Lời ngỏ của ông Rainer Eppelmann đến Liên Hội NVTN tại CHLB Đức nhân 45 năm ngày miền Nam Việt Nam bị chiếm đóng

Lời ngỏ của ông Rainer Eppelmann, Chủ Tịch Cơ Quan Liên Bang Nghiên Cứu về Tội Ác của Chế Độ Cộng Sản Đông Đức nhân dịp tưởng niệm 45 năm ngày Miền Nam Việt Nam bị chiếm đóng, 30/4/2020. Quý Hội và thân hữu của Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại Đức Quốc thân mến, Năm 2020 chúng ta ăn mừng 30 năm thống nhất. Ngày 03/10/1990 sự chia cách của đất nước Đức đã được kết thúc sau hơn bốn thập niên. Ngày này đánh dấu cao điểm thành công của cuộc Cách Mạng bất bạo động tại Cộng Hòa Dân Chủ Đức có một không hai trong lịch sử. Mọi sự đã diễn ra cực nhanh: Bắt đầu từ mùa Thu 1989 người dân tại Đông Đức đã dùng những cuộc biểu tình đông người để lật đổ thể chế độc tài Cộng Sản của đảng Xã Hội Thống Nhất Đức Quốc; để giật sập bức tường ô nhục; để tự dân chủ hóa mình; và để quyết định thống nhất đất nước nhanh như có thể. Những thay đổi có tầm vóc lớn lao ảnh hưởng đến thế giới này chẳng có mấy ai nhìn ra một năm trước đó - ai mà nói về điều này, người đó chắc đã được cho là kẻ mơ hồ. Thể chế độc tài Cộng Sản đã dùng bàn tay sắt để cai trị người dân Đông Đức,  bịt miệng họ và nhồi sọ họ; dùng công an để theo dõi và nhốt họ đằng sau kẽm gai và những bức tường bê-tông. Dẫu vậy, cái thể chế phản tự do này không thể tồn tại. Là một người đấu tranh cho nhân quyền tại Đông Đức, người đã được cùng đóng góp để đưa đến sự sụp đổ của chế độ độc tài Cộng Sản cũng như đưa đến tiến trình dân chủ hóa tại Đông Đức và thống nhất nước Đức, tôi xin chia xẻ với các bạn một trong những kinh nghiệm quan trọng nhất trong cuộc đời chính trị của tôi: Các thể chế độc tài tự nó đi ngược lại bản chất yêu chuộng tự do của con người. Các thể chế này đi ngược lại với thiên nhiên, chống lại con người, và chúng ta sẽ không bao giờ tùng phục họ mãi. Đó là lý do vì sao các chế độ độc tài không thể kéo dài mãi, cho dù chúng ta có cảm thấy như vậy sau nhiều thập niên từ lúc nó xuất hiện. Có ngày các chế độ này sẽ sụp đổ. Lịch sử của phe đối lập chống lại chế độ độc tài cộng sản tại Đức cho chúng ta thấy rằng, mặc dầu nhà cầm quyền có cố gắng hết sức nhưng đã không thể dập tắt được hoàn toàn những tư tưởng và nỗ lực đòi dân chủ và nhân quyền; và những lực lượng này vẫn tiếp tục đi con đường của mình mà không ai có thể ngăn cản được, khi những điều kiện chính trị trong và ngoài thay đổi thuận lợi. Cuộc cách mạng bất bạo động và thống nhất đất nước Đức đã diễn ra cách đây 30 năm. Trong 30 năm này đất nước chúng ta đã phát triển mạnh mẽ và tiếp tục cởi mở với thế giới. Vì thế, chúng ta ăn mừng 30 năm thống nhất với hàng triệu người - thí dụ như những thuyền nhân Việt Nam - đã đến nước Đức từ lâu hay mới đây từ nhiều nơi trên trái đất vì những lý do khác nhau để sinh sống. Nhiều người trong số này bị xua đuổi ra khỏi quê quán vì lý do bạo lực hay vì bị đàn áp chính trị, và mong tìm thấy tại nền dân chủ của chúng ta những cơ hội sống mới và công bằng cho bản thân và cho gia đình họ. Chính những người trẻ tại Đức đang được sống một cách thoải mái nền Tự Do và Dân Chủ thì khó hình dung ra được hoàn cảnh thống khổ của người tỵ nạn cũng như những điều kiện và tình trạng sinh sống dưới một chế độ độc tài. Vì thế, bổn phận xã hội của chúng ta là nhắc nhở, thế nào là một cuộc sống dưới một thể chế độc tài, và nền Dân Chủ của chúng ta (được nhiều người trên thế giới ngưỡng mộ) không phải tự nhiên mà có được. Bởi thế, điều quan trọng cần nhắc nhở là ngày hôm nay tại nhiều nước vẫn còn các chế độ độc tài đàn áp Dân Chủ và những nỗ lực tranh đấu cho Tự Do. Điều này đáng tiếc vẫn diễn ra tại Việt Nam, một nước về địa dư nằm xa Đức Quốc, nhưng lại rất gần, vì nhiều người mang gốc Việt cư trú và sống ở đây. Một điều chắc rằng: Kính vạn hoa sẽ đa màu sắc hơn trong lăng kính của một xã hội di dân. Điều này đương nhiên cũng ảnh hưởng đến những buổi lễ tưởng niệm trong xã hội. Nhiều người sống ở Đức không biết rằng cách đây 45 năm Miền Nam Việt Nam bị quân đội Bắc Việt chiếm đóng và họ đã thiết kế một thể chế độc tài Cộng Sản. Vì thế, tôi không chỉ gửi lời chào thân ái và chúc mọi điều tốt lành cho tương lai của các bạn, song tôi cũng muốn yêu cầu và khuyến khích các bạn chia xẻ những trải nghiệm của mình khi phải sống dưới áp bức của một thể chế độc tài, để qua đó các bạn nhắc nhở những người đang sống tại Đức, cho dù họ từ đâu đến, nền Dân Chủ quý báu biết bao và phải được bảo vệ! Trân trọng kính chào Rainer Eppelmann -------------------------- Ông Rainer Eppelmann là một mục sư Tin Lành thuộc phong trào đấu tranh bất bạo động tại Đông Đức khi bức tường Bá Linh chưa sụp đổ. Đến giai đoạn cuối cùng của thể chế Cộng Sản, ông được chọn làm bộ trưởng Bộ Quốc Phòng và Giải Trừ Quân Bị Đông Đức. Khi nước Đức thống nhất Mục Sư Eppelmann đã lãnh trách nhiệm chủ tịch một cơ chế liên bang nghiên cứu tội ác của chế độ Cộng Sản tại Đông Đức.
......

Lễ tưởng niệm và hội luận 45 năm tháng tư đen Online

45 năm tháng tư Đen| Do hoàn cảnh đại dịch coronavirus đang xảy ra trên toàn cầu, ngày Quốc Hận 30 Tháng 4 năm nay, không thể tổ chức như mọi năm nên mọi nơi đã tổ chức lễ tưởng niệm qua mạng lưới toàn cầu. Trong tinh thần đó, một buổi Lễ Tưởng Niệm do Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam cùng phối hợp tổ chức, diễn ra vào lúc 9 giờ sáng giờ Cali Hoa Kỳ, Thứ Năm - ngày 30 Tháng Tư, 2020. Tức 11 giờ đêm giờ Việt Nam, qua: Facebook - 45 Năm Tháng Tư Đen https://www.facebook.com/102173668015642/ Nội dung buổi Lễ Tưởng Niệm gồm: Phần I: Nghi thức tưởng niệm và phát biểu của một số nhà hoạt động dân chủ như ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, một số vị từ quốc nội và một số chính giới Hoa Kỳ như Thượng Nghị Sĩ Marco Rubo, Thượng Nghị Sĩ John Cornyn, Dân biểu Liên Bang Alan Lowenthal, Dân Biểu Liên Bang Christopher Smith, Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren, Dân Biểu Liên Bang Ro Khanna. Phần II: Tâm tình và thơ, nhạc quê hương với Luật sư Nguyễn Văn Đài, Ký giả Triều Giang và Nhà Truyền Thông Đinh Quang Anh Thái, Ca nhạc sĩ Hoàng Quân và Anh Chi, Tiến sĩ Trần Diệu Chân. Buổi sinh hoạt kéo dài khoảng 3 tiếng đồng hồ được truyền thanh qua Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi và mạng lưới toàn cầu. Quý vị có thể bấm vào link, để nghe trực tiếp: Facebook - 45 Năm Tháng Tư Đen https://www.facebook.com/102173668015642/  
......

Thư Kêu Gọi Tham Dự Ngày 30 Tháng 4 Năm 2020 Trên Mạng

Kính gởi quý tổ chức, đoàn thể, hội đoàn Kính thưa quý đồng hương, Ngày 30 tháng 4 năm 2020 đánh dấu 45 năm Ngày Quốc Hận của cả dân tộc Việt Nam. Thời gian 45 năm đã quá đủ để toàn dân Việt nhìn thấu thảm họa gây ra cho đất nước bởi nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Ngày nay, dưới sự cai trị độc tài của đảng CSVN, đất nước đang đứng trước một thách đố lớn, đó là sự tụt hậu trên mọi mặt từ chính trị, kinh tế, xã hội và nhất là tình trạng chà đạp nhân quyền đối với người dân trong nước ngày càng gia tăng. Trầm trọng hơn là do sự yếu kém và thái độ phản bội lại dân tộc của lãnh đạo Việt Cộng, đã dần dà đẩy đất nước vào nguy cơ nô lệ Trung Cộng ngày càng rõ nét.   Vì tình hình lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 trên thế giới và tại Âu Châu, Ban Tổ Chức đã phải hủy bỏ những chương trình sinh hoạt ngày 30/04/2020 tại Bá Linh. Tuy nhiên, để đánh dấu 45 năm ngày Quốc Hận 1975-2020  và cũng để biểu dương ý chí của mọi người trong tinh thần “Chống Bắc Thuộc - Xóa Độc Tài - Xây Dựng Dân Chủ“, chúng tôi kêu gọi quý đồng hương cùng nhau thực hiện các phương thức đấu tranh qua mạng như sau: 1/ Bắt đầu từ ngày 23/04/2020 cho đến hết ngày 30/04/2020, xin mọi người dùng LOGO chính thức của Ban Tổ Chức ngày Quốc Hận 30/04/2020 tại Bá Linh thay cho avatar của mình trên facebook cá nhân. 2/ Xin quý đồng hương theo dõi trang facebook của BTC 30/04 có tên như sau: Cộng Đồng Âu Châu 45 Năm Quốc Hận để xem vidéo, những hình ảnh, bài vở, tài liệu , thơ văn và những bản nhạc liên quan đến các giai đoạn đấu tranh của Cộng Đồng Người Việt trong và ngoài nước. 3/ Đúng 11 giờ sáng ngày 30/04/2020, xin tất cả mọi người dành 1 phút để tưởng niệm ngày Quốc Hận và cầu nguyện cho đất nước sớm thoát ách độc tài cộng sản để toàn dân có thể chung tay chống bắc thuộc. Xin tất cả cố gắng chụp hình giây phút thiêng liêng nầy và đăng lên facebook như là một hiệp thông với tiền đồ của đất nước và cùng đồng hành với Dân Tộc Việt Nam cho một tương lai thật sự Tự Do-Dân Chủ-Nhân Bản. Trân trọng kính chào. Ban Tổ Chức: - Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức, gồm 24 tổ chức và hội đoàn tại Đức quốc   Đại diện: bà Hoàng Thị Mỹ Lâm – hoangml69@hotmail.com - Phong Trào Dân Quyền UK-Anh quốc   Đại diện: ông Phạm Văn Chính – chinhpham0618@gmail.com - Cộng Đồng Việt Nam tại Liège, Vương quốc Bỉ   Đại diện: ông Lê Hữu Đào – lehdao2013@gmail.com - Hội Người Việt Tự Do tại Vương quốc Bỉ   Đại diện: ông Nguyễn Đức Hồ  – duchonguyen@hotmail.com - Vovinam - Việt Võ Đạo tại Vương quốc Bỉ   Đại diện: ông Võ Tân Tiến – tantienbelgique@yahoo.com  - Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch    Đại diện: bà Nguyễn Kim Hương – kimhuongarhus@gmail.com          - Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan    Đại diện: ông Nguyễn Quang Kế – quangkenguyen@hotmail.com          - Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam tại Moss & Rygge, NaUy   Đại diện: ông Trần Bửu Thọ – hoibtttvn.nu@gmail.com          - Nhóm Tinh Thần Diên Hồng, gồm 12 tổ chức và hội đoàn tại Paris, Pháp quốc    Đại diện: ông Vũ Đăng Sơn – vudangson@gmail.com    ông Nguyễn Văn Minh – minh.ngvm@gmail.com          - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ    Đại diện: Linh Mục Giuse Phạm Minh Văn – minhvan@bluewin.ch - Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thụy Sĩ   Đại diện: ông Nguyễn Xuân Sơn & bà Trần Céline info@hoi-nguoivietquocgia-lausanne.ch                  - Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Thụy Sĩ   Đại diện: ông Trần Hữu Kinh – kingtran1@sunrise.ch          - Hội Anh Em Dân Chủ   Đại diện: ông Nguyễn Văn Đài – bfdvn@hushmail.me          - Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn CS tại Âu Châu                                           Đại diện: ông Nguyễn Minh Chính – mchinh.nguyen@gmail.com   - Đảng Việt Tân   Đại diện: ông Trần Kỉnh Thành – thanhtran5458@gmail.com  
......

Thiếu tướng Lê Minh Đảo từ trần, thọ 87 tuổi

Tướng Lê Minh Đảo và ái nữ, Bích Phượng VOA| Thiếu tướng Lê Minh Đảo qua đời lúc 1:45 phút chiều ngày 19 tháng Ba, 2020, tại bệnh viện Hartford, Connecticut, Hoa Kỳ, thọ 87 tuổi. Ông ra đi giữa sự hiện diện đầy đủ của con cháu. Tin này được ông Võ Thành Nhân, giám đốc đài truyền hình SBTN-DC, xác nhận với VOA, theo thông tin từ bà Bích Phượng, ái nữ của tướng Lê Minh Đảo. Thiếu tướng Lê Minh Đảo được xem là một trong những tướng lĩnh chỉ huy cấp Sư đoàn có khả năng nhất của Việt Nam Cộng hoà, từng là Tư lệnh chiến trường Xuân Lộc, phòng tuyến cuối cùng của Việt Nam Cộng hoà vào những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Sau đó, ông trở thành vị tướng Việt Nam Cộng hoà bị cầm tù lâu nhất, với 17 năm tổng cộng từ Bắc vào Nam. Nguyên Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh Quân đội Việt Nam Cộng Hòa sinh ngày 5/3/1933 tại xã Bình Hòa, tỉnh Gia Định. Ông học chương trình Pháp trường Lycée Petrus Ký, Sài Gòn và đậu bằng Tú Tài 2 năm 1952. Năm 1953, ông theo học khóa 10 Trần Bình Trọng tại trường Võ bị Liên quân Đà Lạt. Tháng 6 năm 1954, ông tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu úy hiện dịch. Sau khi ra trường, có một thời gian ông được giữ lại làm huấn luyện viên. Rời khỏi quân trường này, ông lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội từ trung đội trưởng cho đến Tư lệnh sư đoàn. Tháng 3 năm 1972, ông rời khỏi chức vụ Tỉnh trưởng tỉnh Định Tường và sau đó một tháng, ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu cử giữ chức vụ Tư lệnh Sư đoàn 18 Bộ binh kiêm Tư lệnh Biệt khu 31 chiến thuật. Thiếu tướng Lê Minh Đảo nổi tiếng trong trận chiến Xuân Lộc, cầm chân hơn 3 sư đoàn Cộng sản Bắc Việt khiến cho lực lượng này phải bỏ mặt trận Xuân Lộc và chuyển hướng về phía Biên Hòa. Sau ngày 30/4, ông bị tù tại miền Bắc 12 năm. Sau khi các trại tù miền Bắc giải tán, ông được chuyển về Nam ở tù thêm 5 năm nữa. Thiếu tướng Lê Minh Đảo sang Mỹ tháng 4/1993 sau khi được trả tự do vào ngày 5/5/1992. Tại Mỹ, ngoài việc mưu sinh, lo cho gia đình, ông còn tham gia các sinh hoạt của các cựu chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa. Tháng 9 năm 2003, Thiếu tướng Lê Minh Đảo là một trong những người sáng lập tổ chức "Tập thể Chiến sĩ Việt Nam Cộng hòa" và giữ chức Chủ tịch Trung tâm Điều hợp Trung ương. https://www.youtube.com/watch?v=GQ5dQLeZCM4 Ngoài binh nghiệp, ông còn là một nhạc sĩ sáng tác. Nhạc phẩm “Nhớ Mẹ” do ông và Đại tá Đỗ Trọng Huề đồng soạn rất được anh em cựu tù nhân Việt Nam Cộng Hoà ưa chuộng.    
......

Danh ca Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian, đã ra đi!

Nữ danh ca Thái Thanh qua đời, hưởng thọ 86 tuổi   Gia đình của nhạc sĩ Phạm Duy đã thông báo danh ca Thái Thanh, người được mệnh danh là “Tiếng hát vượt thời gian”, đã qua đời tại Mỹ vào lúc 11 giờ 20 ngày 17-3 (giờ địa phương). Hưởng thọ 86 tuổi. https://www.youtube.com/watch?time_continue=2&v=vG4qBpCXPdQ&feature=emb_logo   Bà tên thật Phạm Thị Băng Thanh, sinh ngày 5-8-1934 tại Hà Nội. Bà được xem là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát và thành công từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến chống Pháp, nổi tiếng cùng ban hợp ca Thăng Long của gia đình, trước khi chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh từ thập niên 1950.   Bà được giới chuyên môn đánh giá là “Đệ Nhất danh ca” của dòng nhạc tiền chiến và dòng nhạc tình ca lãng mạn qua việc gắn liền với nhiều nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy.   Bà không theo học một lớp nhạc chuyên nghiệp nào, chỉ tự luyện giọng từ nhỏ theo các lối hát dân ca và các sách nhạc tiếng Pháp, về sau đã tạo ra một trường phái riêng hòa trộn giữa tính chất opera tây phương và dân nhạc Việt Nam.   Bà sang Mỹ định cư cùng gia đình năm 1985, tham gia biểu diễn phục vụ khán giả kiều bào tại Mỹ cho đến năm 2002 thì giải nghệ.   Cha của bà là ông Phạm Đình Phụng, có 2 vợ, vợ trước sinh ra Phạm Đình Sỹ và Phạm Đình Viêm, vợ sau sinh ra Phạm Thị Quang Thái (ca sĩ Thái Hằng), nhạc sĩ Phạm Đình Chương và bà – nữ danh ca Thái Thanh.   Năm 2000, bà bị tai biến mạch máu não phải nhập viện cấp cứu. Năm 2005, gia đình đã tổ chức một đêm nhạc thính phòng mang tên “Vinh danh Thái Thanh, tiếng hát vượt thời gian” tại Montreal – Canada với sự tham gia của Thái Thanh cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng của thế hệ sau như: Tuấn Ngọc, Ý Lan, Trần Thu Hà…   Sự ra đi của bà đã để lại nhiều thương tiếc cho các ca sĩ, nghệ sĩ đồng nghiệp thuộc nhiều thế hệ bởi bà là tấm gương sáng trong lao động nghệ thuật. Khán thính giả yêu mến tiếng hát của bà cũng bày tỏ sự thương tiếc, vì nhắc đến bà không thể quên các ca khúc: “Ngày xưa Hoàng Thị”, “Nghìn trùng xa cách”, “Áo anh sứt chỉ đường tà”, “Làng tôi”…   Thanh Hiệp (nguồn: https://nld.com.vn/van-nghe/nu-danh-ca-thai-thanh-qua-doi-huong-tho-86-tuoi-20200318070913773.htm)   *** Thái Thanh – “đệ nhất danh ca” của nền tân nhạc Việt Nam – qua đời hôm 17/3, thọ 86 tuổi.   Ca sĩ Đức Tiến cho biết bà mất lúc 11h50 phút tại hạt Orange, Nam California. “Hiện danh ca Ý Lan cùng người thân túc trực làm tang lễ cho bà. Xin vĩnh biệt tiếng hát vượt thời gian, thần tượng của bao thế hệ trong và ngoài nước”, anh nói.   Ý Lan – con gái Thái Thanh – cho biết những năm gần đây, sức khỏe bà rất yếu. Nhiều lần về nước, chị tiếc nuối vì mẹ không thể về hát cùng. Ca sĩ kể năm 2017: “Mẹ tôi già yếu lắm rồi. Chỉ một chuyến bay ngắn chừng một giờ đồng hồ tại Mỹ, bà vẫn khó mà đi được”. Thái Thanh tên thật là Phạm Thị Băng Thanh, sinh năm 1934 tại Hà Nội. Bà là một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Thái Thanh vốn là con nhà nòi âm nhạc, chị gái là ca sĩ Thái Hằng, anh rể là nhạc sĩ Phạm Duy, anh trai là nhạc sĩ Phạm Đình Chương, con gái là ca sĩ Ý Lan.   Năm 1946, Thái Thanh tản cư cùng gia đình vào Chợ Đại, Thanh Hóa – nơi bà bắt đầu hát lúc 14 tuổi. Cùng năm, Thái Hằng cưới nhạc sĩ Phạm Duy. 16 tuổi, bà được Phạm Duy chỉ bảo về nhạc lý và kỹ thuật, đồng thời tự luyện tập, trau dồi kỹ năng xướng âm. Giọng hát của bà hợp với nhạc Phạm Duy, từ nhạc quê hương, nhạc tình cho tới các bản trường ca. Năm 1951, gia đình Phạm Duy về Hà Nội rồi chuyển vào Sài Gòn sống, Thái Thanh cũng đi theo. Thập niên 1950, giọng hát của bà được yêu thích, từ giới trí thức đến khán giả bình dân. Thái Thanh xuất hiện trên khắp các chương trình ca nhạc truyền thanh, truyền hình. Đầu thập niên 1970, bà cùng ban hợp ca Thăng Long thường xuyên biểu diễn tại vũ trường ăn khách Đêm màu hồng.   Giọng hát của bà chịu nhiều ảnh hưởng của chầu văn, quan họ, chèo. Bà tự học nhạc bằng cách đặt mua các sách luyện thanh bằng tiếng Pháp. Danh ca sở hữu giọng light lirico soprano (tạm dịch: nữ cao trữ tình mảnh).   Thái Thanh kết hôn năm 1956 với tài tử Lê Quỳnh tại Sài Gòn. Bà sống ở khu vực gần chợ Thái Bình. Năm 1965, bà ly dị Lê Quỳnh sau khi đã có ba con gái và hai con trai. Bà ở lại Việt Nam cho đến năm 1985 thì sang Mỹ định cư. (nguồn: https://vnexpress.net/giai-tri/danh-ca-thai-thanh-qua-doi-4070193.html)  
......

Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ được Vinh Danh tại Quốc Hội Victoria, Úc Châu

lyhuong.net| Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ đã được vinh danh, truy niệm vào sáng Thứ Tư 04/03/2020 tại Quốc Hội Victoria  trước sự chứng kiến của đông đảo đồng bào theo sự điều hợp và hướng dẫn của cô Nguyễn Phượng Vỹ, Chủ Tịch Ủy Ban Đa  Văn Hóa Sự Vụ, Victoria. Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ, nguyên Tổng Thư Ký Viện Hoá Đạo, nguyên Viện Trưởng Viện Hoá Đạo Giáo Hội Phật  Giáo Việt Nam Thống Nhất, đã viên tịch tại chùa Từ Hiếu, Sài Gòn, Việt Nam, Thứ Bảy 22/02/2020, thọ 93 tuổi. Ngài  không chỉ là một bậc chân tu, một học giả Phật Giáo uyên bác với những công trình biên khảo và dịch thuật có giá trị  mà còn là một nhà đấu tranh cho tự do tôn giáo, cho dân tộc, cho đất nước Việt Nam. Mặc dầu được cho phép đi tỵ nạn  tại Hoa Kỳ vào năm 1998 nhưng Ngài đã một mực từ chối để ở lại đấu tranh cùng dân tộc do đó cuộc đời của Ngài đã  trải qua những năm tháng bị quản thúc, tù đày nghiệt ngã. Chính vì tinh thần vô úy, ôn hòa nhưng bất khuất mà Ngài đã được thế giới biết đến với lòng tôn kính và ngưỡng phục.  Với lòng tôn kính và ngưỡng phục ấy, Ngài đã được Dân Biểu Luke Donnellan và Nghị Sĩ Kiều Tiến Dũng vinh danh với  những lời phát biểu mang tính cách truy niệm tại lưỡng viện Quốc Hội Victoria. Tại Hạ Viện, Dân Biểu Luke Donnellan đã dành cho Ngài lòng ngưỡng phục sâu sắc - Đại Lão Hoà Thượng Thích Quảng Độ  là một chiến sĩ tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền. Ngài dấn thân vào còn đường tranh đấu lúc mới được 17 tuổi sau  khi người Thầy của Ngài bị CSVN sát hai. Ngài nguyện với lòng sẽ chống lại sự cuồng tín bằng mọi cách và cống hiến  đời mình cho công cuộc đấu tranh đòi công lý bằng những giáo lý về tinh thần bất bạo động, tính khoan dung và lòng  từ bi. Và Ngài thừa biết rằng chính lời nguyện ấy sẽ đưa Ngài vào con đường tù tội, tra tấn, lưu đày và quản thúc  trong nhiều năm dài. Việt Nam đã mất đi một vị anh hùng, một nhân vật trụ cột trong công cuộc đấu tranh cho dân chủ.  Ngài cũng như những nhà lãnh đạo tinh thần cùng thời như Cha Lý là những tấm gương sáng cho phong trào và các nhà  đấu tranh dân chủ noi theo. Tại Thượng Viện, Nghị Sĩ Kiều Tiến Dũng ca ngợi Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ (celebrates his life) qua lời  tưởng niệm của Đức Đat Lai Lạt Ma đã cho rằng - Ngài đã sống một cuộc đời đầy ý nghĩa. Tiếp theo Nghị Sĩ Dũng đã nêu  lên tất cả những giải thưởng cao quý mà Ngài đã được trao tặng - Hellman-Hammett award, Homo Homini award, Thorolf  Rafto Memorial Prize, Democracy Courage Tribute by the World Movement for Democracy, và ngoài ra Ngài còn được đề cử  rất nhiều lần giải Nobel Hòa Bình. Sau cùng Nghị Sĩ Dũng đã nhắc lại một lời nói mang tinh thần vô úy của Ngài -  "Người dân rất sợ nhà cầm quyền CSVN, ... Chỉ có tôi là dám nói những gì tôi muốn nói. Đó là lý do tại sao nhà cầm  quyền CSVN lại sợ tôi". Thượng Nghị Sĩ Kiều Tiến Dũng Ngoài Dân Biểu Luke Donnellan và Nghị Sĩ Kiều Tiến Dũng có lời phát biểu chính thức tại Hạ Viện và Thượng Viện Quốc  Hội Victoria còn có các dân biểu và nghị sĩ khác tìm đến chào hỏi và ngỏ lời chia buồn cùng đồng bào, cùng cộng  đồng. Ở cái thời mạt pháp, đạo đức suy đồi, tiền bạc lên ngôi, lôi đầu ra đấu tố lẫn nhau vì tranh giành quyền lực, cái  thời mà khó phận biệt giữa một vị chân tu với một người thương gia "áo vàng" hay một thầy chùa có thẻ đảng hay một  cán bộ "phá đạo" (tuyên giáo), cái thời mà đa số chùa chiền chỉ còn là những cơ sở kinh doanh núp bóng bồ đề thì sự  ra đi của Ngài là một mất mát vô cùng lớn lao cho nền Phật Giáo truyền thống, cho dân tộc và đất nước Việt Nam. Melbourne 04/03/2020  
......

Vi-rút Corona truyền đi rất xa bên trong xe Buýt

Timothy Trinh|   Một nghiên cứu mới cho thấy vi-rút Corona gây ra dịch viêm phổi cấp Vũ Hán có thể được truyền đi xa gấp đôi trên phương tiện giao thông công cộng, và lây lan ngay cả sau khi một người bệnh đã rời khỏi một chiếc xe buýt. Bài viết này dựa theo các chi tiết trong bản tường trình đăng trên tạp chí Practical Preventive Medicine hôm thứ Sáu 6/3 vừa qua. Cuộc nghiên cứu này được thực hiện bởi một nhóm các nhà dịch tễ học Trung Quốc, tìm thấy được rằng một hành khách xe buýt ngồi hàng thứ hai từ phía sau (vị trí màu đỏ trong hình) không biết ông ta bị nhiễm vi-rút, đã lây nhiễm nhiều hành khách khác trên một đoạn đường dài 4 giờ vào ngày 22 tháng 1 trong mùa du lịch Tết Nguyên đán vừa qua. Kết quả tìm thấy "khoảng cách truyền của vi-rút Corona mới, trong một môi trường kín có máy điều hòa, sẽ vượt quá khoảng cách an toàn thường được công nhận." Chủng vi-rút mới gây ra dịch viêm phổi cấp Vũ Hán có thể tồn tại trong không khí ít nhất 30 phút và di chuyển lên tới 4,5 mét, tức là xa hơn khoảng cách 1 mét mà các cơ quan y tế của nhà nước Việt Nam hiện đang hướng dẫn các bạn. Bản tường trình cũng nhấn mạnh nguy cơ lây lan vẫn có thể xảy ra, ngay cả sau khi người bệnh rời khỏi xe buýt. Trưởng nhóm nghiên cứu, ông Hu Shixiong, làm việc cho Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh tỉnh Hồ Nam, cho biết cảnh quay camera an ninh gắn trên xe buýt cho thấy một hành khách, được gọi là bệnh nhân "A", đã cảm thấy không khỏe. Vào thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa tuyên bố vi-rút Corona là một cuộc khủng hoảng quốc gia, vì thế người hành khách "A" này đã không đeo khẩu trang. Người tài xế và nhiều hành khách khác cũng không đeo khẩu trang trên chiếc xe buýt 48 chỗ này. Mặc dù bệnh nhân "A" đã không tương tác với người khác trong suốt chuyến đi kéo dài bốn giờ, nhưng khi xe buýt dừng lại ở thành phố tiếp theo, vi-rút đã nhảy lan từ vị trí chỗ ngồi của "A" đến 7 hành khách khác, đa số là những hành khách ngồi tương đối gần với nguồn bệnh. Có một người ngồi cách bệnh nhân "A" đến 6 hàng ghế về phía trên, xa đến khoảng 4,5 mét, cũng bị lây nhiễm. Tất cả sau đó đã thử nghiệm dương tính, bao gồm một hành khách vẫn chưa có triệu chứng. Sau khi những hành khách này rời khỏi, một nhóm khác đã lên xe buýt khoảng nửa giờ sau đó. Trong nhóm hành khách hoàn toàn mới này, có một người ngồi ở hàng ghế đầu, không đeo khẩu trang, đã bị nhiễm bệnh. Theo nhóm nghiên cứu, bệnh nhân này có khả năng đã hít phải các hạt bụi hơi nước được thở ra bởi hành khách "A" từ nhóm trước đó 30 phút. Lý do có thể là trong một không gian kín hoàn toàn (như xe buýt, tàu điện ngầm, máy bay) luồng không khí chủ yếu được điều khiển bởi không khí nóng được tạo ra bởi máy điều hòa. Sự gia tăng của không khí nóng có thể vận chuyển các giọt chứa vi-rút đến một khoảng cách xa hơn. Các bạn nên nhớ tâm dịch của Trung Quốc bùng phát giữa mùa đông, vì thế máy điều hòa của xe buýt đã thổi ra hơi ấm (và cửa xe đóng kín). Về phần bệnh nhân "A", sau khi xuống xe buýt đầu tiên, người này đã lên một xe buýt nhỏ (minibus) khác, đi thêm một giờ nữa và lây nhiễm thêm hai hành khách mới. Khi cuộc nghiên cứu kết thúc vào giữa tháng 2 vừa qua, bệnh nhân "A" đã lây lan vi-rút đến ít nhất 13 người. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cho biết thêm rằng vi-rút Corona có thể tồn tại nhiều ngày trên một bề mặt, tùy thuộc vào môi trường, thí dụ như ở 37 độ Celcius, nó có thể tồn tại hai đến ba ngày trên thủy tinh, vải, kim loại, nhựa hoặc giấy. Đã đến lúc chúng ta phải biết chăm sóc cho bản thân, và trong cùng lúc, phải quan tâm đến sức khỏe của mọi người chung quanh. "Lời khuyên của chúng tôi là mang khẩu trang trong suốt chuyến đi," nhóm nghiên cứu đã viết. "Những người mang khẩu trang trên xe buýt đã không bị nhiễm bệnh." Khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng như xe buýt, tàu điện, máy bay (kể cả ghế hạng thương gia), mọi người nên mang khẩu trang, giới hạn sự tương tác chung quanh, và không chạm tay vào mặt./.  
......

Thông báo hủy bỏ tổ chức ngày Quốc Hận 30/04/2020 tại Bá Linh - Đức Quốc

Kính thưa quý tổ chức, đoàn thể, hội đoàn, Kính thưa quý đồng hương, Trước tình hình lây lan nhanh chóng của dịch COVID-19 trên thế giới, nhiều quốc gia Âu Châu đã hủy bỏ những chương trình sinh hoạt văn hóa, thể thao, chính trị,… từ đây cho đến hết thời điểm 31/05/2020. Đồng thời, chính phủ của nhiều nước Âu Châu cũng khuyến cáo là không nên có những tụ tập đông người để tránh tình trạng lây nhiễm dịch bệnh. Nhằm bảo vệ sức khỏe của quý đồng hương và phòng ngừa sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, Ban Tổ Chức ngày 30/04/2020 tại Bá Linh trân trọng thông báo cùng toàn thể quý tổ chức, đoàn thể, hội đoàn và quý đồng hương là ngày Quốc Hận 30/04/2020 tại thủ đô Bá Linh được hủy bỏ. Đây thật là một điều đáng tiếc và BTC ngày 30/04/2020 tại Bá Linh kính mong quý vị cảm thông cho quyết định này. Tuy nhiên, để đánh dấu 45 năm ngày Quốc Hận 1975-2020 và cũng để biểu dương ý chí của mọi người trong tinh thần “Chống Bắc Thuộc - Xóa Độc Tài - Xây Dựng Dân Chủ“, chúng tôi kêu gọi quý đồng hương thực hiện hai điều sau: 1/ Bắt đầu từ ngày 23/04/2020 cho đến hết ngày 30/04/2020, xin mọi người dùng LOGO chính thức của Ban Tổ Chức ngày Quốc Hận 30/04/2020 tại Bá Linh thay cho avatar của mình trên facebook cá nhân. (*) 2/ Đúng 11 giờ sáng ngày 30/04/2020, xin tất cả mọi người dành 1 phút để tưởng niệm ngày Quốc Hận và cầu nguyện cho đất nước sớm thoát ách độc tài cộng sản để toàn dân có thể chung tay chống bắc thuộc. Xin tất cả cố gắng chụp hình giây phút thiêng liêng nầy và đăng lên facebook như là một hiệp thông với tiền đồ của đất nước và cùng đồng hành với Dân Tộc Việt Nam cho một tương lai thật sự Tự Do-Dân Chủ-Nhân Bản. Trân trọng kính chào. Ban Tổ Chức Ngày 30/04/2020 tại Bá Linh. -Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, -Phong Trào Dân Quyền UK-Anh quốc -Cộng Đồng Việt Nam tại Liège, Vương quốc Bỉ -Hội Người Việt Tự Do tại Vương quốc Bỉ -Vovinam - Việt Võ Đạo tại Vương quốc Bỉ -Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch -Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan - Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam tại Moss & Rygge, NaUy                               -Nhóm Tinh Thần Diên Hồng, gồm 12 tổ chức và hội đoàn tại Paris, Pháp quốc           -Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ -Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thuỵ Sĩ                                 -Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Thụy Sĩ         -Hội Anh Em Dân Chủ -Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn CS tại Âu Châu                                           -Đảng Việt Tân (*) Avatar đề nghị: Size: 850x321 Size: 1107x350  
......

Úc Châu; Đảng Việt Tân trao tiền cứu trợ cháy rừng cho Hội Hồng Thập Tự (04.03.2020)

  Quang Trường tường thuật  - Le Anh|   Để thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với đất nước Úc liên quan về thảm họa cháy rừng. Đảng Việt Tân Úc châu đã phát động chiến dịch quyên góp và đã nhận được sự đóng góp tích cực của các đồng hương tại Úc Châu trong 3 tháng qua.   Thứ Tư, ngày 04 tháng 03 năm 2020, anh em đảng Việt Tân tại Sydney, Úc Châu đã có buổi gặp gỡ với bà Ashlea Watkins, đại diện của Hội Hồng Thập Tự Úc (Red Cross Australia) để trao lại toàn bộ số tiền đóng góp của các đồng hương trên toàn Úc châu hỗ trợ cho các nạn nhân cháy rừng.   Đúng 2 giờ chiều, tại văn phòng của Australian Red Cross, thành phố Sydney, ông Lê Ánh, đại diện đảng Việt Tân đã trao lại tấm séc trị giá 26,261.30 Úc Kim cho Hội Hồng Thập Tự Úc, cứu trợ thiên tai (Disaster Relief and Recovery). Ngoài ra, còn có hơn 7967 Úc Kim đồng hương đã đóng góp trực tiếp online trên trang Việt Tân được set up trong website của Red Cross. Tổng cộng số tiền đồng hương đóng góp là: 34.228.30 Úc kim.   Đại diện Hội Hồng Thập Tự Úc Châu, bà Ashlea Watkins cho biết, tất cả các đám cháy đều đã được dập tắt, giờ là lúc chính phủ tập trung tài chính để khôi phục các khu vực bị ảnh hưởng, nên đóng góp của đảng Việt Tân là một đóng góp rất hữu ích và thiết thực. Bà bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến đảng Việt Tân cũng như tất cả những đồng hương đã hết lòng hỗ trợ tài chính.   Hy vọng sự đóng góp của Quý đồng hương qua lời kêu gọi của Đảng Việt Tân Úc Châu sẽ hỗ trợ một phần nào cho các nạn nhân do thảm họa cháy rừng gây nên.   Việt Tân sẽ tiếp tục thể hiện tinh thần trách nhiệm, góp một phần công sức cho đất nước Úc khi có nhu cầu tương lai.   Đây là một số hình của anh em đảng Việt Tân với đại diện của Hội Hồng Thập Tự Úc. Thư cám ơn của Hội Hồng Thập Tự.   Quang Trường tường thuật      
......

Lễ Truy tán Công Hạnh của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ tại Đức quốc

Vào ngày 1.3.2020, Giáo Hội PGVNTN Âu Châu đã tổ chức Lễ Truy tán Công hạnh của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Đệ ngũ Tăng thống GHPGVNTN, tại nhiều chùa lớn ở Âu Châu như Đức quốc, Pháp quốc, Na Uy,… Tại Đức quốc, buổi lễ được tổ chức tại chùa Viên Giác thuộc thành phố Hannover với sự tham dự của Hội Phật Tử VN Tỵ Nạn tại CHLB Đức, các gia đình Phật tử vùng Bắc Đức, một số bà con đến từ Frankfurt,  Mönchengladbach, Krefeld…và đại diện một số tổ chức, hội đoàn tại Đức như Hội NVTNCS tại Hamburg, Bremen, Tổ chức Sinh Hoạt NVTN tại CHLB Đức, Ủy Ban Điều Hợp Cộng đồng, Hội Anh Em Dân Chủ VN,  Đảng Việt Tân,… Buổi lễ được bắt đầu vào lúc 11 giờ sáng tại chánh điện Chùa với nghi thức cung nghinh chư tôn đức. Đại đức Thích Hạnh Bổn Trong phần tán thán công hạnh của Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Đại đức Thích Hạnh Bổn, Trụ trì chùa Viên Giác đã trình bày tiểu sử và quá trình cống hiến cho đạo pháp và dân tộc của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, nhứt là những năm tháng hoạn nạn mà Hòa thượng đã phải gánh chịu. Hòa thượng Thích Như Điển Trong phần trình bày của mình, Hòa thượng Thích Như Điển, Phương Trượng chùa Viên Giác đã nói về nguồn gốc của từ Tăng Thống, mà theo Hòa Thượng từ Tăng Thống được khởi đi trong một giai đoạn lịch sử của Phật Giáo VN ở cuối thời nhà tiền Lê và bắt đầu thời nhà Lý. Ngoài những phát biểu của các Huynh trưởng Gia đình Phật tử Thị Thiện, Thị Hiện, một số đại diện các tổ chức, hội đoàn như ông Trần Văn Các (Tổ chức Sinh Hoạt NVTN tại CHLB Đức), Luật sư Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), ông Nguyễn Đình Phúc (Hội NVTNCS tại Hamburg), ông Nguyễn Thanh Văn (Đảng Việt Tân) cũng đã lên phát biểu cảm tưởng của mình trước sự ra đi của Đức Đệ Ngũ Tăng Thống của GHPGVNTN, một biểu tượng cho sự vô úy trong đấu tranh cho quyền con người và tự do tôn giáo tại VN. Trước khi lễ tất, toàn thể chư Tôn đức và mọi người tụng một thời kinh Bát Nhã trước bàn thờ Giác linh Đức Đệ Ngũ Tăng Thống và hồi hướng công đức đến tất cả chúng sanh. Mọi người cùng chụp hình lưu niệm trước chánh điện và sau đó di chuyễn xuống hội trường để dùng cơm trưa do chùa khoản đãi và chia tay. Được biết cùng ngày 1.3.2020 tại Đức quốc còn có 2 nơi tổ chức buổi lễ tương tư là Chùa Linh Thứu (Berlin) và Chùa Bảo Quang (Hamburg). Minh Thông  
......

“Giỡn mặt chính quyền” Nguyễn Thanh Tú bị tòa cấm cửa!

Ảnh Nguyễn Thanh Tú Vũ Tiền Phong (SBTN)| Sau khi chính thức xuất đầu lộ diện là kẻ bưng bô cho Việt Cộng và xuất hiện công khai trên các hệ thống truyền thông của nhà nước và đảng CSVN. Trở về Hoa Kỳ, Nguyễn Thanh Tú đã không còn được bất cứ đài, báo nào kể cả các kênh YouTube vẫn thường khai thác Tú để câu view, giờ cũng tránh xa. Các diễn đàn mạng, những người quốc gia từng lên tiếng bênh vực Tú vì hành động “tim công lý cho cha”, giờ cũng không ai muốn dính vào một kẻ được liệt vào loại người “lừa thầy, phản bạn”. Khi NTTú lên truyền hình An Ninh TV cũng như Báo Nhân Dân ở Hà Nội, với khuôn mặt hớn hở, tươi cười ca tụng Công An CSVN “hiền lành và thân thiện” với dân. Gọi những nhà đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền ở trong nước là “tù nhân vô lương tâm”. Cho những người biểu tình chống đối nhà nước là vì ham tiền, và cảnh công an đàn áp dân là do phía “thù nghịch” dàn dựng. Nhưng có lẽ cái tát mạnh nhất mà Tú vả vào mặt giới truyền thông hải ngoại khi Tú nói rằng: TRUYỀN THÔNG HẢI NGOẠI ĐàKHÔNG CHUYÊN NGHIỆP và ĐẠO ĐỨC BẰNG TRUYỀN THÔNG Ở TRONG NƯỚC! Có lẽ đây chính là hành động phản thùng bẩn thỉu nhất của một người từng được một số nhà báo tại hải ngoại bảo vệ và giúp đỡ, và cũng có thể vì lý do đó mà NTTú đã bị họ cấm cửa? THẾ NHƯNG CÓ MỘT ĐIỀU ÍT AI BIẾT LÀ NGUYỄN THANH TÚ CŨNG ĐàBỊ TOÀ ÁN HOA KỲ CẤM CỬA! Tin này đã được NTTú giấu như mèo giấu phân! Đây là một biện pháp được xử dụng trong các hệ thống tòa án dân sự để trừng trị những kẻ lợi dụng, sách nhiễu hệ thống tư pháp, toà án, tìm cách quấy rối người khác bằng cách nộp các đơn kiện vô căn cứ. Những kẻ này thường có đặc điểm chung. Xuất phát từ các động cơ thù hận cá nhân hoặc mục đích chính trị…họ cứ khởi kiện bừa bãi vô căn cứ bất chấp các phán quyết bất lợi và thất bại về thủ tục. Họ có thể dùng đến nhiều thủ tục tố tụng lặp đi, lặp lại để tấn công cùng một kẻ thù. Họ thường khởi động các thủ tục tố tụng tại tòa án bất chấp các chi phí pháp luật tốn kém. Họ có xu hướng kiên trì, lạm dụng tiến trình tố tụng cho các mục tiêu ích kỷ và độc ác của riêng mình nhằm mục đích làm suy yếu đối thủ thông qua một trận chiến tiêu hao về pháp lý. Đặc biệt, họ thường tự mình đại diện khi khởi kiện (để tránh chi phí cho mình và chỉ nhằm triệt hạ đối thủ bằng một trình tự pháp lý lâu dài và tốn kém…) Để đối phó với vấn nạn này, một khi có cơ sở để xác định kẻ lợi dụng quấy nhiễu pháp luật, các Tòa án ở Bắc Mỹ sẽ áp dụng thủ tục khắt khe hơn, để hạn chế các khiếu nại có vẻ là phù phiếm, hay nói cách khác là lạm dụng quy trình. Thậm chí, khi cần thiết, sẽ công bố đương sự là một dạng sách nhiễu pháp luật (vexatious litigant) áp đặt các hạn chế tiếp cận tòa án đối với họ, có thể bao gồm các hạn chế như cá nhân ấy phải được đại diện bởi một luật sư trong bất kỳ thủ tục tố tụng nào trong tương lai và họ phải làm đơn gửi Chánh án hoặc Trợ lý Chánh án trước khi được phép khởi kiện ai. Đó chính là đặc điểm của Nguyễn Thanh Tú, kẻ từng một mình khởi kiện rất nhiều cá nhân tổ chức suốt từ 2015 đến nay kể cả các cuộc thưa kiện một số ngân hàng cho vay nợ nhà trên những căn nhà mà đương sự làm chủ. Hậu quả dẫn đến cho Tú là Toà buộc phải đưa ra phán quyết số 17-CV-0790, nội dung công bố Nguyễn Thanh Tú là một dạng sách nhiễu pháp luật, (declaring plaintiff Tu Nguyen a Vexatious Litigant), ban hành lệnh cấm không cho đương sự tiếp tục thưa kiện bất cứ ai nữa nếu không được phép của thẩm phán hành chính địa phương (ký bởi Thẩm phán cư trú ngày 4 tháng 10 năm 2017) tiếp theo là Thông báo của Văn phòng Quản lý Tòa án (Notice by Office of Court Administration on List of Vexatious Litigants) ký ngày 2 tháng 4 năm 2019: (https://www.txcourts.gov/media/1439039/ty-nguyen.pdf). Chính từ hậu quả này mà từ năm 2017 đến nay, sau khi thua trận pháp lý (ngày 28 tháng 6 năm 2018), bị Chánh án Miller ra án lệnh bắt phải trả tiền lệ phí luật sư tổng cộng $325.918.00 Mỹ kim cùng với tiền lời cho đài Á Châu Tự Do, đảng Việt Tân cùng 8 đảng viên của họ, Nguyễn Thanh Tú không còn cơ hội lợi dụng luật pháp để tiếp tục thưa kiện, huỷ hoại cá nhân, tổ chức nào nữa. Tuy nhiên, cơn điên cuồng, ảo tưởng của Tú đã xoay chuyển sang hướng trả thù khác. Một trong những chiêu mới là lôi kéo các đài truyền thông phương Tây vào cái gọi là “cuộc điều tra về những vụ buôn người”. Dù CBC News, một trong các cơ quan truyền thông có trách nhiệm này ở Canada, đã không thể đi đến kết luận gì trước những vu cáo vô căn cứ của Tú, nhưng chỉ riêng việc họ thực hiện một phóng sự điều tra cũng tạo được một cái cớ cho Tú nâng các vu cáo của mình lên một nấc cao hơn và cũng khiến thiều số ủng hộ Tú có cơ hội reo hò thích thú !!! Toà Án Hoà Kỳ đã xem Tú là một kẻ quấy nhiễu, truyền thông Việt Ngữ từng làm ngơ không chuyên chở đưa tin những vu cáo ác ý vô căn cứ của Tú, chẳng sớm thì muộn, những đài truyền thông dòng chính cũng sẽ nhận ra và tránh xa kẻ thần kinh hoang tưởng này thôi! Đáng tiếc là, trước khi thời gian giúp mọi chuyện mở ra sự thật, trước khi công chúng người Việt nhận chân ra kẻ phá hoại này, không ít cá nhân, tổ chức đã phải chịu đựng những tổn thất không nhỏ từ các hành động độc ác của Tú. Phải chăng đó là cách báo oán mà cha của Tú đã mách bảo dẫn dắt để đương sự trả thù lên cộng đồng người Việt chống Cộng ở hải ngoại? Vũ Tiền Phong (tháng 2/2020)  
......

