Chín sai lầm khi đặt bài toán về xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam

Nguyen Ngoc Chu   Nếu Quốc hội nhiệm kỳ này lựa chọn phương án 58,7 tỷ USD để xây dựng 1.545km đường sắt tốc độ 320km/giờ chỉ để chở khách mà không chở được hàng hoá, kéo dài thời gian xây dựng đến năm 2050 – thì chắc chắn sẽ có một Quốc hội mới thay đổi. I. ĐƯỜNG SẮT BẮC – NAM: ĐẶT ĐỀ BÀI SAI THÌ KHÔNG CÓ LỜI GIẢI ĐÚNG Địa hình Việt Nam bố trí kéo dài Bắc – Nam cho phép xây dựng một tuyến đường sắt ngắn nhất “xuyên táo” hầu hết các tỉnh thành của cả nước. Đây là một luận lợi lớn về xây dựng hệ thống giao thông liên tỉnh thành mà các nước có hình cách tâm tương đối đồng đều không thể so sánh được. Với địa lý tự nhiên phân bố như vậy, Việt Nam đáng lẽ ra đã phải có một hệ thống giao thông đường sắt hiện đại từ lâu. Nhưng buồn thay, năm 2021 Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vẫn phải xin nhập 37 toa tàu bỏ đi của Nhật Bản sản xuất cách đây 40 năm. Mặc dù, những nhà lãnh đạo đường sắt ảo tưởng của Việt Nam tuyên bố từ năm 1990 rằng năm 2010 thì ĐSVN sẽ đuổi kịp Đường sắt Nhật Bản. Nay thì ĐSVN đang có nguy cơ bị mê hoặc vào một mê cung mới. Bộ Giao thông vận tải (GTVT) mới công bố quy hoạch mạng lưới đường sắt giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Phó thủ tướng Lê Văn Thành thay mặt Thủ tướng phê duyệt ngày 19/10/2021. Trong đó, từ nay đến năm 2030 sẽ đầu tư xây dựng mới tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam tốc độ 320 km/giờ, ưu tiên triển khai đầu tư trước đoạn Hà Nội – Vinh, Nha Trang – TP.HCM. “Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, đây là cơ sở quan trọng để Bộ GTVT tham mưu cho Chính phủ xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam hiện đại để cạnh tranh với hàng không”. “Với giá vé tàu tốc độ cao 320km/giờ được tính toán và giữ ở mức bằng khoảng 75% giá vé bình quân máy bay thì người dân có thể lựa chọn tàu tốc độ cao. Xét thêm về tính thuận tiện đi lại và tính đúng giờ của đường sắt tốc độ cao sẽ càng hấp dẫn với hành khách…” “Theo tính toán của tư vấn, tàu khai thác tốc độ 320 km/giờ đi từ Hà Nội đến Vinh mất 1 giờ, trong khi thời gian chờ đợi và di chuyển bằng đường hàng không bao gồm cả tiếp cận, kiểm tra an ninh sẽ mất 3 giờ; trên chặng Hà Nội – Nha Trang là 4,2 giờ, tương đương thời gian đi máy bay khoảng 4,5 giờ; chặng Hà Nội – TP.HCM là 5,5 giờ, dài hơn máy bay chỉ 1 giờ nên tính cạnh tranh với đường hàng không khá cao“. Đặt bài toán sai thì không thể có lời giải đúng. Sau đây là 9 sai lầm trong đặt bài toán về đường sắt cao tốc Bắc – Nam. II. CHÍN SAI LẦM KHI ĐẶT BÀI TOÁN VỀ XÂY DỰNG ĐƯỜNG SẮT CAO TỐC BẮC – NAM 1. LẤY HÀNG KHÔNG LÀM ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Các phương tiện giao thông tồn tại cùng nhau, bổ sung cho nhau, có cạnh tranh lẫn nhau nhưng không loại bỏ nhau. Mỗi loại phương tiện giao thông, tồn tại theo nhu cầu khách quan mà không lấy bất cứ đối tượng nào làm mục tiêu loại bỏ theo tính chất một mất một còn. Bộ GTVT lấy hàng không làm mục tiêu cạnh tranh để xây dựng đường sắt Bắc – Nam là phi biện chứng, là đặt bài toán sai. Các phương tiện vận tải đường sắt, đường bộ, đường không, đường thuỷ… đều là “con” của Bộ GTVT. Nay lấy đường không làm mục tiêu cạnh tranh của đường sắt ví như lấy miếng ăn của người con này đưa cho người con khác thì đó là một sách lược không công bằng và không khôn ngoan. Các phương tiện phải đấu tranh để tồn tại một cách độc lập khách quan, chứ không phụ thuộc vào sự ưu ái của Bộ GTVT. Vì cách đặt vấn đề của Bộ GTVT sai, cho nên kéo theo một loạt điều sai khác. Sự cần thiết phải hiện đại hoá đường sắt Bắc – Nam không phụ thuộc vào hàng không. 2. LẤY GIÁ VÉ HÀNG KHÔNG ĐỂ LÀM CƠ SỞ TÍNH GIÁ VÉ ĐƯỜNG SẮT “Với giá vé tàu tốc độ cao 320 km/giờ được tính toán và giữ ở mức bằng khoảng 75% giá vé bình quân máy bay thì người dân có thể lựa chọn tàu tốc độ cao. Xét thêm về tính thuận tiện đi lại và tính đúng giờ của đường sắt tốc độ cao sẽ càng hấp dẫn với hành khách…” Giá vé đường sắt phụ thuộc vào 3 nhân tố chính, chi phí xây dựng, chi phí vận hành và “sức mua” của dân. Nghĩa là phải dựa trên thu nhập của người dân, chi phí xây dựng và chi phí vận hành để xác định giá vé đường sắt, chứ không phải là 75% giá vé của hàng không. 3. LẤY TUYẾN HÀ NỘI – TP.HCM LÀM MỤC TIÊU CHỦ CHỐT LÀ SAI LẦM TRẦM TRỌNG Trong tính toán của Bộ GTVT đều lấy thời gian vận chuyển hành khách từ HN – TP.HCM làm mục tiêu tính toán cơ bản để so sánh giữa đường sắt với hàng không, cũng như lấy khoảng cách ngắn để so sánh. “Theo tính toán của tư vấn, tàu khai thác tốc độ 320 km/giờ đi từ Hà Nội đến Vinh mất 1 giờ, trong khi thời gian chờ đợi và di chuyển bằng đường hàng không bao gồm cả tiếp cận, kiểm tra an ninh sẽ mất 3 giờ; trên chặng Hà Nội – Nha Trang là 4,2 giờ, tương đương thời gian đi máy bay khoảng 4,5 giờ; chặng Hà Nội – TPHCM là 5,5 giờ, dài hơn máy bay chỉ 1 giờ nên tính cạnh tranh với đường hàng không khá cao”. Đây là một sự so sánh thừa. Hàng không không thể cạnh tranh với đường sắt, đường bộ ở khoảng cách ngắn. Những cung đường dưới 500km thì hàng không không thể là đối thủ của đường sắt về hành khách, chứ chưa nói đến hàng hoá. Đường sắt, đường bộ, sinh ra là để bù đắp khoảng cách ngắn mà hàng không khiếm khuyết. Hàng không ra đời là để bù đắp sự khiếm khuyết đường dài của đường sắt, đường bộ. Tốc độ 200km/giờ cũng sẽ cho phép chỉ mất 1,5 giờ để đi từ Hà Nội đến Vinh, thì máy bay không thể cạnh tranh với tầu hoả. Tốc độ 200km/giờ khi đi giữa các tỉnh có khoảng cách dưới 500km thì hàng không không thể cạnh tranh với đường sắt, cần chi đến 320km/giờ? Điểm sai lầm trầm trọng thứ hai ở đây chính là cách tính số lượng tuyến đường.Tuyến đường sắt HN – TP.HCM dự kiến có 23 ga. Bắt đầu từ Ngọc Hồi và kết thúc tại Thủ Thiêm đi qua 20 tỉnh thành. Với 23 ga thì có tổng cộng đến 22! (22 giai thừa = 1x2x3…x21x22 là con số khổng lồ) tuyến đường giữa các ga. Vận chuyển khách và hàng hoá giữa các tỉnh (22! tuyến đường) mới là vai trò trụ cột không thay thế được của đường sắt. Vận chuyển giữa các tỉnh mới là khối lượng áp đảo tuyệt đối để đường sắt tồn tại chứ không phải chỉ mỗi tuyến HN – TP.HCM. 4. BỎ ĐA SỐ LỚN ĐỂ CHỈ PHỤC VỤ CHO MỘT THIỂU SỐ NHỎ Giá vé đường sắt cao tốc sẽ đắt. Chỉ khoảng 30% dân số có thu nhập cao đủ khả năng đi đường sắt cao tốc. Trong khi 70% dân số còn lại sẽ không có đủ tài chính để đi đường sắt cao tốc. Nếu xây đường sắt tốc độ 200km/giờ thì giá vé giảm hơn một nửa. Lúc đó thì tuyệt đại đa số người dân sẽ có khả năng đi tàu, cùng với vận chuyển hàng hoá. Bỏ số đông lớn, lấy số nhỏ để làm mục tiêu phục vụ của đường sắt là cách đặt vấn đề sai. 5. CHỈ PHỤC VỤ CHỞ KHÁCH, KHÔNG CHỞ HÀNG Nay lại chỉ xây dựng đường sắt tốc độ 320km/giờ (thời gian đầu chỉ 250km/giờ), đắt đỏ (58,7 tỷ USD), chỉ chở được khách mà không chở được hàng là vô cùng lãng phí. Mất tiền nhiều mà hiệu quả thấp. Xây đã mất số tiền khổng lồ 58,7 tỷ USD lại phải bỏ ra nhiều tỷ USD nữa để cải tạo tuyến đường sắt hiện tại cho chở hàng trong khi phải đi vay là điều vô cùng phi lý. Vừa đắt đỏ, vừa gây thêm nợ nần. Vận chuyển hàng hoá giữ vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế. Không vận chuyển hàng hoá tốt thì kinh tế không thể phát triển tốt. Xây dựng tuyến đường sắt tốc độ 200km/giờ chở khách và 120km/giờ chở hàng (20 tỷ USD) như đa số các nước tiên tiến Âu Mỹ đang có là giải pháp đúng. 6. XÁC ĐỊNH SAI VỀ “HUYỆT ĐẠO” THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN KINH TẾ Muốn nâng cao nhanh GDP/đầu người thì phải nhắm vào số đông. 70% lao động ở nông thôn, hơn 2/3 dân số nông nghiệp mới là “huyệt đạo” chính làm nên sự thay đổi lớn cho thay đổi GDP/đầu người, thay đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu nhân lực lao động, cơ cấu thành thị và nông thôn, giảm tỷ lệ thất nghiệp… Cho nên, đường sắt phải nhắm vào lực lượng đa số nông nghiệp để vận tải hành khách và vận tải hàng hoá. Đặt bài toán sai ở phương diện này là thảm hoạ. 7. KÉO DÀI THỜI GIAN XÂY DỰNG ĐẾN 2050 Muốn phát triển kinh tế nhanh thì giao thông vận tải phải đi trước. Trong khi tuyến đường chở khách vận tốc 200km/giờ chở hàng 120km/giờ xây dựng trong 10 năm, đến năm 2031 đã có thể đưa vào khai thác toàn bộ, thì tuyến đường 320km/giờ chỉ chở khách phải kéo dài 30 năm tới tận 2050 mới đưa vào khai thác toàn bộ. 20 năm khai thác sớm hơn sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế vô cùng to lớn. Đây là một sai lầm trầm trọng về hiệu quả của đầu tư. 8. VAY TIỀN NHIỀU QUÁ SỨC DẪN ĐẾN KHẢ NĂNG VỠ NỢ Vay tiền là tăng nợ. Khoản tiền vay 58,7 tỷ USD so với vay 20 tỷ USD là sự cách biệt rất rất lớn. Việt Nam đang chồng chất nợ. Vay quá sức là thảm hoạ. Vay nợ quá sức sẽ dẫn đến vỡ nợ. 9. NGHÈO MÀ CHƠI SANG Việt Nam đang rất nghèo lại đi vay tiền lớn để sắm đồ xa xỉ. Đó là nghèo mà chơi sang. Nghèo mà chơi sang thì hậu quả thế nào ai cũng biết. Đây cũng là một vi phạm tiên đề. Các nước Âu Mỹ văn minh hiện đại đi trước Việt Nam hàng trăm năm mà phần áp đảo của đường sắt vẫn là tàu chở khách khoảng 200km/giờ và tàu chở hàng 120km/giờ. Việt Nam làm sao lại ảo tưởng vượt Âu Mỹ? Không phải Trung Quốc xây dựng được hàng chục ngàn km đường sắt cao tốc trong một thời gian ngắn mà Việt Nam có thể học theo. Trung Quốc rất khác Việt Nam. Về tiềm lực. Về năng lực cá nhân. Về cách hành động. Thực tiễn cho thấy Việt Nam đã thất bại rất nhiều khi học theo Trung Quốc. III. CHÍN BÀI TOÁN LỚN Có thể nói, lựa chon đường sắt tốc độ chở khách 200km/giờ, chở hàng 120km/giờ, giá 20 tỷ USD, xây dựng 10 năm – thay cho phương án giá 58,7 tỷ USD, xây dựng 30 năm, không chở hàng, chỉ chở khách với tốc độ 320km/giờ thì sẽ giải quyết được 9 bài toán lớn sau đây. 1. Phục vụ được toàn bộ nhân dân cả nước 2. Vận chuyển được hàng hoá để thúc đẩy phát triển kinh tế quốc dân 3. Không phải gánh nợ lớn 4. Đưa vào khai thác sớm 5. Thay đổi đời sống của hơn 70 triệu người dân nông thôn, thay đổi cơ cấu kinh tế quốc gia, thị trường lao động, giảm thất nghiệp 6. Thúc đẩy phát triển nông lâm thuỷ sản 7. Thúc đẩy phát triển công nghiệp 8. Thúc đẩy phát triển thương mại và dịch vụ 9. Thúc đẩy tăng trưởng nhanh GDP/đầu người. IV. PHƯƠNG CÁCH XÂY DỰNG, GIÁ THÀNH VÀ THỜI GIAN 1. Thuê chuyên gia nước ngoài thiết kế và giám sát thi công 2. Mua công nghệ, thiết bị, phương tiện và vật tư của nước ngoài 3. Tự thi công. Các tập đoàn tư nhân Việt Nam sẽ chọn các phương thức trên để xây dựng đường sắt Bắc – Nam. Để cho các tập đoàn tư nhân Việt Nam xây dựng thì 1.545km đường sắt Bắc – Nam sẽ không quá 20 tỷ USD và hoàn thành trong 10 năm. Không bàn về các khía cạnh khác mà chỉ nói về giá thành và thời gian xây dựng tuyến đường sắt của Lào mới được Trung Quốc xây dựng xong. Tuyến đường sắt điện khí hoá của Lào từ Vientiane đi Boten (giáp Vân Nam) dài 414km, chở khách tốc độ 150-200km/giờ, chở hàng 120km/giờ, giá thành 6 tỷ USD, xây dựng trong 5 năm (2016-2021). Như vậy giá trung bình là 14.492.753USD/km. Tuyến đường sắt của Lào có địa hình hiểm trở, tuy chỉ 414km nhưng phải làm đến 170 cầu và đặc biệt là 72 đường hầm xuyên núi, cộng với giao thông kém – là các nhân tố tăng thêm chi phí. Giá thành 14.492.753 USD/km là giá Trung Quốc cùng đầu tư với Lào. Giá thực do Trung Quốc xây dựng chắc chắn thấp hơn. Nếu lấy định mức lời 20% thì giá thành thực sẽ là 11.594.202 USD/km. Lúc đó tuyến đường sắt Bắc – Nam dài 1.545km sẽ có mức đầu tư là 17 tỷ 913 triệu USD. Về thời gian, tuyến đường sắt Bắc – Nam dài 1.545km có thể chia cho 5 nhà thầu cùng lúc xây dựng. Thời gian chỉ mất 5 năm. V. MỞ RỘNG Đường săt tốc độ cao không chỉ giới hạn trong tuyến HN – TP.HCM mà phải mở rộng thêm về hai phía. Phía Bắc từ Hà Nội nhất thiết đường sắt phải đi qua phi trường Nội Bài rồi kéo lên Bắc Giang, Lạng Sơn. Đi qua phi trường Nội Bài sẽ liên kết đường sắt với hàng không thành một “cơ thể” thống nhất vô cùng tiện lợi cho vận chuyển hành khách và hàng hoá. Nhiều nước Âu Châu đều có đường sắt đi đến phi trường và vào tận trung tâm thành phố. Phía Nam phải nối dài đến Cần Thơ, rồi toả ra 2 nhánh về Cà Mau và Hà Tiên. VI. CÁCH THỨC ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐỂ KHÔNG PHẠM SAI LẦM Không thể mắc sai lầm này đến sai lầm khác. Có một cách rất khoa học để lựa chọn giữa phương án đường sắt tốc độ chở khách 200km/giờ, chở hàng 120km/giờ, giá 20 tỷ USD, xây dựng 10 năm và phương án giá 58,7 tỷ USD, xây dựng 30 năm, không chở hàng, tốc độ chở khách 320km/giờ – mà tránh được sai lầm và không phải chịu trách nhiệm. Đó là hỏi ý kiến cử tri cả nước. Đất nước Thuỵ Sĩ phát triển là vì thường xuyên hỏi ý kiến cử tri. Xây đựng đường sắt là để phục vụ nhân dân. Trả tiền xây dựng đường sắt là nhân dân. Không hỏi nhân dân thì hỏi ai. Chắc chắn không dưới 95% cử tri cả nước sẽ lựa chọn phương giá 20 tỷ USD, xây dựng 10 năm, chở khách 200km/giờ, chở hàng 120km/giờ. Nếu Quốc hội nhiệm kỳ này lựa chọn phương án 58,7 tỷ USD để xây dựng 1.545 km đường sắt tốc độ 320km/giờ chỉ để chở khách mà không chở được hàng hoá, kéo dài thời gian xây dựng đến năm 2050 – thì chắc chắn sẽ có một Quốc hội mới thay đổi. Những ai, vào thời điểm này, quyết định xây đường sắt cao tốc đến năm 2050 hoàn thành – có chứng kiến được đường sắt cao tốc xây dựng xong vào năm 2050 không? Quyết định điều mình không biết có thành hiện thực hay không là quyết định viễn tưởng, là quyết định điều mình không chịu trách nhiệm.  
......

Nguyễn Phú Trọng rút cả tỉ đồng từ ngân sách quốc gia ra tập sách mới để làm gì?

