tiền đó là lỗ. Nhưng sau khoản tiền đó được trên đồng ý trả, vậy thì không có khoản lỗ ấy. Sao người ta vẫn tính là lỗ được? Thanh đáp. – Thì cách làm việc thế, cấp trên đời nào nó nhận đâu. Ví dụ nó bảo mình, mày cứ ứng ra làm cái kia đi, rồi tao duyệt sau. Thì mình ứng ra, sau đó thì được duyệt thì là không lỗ. Đáng nhẽ khoản đó không tính thì bọn nó cứ tính vào vì đã được hoàn lại rồi. Nhưng bọn nó cứ để nguyên đấy. Tôi thắc mắc. – Nếu nhìn sơ qua, thì có số lỗ do anh khai khống tăng vọt vốn lên. Rồi người ta cứ áp giá đấy, đến lúc không phải như thế thì họ bảo anh làm lỗ à? Thanh chửi thề. – Thế mới điên. Tôi cười. – Chung quy cũng lỗi do anh, cái này người ta bảo là tự tay bóp dái. Anh nhận một đống đổ nát về, sửa cái tên rồi anh định giá cao vống lên. Anh được thành tích, được cấp trên hài lòng, được khen thưởng này nọ. Thì đến lúc định giá lại không phải như thế thì anh toi. Nhẽ ra cái lúc người ta dồn các công ty về, anh phải kiểm tra chắc chắn. Đáng lẽ trị giá nó còn có 500 tỷ, thì anh bảo là chỉ còn 300 tỷ thôi. Đằng này anh cứ ok, nó bảo 1000 tỷ anh nhận. Chả lẽ anh không biết cãi sao.? Thanh. – Cãi thế nào được cấp trên ở chế độ này, thằng nào vào thế đấy mà chả phải nhận. Cãi vậy ngang với đi tố cấp trên là ông đầu tư vào công ty kia 1000 tỷ, giờ sát nhập về tôi, tôi thấy giá trị chỉ có 300 tỷ thôi. Thế là tố cấp trên làm lỗ 700 tỷ à? Trong khi nó sáp nhập thế là để mình ỉm đi khoản lỗ đấy, coi như gọi là cất hộ nó chỗ lỗ ấy. Bên trong chế độ không như chú nghĩ, anh bảo cái bao thuốc lá này anh đưa chú là giá 10 đồng, chú sẽ phản ứng ngay ngoài kia có 5 đồng sao ông nói tôi 10 đồng. Nhưng chế độ này trên nó bảo thế nào, dưới phải nghe thế, có thằng nào cãi đâu. Tôi. – Đm thế cái chế độ đấy nó làm con người ta hèn đi à? Thanh cười méo xệch, không trả lời. Tôi đùa tiếp để đỡ mệt nhọc đầu óc. – À, mà sao lúc nó thanh tra, Anh không thú nhận là cái PVC đấy ban đầu thực ra chỉ giá 870 tỷ thôi. Tôi khai láo lên thành 1500 tỷ đấy. Các ông trừ cho tôi đi chỗ tôi khai láo. Mẹ chỗ đó cũng được hơn 600 tỷ , cộng với hơn 900 tỷ tạm ứng đã được hoàn lại. Thế là đã bớt được 1600 tỷ, một nửa rồi còn gì. Cộng thêm bọn lâu nhâu đổ về sau này trị giá 1 nghìn tỷ mà thực chất là mấy trăm thôi. Đã có hơn 2 nghìn tỷ lỗ do khách quan không phải do anh. Rồi thêm giá chứng khoán rớt này nọ nữa thì số lỗ đấy gần như đủ, chẳng phải do anh. Mà có khi còn là anh làm lời ra cái vụ thoái vốn được hơn 1600 tỷ chứ. Thanh chửi thề. – Đm, nó đéo nghe đâu. Nó cứ tính theo giá trị định giá rồi nó làm thôi. Ngay như khoản 900 tỷ được bù lại kia, khoản lỗ hơn ngàn tỷ do chứng khoán rớt giá nó còn chả nghe. Bọn kiểm tra trung ương đảng biết cái gì. Toàn một lũ ngu dốt chỉ nghe lão Trọng bắt là phải quy lỗ 3200 tỷ thì cứ thế nó làm. Nó đến Hậu Giang làm việc cả đoàn, đưa hồ sơ, sổ sách ra đối chiếu làm việc, giải trình có chứng cứ hết. Chúng nó đuối lý không ra được kết luận nào quy trách nhiệm lỗ. Mỗi thằng về khách sạn cầm theo một chai Macallan uống say ngủ. Rồi mai lại hỏi, hỏi không ra được lỗi thì về. Ròng rã mấy tháng trời đi lại như thế. Cơm xong chúng tôi bắt dầu tiếp tục cuộc phỏng vấn chính thức. Trong căn phòng nhỏ kế bên. Nơi hút được thuốc lá. Người đàn ông phục vụ cũng ngồi cùng. Cả ba chúng tôi đều đốt thuốc, khói đặc như màn sương. Chẳng khi nào thuốc tắt cả, cứ ba người hút như thế thì luôn có ít nhất một điếu đang cháy. Tôi bỗng nhớ những phòng hỏi cung ở Công an bộ và công an các thành phố mà tôi từng bị bắt như Vinh, Hà Nội, Đà Nẵng, Lạng Sơn, TP HCM. Nơi nào cũng giống nhau là chỉ có cái bàn và hai hoặc ba cái ghế. Thuốc lá và trà mạn hay cà phê không lúc nào ngừng. Người hỏi cung đốt thuốc liên tục, người bị hỏi cung cũng vậy. Nghĩ đến đoạn ấy, tôi bỗng nảy ra câu hỏi lúc ngồi vào bàn. – Anh Thanh này, nếu chuyển sang ngạch hàm bên công an, thì cấp phó chủ tịch tỉnh có khi hàm đại tá ý nhở? Thanh gật đầu. – Đại tá đương nhiên, có khi còn là thiếu tướng ý. Tôi cười khùng khục, hai người kia chắc không biết rằng tôi cười vì tôi nghĩ cảnh trớ trêu. Bây giờ thì tôi đang như hỏi cung một viên thiếu tướng công an cộng sản. Bên cạnh là một ông chắc hàm trung tướng nữa ngồi làm chứng cũng nên. Cuộc phỏng vấn chính thức tiếp tục. *NBG: Ông có tóm tắt được kết quả kiểm tra, kiểm toán này không? TXT: Kết quả của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán này đã đưa đến những kết luận, báo cáo của PVN, của Bộ công thương gửi chính phủ. Tôi đã trích dẫn những phần quan trọng ở các câu trả lời trên đây. Tôi nói thêm là đoàn 725 có biên bản đánh giá các hoạt động công ty và không đưa kiến nghị nào về PVC. Còn biên bản của đoàn thanh tra chính phủ 1116 về phòng chống tham nhũng có đánh giá về tiền lương của lãnh đạo tập đoàn cao hơn mặt bằng xã hội, nhưng trong thực tế, lương của cán bộ , nhân viên chung của ngành dầu khí lúc đó đều cao hơn nhiều ngành nghề khác. NBG: Báo chí Việt Nam đưa tin rất nhiều về một ngôi biệt thự ở Tam Đảo được cho rằng của ông. Ông có ý kiến gì về việc này? TXT: Toà nhà này trước của PVC Kinh Bắc, một công ty liên kết bằng thương hiệu với PVC. Sau đó gia đình tôi cùng với mấy người bạn góp tiền mua chung; chúng tôi có đầu tư sửa sang thêm và đã sang nhượng toàn bộ tòa nhà này cho người khác, chúng tôi không còn là chủ sở hữu ngôi nhà này nữa. Một số tờ báo không tìm hiểu kỹ, đã vội vã cho rằng tôi là chủ sở hữu ngôi nhà này ở thời điểm báo đưa là không đúng. Có thể mục đích của họ là hùa theo đặt điều để phục vụ cho ý đồ của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. NBG: Theo báo chí thì dưới thời ông lãnh đạo PVC, những công ty con của PVC đã chi tiêu những khoản vô tội vạ. Trong đó có công ty thanh toán những khoản tiếp khách, chi phí cho quà sinh nhật của người thân của ông đến hàng trăm triệu đồng. Ông ý kiến gì về việc này? TXT: Công ty PVC-ME đã bị khởi tố và ra toà xét xử. Trong công ty này phần vốn của PVC chỉ có 36%, nên PVC chỉ là một cổ đông trong công ty này. Chịu trách nhiệm là hội đồng quản trị công ty, tổng giám đốc công ty đã bảo thủ quỹ ứng 500 triệu ghi lý do để đi mừng sinh nhật bố tôi. Báo chí đã chủ quan chỉ dựa theo lời khai một phía của thủ quỹ PVC-ME. Nhưng cơ quan công an điều tra đã hoàn toàn không xác nhận được bố tôi nhận bất cứ đồng nào từ khoản này. NBG: Một số công ty con nêu trên đã bị khởi tố và xét xử, ông có ý kiến gì? TXT: Đó là công ty PVC-ME. Ở đây tôi nói thêm, nhiều người đã nhầm khi nghĩ những công ty con kia sát nhập về PVC là do PVC làm chủ. Thực chất chỉ có việc sát nhập phần vốn mà PVN đã đầu tư vào các công ty này là 36%. Tôi làm lãnh đạo PVC là đại diện phần vốn của PVN ở các công ty này. Theo luật doanh nghiệp thì phải quá 51% mới có quyền chỉ đạo. Việc lãnh đạo PVC-ME phải chịu trách nhiệm, phải hai lần bị đưa ra xét xử, không có gì liên quan đến tôi. NBG: Qua trả lời của ông, người ta có thể cho rằng quá trình hoạt động của PVC đã được thanh tra, kiểm tra, và các bộ ngành, chính phủ đã có đánh giá và kết luận. Những nguyên nhân dẫn đến lỗ và thực chất số lỗ đó có thể được coi là đã được làm rõ vào năm 2014. Vậy tại sao đến năm 2016, ông Nguyễn Phú Trọng Tổng bí thư đảng CSVN lại chỉ đạo các bộ, ngành điều tra lật lại câu chuyện lỗ hơn ba nghìn tỷ này? TXT: Đây cũng là vấn đề mà dư luận thấy khó hiểu. Tuy nhiên, nếu đối chiếu với kết quả Đại hội đảng 12 thì có thể thấy, những biến động trong nhân sự lãnh đạo cao cấp có liên quan đến câu chuyện này. Trong hội nghị trung ương 6 của đảng CSVN khoá 11, ông Trọng đã đưa ra trung ương để xem xét kỷ luật thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Đây là sự khởi đầu cho một cuộc thanh toán ý thực hệ trong đảng giữa hai phe có quan điểm khác nhau. Cuộc chiến này kéo dài đến đại hội 12 thì ông Trọng thắng thế còn ông Dũng phải về hưu. Ông Trọng muốn thanh toán nốt những người còn lại trước kia đã ủng hộ quan điểm của ông Dũng. Đó là những người cấp trên của tôi như ông Đinh La Thăng, ông Vũ Huy Hoàng và có thể là một vài người khác. Để mở đầu cuộc tấn công vào ông Thăng, ông Hoàng, ông Trọng đã chọn tôi làm vật hiến tế… NBG: Xin lỗi, cho tôi hỏi cắt ngang một câu. Tại sao ông Trọng không chọn nhiều cấp dưới khác của như ông Thăng, mà lại chọn ông? TXT: Do tính chất phân công của tổ chức, tôi phải làm việc ở Dầu Khí với ông Đinh La Thăng, tại bộ công thương với ông Vũ Huy Hoàng, tại Hậu Giang với ông Huỳnh Minh Chắc bí thư tỉnh uỷ. Các ông này đều là những người gần gũi vói ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Câu chuyện tranh giành giữa ông Trọng và ông Dũng xảy ra từ nhiều năm nay ai cũng thấy điều đó, xuất phát từ chính sách đối nội, đối ngoại của hai nhân vật này khác nhau. Đây là cuộc trả thù phe ông Dũng, tôi thành một thí điểm. NBG: Như ông trả lời phía trên, vụ việc bắt đầu từ sự triệt hạ nội bộ đảng cộng sản về ý thức hệ, về quan điểm và đường lối. Nhưng ông Trọng đã nắm toàn quyền, ông Dũng đã về hưu, quyền lực bây giờ đang trong tay ông Trọng. Vậy ông Trọng cần gì phải tấn công những quan chức cấp dưới vốn thân ông Dũng trước kia nữa? TXT: Việc triệt hạ về ý thức hệ là cuộc tương tàn thảm khốc không khoan nhượng trong nội bộ cộng sản. Đây là đặc tính tiêu biểu của chế độ cộng sản kế thừa từ chế độ phong kiến. Hơn nữa, ông Trọng vì mưu đồ muốn dựa hẳn vào Trung Quốc, nên ông ta cần dẹp sạch những tư tưởng khác với mưu đồ của ông ta, để không bị phản đối trong nội bộ, dù chỉ là ý kiến nhỏ hay tiếng xì xào. Ngoài chuyện mâu thuẫn về ý thức hệ , cuộc chiến tranh giành về quyền lực này, đằng sau nó còn là những doanh nghiệp, những nhóm lợi ích sân sau của hai bên. Cho nên đủ mọi yếu tố thúc đầy cho cuộc chiến này không từ thủ đoạn nào. Mặt khác sau mấy chục năm ở bộ chính trị mờ nhạt và không để lại dấu ấn, đây là cơ hội để ông Trọng thể hiện cho người ta thấy được ông. Và cách ông ta chọn là thanh trừng những người thuộc phe đối thủ với ông. Bởi sự trả thù lấy tiếng này bám hết tâm trí của ông, khiến ông ta trở nền mù quáng một cách điên cuồng để thoả mãn. Chúng ta thử nhìn vụ ông ta chỉ đạo cách chức bí thư ban cán sự đảng bộ công thương của ông Vũ Huy Hoàng, thì thấy sự lố bịch do thù hận bám tâm trí ông Trọng quá cao. Thử hỏi xem nếu cách chức này thì còn chức nguyên uỷ viên trung đảng của ông Hoàng vẫn còn nguyên đó, vậy việc ông Trọng làm có khác gì trò cười. NBG: Ngoài những uẩn khúc chính trị đã được đề cập, ông có nhận xét gì về mặt pháp lý của lời buộc tội “Cố ý làm trái các quy định của nhà nước trong quản lý kinh tế…” đối với ông? TXT: Do Bộ luật hình sự Việt Nam đã được sửa đổi vào năm 2015, nên tôi đang ủy quyền cho các luật gia kiểm tra xem việc Bộ công an- dưới sự chỉ đạo của ông Trọng, áp dụng điều 165 Bộ luật hình sự 1999 để truy nã tôi là có hợp pháp hay không. Ngoài ra, việc cáo buộc tôi “cố ý làm trái các quy định…” là hoàn toàn sai, hoàn toàn không có căn cứ. Trong thời gian ở cương vị cao nhất, tức là Chủ tịch Hội đồng quản trị của PVC, tôi luôn chỉ đạo công ty theo đúng tinh thần các nghị quyết của Hội đồng quản trị. Tất cả các nghị quyết này đều phù hợp với chỉ đạo từ trên, và được thông qua các cuộc họp của Hội đồng quản trị. Không hề có chuyện tôi đã cố ý làm trái nghị quyết của Hội đồng quản trị, hay là đã cố ý đưa ra các quyết định trái với chỉ đạo của cấp trên hay ngược với quy định của nhà nước. Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 1 Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 2  
......

Nỗi cô đơn của người trí thức

Khi nghe đến hàng trăm nghìn những sinh viên trẻ Hồng Kông, rồi hàng chục vạn người trẻ Hàn Quốc xuống đường biểu tình phản đối lãnh đạo cao nhất của chính quyền nước họ phải từ chức và chịu điều tra độc lập, phải trao trả quyền lực độc lập về cho nhân dân, tôi thấy đau đớn cho sự im lặng trong thân phận bé mọn của giới trẻ và sinh viên Việt Nam mình. Hôm nay, sinh viên luật ở Mỹ lại có một hành vi chính trị được coi là quyền đương nhiên đến mức bình thường của một con người mà bất kỳ một công dân Hoa Kỳ nào cũng đều có thể thực hiện - họ chung tay đâm đơn kiện tân Tổng thống Donald Trump ra Toà án bảo hiến để chống lại sắc lệnh vừa mới ban hành của ông ấy khi họ cho rằng nó có dấu hiệu vi phạm vào Hiến pháp nước này. Tôi lại tự đặt câu hỏi, giới trẻ và sinh viên luật của chúng ta đang làm gì và ở đâu khi đất nước cần đến? Chúng đang hưởng thụ và học tập những thứ học thuật cao siêu nào mà không nhìn thấy những thảm trạng trên đất nước mình trong tình cảnh vi phạm pháp luật một cách hiển nhiên và đầy rẫy trước mắt mỗi ngày? Chúng đang học để làm gì? Để bảo vệ điều đúng đắn và phụng sự quốc gia hay nhất mực im lặng rồi sẽ luồn lách để tìm kiếm cái niêu cơm cho đầy cái bụng và ấm cái tổ của mình sau này? Tôi hiểu nỗi cô đơn đến tột cùng của những người trí thức chân chính. Bởi lẽ, những tiếng nói của họ có thể lan toả và thuyết phục, đánh thức được những tâm hồn và lương tri xa lạ, không hề quen biết, nhưng thực sự đau đớn là những người thân quen và biết họ trong đời thường lại xem nhẹ, thậm chí chỉ trích hay dè bỉu những tiếng nói lương tâm của những người đang nhìn về và dành nỗi cảm thông cho đồng loại trên tổ quốc mình. Với người thân quen, họ nhận được sự ngăn trở và xa lánh, với người xa lạ, họ nhận được sự ủng hộ và quý mến, động viên. Những nghịch lý để tạo nên nỗi cô đơn đến cùng cực của người trí thức. Và còn nữa, đó chính là đặc tính rời rạc của giới trí thức Việt Nam, họ không có tinh thần chung, họ thường soi xét nhau, họ sợ người khác hơn mình, thậm chí sẵn sàng chà đạp nhau để mà thoả cái lòng ích kỷ của bản thân. Còn phần khác thì im lặng trong sợ hãi cốt để yên thân và nghĩ rằng đó là vì thế hệ con cháu để chúng được vô sự như cha mẹ chúng hôm nay. Tôi đi ra đường, ngồi những nơi tôi đến, thường thì tôi nghe được rất nhiều những lời nói phù phiếm, sáo rỗng, phô trương, khoe mẽ và chuyện nhảm nhí đời thường. Tôi không nghe thấy những lý tưởng hay những câu chuyện chia sẻ về đất nước mình hoặc phương cách để thay đổi chúng tốt hơn lên mà có cơ hội tìm kiếm tương lai cho đời mình của những người xung quanh. Tuổi trẻ và thế hệ trẻ của chúng ta đang ở đâu và làm gì? Họ học gì và nói gì với nhau trên tổ quốc đầy thương tổn và ngày càng khánh kiệt này? Họ chỉ lo mưu cầu đời mình mà không tính dựng xây đất nước. Họ không hiểu giá trị của họ nên thành ra trở nên như những công dân đầu gỗ trên mảnh đất quê hương dung dưỡng chúng. Ngẩng đầu lên, nhắm mắt lại mà tư duy, mà suy nghĩ và đau đớn với những phận người và mệnh đời. Để hiểu rằng đất nước này là của chính mình, do mình gây dựng và tạo lập nên, mà rồi sẽ trở thành di sản cho con cháu hưởng chung. Đừng cố kiếm tìm và ký sinh trên mảnh đất là tổ quốc của mình rồi âm thầm rời bỏ quê hương trong nỗi hèn mọn đến bạc nhược. Vì khi ra đi bằng nỗi hèn mạt, thì ở đâu bạn cũng chỉ có sự hèn mạt để sống mà thôi. FB Luân Lê
......

Sự gãy đổ của bộ máy tuyên giáo CSVN

Sau nhiều tháng vắng mặt vì phải đi ngoại quốc chữa bệnh, ông Võ Văn Thưởng, Trưởng ban tuyên giáo Trung ương mới đây đã xuất hiện trở lại ở hai diễn đàn. Đó là tháp tùng ông Nguyễn Phú Trọng đi triều kiến phương Bắc trước thềm Xuân Đinh Dậu từ 12 đến 15 tháng 1, và tham dự Hội nghị báo chí toàn quốc tổ chức hôm 18 tháng 1 tại Hà Nội. Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Võ Văn Thưởng. Ảnh: Bộ TT-TT. Việc ông Võ Văn Thưởng được chọn là người đứng thứ hai trong phái đoàn triều kiến Bắc Kinh lần này cho thấy là ông Thưởng đang được chuẩn bị ở một vị trí đặc biệt sau khi ông Nguyễn Phú Trọng về hưu trong năm nay. Nói cách khác là nếu ông Đinh Thế Huynh được đưa lên thay ông Trọng, ông Võ Văn Thưởng nhiều phần sẽ điền vào ghế Thường trực Ban bí thư. Điều này cho thấy là con đường “hoạn lộ” của ông Thưởng lên khá nhanh. Trong khi ông Thưởng có vẻ thênh thang tiến về phía trước, thì nhiệm vụ Tuyên giáo không mấy hợp với ông Thưởng, vốn là người được đào tạo rất bài bản để phục tùng mệnh lệnh đảng trong Đoàn thanh niên Cộng sản. Từ ngày lên đảm nhận chức Trưởng ban Tuyên giáo trung ương vào tháng 2, 2016 cho đến nay, ông Thưởng chỉ là bóng mờ trước sự múa may quay cuồng của ông Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng bộ Truyền thông và Thông tin qua việc cách chức 1 tổng biên tập, 4 phó tổng biên tập, phạt tiền 6 tờ báo vì đã loan tải những thông tin, bài viết “góp phần” gây hoang mang dư luận. Tuy không có thông tin chính thức nhưng sự lu mờ nói trên của ông Thưởng được diễn giải là ông bị bệnh nặng phải đi chữa bệnh ở ngoại quốc. Không biết ngẫu nhiên hay cố ý, bệnh tình của ông Thưởng đã xảy ra đúng vào thời điểm uy tín của đảng CSVN xuống dốc thê thảm. Sau đại hội 12 vào cuối tháng 1, 2016 dư luận những tưởng là nội tình đảng CSVN sẽ yên ắng sau khi ông Nguyễn Phú Trọng giành được ghế Tổng bí thư; nhưng không ngờ sóng gió lại bùng nổ lớn với vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát sang Âu Châu trong lúc lãnh đạo CSVN bối rối trước vụ cá chết hàng loạt xảy ra ở địa bàn bốn tỉnh miền Trung. Hai vụ Trịnh Xuân Thanh đào thoát và cá chết hàng loạt do công ty Formosa gây ra, đã thu hút sự quan tâm của dư luận, đặc biệt là những thông tin đa chiều trên mạng xã hội, khiến cho bộ máy Tuyên giáo tê liệt nếu không nói là hoàn toàn gãy đổ, và chỉ còn biết hùa theo bộ máy công an đổ tội cho đảng Việt Tân và những thế lực phản động chung chung. Trong các chế độ độc tài, bộ máy tuyên giáo là một trong bốn trụ cột quan trọng, gồm tổ chức, dân vận, an ninh (bao gồm công an và quân đội) và tuyên giáo. Trong bốn trụ cột nói trên, Tuyên giáo nắm giữ một vị trí quan trọng vì nó khống chế và uốn nắn suy nghĩ của người dân phải phục tùng những mệnh lệnh của đảng vô điều kiện. Có như vậy đảng mới giữ chặt được quyền lực. Khi đảng hô hào phải đẩy lùi “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, cho thấy là bộ máy tuyên giáo đã bị soi mòn và mất khả năng khống chế suy nghĩ của đảng viên lẫn người dân. Sự gãy đổ của bộ máy tuyên giáo báo hiệu thời kỳ thoái trào, hay nói đúng hơn là khởi đầu của diễn trình cáo chung của đảng CSVN. Trong bản nhân định về tình hình báo chí năm 2016, Hội nghị báo chí đã thú nhận rằng: - Hoạt động thông tin báo chí vẫn còn những thiếu sót, như: tình trạng thông tin phiến diện; đăng tải nhiều tin tiêu cực, mang tính giật gân câu khách, trái thuần phong mỹ tục… - Một số báo đưa thông tin sai sự thật, thậm chí gây phương hại đến lợi ích quốc gia, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân. Loại thông tin này vẫn chiếm tỷ lệ cao trong các hành vi vi phạm của báo chí, điển hình như vụ thông tin về nước mắm nhiễm thạch tín… Những thú nhận này cho thấy là ban Tuyên giáo và cả Bộ truyền thông và Thông tin đã mất rồi cái thời “kiểm soát” tư tưởng của cả xã hội, và hiện đang cố che giấu những yếu kém của mình bằng cách phỉ báng những hoạt động báo chí ngày nay là phiến diện, thông tin sai sự thật. Trước khi rời Tuyên giáo để thay thế vị trí Thường trực ban bí thư của ông Đinh Thế Huynh trong thời gian tới, Võ Văn Thưởng đã chỉ thị báo chí phải thực thi 3 nhiệm vụ được coi là trọng tâm trong năm 2017. - Tiếp tục tuyên truyền nghị quyết và các chỉ thị của Trung ương đảng, chính phủ và quốc hội. - Ngăn chận và đẩy lùi sự suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa. - Tuyên truyền về chủ quyền biển đảo, nhiệm vụ quốc phòng – an ninh, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đa số đều tập trung vào nhu cầu nội bộ của đảng hơn là làm cho đất nước và con người Việt Nam được tốt đẹp hơn. Nói cách khác, bộ máy tuyên giáo hiện nay không quan tâm theo dõi những thay đổi của thế giới mà cố hướng vào nội bộ để tìm cách ngăn chận đà suy thoái của đảng. Vì thế mà trong Hội nghị báo chí, ông Thưởng đã nhiều lần nhấn mạnh rằng: “Nhiệm vụ quan trọng của báo chí trong năm 2017 là phải tiếp tục tuyên truyền sâu sắc để cả hệ thống chính trị và nhân dân thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương.” Phát biểu nói trên đã phản ảnh một thực tế là hiện nay người dân và cả guồng máy đảng đều coi những nghị quyết, chỉ thị của đảng không có một giá trị nào thực dụng, trước những băng rã của xã hội và khủng hoảng kinh tế triền miên. Sau khi tuyên giáo gãy đổ, kế tiếp sẽ là bộ máy an ninh từ từ tê liệt trước sự vùng dậy của người dân trong một thời điểm chín mùi.
......

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 2

Lúc ăn cơm tôi nói. - Anh à, ban nãy em hỏi. Anh trả lời nhiều từ chuyên môn, và cả trong những văn bản anh đưa em xem những báo cáo, quyết định này nọ từ ngữ không phù hợp với bình dân lắm, như những cái gọi là vốn hoá, lỗ dự phòng...nên tí nữa khi anh trả lời. Anh em mình cố diễn giải sao cho đại đa số người đọc dễ hiểu. Thanh. - Ok, đấy là việc của chú giỏi mà. Anh khoái chú ở chỗ là chú dùng từ hay câu đơn giản. Tôi nói thêm. - Còn những con số, văn bản mình chỉ dẫn ý chính thôi. Không phải đọc cả cái văn bản ra đâu, chép lại dài lắm. Nó có đấy rồi, nếu người nào họ cần mà mình thấy đúng là họ cần, họ thắc mắc thì mình chụp hay sao văn bản, quyết định đấy gửi cho họ. Còn những con số thì 17 phẩy mấy tỷ, cứ gọi tròn là 17 thôi. Tuy thế nhiều thằng nó sẽ thắc mắc là tại sao 17, 34 tỷ bây giờ lại là 17 thì để em block bọn đấy. Thực ra người hiểu thì họ cần tình tiết chứ sai ngày, sai số không quan trọng. Nhưng bọn dư luận viên thường nó sẽ soi thế để la làng lên mình viết sai, từ đó kêu mình sai tất. Thanh cười khà. - Chú nhiều mưu đéo chịu được. Tôi. - Mưu gì đâu anh, mấy cái lặt vặt trên mạng này, em ngồi mãi lên rành thôi. NBG: Ông cho biết đợt tăng vốn tiếp theo? TXT: Vào cuối 2011 và đầu năm 2012 tăng tiếp vốn điều lệ lên 4.000 tỷ. Trong đó có 1.000 tỷ tiền mặt tập đoàn dầu khí rót vào, đây là lần đầu tiên chúng tôi tiếp nhận tiền mặt. Mục đích là để xây dựng nhà máy nhiệt diện Thái Bình và 500 tỷ do các cổ đông nhỏ lẻ góp vào. Đây là đợt tăng vốn cuối cùng. NBG:Như thế tổng số vốn mà PVC được tăng bằng nhập trên sổ sách, định giá và chuyển tiền mặt là 3.500 tỷ do tiền nhà nước và 500 tỷ từ các cổ đông ở lần cuối. Nhưng 1.500 tỷ lần thứ nhất là do định giá ảo trong khi giá trị thật chỉ 807 tỷ, trong đó còn có 13 % nắm giữ của các chủ nợ cũ. Còn 1.000 tỷ thứ hai hoàn toàn không có. Thực chất tập đoàn PVC nắm 1.807 tỷ. Vậy có những lần nào PVC rút vốn về cho nhà nước không ? TXT: - Đợt 1 tháng 12 năm 2009 bán cổ phần từ 87% xuống 51 %, thu về cho nhà nước 1.316 tỷ đồng tiền mặt. - Đợt 2 tháng 7 năm 2010 bán tiếp 10 % còn 41%, thu về cho nhà nước 625 tỷ đồng. - Qua hai đợt rút vốn này PVC đã mang về cho nhà nước 1.941 tỷ đồng,so với thực chất tài sản vốn liếng thì hai đợt này đã thu về nhiều hơn số vốn đã bỏ ra. Chưa kể số tiền cổ tức thu về đến năm 2010 là 235 tỷ đồng và nộp ngân sách 4.207 tỷ đến năm 2012. Ngoài ra, PVC cũng đã tích cực đóng góp cho xã hội như xây trường học, nhà tình nghĩa,... với số tiền là 166 tỷ. Nếu như bán hết cổ phần PVC tại thời điểm 2010, tức hết 41% còn lại sẽ thu về 2.562 tỷ. Tổng thu sẽ là 4.503 tỷ đồng. Nhưng lãnh đạo cấp trên thấy những thắng lợi to lớn của PVC, từ những công ty be bét, đổ vỡ đã đạt được thành công như vậy nên đã không thoái vốn hoàn toàn mà còn tăng vốn thêm 1.000 tỷ vào năm 2012, tức tăng số cổ phần nhà nước ở đây thành 54%, nhưng với điều kiện oái ăm là chỉ đạo dùng số vốn này để thực hiện xây nhà máy nhiệt điện Thái Bình . Những thắng lợi đạt được này chủ yếu do cơn sốt đất và sốt tài chính tại thời điểm 2010 và 2011 đem lại. NBG:Theo báo cáo của Bộ Công Thương tháng 10 năm 2014, Tổng công ty PVC đã bị thua lỗ 3.262 tỷ vào năm 2012, 2013. Ông giải thích sao về việc này? TXT: Về việc này, vào ngày 8 tháng 5 năm 2014 PVN đã chỉ đaọ PVC tổ chức kiểm điểm. Sau khi xem xét kỹ, PVN đã có công văn gửi Bộ Công Thương và thủ tướng chính phủ trong đó có kết luận như sau: '' Tập đoàn dầu khí Việt Nam thấy rằng, PVC đã thực hiện nghiêm túc việc kiểm điểm trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân liên quan đến kinh doanh thua lỗ của PVC. Các cá nhân vi phạm đã được xử lý nghiêm túc theo quy định của pháp luật, tập thể lãnh đạo PVN, PVC đều đã sâu sắc kiểm điểm, nhận trách nhiệm về người quản lý và người đứng đầu đơn vị đối với kết quản sản xuất kinh doanh của PVC giai đoạn 2012-2013. Riêng đối với cá nhân đồng chí Trịnh Xuân Thanh không có sai phạm gì về cá nhân trong thời gian làm việc tại đơn vị''. NBG: Nếu không có trách nhiệm cá nhân của ông, cơ quan chủ quản giải thích ra sao về việc này? TXT: Ngày 13 tháng 10 năm 2014 Bộ Công Thương đã có công văn số 643 gửi thủ tướng chính phủ, trong đó có phần giải thích lý do thua lỗ ở PVC như sau: '' Sản xuất kinh doanh sụt giảm, thị trường chứng khoán sụt giảm, nợ khó đòi, vốn không có thực của các công ty chuyển về như công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn ..'' Riêng lỗ đầu tư ở thị trường chứng khoán đã làm mất 1.389 tỷ đồng. Đáng kể thêm là khoản nợ 959 tỷ đồng là do khoản tiền ứng thi công, khoản tiền ứng này đã được thủ tướng đồng ý cho ứng. Sau đã được chủ đầu tư thanh toán, nhưng vẫn được cộng vào khoản lỗ báo cáo. Hai khoản lỗ này đã đến 2.348 tỷ đồng- một đã được thanh toán, một do thị trường chứng khoán rớt giá. Số còn lại phần lớn là lỗ trích lập dự phòng. NBG: Ông cho biết lỗ trích lập dự phòng là thế nào? TXT: Có thể hiểu về lỗ dự phòng như sau: ví dụ ta mua một miếng đất giá 100 tỷ, sau đó giá miếng đất đó còn 50 tỷ do thị trường xuống giá. Mà ta vay 100 tỷ để mua miếng đất này, vậy ta phải bỏ sẵn tiền của mình ra 50 tỷ để dự phòng khi bán miếng đất kia đi chỉ được 50 tỷ, ta bỏ 50 tỷ của mình vào để bù. Lỗ trích lập dự phòng là khi đánh giá miếng đất thời điểm ấy được 50 tỷ. Nhưng nếu thời gian sau miếng đất này trở lại giá 100 tỷ, thì số 50 tỷ ta dự phòng bỏ ra đó không được tính nữa, gọi là hoàn dự phòng. NBG: Trên cương vị lãnh đạo tổng công ty PVC ông có ký quyết định mua bất động sản nào vào hoàn cảnh đó không ? TXT: Trong thời gian tôi lãnh đạo PVC, tôi không mua bất động sản nào cả. Những khoản lỗ dự phòng kia là do những công ty con đã mua trước khi họ sát nhập về PVC. Nhưng những bất động sản của công ty con này đến thời điểm tôi quản lý vẫn chưa bán nên chỗ lỗ dự phòng kia chỉ là lỗ ảo trên sổ sách. Trường hợp bán đi rồi , lúc đó giá thị trường ra sao mới phân định được là lỗ hay lời bao nhiêu. Trong trường hợp bán đi có lỗ thì đó là trách nhiệm trước đó của các công ty con này, tôi không liên quan đến. NBG: Khi các công ty con này sát nhập về PVC, ông có kiểm tra đánh giá tình trạng của họ không? TXT: Tôi đã kiểm tra và báo cáo cấp trên trong các cuộc họp là các công ty này trong tình trạng xấu, nhưng cấp trên (PVN) chỉ đạo cứ sát nhập số vốn của PVN trong các công ty này về trên sổ sách ban đầu mà PVN đã góp, mặc dù giá trị thực tế là rất kém. Ông Vũ Huy Hoàng Bộ trưởng Bộ công thương, cơ quan chủ quản đã có văn bản xác nhận điều này. Thực tế là tôi đã phải chấp nhận sự sát nhập các công ty thua lỗ trên do sức ép chính trị. NBG: Từ khi các công ty này sát nhập về PVC thì tình hình của họ có cải thiện được hơn không? TXT: Đến nay họ vẫn hoạt động bình thường, nhưng họ là những công ty bất động sản, mà tình hình bất động sản từ nhiều năm qua vẫn đóng băng cho nên họ không những không phát triển được mà còn phải gánh lãi từ những khoản vay đầu tư ở ngân hàng. NBG: Ông cho biết những cơ quan chức năng nào đã kiểm tra, thanh tra, kiểm toán tổng công ty PVC ? TXT: Trong thời gian năm 2011 và 2013 có 3 cơ quan thực hiện công tác thanh tra PVC. Đó là đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định 725 của Thủ tướng chính phủ vào ngày 5 tháng 4 năm 2011 về quản lý sử dụng vốn, đoàn thanh tra chính phủ theo quyết định số 1116 của Thủ tướng chinh phủ ngày 17 tháng 5 năm 2013 về phòng chống tham nhũng, đoàn kiểm toán nhà nước theo quyết định 508 của Kiểm toán nhà nước ngày 30 tháng 3 năm 2012 kiểm toán về tài chính.
......

Phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh - phần 1

Thanh bóc điếu xì gà châm, hỏi tôi. – Đi mệt không, cậu việc gì phải mất công thế. Xong rồi thì thôi chứ. Tôi đặt đồ bên cạnh ghế nói. – Em nói anh rồi, với anh là xong. Nhưng với em thì em không thể để ngừng câu chuyện mà không có kết thúc. Còn bao nhiêu câu hỏi của mọi người bạn đọc. Thanh phất tay. – Ừ thì anh chiều chú, chú hỏi gì anh trả lời tất. Trước đó một quãng thời gian, tôi không gặp người của Thanh. Mới rồi người của Thanh nói anh ta đã ổn định, có giấy tờ hợp pháp và đã bắt đầu vào cuộc sống mới. Tôi đề nghị họ cho tôi được phỏng vấn Thanh một cách chính thức, không phải là những câu chuyện vụn vặt đã kể trong các phần Dê Tế Thần hay Đường Xa Vạn Dặm. Lúc đầu họ có vẻ thoái thác, nhưng tôi nói rằng họ không đồng ý cũng không sao. Vì chả có gì ràng buộc, nhưng nếu thế tôi sẽ mang tiếng với độc giả của mình để câu chuyện ở một màn sương khói ai hiểu ra sao thì hiểu. Ý tôi muốn nói, các anh chơi thế không đẹp. Xong của phần các anh, các anh đứng dậy đi. Để tôi ở lại chịu hoài nghi của dư luận. Tất nhiên những người như họ hiểu tôi trách gì, lập tức họ đồng ý. – Nếu Hiếu cần thiết phải thế, bọn tôi sẽ làm theo ý Hiếu. Chúng tôi nghĩ không cần, nhưng Hiếu cần thấy phải thế thì không có gì cả. Anh em có duyên mới chiến cùng, Hiếu đừng lo, chúng tôi sẽ bố trí sớm. Tôi lấy máy tính trên bàn, xin nước nóng pha trà mạn, trà tôi mang theo. Khó mà biết được nơi đến có thứ đồ uống mình thích hay không. Nên tôi đi đâu xa vẫn thường mang trà theo như vậy. Thanh đứng dậy, anh ta đi lấy một xấp hồ sơ trở lại bàn và ngồi ngay ngắn sẵn sàng trả lời. Tôi vào việc ngay, vì không biết sẽ mất bao thời gian. Tôi cần quay về sớm, hoàn cảnh gia đình tôi hiện nay đang rất nhiều việc phải lo, tôi đi vắng vài ngày lúc này mà tâm trạng lo ngay ngáy việc gia đình. Phần câu hỏi đáp, tôi sẽ ghi nguyên dưới đây cho các bạn tiện theo dõi. Có lẽ do bị ảnh hưởng của nhiều lần bị công an hỏi cung, nên những câu hỏi của tôi khô khan không mang âm điệu dân dã bình thường. * Người Buôn Gió (NBG) phỏng vấn Trịnh Xuân Thanh (TXT) NBG: Xin ông giới thiệu ngắn gọn về bản thân? TXT: Tôi là Trịnh Xuân Thanh, sinh ngày 13 tháng Hai năm 1966, đã tốt nghiệp Đại học kiến trúc Hà Nội. Bố tôi là Trịnh Xuân Giới, sinh năm 1938, nguyên Phó ban dân vận trung ương đảng. Mẹ tôi là bác sỹ Đàm Thị Ngọc Kha, sinh năm 1942. Cả bố mẹ tôi đều đã nghỉ hưu. Tôi có vợ và bốn con. NBG: Báo chí nhà nước đặt nghi vấn về việc bằng cấp của ông, chẳng hạn như tờ Dân Việt ngày 28 tháng 9 năm 2016 đặt vấn đề này, ông có ý kiến gì.? TXT: Tôi có bằng từ năm 2002 và đã đưa bằng tốt nghiệp đại học vào hồ sơ lý lịch cán bộ. Đến nay sau 14 năm, báo chí khơi ra việc này, thử hỏi trách nhiệm của báo chí và các cơ quan khác ở đâu trong 14 năm đó nếu như tôi bằng cấp của tôi có vấn đề. Phải để đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng săm soi tôi báo chí mới để ý, như thế nếu tôi có sai mà không có chỉ đạo của tổng bí thư đảng thì báo chí cũng làm ngơ sao? NBG: Tại sao đến năm 2002 ông mới có bằng, lúc đó ông đã 36 tuổi? TXT: Năm 1990 tôi đã bảo vệ tốt nghiệp, khoá 85D (lớp trưởng lúc đó là Bảo hiện đang làm ở dầu khí, lớp phó Thiện hiện đang làm phó ban dự án xây dựng của Tổng cục thuế, bí thư đoàn tên Hào cũng làm ở dầu khí). Sau đó tôi có cơ hội đi sang Đức làm việc, tôi không kịp ở lại nhận bằng. Ở hoàn cảnh xã hội và hoàn cảnh tôi lúc đó thì chẳng ai nghĩ chuyện nhận bằng để mà bỏ lỡ cơ hội đi nước ngoài làm cả. Nhiều năm sau tôi thấy cần đến bằng mới vào trường xin cấp lại, đó là năm 2002. NBG: Ông cho biết đã trải qua chức vụ nào ở Tổng công ty xây lắp Dầu Khí (PVC)? TXT: Tháng 8 năm 2007 tôi đang làm Tổng giám đốc Công ty xây dựng Sông Hồng thuộc Bộ Xây Dựng thì có văn bản của Tập đoàn Dầu Khí do chủ tịch Tập đoàn là Đinh La Thăng ký xin tôi về làm Tổng giám đốc Công ty cổ phần xây lắp và thiết kế dầu khí (PVECC) và được sự đồng ý của Bộ Xây Dựng. NBG: Khi ông đến PVECC thì tình hình ở đó thế nào? TXT: Khi đó vốn điều lệ của Công ty là 150 tỷ, nhưng thực tế đã  mất vốn và đang trên dự định giải tán. Chủ tịch Tập đoàn Dầu Khí đã chỉ đạo tôi lập phương án thành lập Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khi Việt Nam (PVC) trên cơ sở 6 xí nghiệp của công ty PVECC thành 6 công ty TNHH một thành viên vốn nhà nước. Đó là các công ty: công ty TNHH xây dựng công nghiệp và dân dụng, công ty TNHH kết cấu kim loại, công ty TNHH xây lắp đường ống và bồn bể, công ty TNHH xây lắp dầu khí miền Trung, công ty TNHH xây lắp dầu khí miền Nam, công ty TNNH xây lắp dầu khí Hà Hội. Tôi trở thành tổng giám đốc PVC, thuộc Tập đoàn dầu khí Việt Nam, vào ngày 21 tháng 11 năm 2007. NBG: Ông đã trải qua những chức vụ nào trong công ty PVC ? TXT: Như đã nói, từ 11.2007 đến 02.2009 tôi làm Tổng giám đốc PVC. Sau đó, từ 02.2009 đến 08.2013 tôi làm Chủ tịch Hội đồng quản trị PVC. NBG: Vậy tình hình của PVC khi thành lập thế nào? TXT: PVC được thành lập dựa trên khung chuyển đổi của các xí nghiệp, lúc đầu không có vốn vì bản thân PVECC không còn vốn. Tình trạng kinh doanh bê bết vì thừa kế lại từ PVECC. Đến năm 2008 thì tăng vốn hoá lên 1.500 tỷ. NBG: Tại sao có 1.500 tỷ này ? TXT: Tại vì PVC là công ty cổ phần nên cần định giá vốn. Do vậy, những tài sản của PVC như máy móc, nhà cửa, thiết bị, trụ sở… đã được định giá và kết quả là con số 1.500 tỷ. NBG: Định giá này được dựa trên cơ sở nào ? TXT: Trên cơ sở chúng tôi định giá đưa lên Bộ Tài Chính và kiểm toán nhà nước . NBG: Việc định giá những cơ sở, thiết bị của PVC có theo giá thực tế thị trường không? TXT:  Không! Có những thứ giá thị trường cao chúng tôi đánh giá theo giá thị trường. Những thứ giá thị trường không cao tại thời điểm đó, chúng tôi đánh giá bằng giá lúc mua vào. Ví dụ như những máy móc đã qua sử dụng nhiều năm, nhưng vẫn được đánh giá theo hợp đồng lúc mua mới. Còn về đất đai lúc đó đang cao giá, chúng tôi đánh giá theo thị trường. NBG: Tại sao PVC lại không đánh giá vốn của mình thực tế theo đúng giá trị thị trường? TXT: Thứ nhất vì ảnh hưởng của thành tích, thứ hai là để chuẩn bị cho việc đưa PVC lên sàn chứng khoán. Việc định giá vốn cao hơn thực tế như vậy sẽ có lợi cho nhà nước khi thực hiện vốn hoá trên thị trường chứng khoán. NBG: Ông có thể cho biết giá trị thực sự của PVC lúc đó khoảng là bao nhiêu? TXT: Giá trị thực sự khoảng 807 tỷ. NBG: Tại sao các cấp chủ quản và có trách nhiệm lại dễ dàng đồng ý với con số 1.500 tỷ, trong khi thực tế không đến như vậy. Không lẽ họ yếu kém tới mức không biết giá trị thực là  807 tỷ? TXT: Giá trị thương hiệu của tổng công ty được lý giải cho số vốn còn lại. NBG: Một tổng công ty đã mất sạch vốn, được tái cơ cấu lại trên nền tảng đổ nát ấy thành một cái tên mới. Vậy thì giá trị thương hiệu của nó nằm ở đâu? TXT: Nằm ở cái tên mới, như một tổng công ty mới ra đời đầy sức sống. Trong thời điểm sốt chứng khoán những năm đó thì nhiều nơi cũng đều định giá thương hiệu như vậy. Lúc này PVC đã thành công ty cổ phần, để cho đúng nghĩa nên đã cho một số tư nhân chủ nợ của các công ty con trước đó nắm 13%. NBG: Trong quãng thời gian ông làm ở PVC, tổng số những lần tăng vốn là bao nhiêu? TXT: Năm 2010 tăng vốn lên 2.500 tỷ. NBG: So với số vốn được coi là 1.500 tỷ vào năm 2008 thì con số 2.500 tỷ này cao hơn 1.000 tỷ. Số vốn vượt này do đâu mà có ? TXT: Từ các công ty mà Tập đoàn Dầu Khí góp vốn,  gồm công ty PETROLAND, PVPOWER, PVFCLAND, IDCO Long Sơn và khách sạn Thái Bình Dầu Khí, toà nhà Dầu khí ở Bạc Liêu. NBG: Tại sao lại có việc tăng vốn như vậy? TXT: Đó là do quyết định của Tập đoàn dầu khí tái cơ cấu ngành dầu khí theo quyết định của Bộ Chính Trị và Thủ tướng chính phủ. NBG: Vậy trị giá 1.000 tỷ của các công ty này được xác định ra sao? TXT: Tính trên vốn Tập đoàn Dầu Khí góp vào các công ty cổ phần này. Trên thực tế, các công ty cổ phần này đã mất hết vốn chung của các cổ đông, cộng với tiền còn nợ ngân hàng thì các công ty này lúc đó đang cõng nợ âm. * Chúng tôi dừng lại nghỉ và ăn cơm, người lái xe đón tôi trong lúc chúng tôi làm việc đã nấu cơm và vài món ăn. Không ai uống  rượu cả, chúng tôi ăn xong sẽ vào việc tiếp. Nguồn:nguoibuongio1972´s blog  
......

Châu Âu : Mối đe dọa mang tên Donald Trump

Thời gian qua, châu Âu đã phải « tập chịu đựng » tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Và giờ đây, Liên Hiệp Châu Âu lại phải đối đầu với nhân vật thứ ba tự xưng là « người thực thi công lý ». Đó là tân tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. Ông Trump cũng là vị tổng thống Mỹ đầu tiên công khai ngờ vực lợi ích Liên Hiệp Châu Âu và sự bảo trợ của Mỹ đối với « Cựu lục địa ». Hình nộm chế nhạo Trump tại hội giả trang Rosenmontag ở Düsseldorf, thành phố miền tây nước Đức, tháng 2/2016. Ảnh : Wikimedia Trong bài viết có tiêu đề « Liên Hiệp Châu Âu cảm thấy bị đe dọa », nhật báo thiên hữu Le Figaro cho biết là 12 ngày sau khi Donald Trump bước chân vào Nhà Trắng, việc tân tổng thống Mỹ « tính sổ » châu Âu vẫn chưa xảy ra. Tuy nhiên, 28 nước thành viên Liên Hiệp vẫn hết sức cảnh giác. Liệu Liên Hiệp sẽ phải « đáp trả » Donald Trump kiểu « ăn miếng trả miếng » theo như gợi ý của tổng thống Pháp François Hollande ? Hay châu Âu sẽ giữ bình tĩnh theo lời khuyên của thủ tướng Đức Angela Merkel ? Le Figaro nhận định là tại châu Âu, sự lo ngại đang nối tiếp mối hoài nghi : Donald Trump có thể hành động bất ngờ, giống như việc ký sắc lệnh cấm công dân 7 nước Hồi Giáo nhập cảnh vào Mỹ. Nỗi lo sợ của các nước châu Âu là có cơ sở, vì ngay cả chủ tịch Hội Đồng Châu Âu - ông Donald Tusk - cũng khẳng định là châu Âu rất có thể là « nạn nhân » tiếp theo của Donald Trump. Nhận định là thế giới đang trong vòng « nguy hiểm chưa từng có », chủ tịch Hội Đồng Châu Âu Donald Tusk  đã đưa thêm tổng thống Mỹ Donald Trump vào danh sách các mối thách thức của Liên Hiệp Châu Âu. Mối đe dọa từ Donald Trump còn bị châu Âu coi là nguy hiểm hơn mối đe dọa từ « một nước Nga hiếu chiến », « một Trung Quốc ngày càng tự tin vào sức mạnh bản thân » hay nguy cơ tấn công khủng bố. Lý do ? Theo chủ tịch Hội Đồng Châu Âu, đó là vì « có vẻ như Donald Trump đang xét lại 70 năm chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ ». Nói cách khác, đó là vì sự ủng hộ của nước Mỹ dành cho Liên Hiệp Châu Âu qua 12 đời tổng thống, từ tổng thống Harry Truman tới tổng thống Barack Obama đang bị tân thổng thống Donald Trump đe dọa loại bỏ. Le Figaro nhận xét là giống như tổng thống Nga Vladimir Putin và tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan, tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump muốn chia rẽ Liên Hiệp để « dễ bề chèn ép » châu Âu. Ông Trump đang lấy lòng thủ tướng Anh Therasa May, người bị châu Âu coi là « ngang bướng », đồng thời lại « dè bỉu, chê bai » thủ tướng Đức Angela Merkel và tìm cách làm suy yếu đồng euro, con át chủ bài của Liên Hiệp Châu Âu. Ông Pierre Moscovici, ủy viên châu Âu phụ trách các vấn đề kinh tế cũng đã nhấn mạnh là châu Âu đang bị Donald Trump trực tiếp nhắm tới nhằm làm suy yếu sức mạnh của tổ chức chính trị, kinh tế và thương mại này. Tuy nhiên, 28 nước thành viên Liên Hiệp chưa có thông tin cụ thể gì từ Nhà Trắng để có thể đưa ra ý kiến cứng rắn trong hội nghị thượng đỉnh dự kiến tổ chức ở La Valette (Malte) vào ngày thứ Sáu 03/02/2017. Hiện giờ, mới chỉ có thủ tướng Anh Theresa May là được đón tiếp trong phòng Bầu Dục. Ê kíp ngoại giao của Nhà Trắng cũng chưa đuợc Thượng Viện Mỹ thông qua. Trong bài diễn văn nhậm chức, thường được coi là kim chỉ nam cho nhiệm kỳ của tổng thống Hoa Kỳ, ông Donald Trump không hướng tới tranh luận về đề tài châu Âu. Tổng thống Trump cũng chưa đáp lại lời mời của Liên Minh Quân Sự Bắc Đại Tây Dương để tổ chức cuộc họp thượng đỉnh không chính thức của NATO. Donald Trump chắc chắn cũng sẽ là khách mời của thủ tướng Đức Merkel trong thượng đỉnh G20, trừ khi tân tổng thống Mỹ coi hội nghị thượng đỉnh G20 là « việc làm mất thời gian » giống như có lần một phát ngôn viên Mỹ đã nói một cách ẩn ý. Đây sẽ là những bài trắc nghiệm về quan hệ Mỹ - châu Âu. Le Figaro kết luận « Hãy cùng chờ đợi và đón xem ».
......

Tự siết chặt vòng kim cô!

Số 260 (01-02-2017) Bốn ngày, 10 cuộc gặp với hầu hết quan chức Ban Thường ủy đảng Tàu cộng, 15 văn bản ký kết, 1 Thông cáo chung trong chuyến Hoa du chầu Tập đầu năm 2017, đó là thành tích mới nhất của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Một động thái ngoại giao tự tiện, bất cần ý kiến đóng góp, lời lẽ can ngăn của đông đảo đảng viên cao cấp, hàng trăm trí thức nhân sĩ, hàng ngàn công dân thiện chí trong các tổ chức dân sự và các trang blogs tự do. Một thành tích đáng ghi vào những trang sử đen của nước Việt cũng như khắc trên bia miệng dân Lạc Hồng ngàn năm. Giờ phút này đây, trong không khí xuân Đinh Dậu, bên cạnh món quà vòng kim cô “16 chữ vàng”, “4 chữ tốt” nhận từ lâu từ các kẻ tiền nhiệm, nay Tổng Lú đang vui mừng mân mê món quà mới được Đại đồng chí Bắc Kinh ban cho. Đó là “3 chữ đồng” lẫn “1 chữ nhất”: "đồng cảm, đồng thuận, đồng tâm" và “nhất quán”. Một sợi xích đồng khó đứt thắt chặt tình nghĩa cộng sản anh em, ràng buộc lòng trung của nô với chủ, để tên đầy tớ ở Ba Đình không được nhị tâm, bất thuận. Bất thuận, nhị tâm sao được vì chữ ký còn sờ sờ trên 15 văn kiện. Những văn kiện gắn bó nhiều mặt nhất, sâu đậm nhất giữa 2 đảng, 2 nhà nước cộng sản từ trước đến nay. Ta hãy điểm qua và sơ xét các văn kiện này để thấy được sự ràng buộc có lẽ chưa từng có trong thế giới cộng sản và trong nền ngoại giao khắp thế giới. - Thỏa thuận hợp tác đào tạo cán bộ cấp cao giữa đảng CS Việt Nam và đảng CS Trung Quốc. Nghe thì có vẻ bình đẳng nhưng chắc chắn sẽ không bao giờ có chuyện "hợp tác" song phương, đào tạo qua lại, mà chỉ có chuyện thầy Bắc Kinh dạy trò Hà Nội, nặn ra một đám "thái thú bản xứ" làm tay sai cho thiên triều, để từ việc hán hóa cán bộ Ba Đình sang hán hóa đất nước VN. - Bản ghi nhớ hợp tác giữa Ban Kinh tế Trung ương với Trung tâm Nghiên cứu phát triển Quốc vụ viện TQ. Điều này có nghĩa là mọi hoạch định kinh tế mà VC áp đặt lên đất nước sẽ phải hoàn toàn đi theo và là một phần của toàn bộ kế hoạch phát triển kinh tế của Tàu cộng, đúng thực chất “nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, nghĩa là vì quyền lợi 2 đảng. - Biên bản ghi nhớ giữa Ngân hàng Đầu tư phát triển VN và Ngân hàng Phát triển TQ về việc hợp tác tài trợ dự án và cho vay song phương trung, dài hạn giai đoạn 2017-2019. Trước tình trạng nợ công sắp đến hồi bục vỡ, “tài khóa quốc gia có nguy cơ đổ sụp” (lời của Thủ tướng Phúc), Việt cộng đành phải sống bám và sống nhờ vào tiền của Tàu cộng. Như thế càng lệ thuộc hơn. - Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng giữa Bộ Quốc phòng VN và Bộ Quốc phòng TQ đến năm 2025. Quốc phòng bao giờ cũng là vấn đề mang tính độc lập nhất, thế nhưng trong bối cảnh Tàu đang dần xâm chiếm Việt từ hải đảo vào đất liền, thì văn kiện "hợp tác" quốc phòng này cho thấy Trọng đã thay mặt toàn thể quân đội ký bản đầu hàng Bắc Kinh. - Hiệp định khung hợp tác cửa khẩu biên giới đất liền giữa Bộ Quốc phòng VN và Tổng cục Hải quan TQ. Từ bao năm qua, nhiều vùng đất biên giới Việt-Trung đã bị Bắc Kinh chiếm hay Hà Nội dâng. Nay việc hợp tác cửa khẩu là sự tái công nhận những vùng đất của VN đã bị lọt vào tay Tàu cộng là của Tàu cộng, theo các thỏa thuận dâng quốc thổ của đám lãnh đạo Ba Đình. - Bản ghi nhớ giữa Bộ Công thương VN và Tổng cục Giám sát chất lượng, kiểm nghiệm kiểm dịch quốc gia TQ về việc tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hàng rào kỹ thuật thương mại. Điều này có nghĩa mức độ an toàn của mọi sản phẩm Tàu (đa phần độc hại và giả dổm) nhập vào VN sẽ không được kiểm soát bởi VN là quốc gia tiêu thụ. Nhân dân tiếp tục lãnh đủ. - Thỏa thuận hợp tác thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh khu vực Vịnh Bắc Bộ Việt Nam-Trung Quốc. Bao năm qua, ngư dân Việt điêu đứng nghề nghiệp và bấp bênh sinh mạng vì “Tàu lạ”, thế mà nay Nguyễn Phú Trọng vẫn cam kết để Trung cộng làm chủ, khai thác, hiện diện và hoạt động trên toàn Vịnh Bắc Bộ dưới danh nghĩa "thả giống nuôi trồng nguồn lợi thủy sinh". - Kế hoạch hợp tác Du lịch Việt-Trung giai đoạn 2017-2019. Kế hoạch này là một ý đồ chính trị, tạo điều kiện vừa cho hàng vạn du khách Tàu "đổ bộ" VN (rồi âm thầm ở lại thực hiện việc đồng hóa mai sau) vừa cho các hướng dẫn viên Tàu trình bày lịch sử, tên gọi... của các danh lam thắng cảnh VN theo kiểu "gốc gác Tàu” đúng hướng “xâm lược mềm" của Trung Nam Hải. - Thỏa thuận hợp tác giữa Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia (Sự Thật) và Nhà xuất bản Nhân dân TQ giai đoạn 2017-2021. Rồi đây dân Việt sẽ sẽ bị tiêm nhiễm những điều lếu láo, dối trá và xuyên tạc của Tàu cộng. Toàn bộ diễn giải về chính trị và lịch sử sẽ được Nhà xuất bản của Hà Nội trình bày theo ý hướng của Tàu cộng như là “sự thật” cho nhân dân VN. Sự nô lệ nào bằng! - Bản ghi nhớ về việc hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề “Sức lôi cuốn của Việt Nam - Sức lôi cuốn của Trung Quốc” giữa Đài Truyền hình VN và Đài Truyền hình Trung ương TQ cũng như Thỏa thuận hợp tác giữa Đài Tiếng nói VN và Đài Phát thanh quốc tế TQ càng gia tăng hơn sự khống chế về tư tưởng và sự thần phục về tâm tình cho một dân tộc luôn mang máu kháng Tàu. - Bản ghi nhớ về kế hoạch hợp tác giai đoạn 2017-2021 giữa Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và Hội Hữu nghị đối ngoại nhân dân Trung Quốc. Đây là việc mở rộng sự thần phục của đảng con đối với đảng cha, của đảng nô đối với đảng chủ ra đến toàn thể nhân dân, để một ngày nào đó người Việt thấy mình thành dân Tàu mà chẳng thắc mắc, y như con ếch bị luộc chín từ từ. - Công thư trao đổi về việc hỗ trợ kỹ thuật lập quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Trong bối cảnh thần phục Tàu, quy hoạch đường sắt LC-HN-HP vốn nằm trong đất Việt rõ ràng sẽ do Tàu làm chủ, với bao vấn đề kỹ thuật và tài chánh như nhiều dự án khác. Ngoải ra, thiết lộ nối từ biên giới núi về biên giới biền này chẳng hàm chứa nguy cơ quốc phòng sao? Bên cạnh đó, 2 ký kết mang tính nhân đạo: Bản ghi nhớ hợp tác giữa Trung ương Hội Chữ thập đỏ VN và Trung ương Hội Chữ thập đỏ TQ cũng như Bản ghi nhớ về hợp tác triển khai viện trợ không hoàn lại chuyên về lĩnh vực y tế công cộng giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư VN với Bộ Thương mại TQ phải chăng cho phép Bắc Kinh có mặt, kiểm soát và "giải quyết" những đại nạn về y tế, môi trường xảy ra ở mức vĩ mô mà nguyên nhân chính là các nhà máy công nghiệp xây dựng bởi Tàu cộng khắp cả nước, những sản phẩm tiêu dùng sản xuất bởi Tàu cộng ngập mọi nơi. Tóm lại, các văn kiện ấy nêu lên việc giúp nhau đào tạo cán bộ cấp cao, cùng nhau nghiên cứu lý luận chính trị, hợp tác trong an ninh biên giới, an ninh quốc phòng, quan hệ ngoại giao, đầu tư công nghiệp, giao thông vận tải, khai thác khoáng sản, giao dịch thương mại, ngân hàng tín dụng, xuất nhập hàng hóa, an toàn thực phẩm, truyền thanh truyền hình, xuất bản và du lịch... Nghĩa là một sự hợp tác, đúng ra là lệ thuộc toàn diện, tự siết chặt vòng kim cô từ phía VN! Sở dĩ Nguyễn Phú Trọng đã tức tốc sang Bắc Kinh và giao hẳn Việt Nam vào tay Trung Quốc bằng 15 văn kiện ký kết trước sự chứng kiến của Thành Cát Tư Hãn hiện đại là Tập Cận Bình, đó là vì tân tổng thống Donald Trump của Hoa Kỳ đang dần dần hé lộ chính sách thân Nga chống Tàu, đảng lẫn các quan chức Việt cộng thấy trước viễn ảnh hết làm giàu vì TPP bị khai tử, và đám tham quan bạo ngược đang lo sợ cảnh bị Hoa Kỳ và các nước dân chủ trừng phạt qua đạo luật nhân quyền Magnitsky mới ban hành và những đạo luật tương tự sẽ được thông qua. Để dọn đường cho hành động thần phục ngày càng toàn diện đó cũng như để chứng minh cho thái độ lệ thuộc ngày càng sâu đậm đó, nhà cầm quyền Hà Nội một đàng đã tỏ ra hết sức vô trách nhiệm (trước mắt dân Việt, nhưng rất trách nhiệm trước mắt đảng Tàu) trong việc giải quyết thảm họa ô nhiễm môi trường biển từ Vũng Áng do công ty Formosa gây ra dưới sự điều khiển của tập đoàn Luyện kim Trung Quốc. Cho tới nay, mặc cho biển Việt dẫy chết, đất Việt kêu trời, dân Việt ngất ngư, đám lãnh đạo Ba Đình vẫn quyết tâm không động tới sợi lông chân của thủ phạm chính đã nhận lệnh từ Trung Nam Hải để đầu độc giang sơn Việt và dòng giống Việt. Đàng khác, những tổ chức lẫn công dân từ lâu chống Tàu và nay càng chống Tàu quyết liệt hơn thì đã bị đàn áp tàn khốc. Từ những cuộc biểu tình phản đối Formosa năm rồi đến cuộc tưởng niệm Tử sĩ Hoàng Sa mới đây, từ những công dân và giáo xứ xuống đường đòi công lý cho bản thân và môi trường đến những chiến sĩ dân chủ, nhà báo độc lập. Họ hoặc là bị sách nhiễu, hăm dọa, bị vu khống, thóa mạ hoặc là bị bắt bớ, giam cầm. Chấn động công luận gần đây nhất là các cô Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trần Thị Nga, là các anh Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa… Những hành động thất nhân tâm và phản chính trị này đều xoay quanh chuyến đi Bắc Kinh của Nguyễn Phú Trọng. Giữa lúc đó, đứng trước mối nguy kép ngày càng lớn dần đến từ phương Bắc (một đàng Tàu cộng hung hãn xâm chiếm trọn vẹn Biển Đông và quyết tâm thôn tính đất Việt theo não trạng Đại Hán muôn thuở, với một kế hoạch tuần tự nhi tiến khởi thảo từ thời Mao Hồ; đàng khác Trung Quốc nay gặp khó khăn chia rẽ trong nội bộ đảng, gặp khủng hoảng nguy cơ là kinh tế mất đà, đồng nguyên sụt giá, nợ nần chồng chất, dự trữ ngoại tệ ngày một vơi đi, môi trường sinh sống càng lúc càng ô nhiễm, các dân tộc thuộc trị không ngừng nổi dậy; bên cạnh đó, Đài Loan tỏ ra cứng cỏi tự tin, có mòi đòi độc lập, Hồng Kông cũng ra mặt thách thức và muốn thoát khỏi sự chi phối từ Bắc Kinh), đứng trước mối nguy kép đó, ý kiến chung của số công dân yêu nước, sáng suốt và dũng cảm là: lúc này hơn lúc nào hết, lãnh đạo đảng và nhà nước phải công khai hóa nội dung mật nghị Thành Đô, dứt khoát từ bỏ sợi dây trói buộc "16 chữ vàng", "4 chữ tốt", “3 chữ đồng” đầy lường gạt, xem xét lại cụ thể các mối quan hệ, các dự án kinh tế, công nghiệp, xây dựng, thương mãi với Tàu cộng, lọai bỏ mọi ký kết bất bình đẳng, có thiệt hại lớn cho phía Việt Nam, xem xét số người Hoa trên đất nước trả về những ai không đủ giấy tờ hợp lệ. Nhưng với não trạng cuồng tín về ý thức hệ, với xích xiềng ràng buộc về chính trị, kinh tế, tài chánh, với hứa hẹn bảo vệ về quyền lực, đảng Việt cộng khó mà chuyển mình. Thành thử toàn dân phải ra tay. Cụ thể nhất và hữu hiệu nhất là xuống đường liên tục, đông đảo và rộng khắp, để dồn đảng Việt cộng vào chân tường. Cứ noi gương quần chúng bên Đông Âu và Trung Đông để may ra giải quyết các vấn đề của đất nước. BAN BIÊN TẬP
......

Quốc gia khởi nghiệp!

Từ ngày ông Nguyễn Xuân Phúc được đưa lên làm Thủ tướng, nhóm từ “Khởi Nghiệp” đã được ông dùng khá nhiều. Nào là quốc gia khởi nghiệp, đại học khởi nghiệp, thanh niên khởi nghiệp, doanh nhân khởi nghiệp… Mới đây nhất, trong cuộc phỏng vấn đầu năm Đinh Dậu dành riêng cho báo Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nói khá nhiều đến… khởi nghiệp. Khởi nghiệp là thuật ngữ dịch từ chữ startup hay start-up để chỉ cho những công ty đang trong thời kỳ bắt đầu phát triển một công nghệ hay một dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Khởi nghiệp thường bắt đầu bằng một công ty nhỏ, do tiền túi của chính người sáng lập, hoặc từ sự hỗ trợ của gia đình, bạn bè. Các công ty khởi nghiệp theo đuổi những công nghệ cao thường phải dựa vào sự góp vốn từ bên ngoài mà các nước Âu Mỹ gọi là Angel Investors (những nhà đầu tư thiên thần) và Venture Capital (Quỹ đầu tư mạo hiểm). Điều kiện tiên quyết để những công ty khởi nghiệp (startup company) sống còn là phải có tính sáng tạo đặc thù, và công nghệ thường là đặc tính tiêu biểu, chứ không phải là mở tiệm sửa computer, tiệm sách, tiệm bánh mì vân, vân… Khởi nghiệp mà ông Nguyễn Xuân Phúc hô hào gần đây, qua những lần viếng thăm các đại học hoặc dự Hội nghị doanh nhân, là nằm trong ý hướng muốn khởi động lại cuộc cách mạng công nghệ vốn đã bị phá sản toàn diện sau những sụp đổ của các tập đoàn kinh tế lập ra vào giai đoạn 2006 – 2010, dưới thời ông Nguyễn Tấn Dũng làm Thủ tướng. Trong tham vọng đó, ông Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đã đến lúc Việt Nam cần có thương hiệu Đại học quốc gia thực sự, và hai đại học tại Sài Gòn và Hà Nội chú trọng xây dựng những kỹ năng cần thiết, ươm trồng tài năng và ước mơ khởi nghiệp trong giới sinh viên. Để làm được điều này, ông Phúc “ra lệnh” Bộ Giáo dục - Đào tạo phải để cho giới đại học thực hiện quyền tự chủ toàn diện. Đối với giới sinh viên, ông Phúc kêu gọi giới trẻ phải làm chủ việc học của chính mình. Ông Phúc nói rằng: “Sinh viên phải là người có trách nhiệm cao nhất với quyết định của mình, là người gánh chịu thiệt hại nhất nếu để lãng phí thời gian, tiền của trong quá trình học đại học.” Ông Phúc đã nói lên hai điều cần thiết mà đáng lý ra, ngành giáo dục Việt Nam đã phải thực thi từ rất lâu. Đó là quyền tự chủ của đại học và quyền làm chủ việc học của sinh viên. Tất cả các trường đại học tại những quốc gia dân chủ đều được tổ chức như điều ông Phúc đề cập. Từ nhu cầu của thị trường lao động, phụ huynh sẽ cho con em mình đến trường để được đào tạo. Nếu chưa có chương trình đáp ứng, các đại học phải linh động thuê người thiết lập giáo trình đáp ứng thị trường mà không cần phải xin phép nhà nước. Đại học không chỉ đào tạo mà còn có nỗ lực giúp sinh viên tìm công ăn việc làm thích ứng sau khi ra trường, trong khi sinh viên không chỉ chu toàn việc học mà còn phải hoàn tất những kỳ thi khảo hạch đúng theo quy trình đào tạo. Trong khi đó, đại học ở Việt Nam hoàn toàn làm ngược. Nghị quyết của Đảng ra lệnh đào tạo 20 ngàn Tiến sĩ, Bộ Giáo dục – Đào tạo chỉ thị các đại học phải quán triệt tinh thần nghị quyết. Trên cơ sở đó, các đại học lên chương trình tuyển sinh. Chương trình đào tạo dựa theo chỉ thị của đảng thay vì theo nhu cầu của thị trường nhân dụng nên sinh viên ra trường không tìm được việc làm. Bộ Giáo dục và đại học hoàn toàn không quan tâm, vô trách nhiệm mà chỉ nhắm mắt theo lệnh của đảng. Điều trớ trêu ở đây là phụ huynh bỏ tiền ra cho con em mình được đào tạo; nhưng lại không được quyền có một tiếng nói gì về chương trình đào tạo. Với hệ thống giáo dục mang tính áp đặt như vậy, liệu phụ huynh có dám tin vào lời kêu gọi “khởi nghiệp” của ông Nguyễn Xuân Phúc hay không? Muốn tạo thành một phong trào khởi nghiệp trong giới sinh viên hay giới doanh nhân thành công, ông Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cần phải hiểu đặc điểm của khởi nghiệp đến từ hai yếu tố then chốt: Tự do và Đột phá. Tự do là để cho mọi cá nhân phát huy khả năng tối đa, không bị ràng buộc bởi những rào cản vô lý như ý thức hệ, quan điểm chính trị, guồng máy hành chánh, an ninh quốc gia như là những lý cớ để ngăn chặn tự do nghiên cứu, phát minh và ứng dụng những sáng kiến mới. Đột phá là tạo ra một điều gì mới lạ chưa hề có trên thị trường hay vượt hẳn giá trị của những sản phẩm đang phổ biến trên thị trường, kể cả các loại công nghệ độc đáo mà xã hội chưa biết đến hay chỉ mới thai nghén. Hiện nay, Bộ Giáo dục – Đào tạo đã vay 80 triệu Mỹ Kim để dành cho việc thiết kế lại chương trình giáo dục – đào tạo theo hướng thực dụng. Đây là nỗ lực đáng khích lệ, nhưng nếu tiếp tục để cho đảng quyết định nội dung giảng dạy không theo nhu cầu của thị trường nhân dụng thì cũng sẽ thất bại. Muốn đáp ứng nhu cầu thị trường, ông Phúc và lãnh đạo CSVN phải tôn trọng hai điều: Thứ nhất là các Hội phụ huynh phải được thành lập như các tổ chức xã hội dân sự, hoạt động song song với những hội giáo chức thành lập ở các đại học để có sự chia xẻ về các nhu cầu đào tạo theo thị trường. Thứ hai là bãi bỏ môn nhồi sọ Mác – Lênin ở các lớp học, vì chính môn học này đã trói buôc sự tự do và ý chí đột phá của giới sinh viên. Khởi nghiệp là một xu thế rất cần thiết ở những quốc gia đang phát triển, để giúp cho nền kinh tế sớm thoát khỏi thời kỳ gia công làm thuê cho những đại công ty ngoại quốc. Tuy hô hào đã lâu, nhưng Việt Nam chỉ mới có 28 công ty khởi nghiệp tạm coi là thành công. Có đến 75% công ty khởi nghiệp đã thất bại và phải chạy ra nước ngoài để tái xây dựng lại, vì cho đến nay Việt Nam chưa là quốc gia thích ứng cho nhu cầu khởi nghiệp. Theo viettan.org
......