Đại sứ Kritenbrink cam kết nhân quyền là ‘trọng tâm’ trong quan hệ Mỹ-Việt

Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink phát biểu trong buổi tiếp xúc với cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Nam California, ngày 19/02/2020. Photo Chụp từ YouTube Người Việt. VOA| Tại cuộc gặp với cộng đồng người Mỹ gốc Việt ở Nam California hôm 19/2, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink cam kết rằng vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp tục là “ưu tiên trọng tâm” trong mối quan hệ với Việt Nam, đồng thời hứa rằng sẽ cố gắng đưa công dân Hoa Kỳ Michael Nguyễn, người đang bị cầm tù ở Việt Nam, sớm về nước. “Cá nhân tôi xin cam kết với quý vị với tư cách là đại diện cho Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho Chính quyền của Tổng thống Donald Trump, rằng nhân quyền và tự do tôn giáo tiếp tục và sẽ tiếp tục là ưu tiên trọng tâm, là cốt lõi trong mối quan hệ Hoa Kỳ-Việt Nam”, Đại sứ Kritenbrink nói trong bài phát biểu được văn phòng của Dân biểu Harley Rouda tường thuật trực tiếp trên Facebook hôm 19/2. Nhà ngoại giao Hoa Kỳ nhận định rằng việc chính quyền Việt Nam gia tăng bắt bớ, xử phạt trong bốn năm qua đối với các nhà hoạt động ôn hòa là “một điều đáng quan tâm” mà hầu như mỗi ngày ông đều nêu vấn đề này với phía Việt Nam. Tứ trái: DB Alan Lowenthal, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Daniel Kritenbrink, DB Lou Correa, DB Harley Rouda và DB Katie Porter tại cuộc gặp với cộng đồng gốc Việt ở Nam California, sáng ngày 19/02/2020. Ảnh: Twitter Sergio Contreras Đại sứ Kritenbrink nhấn mạnh: “Chúng tôi đương nhiên sẽ bảo vệ lợi ích của công dân Hoa Kỳ sinh sống tại Việt Nam, bao gồm cả trường hợp của công dân Mỹ Michael Nguyễn, hiện đang bị cầm tù. Tôi sẽ cố gắng hết sức mình để đưa ông Michael Nguyễn về nước”. Trước đó, hôm 18/2, ông Kritenbrink đã gặp gỡ và lắng nghe ý kiến của cộng đồng người Việt tại thành phố San Jose. Cuộc gặp được các dân biểu liên bang tổ chức. Bà Jane Do Bui, người tham dự cuộc tiếp xúc với Đại sứ Kritenbrink, cho VOA biết chi tiết: “Có rất nhiều người lên đặt câu hỏi và trọng tâm của họ là xoay quanh vấn đề nhân quyền, cũng như các vấn đề về thương mại, Biển Đông, bệnh dịch corona…” “Có nhiều người đặt vấn đề về vụ Đồng Tâm. Trong phát biểu của nhà ngoại giao thì họ không cho biết chi tiết về những việc làm của họ nhưng nói rằng họ theo dõi sát sao vụ Đồng Tâm và hy vọng là sẽ có những cuộc nói chuyện trong ôn hòa”. “Có hai người nói về tình hình tôn giáo của người thiểu số. Họ nói về tình hình đàn áp tôn giáo và người thiểu số H’Mong hiện đang sống ở Việt Nam bị bức hại, gần như không được công nhận quyền công dân”. “Cũng có một người trong Hội Nhà báo Độc lập nêu trường hợp của nhà báo Phạm Chí Dũng vừa bị bắt”. “Về riêng tôi, tôi có đưa một danh sách tám tù nhân tôn giáo cho ông Đại sứ và Dân biểu Zoe Lofgren để họ can thiệp vì những người này chỉ đơn thuần hoạt động cho tôn giáo, đặc biệt là trường hợp ông Nguyễn Bắc Truyển”. Đại sứ Daniel Kritenbrink trao đổi với người dân ở San Jose, California, ngày 18/02/2020. Ảnh: Jane JB Bà Jane Do Bui nhận định rằng ông Kritenbrink thật sự quan tâm đến vấn đề nhân quyền Việt Nam hơn hẳn những người tiền nhiệm: “Qua nhiều cuộc gặp gỡ với nhiều vị đại sứ Mỹ tại Việt Nam trước đây, tôi có nhận xét rằng ông Daniel Kritebrink cởi mở và có nhiều chú tâm đặc biệt về vấn đề nhân quyền hơn những người tiền nhiệm của ông”.    
......

Vận động bỏ phiếu «Không Thuận» EVFTA

Ngày 11 tháng 2 năm 2020, các Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu sẽ bỏ phiếu Thuận hay Không Thuận EVFTA. Từ đây đến ngày 11/02/2020 (giờ Âu Châu), mọi người Việt Nam hay ngoại quốc có thể viết thư đến các Dân biểu QHAC để yêu cầu họ bỏ phiếu « Không Thuận » EVFTA vì trong thời gian qua, CSVN gia tăng chà đạp nhân quyền ngày càng trầm trọng. Từ nhiều năm nay, nhiều tổ chức quốc tế và Việt Nam, trong đó có đảng Việt Tân, thường xuyên vận động Quốc Hội Âu Châu không thông qua EVFTA (Hiệp Định Tự Do Thương Mại  Liên Minh Âu Châu - Việt Nam) cho đến khi nào CSVN chứng minh họ thật sự chấm dứt các hành động trắng trợn vi phạm nhân quyền. Đây là thư mẫu (Anh ngữ) mà quý vị có thể dùng để gửi đến các Dân biểu QHAC: http://tiny.cc/evfta-letter Danh sách email của toàn bộ MEP (hậu Brexit) xếp theo tên ABC được lưu trữ ở đây: http://tiny.cc/QHAC Tại Âu Châu, nếu có khả năng, các bạn có thể viết vài lời bằng tiếng địa phương (Pháp, Đức, Hòa Lan, Đan Mạch, v.v...) để tạo thêm sự chú ý của người nhận email. Nếu cần biết MEP nào thuộc quốc gia mà các bạn đang sống, thì có thể vào đây để tìm: https://www.europarl.europa.eu/meps/en/home Hãy gửi email đến các MEP (Members of the European Parliament) để yêu cầu họ bỏ phiếu « Không Thuận » EVFTA ./.
......

Hội Xuân Canh Tý 2020 tại Mönchengladbach

 Hội xuân Canh Tý với chủ đề Kỷ niệm 1980 năm Xuân khởi nghĩa của hai Bà Trưng, được Hội NVTNCS tại Mönchengladbach (MG) tổ chức vào ngày 1.2.2020 tại hội trường Krahnendonk nằm tại MG – Neuwerk. Chương trình bắt đầu với phần chào cờ Đức Việt và mặc niệm. Sau đó 3 vị phụ nữ đã lên dâng hương trước bàn thờ hai Bà Trưng, cầu nguyện và xiển dương công đức của hai Bà đối với dân tộc Việt Nam trong việc đánh đuổi ngoại xâm, giành lại tự chủ cho đất nước. Tiếp theo là diễn từ khai mạc của ông Huỳnh Thanh Hà, Hội trưởng Hội NVTNCS tại MG. Ông Hà đã chúc tết bà con cũng như nói về ý nghĩa hội xuân và ông cũng không quên nhắc nhỡ đến bà con về hiểm họa mất nước vào tay Trung cộng xoay quanh Mật ước Thành Đô giữa lãnh đạo VC và Trung cộng. Sau đó là phần múa lân và lì xì cho các em nhõ. Đặc biệt năm nay có hai đội lân đến từ vương quốc Bỉ và Düsseldorf cùng nhau múa làm cho hội trường thêm nhộn nhịp, mặc dù số người tham dự không đông như năm ngoái. Phải chăng vì bị ảnh hưởng con virus Corona!? Sau tiết mục múa lân là phần đáp từ chúc mừng năm mới đến mọi người của các quan khách Đức, Việt như Tiền sĩ Günter Krings, Chủ tịch đảng CDU tại MG, đương kim Thứ trưởng Bộ Nội Vụ Liên Bang Đức; Bà Gülistan Yüksel, Chủ tịch đảng SPD tại MG; Ông  Frank Boss, CDU, Dân biểu tiểu bang NRW, Linh mục Johannes van-der Vorst, Cha chánh giáo xứ Heilig Geist MG; ông Nguyễn Văn Rị, Phó chủ tịch Nội vụ Liên Hội NVTN tại CHLB Đức. Ông Huỳnh Thanh Hà, ông Nguyễn Văn Rị, ông Nguyễn Thanh Văn Trong dịp này ông Nguyễn Thanh Văn, thuộc Đảng Việt Tân được BTC mời lên để trình bày thêm về âm mưu xâm lược của Trung cộng qua Mật ước Thành Đô vào năm 1990 như dư luận đang quan tâm. Theo ông Văn, những gì ký kết giữa VC và Trung cộng trong Mật ước Thành Đô thì cho tới nay không ai biết được. Nhưng xét qua những động thái mà lãnh đạo CSVN đã thực hiện tại VN trong thời gian qua như: Luật An Ninh Mạng; Luật Đặc Khu; cho phép xử dụng đồng Juan (Nhân dân tệ) như tiền VN tại các cửa khẩu biên giới; miễn thị thực cho khách Trung quốc vào các Đặc khu,… cộng với việc Trung cộng xây những căn cứ quân sự tại Hoàng sa và một số đảo Trường Sa chiếm của VN ở Biển Đông, Bô xít Tây Nguyên và một số địa điểm trọng yếu đều loạt vào tay người Trung quốc thì rõ ràng csvn đã giao sinh mệnh quốc gia vào tay TC. Phải chăng đây là những điều được ký kết trong Mật ước Thành Đô? Ngoài ra ông Văn cũng mời gọi bà con hãy về Berlin ngày 30.4.2020 để tham dự biểu tình kỷ niệm 45 năm ngày Quốc hận 30 Tháng Tư do Liên Hội NVTN tại CHLB Đức và một số đoàn thể, hội đoàn tại Âu châu tổ chức để tiếp tục nói với thế giới rằng nhân quyền tại VN vẫn còn bị đàn áp nặng nề và để chống lại âm mưu xâm lược VN của Trung cộng. Chương trình văn nghệ phong phú đa dạng với sự góp mặt của các ca sị như Anh Chi, đến từ Pháp, Thụy Uyển, Cao Thình (Hannover), Phương Loan, Quốc Tuấn,….và những điệu vũ dân tộc (Ban vũ Düsseldorf), đến các màn nhãy hip hop của các em thanh thiếu niên (MG), các màn múa võ thuật của võ đường VOVINAM đến từ vương quốc Bỉ… Như mọi năm, cơ sở đảng Việt Tân tại vùng Tây Đức có một bàn thông tin tại hội xuân MG để phổ biến ấn phẩm, sách báo và thông tin cho bà con về tình trạng đàn áp nhân quyền và hiện tình đất nước qua các video như: Dịch viêm phổi Vũ Hàn và những nguy cơ lây lan; Biến Cố Đồng Tâm với việc nhà cầm quyền CSVN đã đem quân đánh úp làng Đồng Tâm trong đêm và thảm sát cụ Lê Đình Kình hòng cướp 59 hecta đất; cũng như việc công an CSVN ra lệnh cho Vietcombank phong tỏa tài khoản phúng điếu cho cụ Kình. Cơ sở Đảng Việt Tân cũng thu thập chữ ký của bà con để yêu cầu Vietcombank trả lại số tiền phúng điều đó cho gia đình cụ Kình.v.v. Ký tên yêu cầu Vietcombank hoàn trả tiền phúng điếu cho gia đình cụ Kình Ông Nguyễn Văn Rị đang hướng dẫn một số chính khách thăm gian hàng thông tin   Văn Minh Thông  
......

Mừng Xuân Canh Tý 2020 „Tiếng Trống Mê Linh“

Bodelshausen, Stuttgart, Đức Quốc, 25.01.2020 Cộng Đoàn Công Giáo Các Thánh Tử Đạo Rottenburg-Stuttgart tổ chức Hội Xuân Canh Tý 2020 cũng để ủng hộ dự án từ thiện qua Caritas Việt Nam mang tên „Môi Trường Sạch – Xuân Tươi Xanh“. Ngày lễ hội bắt đầu lúc 15:30 giờ bằng Thánh Lễ Cầu An cho quê hương và dân tộc cùng những đồng bào dân oan, đặc biệt là những nạn nhân bị thảm sát tại Đồng Tâm ngày 09.01.2020 vừa qua. Sau thánh lễ là phần những tiết mục Múa Lân, Ca, Vũ, Nhạc, Kịch, Xổ số Tombola và Dạ Vũ. Một cao điểm của chương trình văn nghệ đa dạng là mục ca nhạc kịch „Tiếng Trống Mê Linh“ rất đặc sắc; không chỉ trình diễn lại tấm gương oai hùng của nhị vị anh thư Trưng Trắc và Trưng Nhị nhân dịp kỷ niệm năm thứ 1980, song cũng nhắc nhở mọi người về tình hình hiện nay của quê hương, đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, „hèn với giặc, ác với dân“, bán cho Trung Cộng. Cùng để đóng góp vào buổi hội Xuân hướng về quê hương là một quầy thông tin về vụ thảm sát tại Đồng Tâm, Hà Nội; về vụ tàn phá môi sinh kinh khủng do FORMOSA và Cộng Sản Việt Nam gây ra cho hơn 250 km bờ biển miền Trung với hậu quả là hàng chục triệu người mất đi công ăm việc làm; về sự đàn áp và bỏ tù rất nhiều người dân đòi công lý và chống lại âm mưu bán nước cho Trung Cộng. Từ thanh thiếu niên đến những người lớn và các người bản xứ đã đến trao đổi về tình hình Đồng Tâm và môi sinh, cũng như ký tên hưởng ứng chiến dịch đòi Vietcombank trả số tiền phúng điếu 500 triệu đồng cho gia đình nạn nhân của cụ Lê Đình Kình. Hiền Diệu  
......

Kiến nghị thư yêu cầu ngân hàng Vietcombank trả lại số tiền phúng viếng cụ Kình

Một Kiến nghị thư được đăng trên trang mạng Change.org yêu cầu ngân hàng Vietcombank tại Việt phải phải trả lại số tiền phúng viếng cụ Kình. Kiến nghị thư trên trang mạng Change.org viết rằng vào ngày 9 Tháng 1, 2020, công an cộng sản Việt Nam tấn công vào xã Đồng Tâm ở ngoại ô Hà Nội và giết chết Cụ Lê Đình Kình, 84 tuổi, một nhà hoạt động chống tham nhũng được người dân kính trọng. Nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền Nguyễn Thúy Hạnh đã thiết lập quỹ hỗ trợ tang lễ cho cụ Kình. Trong sự quý trọng, chỉ trong 2 ngày, khoảng 700 người đã đóng góp tổng cộng là 528 triệu đồng Việt Nam (tương đương $23,000 Mỹ Kim) vào tài khoản của bà Nguyễn Thúy Hạnh tại Vietcombank (tài khoản #0611001987139). Khi bà Nguyễn Thuý Hạnh tới rút tiền tại chi nhánh Vietcombank ở 102 Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội, bà được cho biết là tài khoản đã bị phong toả và không được giải thích gì thêm. Trong cùng ngày, Bộ Công An cộng sản thông báo lý do khoá tài khoản vì số tiền quyên góp là tiền “tài trợ khủng bố”. Thông báo đưa ra không có bằng chứng hợp pháp và cũng không thông qua án lệnh của toà án.  Việc tùy tiện khoá tài khoản của khách hàng khi không có bằng chứng hợp pháp đặt dấu hỏi về sự tin tưởng ở Vietcombank — cũng như sự hợp lý và minh bạch của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Kiến nghị thư yêu cầu Vietcombank lập tức trao trả toàn bộ khoản tiền trong tài khoản cùng với lãi cho bà Nguyễn Thúy Hạnh. Cùng lúc kêu gọi tất cả mọi người khắp nơi hãy vào trang mạng này để ký tên vào Kiến nghị thư: http://chng.it/BFb6NVcffR
......

Tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, từ nhà tù Việt Nam sang Mỹ

Thanh Trúc -  RFA| Gia đình bà Trần Thị Nga đã đến thành phố Atlanta, bang Georgia tối 10/1 giờ địa phương. Từ Atlanta, bà Trần Thị Nga dành cho đài Á Châu Tự Do buổi phỏng vấn sau đây: Thanh Trúc: Chào mừng nhà hoạt động nhân quyền Trần Thị Nga và gia đình đã tới Hoa Kỳ bình an.  Trước hết xin chị trình bày về chuyến đi của chị từ nhà tù ở Việt Nam sang Mỹ như thế nào? Trần Thị Nga: “Tôi xin chào khán thính giả của đài. Tôi mới được ra khỏi nhà tù và đi đến Mỹ cùng với chồng và các con của tôi. Tôi bị bắt ngày 21 tháng Một năm 2017, bị giam ở trại tạm giam Hà Nam. Tòa Án Nhân Dân tỉnh Hà Nam kết tội tôi 9 năm tù và 5 năm quản chế. Họ gán ghép cho tôi tội “tuyên truyền nhằm chống phá Nhà Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam”. “Sau một năm tại trại tạm giam tỉnh Hà Nam thì họ chuyển tôi đến trại giam Gia Trung tỉnh Gia Lai, cách nhà tôi hơn 1.000 cây số. Tôi bị giam ở đó từ ngày 27 tháng Hai năm 2018  cho tới ngày tôi được xuất cảnh sang Mỹ. Trước đó, ngày 27/12/2019, cán bộ trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai gọi tôi, đề nghị tôi điền vào hồ sơ làm hộ chiếu. Tới trưa ngày 9/1/2020 họ gọi tôi thu xếp quần áo đồ đạc mà không thông báo với tôi là đi đâu. Khi đó thì chồng và con tôi từ nhà ra sân bay làm thủ tục, còn tôi thì phía cơ quan công an làm thủ tục cho tôi lên máy bay theo diện đặc biệt và tôi là người cuối cùng lên máy bay”. Thanh Trúc: Thưa chị Trần Thị Nga, trong thời gian bị giam ở Hà Nam và trong thời gian bị giam ở Gia Lai chị được đối xử như thế nào, có từng bị biệt giam không? Trần Thị Nga: “Tôi từng bị biệt giam trong 5 ngày ở trại tạm giam Hà Nam vì lên tiếng phản đối hành vi mà phía cơ quan công an đã dùng bạo lực để lột quần áo của tôi ra. Tôi phản đối cơ quan công an bắt những người tù khác phải viết đơn tố cáo tôi theo ý của họ. Họ viết mẫu ra, bắt những người tù kia chép lại để tố cáo tôi. Bên phía công an, Tòa Án và Viện Kiểm Sát đã dùng những đơn tố cáo đó làm bằng chứng để kết tội tôi. Tôi phản đối thì công an dùng biện pháp biệt giam tôi, không cho mua đồ ăn, không cho thăm gặp gia đình, không được nhận đồ tiếp tế, không được dùng xà bông, dầu gội, kem đánh răng trong khoảng thời gian đó. Đó là cái hành vi mà trước giờ tôi chưa từng tưởng tượng được.” Thanh Trúc: Đến ngày 10 tháng Một 2020 thì chị đến Atlanta, Georgia. Cảm tưởng của chị như thế nào? Trần Thị Nga: ”Khi đến đất nước Hoa Kỳ điều đầu tiên tôi cảm thấy sự khác biệt là môi trường sống trong lành, cây cối rất nhiều, đặc biệt tình người của anh chị em Việt Nam tại hải ngoại, tại Mỹ, đã đón tiếp gia đình tôi rất chu đáo rất nhiệt tình. Đó là những người Việt Nam tại Mỹ mà trước kia tôi chưa từng biết đến, những người đã quan tâm, giúp đỡ, đồng hành cũng như vận động cho gia đình tôi được ngày đoàn tụ, bước chân đến nước Mỹ tự do này.” Gia đình bà Trần Thị Nga được đồng hương chào đón tại phi trường Atlanta – Hoa Kỳ Thanh Trúc: Chị Trần Thị Nga, cách đây nhiều năm chị từng đi lao động tại Đài Loan, từng có tiếng nói bênh vực những công nhân Việt gặp hoàn cảnh khó khăn như bị quỵt tiền lương hoặc bị bố trí việc làm không đúng hợp đồng. Trở về nước chị được biết đến như một nhà hoạt động bênh vực người lao động, dân oan đòi đất. Chị cũng là một trong những người đồng sáng lập Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam. Điều gì thúc đẩy một bà mẹ với 2 con nhỏ như chị dấn thân vào những việc nguy hiểm như vậy? Trần Thị Nga: “Khi tôi đi xuất khẩu lao động tại Đài Loan và khi gặp nạn thì tôi được Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân &Cô Dâu Việt Nam của linh mục Nguyễn Văn Hùng giúp đỡ. Trong thời gian ở đó tôi nhìn thấy rất nhiều những lao động Việt Nam khác cũng gặp nạn giống tôi, cũng bị chính phủ Việt Nam bỏ rơi. Sự đồng cảm đó thúc đẩy tôi tự học hành, tìm hiểu về luật pháp để bảo vệ chính bản thân tôi và có khả năng dùng kiến thức, kinh nghiệm của mình để giúp đỡ những người lao động Việt Nam khác”. “Về Việt Nam thì tôi lại gặp những người bị nạn như thế. Gia đình thân nhân người bị nạn nhờ tôi giúp đỡ thì tôi dùng tình cảm, kiến thức căn bản mình đã trải qua để giúp đỡ lại những người lao động. Chính vì những việc làm đó mà tôi bị chính phủ Việt Nam dùng lực lượng công an gây khó khăn đủ mặt với gia đìnyh tôi. Tôi hiểu được nỗi đau, nỗi khổ và sự vi phạm nhân quyền mà chính phủ dùng công an để chà đạp nhân phẩm, nhân quyền của người dân. Tôi đấu tranh chống lại cái sai, cái ác cái bất công để thúc đẩy nhân quyền cho cộng đồng người Việt tại Việt Nam. và gia đình thân . Vì đấy tôi lại bị chính phủ Việt Nam bắt bớ, nhét tôi vào tù với tôi danh tuyên truyền nhằm chống nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Tôi và luật sư của tôi yêu cầu tòa cho tôi đối chất với những người tố cáo tôi thì tòa bác bỏ. Họ là những người như vậy đấy”. Thanh Trúc: Trong khi chờ đợi một cuộc sống ổn định, chị ước ao làm được gì trong những ngày tới trên nước Mỹ này? Trần Thị Nga: ”Sau 3 năm ngồi tù, bị cách ly với mọi thứ, bị tra tấn thể xác lẫn tinh thần thì hiện tại tôi cần một khoảng thời gian để vực lại tinh thần cũng như sức khỏe của bản thân. Đồng thời tôi cần dành thời gian để chăm sóc hai con vì chúng đã bị sốc nặng khi phải chứng kiến cảnh công an dùng bạo lực thế nào trong ngày họ bắt tôi. Tôi cần thời gian lấy lại tinh thần để có định hướng cho tương lai bản thân và gia đình rồi tiếp tục mới có khả năng để mà cống hiến những gì mình có thể cho xã hội, cho cộng đồng.” Thanh Trúc: Thưa chị Trần Thị Nga, hiện tại trong nước vẫn còn nhiều tù nhân lương tâm, nhân quyền, những nhà hoạt động xã hội. Chị nghĩ mình có thể làm được gì cho những người đó? Trần Thị Nga: “Tôi hy vọng mọi người tiếp tục đồng hành, lên tiếng, bảo vệ, giúp đỡ những tù nhân lương tâm hiện vẫn còn bị giam giữ tại các nhà tù ở bên Việt Nam giống như đã từng quan tâm giúp đỡ gia đình tôi. Hy vọng tất cả tù nhân lương tâm, tất cả những người đấu tranh còn bị giam ở Việt Nam sớm được trả tự do, không bị ép vào tù một cách vô cớ như hiện nay.” Thanh Trúc: Chị đến Hoa Kỳ trong thời gian mà mọi người, đặc biệt cộng đồng Việt Nam ở đây chuẩn bị đón Tết Nguyên Đán. Chị có muốn nhắn gởi hoặc chúc tụng gì ở đây? Trần Thị Nga: “Nhân dịp Tết cổ truyền của người Việt Nam sắp tới, tôi xin gỏi lời cảm ơn đến cộng đồng người Việt tại hải ngoại cùng cộng đồng người Việt tại Việt Nam, đã quan tâm giúp đỡ mẹ con tôi, gia đình tôi. Đặc biết những người đang quan tâm thúc đẩy vấn đề nhân phẩm nhân quyền được thực thi tại Việt Nam. Xin cảm ơn tất cả những người lên tiếng và đồng hành để tôi có được một ngày khỏi chốn ngục tù, để gia đình tôi đến được Hoa Kỳ là một đất nước tự do mà nhân quyền, Hiến Pháp, Pháp Luật không bị chà đạp.” Xin cảm ơn chi Trần Thị Nga và chúc chị may mắn.    
......