­­Âu Dương Thệ Lấy tiền của dân mua thuốc độc và bắt dân uống !!! Ngày 16.11. 2021 tại Hà nội Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật đã long trọng tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng”. Dự lễ ra mắt sách có Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương; Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Vũ Đức Đam, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng. ( .: VGP News :. | Ra mắt cuốn sách quan trọng về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng | BÁO ĐIỆN TỬ CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM (baochinhphu.vn) Đúng nửa năm trước Nguyễn Phú Trọng  (16.5.2021) cho phổ biến rộng rãi trên các cơ quan tuyên truyền của chế độ toàn trị bài của chính ông “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“. Trong đó ông Trọng đã cố tình chọn các chức vị khoa học  Giáo sư, Tiến sĩ rồi mới tới Tổng bí thư (TBT) để tỏ rằng, ông đã đặt tinh thần khoa học và khách quan trước bệnh cuồng tín khi viết bài này.  Nhưng thực sự Nguyễn Phú Trọng đã làm hoàn toàn ngược lại. Trong toàn bài rất dài ông chỉ làm công việc nhai lại, cố tình khẳng định những sự kiện KHÔNG THÀNH CÓ, TRẮNG THÀNH ĐEN. Chủ nghĩa Cộng sản đã bị phá sản ở ngay Liên xô và các nước đông Âu từ trên 30 năm, nhưng Nguyễn Phú Trọng vẫn ca ngợi học thuyết sai lầm và vô nhân đạo Marx-Lenin. Trong khi ấy những thành quả đạt được rất rõ ràng, ai có kiến thức cũng có thể kiểm chứng được về các lãnh vực nhân quyền, dân chủ, tự do và đời sống vật chất cao của đại đa số nhân dân các xã hội DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN. Nhưng Nguyễn Phú Trọng lại chỉ biết nhai lại các khẳng định sai lầm của Marx-Lenin từ hơn thế kỉ trước, cho rằng trước sau chủ nghĩa tư bản vẫn ngự trị! Tiếp theo đó, từ cơ sở cố tình đổi trắng thành đen này, Nguyễn Phú Trọng gồng mình ca ngợi chế độ độc tài toàn trị ở VN trong khuôn mẫu Xã hội chủ nghĩa do chính ông cầm đầu hiện nay; trong đó trước sau ĐCS vẫn độc quyền, đàn áp những người khác chính kiến; dựng lên mô hình Kinh tế Thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa để cho các đại quan đỏ cấu kết với các đai gia biến các Tập đoàn và Tổng công ti Nhà nước thành những sân sau xà xẻo, đục khoét ngân sách quốc gia, tài sản của đất nước để tham nhũng trở thành các triệu phú, tỉ phú Dollar! Chính mô hình phát triển cực kì sai lầm này đang biến VN thành một xã hội TƯ BẢN NHÀ NƯỚC theo kiểu CHẾ ĐỘ TƯ BẢN RỪNG RÚ trước đây hơn  hai thế kỉ, cá lớn nuốt cá bé, bóc lột người lao động và đàn áp những người khác chính kiến!   Lợi dụng quyền hành để tuyên bố ngông cuồng như thế vẫn chưa thỏa mãn, Nguyễn Phú Trọng lại rất thích nghe nịnh hót, tự tâng bốc theo kiểu chính ông đã hãnh diện nói „Mình phải như thế nào thì người ta mới mời chứ !“ Chính vì thế đúng nửa năm sau bài viết nói trên, ngày 16.11.2021 Nguyễn Phú Trọng đã cho tổ chức long trọng ra tập sách „Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam - Dư luận trong nước và quốc tế về bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng“. Trong đó cho đăng lại toàn bộ bài trên của ông Trọng, nhưng còn kèm theo 165 bài của nhiều người ở trong và ngoài nước. Tập sách dầy trên 822 trang nhưng tuyệt nhiên không dám đăng một bài nào phân tích và nhận định thẳng thắn khoa học và khách quan về bài viết nói trên của Nguyễn Phú Trọng! 165 bài trong sách đều do những thuộc hạ trong nước đội danh khoa bảng và một số đảng viên các đảng Cộng sản và cảm tình ở nước ngoài.  Tinh thần cầu thị và khoa học đã bị người cầm đầu và kẻ dưới quyền dập nát để thay thế cho đạo đức giả, bệnh cao ngạo và xu  nịnh!! (Tập sách mới này có thể xem theo địa chỉ: Thư viện điện tử sách xã, phường, thị trấn (thuviencoso.vn).   Như vậy cho thấy, suốt nửa năm qua Nguyễn Phú Trọng đã ra lệnh cho Ban bí thư, Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ ngoại giao… bắt các nhà khoa bảng trong các viện gọi là „khoa học“ và các nhà báo dưới quyền phải giày xéo lương tâm, phải uốn cong ngòi bút viết bài ca ngợi hết mình  bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“  của Nguyễn Phú Trọng. Không những thế các sứ quán VN ở nước ngoài còn phải tìm những đảng viên các đảng Cộng sản bản xứ trả tiền để phỏng vấn, viết bài ca ngợi bài trên của Nguyễn Phú Trọng. Nhờ đó chỉ trong vòng nửa năm đã tập hợp trên 160 bài in thành sách để ca ngợi và khen Nguyễn Phú Trọng như một nhân vật vĩ đại toàn năng! Từ đó bất kể ngân sách đang cạn kiệt, phải hủy bỏ tăng lương cho công nhân viên, Nguyễn Phú Trọng vẫn trích hàng tỉ đồng trong ngân sách để in, phát hành và tuyên truyền cổ động cho hàng trăm ngàn tập sách vừa mới ra để thần thánh hóa Nguyễn Phú Trọng! Nguyễn Phú Trọng cũng bất kể trong mùa đại dịch đang hoành hành trên toàn quốc, hàng triệu người đang thất nghiệp, không nhà cửa, phải bỏ thành phố HCM và các trung tâm công nghiệp bồng bế con nhỏ chạy về quê để chạy đói, chạy bệnh! Nguyễn Phú Trọng đã gần 80 tuổi lại bị bệnh nặng, nhưng có bao giờ đặt tay lên trán tự vấn LƯƠNG TÂM, LÒNG TỰ TRỌNG, TINH THẦN KHOA HỌC… có còn không? Ông vẫn tự đắc giao giảng đạo đức cho người khác là, „Cán bộ lãnh đạo phải làm gương“! Nhưng còn chính Ông thì ra sao ??? Nguyễn Phú Trọng đang lợi dụng quyền lực TBT để bắt kẻ dưới ca tụng những khẳng định cực kì sai lầm và vô đức của ông !!! Trong việc cao ngạo và cực kì phí phạm ngân sách quốc gia, do tiền thuế của nhân dân đóng góp, ra sách để chỉ tự tâng bốc đề cao mình, ca ngợi những chủ thuyết sai lầm và bất nhân. Thái độ xấu xa như thế chẳng khác nào lấy tiền của dân mua thuốc độc và bắt dân uống !!! Như vậy cho thấy Nguyễn Phú Trọng, trong vai trò đứng đầu chế độ, đã tự đánh mất tư cách và những giá trị đạo đức cao quí của dân tộc và nhân loại. Thái độ tồi tệ như thế của người cầm đầu chỉ làm gương xấu cho kẻ dưới. Như thế sẽ dẫn tới nguy cơ cho đất nước, phá hoại hạnh phúc của nhân dân và đưa tới nguy vong cho cả chế độ toàn trị độc tài và thối nát !!! Việc Nguyễn Phú Trọng cho ra tập sách mới là một đề tài thời sự và quan trọng, mọi người có ý thức và trách nhiệm -kể cả các đảng viên tiến bộ và biết quí lòng tự trọng- cần phải theo dõi và lên tiếng theo tiếng gọi của lương tâm và trí tuệ. Trong tinh thần đó, thân gửi lại Độc giả và các Thân hữu ở trong và ngoài nước bài phân tích và nhận định về bài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“ do người viết đã phổ biến ngày 19.5.2021 để cùng nhau suy ngẫm và chọn con đường đi thích hợp cho Dân tộc ta trong thời đại mới. ***   Độc tài quyền lực càng khiến Nguyễn Phú Trọng sa lầy trong giả dối, ngông cuồng không biết phục thiện! Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớncủa nhân loại Tiếp tục muốn cho nhân dân ăn bánh vẽ! Cứ nhắm mắt đi tìm thiên đàng XHCN, nhưng không biết nó ở đâu, như thế nào và bao giờ tới! Biểu đồ tiến lên thiên đàng XHCN theo kiểu Nguyễn Phú Trọng!   Âu Dương Thệ   Nhân dịp kỷ niệm 131 năm ngày sinh Hồ Chí Minh (19.5.1890 – 19.5.2021) và bầu đại biểu Quốc hội khoá 15 (23.5.21) Nguyễn Phú Trọng đã viết một bài dài với tựa đề „Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam“ ngày 16. 5. 2021 để tìm cách thuyết phục cho lí do, tại sao từ khi cướp được chính quyền (1945) HCM tới Nguyễn Phú Trọng hiện nay đã chọn và tiếp tục đi theo con đường Chủ nghĩa xã hội (CNXH) theo chủ nghĩa Marx-Lenin ở VN. Điều đáng để ý là, trong bài nói trên ông Trọng đã sử dụng danh xưng theo thứ tự „Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng“, rồi mới tới „Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam“. Đây có lẽ là lần đầu tiên ông Trọng đã để cả hai chức danh học vị khoa học và chức danh trong đảng trong một bài viết và để chức danh học vị khoa học trước chức danh hoạt động chính trị. Nhưng có lẽ việc lựa chọn theo thứ tự này không phải là tự nhiên mà đã được tính toán cẩn thận, để tỏ rằng khi viết bài trên Nguyễn Phú Trọng đã đặt tinh thần khoa học trên tinh thần đảng phái chính trị, nghĩa là trọng sự thực hơn là tuyền truyền dối trá! Chính vì vậy ngay phần mở đầu của bài viết Nguyễn Phú Trọng đã rào trước đón sau, làm như một nhà khoa học giữ tinh thần thận trọng, khách quan và dân chủ: „ Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một đề tài lý luận và thực tiễn rất cơ bản, quan trọng, nội dung rất rộng lớn, phong phú và phức tạp, có nhiều cách tiếp cận khác nhau, đòi hỏi phải có sự nghiên cứu rất công phu, nghiêm túc, tổng kết thực tiễn một cách sâu sắc, khoa học.“(*)   Do định kiến chủ quan và kiến thức nông cạn nên Nguyễn Phú Trọng đã phủ nhận những thành quả to lớncủa nhân loại Nhưng ai vội cả tin như vậy thì trở thành khờ khạo, ngây thơ! Vì khi viết bài trên Nguyễn Phú Trọng đã đặt mục tiêu trung tâm là, bằng mọi giá phải đập phá chủ nghĩa Tư bản, đặc biệt chụp mũ và kết án các chế độ Dân chủ Đa nguyên (DCĐN) của thời đại chúng ta, vì nó ngày càng trở thành đối thủ chính trị nguy hiểm của chế độ độc tài toàn trị, để từ đó đề cao chủ nghĩa CS hay Chủ nghĩa Xã hội! Nghĩa là Nguyễn Phú Trọng trước sau chỉ muốn lập lại khẳng định của những lãnh tụ CS từ Lenin, Stalin, Mao, HCM… rằng, chỉ có  Dân chủ XHCN, pháp chế XHCN do ĐCS lãnh đạo toàn quyền mới là dân chủ thực sự! Từ thâm ý này  nên ngay sau phần mở đầu, lí thuyết gia giáo điều CNXH Nguyễn Phú Trọng đã đặt trọng tâm vào việc phủ nhận sự thực khách quan về cuộc sống ấm no và tự do dân chủ đạt tới mức cao của đại đa số nhân dân trong nhiều nước Dân chủ đa nguyên (DCĐN) vào đầu Thế kỉ 21. Trái lại ông Trọng chỉ lập lại như cái máy những phát biểu khuôn mẫu từ cửa miệng những lãnh tụ độc tài khát máu trên thế giới,  khẳng định rất chung chung rằng, các nước theo chế độ DCĐN trên thế giới HIỆN NAY trước sau vẫn chỉ là con đẻ của Chủ nghĩa tư bản (CNTB) từ vài thế kỉ trước khi Cách mạng Công nghiệp ra đời (khoảng trên 200 năm). Theo ông Trọng, các nước DCĐN từ Bắc Âu, Trung-Nam Âu, Hoa kì, Gia nã đại và một số nước ở Á châu, Úc châu trước sau vẫn bị các đại tư bản thao túng, chỉ huy. Vì thế vẫn theo cách giải thích „khoa học“ của nhà khoa bảng Nguyễn Phú Trọng, ở các nước này dân chủ chỉ là hình thức, con người tiếp tục bị bóc lột: „Thực tế là các thiết chế dân chủ theo công thức "dân chủ tự do" mà phương Tây ra sức quảng bá, áp đặt lên toàn thế giới không hề bảo đảm để quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân - yếu tố bản chất nhất của dân chủ. Hệ thống quyền lực đó vẫn chủ yếu thuộc về thiểu số giàu có và phục vụ cho lợi ích của các tập đoàn tư bản lớn.“ (*) Và ông Trọng kết án tiếp:  „Sự rêu rao bình đẳng về quyền nhưng không kèm theo sự bình đẳng về điều kiện để thực hiện các quyền đó đã dẫn đến dân chủ vẫn chỉ là hình thức, trống rỗng mà không thực chất. Trong đời sống chính trị, một khi quyền lực của đồng tiền chi phối thì quyền lực của nhân dân sẽ bị lấn át. Vì vậy mà tại các nước tư bản phát triển, các cuộc bầu cử được gọi là "tự do", "dân chủ" dù có thể thay đổi chính phủ nhưng không thể thay đổi được các thế lực thống trị; đằng sau hệ thống đa đảng trên thực tế vẫn là sự chuyên chế của các tập đoàn tư bản.“ (*) Với cách chụp mũ và mạt sát này Nguyễn Phú Trọng muốn bênh vực cách tổ chức bầu cử Quốc hội khóa 15 đang diễn ra trước sau vẫn chỉ là „đảng cử dân bầu“, dân chủ cuội, chỉ tốn tiền bạc của nhân dân.  Nó chỉ phản ảnh cách độc diễn của chế độ độc đảng từ ngay trong các Đại hội (ĐH) Đảng, chỉ những người có quyền lực muốn độc quyền tiếp. Đúng như cách tham nhũng quyền lực của Nguyễn Phú Trọng trong ĐH 13 vừa qua đang bị dư luận nhân dân, cả trong đảng bất phục và kết án, nhiều tổ chức quốc tế tiến bộ phê phán! Mặt khác nếu xét dưới khía cạnh khoa học lịch sử và khoa học chính trị trên hai thế kỉ trở lại đây thì thấy những khẳng định của Nguyễn Phú Trọng cho rằng, trước sau CNTB vẫn thống trị và những thành quả tranh đấu của nhân dân để chuyển từ phong kiến độc tài, tư bản độc tài và DCĐN chỉ như nước dổ lá khoai. Đây là những nhận định cực kì hồ đồ, phản khoa học của những người có dụng tâm đen tối.  Với cách cụm tất cả vào một rọ, ông Trọng đã cố tình coi xã hội loài người nói chung và đặc biệt các nước DCĐN như hoàn toàn bất động, thời gian dường như dừng lại suốt mấy thế kỉ qua! Nguyễn Phú Trọng tốt nghiệp Tiến sĩ về lịch sử Đảng CSVN, nhưng đã cố tình bỏ qua qui luật phát triển không ngừng của lịch sử nhân loại từ thời Cổ đại tới nay! Nghĩa là, theo Nguyễn Phú Trọng, chế độ Tư bản rừng rú cá lớn nuốt cá bé vẫn tiếp tục ngự trị quan hệ giữa đảng cầm quyền và nhân dân ở trong các nước DCĐN? Với những kết luận cực kì hàm hồ như trên, cho thấy Nguyễn Phú Trọng đã không tôn trọng tinh thần khách quan và  trung thực khoa học trong các lãnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục và văn hóa mà xã hội loài người nói chung và đặc biệt các nước DCĐN đã đạt được trong vài thế kỉ trở lại đây. Nguyễn Phú Trọng không dám nhìn nhận thực tế phát triển, tuy ở mức độ khác nhau, nhưng ở nhiều nước DCĐN -đặc biệt ở các nước DCĐN lâu đời và có trình độ cao- các thế lực tư bản cực hữu đã phải tự biến thể, hoặc bị mất quyền  vào tay các đảng dân chủ xã hội, tự do hay phải chia quyền với các chính đảng khác trong các cuộc bầu cử hoàn toàn tự do dưới sự tổ chức và kiểm soát nghiêm ngặt của các cơ quan công quyền độc lập, báo chí tự do và các tổ chức xã hội dân sự độc lập. Nguyễn Phú Trọng cũng không dám nhìn nhận rằng, ở các xã hội này đã bùng nổ các phong trào tranh đấu giành lại các quyền chinh trị, kinh tế và văn hóa xã hội bằng phương pháp ôn hòa, không theo chủ trương điên rồ dùng bạo lực và đấu tranh giai cấp như các nhóm CS quá khích. Chính sự tranh đấu kiên quyết bền bỉ và bất bạo động của nhiều thành phần nhân dân -từ trí thức, chuyên viên, công nhân, kể cả thành phần tư bản và CS tiến bộ-  đã thuyết phục được các thế lực cực hữu tới cực tả phải thức tỉnh từ bỏ những giải pháp bạo lực, cực đoan nếu muốn tồn tại. Nhờ thế các xã hội này đã từng bước chắc chắn công nhận các quyền tự do lập hội, tư do bầu cử, tự do báo chí và tam quyền phân lập. Từ đó nhân dân có quyền quyết định các chính quyền tương lai qua các cuộc bầu cử dân chủ tự do như ở hầu hết các nước DCĐN hiện nay từ Âu-Mĩ-Á và Úc châu. Nhờ thế mở ra những sự thay đổi chính quyền trong trật tự và ổn định, thay vì bạo loạn hay nội chiến. Chính sự hình thành của nhiều khuynh hướng chính trị ôn hòa, các tổ chức xã hội độc lập và đa diện đã tạo ra qui luật cạnh tranh lành mạnh và cùng tồn tại. Đây là những điều kiện cần và đủ để giúp đất nước tiếp tục phát triển đều đặn, đời sống vật chất phồn vinh hơn, nhân quyền được vinh danh và tôn trọng cho đại đa số. Phủ nhận những công lao tranh đấu với phương pháp thông minh và nhân bản và những thành tựu tích cực về nhiều mặt phục vụ cuộc sống vật chất và tinh thần của mấy tỉ người trên hành tinh chúng ta là những nhận định cực kì hồ đồ, phản khoa học. Đó chỉ là thâm ý của những phần tử cuồng tín và độc tài, mù quáng muốn tiếp tục cổ súy cho bạo lực, hận thù và đấu tranh giai cấp! Nói như thế không có nghĩa là, các phong trào này ở nhiều nước không gặp trở ngại, chống đối hay thất bại. Việc này vẫn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc, nhưng chỉ đoản kì. Cụ thể gần đây nhất là ở Hoa kì suốt 4 năm dưới thời Trump làm Tổng thống. Nhưng do các định chế tốt và bền vững của chế độ DCĐN ở Hoa kì nên được đa số nhân dân tin tưởng, bảo vệ; nên sau đó tiếp tục sửa chữa, cải thiện, ví như một con người đôi khi bị đau yếu cần được điều trị.   Tiếp tục muốn cho nhân dân ăn bánh vẽ! Sở dĩ Nguyễn Phú Trọng đã cố tình phủ nhận và bài bác toàn bộ những thay đổi tích cực căn bản sâu sắc và liên tục do thành quả đấu tranh của nhân dân ở nhiều nước DCĐN. Vì chỉ như vậy ông mới có lí do  biện hộ cho sự tồn tại của chế độ toàn trị theo pháp chế XHCN, dân chủ XHCN. Tức là biện hộ cho chính cách giành giật quyền lực của ông,  bằng cách nhân danh đại diện đứng đầu của chế độ toàn trị này nên ông Trọng đã mấy lần ép buộc các đồng liêu  trong Bộ chính trị và các ủy viên Trung ương phải xếp cho ông vào „Trường hợp đặc biệt“ để chiếm tiếp tục ghế Tổng bí thư (TBT) thêm hai nhiệm kì, mặc dù đã quá tuổi qui định và bệnh nặng. Như thế do ích kỉ cá nhân nên Nguyễn Phú Trọng đã công khai vất Điều lệ đảng vào sọt rác! Nắm quyền lực độc đoán quá lâu nên tâm lí ích kỉ và thái độ độc tài càng bùng nổ khủng khiếp như thế. Vì vậy Nguyễn Phú Trọng đã không thấy ngượng ngùng tự khen thành quả trên 70 năm xây dựng CNXH ở VN:   „Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ; có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp; có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện“ (*) Sau trên 75 năm bị kìm kẹp trong nhà tù „Dân chủ XHCN“ nên nhân dân tiếp tục bị tước bỏ các quyền tự do căn bản, như tự do lập hội, tự do báo chí; hiện nay mấy trăm trí thức, chuyên viên, trong đó   cả phụ nữ và đảng viên tiến bộ đang bị giam cầm. VN đang đứng gần như đội sổ trên thế giới về chà đap nhân quyền và tham nhũng. Nhưng trong bài trên Nguyễn Phú Trọng lại vẫn ca tụng chế độ độc tài do ông cầm đầu và lập lại rất nhàn chán những khẩu hiệu và tiêu chí rất sáo ngữ từ cả gần thế kỉ nay: „Trong chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa, mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân là mối quan hệ giữa các chủ thể thống nhất về mục tiêu và lợi ích; mọi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật và hoạt động của Nhà nước đều vì lợi ích của nhân dân, lấy hạnh phúc của nhân dân làm mục tiêu phấn đấu. Mô hình chính trị và cơ chế vận hành tổng quát là Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thực sự thuộc về nhân dân là một nhiệm vụ trọng yếu, lâu dài của cách mạng Việt Nam. Chúng ta chủ trương không ngừng phát huy dân chủ, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa thực sự của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, trên cơ sở liên minh giữa công nhân, nông dân và trí thức do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Nhà nước đại diện cho quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là người tổ chức thực hiện đường lối của Đảng; có cơ chế để nhân dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp và dân chủ đại diện trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, tham gia quản lý xã hội. Chúng ta nhận thức rằng, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về bản chất khác với nhà nước pháp quyền tư sản là ở chỗ: pháp quyền dưới chế độ tư bản chủ nghĩa về thực chất là công cụ bảo vệ và phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản, còn pháp quyền dưới chế độ xã hội chủ nghĩa là công cụ thể hiện và thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm và bảo vệ lợi ích của đại đa số nhân dân. Thông qua thực thi pháp luật, Nhà nước bảo đảm các điều kiện để nhân dân là chủ thể của quyền lực chính trị, thực hiện chuyên chính với mọi hành động xâm hại lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.“ (*) Chẳng những thế, trong bài trên Nguyễn Phú Trọng còn ca ngợi giải pháp Kinh tế thị trường định hướng XHCN (KTTTĐHXHCN) là một sáng tạo thần kì của CSVN đã vội vàng được ban bố để cứu chế độ toàn trị từ sau khi Liên xô sụp đổ: „Đưa ra quan niệm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một đột phá lý luận rất cơ bản và sáng tạo của Đảng ta, là thành quả lý luận quan trọng qua 35 năm thực hiện đường lối đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới. Theo nhận thức của chúng ta, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế thị trường hiện đại, hội nhập quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, có sự quản lý của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Đó là một kiểu kinh tế thị trường mới trong lịch sử phát triển của kinh tế thị trường;“ (*) Ông Trọng nắm độc quyền quá lâu nên đã để phát triển tâm lí thỏa mãn, tự bốc. Vì thế Nguyễn Phú Trọng không thấy rằng, dùng giải pháp KTTTĐHXHCN trong thực tế đúng là áp dụng đường lối Tư bản Nhà nước, một biến thể của nền Kinh tế tư bản  thời kì Chủ nghĩa tư bản thời rừng rú còn phồn thịnh. Để cho các Tập đoàn và công ti quốc doanh độc quyền toàn bộ các huyết mạch kinh tế, giành cho nó các biệt đãi trong đất đai và bòn rút ngân sách nhà nước. Coi nó là vũ khí và động lực chính để kéo dài chế độ toàn trị. Nhưng các Doanh nghiệp nhà nước này đã trở thành sân sau của những người có quyền lực trong đảng cấu kết với các nhóm lợi ích, tham nhũng của công và bóc lột nhân dân như các nhóm tư bản thời kì Tư bản rừng rú. Vì thế hơn ba thập niên áp dụng, hệ thống KTTTĐHXHCN đang làm thui chột các doanh nghiệp tư nhân nội địa, khuyến khích „các đại bàng“ các đại công ti tư bản nước ngoài (FDI).Từ sau ĐH 13 đang tìm cách giành cho một số đại gia nội địa tỉ phủ Dollar thao túng kinh tế với sự tiếp tay của các nhóm lợi ích giữ các chức vụ then chốt trong các cơ quan Dảng và Nhà nước. Nói tóm lại, các biện pháp kinh tế nói trên chỉ là áp dụng các phương pháp của chủ nghĩa tư bản thời rừng rú trước đây vài thế kỉ. Các chính sách này đang là các ổ tham nhũng cho các đại quan và các nhóm tham nhũng bóc lột nhân dân và tham nhũng tiền bạc, đất đai và tài nguyên. Vẫn giữ thái độ chủ quan mù quáng đến nỗi mất lòng tự trọng, nên trong bài trên Nguyễn Phú Trọng đã liệt kê „thành tích chói lọi“ sau 35 năm đổi mới. Như thu nhập bình quân đầu người là 3.512 USD; „ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu tăng mạnh, năm 2020 đạt trên 540 tỉ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt trên 280 tỉ USD.“ (*)  Nhưng Nguyễn Phú Trọng cố lờ đi một sự thực là không dám so sánh ngay với một số nước trong khu vực, cũng chỉ trong khoảng thời gian phát triển 30-40 năm nhưng thu nhập bình quân đầu người của họ cao gấp nhiều lần so với VN, như Nam hàn 31.846 USD, Đài loan 25.873 USD, Thái lan 7.807 USD. Lí do chênh lệch căn bản so với VN nhưng ông Trọng khóng dám nói tới. Đó là các nước này phát triển trong khuôn khổ DCĐN, trái với chế độ toàn trị ở VN. Ông Trọng ca tụng thành tích gia tăng xuất khẩu ngoạn mục của VN, nhưng cố lờ đi sự thực hoàn toàn khác là, “các doanh nghiệp FDI chiếm hơn 70% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam, chiếm hơn 50% giá trị sản xuất công nghiệp.” Nghĩa là: “Về thực chất, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước thời gian qua là nhờ vốn FDI chứ không phải do vốn trong nước, không phải do nội lực.“   Tuy thế Nguyễn Phú Trọng lại đi đến kết luận cực kì hồ đồ và dối trá là „Những thành tựu đổi mới tại Việt Nam đã chứng minh rằng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa không những có hiệu quả tích cực về kinh tế mà còn giải quyết được các vấn đề xã hội tốt hơn nhiều so với các nước tư bản chủ nghĩa có cùng mức phát triển kinh tế“! (*) Từ đó Nguyễn Phú Trọng lại tự bốc, tự sướng,  kiêu hãnh nhắc lại câu đã được ông lập lại nhiều lần, thậm chí mới đây trong ĐH 13 còn bất cả ĐH phải ghi câu này vào Nghị quyết của ĐH: „Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay.“ (*)   Cứ nhắm mắt đi tìm thiên đàng XHCN, nhưng không biết nó ở đâu, như thế nào và bao giờ tới !   Trong bài trên Nguyễn Phú Trọng viết vào dịp kỉ niệm sinh nhật HCM, nên có nhắc tới hai tuyên bố nổi tiếng của ông Hồ là "Không có gì quý hơn Độc lập Tự do" (*) và „ chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết triệt để vấn đề độc lập cho dân tộc, mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho tất cả mọi người, cho các dân tộc.“ (*) Ông Trọng cũng như nhiều người nghiên cứu về HCM đều biết, ông Hồ đã nói hai câu trên vào hai giai đoạn khác nhau. Đó là trước khi cướp được chính quyền, để qui tụ nhân dân khi ấy đa số đều muốn đuổi thực dân Pháp, giành độc lập, nên ông đã tuyên bố, „Độc lập tự do“ là cao quí nhất. Nhưng sau khi có chính quyền trong tay HCM đã chọn thứ tự ưu tiên khác, đó là chủ nghĩa CS Marx-Lenin được ưu liên xếp lên đầu! Nghĩa là „độc lập tự do“ của VN hoàn toàn tùy thuộc vào „chủ nghĩa cộng sản“. Điều này phải hiểu là „chủ nghĩa cộng sản“ cao quí hơn „độc lập tự do“. Đây rõ ràng là một sự tráo trở của HCM đối với nhân dân VN. Thái độ cố tình lật ngược thứ tự ưu tiên của HCM đã bị nhiều đảng viên trí thức tên tuổi công khai phê bình nghiêm khắc ngay trong một cuộc „tọa đàm“ về „Dự thảo Cương lĩnh và dự thảo chiến lược“ (cho Đại hội 7) do Tạp chí Cộng sản tổ chức vào ngày 2.1.1991. Chọn  đảo lộn thứ tự ưu tiên trên đây từ thời HCM tới Nguyễn Phú Trọng là cực kì sai lầm và nguy hiểm, nó trở thành tập quán suy nghĩ và hành động trong chính sách đối ngoại của chế độ CSVN, đặc biệt với Trung quốc. Trong các hội nghị cấp cao giữa Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng, hai bên đều đề cao „đại cục, cùng là chế độ CS“. Vì thế VN đang bị mất đảo, mất tài nguyên và đang ngày càng lệ thuộc Trung quốc! Đa số nhân dân và cả trong Đảng đều biết, khi sinh thời HCM muốn tự ca tụng mình, nên đã nghĩ ra quỉ kế viết sách ca tụng chính ông, nhưng dùng một bút hiệu khác. Đó là tập sách của HCM mang bút hiệu Trần Dân Tiên viết về mình (tức HCM), ông Hồ đã rất dối trá khi tự tâng bốc “nhân dân ta gọi Hồ Chủ tịch là cha già của dân tộc.   Theo lẽ thường một người có tư cách, biết quí tự trọng thì không thể tự khen và thần thánh hóa mình, và lại càng không được dối trá dùng một bút hiệu khác viết sách ca tụng mình! Một người mưu mô và hành động tồi tệ như vậy đã tự mình đánh mất nhân cách. Rất lạ lùng là tới nay Nguyễn Phú Trọng vẫn bắt nhân dân phải “học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”!!! Trong bài trên Nguyễn Phú Trọng vẫn như cái máy tiếp tục coi HCM như thánh sống. Nếu dám thành thực với chính mình, ông Trọng nên trả lời trước công luận để nhân dân biết: Nên học tập tư tưởng, đạo đức và phong cách nào của HCM? Chả lẽ cứ theo Bác mở “đũa thần” Marx-Lenin đã bị lịch sử vất vào sọt rác ra làm tiếp? Chả lẽ học cách cố tình lừa dối nhân dân bằng cách tự đề cao mình như HCM đã làm không biết ngượng ngùng, không biết tự trọng, rồi bảo đó là đạo đức và phong cách đáng làm gương? Hay chả lẽ tiếp tục học tập HCM sử dụng các thủ đoạn cực kì gian dối để lợi dụng lòng yêu nước của nhân dân dựng lên một chính quyền độc tài bạo ngược chỉ lo củng cố quyền lợi phe nhóm, tham nhũng rồi phản bội quay đầu đàn áp lại nhân dân? Nói tóm lại, trong bài rất dài trên 8000 chữ, mục tiêu chính của Nguyễn Phú Trọng là đả phá TBCN và phủ nhận toàn bộ những thành quả đấu tranh kiên trì và sáng suốt của các phong trào đấu tranh tư tưởng,  chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội để thiết lập chế độ DCĐN nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của  nhân dân. Từ đó Nguyễn Phú Trọng đã lạm dụng chức Tổng bí thư cường điệu lập lại các khẩu hiệu cổ động cho CNXH, CNCS: "Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử". (*) Nhưng con đường đó như thế nào và bao giờ tới được thì chính Nguyễn Phú Trọng cũng thừa nhận vẫn mù tịt. Nghĩa là, bao giờ sẽ tới thiên đàng XHCN? Không biết Thiên đàng nằm ở đâu và người chỉ đường lại không biết coi bản đồ! Nguyễn Phú Trọng hãy tỉnh táo lại và nghiêm túc tự hỏi mình: Ông có dám để  cho gia đình và con cháu tới một nơi mà không biết nằm ở đâu, điều kiện sinh sống ra làm sao?!!! „Tuy nhiên, chủ nghĩa xã hội là gì và đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào? Đó là điều mà chúng ta luôn luôn trăn trở, suy nghĩ, tìm tòi, lựa chọn để từng bước hoàn thiện đường lối, quan điểm và tổ chức thực hiện, làm sao để vừa theo đúng quy luật chung, vừa phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.“ (*) Người cầm đầu chế độ toàn trị thông minh, sáng suốt và tinh thần trách nhiệm cao với trên 90 triệu  dân như vậy sao? Có thể kết luận, xét về nội dung, trình độ lí luận và lương tâm nghề nghiệp của Nguyễn Phú Trọng trong bài mới nhất nói trên, càng chứng tỏ khả năng rất thấp và tư cách rất tồi không xứng đáng là một nhà khoa học, cũng không xứng đáng đứng đầu chế độ! Để đối chiếu so sánh giữa mục tiêu và thực tiễn của chế độ toàn trị CSVN trên 75 qua có thể xem biểu bồ dưới đây:   Biểu đồ diễn tả mục tiêu và đường lối  tiến lên thiên đàng CS (XHCN)   và so với kết quả thực tiễn Tình hình phát triển giữa lí thuyết và thực tiễn ở VN từ  Đại hội 6 (1986) tới  Đại hội 12 (2016) có thể tóm lược diễn tả rõ ràng bằng một biểu đồ như dưới đây. Nó cho thấy, ngày càng cách xa mục tiêu XHCN, thậm chí đang có chiều hướng đi ngược lại với mục tiêu của CNXH. Thay vì đổi mới để tiến lên thiên đàng XHCN, VN đang biến thành địa ngục trần gian. Bọn đại quan đỏ có quyền nắm tiền bạc và cúi đầu trước phương Bắc, người lao động bị bóc lột, trí thức bị bạc đãi, những người bất đồng chính kiến bị giam cầm ! Cứ 5 năm một lần ĐCSVN lại tổ chức Đại hội. Trong đó ngoài việc bầu cử nhân sự mới ở các cấp cao nhất (Tổng bí thư, Bộ chính trị, Ban bí thư, Ban chấp hành trung ương), còn ban hành kế hoạch ngũ niên về kinh tế-xã hội cho 5 năm tới. Trong đó đưa ra mục tiêu và các biện pháp để đưa VN từng bước tiến dần tới XHCN, tức thiên đàng CS (ààà) theo trí tưởng tượng của họ. Ở đó không còn cảnh người bóc lột người, không cần nhà nước (chính quyền), mọi người lao động theo khả năng, hưởng theo nhu cầu và thế giới đại đồng! Đấy là mặt lí thuyết. Thực tế lại diễn ra hoàn toàn khác. Mỗi ĐH thường đề ra mục tiêu rất cao  (- - - - ->), tùy thuộc vào trí tưởng tượng và ước muốn chủ quan khi đó của người có quyền lực. Nhưng kết quả thực tiễn đạt được lại rất thấp (――>). Cứ sau mỗi 5 năm họ lại đưa ra mục tiêu mới cho giai đoạn tiếp theo. Vào thời điểm đó, do sự chủ quan cũng như thích tô hồng, họ tin rằng (hay tự ru ngủ) là, mình đã đi đúng  hướng, đã thành công được một giai đoạn và nay bước lên đỉnh cao mới trên đường tiến tới XHCN! Nhưng kết quả thực tiễn của giai đọan này cũng lại thấp hơn rất nhiều so với mục tiêu đã đề ra, có khi còn đi chệch hướng. Tuy nhiên vì bị tâm lí ảo tưởng điều khiển và là nạn nhân của tuyên truyền tô hồng của chính mình, nên họ không nhận ra hay không muốn nhìn nhận sự thực này! Qua thời gian sau nhiều ĐH, sự cách biệt, hay khoảng cách giữa mục tiêu tiến lên XHCN và kết quả thực tiễn ngày càng doãng ra, càng chệch hướng xa hơn nữa. Vì thế khi nhìn trên Biểu đồ thì thấy kết quả thực tiễn ngày càng xa thiên đàng CS, thậm chí còn đi ngược chiều. Biểu đồ dưới đây diễn tả tiến trình xây dựng XHCN sau 7 Đại hội (từ 1986-2016) của ĐCSVN trải qua trên 30 năm. Trong thực tiễn cho thấy, xã hội VN ngày càng xa thiên đường XHCN và có nguy cơ rơi vào chiều hướng tiếp tục ở trong vòng luẩn quẩn của các nạn độc tài, tham nhũng, nghèo đói và tụt hậu. Hoàn cảnh này có thể hình dung như người đi đường không có bản đồ (navigation), nhưng vẫn tin là mình đi đúng hướng! Chính điều này Nguyễn Phú Trọng đã từng phải xác nhận. Khi đưa ra Cương lĩnh mới (2013) ông Trọng nói là phải đưa VN tiến nhanh lên CNXH. Nhưng chỉ ít lâu sau ông đã xác nhận là, không biết trong thế kỉ này (21) VN có tiến lên XHCN được không! HCM đã từng nói, muốn xây dựng XHCN thì phải có con người XHCN. Nhưng thực tế sau gần 70 năm nắm quyền và cai trị theo phương pháp sắt máu công an trị, dối trá, dùng bạo lực và đấu tranh giai cấp theo kiểu Stalin-Mao Trạch Đông, nên chế độ toàn trị của ĐCSVN đã thất bại hoàn toàn trong việc uốn nắn và đào tạo con người XHCN, nhất là từ giai đoạn gọi là „đổi mới“ từ 1986 tới nay. Hiện nay chế độ toàn trị ở VN đã đánh mất tính nhân bản, vì tham vọng quyền lực và tham lam tiền bạc, nên các phe nhóm đang dùng các thủ đoạn vừa thỏa hiệp vừa thanh toán lẫn nhau, lừa đảo và đàn áp nhân dân. Điều này sẽ đưa tới xã hội hỗn loạn và bất trị, biến thành chế độ tư bản rừng rú, kẻ mạnh giết kẻ yếu!  Ghi chú:   .Nguyễn PhúTrọng, Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (dangcongsan.vn),  CS điện tử 16.5.21.Trên tờ Chính phủ điện tử dùng tựa: Chúng ta cần một hệ thống chính trị mà quyền lực thực sự thuộc về nhân dân, do nhân dân và phục vụ lợi ích của nhân dân* | *  Các đoạn có dấu (*) đều trích từ bài trên . Âu Dương Thệ, Đại hội 13: Triều đại phong kiến của Ngọa long Nguyễn Phú Trọng được nhìn nhận công khai! | Tiếng Dân (baotiengdan.com) . Cùng tác giả: https://baotiengdan.com/2020/11/15/thay-gi-nghi-gi-va-lam-gi-tu-cuoc-bau-cu-tong-thong-o-hoa-ky-vua-qua/ . Như 2 . Liste der Länder nach Bruttoinlandsprodukt pro Kopf – Wikipedia . Tư Giang, Giấc mơ hóa rồng dang dở, vnn 11.12.20 https://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/viet-nam-hung-cuong/giac-mo-hoa-rong-dang-do-696264.html . Trong số này có những chuyên viên cao cấp và có uy tín,  như GS Phan Đình Diệu, Lưu Văn Đạt, Lê Hồng Hà, Đậu Quý Hạ, TS Nguyễn Thành Bang, GS Đào Xuân Sâm. Xem: Cùng tác giả:  Việt Nam "Đổi mới" ? ! Hay: Treo đầu dê, bán thịt chó! Tập I: Amazon.de: Âu Dương, Thệ: Fremdsprachige Bücher,  Tập I, Chương ba, tr.90-93 . . Trần Dân Tiên (bút hiệu của HCM), Những mẩu chuyện về đời hoạt động của HCM, Hà nội 1976,tr. 149. Chính tờ CS đã xác nhận Trần Dân Tiên là một trong số ít nhất 175 bút hiệu của HCM, http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/doc- 010720152043156.html; Bùi Tín, Hoa xuyên tuyết, tr. 110 t.th; BBC 25.11.18 . Bao giờ Nguyễn Phú Trọng dám sớm về vườn để biết học làm “người tử tế”?Tại sao lại cứ giương cờ HCM không có thật? http://www.dcvapt.net . Cùng tác giả, Tập II, Chương kết, VI, tr. 275-277  
......

Ăn thịt bò nhớ Mác

Ảnh: Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Trần Trung Đạo| Trước ngày ăn miếng bò bít-tếch với giá cắt cổ của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe hay còn gọi Salt Bae (Thánh rắc muối), Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Theo phiên bản tiếng Anh của báo Công An, hành động của Tô Lâm thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Các báo Anh và Mỹ phê bình hành động này. Tựa của bài báo trên The Independent hôm 8 tháng 11: “Bộ trưởng Việt Nam ăn miếng bít tết dát vàng trị giá 1,450 bảng sau khi đặt hoa tại mộ của Karl Marx” (Vietnamese minister fed £1,450 gold-plated steak after laying flowers at Karl Marx’s grave). Khi đặt tựa như vậy, tác giả bài báo đã thấy ra những điểm nghịch lý giữa hai sự kiện. Dưới lăng kính tư cách lãnh đạo, hai hành động đó chửi nhau. Tạm gác qua bên chuyện đúng hay sai trong Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản, Tư Bản Luận, Duy Vật Biện Chứng, Duy Vật Lịch Sử, chỉ bàn chỗ đứng của Karl Marx khi nhìn về phía con người. Trong toàn bộ lý thuyết của mình, Karl Marx (Việt Nam gọi là Mác) nhân danh lớp người bị bóc lột tức giai cấp vô sản. Ảnh: Tô Lâm hướng dẫn một phái đoàn đến viếng mộ Karl Marx ở nghĩa trang Highgate thuộc vùng ngoại ô London. Buổi sáng đặt vòng hoa để tưởng nhớ một người đấu tranh cho giai cấp lao động vô sản rồi tối hôm sau ngồi ăn bò bít tết giá 44 triệu đồng mỗi phần trong khi nhiều triệu người trong tầng lớp lao động vô sản tại Việt Nam không biết ngày mai sống chết ra sao.   Đại dịch ảnh hưởng toàn cầu nhưng chưa ở đâu, ngay cả ở nước có trên tỉ dân như Ấn Độ, đã trải qua thảm cảnh 1.3 triệu người đói khát tìm về quê bằng mọi phương tiện kể cả đi bộ hàng ngàn cây số như tại Việt Nam. Là lớp người thừa kế gia sản của tiền nhân, giới lãnh đạo đảng CS không làm gì cả ngoài việc hưởng lợi tức để lại từ các thời Trần Phú, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Hà Huy Tập, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Lê Duẩn theo kiểu cha truyền con nối. Đảng CSVN không hề chuẩn bị một lối thoát, một phương án nào cho những tình trạng nguy cấp tột cùng. Thực tế bi thảm vừa qua cho thấy, suốt hơn 46 năm, chắc chắn trong các hội nghị trung ương chưa ai từng đặt ra câu hỏi đảng phải làm gì để đối phó nếu môt đại dịch, một đại thiên tai xảy ra trên đất nước. Nhìn cách giải quyết khi biến cố xảy ra để thấy sự bất lực, vụng về, rừng rú và vô nhân của đảng. Từ khi thành lập đến nay, đảng CS không sáng tạo thêm gì mới ngoài hai phương tiện sẵn có gồm bộ một máy tuyên truyền tinh vi và những cách bách hại người tàn bạo do ông tổ Lenin để lại. Chúng ta thường nghe những tên đồ tể tàn sát dân Do Thái như Heinrich Himmler, Heinrich Müller vì tên của chúng xuất hiện gần như thường xuyên trên sách báo về Thế Chiến Thứ Hai nhưng rất ít khi nghe tới tên Felix Dzerzhinsky. Thật ra, Heinrich Himmler và Heinrich Müller về lý luận và thực tế chưa đáng là học trò của Dzerzhinsky, giám đốc cơ quan mật vụ Cheka khủng khiếp do Lenin lập ra ngay sau khi cách mạng CS 1917. Ngoại trừ đảng viên CS, hầu hết dân Nga đều run sợ khi nghe tên Dzerzhinsky. Lenin chết sớm nên không bị nguyền rủa nhiều như Stalin và Mao Trạch Đông, nhưng con số gần 100 triệu người bị giết dưới các chế độ CS là sản phẩm của lý luận Lenin. Nhưng cánh tay tàn bạo, tinh vi và thâm độc của chủ nghĩa Mác Lê không phải giết người mà là tẩy não. Tẩy não (brainwash), khái niệm do Edward Hunter dùng lần đầu năm 1950, là một tiến trình nhằm xóa bỏ mọi nhận thức độc lập của một người qua lao động, qua kiểm soát tâm lý, qua cải tạo tư tưởng để thay vào đó bằng một nhận thức mới, trong trường hợp này là nhận thức CS về mọi lãnh vưc của đời sống con người. Hệ thống tuyên truyền CS có câu trả lời cho tất cả câu hỏi và cho mọi lứa tuổi, mọi trình độ, từ em bé mới biết đánh vần cho tới nhà khoa học. Nhưng, dù đứng trên quan điểm tôn giáo nào, con người là một sinh vật có trí tuệ và có các giá trị thiêng liêng không thể bị hoàn toàn xóa bỏ bởi các nhận thức áp đặt. Cuộc đấu tranh giữa thiện và ác, giữa chân lý và bạo lực, giữa tự do và độc tài vẫn tiếp tục diễn ra. Diễn ra trong âm thầm nơi mỗi con người dẫn đến bán công khai rồi công khai ở từng làng xã, quận huyện, thành phố cho đến phạm vi một nước, khối các quốc gia và cả châu. Sau khi phong trào CS Châu Âu sụp đổ, ngôi mộ của Mác mà Tô Lâm đến thăm không còn mang tính thời đại mà được xem như một di tích bảo tàng. Trước 1991, mỗi năm vào sinh nhật 5 tháng 5, mộ Mác tràn ngập những vòng hoa. Tháng 5, 1992, chỉ có một vòng đặt ở chân mộ với hàng chữ “Chúng tôi vẫn giữ vững niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản”. Nhưng rồi những năm sau đó không còn ai đến nữa kể cả những người vừa thề thốt năm qua. Mộ của Mác hai lần bị phá hoại trong năm 2019. Nghĩa trang Highgate có lần được dùng làm ngoại cảnh cho một cuốn phim ma. Điều này vô tình nhưng trùng hợp lý thú với câu mở đầu cho Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản “Một bóng ma đang ám ảnh Châu Âu”. Nhưng Việt Nam thì khác. Sự kiện Tô Lâm đến đặt vòng hoa tại mộ Mác cho thấy ý thức hệ CS vẫn có tác dụng lừa gạt được một số không nhỏ người Việt thuộc nhiều trình độ nhận thức khác nhau. Bộ máy tuyên truyền của đảng trong một mức độ nào đó vẫn thành công. Trên sân khấu chính trị Việt Nam, các lãnh đạo đảng không chỉ là những tên hề làm cho khán giả cười nhưng đôi khi còn là những kép mùi như Tô Lâm hát bài “uống nước nhớ nguồn” làm khán giả cảm động. Tô Lâm “uống nước nhớ nguồn” là phải. Không có Mác làm gì có thịt bò bít tết để ăn, xe sang để chạy, nhà sang để ở, thẻ tín dụng để xài. Có hai thành phần tin Tô Lâm thăm mộ Mác phát xuất từ ý nguyện chân thành. Một thành phần ít học tin vào đảng và sống theo chủ nghĩa số phận nương nhờ thần linh đảng. Họ xem đảng là nắng, là mưa, là mùa xuân, là hy vọng. Bộ máy tuyên truyền của đảng buộc hơn 90 triệu người dân Việt, từ một em bé vừa tập nói cho đến cụ già đang mất dần trí nhớ, phải học thuộc, phải tin, phải lặp đi lặp lại những khẩu hiệu, những lời sùng bái, ca tụng các lãnh tụ CS cho đến khi chúng được ghi sâu vào ý thức để trở thành một phần trong đời sống đạo đức và tình cảm của con người. Với thành phần này, cơ chế chính trị CS là tất yếu chẳng khác gì thời tiết. Họ vui khi một cơn gió mát thổi qua những không buồn lắm khi trời nắng rát. Một thành phần khác có học và đọc sách vở từ nhiều nguồn nhưng vẫn tin nơi đảng CS. Thành phần này có lý luận hơn, biết so sánh tốt xấu, biết chống các hiện tượng tiêu cực trong xã hội và thậm chí có khi cũng lên tiếng phản biện vài sai lệch của đảng nhưng trong đáy lòng họ vẫn nghĩ chỉ có đảng CS mới đủ tư cách chính trị để lãnh đạo đất nước. Họ được chích vắc-xin nghi ngờ mọi thứ ngoại trừ đảng vào nhận thức còn sớm hơn trẻ em được chích vắc-xin phòng cúm. Tại Việt Nam số người không phân biệt được sự khác nhau giữa một ông Tây và một ông Mỹ còn rất nhiều, và vì thế họ đồng ý với đảng cuộc “cách mạng dân tộc dân chủ đánh đuổi Thực Dân Pháp và Đế Quốc Mỹ” dẫn tới “cách mạng xã hội chủ nghĩa” là một chọn lựa đúng đắn của dân tộc Việt Nam. Theo họ, xã hội nào cũng có mặt tốt và mặt xấu. Đảng cũng thế. Đúng thì khen, sai thì sửa nhưng thay đổi thì không. Họ ngụy biện rằng trình độ hiểu biết của người Việt nói chung còn thấp để có thể xây dựng một chế độ dân chủ theo kiểu Mỹ, kiểu Pháp, kiểu Anh, và do đó, đa đảng chỉ dẫn đến hỗn loạn trong khi đất nước đang cần đoàn kết dưới sự lãnh đạo của đảng CSVN. Thế nào là thấp? Dân chủ là một tiến trình chứ không phải mà một món đồ hộp chế biến sẵn chỉ khui ra là ăn. Dân tộc Mông Cổ có thể nói chưa bao giờ thật sự sống dưới chế độ dân chủ trước ngày bầu cử đa đảng 29 tháng 7, 1990. Nhưng cũng từ ngày vui đó một nền cộng hòa được ra đời và phát triển tương đối ổn định cho đến nay. Quốc gia nằm sâu trong đất liền này đã vươn lên từ một dân tộc sống rải rác trên các thảo nguyên bát ngát để ngày nay có Tổng Sản Phẩm Nội Địa (GDP) tính theo đầu người 4,007 Mỹ kim. Người chăn cừu trên thảo nguyên Mông Cổ trước năm 1990, theo cách nói của Mác, chỉ là một công cụ sản xuất giống như cừu, hôm nay ông ta là một con người tự do. Điều này cho thấy dân chủ cần được hoàn thiện theo đà phát triển của một quốc gia nhưng đồng thời cũng luôn thích nghi với con người dù trong trình độ giáo dục nào, nhận thức nào và đang sống ở đâu trên mặt đất này. Phải chăng đa đảng dẫn tới hỗn loạn? Kinh nghiệm của các nước cựu CS cho thấy con đường dân chủ có nhiều ổ gà, nhiều gai góc nhưng là con đường thời đại. Cộng hòa Ba Lan có tới 97 đảng chính trị trong đó 19 đảng có đại diện trong quốc hội nhưng không phải vì thế mà gây ra bất ổn. Ba Lan ngày nay là một quốc gia hùng mạnh và GDP tính trên đầu người tăng từ 1,731 Mỹ kim vào năm 1990 đến 15,600 Mỹ kim vào năm 2020. Hai thành phần tin đảng CS nêu trên khác nhau về cách thể hiện và biện luận nhưng bản chất nô lệ vào đảng CS vẫn giống nhau vì cả hai đều là kết quả của chính sách nhồi sọ có hệ thống. Bài viết này không nhắm vào một thành phần khác tạm gọi là “thành phần phên giậu” biết đảng sai nhưng vẫn phò vì bổng lộc. Khát vọng tự do của mọi con người trên trái đất đâu cũng giống nhau nhưng các điều kiện lịch sử và văn hóa đã làm cho cuộc đấu tranh chống chế độ CS tại một nơi chậm hơn vài nơi khác. Điều này đòi hỏi những người Việt quan tâm đến vận nước, ngoài đức độ và tài năng, còn phải có thêm tính kiên nhẫn để soi sáng con đường trước mặt. Đó là con đường dân chủ cho Việt Nam và không có con đường nào khác.    
......

