Ba kịch bản “nóng” của bang giao Việt – Mỹ vào tuần tới, tháng tới

Phạm Bá Bình (VOA) Ông Joe Biden thăm Việt Nam vào tháng 5 này hoặc ông Nguyễn Phú Trọng sang Mỹ tháng 7 tới? Hay là một kịch bản thứ ba: Sẽ chẳng có chuyến thăm nào cả? Ai là người tối hậu quyết định? Ấy là ĐCSTQ, nhân tố không xa lạ – kẻ chuyên “thọc gậy bánh xe” trong những thời khắc then chốt đối với vận mệnh khốn khó của ĐCSVN đang vật vã với những thách thức cả về nội trị lẫn ngoại giao. Blinken mang thông điệp gì sang Hà Nội? Hôm 11/4 vừa qua, báo “Chính phủ điện tử” của Việt Nam đã được phép “chạy” tít lớn: “Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken sắp thăm Việt Nam”. Theo đó, trong chuyến công du lần này, Ngoại trưởng Blinken sẽ tới Hà Nội để thúc đẩy các cuộc thảo luận quan trọng với Việt Nam nhân dịp hai nước kỷ niệm 10 năm quan hệ Đối tác toàn diện. Dự kiến trong các cuộc gặp với các quan chức cấp cao của Việt Nam, ông Blinken sẽ trao đổi về tầm nhìn chung về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương kết nối, thịnh vượng, hòa bình và tự cường. Bản tin khá ngắn ngủi về nội dung này kết luận: Sau khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Blinken sẽ tới Karuizawa, Nhật Bản để tham dự Hội nghị Ngoại trưởng G7 và thảo luận với những người đồng cấp về phương hướng cho một loạt vấn đề toàn cầu, bao gồm xung đột Nga – Ukraine, giải trừ vũ khí hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân, an ninh lương thực, an ninh năng lượng và thúc đẩy tầm nhìn tích cực về một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Nên nhớ, các từ khóa về “tầm nhìn Indo-Pacific”, về FOIP là húy kỵ trong từ điển ngoại giao của Hà Nội cho tới những ngày gần đây. Bản tin trên kênh chính thống này khiến độc giả liên tưởng tới một phóng sự dài hơi khác của tờ “Tuổi Trẻ”: “Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhận lời mời thăm Mỹ từ Tổng thống Joe Biden”. Nhưng khác với bản tin trên báo Chính phủ, phóng sự này của “Tuổi trẻ” không chỉ dài mà còn chi tiết, đề cập đến nhiều vấn đề cả vĩ mô lẫn vi mô của quan hệ song phương. Điều lạ lùng là trong cuộc điện đàm tối 29/3 ấy (giờ Hà Nội), thật ra ông Biden chưa đưa ra lời mời chính thức đối với ông Trọng vào một thời điểm cụ thể nào cả. Hai bên chỉ “nhắc lại lời mời thăm cấp cao lẫn nhau” mà thôi. Hai nhà lãnh đạo được nói là đã “giao các cơ quan liên quan thu xếp thời gian thích hợp”. Nghĩa là động thái “cầm đèn chạy trước ô tô” của tờ “Tuổi Trẻ” cũng như của hàng trăm tờ báo “lề phải” của Việt Nam dịp ấy dường như được “lệnh” từ một cơ quan tối cao nào đấy. Và đây cũng là một hành vi truyền thông hiếm hoi ở trong nước, vốn thường rất thận trọng đối với các cuộc viếng thăm cấp Nguyên thủ quốc gia. Trong những trường hợp ấy, chỉ có người phát ngôn Bộ Ngoại giao mới có quyền ra tuyên bố. Từ ngày ông Trọng và ông Biden điện đàm cho đến khi tin về Ngoại trưởng Blinken sẽ có mặt ở Việt Nam từ 14 đến 16 tháng này, nhiều biến sự đã liên tiếp xảy ra trong bang giao Việt – Mỹ. Một dấu hiệu khá tích cực cho không khí mùa hè này so với mùa hè năm ngoái, là mặc dầu trước chuyến thăm Hà Nội của Ngoại trưởng Mỹ, Việt Nam vẫn đón Phó Thủ tướng Nga, nhưng Washington đã không cancel (hủy bỏ) chuyến thăm của ông Blinken như năm ngoái họ đã làm. Trước khi đáp chuyên cơ sang Hà Nội lần này, Ngoại trưởng Blinken đã tháp tùng Tổng thống Biden thăm Anh và Ireland. Giới phân tích không biết chắc chắn nhưng phỏng đoán, Ngoại trưởng Blinken phải có một thông điệp gì đấy rất quan trọng từ Tổng thống, nên từ Ireland ông Blinken bay thẳng sang Hà Nội. Ngoại trưởng Blinken chưa sang đến nơi mà tin đã rò rỉ cho truyền thông quốc tế, là ông sẽ được Tổng bí thư Trọng và Thủ tướng Chính tiếp đón, ngoài cuộc hội đàm với Ngoại trưởng Sơn, tất nhiên! Sự phân biệt tế nhị về khánh tiết Nên nhớ hồi tháng 8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris là quốc khách có hạng mà TBT Nguyễn Phú Trọng vẫn không dành thời gian tiếp bà, trong khi Thủ tướng Singapore đón, hội đàm, cùng họp báo với yếu nhân số hai này của Nhà Trắng. Nhưng lần này mọi chuyện có vẻ khác năm xưa! Các bỉnh bút quốc tế đặt câu hỏi: Liệu chuyến đi của Blinken có mang lại việc “nâng cấp chiến lược” cho quan hệ giữa Hoa Kỳ với một Việt Nam thân thiện với Trung Quốc? Chuyến đi của Blinken là một phần trong nỗ lực của Hoa Kỳ nhằm “nâng cấp quan hệ ngoại giao” với Việt Nam, vốn bị do dự trong “quá trình nâng cấp”. Nguyên nhân do dự được cho là những quan ngại của Hà Nội, sợ sẽ bị Bắc Kinh phật ý. Chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ lần này có thể đặt nền móng cho chuyến thăm chính thức của Tổng thống Joe Biden. Không ngẫu nhiên, “từ bên thứ ba”, dồn dập một loạt các tín hiệu: Tờ “Thời báo hoàn cầu”, một phiên bản từ nhật báo của ĐCSTQ, ngày 9/4 vừa nhắc nhở Việt Nam: Chuyến thăm Việt Nam của Blinken “sẽ không ảnh hưởng đến chiến lược tổng thể của Hà Nội do những lo ngại cố hữu và cơ cấu”. Nếu có nâng cấp thì chỉ nên hợp tác về kinh tế, khoa học và công nghệ, cần tránh về Biển Đông, vì dễ rơi vào ‘cạm bẫy” của đối đầu. Chưa hết, trong điện đàm giữa tân Thủ tướng Lý Cường (Ngày 4/4) và tân Ngoại trưởng Tần Cương (28/3) với Thủ tướng Phạm Minh Chính và Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn, các bên cùng nhắc lại về “tình hữu nghị truyền thống ‘vừa là đồng chí, vừa là anh em’ do Hồ Chủ tịch và Mao Chủ tịch đích thân gây dựng và dày công vun đắp” như sợ ông Chính và ông Sơn quên cam kết của TBT Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước XHCN có chung vận mệnh. Những động thái liên tiếp này của Bắc Kinh càng khiến dư luận cho rằng, thông điệp của Ngoại trưởng Blinken lần này phải có gì đấy khác thường. Chuyện ông Blinken sẽ dự Lễ động thổ xây tòa Đại sứ quan Hoa Kỳ ở Quận Cầu Giấy sắp tới cũng có ý nghĩa, giống như Phó Tổng thống Harris từng chứng kiến lễ ký thỏa thuận cho thuê đất xây trụ sở Đại sứ quán tại Hà Nội ngày 25/8/2021. Nhưng biến sự này chưa đủ mạnh để ông Tổng bí thư Việt Nam cho truyền thông tiết lộ trước là sẽ nghênh tiếp ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ. “Chọn một dòng hay để nước trôi?” Phải chăng, giờ là lúc các nhà cầm quyền cao nhất của Việt Nam buộc phải quyết, không thể “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước…” mãi nữa! Kinh tế TP Hồ Chí Minh quý I chỉ tăng trưởng 0,7%. Hàng loạt các thành phố trực thuộc trung ương không khá hơn bao nhiêu. Trong khi đó, 50 doanh nghiệp khủng của Mỹ vừa đến Việt Nam cùng bàn với chủ nhà “dọn ổ” như thế nào để giữ chân các “đại bàng”? Cả Giáo sư Carl Thayer lẫn ông Lê Đăng Doanh, Cố vấn cao cấp cho nhiều đời Tổng bí thư và Thủ tướng trước đây đều cho rằng, tình thế đã đến lúc hai nước nên chính thức nâng cấp quan hệ từ Đối tác toàn diện lên Đối tác chiến lược. Việc nâng cấp quan hệ sẽ “có lợi” về mọi mặt, nhất là về kinh tế và sẽ giúp “nâng cao vị thế của Việt Nam” trong lĩnh vực an ninh toàn cầu. Các bình luận không loại trừ khả năng chuyến thăm của ông Trọng tới Mỹ vào tháng 7 tới đây cũng đang được cân nhắc. Các nguồn tin ngoại giao xác nhận rằng có các kế hoạch đang được tiến hành để lãnh đạo Việt Nam thăm Washington. Nguyễn Tiến Lập, một luật sư ở Hà Nội, người chính thức là Giám đốc điều hành của công ty tư vấn kinh doanh quốc tế đầu tiên được thành lập tại Việt Nam, cho biết mối quan hệ chặt chẽ hơn sẽ giúp “tăng cường sự tin tưởng lẫn nhau về chính trị” giữa Washington và Hà Nội. Mặc dù bất kỳ sự nâng cấp quan hệ đối tác nào, dù lên “chiến lược” hay lên “chiến lược toàn diện” giữa Mỹ và Việt Nam đều khó có thể được công bố cho đến khi Tổng thống Joe Biden và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp nhau trực tiếp. Nhưng một Tuyên bố chung hay một Thông cáo báo chí (nếu có) khi kết thúc chuyến thăm của Ngoại trưởng Blinken có thể sẽ tiết lộ manh mối quan trọng về hướng đi của mối quan hệ song phương trong những tuần, những tháng tới đây. Vẫn có một luồng hy vọng khá mạnh mẽ trong giới quan sát, rằng, tháng 5 tới đây, Tổng thống Biden sẽ bay sang Hiroshima (Nhật Bản) tham dự Hội nghị G7. Thông điệp của ông gửi cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, qua Ngoại trưởng Blinken, nếu được đón nhận tích cực, biết đâu Tổng thống sẽ quyết định ghé qua Hà Nội để làm nên một chuyến công du lịch sử! Cho đến nay, mọi chuyện vẫn chưa có gì là chắc chắn. Một động thái đóng cửa trên biên giới Trung – Việt, giống như vài năm gần đây – khiến hàng triệu hộ kinh doanh Việt Nam điêu đứng – không có gì loại trừ là sẽ không tái lập. Cũng như ít ai ngờ, sau khi tặng TBT Nguyễn Phú Trọng cái Huân chương mang đầy những đầu lâu người, Trung Quốc vẫn không ngừng quấy rối các hoạt động thăm dò khí đốt của Việt Nam. Một tàu khảo sát nặng 2.600 tấn của Trung Quốc đã lai vãng trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ ngày 9/3/2023 cho đến ngày 25/3/2023. Cho nên ai dám chắc, ông Biden thăm Việt Nam tháng 5 hoặc ông Trọng sang Mỹ tháng 7 tới? Hay là một kịch bản thứ ba: Sẽ chẳng có chuyến thăm nào? Ai là người quyết định tối hậu? Ấy là ĐCSTQ, nếu Trung Quốc gây căng thẳng trong thời khắc then chốt đối với vận mệnh khốn khó của ĐCSVN đang vật vã với những thách thức cả về nội trị lẫn ngoại giao, thì mọi chuyện lại có thể “về lại điểm không”./.    
......

Ông Nguyễn Lân Thắng bị TAND TP. Hà Nội tuyên 6 năm tù giam và 2 năm quản chế

Ngày 12/4, TAND TP. Hà Nội đã xét xử blogger Nguyễn Lân Thắng (quận Đống Đa, Hà Nội) về tội danh Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Tòa án xử kín blogger Nguyễn Lân Thắng, không ai được vào trừ vợ và các luật sư bào chữa, tuy vậy lực lượng an ninh vẫn canh giữ nhiều người bất đồng chính kiến ở Hà Nội. Tại phiên tòa, ông Nguyễn Lân Thắng bị tuyên án 6 năm tù giam và 2 năm quản chế.   TINH THẦN CỐT LÕI CỦA ÔNG NGUYỄN LÂN THẮNG TRƯỚC PHIÊN TOÀ SƠ THẨM Luân Lê   Khi vào gặp ông Thắng trước khi diễn ra phiên toà, mà sẽ được xử kín vào ngày 12/4/2023, ông cho biết cần nói rõ quan điểm của mình cho các luật sư cùng hiểu và chia sẻ với ông trong những việc ông làm.   Ôn Thắng đã nói một cách tổng quan về mọi việc, được lược trình lại bởi đồng nghiệp của tôi, như dưới đây. ——— Hoạt động của tôi liên quan đến biểu tình chống Trung Quốc. Tôi là người đi chụp ảnh những người biểu tình, tôi đưa lên mạng xã hội những bức ảnh, phản ánh những vấn đề xã hội của người dân, nó là phản ánh lịch sử. Những bức ảnh đó là bằng chứng lịch sử và tôi là một phóng viên tự do.   Tôi đã thực hiện những việc liên quan đến xóa đói, giảm nghèo, xây trường học cho vùng cao, tham gia hỗ trợ thiên tai, lũ lụt, tham gia phong trào phản đối chặt cây xanh. Trong những chương trình này, chủ yếu tôi là người chụp ảnh.   Tiếp nữa là trong thảm họa Formosa, tôi tự thực hiện phim. Tôi đã đi biển với ngư dân để tôi hiểu được mức độ thiệt hại xảy ra là như thế nào. Tôi thực hiện những điều đó trên cơ sở quyền tự do báo chí, để phản ánh những mặt trái của xã hội mà báo chí chính thống không dám nhắc tới. Tôi tham gia với tư cách một người dân bình thường nên có điều kiện để quan sát kỹ hơn, gần gũi với dân hơn để có thể hiểu được những mong mỏi và quan điểm của người dân.   Trong quá trình tích lũy nhiều năm, tôi được truyền thông quốc tế quan tâm. Tôi tham gia hội nghị bàn tròn. Người ta phỏng vấn tôi. Tôi trả lời phỏng vấn rất thực tế, dựa trên sự hiểu biết và trải nghiệm của cá nhân mình. Họ phỏng vấn thì có kịch bản, tôi trả lời cũng theo phiên bản của kịch bản của họ. Trong những buổi phỏng vấn đó, tôi nghĩ những nội dung tôi nêu ra đã đụng chạm đến nhiều nhóm lợi ích.   …. Ông Trọng đã từng phát biểu: “Cua cạy càng, cá cạy vây. Ông Trọng phát động chiến dịch đốt lò. Trong quá trình đó, có thể tình trạng tham nhũng nhiều quá hoặc quá trình giải quyết tham nhũng chưa hiệu quả… và tôi thấy cần phải nói đến những sai lầm để thay đổi.   Nội dung tôi bình luận trên những video rất nhiều. Tuy nhiên, mục đích tôi không chống Nhà nước. Tôi muốn nêu ra những tồn đọng trong xã hội, ví dụ như nạn tham nhũng, lợi ích nhóm. Để các cơ quan chức năng cần xem xét, chứ tôi không có ý xúc phạm cá nhân hay chống nhà nước.   Trên truyền thông, tất cả những phóng sự, bài viết của tôi bao lâu nay, tôi rất công bằng. Tôi không phải phủ nhận sạch trơn, vì có những việc họ làm tốt, tôi vẫn phải công nhận, tôi vẫn khen ngợi. Tuy nhiên, riêng vấn đề tham nhũng là tôi không kiêng nể, dù đó là ai, là tổ chức nào.   Trong những phát ngôn của mình, có thể do cách biểu đạt của tôi có sai sót nào đó khi phê phán, chỉ trích. Nhưng những điều đó không thể bị xử lý hình sự. Nó có thể bị xử phạt hành chính.   Tôi có căn cứ để nghi ngờ rằng, những phát ngôn của tôi trong một thời gian dài, đã động chạm đến vây cánh của các nhóm lợi ích. Tôi thực hiện tất cả những công việc từ trước đến nay trên tinh thần công dân. Với mục đích là phản biện, đưa ra những khiếm khuyết để các cơ quan chức năng điều chỉnh, mục đích cuối cùng là làm cho xã hội tốt đẹp hơn.   Gia đình tôi là gia đình truyền thống, có nhiều đóng góp từ thời lập nước và giữ nước nên không đời nào tôi đi chống lại các thành quả của ông cha mình.   Những quy kết tôi trong vấn đề chống phá nhà nước do nhóm lợi ích đứng đằng sau. Do việc phê phán của tôi đã làm cho nhiều bộ phận dân chúng biết đến, ảnh hưởng lớn và sâu rộng. Tôi chưa bao giờ hối hận vì những gì tôi đã làm, tôi làm vì dân vì nước, nói lên tiếng nói công chính, dẫu hậu quả như nào tôi đã xác định trước. Điều quan trọng của tôi là phiên tòa phải được xử công khai. Vì những lẽ trên, tôi mong rằng HĐXX xem xét các bằng chứng để có thể đưa ra phán quyết mà lịch sử còn muốn nhắc lại.   ——— Khi được hỏi rằng nếu có đề xuất tị nạn chính trị thì ông nghĩ thế nào. Ông Thắng đã nói rất chắc chắn bằng diện mạo mạnh mẽ rằng: Đây là chuyện của riêng Việt Nam, không phải của bất kỳ quốc gia nào. Tôi là người Việt Nam, nên tôi sống và đấu tranh trước mọi thứ cũng là cho đất nước mình, cho dân tộc mình, với tư cách công dân Việt Nam, không phải để đi nước nào khác./.  
......

Chủ tịch Tân Hiệp Phát và con gái bị bắt giam, khởi tố.

Chủ tịch Tập đoàn tân Hiệp Phát - ông Trần Quí Thanh, và hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị khởi tố; ông Trần Quí Thanh và con gái Trần Uyên Phương bị bắt tạm giam. Bộ Công an Việt Nam vào chiều ngày 10/4 công bố các biện pháp vừa nêu của Cơ quan Cảnh sát Điều Tra đã tiến hành từ ngày 8/4 đến ngày 10/4 đối với ba người vừa nêu. Hai cha con ông Thanh bị bắt  lấy áo che còng tay  Theo Bộ Công an Việt Nam, ba cha con ông Trần Quí Thanh, Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích bị tố cáo bởi một số công dân tại Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Đồng Nai về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”, “Trốn thuế”, “Cưỡng đoạt tài sản” tại các dự án, bất động sản có giá trị đặc biệt lớn tại TP HCM và tỉnh Đồng Nai từ tháng 11/2020. Trong ngày 10/4, Cơ quan CSĐT cũng tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại chín địa điểm của ba cha con ông Trần Quí Thanh. Cơ quan CSĐT cho biết đến nay đã có đủ căn cứ để xác định hành vi của ông Trần Quí Thanh cùng hai con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích đủ yếu tố cấu thành tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” theo khoản 4 Điều 175 Bộ Luật Hình sự Việt Nam. Ông Trần Quí Thanh từng được nhiều người nhắc đến tại Việt Nam trong vụ án “con ruồi” trong sản phẩm chai nước ngọt của hãng này hồi năm 2015. Người tố cáo là ông Võ Văn Minh bị án bảy năm tù về tội “Cưỡng đoạt tài sản”. Ông Võ Văn Minh là một người bán nước giải khát tại Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Năm 2014 ông phát hiện ra trong một chai nước ngọt của công ty Tân Hiệp Phát có ruồi. Ông đã liên lạc với công ty này đòi số tiền một tỉ đồng, nếu không sẽ loan báo thông tin này để làm ảnh hưởng uy tín của công ty. Đầu năm 2015 công ty Tân Hiệp Phát đã đem 500 triệu đồng đến giao cho ông Minh để đổi lấy chai nước ngọt có ruồi. Và khi ông Minh nhận tiền thì công an ập vào bắt ông Minh. Ông Minh đã bị Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang tuyên án bảy năm tù. Sau đó tòa án nhân dân cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh bác đơn kháng cáo của ông Minh. Bản án đã xé toạt Luật Bảo vệ Người tiêu dùng. Doctor Thanh giúp tất cả doanh nghiệp có sản phẩm lỗi ngang nhiên thách người tiêu dùng "có ngon đi kiện cho biết thế nào là lễ độ"!   9 năm sau, chiều tối nay 10/4/2023, Doctor Thanh và hai con gái bị bắt tạm giam với nhiều tội danh tương đương nhưng gian ác hơn "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản," "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản," và "Trốn thuê"! Ta nói Luật Nhân quả chỉ gõ phím enter là ra, mà ra một lúc 3 cha con và 3 tội danh mới chịu!   Anh Võ Văn Minh nên đem khô ruồi vào thăm nuôi Doctor Thanh để làm kỷ vật!  
......

Bố mẹ của Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng gửi thư cho Tòa án nhân dân Hà Nội

Luân Lê BỐ (GS NGUYỄN LÂN TRÁNG) VÀ MẸ (GIẢNG VIÊN TRIẾT HỌC) GỬI THƯ VỀ VIỆC CỦA CON TRAI NGUYỄN LÂN THẮNG TRƯỚC PHIÊN XỬ   Thư gửi Toà án nhân dân Hà Nội   Kính gửi: Hội đồng xét xử Toà án nhân dân Hà Nội và những người có trách nhiệm.   Chúng tôi là Nguyễn Lân Tráng và Trần Thảo Nguyên, bố mẹ của Nguyễn Lân Thắng, người sẽ bị đưa ra xét xử sáng thứ tư, ngày 12/4/2023.   Nhận được tin Toà án sẽ mở phiên toà xét xử kín đối với Lân Thắng, hai vợ chồng tôi vừa hồi hộp vừa lo lắng. Hồi hộp là vì chúng tôi đã không được gặp Lân Thắng kể từ ngày Thắng bất ngờ bị bắt tạm giam (5/7/2022). Mặc dù thỉnh thoảng vẫn được tin vợ Thắng gửi đồ tiếp tế, song việc không được tận mắt nhìn thấy và nghe tin tức về con trai khiến hai vợ chồng già chỉ biết thấp thỏm chờ đợi. Cuối cùng thì chuỗi ngày bị điều tra kín và cách ly thông tin với gia đình của Lân Thắng sắp kết thúc. Chúng tôi thực sự kỳ vọng rằng những đại diện của công lý đất nước sẽ tiến hành phiên toà đúng đắn, minh bạch, và mong kết quả sẽ là vô tội, vì chúng tôi biết Thắng chưa bao giờ làm điều gì sai với gia đình, đất nước và lương tâm.   Tuy vậy, hai vợ chồng chúng tôi cũng rất lo lắng và thương con trai mình. Chúng tôi có Lân Thắng vào cuối năm 1975, khi đất nước đang trong niềm vui thống nhất. Gia đình hai họ đều là những cán bộ, công chức tận tuỵ, cùng đóng góp tâm trí và sức lực vào công cuộc xây dựng Tổ quốc, như bao người dân Việt Nam khác. Là những trí thức, chúng tôi không có nhiều điều kiện để cho con sự giàu có về vật chất, mà bù lại bằng những bài học về tu dưỡng bản thân, về lịch sử dân tộc, về lòng yêu nước, về những giá trị tiến bộ của văn minh nhân loại như tự do, bình đẳng, bác ái. Chúng tôi luôn cố gắng dạy con trai thành người thẳng thắn, tử tế và đường hoàng.   Lân Thắng đã lớn lên cùng đất nước, chứng kiến từng giai đoạn đi qua cả gian khó và từng bước đi lên của dân tộc Việt Nam. Thế hệ của ông cha chúng tôi đã chiến đấu bảo vệ tổ quốc, thế hệ của chúng tôi cũng đã tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ quốc và xây dựng đất nước, còn thế hệ của con chúng tôi đã chứng kiến và trực tiếp trải nghiệm những biến đổi to lớn nhất của dân tộc ta trong gần 50 năm qua. Lân Thắng là một trong hàng triệu nhân chứng sống cho tiến trình Đổi mới của Việt Nam.   Con trai chúng tôi từng có tuổi thơ với tem phiếu, được thấy ông bà cha mẹ chắt chiu từng manh vải mũi kim để lo cho cuộc sống của cả đại gia đình. Đại hội VI diễn ra cũng là lúc Lân Thắng học được rằng nếu lãnh đạo có sai phạm thì phải lên tiếng, để rồi cùng sửa sai trước khi quá muộn màng. Một chính quyền “xứng đáng với cái tên của nó phải tiếp nhận một cách vô tư mọi sự thật, bất kể từ phía nào tới, dù những sự thật đó làm phật ý những kẻ bị vạch mặt.” Và con chúng tôi đã thấm nhuần tư duy sống như vậy.   Sinh ra trong một gia đình trí thức có tiếng, cơ hội để sống nhàn hạ và dễ dàng của Lân Thắng không hề thiếu, và chúng tôi đã từng chỉ mong con trai có cuộc sống dễ dàng và đầy đủ hơn chúng tôi khi xưa. Lân Thắng đã may mắn có một người vợ giỏi giang và hai con còn rất nhỏ nhưng ngoan ngoãn hiểu chuyện. Nhưng khi chứng kiến những chuyện ngang trái, những điều bất cập, con chúng tôi không chọn cách nhắm mắt im lặng qua ngày.   Thắng đã lên tiếng, mạnh mẽ và quyết liệt bày tỏ thái độ với những biểu hiện tiêu cực và bất cập ở khắp nơi trên đất nước. Kể cả khi có những áp lực từ những người thân xung quanh, con chúng tôi vẫn sống đúng với những gì Thắng tin là đúng. Chúng tôi rất lo lắng cho Thắng và gia đình nhỏ, nhưng chúng tôi tôn trọng lựa chọn của các con mình. Con trai chúng tôi chỉ đang sống như một công dân yêu nước có trách nhiệm với xã hội.   Khi nhận được Cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội, trong kết luận con trai chúng tôi chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tuyên truyền luận điệu chiến tranh tâm lý và một loạt những tội khác, chúng tôi đã thấy rất ngạc nhiên. Chúng tôi cho rằng việc lên tiếng chống tiêu cực và đứng về những người yếu thế trong xã hội không phải là “tội chống chính quyền”? Cũng như việc được tặng sách từ bạn bè không thể là tội tàng trữ tài liệu có thông tin xuyên tạc phỉ báng chính quyền nhân dân?   Do không được có mặt tại phiên toà sắp tới, chúng tôi xin bày tỏ một vài suy nghĩ về Lân Thắng qua bức thư này và nhờ luật sư gửi đến với những người có trách nhiệm. Sau những trình bày trên, kính mong các vị thẩm phán, những người có trách nhiệm bảo vệ công lý sẽ xem xét và đưa ra kết luận đúng đắn về trường hợp của Nguyễn Lân Thắng!   Kính thư! Hà Nội 10/04/2023 Nguyễn Lân Tráng Trần Thảo Nguyên      
......

Hà Nội: Cấm các tour du lịch đến phố cà phê “đường tàu”

Ảnh; hiều khách du lịch đến tham quan, uống cà phê tại phố du lịch đường tàu tại Hà Nội RFA Các công ty du lịch tại Việt Nam được yêu cầu không tổ chức các tour du lịch đến “phố cà phê đường tàu” tại ngõ 224 Lê Duẩn, trong khu phố cổ Hà Nội, do lo ngại về an toàn. Tờ Independent loan tin trên trong ngày 7/3 theo nguồn tin của Thông tấn xã Việt Nam. Quyết định trên do Sở Du lịch Hà Nội đưa ra yêu cầu các cơ quan liên quan “nghiêm túc chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường sắt, trật tự đô thị”, đồng thời Sở giao lực lượng điều tra đẩy mạnh kiểm tra. Theo Sở du lịch, hiện nhiều du khách thường tới khu vực đường tàu thuộc phường Hàng Bông (Hoàn Kiếm) để tham quan và chụp ảnh. Một số đoàn khách du lịch được các xe đưa đến và tập trung tại khu vực chốt trực chắn số 5 Trần Phú, gây ách tắc giao thông, mất an toàn, tiềm ẩn nguy cơ cao xảy ra tai nạn giao thông đường sắt và gây áp lực cho các lực lượng bảo vệ hành lang an toàn đường sắt. Do đó, sở yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, vận chuyển khách du lịch trên địa bàn TP cần tuyên truyền, khuyến cáo du khách, đặc biệt là các khách nước ngoài không đến tham quan, chụp ảnh, uống cà phê, giải khát tại khu vực đường tàu thuộc tuyến đường sắt Phùng Hưng - Trần Phú - Lê Duẩn ở hai quận Hoàn Kiếm, Ba Đình. Đây không phải lần đầu tiên các quan chức Hà Nội buộc phải can thiệp vào những lo ngại về “phố đường tàu” này, bản tin ghi rõ. Vào tháng 9 năm ngoái, một đoạn đường đã bị đóng và các rào chắn được dựng lên sau khi một du khách Hàn Quốc va phải tàu hoả khi đang chụp ảnh tại tuyến phố “cà phê đường tàu” này. Thời điểm đó rất may tàu đi chậm nên du khách trên chỉ bị xây xát nhẹ. Theo Sở Du lịch Hà Nội, thủ đô của Việt Nam đã đón gần một triệu khách du lịch nước ngoài trong ba tháng đầu năm nay, con số này cao gần gấp sáu lần so với cùng kỳ năm ngoái. RFA    
......

Toà án Hà Nội sẽ xử kín nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng vào ngày 12/4

RFA Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội sẽ tổ chức phiên xử sơ thẩm với hình thức xử kín vào ngày 12/4 để xét xử blogger Nguyễn Lân Thắng về cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Gia đình và luật sư xác nhận thông tin này với Đài Á Châu Tự Do (RFA) Ông Nguyễn Lân Thắng, 48 tuổi, nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ và là blogger của RFA, bị bắt vào ngày 05/7/2022. Vào cuối tuần trước, toà án đã ra quyết định đưa ông ra xét xử. Ông đối diện với án tù từ năm năm đến 12 năm nếu bị kết tội. Bà Lê Bích Vượng, vợ của ông Nguyễn Lân Thắng, nói với RFA về phiên toà dự kiến vào thứ tư tuần tới: “Tôi được thông báo qua luật sư lịch xử phiên toà của anh Thắng sẽ diễn ra vào sáng ngày 12/4. Quyết định xét xử ghi là xét xử kín.” Bà Vượng cho biết cả gia đình và luật sư đều bất ngờ về quyết định xử kín vì trong vụ án của ông Thắng không có yếu tố nào dẫn tới phải xử kín. Bà nói: “Thậm chí các luật sư cũng ngỡ ngàng không hiểu tại sao bây giờ lại có quyết định xử kín. Những cái mà quy kết cho anh ấy anh ấy hoàn toàn vô tội nhưng với một phiên xử kín thì gia đình và bàn bè rất là hoang mang.” Điều 25 của Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: “Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, thuần phong, mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người dưới 18 tuổi hoặc để giữ bí mật đời tư theo yêu cầu chính đáng của đương sự thì tòa án có thể xét xử kín nhưng phải tuyên án công khai.” Phóng viên không thể gọi điện cho Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội theo số điện thoại đăng trên website của cơ quan này để hỏi về lý do đưa ra quyết định xử kín trong phiên toà xử ông Nguyễn Lân Thắng. Trong nhiều năm gần đây, các phiên toà chính trị xét xử người bất đồng chính kiến đều là phiên toà công khai, cho dù chỉ có một vài trường hợp số ít người thân được tham dự phiên toà còn bạn bè và người quen biết hay các nhà hoạt động khác hoặc bị quản thúc tại gia hoặc bị lực lượng an ninh ngăn cản bằng bạo lực khi họ đến gần khu vực xử án. Bà Vượng cho biết không một người thân nào của ông Thắng, kể cả bà, nhận được giấy mời tham dự phiên toà. Do vậy, gia đình và luật sư đang làm đơn đề nghị toà cho phép họ được vào phòng xử án để chứng kiến phiên xử. Dẫn cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội, bà Vượng cho biết chồng bà bị cáo buộc “tàng trữ” gần 20 cuốn sách trong đó có hai cuốn Chính trị Bình dân và Phản kháng Phi bạo lực của nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền Phạm Đoan Trang, người đang thụ án tù chín năm về tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước.” Tuần trước, ông Trương Văn Dũng cũng bị kết án sáu năm tù giam vì “tàng trữ” cuốn sách Chính trị Bình dân của Phạm Đoan Trang, bên cạnh việc trả lời phỏng vấn đài báo nước ngoài. Cáo trạng cũng cáo buộc ông Thắng “tuyên truyền chống nhà nước” bằng việc tham gia với tư cách là khách mời trong 12 cuộc hội luận bàn tròn về tình hình Việt Nam của Đài BBC (Anh Quốc). Bà Vượng cho biết những cuốn sách mà cơ quan công an thu giữ từ nhà bà là sách được tặng có chữ ký của tác giả, và một số cuốn mà bà mua ở hội chợ sách về cho con gái mình đọc. Bà chia sẻ thêm về phần trả lời phỏng vấn Đài BBC của chồng mình: “Anh Thắng có trả lời là các phần trả lời phỏng vấn đấy của anh ấy không vi phạm pháp luật, không tuyên truyền chống phá (nhà nước- PV) và anh ấy đang cùng các luật sư làm khiếu nại để phản đối kết quả điều tra của cơ quan điều tra.” Cáo trạng cũng đề cập đến Facebook Nguyen Lan Thang (Nguyễn Lân Ké) và trang Fanpage Nguyễn Lân Thắng nhưng thừa nhận trang này không công khai email và điện thoại cá nhân nên chưa xác định được thông tin đăng ký, tạo lập tài khoản, người quản trị trang Fanpage không công khai nên cũng không xác định được cá nhân quản lý, điều hành trang. Phóng viên cũng liên lạc với hai luật sư của ông Thắng là Lê Văn Luân và Lê Đình Việt để đề nghị bình luận về vụ án này. Luật sư Lê Văn Luân xác nhận phiên toà sẽ xử vào tuần tới và xử kín nên không thể trả lời RFA. Bà Vượng cho biết Công an Hà Nội đã kết thúc điều tra vào ngày 17/01 năm nay, và ông Thắng được gặp luật sư lần đầu vào ngày 26/02. Tuy nhiên, cho tới nay, gia đình vẫn chưa được gặp ông cho dù đã nhiều lần viết đơn đề nghị. Ông Nguyễn Lân Thắng xuất thân từ một gia đình khoa bảng ở Hà Nội. Ông nội ông là giáo sư Nguyễn Lân, tác giả cuốn Từ điển tiếng Việt được sử dụng từ nhiều thập niên qua. Nhiều người con của cụ Nguyễn Lân là giáo sư, tiến sỹ, hoặc bác sỹ nổi tiếng của Việt Nam. Kỹ sư xây dựng Nguyễn Lân Thắng tham gia phong trào biểu tình chống Trung Quốc xâm phạm lãnh hải Việt Nam từ năm 2011 và là một nhà nhiếp ảnh có nhiều đóng góp các hình ảnh và video về biểu tình vì chủ quyền biển đảo và đấu tranh chống bất công ở Việt Nam. Facebook Nguyen Lan Thang (Nguyễn Lân Ké) được cho là của ông hiện nay có gần 160.000 người theo dõi, mặc dù ông đang bị tạm giam tài khoản này vẫn hoạt động bình thường với nhiều bài đăng, chia sẻ... Ngoài ra, ông còn tham gia nhiều hoạt động thiện nguyện cùng với những người cùng chí hướng, như cứu trợ đồng bào miền Trung bị bão lụt, và xây trường cho trẻ em vùng cao. Ông Nguyễn Lân Thắng có nhiều vài bài viết về tự do, dân chủ và nhân quyền trên trang blog của RFA từ cuối năm 2013./.  
......

Cơ quan điều tra Việt Nam thuộc hàng giỏi nhất thế giới

Le Anh   Chỉ trong vài ngày điều tra vụ buôn số lượng lớn, 11kg ma túy đang gây xôn xao dư luận. Công an đã kết luận: 4 tiếp viên Hàng Không VN Airline "vô tội" và được trả tự do. Theo một số nguồn tin cho biết, một trong số những cô nầy, có một cô  là cháu của Võ Văn Thưởng Chủ Tịch Nước.. Mang một số lượng ma túy "khủng", đi qua con đường Hàng không xuyên quốc gia phải vượt qua nhiều trạm an ninh kiểm soát. Một khi đã dám đi theo con đường này thì chắc chắn phải có cả một tập đoàn làm việc có hệ thống, phối hợp từ trong ra ngoài, chứ không thể một hoặc vài cá nhân dám thực hiện phi vụ này.   Thế mà sau khi bắt, công an Việt Nam chỉ cần vài ngày điều tra tập đoàn buôn ma t.úy, công an Việt Nam thông báo kết quả ngay.   Các cơ quan tình báo an ninh ở những quốc gia tiên tiến như Mỹ, Anh, Úc…cũng phải nghiêng đầu kính cẩn bái phục công an Việt Nam.   Qua kết quả điều tra trên, làm cho một số dư luận nghi ngờ, có phải chăng những tiếp viên hàng không, có dính dáng liên hệ đến bà con, thân nhân hoặc con cái của các thành phần lãnh đạo không, mà công an vội vã kết luận rằng họ “vộ tội” và trả trả tự do ngay?   Khi nhắc đến vấn đề điều tra của cơ quan an ninh Việt Nam, làm cho người ta liên tưởng đến những vụ bắt bớ những người lên tiếng nói sự thật, thì thời gian điều tra phải mất ít nhất vài tháng, có người mất hơn 1 hoặc 2 năm mới có kết quả để truy tố.   Lê Ánh *** Bốn tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy được trả tự do Hải quan kiểm tra các tuýp kem đánh răng có chứa ma túy do các tiếp viên Vietnam Airlines mang về nước hôm 16/3/2023 - Hải Quan via Người Lao Động Bốn tiếp viên của hãng hàng không Vietnam Airlines bị tạm giam vì mang ma túy từ Pháp về TPHCM vừa được quyết định trả tự do vì chưa có đủ có căn cứ khởi tố. Thông báo từ cổng thông tin điện tử Bộ Công an cho biết như vậy. Bốn tiếp viên hàng không này bị phát hiện mang hơn 11 kg ma túy các loại trong vali trên chuyến bay từ Pháp về sân bay Tân Sơn Nhất, TPHCM, hôm 16/3 vừa qua. Theo thông tin được Hải quan và công an cung cấp cho báo chí, Công an TP.HCM kiểm tra, phát hiện trong bốn vali, ngoài các vật dụng cá nhân, có tổng cộng 327 tuýp kem đánh răng (chưa mở nắp, nhiều nhãn hiệu khác nhau, mỗi tuýp được đựng trong một hộp giấy riêng lẻ) và 17 chai nước súc miệng. Trong các tuýp kem đánh răng bị kiểm tra, cơ quan chức năng phát  hiện 157 tuýp chứa tổng cộng hơn 11 kg  matuys các loại là ketamine và MDMA. Trong họp báo hôm 17/3, Hải quan TPHCM cho biết nhóm tiếp viên, sau khi bị phát hiện mang chất cấm về nước, khai rằng khi ở Pháp họ được một người nhờ xách tay số hàng về nước với tiền trả công là 10 triệu đồng. Do quá bận việc, họ chỉ kiểm tra vài tuýp kem, không thấy có gì bất thường. Theo cơ quan công an, vì các tiếp viên không biết bên trong các tuýp kem đánh răng nhận vận chuyển có chứa ma túy nên chưa đủ căn cứ để xử lý hính ư. Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM đã khởi tố vụ án “vận chuyển trái phép chất ma tuý” để điều tra làm rõ bản chất vụ việc, xử lý nghiêm các đối tượng có liên quan theo quy định. Trong họp báo hôm 17/3, ông Bùi Lê Hùng - Chi cục trưởng Chi cục hải quan Tân Sơn Nhất cho biết, trong khi các cơ quan chức năng đang phối hợp để mở rộng điều tra bắt nhóm đối tượng chính "đáng tiếc có một tờ báo đăng thông tin đó lên, từ đó nhóm đối tượng đó biết nên không xuất hiện nữa". RFA    
......