Vay 80 triệu Mỹ Kim để cải cách giáo dục

Ngày 17 Tháng 1 vừa qua, Ngân Hàng Thế Giới đã cho Bộ Giáo Dục CSVN vay gần 80 triệu Mỹ Kim để thực hiện dự án có tên là “Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông”, đặt dưới sự chỉ đạo của ông Nguyễn Minh Thuyết. Dự án này kéo dài trong 3 năm (2017-2020), với hai tham vọng lớn: Một là có được một chương trình giáo dục phổ thông mới dựa trên năng lực được ban hành. Tức là làm sao biên soạn và thực hiện sách giáo khoa theo tình hình mới, và đánh giá, phân tích được kết quả học tập của học sinh từ lớp 1 đến lớp 12. Nỗ lực này chiếm đến 75% kinh phí. Hai là có một tài liệu hướng dẫn dạy học và tài liệu hướng dẫn biên soạn sách giáo khoa cho các tổ chức, cá nhân có nguyện vọng biên soạn sách giáo khoa được ban hành. Dự án cho thấy là Bộ giáo dục CSVN muốn thay đổi nội dung sách giáo khoa và cách giảng dạy nhằm nâng cao năng lực của học sinh Việt Nam. Việc thay đổi này, tuy muốn và đã có tiền, nhưng có thể thực hiện được không thì còn nhiều nghi vấn. Có hai vấn đề quan trọng để dự án 80 triệu Mỹ Kim không trở thành hoang phí như những lần cải cách trước đây. Đó là vấn đề triết lý giáo dục và chủ nghĩa Mác – Lênin phải được khẳng định rõ ràng. Triết lý giáo dục Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng nói rằng Việt Nam đã có triết lý giáo dục, và ông Đam đã nói về triết lý này như sau: “Triết lý giáo dục của Việt Nam trước hết là triết lý xây dựng đất nước dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Đó là xây dựng con người Việt Nam toàn diện, đức trí, thể mỹ, có tinh thần dân tộc, có lòng yêu nước và có trách nhiệm quốc tế.” Đây chẳng khác nào là những khẩu hiệu đã được lập đi lập lại trong các Báo cáo chính trị hay những Nghị quyết sau mỗi kỳ họp của Trung ương đảng. Tuy nghe thì có vẻ hợp lý, nhưng lại quá chung chung, không có gì cụ thể để đạt được những tôn chỉ nhắm tới, và không nói lên một chủ điểm rõ rệt là giáo dục Việt Nam dựa trên nền tảng chính yếu nào. Ông Nguyễn Minh Thuyết. Ảnh: VGP/Đình Nam Phát biểu hôm công bố dự án, ông Nguyễn Minh Thuyết, được giới thiệu là Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới, nói rằng triết lý giáo dục của Việt Nam là “thực học - thực nghiệp và bảo đảm tính dân chủ.” Tuy nói lên được nhu cầu thực tế của xã hội Việt Nam hiện nay vì nạn sinh viên tốt nghiệp ra trường không có việc làm và xã hội phi dân chủ, nhưng triết lý giáo dục này cũng chỉ nhằm loay hoay giải quyết tình hình hiện tại, không có định hướng cho một nền tảng giáo dục lâu dài, và sẽ nhiều phần bế tắc khi vẫn bị hệ thống Mác - Lê độc tài và lạc hậu kềm tỏa. Do đó mà hệ thống giáo dục dưới thể chế xã hội chủ nghĩa, dù có đề ra những mục tiêu hay đẹp tới đâu, có đầu tư bao nhiêu tiền bạc, cũng chỉ trở thành một thứ tạp nhạp, phục vụ cho nhu cầu bảo vệ quyền lực của đảng chứ không nhằm khai sáng dân trí và xây dựng xã hội tiến bộ. Triết lý giáo dục của Việt Nam, khởi đi từ 40 năm trì trệ của đất nước dưới ách cai trị độc tài của đảng CSVN không gì khác hơn là phải tạo dựng lại một con người Việt Nam mới có ba đức tính: nhân bản, khai phóng và hòa đồng. Ba nền tảng nói trên là nhằm xây dựng lại tình người đã bị xóa sạch do chủ trương đấu tranh giai cấp, đầu óc khai phóng để mở rộng tầm nhìn lớn không chỉ là một thợ giỏi, và mọi người có cơ hội để sống hòa đồng, chấp nhận khác biệt để cùng thăng tiến. Nếu chương trình giáo dục phổ thông - đào tạo trẻ em từ mẫu giáo đến lớp 12, được giảng dạy theo triết lý giáo dục “nhân bản, khai phóng và hòa đồng”, Việt Nam sẽ nhanh chóng ra khỏi những trì trệ hiện nay và có thể sánh vai cùng với các quốc gia Nhật Bản, Nam Hàn, Tân Gia Ba sau vài thập niên cải cách. Chủ nghĩa Mác – Lênin Tuy triết lý giáo dục rất quan trọng nhằm định hướng việc đào tạo một con người Việt Nam đáp ứng được sự thăng tiến của xã hội và phát triển quốc gia, nhưng quan trọng hơn cả là hệ thống giáo dục đó không bị uốn nắn, kềm kẹp trong khuôn khổ của một chủ nghĩa – dù tư bản hay xã hội chủ nghĩa, mà phải được tự do phát triển trong tinh thần khai phóng và tôn trọng giá trị cũng như quyền chọn lựa cá nhân và có cơ hội bình đẳng. Khi bị uốn nắn theo một mô hình nào, hệ thống giáo dục không còn nhằm phục vụ cho con người mà nhằm phục vụ cho một thiểu số nhân danh chủ nghĩa để khống chế toàn xã hội. Triết học Mác – Lênin là môn bắt buộc tại các trường từ bậc trung học đến đại học và cao học. Ảnh: Sách Việt. Do đó muốn cải cách lại hệ thống giáo dục Việt Nam, điều kiện tiên quyết là đảng CSVN phải loại bỏ ngay việc giảng dạy chủ nghĩa Mác - Lênin trong học đường, và nhất là không dùng khuôn mẫu Mác - Lênin để định hướng chính sách giáo dục. Trong lần cải cách này, ông Nguyễn Minh Thuyết và dự án không đề cập gì đến chủ nghĩa Mác - Lênin trong chương trình phổ thông mà chỉ nhắm đến việc giáo dục “thực học - thực nghiệp”, cho thấy là môn Mác - Lênin vẫn còn giảng dạy trong các lớp học. Ngày nào mà nền tảng giáo dục của Việt Nam còn chưa thoát khỏi “gọng kềm chủ nghĩa,” con người và đất nước chúng ta còn tiếp tục bị bế tắc và lạc hậu. Triết lý giáo dục mà ông Vũ Đức Đam đề ra bên trên cho nền tảng cải cách sẽ vẫn chỉ là một mớ lý thuyết không tưởng, một “ước mơ không bao giờ tới” của toàn dân tộc. Tóm lại, vay 80 triệu Mỹ Kim để tiến hành dự án cải cách chương trình giáo dục phổ thông cho thấy là CSVN đang bị những áp lực rất lớn về tình trạng trì trệ giáo dục. Tuy nhiên, nếu như Hà Nội không nhìn thấy rõ chính chủ thuyết Mác - Lênin là nguyên nhân gây ra tình trạng trì trệ và lạc hậu của đất nước để vứt bỏ thì dự án cải cách sẽ như là công việc đánh bùn sang ao mà thôi.
......

Ly rượu mừng giữa cuộc bể dâu

Mùng một Tết Đinh Dậu, trong một buổi chiều xuống, thành phố như tan vào một dấu lặng thanh thản, tôi chợt nghe bài Ly Rượu Mừng của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vang lên. Giai điệu như ngọn gió xuân dịu dàng, đáp xuống mái hiên của các ngôi nhà cao tầng, len vào từng căn phòng nhỏ, chảy vào trong tim người giữa mùi hương trầm nhè nhẹ. Ly Rượu Mừng lại vang lên, bất hủ, rót thật đầy vào không khí đón Tết trong lòng người bao thế hệ.  Bài hát như nói thay giấc mơ của nước Nam về một tương lai mới, mà con người khát khao biết mấy về một tương lai sẽ được tắm trong tự do và an bình. “Nhấc cao ly này. Hãy chúc ngày mai sáng trời tự do” Ảnh: Vivi Võ Hùng Kiệt Bài hát mơ về tự do đó, đã bị giam cầm hơn 41 năm. Chỉ mới năm ngoái, khi những câu hát này vang lên trong ngỏ hẻm, bên ly cà phê vỉa hè, khe khẽ trên môi những người yêu nhạc… cũng đồng nghĩa với thái độ chống lại Nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam, vì đó là một bài hát nằm trong danh sách bị đóng dấu cấm. Như một giấc ngủ dài đến mức quên thức dậy, bất chợt một ngày, người ta hay tin bài hát Ly Rượu Mừng đã không còn bị cấm nữa. Chuyện được nghe, được hát Ly Rượu Mừng chỉ như điều thoảng qua tai, mà lý do cấm hay không còn cấm đều mơ hồ như nhau. Vì bởi không cần việc nhà cầm quyền cho phép, những con người Việt Nam vẫn hát và vẫn lắng nghe nó từ Nam chí Bắc, thản nhiên, từ rất lâu rồi. Trên các trang báo nhà nước, người ta dễ dàng tìm thấy trong lúc này các bài viết tung hô việc thôi cấm đoán bài hát Ly Rượu Mừng, với cách nói như là một sự “giải oan”. Ở nơi đâu đó, nhạc sĩ  Phạm Đình Chương và những tiền nhân ắt hẳn đã nhìn nhau bật cười, “oan gì mà giải”? Những người đã đóng góp và xây dựng nên đất nước này từ bao đời nay, từ Nguyễn Ánh, Phan Thanh Giản, Phạm Quỳnh… cho đến Phạm Đình Chương nếu có nỗi niềm gì, có lẽ cũng chưa cần đến sự lên tiếng đơm đặt của những người dựa trên tinh thần chủ nghĩa cộng sản. Nếu có phán xét, đó là quyết định và quyền của nhân dân Việt Nam trên tinh thần chủ nghĩa dân tộc chứ không phải là một hệ thống kiểm duyệt văn hóa dựa vào tư duy chính trị ngoại bang, của Mác hoặc Mao. Trong câu chuyện về bài hát Ly Rượu Mừng, thật buồn cười khi nhìn lại cách thức của chế độ kiểm duyệt văn hóa được kiểm soát kiên trì ở Việt Nam từ bao nhiêu năm nay. Những người có trách nhiệm luôn luôn giỏi trong các vai diễn lố bịch của mình: khi cấm thì cao giọng với đủ lý do quan trọng tầm ruồng, nhưng khi ngừng cấm thì cũng giỏi trình diễn sự nhân đạo hay cao cả  vô nghĩa nào đó. Dù không còn bị cấm, nhưng ước mơ trong bài hát Ly Rượu Mừng, về tự do và bình đẳng, dường như vẫn còn quá xa vời. Sau năm 1975. Sách vở của miền Nam bị đốt, bị cấm. Hàng ngàn bài hát bị đưa vào song sắt. Con người và tri thức miền Nam Việt Nam bị phế bỏ hoặc bị tước đoạt các giá trị của mình. Năm 1992, ca sĩ Ngọc Sơn bị bắt và kết án tù do hát và ghi âm hàng trăm bài hát “không được cấp phép”. Nhưng rồi từ năm 2012, các ca khúc như vậy lại xuất hiện một cách bình thường trên truyền hình. Dòng nhạc bolero từ năm 1977 bị hàng trăm các bài báo, truyền hình… phê phán trong chiến dịch bài xích “một nền văn hóa đồi trụy”. Thế rồi, hôm  nay, 2017, lại là những bài hát được các nhà sản xuất và biên tập viên xã hội chủ nghĩa săn đón và giới thiệu nồng nhiệt trên truyền hình. Năm tôi 7 tuổi. Khi ngồi ở trước hiên nhà trên đường Trần Quý Cáp, trên tay là cuốn truyện tranh Tintin, bất ngờ tôi bị kéo giật đi bởi một nhóm người mang băng đỏ – những người của “Bên Thắng Cuộc” được lệnh truy lùng và hủy diệt sách vở miền Nam. Ngay sau đó, nhà tôi bị ập vào lục soát. Sách kiếm hiệp của Kim Dung, truyện Quỳnh Dao, và những cuốn truyện tranh Spirou (Phan Tân Sĩ Phú), Strumpf (Xì Trum), Johan and Peewitt (Lữ Hân Phi Lục)… bị mang ra trước nhà đốt bỏ, như một trong những cuộc hành hình văn hóa đang diễn ra khắp nơi lúc đó. Rồi 20 năm sau, tôi lại nhìn thấy những cuốn sách đó được phát hành với những lời giới thiệu trân trọng đến mức có thể tạo nên những nụ cười mỉa. Bài hát Ly Rượu Mừng vang bên tai tôi, khiến gợi nhớ biết bao điều. Nhớ những tác phẩm văn học miền Nam bị đem ra đấu tố như những tội đồ. Nhớ những nhạc sĩ miền Nam im lặng nhìn nhau, nói nhỏ về những tác phẩm của mình đang bị xé bỏ. Nhớ những thế hệ Việt Nam bị kết tội vì nhân thân, đã không được vào đại học, đã vào trại tù cải tạo… Hôm nay, mọi thứ như đang tốt dần lên. Có người nói với tôi rằng Ly Rượu Mừng được xóa án là một niềm vui của đổi mới. Nhưng tôi thì thấy đó là một trong những lần chùi rửa vội vàng của bộ máy kiểm duyệt, nhằm che bớt đi sự thù hằn và đen tối trên gương mặt, để có thể bước vào thế kỷ văn minh. Bài hát chúc một non sông thanh bình, khiến ai yêu nước Việt cũng đều thấy day dứt. Ly Rượu Mừng xuân được nâng lên vào thời khắc này, xao xuyến nhắc quê hương đang đứng trước cuộc bể dâu khôn cùng bởi những kẻ tham tàn và bọn phản bội. Giấc mơ một ngày mai sáng trời tự do lại dậy lên trong lòng tôi về một ngày mai sáng trời tự do. Mong tổ tiên dẫn lối dân tộc này. Ngày ấy, ắt phải đến.  
......

Liệu Có Bắt Hết Được Chúng Tôi Không?

Người ta bảo rằng Mahatma Gandhi có một khả năng thuyết phục tuyệt vời khi giúp cho người dân Ấn Độ nhận ra rằng vận mệnh của kẻ cầm quyền đang nằm trong chính bàn tay của họ, chỉ cần quăng đi nỗi sợ hãi họ có thể đối diện để nói chuyện sòng phẳng với chính quyền. So với VN ngày nay, số phận dân tộc VN cũng thế. Có thực sự đáng tiếc là chúng ta không có một Gandhi không? Điểm đáng nói hơn cả là cái cảm giác Tự Do mà Gandhi đã trao truyền cho các thế hệ thanh niên Ấn Độ. Như một Jawaharlal Nehru, nhà cách mạng trẻ, người trở thành Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ chia sẻ rằng ông đã say sưa với cái cảm giác can đảm mà Gandhi đã mang đến cho ông. Nehru bị chính quyền thuộc địa bắt bỏ tù cả thảy 10 lần trong vòng 27 năm, nhưng ông luôn cảm thấy mình là người tự do với một niềm tự hào mãnh liệt dành cho sự tự do mà ông chọn lựa. Nhìn ở một khía cạnh khác, có thể nói Ấn Độ nhờ có thật nhiều người tự tháo xiềng như Nehru, hàng triệu triệu người đã theo bước chân Gandhi từ Ashram Ahmedabad đến bờ biển Danhi trong cuộc diễu hành muối; chính họ đã tạo nên Gandhi và sự độc lập của Ấn Độ. Cho nên đừng vội bi quan khi thấy VN mãi  không thấy xuất hiện một Mahatma Gandhi hay một Aung San Suu Kyi. Nếu chịu nhìn, bạn sẽ thấy càng ngày càng có thật nhiều người trẻ Việt Nam đang tự tháo xiềng. Và họ đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của “tự do”. Hãy đọc những chia sẻ của Paulus Lê Sơn, Nguyễn Hồ Nhật Thành, MC Phan Anh,… bạn sẽ cảm nhận được rằng họ đang sống với tự do. Như thi sĩ Paul Elluard, họ đang viết tự do trên “đá, máu, giấy hay tro bụi” Nhìn thái độ bình tĩnh của Lê Sơn trước những đe dọa bắt bớ từ công an; nghe MC Phan Anh chia sẻ “hãy nói những điều có trách nhiệm” trước một hội trường đầy các đảng viên CS trẻ với đề mục rất giáo điều “Đảng trong lòng thanh niên”, và nghe Nguyễn Hồ Nhật Thành tâm sự sau khi bị công an đánh hội đồng chúng ta không hề cảm thấy tuyệt vọng… Ngược lại, tự do được viết bằng những nhục nhằn, những vết bầm trên cơ thể, đôi khi có cả máu và nước mắt nhưng sao nó lại tươi thắm như những câu thơ của Paul Elluard: Trên những trang vở học sinh Trên bàn học trên cây xanh Trên đất cát và trên tuyết Tôi viết tên em Nếu nói chúng ta bất hạnh vì sanh nhầm thế kỷ để phải chứng kiến hoàn cảnh cạn kiệt của đất nước; hoặc nói chúng ta may mắn được nhìn thấy những hy sinh, những vươn dậy mãnh liệt của con người cho sự đổi thay thì cả hai đều đúng. Chỉ ở thời điểm này chúng ta mới nghe được nỗi trăn trở sâu thẳm của bằng hữu, của đồng chí, khi phải vượt qua chính mình để làm cái quyết định rời bỏ nơi làm việc, rời bỏ đảng, rời bỏ cái lý tưởng mà họ đã hy sinh cống hiến cả cuộc đời. Gần đây nhất, là tâm sự của nhà báo Hoàng Đức Truật khi ông xin thôi việc ở báo Quảng Trị: “Thật tình chưa bao giờ tôi thấy thanh thản và nhẹ nhõm như mấy hôm nay, khi quyết định vứt bỏ công việc mà suốt gần 30 năm hằng đeo đuổi với những trăn trở, đam mê. Tôi được trở lại với chính con người thật của mình, ngay thẳng, cương trực, quyết liệt đấu tranh với cái xấu, cái thấp hèn và những thói đạo đức giả…” Và cũng tại thời điểm này, người dân VN đang sẵn sàng chấp nhận mọi bất trắc để tự tay mình viết lại lịch sử. Những hy sinh của người lính trong các trận chiến “Hoàng Sa - Biên Giới - Trường Sa” đang được khẳng định bằng các buổi lễ tưởng niệm ở khắp các thành phố lớn. Những đàn áp, ngăn trở, bắt bớ từ công an chỉ có thể vẽ nên hình ảnh ảm đạm, ô nhục của một thể chế sắp bị đào thải. Những ngày cuối năm Thân đang được khép lại bằng những sự kiện nổi bật của cuộc đấu trí âm thầm và cả công khai giữa dân và nhà cầm quyền. Cuộc hải chiến với quân Trung Quốc ở Hoàng Sa chỉ được biết đến một vài năm trở lại đây với thế hệ trẻ, thế nhưng buổi lễ tưởng niệm những người lính miền nam đã được tổ chức đồng loạt gần như ở khắp nơi từ Hà Nội, Nghệ An cho đến Sài Gòn… Người dân với khăn xanh in hàng chữ Hoàng Sa - Biên Giới - Gạc Ma chít trên đầu và những băng rôn khẳng định chủ quyền đất nước là những hành động quyết liệt được gởi tới chính quyền như lời hô “Sát Thát”. Đám đông phía sau họ đang tăng dần, khi con số ấy đáng kể, số phận dân tộc VN được cứu rỗi. Đáp trả lại từ chính quyền là vụ bắt giam thanh niên Nguyễn Văn Hóa, TNLT Nguyễn Văn Oai và bà Trần Thị Nga vào những ngày giáp tết. Tuy nhiên, động thái này của lãnh đạo CS đang gây tác dụng ngược. Bắt giam những người phụ nữ có con nhỏ như blogger Mẹ Nấm hay chị Trần Thị Nga chỉ tạo nên hình ảnh côn đồ, kém cỏi của chính quyền. Nó không đủ sức làm chùn bước những nhà hoạt động khác. Ngược lại, nó đang dấy lên niềm căm phẫn từ khắp nơi. Nhiều cá nhân, nhiều tổ chức XHDS đã lên tiếng, thậm chí một số các blogger đã chụp hình với tấm bảng mang hàng chữ “Tôi là Trần Thị Nga, hãy bắt tôi”. Một tấm bảng khác của facebooker Bạch Hồng Quyền còn ghi rõ nỗi ám ảnh của lãnh đạo CS “Liệu có bắt hết được chúng tôi không?” Rõ ràng bắt bớ tù đầy, nay chỉ tôi luyện thêm sự mạnh mẽ cho các nhà hoạt động và tăng dần con số các nhà hoạt động khác. Đám đông sẽ chỉ tăng chứ không giảm bởi lãnh đạo CS vừa bỏ thêm củi vào “nồi súp-de căm phẫn”. Mặc cho lãnh đạo tự bịt mắt, người dân VN ngày càng nhận biết ra rằng chính bản thân họ chứ không ai khác, bấy lâu đã câm lặng chấp nhận sự nắm quyền của một chính quyền bất xứng. Họ đang khát khao muốn chuyển đổi xã hội. Và để được sống trong một xã hội văn minh, tốt đẹp, không ai còn có thể quay lưng lại với cái ác. *** Xin từ giã năm Thân bằng lời nhắn của facebooker Bạch Hồng Quyền. Con đường trước mặt chắc còn nhiều gian nan, nhưng đó là thử thách của toàn thể con dân VN. Chủ nghĩa Cộng Sản đã bùng phát mạnh mẽ ở thế kỷ 20 nhưng nó cũng sụp đổ khi chưa tàn thế kỷ và lụi tàn ngay chính tại cái nôi đã sản sinh ra nó. Những dân tộc khác đã hoàn thành sứ mạng thiêng liêng của họ. Trong những giờ khắc giao mùa xin được gọi tên và tạ ơn những hy sinh cao quý của Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Nguyễn Văn Đài, Đoàn Huy Chương, Hồ Đức Hòa, Trần Anh Kim, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Bùi Minh Hằng, Trần Thị Thúy, Trần Thị Nga, Nguyễn Văn Oai, Nguyễn Văn Hóa… Xin được cám ơn những bạn trẻ có tên và không tên đang trao truyền cho nhau cái cảm giác tuyệt vời của tự do. Một cách nhìn khác, tôi nhìn thấy thật nhiều Gandhi nơi các bạn. Hãy luôn là lực nâng của người khác và hãy trao cho nhau niềm tin mãnh liệt rằng VN rồi sẽ có tự do vì chính các bạn đang Là Tự Do.
......

Sự nhỏ mọn đã lên tới ác độc

Sự nhỏ mọn bắt đầu từ Trung Quốc khi họ yêu cầu Mỹ không tiếp phái đoàn Đài Loan đến Washington DC tham dự lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Donald Trump, thế nhưng yêu cầu này bị Mỹ phớt lờ, ông Yu Shyi-kun và đoàn đại biểu của Đài Loan đã được Mỹ cấp một chỗ ngồi tốt để theo dõi trực tiếp buổi lễ nhậm chức của ông Trump. Nói với báo chí Mỹ, ông Yu công kích: "Thật khó có thể để tin rằng đất nước với 5.000 lịch sử và những vinh quang của mình lại tập trung chú ý đến chi tiết nhỏ này Điều này chỉ cho thấy rằng họ quá nhỏ mọn". Nhưng đây chỉ là việc nhỏ, đối với người đại diện nước Mỹ Trung Quốc cũng không khá hơn, cũng nhỏ mọn khi bất chấp nghi thức ngoại giao trong câu chuyện xảy ra đối với chuyến đi Trung Quốc của Tổng thống Barak Obama. Khi chiếc Air Force One đáp xuống Hàng Châu để tham dự Hội nghị thượng đình G20 Trung Quốc đã cố tình không cung cấp thang để Tổng thống Obama và phái đoàn xuống sân bay. Trên đường băng, nhân viên tổng thống Mỹ phải rất vất vả tìm kiếm một chiếc thang giúp Obama xuống đất trong khi việc này là bổn phận của nước chủ nhà. Khi cánh báo chí Nhà Trắng đứng vào hàng để đợi nghi thức tiếp đón từ nước chủ nhà, những gì họ nhận được chỉ là một cán bộ Trung Quốc la hét với đoàn Mỹ. Người đàn ông Trung Quốc có lẽ là nhân viên an ninh yêu cầu báo chí Nhà Trắng phải đi khỏi khu vực sân bay. Phía Mỹ cố giải thích rằng đây là máy bay của Barack Obama và họ tháp tùng tổng thống. Tuy nhiên, người đàn ông Trung Quốc hét lên: “Đây là đất nước của chúng tôi”. Người này sau đó tìm cách ngăn cản cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Susan Rice và phụ trách báo chí Ben Rhodes đến gần chiếc Không lực Một. Sự nhỏ mọn này rất tiếc đã không được chính phủ Mỹ đáp trả tương xứng ngay sau đó. Tổng thống Obama bị dư luận báo chí Mỹ cho là không có phản ứng thích hợp, có tờ còn cho là nhu nhược. Hai năm sau, sự nhỏ mọn ấy trả phải trả giá: Đảng Dân chủ mất phiếu vì chủ trương mềm yếu trong vấn đề đối ngoại (mà vụ Hàng Châu là một giọt nước làm tràn ly) Hai nữa, mạnh và trực tiếp hơn: Tổng thống Trump công khai khiêu khích Tập Cận Bình rằng sẽ xem xét lại chính sách “một Trung Quốc” vốn là tử huyệt của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sự nhỏ mọn có cái giá của nó. Việt Nam chứng tỏ theo bén gót đàn anh, kể cả sự nhỏ mọn và hèn hạ vốn là điều mà Trung Quốc đã và đang tiếp tục ứng xử với các nước. Việt Nam chưa dám nhỏ mọn với nước khác ở cấp quốc gia nhưng bù vào đó chính quyền hả hê ứng xử một cách nhỏ mọn vào người dân của mình, đặc biệt với những người đàn bà cô thế nhưng có tính cách mạnh mẽ chống lại chính quyền. Đề che lấp sự nhỏ mọn, chính quyền đã hành xử rất bài bản và “đúng quy trình” để cuối cùng là chiếc còng số tám. Người bị trả thù mới nhất là chị Trần Thị Nga, sống ở Phủ Lý Hà Nam, nơi công an được tung lên mạng hàng ngày vì sách nhiễu, cô lập, theo dõi, bắt bớ ngắn ngày, phá hoại tài sản đối với chị Nga. Báo chí dòng chính hoàn toàn im lặng như hàng ngàn vụ sách nhiễu khác chỉ có cư dân mạng chú ý và “phát tán” thông tin này. Và sự nhỏ mọn lên tới cực điểm: Chị Nga bị bắt với cáo buộc vi phạm điều 88 Bộ luật hình sự, “tuyên truyền chống nhà nước”. Chị Nga tuyên truyển điều gì? Hãy xem những gì mà chị làm qua thông tin đầy đủ từ nhiều nguồn trên mạng xã hội và truyền thông quốc tế trong đó có bản tin ngắn ghi nhận việc chị Nga bị bắt vào ngày 21 tháng Giêng năm 2017 của RFA: “Bà Trần Thị Nga, được biết nhiều qua cái tên Thúy Nga, một khuôn mặt quen thuộc của giới đấu tranh vì dân chủ nhân quyền cho Việt Nam bị công an bắt vào tối hôm nay tại nhà riêng của bà tại Phủ Lý, Hà Nam. Trước đó vài giờ bà Nga bị cô lập không cho ra khỏi nhà để đi mua sắm tết, bà kêu cứu trên mạng xã hội và nhiều người đã ghi nhận lời kêu cứu này. Bà Nga có hai con còn nhỏ, bà liên tục phải thay đổi chỗ ở vì bị công an, an ninh thay nhau sách nhiễu. Nhà bà bị côn đồ ném những thứ dơ bẩn và có lúc khóa cửa ngoài không cho bà ra ngoài để sinh hoạt. Bà Nga từng sang Đài Loan xuất khẩu lao động, tại đó bà phát hiện ra những sai trái của công ty môi giới đối với công nhân Việt Nam, bà đứng ra tố cáo với chính phủ Đài Loan và sau đó khi về lại Việt Nam bà tiếp tục tranh đấu cho người lao động bằng cách công khai tố cáo với chính phủ những hành vi phi pháp của các công ty này. Tuy nhiên chính quyền chẳng những không giải quyết mà còn trở mặt với bà. Những biện pháp trừng phạt người đàn bà kiên cường này đã liên tiếp gây khó khăn cho bà nhưng với bản tính bất khuất bà Thúy Nga chưa bao giờ bị khuất phục và ngoan ngoãn làm theo dời đề nghị của chính quyền. Bà Nga không chỉ lên tiếng cho giới lao động xuất khẩu mà còn cho những người dân bị thu hồi tài sản,đất đai một cách phi pháp. Năm 2013 bà được giải nhì cuộc thi “Quyền Con Người và Tôi” qua phóng sự ‘Người dân Bồng Lai’ đòi quyền được sống trong một môi trường trong lành. Vào tháng 5/2015 bà bị hành hung đến trọng thương khi một nhóm côn đồ hơn 5 người dùng tuýt sắt chặn đường đánh bà cùng hai con nhỏ trước cổng Công ty Cơ khí Điện Thủy Lợi ở huyện Thanh Trì, Hà Nội. Việc bắt giam bà với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước” theo điều 88 Bộ luật hình sự là một sự xâm phạm nặng nề lên quyền bày tỏ chính kiến của người dân, nhất là công khai bưng bít những sai trái của chế độ mà người dân tố cáo.” Ngay sau khi bị bắt, một làn sóng mạnh mẽ trên mạng xã hội, hàng chục người công khai danh tính, hình ảnh của mình và đòi bị bắt như chị Nga với lý do đơn giản: họ là chị Nga, sẽ tiếp tục tranh đấu cho sự tự do của chị. Trước đây Khánh Hòa cũng từng nhỏ mọn đối với chị Nguyễn Ngọc Như Quỳnh tức blogger Mẹ Nấm bằng cách bắt giữ người đàn bà nổi tiếng này. Điều đáng chú ý, cả hai người đàn bà bị trả thù đều có con còn nhỏ. Hai đứa con của chị Nga có lẽ là những đứa bé bất hạnh nhất Việt Nam bởi chúng từng bị giam giữ chung với mẹ, từng bị cô lập trong nhà không được đến trường và điều khủng khiếp nhất là chứng kiến mẹ bị hành hung, tấn công và sỉ nhục nhiều lần bởi công an lẫn côn đồ. Sự nhỏ mọn mà chính quyền Việt Nam dung dưỡng cho công an các cấp biểu hiện trên từng khuôn mặt của những cán bộ thi hành lệnh bắt giam chị. Mỗi ánh mắt hay từng cái nhếch mép, hành động đều toát lên vẻ ác độc và đầy tự ti. Chiếc còng số 8 tra vào tay chị trong khi kẻ cầm nó lại không dám nhìn vào mắt người mà chúng cho là phản động. Chị Nga đúng là phản động theo ngữ nghĩa tích cực nhất: Thay đổi tư duy nhỏ mọn của bọn cầm quyền. Và khi sự nhỏ mọn lên tới cao trào chúng trở thành ác độc và thâm hiểm. Một chính quyền ác độc thâm hiểm ngay cả với người đối lập cũng đáng bị lên án, huống chi với một người đàn bà chỉ có hai đứa con và một cái miệng?  
......

Ngăn chặn tưởng niệm là triệt tiêu lòng yêu nước

Ngày 19.01.2017, người dân cả nước rầm rộ tưởng niệm 74 tử sĩ Việt Nam Cộng Hòa một cách long trọng và tưng bừng. Từ Hà Nội đến Sài Gòn, từ Nghệ An đến Vũng Tàu, người dân tự sắm cho mình những nén hương, hoa tươi và băng rôn khẩu hiệu để tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc đã chiến đấu trước quân lính Trung Cộng xâm chiếm Hoàng Sa năm 1974. Nhưng người dân Hà Nội thì bị ngăn chặn, bắt bớ, tại Nghệ An lại bị an ninh cướp vòng hoa, ngăn chặn. Từ hôm trước và trong ngày diễn ra cuộc tưởng niệm nhiều nhà hoạt động trong Nam cũng như ngoài Bắc đã bị chặn cửa, bị khủng bố, bị đánh đập và ngăn cản. Theo những diễn biến tại Hà Nội, ít nhất có hàng chục người đã bị bắt giữ đưa về các đồn công an, mặc dù buổi tưởng niệm diễn ra một cách ôn hòa và thành kính đối với các tử sĩ. Ông JB Nguyễn Hữu Vinh tường thuật trên trang Facebook cá nhân: “Chúng tôi đã bị công an đàn áp bắt bớ. Tôi bị bắt về công an Long Biên cách trái luật pháp. Bị bỏ đói và công an tổ chức dọa dẫm rồi đánh tôi tại đây khi tôi yêu cầu đúng luật pháp”. Tại Sài Gòn, sáng 19.01 ông Huỳnh Công Thuận nói rằng ông bị nhóm côn đồ ngang nhiên chặn đường đánh đập xe, trước đó cô giáo Thanh Hải đi tập thể dục đã thấy những kẻ lạ rình rập ngoài đầu ngỏ. Nghệ An thì sao? Một video clip được tường thuật trực tiếp trên Facebook cho thấy cảnh một nhóm người mặc thường phục và dân phòng đã ngang nhiên ngăn chặn, cướp vòng hoa của các bạn trẻ Nghệ An khi trên đường đến địa điểm để tưởng nhớ các tử sĩ. Như vậy, với bản chất thù nghịch ăn sâu vào thần kinh và máu của người cộng sản, họ quyết triệt tiêu tất cả tấm lòng yêu nước muốn tri ân và tưởng nhớ đến các anh hùng dân tộc đã ngã xuống để bảo vệ quê hương Việt Nam. 43 năm trôi qua, kể từ ngày các anh nằm xuống, bỏ thân xác dưới lòng biển để bảo vệ từng tấc đất tấc biển cho quê hương dân tộc. Sau năm 1975, sự hi sinh to lớn cho dân tộc của các anh đã bị chế độ cộng sản cố tình xóa bỏ khỏi lịch sử. Tuy nhiên, dù bị cộng sản che giấu, bóp méo, xuyên tạc trận đánh lịch sử của lính VNCH trước Trung Cộng. Ấy vậy mà những năm gần đây, người dân khắp cả nước đang tìm đúng ý nghĩa và trả lại tên cho các anh hùng dân tộc bằng việc tưởng niệm hàng năm. Lịch sử khắc ghi tên các anh vào bia đá, vào sử sách, và phải đem ra truyền lại cho con cháu muốn thế hệ biết và hiểu được tiền nhân của mình đã chiến đấu và hi sinh để bảo vệ tổ quốc của mình bằng tất cả xương máu và tình yêu. Muốn hun đúc tình yêu quê hương đất nước đối với các thế hệ của một quốc gia thì điều quan trọng là cần phải cho họ biết và hiểu một cách chân thực về quá khứ lịch sử của nước nhà. Bài học lịch sử, ý nghĩa và vai trò của lịch sử người cộng sản muốn khước từ nó, hay cố tình lãng quên, thậm chí trù dập, bóp méo nó để nhằm mục đích gì? Từ khi con người sinh ra đã có ý thức về nguồn cội, tổ tiên của mình. Điều đó thể hiện sự tôn kính, biết ơn, tự hào những thế hệ đi trước và có trách nhiệm đối với dân tộc, tổ tiên của mình. Trong thực tiễn cuộc sống, con người đã biết nhìn nhận và rút ra từ quá khứ những bài học để bổ trợ cho hiện tại, nếu không có sự kế thừa, kết nối đó thì xã hội sẽ không phát triển. Thế hệ trẻ ngày hôm nay mấy ai biết và hiểu về lịch sử và sự thật lịch sử của dân tộc? Lịch sử đóng một vai trò và là một chất men để hun đúc lòng yêu nước của các thế hệ. Thế nhưng cộng sản lại cố gắng tìm diệt và khu trừ sự thật lịch sử của dân tộc mà họ cho rằng không có lợi cho họ. Như vậy, hóa ra vì mục đích lợi ích của đảng cộng sản mà vô hình chung họ đang thiêu rụi lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam hay sao?
......

Vong ân bội nghĩa

Mỗi lần đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc trong các cuộc chiến đấu với quân xâm lược Trung Quốc, tôi mang theo một cảm xúc rất thiêng liêng, đặc biệt là đối với những tử sĩ Hoàng Sa. Cũng là vị quốc vong thân, nhưng liệt sĩ trong cuộc chiến tranh Biên giới năm 1979 hay liệt sĩ trong trận Gạc Ma so với tử sĩ Hoàng Sa thì có một sự khác nhau rất đáng kể. Đó là sự phân biệt rất khó san bằng từ phía nhà cầm quyền vì họ vẫn coi các anh là ngụy quân. Lễ tưởng niệm tử sĩ Hoàng Sa ở quốc nội mới chỉ diễn ra trong những năm gần đây, có thể lấy mốc từ cuộc biểu tình ngày 24/7/2011. Cuộc biểu tình đã tôn vinh các chiến sĩ đã ngã xuống Hoàng Sa năm 1974 và Trường Sa năm 1988. Những tưởng đi tưởng niệm các tử sĩ bỏ mình vì Tổ quốc, một việc làm đúng đạo lý thì sẽ suôn sẻ, đó là sự đương nhiên. Vậy mà chúng tôi vừa bước ra khỏi nhà đã có một đám 6, 7 an ninh chực sẵn ngăn cản, chưa kể số canh vòng ngoài. Tôi không đi được, quay vào lên mạng thấy Nguyễn Trung Lĩnh, một nhà hoạt động dân chủ nhắn tin anh cũng bị chặn. Lại thấy thông tin Nhà báo Nguyễn Vũ Bình cũng bị tình trạng tương tự. Rồi những thông tin về những người bị bắt lần lượt được đưa lên. Chị Trần Thị Thảo nhắn tin chị bị bắt từ nơi tưởng niệm đưa về công an phường Bách Khoa. Buổi trưa, tới tận 1 giờ chiều công an vẫn không cho người nhà đem cơm cho chị và cũng không cho chị xuống lấy. Tới 4 giờ chiều chị mới được thả. Trịnh Bá Phương cũng bị bắt về công an phường Dương Nội. Tại đây, anh bị dọa giết. Theo băng ghi âm anh công bố lên mạng xã hội cho thấy công an dọa nạt, nói năng với anh như kẻ chợ búa. Chị Vũ Thị Hải, dân oan Ninh Bình gọi điện cho biết, chính mắt chị thấy Vũ Quang Thuận và Điển Ái Quốc bị bắt, bị đánh tại chỗ trước khi chúng bắt đem về đồn công an. JB Nguyễn Hữu Vinh, Trương Văn Dũng và nhiều người khác bị bắt sang đồn công an bên quận Long Biên. Tôi gọi điện hỏi thăm thì Trương Văn Dũng cho biết, anh bị đánh rất đau, JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị đánh. Fb Hồng Thắm Phạm kể trên trang facebook của mình: Sau buổi lễ, chị và chị Gia Đức Hoài còn đứng lại chứng kiến cảnh anh em trẻ bị rượt đuổi, đánh, dồn ép lên xe buýt. Chị thấy cảnh anh em bị đánh, uất quá, không nén được, hét lên: "Đánh người". Một thanh niên bị 4-5 tên khỏe mạnh đuổi theo, đè cổ xuống và đánh rất đau. Như vậy, các buổi lễ tưởng niệm mảnh đất Hoàng Sa và tử sĩ Hoàng Sa năm nay so với các năm trước bị đàn áp mạnh hơn cả. Việc tưởng niệm một vùng đất đã bị mất vào tay quân xâm lược và tưởng niệm các tử sĩ đã bỏ mình vì Tổ quốc, bị nhà cầm quyền đàn áp và ngăn cản có lẽ chỉ có ở Việt Nam. Miệng họ thường nói đến hòa giải dân tộc, nhưng với những việc làm như thế thì ai tin được họ thực tâm hòa giải? Việc này chỉ có thể nói là hành động vong ân bội nghĩa. Cần để ý rằng, buổi tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa năm nay diễn ra trong bối cảnh ông Nguyễn Phú Trọng vừa đi Trung Quốc về. Ngày 19/1/2017 Nguyễn Tường Thụy Phụ lục: Danh sách số bị bắt tại Lễ tưởng niệm các tử sĩ Hoàng Sa tại Hà Nội. - Dân Hoàng (từ SG ra). - Điển Ái Quốc; - Đỗ Thanh Vân; - Dung Truong; - Hoàng Bình; - Lê Dũng; - Lê Mỹ Hạnh; - Lê Trọng Hùng; - Lưu Quang Pháp; - Mộc Tiên Sinh; - Nguyễn Tuấn Nghĩa; - Trần Hải Hoàng Anh; - Trần Thị Thảo; - Trịnh Bá Phương; - Vũ Quang Thuận. Tổng hợp từ các nguồn tin (15 người, có thể chưa đầy đủ)
......