Những Người Chiến Đấu Trong Bóng Tối

Tien Luu 11 năm tù và 5 năm quản chế là mức án nặng nề mà toà án tỉnh Nghệ An ngày 15/11/2019 đã tuyên cho thầy Nguyễn Năng Tĩnh, với những cáo buộc vô cớ về tội chống lại Nhà nước XHCNVN.   Là người can đảm, trung thực và đầy lòng yêu nước, thầy đã dạy cho các em học sinh biết thế nào là phẩm giá và quyền con người và đòi lại những quyền chính đáng ấy cho dân tộc, cho người dân.   Bây giờ thầy phải trả giá bằng án tù oan sai và đầy bất công của nhà cầm quyền cộng sản Nghệ an, nhưng thầy đã có một cuộc đời đầy ý nghĩa khi biết mục đích của cuộc đời mình và dấn thân trên con đường đó.   Người ta cho rằng, mục đích và lý tưởng ấy chỉ đưa thầy, như bao Tù nhân lương tâm khác, vào ngõ cụt của tù tội, nhưng điều đó chỉ là khúc quanh của cuộc đời. Nhà văn Herbert Kaufman đã nói: “Thất bại chỉ là thành công tạm thời bị trì hoãn, chừng nào lòng can đảm còn tôi luyện cho khát vọng. Thói quen kiên định chính là thói quen chiến thắng.” và ông còn nói về những người không thực hiện được lý tưởng, nhưng vẫn nuôi dưỡng khát vọng với cái giá phải chấp nhận là sự đày đoạ hàng ngày, “Họ chiến đấu trong bóng tối không tỏa sáng.”   Người ta không thể cho ai thứ gì mình không có. Điều mà thầy Nguyễn Năng Tĩnh khát khao và hiểu thấu đáo điều khát khao của mình, là tấm lòng yêu thương quê hương và độc lập, tự do cho dân tộc, là động lực giúp thầy truyền cảm hứng cho những lớp trẻ học sinh của thầy thể hiện qua ý chí, đưa đến hành động và “ước ao lửa đó bùng lên”.   Đó chính là vận mệnh của thầy như trong lời tuyên bố sau cùng trước phiên toà “án sẵn”: “… Tôi khát khao một đất nước tự do, dân chủ. Tôi lo lắng cho vận mệnh đất nước và dân tộc; lo lắng cho môi trường sống của nhân dân bị đầu độc. Tôi không thể vô cảm và cam tâm trước nguy cơ mất chủ quyền quốc gia, trước mối đe doạ xâm lăng của Trung Quốc.” Dù mức án có cao đến đâu, 10 năm, 20 năm, kể cả tử hình, tôi cũng không thay đổi chính kiến…”   Ngọn lửa mà thầy khát khao ấy khác xa với những ước muốn tầm thường của những người chỉ muốn chăm chăm lo “nồi cơm” của mình mà trở nên “mù, câm, điếc và vô cảm” trong hoàn cảnh xã hội nhiễu nhương này, chưa nói đến những người có những loại khát khao hoang dã, hạ cấp và vô luân.   Những tù nhân lương tâm như thày, dù đang sống trong chốn lao tù, vẫn kiên định trong lý tưởng, trui luyện trong gian khó và kiên cường trong phẩm giá, chứ không sống những tháng ngày vô nghĩa, không biết sống để làm gì, ngoài khát khao những giá trị tầm thường, chẳng biết làm gì để đóng góp cho đời, nên để cuộc đời léo lái, theo đuổi những mục tiêu “cấp thấp”, hoặc đi tìm những thú vui mau chóng huỷ hoại con người.   Những khát khao và nỗi lo lắng của thầy Nguyễn Năng Tĩnh khiến người ta phải suy nghĩ lại để có định hướng rõ rệt cho cuộc đời mình, kẻo rơi vào lối sống mòn và sống thừa. Biết nuôi dưỡng một mục đích sống cao cả thì dù trong thực tế cuộc sống, với những mặt trái của nó, càng tạo thêm động lực để bản thân vượt lên và vượt qua. Bản án bất công thày phải chịu làm đau nhói tâm hồn những người thân; khát khao và nỗi lo lắng của thày như một sự thiêu đốt không cách nào lắng dịu được trong lòng những người còn trăn trở với vận mệnh dân tộc, đất nước.  
......

"Bệnh hiễm nghèo" mà sư Thích Đồng Huệ mắc phải là gì?

Cựu Thượng toạ Thích Đồng Huệ (trái) và Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức Nguyễn Minh Quân Thao Ngoc Vừa qua báo chí đồng loạt đưa tin việc giám đốc bệnh viện Thủ Đức Nguyễn Minh Quân bị bắt giam về tội nâng khổng giá đấu thầu thiết bị y tế để tham ô.   Nói về việc nâng giá đấu thầu thiết bị y tế tại các bệnh viện công, có thể nói là gần như 100% các bệnh viện công đều làm như thế. Cụ thể là vừa qua hàng loạt giám đốc bệnh viện bị bắt giam về tội này. Nhưng việc nâng nhiều hay ít, và tại sao chia chác không đều hay vì những lý do nào khác mà bị bại lộ, thì ít người biết đến.   Riêng vụ giám đốc bệnh viện Thủ Đức Nguyễn Minh Quân lại có nhiều điều rất đặc biệt.   Thứ nhất là một ê kíp tham gia chạy án cho Minh Quân toàn là những tay “không phải dạng vừa đâu”: Là hai cán bộ công an trong Cục CSĐT tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu là Lê Thành An và Bùi Trung Kiên;là luật sư Bùi Thị Hồng Giang; là tổng GĐ công ty truyền thông Hà Duy Tuấn.v.v.   Nhưng nhân vật đặc biệt gây chú ý nhất trong vụ này, mà khi biết đến chức vụ của ông này không khỏi làm người ta rùng mình: Đó là cựu thượng tọa Thích Đồng Huệ, tên thật là Nguyễn Ngọc Triệu, là Ủy viên Hội đồng Trị sự TƯ GHPGVN, Phó ban Phật giáo Quốc tế TƯ, Phó ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Hà Giang, Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Angola, Hội trưởng Hội Phật giáo Việt Nam tại Mozambique, trụ trì chùa Nôm (tỉnh Hưng Yên) và chùa Quan Âm (tỉnh Hà Giang).đại biểu HĐND tỉnh Hà Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026. (https://vietnamnet.vn/.../cuu-thuong-toa-thich-dong-hue...)   Thứ hai là vị cựu tu sĩ Phật giáo quốc doanh này đã kịp thời trút bỏ áo cà sa 2 ngày trước khi bị bắt. Thứ ba là trong đơn xin hoàn tục, Thích Đồng Huệ nói ông ta bị bệnh hiểm nghèo, mà không nói rõ đó là bệnh gì. Thứ tư là trước đó báo chí đã dành những lời có cánh để ca ngợi ông này.   BáoĐại Đoàn kết ra ngày 13/03/2020 có bài: “Thượng tọa Thích Đồng Huệ- Ngọn gió đi dưới trời”. (http://daidoanket.vn/thuong-toa-thich-dong-hue-ngon-gio...)   Bây giờ thì “ngọn gió” Thích Đồng Huệ-Nguyễn Ngọc Triệu đã không làm những điều có ích cho xã hội và tôn giáo của ông nữa, mà ông đã không thoát khỏi vòng Tham-Sân-Si, đã tự đút tay vào còng. Những chức tước, địa vị cao ngất ngưởng trong cái GHPG quốc doanh gắn vào người ông đã làm ông trượt ngã, biến ông thành tên tội phạm.   Phải chăng là Phật giáo VN đang đến hồi mạt pháp?   Khi mà tôn chỉ của Phật giáo không còn là “Đạo pháp, Dân tộc”, mà được gắn thêm cái đuôi “Chủ nghĩaxã hội”, thì nó đã biến chùa chiền thành nơi kinh doanh buôn thần bán thánh, mang về cho nhóm lợi ích những món lợi nhuận khổng lồ. Nó cũng biến một số vị khoác áo tu hành nhưng không thực hiện Từ Bi-Hỷ Xả như Phật dạy, mà chuyên đi vu khống và xuyên tạc, bôi nhọ các tôn giáo bạn.v.v.   Lẽ ra một vị trụ trì của một chùa là hàng ngày lo tụng kinh gõ mõ và làm công tác Phật sự của mình. Nhưng rất nhiều vị đã đưa những thứ không có trong giáo lý Phật giáo vào hoạt động trong chùa để thu tiền.   Như chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, HN)của nhà sư Thích Thanh Quyết, hoạt động dâng sao giải hạn, đón hàng nghìn người đến giải hạn sao La Hầu, ngồi bót kín các lối đi(Báo Công an nhân dân ngày 04/02/2017) . Những hoạt động mê tín dị đoan dưới hình thức truyền bá “vong báo oán”, “giải nghiệp”của chùa Ba Vàng(Quảng Ninh), mỗi năm thu hàng trăm tỉ đồng, mà báo Lao Động đã có loạt bài phóng sự điều tra làm chấn động dư luận trong và ngoài nước năm 2019.   Báo Tuổi Trẻ ngày 22/3/2019, trích ý kiến của một vị giáo sư nói rằng: “Chuyện chùa Ba Vàng 'nổi sóng' truyền thông mấy ngày nay chẳng qua là 'hớ hênh nên bị lộ', còn nhiều chùa khác cũng thực hành cúng bái mê tín để trục lợi như vậy”. Như chương trình "Tu tập hồi hướng hóa giải nạn dịch virus corona" của chùa Ba Vàng.Theo Trưởng Ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng, nhà chùa lấy giáo lý của Đức Phật để hóa giải được dịch corona thì quá mê tín, rất phản khoa học(Báo Tuổi Trẻ ngày 11/02/2020).   Ngoài ra trụ trì chùa Ba Vàng còn khuyên các tín đồ rằng: Càng nghèo càng phải cúng dường để thoát nghèo(Báo Người Lao động ngày 22/3/2019)!   Ngoài ra có vị lãnh đạo cao cấp trong GHPGVN-ĐBQH- Thích Thanh Quyết đã công khai “bưng bô”ngay tại nghị trường QH khi nói rằng:"Cảm kích hình ảnh Thủ tướng trong bộ trang phục ướt đẫm mồ hôi chống dịch"(Báo Giao Thông ngày 9/11/2021).   Trong phiên họp quốc hội được truyền hình trực tiếp ngày 31/10/2014, vị sư này còn kiến nghị đảng và nhà nước VN “phải xây dựng quân đội mạnh như quân đội Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên”.   Ông này còn công khai trên báo Đại Đoàn Kết rằng: “Để có một đất nước được tự do tôn giáo như ở VN là cực kì hiếm có. Một đất nước mà được Nhà nước tôn trọng tôn giáo, tín ngưỡng thì khó có quốc gia nào có được như Việt Nam.” Trở lại vụ Thích Đồng Huệ: Dư luận cho rằng là một nhà sư, vì động cơ nào mà ông này lại dính líu trong giới tội phạm để hoạt động?Và hiện còn bao nhiêu vị mặc áo cà sa đang hoạt động vi phạm pháp luật mà chưa bị lộ?   Phải cho ông “Thích đủ thứ” này vào lò nếm mùi “sung sướng” của kim tiền trong trại giam. Không thể cứ sau khi phạm tội là hoàn tục làm dân, vì dân không phải sọt rác chứa đồ phế thải ấy.   Đúng là: “Ngoài miệng thì tụng Nam-mô Trong lòng chứa chất một bồ dao găm”   Thao Ngoc 13/11  
......

Mấy suy nghĩ về hành vi cưỡng dâm của Bí thư huyện ủy Cô Tô – Quảng Ninh

Mạc Van Trang Chuyện này hơi lạ, là hành vi sai trái của các nhân vật có chức quyền thường bị che giấu, vòng vo, úp mở rồi dần dần mới công khai, hoặc là bị cho “chìm xuồng”… Vụ Lê Hùng Sơn cưỡng hiếp một nữ nhân viên lại được điều tra tức tốc ngay trong đêm và bùng nổ thông tin trên báo chí rất nhanh rồi Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Quảng Ninh vội ra quyết định đình chỉ công tác để xử lý… Qua vụ này nảy ra vài suy nghĩ. 1. Lê Hùng Sơn cậy mình là Bí thư huyện đảo Cô Tô, “anh hùng nhất khoảnh”, tưởng muốn làm gì thì làm, “không sợ thằng nào cả”! Xét về tâm lý, thì lần đầu Sơn không thể dám liều như vậy, mà phải là quá trình từ sàm sỡ với phụ nữ, quấy rối tình dục từ thấp lên cao đã dạn dày, mới dẫn đến hành vi cưỡng hiếp nhân viên bất chấp có nhiều đồng nghiệp, nhân viên quanh đó và khách sạn có camera… Chuyện này đã từng xảy ra ở nhiều cơ quan, đơn vị khi thủ trưởng cậy quyền quấy rối nhân viên nữ. Nếu đi sâu điều tra nghiên cứu sẽ thấy, đây là một đặc điểm của các sếp khi không sợ bị kiểm soát quyền lực. 2. Lê Hùng Sơn bị điều tra tức tốc là chẳng may đụng vào vợ một nhân viên an ninh. Chị này phản ứng quyết liệt và báo ngay với chồng và gia đình. Anh chồng báo ngay với Chỉ huy CA huyện, huyện báo ngay lên Giám đốc CA tỉnh, tỉnh cử cán bộ xuống điều tra ngay trong đêm. Yêu cầu chị bị hại không tắm rửa để lấy mẫu tinh trùng, xét nghiệm… Có lẽ ít vụ án nào của quan chức lại được CA điều tra thần tốc như vậy. Nếu người bị hại không phải là người thân của CA thì có được xử lý tức tốc như vậy không? 3. “Thuyết âm mưu” thì cho rằng, đây là kịch bản đưa Lê Hùng Sơn vào bẫy. Lê Hùng Sơn thăng tiến quá nhanh: Lê Hùng Sơn sinh ngày 3/9/1982, quê ở huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa), trình độ Cử nhân kinh tế, Cử nhân ngoại ngữ, Thạc sỹ kinh tế Công nghiệp. Từng là Bí thư Tỉnh Đoàn Quảng Ninh, tỉnh uỷ viên, rồi ngày 3/11/2020 được chỉ định giữ chức vụ Bí thư Huyện ủy Cô Tô, nhiệm kỳ 2020 – 2025… Tiếp đó HĐND huyện bầu làm Chủ tịch UBND huyện Cô Tô nhiệm kỳ 2016-2021 với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%. “Tuổi trẻ, tài cao, đẹp mã” như Lê Hùng Sơn, lại quê Thanh Hoá, chả mấy chốc mà vượt mặt hàng loạt quan chức, lên Trung ương… Vì nằm trong kịch bản nên các đồng nghiệp cấp dưới đi cùng đã làm ngơ, tạo điều kiện cho “sếp” hành động và camera ghi hình ảnh… (Báo nói, CA đã trích xuất hình ảnh từ camera…). Nếu quả vậy thì cả lũ khốn nạn! Chuyện “âm mưu” cũng đã từng xảy ra khá nhiều rồi. Nghe nói có quan chức nước ta cũng dính bẫy của nước bạn đấy. Đây cũng là đề tài đáng nghiên cứu để dạy cho các quan chức. 4. Xem ra những lời giáo huấn đầy tâm huyết của TBT Nguyễn Phú Trọng và 19 điều cấm đảng viên không được làm, vừa được mọi phương tiện truyền thông tuyên truyền rầm rộ, sâu rộng, chỉ như nước đổ đầu vịt với những đảng viên như Lê Hùng Sơn mà thôi! Không biết các đảng viên loại này có vào diện “bộ phận không nhỏ”? 5. Buồn thương cho thân phận những phụ nữ được học hành. Những phụ nữ ở các vùng lạc hậu, nghèo đói bị lừa bán, lừa đi xuất khẩu lao động vào các “động quỷ”, bị dẫn dắt đi làm gái, bị lao động cực nhọc và chịu bạo hành gia đình… thì không thiếu gì. Nhưng những phụ nữ được học hành, trở thành giáo viên, cán bộ, công chức mà vẫn bị lạm dụng, bị điều động đi phục vụ, hầu hạ các quan chức thì thật là nỗi nhục. Trong số đó biết bao nhiêu trường hợp cam chịu, không dám lên tiếng… Nhưng cứ đến ngày 20/10, ngày 8/3 thì chị em lại hớn hở đón những bó hoa, những lời có cánh, mà đáng ra đó phải là ngày đấu tranh, lên án những hành vi ứng xử vô pháp, vô đạo đối với phụ nữ và các em gái.  
......

Khi tâm hồn mục nát

(Tôi trương ảnh của hai cuốn sách ra đây để bạn đỡ mất công chụp làm bằng chứng). Ts.Tạ Duy Anh Anh bạn nhà thơ gửi cho tôi đường link để đọc một bài có tựa đề là THƯ TỐ GIÁC, của một đồng nghiệp (và tôi cũng mới biết anh còn là đồng môn), gửi tới các cơ quan quyền lực cao nhất. Tôi không thuộc đối tượng bị tác giả nhắm tới trực tiếp. Lời trong thư cũng khá lủng củng, hừng hực tinh thần tố cáo tội phạm, vì thế thông thường tôi chỉ đọc lướt để biết mà không quan tâm. Nhưng vì trong thư tác giả liệt kê 4 tác phẩm bị coi là sách đen, thì có tới 2 tác phẩm của tôi là ‘Mối chúa’ và ‘Đất mồ côi’ làm bằng chứng cho lý do khiến anh phải viết thư tố giác. Vì thế mà tôi thấy cần có vài lời.   Bạn đồng môn thân mến! Thành thực thì tôi chỉ thấy thương hại bạn, hơn là bực tức. Phải chứa ngần ấy thứ trong người, thì rất dễ sinh bệnh, nhất lại khi tuổi đã cao, còn sức lực và tâm trí đâu để cảm thụ và tận hưởng cái đẹp, nói gì đến chuyện tạo ra nó. Nhưng tôi còn muốn nói đến cả chuyện khác. Người cầm bút có thể nghèo khó, có thể thất bại (nhà văn thất bại là chính), có thể bị ruồng bỏ trong đương thời… nhưng dứt khoát không được hèn, không được làm những việc trái với thiên chức là bảo vệ, cổ vũ sự sáng tạo. Tố cáo một đồng nghiệp không làm gì hại mình, dù không bình thường, nhưng vẫn chấp nhận được. Tố cáo tác phẩm của một đồng nghiệp không phải với tư cách nhà văn (chẳng hạn vì thấy nó trái về luân thường đạo lý), mà với tư cách mật thám chỉ để tâng công với chế độ, thì thời nào cũng hỏng! Hỏng toàn diện, sâu sắc và bền vững! Giả sử mai đây, nhờ cái công lao ấy, bạn được chế độ ban cho một cái giải thưởng, thì hãy để tôi nói cho mà nghe: Nó, cái giải thưởng ấy chính là tờ chứng nhận về nỗi nhục nhã vĩnh cửu gắn với cuộc đời bạn. Đem chôn sâu xuống cả chục mét, nó vẫn cứ bốc mùi. Một tâm hồn mục nát thì vô phương cứu chữa, làm loại gì cũng không đáng, nói gì đến làm một nhà văn. Chúc bạn sống lâu!  
......

Lợi ích nhóm là ai?

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Lợi ích cộng đồng là mục tiêu phục vụ của những quốc gia lấy dân làm gốc. Nhà nước Việt Nam cũng tự hào là “nhà nước dân chủ pháp trị, do dân vì dân” nhưng lấy dân làm nền tảng để bóc lột không thua kém thời thực dân phong kiến, hơn là để phục vụ cho người dân có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Từ đầu tháng Mười Một, 2021 vừa qua, Bộ Y Tế CSVN là cơ quan trung ương điển hình cho những hành vi bất chính trong đó “lợi ích cộng đồng” bị lợi dụng để vun bồi cho lợi ích phe nhóm mà ngày nay được gọi một cách ngắn gọn là “lợi ích nhóm.” Ngày 4 tháng Mười Một, báo Tuổi Trẻ đã nêu ra câu hỏi: Phải chăng có “lợi ích nhóm” đứng đàng sau những vụ bê bối ở Bộ Y Tế khiến hàng loạt lãnh đạo cao cấp của bộ vừa cựu vừa đương nhiệm bị nhiều hình thức kỹ luật nặng nề. Ví dụ như Thứ Trưởng Bộ Y Tế Trương Quốc Cường đã bị khởi tố, và cựu Bộ Trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến bị đề nghị kỷ luật do dính líu tới phi vụ mua bán thuốc tây giả của Công ty VN Pharma từ năm 2013. Chẳng biết ký giả báo Tuổi Trẻ muốn giả mù sa mưa hay tỏ ra ngây thơ mà nêu lên một câu hỏi phải nói là thiếu nghiệp vụ của một nhà báo chuyên nghiệp. Vì câu chuyện tan hoang của Bộ Y Tế gần đây là chuyện công khai ai cũng biết. Những sai phạm ở bộ lo về sức khỏe người dân, từ vụ để cho thuốc giả không rõ nguồn gốc trúng thầu và được Cục Quản Lý Dược Phẩm đưa vào danh sách thuốc trị bệnh ở các bệnh viện. Hay như trong thời gian dịch Covid-19 hoành hành những loại dược phẩm bị cấm lại xuất hiện trong danh sách đề nghị mua để chống dịch như một sự chỉ định. Trong lãnh vực mua sắm thiết bị y tế chống dịch cũng xuất hiện sự tròng tréo trong giá cả khi các nơi cần mua máy xét nghiệm RT-PCR và những thứ cần thiết kèm theo. Nhiều tỉnh đã phải mua máy xét nghiệm với giá gần 6 tỷ đồng thay vì 2 tỷ đồng, nghĩa là mắc gấp 3 lần. Khi Bộ Y Tế công khai giá máy trợ thở là hơn 900 triệu đồng nhưng ở TP.HCM, giá bán chỉ phân nửa, 425 triệu đồng. Như vậy nếu không có “lợi ích nhóm,” không có sự câu kết của các viên chức có quyền trong bộ thì làm sao những chuyện bê bối ấy có thể ngang nhiên trở thành sự thật. Thực tế cho thấy trong bất cứ guồng máy hành chánh nào mà do một đảng độc tài kiểm soát như đảng Cộng Sản ở Việt Nam, có hai thứ luôn luôn đi theo như hình với bóng: Đó là “quyền” và “lợi.” Những người nắm quyền trong chế độ hay công chức, cán bộ cấp dưới không có quyền tự ấn định mức lương cao chót vót mà họ chỉ có mức lương bình thường như mọi người bên ngoài, thậm chí còn thấp hơn. Do đó họ phải tận dụng quyền có trong tay để tạo ra lợi lộc cho chính mình và cho phe nhóm, chẳng những để sống phè phỡn mà con vun bồi tài sản cho con cháu đời sau. Nhưng trong guồng máy được đảng bổ nhiệm theo từng nhiệm kỳ 5 năm một lần, việc thu lợi trong một thời gian nhất định rất khó nếu không tạo ra vây cánh, phe nhóm trong cơ quan, cấu kết nhau bằng mọi cách kiếm tiền càng nhanh, càng nhiều, càng tốt. Đó là lúc lợi ích nhóm hình thành và phát triển với nhiều thành phần khác nhau tham gia, tùy theo phạm vi các lợi ích mà họ có thể vói tới trong quyền hạn của mình. Đến đây, câu hỏi được đặt ra: Có phải nhóm lợi ích phát sinh từ lòng tham lam của con người, từ hành vi tham nhũng hay do cơ chế tạo ra? Nếu mọi hành vi sai lầm gian trá đều đổ cho cơ chế như lâu nay thì hoàn toàn không đúng. Vì thật ra bất cứ cơ chế hay quy trình nào cũng đều do con người của chế độ tạo ra. Trong một chế độ độc tài toàn trị như ở Việt Nam, cơ chế tạo ra càng tuỳ tiện không theo một nguyên tắc công khai minh bạch nào, nên nó mới có thể khuyến khích lòng tham con người trong chế độ đó, cũng như dễ dàng bộc phát nhanh chóng và lan tràn rộng rãi ngay trong cơ quan đảng và chính phủ. Điều rất dễ thấy hiện nay, hầu hết các bộ của chính phủ do đảng viên cao cấp được đảng bổ nhiệm cầm đầu đều dính líu vào những vụ tham nhũng làm thất thoát tài sản nhà nước hàng chục, hàng trăm ngàn tỷ đồng. Những số tiền khổng lồ ấy được nhóm lợi ích chia chác nhau bỏ túi riêng mà tỷ lệ thu hồi trong các vụ án đốt lò của ông Trọng chỉ là con số quá khiêm nhượng:  5%. Có thể kể ở Bộ Quốc Phòng, các tướng tá câu kết nhau bán đất vàng, khai khống xăng dầu tuần tra biển; Bộ Công Thương tiêu tiền nhà nước như tiền chùa với hàng chục dự án, công trình ngàn tỷ còn nằm phơi sương; tướng tá Bộ Công An tổ chức cờ bạc kiếm ăn hay thông đồng tội phạm thu tiền hối lộ. Đó là chưa kể các nhân vật cao cấp nhất ở Bộ 4T cũng đã thu gom được nhiều triệu đô-la qua thương vụ mua bán mờ ám một công ty truyền thông. Ngay cả trong quốc hội cũng có trường hợp mua chức đại biểu bằng đô-la. Và khi cán bộ cao cấp vác chiếu ra tòa, họ cho người dân thấy bộ mặt thoái hóa tận cùng của đảng cầm quyền, lâu nay chỉ đề cao sự ổn định chính trị bằng bạo lực đàn áp của lực lượng công an. Cho nên câu hỏi lợi ích nhóm xảy ra ở Bộ Y Tế là do tham nhũng hay do cơ chế thì câu trả lời là do cả hai, nhưng cơ chế của bộ máy cai trị độc tài mới là nguyên nhân chính. Chẳng hạn như vụ Bác Sĩ Nguyễn Quang Tuấn, Giám Đốc Bệnh Viện Tim Hà Nội, nếu ông ngồi ở ghế chuyên gia về tim thì tay đã không nhúng chàm. Nhưng vì cơ chế giám đốc một bệnh viện lớn, ông phải tiếp xúc với loài ma quỷ của Bộ Y Tế, nên cuối cùng cũng trở thành ma là vì vậy! Phạm Nhật Bình  
......

Những trò ão thuật trong vụ án Nguyễn Duy Linh

Thao Ngoc   Mặc dù vụ án xét xử đại tá tình báo Nguyễn Duy Linh, Phó tổng cục trưởng tổng cục tình báo BCA diễn ra dăm hôm nay, nhưng những dư âm về những điều bất thường như những trò ảo thuật trong vụ án này còn được dư luận rất quan tâm và nói đến rất nhiều.   Nguyễn Duy Linh Ngày 6/11 vừa qua, TAND Hà Nội tuyên phạt Nguyễn Duy Linh 14 năm tù về tội đưa hối lộ, thầy bói Hồ Hữu Hòa bị tuyên mức án 2 năm, 7 tháng, 25 ngày tù vì tội môi giới hối lộ, đúng với thời gian Hòa bị bắt tạm giam, nên Hòa được trả tự do ngay tại tòa. (https://vietnamnet.vn/.../ong-nguyen-duy-linh-nhan-14-nam...)   Đầu tiên là việc Vũ nhôm bị bắt: Sau khi nhận tiền hối lộ hậu hĩnh của Vũ nhôm, Nguyễn Duy Linh đã khuyên Vũ đi trốn càng xa càng tốt, nên Vũ đã bay sang Singapore để trốn. Ngày 4/1/2018 Vũ nhôm bị bắt tại Singapore, mà theo Vũ thì “Tôi không muốn bỏ trốn. Người ta buộc tôi phải ra đi”. Sau khi bị bắt, “bằng các biện pháp nghiệp vụ” của công an VN vào loại giỏi nhất thế giới, thì chắc chắn Vũ phải khai ra ai là người báo tin và khuyên Vũ đi trốn, ai là người môi giới và cái giá cho cuộc đào tẩu này là bao nhiêu. Vậy mà việc Vũ nhôm hối lộ cho Nguyễn Duy Linh và khuyên vũ đi trốn mãi 3 năm sau mới được hé lộ. Điều này chứng tỏ những cuộc “so găng” đã diễn ra rất ác liệt sau hậu trường giữa phe đốt lò và phe bảo kê cho Vũ. Và các phiên tòa lần lượt diễn ra. Ngày 7/2/2018, Vũ nhôm bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Ngày 18/4/2018, Vũ nhôm bị khởi tố về tội chiếm đoạt 200 tỉ đồng liên quan đến ngân hàng Đông Á. Ngày 30/7/2018, Vũ nhôm bị khởi tố về tội làm lộ bí mật nhà nước. Ngày 13/01/2020, Vũ nhôm bị khởi tố về tội vi phạm quy định về sử dụng tài sản nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng. Tổng cộng qua 4 phiên tòa, Vũ nhôm nhận hình phạt 65 năm tù. Qua 4 phiên tòa nói trên, tội của Vũ nhôm cứ tăng dần lên. Nhưng tội đưa hối lộ cho Nguyễn Duy Linh vẫn được dấu kín, bỗng dưng lại được khui ra. Ngày 5/3/2021, Viện KSND tối cao đã phê chuẩn và tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Vũ nhôm về tội đưa hối lộ.   Trước đó, cơ quan điều tra đã khởi tố Hồ Hữu Hòa về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, sau một thời gian, cơ quan điều tra đã đổi tội danh đối với Hồ Hữu Hòa, và truy tố Hòa về tội môi giới hối lộ. Điều buồn cười là trong lần khởi tố 2 đối tượng Vũ nhôm tội đưa hối lộ, và Hòa về tội môi giới hối lộ, nhưng lại không khởi tố người nhận hối lộ. Chẳng lẽ Vũ nhôm và Hòa hối lộ cho không khí?   Cơ quan điều tra vẫn xác định Nguyễn Duy Linh là kẻ nhận hối lộ, nhưng lại cho rằng, “hành vi trên của Linh có dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, của ngành công an, nhưng chưa đủ căn cứ để xem xét xử lý theo quy định của pháp luật“, và “thời hiệu điều tra đã hết”, để giúp Nguyễn Duy Linh thoát khỏi vòng tố tụng. Vì vậy cơ quan điều tra đã có văn bản đề nghị Đảng ủy Công an T.Ư xem xét xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với Linh.   Ngày 3/5/2021/ Viện KSND tối cao đã ra quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ án, quyết đưa kẻ nhận hối lộ là Nguyễn Duy Linh ra ánh sáng. Ngày 16/6/2021, Viện KSND Tối cao “xác nhận cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam”. Nguyễn Duy Linh nhận bao nhiêu tiền? Ngoài 5 tỷ đồng được gói bằng túi nilon, Vũ “nhôm” từng khai sử dụng thùng xốp để đóng tiền chuyển tới Nguyễn Duy Linh. Cụ thể, Vũ đã 3 lần đóng 4 triệu USD vào 3 thùng xốp(một thùng 2 triệu USD và 2 lần mỗi thùng 1 triệu USD), chuyển cho Nguyễn Duy Linh. (https://tienphong.vn/vu-nhom-tung-khai-dong-thung-xop-4...)   Cơ quan điều tra ghi nhận thời gian, địa điểm, nhật ký cuộc gọi và vị trí cột sóng điện thoại của 4 lần giao - nhận quà này hoàn toàn phù hợp.   Thế nhưng cơ quan điều tra cho rằng, Linh chỉ nhận số tiền Vũ hối lộ là 5 tỉ VND, mà cố tình bỏ quên 4 triệu USD trong 3 thùng xốp, với lý do “ không có căn cứ xác định bên trong các hộp quà có gì mà chỉ dựa vào lời khai của Vũ nên công an chưa đủ căn cứ truy tố”. Ôi thật là tội nghiệp.   Mức án như trò hề:   Chưa nói đến 4 triệu USD bị bỏ quên, chỉ nói đến tội nhận hối lộ 5 tỉ thì mức án đối với Linh là không thể chấp nhận được. Tại điểm 4-Điều 354 BLHS năm 2015 quy định: Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: “Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên”. Vậy mà Nguyễn Duy Linh chỉ bị tuyên 14 năm tù.   Trong khi Linh không có tình tiết giảm nhẹ, C01 khẳng định “Linh luôn có hành vi che giấu sai phạm của mình cũng như đồng phạm; khai báo quanh co, thiếu trung thực". Linh với chức danh Tổng cục phó, Đảng uỷ viên Đảng uỷ Tổng cục Tình báo được tham gia cuộc họp ngày 4/5/2017 xem xét, đề nghị kỷ luật với Vũ, nhưng vẫn luôn lươn lẹo, quanh co nói không thuộc thẩm quyền, không được tham gia, thể hiện bản chất lưu manh và gian dối của y.   Phải chăng vì bố giá Nguyễn Văn Hưởng từng là cấp trên của bộ trưởng BCA và nhiều thứ trưởng đương nhiệm nên được hưởng nhiều ưu ái?   thầy bói Hồ Hữu Hòa Còn thầy bói Hồ Hữu Hòa thì sao?Theo khoản 4, Điều 365 Bộ Luật hình sự, tội “Môi giới hối lộ”: “Phạm tội thuộc trường hợp của hối lộ trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm”. Vậy mà Hồ Hữu Hòa chịu mức án 2 năm, 7 tháng, 25 ngày tù, đúng với thời gian Hòa bị bắt tạm giam, nên Hòa được trả tự do ngay tại tòa. Chưa nói đến số tài sản khổng lồ so vời một người sinh năm 1984, không kinh doanh, sản xuất, chỉ làm nghề bán nước bọt, lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin, ít hiểu biết, với nội dung nhuốm màu hoang đường, mà Hòa đã có số tài sản khoảng 50 tỉ đồng.   Khám xét nhà Hòa hôm bị bắt, cơ quan CA thu giữ hơn 4,2 tỷ đồng tiền mặt; hơn 785 ngàn USD; 1,1 triệu yên Nhật; 7.671 SGD(Singapore); 18.290 Euro; 48 nhẫn vàng; 8 miếng vàng; 24 tờ tiền ngoại tệ các loại; 1 vật trang trí làm bằng ngà voi; 1 sổ tiết kiệm 10 tỷ đồng cùng một số đồ vật khác, cùng 2 sổ đỏ của 2 căn hộ ở Giảng Võ, quận Ba Đình, TP Hà Nội và tại chung cư Hoàng Anh Gia Lai, TP.HCM.   Phải chăng do Hồ Hữu Hòa là cháu ông Hồ Mẫu Ngoạt, cựu trợ lý TBT nên được ưu ái? Phải chăng mức án này là kết quả của những cuộc ngã giá giữa 2 phe để rồi “hai bên cùng thắng”?   Điều hài hước trong ngày xử án là Nguyễn Duy Linh lúc đầu khai chỉ nhận quà mà không thừa nhận việc nhận tiền của Vũ nhôm. Nhưng sau đó lại thừa nhận có nhận 5 tỉ, và “các ông muốn xử sao cũng được.”Ôi! Khí phách của một đại tá công an là như vậy ư?   Điều hài hước thứ hai là khi HĐXX hỏi "có còn gì để nói không?"Linh trả lời rằng “Ngày hôm nay, ngồi đây, để nói những lời này, tôi cảm thấy lòng tự trọng bị tổn thương rất nhiều". Ôi. Một tên đại quan tham, quanh co lươn lẹo, đồng lõa và bao che cho tội phạm, ăn cướp tiền mồ hôi xương máu của dân như Nguyễn Duy Linh mà cũng có lòng tự trọng ư? Quá buồn cười.   Linh còn nói thêm rằng, tôi là người có nhiều ước mơ. Có lẽ y rất hối hận đường công danh bị đứt gãy, không thực hiện được những tội ác như cha y để …thỏa ước mơ?   Một điều nữa là Linh khai không dùng tiền (nhận hối lộ)vào việc bất chính. Đúng là “có tật giật mình”.Trước đó Hồ Hữu Hòa nói với Vũ nhôm rằng anh linh đang cần tiền để lo cho chức tổng cục trưởng.   Dư luận cho rằng với việc ngành chức năng xử không đúng người đúng tội và bỏ lọt tội phạm, cùng với những bản án thiếu thuyết phục, là họ đang chà đạp vào nền tư pháp nước nhà, coi luật pháp như mớ giẻ rách, là coi thường dư luận, coi thường nhân dân. Coi Công Lý chỉ là một diễn viên hài không hơn không kém.   Thao Ngoc 11/11  
......

