Nhà cầm quyền VC bí mật xử tù Bác sĩ Hồ Văn Hải

Fb. Paulus Lê Sơn: Sáng nay, 1.2.2018, giặc cộng sản bí mật xử tù Bác sĩ Hồ Văn Hải, chủ trang blog bác sĩ Hồ Hải bị tuyên phạt 4 năm tù giam và 2 năm quản chế vì những bài viết trên blog cá nhân. Đầu năm 2018, cộng sản Việt Nam liên tiếp xử tù những người yêu nước, thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước, bảo vệ môi trường. Hồi trung tuần tháng 1, Nguyễn Văn Oai bị xử 5 năm tù giam và 4 năm quản chế. Nhóm ông Vương Văn Thả tại An Giang bị xử tù nặng theo điều 88. Mới nhất, 31 tháng 1, nhóm 3 người tại Hà Nội là ông Thuận, ông Điển và sinh viên Phúc bị xử tù nặng nề cũng theo điều 88. Một điều thấy rõ rằng, giặc cộng sản càng xử tù người dân Việt Nam thì càng có nhiều người đấu tranh cho quê hương dân tộc. Fb. Lê Công Định: Hôm 1/2/2018, công an xét xử vụ án Bác sĩ Hồ Hải trong một vụ án bỏ túi, mà kết quả và hình phạt đã được lượng định từ trước. Đọc bản tường thuật theo mẫu của báo chí nhà nước về phiên tòa sơ thẩm, đoạn sau đây đáng lưu ý: "Nhưng đến đầu năm 2015, lợi dụng các sự kiện chính trị quan trọng đang và sắp diễn ra trong nước, Hải đã soạn thảo và đăng tải nhiều bài viết có nội dung bôi nhọ, vu khống lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam, xuyên tạc đường lối chủ trương, chính sách, kêu gọi nhân dân tham gia biểu tình chống Formosa, tham gia phong trào bất tuân dân sự, không chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tẩy chay bầu cử HĐND các cấp." Có thể thấy, đối với những ai quan sát tinh tế trang FB và Blog của bác sĩ Hồ Hải, việc anh lên tiếng về sự kiện Đại hội 12 của đảng cầm quyền, bằng cách ủng hộ phe thua cuộc và chống lại phe thắng cuộc, chính là nguyên nhân khiến anh bị bắt giam. Từ nguyên nhân sâu xa đó suy diễn thành "tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN" quả thật khá khôi hài đối với mọi đầu óc bình thường, nhưng "luật pháp" Việt Nam là thế! Với tôi, dù anh Hồ Hải đứng về phía phe nào trong cuộc tranh chấp vớ vẩn đó, tấm lòng của anh đối với đất nước và dân tộc này là điều đáng ghi nhận, bởi tôi biết với anh Hồ Hải dân tộc mới trường tồn, mà kẻ sĩ như anh không thể ngoảnh mặt làm ngơ giữa cảnh suy tàn hiện tại của mọi giá trị truyền thống mà anh tin tưởng. Chúc anh bình an những ngày tháng sắp tới trong gông cùm của chế độ, mà cả bên thắng cuộc lẫn bên thua cuộc đều đã và đang bám víu một cách hài hước. Thương anh, một người đàn ông nước Việt thực thụ! Fb. Trương Duy Nhất: Không ai biết sáng nay anh ra tòa. Nhìn cái ảnh bác sĩ Hồ Hải, thương anh quá. Một phiên tòa “bí mật” đến mức gần như không ai biết, đã xong sáng nay với bản án 4 năm tù giam 2 năm quản chế. Trong bài “Những tù nhân thầm lặng“, tôi đã viết về anh: … “Có thể, họ chọn cách thầm lặng. Có thể, con đường và phương cách họ chọn khác chúng ta. Cứ giả vậy đi. Nhưng vì mục tiêu và đích đến chung, không ai trong chúng ta được phép im lặng. Đặc biệt, khi họ đã rơi vào chốn ngục tù cô độc ấy. Sự lên tiếng của chúng ta nhiều khi cũng chẳng thay chuyển được gì, không cứu được các anh. Nhưng nó cho các anh, cho thân nhân của họ, và cho cả những người đang tranh đấu đang dấn thân hiểu rằng: Họ không cô đơn. Đó là sức mạnh, cho họ, và cho chính chúng ta”.
......

Thêm ba nhà hoạt động dân chủ bị án tù

Tòa án nhân dân Tp Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 3 nhà hoạt động với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88, bộ luật hình sự Việt Nam đã diễn ra sáng ngày 31/01/2018. Ba người bị đưa ra xử là ông Vũ Quang Thuận, anh Nguyễn Văn Điển và anh Trần Hoàng Phúc. Lúc 2:0 chiều phiên tòa kết thúc với các mức án: ông Vũ Quang Thuận bị tuyên 8 năm tù giam và 5 năm quản chế; anh Nguyễn Văn Điển 6 năm 6 tháng tù giam và 4 năm quản chế; anh Trần Hoàng Phúc 6 năm tù giam cùng 4 năm quản thúc tại gia. Hội Đồng Xét Xử cáo buộc ba nhà đấu tranh tội ‘tàng trữ tài liệu, làm, đăng tải các video có nội dung tuyên truyền chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên mạng Internet’, theo điều 88 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Trong phiên tòa này có 7 luật sư tham gia bảo vệ quyền lợi cho ba người nhưng luật sư cho biết các luận chứng bào chữa của họ đều bị thẩm phán bác bỏ mà không suy xét. Ông Vũ Quang Thuận và Nguyễn Văn Điển bị bắt và đưa ra xét xử vì đã phát tán 17 clip lên mạng xã hội và youtube mà cơ quan an ninh điều tra cho là có nội dung chống phá đảng cộng sản và nhà nước Việt Nam. Luật sư Hà Huy Sơn, người tham gia bào chữa tại tòa, nói: “Các chứng cứ buộc tội thì được chia làm hai nhóm, một là người ta (cơ quan an ninh điều tra) nói là thu thập được 17 clip trên mạng, trên facebook cá nhân và trên trang youtube. Cái thứ hai là mấy tài liệu thu giữ ở nhà. Rồi người ta đem đi thẩm định nội dung, người ta gọi là có dấu hiệu chống nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.” Ngay tại phiên tòa luật sư cũng như ông Vũ Quang Thuận đã yêu cầu thẩm phán chủ tọa phiên tòa cho phép trình chiếu các video được cho là chứng cứ buộc tội họ. Nhưng đã bị Hội Đồng Xét Xử từ chối với lý do không đủ cơ sở vật chất. Luật sư Hà Huy Sơn nói: “Các luật sư và các bị cáo đều yêu tòa chiếu lại 17 clip đó và trưng ra các tài liệu. Nhưng mà tòa lấy lý do thiếu điều kiện. Tóm lại là tòa không thực hiện yêu cầu đó. Nhưng mà tòa vẫn cứ xét xử.” Nhà hoạt động Vũ Đức Thuận đã đề nghị bỏ ra 50 triệu đồng để tòa mua phương tiện phục vụ phiên tòa như màn hình, máy tính để chiếu lại các clip đó. “Ông thuận nói một năm tù bằng thiên thu tại ngoại, ý là không để vì lý do như tòa không có điều kiện để không cho chiếu hoặc trưng các tài liệu kết án các ông ấy. Nếu thiếu thì ông sẵn sàng mua tặng: màn hình tv, để trình chiếu các clip đó.” Luật sư Hà Huy Sơn tường thuật lại. “Người ta chỉ dựa vào kết luận giám định của bộ thông tin và truyền thông thôi. Quan điểm của tôi tại phiên tòa: những chứng cứ, tài liệu này không phải là căn cứ hợp pháp theo pháp luật Việt Nam dùng để cáo buộc các bị cáo. Nhưng người ta vẫn kết án thì tôi cho rằng đó là án oan cho các bị cáo.” Giải thích về những điểm không phù hợp với pháp luật Việt Nam khi tuyên án ba nhà hoạt động, luật sư Hà Huy Sơn chỉ rõ: “Bộ luật tố tụng hình sự hiện hành của Việt Nam, khi nghị án cần căn cứ chứng cứ được xem xét tại tòa, và các chứng cứ trong quá trình điều tra truy tố, thì phải được đánh giá và xem xét tại phiên tòa. Hai điều đó đều không được thực hiện thì đó là sự không phù hợp với pháp luật Việt Nam.” Người thân của ba ông đều không được tham dự phiên tòa. Trong khi đó, nhiều nhà hoạt động cho biết an ninh, công an mặc thường phục và sắc phục đã canh cửa họ từ ngày hôm trước để ngăn không cho họ đi tham dự phiên tòa “công khai”. Ông Nguyễn Văn, cha của nhà hoạt động Nguyễn Văn Điển chia sẻ cách ngắn gọn: “Tôi chỉ ngồi ngoài đường chứ không được vào trong tòa.” Được biết, ông Trần Hoàng Phúc, 23 tuổi, là sinh viên Luật tại Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là thành viên nhóm Sáng kiến Thủ lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) do nguyên tổng thống Mỹ Barack Obama thành lập, thường xuyên tham gia các hoạt động ủng hộ nhân quyền tại Việt Nam. Trần Hoàng Phúc bị bắt vào tháng Sáu năm 2017 tại Hà Nội, trước đó trong lần đi gặp tổng thống Mỹ Barack Obama ông đã bị công ăn ngăn cản vì có mang theo các tài liệu về thảm họa môi trường tại Miền Trung do Formosa gây ra. Ông Vũ Quang Thuận, còn được biết đến với biệt danh Võ Phù Đổng, 51 tuổi, bắt đầu hoạt động dân chủ từ năm 2007 và tham gia bảo vệ quyền lợi cho công nhân lao động tại Malaysia. Ông cùng với anh Nguyễn Văn Điển sinh năm 1983, đã bị đưa ra tòa xét xử và sau đó bị trục xuất về Việt Nam năm 2011. Ông Vũ Quang Thuận được cho là đồng sáng lập phong trào Chấn Hưng Nước Việt với mục tiêu vận động ôn hòa cho thể chế dân chủ đa đảng tại Việt Nam. Chúng tôi đã gọi liên lạc vào số của tòa án nhân dân Hà Nội để ghi nhận quan điểm của cơ quan tư pháp nhưng không ai bắt máy. RFA cũng đã liên hệ với mẹ của Trần Hoàng Phúc nhưng không thực hiện được. Nhận xét sau khi phiên sơ thẩm kết thúc, ông Văn nói: “nói chung thì với cái án 6 năm 6 tháng tù là quá cao so với những gì Điển đã làm.” Nguồn: RFA
......

Tàu sân bay Mỹ vào Đà Nẵng có ý nghĩa gì?

Sự kiện Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis thăm Việt Nam, cùng triển vọng lần đầu tiên một tàu sân bay của Mỹ sẽ đến Việt Nam trong năm 2018 cho thấy một chủ trương có thể tạm gọi là “dựa Mỹ đối Trung” của giới chóp bu Việt Nam - như một biện pháp tình thế trong ngổn ngang và hỗn tạp tâm thế “không ưa Mỹ nhưng vẫn cần Mỹ”, vẫn chưa có gì thay đổi tính từ giữa năm 2014 đến nay và đặc biệt trong gần nửa năm qua. Ảnh: Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ, Jim Mattis, và đồng nhiệm Việt Nam duyệt đội quân danh dự tại Hà Nội, 25 tháng Giêng. “Dựa Mỹ đối Trung” 2014 là năm tung tóe vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc xông thẳng vào vùng lãnh hải Việt Nam như chốn không người và như một cú vỗ mặt nảy đom đóm vào Bộ Chính trị Việt Nam. Còn gần nửa năm trước, vào đầu tháng 8/2017, tướng Ngô Xuân Lịch đã đột ngột thực hiện chuyến công du Hoa Kỳ lần đầu tiên kể từ khi nhậm chức Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam. Thật ra chẳng có gì ngẫu nhiên cho tất cả những gì đều chứa đựng động cơ và xảo thuật chính trị của Việt Nam. Ngay trước chuyến đi trên, vào cuối tháng 7/2017 đã xảy ra một sự kiện mà được dư luận xã hội liệt vào loại “nhục quốc thể”: chính quyền Việt Nam phải “giương cờ trắng” khi yêu cầu ngừng hoạt động thăm dò khí đốt của Repsol – một công ty Tây Ban Nha liên doanh với Việt Nam – ngay tại Bãi Tư Chính mà luôn được Bộ Ngoại giao Việt Nam chiến đấu võ miệng “thuộc vùng chủ quyền không tranh cãi của Việt Nam”. Dù chưa bao giờ giới tuyên giáo hay Bộ Ngoại giao Việt Nam dám nói toạc về cái nguồn cơn sâu xa của vụ “nhục quốc thể” ấy, nhung vụ “giương cờ trắng” này lại trùng hợp với tin tức quốc tế cho biết sau khi Bắc Kinh đe dọa sẽ tấn công một số căn cứ quân sự của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa nếu Việt Nam cho phép Repsol tiếp tục khoan thăm dò dầu khí. Vào thời gian trên, cho dù có muốn loan tải những thông tin trên kèm theo thái độ phẫn nộ, một số tờ báo nhà nước cũng bị Ban Tuyên giáo trung ương - cơ quan nổi tiếng với biệt danh “vòng kim cô” - cấm cản. Chính thể độc đảng ở Việt Nam đã giấu biệt thông tin được coi là quá sức nhạy cảm này và như co rúm trong nỗi sợ hãi của lịch sử “ngàn năm Bắc thuộc” lẫn và hiện tại “mười sáu chữ vàng”. Từ sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 vào năm 2014 đến khi vụ Bãi Tư Chính và cho đến tận giờ đây, chưa bao giờ giới chóp bu Việt Nam cô đơn đến thế trên trường quốc tế, dù Việt Nam đã thủ đến chẵn hàng chục “đối tác chiến lược” trong túi. Với “đối tác chiến lược toàn diện” lớn nhất của Việt Nam lại là “bạn vàng” Trung Quốc. Tình thế lúc này là với Việt Nam, hy vọng mỏng manh còn lại chỉ là Mỹ - đối trọng quân sự duy nhất với Trung Quốc tại Biển Đông. Nhưng một tréo ngoe trong não trạng giới quân sự Việt Nam, đặc biệt là bộ phận bảo thủ và “thân Trung”, là vẫn duy trì thói quen không đổi: vừa sợ Mỹ lại vừa cần Mỹ. Nhưng tiếp cận gần hơn với Mỹ thì không, hoặc vô cùng chậm chạp. Những bằng chứng gần nhất và rõ nhất là sau vụ Hải Dương 981, chỉ có một ít chuyến thăm qua lại giữa Bộ Quốc phòng Việt Nam với giới quân sự Mỹ, trong khi thỏa thuận về mua vũ khí sát thương vẫn hầu như chưa triển khai gì dù đã được Mỹ giải tỏa lệnh cấm vận, tình hình hợp tác hải quân cùng dấu hỏi về quân cảng Cam Ranh vẫn chậm lụt đến mức đáng nghi ngờ, trong lúc Việt Nam liên tiếp mất vài chiếc máy bay tiêm kích SU mà nhiều dư luận đặt nặng nghi vấn về bị “đồng chí Trung Quốc” hạ sát. Chỉ vào năm 2017, khi chính sách đu dây của Việt Nam đã hầu như vỡ vụn, những quan chức bị xem là “bảo thủ” như Ngô Xuân Lịch mới tìm cách tiếp cận với Mỹ. Để trong chuyến công du trên, tướng Lịch đã nhận được lời hứa hẹn từ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis về “một tàu sân bay Mỹ sẽ đến Việt Nam vào năm sau”. Tin tức gần nhất cho biết, tàu sân bay này sẽ cập cảng Tiên Sa, Đà Nẵng, vốn là nơi có căn cứ hải quân Mỹ trong thời chiến tranh Việt Nam. ExxonMobil? Tất nhiên, tàu sân bay Mỹ, dù có cập cảng nào ở Việt Nam, thì điều đó cũng mang ý nghĩa như một sự hiện diện của hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông, và cách nào đó sẽ làm Trung Quốc chùn chân nếu muốn bước xuống “ao nhà” như cách họ thường tuyên bố. (Ai cũng biết, Cam Ranh - cảng nước sâu và có vị trí chiến lược đắc dụng về quân sự mà có thể qua đó khống chế đến 2/3 Biển Đông - là nơi mà Việt Nam luôn lấy làm con bài để mặc cả và trả giá với Nga và Mỹ, vẫn còn quá “nhạy cảm,” chưa thể ‘bán” được.) Trong khi đó, nhu cầu hiển hiện trước mắt của Việt Nam lại là khu vực vùng biển Đà Nẵng, nơi mà tập đoàn dầu khí khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã được giới quan chức Hà Nội bật đèn xanh cho việc chính thức khởi động dự án đầu tư khai thác khí đốt tại mỏ Cá Voi Xanh. Trước đó, ExxonMobil từng thăm dò và hợp tác với Việt Nam để khai thác mỏ khí đốt Cá Voi Xanh ngoài khơi Quảng Nam, Quảng Ngãi. Mỏ này có trữ lượng khoảng 150 tỷ mét khối. Kể từ khi Trung Quốc tuyên bố “đường Lưỡi Bò” 9 đoạn chiếm tới 90% diện tích Biển Đông, nhiều hãng dầu khí khác của Mỹ đã bỏ cuộc trước áp lực từ Trung Quốc. Nhưng ExxonMobil vẫn tiếp tục thăm dò và tập đoàn này đã phát hiện mỏ khí đốt lớn nhất của Việt Nam từ trước đến nay, nằm cách đất liền khoảng 100km. Vào tháng Giêng năm 2017, Tập đoàn dầu khí ExxonMobil của Mỹ đã trở thành nhà khai thác khí đốt lớn nhất của Việt Nam sau khi ký kết một hợp đồng trị giá 10 tỷ đô la để khai thác dầu khí trên biển Đông với PetroVietnam. Một chi tiết đáng chú ý là hợp đồng giữa hai bên được ký ngày 13/1/2017 trong khi ngoại trưởng John Kerry đang ở thăm Việt Nam và tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đang đi thăm Trung Quốc. Có thể xem mỏ Cá Voi Xanh là dự án dầu khí lớn nhất của Việt Nam. Dự kiến khai thác khí ở mỏ này sẽ đóng góp gần 20 tỷ đô la vào ngân sách Việt Nam. Trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang nhanh chóng cạn kiệt và đặc biệt đang quá thiếu ngoại tệ để trang trải nợ quốc tế - lên tới 10 – 12 tỷ USD/năm, và để phục vụ cho nhu cầu nhập khẩu hàng hóa từ các nước, đồng thời phải bảo đảm dự trữ ngoại hối, 20 tỷ USD là con số rất đáng để giới lãnh đạo Việt Nam tỏ một chút can đảm trước “đồng chí tốt” Trung Quốc. Tuy nhiên đã có một sự cố xảy ra: trùng với thời gian Tổng thống Trump dự Hội nghị thượng đỉnh kinh tế APEC Đà Nẵng mà được báo chí đảng tung hô “thành công tốt đẹp” và “Việt Nam là nước hưởng lợi kinh tế lớn nhất trong APEC”, ExxonMobil đã mang lại nỗi thất vọng lớn lao cho giới chóp bu Việt Nam bởi vào ngày 7/11/2017, Chủ tịch Liam Mallon của Công ty Phát triển ExxonMobil đã tuyên bố sẽ hoãn dự án hợp tác với Việt Nam trên biển Đông tới năm 2019. Một nguyên nhân của việc phải hoãn dự án có thể là Trung Quốc gây sức ép mà đã khiến Việt Nam có thể phải điều đình để ExxonMobil tạm ngừng khai thác mỏ Cá Voi Xanh. Nếu đúng vậy, kịch bản thất bại đến mất ngủ ở Bãi Tư Chính đang lặp lại, khiến giới chóp bu Việt Nam mất ăn dầu khí ngay trên vùng lãnh hải của mình. Giờ đây, một khả năng có thể xảy ra là trong cơn quẫn bách mất ngủ lẫn mất ăn, Hà Nội đã một lần nữa phải “cầu viện” Hoa Kỳ, mà cụ thể là kêu gọi một sự hỗ trợ từ hải quân Hoa Kỳ. Việc một tàu sân bay của Mỹ có thể hiện diện trong vùng biển Đà Nẵng, mà không phải là Cam Ranh, trong thời gian tới rất có thể là một động tác nhằm bảo vệ ExxonMobil và phục vụ quan điểm “tăng cường hơn nữa sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông” nhằm đối trọng với những sức ép đang gia tăng không ngừng và có thể kích động chiến tranh từ phía Trung Quốc. Phạm Chí Dũng
......

Tứ Trụ và Lợi Ích Nhóm

Lần đầu tiên nhóm từ “lợi ích nhóm” được nghe từ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi ông phát biểu kết thúc Hội nghị Trung ương 3 khóa XI ngày 10 Tháng 10, 2011. Trước đó 3 tháng, Nguyễn Tấn Dũng đã được Quốc hội CSVN bầu vào chức vụ thủ tướng lần thứ hai để tiếp tục toàn quyền quản lý và điều hành nền kinh tế. Năm 2011 cũng là năm mà quả đấm thép VINASHIN trở thành quả đấm bông gòn kéo theo thất thoát tài chính trên 4 tỷ Mỹ Kim, phủ bóng đen lên hoạt động đình đám của các tổng công ty còn lại. Như thế “lợi ích nhóm” đã hiện diện từ rất lâu, đặc biệt hoành hành như một hệ thống chân rết trong guồng máy cai trị mà ông Trọng dù biết nhưng vẫn làm ngơ. Giờ đây nó được nhắc đi nhắc lại nhiều lần và được mô tả như là nguyên nhân chính làm cản trở việc cứu vãn nền kinh tế đang ngày càng rơi vào cơn suy thoái không lối thoát. Bỏ qua những định nghĩa, những khái niệm khác nhau về “nhóm lợi ích” và “lợi ích nhóm”, nói một cách dễ hiểu để ai cũng nhận thấy, lợi ích nhóm là những nhóm người do chính cán bộ, những lãnh đạo cấp nhất trong bộ máy chính quyền cộng sản lập ra nhằm chi phối nền kinh tế nhà nước hay các tập đoàn kinh tế để hưởng lợi riêng. Ngày nay ở Việt Nam lợi ích nhóm còn ảnh hưởng nặng nề trên đường lối đảng, khuynh loát cả hệ thống chính trị đất nước. Đây là một mối dây liên kết công khai với mục đích duy nhất là đồng tiền kiếm được bằng những thủ đoạn bất chánh, dựa trên quyền lực chính trị của chế độ độc tài. Như vậy, lợi ích nhóm chỉ có thể phát triển từ bộ máy đảng vì nơi này mới có quyền lực tập trung vào tay một số ít người là lãnh đạo cao cấp nhất. Thử hỏi người dân thường nghèo tiền, vất cả kiếm miếng ăn hàng ngày làm sao có được quyền lực để khuynh đảo ai? Nếu đặt câu hỏi lợi ích nhóm phát sinh từ đâu thì cũng không có gì khó trả lời. Nó hình thành từ văn phòng trung ương đảng, văn phòng chủ tịch nước, văn phòng thủ tướng và cuối cùng là văn phòng chủ tịch quốc hội. Đây có thể gọi chính xác là văn phòng bộ tứ - là 4 bộ phận quyền lực nhất hiện nay, nắm tất cả mọi giềng mối từ đảng tới chính quyền trong công tác tham mưu. Có thể nói từ ngày bước chân vào cánh cửa kinh tế thị trường có định hướng, mọi loại cán bộ cộng sản chợt thấy dòng tiền đầu tư đổ vào như tiền chùa. Lợi ích nhóm sinh ra ngày càng lớn mạnh để xà xẻo, đục khoét, chia chác nhau những món tiền béo bở này. Để tỏ ra nắm được những khúc mắc cần giải quyết, ngày 23 tháng 1 vừa qua, ông Nguyễn Xuân Phúc đã chủ tọa một hội nghị có tính cách nội bộ bao gồm 4 văn phòng này. Trong buổi họp, ông Phúc yêu cầu “tham mưu phải vì lợi ích chung, tuyệt đối tránh lợi ích nhóm, kiên quyết chống tham nhũng.” Những gì ông Phúc nói có thể hiểu như ông muốn cán bộ tham mưu trong 4 văn phòng tứ trụ này hai tay đừng có nhúng chàm. Vì ông Phúc cũng thừa hiểu ngay từ thời ông còn là phó thủ tướng, đây là 4 đầu mối gây ra mọi tai họa mà cho tới nhiệm kỳ này vẫn còn là tử huyệt của chế độ. Lời yêu cầu rất lý tưởng của ông Phúc không biết có được các quan tham mưu lưu tâm thực hiện hay không nhưng rõ ràng nó đi ngược lại thực tế. Lợi ích nhóm từ lâu được chỉ ra là “lỗi hệ thống” như một chủ tịch quốc hội về hưu mô tả, hay nói cách khác Bộ chính trị qua các thời kỳ không thể không làm cái đầu tàu kéo theo toa tàu lợi ích nhóm sa vào những hành vị bất chánh nhất trong kinh tế. Trong thực tế những bàn tay tham mưu này làm sao không nhúng chàm khi chính lãnh đạo tứ trụ sẽ lấy gì mà sống và tiếp đãi đàn em nếu không được cung phụng lên. Với đồng lương rẻ mạt là 750 Mỹ kim/tháng cho các chức vụ tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội làm sao họ tích lũy được những cơ ngơi đồ sộ, những gia tài tính bằng bạc triệu Mỹ Kim mà không cần che giấu ai. Và những cán bộ cao cấp xin vào làm tham mưu cho các văn phòng Tứ Trụ không phải là để hưởng chút danh thơm mà để hưởng lợi với đồng lương thấp kém. Thấp kém nhưng bù lại tại đây họ dễ dàng cấu kết, tổ chức và tập hợp những người có quyền lực trong mọi cấp, các tổ chức kinh tế trong và ngoài chính quyền có cùng mục đích và lợi ích chung. Lợi ích nhóm ra đời như một hệ thống mafia đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế mà mọi hoạt động của nhóm là tìm cách ảnh hưởng lên mọi quyết định của chính quyền hay của đảng để mang lại lợi lộc cho nhóm mình tối đa. Chúng cùng nhau cộng sinh nên tỏ ra rất vững mạnh trong kết cấu quyền và tiền. Do đó lời kêu gọi của ông Phúc vì lợi ích chung, tránh lợi ích nhóm là ngụy biện theo kiểu nói lấy được và hoàn toàn mị dân. Vì chính đảng cộng sản bao giờ cũng đặt lợi ích của riêng mình lên trên hết, điển hình là Công Hàm do ông Phạm Văn Đồng ký công nhận quyết định hải phận 12 hải lý của Trung Cộng “bao gồm các hải đảo ngoài khơi”. Nhưng tại sao ông Phúc lại ra chỉ thị như vậy? - Thứ nhất, ông Phúc muốn lấy lòng tổng bí thư Trọng khi bày ra cái gọi là phối hợp 4 văn phòng Tứ Trụ để cùng hợp ca nhạc khúc “chống lợi ích nhóm” trong lúc chiến dịch đốt lò đang lên cao điểm. Sự phụ họa này còn có mục đích báo động cho vây cánh của Phúc nên lặn xuống trong thời gian này, tránh trở thành củi của ông Trọng trong tương lai. - Thứ hai, ông Phúc muốn chứng tỏ văn phòng thủ tướng rất trong sạch và bản thân ông cũng không tì vết, ngoại trừ chuyện xa xưa khi còn là phó thủ tướng được người anh em kết nghĩa là cha con “công chúa mía đường” tặng nhà ở Mỹ. Sau các phiên tòa xử các vụ tham ô ở Tập đoàn dầu khí và các ngân hàng liên quan đến người tiền nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, ông Phúc tỏ ra tự tin hơn về sự trong sạch của mình. - Thứ ba, ông Phúc muốn xây dựng một hình ảnh liên kết tốt đẹp giữa 4 văn phòng nói trên để có thể vô hiệu hóa lợi ích nhóm và trở thành một thủ tướng biết chống tham nhũng. Điều quan trọng hơn hết là tham vọng của Nguyễn Xuân Phúc chuẩn bị cho ghế tổng bí thư mà hiện nay ông được coi là người sáng giá nhất nếu ông Trọng có mệnh hệ gì. Nhưng liệu ông Phúc có phúc với chiếc ghế tổng bí thư đảng hay không khi cuộc chạy đua hãy còn có vẻ bất định đối với ứng cử viên khác? Theo viettan.org
......

CÁI GỌI LÀ VĂN HOÁ THỜI NHÀ SẢN! (*)

Phản đối chửi bới đội bóng vô địch Uzbekistan Bạn có thể trồng lại một cánh rừng, “tẩy sạch” một dòng sông ô nhiễm, hiện đại hóa một ngôi làng, canh tân kỹ thuật bắt kịp bước tiến nhân loại… Tất cả đều gần như không thể ở hoàn cảnh hiện tại nhưng vẫn có thể xảy ra nếu tận tâm tận lực. Phim những hình ảnh mặc Bikini nham nhở chào đón  đội U23 trên Vietjet Air từ TQ về. https://www.facebook.com/namtrung.999/videos/pcb.2071025986463981/207102... Tuy nhiên, bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để “dựng lại người” (tựa một quyển sách của nhà báo Đoàn Khắc Xuyên)? Với đà thoái hóa văn hóa đến tận cùng như hiện nay, chắc chắn phải mất ít nhất 100 năm để khôi phục lại những giá trị nhân bản căn bản và cốt lõi nhất vốn từng tồn tại ngay cả trong những giai đoạn thăng trầm và bi thương của lịch sử đất nước. 100 năm với một ý chí nhất định. Còn không thì sẽ chẳng bao giờ, khi mà văn hóa không những không được bồi đắp mà còn bị tẩy xóa hàng ngày. Rải rác trong các bài viết mình, tôi thỉnh thoảng nhắc đến văn hóa miền Nam trước 1975. Điều này không phải là sự thương cảm hay hoài niệm. Tôi không ủy mị đến mức ấy. Tôi chỉ hàm ý rằng để dựng lại văn hóa thì cách khả dĩ hiện nay là học lại những bài học mà nền văn hóa miền Nam cũ để lại. Miền Nam ở đây không phải vùng miền trong khái niệm địa lý mà là một không gian văn hóa kết tinh từ ba miền. Muốn thay đổi “nền văn hóa” hiện tại thì phải có cái gì để thay thế. Cái đó chính là nền văn hóa và những giá trị văn hóa của miền Nam trước 1975. “Dựng lại người” là khó vô vàn. Nó phải trở thành một ý thức thường trực và được thực hiện thường xuyên. Dựng lại người là khó vô cùng. Điều đó vĩnh viễn không bao giờ làm được nếu không làm ngay từ bây giờ. Điều đó vĩnh viễn không bao giờ xảy ra nếu mỗi chúng ta không tự dựng lại mình, tự học lại mình và học từ người, tự tìm cho mình một liều kháng thể văn hóa đủ mạnh để không bị những thứ vô bổ nhảm nhí bủa quanh và tấn công hàng ngày. Fb Mạnh Kim. (*) tựa đề tự đặt.
......

Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con

Câu thơ của Tản Đà: Dân hai nhăm triệu ai người lớn Nước bốn nghìn năm vẫn trẻ con. Chuyện bóng đá Cuối cùng thì đội tuyển U23 VN đã chia tay Giải vô địch bóng đá U-23 châu Á (AFC U-23 Championship) với kết quả Á quân. Và nhận được giải Fair-play. Trước trận chung kết, tôi cũng như rất nhiều người Việt trong và ngoài nước khác, mong đội U23 VN thắng, không phải vì “lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc” gì đó như ai đó nói, mà với lý do khác: để bao nhiêu người không thất vọng mà làm chuyện gì xuẩn ngốc hoặc lại quay sang chì chiết, trách móc các cầu thủ và cả ông huấn luyện viên người Hàn quốc! Nếu VN thắng, phản ứng vui mừng quá mức của nhiều người Việt sẽ làm thế giới sửng sốt (như họ đang sửng sốt từ đầu giải tới giờ vì điều đó). Nhưng nếu VN thua, những phản ứng tiêu cực của nhiều người Việt chắc chắn sẽ còn làm cho thế giới...kinh ngạc, không hiểu nổi hơn! Đã nói rồi, U23 vào tới chung kết giải bóng đá U23 châu Á, điều đó đáng khen thôi. Trước khi bắt đầu giải vô địch bóng đá U-23 châu Á, người Việt chắc chẳng dám hy vọng VN sẽ vào đến tứ kết, chứ đừng nói đến chung kết. Người Việt mừng, cũng tốt thôi. Tuy nhiên, đã có quá nhiều lời khen rồi, đó là chưa kể báo chí VN như lên đồng với những câu giật tít quá lố, không tỉnh táo. Trong đó bị chỉ trích nhiều là những câu như “thế nước mạnh, vận nước đang lên”, hoặc “Không thể tin nổi! U23 VN đặt cả châu Á dưới chân bằng chiến thắng để đời”, (Trí thức Trẻ)!... Đám quan chức lãnh đạo thì vớ ngay lấy cơ hội, vơ vào, đẩy lên hơn nữa. Ông Thủ tướng thì “nổ: "với tinh thần quả cảm, ý chí và bản lĩnh của con người Việt Nam... đội tuyển U23 Việt Nam lần đầu tiên vào vòng bán kết U23 châu Á"! Ông HLV Lê Thụy Hải thì bảo "U23 VN là những anh hùng của dân tộc”… Trên facebook có nhiều người vì vui quá cũng mơ hơi xa, ví dụ: "...Duyên Anh đã đánh đúng vào mẫu số chung nhỏ nhất của người Việt (đam mê túc cầu) để gầy dựng lại một giấc mơ lan toả từ túc cầu qua đến sự tự tin làm được và làm thành ở mọi việc! …Đây là một đội Việt Nam chiến thắng trên những lộ trình gồ ghề khúc khuỷu với khí phách và tố chất tạo ra huyền sử loại David đánh ngã Goliath. Không biết các em sẽ thắng hay thua chung kết AFC Cup nhưng những gì các em đang thở, đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực!...” Có chắc gì thắng trong bóng đá thì sẽ "làm được và làm thành ở mọi việc!", đặc biệt là khi còn chế độ độc tài đảng trị ở VN? Có chắc gì thắng vài trận bóng đá là "đang biến giấc mơ Bồn Lừa và giấc Mơ Thành Người Quang Trung gần thành hiện thực!"? Những lời nói đó đều là quá lố, và có hại, trước hết là cho chính các cầu thủ, nếu họ không tỉnh táo. Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Đừng nâng bóng đá lên thành quá mức, hay tâng bốc các cầu thủ quá mức. Điều quan trọng nhất ở đây là đội tuyển U23 VN đã vượt qua được những giới hạn trước đó, tức là chỉ lẹt đẹt trong những giải đấu khu vực Đông Nam Á. Cá nhân tôi nghĩ rằng, trong một trận bóng đá, điều quan trọng nhất, còn hơn cả chiến thuật của huấn luyện viên, kỹ thuật, tài năng của từng cầu thủ và của toàn đội, là yếu tố tâm lý. Đội tuyển VN từ trước tới giờ khi đi thi đấu bên ngoài, dù chỉ mới là giải khu vực như SEAGames, tâm lý không ổn định, nhất là trước đội Thái Lan, hễ thua một cái là mất tinh thần luôn, một phần do thiếu tự tin, một phần bị sức ép từ sự cuồng nhiệt và lòng mong đợi quá lớn từ cổ động viên nước nhà. Đội U23 lần này đã cho thấy tâm lý rất vững vàng, tinh thần thi đấu ngoan cường, dù bị dẫn trước hay bị trọng tài xử ép vẫn không mất tinh thần, đó là điểu quan trọng. Nhưng ở một tầm nhìn lớn hơn, bóng đá hay thể thao nói chung, cũng không khác gì văn học nghệ thuật, muốn phát triển ngoạn mục thì phải có những yếu tố sau: Thứ nhất, một môi trường tự do, tôn trọng thể thao/nghệ thuật, không bị định hướng, kiểm soát, gò ép bởi một chế độ độc tài; thứ hai, những người lãnh đạo nhà nước có tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, yêu thể thao/nghệ thuật, có tầm nhìn xa, có chiến lược đầu tư lâu dài hoặc chí ít lả để cho tư nhân, những cá nhân, cơ quan có lòng với thể thao/nghê thuật nhảy vào đầu tư cho tài năng, chứ không phải “xây nhà từ nóc” như bóng đá VN lâu nay; thứ ba, môi trường làm thể thao/nghệ thuật phải được bảo vệ bởi luật pháp và tinh thần thượng tôn pháp luật để tạo nên một môi trường cạnh tranh sòng phẳng, ở đó tài năng thực sự có thể vươn lên và tỏa sáng và hoàn toàn không có đất cho bọn tham nhũng, bọn đạo văn, bọn ăn cắp hay bọn mua độ, bán độ, bọn cơ hội, háo danh, con ông cháu cha v.v… Bóng đá dù sao, cũng chỉ là bóng đá. Cuộc vui qua rồi, hãy trở lại thực tại, với một nước VN xét về nhiều mặt đều thua xa các nước láng giềng trong khu vực Đông Nam Á chứ chưa nói đến chậu Á và thế giới. Cho nên những ngày qua giữa rừng lời khen ngợi, có vài người viết bài cảnh tỉnh, nhắc nhở cũng là không thừa. Không phải nhắc người dân chung chung mà là nhắc cái bọn con gái cởi truồng đi ngoài phố để ăn mừng, nhắc báo chí đừng có lên đồng, tung hô quá mức, thế giới nhìn vào người ta cười cho, và nhắc các ông lãnh đạo đừng có mượn cái chuyện bóng đá, dùng bóng đá để cổ xúy cho dân quên đi bao nhiêu chuyện thất bại của nhà cầm quyền, bao nhiêu bất công, phi lý, oan trái của chế độ. Thế nhưng chỉ có thế mà người Việt cũng cãi nhau, giữa người ngây ngất khen ngợi và những người tìm cách lưu ý thực chất của vấn đề. Một vài người đã phải rút bài, đính chính vì bị bao nhiêu người khác vào comment mắng cho cái tội dám nhắc nhở khi người ta đang vui! Hình như chúng ta đang có thói quen cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào, dùng nhân dân làm cái bình phong? Dễ tổn thương vì chuyện nhỏ nhưng lại ơ hờ những chuyện lớn Thêm một ví dụ nữa. Chuyện ông thầy dạy Anh Văn Daniel Hauer nói đùa sao đó đụng chạm tới ông tướng Võ Nguyên Giáp bị bao nhiêu người chửi, rồi báo chí VN cũng có những bài chỉ trich, giảng đạo đức, ví dụ như báo Giáo dục VN còn giật tít “Việt Nam không có thầy cô nào thiếu văn hóa, nhân cách méo mó như Daniel Hauer”, rằng “Trước chiến thắng của U23 Việt Nam, Daniel Hauer đã có bình luận vô cùng tục tĩu, xúc phạm nghiêm trọng đến vị Anh hùng dân tộc mà dân tộc Việt Nam tôn kính.” Nhà văn, facebooker Nguyễn Đình Bổn viết: "Phản biện" báo Giáo dục! Tôi không binh vực ông Dan, khi "dám" ví "bộ phận nhạy cảm" của mình với đầu tướng Giáp, nhưng nói rằng VN không có thầy cô giáo nào "thiếu văn hóa, nhân cách méo mó" hơn thì e sai bét. Rất nhiều thầy cô gáo tại VN bẩn thỉu hơn Dan triệu lần về tư cách nghề nghiệp cũng như tư cách công dân. Tôi đưa một vài ví dụ: - Hiệu trưởng Sầm Đức Xương tại Hà Giang mua dâm học trò mình và dắt học trò cho quan chức mua dâm, sau đó trước tòa đòi cởi quần. Nhân cách méo mó không? - Thầy giáo Nguyễn Hữu Lai, Bắc Ninh, bí thư đoàn trường, hiếp dâm 11 trẻ em là học sinh cấp 1 dưới 9 tuổi. Nhân cách tên này ra sao? Còn nhiều lắm, nào là đổi tình lấy điểm, nào là đưa giáo viên đi mời rượu quan khách... kể không hết cái nhân cách méo mó của các "ông thầy" tại VN đâu. Nên sờ lại gáy mình trước khi nói người.” Sau đó anh Nguyễn Đình Bổn còn cho thêm một ví dụ khác. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Hữu Vượng, thuộc đại học Kinh tế TPHCM, ngành xây dựng Đảng, trong vụ “Diễn biến mới vụ án giáo sư tố "chân dài" lừa 17 tỉ đồng” (Người Lao động). Ông giáo sư tố người đẹp lừa ông 17 tỷ đồng, hóa ra giữa hai người có quan hệ tình cảm kéo dài cả chục năm trời, và đây là một vụ “chia tay đòi quà”. Trở lại vụ nhiều người Việt rồi báo chí nhà nước chỉ trích, nặng nề ông thầy Daniel Hauer. Tôi cũng không bênh vực gì Daniel Hauer, rõ ràng Daniel Hauer đã sai khi sống và làm việc ở VN 5 năm trời, lấy vợ Việt, nói tiếng Việt, phần nào hiểu được văn hóa Việt mà không biết rằng nước này là một nước không có tự do ngôn luận, và có những điều cấm kỵ không được đụng đến ví dụ như ông Hồ Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp hay đề cập đến đa nguyên đa đảng hay sao. Nhưng điều tôi muốn nói ở đây là lối suy nghĩ, tư duy cái gì cũng nâng lên thành tầm quốc gia, dân tộc, cái gì cũng lôi kéo nhân dân vào là rất sai. Hồ Chí Minh hay Võ Nguyên Giáp là lãnh tụ, là tướng của đảng cộng sản, đảng cộng sản phong họ là “cha già dân tộc”, là “anh hùng dân tộc”, thậm chí là…thánh. Nhưng xét theo góc độ lịch sử, họ cũng chỉ là những nhân vật chính trị, nhân vật lịch sử, có đúng có sai, có công có tội. Sau này khi lịch sử được viết lại một cách trung thực, công bằng, khách quan, chứ không phải thứ lịch sử tô vẽ, bị bóp méo do đảng và nhà nước cộng sản viết nên và bắt người dân phải học theo, tin theo bao nhiêu năm qua, những góc khuất, công tội của họ sẽ được bạch hóa và đánh giá một cách đầy đủ. Và họ cũng chỉ là những con người, tại sao phải tôn thờ như là thánh? Đó là chưa kể có phải tất cả mọi người VN đều yêu quý ông Hồ ông Giáp hay không. Cái lối suy nghĩ đó là hệ quả của một nền giáo dục tuyên truyền nhiều năm dài. Và chúng ta đã bị ảnh hưởng mà không biết. Chưa kể, lối suy nghĩ, phản ứng đó thể hiện sự chưa trưởng thành của một dân tộc. Người Việt nói chung dễ vui (đến phát rồ) và dễ buồn (đến mất cả tinh thần) chỉ vì những chuyện như đội nhà thắng thua một trận bóng đá; dễ nổi khùng, bị xúc phạm vì một câu nói đùa hay câu chê bai của một người nước ngoài. Nhưng lại hầu như không có phản ứng gì đáng kể trước những điều lẽ ra phải buồn phải đau như vị thế của VN trên thế giới, cái nhìn của thế giới nói chung đối với VN, sự lạc hậu của đất nước, nỗi cơ cực của nhân dân, môi trường sống bị ô nhiễm nặng nề hay nguy cơ lệ thuộc (kể cả mất nước vào tay Trung Cộng)…Đối với những vấn đề chính trị xã hội, quyền tự do, quyền con người thì người Việt nói chung lại có sức chịu đựng vô cùng giỏi! Điều đó hoàn toàn trái ngược với người dân nhiều nước khác. Chúng ta cũng chẳng thấy nhục khi hai chữ VN thường xuyên bị gắn với những tin tức, câu chuyện tiêu cực, không hay trên thế giới, hoặc đáng xấu hổ, ví dụ như nhiều người Việt kể cả du học sinh, quan chức bị bắt quả tang ăn cắp ở Nhật, các cô gái Việt đua nhau lấy chồng Đài chồng Hàn, một số cô bị bắt khi đang làm gái mại dâm ờ Singapore, người Việt xếp hàng xin đi làm thuê ở nước ngoài theo chủ trương “xuất khẩu lao động” của nhà nước VN v.v… Chỉ khi nào không dễ bị tổn thương vì những chuyện nhỏ và thực sự thấy đau thấy nhục, hoặc phẫn nộ vì những chuyện lớn lao hơn, lúc đó chúng ta mới hy vọng rằng VN sẽ thay đổi được số phận của đất nước, dân tộc, để không còn là một quốc gia lạc hậu, đi sai đường, một dân tộc hèn kém nữa, và lúc đó VN sẽ thắng, không chỉ trong một giải bóng đá, báo chí nước ngoài sẽ nhắc đến và khen ngợi VN không chỉ vì một trận bóng đá, người Việt sẽ điềm tĩnh hơn nhiều khi thắng thua một trận bóng bởi vì chúng ta còn có nhiều cái khác để tự hào. Chúng ta cũng không dễ nổi khùng khi bị người nước ngoài đùa cợt hay chê bai, chỉ trích, vì chúng ta biết VN có những điểm mạnh khác./.
......

Đất nước tanh bành, vì đâu nên nỗi?