Lấp ló xung đột Mỹ – Trung tại Thái Bình Dương

Những câu hỏi hiện nay xoay quanh mối quan hệ giữa ông Trump và Nga rất giật gân và hấp dẫn. Nhưng chúng lại khiến người ta không chú ý đến một sự việc quan trọng và nguy hiểm hơn: đó là có nhiều chỉ dấu cho thấy chính quyền Trump đang tiến đến đấu đá với Trung Quốc – mà có thể dẫn đến xung đột vũ trang. Biểu thị mới nhất xảy ra trong cuộc điều trần phê chuẩn ông Rex Tillerson, người được đề cử làm Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ. Ông Tillerson bày tỏ thái độ cứng rắn hơn của Hoa Kỳ đối với các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng trong Biển Đông. Ông ví việc xây đảo với việc sáp nhập Crimea bất hợp pháp của Nga và cho biết là chính quyền Trump có ý định gửi một tín hiệu rõ rệt đến Bắc Kinh là “không cho phép quý vị vào các đảo đó”. Điều đó nghe có vẻ như lời hăm dọa bao vây các đảo này. Trung Quốc chắc chắn sẽ tìm cách phá vỡ vòng vây bằng đường biển hoặc đường bay. Tình hình xem chừng giống như một phiên bản tân thời của cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba. Ngay sau đó truyền thông nhà nước Trung Quốc phản ứng một cách kịch liệt với lời phát biểu của ông Tillerson. Tờ Thời Báo Toàn Cầu cảnh báo về “một cuộc chiến ở tầm vóc lớn”, trong khi tờ Trung Quốc Nhật Báo nhắc đến một cuộc đối đầu tàn khốc giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Rất có thể là ông Tillerson để lộ ra nhiều hơn dự tính khi điều trần trước Quốc hội. Lời phát biểu của ông có vẻ mâu thuẫn với lập trường chính thức của Hoa Kỳ, tức là mối quan tâm duy nhất của Hoa Kỳ là tự do hải hành trong vùng Thái Bình Dường và Hoa Kỳ không có ý kiến về chủ quyền tại Biển Đông. Tuy thế ông Tillerson đã không rút lời hoặc làm sáng tỏ phát biểu này. Phát biểu của ông Tillerson không phải là chỉ dấu duy nhất về ý định đối đầu với Trung Quốc. Những thay đổi về chính sách của Hoa Kỳ đối với Đài Loan và về giao thương cũng đi về cùng hướng. Từ khi Hoa Kỳ và Trung Quốc bình thường hóa quan hệ ngoại giao vào năm 1979, Hoa Kỳ đã tôn trọng chính sách Một Trung Quốc của Bắc Kinh, trong đó nhấn mạnh Đài Loan chỉ là một tỉnh chống đối. Vì thế, không có vị lãnh đạo Hoa Kỳ nào tiếp xúc với lãnh đạo Đài Loan trong nhiều thập niên qua. Nhưng vào tháng Mười Hai, ông Trump phá bỏ tiền lệ này khi điện đàm với nữ Tổng thống Thái Anh Văn của Đài Loan. Có một số gợi ý cho rằng ông Trump chỉ vấp phải một sai lầm. Nhưng vào tuần rồi, khi trả lời một cuộc phỏng vấn, ông Trump nhấn mạnh rằng chính quyền ông rất có thể vất bỏ chính sách Một Trung Quốc, trừ khi Bắc Kinh nhượng bộ về mặt giao thương. Nhưng Trung Quốc đã nhấn mạnh nhiều lần là họ thà có chiến tranh hơn là chấp nhận sự độc lập của Đài Loan, đây là một chính sách có rủi ro cao. Đối với ông Trump, điều tối hậu có lẽ là giao thương. Trong lúc vận động tranh cử, ông lên tiếng đả kích – “Chúng ta bị thâm thủng mậu dịch 500 tỉ đô la với Trung Quốc… Chúng ta không thể tiếp tục để Trung Quốc cưỡng hiếp nước chúng ta.” Những ai hy vọng là sau khi thắng cử ông Trump sẽ bỏ ý định bảo hộ mậu dịch đã thất vọng. Vì ngược lại, ông Trump bổ nhiệm ông Peter Navarro, một người chủ trương bảo hộ mậu dịch và tác giả của quyển “Chết Bởi Trung Quốc”, đứng đầu Hội Đồng Giao Thương Quốc Gia của Tòa Bạch Ốc. Hiện đã có những bàn thảo về việc áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc và thuế nhập khẩu mới. Gộp ba việc này lại – Đài Loan, Tillerson và Giao Thương – không còn ngờ vực gì về việc nước Hoa Kỳ dưới tay ông Trump đang tiến đến đối đầu với Trung Quốc. Điều này lại càng có xác suất cao xảy ra khi mà Trung Quốc, dưới tay Tập Cận Bình, cũng đi về hướng chủ nghĩa tự ái dân tộc. Trong bài diễn văn tại Davos tuần này, họ Tập chắc chắn sẽ tô vẻ cho mình là tiếng nói bình tĩnh tại Thái Bình Dương. Trong thực tế, Trung Quốc đang áp lực về cả quân sự, ngoại giao, và kinh tế lên các đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á. Những quốc gia như Nam Hàn và Singapore thường nghĩ là họ có thể vừa có được quan hệ kinh tế gần gũi với Trung Quốc, trong cùng lúc được Hoa Kỳ bảo vệ an ninh. Nhưng điều đó cũng đang thay đổi. Trung Quốc hăm dọa sẽ đối xử phân biệt với các công ty Hàn Quốc trừ khi chính quyền Seoul đảo ngược quyết định triển khai giàn hỏa tiễn phòng thủ của Hoa Kỳ tại Nam Hàn. Trong khi đó Singapore bị áp lực ngưng quan hệ với Đài Loan, nơi mà binh sĩ Singapore thường tập dượt. Trung Quốc đã tỏ dấu hiệu không hài lòng bằng cách tịch thâu một số tàu thuyền chở binh sĩ Singapore trên đường về từ Đài Loan. Vào tuần rồi, Trung Quốc gửi một hàng không mẫu hạm xuyên qua eo biển Đài Loan, khiến không quân Đài Loan phải đưa phi cơ nghênh chiến. Trước đó, không quân Nhật Bản và Nam Hàn cũng đưa phi cơ nghênh chiến trước những động thái quân sự của Trung Quốc. Cho đến nay chưa có đối đầu tương tự giữa hai hải quân Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nhưng nếu ông Trump và họ Tập vẫn giữ lập trường hiện nay, xảy ra đối đầu chỉ còn là thời gian. Những cuộc đối đầu như thế sẽ đặt các đồng minh của Hoa Kỳ tại Châu Á và nơi khác vào sự chọn lựa khó khăn. Trong thời ông Obama, Hoa Kỳ có thể cậy nhờ vào sự hậu thuẫn ngầm của các đối tác an ninh tại Châu Á khi đối đầu với Trung Quốc. Nhưng không rõ là các đồng minh trước giờ của Hoa Kỳ có chịu sát cánh với một chính quyền Trump thất thường, không đoán được và bảo hộ mậu dịch và có vẻ muốn đối đầu với Bắc Kinh. Nếu một nước Hoa Kỳ dưới tay Trump choảng nhau với Trung Quốc, họ không thể kỳ vọng có được sự thông cảm của thế giới. Gideon Rachman 16-1-2017 Theo Chân Trời Mới Media
......

Chuyến đi triều kiến Phương Bắc của ông Trọng

Nhìn vào danh sách 15 văn kiện hợp tác giữa Cộng sản Việt Nam và Trung Cộng được ký kết vào ngày 12 tháng 1, dưới sự chứng kiến của ông Tập Cận Bình và ông Nguyễn Phú Trọng, cho thấy chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng không khác gì một cuộc triều kiến thiên triều vào đầu năm Đinh Dậu. Núp dưới chiêu bài hợp tác để cùng phát triển, Tập Cận Bình đã thành công trong việc khuyến dụ ông Trọng và Bộ chính trị tiếp tục ngoan ngoãn đi theo quỹ đạo Bắc Kinh, sau chút khựng lại do vụ giàn khoan HD 981 xảy ra vào tháng 5, 2014. Nếu Hội nghị Thành Đô vào năm 1990 đánh dấu thời kỳ CSVN quay đầu khấu tấu Bắc Kinh trong bối cảnh Liên Xô tan rã, chuyến triều kiến vào đầu năm 2017, đánh dấu thời kỳ cả Bắc Kinh lẫn CSVN phải cứu nhau để cùng tồn tại trước những chuyển biến của tình hình thế giới trong năm 2016 vừa qua. Đó là sự trổi dậy chủ nghĩa dân tộc ở Âu Châu và khuynh hướng chống Tàu - bỏ rơi TPP của Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của ông Donald Trump. Nói cách khác, Trung Quốc và CSVN đã qua rồi thời kỳ lợi dụng nền kinh tế của Mỹ để củng cố bộ máy ngoại thương và gia tăng phương tiện đàn áp nội địa. Nay Liên Âu và Hoa Kỳ dưới thời ông Trump tìm cách xóa bỏ những hiệp ước thương mại đa phương, quay trở về củng cố nội lực, đặc biệt là đối với nước Mỹ, Bắc Kinh và Hà Nội khó mà tiếp tục thủ lợi. Kinh nghiệm cho thấy, nếu như Mỹ hòa dịu với Trung Cộng, CSVN sẽ thủ lợi vì đu dây được cả hai bên; nhưng khi Hoa Kỳ chọn thế đối đầu với Bắc Kinh, CSVN bị đẩy vào tình huống phải chọn một trong hai, và Trung Cộng luôn được CSVN coi là chỗ dựa quan trọng, để bảo vệ nền móng độc tài. Thế đứng của CSVN đã được biểu hiện một cách khá rõ rệt qua chuyến viếng thăm Việt Nam cuối cùng của Ngoại trưởng John Kerry. Được đánh giá là ân nhân và là cầu nối quan trọng cho CSVN tái lập mối quan hệ với Mỹ từ giữa thập niên 90 cho đến nay, nhưng trong chuyến đến thăm cuối cùng vào ngày 13 tháng 1, Ngoại Trưởng John Kerry đã không gặp được ông Trọng và cả người cùng cấp là ông Phạm Bình Minh. Cả hai lúc đó đang đi triều kiến ở Bắc Kinh. Qua nội dung của 15 văn kiện, Hà Nội và Bắc Kinh đã tập trung hợp tác trên 4 lãnh vực: Thứ nhất, có đến 5 hợp tác liên quan đến mặt huấn luyện, đào tạo cán bộ cấp cao, xuất bản tài liệu, dân vận và thực hiện những loại phim tuyên truyền của cả hai phía. Trung Quốc có 1,4 tỷ dân trong khi Việt Nam chỉ non 100 triệu dân. Hợp tác huấn luyện cán bộ có nghĩa là phía Trung Quốc sẽ huấn luyện để đi đến chỗ “đồng hóa” những cán bộ cao cấp của CSVN trở thành những tân thái thú phục vụ cho quyền lợi Trung Cộng tại Việt Nam. Thứ hai, có 2 hợp tác liên quan đến an ninh quốc phòng, biên giới kéo dài đến năm 2025. Đây là lãnh vực chú trọng nhiều vào biên giới phía Bắc, cho thấy là Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều rất lo ngại những động loạn xảy ra ở vùng biên giới và nhất là nạn tẩu tán tài sản đi ra nước ngoài. Sự kiện Trịnh Xuân Thanh đào thoát ra nước ngoài, không đi theo con đường chính thức mà đã trốn sang Trung Quốc và từ đó mới bay sang Âu Châu là trường hợp điển hình. Thứ ba, có 4 hợp tác liên quan đến nghiên cứu về kinh tế, ngân hàng, công nghệ và kỹ thuật quy hoạch đường sắt. Chủ yếu của hợp tác này là việc Trung Cộng tài trợ tài chánh và cho vay song phương trung và dài hạn để giúp cho CSVN giải quyết tình trạng thiếu hụt ngân sách, không đủ tiền trả nợ đáo hạn các khoản vay ODA trước đây. Trong thực tế, qua những hợp tác này Bắc Kinh từng bước đẩy Cộng sản Việt Nam gắn chặt với cái gọi là dự án “một vành đai, một con đường” nằm dưới sự chủ đạo của Trung Quốc trong thế kỷ 21. Thứ tư, có 5 hợp tác dưới nhiều góc độ khác nhau từ du lịch, nuôi trồng thủy sản, y tế cho đến Hội Thập Đỏ. Những hợp tác này tuy mang tính chất giao lưu dân sự, nhưng trong thực tế nó từng bước đẩy các hoạt động nói trên nằm trong khuôn khổ chỉ đạo của Bắc Kinh. Sự kiện Tập Cận Bình mời Nguyễn Phú Trọng thăm viếng Trung Quốc, trước khi ông Trump tuyên thệ nhậm chức Tổng thống Hoa Kỳ vào ngày 20 tháng 1, là một kế hoạch có tính toán. Đó là dùng sự lo ngại của CSVN về mối quan hệ quá mới đối với ông Trump và sự cạn kiệt ngân sách hiện nay để biến Hà Nội trở thành chư hầu mới của Bắc Kinh. Nói tóm lại, chuyến thăm Bắc Kinh hôm 12 tháng 1 của ông Trọng là nhằm xác định với thiên triều phương Bắc về sự phục tùng vô điều kiện, để được họ Tập cứu khẩn cấp vì hết tiền và giáo dục hàng ngũ cán bộ cao cấp khả năng “hợp tác” trong khuôn khổ chỉ đạo của Bắc Kinh. Trung Điền 16/1/2017 http://www.viettan.org/Chuyen-di-trieu-kien-Phuong-Bac.html
......

Làm sao cho dân tin?

Trong hơn 80 năm tồn tại, đảng CSVN tự cho mình được giao phó sứ mạng lịch sử là độc quyền dẫn dắt dân tộc Việt Nam tiến lên xã hội chủ nghĩa… phồn vinh. Mặc dù trong hơn 80 năm đó, đảng đã đưa hàng triệu thanh niên vào chỗ chết qua nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu vô ích, nhưng chủ nghĩa xã hội vẫn còn mịt mù xa xôi. Cái mà đảng đem được cho người dân là sự tụt hậu trong đời sống xã hội, kinh tế, giáo dục và công lý bất công chồng chất. Người dân Kỳ Anh biểu tình trước cổng tập đoàn Formosa Hà Tĩnh ngày 2-10-2016. Citizen photo Cũng không ai biết thần thánh nào đã giao cho đảng cái sứ mạng to tát ấy, nhưng đảng cũng lập tức đóng đinh nó vào Điều 4 hiến pháp để khẳng định vị thế của đảng CSVN là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội đến… muôn đời. Từ đó, đảng như một người cầm lái vĩ đại nắm toàn quyền cai trị, đứng trên luật pháp sinh sát toàn dân. Bất chấp sự bất mãn của tầng lớp bị trị thấp cổ bé miệng, đảng luôn tự hào về một điều không có thật: sự tin tưởng tuyệt đối của nhân dân vào vai trò lãnh đạo trời cho của mình. Một mặt, đảng tự lừa dối mình và lừa dối người dân khi nói “dân tin đảng”. Mặt khác người dân thừa biết đảng nói dối và lừa bịp mình nhưng vẫn lặng lẻ tin rằng đảng nói thật. Nhưng với thời gian và sự nhận thức của người dân thay đổi, nay đã đến lúc đảng nhận ra cái gọi là niềm tin đó không còn được bao nhiêu. Tình trạng ấy kéo dài cho đến khi những cán bộ làm công tác dân vận của đảng chợt mở mắt thấy mọi sự không như họ lạc quan. Vì vậy ngày 5 tháng 1 vừa qua, Bí thư thường trực Đinh Thế Huynh đã thay mặt Bộ chính trị đến khuyến dụ các cán bộ dân vận là phải làm sao cho dân tin. Hay nói cách khác, giờ đây đảng CSVN đã nhìn thấy sự thật: niềm tin của dân vào đảng đã xuống dốc thê thảm. Muốn chữa căn bệnh này, ông Đinh Thế Huynh kêu gọi tăng cường “quan hệ máu thịt” của nhân dân với đảng và nhà nước. Cụ thể là việc gì có lợi cho dân thì làm còn việc gì có hại cho dân thì tránh. Kêu gọi của ông Đinh Thế Huynh nghe thì thật hay nhưng quả thật chỉ là để mị dân. Vì thực tế cho thấy trong hơn 10 năm qua, những người cộng sản cầm quyền đã chẳng những bất chấp nguyện vọng của người dân mà còn hành động ngược lại những gì họ nói. Quan hệ máu thịt giữa đảng và dân mà ông Đinh Thế Huynh nói chỉ là thứ quan hệ ngược chiều, bất bình đẳng giữa một bên là kẻ thống trị và người bị trị. Thử nhìn lại một vài sự kiện nổi bật trong những năm trước đây để thấy đảng đã làm gì cho dân tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Ngăn chặn và đàn áp biểu tình yêu nước chống Trung Cộng Năm 2011, trước sự kiện tàu Hải giám Trung Cộng ngày 26 Tháng 6 đã ngang nhiên cắt cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khi tàu này đang khảo sát địa chấn trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, CSVN không làm gì ngoài những lời lẽ “cực lực phản đối” chiếu lệ. Thái độ của Hà Nội tỏ ra thần phục Bắc Kinh hết mức khiến phản ứng của người dân sau đó càng thêm quyết liệt. Người dân Sài Gòn biểu tình phản đối Trung Quốc ngày 12-6-2011. Ảnh: Internet Xuất phát từ lòng yêu nước, các cuộc biểu tình chống hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Cộng tại Biển Đông đã diễn ra sáng Chủ nhật ngày 5 Tháng 6, tại Hà Nội và Sài Gòn. Tiếp đến vào đầu Tháng 5, 2014, vụ Trung Cộng đưa giàn khoan Hải Dương-981 vào khu vực biển Đông gần quần đảo Hoàng Sa cũng làm bùng lên những cuộc biểu tình ở Hà Nội và Sài Gòn. Nhưng trong cả hai lần cách nhau 3 năm, chính quyền cũng chỉ có đối sách duy nhất là ngăn cấm và cản trở các cuộc biểu tình chống Trung Cộng và bắt giữ một số người. Dù rất mềm yếu với Trung Cộng nhưng khi người dân tự đứng lên biểu tình chống Trung Cộng xâm lược thì bị đảng ngăn chận và gọi đó là tiếp tay thế lực thù địch, âm mưu lật đổ chính quyền. Điều đó có làm người dân tin tưởng vào chính sách của đảng chút nào không? Cướp đoạt đất đai nông dân Núp dưới quy định “đất đai là sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”, nhà nước cộng sản đã thực hiện nhiều cuộc cưỡng chế đất đai suốt nhiều năm liền, tạo ra một tầng lớp Dân Oan đông đảo từ Nam chí Bắc. Đồng thời biến tay chân của các lãnh đạo đảng thành giai cấp tỷ phú đỏ, những cái sân sau hoạt động dưới hình thức kinh doanh bất động sản, tức buôn bán đất đai cướp được của nông dân. Bị đẩy vào đường cùng, Dân Oan tổ chức biểu tình đòi trả lại ruộng đất bị cướp đoạt. Thế nhưng thay vì giải quyết nguyện vọng người dân theo pháp luật, đảng đã dùng bạo lực để trấn áp không nương tay. Năm 2012 đánh dấu cao điểm của sự phản kháng từ nông dân bị cướp đất. Ngày 5 Tháng 12, 2012, chính quyền huyện Tiên Lãng đã tiến hành cưỡng chế đầm nuôi tôm của anh Đoàn Văn Vươn nhưng bị chống trả mãnh liệt. Sau đó, vụ cưỡng chế đất tại huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên xảy ra hôm 24 Tháng 4, khiến hàng chục nông dân bị bắt giữ khi họ cương quyết không giao đất cho tập đoàn Ecopark. Gần đây nhất, trong vụ Dân Oan Dương Nội, bà Cấn Thị Thêu lại bị bắt giữ, khép tội “gây rối trật tự công cộng” tuyên án bà 20 tháng tù giam. Ngày nay cái gọi là “liên minh công nông” mà đảng đề cao cuối cùng chỉ là mỹ từ nhằm lợi dụng xương máu các thành phần dân tộc này. Sau khi thành công và nắm được chính quyền, đảng không ngần ngại trở mặt đẩy công nhân và nông dân vào bước nghèo khó. Bao che Formosa trong thảm họa môi trường biển Lực lượng Thanh Niên Xung Phong trực thuộc UBND TPHCM đã hành xử với nhân dân như kẻ thù trong ngày biểu tình phản đối Formosa 8-5-2016. Ảnh: Facebook Từ Tháng 4, 2016, thảm họa môi trường biển do công ty Formosa gây ra, thay vì nhanh chóng kết án thủ phạm đảng lại ra sức bao che bằng mọi cách cho Formosa, bất chấp thiệt hại nặng nề người dân đang gánh chịu. Trước tình trạng ấy, người dân lại xuống đường chống Formosa, bảo vệ môi trường, đòi hỏi sự minh bạch từ chính quyền. Nhưng một lần nữa, đảng lại ngăn chận, đàn áp vì cho là thế lực xấu lợi dụng phá hoại. Đến khi người dân đi khiếu kiện ôn hòa, đòi bồi thường theo luật định, đảng lại dùng phương pháp cũ, tung công an ngăn chận vì cho là phá hoại trật tự, làm lợi cho thế lực thù địch. Những điều trái nghịch nói trên diễn ra hầu như thường xuyên, cho thấy là càng ngày đảng CSVN càng xa rời quần chúng. Cho nên dù ông Đinh Thế Huynh có bỏ công ra sức kêu gọi, đảng cũng không thể nào làm mất đi được hình ảnh đáng phỉ nhổ là đảng “Hèn với Giặc Ác với Dân". Tóm lại, cái gọi là “làm cho dân tin” đã biểu hiện một tâm trạng lo sợ của CSVN về sự phẫn nộ của quần chúng hiện nay có thể bùng nổ thành một cao trào quét sạch chế độ như đã từng diễn ra ở Đông Âu (1989), Bắc Phi (2011). http://www.viettan.org/Lam-sao-cho-dan-tin.html
......

Vì sao nhà cầm quyền CSVN chịu thả Đặng Xuân Diệu?

Ảnh: FB VIệt Tân Có một nét gì đó na ná giữa trường hợp nhà cầm quyền CSVN trả tự do trước thời hạn án tù cho tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu với trường hợp một tù nhân lương tâm khác là ông Nguyễn Hữu Cầu. Ngày 12/1/2017, thông tin bất ngờ là anh Đặng Xuân Diệu được công an Việt Nam thả, nhưng là sang Pháp để… chữa bệnh. Cũng vào dịp tết năm 2014, “người tù xuyên thế kỷ” Nguyễn Hữu Cầu – ở tù cộng sản đến 37 năm xuyên suốt từ thế kỷ 20 sang thế kỷ 21, được trả tự do. Cả hai trường hợp trên đều “phản động” không thua gì nhau. Nếu ông Nguyễn Hữu Cầu nguyên là đại úy quân đội Việt Nam Cộng Hòa, thì anh Đặng Xuân Diệu lại được xem là một thành viên của đảng chính trị Việt Tân – tổ chức mà chính quyền CSVN căm thù thâm căn cố đế. Mới hồi tháng 10/2016, Bộ Công an Việt Nam còn ra một thông báo không số, không chữ ký, lời lẽ rất kiên định, khẳng định Việt Tân là tổ chức khủng bố. Thậm chí Đặng Xuân Diệu bị kết án tù đến 13 năm và “mới” thụ án được 5 năm, tức còn đến 8 năm nữa mới hết án. Vậy tại sao nhà cầm quyền Việt Nam lại chịu thả trước thời hạn một tù nhân chính trị đặc biệt như Đặng Xuân Diệu, trong khi trong cả hai năm 2015 và 2016 đã hầu như chẳng chịu thả trước thời hạn tù một tù nhân lương tâm nào, bất chấp nhiều quan chức cao cấp Việt Nam như Trần Đại Quang, Nguyễn Phú Trọng, Đinh Thế Huynh… được phía Mỹ đón tiếp rất trọng thị? Và tại sao lần này lại “xuất khẩu tù nhân lương tâm” sang Pháp chứ không phải sang Mỹ, như những trường hợp gần nhất là Cù Huy Hà Vũ, Điếu Cày NguyễnVăn Hải, Tạ Phong Tần? Chưa thấy có lý do có lợi nào cho chính thể CSVN trong mối quan hệ với Mỹ vào thời gian này. Thậm chí Hiệp định TPP mà Việt Nam hết sức mong đợi còn bị Quốc hội Mỹ gần như bác bỏ, còn tổng thống đắc cử Trump thì đe dọa sẽ bỏ TPP trong ngày đầu tiên điều hành nước Mỹ. Những mối quan hệ kinh tế khác và cả quân sự giữa Việt Nam và Mỹ cũng khá mờ nhạt vào lúc này. Phải có lý do đặc biệt. Lý do không liên quan nhiều đến Mỹ, mà liên quan Pháp, hoặc nói rộng hơn là Tây Âu và khối Liên minh châu Âu. Ngay sau khi TPP gần như bị khai tử, Tổng bí thư Trọng đã an ủi cấp dưới của mình ‘Triển vọng phát triển còn tốt lắm”, còn giới quan chức Việt Nam cố gắng dẫn ra còn đến 17 hiệp định thương mại song phương (FTA) giữa Việt Nam với các nước. Tuy nhiên, ký là một chuyện, còn có triển khai được hay không là một chuyện khác. Thậm chí khác hoàn toàn. Không phải ngẫu nhiên mà ngay sau chuyến công du của Tổng thống Obama đến Việt Nam vào tháng 5/2016, nơi có đến 6/15 khách mời của ông bị công an Việt Nam thẳng tay ngăn chặn và khiến uy tín của tổng thống Mỹ bị ảnh hưởng khá nhiều, cả hai nghị viện Hoa Kỳ và nghị viện Liên minh châu Âu đã đồng loạt phản ứng về nhiều vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam. Nghị viện Liên minh châu Âu còn ra một bản nghị quyết cứng rắn chưa từng thấy, lên án vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Nếu nghị quyết này được thông qua và áp dụng, FTA giữa châu Âu và Việt Nam sẽ khó có thể, hoặc không được triển khai. Không có TPP, và cũng không hưởng lợi gì từ các FTA với châu Âu, nền kinh tế Việt Nam càng thêm khốn quẫn và rất có thể sẽ tác động mạnh đến “sự tồn vong của chế độ”. Cần nhớ lại năm 2014, Việt Nam trả tự do trước thời hạn án tù đến 12 tù nhân lương tâm vì hy vọng vào TPP. Còn năm 2017, họ đang hy vọng vào điều gì? Nhưng đến lúc này, cả Mỹ và Liên minh châu Âu đều đã “đi guốc trong bụng” giới lãnh đạo Việt Nam. Chiêu thức “đổi tù nhân lấy kinh tế” của Việt Nam sẽ phải trả một cái giá đắt hơn nhiều vào năm 2017. Không chỉ phải thả một Đặng Xuân Diệu, mà là nhiều tù nhân chính trị, và còn phải cải cách đáng kể pháp luật về quyền con người… Có thể nhận ra rằng với việc thả Đặng Xuân Diệu, thậm chí não trạng một cơ quan cứng rắn nhất của Việt Nam là bộ Công an cũng đã phải ‘tự chuyển hóa”. Lê Dung / SBTN  
......

Xung quanh sự kiện Tù nhân lương tâm Đặng Xuân Diệu tị nạn chính trị ở Pháp.

Đặng Xuân Diệu (thứ hai hàng đầu từ phải sang) và các bạn tù tại tòa Thông tin mới nhất, Đặng Xuân Diệu đã rời Việt Nam lúc 23 giờ 40 phút ngày 12/1/2017 và sẽ tới Paris, Thủ đô nước Pháp vào lúc 7h30 giờ địa phương tức 13h30 ngày 13/1/2017 giờ Việt nam. Ra sân bay chỉ có Đặng Xuân Diệu và rất nhiều công an. Gia đình không thể có mặt và không được gặp Diệu trước khi đi vì họ thông báo theo kiểu đánh đố. Trước đó, ngày 10/1/2017, Trương Minh Tam thông báo trong một nhóm nhỏ, Đặng Xuân Diệu sẽ đi Pháp trong 2 ngày tới. Hôm sau, anh thông báo rộng rãi trên mạng xã hội về sự việc này. Với tôi, Trương Minh Tam cho biết Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp từ một tháng trước, tuy nhiên khi ấy chưa biết thời điểm cụ thể. Đặng Xuân Diệu sinh năm 1979, trú tại xóm 4, xã Nghi Đồng, huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Anh bị bắt ngày 30 tháng 7 năm 2011 khi vừa đặt chân xuống Sân bay Tân Sơn Nhất cùng với Hồ Đức Hòa và Nguyễn Văn Oai khi về Việt Nam. Anh và Hồ Đức Hòa bị án nặng nhất  là 13 năm tù trong vụ án 14 thanh niên Công giáo và Tin lành. Vụ án này nhà nước cộng sản gọi là hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trương Minh Tam từng bị giam ở Trại giam số 5 cùng với Đặng Xuân Diệu. Sau khi ra tù, anh luôn luôn đồng hành cùng gia đình Đặng Xuân Diệu. Anh có măt đều đặn trong mỗi kỳ thăm nuôi Diệu. Tinh thần Đặng Xuân Diệu và cái án tới 13 năm của Diệu luôn luôn ám ảnh Trương Minh Tam khiến anh đau đáu về một giải pháp đối với Đặng Xuân Diệu. Trong cuộc vận động cho Đặng Xuân Diệu, anh giữ một vai trò quan trọng. Xung quanh sự kiện này, Trương Minh Tam đã dành cho tôi một buổi nói chuyện. Phóng viên (PV): Ngày 11/1/2017, trên mạng xã hội, anh chính thức thông báo Đặng Xuân Diệu sẽ đi tị nạn chính trị ở Pháp. Đây là một tin vui trước hết đối với gia đình Diệu và anh chị em đấu tranh cho nhân quyền trong cũng như ngoài nước. Để giải quyết được việc này, sự quan tâm của các tổ chức quốc tế và các chính khách như thế nào? Trương Minh Tam (TMT): Có khoảng 30 tổ chức quốc tế và  các chính khách đã bảo trợ cho tiến trình vận động đối với trường hợp này. Trong đó có thể kể tên đến một số tổ chức, cá nhân quan trọng như: Tổ hợp văn phòng Luât sư Cambridge đứng đầu là Luật sư Chris MacLeod, là một trong 5 tổ hợp luật sư lớn nhất Canada; Khoa Luật  trường đại học Stanford, Hoa Kỳ đứng đầu là Luật sư, giáo sư Allen Weiner; ông Ngô Thanh Hải dân biểu Canada; Dân biểu Loretta Sanchez và dân biểu  Alan Lowenthal ở Hoa Kỳ; Đài Việt Nam Tự do vùng New Orleans Hoa Kỳ, do Giáo sư Vương Kỳ Sơn làm giám đốc; Các Đại sứ quán Úc, Canada, Hoa Kỳ, Bỉ, Đức, Pháp, Na Uy...; Tổ chức phi chính phủ Freedom House; Tổ chức Ân xá Quốc tế. Đặc biệt là Liên Minh Châu Âu (EU) và Đại sứ quán Pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng. PV: Như vậy, có vẻ như trường hợp Đặng Xuân Diệu được nhiều sự quan tâm hơn cả? TMT: Đúng vậy, vì trường hợp của Diệu khá đặc biệt. Suốt 3 năm cho đến thời điểm tôi ra tù và đến nay là 5 năm, Diệu là một tù nhân bị giam giữ hết sức đặc biệt. Những tổ chức này không chỉ quan tâm đến Diệu dưới góc độ một tù nhân chính trị mà còn quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong các trại tù ở Việt Nam mà Đặng Xuân Diệu là trường hợp điển hình về sự giam cầm vô nhân đạo. PV: Vai trò của anh và anh em hoạt động nhân quyền khác như thế nào? TMT: Sự quan tâm, bảo trợ của các tổ chức quốc tế là rất quan trọng nhưng sự lên tiếng hưởng ứng của anh chị em trong ngoài nước không thể xem nhẹ. Ở đây phải kể đến sự đồng hành của Hội Bầu bí Tương thân, Tổ chức Con đường Việt Nam (CĐVN), chị Nguyễn Ngọc Thu (Rạng Đông Sóc), chị Vũ Thị Khiếu (CHLB Đức), chị Đỗ Thị Thu (Úc), chị Thanh Tâm Nguyễn (Hoa Kỳ)… trong việc giúp đỡ, an ủi gia đình tù nhân, truyền tải thông tin để vụ việc của Diệu đến được các cơ quan quốc tế. Cá nhân tôi chỉ giữ vai trò như một đầu mối tập hợp các thông tin, tư vấn luật cho gia đình. Đây là một công việc mà tôi thấy cần thiết phải làm. Ngoài tình cảm cá nhân nó còn là mục tiêu tôn chỉ của CĐVN về bảo vệ quyền con người cho dù người ấy là ai, không phân biệt tổ chức nào. Ngoài ra có hàng ngàn bạn trẻ ở Canada và Châu Âu viết thư thăm hỏi, động viên thân nhân của Đặng Xuân Diệu; viết thư gửi vào trại giam cho Diệu cũng là những việc làm tôi cho là có tác dụng thúc đẩy rất tốt đến tiến trình vận động nhân đạo này. PV: Trường hợp Đặng Xuân Diệu không phải là lần đầu tiên. Trước đây đã có Trần Khải Thanh Thủy, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Văn Hải - Điếu Cày, Tạ Phong Tần đều được  phóng thích nhưng bị trục xuất sang Mỹ. Đặng Xuân Diệu là tù nhân lương tâm thứ 5 được phóng thích ra nước ngoài nhưng lại tị nạn chính trị ở Pháp chứ không phải là Mỹ như các tường hợp khác. Anh giải thích về việc này như thế nào? TMT: Trước đây, Các tổ chức đều dành sự quan tâm như nhau cho Diệu trong đó có toà Đại sứ Hoa Kỳ và Canada. Tuy nhiên, Đại sứ quán Hoa Kỳ có những quan tâm khác cũng rất quan trọng (Trần Huỳnh Duy Thức) nên sau đó EU và đặc biệt là Pháp đã quyết định nhận bảo trợ chính cho hồ sơ này. Quá trình đàm phán và bảo trợ diễn ra rất phức tạp và nhiều lúc tưởng bế tắc. Ngay như việc khi tới Pháp, tù nhân này ở đâu cũng là chuyện cần lưu tâm và mất rất nhiều thời gian làm việc, bởi vì EU và Pháp rất quan tâm, lo ngại cho cuộc sống của Diệu sau khi sang Pháp. Với những gì họ tìm hiểu được thì Diệu cần phải có một bác sĩ riêng và một nơi tĩnh tâm trong thời gian dài để phục hồi cơ thể và sức khoẻ tâm thần. PV: Ý kiến chính thức của nhà cầm quyền về việc phóng thích và trục xuất Đặng Xuân Diệu như thế nào? TMT: Về việc phóng thích tù nhân lương tâm Đăng Xuân Diệu cho thấy Nhà nước Việt Nam đã có những bước tiến đáng ghi nhận trong nhận thức và hành động. Đã có rất nhiều cuộc phóng thích tù nhân lương tâm ra nước ngoài nhưng tất cả các cuộc phóng thích đó họ đều giữ bí mật tuyệt đối cho đến khi tù nhân sang tới nước đón nhận nhưng lần này, họ khá cởi mở. Trước hết đó là việc họ đồng ý cho gia đình thân nhân Đặng Xuân Diệu được vào gặp anh vào ngày 9/1. Tuy nhiên do một vài lý do mà cuộc gặp ấy đã không thành công. Tiếp đó chiều ngày 11/1, họ cũng đã cử người đến tận nhà thông báo chuyến bay dự kiến vào đêm 12. Ngày 12/1, vào lúc 10 giờ, thông qua đoàn ngoại giao, họ lại "cởi mở " cho gia đình được vào gặp Diệu vào lúc 11 giờ. Nhưng thử hỏi, với khoảng cách 1500 km liệu thân nhân Diệu có khả năng từ Nghệ An  bay tới Vũng Tàu trong 1 giờ đồng hồ để hưởng những ban phát nhân đạo này của nhà nước Việt Nam? Điều đó thể hiện sự láu cá của Nhà nước này. Họ đủ hiểu nhưng họ chưa sẵn sàng cho những thực tâm của mình mà vẫn luôn tìm cách bày ra những trò vặt để thể hiện uy quyền của mình. Đặc biệt là họ không thông báo là Diệu đi Pháp theo diện gì. PV: Nhưng nhận biết của anh như thế nào về lý do họ phóng thích Đặng Xuân Diệu sang Pháp? TMT: Cảm nhận của tôi là Diệu sang Pháp theo diện chữa bệnh nhân đạo. Bệnh của Đặng Xuân Diệu là hậu quả của qua trình giam cầm tra tấn vô nhân đạo nên họ mới không dám thông tin. Chứ nếu cho đi chữa bệnh như ông Cù Huy Hà Vũ họ đã sẵn sàng loan tin thể hiện mình rất nhân đạo. PV: Anh là người bị giam cùng Trại giam số 5 với Đặng Xuân Diệu. Khi ấy, sức khỏe của Diệu thế nào? TMT: Năm 2015 khi tôi được ở gần Diệu thì anh đã bị suy dinh dưỡng dài ngày do tuyệt thực và bỏ bữa tới 6 tháng trong 2 năm bị giam cầm. Theo lời anh Thời người bị giam cùng kể lại với tôi, Diệu bị thoái hoá các khớp xương, bị còng gù, cân nặng chỉ còn khoảng 43kg. Anh còn bị bệnh đường ruột nặng. Sau khi tôi lên tiếng thì tháng 12/2014, họ chuyển anh vào Xuyên Mộc, từ đó tôi không có nhiều tin tức. Nhưng may mắn có một số tù hình sự ra tù báo cho biết, tại Xuyên Mộc mặc dù họ không tra tấn anh nhưng tình trạng giam cầm vẫn rất tồi tệ. Nhiều tù nhân cho rằng sức khoẻ tâm thần của anh có một số biểu hiện xấu. PV: Đã có một thời gian bị giam cùng trại với Đặng Xuân Diệu, anh có những ấn tượng gì về anh ấy? TMT: Tôi không ở chung buồng nhưng tôi có những xúc cảm rất đặc biệt với Diệu qua những gì anh ấy đang làm trong lao tù. Chưa nói về tính kiên định đấu tranh mà chỉ nói đến tinh thần bác ái của anh với anh em tù nhân cũng đủ làm tôi xúc động. Sự suy tàn thân thể cũng là do anh không chấp nhận an phận trong lao tù mà đã dùng chính sức khoẻ của mình làm phương tiện đấu tranh đòi quyền sống cho người khác mà quên đi bản thân mình. Điều đó làm tôi vô cùng khâm phục. Khu biệt giam tại Trại giam số 5 đã có sự cải thiện là kết quả đấu tranh bằng chính mạng sống của anh. Tôi kiên trì đấu tranh cho Diệu cũng chính là ở lẽ sống này của anh. PV: Anh có điều gì muốn nói với các tổ chức quốc tế và cá nhân đã góp phần giải quyết vụ việc này và với bạn đọc quan tâm? TMT: Tiến trình vận động cho Đặng Xuân Diệu đã kết thúc. Tôi xin thay mặt Đặng Xuân Diệu và gia đình anh cảm ơn tất cả mọi cá nhân và tổ chức quốc tế đã giúp đỡ anh ấy. Tuy nhiên, tôi cũng được biết Hồ sơ của anh không đơn thuần dừng lại việc vận đông  phóng thích cho anh.  Được biết các tổ chức và cá nhân khác vẫn đang theo dõi chặt chẽ việc giam giữ hai người còn lại của vụ án này là Hồ Đức Hoà với án tù 13 năm, Nguyễn Đặng Minh Mẫn án 8 năm. Hồ sơ vụ án Đặng Xuân Diệu sẽ còn được họ sử dụng trong những năm tới như một bằng chứng về tình trạng bắt người, xét xử, giam cầm và tra tấn người một cách tùy tiện vô luật pháp của nhà nước Việt Nam hiện nay. PV: Xin cảm ơn Trương Minh Tam. Dù sao thì đây cũng là một niềm vui chung của giới đấu tranh dân chủ. Qua đó  thấy rõ thêm rằng, trong cuộc đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền, chúng ta không hề đơn độc. *** Sau khi có thông tin chính thức về việc Đặng Xuân Diệu được phóng thích, đã xuất hiện những luận điệu cho rằng, việc phóng thích Đặng Xuân Diệu là do Nhà nước mở lượng khoan hồng cho Diệu đi chữa bệnh nhưng lại cho rằng đây là một cuộc trốn chạy, Diệu cố tình hủy hoại sức khỏe để được đi tị nạn; rằng nói Việt Nam phải chấp nhận vì sự ép buộc, thúc ép của các tổ chức nhân quyền là một sự xuyên tạc… Những luận điệu này không có gì mới lạ. Nội dung trả lời phỏng vấn của Trương Minh Tam trên đây đã bác bỏ hoàn toàn những luận điệu này. Với giới đấu tranh dân chủ, đây là một tin vui tuy rằng không trọn vẹn. Cuộc đấu tranh còn dài, còn nhiều gian nguy và còn nhiều người tiếp bước. Vì vậy chúng ta không thể đòi hỏi hơn ở Đặng Xuân Diệu và những người trong trường hợp như anh. Trong cuộc đấu tranh này, việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho những tù nhân lương tâm phải đặt lên trên hết. Đó là tính nhân văn của những người đấu tranh vì một xã hội nhân bản với đầy đủ những giá trị phổ quát của thế giới văn minh. 13/1/2016 Nguyễn Tường Thụy thực hiện
......