Tầng lớp trí thức tại Đức quốc đồng hành cùng người dân Đồng Tâm

Hôm nay, 18.01.2020, trong một buổi sinh hoạt có tính cách hàn lâm tại tu viện Trái Tim Đức Giêsu với giảng sư tiến sĩ thần học và triết học ông Gotthard Fuchs đông đảo các thành phần trí thức đã có cơ hội lắng nghe và thảo luận tích cực về một đề tài tuy là thuộc lãnh vực triết lý và thần học nhưng lại rất sát với tình hình thế giới hiện nay. Đó là đề tài Giải Phóng Con Người ra khỏi cái vòng luẩn quẩn của gian tà, bạo lực, độc tài và sợ hãi.   TS Gotthard Fuchs đã trích một câu của ông Dag Hammarskjöld, cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, người Thụy Điển (*1905, +1961): „Trong thời đại chúng ta muốn giải cứu con người thì phải hành động.“ Và ông đưa ra những thí dụ cụ thể của gian trá,, bạo lực và độc tài như Trung Quốc giam giữ cả hàng triệu người Uiguren trong trại tập trung. Chế độ bạo quyền Cộng Sản Bắc Triều Tiên bắt giam hàng mấy trăm ngàn người trong những hoàn cảnh tù đầy vô cùng dã man. Và Cộng Sản Việt Nam với hai trường hợp cướp đất và bạo lực trắng trợn và đẫm máu tại Vườn Rau Lộc Hưng, Sài Gòn tháng giêng 2019 và Đồng Tâm, Hà Nội ngày 09.01.2020.   Kết thúc buổi sinh hoạt hàn lâm là phần thông tin của anh chị em đảng Việt Tân về tình hình tại Đồng Tâm cũng như lời mời gọi một hành động liên đới cụ thể với những nạn nhân tại đó nói riêng và dân oan nói chung.   Neustadt, Đức Quốc,18.01.2020 Quỳnh Trâm
......

Thông cáo báo chí của Đảng Việt Tân về biến cố Đồng Tâm

ĐẢNG VIỆT TÂN Thông Cáo Báo Chí Về Biến Cố Đồng Tâm Việc lãnh đạo đảng CSVN huy động 3000 cảnh sát cơ động tấn công vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cho thấy là họ quá coi thường dư luận, tàn nhẫn dùng bạo lực trấn áp nguyện vọng chính đáng của hàng ngàn người dân tại xã Đồng Tâm trong những ngày trước Tết. Những giải thích quanh co của lãnh đạo Bộ Công an về việc sát hại cụ Lê Đình Kình và những lý do mập mờ về sự mất mạng của 3 công an viên, phản ảnh tính chất tùy tiện, dã man và ngông cuồng của cuộc trấn áp này. Đảng Việt Tân xin thành kính phân ưu cùng các gia đình nạn nhân và thật sự lo lắng về những bà con đang bị bắt giữ. Chúng tôi cực lực lên án những kẻ có trách nhiệm trong vụ tấn công tàn nhẫn này. Họ mới chính là những tội phạm cần phải được truy tố trước pháp luật. Chúng tôi đồng thời cũng lên án Bộ Công an CSVN đã vu khống đảng Việt Tân và cuộc đấu tranh đầy chính nghĩa của bà con Đồng Tâm. Từ lâu vấn đề đất đai đã gây ra nhiều bi kịch tại Văn Giang, Dương Nội, Thủ Thiêm, Cồn Dầu và mới đây nhất là tại Vườn rau Lộc Hưng. Tuy nhiên lãnh đạo CSVN vẫn không hề chùn tay. Họ tiếp tục coi những nạn nhân bị cưỡng chế đất là kẻ thù và dùng bạo lực trấn áp để bảo vệ một thiểu số “lợi ích nhóm”, làm giàu trên xương máu người dân. Biến cố đau thương tại Đồng Tâm, thêm một lần nữa cho thấy nền kinh tế do các nhóm lợi ích chi phối đã và đang trở thành vấn nạn lớn cho dân tộc. Với bản chất độc ác và tráo trở, Bộ Công an chắc chắn sẽ tung ra các thủ đoạn răn đe, trấn áp những ai không làm theo định hướng của chế độ. Họ đang sử dụng tay sai và dư luận viên mở đợt tuyên truyền bóp méo sự thật, mà đích nhắm là để vu cáo "tội giết người" cho 22 người đang bị bắt giữ, nhằm khỏa lấp trách nhiệm cuộc thảm sát ngày 9 tháng 1 vừa qua. Nỗ lực trấn áp Đồng Tâm sẽ còn tiếp diễn và số nạn nhân sẽ gia tăng trong những ngày tới. Chúng ta cần tiếp tục liên kết với nhau để hỗ trợ cuộc đấu tranh chính nghĩa của bà con xã Đồng Tâm và vận động các chính quyền, các tổ chức và dư luận quốc tế lên tiếng phản đối và điều tra vụ thảm sát này. Trong tinh thần đó, Việt Tân sẵn sàng cộng tác và tham gia vào các nỗ lực vận động chung nhằm phát huy chính nghĩa đấu tranh của bà con Đồng Tâm và bảo vệ sinh mạng họ. Chúng tôi quyết định thành lập Quỹ Hỗ Trợ Bà Con Đồng Tâm nhằm hỗ trợ về pháp lý và giúp đỡ những nạn nhân bị thương vong trong cuộc đàn áp vừa qua. Chúng tôi cam kết giữ kín mọi liên lạc và danh tánh của bà con cần đến sự hỗ trợ. Mọi thư từ xin liên lạc qua email: QuyHoTroDongTam@viettan.org hoặc liên lạc với admin của Facebook Việt Tân.   Ngày 17 tháng 1 năm 2020 Đảng Việt Tân   Mọi chi tiết xin liên lạc: Hoàng Tứ Duy: +1 202-596-7951  
......

Giáo dân địa phận Speyer, Đức Quốc cầu nguyện cho Đồng Tâm

Neustadt, Đức Quốc, 12.01.2020 Tin về cụ Lê Đình Kình, gia đình Cụ và bà con Dân oan Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội bị bao vây bởi hàng ngàn công an và bị sát hại bởi nhà cầm quyền trong ngày 09.01.2020 không chỉ làm người Việt trong và ngoài nước bức xúc mà ngay cả những giáo dân Đức tại địa phận Speyer cũng xúc động khi được anh chị em đảng Việt Tân tại Đức thông tin. Trong thánh lễ ngày Chủ nhật hôm nay, 12.01.2020 tại tu viện Trái Tim Đức Giêsu, các tu sĩ và tín hữu đã được chia xẻ về thảm cảnh tại Đồng Tâm cũng như được nhắc lại về vụ nhà cầm quyền Việt Nam cướp đất của đồng bào tại Vườn Rau Lộc Hưng, Sài Gòn vào tháng Giêng 2018. Mọi người đã dâng lời nguyện giáo dân xin Thượng Đế soi sáng cho nhà cầm quyền VN biết can đảm lãnh trách nhiệm lo cho dân và bảo vệ dân, và cũng xin Ngài an ủi và trợ sức cho dân oan Đồng Tâm. Sau thánh lễ là phần gặp gỡ, trao đổi thêm về tình hình Việt Nam cũng như chụp hình tỏ tình liên đới, đồng hành và gắn bó với người dân tại Đồng Tâm. Tham dự thánh lễ cũng có một số chính trị gia địa phương. Họ hứa sẽ thông tin và liên lạc với các chính khách cấp liên bang để đặt vấn đề vi phạm nhân quyền quá dã man này với Nghị Viện Âu Châu liên quan đến Hiệp Ước Thương Mại Tự Do giữa Âu Châu và Việt Nam (EVFTA). Quỳnh Trâm  
......

TNLT Trần Thị Nga được tư do đến Hoa Kỳ

......

Vận Động Bảo Vệ Yếu Tố Nhân Quyền trong Hiệp Ước Thương Mại Tự Do EVFTA

Ngọc Hòa - Tường trình từ Brüssel   Đúng giờ hẹn vào sáng ngày 10.12.2019 chúng tôi được một Phụ Tá Viên của ông Nghị Viên Liên Âu kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế( INTA ) Bernd Lange  đón tại tiền sảnh của Quốc Hội Liên Âu. Vị Phụ Tá Viên người Đức trẻ tuổi và rất thân thiện này đã ưu ái thu xếp chương trình cho buổi  đối thoại giữa ông Bernd Lange và chúng tôi là một nhóm ba người đại diện công dân Đức gốc Việt  gồm ông Nguyễn Thế Bảo ( thuộc Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Nürnberg, đại diện nhóm Vận Động Nhân Quyền trong EVFTA), ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh ( đại diện đảng Việt Tân Đức Quốc ) và bà Hoàng Thị Mỹ Lâm ( Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức ). Chúng tôi được hướng dẫn lên đến một phòng tiếp khách ở tầng 14 của tòa nhà Quốc Hội Liên Âu. Ông  Nghị Viên Bernd Lange xuất hiện với phong thái cởi mở vui vẻ và sẵn sàng lắng nghe  nguyện vọng của những công dân Liên Âu gốc Việt. Ông Nguyễn Thế Bảo trình bày về tình hình nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam. Ông kêu gọi ông Bernd Lange với tư cách Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế thuộc Quốc Hội Liên Âu chỉ nên thông qua Hiệp Ước Thương Mại Tự Do  Liên Âu-Việt Nam EVFTA và IPA khi các nguyên tắc cơ bản về Quyền Con Người và Quyền Người Lao Động được Nhà Cầm Quyền Việt Nam thực sự tôn trọng. Việc này phải được thực hiện cụ thể qua việc miễn án tù cho tất cả các Tù Nhân Lương Tâm và thực thi tự do ngôn luận báo chí. Ông Bảo cũng đệ trình  bản Thỉnh Nguyện Thư kêu gọi Quốc Hội Liên Âu xét duyệt tình trạng  Nhân Quyền tại VN trước khi thông qua Hiệp Ước EVFTA với trên  năm ngàn chữ ký của Công Dân Đức. Bà Hoàng Thị Mỹ Lâm xác định sự quan tâm của ông Bernd Lange về những điều kiện Nhân Quyền và Bảo Hộ Lao Động trong các Hiệp Ước Thương Mại Quốc Tế mà điển hình là những biện pháp kiểm soát việc thực thi Nhân Quyền và Bảo Hộ Lao Động trong các  Hiệp Ước Thương Mại Quốc Tế do chính ông và Friedrich Ebert Stiftung đã hoàn thiện từ năm 2017. Bà nhắc lại sự kiện ông Bernd Lange vừa đi công tác ở Việt Nam 2 ngày trong cuối tháng Mười vừa rồi và chỉ ba tuần sau đó Quốc Hội Việt Nam đã thông qua bộ luật mới về thành lập Nghiệp Đoàn Lao Động bên cạnh Công Đoàn Lao Động . Tuy nhiên điều bà nhấn mạnh là tính cách Độc Lập không được định nghĩa rõ ràng trong trong bộ luật Nghiệp Đoàn Lao Động mới này và nêu rõ việc thành lập Nghiệp Đoàn Lao Động Độc Lập tại Việt Nam sẽ là việc bất khả thi khi mà Điều 4 trong Hiến Pháp Việt Nam vẫn quy định : „Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, theo chủ nghĩa Mác - LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội“. Bà Mỹ Lâm cũng nêu lên sự vi phạm nhân quyền trắng trợn của nhà cầm quyền VN là chỉ sau một ngày ra bộ luật mới về Nghiệp Đoàn Lao Động thì ngày 21.11.2019 họ đã ra lệnh bắt giam nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng. Ngoài ra bà cũng liệt kê các trường hợp Tù Nhân Lương Tâm cụ thể như Nguyễn Ngọc Anh , Lê Đình Lượng , Nguyễn Bắc Truyền , Nguyễn Năng Tĩnh….và đặc biệt là bản án tử cho Dân Oan Đặng Văn Hiến. Ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh tường trình về việc đối xử tàn tệ trong trại tù đối với các  Tù Nhân Lương Tâm mà nhân chứng là Luật Sư Nguyễn Văn Đài đã trải qua và kêu gọi công lý cho Tù Nhân Lương Tâm Châu Văn Khảm. Ông Tôn Vinh cũng đệ trình bộ tài liệu dày trên 600 trang về Chính Sách Ám Sát , Tra Tấn và Bắt Cóc Các Dân Thường Vô Tội Tại Việt Nam. Ông Nghị Viên Lange đón nhận những nguyện vọng và các văn bản một cách nghiêm chỉnh nhưng không kém phần nồng nhiệt. Ông ngỏ lời đồng thuận về việc bắt bớ người tùy tiện của nhà cầm quyền Việt Nam và xem đó là việc cần thiết phải giải quyết. Ông  đặt nặng sự quan tâm về bộ luật hình sự tại Việt Nam , một bộ luật đã tạo nên các vụ xử án người bất đồng chính kiến một cách sai trái.  Ông Lange cũng  chia sẻ  là phải triển khai các  vấn đề này  và phải lồng  các vấn đề  vào hiệp ước . Ông còn đề cập đến việc nhiều đoàn thể, đặc biệt là đảng Xanh và một số các tổ chức Xã Hội Dân Sự Quốc Tế, đã đệ  trình  văn bản và thỉnh nguyện thư yêu cầu Quốc Hội Liên Âu xét lại việc thông qua Hiệp Ước EVFTA. Trong buổi đối thoại hai bên đã có những đồng thuận tốt đẹp và cởi mở. Sau khi chụp hình lưu niệm chúng tôi tình cờ đưa mắt nhìn thấy những túi lớn màu đỏ có in hình Quốc Huy nước Việt Nam đặt trong phần dưới một cái  tủ trong phòng. Ông Lange tinh ý nhận ra và cười nhẹ: „ họ không tiết kiệm về khoản này đâu „ Chúng tôi cùng thầm nghĩ công lý và đạo làm người thì không ai có thể mua chuộc bằng vật chất. Buổi chiều chúng tôi có hai buổi hẹn với hai Nghị Viên Liên Âu nữa là bà Svenja Hahn  ( Phó Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế ) và ông Daniel Caspary . Cả hai Nghị Viên đều ngỏ ý quan tâm đến tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam . Bà Svenja Hahn cũng đưa ý kiến tương tự như ông Chủ Tịch Ủy Ban Bernd Lange là phải làm sao triển khai các vấn đề về bộ luật hình sự ở Việt Nam để lồng vào Hiệp Ước EVFTA . Cả hai Nghị Viên đều đã tiếp nhận từ phái đoàn bản Thỉnh Nguyện Thư NO HUMAN RIGHTS NO EVFTA và bộ  tài liệu về Chính Sách Ám Sát , Tra Tấn và Bắt Cóc Các Dân Thường Vô Tội Tại Việt Nam. Ngọc Hòa - Tường trình từ Brüssel    
......

Ông Lý Thái Hùng: Những thách đố CSVN phải đối mặt trong năm 2020

Youtube Việt Tân https://viettan.org/ong-ly-thai-hung-nhung-thach-do-csvn-phai-doi-mat-trong-nam-2020/ Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân, ông Lý Thái Hùng nhận định về những thách đố CSVN sẽ phải đối mặt trong năm 2020. Những sự kiện nào xảy ra trong năm 2019 sẽ còn có tác động, có ảnh hưởng cục diện Việt Nam trong năm 2020? Vai trò chủ tịch luân phiên Khối ASEAN và ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc có giúp CSVN bảo vệ chủ quyền ở biển Đông và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc hay không?… – Những sự kiện nào xảy ra trong năm 2019 sẽ còn có tác động, có ảnh hưởng cục diện Việt Nam trong năm 2020? – Xuất khẩu Việt Nam gia tăng mạnh trong năm 2019, đó có phải là dấu hiệu phát triển kinh tế của Việt Nam trong năm tới hay không? Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung có lan sang Việt Nam hay không? – Năm 2020 là năm Việt Nam vừa giữ vai trò chủ tịch luân phiên Khối ASEAN và vừa bắt đầu vai trò ủy viên không thường trực của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, những vị trí này có giúp CSVN bảo vệ chủ quyền ở biển Đông và ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc hay không? – Năm 2020 cũng là năm đảng CSVN tổ chức đại hội đảng bộ các cấp, bầu chọn nhân sự Trung ương, Bộ Chính Trị cho đại hội 13, tình hình nội bộ đảng CSVN ra sao và những ai sẽ nắm giữ các vị trí trong “Tứ trụ”? – Tình trạng đàn áp nhân quyền tại Việt Nam sẽ giảm hay sẽ gia tăng hơn nữa trong năm tới? Những phương thức gì để đối phó? Youtube Việt Tân    
......

Giáo dân địa phận Speyer - Đức Quốc cầu nguyện cho các TNLT Việt Nam trong 3 ngày lễ Giáng Sinh

Neustadt và Ludwigshafen, Đức Quốc. Trong những ngày lễ Giáng Sinh 24.+ 25. và 26.12.2019 năm nay anh chị em đảng Việt Tân tại Đức Quốc đã đến với các xứ đạo thành phố Neustadt và Ludwigshafen thuộc giáo phận Speyer để trình bầy với các tín hữu cũng như các Giám mục, Linh mục và Hội đồng giáo xứ về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Mọi người nhận ra sự tráo trở của chế độ Cộng Sản một mặt tuyên truyền đổi mới, mặt khác ra tay đàn áp khốc liệt và bỏ tù những người lên tiếng cho Công Lý và Nhân Quyền. Trong các thánh lễ được cử hành long trọng, Ban Đại Diện đã đọc Lời Nguyện Giáo Dân nhắc đến tình hình tại Việt Nam và xin Thiên Chúa soi sáng cho nhà cầm quyền biết can đảm bảo vệ quyền làm người của dân chúng, và ban ơn kiên trì và chịu đựng cho những người đang bị cầm tù vì đã lên tiếng cho lẽ phải. Sau thánh lễ các giáo dân và các tu sĩ đã nói chuyện hỏi thăm thêm chi tiết về trường hợp của những ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền và Nguyễn Năng Tĩnh. Những tấm hình chụp chung với các Tù Nhân Lương Tâm được coi như là một cử chỉ ấm lòng tỏ tình liên đới với anh chị em đang phải ngồi tù. Minh Hoài Pater Dr. Wojciech, Dekan Alban Meißner, Bischof Dr. Franz Jung, Diakon Hubert Münchmeyer  
......

Một chuyến đi vận động tại Hoa Kỳ thành công ngoài mong đợi

nguyenvandai’s blog – RFA Đầu năm  2006, tôi được Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ mời sang học chương trình ngắn hạn có tên gọi “Grassroot Activisms”. Khóa học này đã cung cấp cho tôi những kiến thức vô cùng hữu ích trong việc vận động tài chính để xây dựng và phát triển các tổ chức xã hội dân sự, đảng phái chính trị,… Sau khi trở về Việt Nam ít tháng thì tôi bị cấm xuất cảnh, nên trong năm 2006 tôi chỉ áp dụng được một phần kiến thức, kinh nghiệm trong việc giúp cố Giáo sư Hoàng Minh Chính khôi phục lại đảng Dân Chủ Việt Nam, thành lập Công Đoàn Độc lập, Ủy Ban Nhân Quyền, trang tin FNA (Free News Agency). Rồi hai lần bị bắt và cầm tù nên những gì tôi đã học không thể áp dụng. Sau gần 14 năm, tôi trở lại Washington DC với mong muốn tiếp tục sử dụng những kiến thức, kinh nghiệm đã học và tích lũy trước đây cho công việc vận động chính phủ, quốc hội, các tổ chức NGO của Hoa Kỳ. Mục đích là đem lại những nguồn lực cho việc xây dựng và phát triển phong trào dân chủ tại Việt Nam nhằm bảo vệ các quyền con người và thúc đẩy một tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Chuyến đi của tôi đã thành công với các cuộc gặp với một số quan chức cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ (vì lý do đặc biệt nên không thể nêu chi tiết); Tôi đã có cuộc gặp với Dân biểu Alan Lowenthal, người mà tôi đã gặp vào tháng 5, năm 2015 tại Hà Nội. Mặc dù ông rất bận với các cuộc họp và bỏ phiếu tại Hạ viện, nhưng đã cố gắng dành thời gian để tiếp tôi. Tôi đã làm việc với Văn phòng của hai Thượng nghĩ sĩ John Corny và Marco Rubio. Khi tôi bị cầm tù, Thượng nghĩ sĩ Marco Rubio đã là người bảo trợ cho tôi. Ông đã cho in một tấm hình lớn chân dung của tôi để tại Văn phòng của ông. Tấm hình đó vẫn còn được lưu giữ tại Văn phòng, mặc dù tôi đã được tự do. Ủy Ban tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ là cơ quan tiếp theo mà tôi làm việc. Khi tôi bị bắt và cầm tù lần đầu từ năm 2007 tới năm 2011. Ủy Ban này đã tới Việt Nam và hai lần vào nhà tù thăm tôi vào các năm 2007 và 2009. Các tổ chức phi chính phủ mà tôi đã tiếp xúc gồm NED, Freedom House, American Bar Association, Advocates International,… Ngoài ra, tôi đã có cuộc gặp với nhiều nhân sĩ, trí thức người Việt tại khu vực thủ đô Washington DC. Thành quả của các cuộc gặp, làm việc sẽ được cụ thể hóa nhanh chóng bằng hành động trong thời gian tới nhằm đem lại nguồn lực cho sự phát triển mạnh mẽ của Phong trào Dân chủ tại Việt Nam. Đầu năm 2020, tôi sẽ tiếp tục trở lại Washington DC để tiếp tục vận động và củng cố các mối quan hệ đã được thiết lập, đồng thời cụ thể hóa các cam kết ủng hộ đã đạt được trong chuyến đi vừa qua. Việc vận động quốc tế sẽ trở nên vô cùng hiệu quả khi có sự tham gia và ủng hộ của đồng bào trong nước, đặc biệt là các bạn trẻ vào cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ hóa cho Việt Nam. Đây là mối quan hệ tương tác, sự ủng hộ của quốc tế sẽ giúp cho phong trào trong nước lớn mạnh, và sự lớn mạnh của phong trào trong nước sẽ nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế mạnh mẽ hơn. Tôi mong nhận được sự ủng hộ và hợp tác của các bạn trẻ, thanh niên, trí thức tại Việt Nam. Và ngược lại, tôi sẽ đem mọi sự ủng hộ và giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, người Việt hải ngoại đến với các bạn. Các bạn hãy dũng cảm, can trường, đoàn kết và hợp tác để cùng nhau đứng lên đấu tranh chống giặc nội xâm, bảo vệ các quyền con người, đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam. Nhân dịp mùa Giáng sinh và Năm mới 2020, tôi xin gửi lời chúc sức khỏe và những lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới các bạn độc giả của tôi trên trang blog RFA nói riêng và toàn thể Quí cô bác, anh chị em trong và ngoài nước nói chung. Cảm ơn Quí cô bác, anh chị em đã ủng hộ tôi trong một năm qua. Và tôi hy vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của Quí cô bác, anh chị em một cách mạnh mẽ hơn trong năm 2020 vì công cuộc bảo vệ nhân quyền và thúc đấy dân chủ hóa Việt Nam. nguyenvandai’s blog  
......

Những câu chuyện bên lề chuyến công tác tại Washington DC, Hoa Kỳ

nguyenvandai’s blog – RFA Chuyến đi công tác của tôi tới Washington DC, Hoa Kỳ đã sắp kết thúc. Tôi sẽ lần lượt kể các bạn nghe về câu chuyện bên lề của chuyến đi cực kỳ thành công của mình. Chi tiết về các buổi làm việc sẽ được giữ bí mật. Chuyến đi công tác lần này đã làm nền tảng cho các chuyến công tác trở lại Washington DC ngay trong đầu năm 2020. Câu chuyện thứ nhất về vai trò của người Việt tại Hoa Kỳ trong việc tham gia vào chính quyền cũng như chính giới của Hoa Kỳ. Khi làm việc với Văn phòng của Đại sứ về Tự do Tôn giáo của  Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Tôi đã gặp cô Serena Doan, người Việt sinh ra tại Hoa Kỳ, cô mới ngoài hai mươi tuổi và cô cũng mới được tuyển dụng vào Bộ ngoại giao một thời gian ngắn. Cha mẹ cô tới tị nạn tại Hoa Kỳ gần 40 năm trước. Ông bà rất quan tâm và luôn hướng về Tổ quốc của mình. Họ biết khả năng của họ không giúp được nhiều cho đất nước và họ cũng hiểu rằng con cái của họ có khả năng thay họ để giúp cho đất nước. Tôi hỏi cô Serena Doan là “ba mẹ của cháu có quan tâm tới Việt Nam không?” Cô nói rằng “vì biết ba mẹ rất quan tâm đến Việt Nam, muốn thay đổi Việt Nam nên cháu mới quyết tâm học giỏi để được tuyển chọn vào làm việc tại Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.” Ba mẹ của Serena Doan luôn chú trọng rèn luyện cho cô nói tiếng Việt, bởi vậy cô nói, đọc, viết tiếng Việt rất thông thạo. Được làm việc trong Bộ Ngoại giao, cơ quan quyền lực trong chính sách đối ngoại của chính phủ Hoa Kỳ là một lợi thế lớn để giúp cho quê hương, Tổ quốc của mình. Trong các cuộc vận động quốc tế mà được nói chuyện và đàm phán với phía đối tác là những người đồng hương, cùng dân tộc với mình thì còn gì tuyệt vời hơn có phải không các bạn. Bởi trong họ vẫn còn tình yêu quê hương, đất nước do cha mẹ của họ truyền lại. Họ sẽ hiểu, thông cảm và nỗ lực nhiều hơn trong việc giúp đỡ cho công việc của chúng ta. Cô Serena rất quan tâm đến Việt Nam, các câu chuyện vi phạm nhân quyền tại Việt Nam thì cô biết rõ. Trước khi chia tay, tôi đã rất ngạc nhiên khi cô Serena Doan hỏi thăm chị Lê Thu Hà sức khỏe và cuộc sống thế nào? Bởi người mà không quan tâm thì không thể nhớ đến câu chuyện xảy ra cũng đã lâu. Hơn 40 năm đã qua, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ đã đóng góp vô cùng lớn lao cho việc bảo vệ các quyền con người và thúc đẩy việc dân chủ hóa Việt Nam. Nhưng có lẽ công cuộc đấu tranh sẽ còn phải kéo dài, trong khi những thế hệ tiền bối đã cao tuổi. Việc vận động, động viên, khuyến khích, định hướng cho các thế hệ thứ hai, thứ ba của cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ nói riêng và trên thế giới nói chung tham gia vào chính quyền và chính giới của nước sở tại là cần thiết và vô cùng cấp bách. Ngoài ra việc các thế hệ thứ hai, ba tham gia vào các tổ chức, đảng chính trị, phong trào sẽ giúp cho cuộc đấu tranh bảo vệ nhân quyền và thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam được duy trì liên tục, mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Cô Serena Doan là một hình ảnh đẹp cho các thế hệ thứ hai, thứ ba của người Việt hải ngoại. nguyenvandai’s blog
......