Tô Lâm, miếng bít-tết dát vàng, và phép thử khắc nghiệt với Nguyễn Phú Trọng

Nguyễn Phú Trọng vừa ký chưa ráo mực Bản Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm, thì Tô Lâm làm chính xác một trong những điều ấy. Trần Đông A - VOA  Đúng là “kẻ ăn ốc, người đổ vỏ”. Tô Lâm nhậu bít-tết dát vàng, Nguyễn Phú Trọng không đượᴄ miếng nào đã đành, mấy ngày rày đang phải vắt óc nghĩ kế dọn dẹp “đống phế” do Tô Lâm “thải” ra. Nguyễn Phú Trọng vừa ký chưa ráo mực Bản Quy định số 37 về những điều đảng viên không được làm. Quy định này giữ nguyên 19 điều cũ, kế thừa cơ bản một số điểm còn phù hợp, bổ sung một số điểm mới. Chống lại các biểu hiện của suy thoái về đạo đức và lối sống hưởng lạc là một trong nội dung được ông Trọng nhấn mạnh. Hành vi “ăn chơi nhảy múa tới bến” của Tô Lâm ngay cuối tuần qua tại trung tâm của chủ nghĩa tư bản đã “nhổ toẹt bãi nước bọt” vào Bản Quy định của ông Trọng. Ngay lập tức, VOA có phóng sự nóng về “Video Bộ trưởng Công an ăn bít-tết dát vàng gây phẫn nộ”. Hãng tin ABC News/AFP đăng phóng sự đặc biệt cuối tuần, kèm theo hàng loạt bức ảnh và video với tựa đề “Người Việt Nam khó chịu khi xem hình đầu bếp “Thánh Rắc Muối” (Salt Bae) đút miếng bít-tết dát vàng vào mồm Bộ trưởng Công an. Tờ “Daily Mail” (Anh quốc) giật tít lớn: “Quan chức cộng sản Việt Nam bị bắt quả tang được bón một miếng bít-tết dát vàng trị giá 1.450 bảng Anh tại nhà hàng Salt Bae’s London”. Còn dư luận trong nước thì khỏi phải bàn. Chỉ trong hai ngày cuối tuần, hàng mấy chục bài viết xuất hiện trên đủ các kênh truyền thông. Từ FB đến mạng xã hội, từ những blogger đến các “tuýt” của trí thức, nhà văn, kể cả các cựu chiến binh. Không thể kể hết ra đây những bài phân tích và bình luận xuất sắc cả về nghiệp vụ báo chí lẫn chính luận. Tất cả đều phác hoạ lên chân dung của Tô Lâm và đồng đảng, thô lậu và kệch cỡm. Hổ danh thành viên của đoàn chính phủ từ một đất nước nghèo mạt rệp, người dân phải lang bạt, vật vờ khắp thế giới kiếm sống. Đàn ông bán sức lao động làm thuê. Thất nghiệp thì làm tội phạm, buôn người, buôn ma tuý. Sung vào các băng đảng để giết người cướp của. Đàn bà bán thân làm nô lệ tình dục, làm kẻ cắp vặt ở siêu thị. Ấy thế mà vẫn là “xướng ngôn viên” trên Đài Truyền hình Trung ương cơ đấy! Đầy tai tiếng cả về nhân cách, danh dự cá nhân lẫn thể diện quốc gia. Trong đoàn chính phủ nhà nước CSVN thăm châu Âu, Tô Lâm, một lần nữa lại lộ ra nhân cách thấp hèn. Chỉ biết có miếng ăn, không biết đến nhân dân đang khốn khó. Ở ngay nơi 39 người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn chết thảm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm “đớp” miếng thịt bò dát vàng hàng ngàn đô, rồi nhanh nhẩu, hăm hở đến “thành kính” dâng hoa tri ân ông thuỷ tổ cộng sản thế giới Karl Marx và thuỷ tổ cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, bày tỏ “lòng trung thành vô hạn” với lý tưởng chống bất công, nghèo đói, mang lại ấm no hạnh phúc cho vô sản. Thật là, không chỉ tận cùng bất lương, Tô Lâm còn là hiện thân của sự tận cùng dối trá. Thật ra cả ông Trọng lẫn Tô Lâm thừa những mưu hèn kế bẩn để dẹp vụ lùm xùm nói trên. Trước mắt cứ cho đàn áp thật dữ, xã hội sẽ bớt la lối. Phải bố trí tiếp đón Tô Lâm khi về đến Nội Bài thật hoành tráng để vô hiệu hoá mọi lời đàm tiếu về vụ ăn bít-tết. Tiếng nói phản kháng, dù quyết liệt đến mấy, của người dân lên án bộ đôi Trọng-Lâm trong cái nhà tù khổng lồ mang tên Việt Nam, hầu như rơi vào vô vọng. Trong những điều kiện bình thường “cũ”, Nguyễn Phú Trọng sẵn sàng tăng cường “khủng bố trắng”, bỏ qua cho Tô Lâm xi-căng-đan “bít-tết” kết vàng ròng ăn được ấy. Nhưng kẹt nỗi Quy định ông vừa ký chưa ráo mực mà Tô Lâm lại vô hiệu hoá bằng cách ấy đặt ông Trọng vào phép thử lưỡng nan. Hiện nay, ông vẫn cho Tô Lâm thẳng tay bắt bớ trí thức và đàn áp các tổ chức dân sự mà ông gọi đó là “bọn cặn bã trong xã hội”. Cả ông Trọng lẫn Tô Lâm hy vọng vào “bàn tay sắt” của cấp thừa hành. Ngặt một nỗi hiện thời Liên hiệp quốc đang nỗ lực gây sức ép vụ Đoan Trang dữ quá. Rồi gần đây ngày càng xuất hiện quá nhiều những tiếng kêu oán thán, những “đoạn trường tân thanh” (tiếng kêu xé ruột) của các cựu chiến binh. Tù nhân lương tâm, nhà thơ bất đồng chính kiến Trần Đức Thạch, 70 tuổi đang thụ án 12 năm tù, thay mặt họ, nhỏ lệ sám hối: “Thế hệ chúng tôi một thời chinh chiến/ Thắng lợi mang về là xua đuổi văn minh/ Thắng lợi mang về là làm khổ dân tình/ Đểu cáng lên ngôi tham lam và tội ác”. Bài thơ được cư dân mạng phụ hoạ: “Đọc mà nước mắt tuôn rơi/ Để thương, để nhớ một thời can qua/ Bao giờ dân chủ nước nhà/ Bài thơ sẽ được đưa ra giảng đường”. “Đểu cáng lên ngôi – Tham lam và tội ác”. Đúng vậy! Có lẽ chưa bao giờ Tô Lâm và ĐCSVN của ông giành được một kỷ lục về truyền thông như cuối tuần qua, nhờ sự tham lam và tội ác của bọn họ bấy lâu nay. Hơn cả một Kỷ lục Guinness, ở cấp độ quốc gia lẫn quốc tế. Đề nghị các nhà sách phải thống kê cấp tốc để sau này khỏi thất lạc, vì một số bài viết trên các trang mạng ở trong nước sẽ bị bóc gỡ, hoặc can thiệp với mạng xã hội giúp bóc gỡ khi Tô Lâm về đến Việt Nam. Mà từ trời Âu, sau khi được biết dư luận xã hội về hành vi của mình, Tô Lâm vẫn nhắn tin về cho cánh đàn em: “Chờ tôi về sẽ gặp lại những người công tác ở các đơn vị cũ”. Thật là “tận cùng giả dối”. Đấy chẳng qua là ám hiệu để đàn em ở nhà lo chuẩn bị các “kịch bản” để Tô Lâm đối phó với ông Trọng và với dư luận trong nước về vụ bít-tết dát vàng. Tô Lâm là một trong hai quan chức Việt Nam đang bị đưa vào chiến dịch vận động áp dụng Đạo luật Nhân quyền Matgnisky do 10 tổ chức bảo vệ nhân quyền thế giới xúc tiến. Hắn bị cáo buộc có vi phạm nghiêm trọng đối với các nhà đấu tranh vì nhân quyền. Hắn là một trong những kẻ đầu têu tại Bộ Chính Trị ĐCSVN trong vụ tập kích nông dân Đồng Tâm, đã ra lệnh tiến hành nhiều biện pháp chống nhân quyền. Đã cho trả thù về mặt kinh tế đối với các nhà hoạt động, gồm buộc chủ kinh doanh đuổi việc, hoặc đe dọa khách hàng của các nhà hoạt động, từ chối cấp hộ chiếu và cấm họ di chuyển bằng các bản án “bỏ túi”. Thông cáo báo chí còn nêu rõ, trong hơn một thập niên vừa qua, các giới chức chính phủ Việt Nam tiếp tục xiết chặt quyền tự do biểu đạt và bức hại các nhà báo công dân, các nhà hoạt động xã hội. Tô Lâm đã thông qua địa vị của mình để ra lệnh đàn áp khủng khiếp, tra tấn dã man và bỏ tù hơn 500 tiếng nói đối lập. Đại diện của 10 tổ chức rồi đây sẽ gặp Liên minh châu Âu, Quốc hội Hoa Kỳ và Quốc hội hai nước Anh cũng như Canada để kêu gọi họ áp dụng những biện pháp chế tài đối với các vị quan chức vi phạm nhân quyền khét tiếng hiện nay ở Việt Nam. Ngoi lên làm thủ lĩnh của hơn 5 triệu đảng viên; giành dật, có khi nước mắt lã chã trước Đài truyền hình trung ương, để “trở thành Vua” của gần 100 triệu dân (dù chỉ tồn tại trong mấy tháng), Nguyễn Phú Trọng cũng đã trải qua một cách khá chật vật biết bao cuộc sát hạch lịch sử. Nhưng cuộc trắc nghiệm lần này lành ít dữ nhiều. Trọng đã chà đạp lên Hiến Pháp, bằng cách đặt Cương Lĩnh của ĐCSVN lên trên Hiến Pháp của Nhà nước CHXHCNVN. Và để nhốt quyền lực lại cho riêng bản thân mình, Trọng cũng đã “ngồi xổm” lên Điều Lệ Đảng (theo đó, lãnh đạo ĐCSVN không được nắm quyền quá hai nhiệm kỳ). Nhưng phép thử lần này xem ra khó nuốt nhất. Hãy đợi đấy! Nguyễn Phú Trọng “trảm” Tô Lâm thế nào sẽ biết được “gan của Tổng Bí thư” to đến đâu!  
......

"Giai cấp mới" tại Việt Nam

Bà Phương Thảo, ông Tô Lâm không biết dân Việt Nam đang khổ?  https://www.youtube.com/watch?v=XRcQM0BCisM Chính Luận Trần Trung Đạo| Milovan Djilas là nhà nghiên cứu lý thuyết CS và từng là ủy viên Bộ Chính Trị đảng CS Nam Tư, Phó Chủ Tịch Nhà Nước CS Nam Tư, Chủ Tịch Quốc Hội CS Nam Tư. Sau khi phản tỉnh ông viết trong tác phẩm Giai Cấp Mới: Một Phân Tích Về Hệ Thống Cộng Sản xuất bản năm 1957 như sau:   “Trong một thời gian dài, đảng CS cố tình che giấu bản chất của mình. Quá trình hình thành của giai cấp mới không chỉ được che đậy bằng những thuật ngữ xã hội chủ nghĩa mà quan trọng hơn bằng hình thức sở hữu mới, sở hữu tập thể. …Bản chất giai cấp của hình thức sở hữu này được che đậy bằng bình phong quyền lợi của toàn dân tộc. “ (Theo Tủ sách Talawas, Phạm Minh Ngọc dịch theo bản tiếng Nga, 2005)   Cũng trong tác phẩm Giai Cấp Mới, Milovan Djilas viết: “Năm 1936, nhân dịp công bố Hiến pháp mới, Stalin tuyên bố rằng ở Liên Xô đã không còn giai cấp bóc lột, nhưng trên thực tế người ta không chỉ thực hiện xong quá trình thủ tiêu các nhà tư sản và các giai cấp khác của chế độ cũ mà còn thiết lập một giai cấp hoàn toàn mới, chưa từng có trong lịch sử.”   Nhưng câu này của Milovan Djilas mới là chí lý: “ Các lãnh đạo Cộng sản xử lý tài sản quốc gia như của riêng họ, nhưng đồng thời họ cũng lãng phí nó như thể nó là của người khác.” (Theo quote.org)   Thời gian dài trôi qua từ khi tác phẩm ra đời nhưng bản chất của chế độ CS tại năm nước CS còn lại, trong đó có Việt Nam, vẫn đúng như Milovan Djilas nhận xét.   Chiến tranh Việt Nam chấm dứt gần nửa thế kỷ nhưng sự tiêu pha và lãng phí của giai cấp thống trị đã làm cho Việt Nam, một đất nước nhiều tiềm năng, thành là một nước nghèo so với tiêu chuẩn phát triển chung của thế giới. Trong suốt 47 năm qua, các thế hệ Việt Nam đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả máu để nuôi dưỡng giai cấp thống trị hoàn toàn không làm một việc gì hữu ích cho xã hội ngoài hút máu dân tộc Việt.   Như nhiều người biết hôm nay, dưới chế độ CS, khái niệm “nhân dân làm chủ” chỉ là một chiếc bình phong để giai cấp của những kẻ thống trị, có toàn quyền xử dụng tài sản của đất nước như của chính mình, cũng như có toàn quyền lãng phí tài sản đất nước như không phải của mình. Những nhận định của Milovan Djilas có thể áp dụng vào hai trường hợp mới vừa xảy ra, Nguyễn Thị Phương Thảo tặng 155 triệu bảng Anh và Tô Lâm ăn bò bít-tết ở nhà hàng của đầu bếp Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe.   Như các báo loan tin, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, tỉ phú Việt Nam đồng ý tặng 155 triệu bảng Anh cho Linacre College, một trường nhỏ thuộc hệ thống Đại Học Oxford. Theo thông báo của trường, với số tiền lớn được tặng, ngôi trường đang mang tên học giả nổi tiếng Thomas Linacre có thể sớm đổi thành Thao College. Một số học giả Anh như giáo sư Đại Học Oxford Marie Kawthar Daouda phê bình ý định đổi tên trường từ Linacre sang Thao với lý do Thomas Linacre là học giả nổi tiếng trong thời đại ông và không nên thay chỉ vì một thương gia cho nhiều tiền.   Việc tặng tiền cho một đại học là một nghĩa cử quen thuộc của những người giàu tại Mỹ, Anh cũng như các nước Tây Phương. Các tỉ phú Mỹ thường tặng tiền cho đại học, nhất là những trường mà họ xuất thân. Năm 2018, Michael Bloomberg tặng 1.8 tỉ dollar cho đại học Johns Hopkins tại Maryland.   Điểm khác nhau chính là các tỉ phú Anh, Mỹ sinh ra và làm giàu trên một đất nước vốn đã giàu hàng đầu thế giới trong mọi lãnh vực, nhất là giáo dục. Theo The Center for World University Rankings trong số 20 trường đại học tốt nhất thế giới có 17 trường là Mỹ, 2 là Anh và 1 là Nhật. Dò mỏi mắt xuống hạng 1,000 trường đại học được tổ chức này quan sát cũng không có một trường đại học Việt Nam nào.   Theo cách lý giải và hành xử của một người bình thường nếu bạn có lòng vị tha để tặng thì bạn nên tặng cho những nơi thiếu thốn nhất, cho những người cần nhất. Giá trị và tác dụng của món quà nhờ đó sẽ cao hơn và ý nghĩa hơn là tặng cho những nơi đang đầy đủ.   Mấy hôm nay, một làn sóng bất mãn, phê bình, mỉa mai, châm biếm bà Thảo đã “làm chuyện ngược đời”, “gánh củi về rừng”, “mua danh” v.v... Những người phê bình còn đưa ra những hình ảnh đau lòng của các em học sinh phải đu dây qua sông, bơi qua những khe nước chảy xiết, lội qua những con suối đầy đá nhọn để đến trường như một cách nhắc nhở cho bà Thảo thấy sự khác nhau giữa thực tế bi thảm của đất nước đã sinh ra bà và nền giáo dục hiện đại của Anh.   Họ cho rằng lẽ ra bà Thảo nên dùng số tiền đó để xây những chiếc cầu, lẽ ra bà Thảo nên dùng số tiền đó để dựng trường học, lẽ ra bà Thảo nên dùng số tiền đó để cấp học bổng cho sinh viên học sinh nghèo và nhiều “lẽ ra” khác. Những người phê bình bà Thảo tưởng là bà không biết. Không, chắc chắn bà đã thấy và đã biết nhưng thấy là một chuyện, biết là một chuyện, cảm thông với sự chịu đựng của nhiều triệu tuổi thơ Việt Nam nghèo khó hay không là chuyện khác. Là một tỉ phú, bà Thảo không muốn tên tuổi của mình gắn liền với một trường đại học dù lớn nhất Việt Nam nhưng vô danh trên thế giới.   Chuyện bà Thảo chưa xong. Hôm 3 tháng 11 vừa qua các mạng internet chuyền nhau video tướng Công An CSVN Tô Lâm ăn thịt bò bít-tếch dát vàng trị giá hơn một ngàn dollar. Nhìn cảnh Tô Lâm há miệng to cho đầu bếp nhà hàng Salt Bae hay còn gọi "Thánh rắc muối" đút miếng thịt bò trông vô cùng kệch cỡm, ghê tởm làm sao.   Ăn thịt là chuyện bình thường nhưng nhìn Tô Lâm ăn khó mà không tưởng tượng cảnh thú vật ăn thịt nhau trong phim động vật hoang dã. Đừng nói chi đang đại diện cho một nhà nước tại nước ngoài, một người lịch sự và tự trọng thường không làm vậy trong nhà hàng với nhiều thực khách chung quanh.   Những người Việt giận dữ lại lần nữa trưng bày những hình ảnh đau thương của hàng triệu người Việt tìm đường về quê tránh dịch với những cảnh chết chóc, đói khát, cực khổ không bút mực nào tả hết như một cách nhắc nhở Tô Lâm về thực trạng Việt Nam. Tô Lâm bộ trưởng công an ăn bò dát vàng Nusret Gökçe.   Theo họ, lẽ ra Tô Lâm nên biết ngay trong giờ phút ông đang ăn nhiều triệu người dân không có một chén cơm trắng để ăn, lẽ ra Tô Lâm nên biết trên cả nước nhiều người vẫn còn chết hay đang chờ chết vì nạn dịch, lẽ ra Tô Lâm nên biết hàng triệu trẻ thơ Việt Nam đang thiếu sữa trong tháng Mười lũ lụt này, và lẽ ra Tô Lâm không nên rắc muối lên vết thương của họ như anh chàng đầu bếp rắc lên miếng thịt bò mà Tô Lâm đang nuốt.   Chắc chắn là Tô Lâm đã thấy và đã biết nhưng giống như bà Phương Thảo, thấy là một chuyện, biết là một chuyện, cảm thông với sự chịu đựng của đồng bào hay không là chuyện khác.   Milovan Djilas viết về bản chất, nguồn gốc lịch sử hình thành nên giai cấp mới, nhưng ông có thể đã sót một đặc điểm quan trọng, “giai cấp mới” còn gồm những con người ích kỷ, vô lương tâm và vô cảm.   Lấy Trung Cộng, nước CS đàn anh của CSVN làm ví dụ cho chính xác với điều kiện kinh tế. Bản chất giai cấp là lý do Trung Cộng mặc dù có nhiều tỉ phú hạng thứ hai trên thế giới sau Mỹ nhưng là nước được tổ chức Charities Aid Foundation xếp vào hạng ích kỷ nhất thế giới trong nhiều năm.   Năm 2019, Trung Cộng đứng hàng 126 trong số 126 quốc gia được tổ chức quốc tế này quan sát. Charities Aid Foundation kết luận “Trung Quốc là quốc gia duy nhất đứng hạng tệ hại nhất trong cả ba tiêu chuẩn gồm tình nguyện, giúp đỡ người khác và đóng góp hiện kim.” Trung Cộng còn đứng sau cả Congo, Palestine, Yemen, những dân tộc triền miên trong chiến tranh và nghèo khó.   Nguyễn Thị Phương Thảo là sản phẩm của ý thức hệ CS nên đừng trách tại sao bà không rộng lượng với đồng bào mình mà dùng tiền đi mua danh một cách kệch cỡm đáng khinh. Hôm qua, 6 tháng 11, 2021, tờ Daily Mail của Anh tố cáo bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng không chỉ cấu kết với giới lãnh đạo của “chế độ CSVN thô bạo” mà còn có quan hệ với cả chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng Nguyễn Thanh Tùng Những đồng bạc, dù một đồng hay một tỉ, có được do cấu kết với những kẻ gây nên tội ác chống lại con người trong trường hợp này là đảng CSVN, sẽ không được xem là đồng tiền chính đáng.   Đặc tính không chính đáng của đồng tiền thể hiện rất rõ nét và rất dễ nhận ra tại Việt Nam. Hãy nhìn vào những biệt thự nguy nga mà “giai cấp mới” này sống so với những túp lều không vách của đại đa số trong 97 triệu người dân để thấy khoảng cách trời vực giữa hai tầng lớp người trong cùng một đất nước. Một chính phủ có 110 thứ trưởng, 201 phó chủ tịch tỉnh và hàng ngàn vụ trưởng. Mục đích của bộ máy hành chánh cồng kềnh này chẳng qua là để hợp thức hóa vai trò của các cán bộ đảng, để qua đó chúng được chính thức lãnh lương, chính thức ăn hối lộ, chính thức tham ô và tham nhũng.   Tham nhũng dưới chế độ CS không phải phát xuất từ bản chất tham lam của một số người ở đâu cũng có thể có. Tham nhũng tại Việt Nam có tính đảng vì chính đảng CS tạo môi trường cho tham nhũng sinh sôi, nuôi dưỡng tham nhũng lớn và tạo điều kiện để tham nhũng hoành hành.   Đối diện với tầng lớp cai trị, bộ máy tuyên truyền và bạo lực trấn áp khủng khiếp và thường trực của chế độ CS đã biến phần lớn trong số 97 triệu người Việt còn lại thành một tầng lớp chỉ biết phục tùng.   Sự chịu đựng của nhiều triệu đồng bào trong mùa dịch vượt qua ngoài định nghĩa của khổ đau, bất hạnh và sợ hãi. Dù “mắt kẹt” ở Sài Gòn hay tìm cách về quê họ đều phải đối phó với những khó khăn chưa từng có trong đời. Nhưng khác với Đông Âu trước đây hay Cu Ba mới đây, không có cuộc biểu tình nào ở Sài Gòn, không có chống đối nào trên đường đi dù có người phải đi bộ 500 cây số hay như anh thợ hồ Hồ Tám đi bộ 1000 cây số từ Trà Vinh để về Huế trên vai vỏn vẹn một thùng mì gói.   Họ không bao dung nhưng đã mất hết khả năng chống đối. Trời hành họ còn biết kêu trời nhưng đảng hành thì không ai dám kêu đảng. Nhà tù đang chờ họ. Trấn áp đang chờ họ. Chết đói, chết khát đang chờ họ. Bộ máy kìm kẹp của đảng CS siết chặt đến mức làm tê liệt ý thức phản kháng của con người. Họ lầm lũi đi như đoàn nô lệ da đen sau nội chiến Mỹ đi tìm một nơi để gọi quê hương.   Hàng triệu người dân hôm nay có thể đã trở về trong căn nhà trơ trọi và bên ngoài mùa mưa đang đến, nước lụt đang dâng. Họ sẽ sống ra sao trong những ngày tháng tới. Có tiếng than, tiếng khóc nửa đêm nhưng tuyệt nhiên không có tiếng trả lời hay an ủi.   Nhưng một mai, khi đại dịch qua đi, những người dân bất hạnh kia lại sẽ vào thành phố tìm đường sống vì không còn gì để sống trên nơi chôn nhau cắt rốn. Và cứ thế, cuộc đời của tầng lớp người bị trị tại Việt Nam sẽ bị vùi dập trong trầm luân thống khổ cho đến chết.   Trước nỗi bất hạnh của dân tộc Việt, ai là người biết đau và ai sẽ là người biết nhục? Nguyễn Thị Phương Thảo ư? Tô Lâm ư? Không. Nếu biết đau và biết nhục bà Thảo đã không đem tiền để mua cái tên trường ở một đất nước xa xôi bỏ mặc cho nhiều triệu trẻ em Việt sống trong những điều kiện học hành tệ hại nhất thế giới. Nếu biết đau và biết nhục, ông Lâm đã không há miệng to để được đút ăn trong lúc một phần không nhỏ của đất nước không có ngay cả gói mì để ăn. Những người biết nhục không phải Nguyễn Thị Phương Thảo, Tô Lâm, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc mà là những con người Việt còn có một lương tâm Việt Nam dù ở ngoài guồng máy hay vì lý do riêng phải tạm thời ở trong guồng máy. Cách mạng dân chủ tại các nước cựu CS cho thấy, chính những người biết đau và biết nhục đã làm thay đổi vận mệnh đất nước họ. Khác nhau về thời gian và thời điểm nhưng Việt Nam cũng vậy. Lịch sử Việt Nam đã chứng minh nhiều lần trong hoàn cảnh dù đen tối bao nhiêu vẫn còn có những người biết đau và biết nhục. Lần nữa trong tương lai, chính những người biết đau và biết nhục sẽ thay đổi vận mệnh Việt Nam.   Trần Trung Đạo  
......

Phiên xử Nguyễn Duy Linh: Một phiên toà kỳ lạ

Ảnh Nguyễn Duy Linh trước tòa Bài bình luận của Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm) - Fb Ba Gai Sáng ngày 06/11/2021, Tòa án Hà Nội đã tuyên phạt cựu Phó Tổng cục trưởng Tình báo Nguyễn Duy Linh mức án 14 năm tù giam, không khác với đề nghị của Viện Kiểm sát là từ 13-15 năm tù, quá khác với nhận định có thể “tử hình” của báo chí khi khởi tố vụ án. Tuy đó cũng là một “sự kiện lịch sử” chống tham nhũng khi một nhân vật có thể gọi một cách khôi hài là “trùm tình báo”, với một gia thế đầy quyền lực suốt bao năm mà vẫn phải sộ khám, nhưng chắc vẫn gây thất vọng cho bao người hằng tin vào sự nghiêm minh ít nhiều của pháp luật. Một phiên tòa kỳ lạ, được báo hiệu ngay từ trước khi Nguyễn Duy Linh bị bắt. Để có kỷ luật, khởi tố, bắt … đều khó Từ tháng 4/2021, Vũ “nhôm” và Hồ Hữu Hòa đều bị cơ quan CSĐT Bộ Công an đề nghị Viện KSND tối cao truy tố  về tội “đưa hối lộ” và “môi giới hối lộ”. Tuy nhiên, màn “kỳ lạ” đã khởi nguồn ngay từ đây. Đó là không có kẻ bị đề nghị truy tố tội “nhận hối lộ”, một tội danh luôn phải gắn liền với “đưa hối lộ”, theo logic tự nhiên cũng như quy định trong Bộ luật Hình sự. Nguyễn Duy Linh khi đó được báo đưa tin dưới “mật danh” N.D.L. (trước đó đưa họ tên đầy đủ nhưng rồi bị xóa đi), là người bị cả Vũ và Hòa khai ra đã “nhận hối lộ”. Song với lý do “thời hạn điều tra đã hết”, nên Linh nghiễm nhiên tạm được vô can. Chưa hết! Khi không đề nghị truy tố được Linh, cơ quan điều tra đã “có văn bản đề nghị Đảng ủy Công an T.Ư xem xét xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với ông N.D.L.”. Thế nhưng, ngày tháng qua đi, tìm mỏi mắt chẳng thấy báo chí đưa tin có kỷ luật N.D.L. không. Khởi tố, bắt rồi vẫn khó Ngày 15/6/2021, các báo đưa tin cơ quan điều tra cho biết đã khởi tố Nguyễn Duy Linh, nhưng chỉ nói là “nguyên cán bộ Bộ Công an”, không có thêm thông tin gì khác về nhân thân. Riêng hai báo Tuổi trẻ và Thanh niên thì đưa rõ “nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Tình báo”. Ngày hôm sau, 16/6, có tin Viện KSND Tối cao “xác nhận cơ quan này đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam” Linh, nhưng không hề có thông tin gì về việc bắt, khám xét, ảnh bị can lại càng không có. Ngày 21/6/2021, quá bất ngờ, Bộ Công an cho biết đã có kết luận điều tra, nghĩa là chỉ hỏi cung trong có … sáu ngày mà đã xong. Tuy nhiên, Linh chỉ khai có nhận quà lặt vặt, không khai có nhận tiền từ Vũ. “Khó” ở chỗ, bị can không nhận tội, mới hỏi cung có vài ngày, mà sao lại phải vội làm “kết luận điều tra” như vậy? Câu hỏi này có thể sẽ được làm rõ ở phiên tòa. Ra tòa rồi càng khó tới kỳ lạ Khó … hiểu đầu tiên là tình trạng bệnh tật của Nguyễn Duy Linh. Có hẳn một bài báo nêu chi tiết bệnh “suy tim, có tiền sử nối 4 kích cầu tim, phổi”, rồi “những loại bệnh, những hiện tượng mà cần phải giấu, không cho Nguyễn Duy Linh biết”, rồi “cần chăm sóc y tế đặc biệt” liên quan tới cả bệnh “truyền nhiễm” nữa, “rất nặng, có thể tử vong”. Lại còn có đề nghị cho vợ bị cáo Linh tới tòa để “xét nghiệm”, trong khi đã có hai tháng trước đó ở bệnh viện sao không xét nghiệm? … Vì những lý do đó, luật sư đề nghị hoãn phiên tòa. Linh còn có hai tháng nằm bệnh viện Bộ Công an trước khi ra tòa, đã có văn bản của bệnh viện “ngày 27/10 thông báo về bệnh tim và bệnh hiểm nghèo khác”. Khó hiểu là tại sao một lãnh đạo cơ quan quan trọng như vậy, suốt bao lâu vẫn đảm đương công việc, lên chức vù vù, thì đùng một cái, khi xảy ra việc khởi tố Vũ trước đó mấy tháng về tội “đưa hối lộ” (22/04) mới phát hiện hàng loạt “bệnh đặc biệt hiểm nghèo” như vậy và vào viện nằm tới khi ra tòa? Nhưng theo Tòa, “sáng nay, trước khi phiên xử diễn ra, lực lượng y tế đã kiểm tra, xác định bị cáo Linh có đủ sức khỏe để tham gia phiên tòa”, nên bác đề nghị của luật sư. Khó hiểu tiếp theo là động thái của tòa liên quan sức khỏe của Linh. Vì là một vấn đề hết sức đặc biệt về sức khỏe bị cáo, tại sao tòa không công bố nội dung công văn của bệnh viện; “lực lượng y tế” kiểm tra sức khỏe của Linh là ở đâu ra, có quyền hạn trong tố tụng để giám định y tế hay không; sao không mời giám định độc lập (không phải của công an); bệnh gì liên quan cả “truyền nhiễm” mà không sợ lây ở tòa hay sao, v.v..? Người ta có quyền nghi ngờ câu chuyện sức khỏe chỉ là màn “câu giờ”, nhưng nếu tòa (và cả Viện kiểm sát) không có cách làm rõ thì không thể hiện sự nghiêm minh, thậm chí không loại trừ khả năng sau phiên tòa, bị cáo tiếp tục được “tạm giam” rồi “thi hành án” tại … bệnh viện. “Nhận tội” và có thể … “thoát tội” Có lẽ sau khi không thể “câu giờ” được, Nguyễn Duy Linh đã nhận tội. Thế nhưng, hàng loạt sự lạ tiếp tục diễn ra, từ sự “mềm mỏng” của tòa cho tới việc bỏ qua những yêu cầu cực kỳ quan trọng. Khi tòa hỏi lại để xác định Linh đã nhận tội, thì bị cáo chỉ gật đầu (hai lần), nhưng tòa cũng không hề nhắc nhở và yêu cầu phải xác nhận bằng lời (quá khác với các phiên tòa). Đặc biệt, với một bị cáo có quá trình hỏi cung quá ngắn, không nhận tội, thì khi phải nhận tội trước tòa, việc phải thẩm vấn để xác định diễn biến các hành vị phạm tội là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, với mức độ phức tạp của vụ việc, mức án cao nhất tử hình của tội danh, thì lẽ ra tòa phải trả hồ sơ, yêu cầu điều tra lại. Nhưng đã không có chuyện đó. Hiện tượng này có lẽ trả lời phần nào cho lý do vì sao quá trình hỏi cung lại ngắn chưa từng thấy (được nêu ở trên). Thêm nữa, sau khi Linh nhận tội, Vũ cũng lập tức nhận “theo”, đồng thời cho biết “có nhiều việc khó nói, mong HĐXX thông cảm”. Đây là tình tiết hết sức quan trọng, sao không thấy tòa đi sâu thẩm vấn? Với Nguyễn Duy Linh, vị trí công tác hoàn toàn không thể quyết định được vấn đề tội trạng của Vũ “nhôm”, nên việc “chạy án” bắt buộc Linh phải liên hệ với đối tượng khác có vị trí liên quan, thậm chí còn “cộm cán” hơn Linh. Như vậy càng cho thấy yêu cầu cần biết Linh đã sử dụng số tiền ra sao, đưa cho (những) ai, ...  quan trọng tới mức nào. Không làm được những điều đó, khả năng lọt tội với Linh và thoát tội với đối tượng khác là rất có thể. Ngoài ra, Linh còn có thể phạm tội “tiết lộ bí mật công tác” khi nhắn nhủ Vũ “nên đi “du lịch qua màn ảnh nhỏ" một thời gian ngắn... cố gắng qua nước châu Âu"; thậm chí còn có thể cả tội danh khác nữa liên quan việc này, để có thể phải chịu mức án cao hơn nữa. Vậy mà điều đó đã không thấy được nêu ra ở tòa. Mức án quá lạ Cuối cùng, bản án 14 năm tù với Nguyễn Duy Linh là quá nhẹ với một tội danh “nhận hối lộ” đã quy định khung rất rõ ràng; chỉ từ 1 tỷ đồng trở lên là bị 20 năm tù, chung thân hoặc tử hình (theo Bộ luật Hình sự 2015, Điều 354), trong khi Linh nhận (ít nhất) là 5 tỷ. Trong khi đó, Linh còn thể hiện không thành khẩn khai báo và nhận tội trong suốt quá trình từ khi chưa khởi tố cho tới trước tòa. Đó là tình tiết tăng nặng. Còn tình tiết giảm nhẹ, như báo nêu, cũng không thể giúp bị cáo được giảm nhiều tới mức đó được.    
......