Đảng cộng sản Việt Nam đã hết thời

Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên phó chủ tịch nước đã viết một bài phân tích về tình hình của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, dưới tiêu đề “một vài suy nghĩ về xây dựng Đảng” đăng trên tờ Nhân Dân hôm mồng 3 tháng 1 vừa qua. Tuy bài viết rất ngắn khoảng 1000 chữ, nhưng bà Bình đã mô tả tình hình đất nước rất chính xác qua 5 thực trạng: đầu tư kém hiệu quả, tốc độ phát triển kinh tế chậm, sức cạnh tranh thấp, ngân sách thiếu hụt, nợ công cao. Sau khi nêu lên một loạt ưu tư: Làm sao ngăn chặn những tệ nạn trầm kha như tham nhũng, làm việc gì cũng phải “lót tay”, không thấy trách nhiệm chỉ thấy “quyền lợi”? Làm sao giảm bớt, làm gọn một bộ máy phình to như hiện nay? Làm sao loại những cán bộ hư hỏng, suy thoái về tư tưởng phẩm chất chính trị, đạo đức… bà Nguyễn Thị Bình chỉ ra rằng nguyên nhân của các nguyên nhân chính là phương thức lãnh đạo của đảng CSVN. Bà Bình đặt vấn đề rằng chính phương thức “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đã trở thành bi kịch lớn khiến cho những chủ trương của đảng không được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Từ đó bà Bình cho rằng chính vì thiếu những quy định rõ ràng về sự phân công trách nhiệm qua phương thức lãnh đạo nói trên, nên có những lỗ hổng, không xác định được ai là người chịu trách nhiệm để có biện pháp khắc phục. Nói cách khác, vì thiếu những văn kiện quy định rõ ràng về quyền hạn và phạm vi trách nhiệm dựa trên nền tảng luật pháp rõ ràng nên theo bà Nguyễn Thị Bình, đã tạo ra hiện tượng xé rào ở các cơ chế. Vì thế, bà Nguyễn Thị Bình đã gửi gắm lời tâm huyết hay nói đúng hơn là một ước mơ: “cần tháo gỡ trước hết là chấn chỉnh bộ máy Nhà nước và thể chế của nó phù hợp với yêu cầu của tình hình để hoạt động có hiệu lực hơn, quan tâm thật sự đến lợi ích của nhân dân.” Những suy nghĩ của bà Nguyễn Thị Bình tuy là điều tâm huyết nhưng chỉ nhìn thấy căn bệnh ngoài da của đảng, nên tiếng nói của bà Nguyễn Thị Bình rồi cũng sẽ như nhiều đảng viên lão thành khác trở thành “tiếng vọng từ đáy vực.” Đảng CSVN đã có rất nhiều cơ hội để thay đổi đường lối, chính sách để có thể thực hiện những điều tâm huyết như bà Nguyễn Thị Bình nêu ra; nhưng những kế hoạch thay đổi đều không vượt qua nổi hàng rào cố thủ của lô cốt Mác - Lênin. Rốt cuộc là lãnh đạo CSVN từ thời ông Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Võ Văn Kiệt cho đến ông Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng đều loay hoay giữa thực tế và ước mơ trên con đường cải cách. Phương thức “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” đã trở thành bi kịch lớn khiến cho những chủ trương của đảng không được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Ví dụ, cho đến nay sau hơn 30 năm đổi mới, lãnh đạo đảng CSVN vẫn tiếp tục phương thức chỉ đạo “phát triển nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa”, trong khi ai cũng thấy rõ là không bao giờ đạt được “xã hội chủ nghĩa” – dù cho đến hết thế kỷ 21 hay nhiều thế kỷ sau đó. Biết rất rõ “đường đi không đến” mà vẫn cố bám lấy nó như một định hướng, rõ ràng là lãnh đạo CSVN đã rơi vào hai tâm trạng. Một là trót theo “xã hội chủ nghĩa” nên sẵn sàng đánh đổi tất cả để đi cho đến cùng. Hai là bám lấy “xã hội chủ nghĩa” vì nó cho phép lãnh đạo đảng đứng trên tất cả. Cả hai trạng thái nói trên đều là tâm lý chung của hàng ngũ lãnh đạo lẫn cán bộ hiện nay và vì thế họ không có nhu cầu phải thể chế hóa vai trò lãnh đạo đảng, mà ngược lại luôn luôn hành xử tùy tiện để dễ bề thao túng quyền lực theo nhu cầu cộng sinh. Thể chế hóa như bà Nguyễn Thị Bình kêu gọi chẳng khác nào loại bỏ quyền lực độc tôn của đảng trong một cơ chế tam quyền phân lập, có giám sát, phối hợp rõ ràng như tại các quốc gia dân chủ. Tức là không theo lối phân công tùy tiện giữa ba bộ phận chính phủ, quốc hội, nhà nước nằm dưới sự chỉ đạo của đảng CSVN như hiện nay. Họ loay hoay chống tham nhũng hết năm nay qua năm kia, ngăn cấm nạn chè chén, phong bì, nghiêm trị một vài cán bộ biển thủ vân, vân… chỉ là để xoa dịu những phẫn nộ của người dân. Nhưng rồi mọi thứ đều trở lại như cũ bởi giới lãnh đạo CSVN cho là người dân phải chấp nhận và coi sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng như một định mệnh. Định mệnh này đến từ nỗi sợ to lớn nhất của lãnh đạo chính là những thay đổi dẫn đến sự mất độc quyền lãnh đạo của đảng CSVN. Nói cách khác, đảng CSVN sợ mất quyền lực độc tôn hơn là những tha hóa của cán bộ đảng viên hay sự suy thoái của đất nước. Tình hình đảng CSVN theo mô tả của bà Nguyễn Thị Bình nói trên không phải là trường hợp cách riêng của Việt Nam mà nó là hoàn cảnh chung của các đảng độc tài khi ở vào thời kỳ cuối cùng. Nói cách khác đó là dấu hiệu của tiến trình cáo chung không thể cưỡng lại được, khi họ cố bám lấy quyền lực độc tôn. Tiến trình cáo chung này có thể nhìn thấy qua 3 hiện tượng đã xảy ra trong thời gian gần đây. Thứ nhất, vụ kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng, nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương liên quan đến những buôn bán chức vụ ở Bộ công thương, với lý do khó tin là chưa có luật nào xử một cán bộ đã về hưu cho thấy là tình hình chống tham nhũng đã đến hồi “bó tay”. Tổng bí thư thì ra lệnh Quốc hội phải truy cứu, Quốc hội thì cho là chưa có luật nào quy định việc kỷ luật một Bộ trưởng đã về hưu. Điều này cho thấy là đảng tuy đứng trên tất cả, nhưng đụng đến quyền lợi của từng phe nhóm, đảng cũng đành bó tay và đó chính là nguyên nhân mà bà Nguyễn Thị Bình cho rằng “toàn đảng không thấy trách nhiệm mà chỉ thấy quyền lợi”. Khi cán bộ các cấp chỉ còn thấy quyền lợi trước mắt để thủ thân, đảng trở thành nơi duy nhất để tẩu tán tài sản và sẵn sàng bỏ trốn khi có biến động. Thứ hai, tình hình thiếu hụt tài chánh hiện đang ở mức báo động. Thu ngân sách không đủ chi thường xuyên và trả nợ, khiến chính quyền CSVN đã phải đi vay và vì thế tiếp tục tác động đến nợ công và thâm hụt ngân sách trầm trọng. Riêng trong năm 2016, CSVN đã phải ký kết 34 hiệp định vay ODA khoảng 5,2 tỉ Mỹ Kim, gấp 1,5 lần so với năm 2015. Tình trạng bất cập, thiếu hụt về ngân sách hiện nay được dồn lại từ nhiều năm trước, khiến Trung ương đã phải liên tục cắt giảm ngân sách các địa phương, dẫn đến việc lạm thu các khoản đóng góp từ người dân, đang tạo ra những ngòi nổ bất mãn rất lớn trong xã hội. Nhiều chuyên gia về tài chánh đã lên tiếng cảnh báo rằng: “nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ của nền tài chánh quốc gia là không thể tránh khỏi trong hai năm tới.” Thứ ba, chưa bao giờ sự bất mãn của người dân trước các biến động xã hội bùng phát mạnh mẽ và lan tỏa một cách rộng rãi như hiện nay. Từ vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, công an đánh chết người ở nhiều nơi, vụ cá chết hàng loạt tại 4 tỉnh miền Trung cho đến vụ xả lũ của các hồ đập trữ nước và các đập thủy điện gần đây, đã như nung nấu sự bức xức của người dân, chờ ngày bộc phát trên toàn quốc. Lãnh đạo CSVN nhìn thấy rõ là họ đã đánh mất lòng tin của người dân và cố tìm cách xoa dịu. Nhưng tất cả mọi nỗ lực lấy lòng dân từ trung ương xuống địa phương đều đi theo một khuôn mẫu: hứa hẹn suông và đổ trách nhiệm lẫn nhau. Đây là bối cảnh xảy ra vào lúc chế độ độc tài bước vào thời kỳ cáo chung, với hiện tượng tháo chạy của cán bộ. Nói tóm lại, lãnh đạo đảng CSVN biết rất rõ những yếu kém và suy nhược của bộ máy cai trị. Nhưng họ không dám đụng vào gốc rễ của vấn đề. Đó là sự cai trị độc tôn của đảng. Càng ôm chặt sự độc tôn, đảng CSVN càng suy thoái và chắc chắn sẽ bị cáo chung trong một tương lai rất gần trước sự phẫn nộ của người dân và cả những người đảng viên cộng sản thức tỉnh. Lý Thái Hùng 11/1/2017
......

Nguyễn Phú Trọng đi Bắc Kinh làm gì?

Theo báo chí Việt Nam loan tải, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ có chuyến viếng thăm Trung Quốc trong tháng 1 năm 2017. Trong nhiệm kỳ làm Tổng Bí Thư từ tháng 1, 2011 cho đến nay, ông Nguyễn Phú Trọng đã có 3 lần viếng thăm Trung Quốc. Lần thứ nhất vào tháng 10, 2011 (dưới thời ông Hồ Cẩm Đào), lần thứ hai vào tháng 4, 2015 (dưới thời Tập Cận Bình) và đây là lần thứ 3. Ảnh: Ông Nguyễn Phú Trọng gặp ông Tập Cận Bình tại Bắc Kinh Tháng 4, 2015. Hai lần trước, chuyến viếng thăm Bắc Kinh của ông Trọng đều ít nhiều liên hệ đến những căng thẳng tình hình Biển Đông và đây là thời kỳ mà cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội cùng hợp xướng khẩu hiệu 16 Vàng và 4 Tốt. Chuyến viếng thăm Bắc Kinh lần này của ông Trọng đã được ông Phạm Bình Minh đưa ra trong cuộc họp báo hôm mồng 5 tháng 1, thay vì là một thông cáo chính thức của Trung ương đảng như các lần trước đây. Dư luận đã đưa ra hai giả thuyết về chuyến đi của ông Trọng lần này: Một là để tham khảo với Bắc Kinh về việc tổ chức Hội Nghị APEC vào tháng 11, 2017; hai là trao đổi về ý đồ của Bắc Kinh trong việc đưa tàu sân bay Liêu Ninh đến Biển Đông. Cả hai giả thuyết nói trên đều không có trọng lượng lớn để ông Nguyễn Phú Trọng phải đến Bắc Kinh gặp họ Tập trong lúc ông Trọng đang “bận rộn” việc chuẩn bị Hội nghị lần thứ 5 của Trung ương đảng mà nhiều dấu hiệu cho thấy là ông Trọng có thể ra đi. Hơn thế nữa, Bắc Kinh vừa mới đón ông Đinh Thế Huynh, thường trực Ban bí thư, từ 19 đến 21 tháng 10, 2016, cho thấy là ông Trọng không cần thiết phải có một chuyến viếng thăm gấp rút, dù chỉ là để “tăng cường quan hệ đối tác giữa hai nước” như ông Phạm Bình Minh tuyên bố với báo chí. Như vậy, chuyến viếng thăm Bắc Kinh lần này của ông Trọng nhiều phần là do sự thúc giục từ phía Bắc Kinh. Tại sao? Thứ nhất, Tập Cận Bình đang lo ngại phải đối đầu với Hoa Kỳ dưới chính thể của ông Trump, vốn có những phát ngôn thiếu “thiện cảm” đối với Trung Quốc. Đặc biệt là ông Trump đã chọn một êkíp phụ trách về mậu dịch vốn có đầu óc chống Bắc Kinh, đứng đầu là Tiến sĩ Peter Navarro – tác giả tập sách “Chết Bởi Trung Quốc” phát hành năm 2011. Dù có tránh né xung đột, mối quan hệ giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn dưới thời ông Trump sẽ thay đổi rất lớn và nhiều phần gây ra những bất lợi cho Trung Quốc về ba lãnh vực: mậu dịch, sản xuất và tiền tệ. Trong khi đó, CSVN là một đối tác kinh tế đã mang lại số thặng dư mậu dịch đáng kể cho Bắc Kinh. Trong mối quan hệ bấp bênh đó, Tập Cận Bình muốn lãnh đạo đảng CSVN đứng về phía Trung Quốc như nhiều thập niên qua. Thứ hai, Tập Cận Bình cũng rất lo ngại ông Trump sẽ lôi kéo CSVN gần hơn với Hoa Kỳ không chỉ do nhu cầu Biển Đông, mà còn nhằm mở rộng đối tác chiến lược Mỹ – Việt, để cô lập Bắc Kinh. Những hành động mang tính chất bác bỏ các quy ước cổ điển mà Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn đã đồng thuận từ năm 1972 cho đến nay như: không coi Đài Loan là một quốc gia độc lập, không đối thoại hay gặp gỡ những lãnh đạo của Đài Loan vân, vân… Ông Trump đều vi phạm hay nói đúng hơn là đã phá đổ. Tuy ông Trump không chủ trương duy trì Hiệp định TPP, nhưng chính sách đối ngoại của ông Trump vẫn là tăng cường quyền lợi Mỹ ở Á Châu, trong đó nhu cầu củng cố mối quan hệ giữa Mỹ với Nam Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Úc Châu và Việt Nam để bảo vệ sự ổn định ở Biển Đông và Biển Hoa Đông, chắc chắn sẽ gây bất lợi cho chính sách bành trướng của họ Tập hiện nay. Trong thế trận đó, Tập Cận Bình dùng một số hứa hẹn trợ giúp về kinh tế để kiềm hãm CSVN nằm trong sự chi phối của mình và để bẻ gãy đòn cô lập của ông Trump. Nói tóm lại, chuyến viếng thăm Trung Quốc của ông Trọng vào tháng 1, 2017 hoàn toàn không vì nhu cầu “xây dựng đối tác chiến lược giữa hai nước,” mà là để phục vụ cho nhu cầu của họ Tập trong việc lôi kéo Hà Nội trong chiến thuật đối đầu với ông Trump mà thôi.
......

Làm sao thu ngắn khoảng cách giàu nghèo?

Bài viết này nhằm đề nghị một giải pháp giải quyết các vấn nạn của xã hội Việt Nam hiện nay và rất mong quý vị có cùng quan tâm chia xẻ ý kiến để biến những quan tâm thành hiện thực. * Thực trạng Chúng ta đã thấy những hình ảnh tương phản. Có những vùng mà học sinh và cô giáo phải đu dây qua sông đến trường, thậm chí phải chui vào bao ny lon cột chặt bít bùng cho bố của các em bơi đẩy qua song. Đầu năm 2014, 1 em đã thiệt mạng khi cả 8 em đã bị nước cuốn trôi khi bơi qua sông đến trường. Có những vùng cao trẻ em đi học với chân trần dù trời giá rét. Có những cụ già đêm đông co ro ngủ màn trời chiếu đất, có những em bé lang thang ăn xin hay mò mẫm tìm thức ăn thừa trong đống rác. Trong khi đó thì ngược lại chúng ta cũng thấy nhiều đại gia khoe của khủng với việc sở hữu những siêu xe, siêu giường bạc tỷ, những biệt thự dát vàng, xây theo lối kiến trúc lâu đài cổ, những đám cưới con xa hoa hoành tráng. Thực tế hiện tượng cách biệt giàu nghèo càng ngày càng tăng không chỉ xẩy ra tại VN mà còn rất nhiều nơi khác trên thế giới. Từ trước đến nay, loài người giải quyết sự bất bình đẳng này bằng cách làm sao cho của cải người giàu được sang bớt cho người nghèo. Có nhiều phương cách thực hiện điều này: Cướp của người giàu mang cho người nghèo như của các chàng hiệp sĩ Lương Sơn Bạc, Robin des Bois (Robin Hood); tiêu diệt luôn giai cấp tư bản giàu có, để giai cấp vô sản cướp giành tài sản tư hữu của họ như kiểu dã man của Cộng sản với kết quả chỉ là bánh vẽ cho giới vô sản thực sự; nhân bản hơn một chút là kiếm đường tăng thuế giới nhà giàu, hoặc khuyến khích nhà giàu trợ giúp nhà nghèo bằng chính sách thuế khoá thuận lợi thúc đẩy những hoạt động từ thiện. Những người giàu có bằng con đường lương thiện là những người có tài năng và ý chí để vươn lên và qua đó thúc đẩy cho nền kinh tế đi lên. Vai trò nhà nước Một chế độ nhân bản và khai phóng phải biết khuyến khích tạo điều kiện cho mọi người có cơ hội làm giàu một cách hợp pháp và giảm thiểu mọi hình thức hành chánh, thuế khoá có tính cách trừng phạt sự giàu có, làm thui chột ý chí vươn lên của người có khả năng. Đồng thời cũng phải đảm bảo mức sống tối thiểu cho những thành phần cùng đinh, hay thiếu may mắn, để không ai phải suy dinh dưỡng hay chết cóng, ai cũng phải được hưởng những chăm sóc y tế căn bản tối thiểu và không một thiếu nhi nào phải chịu cảnh thất học không đến trường được. Hình ảnh các em học sinh đu dây qua sông để đến trường. Ảnh: Internet Để đạt được điều trên cho dân giàu nước mạnh, chỉ một nhà nước không thôi sẽ không thể làm cho tới được mà cần phải có sự góp tay của người dân. Nhà nước sẽ không thể lo xuể cho dân nghèo nếu không muốn gánh nhiều nợ công hay tăng thuế lên đầu người dân, nhất là trên đầu giới giàu có, và như thế làm giảm đi động lực làm giàu. Vai trò của nhà nước là tạo điều kiện thuận lợi cho kinh doanh sản xuất, thúc đẩy người dân làm giàu, làm trọng tài điều phối giữ sao cho mọi người đều có cơ hội bình đẳng để phát triển tài năng của mình, giữ sao cho sự phát triển kinh tế tự dân không dẫn đến những hiểm họa môi trường di hại đến đời sau, không dẫn đến những nguy cơ về an ninh quốc phòng ảnh hưởng đến nền độc lập tự chủ quốc gia, và làm sao tạo được một mạng lưới an toàn về dân sinh để đảm bảo mức sống tối thiểu cho không một người dân nào phải rơi lọt xuống dưới mức này. Nhà nước trong tinh thần đó phải biết khuyến khích hỗ trợ các tổ chức xã hội dân sự của người dân tự lo cho nhau, và ở đây vai trò của giới đại gia cần được đề cao. Thử đề nghị Tâm lý của những người thành công giàu có phần lớn là muốn được dịp phô trương sự thành công của mình cho thiên hạ ghi nhận công khó đã thành đạt của mình. Một biểu hiệu thường thấy nơi các đại gia nước Việt là hay muốn thi đua thể hiện đẳng cấp của mình qua những tài sản vật chất khủng. Nhưng cách thể hiện này chỉ giúp thoả lòng tự ái của đại gia hơn là thực sự giúp dân giúp nước. Thách đố ở đây là tìm cách sao cho sự tranh đua thể hiện đẳng cấp đại gia cao thấp trên vừa đáp ứng tinh thần thi đua vốn rất mạnh của người thành công, vừa thỏa nhu cầu tâm lý và làm ăn thích được nể phục, quảng cáo, vừa làm cho người dân nghèo hưởng được nhiều từ sự tranh đua này. Nếu ta phát triển được một tư duy văn hoá thán nể phục các đại gia, không phải qua các tài sản khủng mà họ phô trương mà qua các hành động giúp nâng cao mức sống của giới nghèo, hy vọng ta có thể điều hướng cuộc tranh đua về đẳng cấp đại gia vào việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo trong đó mọi phía đều thắng, với sự can thiệp tối thiểu của nhà nước. Thử tưởng tượng có một uỷ ban hay cơ quan độc lập có uy tín hàng năm báo cáo hay quảng bá cho toàn dân một danh sách 10 đại gia hàng đầu đã góp công trong việc thu ngắn khoảng cách giàu nghèo. Tiêu chuẩn đánh giá do Ủy ban, Cơ quan hay Tổ chức XHDS trên tự đặt ra. Ví dụ: số công việc làm mà đại gia đã tạo ra, tỷ lệ tài sản bỏ ra đóng góp cho xã hội, các đơn vị/địa phương mà đại gia bảo trợ để xoá đói giảm nghèo, kết quả cải thiện mức sống tại các vùng sâu vùng xa nghèo đói v.v… 10 đại gia trên sẽ được tuyên dương ở mức quốc gia, được những phần thưởng vừa về tinh thần lẫn vật chất như được hưởng những ưu đãi về thuế khoá, những quảng cáo không công v.v… Hình thức thi đua trên có thể có nhiều cấp, cho đủ hạng từ thiếu gia, trung gia đến đại gia, từ cấp vùng địa phượng lên dần tới toàn quốc. Và như thế không những khoảng cách giàu nghèo sẽ được thu ngắn mà một tinh thần nhân bản, tử tế người giúp người sẽ được phục hồi và phát huy trở lại trong văn hoá dân tộc. Trên đây chỉ là phác thảo một hướng giải quyết vấn nạn xã hội khoảng cách giàu nghèo. Tác giả mong đón nhận những cao kiến đóng góp bổ túc hay phản biện trong tinh thần cùng nhau tìm cách canh tân xã hội đất nước.  
......

Meryl Streep, Kim Chi và cái dũng của nghệ sĩ

Không hiểu sao khi đọc tin diễn viên Meryl Streep thẳng thắn chỉ trích tổng thống đắc cử Donald Trump, tôi lại nhớ đến chuyện của một nữ diễn viên ở Hà Nội vài năm trước. Diễn viên Meryl Streep nhắc đến Trump trong bài phát biểu nhưng không nêu tên ông. Ảnh Reuter Lẽ ra khi nhận giải Thành tựu trọn đời trên sân khấu giải Quả Cầu Vàng hôm qua, nữ diễn viên kỳ cựu của Hollywood chỉ cần nói đôi ba câu vô thưởng vô phạt mang tính xã giao là đã đủ cho thiên hạ tán thưởng. Tài năng của Streep, bất kỳ ai yêu điện ảnh trên toàn thế giới đều đã biết. Streep không cần có thêm một giải thưởng hay một danh hiệu [may là ở Mỹ không có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú hay nhân dân] thì tên tuổi của bà còn nằm trong tim khán giả rất lâu. Nhưng Streep chọn cách tranh thủ diễn đàn của một giải thưởng điện ảnh để lên tiếng chỉ trích người mà mươi ngày nữa sẽ chính thức là lãnh đạo của nước Mỹ. Bà nói: "Có một màn trình diễn trong năm qua khiến tôi choáng váng. Không phải vì tiết mục đó hay ho, chẳng có có gì tốt đẹp hết. Nhưng tiết mục đó hiệu nghiệm. Nó gây cười." "Đó là thời khắc mà người đang nhắm tới vị trí được kính trọng nhất nước Mỹ lại đi giễu nhại một phóng viên tàn tật." "Người này thua kém ông ta về quyền lực và không có khả năng đáp trả. Tim tôi tan vỡ khi tôi chứng kiến hành vi này và tôi không thể không nghĩ về nó, bởi vì chuyện này không xảy ra trong một bộ phim mà là trong đời thực". Trump phản bác chỉ trích của Meryl Streep http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-38552072 'Từ chối lời khen của Thủ tướng Dũng' http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2013/01/130109_nghe_sy_kim_chi_noi... Trên fanpage của BBC Tiếng Việt, có bạn đọc bình luận: "Sao bà can đảm vậy? Bà không sợ bị cấm diễn hoặc làm bản kiểm điểm sao?". Bất giác tôi chợt nhớ chuyện gây xôn xao cách đây bốn năm của Kim Chi, một trong những nữ diễn viên kỳ cựu của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Sẽ là khập khiễng nếu so sánh tên tuổi của bà với Meryl Streep, nhưng không ai có thể phủ nhận chuyện bà là một trong những nữ diễn viên nổi bật nhất “của thế hệ "nghệ sĩ cộng sản chính hiệu" như chính bà tự nhận.” Nghệ sỹ Kim Chi (trái) và các văn công Tháng 1/2013, Kim Chi gây xôn xao khi bà công khai từ chối làm hồ sơ khen thưởng nghệ sĩ của Thủ tướng [Nguyễn Tấn Dũng]”. "Tôi không muốn trong nhà tôi có chữ ký của một kẻ đang làm nghèo đất nước, làm khổ nhân dân. Với tôi, đó là một điều rất tổn thương vì cảm giác của mình bị xúc phạm," nhiều trang báo lề trái thời điểm ấy dẫn lại lời bà. Bà nói với BBC rằng, thủ tướng đã làm bà mất lòng tin, và là công dân thì "có quyền thích hay không thích, mà không thích thì không nhận". Câu chuyện của bà khiến người ta, dù trong hay ngoài giới nghệ sĩ, đều ngạc nhiên. Vì theo lẽ thường, bằng khen từ người đứng đầu chính phủ hay danh hiệu nghệ sĩ ưu tú/nhân dân đến nay vẫn được xem là thước đo của người làm nghệ thuật tại Việt Nam. 'Không màng danh hiệu' Đến hẹn lại lên, mỗi mùa phong tặng danh hiệu, người ta lại chứng kiến những màn nghệ sĩ đăng đàn tố cáo nhau về chuyện danh hài này, diễn viên kia không xứng với danh hiệu. Và dường như có cả một cuộc chạy đua danh hiệu, nâng tầm danh giá khi sau mỗi năm, khán giả hoang mang không hiểu sao trước tên anh diễn viên này, chị ca sĩ kia lại bỗng nhiên có thêm cụm từ "nghệ sĩ ưu tú/nhân dân". Nhưng bà Kim Chi và một số nghệ sĩ khác như Út Bạch Lan, Thành Lộc… đã chọn con đường "không màng danh hiệu" dù họ có thể được chính quyền tưởng thưởng rất nhiều nếu cứ ngoan ngoãn làm nghệ thuật, phát biểu "theo chỉ đạo" và "đúng định hướng". Bà Kim Chi nay đã chọn con đường làm nhà hoạt động thường xuyên lên tiếng trước những vấn đề thời sự của đất nước. Bà Út Bạch Lan nay đã đi về nơi xa nhưng vẫn là "tấm gương về nghề nghiệp và nhân cách sống" như lời của nghệ sĩ Kim Tử Long nói với BBC hôm có tin bà mất. Trở lại bài phát biểu của Streep, có thể do là người ủng hộ Hillary Clinton nên bà không phục và không nhìn thấy những điểm mạnh của ông Trump. Nhưng chí ít, bà cho thấy cái dũng của người làm nghệ thuật: không khuất phục trước thế lực mà mình không cảm thấy nể trọng. Từ chuyện của Streep, nếu trông đợi một nghệ sĩ Việt Nam, không nhất thiết phải chỉ trích quan chức, mà chỉ cần lên tiếng về vấn đề xã hội như thảm họa cá chết hay tham nhũng trong lễ trao giải Cánh Diều Vàng, Bông Sen Vàng, Làn Sóng Xanh... thì liệu có phải tôi đang mơ mộng lắm không?  
......

Chết dưới tay Việt Cộng

Báo Tuổi trẻ trong nước ngày 07 tháng Một năm 2016 đăng tin: vì không bắt được người bán số đề, công an đã cãi cự với dân, sau đó huy động gần cả chục người mặc quân phục đến nhà dân “vây bắt” và đánh người với lý do “chống người thi hành công vụ”. Có năm người dân bị đánh, hai người bị trọng thương phải nhập viện cấp cứu. Ảnh: Anh Phạm Đăng Toàn bị công an đánh chết đầu năm 2017 Trước đó, ngày 2 tháng Một năm 2017, công an thôn Quảng Nghiệp, xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định đã truy đuổi và đánh chết anh Phạm Đăng Toàn 29 tuổi vì anh này chơi bầu cua cá cọp đầu năm mới. Phẫn nộ bởi hành vi độc ác của công an, người dân đã vây bắt hai tên công an đánh chết anh Toàn và buộc chúng phải quỳ tế người chết. Nhưng sau khi khám nghiệm từ thi, cơ quan pháp y tỉnh Bình Định kết luận anh Phạm Đăng Toàn, thanh niên 29 tuổi chết vì chạy quá sức!. Nạn nhân bị công an đánh trọng thương ngày 07 tháng Một năm 2017 Trước đó nữa, vào lúc 0 giờ 24 phút ngày 1 tháng Một năm 2017,  tại cổng B trường đại học Cần Thơ đường 3 tháng 2, phường Xuân Khánh, quận  Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ, một thanh niên bị cho là ngừng xe trên đường gây lấn chiếm lòng lề đường đã bị cảnh sát cơ động đánh trọng thương. Nạn nhân bị đánh rạng sáng ngày 01 tháng Một năm 2017 Thế giới đã được khuyến cáo về cái chết từ từ dưới tay Trung quốc qua cuốn sách “Death by China” của giáo sư Hoa Kỳ Peter Navarro. Từ khi ông Donal Trump, Tổng Thống đắc cử thứ 45 của Hoa Kỳ bổ nhiệm Giáo sư Navarro là người đứng đầu Hội đồng thương mại Quốc gia, thì sự lo sợ chết từ từ này đã tăng cao. Thế nhưng, trong bảy ngày đầu của năm 2017, một người dân Việt bị công an Việt cộng đánh chết bất ngờ, sáu người khác bị đánh trọng thương trong chớp mắt, thế giới có được những thông tin này không? Họ có lo sợ hơn cái chết từ từ bên trên, hay sợ phát khiếp không, nếu bị hành hạ và chết tức tưởi bất ngờ như nhiều nạn nhân người Việt trong nhiều năm qua, mà anh Phạm đăng Toàn là nạn nhân đại diện vì chết vào đầu năm mới 2017? Thiết nghĩ cần phải ghi đầy đủ những cú đánh man rợ, những cái chết oan khiên vào tập hồ sơ mang tên “Chết dưới tay Việt Cộng” (Death by Vietcong) để thế giới dễ nhớ tên, dễ nhớ “thành tích” của csvn, kẻ đã ký công ước chống tra tấn, là thành viên hội đồng Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, cũng là kẻ tra tấn dã man và tước bỏ quyền sống của người dân Việt. Phạm Diễm Hương
......

Ông Trọng chống được tham nhũng?

Dư luận đang quan sát ông Trọng và "tác phẩm" chống tham nhũng còn đang dang dở của ông. Chắc ông rất xót ruột mong cố làm được cái gì đó trước khi rời chức về hưu. Vì rằng kể từ khi ông nhận chức tổng bí thư đầu năm 2011 đến nay, ông chưa làm được việc gì ra ngô ra khoai. Ông Trọng chả có điểm gì nổi trội hơn các đồng chí của mình, ngoài việc tỏ ra có vẻ còn liêm khiết, nên ông đã chọn giương cao khẩu hiệu chống tham nhũng làm thế mạnh của mình. Kế hoạch chống tham nhũng của ông bắt đầu bằng việc chống ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ giữa năm 2012. Ông Trọng đã cứ đinh ninh rằng đánh vào những sai phạm của ông Dũng trong quản lý điều hành yếu kém gây ra những thiệt hại to lớn ở các vụ Vinashin, Vinalines; đánh vào những tai tiếng trong gia đình ông Dũng, là có thể dần gạt bỏ ông Dũng ra khỏi bộ máy, thay thế bằng những đồng sự mà ông đã chuẩn bị là các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Bá Thanh. Nhưng thực tế đã khác hẳn những gì ông Trọng tính toán, ông Dũng cứ dần củng cố vững chắc. Thậm chí, còn đe dọa tranh cả chức vụ tổng bí thư trong đại hội 12. Chỉ đến khi có những mặc cả ngầm: ông Dũng rút lui, đổi lại đảng không truy cứu trách nhiệm ông Dũng nữa, thì ông Trọng mới dễ dàng chiếm lại vị trí của mình. Cuối cùng chúng ta chứng kiến là ông Dũng đã rút ra làm người tử tế một cách an toàn cho đến nay. Loại được ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhắm vào đàn em của ông Dũng. Ảnh: AP Ông Trọng đã thua trong ván bài đầu tiên chống tham nhũng và ông hẳn là cay cú. Ông cay cú cũng là điều dễ hiểu, bởi vì cứ tưởng là đã chống tham nhũng thì đương nhiên là dễ dàng thắng lợi, hóa ra mọi thứ đều đi chệch ra khỏi dự tính của ông. Trọng rất cay cú nên sẽ tiếp tục chơi nữa. Lần này, ông Trọng nhằm vào số đàn em của ông Dũng. Nhưng có vẻ mọi thứ vẫn không chiều theo ý ông. Đã gần một năm nay kể từ sau đại hội 12, kế hoạch chống tham nhũng của ông vẫn còn đầy dang dở. Chưa có một con chuột nào chính thức bị đập chết hẳn. Trịnh Xuân Thanh thì đào thoát ra nước ngoài. Vũ Huy Hoàng thì mới bị ở mức cảnh cáo trong đảng, việc xử phạt hành chính còn treo đấy, chờ cơ chế kỷ luật đối với cán bộ về hưu. Ông Trọng quả là đang bị thách thức và nhức đầu. Thách thức vì hình như tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam đang trêu ngươi, thách đố chức vụ tổng bí thư của ông. Chẳng lẽ từ đây đến lúc về hưu những tuyên bố chống tham nhũng của ông vẫn chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền quá quen thuộc mà lâu nay đảng vẫn mang ra lòe người dân, gỡ gạc uy tín. Thật ra, trong một chế độ phi pháp quyền như ở Việt Nam, ông Trọng có đủ quyền lực ra lệnh cầm tù, tịch thu tài sản của Vũ Huy Hoàng như ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc đã làm với Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch. Nếu thực sự ông Trọng muốn chống tham nhũng, lấy Vũ Huy Hoàng ra làm một điển hình, thì cần gì phải chờ đến khi Quốc hội bàn xong cơ chế kỷ luật đối với những quan chức đã về hưu. Nhức đầu vì ông Trọng đang phải cân nhắc thật kỹ trong vụ Vũ Huy Hoàng: dừng lại ở mức nào đó hay làm cho ra đầu ra đuôi để giữ lời, khẳng định cái uy trong nội bộ. Quan điểm của ông Trọng đã thể hiện rõ qua câu: Đánh chuột không vỡ bình hoặc không để lợi dụng việc chống tiêu cực để chống phá đảng. Do vậy, tình trạng lửng lơ của các vụ chống tham nhũng mà ông Trọng đang nhằm vào như vụ Vũ Huy Hoàng sẽ là tình trạng phổ biến. Chưa có một con chuột nào chính thức bị đập chết hẳn trong kế hoạch chống tham nhũng của ông Trọng. Ảnh: Trend Hunter Tham nhũng như là một đặc tính vốn có, gắn liền với chế độ mà ông Trọng đang bảo vệ. Chống tham nhũng tức chống lại chính đảng cộng sản. Không phải đảng viên cộng sản nào cũng tham nhũng, nhưng những người tham nhũng đều là đảng viên. Và chỉ có những quan chức có quyền mới tham nhũng. Chức càng cao tham nhũng càng lớn. Đó là những nghịch lý mà ông Trọng thừa biết. Hơn nữa, ông Trọng cũng sắp về hưu. Đã về hưu thì kẻ đón, người đưa sẽ thưa dần. Làm mạnh tay, ông Trọng dễ rơi vào cảnh bị oán hận, xa lánh. Kinh nghiệm thâm nho Tàu dạy rằng, đã trị phải triệt đến nơi đến chốn, nhưng tính cách của ông Trọng khó làm được thế lắm. Thế nên cách tốt nhất là để lửng lơ, cảnh cáo răn đe là chính. Đối tượng mà ông Trọng thực sự muốn trị thì đã an bài, đây chỉ còn là những đàn em bị lộ mà thôi. Lỗi yếu kém là lỗi của cả hệ thống, có thể cách mà ông Trọng làm sẽ hướng những tội lỗi đến một số nhân vật, quy trách nhiệm cho họ. Để đất nước rơi vào tình trạng hiện nay, ông Trọng nên nhận thức rõ rằng đó là tội lỗi của chính đảng cộng sản Việt Nam. Tóm lại, chống tham nhũng chỉ là khẩu hiệu mà ông Trọng giương cao để dùng cho đấu đá nội bộ. Tình trạng đấu đá giữa các phe trong đảng, trong chế độ vẫn tiếp tục gay go, phức tạp. Ông Trọng sẽ tiếp tục dùng khẩu hiệu này làm thế mạnh của mình và sẽ chẳng bao giờ có chống tham nhũng một cách thực sự tại Việt Nam. 3/1/2017 Bằng Tâm http://www.viettan.org/Ong-Trong-chong-duoc-tham-nhung.html
......