Bài phát biểu của Chủ Tịch Đảng Việt Tân trong buổi lễ trao Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019 tại London

Chủ Tịch Đảng Việt Tân, ông Đỗ Hoàng Điềm phát biểu mở đầu buổi trao giải thưởng Lê Đình Lượng 2019 tại London. Ảnh: Việt Tân Anh Quốc Kính thưa quý vị, Tôi muốn bắt đầu bằng câu chuyện về bố tôi. Năm 1945 khi bố tôi còn là một thanh niên 25 tuổi, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để giành độc lập bùng nổ. Cả nước ai nấy xả thân, lao mình vào cuộc kháng chiến chỉ vì ước mong được sống trong tự do, độc lập và bình đẳng. Không riêng gì bố tôi, bao nhiêu người bất kể giai cấp, bất kể giàu nghèo đều sẵn sàng hy sinh hết tất cả cho đất nước. Có thể nói đó là một giai đoạn cực kỳ khó khăn, đầy nguy hiểm nhưng lại là một dấu ấn tuyệt đẹp, cho thấy sự dấn thân không đắn đo, không tính toán vì hạnh phúc của toàn dân. Vì chấp nhận hy sinh không đắn đo, như rất nhiều người khác lúc đó bố tôi tham gia kháng chiến dưới ngọn cờ của Việt Minh, một mặt trận liên kết do đảng Cộng Sản điều khiển. Và chỉ vài năm sau, lại cũng như bao nhiêu bạn thanh niên khác bố tôi đã nhìn thấy mặt trái của đảng Cộng Sản và đã phải từ bỏ hàng ngũ Việt Minh để tìm một con đường mới. Và cuộc đấu tranh lúc đó đã trở thành vừa chống thực dân Pháp một bên, vừa chống Cộng Sản vì sự tàn bạo và phi nhân của họ. Ngày hôm nay 74 năm sau nhìn lại, đất nước Việt Nam của chúng ta ra sao? Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua nhưng những vấn đề của xã hội và của người dân Việt so với trước như thế nào? Nếu nhìn từ góc cạnh vật chất thì có lẽ nhiều người thấy rằng đất nước ta quả đã tiến nhiều lắm. Nào là đường cao tốc, nào là những chung cư cao cấp rất sang trọng, xe hơi mới chạy đầy đường ngày càng nhiều. Vào những dịp lễ hội lớn, người dân túa ra đi chơi, đi du lịch các nước chung quanh, ăn tiêu thoải mái, ai nấy vui vẻ. Hiển nhiên cuộc sống của người dân có thăng tiến, chính tôi cũng đã nhìn thấy tận mắt sự tăng trưởng trong đời sống và sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên, chúng ta đang phải trả một giá rất đắt cho sự tăng trưởng này. Đội bóng đá Việt Nam vừa thắng Indonesia một cách oanh liệt để giành huy chương vàng, dĩ nhiên đây là điều hãnh diện nhưng chúng ta sẽ còn hãnh diện hơn nữa nếu không có 39 thanh niên, thiếu nữ Việt Nam đã phải bỏ mạng trong lúc đi chui vào nước Anh để tìm đời sống tốt đẹp hơn cho chính họ và cho gia đình. Đội bóng đá Indonesia tuy thua nhưng chưa bao giờ nghe thấy 39 thanh niên, thiếu nữ Indonesia phải bỏ mạng vì không sống nổi trên đất nước của họ. 39 mạng người là cái giá quá đắt cho sự tăng trưởng không đồng đều trên đất nước, có nơi thì quá sung sướng nhưng có nơi như Nghệ An thì cả làng chỉ còn người già vì hầu hết người trẻ đã phải bỏ xứ tìm đường nuôi gia đình. Mới cách đây một tuần, 63 người lính Việt Nam được Liên Hiệp Quốc vinh danh vì đã cống hiến rất nhiều cho nỗ lực giữ gìn hòa bình tại Nam Sudan ở Châu Phi. Đây là một biểu hiện của sự tăng tiến uy tín đất nước đối với quốc tế, thế nhưng cũng chính Việt Nam đã không bảo vệ nổi biển đảo, không bảo vệ nổi ngư dân của mình trước những hành động cưỡng chiếm phi lý của Trung Quốc. Có phải chăng đó là cái giá phải trả để tiền đầu tư của Trung Quốc đổ vào Việt Nam và nhờ đó những người lãnh đạo đất nước có thêm cơ hội vơ vét bỏ vào túi riêng của họ. Có phải chăng cái giá phải trả cho “tình hữu nghị 16 chữ vàng” với đảng Cộng sản Tàu là những bắt bớ, những bản án dành cho nhiều người đã cả gan tham gia cuộc biểu tình chống dự luật đặc khu vào tháng 6 năm 2018. Và cũng mới đây nhà nước Việt Nam công bố số khách du lịch đến Việt Nam đã tăng vọt trong 5 năm qua và hiện đứng ở mức kỷ lục. Đây là điều đáng mừng vì cho thấy đối với thế giới Việt Nam là một nơi hấp dẫn để đến thăm và vui chơi. Nhưng bên cạnh những khu du lịch sang trọng, những khách sạn 5 sao thì đời sống hằng ngày của người dân ra sao? Nào là vụ nước bẩn tại Hà Nội, công ty Formosa dùng chất thải độc san lấp đất tại Hà Tĩnh, ô nhiễm môi trường trầm trọng tại Bình Phước cả chục năm qua vì cơ sở sản xuất phân bón thải rác trái phép v.v. Có phải chăng cái giá phải trả cho sự tăng trưởng là phẩm chất đời sống của người dân xuống cấp, nhà nước không buồn giải quyết cũng lại vì đụng chạm đến quyền lợi của quan chức, vì giới trách nhiệm đã được chung tiền đầy đủ để làm ngơ. Kính thưa quý vị, Nếu so với 74 năm trước thì chúng ta thật sự có độc lập hay không khi mọi việc từ kinh tế đến chủ quyền đất nước đều bị Trung Quốc chi phối và thậm chí thản nhiên chiếm đoạt. Người dân có tự do hay không khi lúc nào cũng bị công an, quan chức nhà nước vòi tiền và đe dọa nếu cưỡng lại ý muốn của họ. Chúng ta nghĩ sao khi một chị tiểu thương tại Đà Nẵng đằng đẵng từ nhiều năm qua bỏ tiền túi để phát cơm cho người nghèo, để lo đám tang cho những gia đình không đủ sức tự lo cho người thân để rồi bị công an địa phương hạch sách, cấm đoán vì không chịu xin phép. Tôi đã không thể nén được sự phẫn uất khi nói chuyện với chị, nhìn thấy cảnh những người nghèo bị công an đe dọa khi đứng chờ được phát cơm. Ba phần tư thế kỷ đã trôi qua kể từ mùa thu 1945 khi cả nước kháng chiến chống thực dân nhưng nhiều vấn đề của xã hội ngày hôm nay vẫn còn nguyên như vậy. Vẫn là sự không công bằng khi có một giai cấp mới cực kỳ giàu nhờ tham nhũng, nhờ ăn cắp trong khi bao nhiêu người dân phải lao động cực khổ, phải bỏ xứ và bỏ cả mạng sống để kiếm miếng ăn. Nếu 74 năm trước giai cấp giàu sang đó là những thực dân da trắng từ nước ngoài, thì ngày hôm nay giai cấp giàu sang lại chính là những quan chức Cộng Sản, những người đang cầm quyền và con cháu của họ. Ngày hôm nay tuy đất nước có tiến về mặt vật chất nhưng những giá trị về con người, về đạo đức, công lý và bình đẳng thì lại không tiến được bao nhiêu. Cũng cách đây 74 năm khi cuộc Đại Chiến Thế Giới chấm dứt vào năm 1945 để lại sự hủy diệt kinh hoàng cho nhân loại, Liên Hiệp Quốc đã quyết định soạn thảo một văn kiện bảo đảm nhân quyền cho tất mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Bản văn đó trở thành Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền khi được chính thức công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948. Kể từ đó đến nay, ngày 10 tháng 12 mỗi năm là ngày nhắc nhở nhân loại những quyền hạn bất khả xâm phạm của con người, và những khổ đau có thể xảy ra nếu nhân quyền không được tôn trọng. Riêng đối với dân tộc Việt Nam, đấy chính là điều chúng ta phải nói đến trong Ngày Quốc Tế Nhân Quyền vì ngày hôm nay quyền làm người của dân tộc Việt Nam vẫn không được tôn trọng. Điều đau đớn hơn nữa là nhân quyền của người Việt không bị xâm phạm vì ngoại xâm mà bởi chính những người cũng mang dòng máu Việt với danh xưng là đảng Cộng Sản. Đáng lo hơn nữa là nhân quyền của dân tộc Việt Nam vốn dĩ đã bị xâm phạm trầm trọng từ mấy chục năm qua thì nay lại bị chà đạp nặng nề hơn bao giờ hết. Theo các tổ chức bảo vệ nhân quyền, số người đang ở trong tù vì những bất đồng với chính quyền từ lãnh vực xã hội, đời sống đến cả lãnh vực chính trị đang ở mức kỷ lục trong vòng 20 năm qua. Chính vì vậy mà đảng Việt Tân đã quyết định thành lập Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng nhằm hai mục đích. Thứ nhất là để soi rọi trước dư luận tình trạng nhân quyền của người Việt Nam đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản xâm phạm trầm trọng. Và thứ hai là để vinh danh những nỗ lực tranh đấu nhằm mục đích bảo vệ quyền làm người, góp phần phục vụ quyền lợi của người dân và xây dựng một xã hội tốt đẹp cho dân tộc. Giải thưởng này mang tên Lê Đình Lượng vì ông là một người đang chịu án 20 năm tù vì những hoạt động của ông nhằm bảo vệ quyền làm người của dân tộc, bảo vệ môi sinh và quyền lợi của bà con tại tỉnh Nghệ An là nơi ông sống. Giải thưởng này mang tên ông vì điều ông đã làm và vẫn đang ấm ủ chính là ước nguyện của đảng Việt Tân khi chọn con đường đấu tranh cho quyền lợi và đời sống của người dân Việt Nam. Và sau cùng, qua giải thưởng này, chúng tôi mọi đảng viên Việt Tân cùng với Chiến hữu Lê Đình Lượng muốn khẳng định quyết tâm của chúng tôi là luôn luôn phục vụ dân tộc, luôn luôn theo đuổi lý tưởng xây dựng một xã hội bình đẳng, tự do và thái hòa cho đất nước Việt Nam thân yêu. Trân trọng kính chào quý vị. Đỗ Hoàng Điềm 15/12/2019 XEM THÊM: Chủ tịch Đảng Việt Tân: ‘Phải phá bỏ độc tài CS để xây dựng dân chủ VN’ Phỏng vấn Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân  
......

Luật sư Nguyễn Văn Đài: Đất nước VN có thay đổi hay không phụ thuộc vào nội lực đấu tranh

Diễm Thi phỏng vấn Luật sư Nguyễn Văn Đài tại RFA sáng 18/12/2019. Diễm Thi, RFA| Diễm Thi: Thưa luật sư, xin ông cho biết mục đích chuyến đi Washington, D.C lần này? LS. Nguyễn Văn Đài: Chuyến đi này rất quan trọng sau nhiều năm đấu tranh cho tự do dân chủ và bị cấm xuất cảnh. Trong một năm rưỡi ở Đức vùa qua tôi gặp rất nhiều chính giới ở Châu Âu. Đây là lần đầu tiên tôi trở lại Mỹ sau hơn 10 năm. Trong chuyến đi này tôi có rất nhiều các cuộc gặp với nhiều cơ quan và chính phủ Hoa Kỳ; gặp một số dân biểu như Alan Lowenthal, Thượng nghị sĩ Macro Rubio, John Collins và các tổ chức phi chính phủ khác như NED, Freedom House, American Bar Association, Ủy ban Tự do Tôn giáo quốc tế và một số các tổ chức khác… Đây là dịp để đặt nền tảng trở lại cho mối quan hệ giữa phong trào đấu tranh cho dân chủ trong nước nói chung với các cơ quan, chính phủ Mỹ cũng như các tổ chức phi chính phủ của Hoa Kỳ. Diễm Thi: Khi gặp gỡ các viên chức bên Bộ ngoại Giao Hoa Kỳ cũng như các dân biểu thì chắc có những điều không được phép chia sẻ với truyền thông. Vậy những gì LS có thể chia sẻ với quý khán thính giả của RFA? LS. Nguyễn Văn Đài: Với giới chức chính phủ Hoa Kỳ thì đó là những thông tin không thể chia sẻ, còn đối với các dân biểu hay các tổ chức NGO thì có thể chia sẻ được với truyền thông. Đối với các tổ chức phi chính phủ thì trước đây họ đã từng giúp đỡ Hội Anh Em dân Chủ và cá nhân tôi nói riêng cũng như phong trào dân chủ trong nước nói chung. Khi tôi bị bắt thì bị gián đoạn. Nay tôi gặp gỡ họ trở lại và kêu gọi họ tiếp tục ủng hộ những nguồn lực cho hoạt động đấu tranh trong nước để bảo vệ các quyền con người, thúc đẩy tiến trình dân chủ cho Việt Nam. Còn đối với các dân biểu, thượng nghị sĩ thì chúng tôi trao đổi với họ một số vấn đề để làm sao có một cái luật nhân quyền cho Việt Nam. Nhờ cộng đồng người Việt ở Mỹ nói riêng và thế giới nói chung đã nỗ lực vận động Quốc hội Hoa Kỳ để thông qua dự luật nhưng chưa thành công. Kỳ này tôi đến để thúc đẩy tiếp. Cái thứ hai là thúc đẩy các dân biểu cũng như thượng nghị sĩ bảo trợ cho các tù nhân lương tâm ở Việt nam. Đây là một điều rất cần thiết. Nó có tác dụng khích lệ những người trong tù đủ can đảm, nghị lực để vượt qua những năm tháng tù, động viên gia đình của họ. Khích lệ những người đấu tranh ở bên ngoài để họ thấy họ được cộng đồng quốc tế quan tâm rất nhiều. Đó là những điều tôi có thể chia sẻ. Diễm Thi: Luật sư có thể đưa một vài trường hợp cụ thể mà luật sư đề nghị được bảo trợ hay không? LS. Nguyễn Văn Đài: Cụ thể là trường hợp Nguyễn Văn Hóa, một người trẻ hoạt động rất tích cực trong phong trào bảo vệ môi trường cũng như giới trẻ cotng giáo ỡ khu vực miền Trung. Đó là trường hợp được Dân biểu Alan Lowenthal bảo trợ. Trường hợp thứ hai là trường hợp ông Phạm Chí Dũng, một người nổi tiếng vừa bị bắt vào ngày 21 tháng 11 vừa qua. Việc bắt ông Phạm Chí Dũng làm cho các dân biểu quan tâm đến Việt Nam rất tức giận. Họ nói rằng tại sao quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam ngày càng tăng, và ông Phạm Chí Dũng được chính giới cũng như chính phủ Mỹ quan tâm mà lại bị bắt. Như vậy thì nó đi ngược lại những gì đã thỏa thuận trong các cuộc gặp hay các cuộc đối thoại nhân quyền giữa Bộ ngoại giao hai nước. Điều đó làm cho các vị dân biểu không hài lòng. Họ đang có gắng thúc đẩy bên Bộ Ngoại giao phải có hành động mạnh mẽ hơn. Vấn đề tiếp theo là tôi đề nghị họ làm sao thúc đẩy để đưa những người Việt quốc tịch Mỹ đang bị cầm tù ở Việt Nam có thể trở về Mỹ đoàn tụ với gia đình. Diễm Thi: Họ có hứa hẹn gì không, thưa luật sư?   Nhà hoạt động Nguyễn Văn Hóa tại tòa án Hà Tĩnh hôm 27/11/2017. AFP LS. Nguyễn Văn Đài: Vâng, tất nhiên là các dân biểu hứa là họ sẽ làm với nỗ lực “căng” nhất của họ để có thể đạt được những đề nghị của chúng tôi. Còn việc thành công hay không thì cũng còn rất nhiều khó khăn. Họ cũng bày tỏ khó khăn là hiện nay trong Quốc hội Mỹ đang bị chia rẽ. Mối quan hệ giữa Quốc hội và Tổng thống không được tốt. Vì vậy, họ cũng hy vọng khi mối quan hệ giữa hai đảng trong Quốc hội Mỹ cũng như mối quan hệ với Tổng thống được cải thiện thì họ sẽ cố gắng nỗ lực thúc đẩy những đề nghị của chúng tôi với họ. Diễm Thi: Đối với những tổ chức NGO, luật sư có những đề nghị tương tự hay có gì khác hơn không? LS Nguyễn Văn Đài: Đối với những tổ chức NGO thì thật tuyệt vời vì trước khi tôi bị bắt ở Việt Nam thì tôi cũng đã được trải nghiệm vể khả năng của họ. Bây giờ thì họ cam kết ủng hộ một cách mạnh mẽ hơn nữa cho công cuộc đấu tranh ở Việt Nam trong năm 2020 cũng như nhưng năm sắp tới. Tôi phải nói đây là thành công ngoài mong đợi trong chuyến đi nầy. Diễm Thi: Luật sư có thể chia sẻ thêm những hoạt động của ông ở bên Đức cho dân chủ nhân quyền Việt Nam? LS Nguyễn Văn Đài: Từ khi tôi sang Đức vào ngày 8 tháng 6 năm 2018, tôi đã đi Geneva rất nhiều lần (5 hay 7 lần gì đó) để vận động các cơ quan của  Liên Hiệp Quốc cũng như các tổ chức Quốc tế ở đó. Tôi cũng có đi Brussel để vận đông Ủy ban Châu Âu và Nghị viện Châu Âu. Một điều may mắn là sau những nỗ lực vận động, một số Bộ Ngoại giao thuộc các nước thành viên Châu Âu, các Bộ trưởng Ngoại giao EU vào ngày 9 tháng 10 vừa qua đã bỏ phiếu thông qua dự luật Magnitsky. Luật này tương tự như luật  Magnitsky của Mỹ nhưng khác rất nhiều so với của Mỹ bởi vì EU là đa quốc gia. Cơ chế để trừng phạt các quan chức ở các nước vi phạm nhân quyền mà cụ thể là ở Việt Nam thì dễ hơn rất nhiều vì chúng tôi sẽ chọn những quốc gia ít bị ảnh hưởng bởi Việt Nam nhất; Họ không có nhiều lợi ích ở Việt Nam. Chúng tôi vận động họ để đưa tên những quan chức, mà chúng ta muốn, để trừng phạt. Một trong những điều kiện thuận lợi nữa là Ủy ban Nhân quyền của cụm Châu Âu có thẩm quyền đề xuất lên cơ quan ngoại giao của EU để trừng phạt. Bà Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền là người rất quan tâm đến vấn đề nhân quyền của Việt Nam và bà lên tiếng rất là mạnh mẽ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Điều đó rất thuận lợi cho công việc của chúng tôi trong tương lai một khi đạo luật Magnitsky của EU bắt đầu có hiệu lực. Họ đang chuyển cho cơ quan Ngoại giao của EU những hướng dẫn chi tiết các thủ tục để đệ trình một đơn trừng phạt cá nhân nào. Tôi hy vọng trong 6 tháng đầu năm 2020 sẽ có hiệu lực Diễm Thi: Từ khi ra nước ngoài luật sư tiếp tục vận động cho tự do, dân chủ trong nước. Theo luật sư, những điều mà ông đã làm được bên Đức cũng như cuộc vận động bên Mỹ lần này giúp ích gì trực tiếp cho những thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đang bị cầm tù tại Việt Nam hiện nay? Dân biểu Alan Lowenthal vận động cho nhân quyền Việt Nam tại Thủ đô Washington, D.C hôm 24/5/2016. AFP LS. Nguyễn Văn Đài: Trước hết tôi vận động nguồn lực để hỗ trợ cho các gia đình của họ để họ có thể vượt qua những khó khăn. Thứ hai là vận động sự quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với các thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ đang bị cầm tù nói riêng, cũng như toàn hơn 200 tù nhân chính trị nói chung chứ chúng tôi không có phân biệt thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ hay là trường hợp của các nhà hoạt động khác độc lập. Chúng ta vận động chung hết để họ quan tâm. Vì tôi cũng đã ở tù 2 lần nên tôi hiểu. Khi nhà cầm quyền cộng sản bắt những nhà hoạt động về nhân quyền, về dân chủ thì họ không chỉ muốn cướp đoạt quyền tự do bên ngoài xã hội của những người đó mà còn tìm cách cướp đoạt về sức khỏe và tinh thần của những người đó trong tù. Chị và quý vị có thể thấy trong năm 2019 vừa qua vào dịp mùa hè thì họ làm cho đời sống của các tù nhân chính trị hết sức là bi đát, hàng trăm tù nhân chính trị đã phải tuyệt thực từ một tuần cho tới 30 ngày để phản đối những hành vi ứng xử không công bằng gọi là chà đạp lên sức khỏe và mạng sống của những người tù và bản thân tôi cũng đã từng bị như vậy nên tôi hiểu cuộc sống của những người tù. Tôi vận động quốc tế phải làm sao cho họ gây áp lực với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam phải công bằng theo đúng pháp luật của họ mà thôi đã là tốt rồi, không cần hơn. Để làm sao những người trong tù đó có cuộc sống bình thường không bị đàn áp. Diễm Thi: Luật sư có thể cho một nhận định chung về tình hình đấu tranh dân chủ trong nước hiện nay ra sao không? LS. Nguyễn Văn Đài: Trong hơn ba năm qua, tính từ đầu năm 2016, khi hàng loạt những nhà hoạt động đấu tranh cho tự do dân chủ nhân quyền bị bắt, bị phạt với mức án rất là cao như vậy cũng đã làm cho phong trào dân chủ Việt Nam một phần nào đó đã chùng xuống. Những hoạt động công khai trước đây gần đây đã chuyển thành những hoạt động bí mật và kín đáo hơn và đặc biệt là các hoạt động của Hội Anh Em Dân Chủ từ năm 2013 khi thành lập thì hoàn toàn hoạt động công khai hết, tất cả những buổi tổ chức, hội thảo, buổi học hay buổi kỹ niệm thì hoàn toàn công khai đưa lên truyền thông nhưng mà trong thời gian gần đây không được phép làm như vậy vì khi họ biết họ sẽ đẩy những nhà hoạt động trong nước vào tù. Có thể nói phong trào đã chùng xuống nhưng mà nếu chúng ta nhìn một cách rộng hơn qua phản hồi trên mạng xã hội thì ta thấy nó lan tỏa mạnh mẽ hơn. Chúng ta biết vai trò của truyền thông mạng xã hội đã thắng thế hoàn toàn so với truyền thông của nhà cầm quyền cộng sản. Đặc biệt cách đây khoảng độ 10 ngày chúng ta thấy nhà cầm quyền cộng sản tiến hành Đại hội của hiệp hội thanh niên Việt Nam toàn quốc là một tổ chức của Đảng Cộng sản thì cái tham vọng của họ đã thừa nhận công khai là họ đã thua toàn diện trên mạng xã hội. Vấn đề là khi chúng ta đã thắng thế phá vỡ độc quyền thông tin của nhà cầm quyền cộng sản rồi thì chúng ta phải làm sao phát huy hơn nữa để người dân Việt Nam trong nước thấy được trách nhiệm nghĩa vụ của họ trong việc thay đổi đất nước. Thứ nhất là bảo vệ quyền con người của chính họ thứ hai là thay đổi đất nước để đem lại quyền tự do dân chủ nhân quyền cho tất cả 96 triệu người dân Việt Nam, cho thế hệ ngày hôm nay và mai sau. Trong cuộc vận động, tôi cũng chỉ muốn gửi thông điệp đến tất cả giới đấu tranh trong nước cũng như tất cả người Việt theo dõi buổi nói chuyện của tôi với chị Diễm Thi hôm nay, là tất cả mọi nỗ lực ở hải ngoại chỉ mang tính chất ủng hộ, hỗ trợ một cách cao nhất cho những người trong nước. Còn đất nước VN chúng ta có muốn thay đổi hay không thì nó phải phụ thuộc vào nội lực đấu tranh. Trong quá trình vận động chúng tôi hiểu rõ rằng khi phong trào dân chủ trong nước càng mạnh bao nhiêu thì sự vận động quốc tế và cộng đồng người Việt càng lớn bấy nhiêu. Nó có tính cộng hưởng. Khi chúng ta đạt được đến như cuộc đấu tranh ở Hong Kong hay Venezuela…chẳng hạn, tôi tin rằng sự ủng hộ quốc tế dành cho Việt Nam rất là lớn và khi đó chúng ta có đủ khả năng để thay đổi đất nước của mình. Nói chung tất cả mọi nỗ lực phải trông chờ từ trong nước, còn bên ngoài không chỉ là cá nhân tôi mà nhiều cộng đồng người Việt, nhiều tổ chức luôn luôn dành hết nỗ lực của mình để vận động. Diễm Thi: Xin cảm ơn những chia sẻ của luật sư. https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/interview-layew-nguyen-van-dai-12182019132503.html?fbclid=IwAR3adkwuZYu4_MvvH3g7wuATv882z02VTGaQ62PKPRFiRMjdVUz0lkAeVG8  
......