Về dự án khu liên hợp gang thép ở Lộ Diêu

Chu Mộng Long   Theo lãnh đạo cơ quan chức năng và thị xã Hoài Nhơn (tỉnh Bình Định), "dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn được tỉnh cho chủ trương đầu tư ở thôn Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn) chỉ triển khai khi được sự đồng thuận cao của người dân". "Chừng nào dân đồng thuận thì mới làm. Quan điểm của địa phương là phát triển nhưng không đánh đổi, dân không đồng thuận thì có khi phải bỏ dự án". Lãnh đạo tỉnh Bình Định tuyên bố như vậy! Hoan hô tinh thần đó! Tôi là dân. Lãnh đạo trước và sau nghỉ hưu cũng là dân. Lợi ích cùng hưởng, tác hại cùng chịu. Công nghiệp hóa để phát triển đất nước là lợi ích chung. Tác hại đến tài nguyên và môi trường cũng là tác hại chung. Bầu trời không có ranh giới cho riêng ai để kẻ được hít thở không khí trong lành, còn người kia thì hít thở bầu không khí ô nhiễm. Biển cả cũng không có ranh giới cho riêng ai để kẻ thì được ăn tôm cá sạch, còn người kia thì phải ăn tôm cá bẩn. Đất có ranh giới về quyền sử dụng đất, nhưng rác thải khi chồng chất thành núi thì núi cũng có thể đè lên tất cả. Trừ phi có sự tính toán với mưu toan nào đó, rằng khi làm lãnh đạo thì có lợi ích riêng, còn dân sống chết mặc bay; kể cả lợi ích của một quốc gia này thu được mà quốc gia khác thì phải gánh chịu. Hỏi dân thì tôi tin khó có sự đồng thuận. Cá nhân tôi thì không thể đồng thuận, vì lợi bất cập hại. Theo tôi, lãnh đạo ngoài hỏi dân, lắng nghe ý kiến đa chiều, nếu có tâm, có tầm thì còn phải tự tìm hiểu nhiều hơn về ngành công nghiệp thép. Đánh giá trên giấy tờ so với thực tế bao giờ cũng có một khoảng cách. Dẫu có là cam kết vẫn cứ vi phạm cam kết, bởi nói như K. Marx, lợi nhuận đến 300%, kẻ ham lợi nhuận vẫn sẵn sàng đút đầu vào giá treo cổ. Nhiều công ty cam kết giấy trắng mực đen vẫn cứ ngấm ngầm xả thải, không thể kiểm soát được. Khi đưa được chúng vào giá t.reo c.ổ thì đã có vô số người bệnh tật và c.hết trước chúng, chưa nói, hậu họa kéo dài hàng trăm năm vẫn không khắc phục được. Thông tin về ngành công nghiệp thép thì mênh mông. ChatGPT tóm gọn thế này: Ngành công nghiệp thép có tác động lớn đến môi trường, đặc biệt là trong quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm thép. Dưới đây là một số tác động môi trường của ngành công nghiệp thép: Khí thải và ô nhiễm không khí: Các nhà máy sản xuất thép thải ra lượng khí thải lớn, gồm các chất độc hại như CO, CO2, SO2, NOx, hơi nước và các hạt bụi. Đây là nguyên nhân chính gây ô nhiễm không khí và khí nhà kính. Ô nhiễm nước: Quá trình sản xuất thép tạo ra nước thải chứa các hợp chất hóa học như amoniac, phenol và các kim loại nặng như chì, cadmium và thủy ngân. Những chất này có thể gây ô nhiễm và ảnh hưởng đến độc tố của nước. Rác thải: Ngành công nghiệp thép tạo ra lượng lớn chất thải như thép thừa, cát thép và tro lò hơi. Việc xử lý chúng có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nếu không được thực hiện đúng cách. Tiêu thụ năng lượng: Ngành công nghiệp thép tiêu thụ lượng năng lượng lớn, đặc biệt là trong quá trình sản xuất. Sử dụng các nguồn năng lượng không tái tạo để sản xuất thép có thể dẫn đến sự suy giảm của các tài nguyên tự nhiên và tăng lượng khí thải. Sử dụng nguyên liệu: Ngành công nghiệp thép sử dụng lượng lớn quặng sắt và cacbon để sản xuất thép. Việc khai thác và sử dụng các nguyên liệu này có thể gây ra tác động tiêu cực đến môi trường, bao gồm sự mất rừng, suy thoái đất và ô nhiễm môi trường nước. Do đó, việc giảm thiểu tác động của ngành công nghiệp thép đến môi trường là rất cần thiết. Các biện pháp có thể bao gồm sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, tối ưu hóa quá trình sản xuất và xử lý chất thải đúng cách, cải thiện hiệu quả. Không ngẫu nhiên mà các quốc gia giàu có chỉ lựa chọn nơi xa dân cư, xa biển, có thể là sa mạc, hoặc tìm đến một quốc gia nghèo khổ để đầu tư công nghiệp thép. Việt Nam có thể phát triển công nghiệp hiện đại, nhưng đâu phải thép là nhu cầu thúc bách? Có bao nhiêu thứ lạc hậu rất cần công nghiệp hỗ trợ như chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất nông cụ, y cụ... Mà thời đại này, cả thế giới đang phát triển kinh tế du lịch, tức công nghiệp xanh, đặc biệt phát triển kinh tế tri thức thay cho công nghiệp. Xuất khẩu tri thức có thể làm giàu hơn mọi ngành công nghiệp, như nhiều quốc gia đã và đang làm. Tại sao không đầu tư đào tạo, phát triển tài năng để xuất khẩu tri thức mà phải quẩn quanh với thép? Chu Mộng Long  
......

Xuất hiện hình thứ lừa đảo mới: Lừa con nhập viện, chuyển tiền phẫu thuật gắp

  Ước Mơ Việt Tân   Những ngày gần đây, hàng loạt phụ huynh ở Hà Nội và TP./HCM cho biết, họ nhận được những cuộc gọi thông báo yêu cầu chuyển một số tiền lớn với lý do con mình đang nhập viện và cần phẫu thuật khẩn cấp. Tâm lý người làm cha, làm mẹ, lúc nghe những tin đó chỉ biết tìm mọi cách để cứu con kịp thời, nên đã có một số người bị kẻ gian lợi dụng và chiếm đoạt một số tiền không nhỏ.   Cụ thể vào trưa ngày 3/3 vừa qua, Bệnh viện Chợ Rẫy tiếp nhận được phản hồi của 3 vị phụ huynh học sinh, có con em theo học tại trường Quốc tế Việt Úc TP. HCM tới bệnh viện để tìm gặp con mình, vì họ nhận được cuộc gọi cho biết con của họ đang cấp cứu tại đây.   Trước đó, có số điện thoại lạ tự xưng là “thầy giáo”, yêu cầu phụ huynh chuyển tiền để đóng viện phí gấp. Nhẹ dạ cả tin nên 2 vị phụ huynh đã chuyển vào số tài khoản của người lạ lần lượt 70 triệu đồng và 20 triệu đồng. Một vị phụ huynh bình tĩnh hơn, không chuyển tiền cho người lạ mà ngay lập tức tới bệnh viện để tìm con. Ngay sau đó, bệnh viện Chợ Rẫy đã có động thái cảnh báo người dân trước hiện tượng này. Sau đó các phụ huynh cũng được hướng dẫn trình báo tới các cơ quan có thẩm quyền.   Tại Hà Nội, một trường học cũng đã nhận được thông tin có 2 phụ huynh bị người lạ mạo danh giáo viên nhà trường, nhân viên y tế, yêu cầu chuyển tiền gấp để làm thủ tục nhập viện cho con. Tuy nhiên vì đã nghe được cảnh báo về những vụ lừa đảo này, nên phụ huynh đã xác minh với nhà trường, tránh mắc bẫy.   Ngoài 2 thành phố trên, nhiều địa phương khác trong cả nước cũng ghi nhận thực trạng lừa đảo như trên. Câu chuyện này đang khiến dư luận đặt nhiều câu hỏi. Phải chăng thông tin của học sinh không được nhà trường bảo mật, nên kẻ xấu có thể dễ dàng lợi dụng để qua đó lừa đảo không biết bao nhiêu người? Và mối liên hệ giữa nhà trường và phụ huynh, giáo viên dường như có khoảng cách, nên mới có sơ hở cho tội phạm lộng hành.   Thời đại ngày nay, con người đang ngày càng vô cảm trước những nỗi đau của người khác. Giáo viên, y bác sĩ, những ngành nghề được đề cao trong xã hội cũng ngày càng biến chất. Câu chuyện này đang được các cơ quan có thẩm quyền điều tra để làm sáng rõ, nhưng vẫn không thể không đặt câu hỏi: liệu rằng có bàn tay nào trong nội bộ các cơ sở giáo dục này tiếp tay cho kẻ gian để lừa đảo phụ huynh rồi chia chác “chiến lợi phẩm” hay không…   Nguồn: Tổng hợp #ƯớcMơViệtTân  
......

Chưa tốt nghiệp cấp 2, nhưng được giử chức Phó trưởng phòng văn phòng Đại diện Tạp Chí Việt Nam Hội Nhập

Văn phòng đại diện có phó trưởng đại diện chưa có bằng cấp 2 - Ảnh: T.X. Công an Đắk Lắk đã có kết luận phó văn phòng đại diện tạp chí chưa có bằng cấp 2 nhưng vẫn hành nghề, tác nghiệp báo chí nhiều năm liền.   Để được học cao đẳng, đại học cũng như ứng tuyển và được bổ nhiệm vào chức vụ Phó trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Việt Nam Hội nhập khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, bà Nguyễn Thị Hương đã sử dụng văn bằng giả và nhiều giấy tờ giả mạo.   Cụ thể, bà Nguyễn Thị Hương ( SN 1988 ), đang cư trú tại xã Cư Yang, huyện Eakar, tỉnh Đắk Lắk. Theo điều tra, bà này chỉ học hết lớp 9 và cũng chưa có bằng tốt nghiệp Trung học cơ sở.   Tuy nhiên, bằng mối quan hệ, vào năm 2009, khi đang làm phục vụ tại một quán cà phê ở TP.HCM, bà Hương đã được một người giúp đỡ để có tấm bằng tốt nghiệp giả của Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM.   Sau đó vào năm 2017, với tấm bằng giả này, bà Hương đã ứng tuyển vào Tạp chí Việt Nam hội nhập và trúng tuyển. Khi đang làm ở cơ quan này, bà đồng thời đăng ký học tại Trường đại học Trà Vinh theo hệ từ xa và đã được cấp bằng tốt nghiệp.   Đến tháng 10 năm 2020, bà Nguyễn Thị Hương được bầu làm Phó trưởng Văn phòng đại diện Tạp chí Việt Nam Hội nhập khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Sau đó vào tháng 9/2022, để được kết nạp vào Đảng, bà này cũng có hành vi khai gian lý lịch. Hiện nay, bà này đang là đảng viên dự bị. Với những hành vi có dấu hiệu vi phạm Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, bà Hương đã tạm thời bị đình chỉ các chức vụ và công việc đang nắm giữ để chờ cơ quan có thẩm quyết xử lý. Việc các cán bộ, lãnh đạo sử dụng bằng cấp giả để “trèo cao” không phải chuyện lạ, mà diễn ra hằng ngày. Bao nhiêu người mù chữ, thất học nhưng vẫn “cưỡi” trên đầu trên cổ dân, hạch sách cấp dưới, ra oai vì chút quyền đang nắm trong tay.   Mỗi năm có cả hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn sinh viên tốt nghiệp tại các trường đại học danh giá trong cả nước, nhưng vẫn bị thất nghiệp. Nhiều người vì cuộc sống mưu sinh phải đi làm thuê, làm mướn, những công việc tay chân, không phù hợp với tầm học thức của họ. Ấy vậy mà nhà nước lại dung túng, bao che cho những kẻ không đủ tâm-trí-đức lên nắm giữ những chức vụ quan trọng.   Một hệ thống điều hành như thế, sẽ không bao giờ có thể đưa đất nước thoát nghèo, chứ đừng nói là phát triển, sánh vai với các cường quốc năm châu.   Hệ thống giáo dục đang thất bại vì đào tạo nhân tài nhưng lại vô dụng trước đồng tiền. Xã hội này có quyền, có tiền mới có chỗ đứng, mới có được địa vị.   Bộ giáo dục cũng nên dẹp luôn các “hệ tại chức”, “học từ xa”, những thứ đó chỉ để làm đẹp cái “CV” của các nhà lãnh đạo đương nhiệm, chứ chẳng có thể nhồi nhét thêm tí kiến thức nào vào những con người đó.   Cần một hệ thống trẻ hóa, hiện đại hóa hơn, mới có thể vực dậy đất nước và làm sạch bộ máy quan tham chỉ biết sách nhiễu người dân như hiện nay.   Nguồn: Tổng hợp  
......

Lá thư chung của 136 tổ chức kêu gọi hành động vì Hoàng Sa - Trường Sa

  Ngày 19 tháng 1 năm 1974 Cộng hòa Nhân Dân Trung Hoa ngang nhiên đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Bảy mươi bốn sĩ quan và binh lính Hải quân Việt Nam Cộng Hòa anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước.   Ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Quốc ngang nhiên đánh chiếm 6 hòn đảo thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sáu mươi bốn chiến sĩ Quân Đội Nhân Dân anh dũng hy sinh bảo vệ chủ quyền đất nước.   Từ đó, Trung Quốc không ngừng gia tăng sự bành trướng quân sự tại Biển Đông, thực hiện những hành vi xâm lược ngày càng trắng trợn và mạnh bạo, gây nhiều thiệt hại nhân mạng và tài sản cho người dân Việt Nam. Gần đây nhất, Bắc Kinh đã đưa ra Luật Hải Cảnh cho phép hải quân Trung Quốc bắn vào tàu và người Việt Nam trong vùng biển mà họ đơn phương tuyên bố chủ quyền.   Thế nhưng hàng chục năm qua, nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam vẫn chưa làm đủ để minh định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, giành lại lãnh thổ lãnh hải và bảo vệ người dân. Trong khi đó, người dân biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, công khai lên án các hành vi gây hấn của Bắc Kinh thì bị đàn áp, bỏ tù.   Bảo vệ chủ quyền, quyền lợi kinh tế và cuộc sống của ngư dân trên Biển Đông là trách nhiệm chung của mọi người dân Việt Nam. Trong tinh thần đó, chúng tôi kêu gọi mọi người dân Việt Nam ở trong và ngoài nước:   Thứ nhất, hãy cùng nhau mạnh mẽ lên án hành vi xâm lược của Trung Quốc trên mọi diễn đàn để Thế giới không quên Hoàng Sa và Trường Sa đang bị Trung Quốc chiếm đóng bất hợp pháp. Liên kết hoạt động để tạo sức mạnh cho phong trào đấu tranh giành lại chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt Nam.   Thứ hai, cùng sát cánh với nhân dân các quốc gia tự do dân chủ trên thế giới lên án và đòi hỏi Bắc Kinh phải chấm dứt các hành vi gây hấn hung hăng tại Biển Đông để bảo vệ an toàn cho ngư dân.   Thứ ba, cùng hành động để tạo áp lực yêu cầu nhà nước Cộng Sản Việt Nam trả tự do ngay lập tức cho những người Việt Nam yêu nước đang bị giam cầm vì chống Trung Quốc. Và chấm dứt chính sách ngăn chặn các sinh hoạt quần chúng nhằm phản đối hành vi xâm lược của Bắc Kinh hay vinh danh sự hy sinh của các binh sĩ trong hai trận chiến Hoàng Sa, Trường Sa và cuộc chiến biên giới phía Bắc.   Thứ tư, cùng lên tiếng đòi chính phủ Cộng Sản Việt Nam phải kiện Trung Quốc ra Tòa án Quốc tế để xác định chủ quyền.   Trung Quốc đang bị các quốc gia tự do dân chủ xem là mối đe dọa cho an ninh và trật tự thế giới. Đây là lúc chúng ta cần thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa những hành động cụ thể góp phần vào nỗ lực cùng cộng đồng thế giới ngăn cản sự bành trướng bất hợp pháp của Trung Quốc và giành lại chủ quyền Hoàng Sa – Trường Sa của dân tộc Việt Nam.   Trân trọng, Bấm vào đường link để xem danh sách 136 tổ chức: https://docs.google.com/document/d/1Qrzq4UzkTjd-adPvIE5tPTFZLV6_GHdZv8IB1Qv_-qk/edit?fbclid=IwAR159AxwsImy0YjuuxCxO07O5OBbM2FWvmbDM727lWLEkemxkRKEW4FkdF4
......

Nhân vật trong bức ảnh lịch sử 30 Tháng Tư qua đời

Y Nguyên (SGN) Tin từ Bình Phước cho hay, cựu quân nhân VNCH Võ Phùng Dương đã qua đời do tuổi già sức yếu, một phần những di chứng chiến tranh đi kèm lao động nặng nhọc suốt một thời gian dài. Ông Võ Phùng Dương là nhân vật trong bức ảnh lịch sử về người thương binh VNCH đang chữa trị ở Tổng Y Viện Sài Gòn, đã phải chống nạng và dìu đồng đội thương tật nặng hơn mình bước ra sau khi quân Bắc Việt tràn vào, đuổi hết mọi người ra ngoài, kể cả những người đang mổ giữa chừng. Đôi mắt buồn và ngơ ngác trước sự thật quá phũ phàng của người quân nhân Võ Phùng Dương trong bức ảnh, được sử dụng nhiều trên các tờ báo nước ngoài về cuộc ngừng bắn vào buổi trưa ngày 30 Tháng Tư 1975. Thương phế binh Võ Phùng Dương, Số quân: 74/145 811, KBC: 3506, Tiểu Đoàn 52, Liên Đoàn 3, Biệt Động Quân, tạ thế vào 23g45, ngày 3 Tháng Ba 2023, hưởng thọ 69 tuổi. Linh cửu của ông được quàn tại nhà ở thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, Bình Phước – vốn là một miếng đất của ông chủ vườn thuê mướn ông từ giai đoạn “kinh tế mới”, thương tình cho để cất nhà, Từ năm 1979 ông sống ở đó, trồng rau nuôi gà để mưu sinh. Trong một phóng sự đi tìm nhân vật chứng nhân lịch sử với bức ảnh nổi tiếng, Báo Sài Gòn Nhỏ đã tìm đến nhà ông và thăm hỏi, chia sẻ và thương mến một công dân VNCH không khuất phục thời thế và cuộc đời của mình. Lúc đó, nhắc về nguyên cớ của việc có bức hình này, ông Dương kể với giọng buồn buồn “Người chụp tấm hình đó, là bạn của chú, cũng bị đuổi từ Tổng Y Viện ra, ảnh tên Lài. Sẵn tay đang cầm cái máy Kodak, ảnh kêu tên chú rồi chụp luôn. Không ngờ tấm hình đó sống dai vậy”, ông Dương nói rằng giờ cũng không biết Lài ở đâu, còn sống hay đã chết với những ngày tháng cam go không thua gì như cuộc chiến, sau cái Tháng Tư đó”. Sau năm 1975, khi có các phái đoàn quốc tế đến tìm hiểu cách ứng xử với các cựu quân nhân VNCH sau ngày 30 Tháng Tư, nhiều nhân chứng có kể về việc họ bị đẩy ra khỏi giường bệnh, bị đuổi ra đường không có thuốc men chuẩn bị cho các ngày kế. Nhưng không ai có mang giá trị lịch sử đầy sức nặng như ông Võ Phùng Dương, vì ông là người chứng kiến, là nạn nhân trực tiếp, và hình ảnh xuất hiện trên khắp thế giới. Nhắc lại giờ phút đó, ông Võ Phùng Dương nói, suýt bật thành tiếng chửi thề, “Họ nói giọng Bắc, kêu đ*t mẹ chúng mày cút ra hết”. Tất cả phải lặng lẽ kéo nhau ra bằng cổng sau, vì phía quân Bắc Việt không muốn bị dân chúng nhìn thấy cảnh tàn nhẫn này. Ông Võ Phùng Dương là thương phế binh VNCH, nhưng chưa một lần ghé đến được chương trình Tri ân TPB VNCH của các Cha Dòng Chúa Cứu Thế vì xa xôi và đi đứng bất tiện. Ông nói mình chỉ muốn gặp anh em là chính, chứ đời sống thì có thể tự lo toan được. Quà hỗ trợ, ông nói là để nhường cho anh em khó khăn hơn. Sự ra đi của ông Dương cũng là điều buồn và tiếc nuối của những người có lòng với di sản VNCH và khát khao ghi lại những chứng tích lịch sử, mà chưa có cơ hội để thực hiện./.  
......

Bắt tạm giam Tiến sĩ luật tham gia livestream của bà Nguyễn Phương Hằng

Ông Đặng Anh Quân và bà Nguyễn Phương Hằng trong một lần livestream RFA Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân, người đã tham gia các buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng, vừa bị khởi tố và bắt tạm giam với cáo buộc "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo Điều 331 Bộ luật Hình sự.  Báo Nhà nước vào tối ngày 24/2 cho biết ông Quân, giảng viên Trường đại học Luật TPHCM, bị bắt với vai trò là đồng phạm của bà Nguyễn Phương Hằng. Bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) bị bắt giam vào ngày 24/3/2022 để điều tra với cùng tội danh giống như của ông Quân.  Kết luận điều tra của cơ quan công an xác định bà Hằng thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, YouTube và TikTok tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet tại TP.HCM để xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm uy tín, danh dự của tám cá nhân trong đó có nhà báo Hàn Ni là người vừa bị bắt giam vào ngày 24/2 với cùng tội danh. Theo cơ quan điều tra, trong các lần bà Hằng livestream nói về ca sĩ Vy Oanh, nghệ sĩ Hoài Linh, có mặt hai khách mời là ông Quân và luật sư Nguyễn Đình Kim, hai chuyên gia luật này bị cho là đã có phát ngôn "không chuẩn mực" về các bị hại. Ông Quân tham gia livestream 11 buổi (từ tháng 10/2021 đến 3/2022). Trước khi bị bắt, các livestream của bà Nguyễn Phương Hằng thường hu hút hàng trăm ngàn người theo dõi mỗi buổi. Đáng chú ý là một buổi livestream vào ngày 14/11/2021 khi bà Hằng và những khách mời của buổi này trong đó có Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân đã “đổ đồng” báo chí cách mạng với báo chí phản động vì đã chỉ trích bà Hằng. Phát biểu trong buổi livestream này, ông Quân nói: "Chúng ta đề cập tới khái niệm truyền thông ở đây là truyền thông bẩn, báo chí là loại báo chí bẩn. Tức là bản thân tờ báo thì có thương hiệu và tờ báo không có lỗi mà vấn đề là nhà báo biến chất làm việc cho tờ báo đó mới là người có vấn đề." "Tức là họ lợi dụng chức vụ và công việc tại tờ báo đó cùng với thành phần biên tập đưa lên bài viết đó chứ bản thân tờ báo đó là đúng. Báo chí là cơ quan ngôn luận của Đảng, giúp cho nhân dân hiểu về đường lối chính sách của Đảng, giúp người dân hiểu về văn hóa của dân tộc Việt Nam. Cho nên chỉ có một số nhà báo bẩn mới đi xuyên tạc đả kích các tập đoàn lớn, các doanh nghiệp lớn. Cho nên chúng ta phải hiểu đúng và đừng qui kết "các tờ báo". Những phát ngôn về “báo chí cách mạng” trong livestream này sau đó đã bị Cục Phát thanh, Truyền hình và Thông tin điện tử xác định là có dấu hiệu vi phạm pháp luật, tung tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của nền báo chí cách mạng Việt Nam. Cũng liên quan đến vụ án bà Nguyễn Phương Hằng, hồi tháng 12 năm ngoái, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, lệnh khám xét chỗ ở đối với ba người khác là : Nguyễn Thị Mai Nhi (39 tuổi, trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (30 tuổi, nhân viên Công ty cổ phần Đại Nam) và Huỳnh Công Tân (28 tuổi, Trưởng phòng Truyền thông Công ty cổ phần Đại Nam). Cả ba người đều bị cáo buộc tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân."
......

Nhà báo Hàn Ni bị bắt với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”

Nhà báo Hàn Ni Nhà báo Hàn Ni của báo Sài Gòn Giải Phóng vừa bị Công an TPHCM khởi tố, bắt tạm giam vào ngày 24/2 về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân theo Điều 331 Bộ luật Hình sự. Nhà báo Hàn Ni (tên đầy đủ là Đặng Thị Hàn Ni), đồng thời là thành viên Đoàn Luật sư TPHCM, là người bị bà Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đại Nam) tố cáo tới công an là có hành vi xúc phạm, vu khống" và tấn công quỹ Hằng Hữu của Công ty Cổ phần Đại Nam. Bà Hằng yêu cầu cơ quan chức năng xử lý bà Hàn Ni; buộc chấm dứt việc sử dụng hình ảnh của bà khi không được sự đồng ý, đồng thời bồi thường thiệt hại. Tuy nhiên, hiện Công an TPHCM chưa đưa ra lời giải thích về hành vi phạm tội cụ thể của bà Hàn Ni là gì. Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt giam vào ngày 24/3/2022 để điều tra với cùng tội danh giống như của bà Hàn Ni.  Kết luận điều tra của cơ quan công an xác định bà Hằng thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, YouTube và TikTok tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp (livestream) qua mạng internet tại TP.HCM để xâm phạm bí mật đời tư, xúc phạm uy tín, danh dự của tám cá nhân trong đó có nhà báo Hàn Ni. Tám cá nhân bị bà Hằng xúc phạm bao gồm: ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo Hàn Ni), ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng Lê Công Vinh, ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Đinh Thị Lan. Liên quan đến vụ án của bà Nguyễn Phương Hằng, hồi tháng 4 năm ngoái, Công an TPHCM cho báo chí biết đã nhập đơn tố giác của nhà báo Hàn Ni đối với bà Hằng vào vụ án đã khởi tố đối với bà Hằng. Nhà báo Hàn Ni (sinh năm 1977) được báo chí Nhà nước đặt biệt danh là “Bông hồng thép” của làng báo TPHCM sau loạt bài điều tra về quán cà phê Xin Chào hay còn được biết đến là vụ án “Xin Chào” hồi năm 2016. Bài điều tra được cho là đã giúp chủ quán này thoát khỏi tù oan. Bài báo được giải Nhất giải Báo chí TP.HCM lần thứ 34 thể loại Phóng sự điều tra.    
......

Các luật sư vụ Tịnh thất Bồng lai có thể bị điều tra theo Điều 331

Năm luật sư bào chữa cho Tịnh thất Bồng Lai, từ trái qua: Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh và Đào Kim Lân. RFA Công an tỉnh Long An thông báo đã tiếp nhận tin báo về tội phạm của Cục an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) về việc một số luật sư trợ giúp pháp lý cho Tịnh thất Bồng lai/Thiền am bên bờ vũ trụ có dấu hiệu vi phạm Điều 331 và đang xử lý thông tin này. Thông báo ký ngày 03/02/2023 gửi tới luật sư Đào Kim Lân viết: Cục An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) phát hiện một số cá nhân trong đó có ông Đào Kim Lân đã có hành vi phát tán lên không gian mạng qua đoạn video, clip, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm “Lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017. Chỉ trong một thời gian ngắn sau khi ông Võ Văn Điền, một YouTuber ủng hộ bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt giam vào ngày 22/2  về cáo buộc "Gây rối trật tự công cộng," một loạt các luật sư, giảng viên luật có liên quan hoặc đối lập với bà Hằng đều bị bắt gồm các ông/bà: Đặng Anh Quân, Đặng Thị Hàn Ni, và Trần Văn Sỹ. Nhóm những người tu hành ở Tịnh thất Bồng Lai là đối tượng bị bà Hằng nhiều lần công kích trong các đoạn video phát trực tiếp trên mạng xã hội. Trong vụ án sáu thành viên của Tịnh thất Bồng Lai bị kết án theo Điều 331, năm luật sư là bà Ngô Thị Hoàng Anh và các ông Đào Kim Lân, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, và Trịnh Vĩnh Phúc đã trợ giúp pháp lý cho cụ Lê Tùng Vân và năm người tu tại gia khác. Về thông báo của Công an Long An gửi theo đường bưu điện mà luật sư Lân nhận trong ngày 22/2, ông cho biết văn bản này có thể ảnh hưởng đến việc hành nghề của các luật sư trong nhóm nên có người công bố, có người không công bố hoặc chưa công bố, tuy nhiên chắc chắn hai luật sư đã xác nhận là ông và đồng nghiệp Đặng Đình Mạnh. Ông Lân nói với phóng viên Đài Á Châu Tự Do (RFA) qua điện thoại: “Theo tôi dự đoán, thông báo này liên quan đến các nhận xét cũng như các nội dung tố cáo khiếu nại của chúng tôi đối với các cơ quan tố tụng tỉnh Long An, bao gồm Công an huyện Đức Hoà và An ninh Điều tra tỉnh Long An (trong vụ án Tịnh thất Bồng lai- PV). Và có thể họ nói về các nhận xét của chúng tôi về việc họ bao che bỏ lọt tội phạm và họ có dấu hiệu về việc dàn dựng, nguỵ tạo chứng cứ.” Ông nói nhóm luật sư cho rằng trong vụ án trên, phía công an có dấu hiệu dàn dựng, gài bẫy việc "lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của người có tên Hồ Phước Lợi và "bỏ quên" trong hồ sơ vụ án, bên cạnh hành vi bao che, bỏ lọt tội xâm phạm chỗ ở công dân, hủy hoại, trộm cắp tài sản của ông Võ Văn Thắng cùng những người liên quan… Nhóm luật sư có đơn tố cáo các sai phạm về tố tụng nói trên đến Bộ Công an và Cơ quan Điều tra Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tuy nhiên đơn lại được chuyển về Công an Long An và Viện Kiểm sát Long An là những bên đang bị tố cáo. Chia sẻ với RFA, ông cho biết trong quá trình bào chữa vụ án được nhiều người quan tâm, nhóm luật sư chịu nhiều sức ép, trong đó có cả thông tin nặc danh đe doạ bắt giữ ông và các đồng nghiệp ngay trong phiên toà. Trong thời gian tham gia bào chữa, nhóm luật sư đồng ý sử dụng kênh YouTube Nhật ký Luật sư của ông để đăng tải các thông tin về vụ án cũng như những phản bác của nhóm về các thông tin xuyên tạc trên mạng xã hội. Sau phiên phúc thẩm, các luật sư thống nhất không sử dụng kênh này cho công việc chung của nhóm, và nó trở về kênh cá nhân của ông Lân. Khi được hỏi liệu thông báo của phía công an có phải là biện pháp trả thù việc nhóm luật sư đã tố cáo các vi phạm của Công an Đức Hoà và Công an tỉnh Long An trong vụ án Tịnh thất Bồng lai, luật sư Lân nói: “Tôi chưa khẳng định họ có trả thù hay không, nhưng theo tôi, chúng tôi có đơn tố cáo họ có kèm theo tài liệu chứng cứ, mà từ Bộ Công an và Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chuyển về Viện Kiểm sát tỉnh Long An theo thẩm quyền, tới nay chẳng ai trả lời cả. Đùng một cái Công an Long An nơi chúng tôi đang tố cáo lại điều tra xem xét hành vi của chúng tôi, cũng liên quan đến một việc như vậy, ít nhiều gì chúng tôi nghĩ tính khách quan không có.” Do vậy, nhóm luật sư bảo vệ cho Tịnh thất Bồng lai đang xem xét gửi đơn cho Bộ Công an đề nghị một cơ quan độc lập điều tra nếu thấy có sai phạm từ phía luật sư trong nhóm để tránh “bên bị tố cáo điều tra bên tố cáo,” ông bổ sung. “Khi chúng tôi đang tố cáo những sai phạm đó, thay vì giải quyết xem xét, các anh lại quy chụp chúng tôi về những hành vi đó, kể cả các luật sư làm sao dám tố giác tội phạm?!” Ông nói nhóm luật sư có văn bản tố cáo với đầy đủ chứng cứ và sẵn sàng chịu trách nhiệm về các tố cáo này theo đúng pháp luật, và mong muốn được cơ quan chức năng giải quyết triệt để và công tâm. Luật sư Lân cho rằng chỉ có Bộ Công an vào cuộc mới có thể giải quyết dứt điểm những bí ẩn mờ ám trong vụ án này, bảo đảm pháp luật được thực thi cũng như bảo đảm sự an toàn của các luật sư khi hành nghề tại tỉnh Long An. Phóng viên có liên lạc với các luật sư khác của nhóm để tìm hiểu thêm thông tin. Hai luật sư Trịnh Vĩnh Phúc và Nguyễn Văn Miếng cho biết họ không nhận được thông báo như thông báo gửi luật sư Lân. Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh, trong tin nhắn gửi RFA nói: “Hiện nay, tôi không thể phát biểu điều gì cả, nhằm bảo vệ tuyệt đối quyền lợi cho các thân chủ mà tôi đang trợ giúp. Làm luật sư mà không thể bảo vệ tốt nhất thân chủ là điều đáng  xấu hổ và tôi đang rất lo lắng nếu phải bỏ dở hoặc phải từ chối bào chữa tiếp. Tôi mong là mọi việc sớm sáng tỏ để tôi tiếp tục hành nghề luật sư.” Bà cho biết tin này làm cho tất cả các thân chủ của luật sư hoang mang và có thể nói đây là một thiệt hại đương nhiên không có cách gì bù đắp cho bà và công ty Luật hợp danh Thủy Anh do bà làm chủ. Phóng viên không liên lạc được với luật sư Đặng Đình Mạnh để hỏi về vụ việc. Bình luận về việc một số luật sư trong vụ án Tịnh thất Bồng lai có thể bị điều tra theo Điều 331, một luật sư có thâm niên ở Hà Nội nói trong điều kiện ẩn danh: “Việc này dẫn đến mục đích khởi tố các luật sư này nhằm đe dọa giới luật sư, nhất là các luật sư nhân quyền và các luật sư dũng cảm khác.” Không muốn công khai danh tính, một luật sư tham gia bào chữa trong nhiều vụ án chính trị phát biểu với RFA: “Tôi cho rằng một hệ thống pháp luật cho dù có lỗi thời đến đâu nhưng nó được thực thi một cách nghiêm túc như chính quy định của nó cũng là tích cực. Hành nghề luật sư không đồng nghĩa là làm chính trị. Luật sư chính là người bảo vệ tính nghiêm túc của pháp luật hiện hành. Luật sư làm tốt chức năng đó cũng là đóng góp cho dân chủ hoá xã hội.” Vị luật sư này cho rằng các đồng nghiệp của mình phải thận trọng và tuân thủ pháp luật hiện hành, và như vậy họ vẫn có thể “mở miệng" một cách phù hợp, nếu không có thể tự mình "khoá miệng" mình. Tin, bài liên quan Tin Việt Nam Tịnh thất Bồng Lai: Tòa yêu cầu giám định tình trạng bệnh đối với ông Lê Tùng Vân Chủ Tịnh Thất Bồng Lai xin hoãn thi hành án tù Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Thi hành án hình sự với ông Lê Tùng Vân Công an Long An kêu gọi khai báo nếu ai bị Tịnh Thất Bồng Lai lừa về từ thiện Tịnh Thất Bồng Lai: Luật sư đại diện ông Thích Nhật Từ không được tiếp tục hành nghề  
......

Tàu cá VN lại bị Trung quốc cướp phá trên biển Hoàng Sa

Theo tin của báo Tuổi trẻ ngày 23.2.2023, ngư dân Huỳnh Văn Khôi, chủ tàu cá QNa-91829 cho biết lúc 10h sáng ngày 19-2, sau khi đánh bắt được 1,5 tấn mực và cá thì gió lớn nổi lên, ông Khôi tính đưa tàu vào một rạn đá thuộc quần đảo Hoàng Sa để neo trú tạm. Tuy nhiên trên đường vào thì bất ngờ một tàu lớn của Trung Quốc (lực lượng kiểm ngư Trung Quốc) mang số hiệu 4301 tìm cách tiếp cận và khống chế tàu cá của ông. Chúng bắt ông phải ký giấy bằng tiếng Việt, nội dung ghi là tàu cá của ông xâm phạm vùng biển Trung Quốc và chấp hành xử phạt, tịch thu ngư cụ. Vì bị khống chế nên ông phải ký, nhưng ông mở ngoặc và ghi rõ rằng tàu mình không xâm phạm chủ quyền Trung Quốc, chỉ đang đi tìm trú dông. Sau khi ký xong, chúng tiếp tục khống chế, bắt ông Khôi phải tự lấy dao chặt nát dàn lưới. Sau đó chúng lấy đi 1/2 bộ lưới đã bị chặt nát cùng 1,5 tấn cá, mực trên tàu cá ông Khôi rồi đưa qua tàu của chúng.   Theo nhiều ngư dân ở Núi Thành (Quảng Nam), thời gian gần đây lực lượng Trung Quốc gia tăng chèn ép, xua đuổi và đập phá ngư cụ để làm ngư dân Việt Nam nản lòng trên vùng biển Hoàng Sa truyền thống của người Việt.   Nhiều tàu cá đi đánh gần đầy cá thì bỗng bị cướp sạch, nặng thì người bị bắt rồi xử phạt, tàu cá bị tịch thu khiến ngư dân đổ nợ; nhẹ thì như trường hợp của ngư dân Khôi./.  
......