Tận cùng bất lương, tận cùng giả dối

  Tổng thống Mỹ Barack Obama ăn quán bún chả tại Hà Nội Phạm Đình Trọng   Người đứng đầu nước Mỹ giầu nhất thế giới, Tổng thống Barack Obama thăm chính thức Việt Nam. Sau những lễ nghi và thăm viếng ngoại giao ở Hà Nội, đến bữa, Tổng thống Mỹ ra quán bún chả bình dân phố Huế ăn trưa cùng dân thường Hà Nội. Một bát nước chấm, chả nướng. Một đĩa bún. Một đĩa rau sống. Một chai bia Hà Nội. Bữa ăn của Tổng thống Mỹ khi công cán ở Hà Nội chỉ vài chục ngàn đồng tiền Việt, chỉ hai, ba đô la Mỹ. Tổng thống Mỹ ăn bữa trưa bình dị cùng người dân thường Việt Nam không những là hình ảnh đẹp của con người Barack Obama mà còn là hình ảnh đẹp của nước Mỹ, hình ảnh lung linh của một chính quyền dân chủ, chính quyền từ dân mà ra, gần dân, chan hoà với dân, không có gì cách biệt với dân. Đoàn Chính phủ nhà nước cộng sản Việt Nam thăm vương quốc Anh với những thành viên như Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm đầy tai tiếng. Tai tiếng ở trong nước đàn áp, bắn giết dân. Đàn áp quyền biểu tình, đàn áp quyền tự do ngôn luận của dân. Xông vào tận giường ngủ bắn giết dân ở Đồng Tâm, Mỹ Đức, Hà Nội. Tai tiếng cả trên thế giới đến mức trở thành tội phạm quốc tế khi đưa cả thê đội mật vụ với hai tướng chỉ huy đột nhập phi pháp vào nước Đức, đạp lên luật pháp nước Đức bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đưa về Việt Nam. Đoàn Chính phủ của đất nước tận cùng nghèo mạt. Người dân phải lang bạt, vật vờ khắp thế giới kiếm sống. Đàn ông bán sức lao động làm thuê. Không có việc làm thuê thì làm tội phạm. Buôn ma tuý. Buôn người. Làm băng đảng cướp của giết người. Làm kẻ cắp vặt ở siêu thị. Đàn bà bán thân làm nô lệ tình dục. Đầy tai tiếng cả về nhân cách con người và tai tiếng cả về danh dự, thể diện quốc gia, trong đoàn Chính phủ nhà nước cộng sản Việt Nam thăm nước Anh, Bộ trưởng Tô Lâm lại một lần nữa lộ ra nhân cách thấp hèn, chỉ biết có miếng ăn, không biết đến nhân dân khốn khó, không biết đến thể diện quốc gia. Tổng thống Mỹ đến Việt Nam đi ăn bữa trưa bún chả, chỉ, hai, ba đô la. Bộ trưởng Tô Lâm đi ăn bữa tối thịt bò dát vàng. Giá miếng thịt bò dát vàng trong miệng Bộ trưởng Tô Lâm cả ngàn đô la. Tổng thống Mỹ tự cầm chai bia, ngửa cổ lên tu như mọi người dân lao động bình thường. Bộ trưởng Tô Lâm không cần động tay, chỉ việc há miệng. Hai vành môi banh ra như mỏ con chim non chờ chim mẹ mớm mồi. Tô Lâm há mồm chờ người hầu đút miếng thịt bò dát vàng vào miệng. Một hình ảnh rất kệch cỡm, chướng mắt, thiếu thẩm mĩ và vô chính trị. Tô Lâm  há miệng chờ đút thịt bò dát vàng Nơi Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm cong môi chờ người hầu đút miếng thịt bò dát vàng ngàn đô la vào miệng chính là nơi mới năm trước ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói, trên đường trốn chui trốn lủi phi pháp vào nước Anh kiếm miếng ăn đã chết ngạt, chết lạnh cứng trong thùng xe đông lạnh. Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an Tô Lâm nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô vào cái dạ dày tham lam ở ngay chính nơi ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói chết thê thảm trên đường trốn chui trốn lủi vào nước Anh kiếm miếng ăn. Càng thấy sự tận cùng bất lương, tận cùng mất tính người ở ông Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an. Vì có những người Việt Nam sung sướng giơ ngón tay cái lên tỏ ra hãnh diện khi nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô mới có ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn phải chết cóng trong thùng xe đông lạnh. Ở ngay nơi ba mươi chín người Việt Nam nghèo đói đi kiếm miếng ăn chết thảm, Ông Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng bộ Công an nuốt miếng thịt bò dát vàng ngàn đô rồi mau mắn, hăm hở đến thành kính dâng hoa tri ân ông thuỷ tổ cộng sản thế giới Karl Marx và ông thuỷ tổ cộng sản Việt Nam Hồ Chính Minh, bày tỏ tấm lòng trung thành với lí tưởng đấu tranh chống bất công, nghèo đói, mang lại ấm no hạnh phúc cho giai cấp vô sản. Không phải chỉ tận cùng bất lương, ông Uỷ viên Bộ Chính trị đảng cộng sản Việt Nam, Bộ trưởng bộ Công an còn tận cùng giả dối. Có phải người cộng sản là như vậy: Tận cùng bất lương. Tận cùng giả dối?    
......

Ăn trên xương máu đồng bào

Đây là Tô Lâm, Tô Ân Xô và đàn em ngày hôm qua gây phẫn nộ dư luận khi một đoạn clip trên tiktok do chủ nhà hàng “thánh rắc muối” đăng tải cho thấy cả đám hí hửng, mặt đỏ khi uống rượu và đợi thịt bò dát vàng ra xắt miếng, mõm Tô Lâm há ra đợi để táp một miếng, rồi đàn em vỗ tay.   Khi clip loan tải, dư luận phẫn nộ là bởi vì bữa ăn thịt bò dát vàng và do đích thân thánh rắc muối phục vụ sẽ thanh toán không dưới 1 tỉ đồng. Và tiền đó sẽ là tiền bằng mồ hôi xương máu của Nhân dân ta, nai lưng quần quật đóng thuế. Sẽ có bọn dư luận viên bào chữa rằng đó là bữa tiệc chiêu đãi của nước sở tại, xin thưa, ở Châu Âu những quốc gia Dân chủ văn minh họ sẽ không bao giờ chiêu đãi kiểu kệch cỡm, chơi ngông học làm sang ấy đâu. Vì chính phủ của họ khi sử dụng một đồng tiền đều phải minh bạch, nếu tiêu quá một đồng phải đứng trước Quốc hội mà giải trình với quốc dân của họ. Ở Pháp năm 2019, vợ chồng bộ trưởng Môi trường đã bị áp lực dư luận và phải lột áo vì ăn tôm hùm chi bằng ngân sách vì phung phí của Dân. Ai sẽ dám mời Tô Lâm đi ăn kệch cỡm vậy?   Vì thế, đây là tiền là xương máu của đồng bào ta. Nó sẽ tính vào giá xăng giá điện, bằng hàng hàng lớp lớp thuế mà đảng giăng ra trấn lột của Nhân dân. Là mồ hôi của Chú nông Dân thức sớm ra đồng, là của chị lao công thức khuya để dọn đường, là anh chị em công nhân chắt chiu từng đồng chen chúc trong khu trọ chật chội để mà có tiền nộp thuế cho đảng cướp, và có khi là của anh Bác sĩ, của giáo viên của bác kỹ sư... tất cả là tiền của Dân ta.   Ở quê nhà, khi Dân phải gồng mình vì đói khổ, Dân không còn sức để kêu gào vì đã quá đói mà bị CP phớt lờ, tiền hỗ trợ thì bắt nhận trên tivi, Dân phải ăn cơm chan nước lã, phải bắt ve sầu để ăn thì cả đám lại mở tiệc linh đình ở trời Tây, khi rượu cạn ly quý vị sẽ nghĩ gì? Làm sao thu thuế thật cao, không cho ai kêu la, hay nghĩ cách vơ vét xong chuồn qua đó ở để hưởng lạc như vậy mãi?   Tôi không biết các vị nghĩ gì nữa, song, chắc chắn sẽ không bao giờ nghĩ cho Dân, cho tổ quốc này. Nếu đã nghĩ thì làm sao phung phí như thế trong khi Nhân dân cơm không có mà ăn. Nên nhớ, một bữa ăn mà bằng chi cho 700 người Dân nhận hỗ trợ bị ảnh hưởng covid, mà có mấy ai được nhận đâu?- cay đắng tận cùng.   Mồi đã hết, rượu cũng cạn ly, uống máu Dân - nó tanh không quý vị?   Fb Phạm Minh Vũ  
......

Bộ trưởng CA Tô Lâm được "thánh rắc muối" đút bò dát vàng cho ăn

Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Chánh văn phòng Công an Tô Ân Xô thưởng thức bò dát vàng ở nhà hàng Salt Bae RFA Bộ trưởng Bộ Công an Việt Nam Tô Lâm được chính tay "Thánh rắc muối" Salt Bae chế biến và đút cho ăn món bò dát vàng trị giá lên đến 45 triệu đồng/phần trong một nhà hàng của ông này ở Luân Đôn. Video được đăng tải hôm 3/11/2021 trên tài khoản Tik Tok @nusr_et có gần 11 triệu người theo dõi của anh chàng đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, hay còn được biết đến biệt danh là "thánh rắc muối". Nhà hoạt động Hoàng Dũng phát hiện và đăng tải video lên Facebook cá nhân vào tối 4/11, tuy nhiên chỉ sau khoảng 30 phút đăng tải phát hiện này thì tài khoản Tik Tok của Salt Bae đã xóa video này đi. Đoạn video dài 41 giây cho thấy Salt Bae chế biến món bò dát vàng "golden giant tomahawk" và xắt ra từng miếng, đồng thời tự tay rắc muối lên 3 phần thịt bò chế biến riêng cho đoàn Việt Nam có trị giá mỗi phần lên đến 1.450 bảng Anh (tổng cộng 3 phần là 135 triệu đồng). "Thánh rắc muối" còn tự tay dùng dao xỉa 1 miếng thịt bò đút vào mồm của Bộ trưởng Công an Tô Lâm và ông này đưa một ngón tay cái lên, dấu hiệu cho biết món bò này là tuyệt hảo. Chánh văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Công An Tô Ân Xô ngồi bên tay phải của Tô Lâm, khuôn mặt bừng đỏ và đang cầm điện thoại quay lại những cảnh này. Ảnh chụp màn hình Tik Tok của Salt Bae trước khi ông này xóa video khỏi tài khoản Bộ trưởng Công an Tô Lâm đang tháp tùng đoàn của Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự hội nghị về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc COP26 tại Anh từ ngày 31/10. Đến chiều 3/11, ông Chính cùng với đoàn Bộ Công an của ông Tô Lâm sang thăm chính thức nước Pháp. Trước phiên xử 29 người dân Đồng Tâm hồi tháng 9/2020, Chánh văn phòng Bộ Công An Tô Ân Xô gọi cụ Lê Đình Kình là "một loại cường hào, địa chủ mới", trong khi đó dân mạng phát hiện ông này đeo dây nịt của Helmet có trị giá gần 5.000 đô la Mỹ. Salt Bae là một hiện tượng mạng xã hội vì động tác rắc muối lên các món ăn mà ông này làm. Nhiều ca sĩ, nghệ sĩ, cầu thủ bóng đá nổi tiêng thế giới… đã đến nhà hàng của ông này để được chính chủ nhân tận tay biểu diễn màn rắc muối và đút cho ăn. *** Đoạn video dài 41 giây cho thấy Salt Bae chế biến món bò dát vàng "golden giant tomahawk" và xắt ra từng miếng, đồng thời tự tay rắc muối lên 3 phần thịt bò chế biến riêng cho đoàn Việt Nam trong đó Tô Lâm và đồng bọn có trị giá 135 triệu, chưa kể rượu vang và các món khác, và để thánh rắc muối đích thân bỏ vào mõm thì mức giá có thể cao gấp nhiều lần vì dịch vụ.   Xem xong video đọng lại trong tôi chẳng có gì ngoài sự cay đắng, cay đắng tận cùng.   Tôi nhớ lại từng chuyến xe tháo chạy khỏi Saigon mấy đợt vừa qua của người Dân để chạy cái đói, cái khổ, tôi nhớ từng đoàn người đi bộ nối hàng dài lam lũ trở về quê hàng trăm cây số vì đói, tôi nhớ tới đoàn xe thiên di leo lên đỉnh Hải Vân trong cái mưa lạnh kèm bão lũ, tôi nhớ tới hình ảnh người đàn ông phải nhặt từng hạt gạo khi cái nilon bục giữa hè phố sau khi xin được nhà hảo tâm cho 3kg gạo... và còn lắm cảnh thê lương mà Dân ta chịu nỗi khốn khổ vì đại dịch, trong mấy tháng qua.   Tháp tùng thủ tướng đi dự hội nghị tại Âu Châu không biết hiệu quả đạt được ra sao? Mang lại lợi ích thế nào cho Dân cho nước. Trước mắt là thấy ngốn không ít tiền thuế của Dân. Nhưng, lại tổ chức ăn uống nhìn nó thật khốn nạn và lưu manh, kệch cỡm. Tiền đó là tiền thuế của Dân chứ đâu.   Bọn cộng sản quả thật vô liêm sỉ! Ăn chơi trác tán trên nỗi đau đồng bào là loại người gì?   Mà không sao, cạn ngân sách thì mai đảng ta lại tăng thuế, tăng phí để bù lại, cùng lắm là tăng thêm xăng, tăng điện tăng gas bù vào.   Fb Phạm Minh Vũ  
......

Chỉ thắc mắc tí thôi

Do Duy Ngoc Đọc trên báo nhà nước có tin "Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo vào ngày 31.10.2021  tại Edinburgh – Anh, đã thay mặt Tập đoàn Sovico mà mình là Chủ tịch, để ký bản cam kết tài trợ 155 triệu bảng Anh bằng 220 triệu đô la  cho Trường Linacre College thuộc Viện Đại học Oxford của Anh. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo không tiết lộ tiến độ giải ngân như thế nào, nhưng Trường Linacre tuyên bố khi nhận được 50 triệu bảng Anh đầu tiên của gói tài trợ thì họ sẽ đệ trình lên Hội đồng Cơ mật Hoàng gia Anh để đổi tên từ Linacre College sang Thao College".   Bà Thảo là một tỷ phú đô la của Việt Nam, một trong những người giàu nhất xứ ta. Bà ta có tiền và bà cũng có quyền cho tiền ai là quyền của bà. Nhưng qua việc này thấy có gì hơi sai sai ở đây? Nghĩ thế thôi, chứ tui chẳng có ý kiến gì. Và cũng theo báo, trường sẽ đổi tên thành Thao College.   Cũng theo báo:"Trường Linacre College nằm trong hệ thống 45 trường thuộc Viện Đại học Oxford, nhưng là đơn vị ít tên tuổi nhất và theo thú nhận của họ “từ lâu, chúng tôi đã là một trong những trường được tài trợ ít nhất”. Trường Linacer được thành lập từ năm 1962, nhân dịp kỷ niệm 40 thành lập thì họ nhận được tài trợ 3 triệu bảng Anh, còn nhân dịp 50 thành lập thì họ nhận được tài trợ 8 triệu bảng Anh."   Thế có nghĩa là từ đây ở xứ sương mù xa tít kia sẽ có một ngôi trường mang tên của một người đàn bà Việt Nam, tự hào quá đi chứ? Nhưng bọn dân ngu khu đen như chúng tui thì cứ thắc mắc là ngoài được cái tên, bà Thảo được lợi gì? Nước Việt được lợi gì? Chắc là phải có chi đó thì buổi ghi nhận sự kiện này có mặt chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính. Dân chỉ có suy nghĩ hơi cạn một tí là trong lúc nước ta còn nghèo, nhất là vừa qua cơn đại dịch, kinh tế khó khăn, người dân khốn khổ còn nhiều quá mà sao lại đem tiền đi tặng một trường học của nước giàu có, thịnh vượng như nước Anh. Có thể có ý nghĩa và mục đích sâu xa nào đó mà dân đen chưa hiểu nổi. Giá như từng đó tiền này làm chút gì đó cho dân Việt thì có vẻ hợp lý hơn nhỉ. Nghĩ lan man vậy thôi mà. *****   Nhà nước VN, các trường đại học tại VN nên tự hỏi tại sao? Nguyễn Đình Bổn Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và chồng là ông Nguyễn Thanh Tùng.   Chuyện bà Thảo tặng 155 triệu bảng Anh (4.826 tỷ đồng VN) cho trường Linacre - đào tạo sau đại học, trực thuộc Đại học Oxford của Anh, có thể là một cú chơi nổi để lấy tiếng hoặc gì gì đó không? Tôi không biết nhưng qua vụ này, nhà nước VN, các trường đại học VN nên tự hỏi là tại sao?   - Tại sao kinh phí dành cho đại học tại VN rất thấp mà bà Thảo không giúp lại đi tặng... thiên hạ?   - Tại sao các trường đại học tại VN không được tự chủ mà chỉ như một trường cấp IV, y như hệ thống giáo dục cho học sinh vị thành niên?   - Tại sao các trường đại học VN hầu như vô danh trên thế giới, không có một nghiên cứu nào ra hồn và sinh viên vẫn phải nhai lại các giáo điều cũ rích, từ người dạy đến người học đều biết nó vô bổ, mất thời gian và tiền bạc, ví dụ kinh tế chính trị Mác Lê nin?   Và còn hàng ngàn câu hỏi tại sao nữa, trong đó tôi giả định nếu bà Thảo tặng đại học Tôn Đức Thắng 5.000 tỷ thì có thể đổi tên thành Đại học Phương Thảo hay không?    
......

Thời tan rã

Tưởng Năng Tiến “Bạn từ đâu đến” ? (“Where you come from”?) là câu hỏi mà tôi vẫn thường nghe trong những tháng ngày lưu lạc. Dù tha hương gần cả cuộc đời, tôi luôn luôn đáp rằng mình từ nước Việt: I’m from Vietnam! Nếu trả lời khác đi và đúng với thực trạng (I’m from California) thì rất có thể tôi sẽ nhận được ánh mắt, cùng với nụ cười thân thiện hơn của tha nhân. Tuy biết vậy nhưng tôi không muốn chối bỏ quê hương, dù không hãnh diện gì (lắm) về cái đất nước khốn cùng mà mình đã đành đoạn bỏ đi từ khi tóc hãy còn xanh. Sống tha phương cầu thực – tất nhiên – không thiếu những phút giây tủi thân/ tủi cực hay tủi nhục, hoặc cả ba. Thêm (hay bớt) vài cái nhìn dè bỉu/khinh chê của thế nhân đâu phải là chuyện đáng để bận tâm. Tôi vẫn thường nhủ lòng như thế. Ấy thế mà vẫn không tránh khỏi đôi chút mủi lòng khi nhìn thấy dăm ba đồng hương, đang lui cui nhặt nhạnh rác rưởi, trên hè phố nơi quê người đất khách: “Bỗng nhiên hiện ra trước mắt ba người một bãi rác khổng lồ. Tủ đứng, tủ nằm. Xa lông. Máy giặt. Nồi cơm điện cũ. Rồi ghế xoay. Bá ngồi ngay lên chiếc ghế xoay. Xoay một vòng. Bốn bánh xe dưới chân đưa anh đi một quãng. Chà chà. Thật mê ly. Có cái ghế xoay này đặt trong nhà ngồi thư giãn, xem sách, đọc báo hay nghe nhạc thật tuyệt vời. Bảo đảm cả thành phố không ai có. Đang thả tâm hồn bay bổng, nhìn theo Đay và Niệm đi sâu hơn nữa vào bãi rác, bỗng nghe tiếng reo, anh giật mình đứng lên bước nhanh về phía họ: Một đống quạt bàn hiện ra trước mắt. Cái nào cũng còn nguyên bảo hiểm, cánh, cả giây và phích điện dù có chiếc bảo hiểm đã rỉ và bầu thì đã tróc sơn. Chỉ nhìn nét mặt họ, anh cũng biết anh không có phần ở đống quạt cũ này. Vì lúc họ tìm ra, anh không có mặt, anh còn đang đu đưa với chiếc ghế xoay. Cái ghế xoay chết tiệt! Đay cùng anh thuỷ thủ nhặt quạt bàn xếp thành một hàng rồi tìm ra một chiếc gậy gỗ xâu gần chục chiếc quạt lại. Thật sung sướng khi nghe Niệm nói: ‘Phần ông Bá một chiếc, thôi, cứ xâu cả vào đây, khiêng về tầu, ông ấy lấy sau.’ Thật là một tấm lòng vàng. Cái quạt tai voi nhà anh cũ quá rồi. Khi chạy cứ long lên sòng sọc như muốn rời ra. Hai người khiêng quạt đi trước, Bá vác cái ghế xoay đi sau. Phải mang chiếc ghế này về. Vì nó quá sang trọng, quá tuyệt vời. Hơn nữa nó còn là nguyên nhân làm anh thất bát ít ra hai chiếc quạt!   Khiêng vác trên vỉa hè, gặp người Nhật và cả những người mắt xanh mũi lõ sải bộ trên hè, không ai bảo ai cả ba đều cúi gầm mặt. Niệm kêu to, trấn an bạn và cũng là để trấn an chính mình: – Làm đéo gì mà xấu hổ. Họ biết mình là ai… Rồi trừng mắt hỏi Bá: – Ông là người nước nào. Tôi là người Ma lai xi a. Quốc tịch Ma lai xi a chính hiệu. Đay cười nhạt: – Thôi. Cứ nói Căm pu chia cho xong. Dân Mã lai nó đếch thèm những thứ này đâu. Sang đây mới thấy mình là cuối hạng người… Ấy thế mà khi về đến Việt Nam chúng mình lại là nhất. Chúng mình là đầu hạng người. Ai nhìn chúng mình cũng nể. Ai cũng thèm được như chúng mình. Chúng mình chon von chót vót… Ngay chuyến này thôi, với những ngày vắng mặt ở Việt Nam để đi sang nước Nhật này, trở về với mấy món hàng cũ trong tay, anh thực sự ở một mặt bằng khác, một nấc thang giá trị khác, một tầng lớp khác, một tầm cao khác. Đúng. Chỉ cần vắng mặt ở Việt Nam ít ngày thôi rồi trở về, anh đã là một con người khác” (Bùi Ngọc Tấn. Biển Và Chim Bói Cá. Hội Nhà Văn. Hà Nội: 2008, 458 – 461).   Bốn năm sau, sau khi tác phẩm thượng dẫn được xuất bản – trong một buổi trò chuyện với thông tín viên Mặc Lâm (RFA) vào hôm 15 tháng 4 năm 2012 – tác giả tâm sự: “Đây là quyển tiểu thuyết sử thi thời sự tan rã. Tan rã trong hệ tư tưởng, tan rã trong quan hệ sản xuất, nghĩa là tan rã trong ý thức hệ, tan rã trong quan hệ giữa người với người.” Bùi Ngọc Tấn giờ không còn nữa. Điều ông khẳng định về sự băng rã (và băng hoại) ở đất nước mình nay đã được nhận rõ ở bình diện quốc gia. Những ngày qua, giới báo chí nhà nước đồng loạt và hớn hở loan tin: – Kiến nghị nhập 37 toa tàu cũ từ Nhật Bản về chạy ở Việt Nam – Nhập 37 toa tàu hết hạn sử dụng: lợi nhiều hơn hại – Xin nhập 37 toa tầu cũ của Nhật để giảm gánh nặng đầu tư – 37 toa tàu cũ của Nhật vẫn tốt hơn tàu ta đang có Qua một cuộc phỏng vấn dành cho giới truyên thông trong nước, ông Vũ Anh Minh – Chủ Tịch Hội Đồng Thành Viên Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam (VNR) – khẳng định: “Nếu không có lợi thì chúng tôi đã không đề xuất. Lợi ở đây không phải là với doanh nghiệp tư nhân chỉ tính hiệu quả kinh tế của đồng vốn, mà đây chính là lợi ích cho Nhà nước…” Thật là quí hóa! Quan chức mà ai cũng “vô vị lợi” như ông Vũ Anh Minh thì cái lò của ông Nguyễn Phú Trọng đã tắt ngúm từ lâu. Điều đáng tiếc là quan điểm “vị tha” (và “vị quốc gia”) của ông ta, xem ra, không được dư luận đồng tình. Nhà báo Lưu Trọng Văn góp đôi lời bàn (ra) không thân thiện lắm: “Đường sắt là hình ảnh kinh tế hàng đầu như hàng không, tàu biển, để thế giới nhận diện độ tin cậy và xu hướng phát triển của Kinh tế VN và phẩm chất chế độ của VN để họ có nên đầu tư kinh doanh hay không. Việc VN xin rồi cải tạo đồ phế thải 40 năm và việc Chính phủ VN nếu chấp nhận thì sẽ là cú đánh cực mạnh vào uy tín nền kinh tế VN và uy tín quản trị của đảng cầm quyền VN.” Nỗi lo ngại về “uy tín của đảng” (cái Đảng đã từng đánh thắng liên tiếp mấy đế quốc to) của Lưu Trọng Văn, tất nhiên, hoàn toàn chính đáng. Tuy thế, nhà báo Nguyễn Thông lại còn bầy tỏ sự quan ngại (đáng ngại) hơn thế nữa cơ: “Trước năm 1975, nghèo đói, lạc hậu, chậm phát triển, một phần do chiến tranh đã đi một nhẽ (ấy là chỉ nói ở miền Bắc cắm đầu theo chủ nghĩa xã hội, chứ miền Nam không hẳn vậy, dù cũng chiến tranh), nhưng từ khi đất nước thống nhất tới giờ, các ông các bà làm gì suốt gần nửa thế kỷ để vẫn loay hoay giảm nghèo bền vững. Nước Nhật người Nhật chỉ cần hơn 20 năm, còn các ông bà định kìm hãm nước này dân này tới bao giờ. Mấy chục toa tàu hàng bãi mà họ vứt bỏ, còn ta định lôi về không phải chỉ đơn giản chuyện cũ người mới ta, mà cao hơn sâu hơn, ẩn chứa sự hổ thẹn, ô nhục về khả năng cầm quyền, lãnh đạo.” Những hạn từ “hổ thẹn” và “ô nhục” trong đoạn văn trên khiến tôi nhớ đến một bài báo cũ (“Đi Nước Ngoài ‘Thoải Mái’ Như Ở Tổng Công Ty Đường Sắt Việt Nam”) đọc được trên trang Dân Trí, vào hôm 01/09/2016. Xin phép trích dẫn đoạn mở đầu: “Từ năm 2010 đến hết năm 2013, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức 188 đoàn đi nước ngoài với tổng số tiền chi gần 14 tỷ đồng, trong đó có 23 đoàn đi không có văn bản mời hay hợp đồng học tập với phía đối tác. Kiểm tra hồ sơ 5 đoàn đi nước ngoài năm 2012-2013 thì cả 5 đoàn đều hợp đồng qua các công ty du lịch trong nước (theo tour) với nội dung ‘tham quan, học tập.” Giá mà trong 188 đoàn đi nước ngoài này mà có vài người được chỉ định chuyên học tập cách tự sát – hara kiri – của người Nhật Bản (khi họ không làm tròn trách nhiệm được giao phó, hay danh dự bị tổn thương) để chỉ dậy lại cho giới lãnh đạo Việt Nam thì “uy tín của đảng cầm quyền” – chắc chắn – sẽ lên cao ngất! TNT    
......

Trạm thu phí xe vào nội thành Hà Nội, Sài Gòn: Cách kiếm ăn thời hậu đại dịch

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Với một ngân sách quốc gia thâm thủng kinh niên, bộ máy cai trị của đảng phải tận thu bất cứ hoạt động kinh tế, xã hội nào có thể thu được, bất kể sự vơ vét ấy có thực sự mang lại lợi ích công cộng nào không. Ngoài các sắc thuế thông thường vốn không thể cân bằng chi thu hàng năm, các tỉnh thành, các quận huyện xã ấp gần như có thể tùy tiện áp đặt các loại phí, lệ phí của địa phương mình mà khi nghe đến tên ai cũng sững sờ, không tin đó là chuyện có thật. Trước đây ở nông thôn Miền Trung đã có phí trâu bò ăn cỏ, phí vịt thả đồng do xã ấn định mà các quan xã giải thích lấp liếm rằng đó là áp dụng sự công bằng theo kiểu “công đồng lạc túc” từ thời xa xưa. Ở thành phố từ khi có chính sách xã hội hóa ngành y tế, các bệnh viện thu phí thăm nuôi, phí đi vệ sinh, thậm chí còn có phí thang máy thu của thân nhân người bệnh. Dĩ nhiên, trong những trường hợp cười ra nước mắt ấy, người dân trước hết phải tuân thủ đóng góp cho đến khi nó bị bãi bỏ vì sự ta thán kéo dài. Một loại phí khác bị kêu ca nhiều nhất là phí bảo vệ môi trường từ 2019, thu 4 ngàn đồng/lít xăng chẳng những không bảo vệ được môi trường mà môi trường sống của người dân được mô tả ngày càng ô nhiễm. Trong chiều hướng đó, mới đây hai thành phố Sài Gòn và Hà Nội đưa dự án lập các chốt thu phí xe cộ vào nội thành. Vụ lập chốt thu phí ở Hà Nội đang bị dư luận chống đối dữ dội. Với sự cố vấn của Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải, Sở Giao Thông Hà Nội đã lập dự án xây dựng 87 chốt thu phí tại 68 vị trí tại các ngã đường chính đi vào thành phố, với lý do vô cùng tốt đẹp là giảm lượng lưu thông của xe hơi và xe gắn máy. Chưa cần tính tới số tiền không nhỏ phải bỏ ra xây  87 chốt kiểm soát này và cần bao nhiêu nhân viên điều hành, đây quả là một sáng kiến độc đáo. Vì nó chỉ có hại cho dân nhưng lại mang về rất nhiều tiền cho cán bộ và thành phố Hà Nội, còn ngân sách nhà nước được bao nhiêu đồng thì chưa thể biết được. Có thể dự đoán với 87 chốt kiểm soát hoạt động từ 5 giờ sáng đến 21 giờ, cảnh ùn tắc sẽ diễn ra rất kinh khủng, do xe cộ các loại dồn lại chờ đóng phí để được vào thành phố. Vì chắc chắn với công nghệ 4.0 mới chập chững bước vào, Hà Nội chưa đủ điều kiện là thành phố thông minh cỡ Singapore để có thể thu phí tự động. Cùng với sự trì trệ, quan liêu nổi tiếng của nhân viên chính quyền Hà Nội, hàng trăm chốt moi tiền dân này sẽ sớm phá sản. Thông thường ở các thành phố lớn trên thế giới, để giải quyết nạn kẹt xe, giải pháp đầu tiên là xây dựng nhanh chóng hệ thống chuyên chở công cộng như xe buýt, xe điện ngầm để dân khỏi dùng xe riêng, vừa tiết kiệm được tiền bạc. Thế mà trong gần 70 năm qua, tức từ 1954 đến nay hệ thống giao thông công cộng của Hà Nội vẫn là con số không nhưng hô hào bằng khẩu hiệu rất to. 10 năm trước, Hà Nội khởi công làm tuyến đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông nhưng mãi đến nay vì nhiều lý do, tức 10 năm sau, ngày khánh thành cho tàu lăn bánh chưa thấy đâu. Mới đây công trình dài 13,5 cây số tiêu tốn 868 triệu đô-la này nghe đâu đã được nhà nước chấp thuận nghiệm thu đưa vào khai thác vào đầu tháng Mười Một. Đây là một công trình giao thông công cộng đúng nghĩa, nhưng rơi vào sự chê trách của dư luận vì sự bất động của những đường cong uốn lượn nằm trên cao quá lâu, đến nỗi phải mang danh công trình thế kỷ. Trong khi đó do sự sáp nhập các đơn vị hành chánh vào Hà Nội, dân số ngày càng tăng, nhu cầu đi lại của thành phố tăng theo, tình trạng ùn tắc giao thông không có gì khó hiểu. Nhưng cách giải quyết của chính quyền Hà Nội lại không theo con đường bình thường như các quốc gia khác để mang lại lợi ích cho người dân. Mà họ lại đi theo chiều hướng vơ vét làm lợi cho chiếc túi tham không đáy của cán bộ nhà nước. Rõ ràng việc thiết lập những trạm thu phí xe chỉ để làm giàu cho đảng viên các cấp thời hậu dịch, khi Covid-19 đã làm ngưng đọng mọi hoạt động khiến cán bộ hết đường kiếm ăn. Ngoài ra nó chẳng phục vụ cho một lợi ích cụ thể nào cho người dân khi mang ra áp dụng. Người dân phải chống lại dự án móc túi phi lý này nếu không muốn bị chính quyền cộng sản tiếp tục “vặt lông vịt.” Phạm Nhật Bình  
......