Những ngày đầu năm, tỉnh dậy là nhớ đến quê hương, đất nước, dân tộc ta, nhân dân ta.   Càng ở xa, lại càng nhớ, da diết, thiết tha. Đất nước ta, quê hương ta tài nguyên, gia tài tổ tiên cha ông để lại gồm có những gì, nay ra sao, rất cần được cháu con ngày nay điểm lại, đánh giá tỷ mỷ kỹ càng. Những người nông dân đang lên thành phố bán sức lao động tại Hà Nội. (Hình: Nguyễn Đình Hà) Hơn 20 vụ đại án đang được đưa ra xét xử cho thấy tiền của tài nguyên của đất nước đã được quản lý tùy tiện, vô trách nhiệm ra sao, khi hàng trăm ngàn tỷ đồng bị thất thoát một cách « nhẹ nhàng » trong một thời gian dài hàng chục năm, mà những người đứng đầu chính phủ, đứng đầu đảng, đứng đầu Nhà nước, đứng đầu Bộ Chính trị phải chịu trách nhiệm trước ai hết, nay mới đưa ra xét.   Xét cho cùng, những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh… cũng chỉ là những tội phạm kiêm nạn nhân của một chế độ chính trị lạc hậu quá mức mà ông Tổng bí thư đến nay vẫn không nhận ra, khi ông quyết định khai trừ mọi đảng viên đòi xây dựng chế độ Tam quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) phân lập và xây dựng các tổ chức xã hội dân sự. Ông định sẽ còn sống với ai trên đất nước và trên thế giới này?   Nền độc lập là cấu thành đầu tiên của đất nước có chủ quyền, đã thu lại được từ tháng Ba, 1945 sau khi Nhật Bản hất cẳng thực dân Pháp qua đảo chính 9/3, tô đậm thêm qua « cướp chính quyền 19/8/1945 » và sau đó với chiến thắng Điện Biên Phủ, đến nay còn gì? Còn ít, ít lắm, khi chính quyền độc đảng vừa cam kết với chính quyền bành trướng Trung Quốc « cùng có chung một tương lai gắn bó keo sơn, núi liền núi, sông liền sông », lại còn cam kết hợp tác chặt chẽ « đào tạo cán bộ cao cấp các ngành, kể cả ngành quốc phòng và ngoại giao », cam kết hợp tác giữa 4 tỉnh biên giới Việt Nam với khu tự trị Choang tỉnh Quảng Tây / Trung quốc, cứ như trong một quốc gia thống nhất vậy! Vậy thì còn đâu là độc lập? Rõ ràng là mang chất Bắc thuộc rồi! Lời thề gìn giữ độc lập 2/9/1945 đã tan biến. Độc lập kiểu gì mà từ Bắc chí Nam người Trung Quốc nhập cảnh đi về như trên đất nước họ, hàng giả, hàng nhái, hàng lậu, hàng độc lan tràn mọi ngả, các công ty Tàu giành mọi gói thầu béo bở nhất về khai khoáng, nhiệt điện, thủy điện, hóa chất, giao thông cầu đường, trồng rừng, gang thép, phân bón, bô-xít, thủy sản, không thiếu một ngành nào, một nơi nào. Đây là thuộc địa kiểu mới hoàn chỉnh mẫu mực của bọn bành trướng. Có người Việt nào không phẫn nộ và không cảm thấy nhục? Tài nguyên cơ bản đất nước là ruộng đồng, rừng, biển thì quyền sở hữu ruộng đất của tư nhân trong nông nghiệp từ ngàn đời bị đảng nghiểm nhiên tịch thu theo cái « quyền sở hữu toàn dân do Nhà nước (của đảng) thay mặt quản lý » để nông thôn xơ xác, nông nghiệp lụn bại, nông dân thành tá điền nghèo khổ làm thuê cho đảng, đến mức em sinh viên luật Đỗ Thúy Hằng phải lên tiếng khóc cho một nền nông nghiệp bị đảng nhẫn tâm bức tử, với vô vàn nông dân bị các quan chức cộng sản cướp đất, bị trắng tay. Tài nguyên rừng từ thời nguyên thủy vốn có hằng triệu héc ta, hằng trăm loại gỗ quý, hàng ngàn động vật chim muông quý hiếm, đã bị thu hẹp hơn 2/3 diện tích chỉ trong 70 năm cộng sản cầm quyền, thành địa bàn tàn phá chia chác của các quan chức kiểm lâm - chúa sơn lâm, bọn hải quan, công an - cảnh sát, hành chính địa phưong, xuất khẩu gỗ quý theo giá rẻ mạt, đua nhau làm các biệt thự biệt phủ lỗng lẫy kiểu của các vua chúa ngày xưa. Cô giáo Trần Thị Lam ở Hà Tĩnh đau lòng than rằng:   Đất nước mình buồn quá phải không anh? Rừng đã hết, và biển thì đang chết! Cả đất Việt hướng mặt ra biển cả, đại dương, cá và muối nuôi sống dân tộc từ nghìn xưa, « cơm với cá như mạ với con », nay cá chết trắng khắp dọc bãi biển miền Trung, ô nhiễm lan rộng kéo dài do kẻ tội phạm Formosa đến từ đất Tàu, ngư dân bị ngăn chặn cấm đoán, tàn phá người và phương tiện làm nghề do tàu tuần dương từ đảo Hải Nam đổ xuống. Cho đến cát là sản phẩm tự nhiên rẻ nhất cũng bị bán đổ bán tháo đi rất nhanh, bị Tàu cho tàu hút cát khổng lồ, một giờ hút trộm 600 ngàn tấn cát để phun lên các đảo nhân tạo ở biển Đông, số cát này mỗi chuyến có thể chất đầy một sân vận động. Sau « địa tặc » – cướp đất, « lâm tặc » - cướp rừng, « hải tặc » – cuớp biển, « ngân tặc » – cướp tiền bạc, « đạo tặc » - cướp của, nay đến « sa tặc » – cướp cát, chúng vơ vét không trừ một thứ gì? Mang danh lãnh đạo chính trị, bảo vệ đất nước, đảng cộng sản đã bảo vệ được những gì? Mang nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ, đất đai, thì người Trung Quốc thả sức thâm nhập ; chủ quyền quốc gia bị xem nhẹ dưới danh nghĩa hợp tác toàn diện cả về nội trị, quốc phòng, ngoại giao. Mang nhiệm vụ bảo vệ tài nguyên rừng biển, thì cho họ vào hợp tác trồng rừng, đánh cá, tự do khai thác cướp phá mọi thứ trên rừng, ven biển, dưới biển. Lãnh đạo kinh tế là hướng dẫn chỉ đạo cuộc khởi nghiệp xây dựng kinh tế, phân chia thành quả phát triển cho công bằng, thu chi ngân sách hợp lý, không để rơi vãi thất thoát, thế nhưng thực tế tham nhũng lan tràn, ngân sách thất thoát hàng trăm nghìn tỷ đồng, khi xử tham nhũng không thu hồi nổi 5%, nợ quốc gia vượt quá Tài sản quốc gia PNB một năm, vậy là thất bại hoàn toàn về kinh tế. Tài chính thu không đủ chi, không đủ tiền trả lãi nợ quốc gia hằng năm, ngân hàng phá sản hàng loạt, hiệu quả lãnh đạo kinh tế tài chính hầu như là con số âm. Lãnh đạo xã hội là xây dựng mối đoàn kết quốc gia keo sơn, cuộc sống dân chủ, tiến bộ, bình đẳng văn minh, nhưng họ nuốt lời hứa hòa giải hòa hợp dân tộc, họ cai trị miền Nam như cai trị kẻ thù theo kiểu ân oán tàn bạo ác độc nhất. Nền giáo dục quốc gia cực kỳ lạc hậu, giáo điều, nhồi sọ cổ lỗ, bằng giả bằng dỏm tràn ngập, không một trường đại học Việt nào được xếp trong số 300 trường khá nhất ở châu Á. Nền y tế suy đồi đi ngược với phương châm « thầy thuốc như mẹ hiền », theo kiểu tiền thầy bỏ túi, thuốc giả tràn lan, thầy thuốc giết bệnh nhân. Xã hội đảo điên, người yêu nước chống bành trướng, bênh dân oan bị tuyên án nặng nề, trong khi các quan lớn có bồ nhí, có biệt phủ hàng vài chục tỷ đồng, tội rất nặng chỉ bị khiển trách như phủi bụi. Đạo đức lao dốc cùng cực, mất tính người, vợ chặt cổ chồng, ông và bố cưỡng hiếp cháu gái, con gái mới 5, 6 tuổi. Lãnh đạo đất nước mà lại hèn với giặc, ác với dân. Vậy mà còn huênh hoang khuyên dân ta « không nên ngủ quên trên vòng nguyệt quế ». Chuyên nói phét, nói không biết ngượng, vòng nguyệt quế ai cho? Bắc Kinh à? Có còn gì để mà « ngắm nhìn, rung đùi tự khen tự sướng đất nước ta chưa bao giờ đẹp như thế này! ». Khi ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên TƯ đứng trước mức án tử hình và tù chung thân, khi các đồng chí thù địch tìm cách hãm hại nhau, đuổi bắt nhau như những kẻ tử thù chỉ vì kèn cựa ngôi thứ và bổng lộc phi pháp. Cả xã hội đều nhìn thấy trước năm 2018 vừa khởi đầu sẽ là năm các đồng chí cộng sản thù địch nhau sẽ làm thịt nhau không thương tiếc, không phải vì công bằng, vì lý tưởng gì cao siêu mà chỉ vì chức quyền, chiếc ghế quyền lực cùng những lợi ích vật chất phù phiếm nó mang lại. Đảng cộng sản đến cuối năm 2017 và vào đầu năm 2018 đã lộ nguyên hình là kẻ đã tàn phá có hệ thống, tận gốc, tanh bành cuộc sống tinh thần và vật chất của xã hội ta, từ hạ tầng cơ sở - hiến pháp, pháp quyền đến thượng tầng kiến trúc – đạo đức xã hội của đất nước ta. Nhìn lại thảm cảnh đất nước mà căm giận, mà tủi nhục dâng tràn. Đảng Cộng sản cứ như có một cơn đại hồng thủy bão quét Tsusami vừa đi qua tàn phá triệt để mọi giá trị vốn có, cứ như có một đạo quân ô hợp giặc ngoại xâm cùng giặc nội xâm hung hãn nhất trong lịch sử vừa tràn qua từ Bắc chí Nam, san bằng đất nước tươi đẹp từ ngàn xưa bỗng trở thành đất nước lụi tàn tan hoang và hấp hối. Vì ai nên nỗi? vì đâu có cảnh đất nước điêu tàn? Bi đát hơn thời phong kiến. Lạc hậu hơn thời thực dân. Cực nhục đau đớn hơn thời chiến tranh quyết liệt. Cả xã hội ta, trong và ngòai nước, xin bà con ta hãy bàn bạc tập thể về hiện tình đất nước tan nát tanh bành ra sao, xã hội tha hóa đến mức nào, đâu là nguyên nhân thật sự và cùng nhau hành động có trách nhiệm để cứu dân cứu nước, tự cứu mình ra khỏi cuộc trầm luân khổ ải này.   Bùi Tín Theo Voatiengviet.com
......

‘Y án’ Thăng – Thanh: Kinh hoàng những ‘nạn nhân’ tiếp theo của ông Trọng!

Nụ cười lồ lộ hy vọng của Đinh La Thăng khi ngồi trong xe công an đã tắt hẳn. Bước khỏi phòng xử vào ngày 22/1/2018, gương mặt Đinh La Thăng dại đi. So với mức án đề nghị của Viện Kiểm sát tối cao, ông Thăng chỉ được giảm có 1 năm tù. Còn Trịnh Xuân Thanh “đen” hơn: giữ nguyên chung thân! Ảnh: Tuổi Trẻ   Rốt cuộc, màn khóc lóc như mưa gió của hai cựu quan chức này đã chẳng làm cho Tổng bí thư Trọng mủi lòng. Cũng đã rõ là “lời sau cùng” tại phiên tòa xử “Thăng – Thanh” đã như một tín hiệu quá xấu: trong khi Đinh La Thăng tha thiết nguyện vọng “muốn được về nhà ăn cái tết cuối cùng với gia đình trước khi chấp hành án”, thì Trịnh Xuân Thanh còn đi xa hơn nhiều: “xin sang Đức để chăm sóc vợ con”, cho thấy tâm lý cả hai đều rơi vào tình trạng hoảng loạn.   Giờ đây khi ngẫm lại, chắc chắn Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã không hề muốn bày tỏ nguyện vọng “về nhà ăn tết” và “sang Đức với con” trong lời cuối cùng trước tòa, bởi hai cựu quan chức này đã hiểu ra một “chân lý”: họ phải “hy sinh”! “Thăng – Thanh” là phiên tòa đầu tiên của Tổng bí thư Trọng nhắm đến kể từ khi ông quyết định tiến sang giai đoạn 2 của chiến dịch được xem là “chống tham nhũng”, tính từ tháng 11/2017 và sau một cuộc gặp có thể đặc biệt quan trọng với Tập Cận Bình ở Hà Nội.   “Đường đi” của Tổng bí thư Trọng lại đang có nhiều nét khá tương đồng với giai đoạn khởi động của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của Tập Cận Bình ở Trung Quốc. Một khởi sự mang tính then chốt và quyết định cho cả vận mệnh của chiến dịch này là trong hai năm 2012 và 2013, Tập đã mạnh tay “xử” Bạc Hy Lai – ủy viên bộ chính trị kiêm bí thư Trùng Khánh – không chỉ khởi tố bắt giam mà còn giáng mức án đến chung thân.   Đinh La Thăng đang có nhiều triển vọng trở thành Bạc Hy Lai Việt Nam. Còn Trịnh Xuân Thanh lại gắn liền với số phận của Đinh La Thăng. Một logic thật đơn giản mà cả Thăng lẫn Thanh, có thể do bị tạm giam mà không biết được thông tin và dư luận ở bên ngoài, là nếu ông Trọng không “trảm” Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh, chiến dịch “chống tham nhũng” của ông ta sẽ lập tức có nguy cơ tự chết và Nguyễn Phú Trọng sẽ không còn cơ hội nào để trở thành Tập Cận Bình ở Việt Nam.   Đó chính là lý do khiến Nguyễn Phú Trọng rút ngắn đến mức có thể quy trình tố tụng hình sự đối với Đinh La Thăng: nhân vật được xem là “Bạc Hy Lai Việt Nam” này chỉ mất tròn một tháng từ lúc bắt cho đến lúc ra tòa, và từ lúc còn đang là Phó trưởng ban Kinh tế trung ương đến khi phải nhận một bản án tù nặng nề chỉ có một tháng rưỡi – một thời gian được rút ngắn hơn rất nhiều so với thời gian bảy tháng rưỡi kể từ tháng 4/2017 khi ông Thăng bị Ủy ban Kiểm tra trung ương công bố kết luận kiểm tra về những hành vi sai phạm “rất nghiêm trọng” cho đến khi chính thức bị bắt. Việc rút ngắn quy trình tố tụng hình sự như thế còn có tác dụng ngăn ngừa một ý đồ hoặc hành động “giải cứu Đinh La Thăng” từ bàn tay có thể của một “thái thượng hoàng” nào đó. Vào năm 2012 và 2013 khi xử Bạc Hy Lai, Tập Cận Bình cũng đã thực hiện những biện pháp kiên quyết và rất độc đoán để chống lại sự can thiệp của một số cựu thần, đặc biệt của “phái Giang” (nhóm của cựu tông bí thư Giang Trạch Dân). Còn khi xử Chu Vĩnh Khang – bộ trưởng công an vào thời đó, Tập Cận Bình có lẽ đã phải nhọc tâm và tốn nhiều công sức hơn. Viên tướng công an này – đã lên giường với 400 đàn bà – lại nắm quá nhiều hồ sơ về các vụ tham nhũng và ăn chơi trác táng của quá nhiều quan chức. Nghe nói chỉ riêng việc thiết lập các biện pháp bảo vệ để Chu Vĩnh Khang khỏi bị ám sát cũng đã trở thành một trọng tâm hàng đầu của ngành an ninh vào thời Tập.   Nếu Bạc Hy Lai và đặc biệt là Chu Vĩnh Khang có nhiều đầu dây mối nhợ dẫn đến nhiều quan chức khác ở Trung Quốc, trường hợp tương tự cũng có thễ diễn ra ở Việt Nam, liên quan đến Đinh La Thăng. Một khả năng về “ám sát Đinh La Thăng” là có thể xảy ra. Việc Đinh La Thăng bị xử đến 13 năm tù giam chỉ với một tội danh “cố ý làm trái…” liên quan đến Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC) phát đi một thông điệp cực kỳ quan trọng trên phương diện nội bộ đảng: ông Trọng đã dứt khoát làm theo “bài” của Tập Cận Bình, với “con hổ” đầu tiên là Đinh La Thăng.   Đinh La Thăng sẽ còn phải ra tòa ít nhất một lần nữa – vụ 800 tỷ đồng của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi vào Ngân hàng Đại Dương của Hà văn Thắm nhưng đã hoàn toàn biến mất. Trong vụ này, Đinh La Thăng có vẻ dính dáng khá sâu khi có ít nhất vài ba lần ra văn bản chỉ đạo các đơn vị thành viên gửi tiền vào Ngân hàng Đại Dương, và cũng có nhiều dư luận cho rằng Thăng đã chấm mút không nhỏ đối với số tiền 800 tỷ không cánh mà bay đó. Nếu chứng cứ vụ “800 tỷ đồng” được cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trưng ra không yếu ớt như vụ “119 tỷ đồng” vừa xử, Đinh La Thăng sẽ phải nhận thêm tội danh danh “chiếm đoạt tài sản…” cùng mức án có thể còn nặng nề hơn mức 13 năm vừa phải nhận. Để sau vụ “800 tỷ đồng”, Đinh La Thăng có thể phải nhận tổng mức án lên đến 30 năm, nếu không nói là ngang bằng với mức án hiện tại của Trịnh Xuân Thanh – chung thân. Giờ đây, ông Trọng đã thực sự “leo lên lưng cọp” và không còn có thể nhảy xuống để cọp quật ngược vồ lại mình. Cái thế “chịu chơi chơi tới cùng” của ông Trọng đang khiến những đối thủ – “nạn nhân” tiếp theo của ông, những người đã bị bắt và những kẻ chưa bị bắt – kinh hoàng.   Ở Trung Quốc, có một “tập quán” đã hình thành dưới thời Tập Cận Bình: một khi đã rơi vào tay Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương, không quan chức nào là không có tội, chỉ là nặng hay nhẹ mà thôi. Năm 2018 “đẫm máu và nước mắt” đang bắt đầu như thế ở Việt Nam… Theo vietnamthoibao.org
......

VĂN TẾ QUAN THAM

Than ôi! Mỡ để miệng mèo Xương ngay mõm chó Trước mặt dân thì ra vẻ thanh liêm, đạo đức Sau lưng người lại mặc sức ngỗ ngược, tham lam "Ăn không từ một cái gì" Vét chẳng bỏ qua đôi chút Ở nhà, ăn sung mặc sướng nên có lắm kẻ hầu, kẻ hạ Đến chợ, tiêu hoang xài phí mới được nhiều con vãi, con rơi Tuy; "Tóc tai nhẵn nhụi Áo quần bảnh bao" Nhưng; Thằng ra vẻ đạo đức thì ăn ngủ với vợ người lén lút Đứa tỏ mình thanh cao lại lang chạ với thuộc cấp công khai Nhà cửa nguy nga tráng lệ, viện cớ "làm thối móng tay" mới có Biệt phủ xa hoa lộng lẫy, lý do "buôn bán chổi đót" mới thành Sống mà chẳng chút thanh cao Chết thì lấy đâu danh dự? Nhớ khi xưa: Miệng thét ra lửa Đít ỉa được vàng Ông thì được báo chí tung hô từ việc "vớt bèo" Kẻ lại nhờ truyền thông tâng bốc bằng nghề "hoạn lợn". Thế mà, khi gặp cảnh tội tù: Thằng xin về nhà ăn tết Đứa muốn tại ngoại hầu tra Thằng đưa mẹ cha đau yếu ra xin xỏ Đứa nhận "bác Trọng" rồi khóc lóc ỉ ôi Khi còn quyền mở mồm hống hách Lúc mất chức quì gối van xin Vậy mới biết; Cái tình "đồng chí" không bằng cục phân Cái nợ "anh em" chẳng hơn đống cứt Kẻ tuyên mười mấy năm tù Đứa chịu cả đời giam hãm Trước mặt; họ hàng khóc hu hu Sau lưng; đồng chí cười khặc khặc Khi vui thì vỗ tay vào Hoạn nạn thì nào thấy ai? Khác nào Cá mè một lứa? Chó đói cùng bầy? Chỉ khổ; Thuế má nhân dân phải oằn mình ra đóng Bạc tiền quan tham vẫn sấp mặt đến ăn Đất nước ngày càng lụn bại Dân đen vẫn lắm cơ hàn Thằng ăn không hết Đứa lần chẳng ra Thế nên hôm nay Tiện thể dịp này Tôi viết lên đây Mấy dòng mấy chữ Mấy thằng quan lại Chế độ độc tài Gieo rắc nhân tai Làm mưa làm gió Sống bầy lang chó Cắn xé dân mình Ai chết có linh Xin mau lên hưởng FB Khang Nguyên 22-01-2018  
......

Đại sứ Daniel Kritenbrink nói gì với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế?

(Ảnh: Từ trái qua: ông Phạm Bá Hải, Tổng lãnh sự Mary Tarnowka, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Đại sứ Daniel Kritenbrink, Luật sư Lê Công Định, bà Pam Pontius, Nhà báo Phạm Chí Dũng.) Vào buổi chiều ngày 18/1/2018, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam – ông Daniel Kritenbrink – đã đến thăm thân mật Bác sĩ Nguyễn Đan Quế tại tư gia. Cùng đi với Đại sứ Daniel Kritenbrink là Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TPHCM – bà Mary Tarnowka và tùy viên chính trị – bà Pam Pontius. Dĩ nhiên có cả vệ sĩ. Một số nhà hoạt động xã hội dân sự và nhân quyền cùng dự buổi tiếp đoàn Mỹ: ông Phạm Bá Hải – điều phối viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Luật sư Lê Công Định – điều phối viên Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Nhà báo Phạm Chí Dũng – Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam. Bác sĩ Nguyễn Đan Quế là một nhà đấu tranh nhân quyền nổi bật và thuộc lớp đầu tiên ở Việt Nam. Ông đã được trao Giải Nhân quyền Raoul Wallenberg năm 1994, Giải Nhân quyền Robert F. Kennedy năm 1995, Giải Hellman/Hammett của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch) năm 2002, Giải Nhân quyền Heinz R. Pagels năm 2004, và Giải Nhân quyền Việt Nam 2004 của Mạng lưới Nhân quyền Việt Nam. Nhiều lần ông được cử làm ứng viên cho Giải Nobel về hòa bình; gần đây nhất ông được Dân biểu Liên bang Hoa Kỳ Ed Royce cùng bảy Thượng nghị sĩ đề cử cho giải Nobel này cho năm 2004. Tháng 4 năm 2016 ông được công bố được Giải nhân quyền Gwangju (Hàn Quốc). Cùng với Linh mục Phan Văn Lợi, Bác sĩ Nguyễn Đan Quế hiện là đồng chủ tịch Hội Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam. Ấn tượng đầu tiên mà Đại sứ Daniel Kritenbrink tạo ra là khác với người tiền nhiệm Ted Osius, ông không tỏ vẻ quan cách ngoại giao hoặc vận dụng một cách thái quá thủ pháp lẫn ngôn từ ngoại giao trong những nội dung trao đổi về nhân quyền Việt Nam. Trong cuộc gặp với Bác sĩ Nguyễn Đan Quế và những nhà hoạt động xã hội dân sự, Daniel Kritenbrink dành phần lớn thời gian để trao đổi về chủ đề nhân quyền, về chiến dịch bắt bớ người hoạt động nhân quyền xảy ra trong suốt 16 tháng qua kể từ tháng 6/2016. Ông cũng bộc lộ mối quan tâm không che giấu về thảm họa ô nhiễm ở miền Trung do Formosa gây ra và số phận của hàng trăm ngàn nạn nhân nơi đây. Những câu hỏi và cách thức biểu cảm của Đại sứ Daniel Kritenbrink cho thấy ông là nhân vật ngoại giao duy lý và hành động, cùng vẻ hài hước lẫn mỉa mai kín đáo. Trước khi trở thành đại sứ ở Việt Nam, Kritenbrink là một quan chức thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, có bề dày và kinh nghiệm ứng phó với Bắc Triều Tiên. Bắc Triều Tiên lại là một quốc gia “đồng chí” với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trong quá khứ và ngay cả hiện tại. Cùng với lực lượng Hồi giáo IS, chế độ chính trị Bắc Triều Tiên đang bị dư luận quốc tế xem là cực đoan và tàn ác nhất thế giới, đồng thời là một trong những nguy cơ rất tiềm tàng mà có thể dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ ba. Daniel Kritenbrink hẳn đã có những triết lý riêng của ông về Bắc Triều Tiên và kinh nghiệm đối phó với chế độ này, bao gồm cả hành vi vi phạm nhân quyền. Những nguyên tắc và kinh nghiệm như thế phác ra hy vọng rằng Daniel Kritenbrink có thể trở thành một vị đại sứ quan tâm nhiều hơn đến nhân quyền và sẽ cứng rắn hơn trước các vụ vi phạm nhân quyền có hệ thống và ngày càng dày đặc của nhà cầm quyền Việt Nam, kể cả xem xét lại quá trình chính thể này lọt vào Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc từ tháng 11 năm 2013 và thường tỏ ra rất tự hào về điều đó. Vào tháng 5/2016, khi còn là Giám đốc phụ trách các vấn đề châu Á thuộc Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ, ông Daniel Kritenbrink được VOA dẫn lời: “Nhân quyền vẫn luôn là một thành tố quan trọng, nếu không nói là trung tâm, trong việc đưa mối quan hệ song phương Mỹ – Việt tiến về phía trước”, và “Việc xét tới yếu tố nhân quyền sẽ vẫn là một điều quan trọng trong bất kỳ quyết định bán vũ khí nào với Việt Nam hay với bất kỳ quốc gia nào”. Tháng 5/2016 cũng là thời điểm mà nước Mỹ đã làm một cử chỉ đặc biệt kể từ năm 1995 khi Mỹ – Việt bình thường hóa quan hệ: dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Nhưng dù đã mở lòng dỡ bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Hà Nội, Tổng thống Obama đã phải nhận một cú sốc chưa từng có: Có đến 6 trong tổng số 15 khách mời của Obama bị công an cấm cửa đến gặp ông. Bảy tháng sau vụ công an Việt Nam thẳng tay chặn khách mời của Tổng thống Obama tại Hà Nội, đến lượt ngoại trưởng của Obama là ông John Kerry cũng lâm vào tình trạng tương tự. Bầu không khí dân chủ mà giới quan chức chính phủ và ngoại giao Hoa Kỳ cảm nhận được ở đất nước họ, lại đã bị biến thái một cách lộn ngược tại quốc gia cựu thù. Những gì mà chính quyền Obama đã hy vọng sẽ làm cho giới lãnh đạo Việt Nam thay đổi về não trạng nhân quyền lại chỉ nhận được kết quả hầu như công cốc sau hai nhiệm kỳ tổng thống Mỹ. Còn giờ đây là thời của Donald Trump và Daniel Kritenbrink. Không biết lời cảnh báo của Daniel Kritenbrink về mua bán vũ khí có “linh” hay không, chỉ biết rằng đã một năm rưỡi trôi qua kể từ tháng Năm năm 2016, giới quân sự Việt Nam vẫn chưa mua được một thứ vũ khí mang hiệu quả sát thương đáng kể nào từ phía Mỹ. Rất có thể khác và khác hẳn với Ted Osius, Daniel Kritenbrink có nhiều việc phải xử lý tại Việt Nam. Daniel Kritenbrink – người có gương mặt và chiều cao khá giống với nhân vật Andy Dufresne, một nhân viên ngân hàng bị án oan và đã kiên nhẫn đến hàng chục năm để đào một đường hầm trong nhà tù ShawShank để đào thoát và tìm lại tự do cho mình – có thể trở thành một đại sứ thực tâm hơn với nhân quyền Việt Nam so với Ted Osius, và cũng chẳng luôn nở nụ cười cầu toàn như Ted trước tư thế ngả ngớn đu dây của Hà Nội giữa Washington và Bắc Kinh. Theo vietnamthoibao.org
......

NHỮNG KẺ BÁN NƯỚC

Từ 44 năm nay, ngày 19 tháng một đã đi vào lịch sử là ngày đau đớn của giống nòi Việt Nam, ngày đen tối của lịch sử Việt Nam. 19.1.1974 Tàu Cộng mang hạm đội lớn với số quân và hỏa lực áp đảo đánh chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam do nhà nước Việt Nam Cộng hòa quản lí, giết chết 75 người lính Việt Nam Cộng hòa giữ đảo. 44 năm nay người dân Việt Nam nặng lòng với nước đều mang một vết thương rỉ máu trong tim. Từ nhiều năm nay, đến ngày 19 tháng một, những trái tim đau đó ở Sài Gòn đều tự tìm đến Đức Trần Hưng Đạo uy nghiêm trên đài cao ở bến Bạch Đằng mắt dõi ra sông Sài Gòn, dõi ra biển Đông. Những trái tim đau thành kính thưa với anh linh người anh hùng đã viết lên trang chói lọi nhất trong pho sử vàng chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam, thưa về nỗi niềm đinh ninh của những thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau rằng Hoàng Sa, Trường Sa mãi mãi trong trái tim người dân Việt Nam, mãi mãi trong lòng Tổ quốc Việt Nam và giành lại Hoàng Sa, Trường Sa là trách nhiệm công dân, trách nhiệm lịch sử của mọi người dân mang trong tim dòng máu Đại Việt. Thưa với hương hồn những người con yêu của dân tộc Việt Nam đã vùi xác ở Hoàng Sa trong cuộc chiến đấu giữ quần đảo ngày 19.1.1974 rằng những anh linh Việt Nam để lại thân xác ở Hoàng Sa, Trường Sa đã là hồn thiêng của Hoàng Sa, Trường Sa, hồn thiêng của núi sông Việt Nam, những anh linh đó sẽ sống mãi cùng non nước Việt Nam. Năm nào công an nhà nước cộng sản cũng hung hãn, quyết liệt phá lễ tưởng niệm Hoàng Sa của người dân Sài Gòn. Chặn cửa không cho người dân ra khỏi nhà đến với lễ tưởng niệm. Bắt những người dự lễ về giam giữ trong đồn công an. Lăn xả vào cướp giật và phá nát vòng hoa, băng chữ ngay bên chân tượng đài Trần Hưng Đạo. Chỉ những kẻ vô loài, không quê hương, cội nguồn, không lương tâm con người mới làm được những việc đó. Những kẻ vô loài đó lại trong biên chế công an nhà nước cộng sản Việt Nam. Năm nay nhà nước cộng sản Việt Nam còn làm những điều ô nhục hơn, tội lỗi hơn những năm trước. Đúng ngày đau lần thứ 44 Tàu Cộng cướp Hoàng Sa của tổ tiên, của lịch sử Việt Nam, 19.1.2018, nhà nước cộng sản Việt Nam đã làm hai việc công khai bán nước, thú nhận việc dâng Hoàng Sa cho Tàu Cộng, xóa tên Hoàng Sa trong trái tim người Việt Nam, công khai chấp nhận là chư hầu, là phiên thuộc của Tàu Cộng. Sáng 19.1.2018 ở Sài Gòn, cũng như nhiều năm trước, an ninh nhà nước cộng sản Việt Nam bủa vây chặn cửa trước nhà tất cả những người ngày này những năm trước đã tìm về tượng đài Trần Hưng Đạo bến Bạch Đằng, tìm về với lịch sử, khắc ghi món nợ lịch sử Hoàng Sa và làm giỗ 75 hương hồn Hoàng Sa. Trước cửa nhà mỗi người dân mang nỗi đau Hoàng Sa đều có hơn chục an ninh trẻ khỏe, lì lợm và nhâng nháo bủa vây, hung hăng làm cái việc phi pháp với pháp luật, thất đức với tổ tiên và tội đồ với lịch sử, xấc xược với nhân dân, ngăn không cho những trái tim mang nỗi đau Hoàng Sa đến với anh linh Trần Hưng Đạo nhận trách nhiệm với lịch sử, với tổ tiên về món nợ Hoàng Sa. Dùng công cụ bạo lực, nhà nước cộng sản Việt Nam quyết xóa bỏ cái tên Hoàng Sa trong trái tim người dân Việt Nam. Tối 19.1.2018 ở Hà Nội, bộ Văn hóa, bộ Lễ của một nhà nước, tổ chức linh đình đêm hát xướng, nhảy múa của đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng! Đưa đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng sang Viêt Nam với cớ kỉ niệm 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Cộng – Tàu Cộng. Ngày 18.1.1950, Tàu Cộng công nhận nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và ngày đó được lấy làm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước Nhưng đoàn nghệ thuật Nội Mông không khai diễn vào ngày 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao mà lại chọn ngày Hoàng Sa, 19. Tháng một, ngày Tàu Cộng cướp được Hoàng Sa của Việt Nam để khai diễn đêm nhạc hội. Đây là một đòn chính trị thâm độc, nham hiểm, một đòn chính trị chí tử đánh vào lòng tự trọng và ý thức dân tộc của đám lãnh đạo nhà nước cộng sản Việt Nam. Bè lũ Tập Cận Bình lấy cớ kỉ niệm sự kiện chính trị của hai nước, ngày thiết lập quan hệ ngoại giao chỉ để buộc những kẻ tai to mặt lớn, những chính khách của triều đình cộng sản Việt Nam phải có mặt trong đêm chúng tưng bừng nhảy múa ca hát ngay giữa kinh kì Thăng Long – Hà Nội mừng sự kiện chúng cướp được toàn bộ quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 19 tháng một là ngày đen tối của lịch sử Việt Nam, ngày mất Hoàng Sa của Tổ quốc Việt, ngày quốc tang của giống nòi Việt Nam, ngày đau buồn 75 người con yêu của Mẹ Việt Nam bỏ xác ở Hoàng Sa. Vậy mà những khuôn mặt chóp bu của triều đình cộng sản Việt Nam lại không hề có nỗi đau của nhân dân, của đất nước, vẫn nhơn nhơn tươi cười xem đám nghệ sĩ Nội Mông Tàu Cộng nhảy múa ca hát mừng ngày vui của bọn cướp 19 tháng một, ngày cướp được trọn vẹn quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Không biết đau nỗi đau mất đất đai của tổ tiên mà người dân đang đau, đám tai to mặt lớn của nhà nước cộng sản Việt Nam lại công khai đồng cảm với nỗi hoan hỉ của lũ cướp nước. Đó là sự bán nước trong tâm hồn. Hoan hỉ cùng Tàu Cộng trong ngày chúng cướp được Hoàng Sa của Việt Nam, đám quan chức cấp cao được cho là đại diện của người dân Việt Nam đã chấp nhận sự ăn cướp đó, đã đứng về phía kẻ cướp, bán linh hồn cho kẻ dùng súng đạn phi pháp cướp dải cát vàng Hoàng Sa của tổ tiên người Việt Nhưng những lãnh đạo cao cấp của nhà nước cộng sản Việt Nam cũng chỉ được vui vầy hoan hỉ với đám nghệ sĩ Nội Mông mà thôi. Mượn cớ kỉ niệm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Cộng – Tàu Cộng, Lễ kỉ niệm cấp quốc gia giữa hai nhà nước nhưng Tàu Cộng không đưa đoàn nghệ thuật quốc gia tham gia lễ kỉ niệm cấp nhà nước đó mà chỉ đưa đoàn nghệ thuật Nội Mông, một tộc người bị Đại Hán đô hộ, đồng hóa. Vì với Đại Hán Tàu Cộng, thân phận Việt Nam cũng chỉ là thân phận chư hầu như Mãn, Tạng, Hồi, Mông và quan hệ ngoại giao Việt Cộng – Tàu Cộng cũng giống như quan hệ giữa Mãn, Tạng, Hồi, Mông với Đại Hán mà thôi. Bị hạ nhục, bị nói thẳng vào mặt thân phận chư hầu như vậy, những kẻ tai to mặt lớn của nhà nước cộng sản Việt Nam vẫn hớn hở chấp nhận vì họ đã bán linh hồn cho Tàu Cộng rồi, đã cam phận chư hầu như Mãn, Tạng, Hồi, Mông! Những kẻ đàm phán kí kết hiệp định biên giới phía Bắc năm 1999 dâng hàng trăm kilomet vuông đất biên cương cho Tàu Cộng là những kẻ bán nước. Bán mảnh đất hương hỏa của cha ông để lại, Bán nước trong không gian. Những kẻ đàn áp người dân tổ chức lễ tưởng niệm Hoàng Sa ở Sài Gòn sáng 19.1.2018, và những kẻ đón rước đoàn nghệ thuật Nội Mông Tàu Cộng vào Hà Nội hát múa đêm 19.1.2018, ăn mừng ngày chúng cướp được Hoàng Sa của tổ tiên người Việt cũng là những kẻ bán nước. Bán nước trong tâm hồn. Những thứ trưởng bộ ngoại giao Lê Công Phụng, Vũ Dũng đàm phán với Tàu Cộng dâng đất Việt Nam ở biên cương cho Tàu Cộng. Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm, bộ trưởng bộ Lễ Nguyễn Ngọc Thiện, bán nước trong tâm hồn cho Tàu Cộng. Đó là những cái tên mãi mãi ô nhục trong lịch sử Việt Nam như những cái tên Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống. Phạm Văn Đồng kí công hàm 14.9.1958 công nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Tàu Cộng. Nguyễn Văn Linh kí biên bản cuộc gặp Thành Đô 4.9.1990 cột Việt Nam vào thân phận chư hầu của Tàu Cộng. Bốn ngàn năm mở nước và giữ nước, lịch sử Việt Nam chỉ có hai kẻ bán nước cho Đại Hán là Trần ích Tắc và Lê Chiêu Thống. Chỉ mấy chục năm dưới chế độ cộng sản đã có quá nhiều kẻ bán đất đai của tổ tiên và bán linh hồn con người cho lòng tham của bành trướng Tàu Cộng. FB Phạm Đình Trọng
......

Tổng Bí Thư, Quân Ủy TƯ tuyên chiến với toàn dân?

Các vụ xử đại án đang làm lu mờ một tin rất hệ trọng và nghiêm trọng. Đó là mở đầu năm mới 2018, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Quân ủy TƯ quyết định cử đại tá Tống Viết Trung, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông quân đội Viettel, làm phó tư lệnh Bộ tư lệnh Tác chiến không gian mạng, kèm theo thông tin lực lượng này có 10.000 tinh binh, mang tên « Lực lượng 47, » theo hình ảnh của khẩu súng AK47, khẩu súng lợi hại nhất của bộ binh trong chiến tranh. Quyết định trên mang ý nghĩa gì? Trước hết, cuộc đấu tranh trên không gian mạng ngày càng mở rộng, mang dấu ấn tất yếu của thời đại kỹ thuật truyền tin hiện đại, bén nhạy. Cuộc đấu tranh chính nghĩa chống độc đoán phi dân chủ, đòi nhân quyền và dân chủ của toàn thế giới lên cao. Trong khu vực Đông Nam Á và Đông Á, các nước Indonésia, Malaysia, Nam Hàn, Đài Loan… đều chuyển từ chế độ độc đoán sang dân chủ một cách sâu sắc, trong hòa bình, làm nên những thần kỳ về kinh tế. Ở Việt Nam, mấy năm nay phong trào đòi dân chủ và nhân quyền có bước phát triển rõ rệt. Đây là nét son tươi thắm đẹp nhất của tình hình chính trị nước ta, những thành tựu đáng trân trọng nhất. Người dân nước ta quen phục tùng trong thời chiến đã bắt đầu mở miệng, tự tin, nói lên suy nghĩ của chính mình. Chính quyền tỏ ra sợ Trung quốc bành trướng, cả nể, phục tùng nhượng bộ chúng thì nhân dân càng tỏ ra khinh thường, chống đối và lên án mạnh mẽ, bằng những cuộc xuống đường đông đảo. Chưa bao giờ nước ta có đến hơn 40 tổ chức xã hội dân sự phong phú, tồn tại vững chắc, từ tổ chức cựu Tù nhân chính trị, Hội Nhà báo độc lập, Văn đoàn độc lập, hội Luật sư chuộng Công lý, hội các Tôn giáo và Liên tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo), các mạng Dân làm báo, Dân Luận, Đối thoại, Đàn Chim Việt, Tiếng Dân…, các Câu Lạc Bộ tự do, các blogger tự do. Nhiều cán bộ cao cấp, trung cấp và đảng viên thường thoát đảng, ra đảng, bỏ sinh hoạt đảng, lên tiếng chống lại đường lối và chính sách giáo điều cổ hủ. Vai trò chăn dắt dân chúng của Ban tuyên giáo TƯ bằng báo chí, loa đài ngày càng trở nên vô duyên, người dân tin ở các mạng truyền thông tự do lề trái hơn là 700 tờ báo và 60 đài lề phải của Nhà nước, nhạt nhẽo, chung một nội dung nhàm chán, nói theo công thức. Chính do bộ máy tuyên huấn của đảng tỏ ra bất lực một cách thê thảm và nguy hiểm cho đảng mà đầu năm nay, Tổng bí thư và Bộ Chính trị cùng Quân ủy TƯ giật mình, bỗng nảy ra sáng kiến thành lập Bộ Tư lệnh tác chiến mạng, chuyển trách nhiệm lãnh đạo cuộc đấu tranh tư tưởng trong xã hội từ Ban Tuyên giáo sang cho Quân đội đảm nhận. Một thủ lĩnh của Viettel được giao nhiệm vụ này, khi Viettel hiện nguyên hình là một tổ chức cướp đất của dân Đồng Tâm/Mỹ Đức, một tổ chức viễn thông của bộ Quốc phòng, một ổ tham nhũng cực lớn, lấn át chức năng thông tin viễn thông của bộ Thông tin truyền thông để kiếm lợi lớn chia nhau. Đối tượng tác chiến của cái Bộ Tư lệnh mạng này là ai? là toàn dân đang khao khát dân chủ và tự do vì ngày càng thấy mối nhục thua kém xa các nước láng giềng về đủ mọi mặt là do chế độ độc đảng quá lỗi thời, do một tổng bí thư già nua, kiên định những điều lẽ ra phải từ bỏ từ lâu, như kiên định chủ nghĩa Mác – Lê, kiên định chủ nghĩa xã hội, kiên định lấy quốc doanh làm chủ đạo, kiên định chính sách « đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý », những kiên định ấy chính là nguồn gốc của mọi bất công, đói nghèo, lạc hậu. Vậy cuộc chiến trên mạng sắp đến sẽ quyết liệt ra sao? Cuộc hỗn chiến sẽ diễn ra trên các bàn phím máy điện toán ngày càng phổ cập. Quân đội Nhân dân, nay do đảng bắt phải cắt bỏ hai chữ Nhân dân, chỉ còn là quân đội của đảng, do đảng chỉ huy để chống lại khát vọng dân chủ nhân quyền của nhân dân. Trong thời gian tới, trọng điểm cuộc đấu tranh sẽ diễn ra trên bàn phím, trên một mặt trận ảo, nhưng bên chính nghĩa, bảo vệ độc lập, tư do, dân chủ của nhân dân, dựa vào chân lý, sự thật sẽ thắng to, thắng đậm, bên độc đảng, độc đoán, đi ngược lòng dân, lừa dối và tham nhũng giáo điều… sẽ thất bại hoàn toàn. Trong bế tắc, ông Tổng bí thư và Quân ủy trên thực tế đã xóa bỏ Mười lời thề danh dự của Quân Đội Nhân Dân, quân đội của dân, do dân, vì dân, vì nhân dân quên mình, vì nhân dân hy sinh, cưỡng bức quân đội chống lại nhân dân, họ sẽ thất bại. Kết quả ra sao của chủ trương mới này, đã có thể thấy rõ, đó là qua cuộc đọ sức thực tế, quân đội sẽ ngày càng nhận ra lẽ phải và gắn bó hơn với nhân dân, với bà con quê hương mình, với các tổ chức xã hội dân sự, sẽ ngày càng nhận ra sự lừa dối phi nghĩa của đảng, vì 10.000 nghìn tên bộ đội tác chiến phá mạng của cái Lực lượng 47 chỉ là một lũ kiêu binh mù quáng, vì chống lại chúng, nhân dân có hàng triệu tay nam nữ thanh niên trí thức am hiểu sâu kỹ thuật, làm chủ máy tính hiện đại, hàng triệu email, hàng triệu Facebook, hàng vạn blogger tinh nhuệ. Lực lượng lành mạnh này dám thách thức lực lượng 47 mở cuộc điều tra công khai công luận xem trong nhân dân còn có bao nhiêu người còn tin ở chủ nghĩa Mác- Lê, còn tin ở Chủ nghĩa xã hội viển vông, ở chế độ độc đảng phi dân chủ? Họ không dám làm thì tự các tổ chức xã hội công dân sẽ có thể làm một cách công khai đàng hoàng, khoa học. Vỏ quýt dày đã có móng tay nhọn. Số lượng và chất lượng đấu tranh trong cuộc chiến ảo lý thú và hệ trọng này thuộc về phía nhân dân. Không có gì liều và dại bằng tuyên chiến với toàn dân đang thức tỉnh đòi dân chủ, nhân quyền một cách kiên trì và quyết liệt./.
......

"Màn trình diễn tập thể của lời cầu xin và nước mắt"

Nếu để ý sẽ thấy có 1 kỷ lục: Cả phiên tòa xử ông Thăng, ông Thanh chỉ có một bị cáo duy nhất đại diện cho phái yếu. Nhưng lạ thay, đó lại là phiên tòa trình diễn nhiều nước mắt nhất, nhiều lời cầu xin nhất và nhiều hoàn cảnh éo le nhất. Nếu điểm lại các từ khóa được bị cáo dùng để nói những lời sau cùng, thì không khó nhận ra sự giống nhau đến ngạc nhiên. Trịnh Xuân Thanh (Nguyên chủ tịch PVC): Thương vợ nuôi 3 con nhỏ rất vất vả bên Đức. Sụt cân. Không còn cơ hội chăm sóc bố mẹ nữa. Xin lỗi bác Tổng Bí thư. Xin sang Đức chăm sóc vợ con. Cảm ơn cán bộ trại giam. Hối hận. Xin lỗi. Khóc. Xin khoan hồng. Vũ Đức Thuận (Nguyên TGĐ PVC): Bố tham gia kháng chiến. Bố vợ là liệt sĩ. Khóc hơn 1 phút. Hối hận. Xin lỗi. Xin khoan hồng. Nguyễn Mạnh Tiến (Nguyên Phó TGĐ PVC): Sức khỏe vợ không tốt, hai lần lên bàn mổ. Con mắc bệnh hiểm nghèo. Hối hận. Xin lỗi. Khóc. Xin khoan hồng. Phạm Tiến Đạt (Nguyên kế toán trưởng PVC): Bố mất sớm. Mẹ suy giảm sức lao động, suy thận, mắt kém. Vợ hai lần mổ, sức khỏe yếu. Cảm ơn cán bộ trại giam. Khóc. Xin khoan hồng. Nguyễn Anh Minh (Nguyên Phó TGĐ PVC): Con nhỏ dại. Một anh trai vừa mất. Một anh trai khác hiếm muộn. Không còn cơ hội phụng dưỡng bố mẹ già. Khi cải tạo về sợ hai con không nhận ra bố. Hối hận. Xin lỗi. Khóc. Xin khoan hồng. Nguyễn Quốc Khánh (Nguyên Phó TGĐ PVN): Bản thân nhiều bệnh tật. Là con duy nhất. Mẹ già 80 tuổi. Xin được tại ngoại ăn tết với mẹ. Hối hận. Xin lỗi. Xin khoan hồng. Đinh La Thăng (Nguyên Chủ tịch PVN): Vợ đẻ hai con cũng không có nhà vì đi công trường. Tết luôn phải đi công trường. Bố bị bệnh hiểm nghèo. Cháu ngoại hỏi ông sao chưa về. Xin về nhà ăn Tết và chăm sóc bố. Hối hận. Xin lỗi. Khóc. Xin khoan hồng. Có một chi tiết rất hay là bị cáo nữ duy nhất trong phiên tòa Lê Thị Anh Hoa, khi được nói lời cuối cùng dù vẫn nghẹn ngào, lại không xin giảm án cho mình, mà xin giảm cho chồng. Bị cáo bị ung thư tuyến giáp giai đoạn 3 này đã xin cho Nguyễn Thành Quỳnh được khoan hồng để có thể về chăm sóc con nhỏ. Tôi tin là trong những giọt nước mắt kia, có phần trăm thật sự của sự đau đớn, hối lỗi, mềm yếu. Nhưng việc nhắc lại rất nhiều lần gia cảnh éo le như một lá bùa, lại ảnh hưởng đến sự nguyên chất của nước mắt. Xét về mặt hiệu ứng tâm lý, nước mắt là thứ có thể lây lan. Nhiều người sẽ rơi nước mắt chỉ vì thấy nhiều người khác đồng loạt sụt sùi, dù bản thân họ không có gì đáng khóc. Tôi không phải người trong cuộc, nên lý trí tôi không rõ ở phiên tòa này, nước mắt có lây lan một cách nhất quán hay không, nhưng cảm xúc của tôi thì lại mách bảo một điều khác. Giữa rất nhiều nước mắt sụt sùi của các đấng nam nhi đã từng rất quyền lực, tôi chỉ thấy lòng chùng xuống, khi thấy Hoa nghẹn ngào khi xin giảm án cho chồng. Trong rất nhiều bình luận nghiêng ngả của độc giả, cảm xúc của tôi cũng mách bảo để dừng lại khá lâu trước 4 ý kiến. Người thứ nhất đã nhận xét về phiên xử hôm qua bằng một câu ngắn gọn "màn trình diễn của lời cầu xin và nước mắt". Người thứ 2 tự nhủ: "Cũng có thể các hoàn cảnh éo le ấy là có thật, nhưng nếu là tôi, tôi sẽ không đem tất cả điều đó phơi bày trước tòa để cầu viện tình thương. Làm thế, những người thân của họ lại đau thêm một lần nữa". Người thứ 3 đưa ra một câu hỏi: "Đọc thấy tình cảm của các ông với gia đình mà ứa nước mắt. Cũng ngày này năm xưa, chúng tôi còn không biết Tết này mua được gì cho gia đình, mấy đứa nhỏ chúng nó có manh áo mới không? Thậm chí có những lúc chẳng biết có đủ tiền về quê ăn Tết với bố mẹ không? Chúng tôi cũng có gia đình, ông biết không?". Người thứ 4 thở dài: "Những ai không bị tắc tuyến lệ thì đều biết chảy nước mắt. Có mấy loại nước mắt: Nước mắt khiến người ta mạnh mẽ hơn hoặc nước mắt khiến họ hèn nhát đi. Nước mắt giúp người rơi lệ được cảm thông hơn và nước mắt khiến kẻ khóc bị xấu xí đi. Khóc vào lúc nào và khóc vì cái gì là rất quan trọng. Chỉ mong họ nghĩ đến nước mắt của bao người khác trước khi định nhúng chàm". Theo huynhngocchenh.blogspot.de
......

’Đả hổ, đập ruồi’: Màn tấu hài Táo quân cuối năm?