Dân K'Ren quyết Tử cho con cháu họ quyết Sinh

Văn Toàn   Vâng dự án đầu tư 1.000 tỷ nhưng bồi thường cho dân 20tr/1 sào...xin hỏi 20tr đồng bạc lẻ chúng tôi làm được gì khi mất 1 sào đất....Đất từ thời ông bà tổ tiên để lại nuôi sống gia đình chúng tôi bao đời nay khơi khơi nhà nước thu hồi với giá rẻ mạt không thoả đáng. Dân đến 80% không đồng ý nhưng vẫn chèn ép cưỡng chế để thu hồi khi dân không đồng ý...cho tôi hỏi yêu đồng bào ở đâu ạ? Chúng tôi đang bảo vệ tài sản của chúng tôi là sai à? Bà con Thôn K'Rèn, Lâm đồng bị cưỡng chế thu hồi đất, đe doạ người già và con nít. Chính quyền xã đến từng hộ gia đình trong vụ thu hồi đất thực hiện dự án, ép mấy trẻ con người Cơ Ho kí giấy, nếu không kí ra đường nhận mặt thì sẽ gặp đâu đánh đó. Chiều 17/2/2023, những cán bộ địa phương lợi dụng việc ở nhà không có người lớn (vì phần lớn người dân đang ngoài đồng ngày đêm túc trực bảo vệ đất) họ tới từng nhà bắt ép mấy đứa con nít kí hoặc nhận 1 giấy tờ nào đó, mấy đứa nhóc không làm theo và họ văng tục ra chửi, đe dọa ra đường nhận ra mặt sẽ đánh. Vài ngày trước đó, khi đưa máy móc san mặt bằng, 1 cán bộ xã đã văng tục, xưng mày tao với người dân, đe doạ dân nếu ra đường gặp được sẽ đánh họ. Cũng trong ngày 17/2/2023, chính quyền Xã cũng đã cử hội phụ nữ vào để xoa dịu lòng dân, nhưng người dân đã ngăn cản và chất vấn làm cho những người này câm nín.   Người dân tộc K' Ho (Cơ Ho) tại Thôn K'Rèn, X. Hiệp An, Đức Trọng Lâm đồng bị cưỡng chế thu hồi đất, khi mức bồi thường mà tỉnh đưa ra hết sức rẻ mạc, trong khi người dân chưa nhận tiền bồi thường hay đất tái định cư thì họ mang xe san bằng đất của người dân tộc Cơ Ho. Vài năm trở lại đây, tỉnh Lâm Đồng đưa ra dự án xây dựng hồ chứa nước nghe rất đồng bào mang tên hồ chứa nước "Ta Hoét", ngay chính người Cơ Ho cũng không biết tên này nghĩa là gì. Hai năm nay, chính quyền các cấp phổ biến cho người dân về việc thu hồi đất nông nghiệp thuộc địa bàn Thôn K' Rèn, X. Hiệp An, H. Đức Trọng, T. Lâm Đồng (nơi có đa số là người đồng bào dân tộc Cơ Ho sinh sống), K'Rèn cách trung tâm TP. Đà Lạt khoảng 15km, trong dự án tương lai của tỉnh, K'Rèn và các thôn lân cận có khả năng cao được sáp nhập thành 1 phường của thành phố Đà Lạt. Dự án được chính quyền địa phương phổ biến là có quy mô lớn, là dự án trọng điểm của tỉnh, có thể góp phần cho việc chứa nước hoặc những lợi ích khác mà hồ mang lại ( còn lợi ích sâu xa và bên trong thì chỉ có họ mới biết được). Trong quá trình giải toả để thu hồi đất, chính quyền đã nhiều lần đưa ra những văn bản đối với những người đứng đầu tôn giáo ở trong thôn K'Rèn (cả Công Giáo và Tin Lành) để thông qua những vị này, người dân sẽ nghe theo và chấp nhận đền bù. Trong đó, các tín đồ của Tin Lành thuộc chi hội Dơng Krieng (K'Rèn) nhiều lần lên tiếng về việc ông Mục sư quản nhiệm của họ liên tục hối thúc và thuyết phục họ nhận tiền đền bù ngay trong những bài giảng ngày Chủ Nhật, trong khi đó, ngay chính ông và họ hàng của mình là những người nhận tiền đền bù đầu tiên mặc cho đa số người dân vẫn chưa nhận tiền. Lí do họ không nhận số tiền này vì tiền được đền bù cho người dân hết sức rẻ mạt, thậm chí thấp 30 lần so với thị trường, trong quá trình đo đạc lại đất, nhiều diện tích đất của người dân bị đo hụt nhiều lần so với diện tích thực tế. Người dân không cam tâm, nên đã nhiều lần bỏ công sức tiền bạc, khiếu nại đến các các địa phương, thậm chí ra tận trung ương để khiếu nại sự việc. Ngay chính ngày 15/11/2021, ông Phan Đình Trạc, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương cũng đã đến tiếp xúc cử tri tại X. Hiệp An, trong lúc đó người dân thôn K'Rèn cũng đã nêu lên vấn đề này trước buổi tiếp xúc cử tri, nhưng dường như giá đất được đền bù vẫn không khá hơn là bao. Người dân ở đây sẵn sàng giao đất của họ với điều kiện chính quyền phải đền bù hợp lí và cấp đất tái định canh cho người dân, sao cho chất lượng đất ở đó phải tương đương như đất ở K'Rèn và thuận tiện cho việc đi lại, vì trên thực tế người dân ở đây sống bằng nghề trồng trọt, nghề này nuôi sống bao thế hệ con cháu người Cơ-Ho ở K'Rèn, các vựa hoa Lay-ơn dịp tết tiêu thụ ở các tỉnh trong nước phần lớn cũng được trồng từ đất K'Rèn mà ra. Kính mong đồng bào cả nước, trong nước cũng như hải ngoại, chia sẻ sự việc để đòi lại công bằng cho người dân tộc Cơ Ho chúng tôi, xin cảm ơn tất cả./.  
......

Biên giới tháng hai

Huy Đức Tháng Hai, những cây đào cổ thụ trước cổng đồn biên phòng Lũng Cú, Hà Giang, vẫn chưa có đủ hơi ấm để đâm hoa; những khúc quanh trên đèo Tài Hồ Sìn, Cao Bằng, vẫn mịt mù trong sương núi. Sáng 7-2 nắng lạnh, vợ chồng ông Nguyễn Văn Quế, 82 tuổi, nhà ở khối Trần Quang Khải 1, thị xã Lạng Sơn, ngồi co ro kể lại cái chết 30 năm trước của con trai mình, anh Nguyễn Văn Đài. Năm ấy, Đài 22 tuổi. Ông Quế nói: “Để ghi nhớ ngày ấy, chúng tôi lấy Dương lịch, 17-2, làm đám giỗ cho con”. Năm 1979, vào lúc 5giờ 25 phút sáng ngày 17-2, Trung Quốc nổ súng trên toàn tuyến biên giới Việt Nam, đánh chiếm từ Phong Thổ, Lai Châu, tới địa đầu Móng Cái. “Những đôi mắt” Hôm ấy, ông Quế không có nhà, vợ ông, bà Dự, bị dựng dậy khi bên ngoài trời hãy còn rất tối. Bà nghe tiếng pháo chát chúa ở hướng Đồng Đăng và phía dốc Chóp Chài, Lạng Sơn. Bà Dự đánh thức các con dậy, rồi 4 mẹ con dắt díu nhau chạy về xuôi. Tới ki-lô-mét số 10, đã quá trưa, bà rụng rời khi hay tin, anh Đài đã bị quân Trung Quốc giết chết. Anh Đài là công nhân đường sắt, thời điểm ấy, các anh đương nhiên trở thành tự vệ bảo vệ đoạn đường sắt ở Hữu Nghị Quan. Anh em công nhân trong đội của Đài bị giết gần hết ngay từ sáng sớm. Đài thuộc trong số 3 người kịp chạy về phía sau, nhưng tới địa bàn xã Thanh Hòa thì lại gặp Trung Quốc, thêm 2 người bị giết. Người sống sót duy nhất đã báo tin cho bà Dự, mẹ Đài. Cùng thời gian ấy, ở bên núi Trà Lĩnh, Cao Bằng, chị Vương Thị Mai Hoa, một giáo viên cấp II, người Tày, mới ra trường, cũng bị giật dậy lúc nửa đêm rồi theo bà con chạy vào hang Phịa Khóa. Hàng trăm dân làng trú trong hang khi pháo Trung Quốc gầm rú ở bên ngoài, rồi lại gồng gánh theo nhau vào phía Lũng Pùa, chạy giặc. Chị Hoa không bao giờ có thể quên “từng đôi mắt” của dòng người gồng gánh ấy. Giờ đây, ngồi trong một cửa hàng bán băng đĩa trên phố Kim Đồng, thị xã Cao Bằng, chị Hoa nhớ lại: “Năm ấy, tôi 20 tuổi. Tôi nghĩ, tại sao mình lại chạy!”. Chị quay lại, sau khi thay quần áo giáo viên bằng bộ đồ chàm vì được những người chạy sau cho biết, rất nhiều người dân ăn mặc như cán bộ đã bị quân Trung Quốc giết chết. Từ trên đồi, chị Hoa thấy quân Trung Quốc gọi nhau ý ới và tiến vào từng đoàn. “Cuộc Chiến 16 Ngày” Ngày 15-2-1979, Đại tá Hà Tám, năm ấy là trung đoàn trưởng trung đoàn 12, thuộc lực lượng Biên phòng, trấn ở Lạng Sơn, được triệu tập. Cấp trên của ông nhận định: “Ngày 22 tháng 2, địch sẽ đánh ở cấp sư đoàn”. Ngay trong ngày 15, ông ra lệnh cấm trại, “Cấp chiến thuật phải sẵn sàng từ bây giờ”, ông nói với cấp dưới. Tuy nhiên, ông vẫn chưa nghĩ là địch sẽ tấn công ngay. Đêm 16-2, chấp hành ý kiến của Tỉnh, ông sang trại an dưỡng bên cạnh nằm dưỡng sức một đêm bởi vì ông bị mất ngủ vì căng thẳng sau nhiều tháng trời chuẩn bị. Đêm ấy, Trung Quốc đánh. Ở Cao Bằng, sáng 16 tháng 2, tất cả các đồn trưởng Biên phòng đều được triệu tập về thị xã Cao Bằng nhận lệnh, sáng hôm sau họ tìm về đơn vị triển khai chiến đấu khi Trung Quốc đã tấn công rồi. Sáng 17-2, Tỉnh Cao Bằng ra lệnh “sơ tán triệt để khỏi thị xã”; đại đội 22 của thị xã Cao Bằng được trang bị thêm 17 khẩu súng chống tăng B41. Ngày 18-2, một chiếc tăng Trung Quốc có “Việt gian” dẫn đường lọt tới Cao Bằng và bị tiêu diệt. Nhiều nơi, chỉ khi nhìn thấy chữ “Bát Nhất”, người dân mới nhận ra đấy là tăng Trung Quốc. Đại tá Hà Tám công nhận: “Về chiến lược ta đánh giá đúng nhưng về chiến thuật có bất ngờ”. Tuy nhiên, Đại tá Hoàng Cao Ngôn, Tỉnh đội trưởng Cao Bằng thời kỳ 17-2, nói rằng, cho dù không có bất ngờ thì tương quan lực lượng là một vấn đề rất lớn. Phần lớn quân chủ lực của Việt Nam đang ở chiến trường Campuchia. Sư đoàn 346 đóng tại Cao Bằng nhiều năm chủ yếu làm nhiệm vụ kinh tế, thời gian huấn luyện sẵn sàng chiến đấu trở lại chưa nhiều. Lực lượng cầm chân Trung Quốc ở tuyến một, hướng Cao Bằng, chủ yếu là địa phương quân, chỉ có khoảng hơn 2 trung đoàn. Trong khi, theo tài liệu từ Trung Quốc, chỉ riêng ở Cao Bằng trong ngày 17-2, Trung Quốc sử dụng tới 6 sư đoàn; ở Lạng Sơn 3 sư và Lào Cai 3 sư. Hôm sau, 18-2, Trung Quốc tăng cường cho hướng Cao Bằng 1 sư đoàn và 40 tăng; Lạng Sơn, một sư và 40 tăng; Lào Cai, 2 trung đoàn và 40 tăng. Lực lượng Trung Quốc áp sát Biên giới vào ngày 17-2 lên tới 9 quân đoàn chủ lực. Ngày 17-2, Trung quốc tiến vào Bát xát, Lao Cai; chiều 23-2, Trung Quốc chiếm Đồng Đăng; 24-2, Trung Quốc chiếm thị xã Cao Bằng; ngày 27-2, ở Lạng Sơn, Trung Quốc đánh vào thị xã. Thế nhưng, bằng một lực lượng nhỏ hơn rất nhiều, các đơn vị Biên giới đã nhanh chóng tổ chức chiến đấu. Theo cuốn “10 Năm Chiến Tranh Trung Việt”, xuất bản lần đầu năm 1993 của NXB Đại học Tứ Xuyên, quân Trung Quốc đã gọi con đường tiến vào thị xã Cao Bằng của họ là những “khe núi đẫm máu”. Đặc biệt, tiểu đoàn Đặc công 45, được điều lên sau ngày 17-2, chỉ cần đánh trận đầu ở kilomet số 3, đường từ Cao Bằng đi về xuôi qua đèo Tài Hồ Sìn, cũng đã khiến cho quân Trung Quốc khiếp vía. Những người dân Biên giới cho đến hôm nay vẫn nhớ mãi hình ảnh “biển người” quân Trung Quốc bị những cánh quân của ta cơ động liên tục, đánh cho tan tác. Đầu tháng 3-1979, trong khi hai sư đoàn 346, Cao Bằng và 338, Lạng Sơn, thọc sâu đánh những đòn vu hồi. Từ Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt khỏi Phnompênh, hai quân đoàn tinh nhuệ của Việt Nam được điều ra phía Bắc. Ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân Đoàn III tới Na Rì; Chủ tịch Nước ra lệnh “Tổng Động viên”… ngày 5-3-1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước. Lào Cai, Sapa, Đồng Đăng, Lạng Sơn… bị phá tan hoang. Tại Cao Bằng, quân Trung Quốc phá sạch sẽ từng ngôi nhà, từng công trình, ốp mìn cho nổ tung từng cột điện. Nếu như, ở Bát Xát, Lao Cai, hàng trăm phụ nữ trẻ em bị hãm hiếp, bị giết một cách dã man ngay trong ngày đầu tiên quân Trung Quốc tiến sang. Thì, tại thôn Tổng Chúp, xã Hưng Đạo, huyện Hòa An, Cao Bằng, trong ngày 9-3, trước khi rút lui, quân Trung Quốc đã giết 43 người, gồm 21 phụ nữ, 20 trẻ em, trong đó có 7 phụ nữ đang mang thai. Tất cả đều bị giết bằng dao như Pol Pốt. Mười người bị ném xuống giếng, hơn 30 người khác, xác bị chặt ra nhiều khúc, vứt hai bên bờ suối. Lặng Lẽ Hoa Đào Ngồi đợi ông Nguyễn Thanh Loan, người trông giữ nghĩa trang Vị Xuyên, Hà Giang, chúng tôi nhìn ra xa. Tháng Hai ở đây mới là mùa hoa đào nở. Nghĩa trang có 1680 ngôi mộ. Trong đó, 1600 mộ là của các liệt sỹ hy sinh trong cuộc chiến tranh từ ngày 17-2. Ở Vị Xuyên, tiếng súng chỉ thật sự yên vào đầu năm 1990. Năm 1984, khi Trung Quốc nổ súng trở lại hòng đánh chiếm hơn 20 cao điểm ở Thanh Thủy, Vị Xuyên, bộ đội đã phải đổ máu ở đây để giành giật lấy từng tấc đất. Rất nhiều chiến sỹ đã hy sinh, đặc biệt là hy sinh khi tái chiếm đỉnh cao 1509. Ông Loan nhớ lại, cứ nửa đêm về sáng, xe GAT 69 lại chở về, từng túi tử sỹ xếp chồng lên nhau. Trong số 1600 liệt sỹ ấy, chủ yếu chết trong giai đoạn 1984, 1985, có người chết 1988, còn có 200 ngôi mộ chưa xác định được là của ai. Sau khi hoàn thành việc phân giới cắm mốc, cái pháo đài trên đỉnh 1509 mà Trung Quốc dành được và xây dựng trong những năm 80, vẫn còn. Họ nói là để làm du lịch. Từ 1509, có thể nhìn thấu xuống thị xã Hà Giang. Năm 1984, từ 1509 pháo Trung Quốc đã bắn vào thị xã. Trên đường lên Mèo Vạc, sương đặc quánh ngoài cửa xe. Từng tốp, từng tốp trai gái H’mông thong thả cất bước du xuân. Có những chàng trai đã tìm được cho mình cô gái để cầm tay. Một biên giới hữu nghị và hòa bình là vô cùng quý giá. Năm 1986, vẫn có nhiều người chết vì đạn pháo Trung Quốc nơi đoạn đường mà chúng tôi vừa đi, nơi các cô gái, hôm nay, để cho các chàng trai cầm tay kéo đi với gương mặt tràn trề hạnh phúc. Quá khứ, rất cần khép lại để cho những hình ảnh như vậy đâm chồi. Nhưng cũng phải trân trọng những năm tháng đã thuộc về quá khứ. Tháng Hai, đứng ở bên này cửa khẩu Chi Ma, Lạng Sơn, nhìn sang bên kia, thấy lừng lững một tượng đài đỏ rực mà theo các sỹ quan Biên phòng, Trung Quốc gọi là “đài chiến thắng”. Trở lại Lạng Sơn, những chiếc xe tăng Trung Quốc bị quân và dân ta bắn cháy hôm 17-2 vốn vẫn nằm bên bờ sông Kỳ Cùng, giờ đã được bán sắt vụn cho các khu gang thép. Ở Cao Bằng, chúng tôi đã cố nhờ mấy người dân địa phương chở ra kilomet số 3, theo hướng đèo Tài Hồ Sìn, tìm tấm bia ghi lại trận đánh diệt 18 xe Trung Quốc của tiểu đoàn đặc công 45, nhưng không thấy. Trở lại Tổng Chúp, phải nhờ đến ông Lương Đức Tấn, Bí thư Chi bộ, nguyên huyện đội phó Hòa An, đưa ra cái giếng mà hôm 9-3-1979, quân Trung Quốc giết 43 thường dân Việt Nam. Ông Tấn cũng chính là một trong những người đầu tiên trở về làng, trực tiếp đỡ từng xác phụ nữ, trẻ em, bị chặt bằng búa, bằng dao rồi quăng xuống giếng. Cái giếng ấy bây giờ nằm sâu trong vườn riêng của một gia đình, không có đường đi vào. Hôm ấy, anh Tấn phải kêu mấy thanh niên đi theo chặt bớt cành tre cho chúng tôi chụp hình bia ghi lại sự kiện mà giờ đây đã chìm trong gai tre và lau lách./.
......

Những người chống Trung quốc bằng máu của chính mình (II)

Truong Huy San   “Điều gì các viện sử quốc doanh không làm, người lính sẽ tự làm lấy. Đó là ý nghĩ bất chợt của tôi khi đọc đến trang cuối cùng tập bản thảo của một người lính có mặt tại Cao Bằng tháng 2-1979. Hơn 180 trang viết ngồn ngộn tư liệu, đang rất thô mộc. Vì thô mộc như những người lính nên nó quá sống động và vô cùng chân thực”.   Trên đây là mấy dòng tôi viết vào ngày 21-4-2020, khi cuốn sách vẫn đang ở dạng bản thảo. Gần 3 năm sau, bác sĩ Nguyễn Thái Long đã bổ sung rất nhiều tư liệu và cuốn sách chính thức được xuất bản có tên: TIẾNG VỌNG ĐÈO KHAU CHỈA [369 trang, Nhã Nam ấn hành]. Bác sĩ Nguyễn Thái Long là người mà vào ngày 17-2-1979, khi chiến tranh xảy ra đang là y sĩ của tiểu đoàn 1, trung đoàn 567.   Cuốn sách là những trang hồi ức về trung đoàn. Một trung đoàn, trong những năm 1977, 1978, chỉ được giao khoét núi mở đường; cho tới tháng 12-1978, tức là chỉ còn mấy chục ngày trước Chiến tranh, vẫn không được huấn luyện sẵn sàng, không được trang bị đầy đủ vũ khí, không được bổ sung quân số… Một trung đoàn địa phương mà đã phải đối đầu với hai sư đoàn chủ lực có xe tăng, pháo dàn… suốt 12 ngày đêm ở Tà Lùng, Khau Chỉa…   Có những trang viết như những thước phim:   “Một đám rất đông lính Trung Quốc bu quanh cây nhãn ở ngã ba thị trấn. Một sỹ quan của ta bị chúng buộc dây vào chân rồi treo ngược lên cành nhãn. Anh ấy bị tra tấn... Từ xa nhìn qua ống nhòm chỉ thấy anh rũ rượi, quằn quại… Một lúc sau, anh dãy lên vài cái rồi hy sinh. Mấy cậu trinh sát định nã vào đám lính Tàu mấy loạt AK nhưng anh Khắc ngăn lại, tầm bắn hơi xa, vả lại nhiệm vụ chính là đi trinh sát. Anh Khắc mắt đỏ hoe…”   Có những trang viết làm ta lặng người đi:   “Sáng sớm 2-3, bọn tàu tràn vào đen đặc cả cánh đồng… Hai nữ y tá của đại đội quân y trung đoàn là Đinh Thị Tuyến và Nguyễn Thị Huệ không còn đường rút đành đưa thương binh nặng ở lại hang Keng Riềng (Ngườm Hẩu) ẩn náu, cùng đi có cả mấy người dân tự nguyện giúp bộ đội chăm sóc thương binh. Cả hang chỉ có một khẩu CKC với mấy chục viên đạn…, Tuyến và Huệ đã bắn những viên đạn cuối cùng vào đám lính Trung Quốc tấn công lên hang. Bọn lính chặn cửa hang, dùng súng phun lửa, B40, B41 bắn vào... Hang Keng Riềng cháy đen khét lẹt, những xác người bị cháy thui co quắp, nứt toác...”   Có những trang viết làm máu trong người ta sùng sục sôi:   “…Ngày 28-2, liên lạc trung đoàn về báo cho đội văn công và trung đoàn bộ ở bản Chang về xã Hoàng Hải để rút cùng trung đoàn… Đoàn người hôm đó khoảng hơn bốn chục người, chủ yếu là nữ, vũ khí chỉ có 1 AK và 1 CKC... Vượt quốc lộ 3, đoạn Lũng Xỏm, Lạc Diễn chừng một cây số thì đụng ổ phục kích của lính Trung Quốc. Minh Lý nổ súng chặn giặc và hô anh chị em chạy lên núi. Chỉ có mấy người chạy thoát... Bọn lính Trung Quốc quây bắt được mười mấy người, chúng đâm chết mấy chiến sỹ nam, các chiến sỹ nữ văn công bị đám lính Trung Quốc lao vào xâu xé hãm hiếp, rồi dùng cọc nhọn, lưỡi lê đâm nát thi thể các cô gái. Hai mươi người bị giết hại, các thi thể nữ không một mảnh vải bị chúng phơi ngoài cánh đồng mấy ngày…”   Và, có những trang viết về người lính khi tiếng súng đã tạm yên vẫn làm ta khóc to lên nức nở:   “Tuần đầu tiên sau chiến tranh có một việc bất ngờ là tiểu đoàn được xem văn công xung kích ngay tại trận địa… Tốp ca nam ba người hát “Làng tôi sau lũy tre mờ xa…” Nhớ nhà, nhớ mẹ, nhớ quê rớt nước mắt. Suốt hơn một tháng, tin tức chỉ được nghe qua chiếc radio của chính trị viên, thư từ liên lạc bị ách hết, biết chắc mẹ ở nhà rất nóng ruột chờ tin…   Tôi nói với một cậu văn công: “Bạn về Thái Nguyên, đánh điện về cho gia đình tôi mấy chữ rằng tôi còn sống kẻo mẹ tôi khóc hết nước mắt.” Cậu văn công nghe xong nói nhỏ với anh Trưởng đoàn. Anh Trưởng đoàn đứng lên nói to, các đồng chí hãy cho chúng tôi địa chỉ về đến Thái Nguyên chúng tôi sẽ tìm cách báo tin về nhà sớm nhất. Anh vừa dứt lời, rào rào tiếng hoan hô, tiếng vỗ tay của lính…   Cuối năm đó tôi được về thăm nhà, mẹ tôi đưa tôi xem bức điện báo, gửi từ Thái Nguyên: “Mẹ đừng khóc, con trai của mẹ vẫn còn sống”.   Theo tác giả:   “Chiến tranh nghiệt ngã vô cùng, tháng 2-1979, có không ít những kẻ hèn nhát vứt súng chạy dài nhưng cũng rất nhiều tấm gương chiến đấu dũng cảm, hy sinh oanh liệt. Nói không sợ chết là không đúng. Không ai là không sợ, không ai muốn chết. Nhất là khi nhìn trực tiếp chớp lòe đạn pháo bắn tung chiến hào, những xác người văng lên tan nát và những tiếng kêu la đau đớn… Đạn cày xối xả bên mình, dưới chân đồi bọn lính Trung Quốc đông lúc nhúc, thổi kèn, phất cờ, hò hét tả lớ, tả lớ xung phong. Nhưng tại sao người lính không buông súng bỏ chạy…”   Đọc những trang viết của những người lính mới thấy, phần lớn những người thực sự anh hùng hoặc đã chết hoặc đã trở về quê lặng lẽ với những ước mơ vô cùng giản dị.   Mặc dù, trận đánh ở cao điểm A6b ngày 31-5-1985 đã được đưa vào giảng dạy ở các trường quân sự Việt Nam, không ai nhắc, những người trụ lại cao điểm A6b, Vị Xuyên - nơi được gọi là “Lò Vôi Thế Kỷ” - chính là những người lính của Trung đoàn 567. Năm 2016, khi thành lập Ban liên lạc cựu binh Mặt trận Vị Xuyên, mấy chục vị tướng tá, say sưa nói tới trận đánh A6b nhưng không ai nói về Trung đoàn 567 [dù 567 đã từng được anh hùng].   Cả Trung đoàn 567 biết Hồ Tuấn đã chiến đấu ở Khau Chỉa như một anh hùng. Người lính thông tin Đỗ Quang Thịnh chứng kiến sự hy sinh anh dũng của đại đội trưởng Phạm Xuân Giao trên chốt A6b ngày 7-6-1985. Không ai trong họ được vinh danh. Đỗ Quang Thịnh từng nhắn cho tác giả Nguyễn Thái Long: “Cám ơn anh đã viết… còn hỏi huân huy chương thì giấy tờ mệt lắm, em không hỏi đâu. Con em nó bảo: Bố không được tặng huân chương nhưng với mẹ và con, bố là một người anh hùng”.   Nhưng, nhân vật ám ảnh nhất trong cuốn sách, với tôi, là “Bố Hoan”, người tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 1, can trường bảo vệ đèo Khau Chỉa, sau chiến tranh 17-2-1979 là trung đoàn trưởng trung đoàn 567. Hình ảnh ông, một người lính già xuất ngũ, ngồi trên xe ngựa, chở 2 bao gạo từ Biên giới về quê Lý Nhân, Hà Nam, thật tiêu biểu cho hình ảnh những người dân Việt Nam. Những người, trong chiến tranh, sẵn sàng sinh tử để bảo vệ giang san; khi giặc tan, chỉ mong được trở về, mong có được một ngôi nhà cho riêng mình.   “Bố Hoan” nhập ngũ 1949, trải qua 3 cuộc chiến tranh; năm 1982 xuất ngũ, năm 1986 phải rứt ruột bỏ lại căn nhà ước mơ cả đời mới dựng được trên đất hương hỏa vào Nam “kinh tế mới” và chết khi tha hương, trong lặng lẽ.   Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa không phải là cuốn sách đầu tiên viết về Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu từ 17-2-1979. Nhưng, chưa có cuốn sách nào viết về chiến tranh này cận cảnh, khốc liệt như Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa.   Cuốn sách của bác sĩ Nguyễn Thái Long không phải là hồi ức cá nhân, nó “được viết” bởi những người lính trung đoàn 567. Những người đã chống Trung Quốc bằng máu của chính mình.   Chính sử ít khi “nhớ mặt” những người đã thực sự hy sinh, vệ quốc. Nhưng, những người lính không bao giờ quên nhau. Những gì mà những cựu binh trung đoàn 567 đã nói trong cuốn sách này, đã làm để tưởng nhớ đồng đội ở Khau Chỉa, Keng Riềng… mãi mãi sẽ được giữ trong lòng người Việt./.  
......

GP Vinh cấm Hồ Hữu Hòa hành lễ, ngưng chức linh mục chưởng ấn

Ảnh GB. Hồ Hữu Hòa (có đánh dấu)   Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh vừa quyết định không cho phép ông Hồ Hữu Hòa được hành lễ trong giáo phận, đồng thời ngưng chức vị linh mục chưởng ấn kiêm chánh văn phòng của giáo phận liên quan vụ tấn phong linh mục ở Philippines. Thông báo được đăng trên trang web Hội Đồng Giám Mục Việt Nam hôm 15 Tháng Hai. TÒA GIÁM MỤC GIÁO PHẬN VINH Xã Đoài, Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An Đt: 0365415615 Email: vptgmvinh@gmail.com Số: 0223/TB-TGM Xã Đoài, ngày 15 tháng 02 năm 2023 THÔNG BÁO Kính gửi: Quý cha trong toàn Giáo phận Vinh Sau khi tìm hiểu các thông tin về việc GB. Hồ Hữu Hòa được truyền chức linh mục vào ngày 07/12/2022, tại Giáo phận Maasin, Philippines và lắng nghe ý kiến của Ban Tư vấn Giáo phận, Đức cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh quyết định: 1. Không cho phép GB. Hồ Hữu Hòa cử hành các bí tích và lễ nghi trong Giáo phận Vinh. 2. Ngưng chức vụ Chưởng ấn và Chánh Văn phòng đối với cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt. Các chức vụ này tạm thời do cha Phaolô Nguyễn Văn Hiểu đảm nhiệm. Xin quý cha cầu nguyện nhiều cho Đức cha và Giáo phận. Kính báo, T/M. VĂN PHÒNG TGM (đã ấn ký) Lm. Antôn Trần Đức Hà Phó Chánh Văn phòng “Sau khi tìm hiểu các thông tin về việc GB. Hồ Hữu Hòa được truyền chức linh mục vào ngày 7 Tháng Mười Hai, 2022 tại Giáo Phận Maasin, Philippines, và lắng nghe ý kiến của Ban Tư Vấn Giáo Phận, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục Giáo Phận Vinh, quyết định: 1-Không cho phép GB. Hồ Hữu Hòa cử hành các bí tích và lễ nghi trong Giáo Phận Vinh. 2-Ngưng chức vụ chưởng ấn và chánh văn phòng đối với Cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt. Các chức vụ này tạm thời cho Cha Phaolô Nguyễn Văn Hiểu đảm nhiệm.” Người ký thông báo là Linh Mục Trần Đức Hà, phó chánh văn phòng giáo phận, thay mặt Văn Phòng Tòa Giám Mục Giáo Phận Vinh. Thông báo này cũng được đọc trên trang Youtube của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trong cùng ngày. Tuy nhiên, không thấy thông báo này đăng trên trang web Giáo Phận Vinh, như “thư minh định” của Giám Mục Nguyễn Hữu Long đăng ngày 10 Tháng Hai. Hôm 10 Tháng Hai, Giám Mục Nguyễn Hữu Long đưa ra một “thư minh định” cho biết: “Vào ngày 20 Tháng Giêng, anh GB [Gioan Baotixita] Hồ Hữu Hòa đến gặp tôi và thông báo anh đã được phong chức linh mục ở Philippines và được nhập tịch vào Giáo Phận Maasin. Tôi rất ngạc nhiên về việc này…” Trong “thư minh định,” Giám Mục Nguyễn Hữu Long bác bỏ cáo buộc ông là người ký thư ủy nhiệm cho giám mục Giáo Phận Maasin để tấn phong linh mục cho ông Hồ Hữu Hòa. “Văn thư ủy nhiệm được đọc trong lễ phong chức linh mục và những văn thư nào khác đều là giả mạo, ngụy tạo,” Giám Mục Long viết trong thư. Vị giám mục chủ chăn Giáo Phận Vinh viết thêm trong văn bản nêu trên: “…Linh Mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt, chánh văn phòng, chưởng ấn của Giáo Phận Vinh, xin tôi đi Philippines ba ngày [hồi Tháng Mười Hai năm ngoái], với lý do cá nhân, chứ không phải với tư cách được tôi ủy thác để giới thiệu, chứng nhận anh GB Hồ Hữu Hòa lên chức linh mục.” Giám Mục Long kết luận rằng “sự việc cho đến nay vẫn đang được tiếp tục điều tra.” Trước đó, mạng xã hội dấy lên tranh cãi quanh việc ông Hồ Hữu Hòa, 39 tuổi, một thầy bói, thầy phong thủy, dính vụ án liên quan ông Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “Nhôm,” bỗng nhiên khoác áo linh mục và hiện diện trong một buổi lễ tại giáo xứ Tân Lập, Giáo Phận Vinh. Ông Hồ Hữu Hòa trong buổi lễ thụ phong linh mục diễn ra tại Giáo Phận Maasin, Philippines, hôm 7 Tháng Mười Hai, 2022. (Hình: Chụp qua màn hình) Tại phiên tòa xử ông Vũ “Nhôm” diễn ra hồi Tháng Mười Một, 2021, bị cáo Hồ Hữu Hòa được tuyên trả tự do ngay tại tòa, sau khi ông này bị tạm giam hai năm tám tháng với cáo buộc “môi giới hối lộ.” Theo báo VNExpress thời điểm đó, ông Hòa đóng vai trò “kết nối” ông Vũ “Nhôm” và ông Nguyễn Duy Linh, cựu tổng cục phó Tổng Cục Tình Báo, Bộ Công An Việt Nam. Ông Linh cũng là con Thượng Tướng Nguyễn Văn Hưởng, cựu thứ trưởng Bộ Công An. Ông Hòa được biết là cháu của ông Hồ Mẫu Ngoạt, cựu trợ lý phụ trách Văn Phòng Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng. Sự việc ông Hòa, một người mang tiền án, bỗng nhiên trở thành linh mục được công luận chú ý sau khi mạng xã hội lan truyền tấm ảnh cho thấy ông này hiện diện ngay hàng ghế đầu dành riêng cho các linh mục của Giáo Phận Vinh.
......

Tân Linh mục Hồ Hữu Hòa là ai?

Hiếu Bá Linh (VNTB) Ông Hồ Hữu Hòa mặc dù không tu học ở Philippines, nhưng lại được đưa từ Việt Nam sang đó để thụ chức Linh mục. Trong thời gian vừa qua, dư luận xôn xao về vụ ông Hồ Hữu Hòa mới vừa được thụ phong Linh mục, bởi vì vị tân linh mục này chính là bị cáo được trả tự do ngay tại tòa hồi cuối năm 2021 vì “thành khẩn khai báo” trong vụ án Phan Văn Anh Vũ – tự Vũ Nhôm hối lộ 5 triệu USD cho Nguyễn Duy Linh (Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Tình báo, Bộ Công an). Kỳ lạ hơn nữa, ông Hòa mặc dù không tu học ở Philippines, nhưng lại được đưa từ Việt Nam sang đó để thụ chức Linh mục. Lễ thụ phong Linh mục diễn ra hôm 7 tháng 12 năm 2022 tại Nhà thờ Chánh toà Maasin ở Philippines. Xem clip video ở đây: https://youtu.be/Gz39Lz33YR4 Từ sau Tết Nguyên Đán, sự có mặt của linh mục Hồ Hữu Hòa ở một số thánh lễ tại Giáo phận Vinh, khiến giáo dân, tu sĩ bàn tán.  Hồ Hữu Hòa là ai? Hồ Hữu Hoà (SN 1984, quê Nghệ An) là cháu gọi Hồ Mẫu Ngoạt bằng chú ruột. Hồ Mẫu Ngoạt phụ trách văn phòng Tổng Bí thư và là trợ lý đắc lực suốt mười năm (cho đến tháng 8/2021) cho ông Nguyễn Phú Trọng. Trên truyền hình và báo chí, Hồ Mẫu Ngoạt và TBT Nguyễn Phú Trọng như hình với bóng, trong các cuộc họp Bộ Chính trị, Ban Bí thư, ông Ngoạt luôn ở sau lưng ông Trọng và thường xuyên tháp tùng ông Trọng đi công cán ở các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Hồ Mẫu Ngoạt sinh ngày 15/7/1956, quê quán tại xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Năm 2008 ông Ngoạt được luân chuyển về làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Hai năm sau, tháng 10/2010, Ngoạt được rút về Hà Nội làm Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng. Ba tháng sau, tại Đại hội XI của Đảng ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương khóa 11. Đến tháng 8/2011, ông được điều chuyển từ Phó Chánh Văn phòng Trung ương Đảng, sang giữ chức Trợ lý cho TBT Nguyễn Phú Trọng, đồng thời Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư tại Đại hội XII, dù được đề cử vào BCH Trung ương, nhưng Hồ Mẫu Ngoạt cùng với Đào Mộng Dung, Thuận Hữu đều thất cử vì ăn tiền quá nhiều gây bức xúc cho các ủy viên TW. Tuy vậy, Ngoạt vẫn tiếp tục nắm giữ chức vụ Trợ lý, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư tại Đại hội XII, dù được đề cử vào BCH Trung ương, nhưng Hồ Mẫu Ngoạt cùng với Đào Mộng Dung, Thuận Hữu đều thất cử vì ăn tiền quá nhiều gây bức xúc cho các ủy viên TW. Tuy vậy, Ngoạt vẫn tiếp tục nắm giữ chức vụ Trợ lý, Phụ trách Văn phòng Tổng Bí thư. Rất nhiều thông tin lan truyền về quyền lực “tàng hình” nhưng vô biên của Hồ Mẫu Ngoạt. Thậm chí, nhiều Uỷ viên Trung ương xầm xì, quyền năng trong bóng tối của ông Ngoạt hơn hẳn nhiều Uỷ viên Bộ Chính trị. Hồ Mẫu Ngoạt thường xuyên tháp tùng Tổng bí thư đi công cán các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương và địa phương. Và một điều ít người biết là, để ngăn chặn “hiểm họa đe dọa sự tồn vong của Đảng”, Hồ Mậu Ngoạt đã tham mưu cho Tổng Bí thư đẻ ra “Nghị quyết TW 4 về chỉnh đốn đảng” để củng cố quyền lực, là công cụ để chặt chém bất cứ quan lớn quan bé nào, và gây ra bao nỗi phiền toái cho đảng viên cả nước. Từ đó, Hồ Mẫu Ngoạt đã lợi dụng chức vụ và vị trí luôn kề cận Tổng Bí thư để kiếm chác và trở thành trung tâm của chạy chức, chạy quyền, chạy tội, chạy kỷ luật. Cụ thể: Trước nguy cơ bị đưa vào lò với hàng loạt sai phạm từ thời làm Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Nguyễn Văn Bình, Trưởng Ban Kinh tế TW đã phải đi đêm và đưa hối lộ cho Hồ Mẫu Ngoạt 5 triệu USD, nhờ nói với trên tránh bị kỷ luật. Giống Hòa Thân, Hồ Mẫu Ngoạt là loại người ăn tạp, cứ có tiền là sẽ xong việc, và lo liệu cho Nguyễn Văn Bình là sẽ không bị kỷ luật, mà nếu có thì cũng mức nhẹ nhất. Và kết quả thực tế hiện nay, cũng không thấy Tổng Bí thư nhắc nhở Ủy ban Kiểm tra Trung ương kiểm tra sai phạm của Nguyễn Văn Bình nữa. Điều đáng nói là, số tiền 5 triệu USD này, cũng không phải là tiền túi của Nguyễn Văn Bình, mà là tiền huy động từ các đệ tử ở các ngân hàng thương mại đã từng được ông Bình ban ơn trước đây. Người ta cho rằng, ông Ngoạt đứng sau lưng ông Nguyễn Phú Trọng để “giật dây” kỷ luật người này, cách chức hoặc đề bạt người kia và ném kẻ nọ vào “lò”. Rằng ông Ngoạt là người soạn thảo “quy trình” cho tổng Trọng thanh trừng phe nhóm chính trị, rằng ông Ngoạt cũng là “quân sư” đưa được phe cánh Nghệ An vào Bộ Chính trị, Ban Bí thư như Phan Đình Trạc, Nguyễn Xuân Thắng…, đặc biệt hơn ông Ngoạt còn giải thoát Nguyễn Văn Bình, Hoàng Trung Hải rời khỏi “giá treo cổ”. Hồi năm 2021, trong vụ án Vũ “nhôm” đưa hối lộ 5 triệu USD cho Đại tá Nguyễn Duy Linh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo - Bộ Công an, một lần nữa cái tên Hồ Mẫu Ngoạt được réo lên. Bởi lẽ bị cáo Hồ Hữu Hoà, kẻ môi giới hối lộ trong vụ này, là cháu gọi Hồ Mẫu Ngoạt bằng chú ruột. Vì vậy, từ lâu đã có đồn đoán việc Hồ Mẫu Ngoạt giúp cháu mình, thầy phong thủy Hồ Hữu Hòa, tiếp cận giới chóp bu trong cung đình. Giờ đây người ta mới rõ, vì sao một thầy bói 37 tuổi lại có thể vào ra xem bói, xem phong thuỷ tại nhà riêng của các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cũng như các cán bộ cấp cao khác một cách dễ dàng. Trong một đơn thư, Hồ Hữu Hoà cũng thừa nhận rất nhiều phong bì chứa tiền đô la Mỹ trong đó, mà cơ quan điều tra thu giữ khi khám xét tại nhà riêng của Hoà ở TP HCM, là tiền của các Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, tặng cho Hồ Hữu Hoà. Hồi đầu tháng 7/2021, đã có Uỷ viên Trung ương Đảng đề nghị thẳng với ông Nguyễn Phú Trọng, rằng đã đến lúc cho Hồ Mẫu Ngoạt “về vườn” và điều tra những vụ bê bối, tai tiếng, liên quan đến ông Ngoạt. Sau đó, ông Trọng đã âm thầm cho ông Ngoạt "về vườn" nhưng bưng bít không kỷ luật trong Đảng cũng như không cho điều tra, khởi tố hình sự ông Ngoạt. Người ta đồ rằng, nếu ông Ngoạt bị "vào lò", đó sẽ là “cơn địa chấn” rung chuyển Hà Nội và nguy cơ “củi khủng” sẽ thiêu rụi luôn "người đốt lò" là có thật. Và dĩ nhiên, rất nhiều cán bộ cấp cao và Uỷ viên Trung ương Đảng mong muốn điều đó xảy ra./. (Tổng hợp từ nhiều nguồn)
......