Quy Định 37 là trận đồ để ông Trọng nắm quyền vĩnh viễn

Phạm Nhật Bình -Việt Tân   Cách nay đúng 10 năm, ông Nguyễn Phú Trọng lần đầu tiên được bầu làm tổng bí thư đảng CSVN thay thế Nông Đức Mạnh tại đại hội XI (1/2011). Gần một năm sau, ông Trọng ký ban hành Quy Định số 47 vào ngày 1 tháng Mười Một, quy định 19 điều đảng viên không được làm nhằm mục đích “tăng cường kỷ cương, kỷ luật của đảng và giữ gìn phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng và tính tiên phong gương mẫu của đảng viên…” Đọc qua 19 điều đảng viên không được làm này, ai cũng thấy đó là sự minh chứng trên giấy trắng mực đen, tình trạng suy đồi mọi mặt của hầu hết cán bộ đảng viên trong hệ thống đảng và bộ máy cầm quyền. Đó cũng chính là 19 tội lỗi mà đảng viên thường xuyên phạm phải trong những năm dài độc quyền tàn phá đất nước, khiến cho những lời xưng tụng về phẩm chất, đạo đức, gương mẫu của người cộng sản trở thành lố bịch trước mắt quần chúng. Dù sao ông Trọng cũng không đến nỗi nhắm mắt làm ngơ mà phải bạch hóa sự âu lo của mình, trước hết cho sự tồn vong của đảng vì sự suy đồi của đa số đảng viên. 10 năm sau, một lần nữa tại Hội Nghị Trung Ương 4 khóa XIII, ngày 25 tháng Mười, ông Trọng lại ký Quy Định 37 thay thế Quy Định 47 trước đây. Quy định mới này cấm đảng viên thêm nhiều điều như: Điều 5, không được phát tán bài viết, bài nói, phỏng vấn, hồi ký khi đảng chưa cho phép; Điều 9, không được nhập quốc tịch nước ngoài; không chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài cũng như không được mở tài khoản ngân hàng và mua bán tài sản; Điều 17, không can thiệp, tác động để vợ hoặc chồng, con, cha mẹ, anh chị em ruột đi du lịch, du học bằng nguồn tài trợ của các tổ chức liên quan. Nói một cách tổng quát, Quy Định 37 lần này bao gồm 19 điều cấm đảng viên không được làm đã ban hành năm 2011, nay càng siết chặt thêm với những nội dung mới mà lần trước còn để lọt. Tại sao ông Trọng phải ra nhiều điều cấm đảng viên như vậy? Ông Nguyễn Phú Trọng lên nắm chức tổng bí thư đảng từ đại hội XI năm 2011, nhưng lúc ấy quyền hạn hầu như tập trung vào tay Nguyễn Tấn Dũng, người đứng đầu chính phủ đang được sự ủng hộ từ các tỉnh. Ngay cả việc kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng vì những thất bại nặng nề về kinh tế cũng không thành, ông Trọng đành cay đắng chịu thua “đồng chí X” lúc đó. Đến năm 2016, trong đại hội XII ông Trọng mới thực sự nắm quyền lực đảng trong tay khi loại được “bố già” Nguyễn Tấn Dũng ra khỏi cuộc đua vào ghế tổng bí thư, được mô tả là một cuộc tranh hùng gay cấn giữa hai nhân vật đầy tham vọng trong đảng. Một thỏa thuận ngầm để Nguyễn Tấn Dũng về quê “làm người tử tế” nhưng mở ra con đường thăng tiến trong đảng cho hai người con trai sau này. Từ năm 2016 đến nay, Nguyễn Phú Trọng tung ra chiến dịch đốt lò nhưng chỉ mới nhặt được loại rác rưởi, sạn cát. Đây là những cán bộ mặc dù đã được trung ương quy hoạch thành cán bộ chiến lược, nhưng dễ dàng bị kinh tế thị trường đốt cháy do lao vào suy đồi trong tư tưởng và hành động từ sự cám dỗ của đồng tiền. Dù công cuộc đốt lò chống tham nhũng chỉ diệt được ruồi, nó luôn được đề cao là đạt được thành công “toàn diện, đồng bộ và rõ nét,” ông Trọng vẫn chưa hoàn toàn nắm chặt được quyền lực trong tay. Muốn làm được điều này, trong đại hội XIII ông Trọng  ra sức xoay chuyển tình thế, vượt qua quy định của trung ương, tiếp tục ngồi lại ghế tổng bí thư lần thứ ba. Giờ đây để có thể tiếp tục ở vị trí “thái thượng hoàng” trong mai sau, ông Trọng phải tạo một dấu ấn cho tên tuổi mình. Về lý thuyết, ông Trọng ra sức nhồi nhét cái gọi là tiến lên xã hội chủ nghĩa dù chính ông cũng không hình dung hay xác định được thời gian nào Việt Nam có xã hội chủ nghĩa hoàn thiện. Về mặt nhân sự, ông Trọng đưa ra Quy Định số 37 siết chặt thêm hàng ngũ đảng viên để qua đó cho mọi người thấy quyền lực vô hạn của mình. Đồng thời tạo thành một bộ lọc hầu tuyển chọn những cán bộ sẵn sàng trung thành với mình và dùng đó như một lý do để cô lập các đảng viên không tin vào con đường tham quyền cố vị của tổng bí thư. Nói tóm lại, Quy Định 37/2021 là trận đồ do chính Nguyễn Phú Trọng giăng ra – chứ không phải trung ương đảng gì cả – với mục đích tạo thành một thế trận mới để qua đó cô lập, loại trừ những đảng viên không nằm trong vòng kiềm tỏa của ông Trọng. Nói cách khác, Quy Định 37 là sự chuẩn bị cho con đường bám chặt ghế tổng bí thư cho đến chết như họ Tập đang làm bên Trung Quốc./.  
......

Đống rác

Đỗ Ngà Cách đây 1,5 thế kỷ, ông Karl Marx đã nhìn hình ảnh bất công của chủ nghĩa tư bản ngày đó và từ đó ông ta viết nên chủ thuyết Cộng Sản. Tuy nhiên, ông Karl Marx không hề nhận thấy rằng, một thể chế chính trị cho phép nhiều đảng phái cạnh tranh nó có tính hiệu chỉnh rất tốt và nhờ đó mà sau 150 năm phát triển, nhiều nước đã tiến tới sự giàu có, thịnh vượng, công bằng và văn minh. Ông Karl Marx cứ nghĩ là Chủ Nghĩa Tư Bản nó mãi mãi xấu xa như thế, nhưng ông đã lầm. Mô hình nhà nước tam quyền phân lập nó vốn là một loại cơ thể sống, nó càng ngày càng phát triển, càng ngày càng hoàn thiện. Điều này đã được lịch sử chứng minh rõ ràng mà không cần phải bàn cãi. Tuy nhiên, Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học của Karl Marx và Frederich Engels sáng tạo ra với dụng ý “làm cho thế giới tốt đẹp hơn” ấy thì giờ thế giới đã nhận ra nó chỉ là cái thây ma, không hơn không kém. Nó ngày một thối rữa và cho đến hôm nay, từ thượng tầng chính trị đến cái xã hội mà do cái chủ nghĩa ấy tạo ra ở Việt Nam thối không thể tả được. Con người khác với loài động vật ở chỗ là họ xem giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền là những món ăn quan trọng. Nếu con người chỉ biết hục mặt vào máng lợn, tâm trí chỉ quanh quẩn hai chữ “kiếm ăn” mà quên mất những giá trị lớn lao kia thì như thế khác gì con vật? Vậy nên, George Orwell mới viết ra tác phẩm Trại Súc Vật để mô tả xã hội Cộng Sản là thế. Nó là một xã hội mà trong đó công dân bị tước bỏ hết những giá trị cao cả kia. Đất nước Việt Nam đã rất thiếu may mắn khi sản sinh ra con người như ông Hồ Chí Minh, chính ông này đã mang thứ chủ nghĩa thây ma kia về tròng lên đầu dân tộc này. Là công dân Việt Nam thì luôn bị chính quyền bất nhân tước bỏ hết mọi quyền căn bản. ĐCS luôn biết tạo ra sự thiếu thốn, vất vả để cho toàn dân chỉ lo chăm chú vào miếng ăn mà không còn thời gian để nghĩ về những vấn đề lớn lao. Khi toàn dân chỉ biết cắm đầu vào miếng ăn thì số người đòi hỏi những giá trị cao cả kia cũng ít đi và từ đó chính quyền CS dễ dàng ra tay bẻ gãy họ như bẻ từng chiếc đũa. Đó là thâm ý của ĐCS Việt Nam. Chủ nghĩa Tư Bản và Chủ Nghĩa Xã Hội của Marx-Lenin nó phát triển theo hai chiều hướng trái ngược. Một đi theo hướng ngày một văn minh, một đi theo hướng ngày một man rợ. Ngay cả đất nước dân chủ nửa vời như Thái Lan còn tạo ra được một xã hội yên bình, xã hội vắng bóng trộm cắp. Đi ra ngoài biên giới, nhìn lại đất nước Việt Nam nó như nồi cám lợn. Xã hội Việt Nam như mớ hổ lốn, từ chính quyền đến xã hội đều tham lam tranh ăn. Quan chức thì ăn cướp dân, chính quyền bóc lột dân, dân bóc lột nhau, và tệ hơn dân thì cướp bóc lẫn nhau. Xã hội thì trộm cướp dày đặc, hớ hên bất cứ thứ gì cũng có thể bị mất. Một bức tranh từ thượng tầng chính trị trở xuống đều đáng tởm. Thấy mà thương cho mảnh đất hình chữ S bất hạnh này. Trách nhiệm của người dân Việt Nam là phải loại bỏ cái thể chế thây ma ngày một thối rữa ở Việt Nam. Đừng hy vọng rằng ĐCS sẽ tốt hơn, nó chỉ có thể gian hơn, ác hơn và thủ đoạn hơn mà thôi. Tuổi của một dân tộc được tính bằng hàng ngàn năm, tuy nhiên nếu để cho đất nước ngày một thối rữa dưới bàn tay cai trị của ĐCS thì dân tộc này khó mà đứng vững ngàn năm được. Muốn đứng vững, một trăm triệu dân không thể để cho một tổ chức chính trị man rợ như ĐCS Việt Nam dẫn dắt được. Không thể./.  
......

Vài suy nghĩ về việc có nên mua máy bay cho cảnh sát cơ động?

Nguyen Ngoc Chu Không ai không mong muốn cho đất nước giàu mạnh, hùng cường, có vị thế được nể trọng trên trường quốc tế. Ai cũng muốn có một quân đội hùng mạnh tinh nhuệ để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Ai cũng muốn có một lực lượng cảnh sát chuyên nghiệp để bảo vệ pháp luật, duy trì trật tự và an toàn công cộng. Bởi thế, cung cấp thiết bị hiện đại cần thiết cho các lực lượng chuyên nghiệp là không bàn cãi. Vấn đề bàn cãi là thế nào gọi là cần thiết, cái gì là cần thiết?   Ví như quân đội, nước nào cũng phải chế tạo hay mua sắm các vũ khí hiện đại nhất. Vũ khí đắt tiền mà hầu như không bao giờ được sử dụng. Bỏ không, mất tiền, hàng năm phải mua mới, vậy mà đối với nhiều quốc gia là cần thiết. Nhân loại mỗi năm phải chi hàng ngàn tỷ đô la cho vũ khí, cho chạy đua vũ trang, trong khi hàng trăm triệu người dân chưa đủ cơm ăn áo mặc. Một nghịch lý chưa có lời giải trong nhiều năm nữa.   Ở mặt khác, có cái cần thiết cho quốc gia này mà không cần thiết cho quốc gia kia. Là vì phụ thuộc vào hoàn cảnh và mục đích. Có quốc gia cần bom nguyên tử mà quốc gia khác lại không. Đối với cá nhân, có người sắm xe Roll-Royce mà có người lại mua xe bán tải. Đối với gia đình, bố mẹ không thể dồn tiền mua sắm một món hàng hiệu trị giá nhiều chục triệu đồng cho một người con, chỉ để 1 năm mặc làm cảnh một lần, trong khi để cho các người con còn lại nhịn đói. Điều gì là cần thiết phải đặt trong khung cảnh cụ thể. Chứ không phải ai có cái gì mình cũng có cái đấy.   Tương tự như vậy là đối với lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam. Không phải cảnh sát nước nào có phương tiện gì thì cảnh sát Việt Nam phải có phương tiện đó.   1. MỤC ĐÍCH VÀ ĐỐI TƯỢNG?   Báo Tuổi trẻ ngày 26/10/2021 cho biết: “Quốc Hội đang tranh luận sôi nổi việc mua máy bay cho cảnh sát cơ động”. Trong đó: “Đại biểu Nguyễn Minh Đức - phó chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và an ninh của Quốc hội - cho hay theo các công ước quốc tế, các quốc gia không bao giờ được sử dụng lực lượng quân đội để thực hiện hành vi trấn áp khi có xung đột dân sự. Do vậy khi có tình huống xảy ra phải sử dụng lực lượng cảnh sát. Theo ông Đức, có những báo cáo về hiện tượng bao loạn, gây hấn, biểu tình ảnh hưởng đến an ninh quốc gia có thể xảy ra, khi đó phải sử dụng lực lượng cảnh sát. Nếu không sớm trang bị các loại phương tiện sẽ rất khó khăn để lực lượng làm nhiệm vụ”(https://tuoitre.vn/quoc-hoi-tranh-luan-soi-noi-viec-mua...).   Thế là rõ. Theo ông Nguyễn Minh Đức thì mua sắm máy bay cho cảnh sát cơ động là để tránh vi phạm công ước quốc tế -“ không được dùng quân đội để thực hiện hành vi trấn áp dân sự” mà để nhiệm vụ đó cho cảnh sát cơ động. Nghĩa là biến cảnh sát cơ động thành một biến thể của quân đội. Dùng cảnh sát cơ động để đối phó với “hiện tượng bạo loạn, gây hấn, biểu tình ảnh hưởng đến an ninh quốc gia”.   Ai gây ra bạo loạn, gây hấn biểu tình? Có phải người từ nước khác đến không? Câu trả lời là không. Người “gây ra bạo loạn, gây hấn biểu tình ảnh hưởng đến anh ninh quốc gia” chỉ có thể là người trong nước. Đối tượng để cảnh sát cơ động “thực hiện hành vi trấn áp khi xung đột dân sự” là con dân nước Việt.   Từ bao giờ một bộ phận nhân dân lại trở thành đối tượng lo lắng của công an nhân dân đến mức phải mua cả máy bay phục vụ cho mục tiêu trấn áp?   Hàng ngày chúng ta vẫn được nghe rằng nhân dân ta rất tin tưởng vào Đảng và Nhà nước. Nhà nước là của dân, vì dân, do dân. Thì làm sao có thể xẩy ra điều lo lắng ở trên? Thật là mâu thuẫn.   2. BAO GIỜ THÌ ĐẾN XE TĂNG, TÊN LỬA?   Sau kỵ binh và máy bay có cần đến xe tăng? Xe tăng ngăn chặn biểu tình còn hiệu quả hơn kỵ binh. Và khi có máy bay thì cần đến cả tên lửa? Dùng xe tăng để chống lại biểu tình thì lịch sử nhân loại không bao giờ quên thảm sát Thiên An Môn ngày 04/6/1989. Khi đã nói đến anh ninh quốc gia, thì không chỉ công an mà phải sử dụng quân đội. Bảo vệ an ninh quốc gia không có luật nào cấm được việc sử dụng quân đội. Công ước quốc tế cấm “ không được dùng quân đội để thực hiện hành vi trấn áp dân sự” bởi vì trấn áp dân sự không phải là an ninh quốc gia. Phải hiểu cho đúng về an ninh quốc gia. Đừng nhầm lẫn an ninh quốc gia với bảo vệ những nhóm lợi ích.   Nhưng khi người dân đã biểu tình đến hàng chục vạn, hàng triệu người thì không lực lượng kỵ binh, hay mấy chiếc máy bay của cảnh sát cơ động có thể đối phó được.Tháng 8/1991 trong cuộc đảo chính tại Liên Xô nhằm phế truất Gorbatrev, KGB đã chủ ý tiêu diệt Boris Yeltsin. Nhưng ông Yeltsin đã chạy đến quảng trường Nhà Trắng, huy động dân chúng ủng hộ tụ tập quanh Nhà Trắng. Nhà Trắng bị quân đội bao vây. Nhưng quân đội đã dừng lại khi đối đầu với cuộc tuần hành lớn của nhân dân. Ông Yeltsin nhờ đó, vừa thoát chết, vừa dẹp được đảo chính. Không có phương tiện nào cản trở được biểu tình của nhân dân. Chỉ có thay đổi chính sách vì lợi ích của dân thì mới hạn chế được biểu tỉnh.   3. VỀ TÍNH HIỆU QUẢ   Mua sắm bất cứ thứ gì cũng phải tính đến hiệu quả. Muốn mua sắm phương tiện mới thì cần phải xem xét lại các phương tiện đã mua. Như lực lượng kỵ binh vừa mới sắm chẳng hạn. Lực lượng kỵ binh phải chi tốn nhiều chục tỷ đồng hiện nay hiệu quả như thế nào? Có làm cho các cuộc đón tiếp nguyên thủ nước ngoài sang trọng hơn không? Có truy bắt tội phạm tốt hơn không? Có ngăn cản được bạo loạn không?...Có xứng với khoản tiền lớn đã bỏ ra và tiếp tục phải bỏ ra hay không?   Tương tự như với kỵ binh là câu hỏi về tính hiệu quả khi dự định mua máy bay cho cảnh sát cơ động.   4. 8 ĐIỀU NÓI KHÔNG   Với thực trạng của nước ta, lực lượng cảnh sát cơ động hoàn toàn không cần đến máy bay. Bởi vì 8 điều sau.   1/. Nhân dân không phải là là mục tiêu tập trung trấn áp. Không bao giờ xây dựng cảnh sát cơ động tinh nhuệ để nhằm vào đối tượng là một bộ phận nhân dân. 2/. Thu phục lòng dân bằng chính sách. Chính sách tốt thì không có bạo động. Để dân bạo động là lỗi của chính sách. 3/. Nhân dân ta dũng mãnh với kẻ thù ngoại xâm, nhưng giàu nhân ái với đồng bào. Lịch sử hơn 76 năm nước VNDCCH và CHXHCNVN không có bạo động lớn. Có chính sách tốt, làm công tác dân vận tốt, thì không thể có bạo động trong dân. Người Việt Nam có tính cam chịu cao. 4/. Lực lượng cảnh sát cơ động cần máy bay để làm gì? Để trinh sát? Để đổ quân cơ động cho kịp thời? Để ném bom? Để bắn phá? Hiện tại ở Việt nam không có những tình thế yêu cầu như vậy. Thực tiễn 76 năm qua cũng cho thấy chưa bao giờ có tình thế như vậy. Trong tương lai 5 năm cũng chưa có tình thế như vậy. Cho nên, hiện thời lực lượng cảnh sát cơ động của Việt Nam không có nhu cầu cấp thiết phải dùng máy bay. 5/. Tính tinh nhuệ của cảnh sát cơ động là ở con người. Cảnh sát cơ động giỏi hơn các lực lượng cảnh sát khác ở tính thiện chiến, chuyên nghiệp, chứ không phải cậy vào trang thiết bị vũ khí. Vũ khí hiện hại mua xong thì lạc hậu. Sự thiện chiến của con người không mua được. Cảnh sát cơ động phải tương tự như lính đặc nhiệm của quân đội các nước - võ thuật cao, bắn súng giỏi, sức bền lớn, xử lý tình huống nhuần nhuyễn, có khả năng vượt qua những hoàn cảnh hiểm nghèo…Thực tế cho thấy nhiều điều chưa đáp ứng, ở khoảng cách quá xa với lực lượng SEAL của Hải quân Hoa Kỳ. 6/. KHÔNG BIẾN CÔNG AN THÀNH QUÂN ĐỘI THỨ 2. HAI LỰC LƯỢNG QUÂN SỰ SONG SONG TỒN TẠI TRONG MỘT QUỐC GIA LÀ ĐIỀU NGUY HIỂM. 7/. Máy bay không giúp cho chống bạo động tốt hơn, cũng không làm cho người chiến sĩ cảnh sát cơ động tinh nhuệ hơn. Nếu có trường hợp đặc biệt xuất hiện, thì có thể dễ dàng sử dụng máy bay của quân đội. 8/. Hoàn cảnh của Việt Nam hiện nay, trang bị máy bay cho cảnh sát cơ động là thừa, chỉ dẫn đến tốn kém và không hiệu quả.   5. VẤN ĐỀ CỐT LÕI LÀ CHÍNH SÁCH   Thời VNDCCH, dù trong chiến tranh khốc liệt, nhưng công an đâu có phải lo lắng về bạo loạn của dân đến mức như thế này? Không phải sắm xe thiết giáp, không cần có kỵ binh mà trận tự công cộng được đảm bảo. Đó là nhờ chính sách, chứ không phải nhờ vũ khí.   Nhớ lại lịch sử. Thời kháng Pháp, khi đi tìm vị trí cho Chính phủ ở chiến khu Việt Bắc, Cụ Hồ dùng tay vỗ lên trái tim, và dặn những người đi tìm vị trí rằng, nơi an toàn nhất là trái tim của dân. Nếu được dân yêu thì an toàn. Nếu không được dân yêu thì ở đâu cũng không an toàn.   Nay, có kẻ bên ngoài mỗi ngày một hùng mạnh, mấy chục năm liên tục không ngừng mưu toan xâm chiếm lãnh thổ, thì phải tập trung tinh lực cho quân đội để bảo vệ biên giới quốc gia, chứ không thể quay chú ý vào đối phó với người trong nước. Một quan niệm (conception) hoàn toàn lạc hướng. Trong không cố gắng đoàn kết mà lại chú về đối đầu, Ngoài thì bị phân tán lực không đủ sức để đối phó với giặc mạnh, đây mới thực là nỗi lo cho an ninh quốc gia.   Điều cần nhất đối với lực lượng cảnh sát cơ động Việt Nam là sự tinh nhuệ của người chiến sĩ cảnh sát. Đó mới là thứ vũ khí vô giá.  
......

Tham vọng Quốc tế Cộng sản III hay là lúc cáo chung?!

VietTuSaiGon – RFA   Tất cả các chế độ chính trị, theo kinh nghiệm và quan sát từ lịch sử, đều có biểu hiện chung khi rơi vào bế tắc, hay sâu xa hơn là sắp tan rã, là huy động, vơ vét tiền từ nhân dân một cách bất chấp. Điều đó như một sự gắng gượng, vớt vát khó hiểu, rất khó để nhận định chính xác về hành vi này… Và lần này thì sao?   Những ai từng sống qua hai chế độ, từng trưởng thành trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa và từng thụ hưởng những giá trị tự do, tiến bộ của chế độ này chắc cũng đều nhớ đến những khái niệm cuối cùng để lại hệ lụy không nhỏ của chế độ này trước 30 tháng 4 năm 1975: Lâm tín cục, Quĩ dạo phòng (tức quĩ quốc phòng?). Đó là những dạng tín phiếu thu hút hàng triệu người tham gia để kiếm lãi. Kết cục của việc này, chắc ai cũng rõ, không cần bàn thêm. Và bây giờ, chế độ mới (Cộng sản) lại… cho thấy rằng chế độ này sắp sập hay là một kiểu đốt lò mới?! Đương nhiên tôi không có ý so sánh giữa hai chế độ, tốt – xấu ra sao chắc ai cũng rõ, giáo dục thời trước 1975 và sau 1975 vênh nhau cỡ nào, chắc không cần nhắc thêm. Vấn đề tôi muốn nói ở đây là khi một chế độ chính trị sắp sụp đổ, biểu hiện lớn nhất của nó là mất sức sống, cạn sinh lực. Xét về khía cạnh tài chính, chế độ Việt Nam Cộng Hòa những ngày cuối tháng Ba năm 1975 rơi vào khủng hoảng thiếu. Nguồn viện trợ bị cắt giảm xuống còn chưa tới 30% thường niên và sẽ chấm dứt trong vài tháng sau, bắt đầu giải giáp quân sự, mọi thứ đều cho thấy tình hình hết sức thê thảm. Để cứu vớt và giải quyết tình huống, miền Nam Cộng Hòa đã huy động vốn trong nhân dân. Gia đình tôi cũng không ngoại lệ, ông tôi mất một khoản tiền mà cho đến giờ này, qui ra vàng, nó tương đương với 60 lượng vàng để mua tín phiếu từ “quĩ dạo phòng”, “lâm tín cục”. (Mấy khoản này tìm trên Google không thấy, nhưng bất kỳ người nào có kinh tế khá một chút và sống thời trước đều biết đến). Và có bao nhiêu gia đình, bao nhiêu người giống như cha tôi thì thật khó mà nói. Nhưng, điểm khác biệt cơ bản giữa thời đó với thời bây giờ là thời Việt Nam Cộng Hòa, người dân tin vào nhà nước gần như tuyệt đối, người ta tự nguyện mua và xem đó là cơ hội làm giàu. Còn thời bây giờ, niềm tin của người dân dành cho nhà nước là không có. Động thái mới nhất của nhà nước trong thời gian gần đây là để các mặt hàng thiết yếu tăng giá đồng bộ và tăng phi mã (giá xăng, mặt hàng tối thiết yếu tăng hơn 1800 đồng/lít, mức tăng cao chưa từng thấy). Và dự tính chương trình huy động vàng trong nhân dân bằng cách in vàng giấy. Mục tiêu cuối cùng là huy động chừng 500 tấn vàng của nhân dân nhằm phục hồi kinh tế. Khi động thái này diễn ra, nó cho thấy điều gì? Trước nhất, nó cho thấy nhu cầu củng cố về kinh tế của chính phủ, rõ ràng, ở đây, dù chưa có công bố, công khai nào về mặt ngân sách quốc gia nhưng nếu quốc khố không trống rỗng thì chẳng ai dại gì bàn tới chuyện này, ngay trong lúc nền kinh tế đang gặp khó khăn và đặc biệt, nhân dân đang gặp khủng hoảng vì dịch, chết chóc, tang thương vẫn còn trước mắt. Hơn nữa, nó cũng cho thấy hệ thống kinh tế quốc dân tồn tại lâu nay chỉ là cái máng lợn để vỗ béo những con lợn nhà nước. Biệt phủ này, lâu đài nọ, có giá từ ngàn tỉ trở lên, cùng với đời sống xa hoa như các ông hoàng, bà chúa trên nền chúng dân rên xiết đau khổ là có thật. Và giả sử người ta đặt câu hỏi rằng ngân sách đã đổ về đâu? Thì nhân dân có ngay câu trả lời ở những khu biệt thự, những ngôi nhà như cung điện, những hồ bơi và những công viên toàn cây quí ở các tư gia quan chức. Thời nào cũng vậy, khi tham nhũng, hưởng thụ, bất chấp đã thành một khía cạnh, một mặt và cái khía cạnh, cái mặt này chiếm tỉ lệ quá cao trong xã hội, nó như là gương mặt chính thức của xã hội, thì điều đó cũng đồng nghĩa với việc chế độ chính trị bao trùm lên xã hội ấy đã đến lúc mục ruỗng, thối nát, khó có thể cứu chữa hay cứu chuộc. Và giả sử bây giờ, nếu đặt tiếp câu hỏi: Huy động kiểu gì? Huy động như thế nào số lượng vàng đó trong dân? Thì liền có hai câu trả lời: Hoặc đây là cái bẫy chống tham nhũng, hoặc đây là cú vẫy đuôi của con sư tử sắp chết? Ở đáp án thứ nhất, giả sử đây là cái bẫy chống tham nhũng, không phải không có cơ sở của nó. Bởi theo sau động thái in vàng giấy sẽ có những đợt thống kê, kê khai, kiểm kê tài sản ở mọi ngóc ngách xã hội. Và đến lúc đó, chắc chắn sẽ có một câu chuyện “đánh tư bản” như những năm sau 1975 đã từng. Và, đối tượng, “bọn tư sản” bị đánh lần này không phải là tư sản của “ngụy quyền”, “thân Mỹ” mà là bọn tư sản Cộng sản, một loại tư bản rừng rú đã đủ béo để làm thịt. Câu chuyện lúc đó sẽ li kì, gay cấn và đau khổ cho không ít người cứ ngỡ như mọi thứ đã hạ cánh an toàn. Bởi lẽ, dù có nhắm mắt, có điên khùng cỡ nào, nhà nước, chính phủ cũng còn đủ tỉnh táo để hiểu rằng nhân dân là một đám nghèo, nheo nhóc, nhân dân mãi là vậy. Vàng trong nhân dân nằm tập trung hết ở giới quan chức và nhóm tư bản rừng rú, lấy vàng của họ, tức là huy động nhanh, hiệu quả, và làm sáng tỏ nhiều thứ… Muốn lấy uy tín của đảng trước đám đông nhân dân thì không có cách nào khác là tiến hành tấn công người anh em cựu đảng viên, cựu quan chức cùng đám tư bản dây mơ rễ má. Ở tình huống thứ hai, tức là đây là cú vẫy đuôi của chính những tư bản rừng rú, muốn tồn tại chế độ, muốn giữ dây cương để ngồi yên trên lưng ngựa mà lại không muốn đụng tới người anh em, tập hợp tất cả đồng đảng và người anh em lại càn quét nhân dân cho dù có chết cũng cam lòng, gọi là được ăn cả ngả về không. Có vẻ như giả định này không có cơ sở. Bởi hiện tại, nói gì thì nói, hệ thống Cộng sản thế giới đã tắt ngúm từ rất lâu về cả thực lực và hình thức, nhưng hệ thông Cộng sản ở Châu Á vẫn là câu chuyện đáng bàn bởi chính hệ thống này đã kịp thích nghi với những bước phát triển thời đại. Thứ mà hệ thống này duy trì cho đến lúc này là độc tài về mặt quyền lực và độc đoán về mặt ý thức hệ. Ngược lại, các yêu cầu về phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng và tạo ra những con cá mập của hệ thống thì họ đã thành công, họ tạo ra được sức mạnh về cả tài chính lẫn quân sự, an ninh của họ nhờ vào khả nắng “vặt lông nhân dân”. Chính vì vậy, họ chẳng bao giờ đủ ngu ngốc để đánh đổi cả một quá trình xây dựng mấy chục năm nay, thậm chí cả trăm năm nay để lấy vài trăm tấn vàng. Và cú vẫy đuôi này, nếu có, nó phải trên phương diện quốc tế, trên khái cạnh trí tuệ, chính trị toàn cầu chứ không bao giờ là phương diện kinh tế quốc dân. Chắc chắn là vậy! Trong lúc tình trạng ngân khố đối mặt với nguy cơ trống rỗng, trong khi đất đai vẫn là sở hữu toàn dân, họ có thể mở bán bằng cách này hay cách khác để làm đầy quốc khổ trở lại, nhưng họ không chọn cách này, mà chọn theo cách in vàng giấy (thông qua việc mượn miệng một con tốt chính trị ở cấp độ nghị viên không mấy thực quyền). Điều này chứng tỏ đã có một bài toán được tính toán khá kĩ lưỡng cho đợt đốt lò thứ hai và cũng rất có thể, khi ngọn lửa đốt lò thứ hai này đủ bùng cháy, sẽ có một bước chuyển mới, một sự thay thế quyền lực mà ở đó, mọi tính toán cũng đã thành bài. Rất khó nói với người Cộng sản, khi họ nói một đường làm một nẻo. Và họ chẳng bao giờ suy nghĩ về đời sống nhân dân như thế nào, mà vấn đề họ trăn trở là làm thế nào để giữ độc tài, làm thế nào để nhân rộng thể chế của họ và thiết lập đế chế Cộng sản khu vực. Đó là thứ tham vọng không nguôi về một Quốc tế Cộng sản III. Và những cuộc đấu đá, thanh trừng của họ, chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống nhân dân, bởi đau khổ đầu tiên và cuối cùng bao giờ cũng thuộc về nhân dân!  
......

Cựu phó chủ tịch nước Trương Mỹ Hoa và những lời đồn liên quan tới vụ án Hồ Duy Hải

Amy Truc Tran Vụ án Hồ Duy Hải, một vụ án đi vào lịch sử, ngay cả người phóng viên theo đuổi vụ án suốt 13 năm trời là anh Trương Châu Hữu Danh mới đây cũng bị nhà cầm quyền cáo buộc tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước” với mức án 4 năm 6 tháng tù giam. Một trong những chứng cứ cáo buộc tội nhà báo Hữu Danh là anh đã tiết lộ những điều “cơ mật” trong vụ án Hồ Duy Hải…   Tử tù Hồ Duy Hải Hãy cùng nhìn lại vụ án Hồ Duy Hải với một trong những điểm nghi vấn chưa có lời đáp.   Ngày từ những ngày đầu của “kỳ án Bưu Điện Cầu Voi”, rất nhiều những lời đồn và cả những bài báo trên các trang mạng đều cho rằng Hồ Duy Hải phải chết thay cho 1 tên sát nhân con ông cháu cha, mà cụ thể là con cháu của bà Trương Mỹ Hoa, phó chủ tịch nước thời bấy giờ. Thực hư về những lời đồn, cho đến bây giờ vẫn còn là dấu hỏi lớn trong lòng những người dân Long An và cả những người quan tâm đến vụ án Hồ Duy Hải.   Vậy Trương Mỹ Hoa là ai?   Trương Mỹ Hoa sinh ngày 18/08/1945, tốt nghiệp lớp “Cao cấp lý luận chính trị” của đảng CSVN, từng là Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCSVN, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam nhiệm kì 2002-2007, Phó Chủ tịch Quốc hội… Bà được đảng CS công nhận là người “có công lớn” trong sự nghiệp cưỡng chiếm thành công miền Nam năm 1975. Ngày 27 tháng 12 năm 2007, được trao tặng Huân chương Hồ Chí Minh để ghi nhận những đóng góp của bà cho sự nghiệp “Cách mạng của Đảng”.   Có thông tin cho rằng, bà Hoa đã lợi dụng quyền hành lớn mạnh này bao che cho em gái út là Trương Thị Hiền (Vợ Lê Thanh Hải, ủy viên bộ chính trị, bí thư thành hồ) và em trai là Trương Chí Trung làm giàu qua tập đoàn Vạn Thịnh Phát.   Trở lại vụ án Hồ Duy Hải, Luật sư Phạm Công Út từng nói: “Đồng nghiệp của tôi nói rằng họ có một video clip chứng minh người khác là thủ phạm. Như vậy, nếu clip đó có thì nó phải nằm trong một camera an ninh nào đó nhưng đã bị thu giữ. Trong clip đó có thể không phải là Hồ Duy Hải. Tôi cũng đã từng la toáng lên rằng phải đưa cái clip đó ra để minh oan cho một mạng người. Tuy nhiên, vị luật sư đồng nghiệp của tôi nói rằng không thể đưa ra được vì nếu đưa ra thì cứu được một người nhưng sẽ chết nhiều người”.   Nhiều nhà báo, phóng viên của các báo chí theo dõi điều tra vụ án này đều bị sa thải, hăm dọa bịt miệng. Ngay cả công an và điều tra viên liên quan đến vụ án cũng đã có 4 người chết 1 cách bí ẩn!   Những ai đã từng theo dõi vụ án chắc hẳn sẽ thấy rõ đây là một vụ oan sai đối với Hồ Duy Hải. Người mẹ của Hồ Duy Hải là bà Nguyễn Thị Loan đã 12 năm phải lê gối khắp nơi, van xin, đấu tranh, cầu cứu cho con mình hiện đang chịu án oan tử hình. Bà phải bán đi ngôi nhà của mình, đi ở nhờ để lấy tiền làm chi phí đi kêu oan cho con. Em gái Hồ Duy Hải bước sang tuổi 30, chưa dám lấy chồng vì chưa giải oan được cho anh trai. Cái gia đình nhỏ đó đã tan nát chỉ vì kẻ quyền thế lộng hành.   Phóng viên Trương Châu Hữu Danh đã vướng vòng lao lý, vụ án có nguy cơ bị chìm xuồng. Xin hãy lên tiếng cho Hồ Duy Hải, xin hãy góp tiếng nói để công lý được thực thi. Hồ Duy Hải vô tội!!!   Amy Truc Tran  
......