Người ta được chứng kiến rất nhiều cung bậc cảm xúc ở phiên tòa xử Đinh La Thăng và đồng phạm trong những ngày vừa qua. Thật kỳ lạ trong một đại án tham nhũng ngàn tỷ, những bị cáo đứng trước cáo buộc và án tù tử hình, chung thân, lại tươi cười và giơ tay chào “quyết thắng”. Để rồi khi đến lúc tuyên án thì những kẻ từng là vua một cõi này khóc lóc, kể lể gia cảnh đáng thương, cha già, con nhỏ, bệnh tật… Thật không khác gì một vở tuồng. Những luận cứ kết tội “vi phạm nguyên tắc quản lý gây thiệt hại nghiêm trọng”, “lạm dụng tín nhiệm, tham ô, hối lộ” trong phiên tòa cũng phi lý đến trơ trẽn.   Ảnh: Phiên tòa xét xử Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm: Phiên tranh tụng (Chiều 13/1/2018) Trên thực tế, nguyên tắc quản lý thống nhất từ trước đến nay trong hệ thống Đảng và Nhà nước CSVN là “tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”. Khi qui trách nhiệm cho những cá nhân Đinh La Thăng hay Trịnh Xuân Thanh về tội vi phạm nguyên tắc quản lý mà không truy cứu trách nhiệm của “tập thể”, trong trường hợp này, được chỉ rõ là Bộ Chính Trị, không khác gì chuyện “lấy thúng úp voi”. Câu chuyện pháp đình ở xứ Việt giống như màn tấu hài Táo quân cuối năm. Khi tiêu cực, tham nhũng, tệ nạn tha hóa đến bại hoại quốc gia được đem diễn trò, mua vui, được tiếp nhận như một thứ “văn hóa” nghiễm nhiên trong đời sống xã hội Việt. Có lẽ, những vụ xử án tham nhũng kiểu như thế này, sẽ dần trở thành trò “vòng quay tham nhũng” và các bị cáo chắc chỉ còn thiếu nước la làng vui mừng “Phúc đức… tại mẫu” như danh hài Vân Dung khi những bản án và phiên tòa chỉ còn mang tính biểu tượng nhiều hơn là sự trừng phạt của pháp luật. Sau nhiều tháng làm rầm rộ vụ “đốt lò” chưa từng có từ trước tới nay khi đem “củi” Đinh La Thăng ra đốt, toàn bộ báo chí “lề phải”, “lề trái” đua nhau đăng bài, săn tin, phỏng đoán những diễn biến như một bộ phim hành động hấp dẫn nhiều tập. Trong khi đó, căng thẳng quân sự gia tăng đột biến ngoài biển Đông,… Hà Nội im ru không một động thái phản ứng, lặng lẽ đưa tân binh cùng bánh tét, xu hào, bắp cải ra… giữ đảo và bộ Y Tế kêu gào “hiến máu bắt buộc” cho hơn 90 triệu dân trong thời gian tới. Một loạt mức thuế phí leo thang như một cuộc đua nước rút, trong khi đời sống của nhân dân ngày một đi xuống thê thảm bởi xu thế chung doanh nghiệp cắt giảm nhân công, lương bổng vì áp lực tăng giá, thuế phí. Tuy vậy, dường như những sự kiện ảnh hưởng lớn đến chủ quyền quốc gia, đến đời sống xã hội… bị lấn át hoàn toàn bởi phiên tòa Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Nhôm… trong “trò chơi vương quyền” do “người đốt lò” Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và sự kiện chữ tiếng Việt cải cách của ông giáo sư Bùi Hiền. Rõ ràng, vai trò “gánh xiếc” của những sự kiện kiểu như thế này đã được ban Tuyên giáo TW của CSVN phát huy triệt để thành công. Nhất thể hóa hay vương quyền thế tập? Khi số phận của Đinh La Thăng đã an bài, những “thế lực” lâu nay trong PVN đã được thanh trừng triệt để bằng việc “chu di ba đời” chủ tịch PVN, cuộc chuyển giao ngai vàng ở tập đoàn lớn nhất quốc gia, nơi nắm giữ nguồn vốn hàng trăm tỷ USD và 20% GDP ở những năm hoàng kim của ngành dầu khí đã diễn ra với rất ít thông tin. Bộ chính trị quyết định bổ nhiệm bí thư Lạng Sơn Trần Sỹ Thanh tiếp quản ghế nóng Chủ tịch PVN sau nhiều tháng các phe phái dành giựt khốc liệt. Cuộc “cơ cấu lại lợi ích” của những “bố già” phía sau hậu trường định đoạt việc ai nắm “ngai vàng” của tập đoàn đáng giá nhất VN, đã được sắp đặt. Tân Chủ tịch Hội đồng thành viên PVN Trần Sỹ Thanh. Ảnh: BSR Trần Sỹ Thanh, một chính khách của thế hệ lãnh đạo thứ 3 của thể chế CSVN, sinh năm 1971 cũng giống như những thái tử Đảng đồng trang lứa như Nguyễn Thanh Nghị (1976) – bí thư tỉnh Kiên Giang hay Lê Minh Hưng (1970) – thống đốc Ngân hàng NN, đã được lựa chọn, sau những cuộc đấu sát ván của những cá mập chính trị. Người cháu của cựu chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng - kẻ lọc lõi và tinh quái nhất trong những “bố già”, được lựa chọn để nắm giữ một nguồn lực quan trọng quốc gia trong khi hoàn toàn không có chuyên môn cũng như kinh nghiệm công tác trong ngành công nghiệp năng lượng then chốt này. Tiêu chí “nhất hậu duệ” đã trở thành tiêu chí số 1 và cũng là duy nhất trong sự lựa chọn của Đảng? Câu chuyện tiếu lâm “đồng chí này là con đồng chí nào?” trở thành nguyên tắc bổ nhiệm cán bộ, “hồng” hơn “chuyên”. Phạm Chí Dũng, nhà báo thạo tin và am hiểu chính trị Việt Nam đã có một bình luận “Đảng không làm thay mà Đảng đã làm luôn” vai trò của Chính Phủ trong việc bổ nhiệm các vị trí then chốt trong các cơ quan Chính phủ và nhân sự các tập đoàn Nhà nước trong xu hướng nhất thể hóa hai hệ thống song trùng Đảng và Chính Phủ. Cuộc chiến “đả hổ, đập ruồi” ngoài mục đích thâu tóm quyền lực, sẽ là bước cần thiết để nhất thể hóa bộ máy thể chế khi áp lực Nợ công tăng nhanh và nguồn ngân sách để nuôi cùng lúc 2 bộ máy khổng lồ là đảng và chính phủ đã chiếm ngót ngét 70% ngân sách đang cạn kiệt. Trong thời buổi “ghế ít, đít nhiều” thì những thái tử Đảng sẽ phải tranh giành không khoan nhượng với nhau để có được những mỏ vàng như PVN, Vinacomin, Vinafood… nhằm tiếp tục sự nghiệp “ăn không từ một thứ gì” của dân. Những “ông tõi con” mới ngày nào chỉ biết ăn chơi đế vương, chân dài, siêu xe… đến giờ khoác lên mình bộ áo vét đắt tiền và nghiễm nhiên trở thành những CEO các tập đoàn hàng đầu quốc gia, chính khách là chuyện không còn gì lạ ở thiên đường XHCN. ... Hạ màn đi Sẽ chẳng có nhiều đột biến ở những vở tuồng Công lý nơi pháp đình xứ Việt như những suy diễn “đoán già, đoán non” của các nhà báo, fbker… “lề trái”. Những Đinh La Thăng, Vũ Nhôm, Vũ Huy Hoàng… làm sao so được với bản lĩnh của Bạc Hy Lai? Thậm chí một tâm thế của kẻ bị biến thành “tốt thí”, ít nhất, cũng phải là “con tốt đã qua sông” cũng sẽ không bao giờ có ở các “chính khách Việt” suốt đời chỉ biết đớp hút, ngập chìm trong rượu Ballantines 30, lòng heo và chân dài? Những lời cuối cùng của Đinh La Thăng “sẵn sàng chấp nhận mọi án phạt, xin lỗi Tổng bí thư, xin lỗi nhân dân, tuyệt đối trung thành Đảng, tuyệt đối trung thành Nhân dân…” như một đứa trẻ tiểu học học thuộc lòng một bài văn mẫu, có lẽ đã nói lên tất cả. Vở bi hài kịch này đã quá nhạt và nên hạ màn sớm cho đỡ tốn thêm giấy mực và những phiên tòa kệch cỡm. Những Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh, Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình… ra đi, để tiếp tục có những Trần Sỹ Thanh, Nguyễn Thanh Nghị, Nguyễn Đức Chung, Lê Minh Hưng… thì cũng có khác gì đâu? Một trong những siêu xe của Võ Trung. Những “đỉnh cao trí tuệ” của Đảng sẽ tiếp tục con đường đưa dân tộc Việt Xuống Hồ Cả Nút và làm cao thêm những núi tiền bạc cho các gia tộc Đỏ. Dân cư mạng gần đây đang choáng ngợi trước những bộ sưu tập siêu xe, đồng hồ nhiều triệu USD của một thiếu gia đời cuối 9X là cháu nội của vị “tướng của nhân dân” Võ Nguyên Giáp nổi tiếng là thanh liêm khi còn sống. Những thiếu gia Đỏ kiểu Võ Trung này cũng như hàng trăm ngàn những hậu duệ đảng, là minh chứng sống động nhất cho cái gọi là lý tưởng Cộng sản và mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh” trong cái “thiên đường của một số kẻ” nhưng là địa ngục của hơn 90 triệu người dân ở xứ này. Thay vì chạy theo những bài mang tính thời sự của vụ “đốt lò”, mong lắm thay, những fbker, blogger “lề trái” có những cảnh tỉnh thiết thực hơn cho người dân trước thảm trạng hiện diện trước mắt. Hài “Táo quân” mỗi năm chỉ có một vở, nhưng những tấn hài kịch bi thảm của đất nước này thì đang diễn ra từng ngày và nó không phải là một vở tuồng để giải trí. Những tấn hài kịch Táo quân kiểu “đập ruồi, diệt hổ” hôm nay là bi kịch bằng máu, nước mắt, là kết cục đau đớn, nhục nhã của dân tộc này. Những tấn bi hài kịch này không phải để cười, không phải để bình phẩm trong những cuộc “trà dư tửu hậu” hay tiếp tục ngồi chờ xem như những tập tiếp theo của chương trình Táo quân cuối năm. Tân Phong 14.01.2018 Theo http://www.viettan.org
......

Thế tiến thoái lưỡng nan & ông Thăng, ông Thực, ông Đức & chiếc ghế nóng của Thủ tướng

1. ANH HÙNG MẶT MỐC. Các quy định về xây dựng quá rắc rối, nhiều thủ tục mà nếu tuân thủ hoàn toàn thì không thể nào triển khai được. Ví dụ, qui định là phải có thiết kế được phê duyệt, rồi mới làm dự toán, sau khi có dự toán được phê duyệt thì mới tổ chức đấu thầu xây dựng và mua vật tư. Thời gian làm tất cả những công việc này có thể kéo dài vài năm, mất hết tính thời sự trong kinh doanh. Đấy là chưa nói, dự toán vừa làm xong đã lạc hậu, phải làm lại và phê duyệt lại. Nếu lãnh đạo là những người quá thận trọng thì sẽ chẳng bao giờ làm được việc gì. Cho nên những người uống rượu ngoại bằng bát, coi trời bằng vung như Đinh La Thăng nhiều khi lại là người được việc. Nhiều công trình dầu khí hay giao thông đã được thi công nhanh chóng, theo lối vừa thiết kế vừa tổ chức mua vật tư và chỉ định thầu. Vì vậy mà có người coi Đinh La Thăng là anh hùng. Nhưng đương nhiên, chỉ định thầu hay nhiều hành động “lách” luật khác cũng mang lại cho những người trong cuộc cả núi tiền, vì vậy, khi sự việc bị khui ra thì người ta lại nhao nhao lên trước bộ mặt “mốc” của họ. Tôi chẳng ưa gì anh Tố Hữu, nhưng trường hợp này anh ấy nói đúng: Bạn ơi nguồn thảm sầu kia bởi Số phận hay do chế độ này? Dự toán tất cả các công trình xây dựng đều sai, nhất là ở phần nhân công, lương công nhân trong dự toán chỉ bằng 1 phần 3, thậm chí 1 phần 4 lương thực tế mà nhà thầu phải trả cho người lao động. Lương thấp như thế là do định mức thấp mà cũng có thể là do trượt giá. Không lẽ tháng nào cũng làm lại định mức? Có 4 giải pháp: gian dối về khối lượng, gian dối về vật tư, gian dối về công lao động, còn công nhân thì ăn cắp vật tư khi có điều kiện. Tất cả những người tham gia công trình xây dựng đều biết và đều nhắm mắt là ngơ. Đấy là lí do vì sao có những con đường vừa bàn giao đã vênh vỏ đỗ, đã đầy ổ trâu ổ voi; những cây cầu chưa có người đi đã sập, những cọc xi măng cốt tre..v.v.. Có những báo cáo nói rằng thất thoát troong xây dựng cơ bản chiếm tới 10, 20, 30, thậm chí 50%. Tất nhiên là dự toán có đúng đi nữa thì nhà thầu có thể vẫn gian dối, vẫn thông đồng với bên giám sát thi công để ăn gian. Nhưng buộc người ta phải gian dối, phải ăn cắp ngay từ đầu thì mới sống được lại là chuyện khác. Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức hiện diện khắp nơi, thấm vào mọi tế bào của xã hội. Các anh hùng “mặt mốc” cũng hiện diện khắp nơi, chỉ là anh nào đã bị lộ, anh nào chưa bị lộ mà thôi. Có đất nào như đất ấy không? Ai là ai, không nói ra thì ai cũng biết 2. BIỆN CHỨNG PHÁP VỀ # Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Cho nên hồi ông Đinh La Thăng mới chuyển sang dầu khí, trước cơ quan cũ của mình xuất hiện khẩu hiệu to đùng, đại loại: Đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Mà đổi mới sáng tạo với cố ý làm trái các quy định của nhà nước chỉ là một bước cực kì nhỏ. Và ngày 20 tháng 12 năm 2017, ông Đinh La Thăng đã bị truy tố về tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng". Ông # không phải là người đầu tiên và chắc chắn không phải là người cuối cùng mắc tội này. Chính nỗi ám ảnh về việc phải quản lý tất cả mọi người và mọi việc, mà không quản lý được thì cấm – trong khi cuộc sống cần tự do, cuộc sống là trật tự tự phát, dường như được sắp đặt bởi bàn tay vô hình - của những người cộng sản đã gây ra thảm họa cho nhân dân và là cái bẫy vô cùng hiệu quả để bẫy chính họ. Thế kỉ trước, ở Vĩnh Phú, ông Kim Ngọc chỉ vì thương dân và muốn kinh tế phát triển đã nghĩ ra khoán sản phẩm, thực chất là chia ruộng cho nông dân. Ông bị những kẻ giáo điều cách chức, phải sau khi chết mới được minh oan. Cuốn sách Kiên quyết sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, đưa phong trào hợp tác hóa nông nghiệp tiến lên của Trường Chinh là hồi chuông báo tử sự nghiệp chính trị của Kim Ngọc. Ông Võ Văn Kiệt và những người xung quanh ông phải “xé rào”, mang gạo miền Tây về cứu đói dân Sài Gòn. May là lúc đó tình thế đã không cho người ta làm khác. Ông Kiệt trở thành người có công. Đinh La Thăng và những người lãnh đạo ngành dầu khí đang bị truy tố không phải là Kim Ngọc hay Võ Văn Kiệt. Tôi không có ý so sánh họ với nhau. Nhưng hoàn cảnh buộc họ phải hành động thì cũng như nhau: Vi phạm cơ chế do chính tổ chức của mình đặt ra. Họ là nạn nhân của cơ chế phi lý và phi nhân. Những người bị tù tội, bị đọa đầy, có thể không nhiều, nhưng tất cả những người nằm trong cơ chế này đều trở thành nạn nhân của nó: Méo mó về nhận thức và suy đồi về đạo đức. Méo mó và suy đồi đến mức, ngay lúc này đây, nhiều người vẫn đang nghĩ rằng Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã đi “nhầm cửa” chứ không cho rằng tham nhũng là có tội. Thậm chí chính Đinh La Thăng và các đồng phạm đang đứng trước tòa cũng nghĩ chư thế chứ không biết rằng, trong khi hàng triệu trẻ em, trong những ngày gía rét này không có áo ấm để mặc, nói gì đến cơm thịt và sữa, trong khi chính ông thủ tướng phải nói rằng tài sản của cả gia đình người dân không tới 500 ngàn đồng, mà mình ăn cắp của dân hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD là trái với bản chất của con người, là tự hạ thấp nhân phẩm của mình, là đưa mình xuống ngang hàng với súc vật. Đấy là theo Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản: “Chỉ có súc vật mới có thể quay lưng lại nỗi đau của đồng loại mà chăm lo riêng cho bộ lông của mình!” Chỉ có những người đã thoát ra khỏi hệ thống và có ý thức phản tỉnh nhận thức được vực thẳm đạo đức mà hệ thống này đã tạo ra và đấy cũng là di sản khủng khiếp nhất mà nó để lại, sau khi đã bị vứt vào sọt rác của lịch sử. Vì vậy, nói về # là không chỉ nói về # mà phải nói về cơ chế đã sinh ra #, nói về cơ chế đã sinh ra # là không chỉ nói về cơ chế đã sinh ra # mà phải nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra #. Nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # là không chỉ nói về lý thuyết đã sinh ra cơ chế sinh ra # mà phải nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam; nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam là không chỉ nói về những kẻ đã mang mớ lý thuyết nhảm nhí đó về Việt Nam mà phải nói về những kẻ quyết tâm bảo vệ mớ lý thuyết và cơ chế đó để hàng ngày hàng giờ sinh ra những kẻ như #; nói về Đinh La Thăng là không chỉ nói về # mà phải nói... Cứ thế tiếp tục, bao giờ hết hơi thì thôi. Nói như thế mới đúng biện chứng pháp. Và mới nên nói! 3. NHỮNG KẺ GIỮA ĐƯỜNG ĐỨT GÁNH hay MẤY NHỜI VỚI CỤ ĐINH ĐỨC THIỆN. Thưa cụ, Cụ Đinh Đức Thiện (1913-1983) Hồi mới vào đại học, kẻ hậu sinh đã từng nghe mấy anh lớn tuổi hơn trầm trồ: Ông Đinh Đức Thiện khiếp lắm, ở công trường xây dựng nhà máy gang thép Thái Nguyên ông ấy tước bằng kĩ sư của một người đấy... Sau này, hồi những năm 1970-1980 lại nghe đồn có lần cụ Thiện bảo: Đảng cũng là tao, chính phủ cũng là tao... Tất nhiên đây chỉ là những lời đồn, không có bằng chứng gì. Nhưng nó thể hiện não trạng chung của quan và dân lúc đó: quan thì độc đoán, dân thì sợ và phục những người độc đoán. Thưa cụ, Kẻ hậu sinh này tin rằng người chỉ huy tuyến đường Trường Sơn có thể cần phải quyết liệt, thậm chí độc đoán vì chỉ cần chậm vài phút, chỉ cần một người chần chừ là cả đoàn xe, đoàn người có thể bị B52 rải thảm chết hết. Thời chiến cần cái lý, cái cơ chế của thời chiến, nhưng thời bình lại cần cái lý, cái cơ chế của thời bình. Chắc ở nơi xa xôi kia cụ không thể nào ngờ được rằng cơ chế thời chiến, một người là vua hay một nhóm ít người là vua tập thể do chính cụ và các đồng sự của cụ tạo ra, có ngày sẽ buộc con cụ, ông Phan Đình Đức và khá nhiều đồng liêu của ông, phải nằm dưới sàn xi măng lạnh lẽo trong những ngày mùa đông rất rét này. Thưa cụ, Kẻ hậu sinh có biết ông Phùng Đình Thực. Kẻ hậu sinh cho rằng với cơ chế khác, ông Phùng Đình Thực có thể trở thành một chuyên gia có tài, có thể tự hào mà ngẩng cao đầu với thiên hạ chứ không phải cúi gằm mặt trước các cơ quan chấp pháp như hiện nay. Kẻ hậu sinh cũng đã làm việc cùng chị Phan Thu Lương, con gái cả của cụ suốt 10 năm trời. Tuy đã rất lâu rồi không có dịp gặp lại chị Phan Thu Lương, nhưng cảm giác thì không thể quên: đấy là một người tử tế. Và kẻ hậu sinh tin rằng ông Phan Đình Đức, con trai út của cụ, cũng là người tử tế như chị gái của mình. Và đấy là một trong những lý do thúc giục kẻ hậu sinh viết những dòng này. Nhìn những con chữ xuất hiện trên màn hình mà lòng rưng rưng như thể chính em trai mình tối nay phải nằm trên sàn xi măng lạnh lẽo vậy. Tiếc lắm thay! Ông Đinh La Thăng, cấp trên của cả hai người cũng cùng chung số phận. Khi đứng trước Ban kiểm tra Trung ương ông Đinh La Thăng đã nói: “Giá mà các đồng chí kiểm tra phát hiện sớm thì hậu quả không nặng nề và đúng như vậy”. Thưa cụ, Các nhà lập quốc Mỹ đã biết tất cả những chuyện đó ngay từ đầu, họ biết rằng con người có nhiều điểm yếu, nhiều khiếm khuyết, cho nên họ chia quyền lực ra thành 3 nhánh, có nhiệm vụ đối trọng và kiểm soát lẫn nhau, để không ai có thể lạm quyền. Ngoài ra, còn có tự do báo chí, để báo chí “phát hiện sớm” như ông Thăng, sau khi đứt gánh, đã nói. Khi còn chức còn quyền, chắc chắn là ông Thăng, ông Đức, con cụ, không muốn người ta “soi mói” quyền lực và việc làm của mình. Nhưng họ đâu có ngờ rằng một ngày nào đó họ sẽ đứt gánh và phải ôm hận. Giấy ngắn tình dài, kẻ hậu sinh tin rằng ở nơi xa xôi kia cụ thể tất cho sự đường đột này và phù hộ cho những người đang muốn đưa cái cơ chế lỗi thời về đúng chỗ của nó: đống rác của lịch sử. Quá khứ có thể rất hào hùng, nhưng không thể để bóng đen chết chóc của nó bao phủ mãi lên hiện tại và tương lai. Có như thế thì những người sau ông Thăng, ông Thực, ông Đức... mới khỏi ôm hận. Kính chúc cụ được mãi mãi phiêu du vùng cực lạc! Nam Mô A Di Đà Phật! 4. CHIẾC GHẾ NÓNG CỦA THỦ TƯỚNG. A. Người có quyền thì dễ lạm quyền, người cầm tiền của người khác thì dễ tiêu liều. Đấy là quy luật, ít người tránh được. Vì vậy mà ở các nước tiên tiến, trong lĩnh vực chính, trị người ta lập ra tam quyền phân lập, tức là ba nhánh quyền lực có tác dụng cân bằng và đối trọng lẫn nhau; còn trong lĩnh vực kinh tế thì người ta cho rằng nhà nước sở hữu và can thiệp vào kinh tế càng ít càng tốt. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc Còn trong những nước theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, như nước ta, với kinh tế nhà nước làm chủ đạo, nhà nước nắm rất nhiều phương tiện sản xuất. Cần phải quản lý rất chặt chẽ. Chỉ cần buông lỏng một chút thôi là những người nắm quyền trong những cơ sở sản xuất này liền “vung tay quá trán”. Phạm Thanh Bình ở Vinashin chỉ trong vài năm đã đưa 4 tỷ USD về với cát bụi là ví dụ điển hình. Ở những nơi khác người ta khai khống giá thiết bị lên hàng chục, hàng trăm thậm chí cả ngàn lần hay mua thiết bị giá hàng chục triệu USD về để bán sắt vụng… Ví dụ thì nhiều vô cùng, thiết nghĩ chẳng cần kể thêm. Nhưng, trong trong thời đại toàn cầu hóa này, với chỉ một cú click “chuột” đã có hàng trăm ngàn, thậm chí hàng chục triệu USD được chuyển từ người này sang người khác, từ nước này sang nước khác, từ châu lục này sang châu lục khác; quản lý chặt chẽ quá, nhất cử nhất động đều phải thông qua hội đồng quản trị, thông qua đảng ủy… thậm chí phải thỉnh thị cấp trên, đồng nghĩa với đánh mất cơ hội kinh doanh. Đấy là lý do vì sao tất cả các “quả đấm thép” của nền kinh tế chỉ làm được mỗi một việc là đấm thủng ngân sách và đấm vỡ mặt các bà nông dân, các ông ngư dân nghèo trên khắp cả nước. Nghe đồn rằng tổng số nợ của nhà nước hiện nay là 400 tỷ USD, tức 200% GDP, tức mỗi người dân, từ em bé mới chào đời đến cụ già đang hấp hối, đều nợ ai đó 100 triệu đồng. Có thể kết luận: Chính sách kinh tế nhà nước là chủ đạo và nói rộng ra hơn, kinh tế xã hội chủ nghĩa đã phá sản hoàn toàn. B. Như đã nói, những quy định rắc rối thậm chí là bất khả thi ngay từ đầu đã dẫn đến sự kiện là muốn làm bất cứ việc gì đều phải vi phạm pháp luật. Luôn luôn phạm luật, chỉ là mức độ. Nay, với chiến dịch nhóm lò, đốt cả củi khô lẫn củi tươi của bác Cả Trọng bừng bừng khí thế như vậy, ai còn dám làm việc để bị quy kết là mắc tội vi phạm pháp luật? Xin mời những người không tin chuyện này tới PVN hay các công ty thành viên của nó để tìm hiểu. Án binh bất động hay gần như án binh bất động tức là không có sản phẩm, cũng tức là không có có tiền. Doanh nghiệp không có tiền thì ngân sách nhà nước thất thu. Thủ tướng Phúc chắc là phải đi vay những khoản nợ mới để trả lãi cho các món mợ cũ. Đấy là lí do vì sao lại nói nói rằng thủ tướng đang ngồi trên ghế nóng. Nợ nần chồng chất, sản xuất đình đốn, không thể vay thêm, vì, như người ta vẫn nói: “trông giỏ bỏ thóc”. Thêm nữa, kinh tế đình đốn thì xã hội bất an, trộm cướp sẽ nhiều, tức là phải chi thêm nhiều tiền cho lực lượng bảo vệ an ninh. Tiền đã ít mà lại phải chi nhiều hơn trước. Nói “thủ tướng đang nguồi trên ghế nóng” có lẽ là còn nhẹ. Người ta cũng nói, sụp đổ kinh tế có thể dẫn tới … Nhưng thôi, thiên cơ bất khả lộ. Theo phamnguyentruong.blogspot.de
......

NƯỚC MỸ CHAO ĐẢO SAU MỘT NĂM DONALD TRUMP

Sau một năm cầm quyền, Tổng thống Cộng hoà Donald Trump đã phạm nhiều lỗi lầm ngoại giao khiến nước Mỹ mất vai trò lãnh đạo trên thế giới. Ông Trump cũng hành động bất nhất, ăn nói văng mạng, gây chia rẽ, bị lên án “kỳ thị chủng tộc”  mà không cần biết hậu qủa sẽ ra sao. Ông cũng là Tổng thống đầu tiên sử dụng điện thọai điện tử để gửi đi các thông diệp chứa đựng  nhiều ngôn từ khinh miệt, khích bác và bịa đặt để hạ úy tín đối phương, kể cả đối với Nghị sỹ và dân biểu Dân chủ và Cộng hòa.  Ông Trump cũng đã làm mất lòng lãnh tụ một số nước đồng minh qua những lời nói mất thân thiện và thiếu ngọai giao khiến cho uy tín của chức vị Tổng thống được kính trọng nhất thế giới bị tụt xuống hạng chót so với các đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm. Tai nạn vạ miệng “ lịch sử” để đời của ông Trump đã gây bất bình lớn nhất ở Liên Hiệp Quốc và nhiều nước trên thế giới xẩy ra vào ngày 11/01/2018, tại cuộc họp kín ở Tòa Bạch Ốc với một số Dân biểu và Nghị sỹ về vấn đế Di dân. Lời nói của ông Trump được một số Nghị sỹ Dân chủ và Cộng hòa hiện diện thuật lại, theo đó khi bàn về số  di dân từ các nước Phi Châu, Haiti và El Salvador, ông nói:”Why are we having all these people from shithole countries come here? …the United States should instead bring more people from countries such as Norway…”  (Tạm dịch:Tại sao chúng ta lại phải nhận những thứ người từ các nước bần cùng này ?...Hoa Kỳ, thay vào đó, nên nhận thêm những cư dân từ các nước như  Norway…) Ngay lập tức Tổng thống Trump đã bị phần lớn cơ quan báo chí, đài phát thanh và truyền hình danh tiếng Mỹ, trong số có CNN, CBS, ABC, NBC, New York Times, Washingtion Post v.v… gọi đích danh  ông “racist” (kẻ kỳ thị chủng tộc) Một tuyên bố của Liên Hiệp Quốc  nói :”Không có lời diễn dịch nào khác dành cho lời nói của ông ta (Trump), ngoài chữ “racist” (kỳ thị). Tòa thánh Vatican gọi lời nói của Donald Trump bất lịch sự và xúc phạm. (In a strongly-worded statement, the UN said it was impossible to describe his remarks as anything other than racist, while the Vatican decried Trump’s words as “particularly harsh and offensive”). Trong khi đó, khối 55 quốc gia trong Liên hiệp Phi Châu (African Union) tuyên bố  “lời nói rõ ràng là kỳ thị” (the remarks were “clearly racist”. ) TÍN NHIỆM THẤP Về chủ trương  “đặt quyền lợi Mỹ lên trên hết” trong mọi hành động, và chỉ “hợp tác kinh tế song phương cùng có lợi” với từng quốc gia, ông Trump  đã cô lập Hoa Thịnh Đốn với các nước chủ trương “hợp tác mậu dịch đa phương´ và “hội nhập tòan cầu”, trong  đó có đối tác quan trọng Trung Hoa. Vì vậy, trong cuộc thăm dò ý kiến sau 1 năm cầm quyền của ông Trump do đài Truyền hình CBS thực hiện, có đa số 2 chống 1 người Mỹ đồng ý tình hình kinh tế tuy khá hơn, nhưng có tới 3 trong số 4 người Mỹ cho rằng nước Mỹ chia rẽ hơn và 6 trong số 10 người không tin tưởng vào hệ thống chính trị của nước Mỹ, và 6 trong số 10 người Hoa Kỳ cho rằng tình trạng phân hoá chủng tộc đã gia tăng… Nhìn chung thì số người Mỹ cho rằng có Donald Trump ở cương vị Tổng thống đã khiến họ thiếu lạc quan, tăng cao hơn 1 năm trước đây. (By a two to one margin, more say that the country is doing well economically than that it isn't. But three in four Americans say the country is divided, six in 10 don't have much confidence in the U.S. political system and six in 10 say racial tensions have increased….Overall, the number of Americans who say having Donald Trump as president makes them feel "pessimistic" is higher than it was a year ago.” (CBS Poll on Jan 14/2018) Trong khi đó, Viện thăm dò nổi tiếng Gallup cho biết sau một năm chỉ có 38% người dân Mỹ chấp thuận đường lồi lãnh đạo của ông Trump, so với từ 58 đền 60 % chống. Gallup cũng nói, so với các đời Tổng thống từ 1938 đến 2018 thì trung bình các vị Tổng thống khác được dân chấp thuận tới 53% trong năm thứ nhất. Như vậy, ông Trump là người được chấp thuận thấp nhất. (Gallup, 16/01/2018) Đó là lý do tại sao cuộc thăm dò ý kiến của báo điện tử nổi tiếng Politicol/Morning Consult, phổ biến trước ngày một năm c3a Donald Trump, cho biết trên 35% phần trăm người dân Mỹ đã  cho ông Trump điểm “F”. Số còn lại thì cho điểm “C” (14%) và “D” (11%). (Politicol, 16/01/2018) MẤT UY TÍN QUỐC TẾ Trước hết, hãy nói về Ngọai giao Mỹ-EU : Trước và sau khi vào Bạch Ốc, từ ứng cử viên thành Tổng thống, Donald Trump đã có nhiều lời nói gây mất lòng khối Liên hiệp Châu Âu (European Union, EU),  cách riêng đối với các Tổng thống Pháp, Thủ tướng Anh và đặc biệt Thủ tướng Đức, bà Angela Merkel là những đồng minh cật ruột và lâu đời của Mỹ. Đến nỗi bà Merkel phải nói với khối EU rằng “chúng ta không còn tin vào Hoa Kỳ như trước đây nữa mà chúng ta phải tự tìm đường mà đi.” Lập trường của bà Merkel đã đưa uy tín của bà lên cao hơn ông Trump ở Châu Âu. Sự lạnh nhạt của EU đối với ông Trump còn dẫn chứng bởi không ai muốn tự ý mời ông Trump thăm nước họ, ít ra trong năm đầu tiên vì đã có một bộ phận Dân biểu và lãnh tụ đảng phái không muốn tiếp đón Donald Trump. Tuy nhiên, ông Trump đã không dám cắt quan hệ quốc phòng và ngọai giao với khối Liên phòng Bắc Đại tây Dương (NATO, North Atlantic Treaty Organization). Và mặc dù Donald Trump từng chỉ trích các nước NATO đã không đóng góp đủ mức 2% tổng lợi tức Quốc gia vào ngân sách  bảo vệ NATO mà chỉ biết trông chờ vào Mỹ, bộ Quốc phòng Mỹ vẫn âm thầm tiếp tục các khỏan chi tiêu cho ngân sách NATO. Theo nhiều viên chức E-U thì điều mà khối NATO quan ngại là liệu Mỹ có phản ứng quyết liệt nếu một trong số các nước NATO bị Nga tấn công trong tương lai. Về tình hình Trung Đông : Khả năng hòa bình và một giải pháp chính trị hai quốc gia Do Thái và Palestine có thể sống bên nhau như từng trông đợi, đã tiêu tan khi ông Trump tuyên bố nhìn nhận Jerusalem là Thủ đô của Do Thái, một việc mà các đời Tổng thống Mỹ trước đây không bao giờ nghĩ đến. Bằng chứng là cả khối Ả Rập đã nổi loạn chống Donald Trump và đốt cờ Mỹ để phản đối, đồng thời lên án ông Trump đã thiên vị Do Thái. Khối Ả Rập coi Donald Trump là người cản trở hòa bình ở Trung Đông. Đối với tình hình Syria, chính quyền Trump đã từ bỏ đòi hỏi Tổng thống Bashar Hafez al-Assad, người cầm quyền từ năm 2000, phải ra đi trong khi cuộc nội chiến vẫn diễn ra giữa quân đội chính phủ, có Nga và Iran yểm trợ. Tuy Assad vẫn còn đó, nhưng nước Syria đã tan tác. Khỏang từ 250 đến 300 ngàn dân Syria bị chết sau 6 năm nội chiến. Quân đội chính phủ được Nga và Iran yểm trợ không thắng nổi Quân nhà nước Hồi giáo (ISSIS) và các phe kháng chiến thân Turkey, Jordan và Iraq chống Tổng thống Assad. Tuy nhiên, sau khi Nga tuyên bố cuộc chiến đã nghiêng chiến thắng về quân đội chính phủ, và sẽ rút quân khỏi Syria thì Mỹ cũng tuyên bố để cho ông Assad nắm quyền cho đến năm 2021, khi có cuộc bầu cử mới ở Syria. Không ai biết liệu đây có phải là thỏa hiệp ngầm về Syria giữa Mỹ và Nga hay không, nhưng nước Mỹ đã thấy rõ là muốn thay Assad ngay không phải là chuyện dễ, nếu không là bất khả thi vì phe kháng chiến cũng không có ai nổi trội hơn Assad, trong khi chiến trường vẫn bất phân thắng bại. TỪ TPP ĐẾN KHÍ HẬU Về những vấn đề quốc tế khác, chỉ 3 ngày sau nhận chức,  ngày 23/01/2017, ông Trump đã ký lệnh rút Hoa Kỳ ra khỏi TPP (Trans Pacific Partnership), Hiệp định Đối tác  Kinh tế Chiến lược Xuyên Thái Bình Dương. TPP coi như đã chết vì mất nền kinh tế hàng đầu trong nhóm 12 nước ký Hiệp định này. Khối kinh tế này, nếu hoạt động, sẽ có trị gía 28,000 Tỷ dollars ($28 trillion dollars), chiếm lối 40% tổng sản lượng của Thế giới và là một khối kinh tế hùng mạnh có khả năng cầm chân Trung Quốc. 11 Quốc gia còn lại gồm Úc, Brunei, Canada, Chile, Japan, Malaysia, Mexico, Singapore, New Zealand, Peru, và Việt Nam. Nhật Bản, Úc và Tân Tây Lan đang nỗ lực tập hợp  11 quốc gia để định hướng cho tương lai hợp tác, dưới hình thức khác không có Mỹ. Khi nào thì sự biến dạng này sẽ thành hình và sẽ có sức mạnh kinh tế ra sao thì hãy còn qúa sớm để định hình. Chỉ thấy hiển nhiên một điều là giờ đây, nhờ vào quyết định của ông Trump mà vai trò lãnh đạo kinh tế trong khu vực Á Châu và Thái Bình Dương của Trung Quốc càng nổi lên hơn bao giờ hết. Trung Quốc hiện đang thúc đầy thành hình khối kinh tế 16 nước được gọi là Regional Comprehensive Economic Partnership (RCEP), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP). Ngay từ đầu,  không có Mỹ vì Hoa Thịnh Đốn tin rằng TPP sẽ thành công và đáp ứng được các điều kiện về lao động, môi trường, nhất là các quyền tự do của công nhân như được lập nghiệp đòan tự do và được bảo đảm quyền được thông tin và thông tin. Nói chung là các quyền cơ bản của con người mà Hoa Kỳ vẫn thường xuyên cổ võ và thúc đầy các nước trên thế giới làm theo đều chứa đựng trong TPP. Giờ đây, sau khi Tổng thống Trump đình chỉ TPP và chưa biết chính quyền này sẽ thương thảo các hiệp ước thương mại “song phương” như thế nào với từng quốc gia ở Châu Á và các nước khác thì  hy vọng của người lao động Việt Nam  rất mơ hồ. Dù có mất TPP nhưng Việt Nam vẫn có chân trong khối RCEP, cùng với 9 nước khác của ASEAN, Hiệp hội các nước Đông Nam Á và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, và Ấn Độ. Về mặt kinh tế thì Việt Nam còn nhiều thoả hiệp hợp tác kinh tế với Hoa Kỳ, Châu Âu, Nam Hàn, Nhật Bản, Ấn Độ  và nhiều nước khác. Nhưng về mặt chính trị thì chắc chắn những gì TPP có triển vọng đem lại cho Việt Nam trong tương lai đã biến mất sau chữ ký của ông Trump hôm 23/01/2017. Vì vậy, các cá nhân tranh đấu cho dân chủ, tự do, quyền con người và phong trào Xã hội Dân sự  non trẻ ở Việt Nam từng nuôi hy vọng vào TPP sẽ tạo những áp lực đối với CSVN để các hoạt động của giới dân chủ dễ dàng hơn, từ nay sẽ phải tự gồng mình để đối phó với quyết định của ông Donald Trump. Khi Mỹ rút khỏi TPP thì không những ông Trump đã mở ra một sinh lộ bành trướng kinh tế mới cho Trung Quốc mà còn lấy đi gánh nặng bị ràng buộc vào dân chủ và nhân quyền của TPP cho cả nhà nước CSVN. Ông Trump cũng đã hủy bỏ chính sách hợp tác kinh tế rộng khắp của nhiều đời Tổng thống Mỹ để co cụm lại với mục đích mọi hành động và mọi thỏa hiệp phải bảo đảm cho quyền lợi của Mỹ trên hết. Chủ trương bảo hộ này đã được ông Trump cổ võ khi tranh cử và ngay trong diễn văn nhậm chức ngày 10/01/2017, Tổng thống Trump đã nhắc lại nhiều lần khẩu hiệu “America First”. Đối với Thỏa hiệp làm sạch khí hậu (Paris climate accord) , đã được 196 nước đồng ý vào tháng 12/2015, tại kỳ họp thứ 21 của Conference of the Parties of the UNFCCC in Paris (United Nations Framework Convention on Climate Change), Donald Trump cho biết Hoa Kỳ sẽ rút lui vì tiêu chuẩn gỉam khối lượng chất than trong không khí có hại cho phát triển kinh tế. Quyết định của Trump đã bị các nước lên án vì Mỹ là một trong số nước đứng đầu kinh tế thế giới đã không muốn làm gương cho các nước khác. Thỏa hiệp này có thời hạn đến năm 2020 để cho các nước ký tham gia, trong đó có Mỹ. Cho đến tháng 1/2018, đã có 173 nước ký tên trong tổng số 197 nước tham gia hội nghị Paris năm 2015. Nhiếu viên chức chính quyền Trump nói bóng gío có thể Mỹ sẽ xét lại quyết định sơ khởi và “rất có thể sẽ ngối lại, thay vì rút lui”. Tuy nhiên, thời gian 2 năm còn lại cho Mỹ quyết định lại rơi vào đúng thời gian nước Mỹ có các cuộc bầu cử Quốc hội và Tổng thống năm 2020. Do đó, chưa biết ông Donald Trump sẽ chọn con đường nào. Á CHÂU-THÁI BÌNH DƯƠNG Trong khi nước Mỹ còn tiến thối lưỡng nan thì chính sách “không tìm cách kìm hãm Trung Hoa ở Á Châu-Thái Bình Dương, kể cả các hoạt đồng quân sự hoá của Bắc Kinh ở Biền Đông”, của ông Trump đã đảo ngược chủ trương của thời Tổng thống Dân chủ Barack Obama. Dưới thời 8 năm cầm quyến của ông Obama, chính sách chuyển trục Quốc phòng từ Tây sang Đông của Mỹ đã được thực hiện nhằm ngăn chặn sự bành trướng quân sự ở Á Châu-Thái Bình Dương của Trung Hoa. Hạm đội số 7 của Mỹ được tăng cường quân số và vũ khí và máy bay để tuần tra lưu thông và bảo vệ an ninh hàng hải ở vùng biển chiến lược quan trọng này. Bởi lẽ trị giá hàng hoá vận chuyển qua vùng biển này được ước tính là 5 ngàn Tỷ dollars (A trillion is equal to a thousand billions (1,000 x 1,000,000,000). Và là đường biển huyết mạch thương mại từ Á Châu sang Châu Âu. Vì vậy, nếu có xung đột quân sự ở Biển Đông thì thiệt hại kinh tế vả ảnh hưởng quốc phòng sẽ vô lường. Vì vậy mà từ thời Tổng Thống Obama và dưới thời các Tổng thống tiền nhiệm, việc bảo vệ lưu thông hàng hải và trên không ở Biển Đông luôn luôn được đặt lên hàng đầu, qua theo dõi hành động của Trung Hoa trong ý đồ “quân sự hóa” các vùng chiếm đóng bất hợp pháp ở Hòang Sa, Trung Sa (Macclesfield Bank) và Trường Sa. Tuy nhiên qua thời Donald Trump thì hầu như Hoa Kỳ không còn coi việc “coi chừng” Trung Hoa là việc ưu tiên hàng đầu khiến các nước đồng minh của Mỹ trong khu vực quan ngại. Nhật Bản, Phi Luật Tân, Nam Dương, Mã Lai Á, Tân Gia Ba, Thái Lan, Ấn Độ, Úc và Tây Tây Lan đã từng kín đáo thuyết phục chính quyền Trump không nên lơ là với Bắc Kinh. Ngược lại thì chính quyền Trump lại tạo ra một lo ngại mới trong khu vực khi công khai đe dọa  Bắc Triều Tiên vì nước này không muốn từ bỏ kế họach chề tạo vũ khí nguyên tử và thử hỏa tiễn có tầm bắn xa, có thể tấn công thẳng sang lục địa Mỹ. Tuy nhiên, chưa có chỉ dấu nào cho thấy lãnh tụ trẻ tuổi Kim Jong-un của Bắc Hàn sẽ sẵn sàng đương đầu với Donald Trump. Ông Trump từng kêu gọi Trung Hoa dùng biện pháp kinh tế để kiềm chề Bắc Hàn vì Bắc Triều Tiên phải lệ thuộc vào Bắc Kinh để tồn tại. Phản ứng của Bắc Kinh không rõ rệt, nhưng trong diễn văn về an ninh và ngọai giao ngày 18/12/2017, ông Trump vẫn coi cả Nga và Trung Hoa là “đối thủ quyền lực” ("rival powers"), đang tìm cách chống lại ảnh hưởng, giá trị và sự giầu mạnh của Hoa Kỳ. (Trump called Russia and China "rival powers" who "seek to challenge American influence, values and wealth." (theo CNN, Cable News Network, 19/12/2017). NHÂN QUYỀN KHÔNG BẰNG DOLLAR Song song với thay đổi chính sách ở Biển Đông, chính quyền Trump đã làm cho một số đông nạn nhân của các chính phủ  cai trị hà khắc, phi dân chủ và vi phạm nhân quyền ở Trung Hoa, Việt Nam và Phi Luật Tân bất mãn. Bởi vì ông Trump đã bằng hành động và lời nói không coi chuyện vi phạm quyền con người của các chính phủ này là chuyện của nước Mỹ. Ngược lại, Donald Trump đã gạt nhân quyền sang một bên để mưu cầu cho quyền lợi kinh tế tòan cầu của Mỹ. Bộ ngọai giao Mỹ, thời Donald Trump, biện hộ cho hành động “rút lui vào hậu trường”  là cách làm kín đáo để đạt nhiều  kết qủa hơn. Tuy nhiên, sau một năm cầm quyền, mọi việc đã chứng minh Donald Trump không coi nhân quyền là vũ khí lợi hại của Mỹ vẫn được các đời Tổng thống Mỹ tiền nhiệm sử dụng mỗi khi muốn áp lực ngọai giao với Bắc Kinh, Hà Nội hay các nước khác. Hành động của ông Trump không những chỉ diễn ra trong Diễn văn trước 20 Nhà lãnh đạo các nền kinh tế của khối Á châu-Thái Bình Dương (APEC, Asia-Pacific  Economic Cooperation) dự hội nghị tại Đà Nẵng ngày 10/11/2017 mà còn trong Tuyên bố chung Việt-Mỹ, đưa ra tại Hà Nội ngày 12/11/2017 sau chuyến viếng thăm chính thức Việt Nam. Lập trường coi nhân quyền không quan trọng và cần thiết bằng đồng Dollar của Chính quyền Trump còn diễn ra ở Bắc Kinh, nơi ông Trump gặp và thảo luận hợp tác kinh tế với Chủ tịch, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Hoa Tập Cận Bình nhưng không hề nói gì về nhân quyền, trước khi sang Việt Nam. Thay vào đó là 15 thỏa thuận  kinh tế trị giá 250 Tỷ dollars đã được ký kết giữa các Công ty Mỹ và Công ty Trung Hoa. Và sau đó, vào ngày 12/11/2017, khi thăm chính thức Phi Luật Tân, ông Trump cũng không hé răng nửa lời về những vụ tàn sát khỏang 7000 người Phi trong chiến dịch bài trừ băng đảng và ma túy hơn năm qua của Tổng thống Rodrigo Duterte. Nhiều Nhà Lập pháp Mỹ và các Tổ chức nhân quyền của Mỹ và Thế giới đã lên án ông Duerte hà khắc, coi thường mạng sống con người  vì đa số các nạn nhân đã bị vây bắt để hành quyết ngay tại những khu nhà ổ chuột, trước mặt mọi người mà không được đưa ra xét xử trước tòa án. Tại cả 3 nước Việt Nam, Trung Hoa và Phi Luật Tân,ông Trump, một tỷ phú giàu lên vì biết “có tiền mua tiên cũng được” nên đã không ngại quay lưng trước những ánh mắt đau khổ và gương mặt tang thương của nhiều tầng lớp người dân bị chính phủ của họ cướp đi quyền sống và các quyền tự do ở Việt Nam, Trung Hoa và Phi Luật Tân. Vì vậy hành động của ông Trump đã xoá đi tất cả những thành tích bảo vệ và tôn trọng quyền con người là điều kiện quan trọng trong quan hệ ngoại giao với Mỹ mà  các vị Tổng Thống Hoa Kỳ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đã đặt ra với Chính phủ Việt Nam trong 24 năm, từ thời Tổng thống Bill Clinton (Dân chủ); George W. Bush (Cộng hòa) và Barack Obama (Dân chủ). Rất tiếc ông Trump đã bịt mắt, che tai  trước những  vi phạm nhân quyền nghiêm trọng ở Trung Hoa, Việt Nam và Phi Luật Tân để dành thời gian kiếm bạc cắc cho các công ty Mỹ và nước Mỹ. Sau Đà Nẵng, ông Trump đến Hà Nội để chính thức thăm Việt Nam 2 ngày 11 và 12/11/2017. Trong thời gian ngắn ngủi này, đòan Mỹ đã tập trung vào ký kết các thỏa thuận thương mại trị gía 12 tỷ dollars với Việt Nam. Trong tất cả các cuộc họp chính thức với Chủ tịch nước CSVN Trần Đại Quang, hay 2 cuộc thăm xã giao với Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, vấn đề nhân quyền và nhu cầu tự do dân chủ của người dân Việt Nam đã không được nói tới. Trong Tuyên bố chung 14 điểm phổ biến trước giờ Donald Trump rời Hà Nội, hai bên chỉ  ghi 19 chữ ngắn ngủi:”Lãnh đạo hai nước ghi nhận tầm quan trọng của việc bảo đảm và thúc đẩy quyền con người.” Thật tẻ nhạt và tầm thường. Tổng thống một cường quốc đứng đấu thế giới về bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản của con người mà chỉ biết “ghi nhận” thì sự quan tâm về tình hình nhân quyền ở Việt Nam của ông Trump quá tệ hại, hay là ông ta đã bị Trần Đại Quang xỏ mũi lôi đi mà vẫn thỏa mãn với chuyến đi Việt Nam đầu tiên trong cuộc đời ông ? Tất nhiên, khi hành động như thế, ông Trump đã chà đạp lên những giá trị truyền thống của nước Mỹ về quyền con người. đồng thời cũng dung dưỡng nhà nước Cộng sản Việt Nam được tự do đàn áp  những ai chống chính sách cai trị độc tài và phản dân chủ của đảng CSVN. Càng nghiêm trọng và mất thể diện hơn là chủ trương không quan tâm đến những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam của ông Trump đã đi ngược với lập trường của Bộ Ngọai giao Mỹ  trong phúc trình đưa ra hồi tháng 3/2017, sau 2 tháng ông Trump bước vào Bạch ốc. Bản phúc trình về tình hình nhân quyền ở Việt Nam  năm 2016 viết  rằng: “ Những vấn đề nổi bật nhất về quyền con người ở Việt Nam là sự hạn chế nghiêm ngặt của chính quyền đối với quyền chính trị của công dân, đặc biệt là quyền của công dân trong việc thay đổi chính quyền thông qua các cuộc bầu cử tự do và công bằng; hạn chế các quyền tự do của công dân bao gồm tự do hội họp, tự do lập hội và tự do biểu đạt; chưa có sự bảo vệ đầy đủ đối với các quyền về quy trình tố tụng hợp pháp của công dân, bao gồm sự bảo vệ chống giam giữ tùy tiện. Những vi phạm quyền con người khác bao gồm việc tước đoạt sinh mạng tùy tiện và trái luật; công an tấn công và dùng nhục hình; bắt giữ người và giam cầm tùy tiện do các hoạt động chính trị; công an tiếp tục ngược đãi nghi can trong quá trình bắt và giam giữ, kể cả việc sử dụng vũ lực làm chết người, cũng như các điều kiện khắc khổ của trại giam; từ chối quyền được xét xử nhanh chóng và công bằng.” Bản phúc trình viết tiếp:”Chính quyền hạn chế tự do ngôn luận và trấn áp những người bất đồng quan điểm; thực hiện kiểm soát và kiểm duyệt báo chí; hạn chế quyền tự do sử dụng Internet và tự do tôn giáo; duy trì việc theo dõi chặt chẽ thường xuyên các nhà hoạt động; tiếp tục hạn chế quyền riêng tư và quyền tự do hội họp, tự do lập hội, tự do đi lại. Chính quyền tiếp tục kiểm soát chặt chẽ việc đăng ký của các tổ chức phi chính phủ (NGO), trong đó có các tổ chức nhân quyền. Nhà chức trách hạn chế sự thăm viếng của các tổ chức phi chính phủ về nhân quyền.” (Trích bản tiếng Việt của Sứ qúan Mỹ ở Hà Nội, Việt Nam)) THẤT VỌNG Ngoài ra, khi ông Trump coi các mối lợi kinh tế to hơn bảo vệ quyền con người cho các dân tộc bị đàn áp, như trường hợp Việt Nam, thì ông còn bôi tro trát phấn vào mặt 17 Tổ chức Phi Chính phủ và 40 Học gỉa trên Thế giới. Họ là số người đã gửi thư yêu cầu ông Trump và lãnh đạo các  nước APEC đặt vấn đề vi phạm nhân quyền với nhà cầm quyền Việt Nam và đòi Hà Nội trả tự do cho những nhà đấu tranh đang bị giam giữ, đặc biệt hai bà Trần Thị Nga, và Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, tức Mẹ Nấm.    Bà Quỳnh, bị bắt hồi tháng 10 năm 2016 và bị kết án 10 năm tù, trong khi bà Nga, bị bắt hồi tháng giêng năm nay, bị tuyên án 9 năm tù. Như vậy, khi Donald Trump chỉ cần đồng ý  không đào sâu hay công khai đặt vấn đề những vi phạm nhân quyền ở Việt Nam và Trung Hoa  mà được tới 12 Tỷ dollars thương mại với Hà Nội và 250 Tỷ dollars với Bắc Kinh thì chính sách đặt quyền lợi  “nước Mỹ trên hết” của Chính quyền Trump đã thành công vượt bậc khi ông ta sẵn sàng hy sinh  danh dự của một cường quốc nổi tiếng dân chủ và nhân quyền bậc nhất trên Thế giới. Giờ đây, khi bước sang năm 2018, ông Donald Trump tiếp tục phải đối phó với 2 “cơn bão chính trị” lớn sẽ ảnh hưởng đến 3 năm còn lại của nhiệm kỳ Tổng thống. Thứ nhất là cuộc điều tra của ông Robert Mueller đối với cá nhân ông Trump sẽ bước vào giai đọan khẩn trương và đào sâu hơn vào chi tiết .  Ông Trump và các cộng sự viên trong Ban tranh cử Tổng thống năm 2016 đang bị điều tra xem “có” hay “không” việc họ toa rập với Nga để phá hoại và lũng đọan cuộc tranh cử chống ứng cử viên Dân chủ bà Hillary Clinton. Và, nếu có thông đồng giữa đôi bên thì nước Nga đã giúp ông Trump thắng cử bằng những biện pháp nào, và những người “phạm tội” sẽ bị trừng phạt ra sao ? Thứ hai, là cuộc bầu cử lại tất cả 435 Dân biểu Hạ viện và 33 Thượng nghị sỹ. Phe Cộng hoà chiếm đa số ở cả hai viện, nhưng vì cách hành xử chức Tổng thống của ông Trump sau một năm đã gây bất mãn và thất vọng cho những cử tri từng ủng hộ phe Cộng hòa. Nhiều ứng cử viên Cộng Hòa không muốn ông Trump dính vào cuộc tranh cử của họ vì sợ vạ lây nên nhiều chuyên gia bầu cử Mỹ dự đoán phe Dân chủ có nhiều hy vọng chiếm lại đa số ở Thượng viện. Hiện nay Cộng hoà có 51 ghế, Dân chủ 47 và 2 ghế Độc lập nhưng các Nghị sỹ Độc lập luôn luôn bỏ phiếu theo Dân chủ nên con số thật sẽ là 49. Các lãnh tụ Cộng hòa còn công khai lo ngại sẽ mất quyền kiểm soát Quốc hội, nếu số cử tri nồng cốt  và độc lập không đi bỏ phiếu hay nghiêng về phe Dân chủ trong cuộc bầu cử ngày 6/11/2018. -/- Phạm Trần (01/018) (một năm Donald Trump) Theo /baotiengdan.com
......