Scandal: Truyền chức Linh mục cho GB Hồ Hữu Hòa

Ảnh Hồ Hữu Hòa trong vụ án liên quan đến Thượng tá Tình báo Vũ Nhôm   J.B Nguyễn Hữu Vinh phỏng vân Đức Giám mục Giáo phận Vinh Alf. Nguyễn Hữu Long về vụ "Linh mục Hồ Hữu Hòa". PHỎNG VẤN TRỰC TIẾP ĐỨC GIÁM MỤC ALF NGUYỄN HỮU LONG TẠI ĐÂY VÀO LÚC 12H 09.02.2023: https://www.youtube.com/watch?v=C4NQX6SGyhM Phêrô Nguyễn Văn Khải A. CON NGƯỜI   Tôi hỏi một số người đáng tin ở Nghệ An và xem 83 bài báo viết về Hồ Hữu Hòa trong vụ án liên quan đến Thượng tá Tình báo Vũ Nhôm viết trên các báo tiếng Việt thì biết:   Người có tên Hồ Hữu Hòa được truyền chức linh mục kia và người có tên là Hồ Hữu Hòa trong vụ án Vũ Nhôm là một. Ông sinh ra trong gia đình Công giáo tại họ Tân Lập, xứ Thuận Nghĩa, Giáo phận Vinh, nay là giáo xứ Tân Lập, thị trấn Cầu Giát, Quỳnh Lưu, Nghệ An.   Ông Hồ Hữu Hòa này có thích bói toán từ khi còn là học sinh trung học và sinh viên Đại học. Ông quen biết và có uy tín đối với các cán bộ cao cấp trong bộ máy chính quyền Việt Nam hiện nay đến nỗi Thượng tá Tình báo Vũ Nhôm còn phải nhờ cậy ông làm môi giới hối lộ để chạy tội. Ông Hồ Hữu Hòa có lắm của nhiều tiền, có nhà riêng ở Sài Gòn và Hà Nội, có tài sản hàng triệu USD.   Ông Hồ Hữu Hòa là bị cáo số 3 trong số 3 bị cáo trong vụ án nổi tiếng liên quan đến ông Phan Văn Anh Vũ, biệt hiệu là Vũ Nhôm, một Đại gia bất động sản và là một Thượng tá công an của Tổng cục Tình báo.   Ông Hồ Hữu Hòa được báo chí gọi là “thầy phong thủy”, “thầy bói” và ông đã bị kết án 2 năm, 7 tháng và 25 ngày về tội “môi giới hối lộ” giữa các quan chức cao cấp. Ông được mãn hạn tù ngay ngày 6 tháng 11 năm 2021 ngay sau phiên tòa xét xử vụ này.   Xét ra trong một vụ án lớn và với tội trạng lớn như vậy mà ông chỉ bị xử án tù trong thời gian ngắn như vậy là quá nhẹ so với các vụ án khác! Nhưng điều này còn dễ hiểu hơn việc ông được phong chức linh mục nhanh một cách thần tốc.   B.SỰ KIỆN THỤ PHONG LINH MỤC   Tôi xem video lễ truyền chức chức linh mục cho ứng viên Hồ Hữu Hòa thì thấy https://www.youtube.com/watch?v=C4NQX6SGyhM: 1. Linh mục GB Hồ Hữu Hòa1.Lễ truyền chức diễn ra ở Nhà thờ Chính tòa Giáo phận Maasin, Philippines ngày 7 tháng 12 năm 2022, do Đức cha Precioso D. Cantillas chủ phong.   2.Theo thư giới thiệu được Cha Chưởng ấn của Giáo phận Maasin công bố bằng tiếng Anh trong Thánh Lễ, thì Đức cha Precioso, truyền chức linh mục cho phó tế Hồ Hữu Hòa theo thư giới thiệu của Giáo phận Vinh, do Đức cha Alfonso Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh và cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn của Giáo phận Vinh, ký tên. Cha Chưởng ấn giơ thư giới thiệu lên cho mọi người xung quanh xem thì có thấy 2 chữ ký và một dấu đỏ!   3.Theo những gì nghe và thấy trong video về Thánh Lễ truyền chức của GB Hồ Hữu Hòa thì ông được truyền chức nhân danh Giáo phận Vinh. Người giới thiệu ứng viên trong thánh lễ truyền chức và xác nhận ứng viên Hồ Hữu Hòa đủ tư cách chịu chức linh mục là cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Chưởng ấn của Giáo phận Vinh.   4.Theo lời cám ơn của tân chức Hồ Hữu Hòa cuối Thánh Lễ truyền chức, thì giúp ứng viên Hồ Hữu Hòa trong ơn gọi linh mục, gồm có những vị sau đây: Đức cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Đức cha Alfonso Giám mục Giáo phận Vinh, Cha Giuse (không biết tên Việt Nam là cha nào), Cha Chưởng ấn Giêrađô Nguyễn Nam Việt.   C.NHỮNG CÂU HỎI ĐẶT RA VÀ HỆ QUẢ?   Tại sao một người có thành tích bất hảo như thế trong xã hội lại được chịu chức linh mục và chịu chức một cách thần tốc như vậy? Tại sao các đấng bậc liên quan ở Giáo phận Vinh và Giáo phận Maasin lại đi truyền chức linh mục cho một người chưa từng được đào tạo trong chủng viện, chưa đáp ứng các đòi hỏi của giáo luật về đạo đức, thời gian đào tạo, học vấn và khả năng mục vụ? Tại sao trước khi truyền chức không có thư rao ở các giáo xứ, giáo họ trong Giáo phận Vinh như thường làm đối với mọi ứng viên phó tế và linh mục? Tại sao lại có thư của Đức Giám mục và Cha Chưởng ấn Giáo phận Vinh gửi Đức cha Precioso D Catillas để bảo lãnh cho đương sự chịu chức? Tại sao lại phải tổ chức Thánh Lễ truyền chức ở bên Philippine, trong khi đương sự không học ở đây và không rành tiếng Anh? Tại sao sao đương sự lại được chịu chức phó tế ngày 9 tháng 9 năm 2022, tức chưa đến một năm sau khi ra tù và tiếp theo lại được chịu chức linh mục tháng 12 năm 2022, tức hơn 1 năm sau khi ra tù, bất chấp các quy định của giáo luật về các điều kiện cần có để được thụ phong linh mục? Tại sao đương sự lại có thể đi dâng lễ ở các giáo xứ trong Giáo phận Vinh trong thời gian vừa qua? Tôi được biết cha xứ Tân Lập, Giuse Phạm Đình Trị, đã không đồng ý cho đương sự dâng lễ tại giáo xứ Tân Lập quê hương, nhưng sau đó có sự can thiệp của Cha Chánh Văn phòng TGM nên ngài đã phải để cho đương sự đồng tế với các linh mục khác.   Vụ ông Hồ Hữu Hòa chịu chức linh mục và dâng lễ tại Giáo phận Vinh, theo hiểu biết của tôi, là một scandal chưa từng có trong lịch sử Giáo Hội Việt Nam. Vụ chịu chức này góp phần khiến người Công giáo hoang mang, gây nhiều đồn đoán khác nhau, nhất là khiến cho nhiều người mất niềm tin vào hàng ngũ lãnh đạo Giáo Hội và vào sự thánh thiêng của thánh chức linh mục. Nếu đương sự vẫn tiếp tục được dâng lễ, giảng lời Chúa và cử hành các bí tích khác và nhất là được bổ nhiệm vào các giáo vụ khác nhau trong Giáo Hội thì về lâu dài hậu quả đối với Giáo Hội Việt Nam sẽ còn thảm khốc nữa! 4.GIẢI PHÁP THEO GIÁO LUẬT   Dựa trên hiểu biết của tôi về giáo luật, đương sự GB. Hồ Hữu Hòa, vì đã tìm cách chiếm đoạt thánh chức linh mục một cách bất hợp pháp, nên đức giám mục giáo phận của đương sự phải sớm BAN HÀNH QUYẾT ĐỊNH HUYỀN CHỨC ĐƯƠNG SỰ VÀ XA HƠN PHẢI TIẾN HÀNH CÁC THỦ TỤC TRỤC XUẤT ĐƯƠNG SỰ KHỎI HÀNG GIÁO SĨ.   NHỮNG GIÁO SĨ NÀO LIÊN QUAN ĐẾN VỤ PHONG CHỨC BẤT HỢP PHÁP GÂY SCANDAL NÀY, CŨNG PHẢI BỊ ÁP DỤNG NHỮNG HÌNH PHẠT THÍCH ĐÁNG THEO GIÁO LUẬT.   5.TIN GIỜ CHÓT TỪ TÒA GIÁM MỤC VINH   Hôm nay, ngày 10 tháng 2 năm 2023, Đức Giám Mục Alfonso Nguyễn Hữu Long, Giám mục Giáo phận Vinh, đã ký một văn bản minh định:   1.“Không hề có sự việc anh GB Hồ Hữu Hòa được nhận là chủng sinh của giáo phận và được tôi gửi đi học tại các học viện ở Miền Nam.”   2.“Không hề có sự việc tôi ký tên vào văn thư ủy nhiệm cho đức cha Precioso D Catillas để phong chức linh mục cho anh Hồ Hữu Hòa.”   3.“Cho đến nay tôi chưa hề liên lạc và trao đổi bất cứ thư tín gì với Đức cha Precioso D. Catillas, nhất là liên quan đến việc phong chức linh mục cho anh GB Hồ Hữu Hòa.”   4.“Linh mục Giêrađô Nguyễn Nam Việt là chánh văn phòng và chưởng ấn của Tòa Giám Mục Vinh. Cha xin tôi đi Philippines ba ngày với lý do cá nhân chứ không phải với tư cách được tôi ủy thác để giới thiệu và chứng nhận anh GB. Hồ Hữu Hòa lên chức linh mục.”   5. “Vào ngày 20 tháng 1 năm 2023 (29.12) âm lịch) anh GB Hồ Hữu Hòa đến gặp tôi và thông báo anh đã được phong chức linh mục tại Philippines và được nhập tịch vào giáo phận Maasin. Tôi rất ngạc nhiên về việc này và tôi yêu cầu anh cho tôi văn bản chứng thực anh đã dược phong chức và giấy chứng nhận linh mục (celebret) để được cử hành các bí tích đúng như giáo luật quy định, nhưng cho đến nay tôi vẫn không nhận được các giấy tờ này từ anh hay từ tòa giám mục Maasin.” Bản minh định của Đức cha Alfonso Nguyễn Hữu Long Như vậy sự việc bước đầu sáng tỏ đôi chút. Đôi chút thôi vì còn có những vấn đề khác nữa và vì chính bức thư minh định cũng lại đặt ra những câu hỏi khác.   Dù sao, căn cứ vào thư minh định trên đây của Đức cha Alfonso Nguyễn Hữu Long, căn cứ vào lời cám ơn của linh mục GB. Hồ Hữu Hòa, căn cứ vào sự hiện diện, giới thiệu và làm chứng của cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt trong lễ truyền chức, thì người ta thấy cha Giêrađô Nguyễn Nam Việt, Chánh Văn phòng và Chưởng ấn Tòa Giám mục Vinh, đang là tác nhân chính trong vụ truyền chức bất hợp pháp này.   Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT  
......

Thông tin vụ án kỹ sư Trần Bang

Đặng Đình Mạnh| Kỹ sư Trần Văn Bang bị cơ quan ANĐT bắt giữ vào ngày 01/03/2022. Khi ấy, ông bị khởi tố theo điều 117 Bộ luật Hình sự về tội danh (viết tắt) “Tuyên truyền chống Nhà nước…”. Theo quan điểm cơ quan điều tra, ông phải chịu trách nhiệm về nhiều bài viết đăng tải trên ba tài khoản mạng xã hội Facebook, gồm: Trần Bang, Bang Trần và Tran Josh, cùng một số sách in, tài liệu bị cho là hành vi tuyên truyền, tàng trữ nội dung chống chính quyền. Đã có hai luật sư đăng ký tham gia bào chữa từ giai đoạn điều tra. Tuy nhiên, do ông bị khởi tố tội danh trong nhóm tội xâm phạm an ninh quốc gia, cho nên, luật sư chỉ có thể tiếp xúc với ông từ sau khi kết thúc giai đoạn điều tra. Đối với tội danh bị khởi tố, điều tra, ông có quan điểm cho rằng mình không vi phạm. Về sức khỏe, trong lần tiếp xúc đầu tiên tại trại tạm giam, ông cho biết sức khỏe kém vì đang bị nhiều bệnh trong cơ thể. Trong đó, đáng kể nhất là khối u ở vị trí bụng dưới. Sau buổi làm việc, các luật sư đã gởi kiến nghị khẩn cấp đến cơ quan chức năng đề nghị cho ông được khám chữa bệnh, cùng một vài kiến nghị khác về việc tạo điều kiện cho ông được lập di chúc, ủy quyền quản lý tài sản. Một trong vài kiến nghị vừa nêu đã được cơ quan chức năng tiếp nhận khá tích cực. Theo đó, ông được đưa đi thăm khám tại Bệnh viện Chí Hòa và Bệnh viện 30/04. Theo lời ông thông tin lại trong buổi gặp làm việc với luật sư vào đầu tháng 02/2023, thì bác sĩ đã chuẩn đoán khối u đáng lo nhất có thể chỉ là triệu chứng thoát vị bẹn mà thôi. Tuy nhiên, ông lo lắng cho rằng không được xét nghiệm bằng sinh thiết thì có thể sự chuẩn đoán sẽ không chính xác. Ngay sau ngày làm việc với luật sư, thì người nhà ông đã được thăm gặp trực tiếp lại sau thời gian bị gián đoạn vì bị điều tra bổ sung. Hiện hồ sơ vụ án của ông đã được chuyển đến viện kiểm sát để xem xét lập cáo trạng truy tố sau khi kết thúc giai đoạn điều tra bổ sung. Kế đó, hồ sơ sẽ được chuyển đến tòa án xét xử. Saigon, ngày 07/02/2023 LS.Nguyễn Văn Miếng LS.Đặng Đình Mạnh
......

Tù nhân lương tâm Trịnh Bá Phương kể việc bị cưởng ép vào bệnh viện tâm thần

Thu Đỗ| BỨC THƯ CỦA CHỒNG TÔI KỂ VỀ 1 THÁNG CHỒNG TÔI BỊ ĐƯA ĐI GIÁM ĐỊNH TÂM THẦN.   Thu thương, hôm nay anh đặt bút viết mấy dòng thư gửi với em, chiều nay anh gọi điện nói chuyện với em, anh rất vui, anh cảm nhận được tình yêu qua giọng nói của em, một sự ấp áp kỳ diệu, khi ra về anh hồi tưởng lại mỗi câu em nói. Vậy là chỉ còn 8 ngày nữa là bước sang năm 2023 rồi.Em, các con lại đón thêm một tuổi mới, nhân dịp này anh chúc em, các con cùng toàn thể gia đình một năm mới nhiều sức khỏe, luôn bình an và may mắn, chúc hai con trai Bảo và Đoàn hay ăn, chóng lớn, biết nghe lời và học giỏi, chúc vợ yêu mãi luôn xinh đẹp nha. Thư này anh kể em nghe câu chuyện anh ở viện giám định pháp y tâm thần Trung ương nhé. Câu chuyện này anh ghi nhớ trong ký ức, vì ở viện và ở trại tạm giam không có giấy bút để ghi đến An Điềm anh mới viết lại vào cuốn nhật ký của anh:   "Ngày 1-3-2021 quản giáo vào báo tôi chuẩn bị nội vụ đi trích xuất, tầm 11h trưa cơ quan ANĐT dẫn tôi ra xe đưa đi giám định tâm thần ở Thường Tín. Tôi đến việc giám định pháp y lúc gần 17h chiều, khi làm thủ tục nhập viện tôi đã hỏi bác sĩ phó trưởng khoa tên bác sĩ là Biết, ông cho tôi hỏi đây có phải là cơ quan giám định độc lập không? Bác sĩ Biết trả lời rằng đây là cơ quan giám định độc lập của Bộ y tế, sau đó tôi được đưa xuống khu giam giữ, tôi phải gửi quần áo đang mặc vào kho của viện và thay bằng bộ quần áo bệnh nhân, quần áo được đóng dấu dòng chữ viện giám định pháp y tâm thần TW. Tôi được phát cho 1 cái đệm, 1 chiếc cốc nhỏ, 1 cái vỏ chăn mỏng, bàn chải, kem đánh răng. Tầm 15 phút sau khi đã vào buồng giam riêng số 1, thì có một bác sĩ và nữ y tá đi vào buồng giam gặp tôi, bác sĩ nói với tôi rằng “có 2 vấn đề cần trao đổi với anh, thứ nhất là ở đây nếu anh không ăn thì chúng tôi có đủ biện pháp để đưa thức ăn vào đến dạ dày của anh, thứ hai là anh phải uống thuốc hàng ngày”.   Vấn đề thứ nhất tôi không trả lời, nhưng vấn đề thứ hai thì tôi nói rằng: tôi không có bệnh gì, sức khỏe và tinh thần tôi hoàn toàn bình thường, tôi không uống thuốc”. Sau đó các bác sĩ ra về, suốt 1 tháng ở đây ngày nào y tá cứ 8h tới là phát thuốc cho tất cả những người đi giám định, còn tôi ngày nào cũng phải lặp lại câu nói “sức khỏe và tinh thần tôi hoàn toàn bình thường, tôi không uống thuốc”, y tá cũng không bắt ép tôi phải uống thuốc, mà ép tôi uống thuốc cũng đâu phải dễ, trừ khi gây mê tôi. Y tá đó chỉ thực hiện việc giao thuốc cho tôi, tôi từ chối thì lại mang thuốc về, có hôm tôi hỏi y tá đây là thuốc gì vậy, thì nhận được câu trả lời là đây là thuốc bác sĩ kê đơn. Tôi thấy lạ với câu trả lời này, bởi có ai đã khám cho tôi đâu, có cho tôi biết tôi bị mắc bệnh gì đâu mà kê đơn chứ.   Buồng giam tôi ở là buồng số 1, nhiều y tá còn hay hỏi nhau rằng: " số 1 ăn chưa, số 1 uống thuốc chưa.” Tôi có tên đầy đủ, nhưng có vẻ ở đây chẳng ai quan tâm đến cái tên, buồng giam tôi có diện tích tầm 6m2, có 1 chiếc giường một, cái bệ phốt để đi vệ sinh, không có đường ống dẫn nước, có 1 cửa sổ ngay trên đầu giường, cửa sổ và cửa chính được làm từ những thanh sắt hộp hàn lại, có khe hở giữa các thanh sắt chỉ vừa đủ đưa được tay và chiếc cốc uống nước qua, trong suốt 1 tháng ở đây tôi phải luồn tay qua những khe cửa đó để lấy nước, nước uống thì phải nhờ người đi giám định khác lấy từ bình nước lọc mang tới, còn nước vệ sinh cá nhân thì tôi nhờ người xách cho 1 xô nước,để ở cửa buồng giam rồi tôi tự lấy cốc múc vào, phải múc rất lâu mới đầy được cái xô tầm 7 lít, bởi cái cốc chỉ chứa được tầm 100ml.   Khi vừa vào buồng giam tôi phải mất nhiều thời gian để dọn đống phân chuột, khắp buồng chỗ nào cũng có phân chuột. Anh Khôi, người cũng đi giám định là người múc nước đến cửa buồng giúp tôi những ngày đầu khi đến đây, vì hôm đầu tôi chưa được phát xô đựng nước, nên sau đó khi tắm tôi phải luồn tay qua cửa múc từng cốc nước để tắm anh khôi đến trước tôi tầm 2 tuần, anh ấy thấy tôi tắm khó khăn như vậy thì anh bảo tôi ngồi sát cửa, sau đó anh đi múc thêm nước và tạt cả xô nước qua khe tắm, lúc đó trời rất lạnh, nước cũng lạnh, mỗi xô nước anh khôi tạt vào thì chỉ có phần nước được tạt lên người tôi, phần thì bị thanh cửa chắn lại, phần thì bị bắn ra ngoài, tôi kỳ cọ người rồi lại phải đợi một lúc sau anh Khôi mang nước đến để tạt tiếp vào, lúc đó tôi thấy bên ngoài còn có người quan sát cảnh tôi tắm kiểu đó, có lẽ viên cảnh sát đó trong suốt quá trình công tác ở đây chưa thấy ai tắm như tôi, quả thực đây cũng là lần đầu tiên trong đời, tôi phải lắm kiểu cực hình như thế này.   Tắm xong tôi bị lạnh toát hết cả người, hai bàn chân tôi bị run lên, cũng trong tối hôm đó mấy người qua hỏi thăm tôi vài câu, họ cũng không dám nán lại lâu vì trước cửa buồng giam tôi có 2 cảnh sát giám sát tôi ở khoảng cách hơn 10m, một số người còn cho tôi gói thuốc lá, bánh kẹo..   Ở viện cho phép sử dụng tiền lưu ký nên những người có tiền lưu ký có thể mua thêm được nhiều đồ ăn, còn tôi đến đây không có lưu ký nên chẳng mua được gì cả, tôi cũng đề nghị các bác sĩ liên lạc với gia đình tôi, nhắn gửi tiền lưu ký cho tôi, nhưng không được đồng ý, mấy hôm đầu đến đây tôi ngủ không quen, mấy con chuột cứ chạy qua chạy lại dưới nền làm tôi khó ngủ hơn, tôi không sợ chuột, nhưng chỉ sợ nó leo lên giường rồi biến mấy ngón chân của tôi làm bữa tiệc thịnh soạn của chúng.   Hai hôm sau cô Tơ ở buồng giam bên cạnh, buồng cũng nhỏ như buồng giam của tôi, nhưng không bị khóa cửa, cô Tơ quê ở Yên Khánh-Ninh Bình, cô đến nói chuyện với tôi một lúc, cô đưa 50 nghìn nhờ anh Đài đi mua lương khô 5 sao cho tôi, sau đó cô còn bảo tôi rằng: “để cô ra căng tin đặt bánh mì 1 tháng cho cháu ăn sáng” (bánh mì pate) tuy nhiên tôi đã từ chối đề nghị của cô, cô nói chuyện được một lúc thì bị đuổi đi ra xa khỏi buồng giam tôi. Mấy hôm sau anh Tiến ở La Phù- Hoài Đức cũng đến giám định, khi vừa đi qua buồng giam tôi, qua khe cửa anh đã nhận ra tôi, tôi không biết anh, anh nói anh ở nhà hay theo dõi Fb của tôi. Sau đó anh mang cho tôi mấy hộp bánh, mấy hộp sữa và 1 bao thuốc lá, anh cũng đề nghị đặt cho tôi xuất xôi 1 tháng để ăn sáng, nhưng tôi từ chối, ở đây gặp nhiều người yêu mến, tôi cảm thấy rất hạnh phúc.   Ở viện có trên dưới 50 người đi giám định, người ra, người đến khá đông, hầu hết họ đến từ các trại tạm giam trên cả nước. nhiều người quý mến tôi, và họ cũng muốn chia sẻ với tôi, ở đây chỉ có mình tôi bị biệt giam với sự giám sát của cảnh sát 24/24h, về sau cũng có 1 người bị giam riêng, nhưng không bị giám sát, còn mọi người thì ở phòng chung, được tự do đi lại từ sáng cho đến 22h đêm, tôi rất muốn được ra sân đi lại, được hứng trọn ánh nắng cho làn da xanh xao của tôi, nhưng gần đến ngày về tôi mới được mở cửa buồng giam 2 lần, mỗi lần hơn 1 tiếng đồng hồ, tôi đi đâu thì cảnh sát cũng đi theo.   Sau khi đến viện được 3 ngày thì tôi được 4 cảnh sát áp giải đi tét tâm lý và điện não đồ, đến phòng tét tâm lý 4 cảnh sát đứng ngoài cửa, cửa khép hờ, vào phòng tôi gặp nữ bác sĩ tuổi trạc 40, chị ấy nói với tôi rằng chị cũng ở Dương Nội, nhưng chị không nói địa chỉ cụ thể, khi chuẩn bị tét tâm lý, tôi đã nêu tình hình vụ án của tôi và những lập luận tôi đưa ra để bác sĩ hiểu rằng tôi hoàn toàn bình thường, tôi không mắc bệnh tâm thần, và nguyên nhân tôi có mặt ở đây tất cả chỉ vì tôi im lặng trong quá trình điều tra, tôi cũng nói thêm với bác sĩ rằng em còn hai đứa con nhỏ, nếu đưa ra kết luận giám định sai sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển tâm, sinh lý của các con em, em mong chị và các bác sĩ ở đây, bằng lương tâm và trách nhiệm hãy đưa ra kết luận giám định khách quan", bác sĩ trả lời tôi rằng “em cứ yên tâm, chị sẽ làm khách quan, những điều em vừa nói thì em cũng nói lại với bác sĩ phụ trách giám định em nữa nhé.” Bác sĩ thực hiện tét tâm lý tôi bằng cách hỏi đáp nhanh 30 câu hỏi danh sách câu hỏi được in sẵn. Bác sĩ hỏi tôi rằng:   Em đã từng bị thôi miên chưa? – Đáp: “em chưa”. Sau đó bác sĩ bắt đầu đặt các câu hỏi, dặn tôi trả lời có hoặc không. 1: em có bị đau ở đâu không? – Đáp: không; 2: em có bị hoa mắt, chóng mặt không? – Đáp, không; 3 em có bị đau đầu, buồn nôn không? – Đáp: không; 4: em có nghĩ mình bị đau dạ dày không? – Đáp, không; 5: em có nghe, nhìn được không? – Đáp: có; 6 em có ăn ngủ được không? – Đáp: có; 7: em đi lại có bị mất thăng bằng không? – Đáp, không; 8: em có hay gặp ác mộng không? – Đáp, không; 9: em có lo lắng ai đó sẽ làm hại mình không? – Đáp: không; 10: em có nghĩ mình đáng bị trừng phạt không? – Đáp: Không; 11: em có tự trách bản thân mình về một việc gì đến mức không thể tha thứ cho bản thân mình không? – Đáp: không; 12: em có nghe thấy tiếng vove trong tai không? – Đáp: không; 13: đứng ở nơi đông người em có cảm thấy cô đơn không? đáp: không; 14: em có cảm thấy bồn chồn, lo lắng không? – Đáp: không; 15: em có bị bối rối khi gặp người khác không? – Đáp: không; 16: em có bị khó nói ra suy nghĩ của mình không? đáp: Không; 17: em có hay quên không? – Đáp, không; 18: em có nghiện bia, rượu không? – Đáp, không; 19: em có hạnh phúc không? đáp: có; 20: em có muốn hạnh phúc như người khác không? – Đáp: em không lấy hạnh phúc của mình đem so sánh với người khác, nhưng em muốn được hạnh phúc; 21: em có nghĩ mình được bạn bè yêu mến không? – Đáp: Có; 22: bố mẹ em có bằng lòng với các mối quan hệ của em không? – Đáp: có; 23: em có hay cáu gắt không? – Đáp: không; 24: Sau khi cáu gắt em có cảm thấy mình đã cáu gắt vô lý không? – Đáp, không; 25: em có bịa đặt, nói xấu ai không? – Đáp: không; 26: theo em lời nói và suy nghĩ thứ nào nhanh hơn? – Đáp: Suy nghĩ; 27: em có nghĩ có những tình huống phải nói dối để thành gặp phiền phức không? – Đáp: em không nói dối – vậy mọi người trong xã hội có những tình huống như vậy không? – Đáp: có; 28: em có gặp khó khăn khi xử lý công việc không? – Đáp: không; 29: em có bi quan không? – Đáp: không, em rất lạc quan; 30: em có hài lòng với cuộc sống của mình không? – Đáp: Có.   Sau khi trả lời nhanh các câu hỏi của bác sĩ, tôi đã kết thúc quá trình tét tâm lý, bác sĩ tỏ vẻ đồng cảm với tôi, tôi chào bác sĩ rồi ra cửa, 4 cảnh sát tiếp tục đưa tôi đến phòng điện não đồ, không chỉ lần đầu tiên tôi tét tâm lý, mà đây cũng là lần đầu tiên tôi trải qua điện não đồ. Tôi nằm trên chiếc giường y tế, các bác sĩ chụp vào đầu tôi 1 thiết bị đầu nối các dây từ máy tính vào thiết bị, tôi nhẩm trong đầu các con số từ 1 đến 100. Sau đó thì kết thúc các bước kiểm tra này. Tôi được đưa trở lại buồng giam, những ngày sau bác sĩ phụ trách nghiên cứu hồ sơ thực hiện tiếp xúc với tôi, bác sĩ gặp tôi nhiều lần và hỏi tôi rất nhiều câu, có một số câu hỏi liên quan đến vụ án của tôi thì tôi từ chối, tôi cũng nói rõ với bác sĩ rằng tôi từ chối trả lời là vì tôi vẫn còn ở trong giai đoạn điều tra, có hôm bác sĩ hỏi tôi rằng: anh bị thu hồi đất, anh cố sống cố chết đòi mảnh đất đó thì tôi còn hiểu được, tôi mà là anh tôi cũng làm vậy, nhưng anh không có lợi ích gì ở Đồng Tâm, thì nguyên nhân gì mà anh lại lên tiếng về vụ Đồng Tâm? Tôi trả lời bác sĩ rằng: Tôi không đặt nặng lợi ích kinh tế, và tôi lên tiếng về vụ Đồng Tâm là vì lương tâm, lương tâm không cho phép tôi im lặng.”   Vị bác sĩ nhẩm lại vài lần 2 từ lương tâm rồi đi ra.   Có hôm tôi đang ngủ trưa thì y tá gọi thật to hỏi ngày, tháng, năm sinh của tôi, vừa giật mình tỉnh giấc tôi phải trả lời câu hỏi của y tá, tuy nhiên tôi cũng không giận y tá vì đã phá giấc ngủ của tôi, tôi nghĩ đó là nghiệp vụ của y tá nhằm kiểm tra trí nhớ của tôi, chứ ngày tháng, năm sinh của tôi đã có trong hồ sơ của viện rồi.   Khoảng hơn 20 ngày sau thì các bác sĩ đưa tôi đi chụp MRI (cộng hưởng từ). Một y tá và 2 cảnh sát đưa tôi đi chụp MRI ở phòng khám 16A-Hà Đông, đến phòng khám không có chỗ đỗ xe, vì rất đông người đến khám, xe phải quay lại đỗ cách phòng khám tầm gần 100m. Vậy là tôi được đi dạo phố, đúng nghĩa, y tá đi trước và 2 cảnh sát đi sau tôi hôm nay tôi vẫn mặc chiếc áo in chữ viện giám định pháp y tầm thần TW và mặc chiếc quần tôi không biết dùng từ ngữ nào để miêu tả được, chiếc quần ngắn cũn, chỉ qua đầu gối vài cm, bó sát đùi, tôi đoán nhìn bộ dạng tôi, chắc ai cũng nghĩ tôi bị tâm thần thật.   Tôi bỏ khẩu trang ra, vừa đi vừa nhìn vào những quán ven đường tôi thấy bà chủ quán nhìn tôi, rồi quay ra thì thào với người trong quán, chắc họ thấy lạ mắt lắm khi nhìn thấy bộ dạng của tôi, lại bị áp giải bởi 2 cảnh sát đi đến phòng khám. Một y tá đo nhiệt độ cho tôi khi qua cửa, đến phòng chụp MRI, tôi nằm trên chiếc giường y tế. Y tá hỏi tôi "trước đây anh có bị ngã hay chấn thương ở đâu không?" Tôi trả lời không? Sau đó y tá đẩy chiếc giường đưa tôi vào phòng chụp MRI. Y tá lắp máy chụp sát vào đầu tôi, sau đó đóng cửa lại, người phụ trách chụp MRI hôm đó mang hàm đại tá, sau khi chụp xong tôi ra ngoài ngồi, y tá đợi lấy kết quả. Tôi gỡ bỏ khẩu trang, nhiều người nhìn tôi vẻ tò mò, tôi cũng hi vọng gặp người quen, gặp ai đó biết tôi, nhưng chẳng có ai cả.   Sau khi có kết quả chụp MRI, tôi hỏi y tá là tôi bị sao không, y tá nói anh không có vấn đề gì đâu, tôi tạm yên tâm. đến ngày 29-3-2021 tôi được đưa đi thực hiện bước cuối cùng là giám định, y tá nói tôi phải cắt móng tay đi mới giám định được. Tôi thấy lạ và tự hỏi móng tay thì liên quan gì đến giám định. Sau này tôi mới hiểu. Sau khi cắt móng tay tôi được y tá và 2 cảnh sát dẫn vào 1 căn phòng, chờ đợi tôi là hội đồng giám định gồm 3 người. Một bác sĩ phụ trách nghiên cứu hồ sơ ngồi phía bên phải tôi, bên trái tôi là bác sĩ trưởng khoa, và người ngồi chính giữa tôi không biết là ai. Có nhiều người sau này nói với tôi đó là giám đốc viện giám định pháp y.   Bác sĩ ngồi bên phải hỏi tôi nhiều câu hỏi mang tính kiểm tra trí nhớ, và bác sĩ này cũng là người tốc ký, ghi lại cuộc hỏi đáp giữa tôi và các bác sĩ, bác sĩ ngồi bên trái hỏi tôi nhiều câu hỏi xoáy, nhằm đưa tôi vào thế khó trả lời. Tuy nhiên tôi vẫn trả lời thuyết phục tỉ như khi tôi đề cập đến nghị định các căn cứ để chúng tôi khiếu kiện đất đai thì bác sĩ trưởng khoa lại hỏi tôi rằng "Nghị định là của bộ nào đưa ra nhỉ?" Tôi trả lời rằng "bộ không có thẩm quyền đưa ra Nghị Định, mà chỉ có chính phủ mới có quyền đưa ra Nghị Định", bác sĩ cũng hỏi tôi nhiều câu hỏi liên quan đến vụ án của tôi, nhưng tôi từ chối trả lời với lý do chưa kết thúc giai đoạn điều tra.   Sau khi trả lời các câu hỏi của hội đồng giám định và đưa ra lập luận, căn cứ về vụ việc khiếu kiện đất đai của chúng tôi, và kết thúc hỏi đáp. Tôi cũng đã nhấn mạnh rằng, tại Dương Nội chúng tôi, có nhiều người thành đạt, có nhiều người cũng vào ngành y như các vị bác sĩ đây, tất cả cũng từ mảnh ruộng, từ cây lúa mà trẻ em được cắp sách đến trường được thành đạt. Sau đó bác sĩ ngồi chính giữa nói với tôi rằng: cháu nói rất thuyết phục và cháu có trí nhớ rất tốt, không phải ai cũng có thể nhớ được hết các mốc thời gian và sự việc như cháu rồi bác sĩ nói rằng: “có lẽ vậy thôi nhỉ”, bác sĩ bên phải lại hỏi tôi một lần nữa trước khi kết thúc giám định “em nói lại tất cả các ngày làm việc với cơ quan ANĐT”, tôi trả lời rằng: “các ngày làm việc là ngày 24-6, 30-6, 9-7, 25-8, 9-9, 21-10, 27-10, 10-11, 2-12, 25-12 năm 2020; ngày 9-2-2021. Bác sĩ ghi lại, rồi bác sĩ ngồi giữa hỏi tôi rằng: “cháu có đề nghị gì không?” – Đáp: cháu đề nghị các bác sĩ liên lạc với gia đình cháu, nhắn gia đình cháu gởi tiền lưu ký cho cháu (lưu ký không quan trọng mà tôi cần thông báo cho gia đình tôi biết là tôi đang ở đây) và đề nghị mở cửa buồng giam cho cháu ra gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Bác sĩ trưởng khoa nói rằng “mai về rồi”.   Sau khi kết thúc giám định tôi cảm thấy đỡ lo lắng hơn, các bác sĩ đã có phản hồi tốt đối với tôi, đến sáng hôm sau thì cơ quan ANĐT đến đưa tôi về trại tạm giam Hoả Lò. (Ngày 30-3-2021). Tôi vẫy tay chào mọi người; bé Quý một cô gái ở quận Hoàng Mai, người hay xách nước cho tôi, và hay mời tôi ăn kẹo dồi cũng vẫy tay chào tôi và dành cho tôi những lời chúc tốt đẹp, cô Tơ hẹn tôi về thì đến nhà cô chơi...   Tôi bước chân ra khỏi viện sau 1 tháng ở đây, lúc này tôi vẫn không nhận được kết luận giám định hoặc thông báo rằng tôi có bị mắc bệnh tâm thần hay không, thời gian giám định này tôi đã phải chịu áp lực vô cùng lớn, bệnh tâm thần không phải là điều gì xấu, nhưng một người đang bình thường mà bị kết luận là bị mắc bệnh tâm thần thì đó quả là điều khủng khiếp để lại hệ quả rất lớn, trong buồng giam có một ít dầu gội tôi xin được, tôi quét dầu gội lên tường gạch hoa và cuộn cái vỏ lương khô lại để viết. Tôi viết tất cả các câu hỏi của bác sĩ, các câu trả lời và mọi thông tin liên quan lên tường, tôi chuẩn bị sẵn phương án để chứng minh cho các bác sĩ thấy rằng tôi không có biểu hiện tâm thần và tôi đặt ra 2 giả thiết: 1. Tôi bị kết luận là mắc bệnh tâm thần, 2. Tôi được kết luận là không mắc bệnh tâm thần. Nếu các bác sĩ kết luận là tôi không bị mắc bệnh tâm thần thì tôi không phải suy nghĩ gì nữa, nhưng nếu kết luận tôi bị bệnh tâm thần thì tôi phải làm gì? Tôi tự hỏi mình rồi vạch ra các phương án ứng phó phù hợp với tình huống này.   Xe đưa tôi về Hỏa Lò đi qua Dương Nội, nhà tôi chỉ cách đường Lê Trọng Tấn tầm 100m, tôi tự hỏi không biết vợ tôi làm gì, tôi cứ nhìn về phía nhà tôi, không biết vợ tôi có cảm nhận được tôi đang ở rất gần không…   Khi về đến Hỏa Lò, quản giáo bất ngờ khi thấy tôi về sớm, bởi lệnh trích xuất tôi là 3 tháng, quản giáo N.Q. Điển đã nói với tôi rằng: “Vừa rồi tôi nhận được công văn yêu cầu tôi nhận xét anh có biểu hiện tâm thần không tôi có văn bản trả lời là anh sinh hoạt bình thường, hòa đồng, không có biểu hiện gì bất thường.” Tôi đã nói lời cảm ơn quản giáo, quản giáo nói tôi “chỉ đưa ra nhận xét khách quan thôi “.   Đến ngày 15-6-2021 tôi mới nhận được bản KLĐT, đọc bản kết luận điều tra, lúc này tôi mới chắc chắn là các bác sĩ đã kết luận tôi không mắc bệnh tâm thần, bản KLĐT ghi: “Ngày 29-03-2021, viện giám định pháp y tâm thần trung ương -Bộ y tế có kết luận giám định pháp y tâm thần theo trưng cầu số 84/KLGĐ kết luận: Trước, trong khi thực hiện hành vi phạm tội (vào các ngày 09; 10; 11/01/2020) và tại thời điểm giám định bị can Trịnh Bá phương không có bệnh tâm thần. Tại các thời điểm trên bị can Trịnh Bá Phương đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi năng lực trách nhiệm hình sự của bị can Trịnh Bá phương thuộc thẩm quyền của cơ quan tiến hành tố tụng."   Tôi rất vui mừng khi biết được kết luận này, những biện pháp tôi vạch ra để ứng phó với viện giám định pháp y đã không cần phải xử dụng nữa. Tôi chia sẻ niềm vui với các anh em tù, nhiều người hiểu vấn đề thì họ biết đây là kết luận tốt cho tôi, nhưng cũng có vài người lại còn mong muốn có bệnh án tâm thần, họ cầu được miễn, giảm trách nhiệm hình sự.   Những ngày sau đó tôi tiếp tục tập thể dục đều, nhưng thời gian tập ít hơn những ngày ở viện pháp y, ở viện tôi tập thể dục từ 4-6h ngày, lúc ra viện tôi cân chỉ còn 59kg, lúc mới bị bắt tôi cần được 68kg.   Thu thương thư này gồm 5 trang, em nhận thư mà thiếu thì cho anh biết nhé, gia đình mình cũng cần biết rõ quá trình anh đi giám định tâm thần.   Thư cũng khá dài rồi, anh dùng bút đây, tạm biệt vợ yêu.   An Điểm ngày 23-12-2022 Trịnh Bá Phương.   Tái bút: Thư này anh viết sang ngày hôm sau nên để ngày 23-12 nha em. Còn một điều trong thư anh quên ghi là ở viện anh cũng đã được đưa đi xét nghiệm máu, nhưng anh không được xem kết quả xét nghiệm.  
......