Phiên tòa Thới Lai

Ảnh Nhóm Báo Sạch trước tòa Thới Lai ngày 28.10.2021    KẾT QUẢ PHIÊN TOÀ SƠ THẨM NHÓM “BÁO SẠCH” Chiều nay 28/10 TAND huyện Thới Lai, Cần Thơ tuyên án các thành viên nhóm Báo Sạch sau hai ngày xét xử sơ thầm. Các bản án cụ thể: Trương Châu Hữu Danh: 04 năm 06 tháng tù. Nguyễn Phước Trung Bảo 02 năm tù. Lê Thế Thắng 03 năm tù. Nguyễn Thanh Nhã 02 năm. Đoàn Kiên Giang 03 năm tù giam. Cả 5 người đều bị cáo buộc tội danh “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích NN, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” theo Điều 331 - BLHS năm 2015.   Nguyễn Thông Mấy hôm nay, địa danh Thới Lai được người ta nhắc đến. Nếu không có phiên tòa cấp huyện, tôi dám chắc người xứ An Nam này chả mấy ai biết Thới Lai. Có khi mấy ông bà hơi già già còn nhầm thành Phù Lai, nói ở Thừa Thiên-Huế, bởi từng thuộc “Mà đất Phù Lai vẫn tốt cà”, hoặc nghĩ nó ở Bến Tre, “Thới Lai, Thới Thuận liền hai trận/Ba bốn nghìn quân, bảy máy bay”. Nếu hỏi mấy thí sinh săn tiền “Ai là triệu phú” rằng Thới Lai ở đâu, có khi 99% hết cả 4 quyền trợ giúp vẫn tắc tị.   Thới Lai là một huyện của Cần Thơ. Đất Nam Bộ nhiều vùng kiêng húy theo quy định triều Nguyễn, nên Thái bị đổi thành Thới. Thới Lai, Thới Bình, Thới An, Bình Thới… Tên người lại càng phải kiêng, nên có nhạc sĩ Nguyễn Ngọc Thới, tướng Nguyễn Thới Bưng. Ngay cả những câu châm ngôn cũng bị đổi. Hồi năm 1977 tôi nghe ông Nguyễn Hộ nói ở nhà văn hóa Thanh niên (quận 1), kết thúc bài, ông cao hứng “hết cơn bĩ cực tới hồi thới lai”. Gần chục năm sau, bởi khác quan điểm với mấy ông kễnh, nên ông Hộ thới lai chửa thấy đâu lại rơi vào bĩ cực.   Rào đón như thế không phải không có ý, mà để người đọc đỡ mệt, giống như màn khởi động trước khi vào trận. Nói về tòa án xứ này mệt lắm, bởi pháp luật nào có ra pháp luật. Nhà cháu đặt tên “Phiên tòa Thới Lai” do người ta xử mấy anh nhà báo nhóm Báo Sạch ở Thới Lai, giao cho cấp huyện xét xử.   Không khó lắm để nhận ra ý đồ của nhà cai trị khi để tòa án huyện cầm trịch. Họ cố tình coi các bị cáo là mấy anh nhố nhăng vớ vẩn, tòa cấp nào xử chả được. Nếu hệ thống tư pháp có tòa cấp xã cấp ấp, chắc họ chả ngại giao cho xã ấp luôn. Để nhằm nói rằng, dư luận đừng có xía vào, chuyện vặt chuyện nhỏ của chúng tôi trong nhà, giống như ông bố lấy cái xe điếu quất vài nhát vào đít thằng con trốn học, vậy thôi.   Tòa huyện Thới có lẽ cũng chẳng hào hứng gì trong vụ xử “bọn” Báo Sạch. Tinh những chuyện xảy ra đẩu đâu, tinh những vụ việc chả liên quan gì tới huyện nhà, tinh những bị cáo cư ngụ ở nơi khác, “phạm tội” chỗ khác, thế mà cứ dúi cứ ấn cho quan tòa Thới Lai bắt xử.   Các bị cáo phạm tội gì, liên quan tới chuyện gì? Nào là theo đuổi làm rõ vụ án Hồ Duy Hải ở Long An, nói xấu ông bí thư, không phải bí thư Thới Lai hoặc Cần Thơ mà là tuốt tận Quảng Trị, tự động đi điều tra BOT bẩn, chống tham nhũng trong giao thông, bênh ông hiệu trưởng Đại học Tôn Đức Thắng, là dân thường mà có cả tài liệu mật, lộ bí mật quốc gia, nói xấu cấp ủy, bôi xấu cán bộ… Tinh những tội tày đình dưới góc nhìn của nhà cai trị. Rồi dường như tòa thấy những tội như thế chưa đủ đánh gục bị cáo, còn kể lể và cung cấp thông tin cho báo chí mậu dịch “tội” nhóm Báo Sạch kiếm tiền, ăn tiền của doanh nghiệp, v.v..   Rõ là buồn cười và nhố nhăng. Trung ương, đứng đầu là ông tổng bí thư, hô hào chống tham những, gần đây còn ra vẻ sáng tạo kết hợp với chống tiêu cực, kêu gọi nhân dân cùng tham gia công cuộc chống ấy để làm sạch bộ máy cai trị, để cuộc sống tốt đẹp hơn, để, để… Nhưng hình như các vị chỉ thích kêu cho sướng mồm, còn khi người ta tham gia, người ta cùng chống thì lại tỏ ý không hài lòng, tìm cách bắt tội. Phải nói thẳng, những việc mà nhóm Báo Sạch làm, về bản chất là chống tham nhũng, chống tiêu cực. Dân tham gia vào công việc nhà nước hô hào, họ đâu phải lực lượng chuyên nghiệp, thiện chiến, được nhà nước trả lương, mà họ làm với ý thức công dân, với trình độ của mình, tránh sao khỏi thế này thế khác. Đã không ủng hộ, động viên, biết ơn họ, lại tìm đủ mọi cách trù dập, trừng phạt, lôi họ ra tòa kết án. Chỉ những kẻ giả dối chống tham nhũng mồm, chống tham nhũng bằng lý luận mới cư xử vậy. Sau này, nếu ai viết về lịch sử tư pháp Việt Nam chớ có quên phiên tòa Thới Lai. Gắn cho nó màu gì, tùy người biên chép. Chỉ có điều nó rất buồn cười, thậm chí giống trò đùa.   Ai đời, như tường thuật của báo Tuổi Trẻ hôm 27.10, ngày đầu phiên xử Báo Sạch, tòa cho biết bị cáo Thắng đang ở Hà Nội có đơn xin vắng mặt, đã làm cam kết chấp nhận mọi phán quyết của tòa. Hỏi tại sao không triệu tập bị cáo vào, tòa bảo do hoàn cảnh, nhất là đang có dịch… Đúng là đùa, giống như học trực tuyến, giờ bắt chước xử trực tuyến chăng. Đường bay đã nối lại, đã “cuộc sống bình thường mới”, khó gì việc đưa đương sự vào. Nhưng tòa cứ thích xử vắng mặt, làm gì nhau.   Lại nhớ xứ này chả thiếu vụ xử vắng mặt. Thậm chí cả án tử hình vắng mặt. Chánh, phó tổng thống chính quyền Sài Gòn từng bị phe “cách mạng” kết án tử hình vắng mặt. Nhưng như thế vẫn chưa ghê bằng các văn nghệ sĩ Phạm Duy, Mai Thảo, Du Tử Lê cũng bị án tử hình treo. Ông Hoàng Văn Hoan do mâu thuẫn trốn sang Trung Quốc cũng nhận án tử hình… Cộng sản biết là không thể bắt được đối tượng, nhưng cứ lập tòa tuyên án triệt sinh cho bõ ghét, để trong lý lịch có vệt mực tàu án tử hình. Báo Sạch chả là cái đinh trước ý chí của quan tòa, tha tử hình là may. Chẳng phải không có lý khi người ta định nghĩa “cách mạng” là thích cách cái mạng của người khác, lớn thì bằng chiến tranh, nhỏ thì bằng tòa án.   Các thành viên nhóm Báo Sạch bị truy tố cả “tội” lem nhem tiền bạc, nào là thu nhiêu trăm triệu, bao nhiêu tỉ đồng của doanh nghiệp rồi… chia nhau. Báo chí mậu dịch a dua a tòng với tòa cũng đưa tin rất mập mờ, lại còn dùng thủ đoạn gây chia rẽ nói bị cáo Trung Bảo vẫn còn giữ riêng vài trăm triệu. Tòa và báo cố tình lơ đi (chứ không phải không biết) nhóm Báo Sạch có cả công ty truyền thông do Trung Bảo phụ trách, mọi hoạt động tài chính, quảng cáo đều theo đúng quy định của pháp luật. Tiền ấy là từ hợp đồng truyền thông với doanh nghiệp, là tiền công, tiền thu nhập chính đáng chứ không phải do ăn cướp, ăn cắp của ai. Lôi cả chuyện này vào phiên xử, có nhẽ tòa đã hết cách gán tội. Nếu kiếm tiền chính đáng đều bị tội thì cả nước này thành tù nhân hết. Có lẽ thành viên Báo Sạch đã nộp thuế thu nhập, chứ trốn thì đời nào nhà chức việc bỏ qua. Hồi ông Điếu cày Nguyễn Văn Hải bị lôi xềnh xệch ra tòa xử, khó kiếm tội quá, cuối cùng chẳng bị kết tội trốn thuế do có nhà cho thuê mà không nộp thuế thu nhập đó sao. Chuyện ấy ai cũng biết.   Chiều 28.10, tòa huyện Thới tuyên án, phạt Báo Sạch về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”. Đây là thứ tội rất vu vơ, áp dụng trong vài nghìn năm cũng được, với bất cứ ai. Ông hàng xóm nhà tôi cười bảo làm quái gì có quyền tự do dân chủ mà lợi dụng, gớm, nếu có thì đã quý. Nói cho cùng, những hoạt động, hành vi của “đám” Báo Sạch, nếu có vi phạm pháp luật cũng chả đáng phải phạt hành chính chứ đừng nói lôi ra tòa. Nhưng trong con mắt nhà cai trị phải trừng trị. Tội” lớn nhất của Báo Sạch là gây khó chịu cho họ, dám lấn chính quyền để chống tiêu cực chống tham nhũng ngoài luồng, dám hoạt động tách khỏi sự chỉ đạo của hệ thống chính trị do đảng cầm đầu, dám khẳng định và bày tỏ tinh thần tự do dân chủ khi chưa có cái quyền đó, dám tự do báo chí. Dập tắt Báo Sạch không cốt nhằm vào mấy cá nhân hăng hái, mà chính để dập lụi ngay những mầm mống của tự do dân chủ, của tự do báo chí, dập luôn cả tinh thần ngay thẳng chống tham nhũng tiêu cực trong dân chúng bởi sự chống này có hại cho “lợi ích của nhà nước, tổ chức, cá nhân”. Báo Sạch chỉ là nhúm cỏ khô, phải đốt cho khéo kẻo lây lan ra cả cánh đồng. Đó là lý do của phiên tòa Thới Lai.   Thông cào  
......

Cái giá phải trả

Đức Truật Hoàng   So với nhiều năm, năm nay chưa phải mưa nhiều nhưng hai trận mưa vừa vừa trong tháng 10/2021 mà nhiều vùng ở thành phố Đông Hà đã ngập rất nặng. Vùng thấp trũng như phường Đông Lương, Đông Lễ, Đông Giang, phường 2 ngập đã đành, nhiều vùng cao ở phường 5, phường 4, phường 3 cũng ngập. Đông Thanh, phường 1 nhiều khu dân cư ngập cả mét. Có lẽ, câu nói đúng nhất là: trước đây thành phố Đông Hà chỉ vài điểm ngập lụt bây giờ chỉ còn một điểm ngập duy nhất là toàn thành phố trừ mấy khu dân cư ngự trên đồi! Không phải bây giờ mà nhiều năm trước tôi và nhiều người đã phản đối mạnh mẽ việc chính quyền cấp tỉnh, các huyện thị thành cho san lấp nhiều ao hồ đồng ruộng, khe suối để hình thành nên các khu dân cư. Nhưng tất cả đều bị phớt lờ, vì cách làm đó quá dễ dàng để kiếm tiền. Tiền cho ngân sách địa phương và tiền vào túi những kẻ thủ lợi- trùm tham nhũng là tham nhũng chính sách!   Ai có học đều hiểu rằng, tự nhiên vốn hoàn hảo, có âm ắt có dương, có đêm phải có ngày, có mưa phải có nắng... con người tiến hoá và tồn tại nhờ nương vào những quy luật tự nhiên và xã hội. Không ai có thể sống được mà vượt ra những quy luật ấy.   Nhưng có vẻ như vì sự tham lam và ngạo mạn của mình chúng ta đang cố chứng minh sự ngu dốt bằng việc tàn phá tự nhiên một cách không thương tiếc và bây giờ phải trả giá.   Cái giá phải trả cho xây dựng vô tội vạ nhiều công trình thủy điện đầu nguồn các sông suối làm phá vỡ quy luật vận hành của dòng nước.   Cái giá phải trả khi cho chuyển đổi mục đích và giao quyền sử dụng đất các khu rừng đầu nguồn, có khi cả rừng phòng hộ cho tư nhân (mà phần lớn là quan chức núp bóng) trồng tràm để xuất khẩu nguyên liệu rẻ mạt mà phá vỡ cả một hệ sinh thái.   Cái giá phải trả khi nhìn đâu cũng thấy khu dân cư, thấy đất nền có thể sinh lợi dễ dàng trong nháy mắt để đổ đất, xà bần, lấp hết đồng ruộng, ao hồ, khe suối, có khi cắm cọc để lấn cả sông hình thành các khu dân cư để thu tiền ức bạc tỷ. Trong khi đó nhu cầu thực tế của dân cư không có bao nhiêu, nhưng người người nhà nhà trở thành những cò đất, môi giới bất động sản, chôn vốn liếng (bao gồm lượng lớn nguồn vốn vay ngân hàng) vào những thành phố ma hay các khu dân cư vắng vẻ như bãi tha ma!   Cái giá phải trả gần đây là việc cho phát triển ồ ạt nhiều dự án điện gió mang danh nghĩa “năng lượng sạch”, “năng lượng xanh” nhưng thực tế việc đào xới nhiều đồi núi, lấp hết các khe suối ruộng đồng đã chứng minh ngược lại, đây chính là nguồn năng lượng được sinh ra từ việc hủy hoại môi trường!   Cái giá phải trả chắc chắn còn lâu dài còn nặng nề hơn vì có vẻ việc phát triển bất chấp quy luật vẫn chưa dừng lại.   Nhiều người sẽ cho rằng chỉ có người dân phải trả giá cho sự phát triển bằng mọi giá không tuân thủ quy luật tự nhiên này, còn quan chức thì hưởng lợi. Đúng nhưng chưa đủ, sự thờ ơ vô cảm và thái độ im lặng, ngậm miệng cầu an của đông đảo người dân mới chính là nguyên nhân quan trọng làm nên sự tệ hại này.   Nhân dân nào thì chính quyền ấy!  
......

Tại sao địa phương cát cứ – doanh nghiệp khổ?

Ghi nhận của Phóng viên Đài LTV tại chốt kiểm dịch Covid-19 đèo Chuối, quốc lộ 20, huyện Đạ Huoai vào buổi sáng 21/10/2021. Tại khu vực này, tất cả các lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa khi lưu thông qua đây đều phải xuất trình đầy đủ: Giấy vận chuyển, chứng từ hàng hóa, tờ khai lịch trình, nhật ký tiếp xúc, giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19… Ảnh: LTV Online (Đài Phát Thanh-Truyền Hình Lâm Đồng) Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Từ ngày 1 tháng Mười, 2021 sau gần 5 tháng chống chỏi trong tuyệt vọng với trận dịch lớn thứ tư hoành hành trong cả nước, Việt Nam chấp nhận bắt đầu mở cửa lại trong tình trạng mà chính quyền gọi là bình thường mới. Tuy nhiên sau 5 tháng kinh hoàng từ 27 tháng Tư đến 31 tháng Chín, mọi sự không đơn giản khi bắt đầu sống chung với dịch với một nền kinh tế còn đang chao đảo. Theo Thủ Tướng Phạm Minh Chính, mục tiêu mở cửa là để từng bước bình thường hóa đời sống người dân và phục hồi lại nền kinh tế bị tàn phá bởi cơn lốc Covid-19. Trọng tâm chính của công tác phục hồi này trước hết là nối lại giao thương buôn bán của các doanh nghiệp giữa các tỉnh, thành phố trên toàn quốc. Đồng thời cũng để giữ lại vai trò cung ứng hàng hóa xuất khẩu của các công ty FDI lâu nay bị gián đoạn do dịch bệnh khi chính sách “mục tiêu kép” hoàn toàn thất bại. Tuy nhiên sau hơn 3 tuần mở cửa người ta thấy gì? Trước hết trong các cuộc họp nào của văn phòng chính phủ với các địa phương, ông Phạm Minh Chính luôn luôn kêu gào địa phương phải nghe lời trung ương, địa phương phải bỏ tình trạng cát cứ, nhất là phải chấm dứt đưa ra những mệnh lệnh, quy định trái với trung ương, tạo ra cảnh trống đánh xuôi kèn thổi ngược trong bộ máy cầm quyền. Thế nhưng chẳng có ai nghe và các nơi hành động theo ý riêng của mình bất chấp sự kêu gào của người đứng đầu chính phủ. Thậm chí báo chí lề đảng còn đăng nhiều bài về chuyện người dân và doanh nghiệp ta thán những cảnh ép buộc của cán bộ địa phương đòi hỏi trình báo đủ thứ giấy tờ, thi hành mọi thứ lệnh khiến nhiều người chán nản bỏ cuộc. Báo Tuổi Trẻ online đã viết một loạt bài nêu lên sự kêu cứu của một doanh nghiệp kinh doanh ngành điện tử và dụng cụ gia đình có hàng chục chiếc xe vận chuyển hàng hóa đã gặp rất nhiều khó khăn khi đi qua một số địa phương. Ở Miền Tây có tỉnh đòi hỏi nhân viên phải có giấy xét nghiệm âm tính 72 giờ, có tỉnh thì 48 giờ và dù đã chích đủ 2 mũi vắc-xin vẫn phải xét nghiệm tiếp với lệ phí cắt cổ từ 200 đến 300 ngàn đồng. Thủ tục khai báo thì rất rườm rà trong đó có việc đóng 2 dấu vào tay tài xế “đã kiểm tra” và “đã khai báo y tế” để cán bộ kiểm tra đứng cách đó vài mét xác nhận khiến mọi người liên tưởng đến cảnh ở lò mổ đóng “dấu kiểm dịch” cho heo. Cạnh đó, từ khi hàng trăm ngàn công nhân nhập cư ào ạt tháo chạy về quê sau ngày nới lỏng các chốt kiểm soát, tình trạng thiếu nhân công của các khu công nghiệp Miền Đông và TP.HCM cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp. Làm sao trở lại sản xuất bình thường, đó chẳng những là vấn đề nan giải của chính phủ mà còn là của các công ty còn đang gánh chịu thua lỗ trong gần nửa năm qua. CSVN thường hay nói họ đang xây dựng một xã hội pháp trị vì quyền lợi người dân với hàng ngàn thứ luật lệ đã được soạn thảo và ban hành. Nhưng qua cơn đại dịch vừa rồi, rõ ràng mọi thứ luật lệ đều không được thi hành, nói khác đi là bị dẹp chỗ khác. Giờ đây, mọi hoạt động kinh tế, xã hội, lưu thông phân phối chỉ còn làm theo lệnh lạc tùy tiện của cán bộ địa phương, được nói là do nhu cầu đặc biệt của tình hình mỗi nơi. Tại sao như vậy? Vì chế độ độc tài do muốn củng cố sự thống trị của mình nên đã ban phát cho các địa phương quá nhiều quyền lực và những quyền lực này giúp cho đám cán bộ địa phương tự tạo ra những quy định riêng giúp họ tạo ra lợi ích cho chính họ và phe nhóm. Họ không thể không làm khác trung ương vì khi tiếp tục cát cứ, ngăn chặn dòng lưu thông huyết mạch kinh tế là nhằm kiếm tiền để sống và làm giàu. Sự thao túng ấy của các địa phương cuối cùng đẩy doanh nghiệp vào tình trạng sống dở chết dở và kinh tế đất nước ngày càng đi vào ngõ cụt. Trong thời gian mấy năm vừa qua, những vụ đốt lò của ông Trọng tuy không chống được tham nhũng như lời rêu rao nhưng cũng đã làm đám cán bộ địa phương thất thu. Bây giờ là cơ hội để họ kiếm lợi. Câu chuyện đang làm đau đầu ông Phạm Minh Chính đứng đầu nhà nước, thật ra chỉ có thế! Không có gì quá khó hiểu và nếu người dân và các doanh nghiệp muốn tiếp tục làm ăn thì điều “khôn ngoan” nhất là phải chịu khó chi tiền. Thế thôi!!! Phạm Nhật Bình  
......

Sự lươn lẹo của Thành Hồ

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Trước đây, dàn cán bộ Thành Hồ từ Thành Ủy tới Ủy Ban Nhân Dân suốt gần 10 năm dưới trào Bí Thư Lê Thanh Hải, đã tỏ ra xứng đáng là những bàn tay nhám nhúa đệ nhất hạng trong hàng ngũ cán bộ cao cấp. Qua vụ án thế kỷ Khu Đô Thị Mới Thủ Thiêm và các vụ án tròng chéo bán rẻ đất công lấy đô-la chia nhau bỏ túi, đám quan chức mệnh danh là “vô sản lưu manh này” phần lớn đang ngồi bóc lịch trong tù. Mới đây Thành Hồ lại xuất hiện tên Lê Minh Tấn, trước 1975 làm giao liên nay giữ chức giám đốc Sở Lao Động, Thương Binh và Xã Hội đang làm cho dư luận mạng xã hội nổi sóng vì một phát ngôn bừa bãi và vô trách nhiệm. Ngày 18 tháng Mười, trong kỳ họp của Hội Đồng Nhân Dân Thành Phố, Lê Minh Tấn phát biểu trong phiên thảo luận tổ như sau: “Dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp gần 5 tháng qua ở TP Hồ Chí Minh, nhưng đến giờ này chưa có ai thiếu ăn, thiếu mặc và khốn khổ vì dịch.” Phát biểu của Lê Minh Tấn được báo Lao Động tường thuật, gây ra phản ứng chê trách mạnh mẽ trong dư luận quần chúng. Nhưng thay vì nhận mình nói không đúng sự thật, Lê Minh Tấn leo lẻo chối rằng không hề có phát ngôn như vậy. Trong lúc phủ nhận lời nói trong buổi họp ông Tấn còn nói điều nhân nghĩa rằng thành phố đã “không để ai thiếu ăn, thiếu mặc.” Báo Lao Động không chịu thua, đã trưng ra bằng chứng được thu âm dài 9 phút xoay quanh buổi điều trần của HĐND về tình hình người lao động thành phố. Qua đó ai cũng có thể nghe được rõ ràng Tấn đã nói “chưa ai thiếu ăn, thiếu mặc” đúng như báo tường thuật. Hóa ra cán bộ muốn nói bậy để tô vẽ cho sự thành công không có thật của chính quyền, khi bị vạch trần sự thật thì trở mặt dễ như trở bàn tay. Thêm một lần nữa điều này cho thấy bản chất lươn lẹo thường thấy của cán bộ Thành Hồ. Họ thay trắng đổi đen, muốn nói sao cũng được miễn sao cho tròn theo cách suy nghĩ của họ để trốn tránh trách nhiệm. Qua cách phát ngôn của Lê Minh Tấn, dường như nhân dân Thành Hồ được liệt vào hạng người chỉ biết nghe cán bộ tha hồ lếu láo. Nhưng những người có suy nghĩ đều thấy quá rõ, trong gần 5 tháng đại dịch hoành hành ở Thành Hồ, người nghèo, công nhân nhập cư bị bỏ đói là điều hiển nhiên. Nó được chứng minh qua thực tế từ những lời kêu cứu trong những dãy nhà trọ, những xóm nghèo bị vây kín suốt nhiều tháng thành những “pháo đài chống dịch.” Cán bộ đầu não thành phố, bình thường thì hoạnh họe, soi mói tìm cách kiếm tiền bất chánh thỉnh thoảng họp hành chỉ đạo điều này điều nọ cao xa vô tích sự. Nhưng lúc đụng trận Covid-19 thì loay hoay với những biện pháp chống dịch vá víu, bỏ quên phần quan trọng nhất là làm sao cho dân đủ no để có thể sống sót mà chống dịch. Trong lúc đó chính quyền trung ương thì kêu hết tiền, không đủ tiền cung cấp cho dân nên chỉ hỗ trợ trên TV và kêu gọi đóng góp. Kế đến các phường xã ăn theo chính phủ, chẳng những coi dịch là giặc mà đua nhau tùy tiện phong tỏa, cách ly vô tội vạ gần như đồng hóa dân là giặc. Vì thế mới có cảnh đem dây kẽm gai vây nhốt dân trong nhà tù nhỏ liên tục trong mấy tháng trời mà cứu trợ thì nhỏ giọt. Thử hỏi công nhân thất nghiệp không được ra khỏi nhà, không được tiếp xúc với ai thì làm sao không đói, nếu không có những đoàn thể từ thiện tư nhân ra tay cứu giúp. Có thể nói trong đại dịch vừa qua, như chính lời ông Nguyễn Văn Nên, Bí Thư Thành Hồ nói rằng thành phố hoàn toàn bị động chỉ biết làm bệnh viện dã chiến để gom những người nhiễm bệnh về nằm đó chữa trị qua loa rồi thôi. Ngoài ra không còn biết phải làm gì cả, ngoài việc lặp lại và hô hào khẩu hiệu của trung ương. Thử hỏi làm sao dân không chết, nếu không chết vì bệnh cũng chết vì đói. Chẳng những vậy, ông Nên còn tiết lộ khi áp dụng biện pháp thiết quân luật với quân đội và công an dàn ra khắp nơi, nhưng chính quyền cũng nói quanh co, thể hiện một thái độ dối trá với người dân. Trong tình trạng đất nước ngày càng tụt hậu do sự bất tài của cán bộ, dư luận phải lên tiếng mạnh mẽ phản đối phát ngôn lươn lẹo của Lê Minh Tấn. Và buộc Tấn không những xin lỗi mà còn phải từ chức vì Tấn là người chịu trách nhiệm tham mưu cho thành phố nhưng không kịp thời cứu giúp bà con lao động nghèo trong mùa dịch. Thật vậy, tội của Tấn không thể chỉ xin lỗi là đủ mà còn phải bị tống cổ ra khỏi Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội ngay, may ra dân mới bớt khổ bởi những đám cán bộ sâu mọt này. Phạm Nhật Bình https://viettan.org/su-luon-leo-cua-thanh-ho/  
......

"Vải thưa không che được mắt thánh"!

  Thao Ngoc   Những ngày vừa qua, vị Đệ Nhất Phu Nhân VNCH Nguyễn Thị Mai Anh qua đời ở tuổi 90, đã được báo chí ngoài nước và dư luận xã hội nói đến rất nhiều, nhưng báo trong nước không có lấy một dòng.   Bà Nguyễn Thị Mai Anh cắt băng khánh thành bệnh viện Vì Dân. Cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu  và bà Mai Anh Người ta nói đến Bà không chỉ vì Bà là vị Đệ Nhất Phu Nhân duy nhất của VNCH, vợ của cố Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu. Mà vì Bà còn là nhà hoạt động xã hội. Vì di sản của Bà để lại cho đời là bệnh viện Vì Dân. Trả lời báo chí về vai trò Đệ Nhất Phu Nhân của mình, Bà nói: “Sự quan tâm của chồng tôi là làm chính trị. Còn sự quan tâm của tôi là phúc lợi xã hội, và tôi có thể giúp chồng tôi theo cách này”.   Sau khi trở thành Đệ Nhất Phu Nhân, qua những hoạt động nhân đạo , Bà cảm thông với sự thiếu thốn các cơ sở điều trị của dân chúng khi đau ốm, nhất khi thấy tầng lớp nghèo khó không có tiền chữa bệnh, nên Bà có ý tưởng, khởi xướng thành lập một bệnh viện phục vụ người dân ngay tại thủ đô Sài Gòn của miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ.   Năm 1971, Bệnh viện Vì Dân ra đời trong nỗi lo toan của vị Đệ Nhất Phu Nhân, và mặc dù đó là bệnh viện tư, nhưng được điều hành như bịnh viện công, người dân vào đây được khám chữa hoàn toàn miễn phí. Nguồn kinh phí xây dựng do bà Mai Anh vận động quyên tiền đóng góp của nhiều người, bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia… xây dựng nên. (https://saigonnhonews.com/.../vi-de-nhat-phu-nhan-va.../) Đó là sự thật lịch sử không thể chối cãi.   Ngày nay muốn biết thông tin về bệnh viện Thống Nhất, hãy vào google, gõ mấy chữ Bệnh viện Thống Nhất do ai xây dựng, thì chỉ trong 0,71 giây, đã cho 33.900.000 kết quả.   Ngay những dòng đầu tiên của Wikipedia, khi viết về bệnh viện Thống Nhất, đã viết: “Bệnh viện Thống Nhất là một bệnh viện ở Thành phố Hồ Chí Minh, với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Vì Dân. Bệnh viện Vì Dân được xây dựng do bà Nguyễn Thị Mai Anh (phu nhân tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu) vận động quyên tiền đóng góp của nhiều người bao gồm thân hào nhân sĩ, thương gia, kỹ nghệ gia….” (https://vi.wikipedia.org/.../B%E1%BB%87nh_vi%E1%BB%87n_Th...)   Sau năm 1975, người ta mới đổi tên thành bệnh viện Thống Nhất, nhằm khám và điều trị cho cán bộ lãnh đạo cấp cao của đảng và nhà nước. Hai chữ Vì Dân đã bị chôn vùi vào dĩ vãng. Điều này người dân Sài Gòn tuổi trung niên trở lên ai cũng biết. Mà họ đổi tên cũng phải, vì ngày nay nói đến bệnh viện là nói đến tiền. Câu Lương y như từ mẫu không còn có chỗ trong thời buổi kinh tế thị trường.   Vậy mà hiện nay, trên trang Web của bệnh viện Thống Nhất, bài Lịch sử hình thành và phát triển viết: “Tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất là Bệnh viện K71 Quân Giải phóng Miền Nam…Đơn vị K71 - tiền thân của Bệnh viện Thống Nhất - rất xứng đáng được tặng Huân chương Quân công hạng nhì với rất nhiều kỳ tích - có thể nói là anh hùng - mà đơn vị đã lập được trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”. (http://bvtn.org.vn/.../lich-su-hinh.../20200910014336802)   Báo tuổi trẻ ra ngày 30/10/2020 có bài:“Bệnh viện Thống Nhất kỉ niệm 45 năm ngày thành lập”, cũng một giọng điệu phủ nhận việc bệnh viện Thống Nhất trước năm 1975 do bà Mai Anh xây và đặt tên là Vì Dân. Nhưng có lẽ thấy xấu hổ vì sự đổi trắng thay đen trơ trẽn này, nên sau đó bài đã bị xóa.   Từ năm 1975 đến nay mới chỉ 46 năm, chỉ là giấc ngủ trưa đối với lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc. Một sự việc rõ ràng như ban ngày, chưa đến nửa thế kỳ mà đã đổi trắng thay đen như thế. Vậy thì trong lịch sử mấy ngàn năm của dân tộc Việt, những trang sử nào chiến thắng vinh quang, nào là lịch sử vẻ vang, chỉ toàn thấy ta thắng địch thua, rất vinh quang và ngạo nghễ, được đưa vào sách giáo khoa dạy cho học sinh, thì đâu là sự thật? Và những trang hồi ký vẻ vang của ông nọ bà kia, toàn là đạo đức sáng ngời, toàn là những hành động vì dân vì nước.v.v.thì có bao nhiêu % là sự thật?   Như chuyện phi công Nguyễn Văn Bày “bị máy bay Mỹ bắn thủng kính buồng lái, vết thủng khoảng trên 30cm. Đặc biệt, ngay vị trí kính trước vị trí tam tinh của tao, có một vết bằng cái đít ly uống trà nhưng tao không bị gì. Tao dùng tay bịt lại và hạ cánh an toàn,”khi máy bay có tộc độ 700km/h mà không bị sự chênh lệch áp suất không khí sẽ xé toác buồng lái và lôi ông ra ngoài?(báo Công an Nhân dân ngày 29/4/2015).   Như “Phùng Quang Thanh đang bị thương vẫn đeo 17 quả lựu đạn quanh người, dẫn đầu tiểu đội đánh tạt sườn quân địch, diệt gọn một đại đội địch”(báo Dân Trí ngày 11/9/2021).   Như “Bế Văn Đàn hiến trọn tuổi đôi mươi/Thân trai trẻ vì nhân dân làm giá súng/Phan Đình Giót như một hòn núi lớn/Ngực yêu đời đè bẹp lỗ châu mai/La Văn Cầu, rất quý những bàn tay/Đã chặt đứt cánh tay mình, xông tới…”Trong bài thơ Vinh quang thay thế hệ HCM của tác giả lưu Trùng Dương, được đưa vào sách giáo khoa cho học sinh học.   Những tấm gương dũng cảm như thế có bao nhiêu là sự thật?   Việc che đậy sự thật, xuyên tạc lịch sử để tô vẽ cho chế độ là hành động ngu dốt của kẻ vô học, làm xói mòn lòng tin của người dân với chế độ mà thôi.   Đừng biến những sự thật lịch sử thành những trang ngụy sử để nhồi sọ và đầu độc con người, sẽ có ngày bị phơi bày ra ánh sáng.   Bởi vì cái kim trong bọc có ngày lòi mũi ra.   tn 23/10    
......

Chó đảng viên

Phạm Minh Vũ|   Đây là Nê, trung tá Nguyễn Thị Nê ở Củ Chi, tốt nghiệp đại học an ninh, Nê hiện là trưởng công an phường 4, Quận Phú Nhuận, Nê được mấy anh công an Quận gọi cái tên thân thương là Susu mỗi khi đi hội họp lúc quá chén.   Tối qua Nê dắt chó đi chơi tới đoạn Trung tâm y tế (172 Thích Quảng Đức, P4, Q.PN) thì chó của Nê nhảy xổng ra đường và tông thẳng vào xe của chị N.T.O. Phương đang lưu thông bằng xe bán tải trên đường, với tốc độ khoảng 10km/h.   Ngay lúc đó Nê la lên và nhảy ra chặn đầu xe người chị Phương, rồi kêu gọi rất nhiều người từ trong Trung tâm y tế chạy ra hăm dọa, bắt tôi phải vào trong xin lỗi, bồi thường và phải chịu trách nhiệm nếu chú chó có bị thương tích. Nê còn điều động cả trạm y tế chuyên chăm sóc người ra để kiểm tra sức khỏe chú chó.   Sự việc chưa dừng tại đây, Chị Phương chạy đi một đoạn thì sai nha kéo tới cả bầy chặn xe để tra hỏi chuyện.   Có thể nói, để chú chó của Nê nhảy ra và đâm vào xe chị Phương là Nê đã sai hoàn toàn. Nếu đi xe máy, hay xe máy bị ngã thì Nê phải chịu trách nhiệm bồi thường.   Chuyện chẳng có gì to tát, nhưng cho ta thấy nhiều điều thể hiện Việt Nam là một quốc gia côn đồ (công an) trị.   (i) trong trường chú chó của Nê lao ra đường đâm người ta, theo luật Nê đã vi phạm hành chính, ở đây theo Điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định 90/2017, phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với cá nhân không đeo rọ mõm cho chó hoặc không xích giữ chó, không có người dắt khi đưa chó ra nơi công cộng.   Nê đã vi phạm pháp luật, nhưng với danh nghĩa công an Nê đã cậy quyền ức hiếp Dân lành bắt Dân phải xin lỗi rồi bồi thường. Đây là hành vi không chấp nhận được, ngạo mạn thể hiện bản chất côn đồ cộng sản.   (ii) trong khi cả thành phố chịu nhiều áp lực vì dịch bệnh, nạn trộm cắp lẫn người Dân cần y tế hỗ trợ, thì Nê hét một tiếng cả trung tâm y tế ra để cứu một chú chó, huy động cả công an tới hạnh hoẹ Dân, có thể nói Nê sai nhưng vẫn huy động cả hệ thống chính trị làm theo cái sai ấy, đơn giản vì Nê là công an.   Nghĩ lại 15 chú ch.ó bị sát hại ở Cà Mau mà xót xa. Phải chăng chó đảng viên khác chó Dân thường?   Fb Phạm Minh Vũ
......