Bộ Tài Nguyên–Môi Trường chây ì hay năng lực chính phủ yếu kém?

Trách nhiệm cá nhân trong thảm họa cá chết là chủ đề được nhắc tới nhiều lần kể từ khi Chính phủ công bố Formosa là thủ phạm. Cùng điểm qua các diễn biến liên quan đến vấn đề này: 30/6/2016: Công bố Formosa là thủ phạm thảm họa cá chết miền Trung. Chính phủ hứa sẽ tiến hành kiểm điểm các tổ chức, cá nhân có liên quan. 1/9/2016: Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên – Môi trường làm rõ trách nhiệm của Bộ trong vụ Formosa. 17/11/2016: Bộ TN-MT họp báo cho biết Ban Cán sự đảng của Bộ đã nhận khuyết điểm (tập thể) và cho rằng trách nhiệm chính thuộc về tỉnh Hà Tĩnh, còn Bộ chỉ có trách nhiệm một phần trong chuyện này. 21/12/2016: Tổ Công tác Chính phủ làm việc với Bộ TN-MT, yêu cầu sớm kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm về vụ Formosa, nhắc Bộ thực hiện lời hứa của Bộ đối với Thủ tướng. 04/01/2017: Bộ trưởng TN-MT Trần Hồng Hà giao Vụ Tổ chức Cán bộ phối hợp với các đơn vị trực thuộc xem xét kiểm điểm trách điểm của đơn vị, cá nhân có liên quan. [Bộ trưởng đang muốn đá quả bóng trách nhiệm xuống cho cấp dưới – cấp Cục, Vụ] 05/01/2017: Bộ TN-MT công bố 10 sự kiện môi trường nổi bật của năm 2016, hoàn toàn không đề cập đến Formosa. [Phù hợp với xu hướng lảng tránh trách nhiệm của Bộ trong vụ này] Hình ảnh lãnh đạo Formosa cúi đầu xin lỗi. Ảnh: VnExpress Vậy là gần 9 tháng sau khi thảm họa xảy ra, 6 tháng sau khi Formosa cúi đầu nhận lỗi, các cấp chính quyền vẫn cố tình chây ì để rồi không một cá nhân nào phải chịu trách nhiệm cho một thảm họa đã khiến 263.000 người chịu ảnh hưởng sinh kế, tàn phá môi trường biển đến hàng chục năm sau chưa thể hồi phục được, gây thiệt hại hàng chục nghìn tỷ đồng, kéo lùi sự phát triển của các tỉnh Bắc Trung Bộ trong nhiều năm tới. Thái độ của các cán bộ liên quan trong thảm họa này phải nói là còn kém cả thủ phạm – tức Formosa. Trách Bộ TN-MT chây ì là một nhẽ, đáng trách hơn còn là năng lực yếu kém của Chính phủ khi bó tay trước sự chây ì đó. Rõ ràng, người dân chỉ còn có thể đứng trước hai cách lý giải cho những diễn biến này: Hoặc là hệ thống tổ chức quyền lực của đảng cầm quyền quá kém cỏi khiến ngay cả người đứng đầu Chính phủ cũng không thể kỷ luật được các quan chức dưới quyền khi họ làm sai; Hoặc là chính đảng cầm quyền đang diễn trò trước dư luận, thỉnh thoảng lại thông báo là đang tiến hành, xem xét kỷ luật để câu giờ hòng bao che sai phạm cho nhau. Mà cũng có thể là cả hai.
......

LỜI TÂM SỰ CỦA NGƯỜI BỎ NGÀNH CÔNG AN RA LÀM DÂN

Hôm nay, có mặt ở Tây Nguyên cho vụ án có dấu hiệu oan sai xảy ra ở mảnh đất rừng núi này. Hi vọng những phân tích và lập luận từ khía cạnh của luật sư sẽ góp phần giúp CQĐT ra quyết định đình chỉ vụ án và trả tự do cho thân chủ. Dẫu biết điều này như mò kim đáy bể nhưng bằng linh cảm dành cho người điều tra viên có tấm lòng kia thì mong kết quả tốt đẹp sẽ đến. Ảnh: Người ngồi bên trái Ls. Lê Ngọc Luân Quay lại câu chuyện người từng làm công an nhưng bỏ ngành đi kinh doanh cà phê sạch và sống một cuộc đời ung dung tự tại. Cái duyên mà anh và tôi biết nhau là qua facebook, khi nghe tin tôi đang ở Tây Nguyên, anh hỏi địa chỉ và lái xe đến tận khách sạn đón rồi đưa vào thăm gia đình nhỏ của mình, vợ chồng anh ấy tự tay pha cà phê. Thực sự thấy ấm lòng về tình cảm mà anh và gia đình đã dành cho tôi. Và anh nói rằng, trước đây anh làm công an nhưng vì nhiều lý do anh bỏ ra làm dân. Anh tâm sự tiếp, bản thân anh rất bất bình về vụ án gây phẫn nộ mấy ngày nay (ở Bình Định) khi một người dân nghi bị hai công an viên say rượu đánh chết, nhưng thông tin báo chí cung cấp là nạn nhân chết do chạy quá sức (với quảng đường chưa đến 150 mét). Anh nói với tôi, ở mảnh đất Tây Nguyên, do xa ánh sáng văn minh nên mọi sự phẫn uất và bất công người dân không biết phải làm sao. Khi nhắc đến công an là họ rất sợ. Bằng đôi mắt đượm buồn, anh tiếp, nếu im lặng trước những bất công tàn nhẫn, có thể vào một ngày không xa, chính chúng ta hoặc người thân chúng ta là nạn nhân. Anh cũng cảm ơn những người yêu cái đẹp, yêu thương đồng loại và anh chúc cho người với người sống để yêu nhau chứ không phải thù hận. Câu cuối cùng anh nói với tôi: Từ ngày có CS, đất nước chúng ta sắp được lên "thiên đường". Nghe xong, tôi chỉ biết im lặng cùng thấu hiểu với điều anh nói. P/s: Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình người. Hãy sống là chính mình, bình thường nhưng không tầm thường...
......

TÂM SỰ CỦA MỘT CÔNG AN TRẺ TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐÁNH CHẾT DÂN

Con người phải có nghề, lớn lên tôi may mắn kiếm được một nghề. Tôi làm công an. Lúc đầu, tôi nghĩ đơn giản, không nghĩ hạnh phúc xa xôi. Có những thứ căn bản là được rồi: tất cả những thứ mang trên người đều được phát, có tiền lương đủ ăn. Vào nghề rồi, càng có kinh nghiệm thì càng nhiều sức ép. Cấp trên giao chỉ tiêu: phải đưa về được bao nhiêu án, phải thu tiền phạt đủ chỉ tiêu nộp ngân sách, đặc biệt là khoản thu nhập riêng cho sếp phải đủ. Tôi làm bên điều tra, tiền nộp cấp trên không bắt buộc cố định, nhưng án thì phải phá bằng được nên tôi phải dùng mọi thủ thuật để để hoàn thành nhiệm vụ, cho dù phải bỏ tiền túi mua đá lạnh để ủ vào bộ phận sinh dục của nghi can, hay là mua kim để chích. Chuyện tung chưởng, dùi cui là quá bình thường. Bạn tôi làm bên giao thông, không phải dùng thủ thuật như tôi, nhưng áp lực số tiền cống nộp cho cấp trên hàng tháng: một tháng mấy chục triệu. Nó than là mỗi lần nhận tiền "dân cho" cũng nhục, nhưng không có thì bị chuyển đi làm hậu cần, vệ sinh, thậm chí cho ngồi chơi hưởng lương. Tôi không có trình độ vì làm công an chủ yếu là học luyện thể lực, đau hết cả thân xác. Học chữ ít nhưng vào đầu chẳng được bao nhiêu. Hơn nữa toàn là mấy môn của Marxist, Angele, Lenin, Hồ Chí Minh. Thú thật, tôi học mà không hiểu. Phương pháp để đạt điểm là nói cha mẹ bán lúa non, đến gặp giáo viên, và không yêu cầu gì nhiều, xin cho con đạt điểm 5 là tốt rồi. Giờ ra đi làm, sếp thì ra chỉ tiêu mà không cần biết trong cộng đồng có tội phạm nhiều hay ít, trên đường người đi lại nhiều hay ít, án phải có, tiền phải đủ. Vì vậy công an như tôi, phải làm mọi cách cho có sản phẩm để báo cáo, sinh ra bực bội nên việc đánh người không thể tránh. Đảng dạy, chiến đấu quên thân. Vì vậy khi đánh người, chúng tôi quên hết nhân bản, phẩm giá. Trong đầu chỉ nghĩ là go go go, alle alle alle! Làm cái gì nhiều đều cho ra sản phẩm. Giờ đã đánh chết người, cảm thấy có gì đó bất ổn, nhưng nghĩ cho cùng thì cũng do cấp trên. Mà tôi nghe nói cấp trên không chỉ có một cấp, mà cấp trên lại có cấp trên nữa của nó. Nên giờ tôi cũng không biết được là do cấp nào. Tôi chỉ biết chung chung đoàn, đảng là cha mẹ của công an. Công an ép dân, nhưng đoàn đảng ép công an. Vụ việc vừa rồi, do chúng tôi rãnh rang năm mới, tổ chức nhậu, sếp la mắng bắt đi làm. Chúng tôi quyết định đến đám "bầu cua" kiếm thành quả. Khi đến nơi, chúng tôi ra lệnh chứ không đánh, nhưng chắc là mấy người đó chơi nhỏ nên không sợ mà chửi lại chúng tôi. Máu nghề nghiệp lại lên, chúng tôi tung cho mấy chưởng. Một người chết. Xin đừng đuổi việc, trừng phạt tôi, vì tôi phải làm theo chủ trương. Nếu đuổi thì đuổi những thành phần ép công an chúng tôi: Mark Le Lú gì đó. Đuổi tôi thì như bắt cóc bỏ dĩa mà thôi. Chúng tôi được giáo huấn là công an phải bảo vệ chính quyền mà. Khổ quá, ước gì hồi trước tôi làm công nhân! Theo FB tuoitresaigon
......

Chết bởi công an - Im hay nói?

Trước vụ việc chị Nguyễn Thị Thắm - một nhân chứng quay clip và đưa lên Facebook việc công an đánh chết nạn nhân Phạm Đình Toàn tại Bình Định vào ngày 3/1/2017 - sau đó bị công an ép buộc phải phủ nhận đoạn phim đó và rút xuống; Hay trước việc một thanh niên (không nói tên) bị 4 CSCĐ đánh ngay trên đường phố Cần Thơ ngày 1/1/2017, đã nhờ bạn đưa hình ảnh còn đầy máu me trên tay, trên mặt lên Facebook; Nhiều người trong chúng ta không khỏi tự hỏi: - Làm lớn chuyện như thế có thay đổi được gì không? - Hay chỉ tổ rước họa vào thân? Nhất là lại chuyện của người khác chứ đâu phải mình là nạn nhân. - Tóm lại, làm như thế lợi hay hại? Lợi lắm chứ! 1- Cái lợi đầu tiên tại chỗ là khi nhiều người chung quanh thấy và hô hoán lập tức, thì thường công an dừng ngay bàn tay bạo hành. Đơn giản là vì chúng biết tiếng la hét của dân đồng nghĩa với nhiều máy điện thoại đang nhảy vào thu hình. 2- Cái lợi kế tiếp khi công bố các bằng chứng bạo hành là trả lại phần nào công lý cho các nạn nhân bị oan ức. Công an thường bôi nhọ họ tối đa sau khi sự việc xảy ra để chạy tội. Cụ thể như trong vụ anh Toàn bị đánh chết tại Bình Định, điều mà phía công an khó chạy tội là hàng trăm nhân chứng đã ngửi mùi rượu nồng nặc của 2 công an viên bị giữ tại trận. 3- Sự lên tiếng mạnh mẽ, tiếp tay nhanh chóng của người chung quanh là sức mạnh quí báu cho gia đình nạn nhân. Nếu không có sự ủng hộ tinh thần đó, thì chưa chắc chú ruột của anh Toàn đã dám nói lên tất cả sự thật bất chấp sức ép rất lớn hiện nay của công an Bình Định. Ông trình bày chi tiết: “Công an đã đánh cháu tôi gục tại chỗ, sùi bọt mép, bạn bè thấy vậy đưa đi cấp cứu tại Trung tâm Y tế thị xã An Nhơn nhưng Toàn đã chết trên đường đi”. Và hoàn toàn không có chuyện công an đưa nạn nhân đi bệnh viện như đăng trên báo đài nhà nước. Cũng từ sự lên tiếng của người thân, bà con khắp nơi mới biết để tìm đến giúp đỡ gia đình nạn nhân lo việc tang lễ và lo cách kiếm sống tương lai. 4- Hình ảnh thủ phạm trong vụ việc một khi được quảng bá rộng rãi cũng có tác động giảm bớt mức bạo hành trong tương lai. Lý do là các hình ảnh này sẽ lan đến làng xóm, khu phố quanh nơi các thủ phạm sinh sống. Nhiều người biết gia đình chúng đang sống ở đâu và đang nợ máu nhân dân cỡ nào. Chính sự lo ngại của gia đình sẽ làm chùn bớt bàn tay bạo hành của từng công an viên. 5- Các chứng cớ rõ ràng của người dân cũng góp phần lớn đánh thức những ai còn mơ ngủ dưới khẩu hiệu "Nhà nước của dân, do dân, vì dân". Khi công an bất kể các chứng cớ, cứ ngang nhiên đưa ra những lý lẽ cực vô lý để bao che cho các thủ phạm, người dân thấy rất rõ nhà nước này là "của ai và vì ai". Các tranh luận suông không thuyết phục hiệu quả bằng các kinh nghiệm sống loại này, vì cảnh bạo hành tương tự có thể xảy đến cho cả gia đình họ, ngay ngày mai. 6- Và xa hơn một chút, sự tiếp tay của người chung quanh các nạn nhân góp phần giữ lại tính nhân bản trong cả xã hội. Khi tính người đang bị giết dần qua hệ thống giáo dục và cai trị cộng sản, những hành động đầy tình người, dù lớn dù nhỏ, đều quí giá và có tác động không nhỏ lên người chung quanh. Nếu đồng ý với những điểm trên, thì cụ thể chúng ta có thể làm gì? Người viết xin thử đưa ra vài đề nghị sau đây để ít là làm tốt hơn những việc chúng ta đang làm: - Trước hết, không ai có quyền phê phán các anh chị em chấp nhận thụt lùi dưới áp suất của công an. Những lên tiếng lập tức của những anh chị em này khi sự việc xảy ra đã rất đáng quí và đáng phục rồi. Chúng ta chỉ có một việc là càng phải lên tiếng mạnh hơn nữa tố cáo công an đang nỗ lực bịt miệng nhân chứng; tán phát các bằng chứng đã có xa rộng hơn nữa; và ngỏ lời giúp các bạn có bằng chứng nhưng chưa dám tung ra. - Tập thể cư dân mạng cần chung sức để kình với khối báo đảng, bằng cách tung đồng loạt các dữ kiện từ nhân chứng, từ thân nhân, và các bài vở vạch trần sự gian dối, bao che của công an. - Và cũng cần kín đáo hơn trong cách chuyển cho nhau các chi tiết liên lạc, đặc biệt khi cần xin số điện thoại người thân hay nhân chứng để truyền thông lề dân, truyền thông quốc tế phỏng vấn. Thường thì công an cắt ngay các số điện thoại này hoặc kéo đến tận nhà uy hiếp. Đây là lúc "tình đồng bào" cần sống thật qua hành động. Xin tiếp tục theo dõi và cùng quảng bá thật lớn, thật rộng các thủ thuật gian ác kế tiếp của công an trong 2 vụ việc nêu trên. Xin tiếp tục cảnh giác và cùng túa vào quay phim khi thấy công an bạo hành bất kỳ nơi đâu. http://www.viettan.org/Chet-boi-cong-an-Im-hay-noi.html
......

Ước mơ của một Thượng Tá công an lúc về hưu.

Trong chuyến đi Châu Âu lần này, tôi có dịp đi cùng một bác thượng tá công an vừa về hưu, bác ấy đi du lịch kết hợp với việc thăm cô con gái đang làm việc bên này. Ảnh minh họa. Nguồn: internet Tại là công an nên sau khi nghỉ hưu bác mới được xuất cảnh, tôi và bác cũng trao đổi với nhau nhiều về cuộc sống giữa Việt Nam và ở đây. Trong đêm cuối năm, tôi hỏi bác ước mơ điều gì cho năm mới? Ồ ước mơ ấy hả, bác mơ cô con gái được nhập tịch ở Ba Lan, mơ đưa cô út qua luôn ở đây và cuối cùng là hai bác cùng sang với chúng.   Sao bác một đời làm công an, một đời bảo vệ chế độ mà không cho con cái theo nghiệp của mình, rồi sao bác không sống ở Việt Nam, đất nước mà những người như bác đang kiên định dẫn dắt nó theo con đường mà không ai biết bao giờ sẽ đến đích? Tại con cái bác cần một môi trường tốt hơn bác đã và đang sống; chúng cần được ăn một bữa ăn sạch không hoá chất, một bác sỹ hay một cô giáo tốt; chúng cần được bình đẳng về cơ hội tiến thân, cần một nơi mà thứ người ta cần là năng lực thực sự chứ không phải chúng là con ông này, bà kia. Việt Nam cho chúng dòng máu, ngôn ngữ Việt nhưng không cho chúng quyền được làm một con người đúng nghĩa. Chúng không có một xã hội lành mạnh, không có một sự níu kéo để phải trở về ngay chính từ cái lúc chúng bước chân đi. Việt Nam giờ không những ô nhiễm về môi trường sống mà còn ô nhiễm về lòng tự trọng, ô nhiễm về đạo đức lối sống và đặc biệt là ô nhiễm về cả cái quyền cơ bản nhất, quyền được làm người. Tôi dừng câu chuyện vì không biết phải nói gì hơn. Những người như bác ấy đều biết con đường này là sai, là phi thực tế nhưng ai cũng đợi đến khi về hưu thì mới nói ra. Bác ấy mong muốn con cái được vậy thì chẳng lẽ người dân Việt Nam họ lại không mong muốn thế? Tôi nghĩ, đất nước mình giờ thành như vậy lỗi phần lớn là bởi những người như bác. Những người này, họ sẵn sàng phục vụ cho cái sai, nhắm mắt làm ngơ trước mọi bất công chỉ để nhận về mình và gia đình sự ấm êm, còn xã hội có sao thì mặc kệ. Từ bao giờ, đất nước này trở thành nơi xâu xé, ăn chia của những con người đang ngày đêm bày mưu tính kế để được tranh phần hơn thay vì là cùng nhau góp sức xây dựng nó? Câu hỏi này cứ quanh quẩn trong đầu tôi từ hôm qua đến giờ! Nhân Thế Hoàng  
......

Donald Trump – Con chim báo bão

Thế giới vừa trải qua một năm 2016 đầy bất ngờ thì nên tự chuẩn bị cho một năm 2017 còn nhiều biến động hơn nữa, với trung tâm sẽ là Hoa Kỳ, siêu cường có nền kinh tế và hệ thống quân sự vẫn còn ảnh hưởng toàn cầu. Chúng ta thường nói đến sự đổi thay qua ẩn dụ “biển dâu,” biển xanh bỗng lại biến thành nương dâu. Những biến động ấy thật ra âm ỉ đã lâu, nhưng ít được thấy, cho tới khi gây ra những thay đổi mà chúng ta gọi là “bỗng,” vì bị bất ngờ. Nhìn từ bên ngoài, Hoa Kỳ cũng chẳng thoát quy luật đó từ thời lập quốc: trung bình thì cứ hai thế hệ, chừng 50 năm, lại có một đợt thay đổi sau nhiều chuyển động ngầm ở dưới đáy có thể kéo dài cả chục năm. Nhìn về quá khứ, nếu không từ 70 năm trước vào năm 1947 quá xa xôi của thời Chiến tranh lạnh thì cũng từ mươi năm trước khi khủng hoảng tài chánh và nạn tổng suy trầm 2008-2009 dẫn tới bốn hậu quả lớn. Thứ nhất, khối hậu công nghiệp Âu-Mỹ-Nhật đều tăng trưởng thấp hơn. Tại các nước Tây phương là sự bùng phát của chủ nghĩa quốc gia nhân danh quyền dân để phủ nhận sự thống trị của các cơ chế quốc tế và đả phá vai trò quá lớn của quan hệ hay hiệp ước thương mại, trong đó có TTIP dang dở giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, có Hiệp Ước TPP đã ký kết mà bị Hoa Kỳ gác lại, hay cả hiệp ước NAFTA đã thi hành từ 1994. Thứ ba là tình trạng bất ổn suy sụp của các nước lệ thuộc vào giao thương quốc tế như Đức, Nam Hàn, Trung Cộng, vì ngoại thương sút giảm và các nước chưa thể xuất cảng lên cung trăng để kích thích sản xuất. Sau cùng các nước bơm tiền và phá giá để cạnh tranh còn kịch liệt hơn và thực tế mở ra một trận chiến mậu dịch bằng ngoại tệ trước khi người ta nói đến chủ trương bảo hộ mậu dịch. Bàng bạc bên dưới, chuyển động ngầm và mãnh liệt là “chủ nghĩa quốc gia” tái xuất hiện tại nhiều nơi và đe dọa trật tự toàn cầu đã thành hình từ 70 năm trước. Năm 2017 càng thấy ra điều ấy nên ta cần tự chuẩn bị cho nhiều biến động lớn hơn. Nói đến viễn ảnh 2017, chúng ta phải khởi sự từ Hoa Kỳ vì quốc gia này có hệ thống kinh tế và bộ máy quân sự giàu mạnh nhất, với ảnh hưởng toàn cầu và cũng vừa qua một cuộc cách mạng xã hột có nội dung phát huy chủ nghĩa quốc gia mà ông Donald Trump sớm hiểu ra và trở thành biểu tượng cho nên thắng cử và nay đang giải thích nội dung của chủ nghĩa ái quốc về an ninh lẫn kinh tế. Sự bất mãn của nhiều người manh nha đã lâu, từ Âu sang Mỹ, mà giới học giả và truyền thông không thấy ra. Vì vậy, các chính đảng cổ điển đều thất cử, các xu hướng cực đoan ở ngoài lề thắng lớn tại nhiều nơi mà vẫn bị coi thường. Thời sự 2017 sẽ là khủng hoảng của truyền thông vì tưởng mình biết hết mà chỉ là con vẹt nhắc lại mấy chân lý giả tạo của giới thượng lưu chính trị và không theo kịp sự chuyển động hay nổi giận của xã hội. Tại Hoa Kỳ, sự nổi giận manh nha từ cuộc bầu cử năm 2010 khi phe bảo thủ giúp đảng Cộng Hòa chiếm lại Hạ viện mà các bậc trưởng thượng của đảng chẳng nhìn ra nên thất cử trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012. Sau đấy, đảng vẫn không hiểu ra sự phẫn nộ của thành phần cử tri nòng cốt. Qua năm 2014, Cộng Hòa thắng lớn tại Quốc hội nhờ phe bảo thủ mà các bậc trưởng thượng vẫn chưa hiểu nên đòi chặn làn sóng đã đưa một tay ngang là Donald Trump lên đỉnh. Mà chặn không nổi. Bên Dân Chủ còn tệ hơn vì gây sự phẫn nộ mà bất cần khi duy trì chính sách kinh tế bao cấp và vận động thiểu số làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của thành phần ưu tú có nếp sống sa hoa phóng đãng mà bất chấp sự lầm than kinh tế xã hội ở dưới. Bà Hillary Clinton thất cử vì đã gian lại kiêu, đảng Dân Chủ bị nặng hơn mà chưa biết. Lý do không biết là vì cái tài hùng biện của Tổng Thống Barack Obama và vì ảo giác là lần đầu tiên Hoa Kỳ có một tổng thống da đen có vẻ cấp tiến. Thực tế thì trong ba cuộc bầu cử không có ông Obama, là 2010, 2014 và 2016, đảng Dân Chủ đại bại tại cả Hạ Viện, Thượng Viện, cấp Thống Đốc. Năm 2010 thì giữ đa số tại 60 trong 99 quốc hội tiểu bang, nay chỉ còn 30! Sống tại California trong túi đảng Dân Chủ và cứ nghe truyền thông thì ta khó thấy ra chuyển động ấy của Hoa Kỳ! Nhìn vào tương lai thì ông Donald Trump chỉ là triệu chứng, chứ không là động lực cách mạng nhằm phát huy và bảo vệ quyền lợi an ninh của nước Mỹ và quyền lợi kinh tế dân Mỹ. Sau khi đắc cử, ông Trump làm hai việc đáng chú ý là chọn ban tham mưu và thăm các tiểu bang đã giúp ông thắng cử. Người ta tưởng ông ta ham đi đây đó để nói cho vui, chẳng khác Obama! Thật ra ông đi từng nơi là để củng cố hậu thuẫn của quần chúng cho những gì sẽ làm. Quần chúng đó sẽ giúp ông tranh đấu với Quốc Hội, Cộng Hòa lẫn Dân Chủ. Ông Trump hiểu rằng tổng thống Mỹ không có toàn quyền mà phải chia quyền với lập pháp và ông trực tiếp nói với người dân, qua đầu truyền thông và các chính khách. Khi lập ban tham mưu, ông Trump tìm ba thành phần là chiến tướng có trí tuệ, doanh gia có thành tích và người có kinh nghiệm từ đời sống thật, hơn là các học giả hay chính khách. Người ta đả kích lối chọn lựa đó mà không thấy Hoa Kỳ có vấn đề cần giải quyết chứ không thể tiếp tục theo lối cũ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà giới đả kích là chính khách, học giả và truyền thông! Còn đảng Dân Chủ thì vẫn cố xoay ngược kết quả bầu cử với sự yểm trợ công khai của Tổng thống sắp mãn nhiệm vì ông Obama cần bảo vệ di sản “cải tạo” của mình… Tổng Thống Donald Trump được quần chúng đưa lên để thay đổi hiện trạng và ông vẫn nói đến những thay đổi tốt đẹp hơn cho Hoa Kỳ. Trong lịch sử cận đại của Mỹ, có hai tổng thống gặp hoàn cảnh tương tự là Franklin Roosevelt bên Dân Chủ và Ronald Reagan bên Cộng Hòa khi kinh tế suy thoái và quốc gia bị bên ngoài thách đố. Thời Roosevelt là biến động từ Âu sang Á dẫn tới đại chiến; thời Reagan là sự sa sút tinh thần của Hoa Kỳ sau thảm bại Việt Nam và trước đà bành trướng của Liên Xô. Bài toán của ông Trump khó hơn vì chẳng được đa số như hai vị kia, lại còn gặp sự hoài nghi bên Cộng Hòa và sự chống phá cay cú của đảng Dân Chủ chưa kịp lột xác. Ngược lại, từ bên ngoài, các đồng minh lẫn đối thủ thì đều rõ đây không là đoạn kết mà chỉ là bước đầu của trận đấu mới, trong đó ai cũng muốn chiếm thượng phong vì vậy, 100 ngày đầu sẽ quyết định về Chính quyền Trump. Ông mà đem lại niềm tin thì giới dân cử Hạ Viện sẽ ủng hộ, nếu không, vì sợ bị thất cử vào năm 2018, họ sẽ chống. Sau khi ông Trump thắng cử, thị trường cổ phiếu vọt tăng giá lên mức kỷ lục khiến người ta lạc quan nói đến một kỷ nguyên mới. Thật ra, trong lãnh vực kinh tế tài chánh, thị trường chứng khoán có hai loại là thị trường cổ phiếu và thị trường trái phiếu. Thị trưởng cổ phiếu là phản ứng tâm lý trước các biến chuyển kinh tế, còn thị trường trái phiếu mới là linh hồn của sự chuyển động tài sản. Thị trường hối đoái hay mua bán ngoại tệ chỉ là biến thái từ thị trường trái phiếu vì đồng bạc lên hay xuống giá so với ngoại tệ khác là do khác biệt lãi suất nên ảnh hưởng đến phân lời. (Truyền thông của ta nên dịch đúng interest là lãi suất và yield là phân lời!) Nói về trái phiếu, là tờ giấy nợ, thì mối nguy số một của Hoa Kỳ là gánh nợ. Tổng Thống Donald Trump thừa hưởng di sản Obama là gánh nợ liên bang gần $20 ngàn tỷ sau tám năm tăng chi. Ông còn một di sản khủng khiếp hơn, là gánh nợ của quỹ An Sinh Xã Hội và Trợ Cấp Y Tế tích lũy từ lâu và sẽ sụp đổ vì tuổi thọ tăng, dân số lão hóa, người hưởng tiền An Sinh và cần dịch vụ y tế chiếm tỉ lệ cao hơn thành phần lao động góp tiền cho hai quỹ này. Chưa kể là lớp người Hậu Chiến, sinh sau Thế Chiến, từ 1946 tới 1964, sẽ ồ ạt về hưu và cần tiền hưu liễm. Vì vậy, chính sách kinh tế nhằm nâng sản lượng và tạo ra việc làm sẽ bị kẹt nếu lại giải quyết bằng tăng chi khi bội chi ngân sách lên tới ngàn tỷ và sẽ lên tới 2,000 tỷ một năm, bên trong có cả tiền lời của khối nợ 20 ngàn tỷ từ nay sẽ thành đắt hơn, khi lãi suất và phân lời cùng tăng. Qua các chi tiết được trình bày, ông Trump cố kích thích sản xuất bằng kế hoạch xây dựng hạ tầng cơ sở ruỗng nát của Hoa Kỳ, nhưng không tài trợ bằng tăng chi ngân sách như các chính quyền trước vì lại chất thêm núi nợ đã quá cao. Ông khuyến khích tư doanh tham gia việc xây dựng và phát triển đó qua biện pháp giảm thuế. Ngoài ra, ông đòi làm cuộc cách mạng luật lệ để thay đổi môi trường kinh doanh cho tiểu doanh thương được làm ăn tự do hơn chứ không chết cứng trong hệ thống kiểm soát nhiêu kê có tới 10 vạn trang của chính quyền. Tinh thần kinh tế nổi bật của Trump là cải tiến niềm tin và năng suất thay vì cải tạo xã hội theo ý thức hệ của Obama. Nếu thành công, ông ta làm tiếp cuộc cách mạng chính trị là giới hạn khả năng tăng chi của Quốc Hội để dần dần quân bình lại nền tài chánh công quyền. Nếu ông thất bại, vị tổng thống kế nhiệm phải thực hiện việc này từ năm 2020 trở về sau. Năm 2017 vì vậy mới chỉ là màn đầu của nhiều thay đổi lớn bên trong nước Mỹ khi Donald Trump xuất hiện như con chim báo bão. Với bên ngoài? Chúng ta sẽ tìm hiểu trong một kỳ khác. Chúc mừng năm mới, với dây lưng an toàn!
......

Đảng viên Đảng CSVN – Ta là ai?

Bài viết của một cựu đảng viên csvn: Lê Minh Đức, gửi các đảng viên đảng CSVN để nhìn lại chính mình. --- Nếu một người cứ đứng trên quan điểm phân biệt bạn thù của đảng cộng sản VN, thì tôi nói thật, hận thù đó không nguôi được. Vì sao ư? Vì quá nhục. Này nhé. Ta chiến đấu vì lý tưởng cộng sản, coi Mỹ là kẻ thù giai cấp, kẻ thù của hoà bình thế giới. Ta thắng nó với lòng tin rằng chẳng bao lâu sau thằng tư bản sẽ quỳ gối trước mặt phe cộng sản để cầu xin ân huệ. Thế mà tất cả những gì ta hy sinh cho cuộc chiến 20 năm máu lửa đó, trong phút chốc bỗng biến thành trò cười rẻ tiền. Chủ nghĩa cộng sản sụp tan thành mây khói. Nay ta quay lại cầu xin nó, theo đuôi nó xây dựng chủ nghĩa tư bản, năn nỉ nó công nhận ta là kinh tế thị trường. Bao thế hệ hy sinh chống Mỹ để thấy những thế hệ sau chiến tranh lớn lên hướng về văn hoá Mỹ, cuồng Mỹ. Hoá ra những gì ta làm trong quá khứ đều sai, đều ngu muội , đều vì ta có tầm nhìn không quá lũy tre làng. Hỏi như thế có nhục không? Mà nhục như thế thì quên thế nào được. Nay ta trải thảm đỏ mời Mỹ quay lại. Cái mặt dày đểu cáng ta biết giấu vào đâu? Đành phải lôi lại chuyện quá khứ rằng Mỹ giết dân ta. Thì sao, nó không giết ta để ta giết nó hay sao? Trong cuộc chiến tranh do ta chủ trương, có thằng nào không phải là Việt Cộng trong mắt người Mỹ. Ta sống trong dân, ta giấu vũ khí trong vườn nhà dân. Dân và ta đều quần đùi đen, áo bà ba đen, tay cầm liềm cắt cỏ mà AK-47 giấu trong bờ ruộng. Ta đánh úp nó chết nhăn răng vì nó tưởng du kích ta là dân lành. Trong khi đó ta giết chính đồng bào ta, ta trói đồng bào ta như trói gà, rồi ta chặt đồng bào ta làm ba khúc sau vườn. Ta dùng cuốc đập đồng bào ta vỡ sọ. Ta chôn sống đồng bào ta sau khi bắt chính họ đào huyệt... Ta tuyệt đối không nhắc lại chuyện đó. Ta tuyệt đối tìm cách quên rằng thằng đàn anh Trung Quốc đã giết đồng bào ta còn tệ hơn giết chó, máu chảy thành sông ở biên giới phía Bắc. Và ta vẫn tiếp tục thờ lạy nó. Ta là ai? Ta là đảng cộng sản VN. Ta là thứ cặn bã của dân tộc này. Ta là thứ mọi rợ đạo đức giả. Ta là loài khỉ đột đã xua đuổi được mọi nền văn minh để tiếp tục tự sướng với nhau trong bóng tối của thời trung cổ. Và còn nữa? Hãy chờ xem ta sẽ nghiến nát kẻ thù ( nhân dân ) như đàn anh Trung Quốc của chúng ta dùng xe tăng xay thịt nhân dân chúng nó thành thức ăn cho súc vật trên quảng trường Thiên An Môn. Ta là quái thai thời đại. Ta không xứng đáng đứng ngang hàng với loài người văn minh trên trái đất này. Thảm họa diệt chủng đã hiện ra trước mắt, không ai có thể cứu được dân tộc Việt Nam khỏi thảm họa này, ngoài 90 triệu người Việt. Mỗi người cần nhìn thấy cái chết đang đến với chính mình và con cháu mình, hãy chuyển tải thông tin này tới tất cả mọi người, tới mọi tờ báo, mọi phương tiện thông tin để mọi người cùng biết, cùng nhau đứng lên chống thảm họa diệt chủng đã đến trước mắt, để cả thế giới cùng biết và lên tiếng bảo vệ chúng ta. Lê Minh Đức Nguồn: Nghia Nguyenxuan
......