Hiện trạng trẻ em bị bạo hành tại VN (*)

TS Phạm Đinh Bá (VNTB) Trọng ơi, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương (Tựa của tác giả) Trẻ em Việt Nam đang bị bạo hành ở nhiều nơi, ngay cả ở những nơi lẽ ra phải an toàn cho trẻ em, chẳng hạn như ở trường học và ở nhà. Trẻ em như búp trên cành, Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan, Chẳng may vận nước gian nan, Trẻ em cũng bị bận thân cực lòng. Hồ Chí Minh đã đăng bài thơ này trên báo Việt Nam độc lập, ngày 21-9-1941. [1] Hơn 80 năm qua, những người theo ông ấy đã làm cho vận nước gian nan và hủy hoại cơ hội sống tốt của hàng hàng lớp lớp trẻ em như thế nào? Chênh lệch giàu nghèo và giữa các các nhóm dân tộc vẫn được quan sát là đang gia tăng. [2] Tốc độ đô thị hóa và di cư nhanh chóng, thất nghiệp, lạm dụng chất gây nghiện, bóc lột tình dục, gia tăng đổ vỡ gia đình, xuyên biên giới nạn buôn người, xói mòn các giá trị truyền thống và mạng lưới hỗ trợ, gia tăng căng thẳng kinh tế, căng thẳng cá nhân và liên cá nhân cũng như gia tăng các trường hợp phạm tội là những thách thức làm tăng tính dễ bị tổn thương của trẻ em. Trẻ em Việt Nam đang bị bạo hành ở nhiều nơi, ngay cả ở những nơi lẽ ra phải an toàn cho trẻ em, chẳng hạn như ở trường học và nhà của chúng, và thường là bởi một người mà đứa trẻ biết. [2] Bạo hành phổ biến với 68% trẻ em từ 1-14 tuổi cho biết đã trải qua một số hình thức bạo lực tại gia đình của cha mẹ, người chăm sóc. Bạo lực học đường còn phổ biến. Các loại trường phổ biến nhất là hành vi bắt nạt và trừng phạt thân thể của giáo viên. 20 phần trăm của các bé tám tuổi cho biết đã bị trừng phạt về thể chất ở trường. Các số vụ xâm hại trẻ em, đặc biệt là xâm hại tình dục trẻ em được báo cáo ngày càng gia tăng. Nạn buôn bán và bóc lột trẻ em đang là mối quan tâm lớn. Việt Nam chủ yếu là “nguồn” quốc gia – với trẻ em bị buôn bán ra nước ngoài để bóc lột tình dục và lao động cưỡng bức. [2] Nhiều bị lừa dối bởi các cơ hội lao động lừa đảo và bị bán làm vợ hoặc cho những người điều hành nhà chứa qua biên giới sang Trung Quốc và các nước khác. Trẻ em bị buộc phải bán hàng rong và ăn xin ở các trung tâm đô thị, trong khi những em khác bị cưỡng bức lao động trong các nhà máy gạch và may mặc phi chính thức, hoặc do tư nhân điều hành mỏ vàng nông thôn. [2] Buôn bán trẻ em cũng liên quan đến bóc lột tình dục trẻ em hoặc nội dung khiêu dâm. Đối với nhiều người, bóc lột tình dục bắt đầu từ khi còn trẻ, từ 12 đến 15 tuổi tuổi. Nguy cơ xâm hại, bóc lột tình dục trên Internet và mạng xã hội đang gia tăng gia tăng tại Việt Nam. [2] Tội phạm tình dục trẻ em ngày càng sử dụng Internet như một phương tiện giao tiếp với trẻ em và chuẩn bị cho chúng lạm dụng tình dục thông qua phương tiện truyền thông xã hội, và trong nhiều trường hợp, sự tương tác trực tuyến này dẫn đến các cuộc gặp trực tiếp. Ngoài ra còn có bằng chứng ngày càng tăng thông qua các trường hợp được thấy trên các phương tiện truyền thông và bởi các chuyên gia rằng trẻ em đã bị khai thác trực tiếp thông qua việc sản xuất nội dung khiêu dâm hoặc trực tiếp phát trực tuyến lạm dụng tình dục trẻ em. Cứ mười trẻ em từ 5 đến 17 tuổi thì có một trẻ tham gia lao động trẻ em. Theo dữ liệu vào năm 2014, 1.754.000 trẻ em, chiếm khoảng 10% dân số trẻ em cả nước trong độ tuổi 5-17, được xếp vào nhóm trẻ lao động. [2] Đáng chú ý, 75% lao động trẻ em được cho là làm công việc bị cấm đối với trẻ vị thành niên trong một môi trường ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. Thống kê xác định người di cư đến thành thị không có hộ khẩu thường trú, người dân tộc thiểu số và người khuyết tật là ba đối tượng quan trọng nhất các nhóm dễ bị tổn thương trong nước, khoảng 1 trong 4 người Việt ở vào các nhóm dễ bị tổn thương. [2] Đối với phần lớn lao động phổ thông và con cái họ, thực tế di cư lên thành phố hiếm khi đáp ứng tầm nhìn về sinh kế được cải thiện. Hiện tượng di cư ồ ạt kéo theo một loạt các thử thách phức tạp cho trẻ em. Sài gòn có tổng dân số ước tính khoảng 13 triệu người và với 130.000 người không có hộ khẩu thường trú di cư từ các tỉnh đến hàng năm. [2] Con em của những người không có hộ khẩu thường trú là một trong những trẻ em bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương nhất tại Sài gòn và ước tính có khoảng 400.000 trẻ em được coi là sống tạm thời vì khoảng 350.000 cha mẹ của họ không có hộ khẩu thường trú. Khoảng 36% dân số Sài gòn có tình trạng cư trú tạm thời, dẫn đến giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ công quan trọng, bao gồm chăm sóc sức khỏe và giáo dục được trợ cấp. Nghiên cứu về tỷ lệ ngược đãi trẻ em ở Việt Nam năm 2014 được thiết kế để xem xét tỷ lệ ngược đãi trẻ em ở Việt Nam và so sánh với tỷ lệ ngược đãi trẻ em ở Hà Lan. [3] Bảng câu hỏi được điền bởi 1.851 học sinh từ 12 đến 17 tuổi (47% là nam). Kết quả cho thấy một nửa số học sinh (50%) đã từng tố cáo ít nhất 1 lần trẻ bị xâm hại trong năm qua. Lạm dụng tình cảm được báo cáo nhiều nhất (32%), tiếp theo là lạm dụng thể xác, bỏ bê và chứng kiến ​​xung đột của cha mẹ. Lạm dụng tình dục ít phổ biến nhất (3%). So với Hà Lan, tỷ lệ phổ biến của hầu hết các hình thức ngược đãi trẻ em ở Việt Nam đều cao hơn: Khác biệt lớn nhất là lạm dụng tình cảm, sau đó là bỏ bê, lạm dụng thể xác và chứng kiến ​​xung đột của cha mẹ. Có bao giờ ông Trọng tự hỏi có nên giải tán đảng để trẻ em được sống tốt hơn? ____________ Nguồn: Hồ Chí Minh. Trẻ con. 21-9-1941; Available from: https://www.thivien.net/.../poem-t6Nh5habAzyJoVRzuV0nbg. Viet, U. and N. March, Viet Nam Child Protection Thematic Report January–December 2018 Prepared by UNICEF Viet Nam. Unicef Viet Nam,(March), 2019. Tran, N.K., et al., Child Maltreatment in Vietnam: Prevalence and Cross-Cultural Comparison. Journal of Aggression, Maltreatment & Trauma, 2017. 26(3): p. 211-230. ****** (*) Tựa do Admin đặt
......

Nước mắt chợ hoa đêm giao thừa Nhâm Dần - Quý Mão

Gió Bấc's blog Đêm Ba mươi, Phút Giao thừa là khoảnh khắc thiêng liêng nhất trong năm trong ý nghĩa gia đình đoàn tụ, sum vầy. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, nhiều gia đình đã giản lược thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ, chỉ cần vài khóm vạn thọ, cúc, nhành mai, nhành đào là đủ không khí Tết. Thế nhưng, đêm 30 Tết năm nay rất nhiều gia đình đã không đủ tiền mua hoa. Hàng vạn người trồng hoa, bán hoa mang không khí Tết cho xã hội, cho mọi nhà lại không dám về nhà mà khắc khoải, vật vã rơi nước mắt bên những thảm hoa tươi nguyên thừa ế trên đường phố. Họ không chỉ mất Tết mà có nguy cơ trắng tay, vỡ nợ. Năm mới sẽ đến với họ đầy bất trắc. Hàng chục năm qua, những người cần lao thuộc giai cấp tiên phong của chế độ, không dám đi chợ Tết ở các siêu thị, không đánh giá Tết lớn, Tết nhỏ qua giá cả rượu bia, lạp xưởng. Cái Tết trong mắt họ là những khu chợ hoa Tết nhan nhản khắp nông thôn, phố thị. Không tốn kém như ăn bằng miệng với các thứ bánh mứt, rượu thịt đắt tiền, người ta ăn Tết bằng mắt với vài chậu hoa cũng đủ ấm lòng trong ba ngày Tết. Người khá giả thuê xe tải bỏ ra năm mười triệu mua hoa đắt tiền phủ màu sắc lên ngôi biệt thự. Người nghèo đi xe máy bỏ ra trên dưới 100 ngàn đồng (gần 5 USD) đã có thể mang không khí Tết về nhà. Chợ hoa Tết Việt rất đặc trưng là các loại hoa truyền thống của từng vùng miền trồng theo mùa vụ. Miền Bắc chủ lực là đào, quất, miền Nam mai vàng, vạn thọ, cúc đủ loại bình dân là mâm xôi, đại đóa…, sang trọng là Tiger. Sa Đéc (Đồng Tháp), Chợ Lách (Bến Tre) trở thành thủ phủ hoa Tết của miền Nam với các loại hoa chất lượng cao được tỉa tót tạo hình tinh tế như mai bonsai, cúc, trạng nguyên. Ngoài ra ở từng tỉnh huyện cũng hình thành những tiểu vùng trồng hoa Tết với các loài hoa phổ biến như hướng dương, vạn thọ. Trồng, bán hoa Tết thành một nghề quan trọng trong mùa vụ Tết. Thị trường hoa Tết trở thành hàn thử biểu nhạy cảm đo đạt mức phồn thịnh hoặc suy thoái của kinh tế. Mặc cho báo cáo, diễn văn chúc Tết của Đảng, Chính phủ nói nhăng nói cuội thế nào. Cứ nhìn vào sự nhộn nhịp, tấp nập của các chợ hoa Tết là biết ngay kinh tế ổn định, phát triển. Chợ hoa Tết eo sèo ế ẩm thì biết ngay kinh tế đang lụn bại chính xác như đinh đóng cột. Năm nay, theo báo cáo của Chính phủ, theo báo đài tuyên truyền Nhà nước, năm 2022, tăng trưởng GDP ước đạt 8,02% với nhiều điểm sáng. Theo Báo cáo kinh tế - xã hội năm 2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/12, tăng trưởng kinh tế năm 2022 phục hồi tích cực với những tiến triển tốt và đồng đều trên cả ba khu vực, trong đó khu vực nông, lâm, thủy sản tăng 3,36%; công nghiệp và xây dựng tăng 7,78%; dịch vụ tăng 9,99%. (1) Đọc thấy phát ham. Tổng Trọng trong cơn mê cuồng đốt lò, tiêu diệt các đảng viên ưu tú do chính mình tuyển chọn, cơ cấu, đề bạt đúng quy trình trong nhiều nhiệm kỳ lại chai mặt lấy sức cạn hơi tàn đọc thư chúc Tết với những lời sáo rỗng muôn thuở: “vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả” (2) Trung Quốc mượn cớ COVID cản trợ xuất khẩu nông sản, các măt hàng gia công chiến lược may mặc, giày da, gỗ bị đứt gãy đơn hàng, hàng triệu công nhân thất nghiệp. Kinh tế tài chính vỡ toang bởi chiêu trò lũng đoạn của các đại gia FLC, Tân Hoàng Minh, Vạn Thịnh Phát, bất động sản thừa ế đóng băng hàng trăm ngàn tỉ, người dân biểu tình đứng, biểu tình ngồi đòi tiền góp vốn ngân hàng, tiềm mua trái phiếu, công nhân đòi tăng lương khắp cả nước. Các con số GDP 8.02%, “phục hồi và phát triển kinh tế” là trò chơi chữ nghĩa, là cái bánh vẽ hy vọng mà chính quyền nhà sản vẫn rộng tay ưu ái tặng dân. “GDP 8.02%”, “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” thực sự thê thảm thế nào hãy nhìn vào chợ hoa Tết năm nay. Gõ từ khóa “hoa tết ế” cho công cụ tìm kiếm của Google sẽ cho thấy con số hùng hồn khoảng 6.280.000 kết quả. Chính báo chí lề phải có thể xem là thông tin vô thưởng vô phạt nên đã đồng loạt bỗng dưng nói thật. Với tựa đề “Mười mấy năm bán hoa Tết chưa năm nào ế như năm nay”, báo Zing News có lời dẫn “Chiều 29 tháng Chạp, nhiều tiểu thương bán hoa tại TP.HCM vẫn cầm cự ngồi chờ khách vì ế ẩm.” (3) Báo Lao Động cũng có bài tương tự và có thêm cả phóng sự ảnh ở TP.Vinh Nghệ An “Hoa tết ế ẩm, tiểu thương chém gốc, vứt bỏ để về quê đón Tết” (4) Đà Nẵng, nổi tiếng là TP đáng sống nhất cả nước nhưng “Chợ hoa xuân Đà Nẵng 29 Tết: Hạ giá bán như cho vẫn ế” (5) Ngay Hà Nội thủ đô ngàn năm văn vật nơi tiền bạc cả nước đổ về cống nạp vẫn không thoát cảnh “Tiểu thương tại Hà Nội chặt bỏ đào quất ế trong chiều 30 Tết” (6) Đó chỉ là một phần nhỏ trong hàng ngàn bài báo về tình trạng chợ hoa ế ẩm trải dài trong cả nước từ bắc chí nam chứ không riêng một địa phương nào. Nguyên nhân hoa ế không phải do yếu tố khí hậu, thời tiết hoặc do tăng sản lượng diện tích trồng đột biến làm tăng khoảng cách cung cầu. Số lượng hàng hóa vẫn như mọi năm. Địa điểm diện tích bày bán vẫn như truyền thống mọi năm. Hoa ế đơn giản chỉ do người dân không tiền mua sắm. Thông thường hàng thừa ế, người ta bán xổ, bán rẻ mong thu về ít vốn liếng và cũng để không lãng phí mồ hôi, công sức vun trồng chăm sóc. Thế nhưng trong xã hội mang đầy chất nhân văn kiểu mới của thiên đường cộng sản từ Nghệ An quê Bác đến Hà Nội niềm tin và hy vọng của cả nước người bán dùng đến nghĩa cử cao cả là chặt bỏ chứ không bán rẻ chống lại tâm lý chờ hạ giá của người mua. Những nhát dao này thật đau đớn hơn cả thất bát của mùa hoa, nó chặt đứt mối quan hệ đồng bào, tương thân của người mua, người bán. Những thông tin báo chí đáng buồn nói trên đã thê thảm nhưng vẫn sáng sủa hơn nhiều so với những điều tôi trực tiếp chứng kiến khi có dịp hiếm hoi về ăn Tết ở một TP miền Tây. Nó không có chuyện quyết liệt tàn nhẫn chém hoa nhưng nó nghẹn uất kéo dài ngay đêm giao thừa. Khu chợ Hoa tết của thành phố rộng khoảng vài héc-ta nằm trên vị trí đắc địa. Nằm ngay tại trung tâm TP, lại đúng vào cái thế trên bến dưới thuyền giáp với đại lộ rộng thênh thang và con sông là thủy lộ chính của địa phương. Sáng ngày 30 Tết, khu chơ tràn ngập hoa đủ loài khoe sắc nhưng rất vắng nguời mua dù giá khá mềm. Một cặp cúc đại đóa, vạn thọ đẹp rực rỡ, có cả chậu bằng nhựa cứng chỉ tầm giá 150.000. Vạn thọ đẹp trong chậu nhựa mềm chỉ 90.000 một cặp. Lác đác một vài nơi đã treo bản đại hạ giá nhưng chừng như vẫn không hấp dẫn người mua. Do các chợ hoa Tết là chợ dã chiến theo mùa vụ được sử dụng mặt bằng công viên của TP, ban quản lý phân lô hợp đồng cho thuê từ nhiều tháng trước. Theo quy ước, tiểu thương phải thu dọn cây kiểng hoàn trả mặt bằng từ giữa trưa 30 Tết để làm vệ sinh, giữ cảnh quan công viên nên phiên chợ 30 hoa rất ngắn, tầm 10 giờ sáng là phải bán xổ để không phải hủy hàng. Thế nhưng do lượng khách mua thưa thớt, chủ hàng nấn ná tiếc nuối lượng hoa vẫn còn gần như nguyên vẹn đã dời hàng ra dọc theo hai bên lề đường quanh khu vực chợ để chờ bán tiếp. 9 giờ đêm 30 Tết, hầu hết các căn nhà trên trục lộ chính đã đóng cửa, hầu hết người dân TP đã về nhà họp mặt gia đình chào đón giao thừa thì hai bên lề đường của đại lộ dọc công viên vẫn còn đầy những bãi hoa hiu hắt treo bảng đại hạ giá. Những người bán hoa phờ phạc ngồi vật vã không biết đến lúc nào. Có lẽ họ sẽ đón giao thừa trên hè phố bên bải hoa ế ẩm ấy. Họ dư hiểu rằng khách hàng có tiền đã mua đủ hoa cho Tết, mua thêm họ cũng không còn chỗ để trưng bày. Người chưa mua không phải là không muốn mà do không có tiền nên dù hạ giá rất thấp vẫn không mấy người mua. Những người bán hoa gần như lỗ trắng, công sức, vốn liếng, niềm hy vọng một mùa vụ làm ăn đã biến thành gánh nợ. Năm mới với mọi người là ước mơ, khát vọng về những điều tốt đẹp với họ sẽ là khó khăn chồng chất. Sự phồn vinh, kinh tế ổn định và phát triển ở xứ thiên đường là như vậy đó. Sự ế ẩm của chợ hoa Tết không chỉ là nỗi đau nước mắt đêm 30 của người bán hoa mà còn là bức tranh ảm đạm của hàng triệu gia đình không có được số tiền ít ỏi để ăn tết nghèo bằng mắt. __________________ Tham khảo: 1-https://baochinhphu.vn/gdp-nam-2022-uoc-tang-802-lap-ky-luc-trong-hon-10... 2-https://baochinhphu.vn/loi-chuc-tet-xuan-quy-mao-2023-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-102230120205059628.htm 3-https://zingnews.vn/muoi-may-nam-ban-hoa-tet-chua-nam-nao-e-nhu-nam-nay-post1395528.html 4-https://laodong.vn/photo/hoa-tet-e-am-tieu-thuong-chem-goc-vut-bo-de-ve-que-don-tet-1139979.ldo 5-https://vtc.vn/cho-hoa-xuan-da-nang-29-tet-ha-gia-ban-nhu-cho-van-e-ar737791.html 6-https://vietnamnet.vn/tieu-thuong-tai-ha-noi-chat-bo-dao-quat-e-trong-chieu-30-tet-2103405.html  
......

Dẫu là đầu năm, Tổng Bí thư vẫn không... kiêng nói dóc!

DongPhungViet's blog Trước giờ, ở đâu thì thời điểm khởi đầu một năm đều được xem là khoảnh khắc đặc biệt  và người ta luôn tránh làm điều sai, điều xấu ở khoảnh khắc đó để tránh xui rủi trong cả năm. Ông Nguyễn Phú Trọng – Tổng Bí thư đảng CSVN có lẽ thuộc nhóm... xưa nay hiếm nên không thèm kiêng cữ. Phát biểu của ông trước thềm năm mới (1) chính là bằng chứng về chuyện dường như ông không ngần ngại trong việc gieo thêm xui rủi cho một năm nữa... Làm sao ông Trọng có thể khoe thế này về năm vừa qua: Toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta đã phát huy tinh thần yêu nước nồng nàn, ý chí quyết tâm, bản lĩnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng, khá toàn diện, với nhiều dấu ấn nổi bật: Vừa tập trung phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, vừa thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả. Chính trị xã hội ổn định, quốc phòng, an ninh được bảo đảm, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước (?)... khi vụ án “Việt Á”, vụ án “giải cứu” tuy chưa kết thúc nhưng vẫn đủ dữ kiện cho thấy hệ thống chính quyền từ trên xuống dưới chỉ dùng “ý chí, bản lĩnh, đoàn kết, năng động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu” để cùng nhau bóp cổ dân lành lấy tiền bỏ túi. Giữa lúc quốc gia, dân tộc đang ngả nghiêng trong thảm họa, lẽ nào có thể xem loại “quyết tâm” đã thể hiện qua những “Việt Á”, “giải cứu” là... “thành tựu rất quan trọng”? Không cần tổ chức thăm dò dư luận thì có lẽ ai cũng thấy, các “dấu ấn nổi bật” trong cả năm 2022 chỉ xoay quanh “ăn” và “trảm”! Chỉ trong vòng chưa đầy một năm, ngoài kỳ họp chính thức, Ban Chấp hành Trung ương đảng phải tổ chức họp bất thường ba lần để “giải quyết vấn đề nhân sự” - loại bỏ cả chục thành viên, trong đó có hai đảm trách vai trò Ủy viên Bộ Chính trị và Quốc hội cũng y hệt như thế... Cũng chỉ trong vòng một năm, ngoài Chủ tịch Nhà nước từ nhiệm, còn có hai Phó Thủ tướng được... “cho thôi việc”, chưa kể hàng loạt Bộ trưởng, Chủ tịch các địa phương phải... “chuyển công tác”, kể cả vào tù để... “hợp tác điều tra”,... mà dám cho là... “chính trị ổn định” thì đúng là... hết ý!  Làm sao ông Trọng có thể khoe hệ thống chính quyền do ông làm nhạc trưởng đã... “thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” khi các số liệu thống kê xác định, mỗi ngày có khoảng 400 doanh nghiệp rời khỏi thị trường, nếu tính cả năm 2022 thì con số đó vượt mức 143.000 (2)? Làm sao ông Trọng có thể khoe đã... “xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ gắn với chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả” khi những doanh nghiệp dẫn đầu về mức thâm dụng lao động chỉ chuyên gia công và vì vậy lúc thiếu đơn đặt hàng thì chỉ còn một cách là cho công nhân nghỉ việc hoặc giảm giờ làm việc? Một quốc gia mà nhìn đâu cũng thấy người thất nghiệp và số lượng thất nghiệp tính hết triệu này sang triệu khác thì tuyên bố... “thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội” có khác gì vỗ ngực tự nhận mức độ thiếu tự trọng của mình đã vượt mọi khuôn khổ?    Tuy đã cố gắng hạn chế đến mức tối đa việc phản ánh nhân tâm, dân ý và sự khốn cùng của thành phần yếu thế nhưng dường như không thể cầm lòng, vài tờ báo chính thức vẫn kể về hàng ngàn công nhân vừa mất việc hoặc bị giảm lương trước Tết nên có ngày phải bới thùng rác kiếm thực phẩm, nếu may mắn có Mạnh Thường Quân trợ giúp vài ký gạo thì mỗi bữa chỉ dám ăn một chén cơm bởi không biết ngày mai thế nào (3)... Có những đại gia đình ba thế hệ bỏ xứ tha phương đã lâu, mỗi lần Tết đến chỉ mơ có nồi thịt kho hột vịt cho đỡ tủi thân vì chẳng lẽ Tết mà không có gì (4)!.. Khi Việt Nam vẫn thừa mứa những cá nhân mà số phận thê thảm đến mức như vậy, nên xếp ông Trọng vào loại gì khi ông khơi khơi bảo rằng đã... “củng cố và nâng cao niềm tin của nhân dân đối với đảng, nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, để lại những ấn tượng rất tốt đẹp, được nhân dân và bạn bè quốc tế ghi nhận, đánh giá cao”?       *** Chúc Tết vốn là loại việc mà Chủ tịch Nhà nước đảm nhận. Dù Chủ tịch Nhà nước từ nhiệm nhưng Phó Chủ tịch Nhà nước Võ Thị Anh Xuân đã được trám vào chỗ trống theo Hiến pháp. Ông Trọng đã công khai biến Quyền Chủ tịch Nhà nước thành bù nhìn thông qua việc gạt bà sang một bên để chính ông đứng ra chúc Tết! Khi Tổng Bí thư thản nhiên làm như thế trước thềm năm mới, có thể tin vào điều ông hiệu triệu: Toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống đoàn kết thống nhất, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, đẩy mạnh toàn diện và đồng bộ hơn nữa công cuộc đổi mới? Một năm mới đã bắt đầu, một đoạn đường mới đã mở ra nhưng với Tổng Bí thư có các đặc điểm hết biết như vậy vừa hiên ngang xông lên phía trước, hy vọng sẽ không xảy ra cảnh... Thượng lộ bình an, trung lộ... bò càng, hạ lộ... nằm ngang! Tham khảo (1) https://tuoitre.vn/tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-chuc-tet-toan-dan-20230121204335939.htm (2) https://vtv.vn/kinh-te/hon-143000-doanh-nghiep-dong-cua-trong-nam-2022-20221229105027342.htm (3) https://dantri.com.vn/an-sinh/can-tien-lai-mat-viec-lao-dong-ngheo-boi-rac-kiem-thuc-an-quan-ao-tet-20230116065823878.htm (4) https://www.thanhnien.vn/xom-tro-ngay-tet-nha-3-the-he-mong-tet-am-ben-noi-thit-kho-hot-vit-post1533319.html?io_utm_social=fanpage  
......

Thư chúc xuân của Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất

Tăng đoàn Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất   Thư chúc xuân năm Quý Mão – 2023   Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật   Kính bạch Chư Tôn Giáo Phẩm, Chư Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức, Tăng, Ni, cùng chư Thiện Tín, Phật tử các giới, trong và ngoài nước.   Đầu xuân năm Quý Mão, 2023, Tăng Đoàn GHPGVNTN xin gửi lời cầu chúc đến Chư tôn đức và Quý liệt vị, năm mới nhiều sức khỏe, an khang, thịnh vượng, tiếp tục con đường xiển dương chánh pháp, cứu độ chúng sanh, hầu mang lại cho nhân loại hòa bình và an lạc.   Năm 2022 khép lại khi nhiều biến động trên thế giới vẫn tiếp diễn theo chiều hướng nguy hiểm, cực đoan có thể đẩy nhân loại vào thảm họa chiến tranh nguyên tử.   Cuộc chiến tranh tại Ukraine đã thay đổi diện mạo thế giới, khi một siêu cường tự cho mình cái quyền khởi động chiến tranh và sáp nhập lãnh thổ của quốc gia khác.   Điều này đặt ra một tiền lệ nguy hiểm cho các nước nhỏ, đặc biệt là Việt nam khi luật pháp quốc tế đã bi vô hiệu hóa, khi vũ lực trở thành tiếng nói quyết định trong quan hệ giữa các nước.   Cuộc chiến này đã kéo dài làm hàng trăm ngàn người bị chết, hàng trăm ngàn người khác bị thương.   Cùng với sự tàn phá các làng mạc và thành phố là số phận bi thương của hàng chục triệu người mất nhà cửa, tài sản, gia đình và kế sinh nhai.   Nhân loại đã thất bại khi không ngăn cản được chiến tranh.   Chiến tranh tại Ukraine là sự thất bại của luật pháp quốc tế, sự thất bại của trật tự thế giới, trách nhiệm này thuộc về các nhà lãnh đạo của các siêu cường, các định chế quốc tế lớn, và trách nhiệm cũng thuộc về các tôn giáo lớn đã không mang lại được hòa bình và an lạc cho nhân loại.   Cuộc chiến đó cũng mang lại bất ổn cho nền kinh tế toàn cầu khi giá nhiên liệu, lương thực và phân bón cao bất thường, kéo theo các mặt hàng nhu yếu phẩm, dịch vụ cũng tăng theo làm cuộc sống hàng trăm triệu người khác khốn đốn.   Điều này đặt ra sự chất vấn cho lương tri nhân loại, nhất là những nhà lãnh đạo tôn giáo.   Phật giáo chủ trương vô ngã vị tha cho nên không tranh chấp, thực hành vô úy thí cho nên có thể mang lại sự an lạc cho nhân loại, nhưng rất tiếc thế giới phương tây vẫn còn xa lạ với giá trị Phật giáo, phải chăng đây là nguyên nhân của chiến tranh? Điều này đặt ra trách nhiệm của Tăng- Ni, Phật tử trên toàn thế giới trong sứ vụ hoằng truyền chánh Pháp của Phật hầu mang lại hòa bình an lạc cho nhân loại.   Tại Việt nam, năm 2022 đánh dấu một năm nhiều bất ổn khi ảnh hưởng của đại dịch covid vẫn còn nặng nề lên xã hội. Kinh tế suy trầm, thị trường nhân dụng khó khăn khi hàng loạt công ty, xí nghiệp, hãng xưởng đóng cửa, dẫn đến việc hàng trăm ngàn công nhân bị mất việc, nhất là những tháng cuối năm âm lịch.   Đặc biệt nghiêm trọng là khủng hoảng do các Tập đoàn đầu tư gây ra đã làm cho hàng ngàn gia đình mất tài sản tiết kiệm cả đời.   Những tác động xấu từ nền kinh tế quốc gia đã phủ bóng đen lên xã hội và đời sống người dân, khiến cho mùa xuân năm nay thêm phần bi đát.   Đối mặt với sự bất ổn và nguy hiểm từ một thế giới vô chính phủ.   Đối mặt với một tương lai đất nước đầy bất trắc vì tứ cố vô thân trên trường quốc tế.   Đối mặt với một thực trạng quốc gia yếu kém cả về kinh tế lẫn quốc phòng, nhưng Nhà cầm quyền vẫn không thức tỉnh để cùng toàn dân tìm giải pháp hầu bảo vệ quốc gia, thăng tiến xã hội, chấn hưng đất nước, đặt nền móng lâu dài cho xã tắc khi tiếp tục đàn áp tôn giáo, bắt giam hàng trăm nhà bất đồng chính kiến, nhân sĩ yêu nước.   Riêng các thành viên Tăng Đoàn Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất vẫn tiếp tục bị đàn áp, chùa chiền bị dẹp phá ở nhiều nơi, Nhà cầm quyền thường lấy lý do không có Hộ khẩu để gây khó khăn trong cuộc sống thường nhật của chư Tăng. Nhưng việc nhập Hộ khẩu trong tôn giáo rất khó, mặc dù Việt Nam đã ký kết tôn trọng Nhân quyền theo Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, trong đó có các quyền Tự do Cư trú, tự do Tín ngưỡng Tôn giáo.. .. Về kinh tế xã hội: Nhà cầm quyền vẫn bất lực trước các thế lực lợi ích nhóm thao túng quốc gia, tạo nên sự bất bình đẳng xã hội nghiêm trọng khi tài sản của giới siêu giàu chiếm 90% nguồn lực đất nước.   Về chính trị: chế độ độc tài độc đảng đã đóng cửa mọi con đường đối thoại, gạt ra ngoài mọi ý kiến đóng góp để dân chủ hóa đất nước, đưa đất nước hội nhập thế giới văn minh, làm cho Việt nam bị cô lập trong một môi trường thế giới thiên la địa võng của những tranh chấp địa chiến lược.   Về xã hội: Đạo đức xã hội suy đồi, người trẻ mất phương hướng lập thân lập nghiệp, trở thành những con người vô cảm, chỉ biết có mình, sống vị kỷ và thực dụng.   Giá trị truyền thống dân tộc bị lãng quên, tinh thần Phật giáo bị xuyên tạc biến thành mê tín dị đoan trong chùa chiền, thiền viện.   Đứng trước hiện tình đất nước, xã hội, nay Tăng Đoàn Giáo hội Phật giáo Việt nam Thống Nhất xin đóng góp với nhà cầm quyền giải pháp cho tình hình Việt nam:   Hòa giải với người dân, tôn trọng người dân đúng với quyền lực và phẩm giá của người chủ đất nước. Đối thoại trên tinh thần trọng thị với nhân sĩ trí thức yêu nước hầu cùng nhau tìm đối sách để Việt nam có thể trường tồn trong một thế giới vô chính phủ, cá lớn nuốt cá bé.   Thỉnh vấn với các bậc tu hành, các nhà lãnh đạo tôn giáo nhằm khôi phục đạo đức xã hội và nguyên khí quốc gia.   Nếu Nhà cầm quyền thực tâm thực hiện những yêu cầu này của Tăng Đoàn thì giải pháp cho Việt nam sẽ hiển lộ.   Xuân đến, đất trời đổi mới, rất mong lòng người cũng đổi mới để tìm đến những giá trị nhân bản, lương thiện.   Rất mong Nhà cầm quyền Việt nam nhìn nhận rằng giá trị và tinh thần Phật giáo đã góp phần trong việc vệ quốc và hưng quốc trong lịch sử cũng sẽ là giải pháp cho hiện tại và tương lai Việt nam.   Kính chúc Quí vị lãnh đạo Thế giới và Việt nam vạn sự cát tường. Kính chúc Chư Tôn đức pháp thể khinh an, Phật tử tinh tấn tu hành Cầu mong thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.   Nam Mô Đương Lai Hạ Sanh Từ Thị Di Lặc Tôn Phật Tác Đại Chứng Minh TM Hội Đồng Điều Hành Tăng Đoàn GHPGVNTN   Viện trưởng (ấn ký) Tỳ kheo Thích Viên Định  
......