VỞ DIỄN DỞ

Những con voi tham nhũng Vũ Huy Hoàng, Đinh La Thăng, Trinh Xuân Thanh vui vẻ quây quần quanh ông Thủ tướng đã tạo ra một Chính phủ tham nhũng kinh hoàng nhất, tàn phá đất nước khủng khiếp nhất từ trước đến nay, Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng!   Ông Trịnh Xuân Thanh phó chủ tịch một tỉnh miệt vườn châu thổ sông Cửu Long ngông nghênh cưỡi ô tô tiền tỉ mang biển số xanh của cơ quan chóp bu nhà nước cộng sản lượn lờ trước dân tỉnh lẻ Hậu Giang chỉ là thói trưởng giả học làm sang của những kẻ quyền cao, chức trọng, tiền nhiều mà văn hóa thấp kém, đức độ thiếu vẳng, những kẻ chỉ biết có sức mạnh của quyền lực và sức mạnh của đồng tiền, không biết đến sức mạnh của văn hóa, không biết đến giá trị của nhân văn.     Triều đại nào đến thời suy tàn cũng đều là thời của đám quan chức cơ hội, lòng tham ngự trị trong con người họ, nhân cách đã bỏ họ ra đi từ lâu. Lí tưởng sống thấp hèn, lí tưởng thẩm mĩ méo mó, những trưởng giả học làm sang nhan nhản trong đám quan chức của triều đại suy tàn như nấm tua tủa ngóc lên trên bãi cỏ mục sau cơn mưa. Đó là những ông quan đầu tỉnh, đầu huyện, đầu sở, đầu ngành đua nhau xây biệt phủ nghênh ngang, diêm dúa và kệch cỡm trên khắp đất nước còn quá nhiều người dân đang phải sống trong nghèo khổ, thiếu thốn.   Dù dát vàng hay dát bạc lấp lánh thì dưới mắt người dân những biệt phủ của đám quan chức vô lại đó chỉ dát bằng sự lố lăng, vô liêm sỉ. So với những biệt phủ đó thì chiếc ô tô vài tỉ đồng mang biển số xanh của ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là con muỗi so với con voi. Vậy mà con muỗi Trịnh Xuân Thanh đã làm ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng nổi lôi đình hét các cơ quan pháp luật từ đảng đến nhà nước phải vào cuộc truy xét ông Thanh trong khi ông đảng trưởng lại bình thản bỏ qua những con voi khổng lồ của sự sa đọa, lố lăng, vô liêm sỉ.   Truy xét ông Trịnh Xuân Thanh vì Trịnh Xuân Thanh là vây cánh, là đầu mối của đường dây dẫn đến đối thủ chính trị Ba Dũng đã làm ông đảng trưởng phải nghẹn ngào nuốt mối hờn căm suốt bao năm, nuốt nỗi cay đắng từ nhiệm kì đảng trưởng khóa trước của ông.   Chiếc ô tô vài tỉ đồng của phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh là con muỗi tham nhũng.   Những biệt phủ diêm dúa trải rộng trên hàng ngàn mét vuông đất thênh thang của ông Trần Văn Truyền vốn là Tổng thanh tra Chính phủ, của ông Phạm Sỹ Quý đương nhiệm giám đốc sở Tài nguyên Môi trường Yên Bái, của ông Nguyễn Sỹ Kỳ, đương chức phó ban Nội chính tỉnh ủy Đắk Lak, của ông Nguyễn Đức Vượng đang là bí thư huyện ủy Duy Tiên, Hà Nam, của ông Phạm Thanh Hà đang ngồi ghế trưởng ban quản lí khu kinh tế Kon Tum, của ông Bùi Thanh Tùng chỉ giữ chức nhỏ trưởng phòng thuộc sở Lao động Thương binh Xã hội nhưng là quí tử của ông quan to Bùi Thanh Quyến bí thư tỉnh ủy Hải Dương .  .  . Đó là những con voi tham nhũng.    Hàng trăm hecta đất sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Gia Lâm bị các tướng quân đội núp dưới cành lá ngụy trang quân đội làm kinh tế chiếm đoạt làm sân golf, làm nhà hàng, khách sạn kinh doanh kiếm lời cho nhóm lợi ích nhà binh, mặc cho sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng dưới đất, kẹt cứng trên không, mặc cho ngành hàng không của đất nước bế tắc không thể mở thêm bãi đỗ để tăng chuyến, tăng lượng máy bay cất, hạ cánh, không thể có thêm đường băng để phát triển ngành hàng không, ngành kinh tế đang phát đạt, đang là thời thượng, mặc cho nhiều hãng hàng không nước ngoài phải rời bỏ sân bay Tân Sơn Nhất kẹt cứng để tìm đến sân bay các nước lân cận mở văn phòng, mở điểm trung chuyển, làm cho đất nước và ngành hàng không Việt Nam mất đi một nguồn thu hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm. Chiếm cứ hàng trăm hecta đất sân bay khai thác kiếm lời riêng của một nhóm lợi ích, đó là con khủng long tham nhũng.   Đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng hét các cơ quan pháp luật phải truy xét con muỗi tham nhũng Trịnh Xuân Thanh nhưng lại không dám một lần hé răng đụng đến con khủng long tham nhũng biến hàng trăm hecta đất vàng sân bay của dân của nước thành đất sinh lời của riêng một nhóm lợi ích.   Nhiệm kì trước đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã lèo lái được Bộ Chính trị nhất trí kỉ luật đối thủ chính trị của ông là ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng khi đưa ra Ban Chấp hành trung ương biểu quyết việc kỉ luật đó thì lá phiếu của trên năm mươi phần trăm ủy viên trung ương đã bác bỏ. Không kỉ luật được ông Ba Dũng vì ở cương vị Thủ tướng ông Ba Dũng đã ban phát mưa móc, ban phát ân sủng, ban phát bổng lộc cho đám quan chức trong bộ máy hành pháp của ông. Mà những ông Bộ trưởng, tỉnh trưởng trong bộ máy hành pháp đó đều là những trung ương ủy viên, những người có quyền biểu quyết những vấn đề ông đảng trưởng đưa ra. Đây là bài học cay đắng nhớ đời với đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng về quyền năng của Ban Chấp hành trung ương. Trong 180 ủy viên trung ương chính thức có quyền biểu quyết của khóa XII đương nhiệm có tới 37 ủy viên trung ương mang hàm tướng, tá nhà binh. Bài học nhớ đời của khóa trước làm cho đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng không dám ho he làm mất lòng 37 lá phiếu, 37 cánh tay có quyền biểu quyết. Và con khủng long tham nhũng nuốt chửng hàng trăm hecta đất vàng sân bay Tân Sơn Nhất, sân bay Gia Lâm cứ lừng lững tồn tại.   Ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh làm thất thoát hàng ngàn tỉ đồng đều xảy ở nhiệm kì đại hội đảng khóa XI, khi ông Dũng đang đầy quyền lực và trong cái ô quyền lực ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ của ông Dũng, ông Vũ Huy Hoàng đang mặc sức thao túng bộ lớn Công thương, ngang nhiên đưa con trai mới ngoài 20 tuổi vừa kết thúc cuộc đời du học vi vu, chưa làm được tích sự gì lên làm sếp lớn của công ty lớn rủng rỉnh tiền bạc nằm trong bộ của ông. Ông Thăng, ông Thanh cũng đang mặc sức thao túng, tùy tiện tung hoành ở tập đoàn dầu khí.   Quyền lực bảo kê của ông Dũng còn đó, ông Thăng, ông Thanh có làm thất thoát hàng ngàn tỉ đồng hay thất thoát hàng triệu tỉ đồng của dân của nước thì những kẻ tội phạm đó vẫn bình an và ung dung thăng tiến trên con đường công danh. Và ông Thăng đã hiên ngang bước vào Bộ Chính trị, rồi trở thành lãnh chúa của mảnh đất giầu có nhất nước, thanh thế nhất nước. Còn ông Thanh thì đầy hả hê, thỏa mãn trên bệ phóng phó chủ tịch tỉnh trù phú, vựa lúa, vựa cây trái Hậu Giang để rồi bệ phóng đó còn phóng ông lên cao nữa.   Nhưng đại hội đảng đưa ông Thăng vào Bộ Chính trị cũng là đại hội chấm dứt quyền lực của ông Ba Dũng, đại hội hoan hỉ tiễn ông Ba Dũng rời ghế quan chức không tử tế để về làm người dân tử tế.   Ông Dũng rời quyền lực tháng một, năm 2016, thì chỉ năm tháng sau, tháng sáu, năm 2016 ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng nổi lôi đình đòi truy xét chiếc ô tô tiền tỉ mang biển số xanh của ông Trịnh Xuân Thanh. Từ đó lòi ra việc thất thoát, thua lỗ hơn ba ngàn tỉ đồng của Tổng công ty xây lắp dầu khi do ông Thanh đứng đầu. Lòi tiếp ra những thất thoát trăm tỉ, ngàn tỉ đồng của tập đoàn dầu khí do ông Đinh La Thăng thống lĩnh. Lúc này con voi tham nhũng mới lộ ra và ông Thăng, ông Thanh trở thành bị cáo đầu vụ trong vụ đại án tham nhũng đang diễn ra ở pháp đình gây xôn xao cả nước.   Dông dải điểm lại vài sự việc để thấy cuộc sát phạt mang tên chống tham nhũng chỉ là vở diễn về vay trả nợ nần ân oán của triều cộng sản thời suy tàn. Và phiên tòa đang xử tội của ông Đinh La Thăng, ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một màn trong vở diễn do ông đảng trưởng đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tổng đạo diễn mà thôi.   Những con muỗi, con voi tham nhũng đã đủ làm kiệt quệ đất nước, làm khốn đốn, cùng quẫn người dân thì những con khủng long tham nhũng còn khủng khiếp như thế nào. Nhưng cuộc chiến chống tham nhũng chỉ truy xét con muỗi, con voi tham nhũng mà không đụng đến con khủng long tham nhũng thì đó là một vở diễn dở. Để người dân nhận ra hệ thống quyền lực đang diễn vở chống tham nhũng chứ không thực sự chống tham nhũng là cái dở nhỏ. Diễn để lấy lại lòng tin của người dân. Nhưng diễn dở, người dân càng mất lòng tin hơn là cái dở quá lớn!   FB PHẠM ĐÌNH TRỌNG  
......

Trần Bắc Hà đã ‘ra đi tìm đường cứu nước’?

Sau hàng loạt vụ “ra đi tìm đường cứu nước” của các quan chức Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) như Trịnh Xuân Thanh, Vũ Đình Duy, Lê Chung Dũng và cả một thượng tá tình báo công an là Phan Văn Anh Vũ, đang có những dấu hiệu kèm nghi ngờ lớn về việc đại gia ngân hàng Trần Bắc Hà có thể đã “biến”, cống hiến thêm vào phong rào “tàu đắm chuột chạy” một câu chuyện ly kỳ nữa. Ông Trần Bắc Hà (áo xanh, bìa phải) ngồi chắp tay “niệm phật” cùng vợ chồng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh: vietnamthoibao.org Trong phiên tòa xét xử Phạm Công Danh và Ngân hàng Xây Dựng cùng vụ thất thoát đến 6.000 tỷ đồng, Trần Bắc Hà bị triệu tập nhưng đã không có mặt. Nhiều tờ báo ngay lập tức đã tỏa ra săn tin về ông Hà. Báo Thanh Niên đã tìm đến cả hai nơi ở của Trần Bắc Hà ở Hà Nội và Sài Gòn nhưng chính quyền địa phương những nơi này đều không biết ông Hà ở đâu. Sau đó và có vẻ cực chẳng đã, một nguồn tin nào đó trong “nội bộ” đã phải nhờ đến báo chí đăng tải về “Ông Trần Bắc Hà (nguyên Chủ tịch HĐQT, Trưởng Phân ban Rủi ro Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – BIDV) đang điều trị ung thư gan có dấu hiệu tái phát tại Bệnh viện Gleneagles, Singapore, có đơn xin vắng mặt, nhờ luật sư tham gia tố tụng tại tòa”. Hầu như rất khó để biết được Trần Bắc Hà có bị bệnh thật hay là không, cho dù Hội đồng xét xử vụ Phạm Công Danh đã thông báo là có nhận được bệnh án của ông Hà. Trong khi đó, lại đang nổi lên đòi hỏi từ phía Viện Kiểm sát, chứ không phải Cơ quan điều tra của Bộ Công an, về việc ông Trần Bắc Hà phải về hầu tòa. Sau Thanh Niên, đến lượt báo Tuổi Trẻ làm nghiệp vụ “thám tử tư” đi điều tra về việc Trần Bắc Hà thực ra đang ở đâu. Theo người đại diện của ông Trần Bắc Hà, hồ sơ tài liệu chứng minh ông Trần Bắc Hà đang nằm viện tại Singapore, bản sao hộ chiếu chứng minh ông Hà đã nhập cảnh tại Singapore sẽ được nộp vào ngày 15 hoặc 16-1. Tuy nhiên, đến đầu giờ chiều 13-1, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online cho biết theo cơ sở dữ liệu của cơ quan chức năng Việt Nam, ông Trần Bắc Hà đang có mặt tại Việt Nam. Theo nguồn tin này, dữ liệu quản lý của cơ quan chức năng cho thấy lần cuối cùng ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất – nhập cảnh là tại cửa khẩu Bờ Y (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum – giáp ranh với Lào) vào đầu tháng 11-2017. Từ đó đến nay, dữ liệu chưa ghi nhận ông Trần Bắc Hà làm thủ tục xuất cảnh ra nước ngoài. Báo Tuổi Trẻ tạm kết luận: trong khi người đại diện của ông Trần Bắc Hà thông báo với tòa ông Hà đã nhập viện tại Singapore, nguồn tin từ cơ quan chức năng cho thấy ông chưa xuất cảnh. Nếu quả đúng có một mâu thuẫn lớn giữa lời giải trình của người đại diện của ông Trần Bắc Hà với thực tế Trần Bắc Hà chưa xuất cảnh khỏi Việt Nam từ tháng 11/2017, một sự thật “kinh khủng” đang xảy đến là hoặc ông Trần Bắc Hà đã xuất cảnh lậu sang Singapore để chữa bệnh, hoặc ông Hà vẫn còn nguyên trên lãnh thổ Việt Nam nhưng không ai biết ông ở đâu. Sẽ rất vô lý nếu cho rằng Trần Bắc Hà phải xuất cảnh lậu sang Singapore với nhu cầu chữa bệnh ung thư gan, bởi đây là một nhu cầu thường được cơ quan chức năng ưu tiên xem xét giải quyết. Hơn nữa vào tháng 10/2017, Cơ quan điều tra Bộ Công an từng có kiến nghị đề nghị kiểm điểm và xử lý kỷ luật ông Trần Bắc Hà – nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng BIDV liên quan vụ án Phạm Công Danh. Cơ quan điều tra nhận định các cá nhân này có sai phạm trong việc cho Phạm Công Danh vay tiền nhưng kết quả giám định cho thấy BIDV không có thiệt hại xảy ra nên các cá nhân tại BIDV không phạm tội vi phạm quy định về cho vay. Dựa vào kiến nghị này, ông Hà chẳng có lý do nào phải quá lo ngại và có thể thoải mái làm thủ tục chính thức xuất cảnh đi Singapore mà không cần phải trốn chui trốn nhủi qua ngả biên giới Việt- Lào, hoặc Việt – Trung. Còn nếu quả thực Trần Bắc Hà vẫn còn ở Việt Nam, tại sao ông ta không lên tiếng, không trả lời cho tòa án? Phải chăng đây là thái độ cố ý “lánh mặt” – từ ngữ nhẹ nhàng chỉ sự vắng mặt cố ý của ông Trần Bắc Hà, nếu không nói là hành động trốn tránh? Cơ quan hay những cá nhân nào đã giúp ông Trần Bắc Hà ẩn nấp ở một chỗ nào đó trong lãnh thổ Việt Nam? Trần Bắc Hà không chỉ là một đại gia mà còn là một chính trị gia – hiểu theo một cách nào đó, và đương nhiên đã biết được không ít tin tức cung đình, đặc biệt những tin tức liên quan đến an nguy của mình. Rất có thể trong thời gian gần đây và đặc biệt sau khi Đinh La Thăng bị bắt, ông Hà đã nắm được một nguy hiểm nào đó sẽ xảy đến với mình. Vào thời còn là lãnh đạo cao nhất của Ngân hàng BIDV, Trần Bắc Hà lại rất được lòng Ngân hàng nhà nước Việt Nam của Thống đốc Nguyễn Văn Bình – người được xem là “cánh tay mặt” của thủ tướng khi đó là Nguyễn Tấn Dũng. Nếu đại gia ngân hàng Trầm Bê là người được xem là “tay hòm chìa khóa” của nhóm Nguyễn Tấn Dũng – Nguyễn Văn Bình, thì Trần Bắc Hà cũng được xem là có mối quan hệ rất “đặc biệt” với Nguyễn Văn Bình thời ông Bình còn là thống đốc Ngân hàng nhà nước. Nói cách khác, có thể ví trục Nguyễn Văn Bình – Trần Bắc Hà với trục Nguyễn Tấn Dũng – Trầm Bê. Nếu Trầm Bê mà còn bị bắt và một cựu ủy viên bộ chính trị như Đinh La Thăng còn phải ra tòa với hai bàn tay bị tra vào còng số 8, cơ may cho Trần Bắc Hà quả thật rất mong manh. Một khả năng đang ngày càng lớn là khác với quan điểm “Trần Bắc Hà chỉ bị lỗi hành chính” của Cơ quan điều tra Bộ Công an, một cơ quan khác – có thể là Viện Kiểm sát tối cao hoặc một thế lực mới trong Bộ Công an – đang muốn “hồi tố” vụ Trần Bắc Hà. Theo đó, ông Hà sẽ bị xem xét và xử lý quá trình ông đã trở thành một mắt xích trong mạng lưới làm ăn (phi pháp) của một số quan chức cao cấp như thế nào, kể cả những việc liên quan với gia đình thủ tướng thời trước là Nguyễn Tấn Dũng ra sao…
......

Ông Trọng chỉnh đảng hay đốn luôn đảng?

Trong khi phe nhóm của ông Nguyễn Phú Trọng đang say men chiến thắng với phiên xử Ủy viên Bộ chính trị Đinh La Thăng và những thuộc hạ của ông Thăng thì tại Bắc Kinh, một con hổ mới trong Quân đội Trung Cộng sa lưới chủ tịch Tập Cận Bình. Tân Hoa Xã chính thức loan tin cựu Tổng tham mưu trưởng Quân đội Trung Cộng Phòng Phong Huy 67 tuổi sẽ bị giao cho công tố viên quân đội xử lý, phần chắc là ông ta sẽ bị khởi tố. Ông Phòng, từng là tư lệnh trẻ nhất của một quân khu ở Trung Quốc, bị mô tả là “người cơ hội”, theo tờ South China Morning Post. Họ Phòng bị cáo buộc “nghi ngờ đưa và nhận hối lộ”, theo Tân Hoa xã ngày 9 Tháng 1. Đây chỉ là một cách nói để Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương Đảng CSTQ ra tay. Được biết Ủy ban thần thế này hiện do Ủy viên Ban thường vụ Bộ chính trị Triệu Lạc Tế nắm, từ tháng 10/2017 sau đại hội 19 của đảng CSTQ khi Vương Kỳ Sơn bị cho về vườn. Hẳn nhiên Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam rất được cổ võ với sự kiện này. Dù muốn dù không ông Trọng cũng chỉ là cái bóng của người đồng nhiệm Trung Cộng, thậm chí còn ao ước làm một cái bóng thật trung thành. Noi theo chiến dịch chống tham nhũng “Lão hổ, thương dăng, nhất khởi đả” (đánh tham nhũng cả hổ lẫn ruồi) ông Trọng cũng “đả hổ diệt ruồi” theo Tập chủ tịch với sự hỗ trợ tích cực của Trần Quốc Vượng, chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng. Những ngày qua, ông Trọng ngồi xoa tay hớn hở vì trước sau như một ông vẫn cắn răng biến Việt Nam thành một quốc gia khủng bố trước thế giới để lôi cho bằng được viên Phó chủ tịch Hậu Giang ra trước vành móng ngựa. Để Thanh trả “nợ” cho ông không phải món tiền thất thoát 3,300 tỷ mà là câu nói thách thức “không còn tin vào sự chỉ đạo của ông Nguyễn Phú Trọng” nữa. Khi dựng lò đốt củi lần này, ông Trọng còn thu về món lời to là lùa được một con hổ lớn vào rọ. Điều này có vẻ ông theo sát được lập trường quyết liệt của Tập chủ tịch kính mến, người tạo cho ông nguồn cảm hứng đả hổ thật dồi dào. Ông Nguyễn Phú Trọng đón tiếp ông Tập Cận Bình hôm 5-11-2015 tại Hà Nội. Ảnh: AFP Vào lúc mà đảng Cộng Sản Việt Nam giật mình vì đảng viên cộng sản đang phạm vào 27 tội suy thoái tư tưởng, tự diễn biến, tự chuyển hóa, ông Trọng đã tìm thấy nơi đảng bạn một chỗ dựa quý báu. Chẳng phải Ủy viên thường vụ Lưu Vân Sơn khi đến thăm Việt Nam hôm tháng 9/2017 đã từng nói “hai đảng có cùng vận mệnh” đó sao? Sau thời kỳ 16 chữ vàng đã gần như phai mờ, ngày nay “vận mệnh hai nước” gắn liền nhau vì đại cục, mình với ta tuy hai mà một chẳng là độc lập tự do hạnh phúc lắm sao? Tuy nhiên sau những phiên xử “long trời lở đất” kiểu hát chèo này, xem ra ông Trọng cũng chưa hoàn toàn yên tâm với cái lò khi nóng khi lạnh của mình. Vì cho dù ông có thiêu được củi Trịnh Xuân Thanh hay đốt được con cọp họ Đinh thì thượng tá cửa nhôm vẫn còn đó với những vết thương chưa lành từ Bộ công an. Chủ tịch Trần Đại Quang sếp cũ của Vũ Nhôm vẫn còn đó như một thách thức nguy hiểm trong thầm lặng. Sóng gió chính trường chưa dễ yên khi Bộ công an bao giờ cũng là một cái ổ phản phúc lâu đời, một ung nhọt chưa từng được phanh phui từ khi Phạm Quý Ngọ đột tử. Vì vậy sắp tới đây, ông Trọng phải gồng mình thổi lửa cho xứng đáng với công sức bỏ ra “dẫn độ” Nhôm từ đảo quốc Sư Tử về B14. Dứt khoát ông Trọng phải truy ra thế lực nào đã qua mặt ông và Bộ chính trị không kèn không trống, chống lưng cho Nhôm lọt lưới khi ông chuẩn bị quăng ra. Với cương vị tổng bí thư đảng có mặt trong đảng ủy Bộ công an, ông Trọng hoàn toàn có thể tung ra một chiến dịch kế tiếp để bóc trần sự thật mà ai cũng dự đoán được. Sự việc tướng Phòng Phong Huy bị khởi tố nay mai tạo cho ông Trọng một niềm tin vững chắc để ông một lần nữa noi theo thiên triều mà không e sợ điều gì. Một là ông sẽ quyết liệt hơn để củng cố ngôi vị độc tôn của mình, đứng trên cả đảng làm được tất cả mọi sự với sự trợ lực của Ủy ban Kiểm tra trung ương. Hai là ông sẽ âm thầm rút bớt củi để bảo vệ sự tồn tại của đảng rồi sẽ tính kế khác. Nhưng vốn là người thâm trầm “có lý luận” ông Trọng sẽ không tính kế lui binh mà chọn con đường vận dụng thế lực quân đội như một đòn bẫy để lập kế hoạch tiến tới. Trong trường hợp này các tướng tá có bàn tay nhám nhúa chăm lo sân golf nghiên cứu chiến lược quốc phòng sẽ tạm thời được để yên. Nói cách khác, cái gì ông Tập Cân Bình làm được thì ông Trọng cũng sẽ làm được. Tại sao ông không thể tống giam một vài tướng lãnh công an để thị uy những kẻ còn đứng ngoài vòng chưa chịu quy phục ông? Ước vọng tha thiết cuối đời của ông Trọng là dùng chiêu bài trong sạch đảng để răn đe đảng viên, tiếp tục độc quyền thống trị lâu dài. Do đó, cái gọi là dựng lò đốt củi chỉ là đấu trường để thăm dò và triệt hạ tay chân của viên thủ tướng hai nhiệm kỳ, kẻ mà ông thù ghét số 1 trong đảng cho dù ông này đang thu mình như con chuột trong hang xa. Nhưng có thể ông Trọng quên một điều là đảng của ông ngày nay đang chìm đắm trong quyền lực, tham ô, xa hoa, lãng phí, những thứ tội lỗi suy thoái mà ông đã từng đề cập. Trong những ngày qua một “đại án tham ô, cố ý làm trái” trở thành màn biểu diễn rẻ tiền của pháp chế xã hội chủ nghĩa. Vì khi nhìn những cán bộ đầu sỏ của Tập đoàn Dầu khí cóm róm trước tòa người ta mới thấy hết cái thực chất tồi tệ của cái đảng đã sản sinh ra họ. Vì chỉ có đảng CSVN “quang vinh” mới đẻ ra được những cán bộ tự hào thiên tài trí tuệ loài người mà chỉ bao gồm trong mấy chữ tham ô, gian lận tài chính, trục lợi cá nhân. Thử hỏi một cái cây độc hại làm sao sinh được quả ngọt quả ngon? Vì vậy xét cho cùng, dù ông Trọng còn đem thân già chụm củi thổi lò thì tham vọng chỉnh đốn đảng của ông chỉ là ảo tưởng. Hay nói một cách thành thực, ông Trọng chỉ có cách duy nhất: chỉnh rồi đốn bỏ đảng luôn, đất nước mới tiến lên. http://www.viettan.org/Ong-Trong-chinh-dang-hay-don-luon.html
......

Phản đối CSVN không cho luật sư tham gia bào chữa cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ

Bản lên tiếng Phản đối việc nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam cấm cản sự tham gia bào chữa bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các thành viên Hội Anh Em Dân Chủ Hội Anh Em Dân Chủ Việt Nam (HAEDC) là một tổ chức xã hội dân sự được thành lập một cách hợp pháp theo luật pháp và hiến pháp Việt Nam cũng như công ước quốc tế về việc tổ chức thành lập hội nhóm xã hội dân sự. HAEDC thành lập ngày 24/4/2013 với tôn chỉ hoạt động: Vận động cho Nhân quyền sớm được thực thi tại Việt Nam, vận động dân chủ hóa đất nước Việt Nam. Thời gian qua HAEDC liên tục bị nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cấm cản, đàn áp, khủng bố và bắt bớ bỏ tù một số thành viên với cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” quy định tại Điều 79 BLHS Nguyễn Văn Đài Bị bắt ngày: 16/12/2015 Lê Thị Thu Hà Bị bắt ngày: 16/12/2015 Phạm Văn Trội Bị bắt ngày: 30/07/2017 Trương Minh Đức Bị bắt ngày: 30/07/2017 Nguyễn Trung Tôn Bị bắt ngày: 30/07/2017 Nguyễn Trung Trực Bị bắt ngày: 04/08/2017 Nguyễn Văn Túc Bị bắt ngày: 01/09/2017 Trần Thị Xuân Bị bắt ngày: 17/10/2017 Từ ngày bị bắt tới nay hầu hết các thành viên nói trên không được gặp Luật sư do người thân ký hợp đồng bào chữa hoặc chính nạn nhân đã ký hợp đồng bảo trợ pháp lý trước đó, có trường hợp đã bị ép từ chối (bằng văn bản) sự tham gia của Luật sư đã được gia đình ký hợp đồng. HAEDC chúng tôi cực lực lên án hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan an ninh điều tra cộng sản Việt Nam trong việc quyền được mời luật sư bào chữa của các thành viên chúng tôi. Cụ thể là cơ quan an ninh cộng sản Việt Nam đã vi phạm: - Điều 31.4 Hiến Pháp năm 2013: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa.” - Điều 57.1 và 57.2 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: 1. Người bào chữa do người bị tạm giữ, bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ lựa chọn. 2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình: a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự; b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất. Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.” - Hay Điều 75.1, 75.2, 75.3 Bộ luật tố tụng hình sự 2015: 1. Người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. 2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị bắt, bị tạm giữ thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, người bị tạm giữ có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị bắt, người bị tạm giữ không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị bắt, bị tạm giữ phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. Trong thời hạn 24 giờ kể khi nhận được đơn yêu cầu người bào chữa của người bị tạm giam thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam có trách nhiệm chuyển đơn này cho người bào chữa, người đại diện hoặc người thân thích của họ. Trường hợp người bị tạm giam không nêu đích danh người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền đang quản lý người bị tạm giam phải chuyển đơn này cho người đại diện hoặc người thân thích của họ để những người này nhờ người bào chữa. 3. Trường hợp người đại diện hoặc người thân thích của người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam có đơn yêu cầu nhờ người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo ngay cho người bị bắt, người bị tạm giữ, người bị tạm giam để có ý kiến về việc nhờ người bào chữa.” Qua đó chúng tôi đề nghị các cơ quan an ninh điều tra Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các điều luật nêu trên, và đồng thời yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam ngưng ngay các hành động sách nhiễu, cấm cản, đàn áp, khủng bố và bắt bớ bỏ tù các thành viên HAEDC chúng tôi Nơi gửi: Hội Anh Em Dân Chủ Nơi nhận: Văn phòng các Luật sư liên quan đến các thành viên HAEDC nêu trên Bộ công an, cơ quan an ninh điều tra Viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao Chủ tịch nước Việt Nam Chủ tịch quốc hội Việt Nam Văn phòng Sứ quán và Lãnh sự quán của các quốc gia đặt tại Việt Nam Ủy ban ân xá quốc tế Ủy ban nhân quyền liên hiệp quốc Các cơ quan báo chí trong và ngoài nước Các cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề Nhân quyền, Dân chủ cho Việt Nam Sài gòn, ngày 12 tháng 1 năm 2018 Hội Anh Em Dân Chủ BrotherHood For Democracy
......

PHẢI LÔI CỔ BỘ CHÍNH TRỊ RA HẦU TÒA MỚI ĐÚNG

Lâu nay, dư luận cả nước rất bức xúc về việc những dự án, những gói thầu hàng ngàn tỷ, do đảng ưu ái  phân công những kẻ bất tài vô dụng điều hành, nên làm ăn thua lỗ. Do đó, những khối tiền khổng lồ này, là mồ hôi nước mắt của nhân dân, nay coi như đổ sông đổ biển. Đinh La Thăng - Nguyễn Phú Trọng Những nhà máy xây dựng dở dang, phải đắp chiếu, chờ ngày khai tử bám sắt vụn.     Như  nhà máy Sản xuất xơ sợi Đình Vũ, Dự án Nhà máy Bột giấy Phương Nam, Dự án Nhà máy Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, Nhà máy Nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, Dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình, Dự án Nhà máy Đạm Hà Bắc, Nhà máy Đạm DAP 1 Lào Cai, Nhà máy Đạm DAP 2 Hải Phòng, Dự án Ethanol Bình Phước, Dự án Ethanol Phú Thọ, Nhà máy Đóng tàu Dung Quất, Dự án Liên doanh giữa đối tác mỏ Quý Sa và Nhà máy Gang thép Lào Cai..vv..(1). Những  “quả đấm thép” như Vinashin, Vinalines..v.v.. trở thành quả đấm bông. Làm cho nền kinh tế nước nhà bị kiệt quệ Làm cho nợ công chất chồng như núi. Đến nay “mỗi đứa trẻ sinh ra đã phải gánh nợ nần ông cha để lại”(thơ cô giáo Trần Thị Lam). Vậy mà chẳng mấy khi đảng đưa được những  kẻ phải chịu trách nhiệm chính ra tòa để trả lời về những sai phạm của mình. Cứ tưởng đó là do những kẻ tham lam, tìm cách vơ vét để “hy sinh đời bố để củng cố đời con”. Hoặc là vì  “con cha cháu ông”do đảng ưu tiên đưa vào “ngồi nhầm ghế”, nên làm thất thoát lỗ lã nặng nề như thế. Cũng có những dự án đầu tư nhanh gọn, không thua lỗ, mà lại lời kinh khủng. Như chủ trương bán những khu đất vàng, đất kim cương nơi đô thị với giá rẻ mạt. Để khi vào tay các đại gia, chỉ vài ba tháng sau, họ bán lại thu lời hàng trăm tỷ ngon ơ. Nhưng những đồng tiền lời ấy lại không đưa vào ngân sách làm ích quốc lợi dân. Không góp phần cải thiện cuộc sống cực khổ bần hàn cho người dân ở những vùng sâu vùng cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, nơi  những trẻ em đi học phải ăn thịt chuột, không có tấm áo ấm mặc trong mùa rét lạnh  thấu xương. Hay hỗ trợ cho đồng bào  trắng tay do thiên tai và nhân tai gây nên bởi những trận lụt kinh hoàng. Thế nhưng, những món lợi nhuận to lớn ấy lại  chui vào túi của một nhóm người đầy thế lực nào đó. Ngay như hàng trăm trạm BOT rải rác trong cả nước hiện nay, là một hình thức ăn cướp có môn bài, là “sân sau” của những nhóm lợi ích, đã lợi dụng chủ trương đầu tư BOT để hút máu dân một cách trắng trợn, để làm  giàu bất chính cho một nhóm người. Ai cũng tưởng đó là kết quả của sự giành giật của các phe nhóm, của các thế lực vùng miền, các địa phương với nhau tranh nhau về “miếng ăn giữa làng” mà thôi. Một con người như Đinh La Thăng, được đảng giáo dục và dạy dỗ mấy chục năm nay, lớn lên dưới mái trường XHCN, bao nhiêu năm được đảng dạy dỗ, rèn luyện trong phong trào  “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách HCM”, với bằng cấp và học vị đỏ chót. Thế mà khi đứng trên đỉnh cao quyền lực và cả núi tiền, thi lại tha hóa đến tột cùng  như vậy. Thì nay, qua vụ án  “Đinh La Thăng và đồng bọn” làm thất thoát hàng mấy ngàn tỷ trong nhiều dự án, mà dư luận hết sức bất bình lâu nay, qua phần khai báo của ông Đinh La Thăng trước tòa hôm 09/1/2018, đã làm cho nhiều người choáng váng, không tin vào tai  mình. Hóa ra là…. “Cháy nhà mới ra mặt chuột”. Quả không sai. “Hội đồng xét xử (HĐXX) đã xét hỏi bị cáo Đinh La Thăng về việc chỉ định thầu dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2 cho PVC, khi năng lực của doanh nghiệp này rất yếu kém.                                                                                                                                 Trả lời câu hỏi có nắm được năng lực tài chính và kinh nghiệm của PVC không mà lại chỉ định thầu cho đơn vị này, ông Đinh La Thăng khẳng định việc chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên của PVN là "do chủ trương của Bộ Chính trị"! Nói rõ về việc này, ông Thăng khẳng định trong kết luận của Bộ Chính trị về tiến độ phát triển của PVN, với mong muốn phát triển PVN thành tập đoàn kinh tế mạnh. Bởi vậy, việc triển khai nghị quyết của Bộ Chính trị là để phát triển kinh tế, Chính phủ cho phép PVN chỉ định thầu đối với các đơn vị thành viên.  Từ chủ trương này, tập đoàn phát triển xuống các công ty con, trong đó có PVC để xây dựng thành 1 đơn vị xây lắp dầu khí mạnh. Sau đó có sự đồng ý của Chính phủ thì PVN cho PVC làm tổng thầu” (2). Vậy thì trong vụ án nay, Bộ Chính trị ĐCSVN chính là thủ phạm, với vai trò là kẻ chủ mưu gây nên. Quá trình thăng tiến của ông Đinh La Thăng: Sau khi tốt nghiệp đại học từ trường Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội, năm 1983, ông Thăng về làm việc tại Công ty Cung ứng Vật tư thuộc Tổng công ty Xây dựng Thuỷ điện Sông Đà(sau này gọi là thủy điện Hòa Bình) với vị trí vị Kế toán viên. Năm 1988, ông lên chức Kế toán trưởng và Bí thư Đoàn thanh niên của công ty này. Năm 2003, ông Thăng làm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thuỷ điện Sông Đà. Tiếp đó, làm Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên – Huế (2003-2005). Năm 2005, làm Chủ tịch Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam(PVN). Năm 2011, làm Bộ trưởng Bộ GTVT. Tháng 1 năm 2016 tại Đại hội XII của Đảng CSVN, ông Đinh La Thăng được bầu vào Ban Chấp hànhTƯ, được Trung ương bầu vào Bộ Chính trị, về làm Bí thư TP.HCM. Thời kỳ ông Thăng thênh thang trên đường quan lộ của mình,  cũng là thời kỳ ông Ngô Xuân Lộc, cùng là đồng hương Nam Định, làm Tổng Giám đốc công trình Thủy điện Hòa Bình. Sau đó ông  Lộc lên làm Bộ trưởng Bộ Xây dựng, rồi làm Phó Thủ tướng. Dư luận cho rằng, nếu không có sự “ấp ủ, che chở và nâng đỡ”(không biết quá trình nâng đỡ có trong sáng hay không) của ông Ngô Xuân Lộc, thì làm sao từ một anh kế toán viên, mà từng bước leo lên đến đỉnh cao quyền lực như thế. Câu hỏi đặt ra là, từ trước đến nay, có bao nhiêu chủ trương của Bộ Chính trị, đã khuynh đảo và làm cho nền kinh tế nhà nước này kiệt quệ  như ngày nay? Hãy nhớ lại “những chủ trương lớn của đảng” trong mấy chục năm qua, đã được thực hiện trên đất nước Việt Nam, và đã gây ra những tai họa như thế nào? Trước hết là chủ trương khai thác Bô xít ở Tây Nguyên. “Dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên là một loạt các dự án khai thác mỏ bô xít ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên. Dự án này đã gây ra nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau trong dư luận, báo chí, Quốc hội. Các ý kiến chủ yếu xoay quanh vấn đề an ninh, quốc phòng, hiệu quả kinh tế, hậu quả xã hội, tác động đối với môi trường sinh thái, công nghệ Trung Quốc lạc hậu, việc sử dụng lao động phổ thôngTrung Quốc tại khu vực Tây Nguyên trái với Luật lao động Việt Nam. Từ năm 2001, trong Ðại hội IX, dự án này đã được Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam thông qua: "Chủ trương thăm dò, khai thác, chế biến bauxite là chủ trương nhất quán từ Ðại hội IX và Ðại hội X của Ðảng đến nay". Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Một số ý kiến của đại biểu Quốc hội cho rằng Chính phủ Việt Nam đã "lách luật" khi tách cụm dự án thành nhiều dự án nhỏ để Chính phủ phê duyệt, vì theo quy định của Luật xây dựng, đối với những dự án có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng trở lên phải được Quốc hội chấp thuận”(3). Chủ trương này đã gây phẫn nộ trong nhân dân. Chỉ nói riêng về an ninh quốc gia thôi, thì việc cho TQ khai thác bô xít tại đây là điều làm cho nhiều người hết sức lo ngại.     Ai cũng biết rằng, Tây Nguyên là “nóc nhà của Đông Dương”. Ai chiếm lĩnh được Tây Nguyên là coi như làm chủ Đông Dương. Vậy mà đảng dám cho  “ông bạn vàng 4 tốt” luôn có dã tâm xâm lược nước ta, nhảy vào khai thác tại vị trí chiến lược quan trọng này. Và dưới chiêu bài là công nhân lao động, họ đã đưa hàng ngàn người Tàu vào chiếm lĩnh vị trí chiến lược quan trọng này một cách hợp pháp. Vào  đầu năm 2009, khi một số báo lề đảng đăng nhiều bài viết của giới chuyên gia trình bày những lý do không nên tiến hành khai thác quặng bô xít tại Tây Nguyên, thì chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng lên tiếng với báo chí rằng, việc khai thác bô xít ở Tây Nguyên là chủ trương lớn của Đảng, và nhà nước sẽ cho tổ chức hội thảo tiếp để lấy ý kiến của các phía.      Giới khoa học trong nước vì tin vào lời ông thủ tướng, đã “dài cổ” mong đợi cuộc hội thảo tổ chức để tiếp tục được đưa ra ý kiến. Tuy vậy khi hội thảo khoa học như lời của ông thủ tướng hứa hẹn chưa được thực hiện, thì đến trung tuần tháng ba 2009, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải lại ra thông báo yêu cầu tiếp tục phải tiến hành việc khai thác quặng mỏ đó. Và trong thực tế, việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng nhà máy tại Nhân Cơ, tỉnh Dak Nông và Tân Rai, tỉnh Lâm Đồng đã được triển khai(4). Đến nay dự án này thua lỗ như thế nào thì mọi người đã rõ. Chính báo chí lề đảng cũng đã hoảng hốt và  kêu ầm lên về việc này. Báo Tuổi Trẻ hôm 29/3/2015 giật tít: “ Dự án bôxit “sập bẫy” nhà thầu Trung Quốc ra sao?   Theo đó”  “Nếu sản xuất đủ 660.000 tấn theo kế hoạch thì tổng lỗ năm 2015 của Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam (TKV) sẽ khoảng 37,4 triệu USD”. Các dự án bôxit hiện đang có nguy cơ rủi ro cao. Đặc biệt, nếu không có những biện pháp giải quyết kịp thời thì mức độ rủi ro này sẽ ngày càng gia tăng.    Nhiều chuyên gia đã nhận định chủ đầu tư là Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam  (TKV) đã “sập bẫy” của nhà thầu Trung Quốc. Theo tiến sĩ  Nguyễn Thành Sơn - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án than đồng bằng sông Hồng, Luật đấu thầu của VN quy định ngay cả khi chọn thầu, chủ đầu tư phải soạn thảo hồ sơ mời thầu và phải được cấp thẩm quyền phê duyệt. Ông Sơn cho biết với những dự án lớn như Tân Rai và Nhân Cơ thì thông thường phải thuê tư vấn làm hồ sơ mời thầu, thiết kế kỹ thuật, đánh giá hồ sơ. Tuy nhiên, trường hợp này TKV đã tự mình làm mọi thứ”(5). Tờ Báo  Mới hôm 14/3/2017 viết: “  Hai dự án bauxite lỗ nghìn tỉ: Cảnh báo đã thành sự thật”. Báo này viết tiếp:“Cảnh báo về sự thua lỗ, đội vốn của Tổ hợp Dự án Bauxite - Nhôm Lâm Đồng và Nhà máy Sản xuất Alumin Nhân Cơ nay đã thành sự thật. Theo kết luận thanh tra mới nhất, tính riêng dự án bauxite - nhôm Tân Rai đã thua lỗ 3.696 tỉ đồng sau 3 năm hoạt động”... “Điều đáng nói, sự thua lỗ, hiệu quả kinh tế của các dự bán bauxite đã được các chuyên gia cảnh báo và ngăn cản từ trước”(6). Đến “quả đấm thép” Vinashin, nợ trên 96.000 tỷ đồng. “Kết thúc quá trình thanh tra tại Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Thanh tra Chính Phủ (TTCP) đã chỉ ra hàng loạt khuyết điểm, sai phạm dẫn đến thua lỗ, thâm hụt gần 5.000 tỷ đồng vốn điều lệ nhà nước và mắc nợ trên 96.000 tỷ đồng”(7). Trong đó, 9 cán bộ đảng viên  “ưu tú” của đảng phải đứng trước vành móng ngựa để trả lời về tài vơ vét của mình, gồm Phạm Thanh Bình, Trần Quang Vũ, đều là  Tổng giám đốc Vinashin; Trần Văn Liêm, Nguyễn Văn Tuyên, Nguyễn Tuấn Dương, Tô Nghiêm, Trịnh Thị Hậu, Hoàng Gia Hiệp, Đỗ Đình Côn, đều là các cán bộ ở Vinashin. Từ vụ án lịch sử Vinalines. Vụ án này gắn với nhân vật  “lẫy lừng” Dương Chí Dũng. Kèm theo đó là cái chết tức tưởi đầy bí ẩn của Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Phạm Qúy Ngọ. Với cái chết này đã làm nhiều người thoát nạn. Vì vậy, có người làm thơ “phúng điếu” ông này như sau:  “Tin đâu như sét đánh ngang Thượng tướng đang sống chuyển sang từ trần Bạn bè, đồng chí mừng thầm Anh đi như rứa nhiều thằng yên thân”. Bởi vì: “Chiều 29-4-2012, ông Dũng cùng vợ đến thăm gia đình ông Phạm Quý Ngọ đang nghỉ mát tại Tuần Châu, Quảng Ninh. Tại đó, tôi đã biếu anh ấy phong bì 10.000 USD. . Tối 2-5-2012, ông tiếp tục mang theo túi xách đựng 500.000 USD để biếu ông Phạm Quý Ngọ tại nhà riêng.                                                                                        Ông Dũng còn khai nhận liên quan đến dự án di dời chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn, ông Dũng đã nhận của bà Trương Thị Mỹ Lan (chủ của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, TP.HCM) 1 triệu USD để chuyển cho ông Phạm Quý Ngọ.Số tiền này sau khi người của bà Lan tại Hà Nội đưa đến, ông Dũng đã chuyển cho ông Ngọ.                                      Vụ án này  khiến 2 người con trai của cựu đại tá, Giám đốc CA Hải Phòng Dương Khắc Thụ phải trả giá. Kẻ mang án từ hình, người mang àn 18 năm tù(8). Đến Phormosa Hà tĩnh. Tuy Võ kim Cự là người ký cho Công ty TNHH gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi là Formosa) đầu tư xây dựng thời hạn 70 năm. Nhưng một Phó Chủ tịch tỉnh, dù có cho uống mật gấu cũng không dám vượt mặt ký thời hạn cho Formosa đâu tư vượt quá quyền hạn như thế, nếu như Võ Kim Cự không được ai đó “bật đèn xanh”. “Cấp phép cho Formosa 70 năm: Thủ tướng đồng ý không xét lại”. “Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Văn Nên cho biết, cơ quan này đã tham mưu để Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Thủ tướng thống nhất với kết luận về sai phạm trong việc cấp phép tới 70 năm cho dự án Formosa, nhưng đồng ý bảo lưu thời hạn đã cấp phép này.Theo thông tin từ tỉnh Hà Tĩnh. Lãnh đạo Hà Tĩnh cũng thông tin là việc này đã báo cáo Chính phủ và được đồng ý. Thủ tướng cũng thống nhất với đề xuất của Bộ KH-ĐT về việc duy trì thời hạn cấp giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án này là 70 năm(9). Khi thảm họa môi trường do Formosa gây ra nơi đây vào đầu tháng 4/2016, ngày 22/4/2016, ông Trọng mò vào Hà Tĩnh với lý do “thăm tiến độ xây dựng nhà máy Formosa”. Dư luận cho rằng, đây là công trình đầu tư của nhà tư bản nước ngoài. Vậy Tổng Bí thư ĐCSVN sao không quan tâm đến đời sông nhân dân VN đang gặp khốn khổ vì thảm họa môi trường biển do Formosa gây ra, lại đi thăm kẻ đã gây ra thảm họa này. Chẳng khác gì đi thăm tên cướp đã chém con mình bị trọng thương, mà không ngó ngàng gì đến đứa  con mình? Thực chất đó là một tín hiệu cho Formosa biết rằng, đã có đảng CSVN, có Bộ Chính trị đứng sau. Chúng mày cứ yên tâm mà xả. Dù dân ở đây có  “điên khùng lộng lộn lên” vì căm tức, thì chúng mày  không việc gì phải lo. Một thảm họa gây ra biết bao hệ lụy như thế, mà ông TBT câm như hến, không hề có một lời động viên an ủi nhân dân. Hơn ba tháng sau, trong Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp diễn ra ngày 18/7/2016, lần đầu tiên ông ta mới nhắc đến sự vụ đang khiến dư luận sục sôi kia khi phát biểu: “Sự cố cá chết… gây khó khăn cho công tác bầu cử” . Trên đây mới chỉ là một số sự kiện tiêu biểu, liên quan đến đường lối, chủ trương, chính sách lãnh đạo của ĐCSVN trong hơn chục năm qua. Chưa kể đến những đại án thua lỗ hàng chục ngàn tỷ tại các ngân hàng, tại Tập đoàn Than-Khoáng sản VN(KVN) thua lỗ gần 15.000 tỷ, Tập đoàn Điện lực VN(EVN) thua lỗ 16.000 tỷ, Tập đoàn Cao su Việt Nam(VRG) thua lỗ gần 4.800 tỷ…đã được báo chí lề đảng “biểu dương” lâu nay. Chưa nói đến hàng trăm tổng công ty, công ty khác, dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng, đã đi từ  thua lỗ này đến thua lỗ khác. Dư luận cho rằng, cần nhìn nhận và đánh giá đúng bản chất vụ việc của vấn đề. Ai là những kẻ  đang phá hoại đất nước? Ai là kẻ tiếp tay cho Tàu cộng lấn dần biển đảo và đất liền? Ai làm cho nước Việt Nam bị sa sút và tụt hậu về mọi mặt so với các nước xung quanh. Ai làm cho đời sống nhân dân ngày càng điêu đứng? Đảng thường xuyên cho rằng, các thế lực thù địch đang tìm cách phá hoại đất nước này.Vậy thử hỏi trong hàng trăm người bị đảng quy kết là  “phản động” ấy, đang bị tù đày trong các nhà tù hà khắc và nghiệt ngã. Họ phá hoại cái gì, thiệt hại bao nhiêu, gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào cho nền kinh tế trên đất nước này? Hãy chứng minh đi, hỡi những người cộng sản ! Nay qua lời khai của ông Đinh La Thăng, vậy  thì lẽ ra, Chủ tọa phiên tòa phải mời đại diện của Bộ Chính trị ĐCSVN, mà cụ thể là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, phải có mặt tại tòa với vai trò là nhân chứng, hoặc là “người có quyền lợi  và nghĩa vụ liên quan” thì mới đúng chứ? Qua những sự kiện như trên, chứng tỏ ĐCSVN hiện nay là một đảng bất tài, tha hóa đến cùng cực. Lấy cớ chống tham nhũng để thanh trừng phe phải, tranh giành và cắn xé nhau vì quyền lợi. Đảng đang trong quá trình tan rã, đang trong tình trạng rất hỗn loạn và bát nháo, lộn xộn, đầy rẫy mọi thứ tanh hôi như một đảng cướp,  hôi rình như một nồi cám lợn bỏ lâu ngày vậy. Đúng như nhà thơ Bùi Minh Quốc đã viết: “Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi”. Xin mượn lời ông TBT Nguyễn Phú Trọng để nói rằng:  “ Nhìn tổng thể mà nói, có bao giờ lịch sử đảng ta được  “vẻ vang” như thế này chăng”? Hỡi mấy triệu đảng viên ĐCSVN “ăn cơm dân, mặc áo đảng”: Hãy nhìn vào “bộ mặt thật” của đảng, nay các ngươi đã “sáng mắt, sáng lòng” chưa?   Chú thích: (1): ( https://baomoi.com/12-du-an-nghin-ty-dap-chieu-co-nha-may-dau-tu-xong-ba...). (2): ( https://tuoitre.vn/anh-thang-chi-dao-lam-sao-thi-lam-phai-chuyen-tam-ung...). (3):(https://vi.wikipedia.org/wiki/D%E1%BB%B1_%C3%A1n_khai_th%C3%A1c_b%C3%B4_....). (4): (https://baomoi.com/chinh-phu-yeu-cau-tiep-tuc-du-an-bo-xit-tay-nguyen/c/...). (5): (https://tuoitre.vn/du-an-boxit-sap-bay-nha-thau-trung-quoc-ra-sao-726707...). (6): (https://baomoi.com/hai-du-an-bauxite-lo-nghin-ti-canh-bao-da-thanh-su-th...). (7): (https://baomoi.com/vinashin-no-tren-96-000-ty-dong/c/6382366.epi) (8): ( https://tuoitre.vn/nhung-loi-khai-chan-dong-cua-duong-chi-dung-tai-toa-5...). (9): (http://dantri.com.vn/xa-hoi/cap-phep-cho-formosa-70-nam-thu-tuong-dong-y...). http://huynhngocchenh.blogspot.de/2018/01/phai-loi-co-bo-chinh-tri-ra-ha...
......