Nhân quyền VN, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu và sự ‘nổi dậy’ của Vietnam Caucus

US President Barack Obama signs H.R. 6156, the Russia and Moldova Jackson-Vanik Repeal and Sergei Magnitsky Rule of Law Accountability Act, on December 14, 2012 in the Oval Office of the White House in Washington, DC. The legislation would punish officials tied to the November 2009 death of lawyer and anti-corruption activist Sergei Magnitsky in a Moscow detention centre, denying them entry to the US and freezing their assets. AFP PHOTO/Mandel NGAN (Photo credit should read MANDEL NGAN/AFP/Getty Images) Điều gì phải đến đã đến. Quá nhiều lời cảnh báo về khả năng chế tài nhân quyền đối với chế độ chính trị ở Việt Nam đã được giới lập pháp Hoa Kỳ liên tục phát ra suốt từ năm 2014 đến nay, nhưng hầu như chẳng ăn thua gì với đối tượng mà có người phải ví với một đứa trẻ hư chỉ hở ra là ăn vạ. Cuối cùng thì Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu đã được Quốc hội Mỹ bỏ phiếu thông qua và Tổng thống Barack Obama ký ban hành. Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu Sau một thời gian dài do dự vì điều được cho là thái độ mềm mỏng hơi thái quá của chính quyền Obama đối với vấn đề nhân quyền quốc tế, ngày 8/12/2016, Quốc hội Mỹ đã chính thức thông qua một dự luật nhân quyền – Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu (Global Magnitsky Human Rights Accountability Act) – nhắm vào những cá nhân vi phạm nhân quyền và những giới chức tham nhũng trên toàn cầu. Dự luật này – do hai Thượng nghị sĩ John McCain và Ben Cardin giới thiệu tại Thượng viện – được thông qua chưa tới một tuần sau khi một dự luật tương tự do hai Dân biểu Chris Smith và Jim McGovern đệ trình tại Hạ viện được chuẩn thuận với tỷ lệ áp đảo đến 2/3.   Dự luật Magnitsky đã được Quốc hội Hoa Kỳ đưa vào trong Luật Chuẩn Chi Ngân Sách Quốc Phòng năm 2017. Ảnh: Courtesy/VOA Vào đúng dịp lễ Giáng sinh năm 2016, hai dự luật trừng trị các cá nhân vi phạm nhân quyền trên thế giới đã được Tổng thống Obama đặt bút ký ban hành. Luật Sư Sergei Magnitsky. Ảnh: Politikus.ru Theo Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, những quan chức vi phạm nhân quyền sẽ bị chế tài theo hai cách. Thứ nhất, cấm nhập cảnh Hoa Kỳ kể cả đi công vụ. Nếu muốn được miễn trừ lệnh cấm này thì Tổng thống phải có sự miễn trừ đặc biệt và phải giải thích với Quốc hội. Thứ hai, chính phủ Mỹ đóng băng tất cả các tài sản của những cá nhân vi phạm nhân quyền, cho dù họ che giấu bằng bất kỳ hình thức nào hay gửi gắm ai đứng tên. Tại rất nhiều các nước độc tài, kẻ vi phạm nhân quyền cũng chính là những tay tham nhũng lớn, giấu của cải ở các nước phương Tây. Quan trọng hơn, luật áp dụng với tất cả các loại nhân quyền được quốc tế công nhận. Theo luật này, những người cưỡng đoạt tài sản của nhân dân cũng bị xem là những kẻ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tình trạng dân oan bị mất đất ở Việt Nam lại rất phổ biến. Những giới chức tham nhũng mà trừng trị những người tố cáo tham nhũng cũng bị xem là vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Vậy quan hệ Việt-Mỹ có thể bị tác động thế nào khi Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu ra đời? Theo phân tích của giới chuyên gia về nhân quyền, quan hệ Việt-Mỹ chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi luật này. Ngay cả khi hành pháp Mỹ muốn che chắn bớt cho chính phủ Việt Nam vì những lợi ích khác ngoài nhân quyền thì cũng sẽ khó hơn. Khi Quốc hội Mỹ có hồ sơ rõ ràng rằng những giới chức liên hệ đã vi phạm nhân quyền nghiêm trọng theo đúng định nghĩa của luật thì rất khó để bên hành pháp có thể bỏ qua. Vietnam Caucus ‘nổi dậy’ Lẽ ra, giới lãnh đạo Việt Nam đã phải rút ra một bài học nào đấy từ năm 2014, khi có đến 2/3 giới lập pháp ở cả Thượng viện lẫn Hạ viện Hoa Kỳ quyết định cài đặt điều kiện tự do tôn giáo vào Quyền đàm phán nhanh (TPA) – một cơ chế cho phép Tổng thống Mỹ được quyết định các nội dung đàm phán về Hiệp định TPP với các quốc gia mà không cần thông qua Quốc hội. Nhưng đã chẳng có bất kỳ sự thay đổi nào từ phía Việt Nam. Thậm chí sau ba năm có vẻ “ít bắt”, đến năm 2016, công an Việt Nam còn bắt người bất đồng chính kiến nhiều hơn hẳn giai đoạn 2013 – 2015. Đến năm 2015, một Thượng nghị sĩ Mỹ là Ed Royce đã phải đệ trình ra Quốc hội dự luật về chế tài nhân quyền Việt Nam. Theo dự luật này, vấn đề chính yếu không chỉ là hạn chế những khoản tín dụng và viện trợ có tính cách ưu đãi từ phương Tây, mà cả thực hiện những biện pháp chế tài đối với những trường hợp quan chức Việt Nam vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Cũng trong năm 2015 và lan sang năm 2016, nhiều thượng nghị sĩ Mỹ đã đòi Hoa Kỳ phải đưa Việt Nam trở lại Danh sách CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo). Nếu Việt Nam đã được Mỹ nhấc khỏi Danh sách này vào năm 2006, thì nay lại đang khá gần với triển vọng “tái hòa nhập” CPC. Nếu bị đưa vào CPC một lần nữa, có nhiều khả năng Việt Nam sẽ bị áp dụng cơ chế cấm vận từng phần về kinh tế và cả quốc phòng. Khi đó, nền kinh tế Việt Nam vốn đã chênh vênh bên bờ vực thẳm, sẽ càng dễ sa chân sụp đổ. Với giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam, Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu là tin vui nhất trong năm 2016 và có lẽ trong vài ba năm gần đây, thậm chí còn vui hơn cả việc Tổng thống Obama đến Việt Nam nhưng có đến 6/15 khách mời của Tổng thống đã bị công an Việt Nam thẳng tay chặn không cho đến gặp ông. Đã đến thời mà những tố cáo về việc quan chức vi phạm nhân quyền sẽ không bị rơi vào quên lãng. Với các tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, họ có thể dùng những thông tin về các tổ chức tôn giáo, xã hội dân sự và người dân bị chính quyền đàn áp để đề nghị chế tài những giới chức can dự hay chỉ thị đàn áp người dân. Đây chính là biện pháp để bảo vệ trực tiếp cho người dân bằng sự răn đe rằng người vi phạm sẽ bị chế tài. Những thông tin này sẽ được chuyển cho các tổ chức nhân quyền quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu. Theo luật mới, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, mà cụ thể là Văn phòng Dân chủ, Nhân quyền, và Lao động (DRL), sẽ chịu trách nhiệm xây dựng một bản danh sách bao gồm tên các quan chức vi phạm nhân quyền, trong đó có Việt Nam. Nếu bị đưa vào danh sách này, hàng loạt quan chức Việt Nam sẽ bị cấm nhập cảnh vào Hoa Kỳ và tài sản cố định, tài khoản ngân hàng ở nước ngoài của họ, kể cả của thân nhân của họ, sẽ bị phong tỏa vô điều kiện. Nhóm Vietnam Caucus đã “nổi dậy”, dù trước đó vẫn không ngủ vùi. Vietnam Caucus Vietnam Caucus, còn gọi là “Nhóm làm việc về Việt Nam” của Hạ viện Hoa Kỳ, bao gồm những nghị sĩ có tên tuổi và quen thuộc như Loretta Sanchez, Zoe Lofgren, Chris Smith, Frank Wolf, Alan Lowenthal, Ed Royce…, cùng vài chục nghị sĩ khác của cả hai đảng trong Quốc hội Mỹ, là một nhóm quan tâm đặc biệt đến chủ đề đối ngoại và nhân quyền ở Việt Nam trong nhiều năm qua như tự do tôn giáo, tự do báo chí, xã hội dân sự, thả tù nhân lương tâm. Nhưng đáng ngại hơn cả đối với giới lãnh đạo Việt Nam có lẽ là những dự luật liên quan đến nhân quyền mà các nhà lập pháp của Vietnam Caucus đã soạn thảo và vẫn tiếp tục thúc đẩy Quốc hội Mỹ thông qua, đó là các Dự luật nhân quyền Việt Nam, Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam, và gần đây nhất là một văn bản yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Tình hình đang chuyển biến thuận lợi hơn hẳn cho Vietnam Caucus. Cuộc bầu cử năm 2016 ở Hoa Kỳ không chỉ mang về chiến thắng cho người của đảng Cộng hòa mà còn tạo ra thế chiếm lĩnh lưỡng viện của đảng này. Nhờ thế vai trò của Nhóm Vietnam Caucus – vốn thường gắn với đảng Cộng hòa – có thể sẽ nổi bật. Khi đó, những dự luật vừa kể sẽ có nhiều khả năng được thông qua. Đặc biệt, nếu Dự luật chế tài nhân quyền Việt Nam được thông qua, sẽ tương tự tình trạng chế tài nhân quyền đối với Nga và Syria khi hàng loạt nhân vật cao cấp và kể cả trung cấp của giới lãnh đạo Việt Nam bị đưa tên vào “sổ đen nhân quyền” của Mỹ và Liên minh châu Âu, để từ đó những người này sẽ không được nhập cảnh vào Mỹ, cùng lúc tài khoản, tài sản của họ, kể cả của người thân của họ, sẽ bị Mỹ và Liên minh châu Âu phong tỏa tại bất kỳ ngân hàng hoặc địa điểm quốc tế nào mà nước Mỹ có thể với tay tới. Sự thật là chưa cần Tân Tổng thống Trump chấp nhiệm chính thức vào ngày 20/1/2017, Nhóm Vietnam Caucus đã cất lên tiếng nói vào những ngày cuối cùng của nhiệm kỳ Obama. Có lẽ đây là một tín hiệu đặc biệt, báo trước cho giới lãnh đạo Việt Nam về giai đoạn “làm mình làm mẩy” đã qua hẳn, nhường chỗ cho một thời kỳ mà tù nhân lương tâm ở Việt Nam không thể bị xem là món hàng để mặc cả cho những lợi ích kinh tế và quốc phòng của chế độ. Sau Luật Nhân quyền Magnitsky Toàn cầu, một khả năng có thể diễn ra là nhiều nhân vật trong giới lãnh đạo Việt Nam sẽ phải ngẫm lại xem họ đang ở khúc ngoặt lịch sử nào. Công an Việt Nam cũng bởi thế sẽ không còn dễ dàng nhận được “chỉ đạo từ trên” cho việc bắt người bất đồng chính kiến hay hành hạ những người hoạt động cho nhân quyền bằng đấm đá và mắm tôm.
......

Trọng chuẩn bị thịt Quang (phần 6)

Liên minh Quang và Phúc liệu sẽ đi đến đâu? Khó mà trả lời câu hỏi này với một người như Nguyễn Xuân Phúc. Đương kim thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đến giờ chưa tạo được dấu ấn cho chính phủ của mình. Phúc đưa ra khái niệm chính phủ kiến tạo và liêm chính. Một khẩu hiệu khá hiền hoà và nghe dễ xuôi lòng người. Nhưng tại sao là là kiến tạo chứ không phải là đổi mới hay là cải cách. Chính điều này nói lên bản chất con người Nguyễn Xuân Phúc, đó là một con người  không có bản lĩnh và trách nhiệm với công việc và vị trí mình đang ngồi. Thế nhưng với tư lợi riêng Phúc Hói lại là một con người quyết đoán và biết chớp thời cơ. Chỉ từ một phó bi thư thành uỷ, Phúc đã nhìn ra con đường để nhanh chóng vượt lên qua hàng trăm phó bí thư tỉnh uỷ khác bằng cách đi theo đường văn phòng chính phủ. Nhờ sự dẫn mối của Thân Đức Nam, Phúc được làm phó văn phòng chính phủ. Một chức vị cũng không có gì quan trọng, không bị ai chú ý. Từ đây Phúc cung cúc tận tuỵ phục vụ Nguyễn Tấn Dũng. Rồi nhờ yếu tố miền Trung và phô bày bên ngoài vẻ hiền lành, thật thà, dễ bảo mà Phúc vào Bộ Chính Trị không mấy khó khăn. Phải nói con đường của Phúc rất êm ái mặc dù không hề có dấu ấn, công trạng gì đặc biệt. Nếu nói mọi thứ đổ nát là của Nguyễn Tấn Dũng gây ra, chắc chắn chủ nhiệm văn phòng chính phủ, phó thủ tướng như Phúc không thể nào thoát tội. Khi thấy Trọng và Sang vây đánh Nguyễn Tấn Dũng trong thế hai đánh một, Phúc Hói nhanh chân về đầu quân cho Trọng Sang. Lúc này Tư Sang chắc mẩm mình sẽ làm Tổng Bí Thư, bèn nói với Phúc Hói. – Phó thủ tướng có đến cả đống, anh thấy bác Cả có phần để ý chú đấy. Phúc Hói bắt được sóng, lân la đến Trọng. Biết được Sang đã chuyền bóng đến, Cả Trọng vỗ về khen ngợi Phúc rồi hứa sẽ giới thiệu Phúc làm thủ tướng nếu Nguyễn Tấn Dũng về hưu. Từ đó Phúc đi đâu cũng khoe mình là phó thủ tướng thứ nhất, phó thủ tướng thường trực. Mặc dù thời đó không có chức danh này, các phó thủ tướng đều như nhau.  Khi nhận được tín hiệu của Sang và Trọng sau trung ương 4 khoá 11 chuẩn bị tổng tấn công Nguyễn Tấn Dũng, Phúc Hói nhận mệnh lệnh từ Tư Sang, đến đúng phiên họp Bộ Chính Trị bất ngờ lên tiếng đòi kiểm điểm trách nhiệm các vụ Vinashin, Vinalines… khiến Nguyễn Tấn Dũng bật ngửa người trong cuộc họp. Ba Dũng không ngờ kẻ mà phục vụ mình khép nép còn hơn đầy tớ thời phong kiến lại có ngày phản thùng bất ngờ như vậy. Đây  là chiêu thức thâm độc của Trọng,  cũng là đòn quen thuộc đấu đá trong chóp bu cộng sản. Vì chỉ có lời tố cáo, đề nghị của cấp dưới trực tiếp hay cùng bộ phận mới giá trị hơn những lời tố cáo, yêu cầu bên ngoài. Nhưng khi bộ chính trị khoá 11 đưa vấn đề kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng ra trung ương 6 không được chấp nhận. Cả Trọng gạt nước mắt nuôi hận thù, còn Tư Sang quyết bày keo nữa đưa Dũng ra quốc hội để bãi miễn. Ra đến quốc hội Nguyễn Tấn Dũng đã chơi bài có một không hai, chưa nguyên thủ cộng sản nào dám làm, đó là Dũng nhận lỗi với quốc hội với nhân dân. Chuyện bất ngờ nhận lỗi không hề được tính trong kế sách của Sang, Trọng. Nên chim mồi đại biểu Dương Trung Quốc bỡ ngỡ không biết triển khai tấn công tiếp ra sao, khi phần đông đại biểu hài lòng với lời xin lỗi từ miệng của một nguyên thủ quốc gia. Thấy cơ Tư Sang, Cả Trọng đánh Ba Dũng có vẻ kết quả. Phúc đi đâu cũng thì thầm mình sẽ làm thủ tướng tương lai, đồng thời Phúc cũng luôn miệng khen ngợi Cả Trọng là con người hiền lành, liêm khiết. Ngoài ra Phúc năn nỉ từng địa phương, từng bộ ngành bỏ phiếu cho mình. Phúc hứa hẹn, thề thốt khắp mọi nơi nếu trúng cử thủ tướng sẽ làm cái này, cái kia. Từ người già đến người trẻ ai Phúc cũng xum xoe, cầu cạnh xin được phiếu. Kỳ họp trung ương 11 cuối cùng trước thềm đại hội khoá 12, đích thân Nguyễn Phú Trọng đứng ra giới thiệu Nguyễn Xuân Phúc làm thủ tướng. Ba Dũng lúc này đã bỏ cuộc, không ý kiến gì. Vì thế Phúc dễ dàng đạt được chức thủ tướng như y hằng mơ. Phúc làm thủ tướng, thay đổi đầu tiên là đồng ý cơ chế có phó thủ tướng thường trực cho Trương Hoà Bình, đệ tử ruột của Trương Tấn Sang để trả ơn khi xưa. Gần một năm làm thủ tướng, nhà kỹ trị và kiến tạo Nguyễn Xuân Phúc mới thấu hiểu không dễ như mình tưởng. Con người bất tài đi lên bằng sự nịnh bợ ươn hèn như Phúc không có uy để điều khiển được cỗ máy chính phủ, mọi thứ Phúc đều xin ý kiến chỉ đạo của Trọng từ cái nhỏ nhất trở đi. Phúc là thủ tướng kém thế lực nhất trong mấy đời thủ tướng trước đó, gần như một dạng bù nhìn của Cả Trọng. Thậm chí Phúc còn kém bản lĩnh đến mức không nhận ai làm đệ tử ruột, hoặc không ai muốn làm đệ tử ruột cho Phúc. Bởi sự tráo trở phản trên, lừa dưới mà Nguyễn Xuân Phúc đã tung hết ra để đạt được cái ghế thủ tướng,  những việc làm nhơ bẩn ấy đã chuốc cho Phúc thành một kẻ bị khinh bỉ trong mắt mọi người. Một thủ tướng mà lại để hình ảnh quỵ luỵ, van xin, cầu cạnh của mình công khai cho khắp thiên hạ biết, làm sao mà có được khả năng và uy tín điều hành đất nước. Thế nhưng đấy là bi kịch của đất nước, không phải của Phúc. Với Nguyễn Xuân Phúc thành thủ tướng là thành công, là đạt ước mơ, những thứ còn lại chả có nghĩa lý gì với Phúc. Sau khi làm thủ tướng, Phúc đi sang Trung Cộng được đón tiếp như một ông hoàng chính thức của nước Việt. Sự ngạo mạn và đắc thắng của kẻ tiểu nhân như Phúc càng dâng cao đến lố bịch. Nguyễn Phú Trọng càng ngày càng mất uy tín trong đảng vì kinh tế đất nước bết bát, bế tắc và các cuộc thanh trừng đảng viên cấp cao không đi đến đâu, gây trò cười trong dư luận. Trọng đang cố lên gân bám vào quân đội, công an đe doạ dùng vũ lực để trấn áp mọi phe phái mà Trọng khoác cho cái áo diễn biến và tự chuyển hoá. Khả năng Trọng không đứng vững được hết năm sau là điều có thể xảy ra. Ngoài Trần Đại Quang vốn thâm trầm , kín kẽ chưa bộc lộ gì ngoài chuyến công du vừa qua. Giàn lãnh đạo tứ trụ mới khiến người ta thất vọng vì không thấy lối thoát. Dẫn đến một chuyện là ngày sinh nhật Nguyễn Tấn Dũng cách đây hơn một tháng, có hàng trăm lẵng hoa chúc mừng. Câu chuyện Nguyễn Tấn Dũng trở lại chính trường là điều không thể. Tuy nhiên hàng trăm lẵng hoa trong đó có nhiều lẵng hoa của các quan chức đương nhiệm, cho thấy họ muốn bày tỏ sự mất niềm tin vào tứ trụ hiện nay. Đặc biệt là sự chán nản của họ với Nguyễn Xuân Phúc qua cách xử lý Formosa . Ở vụ Formosa đến nay Phúc chỉ đạo loay hoay không xong việc đền bù thoả đáng cho người dân như thời hạn đã hứa. Khiến một số nhà đầu tư quốc tế phải rời khỏi Việt Nam với lý do môi trường không an toàn. Trước tình cảnh ấy, Phúc Hói đành tính kế nương dựa sau này, không có đàn em, không có quan anh đỡ đầu, không có uy sai khiến người khác…. Phúc Hói một mặt bỡ đợ làm tay sai cho Trọng, mặt khác lân la đi lấy lòng chỗ nọ, chỗ kia để kiếm chỗ dựa về sau. Những động thái vừa qua của Nguyễn Xuân Phúc qua lại với miền Trung, chỉ là những chiêu trò dự phòng cho sự nghiệp của y. Kiểu đưa một chân dự phòng nếu Trọng yếu, Phúc sẽ phản lại. Phần lớn khả năng Phúc vẫn trung thành với Nguyễn Phú Trọng, sau chuyến đi sang thiên triều ra mắt Trung Cộng, dưới sự đề cử của Trọng. Phúc đang hân hoan nghĩ mình đã được Trung Cộng chấm điểm. Sự hân hoan của Phúc hoàn toàn có cơ sở, thứ nhất Phúc được Trọng giới thiệu với thiên triều. Thứ hai Phúc là kẻ ươn hèn, nịnh bợ nếu có gì đảm bảo cho Phúc hắn sẽ nhất nhất làm theo bất chấp tình nghĩa, đạo lý lớn bé gì. Những tố chất trong Phúc như vậy sẽ hơn hẳn những nhân vật khác trong mắt Trung Cộng. Liên minh với một kẻ như Nguyễn Xuân Phúc không đáng tin, nhất là Phúc có sự hỗ trợ đằng sau của Nguyễn Phú Trọng và thế lực như Trung Cộng tiếp sức. Lịch sử cộng sản Việt Nam, ngay cả thủ tướng bù nhìn Phạm Văn Đồng dưới thời độc tài Lê Duẩn, cũng chưa ai có thái độ xu nịnh, lươn lẹo bộc lộ trắng trợn như Nguyễn Xuân Phúc. Với một thủ tướng thế này và một tổng bí thư như Nguyễn Phú Trọng, chuyện lún sâu lệ thuộc vào Trung Cộng ngày càng sâu hơn là điều đương nhiên. Chắc hẳn khó hy vọng con người đê tiện như Nguyễn Xuân Phúc dám dứt bỏ sự quỵ luỵ vào Nguyễn Phú Trọng, để tìm cho mình một bản lĩnh xứng đáng ở vai trò thủ tướng.
......

Các dự án ‘đắp chiếu’ đã hoại tử khắp cơ thể

Vào những ngày cuối cùng của năm 2016, lại có thêm 7 dự án thuộc loại “đắp chiếu” được chính phủ cực chẳng đã phải thông báo: Ðạm Hà Bắc, Ðạm DAP 1 Lào Cai, DAP 2 Hải Phòng, Ethanol Bình Phước, Ethanol Phú Thọ, nhà máy đóng tàu Dung Quất, Liên doanh khai thác mỏ Quý Sa, nhà máy gang thép Lào Cai. Ảnh: Cựu Bộ Trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng. Trước đó đã có 5 dự án bị liệt vào dạng đầu tư lãng phí là Nhà máy Ðạm Ninh Bình (Ninh Bình), Nhà máy xơ sợi Ðình Vũ (Hải Phòng), Nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất (Quảng Ngãi), Công trình mở rộng nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 (Thái Nguyên), Nhà máy bột giấy Phương Nam (Long An). Theo đó, chỉ riêng trong năm 2016 đã “phát hiện” 12 dự án ngàn tỷ trùm mền, đều do Bộ Công Thương làm chủ đầu tư. Toàn bộ các dự án này đều được triển khai dưới thời Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng – một “tội đồ” của quá nhiều dấu hiệu tham nhũng và vô trách nhiệm, nhưng cho tới giờ lại có vẻ tạm thoát nạn trước chiến dịch được coi là “chống tham nhũng” của tổng bí thư Trọng. Thời điểm kết thúc “chế độ Nguyễn Tấn Dũng” cũng đã chấm dứt vai trò bộ trưởng công thương của ông Vũ Huy Hoàng. Ông Hoàng được coi là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Đa số dự án gây lãng phí tồn tại dưới thời của ông Vũ Huy Hoàng và do Bộ Công thương chịu trách nhiệm triển khai. Chỉ tính riêng 5 dự án đắp chiếu bị phát hiện trước đây, ước tính tổng giá trị đầu tư của những dự án này đã lên tới hơn 30,000 tỷ đồng! Con số 30,000 tỷ đồng bốc hơi lên trời ấy lại có thể xây được hàng ngàn trường trung học khang trang hoặc hàng ngàn trạm xá, cùng vô số nhà tình thương. 5 dự án đắp chiếu trên được đảng bật đèn xanh để báo chí nhà nước lên án rầm rộ trước kỳ họp cuối năm 2016 của Quốc hội. Tuy vậy, kỳ họp này đã kết thúc mà không có bất kỳ giải pháp nào để xử lý các dự án đắp chiếu. Được biết, hầu hết các dự án đắp chiếu đều có vay mượn tiền từ ODA. Nhiều dấu hiệu cho thấy các dự án trên đã “ăn” nguồn vốn ODA vay mượn của nước ngoài. Mà trong vực thẳm lãng phí vô cùng tận ở Việt Nam, nguồn vốn ODA “từ trên trời rơi xuống” lại là cái đáy tận cùng của mọi loại đáy. Nợ nước ngoài chiếm hơn 40% trong tổng nợ công Việt Nam, đẩy nợ công quốc gia lên đến hơn 100% GDP và rất nhiều triển vọng” đắp bồi núi nợ lên đầu các thế hệ tương lai của đất nước. Với con số 12 dự đắp chiếu mà có thể gây lãng phí đến nhiều chục ngàn tỷ đồng, gánh nợ ODA càng nặng thêm và không biết làm sao để trả. Nếu vào thời Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, đặc biệt vào giai đoạn ngân sách còn tiền, hẳn chính phủ sẽ chỉ đạo cho Bộ Tài chính chi ngân sách để “ôm” các dự án đắp chiếu, không cho xì ra gây mất uy tín – một tiểu xảo tương tự việc Ngân hàng nhà nước đã tung tiền ra để mua lại 3 ngân hàng thương mại Xây Dựng, Đại Dương, GP với giá 0 đồng vào những năm 2014 và 2015. Tuy nhiên đến nay, tình hình ngân sách đã không còn bất kỳ kết dư nào để tung tiền ra như thế. Kế sách nhanh nhất và gọn nhất là chính phủ có thể bán lại các dự án đắp chiếu cho chủ đầu tư khác. Tuy nhiên, phương cách này là rất khó khăn. Vì chưa biết làm thế nào để “quyết toán” kinh phí ban đầu xây dựng các dự án này, trong khi chẳng mấy khách hàng quan tâm đến những dự án chịu quá nhiều rủi ro. Do vậy, rất nhiều khả năng cả đảng, quốc hội và chính phủ sẽ không làm gì được đối với các dự án đắp chiếu. Thay vào đó, những dự án này sẽ được xem là bằng chứng đắt giá để khi cần thiết sẽ tung ra nhằm “giải quyết công tác cán bộ”. Lê Dung / SBTN
......

Bí thư, Chủ tịch quận, huyện ra vào Ủy Ban Nhân Dân TP.HCM phải kiểm tra an ninh.

Hiệu ứng Yên Bái lan tỏa mọi nơi, khiến các quan ở Thành Hồ cũng lo ngại. Hóa ra nội bộ đoàn kết và vững mạnh cũng là một điều cần mơ ước như chuyện làm được con ốc, con vít made in Viet Nam sau 41 năm.  Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TPHCM. Ảnh Dân Việt Hậu ‘tiếng súng Yên bái’: Chính quyền CSVN tại Sài Gòn bắt đầu ‘xanh, vàng, cam, đỏ’ Gần 4 tháng sau vụ “Tiếng súng Yên Bái”, Ủy ban nhân dân TP.HCM là cơ quan cấp tỉnh thành đầu tiên công bố về việc sẽ thiết lập cơ chế kiểm tra an ninh với những người ra vào cơ quan này, kể cả với Bí thư, Chủ tịch quận, huyện. Ông Võ Văn Hoan, Chánh văn phòng Ủy ban nhân dân TP.HCM cho biết thêm TP. HCM sẽ đưa ra các mức xanh, vàng, cam, đỏ để từ đó có những ứng xử phù hợp, nhưng trước mắt sẽ chỉ áp dụng mức xanh. Mức xanh là nhẹ nhàng, người đi qua sẽ chỉ bị hỏi khi có vấn đề, còn không thì cứ đi vào. “Xanh, vàng, cam, đỏ” lại khá giống với các mức độ cảnh báo mà cơ quan hình sự quốc tế Interpol đặt ra trong việc cảnh báo và truy nã tội phạm. Phải chăng chính quyền TP.HCM đang “học tập tấm gương” của Interpol? Dù gì, có thể cho rằng tâm lý đề cao cảnh giác đang bao phủ trong giới chức chính quyền và đảng ở Việt Nam, sau khi xảy ra vụ Yên Bái với kết luận “hai người bị bắn” của công an tỉnh này, nhưng một số dư luận lại cho rằng “cả ba bị bắn” và vẫn còn một nhân vật thứ tư đang giấu mặt. Trước đây, thỉnh thoảng cũng xảy ra một vụ quan chức bắn nhau, nhưng chỉ ở cấp thấp (chủ yếu cấp xã). Còn giờ đây, cái chết đến với cả giới quan chức cao cấp – những chân đứng trong Ban chấp hành trung ương đảng. “Vừa nghe tin trên mạng về mấy đồng chí bị bắn ở Yên Bái, đến chiều không khí cơ quan bọn này nặng nề phát sợ luôn. Bên ngoài thì bảo vệ cùng cảnh sát được tăng cường gấp đôi, soát xét từng người vào cổng, bên trong mọi người im re như không biết gì, nhưng cứ lấm lét nhìn nhau xa cách chưa từng thấy…” – một cán bộ thuộc một cơ quan kiểm tra đảng địa phương thổ lộ. Bây giờ thì không một quan chức nào còn an toàn. Ở Việt Nam, không một địa phương nào là không có mâu thuẫn, thậm chí nhiều chính quyền địa phương nổ ra xung đột nội bộ rất nặng nề, đặc biệt về quyền lực và lợi ích nhóm. Sau vụ quan chức bắn nhau ở Yên Bái, điều chắc chắn sẽ xảy ra là nhiều quan chức ở nhiều tỉnh thành khác sẽ đòi có cơ chế cảnh vệ bảo vệ cá nhân họ, đồng thời sẽ ban hành cơ chế kiểm tra vũ khí, chất nổ… tại những cuộc họp quan trọng của thành/tỉnh ủy, ủy ban nhân dân tỉnh/thành, thậm chí xuống cả cấp quận/huyện… Không khí họp hành sẽ bước vào thời chiến. Chỉ vài ngày trước vụ thảm sát Yên Bái, Quốc hội đã họp bàn về Luật cảnh vệ. Theo đó, khá nhiều “yếu nhân” như nguyên tổng bí thư, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, và đương nhiên tất cả các ủy viên Bộ Chính Trị hiện nay đều được đặc ân có cảnh vệ bảo vệ. Trong cuộc họp bàn này, đã hiện rõ nhu cầu “tha thiết được bảo vệ” – không phải như một thời trang quyền lực, mà là một thực tế cần thiết. Có lẽ Ủy ban nhân dân TP.HCM không phải là cơ quan duy nhất cho tới nay quyết định xây dựng hàng rào an ninh để kiểm soát lẫn nhau. Nhiều khả năng trong thời gian qua, không ít cơ quan hành chính địa phương, kể cả cấp sở ngành và quận huyện, đã âm thầm bố trí cơ chế giám sát an ninh, nhưng không công bố ra công luận. Lê Dung / SBTN  
......

Lãnh đạo độc tài Equatorial Guinea bị tòa Pháp xử về Tài Sản Phi Pháp

Teodorin Obiang, 47 tuổi là Phó Tổng Thống của Equatorial Guinea, con của đương kim Tổng Thống Teodoro Obiang Nguema Mbasogo đang cầm quyền từ 37 năm qua, sẽ bị tòa án Pháp xét xử vào ngày 2/1/2017 về tội rửa tiền, thâm lạm của công, tham nhũng và biển thủ công qũy. Đây là một mốc điểm quan trọng trong vụ án lịch sử kéo dài từ hơn 10 năm qua, giữa một bên là những người dân can đảm yêu chuộng công lý, công bằng tại Equatorial Guinea và các Tổ Chức Phi Chính Phủ Transparency International France, SHERPA và một bên là Teodorin Obiang, đại diện cho guồng máy độc tài, tham nhũng, bòn rút của công để làm giàu bất chính. Vụ này báo hiệu cho số phận tương lai các thành phần độc tài còn đang tại chức hay không còn cầm quyền trên thế giới: không còn có thể nương náu an toàn dù ở bất kỳ nơi nào để thụ hưởng tài sản phi pháp (TSPP). Tài sản phi pháp của Teodorin Obiang được ước lượng lên hơn 600 triệu Euro, trong một xứ mà hơn phân nửa dân số sống dưới mức nghèo đói. Ông Obiang đã dùng tiền của công qũy quốc gia, đến từ dịch vụ bán dầu hỏa, để mua một biệt thự tại số 42 Avenue Foch, gần Khải Hoàn Môn (Arc de Triomphe), gồm 6 tầng, 101 phòng, với diện tích 5000 thước vuông, trị giá ít nhất 100 triệu Euro. Trong những lần viếng thăm Paris, Teodorin Obiang đã tốn cho chi phí ở khách sạn 5 sao Crillon hơn 580.000 Euro trong 5 năm qua. Ngoài ra Teodorin còn mua hàng chục chiếc xe loại sang như Maserati, Rolls Royce, Bentley, Ferrari, Aston Martin... trị giá tổng cộng hơn 5 triệu Euro. Ông Teodorin Obiang, Phó Tổng Thống của Equatorial Guinea. Ảnh: AFP. Vào tháng 9/2011, cơ quan công lực Pháp đã niêm phong 11 chiếc xe loại sang của Teodorin Obiang. Vào ngày 14/2/2012, trát tòa của 2 vị quan tòa Roger Le Loire và René Grouman, cho phép các nhân viên công lực thuộc cơ quan chuyên trách về các tội phạm tài chánh lớn OCRGDF đã lục soát toà biệt thư của Obiang niêm phong và tịch thu hơn 200 món đồ có giá trị, trong đó có một đồng hồ trị giá 3 triệu Euro, các bức tranh của Bộ sưu tâp Yves Saint Laurent-Pierre Bergé trị giá 18,3 triệu Euro, các chai rượu qúy Petrus, Romanée-conti trị giá hàng ngàn Euro một chai. Ngày 18/3/2012, Obiang bị truy tố về các tội tham nhũng; biển thủ của công, vào tháng 7 2012, một trát tòa Âu Châu ra lệnh bắt Obiang trong không gian Schengen được ban hành và được Interpol công bố. Hơn một năm rưỡi sau, vào ngày 27/6/2013, cơ quan chuyên biệt AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués) của Pháp, chuyên đi truy lùng, tịch thu tài sản phi pháp các thành phần tội ác, độc tài đã đem 11 chiếc xe của Teodorin Obiang bị tịch thu ra bán đấu giá tại Paris và thu lại được 2,8 triệu Euro. Trong những trường hợp tịch thu liên hệ đến Tài Sản Phi Pháp (TSPP), cơ quan AGRASC được quyền bán các TSPP này trước khi có bản án. Vào năm 2012, AGRASC đã bán 1.330 tài sản trị giá 1,7 triệu Euro trước khi tòa xử. Theo luật sư xã hội William Bourdon, Chủ Tịch NGO Sherpa, đây là chiến thắng đầu tiên của Công Lý trong trận chiến thu hồi TSPP và truy tố các thủ phạm, có một giá trị rất lớn vì sẽ là tiền lệ (jurisprudence) cho các vụ xử các thành phần độc tài khác trong tương lai, ngay cả đối với các thành phần lãnh đạo độc tài CSVN dù đang tại chức hay đã về hưu để thụ hưởng khối lượng TSPP đến từ việc thâm lạm của công, biển thủ của công, tước đoạt tài sản của người khác. Cùng lúc đó tại Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã công bố vào tháng 10/2014, việc thu hồi 70 triệu MK tài sản của Obiang tại California, trong đó một bất động sản trị giá 30 triệu MK tại Malibu, un phi cơ riêng trị giá 38 triệu MK và nhiều xe hơi loại sang. Đây là vụ mới nhất trong chương trình Kleptocracy Asset Recovery Initiative (KARI) của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ. Trong 15 trường hợp thu hồi TSPP các viên chức chính phủ của 14 quốc gia, bị tố cáo tham nhũng rửa tiền, cơ quan KARI đã thu hồi được 600 triệu MK trên một tổng số 1,2 tỷ MK. Vụ tịch thu TSPP tại Paris của Teodorin Obiang đã xảy ra trong khuôn khổ cuộc điều tra bắt đầu từ tháng 12/2010 tiến hành bởi 2 quan tòa Roger Le Loire và René Grouman liên quan đến các dữ kiện về việc tậu bất động sản và tài sản quan trọng tại Pháp của Tổng Thống 3 quốc gia Phi Châu - Denis Sassou Nguesso của Congo, Teodoro Obiang Nguema của Equatorial Guinea, cố Tổng Thống Omar Bongo Ondimba của Gabon. Kết luận Trong tương lai các vụ truy tố ra tòa các lãnh đạo độc tài và thu hồi TSPP của họ sẽ được hưởng nhiều thuận lợi do tiền lệ của vụ xử Teodorin Obiang. Những thuận lợi này đến từ các yếu tố:     Công Pháp Quốc Tế (Convention Merinda UNCAC United Nations Convention Against Corruption 31/10/2003) về chống rửa tiền ngày càng được áp dụng rộng rãi.     Nhiều quốc gia, công luận, NGO ngày càng quan tâm đến nhu cầu ngăn chặn các vụ rửa tiền, tham nhũng quy mô, với các đạo luật chống rửa tiền trên bình diện quốc gia, nhằm chống khủng bố và sự thất thoát tài chánh.     Việc truy lùng và thu hồi TSPP ngày càng phổ biến nhằm đem lại Công Lý cho người dân, bắt đầu từ vụ Tổng Thống Marcos vào năm 1986. Sau hơn 20 năm truy lùng, Ủy Ban Do Tổng Thống Phi Aquino lập ra (Presidential Commission on Good Governement) đã thu hồi lại được 4 Tỷ MK trên tổng số 10 Tỷ MK TSPP của Marcos.     Nhiều cơ quan chuyên biệt để truy lùng và thu hồi TSPP được thành lập và nối kết với nhau về dữ kiện, FATF (Hoa Kỳ), SOCA (Anh), AGRASC (Pháp), với các phương tiện truy lùng điện tử tinh vi và trải rộng.     Việc thu hồi TSPP không có giới hạn thời gian và không bị ảnh hưởng bởi việc đổi người thụ đắc. Mới đây, vào tháng 9/2016 Hoa Kỳ đã quyết định hoàn lại cho Nigeria một số tiền 550 triệu MK, TSPP thụ đắc bởi tướng độc tài Sani Abacha, dù Abacha đã chết từ năm 1998, và dù TSPP đã được chuyển nhượng xuống hàng con cháu.     Lãnh đạo CSVN sẽ phải đối diện với Công lý về hình sự, về trách nhiệm ra lệnh các hành động đàn áp, hại người, trưng thu tài sản bất hợp pháp, biển thủ công qũy quốc gia Việt Nam một cách quy mô, cho dù họ ở tại Việt Nam hay đã ra ngoài nước. Về phần các TSPP, các tài sản sẽ được thu hồi một phần đáng kể để đền bù cho các nạn nhân và xử dụng vào phần canh tân đất nước sau đó. Theo http://www.viettan.org/Lanh-dao-doc-tai-Equatorial-Guinea.html
......