Lá thư đần năm Quý Mão 2023 của Chủ Tịch Đảng Việt Tân

Ông Lý Thái Hùng, Chủ Tịch Đảng Việt Tân, gửi lời Chúc Tết Quý Mão 2023 đến đồng bào Việt Nam. Kính Thưa Toàn Thể Đồng Bào   Trước thềm năm Quý Mão 2023, thay mặt toàn thể anh chị em đảng viên Việt Tân, tôi xin kính chúc quý quyến một năm mới nhiều sức khỏe và vạn sự an lành. Nhân đây, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng tri ân đến toàn thể quý vị thân hữu đã luôn luôn sát cánh và đồng hành với anh chị em đảng viên Việt Tân trên mọi chặng đường đấu tranh trong suốt 40 năm qua.   Thưa quý vị, Năm 2022 đã khép lại với những biến động dồn dập: Từ cuộc chiến xâm lược của Putin ở Ukraine đến căng thẳng tại eo biển Đài Loan, từ phong trào biểu tình của phụ nữ Iran đến cuộc biểu tình chống chính sách Zero Covid 19 tại Trung Quốc, từ khủng hoảng năng lượng toàn cầu đến lạm phát, kinh tế bấp bênh… đã đặt thế giới trước nhiều thử thách.   Những thử thách này đã giúp thế giới ý thức sâu sắc nguy cơ của những chế độ độc tài đối với tương lai ổn định của nhân loại, và các quốc gia tự do đã không còn có thể ngồi yên hay đứng riêng rẽ, mà đã cùng bắt tay nhau chống lại các thế lực đen tối này; ngay cả người dân trong các nước độc tài cũng đang trổi dậy tham gia vào cuộc chiến giành lại quyền sống có nhân phẩm của mình, điển hình là Iran và Trung Quốc.   Sự ủng hộ hết lòng của các quốc gia dân chủ đối với sự chiến đấu dũng cảm của người dân Ukraine để chống lại cuộc chiến xâm lược của Putin - được sự hậu thuẫn của Trung Quốc và Iran - đã vực dậy sự đoàn kết của khối các quốc gia tự do nói chung, xung quanh Hoa Kỳ.   Chưa ai biết rõ cuộc chiến tại Ukraine sẽ kết thúc ra sao; nhưng điều chắc chắn là Putin đã thua và trở thành một “tội đồ chiến tranh” - kéo theo sự xói mòn hình ảnh quyền lực của hai lãnh tụ độc tài Tập Cận Bình và Ali Khamenei, và đe dọa sự tan rã của các nhà nước chuyên quyền Trung Quốc – Nga - Iran trong thời gian trước mặt.   Tại Việt Nam, tuy đại dịch Covid 19 đã được khắc phục và nền kinh tế gia công nhờ vào đầu tư ngoại quốc (FDI) đã hồi phục, tăng trưởng GDP đạt mức kỷ lục, nhưng cuộc sống nói chung của người dân vẫn khốn khó. Lý do đơn giản là căn bệnh tham nhũng di truyền của những chế độ độc tài đã khiến lợi tức quốc gia dù có tăng trưởng thì cũng chỉ rơi vào túi của những thành phần quyền lực và bè phái.   Nạn khan hiếm xăng dầu cũng đã đẩy vật giá lên cao ngất ngưởng làm cho cuộc sống của hàng triệu người lao động và bà con nghèo điêu đứng, nhưng lại không được nhà nước giúp đỡ hiệu quả vì bộ máy hành chánh tê liệt, hậu quả của sự say mê “đốt lò” - diệt trừ đối thủ - của ông Nguyễn Phú Trọng.   Hai vụ án “Chuyến Bay Giải Cứu” và “Kít test Việt Á” bị khởi tố trong năm 2022 đã cho thấy là tình trạng tham nhũng ở Việt Nam không chỉ đơn thuần là nhận hối lộ hay biển thủ, tẩu tán tài sản quốc gia, mà là thông đồng với nhau, biến những chính sách nhà nước thành cơ hội để trục lợi. Điều này cho thấy là dù ông Nguyễn Phú Trọng có gia tăng đốt lò, thì tham nhũng vẫn phát triển ở quy mô rộng lớn vì quyền lực của đảng giúp họ làm giàu nhanh hơn. Trong 10 năm đốt lò, ông Trọng phát hiện đã có trên 160.000 tỷ đồng Việt Nam bị biển thủ, nhưng chỉ đòi lại được 16.000 tỷ đồng, tức là chỉ thu hồi được 10%.   Việt Nam đang đứng trước ngưỡng cửa của “thay đổi”.   • Phải thay đổi để tăng cường nội lực của nền kinh tế tư nhân hầu giảm thiểu sự lệ thuộc quá nhiều vào đầu tư ngoại quốc. • Phải thay đổi để mở ra một xã hội đa nguyên, chấp nhập sự lên tiếng của số đông để ngăn chận sự cấu kết tham nhũng. • Phải thay đổi để dân tộc Việt Nam được phuc hoạt quyền tự chủ góp phần hiệu quả vào việc bảo vệ chủ quyền trước nguy cơ bành trướng của Bắc Kinh.   Chúng ta không chờ đợi lãnh đạo CSVN chấp nhận sự thay đổi mà chính chúng ta phải đứng lên thực hiện cuộc thay đổi bằng khát vọng, ý chí và sự dũng cảm của dân tộc.   Dù cho CSVN cố gắng kiềm chế xã hội với nhiều thủ đoạn răn đe nhằm ngăn chặn sự bất mãn của người dân bùng nổ, nhưng những biến chuyển của tình hình nói chung đang thôi thúc người Việt phải đứng lên tự cứu mình. CSVN đang ở vào ngã ba đường:   -Giằng co giữa sự lôi kéo của Hoa Kỳ và Trung Quốc. -Càng chống tham nhũng càng làm cho bộ máy nhà nước tê liệt. -Phân cực giàu nghèo càng gia tăng theo đà du nhập đầu tư ngoại quốc.   Chỉ có ánh sáng dân chủ mới giúp Việt Nam thoát ra khỏi ngỏ cụt của chuyên chế độc tài, vì đất nước chỉ có thể phát triển hài hòa và bền vững dưới một thể chế tự do và quyền con người được tôn trọng. Kính thưa quý vị,   Lịch sử thế giới và lịch sử dân tộc đã cho thấy không một thể chế nào đi ngược với lòng dân mà có thể tồn tại mãi, và chính sức mạnh của dân tộc là nền tảng tạo ra những chuyển biến lịch sử để đem lại những thay đổi tốt đẹp cho đất nước. ​ Khung thời gian từ 3 đến 5 năm trước mặt sẽ là thời điểm xung yếu khi trật tự thế giới đương thời đang thay đổi và chắc chắn sẽ khiến tình hình Việt Nam rơi vào những đột biến hay khủng hoảng. Vấn đề là dân tộc chúng ta có tiếp tục “chân cứng, đá mềm” đi tới và ở tư thế sẵn sàng khi thời cơ đến hay không.   Trong niềm hy vọng của năm mới và trước những xoay chuyển của tình hình nói chung và nhất là những tranh chấp quyền lực ngày một gay gắt trong thượng tầng lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay, tôi tin là dân tộc chúng ta sẽ lật qua trang sử mới trong một ngày không xa.   Đảng Việt Tân nguyện đồng hành cùng dân tộc trên con đường đi xây dựng hạnh phúc và yêu thương cho các thế hệ mai sau.   Trân trọng kính chào quý vị. *** Chủ Tịch Đảng Việt Tân gửi lời Chúc Tết đến đồng bào Việt Nam https://www.youtube.com/watch?v=e0dQ4CQ8bYU&t=3s    
......

Còn Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và BCH TƯ đảng… thì sao?

Trân Văn (Blog VOA) “Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên, trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Lẽ nào “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc lại tự trọng hơn Tổng Bí thư, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13? Trong phiên họp bất thường và… bất ngờ hôm 17/1/2023 Ban Chấp hành Trung ương (BCH TƯ) đảng khóa 13 đã… nhất trí: Để đồng chí Nguyễn Xuân Phúc thôi giữ các chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng – an ninh nhiệm kỳ 2021 – 2026 theo… “nguyện vọng của đồng chí Nguyễn Xuân Phúc”. Sở dĩ “đồng chí Nguyễn Xuân Phúc” nêu “nguyện vọng” như vừa dẫn và BCH TƯ đảng khóa 13… nhất trí… đáp ứng vì: Đồng chí chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai đồng chí Phó Thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng. Hai đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, hai bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Cứ như những gì BCH TƯ đảng khóa 13 mới thông báo thì “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc tự nguyện đệ đạt nguyện vọng được… rời chức vì: Nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân nên có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu (1). Cũng vì vậy cần phải tự hỏi, chẳng lẽ đồng chí Tổng Bí thư, các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và BCH TƯ đảng chỉ… nhất trí rồi… thôi? *** Các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13 được các đại biểu đại diện cho toàn bộ đảng viên đảng cộng sản trên toàn Việt Nam bầu ra hồi cuối tháng giêng năm ngoái, sau đó chính họ lựa chọn và bỏ phiếu bầu các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo… “quy trình bảy bước”, bầu Tổng Bí thư theo… “quy trình sáu bước” (2) và toàn bộ hoạt động lựa chọn – giới thiệu – bỏ phiếu được khẳng định là… “thận trọng, chặt chẽ, dân chủ”. Kết quả của quy trình… “thận trọng, chặt chẽ, dân chủ” đó là… chỉ chưa đầy một năm, BCH TƯ đảng CSVN khóa 13 phải họp… “bất thường”… ba lần (6/2022, 12/2022, 1/2023) để… giải quyết vấn đề nhân sự. Nếu tính kết quả giải quyết vấn đề nhân sự cả ở các kỳ họp chính thức và bất thường thì BCH TƯ đảng khóa này đã phải nhất trí loại bỏ… chín thành viên, trong đó có hai thành viên là Ủy viên Bộ Chính trị đang đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước và Phó Thủ tướng Thường trực. Trong chín thành viên đã bị loại bỏ, phần lớn bị loại bỏ vì đã có “khuyết điểm, sai phạm” từ trước khi được lựa chọn – giới thiệu – bầu vào BCH TƯ đảng khóa 13 và tất cả những “khuyết điểm, sai phạm” ấy đều “nghiêm trọng tới mức phải xử lý kỷ luật”, thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự… Lựa chọn – sắp đặt nhân sự như thế là “thận trọng, chặt chẽ” hay… ngoa ngôn? Sự… “bất thường” trong lựa chọn – sắp đặt nhân sự của BCH TƯ đảng CSVN không chỉ nằm ở số lượng… “kỳ họp bất thường” mà còn nằm ở cách thức tổ chức những… “kỳ họp bất thường” này. Ví dụ, hai… “kỳ họp bất thường” đầu tiên còn thông báo trước nhưng “kỳ họp bất thường” vừa diễn ra thì… không thông báo, chỉ công bố kết quả. Ví dụ, tuy mục đích giống nhau (giải quyết vấn đề nhân sự) chẳng ai hiểu tại sao phải chia làm hai, lần trước (lần hai) cách lần sau (lần ba) chưa đầy ba tuần? Ví dụ, trên danh nghĩa, nhân sự là vấn đề do các thành viên BCH TƯ đảng quyết định thông qua hội họp nhưng BCH TƯ đảng chưa họp thì toàn đảng, toàn dân đã biết… kết quả chung cuộc! Nếu… “dân chủ trong đảng” chỉ là như vậy thì chi tiêu cho các… “kỳ họp bất thường” nói riêng và những kỳ họp khác của BCH TƯ đảng nói chung có khác gì lạm chi cho… quảng cáo? Tương tự, nếu các Ủy viên BCH TƯ đảng cũng chỉ gật và lắc theo tác động của… ngoại lực thì bày ra BCH TƯ đảng làm gì cho tốn kém? Nếu không chỉ biết gật và lắc theo tác động của… ngoại lực thì làm gì có chuyện cuối tháng giêng năm ngoái, 200 ủy viên mới được bầu vào BCH TƯ đảng khóa 13 (bao gồm 180 ủy viên chính thức và 20 ủy viên dự khuyết) công khai… vi phạm điều lệ (không để đồng chí nào đảm nhận vai trò Tổng Bí thư quá hai nhiệm kỳ) nhất trí bầu đồng chí Nguyễn Phú Trọng làm Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ ba, bất chấp các khuyến cáo trước đó: Nếu đồng chí Nguyễn Phú Trọng muốn tiếp tục làm Tổng Bí thư thêm một nhiệm kỳ nữa sau khi đã là Tổng Bí thư hai nhiệm kỳ liên tiếp thì cần sửa đổi Khoản 1 Điều 17 trong điều lệ hiện hành của đảng CSVN (3). Nếu không chỉ biết gật và lắc theo tác động của… ngoại lực thì tại sao hạ tuần tháng trước (12/2022), các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13 nhất trí để “đồng chí” Phạm Bình Minh… “thôi giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13” và nhất trí để “đồng chí” Vũ Đức Đam… “thôi giữ chức vụ Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13” không cần… lý do, cũng chẳng xác định đó có phải là ý muốn của các đương sự hay không (4) giờ, sau ba tuần lại đột nhiên xác định hai “đồng chí” này nằm trong nhóm “có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng” khiến “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc phải… tự xử. Tại sao bây giờ, sau khi “đồng chí” Phạm Bình Minh và “đồng chí” Vũ Đức Đam đã “thôi” rồi, BCH TƯ đảng mới xác định hai “đồng chí” này “xin thôi giữ các chức vụ” dù một đồng chí khác đã khẳng định với đồng chí, đồng bào là họ… “không từ chức” (5)? Trước khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch Nhà nước, “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc là Thủ tướng, “đồng chí” Phạm Bình Minh và “đồng chí” Vũ Đức Đam là Phó Thủ tướng. Nếu hai “đồng chí” đó “có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng” thì “vi phạm, khuyết điểm rất nghiêm trọng” đó là những gì? Vì sao 180 “tinh hoa của đảng, của dân tộc” không thấy, không biết? Không thấy, không biết mà vẫn cử đồng chí Phạm Bình Minh vào Bộ Chính trị khóa 13, nhất trí phân công “đồng chí” Phạm Binh Minh và “đồng chí” Vũ Đức Đam tiếp tục làm Phó Thủ tướng cho chính phủ nhiệm kỳ sau thì tại sao các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13 không tự xử? Ai cũng thấy ông Phạm Bình Minh và ông Vũ Đức Đam phải chịu trách nhiệm liên đới trong hai scandal “Việt Á” và “Giải cứu” xảy ra hồi năm ngoái nhưng Thủ tướng thời điểm ấy đâu phải là… “đồng chí” Phúc. Ghép việc “đồng chí” Phạm Bình Minh và “đồng chí” Vũ Đức Đam “thôi” mọi thứ để minh họa cho việc “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc đột nhiên thấy cần… “thôi” luôn và mượn điều đó để cùng lờ đi trách nhiệm của “đồng chí” Phạm Minh Chính – Thủ tướng đương nhiệm – rõ ràng là hết sức phi lý! Không có tác động của… ngoại lực và có thêm những kỹ năng khác ngoài gật và lắc, chắc chẳng có ai điềm nhiên… nhất trí như thế! Vài năm gần đây, noi gương Tổng Bí thư, “đảng ta” nói đi, nói lại việc buộc người đứng đầu và tổ chức đảng có nhiều đảng viên “vi phạm kỷ luật đảng, vi phạm pháp luật gây hậu quả nghiêm trọng” phải chịu trách nhiệm liên đới, phải bị xử lý nghiêm khắc và khẳng định đó là một trong những bằng chứng chứng tỏ quyết tâm, nỗ lực chỉnh đốn đảng. Chín Ủy viên BCH TƯ đảng khóa này bị loại, trong đó có hai Ủy viên Bộ Chính trị phải “thôi” làm… nhiệm vụ chẳng lẽ chưa đủ để xem xét – quyết định hình thức kỷ luật Tổng Bí thư, Bộ Chính trị và toàn bộ BCH TƯ đảng khóa 13? “Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên, trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Việc công bố “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc tự nguyện đệ đạt nguyện vọng được… rời chức vì: Nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân nên có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu… là một lựa chọn thuộc loại… lợi bất cập hại. Lẽ nào “đồng chí” Nguyễn Xuân Phúc lại tự trọng hơn Tổng Bí thư, các thành viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các Ủy viên BCH TƯ đảng khóa 13? Khi nào các “đồng chí” mới “nhận thức rõ trách nhiệm trước đảng và nhân dân” để làm như vậy? Chú thích (1) https://nhandan.vn/dong-chi-nguyen-xuan-phuc-thoi-giu-cac-chuc-vu-va-nghi-huu-post735340.html (2) https://tuoitre.vn/bau-tong-bi-thu-bo-chinh-tri-theo-quy-trinh-nao-20210131215815422.htm (3) https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/van-kien-tu-lieu-ve-dang/dieu-le-dang/dieu-le-dang-do-dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xi-cua-dang-thong-qua-3431 (4) https://nhandan.vn/dong-chi-pham-binh-minh-thoi-giu-chuc-vu-uy-vien-bo-chinh-tri-uy-vien-trung-uong-dang-khoa-xiii-post732595.html (5) https://vietnamnet.vn/ly-do-mien-nhiem-chuc-pho-thu-tuong-voi-cac-ong-pham-binh-minh-vu-duc-dam-2099342.html  
......

Ông Nguyễn Xuân Phúc thôi làm Chủ tịch nước

......

Bộ mặt quốc gia

Xuân Sơn Võ Nhớ cái hồi mới được đi nước ngoài, đến đâu cũng ngây ngất với phòng mổ của họ. Nào là kính hiển vi phẫu thuật, nào là máy chiếu C-arm, nào là máy đo điện cơ và điện thế gợi trong mổ, rồi máy cắt, máy mài… Sau này còn O-arm, hay máy chụp CT, chụp MRI trong phòng mổ… Thế rồi từ từ, chúng ta cũng có những phòng mổ như vậy, cũng O-arm, cũng dàn treo thả trần, cũng áp lực dương, cũng điều chỉnh nhiệt độ từ 16 độ trở lên, cùng hệ thống sưởi cho người bệnh, máy gây mê khép kín, máy thở nhiều mode… đủ cả. Bây giờ, tại nhiều bệnh viện trong nước, vấn đề không phải là không có trang thiết bị để mổ, mà vấn đề là người bệnh có đủ tiền để trang trải cho các chi phí dùng các máy móc tối tân đó hay không. Còn nhớ lần qua Thái Lan trong khuôn khổ khóa tập huấn về phẫu thuật xâm lấn tối thiểu. Khi các bạn học viên hỏi tôi cắt xương bằng gì, tôi nói tôi cắt xương bằng dao cắt xương siêu âm Bone Scalpel. Lúc đó mới biết, hầu hết các bác sĩ có mặt, từ Thái Lan, Singapore, Malaysia và cả Ấn Độ, New Zealand đều chưa từng xài con dao này. Trong buổi hôm đó, chỉ có một bác sĩ đến từ một bệnh viện của Singapore là đã dùng nó. Hôm nay, đọc thông tin mọi người trầm trồ với sân tập của đội tuyển Việt nam ở Thái Lan, mà nhớ lại cái hồi mới được ra nước ngoài, thấy cái gì cũng trầm trồ, thấy cái gì cũng thán phục. Thấy đồ người ta dùng một lần vứt đi cũng tiếc quá, xin về dùng lại. Thậm chí còn lục thùng rác lấy về dùng cho bệnh nhân ở nhà. Những cái đồ đấy trở thành của quí khi về nhà, góp phần cứu sống nhiều người bệnh. Thật tội cho các cầu thủ và khán giả Việt nam, thay vì được tận hưởng cái sân đẹp, giống như các bác sĩ được mổ trong các phòng mổ hiện đại, thì họ lại phải đá banh trên nền ruộng, nơi người thì bảo để trồng khoai, kẻ khác lại bảo là chỉ để chăn bò. Còn khán giả thì phải xem TV trắng đen khi truyền hình trực tiếp từ sân vận động quốc gia. Ngay cả thời điểm bây giờ, tại Việt nam đâu có thiếu sân bóng đá cỏ xanh mướt, mặt sân ngon lành. Sân đẹp và hiện đại như Qatar thì không có, chứ sân đẹp ngang cái sân tập bên Thái Lan mà báo chí trầm trồ thì đâu có thiếu. Vấn đề là khi đội tuyển quốc gia đá, thì họ phải đưa về cho bằng được cái sân vận động quốc gia. Đó là một mối lợi lớn, ngu sao bỏ. Không phải Việt nam không có tiền xây sân vận động quốc gia cho đàng hoàng. Thực ra thì giá thành xây sân vận động quốc gia của Việt nam cao hơn nhiều so với giá xây sân vận động tuyệt đẹp của Qatar có cùng sức chứa. Tuy nhiên, các lãnh đạo sân bên Qatar, có lẽ là do họ theo Đạo Hồi, nên không biết ăn cỏ, ăn đất, ăn phân… như các đồng chí quản lí sân quốc gia của chúng ta, nên sân của họ xanh mướt, và mặt sân tuyệt vời. Mà những sân khác ở Việt nam, chắc có lẽ là do họ là cấp địa phương, nên sức ăn cỏ, ăn phân… không khỏe như ở cấp quốc gia, nên cỏ xanh hơn, đỡ lồi lõm hơn. Riết rồi chúng ta quen với khái niệm, cái gì thuộc quốc gia là bị ăn, bị phá tan hoang. Bộ mặt quốc gia cũng vì chúng mà tàn tạ, hoang tàn./.  
......

Gia đình 39 nạn nhân chết trong xe đông lạnh ở Anh sẽ nhận được hơn năm tỷ đồng bồi thường

Đám tang một nạn nhân chết trong số 39 người đi lậu vào Anh tại Nghệ An hôm 27/11/2019  RFA Người đứng đầu đường dây đưa lậu người vào Anh trong vụ 39 người Việt chết trong xe container đông lạnh hồi năm 2019 vừa bị tòa án ở Anh bắt phải bồi thường cho các nạn nhân số tiền là 182.078 bảng Anh (tương đương khoảng 5,1 tỷ đồng). Hình ảnh; Thảm kịch 39 người Việt chết ngạt trong xe tải đông lạnh năm 2019 Theo thông tin từ báo chí Anh, phán quyết này được Thẩm phán Mark Lucraft KC đưa ra trogn phiên tòa diễn ra vào ngày 6/1. Bị cáo Ronan Hughes (43 tuổi) bị thẩm phán tịch thu toàn bộ các tài sản có liên quan bao gồm tiền mặt, tài khoản ngân hàng, các xe tải bao gồm cả chiếc xe tang vật chở 39 người Việt bỏ mạng khi vào Anh. Tổng số tài sản tịch thu có trị giá là hơn 182.000 bảng Anh sẽ được trả bồi thường cho các nạn nhân.  Vào ngày 23/10/2019, cảnh sát Anh phát hiện 39 thi thể người trên một xe container đông lạnh vào Anh. Những người này sau đó được xác định là những người Việt đi lậu vào Anh. Lái xe container này là Maurice Robinson (28 tuổi) phát hiện các nạn nhân đã chết ngạt và báo cho Hughes biết nhưng Hughes đã nói với tài xế là cấp ô xy cho họ nhưng không cho họ ra ngoài. Điều tra sau đó của cảnh sát Anh đã phát hiện ít nhất có sáu chuyến buôn người thuộc nhóm này, trong đó các nạn nhân phải trả tối đa là 13.000 bảng cho dịch vụ VIP. Vào tháng 10/2019, nhóm buôn người này kiếm được hơn một triệu bảng. Hughes bị kết án 20 năm tù với tội danh ngộ sát. Tài xế lái xe chở 39 người Việt bị 13 năm bốn tháng tù.
......

Tin Buồn ! Nhạc sĩ Ngọc Chánh- trưởng ban nhạc Shotguns vừa qua đời

· Tien Dang   Tin Buồn !   Nhạc sĩ Ngọc Chánh- trưởng ban nhạc Shotguns, một tên tuổi lớn của làng văn nghệ miền Nam trước 1975, vừa qua đời vào lúc 6h chiều thứ bảy 7/1/2023 (giờ Hoa Kỳ) tức 9h sáng nay 8/1/ 2023 (giờ Việt Nam). Nhạc sĩ Ngọc Chánh mất đi đã để lại cho đời các nhạc phẩm bất hủ, Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Bao Giờ Biết Tương Tư, Tuổi Biết Buồn...   ——- NGỰA HOANG DỪNG VÓ Ai đã làm cho ngựa hoang đau Đồng cũ buồn tênh, cỏ úa màu Duyên Anh, đơn lạnh cùng duyên kiếp Vết thù hằn sâu tận ngàn sau Ngựa hoang, bay giữa những sắc màu Ngựa hoang, bay thẳng vào nhung nhớ Ngựa hoang, bay trong niềm trắc trở Ngựa hoang, bở ngỡ bến sông buồn Ngựa hoang đang quay gót mỏi về nguồn Dòng sông xưa lại điên cuồng vì nhớ Vết hằn xưa lại oằn mình trăn trở Tiếng hí buồn, run sợ cả dòng trôi Và hôm nay, ngựa hoang chết thật rồi Trút hơi thở bên đồi xa, cỏ lạ Vết hằn xưa, ẩn vào màu cây lá Ngựa hoang tàn, buồn quá, ngựa hoang xa ! .......08/01/2023......NQV...... Nguyễn Quốc Việt Nqv. -----   Nhạc sĩ Ngọc Chánh tên thật Nguyễn Ngọc Chánh, sinh ngày 13/3/1937 tại Sài Gòn   Nhạc sĩ Ngọc Chánh mê nhạc và có năng khiếu từ thuở bé. Lúc lên 6 tuổi, ông được học guitar với một người bạn lớn tuổi hơn tên là Cổ Tấn Tịnh Châu, rất giỏi về ngón đàn Flamenco, rồi sau đó học thêm với một nhạc sĩ người Philippines là Monito. Có lẽ nhờ vậy mà ngay từ lúc nhỏ ông đã có kiến thức khá vững vàng về nhạc lý, có thể tự soạn được 2 cuốn sách hướng dẫn Tự Học Đàn Guitar từ khi mới 13, 1 4 tuổi. Năm 1945, khi được 8 tuổi, ông được vào trường dòng Lasan Đức Minh ở Tân Định, đến năm 11 tuổi thì chuyển sang trường Lê Văn Hai học trong 2 năm rồi vào học trung học đệ nhất cấp tại Trường Kỹ Thuật Cao Thắng vào năm 1950. Trong khoảng thời gian học tại đây, nhạc sĩ Ngọc Chánh viết 2 cuốn sách tự học về guitar rồi bán bản quyền sách cho nhà xuất bản Mỹ Tín vào năm 1953 với giá 24.500. Đây có lẽ là một trong những cuốn sách dạy về guitar sớm nhất của làng nhạc thời đó.   Có đàn nhưng không có tiền học piano, nhà lại nghèo nên khó xin được tiền đi học đàn nên Ngọc Chánh nói dối gia đình là đi học tiếng Anh để lấy tiền đi học piano với thầy Nguyễn Văn Dung trên đường Hiền Vương. Nhờ chơi được cả guitar và piano nên khi mới 20 tuổi, nhạc sĩ Ngọc Chánh được nhận vào phục vụ trong Ban Văn Nghệ của Bộ Công Dân Vụ và được hoãn quân dịch. Sau đó ông chơi đàn tại khắp các quán nhỏ rồi đến các nhà hàng trong thời gian khoảng 2 năm.   Từ năm 1960 đến 1966, nhạc sĩ Ngọc Chánh lần lượt được mời làm trưởng ban nhạc tại rất nhiều nơi từ nhỏ đến lớn, bắt đầu là sân khấu ca nhạc tại Hồ Tắm Cộng Hòa, sau đó là vũ trường Melody, Lai Yun, Văn Cảnh, Eden Rock, nhà hàng Mỹ Phụng…   Năm 1966, được lệnh tổng động viên, ông tham gia vào Biệt đoàn văn nghệ trung ương, sau đó là ban Hoa Tình Thương cùng với nhiều nghệ sĩ tài năng, trong đó có nhạc sĩ Khánh Băng, Nguyễn Ánh 9, ca sĩ Elvis Phương, Pat Lâm, nhạc công Duy Khiêm, trống Phùng Trọng…   Sang năm 1968, vì sự kiện Tết Mậu Thân nên toàn bộ những chương trình giải trí ở các phòng trà, vũ trường tại Sài Gòn đều bị đóng cửa, giới nghệ sĩ bị thất nghiệp hàng loạt, ngoại trừ một số ca sĩ hát nhạc ngoại quốc tại các club Mỹ. Trước tình hình đó, ca sĩ Pat Lâm được người cha nuôi người Mỹ làm ở Đại sứ quán Mỹ đề nghị ông quy tụ những nghệ sĩ trong ban Hoa Tình Thương để thành lập một ban nhạc trình diễn vào mỗi cuối tuần tại USO (viết tắt từ United Services Organizations, là tổ chức phi lợi nhuận đưa các hoạt động giải trí tới phục vụ quân đội Mỹ đóng ở khắp nơi trên thế giới), cũng như biểu diễn ở các club Mỹ khắp miền Nam.   Khi đó các nghệ sĩ đang thất nghiệp, gặp được lời đề nghị quý giá này, chỉ 1 tuần sau ban nhạc Shotguns đã được thành lập với Ngọc Chánh (piano), Duy Khiêm (bass), Đức Hiếu (trống, sau đó thay bằng Lưu Bình), Hoàng Liêm (guitar) và 2 tiếng hát Pat Lâm, Elvis Phương. Được một thời gian thì bổ sung thêm giọng hát Ngọc Mỹ và Quốc Hùng đánh bass, Duy Khiêm đánh guitare accord… Nhạc sĩ Ngọc Chánh và ca sĩ Pat Lâm là 2 linh hồn của ban nhạc đã quyết định chọn tên ban nhạc là Shotguns, bắt nguồn từ bài nhạc Mỹ của Junior Walker trong đĩa đơn cùng tên là Shotgun rất ăn khách vào thời điểm đó.   Sang năm 1969, khi tình hình đã lắng dịu hơn, sinh hoạt âm nhạc về đêm trở lại bình thường thì nhạc sĩ Ngọc Chánh quyết định về đóng đô và trình diễn âm nhạc hàng đêm ở Sài Gòn. Giai đoạn này, Ngọc Chánh cũng chuyển hướng cho ban Shotguns, từ một ban nhạc chuyên hát nhạc Pop Rock, nhạc ngoại quốc tại các club Mỹ, chuyển sang hát nhạc Việt trữ tình, nhẹ nhàng và lãng mạn cho người Việt nghe. Quyết định này ban đầu không được nhiều người trong ban đồng tình, vì hát cho club Mỹ được nhiều tiền hơn hát cho khán giả Việt Nam.   Đầu năm 1970, khi ca sĩ Jo Marcel rời phòng trà Queen Bee để xây dựng Ritz, ca sĩ Khánh Ly đã thuê lại Queen Bee nằm trên tầng 2 của khu thương xá Eden và mời ban nhạc Shotguns về đóng đô mỗi đêm.   Đầu năm 1971, Khánh Ly rời Queen Bee để khai trương phòng trà – vũ trường Tự Do thì nhạc sĩ Ngọc Chánh nhận thầu lại Queen Bee, đồng thời thuyết phục được ca sĩ Thanh Thúy trở lại sân khấu ca nhạc sau 5 năm giải nghệ đi lấy chồng. Sự tái xuất này của danh ca Thanh Thúy gặt hái được những thành công rực rỡ.   Trụ ở phòng trà Queen Bee được 3 năm, nhạc sĩ Ngọc Chánh đưa toàn ban Shotguns về số 91 đường Công Lý, nhận lại phòng trà Quốc Tế ở góc Lê Lợi – Công Lý để khai thác từ tháng 5 năm 1974 và hoạt động thêm 1 năm thì xảy ra biến cố 1975.   Tại phòng trà Queen Bee và Quốc Tế, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã tạo ra được một nơi sinh hoạt văn nghệ sôi động với những giọng ca nổi tiếng nhất Sài Gòn là Thái Thanh, Thanh Thúy, Elvis Phương, Khánh Ly, Lệ Thu, Mỹ Thể, Trúc Mai… và là nơi làm bệ phóng cho những giọng ca thế hệ sau đó được thành danh: Thanh Lan, Dạ Hương, Thái Châu, Nguyễn Chánh Tín…   Song song với việc biểu diễn chương trình văn nghệ hàng đêm, nhạc sĩ Ngọc Chánh còn tổ chức thực hiện băng nhạc Shotguns từ năm 1969 cho đến năm 1975, ra mắt hơn 30 băng nhạc Shotguns rất giá trị mà cho đến nay vẫn còn nhiều người tìm nghe. Ngọc Chánh cũng là người tiên phong trong việc sản xuất nhạc trên băng magnetic (băng cối) giữa lúc thị trường vẫn đang ưa chuộng loại dĩa nhựa (vinyl). Chưa đầy 2 năm sau đó thì loại dĩa nhựa ở thị trường âm nhạc miền Nam bắt đầu thoái trào, nhường lại thị trường cho loại băng magnetic.   Các băng nhạc măng tên Shotguns của nhạc sĩ Ngọc Chánh được đánh giá cao vì có giá trị nghệ thuật rất lớn, cộng với phần hòa âm độc đáo của ban nhạc Shotguns do nhạc sĩ Lê Văn Thiện hoặc chính nhạc sĩ Ngọc Chánh soạn hòa âm. Với chất lượng âm thanh 4 chiều chuyển động, tiền thân của surround sound sau này, các băng nhạc của nhạc sĩ Ngọc Chánh thực thiện đã đi tiên phong trong việc tạo ra những sản phẩm âm nhạc có chất lượng tốt nhất thời bấy giờ.   Ngoài băng nhạc mang nhãn hiệu Shotguns chuyên về dòng nhạc trữ tình, tiền chiến với các giọng ca thượng thặng như Thái Thanh, Lệ Thu, Khánh Ly… nhạc sĩ Ngọc Chánh còn chủ trương thực hiện các băng nhạc mang nhãn hiệu khác và dòng nhạc khác, điển hình là băng Nhạc Trẻ do Kỳ Phát phụ trách với các ca sĩ chuyên hát nhạc trẻ là Elvis Phương, Thanh Lan, Minh Xuân & Minh Phúc, Thái Hiền, Duy Quang, Tuấn Ngọc, Thanh Mai… Ngoài ra còn có các băng nhạc chủ đề Siêu Âm, Chế Linh, Hồn Nước (chuyên về cải lương)… cũng đều do nhạc sĩ Ngọc Chánh và ban Shotguns thực hiện.   Về sự nghiệp sáng tác của Ngọc Chánh, ông được biết đến với 3 ca khúc nổi tiếng nhất, đều là bài hát do ông viết nhạc, sau đó nhạc sĩ Phạm Duy viết lời, đó là Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang, Tuổi Biết Buồn và Bao Giờ Biết Tương Tư. Đến năm 1978, Ngọc Chánh cùng gia đình vượt biển sang Mã Lai, rồi sang Mỹ năm 1979. Cuối năm đó, ông tái lập lại ban Shotguns tại Hoa Kỳ và biểu diễn ở vũ trường Maxim’s – thành phố San Jose.   Năm 1983, vũ trường này bị cháy, nhạc sĩ Ngọc Chánh chuyển về Quận Cam để mở vũ trường Ritz, được sang lại từ nhạc sĩ Vô Thường. Phòng trà vũ trường Ritz mở rộng được quy mô gấp nhiều lần chỉ sau 5 năm, trở thành bệ phóng để hàng loạt ca sĩ thế hệ sau 1975 trở nên nổi tiếng là Ý Lan, Don Hồ, Dalena, Ngọc Lan, Lynda Trang Đài…   Sau gần 20 năm làm chủ ban nhạc, vũ trường và phòng trà ca nhạc, nhạc sĩ Ngọc Chánh đã quyết định giải nghệ vào năm 1998. Từ đó, ông cùng với vợ dành nhiều thời gian để đi du lịch nhiều nơi và theo đuổi niềm đam mê mới: nhiếp ảnh. Ông qua đời ở tuổi 85   Cám ơn những đóng góp to lớn của NS Ngọc Chảnh cho nền tân nhạc Việt Nam!   Thành kính phân ưu cùng gia quyến!   H2: Ban nhạc Shotguns thời kỳ năm 1968. Từ trái qua: ca sĩ Elvis Phương, Ngọc Mỹ, Pat Lâm, nhạc sĩ Hoàng Liêm… trình diễn ngày mãn khóa tại Trung Tâm huấn luyện Quang Trung.  
......

