THÔNG BÁO V/v: Cập nhật thông tin về việc các học sinh nhục mạ cờ vàng tại Marrickville NSW

  Le Anh   Kính Thưa quý Hội Đoàn, Đoàn Thể và Quý Đồng Hương,   Sau khi gởi thư than phiền đến trường Trung Học Marrickville và Bộ Giáo Dục NSW về đoạn video của một nhóm học sinh mặc đồng phục phá hoại cờ vàng và nói lời dung tục miệt thị Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tại Úc, chúng tôi đã liên tục làm việc cùng hiệu trưởng và các nhân viên cao cấp của Bộ Giáo Dục NSW để có những biện pháp kỷ luật thích hợp cho hành động mang tính côn đồ và thách thức luật pháp của nhóm học sinh.   Tối cùng ngày, 03 tháng 5, 2021, hiệu trưởng trường Trung Học Marrickville đã viết thư trả lời và thông báo toàn bộ nhóm học sinh tham gia vào việc nhục mạ cờ vàng đã bị đình chỉ học tập ngay lập tức và đang chờ đợi các quyết định kỷ luật nghiêm khắc từ phía nhà trường. Trường học khẳng định hành động của nhóm học sinh đã đi ngược lại tinh thần hòa hợp và đoàn kết văn hóa của trường. Trường học sau đó đã đưa vụ việc qua lực lượng cảnh sát NSW điều tra và truy tố về hình sự.   Sáng nay, 04 tháng 5, 2021, chúng tôi đã có cơ hội tường trình với cảnh sát NSW về mức độ nghiêm trọng của vụ việc và yêu cầu cảnh sát phải có những quyết định thích đáng nhằm tránh sự việc tiếp diễn dẫn đến xung đột và thương tổn trong cộng đồng. Cảnh sát đã khẳng định họ sẽ xem xét vấn đề một cách nghiêm túc. Chính phủ Úc sẽ không chấp nhận các hành vi mang tính bạo động của bất kỳ cá nhân nào. Các cá nhân vi phạm sẻ bị xử phạt theo đúng luật pháp của Úc.   Cảnh Sát ghi nhận vụ việc đã được thông báo đến Thủ Hiến NSW, Bộ Trưởng Giáo Dục , và Cơ quan điều tra. Cảnh sát sẽ xem xét việc phạt tội hủy hoại tài sản cá nhân của nhóm học sinh. Đồng thời tiến hành điều tra xem đây là hành động của một cá nhân mang tính tự phát, hay được sự ủng hộ của một tổ chức hoặc chính quyền.   Chúng tôi đã cung cấp tất cả bằng chứng đe dọa xâm hại về thể chất, các email phá rối, chi tiết các nhóm, và các trang mạng xã hội với lời kêu gọi hành hung các thành viên của Ban Chấp Hành Cộng Đồng NSW, đặc biệt những lời kêu gọi mang tính bạo lực nhắm vào cá nhân chúng tôi Paul Huy Nguyễn và Phó Chủ Tịch Kate Hoàng. Cảnh sát khẳng định sẽ chuyển vụ việc đến cơ quan điều tra đặc biệt vì tính chất nghiêm trọng của các lời đe dọa. Nếu những lời đe dọa đến từ các cá nhân hoặc tập thể đang cư ngụ tại Úc, cảnh sát sẽ lập tức bắt giữ điều tra.   Chúng tôi sẽ tiếp tục thông báo vụ việc đến các Dân Biểu trong vùng và kêu gọi sự ủng hộ từ các cấp chính quyền. Chính phủ Úc sẽ không bao dung cho các hành vi bạo lực và vi phạm luật pháp tại Úc.   CDNVTD NSW khẳng định lập trường chính trị của người Việt tị nạn cộng sản. Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì trong khả năng để giành lại danh dự cho Hoàng Kỳ Việt Nam Cộng Hòa và toàn thể cộng đồng người Việt Tự Do tại Úc.   Trân trọng, Paul Huy Nguyễn Chủ Tịch CDNVTD NSW  
......

Các học sinh liên quan đến vụ xé và dẫm cờ VNCH bị nhà trường đình chỉ việc học.

Việt Tân   CÁC HỌC SINH LIÊN QUAN ĐẾN VỤ XÉ VÀ DẪM CỜ VNCH BỊ NHÀ TRƯỜNG ĐÌNH CHỈ VIỆC HỌC Cộng Đồng và nhiều cá nhân viết thư phản ảnh dều nhận nhận thư trả lời từ trường Marrickville High School về vụ Học sinh của trường đã có hành vi xé cờ và ăn nói thô tục, vô văn hóa. Thông báo của trường cho biết đã đình chỉ việc học của các học sinh có liên quan.   Nhà trường khẳng định, những quan điểm trong đoạn Video Clip không thể hiện quan điểm của Trường Trung học Marrickville.   Việc thúc đẩy sự hiểu biết văn hóa, sự hòa hợp và thiện chí trên tất cả các quốc gia là một phần quan trọng trong việc giảng dạy và các đặc tính củanhà trường.   Tất cả học sinh liên quan đã bị đình chỉ như một phần của quy trình kỷ luật nghiêm ngặt. Cảnh sát đã được thông báo về vụ việc.   Sẽ tiếp tục cập nhật khi có thông tin.   Lê Ánh   Sơ lược về Trường Trung học Marrickville Trường trung học Marrickville có bề dầy lịch sữ phát triển lâu đời, càng về sau chất lượng giảng dạy – đào tạo được nâng lên và luôn duy trì ở mức cao. Trường nhận học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 từ nhiều quốc gia trên toàn thế giới, các em du học sinh quốc tế sẽ được bố trí học chung với học sinh bản địa nhằm tạo cơ hội cho các em giao lưu văn hóa học hỏi lẫn nhau, có thêm nhiều bạn mới và phát triển thêm khả năng tiếng anh của mình. Trọng tâm của trường là giúp các em phát triển học thuật cũng như kỹ năng để đạt được tiềm năng của họ. ================================= Dear community member We are aware of an incident involving international Marrickville High School students last Friday that occurred off school grounds and was filmed. The views expressed in the video in no way represent the views of Marrickville High School. The promotion of cultural understanding, harmony and goodwill across all nationalities is an important part of the teaching and ethos at the school. Police have been informed of the incident and all students involved have been suspended as part of a strict disciplinary process. Marrickville High School - Exceptional Learning Opportunities For All 1-9 Northcote Street Marrickville NSW 2204 Ph: 9569 2444 Fax: 9560 3693 ***** Phạm Minh Vũ   Hành vi “cuồng đảng” tới mức giật lá Cờ Vàng xuống đất và văng tục, hùng hổ là thế, Dương Đức Thịnh bây giờ đã bị cảnh sát bế lên đồn, và đối diện với khả năng bị truy tố hình sự là một sự việc đáng tiếc cho cậu bé mặt búng ra sữa này.   Đây là một bài học cho những ai mang trong mình bản tính rừng rú, muốn sống ở xã hội văn minh thì phải “chặt đuôi” rồi hãng qua đó sống.   Trách cậu bé này ít, trách Cha mẹ và môi trường XHCN đã tạo ra cậu ta như thế, một con người đầy tính cách mạng, lời nói phát ra sặc mùi “giai cấp” không thể phát ra từ con người tử tế. Cậu ta đã bị nhồi sọ quá khủng khiếp, cha mẹ cậu ta phải là người có truyền thống cách mạng dữ lắm mới sinh ra người như cậu ta.   Cuồng đảng, yêu đảng chi giờ khổ chưa? Bị đuổi học trục xuất về VN với bản tánh vậy không làm công an cũng làm chủ tịch này bí thư nọ.   Cờ Vàng dù gì cũng là lá cờ đại diện một chính thể tồn tại gần 30 năm, cũng từng bay trên Phủ chủ tịch bây giờ. Không yêu, thì đừng hành xử đầy tính cách mạng như thế.   Thôi, về nhà đi con, về làm cán bộ đi.   Như con Chung con sướng không? Ở Mỹ học, bố làm quan bán mấy dự án xử lý nước Sông Tô Lịch kiếm lãi, gửi cho quý tử ôm mấy hót-gơ ngon lành. *****   Nghia HP Nguyen   Chân thành góp ý với bố mẹ cậu Dương Đức Thịnh là nên cầm cờ vàng ba sọc đỏ đưa lên môi hôn, quay clip post lên mạng và nói mấy câu xin lỗi cộng đồng người Việt hải ngoại Úc châu để người ta xin police thả cậu quý tử ra và nhà trường cho phép cậu tiếp tục học!   Sáng này vào lúc 9.30am, chúng tôi đã liên lạc với Trường Trung Học Marrickville để kiểm chứng nguồn tin, nhà trường đã nhận được lá thư khiếu nại của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang NSW, trước việc tên Dương Đức Thịnh vốn là học sinh lớp 3PD English Intensive, tại trường Marrickville, người đã có hành vi cướp lá cờ vàng trên cột điện, sau đó đã đòi đốt và giẫm lên là cờ này, Bà Bridget là thư ký chánh của Văn Phòng đã xác nhận với chúng tôi rằng: Ban Giám Hiệu nhà trường, đã nhận được lá thư Khiếu nại của Công Đồng, và sự việc trên đã được chuyển giao lên Bộ Giáo Dục thụ lý, khi chúng tôi yêu cầu bà xác nhận: Có phải tên Dương Đức Thịnh đang học trong trường hay không, thì bà đã yêu cầu rằng: Nếu chúng tôi muốn thâu thập những nguồn tin nào thêm, thì xin hãy liên lạc với Phát Ngôn Nhân Bộ Giáo Dục Tiểu Bang.   Theo các nguồn tin mà chúng tôi ghi nhận được thì: Bà Sarah Mitchell Bộ Trường Bộ Giáo Dục tiểu bang NSW cũng đã được báo cáo về sự việc việc này vào sáng hôm nay.   Vào khoảng giữa trưa ngày 03/05/2021. Chủ Tịch Cộng Người Việt Tự Do tiểu bang NSW là ông Paul Huy Nguyễn cũng đã xác nhận với chúng tôi rằng: Nhân viên cao cấp của Bộ Giáo Dục đang làm việc với ông, và cũng chính viên chức này cho ông Paul Huy biết là: Bà Bộ Trưởng Giao Dục sẽ luôn luôn sát cánh với Cộng Đồng Việt Nam trong sự việc này , viên chức cao cấp này hứa sẽ tìm hiểu thêm sự việc với Chánh Hiệu Trưởng Trung Học Marrickville, không bao lâu, Ông Hiệu Trưởng Trường Marrickville đã chính thức liên lạc với ông Paul Huy Nguyễn chủ tịch Công Động và xác nhận rằng, ông đã am tường sự việc trên, và cho đây là một hành động hình sự, vì thế ông sẽ thông báo cho phía cánh sát Marrickville thụ lý.   Theo nguồn tin mới nhất mà chúng tôi ghi nhận được: Vào trưa nay, tên Dương Đức Thịnh đã bị 9 cảnh sát đến bắt ngay tại Trường Trung Học Marrickville và mang về đồn cảnh sát để thẩm vấn, đương sự cũng đã xác nhận, mình là người đã cướp lá cờ trên cột điện, và cũng chính là người có những từ ngữ khiếm nhã trong đoạn Video. Ngoài ra, Thịnh cũng khai hết những đồng phạm cùng với Thịnh làm điều này. Song song với sự việc trên, trưa nay Hội Đồng Thành Phố sau khi đã thu thập được vật chứng là lá cờ vàng, họ đã liên lạc với Ban Chấp Hành để xác nhận, đây là tài sản trực thuộc của Cộng Đồng, vốn dĩ bị tên Dương Đức Thịnh cướp trên cột điện và đập trên mặt đất.   Theo trình tự, một khi tang chứng và vật chứng đã được cảnh sát thu thập đầy đủ, thì việc khởi tố với tên Dương Đức Thịnh hay không, đó là việc của Ban Chấp Hành Cộng Đồng Người Việt Tiểu Bang NSW. Cách đây vài phút Hiệu Trưởng Trường Trung Học Marrickville đã ra quyết định, cấm tên Dương Đức Thịnh và một số tên đồng phạm không được đến trường trong một thời gian nhất định, thân nhân của các tên này bên Việt Nam sẽ được nhà trường thông báo về lý do cấm không được đến trường. Trong thư, viết cho chúng tôi ông hiệu trưởng cho biết: Đây là một hành động không thể tha thứ được...  
......

Tâm tình cùng nhạc sĩ Phan Văn Hưng

Phạm Phú Khải - VOA Lời giới thiệu: Nhạc sĩ Phan Văn Hưng được nhiều người biết đến qua các ca khúc, hay thương khúc, như là “Ai về xứ Việt”, “Thằng bé tát dầu”, “Trái tim tôi là bến”, “Hai mươi năm”, “Chúng đi buôn”, “Bài ca tuổi trẻ” v.v… Cho đến nay, anh đã sáng tác hơn 120 bài nhạc mà đã được phát hành qua 7 CDs nhạc. Hơn một thập niên qua, nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã không còn sáng tác hay trình diễn. Cây đàn gắn liền giòng nhạc của anh đã được trao tặng cho Viện Bảo Tàng & Trung Tâm Sinh Hoạt Người Việt (Vietnamese Museum Australia) vào cuối năm 2019. Nhiều cơ quan truyền thông muốn phỏng vấn anh, và nhiều tổ chức muốn mời anh đi trình diễn, nhưng anh đều từ chối. Được biết anh đã chọn đời sống nội tâm trong suốt thời gian qua. Hôm nay, 18 tháng Tư năm 2021, tôi đã nhận được tin nhạc sĩ Phan Văn Hưng đã đồng ý trình diễn tại Buổi Hòa Nhạc vinh danh Cựu Chiến Binh Úc đã tham chiến trong chiến trường ở Việt Nam (The Vietnam Requiem) vào đầu tháng Sáu tới đây, tại thủ đô Canberra. Đây là một ngạc nhiên đầy thú vị, và vì thế tôi đã liên lạc để xin anh một phỏng vấn nhỏ. Rất may anh đã nhận lời. Phạm Phú Khải: Dạ xin kính chào nhạc sĩ Phan Văn Hưng. Nguyên do nào anh quyết định nhận lời tham dự buổi hòa nhạc The Vietnam Requiem do Chris Latham thực hiện? Phan Văn Hưng: Thú thực, tôi cũng không biết chắc là tại sao nữa, vì tôi đã bỏ đàn, bỏ hát từ nhiều năm qua. Cây đàn tốt của mình thì tôi đã đem tặng rồi, lâu ngày không chơi nên ngón tay mềm nhũn, không còn chai như xưa nữa. Tôi còn giữ cây đàn cũ rích thời còn là sinh viên, vứt lăn lóc trong kho, có lần đem ra chơi thử thì chịu thua, không làm sao bấm nổi vì quá đau tay. Còn giọng hát cũng coi như mất, vì cái gì cũng vậy, nếu mình không dùng thì nó rỉ sét. Nhưng khi tôi nhận được thư của ông Chris Latham mời tôi tham gia chương trình, tôi đã nhận lời ngay, có lẽ vì mình cảm thấu được tấm lòng của ông ở đằng sau. Lúc đó tôi vẫn chưa biết rõ chương trình chi tiết ra sao, phần của tôi là gì, và tôi chỉ hiểu loáng thoáng là Chris là artist-in-residence với Australian War Memorial với ý định trình tấu một nhạc phẩm có tên là Vietnam Requiem để tưởng nhớ các chiến sĩ Úc đã tử trận ở Việt Nam. Tại sao Chris lại muốn tôi trong đó, vì tôi chưa từng viết nhạc về các chiến binh Úc bao giờ? Lúc đó tôi trực nhận Chris cốt ý muốn hát về người Việt mình, và tôi phần nào mường tượng được hành trình nội tâm mà ông phải đi qua để nhận ra điều đó. Chỉ đến sau này khi gặp Chris thì tôi mới biết quả thật ông đã trải qua một sự thức tỉnh, rằng người dân Việt Nam mới là nạn nhân lớn nhất của cuộc chiến lẫn của nền hòa bình áp đặt, và một nhạc phẩm tưởng niệm cuộc chiến không thể nào đầy đủ nếu không nói tới nỗi khổ của dân Việt. Phạm Phú Khải: Giữa anh và Chris Latham chắc phải có một sự đồng cảm nào đó. Và nếu có thì đó là những điểm nào, thưa anh? Phan Văn Hưng: Vâng, những điểm này tôi đã cảm được ngay, nhưng phải nói, tôi chỉ biết rõ hơn sau khi gặp Chris. Ông kể rằng hồi nhỏ, ông trải qua một kinh nghiệm “sống đi chết lại” mà qua đó ông trực diện với cõi tâm linh, nên khi lớn lên ông luôn cảm thấy mình có nhiệm vụ hàn gắn nỗi khổ của tha nhân. Vietnam Requiem không phải là chương trình đầu tiên mà Chris thực hiện cho AWM, trước đó ông có điều khiển những buổi hòa nhạc về hai cuộc thế chiến, khi đó ông phải đối mặt với sự thật hãi hùng của người đạo Do Thái dưới bàn tay Quốc xã, một ý thức hệ ghê tởm nhưng vẫn chưa thấm gì với Cộng sản. Cuộc hành trình của tôi thì khác hẳn, tuy có cùng điểm đến. Tôi khởi sự sáng tác không phải vì cảm thấy đó là bổn phận, mà đơn giản vì nỗi thống khổ của dân mình quá lớn, không thể nén xuống được nên phải bung ra thành nhạc. Nhạc tự nó có tác dụng hàn gắn, vì một khi nỗi khổ được tuôn ra thì có sự cảm thông, và phần nào cũng có sự giải tỏa, nhất là trong tình cảnh người dân miền Nam, không những đã khổ mà lại còn bị thế giới đối xử oan ức. Chris với tôi gặp nhau ở điểm hàn gắn này đây. Chris lớn lên trong một gia đình Công giáo, nhưng khi trưởng thành ông bắt đầu thiền quán theo đạo Phật, khiến tâm ông cởi mở trong sự tìm kiếm tâm linh. Tôi thì ngược lại, xuất thân từ một gia đình đạo Phật, khi lớn lên tìm đạo đủ mọi hướng, đến khi lớn tuổi mới nhận ra rằng tất cả cũng chỉ là một. Và một lần nữa tôi lại gặp Chris. Trong tác phẩm của ông, tôi có thể nhận thấy nhiều giá trị vượt tôn giáo. Một điều nữa là về âm nhạc. Chris theo học âm nhạc cổ điển đến nơi đến chốn, nhưng bất cứ thể loại nào ông cũng đụng vào. Ông hát rất hay, trình diễn đàn vĩ cầm, soạn nhạc, đạo diễn, làm nhạc trưởng, cái gì ông cũng nhúng tay vào một cách xuất sắc. Còn tôi thì khác hẳn, chẳng bao giờ được đi học nhạc, chỉ vì vận nước mà bỗng dưng đi hát, rồi sáng tác, hòa âm, điều khiển hợp xướng, làm báo, cái gì cần làm là tôi làm. Cuối cùng thì cũng tới cùng một cái đích với Chris, nghĩa là thương yêu đủ mọi loại nhạc, trân quý đủ mọi cách diễn tả và mọi tâm hồn nghệ sĩ. Đấy, hai hành trình thật trái ngược nhưng vẫn có thể đồng cảm với nhau. Nhạc phẩm Trở về Galang, của Phan Văn Hưng - Nam Dao. Phạm Phú Khải: Được biết anh sẽ trình diễn hai bài "Em Bé và Viên Sỏi" và "Trở về Galang" trong buổi hòa nhạc này. Chris Latham đã chọn hai bài này và đề nghị anh hát, hay đây là sự lựa chọn của anh? Phan Văn Hưng: Lúc đầu, Chris đề nghị tôi hát bài “Hai mươi năm” nhưng với lời ca mới, đại khái sẽ là một bài… “năm mươi năm”! Tôi thú thật tôi không làm sao viết được lời mới như vậy. Một ca khúc không chỉ là nhạc và lời, mà nó còn chất chứa những tình cảm chân thật nhất của người viết vào đúng cái giây phút mà mình viết. Tôi không thể viết lại 30 năm sau. Chris muốn tôi hát một bài chưa bao giờ trình diễn, chưa bao giờ thâu âm. Lật mấy bản xưa ra, tôi nhận thấy một bài tôi rất ưa thích mà chưa từng hát trước công chúng bao giờ, là “Trở về Galang”. Bài này rất phù hợp với chủ đề, vì đây là câu chuyện một cựu chiến binh VNCH đem cả gia đình vượt biển đến Galang sau nhiều năm ở trại “cải tạo” và “vùng kinh tế mới”. Nơi đây, vợ của anh qua đời, chôn ngay trên đảo. Các thuyền nhân Việt Nam ở Galang có dựng lên một tấm bia sơ sài để tưởng nhớ người thân đã bỏ mạng trên đường tìm tự do, thì một ngày kia, tấm bia bị “ai đó” đục bể, để lại một lỗ hổng to tướng, nhức nhối giữa bia. Tôi thấy bài hát này nói lên sâu sắc tâm trạng người mình – đã khổ, đã chết, đã mất hết đến tột cùng mà chúng vẫn không tha. Đây là nỗi oan trái mà tôi muốn nói đến hồi nãy. Tôi liền hát bài này cho Chris nghe. Nước mắt rưng rưng, Chris chịu liền. Ông nói, “Hát bài này đi”. Phạm Phú Khải: Chris Latham có nghe và hiểu được tiếng Việt không anh, có hiểu lời bài “Trở về Galang” không anh, hay phải thông dịch? Phan Văn Hưng: Chris không hiểu tiếng Việt, nhưng ông có một trái tim nhạy cảm, chỉ nghe rung động giọng hát là cảm thấu được rồi. Hát xong rồi tôi mới dịch nghĩa cho Chris, thì ông bảo đã cảm được tất cả. Về phiên dịch thì có một chuyện buồn cười. Ông kể ông đã bỏ ra nhiều thì giờ nghe nhạc của tôi trên internet, tìm hiểu nội dung các bài hát, kiếm lời Việt rồi sử dụng Google translate sang tiếng Anh. Tôi phá lên cười, “Chết rồi, ông Google translate bài ‘Hai mươi năm’ vậy mà ông vẫn ưa được cơ à?” Phạm Phú Khải: Thế còn bài “Em Bé và Viên Sỏi”? Phan Văn Hưng: Sau khi Chris gặp gỡ nhiều vị trong cộng đồng mình, ông bảo tôi là chương trình của ông có một thiếu sót lớn, đó là thảm cảnh của phụ nữ Việt Nam trong những chuyến vượt biển, không hiểu tôi có bài hát nào về vấn đề này không? Thảm cảnh này, Nam Dao và tôi cũng đã có viết. Nhưng tôi nghĩ, bài “Em bé và viên sỏi” qua thơ của Trần Trung Đạo có lẽ thích hợp nhất với khung cảnh buổi trình diễn cũng như giàn nhạc hôm đó. Tuy bài hát không chỉ riêng nói về số phận người phụ nữ, nhưng nó vẽ lên toàn cảnh của một gia đình vượt biển với số phận của từng người, tuy khác hẳn nhau nhưng lại hẩm hiu, đáng thương chẳng khác gì nhau. Phạm Phú Khải: Anh có thể cho độc giả biết thêm chi tiết về chương trình hòa nhạc dưới sự bảo trợ của Đài Tưởng niệm Chiến tranh Úc (the Australian War Memorial) không anh? Phan Văn Hưng: Chương trình này nằm trong cái khung dài hạn của AWM tưởng niệm các cuộc chiến trong lịch sử cận đại nước Úc. Chương trình mang tên The Flowers of War, và AWM là cơ quan điều hành Tượng đài Chiến sĩ Úc châu. Với tư cách artist-in-residence, Chris Latham có cơ hội trầm mình vào hoạt động của AWM cùng các cộng đồng cựu chiến binh hầu từ đó có cảm hứng sáng tạo, và vì ông là một nhạc sĩ nên ông sáng tạo dưới hình thức nhạc phẩm. Theo chỗ tôi hiểu và tuy tôi chưa được gặp mặt các nhạc sĩ khác, buổi trình diễn này sẽ có sự tham dự của một ban nhạc giao hưởng cùng ban hợp xướng đông đảo dưới sự điều khiển của Chris. Tôi sẽ hát cả hai bài của tôi trong phần đầu, cùng với nhiều sáng tác khác như của Paul Simon, Stanley Myers, John Schumann,… Phần sau được dành hoàn toàn cho nhạc phẩm Vietnam Requiem với sự phụ hoạ của những hình ảnh cuộc chiến được chiếu lên màn ảnh. Trong đoạn Vietnamese Memorial, sẽ có ca khúc “Cõi Phúc” mà Chris đã nhờ tôi soạn lời Việt ngữ dựa theo kinh Thiên Chúa giáo, nhưng để thể hiện tinh thần hài hòa, ông cũng muốn bài hát phải có kinh cầu của Phật giáo, từ đó mới nẩy ý lồng lời niệm Nam Mô vào phần hát của toàn ban hợp xướng. Ngoài ra, tôi lại còn được biết Chris đang dự định có cả một chiếc trống đồng Đông Sơn cổ hàng ngàn năm trong giàn nhạc. Vấn đề lớn nhất đang gặp phải hình như là làm thế nào điều chỉnh nốt của trống đồng cho hợp với bản nhạc. Sẽ có hai buổi trình diễn là Thứ Bảy 5/6 và Chủ Nhật 6/6 từ 1 giờ trưa đến 4 giờ chiều tại rạp Lleweelyn Hall, Acton, Canberra. Đây là một rạp rất đẹp với sân khấu rộng lớn dành cho các buổi hoà nhạc và trình diễn quy mô. Phạm Phú Khải: Hơn một thập niên qua, anh không còn sáng tác hay trình diễn. Nghĩa là không còn đàn, hát gì nữa. Cây đàn của anh cũng được tặng đi rồi. Từ đây đến ngày trình diễn chỉ còn 6 tuần. Anh sẽ làm gì để chuẩn bị cho buổi hòa nhạc này thưa anh? Phan Văn Hưng: À tôi có ra tiệm đàn quen thuộc thuở trước nơi tôi thường hay mua đủ thứ dụng cụ âm nhạc, thì rất may họ có một cây đàn từa tựa như cây Takamine tôi từng mua ở đó. Và họ rất dễ thương vì họ sẽ cho tôi mượn cây này đem đi Canberra. Đàn rất quan trọng, vì khi mình vừa hát vừa đàn thì cây đàn phải trở thành như một bộ phận cơ thể mình, có thế thì mình mới chú tâm hoàn toàn vào tiếng hát được. Nếu đàn bị lọc cọc thì nhất định tiếng hát cũng sẽ lọc cọc. Mấy hôm nay, tôi bắt đầu tập lại thì thấy cũng cam go lắm. Có lẽ vì lớn tuổi nên giọng mình đã thay đổi, nên tôi bảo Chris phải đổi “tông” cho tôi. Chris khó tính về chuyện tông bài hát lắm, vì đối với ông, mỗi tông có rung động tâm linh riêng đánh vào những luân xa khác nhau trên cơ thể, và do đó sẽ tác động vi tế trên người nghe. Nhưng Chris sẽ phải chấp nhận thôi, ai bảo đi mời một ông già tới hát làm gì cho khổ! Phạm Phú Khải: Anh trở lại sân khấu lần này, sẽ là một điều ngạc nhiên cho nhiều người. Sẽ có rất nhiều câu hỏi, thắc mắc, mong đợi, kể cả việc mời anh phỏng vấn, trình diễn, cũng như sáng tác tiếp. Đây có nằm trong dự trù của anh không khi anh quyết định xuất hiện trở lại như thế này? Phan Văn Hưng: Thưa không, hiện tôi không có dự trù gì ngoài chuyện tham gia Vietnam Requiem sắp tới. Mỗi ngày là một ngày mới đem lại cho tôi thật nhiều niềm vui, dù có âm nhạc hay không. Tôi cũng rất ngạc nhiên là mình có vẻ như quay 180 độ như thế này, nhưng Thượng đế có những cách thật là bí ẩn. Phạm Phú Khải: Dạ xin cảm ơn anh đã dành cho cuộc tâm tình thật ý nghĩa này. Mong chúc anh và chị Nam Dao luôn an lành và vui khỏe trong cuộc sống. Phan Văn Hưng: Vâng, xin cảm ơn./.
......

Người Việt cẩn thận khi đầu tư làm ăn tại Đức!

Liên tục mấy tuần nay người viết nhức đầu vì phải tìm cách gở từng mối vấn đề của những người Việt quá cả tin vào đồng hương của mình. Họ lao vào cuộc chơi kinh doanh một cách mù quáng và phải cay đắng rút tỉa kinh nghiệm mà đúng ra họ không cần phải học. Ở Đức, đặc biệt là vùng Berlin, có một số doanh nhân người Việt thành công mở ra các chuỗi cửa hàng,  sau đó họ sẽ mở ra CTTNHH (Công ty trách nhiệm hữu hạn GmbH) có văn phòng quản lý hẳn hoi và hợp tác cùng một văn phòng tư vấn thuế. Muốn bành trướng thế lực nhưng vốn thì giới hạn, họ sẽ có những mô hình Franchise sặc mùi lừa đảo. Tôi lấy thí dụ sau đây là công ty T.L. GmbH để minh họa cho bài viết dễ hiểu. Do đã có thế đứng và mối quan hệ với các chủ Trung tâm thương mại (Einkauf-Center), họ dễ dàng bành trướng tiếp trong các địa thế 1A, nơi mà đẳng cấp của nó mau làm mờ mắt những con mồi muốn trở thành chủ lớn trong một sớm một chiều. Những con mồi này đa số đến từ các nước chung quanh như Tiệp Khắc, Ba-lan, Ungarn v.v…Nạn nhân phần lớn không thông hiểu ngôn ngữ Đức, một chữ phải bẻ đôi cũng không biết nhưng có sẵn tiền mặt thì càng tốt hơn nữa. T.L. GmbH sẽ gióng trống chiêu mộ những con mồi cùng hùn hạp theo tỷ lệ phần trăm, thường thì T.L. GmbH sẽ nắm đằng cán là 51% để dễ dàng thao túng trong mọi tình huống. Thỏa thuận thường là ăn lời, chia lỗ theo phần trăm hùn hạp. 1. Tiền thế chân, tiền mướn cửa hàng T.L. GmbH trước tiên sẽ đứng tên ký hợp đồng gốc với chủ Trung tâm thương mại để mướn lại một cửa hàng. Mặc dù là theo điều kiện của hợp đồng gốc, T.L. GmbH không được phép cho thuê lại cửa hàng này, nhưng họ vẫn âm thầm đưa ra một hợp đồng cho mướn lại cửa hàng. Hợp đồng này họ tự thảo và phù phép trong câu cú mà chính những người hiểu được tiếng Đức cũng bị qua mặt. Nạn nhân trước hết đi đăng ký kinh doanh (Gewerbeanmeldung). Khi thuê những cửa hàng loại cao cấp như thế thì tiền thế chân thường lên đến vài chục nghìn Euro, tạm cho tại đây là 25.000€. Các bạn lưu ý trong hợp đồng ở phần tiền thế chân (Kaution) khi có chữ „Bankbürgschaft“ (Ngân hàng bảo lãnh) thì đây là một hình thức bảo hiểm mà mình phải đóng phí hàng tháng. Khi đụng chuyện thì ngân hàng mới vào cuộc nhưng  T.L. GmbH sẽ mập mờ yêu cầu con mồi chuyển con số 25.000€ này vào trương mục ngân hàng của họ. Tiền mướn hàng tháng cửa hàng T.L. GmbH sẽ nâng cao hơn so với tiền mướn thật sự, con mồi không có quyền xem hợp đồng gốc và sẽ không biết được chuyện này. Như vậy là ngoài tiền thế chân, mỗi tháng T.L. GmbH ăn chận đều đặn tiền chênh lệch khi cho con mồi mướn lại cửa hàng.     2. Tiền thiết kế, xây cất cửa hàng Trong giai đoạn đầu, T.L. GmbH sẽ dùng đội ngũ riêng của mình thiết kế, xây cất cửa hàng mà gần như không có hóa đơn chính thức. Họ sẽ hét giá lên gấp nhiều lần, số tiền mà con mồi phải nộp liên tục theo từng giai đoạn thật ra là đủ cho chi phí xây cất nhưng trên giấy tờ (viết tay) thì họ chỉ vừa trả đúng theo tỷ lệ phần trăm hùn hạp. Đội ngũ công nhân do một số người không có giấy tờ cũng như lao động không muốn có hóa đơn sẽ giúp cho T.L. GmbH ăn chận thêm một khoản tiền. 3. Tiền doanh thu, tiền bảo hiểm y tế Khi thỏa thuận ăn chia theo tỷ lệ phần trăm và mọi kê khai về doanh thu kể cả khai thuế đều phải thông qua văn phòng quản lý của T.L.GmbH thì con mồi đã bị lệ thuộc hoàn toàn vào T.L. GmbH. Mọi chuyển ngân trước hết phải vào trương mục ngân hàng của T.L. GmbH. Tất cả các con số để khai thuế T.L. GmbH nắm rõ, họ sẽ phù phép để khoản lãi doanh thu như ý của họ muốn. Một thí dụ tại đây là họ và văn phòng thuế (cánh tay phải của T.L.GmbH) sẽ vờ quên phần bảo hiểm y tế cho cá nhân của con mồi. Khi nhận được tin trả tiền bổ sung thì đã lên đến vài mươi nghìn Euro. Và với tỷ lệ 51% con mồi sẽ đều đặn hàng tháng nuôi cho T.L. GmbH to béo ra!    4. Rửa tiền cho các cửa hàng thân tín T.L. GmbH không bao giờ muốn con mồi trụ lại được lâu dài. Tốt nhất là sau 1-2 năm thì sẽ có va chạm nặng và T.L. GmbH sẽ mời con mồi đi ra cho con thiêu thân khác lao vào. Tùy vào mức độ hiểu biết của mỗi con mồi, T.L. Gmbh sẽ đẩy doanh thu hàng tháng của con mồi lên cao hơn thực tế, một dạng rửa tiền qua mặt sở tài chính. Đây là một vấn đề lớn cho con mồi, vì trách nhiệm hình sự sẽ đến tuy là chỉ kinh doanh cùng T.L. GmbH có 1-2 năm. Sau khi cắt đăng ký kinh doanh thì con mồi sẽ nhận hàng loạt yêu cầu thanh toán bổ sung lên đến vài mươi nghìn từ bảo hiểm y tế và sở tài chánh. Khi đụng chuyện thì T.L. GmbH sẽ cắt đứt mọi liên lạc với con mồi, văn phòng tư vấn thuế sẽ đứng về bên thân chủ lớn là T.L. GmbH. Tiếc cho con mồi đã bị vắt tận cùng tài chánh đang trên đường phá sản. Với vốn liếng ngôn ngữ hạn hẹp, tiền nào cho phiên dịch, tiền nào cho luật sư!? Hoặc là đi tù hay là trốn truy nã hình sự sống lây lất với quãng đời còn lại? Mong là các bạn đọc qua những cạm bẫy này và mang mọi hợp đồng làm ăn cho luật sư xem trước khi lao vào kinh doanh./. TBQ  
......