NẾU CHỈ NGỒI ƯỚC MƠ

Ly cafe năm mới nhắc tôi về một khoảng thời đầy bão dữ đã lùi qua nhưng hậu quả của nó vẫn còn hiện diện từng ngày chưa khi nào thôi khắc khoải. Nâng ly cafe lên trên tay mà lại thấy có gì đó cay ngắt trong làn khói đang thoát lên trên miệng. Bây giờ đã là một trăm năm, kể từ cái thời cụ Phan Chu Trinh đã rời xa nhân thế nhưng công cuộc của cụ còn dang dở cho đến bây giờ vẫn chưa có ai đủ trí tâm để mà đảm trách. Người ta cứ chứng kiến những nỗi đau dày xéo lên đời sống dân chúng hết ở vùng này rồi lại tới vùng khác một cách liên tiếp, rồi cảm thán, rồi đóng góp từ thiện, rồi bỏ mặc đó cho người khác mang đi và kể cả chẳng cần bận tâm nó có đến được những mảnh đời khốn khổ lay lắt kia không - mà họ phải tìm cách trụ lại với cuộc sống mưu sinh vốn ngày càng thiết chặt lại trên những mảnh đời bơ vơ, cơ cực. Dân chúng cứ tặc lưỡi thờ ơ, cứ thản nhiên chấp nhận mà rồi cứ kệ nó trôi đi thế nào thì trôi. Miễn sao đời mình còn có miếng cơm, manh áo đủ đầy là đã may mắn lầm rồi. Đúng là cái may mắn và quyền lợi lẫn thân phận của con người chúng ta quả thực tầm thường và nhỏ mọn. Tôi không nghĩ người ta có thể cứ nhẹ nhàng coi mọi cái đã là sự ban ơn và ân huệ lớn lao, ngay cả cái sự tồn tại của mình cũng là sự nhỏ mọn đáng thương. Với những con người như thế thì dân tộc mình cũng trở nên nhỏ mọn và yếu đuối. Chỉ đi cóp nhặt và sống lay lắt bên cạnh những cường quốc ngày càng đi lên. Còn người dân thì chỉ như những củ khoai tây mỗi người lăn theo một hướng của mình, mạnh ai nấy sống. Ngày xưa khi dân tộc còn bị đô hộ bởi thực dân Pháp và dùng chế độ phong kiến tàn bạo, mục nát để duy trì xã hội và bóc lột dân tộc ta qua đủ các loại thuế khoá, sưa cao, đủ loại chính sách đày đoạ và đè đầu cưỡi cổ thân phận con người chúng ta. Cụ Phan Chu Trinh đã làm một cái việc tôi cho là đặc biệt cần thiết cho đất nước lúc bấy giờ, khi mà hai chế độ vừa thực dân vừa phòng kiến đoạ đày dân tộc mình trong khi người dân thì cam chịu chấp nhận gần như không có cái tư duy nào để phản kháng lại. Giữa lúc tăm tối như thế thì cụ Phan chính là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc khi thực hiện "khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh" để cứu vớt đất nước mình khỏi tình trạng u mê, bị đô hộ, bóc lột. Công cuộc của cụ chưa đủ dài và bị chống phá cũng như cản ngăn bởi quá nhiều phía, từ chính quyền thực dân và phong kiến, từ Phan Bội Châu rồi ông Nguyễn Ái Quốc, vì cho rằng đường lối của cụ không thích hợp khi đó. Tôi thì cho rằng chỉ là cụ bị ngăn cản bởi chính quyền Pháp, chưa đủ thời gian để chuyển biến được tình hình, thì cụ bị Pháp bắt đưa sang chính quốc Pháp để không cho cụ đi diễn thuyết mà khai dân trí nữa, vì Pháp hiểu là nếu tiếp tục để cụ khai dân trí cho dân tộc này thì sớm muộn người dân xứ An Nam sẽ giành được độc lập và dựng lên một quốc gia tiến bộ. Năm mới, sau một trăm năm kể từ ngày cụ mất, tôi nghĩ rằng chưa khi nào tư tưởng của cụ là trở nên lỗi thời. Bởi chúng ta làm cách mạng xong thì hết sai lầm này đến sai lầm khác, mất vài chục năm mới chịu thay đổi tư tưởng từ nhà cầm quyền một cách nhỏ mọn và dè dặt. Nên dân tộc ta chưa có khai trí (chưa có trí tuệ của một quốc gia văn minh), chưa có dân khí (chưa có khí chất của một dân tộc mạnh) và cũng chưa có dân sinh (chưa làm ăn kinh tế đúng nghĩa). Vậy nên, ba cái thứ mà cụ Phan đã làm từ một thế kỷ trước vẫn còn nguyên như thế. Chỉ khác bây giờ là quốc gia đã có độc lập, còn tự do thì phải xét lại theo nhiều khía canh thực thi như chúng ta thấy. Mà độc lập mà không có tự do thì không có nghĩa lý gì (Hồ Chí Minh toàn tập). Hơn nữa, độc lập mà chân khí dân tộc không có thì cũng chỉ là một quốc gia yếu kém và bệ rạc, lạc hậu. Độc lập mà không có kinh tế thì cũng chỉ để giải quyết miếng ăn, mà nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nông nghiệp, thế thì "phi nông bất ổn", tức chúng ta chỉ để ổn định cái nhu cầu tối thiểu của một xã hội nếu nhờ vào nông nghiệp chứ chẳng thể nào thịnh vượng cho được. Mà cạn kiệt tài nguyên rồi thì lấy gì mà làm ăn, phát triển nữa đây, nếu con người và trí tuệ của đất nước không được tận dụng? Khai dân trí, chưa lúc nào là cần kíp và dễ dàng hơn lúc này. Nên đây là lúc làm điều đó một cách tích cực nhất từ tầng lớp trí thức có lòng với dân tộc, quê hương và tổ quốc. Còn đợi chờ gì nữa mà cứ làm việc đâu đâu và vô bổ? Một năm mới, nếu chỉ biết ước mơ và hy vọng, thì rồi sẽ như cô bé bán diêm, chết trong đêm tối mùa đông sau 3 đốm lửa nhỏ ngắn ngủi được thắp lên. Chúng ta chết, chỉ vì ngồi đợi và hy vọng, mà không ai dám hành động dù là điên rồ như một chàng Đôn Ki Hô Tê, dẫu đơn thương độc mã thì cũng phải cưỡi lên mình ngựa để mà ra ngoài kia tìm chiếc cối xay gió để hạ gục nó. Một năm lại đến, rồi lại qua, nó nhanh như một vệt chân qua đường, mà đời người đếm được bao nhiêu cái vệt chân ấy là hết đâu. Chẳng lẽ lại ngồi đếm thời gian và chờ đợi tự mọi thứ tốt lên, hoặc cứ tặc lưỡi mà mặc bỏ số phận trôi đi đâu về đâu thì về? Chúng ta chẳng lẽ mãi cứ sống để tạo nên một thế hệ yếu hèn và kém cỏi đến mức này mãi hay sao? Cho đến khi ước mơ sẽ bị đoạ đày và là nơi để tìm kiếm những thứ ngược lại hiển hiện đau đớn trong đời thực giữa lòng của một xã hội? FB Luân Lê
......

Thư cho người bạn trẻ: Giấc mơ ngày mới

Năm 2017 gõ cửa nhà tôi. Gỡ tờ lịch cuối cùng xuống như khép lại căn phòng thời gian đã hết, tôi nhìn thấy ba trăm sáu lăm ngày mới, trắng tinh xếp hàng dài, im lặng nhìn mình. Và như mọi năm, tôi lại tự hỏi với điều rất cũ “những gì sẽ đến, ngày mai, trên đất nước này?”. Câu hỏi ấy, mỗi năm, tôi – và có lẽ là còn nhiều người khác nữa – vẫn tự hỏi như vậy. Những niềm hy vọng thấp thỏm về ngày mai tốt đẹp hơn trên quê hương luôn âm ỉ trong suy nghĩ. Những ngày mai vô định như nhà thơ Antonio Machado (1875-1939) khi ngồi ở biên giới nước Pháp, từng chiều nhìn qua hàng rào kẽm gai và nghĩ về quê hương Tây Ban Nha của mình. Machado đã qua đời trong niềm hy vọng. Và chúng ta, đôi khi giật mình, vì từng năm như vậy cứ chậm chập trôi qua, khi nhìn lại thì đã gần nửa thế kỷ, gần cạn một đời người, cũng với niềm hy vọng đó. Mọi lời chúc và hy vọng cho năm mới vẫn như vậy. Tràn ngập trên facebook và điện thoại của tôi là những tin nhắn mừng năm mới. Năm thì mới nhưng nội dung thì không mới: vẫn là hạnh phúc, thịnh vượng…  Con người ngàn đời luôn khắc khoải mang giấc mơ về ấm no và bình yên. Nhưng hy vọng đó cũng là một loại ảo ảnh đáng sợ, nó lôi dắt con người chạy mệt nhoài về phía trước. Ở các quốc gia độc tài, khái niệm hạnh phúc và bình yên được dùng như một loại ecstasy ảo giác toàn dân. Các nhà lãnh đạo quen lối mị dân vẫn hàng ngày cất lên những bài hát ru về hạnh phúc và bình yên ấy để mê mị đám đông, để họ tiện tay đục khoét đất nước và đặt ra những luật lệ trói buộc con người, để bảo toàn sự thống trị thô bỉ của họ. Tôi và bạn, chúng ta may mắn sinh ra trong lòng một dân tộc truyền đời dạy cho nhau về yêu thương, về chia sẻ. Chúng ta được học rằng người Việt sẽ vượt qua mọi thứ khi đoàn kết cùng nhau, cũng như thề chết để gìn giữ quê hương và giá trị của tổ tiên để lại. Nhưng rồi tôi và bạn chứng kiến rằng dân tộc này khi đã thống nhất địa lý trong thời hiện đại, bị áp đặt lòng căm thù với chính anh em của mình. Chúng ta chứng kiến rằng có một lớp người của giai cấp thống trị đang chia chác nhau tài nguyên của đất nước này, phó mặc nhân dân và tương lai vào nợ nần và cùng cực. Chúng ta cũng sửng sốt khi nhận ra rằng nước Việt bị những người cầm quyền nhân danh, tuyên bố đoàn kết với kẻ thù, xóa bỏ lịch sử hôm qua đầy máu của các cuộc xâm lược từ phía Bắc, cũng như lịch sử hôm nay biển và xác ngư dân là những câu chuyện đang bị nhấn chìm. Dân tộc chúng ta với Trần Bình Trọng, như Nguyễn Trung Trực, như Nguyễn Thái Học…  đã thề chết cho quê hương mình, nhưng hôm nay, thì một câu nói của chân thành về bọn ngoại xâm cũng có thể đổi lại bằng đày đọa và bất an. Những ngày tháng hôm qua như vậy đó, liệu chúng ta có nên mang một ước nguyện và hy vọng cho ngày mới rằng mọi thứ cần phải được đổi thay? Tôi đang mơ cho đất nước này và dân tộc mình trước những ngày như vậy, còn bạn? Trong một chuyến đi với xe ôm Grab, tôi nghe người bạn trẻ kể rằng anh cũng có facebook, nhưng trước đây chỉ dám vào nghe, nhìn, đọc. Bấm một dấu like hay bình luận, anh cũng không dám. Anh thú nhận rằng anh rất sợ. Nhưng rồi gần đây, khi đọc về những câu chuyện về dân lành bị đánh chết trong đồn hỏi cung, do chính báo nhà nước đưa tin, khiến anh cũng đã không dằn được và góp lời bình luận. Nửa thế kỷ trước, chúng ta đầy sợ hãi, nhưng hôm nay chúng ta có thêm những điều mới mẻ: đứng về phía lẽ phải và đám đông đang ngóng về tương lai, con người đã biết cách vượt qua sợ hãi. Tôi tin trong năm mới này, người thanh niên chạy xe ôm đó chắc cũng mơ một giấc mơ giống tôi, dù đó là một giấc mơ thầm lặng. Một cô gái nhỏ nhiều năm sống ở Canada, về thăm nhà, kể rằng điều cô làm có ý nghĩa nhất, là đi mua cho ba một chiếc smartphone mới, lập facebook và hướng dẫn cho ba mình vào xem tin tức tự do, chỉ các trang cần theo dõi nhưng không quên dặn ba rằng nhớ đừng bấm nút gì hay bình luận lời nào. Nhưng tôi không tin rằng ông chỉ im lặng, bởi ngày thường, ông là một trí thức và luôn đau đáu về tương lai đất nước mình. Rồi chắc chắn rằng, ông cũng đang mơ một giấc mơ giống như tôi. Chủ nghĩa Phát xít và Cộng sản Châu Âu từng có sách giáo khoa về cai trị giống nhau, rằng cứ nói dối, mãi rồi cũng sẽ thành một loại sự thật. Những con người sống quen im lặng, vì sợ hãi hay vì tự nhủ rằng nói ra chẳng để làm gì – nhưng đừng bao giờ quên nuôi hy vọng và giấc mơ.  Vì đó chính là khắc tinh của bài học cai trị. Một người nuôi giấc mơ thì nhỏ, nhưng một ngàn người nuôi giấc mơ thì lớn, và khi một dân tộc nuôi giấc mơ thì đó là sức mạnh thay đổi vận mệnh cho tất cả. Truyền thuyết của nhân loại vẫn còn đó câu chuyện về đoàn người nô lệ và không tương lai, nuôi giấc mơ của mình nên đã cùng nhà tiên tri Moses bước qua dòng sông dữ và về đến vùng đất hứa. Và cùng với ước mơ và hy vọng, mà dân tộc Việt Nam đã từng vượt qua ngàn năm đô hộ, trăm năm thực dân. Tôi nghe thấy năm mới gõ cửa. Thời khắc của đổi thay như đang đến, bạn có nghe không? Tôi mời bạn cùng tôi ước mơ và hy vọng. Và nếu bạn vẫn còn sợ hãi, thì cứ tạm giữ kín mọi thứ trong trái tim mình, nhưng xin đừng bao giờ vùi chôn, hay lãng quên về một ngày sẽ đến. Blog Tuấn Khanh
......

Trump: Đây là cách nước Mỹ cứng rắn với Trung Quốc

Tác giả: Donald Trump “Trung tâm trọng trường của thế giới đang ngày càng dịch chuyển sang châu Á” – Barack Obama. Nói  thẳng: Trung Quốc không phải bạn ta. Họ xem ta như kẻ thù. Tốt hơn là Washington nên tỉnh ra thật nhanh, vì Trung Quốc đang cướp công ăn việc làm của ta, phá hủy ngành công nghiệp chế tạo của ta, ăn trộm công nghệ và năng lực quân sự của ta với tốc độ âm thanh. Nếu nước Mỹ không sớm khôn lên, tổn thất sẽ là không thể vãn hồi. Có nhiều điều về sức mạnh Trung Quốc mà Obama và các đồng sự ủng hộ thuyết toàn cầu của ông ấy không muốn bạn biết. Nhưng, không một ai biết sự thật lại có thể ngồi yên và làm ngơ việc cường quốc kinh tế này [Mỹ – ND] sẽ rơi vào tình thế nguy hiểm đến thế nào nếu các vị mà ta gọi là lãnh đạo ở Washington không cùng xắn tay hành động, bắt đầu đứng lên bảo vệ công ăn việc làm của người Mỹ và ngừng chuyển chúng ra thuê ngoài ở Trung Quốc. Người ta dự đoán rằng đến năm 2027, Trung Quốc sẽ vượt Mỹ trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới – và điều này sẽ xảy ra nhanh hơn nữa nếu các xu hướng thảm họa trong nền kinh tế của Obama vẫn còn tiếp diễn. Nghĩa là trong vài năm tới, Mỹ sẽ bị nhấn chìm bởi cơn sóng thần kinh Trung Quốc – tôi đoán là đến năm 2016, nếu ta không hành động nhanh. Điều này không xảy ra trong một đêm hay bất thần từ chân không. Chúng ta cứ ngần ngừ và làm ngơ trước những dấu hiệu cảnh báo suốt nhiều năm. Sự thật là, chúng ta đã thất bại nặng nề về công ăn việc làm trước Trung Quốc dưới thời Tổng thống George W. Bush, thậm chí trước khi rơi vào thảm họa việc làm do Tổng thống Obama gây ra, thì từ năm 2001 đến năm 2008, Mỹ đã mất 2,4 triệu việc làm vào tay Trung Quốc. Hơn 30 năm qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng trung bình 9-10% một năm. Nhưng dưới thời Tổng thống Barack Obama, Trung Quốc đã phát đạt nhanh một cách bất thường và Mỹ cũng thua lỗ nhanh một cách bất thường. Chỉ riêng quý I năm 2011, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ vũ bão 9,7%. Còn tỷ lệ tăng trưởng quý I của Mỹ thì sao? Một con số đáng xấu hổ: 1,9%. Chúng ta có 14,4 triệu người mất việc. Chúng ta cần hành động. Quan hệ của Mỹ với Trung Quốc đang đến bước quyết định. Chúng ta chỉ có rất ít thời gian để đưa ra những quyết định cứng rắn cần thiết nhằm giữ vững vị thế của ta trên thế giới. Cứ khoảng 7 năm, nền kinh tế Trung Quốc lại tăng trưởng gấp đôi. Đó là một thành tựu kinh tế khủng khiếp, và đó cũng là lý do tại sao hết năm này đến năm khác họ đánh bại ta về thương mại. Ngay lúc này, ta đang có một khoản thâm hụt thương mại khổng lồ là 300 tỷ đô-la với Trung Quốc. Nghĩa là mỗi năm Trung Quốc kiếm được từ Mỹ khoảng 300 tỷ đô-la. Khi tôi tham gia các buổi nói chuyện trên truyền hình và các chương trình tin tức, tôi nói ra con số đó, và mọi người thậm chí còn không thể hình dung nổi trong đầu một con số lớn như thế, song đó là sự thật. Chỉ tính riêng sự mất cân bằng thương mại thôi, thì cứ ba năm Trung Quốc lại gửi ngân hàng gần một nghìn tỷ đô-la của ta. Và đáng buồn thay, trong khi công nghiệp chế tạo của Mỹ từng là vô địch, thì giờ đây, vì chuyện Trung Quốc lừa ta bằng đồng tiền của họ, nên các công ty Mỹ không thể cạnh tranh về giá, dù ta làm ra những sản phẩm tốt hơn nhiều. Bởi vậy, bây giờ Trung Quốc là nhà sản xuất và xuất khẩu hàng đầu thế giới. Nhân đây cũng xin nói thêm là họ cũng có hơn ba ngàn tỷ đô-la ở ngân hàng dự trữ nước ngoài. Đó là số tiền đủ để Trung Quốc mua cổ phần chi phối mọi công ty lớn nằm trong danh sách chỉ số công nghiệp trung bình Dow Jones – các công ty như Alcoa, Caterpillar, Exxon Mobil, hay Walmart – và vẫn dư hàng tỷ đô-la trong ngân hàng. Cứ 6 người trên hành tinh này thì có một người là người Trung Quốc. Dân số 1,3 tỷ người của họ vượt ta với tỷ lệ khoảng 4 trên 1. Đó là một nguồn nhân tài khổng lồ để xây dựng các doanh nghiệp, cung cấp nhân lực cho các khu chế xuất, đáp ứng đủ nhân sự cho các tổ chức giáo dục ưu tú, và xây dựng một lực lượng quân sự khổng lồ. Một mối quan ngại lớn khác nữa là việc hàng năm Trung Quốc có 7 triệu sinh viên tốt nghiệp đại học. Cho đến nay, Mỹ vẫn vượt Trung Quốc về tỷ lệ tốt nghiệp đại học xét trên toàn bộ dân số, nhưng bạn phải hỏi liệu các trường đại học của ta có cho ra đời những sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cần thiết để cạnh tranh không. Tôi  đọc thấy quá nhiều câu chuyện về các tập đoàn phải tổ chức các lớp giáo dục bổ túc cho nhân viên. Và khi bạn nhìn vào điểm thi ở các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông, thì thật đáng báo động. Trong một nghiên cứu quốc tế có uy tín năm 2010 về trẻ em trong độ tuổi 15, Mỹ xếp thứ 25 trên 34 quốc gia về toán học. Còn Trung Quốc xếp thứ mấy? Thứ nhất. Thực tế là, học sinh Thượng Hải không những đứng nhất ở môn toán  mà còn đứng nhất về môn đọc và khoa học. Họ hoàn toàn hạ gục ta – và tất cả những người khác. Chắc chắn, nghiên cứu này hơi thiên lệch vì họ chỉ lấy mẫu học sinh ở Thượng Hải vốn là nơi có nhiều học sinh thông minh nhất Trung Quốc theo học. Nhưng, ngay cả tờ tạp chí có tinh thần tự do TIME cũng chỉ ra rằng, khi bạn xem xét những thay đổi nhân khẩu cực lớn đang diễn ra ở Mỹ, thì nguy cơ về giáo dục đã bắt đầu lấp ló phía trước. Chỉ trong một thế hệ nữa thôi, chúng ta sẽ là một quốc gia thiểu số trở thành đa số, và hiện thời có một con số đáng sợ là 40% trẻ em Mỹ Phi và Mỹ Latinh thậm chí không tốt nghiệp trung học phổ thông (chứ chưa nói đến đại học). Trong tư thế là mục tiêu tấn công của Trung Quốc theo bạn thì Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào có kế hoạch đưa hầu hết các lợi thế kinh tế và giáo dục của Trung Quốc nhắm vào đâu? Chính xác rồi đấy, vào các ngành công nghiệp quân sự và vũ khí. theo tiết lộ của một thông báo mới từ Lầu Năm Góc, Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường lục quân, thủy quân và rót hàng triệu đô-la vào việc phát triển máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ I, tàu ngầm tấn công tiên tiến, các hệ thống phòng không tinh vi, các hệ thống chiến tranh không gian công nghệ cao và bổ sung cho kho tên lửa đạn đạo. Phản ứng trước sự tăng cường vũ trang quân sự của Trung Quốc, Tổng tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ Michael Mullen đã nói: “Người Trung Quốc có mọi quyền phát triển quân sự họ muốn. Chỉ là tôi không thể hiểu nổi tại sao một số năng lực này, dù là [máy bay tàng hình J-20], hay thiết bị chống vệ tinh, hay vũ khí chống tàu chiến, thì phần nhiều lại có vẻ nhắm thẳng vào Mỹ.” Những gì Trung Quốc đang làm trên mặt trận chiến tranh mạng cũng đáng báo động. Khi điều trần trước Ủy ban Quốc hội, Phó Tổng tham mưu Liên quân Hoa Kỳ, Tướng James Cartwright, nói rằng Trung Quốc có liên quan rất sâu đến việc do thám thông tin máy tính của các mạng lưới thuộc cơ quan chính phủ và doanh nghiệp Mỹ. Tướng Cartwright giải thích rằng gián điệp mạng có thể cô lập các điểm yếu của mạng vi tính và cho phép người Trung Quốc ăn cắp tin tức tình báo quý giá. Vậy ta phải làm gì đây? Trung Quốc đưa đến ba mối đe dọa lớn đối  với Mỹ khi thao túng tiền tệ quá đáng, nỗ lực phá hủy nền tảng sản xuất của ta một cách có hệ thống; gián điệp công nghiệp và chiến tranh mạng chống lại Mỹ. Người Trung Quốc đã hà hiếp ta nhiều năm rồi. Nhưng, chính quyền Obamacó vẻ gần như đồng lõa trong việc muốn giúp người Trung Quốc giẫm đạp lên ta. Obama tuyên bố ta không thể làm những việc có lợi cho ta, bởi nó có thể sẽ châm ngòi cho một “cuộc chiến thương mại” – làm như thể lúc này ta không ở trong một cuộc chiến như thế vậy. Tuy nhiên, tôi tin rằng chúng ta có thể vượt qua các mối đe dọa của Trung Quốc bằng một một chiến thuật khôn ngoan và một nhà thương thuyết cứng rắn. Việc Trung Quốc thao túng trên quy mô lớn đồng tiền của nước này có mục đích là nhằm đẩy mạnh xuất khẩu của nó và hủy hoại các ngành công nghiệp nội địa của ta. Khi chính quyền Trung Quốc thao túng đồng Nguyên [yuan] (đơn vị tiền Trung Quốc, có lúc còn được gọi là Nhân dân tệ) và định giá thấp nó, họ có thể bán hàng cho các nước khác với giá thấp hơn rất, rất nhiều so với một công ty Mỹ, vì đồng tiền của ta được định giá ở mức giá thị trường chính xác hơn. Nghĩa là, hàng hóa của ta được định giá cao hơn, và việc này khiến chúng kém cạnh tranh hơn. Nhiều nhà phân tích đã cố xác định giá trị thực của đồng tiền Trung Quốc, nhưng thật khó có thể nói chắc vì giá trị luôn thay đổi. Tuy nhiên, quả thật dường như cũng có một sự nhất trí là đồng nhân dân tệ có vẻ bị định giá thấp đâu đó trong khoảng 40- 50% so với giá trị thực của nó. Nghĩa là người Trung Quốc có thể định ra mức giá chỉ bằng nửa giá của một nhà sản xuất Mỹ cho một hàng hóa hay dịch vụ tương tự. Điều này báo hiệu nguy cơ người lao động Mỹ mất công ăn việc làm, và đó chính xác là chuyện đang xảy ra ngay lúc này. Hãy nhìn vào những gì mà hành động thao túng tiền tệ của Trung Quốc đã gây ra cho ngành công nghiệp thép của ta. Là một nhà thầu xây dựng nhiều tòa nhà xa hoa khổng lồ, tôi có thể cho bạn biết rằng công nghiệp thép có ý nghĩa sống còn đối với sức mạnh kinh tế của ta, và là một khoản chi phí quan trọng trong bất cứ công trình xây dựng nào. Theo Hiệp hội Sắt Thép Hoa Kỳ (AISI), hành động định giá thấp tiền tệ của Trung Quốc là hình thức “trợ giá lớn nhất” cho các nhà sản xuất Trung Quốc, là “chìa khóa” cho sự bùng nổ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc, và là “một nguyên nhân chính” cho sự mất cân bằng cấu trúc toàn cầu đang góp phần dẫn đến sự sụp đổ tài chính gần đây của Mỹ. Sự thao túng tiền tệ của Trung Quốc và các hoạt động thương mại không công bằng khác đã giúp ngành sản xuất thép thô của Trung Quốc nhảy vọt từ 15% tổng sản lượng toàn cầu năm 2002 lên một con số cao đến không ngờ là 47% năm 2008. Năm 2002, Mỹ chỉ nhập khẩu 600.000 tấn thép (3% trên toàn bộ số thép nhập) từ Trung Quốc. Đến năm 2008, Trung Quốc đã khiến chúng ta phải mua 5 triệu tấn thép. Và một lần nữa, họ làm được điều này chủ yếu là nhờ việc định giá thấp đồng nhân dân tệ. Kinh tế gia Alan Tonelson đã rất đúng khi viết:     Trong tám năm dài, nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc ở Washington – được cấp cho nguồn kinh phí thừa mứa bởi chính các công ty đa quốc gia có cơ sở ở Trung Quốc được hưởng lợi từ khoản trợ giá 50% này [nhờ đồng nhân dân tệ được định giá thấp] – đã phô ra những lý lẽ hợp lý hóa việc không làm gì. Cái giá thảm khốc giáng xuống ta khi làm theo lời khuyên của nhóm vận động hành lang cho Trung Quốc cũng đủ để chứng minh cho việc làm ngơ mánh khóe gần đây nhất của nó… Các nhà máy Mỹ buộc phải tiếp tục đóng cửa, lợi nhuận của những nhà máy sống sót được thì tiếp tục sụt giảm và thậm chí biến mất, số việc làm mất đi ngày càng tăng và tiền lương tiếp tục bị cắt giảm. Tệ hơn nữa, sự mất cân bằng kinh tế toàn cầu lấy Mỹ làm trung tâm lại tiếp tục gia tăng cho đến khi chúng gây ra sự sụp đổ lớn nhất ở Mỹ và trên khắp thế giới kể từ sau cuộc Đại Suy thoái. Những nhà quan sát khác, như thượng nghị sỹ Đảng Cộng hòa bang Alabama Richard Shelby, cũng thấy rõ. “Không nghi ngờ gì nữa, Trung Quốc đang thao túng đồng tiền của nước này để trợ giá cho hàng xuất khẩu,” Shelby nói. Về việc Trung Quốc mua trái phiếu của Bộ Tài chính Mỹ, Shelby nói: “Có lẽ đã đến lúc cần có điều luật mới để đảm bảo Bộ Tài chính chăm lo cho người lao động Mỹ, chứ không phải mấy gã chủ nợ Trung Quốc.” Là nền kinh tế dẫn đầu thế giới, chúng ta là người bị thương tổn nặng nề nhất bởi các hoạt động thương mại dối trá của Trung Quốc – và bất kỳ có chút hiểu biết về kinh tế học đều biết là tôi đúng. Như CNN Money đã nói: “Hầu hết các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với logic của Trump rằng Trung Quốc đang giữ giá trị đồng tiền của nước này ở mức thấp để giúp các nhà sản xuất của họ có lợi thế khi bán hàng sang Mỹ.” Dĩ nhiên, trở lại năm 2008 trong suốt chiến dịch tranh cử tổng thống, Barack Obama đã rất hưng phấn khi lớn tiếng phát biểu về những tác động tiêu cực của hành động thao túng tiền tệ. Khi còn là ứng cử viên, ông ấy thậm chí còn tán thành một dự luật sẽ thay đổi luật hiện hành để “định nghĩa thao túng tiền tệ như một hành động trợ giá cần áp thuế đối kháng (thuế chống phá giá)”. Giờ thì hãy tua nhanh đến năm 2012. Hiện nay, Obama lại nói những lời ngon ngọt về chủ đề này và thực hiện thuật ngoại giao “khẩn khoản” thường thấy của ông ấy với người Trung Quốc. thử nghe những gì vị tổng thống này nói về việc Trung Quốc định giá thấp đồng tiền của mình: “Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục mong giá trị đồng tiền của Trung Quốc ngày càng được định hướng theo thị trường, việc này sẽ giúp đảm bảo rằng không quốc gia nào có lợi thế kinh tế thái quá.” Phát biểu này sũng sượt sự yếu đuối. “Chúng ta sẽ tiếp tục mong” bằng một phép màu nào đó người Trung Quốc từ bỏ những cách làm nguy hại của họ? Có đùa không thế? Cứ như thể nhờ phép màu nào đó, Trung Quốc đang cướp của chúng ta 300 tỉ đô-la mỗi năm nhưng ngày mai sẽ thức dậy và quyết định: “Các bạn biết gì không, chúng tôi thực sự cần chơi công bằng hơn với người Mỹ và thôi không cướp của họ tất cả công ăn việc làm, các công ty và hàng tỷ đô-la nữa.” Có lẽ nhiều người sẽ cho là tôi đang nói quá tệ về Trung Quốc và những người đại diện của đất nước này. Sự thật là tôi rất nể trọng người dân Trung Quốc. Tôi cũng rất nể trọng những người đại diện Trung Quốc. Điều tôi không nể trọng là cách chúng ta thương lượng và đàm phán với Trung Quốc. Nhiều năm qua, tôi đã thực hiện nhiều thỏa thuận và giao dịch với người Trung Quốc. Tôi đã kiếm được một khoản tiền khổng lồ. Tôi đã bán các căn hộ với giá 53 triệu đô-la, 33 triệu đô-la và nhiều mức giá thấp hơn. Tôi đã tạo ra một trong những việc làm lớn nhất ở Manhattan với các đối tác người Trung Quốc và đã kiếm được rất nhiều tiền. Vì vậy, tôi biết rõ người Trung Quốc, tôi hiểu và tôn trọng họ. Bất kỳ khi nào tôi nói một cách tồi tệ về những gì họ đang làm với ta, tôi không có ý chỉ trích họ – tôi chỉ trách các lãnh đạo và các đại diện của ta mà thôi. Nếu ta có thể quay lưng lại với họ là xong, hẳn tôi sẽ hết lòng khuyến khích ta làm vậy. Song rủi thay, họ quá thông minh và các lãnh đạo của ta lại không đủ khôn ngoan. Tôi có nhiều bạn ở Trung Quốc và những người bạn này không thể tin rằng lãnh đạo của họ lại có thể ký được những thỏa thuận ưu đãi không thể tin nổi ấy. Điều đáng ngạc nhiên là, bất chấp mọi ngôn từ hùng hồn và gay gắt mà tôi dùng để chống Trung Quốc, tờ Bloomberg Businessweek gần đây đã đăng tải một bài báo về thứ mà người Trung Quốc muốn nhất. Đáng chú ý nhất là một đoạn trích dẫn lời của chủ tịch công ty bất động sản Asher Alcobi về những gì mà các khách hàng người Trung Quốc của ông ưa thích hơn cả: “Cái gì dính đến tên Trump thì đều tốt”. Vậy nên, tôi nói xấu Trung Quốc, song tôi nói sự thật và các khách hàng ở Trung Quốc muốn gì? Họ muốn Trump. Bạn biết thế nghĩa là gì không? Đó nghĩa là họ tôn trọng những ai nói đúng thực tế và nói lên sự thật, cho dù sự thật ấy có thể không hay gì với họ. thực tế là, chính sự tôn trọng tôi dành cho người Trung Quốc đã dẫn tôi đến chỗ nói các lãnh tạo của ta phải cẩn thận. Người Trung Quốc sẽ lấy, lấy và lấy cho đến khi ta không còn gì cả – và ai lại đi trách họ khi họ có thể phủi tay? Trung Quốc là đối thủ của ta. Đã đến lúc ta phải hành động giống đất nước này… và nếu ta làm đúng việc của mình, Trung Quốc sẽ đi tới sự tôn trọng hoàn toàn mới đối với nước Mỹ, và khi đó ta có thể hạnh phúc du hành trên đường cao tốc đến tương lai cùng Trung Quốc như một người bạn. Bài viết được trích từ cuốn sách “Donald Trump – Đã đến lúc phải cứng rắn” được Alpha Books và NXB Thế giới phát hành toàn quốc vào ngày 18/7/2016.  
......

Tri ân Thương Phế Binh VNCH 2017: Hãy đến với họ bằng tình thương

Sáng ngày 27 Tháng 12, 2016, tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn tổ chức khai mạc chương trình Tri ân Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Xuân 2017 với chủ đề “Bên nhau đi nốt cuộc đời”. Ngày đầu tiên đã có khoảng hơn 715 thương phế binh (TPB) từ vùng Sài Gòn và phụ cận có mặt. Theo ban tổ chức chương trình thì năm nay tổ chức trong 4 ngày từ 27 đến 30 Tháng 12, 2016 sẽ trao quà cho các TPB VNCH ở Sài Gòn và các vùng phụ cận (Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An). Mỗi TPB sẽ nhận được một phần quà tết và 1 triệu đồng. Ngoài các Linh mục Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) và phòng Công lý Hòa bình đứng ra tổ chức còn có sự cộng tác nhiệt thành đến từ các thành phần công dân trong xã hội như bác sĩ, nhà giáo, thanh niên, sinh viên để phụ giúp cho chương trình diễn ra thành công và ấm áp tình người. Danh sách các thương phế binh ghi danh trong chương trình Tri ân TPB VNCH do phòng Công lý và Hòa Bình DCCT Sài Gòn thực hiện đã lên đến con số 5157 người. Tuy nhiên vì vấn đề thống kê kế toán và tình hình tài chính các linh mục tạm thời dừng lại con số những TPB ghi danh trước ngày 1 Tháng 12, 2016: Con số đối tượng chính để thực hiện chương trình Giáng Sinh và năm mới là 4970 người.   Một thương phế binh chia sẻ rằng: "Chúng tôi đã và đang sống trong những sự ruồng bỏ và kiềm kẹp từ xã hội này (chính quyền cộng sản), những năm gần đây các Linh mục DCCT tổ chức cho chúng tôi có cơ hội gặp mặt, đem đến cho chúng tôi sự an ủi trợ lực rất lớn, chúng tôi chân thành cám ơn những tấm lòng hảo tâm đã nhớ đến chúng tôi”. Linh mục Vinh Sơn Phạm Trung Thành, cựu Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, và là một trong những người khởi xướng chương trình Tri ân TPB đã chia sẻ với các cộng tác viên: “Chúng ta hãy đến với họ bằng tất cả tình thương”. Một bạn sinh viên đến từ Đồng Nai chia sẻ: “Chúng tôi đến đây để trợ giúp họ bằng những hành động cụ thể, bày tỏ lòng yêu mến và sự liên đới với họ cũng là với đất nước Việt Nam chúng ta”. Chương trình Tri ân TPB Việt Nam Cộng Hòa tại DCCT Sài Gòn được khởi động từ năm 2014, và điều đặn hàng tháng, hàng năm tổ chức khám chữa bệnh, phát quà, các vật dụng cần thiết như xe lắc, xe lăn, nạng chống v.v... cho các TPB.
......

Pages