Chủ tịch đảng Việt Tân nhận định tình hình Việt Nam năm 2023

Ông Lý Thái Hùng, chủ tịch đảng Việt Tân. Ảnh: Facebook Việt Tân Đỗ Dzũng/Người Việt thực hiện  LTS. Nhân dịp đầu năm 2023, ông Lý Thái Hùng, chủ tịch đảng Việt Tân, dành cho nhật báo Người Việt cuộc phỏng vấn sau đây, nhận định tình hình Việt Nam trong năm mới.  Người Việt: Trong năm 2022, Việt Nam cho biết tăng trưởng kinh tế là 8,02%, cao nhất trong 12 năm, và cao nhất trong các quốc gia Đông Nam Á. Ông đánh giá ra sao kinh tế Việt Nam trong năm 2023? Ông Lý Thái Hùng: Đó là con số thực tế, nhất là khi tổng xuất nhập cảng của Việt Nam năm qua hơn $700 tỷ. Kết quả này là do Việt Nam đã qua đại dịch, Trung Quốc bị phong tỏa vì đại dịch, làm nhiều nhà đầu tư đổ vào Việt Nam, hàng gia công tăng, xuất nhập cảng tăng cao là đương nhiên, là tốt, nhưng đó chỉ là bề nổi. Kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao là nhờ các nhà đầu tư lớn, ví dụ như Samsung, chiếm 75% trong khi Việt Nam chỉ có 25%. Như vậy là quá yếu, như vậy tăng trưởng là do người ngoài, con số là màu hồng, không thấy khả năng của chính mình. Năm 2023 thế giới có thể gặp khủng hoảng kinh tế, ví dụ như tại Trung Quốc, Mỹ, và Liên Âu, có thể ảnh hưởng trực tiếp tới Việt Nam, không có việc làm, lạm phát gia tăng. Nếu Hà Nội không điều chỉnh sẽ gặp khó khăn. Tại Việt Nam, xuất cảng đa số là gia công và lắp ráp. Các xí nghiệp cung cấp vật liệu để làm hàng xuất cảng đa số do nước ngoài làm chủ, tỉ lệ đóng góp trực tiếp vào xuất cảng của Việt Nam kém. Điều này cho thấy Việt Nam thiếu đầu tư vào trí tuệ, giáo dục, hoặc đầu tư của người Việt Nam chưa được khuyến khích đầy đủ, không làm chủ, lệ thuộc chủ nhân ông nước ngoài. Thiếu những yếu tố này thì Việt Nam khó vươn lên. Người Việt: Trong thời gian qua, chiến dịch chống tham nhũng, còn gọi là “đốt lò,” của ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, truy tố và bỏ tù nhiều nhân vật cao cấp, qua các trọng án như vụ Việt-Á, giải cứu công dân, Vạn Thịnh Phát… Mới đây, các nhân vật cao cấp của Việt Nam ngụ ý cho biết việc “đốt lò” sẽ tiếp tục và mạnh mẽ hơn. Ông đánh giá việc này thế nào trong năm 2023? Ông Lý Thái Hùng: Trong chế độ độc tài đảng trị như ở Việt Nam thì tham nhũng là quốc nạn, và dưới các đời lãnh đạo khác trước đây cũng vậy. Lý do ông Trọng làm mạnh hơn những người trước đây vì ông là một lý thuyết gia, muốn để lại dấu ấn kể từ năm 2011. Tuy nhiên, nếu để ý, chúng ta thấy càng chống thì tham nhũng càng cao, vì đồng lương quá thấp, nên không chống được, vì thế, ông Trọng chỉ muốn tạo dấu ấn. Tham nhũng lên tới 160.000 tỷ đồng, chống tham nhũng chỉ thu lại được 16.000 tỷ đồng, tức là 10%. Cán bộ thấy tiền như “mèo thấy mỡ.” Tiền nhiều quá đi tù ‘nhằm nhò’ gì. Bởi vậy, bây giờ, người dân nào cũng biết câu nói “Hy sinh đời bố cũng cố đời con.” Nói chung là, trên thực tế, chống tham nhũng ở Việt Nam không có kết quả thực sự. Kế đến, chống tham nhũng ở Việt Nam sẽ tạo ra khủng hoảng nhân sự. Những vụ án lớn không thể gọi là tham nhũng, mà là lợi dụng chức quyền để ăn chia với nhau, nếu bắt hết tham nhũng sẽ không có người làm việc. Để giải quyết vấn đề này, đảng Cộng Sản Việt Nam phải nhìn lại, phải chấp nhận tư duy đổi mới đa nguyên, mở ra cho tự do báo chí, bớt bưng bít, có nghĩa là đa nguyên về mặt xã hội. Phải mở xã hội ra để có tiếng nói độc lập, phản biện, công khai, và thẳng thắn trình bày các vấn đề của đất nước. Đây là lúc phải đa nguyên xã hội. Người Việt: Trong năm qua, ông Trọng có chuyến thăm chính thức Trung Quốc ngay sau khi ông Tập Cận Bình được bầu làm tổng bí thư lần thứ ba. Trong khi đó, tổng thống Mỹ vẫn chưa thăm Việt Nam dù được Hà Nội mời tổng cộng sáu lần. Và cuộc điện đàm đầy hứa hẹn giữa ông Trọng và ông Joe Biden đến nay vẫn chưa xảy ra, cộng thêm vụ ông Phạm Bình Minh, nhà ngoại giao kỳ cựu nhất của Việt Nam và được Mỹ rất ưa chuộng, bị loại khỏi Bộ Chính Trị và chức phó thủ tướng thường trực. Ông đánh giá thế nào chính sách ngoại giao của Việt Nam với hai siêu cường đối thủ Mỹ và Trung Quốc trong năm 2023? Ông Lý Thái Hùng: Tình hình sẽ không thay đổi nhiều, dù Hà Nội thường ca ngợi chính sách ngoại giao cây tre, thực ra là du giây để hưởng lợi tối đa. Khi Hoa Kỳ tung ra chiến lược an ninh Biển Đông, gọi là Indo-Pacific, Washington và Bắc Kinh bắt đầu có căng thẳng dữ dội. Chuyến đi Bắc Kinh của ông Trọng là biểu hiện chính sách cho Trung Quốc tin tưởng, trong khi nước này đang bị Mỹ be bờ. Đây là chiêu ngoại giao cho Trung Quốc thấy là Việt Nam không ngả về Mỹ. Trong khi đó, trên thực tế, Mỹ đang giúp Việt Nam rất nhiều, trong các lãnh vực thương mại, văn hóa, giáo dục, và xã hội. Thành ra, quan hệ Mỹ-Việt sẽ vẫn bình thường. Mặt khác, Mỹ vẫn muốn Việt Nam nâng cấp quan hệ lên chiến lược vì nó liên quan đến an ninh, vì đây là vấn đề không thể lỏng lẻo. Nếu không thì Mỹ không biết, nhất là khi Mỹ đang chống Trung Quốc. Dù Việt Nam chưa chấp nhận hoặc bác bỏ đề nghị của Mỹ nâng quan hệ song phương lên chiến lược, tôi nghĩ Washington sẽ tiếp tục kiên nhẫn, chưa nâng cấp bây giờ thì sẽ nâng cấp sau này thôi. Ngoài ra, cục diện cuộc chiến tại Ukraine có thể ảnh hưởng phần nào chính sách của Hà Nội trong năm 2023. Thêm vào đó, vụ Mỹ đang ép Trung Quốc trong lãnh vực sản xuất chất bán dẫn và chip ít nhiều sẽ ảnh hưởng chính sách ngoại giao của Việt Nam. Trong việc chống Trung Quốc, Hoa Kỳ cũng không muốn có biện pháp mạnh, vì có thể ảnh hưởng các nước khối ASEAN. Tóm lại, theo tôi đánh giá, trễ lắm là khung thời gian 2025-2026, Việt Nam phải có quyết định, phải nhượng bộ, là có nâng quan hệ lên chiến lược với Mỹ hay không, chưa kể là chính trị Mỹ có nhiều thay đổi. Người Việt: Trong bối cảnh này, đảng Việt Tân có dự định gì không? Ông Lý Thái Hùng: Chúng tôi thấy rõ ràng Việt Nam có khó khăn nội bộ. Họ vẫn tiếp tục đàn áp các phong trào dân chủ và nhân quyền. Trong tình hình như vậy, Việt Tân sẽ thực hiện bốn nỗ lực. Thứ nhất, tiếp tục phát triển hệ thống trong nước với những người muốn thay đổi đất nước, để họ có thể đóng góp vào công việc chung. Thứ hai, hỗ trợ bà con nghèo khó trong nước, nhất là sau đại dịch COVID-19, và đồng hành với công việc giúp đỡ từ hải ngoại hoặc trong nước. Thứ ba, tiếp tục vận động chính giới Hoa Kỳ và các quốc gia khác về vấn đề nhân quyền. Cuối cùng là làm việc với các hội đoàn, giữ vững đoàn kết cộng đồng, nhất là trong giới trẻ, để gánh vác công việc chung. Nhân dịp năm mới, tôi cũng xin chúc tất cả đồng hương sức khỏe, cùng nhau hợp tác, đẩy mạnh các nỗ lực để giữ vững đoàn kết cộng đồng và hỗ trợ công việc đấu tranh trong Việt Nam. Đỗ Dzũng/Người Việt (thực hiện) Liên lạc tác giả: dodzung@nguoi-viet.com Nguồn: Người Việt  
......

Tin buồn: Mục sư Đinh Diêm đã chết trong tù.

......

Chung quanh vụ thanh trừng Phạm Bình Minh – Vũ Đức Đam

Hiếu Chân (SGN) Nếu để ý thì sẽ thấy cuộc thanh trừng trong đảng và chính phủ Việt Nam nhân danh chống tham nhũng diễn ra song song với cuộc đàn áp khốc liệt thành phần bất mãn trong xã hội dựa vào các điều luật mơ hồ và phi lý: “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, và cả hai được thúc đẩy rất mạnh từ sau chuyến đi chầu Bắc Triều của ông đảng trưởng đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.   Chuyện mất chức của hai ông Minh và ông Đam được dân chúng bàn tán từ lâu vì vai trò của các ông này trong các vụ đại án tham nhũng liên quan tới đại dịch COVID-19: vụ xét nghiệm Việt Á và chuyến bay giải cứu.   Không ngạc nhiên, người ta chỉ thắc mắc liệu Minh và Đam đã là “trùm cuối” của các vụ án này hay chưa, lý do chính xác của vụ thanh trừng hai ông này là gì, vụ thanh trừng chỉ dừng lại ở mức cách chức, khai trừ đảng hay truy tố và bỏ tù, liệu đây chỉ là kết quả một vụ tranh chấp phe nhóm trong nội bộ hay có bàn tay của ông bạn “bốn tốt 16 chữ vàng” nhằm lũng đoạn chính trường Việt Nam? Vân vân…   Dù thế nào, việc cách chức hai ông Minh và Đam đã đáp ứng được một mong mỏi của người dân đã chịu nhiều thương đau mất mát vì chính sách chống dịch ngu xuẩn của nhà cầm quyền do các ông này lãnh đạo và đang uất hận vì những quan chức cao cấp táng tận lương tâm, trục lợi trên nỗi đau khổ của đồng bào trong suốt ba năm dịch từ 2020 đến nay.    Nhiều người tiếc rẻ vì cho rằng Minh và Đam là hai “gương mặt sáng nhất” trong bộ máy chính phủ cộng sản, được đào tạo bài bản ở nước ngoài, có triển vọng sẽ lèo lái đất nước trong công cuộc hội nhập sắp tới. Riêng Minh là con của ông Nguyễn Cơ Thạch, bộ trưởng ngoại giao có quan điểm cứng rắn với Trung Quốc, chống lại một mưu đồ “Bắc thuộc” mới và đã bị Bắc Kinh gây sức ép đẩy ra khỏi guồng máy cai trị ở Hà Nội. Thế nhưng môi trường độc tài độc đảng của Việt Nam có tác dụng làm biến chất, tha hóa con người rất kinh khủng, người thiện lương không tồn tại được trong thể chế độc hại đó.    Những quan chức cộng sản sắp ngồi vào chiếc ghế mà Minh và Đam để lại chưa chắc đã khá hơn hai nhân vật vừa bị thanh trừng, cũng có thể tệ hơn. Vấn đề chung quy lại là ở thể chế độc tài. Thay đổi các cá nhân mà thể chế cộng sản vẫn giữ nguyên thì không làm cho đất nước tiến bộ hơn mà có khả năng tạo ra thêm mầm mống cho các cuộc thanh trừng tương lai. Sau Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam hẳn sẽ có thêm nhiều cán bộ cao cấp khác của đảng CSVN biến thành “củi”.   Đảng CSVN không công bố rõ lý do Minh và Đam bị thanh trừng, có lẽ vì họ cho rằng đây là chuyện nội bộ của đảng, dân chúng không được quyền biết. Trong bối cảnh vụ Việt Á và vụ chuyến bay giải cứu đang ầm ĩ trên truyền thông, dư luận nghĩ rằng, hai ông này ngã ngựa vì tham nhũng, lợi dụng chức quyền để trục lợi trong thời kỳ đại dịch.   Thế nhưng trong 18 ông bà ủy viên Bộ Chính trị khóa 13 của đảng CSVN hiện nay, người nào không tham nhũng, không lợi dụng chức quyền để trục lợi? Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Nguyễn Xuân Phúc, Tô Lâm, Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng… đều đã “nhúng chàm”, dính từ vụ Formosa, AVG Mobifone, Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC, Việt Á cho đến vụ Vũ Nhôm và vô số vụ tham nhũng lớn khác mà vẫn bao che cho nhau, thỏa hiệp với nhau để duy trì ách thống trị trên đầu trên cổ gần một trăm triệu dân.   Tìm được một quan chức trong sạch trong đảng cộng sản có khi còn khó hơn tìm kim đáy bể cho nên “chống tham nhũng”, “đốt lò” chỉ là những khẩu hiệu rỗng tuếch, những chiêu bài để triệt hạ lẫn nhau mà vụ thanh trừng Minh và Đam là trường hợp mới nhất.   Nếu để ý thì sẽ thấy cuộc thanh trừng trong đảng và chính phủ Việt Nam nhân danh chống tham nhũng diễn ra song song với cuộc đàn áp khốc liệt thành phần bất mãn trong xã hội dựa vào các điều luật mơ hồ và phi lý: “lợi dụng quyền tự do dân chủ”, và cả hai được thúc đẩy rất mạnh từ sau chuyến đi chầu Bắc Triều của ông đảng trưởng đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng.   Cuối cùng, cho dù ai xuống ai lên thì vụ thanh trừng Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam cũng biểu hiện một cuộc tranh chấp một mất một còn giữa các phe phái trong đảng CSVN nhằm chiếm lấy quyền lực tối cao khi ông đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng phải từ bỏ chức vụ trong một ngày không xa nữa. Phe đảng CSVN với lực lượng công an “còn đảng còn mình” đang sử dụng hết công cụ bạo lực của họ để đánh bật những phần tử bất tuân trong phe chính phủ và cài cắm vào đó những đảng viên trung thành với đảng, với “đồng chí bốn tốt mười sáu chữ vàng” ở bên kia biên giới phía Bắc./. Bài trích đoạn  
......

Một số nỗ lực tiêu biểu của đảng Việt Tân trong năm 2022

  Đảng Việt Tân Trong năm vừa qua, toàn thể đảng viên Việt Tân đã cố gắng đẩy mạnh các sinh hoạt nội bộ và tiến hành những nỗ lực vận động người dân và quốc tế lên án CSVN về tình hình đàn áp nhân quyền cũng như hỗ trợ phần nào tình cảnh khó khăn của bà con nghèo tại Việt Nam sau đại dịch Covid-19. Với rất nhiều nỗ lực âm thầm hay công khai thực hiện, anh chị em Việt Tân muốn chia sẻ đến quý bạn đọc ba công tác đã được thực hiện sau đây: 1. Chiến dịch “Dân Cứu Dân” Tiếp nối những nỗ lực tiếp cứu lương thực, khẩu trang ở cao điểm dịch Covid 2020-2021, năm nay anh chị em Việt Tân và các cộng tác viên ra sức hỗ trợ những nơi còn bị hậu quả nặng nề của quốc nạn này. Đặc biệt trong ba tháng đầu năm 2022, cơ sở Việt Tân trên toàn thế giới đã mở chiến dịch Dân Cứu Dân để bà con hải ngoại có thể cùng chung tay “lá lành đùm lá rách.” Số tiền này đã và đang trở thành gạo, mì gói, nước mắm, chăn mền… mà anh chị em trao đến những khu vực cần gấp trên khắp nước, từ thành phố đến những thôn xã xa xôi hẻo lánh. Ngoài những chuyến cứu trợ do Việt Tân chủ động tiến hành, anh chị em Việt Tân cũng sát cánh, hỗ trợ những nỗ lực cứu trợ khác của các hội nhóm bạn và bà con tự phát. Tinh thần và tấm lòng Dân Cứu Dân thật sự lan tỏa trong từng hành động. Hầu như mọi nỗ lực cứu trợ nêu trên, khởi đầu với việc phân phát hơn 200.000 khẩu trang tại 20 vùng miền trên cả nước năm 2020 và kéo dài cho tới nay, đều phải tiến hành trong âm thầm để tránh tối đa sự ngăn chặn, hăm dọa, sách nhiễu và ăn chận của đủ loại quan chức các cấp. Những biện pháp phong tỏa cực đoan ở giai đoạn đầu của dịch Covid và sự quan tâm không đúng mức khi biến thể Delta và Omicron hoành hành đã khiến nhiều công nhân, lao động mất việc làm, qua đó mất nguồn thu nhập. Nhà cầm quyền hứa hẹn nhiều đợt hỗ trợ, tuy nhiên cho đến thời điểm này có nhiều người phản ảnh họ chưa nhận được bất kỳ hỗ trợ nào từ chính phủ. Hơn bao giờ hết, người Việt trong và ngoài nước đã và đang chủ động đứng lên TỰ CỨU LẤY NHAU. Anh chị em Việt Tân hãnh diện được chung vai trong nỗ lực này. 2. Tân lãnh đạo đảng Việt Tân, nhiệm kỳ 2022-2025 Đảng Việt Tân đã tổ chức Đại hội Toàn Đảng lần thứ 9 vào trung tuần tháng Chín, 2022 tại miền Bắc California, Hoa Kỳ để lượng duyệt, đề xuất các hướng đấu tranh cho nhiệm kỳ mới và bầu thành phần lãnh đạo trung ương trong ba năm (2022-2025). Đại hội lẩn này đánh dấu 40 năm (1982-2022) ngày thành lập đảng, nên đã có một số sinh hoạt nội bộ đánh dấu mốc điểm lịch sử này. Thành phần tân Trung ương được bầu lên đa số là những nhân sự trẻ sinh vào các thập niên 70, 80 và 90, từng được đào tạo để tiến hành các hoạt động tại hai địa bàn Quốc nội và Quốc tế. Có thể nói, tân Trung ương nhiệm kỳ 9 là thế hệ chuyển tiếp, kế thừa từ những bậc đàn anh đã đóng góp qua các giai đoạn Dựng đảng và Phát triển đảng trong 40 năm vừa qua. Tân Trung ương cũng đã suy cử một ban lãnh đạo mới và được Đại hội phê chuẩn gồm: – Chủ tịch đảng: Ông Lý Thái Hùng; – Tổng bí thư đảng: Ông Hoàng Tứ Duy – Phát ngôn nhân: Tiến Sĩ Đông Xuyến – Ông Đỗ Hoàng Điềm, cựu Chủ tịch đảng, vẫn tiếp tục nằm trong bộ phận lãnh đạo trung ương của đảng Việt Tân cùng một số các ủy viên trung ương khác. Ý thức được rằng con đường đấu tranh trước mặt còn rất nhiều chông gai, Việt Tân nguyện đồng hành cùng với các lực lượng, đảng phái, tổ chức và đồng bào vì mục tiêu đấu tranh chấm dứt ách độc tài cộng sản để canh tân con người và canh tân xã hội Việt Nam. 3. Tù nhân lương tâm – Nhà giáo Nguyễn Năng Tĩnh đoạt Giải Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2022 Vào ngày 10 tháng Mưới Hai, 2022, đảng Việt Tân đã tổ chức lễ trao giải thưởng lần thứ năm tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Để hỗ trợ và đồng hành cùng các nhà hoạt động dân chủ đang bị giam cầm hoặc đang đấu tranh, đồng thời nhắc nhở trước dư luận tình trạng vi phạm nhân quyền tại Việt Nam, vào năm 2018 đảng Việt Tân đã thiết lập Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng. Nhà hoạt động Lê Đình Lượng đang chịu bản án oan sai 20 năm tù vì những hoạt động tranh đấu chống tham nhũng, bảo vệ môi sinh, bảo vệ chủ quyền của đất nước, và cho nhân quyền của người Việt Nam. Tại buổi trao giải, Chủ tịch Đảng Việt Tân ông Lý Thái Hùng cho biết với nhu cầu thúc đẩy nhận thức về mối đe dọa Trung Quốc ngày càng trở nên cấp thiết hơn, nên Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 chọn chủ đề “Bảo Vệ Chủ Quyền Trước Nguy Cơ Trung Quốc,” nhằm đề cao sự hy sinh của các nhà hoạt động đang bị giam cầm hoặc đang tranh đấu để kêu gọi sự quan tâm của đồng bào cũng như dư luận thế giới về mối đe dọa Trung Quốc trong bối cảnh hung hăng gây hấn của Tập Cận Bình và sự thuần phục của Hà Nội đối với Bắc Kinh. Nhà hoạt động được trao giải năm nay là Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh. Những người tham dự đã được xem video nói về các hoạt động xã hội dân sự của nhà giáo yêu nước này trong nhiều năm như lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, loan tải tin tức trên Facebook về thảm họa Formosa, bày tỏ quan điểm phản đối Dự Luật Đặc Khu và tích cực trong các hoạt động từ thiện Công Giáo gây quỹ giúp người nghèo. Ông luôn tìm cách khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tranh đấu cho các quyền cơ bản của con người nơi các học sinh của mình. Hình ảnh ông dạy các học sinh hát bài hát “Trả lại cho dân” đã được lan truyền rộng rãi như một tấm gương sáng của một người dân yêu nước, một người thầy muốn nhìn thấy tương lai con em mình được tốt đẹp hơn. Những hành động yêu nước này đúng ra phải được khuyến khích, thế nhưng nhà cầm quyền CSVN lại giáng cho ông bản án oan sai 11 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bà Nguyễn Thị Tình, vợ thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh, trong phần phát biểu tại lễ trao giải đã nói rằng tuy bà và các con nhỏ phải chịu nhiều thiệt thòi bởi việc ông Tĩnh bị bắt và bởi sự đàn áp của nhà cầm quyền, nhưng những việc ông làm là đúng, là phải làm vì tương lai thế hệ trẻ Việt Nam. Và bà luôn hỗ trợ chồng mình thực hiện lý tưởng cao đẹp đó. Ngay cả ở trong tù, ông Tĩnh đã giữ vững tinh thần bất khuất không nhận tội và vẫn tiếp tục đấu tranh phản đối việc các quản giáo phân biệt đối xử với các tù nhân chính trị. Bà Nguyễn Thị Tình đã cảm ơn các cá nhân cũng như những tổ chức bảo vệ nhân quyền Việt Nam và quốc tế đã luôn đồng hành và hỗ trợ TNLT Nguyễn Năng Tĩnh và gia đình trong suốt thời gian qua. Bà mong tiếp tục có được sự đồng hành này để bà và chồng cũng như các nhà hoạt động và các tù nhân lương tâm khác tiếp tục cuộc tranh đấu. * Ngoài ba hoạt động nêu trên, đảng viên Việt Tân trên toàn thế giới vẫn tiếp tục các hoạt động tiêu biểu như vận động chính giới cùng chính phủ các quốc gia tự do ủng hộ nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, lên tiếng tranh đấu cho các tù nhân lương tâm. Song song đó, cùng với đồng bào hải ngoại tiếp sức và hỗ trợ đồng bào trong nước đấu tranh cho quyền làm người chính đáng và những thay đổi tốt đẹp trên đất nước, qua những buổi gặp mặt trực tiếp hay các buổi hội luận đều đặn bằng online. Trong những dịp này, các đảng viên Việt Tân đã tích cực quảng bá lịch sử dân tộc, phương pháp đấu tranh bất bạo động, các vấn đề xây dựng hậu cộng sản, cũng như nhu cầu vận động giới trẻ trong và ngoài nước đóng góp trong tiến trình cải thiện và canh tân Việt Nam.-  
......

Thêm một công dân lãnh án oan theo điều 117 BLHS

Ảnh ông Nguyễn Như Phương Manh Dang   Sáng 26/12/2022, Tòa án Nhân dân tỉnh An Giang đưa ông Nguyễn Như Phương ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm hình sự. Ông Phương bị truy tố theo điều 117 Bộ Luật Hình sự.   Mẹ và vợ ông Nguyễn Như Phương được đưa vào khán phòng trực tiếp dự phiên tòa.   Ông Phương (sinh năm 1991) cư trú tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Năm 2014 ông du học tại Nhật Bản, sau đó, mở cửa hàng chuyên doanh hàng Nhật nhập khẩu vào Việt Nam. Trên trang Facebook cá nhân Nguyễn Phương ông thường lên tiếng chia sẻ về nhiều vấn đề chính trị, xã hội. Theo đó, nhiều bài viết của ông đã bị cơ quan chức năng đưa đi giám định với kết luận hết sức tiêu cực, có nội dung chống các thực thể chính trị như Nhà nước, Đảng Cộng sản và các lãnh đạo cao cấp. Gây mất trật tự công cộng, tạo tâm lý hoang mang, lo lắng, bất an trong xã hội...   Nhất quán trong quá trình điều tra và xét xử tại tòa, ông Phương giữ quan điểm thừa nhận hành vi, gồm các tài khoản Facebook và các bài viết bị cáo buộc vi phạm pháp luật.   Kết thúc phần xét hỏi, trong lời kết luận, VKS đề nghị mức hình phạt từ 5 đến 7 năm tù giam và 3 đến 4 năm quản chế sau khi thụ án.   Sau phần nghị án chóng vánh, hội đồng xét xử tuyên ông Nguyễn Như Phương có tội theo điều luật 117 BLHS, chịu hình mức hình phạt 5 năm tù giam và 3 năm quản chế.   Vụ án có tình tiết đơn giản nên thời gian xét xử ngắn, chỉ hơn 2 tiếng đồng hồ. Phiên tòa khai mạc lúc 8h15', kết thúc lời tuyên án vào lúc 10h30' sau bản án dài 15 phút.   Kết thúc phiên tòa, ông Nguyễn Như Phương được di lý về trại tạm giam Bà Rịa, nơi ông đang bị điều tra về một vụ án khác đã khởi tố.   Hình phạt chồng hình phạt là một khả năng rất thật và đầy khó khăn mà ông Nguyễn Như Phương phải đối diện trong thời gian sắp tới.   Long Xuyên, ngày 26/12/2022   LS Đặng Đình Mạnh
......

Từ biệt ông Nguyễn Hữu Cầu (1947-2022), người đàn ông đã sống trọn một cuộc đời công chính

Khanh Nguyen Ông Nguyễn Hữu Cầu còn được những người quen biết, đặt cho ông biệt danh là người tù thế kỷ, bởi 2 lần tù dài. Lần thứ nhất là đi học tập cải tạo sau 1975 - dài 5 năm, và lần thứ hai chuyển từ tử hình xuống chung thân. Sau đó do áp lực trong và ngoài nước, ông được trả tự do với sức khỏe suy kiệt, mắt lòa và nhiều bệnh tật khác. Tổng cộng ông chịu 37 năm tù. Lần tù thứ 2, là do ông vô tình biết được việc quan chức ở Kiên Giang lúc đó cưỡng hiếp trẻ vị thành niên, là người vượt biên bị bắt lại. Bé gái này gặp ông đi ngang tổ quỷ, đã vẫy, gọi ông nhờ cứu giúp. Tháng 8-1981, ông làm đơn thư tố cáo đích danh Viện trưởng VKSND Kiên Giang là Nguyễn Thế Đồng cùng nhiều quan chức khác phạm tội, với các chữ ký sẵn sàng làm chứng của các đảng viên, người dân trong vùng vì đã quá tức giận trước những điều thối nát kéo dài. Thư của ông gửi cho báo Nhân Dân, nhưng một tháng sau lại quay về Kiên Giang và đến bàn làm việc của Đồng. Năm 1983, trong một vụ án chính trị, đột nhiên ông Cầu bị đưa tên vào vì cho là đã tham gia viết các nội dung chống chế độ. Ông Cầu bị kêu án tử hình. Khi ra tòa, phiên xử 5 ngày với nhiều bị cáo, bao gồm cả các chức sắc tôn giáo, tất cả đều phủ nhận không liên quan đến ông Cầu, thậm chí không biết ông Cầu là ai. Do không xác định được tội nên án tử hình được chuyển thành chung thân. Ông Nguyễn Hữu Cầu chỉ là một công dân bình thường ở miền Nam Việt Nam, nhưng ông không từ chối giúp đỡ người hoạn nạn, dù đó là người không quen biết, và chấp nhận những khốn khó xảy ra với đời mình vì hành động công chính. Năm 2014, trong một lần trò chuyện với ông, và hỏi rằng ông có bao giờ hối tiếc về những điều mình đã làm khiến cho cuộc đời của ông chỉ là tù tội thôi? Ông nói ông không kịp nghĩ hay tính toán gì, mà chỉ biết sống với lẽ phải, bởi ông được giáo dục như vậy. Từ biệt ông Nguyễn Hữu Cầu, một công dân dám sống với cuộc đời công chính và lẽ phải. Ông đi thanh thản./.  
......

Hướng về Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2022: Viết về kỹ sư Phạm Văn Trội

Chúng tôi xin gửi tới quý độc giả thông tin về kỹ sư Phạm Văn Trội - cựu chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức có tôn chỉ hoạt động nhằm thúc đẩy nhân quyền, cổ vũ dân chủ tại Việt Nam. Kỹ sư Phạm Văn Trội sinh năm 1972, thường trú thôn Kỳ Dương, xã Chương Dương, huyện Thường Tín TP Hà Nội. Ông tham gia phong trào đấu tranh dân chủ tại Việt Nam từ những năm 2005. Ngày 11/9/2008 ông bị bắt với cáo buộc theo điều 88-BLHS tội ‘’tuyên truyền chống nhà nước’’. Tòa Án Hà Nội sau đó tuyên ông 4 năm tù và 4 năm quản chế. Phạm Văn Trội là một trong những sáng lập viên HAEDC. Ông được bầu vào vị trí chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016. Ông Phạm Văn Trội được những người xung quanh biết đến như là một nhà hoạt động xã hội năng nổ. Ông tham gia nhiều sự kiện đấu tranh trong nước như cứu trợ miền trung do hội Anh Em Dân Chủ tổ chức vận động, tham tổ chức biểu tình chống trung quốc, biểu tình vì môi trường, phản đối hà nội chặn cây xanh.... Phạm Văn Trội còn dành nhiều nỗ lực gặp gỡ các cơ quan ngoại giao quốc tế để phản ánh thực trạng vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam. Bên cạnh đó, ông khá tích cực trong việc quảng bá quyền con người, vận động nhân sự cho phong trào. Trong quá trình hoạt động, ông nhiều lần bị công an bắt cóc đánh đập, gia đình luôn bị công an canh giác, đập phá tài sản, ném gạch đá, đổ chất bẩn vào tư gia, ngăn cản phá phách trong công việc làm ăn của gia đình. Ông Phạm Văn Trội bị bắt lần 2 ngày 30/7/2018 cùng với 3 cộng sự là Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, nhà báo Trương Minh Đức, kỹ sư Nguyễn Bắc Truyển. Tất cả đều bị cáo buộc theo điều 79-BLHS, tội ‘’hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân’’. Ông Phạm Văn Trội bị tuyên án 7 năm tù giam, 1 năm quản chế./. #phạmvăntrội #nhânquyền2022  
......

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022

Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 được trao cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 ‒ với chủ đề Bảo Vệ Chủ Quyền Trước Nguy Cơ Trung Quốc ‒ được trao cho Tù Nhân Lương Tâm Nguyễn Năng Tĩnh. Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng Sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng là nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho chủ quyền của đất nước và cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam. Buổi trao Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2022 được tổ chức vào ngày 10 tháng Mười Hai tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản. Ông Nguyễn Năng Tĩnh là một thầy giáo dạy nhạc tại một trường cao đẳng ở tỉnh Nghệ An. Ông tham gia nhiều tổ chức xã hội dân sự gồm nhóm phản đối đường lưỡi bò No-U FC tại Vinh, nhóm Bảo Vệ Sự Sống, Quỹ Phát Triển Con Người, Truyền Thông Công Giáo. Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Năng Tĩnh thường xuyên lên tiếng ủng hộ các tù nhân chính trị, loan tải tin tức trên Facebook về thảm họa Formosa, bày tỏ quan điểm phản đối Dự Luật Đặc Khu và tích cực trong các hoạt động từ thiện Công Giáo gây quỹ giúp người nghèo. Là một thầy giáo, ông luôn tìm cách khơi dậy lòng yêu nước và tinh thần tranh đấu cho các quyền cơ bản của con người nơi các học sinh của mình. Hình ảnh ông dạy các học sinh hát bài “Trả lại cho dân” đã được lan truyền rộng rãi như một tấm gương sáng về một người dân yêu nước, một người thầy muốn nhìn thấy tương lai con em được tốt đẹp hơn. Vì những hoạt động dân sự này ông Tĩnh đã nhiều lần bị công an cho người hành hung. Tuy nhiên điều này không làm ông sợ hãi mà ngược lại càng khiến ông quyết tâm hơn nữa trong các hoạt động kêu gọi bảo vệ chủ quyền đất nước cũng như thúc đẩy cho nhân quyền và dân chủ ở Việt Nam. Vào ngày 29 tháng Năm, 2019 thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh bị bắt và khởi tố với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước.” Vào ngày 15 tháng Mười Một, 2019 ông bị kết án 11 năm tù giam và 5 năm quản chế. Bất chấp sự đe dọa trước đó của công an, thầy giáo Nguyễn Năng Tĩnh đã mạnh dạn tuyên bố trước tòa: “Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và can tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe dọa xâm lăng của Trung Quốc. Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến.” Ở trong tù ông tiếp tục bị gây khó khăn, bị hành hung khi cùng với các tù nhân lương tâm khác phản đối cán bộ trại giam ngược đãi các tù nhân chính trị. Vào tháng Mười Một, 2021, Ủy Ban về Giam Giữ Tùy Tiện của Liên Hiệp Quốc công bố phán quyết rằng việc bắt giam, xét xử ông Nguyễn Năng Tĩnh là hành động bắt giam tùy tiện, và chính phủ CS Việt Nam đã vi phạm các chuẩn mực và công ước quốc tế mà họ đã ký kết. Ủy ban này đã kêu gọi Chính phủ Việt Nam trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho ông Nguyễn Năng Tĩnh. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Dân Biểu Hạ Viện Canada bà Judy Sgro, Giám Đốc Tổ Chức Whistleblower Aid bà Libby Liu, Chủ Tịch Phong Trào Dân Chủ Hóa Châu Á Giáo Sư Kojima Takayuki, Tổng Thư Ký Hiệp Hội Người Việt tại Nhật ông Ngô Văn Viễn, Nhà hoạt động Dân Chủ – cựu Tù Nhân Lương Tâm Giáo Sư Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2022. Ngày 7 tháng 12 năm 2022 Đảng Việt Tân Mọi chi tiết xin liên lạc: TS Đông Xuyến, +1 346-704-4744  
......

Lời cám ơn và Tường thuật phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, thầy giáo Bùi Văn Thuận.