Hà Tĩnh: 35,000 người lao động ‘chui’ ở ngoại quốc

 Hà Tĩnh đưa người sang làm việc tại Nam Hàn. (Hình: Nhà Báo và Công Luận) Nguời Việt - (Tr.N)| Giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh cho biết tỉnh có gần 68,000 người đi lao động ngoại quốc, nhưng hơn một nửa trong số đó không có giấy phép lao động hoặc cư trú bất hợp pháp do “rất khó quản lý.” Báo VNExpress dẫn tin cho biết, sáng 15 Tháng Mười Hai, 2019, tại kỳ họp của Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, ông Nguyễn Trí Lạc, giám đốc Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội tỉnh Hà Tĩnh, cho biết Hà Tĩnh hiện có hơn 67,000 người đang làm việc ở Nhật Bản, Nam Hàn, Thái Lan, Angola…, gửi ngoại tệ về Việt Nam khoảng 4,500 tỷ đồng ( $193.42 triệu Mỹ kim) mỗi năm, trong khi tổng thu ngân sách toàn tỉnh năm 2018 chỉ 12,000 tỷ đồng ($515.79 triệu). Tuy nhiên, tại phiên họp, nhiều đại biểu chất vấn về việc có đến hàng chục ngàn người Hà Tĩnh cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài. Đại biểu Đào Thị Anh Nga (thị xã Hồng Lĩnh thắc mắc về số người Hà Tĩnh vi phạm hợp đồng khi đang làm việc ở ngoại quốc và bỏ về nước khi chưa hết hợp đồng chiếm 50% toàn quốc. Nhiều doanh nghiệp lợi dụng giấy phép kinh doanh của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư, hay giấy phép du học do Sở Giáo Dục và Đào Tạo cấp để đưa người đi “xuất khẩu lao động” trái phép. Trả lời câu hỏi của bà Nga, ông Nguyễn Trí Lạc thừa nhận trong số 67,000 người có hơn 35,000 người đang làm việc bất hợp pháp, bao gồm các trường hợp “vi phạm hợp đồng cư trú, di cư tự do không có giấy phép lao động của nước sở tại.” Trụ sở Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Nhân Lực Toàn Cầu, một trong hai công ty tổ chức “xuất khẩu lao động” trái phép ở Hà Tĩnh. (Hình: VNExpress) Tuy nhiên, ông Lạc cho rằng một số quốc gia tuy không khuyến khích lao động cư trú bất hợp pháp, nhưng “không quyết liệt dẹp bỏ.” “Muốn chấm dứt tình trạng này rất khó, vì chính quyền địa phương không thể quản lý được người dân đi đâu. Đây là vấn đề cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị,” ông Lạc nói. Song, bà Anh Nga ngắt lời bày tỏ không hài lòng trước câu trả lời chưa thỏa đáng của ông Lạc. “Chất vấn của tôi về việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp vi phạm trong lĩnh vực ‘xuất khẩu lao động,’ xử phạt lao động vi phạm hợp đồng là nội dung rất quan trọng nhưng không được đề cập.” Bất bình, đại biểu Trần Hậu Tám (huyện Hương Sơn) yêu cầu lãnh đạo Sở Lao Động Thương Binh và Xã Hội, Công An tỉnh Hà Tĩnh trả lời câu hỏi “có hay không đường dây ngầm đưa người ra ngoại quốc trái phép tại tỉnh nhà?” Bởi theo ông Tám, đây là vấn đề người dân rất quan tâm, nhất là sau vụ 39 người Việt Nam chết trong xe tải container ở Anh hôm 23 Tháng Mười vừa qua, trong đó có 10 người ở Hà Tĩnh. Lúc này, ông Lạc mới cho hay tỉnh Hà Tỉnh chỉ có duy nhất một công ty hợp pháp đưa người ra ngoại quốc làm việc, còn các doanh nghiệp và điểm tư vấn khác đều hoạt động trái phép. “Song, việc này cần thời gian vì khi thanh tra, xử lý rất đụng chạm,” ông Lạc nói. “Theo quy định, lao động vi phạm hợp đồng, bỏ trốn bị phạt 80 triệu đồng ($3,438 Mỹ kim) đến 100 triệu đồng ($4,298). Nhưng họ đang ở ngoại quốc, không về Việt Nam nên cơ quan trách nhiệm không thể xử lý. Chỗ này luật pháp có kẽ hở,” ông Lạc cho biết thêm. Tin cho biết, kết thúc cuộc họp ngay cả ông Lê Đình Sơn, bí thư Tỉnh Ủy, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân tỉnh Hà Tĩnh, thừa nhận phần trả lời của ông Lạc “còn lòng vòng, chưa thỏa mãn yêu cầu của đại biểu.” (Tr.N) https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ha-tinh-35000-nguoi-lao-dong-chui-o-ngoai-quoc/  
......

Bruxelles Bỉ Quốc: Biểu tình Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019

Vào trưa ngày thứ Ba,10.12.2019, mặc dầu thời tiết đã sắp bước vào mùa đông, nhiệt độ xuống thấp còn 5 độ C trong tuần thứ hai mùa Vọng, hàng trăm đồng bào từ các nước Pháp, Ðức, Hoà-Lan, Thụy Sĩ và Vương Quốc Bỉ đã tập trung tại quảng trường Rond Point Schuman trước quốc hội Ấu Châu để tham dự cuộc biểu tình do Cộng Ðồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức, đúng vào ngày kỷ niệm 71 năm Quốc Tế Nhân Quyền để lên tiếng cho và đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ tại Việt Nam. Đặc biệt tham dự cuộc biểu tình này còn có một số người dân Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Hong Kong để biểu lộ sự đồng hành cùng người Việt trong cuộc tranh đấu chống lại sự vi phạm nhân quyền của các nhà cầm quyền độc tài Bắc Kinh, Hong Kong và Việt Nam. Tại địa điểm tổ chức, rừng cờ vàng, cờ Tây Tạng, cờ của các nước Bỉ, Hoà-Lan, Ðức, Pháp phất phới bay trong gió, xen lẫn với các biểu ngữ với nội dung đòi hỏi tôn trọng nhân quyền, đặc biệt các hình ảnh của các tù nhân lương tâm tại Việt Nam đã tạo nhiều chú ý cho người đi đường. Trong nghi lễ khai mạc vào lúc 14g30, mọi người cùng nghiêm trang chào quốc kỳ, hát quốc ca và tưởng nhớ đến các nạn nhân của chế độ độc tài cộng sản. Tiếp theo đó, bác sĩ Nguyễn Quốc Bảo đã thay mặt ban tổ chức chào mừng các phái đoàn đến tham dự và đồng hương. Ông cũng nêu lên ý nghĩa của cuộc biểu tình, nhằm đánh động dư luận thế giới về sự vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam. Song song với cuộc biểu tình, một phái đoàn Việt Nam gồm đại diện các tổ chức Hội đoàn như Liên Hội Người Việt Tị nạn CS CHLBĐ, Hội Người Việt Tị Nạn Cộng sản tại Nürmberg và đảng Việt Tân đã có cuộc gặp gỡ 11 Dân Biểu trong Quốc Hội Âu Châu đặc trách trong các Ủy Ban Nhân Quyền, Ủy Ban Thương mại Quốc Tế, Khối Đông Nam Á đặc trách sự vụ, thương mại giữa Liên Hiệp Âu Châu (EU) và Việt Nam nhằm thảo luận và đề nghị Quốc Hội Âu Châu hoãn phê chuẩn các Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU – VN (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Hộ Đầu Tư (IPA). Trong phần phát biểu của các dân biểu Ấu Châu như bà Maria Arena, Chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền Âu Châu, là 1 trong những người đầu tiên phản đối EVFTA và bà dân biểu Saskia Bricmont, đặc trách về Thương mại giữa EU và Việt Nam. Hai vị dân biểu này đã lên tiếng mạnh mẽ chống hiệp định thương mại giữ EU và VN nếu Nhân Quyền không được tôn trọng tại Việt Nam. Hai bà cũng bày tỏ sự hỗ trợ về cuộc tranh đấu chính đáng của người Việt Nam, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ và Hong Kong. Ngoài ra còn có phát biểu của một số hội đoàn ngoại quốc như ông Vincent Metten (International Campaign for Tibet in Brussel), bà Zumretay Arkin (Executive member of World Uyghur Congress), Ms Jo Tam & M. Louis Chik (Stand with Hong Kong de Belgique), ông Phurbo, đại diện Cộng Đồng Tây Tạng tại Bỉ...cũng bày tỏ sự đoàn kết cùng người Việt trong cuộc tranh đấu cho nhân quyền đang bị các nhà cầm quyền  Bắc Kinh, Hong Kong và Việt Nam vi phạm trầm trọng. Hàng trên từ trái sang: Bà Maria Arena, bà dân biểu Saskia Bricmont, ông Vincent Metten Hàng dưới từ trái sang: Ông Phurbo, Linh mục Nguyễn Hùng Lân, Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm. Về phía người Việt có một số đại diện hội đoàn, đảng phái đã phát biểu gồm ông Đặng Vũ Sơn (Tinh Thần Diên Hồng – TT Trần Văn Bá), Bác sĩ  Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nan tại CHLBÐức, ông Nguyễn Quang Kế (Chủ tịch Cộng Ðồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hoà-Lan), ông Trịnh Ðỗ Tôn Vinh (đại diện Việt Tân Âu Châu) và Nhà văn nữ Nguyễn Tuyết Nga (Bỉ quốc)..... Các vị này đã bày tỏ sự quyết tâm của người Việt Hải Ngoại luôn sát cánh cùng đồng bào trong nước trong công cuộc đấu tranh chấm dứt sự cai trị của độc tài cộng sản để xây dựng một nước Việt Nam Tự Do, Dân Chủ và Quyền Con Người được tôn trọng. Linh mục Nguyễn Hùng Lân (Bỉ quốc) và một vị đại diện nhóm người Tây Tạng đã cùng mọi người cầu nguyện cho các nạn nhân của cộng sản, đặc biệt là tù nhân lương tâm Ðào Quang Thực vừa mới mất trong nhà tù cộng sản vào đúng ngày kỷ niệm Quốc Tế Nhân Quyền. Mọi người càng cảm thấy ghê tởm sự vô đạo đức của chế độ cộng sản khi biết rằng trại giam của chế độ không đồng ý cho thân nhân của ông mang xác về nhà mai táng và muốn chôn ông trong trại giam. Ông Lê Hữu Đào, Chủ tịch Cộng đồng người Việt tại Liege, đồng thời cùng là thành viên BTC buổi biểu tình, trước khi tuyên bố chấm dứt cuộc biểu tình đã một lần nữa cám ơn tất cả mọi người và trong dịp này đã thông báo về việc một số cộng đồng người Việt tại Âu Châu sẽ liên kết cùng nhau tổ chức kỷ niệm 45 năm ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư tại thủ đô Berlin thuộc CHLB Đức vào năm 2020. Dưới sự hướng dẫn của ông Nguyễn Khắc Long mọi người cùng hô vang các khẩu hiệu “Tự Do cho Việt Nam”, “Dân Chủ cho Việt Nam”. “Nhân Quyền cho Việt Nam” bằng các ngôn ngữ Việt, Anh, Pháp và hát những bài ca rực lửa đấu tranh. Tiếng hô khẩu hiệu nói lên nguyện vọng của người dân Việt Nam, Hong Kong, Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ bị áp bức đã vang dội khắp phố, nói lên thảm cảnh của nhân loại trong các chế độ độc tài cộng sản còn sót lại trên trái đất. Cuộc biểu tình chấm dứt vào lúc 16g30 phút cùng ngày. Thế Truyền tường thuật.    
......

Phỏng vấn Kỹ Sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Thanh Phong -  Báo Viễn Đông| Nhân kỷ niệm lần thứ 71 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua, Viễn Đông đã phỏng vấn kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng, gọi tắt là Đảng Việt Tân về một số vấn đề liên quan đến nhân quyền và tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay cũng như mục tiêu tranh đấu của đảng Việt Tân trong những ngày sắp tới. Viễn Đông: Trước hết xin ông cho biết về lý do Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được Liên Hiệp Quốc thông qua và có ảnh hưởng như thế nào với cộng đồng nhân loại? Đỗ Hoàng Điềm: Như anh đã biết, cuộc thế chiến thứ hai kết thúc vào năm 1945 đã để lại sự tàn phá và nỗi kinh hoàng cho gia đình nhân loại. Để ngăn chặn một cuộc chiến tương tự trong tương lai, Liên Hiệp Quốc đã quyết định soạn thảo một văn kiện bảo đảm nhân quyền cho tất cả mọi người ở khắp nơi trên thế giới. Một ủy ban soạn thảo gồm 18 thành viên được giao nhiệm vụ trọng đại này. Người đứng đầu là bà Eleanor Roosevelt, phu nhân của cố Tổng Thống Hoa Kỳ Franklin D. Roosevelt. Sau một năm làm việc, ủy ban đã đệ nạp một bản thảo vào tháng 9 năm 1948. Vào ngày 10 tháng 12, 1948 tại Paris, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chính thức thông qua và công bố văn kiện này với tên gọi là Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Kể từ đó đến nay, ngày 10 tháng 12 mỗi năm được cả thế giới công nhận là Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, nhằm mục đích nhắc nhở nhân loại những quyền hạn bất khả xâm phạm của con người và những khổ đau có thể xảy ra nếu nhân quyền không được tôn trọng. Riêng đối với dân tộc Việt Nam, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền còn là một dịp để tất cả chúng ta cùng hướng về quê hương và đẩy mạnh hơn nữa những nỗ lực tranh đấu cho quyền làm người của dân tộc Việt Nam đang bị chế độ độc tài Cộng Sản chà đạp gần 45 năm qua. VĐ: Xin ông cho biết tình trạng nhân quyền tại Việt Nam hiện nay ra sao? ĐH Điềm: Trong vòng 15 năm qua, xã hội và quần chúng Việt Nam đã có những thay đổi to lớn, có tiềm năng đưa đất nước vào một khúc quanh mới. Những lý do đưa đến sự thay đổi gồm có như sau. Trước hết, sự phát triển của mạng lưới điện tử (internet) và mạng xã hội (social media) khiến người dân có cơ hội tìm hiểu những gì chế độ bưng bít trước đây, và có diễn đàn để bày tỏ quan điểm độc lập kể cả đối nghịch với chế độ. Chúng ta hãy nhìn một vài con số để thấy sự phát triển vô cùng quan trọng này. Cách đây 10 năm, số người dùng Facebook tại Việt Nam chỉ mới có 100 ngàn người nhưng theo thống kê vào tháng 10/2018 thì Việt Nam đứng hàng thứ 7 trên thế giới với 60 triệu người dùng Facebook, chiếm 62% dân số VN. Vào năm 2000, số người dùng internet tại Việt Nam chỉ có 200 ngàn người, tính đến cuối năm 2018 Việt Nam đứng hàng thứ 13 trên thế giới với 64 triệu người sử dụng internet, chiếm 67% dân số. Kế đến, nhờ được đọc, nghe và nhìn thấy những điều chế độ CSVN che dấu bao năm qua, người dân đã nhận thức rõ những sai trái của chế độ và gia tăng đấu tranh trên nhiều lãnh vực. Về mặt dân sự, bằng các hoạt động nhằm cải thiện những điều bất toàn trong xã hội mà chế độ làm ngơ hay bất lực, quần chúng có điều kiện thoát dần ra khỏi sự kềm tỏa của Mặt Trận Tổ Quốc khiến ảnh hưởng của chế độ lên người dân bị sút giảm. Về mặt quyền lợi dân sinh, bằng các cuộc tranh đấu chống tham nhũng, chống bất công, bảo vệ môi sinh điển hình là vụ thảm họa Formosa, v.v… Ngày nay người dân bớt sợ bộ máy công an và quen dần với phương thức đấu tranh bất bạo động. Và về mặt chống Trung Cộng, qua nhiều cuộc biểu tình bắt đầu từ năm 2007 kéo dài đến cao điểm ngày 10/6/2018 với 14 tỉnh thành đồng loạt biểu tình chống dự luật đặc khu, chế độ CSVN đã nhìn thấy rõ sức phản kháng của người dân trước sự hèn yếu của chế độ đối với Trung Cộng. Ngoài ra, phong trào dân chủ cũng đã có những tiến triển trong 15 năm qua, quan trọng nhất là sự chuyển dạng đấu tranh từ những cá nhân đơn lẻ thành hình thức đảng chính trị, tổ chức Hội v.v… Không những vậy, số người tham gia đấu tranh càng ngày càng nhiều trải rộng trên nhiều lãnh vực khác nhau, từ chính trị đến nhân quyền, dân quyền và dân sinh. Với tất cả những thay đổi đó, chế độ độc tài nhìn thấy nguy cơ mất kiểm soát xã hội nên đang ra tay xiết chặt lại bằng luật lệ, thí dụ như Luật An Ninh Mạng 2019, và bằng bạo lực gồm các biện pháp bắt bớ, kết án nặng, bắt cóc, tấn công gây thương tích v.v… Có thể nói tình trạng tại Việt Nam vốn dĩ đã tồi tệ từ bao năm qua thì nay lại càng tồi tệ hơn nữa. VĐ: Trong tình hình hiện nay như ông vừa cho biết, người Việt tại hải ngoại có thể làm gì để Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền, và mục tiêu đấu tranh của Đảng Việt Tân trong những ngày tháng tới là gì? ĐH Điềm: Ngày nào đất nước Việt Nam còn dưới sự cai trị độc tài của đảng Cộng Sản thì ngày đó nhân quyền vẫn không được tôn trọng trên quê hương chúng ta. Do đó, cách bảo đảm nhân quyền rốt ráo nhất cho dân tộc Việt Nam là phải nỗ lực tranh đấu chấm dứt độc tài, và xây dựng dân chủ. Thế thì chúng ta cần làm gì? Đây là lúc chúng ta cần nỗ lực tranh thủ niềm tin và con tim của đồng bào trong nước, tạo sức ép lên chế độ Cộng Sản, và xây dựng thực lực cho phong trào dân chủ tại quốc nội. Cộng đồng người Việt hải ngoại có khả năng đóng góp rất nhiều cho cả ba lãnh vực này. Về mặt tranh thủ niềm tin của đồng bào trong nước, cộng đồng hải ngoại cần duy trì sự đoàn kết và tập trung vào mục tiêu tranh đấu chống độc tài hầu bảo vệ chủ quyền đất nước và xây dựng một xã hội lành mạnh. Những tương tranh tại hải ngoại thật sự làm suy yếu chúng ta và khiến đồng bào trong nước thất vọng. Về mặt tạo sức ép lên chế độ, cộng đồng hải ngoại cần gia tăng vận động áp lực quốc tế đặc biệt trong lãnh vực tôn trọng nhân quyền, cần thường xuyên lên án các chính sách đàn áp và nỗ lực tranh đấu cho sự tự do của các tù nhân lương tâm. Sau cùng, về mặt hỗ trợ cho các tổ chức đấu tranh dân chủ, cộng đồng hải ngoại không những có nhiều khả năng hỗ trợ cho các tổ chức đấu tranh dân chủ, khả năng hỗ trợ phương tiện mà kể cả tinh thần luôn nữa. Cộng đồng cần tiếp tay nói lên những mặt tích cực và ngăn chặn những đánh phá, xuyên tạc đối với phong trào dân chủ. Một điều chắc chắn là với những thay đổi đang xảy ra tại Việt Nam, với sức đấu tranh bền bỉ của dân tộc ta và với sự tham gia tích cực của cộng đồng người Việt hải ngoại, chế độ độc tài Cộng Sản sẽ phải ra đi và dân tộc Việt Nam sẽ có tự do, dân chủ và nhân quyền. Riêng với Đảng Việt Tân, chúng tôi hiện đang chú tâm vào năm công tác chính. Thứ nhất là quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động, giúp người dân vượt qua sự sợ hãi để cùng nhau liên kết thành sức mạnh, trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ các đòi hỏi, nguyện vọng chính đáng của đồng bào, đẩy mạnh hoạt động xã hội dân sự làm nền tảng cho việc xây dựng dân chủ lâu dài trong nước. Thứ hai là kêu gọi người dân trong nước tận dụng phương tiện truyền thông điện tử và mạng xã hội làm phương tiện tranh đấu cho tự do, dân chủ. Dùng truyền thông điện tử vận động quốc tế áp lực nhà cầm quyền CSVN phải hủy bỏ Luật An Ninh Mạng. Thứ ba, vận động các tổ chức phi chính phủ, bộ ngoại giao các quốc gia, áp lực nhà cầm quyền CSVN phải tôn trọng nhân quyền, trả tự do cho các tù nhân lương tâm. Thứ bốn, tận dụng các luật lệ quốc tế thí dụ luật Magnitsky của Hoa Kỳ để tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt đàn áp thô bạo , bạo hành trong guồng máy công an hiện nay. Mục tiêu thứ năm là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Tân tại quốc nội cũng như hải ngoại, để vừa là guồng máy nhân sự, vừa là phương tiện hoạt động mạnh mẽ. Mục tiêu chính yếu của Việt Tân và chắc chắn cũng là ước vọng của mọi người Việt chúng ta là sớm thấy quê hương Việt Nam có tự do, dân chủ và nhân quyền, nhưng ngày nào còn CSVN thì ngày đó còn là một chướng ngại lớn cho đất nước. Vì thế, muốn đất nước Việt Nam sớm có tự do, dân chủ, lãnh thổ được vẹn toàn, quyền con người được tôn trọng, trước hết chúng ta phải đoàn kết chung vai, chung sức đấu tranh phá bỏ sự cai trị độc tài, độc đảng của Cộng Sản Việt Nam. VĐ: Cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn này. ĐH Điềm: Thay mặt anh chị em Việt Tân, chúng tôi chân thành gửi lời cám ơn Ban Giám Đốc và toàn thể nhân viên nhật báo Viễn Đông đã tạo cơ hội cho chúng tôi có dịp trình bày quan điểm của đảng Việt Tân trước tình hình đất nước nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71. Nguồn: Báo Viễn Đông https://viettan.org/phong-van-ky-su-do-hoang-diem-chu-tich-dang-viet-tan/ Chủ tịch Đảng Việt Tân: ‘Phải phá bỏ độc tài CS để xây dựng dân chủ VN’  
......