Hồ Ngọc Thắng thua kiện nhà báo Lê Trung Khoa

Thoibao.de|   Tòa án bang Berlin bác bỏ toàn bộ đơn kiện của Hồ Ngọc Thắng đối với nhà báo Lê Trung Khoa, chủ nhiệm tờ Thoibao.de. Hôm nay thứ Năm ngày 22.04.2021, vào lúc 11:30 giờ, Tòa án Bang Berlin đã ra phán quyết bác bỏ toàn bộ đơn kiện của Hồ Ngọc Thắng và yêu cầu phải chi trả toàn bộ phí tổn cho vụ kiện này, kể cả trả cho bên bị kiện là nhà báo Lê Trung Khoa. Hồ Ngọc Thắng vốn là một cựu nhân viên của Sở ngoại kiều Đức, ông ta đã bị cơ quan này cho thôi việc hồi năm 2017 ở Berlin, vì bị tình nghi là có dính líu đến vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh. Mặc dù sống và hưởng lương từ một Nhà nước tự do và dân chủ của nước Đức, nhưng ông Thắng lại được biết đến với nhiều bài viết được đăng trên tờ Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Việt Nam, với nội dung công kích nền dân chủ phương Tây, ca ngợi thể chế Cộng sản độc tài tại Việt Nam. Có lẽ vì sự nhiệt tình với thể chế độc tài ở Hà Nội, nên ông Hồ Ngọc Thắng đã được Đảng Cộng sản trao tặng nhiều giấy khen cho thành tích đó. Với phán quyết của Tòa án Berlin hôm nay, Hồ Ngọc Thắng đã thua kiện hoàn toàn, việc còn lại là ông ta phải chuẩn bị một khoản tiền khá lớn để trang trải án phí và hoàn trả cho bên bị kiện là nhà báo Lê Trung Khoa tất các tổn phí phát sinh, chẳng hạn như tiền thù lao cho luật sư, tiền dịch tài liệu v.v. Đó là chưa kể đến những tổn phí của phía bên Hồ Ngọc Thắng, đương nhiên là ông phải tự trả. Nguyên do của vụ kiện là chuỗi 3 clip video mà Thoibao.de đăng trên youtube hồi năm 2019. Hồ Ngọc Thắng cho rằng 3 clip video này nói sai sự thật về ông ta nên đã làm đơn kiện ra tòa. Các clip video này từ trước đến nay vẫn còn nguyên trên youtube, các bạn có thể vào xem: - Video1: https://www.youtube.com/watch?v=ocrzWiLeyKQ - Video 2: https://youtu.be/qaB6OcJ8t50 - Video 3: https://youtu.be/yqZXpocaBCY Lê Trung Khoa – Thoibao.de  
......

Thông Cáo về việc tổ chức Lễ Tưởng Niệm 46 Năm Quốc Hận tại CHLB Đức

Kính thưa quý vị Lãnh Đạo Tinh Thần và Tôn Giáo tại Đức Quốc, Kính thưa  quý vị Đai Diện Hội Đoàn , Đoàn Thể , Đảng Phái và Tổ Chức chống Cộng tại Đức Quốc và các quốc gia lân cận, Kính thưa quý vị Thân Hào Nhân Sĩ, Kính thưa quý thân hữu,   trước sự đe dọa bùng phát đợt ba của đại dịch COVID-19 và với tình trạng đại đa số thành viên trong cộng đồng người Việt tỵ nạn chưa được chủng ngừa chống SARS-CoV-2,  nên Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức bắt buộc phải hủy bỏ cuộc biểu tình tại Berlin ngày 30 tháng tư năm 2021 để tuân thủ các biện pháp phòng bệnh do chính phủ sở tại đưa ra và để bảo vệ sức khỏe của tất cả mọi người trong cộng đồng chúng ta.   Thay vào đó, Ban Chấp Hành Liên Hội sẽ tổ chức   một buổi hội luận trực tuyến để tưởng  niệm ngày Quốc Hận lần thứ 46 vào ngày thứ sáu 30 tháng tư năm 2021 từ 15:00 giờ đến 17:00 giờ qua hệ thống gotomeeting  https://global.gotomeeting.com/join/305406181 với sự góp mặt của các chính giới Đức và quý vị lãnh đạo tôn giáo   Vì phòng hội luận chỉ có sức chứa tối đa đến 150 người nên chúng tôi thiết tha kêu gọi các quý Hội Hội Viên và quý thân hữu sớm ghi danh qua số điện thoại dưới đây để tham dự buổi Lễ Tưởng Niệm Quốc Hận trực tuyến.   Chúng tôi sẽ gửi link mời với Kennwort một ngày trước đó đến quý vị đã ghi danh. Buổi hội luận sẽ được phổ biến sau đó trên Youtube.   Điện thoại liên lạc : ông Nguyễn Văn Rị Tel. Nr. 0157 33495440 hoặc 02166 340153   Thay mặt Ban Chấp Hành Liên Hội chúng tôi xin kính chúc quý vị và thân quyến vạn sự an lành. Berlin , ngày 10.04.2021 Hoàng Thị Mỹ Lâm Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V.  
......

Về bức ảnh chị Nguyễn Thúy Hạnh với lá cờ đỏ sao vàng

Ls. Nguyễn Văn Đài Trước tiên, tôi xin nói về chị Nguyễn Thúy Hạnh, chị Hạnh trước khi nghỉ hưu làm Giám đốc đối ngoại cho một tập đoàn lớn của nước ngoài kinh doanh trong lĩnh vực mía đường. Ngoài ra, chị còn kinh doanh thêm bên ngoài nên chị có thu nhập và của cải tích lũy vào tầng lớp trên trung lưu của Việt Nam. Thời gian đó, chị không biết và không quan tâm tới chính trị xã hội Việt Nam. Tết năm 2013, vợ chồng tôi gặp chị Thúy Hạnh tại nhà TNLT Phạm Văn Trội. Chị nói rất cảm động rằng chị cảm ơn những người như tôi và anh Phạm Văn Trội đã dấn thân đấu tranh. Và qua truyền thông của nhà nước độc tài CSVN nói xấu, vu khống, chụp mũ chúng tôi là phản động, chống phá nhà nước,… Lúc đó chị đã nghỉ hưu, nên chị Hạnh có nhiều thời gian và bắt đầu vào internet tìm hiểu xem phản động, chống nhà nước là làm gì,… Chị thấy những việc làm của chúng tôi được truyền thông nhà nước độc tài CSVN liệt kê ra và chị đem so sánh, đối chiếu với những bất công trong xã hội thực tại. Thì chị thấy những việc làm của chúng tôi là đúng, góp phần làm xã hội thay đổi tốt đẹp hơn. Và chị bắt đầu có cảm tình với những người đấu tranh, giúp đỡ cho họ khi gặp khó khăn. Trước đó, đầu năm 2011, Trung Quốc cho tàu xâm phạm chủ quyền lãnh hải của VN, chúng xua đuổi và cắt cáp tàu thăm dò dầu khí Bình Minh. Chị cùng hàng ngàn người dân Hà Nội xuống đường biểu tình với tấm lòng yêu nước, bảo vệ chủ quyền quốc gia. Chị chưa có ý thức đấu tranh với chế độ độc tài CSVN và chị cũng chưa được ai giải thích cho chị hiểu về những lá cờ và ý nghĩa của nó. Giống như hang chục triệu người dân miề nBắc, từ lúc sinh ra, trong quá trình lớn lên và học hành. Chị chỉ biết tới lá cờ đỏ sao vàng của chế độ độc tài CSVN. Đương nhiên, khi đi biểu tình chị cũng như hàng ngàn người khác rất hồn nhiên và ngây thơ mang theo lá cờ đỏ, sao vàng như là một biểu tượng của lòng yêu nước. Đó là lý do có bức ảnh chị Nguyễn Thúy Hạnh cầm lá cờ đỏ đi biểu tình. Sau này khi đã hiểu, chị không bao giờ mang lá cờ đỏ sao vàng nữa, thậm chí chị còn thấy ghê tởm nó. Những kẻ sử dụng tấm hình này để vu khống, chụp mũ cho chị Thúy Hạnh với mục đích gì? Trong khi tất cả những cá nhân, tổ chức đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế như Amnesty, chính phủ các nước như CH Séc đều đang xúc động và phẫn nộ trước việc nhà nước độc tài CSVN bắt chị Thúy Hạnh. Thì những kẻ dùng bức hình trên để chụp mũ, vu khống chị Thúy Hạnh với mục đích hạ uy tín của chị với những người còn thiếu thông tin, thiếu hiểu biết. Những kẻ vu khống, chụp mũ này là ai? - Một là tay sai của độc tài CSVN, bởi vì chúng chọn rất đúng thời điểm khi chị Thúy Hạnh đã bị bắt nên không thể giải thích cho mọi người hiểu bản chất sự việc. Đồng thời, bọn chúng tấn công rất bài bản, mang tính bầy đàn vậy nên những người thiếu thông tin hay chưa hiểu về chị Thúy Hạnh sẽ bị mắc lừa và hiểu sai về chị Thúy Hạnh. Những kẻ tay sai độc tài CSVN tấn công tất cả những cá nhân, tổ chức đấu tranh ở trong và ngoài nước khi mà chúng có cơ hội. Chúng không chừa một ai. - Hai là những kẻ đố kị, ai chúng cũng đố kị khi mà chúng thấy những người khác hơn chúng. Chúng không bao giờ làm được những điều như chị Thúy Hạnh hay những người đấu tranh khác đã làm. Vậy nên, chúng tụ tập thành bầy đàn, chờ cơ hội vu khống, chụp mũ những người đấu tranh. - Ba là những kẻ bất tài, hèn nhát. Chúng đã không làm được điều gì có lợi cho công cuộc đấu tranh xóa bỏ độc tài CSVN. Nhưng khi thấy người khác làm được và làm tốt thì chúng ấm ức và chờ cơ hội để vu khống, chụp mũ. Đặc điểm chung của những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát là chúng cũng chửi độc tài CSVN, chúng cũng xưng danh là những người chống cộng, những kẻ sinh sống ở hải ngoại thì vẫn sử dụng cờ vàng của VNCH để che đậy bản chất thực của chúng. Đặc điểm chung thứ hai là những kẻ này cũng nhóm lại thành bầy đàn, tạo số đông để đánh hội đồng những người đấu tranh. Hậu quả mà những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát gây ra đều giống nhau: làm lợi cho độc tài CSVN, bôi nhọ và làm mất uy tín của những người đấu tranh. Từ đó làm mất đi sự ủng hộ của người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước, các tổ chức quốc tế và chính phủ các nước với những cá nhân, tổ chức đấu tranh. Việc làm của những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát là giúp cho chế độ độc tài CSVN tồn tại lâu dài để cai trị và bóc lột đất nước và Nhân dân Việt Nam. Để ngăn chặn hậu quả của những kẻ làm tay sai cho độc tài CSVN, những kẻ đố kị, những kẻ bất tài và hèn nhát thì chúng ta phải lên tiếng vạch mặt chúng để cho những người khác không bị chúng lòe bịp./.  
......

Luật Hải Cảnh của Trung Cộng: Việt Tân tại Adelaide, Úc Châu hội thảo

Hoàng Trường tường trình Chiều ngày Chủ Nhật 5 Tháng 4, 2021, Đảng Bộ Việt Tân tại Adelaide đã tổ chức buổi hội thảo cùng đồng hương với chủ đề “Hoạt động cho Quê Hương Việt Nam năm 2021: Thử Thách và Cơ Hội”. Các cô Bảo Châu, Bích Trâm và Thu Hiền đã trình bày hai đề tài Luật Hải Cảnh của Trung Cộng và Cuộc Đấu Tranh Bất Bạo Động tại Miến Điện. Cô Bảo Châu Cô Bích Trâm Cô Thu Hiền Cô Bảo Châu trình bày nguy cơ và sự đe dọa về chủ quyền của Việt Nam trước hiểm họa xâm lăng của Trung Cộng đã và đang tiếp diễn, đặc biệt hung hãn qua Luật Hải Cảnh mà Trung Cộng mới ban hành. Các cô Bích Trâm và Thu Hiền trình bày về lịch sử cận đại của Miến Điện, nỗi khó khăn của các phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Miến Điện, đặc biệt là diễn tiến của các cuộc biểu tình cam go chống độc tài quân phiệt trong 2 tháng qua và vẫn còn đang tiếp diễn. Tất cả để nhìn lại trách nhiệm và những gì chúng ta cần và có thể làm để góp phần trong công cuộc đấu tranh chung cho tự do dân chủ cho đất nước. Tham dự viên … phát biểu … Thuyết trình viên … … góp ý … Sau một thời gian dài bị đại dịch Covid-19 cản trở, đây là sinh hoạt mở đầu cho những sinh hoạt sắp tới của Đảng Bộ Việt Tân tại Nam Úc. Xin trân trọng cảm ơn Quý Đồng Hương đã không quản ngại giãn cách xã hội, đã nhín thời giờ ngày nghỉ lễ Phục Sinh để tới tham dự buổi sinh hoạt nói trên.
......

Cưỡng bức phụ nữ Việt Nam bán dâm: Cảnh sát Liên bang Đức đột kích vào 2 động mãi dâm tại Berlin và bắt được chủ chứa

Hiếu Bá Linh (Biên dịch) Trong một cuộc bố ráp hôm thứ Tư 17/3, 160 nhân viên cảnh sát Liên bang Đức đã khám xét 8 địa điểm ở Berlin và các bang Hamburg cũng như Schleswig-Holstein. Đó là về nạn buôn người - chính xác hơn là về những phụ nữ trẻ Việt Nam bị ép buộc làm gái mại dâm.   Sáu địa điểm đã bị khám xét ở thủ đô Berlin, bao gồm một căn hộ làm động mãi dâm trong một tòa nhà cao tầng ở đường Landsberger Allee, một tiệm nails và một tiệm mát-xa trá hình trên đường Möllendorffstrasse - đối diện ngay với tòa thị chính quận Lichtenberg. Người phát ngôn của cảnh sát liên bang cho biết: “Chúng tôi có dấu hiệu cho thấy tiệm làm móng tay và tiệm mát-xa cũng được sử dụng làm nhà chứa mãi dâm". Bà chủ chứa 43 tuổi đã bị bắt trong cuộc bố ráp này.   Theo thông tin của đài truyền hình rbb, có ít nhất hai phụ nữ Việt Nam rất trẻ bị đưa lậu ngang qua Ba Lan sang Đức được cho là đã bị giam giữ ở đó và bị lạm dụng làm gái mại dâm. Một trong hai người đã xuất trình hộ chiếu Việt Nam giả. Họ chỉ được cho ăn uống mà thôi, tiền công đi khách thì bị trừ vào số tiền nợ đường dây đưa người lậu. Khách hàng phải trả 50 euro. Bà chủ chứa 43 tuổi người Việt Nam, người bị lệnh bắt giữ, được cho là đã nhận tiền của khách.   Bản thân bà chủ chứa này cũng từng bị kết án 5 năm tù tại Berlin cách đây nhiều năm - vì tội đưa lậu người Việt vào nước Đức. Bây giờ bà ấy được cho là dính líu đến môi giới kết hôn giả và nhận cha giả để người nhập lậu được cư trú ở Đức.   Cảnh sát cũng khám xét các căn hộ được dùng để làm nơi gọi là "nhà an toàn", tức là chỗ ở tạm thời cho những người nhập lậu từ Việt Nam vào Đức.   Theo cảnh sát Liên bang Đức, trong cuộc bố ráp này còn nhắm đến hai nghi phạm khác, một phụ nữ Việt Nam 25 tuổi và một người đàn ông Đức 64 tuổi. Bộ ba này bị tình nghi chuyên đưa người Việt Nam nhập lậu vào Đức để làm việc trong các tiệm làm móng tay và mát xa cũng như trong các "nhà chứa trá hình" và ép buộc họ làm gái mại dâm ở đó.   Trong cuộc bố ráp này, nhiều tài liệu khác nhau, điện thoại di động, máy tính v.v. đã bị tịch thu. Ngoài ra, 7.400 euro và khoảng 400 gam "chất nghi ma túy" cũng được phát hiện.   Cuộc điều tra vụ này đã kéo dài một năm và do Viện Công tố Berlin phụ trách.   Xem clip video của đài rbb ở đây: https://www.rbb24.de/panorama/beitrag/2021/03/razzia-berlin-vietnamesinnen-zwangsprostituierte-menschenhandel.htm?fbclid=IwAR0_pLWhFMr21f7I4YHP5Hdahdpj4juHThZ9h8-fKllfjtvtX3qNOcPCRws   Bóc lột lao động, cưỡng bức mại dâm và buôn bán ma tuý   Những kẻ đưa người chuyên nghiệp từ Việt Nam đã đưa đồng hương trái phép sang Đức qua ngỏ Đông Âu để bốc lột họ trong nhiều năm. Đường dây đưa người lậu được tổ chức chặt chẽ. Đó là về việc bóc lột sức lao động, chẳng hạn như trong các tiệm làm móng tay và nhà hàng, cũng như nạn cưỡng bức mại dâm và buôn bán ma túy. Những người nhập lậu phải tự trả tiền cho các chuyến đi của mình và phải làm việc như nêu trên để trừ dần số tiền nợ cho những kẻ đưa người ở Đức.   Theo Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức (BKA), Berlin là "địa điểm trung chuyển" của bọn đưa người nhập lậu.   BKA gần đây đã mô tả Berlin là "địa điểm trung chuyển" của những kẻ đưa lậu người Việt Nam ở Tây Âu. Trong đó, chợ Đồng Xuân có tầm quan trọng chính yếu. Chợ này nổi tiếng với nhiều cửa hàng Việt Nam, nằm trong khu công nghiệp và thương mại ở quận Lichtenberg. Carsten Moritz, người điều hành bộ phận chống buôn người tại Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA), gần đây đã nói với đài truyền hình RBB.   Theo nhà chức trách, những người Việt Nam nhập lậu trái phép, sau khi đến Berlin sẽ được chuyển từ Berlin đến các thành phố khác ở Đức và Tây Âu. Ở đó, họ sẽ phải làm việc để trả nợ, đó là số tiền từ 10.000 đến 20.000 USD mà họ phải trả cho đường dây đưa người.   Cảnh sát đã bắt gặp những người Việt Nam làm việc bất hợp pháp và bị bốc lột sức lao động trong các tiệm mát-xa, tiệm làm móng tay, nhà hàng, các lò mổ, cũng như ngành dệt may và dọn dẹp vệ sinh. Đằng sau là "một mạng lưới khổng lồ" đang "hoạt động khắp châu Âu" và doanh thu là một "số tiền khổng lồ"./.   Nguồn: https://www.morgenpost.de/berlin/article231809857/Polizei-Razzia-gegen-deutsch-vietnamesische-Schleuser.html%3fservice=amp  
......

Chợ Đồng Xuân Berlin là đầu mối liên lạc của bọn đưa người lậu

Hiếu Bá Linh (Biên dịch)|   Theo chính quyền Berlin, khu chợ này nhiều lần đóng vai trò trong các cuộc điều tra đưa người lậu liên quan đến người Việt Nam. Đường như như các biện pháp kiểm soát có hệ thống chỉ mới được áp dụng gần đây.   Khu chợ châu Á khổng lồ Trung tâm Đồng Xuân ở quận Lichtenberg, Berlin, theo đánh giá của cảnh sát hình sự, là một đầu mối liên lạc của các băng nhóm người Đức gốc Việt đưa người nhập lậu. Khu chợ với khoảng 350 cửa hàng trong các nhà lồng lớn cũng như khu vực xung quanh đã nhiều lần đóng vai trò trong các vụ đưa người lậu liên quan đến người Việt Nam vì vị trí, cơ sở hạ tầng và khả năng hậu cần của nó. Đó là trả lời của chính quyền bang Berlin về những câu hỏi của nghị sĩ đảng SPD Tom Schreiber mà Hãng Thông tấn dpa đã được đọc.   Những kẻ đưa người lậu và các bên liên quan gặp nhau ở đó. Thông qua các biện pháp giám sát, người Việt Nam lao động bất hợp pháp liên tục được phát hiện tại các cửa hàng ở đây. "Mặc dù điều đó có thể gợi lên mối nghi ngờ về nạn buôn người (bóc lột sức lao động), nhưng cho đến nay phỏng đoán này chưa thể chứng minh được", chính quyền Berlin trả lời.   Các cuộc điều tra của cảnh sát cho tới nay vẫn chưa nhắm tới những nhà điều hành (người chủ) Trung tâm Đồng Xuân. Trước mắt, chủ chợ đã không trả lời những câu hỏi của dpa.   Biện pháp kiểm soát có hệ thống mới được cảnh sát thực hiện gần đây   Trung tâm Đồng Xuân chủ yếu là nơi có nhiều cửa hàng quần áo, đồ chơi và đồ nội thất gia đình, cũng như các tiệm làm móng, thẩm mỹ viện, tiệm làm tóc, tiệm mát-xa, quán ăn nhanh và nhà hàng. Chính quyền cho biết, trong 5 năm qua, đã xảy ra 24 vụ hỏa hoạn tại địa điểm này. Riêng năm 2016 xảy ra 9 lần và năm 2019 là 8 lần. Tuy nhiên, không rõ thiệt hại tài sản hoặc thiệt hại bảo hiểm lên tới mức bao nhiêu.   Các biện pháp kiểm soát có hệ thống đối với Trung tâm Đồng Xuân bởi bộ phận LKA 33 của Sở Cảnh sát Hình sự bang Berlin dường như chỉ mới được thực hiện gần đây. Cho đến năm 2019, theo chính quyền cho biết, không có cuộc kiểm soát nào, năm 2020 có 2 cuộc kiểm soát và vào tháng Giêng năm 2021 có 1 cuộc kiểm soát.   Chính trị gia của đảng SPD chuyên về nội vụ Schreiber chỉ trích: “Việc cảnh sát không quan tâm đến Trung tâm Đồng Xuân từ năm 2016 đến năm 2019 là điều đáng chú ý. Đặc biệt, với số vụ hỏa hoạn ngày càng gia tăng, ít nhất đáng lẽ ra phải có các cuộc điều tra riêng biệt, độc lập với các cuộc điều tra đưa người nhập lậu, để có cái nhìn dài hạn sâu sắc hơn về toàn bộ khu chợ này".   Khu chợ Đồng Xuân là “địa điểm trung chuyển” của những kẻ buôn người Việt Nam   Sở Cảnh sát Hình sự Liên bang Đức (BKA) gần đây đã mô tả Berlin là “địa điểm trung chuyển” của những kẻ buôn người Việt Nam ở Tây Âu, đặc biệt là ở Trung tâm Đồng Xuân.   Theo BKA, những người Việt Nam nhập lậu được đưa đến Berlin để sau đó tiếp tục chuyển đến các nước Tây Âu khác, tại đó họ phải làm việc để trừ dần số tiền chi phí đưa người lậu mà họ còn nợ. Đằng sau đó là "một mạng lưới khổng lồ" với doanh thu là "những khoản tiền khổng lồ".   Gần đây nhất, vào thứ Tư, ngày 17 tháng Ba, cảnh sát Liên bang Đức đã bố ráp một băng nhóm bị tình nghi đưa người lậu, đặc biệt là ở Berlin. Các nghi phạm được cho là đã ép buộc những phụ nữ Việt Nam phải hành nghề mãi dâm để trả nợ cho họ, tiền công đưa các cô gái này nhập lậu vào Đức./.  Nguồn: https://www.morgenpost.de/bezirke/lichtenberg/article231850095/Ermittler-Asiamarkt-Dong-Xuan-ist-Schleuser-Anlaufstelle.html  
......

Hãy nói với Tập Cận Bình chúng ta phản đối Luật hải cảnh

  Việt Tân   Việc Trung Quốc ra lệnh dùng vũ lực trên Biển Đông qua Luật Hải Cảnh là mối đe dọa đến đời sống và sinh mệnh ngư dân Việt Nam. Chúng ta hãy đồng loạt phản đối bằng cách gọi các Đại Sứ Quán Trung Cộng khắp nơi, với thông điệp gởi Tập Cận Bình: CHÚNG TÔI PHẢN ĐỐI LUẬT HẢI CẢNH VÀ SẼ KHÔNG NGỪNG ĐẾN KHI LUẬT NÀY ĐƯỢC THU HỒI!   We condemn the Coast Guard Law and demand Communist China to stop violating Vietnamese sovereignty! Đây chỉ là gợi ý, bạn hãy phản đối theo cách riêng của mình. Nếu ghi âm lại cuộc gọi để chia sẻ thì rất tốt, hoặc bạn có thể gởi ad để phổ biến. Sau đây là các số điện thoại của Sứ Quán Trung Quốc tại một số quốc gia: Chinese Embassy in Viet Nam Số 46, Đường Hoàng Diệu, Hà Nội Tel: +844-38453736 Fax: +844-38232826 E-mail address: chinaemb_vn@mfa.gov.cn Lãnh sứ quán: Số 175 Đường Hai Bà Trưng, Sài Gòn Tel: +848-38292457 Fax: +848-38295009 E-mail: chinaconsul_hcm_vn@mfa.gov.cn Chinese Embassy in America 3505, International Place, N.W., Washington D.C. 20008 Tel: +1-202-4952266 Fax: +1-202-3282582 E-mail: WEBMASTER@CHINA-EMBASSY.ORG Consular Office: New York 520 12th Avenue Tel: +1-212-2449456, +1-212-2449392 Administrative Office: 9008, 9006 Fax: 001-212-5020258 E-mail: cnnyconsulate@gmail.com San Francisco 1450 Laguna St. Tel: +1-415-852-5900 E-mail: chinaconsul_san_us@mfa.gov.cn Los Angeles 443 Shatto Place Tel: +1-213-8078088, 8078011 Fax: +1-213-8078091 Chinese Embassy in Australia 15, Coronation Drive, Yarralumla, A.C.T. 2600, Canberra, Australia Tel: +61-2-62283999 Fax: +61-2-62283836 E-mail: chinaemb_au@mfa.gov.cn Chinese Embassy in Belgium 443-445 Ave. de Tervuren, 1150 Woluwe Saint-Pierre Tel: +32-27712038 Fax: +32-27792895 E-mail: chinaemb_bel@mfa.gov.cn Chinese Embassy in Canada 515 St. Patrick Street, Ottawa, Ontario, K1N 5H3 Tel: +1-613-7893434/7910511 Fax: +1-613-7891911/7891414 E-mail: chinaemb_ca@mfa.gov.cn Chinese Embassy in Denmark Oeregaards Alle 25, 2900 Hellerup Copenhagen Tel: +45-39460889, 39460890 Administrative Office:39460875, 39625484(fax) Fax: +45-39625484 E-mail: mail@chinaembassy.dk Chinese Embassy in France 20, Rue Monsieur, 75007 Paris Tel: +33-1-49521950 Fax: +33-1-47202422 E-mail: chinaemb_fr@mfa.gov.cn Consular Office: 20, Rue Washington, 75008 Paris Tel: +33-1-47367790 Fax: +33-1-47363446 Chinese Embassy in Germany Markisches Ufer 54, 10179 Berlin Tel: +49-30-27588-0 Fax: +49 30-27588221 Political Office: (030)27588203 Press Office: (030)27588234 E-mail: de@mofcom.gov.cn E-mail: jyct-dg@yahoo.de Chinese Embassy in Japan 3-4-33 Moto-Azabu, Minato-Ku, Tokyo Postal code:106-0046 Tel: +81-3-34033388 Fax: +81-3-34033345 +81-3-34035447 (consul office) E-mail: lsb@china-embassy.or.jp Chinese Embassy in the Netherlands Willem Lodewijklaan 10 2517 JT, the Hague Tel:+70-3065099, 651335779, 613664691 Fax: +70-3551651 E-mail: chinaemb_nl@mfa.gov.cn Chinese Embassy in New Zealand NO. 2-6 Glenmore Street, Wellington, New Zealand Tel: +64-4-4721382 Fax: +64-4-4990419 E-Mail: info@chinaembassy.org.nz Chinese Embassy in Norway Tuengen Alle 2B, Vinderen 0244, Oslo, Norway Consular Affairs: +47 22148908,22920677 (fax) Commercial Office: +47 22449638,22447230 (fax) E-mail: webmaster@chinese-embassy.no Chinese Embassy in Switzerland Kalcheggweg 10, 3006 Bern Tel: +4131-3527333 Fax: +4131-3514573 E-mail: CHINA-EMBASSY@BLUEWIN.CH Chinese Embassy in the United Kingdom 49-51 Portland Place, London W1B 1JL Tel: +44-20-72994049, 0797 0292561 (24 hours) Fax: +44-20-76362981,76365578 Political Office: 72994037 E-mail: chinaemb_uk@mfa.gov.cn
......