Vụ kiện “Tiếm danh”

Bối cảnh Từ hơn 30 năm qua, CSVN thường xuyên tung ra nhiều chiến dịch nhằm xuyên tạc và phá hoại đảng Việt Tân (VT) ở trong và ngoài nước. Thời gian gần đây, một đợt đánh phá quy mô nhắm vào VT được phát động với việc trình chiếu cuốn phim “Terror in Little Saigon” trên hệ thống truyền hình PBS tại Hoa Kỳ vào đầu tháng 11, 2015. Người đồng sản xuất và cố vấn cho cuốn phim là Tony Nguyễn, một nhân vật có nhiều quan hệ với CSVN và từng công khai phản đối các nghị quyết chống cộng sản của cộng đồng người Việt tự do. Cuốn phim không những đưa ra cáo buộc vô căn cứ đối với Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (tiền thân của VT) về những cái chết bí ẩn của năm nhà báo gốc Việt tại Hoa Kỳ, mà còn chứa đựng thông điệp bôi nhọ tập thể người Việt tại đây.   Các cộng đồng người Việt tự do, các tổ chức, hội đoàn, cá nhân,… nhiều nơi trên thế giới đã lên tiếng mạnh mẽ phản đối sự thiếu trung thực và đầy thiên kiến của cuốn phim. Ngay cả Giám Sát Viên (Ombudsman) độc lập của PBS là ông Michael Getler cũng phải lên tiếng chỉ trích và bầy tỏ sự thất vọng về cuốn phim này. Cuốn phim vì thế cũng không đạt được hiệu quả như nhóm làm phim mong muốn, và sau một thời gian, cuốn phim đã đi vào quên lãng.   Tiếp theo sau cuốn phim “Terror in Little Saigon” là sự xuất hiện của Nguyễn Thanh Tú (NTT), một nhân vật chính trong phim và cũng là con trai của một trong năm nhà báo bị sát hại. Núp dưới danh nghĩa đi tìm “công lý” cho cha, NTT liên tục xuyên tạc và đánh phá VT, cũng như một số cơ quan truyền thông và tổ chức hoạt động nhân quyền. Ngày 26 tháng Tám 2016, NTT ra thông cáo cho biết đã đăng ký tổ chức “Việt Tân”, tức “Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng”, với chính quyền California như một công ty, và yêu cầu đảng VT “tuyệt đối không được dùng tên ‘Việt Tân’ hay ‘Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng’ … trong bất kỳ trường hợp hay hoàn cảnh nào.” Trong thông cáo này, NTT còn đe dọa sẽ đưa VT ra tòa nếu không tuân thủ yêu cầu trên.   Việt Tân tiến hành vụ kiện “tiếm danh” Danh xưng của một tổ chức là kết tinh của một quá trình nuôi dưỡng, xây dựng và phát triển. Trường hợp của VT là một quá trình gian khổ lâu dài bao gồm những nỗ lực, đóng góp và hy sinh xương máu của rất nhiều chiến hữu đảng viên. Khác với những đợt xuyên tạc và vu khống vẫn thường xẩy ra, việc NTT và phe nhóm tuyên bố ngăn cấm và đe dọa VT không được xử dụng danh xưng của chính mình là một hành động xúc phạm và tấn công vào những giá trị và biểu tượng nền tảng của tổ chức. Vì vậy, VT buộc phải tận dụng mọi biện pháp pháp lý nhằm chận đứng hành vi tiếm danh ngang ngược và bất chính này. Ngày 20 tháng Giêng, 2017, VT đệ đơn kiện NTT và phe nhóm tại Tòa Sơ Thẩm Liên Bang khu vực Bắc California (U.S. District Court for the Northern District of California). Tuy nhiên, văn phòng luật sư đại diện VT chỉ có thể tống đạt giấy triệu tập của tòa án đến NTT vào ngày 11 tháng Tư, 2017, sau rất nhiều cố gắng, vì đương sự … thường vắng nhà một cách khó hiểu. Mới đây, theo Thông cáo báo chí của đảng Việt Tân gửi ra ngày 5 tháng Giêng năm 2018, NTT và Michelle Dương cũng như luật sư đại diện cho họ đã không xuất hiện trong phiên tòa ngày 4 tháng Giêng 2018. Chánh án Haywood S. Gilliam, Jr. đã gia hạn thêm 2 tuần trong vòng tháng Giêng, 2018 để các bị cáo có cơ hội đáp ứng những yêu cầu từ tòa, trước khi tiếp tục thủ tục cuối cùng cho phiên xử sau đó. Cũng theo thông cáo báo chí trên, hai tuần trước khi diễn ra phiên tòa vào ngày 4 tháng Giêng, 2018, Michelle Dương đã nộp đơn với tiểu bang California xin giải tán tổ chức mang tên “Viet Tan – Vietnam Reform Party Corp”, danh xưng đã bị Đảng Việt Tân kiện là tiếm danh. Trong một văn kiện đệ nạp trước đó với tòa, NTT cũng xác nhận là đã không còn là người quản trị tổ chức bị buộc tội tiếm danh này, từ tháng 3 năm 2017. Con đường trước mặt … Việc NTT và phe nhóm đơn phương giải tán tổ chức tiếm danh “Viet Tan Corp.” cho thấy các đương sự đang lo sợ về một quyết định bất lợi từ phiên tòa. Mặc dầu vẫn còn phải chờ phán quyết cuối cùng của Tòa Sơ Thẩm Liên Bang, nhưng chúng ta luôn tin tưởng rằng phán quyết này sẽ công bằng, khách quan và sẽ khẳng định rằng không một thế lực nào có thể tước đoạt quyền sở hữu danh xưng của người khác bằng những thủ đoạn bất chính. Vụ việc “tiếm danh” rồi sẽ được khép lại, nhưng những xuyên tạc và đánh phá từ phía CSVN vẫn còn tiếp tục xẩy ra như hơn 30 năm qua. Đây là điều mà một tổ chức đấu tranh như VT phải đối diện cho đến ngày chế độ CSVN hoàn toàn bị giải thể./. https://chantroimoimedia.com/2018/01/11/vu-kien-tiem-danh/
......

Ông Hải đã về vườn!

“Không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn!” Đó là lời tuyên bố của ông Đoàn Ngọc Hải khi ông được phân công làm Phó Chủ Tịch UBND Quận 1, Tp HCM, phụ trách mảng đô thị, từ tháng 3, 2016. Ngày 8 Tháng 1, 2018 vừa qua, ông Hải bất ngờ gửi đơn cho lãnh đạo Thành Hồ và Quận 1 xin từ chức. Vấn đề trật tự vỉa hè, đặc biệt ở Thành Hồ đã tồn tại từ hàng mấy chục năm và ngày một tệ hơn. Ai cũng mong mỏi tệ nạn được giải quyết. Vì vậy, khi ông Hải nhậm chức và ra tuyên bố hùng hồn như trên thì người dân trong Thành Hồ và cả nước trố mắt chờ đợi xem ông Hải sẽ giải quyết như thế nào. Ông Hải đã làm những gì và cách làm của ông ra sao thì cả thế giới đều đã biết nên không cần nhắc lại ở đây ngoài 2 điểm chính là: Thứ nhất, vấn đề trật tự vỉa hè không được giải quyết, ông Hải dẹp đi thì nó trở lại, như ông Hải vừa tuyên bố: “Nhìn nhận lại, tôi không thực hiện được lời hứa với nhân dân, trước kỳ vọng của các đồng chí lão thành cách mạng về việc lập lại trật tự vỉa hè nên xin từ chức Phó chủ tịch UBND quận 1, xin thôi Ủy viên Ban thường vụ, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ, thôi làm Đại biểu HĐND quận 1"; và, Thứ hai, ông Hải đã từ chức như ông từng cam kết. Trước tiên phải nhìn nhận, nhất là trong bối cảnh nhiễu nhương của đất nước dưới sự lãnh đạo của tập đoàn CSVN vô liêm sỉ, là những người giữ được lời hứa thật hiếm hoi. Hành động từ chức của ông Đoàn Ngọc Hải, tuy rằng làm không thành công, thậm chí bị chỉ trích nặng nề về phương cách thực hiện, xứng đáng được nhận cái vỗ tay khen thưởng vì còn chút khí khái chứ không như ông cựu Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng mặt dầy, và hàng vạn cán bộ CSVN khác, ăn hại, phá tan hoang đất nước mà vẫn nhục nhã cố đấm ăn xôi, dán đít vào ghế không hề biết từ chức. Phải nói là phương thức giải quyết vấn đề trật tự vỉa hè của ông Hải rất quái lạ, thậm chí vô lý và bất nhân, và thất bại là chuyện khá hiển nhiên. Tuy vậy, đó có phải là lý do thật sự đưa đến thất bại không? Câu trả lời là “không”! Phương cách dẹp các hàng quán ở vỉa hè, dù nhẹ nhàng hợp lý hay thô bạo bất nhân, không phải là lý do đưa đến thất bại. Lý do thất bại là ở chỗ những hàng quán vỉa hè đó “không được phép biến đi” vì đó chính là mối lợi khổng lồ của các lãnh đạo CSVN các cấp, tương tự như Mafia, đã bảo kê cho sự hiện hữu của chúng. Ông Hải muốn (cứ giả thử như vậy) dẹp các hàng quán này, tức là đụng vào hầu bao của các quan chức CSVN nhiều tầng cao hơn ông, thì “chính ông có thể biến” chứ “các hàng quán thì không thể biến” một khi mà chế độ này còn hiện hữu. Nói cách khác là tuy ông Hải được giao trách nhiệm giải quyết “trật tự” các sinh hoạt ở lòng phố, vỉa hè; nhưng ông Hải không nên “đụng” đến quyền lợi của kẻ khác mà phải biết “dừng” ở đâu đó khi đèn đỏ đã bật lên. Đây là nguyên tắc “dựa vào nhau để sống còn” và đã trở thành một quy luật mà các phe nhóm từ Trung ương xuống địa phương phải chấp hành. Vi phạm nó, không chỉ bị ép phải nghỉ việc mà có thể bị truy tố ra tòa vì tội “cố ý làm trái quy định“. Từ vụ ông Hải từ chức, người ta có thể nhìn thấy vô số vấn nạn của cả đất nước Việt Nam: không phải là không có phương cách giải quyết, mà là vì lợi ích riêng, lãnh đạo và các cấp chính quyền CSVN nhất định cản trở, gây ra hàng vạn vấn đề và khiến chúng tiếp tục kéo dài. Bất cứ ai làm chuyện gì phải, hay làm chuyện gì tốt, có ích có lợi cho dân là y như rằng bất lợi cho lãnh đạo CSVN, nên sẽ bị ngăn cản và trù dập. Vì vậy, dù có lập lại bao lần cũng không đủ, phải khẳng định là vấn nạn của đất nước chỉ có thể giải quyết bằng việc chấm dứt chế độ CSVN này./. Đỗ Đăng Liêuhttp://www.viettan.org/Ong-Hai-da-ve-vuon.html
......

THIÊN ĐƯỜNG – ĐỊA NGỤC và CHẢ DẠI...

Thiên đường địa ngục hai bên Ai khôn thì nhờ ai dại thì ...rơi!   Bạn HỒ NGA fbker phản hồi vào bài viết của tôi rằng: Tôi thấy cuộc sống hiện nay là THIÊN ĐƯỜNG, vượt quá ước mong của tôi ngày xưa, sao các bác cứ kêu ca... Có một bạn nhắn tin, bảo: Tôi còn biết nhiều chuyện trong xã hội đồi bại, thối tha hơn những điều ông biết, nhưng CHẢ DẠI viết lên làm gì, vừa mất công, vừa có khi mang vạ vào thân... Tôi tôn trọng suy nghĩ, quan niệm của các bạn. Bạn cứ sống với “Thiên đường” của mình nhé, và bạn cứ “chả dại” làm gì, cứ KHÔN mà sống cho sướng đời! Còn người khác, họ cảm thấy bức bối, bất công, đau khổ, thậm chí như ở địa ngục ... họ kêu ca phàn nàn, phẫn nộ... đó cũng là quyền của họ. Các bạn ở “Thiên đường” hay “Chả dại” cũng cần tôn trọng những người kia. Thế mới là cuộc sống muôn màu, “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”; “Thiên đường” và “Địa ngục”, “khôn” và “dại” đan xen nhau, sát bên nhau, có khi lồng vào nhau trong cuộc sống. Bạn bị bệnh, bay sang Sing chữa, cảm thấy như Thiên đường; bạn kia khi vào bệnh viện ta, có tiền, đút cho nhân viên, được ở phòng riêng, chăm sóc đặc biệt, vậy là “khôn”; người bệnh khác nằm 3 – 4 người một giường, bị hắt hủi, vậy là dại; và người khác nữa phải đưa mẹ về chờ chết, vì không có tiền nằm viện, mua thuốc, họ cảm thấy địa ngục dưới chân... Con bạn vừa dốt, vừa hư, bạn cho nó đi Tây du học, cảm thấy như con mình lên Thiên đường; con anh thì vào đại học thiếu điểm, anh “chạy” được vào và cảm thấy mình khôn; còn con chi kia, đỗ vào đại học điểm cao, nhưng không có tiền đóng học, phải bỏ về, đi đóng gạch, nó cảm thấy tiền đồ tối đen như thân phận chị Dậu... Bao người nông dân bị cưỡng chế lấy đất, họ đi khiếu kiện khắp nơi, vô vọng, rồi họ chống lại kẻ cướp đất và bị đánh đập, bị tù, bị tuyên tử hình...Họ cảm thấy như sống dưới địa ngục, chung quanh là quỷ dữ; còn các đại gia thấy mình khôn, mua đất của nông dân 100 ngàn đồng 1m2, san ủi đi, bán 100 triệu đồng 1m2; mấy quan ký giấy dự án, “bỗng nhiên” được tặng tiền, tặng mấy suất đất “thơm”, cảm thấy như đang trên thiên đường... Anh Phạm Sĩ Quý Giám đốc sở Tài Môi ở Yên Bái, buôn chổi đót, nấu rượu... xây được biệt phủ hoành tráng, dân tố anh tham nhũng; Thanh tra Trung ương về điều tra cả năm, hoãn họp báo 6 lần để “hoàn chính kết luận” và anh chỉ bị phê bình “Kê khai tài sản chưa đầy đủ, chứ không phải không trung thực”! Vậy là anh Quý rất khôn và Thanh tra cũng “chả dại”! Còn anh Cường Kiểm lâm Yên Bái, bắn chết Bí thư tỉnh, Trưởng ban tổ chức tỉnh, rồi anh tự bắn vào gáy mình... Thế là cả ba đồng chí cùng xuống âm phủ, không biết có phải là địa ngục không? Mới ngày nào, anh Thăng, anh Thanh... như sống trên Thiên đường; hôm nay đứng trước vành móng ngựa, các anh có cảm thấy “địa ngục” rất gần không? Và nhiều người cũng “hoàn cảnh” như các anh, nhưng biết cách lựa chiều, nên chửa việc gì, lại còn lên chức. Họ khôn nhỉ! Cuộc sống là vậy, đừng bắt bẻ người khác phải nghĩ như mình, nói như mình, làm như mình, nếu khác đi, ngược lại, là “phản động”! Bạn uống rượu, nhắm thịt gà, rung đùi hát “chưa có bao giờ đẹp như hôm nay”... đó là quyền của bạn. Bà hàng xóm mất gà, bắc ghế chửi “năm đời, mười đời, cao tằng tổ khảo, cao tằng tổ tỉ... đứa bắt trộm gà của bà”... đó là quyền của người dân, có từ thời phong kiến, đế quốc, vẫn thế. Mất gà còn có quyền chửi đến mức có bao nhiêu từ ngữ độc địa nhất, tục tĩu nhất đem ra trút lên “năm đời, mười đời”, “cả nhà, cả họ” đứa bắt gà, vậy mà giặc ngọai xâm chiếm đất đai, biển đảo của Tổ quốc, không có quyền chửi sao? Giặc nội xâm tham lam, cậy quyền phá nát đất nước, đầu độc môi trường sống của dân tộc, giống nòi... không được chửi hay sao? Bọn “lợi dụng chức quyền, nhóm lợi ích” cướp ruộng đất mồ hôi nước mắt của nông dân, họ không có quyền chửi hay sao? Bọn buôn thuốc giả về làm chết oan bao nhiêu người, không có quyền chửi rủa chúng hay sao? Chúc các bạn cứ "tự sướng" ở “thiên đường” của bạn và cứ “khôn” giữa những đồng bào chân thật của mình!... FB Mac Văn Trang
......

Khi nào Vũ Huy Hoàng sẽ bị bắt?

Đến giờ này, cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng không còn đơn thuần nằm trong “tầm ngắm” hay chỉ có ý nghĩa “danh sách dự phòng” của chiến dịch “chống tham nhũng” của Tổng bí thư Trọng, mà vấn đề hầu như chắc chắn là ông Hoàng sẽ bị Bộ Công an khởi tố và tống giam vào thời điểm nào, sau vụ phát hiện “dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam”. Nhìn lại thời “phá chưa từng có” Vào quý 2 năm 2017 và song trùng với vụ Đinh La Thăng bất ngờ bị loại khỏi Bộ Chính trị, trường hợp Vũ Huy Hoàng đã được đảng cầm quyền lôi ra và cho báo chí nhà nước “đấu tố”. Những sai phạm lớn nhất của Vũ Huy Hoàng được mổ xẻ theo thứ tự là: – Ký luân chuyển Trịnh Xuân Thanh về tỉnh Hậu Giang làm phó chủ tịch như một cách thức để Thanh thoát nạn vụ gây lỗ hơn 3.200 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp dầu khí (PVC). – “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” trong việc để ít nhất 7 dự án ngàn tỷ thuộc ngành công thương bị thua lỗ và phải trùm mền. – Bổ nhiệm con trai là Vũ Quang Hải tham gia HĐQT Tổng công ty bia, rượu, nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) để bầu làm thành viên HĐQT, Phó tổng giám đốc Sabeco khi mới 28 tuổi. Những dẫn chứng điển hình về nạn lãng phí chỉ có ở Việt Nam là nhà máy xơ sợi 7.000 tỷ đồng ở Hải Phòng “đắp chiếu” và dự án nhà máy lên đến 8.104 tỷ đồng đang phơi mưa nắng của công ty cổ phần gang thép Thái Nguyên (TISCO). Con số 15.000 tỷ đồng bốc hơi lên trời của các dự án lãng phí có thể xây được vài chục trường trung học khang trang hoặc hàng trăm trạm xá, cùng vô số nhà tình thương. Tuy nhiên chiến dịch “đấu tố” Vũ Huy Hoàng chỉ kéo dài khoảng một tháng và chỉ đạt được kết quả Ủy ban Kiểm tra trung ương và Ban bí thư kỷ luật bằng hình thức cách chức Bí thư Ban cán sự đảng Bộ Công thương của Vũ Huy Hoàng trong thời gian 2011 – 2016. Cùng với lịch sử trì trệ của đảng cầm quyền, Vũ Huy Hoàng là một bộ trưởng đã tồn tại đủ lâu dưới thời một thủ tướng bị bị quá đủ chỉ trích “phá chưa từng có trong lịch sử Việt Nam”. Không chỉ tiếp tay phát nát kinh tế, tội lỗi của ông Hoàng còn vượt xa những gì mà báo chí nhà nước “đấu tố” khi gián tiếp gây ra thảm cảnh về xã hội. Vào cuối năm 2013, một vụ việc khủng khiếp mà đã hoàn toàn chìm xuồng là cú xả lũ đồng loạt của 15 nhà máy thủy điện của EVN ở miền Trung đã “giết sống” đến năm chục mạng người nghèo nơi rốn lũ. Tất cả đều biết cấp trên trực tiếp của các nhà máy thủy điện là EVN, còn thủ trưởng trực tiếp của EVN là Bộ Công thương. Tuy nhiên, sau vụ “giết sống” trên, nhiều phóng viên báo chí quốc doanh đành nuốt nhục vì bị cơ quan tuyên giáo “chặn họng.” Công lý đã trở nên trơ trẽn nhất khi đã không có bất kỳ một quan chức vô cảm và vô trách nhiệm nào phải đối mặt với vành móng ngựa, mặc dù chính vào lúc người dân chết chìm trong nước lũ xả trắng mênh mông, Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng còn bận “công du” ở nước ngoài mà không phải chịu bất kỳ trách nhiệm hay đặc biệt trách nhiệm hình sự nào. Vì sao là Vũ Huy Hoàng? Vào giữa năm 2017, Vũ Huy Hoàng còn phải nhận một án khác – “kỷ luật như thế đã đủ đau chưa!” của Tổng bí thư Trọng. Vào thời gian trên, người ta chỉ nhìn thấy một ông Trọng có vẻ bất lực trước hàng đàn quan chức tham nhũng và chỉ còn biết xử lý bằng hình thức kỷ luật đảng mà chẳng thể làm gì khác. Khi đó, chưa xảy đến câu chuyện “Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về Việt Nam đầu thú” như lối tuyên giáo của ngành công an mà đã khiến ông Trọng trở nên xuất thần với phát ngôn “Lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”. Khi đó, Tổng bí thư Trọng vẫn như ẩn chìm trong một nỗi trầm mặc không thốt nên lời. Nhưng đó là chuyện của dĩ vãng gần. Còn sau ngày 8 tháng Mười Hai năm 2017, tình thế đã chuyển sang một thời kỳ mới, rất mới. Vận mệnh Vũ Huy Hoàng giờ đây đang nguy cấp. Khi ngay cả một (cựu) ủy viên bộ chính trị là Đinh La Thăng mà còn bị bắt và do đó đã phá vỡ tiền lệ “ủy viên bộ chính trị không thể bị tống giam”, cấp cựu ủy viên trung ương đảng như Vũ Huy Hoàng thật chẳng còn giá trị gì có thể mang ra đổi chác. Tín hiệu và cũng đồng thời mang tính thông điệp rõ nhất và gần nhất là ngay vào đầu năm 2018 – song trùng với thời gian cánh đảng phát lệnh truy nã đối với Thượng tá tình báo công an Phan Văn Anh Vũ, Thanh tra Chính phủ “bất ngờ” công bố kết luận thanh tra về gần 15.000 tỉ đồng sai phạm và thất thoát tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam, chuyển kết luận này cho Bộ Công an để điều tra các vụ việc có dấu hiệu vi phạm tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và một số doanh nghiệp trực thuộc vào thời kỳ từ năm 2010 đến ngày 30-6-2015, kiến nghị xử lý trách nhiệm Bộ Công Thương và UBND 4 tỉnh liên quan là Thanh Hóa, Lào Cai, Quảng Ninh, Hà Tĩnh. Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam trực thuộc Bộ Công thương, và thời kỳ từ năm 2010 đến 2015 lại thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng. Gần 15 ngàn tỷ đồng sai phạm và thất thoát là một con số khủng khiếp, đủ đưa lên giá treo cổ đến vài ba lần đối với bất cứ quan chức nào. Cần nhắc lại, Trịnh Xuân Thanh phải ra tòa vì tội tham ô 14 tỷ đồng, còn Đinh La Thăng phải ra tòa do đã chỉ đạo các đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gửi tiền cho Ngân hàng Đại Dương của Hà Văn Thắm, và số tiền bị thất thoát không thể quay trở lại “chỉ có” 800 tỷ đồng. Vào tháng 12/2017, sau vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bất ngờ bị Tổng bí thư Trọng chỉ đạo khởi tố và tống giam, có vẻ cái tên tiếp theo được dư luận đề cập nhiều nhất là Nguyễn Văn Bình – cựu thống đốc Ngân hàng nhà nước. Tuy nhiên, một luồng dư luận khác, dường như sâu sát và bám sát các tin tức từ nội bộ đảng, lại nghiêng về khả năng cái tên tiếp ngay sau Đinh La Thăng sẽ là Vũ Huy Hoàng – cựu bộ trưởng công thương. Trong suốt một thời gian dài dưới thời chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, Vũ Huy Hoàng phụ trách Bộ Công thương – cơ quan chủ quản của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN). Cũng vào thời gian trên, Đinh La Thăng phụ trách PVN, còn Trịnh Xuân Thanh là tổng giám đốc một công ty thành viên của PVN là PVC. Tuy chưa công bố chính thức, nhưng tình trạng hàng loạt quan chức dầu khí bị bắt trong năm 2017 đã cho thấy PVN chính là một đại án mà Tổng bí thư Trọng muốn nhắm đến. Cho tới nay đã như hình thành một trục trong đại án trên: Trịnh Xuân Thanh – Vũ Huy Hoàng – Đinh La Thăng. Điểm cuối của trục này có thể là Nguyễn Tấn Dũng. Trước hay sau tết nguyên đán 2018? Vào tháng 5/2017, dư luận chợt ồn ào vì vụ cựu bộ trưởng công thương Vũ Huy Hoàng “xin vào khu cách ly sân bay quốc tế Nội Bài” nhưng không được. Khi đó, rất nhiều dư luận cho rằng ông Hoàng có kế hoạch tiếp bước Trịnh Xuân Thanh “ra đi tìm đường cứu nước”. Chắc hẳn sau vụ ồn ào trên, ông Vũ Huy Hoàng đã bị áp dụng “biện pháp ngăn chặn”, mà trong thực tế ở Việt Nam, ai cũng biết đó là “giam lỏng”. Phiên tòa xử vụ Đinh La Thăng và Trịnh Xuân Thanh đã được tổ chức nhanh kỷ lục. Riêng với Đinh La Thăng, toàn bộ quá trình hoàn tất kết luận điều tra của Bộ Công an chỉ có 11 ngày, còn cáo trạng của Việt Kiểm sát tối cao còn kỷ lục hơn cả thế – 6 ngày. Với trường hợp Vũ Huy Hoàng, cũng có thể sẽ đồng điệu về tố tụng hình sự như vậy. Nếu trong những ngày tới, có thể là trong quý 1 năm 2018 hoặc ngay trước tết nguyên đán 2018, Bộ Công an thông tin là “đã tiếp nhận kết luận thanh tra của Thanh tra Chính phủ về gần 15.000 tỉ đồng sai phạm và thất thoát tại Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam và đang khẩn trương tổ chức điều tra”, gần như cầm chắc lệnh khởi tố và cơ chế tiến hành bắt giam đối với cựu ủy viên trung ương đảng Vũ Huy Hoàng sẽ hiện ra không bao lâu sau đó.
......

Luật sư Võ An Đôn: “Tôi không hối tiếc”.

Trò chuyện với luật sư Võ An Đôn, những ngày cuối năm 2017 Đây không phải là một cuộc phỏng vấn. Bởi một cuộc phỏng vấn thì tôi sẽ phải chọn lựa cách nói, xoay trở cách trình bày cho chỉn chu. Nhưng nếu như vậy, thì sẽ không thể mô tả được một tính cách của Đôn. Tính cách đã đem lại cho anh sự thương mến từ rất nhiều người, cũng như sự ghét bỏ từ không ít người. Tôi giữ nguyên cách xưng hô của Đôn, như một người anh em. Nhưng đó không phải là riêng với mối quan hệ quen biết với tôi, mà hầu hết các cuộc phỏng vấn của VOA, BBC, RFA, SBS… Đôn vẫn luôn xưng hô như vậy: nhũn nhặn và gần gũi. Đôn có biệt hiệu là “luật sư chăn bò” – một cách gọi mà các đồng nghiệp một thời không kìm nổi sự tức giận đã thốt lên như vậy. Nhưng Đôn đón nhận hình ảnh đó một cách tự nhiên như một phần đời của mình. Trong cuộc nói chuyện với Đôn, tiếng gà kêu, tiếng trẻ con nghêu ngao… vẽ cho tôi một bức tranh về cuộc sống của Đôn. Anh bước ra từ bùn đất quê nhà, và khi phải quay lại, thì anh đón nhận mọi thứ thật an nhiên. Tôi chọn luật sư Võ An Đôn làm người trò chuyện để khép lại một năm đầy biến động. Một năm mà người làm nghề tìm công lý cho kẻ khác, đã không thể nhìn thấy ngay trên số phận của mình. Sau khi bị khai trừ khỏi danh sách luật sư đoàn tỉnh Phú Yên, hiện nay Đôn đã làm gì hồi đáp sự kiện đó? Dạ, sau khi Đoàn luật sư tỉnh Phú Yên đã loại em ra khỏi danh sách luật sư đoàn, thì em đã có làm đơn khiếu nại gửi lên Liên đoàn luật sư Việt Nam. Nhưng đến nay thì chưa thấy phản hồi gì anh à. Khác với năm 2015, khi Đôn có dấu hiệu bị rút thẻ hành nghề, thì đã có sự can thiệp rất rõ ràng từ Liên đoàn luật sư Việt Nam. Nhưng nay, vì sao mọi thứ lại im lặng khó hiểu như vậy? Năm 2015, liên ngành tư pháp của Phú Yên gồm công an, Viện kiểm sát, tòa án có ra văn bản kiến nghị thu hồi chứng chỉ hành nghề hành của em. Lúc đó thông tin được Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên cho biết đã khiến báo chí và dư luận phản ứng rất mạnh. Rồi chủ tịch nước là ông Trương Tấn Sang đã chỉ đạo cho các cơ quan ở tỉnh Phú Yên phải rút lại quyết định đó. Có lẽ vì vậy mà Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã cử 3 người xuống để bảo vệ em. Nhưng lần này thì khác rồi anh. Theo Luật sư đoàn tỉnh Phú Yên cho biết thì việc khai trừ đã diễn ra rất gấp rút, ngay sau khi em cho biết tin tức liên quan đến Mẹ Nấm Nguyễn Ngọc Như Quỳnh ở trong tù. Và có tin là Liên đoàn Luật sư Việt Nam chỉ đạo việc khai trừ em, cũng như nhiều cơ quan khác nữa, nên phải làm nhanh gọn. Đó là vì sao lần này diễn biến không giống như lần trước. Ngay trước, và sau khi có tin Đôn bị rút thẻ hành nghề, đã có những tin rò rỉ, nhạo báng… từ những luật sư không đồng quan điểm với Đôn. Họ có thông tin trước về một vụ loại bỏ và sử dụng như kiểu tấn công tinh thần một cách hạ cấp. Không khí hả hê về một vụ trừng phạt một thành viên của đoàn luật sư như vậy, có vẻ như rất khác với hoạt động minh xét vì quy chuẩn nghề nghiệp? Em nghĩ rằng cũng có cơ sở để suy luận như vậy. Bởi việc tước thẻ hành nghề của em là từ sự chỉ đạo của bên trên. Do đó, em tin rằng dù làm đơn và các đồng nghiệp thông cảm cùng làm đơn kiến nghị cũng không ăn thua, vì đã có sự chỉ đạo từ trung ương. Người ta không muốn em làm luật sư nữa vì em tham gia nhiều vụ án nhạy cảm ở Việt Nam. Những vụ án oan. Những vụ công an dùng nhục hình đánh dân… Tính của em thì khi tham gia, không chịu được thì chỉ có thể nói hết, nói sự thật. Các cơ quan tố tụng thì không muốn vậy nên tìm cách ngăn lại thôi. Có hy vọng gì về việc lấy lại quyền hành nghề luật sư không? Lẽ nào có một sự thật khác, ngoài bộ mặt trơ trẽn của nghề luật sư Việt Nam qua câu chuyện này, là Đôn bị tước thẻ bởi vì “khó ưa”? Em nghĩ là không có hy vọng lấy lại được quyền hành nghề anh à. Mọi thứ như em nói, là đã được chỉ đạo có hệ thống nên chuyện lấy lại quyền hành nghề luật sư là rất mong manh. Mặc dù lý do để tước quyền luật sư của em là họ kết tội em nói xấu chế độ, nói xấu chính quyền… nhưng lại không có chứng minh gì về lời kết tội đó. Nên có cố gắng thì không được gì nữa. Em nghĩ vậy. Luật sư thì bị tước thẻ với lý do mơ hồ. Còn tất cả các vụ án về chính trị hay dân quyền, nhân quyền mà các luật sư tham gia trong năm 2017 thì lại hoàn toàn thất bại. Không có một sự bào chữa nào thành công, thậm chí luật sư còn bị khước từ quyền tranh tụng, hay đòi hỏi triệu tập nhân chứng, văn bản phân tích khoa học ngay tại tòa… vậy theo Đôn, 2017 có nên gọi là một năm thất bại của nghề luật sư Việt Nam không? Dạ, lâu nay các vụ án liên quan đến nhân quyền mà được các luật sư nhận lời tham gia cũng không nhiều, bởi phần lớn người ta sợ Nhà nước gây khó khăn cho công việc làm ăn, hay rồi bị rút thẻ như em. Nhưng thật lòng mà nói, cho đến lúc này thì hầu hết các vụ án liên quan đến nhân quyền thì luật sư chỉ còn đóng vai trò tham gia cho có vậy thôi anh. Bản án thì đã được ấn định trước. Luật sư đang dần trở thành người chỉ còn có vai trò đưa thông tin cho nạn nhân, bị cáo, rồi chuyển lời nhắn đến gia đình… Vai trò luật sư thiếu sức mạnh đúng của mình. Ngoài chuyện là người xuất hiện chuyện trò, an ủi, động viên những ai đang vướng vào vụ án trong lúc họ sợ hãi hay cô đơn, thì đôi khi luật sư phải nhờ đến dư luận bên ngoài, bằng cách phát đi thông tin cho mọi người quan tâm và ủng hộ. Còn để giảm được án hay bào chữa cho thoát án thì không thể, anh à. Nói như vậy, luật sư và tòa án ở Việt Nam hiện ra phần lớn như một loại nghệ thuật trình diễn, ít khi đạt được giá trị công lý? Dạ đúng vậy anh à. Ở tòa án, hầu hết các bản án đều đã định trước, thỉnh thoảng có chút thay đổi. Đặc biệt án chính trị hay nhân quyền thì vai trò luật sư để góp mặt vậy thôi chứ không ai quan tâm họ nói gì. Trong giới tụi em thì nói đùa là tới để đủ mâm đủ cỗ thôi. Làm nghề luật sư đôi khi chứng kiến những chuyện diễn ra mà không làm gì được nên cũng buồn lắm. Đó là lý do mà em nói rằng nghề luật sư ở Việt Nam chỉ còn sống bằng nghề chạy án thôi là vậy đó. “Đủ mâm, đủ cỗ” – tính hình thức tạm bợ đó, có phải đã khiến các phiên xử nhân quyền hay chính trị thường diễn ra rất nhanh, mặc dù còn rất nhiều chứng cứ, nhân chứng hay luận cứ cần phải được tranh tụng trước tòa. Thậm chí mới đây có vụ xét xử 9 với tội người chống chế độ ở Bình Định, rồi kế đến là 15 người mang tội khủng bố ở Sài Gòn, lại chỉ diễn ra chỉ trong 1,2 ngày, nhanh đến ngạc nhiên? Dạ, thì ai cũng biết án thì do chỉ đạo nên diễn ra nhanh chóng thôi anh. Các mức án thì mỗi lúc càng cao. Em nghĩ Nhà nước đang muốn dùng các mức án này để khiến cho những người muốn đấu tranh không dám hành động nữa. Án cao và xử nhanh, không có cơ hội thay đổi là nhằm cho mọi người khiếp sợ. Ở Việt Nam thì không có tam quyền phân lập, nên các vụ án sẽ luôn gặp trường hợp thiếu khách quan, thiếu minh bạch. Và nếu không có thay đổi thì mọi thứ sẽ mãi mãi như vậy thôi. Trở lại câu chuyện riêng của Đôn, có nhiều người nói lẽ ra Đôn đã có một tương lai tốt đẹp hơn, nếu không phát ngôn làm trái ý nhiều người. Mọi thứ có thể gọi là vạ miệng, Đôn có hối tiếc về những gì mình đã nói không? Em nghĩ mình không có hối tiếc đâu anh. Vì những gì em nói ra hay không thì dân chúng cũng đã biết từ lâu rồi. Em chỉ khẳng định với tư cách là người chứng kiến thôi. Khi em nói là luật sư Việt Nam chạy án, thì cũng nhiều đồng nghiệp bực bội, chính quyền thì không ưa. Em biết em nói thì cũng thiệt hại cho mình, nhưng nếu mình không nói thì cũng không ai nói. Em nói cũng chỉ mong cho nghề luật sư rồi sẽ có một lúc nào đó thay đổi và tốt đẹp hơn. Nói thật để dân chúng không quá hy vọng vào khả năng luật sư trong nền luật pháp hiện nay, rồi tin rằng công lý là có thật, để rồi thất vọng. Em nói là cũng mô tả hiện trạng và đòi hỏi sự thay đổi, chỉ mong tốt cho những đồng nghiệp cũng trong tâm trạng như mình mà không thể nói được thôi. Em không hối tiếc những gì đã nói ra đâu anh. Nhưng cũng có ý kiến nói rằng Đôn cũng cần phải thỏa hiệp để có thể sống dược với nghề. Rất nhiều luật sư đang phải như vậy mà? Dạ đó là quan điểm cá nhân, chọn lựa để sống yên. Nhưng quan điểm của em thì sống làm nghề luật sư, thì phải lựa chọn nói thật. Bởi luật pháp và công lý là sự thật, thì em cũng muốn được nói thật. Em biết nói thật thì khó nghe nhưng rồi nó sẽ tác động vào việc thay đổi xã hội. Nếu em không học cách nói thật, thì em cũng như mọi người, thỏa hiệp với sự bất công mà sống thì xã hội này sẽ ra sao? Dạ, em không muốn sống như vậy. Nhưng như vậy, Đôn có cảm thấy mình trở nên cô đơn không? Chẳng hạn như lúc nào? Dạ thiệt tình em thấy buồn lắm vì không còn được làm nghề luật sư nữa để giúp cho mọi người. Nhưng cũng an ủi khi thấy dư luận xã hội vẫn không quên em. Đi ngoài đường, người ta không coi em là người thất thời, mà cũng mời em café, nói chuyện chào hỏi… nên em cũng hạnh phúc lắm anh à. Để nói một lời kết thúc năm 2017, hướng về năm mới 2018, Đôn muốn gửi lời gì đến mọi người quan tâm đến câu chuyện của Đôn? Em cảm ơn lắm, việc mọi người quan tâm đến em, giúp em đi qua những giờ phút khó khăn của đời mình. Trong năm mới, em chỉ mong mọi người hãy dành thêm sự quan tâm, kêu gọi cho sự thay đổi cho luật pháp ngày càng làm đúng công việc phục vụ cho người dân, cho xã hội. Lúc đó thì em cũng như mọi người đều chung một niềm vui, anh à. Tuấn Khanh ghi (30-12-2017)  
......

VÌ KHÔNG QUAN TÂM

Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đất nước ta mới có đến hàng triệu văn bản quy phạm pháp luật được hào phóng đưa ra cho đến nay, trong đó có đến hàng ngàn văn bản trái luật, vi hiến một cách hiển nhiên mà vẫn tồn tại. Vì không ai quan tâm đến chính trị, nên hôm nay họ ban hành quy định xe máy phải chính chủ khi tham gia giao thông nếu không sẽ bị phạt. Ngày mai họ ra văn bản tăng phí lưu thông đường bộ với đủ các loại chốt, trạm thu phí nhan nhản trên đường. Ngày kia họ lại tính ra chính sách người ngực lép không được đi xe máy hay phụ nữ trên 33 tuổi không được sinh đẻ. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên hàng ngày thực phẩm nhiễm độc nguy hại vẫn được tuồn vào và tiêu thụ bởi những sự móc ngoặc hay làm ngơ của các cơ quan quản lý. Và chúng ta cứ vui tươi sử dụng nó với một bản án tử hình âm thầm mà chẳng có chút mảy may nào về nó. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên năm nay họ bắt con em chúng ta thi chung kỳ thì đại học và tốt nghiệp với nhau. Năm sau họ lại tách ra thi tốt nghiệp riêng và các trường được quyền xét tuyển theo chỉ tiêu của mình. Chỉ có phụ huynh và thí sinh là khổ sở đến chóng mặt và thực sự tốn kém. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đáng ra chúng ta được sử dụng chiếc ô tô mà nước ngoài chỉ giá 200 triệu thì về nước ta giá của nó được nâng lên đến 300% bởi bị đánh các loại thuế cao ngất ngưởng, nên thành ra việc sở hữu nó chỉ là mơ ước của bao nhiêu người mà thực ra thằng hàng xóm bé xíu và ít dân Campuchia hay Lào nó đã hưởng từ lâu. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên thích thì nó làm nhanh các thủ tục, ngứa mắt hay trông nghèo khó mà nó ghét thì còn lâu nó mới làm cho. Nó hành đủ kiểu trên đời, đến khi lòi phong bì ra nó mới giải quyết. Vì không quan tâm đến chính trị mà mất cắp, cướp giật, quỵt nợ, tranh giành tài sản hay đánh đấm nhau người ta sợ đến công an hay tòa án giải quyết vì "mất thời gian" và "nhiêu khê" lắm. Vì không quan tâm đến chính trị nên hôm nay nó bảo phải nộp hồ sơ như thế này để đăng ký thành lập cái doanh nghiệp, ngày mai nó sửa quy định về thuế, hóa đơn thế kia làm mất một đống tiền và rước cả những hệ quả, rủi ro vô cùng lớn cho doanh nghiệp. Vì không quan tâm đến chính trị nên một loạt nhà máy sản xuất thải ra hàng tấn chất thải một cách trái phép từ bao năm qua gây ô nhiễm nguồn nước, đất, không khí, bụi và độc tố khiến người dân phải sống chung với những căn bệnh tiềm ẩn như ung thư hay các bệnh nguy hiểm khác. Vì không quan tâm đến chính trị nên hôm nay nó quyết định xây tượng đài hoành tráng hàng ngàn tỷ, ngày mai nó lại lấp sông nhanh như cắt mà chẳng ai biết hay chặt cây hàng loạt mà chẳng cần bận tâm đến dư luận ra sao. Trong khi đường xá, cầu cống, công trình hạ tầng thấp kém, vừa xây xong đã sạt, sụt, nứt, lún. Dân vẫn nhắm mắt mà đi chứ biết làm sao. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên chẳng ai biết mình có quyền gì khi đứng trước mấy ông cán bộ, công chức hay nhân viên công quyền, trong khi chính mình là người bỏ tiền ra đóng thuế để nuôi mấy ông bà đấy với mục đích để họ phục vụ chúng ta. Vậy mà chúng ta lại phải "quỵ lụy" và "sợ" họ. Lạ lùng đến kỳ dị. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên hôm nay nó ra văn bản tăng giá xăng mặc dù giá dầu thế giới giảm ở mức kỷ lục. Tiêu pha chán chê, ngày mai nó báo cáo kinh doanh điện lỗ lớn, và tăng giá điện lên người dân được lợi. Ngày kia không vui, nó lại ra quy định không nhận mua vàng một chữ số hay nhận gửi đô la phải mất tiền. Đau hơn viêm đại tràng mà cứ phải uống Aspirin cầm cự. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đi trên đường nơm nớp lo sợ gặp công an giao thông dòm ngó. Có mở cái quán cóc nhỏ để bán hàng vỉa hè, ngõ phố thì như đi ăn cắp vì sợ ông phường vào hỏi thăm và cứ thản nhiên "bê" đồ về trụ sở mà chẳng cần lập bất cứ biên bản nào. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên nó ngồi trên bờ lập danh sách khống mà vẫn báo cáo đi tuần tra biển mất hàng tỷ đồng để lấy tiền tiêu, hay tệ hơn một đám đông hung hãn cứ thế xông vào nhà bắt người chẳng cần lệnh rồi đánh chết con người ta ở trụ sở một cách dã man, tàn bạo. Vì không ai quan tâm đến chính trị nên đất nước nghèo nàn, lạc hậu, nợ nần chồng chất, giáo dục tụt lùi, môi trường ô nhiễm, xã hội bất an, đạo đức tha hóa, con người vô cảm và người ta cứ chui lủi sống trong sự sợ hãi mà tất cả mọi sự thực chất là nằm trong quyền năng sẵn có của chính mình. Vì không quan tâm đến chính trị, nên thành ra người ta đã từ chối quyền được sống tôn trọng, an toàn, tốt đẹp và văn minh hơn. FB Luân Lê
......

Tại sao Thượng tá Vũ Nhôm chạy trốn?