Hội Thảo Ngày Quốc Tế Nhân Quyền Tại Adelaide

Huỳnh Dũng - Bureau CTM Media| Hằng năm vào ngày 10 tháng 12 Cao Ủy Liên Hiệp Quốc và các nước thành viên đều tổ chức kỷ niệm sự ra đời bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) vào năm 1948, để bảo vệ người dân trên toàn thế giới, không phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Các thành viên của Liên Hiệp Quốc đều có bổn phận phải tuân thủ quyền hạn và bảo vệ người dân của nước mình. Điều đó đã được ghi rõ trong TNQTNQ. Cộng sản Việt Nam đang là một thành viên của Liên Hiệp Quốc nhưng lại hoàn toàn không tuân thủ một chút nào quyền hạn của người dân đã được viết trong Tuyên Ngôn. Cơ Sở Việt Tân tại Adelaide tổ chức buổi hội thảo với đề tài Nhân Quyền Cho Việt Nam nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12 năm nay để cùng chia sẻ về tình trạng vi phạm nhân quyền của CSVN. Buổi hội thảo diễn ra lúc 3 giờ chiều chúa nhật 8 tháng 12 năm 2019 tại Hội Trường Tự Do Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng Người Việt tại Nam Úc. Hội trường được trang trí đơn giản nhưng trang trọng và đẹp mắt với biểu ngữ, quốc kỳ Úc và Việt Nam Cộng Hòa.   Buổi hội thảo khai mạc đúng như chương trình dự định. Sau phần nghi thức chào quốc kỳ và mặc niệm cô Thu Hiền thay mặt Cơ Sở Việt Tân tại Adelaide chào mừng các đồng hương đã không quản ngại thời tiết nóng 38 độ đến tham dự buổi hội thảo.   Cô Hoài đã trình bày đề tài về những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam như: Quyền bình đẳng, quyền không bị kỳ thị, quyền được sống tự do và an toàn, quyền không bị làm nô lệ, quyền không bị tra tấn và hạ nhục.   Cô Hoài cũng trình bày biến cố đau thương gần đây nhất là trường hợp 39 người đã bị chết cóng trong container trên đường vượt biên vào nước Anh. Mặc dù có những nhận định khác nhau về thảm cảnh này, điểm chung mà ai ai cũng đồng ý là nguyên nhân chính vẫn do chế độ cộng sản Việt Nam gây ra. Tiếp đến là phần trình bày của cô Bảo Châu về Hồng Kông mà câu hỏi được đặt ra là chúng ta học được gì qua những cuộc biểu tình xuống đường đấu tranh đòi dân chủ và nhân quyền cho Hồng Kông. Tuy người dân Hông Kông bị đàn áp và dã man nhưng người dân vẫn kiên trì đấu tranh cho tới cùng trong xuất hơn 6 tháng nay, và đã đạt được một số thành quả đã đưa đến được những phe dân chủ thắng lớn qua cuôc bầu cử ở các địa phương vừa qua ở Hồng Kông. Từ những bài học của Hồng Kông chúng ta học được gì để áp dụng cho Việt Nam.   Trong phần trình bày cuối cùng anh Lê Hà Chữ chia sẻ về ông Châu Văn Khảm một đảng viên Việt Tân đã bị bắt tại Việt Nam khi đi tìm hiểu và nhận định về tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Ông Khảm đã bị công sản Việt Nam kết tội khủng bố mặc dù không đưa ra được bất cứ bằng chứng gì để chứng minh điều đó. Trước tình hình đó Cộng Đồng Tự Do Úc Châu, đặc biệt Sydney và Đảng Việt Tân đã tổ chức tuần hành trước thềm Quốc Hội Liên Bang Úc ở Canberra, nhằm vận động chính giới Úc phản ứng mạnh với Công sản Việt Nam phải thả ông Châu Văn Khảm trở về lại Úc với gia đình.   Qua cuộc thảo luận nhìều đồng hương đã đặt câu hỏi, góp ý và các anh chị em đảng viên Việt Tân đã có cơ hội chia sẻ về tình hình đất nước và tình trạng ông Châu Văn Khảm. Cuôc hội thảo đã kết thúc lúc 5 giờ chiều cùng ngày. Huỳnh Dũng ghi lại    
......

Chủ tịch Đảng Việt Tân: ‘Phải phá bỏ độc tài CS để xây dựng dân chủ VN’

  Nguyễn Việt Linh/ Người Việt|   LTS: Nhân kỷ niệm lần thứ 71 Ngày Quốc Tế Nhân Quyền, phóng viên Nguyễn Việt Linh (NV) của nhật báo Người Việt thực hiện cuộc phỏng vấn sau đây với ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân.   NV: Thưa ông Đỗ Hoàng Điềm, Đảng Việt Tân có dự tính tuyên bố bênh vực Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng hay ai khác trong lần kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 10 Tháng Mười Hai năm nay không? Hay có cách nào hữu hiệu hơn không?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Cũng như mọi năm, ngày QTNQ là cơ hội để chúng ta tác động dư luận quốc tế về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt nam (VN), đặc biệt là trường hợp của các tù nhân lương tâm. Thí dụ như Tiến Sĩ Phạm Chí Dũng mới bị bắt cách đây ít lâu, Nhà Giáo Nguyễn Năng Tĩnh 11 năm tù, ông Châu Văn Khảm (thành viên đảng Việt Tân từ Úc về nước hoạt động) 12 năm tù, anh Nguyễn Văn Viễn (thành viên Hội Anh Em Dân Chủ) 11 năm tù, và anh Trần Văn Quyền (một người hoạt động xã hội và nhân quyền) 10 năm tù.   Nhưng ngoài dịp QTNQ, với tình trạng đàn áp đang gia tăng tại VN, chúng ta thật sự cần duy trì nỗ lực vận động thường xuyên hơn nữa. Điều cần quan tâm là chỉ trong vòng 15 năm qua, tình hình xã hội và đất nước VN đã thay đổi rất nhiều, ngay cả chế độ CSVN cũng thay đổi nhưng là để họ tồn tại chứ không phải để giúp dân. Đặc biệt với sự phát triển của mạng điện tử (internet) và mạng xã hội (thí dụ: facebook), quần chúng trong nước đã được đọc, nghe và nhìn những gì chế độ muốn che dấu. Nhờ vậy mà đồng bào trong nước đã tự phát tranh đấu cho những vấn đề xã hội và quyền lợi thiết thân. Điều này khiến chế độ đang mất dần kiểm soát xã hội và vì thế họ buộc phải gia tăng đàn áp.   Do đó, chúng ta cần tích cực tác động dư luận quốc tế hơn nữa. Để làm việc này hữu hiệu, ngoài chính giới, chúng ta cần chú tâm vận động giới truyền thông quốc tế để họ loan tải rộng rãi tin tức vi phạm nhân quyền tại VN, báo động tình trạng đàn áp với những bản án rất nặng để gây sự chú ý của chính giới ngoại quốc; vận động các định chế quốc tế điển hình là Liên Hiệp Quốc và các tổ chức nhân quyền. Những bộ phận này không những có khả năng tạo áp lực nhân quyền lên CSVN mà họ còn là đồng minh của chúng ta để vận động chính giới.   Và cần tận dụng các đạo luật như chống tra tấn, luật Magnitsky, v.v… để tạo thành áp lực cụ thể đặc biệt lên thành phần công an CSVN.   NV: Cuộc gặp gỡ tổ chức quan sát nhân quyền tại Berlin mới đây có đem lại kết quả gì không, thưa ông?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Đây là cuộc gặp gỡ trong tuần qua giữa phái đoàn người Việt và đại diện tổ chức Human Rights Watch tại Đức. Phái đoàn VN gồm có Bác Sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Đức; Luật Sư Nguyễn Văn Đài (Hội AEDC), và bà Nguyễn Thị Thanh Vân; và ông Nguyễn Ngọc Đức (Đảng Việt Tân).   Như đã nói ở trên, cuộc gặp gỡ là một phần của nỗ lực vận động sự hợp tác của các tổ chức nhân quyền quốc tế. Trong buổi này, trường hợp bắt giữ nhiều người tại VN đã được nêu lên để kêu gọi sự hợp tác vận động cho họ từ Human Rights Watch. Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Đức đã chia sẻ sự kiện ông bị tình báo CSVN phục kích tạt acid tại Campuchia vào Tháng Chín, 2017, gây thương tích trầm trọng cho ông phải mất hơn hai năm mới bắt đầu bình phục. Chính ông Nguyễn Ngọc Đức là nhân chứng sống cho sự tàn ác của chế độ CSVN và cho thấy chế độ không ngần ngại dùng những biện pháp dã man để tiêu diệt những ai chống lại họ.   NV: Với tình thế hiện tại, cuộc tranh đấu của giới trẻ Hồng Kông (HK) có tác động gì đến cuộc tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam không? Làm sao để Việt Tân chuyển lửa cho giới trẻ VN? Đã có những hoạt động gì chưa, thưa ông?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Những gì đang xảy ra tại Hồng Kông (HK) hiển nhiên đã tác động và tạo hứng khởi cho giới trẻ và tất cả những ai quan tâm tại VN. Tuy nhiên, chúng ta cần thực tế để thấy hoàn cảnh của HK và VN khác nhau rất xa như HK đã được hưởng cả trăm năm sống trong khung cảnh tự do, dân chủ. Người dân HK đã có truyền thống sinh hoạt bảo vệ dân quyền và nhân quyền từ bao nhiêu lâu nay rồi. Tại HK, các đảng phái đối lập đảng CS được họat động công khai và họ chiếm khá nhiều ghế trong bộ phận lập pháp của HK. Ngoài ra còn có báo, đài phát thanh và truyền hình độc lập để loan tải tin tức trung thực đến người dân. VN của chúng ta thì hoàn toàn thiếu hẳn những yếu tố thuận lợi này. Vì vậy, tuy tình hình HK có tạo hứng khởi nhưng điều kiện chưa có đủ để có những ảnh hưởng lớn ngay lập tức lên VN hay châm lửa cho những hình thức đấu tranh tương tự xảy ra tại VN.   Tuy nhiên, như đã nói ở trên, bối cảnh đất nước đã thay đổi rất nhiều trong vòng 15 năm qua và chế độ CSVN đã nhìn thấy nguy cơ họ bị mất dần kiểm soát.   Trong khung cảnh đó, Đảng Việt Tân đang tập trung hoạt động vào năm hướng công tác chính.   Trước hết là quảng bá phương thức đấu tranh bất bạo động để giúp mọi người vượt qua sự sợ hãi, cùng nhau liên kết thành sức mạnh tranh đấu cho các nguyện vọng của mình. Và xa hơn nữa, chính sức mạnh này là yếu tố then chốt để giựt sập chế độ độc tài. Trực tiếp tham gia hoặc hỗ trợ những đòi hỏi chính đáng của người dân qua các lãnh vực xã hội và dân sinh. Đây là một lãnh vực hoạt động quan trọng để giúp bảo vệ quyền lợi của đồng bào, huy động sự tham gia của quần chúng, và đẩy mạnh hoạt động xã hội dân sự làm nền tảng xây dựng dân chủ trên đường dài.   Kế đến là tận dụng mạng điện tử và mạng xã hội làm phương tiện thực thi các quyền tự do ngôn luận, tự do tiếp cận thông tin và kể cả tự do lập hội. Đặc biệt vận động áp lực quốc tế đối với Luật An Ninh Mạng mới bắt đầu áp dụng vào đầu năm 2019. Đây là một lãnh vực hoạt động nhằm xói mòn khả năng kiểm soát của chế độ độc tài.   Ngoài ra, cần vận động các tổ chức phi chính phủ, chính giới và bộ ngoại giao các quốc gia áp lực CSVN phải tôn trọng nhân quyền, đặc biệt nhắm vào việc giải tỏa bớt áp lực đối với phong trào dân chủ và gia đình của những người đang bị chế độ giam cầm. Tận dụng các luật lệ quốc tế để tạo áp lực đối với các hành động đàn áp, bạo hành của guồng máy công an (thí dụ như luật Magnitsky tại Hoa Kỳ).   Sau cùng là tiếp tục đẩy mạnh xây dựng hạ tầng cơ sở của Việt Tân tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại. Hạ tầng cơ sở này vừa là guồng máy nhân sự, vừa là các phương tiện hoạt động. Điều đáng khích lệ là mặc dù chế độ gia tăng đàn áp trong những năm gần đây nhưng số người tham gia đấu tranh không giảm mà trái lại vẫn tiếp tục gia tăng.   NV: Có điều gì muốn nói thêm trong cuộc phỏng vấn này không, thưa ông?   Ông Đỗ Hoàng Điềm: Cảm ơn báo Người Việt đã tạo cơ hội cho chúng tôi chia sẻ quan điểm và nhân đây xin thưa với quý vị rằng không một tổ chức nào lại có thể đơn phương giải quyết được vấn nạn của đất nước. Nếu chúng ta quan tâm đến tình trạng bất công tại VN, những điều bất toàn trong xã hội, những hủy hoại môi sinh và tương lai của đất nước thì hãy cùng nhau chung sức đấu tranh để xây dựng lại đất nước. Nhưng để xây dựng đất nước thì chính chế độ CSVN và chính sách cai trị độc tài của họ là chướng ngại to lớn đang cản đường chúng ta. Chúng ta dứt khoát phải phá bỏ sự cai trị độc tài đó, xây dựng dân chủ thì mới có điều kiện canh tân đất nước.   Và đây là ước nguyện của Đảng Việt Tân. Chúng tôi mong rằng những ai cùng chia sẻ ước nguyện đó hãy cùng nhau chung vai đấu tranh chấm dứt chế độ độc tài CSVN, xây dựng dân chủ để canh tân đất nước.   NV: Cám ơn ông đã dành thời giờ trả lời phỏng vấn của Người Việt.   Nguyễn Việt Linh Nguồn: Người Việt
......

Biểu tình đồng hành cho Nhân Quyền Việt Nam tại thủ đô Bá Linh

Berlin, 07.12.2019 Trước thềm ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71 (10.12.1948) đông đảo người Việt từ khắp miền nước Đức cũng như một vài quốc gia Âu Châu đã tụ về địa điểm lịch sử „cổng thành Brandenburger Tor“ tại „quảng trường Paris“ để trước nhất chúc mừng người dân Đức đã dùng Đấu Tranh Bất Bạo Động dẹp đi Bức Tường Ô Nhục của chủ nghĩa Cộng Sản cách đây 30 năm (1989), kế đến là cảm ơn chính phủ và người dân địa phương, trong suốt những năm qua, đã ủng hộ những nỗ lực dân chủ hóa của người Việt Nam. Chương trình kỷ niệm 71 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (QTNQ) 2019 do Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn (LHNVTN) tổ chức gồm có phần biểu tình, buổi cầu nguyện liên tôn cũng như hội thảo và văn nghệ đấu tranh. Trong thời điểm này cũng là lúc nước Đức chuẩn bị mừng đại lễ Giáng Sinh, nên trước cổng thành lịch sử Brandenburger Tor rất đông du khách từ thập phương theo dõi buổi biểu tình của người Việt tỵ nạn kịch liệt tố cáo trước dư luận quốc tế những hành vi chà đạp nhân quyền dã man của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam. Đặc biệt có sự tham gia của ông Nguyễn Ngọc Đức (ủy viên Trung Ương đảng Việt Tân). Ông cũng như ba cựu tù nhân lương tâm có mặt, là cư sĩ Trí Lực, luật sư Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Thị Thanh Vân, đều đã bị nhà nước Cộng Sản Việt Nam khủng bố, bắt cóc, tra tấn và giam giữ tùy tiện. Sau khi thức khai mạc bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, chủ tịch LHNVTN, đã trình bầy bằng Đức ngữ về ý nghĩa ngày QTNQ. Ông Nguyễn Ngọc Đức chia xẻ về những trải nghiệm trên con đường về nước đấu tranh bất bạo động cho nhân quyền. Ông đã bị cộng sản Việt Nam khủng bố tạt acid, gây trọng thương trên khuôn mặt. Ông LS Nguyễn Văn Đài nhận định rằng tháng 11.2019 là tháng đen tối nhất cho nhân quyền tại Việt Nam với hơn 20 vụ bắt giam giữ tùy tiện những blogger. Kế tiếp là ông Nguyễn Thế Bảo (Hội NVTN Nürnberg), ông Nguyễn Đình Phúc (Hội NVTN Hamburg), bà Phương Anh (Tổ Chức Sinh Hoạt NVTN) và ông TS Phan Duy Vũ (Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức) phát biểu và thông tin cho công luận Đức về tình hình Việt Nam, cũng như những nguy cơ cho tình trạng nhân quyền nếu Nghị Viện Âu Châu không hoãn thông qua Hiệp Ước Thương Mại Tự Do với Việt Nam. Đặc biệt có sự hiện diện và phát biểu của ông Siebenrock (Tổ Chức bảo vệ các dân tộc bị đe dọa) và bà Cindy Cheong (Tổ Chức người Hồng Kông Tự Do) và cụ Nguyễn Đình Tâm. Từ trái hàng trên: Bs. Hoàng Thị Mỹ Lân, ông Nguyễn Ngọc Đức, Tiến sĩ Phan Duy Vũ. Hàng dưới: Ls. Nguyễn Văn Đài, ông Nguyễn Đình Phúc, ông Nguyễn Thế Bảo. Từ trái hàng trên: Bà Phương Anh, ông Siebenrock. Hàng dưới: bà Cindy Cheong, cụ Nguyễn Đình Tâm. Trên quảng trường Paris người ta thấy rất nhiều cờ vàng ba sọc đỏ, cờ Đức và cờ Âu Châu cùng với những tấm biển ngữ lớn về Nhân Quyền cho Việt Nam, China get out of Vietnam´s Sea cùng nhiều hình ảnh Tù Nhân Lương Tâm, tạo thành bầu không khí phấn chấn rất đặc biệt, nhất là khi đoàn người đi diễn hành trên quảng trường trong những tiếng hô vang dội cùng với những ca khúc đấu tranh „Trả lại đây cho nhân dân tôi“, „Đáp lời sông núi…“: Đả đảo Cộng Sản Việt Nam Hèn Với Giặc, Ác Với Dân! Đả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước! Trung Cộng cút ra khỏi Việt Nam! Kế đến, đồng bào đã về giáo xứ St. Aloysius cử hành nghi lễ cầu nguyện liên tôn cho quê hương và dân tộc rất trang trọng, do cư sĩ Trí Lực và linh mục Anton Đỗ Ngọc Hà hướng dẫn. Lời tụng kinh tha thiết cầu xin, trầm bổng như rót vào tim mỗi người những nỗi niềm thương đau của dân tộc. Ông Nguyễn Văn Rị đọc lời nguyện giáo dân xin Thiên Chúa soi sáng và cải hóa những nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam để họ biết thương dân và can đảm bảo vệ chủ quyền đất nước. Cầu nguyện cho quê hương Sau giờ cầu nguyện các tham dự viên đã dùng bữa cơm đơn sơ đậm tình đồng bào trước khi bước qua chương trình gặp gỡ và nói chuyện với ông Nguyễn Ngọc Đức và cư sĩ Trí Lực. Nhị vị đã đưa cả hội trường vào một bầu không khí bi hùng, bất khuất và quyết tâm khi chia xẻ những trải nghiệm đau thương của bản thân lúc „vượt biên“ về nước, vận động đoàn kết và liên kết  đấu tranh bất bạo động để tháo gỡ độc tài, xây dựng xã hội dân sự hầu canh tân con người và canh tân đất nước. Cả hai đều bị khủng bố, bị tra tấn, bị tạt acid gây trọng thương cũng như bị tù đày… Cư sĩ Trí Lực và ông Nguyễn Ngọc Đức Văn nghệ đấu tranh Để hòa nhịp vào bầu không khí linh thiêng này nhóm văn nghệ đấu tranh gồm Thụy Uyển, Cao Thìn, Vĩnh Điệp, Mỹ Lệ, Minh Mẫn, Thiên Nga và các anh chị em hội NVTN Hamburg đã trình bầy rất tuyệt vời những tác phẩm „Chúng đi buôn“, „Đất nước mình sao lạ quá phải không em?“, „Liên khúc Việt Khang“, „Con đường Việt Nam“, „Rừng đã cạn, biển nhiễm độc sao vẫn lặng câm?“,“Hãy cùng nhau đi!“…  Buổi gặp gỡ và tâm tình nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019 được kết thúc bằng ca khúc „Việt Nam quê hương ngạo nghễ“ và lời hô to vang động hội trường „Việt Nam! Muôn năm!“ Xuân Bình
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh, người sáng lập Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K) – một tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ. Việt Tân| Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019 được trao cho Nhóm Cứu Giúp Tù Nhân Lương Tâm 50K (Quỹ 50K) – một tổ chức hỗ trợ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng sản kết án 20 năm tù trong tháng 10 năm 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 15 tháng Mười Hai năm 2019 tại London, Anh Quốc. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của Quỹ 50K: Từ năm 2017, nhà cầm quyền CSVN gia tăng đàn áp, bắt bớ và bỏ tù những người bất đồng chính kiến. Nhiều gia đình bị đẩy vào tình trạng khổ đau và túng quẫn khi thiếu đi người trụ cột trong gia đình. Trong bối cảnh này, bà Nguyễn Thúy Hạnh, một nhà hoạt động xã hội tại Hà Nội đã đứng ra thành lập “Quỹ 50K” vào ngày 30/4/2018 để tạo phương tiện giúp đỡ các tù nhân lương tâm. Ý niệm của Quỹ 50K khởi nguồn từ việc kêu gọi mỗi người trong cộng đồng đóng góp một số tiền nhỏ: 50 nghìn đồng (khoảng 2 Mỹ Kim) một người. Tại thời điểm đó, tất cả gộp lại đã đủ để trả tiền thuê luật sư cho ba nhà hoạt động là thầy giáo Vũ Hùng, Mục sư Nguyễn Trung Tôn và ông Phạm Văn Trội. Ngoài việc chia sẻ vật chất, Quỹ 50K còn có thăm hỏi các gia đình, động viên và an ủi tinh thần người thân của các tù nhân lương tâm. Tính đến nay, Quỹ 50K đã giúp đỡ được khoảng 200 tù nhân lương tâm, cựu tù nhân lương tâm và gia đình họ. Hoạt động tương thân tương trợ của bà Thuý Hạnh đã gặp phải nhiều rào cản của chế độ. Báo chí nhà nước xuyên tạc việc làm của bà. Ngay cả việc đi lại của bà cũng bị làm khó. Nhưng thay vì chùn bước, bà Thuý Hạnh vẫn cương quyết tiếp tục công việc đầy ý nghĩa của mình. Bà Thúy Hạnh chia sẻ: “Mỗi một đóng góp cho Quỹ là một lá phiếu, là một cánh tay giơ lên ủng hộ cho Tự Do, Dân Chủ, thêm một người đang bước qua nỗi sợ hãi.” Chúng tôi xin chúc mừng Quỹ 50K. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Luật sư Alinda Vermeer, Luật sư Lê Công Định, Luật sư Allen Weiner, Nhạc sĩ Trúc Hồ, Nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2019. Ngày 8 tháng 12 năm 2019 Đảng Việt Tân  
......

Nhân quyền trong nội dung gặp gỡ giữa thứ trưởng Michaelis và Việt Nam

LS Nguyễn Văn Đài - VOA| Thứ trưởng Bộ ngoại giao CHLB Đức Andreas Michaelis thăm Việt Nam trong hai ngày 4 và 5 tháng 12. Tháp tùng Thứ trưởng Andreas Michaelis có bà Annette Knobloch, Viên chức Bộ Ngoại giao, phụ trách khu vực Đông Nam Á. Chiều ngày 6 tháng 12, ngay khi bà Annette Knobloch trở lại Văn phòng ở Bộ Ngoại giao làm việc được ít giờ, Phái đoàn vận động Nhân quyền đã tới gặp bà. Phái đoàn gồm: Ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện cho Đảng Việt Tân; bà Hoàng Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội người Việt tị nạn tại CHLB Đức; Luật sư Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ. Bà Annette cho biết chuyến thăm của Thứ trưởng Michaelis tới Việt Nam để trao đổi về Kế hoạch hành động giữa hai nước giai đoạn 2019-2021, đây là cơ sở để định hướng cho quan hệ Việt Nam-Đức trong tất cả các lĩnh vực: Chính trị-ngoại giao, thương mại-đầu tư, hợp tác phát triển, an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo, văn hóa, du lịch…, trong đó vấn đề nhân quyền đóng vai trò quan trọng và sẽ không tách rời khỏi các quan hệ trên. Bà Annette Knobloch cho biết trong cuộc gặp với phía Việt Nam, thứ trưởng Michaelis nhiều lần nhấn mạnh Việt Nam phải cải thiện mạnh mẽ vấn đề nhân quyền, phải có sự đo lường được. Khi phía Việt Nam đề nghị chính phủ CHLB Đức ủng hộ việc thông qua EVFTA, Thứ trưởng Michaelis nói rằng chính phủ CHLB Đức luôn ủng hộ việc thông qua EVFTA vì điều này nằm trong chiến lược lâu dài của chính phủ Đức. Nhưng hiện nay, việc EVFTA có được thông qua hay không là do các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu quyết định. Nhưng vấn đề vi phạm nhân quyền một cách nghiêm trọng của Việt Nam đã làm cho các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu tức giận. Ngài Thứ trưởng Michaelis nhấn mạnh rằng ông không muốn nói là phải dạy phía Việt Nam phải làm thế nào để các Dân biểu của Nghị viện Châu Âu bỏ phiếu thông qua. Ông tin rằng Việt Nam hiểu rõ là phải làm gì để cải thiện hình ảnh với Nghị viện Châu Âu để từ đó mà EVFTA có thể được thông qua. Bà Annette cho biết chưa hoàn tất bản thông cáo báo chí về chuyến thăm của Thứ trưởng Michaelis, nhưng báo chí của cộng sản Việt Nam đã đưa tin không đầy đủ về nội dung của chuyến thăm khi không đề cập đến vấn đề nhân quyền. Bà Annette cho biết phía Đức đã có cuộc gặp với một số nhà hoạt động trong nước như TS Nguyễn Quang A, anh Nguyễn Anh Tuấn, anh Nguyễn Chí Tuyến, và chị Cao Vĩnh Thịnh. Sau khi những nhà hoạt động nhân quyền tại Việt Nam trình bày về thực trạng nhân quyền tại Việt Nam, ông Michaelis đã hiểu rõ hơn về những vi phạm nhân quyền. Phái đoàn vận động Nhân quyền cho Việt Nam đã đề cập đến những vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam. Bà Annette cũng đồng ý điều ấy. Ông Nguyễn Ngọc Đức kể lại câu chuyện ông bị an ninh cộng sản Việt Nam khủng bố bằng cách tạt a xít vào ông tại Campuchia vào ngày 2 tháng 9 năm 2017. Bà Annette cho biết bà đã biết tin này và bà bày tỏ sự cảm thông với việc ông Nguyễn Ngọc Đức bị an ninh Việt Nam khủng bố. Phái đoàn vận động trao đổi với bà Annette một số giải pháp để chính phủ CHLB Đức có thể giúp cho các tổ chức XHDS ở Việt Nam phát triển và giúp cải thiện tình trạng nhân quyền. Kết thúc buổi gặp, bà Annette Knockloch ghi nhận những gì mà phái đoàn đã trao đổi và tái khẳng định vấn đề nhân quyền luôn là trọng tâm trong quan hệ giữa CHLB Đức và Việt Nam. LS Nguyễn Văn Đài - VOA  
......