Cảnh sát Liên bang Đức nhắm vào các đối tượng buôn người gốc Việt

Ngân Bình dịch (VNTB) Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA) hiện đang tuyên chiến với nạn buôn người. Trong nhiều năm, các tổ chức người Việt đã buôn lậu đồng hương và bóc lột nạn nhân ở châu Âu. Nạn nhân bao gồm cả trẻ em và thanh thiếu niên. Adrian Bartocha và Jan Wiese, RBB Chung * là một cậu bé gầy. Trong một thời gian, cậu phải sống ở một nơi bí mật ở Warsaw – thủ đô Ba Lan. Khi nào sợ quá, Chung bắt đầu vẽ. Chung nói điều đó giúp Chung bình tĩnh lại. Những kẻ hành hạ Chung đã bị kết án từ lâu. Chung là trẻ mồ côi. Sau khi cha mẹ qua đời, bà Chung đã nhận nuôi Chung cho đến khi bà mất. Để kiếm sống, Chung đi mò cua bắt ốc, lượm ve chai. Một ngày nọ, một người đồng hương tiếp cận cậu thiếu niên lúc đó 15 tuổi và đề nghị đưa cậu sang châu Âu để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn ở đó. Chung đồng ý. Nhưng trong chuyến đi đưa Chung đến Ba Lan qua ngả Nga và các nước Baltic, Chung đã nghi ngờ. Hết lần này đến lần khác Chung bị giam dưới hầm và bị bắt đi làm. "Tôi có cảm giác rằng tôi đã bị gài bẫy. Tôi cố gắng chống trả, nhưng họ đã đánh tôi." Trên đường từ Warsaw đến Berlin, ước mơ về một cuộc sống tốt đẹp hơn của Chung đột ngột kết thúc. Chiếc xe chở mười hai người Việt gặp tai nạn. Người lái xe người Ba Lan đã bỏ trốn và để mặc những người bị thương nặng nằm lại. Người đứng đầu Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA) Carsten Moritz cho biết: “Chúng tôi đang giả định một số lượng rất lớn các trường hợp không được báo cáo. Lĩnh vực mà nhân viên cấp cao của BKA nói đến trong cuộc phỏng vấn với RBB là buôn bán người: hầu hết thanh niên Việt Nam bị dụ đến châu Âu với hy vọng có một cuộc sống sung túc hơn. Khi đến nơi, họ phải làm việc trong những điều kiện bất lợi nhất. Moritz giải thích: “Trong các tiệm mát-xa, nhà hàng, tiệm làm móng, buôn lậu thuốc lá, trong ngành giết mổ”. Người Việt Nam cũng bị phát hiện làm việc trong các nhà thổ và buôn bán ma túy. Sau vụ tai nạn, Chung bị bắt và khai ra. Những kẻ buôn lậu đã bị bắt, có cả Andrzej *. Tên tội phạm Ba Lan cầm đầu một nhóm ba người, thay mặt cho mafia Việt Nam, đưa hàng trăm người Việt Nam từ Lithuania đến Warsaw và từ đó đến Bỉ, Hà Lan và Pháp - với giá 400 euro/ người, nhồi nhét họ trong xe tải. Andrzej không quan tâm đến số phận của họ: "Dù sao thì tất cả bọn họ đều là người da vàng, gầy yếu". Andrzej nói trong một cuộc là sẽ không bao giờ đánh "những người này" vì "sợ sẽ giết chết họ". Andrzej hiện đang bị giam giữ, bị kết tội buôn người, cũng như các nhân viên và một người Việt Nam. Gái mại dâm 13 tuổi "Có tính chuyên nghiệp cao, được cấu trúc theo thứ bậc, tương tự như một công ty quốc tế" trưởng phòng kiểm soát tội phạm của Cảnh sát Liên bang ở Halle, đã mô tả về các tổ chức tội phạm Việt Nam hoạt động cùng nhau trong các mạng lưới rộng khắp châu Âu như vậy. Theo phát hiện của ông, những kẻ buôn người tính phí lên tới 20.000 euro cho chuyến đi đến Tây Âu. Số tiền mà các gia đình hoặc những người trẻ tuổi như Chung thường thậm chí không có - và do đó, nợ mạng. "Tất nhiên là bạn trở nên phụ thuộc", ông Pfau nói. "Tổ chức buôn người kiểm soát những người bị ảnh hưởng, và nếu họ không nghe lời, thì đối với họ mọi chuyện kết thúc nhanh chóng. Sau rốt, đó là chế độ nô lệ hiện đại." Trẻ vị thành niên cũng bị bắt làm nô lệ. Markus Pfau cho biết: “Chúng tôi đã có những vụ phát hiện những cô gái 13 hoặc 14 tuổi bị buôn lậu vào đây để làm gái mại dâm. Và chúng tôi đã có trường hợp trẻ vị thành niên bị buộc làm việc trong các trại cần sa." Berlin là "tâm điểm" Ông Moritz, người đứng đầu Văn phòng Cảnh sát Hình sự Liên bang (BKA), cho biết Berlin là "tâm điểm" cho những kẻ buôn lậu người và buôn người. Hầu hết những người Việt buôn lậu được “giao hàng” trên một khu công nghiệp và thương mại ở phía đông thành phố và mang đi phân phối xa hơn trên khắp nước Đức. Nhưng ở Berlin, người ta không muốn công nhận vấn nạn buôn người Việt Nam. Sebastian Laudan, Trưởng điều tra viên lĩnh vực tội phạm có tổ chức tại Văn phòng Cảnh sát Hình sự Bang Berlin, giải thích: “Theo kinh nghiệm của chúng tôi, các tiêu chí về buôn bán người trong bối cảnh buôn lậu người thường không được đáp ứng. Không chỉ không đồng thuận với đánh giá của Sĩ quan Cảnh sát Liên bang Markus Pfau, mà còn của BKA. Moritz, Trưởng phòng BKA, nói, “Những kẻ buôn lậu này luôn chi phục vụ một mục đích: buôn người”. Thất bại hoàn toàn Quan điểm của cảnh sát Berlin không phải là trường hợp cá biệt. Các cuộc điều tra về buôn bán người rất tẻ nhạt và cần có các cơ cấu thích hợp. Nhưng đó chính xác là những gì còn thiếu ở Đức, theo nhà phê bình Kevin Hyland. Ông là thành viên của Nhóm chuyên gia của Hội đồng Châu Âu về Chống buôn bán con người. Đức đã cam kết theo luật quốc tế vào năm 2005 để hành động chống lại nạn buôn người, nhưng các yêu cầu chính vẫn chưa được thực hiện. Ông Hyland nói: “Vẫn không có nhân viên chống buôn người quốc gia và không có chương trình bảo vệ nạn nhân quốc gia. Nghĩa vụ chủ động điều tra không được đáp ứng”. Rất khác với quê hương của Hyland, Vương quốc Anh. Tại đây, ông là ủy viên chống chế độ nô lệ đầu tiên của chính phủ. Năm 2015, Anh đã thông qua đạo luật đầu tiên trên thế giới về chống lại nạn nô lệ hiện đại và nạn buôn người. Các cuộc điều tra "chủ động" đã cho thấy rõ rằng người Việt Nam là nhóm nạn nhân buôn người lớn nhất ngoài châu Âu - gần 900 người vào năm 2019, gần một nửa trong số đó là trẻ vị thành niên. Ngay cả trong năm Covid 2020, 500 nạn nhân đã có thể được xác định trong ba quý đầu tiên. Con đường của họ hầu như luôn đi qua nước Đức. Nhưng BKA chỉ xác nhận bảy nạn nhân Việt Nam trong năm 2019. BKA cũng nói rõ rằng con số này không phản ánh đúng thực tế. Đó là lý do tại sao việc buôn bán người của người Việt Nam ở Đức và Châu Âu trở thành ưu tiên từ năm 2021, cùng với 13 cơ quan điều tra khác của Châu Âu. Bởi vì, theo Moritz, đó là một câu hỏi về "một vấn đề toàn châu Âu" mà chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ châu Âu. * Tên nạn nhân đã được thay đổi Nguồn: tagesschau.de  
......

Cảnh sát viên gốc Việt ở Houston xâm nhập Quốc Hội ngày bạo loạn

Cảnh sát viên Phạm Đình Tâm tại Houston bị tạm ngưng chức vì tham gia trong cuộc bạo loạn tại Quốc Hội. Ông Art Acevedo, cảnh sát trưởng thành phố Houston, cho biết một cảnh sát viên dưới quyền tham gia trong cuộc bạo loạn tại Quốc Hội vào ngày 6 Tháng Giêng. Trong buổi họp báo ngày Thứ Tư, 13 Tháng Giêng, ông Acevedo cho hay rằng ông đã nhận nhiều thông tin về một nhân viên trong Sở Cảnh Sát Houston tham gia trong cuộc bạo loạn tại điện Capitol, và ngay lập tức vị cảnh sát trưởng liên lạc với FBI cùng phối hợp điều tra nội vụ. Nguồn tin của đài Fox 26 cho biết tên của cảnh sát viên được đề cập là Phạm Đình Tâm. “Một nhân viên thuộc Sở Cảnh Sát Houston được xác định đã dùng thời giờ riêng để tham gia cuộc tập họp, điều này phù hợp với quyền tự do ngôn luận, nhưng qua cuộc điều tra cá nhân này đã xâm nhập trái phép vào điện Capitol,” vị cảnh sát trưởng thông báo. Cảnh sát viên Tâm đã bị ngưng chức vụ và có 48 tiếng để có một cuộc giải trình với cảnh sát trưởng. “Xin lưu ý, tất cả mọi người đều có quyền tự do ngôn luận hiến định để hành xử phù hợp với tu chánh án này, nhưng lưu ý rằng chúng ta không được phép vượt qua giới hạn và làm trái luật,” cảnh sát trưởng diễn giải. Ông Acevedo nhấn mạnh: “Điều tôi có thể nói hiện tại đó là nhân viên này hầu như sẽ bị truy tố tội liên bang.” Ông Tâm làm việc tại Sở Cảnh Sát Houston trong 18 năm và chưa hề bị kỷ luật. “Cho đến lúc này, chúng tôi tin rằng ông Tâm đã đến Washington, DC một mình, nhưng mọi việc vẫn trong vòng điều tra với FBI và đội đặc trách chống khủng bố, và văn phòng điều tra nội bộ của sở cảnh sát địa phương,” ông Acevedo cho biết thêm. Nghiệp đoàn cảnh sát thành phố Houston cho biết dự đoán ông Tâm sẽ từ chức vào ngày Thứ Năm. (MPL) [qd] Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/little-saigon/cong-dong/canh-sat-vien-goc-viet-o-houston-xam-nhap-quoc-hoi-ngay-bao-loan/
......

Nhạc sĩ Lam Phương qua đời ở tuổi 83

Xuyên lá cành trăng lên lều vải...Lòng đất ấm thương tình đôi mươi..   Vô cùng thương tiếc Nhạc sĩ Lam Phương qua đời hôm nay 22/12/2020 tại thành phố Fountain Valley, California, hưởng thọ 83 tuổi.   Lam Phương tên thật là Lâm Đình Phùng, sinh năm 1937 tại làng Vĩnh Thanh Vân, quận Châu Thành, tỉnh Kiên Giang (Rạch Giá). Ông là một trong những nhạc sĩ nổi tiếng của nền tân nhạc Việt Nam Cộng Hoà với gần 170 tác phẩm đã phổ biến kể từ năm 1952 cho đến nay.   Năm 15 tuổi, ông sáng tác bản Chiều thu ấy nhưng mãi đến năm 1954, ông mới nổi danh với hai bài Kiếp nghèo và Chuyến đò vĩ tuyến.   Những tác phẩm của Lam Phương đến nay còn được người yêu nhạc thưởng thức bất chấp thời gian như: Nắng đẹp Miền Nam, Tình anh lính chiến, Chiều hành quân, Thành phố buồn, Duyên kiếp, Tình bơ vơ, Chiều Tây Đô, Trăng thanh bình, Ngày tạm biệt.   Tác phẩm Ngày hạnh phúc của Lam Phương là bài hát được chọn làm nhạc hiệu Chương Trình Gia Binh của Đài Phát Thanh Quân đội và được người dân dùng rất nhiều trong các đám cưới. Bài hát nổi tiếng với câu hát "Đêm về nghe con khóc vui triền miên". Tiếng con khóc ở đây là con gái đầu lòng của nhạc sĩ, cô Ánh Hằng.   "CỎ ÚA" !   "Cỏ uá" ơi, sao nỡ lòng khô héo Nhạc hóa sầu " tình chết theo mùa đông" "Mùa thu yêu thương" tắt nghẹn trong lòng Ôi "phút cuối" nhớ về dòng sông cũ   "Chiều Tây đô", bông lục bình héo rũ "Thành phố buồn" mây phũ kín ngàn thông "Tình bơ vơ" lúa nghẹn chẳng trổ đồng Bởi "duyên kiếp" , đắng lòng "chiều thu ấy"   Le lói " đèn khuya" "chờ người" không thấy Biết mình " lầm" nên từ đấy "xót xa" "Ngày em đi" vời vợi bóng quê nhà "Trăm nhớ ngàn thương"...gởi phà xa bến   "Biển tình" nào dang tay mời em đến "Ngày buồn" tênh, đâu bến đợi "kiếp nghèo" Rượu "một mình" , tình chống chếnh, gieo neo "Con tàu định mệnh" trôi theo định số   Lãng đãng sông hồ ,"nửa đêm ngoài phố" "Trăng thanh bình" soi bóng, đổ niềm riêng "Mùa thu yêu thương" mùa nối lương duyên Hận chinh chiến khiến "tình như mây khói"   Hồn người "say", về cao xanh vòi vọi Bỏ trần gian trơ trọi nốt "thu sầu" "Khúc ca ngày mùa" đưa tiễn về đâu Trời phương nam, đất sầu nên "cỏ úa"   .......23/12/2020.......NQV.........Nguyễn Quốc Việt
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2020 được trao cho Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh

Đảng Việt Tân| Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2020 được trao cho anh Phan Kim Khánh – một tù nhân lương tâm từ lúc 24 tuổi. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng Mười Hai, 2020 tại thành phố Sydney, Úc Châu. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của anh Phan Kim Khánh: Anh Phan Kim Khánh sinh năm 1993, là sinh viên Đại Học Thái Nguyên và là một blogger, một ký giả độc lập. Xuất thân từ một gia đình nghèo, nhưng với tính hiếu học anh Khánh vượt qua nhiều khó khăn để vào đại học. Trong trường, anh được bầu làm Chủ Tịch Hội Sinh Viên Khoa Quốc Tế. Anh nhận được học bổng năm 2015 của Chương Trình Thủ Lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tham gia một khóa đào tạo do Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức. Vừa học vừa làm để nuôi thân, anh làm việc cho một công ty phần mềm. Những lúc rảnh rỗi, anh tìm hiểu xem đâu là những vấn đề tồn đọng khiến Việt Nam không thể trở thành một đất nước phát triển. Để chia sẻ suy nghĩ của mình, anh lập hai trang blog mang tên “Báo Tham Nhũng” và “Tuần Việt Nam” vào năm 2015 để đăng tải những tin tức về tham nhũng, chính trị, kinh tế, môi trường và các vấn đề khác của Việt Nam. Anh có những bài viết kêu gọi cho dân chủ đa nguyên, tự do bầu cử, tự do báo chí, phi chính trị hóa quân đội. Anh từng chia sẻ ước vọng của mình: “Tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ trong tương lai gần, tôi muốn góp sức vào phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, tự do báo chí tại Việt Nam.” Ước vọng cho một nền dân chủ, cho tự do báo chí là những điều cấm kỵ đối với chính quyền Việt Nam và vì thế mà anh bị chú ý. Chỉ còn có vài tháng là hoàn tất chương trình đại học 5 năm thì anh Phan Kim Khánh bị công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ vào ngày 21 tháng Ba, 2017. Anh bị buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự cũ (điều 117, BLHS hiện hành) chỉ vì những nội dung phê phán nhà nước đăng trên các trang blog, tài khoản Facebook, Youtube của anh. Trong phiên tòa sơ thẩm tháng Năm, 2017, anh bị tuyên án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế. Anh Khánh đã tìm cách kháng án nhưng giới chức nhà tù đã không gửi đơn kháng án theo yêu cầu. Khi anh làm đơn khiếu nại về việc này, giới chức trại giam trả thù bằng những biện pháp như không cho gọi điện về nhà, không cho nhận thư của gia đình và hăm dọa sẽ biệt giam. Tội duy nhất của anh Phan Kim Khánh là đã thể hiện quan điểm chính trị trái ý chính quyền. Sinh viên của một đất nước cần phải được khuyến khích để tìm hiểu, để viết, để bày tỏ, để trao đổi về các vấn đề chính trị xã hội chứ không phải bị trừng phạt. Với sự nhiệt huyết và bản lãnh, Phan Kim Khánh là một biểu tượng cho giới sinh viên Việt Nam noi theo. Chúng tôi xin chúc mừng anh Phan Kim Khánh. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, Cựu tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, Dân biểu Chris Hayes, Chủ tịch CĐNVTD Úc Châu Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD/NSW Paul Huy Nguyễn và Giảng viên Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2020. Ngày 10 tháng 12 năm 2020 Đảng Việt Tân https://viettan.org/giai-thuong-nhan-quyen-le-dinh-luong-2020-duoc-trao-cho-tu-nhan-luong-tam-phan-kim-khanh/  
......

Nhà văn Hoàng Hải Thủy, Công Tử Hà Đông qua đời ở tuổi 87

Vô Cùng Thương Tiếc Một Đời Tài Hoa! Nhà văn Hoàng Hải Thủy, người phóng tác Đỉnh Gió Hú, qua đời ở tuổi 87 * VIRGINIA (NV) – Nhà văn, nhà báo Hoàng Hải Thủy vừa qua đời lúc 11 giờ 20 phút tối Chủ Nhật, 6 Tháng Mười Hai, 2020, tại bệnh viện Virginia Hospital Center, tiểu bang Virginia, vì tuổi già, hưởng thọ 87 tuổi. Cô Kiều Giang, ái nữ nhà văn, xác nhận tin này với báo Người Việt và cho biết, “vì trời trở lạnh trong lúc người ông không được khỏe nên ông yếu dần rồi ra đi.”   Theo trang blog “Hoàng Hải Thủy, a.k.a Công Tử Hà Đông,” nhà văn Hoàng Hải Thủy, tên thật là Dương Trọng Hải, sinh năm 1933 tại Hà Đông, Việt Nam.”   “Ngoài bút hiệu Hoàng Hải Thủy, ông còn có các bút hiệu khác như Công Tử Hà Đông, Ngụy Công Tử, Con Trai Bà Cả Đọi, Hạ Thu, Hồ Thành Nhân, Văn Kỳ Thanh, Dương Hồng Ngọc, Triều Đông, Người Sài Gòn…”   Ông tham gia sinh hoạt văn học nghệ thuật từ những năm đầu thập niên 1950 tại Hà Nội.   Di cư vào Nam năm 1951, ông từng trải qua các việc như phóng viên cho nhật báo Ánh Sáng Sài Gòn, Phòng 5 Bộ Tổng Tham Mưu Quân Đội VNCH, phóng viên nhật báo Sài Gòn Mới. Ông còn là biên tập viên, chuyên về dịch thuật cho USIS (Sở Thông Tin Hoa Kỳ) ở Sài Gòn.   Năm 1952, ông được trao giải nhất cuộc thi truyện ngắn do nhật báo Tiếng Dội tổ chức. Từ 1956, ông trở thành cây viết phóng sự nổi tiếng và tác giả nhiều bộ tiểu thuyết phóng tác bán chạy hàng đầu tại miền Nam Việt Nam.   “Các tác phẩm đã xuất bản trước 1975 là Vũ Nữ Sài Gòn, Tây Đực Tây Cái, Chiếc Hôn Tử Biệt (tái bản với tên Đêm Vĩnh Biệt), Nổ Như Tạc Đạn, Yêu Lắm Cắn Đau, Bạn và Vợ, Môi Thắm Nửa Đời, Người Vợ Mất Trí, Định Mệnh Đã An Bài, Kiều Giang (phóng tác từ tác phẩm Jane Eyre của Charlotte Bronte), Gái Trọ, Đỉnh Gió Hú (phóng tác từ Wuthering Heights), Như Chuyện Thần Tiên (Scorpion Reef), Điệp Viên 007 (phóng tác), Thầy Nô (phóng tác từ Dr. No), Máu Đen Vàng Đỏ (phóng tác)…   Năm 1977, ông bị CSVN bắt nhốt hai năm (1977-1979) vì tội gửi một số bài thơ, bài viết ra nước ngoài. Tháng Năm, 1984, ông bị bắt lần thứ hai cũng vì tội gửi tác phẩm ra nước ngoài. Lần thứ hai này bị đưa ra tòa, bị án tù sáu năm.   Năm 1990, sau khi được thả, ông trở về Sài Gòn và năm 1994 sang Hoa Kỳ tị nạn, định cư ở Virginia.   Các tác phẩm của ông đã xuất bản sau 1975 là Công Ty Rửa Tiền (The Firm), Mang Xuống Tuyền Đài (The Chamber), Báo Cáo Bồ Nông (The Pelican Brief), Tiếng Kêu Của Máu (The Red Dragon), Mùa Hạ Hai Mươi, Những Tên Biệt Kích Cầm Bút, Dữ Hơn Rắn Độc…   Các bài bình luận, phiếm luận được nhiều người đọc là Mai Sau… Nếu Có Bao Giờ, Nhắc Chi Ngày Xưa Đó…, Chìm Trong Lãng Quên, Sài Gòn và Phụ Nữ Việt trong phim Người Mỹ Thầm Lặng, Đọc Chùa Đàn Xem Mê Thảo, Còn Gốc Mất Gốc, Mưa Cầm, Gió Bắt, Thép Đợi, Gang Chờ…   Đến nay, ông đã hoàn thành và xuất bản hơn 60 tác phẩm gồm nhiều thể loại. (Đ.G)   Nguồn: https://www.nguoi-viet.com/.../nha-van-hoang-hai-thuy.../  
......

Đối thoại và nỗ lực cho tù nhân lương tâm Việt Nam giữa cơn đại dịch

Việt Tân Dù đại dịch Covid-19 còn hoành hành, Liên Hội Người Việt Tị Nạn cộng sản tại Cộng hòa Liên bang Đức đã mời một nữ viên chức bộ Ngoại giao Đức và vài tổ chức tham dự một buổi gặp gỡ trực tuyến. Ba tổ chức đó là ACAT Đức, Hội Anh Em Dân Chủ và đảng Việt Tân. Các tham dự viên đã bàn thảo về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và các biện pháp hỗ trợ.   ACAT Đức đã gửi hai tình nguyện viên tham gia cuộc họp. Họ nêu lên những vi phạm nhân quyền liên quan đến việc xét xử dân Đồng Tâm và trình bày những trường hợp người bị giam giữ khác hoặc những người bị kết án tử hình. Hai vị đại diện ACAT trình bày về điều kiện giam giữ vô nhân đạo, tra tấn người bị bắt và các ví dụ về hệ thống công lý bất công. 19 trong số 29 bị can ở Đồng Tâm đã bị tra tấn để ép nhận tội.   Đại diện ACAT đề nghị Bộ Ngoại giao Liên bang yêu cầu nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đối xử nhân đạo với các tù nhân và cũng hỏi về việc thăm các tù nhân và tham dự các phiên tòa - đặc biệt thể theo hướng dẫn của EU về việc bảo vệ các luật sư nhân quyền.   Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều vụ hành quyết nhất trên thế giới. Tử tù bị cô lập hoàn toàn với thế giới bên ngoài. Nếu có dấu hiệu vượt ngục, tự sát hoặc nguy hiểm khác, họ bị cùm chân. Cùm chân chỉ được tháo 15 phút mỗi ngày và đổi sang chân khác mỗi tuần một lần. Ngày hành quyết được giữ bí mật, vì vậy các tù nhân và gia đình của họ luôn sống trong nỗi sợ hãi.   Đại diện của “Hội Anh em vì Dân chủ” là luật sư nhân quyền nổi tiếng Nguyễn Văn Đài, người từng đoạt giải thưởng nhân quyền của Hiệp hội Thẩm phán Đức. Anh được trả tự do vào tháng 6 năm 2018 sau tổng cộng sáu năm rưỡi trong tù và sau nhiểu lần phản đối của thế giới, trong đó có cả từ Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier, và được phép đến Đức định cư.   Ông Nguyễn Văn Đài nêu ra ba trường hợp cụ thể mà ông mong muốn được sự quan tâm của dư luận và hỗ trợ của từ Bộ Ngoại giao. Đó là Mục sư Nguyễn Trung Tôn (12 năm tù), ông Châu Văn Khảm (12 năm tù) và ông Lê Đình Lượng (20 năm tù). Ngoài ra, ông cho biết mật vụ CSVN vẫn đang theo dõi ông ở Đức và đang gián tiếp gây áp lực lên các hoạt động nhân quyền của ông trên mạng.   Đại diện của Việt Tân là phát ngôn viên Hoàng Tứ Duy. Ông tường thuật về áp lực nặng nề từ nhà cầm quyền CSVN lên các Blogger và Facebooker dựa vào cái gọi là luật an ninh mạng.   Bộ Ngoại giao Liên bang cảm ơn các tổ chức tham dự buổi gặp gỡ đã cung cấp nhiều thông tin, sự thúc đầy và đóng góp tích cực. Đồng thời, bộ Ngoại giao cũng khuyến khích tiếp tục thúc đẩy vấn đề nhân quyền một cách kiên trì và mạnh mẽ. Tôn Vinh Berlin, ngày 20 tháng 11 năm 2020 ***** Trotz Covid-19-Pandemie Dialog und Einsatz für die Gewissensgefangenen in Vietnam! Berlin, 20.11.2020 Der Bundesverband der Vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland hat gerade wegen der durch die Pandemie noch schwieriger gewordenen Situation für die Gewissensgefangenen in Vietnam folgende Organisationen gebeten, sich bei einem online-Treffen mit einer Mitarbeiterin des Außenministeriums über die Lage der Menschenrechte in Vietnam auszutauschen und Hilfsmaßnahmen zu erörtern. Die teilnehmenden Organisationen waren ACAT Deutschland, Bruderschaft für Demokratie und Viet Tan. Für ACAT-Deutschland haben zwei ehrenamtlich Aktive an dem Treffen teilgenommen. Sie haben auf die Menschenrechtsverletzungen im Zusammenhang mit dem Prozess gegen Bewohner von Dong Tam hingewiesen und Fälle von anderen Inhaftierten oder zum Tode Verurteilten dargestellt. Dabei wurden die unmenschlichen Haftbedingungen, die weit verbreitete Anwendung von Folter sowie Beispiele für das unfaire Justizsystem vorgetragen. 19 der 29 Angeklagten von Dong Tam sollen gefoltert worden sein, um Geständnisse zu erzwingen. Die ACAT-Vertreter baten das Auswärtige Amt, sich bei den vietnamesischen Behörden für eine menschenwürdige Behandlung der Gefangenen einzusetzen, und erkundigten sich – insbesondere mit Blick auf die EU-Leitlinien zum Schutz von Menschenrechtsverteidigern – auch nach den Möglichkeiten für Besuche von Haftanstalten und Beobachtungen von Gerichtsverfahren. Vietnam gehört zu den Ländern mit den meisten Hinrichtungen im weltweiten Vergleich. Gefangene im Todestrakt werden von der Außenwelt völlig isoliert. Bei Anzeichen von Ausbruch-, Suizid- oder einer sonstigen Gefahr werden sie am Fuß gefesselt. Nur 15 Minuten am Tag werden die Fesseln abgenommen, einmal wöchentlich wird der gefesselte Fuß gewechselt. Hinrichtungstermine bleiben geheim, sodass die Gefangenen und ihre Angehörigen in permanenter Angst leben. Vertreter der „Bruderschaft für Demokratie“ ist der der prominente Menschenrechtsanwalt Nguyen Van Dai, Träger des Menschenrechtspreises des Deutschen Richterbundes. Er kam nach insgesamt sechseinhalb Jahren Haft und nach internationalen Protesten, darunter auch seitens des Bundespräsidenten Frank-Walter Steinmeier, im Juni 2018 frei und durfte nach Deutschland ausreisen. Nguyen Van Dai benannte drei konkrete Fälle, für die er um öffentliche Aufmerksamkeit und Unterstützung seitens des Außenministeriums warb. Es sind der Pastor Nguyen Trung Ton (12 Jahre Haft), Herr Chau Van Kham (12 Jahre Haft) und Herr Le Dinh Luong (20 Jahre Haft). Außerdem informierte er darüber, dass der vietnamesische Geheimdienst ihn weiterhin in Deutschland observieren lässt und indirekt Druck auf seine Menschenrechtsaktivitäten im Netz ausübt. Vertreter von Viet Tan ist der Sprecher Hoang Tu Duy. Er berichtete über den massiven Druck seitens der vietnamesischen Machthaber mithilfe des sogenannten Internetsicherheitsgesetzes auf blogger und über facebook.  Das Auswärtige Amt bedankte sich für die vielen Informationen, Anregungen und das Engagement seitens der Nichtregierungsorganisationen. Gleichzeitig ermutigte es dazu, weiterhin mit viel Ausdauer und Nachdruck das Thema Menschenrechte vorzubringen. www.ttdq.de/node/3204  
......

Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam 2020

Hai nhà hoạt động và là tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh, Nguyễn Văn Hóa, và Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam vừa được Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam chọn trao Giải Nhân Quyền Việt Nam 2020.  Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam| Giải Nhân Quyền Việt Nam do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam thiết lập từ năm 2002, được trao hàng năm cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam. Ban Biên Tập xin chúc mừng các Vị và Tổ Chức trúng giải năm nay. Dưới đây là thông cáo báo chí của Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam công bố trao giải Nhân Quyền Việt Nam 2020  *** Thông Cáo Báo Chí Ngày 21 Tháng 11 Năm 2020 Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam Công Bố Giải Nhân quyền Việt Nam 2020 Little Saigon, CA. USA – Vì những hạn chế do tình hình dịch bệnh, năm nay Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã công bố kết quả Giải Nhân Quyền Việt Nam Năm 2020 qua Internet thay vì một cuộc họp báo như mọi năm. Buổi  sinh hoạt trên GoToMeeting và trực tiếp phát đi qua Facebook và Youtube được tổ chức vào lúc 8 giờ sáng (giờ California, tức 5 giờ chiều ở Tây Âu, và 11 giờ đêm ở Việt Nam) ngày Thứ Bảy 21 tháng 11 năm 2020. Hiện diện trong buổi sinh hoạt có TS Nguyễn Bá Tùng, GS Nguyễn Chính Kết, LM Đặng Hữu Nam, và LS Nguyễn Văn Đài. Phía đại diện các người nhận giải có bà Nguyễn Thị Tình, phu nhân của tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh; bà Nguyễn Thị Thu Hồng, chị của tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa; và nhà báo JB Nguyễn Hữu Vinh, đại diện Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Có hai khách mời khác là GS Nguyễn Thanh Giàu, Chủ tịch Hội đồng Liên tôn VN tại Hoa Kỳ, và Kỹ sư Đỗ Như Điện, Giám đốc Đải Phát thanh Đáp lời Sông núi. Được thành lập từ năm 2002, Giải Nhân quyền Việt Nam được trao hàng năm cho các cá nhân và tổ chức trong nước đã có những đóng góp xuất sắc và có nhiều ảnh hưởng đến các phong trào đấu tranh cho nhân quyền, tự do và dân chủ cho nhân dân Việt Nam. GNQVN còn là một cơ hội để người Việt ở hải ngoại bày tỏ tình liên đới với những kẻ dấn thân vào cuộc chiến đấu không ngơi nghỉ vì những quyền căn bản cho nhân dân Việt Nam. Cho đến nay đã có 50 cá nhân và 4 tổ chức được tuyên dương và trao GNQVN. Giải Nhân Quyền Việt Nam năm nay được trao cho: Tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, và Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam. Sau đây là đôi dòng tóm lược về những đơn vị nhận GNQVN năm 2020: NGUYỄN NĂNG TĨNH Thầy giáo, tù nhân lương tâm Nguyễn Năng Tĩnh Ông Nguyễn Năng Tĩnh sinh năm 1976 tại xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện Âm nhạc Huế, Ông Tĩnh làm giảng viên trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Nghệ An từ năm 2004. Là một thầy giáo, Ông đã đem hết tâm huyết truyền đạt cho thế hệ trẻ không những kỹ năng âm nhạc mà còn lòng yêu quê hương, tinh thần hướng thượng, và sự tôn trọng phẩm giá của con người. Dù bận rộn với công việc dạy học, Nguyễn Năng Tĩnh đã dấn thân hết mình trong các hoạt động xã hội, đấu tranh cho công lý và nhân quyền. Ông là một trong những cột trụ chính cho việc thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hòa Bình và cho tù nhân lương tâm tại Giáo phận Vinh. Ông là người đi đầu trong việc vận động bà con xuống đường phản đối thảm họa Formosa, Trung cộng xâm lược biển đảo, và Luật Đặc khu. Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh là người bạn đồng hành của gần 30 gia đình tù nhân lương tâm tại Giáo phận Vinh mà hầu hết là bạn thân và cùng chí hướng. Không gia đình tù nhân lương tâm nào trong khu vực mà không được thầy Tĩnh liên lạc hỗ trợ. Thầy luôn có mặt kịp thời để trấn an và giúp người nhà vượt qua hoàn cảnh rối bời, hoang mang, lo lắng đầy sợ hãi ngay khi người nhà mới bị bắt. Thầy Tĩnh là người bạn của những người nghèo khổ, bị bỏ rơi bên lề xã hội. Ông tham gia nhóm Bảo vệ Sự sống, Quỹ Phát triển Con người, Truyền thông Công giáo Giáo phận Vinh. Vì những hoạt động nổi bật trên, an ninh cộng sản đã không dưới 100 lần sách nhiễu và chén ép bằng cách mời lên làm việc hoặc đến tận trường để điều tra, gây sức ép, canh nhà, cúp điện, cắt nước, câu lưu, đánh đập… Cuối cùng, ngày 29/5/2019 thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị công an CSVN bắt cóc khi đi cùng hai con nhỏ. Ngày 5/11/2019, Tòa án nhân dân tỉnh Nghệ An đã tuyên án 11 năm tù và 5 năm quản chế vì “xâm phạm chính quyền nhân dân và chế độ chủ nghĩa xã hội, nhằm chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bôi nhọ lãnh đạo Đảng, Nhà nước; kích động người dân biểu tình, chống chính quyền; đăng tải các tài liệu có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân; cung cấp thông tin bịa đặt nhằm gây mâu thuẫn giữa người dân và các cơ quan công quyền…” Dù bị hăm dọa và đối xử tàn tệ trong thời gian bị giam cầm, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã dõng dạc tuyên bố trước tòa án CSVN: “Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc. … “Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến.” Trường hợp của thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã được các chính phủ như Hoa Kỳ, Canada, Na Uy, Czech… và các tổ chức bảo vệ nhân quyền như Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (HRW), Ân Xá Quốc Tế (AI), Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) quan tâm theo dõi. Hiện nay, nhóm luật sư Media Legal Defence Initiative (MLDI – bảo vệ Pháp lý cho Truyền thông) đang đại diện gia đình thầy Tĩnh để nộp hồ sơ lên Ủy Ban LHQ Điều Tra Về Bắt Người Tùy Tiện (UNWGAD). Thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh là một tấm gương đấu tranh không mỏi mệt một cách bất bạo động cho công lý, nhân quyền, và quyền dân tộc tự quyết, và xứng đáng nhận Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2020. NGUYỄN VĂN HÓA Ký giả phim ảnh, tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa Anh Nguyễn Văn Hóa sinh năm 1995, quê ở huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh. Là một thanh niên đầy nhiệt huyết, dấn thân vì cộng đồng, Nguyễn Văn Hóa đã tự mình học hỏi trong lãnh vực công nghệ thông tin với ước mong góp phần xây dựng một Việt Nam phát triển và dân chủ. Trong thời gian thảm họa môi trường do công ty Formosa gây ra vào năm 2016 tại một số tỉnh Miền Trung, anh đã đến tận hiện trường thu hình tội ác môi trường của doanh nghiệp bất lương này cũng như thảm cảnh mà các nạn nhân trực tiếp phải gánh chịu. Anh cũng hỗ trợ các nạn nhân thu thập bằng chứng nhằm tố giác tội ác và khởi kiện công ty Formosa trước tòa án. Không những thế, anh đã dùng những phương tiện thông tin hiện đại đưa các tin tức về thảm họa Formosa đến với truyền thông quốc tế và công chúng. Anh là người đầu tiên sử dụng flycam để thu lại hình ảnh hơn chục ngàn người biểu tình trước cổng công ty Formosa vào tháng 10 năm 2016. Nguyễn Văn Hóa là cộng tác viên thường trực với đài RFA, và đã cung cấp các video về những vụ biểu tình của người dân miền Trung phản đối công ty Formosa. Nguyễn Văn Hóa bị công an CSVN bắt ngày 11/1/2017 trong khi đang ghi lại cuộc biểu tình của người dân trước tòa án huyện Kỳ Anh. Ngày 27/11/2017, sau một phiên tòa chớp nhoáng và lén lút không có sự tham gia bào chữa của luật sư cũng như sự có mặt của người thân, Tòa án Hà Tĩnh đã kết án Nguyễn Văn Hóa 7 năm tù giam và 3 năm quản chế với tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước  Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.” Ở trại giam An Điềm thuộc tỉnh Quảng Nam, Nguyễn Văn Hóa đã nhiều lần bị cai tù đánh đập và biệt giam, vì thế anh đã tuyệt thực để phản đối. CSVN còn dùng nhục hình để ép anh và một tù nhân lương tâm khác là Nguyễn Viết Dũng phải cáo gian nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng. Tuy nhiên tại phiên tòa xử anh Lượng, cả hai anh Hóa và Dũng anh đã rút lại lời khai trước đó và bị cai ngục hành hung trả thù. Trước bản án bất công và việc đàn áp thô bạo đối với nhà báo tự do Nguyễn Văn Hóa, nhiều tổ chức Việt Nam và quốc tế đã lên tiếng; đặc biệt: – Ngày 14/12/2017, Quốc Hội Âu Châu đã thông qua bản Nghị Quyết khẩn cấp yêu cầu CSVN phải trả tự do cho nhà hoạt động trẻ Nguyễn Văn Hóa và các công dân Việt Nam đang bị giam cầm vì đã trình bày những quan điểm của riêng họ. – Ngày 20/8/2018, Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ – Committee to Protect Journalist) lên án việc hành hạ đối với ký giả phim ảnh Nguyễn Văn Hóa, và kêu gọi giới chức trách Việt Nam ngưng ngay việc đánh đập và xách nhiễu các ký giả đang bị cầm tù. – Ngày 18/1/2019, tổ chức Freedom Now loan báo đề cử nhà báo Nguyễn Văn Hóa cho Giải Tự Do Báo chí Thế giới Guillermo Cano của UNESCO. – Ngày 24/5/2019,  Tổ chức Ân xá Quốc tế gọi vụ việc Nguyễn Văn Hóa bị công an quản giáo trại giam An Điềm đánh đập gây thương tích  và sau đó bị biệt giam là “vô cùng nghiêm trọng.” – Ngày 15/8/2019, Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – UNWGAD) kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho nhà báo Nguyễn Văn Hoá. – Ngày 24/9/2019,  Dân biểu Hoa Kỳ Alan Lowenthal đã nhận bảo trợ tranh đấu cho nhà hoạt động trẻ tuổi và là tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hóa, qua chương trình Defending Freedoms Project của Ủy Ban Nhân Quyền Tom Lantos trong Quốc Hội Hoa Kỳ. HỘI NHÀ BÁO ĐỘC LẬP VIỆT NAM Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam (IJAVN) Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là một tổ chức xã hội dân sự được thành lập ngày 4/7/2014 tại Sàigòn, đấu tranh cho quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận. Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam không được pháp luật Việt Nam công nhận. Cơ quan ngôn luận chính thức của Hội là tờ báo điện tử Việt Nam Thời Báo, địa chỉ https://vietnamthoibao.org/. Tờ báo này là một phương tiện để các các hội viên thể hiện quan điểm, nói lên thực trạng bất công xã hội, tố cáo những sai trái, những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền, đồng thời chuyển tải những tin tức liên quan đến cuộc đấu tranh đòi nhân quyền của người dân bị nhà cầm quyền đàn áp. Từ ngày thành lập đến nay, Hội đã có một số hoạt động đáng kể sau: – Tổ chức và tham dự những cuộc  tọa đàm, hội thảo về những vấn đề  quan trọng của xã hội và đất nước; – Lên tiếng kịp thời về những trường hợp người dân và nhà báo bị xâm hại; – Liên kết và hợp tác với những tổ chức chính phủ và phi chính phủ quốc tế về báo chí; – Ra tuyên bố ủng hộ các phong trào đòi hỏi tự do ngôn luận, tự do chính trị, bảo vệ môi trường và di sản quốc gia; – Ba thành viên của Hội đã tự ứng cử quốc hội năm 2016 là Bùi Minh Quốc ở Đà Lạt, Nguyễn Tường Thụy ở Hà Nội và Nguyễn Văn Thạnh ở Đà Nẵng; – Tiếp tục duy trì hoạt động của tờ Việt Nam Thời Báo. Vì những hoạt động mà nhà cầm quyền CSVN cho là nguy hại cho chế độ, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam đã phải đối diện với các hành vi đàn áp nặng nề. Đặc biệt họ đã bắt bỏ tù những thành viên tích cực như: – Blogger Trương Duy Nhất, 10 năm tù giam với cáo buộc tội danh “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. – TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch sáng lập,  bị bắt ngày 29/11/2019. – Nhà báo Nguyễn Tường Thụy, Phó Chủ tịch Hội, bị bắt ngày 24/5/2020. – Nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn, bị bắt ngày 12/6/2020. Hôm 10/11/2020, chính quyền CSVN đã khởi tố TS Phạm Chí Dũng, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, và nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn với tội danh “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” theo Khoản 2, Điều 117 Bộ Luật hình sự. Với cáo buộc nầy cả ba có thể phải đối diện với bản án từ 10 đến 20 năm tù giam. Không chỉ có vậy, có ít nhất mười thành viên của Hội bị triệu tập và hỏi cung, trang mạng và trang Facebook của Hội bị khóa tại Việt Nam và thường xuyên bị hacker tấn công. Nhiều bài bị Facebook gỡ bỏ. Tuy thời gian hoạt động chưa được lâu dài, Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam đã tạo được uy tín trong và ngoài nước qua những tiếng nói phản biện đứng đắn có tầm kích. Đặc biệt những người lãnh đạo Hội đã ứng xử rất anh dũng và đầy trí tuệ  khi bị bắt bớ, khi phải đối diện với công an, nhà cầm quyền. Có 3 người được tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh là “Anh hùng Thông tin” vào năm 2014, đó là Chủ tịch Phạm Chí Dũng, Phó Chủ tịch Lê Ngọc Thanh và blogger Trương Duy Nhất. Vì những đóng góp giá trị vào công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, đặc biệt là quyền tự do ngôn luận, và những gian lao mà các hội viên đã trải qua, Hội Nhà Báo Độc Lập VN xứng đáng nhận Giải Nhân quyền Việt Nam năm 2020.  Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam  
......

Nhà báo Trần Quang Thành qua đời

  Nguyễn Văn Đài|   Nhà báo Trần Quang Thành đã qua đời tại bệnh viện của thành phố Leed, Vương Quốc Anh lúc 12.15 ngày 19 tháng 11 năm 2020. Nhà báo Trần Quang Thành thọ 79 tuổi. Bệnh viện cho biết ông bị suy thận và bị mắc Covid 19. Hiện nay bệnh viện chưa cho biết có cho phép gia đình làm tang lễ hay bệnh viện sẽ làm thủ tục mai táng. Nhà báo Trần Quang Thành từng làm việc cho Đài tiếng nói Việt Nam. Ông là người dũng cảm chống tham nhũng, vì vậy đã bị thế lực tham nhũng trong đảng CSVN tạt a xít khiến ông bị bỏng nặng và làm giảm thị lực 2 mắt. Sau này, ông trở thành người bất đồng chính kiến và sang tị nạn chính trị tại CH Slovakia.Tôi làm việc chung với ông nhiều năm khi còn ở VN cũng như khi sang tị nạn tại CHLB Đức. Ông là một con người kiên cường và nghị lực. Năm 2019, do sức khỏe yếu nên ông đã sang Anh Quốc với gia đình người con trai. Người vợ của ông sau hàng chục năm xa cách cũng đã được người con trai bảo lãnh sang Anh Quốc. Nhà báo Trần Quang Thành đã được ở cùng vợ và các con cháu trong những ngày cuối đời. Thay mặt Hội Anh Em Dân Chủ và cá nhân, tôi xin gửi lời thành kính phân ưu tới gia đình và người thân của nhà báo Trần Quang Thành. Xin linh hồn ông được an nghỉ! ——— Bài báo cuối cùng của Nhà báo Trần Quang Thành là một youtube phỏng vấn nhà báo Nguyễn Đình Ngọc về vụ thảm sát Đồng Tâm : https://www.youtube.com/watch… Nguồn: LS Nguyễn Văn Đài  
......

Thông cáo báo chí của Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức v/v cuốn phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam“

Thông cáo báo chí  V/v cuốn phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam“ (có thể xem tới ngày 6.12.2020 trên kênh www.zdfinfo.de) https://www.zdf.de/dokumentation/zdfinfo-doku/der-vietnamkrieg-der-kalte-krieg-102.html     Chiến tranh Việt Nam là một đề tài gây nhiều tranh cãi, đặc biệt là giữa kẻ thắng cuộc và người thua trận. Đáng tiếc thay là cuốn phim tài liệu “Chiến tranh Việt Nam” chỉ phục vụ một mục đích rõ ràng: người Mỹ độc ác chống lại một dân tộc Việt Nam khốn khổ, đúng y như lời tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội.   Chiến tranh luôn là tàn nhẫn và đẫm máu. Tất cả phe tham chiến đều phải chịu tội và trách nhiệm chung (ví dụ: 500 thường dân bị giết ở Mỹ Lai so với 5.000 thường dân bị Việt Cộng giết trong Tết Mậu Thân ở Huế). Tại Việt Nam kẻ chánh phạm là kẻ gây chiến và không hề muốn ngưng chiến. Đó chính là các thủ lãnh Cộng Sản Việt Nam.   Người dân Miền Nam Việt Nam và các bạn Đồng Minh chỉ có một mục tiêu duy nhất là bảo toàn lãnh thổ và ép buộc quân Bắc Việt rút về miền Bắc. Quyết định thả bom miền Bắc cũng không nằm ngoài mục đích đó.   Trong cuốn phim tài liệu này còn thiếu nhiều chi tiết quan trọng về Chiến Tranh Việt Nam:   1. Cuộc di cư của gần một triệu đồng bào miền Bắc vào Nam sau sự kiện chia đôi đất nước Việt Nam năm 1954. Người di cư không chỉ là người Công Giáo như nhà cầm quyền Hà Nội luôn tuyên truyền mà họ chính là những người phải trốn chạy khỏi chế độ dã man và hà khắc của Cộng Sản.   2. Trong cuốn phim tài liệu người ta đã xem như không biết gì về chủ thuyết Cộng Sản, một chủ thuyết mà một thời đã gieo rắc kinh hoàng trên toàn thế giới. Dân tộc Đức cũng đã từng chịu đựng sự khốn khổ dưới thời Cộng Sản cách nay không lâu. Dân tộc Việt Nam còn chịu đựng gấp trăm lần dưới gọng kìm Cộng Sản (nổi tiếng là các vụ Đấu Tố Giai Cấp đẫm máu, vụ Cải Cách Ruộng Đất tàn nhẫn, chiến dịch Trăm Hoa Đua Nở trong thập niên 1950)   3. Vì chính sách thông thoáng của miền Nam Việt Nam mà Cộng Sản Bắc Việt có thể thâm nhập vào nhiều lãnh vực của miền Nam: vào chính quyền, vào trường học, vào Đại Học, vào dân chúng. Chính trong cuốn phim tài liệu người ta cũng đã xác nhận là tất cả nhà truyền thông trên thế giới đều có thể tác nghiệp không hạn chế tại miền Nam Việt Nam. Do đó mà cuộc chiến được truyền qua ngã truyền thông vào tận phòng khách mỗi nhà dân trên toàn thế giới, nhưng chỉ toàn là hình ảnh của “ lính Mỹ khát máu “ và “quân đội Miền Nam Việt Nam tồi tệ”. Trong các phóng sự này không ai nhắc nhở gì về những hành vi dã man của đoàn quân Bắc Việt đối với chính dân tộc của họ (xin hãy đọc cuốn sách “Đức, der Deutsche” bản tiếng Đức hay là “ Triumph of the Absurd” bản tiếng Anh của Nhân Chứng và Nhà Báo Uwe Siemon-Netto và cuốn “ Das Schwarze Buch des Kommunismus “ của Stephane Courtois và các đồng tác giả).   Người ta cũng không nên quên rằng thế giới vào thập niên 1960 đang tràn ngập với chủ thuyết Làn Sóng Mới, Hiện Sinh Hippies, Chuyển Hóa Hòa Bình …Thời đó mọi người trên thế giới chỉ muốn chấm dứt chiến tranh Việt Nam một cách mù quáng mà không cần tìm hiểu ai là kẻ tác động cho cuộc chiến leo thang: đó không phải là dân tộc Việt Nam, cũng không phải là quân đội Mỹ mà chính là các Lãnh Tụ Cộng Sản Bắc Việt.   4. Những người lính miền Nam chính là cha, là anh em của chúng tôi. Họ bị mô tả trong cuốn phim tài liệu như những người vô nhân. Cuộc chiến đã xảy ra trên đất nước chúng tôi. Những người lính đã đổ máu của họ cho dân tộc và gia đình họ. Điểm chính là việc bảo vệ miền Nam Việt Nam trước móng vuốt Cộng Sản. Các nhà Nghiên Cứu Lịch Sử trong cuốn phim tài liệu đã xâm phạm danh dự người miền Nam Việt Nam khi gọi toàn quân đội miền Nam là “đội quân tham nhũng“ .   Ngoài ra, những người lính Bắc Việt cũng là bà con của chúng tôi. Chắc chắn là họ không hề tự ý muốn gây chiến. Họ bị bắt buộc phải vào Nam tham chiến vì chính gia đình họ bị giữ làm con tin ngoài Bắc. Bất kỳ sự phản bội nào của họ sẽ đưa đến việc trừng phạt cho cả gia đình của họ ngoài Bắc.   Chúng tôi kêu gọi :   1. Kẻ mưu sát và kẻ gây chiến phải bị lên án, chứ không phải người nằm trong thế phòng thủ.   2. Sự thắng cuộc của chủ nghĩa Cộng Sản tai Việt Nam đồng nghĩa với việc lan rộng sự hủy hoại văn hóa, sự vô luật pháp và sự độc đoán trên toàn cõi Việt Nam. Cho đến bây giờ, sau 45 năm, Việt Nam vẫn gánh chịu sự cai trị của chế độ độc tài chuyên chính Cộng Sản. Kẻ cầm quyền vẫn tiếp tục xây dựng nhiều phương cách, trong đó bao gồm cả việc xây dựng một hệ thống Cộng An Mạng để đàn áp những vận động bất bạo động cho tự do và dân chủ cho quê hương.   3. Sự phỉ báng những người lính miền Nam Việt Nam là một hành động độc ác và là một sự xâm phạm danh dự dân tộc.   Bá Linh , ngày 11.11.2020   Hoàng Thị Mỹ Lâm   Chủ Tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức e.V.    ---------------------------------------------------------   Pressemitteilung   Betr.: Der Dokumentarfilm „Der Vietnamkrieg“ (bis 06.12.2020 auf www.zdfinfo.de zu sehen) https://www.zdf.de/dokumentation/zdfinfo-doku/der-vietnamkrieg-der-kalte-krieg-102.html     Der Vietnamkrieg ist ein kontroverses Thema, insbesondere zwischen Gewinnern und Verlierern. Der Dokumentarfilm „ Der Vietnamkrieg“ dient leider nur dem durchsichtigen Zweck: Die bösen Amerikaner gegen das arme vietnamesische Volk, welches der Propaganda des Hanoi-Regimes entspricht.   Kriege sind und bleiben wie immer grausam und blutig. Alle Beteiligten tragen Schuld und Verantwortung (z.B. 500 Ziviltote in My Lai vs. 5.000 Ziviltote bei der Tet-Offensive in Huế durch die Vietcongs). In Vietnam jedoch tragen jene die Hauptschuld, die den Krieg begonnen hatte und den Krieg nicht beenden wollte. Und diese waren die kommunistischen Machthaber in Vietnam.   Die Südvietnamesen und die Alliierten verfolgten nur ein einziges Ziel: die Grenzen Südvietnams zu verteidigen und die Nordmilizen mit ihren Truppen in Richtung Norden zum Rückzug zu zwingen. Die Bombardierung Nordvietnams hatte ebenfalls dieses Ziel.   Im Dokumentarfilm fehlt es an vielen wichtigen Details über den Vietnamkrieg:   1. Die Flucht von fast einer Million Vietnamesen aus Nordvietnam nach Südvietnam nach der Teilung Vietnams 1954. Die Flüchtlinge waren nicht nur Katholiken, wie das Hanoi-Regime immer propagierte, sondern auch viele Vietnamesen, die die Grausamkeit und die Misswirtschaft des Kommunismus entfliehen wollten.   2. Im Dokumentarfilm wurde der Kommunismus, der einst Angst und Schrecken weltweit verbreitet hatte, ignoriert. Das deutsche Volk hatte noch nicht vor allzu langer Zeit unter dem Kommunismus gelitten. In Vietnam war das Leid unter der eisernen kommunistischen Macht hundertmal schlimmer (vor allem bekannt waren der blutige Klassenkampf, die grausame Landreform, die Kampagne „Hundert Blumen blühen“ in den 1950er Jahren).   3. Aufgrund der Offenheit in Südvietnam konnten die Kommunisten aus Nordvietnam in vielen Bereichen im Süden unterwandern: In der Regierung, in den Schulen, in den Universitäten, in der Bevölkerung. Im Dokumentarfilm wurde ebenfalls bestätigt, dass alle Journalisten der Welt ohne Einschränkungen in Südvietnam praktizieren durften. Deshalb wurde der Krieg, genauso wollte Vo Nguyen Giap, durch diesen Weg weltweit in jeden Haushalt in die Wohnzimmer gebracht und zwar nur die Bilder von den „kaltblutigen US-Soldaten“ und „der schlechte Südvietnamesische Armee„. Es fehlt in ihren Reporten jede Spur von den grausamen Aktivitäten der nordvietnamesischen Armee gegen ihr eigenes Volk (Siehe dazu auch das Buch „ Đức. Der Deutsche“ von dem Zeitzeugen und Journalist Dr. Uwe Siemon-Netto sowie "Das Schwarze Buch des Kommunismus" von Stephane Courtois und Co.) Man sollte nicht vergessen, dass die Welt in den 60er Jahren durch die New-Wave-Bewegung, Hippies, Friedensbewegungen u.ä. geprägt war. Die Welt wollte damals nur den grausamen Krieg blind beenden, ohne Bedenken zu haben, wer unbedingt den Krieg weiter vorantrieb: Das war nicht das vietnamesische Volk, auch nicht die US-Amerikaner, sondern die kommunistischen Führer in Nordvietnam.   4. Die südvietnamesischen Soldaten waren unsere Brüder, unsere Väter. Sie wurden im Dokumentarfilm nur als Unmenschen dargestellt. Der Krieg geschah auf unserem Land. Unsere Soldaten hatten ihr Blut für die Freiheit ihres Volkes, ihrer Familien vergossen. Es ging um den Schutz Südvietnams vor der Grausamkeit des Kommunismus. Die Historiker haben in Ihrem Dokumentarfilm die ganzen Südvietnamesischen Soldaten mit einem Wort als „korrupte Armee“ bezeichnet und somit alle Südvietnamesen beleidigt. Außerdem waren die nordvietnamesischen Soldaten auch unsere Verwandten. Freiwillig wollten sie den Krieg bestimmt nicht führen. Sie mussten nach Süden in den Krieg ziehen, weil ihre Familien im Norden als Geiseln festgehalten worden waren. Bei Verweigerung oder Regelbrechern hätte gleich die Bestrafung ihrer ganzen Familie im Norden nach sich gezogen.   Unser Aufruf :   1. Die Mörder und die Angreifer müssen verurteilt werden, nicht die Defensiven.   2. Der Sieg der Kommunisten in Vietnam bedeutete die Verbreiterung der Kulturvernichtung, der Gesetzlosigkeit und des Machtmonopols in ganz Vietnam. Bis heute, 45 Jahren danach, unterliegt Vietnam immer noch der Herrschaft eines autoritären kommunistischen Regimes. Der Machthaber baut u.a. das Cyber-Sicherheitsteam weiter auf um friedlichen Bewegungen für Freiheit und Demokratie im Land zu unterdrücken.   3. Die Denunzierung der Südvietnam-Soldaten ist eine bösartige Tat und eine unanständige Völkerbeleidigung.   Berlin den 11.November 2020 Hoang Thi My Lam Vorsitzende des Bundesverbands der vietnamesischen Flüchtlinge in der Bundesrepublik Deutschland e.V.    ------------------------------------------------ Press release   Subject: the documentary "The Vietnam War" ( film can be seen at www.zdfinfo.de until December 6th, 2020) https://www.zdf.de/dokumentation/zdfinfo-doku/der-vietnamkrieg-der-kalte-krieg-102.html     The Vietnam War is a controversial issue, especially between winners and losers. The documentary "The Vietnam War" unfortunately only serves the transparent purpose: the bad Americans against the poor Vietnamese people, which corresponds to the propaganda of the Hanoi regime.   Wars are, as always, cruel and bloody. Everyone involved is guilty and responsible (e.g. 500 civilian deaths in My Lai vs. 5,000 civilian deaths in the Tet offensive in Huế by the Viet Congs). In Vietnam, however, the main culprit is those who created the war and didn’t want to end the war. And these were the communist rulers in Vietnam. The South Vietnamese and the Allies had only one goal: to defend the borders of South Vietnam and to force the northern militias and their troops to retreat north. The bombing of North Vietnam also had this aim. Many important details about the Vietnam War are missing from the documentary:   1. The escape of almost a million Vietnamese from North Vietnam to South Vietnam after the partition of Vietnam in 1954. The refugees were not only Catholics, as the Hanoi regime always propagated, but also many Vietnamese who wanted to escape the cruelty and mismanagement of communism.   2. Communism, which once spread fear and terror worldwide, was ignored in the documentary. The German people had suffered from communism not so long ago. In Vietnam, the suffering under the communist power was a hundred times worse (e.g. the bloody class struggle, the gruesome land reform and the “Hundred Flowers Bloom” campaign in the 1950s).   3. Because of the openness in South Vietnam, the communists from North Vietnam were able to infiltrate many areas in the South: in the government, in schools, in universities, in the population. The documentary also confirmed that all journalists in the world were allowed to practice in South Vietnam without restrictions. Therefore the war was brought through this route into the living room of every household worldwide and only the pictures of the "cold-blooded US soldiers" and "the bad South Vietnamese army", so wanted exactly Vo Nguyen Giap. There was no trace of the cruel activities of the North Vietnamese army against their own people in all reports (see the book "Triumph of the absurd" by contemporary witness and journalist Dr. Uwe Siemon-Netto and "Das Schwarze Buch des Kommunismus" by Stephane Courtois and Co.)One should not forget that the world in the 1960s was affected by the New Wave movement, hippies, peace movements… At that time, the world just wanted to end the cruel war blindly, they had no idea about who was leading the war: it wasn't the Vietnamese people, not even the Americans, but the communist leaders in North Vietnam.   4. The South Vietnamese soldiers were our brothers, our fathers. They were only portrayed as monsters in the documentary. The war happened on our land. Our soldiers had shed their blood for the freedom of their people, their families. It was about protecting South Vietnam from the cruelty of communism. In the documentary, the historians referred all of the South Vietnamese soldier in one word as a “corrupt army” and thus insulted all of South Vietnamese.   The North Vietnamese soldiers were also our relatives. They certainly did not want to go to war voluntarily. They had to go to war in South Vietnam because their families had been held hostage in the north. Refusing or breaking the rules would have resulted in the punishment of her entire family in the north.   Our appeal:   1. The murderers and the attackers must be condemned, not the defensive.   2. The victory of communists in Vietnam meant the spread of culture destruction, lawlessness and the monopoly of power throughout Vietnam. Until now, 45 years later, Vietnam is still under the rule of an authoritarian communist regime. The ruler builds amongst other things a strong cyber security team to suppress peaceful movements for freedom and democracy in the country.   3. Denouncing the South Vietnamese soldiers is a malicious act and a significant insult to peoples. Berlin, November 11th, 2020   Hoang Thi My Lam Chairwoman of the Association of Vietnamese Refugees in the Federal Republic of Germany  
......

Vô cùng thương tiếc nhạc sĩ tài hoa Lê Dinh

SBTN| Nhạc sĩ Lê Dinh – thành viên cuối cùng của nhóm nhạc sĩ Lê Minh Bằng đã qua đời vào lúc 4 giờ sáng ngày 9 tháng 11 năm 2020, hưởng thọ 86 tuổi. Ông sinh năm 1934, và bắt đầu sáng tác nhạc từ năm 1956. Nhạc khúc đầu tiên là Làng Anh, Làng Em; rồi sau đó là những bài như Ngày Ấy Quen Nhau, Ngang Trái, Xác Pháo Nhà Ai, Cánh Thiệp Hồng, Tấm Ảnh Ngày Xưa, Thương Đời Hoa. Trong thời gian làm việc ở Đài Phát Thanh Saigon, nhạc sĩ Lê Dinh quen biết với nhạc sĩ Minh Kỳ. Hai người đã sáng tác nhiều ca khúc như Tiếng Hát Mường Luông, Đường Chiều Sơn Cước, Đường Về Khuya, Cánh Thiệp Đầu Xuân, Hạnh Phúc Đầu Xuân. Sau đó, ông quen với nhạc sĩ Anh Bằng và hợp tác viết những ca khúc như: Nếu Ai Có Hỏi, Chỉ Hai Đứa Mình Thôi Nhé, Nếu Hai Đứa Mình, Đôi Bóng. Khi được hỏi nguyên nhân nào, động lực nào thúc đẩy ba nhạc sĩ Minh Kỳ, Lê Dinh và Anh Bằng thành lập nhóm Lê Minh Bằng? Thì nhạc sĩ Lê Dinh cho biết như sau: “Khi quen với anh Minh Kỳ và anh Anh Bằng, mỗi người trong chúng tôi cũng đã có một số tác phẩm riêng rẻ của mình rồi. Nhưng tôi nghĩ, cứ mãi viết chung 2 người – giữa tôi với anh Minh Kỳ hay giữa tôi với anh Anh Bằng – thì không có lợi, không hay hơn, không mạnh hơn là cả ba người cùng hợp tác với nhau mà sáng tác, lấy tên chung là Lê Minh Bằng. Nhưng có một điểm ít người biết là, ngoài biệt danh Lê Minh Bằng – mà sáng tác đầu tiên là bài Đêm Nguyện Cầu (1966) – nhóm còn có rất nhiều biệt danh khác như Mạc Phong Linh, Mai Thiết Lĩnh, Mai Bích Dung… Nguồn: SBTN  
......

Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân tuyệt thực đồng hành cùng các Tù Nhân Lương Tâm

Việt Tân| Ông Lê Đình Lượng, một Tù Nhân Lương Tâm bị 20 năm tù với cáo buộc âm mưu lật đổ chính quyền, đang tuyệt thực để đòi hỏi những quyền căn bản tối thiểu của con người mà một tù nhân cần phải được hưởng. Sau khi gia đình ông phổ biến thông tin này, cộng đồng mạng đã kêu gọi 1 cuộc tuyệt thực 24 tiếng để đồng hành cùng các TNLT Lê Đình Lượng, Hoàng Bình và Nguyễn Văn Hóa cùng tất cả các TNLT đang bị ngược đãi trong nhà tù cộng sản. Ông Lê Đình Lượng cùng các TNLT tuyệt thực nhằm phản đối: - Tình trạng ô nhiễm môi trường toàn bộ khu vực trại giam Nam Hà - Nhà cầm quyền không cho bút giấy và sách vỡ để làm đơn khiếu nại hoặc tư ghi các vấn đề cá nhân. -Bản án bất công và đòi tự do cho chính mình, bị giam giữ bất công với bản án 20 năm là vi phạm Hiến pháp VN và Quốc tế. Các TNLT, khi bị ngược đãi trong tù, cách phản đối duy nhất của họ là tuyệt thực. Họ dùng chính sinh mạng mình ra để đòi hỏi cho được quyền căn bản của tù nhân. Do tình trạng đại dịch COVID-19 nên các cuộc tuyệt thực được tổ chức trong tinh thần tự nguyện, tự giác. Nơi nào tụ tập được thì tụ tập, nơi nào không tụ tập được thì làm tại nhà, bạn có thể sinh hoạt bình thường, miễn là giữ đúng lời tự hứa: nhịn ăn trong 24 tiếng để trải nghiệm và đồng hành cùng các TNLT. Những nơi có người tham gia được ghi nhận là Nhật bản, Toronto /Canada, Tiểu bang Washington, California /HoaKỳ và kể cả Hà Nội /VN. 24 tiếng tuyệt thực tuyệt thực đồng hành cùng TNLT Lê Đình Lượng tại Orange County – California để đòi hỏi quyền lợi cho tất cả tù nhân - https://www.facebook.com/thanh.lan.940/videos/10164120864440417/?t=38
......

Người Việt tọa kháng, tuyệt thực hôm 16 và 17/10 trước Dinh Thủ Tướng tại Tokyo

Lê Nguyễn Hương Trà| Như người tiền nhiệm Abe Shinzo, tân thủ tướng Nhật Suga đã chọn Việt Nam làm địa điểm công du đầu tiên. Lúc 18:00 tối nay (18/10) ông Suga và phu nhân đã xuống sân bay Nội Bài, bắt đầu chuyến thăm chính thức đến 20/10. -------   Ngay trước chuyến đi của ông Suga, cộng đồng người Việt đang sinh sống/ làm việc tại Nhật Bản đã biểu tình và tọa kháng trước Dinh Thủ Tướng tại Tokyo. Trong đó, có nhiều bạn trẻ tuyệt thực và đệ thỉnh nguyện thư bằng tiếng Nhật; yêu cầu được đề cập trong các buổi làm việc!   Ngoài việc nhấn mạnh Việt Nam cần tăng cường cải thiện và giải quyết vấn đề nhân quyền. Thư còn một số nội dung:   1. Yêu cầu TAND Hà Nội xóa bỏ tất cả bản án phi lý đối với dân làng Đồng Tâm và bồi thường mọi thiệt hại vật chất lẫn tinh thần.    2. Yêu cầu chính quyền Thừa Thiên - Huế trả lại Trường Thánh Mẫu và những khu vực chung quanh thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An.    3. Yêu cầu BCA, Bộ Tư pháp trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm trước ngày Quốc tế nhân quyền 10/12/2020.    4. Yêu cầu ĐCSVN chấp nhận thể chế đa đảng như Nhật bản và các nước tiến bộ để thực hiện tự do dân chủ.   5. Yêu cầu chính phủ Nhật Bản suy xét đến việc sử dụng tiền cho các dự án tại Việt Nam.   Thư cũng đặc biệt nhấn mạnh v/v bắt giam nhà báo độc lập nổi tiếng Phạm Đoan Trang là hành động vi phạm "Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị". ---   TT Nguyễn Xuân Phúc sẽ chủ trì lễ đón chính thức ông Suga vào sáng mai 19/10. Sau đó TT Nhật gặp ông Nguyễn Phú Trọng, bà Kim Ngân và nhiều quan chức trong chính phủ. . Nhật Bản là nước đứng đầu thế giới v/v cung cấp các khoản vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA). Theo các số liệu công khai, thì năm 2018 Việt Nam nhận 673 triệu USD [trong đó 67 $triệu viện trợ không hoàn lại, và 606,9 $triệu là vốn vay] từ Nhật./.  
......

Giáo xứ Sankt Peter und Paul, Geinsheim, Đức Quốc cầu nguyện cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam

Geinsheim - 18.10.2020 Trong những ngày vừa qua anh chị em Việt Tân liên tục tìm đến các họ đạo để thông tin về tình trạng Cộng Sản Việt Nam lạm dụng tình hình thế giới đang lo giải quyết đại dịch Covid-19 để gia tăng bắt bớ những người yêu nước, gia tăng đàn áp những Tù Nhân Lương Tâm và gia tăng hành hạ tinh thần và thể xác của những người can đảm lên tiếng cho Công Lý và Nhân Quyền. Trường hợp của các TNLT Hoàng Đức Bình, Nguyễn Văn Hóa và Lê Đình Lượng cũng như của những nhà báo Trương Minh Đức, Phạm Chí Dũng, Phạm Thành, Trần Đức Thạch và Phạm Đoan Trang là những trường hợp quá rõ ràng Cộng Sản Việt Nam trắng trợn chà đạp nhân quyền và nhân phẩm của những người yêu nước một cách tàn nhẫn. Tuy nhiên liệu nhà cầm quyền Hà Hội có khóa nổi miệng và kiềm chế ngòi bút của những nhà hoạt động trên không? Hôm nay tại nhà thờ của giáo xứ Sankt Peter und Paul, hai vị linh mục Kästel und Paul đã cùng vị phó tế Hellenbrand và toàn thể giáo dân, già trẻ lớn bé, cầu xin Ơn Trên cách đặc biệt cho những Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam được thêm sức mạnh tinh thần và thể xác để tiếp tục con đường lên tiếng đấu tranh phi bạo lực cho Công Lý và những quyền căn bản của mọi người dân./.   Minh Hoài  
......

Giáo xứ Sankt Jakobus - Đức quốc cầu nguyện cho Tù Nhân Lương Tâm VN

......

Cộng đồng người Việt tại Nhật Bản tuyệt thực...

Việt Tân| CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT BẢN TUYỆT THỰC YÊU CẦU THỦ TƯỚNG NHẬT LÊN TIẾNG VỀ TÌNH TRẠNG ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM Trung tuần tháng 10, Tân Thủ Tướng Suga của Nhật sẽ có chuyến công du đầu tiên tại Việt Nam và Indonesia. Cộng Đồng Nguời Việt Nam tại Nhật Bản tổ chức cuộc tuyệt thực 24 giờ để yêu cầu Thủ Tướng Suga lên tiếng về tình hình đàn áp nhân quyền, đặc biệt là việc bắt giữ nhà tranh đấu cho dân chủ Phạm Đoan Trang. Cuộc tuyệt thực diễn ra từ 18 giờ ngày 16 tháng 10 đến 18 giờ ngày 17 tháng 10, trước Trụ sở Quốc Hội và Dinh Thủ Tướng. Sau đây là Thông Báo của Cộng Đồng Người Việt Tại Nhật, được phổ biến vào ngày 6 tháng 10, 2020 Kính thưa quý đồng hương, Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã trở thành đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là kim ngạch viện trợ ODA của Nhật Bản dành cho Việt Nam dẫn đầu danh sách các nước tài trợ trên thế giới. Tuy nhiên một số vụ việc tham nhũng hối lộ và thi công giả dối xảy ra của nhà nước Việt Nam đã đặt nhiều nghi vấn đối với việc sử dụng hiệu quả và minh bạch nguồn vốn quý báu này. Phát triển bền vững và thực thi dân chủ hóa được xem là 2 mục tiêu quan trọng nhất và cũng là tiền đề cho Nhật Bản khi hợp tác viện trợ một quốc gia khác bằng tiền thuế mồ hôi nước mắt của người dân mình. Vậy mà cho đến nay, sau mấy chục năm được chi viện, 2 mục tiêu kể trên vẫn chưa đạt được, nếu không muốn nói là vẫn còn xa vời khi đối chiếu với tình hình thực tế tại Việt Nam. Cũng trong mấy chục năm qua, hệ thống tư pháp của Việt Nam đã liên tục nhận được sự giúp đỡ từ nguồn viện trợ không hoàn lại của Nhật bản, cụ thể là hàng năm đã cho cả trăm cán bộ tư pháp, chánh án tòa án các đại diện các tỉnh thành Việt Nam sang Nhật học tập nhiều ngày, tìm hiểu về nhà nước pháp trị tại Nhật Bản. Tuy nhiên, một kết quả đắng lòng là càng nhận được viện trợ, bộ máy tư pháp đó càng xa rời tư duy pháp quyền để hoàn toàn lệ thuộc vào chế độ độc tài đảng trị, thể hiện qua các bản án phi lý đối với những tù nhân lương tâm và mới đây nhất là vụ việc đàn áp, xúc phạm đến các tu sĩ tại Đan Viện Thiên An, Huế, xử tử hình người dân làng Đồng Tâm phản đối việc cướp đất của nhà cầm quyền Hà Nội, cáo buộc tùy tiện để bắt giữ nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang.v.v... Từ nhận định kể trên, trước khi Thủ tướng SUGA lên đường đi thăm Việt Nam vào giữa tháng 10/2020, Cộng đồng người Việt tại Nhật cùng nhau tổ chức buổi tuyệt thực trước Quốc Hội và Dinh thủ tướng Nhật Bản để khẩn thiết đề nghị những điều sau đây khi Thủ tướng hội đàm với hàng ngũ lãnh đạo Việt Nam: 1. Xóa bỏ tất cả bản án phi lý đối với dân làng Đồng Tâm và bồi thường mọi thiệt hại vật chất lẫn tinh thần. 2. Trả lại Trường Thánh Mẫu và những khu vực chung quanh đó thuộc quyền sở hữu của Đan viện Thiên An. Ngưng mọi hành vi sách nhiễu, hành động chiếm đất và rừng thông tại Đan Viện Thiên An và nhiều cơ sở tôn giáo trên cả nước. 3. Trả tự do vô điều kiện cho tất cả tù nhân lương tâm và nhà báo độc lập tại Việt Nam trong đó có nhà báo Phạm Đoan Trang vừa bị bắt giữ vào đêm ngày 6/10/2020. 4. Chấp nhận thể chế đa đảng như Nhật bản và các nước tiến bộ để thực hiện tự do dân chủ và trở thành người bạn tin cậy của thế giới văn minh. 5. Đồng tiền thuế xương máu của nhân dân NB phải được sử dụng cho các dự án mang lại phát triển bền vững, xây đắp tình người tại VN. Không có nhân quyền thì không có ODA. Chi tiết của cuộc tuyệt thực được dự kiến như sau: - Thời gian: từ 18h00 ngày thứ Sáu 16/10/2020 đến 18h00 ngày thứ Bảy 17/10/2020 - Địa điểm tuyệt thực: công viên Kensei trước tòa nhà Quốc Hội và trước dinh Thủ tướng Nhật Bản tại TOKYO. - Tập trung: 17h30 ngày thứ Sáu 16/10/2020 tại cửa ra số 4, ga subway KOKKAIGIJIDOMAE(国会議事堂前駅) Sự tham gia tọa kháng đông đủ của quý đồng hương sẽ tăng cường ý nghĩa và độ lan tỏa của thông điệp nhân quyền nêu trên cũng như bày tỏ mạnh mẽ tinh thần hiệp thông của cộng đồng chúng ta đối với những đồng bào thân yêu đang bị bách hại tại Việt Nam. CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI NHẬT  
......

Ngày rước lửa truyền thống Đông Du - Đông Tiến

Le Thien| Nhân dịp Tiết Thu phân tảo mộ, đoàn rước lửa của cộng đồng người Việt tại Nhật đã xuất phát từ ngôi mộ chí sĩ Trần Đông Phong trong phong trào Đông Du tại khu nghĩa trang Zoshigaya, Tokyo vào lúc 8h30 sáng ngày 20/9/2020. Trước đó đã có nhiều anh chị em trong ban tổ chức đến dọn cỏ, đặt hoa và làm sạch lại mộ phần. Ngay trước lúc xuất phát, một cựu sinh viên cư xá Đông Du đã phát biểu giới thiệu sơ lược phong trào Đông Du cùng với những hoạt động đầy gian khổ của nhà cách mạng Phan Bội Châu. Một số chi tiết khá mới lạ, ít người biết đến về ngôi mộ này cũng đã được kể ra cùng với những bài học mà hậu thế đáng phải noi theo. Ngọn lửa yêu nước thắp lên từ ngôi mộ sau đó đã được trao lại cho đoàn tuần hành rước đi suốt đoạn đường 12.5 km để mang đến bia tưởng niệm Anh Hùng Đông Tiến trong chùa Gotokuji. Đúng 115 năm trước, cụ Phan đã bôn ba đến Nhật Bản để tìm sự trợ giúp, mưu cầu độc lập dân tộc. Việc không thành, nhưng chính tại Nhật Bản, sau khi đàm đạo thảo luận với các nhà cách mạng và chính khách tại Đông Á, cụ Phan đã thêm một lần nữa xác định rõ nhu cầu song hành ĐỘC LẬP DÂN TỘC và CANH TÂN ĐẤT NƯỚC bằng chính sức mạnh của người dân Việt Nam.   Di sản của cụ Phan và phong trào Đông du, ngoài khối lượng đồ sộ về thư tịch và tư tưởng, nhưng lớn nhất vẫn là bài học dấn thân, lời nói đi đôi với hành động cũng như lòng nhân hậu, thương yêu đùm bọc những chiến hữu của mình trong mọi cảnh nghiệt ngã. Chính lòng yêu nước sắt son và tinh thần đấu tranh bền bỉ của cụ Phan đã tô đậm tình cảm của người dân Nhật dành cho Việt Nam. Hầu hết các học giả nghiên cứu lịch sử tại Nhật Bản đều rất ngưỡng mộ quan tâm đến phong trào Đông Du và dành những chương sách quan trọng mỗi khi viết về lịch sử cận đại. Gần một trăm năm sau, vào cuối thế kỷ 20, khi đất nước đang rên xiết tuyệt vọng dưới chế độ độc tài Cộng sản, khi nhà nhà khắp nơi ai ai cũng có trong đầu mưu toan vượt biển tìm tự do hòng thoát khỏi vòng kìm kẹp đảng trị, thì đã có những con người hy sinh cuộc sống ấm êm với gia đình vợ con tại những xứ sở phú cường, cùng nhau lập một chiến khu nơi rừng già Đông Dương, mở lối về đất Mẹ, kết nối các lực lượng yêu nước nhằm tạo nên một thay đổi tận gốc rễ của quốc nạn buổi bấy giờ. Con đường về lại tổ quốc nhuộm thắm máu đào này được gọi là Đông Tiến. Trước buổi lên đường, các kháng chiến quân đã thuộc nằm lòng sách lược “lấy sức mạnh dân tộc làm căn bản, lấy đại đoàn kết toàn dân làm vũ khí”, để hiểu rằng đây là cuộc đấu tranh nhằm chinh phục lòng người, tấn công vào trái tim chứ không phải tiêu diệt những thành trì, đồng thời quán triệt rằng Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng là tập hợp chính trị mà họ đã tuyên thệ gia nhập mang một sứ mệnh miên viễn: CANH TÂN ĐẤT NƯỚC. Anh em ơi tiến qua trời Đông, mai sương tan đón Thái dương hồng nắng say men lòng rung khắp nước Nam.... Sau khi nhận lửa, đoàn tuần hành đi qua những tuyến phố được nhắc nhiều trong sử sách về phong trào Đông du và chiến dịch Đông tiến như Zoshigaya, Shinokubo, Shinjuku, Gotokuji... Đặc biệt cũng có nhiều mẫu chuyện kỷ niệm về những kháng chiến quân đã từng sống tại Nhật được kể nhau nghe, râm ran trên những đoạn đường đi vừa để quên mệt nhọc, vừa để hiểu hơn cuộc sống đời thường của những hào kiệt phi thường đó. Cũng nhờ vậy mà cuộc tuần hành hơn 3 tiếng đồng hồ trôi qua khá nhanh, suôn sẻ. Đứng đợi sẵn trước cổng chùa Gotokuji (Hào Đức Tự), cô Nam Phương đại diện thế hệ Việt tân trẻ đã tiếp nhận ngọn lửa từ chiến hữu đàn anh để mang đến trước bia mộ Anh Hùng Đông Tiến đốt lò lửa thiêng. Sau khi phát biểu trình bày ý nghĩa của sự kiện rước lửa truyền thống năm nay, chị Hà anh Võ, đại diện cơ sở Việt tân tại Nhật đã mời đồng bào và quan khách tham dự dâng hương trước mộ. Khác với mọi khi, nén hương được thắp bằng ngọn lửa thiêng đã khiến không khí buổi lễ thêm phần nghiêm trang. Ngọn lửa cũng giúp mọi người nhận ra rõ hơn, canh tân đất nước không phải là nhiệm vụ của một thế hệ hay thời đại nhất định nào, mà đó là một sứ mệnh miên viễn gắn theo dòng lịch sử bao đời. Đông du – Đông tiến, chính vì thế, bên trên mọi khác biệt do thời đại và thế cuộc, đã chia chung một ước vọng xuyên suốt khi lên đường đi về phương Đông. Trong phần tâm tình cuối buổi lễ, các đại diện đoàn thể và giới trẻ trong cộng đồng đã bày tỏ niềm cảm kích khi được hòa mình trong không gian mang đậm truyền thống yêu nước của ngày rước lửa. Đông du, Đông tiến không chỉ là những tấm gương tranh đấu dũng liệt, mà còn là sự thôi thúc vô hình giúp các thế hệ kế thừa tiếp tục nuôi chí quang phục quê hương. Kết thúc buổi lễ, giáo sư Kojima, một thân hữu Nhật bản đồng hành từ những buổi đầu dựng Đảng Việt Tân đã phát biểu: buổi lễ hôm nay thật đáng nhớ, và đáng được khắc ghi vào lịch sử. FB #ViệtTântạiNhật  
......

Cơ Sở Việt Tân Brisbane Tưởng Niệm Cố Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Anh Hùng Đông Tiến

Việt Tân| Trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 8 năm 2020 , Đảng Việt Tân tại tiểu bang Queensland Úc Châu đã long trọng tổ chức buổi tưởng niệm lần thứ 33 ( 8/1987-8/2020) Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh và các Anh Hùng Đông Tiến đã hy sinh trên đường trở về Quê Hương nhằm đấu tranh giành lại Tự Do, Dân chủ cho dân tộc Việt Nam. Buổi lễ tưởng niệm năm nay chỉ tổ chức nội bộ trong cơ sở đảng Việt Tân tại Brisbane với sự hiện diện của các thành viên Việt Tân cùng phần điều hợp của MC trẻ Kim Thoa . Mở đầu buổi lễ có ba chiến hữu đại diện là thành viên Việt Tân cơ sở Brisbane lên thắp nén hương đầu tiên trên bàn thờ cùng với đầy đủ lễ vật theo nghi thức cổ truyền. Kế đến là phần rước linh vị Phó đề đốc Hoàng Cơ Minh và các Kháng Chiến Quân được đặt an vị dưới lá quốc kỳ Việt Nam và đảng kỳ của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng. Phần rước di ảnh long trọng và nghiêm trang do các thành viên trẻ Việt Tân thực hiện. MC Kim Thoa đã lần lượt nhắc đến những vị anh hùng kháng chiến quân trong khi cả hội trường đều im lặng với niềm xúc động. Tiếp theo nghi thức chào quốc kỳ Úc Việt và một phút mặc niệm do ban tổ chức thực hiện. Sau phần nghi thức chào cờ, mặc niệm là phần trình chiếu đoạn phim dương ảnh về những hoạt động cao cả và đầy ý nghĩa của Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam (MTQGTNGPVN ) cũng như hoạt động của đảng Việt Tân từ gia đoạn thành lập đến hiện tại. Kế đến là phần phát biểu đại diện cở sở Việt Tân ông Trương Minh Đức tại tiểu bang Qld. Lời đầu tiên ông cảm ơn sự hiện diện của quý chiến hữu đã tham dự buổi tưởng niệm hôm nay. Vào bài phát biểu ông nói: “Ngày 30/4/1975 cả đất nước Việt Nam rơi vào vòng thống trị bạo tàn của chế độ cộng sản phi nhân. Thế giới đã quay lưng với cuộc chiến Việt Nam. Người dân Việt Nam sống trong hoang mang lo sợ vô cùng. Trong bối cảnh này 30/4/1980, tức là 5 năm sau Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam được thành lập dưới sự lãnh đạo của chủ tịch Hoàng Cơ Minh để xây dựng nỗ lực nuôi dưỡng công cuộc đấu tranh đường dài. Ông và các chiến hữu của ông đã sáng lập ra Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng vào ngày 10/9/1982 ngay tại chiến khu. Chủ tịch Hoàng Cơ Minh và các Chiến Hữu Tiên Phong đã mở con đường Đông Tiến để đấu tranh nhưng tiếc thay ông và đồng đội đã hy sinh vì lý tưởng giải phóng quê hương vào ngày 28/8/1987. Những mất mát những hy sinh đó không chỉ với Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng mà nó đã vượt ra khỏi phạm vi của một tổ chức . Cái chết vì lý tưởng tự do của phó đề đốc Hoàng Cơ Minh, các Chiến Hữu Tiên Phong là cái chết oai hùng của những người con nước Việt đã xã thân vì nước của những anh hùng đã vị quốc vong thân. Tuy nhiên trong những cái chết đó nó đã nảy sinh ra một sự sống. Đó là ngày hôm nay nhiều thế hệ kế thừa tiếp nối đang ngày đêm không nghỉ dấn thân đấu tranh cho quê hương. Con đường mà chủ tịch Hoàng Cơ Minh khẳng định : “Con đường chúng ta đi chỉ có hai đích đến, cả hai đích đến đều vinh quang và ý nghĩa: Một là giải phóng Việt Nam, hai là sẽ anh dũng hy sinh cho đại cuộc giải phóng tổ quốc Việt Nam “. Sau đó là nghi thức dâng hương trang trọng của mọi người hiện diện lên các vị Anh Hùng Đông Tiến . Sau cùng là lời tri ân cảm tạ của ông Vũ Vân Long đại diện cơ sở Việt Tân Brisbane cảm ơn các chiến hữu đã đến tham dự buổi tưởng niệm này. Kết thúc buổi lễ lúc 1:30 pm cùng ngày với phần tiệc nhẹ ấm áp và đầy sinh khí dưới bầu trời ban trưa mùa đông nắng ấm . Brisbane 30/08/2020 Hong xuan  
......

Hội Bác ái Vincent von Paul hỗ trợ 3.500 Euro cho Bệnh viện Caritas Nhi đồng ở Bethlehem Palestin trong mùa dịch cúm tàu

Đại diện Hội là Ông Nguyễn Văn Rị (giữa) lại tiếp tục quyên góp được số tiền lớn cho bệnh viện Caritas Nhi đồng ở Bethlehem. Hôm nay cùng với linh mục Johannes van der Vorst (phải), ông đã trao tấm ngân phiếu quyên góp được 3.500 euro cho ông Frank Polixa giám đốc điều hành Caritas.   Như nhiều năm qua của hội Bác Ái Vincent von Paul Ông Nguyễn Văn Rị một lần nữa quyên góp ủng hộ trẻ em ở bệnh viện Nhi Đồng Bethlehem ở Palestin.   3.500 euro Số tiền này đến từ các thành viên của Hội Bác Ái Vincent von Paul của cộng đồng người Việt Nam tại giáo phận Aachen mà Ông Nguyễn Văn Rị là chủ tịch hội, đã được quyên góp trong các buổi lễ ở nhà thờ và trong những lần sinh hoạt của hội và những người ân nhân quen biết. Ông cho biết: “Khoảng 170 người đã đóng góp từ nhiều khoản tiền nhỏ gọi là: "tích tiểu thành đại" và đó là lý do số tiền này hôm nay được gom lại với nhau tổng cộng là 3.500 Euro để làm qùa giúp đỡ cho trẻ em và những người mẹ nghèo đói trong thời buổi khó khăn vì dịch bệnh Corona ở Bethlehem Palestin.   Ông luôn cảm thấy biết ơn sâu sắc, vì ông và gia đình đã được cứu giúp trong cơn khốn khó cách đây gần 40 năm trước. Đó là động lực cho ông luôn đi vận động cho những người cần giúp đỡ trong nhiều thập kỷ qua.    Cùng với Linh mục Johannes van der Vorst từ Geistenbeck, cả hai người đã nghỉ hưu nhưng vẫn không ngừng hoạt động trong những công việc tốt lành.  Ông đã luôn ủng hộ cho những trẻ em nghèo ở bệnh viện nhi đồng Bethlehem Palestin trong nhiều năm qua. Tấm chi phiếu 3.500 Euro này là cả bao nhiêu tình thương trong đó mà hôm nay ông đã trao cho ông Frank Polixa, giám đốc điều hành Hiệp hội Caritas của vùng Mönchengladbach. Ông Polixa đã đại diện cảm ơn trân trọng và sẽ chuyển khoản tiền quyên góp này của Hội Bác Ái Vincent von Paul đến Hiệp hội Caritas Đức ở Freiburg.    Hiệp hội Caritas Đức ở Freiburg có văn phòng của quốc gia Đức giúp đỡ trẻ em Bethlehem ở Palestin. Tổ chức viện trợ Công Giáo quốc tế này được thành lập từ năm 1963,  một sáng kiến của hiệp hội Đức và Thụy Sĩ. Chi nhánh văn phòng điều hành bệnh viện  nhi đồng ở Bethlehem Palestin của Caritas trong năm 2019 cho biết, có khoảng 50.000 (năm mươi ngàn) trẻ em đã được giúp đỡ. Bệnh viện Nhi đông này là một trong những trụ cột quan trọng hiện đại và tốt nhất của hệ thống y tế Palestine hiện nay.   Ông Nguyễn Văn Rị cho biết, từ kinh nghiệm cá nhân mình, là một thuyền nhân tị nạn nên ông rất hiểu. Ông rời Việt Nam chạy trốn cộng sản vào năm 1981 cùng vợ và bốn đứa con nhỏ. Cô con gái út Kim Ngân vừa chào đời trước đó mười ngày. Gia đình ông và 95 thuyền nhân tị nạn khác đã trải qua sáu ngày đêm lênh đênh trên một chiếc ghe nhỏ trên biển. Nguồn lương thực và nước uống đã cạn kiệt hết, bị đói khát mấy ngày liền. Giờ sinh tử mong manh thì chúng tôi được con thuyền nhân đạo của Đức là Cap Anamur cứu vớt.   Ông Nguyễn Văn Rị đã sống ở Mönchengladbach từ năm 1981 đó đến nay trong tự do cho đến ngày nay.  Ông đã học nghề thợ sửa chữa máy móc trong hãng (Betriebsschlosser) và làm việc cho Voith Paper Krieger trong khoảng 34 năm cho đến khi nghỉ hưu. Năm nay tôi 67 tuổi, “Tôi đã tìm thấy một quê hương thứ hai đầy tình người và tự do ở Đức, tiện đây tôi cũng cảm ơn thành phố Mönchengladbach và chính phủ Đức rất nhiều.    Xin được nói thêm là: Ông Nguyễn Văn Rị đã tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau và thường xuyên quyên góp cho những người cần sự giúp đỡ. Ông đã nhận được một số giải thưởng bao gồm Thập tự giá Liên bang, huy chương do chính Tổng Thống trao tặng. Huân chương Hiệp Sỹ “Pro Ecclesia et Pontifice” do Đức Giáo hoàng John Paul II trao tặng, Huân chương Công trạng của Bang North Rhine-Westphalia và Giải thưởng Công dân của Thành phố Mönchengladbach.   Giám đốc điều hành Caritas, Frank Polixa, cho biết: “Sự hoạt đông của ông Nguyễn Văn Rị là hoàn toàn tuyệt vời!, Tôi là người đã thay mặt Tổ chức viện trợ trẻ em Bethlehem cảm ơn ông Nguyễn và Hội Bác Ái Vincent von Paul một lần nữa. Như phương châm chiến dịch hàng năm của Caritas hiện nay: “Hãy sống là người tốt” Ông Nguyễn Văn Rị đã thực hiện lời kêu gọi này một cách gương mẫu trong nhiều thập kỷ qua.   Trầm Hương Thơ  23.08.2020 lược dịch   Nguồn: từ 3 tờ báo.   https://www.caritas-mg.de/index.php?cid=2344&aid=1560https:/ /rheinischer-spiegel.de/vinzenz-von-paul-gemeinschaft-unterstuetzt-das-caritas-baby-hospital-in-bethlehem/ https://www.der-lokalbote.de/index.php?id=43&tx_ttnews%5Btt_news%5D=6595&cHash=e977dd51baab4270f7138c7ae92f5a6e
......