Những ngày đầu năm dương lịch, dư luận xôn xao với tin Thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ bị truy tố trong nước nhưng đang bị nhà chức trách Singapore giữ vì vấn đề hộ chiếu. Thượng tá công an và đại gia bất động sản Phan Văn Anh Vũ, tức "Vũ Nhôm". Ảnh: Infonet Cũng giống hai cuộc đào thoát trước đây của Dương Chí Dũng trong vụ án Vinalines năm 2013 và Trịnh Xuân Thanh trong vụ PVC năm 2016, cả hai đã bỏ trốn trót lọt trước khi bị truy tố. Lần này Thượng tá công an, có bí danh “Vũ Nhôm”, tức đại gia bất động sản Đà Nẵng Phan Văn Anh Vũ cũng đã trốn kịp sang Singapore truớc khi bị công an đến nhà lục soát và truy tố về tội “làm lộ thông tin bí mật quốc gia”. Tội danh này làm không ít người phải ngạc nhiên vì thông tin tình báo quốc gia thì không phải ai cũng nắm được. Dĩ nhiên bộ phận công an điều tra không thể phóng đại khi những thông tin của một sĩ quan của Tổng cục 5 có liên quan đến cuộc thanh trừng lẫn nhau đang diễn ra trong nội bộ đảng cộng sản.   Sự kiện thêm một cán bộ cấp cao bỏ trốn đặt người cầm đầu công cuộc “đốt lò” dang dở phải đối mặt với một sự thật phũ phàng. Những nghi phạm bị nhắm tới lúc nào cũng dễ dàng lọt lưới trước khi ông Trọng xuống tay. Trong lúc dư luận chờ đợi Bộ Công an cho biết kết luận điều tra cách trốn thoát của Vũ Nhôm, thì Blogger Người Buôn Gió lên tiếng trước cho biết là Vũ Nhôm đang bị giữ tại Singapore và đang làm thủ tục xin tỵ nạn chính trị... tai Đức. Lý do Vũ Nhôm xin tỵ nạn ở quốc gia này là vì anh ta muốn công bố những “tài liệu mật” có liên quan kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh.   Việc này hư thực thế nào chưa rõ, nhưng quả thật là cuộc đào thoát của Vũ Nhôm lại một lần nữa khiến người ta thấy sự tính toán của Tổng bí thư Trọng là quá dở. Bởi chính trò chơi do ông vẽ ra lâu nay là dùng báo chí quốc doanh đánh phủ đầu kết tội nạn nhân, trước khi ra lệnh bắt. Điều này không khác cho báo chí kéo lên một hồi còi báo động quá rõ ràng đã khiến con mồi Vũ Nhôm biết trước mà bỏ chạy. Cái đau hơn nữa của Tổng Trọng là mặc dù nằm ngay trong đảng ủy Bộ Công an để dễ dàng kiểm tra cũng như chỉ đạo khi cần, thông tin cho là mật vẫn bị rò rỉ khiến ông Trọng cũng không ít lần bị cho lùi lại phía sau. Trước khi Nguyễn Xuân Anh bị lột sạch chức vụ hồi tháng 7, 2017 đã có nhiều tin tức được tung ra trên các trang mạng xã hội liên quan đến Phan Văn Anh Vũ tức Vũ Nhôm. Phan Văn Anh Vũ được mô tả là thượng tá công an quyền thế ở Đà Nẵng, người của Tổng cục 5 đứng ra điều hành một hệ thống thu gom các dự án bất động sản có giá trị hàng trăm triệu đến hàng tỷ đô-la. Là người thân thiết với Nguyễn Xuân Anh, được biết chính Vũ Nhôm đã tung ra bản kê khai tài sản của Huỳnh Đức Thơ, người còn ngồi lại ghế chủ tịch UBND Đà Nẵng. Vì thế khi Anh bị lột chức đuổi về vườn, Vũ Nhôm phải lo thủ thân sau khi cân nhắc và nhận chỉ đạo từ đàn anh. Đến đây có hai câu hỏi được đặt ra. Thứ nhất, tại sao Vũ Nhôm lại kịp bỏ trốn trước khi bị bắt? Dĩ nhiên từ Dương Chí Dũng tới Trịnh Xuân Thanh và nay Phan Văn Anh Vũ không thể tự mọc cánh bay ra khỏi nước mà không có sự giúp đỡ của một thế lực nào đó. Hóa ra chỗ dựa của Vũ Nhôm giờ đây tỏ ra yếu quá hay là bị đánh tháo cáy phải tính đường bỏ của chạy lấy người. Cái bóng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang ngày càng mờ nhạt trước thế đang lên của Trọng - Vượng. Nhất là sau khi bắt được Trịnh Xuân Thanh và Đinh La Thăng ấn định ngày xét xử, ông Trọng tạm để yên Nguyễn Tấn Dũng như món đồ trong túi. Không phải Tổng Trọng không nhìn thấy trong Bộ Chính trị giờ đây viên cựu Bộ trưởng Công an là một cây đinh cần nhổ sau chuyến đi gọi là “chữa bệnh”, cũng là một thứ bí mật quốc gia. Ông Nguyễn Xuân Anh bị tước chức Bí thư Thành ủy Đà Nẵng và cho thôi chức Ủy viên Trung ương Đảng vào đầu tháng 10, 2017. Ảnh: Reuters Câu hỏi thứhai, tại sao Vũ Nhôm xin tỵ nạn chính trị tại Đức với lý do tiết lộ kế hoạch bắt Trịnh Xuân Thanh mà không vì một lý do nào khác? Đây chính là sự liên kết quyền lực mafia trong chính trường Việt Nam khi cần có thể dùng để phản công trong mọi trường hợp. Tổng cục 5 của Bộ Công an là đơn vị lập kế hoạch sang Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh được Nguyễn Phú Trọng chấp thuận thì những gì Vũ Nhôm có được trong tay, cuộc điều tra của Đức hẳn phải rất quan tâm. Phải chăng đàn anh của Vũ Nhôm ở Bộ Công an đã dúi cho Vũ Nhôm kế hoạch này hầu cứu mạng và để anh ta im luôn không nói gì đến chỗ dựa với số tiền tiền mấy trăm triệu Mỹ Kim đã kíếm chác được trong nhiều năm qua. Những sự kiện tròng tréo về bất động sản từ thời Nguyễn Bá Thanh đến Nguyễn Xuân Anh đã có bàn tay của Bộ Công an mà viên thượng tá của Tổng cục 5 đứng ra làm bình phong thâu tóm lợi nhuận qua các công ty đứng tên mình và chia chác lên trên. Chính chủ trương của đảng cho quân đội và công an thi đua làm kinh tế tạo cơ hội làm giàu bất chính, hầu mua chuộc sự trung thành với đảng đã tạo ra những liên minh ma quỹ ngày càng lớn mạnh và ngày càng muốn thâu tóm lẫn nhau qua những cuộc thanh trừng nội bộ. Rõ ràng vụ Vũ Nhôm chỉ là một màn đánh nhau giữa phe Tổng bí thư Trọng và phe Chủ tịch nước Trần Đại Quang là xếp cũ của Tổng cục 5 Bộ Công an. Nó đưa đến những cuộc thanh trừng không thương tiếc từ cấp địa phương đến cấp trung ương để ông Trọng thực hiện giấc mơ nhất thể hóa quyền lực trong tay mình để có thể trở thành một thứ Tập Cận Bình nho nhỏ của Việt Nam trong tương lai. Hay nếu nói cách khác, đây cũng là màn kịch ôm tiền tháo chạy trong an toàn của các đại gia núp bóng công an và quân đội thì cũng không sai?   http://www.viettan.org/Tai-sao-Thuong-ta-Vu-Nhom-chay.html
......

Cuộc nổi dậy của người dân Iran

Diễn biến đã trở thành trung tâm của sự chú ý dư luận và truyền thông thế giới vào cuối năm 2017 chính là cuộc biểu tình xảy ra ở nhiều thành phố lớn tại Iran, kéo dài liên tục từ ngày 28 tháng 12 qua đến đầu tháng 1 năm 2018. Biểu tình tại thủ đô Tehran hôm 30-12-2017. Ảnh: Internet Nói cách khác, trong lúc thế giới chuẩn bị chào đón sự chuyển mình của năm mới – 2018, người dân Iran đã túa ra đường đòi cơm áo. Họ đã không còn có thể chịu đựng cuộc sống khó khăn, khi giá thực phẩm và nhiên liệu tăng hầu như hàng ngày, sau hai năm chờ đợi cuộc sống khá hơn từ lúc Iran đạt được thỏa thuận hạt nhân với 6 nước và lệnh trừng phạt kinh tế đã được tháo gỡ vào năm 2015. Lúc đầu những người kêu gọi biểu tình đòi cơm áo chỉ muốn tập trung ở Thủ đô Tehran và dự kiến con số tham dự khoảng vài chục ngàn người để tạo sức ép lên chính quyền Tổng Thống Hassan Rouhani, hầu có những chính sách cải tổ kinh tế tốt hơn trong năm 2018. Nhưng không ngờ làn sóng người hưởng ứng lên quá đông và bùng nổ khắp nước. Mặc dù báo chí và truyền thông bị chính quyền Iran kiểm soát toàn diện, nhưng người dân Iran đặc biệt là giới trẻ đã khai dụng Smartphone và nhất là mạng xã hội để liên lạc, kêu gọi nhau xuống đường, và chuyển tải các hình ảnh biểu tình đi khắp nơi. Vào năm 2009 khi cuộc biểu tình chống gian lận bầu cử Tổng Thống bùng nổ, lúc đó người dân Iran sở hữu không tới 1 triệu Smartphone, nhưng vào thời điểm 2017, dân Iran đã sở hữu hơn 48 triệu Smartphone (tương đương với 60% dân số so với 2% năm 2009) và đặc biệt đã biết khai dụng mạng Telegram Channel và Instagram để liên lạc và thông báo các tin nhắn. Khi cuộc biểu tình bùng nổ, đa số các khẩu hiệu tập trung vào ba nội dung chính: chống tham nhũng, phản đối tình trạng giá cả hàng hóa quá cao và tình trạng thất nghiệp. Các phát biểu của những người biểu tình tập trung vào việc chất vấn rằng: tại sao chính phủ đã chi tiêu quá nhiều tiền cho những cuộc xung đột ở Trung Đông trong khi người dân ở trong nước lại khốn khổ. Nhưng khi làn sóng biểu tình đạt lên đỉnh điểm gần nửa triệu người tham gia vào thời khắc giao mùa đêm 31 tháng 12 tại thủ đô, đã xuất hiện một số khẩu hiệu có những nội dung mạnh mẽ hơn: Đừng quan tâm đến Palestine nữa - hãy nghĩ đến chúng tôi; Phải trả tự do cho tù nhân lương tâm - Dân chủ hay là chết; Đả đảo chính quyền Rouhani độc tài - Phải làm cuộc cách mạng mới. Tổng Thống Hassan Rouhani. Ảnh: Reuters Điều này cho thấy là sau những năm chịu đựng sự phong tỏa kinh tế của Phương Tây, chờ đợi những thay đổi tốt hơn theo sự hứa hẹn của Tổng Thống Hassan Rouhani (đắc cử năm 2013), người dân Iran hoàn toàn vỡ mộng và họ muốn thay đổi. Vì thế so với cuộc biểu tình năm 2009 chỉ diễn ra quanh thủ đô, cuộc biểu tình lần này bùng nổ ở nhiều thành phố trên khắp nước, bao gồm cả những khu vực vốn là “căn cứ địa” của chính phủ, và người biểu tình cũng đã dám lên án và đòi lật đổ cả Thủ lãnh Tôn giáo Tối cao Ayatollah Ali Khomeini, nhân vật quyền lực bất khả tại Iran từ năm 1979. Ngoài ra, so với năm 2009, các cuộc biểu tình lần này đã có nhiều cuộc bạo động xảy ra, và tính đến nay đã có hơn 30 người thiệt mạng dưới tay của lực lượng an ninh; số người bị bắt đã lên cả ngàn. Tuy cuộc biểu tình đã kéo dài nhiều ngày, nhưng các nhóm tổ chức biểu tình chưa xuất hiện công khai dưới một lực lượng thống nhất. Có thể là họ lo sợ lực lượng an ninh truy lùng và tiêu diệt khi chưa tạo được sự kết hợp rộng rãi, nhưng cũng có thể là vì chưa điều hướng được sự phẫn nộ của người dân khi mà sự bất mãn bị đè nén quá lâu đang trong lúc bộc phát cao độ. Ngay cả chính quyền Iran cũng chưa có thể lường được làn sóng bất mãn của người dân hiện nay sẽ diễn ra như thế nào, nên họ đã phải tung ra chính sách nước đôi. Trên bề nổi, Tổng Thống Hassan Rouhani cố gắng xoa dịu căng thẳng, tuyên bố rằng sự việc chưa có gì là trầm trọng và nói rằng người dân có quyền được chỉ trích chính phủ và biểu tình, nhưng sẽ trừng trị thẳng tay những kẻ phá hoại . Trong khi đó, chính quyền một mặt tung lực lượng an ninh theo dõi những người chủ chốt các cuộc biểu tình, và cho báo chí tung lên nguồn tin rằng Do Thái chính là thế lực thù địch đứng đàng sau giật dây và tài trợ các cuộc biểu tình chống chính quyền, cũng như ám chỉ có bàn tay can thiệp của Mỹ và Saudi Arabia. Mặt khác cho tổ chức những cuộc biểu tình bênh chính phủ rầm rộ, chống lại những người biểu tình thực sự, và đả phá sự can thiệp của ngoại bang nhằm bôi nhọ chính nghĩa của những người dân đứng lên chống độc tài và tham nhũng. Biểu tình bênh chính phủ Iran ngày 03-01-2018. Ảnh: SkyNews Theo các nhà quan sát quốc tế, những cuộc biểu tình hiện nay là do nhiều năm bất mãn về chính trị, kinh tế và xã hội của quần chúng. Chính phủ bị chỉ trích tham nhũng trầm trọng, độ chênh lệch giàu nghèo và bất mãn gia tăng, đa số người dân Iran không mua nổi thực phẩm với giá cả càng ngày càng lạm phát khủng khiếp. Giá xăng và trứng tăng 50% mới đây có thể là ly nước tràn ly đối với một quốc gia có 77 triệu người, trong số 80 triệu dân số, sống dựa vào tiền trợ cấp của chính phủ, $13 một tháng. Trong khi đó, chính quyền của Tổng Thống Hassan Rouhani, tuy chọn con đường hòa giải với phương Tây để giảm bớt sự cô lập kinh tế, nhưng vẫn tiếp tục đổ tiền duy trì chính sách bảo hộ Palestine để đối đầu với Do Thái. Vì thế mà dù Iran không còn bị cấm vận kinh tế, nhưng hàng trăm tài sản của Iran vẫn còn bị phong tỏa và nhất là Tổng Thống Donald Trump tiếp tục đặt thêm lệnh trừng phạt Iran sau một số vi phạm như vụ phóng tên lửa vào mùa hè năm 2017. Nói tóm lại, các lệnh trừng phạt của các quốc gia Phương Tây đã làm trầm trọng thêm những khó khăn kinh tế của Iran, dẫn đến những khủng hoảng xã hội, trong khi người dân Iran đã mất dần khả năng chịu đựng và vì thế họ đã phải hành động bằng những cuộc biểu tình để đòi cơm áo. http://www.viettan.org/Cuoc-noi-day-cua-nguoi-dan-Iran.html
......

50 năm sự kiện Huế-Mậu Thân: Ai chịu trách nhiệm?

Trong cuộc phỏng vấn ngày 20-5-2017 (*), Nguyễn Đắc Xuân kể: “Họ lập ra một cái đoàn, gọi là “Đoàn sinh viên quyết tử”, mà tôi là trưởng cái đoàn đó… Tôi tổ chức học quân sự, thành ra ba đại đội, làm thành một tiểu đoàn… Thì trong cái đội đó, cái đoàn sinh viên quyết tử đó, chả bắn được ai, mà cũng chả làm cái gì ai, nhưng nó gây ra một cái tinh thần sinh viên, mà dám vũ trang để mà chống Mỹ, để mà chống Thiệu-Kỳ…”. Dù không biết “Đoàn sinh viên quyết tử” của Nguyễn Đắc Xuân có “bắn được ai” hoặc “làm gì ai” không, nhưng có điều chắc chắn rằng chiến dịch Mậu Thân là một kịch bản được chuẩn bị chu đáo với những kế hoạch cụ thể và phân công cá nhân cụ thể. Những bài báo miêu tả chi tiết “chiến công Mậu Thân” đã thuật rõ điều này. Việc tiêu diệt cho bằng hết “ngụy quân, ngụy quyền” để “xây dựng” một chính quyền mới sau “giải phóng” là một “chủ trương” của Ba Đình. Như được Lê Duẩn phác thảo, Mậu Thân không chỉ là chiến dịch quân sự. Mục tiêu lớn nhất là cướp chính quyền. Điều đó đã dẫn đến chiến dịch khủng bố và cuối cùng đưa đến cuộc thảm sát. Giết ai và ai đi giết đã nằm trong kế hoạch được soạn từ nhiều tuần hoặc nhiều tháng trước khi chiến dịch nổ ra. Việc Huế bỗng đốt pháo nhiều hơn để người dân không phân biệt được tiếng súng với tiếng pháo đã cho thấy kế hoạch được lên chi tiết như thế nào. Trong “Huế 1968: A Turning Point of the American War in Vietnam” (ấn hành 2017), tác giả Mark Bowden đã ghi lại một phần trong danh sách 22 trang đánh máy (mà ông tìm được trong Kho lưu trữ quốc gia Hoa Kỳ), liệt kê các mục tiêu cần “tiêu diệt”: - Nhà thờ Phú Cam - Khoa Luật Đại học Huế - “Xa”, một cảnh sát Quảng Trị sống ở đường Thống Nhất gần giao lộ chữ Y cách đường Lê Văn Duyệt vài căn - “Soi”, trung sĩ nhất Sư đoàn 1 Bộ binh ngụy, ở đường Thống Nhất, gần căn nhà bằng đá và tiệm may - Cao Thọ Xá, ác ôn, dân Phú Ổ, làng Hương Chu, thị trấn Hương Trà. Bỏ làng, về sống ở đường Thống Nhất gần cửa Chánh Tây. Đêm đêm, bọn chính quyền từ các làng kế bên về nhà hắn đánh bài và ngủ lại - Tiệm sửa đồng hồ đường Thống Nhất, đối diện xéo Phòng tuyển quân. Bọn chính quyền từ các làng kế bên tụ tập về đây ngủ - Hồ Thị Kim Loan, làm cho Cơ quan Phát triển Nông thôn. Nhà ở đường Trịnh Minh Thế gần trạm xe bus Nguyễn Hoàng - Nhà hàng Lạc Thành ở đường Đinh Bộ Lĩnh, bên ngoài cửa Thượng Tứ. Bọn mật vụ và cảnh sát thường đến đây ăn uống - Tiệm sửa radio ở số 3 đường Trần Hưng Đạo. Chủ là Tôn Thất Vũ, con của Tôn Thất Kế, đảng viên Đại Việt… Cầm danh sách trong tay, những “anh hùng ngã tắt”, như cách nói của ông Phan Nhật Nam, đã tổ chức các cuộc lùng sục gieo rắc kinh hoàng. Những kẻ “hối hả hưởng cho hết cái uy quyền què cụt trong giây lát” không chỉ là những thanh niên “sớm giác ngộ” hoặc Việt Cộng nằm vùng. Có cả dân giang hồ. Một trong những người như vậy là Mai Văn Ngụ, ở Thới Lai, vốn khét tiếng với “nghề” ăn cướp; tống tiền; đâm thuê chém mướn. Từng xộ khám nên Ngụ hận thù cảnh sát. Khi “giải phóng về”, Ngụ “lột xác”, đổi tên thành Mai Văn Hòa. Được “cách mạng tin tưởng” giao nhiệm vụ, Ngụ hăm hở lập thành tích truy tìm những kẻ “có nợ máu với nhân dân”, nhân tiện “xử” luôn những kẻ thù của mình, trong chính quyền lẫn giới giang hồ. Trong vài vụ, đích thân Ngụ đứng xem cuộc hành quyết ngay trước nhà nạn nhân… (sau sự kiện Mậu Thân, Ngụ trốn theo “quân giải phóng” nhưng sau đó bị bắt và bị đày Côn Đảo; sau 1975, đương sự trở về Huế và được xem như một “anh hùng cách mạng” – dẫn từ “Huế 1968”, Mark Bowden). Vì “chỉ đạo ở trên” là tiêu diệt sạch chính quyền “cũ” để “giải phóng hoàn toàn” Huế nên đã xảy ra các vụ bắt bớ tràn lan và giết chóc vô tội vạ. Cứ là “thành phần ngụy quyền” thì bắt hoặc giết, bất luận có “ác ôn” hay không. Trường hợp gia đình bà Nguyễn Công Minh là một ví dụ. Bà kể, lúc 2g sáng sau Giao thừa, một nhóm Việt Cộng cầm AK đến gõ cửa. Bố bà sợ hãi kêu anh cùng chú của bà lẻn cửa sau đi trốn. Việt Cộng đòi xem căn cước và hỏi bố bà làm gì. Ông là phó quận trưởng quận Triệu Phong ở Quảng Trị, sắp nghỉ hưu. Sáng mùng một, họ quay lại, dẫn ông đi “thẩm cung”. Sáng mùng hai, họ lại đưa ông đến Trường tiểu học Vỹ Dạ để tra hỏi. Đến mùng ba, họ yêu cầu ông gói ghém đồ dùng cá nhân và đi “học tập cải tạo 10 ngày”. Ông mất biệt từ đó. Một năm sau, một Việt Cộng chiêu hồi khai với tỉnh trưởng Thừa Thiên rằng ông ta tận mắt chứng kiến một cuộc thảm sát, tất cả đều bị chôn sống, và ông biết chính xác hố chôn. Đến Xuân Ổ, người ta tìm thấy một hầm có 7 xác, tất cả đều bị trói và đều bể sọ. Việc tìm kiếm được mở rộng sang các vùng lân cận. Mùa hè khô hanh chỉ toàn cát phủ nhưng cứ chỗ nào có cỏ tươi thì nơi ấy có xác. Lên Phú Tứ, sau một tháng, tìm được thêm 250 xác. Hầu hết đều bị bể đầu, trói cánh khuỷu, với tư thế quỳ và chết chụm vào nhau. Gia đình bà Minh vẫn cố gắng tìm xác người thân. Tìm cho đến tháng 9-1979... Bố bà Minh bị bắt đi đâu và bị giết ở đâu? Không ai biết. Ai trực tiếp “chỉ đạo” và “duyệt” các kế hoạch “giải phóng” Huế? Ai lên danh sách “tìm diệt” và tổ chức “tìm diệt”? Phải có một hoặc nhiều người nào đó. Và (những) người đó phải là dân địa phương. Những thông tin này đã bị giấu nhẹm. Những bài báo “ca ngợi chiến công” hoặc các hội thảo từ hàng chục năm nay, mà mới nhất là “Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968 bước ngoặt quyết định và bài học lịch sử”, tổ chức ngày 29-12-2017, đã không bao giờ dám nhắc đến điều này. Bên cạnh sự hoan lạc chiến thắng là một sự hèn hạ rợn người. Ai chịu trách nhiệm lớn nhất với vai trò đầu não trong kế hoạch “xóa sổ” toàn bộ hệ thống chính quyền địa phương để xây dựng chính quyền mới là một bí ẩn lớn nhất của sự kiện Huế-Mậu Thân. Những bàn tay vấy máu đồng bào đã vội vã được chùi. Những “chứng cứ ngoại phạm” hấp tấp được bày ra. Lê Khả Phiêu, người mà hồi chiến dịch Mậu Thân là chính ủy kiêm trung đoàn trưởng Trung đoàn 9, có trách nhiệm gì không? Một bài báo mang tựa “Gặp lại cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu” (Tiền Phong, 11-11-2012) có đoạn: “Đêm 24-2-1968, quân ta được lệnh rút khỏi Huế. Khi rút phải đưa hết thương binh ở phẫu tiền phương lên rừng để tiếp tục điều trị... Đồng chí (Lê Khả Phiêu) nhận trách nhiệm trước Quân khu rằng, không riêng Trung đoàn 9 mà cần phối hợp với các trung đoàn bạn khác… cùng với nhân dân thành nội Huế làm nhiệm vụ vận chuyển anh em thương binh vượt vòng vây lên căn cứ. Chính sách thương binh là đây. Tình người, tình đồng chí đồng đội là đây”… Ừ thì đây: một bài báo khác, đề tựa “N. Vietnamese Die Chained to Their Gun Posts” của ký giả Fred Emery đăng trên Times of London ngày 16-2-1968, viết rằng ông thấy hai thi thể lính Bắc Việt đã bị xích vào cột điện với khẩu súng máy (“Huế 1968”, Mark Bowden). Những câu chuyện bi thảm về chiến tranh Việt Nam đáng lý không nên nhắc lại. Nhưng, khi mà những oan hồn chiến tranh còn chưa được giải và những bàn tay nhuốm máu còn chưa được rửa với sự thành khẩn ăn năn để chắp lạy nén nhang trước vô số cái chết oan ức thì liệu mọi thứ có thể bỏ quên hoặc để vùi lấp vào bụi lịch sử? Chúng ta sẽ nói gì với thế hệ trẻ, để giải thích tại sao hôm nay cả thành Huế lại chít khăn tang để làm giỗ cho hàng trăm oan hồn, trả lời sao với con cháu rằng lý do gì ông bà cha mẹ anh chị cô chú mình bị giết và ai giết? Cho đến giờ, vẫn còn có màn vỗ tay cười cợt trước những dải khăn tang. Nếu người ta tiếp tục khạc nhổ những bãi đờm nhơ nhớp vào lịch sử và giẫm đạp lên xác chết chiến tranh trong đó có cả chiến sĩ đồng đội mình thì những câu chuyện này vẫn cần được nhắc lại, không phải để khinh bỉ, không đáng và cũng chẳng cần, mà để cho thế hệ trẻ hiểu được cuộc chiến “giải phóng dân tộc” nó đầy dãy tội ác như thế nào, để họ hiểu dối trá và bưng bít cũng là một tội ác, và để họ nhận thức rằng những hành động kinh tởm đó đừng bao giờ lặp lại với đồng bào và dân tộc mình./. (*) https://www.youtube.com/watch?v=FSFPqOXuQYI
......

Ông Trọng mất ngủ vì Vũ Nhôm

Báo The Straits Time của Singapore ra ngày 1 tháng 1 năm 2018 đã loan tin ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ Nhôm đang bị cảnh sát biên phòng Singapore tạm giữ tại cửa khẩu Tuas hôm 28 tháng 12, khi định xuất cảnh sang nước thứ ba, với lý do được đưa ra là hộ chiếu có vấn đề. Theo tin tức thì ông Vũ đã bay sang Singapore ngày 21 tháng 12, một ngày trước khi bị Cục điều tra Bộ công an truy tố và đã bị cục tình báo của CSVN phát hiện trốn thoát nên đã bám sát theo ông Vũ kể từ đó. Có lẽ ông Vũ biết sẽ bị gặp khó khăn và có thể bị “bắt cóc” như Trịnh Xuân Thanh nên đã tìm cách đi sang nước thứ ba, nhưng quá trễ vì phía CSVN đã làm việc với lực lượng an ninh Singapore trong mục tiêu muốn dẫn độ ông Vũ về lại Việt Nam. Giữa Singapore và CSVN không ký hiệp định dẫn độ, nhưng vì không muốn làm “mất lòng” phía CSVN nên Singapore đã dùng lý cớ “hộ chiếu” để cầm chân ông Vũ. Hiện nay phía gia đình Phan Văn Anh Vũ đã nhờ Luật sư Choo Zheng Xi người Singapore lo thủ tục xin tỵ nạn chính trị tại Đức vì ông Vũ muốn báo cáo với chính quyền Đức toàn bộ chi tiết về kế hoạch của CSVN bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh ở Berlin hôm 23 tháng 7, 2017. Ông Phan Văn Anh Vũ đang đứng ở ngã ba đường: Có bị CSVN “âm thầm” dẫn độ về Việt Nam. Hoặc có được chính quyền Đức ra tay nhận để trả lời về kế hoạch bắt Trịnh Xuân Thanh trước khi cứu xét đơn xin tỵ nạn. Hoặc có bị Singapore ra lệnh bắt giữ vì nhập cảnh với hộ chiếu bất hợp pháp… vì không muốn làm mất lòng CSVN khi trao Vũ Nhôm cho Đức. Bản tin về ông Phan Văn Anh Vũ trên tờ The Straits Time của Singapore ngày 01-01-2018. Vấn đề của Vũ Nhôm không còn đơn thuần là bị truy tố theo luật của CSVN mà đã trở thành vấn đề quốc tế. Việc đi hay ở của ông Vũ tại Singapore có ảnh hưởng ít nhiều lên phiên xử vào ngày 8 tháng 1 tới đây, nhưng đặc biệt là sẽ có những tác dụng rất xấu lên kế hoạch “dựng lò đốt củi tham nhũng” của ông Trọng trong năm 2018. Thứ nhất, ông Trọng có lẽ không ngờ rằng kế hoạch đốt lò nhằm giải quyết vấn nạn nội bộ lại nhanh chóng bị quốc tế hóa, khi để một số đối tượng chạy thoát trước khi bị bắt. Việc ông Trịnh Xuân Thanh chạy đến Đức xin tỵ nạn, ông Phan Văn Anh Vũ chạy đến Singapore xin tỵ nạn có lẽ là nằm ngoài dự kiến của ông Trọng và Ủy ban phòng chống tham nhũng trung ương. Điều này cho thấy là có một vài nhóm bất phục kế hoạch đốt lò vì họ thấy âm mưu của ông Trọng là tiêu diệt họ để khống chế quyền lực. Khi ông Trọng để sẩy các con mồi và lôi kéo sự can dự của quốc tế vào cuộc chiến nội bộ, uy tín của ông Trọng chắc chắn suy yếu và tạo thêm lý cớ cho những phe nhóm khác sử dụng để hạ uy tín ông Trọng khi có dịp. Thứ hai, ông Vũ chắc chắn sẽ làm khổ ông Trọng vì ông Vũ không phải là cán bộ bị truy tố tội tham nhũng mà là tội “tiết lộ bí mật nhà nước”. Tội này chỉ có giá trị đối với ông Trọng và những ai muốn tiêu diệt Vũ Nhôm chứ còn đối với quốc tế, biết đâu tội này lại có lợi để giúp cho các nước biết rõ là bộ mặt của lãnh đạo CSVN đã âm mưu chuyện gì. Hơn thế nữa, ông Vũ còn nói rõ là muốn cho chính phủ Đức biết rõ kế hoạch bắt cóc Trịnh Xuân Thanh ra sao thì giá trị của ông Vũ vào lúc này rất được chú ý. Đây là điều mà ông Trọng và bộ máy tình báo CSVN không muốn. Thứ ba, ông Vũ không chỉ là một cán bộ bình thường mà là một Thượng Tá công an, đứng mũi chịu sào làm kinh tài cho Tổng cục V thuộc Bộ công an. Ông Vũ nắm trong tay khá nhiều tiền vì đóng vai đại gia bất động sản ở Đà Nẵng, cũng như biết rất nhiều bí mật tình báo vì ông Vũ là người lo hậu cần trong những vụ án mà Tổng cục V Bộ công an đã nhúng tay. Chỉ với những tin tức này được ông Vũ khai báo cho chính quyền Đức và được tiết lộ một phần nào đó trong công luận qua mạng xã hội, thì ông Trọng và êkíp lãnh đạo hiện nay chỉ có đâm đầu xuống cát. Thứ tư, qua việc ông Vũ bỏ trốn, người ta lại càng thấy nguy cơ phân hóa nội bộ qua kế hoạch dựng lò đốt củi hiện nay của Trọng đang từ từ diễn ra. Vợ ông Phan Văn Anh Vũ là con gái của một người em của vợ ông Trần Đại Quang, cựu Bộ Trưởng Công An và đang là Chủ tịch nước. Với mối quan hệ không chỉ gần gũi về thân tộc mà gắn liền trong cùng một ngành tình báo của Bộ công an, những động thái của ông Vũ không thể không liên hệ đến ông Trần Đại Quang. Nói cách khác là kế hoạch đốt lò của ông Trọng đã làm một mảng lớn trong Bộ công an phân rã và bắt đầu tiêu diệt nhau mà ông Phan Văn Anh Vũ là con chốt đầu tiên. Nói tóm lại, khác với vụ Trịnh Xuân Thanh một cán bộ bị tố tội tham ô do làm thất thoát 3,300 tỷ đồng, trong khi ông Phan Văn Anh Vũ bỏ trốn vì bị tố tội tiết lộ bí mật nhà nước. Tuy hai tội danh khác nhau nhưng cả hai đã “quốc tế hóa” chuyện dựng lò của ông Trọng. Đó là ông Trọng chỉ núp dưới bài chống tham nhũng, để lần lượt tiêu diệt những đối thủ, nhằm củng cố uy quyền cho phe nhóm mình mà thôi./. Nguồn: viettan.org  
......

NĂM MỚI VÀ HY VỌNG

Sóng thần khi đang di chuyển ngoài Đại Dương sâu thẳm là loại sóng ngầm, nhìn trên mặt nước không thấy tường nước di chuyển. Nhưng khi vào vùng nước nông gần bờ, đáy biển bắt đầu dốc lên, vì thế con sóng ngầm leo dốc và trồi đầu lên mặt nước. Đến gần bờ nó thành bức tường nước bằng cả tòa nhà 10 tầng ập vào và phá những vùng gần biển thành bình địa. Thật sự những sự dự đoán về sức mạnh dân tộc khó mà chính xác vì những gì hiện ra bên ngoài chỉ là phần nổi. Tư tưởng lan truyền trong đầu người dân là những sóng ngầm, không ai có thể định lượng, không ai thấy được sự thay đổi trong nó như thế nào, và tôi cũng thế, tôi chẳng thể thấy rõ nó biến chuyển nhiều hay ít, nhưng tôi tin suy nghĩ con người đang thay đổi. Chính vì thế tôi quyết định làm việc mình cho là cần làm, đó là nói sự thật. Có người nói rằng tiếng nói một cá nhân như là một viên đá ném vào ao bèo, nó chỉ tạo một gợn sóng nhỏ chẳng ảnh hưởng gì đến chính quyền. Đấy là họ nhìn trên bề mặt, công việc của những người làm công việc chuyên chở sự thật nó tựa như sóng ngầm chứ chẳng phải là cái gợn, nếu là cái gợn sóng CS không cần phải dùng bộ máy song trùng gồm Ban Tuyên Giáo của TW Đảng và bộ TT & TT của chính phủ để chiến đấu chống lại. Những sự thật được ẩn giấu khi bị bóc mẽ, tất nhiên sẽ có sức thuyết phục mạnh. Khi người ta đọc và nghiệm ra rằng, những điều đó hoàn toàn đúng thì mặc nhiên nó thành kiến thức, chính những kiến thức đó sẽ bẻ ngược thái độ con người theo hướng khác, tức theo hướng chân lý chứ không theo hướng Đảng. Chỉ cần một câu đánh giá đơn giản trước người thân rằng "Báo chí nhà nước hả? Toàn là lừa gạt mị dân, không đáng tin", chỉ cần nói thế, không cần giải thích nhiều, thì nó cũng có thể tạo sự tò mò, mà khi tò mò người ta sẽ đi tìm, chỉ cần vậy là đủ. Với tình hình hiện nay, điều thiết thực nhất là tạo những cơn sóng ngầm như vậy. Đấy cũng là một dạng hành động chứ không phải "chém gió" như những cái đầu nông cạn và có phần ngu si đã nhận xét. Còn vài giờ nữa sẽ bước vào năm mới, dù muốn hay không thì Việt Nam sẽ tiến gần đến ngày đổi thay thêm 1 bước nữa. 1 năm nữa dù chưa biết ngày nào nhưng cứ 1 năm qua đi thì ngày đó sẽ được rút ngắn đi một năm. Sự biến đổi của đất nước? Chẳng ai thấy, nhưng sự chuyển biến ngầm trong tư duy thì chắc chắn có. Sang năm mới, tôi mong rằng, cộng đồng Facebook gồm những ngòi bút chuộng sự thật, chuộng tiến bộ, yêu đất nước này sẽ đóng góp nhiều hơn nữa những tiếng nói phản biện để khai thông màn đêm tăm tối cho tri thức có đường vào. Màn đêm do đám mây độc tài CS bao trùm và che phủ không cho mặt trời chân lý soi rọi lên mảnh đất chữ S này. Sự u ám đã theo đuổi dân tộc 72 năm và cần phải có người chung tay xua tan nó. Mong sao mỗi con người Việt Nam hiểu rằng, cả một khối 93 triệu dân không nên để bị trói chặt số phận vào một nhóm người vừa vô năng, vừa vô trách nhiệm, vừa tham lam, và rất tàn độc. Mong lắm! Cuối cùng tôi xin gởi lời chúc một năm mới vui vẻ, an lành và hạnh phúc đến những bạn bè trong friendlist, và cùng chúc cho cho Việt Nam một "ngày mai sáng trời tự do"! Happy new year to everybody!
......

Phan Văn Anh Vũ (Vũ Nhôm) đang ở Singapore

Cơ quan an ninh Việt Nam đã dùng biện pháp kỹ thuật và thông báo cho Sing hộ chiếu Vũ đang dùng là hộ chiếu giả. Mặc dù Vũ đã dùng hộ chiếu này ra vào Sing nhiều lần. Hiện nay an ninh Việt Nam đang dùng những thủ đoạn trái pháp luật như làm hồ sơ giả của tội danh khác để  đòi Sing để dẫn độ Vũ về Việt Nam. Phía nhà nước Sing muốn Vũ được xem xét theo đúng luật pháp Sing và theo công ước quốc tế mà Sing đã ký. Phát ngôn của luật sư Phan Văn Anh Vũ người Singapore cho biết, chiểu theo hiến pháp của Singapore việc tạm giữ Phan Văn Anh Vũ quá 72 tiếng, như vậy cần phải có một phiên toà xem xét Sing kết tội Vũ mới được trả về Việt Nam. Thông tin chính thức, Phan Văn Anh Vũ đã đệ đơn xin tị nạn tại một quốc gia phương Tây, đơn xin tị nạn đã được gửi và có luật sư nước sở tại đảm nhận vụ việc. Việc đưa Phan Văn Anh Vũ trở lại Việt Nam là vi phạm công ước quốc tế và sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Singapore khi thực hiện yêu cầu của an ninh Việt Nam. Tất cả những cơ quan báo chí quốc tế, cần tiếp xúc để làm rõ hơn thông tin này xin liên hệ:buithanhhieu1972@gmail.com hoặc điện thoại 004915237340327 hoặc whats App 0049 1523 7340 327 hoặc viber 0049 1514 5010746 để được cung cấp bằng chứng bắt giữ của Sing cũng như thông tin liên hệ với luật sư của Phan Văn Anh Vũ người Sing.
......

TỪ CUỘC CHIẾN MẠNG ĐẾN KHOE LÁO TOÉT

Quân đội của đảng Cộng sản Việt Nam đã tung 10,000 người được gọi là “hạt nhân đấu tranh trên không gian mạng, vừa hồng vừa chuyên"   vào “chiến trường đấu tranh chống những cà nhân và các thế lực chống đảng.” Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam  gọi số chuyên viên này là “Lực lượng 47”, làm theo Chỉ thị 47 của Tổng cục chính trị, cơ quan được coi  ngang hàng với Ban Tuyên giáo của đảng và có nhiệm vụ bảo vệ tư tưởng trong quân đội để giữ cho quân đội không tan và bảo vệ đảng. Theo báo chí Việt Nam, ông Nghĩa đã công bố tin này tại “Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác tuyên giáo năm 2017, triển khai nhiệm vụ năm 2018 tổ chức tại TP.HCM ngày 25-12.” Các báo cũng trích lời tướng Nghĩa nói rằng:”Cuộc đấu tranh chống các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc trên không gian mạng đã được đề cập nhiều lần.” Ông Nghĩa nhận xét  rằng:” Mới 20 năm kể từ khi nước ta bước vào thế giới của mạng internet, Việt Nam đã là một quốc gia phát triển nhanh, đến nay có 62,7% người dân sử dụng internet.” Ông nói:”"Sự phát triển này có hai mặt. Ở mặt trái, các thế lực lợi dụng internet để chống phá. Nội dung chống phá không thay đổi, nhưng lực lượng, phương tiện, thủ đoạn, công nghệ thì rất mới", Theo lời tướng Nghĩa thì:”Quân ủy trung ương xác định bảo vệ Tổ quốc thì quân đội vẫn là nòng cốt, tác chiến bây giờ không chỉ trên bộ, trên biển, trên không nữa mà có tác chiến trên cả không gian mạng, thậm chí tác chiến trên vũ trụ.” Như vậy là lực lượng tình báo và chuyên viên điện tử  quân đội, những người được tướng Nghĩa mô tả là “kiên định lập trường, có trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ cao”, sẽ nắm vai chính trong đấu tranh chống những mạng xã hội và bloggers chống đảng và đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền, những người bị đảng chụp mũ là “các thế lực thù địch và cơ hội” nằm trong âm mưu gọi là “diễn biến hoà bình” chống đảng và gây hoang mang, chia rẽ trong quân đội và các lực lượng võ trang nhân dân, lực lượng dựa lưng của đảng CSVN. Vì vậy, tướng Nghĩa nói:”"Quân ủy trung ương hết sức quan tâm, xây dựng lực lượng thường trực phản bác các quan điểm sai trái. Lực lượng bảo vệ an ninh tư tưởng trong quân đội cũng phát triển và tới đây sẽ có lực lượng chuyên trách làm nhiệm vụ tác chiến không gian mạng." Biết rằng đấu tranh trên mặt trận mạng không dễ nên ông Nghĩa thừa nhận:”Đấu tranh phản bác những luận điệu sai trái của các thế lực thù địch trên không gian mạng là cuộc chiến lâu dài, khó khăn phức tạp, đòi hỏi phải phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ của các bộ ban ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.” Trả lời cho thắc mắc tại sao công bố tin “nhậy cảm” này, tướng Nghĩa bảo:”Có người hỏi tôi thông tin này có thể công khai không. Tôi thấy các thế lực và nước khác cũng đang tuyên bố là đang có cuộc chiến tranh trên không gian mạng thực sự. Nên chúng ta hàng giờ, hàng phút, hàng giây phải sẵn sàng chủ động tác chiến, đấu tranh với các quan điểm sai trái". Ông Nghĩa cũng tiết lộ :”Lực lượng này đang hoạt động rất tích cực, hiện có ở tất cả các đơn vị cơ sở, mọi miền mọi lĩnh vực của quân đội" KHÓ KHĂN-PHỨC TẠP Báo chí Việt Nam cũng cho hay:”Phát biểu chỉ đạo hội nghị sau đó, ông Trần Quốc Vượng - ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, thành viên thường trực Ban Bí thư - nhận định cuộc đấu tranh trên không gian mạng là vấn đề khó khăn phức tạp không chỉ riêng ở Việt Nam.” Ông nói:”"Vấn đề có quyết tâm, quan tâm và đầu tư không. Người ta đặt câu hỏi là một lực lượng làm công tác tuyên giáo hùng hậu như thế này, chúng ta có tới 800 tờ báo cách mạng, vậy mà chúng ta lại chịu thua trên mặt trận này? Đây thực sự là một thách thức". Ông Vượng đề nghị:” Ngành tuyên giáo cần có những sáng kiến tham mưu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo, chỉ đạo đảm bảo chủ quyền không gian an ninh mạng trên lãnh thổ Việt Nam, chủ động thông tin tích cực trên mạng xã hội, internet nhằm góp phần thông tin tích cực vào công tác đấu tranh phòng ngừa suy thoái, tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ.” Ông Vương nói:”Xây dựng lực lượng sắc bén nhằm đấu tranh phản bác có hiệu quả đối với những quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững khối đại đoàn kết dân tộc, củng cố niềm tin và sự gắn bó máu thịt giữa nhân dân với Đảng.” Trong khi đó, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng: "Những thách thức và nguy cơ về công tác tư tưởng mà TP phải đối diện rất gay gắt hơn nơi nào hết và hơn bao giờ hết. Điều đó đòi hỏi công tác tuyên giáo TP phải luôn đổi mới, luôn đi trước một bước". Theo ông Nhân:”TP.HCM có một Đảng bộ với hơn 220.000 đảng viên, là nơi tập hợp đông đảo các giới đồng bào, văn nghệ sĩ, trí thức, phóng viên, người lao động, sinh viên... cả nước tụ về, và luôn là nơi trọng điểm chống phá của các thế lực thù địch.” Đến phiên mình phát biểu, Trưởng Ban Tuyên giáo Võ Văn Thưởng báo động hiện đang có tình trạng:”Cán bộ, Đảng viên đi tìm nhiều thông tin xấu trên mạng..” Ông Thưởng nói:”Tôi cũng băn khoăn lo lắng là cán bộ, Đảng viên của mình đi tìm kiếm thông tin xấu nhiều quá, chính điều này làm cho phức tạp tình hình.” (VNNET, ngày 25/12/2017) Bên cạnh đó, ông Thưởng cho rằng: “Chúng ta có 60 triệu người sử dụng internet, 53 triệu người sử dụng facebook, 23 triệu người sử dụng mạng xã hội Việt Nam, một người sử dụng 2-3 mạng, với lượng người này trừ lực lượng cán bộ, chỉ cần 10%-20% đối tượng sử dụng này là những người cùng chúng ta làm công tác tuyên giáo, thì kết quả thu được tốt hơn rất nhiều.” Điều này cho thấy báo chí và các cá nhân sử dụng Internet tự cho mình quyền không có bổn phận phải làm theo ý đảng muốn, nhất là trong lĩnh vực sử dụng loa phường để tuyên truyền cho chế độ, trong khi thực tề đảng chẳng  có gì tốt để lôi cuốn nhân dân. Tuy nhiên ông Thưởng vẫn kêu gọi toàn đảng phải:”Tích cực tuyên truyền, đấu tranh, chống suy thoái, tiêu cực, tham nhũng, phản bác luận điệu xuyên tạc, luận điểm sai trái, chống diễn biến hòa bình trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa.” Bên cạnh những vấn đề then chốt, Trưởng ban Tuyên giáo cũng than phiền hiện nay đang có tình trạng “ném đá lấn nhau”  trong nội bộ. Ông nói:”Một vấn đề nào đó nói ngoài thì khó hơn nhưng sẵn sàng lên mạng “ném đá” nhau.” Đó là hậu qủa trên báo dưới không nghe và kỷ luật đảng đã bị coi thường trong cán bộ, đảng viên. THÙ ĐỊCH TRONG LÒNG ĐẢNG Như vậy, cuộc chiến chống thù địch trên mạng đã vượt  khỏi tầm tay của Bộ Tông tin và Truyền thông vì báo chí lơ là, chệch hướng và không tích cực chống cái xấu theo như đảng muốn. Ngược lại báo chí đảng đã bị lên án chỉ tập trung khai thác những cái xấu và tụt hậu trong xã hội, nhất là các tin giật gân câu khách và tống tiền các doanh nghiệp. Đó là lý do tại sao Ông Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TƯ Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo TƯ đã cho rằng:”Báo chí cần đấu tranh không khoan nhượng với tiêu cực, cái xấu cái ác; phê phán phản bác thông tin sai trái.” (VietNamNet, 26/12/2017) Ông Thưởng đã phê bình như thế tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kết công tác 2017 và triển khai nhiệm vụ năm 2018 tại TP.HCM. Hội nghị này do Ban Tuyên giáo TƯ chủ trì, phối hợp với Bộ TT&TT, Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức. Ông Thưởng cho rằng:”Năm qua đội ngũ làm báo đã không ngại khó khăn, có mặt ở những nơi 'đầu sóng ngọn gió', đưa tin về những sự kiện quan trọng của đất nước, vượt qua sự đe dọa của thế lực xấu, đối xử không công bằng của các cơ quan chức năng…Nhưng  báo chí năm qua cũng có hạn chế thiếu sót, khuyết điểm, biểu hiện nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng tới uy tín báo chí như: xa rời tôn chỉ mục đích, vi phạm giấy phép hoạt động, nhất là trong lĩnh vực báo điện tử. Khuynh hướng giật gân, câu khách, dễ dãi trong trích nguồn, xào lại tin bài báo khác là phổ biến.” Thậm chí, theo lời ông Thưởng :”Có trường hợp nhà báo bị rút thẻ vẫn viết báo, thậm chí viết cay nghiệt hơn, có những cơ quan báo chí thu nhận những phóng viên từng bị kỷ luật, vi phạm về làm việc. Nhiều tờ báo khoán cho văn phòng đại diện 4 tỷ - 5 tỷ mỗi năm nộp về là không phù hợp với tôn chỉ mục đích hoạt động của báo chí.” Như vậy thì báo đảng có coi đảng ra cái quái gì đâu mà bảo họ phải đấu tranh chống các “thề lực thù địch” và “tích cực tham gia chống tin xấu trên mạng” KHOE LÁO LẾU Bên cạnh  việc Quân đội tập trung vào cuộc chiến mớí trên mạng để bảo vệ chề độ thì báo Quân đội Nhân dân lại tung ra loạt bài “tự ca” quyền bầu cử, quyền con người và tự do tín ngưỡng tôn giáo ở Việt Nam. Đây là thủ đọan cũ rích thích tự khoe cái mình không bao giờ có mà cứ khoe mãi, làm như  bàn dân thiên hạ tòan là “dân ngu cu đen” chả biết đâu mà mò. Về bấu cử, Tác gỉa Nguyễn Tuấn tự diễn trên báo  Quân đội Nhân dân ngày 16/12/2017 rằng:”Nhà nước của chúng ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Bản chất của nhà nước pháp quyền là thượng tôn pháp luật. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, đều sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. Hội đồng nhân dân (HĐND) là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên. HĐND quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.” Lý thuyết thì vậy, nhưng khi viết rằng:”Theo quy định của pháp luật Việt Nam, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tính đến ngày bầu cử, đủ mười tám tuổi trở lên và có đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật về bầu cử đều có quyền bầu cử. Quyền bầu cử, ứng cử, quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân được quy định rõ tại các Điều 27, 28, 29 Hiến pháp 2013. Điều 27 nêu rõ: “Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND” thì người này đã nhắm mắt làm ngơ bỏ qua cái hàng rào cản to bằng cái đình làng nằm chình ình giữa tiến trình bầu cử và ứng cử. Vì mọi cuộc bầu cừ và ứng cử ở Việt Nam đều do đảng tổ chức, qua trung gian Tổ chức ngọai vi Mặt trận Tổ Quốc (MTTQ) nên bầu cử chỉ còn là “Đảng cử dân bầu”. Tất cả  ứng cử viên phải do MTTQ chọn qua hình thức dân chủ trá hình gọi là “hiệp thương” để vừa lòng đảng và hợp với nhu cầu địa phương. Nếu báo QĐND và tác gỉa Nguyễn Tuấn quên mất rồi thì hãy  đến hỏi các nguyên ứng cử viên Quốc hội khoá 14 bị loại bỏ trước khi bắt đầu như Tiến sỹ Nguyễn Quang A, Nhà báo Nguyễn Tường Thụy và hai Nghệ sỹ, danh hài Vượng Râu và Ca sỹ Mai Khôi để biết tại sao họ bị loại bỏ thẳng tay mà  không bàn cãi. Như vậy, trò hề dân chủ đã rõ mà cứ khoe mãi thì dân chưa nổi loạn là may. Ngoài ra khi nói vế các quyền con người như tự do ngôn luận, tự do báo chí và tự do hội họp, biểu tình và lập hội và tín ngưỡng tốn giáo thì tuy Hiến pháp 2013 đã nói hai năm rõ 10 là người dân có những quyền này. Nhưng thực tế vì Chính phủ và Quốc hội cứ mãi trì hoãn làm luật  nên dân vẫn chưa được phép biểu tình, lập hội họp. Riêng trong lĩnh vực báo chí thì tuy có Luật rồi song nhà nước nhất định không cho phép người dân ra báo nên cuối cùng chỉ có đảng tòan quyền nói phét và hù họa dân mà thôi. Còn nói về quyền thông tin và được nhận thông tin qua mạng thì các nhà báo tự do, mạng dân chủ xã hội và các Bloggers là những nạn nhân của chính sách kỳ thị và đàn áp ác độc nhất đang diễn ra ở Việt Nam. BÓP NGẸT TÔN GIÁO Trong lĩnh vực Tôn giáo,  Điều 24, Hiến Pháp năm 2013: 1. “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. 2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. 3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.” Thế mà trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG --02/2016/QH14), ban hành ngày 18/11/2016 và có hiệu lực từ tháng 01/2018, các Đại biểu của dân đã  dành cho nhà nước nhiều quyền kiểm soát để bóp ngẹt hoạt động của các Tôn giáo. Vì vậy, trong Kháng thư đề ngày 20/10/2016 Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam, quy tụ nhiều chức sắc của 5 Tôn giáo lớn (Cao Đài, Công giáo, Phật giáo, Phật giáo Hòa Hảo và Tin Lành) có mục đích tranh đấu cho Tự do Tôn giáo và Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam đã “hoàn toàn bác bỏ Luật Tín ngưỡng Tôn giáo”. Kháng thư viết:”Chế độ cai trị hiện thời tại Việt Nam là chế độ cộng sản với hai tính chất nổi bật: vô thần và toàn trị. Vô thần cộng sản là vô thần tranh đấu, quyết tâm xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của Tôn giáo trên xã hội khi hoàn toàn bất lực xóa bỏ sự hiện hữu của Tôn giáo trong quốc gia. Toàn trị là kiểm soát, lũng đoạn để công cụ hóa mọi cá nhân và tập thể, mọi tổ chức và định chế, mọi thế lực và ảnh hưởng, mà đặc biệt là thế lực tôn giáo và ảnh hưởng tâm linh, để đảng cộng sản muôn năm lãnh đạo và nhà nước cộng sản muôn năm cai trị.” Do đó, Hội đồng kết luận:”Mọi luật lệ xuất phát từ chế độ độc tài toàn trị cộng sản đều không ngoài mục đích kiểm soát, lũng đoạn và công cụ hóa nói trên. Nên cho dù có đưa ra cho toàn thể nhân dân, mọi giai tầng xã hội đóng góp ý kiến cho có vẻ dân chủ, rốt cuộc đảng và nhà cầm quyền cộng sản vẫn biên soạn các luật lệ (từ cao xuống thấp) hoàn toàn theo ý muốn độc đoán của họ và hoàn toàn nhằm mục đích tối hậu của họ: củng cố chế độ độc tài đảng trị. Hiến pháp 2013 là ví dụ rõ nhất. Luật Tín ngưỡng Tôn giáo cũng không nằm ngoài ý đồ thâm độc này.” Bằng chứng này được Hội đồng vạch ra:” Mọi văn kiện pháp lý của nhà cầm quyền CSVN từ xưa tới nay về Tôn giáo, kể từ Sắc lệnh Tôn giáo năm 1955, Nghị quyết 297 năm 1997, Pháp lệnh về Tín ngưỡng Tôn giáo năm 2004 tới Luật Tín ngưỡng Tôn giáo sắp ban hành, tất cả đều không ngoài mục đích dùng bạo lực hành chánh -kết hợp với bạo lực vũ khí- để cướp đoạt mọi tài sản tinh thần (các quyền tự do) và tài sản vật chất (đất đai, cơ sở) của các Giáo hội, để sách nhiễu, bắt bớ, cầm tù, thậm chí thủ tiêu nhiều chức sắc và tín đồ can đảm (mãi cho tới hôm nay), nhằm làm cho các Thực thể Tinh thần vô cùng cần thiết và cực kỳ hữu ích cho xã hội này bị tê liệt hoạt động, bị cản trở sứ mạng, thậm chí bị biến đổi bản chất. Hậu quả là xã hội Việt Nam ngày càng tràn ngập bạo hành và gian dối, ngày càng suy đồi về văn hóa và đạo đức, kéo theo suy đồi các lãnh vực khác nữa.” HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM Đến ngày 01/06/2017, Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), đại diện cho trên 7 triệu người Công giáo đã lên tiếng chỉ trích Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo mới, sẽ có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2018. Theo Hội đồng GMVN thì Luật mới đã “có những bước lùi” so với hai bản Dự thảo  Luật số 4 và số 5 mà nhà nước đã gửi ra để tham khảo ý kiến. Hội đồng GMVN viết:”Theo Dự thảo 5 ngày 17-08-2016, các tổ chức tôn giáo “được thành lập cơ sở giáo dục theo hệ thống giáo dục quốc dân” (Điều 53), và “được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội (Điều 54). Nhưng trong Luật Tín ngường, Tôn giáo, vấn đề này được gói gọn trong điều 55 với những từ ngữ tổng quát và mơ hồ:”Được tham gia các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, bảo trợ xã ội và từ thiện, nhân đạo, theo quy định của pháp luật có liên quan.” Tham gia thế nào ? Tham gia mức nào ? Tham gia có đồng nghĩa với việc thành lập cơ sở không ? Như vậy, nếu so sánh với các bàn Dự thảo 4 và Dự thảo 5, thì Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo có những bước lùi.” KIỀM CHẾ ĐỂ KIỂM SOÁT Hội đồng GMVN còn vạch ra rằng:”Ngoài ra, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo tiếp tục củng cố cơ chế xin-cho. Bộ Luật này không dung từ “xin phép” và “cho phép”, thay vào đó là các từ “đăng ký, thông báo, đề nghị”.  Việc thay đổi từ ngữ như trên tạo cảm giác có sự cởi mở hơn, nhưng vì các tổ chức tôn giáo vẫn phải thông báo với chính quyền và chính quyền có thể chấp thuận hoặc không chấp thuận, nên rốt cuộc vẫn là cơ chế xin-cho. Cơ chế này cho thấy tự do ín ngưỡng tôn giáo không thật sự được coi là quyền của con người nhưng chỉ là ân huệ cần phải xin và được ban phát. Chính cơ chế đó hợp pháp hóa sự can thiệp của chính quyền vào sinh hoạt nội bộ và kiểm soát chặt chẽ mọi hoạt động tôn giáo.” Thật vậy, nếu ai có thời giờ đọc hết  68 Điều trong 9 Chương của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo (TNTG) của nhà nước CSVN sẽ tìm ra vô số những hàng rào cản ẩn hiện trong ngôn ngữ của Bộ Công an và Ban Tuyên giáo với mục đích duy nhất là kiểm soát nghiêm ngặt người theo đạo, các chức sắc lãnh đạo, tài sản của các tôn giáo và những hoạt động thuộc lĩnh vực  linh thiêng. Ngoài những quy định trong Luật TNTG như việc gì cũng phải đăng ký, thông báo để được các cấp chính quyền cứu xét, các tổ chức tôn giáo và người theo đạo còn phải tuân theo những quy định của nhiều Luật khác của nhà nước. Những nhóm chữ  ràng buộc mơ hồ như : “theo quy định của pháp luật; theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; theo quy định của pháp luật có liên quan v.v...”   đang nhảy múa loạn lên trong tòan bộ Luật. Như vậy, nay Quân đội lại tung 10 ngàn cán bộ nắm quyền sinh sát trên mạng thì dân chủ và tự do sẽ vĩnh viễn biến mất ở Việt Nam. Nhân dân Việt Nam sẽ không còn đường thoát để tiến lên với văn minh và tiên bộ của nhân loại. -/- Phạm Trần (cuối tháng 12/017)
......