Phái đoàn Người Việt Tự Do đàm thoại tại Bộ Ngoại Giao Đức

Tôn Vinh tường trình từ Berlin| Berlin, 06.12.2019 Hôm nay một phái đoàn Bộ Ngoại Giao Đức vừa chấm dứt chuyến đi công tác tại Việt Nam, nơi Bộ trưởng Bộ Ngoại Giao Phạm Bình Minh đã tiếp đón và làm việc chung. Cùng ngày hôm nay vào buổi chiều lúc 15:00 giờ Bộ Ngoại Giao Đức tại Bá Linh đã mời một phái đoàn người Việt Tự Do đến để chia sẻ về chuyến đi trên cũng như để thảo luận về một số vấn đề nhân quyền và Hiệp Ước Thương Mại Tự Do EVFTA. Thành phần phái đoàn gồm có bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (LHNVTN); ông Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ; bà Nguyễn Thị Thanh Vân, ông Nguyễn Ngọc Đức, bà Trương Thị Ngọc Hòa và cô Lý Tiểu Bình thuộc đảng Việt Tân. Trong buổi gặp gỡ kéo dài 75 phút bà Annette Knobloch, thuộc văn phòng Á Châu đã tường trình về những đòi hỏi mạnh mẽ liên quan đến nhân quyền của chính phủ Đức đối với nhà nước Việt Nam sau hơn hai năm diễn ra vụ bắt cóc ông Trịnh XuânThanh tại Berlin, gây khủng hoảng ngoại giao trầm trọng giữa hai quốc gia. Bà cho rằng Hiệp Ước Thương Mại Tự Do có được nghị viện Âu Châu thông qua hay không hiện nay không còn nằm trong vòng ảnh hưởng của các quốc gia Liên Âu, mà là do sự quyết định của từng dân biểu nghị viện Âu Châu. Nhà nước Việt Nam phải có những quyết định và hành động thể hiện rõ ràng những lời tuyên bố của họ muốn cải thiện tình hình nhân quyền, thì mới mong thuyết phục được các nghị sĩ, bà Knobloch quả quyết như thế. Ngoài ra, bà còn nhấn mạnh rằng trong văn bản hoạch định chương trình hành động mang tính chất chiến lược giữa Đức và Việt Nam trong hai năm tới có ghi rõ đề tài nhân quyền và xã hội dân sự. Vì thế, sau một năm „chương trình hành động chiến lược“ này sẽ phải được xem xét lại kết quả được thực hiện tới đâu. Bà Annette Knobloch đặc biệt quan tâm đến phần trình bầy của những chứng nhân và nạn nhân của chính sách đàn áp nhân quyền và khủng bố của Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Ông Nguyễn Ngọc Đức bị tình báo Việt Cộng khủng bố ngày 02.09.2017 tại Campuchia và tấn công bằng chất acid, gây trọng thương trên khuôn mặt. Ông Nguyễn Văn Đài bị kết án tù hai lần vì mở lớp hướng dẫn đồng bào tìm hiểu về nhân quyền. Ông súyt bị thiệt mạng trong tù vì hoàn cảnh giam quá bất nhân. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân có quốc tịch Pháp cũng bị giam giữ tùy tiện gần một tháng khi giao thiệp với những người thuộc xã hội dân sự tại Việt Nam. Phái đoàn Người Việt Tự Do đã có cơ hội trình bầy tỉ mỉ về trường hợp của những Tù Nhân Lương Tâm Châu Văn Khảm, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như các ông Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Viễn. Ngoài ra, ông luật sư Nguyễn Văn Đài còn đưa ra những đề nghị cụ thể và thực tiễn mà chính phủ các quốc gia dân chủ có thể thực hiện để giúp cho những tổ chức xã hội dân sự tại Việt Nam có cơ hội sinh hoạt bình đẳng hơn hiện nay. Sau cùng phái đoàn Việt Nam đã trao cho Bộ Ngoại Giao tập hồ sơ về ông Châu Văn Khảm cũng như tập hồ sơ Chống Tra Tấn Shadow Report 2019, dày trên 700 trang về những vụ tra tấn và giết người của công an Việt Nam. Hồ sơ này được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế Istanbul Protocol để truy nã những thành phần khủng bố trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Tôn Vinh tường trình từ Berlin  
......

Phái đoàn người Việt Tự Do gặp gỡ Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền Quốc Tế tại Berlin

Phái đoàn gồm đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và Đảng Việt Tân tiếp xúc, vận động tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) Đức Quốc tại thủ đô Bá Linh, hôm 6/12/2019. Ảnh: Ngọc Hòa   Ngọc Hòa tường trình từ Bá Linh| Trước thềm kỷ niệm lần thứ 71 ngày Quốc Tế Nhân Quyền một phái đoàn người Việt Nam đã gặp gỡ Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền (Human Rights Watch, HRW) tại thủ đô Bá Linh, Đức Quốc vào trưa hôm 6 Tháng Mười Hai, 2019 để cảm ơn những nỗ lực của họ lên tiếng cho Tù Nhân Lương Tâm (TNLT) Việt Nam trong thời gian qua cũng như trình bầy về những trường hợp mới đây. Thành phần phái đoàn gồm có bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm và ông Trịnh Đỗ Tôn Vinh đại diện Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (LHNVTN); ông Nguyễn Văn Đài, chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ; bà Nguyễn Thị Thanh Vân và ông Nguyễn Ngọc Đức thuộc đảng Việt Tân. Trong buổi gặp gỡ kéo dài 90 phút với ông giám đốc Wenzel Michalski và ban điều hành, phái đoàn Việt Nam đã có cơ hội trình bầy tỉ mỉ về trường hợp của những TNLT Châu Văn Khảm, nhà báo Phạm Chí Dũng cũng như các ông Trần Văn Quyền và Nguyễn Văn Viễn. Ông giám đốc Michalski và ban điều hành HRW đặc biệt quan tâm đến phần trình bầy của những chứng nhân và nạn nhân của chính sách đàn áp nhân quyền và khủng bố của Cộng Sản Việt Nam là ông Nguyễn Ngọc Đức, ông Nguyễn Văn Đài và bà Nguyễn Thị Thanh Vân. Ông Nguyễn Ngọc Đức bị tình báo Việt Cộng khủng bố ngày 02.11.2017 tại Campuchia và tấn công bằng chất acid, gây trọng thương trên khuôn mặt. Ông Nguyễn Văn Đài bị kết án tù hai lần vì mở lớp hướng dẫn đồng bào tìm hiểu về nhân quyền. Ông xém bị thiệt mạng trong tù vì hoàn cảnh giam quá bất nhân. Bà Nguyễn Thị Thanh Vân có quốc tịch Pháp cũng bị giam giữ tùy tiện gần một tháng khi giao thiệp với những người thuộc xã hội dân sự. Hồ sơ Chống Tra Tấn – Shadow Report 2019, dày trên 700 trang được trao cho ban điều hành tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền tại Đức Quốc hôm 6/12/2019. Ảnh: Ngọc Hòa   Phái đoàn Việt Nam đã trao cho ban giám đốc HRW tập hồ sơ về ông Châu Văn Khảm cũng như tập hồ sơ Chống Tra Tấn Shadow Report 2019, dày trên 700 trang những vụ tra tấn và giết người của công an Việt Nam. Hồ sơ này được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế Istanbul Protokoll để truy nã những thành phần khủng bố trong đảng Cộng Sản Việt Nam. Ngọc Hòa tường trình từ Bá Linh    
......

Thư mời tham dự : Buổi trao giải thưởng nhân quyền Lê Đình Lượng tại Anh Quốc

Việt Tân| THƯ MỜI THAM DỰ BUỔI TRAO GIẢI THƯỞNG NHÂN QUYỀN LÊ ĐÌNH LƯỢNG HỘI THẢO VỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM Kính thưa quý đồng hương, Để xiển dương tinh thần đấu tranh cho dân sinh dân quyền của nhà hoạt động Lê Đình Lượng, Đảng Việt Tân đã thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng, nhằm nêu cao sự hy sinh và những hoạt động của các cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Cá nhân hay tổ chức được tuyển chọn nhận Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019 sẽ được công bố vào thời điểm 10 tháng 12, đánh dấu ngày Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ra đời và cũng là ngày sinh nhật của ông Lê Đình Lượng. Để cùng vinh danh cá nhân hay tổ chức được tuyển chọn, chúng tôi trân trọng kính mời quý vị đến tham dự: Buổi Trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019 và Hội Thảo: “Vận động nhân quyền trong bối cảnh nhân quyền thụt lùi" sẽ được tổ chức: lúc: 12:30 ngày 15 tháng 12 năm 2019 tại: University of East London Stratford Campus, Water Ln, London E15 4LZ với sự hiện diện của ông Đỗ Hoàng Điềm (Chủ Tịch Đảng Việt Tân), ông Hoàng Tứ Duy (Phát Ngôn Nhân Đảng Việt Tân) và TS Lê Thanh Hải (Tổng Biên Tập báo Phương Đông). Chúng tôi rất mong được đón tiếp quý vị để cùng nhau trao đổi về hiện tình của đất nước và những nỗ lực cụ thể cho công cuộc tranh đấu cho nhân quyền và tự do của dân tộc Việt Nam. Trân trọng kính mời, Ban Tổ Chức Việt Tân – Anh Quốc
......

Cộng đồng người Việt tại Đức vận động cho nhân quyền VN và hoãn thông qua EVFTA

Berlin- Đức Quốc | Ngày 26 tháng 11 năm 2019, Nhóm vận động cho nhân quyền VN và NO-EVFTA gồm ông Nguyễn Thế Bảo, thuộc Hội Người Việt Tị Nạn CS tại Nürnberg; Bác sĩ Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tị Nạn tại CHLB Đức; Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, đại diện Hội AEDC và ông Đinh Văn Thiệu, thành viên của Nhóm NO-EVFTA tại Đức đã có cuộc gặp gở các dân biểu quốc hội liên bang Đức và Tổ chức Phóng Viên Không Bên Giới (RSF) tại thủ đô Berlin để vận động cho nhân quyền VN và trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chử ký Đầu tiên, Nhóm vận động có cuộc gặp với Dân biểu Gabriela Heinrich thuộc Đảng SPD, sau đó là cuộc gặp với Dân biểu Margarete Bause thuộc Đảng Xanh. Cuối cùng là cuộc gặp với Đại diện của Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới tại CHLB Đức. Trong cả ba cuộc gặp, Nhóm vận động đã trình bầy về tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng nghiêm trọng của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Trong đó, trọng tâm là tháng 11 năm 2019, khi mà nhà cầm quyền cộng sản đưa ra xét xử và kết án một cách vô lý và bất công với các ông Châu Văn Khảm, Nguyễn Văn Viễn, Trần Văn Quyền, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, Luật sư Trần Vũ Hải,… Và mới nhất là vụ bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng,… Nhóm vận động đề nghị các Dân biểu vận động Quốc hội và Chính phủ CHLB Đức quan tâm và gây áp lực hơn nữa lên nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam trong vấn đề nhân quyền, trong đó có việc thả tự do cho tất cả các tù nhân lương tâm, tù chính trị. Sau khi trao thỉnh nguyện thư NO-EVFTA với trên 5.000 chử ký đến hai bà Dân biểu, Nhóm đề nghị hai bà vận động các Dân biểu của hai đảng SPD và đảng Xanh trong Nghị viện Châu Âu không ủng hộ việc thông qua EVFTA cho đến khi tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam được cải thiện và có thể kiểm chứng được. Dân biểu Gabriela Heinrich đã bày tỏ sự bất bình với những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Bà nói sẽ đưa hồ sơ vi phạm nhân quyền của cộng sản Việt Nam ra để Quốc hội CHLB Đức theo dõi. Dân biểu Heinrich cho rằng việc nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt làm cho chính giới Đức lo ngại về tình trạng vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Từ trái sang: Ls. Nguyễn Văn Đài, ông Đinh Văn Thiệu, bà Gabriela Heinrich, Dân biểu liên bang thuộc Đảng SPD, Bs. Hoàng Thị Mỹ Lâm, ông Nguyễn Thế Bảo. Dân biểu Heinrich cho rằng việc thông qua EVFTA phải dựa trên các chuẩn mực về nhân quyền theo các khuyến nghị của UPR và chuẩn mực chung của UN. Dân biểu Heinrich đồng ý rằng cần phải có áp lực cải thiện nhân quyền trước khi thông qua EVFTA và có những biện pháp chế tài hay trừng phạt sau khi EVFTA có hiệu lực mà phía Việt Nam không thực thi đúng các cam kết, nhất là về mặt nhân quyền và Công ước quốc tế Lao động của ILO. Dân biểu Margrarete Bause đã nhận bảo trợ cho nhà hoạt động Công đoàn và môi trường Hoàng Đức Bình theo Chương trình Dân bểu bảo trợ Dân biểu của Quốc hội CHLB Đức. Bà Bause đã viết thư cho Đại sứ Việt Nam tại Đức hỏi về tình hình của Hoàng Đức Bình và bà đã yêu cầu được tới Việt Nam thăm Hoàng Đức Bình trong tù. Bà đã nhận được phản hồi của Đại sứ Việt Nam tại Đức nói là sức khỏe và mọi vấn đề của anh Hoàng Đức Bình đều ổn, còn việc Dân biểu Bause muốn tới nhà tù ở Việt Nam thăm Hoàng Đức Bình thì phía Việt Nam sẽ xem xét. Bà Margarete Bause, Dân biểu liên bang thuộc Đảng Xanh và phái đoàn vận động. Trường hợp nhà báo Phạm Chí Dũng bị bắt đã làm cho sự lo âu về tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam càng tăng lên. Hội Đồng Nhân Quyền gồm người từ bộ Ngoại Giao và các Nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức thường nhóm họp vào chiều thứ tư trong tuần. Bà Bause nói sẽ đưa vấn đề vi phạm nhân quyền của Việt Nam trong thời gian gần đây ra để thảo luận. Đó là buổi họp nội bộ, người ngoài chỉ có thể dự thính và phải có một Dân biểu bảo trợ. Người Việt tại CHLB Đức muốn tham dự thì bà sẽ giúp đỡ. Dân biểu Bause cũng đồng ý rằng việc gây áp lực trước và sau khi thông qua EVFTA có tác dụng đòn bẩy giúp cải thiện nhân quyền và thúc đẩy các Nghiệp đoàn độc lập phát triển tại Việt Nam. Bà yêu cầu hồ sơ của các Tù nhân Chính trị như Lê Đình Lượng, Châu Văn Khảm, Phạm Chí Dũng, … nên được bổ túc rồi gửi cho bà, bà sẽ chuyển các hồ sơ này đến bà Kofler, Ủy viên Nhân quyền thuộc Bộ Ngoại Giao, và đến Sứ Quán Đức tại VN để tiếp tục theo dõi. Trong cuộc gặp với Đại diện của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) là cô Anne Renzenbrik, cô cho biết vụ bắt giữ nhà báo Phạm Chí Dũng đã được RSF loan tải trên toàn cầu. Và Tổ chức này đã ra một thông cáo báo chí. Cô Anne Renzenbrik, đại diện RSF và phái đoàn vận động. Cô Anne Renzenbrik đã nhận các tài liệu về EVFTA và danh sách các Tù nhân lương tâm để chuyển về Văn phòng chính tại Paris để phối hợp đấu tranh và vận động. Cuộc gặp với hai Dân biểu Gabriela Heinrich và Margarete Bause, cùng cô Anne Renzenbrik, đại diện RSF đã diễn ra trong bầu không khí thân tình và cởi mở./.
......

Thơ mời tham dự biểu tình Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2019

CỘNG ĐỒNG VIỆT NAM TỰ DO VƯƠNG QUỐC BỈ THƠ MỜI THAM DỰ BIỂU TÌNH QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN 10/12/2019   Kính Thưa Quí Vị Đại Diện các Tổ Chức, Hội Đoàn và các Nhóm Sinh Hoạt tại các Quốc Gia Âu Châu, Kính Thưa Quí Vị Đồng Hương tại Âu Châu,   Thưa Quý Vị ,   Trên 44 năm qua kể từ ngày 30 tháng Tư 1975, Miền Nam Việt Nam thân yêu của chúng ta đã bị tập đoàn CSVN cưỡng chiếm,áp đặt một thể chế độc tài đảng trị vô nhân đạo trên dân tộc Việt Nam và bạo quyền CSVN đã không ngừng trù dập cầm tù những người dân yêu nước.   Cứ mỗi độ đông về vào ngày 10 tháng 12 hằng năm,như khắp mọi nơi trên thế giới, Cộng Đồng Việt Nam Tự Do tại Vương Quốc Bỉ vẫn bền lòng tham gia vào công cuộc đấu tranh yểm trợ những đồng bào trong nước đã hy sinh gióng lên tiếng nói đòi hòi Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền cho Việt Nam .   Liên Âu và Việt Nam đã ký kết sơ bộ 2 Hiệp Định EVFTA và IPA, chỉ chờ Quốc Hội Âu Châu phê chuẩn vào đầu năm 2020.   Trên 70 Dân Biểu Âu Châu đã mạnh dạn lên tiếng cho rằng việc ký kết hai Hiệp Định này phải dựa trên căn bản Pháp Lý và Nhân Quyền.   Để tố cáo trước công luận Âu Châu và hậu thuẫn các vị Dân Biểu Âu Châu, Cộng Đồng Việt Nam Tự Do tại Vương Quốc Bỉ trân trọng kính mời Quí Vị tham gia cuộc Biểu Tình vào ngày:   Thứ Ba 10 Tháng 12 năm 2019 tại Quảng Trường ROND POINT SCHUMAN 1000 Bruxelles từ 14giờ đến 16giờ   Dẫu biết rằng là ngày trong tuần rất khó cho những người đi làm, nhưng đối với nỗi thống khổ của người dân trong nước, trước hiểm họa mất nước, 2 giờ đồng hồ của một năm trời, dưới bầu trời giá lạnh của thủ đô Âu Châu, sự hiện diện đông đảo của chúng ta sẽ mang lại một tiếng vang đối với Quốc Hội Âu Châu.   Chân thành cảm ơn sự hưởng ứng của Quý Vị   Thay mặt Ban Tổ Chức   Bs Nguyễn Quốc Bảo & ông Lê Hữu Đào Điện thư : nqb_vps@yahoo.fr  
......

Mạng lưới nhân quyền Việt Nam công bố giải nhân quyền 2019

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố 3 nhà hoạt động nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam 2019: (từ trái) MS Nguyễn Trung Tôn, cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn và LS Lê Công Định. Ảnh: viettan.org edited Lạc Việt - Việt Tân| Hôm 21 tháng Mười Một, 2019, trong một cuộc họp báo tại Little Saigon, California, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam cho năm 2019. Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, Cô Nguyễn Đặng Minh Mẫn, và Luật Sư Lê Công Định là ba người được tuyển chọn nhận giải từ một danh sách đề cử gồm 12 cá nhân và 3 tổ chức. Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân Quyền Việt Nam được trao hàng năm cho cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Buổi lễ trao giải năm nay sẽ được tổ chức tại Trụ sở Thượng Viện Canada, thủ đô Ottawa, Canada vào ngày 7 tháng Mười Hai, 2019 nhân dịp kỷ niệm Ngày Quốc Tế Nhân Quyền lần thứ 71. Vài dòng tóm lược về 3 vị nhận Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay, 2019: Mục Sư Nguyễn Trung Tôn Năm 2008, sau khi được phong chức mục sư, ông đã hăng say dấn thân vào con đường truyền bá phúc âm trong hoàn cảnh thường xuyên bị ngăn cản, quấy nhiểu và đàn áp của chính quyền cộng sản Việt Nam. Mục Sư Nguyễn Trung Tôn bị bắt lần thứ nhất và kết án 2 năm tù giam và 2 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” vào năm 2011. Sau khi ra khỏi tù, Mục Sư Tôn vẫn tiếp tục tranh đấu không ngừng nghỉ cho nhân quyền và dân chủ trong tư cách thành viên của Hội Cựu Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam và Hội Anh Em Dân Chủ. Vào ngày 30 tháng Bảy, 2017, Mục Sư Tôn lại bị lực lượng an ninh Việt Nam bắt cùng với một số thành viên Hội Anh Em Dân Chủ. Riêng Mục Sư Tôn, với tư cách là Chủ Tịch Hội Anh Em Dân Chủ, phải chịu 12 năm tù giam và 3 năm quản chế. Hiện nay MS Nguyễn Trung Tôn đang bị giam giữ tại trại giam Gia Trung, tỉnh Gia Lai. Mục Sư Nguyễn Trung Tôn đã can đảm đứng lên bảo vệ và đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ, và sự toàn vẹn lãnh thổ một cách ôn hòa dù phải chấp nhận bao nghịch cảnh: Vu khống, đe dọa, triệt kế sinh nhai, hành hung, và tù tội. Nguyễn Đặng Minh Mẫn Năm 1989, khi mới 4 tuổi, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã cùng gia đình vượt biên sang Thái Lan để kiếm tìm tự do và phải sống trong nhiều trại tị nạn với bao thiếu thốn suốt 7 năm trời trước khi bị trục xuất về lại Việt Nam. Từ 2009 Nguyễn Đặng Minh Mẫn bắt đầu tham gia một số hoạt động đấu tranh chống Trung Quốc xâm lược (dự án Bauxite Tây Nguyên, xâm chiếm Biển Đông, Quần Đảo Hoàng Sa – Trường Sa với chiến dịch vẽ chữ HS.TS.VN). Cô cũng đã chụp ảnh những cuộc biểu tình để phổ biến trên mạng xã hội và đưa tin cho các báo đài ở hải ngoại. Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị chính quyền CSVN bắt vào ngày 31 tháng Bảy, 2011 cùng với mẹ, anh trai và một số bạn trẻ khác. Nguyễn Đặng Minh Mẫn bị tuyên án 8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Cô mãn hạn tù vào ngày 2 tháng Tám, 2019. Là một phụ nữ nhỏ bé về thể xác nhưng với ý chí bất khuất, tinh thần dũng cảm và lòng yêu nước thiết tha, Nguyễn Đặng Minh Mẫn đã vạch ra cho thế hệ trẻ Việt Nam khắp nơi, trong cũng như ngoài nước, một con đường đấu tranh ôn hòa nhưng cương quyết cho Tự Do, Nhân Phẩm, và Nhân Quyền. Nguyễn Đặng Minh Mẫn xứng đáng để được tuyên dương và trao Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2019. Luật Sư Lê Công Định Luật Sư Lê Công Định sau khi hoàn tất chương trình cử nhân luật tại Việt Nam, ông nhận được học bổng Fulbright để theo học chương trình thạc sĩ luật tại Đại Học Tulane ở Hoa Kỳ. Ông là thành viên của luật sư đoàn của Việt Nam và Hoa Kỳ, và là thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam – Hiệp Hội Luật Sư Châu Á – Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông. Ông được bầu vào chức vụ phó chủ nhiệm Đoàn Luật Sư TP.HCM (2005-2008). Vào năm 2005, cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, và Lê Thăng Long, LS Lê Công Định lập ra nhóm Nghiên Cứu Chấn để nghiên cứu tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam. Tác phẩm “Con Đường Việt Nam” của nhóm đã đưa ra khuyến nghị tôn trọng và ủng hộ quyền con người là chiến lược khắc phục nguy cơ sụp đổ kinh tế. Tháng Năm, 2009, LS Lê Công Định bị bắt cùng với Trần Huỳnh Thức, Lê Thăng Long, và Nguyễn Tiến Trung. Ngày 20 tháng Giêng, 2010 ông bị kết án 5 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông được trả tự do trước thời hạn vào ngày 6 tháng Hai, 2013. Từ ngày được phóng thích đến nay, Luật Sư Lê Công Định vẫn tiếp tục con đường tranh đấu bất bạo động cho Tự do, Dân chủ, và Nhân quyền với ngòi bút sắc bén của mình. Lạc Việt tóm lược Thông báo Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2019  
......

Pages