Một hiện tượng người Việt

By LƯƠNG TẠ - theNewViet   Sau khi đăng bài Amanda Nguyễn – cô ấy là ai vào ngày 20-8-2020, theNewViet nhận được thêm bài viết dưới đây. Tác giả Lương Tạ, một người thân với gia đình cô Amanda Nguyễn, đã thuật lại nhiều chi tiết thú vị ít được biết đến về nhân vật đặc biệt này. Bài viết cho thấy Amanda đã ảnh hưởng từ gia đình như thế nào và truyền thống giáo dục gia đình đã định hình nên một Amanda xuất sắc như đang thấy ra sao…   Một bảng thành tích ấn tượng   Amanda Nguyễn, 28 tuổi, là một hiện tượng của cộng đồng người Việt. Cô là một nhân vật trẻ gốc Việt duy nhất được đề cử giải Nobel Hòa Bình; nhận giải Heinz Award trị giá 250.000 USD; được chọn vào danh sách 100 nhân vậ̣t ảnh hưởng tương lai toàn cầu; có mặt trong danh sách 30 nhân vật xuất chúng dưới 30 tuổi; 100 nhân vật đối ngoại xuất chúng; được trao giải Nelson Mandela; giải Lãnh đạo Thế Giới; giải Phụ Nữ Trẻ, và nhiều giải thưởng vinh dự toàn quốc.   Cô là người gốc Việt duy nhất soạn thảo và thúc đẩy bộ luật đặc biệt Quyền lợi của Nạn Nhân Bị Cưỡng Hiếp (Sexual Assault Survivors' Rights Act). Bộ luật này nhận được chấp thuận toàn diện từ liên bang, trong đó có 437 dân biểu, 100 thượng nghị sĩ, và sau cùng là Tổng thống. Sau đó, cô vận động từng tiểu bang, qua 32 tiểu bang, để được chính quyền từng tiểu bang chấp thuận. Bộ luật này có ảnh hưởng hỗ trợ hơn 85 triệu người. Không ngừng ở đó, cô là nhà sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Rise Now, một tổ chức khởi nghiệp cho những cơ quan-tổ chức quan tâm về vấn đề xã hội. Tổ chức này giúp những ai muốn đẩy vấn đề xã hội mà họ quan tâm qua những ngõ ngách phức tạp để trở thành luật. Rise Now được sự hỗ trợ tài chính của các nhân vật có khả năng tài chính nhất hành tinh, trong đó có ông Mark Zuckerberg và ông Bill Gates.   Nhiều nhà lãnh đạo hàng đầu trên thế giới quan tâm về nhân quyền đã mời Amanda Nguyễn làm cố vấn và diễn giả về những vấn đề nhân quyền cho phụ nữ. Những nhân vật sáng giá nhất, từ các chính trị gia thượng thặng, tỉ phú, thủ tướng, hoàng gia, đến những người nổi tiếng trên màn ảnh, âm nhạc, nghệ thuật, đều muốn có sự liên hệ với cô. Cô đã được mời phỏng vấn trên các talk show nổi tiếng và là khách danh dự tham dự những sự kiện lớn như chương trình Oscar và Emmy.   Người mẹ   Amanda sinh tháng Mười năm 1991, con của chị Tăng Ngọc Lan và anh Nguyễn Minh Tú – những người bạn của tôi. Từ nhỏ, Amanda đã thể hiện một tố chất thông minh, luôn cố gắng, và có một trái tim khác người. Mẹ của cô kể lại, khi có thai cô, mẹ cô đã thổi vào bầu thai những ước vọng lớn lao cống hiến cho xã hội. Để hiểu về cô hơn, phải biết về mẹ của cô, người đã bỏ toàn vẹn cuộc đời hỗ trợ cho con gái mình, giúp hình thành nên con người của cô. Amanda lớn lên trong yêu thương và quen việc xả thân cho xã hội.   Sẽ là không ngoa nếu nói chị Ngọc Lan là một phụ nữ phi thường. Chị có nét đẹp dịu dàng nhưng có lòng từ tâm mãnh liệt. Chị quên mình lo cho người thân và xã hội, dù cực khổ cỡ nào. Có những câu chuyện chị trải qua, tưởng như chị là hình ảnh thu nhỏ của mẹ Teresa.  Chị sinh ra ở một làng nhỏ thuộc Bạc Liêu. Bình thường, con gái quê thời đó lấy chồng sớm và lo công việc đồng áng, nhà cửa. Riêng chị, xong tú tài, chị xin cha mẹ lên Sài Gòn để học luật. Khi học ở Đại Học Vạn Hạnh, ngoài công việc kiếm tiền học và thậm chí còn dành dụm gửi về nhà, chị tham gia hoạt động xã hội khi có thời gian, nhất là chăm sóc trẻ mồ côi và đi vòng Sài Gòn đưa các em bụi đời về. Sau này, nhiều em nhỏ được đưa ra khỏi Việt Nam năm 1975 trong chương trình Operation Baby Lift nổi tiếng. Chị kể cho tôi những câu chuyện cảm động về các em mồ côi tìm lại chị cảm ơn sau này. Mỗi câu chuyện là một bài học đẹp cho đời.   Những ngày đi học Khi mới sinh ra, Amanda không khóc, dường như cháu thể hiện sự can đảm nhìn cuộc đời bằng con mắt tò mò. Sau này, cô cho thấy lòng can đảm và ý chí trong suốt hành trình đời mình. Thời tiểu học, cô đã tỏ ra thiên năng về tiếp xúc với công chúng. Từ lớp một, cô đã mạnh dạn phát biểu trước đám đông và đảm nhận nhiều chức vụ lãnh đạo trong học đường. Cô tham gia rất nhiều các công tác thiện nguyện. Theo lời cô, cô tình nguyện để có thêm kinh nghiệm đời, giúp đỡ và hiểu hơn con người cần gì, để sau này cô nâng tầm giúp đỡ nhiều hơn, từ những việc trong nhà, rồi bệnh viện, văn phòng chính trị, đến môi trường học đường. Cô từng gây quỹ cho hội Ung Thư Việt Mỹ của Bác sĩ Bích Liên. Sau này, cô sử dụng rất hiệu quả trải nghiệm xã hội khi còn học sinh của mình.   Khi vào trung học, Amanda nắm nhiều chức vụ trong tổ chức Lãnh Đạo Thương mại Tương Lai. Cô được bầu làm chủ tịch Hội lãnh đạo thương mãi tương lai toàn California (FBLA) nhiệm kỳ 2008-2009. FBLA là tổ chức toàn cầu lớn nhất và ảnh hưởng nhất cho học sinh giỏi theo ngành thương mãi. Sự kiện được bầu chọn làm chủ tịch FBLA của bang lớn nhất nước Mỹ khi mới 16 tuổi đã chứng tỏ khả năng lãnh đạo, kiến thức, và trưởng thành của Amanda như thế nào.   Amanda tốt nghiệp thủ khoa trung học tại trường Centennial, Corona, California năm 2009. Hầu hết trường nổi tiếng như Harvard, Stanford, UCLA, Berkeley, UPenn… đều mong đợi cô vào. Cuối cùng, cô chọn Harvard - với hai môn, chính trị học và vật lý thiên văn. Đây là trường cô hằng mơ ước. Trong phòng cô, có một tấm bảng đen nhỏ. Cô đã ghi lên bảng lời nhắc nhở rằng mình phải làm cho được để vào Harvard. Mỗi sáng thức dậy, cô đều nhìn bảng đó để tự nhắc nhở. Trong thời gian học Harvard, Amanda tỏ ra xuất sắc và đa năng trong học hành, sáng tạo, và xây dựng nhiều công trình nghiên cứu ấn tượng. Cô tạo tên tuổi mình trong lịch sử Harvard, khi kiến tạo ra một lớp học về nô lệ thời nay, một sự kiện chưa từng có. Bài văn của cô được chọn đăng trong quyển 50 bài văn thi vào đại học của Harvard. Năm 19 tuổi, cô chọn đi Bangladesh, một đất nước nghèo khổ mà ngay cả phòng vệ sinh cũng không có. Amanda phải ra đồng, giúp đỡ những phụ nữ không có tiếng nói. Tại đó, cô đã tranh đấu trong hiểm nguy, vượt qua được lệ tục và ngôn ngữ địa phương để đưa ra toà án một người đã giết một cô gái Bangladesh sau khi nạn nhân bị cưỡng hiếp.   Amanda cũng là người đồng sáng lập Viện mồ côi Wema tại Kenya, châu Phi, trong thời gian cô tình nguyện làm công tác xã hội ở đó. Cô thực tập khoa học tại NASA với nhiệm vụ theo dõi những vật thể lạ gần Trái đất. Cô còn dùng mạng xã hội để lôi kéo sự ủng hộ của tuổi trẻ cho NASA. Cô được chọn là cộng tác viên tại Harvard-Smithsonian khoa học không gian và sau đó trở thành trưởng nhóm sinh viên thực tập trong Tòa Bạch Ốc. Đặc biệt, cô được chọn thực tập ở Morgan Stanley, một công ty tài chính nổi tiếng, dù cô không học về tài chính. Năm 2013, cô ra trường. Năm đó, một sự kiện khủng khiếp xảy ra cho cuộc đời cô, và nó là dấu rẽ cho cả cuộc đời. Vì nhiều chi tiết, xin hẹn kỳ sau.   “I have to live!” Cô có một tình yêu vô biên và biết ơn đối với cha mẹ. Để không quên nguồn gốc Việt Nam, cô tự trau dồi tiếng Việt. Mẹ cô còn nhớ rõ hôm đó là ngày 6-9-2011. Cha mẹ được cô mời thăm Tòa Bạch Ốc, nơi cô được nhận làm sinh viên thực tập. Khi ra đón ba mẹ, bỗng nhiên cô nói cha mẹ chờ một chút. Thế rồi cô chạy vào trong, và lát sau, trao cho cha mẹ bức thư viết bằng tiếng Việt. Lá thư bày tỏ lòng cảm ơn cha mẹ. Đoạn cuối ghi: “Không ngày nào mà con không cảm ơn Chúa đã ban phước cho con. Không có người nào hạnh phúc bằng con mỗi khi con làm ba mẹ hãnh diện. Con yêu ba mẹ rất nhiều. Amanda”.   Amada Nguyễn đạt được thành công kỳ diệu nhờ nhiều yếu tố. Tầm nhìn sâu rộng, say mê công việc, nhiệt tâm bảo vệ sự công bằng, luôn trau dồi bản thân để đạt được ước mơ, nhưng quan trọng hơn hết, đó là ý chí cô cực cao để vượt qua trở ngại và giới hạn con người bình thường. Ngoài ra, không thể không kể sự hỗ trợ toàn diện của cha mẹ cô, những người đã xây dựng nền tảng bản chất và ý chí dấn thân xã hội cho cô.   Nhờ nỗ lực và cọ xát cuộc đời sớm qua các hoạt động thiện nguyện và hoạt động ngoài trường lớp, Amanda đã trưởng thành hơn hẳn những bạn cùng trang lứa. Không một khoảng thời gian nào trôi qua mà cô bỏ phí. Khi 16 tuổi, cô bị bệnh rối mạch tim (Superventricular Tachycardia) và tưởng chừng phải chết. Cô phải ngồi xe lăn nhiều tháng trời. Tuy nhiên, không vì thế mà cô buông bỏ con đường của mình. Trước khi gây mê thực hiện ca mổ tim cho cô, bác sĩ hỏi cô muốn nói gì. Cô nói với giọng cương quyết và bừng lên lạc quan: "I have to live - Tôi phải sống"!   Nam California, August 25  
......

Trao Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông cho Bộ Ngoại Giao Nhật Bản

Ngô Hạ An tường trình từ Tokyo| Tokyo – 24/8/2020 –  Một phái đoàn gồm đại diện 4 đoàn thể tại Nhật Bản đã gặp đại diện Bộ Ngoại Giao Nhật Bản vào lúc 1 giờ 30 chiều ngày 24 tháng Tám, để trao Lá Thư Chung của hơn 80 đoàn thể, cộng đồng người Việt trên toàn thế giới, gửi đến Bộ Ngoại Giao Nhật Bản, Anh Quốc và Ấn Độ yêu cầu lên tiếng bác bỏ các yêu sách phi pháp của Trung Cộng trên Biển Đông như chính quyền Hoa Kỳ và Úc Châu đã lên tiếng vào tháng Bảy vừa qua. Phái đoàn gồm có chị Hoàng Dung, đại diện Đảng Việt Tân tại Nhật Bản; ông Nguyễn Quốc, phát ngôn nhân Phong Trào Antichicom, Giáo Sư Kojima Takayuki, đại diện Hội Nghiên Cứu các Vấn Đề Biển Đông Nhật Bản; ông Nguyễn Tuấn, đại diện Hiệp Hội Người Việt Nam tại Nhật Bản. Đại diện Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đón tiếp phái đoàn là ông Yamamoto Modo, Tham Sự Vụ đặc trách về chính sách thuộc Cục Á Châu, Bộ Ngoại Giao Nhật Bản. Buổi gặp gỡ đã diễn ra tại phòng khánh tiết của Bộ. Sau phần giới thiệu, Giáo Sư Kojima Takayuki, thay mặt phái đoàn cảm ơn Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đã nhanh chóng sắp xếp để có cuộc gặp gỡ chỉ diễn ra trong vài ngày chuẩn bị, cho thấy là chính phủ Nhật Bản rất quan tâm đến tình hình Biển Đông nói riêng và những căng thẳng ở Á Châu Thái Bình Dương nói chung. Kế đó, ông Nguyễn Tuấn, thay mặt 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng trao Lá Thư Chung đến ông Yamamoto Modo. Ông Nguyễn Tuấn nhấn mạnh rằng người Việt Nam ở trong và ngoài nước đánh giá rằng nếu Nhật Bản, Ấn Độ và Anh Quốc kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu lên tiếng mạnh mẽ về Biển Đông, chắc chắn sẽ không chỉ tác động lên nhiều quốc gia khác quan tâm vào việc chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc, mà còn hỗ trợ trực tiếp lên tinh thần và tư thế các quốc gia Đông Nam Á để đối đầu với sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông. Chị Hoàng Dung, bày tỏ sự tri ân của cộng đồng người Việt khắp nơi về việc chính phủ Nhật Bản đã nhiều lần lên tiếng phê phán các hành vi xâm phạm lãnh hải Việt Nam của nhà cầm quyền Trung Cộng. Theo chị Hoàng Dung, tiếng nói của Nhật Bản không những ảnh hưởng trong khu vực mà còn có những tác động lớn đến các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới trong một liên minh chống lại các hành động bá quyền của Trung Cộng hiện nay, để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ -Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn. Sau khi tiếp nhận Lá Thư Chung và lắng nghe ý kiến của phái đoàn, đại diện Bộ Ngoại Giao, ông Yamamoto Modo đã nói lời cảm ơn đến phái đoàn và nhất là nhờ phái đoàn chuyển lời cảm kích của Bộ Ngoại Giao Nhật Bản đến các Đoàn Thể, Cộng Đồng đã đứng tên trong Lá Thư Chung. Ông Yamamoto nói rằng, Nhật Bản là một quốc gia ở Á Châu do đó không thể làm ngơ trước những đe dọa đối với nền hòa bình chung trong khu vực. Chính phủ và Bộ Ngoại Giao Nhật Bản rất quan tâm đến những bất ổn ở Biển Đông và đang làm việc với lãnh đạo Khối ASEAN để có thể đưa nội dung liên quan đến Biển Đông vào tuyên bố chung trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN vào cuối năm nay, vì thế mà Lá Thư Chung của các đoàn thể người Việt Nam đã đến đúng lúc. Sau cùng, ông Yamamoto nói rằng Biển Đông là một vấn đề phức tạp, đang được chính phủ Nhật Bản xem xét cẩn thận để cân nhắc lợi ích kinh tế giữa các quốc gia liên quan trên căn bản tôn trọng chủ quyền và Công Ước Quốc tế về Luật Biển 1982. Buổi gặp gỡ kéo dài non một tiếng đồng hồ, trước khi kết thúc, chị Hoàng Dung, đại diện Đảng Việt Tân, là tổ chức đứng ra liên lạc và chuẩn bị cuộc gặp gỡ với Bộ Ngoại Giao Nhật, đã ngỏ lời cảm ơn ông Yamamoto Modo và mong rằng sẽ có những buổi tiếp xúc khác trong tương lai để góp phần giúp cho chính phủ Nhật Bản xây dựng một đường lối ngoại giao tương xứng với tầm vóc của một cường quốc kinh tế tự do dân chủ. Ngô Hạ An tường trình từ Tokyo Lá Thư Chung của hơn 80 Đoàn Thể, Cộng Đồng về Biển Đông: https://www.facebook.com/viettan/posts/10160564384875620  
......

Hơn 80 Cộng đồng, Đoàn thể đứng tên trong Lá Thư Chung gửi Ngoại Trưởng Anh Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ về tình hình Biển Đông

Ngày 24 tháng 8 năm 2020 Dân Biểu Dominic Raab Bộ Trưởng Ngoại Giao và Khối Thịnh Vượng Chung Sự Vụ King Charles Street Whitehall, Westminster London SW1A 2AH, United Kingdom Ông Motegi Toshimitsu Bộ Trưởng Ngoại Giao 2-2-1 Kasumigaseki, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8919, Japan Tiến sĩ Subrahmanyam Jaishankar Bộ Trưởng Ngoại Giao E Block, Central Secretariat, New Delhi, Delhi 110001, India V/v: Bác bỏ yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông Thưa Quý Bộ Trưởng, Chúng tôi, những tổ chức ở khắp nơi trên thế giới ký tên dưới đây khẩn thiết kêu gọi Quý Vị, tiếp theo những tuyên bố của các chính phủ Hoa Kỳ và Úc Châu, hãy bác bỏ những yêu sách tùy tiện của Trung Quốc tại Biển Đông. Là những quốc gia dân chủ vùng biển, Vương Quốc Anh, Nhật Bản, và Ấn Độ cùng có vai trò chủ chốt trong việc bảo vệ hòa bình và sự ổn định trong vùng qua việc củng cố sự tôn trọng những quy định luật pháp quốc tế. Yêu sách “đường chín đoạn” của Trung Quốc rõ ràng là bất hợp pháp, vi phạm Công Ước về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (UNCLOS). Điều này đã được tái xác định bởi phán quyết của Tòa Hòa Giải Thường Trực vào năm 2016 rằng yêu sách “đường chín đoạn” và “quyền lịch sử” của Trung Quốc không có giá trị. Các cường quốc dân chủ cần phải cương quyết chống lại sự hung hăng và xâm lấn của Trung Quốc. Chúng tôi kêu gọi các chính phủ của Quý Vị kết hợp với Hoa Kỳ và Úc Châu chính thức bác bỏ những yêu sách của Trung Quốc tại Biển Đông để tái lập nền móng cho một vùng Ấn Độ – Thái Bình Dương tự do, cởi mở và an toàn. Ký tên, Âu Châu: AfricaHongKongFrance (AHKF), Fabienne Engo và Alice Cheung, Đại diện Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ, Lm Giuse Phạm Minh Văn, Đại diện Cộng Đồng người Việt tỵ nạn cộng sản tại Hòa Lan, Nguyễn Quang Kế, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam tại Liège, Lê Hữu Đào, Chủ tịch Diễn Đàn Hoà Bình tại Na Uy, Nguyễn Đức Thiện, Đại diện Gia đình Quân Cán Chính Việt Nam Cộng Hòa tại Hòa Lan, Trần Văn Thắng, Chủ tịch Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn Cộng Sản tại Âu Châu, Nguyễn Minh Chính, Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, Nguyễn Văn Đài, Chủ tịch Hội Bảo Tồn Truyền Thống Moss Rygge, Trần Bửu Thọ, Đại diện Hội Chuyên Gia Việt Nam tại Vương Quốc Bỉ, Ts Nguyễn Mộng Châu, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH tại Thụy Sĩ, Trần Hữu Kinh, Chủ tịch Hội Người Việt Hjorring Đan Mạch, Phạm Cúc, Chủ tịch Hội Người Việt Tự Do Đan Mạch, Nguyễn Thị Kim Hương, Chủ tịch Hội Người Việt Tự Do tại Liège, Nguyễn Xuân Thuấn, Chủ tịch Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Stavanger, Minh Michael Nguyễn, Chủ tịch Hội Người Việt Tự Do tại Bỉ, Nguyễn Đức Hồ, Chủ tịch Hội Người Việt Tự Do tại Lausanne/Thụy Sĩ, Trần Xuân Sơn, Đại diện Hội Sinh Viên Pháp cho một Tây Tạng Tự Do, Yangkey, Chủ tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức, Dr Phạm Duy Vũ, Chủ tịch Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại Cộng Hòa Liên Bang Đức (đại diện 24 Hội Đoàn tại Đức), Bs Hoàng Thị Mỹ Lâm, Chủ Tịch Phong Trào Dân Quyền Anh Quốc, Phạm Văn Chính, Chủ tịch Phong Trào Vovinam- Việt Võ Đạo Vương Quốc Bỉ, Võ Tân Tiến, Chủ tịch Radio VNHN ÂU Châu, Đinh Kim Tân, Chủ tịch Canada: Cộng Đồng Người Viêt Quốc Gia Ottawa, Nguyễn Ha Nguyên, Chủ Tịch Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Toronto, Trần May, Chủ Tịch Hiệp Hội Đồng Turkestan Canada, Tuyghun Abduweli, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Quân Lục Việt Nam Cộng Hòa Ontario, Đồng Văn Minh, Chủ Tịch Hội Thanh niên Tây Tạng khu vực Toronto, Sunny Sonam, Chủ Tịch Liên Đoàn Dân Chủ cho Trung Quốc, Sheng Xue, Chủ Tịch Liên Kết Canada-Hồng Kông, Gloria Fung, Chủ Tịch Nhóm hành động Hồng Kông Toronto, Mimi Lee, Chủ Tịch Tu Viện Trúc Lâm Canada, Thượng Tọa Thích Pháp Hoa, Viện Chủ VOICE Canada, Đỗ Kỳ Anh, Chủ Tịch Hoa Kỳ: Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do, Nguyễn Văn Hải, Đại diện Cộng Đồng Người Việt Nam Tại Massachusetts, Nguyễn H Khang, Phó Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Houston và Vùng Phụ Cận, Trần Quốc Anh, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam Cali, Phát Bùi, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Tampa Bay, Nguyễn Tấn Lộc, Chủ tịch Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Hạt Los Angeles, Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam San Diego, Kim-Trang Đặng, Chủ tịch Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Hawaii, Paul Hạnh Nguyễn, Chủ tịch Đài SBTN, Trúc Hồ, Tổng Giám Đốc Đảng Việt Tân, Đỗ Hoàng Điềm, Chủ tịch Đạo Cao Đài, Tuy Trinh, Phó Chủ tịch Đoàn Thanh Niên Phan Bội Châu Nam Cali, Christy Đặng, Chủ tịch Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Tại San-Leon, Huỳnh Công Tủ, Chủ tịch Hội Ái Hữu Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Massachusetts USA, Nguyễn Ngon, Chủ tịch Hội Ái Hữu Không Quân Tại Orlando, Nguyễn Văn Nhu, Chủ tịch Hội Cảnh Sát Quốc Gia Việt Nam Cộng Hòa Tại Orlando, Hồ Văn Tu, Chủ tịch Hội Cao Niên Orlando, Huỳnh Thanh Nhon, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Orlando, Bùi Quang Dũng, Chủ tịch Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Tại San Francisco, Phú Nguyễn, Chủ tịch Hội Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Đại Học Chiến Tranh Chính Trị Đà Lạt, Lê Sơn, Chủ tịch Hội Đền Hùng San Diego, Hoach Tran, Chủ tịch Hội Nghệ Thuật Tự Do Tại Orlando, Nguyễn Thanh Ngọc, Chủ tịch Hội Người Việt Quốc Gia Vùng Hoa Thịnh Đốn, Cuong Đinh, Chủ tịch Hội Phụ Nữ Cờ Vàng Vùng New England, Ngọc Thanh, Chủ tịch Hội Phụ Nữ Massachusetts, Diane Huỳnh Thu Diệp, Chủ tịch Hội Phụ Nữ Tại Đông Vịnh, Loan Do, Chủ tịch Hội Pine Hill Orlando, Phạm Ngọc Cữu, Chủ tịch Hội Văn Hóa Giáo Dục Việt Mỹ Vùng Vịnh, Trần Thanh, Chủ tịch Khu Hội Chính Trị Người Viêt Vùng Đông Vịnh, Trần Thanh, Phó Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Stockton, Nguyễn Viết Quy, Chủ tịch Khu Hội Cựu Tù Nhân Chính Trị Tại Houston, Nguyễn Thục, Chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH Vùng Hoa Thịnh Đốn và Phụ Cận, Đoàn Hữu Định, Chủ tịch Liên Uỷ Ban Chống Cộng Sản Và Tay Sai, Phan Kỳ Nhơn, Chủ tịch Thiền Viện Chân Nguyên – San Jose, Thượng Tọa Thích Pháp Đăng, Viện Chủ Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam Hải Ngoại, Dương Đai Hải, Chủ tịch Trung Tâm Cộng Đồng Người Việt Vùng Atlantic County NJ, Nguyễn Tấn Anh Phi, Chủ tịch Nhật Bản: Hiệp Hội người Việt tại Nhật, Nguyễn Phương Khanh, Hội trưởng Hội nghiên cứu các vấn đề về Biển Đông Phong trào phản đối Trung Cộng, Nguyễn Hà Kiến Quốc, Phát Ngôn Nhân Úc: Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu, Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Nam Úc, Nguyễn Văn Phụng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang New South Wales, Paul Huy Nguyễn, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Queensland, Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Tây Úc, Nguyễn Anh Dũng, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Tiểu Bang Victoria, Nguyễn Văn Bon, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Vùng Lãnh Thổ Bắc Úc, Hoàng Văn Hữu, Chủ Tịch Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu/Vùng Lãnh Thổ Thủ Đô ACT, Lê Công, Chủ Tịch Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Tiểu Bang Queensland/Úc Châu, Nguyễn Thành Nhương, Hội trưởng Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa/Liên Bang Úc Châu, Võ Minh Cương, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa/Tiểu Bang Nam Úc, Ninh Duy Định, Chủ Tịch Hội Cựu Quân Nhân Việt Nam Cộng Hòa/Tiểu Bang New South Wales, Võ Minh Cương, Chủ Tịch Hội Phụ Nữ Việt Nam Tiểu Bang Queensland/Úc Châu, Nguyễn Từ Hương Mai, Hội trưởng Trường Việt Nam Canberra, Lữ Huyền, Hiệu trưởng Vietnam Sydney Radio, Đoàn Kim, Giám Đốc -------------------------------------------- August 24, 2020   The Rt Hon Dominic Raab MP Secretary of State for Foreign and Commonwealth Affairs First Secretary of State King Charles Street Whitehall, Westminster London SW1A 2AH, United Kingdom   Mr. Motegi Toshimitsu Minister for Foreign Affairs 2-2-1 Kasumigaseki, Chiyoda-ku, Tokyo 100-8919, Japan   Dr. Subrahmanyam Jaishankar Minister of External Affairs E Block, Central Secretariat, New Delhi, Delhi 110001, India Re: Rejecting China’s maritime claims in the South China Sea Dear Mr. Secretary and Ministers, We, the undersigned organisations from around the world, urge you to reject China’s arbitrary claims in the South China Sea, following the declarations from the United States and Australian governments.  As maritime democracies, the United Kingdom, Japan, and India have a key role in safeguarding peace and stability within the region by reinforcing respect for international rule of law.  China’s “nine-dash line” claim is clearly unlawful, violating the 1982 United Nations Convention on the Law of the Sea (UNCLOS). This was further confirmed by the Permanent Court of Arbitration’s ruling in 2016 that China’s “nine-dash line” and “historic rights” claims are invalid.  It is critical that democratic powers stand firm against China’s aggression and encroachment. We call on your governments to join with the United States and Australia in formally dismissing China’s claims in the South China Sea - in order to establish a foundation for a free, open and secure Indo-Pacific region. Signed,  
......

Chợ Người Việt tại Berlin gặp khó khăn

Một uỷ viên hội đồng quận Lichtenberg là ông Honicke thuộc đảng Dân Chủ Xã Hội đang ra sức thuyết phục hội đồng quận ra những quyết định gây bất lợi cho hàng chục hộ kinh doanh, làm ăn tại chợ Đồng Xuân Berlin.  Đảng Dân Chủ Xã Hội có nguồn gốc từ đảng Công Nhân Xã Hội Chủ Nghĩa, nôm na là đảng Cộng Sản. Ông Honicke cho rằng trung tâm thượng mại Đồng Xuân Berlinđược thành lập trên cơ sở giấy phép bán buôn, cho nên không thể để những tiệm ăn, cắt tóc, làm móng, massage dạy nghề hoạt động. Những ngành nghề này phải ra ngoài phố hành nghề. Lý do một phần có nhiều lá đơn từ những cơ sở ngành nghề như vậy ở ngoài phố họ gửi đơn khiếu nại vì những ngành nghề trên ở trong chợ thu giá quá rẻ. Câu chuyện tranh cãi ở đây là bán buôn hay dịch vụ.   Phía chủ chợ ĐX cùng với hội đoàn người Việt đã tổ chức họp và trình bày ý kiến rằng tính chất của chợ người Việt còn là nơi gặp gỡ, giao lưu, tổ chức văn hoá...nếu chỉ để bán buôn sẽ mất đi tinh thần chợ người Việt. Chủ chợ và các hộ dịch vụ với các nhà báo, nhà văn hoá Việt Nam tại Berlin có lẽ nên làm thêm một cuộc triển lãm giới thiệu văn hoá và đời sống chợ Việt Nam, đưa những thước phim về các phiên chợ làng, phiên chợ vùng cao, chợ truyền thống ở Việt Nam với những hình ảnh người dân đi chợ bán hàng, mua hàng rồi kéo nhau vào quán xá, cắt tóc, ăn uống, gặp gỡ. Mời những nhà báo, những quan chức quận Lichtenber đến dự và cử những người giỏi ra thuyết trình về đặc tính chợ người Việt, kèm theo gửi họ những bản thuyết trình được viết với sự chuẩn bị tốt, nhằm thuyết phục họ việc duy trì chợ đa dạng như vậy là điều nên làm. Hiện nay các hộ dịch vụ ở chợ ĐXBL đang đối phó bằng việc gửi đơn khiếu nại, họ cho rằng họ được cấp giấy phép hành nghề. Tuy nhiên thì viên chức Honicke tuyên bố sẽ sàng lọc những ai được cấp giấy phép hành nghề tại địa điểm chợ Đồng Xuân để xét cho tiếp tục làm, còn những ai được cấp giấy phép hành nghề ở địa chỉ tư nhân thì mời ra khỏi chợ. Cuộc chiến giữa ông uỷ viên quận thuộc đảng Cộng Sản và những người kinh doanh dịch vụ trong chợ Đồng Xuân chưa ngã ngũ. Những cơ sở dịch vụ vẫn đang hoạt động. Tuy nhiên thì một toà nhà mới xây là Halle 18 có một số cửa hàng dịch vụ đã bị cấm hoạt động. Các giao dịch chuyển nhượng cửa hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ gần như đóng băng. Các chủ cơ sở hoạt động cầm chừng, lúc này không ai dám đầu tư sửa sang, nâng cấp cơ sở của mình./. nguoibuongio1972  
......