Uống bia rượu ở Hà Nội: Rượu và Chính trị ở Việt Nam

Một lịch sử rất ngắn về rượu và chính trị ở Việt Nam Một người đàn ông đứng xếp hàng trong một hàng đợi dài hàng dặm dài bên ngoài một cửa hàng ở ngoại ô Moscow chờ đợi để mua một số vodka. "Đúng thế," anh kiên quyết nói với bạn mình, "Tôi đi Kremlin để giết Gorbachev." Anh ta đi khỏi chỗ xếp hàng để giết lãnh tụ Xô Viết. Một giờ sau, anh ta trở lại. "Anh đã giết ông ta chưa?" người bạn hỏi. "Giết hắn?" Người đàn ông trả lời, "Hàng người đợi ở đó dài hơn hàng ở đây." Giống như hầu hết các câu chuyện hài hước về đàn áp chính trị, câu chuyện trên nói về tình trạng cấm rượu và nhu cầu mua rượu uống ở Liên xô trước. "Kinh doanh ở Liên Xô là gì?" Vodka. Lại một câu nói đùa. “Cướp một xe chở vodka, bán lấy tiền để mua được nhiều vodka hơn.” Tôi đã từng nói những câu chuyện cười như thế với một số nhà hoạt động nhân quyền ở Hà Nội, khi cùng nhau uống bia với giá nửa đô một cốc, và nhận được tiếng cười châm biếm. Nhưng, thay vì hài hước, sự phẫn nộ là phản ứng trong tháng này đối với thói quen uống bia rượu của cựu quan chức cao cấp Đảng Cộng sản Việt Nam. Các blog chính trị của đất nước này nói về thị hiếu uống rượu cao cấp của Đinh La Thăng, cựu bí thư ở thành phố Hồ Chí Minh, người đã bị khai trừ khỏi Bộ Chính trị vào tháng 5, và sau đó bị bắt trong tháng này vì những cáo buộc "quản lý kinh tế yếu kém" liên quan đến thời gian của ông ta làm chủ tịch của Tập đoàn Dầu khí PetroVietnam. Ông ta dường như ưa thích Macallan 30, một loại rượu whisky Scotch có giá khoảng 2.000 USD một chai. Có một đồng chí tên là Đinh La Thăng, người ưa thích hương vị cho Macallan, ... Các nhà độc tài có một sự say mê đặc biệt về chất cồn. Năm ngoái, tờ Thời báo Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên tuyên bố chế độ đã chế ra một loại rượu cao cấp có nguồn gốc gạo và nó gây đau đầu cho người uống, một tin gây hài hước cho hầu hết người Bắc Triều Tiên, những người đã phải từ bỏ một nền kinh tế dựa vào lúa gạo mà không để họ suy dinh dưỡng. Cuốn sách tuyệt vời của Mark Lawrence Schrad, Vodka Chính trị: Rượu, Chế độ Tự trị, và Lịch sử bí mật của Nhà nước Nga, đưa ra lập luận rằng rượu là một yếu tố quyết định cho lịch sử Nga. Mối quan hệ của Việt Nam với rượu cũng không kém phần thú vị. Với nhiều năm trước đây, tôi đã đọc cuốn sách sáng tạo của Erica J. Peters, Sự thèm ăn và khát vọng ở Việt Nam: Thực phẩm và Đồ uống trong thế kỷ 19. Sự đổi mới, trước tiên, vì khái niệm 'thế kỷ 19 dài' của Việt Nam, là một nỗ lực (thành công trong quan điểm của tôi) để đánh giá chính sách giao thoa của triều Nguyễn với những chính sách của người Pháp thực dân. Về rượu, tôi muốn hướng người đọc chú ý hai chương ba và bốn, để biết được các biện pháp mà người Pháp đã cố gắng (và không thành công) để vận dụng trong việc kiểm soát việc tiêu thụ rượu của người Việt Nam, trước hết bằng cách đánh thuế việc sản xuất lúa gạo và sau đó bằng cách độc quyền sản xuất, và hình sự hoá việc nấu và buôn lậu .rượu Là một phần của sứ mệnh khai hoá, người Pháp cũng muốn hướng người Việt uống bia thay vì rượu gạo vì người Pháp tin rằng bia có phẩm chất cao và an toàn hơn, được sản xuất bằng kỹ thuật hiện đại. Bia đã trở thành một biểu tượng tiềm tàng cho nỗ lực của Pháp nhằm "hiện đại hóa" Việt Nam. Người Pháp cũng tuyên bố họ đơn thuần phá vỡ sự độc quyền của Trung Quốc đối với sản xuất lúa gạo, quy tắc cũ chia-để-trị. Tuy nhiên, tác giả Peters lưu ý, sự độc quyền của chính quyền thực dân về rượu gạo đã gây ra sự oán giận của người Việt Nam, dẫn đến các cuộc biểu tình bạo lực khi các quan chức cố gắng ngăn chặn việc sản xuất rượu trong hộ gia đình (rượu quốc lủi), mà nhiều người nghĩ là tốt hơn đồ uống do Pháp sản xuất. Peters cho biết thêm: "Ý tưởng về một loại rượu gạo truyền thống nổi lên như một dấu hiệu đánh dấu sự kháng cự của Việt Nam đối với những thay đổi không mong muốn. Thật vậy, những người đấu tranh cho tự do và chống thực dân đã sớm học cách nắm bắt sự tức giận của công chúng như là một công cụ lôi kéo người. "Mối đe doạ ngục tù liên tục đối với những người sản xuất hoặc tiêu thụ rượu quốc lủi tạo ra sự chống đối chính quyền thực dân,” Peter bổ sung. Hồ Chí Minh đã nói “Người Pháp đầu độc dân tộc chúng ta bằng rươụ và thuốc phiện." Ông ta có thể thêm "rượu của họ" để làm rõ. Tuy nhiên, ông đã viết khi ở tù vào năm 1942: "Một người phải làm gì trong nhà tù, khi không có rượu, không có hoa?" (Nguyên bản: Trong tù không rượu cũng không hoa. Đối với cảnh đêm đẹp này biết làm thế nào. Nhật ký trong tù- người dịch) Tôi không làm việc đánh giá cuốn sách của Peters, một cuốn mà tôi khuyên bạn nên đọc, mặc dù rất khó để tìm ra. Tuy nhiên, với lịch sử gần đây hơn, rượu không mất đi tầm quan trọng trong chính trị và xã hội ở Việt Nam, nhất là vì thị hiếu rượu đắt tiền của các tầng lớp quan chức cao cấp như Dinh La Thăng, làm tăng thêm sự oán giận do bất bình đẳng ở quốc gia cộng sản này. Người Việt Nam được coi là một trong số những người nghiện bia rượu nặng nhất ở Đông Nam Á, không mấy ngạc nhiên khi xem xét các con số. Một nghiên cứu của WHO, vào năm 2014, cho thấy mức tiêu thụ bình quân đầu người cho người lớn tăng gần gấp đôi từ 2003-2005 đến 2008-2010. Một báo cáo khác cuả Bloomberg cho thấy nhu cầu bia đã tăng hơn 300% kể từ năm 2002. Hãng tin này cũng viết rằng Euromonitor International, một công ty nghiên cứu, cho biết mức tiêu thụ rượu bia bình quân đầu người là 40,6 lít trong năm nay và dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới. Công ty nghiên cứu này mô tả Việt Nam là "chiến trường chính của các nhà sản xuất bia." Tôi ngần ngại đưa ra bình luận về "văn hoá bia rượu" của người Việt Nam, chỉ có điều nó phản ánh đúng bản năng con người nước này là nhiệt tình và hiếu khách, bia rượu là phương tiện liên kết và luôn có trong các dịp đặc biệt. Vô tửu bất thành lễ, không say không về. Bia rượu là niềm vui cuối cùng của những người buồn chán trong những giai đoạn khó khăn. Nhiều phụ nữ Việt cũng uống rượu bia với tửu lượng cao, nếu bạn quan sát ở các nhà hàng và vũ trường vào ban đêm ở quốc gia này. Hiện tượng này ít gặp hơn ở Campuchia, một nước láng giềng của Việt Nam. Nhưng, ngày nay, bia rượu có một tầm quan trọng rõ ràng hơn trong chính trị. Nhà sản xuất bia lớn nhất của Việt Nam, Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Công ty Cổ phần Bia Rượu Nước giải khát Hà Nội (Habeco), từng là doanh nghiệp nhà nước trong một thời gian dài. Hai công ty này từng đưa lại doanh thu khá lớn cho Đảng Cộng sản. Thị trường bia của cả nước năm ngoái có giá trị khoảng 6,5 tỷ đô la. Tuy nhiên, Đảng đã quyết định bán số cổ phần đáng kể thuộc sở hữu nhà nước ở hai công ty này, một phần trong kế hoạch thoái vốn toàn bộ hoặc từng phần ở 375 doanh nghiệp nhà nước cho đến năm 2020. Tháng này đã bán phần lớn sở hữu nhà nước ở Sabeco, được báo cáo là đợt IPO lớn nhất của một DNNN trong lịch sử Việt Nam. Mặc dù có sự quan tâm của một số công ty quốc tế lớn, Thai Beverage, do Charoen Sirivadhanabhakdi quản lý, là nhà đầu tư duy nhất, chiếm 54% cổ phần với mức giá 4,8 tỷ USD, hầu hết số tiền thu được sẽ được đưa vào quỹ của chính phủ. Chính phủ cũng có kế hoạch bán một lượng lớn cổ phần ở Habeco vào đầu năm tới. Reuters tuyên bố hồi tháng trước, trước khi có tin bán. "Việc bán Sabeco có thể đưa ra một kế hoạch chi tiết cho việc tư nhân hóa khác mà Hà Nội đang xem xét như một phần của cải cách kinh tế rộng lớn hơn. Việc bán cổ phẩn đã không hoàn toàn theo kế hoạch. Có những kỳ vọng rằng các công ty lớn của Nhật Bản và Châu Âu sẽ đầu tư, nhưng họ đã bị cản trở bởi mức giá 14,09 USD/cổ phiếu của chính phủ.” Tuy nhiên, việc bán Sabeco chỉ có thể được coi là thành công của Đảng. Ngày nay, Việt Nam có nhiều nợ và không có đủ vốn để tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng cần thiết để giữ cho nền kinh tế phát triển, và quan trọng hơn đối với các quan chức trong bộ máy, là duy trì tính hợp pháp cho Đảng trong con mắt của công chúng, những người đang ngày càng tò mò (và phản biện) về mục đích của đảng ngày hôm nay. Thật vậy, không giống như các nhà cai trị trong quá khứ của Việt Nam, Đảng Cộng sản không có ý muốn kiềm chế sự say mê của công dân, cũng không kiểm soát thị trường bia rượu bằng các biện pháp mạnh. Có lẽ lịch sử đã dạy đảng, rằng hãy để người dân tự do uống rượu nhằm tránh tích tụ bất mãn trong dân chúng vốn đã chịu nhiều áp lực. Mục tiêu duy nhất của đảng là làm sao kiếm được nhiều tiền từ việc tiêu thụ bia rượu của dân chúng. Nguồn: Drinking in Hanoi: Alcohol and Politics in Vietnamhttps://thediplomat.com/2017/12/drinking-in-hanoi-alcohol-and-politics-i...
......

Vụ Vũ ‘Nhôm’ có trở thành ‘Trịnh Xuân Thanh thứ hai’?

Chỉ ít ngày sau khi thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ – trùm bất động sản Vũ “Nhôm” – biến mất ngay trước mũi các tuyến trinh sát của Công an Đà Nẵng, Bộ Công an, vụ Vũ “Nhôm” đang có những dấu hiệu trở thành một vụ “Trịnh Xuân Thanh thứ hai”. Ảnh:Trịnh Xuân Thanh - Vũ Nhôm Những tương đồng Vũ “Nhôm” – Trịnh Xuân Thanh Một vài trang báo điện tử ngoài nước và một số trang facebook ở Việt Nam lẫn ở nước ngoài bắt đầu đưa tin về vụ Vũ “Nhôm” đã tẩu thoát trót lọt, đã có thể ung dung ở một chân trời nào đó ngoài biên giới Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Không chỉ có thế, là một tình báo viên công an, Vũ “Nhôm” đang nắm trong tay một bản danh sách mạng lưới tình báo viên của công an Việt Nam ở nước ngoài và nhiều công ty “bình phong” của ngành công an. Nếu danh sách gián điệp này và các công ty “bình phong” bị Vũ “Nhôm” tiết lộ, sẽ xảy đến vô khối chao đảo trong nội bộ ngành công an… Bầu không khí mô tả trên về “lợi thế so sánh” của Vũ “Nhôm” là tương đồng, hoặc chính xác hơn là rất tương đồng, với cách thức “dàn trận” của nhóm truyền thông lợi ích chỉ ít ngày sau 3Trịnh Xuân Thanh biến khỏi Việt Nam vào nửa cuối năm 2016, cũng là khoảng thời gian mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, có thể đã hoảng hốt trước vụ Trịnh Xuân Thanh và cả tổng biên tập báo Petrotimes – đại tá an ninh Nguyễn Như Phong “phản thùng”, phải mở cả một hội nghị trung ương 4 để răn đe về hành vi “tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Ai và thế lực nào đã báo tin và giúp cho Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn? Đó vẫn là nỗi đau không thể nói thành lời của Tổng bí thư Trọng. Một điểm tương đồng, không biết chỉ là ngẫu nhiên hay mang tính chủ ý, giữa câu chuyện “ra đi tìm đường cứu nước” của Vũ “Nhôm” và Trịnh Xuân Thanh là cả hai nhân vật này dường như chỉ thoát khỏi vòng vây theo dõi vào khoảng thời gian ngắn ngủi cuối cùng. Trong vụ Trịnh Xuân Thanh, vào khoảng quý 3 năm 2016, Bộ Công an sùng sục khám xét nhà Trịnh Xuân Thanh, báo chí nhà nước chạy theo tường thuật sôi động, nhưng đột nhiên tất cả đều im bặt. Trịnh Xuân Thanh đã biến mất không một dấu vết. Hơn một năm sau, đoạn phim trên được công chiếu lại. Vào buổi tối 21/12/2017, khi nhiều tờ báo nhà nước sôi nổi và ồn ào đưa tin “Bộ công an khám nhà Vũ “Nhôm””, thì lại không có tin tức hay hình ảnh nào về việc đại gia Phan Văn Anh Vũ này đã chính thức bị khởi tố bắt giam. Toàn bộ hình ảnh “khám nhà” mà báo chí nhà nước đăng tải chỉ là bề mặt ngôi nhà của Vũ “Nhôm” mà không hề thấy cảnh đại gia này bị công an áp sát hay tra tay vào còng ở trong nhà. Nếu Vũ “Nhôm” trở thành “Trịnh Xuân Thanh thứ hai”? Sau khi Vũ “Nhôm” biến mất, các cơ quan công an đã tìm cách đổ trách nhiệm cho nhau. Trước câu hỏi của báo chí về trách nhiệm quản lý của Công an TP.Đà Nẵng và “việc điều tra Vũ ‘nhôm’ tiến hành đã lâu, sao vẫn để ông Vũ biến mất?”, Phó giám đốc Công an TP. Đà Nẵng Trần Đình Liên giải thích chủ trì vụ án này là Bộ Công an, Công an Đà Nẵng chỉ là đơn vị phối hợp. Dấu hỏi bật ra là cơ quan công an đã quan liêu đến mức không biết Vũ “Nhôm” đã xa chạy cao bay mà vẫn “khám nhà” như một thói quen, hay đã biết trước đó và đã phát sinh một cơn hoảng loạn trước đó trong nội bộ công an từ cấp thành phố Đà Nẵng đến Bộ Công an, để sau đó đành làm động tác khám nhà Vũ “Nhôm” như một thủ tục “cho có”? Cần nhắc lại, cho đến tận bây giờ, bất chấp nhiều bức bối cùng chỉ trích của cán bộ và tướng lĩnh lão thành, vẫn chẳng có bất cứ tin tức nào được công bố về việc ai và thế lực nào đã bảo kê cho Trịnh Xuân Thanh đào tẩu khỏi Việt Nam ngay trước mũi tổng bí thư. Hậu quả của vụ việc mà ai cũng hiểu là có xuất xứ từ “xung đột nội bộ” này là vụ “tàng hình” ấy chắc chắn đã được giúp sức bởi một thế lực đủ mạnh và đủ “biện pháp nghiệp vụ”, và thế lực giấu mặt này không chỉ mang ý nghĩa nhỏ bé như một hành động chọc tức và khiêu khích đối với Tổng Trọng, mà lớn lao hơn thế nhiều, có thể trở thành một loại đối trọng chính trị theo đúng nghĩa đen của từ điển chính trị học, trở thành tương lai ám ảnh đối với tương lai chính trị có thể còn kéo dài đến ít ra cuối đại hội 12 của tổng bí thư hiện tại. Chưa bao giờ ông Nguyễn Phú Trọng cùng nhóm quyền lực khuynh đảo trong đảng cầm quyền lại bị vỗ mặt bởi những thách thức vừa khiêu khích vừa sẵn sàng ra đòn hạ độc như hiện thời. Vụ Trịnh Xuân Thanh chắc chắn đã khiến ông Trọng khó ăn khó ngủ, còn nếu Vũ “Nhôm” trở thành “Trịnh Xuân Thanh thứ hai” thì tình thế sẽ “biến” đến thế nào? Sau khi Trịnh Xuân Thanh đào tẩu thành công vào năm 2016, những trang mạng thuộc phe Thanh hoặc ủng hộ nhân vật này đã đưa tin về việc Trịnh Xuân Thanh nắm trong tay nhiều tài liệu “chết người” – những tài liệu mà nếu bị bắt thì Thanh có thể “làm sụp đổ cả một vương triều”. Tuy thực tế sau đó cho thấy Trịnh Xuân Thanh đã không công bố được tài liệu nào đủ mô tả chiều sâu về những bê bối cung đình của giới quan chức, cũng không có tài liệu nào vẽ ra bức tranh tài sản của giới quan chức như trang Chân Dung Quyền Lực đã tung ra như một cơn địa chấn vào cuối năm 2014 – đầu 2015, nhưng rõ ràng Trịnh Xuân Thanh vẫn là một hồ sơ sống rất có giá trị đối chứng, ít nhất trong vụ cựu ủy viên bộ chính trị Đinh La Thăng bị khởi tố và tống giam vào tháng 12/2017. Còn giờ đây, tuy chỉ được đánh giá là một con chốt trên bàn cờ tương quan quyền lực và xung đột chính trị ở Việt Nam, nhưng Vũ “Nhôm” lại rất có thể đóng vai trò đột phá khẩu cho bất kỳ phe phái nào biết lợi dụng nhân vật mà bị một số dư luận xem là “tình báo hai mang” này. Điều 263: cơ hội cư trú chính trị của Vũ “Nhôm” sẽ rộng mở? Có một chi tiết “lạ” ứng với trường hợp Thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ: trong khi báo chí nhà nước ồn ào đưa tin về rất nhiều dự án đất đai và nhà công sản mà Phan Văn Anh Vũ đã trục lợi chính sách để có được và làm giàu bất chính, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an lại tung ra lệnh truy nã của đối với Phan Văn Anh Vũ và khởi tố Vũ do có hành vi “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”. Một luồng dư luận từ chính dư luận viên của đảng nhận định rằng khi lệnh truy nã Phan Văn Anh Vũ thể hiện tội danh “Cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước” theo điều 263 Bộ luật Hình sự, cơ hội cư trú chính trị của Vũ “Nhôm” sẽ rộng mở và như vậy việc bắt, di lý Vũ “Nhôm” sẽ khó khăn hơn. Và trong thực tế, cơ quan an ninh điều tra sẽ phải đối diện với muôn vàn khó khăn nếu Vũ “Nhôm” đã xuất ngoại. Một luồng dư luận khác ở hải ngoại lại cụ thể hóa luồng dư luận trên: do Vũ có trong tay danh sách màng lưới tình báo viên cùng danh sách các công ty bình phong và công ty sân sau của ngành công an đang hoạt động ở trong và ngoài nước, điều mà rất nhiều quốc gia sẽ chấp nhận cho Vũ được hưởng quy chế tị nạn chính trị nhằm khai thác lợi thế này. Thực tế có thể hình dung ngay là trong tay Vũ “Nhôm” rất có thể đã nắm được những tài liệu mà khiến nhiều quan chức đang mất ngủ có thể là những tài liệu mang tính bằng chứng về mối quan hệ ngầm trong giới quan chức lãnh đạo, những phi vụ “xămxônai” (cách gọi loại vali chứa đầy đô la) mà các quan chức “lại quả” cho nhau, hoặc những hình ảnh sống động về giới quan chức đã thác loạn với gái trên giường… Nhưng thượng tá công an Phan Văn Anh Vũ còn có thể sở hữu nhiều tài liệu nội bộ thuộc độ “Mật”, thậm chí “Tuyệt Mật” về những vấn đề nghiệp vụ của ngành công an. Và của cả những ngành khác… Một chi tiết bên lề nhưng không thể bỏ qua là “không hiểu sao” chỉ ít ngày sau khi Vũ “Nhôm” bị đặt vào lệnh truy nã, trên mạng xã hội bất thần hiện ra một tài liệu mang tên “Báo cáo tin tình báo”, trong đó đặc biệt đề cập về Vũ “Nhôm” và “phe cánh chính trị” không chỉ ở Đà Nẵng mà còn lên đến “trung ương”. Không biết tài liệu này có tính xác cứ nào, nhưng địa chỉ phát hành nó là Tổng cục 2 (Tổng cục Tình báo) – Bộ Quốc phòng. Khác nhiều với phong cách “nhanh chóng đập tan các luận điệu xuyên tạc và thù địch” mà hệ thống tuyên giáo của đảng cầm quyền thường tiến hành trong thời gian gần đây đối với một số thông tin trên mạng xã hội, cho tới nay người ta vẫn chưa thấy Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo hay có công bố nào để phản bác “Báo cáo tin tình báo” trên./.
......

CHIẾN TRƯỜNG MẠNG NGÀY CÀNG QUYẾT LIỆT

Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Chính trị QĐNDVN, vừa tuyên bố quân đội đã lập Lực lượng 47 với 10.000 chiến sĩ chuyên lo chiến tranh mạng. Vừa đọc đến đó, ai cũng tưởng quân đội VN nay cũng đang chuẩn bị như nhiều nước trên thế giới, phòng thủ các hệ thống mạng điện tử chỉ huy - kiểm soát - liên lạc nếu có chiến tranh với nước khác. Nhưng đọc thêm vài dòng về mục đích sự có mặt của Tướng Nguyễn Trọng Nghĩa tại Hội nghị Toàn Quốc "Tổng kết công tác TUYÊN GIÁO 2017", người ta mới vỡ lẽ: Lực lượng 47" chỉ nhằm đối nội, tức đối phó với hàng ngũ Phandongers trên mạng để bảo vệ đảng. Ảnh minh họa  fb Vô Thường   Điều này không có gì đáng ngạc nhiên. Vì hiện nay, quốc gia duy nhất đang lấn chiếm đất, biển, đảo và đe dọa nhiều phần chủ quyền khác của ta chính là TQ. Nhưng Bộ Chính trị đã không những khẳng định quyết tâm KHÔNG chống cự lại TQ "để không làm phức tạp tình hình", mà còn nhờ luôn TQ cung cấp cả phần cứng, phần mềm, và huấn luyện nhân sự cho QĐNDVN. Do đó, Lực lượng 47 hoàn toàn không có chức năng quốc phòng.     Vậy, câu hỏi đầu tiên bật lên: Nếu quân đội phải lập lực lượng với 10.000 tay ... chuột (không phải tay súng) để bảo vệ chế độ thì lực lượng cũng hàng chục ngàn "chiến sĩ công an mạng" cùng hàng chục ngàn dư luận viên hiện có để làm gì? Bộ Công an đã chẳng liên tục phát bằng khen, thăng thưởng cho các bộ phận công an mạng, kể cả được tăng thêm số tướng, vì họ làm quá được việc đó sao?     Do đó, câu trả lời thỏa đáng duy nhất chỉ có thể là vì quân đội muốn có thêm ngân sách. Thật vậy, chi phí xây dựng cơ sở, trang bị máy móc, và tiền lương cho cả một sư đoàn 10.000 "bộ đội mạng" là khối tiền khổng lồ và kéo dài nhiều năm. Thêm vào đó, ai sẽ thu tiền "tuyển lựa" cho 10,000 ghế mới tinh, rất an toàn trong phòng lạnh, từ những gia đình có con mới đi nghĩa vụ quân sự? Rõ ràng cứ địa Mạng đã được quân đội trinh sát và phát hiện. Đây là một chiến trường béo bở! Câu hỏi kế tiếp: Nếu quân đội còn biết cách khai thác, thì tại sao Ban Tuyên Giáo Trung ương và Bộ Thông tin Truyền thông, tức các bộ phận lẽ ra phải ở tuyến đầu trên chiến trường Mạng, lại chưa lập lực lượng "cán bộ mạng" của riêng mình? Cũng thế, Bộ Giao Thông Vận Tải đang và sẽ bị tấn công "khốc liệt" trên Mạng vì các BOT thu phí đường bộ còn chờ gì nữa mà không xin ngân sách khẩn cấp lập lực lượng phản công riêng? Còn các Bộ Tài Nguyên Môi Trường, Bộ Y Tế, Bộ Giáo dục Đào tạo, ... đã bị Phandongers tấn công liên tục trong những năm qua thì sao? Nếu không lập lực lượng "cán bộ mạng" riêng của mình thì có cảm thấy "thiệt thòi cho chúng tôi" không? Rồi các tỉnh thành, đặc biệt Yên Bái và Đà Nẵng ngay lúc này, đều có nhu cầu tự vệ và phản công. Nếu không đề xuất kế hoạch sớm thì liệu còn giành được đồng ngân sách nào không? Và thế là mọi người lại trở về câu hỏi lớn: AI THẮNG AI? -- Không phảI giữa chế độ và giới Phandongers; mà là giữa quân đội, công an, các bộ, và các tỉnh. Ai sẽ giành được miếng bánh ngân sách lớn nhất trên chiến trường mạng, đặc biệt trong tình trạng kinh tế thật khó khăn hiện nay?   oOo Cứ mỗi khi có tình huống căng thẳng như thế này, lời Cụ Duẫn lại văng vẳng bên tai: "Nếu thiếu tiền thì cứ in ra mà dùng!". Theo FB Vũ Thạch  
......

MỘT TRẬN ĐÁNH ÚP HOÀN TOÀN THẤT BẠI

Vậy là trận “đánh úp” nhằm bắt sống Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, được Bộ Công an CSVN chuẩn bị mấy tháng nay, đã hoàn toàn thất bại. Mấy ngày nay, báo lề đảng đã đốt nóng dư luận trong và  ngoài nước khi đồng loạt đưa tin về việc Bộ Công an  khởi tố Phan Văn Anh Vũ về hành vi  “cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước”; đồng thời phát lệnh  truy nã Phan Văn Anh Vũ  do trốn khỏi nơi cư trú. Và tiến hành khám xét nhà Vũ “nhôm” tại số nhà 82 Trần Quốc Toản, P.Hải Châu, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng(1). (https://thanhnien.vn/viet-nam/khoi-to-bi-can-phat-lenh-truy-na-vu-nhom-9...). Câu hỏi được dư luận đặt ra là: Vũ “nhôm” là ai? Vũ “nhôm” tên thật là Phan Văn Anh Vũ, sinh ngày 2.11.1975 tại Đà Nẵng, trú 82 Trần Quốc Toản, P.Hải Châu, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng; là Chủ tịch HĐQT Công ty CP xây dựng Bắc Nam 79; nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nova Bắc Nam 79 (nay là Công ty CP đầu tư và phát triển Chấn Phong). Vũ là con trai út trong một gia đình đông con và  nghèo, đo đó học hành dở dang. Học hết lớp 10, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Vũ đã phải nghỉ học để phụ giúp gia đình, và theo người anh làm nghể cửa sắt, cửa nhôm. Biệt danh Vũ ‘nhôm” bắt nguồn từ đấy. Cuộc đời của Vũ thay đổi từ khi Vũ lấy con gái ông Giám đốc Sở Xây dựng Quảng Nam-Đà Nẵng. Vợ ông  này là con chị con em với vợ đương kim  Chủ tịch nước Trần Đại Quang. Từ đây, do các mối quan hệ đã đưa Vũ nhảy vào thị trường kinh doanh bất động sản, và Vũ trở thành ông trùm bất động sản với nhiều dự án khủng, và đã thu về những nguồn lợi khổng lồ. Vũ “nhôm” phạm tội gì? Tuy rằng ,cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an  quyết định khởi tố bị can đối với  Vũ “nhôm” với tội danh cố ý làm lộ tài liệu bí mật nhà nước theo Điều 263 BLHS. Nhưng đồng loạt các báo lại tập trung nói về những dự án bất động sản và nhà công sản do Vũ có dính líu. Báo Dân trí ra ngày 22/12/2017 có bài: “Điểm mặt” những dự án, nhà công sản đang bị điều tra ở Đà Nẵng”. Theo đó, 9 dự án đầu tư gồm: 1. Công viên An Đồn (năm 2010), 2. Khu đô thị Harbour Ville của Công ty CP Đầu tư Mega (năm 2008), 3. Khu đất tại đường 2/9 – Phan Thành Tài đường quy hoạch (năm 2012), 4. Dự án Phú Gia Compound phường Tam Thuận, quận Thanh Khê (năm 2007), 5. Khu dịch vụ du lịch nhà hàng – café – bar và bến du thuyền (khu vực trước Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại TP Đà Nẵng, phía Tây cầu Rồng, năm 2015), 6. Dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (giai đoạn 1: 181ha, năm 2008), 7. Lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng phường Phước Mỹ, quận Sơn Trà (năm 2009), 8. Khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ, năm 2010), 9. Khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5ha phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, năm 2007). 31 nhà, đất công sản gồm: 16 Bạch Đằng (2015), 20 Bạch Đằng (2009), 158 Bạch Đằng (2006), 07 Bạch Đằng (2009), 100 Bạch Đằng(2010), 86 Bạch Đằng (chủ cũ) (2007), 318 Lê Duẩn (hoán đổi) (2014), 57 Lê Duẩn (2010), 17 Lê Duẩn (2006), 354 Hùng Vương (2004), 81 Hùng Vương (2004), 89 Hùng Vương (2004), 45 Nguyễn Thái Học (2007), 47 Nguyễn Thái Học (2010), 49 Nguyễn Thái Học (2007), 73 Nguyễn Thái Học(2011), 106 Trần Phú (2008), 37 Pasteur (2010), 39 Pasteur (2011), 02 Hải Phòng (2010), 82 Trần Quốc Toản (2004),107 Hoàng Hoa Thám (2016), 22 Cô Giang (2007), 32 Lê Hồng Phong (2004), 34 Hoàng Văn Thụ (2009), 11 Phạm Hồng Thái (25) (2001), 121 Phan Châu Trinh(2012), 319 Lê Duẩn (2010), 36 Bạch Đằng (2007), 38 Bạch Đằng (2008), 38 Bạch Đằng mở rộng (2009). Theo tìm hiểu của PV, các dự án, nhà công sản này đều nằm ở những vị trí đắc địa. Sau khi mua, chuyển nhượng, phần lớn nhà công sản đều đang được sử dụng với các mục đích kinh doanh(2). (http://dantri.com.vn/xa-hoi/diem-mat-nhung-du-an-nha-cong-san-dang-bi-di...). Với 9 dự án và chuyển nhượng 31 nhà, đất của Vũ “nhôm” tại Đà Nẵng đã trải qua một thời gian dài gần 20 năm, và qua 5 đời chủ tịch TP Đà Nẵng.  Trong đó, nhà 11 Phạm Hồng Thái được bán vào năm 2001 khi ông Nguyễn Bá Thanh làm Chủ tịch. Còn lại 30/31 căn nhà trong số trên được chuyển nhượng từ năm 2004 đến nay. Từ năm 2004 đến nay, TP.Đà Nẵng đã trải qua 4 đời chủ tịch TP: ông Hoàng Tuấn Anh (từ tháng 6.2004 - 4.2006), ông Trần Văn Minh (từ tháng 7.2006 - 8.2011), ông Văn Hữu Chiến (từ tháng 10.2011 - 1.2015), ông Huỳnh Đức Thơ (từ tháng 1.2015 đến nay). Cụ thể, trong khoảng thời gian ông Hoàng Tuấn Anh làm chủ tịch đã diễn ra việc bán các nhà công sản gồm:158 Bạch Đằng (2006); 354 Hùng Vương (2004); 82 Trần Quốc Toản (2004); 81 Hùng Vương (2004); 32 Lê Hồng Phong (2004); 89 Hùng Vương (2004). Ở thời kỳ ông Trần Văn Minh làm chủ tịch diễn ra việc bán các nhà công sản sau: 20 Bạch Đằng (2009); 07 Bạch Đằng (2009); 100 Bạch Đằng (2010); 57 Lê Duẩn (2010); 17 Lê Duẩn (tháng 8.2006); 45 Nguyễn Thái Học (2007); 47 Nguyễn Thái Học (2010); 49 Nguyễn Thái Học (2007); 86 Bạch Đằng (chủ cũ) (2007); 02 Hải Phòng (2010); 22 Cô Giang (2007); 106 Trần Phú (2008); 37 Pasteur (2010); 39 Pasteur (2011); 319 Lê Duẩn(2010); 36 Bạch Đằng (2007); 38 Bạch Đằng (2008); 38 Bạch Đằng mở rộng (2009); 34 Hoàng Văn Thụ (2009). Các dự án thực hiện trong thời kỳ này, gồm: khu du lịch ven biển đường Trường Sa của Công ty IVC (4,5 ha P.Hòa Hải, Q.Ngũ Hành Sơn, năm 2007); dự án Phú Gia Compoud P.Tam Thuận, Q.Thanh Khê (năm 2007); dự án khu đô thị quốc tế Đa Phước (giai đoạn 1: 181 ha, năm 2008); khu đô thị Harbuor Ville của Công ty CP đầu tư Mega (năm 2008); lô 12 khu B4.1 khu dân cư An Cư mở rộng P.Phước Mỹ, Q.Sơn Trà (năm 2009); khu đô thị sinh thái Phú Gia ven sông (Phú Gia Villa Compound P.Hòa Xuân, Q.Cẩm Lệ, năm 2010); công viên An Đồn (năm 2010). Những dự án trên đều bị kết tội là “Mua bán, chuyển nhượng không qua đấu giá”(3). (https://thanhnien.vn/viet-nam/khoi-to-bi-can-phat-lenh-truy-na-vu-nhom-9...). Vậy thì chỉ có ông Nguyễn Bá Thanh đã chết. Còn lại 4 ông chủ tịch  kia đều đang sống sờ sờ ra đấy. Cái tội mua bán bất động sản không qua đấu giá là lỗi tại cơ quan quản lý nhà nước, mà cụ thể là các đời chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, chứ người mua là Vũ ‘nhôm” thì làm sao có tội? Và tại sao một doanh nghiệp như Vũ “nhôm”, chỉ kinh doanh bất động sản, thì làm sao lại làm ‘lộ bí mật nhà nước”? Báo chí lề đảng còn kết tội Vũ “nhôm” tự tung tự tác, lộng hành và khuynh đảo cả lãnh đạo TP Đà Nẵng. Đến nỗi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải trực tiếp yêu cầu Bộ CA điều tra Vũ ‘nhôm”. Thông tin này được ông Trương Quang Nghĩa, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết tại buổi gặp mặt các cán bộ quân đội cấp tướng nghỉ hưu trên địa bàn nhân kỷ niệm 73 năm ngày thành lập QĐND VN, diễn ra vào ngày 20/12/2017. “Tại buổi gặp mặt, đại tá Lê Công Thạnh, nguyên Chỉ huy trưởng Tỉnh đội Quảng Nam - Đà Nẵng (cũ), cho hay dư luận đang xôn xao về Phan Văn Anh Vũ (còn gọi là Vũ “nhôm”), được cho đã có những tác động khiến Ban Thường vụ Thành ủy có những vi phạm, khuyết điểm và bị T.Ư kỷ luật tập thể. Ông Thạnh đặt câu hỏi, có hay không việc người này gây sức ép buộc chính quyền TP phải thực hiện giải quyết nhà, đất công sản ở nơi thuận lợi, đắc địa của TP. Ông Thạnh cũng hỏi thẳng: Có hay không việc Vũ “nhôm” chỉ mặt và hăm dọa Chủ tịch UBND TP khi chính quyền không đồng ý yêu cầu của Vũ về một dự án nào đó. Ông Thạnh đề nghị các cơ quan chức năng nhanh chóng điều tra làm rõ Phan Văn Anh Vũ là ai, thế lực và cá nhân nào đứng đằng sau”. Cũng tại buổi gặp mặt này, ông Trương Quang Nghĩa đã tiết lộ một thông tin rất quan trọng, mà lâu nay dư luận rất quan tâm, là Vũ “nhôm” có phải là sĩ quan công an (chìm) không? Thực ra thông tin Vũ “nhôm” là sĩ quan công an (chìm) thì dư luận đã biết từ lâu. Nay ông Trương Quang Nghĩa nói ra càng chứng tỏ những thông tin trên mạng xã hội là có cơ sở. “Quân đội vừa xử lý, bắt Út 'trọc' rồi. Công an hiện cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi về Vũ “nhôm”… “Hiện nay Bộ Công an, đặc biệt là Tổng bí thư trực tiếp yêu cầu Bộ Công an điều tra và trả lời với Tổng bí thư và Bộ Chính trị về chuyện này”… “Trường hợp tương tự, vừa rồi quân đội đã bắt một trường hợp. Ở đây có Vũ “nhôm” mà mọi người đang nói thì ở ngoài bắc, trong quân đội có nói về Út “trọc”, cũng thượng tá cả. Nhưng với quan điểm là người của ai thì đơn vị đó phải xử lý. Quân đội vừa xử lý, bắt Út “trọc” rồi”. Ông Nghĩa cũng cho biết, hiện công an cũng đang làm và phải trả lời câu hỏi về Vũ “nhôm”(4). (https://thanhnien.vn/viet-nam/tong-bi-thu-yeu-cau-bo-cong-an-dieu-tra-on...). Cuộc rút lui êm ả. Ngay từ tháng 4/2017, khi cuộc chiến nội bộ giữa Bí thư Nguyễn xuân anh và Chủ tịch Huỳnh Đức Thơ đang hồi gây cấn, chưa phân thắng bại, thì Vũ “nhôm” đã kịp thoái vốn hàng ngàn tỷ đồng ra khỏi hàng loạt công ty do Vũ “nhôm” làm chủ: “Sau lùm xùm tại dự án Khu đô thị Đa Phước vào đầu tháng 4, ông Vũ 'nhôm' đã đồng loạt thoái vốn tại những công ty do ông làm chủ. Cụ thể, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty CP Xây dựng Bắc Nam 79 sửa đổi ngày 26/4/2017 cho thấy ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 650 tỷ đồng, tương đương 92,86% vốn. Tại Công ty TNHH Minh Hưng Phát (nay đổi tên thành Công ty TNHH Phú Gia Compound) - pháp nhân đã tặng cựu Bí thư Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh xe Toyota Avalon để sử dụng, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thay đổi ngày 7/4/2017 thể hiện ông Phan Văn Anh Vũ đã rút toàn bộ 40 tỷ đồng, tương đương 80% vốn điều lệ của doanh nghiệp trên. Với siêu dự án Vầng Trăng Khuyết (The Sunrise Bay), 2 pháp nhân liên quan đến ông Vũ 'nhôm' là Công ty CP Xây dựng 79 và Công ty CP Nova Bắc Nam 79 từ ngày 19/4/2017 - 28/6/2017 đã rút 100% vốn tại dự án trên. Bản thân Công ty CP Nova Bắc Nam 79 hiện cũng không còn cổ phần của ông Phan Văn Anh Vũ và đã đổi tên thành Công ty CP Đầu tư và Phát triển Chấn Phong”(5). (http://www.nhadautu.vn/ong-vu-nhom-da-thoai-het-von-khoi-hang-loat-cong-...). Như vậy là đã rõ. Có thể khẳng định rằng, Vũ “nhôm” là người của Tổng cục 5 Bộ Công an. Điều này giải thích tại sao, Vũ “nhôm” có thể “làm mưa làm gió” tại Đà Nẵng, và khuynh đảo nhiều thế hệ lãnh đạo Đà Nẵng trong một thời gian dài, có thế ‘đập bàn” và đe dọa lãnh đạo Đà Nẵng  đến thế? Và trong số 9 dự án và 31 bất động sản liên quan đến Vũ ‘nhôm”, không phải là của một mình Vũ, mà là của ông A, ông B, ông C..vv. Mà Vũ chỉ là cái bình phong, được dùng để che chắn cho những vụ làm ăn mờ ám của các thế lực, các nhóm lợi ích hiện nay đang hoạt động hết sức sôi nổi trên chính trường Việt Nam. Điều này giải thích tại sao, một kế hoạch “tuyệt mật” của Bộ Công an, với những chuyên gia đầu sỏ lão luyện, với mấy chục năm kinh nghiệm trong nghề “rình mò”, lại có thể bị bại lộ, và Vũ đã kịp thời cho vợ con “cao chạy xa bay”, và kể cả Vũ cũng “tàng hình”, khiến cho kế hoạch ‘đánh úp, bắt sống” Vũ ‘nhôm” đã hoàn toàn thất bại. Để rồi sau đó BCA phải phát lệnh truy nã toàn quốc, làm cho BCA tức “ói máu”.Có tin nói rằng, ngay từ lúc cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh bị kỷ luật, Vũ “nhôm” đã thấy tình hình bất lợi, và đã bố trí cho vợ con “bay” trước. “Cả khi công an khám xét nhà ông Phan Văn Anh Vũ (tức Vũ “nhôm”) tại số 82 Trần Quốc Toản, Đà Nẵng vào chiều tối 21/12 và cả khi đọc quyết định khởi tố bị can vào sáng 22/12 đều không có mặt vợ, con của Vũ”(6). (http://dantri.com.vn/su-kien/vo-con-vu-nhom-khong-co-mat-khi-cong-an-kha...). Chúng ta đều biết, hiện nay thế lực của Tông cục II (tình báo quân đội) vô cùng mạnh. Đã từ lâu, mối quan hệ giữa TC II và TC 5(tình báo công an) đã “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Nhất là  sau vụ Tổng cục 5 sang Đức để bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam  “đầu thú”, đã hớt tay trên TC II, thì mối quan hệ này lại càng xấu đi. Ngay tại buổi gặp mặt các tướng lĩnh quân đội đã nghỉ hưu tại Đà Nẵng vào ngày 20/12/2017, những vị tướng lĩnh nói trên phát biểu rất căng về Vũ ‘nhôm”, nhằm gây sức ép với ông Bí thư ĐN Trương Quang Nghĩa, cũng là việc “thực hiện hợp đồng” với TC II. Vì họ thừa biết, những miếng mồi béo bở tại các dự án và mấy chục nhà công sản tại Đà Nẵng mà Vũ “nhôm” dính líu, thực chất là của những ai. Và lần này, dưới bàn tay đạo diễn của TC II, Bộ Công an buộc lòng phải “bắt” bằng được Vũ “nhôm” theo chỉ đạo của TBT Nguyễn Phú Trọng. Nhưng chẳng lẽ Bộ Công an lại đi “đập bụi” cho TC II “ăn chồn”? Vì vậy việc Phan Văn Anh Vũ biết trước toàn bộ kế hoạch chuẩn bị bắt mình là điều dễ hiểu. Thực chất của kế hoạch bắt Vũ ‘nhôm” lần này, cũng như chiến dịch đốt lò của ông Nguyễn Phú Trọng trong thời gian qua, là “ lập lại trật tự”, để giành lại thị phần bấy lâu nay đã bị nhóm khác thâu tóm. Tất cả những Trịnh Xuân Thanh, Đinh La Thăng, Phùng Đình Thực, Trầm Bê..vv.đều là những thanh củi đã được cho vào lò, để rồi sẽ thắt chặt vòng vây,  nhắm vào Vũ Huy Hoàng, Nguyễn Văn Bình, và cuối cùng là Nguyễn Tấn Dũng, kẻ đã làm cho ông Trọng ôm hận mấy năm nay. Thời Tam Quốc bên Tàu ngày xưa, khi Gia Cát Lượng là tướng bên nhà Thục, lập kể hoạch bắt sống Tư Mã Ý là người bên nhà Ngụy rất hoàn hảo. Nhưng trận đó, Tư Mã Ý lại cho Trương Cáp đi thay. Vì thế, khi thấy Trương Cáp đã bị nằm trong vòng vây, Gia Cát Lượng bèn chỉ vào Trương Cáp và nói: ““Ta hôm nay đi săn, định bắt một con ngựa (ý chỉ Tư Mã Ý) lại bắn nhầm phải con nai (chỉ Trương Cáp). Người hãy nói với Tư Mã Ý là nay mai thế nào ta cũng bắt được”. Tuy rằng Gia Cát Lượng tài giỏi hơn Tư Mã Ý, nhưng cuối cùng cũng phải thất bại bởi Tư Mã Ý. Bởi vì  “mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”. Không biết rồi đây ông Trọng có cho người tìm bắt Vũ “nhôm” để đem về ‘đầu thú” như từng bắt Trịnh Xuân Thanh hay không? Nhưng xem ra cuộc chiến tranh giành quyền lực và qua đó là tranh giành quyền lợi giữa các thế lực, và các nhóm lợi ích đang tiếp tục diễn ra rất hấp dẫn. Chúng ta hãy chờ xem, sau màn kịch này, thì tiếp theo,  ai sẽ là người được phe ông Trọng tiếp tục cho vào lò? Và cái lò của ông Trọng chỉ biết đốt củi. Nay có đốt được “nhôm” hay không? Theo huynhngocchenh.blogspot.de
......