  Trịnh Nhung   LỜI CẢM ƠN! Vậy là phiên tòa xét xử sơ thẩm anh Bùi Văn Thuận diễn ra vào ngày 17- 18/11/2022 đã kết thúc. Với một bản án bỏ túi 8 năm tù và 5 năm quản chế được đưa ra. Đúng như lời anh Thuận đã nói, anh là nạn nhân của thứ pháp luật xôi lạc. Anh Thuận đã từ bỏ quyền kháng cáo vì không còn tin tưởng vào tính độc lập của tòa án. Gia đình cũng đã chuẩn bị tinh thần và không hề bất ngờ về kết quả này. Dù cho kết quả thế nào thì anh Thuận hoàn toàn không có tội. Anh Thuận có nhờ em chuyển lời cảm ơn của anh ấy đến tất cả mọi người. Gia đình xin gởi lời cảm ơn đến ba vị luật sư Đặng Đình Mạnh, Luật sư Lê Văn Luân, Luật sư Phạm Lệ Quyên đã tham gia bào chữa cho anh Thuận. Gia đình xin cảm ơn các báo đài trong và ngoài nước đã kịp thời giúp gia đình đưa tin về vụ án của anh Thuận. Xin cảm ơn quý Thầy, quý Cha, các cô chú, anh chị em trong và ngoài nước đã luôn động viên, giúp đỡ, đồng hành cùng anh Thuận và gia đình trong suốt thời gian qua. Mẹ con em cũng xin cảm ơn gia đình hai bên nội ngoại, hàng xóm láng giềng đã yêu thương, bao bọc, giúp đỡ hai mẹ con suốt quãng thời gian thiếu vắng anh Thuận. Đặc biệt em xin gởi lời cảm ơn đến những người bằng hữu của anh Thuận cả trong và ngoài nước, đã hết mình hỗ trợ em trên con đường đòi lại công lý cho anh Thuận. Một lần nữa xin cảm ơn tất cả mọi người, chúc mọi người luôn khỏe mạnh, bình an. Mong mọi người tiếp tục cùng đồng hành với anh Thuận và các TNLT khác trên đoạn đường đòi lại công lý và tự do không chỉ cho riêng họ mà cho cả thế hệ mai sau. *** Ngày 17/18/11 /2022 tòa án tĩnh thanh hóa lại đưa Bùi Văn Thuận ra xử án thêm một người yêu nước 8 năm .5 Năm quản chế . để lại vợ trẻ con thơ vất vã nuôi chồng . .Hỡi ông chủ tịch nước lãnh đạo ơi khi nào đất nước tôi mới hết cuộc chia ly . sau này thế hệ trẻ em bé 6 tuổi này lớn lên nó sẻ suy nghĩ hình tượng các ông thế nào Tường thuật phiên tòa xử người bất đồng chính kiến, thầy giáo  Bùi Văn Thuận. Ghi lại theo lời kể của chị Trịnh Thị Nhung, vợ anh Bùi Văn Thuận, người có mặt tại phiên tòa với tư cách người làm chứng và những thân nhân khác của ông Bùi Văn Thuận. Nguyễn Chương *** Tham dự phiên tòa gồm có: _ Chủ tọa phiên tòa, thẩm phán: Phạm Văn Long. _ Đại diện công an tỉnh Thanh Hóa, cơ quan an ninh điều tra: điều tra viên Lê Hồng Kỳ và điều tra viên Mai Văn Tính. _ Đại diện viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa: kiểm sát viên Trần Huy Dũng. _ Luật sư bào chữa gồm có: ông Đặng Đình Mạnh, ông Nguyễn Hà Luân, bà Phạm Lệ Quyên, ông Lê Văn Luân và bà Nguyễn Thị Trang. Mặc dù có mặt trước tòa từ rất sớm và vụ án được xét xử công khai nhưng thân nhân của ông Bùi Văn Thuận không được vào tham dự mà phải đứng ngoài sân, chỉ duy nhất bà Nhung là được vào tham dự phiên tòa. Thậm chí đến buổi chiều cha mẹ và em ông Thuận còn bị đưa ra khỏi khuôn viên tòa án.   _Tất cả những nhân chứng đều vắng mặt, trừ ông Lê Quốc Quyền và bà Trịnh Thị Nhung. Cả hai đều hiện đang cư trú tại phường Mai Lâm, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra phiên tòa còn có sự tham dự của chủ tịch ủy ban nhân dân phường Mai Lâm, ông Lê Anh Cường.   Trong phần chất vấn giữa ông Bùi Văn Thuận và ông Lê Quốc Quyền, ông Quyền cho biết vào giữa tháng 12/2020 ông Quyền đến mua mật ong của ông Thuận, sau đó phát hiện ông Thuận có thái độ, tư tưởng phủ nhận thể chế chính trị của Việt Nam, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo đảng và nhà nước. Vì vậy ông đã đến phản ánh với ủy ban nhân dân phường Mai Lâm. Chủ tịch ủy ban nhân dân phường Mai Lâm, ông Cường cho biết sau khi nhận được phản ánh, đã đề nghị ông Quyền về làm đơn tố cáo và bổ sung bằng chứng. Tuy nhiên từ đó đến nay không thấy ông Quyền gửi đơn tố cáo.   Ông Bùi Văn Thuận đã đặt câu hỏi với ông Quyền rằng :" Giữa tháng 12, như vậy là từ ngày 10-20/12/2020, đúng không?" Ông Quyền đáp: "đúng vậy". Ông Thuận tiếp lời : " Thời điểm từ ngày 10-12-2020 đến qua khỏi Tết dương lịch 2021 tôi đã đi vào nam. Khi đi xe đò, nhà xe có yêu cầu hành khách khai báo số điện thoại, có thể kiểm tra đối chứng. Hơn nữa tôi có rất nhiều anh em bạn bè ở khu vực phía nam có thể làm chứng cho tôi. Như vậy là ông đã nhận lầm người, ông gặp một ông Bùi Văn Thuận nào khác chứ đâu phải tôi. Hơn nữa, ở Việt Nam, chính trị là một chủ đề nhạy cảm, nên việc chia sẻ quan điểm chính trị với một người khách mua mật ong trong lần đầu gặp mặt là không hợp lý". Ông Quyền im lặng, không nói gì thêm.   Tiếp đó, luật sư Lê Luân, người bào chữa cho ông Bùi Văn Thuận đã có ý kiến: "Tại phiên tòa lời khai của ông Thuận cho thấy là ông Quyền khai có dấu hiệu chưa chính xác, cần kiểm tra xác minh lời khai này, nếu lời khai của ông Thuận là đúng thì lời khai của người làm chứng là gian dối ngụy tạo, người làm chứng mà cố khai gian dối đẻ buộc tội một người khác thì có thể phải chịu trách nhiệm hình sự. Đề nghị tòa xem xét về vấn đề này."   Tiếp tục trong phần đặt câu hỏi, chủ tọa phiên tòa, thẩm phán Phạm Văn Long nói nhân chứng có thể từ chối câu hỏi hoặc giữ quyền im lặng. Ông Quyền xin được giữ im lặng. Luật sư Đặng Đình Mạnh phản đối vì như vậy giống như đang vẽ đường cho hươu chạy. Tuy nhiên, phản đối vô hiệu. Đến phần đối chất giữa ông Thuận và phía cơ quan an ninh điều tra. Các luật sư bào chữa đã in ra các bài viết do tài khoản Facebook Thuan Van Bui đăng tải trong thời gian ông Bùi Văn Thuận đang bị giam giữ và gửi cho thẩm phán, đại diện viện kiểm sát và ông Bùi Văn Thuận xem. Ông Thuận phủ nhận mình là chủ tài khoản facebook Thuan Van Bui. Bởi hiện ông đang đứng trước tòa nghe xét xử nhưng facebook Thuan Van Bui ngoài kia vẫn trong trạng thái hoạt động. Thẩm phán Phạm Văn Long cho rằng những tài liệu, chứng cứ này không có tính xác thực.   Các luật sư và ông Bùi Văn Thuận đã hơn 3 lần yêu cầu được kiểm chứng ngay tại tòa bằng cách tìm kiếm facebook Thuan Van Bui theo ID và trình chiếu lên màn hình lớn. Yêu cầu này chưa được chấp thuận.   Các luật sư tiếp tục phản đối bởi theo cáo trạng ở trang thứ 11, phía an ninh điều tra đã ghi rõ: " Tuy nhiên sau khi thi hành lệnh bắt bị can Bùi Văn Thuận vào ngày 30/8/2021, cơ quan điều tra đã có văn bản gửi đến sở văn hóa thông tin và truyền thông Thanh Hóa, xác định tình trạng hoạt động của tài khoản facebook Thuan Van Bui. Kết quả, từ 30/8/2021 đến thời điểm kiểm tra (hồi 14 giờ ngày 24/6/2022 ) tài khoản facebook Thuan Van Bui không đăng tải bất kỳ bài viết nào ở chế độ công khai, do đó có căn cứ xác định Bùi Văn Thuận là người sử dụng tài khoản facebook Thuan Van Bui". Vì vậy, việc kiểm chứng là rất cần thiết.   Chuyển sang phần đối chất với đại diện viện kiểm sát.   Ông Thuận cho rằng chỉ xác định ID facebook thôi là chưa đủ, cần phải xác minh cả ID lẫn IP tài khoản facebook Thuan Van Bui là do một mình ông sử dụng mới hợp lý. Tuy nhiên kiểm sát viên Trần Huy Dũng cho rằng chỉ cần xác minh ID Facebook là đủ.   Các luật sư cũng đã trình lên đơn xin đề nghị đưa ra khỏi danh sách người tham gia tố tụng của bà Trần Thị Thu Trang. Điều này và việc facebook Thuan Van Bui vẫn đang hoạt động có lẽ là bất ngờ lớn nhất của phiên xử.   Ngoài ra trong phiên xử buổi chiều, trời đổ mưa nhưng ngoại trừ bà Nhung là được vào tham dự phiên tòa các thân nhân khác của ông Thuận phải đội mưa đứng cách tòa hơn 100m. Đến khi phiên tòa gần kết thúc, bà Ẻm, mẹ của ông Thuận khóc và kể rằng: " bác cố chen vào cổng chính để nhìn mặt con trai hay thậm chí là cái bóng lưng nó thôi cũng được nhưng xe tù đã lùi sâu vào sân tòa nên bác không tài nào nhìn được. Bác buồn lắm con ạ". Cũng cần nhắc lại đây là một phiên tòa công khai đấy thưa các bạn.   Bà Nhung cho biết thêm, từ phiên xử buổi chiều, ông Thuận bị còng cả chân, di chuyển rất khó khăn, xuống xe hay bậc thềm đều phải có người dìu. Ông Thuận tình trạng sức khỏe không được tốt nên có yêu cầu được ngồi khi trả lời. Yêu cầu của ông được chủ tọa đáp ứng. Suốt phiên tòa hai vợ chồng không thể trao đổi được với nhau bất cứ điều gì trừ câu ai đưa con đi học. Nhưng bà cho biết thêm chồng bà đã cười rất nhiều trong suốt phiên tòa. Ông Thuận vẫn luôn giữ được thái độ bình thản.   Thẩm phán Long cũng có những chất vấn ngoài lề với bà Nhung như tại sao lại đăng cáo trạng? Tại sao lại trả lời báo đài nước ngoài? Tại sao lại phát biểu chồng tôi có tội với nhà cầm quyền Việt Nam nhưng chồng tôi không có lỗi với nhân dân và đất nước Việt Nam... Với tất cả những câu trả hỏi này bà Nhung đều trả lời tôi không biết. Tôi không nhớ. Bà Nhung rất ngạc nhiên bởi những câu hỏi này thì có liên quan gì đến vụ án ??? Kết thúc ngày xử đầu tiên viện kiểm sát đề nghị mức án 7-8 năm tù giam và 5 năm quản chế. Hẹn các bạn trong bài tường thuật ngày mai, 18/11/2022.
......

Ông Bùi Văn Thuận từ bỏ quyền kháng cáo

Trịnh Nhung   Trong vụ án Bùi Văn Thuận, vấn đề pháp lý quan trọng nhất là việc xác định tài khoản Thuan Van Bui là một tài khoản do chính ông Bùi Văn Thuận đăng ký, quản lý và sử dụng, nhưng các bằng chứng chưa đủ thuyết phục, hoặc có thể nói không có sức mạnh để cáo buộc được rằng nó đảm bảo sự đúng đắn.   Không thể dùng những lời xác nhận của các nhân chứng tương tác qua Facebook, dù đã gặp hay chưa gặp Bùi Văn Thuận ngoài đời thực (những người không có bất cứ sự hiểu biết chuyên môn nào về công nghệ, trong khi tội phạm về công nghệ cần sự có mặt thẩm định và tham vấn từ các chuyên gia thực thụ). Không thể dùng thông tin tài khoản ngân hàng được đăng trên Facebook và dấu vân tay trên chai đựng mật ong đem bán cho khách để khẳng định rằng chỉ có bị cáo mới có thể thực hiện các thao tác giao dịch này vào cùng một thời điểm thông qua tài khoản Facebook bị truy tố. Không thể dùng tin nhắn gửi thông tin người đặt mua mật ong chanh đào giữa tài khoản Thuan Van Bui với tài khoản Nhung Trịnh để khẳng định Bùi Văn Thuận sử dụng tài khoản đó.   Trong khi chứng cứ quan trọng trực tiếp để xác định việc quản lý, sử dụng một tài khoản hay không, bao gồm: các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại, ipad…) thu giữ phải cho thấy đang ở trạng thái đăng nhập Facebook Thuan Van Bui, hoặc có lưu dấu vết về việc đăng nhập hoặc các dạng dữ liệu được lưu trong các thiết bị này dẫn tới tài khoản Thuan Van Bùi. Việc không kiểm tra địa chỉ IP là một thiếu sót đáng tiếc về mặt công nghệ (mặc dù cũng không thể dùng chúng để xác thực việc ai đó sử dụng một tài khoản nào đó hay không). Việc không bắt quả tang việc đăng nhập, sử dụng tài khoản Thuan Van Bui là một thiếu sót chứng cứ cơ bản nhất để có thể đi đến cáo buộc.   Không thể sử dụng lập luận mà dựa trên sự ráp nối các sự kiện mà việc đi từ sự kiện này tới sự kiện kia là một khoảng trống với nhiều khả năng có thể xảy ra. Sự buộc tội phải dựa trên bằng chứng xác thực và chắc chắn, chứ không phải bằng các bằng chứng không đảm bảo cả về mặt khoa học lẫn mặt liên kết đến hệ quả xảy ra. Trong khi đó, Cáo Trạng suy đoán rằng trong khoảng thời gian bị cáo bị bắt giữ từ 20/8/2021 tới 24/6/2022 thì tài khoản Thuan Van Bui không còn hoạt động nên có căn cứ để kết luận rằng Bùi Văn Thuận là người sử dụng tài khoản này. Tuy vậy, trước ngày diễn ra phiên toà sơ thẩm một ngày (16/11/2022) thì tài khoản Thuan Van Bui này vẫn đăng bài công khai. Việc các luật sư yêu cầu được thẩm tra ngay lập tức tình trạng hoạt động của thực thể này tại phiên toà nhưng đã không được chấp thuận và theo cơ quan kiểm sát là không cần thiết vì “đã đủ chứng cứ buộc tội”.   Các luật sư đưa ra các bình luận về vấn đề kết luận giám định như trong các vụ án chính trị khác. Nhưng vì sự đặc biệt của vụ án này, người bào chữa không thực hiện tranh luận về các bài viết được thu thập từ tài khoản bị cáo buộc, bởi chỉ khi đủ chứng cứ xác định rằng chính bị cáo đăng tải các bài viết thì lúc đó mới bàn tới nội dung của chúng. Và còn một số vấn đề quan trọng khác về pháp lý (học thuật) khác cũng được các luật sư đề cập và phân tích. Song tất cả các luận chứng này đều không được chấp thuận.   Bản án sơ thẩm tuyên bị cáo 8 năm tù và 5 năm quản chế. Và bị cáo tuyên bố rằng không kháng cáo (từ bỏ quyền này) vì không tin tưởng vào hệ thống tư pháp. Bùi Văn Thuận bị dẫn đi khi bị còng cả hai tay và hai chân như một tội phạm manh động và nguy hiểm mà ta thường thấy trong những bộ phim hành động trên màn ảnh. Rõ ràng, nếu có, sự nguy hiểm của các bị cáo trong vụ án chính trị không nằm ở đôi chân mà nằm ở cái đầu (nhận thức) và hệ quả đến trong tương lai của nó.   Luật sư Luân Lê      
......

Thầy giáo Bùi Văn Thuận bị kết án oan 8 năm tù giam và 5 năm quản chế

Trịnh Nhung   Anh Bùi Văn Thuận bị tuyên án 8 năm tù + 5 năm quản chế. Phiên tòa kết thúc từ sáng nay nhưng giờ em mới về đến nhà. Ngày hôm qua và sáng nay khi tham dự phiên tòa do cười nhiều quá nên em cũng hơi mệt nên bây giờ mới có thể thông tin đến mọi người. Xin mọi người thông cảm. Mọi thông tin về diễn biến phiên tòa em sẽ thông tin đến mọi người trong các bài viết sau. Cảm ơn mọi người đã quan tâm, giúp đỡ, đồng hành cùng anh Bùi Văn Thuận và gia đình trong suốt thời gian qua. Trịnh Nhung -------//-------   LS Đặng Đình Mạnh   Sáng ngày 17/11/2022, Tòa án tỉnh Thanh Hóa đưa vụ án truy tố ông Bùi Văn Thuận tội danh theo điều 117 Bộ luật Hình sự về “Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm. Ông bị truy tố ở khoản 1 điều 117 có mức hình phạt cao nhất lên đến 12 năm tù.   Theo quyết định của tòa án, vụ án được xét xử theo thủ tục công khai tại trụ sở tòa án trong hai ngày, 17 và 18/11/2022. Vợ ông Thuận, bà Trịnh Thị Nhung được triệu tập đến tòa với tư cách nhân chứng. Nhờ vậy, việc thân nhân theo dõi phiên tòa xét xử người thân của mình đã không còn là vấn đề gây băn khoăn như nhiều vụ án tương tự.   Ông Bùi Văn Thuận sinh năm 1981. Dân tộc Mường. Ông đã lập gia đình và có một con 6 tuổi. Ông nguyên là một giáo viên, từng tham gia một số hoạt động xã hội. Ông bị bắt tạm giam vào ngày 30/08/2021. Phiên tòa sơ thẩm được xét xử sau 14 tháng rưỡi kể từ ngày ông bị bắt giữ để bắt đầu tiến trình điều tra vụ án.   Có ba luật sư bào chữa cho ông Bùi Văn Thuận hiện diện tại tòa gồm : LS Phạm Lệ Quyên, LS Lê Văn Luân và LS Đặng Đình Mạnh.   Theo cáo trạng, ông được cho là một Fbker với hỗn danh tự đặt là “Cha Dà Dân Tộc”. Ông bị cơ quan tố tụng truy cứu trách nhiệm về rất nhiều bài viết trên FB với danh khoản "THUAN VAN BUI" mà qua giám định bị kết luận là : - Xúc phạm uy tín, danh dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, địa phương; - Xuyên tạc, bịa đặt, suy luận vô căn cứ về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước; - Tuyên truyền, kích động chống phá Đảng, Nhà nước gây hoang mang trong quần chúng nhân dân; Quá trình điều tra và xét xử tại tòa, ông nhất quán cho rằng mình vô tội và bác bỏ mọi cáo buộc nêu trong bản cáo trạng truy cứu trách nhiệm hình sự đối với ông.   Trong một diễn biến hết sức bất ngờ, trên danh khoản FB cá nhân “Thuan Van Bui (Cha Dà Dân Tộc)” bị cho là của ông, cũng là danh khoản đã từng tồn tại nhiều bài viết bị nêu trong cáo trạng buộc tội ông, đột nhiên phục hoạt với nhiều post mới chỉ một ngày ngay trước phiên tòa xét xử (ngày 16/11/2022). Điều này, mặc nhiên gây nên những nghi vấn về người quản trị đích thực của danh khoản ấy : Của ông Thuận đang bị tạm giam như quy kết của cơ quan điều tra hay một ai khác đang tự do bên ngoài? Nhất là trong bối cảnh ông Thuận đã phủ nhận quyền quản trị danh khoản "Thuan Van Bui". Nội dung này đã trở thành vấn đề gây tranh luận gay gắt giữa kiểm sát viên với các luật sư.   Kết thúc phần xét hỏi chuyển sang phần tranh luận, đại diện cơ quan công tố đề nghị tuyên ông có tội với mức hình phạt chính từ 7 đến 8 năm tù giam. Đồng thời, thêm hình phạt bổ sung là 5 năm quản chế và tước quyền ứng cử vào cơ quan dân cử trong thời hạn 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính.   Tiếp lời, ông Thuận đã mở đầu phần tự bào chữa trước các luật sư. Với một tờ giấy A4 trong tay được cung cấp trong phiên tòa, ông vội ghi chú lại một số vấn đề để lần lượt tự bào chữa với nội dung hết sức súc tích như một luật sư tranh tụng chuyên nghiệp. Thế nên, nhờ đó, phần bào chữa của các luật sư được giảm phần gánh nặng, vì chỉ cần trình bày thêm các luận điểm pháp lý mang tính chất bổ sung mà thôi.   Kết thúc phần tranh luận, vào lúc 9h05' sáng, ông Thuận nói lời cuối cùng trước khi nghị án : "Cho dù kết quả phiên tòa như thế nào, tôi vẫn gởi lời cảm ơn đến ba luật sư đã giúp bào chữa cho tôi. Cho dù kết quả phiên tòa như thế nào, tôi vẫn khẳng định mình vô tội. Có thể nói tôi là nạn nhân của thứ pháp luật xôi lạc (bị cắt ngang). Tôi bỏ quyền kháng cáo vì không tin tưởng vào hệ thống xét xử".   Sau 53 phút nghị án, lúc 10h00' Hội đồng xét xử trở ra tuyên đọc bản án dài 95 phút. Theo đó, ông Bùi Văn Thuận bị tuyên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội danh theo điều 117 BLHS với mức hình phạt là 8 năm tù giam + 5 năm quản chế + tước quyền ứng cử vào cơ quan dân cử trong thời hạn 5 năm sau khi chấp hành xong hình phạt chính.   Đối với tội danh và các hình phạt tuyên theo bản án sơ thẩm, trước đó, khi trao đổi với luật sư trong trại tạm giam, ông cho biết sẽ không kháng cáo bản án sơ thẩm cho dù mức án có nặng đến thế nào đi nữa. Ông giải thích rõ vì 2 lý do : Ông không muốn làm phiền hà đến người thân và những người quan tâm đến ông. Ngoài ra, ông cũng không tin vào cơ quan tài phán hiện tại có thể tuyên xử công bằng nếu ông có kháng cáo.   Tòa án đã dự kiến phiên tòa xét xử đến hai ngày, gồm ngày 17 và 18/11/2022. Thế nhưng, thực tế phiên tòa đã kết thúc vào lúc 11h35' trưa ngày 18/11/2022 khi hội đồng xét xử chấm dứt lời tuyên án.   Qua luật sư, ông Bùi Văn Thuận gởi lời cảm ơn mọi người đã quan tâm đến vụ án xét xử ông ấy. Đồng thời, ông cũng gởi lời nhờ bạn hữu chuẩn bị nhiều đầu sách về lịch sử, tôn giáo và triết học để ông tham khảo khi thụ án.   Thanh Hóa, nơi một công dân xem trọng quyền tự do biểu đạt chính kiến của mình hơn sự tự do của bản thân đã vừa lãnh án, mà khi chúng tôi rời đó, mây đen đang vần vũ khắp bầu trời...   Thanh Hóa, ngày 18/11/2022.   LS Đặng Đình Mạnh
......

CPJ trao giải Tự do Báo chí Quốc tế khiếm diện cho nhà báo Phạm Đoan Trang

Nhà báo Phạm Đoan Trang với Báo cáo Đồng Tâm trên tay RFA Nhà báo Phạm Đoan Trang vừa được Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) vinh danh và trao giải khiếm diện giải thưởng Tự do Báo chí Quốc tế thường niên năm 2022. Buổi lễ được tổ chức tại trụ sở của tổ chức này ở tiểu bang New York vào đêm 17/11 (giờ miền Đông Hoa Kỳ). Trên trang web chính thức, CPJ- một tổ chức phi chính phủ hoạt động với mục đích thúc đẩy tự do báo chí và bảo vệ nhà báo trên toàn thế giới- nhận định rằng những người nhận được giải thưởng mà tổ chức  trao năm nay đều đã vượt qua những thách thức to lớn để đưa tin một cách độc lập đến với công chúng trong bối cảnh tin giả và chiến tranh lan tràn. Bà Trần Quỳnh Vi, đồng sáng lập Luật khoa Tạp chí, cũng là người đến nhận giải thay cho nhà báo Phạm Đoan Trang nói với RFA rằng một trong những tiêu chí mà Phạm Đoan Trang nhận được giải này là vì Đoan Trang vẫn thực hiện công việc làm báo của mình một cách chuyên nghiệp, mặc dù luôn có những nguy hiểm chực chờ: “Tôi nghĩ đây là một giải thưởng rất vinh dự bởi vì nó chứng minh rằng những việc chúng tôi làm chỉ vì tôn chỉ của báo chí. Chúng tôi là những người làm báo chuyên nghiệp và muốn giữ vững nền tảng báo chí Việt Nam. Và Đoan Trang là một nhà báo được công nhận bởi một tổ chức uy tín trên thế giới, đó là một niềm hãnh diện chung của Luật khoa Tạp chí.” Ngoài bà Phạm Đoan Trang, năm nay còn có ba nhà báo khác cùng nhận giải thưởng này là các nhà báo Niyaz Abdullah đến từ Iraq, Abraham Jiménez Enoa  đến từ Cuba, và Sevgil Musaieva đến từ Ukraine. Theo điều tra của CPJ vào năm 2021, bà Trang là một trong số ít nhất 23 nhà báo bị giam giữ vì đã cố gắng đưa tin một cách độc lập về Việt Nam. Điều này khiến quốc gia độc đảng trở thành một trong năm quốc gia bỏ tù nhà báo nhiều nhất trên thế giới. Nhà báo Phạm Đoan Trang là sáng lập viên của Luật khoa Tạp chí  và là biên tập viên cho The Vietnamese, một mạng báo viết bằng tiếng Anh về tình hình chính trị - xã hội - nhân quyền Việt Nam. Bà còn là tác giả của nhiều cuốn sách bị cấm ở Việt Nam như Chính trị Bình dân, Cẩm nang nuôi tù, cùng với nhiều báo cáo khác bằng song ngữ Anh - Việt như Toàn cảnh thảm họa Formosa, Báo cáo Đồng Tâm...  Chính vì các hoạt động báo chí một cách độc lập của mình, vào ngày 6/10/2020, bà Trang bị bắt với cáo buộc “phát tán tài liệu chống nhà nước”, theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Từ đó, bà bị biệt giam trong hơn một năm trời suốt giai đoạn điều tra vụ án, trước khi bị kết án chín năm tù giam trong phiên toà phúc thẩm hồi tháng 12/2021. Bà Quỳnh Vi cũng cập nhật thêm rằng hiện nay, sức khoẻ của nhà báo Phạm Đoan Trang ở trong tù cũng đã ổn định hơn giai đoạn bị biệt giam trước đây: “Hiện nay, Phạm Đoan Trang đã được chuyển đến Bình Dương. Có một số thông tin cũng khá tích cực đó là họ (trại giam - PV) đã chấp nhận cho Đoan Trang mang một cây đàn guitar vào trong trại để một nơi chung. Đoan Trang có thể chơi đàn mỗi ngày, có thể nhận đồ tiếp tế từ gia đình. Và theo gia đình thì tình hình của Đoan Trang hiện nay cũng đang khá là ổn tuy sức khỏe vẫn yếu nhưng tinh thần thì cũng ổn định.” Bên cạnh giải thưởng về Tự do báo chí Quốc tế của CPJ, bà Trang từng được nhiều tổ chức cũng như Chính phủ nhiều nước trao giải vì các hoạt động cổ vũ cho tự do báo chí và nhân quyền của mình. Một số giải thưởng nổi bậc như Giải Homo Homini của People in Need năm 2017; Giải thưởng Tự do Báo chí 2019, hạng mục Tầm ảnh hưởng của CPJ; giải Martin Ennals 2022 dành cho những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền; Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã trao giải thưởng “Phụ nữ can đảm quốc tế” cho bà Trang vào giữa tháng 3/2022.  
......

Nhóm công tác của LHQ: Việt Nam cần trả tự do và bồi thường cho ông Trần Đức Thạch!

RFA Nhóm Công tác về Bắt giữ Tùy tiện (WGAD) của Liên Hiệp Quốc sau khi tham khảo các nguồn thông tin và phản hồi của chính quyền Việt Nam cho rằng, biện pháp khắc phục thích hợp nhất là trả tự do cho nhà thơ Trần Đức Thạch và trao cho ông quyền thực thi để được bồi thường tiền và các khoản đền bù khác, phù hợp với luật pháp quốc tế. Văn bản đăng tải ý kiến của cơ quan thuộc Liên Hiệp Quốc đưa ra hôm 4/11 cho rằng, việc bắt giữ ông Trần Đức Thạch, đồng sáng lập viên của tổ chức Hội Anh em Dân chủ là tùy tiện. Theo nguồn tin của tổ chức này, ông Thạch liên tục bị lực lượng an ninh tỉnh Nghệ An sách nhiễu trước khi bị bắt vào năm 2020. Ngày 23/4/2020, khoảng 20 cán bộ mặc thường phục, được cho là thuộc đội an ninh công an tỉnh Nghệ An, đến nhà ông Thạch vào khoảng 9 giờ sáng với lệnh khám xét. Dù lệnh khám xét đã được đọc to nhưng thành viên gia đình ông Thạch có mặt không xem được thông tin chi tiết. Công an khám xét nhà tịch thu một số đồ đạc và tiến hành bắt giữ ông Thạch. Cơ quan an ninh chỉ trao lệnh bắt cho một thành viên gia đình ông Thạch một ngày sau khi ông bị bắt. Ông bị cáo buộc “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109 của Bộ luật Hình sự và sau đó tòa án kết án ông 12 năm tù giam. WGAD nói việc chỉ trích chế độ, tham gia thành lập tổ chức không vi phạm pháp luật quốc gia và quốc tế WGAD nói rằng ông Thạch bị trừng phạt vì thực thi quyền tự do lập hội có tên Hội Anh em Dân chủ, một tổ chức xã hội dân sự liên tục bị Nhà nước Việt Nam trấn áp. WGAD nhắc lại kết luận trong Nghị quyết số 13/2022 và nhiều nghị quyết trước đó, rằng "Đăng tải bình luận về chính sách nhà nước trên mạng xã hội và tham gia thành lập tổ chức không được coi là hành động kích động gây rối trật tự xã hội hoặc bạo lực.” Coi ông Thạch là nhà hoạt động nhân quyền, WGAD nhắc lại Điều khoản về Quyền và Trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức trong việc cổ suý và bảo vệ các quyền con người phổ quát và các quyền tự do cơ bản trong Tuyên bố về Người Bảo vệ Nhân quyền, trong đó quy định mọi người có quyền tự mình hoặc liên kết với người khác để cổ suý và bảo vệ nhân quyền cũng như tạo sự chú ý của công chúng để theo dõi tình trạng nhân quyền. WGAD nói việc bắt giữ ông Thạch vi phạm Điều 9 của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị, vốn quy định rằng những người đang chờ xét xử phải bị tạm giam không phải là quy tắc chung. WGAD cho rằng việc xét xử và kết tội ông Thạch không công bằng, và đây là án bỏ túi vì phiên toà xử ông sau tám tháng biệt giam chỉ kéo dài chưa tới 3 giờ đồng hồ. Cơ quan này nói việc tước bỏ tự do của ông là tùy tiện và vi phạm luật quốc tế vì việc bắt giữ và kết án được thực hiện trên nền tảng phân biệt về quan điểm chính trị của một nhà hoạt động nhân quyền. WGAD nói việc ông bị biệt giam trong quá trình điều tra từ khi bị bắt tháng tư đến khi bị đưa ra xét xử vào giữa tháng 12 là vi phạm Quy tắc 58 của Các quy tắc tối thiểu về giam giữ (Quy tắc Nelson Mandela) và điều 19 của Các quy tắc về bảo vệ người đang bị giam giữ dưới mọi hình thức. Trong tám tháng bị giam giữ, cựu sỹ quan quân đội Bắc Việt không được gặp người thân, và chỉ được gặp luật sư một ngày trước phiên sơ thẩm để chuẩn bị bào chữa. Trả lời phỏng vấn của Đài Á Châu Tự Do, luật sư Nguyễn Văn Đài, đồng sáng lập viên và Chủ tịch Hội Anh em Dân chủ, nói:  “Ông Trần Đức Thạch, cũng như các thành viên khác của Hội Anh em Dân chủ và gần 300 tù nhân lương tâm ở Việt Nam đều không có bất kỳ hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc nhà nước Việt Nam bắt giữ và giam cầm ông Trần Đức Thạch và các tù nhân lương tâm khác vi phạm chính pháp luật Việt Nam và luật pháp quốc tế.” Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ hiện đang phải sống lưu vong ở Đức khẳng định ông Thạch và các tù nhân lương tâm khác bị cầm tù với các cáo buộc như “Tuyên truyền chống nhà nước,” “Lợi dụng quyền tự do dân chủ” hay “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền” đều chỉ thực hiện các quyền con người phổ quát như quyền tự do ngôn luận, báo chí, lập hội, hội họp để đấu tranh cho một Việt Nam tự do và dân chủ. Trong phần cuối của nghị quyết, WGAD yêu cầu Chính phủ Việt Nam thực thi các bước để khắc phục ngay lập tức tình trạng của ông Trần Đức Thạch, trong đó có việc trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông cũng như bồi thường cho ông vì việc bắt giữ và giam giữ tuỳ tiện.  Cơ quan nhân quyền này cũng yêu cầu Việt Nam điều tra việc bắt giữ và tước quyền tự do của ông Thạch và đưa những kẻ vi phạm ra chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chính phủ Việt Nam phải báo cáo việc thực thi các yêu cầu trên cho WGAD, nghị quyết của tổ chức này nói. Chính phủ Việt Nam nói gì về trường hợp ông Trần Đức Thạch? Ngày 4/4/2022, WGAD chuyển lời cáo buộc của nguồn báo cáo về vụ bắt giữ ông Trần Đức Thạch tới Chính phủ Việt Nam. Vào cuối tháng sáu, Hà Nội phản hồi và bảo vệ quyết định của Chính phủ Việt Nam trong việc bắt giữ và kết án ông.  Chính quyền Hà Nội cho rằng ông Thạch bị bắt giữ vì vi phạm luật pháp Việt Nam chứ không phải vì quan điểm dân chủ, và việc bắt giữ và kết án được thực hiện theo đúng luật pháp Việt Nam, tương đồng với các công ước quốc tế mà Việt Nam đã phê chuẩn. Theo đó, Hà Nội nói ông Thạch cùng với nhiều cá nhân khác thành lập tổ chức Hội Anh em Dân chủ thu hút nhiều thành viên ở khắp cả nước và liên kết với nhiều kẻ khủng bố chống Việt Nam để hoạt động với mục tiêu lật đổ chính phủ đương nhiệm và thay đổi chế độ chính trị ở Việt Nam. Hà Nội cũng nói ông Thạch lợi dụng quyền tự do dân chủ để đăng tải nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc để bôi xấu chế độ, bôi nhọ cuộc đấu tranh giành độc lập và thống nhất đất nước, và kích động tinh thần chống chế độ. Ông Trần Đức Thạch là sỹ quan quân đội Bắc Việt trong cuộc chiến tranh Việt Nam. Ông là tác giả của bài "Hố chôn người ám ảnh" kể lại sự việc lính Bắc Việt khi thực hiện chiến dịch Hồ Chí Minh đã thảm sát hàng trăm thường dân vô tội ở xã Tân Lập, bây giờ gọi là Xuân Lập, thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai ngay trước ngày 30/4/1975. Ông còn là tác giả của nhiều bài thơ, bài báo mang tính nhân văn sâu sắc. Với những đóng góp của mình, ông được trao giải thưởng mang tên tù chính trị Nguyễn Chí Thiện 2020. Là một nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ, ông liên tục bị sách nhiễu và đàn áp trong hai thập niên qua. Năm 2009, ông bị kết án ba năm tù giam và ba năm quản chế với tội danh "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" cùng với hai nhà hoạt động Vũ Văn Hùng và Phạm Văn Trội. Ông Thạch là một trong hàng trăm tù nhân lương tâm ở Việt Nam. Nhiều trường hợp trong số này được báo cáo lên WGAD. Trong năm năm gần đây, WGAD đưa ra hàng chục văn bản nêu ý kiến rằng việc bắt giữ và kết án hàng chục tù nhân lương tâm, trong đó có Trần Huỳnh Duy Thức, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Phạm Đoan Trang, Nguyễn Thúy Hạnh, Lê Văn Dũng, Châu Văn Khảm, Nguyễn Bảo Tiên… là tùy tiện và yêu cầu chính phủ Việt Nam trả tự do cho họ. Tuy nhiên, Nhà nước Việt Nam im lặng trước các yêu cầu trên, tiếp tục giam giữ các nhà hoạt động này trong điều kiện hà khắc. Hà Nội luôn phủ nhận việc giam giữ tù nhân lương tâm, nói rằng chỉ cầm tù những người vi phạm pháp luật.  
......

Vợ Facebooker Bùi Văn Thuận: Cáo trạng của VKSND Thanh Hóa là vô căn cứ!

  Facebooker Bùi Văn Thuậẳnh: RFA Bà Trịnh Thị Nhung, vợ của Facebooker Bùi Văn Thuận nói chồng mình không thừa nhận đã vi phạm pháp luật Việt Nam trong suốt quá trình điều tra kể từ khi bị bắt giữ vào cuối tháng tám năm ngoái. Hôm 26/9, Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) tỉnh Thanh Hóa ban hành cáo trạng truy tố ông Thuận ra trước tòa án theo Khoản 1, Điều 117 Bộ luật hình sự với cáo buộc "tàng trữ, phát tán thông tin, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam."  Cáo trạng dài 15 trang ký tên Phó Viện trưởng Nguyễn Đức Thanh kết luận cho rằng: "Hành vi của Bùi Văn Thuận có tính chất rất nghiêm trọng đã xâm phạm đến an ninh trong lĩnh vực tư tưởng văn hóa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xâm phạm đến sự ổn định về đời sống tinh thần và sự thống nhất về nền tảng chính trị tư tưởng, lòng tin của quần chúng nhân dân vào hệ thống chính trị, làm suy yếu sự vững mạnh của chính quyền nhân dân, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam." Hôm 4/11, qua điện thoại với phóng viên Đài Á Châu Tự Do, bà Trịnh Thị Nhung nhận xét về cáo trạng đối với chồng mình như sau: “Tôi đã đọc qua cáo trạng. Tất cả những cáo buộc nhắm vào anh Bùi Văn Thuận là dựa trên những lời tố cáo và chứng cứ không thuộc về anh Thuận. Tôi không nhìn thấy anh Thuận thú nhận mình phạm tội ở điểm nào trong cáo trạng này.” Điểm đặc biệt của bản cáo trạng đối với ông Thuận lần này so với các nhà hoạt động khác, cho thấy một số người kết bạn Facebook với ông Thuận, mua mật ong rừng mà ông này bán, rồi họ  phát hiện những bài viết trên trang cá nhân, từ đó mới báo cơ quan chức năng. Bản cáo trạng mà phóng viên xem được, có nhắc đến tên tuổi của ba người tố cáo ông Bùi Văn Thuận gồm hai ông Chế Ngọc Trung, Nguyễn Văn Thanh, cùng với bà Hà Thị Duyên. Họ tố cáo tài khoản Facebook “Thuan Van Bui (Cha già Dân tộc)" đăng nhiều bài viết “có nội dung thông tin sai sự thật, xuyên tạc nói xấu Đảng, Nhà nước, bôi nhọ, xúc phạm các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước.” “Trong cáo trạng có ba người nộp đơn tố cáo chồng tôi. Tôi không hề biết họ là ai, họ cũng chưa bao giờ đến nhà tôi. Việc anh Thuận có biết họ không thì việc này tôi cũng không biết.” Bà Nhung cho biết bà đã tìm cách liên lạc với ba người tố cáo chồng mình để biết họ có tồn tại thật không, là ai và ở đâu. Tuy nhiên, hai trong số ba người chặn tài khoản Facebook của bà ngay, người còn lại không trả lời. “Vì nếu tố cáo tạo lên tội trạng cho người khác mà không có mặt tại toà thì rất là vô lý nên tôi hy vọng các luật sư sẽ yêu cầu tất cả những người tố cáo đó có mặt trong phiên toà để đối chất với anh Thuận.” Phóng viên RFA có liên lạc với ba người nói trên theo tài khoản Facebook mà cáo trạng thể hiện, ông Chế Ngọc Trung không trả lời, trong khi hai người còn lại không khẳng định cũng không phủ nhận việc tố cáo ông Bùi Văn Thuận lên cơ quan chức năng, bà Hà Thị Duyên còn nói “đang bị giám sát.” Ông Bùi Văn Thuận, 41 tuổi, bị bắt ngày 29/8/2021. Ông được cho là tác giả của hàng loạt bài viết trên Facebook, viết về các diễn biến liên quan đến đấu đá tranh giành chức quyền của quan chức ở nhiều địa phương ở Việt Nam, được ông đặt dưới tên “sới chọi chó.” Cuối tháng 9 vừa qua, Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã hoàn tất cáo trạng đối với ông sau khi công an tỉnh này kết thúc điều tra và đề nghị truy tố ông về cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự. Cáo trạng nói từ năm 2016 đến tháng 8/2021, ông Bùi Văn Thuận đã có hành vi sử dụng hai tài khoản Facebook “Thuan Van Bui (Cha già Dân tộc)” và Thuan Van Bui (Cha dà Dân tộc)” đăng tải nhiều bài viết phỉ báng chủ nghĩa cộng sản là chủ thuyết của chủ nghĩa Mác-Lenin, Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, chế độ xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xúc phạm Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, xuyên tạc bôi nhọ chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cụ thể, cáo trạng nói Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hoá giám định tổng cộng 105 bài viết được cho là của ông Thuận đăng trên hai tài khoản Facebook nói trên, trong đó có 27 bài có nội dung bị cho là "nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong số này có 5 bài đăng (thu giữ khi khám xét nơi ở của ông Bùi Văn Thuận) được hiển thị ở chế độ công khai, mỗi bài viết từ 28 bình luận và 25 lượt chia sẻ trở lên, có bài viết có đến 394 bình luận và 595 lượt chia sẻ. Cáo trạng cũng nói trong suốt quá trình điều tra, ông Bùi Văn Thuận khai nhận đã tạo và sử dụng nhiều tài khoản Facebook, có tài khoản bị khoá hoặc bị mất quyền kiểm soát nên đến thời điểm bị bắt (tháng 8 năm 2021) thì chỉ sử dụng tài khoản Facebook Bùi Thuận để chia sẻ các hoạt động của cá nhân và rao bán mật ong. Ông phủ nhận việc tạo, sử dụng hoặc quản lý hai tài khoản Facebook có các bài viết mang nội dung chống phá chế độ hay phỉ báng lãnh đạo như cáo trạng kết luận Cáo trạng cho biết dựa trên lời tố cáo của ba người nói trên, giám định của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Thanh Hoá, cùng với việc hai tài khoản trên ngừng hoạt động sau khi ông Bùi Văn Thuận bị bắt, nhà chức trách Thanh Hoá có đủ cơ sở kết luận hai tài khoản với hàng chục bài viết có nội dung “độc hại” là của ông Bùi Văn Thuận. Trên cơ sở đó, cơ quan kiểm sát tỉnh Thanh Hoá đề nghị truy tố ông Bùi Văn Thuận với cáo buộc “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, và gây hoang mang trong nhân dân” quy định tại điểm a và b, khoản 1, Điều 117 của Bộ luật Hình sự với mức án từ năm năm đến 12 năm tù. Bà Nhung cũng cho biết thêm ông Thuận đã được gặp hai luật sư Đặng Đình Mạnh và Lệ Quyên để chuẩn bị bào chữa sau khi công an Thanh Hoá kết thúc điều tra vào giữa tháng 9.  
......

Pages