Thư ngỏ: kêu gọi trả tự do cho Tù Nhân Lương Tâm

  THƯ NGỎ TRƯỚC VẬN HỘI MỚI TẠI BIỂN ĐÔNG HÃY THẢ NGAY CÁC TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM Chỉ trong 2 tuần cuối tháng 7/2020, Chính phủ Hoa Kỳ, Chính phủ Australia đã liên tiếp lên tiếng công khai phủ nhận "hải phận 9 đoạn" hay "đường Lưỡi Bò" của Trung Quốc tại Biển Đông. Nhiều chỉ dấu cho thấy chính phủ các nước liên hệ khác cũng sẽ ra tuyên bố trong những ngày tới. Trước hiện tượng lịch sử chưa từng có này, chúng tôi, những người dân Việt ký tên sau đây, muốn bày tỏ lòng ngưỡng mộ và cám ơn chính phủ Hoa Kỳ, Australia và tất cả các chính phủ đang mạnh mẽ nói lên sự thật và đứng về phía công lý. Chúng tôi cũng tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo Chính phủ Việt Nam hãy tận dụng cơ hội ngàn năm một thuở này để có thái độ dứt khoát, chỉ đích danh kẻ xâm lược trước toà quốc tế, cũng như tạo điều kiện để toàn dân phản đối Trung Quốc xâm lược, tham gia bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng để chính danh tiến hành nỗ lực này, việc cần và phải làm đầu tiên là hãy thả ngay những ai đang bị giam cầm chỉ vì tham gia biểu tình chống Trung Quốc xâm lược; chỉ vì lên tiếng chống các công trình xây dựng gian dối của các nhà thầu Trung Quốc; hay ngay cả chỉ vì phản đối những khu phố ghi bảng hiệu chỉ bằng chữ Hán; và những hành động khác mang tính báo động về ý đồ xâm lược của Trung Quốc. Hơn thế nữa, để có thể làm sống lại và đẩy mạnh tinh thần yêu nước của toàn dân, chính quyền cần thả ngay những người con dân Việt yêu nước trong mọi lãnh vực; yêu nước đến độ sẵn sàng chấp nhận tù đày. Đó chính là TẤT CẢ các Tù Nhân Lương Tâm hiện nay. Chúng tôi tha thiết kêu gọi các vị lãnh đạo Việt Nam đừng để mất vận hội quí giá đang diễn ra tại Biển Đông. Hãy chọn con đường Dân Tộc! Hãy đứng cùng Dân Tộc! Ngày 14 tháng 8 năm 2020 Đồng ký tên ** Bà con muốn tham gia ký tên xin gởi tên họ, nghề nghiệp, thành phố cư trú về địa chỉ BienDong2020TNLT@gmail.com ** Riêng các thân nhân TNLT, ngoài các chi tiết trên xin cũng ghi tên người thân của mình trong tù. 1. Huỳnh Thị Kim Nga, vợ TNLT Ngô Văn Dũng, buôn bán, Đăk lăk 2. Đoàn Thị Khánh, chị TNLT Đoàn Thị Hồng, kinh doanh tự do, Phan Thiết 3. Lê Thị Khanh, vợ TNLT Trần Thanh Phương, thợ may, TP.HCM 4. Phạm Thị Bảo Ngọc, vợ TNLT Huỳnh Anh Khoa, mua bán tự do, Sài Gòn 5. Nguyễn Thị Thảo Nguyên, vợ TNLT Chung Hoàng Chương, công nhân, Cần Thơ 6. Lê Thị Bình, em gái cựu TNLT Lê Minh Thể, buôn bán, Cần Thơ 7. Đỗ Thị Thu, vợ TNLT Trịnh Bá Phương, nội trợ, Dương Nội - Hà Nội 8. Nguyễn Thị Tình, vợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, giảng viên, Cao Lãnh - Đồng Tháp 9. Nguyễn Ngọc Định, bố TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nông dân, Quỳnh Lưu - Nghệ An 10. Đinh Thị Hiệu, mẹ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nông dân, Quỳnh Lưu - Nghệ An 11. Đinh Thị Xa, vợ TNLT MS. Đinh Diêm, nghề nông, Quảng Ngãi 12. Nguyễn Thị Châu, vợ TNLT Nguyễn Ngọc Ánh, buôn bán tự do, Bến Tre 13. Nguyễn Thị Chương, vợ TNLT Trần Đức Thạch, nông nghiệp, Diễn Châu - Nghệ an 14. Nguyễn Thị Lành, vợ TNLT MS. Nguyễn Trung Tôn, nông nghiệp, Thanh Hóa 15. Nguyễn Thị Tri, chị TNLT Nguyễn Văn Oai, nghề may, Nghệ An 16. Nguyễn Thị Huệ, chị TNLT Nguyễn Văn Hoá, nghề nông, Hà Tĩnh 17. Nguyễn Thị Quý, vợ TNLT Lê Đình Lượng, tiểu thương, Nghệ An 18. Trịnh Bá Khiêm, chồng TNLT Cấn Thị Thêu, làm vườn, Hòa Bình 19. Trịnh Thị Thảo, chị gái TNLT Trịnh Bá Tư, làm nông, Hà Nội 20. Thượng Tọa Thích Vĩnh Phước, Đại Diện Tăng Đoàn GHPGVNTN, tỉnh B Rịa V Tàu 21. Hòa Thượng Thích Không Tánh, cựu TNLT, Sài Gòn 22. Nguyễn Duy Tân, linh mục, Đồng Nai 23. Lê Công Định, luật sư, Sài Gòn 24. Lê Quốc Quân, cựu TNLT, luật sư, Hà Nội 25. Nguyễn Mạnh Hùng, mục sư và luật gia, Sài Gòn 26. Nguyễn Thúy Hạnh, quan hệ công chúng, Hà Nội 27. Ngô Thứ, giáo viên nghỉ hưu, Sài Gòn 28. Phạm Minh Hoàng, cựu TNLT, Pháp 29. Thái Văn Dung, cựu TNLT, tiểu thương, Nghệ An 30. Nguyễn Vũ Bình, nhà báo, Hà Nội 31. Nguyễn Văn Đài, cựu TNLT, luật sư nhân quyền, Đức Quốc 32. Đỗ Đăng Bắc, nhà báo độc lập, Quảng Ninh Việt Nam 33. Trần Văn Đức, nhà báo độc lập, Anh Quốc 34. Nguyễn Văn Khánh, nhà báo tự do, Ba Lan 35. Ngô Kim Hoa (Sương Quỳnh), nhà báo tự do, Sài Gòn 36. Vũ Thạch, kỹ sư, Sài Gòn 37. Trần Thanh Thủy, vợ TNLT Lê Quý Lộc, giáo viên, Bình Thuận 38. Phạm Thị Lân, vợ TNLT Nguyễn Tường Thụy, nội trợ, Hà Nội 39. Huỳnh T. Thanh Nhàn, dược sĩ về hưu, California - Hoa Kỳ 40. Nguyễn Thị Hiền, mẹ vợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nông dân, Quỳnh Lưu - Nghệ An 41. Nguyên Thị Liên, em gái TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 42. Nguyễn Thị Thúy, em vợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nội trợ, Quỳnh Lưu - Nghệ An 43. Nguyễn Thị Liên, em vợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, buôn bán, Quỳnh Lưu - Nghệ An 44. Hà Thị Thúy, hàng xóm TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 45. Bùi Thị Ánh Linh, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 46. Nguyễn Thị Thương, em dâu TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Q Lưu - Nghệ An 47. Nguyễn Quang, bà con TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 48. Trần Thị Linh, bà con TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 49. Bùi Thị Liệu, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 50. Bùi Thị Nhung, hàng xóm TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 51. Bùi Thị Kiều Oanh, bà con TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, sinh viên, Quỳnh Lưu - Nghệ An 52. Bùi Thị Tuyền, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 53. Nguyễn Thị Truyền, cô ruột TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Q Lưu - Nghệ An 54. Bùi Thị Lợi, bà con TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Q Lưu - Nghệ An 55. Trần Văn Sơn, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Hà Tĩnh 56. Đinh Xuân Châu, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, du học sinh, Nhật Bản 57. Đinh Thị Hồng Dung, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, du học sinh, Saitama - Nhật Bản 58. Đinh Thăng Long, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, du học sinh, Saitama - Nhật Bản 59. Đinh Thị An, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, du học sinh, Saitama - Nhật Bản 60. Bùi Văn Sỹ, hàng xóm TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 61. Nguyễn Quốc Đoàn, em trai TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tư do, Q Lưu - Nghệ An 62. Bùi Văn Hoàng, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 63. Bùi Văn Bình, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 64. Hồ Thị Xuyên, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 65. Trần Thị Thắm, em họ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 66. Hồ Văn Thuận, em họ, Nguyễn Năng Tĩnh, xây dựng, Quỳnh Lưu - Nghệ An 67. Bùi Đức Tiến, em rễ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh, nghề tự do, Quỳnh Lưu - Nghệ An 68. Nguyễn Ngọc Thu, công nhân, Hamburg - Đức Quốc 69. Nguyễn Thành Ngọc, nhân viên kỹ thuật, Hamburg - Đức Quốc 70. Lê Hữu Chính, chuyên viên về robot, Toronto - Canada 71. Bùi Thị Rề, vợ TNLT Nguyễn Văn Túc, nghề tự do, Thái Bình 72. Nguyễn Hồng Ngọc, buôn bán tự do, Thái Bình 73. Sarah Nguyen, nhân viên kỹ thuật, Hamburg 74. Elisa Nguyen, sinh viên, Enschede - Hòa Lan 75. Phạm Minh Vũ, cựu TNLT, Quảng Trị 76. Joseph Hoàng Long, bán hàng Online, Sài Gòn 77. Trần Thị Kiều Xuân, buôn bán, Sài Gòn 78. Nguyễn Thị Thu Ba, nghề tự do, Sài Gòn 79. Nguyễn Xuân Lâm, Hythe, Kent - Anh Quốc 80. Huy Văn, công nhân cơ khí, Hà Nội 81. Nguyễn Thị Thu, thợ may, Long Xuyên 82. Nguyễn Hùng Sơn, làm việc tự do, Phnom Penh - Cambodia 83. Ngô Văn Đông, ngành du lịch, Hoàng Mai - Hà Nội 84. Trần Văn Thành, nghề tự do, Sài Gòn 85. Nguyễn Châu Phương, về hưu, San Diego - Hoa Kỳ 86. Võ Thị Bạch Nga, công nhân, Melbourne - Australia 87. Lê Thu, giáo viên, Phú Thọ 88. Lê Văn Đoàn, nghề tự do, Hải Dương 89. Nguyễn Quốc Vũ, lao động tự do, Thừa Thiên Huế 90. Trần Sương, công nhân, Vũng Tàu 91. Nguyễn Văn Quyển, làm ruộng, Bắc Giang 92. Ngô Tuấn Đức, giáo viên về hưu, Hà Nội 93. Vũ Đức Võ, nhạc sĩ, Sài Gòn 94. Kent Nguyễn, kinh doanh tự do, Sài Gòn 95. Nhữ Văn Tân, lái xe, Hà Nội 96. Lưu Thành, cựu chiến binh, Bình Phước 97. Nguyễn Thị Thuỳ, nghề tự do, Hà Nội 98. Phạm Thị Nhân, nội trợ, Bến Tre 99. Phạm Thắng, nghề tự do, Thừa Thiên Huế 100. Nguyễn Thành Long, công chức hưu trí, Long Xuyên - An giang 101. Lưu Thành, cựu chiến binh, Bình Phước 102. Đinh Văn Hải, nghề tự do, Lâm Đồng 103. Trương Hồng Hạnh, làm rẫy, Đồng Nai 104. Cao Minh, nghề tự do, Hạ Long - Quảng Ninh 105. Đinh Thị Diễm Thúy, chị TNLT Đinh Thị Thu Thủy, nghề nông, Hậu Giang 106. Trần Trung Hậu, giáo viên, Sài Gòn 107. Phạm Thị Quý, hưu trí, Sài Gòn 108. Nguyễn Ngọc Anh, làm dịch vụ kế toán, Phan Rang - Ninh Thuận 109. Ngô Đức Thuận, nghề tự do, Sài Gòn 110. Đặng Thị Tuyết Sương, buôn bán, Quảng Nam 111. Lê Nghi, buôn bán, Sài Gòn 112. Đỗ Công Luận, nghề tự do, Sài Gòn 113. Đỗ Thị Bé, vợ TNLT Hồ Đình Cương, nghề may, Sài Gòn 114. Bùi Minh Quốc, nhà thơ, nhà báo, Đà Lạt 115. Trần Ngọc Toàn, công việc tự do, Sài Gòn 116. Trần Ngọc Thiên Hương, Newcastle, NSW - Australia 117. Lê Văn Kiệt, Tiến sĩ khoa học, Bruxelles - Bỉ Quốc 118. Nguyễn Cường, môi giới bất động sản, Praha - CH Séc 119. Nguyễn T Kim Thanh, vợ TNLT Ký giả Trương Minh Đức, nội trợ, Bình Dương 120. Trung Phạm, công nhân, San Diego - Hoa Kỳ 121. Minh Duc Cao, Loeningen - Đức Quốc 122. Thi Dien Nguyen, Loeningen - Đức Quốc 123. Trương Hữu Ngữ, luật sư, Sài Gòn 124. Uyên Vũ, nhà báo, Garden Grove - Hoa Kỳ 125. Hương Nguyễn, cô giáo vườn trẻ, Sydney - Australia 126. Nguyễn Phục Hưng, kỹ sư, Sài Gòn 127. Nguyễn Công Long, văn phòng, Thanh Xuân - Hà Nội 128. Nguyễn Quốc Nam, nhân viên Bộ Tư Pháp, Nam Úc - Australia 129. Trần Mạnh Quỳnh, hưu trí, cựu tù việt cộng, cựu sĩ quan QLVNCH, Hoa Kỳ 130. Nguyễn Xuân Vũ, nghề tự do, Broken Hill, NSW - Australia 131. Trần Đăng Vinh, kỹ sư xây dựng, TP.HCM 132. Nguyễn Ngọc Sơn, bác sĩ, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu 133. Lư Văn Bảy, cựu TNLT, Kiên Giang 134. Ngụy Hữu Tâm, dịch giả, Hà Nội 135. Đức Bùi, thân hữu TNLT, nhân viên kiểm hàng, Hoa Kỳ 136. Vũ Thị Ngoat, chuyên viên dinh dưỡng, Adelaide - Australia 137. Hà Văn Thùy, nhà văn, Sài Gòn 138. Nguyễn Thị Ánh Đường, kế toán, Bình Thạnh, TP.HCM 139. Đinh Thị Thu Hiền, em gái TNLT Đinh Thị Thu Thủy, Hậu Giang 140. Đức Kiên, nghề tự do, Hà Nội 141. Nguyễn Văn Đức, lao động tự do, Q.12 - Sài Gòn 142. Võ Tiến Dũng, kỹ sư thiết kế, Đồng Nai 143. Ngô Tân Tiến, kỹ sư, Cần Thơ 144. Nguyễn Văn Dũng, hưu trí, TP.HCM 145. Toàn Trần, công dân, Q.12 - TP.HCM 146. Nguyễn Trần Hải Quan, sinh viên, TP.HCM 147. Bùi Tuấn Dương, Quảng Khê, Đắk GLong, Đắk Nông 148. Lê Văn Sơn, cựu TNLT, nhà báo tự do, Oregon - Hoa Kỳ 149. Bùi Nghệ, kỹ sư nghỉ hưu, Sài Gòn 150. Trương Thị Minh Sâm, nội trợ, Đồng Nai 151. Nguyễn Đăng Thịnh, Long Khánh - Đồng Nai 152. Trần Đức Hiện, hưu, Thống Nhất - Đồng Nai 153. Trần Thị Nga, cựu TNLT, Georgia - Hoa Kỳ 154. Trần Nguyệt Minh, giáo viên, Gò Dầu - Tây Ninh 155. Phan Đắc Lữ, nhà thơ, thành viên CLB-LHĐ 156. Nguyễn Hùng, N/V phòng thí nghiệm, Sydney - Australia 157. Vũ Ngọc Lân, kỹ sư luyện kim, Hà Nội 158. Lê Lưu, sale, Đà Nẵng 159. Trần Kim Thập, giáo chức, Perth - Australia 160. Bùi Thị Minh Hằng, cựu TNLT, Vũng Tàu 161. Phạm Hồng Thắm, nhà báo nghỉ hưu, Hà Nội 162. Nguyễn Chí Trung, Gò Vấp - Sài Gòn 163. Phạm Châu Sơn, hưu trí, TP.HCM 164. Tran Tu Hai, huu tri, Longueil - Canada 165. Nguyễn Công Thanh, lao động tự do, Q.10 - Sài Gòn 166. Bùi Mạnh Tiến, lái xe, Hải Dương 167. Nguyễn Thị Kim Chi, NSUT, thành viên Câu Lạc Bộ Lê Hiếu Đằng, Sài Gòn 168. Cao Văn Thìn, nghề mộc, Hannover - Đức Quốc 169. Trương Thuỵ Kim Xuyến, làm ruộng, Gò Dầu - Tây Ninh 170. Nguyễn Du Uy, lao động tự do, Vinh - Nghệ An 171. Chu anh Tuấn, Vũng Tàu 172. Nguyễn Xuân Lâm, nghề tự do, Kent - Anh Quốc 173. Mạc Đình Võ, lao động tự do, Úc Châu 174. Nhu Khanh Trinh, bac si nha khoa, San Jose, California - Hoa Kỳ 175. Nguyễn Văn Lịch, cựu binh, Đống Đa - Hà Nội 176. Trần Thị Huế, giáo viên, Móng Cái - Quảng Ninh 177. Nguyễn Đăng Vũ, công tác xã hội, Q.1 - Sài Gòn 178. Nguyễn Văn Cung, nhạc sỹ, Thượng tá QĐNDVN, Ba Đình - Hà Nội 179. Ngoc Phan, công nhân, Canada 180. Trương Lê Khanh, buôn bán, Q. Tân Phú - TP.HCM 181. Bùi Hiền, hưu trí, Canada 182. Huỳnh Nhật Hải, hưu trí, Đà Lạt 183. Huỳnh Nhật Tấn, hưu trí, Đà Lạt 184. Trịnh Đình Hoà, hưu trí, Hà Nội 185. Scott Nguyen, MD/DO, Hoa Kỳ 186. Nguyễn Mạnh Thưởng, công nhân, Norderstedt - Đức Quốc 187. Tuấn Vũ, kỹ sư IT, Riverside, CA - Hoa Kỳ 188. Hoàng Vũ, tài xế, South Carolina - Hoa Kỳ 189. Trần Đăng Quang, nghề tự do, Hà Nam 190. Nguyễn Ngọc Thành, sản xuất mộc gia dụng, Biên Hoà - Đồng Nai 191. Đoàn Nhật Hồng, nguyên Giám đốc sở GDĐT tỉnh Lâm Đồng, Đà Lạt 192. Ngô Duy Quyền 1974, kỹ sư cơ khí, Hà Nội 193. Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, Q.1, TP.HCM 194. Đỗ Thịnh, hưu, Hà Nội 195. Lisa Nguyễn, Vancouver BC - Canada 196. Nguyễn Triền, kts tự do, TP.HCM 197. Lưu Hồng Thắng, công nhân, Hoa Kỳ 198. Nguyễn Thị Ngọc Quy, em TNLT Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, nội trợ, BRịa VTàu 199. Nguyễn Khanh, nhà báo, Hoa Kỳ 200. Lê Thiên Đức, sinh viên chính trị & quan hệ quốc tế, London - Anh Quốc 201. Phan Ngoc Tran, sinh vien, Denmark 202. Võ Ngọc Lục, nhà báo tự do, kinh doanh, Buôn Ma Thuột 203. Bùi Thị Hạnh, nông dân, Lộc Hạ - Nam Định 204. Triệu Thị Hạnh, làm ruộng, Hà Nội 205. Đỗ Văn Hà, làm ruộng, Hà Nội 206. Uyên Nguyễn, quản lý văn phòng, California - Hoa Kỳ 207. Jean Pierre Pham, Informaticien (điện toán), Paris - Pháp 208. Đoàn Huy Chương, cựu tù chính trị 209. Đào Thu, Giảng viên Đại học Ngoại Ngữ, thuộc Đại học Quốc gia, Hà Nội 210. Toàn Nguyễn, New Mexico - Hoa Kỳ 211. Phan Thị Hưởng, New Mexico - Hoa Kỳ 212. Ngô Thị Hồng Lâm, về hưu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu 213. Sư cô Thích Nữ Đàm Thoa, sư oan trụ trì chùa Non Đào, Bắc Giang (Tính đến ngày 16 /8/2020)  
......

Biểu tình đồng hành cùng các sắc dân chống Cộng sản Trung quốc tại thành phố Torono - Canada

Việt Tân| Hôm qua thứ Bảy, 1 Tháng Tám, 2020, lúc 1 giờ trưa, đảng bộ Việt Tân Toronto và các thân hữu đã cùng tham dự buổi biểu tình góp chung tiếng nói với cộng đồng các sắc dân Ấn Độ, Hong Kong, Taipei … để lên tiếng phản đối hành động xâm phạm lãnh thổ, lãnh hải, việc vi phạm nhân quyền, cuộc chiến tranh thương mại và dịch bệnh đang nguy hại đến toàn cầu của CS Trung Quốc. Trước buổi tuần hành, đại diện cộng đồng Ấn Đô đã có một lễ cầu nguyện cho các nạn nhân do chế độ CS Trung Quốc tàn độc gây ra. Sau đó là lời phát biểu của ông Ron Ban, đại diện sắc dân Ấn Độ, kêu gọi mọi người cùng chung tay tẩy chay hàng hóa của Trung Quốc, đặc biệt là dịch vụ Huawei và Tiktok đang lũng đoạn thị trường thế giới và trên đất nước Canada. Bện cạnh đó, ông cũng kêu gọi các tổ chức của Hong Kong, Taipei, East Turkistan, Đài Loan và Viet Nam … hãy cùng đoàn kết để tạo nên sức mạnh chung lên án mạnh mẽ hành động ngang ngược của nhà nước CS Trung Quốc đang thao túng thế giới. Bà Gloria Fung, đại diện cộng đồng Hong Kong lên tiếng kêu gọi sự hợp tác của mọi người ủng hộ cho công cuộc đấu tranh của người dân Hong Kong. Ông Trần Minh Thành, đại diện đảng bộ Việt Tân Toronto góp tiếng nói chung kêu gọi các sắc dân cùng đòi hỏi chính phủ Canada thực thi đạo luật Magnistsky, chế tài các quan chức CS Trung Quốc và CS Việt Nam trên đất nước Canada. Sau phần phát biểu của các cộng đồng là buổi tuần hành trên đường phố với đoạn đường gần 1 km. Mọi người cùng hô vang khẩu hiệu và dương biểu ngữ để đánh động lương tâm người dân Canada về hiểm họa của CS Trung Quốc. Buổi tuần hành được kết thúc vào lúc 2:30 chiều cùng ngày tại khu vực Dundas Quare, trung tâm thương mại của thành phố Toronto. Lĩnh Quyên tường thuật  
......

Là người Việt phải chăng là...định mệnh!

Ảnh công dân VN xuất khẩu lao động tại Uzbekistan đang kêu cứu nhà nước rước về Phạm Minh Vũ| ‘’Xin cho chúng tôi về nước’’, ‘’Mong Tổ quốc đừng bỏ rơi chúng tôi, Cầu cứu, hãy cứu chúng tôi’’ là một trong những lời cầu cứu của Công dân Việt Nam ở khắp nơi trên thế giới mong chính phủ hãy ra tay cứu họ trở về khi họ đang kẹt giữa những Quốc gia đang còn dịch, phần nữa, công việc đang bị ngưng trệ ở lại họ cũng sẽ chết đói, nên đó là nguyên nhân chính họ kêu cứu. Ảnh công dân VN xuất khẩu lao động tại Nhật đang kêu cứu nhà nước rước về Đáp lại lời kêu cứu của công dân mình, những đồng bào máu đỏ da vàng, ngày đêm oằn mình đi làm thuê làm mướn để gửi ngoại tệ giúp đất nước rũ bùn đứng dậy sáng lòa với năm châu mà Chính phủ VN im lặng đến nghẹt thở. Nhìn những công dân khác như Cannada, Hoa Kỳ, hay Úc, đều được chính phủ của họ quan tâm thông báo, và di tản từ sớm vì họ đa số đều là khách du lịch hay qua VN làm Leader hoặc văn phòng. Đôi khi ta tự hỏi vì sao xứ thiên đường này chẳng có quốc gia giãy chết nào qua làm thuê làm mướn cho ta, mà công dân xứ mình phải đi làm thuê cho người ta, rồi bị bỏ rơi giữa cái sự ngạo nghễ quá VN này? Hàng năm Việt Nam nhận khoảng 15 tỷ mỹ kim kiều hối, thì hàng trăm ngàn người lao động được đảng và chính phủ đẩy đi trong cái gọi là ‘’Xuất khẩu lao động là vinh quang ấy’’ cũng gửi về cho quê hương 5,6 tỷ mỹ kim, một con số lớn trong GDP chứ không hề nhỏ, có thể nói rằng những người này đang góp phần xây dựng quê hương giàu mạnh hơn cũng không là nói quá. Nhiều người trong số họ đang lo sợ đến ngày mai không biết ăn gì nên phải đồng lòng kêu cứu, dưới đây là 2 hình ảnh của 2 quốc gia là Nhật Bản và Uzbekistan mà thôi còn nhiều quốc gia người Việt cũng đang kêu cứu, nhưng đổi lại sự hy vọng của họ thì đều nhận sự phớt lờ của phía chính phủ VN. Tôi có nói chuyện cùng một số Bác sỹ, Y tá là người quen, trực tiếp điều trị ông Phi công người Anh, nghe họ kể mới thấy, làm người Việt phải chăng là một định mệnh? Sự tận tình chu đáo, nhiều đêm nhiều ca trực họ không dám ngã lưng vì sợ buồn ngủ nếu có mệnh hệ gì với tay phi công đó không chỉ bệnh viện mà lãnh đạo chính quyền họ chửi và đuổi việc, vì áp lực của chính quyền rất lớn không phải vì tiền 3,5 tỷ mà vì cứu được người Anh để có cái mà ngạo nghễ, có cái ba hoa và tự hào với dân đen. Chính Phủ VN ngày đêm cho tuyên giáo đưa tin về tình hình chữa trị phi công người Anh mà làm cho ta cảm tưởng rằng VN là một quốc gia vô cùng đáng sống. Nhưng có ai biết rằng, bên cạnh khu điều trị cho tay phi công đó, thì hàng ngàn người Việt phải nằm chui gầm giường, chen chúc nhau từng khoảng không gian để nằm có nơi mà điều trị, hàng ngàn bệnh nhân uống thuốc ung thư giả, bệnh nhân phải có gì đó cho bác sĩ mới nhận sự đối đãi tử tế hơn người khác. Và chưa kể cũng là người Việt, hàng chục ngàn người bị bỏ rơi ở xứ người mà chính phủ VN ngó lơ, không một lãnh đạo nào nhớ tới họ. Chúng ta tự hào vì điều gì? Ngạo nghễ vì điều chi? Khi ta tự hào ngạo nghễ cứu được người Anh như là một sự vĩ đại, thì người Việt họ nghe theo lời chính phủ kêu gọi xuất khẩu lao động là vinh quang đi làm thuê xứ người bị kẹt lại phải kêu cứu, ai sẽ tự hào cho họ đây?  
......

Ludwigshafen - Đức Quốc: Thông tin cho công luận! Lên tiếng cho dân oan!

Hiền Hòa| Trong những tháng vừa qua, vì những biện pháp đề phòng lây nhiễm vi khuẩn Covid-19, nên việc xuống đường lập quầy thông tin cho công luận về tình trạng đàn áp và bỏ tù hàng loạt những nhà báo và dân oan tại Việt Nam tuy không thực hiện được, nhưng anh chị em Việt Tân tại Đức luôn tận dụng mọi cơ hội để kêu gọi các tổ chức phi chính phủ, các giới chức và chức sắc quan tâm đến Việt Nam, nơi nhà cầm quyền Cộng Sản lạm dụng tình trạng đại dịch để thằng tay chà đạp nhân quyền. Hôm nay 4.07.2020, cùng với những thân hữu người Đức anh chị em Việt Tân đã đến trung tâm thành phố Ludwigshafen dùng hình ảnh và những dữ kiện để chia sẻ cho người địa phương về những trường hợp bị tù đày của những nhà báo Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Thành, Trần Đức Thạch, và những dân oan Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Phương, Trịnh Bá Tư và Nguyễn Thị Tâm... Ngoài ra, anh chị em tiếp tục vận động xin chữ ký cho ông Châu Văn Khảm, người công dân Úc gốc Việt bị bắt vào ngày 13.01.2019, khi về Việt Nam để tìm hiểu về tình hình nhân quyền. Ông bị kết án 12 năm tù với cáo buộc vô lý "hoạt động khủng bố nhằm chống lại chính quyền nhân dân.” Hiền Hòa Ludwigshafen, Đức Quốc, 04.7.2020
......

Làm sao giảm bớt lo lắng trong cuộc sống với corona virus

#TrầnDiệuChân #ĐôngXuyến #ViệtTân Chương trình hội thoại “Nét Đẹp Trong Đời Sống” cùng bác sĩ tâm lý Đông Xuyến và tiến sĩ Trần Diệu Chân mong đem lại niềm vui, tinh thần lạc quan, niềm hy vọng, hạnh phúc cho người xem, để rồi tất cả chúng ta cùng nhau góp phần tạo những thay đổi tích cực trong đời sống cá nhân, và trong xã hội. Chương trình Nét đẹp trong đời sống lần này chia sẻ những điều có thể làm để giảm bớt lo lắng, bảo vệ sức khoẻ tâm thần cho bản thân và gia đình trong cuộc sống khi mà chưa tìm ra thuốc trị hay thuốc ngừa Covid-19. ----------------- Nếu video này đã mang đến cho bạn thông tin hay, cần thiết, các bạn đừng quên bấm “Like”, “Favorite” và “Share” với những người bạn. Youtube Việt Tân cung cấp thông tin đa dạng, trung thực cùng với bình luận, quan điểm giúp bạn nhìn rõ hơn những vấn đề trong đời sống, xã hội kinh tế, chính trị của Việt Nam. Hãy cho mọi người biết bạn suy nghĩ gì về vấn đề này. SUBSCRIBE (GHI DANH ) với kênh Youtube Việt Tân https://www.facebook.com/viettan/ https://viettan.org/ Việt Tân là tập hợp của những con dân Việt từ mọi miền đất nước và khắp năm châu cùng khát vọng dân chủ hóa và canh tân đất nước. The mission of Viet Tan is to overcome dictatorship, build the foundation for a sustainable democracy, and demand justice and human rights for the Vietnamese people through a nonviolent struggle based on civic participation Liên lạc | contact: media@viettan.org
......

Bạn bè thế giới khắp nơi chúc mừng sinh nhật TNLT Châu Văn Khảm

    CHÚC MỪNG SINH NHẬT TNLT CHÂU VĂN KHẢM Hôm nay, 15 tháng 06 là sinh nhật lần thứ 71 của TNLT Châu Văn Khảm, ông hiện đang bị giam giữ trong nhà tù của đảng cộng sản Việt Nam. Ông Châu Văn Khảm là công dân Úc gốc Việt, là cựu trung uý hải quân Việt Nam Cộng Hoà, và là một người rất tích cực trong các hoạt động kêu gọi dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam tại Sydney, Úc Châu. Vào ngày 13 tháng 01 năm 2019, ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ trong chuyến đi về Việt Nam nhằm đánh giá thực trạng nhân quyền tại quê nhà. Ông đã bị vu khống tội “hoạt động khủng bố” và bị kết án 12 năm tù giam trong cả hai phiên xử sơ thẩm và phúc thẩm mà không có bất kỳ bằng chứng cụ thể nào. Bà Châu Quỳnh Trang, vợ ông Châu Văn Khảm nói với đài SBS rằng, gia đình đang vô cùng lo lắng vì từ đầu tháng hai đến nay là khoảng 4 tháng, gia đình không hề được thăm viếng, không được tiếp tế thuốc men, cũng như không được cho biết tin tức gì về ông. Ông Châu Văn Khảm là một người tâm với đất nước, với dân tộc, nên việc ông bị cáo buộc tội “khủng bố” là hoàn toàn phi lý. Nhiều hội đoàn, đoàn thể cũng như đông đảo đồng hương người Việt tại hải ngoại và cả các chính giới người Úc đã lên tiếng yêu cầu CSVN phải trả tự do cho ông Châu Văn Khảm ngay lập tức. Nhân dịp sinh nhật ông, kính chúc ông nhiều sức khoẻ, đầy niềm tin, luôn kiên tâm vững bước trên con đường đã chọn và sớm được trở về đoàn tụ với gia đình và cộng đồng. Happy birthday TNLT Châu Văn Khảm! =============================== Mong cộng đồng hãy cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư dưới đây để yêu cầu nhà nước CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, một người yêu nước đã bị kết án bất công. Link vào ký thỉnh nguyện thư: http://chng.it/dk98LjXTjh Amy Truc Tran
......

Không được thăm nuôi, tù nhân Việt kiều Úc Châu Văn Khảm ‘có thể chết’

SÀI GÒN, Việt Nam (NV) – Hôm 7 Tháng Sáu, gia đình tù nhân Châu Văn Khảm, nói với tờ The Guardian (Anh Quốc) rằng không ai trong gia đình hoặc đại diện chính phủ Úc được phép gặp, gửi đồ thăm nuôi ông trong gần bốn tháng qua. Ông Khảm, 70 tuổi, là công dân Úc gốc Việt, thành viên đảng Việt Tân, đang thi hành án 12 năm tù tại Việt Nam với tội danh “Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân” mà ông phủ nhận. Ông Khảm và những người bạn thuộc “Hội Anh Em Dân Chủ” tại Việt Nam, bị y án sơ thẩm qua một phiên tòa xử “án bỏ túi” tại Sài Gòn hồi đầu Tháng Ba năm nay. Luật sư và gia đình ông Khảm cho biết rằng tình trạng bệnh tật của ông khiến bản án 12 năm tù “giống như bản án tử.” Em gái ông, người sống ở Việt Nam, cho biết đã đi thăm ông trong tù lần gần nhất là vào Tháng Hai, gửi tiền và các loại thuốc trị bệnh cao huyết áp và mức cholesterol, bệnh tăng nhãn áp và sỏi thận, theo The Guardian. Thời điểm đó, gia đình được thông báo rằng ông Khảm không còn ở trại giam B34 của Bộ Công An CSVN tại Sài Gòn nhưng không cho biết nơi ông được chuyển đến. Vài tuần sau, gia đình ông được báo tin rằng ông ấy đã bị chuyển đến một nhà tù “cách Sài Gòn hơn ba giờ chạy xe” nhưng vẫn chưa được liên lạc với ông. Các chuyến thăm lãnh sự của sứ quán Úc Châu dự trù diễn ra từ Tháng Hai đến Tháng Năm đều bị hủy bỏ vì lo ngại về sự lây lan của COVID-19. Giấy phép cho một chuyến thăm vào Tháng Sáu được ghi nhận “đang chờ phê duyệt.” Anh Dennis Châu, được tờ báo dẫn lời: “Bố tôi bây giờ đã già yếu mà không được giao tiếp với thế giới bên ngoài. Tôi lo lắng sức khỏe và tinh thần ông bị suy sụp. Bây giờ, trước mắt bố tôi là một hành trình dài cho đến ngày được ra tù mà không nhận được bất kỳ sự trợ nào từ chính phủ Úc, có vẻ như họ đã quên mất ông rồi.” Mạng xã hội đang dấy lên lời kêu gọi ký thỉnh nguyện thư đòi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm. (Hình: Facebook Friends Of Chau Van Kham) Elaine Pearson, giám đốc tổ chức Theo Dõi Nhân Quyền Úc Châu, nói với tờ The Guardian: “Điều đáng quan ngại là giữa đại dịch, không ai từ lãnh sự quán Úc hay gia đình ông Khảm được phép đến thăm để kiểm tra tình trạng của ông. Thậm chí họ cũng không cho gọi điện. Vì lý do tuổi tác và tình trạng bệnh tật, ông ấy nên được ra tù càng sớm càng tốt và chính phủ Úc cần làm áp lực nhiều hơn cho điều đó. Chúng ta đã thấy một số trường hợp tù nhân chính trị Việt Nam được phóng thích đi Mỹ, Pháp và Đức trước đây, do vậy ông Khảm cũng có khả năng này.” Công an bắt ông Châu Văn Khảm và Nguyễn Văn Viễn vào ngày 13 Tháng Giêng, năm 2019, ở Sài Gòn và bắt Trần Văn Quyền vào ngày 23 Tháng Giêng ở tỉnh Bình Dương. Vào dịp này, công an bắt thêm ông Bùi Văn Kiên và các bà Nguyễn Thị Ánh, Trần Thị Nhài, cáo buộc họ làm giả giấy tờ, căn cước cho nhóm hoạt động. Tin tức cho hay ông Khảm bị bắt khi ông đang về Việt Nam và gặp một nhà hoạt động thuộc nhóm Anh Em Dân Chủ nhằm “tìm hiểu thực tế” về tình hình nhân quyền tại nước này. Ông cũng bị cáo buộc là đã dùng giấy tờ giả để từ Cambodia vào Việt Nam. Giới luật sư đã rất nhiều lần tố cáo các phiên tòa xử những người bất đồng chính kiến đều bất chấp các quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự của chế độ. Hồ sơ buộc tội ngụy tạo các chứng cứ trong khi các phiên tòa tuy gọi là “công khai” nhưng không cho người dân vào dự khán, ngoại trừ công an và các thành phần đảng viên, viên chức được chỉ định vào ngồi chiếm chỗ. (N.H.K)
......