Nhà Báo Hằng Nga: GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM

ÁC LAI, ÁC BÁO! Nhà Báo Hằng Nga viết gửi Vũ Nhôm: Tôi khóc vì từ nay tôi đã được... "giải thoát". Tôi khóc vì sự tức tưởi tôi bị cấm xuất cảnh. Tôi khóc vì tôi đã có thể chạy về nhà nói với ba chồng tôi đang bị bạo bệnh rằng "Ba ơi! Con dâu của ba ko phải là kẻ phạm tội để mà bị Công an Đà Nẵng vào truy xét tại tận chân giường bệnh nơi ba chữa trị căn bệnh hiểm nghèo ở Bệnh viện... ==================Nhà Báo Hằng Nga: GỬI LỜI CHÀO ANH VŨ NHÔM Tôi và anh ko hề quen biết nhau, chưa bao giờ chạm mặt nhau. Trước khi tôi đặt bút viết 8 kỳ báo đầu tiên phanh phui ra những sai phạm của anh để có "cái kết" của ngày hôm nay, tôi đã ko tránh khỏi những... ngần ngừ. Bạn bè, đồng nghiệp của tôi ngày ấy ái ngại: "Nga một mình chống lại mafia rồi. Nó có thế lực chống lưng mạnh lắm. Gan Nga bằng gì vậy? Nó là ông trùm khét tiếng đấy. Ko ai dám động đến nó. Ko ai dám làm gì nó cả. Người ta sợ nó lắm". Ai cũng lo cho tôi và khuyên nhủ tôi: đừng nữa, dừng đi. Khi tôi vừa mới đăng bài thứ nhất, anh đã nhắn tin xin gặp tôi để... "thỏa thuận". Tôi ko hề trả lời lại anh. Khi tôi tiếp tục đăng bài thứ 2, bài thứ 3; anh đã "triệu tập" những người quen biết tôi, bạn bè, đồng nghiệp tôi; nhờ ai có thể kết nối được với tôi để cho anh gặp tôi. Và thời gian đó, tôi đã từ chối hết mọi lời mời. Tôi nhất quyết ko gặp anh. Với đủ mọi cách ko gặp tôi được, anh quay sang dọa dẫm tôi. Tôi lắng nghe và ghi nhận hết tất thảy những lời can ngăn. Có những đêm tôi ko tài nào nhắm mắt được. Nhưng rồi, bằng trách nhiệm người cầm bút, tôi tiếp tục đăng đàn bóc trần những sai phạm của anh- người được cho là "lừng danh" bờ cõi Đà thành. Rồi từ những sai phạm của anh, liên đới nhiều thứ khiến cựu Bí thư Nguyễn Xuân Anh đã phải ngậm ngùi "ra đi". Và giờ đây, anh đã bị... sờ gáy. Cuộc đời đúng nhân- quả rõ ràng. Mới ngày nào anh còn ở... trên cao, anh đã dùng tiền để khiến tôi lao đao mấy bận. Anh kiện tôi ra tận Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an, Bộ Thông tin Truyền thông, Cục Quản lý báo chí..., anh cao giọng sẽ rút thẻ nhà báo của tôi, cho tôi về vườn nuôi gà. Bao phen khổ sở, tôi một thân một mình thân gái dặm trường, ôm một đống tài liệu ra làm việc với các Ban, ngành Trung ương. Phải thức trắng đêm, phải chạy ra sân bay lúc 4h sáng để bay chuyến sớm nhất (đi giờ đó để tránh ko cho ai thấy, ko cho ai hay, để giữ an toàn). Nhờ sự giúp sức, hậu thuẫn đủ đầy của Tổng biên tập tôi, của tất cả anh em Tòa soạn ngoài Hà Nội, tôi đã mang "chiến thắng" trở về sau nguyên 1 tuần làm việc với tất cả những nơi mà anh đâm đơn. Ko kiện được tôi với các Bộ ngành Trung ương, ko rút được thẻ nhà báo của tôi như anh đã từng đắc chí; anh quay sang kiện tôi ra Tòa án địa phương, anh yêu cầu Công an Đà Nẵng phải xử tôi vào tội hình sự, anh đòi phải bắt giam tôi, tống cổ tôi vào ngồi tù bóc lịch. Đó là sự hả hê của anh, nhưng ông trời có mắt, anh đã ko làm được điều đó. Chính nghĩa đã thắng phi nghĩa. Bài học để cho anh thấy rằng, lưới trời lồng lộng, đồng tiền ko thể mua được tất cả. Luật bất thành văn của giới "trùm" như anh là “Cái gì ko mua được bằng tiền thì sẽ mua được bằng rất nhiều tiền" đã ko còn đúng nữa. Anh Vũ nhôm à, cuộc đời đều có cái giá của nó. Chiều hôm qua, nhận được tin anh đã bị xộ khám, tôi đã lăn giọt nước mắt đầu tiên... với anh. Tôi khóc vì từ nay tôi đã được... "giải thoát". Tôi khóc vì sự tức tưởi tôi bị cấm xuất cảnh. Tôi khóc vì tôi đã có thể chạy về nhà nói với ba chồng tôi đang bị bạo bệnh rằng "Ba ơi! Con dâu của ba ko phải là kẻ phạm tội để mà bị Công an Đà Nẵng vào truy xét tại tận chân giường bệnh nơi ba chữa trị căn bệnh hiểm nghèo ở Bệnh viện Chợ Rẫy mà lúc đó con đang xin nghỉ việc cả tháng để vào chăm sóc ba. Ba yên tâm, con ko phải là tội phạm cố tình lẩn trốn vào bệnh viện bằng hình thức đi chăm ba khiến cả bệnh viện Chợ rẫy ngày đó lầm tưởng". Tôi khóc là vì, đứa con trai đầu của tôi học lớp 6, tối hôm qua vô tình đọc báo biết tin Bộ Công an vào khám xét nhà anh, nó đã rơm rớm "Mẹ ơi, rứa là bữa ni trở đi, con tha hồ được chạy đi chơi, tung tẩy với bạn bè giữa sân trường rồi hè". Tôi khóc là vì đứa con gái thứ hai học lớp 4 của tôi hồn nhiên reo lên "aaa..., rứa từ nay ai cho con kẹo mút là con được ăn rồi mẹ hỉ"... Bao khó khăn, trở ngại ; bao nhằn nhọc, đắng đót; bao nghiệt ngã, ê chề mà anh đã cho tôi nếm đủ trong suốt gần 1 năm qua, từ nay xin gửi lại anh. XIN GỬI LỜI CHÀO ANH BỞI ĐÃ TRẢ LẠI TÊN CHO EM. DẪU MUÔN ĐỜI, PHẬN ĐÀN BÀ NHƯ TÔI VẪN ĐÁI KO QUA NGỌN CỎ NÊN DÙ KHI ANH "CÓ ĐƯỢC" NGỒI TRONG NHÀ ĐÁ BÓC LỊCH THÌ MONG RẰNG ANH CŨNG HÃY HIỂU CHO LÀ NHƯ THẾ NHÉ. Hằng Nga
......

Địa Phương phủi bụi - Trung Ương đập ruồi

Trong những ngày qua, cái tên Trần Vũ Quỳnh Anh lại được nhắc đến trong vụ “hotgirl Thanh Hóa” được “nâng đỡ không trong sáng”, theo kết luận của ông Trần Quốc Vượng, chủ tịch Ủy ban Kiểm tra Trung ương đảng. Dư luận trong thời gian qua xôn xao về việc quan lộ “thần tốc” của bà Trần Vũ Quỳnh Anh. Ảnh: Người Đưa Tin Sự việc bắt đầu khoảng 10 tháng trước đây, báo chí đã đồng loạt phanh phui quan lộ “thần tốc” của Trần Vũ Quỳnh Anh từ một chân tạp vụ được tuyển vào làm công chức, sau đó được bổ nhiệm chức vụ phó phòng rồi nhanh chóng trở thành Trưởng phòng Quản lý nhà và bất động sản thuộc Sở Xây dựng. Chưa dừng lại ở đó, Trưởng phòng Quỳnh Anh còn được “bổ sung quy hoạch” Phó giám đốc Sở. Kết quả của hình thức ưu ái, nâng đỡ “không trong sáng” này, ông Ngô Văn Tuấn hiện là Phó chủ tịch UBND Thanh Hóa chịu hình thức kỷ luật: bị lột hết mọi chức vụ đảng. Vì thời gian xảy ra sự việc thăng quan tiến chức của Trần Vũ Quỳnh Anh, ông Tuấn là Giám đốc Sở Xây dựng, vướng vào tội nhiều lần ký bổ nhiệm nhân sự “sai quy trình”. Vụ thứ hai, nhân vật được Trần Quốc Vượng chiếu cố là “thái tử đảng” Lê Phước Hoài Bảo bị cách chức Giám đốc Sở Kế Hoạch-Đầu Tư tỉnh Quảng Nam, xóa tên trong danh sách đảng viên. Hoài Bảo là quý tử của cựu Bí Thư Tỉnh Ủy Quảng Nam Lê Phước Thanh. Dư luận người dân Quảng Nam cho rằng Lê Phước Hoài Bảo tuy tuổi trẻ nhưng tài không cao, nổi tiếng về nghề chơi chim quý hơn nghề làm đày tớ dân. Đã vậy Hoài Bảo còn được sắp xếp ghế giám đốc sở khi mới 30 tuổi, rõ ràng nhờ vào thế lực người cha. Thật ra trước khi vụ “hotgirl Thanh Hóa” tới tay Trung ương thì địa phương Thanh Hóa cũng đã giả vờ họp hành thanh tra, kiểm tra đủ mọi ngõ ngách nhưng vẫn chừa một ngõ cho Quỳnh Anh thảnh thơi bay ra nước ngoài. Bí thư tỉnh ủy Trịnh Văn Chiến là kẻ ăn ốc, chỉ cần ký giấy khiển trách Giám đốc Ngô Văn Tuấn một cách nhẹ nhàng để nói lời cám ơn cho người đổ vỏ. Kiểu kỷ luật để mọi việc chìm xuồng này bị dư luận mỉa mai là chỉ phủi bụi trên đống hồ sơ bẩn. Những gì diễn ra như trên cho chúng ta thấy đâu là bộ mặt thật của hệ thống công quyền dưới sự lãnh đạo toàn diện của đảng. Rõ ràng là nếu không có những bài viết tung ra trên mạng xã hội, vụ Hotgirl Thanh Hóa cũng như vụ cha chọn ghế ngồi cho con không mấy ai biết. Nó cũng sẽ trôi qua êm thấm như biết bao chuyện thường ngày ở huyện. Do đó khi tin tức được loan truyền rộng rãi, dư luận liên tục phê phán nặng nề, đảng cũng không thể ngồi yên trơ mặt nghe chửi như lâu nay. Tuy nhiên, đảng vốn là cái ao bùn rất giỏi bao che lẫn nhau trong mọi trường hợp. Bao che để chia chác quyền lực và quyền lợi nên nếu bất đắc dĩ phải thi hành kỷ luật ai thì cũng chỉ làm cho lấy có. Người dân vẫn chưa quên câu chuyện Biệt phủ Yên Bái đầu voi đuôi chuột, vợ chồng Phạm Sỹ Quý bị phạt tiền và cho biệt phủ tồn tại, còn bản thân Quý thì được ban chức vụ khác. Vì thế, việc địa phương có biện pháp như phủi bụi thì đó không chỉ là biện pháp riêng của một địa phương nào mà đảng áp dụng chung cho toàn thể. Bởi lẽ, làm sao biết ai đánh hay ai kỹ luật ai trong khi từ tổng bí thư cho đến các viên chức đầu ngành, đầu tỉnh hai tay đều đã nhúng chàm. Thử hỏi hiện nay có cán bộ lãnh đạo nào thoát khỏi tội tham ô khi thực sự bị luật pháp chiếu cố? Thế nhưng sau những biện pháp phủi bụi ở địa phương , khi ruồi nhặng vo ve đến tay ông Vượng thì lập tức phải có biện pháp “đập ruồi” đúng bài bản. Vì đó là nhu cầu của ông Trọng muốn chứng tỏ với công luận là ông chống tham nhũng rất quyết liệt. Dĩ nhiên ông Trọng cũng không bỏ lỡ cơ hội đem Quyết định 102 ra hù dọa đảng viên, bằng những biện pháp cách chức, tống ra khỏi đảng. Cho nên nhìn qua một vài biện pháp của liên minh Trọng - Vượng người ta thấy rằng: - Trung ương chỉ đập một số con ruồi xét thấy đáng để chết cho thanh danh của Ủy ban kiểm tra trung ương. Chính bản thân Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cần củng cố thanh danh quá yếu của mình sau khi bị dư luận phê phán là người đốt lò trên nóng dưới lạnh. - Dùng việc đập một vài con ruồi để răn đe và qui phục một số địa phương trước đây không theo Trọng - Vượng, nhất là những “gánh hát” ở phía Nam do ông Dũng nuôi dưỡng trước đây. - Sau khi tóm thu địa phuơng trong tay, cảm thấy thế lực đủ mạnh thì lúc đó Trọng - Vượng sẽ tính sổ đến “Đồng Chí X” và những băng đảng của “X” còn liên kết nhau ở phía Nam. Trong bối cảnh đấu đá triền miên trên thượng tầng lãnh đạo, từ khi ông Trọng và đàn em phát động chiến dịch chống tham nhũng từ tháng 6, 2016 đến nay, người ta thấy tổng bí thư đảng chưa hề vi hành vào phía Nam lần nào. Nhưng ông Trọng rất hăng hái bay đi thăm Campuchia, Lào và Indonesia hoặc cố thủ ở Hà Nội châm trà hầu họ Tập. Rõ ràng là Nam Dương, Lào và Campuchia an toàn hơn khu vực miền Nam Việt Nam. Hay nói khác đi, ở đây thế lực của “phe X” vẫn còn là một mối đe dọa tiềm ẩn đối với vị thế của ông Trọng. Theo http://www.viettan.org/%C4%90ia-Phuong-phui-bui-Trung-Uong.…
......

Đốt lò, chặt củi, bắt "Bè lũ Đinh La Thăng" nói lên điều gì?

Thời gian gần đây, chính trường Việt Nam chuyển động khá mạnh mẽ tạo nên những làn sóng dư luận trong và ngoài nước khiến nhiều người chú ý. Những cuộc bắt bớ liên tục xảy ra mà đối tượng bắt bớ gồm cả "quân ta" lẫn "quân địch" theo cách nói của Nguyễn Phú Trọng. Nguyên nhân nào có tình trạng đó là câu hỏi mà nhiều người đặt ra. Ông Đinh La Thăng khi còn là Chủ tịch PVN phát biểu bên lề thượng đỉnh G20 ở Seoul hôm 10/11/2010 AFP Từ bắt bớ tàn khốc những người công chính Có lẽ, ít có thời kỳ nào mà sự bắt bớ của nhà cầm quyền lại xảy ra tàn bạo, bất chấp luật pháp như vậy đối với những con người có tiếng nói và hành động nhằm đấu tranh cho đất nước, xã hội, con người Việt Nam mà nhà nước độc tài Cộng sản Việt Nam coi là "thế lực thù địch". Hẳn nhiên, đây là "thế lực thù địch" của đảng cộng sản - một băng đảng hành động với mục đích duy nhất là chiếm giữ chiếc ghế quyền lực để thi hành chính sách độc tài nhằm vơ vét về cho băng đảng mình mọi quyền lợi, tài nguyên đất nước và xương máu người dân - bởi những tiếng nói, những con người quyết tâm đấu tranh để có một xã hội tiến bộ, văn minh như phần còn lại của thế giới, chống lại sự độc tài và bạo lực, đã không chấp nhận ý muốn của những kẻ cầm quyền này. Hai xu hướng giữa tiến bộ và bảo thủ, giữa văn minh và lạc hậu, giữa sự tàn bạo và tình yêu thương đó thì mâu thuẫn là đúng thôi, nó như nước với lửa. Và điều cơ bản nhất, là người dân Việt Nam đã dần dần nhận chân ra ở đâu là chính nghĩa, đâu là tà quyền. Chính vì thế sự sợ hãi trong băng đảng càng lớn thì những hành động càng ngang ngược bất chấp tất cả những sĩ diện, những sự che đậy hay những lời lẽ có cánh bấy lâu nay. Vấn đề là nhiều khi sự dữ, sự ác lại thắng thế trong một giai đoạn nào đó, nhất là khi mà sự cùng quẫn đã đến mức đỉnh cao. Hai năm qua, những cuộc vây ráp, bắt bớ, đánh đập hoặc những màn diễn "công khai xử kín" của nhà cầm quyền Việt Nam nhằm ngăn chặn, hù dọa, tiêu diệt những tiếng nói yêu nước, muốn bảo vệ đất nước, tổ quốc và nhân dân đã diễn ra khốc liệt và tàn bạo. Những người có tiếng nói đấu tramh cho sự thật, công lý, cho sự tiến bộ xã hội bị bắt hơn cả những tên trộm cướp. Từ một Nguyễn Văn Đài là luật sư có tấm lòng yêu thương đồng loại, có uy tín trong cộng đồng và đặc biệt là có tinh thần vì một xã hội, đất nước tiến bộ đã bị bắt giam không xét xử quá thời hạn luật định mà hệ thống luật pháp này coi như không có chuyện gì xảy ra. Cho đến những người đàn bà con mọn, bị tàn tật như Trần Thị Nga, hay những cô gái chỉ vì môi trường sống mà hành động... Tất cả đều là lật đổ nhà nước, lật đổ chính quyền? Thử hỏi cái nhà nước này, chính quyền này là chính quyền nào, mà hễ có những người nói lên sự thật, hễ có ai lo lắng cho vận mệnh đất nước, biết yêu thương người dân thì lập tức sẽ trở thành "thế lực thù địch" và những hành động đó là hành động lật đổ? Chỉ cần trả lời câu hỏi đó thôi, cũng đủ để giải đáp câu hỏi: Nhà nước, chính quyền hiện nay là gì. Người ta lại đặt câu hỏi: Cái nhà nước này là cái gì mà dễ bị lật đổ hay sợ hãi sự lật đổ đến thế? Những bà mẹ tàn tật một nách hai con mọn thì lật đổ nhà nước "chính nghĩa sáng ngời, của dân, do dân và vì dân" làm sao được và bằng cách nào? Một nhà nước với đầy đủ súng đạn mua về không phải để đánh giặc mà chỉ dùng đánh dân, một chính quyền không lo giữ nước mà chỉ lo giữ ghế thì thử hỏi cái chính quyền và nhà nước đó đang phục vụ ai và mục đích tồn tại của nó là gì? Một nhà nước với hàng vạn giáo sư, tiến sĩ, hàng triệu đảng viên là "tinh hoa" mà không dám đối thoại với chính người dân mình bằng lời nói, bằng lý luận mà hành xử theo kiểu lục lâm thảo khấu lấy sức mạnh cơ bắp là chính, thì thử hỏi chính nghĩa đứng về đâu? Đến cuộc chiến "củi đậu đun hạt đậu" Mấy tháng nay, đảng tung ra phong trào đốt lò - Nguyễn Phú Trọng - với danh nghĩa chống tham nhũng. Hàng loạt vụ bắt bớ theo kiểu trả thù đã được thực hiện. Hàng loạt những "đảng viên ưu tú, là gương mẫu, là đạo đức, là văn minh" và là "học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh", thậm chí là "thái tử đảng", mầm non của đảng và là "hạnh phúc của dân tộc" (Nguyễn Thị Quyết Tâm)...  đều được các đồng chí mình dùng đủ mọi cách đưa vào nhà tù. Như vậy, cuộc chiến không chỉ với "thế lực thù địch" mà cuộc chiến đã diễn ra ngay trong lòng đảng, ngay giữa "đội quân tiên phong". Phải chăng, ở đây có cuộc "chống tham nhũng" thật như lời những người Cộng sản? Nếu nhìn kỹ một chút, người ta thấy rằng với một đảng quang vinh, tài tình, sáng suốt và là trí tuệ thì không thể đợi cho một Đinh La Thăng leo vào đến Bộ Chính trị thì mới bắt nhốt với những tội tầy đình cách đây cả hàng chục năm. Cũng không phải Trịnh Xuân Thanh mới ăn hối lộ hàng chục tỷ đồng chỉ trong một vụ áp phe đầu tư bằng vốn nhà nước là đồng tiền xương máu của người dân, không ai biết. Để rồi leo lên đến chức Phó Chủ tịch một tỉnh, chỉ vì chiếc xe biển trắng gắn biển xanh mới phát hiện ra tội phạm? Cũng không phải cho đến lúc Nguyễn Xuân Anh bị cách hết chức vụ, đứng trước nguy cơ xộ khám, thì quan chức cộng sản mới thôi giải thích rằng hai chiếc xe biển số hoàn toàn giống nhau là bình thường, vì nó khác... màu sơn. Cũng chỉ cho đến khi vài thái tử rớt đài chức vụ, thì việc giải thích con cháu quan chức cộng sản làm quan chức lại là hồng phúc cho dân tộc mới dừng lại. Bởi chưng, với một đảng luôn tự xưng là "trong sạch, vững mạnh" làm sao có thể chứa nổi bầy sâu mọt khủng khiếp đến thế, như lời PGS-TS Ngô Huy Cương (Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội) đã nói:  "mọi hành vi tham nhũng đều xuất phát từ cán bộ, nhất là cán bộ cao cấp". Như vậy, hiện tượng đảng thì "trong sạch, vững mạnh" nhưng chứa cả một bầy sâu là chuyện hiện thực không thể chối cãi. Cái bình của Nguyễn Phú Trọng đang cố giữ gìn chính là cái ổ chuột khổng lồ đục xương hút máu người dân lâu nay là chuyện khẳng định. Việc bắt bớ những đồng chí đảng viên từ cao cấp đến cấp thấp với những tội danh được báo chí kết tội thay tòa theo lệnh đảng. Những cuộc điều tra nhanh như điện giật, chỉ chưa đến chục ngày làm việc điều tra ra hàng ngàn tỷ đồng bị tham nhũng, đục khoét và cướp đoạt có phải chứng tỏ sự tài tình của cơ quan điều tra? Xin thưa và khẳng định là không. Bởi nếu họ tài tình đến thế, thì hàng chục năm qua họ đã bị đui mù hay điếc đặc bởi lý do nào? Hay sinh ra họ chỉ để ăn rồi ngủ và hôm nay mới làm việc? Một câu hỏi lớn đang đặt ra hiện nay là: Tại sao cuộc "chống tham nhũng" do Nguyễn Phú Trọng cổ vũ đốt lò kia, cho đến nay vẫn chỉ là những thanh củi tươi hoặc khô của phe nhóm đối địch? Hoàn toàn không thấy bóng dáng của những tội đồ dân tộc hiện đang giữ chức vụ và tội ác đã là hiển nhiên? Người ta thấy lạ, tại sao Nguyễn Kim Cự ung dung thoát tội tầy đình là đã rước thuốc độc vào đầu độc cả dân tộc, và ngay cả trong cuộc rước đó, Cự đã vượt mặt, vượt thẩm quyền của mình. Vậy động cơ nào đã dẫn đến hành động đó của Cự? Tại sao Cự vẫn ung dung hạ cánh an toàn? Người ta đặt câu hỏi tại sao ngoài những kẻ thuộc nhóm thù địch, còn lại những nhân vật, những thanh củi kia vẫn chỉ là những thanh củi đã mục, đã về vườn hoặc thuộc giai đoạn Nguyễn Tấn Dũng đang lộng quyền. Vậy những thanh củi mục ruỗng, mối mọt rõ ràng thời Nguyễn Phú Trọng cầm quyền thì sao? Tại sao họ lại được "quên đi" một cách "không trong sáng"? Người ta cũng đặt câu hỏi: Tại sao những kẻ đưa con, cháu mình lên mà không thuộc phe nhóm đang thắng thế thì bị tiêu diệt và hạ bệ. Còn những kẻ ngang nhiên vi phạm luật pháp, tự đặt ra tiêu chuẩn để mình quyết tâm "tham quyền, cố vị" như Nguyễn Phú Trọng thì không ai đám động đến? Điển hình như chị em Phạm Thị Thanh Trà làm mưa làm gió ở Yên Bái, coi thường dư luận đến vậy mà cũng chỉ khiển trách và điều chuyển đến chỗ ngon và thơm hơn? Ai đã đỡ đầu cho chị em ả này? Và còn câu hỏi lớn: Những kẻ đã đang tâm cống đất đai, lãnh thổ của Tổ Quốc cho giặc ngoại xâm để lãnh thổ Việt Nam từ 324.900 km2 giảm xuống còn 310.070 km2, nghĩa là 15.000 km2 đất đai của ông cha để lại đã rơi vào quân xâm lược, là bạn vàng của đảng thì đáng tội gì? Sao không dám nhắc đến? Trả lời tất cả những câu hỏi đó chỉ khẳng định một điều này: Đây là cuộc chiến giành ăn, tranh phần và là cuộc thanh toán lẫn nhau giữa các phe nhóm trong đảng. Ở đó, quyền lợi quốc gia, dân tộc và người dân chỉ là cái cớ, là con dao, cái búa cho băng đảng đánh nhau giành chỗ, giành miếng ăn mà thôi. Thử tìm nguyên nhân Điều mà người dân thắc mắc, tại sao khi đảng Cộng sản đang kêu gào chống tham nhũng và tiêu diệt tham nhũng, thì những người đấu tranh cho xã hội tốt đẹp, minh bạch hơn, là những phương thuốc chống tham nhũng hữu hiệu nhất lại bị bắt bớ tàn bạo và khốc liệt? Người ta không hiểu vì sao, khi ra sức hô hào chống tham nhũng để hòng "lấy lại uy tín của đảng" - thứ xa xỉ mà người dân đã biết rằng nếu phung phí nó thì phải trả giá - thì đảng của Nguyễn Phú Trọng lại bày ra những điều đi ngược lại tiêu chí, mục đích chống tham nhũng của mình. Điển hình như cái chỉ thị 102 vừa qua, cấm đảng viên được chỉ trích đảng, hoặc các chủ trương, chính sách của nó dù ai cũng biết rằng từ các "Chủ trương lớn" của nó cho đến các đường lối, chính sách... chứa sai lầm này đến sai lầm khác lớn hơn. Cấm đảng viên có xu hướng đa nguyên, đa đảng hoặc thích xã hội dân sự? Hay nhiều luật lệ, dự luật được đưa ra hoàn toàn đi ngược lại những điều mà cả thế giới đã chỉ ra để chóng tham nhũng hiệu quả nhất, triệt để nhất đó là sự minh bạch, tự do ngôn luận và tự do báo chí... Nếu dùng những logic đơn giản và thường có trong đời sống xã hội và đời sống tự nhiên để giải thích những hành động kỳ quặc đó của đảng Cộng sản hôm nay, sẽ là những sai lầm liên tiếp. Thực chất điều có thể giải thích những "hành động kỳ quặc" vừa qua của đảng cộng sản đứng đầu là Nguyễn Phú Trọng, người ta thấy rằng đảng đang trong thời kỳ rối ren, lủng củng và tan rã mạnh mẽ nhất. Những lời hô hào, tô vẽ về một đảng "học tập làm theo HCM" rằng "giữ gìn sự đoàn kết trong đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình" đã chỉ là những điều để thực hiện theo phương châm đảng vẫn hành xử xưa nay: "Nói một đằng, làm một nẻo". Đã đến lúc, những phe nhóm chia chác, kiếm ăn trong đảng đã không thể thỏa hiệp với nhau trong canh bạc vét nốt chút máu xương còn lại của người dân, nên việc đâm chém nhau là hiển nhiên phải đến. Đã đến lúc, những ngôn từ sáo rỗng, khoe khoang quảng cáo mớ hổ lốn về sự đoàn kết là sức mạnh, là chính nghĩa, đạo đức, văn minh... không còn là phương thuốc thần diệu có tác dụng ru ngủ người dân Việt Nam. Do vậy họ sẵn sàng lột bỏ những tấm mặt nạ luật pháp, đạo đức cuối cùng. Và trong hoàn cảnh đó, họ ra sức bắt bớ, giam cầm, tiêu diệt các mầm mống manh nha của các "thế lực thù địch" chung của các phe nhóm. Họ cố tình dọn sạch bãi, để khi cởi trần đánh nhau, vẫn giữ được sự an toàn cho chiếc ghế quyền lực để lại chia nhau cai trị. Điều đó, dù những nguyên nhân sâu xa, thiết tưởng rằng khó giấu được thiên hạ.  
......

SỰ YÊN LẶNG CỦA PHẦN TRANH LUẬN

Tại phiên toà phúc thẩm vụ án bà Trần Thị Nga, bà Nga rất điềm tĩnh trả lời và cũng đối đáp tốt những câu hỏi hoặc một số quan điểm của Hội đồng xét xử (gồm 3 thẩm phán cao cấp) cũng như Kiểm sát viên (một kiểm sát viên cao cấp). Tại phần xét hỏi, tôi làm rõ việc thu thập chứng cứ của cơ quan điều tra về thu thập dữ liệu điện tử đối với những nhân chứng chứng kiến việc bắt người trực tiếp ngày 21/01/2017 tại nhà bà Nga. Hai nhân chứng đã khẳng định việc máy tính vẫn được cắm trực tiếp với nguồn điện và các điều tra viên còn tự kết nối máy in để in ra 76 tệp (files) tài liệu từ trong máy ra và coi đó là chứng cứ. Điều này lại hiển nhiên được ghi rõ trong bản Kết luận điều tra và Cáo trạng của Viện kiểm sát. Tôi hỏi 3 người dân (có mặt tài phiên toà phúc thẩm) với vai trò là những người (trong số 09 người) có đơn tố cáo bà Nga về các hành vi nói xấu, chửi bới đảng, các lãnh đạo và công an tỉnh, rằng họ có tin vào những gì bà Nga nói không? Và những người dân mà các vị là đại diện tổ dân phố họp có tin vào những gì bà Nga tuyên truyền không? Họ trả lời dõng dạc là hoàn toàn không tin. Tại phần tranh luận. Tôi đưa ra ba luận điểm cơ bản cần phải giải quyết cả về mặt học thuật lẫn mặt tố tụng về thẩm quyền giám định cũng như thủ tục xác lập chứng cứ. Thứ nhất, về mặt nội dung: cơ quan điều tra và viện kiểm sát đã dùng kết luận giám định (về mặt tư tưởng) của các giám định viên để kết luận về mặt khách quan của tội phạm (tức các hành vi được liệt kê để cấu thành một tội nào đó trong điều luật). Vậy nghĩa là chính các giám định viên này đã thay mặt toàn bộ các cơ quan tiến hành tố tụng để “kết tội” về hành vi của bị cáo. Vậy là lầm lẫn về mặt luật nội dung và chức năng của các cơ quan tố tụng theo Bộ luật Tố tụng hình sự. Và luận cứ này không hiểu vì sao lại không được ghi vào trong Biên bản phiên toà sơ thẩm (thiếu sót nghiêm trọng). Thứ hai, về thẩm quyền giám định của Bộ Thông tin và Truyền thông: theo Điều 2 Nghị định 17/2017/NĐ-CP thì không quy định về thẩm quyền của Bộ TTTT trong vấn đề giám định tư pháp. Duy chỉ có quy định về thẩm quyền trong việc quản lý “an toàn thông tin”. Còn hành vi đang xét trong vụ án này thì thuộc về một khái niệm pháp lý khác đó là “an ninh thông tin” nêu tại Điều 3 mục 24 Nghị định 72/2013/NĐ-CP. Và tại Điều 39 Nghị định này thì quy định rõ thẩm quyền xử lý các vi phạm về an ninh thông tin thì do Bộ Công an giải quyết. Tiếp nữa, Điều 10 Thông tư số 10/2012/TT-BTTTT đã nêu rõ mọi giám định tư pháp trong lĩnh vực thông tin và truyền thông phải dựa vào Quy chuẩn quốc gia trong lĩnh vực này và cac văn bản pháp luật có liên quan đến đối tượng cần giám định. Tuy nhiên, các kết luận giám định lại được đưa ra là do hoàn toàn ý chí chủ quan của các giám định viên mà không hề căn cứ vào bất cứ văn bản pháp lý nào. Vậy nó vi phạm nghiêm trọng về căn cứ giám định nên những kết luận này không thể sử dụng làm căn cứ kết tội. Thứ ba, về thủ tục xác lập và thu thập chứng cứ: về hai kết luận giám định của Bộ TTTT, ngoài việc đã vi phạm vào luận cứ thứ nhất được nêu ở trên, thì về việc giám định đã vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật. Nguồn chứng cứ đầu tiên do Sở TTTT tỉnh Hà Nam tự ý tải trên mạng về và cóp vào đĩa rồi gửi sang cho cơ quan điều tra gồm 11 video clip với tiêu đề cụ thể. Tuy nhiên, khi cơ quan điều tra thu thập 11 video clip tại máy tính của bà Nga (đã vi phạm Điều 5 Thông tư liên tịch số 10/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC về trình tự thu thập chứng cứ dữ liệu điện tử), là với các tiêu đề khác với 11 clip do Sở TTTT cung cấp. Nên hai nguồn chứng cứ này có đồng nhất là một hay không thì lại không được giám định, và tất cả những video clip này cũng không được giám định về tính nguyên vẹn, liên tục của chứng cứ. Vậy một loạt các vi phạm tố tụng nghiêm trọng như vậy thì có thể coi những thứ đó là chứng cứ không khi không đảm bảo (vi phạm) 2 thuộc tính quan trọng của chứng cứ là khách quan và hợp pháp theo Điều 66 Bộ luật Tố tụng hình sự?! Với Điều 31 khoản 1 Hiến pháp quy định, không ai bị coi là có tội cho đến khi được chứng minh bằng trình tự luật định và có bản án kết tội của toà án có hiệu lực pháp luật. Điều 3 Bộ luật Tố tụng hình sự đã quy định, mọi hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng phải tuân thủ các quy định của Bộ luật này. Điều 10 quy định nguyên tắc xác định sự thật vụ án, ở đó nêu rõ các cơ quan tiến hành tố tụng phải sử dụng mọi biện pháp, chứng cứ hợp pháp để xem xét và giải quyết toàn diện, khách quan vụ án. Điều 222 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định toà án chỉ nghị án và tuyên án dựa vào những gì được thẩm tra, xem xét tại phiên toà. Dựa vào những luận cứ nêu trên, căn cứ Điều 251 Bộ luật Tố tụng hình sự, đề nghị Hội đồng xét xử huỷ án sơ thẩm, tuyên bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án. Thêm nữa, vấn đề quyền được tự bào chữa của bị cáo vẫn chưa được đảm bảo khi chưa được toà án tạo điều kiện cho tiếp cận hồ sơ mà lại giải thích cho bị cáo rằng bị cáo đã có luật sư bào chữa và thông qua luật sư để tiếp cận tài liệu vụ án. Tuy nhiên, Điều 50 Bộ luật Tố tụng hình sự, Điều 11 Bộ luật TTHS cũng quy định các cơ quan tiến hành tố tung phải đảm bảo quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Và không được đồng nhất giữa quyền được tự bào chữa của bị can, bị cáo với quyền nhờ luật sư bào chữa. Hơn nữa, toà án, theo Hiến pháp, có trách nhiệm bảo vệ công lý, nên việc đảm bảo quyền đó của bị cáo là đúng đắn và hợp pháp. Nên không thể nói rằng luật không có quy định để phủ nhận quyền này của bị cáo. Riêng phần áp dụng tình tiết tăng nặng phạm tội nhiều lần theo điểm g khoản 1 Điều 48 BLHS để tăng nặng trách nhiệm trong bản án sơ thẩm, tôi đã nhận định rằng vị kiểm sát viên đang lầm lẫn về học thuật pháp lý vì hành vi tuyên truyền là hành vi cấu thành kéo dài, nên không thể coi 02 clip lấy trong máy ra sau 11 clip trước là phạm tội lần thứ 2. Nên cần phải xem xét lại việc áp dụng pháp luật trong trường hợp này. Hơn nữa, việc bị cáo có các hành vi tuyên truyền đó cũng không hề suy suyển được niềm tin của những người dân (đã được xác nhận tại toà, cùng cả những người bị tạm giam cùng buồng với bị cáo Nga trong các bản khai), nên nó không thể làm giảm uy tín của nhà nước, không thể gây hoang mang trong nhân dân về niềm tin vào nhà nước. Đồng thời cũng đề nghị cơ quan điều tra và viện kiểm sát cần phải tách bạch rõ ràng hai chủ thể đó là Nhà nước CHXHCNVN và Đảng cộng sản Việt Nam, vì nội hàm (quy phạm) điều luật 88 là không có chủ thể đảng chính trị trong mặt cấu thành của tội phạm. Tuy rằng vậy, vị đại diện viện kiểm sát đã không tranh luận (đối đáp lại) bất kỳ luận điểm nào trên đây của tôi. Theo Điều 218 Bộ luật Tố tụng hình sự, tôi đề nghị Hội đồng xét xử đề nghị Kiểm sát viên phải đối đáp lại, nhưng tuyệt nhiên sau đó vị kiểm sát viên vẫn không đối tụng lại bất kể luận cứ nào mà tôi vừa yêu cầu. Sau giờ nghị án. Án sơ thẩm vẫn được giữ nguyên với 9 năm tù giam và 5 năm quản chế. Khi bị dẫn giải đi, bà Trần Thị Nga đã vỗ tay và nói rằng, bà không chống lại nhân dân và dân tộc Việt Nam! Phiên toà kết thúc. Buổi chiều mờ tối. Theo FB Luân Lê
......

BẢN LÊN TIẾNG CỦA HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM

HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VIỆT NAM VÀ NHÓM LINH MỤC NGUYỄN KIM ĐIỀN: BẢN LÊN TIẾNG VỀ CÁCH HÀNH XỬ CỦA NHÀ CẦM QUYỀN NHÂN NGÀY NHÂN QUYÊN VÀ LỄ GIÁNG SINH Toàn thể nhân loại đang sống trong bầu khí của Ngày Quốc tế Nhân quyền (10-12) và Lễ Giáng sinh (25-12-2017). Đây là 2 thời điểm quan yếu nhắc cho mọi công dân và mọi chính phủ khắp hành tinh nhớ tới nghĩa vụ tôn trọng các nhân quyền cơ bản của mỗi một con người, cũng như nghĩa vụ xây dựng bình an hòa hợp trong toàn xã hội. Hai nghĩa vụ này làm nên nét văn minh của nhân loại hôm nay. Vậy mà giữa thế giới văn minh này, nhà cầm quyền toàn trị độc tài và duy vật vô thần cộng sản Việt Nam vẫn hành xử một cách man rợ: 1- Chung quanh Ngày Quốc tế Nhân quyền, nhà cầm quyền đã ra tay trấn áp nhiều hoạt động của công dân liên quan đến Ngày ấy: a- Ngăn chặn linh mục Nguyễn Đình Thục, một nhân chứng của vụ Formosa, tại phi trường Tân Sơn Nhất, không cho ông đi tham dự phiên điều trần của Ủy ban Nhân quyền Quốc hội Liên bang Úc ngày 7 tháng 12. b- Cấm cản một cuộc họp mặt của khoảng 30 thành viên xã hội dân sự độc lập, dự định tổ chức tại nhà hàng Shri ở Quận 3, Sài Gòn ngày 8-12. Hôm sau, một buổi kỷ niệm ngày Quốc tế Nhân quyền tại Hà Nội đã phải diễn ra trong vòng bí mật với nhân sự ít ỏi, để tránh đàn áp. c- Phong tỏa Hòa thượng Thích Không Tánh cách thô bạo tại Chùa Giác Hoa, Sài Gòn, cũng như sách nhiễu, hành hung 3 linh mục Dòng Chúa Cứu Thế là Lê Ngọc Thanh, Lê Xuân Lộc và Trương Hoàng Vũ, khi 4 nhà tu hành này định đến giáo xứ Thọ Hòa của linh mục Nguyễn Duy Tân tại Xuân Lộc, Đồng Nai vào ngày 10-12 để cùng nhau cầu nguyện cho Nhân quyền. 2- Chung quanh Lễ Giáng sinh, nhà cầm quyền cũng đã ra tay đàn áp nhiều hoạt động của tín đồ liên quan đến Lễ ấy: a- Ngày 13-12-2017, tại nhà thờ giáo xứ Đông Kiều, thuộc Giáo phận Vinh, nằm trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, nhà cầm quyền và công an địa phương -với vũ khí hăm dọa- đã đến yêu cầu dẹp bỏ hang đá Giáng sinh vì làm trên “đất đang tranh chấp”, đang khi đó là đất tư nhân đã hiến tặng cho giáo xứ. Tối đến, một số “côn đồ” (công an đội lốt hay thuê mướn) đã đến phá hoại cổng chào, hang đá và hành hung giáo dân (chém tay một thanh niên và bắn vào đầu một thầy giáo). Giáo xứ Đông Kiều này từ tháng 9 tới nay, đã bị Hội Cờ Đỏ (một tổ chức quần chúng do nhà cầm quyền thành lập) sách nhiễu, đe dọa liên tục và dữ dội: tấn công bằng súng và đá, đập vỡ tượng thánh, phá hoại tài sản giáo dân và đòi trục xuất linh mục quản xứ. b- Sáng ngày 17 tháng 12, một số giáo dân giáo xứ Kẻ Gai, thuộc Giáo phận Vinh, nằm trên địa bàn xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, đến khai mương làm thủy lợi tại một mảnh ruộng đã được dâng cúng cho giáo xứ, để chuẩn bị cho việc xây nhà thờ trong tương lai. Thế nhưng, dưới sự điều khiển của chủ tịch và trưởng công an xã, khoảng 20 thành viên Hội Cờ Đỏ, vai khoác cờ đỏ, đã nhào xuống đánh giáo dân ngay trước sự chứng kiến của của nhà cầm quyền huyện và xã. Tiếp đó, hàng trăm công an và cảnh sát cơ động đã được điều đến để sẵn sàng trấn áp tiếp. Hậu quả là gần 20 giáo dân, đa phần phụ nữ lớn tuổi, bị đánh trọng thương. c- Trưa ngày 21-12-2017, hang đá Giáng sinh mà Giáo xứ Phúc Lộc, Giáo phận Vinh (thuộc xã Tân Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An) đã ra công dựng cách hoành tráng từ cả tháng nay trên một khu đất rộng rãi, chờ ngày mừng đại lễ, đã bị kẻ lạ mặt đốt cháy rụi. Trong tình thế này, thì mọi người đều rõ thủ phạm là ai! 3- Từ những vụ việc như trên, Hội đồng Liên tôn Việt Nam và Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền tuyên bố: a- Cực lực phản đối nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam liên tục và gia tăng đàn áp nhân dân: từ những công dân hoạt động cho các nhân quyền cơ bản đến các tín đồ tranh đấu cho tự do tôn giáo. Dựa vào những luật lệ bất công về hội nhóm, về đất đai, về tôn giáo… nhà cầm quyền luôn tìm cách sách nhiễu, hành hung, bắt bớ, cầm tù những ai đòi các nhân quyền bất khả nhượng. b- Mạnh mẽ tố cáo Bộ ngoại giao Việt Nam, trong “Báo cáo Quốc gia Kiểm điểm Định kỳ việc Thực hiện Quyền con người ở Việt Nam” (đọc thấy trên trang mạng của Bộ ngày 21-12-2017) đã tự tô son trát phấn về “thành tích nhân quyền” của chế độ mà thực chất rất tồi tệ, để lừa gạt quốc dân và quốc tế. Cũng mạnh mẽ tố cáo báo Nghệ An (và nhiều trang mạng của đám dư luận viên) từ vụ Formosa (tháng 4-2016) đến nay, đã luôn vu khống xuyên tạc và kích động hận thù, đặc biệt đối với hàng lãnh đạo và tín đồ của Giáo phận Vinh. c- Thẳng thắn đòi hỏi nhà cầm quyền phải xóa sổ lập tức Hội Cờ Đỏ, công cụ bạo lực được thành lập gần đây, phải chấm dứt việc thuê mướn trưng dụng thành phần đầu gấu để đàn áp dân lành, phải ra lệnh cho công an từ bỏ lối ứng xử côn đồ đối với nhân dân vốn đang nộp thuế để trả lương cho họ. d- Chân thành khuyên nhủ Giới chức chính trị hãy sống thiện tâm để bản thân và xã hội được an bình. Quý vị hãy nhớ rằng bạo lực và dối trá không phải là lối giải quyết ổn thỏa các vấn đề của đất nước và xã hội. Chủ trương đối xử với nhân dân bằng đàn áp chỉ làm cho tội ác của chế độ tăng nhanh và ngày tàn của chế độ mau tới. Đừng để ô nhục và quả báo giáng xuống trên mình và trên con cháu của Quý vị. Tuyên bố tại Việt Nam ngày 22 tháng 12 năm 2017 Hội đồng Liên tôn Việt Nam đồng ký tên: Cao đài : - Chánh trị sự Hứa Phi (điện thoại: 0163.3273.240) - Chánh trị sự Nguyễn Kim Lân (điện thoại: 0988.971.117) - Chánh trị sự Nguyễn Bạch Phụng (điện thoại: 0988.477.719). - Thông sự Đoàn Công Danh (điện thoại: 0977.961.750)Công giáo : - Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý (điện thoại: 0932211438) - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi (điện thoại: 0984.236.371) - Linh mục Giu-se Đinh Hữu Thoại (điện thoại: 0935.569.205) - Linh mục Phao-lô Lê Xuân Lộc (điện thoại: 0122.596.9335) - Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình (điện thoại: 01692498463)Phật giáo : - Hòa thượng Thích Không Tánh (điện thoại: 0165.6789.881) - Thượng tọa Thích Từ Giáo (điên thoại: 0912.717.819) - Thượng tọa Thích Đồng Minh (điện thoại: 0933.738.591) - Thượng tọa Thích Vĩnh Phước (điện thoại: 0969.992.087) - Thượng tọa Thích Đức Minh (điện thoại: 0165.348.2276)Phật giáo Hoà hảo : - Ông Nguyễn Văn Điền (điện thoại: 0122.870.7160) - Ông Lê Quang Hiển (điện thoại: 0167.292.1234) - Ông Lê Văn Sóc (điện thoại: 096.4199.039) - Ông Phan Tấn Hòa (điện thoại: 0162.6301.082) - Ông Bùi Văn Luốc (điện thoại: 0169.612.9094) - Ông Hà Văn Duy Hồ (điện thoại 012.33.77.29.29). - Ông Trần Văn Quang (điện thoại 0169.303.22.77)Tin lành : - Mục sư Nguyễn Hoàng Hoa (điện thoại: 0121.9460.045) - Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng (điện thoại: 0906.342.908) - Mục sư Đoàn Văn Diên (điện thoại: 01676923013 ) Với sự hiệp thông của Mục sư Nguyễn Trung Tôn đang ở trong lao tù cộng sản. Nhóm Linh mục Nguyễn Kim Điền đồng ký tên (đại diện) - Linh mục Phê-rô Nguyễn Hữu Giải, Tổng Giáo phận Huế - Linh mục Ta-đê-ô Nguyễn Văn Lý, Tổng Giáo phận Huế. - Linh mục Phê-rô Phan Văn Lợi, Giáo phận Bắc Ninh. - Linh mục Giu-se Nguyễn Công Bình, Giáo phận Vinh.  
......

Những người gạt nước mắt mà đi

Nhật báo lớn thứ ba Đài Loan UDN đã đăng tải bức hình này của chị Trần Thị Nga một ngày sau khi tòa sơ thẩm tuyên chị 9 năm tù giam cho tội "tuyên truyền chống nhà nước" trong bản tin về những người hoạt động Việt Nam bị tù đày vì lên tiếng chống lại tập đoàn Formosa. Nhưng đây là hình ảnh chị Nga của 10 năm về trước, trong một cuộc họp báo ở Đài Loan về tình trạng của người lao động nhập cư. Giọt nước mắt của chị khi ấy là khóc cho thân phận của chính mình - một người lao động Việt Nam gặp nạn trên đất Đài, bị cả chủ người Đài lẫn môi giới người Việt lừa đảo và phó mặc. Giọt nước mắt ấy đã hòa chung trong biển nỗ lực của các tổ chức và người hoạt động cả Đài lẫn Việt trên đất Đài hàng chục năm qua, giúp công luận và chính giới Đài Loan nhận thức rõ hơn vấn đề của người lao động nhập cư, từ đó có những chính sách tiến bộ hơn để người lao động nhập cư được sống 'người' hơn. Tuy nhiên, từ khi chị về nước và dần trở thành một người tranh đấu cho dân oan mất đất, cho nạn nhân ô nhiễm môi trường và những cảnh đời oan trái trên đường tìm công lý, hiếm khi thấy chị rơi nước mắt nữa, ít nhất là trước mặt người khác. Có thể vì chị thấy cuộc sống vui hơn, nhiều ý nghĩa hơn, hoặc có thể đơn giản chỉ vì tiếp xúc với quá nhiều những phận đời cùng khổ, con người ta thấy những gì mình đã từng chịu chẳng bõ bèn gì. Cũng có thể là tất cả những lý do đó. Cuộc đời của những người hoạt động như chị Nga, và nhiều người khác nữa, có những lúc rất đáng khóc cho bản thân. Nhưng còn có nhiều lúc hơn thế nữa - những lúc đứng trước những phận người ở tận cùng khổ đau - họ hiểu rằng họ phải gạt nước mắt để bước tiếp. Ngay lúc này đây, chị Nga đang đứng trước vành móng ngựa cho những điều chị ấy tin là đúng. Và cho cả những giọt nước mắt chị ấy đã gạt đi, hoặc nuốt vào trong, để bước tiếp trên con đường chị ấy đã chọn.
......

Pages