Ban tổ chức Geneva Summit kêu gọi hành động: ký thỉnh nguyện thư yêu cầu trả tự do cho ông Châu Văn Khảm

Vào tháng 2 năm 2020 anh Denis Châu đã tham dự Hội Nghị Geneva Summit để lên tiếng vận động cho Cha của mình là ông Châu Văn Khảm. Ông Châu Văn Khảm là một nhà hoạt động nhân quyền cho Việt Nam và là một đảng viên Việt Tân. Ông đã bị bắt tại Sài Gòn vào tháng Giêng năm 2019, trong một chuyến đi gặp gỡ một nhà hoạt động tại đây để tìm hiểu về tình hình nhân quyền Việt Nam. Vào tháng 11 năm 2019, ông đã bị CSVN kết án 12 năm tù giam. Trong phiên Hội Nghị Khoáng Đại ngày 18 tháng Hai, anh Dennis Châu đã chia sẻ câu chuyện của cha mình để Thế giới nhận thức rõ hơn về tình trạng nhân quyền tồi tệ tại Việt Nam hiện nay và kêu gọi cộng đồng quốc tế cùng hành động yêu cầu nhà nước CSVN trả tự do cho ông Châu Văn Khảm, cũng như tất cả các tù nhân lương tâm khác. Trường hợp đảng viên Việt Tân được nêu ra tại Hội Nghị Geneva 2020: https://www.youtube.com/watch?v=pFT3V....be Dennis Châu vận động tự do cho cha, là TNLT Châu Văn Khảm tại Geneva Summit https://www.youtube.com/watch?v=qK4YnO9ClYc Ban Tổ Chức Geneva Summit vừa khởi động một thỉnh nguyện thư kêu gọi trả tự do cho một số tù nhân lương tâm trên thế giới, trong đó có ông Châu Văn Khảm. Mong các bạn cùng ký tên để đòi nhà nước CSVN trả tự do cho một người yêu nước đã bị kết án bất công. Link vào ký thỉnh nguyện thư http://chng.it/dk98LjXTjh  
......

"Kiện" Facebook thế nào

Ảnh: BI Vi Yên| Khi Facebook bắt đầu có những động thái thỏa hiệp rõ ràng với các chính quyền độc tài, bao gồm Việt Nam [1], thì một cơ chế mới đã ra đời hòng giúp người dùng Facebook gìn giữ và bảo vệ không gian tự do của họ trên Internet. Cách đây vài hôm, Ủy ban Giám sát (Oversight Board) đã ra mắt công chúng, nhằm giám sát và đòi hỏi cả Facebook lẫn Instagram phải tôn trọng quyền tự do ngôn luận. [2] Ủy ban này được thành lập sau hàng loạt hội thảo chuyên sâu dưới sự cố vấn của hơn 2000 chuyên gia đến từ 88 quốc gia. Theo các thành viên chủ tịch của Ủy ban này, Facebook tự nó không nên đưa ra quá nhiều quyết định về ngôn luận. [3] Từ năm nay trở đi, Ủy ban sẽ tiến hành xem xét những khiếu nại liên quan tới việc Facebook gỡ bài, xóa bài. Họ cũng phân tích và đưa ra những khuyến nghị đòi hỏi Facebook phải điều chỉnh những chính sách đang đi ngược lại quyền tự do ngôn luận, sự an toàn của người dùng, và quyền riêng tư. Chính Mark Zuckerberg, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Điều hành của Facebook, đã đích thân ký tên vào bản cam kết rằng Facebook sẽ hoàn toàn tuân thủ các quyết định của Ủy ban, trừ phi các quyết định này vi phạm luật. Điều đặc biệt là, Ủy ban Giám sát sẽ chỉ tập trung xem xét một số trường hợp quan trọng, từ đó xác định xem các quyết định gỡ bài, xóa bài của Facebook có vi phạm các giá trị mà công ty này đã tuyên bố hay chăng. Có thể hiểu rằng, điều này đồng nghĩa với việc Ủy ban Giám sát sẽ xem xét các hồ sơ tiêu biểu thay vì đi xử lý từng trường hợp đơn lẻ. Trong những tháng tới đây, Ủy ban này sẽ trình làng những trường hợp như thế nào thì được ưu tiên xem xét. Vấn đề xoay quanh quyền tự do ngôn luận của Facebook đã là câu chuyện làm đau đầu các nhà hoạt động xã hội trên khắp thế giới, từ Myanmar tới Saudi Arabia, hay Việt Nam. Tại Myanmar, hàng ngàn bài đăng trên Facebook đã được sử dụng để tấn công người Rohingya và kêu gọi giết chóc, trong khi có thời điểm Facebook chỉ có vỏn vẹn hai nhân viên xem xét lọc nội dung. [4] Trong khi đó, tại Việt Nam, những bài viết bị chính quyền liệt vào dạng "chống đối nhà nước" có thể bị gỡ mà không cần tính tới vấn đề tự do ngôn luận. [5] Kể từ nay, các nhà hoạt động trên toàn cầu đã có thể bắt đầu tính tới việc "kiện" Facebook cho từng vi phạm cụ thể lên Ủy ban Giám sát. Tuy sáng kiến này do Facebook khởi xướng từ tháng 11 năm 2018, song Ủy ban Giám sát không lệ thuộc vào Facebook. Họ vận hành độc lập nhờ khoản tài trợ 130 triệu đô-la Mỹ của một quỹ tín thác tách biệt khỏi Facebook. Điều đó cũng có nghĩa là Facebook không thể can thiệp vào các hoạt động của Ủy ban, ngoại trừ việc bổ nhiệm các thành viên chủ tịch đầu tiên - mà trong số đó có những người đã công khai chỉ trích Facebook kịch liệt vì vi phạm tự do ngôn luận. Trong số các thành viên Ủy ban, có thể kể tới một vài cái tên nổi trội như cựu thẩm phán của Tòa án Nhân quyền Âu châu (Andras Sajo), cựu tổng biên tập của tờ The Guardian (Alan Rusbridger), và lãnh đạo tổ chức Internet Không biên giới Phi châu (Julie Owono). Dự kiến, Ủy ban này sẽ bao gồm 40 thành viên, và tất cả các thành viên đều cam kết bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ các chuẩn mực quốc tế về nhân quyền. Còn nhớ mới tháng Mười năm 2019, ông chủ Facebook đã phải điều trần trước Quốc hội Mỹ suốt hơn năm tiếng đồng hồ với hàng trăm câu hỏi từ các ông bà nghị sỹ, mà khá nhiều câu chất vấn xoay quanh vấn đề quyền tự do ngôn luận và quyền riêng tư. [6] Song có lẽ khi Ủy ban Giám sát đi vào vận hành, Facebook vừa có thể "đùn đẩy" bớt trách nhiệm "quan tòa phán xử" cho Ủy ban, vừa thúc đẩy được các giá trị tự do mà Facebook đã cam kết trước nay. Đây cũng là một cơ hội tốt mà các nhà hoạt động nhân quyền Việt Nam có thể bắt lấy để bảo vệ không gian tự do ngôn luận hiếm hoi mà họ có được, trong bối cảnh chính quyền ngày càng siết chặt các không gian bên ngoài. --- Chú thích: [1] Facebook đồng ý kiểm duyệt những nội dung "chống đối nhà nước" Việt Nam: https://www.facebook.com/ViYen.Cr/posts/3223850377840502 [2] Thông cáo ra mắt của Ủy ban Giám sát trên New York Times: https://www.nytimes.com/…/opi…/facebook-oversight-board.html [3] Xem trang chủ của Ủy ban Giám sát: https://www.oversightboard.com/ [4] Câu chuyện Facebook ở Burma: https://www.reuters.com/…/special-rep…/myanmar-facebook-hate [5] https://www.reuters.com/…/exclusive-facebook-agreed-to-cens… [6] Đọc tóm tắt cuộc điều trần của Mark trước Quốc hội Mỹ: https://www.businessinsider.com/facebook-ceo-mark-zuckerber…    
......

Giới thiệu tập sách Đôi Dòng Sử Việt

Dinh Hoang| Đây là tập sách nhiều anh em trong nhóm Cùng Học Sử Việt đã góp phần thực hiện, quảng bá và nghe nói tới từ lâu. Hôm nay xin chính thức ra mắt anh chị em trong Nhóm. Không hẹn mà nên, với Đôi Dòng Sử Việt, đã có một buổi Ra Mắt Sách đặc biệt trong mùa đại dịch. Thường thì luật pháp không cho pháp tụ họp quá 10 người nên mời được một số người tới một phòng hội để nghe giới thiệu về một cuốn sách vào thời buổi này là chuyện không thể. Tuy nhiên cần sáng suốt để thấy giữa hai vế “Cùng tới một phòng hội” và “cùng nghe” đâu là chuyện chính, câu trả lời dứt khoát là “cùng nghe” mới là mục đích chính của chuyện giới thiệu, ra mắt một tác phẩm. Vô tình ngày 30/4/2020 đã thành ngày ra mắt của tập “Đôi Dòng Sử Việt”. Tuy thính giả không “cùng tới được một phòng hội” nhưng tác phẩm đã được giới thiệu, và trao gửi đến cả trăm, ngàn bạn đọc ở trong và ngoài nước. Ý tưởng đầu tiên của chúng tôi chỉ là làm sao trao tặng một món quà tinh thần để cùng tưởng niệm ngày 30/4/1975, ấn bản điện tử của tập “Đôi Dòng Sử Việt” là sản phẩm rất phù hợp. Tập sách này cho thấy ngày 30/4/1975 đã đến với dân tộc Việt Nam trong hoàn cảnh nào và những gì đã xẩy ra sau đó. Có bạn hỏi tôi: Nếu gửi tặng rộng rãi ấn bản điện tử thì còn ai cần mua sách nữa.                           Câu trả lời là: Với cuốn Việt sử, làm sao đến được nhiều người quan trọng hơn là làm sao bán được nhiều sách, tuy việc bán sách vẫn quan trọng vì có một số đông thích giữ và đọc bản in trên giấy hơn đọc trên máy. Hôm nay tôi xin ra mắt tập Đôi Dòng Sử Việt với anh chị em trong Nhóm và để trên trang của nhóm Cùng Học Sử Việt bản Soft đã gửi tặng độc giả các nơi vào ngày 30/4/2020: Đôi Dòng Sử Việt – Eng-VN Hoàng Cơ Định --------------     Mất 3 năm mới viết được cuốn Việt sử mỏng nhất   Cách đây hơn 3 năm, tôi có cơ hội trình bầy với một nhóm thanh niên một đề tài về Việt sử, dự trù sẽ có một câu hỏi thế nào cũng được đặt ra là: “Xin giới thiệu cho các em một cuốn Việt sử để đọc cho biết nguồn gốc“. Tôi kiếm trên Internet và hỏi han bạn bè, chịu thua, không có câu trả lời.   Không phải vì người Việt mình thiếu sách về Việt sử, nhưng nội dung vừa đủ để phù hợp với thì giờ đọc sách của mọi người thì không kiếm ra.   Cuốn Việt sử đầu tiên tôi nghĩ tới là cuốn Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim, cuốn này còn có thể lấy đọc miễn phí qua Internet.(https://quangduc.com/images/file/oOduVYLd1AgQABwg/viet- nam-su-luoc-tran-trong-kim.pdf)   Sách gồm 2 cuốn khoảng 700 trang, trở ngại chính là cuốn Việt sử này ngừng lại vào năm 1902 nên thiếu rất nhiều cho giai đoạn Việt Nam tranh đấu chống thực dân Pháp và hoàn toàn không có phần về cuộc chiến Quốc Cộng 1959-1975.   Một bộ sử khác, kể ra để biết, đó là Bộ Lịch Sử Việt Nam do Viện Sử Học Hà Nội thực hiệngồm 15 tập, trên 9.000 trang, giá bán cộng tiền gửi ra hải ngoại là 500 US$. Chưa kể tới phẩm chất bên trong, bộ sách này chỉ dành cho các thư viện để độc giả tham khảo, không phải là loại sách mua đọc để hiểu biết về lịch sử Việt Nam.   Một sách Việt sử khác rất có giá trị là bộ “Nhìn Lại Sử Việt“; của Lê Mạnh Hùng. Sách gồm 5 tập, gần 4.000 trang, giá tổng cộng khoảng 150 US$. Ai muốn tìm hiều về Việt sử rất nên đọc, nhưng không phải là cuốn Việt sử “đọc cho biết nguồn cội“; để giới thiệu cho giới trẻ.   Tuy không phải là sử gia, nhưng nếu chỉ chép và đúc kết lại thì tôi nghĩ tôi có thể làm được. Dự trù trung bình mỗi ngày viết một trang, chắc chỉ cần một năm là tôi có thể hoàn tất được cuốn Việt Sử Đại Cương khoảng 200 trang ghi lại từ thủa lập quốc tới thế kỷ 21. Sự ước tính lạc quan này đã làm tôi vất vả suốt 3 năm qua, dầu đã được các bạn hữu giúp đỡ rất nhiều.   Sau khi VSĐC Tập #1 hoàn tất vào đầu năm 2018 (chỉ mới Tập #1 đã trên 200 trang), phản ứng đầu tiên của độc giả là sách cần phải dịch qua Anh ngữ mới mong quảng bá được trong giới trẻ tại hải ngoại. Chúng tôi đã mất thêm 8 tháng nữa mới có được 2 cuốn song ngữ Anh - Việt và Pháp - Việt.   VSĐC Tập #2 dự trù hoàn tất vào tháng 8/2018 phải tới cuối năm 2019 mới xong. Tôi quyết định bao giờ hoàn tất các ấn bản song ngữ cho tập #2 này sẽ xuất bản một thể.   Qua năm 2020 tôi có một dự án ưu tiên hơn, đó là phải tổng hợp cả 2 tập VSĐC #1 và #2 thành một cuốn đúc kết thật ngắn gọn, khoảng 50 trang: Cuốn „Đôi Dòng Sử Việt“; ghi lại từ thủa lập quốc tới thời hiện tại. Đây mới là cuốn Việt sử hy vọng đáp ứng cho nhu cầu của giới trẻ.   Tôi mới có dịp nói chuyện về Việt sử dựa trên nội dung cuốn này với sinh viên lớp Việt ngữ tại Đại Học Stanford. Hy vọng ấn bản song ngữ sẽ được xuất bản vào tháng 4/2020 nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương nhằm ngày 10 tháng 3 Âm Lịch (2 tháng 4 năm 2020)./.  
......

30 tháng 4: Các chính khách Mỹ và các nhà hoạt động nói về thay đổi cho Việt Nam

https://www.youtube.com/watch?v=H_PMt_bJZuc Đảng Việt Tân Bắc Mỹ, Hệ Thống Truyền Thông Tiếng Nước Tôi, Hội Dân Chủ Cho Việt Nam đã cùng phối hợp tổ chức Lễ Tưởng Niệm & hội luận hôm 30/4/2020 với sự tham dự của các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam trong và ngoài nước cùng một số chính khách Hoa Kỳ từ hai đảng Dân Chủ và Cộng Hòa để tưởng niệm những người đã nằm xuống vì lý tưởng tự do, những nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản cũng như để gởi lời tri ân đến những người đang chấp nhận tù đày với hy vọng một ngày không xa ước mơ Việt Nam lớn mạnh trong tự do dân chủ sẽ thành hiện thực. Các diễn giả tham dự đã chia sẻ suy nghĩ, quan điểm của họ về tình hình và những thay đổi cần thiết cho Việt Nam. Chương trình có sự tham dự của: – Ông Đỗ Hoàng Điềm, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, Hoa Kỳ; – Linh Mục Đặng Hữu Nam, Nghệ An; – Luật Sư Lê Công Định, Sài Gòn; – Ký Giả Triều Giang, Hoa Kỳ; cùng các dân cử lưỡng đảng Hoa Kỳ như: – Dân Biểu Liên Bang Alan Lowenthal (Dân Chủ-California); – Dân Biểu Liên Bang Lou Correa (DC-California); – Dân Biểu Liên Bang Chris Smith (Cộng Hòa-New Jersey); – Dân Biểu Liên Bang Katie Porter (DC-California) Một số vị dân cử khác đã gởi thông điệp đến cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ để bày tỏ sự quan tâm về tình hình nhân quyền tại Việt Nam, như: – Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida); – Thượng Nghị Sĩ Liên Bang John Cornyn (CH-Texas); – Thượng Nghị Sĩ Liên Bang Mark Warner (DC-Virginia); – Dân Biểu Liên Bang Al Green (DC-Texas); – Dân Biểu Liên Bang Zoe Lofgren (DC-California)… Nguồn: Youtube Việt Tân
......

Kháng Thư Gửi Nhà Cầm Quyền CSVN Nhân 45 Năm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư

Kháng Thư Gửi Nhà Cầm Quyền CSVN Nhân 45 Năm Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư   Hải ngoại, ngày 30 tháng Tư năm 2020   Chúng tôi, những người Việt Nam hiện đang sinh sống tại Âu Châu xác định rằng: Ngày 30 tháng Tư năm 1975 là ngày đen tối nhất của lịch sử dân tộc Việt Nam. Ngay sau khi cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), một chính quyền tuy còn non trẻ nhưng hợp hiến và hợp pháp vì được người dân miền Nam bầu cử trong tự do, dân chủ, nhà cầm quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (VNDCCH) đã ra sức hủy hoại những giá trị nền tảng chính trị tự do, dân chủ của người dân miền Nam.   Đối với nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ, tuy tương quan lực lượng khá chênh lệch, nhưng chính quyền VNCH đã không ngần ngại dù phải hy sinh xương máu để ra sức chống trả khi giặc Trung cộng tấn chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974, trong khi chế độ VNDCCH và tay sai là Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã im lặng, dù đã được chính quyền VNCH yêu cầu cùng lên tiếng phản đối hành vi xâm lược của Trung Cộng vào lúc đó.    Ngày hôm nay, sau 45 năm cai trị toàn cõi đất nước Việt Nam, chế độ CSVN đã không mang lại độc lập, tự do, dân chủ và hạnh phúc cho người dân như khẩu hiệu rêu rao. Trái lại càng làm cho đất nước ngày càng lệ thuộc sâu vào Phương Bắc. Tự do dân chủ chỉ là những bánh vẽ dù trong hiến pháp của nước CHXHCN Việt Nam đã minh định rõ ràng. Người dân vẫn tiếp tục bị đàn áp dù họ chỉ lên tiếng trong khuôn khổ hiến pháp về quyền dân sinh, quyền dân sự; thậm chí khi người dân lên tiếng để bảo vệ môi sinh, môi trường và chống bá quyền Trung cộng xâm lược và giết hại ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.   Hạnh phúc cho người dân cũng chỉ là hoang tưởng khi mọi tài nguyên đất đai là “sở hữu của toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” (điều 53 HP). Trong thực tế chỉ là của đảng và đảng tạo cơ hội để đảng viên tha hồ chiếm hữu, khiến phát sinh tầng lớp dân oan đầy dẫy từ Nam chí Bắc tại Việt Nam… Trước họa xâm lăng từ Phương Bắc ngày càng lộ liễu của tập đoàn lãnh đạo cộng sản Bắc Kinh đang đè nặng lên đất nước và dân tộc Việt Nam, thì chỉ có đoàn kết toàn dân mới mong chống lại được.    Vì thế, nhân tưởng niệm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư lần thứ 45, chúng tôi những người Việt Nam tại Âu Châu gởi kháng thư này đến toà đại sứ CS Việt Nam tại Berlin và các nơi trên Âu Châu đòi hỏi nhà cầm quyền CSVN phải thực thi tự do, dân chủ để mang lại ấm no và hạnh phúc cho toàn dân. Có như thế thì mới khai phóng được sức mạnh của dân tộc để mọi người cùng chung tay chống Bắc Thuộc hầu bảo vệ lãnh thổ của tổ quốc VN.   45 năm đã quá đủ. Việt Nam phải đổi thay!   - Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn tại CHLB Đức, gồm 24 tổ chức và hội đoàn tại Đức quốc   Đại diện: bà Hoàng Thị Mỹ Lâm – hoangml69@hotmail.com - Phong Trào Dân Quyền UK-Anh quốc   Đại diện: ông Phạm Văn Chính – chinhpham0618@gmail.com - Cộng Đồng Việt Nam tại Liège, Vương quốc Bỉ   Đại diện: ông Lê Hữu Đào – lehdao2013@gmail.com - Hội Người Việt Tự Do tại Vương quốc Bỉ   Đại diện: ông Nguyễn Đức Hồ  – duchonguyen@hotmail.com - Vovinam - Việt Võ Đạo tại Vương quốc Bỉ   Đại diện: ông Võ Tân Tiến – tantienbelgique@yahoo.com  - Hội Người Việt Tự Do tại Đan Mạch    Đại diện: bà Nguyễn Kim Hương – kimhuongarhus@gmail.com          - Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản tại Hòa Lan    Đại diện: ông Nguyễn Quang Kế – quangkenguyen@hotmail.com          - Hội Bảo Tồn Truyền Thống Việt Nam tại Moss & Rygge, NaUy   Đại diện: ông Trần Bửu Thọ – hoibtttvn.nu@gmail.com          - Nhóm Tinh Thần Diên Hồng, gồm 12 tổ chức và hội đoàn tại Paris, Pháp quốc    Đại diện: ông Vũ Đăng Sơn – vudangson@gmail.com    ông Nguyễn Văn Minh – minh.ngvm@gmail.com          - Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Thụy Sĩ    Đại diện: Linh Mục Giuse Phạm Minh Văn – minhvan@bluewin.ch - Hội Người Việt Quốc Gia Lausanne tại Thụy Sĩ   Đại diện: ông Nguyễn Xuân Sơn & bà Trần Céline info@hoi-nguoivietquocgia-lausanne.ch                  - Hội Cựu Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa tại Thụy Sĩ   Đại diện: ông Trần Hữu Kinh – kingtran1@sunrise.ch          - Hội Anh Em Dân Chủ   Đại diện: ông Nguyễn Văn Đài – bfdvn@hushmail.me          - Hội Ái Hữu Người Việt Miền Trung Tỵ Nạn CS tại Âu Châu                                           Đại diện: ông Nguyễn Minh Chính – mchinh.nguyen@gmail.com   - Đảng Việt Tân   Đại diện: ông Trần Kỉnh Thành – thanhtran5458@gmail.com   -------------------------------- Protestschreiben an die kommunistischen Machthaber Vietnams anläßlich des 45. Volkstrauertags     Wir, Vietnamesen die in Europa leben, konstatieren:   Der 30.4.1975 ist der schwärzeste Tag in der Geschichte des vietnamesischen Volkes.   Unmittelbar nach der Besetzung der Republik Vietnam - eine zwar noch junge Regierung, aber eine verfassungskonforme und legitime, vom Volk demokratisch und in Freiheit gewählte - haben die Machthaber der Demokratischen Volksrepublik mit aller Gewalt die politischen Werte Freiheit und Demokratie der Vietnamesen im Süden zerstört.   Angesichts der heiligen Verantwortung, die territoriale Integrität des Mutterlandes trotz der ziemlich ungleichen Militärstärke, zu schützen, hatte die Regierung der Republik Vietnam ohne zu zögern, trotz Blutopfer die chinesischen Angriffe im Jahre 1974 auf die Paracel-Inseln erwidert, während das Regime der Volksrepublik Vietnam und seine Handlangerorganisation Front für die Befreiung Südvietnams schwiegen, obwohl sie von der Regierung der Republik Vietnam gebeten wurden, gemeinsam gegen das aggressive Verhalten von China zu protestieren.   Heute nach 45 Jahren Herrschaft in ganz Vietnam hat das kommunistische Regime dem Volk weder Unabhängigkeit, noch Freiheit, Demokratie und Wohlstand wie in ihrer Propaganda gebracht. Im Gegenteil ist Vietnam zunehmend tiefer in die Abhängigkeit von China gerutscht. Freiheit und Demokratie sind nur vorgegaukelt, obwohl sie in der Verfassung klar festgelegt sind. Die Bürger werden weiterhin unterdrückt, obgleich sie lediglich im Rahmen der Verfassung ihre Stimme bzgl. ihrer Bürger- und Menschenrechte erheben, oder selbst wenn die Bürger sich für den Schutz der Lebensgrundlagen und der Umwelt sowie gegen die chinesischen Aggressionen und Ermordungen von vietnamesischen Fischern auf dem Meer engagieren.   Der Wohlstand für das Volk ist auch nur systematischer Betrug, da Grundstücke und Landesressourcen laut Verfassung „dem ganzen Volk gehören, der Staat aber stellvertretend Eigentümer und Zentralverwalter ist.“ (Verfassung § 53). In der Realität beherrscht die Kommunistische Partei alle Landesressourcen, und eröffnet damit den Parteimitgliedern die Gelegenheit alles an sich zu reißen, sodass vom Süden bis in den Norden Vietnams überall die neue Schicht von Landraubopfern entstanden ist.   Angesichts der von Tag zu Tag deutlicher werdenden Bedrohung aus dem Norden durch Chinas Kommunistische Führung gibt es nur den Weg des Zusammenhalts im Volk, um dieser Gefahr zu begegnen. Deshalb schicken wir anlässlich des 45. Volkstrauertags dieses Protestschreiben an die kommunistische Botschaft Vietnams in Berlin und in Europa, um die kommunistischen Machthaber aufzufordern, Freiheit und Demokratie zu verwirklichen, um dem ganzen Volk Wohlstand und Glück zu bringen. Nur auf diese Weise sind alle Kräfte des Volkes zu mobilisieren, damit alle gemeinsam gegen die Gefahr aus dem Norden die territoriale Integrität unseres Landes schützen können.   45 Jahre sind mehr als genug! Vietnam muss sich ändern! ----------------------------------------------- Appeal to the Vietnamese authorities on the occasion of the 45th anniversary of 30 April 1975   We, the Vietnamese currently living in Europe, determine that: April 30, 1975 is the darkest day in Vietnamese national history. Immediately after the invasion of the Republic of Vietnam (the South), the Government of the Democratic Republic of Vietnam (the North)  undermined the values of the liberal and democratic rights of the people of the South. Even though the Republic of Vietnam was young, they were legally and constitutionally elected by the people of the South in freedom and democracy.   Regarding the sacred duty to protect territorial integrity, although the balance of military power was very skewed, in 1974, the Republic of Vietnam did not hesitate to sacrifice themself to combat the People’s Republic of China due to their illegal occupation of the Paracel Islands of Vietnam. At the same time, while the South was calling to speak out against this illicit Chinese occupation, the regime of the North and its henchmen (the National Liberation Front in the South), remained silent.   Today, after 45 years of governance throughout Vietnam, the regime has not brought independence, freedom, democracy and happiness to the people as its slogan indicates. On the contrary, it has made the country increasingly dependent on China.   Liberal democracy is only a misleading deception of the constitution of the Socialist Republic of Vietnam. The people continue to be oppressed even if they only speak out in favour of the constitution of civil rights, the environment and against Chinese dominance and killings of Vietnamese fishermen in the Vietnamese maritime territory in the South China Sea.   The happiness of the people is only an illusion, when all land and resources are "owned by the people, the State is the represented owner through unified management" (Article 53 HP). In reality, the current single party generates opportunities for its party members to dispose freely for their own gain, giving rise to injustices in both South and North Vietnam...    Facing the growing aggression of the People's Republic of China, which is admittedly burdening heavily on the country and the people of Vietnam, only the solidarity of all the people would allow Vietnam to resist.    Therefore, on the occasion of the 45th National Day of April 30, we Vietnamese in Europe send this appeal to the Vietnamese Embassy in Berlin, and to other Vietnamese Embassies in Europe to ask the Socialist Republic of Vietnam to exercise freedom and democracy to bring prosperity and happiness to all the Vietnamese people. In this way, we can free ourselves from the dictatorship, so that everyone can join forces to stand against China, in order to preserve Vietnamese territory.   45 years is more than enough. It is time for Vietnam to change! -------------------------------- Appel envoyé aux autorités communistes du Vietnam à l'occasion du 45ème anniversaire du 30 avril 1975   Nous, les Vietnamiens vivant actuellement en Europe, affirmons que:   le 30 avril 1975 est le jour le plus sombre de l'histoire nationale vietnamienne.   En Avril 1975, la République du Vietnam (RVN), encore jeune mais constitutionnelle, dotée d’un gouvernement légalement et démocratiquement élu par le peuple du Sud, fut envahie par le régime communiste du Nord, la République Démocratique du Vietnam (RDVN). Immédiatement après l’invasion, celui-ci a sapé les valeurs fondamentales de liberté et de démocratie du peuple du Sud Vietnam.   En 1974, face au devoir sacré de protéger l'intégrité territoriale et bien que le rapport des forces fût très désavantageux, la République du Sud (RVN) n’avait pas hésité à faire preuve de sacrifice pour contrer la Chine communiste (RPC) qui occupait illégalement les îles Paracels du Viet Nam du Sud (RVN).   Au même moment, alors que la RVN appelait à s’élever contre cette occupation illégale chinoise, le régime du Nord (RDVN) et sa marionnette, le Front de Libération Nationale du Sud restaient silencieux. Aujourd'hui, après 45 ans de pouvoir sans partage sur tout le Vietnam, et contrairement à son slogan, le régime communiste n'a apporté au peuple ni indépendance, ni liberté, ni bonheur.   Au contraire, ce régime a rendu le pays de plus en plus dépendant de la Chine. La « liberté et la démocratie » ne sont qu’imposture, bien que ces valeurs soient inscrites dans la constitution de la République Socialiste du Vietnam. La population continue à être persécutée même lorsqu’elle s’exprime dans le cadre de droits civils ;  elle est réprimée encore davantage lorsqu’elle se prononce pour l'environnement, contre l'hégémonie de la Chine et les tueries chinoises des pêcheurs vietnamiens dans  l’espace maritime vietnamien en mer d’Asie du Sud Est.   Le bonheur du peuple n'est qu’illusion lorsque toutes les ressources naturelles et foncières sont «détenues par le peuple, avec l'État comme propriétaire par une gestion unifiée» (article 53 de la Constitution). En réalité, tout appartient au parti unique actuel, qui génère des opportunités d’enrichissement pour ses propres membres, donnant naissance à des injustices au Sud comme au Nord Vietnam ...   Face à la menace croissante d’occupation chinoise qui pèse sur le Vietnam, seule l’union solidaire du peuple entier permettrait à la nation vietnamienne de résister.   C’est pourquoi, à l'occasion de la 45ème Journée nationale du 30 avril, nous, citoyens Européens originaires du Vietnam, envoyons cet Appel à l'ambassade du Vietnam à Berlin et aux ambassades vietnamiennes en Europe pour demander aux autorités communistes vietnamiennes de restituer et de respecter le plein exercice de la liberté et de la démocratie au Vietnam, afin d’apporter prospérité et bonheur à l'ensemble du peuple vietnamien. De cette façon, nous pouvons nous libérer de la dictature communiste afin que chacun puisse unir ses forces pour lutter contre l’occupation de la Chine et préserver l’intégrité du pays.   45 ans, c'est plus qu’assez.  Le Vietnam doit changer !    
......

Pages