Cái kết của một người có tài đi theo đảng!

Phạm Minh Vũ   Nguyễn Quang Tuấn một đảng viên cộng sản, cựu giám đốc Bệnh viện Tim và đang là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, người vừa bị Bộ Công an khởi tố còn có một nickname Tuấn "tim". Tuấn tim - một nickname như sự thừa nhận một đôi tay vàng trong làng phẫu thuật tim - chứ không phải chỉ vì chức vụ từng làm Giám đốc Viện Tim Hà Nội. Tuấn Tim là một tài năng y học thật sự không phải vì các giải mà Tuấn đạt được, mà còn khả năng của Tuấn thuộc hàng đầu Việt Nam, điều đó khó ai phủ nhận. Tuấn đã từng đi tu nghiệp chương trình tại Đại học Toulouse, Pháp học về ngành Tim mạch can thiệp.   Năm 2010, Nguyễn Quang Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng "Nhân tài đất Việt" trong lĩnh vực y tế cho đề tài "Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)".   Năm 2017, Tuấn là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, Thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC), Thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI).   Nghe tin Tuấn tim bị khởi tố, và tới đây sẽ đối diện với bản án tù tội vì hành vi nhũng lạm của Tuấn sẽ làm cho nhiều người tiếc nuối, tiếc là vì mất một bác sỹ giỏi chỉ làm chuyên môn là thế mạnh của mình thì sẽ có lợi cho cộng đồng, xã hội. Tuấn sẽ cứu sống hàng trăm, hàng ngàn người bệnh. Hay sẽ tạo cho đất nước nhiều BS giỏi về Tim cũng như hỗ trợ sinh viên Y nâng cao khả năng y khoa.   Ấy thế mà, từ khi gia nhập vào đảng cộng sản, tài năng của Tuấn mai một dần, thay vào đó là con đường tội lỗi nối tiếp nhau, tạo ra một khúc quanh cuộc đời Tuấn, và sắp tới là nhà tù.   Hám danh vọng, vô nhân tính là những gì Tuấn có được từ khi theo đảng cộng sản.   Có nhiều người cho rằng, hành vi của Tuấn thì so với hiện nay các bệnh viện từ Thường vụ  tới trạm y tế phường có ai mà không vi phạm? Nếu nhìn lại thì ý kiến này đúng, rất đúng. Vì khi làm quản lý, nghĩa là vô một cái guồng chung nên lợi ích gắn chặt với nhau như Anh phạm tội, cấp dưới cũng phạm tội, cấp giữa, cấp sau cấp trước cũng đều phạm tội nên người không phạm tội mới là điều bất thường, trong một guồng lưng gù làm sao anh thẳng lưng mà không bị xem là khuyết tật?   Trước khi xin vào một chân biên chế vào cơ quan nhà nước, phải bỏ một số tiền rất lớn để hối lộ, lương thì 3 cọc 3 đồng làm sao thu hồi vốn nếu không phạm pháp?   Có ý kiến khác nữa cho rằng, trong cơ chế này người quản lý được chọn đều phải bị nhúng chàm. Thước đo lãnh đạo hiện nay là vi phạm pháp luật, ai vi phạm càng nghiêm trọng thì càng leo lên cao. Tuấn về BV thay đổi một số điều làm trái ý nhóm lợi ích nên bị thanh trừng, đấu đá phe cánh. Nếu biết sống với guồng ô hợp sẽ không có cái kết tốt đẹp, nếu đủ tài thì buông ra cố đâm đầu vào để ham danh tiếng ham lợi lộc là lỗi do bản thân Tuấn. Có tài thì có tài thật nhưng không có tâm, nên Tuấn là gđ Bv Tim đã ăn tim của người bệnh là vì thế.   Khó có ai có thể biến một người có tài tầm cỡ khu vực về chuyên môn sa vào con đường tội lỗi, nếu không phải do Tuấn suốt ngày cứ ra rả học tập làm theo tấm đạo đức của ai đó? ——— Tiến sĩ Hà Sĩ Phu từng nghĩ ra một biểu thức về cộng sản, gọi nôm na là biểu thức “2 khử 1”. Là vầy, chỉ có 3 thành tố cơ bản: - Cộng sản - Trí tuệ - Lương thiện Những thành tố này không thể dung nạp được với nhau, tức là 2 thành tố sẽ triệt tiêu thành tố còn lại, đó là “2 khử 1”. Diễn giải như sau: - Đã là: Cộng sản + Trí tuệ thì sẽ không Lương thiện, tức là phải mưu mô trí trá. - Đã là: Cộng sản + Lương thiện thì sẽ không Trí tuệ, tức là mù quáng, ngu muội, cả tin. - Đã là: Trí tuệ + Lương thiện thì sẽ không đi theo Cộng sản. Xét về thực tế xã hội của chúng ta hiện nay thì biểu thức này chính xác 100%, ở mỗi cá thể được xét, và nếu xét về cá nhân Tuấn thì nó đúng tới rợn người. ____   TUI TIN   Qua thông tin lan truyền, ông Nguyễn Quang Tuấn là một bác sĩ tài năng, một trí thức có tầm trong lãnh vực y khoa ở VN. Tui tin vào điều đó. Khá nhiều người biết ông Tuấn, nói rằng ông là người có tâm. Tui tin vào điều đó. Phát biểu của ông với tư cách đại biểu quốc hội về trí thức, về đạo đức rất hay, đó là lời nói như xuất phát từ trái tim thực sự chứ không phải là lời đạo đức giả có cánh. Tui tin vào điều đó. Vì tất cả niềm tin đó, đã làm tui tin rằng chính thể chế này, bộ máy này đã nghiền nát bất cứ con người nào khi đi vào guồng của nó, từ anh bần cố nông đến anh đại trí thức, không ngã gục giữa chừng vì tiền hoặc vì lý do nào đó, thì cũng chỉ tồn tại dặt dẹo để càng ngày càng được leo lên chức cao hơn, để tiếp tục dặt dẹo hơn, và làm dặt dẹo cả một dân tộc. Huỳnh Ngọc Chênh - Huynh Ngoc Chenh  
......

Khi tài nằng bị đồng tiền "vùi lấp"?

Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn trong một kỳ họp Quốc hội ở Hà Nội Trương Văn Khoa|   Tuấn giỏi. Điều đó, ai cũng công nhận. Quê Thanh Oai (Hà Nội), sinh năm 1967, từng tu nghiệp Đại học Toulouse, ngành Tim mạch can thiệp tại Pháp, Nguyễn Quang Tuấn là tài năng y học của Việt Nam. Năm 2010, nhóm của Tuấn và tiến sĩ Phạm Mạnh Hùng được trao giải nhất Giải thưởng "Nhân tài đất Việt" trong lĩnh vực y tế cho đề tài "Can thiệp động mạch vành qua đường ống thông (đặt stent)".   Sau một thời gian công tác tại Bệnh viện Bạch Mai, năm 2012, Tuấn được bổ nhiệm chức danh Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, giảng viên cao cấp Bộ môn Tim mạch Trường Đại học Y Hà Nội. Năm 2016, Tuấn trúng cử Đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội. Năm 2017, Tuấn là Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Việt Nam, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội, thành viên Ban cố vấn Hội Tim mạch học can thiệp châu Á-Thái Bình Dương (FAPSIC) và thành viên Hội Tim mạch học can thiệp Hoa Kỳ (FSCAI). Tiếc thay, Tuấn lại vướng vào vòng lao lý.   Ngày 21/10/2021, Tuấn bị khởi tố để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".   Nguồn tin của trang Zing cho hay, Bộ Công an làm rõ 2 gói thầu mua sắm thiết bị, vật tư tại cơ sở y tế này gây thất thoát trên 40 tỷ đồng.   Điều nay cho thấy, Tuấn có liên quan đến đến những sai phạm tại Bệnh viện Tim Hà Nội thời kỳ Tuấn là Giám đốc tại đây. Việc cơ quan điều tra khởi tố Tuấn gây rúng động dư luận bởi Tuấn từng là Giám 2 bệnh viện lớn nhưng lại có những sai phạm nghiêm trọng liên quan "thổi giá" thiết bị y tế.   Dư luận đồn đoán (chưa kiểm chứng) rằng, 1 cái stent tim mạch giá bị đẩy lên 5,7 lần, với vị trí Giám đốc Bệnh viện Tim, Tuấn không thể vô can ?   Khởi tố, khám nhà, cấm đi khỏi nơi cư trú đã có lệnh. Lao tù sau khi vụ án kết thúc đối với Tuấn là điều không thể nào tránh khỏi ?   Từ một “nhân tài đất Việt”, từng là đại biểu Quốc Hội, Ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, giảng viên đại học y, giáo sư ngành y, bác sĩ Tuấn đã rơi xuống vực thẳm.   Trí thông minh cùng với kiến thức y học có được vẫn không thể giúp Tuấn có đầy đủ kháng thể để chống đỡ lại một ‘chủng virus biến thể’, chỉ có cao nhân đắc đạo trong thế gian này mới thoát được.   Cuộc đời vốn hữu hạn !   Trương Văn Khoa. *** Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội bị khởi tố vì tham ô RFA Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai ở Hà Nội, ông Nguyễn Quang Tuấn, sinh năm 1967, bị Viện Kiểm Sát Nhân dân Tối cao khởi tố tội ‘vi phạm qui định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng ‘ theo Điều 222 Bộ Luật Hình sự Việt Nam năm 2015, sửa đổi năm 2017. Tin do truyền thông Nhà nước Việt Nam loan đi ngày 21/10 cho biết, trong cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát Điều Tra thuộc Bộ Công an (C03) tiến hành thực hiện lệnh khám xét và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang Tuấn. Ngoài ông Tuấn, C03 cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nhà và bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Đức Đảng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ Phần Thiết bị Y tế Hoàng Nga theo cùng tội danh với ông Tuấn. Tin cho biết ông Nguyễn Quang Tuấn còn là nguyên Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội. Thời gian được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội là tháng 8/2012. Đến giữa tháng 3/2020 ông được bổ nhiệm chức Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai thuộc Bộ Y tế. Bộ Công an Việt Nam từng xác định ông Nguyễn Quang Tuấn khi còn là Giám đốc Bệnh viện Tim hà Nội đã ký những văn bản liên quan đến việc thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế. Trong vụ này Bộ Công an đã bắt giam chín bị can. Khi về làm Giám đốc Bệnh Viện Bạch Mai, ông Tuấn cũng bị cho gây nên những bất mãn khiến xảy ra vụ 222 bác sĩ, nhân viên của bệnh viện này nghỉ việc. Ông Nguyễn Quang Tuấn từng là đại biểu Quốc hội Khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021 thuộc đoàn Thủ đô Hà Nội. Trong đợt bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, ông Nguyễn Quang Tuấn có tên trong danh sách 868 người ứng cử. Tuy nhiên, đến ngày 16/5, Phó Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 687/NQ-HĐBCQG về việc rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn ra khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội khóa XV tại TP.Hà Nội.      
......

Bàn về quyền tự do ngôn luận trong chế độ cộng sản Việt Nam

Ls Nguyễn Văn Đài – RFA Theo truyền thông của nhà nước CSVN đưa tin: Viện Kiểm sát nhân dân (VKSND) TP Hà Nội vừa ban hành cáo trạng truy tố chị Phạm Thị Đoan Trang (SN 1978), trú tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội về tội “Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam”, quy định tại Điều 88 Bộ luật Hình sự năm 1999. Theo cáo trạng, từ ngày 16/11/2017 đến 5/12/2018, chị Phạm Thị Đoan Trang có hành vi làm, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, bài viết có nội dung nhằm chống phá Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Chị Phạm Thị Đoan Trang đã trả lời phỏng vấn trên truyền thông nước ngoài với nội dung xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước cũng như “phỉ báng chính quyền nhân dân”. Cụ thể, chị Phạm Thị Đoan Trang có hành vi tàng trữ các tài liệu: “Báo cáo tóm tắt về thảm họa môi trường biển Việt Nam”; “Đánh giá chung về tình hình nhân quyền tại Việt Nam”; “Báo cáo đánh giá về Luật Tôn giáo và tín ngưỡng năm 2016 liên quan đến việc thực hiện quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở  Việt Nam”… Theo cáo trạng của VKSND TP Hà Nội, các tài liệu trên có nội dung tuyên truyền với luận điệu chiến tranh tâm lý, phao tin bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân, tuyên truyền, thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. VKSND TP Hà Nội xác định chị Trang này đã có hành vi trả lời phỏng vấn đài nước ngoài BBC News tiếng Việt và Đài Á Châu tự do (RFA), trong đó phát ngôn “tuyên truyền các nội dung thông tin xuyên tạc đường lối, chính sách của Nhà nước”. Do đó, chị Phạm Thị Đoan Trang phải chịu trách nhiệm hình sự vì nhiều lần thực hiện hành vi làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Vậy, cáo buộc của nhà nước độc tài CSVN với chị Phạm Đoan Trang và chị Nguyễn Thị Tâm, gia đình chị Cấn Thị Thêu và hàng trăm người khác phạm tội tuyên truyền chống nhà nước có đúng không? Tất cả các loại từ điển đều giải nghĩa cụm từ: “Ngôn luận và tự do ngôn luận” như sau: Ngôn luận có nghĩa là: – Sự ăn nói, bàn bạc; Tự do ngôn luận là quyền của công dân được tự do bày tỏ ý kiến. Theo luật pháp quốc tế: Tự do ngôn luận là nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân hoặc cộng đồng trong việc biểu đạt quan điểm và ý kiến của họ mà không bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt. Tự do ngôn luận được công nhận là quyền con người theo điều 19 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và được công nhận trong luật nhân quyền quốc tế tại Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR). Điều 19 của UDHR quy định rằng “ai cũng có quyền giữ quan điểm mà không can thiệp” và “ai cũng có quyền tự do biểu đạt; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và phổ biến thông tin và ý kiến các loại, không kể biên giới quốc gia, bất kể bằng lời nói, bằng văn bản hay in ấn, dưới hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ phương tiện truyền thông nào khác tùy theo sự lựa chọn của họ”. Bản thân tự do ngôn luận được xem là nguyên tắc cơ bản cho một nền dân chủ. Các quy phạm về việc hạn chế quyền tự do ngôn luận có nghĩa là một cuộc tranh luận công khai không thể bị triệt tiêu hoàn toàn ngay cả trong trường hợp khẩn cấp. Nhà nước độc tài CSVN đã ký kết và tham gia Công nước Quốc tế về các quyền Dân sự và Chính trị từ năm 1982. Tại sao quyền tự do ngôn luận lại được qui định trong Hiến pháp, đạo luật cao nhất của Việt Nam? Nếu mọi công dân đều sử dụng quyền tự do ngôn luận để tôn vinh, ca ngợi hay nói những lời tốt đẹp về đảng, chế độ, nhà nước độc tài CSVN thì quyền tự do ngôn luận không cần được ghi nhận và bảo vệ quyền bằng Hiến pháp. Bởi vì trên thực tiễn, hàng trăm ngàn dư luận viên được chính quyền CS Việt Nam trả lương với công việc hàng ngày là ca ngợi đảng, chế độ và nhà nước độc tài CSVN. Nhưng về bản chất, quyền tự do ngôn luận là vũ khí của người dân để bày tỏ các quan điểm, chính kiến đối lập với chính quyền, nhà nước CSVN. Người dân sử dụng quyền tự do ngôn luận để chỉ trích, lên án, phê bình, thậm chí là chửi rủa, phỉ báng chính quyền CSVN khi mà người bị thiệt hại do chính quyền gây ra, hay người dân mất hết niềm tin vào chính quyền. Bởi vậy, quyền tự do ngôn luận của công dân phải được Hiến pháp ghi nhận và bảo vệ. Khi nhà nước CSVN chấp nhận quyền tự do ngôn luận tại điều 25 Hiến pháp VN 2013, tức là quyền tự do ngôn luận trở thành khế ước giữa chính quyền, nhà nước, thể chế chính trị với mọi công dân. Điều này có nghĩa: đảng, chế độ và nhà nước CSVN đã thừa nhận, chấp nhận mọi công dân VN có quyền tự do bày tỏ các quan điểm, chính kiến đối lập của họ về mọi vấn đề của đất nước từ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, tôn giáo,…. Và nhà nước CSVN không bao giờ được sách nhiễu, đe dọa hay trừng phạt các công dân của mình. Được hiểu cụ thể: Về chính trị: Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do bày tỏ quan điểm về đa nguyên, đa đảng; có quyền đòi hỏi đa nguyên, đa đảng; có quyền phê phán chính sách, pháp luật mà người dân không hài lòng; có quyền đòi các quan chức cộng sản phải từ chức; có quyền lên án đảng, chế độ, chính quyền CSVN vi phạm các quyền con người; có quyền chỉ trích, phê phán trực tiếp các quan chức cộng sản cầm quyền,…. Về kinh tế: Mọi công dân có quyền tự do lên tiếng đòi hỏi các cải cách về kinh tế, thuế, tiền lương, lao động, việc làm,…; có quyền lên án, chỉ trích các chính sách không phù hợp về kinh tế của chính quyền,… Về Tôn giáo: Mọi công dân có quyền tự do lên án, chỉ trích các chính sách và hành vi đối xử vi phạm quyền tự do tôn giáo của chính quyền,… Tóm lại, lĩnh vực nào, mọi công dân Việt Nam đều có quyền lên án, chỉ trích đảng, chế độ, nhà nước độc tài CSVN khi họ không hài lòng. Khi không hài lòng, không chấp nhận sự cai trị độc tài của nhà nước CSVN. Chị Phạm Đoan Trang, anh Trịnh Bá Phương, chị Nguyễn Thị Tâm cũng như mọi công dân Việt Nam khác có quyền làm ra, tàng trữ và lưu hành các tài liệu có nội dung nhằm chống Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam. Và đó là quyền tự do ngôn luận của công dân Việt Nam đã được ghi nhận tại điều 25 Hiến pháp Việt Nam 2013. Tuyên truyền chống nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là quyền tự do ngôn luận, không phải là tội. nguyenvandai’s blog  
......

Bộ trưởng Công an Tô Lâm là Trưởng ban chỉ đạo xây dựng Nhà nước pháp quyền: chuyện khôi hài!

Ls Nguyễn Văn Đài – RFA| Sáng 18/10, Đại tướng Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an đã chủ trì Phiên họp thứ 2 Ban Chỉ đạo (BCĐ) Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” trong CAND. Trước đó, ngày 21/5/2021, Ban Chấp hành Trung ương ban hành Quyết định số 12 về việc thành lập BCĐ xây dựng Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” (gọi tắt là BCĐ xây dựng Đề án Trung ương) do Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc làm Trưởng ban. Ngày 20/7/2021, BCĐ xây dựng Đề án Trung ương đã ban hành Kế hoạch số 02 xây dựng Đề án, phân công các cơ quan, tổ chức ở Trung ương (trong đó có Đảng ủy Công an Trung ương) giúp BCĐ xây dựng các chuyên đề chuyên sâu (gồm 27 chuyên đề) Ngày 31/8/2021, Đảng ủy Công an Trung ương đã ban hành Quyết định số 174 thành lập BCĐ và Kế hoạch số 62 triển khai thực hiện Đề án “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045” trong CAND do Bộ trưởng Tô Lâm làm Trưởng BCĐ. Vậy nhà nước pháp quyền là gì? Nhà nước pháp quyền là ở trong nhà nước đó, hệ thống chính trị đó, mọi người dân, mọi tổ chức, đảng chính trị, cơ quan công quyền đều phải phục tùng và tôn trọng luật pháp, tuân thủ và đứng dưới luật pháp. Nhà nước pháp quyền hình thức Nhà nước cộng hòa trong đó Nhà nước xây dựng nên pháp luật để quản lý xã hội và tự đặt mình dưới pháp luật. Mọi cơ quan Nhà nước đều phải được tổ chức và chỉ được phép hoạt động trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Công dân tuân thủ, thi hành và sử dụng pháp luật. Quyền công dân được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trong Nhà nước pháp quyền, hệ thống tam quyền phân lập được hình thành, ba ngành lập pháp, hành pháp và tư pháp độc lập với nhau, giám sát nhau. Nhà nước pháp quyền dựa trên nguyên tắc dân chủ đa đảng. Dân chủ là nền tảng để hoàn chỉnh pháp luật. Pháp luật là công cụ để bảo vệ quyền công dân. Nhà nước pháp quyền đối lập với các thể chế chính trị độc tài, độc đảng, quân chủ tuyệt đối,… Như vậy, nhà nước pháp quyền đối lập với chế độ độc tài, độc đảng cộng sản Việt Nam. Đây là sự đối lập mang tính chất triệt tiêu lẫn nhau, tức là chế độ độc tài, độc đảng CSVN sẽ triệt tiêu nhà nước pháp quyền và ngược lại nhà nước pháp quyền sẽ triệt tiêu chế độ độc tài, độc đảng CSVN. Tại sao thế giới sốc khi Tô lâm chỉ đạo và làm trưởng ban chỉ đạo xây dựng nhà nước pháp quyền của Bộ công an? Thứ nhất, ngành công an là công cụ để bảo vệ cho đảng, chế độ và nhà nước độc tài CSVN. Bởi vậy, từ khi ngành công an được thành lập cho tới thời điểm hiện tại, từ người lính cho tới Bộ trưởng luôn hành xử theo lối: “Tao là luật, luật là tao”. Bộ trưởng Tô Lâm và ngành công an luôn luôn coi thường pháp luật, chà đạp lên pháp luật mặc dù nhiệm vụ của họ là bảo vệ tính nghiêm minh của pháp luật. Thứ hai, bản thân Bộ trưởng công an Tô Lâm nằm trong nhóm ra chỉ thị bắt cóc Trịnh Xuân Thanh từ Berlin, CHLB Đức năm 2017 và Trương Duy Nhất từ Bangkok, Thái Lan năm 2019. Ông Tô Lâm cũng bị phanh phui đã ký 2 văn bản để bảo kê cho công ty MobiFone mua lại AVG gây thiệt hại cho ngân khố quốc gia gần 10 ngàn tỷ đồng. Tô Lâm cũng bảo kê cho em trai là Tô Dũng cướp đoạt hàng trăm ha đất của người dân Hưng Yên để xây các khu công nghiệp, dân cư. Kể từ khi Tô Lâm làm Bộ trưởng công an, hàng trăm nhà hoạt động đối lập, bất đồng chính kiến đã bắt cầm tù. Hàng ngàn người bị sách nhiễu thường xuyên; hàng trăm người bị cấm xuất cảnh. Tô Lâm, trên cương vị Bộ trưởng công an phải chịu trách nhiệm chính và trực tiếp trong việc giết hại cụ Lê Đình Kình ở xã Đồng Tâm vào sáng ngày 9 tháng 1 năm 2020. Tô Lâm cũng phải chịu tránh nhiệm chính về việc vu khống cho người dân Đồng Tâm sát hại 3 cảnh sát cơ động, dẫn tới việc tòa án tuyên tử hình với 2 người con trai của cụ Lê Đình Kình là Lê Đình Công và Lê Đình Chức. nguyenvandai’s blog  
......

CSVN lại giở trò “ba que xỏ lá” đối với công tác “Chút Quà Yêu Thương” của Việt Tân

Trung Điền - Web Việt Tân| Mới đây, trên trang mạng An Ninh Thủ Đô (ANTD), Công An CSVN đã có một bài viết theo giọng điệu “ba que xỏ lá” đối với công tác cứu trợ mang tên “Chút Quà Yêu Thương” của đảng Việt Tân, nhằm chia xẻ phần nào những khó khăn mà bà con lao động nghèo đang phải hứng chịu trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành khắp cả nước. Thay vì trân trọng những nỗ lực đóng góp của mọi cá nhân, đoàn thể vào việc cứu giúp bà con lao động đang gặp khó khăn, CSVN đã xách mé gọi công tác cứu giúp của đảng Việt Tân là “giả nhân, giả nghĩa… nhằm giăng ra cái bẫy tinh vi, thâm độc với những ai thiếu tỉnh táo, mất cảnh giác.” Trong khi đó, trang ANTD đã thú nhận rằng: “Trận đại dịch kéo dài 4 tháng vừa qua ảnh hưởng tiêu cực tới việc làm, thu nhập của người dân, nhất là người lao động thu nhập thấp và người nghèo trong xã hội; nhưng chính quyền các cấp đã không lo xuể nên phải kêu gọi các phong trào, tổ chức, đơn vị, cá nhân thiện nguyện tiến hành quyên góp, giúp đỡ, ủng hộ những người gặp khó khăn do đại dịch.” Chương trình giúp đỡ khẩn cấp ‘Chút Quà Yêu Thương” do đảng Việt Tân thực hiện nhằm chia xẻ phần nào những khó khăn mà bà con lao động nghèo đang phải hứng chịu trong lúc đại dịch Covid-19 hoành hành. Ảnh: FB Chút Quà Yêu Thương   Một bằng chứng cho thấy sự bất lực này của nhà cầm quyền CSVN là vào ngày 26 tháng Bảy, TP Sài Gòn yêu cầu Thủ Tướng Phạm Minh Chính hỗ trợ gấp 28.000 tỷ đồng (tương đương với 1,2 tỷ Mỹ Kim) để cứu 5 triệu lao động đang bị đói trong lúc đại dịch lên cao điểm; nhưng Bộ Tài Chánh chỉ tháo khoán 2.000 tỷ đồng (tức chỉ đáp ứng 7,14% so với yêu cầu).  Ngày 17 tháng Chín, tại cuộc họp với Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội, ông Hồ Đức Phớc, Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh bị chất vấn về khoản tiền cứu trợ nói trên đã có một tuyên bố gây chấn động dư luận vào lúc đó rằng, “Ngân sách trung ương dự phòng không còn đồng nào!” Khi đại dịch bùng phát tại Việt Nam từ tháng Giêng, 2020, nhà cầm quyền CSVN đã tung ra đợt cứu trợ đầu tiên vào tháng Sáu, 2020 với gói cứu trợ 62.000 tỷ đồng. Nhưng theo Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam cho biết, thì do những quy định quá khắt khe và tùy tiện của từng địa phương, số nguời nhận được tiền cứu trợ rất giới hạn và gói cứu trợ còn dư hơn một nửa! Đến tháng Sáu, 2021 khi chủng Delta Plus tấn công mạnh mẽ tại 18 tỉnh thành phía Nam làm ảnh hưởng đến 15 triệu người lao động tại các tỉnh phía Nam nên nhà cầm quyền CSVN tuyên bố tung ra đợt cứu trợ thứ hai với gói cứu trợ là 26.000 tỷ đồng. Tuy nhiên số tiền này cũng không đến tay người lao động là bao nhiêu với lý do được nêu ra là do tình trạng cách ly, phong tỏa tại các địa phương quá chặt khiến cho việc làm đơn và phân phối vô cùng… phức tạp. Với chủ trương “chống dịch như chống giặc,” ngay từ đầu CSVN đã coi những F0 (người bị nhiễm dịch) và F1(những người bị nghi ngờ lây nhiễm) không phải là con người. Bất cứ ở đâu, khi cán bộ phát hiện ra F0 thì ngay lập tức cả F0, F1 và trẻ con trong gia đình đều bị tống ngay vào trại cách ly, và phong tỏa một cách cực đoan như súc vật trong điều kiện sống tồi tệ về vệ sinh và không có thuốc men. Chính những nơi này đã biến thành ổ dịch, nhưng không hề được tiếp cứu nhanh chóng khiến con số tử vong cao là vì vậy. Bí thư TP. Sài Gòn Nguyễn Văn Nên – một ủy viên Bộ Chính Trị đảng CSVN – hôm 12/10/2021 thố lộ “…Thành Phố tập trung xây dựng bệnh viện dã chiến để tập trung ca nhiễm Covid-19 (F0). Nhưng tập trung xong ngồi đó ngó… không biết làm gì. Giữ F0 lại ngăn chặn nguồn lây nhưng tập trung họ lại xong không biết làm gì.” (!) Ảnh chụp từ trang mạng Tuổi Trẻ  Chủ trương phong tỏa cực đoan và bỏ đói người dân nói trên đã phản ảnh rõ rệt qua hình ảnh hàng trăm ngàn người đua nhau bỏ thành phố về quê vào đầu tháng Mười, khi thành phố Sài Gòn và một số nơi nới lỏng biện pháp phong tỏa. Hình ảnh hàng chục ngàn người di chuyển bằng xe gắn máy xuyên đêm để về vùng quê Hậu Giang, và nhất là hình ảnh hàng ngàn người với xe gắn máy chạy vào hầm đèo Hải Vân để về quê các tỉnh phía Bắc, đã là một cuộc bỏ phiếu bằng chân của người lao động nghèo về chính sách sai lầm của CSVN trong việc  chống dịch vừa qua. Đảng Việt Tân là một tổ chức đấu tranh cho một Việt Nam tự do, dân chủ, công bằng và thịnh vượng. Đảng và nhà nước CSVN hiện đang đi ngược lại tất cả những chủ trương nói trên của đảng Việt Tân. Qua guồng máy độc tài, độc đảng và công an trị, CSVN không những coi thường mạng sống và hạnh phúc của người dân mà còn tìm mọi cách đàn áp và bôi nhọ những nỗ lực nhẳm cứu giúp người dân trong lúc xã hội gặp đại dịch, mà chính quyền thì bất lực đối phó. Sự kiện trang mạng ANTĐ có bài viết “xach mé” công tác “Chút Quà Yêu Thương” của đảng Việt Tân không chỉ biểu hiện sự tiểu tâm của chế độ, mà còn cho thấy sự lo sợ của bộ máy an ninh trước những nỗ lực của đảng Việt Tân trong việc góp phần xoa dịu những thống khổ của bà con lao động, nghèo khổ. Đơn giản là vì sự giúp đỡ này đã nói lên sự bất tài, bất lực của đảng và nhà nước CSVN trước đại dịch Covid-19. Lên tiếng chỉ trích bất cứ hành động thiện nguyện, cưu mang đồng bào hoạn nạn vào lúc này đều phản ảnh sự vô lương tâm của những kẻ không có trái tim. Trung Điền https://viettan.org/csvn-lai-do-tro-ba-que-xo-la-doi-voi-cong-tac-chut-qua-yeu-thuong-cua-viet-tan/?fbclid=IwAR0Rp3KqMvPul7xNr7ZS0zUzVyAyHR-_2b6UfUYZK4TQ0KpqdyoU38pF-7U  
......

Tại bọn tẩu hay tại bọn ta?

ảnh: Đường sắt cao tốc của Lào, dài 400 km, tốc độ 160 km/h, hoàn thành sau 5 năm, cũng do Trung Quốc xây dựng bằng vốn vay.   Lao Ta   Đa số dư luận đều đổ lỗi việc cù nhầy về tiến độ và chất lượng của đường sắt Cát Linh-Hà Đông cho nhà thầu Trung Quốc. Nhưng rất ít ai đặt câu hỏi: Thực sự thì điều đó có đúng? Tôi cho rằng chỉ đúng một phần.   Chính phủ cộng sản Trung Quốc chưa bao giờ bỏ qua bất cứ cơ hội nhỏ nào để gây thiệt hại cho kinh tế và uy tín của Việt Nam, nằm trong chiến lược tổng thể, bài bản, lâu dài làm suy yếu người láng giềng khó chịu nhất cho mục tiêu bành trướng trên biển của họ. Điều đó thì không có gì phải nghi ngờ và cũng đừng ai lấy làm lạ. Chỉ đáng lạ nếu họ không làm thế! Nhưng gây thiệt hại bằng công trình bé con con như đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, thì có lẽ họ không đủ hứng. Bởi nếu chuyện đó xảy ra, họ ghè đá vào chân mình trước.   Những gì nhà thầu Trung Quốc đang làm, có thể lẫn cả vào đó một chút mục tiêu chính trị, nhưng theo tôi, trong trường hợp cụ thể này, khía cạnh kinh tế là chủ yếu.   Sở dĩ nhà thầu Trung Quốc không mấy quan tâm đến tai tiếng mà họ đang tạo ra qua công trình xấu xí, chất lượng kém, đắt đỏ và thời gian chậm trễ thuộc loại nhất hành tinh, vì theo tôi, họ đang nắm chắc trong tay một vài con tin, đủ để họ chả việc gì phải xoắn. Dân chúng Việt cứ tha hồ nghĩ xấu về họ. Họ đã xấu với người Việt hết cỡ rồi, xấu thêm bao nhiêu cũng chả thể hơn được! Họ biết trước rằng, cuối cùng thì sẽ có lệnh miệng từ đâu đó chỉ đạo chấp nhận nghiệm thu công trình, với lý do chính thức là giữ đại cục nhưng lý do bên trong thì chỉ trời và một số người biết. Một khi vẫn còn những kẻ bán nước theo kiểu xé nhỏ ra thành từng miếng cho vừa miệng, thì những gì đang xảy ra mới chỉ là tai nạn nhỏ, rất nhỏ.   Đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông sẽ vận hành mà nhà thầu không phải khắc phục bất cứ một sai sót nào trong số những sai sót mà phía Bộ giao thông vận tải  đưa ra. Nếu bạn không tin, xin chờ thêm thời gian ngắn nữa hãy đề nghị tôi rút lại ý kiến. Việc của bạn là chuẩn bị một cái mũ bảo hiểm có chất lượng thật chuẩn, chuẩn hơn cả dùng để đi xe máy.
......

Xấu hổ và đau xót

  Mạc Văn Trang   Đọc xong bài báo: “Hai nhà báo đoạt giải Nobel Hòa bình 2021” đăng trên VNExpress, tôi chợt nghĩ đến nhà báo PHẠM ĐOAN TRANG mà thấy xấu và đau xót. Bài báo viết:   “Giải Nobel Hòa bình năm nay thuộc về Maria Ressa và Dmitry Muratov, hai nhà báo người Philippines và Nga, vì "nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận".   Tự do ngôn luận "là điều kiện tiên quyết cho nền dân chủ và hòa bình lâu dài", Ủy ban Nobel Na Uy ra tuyên bố hôm nay, khi trao giải Nobel Hòa bình cho nhà báo Philippines Maria Ressa và nhà báo Nga Dmitry Muratov.   Ressa và Muratov được trao giải thưởng "vì sự đấu tranh dũng cảm cho tự do ngôn luận ở Philippines và Nga. Đồng thời, họ là đại diện của tất cả nhà báo đứng lên vì lý tưởng này trong một thế giới mà dân chủ và tự do báo chí phải đối mặt với những điều kiện ngày càng bất lợi", Chủ tịch Ủy ban Nobel Na Uy Berit Reiss-Andersen nói trong cuộc họp báo tại Oslo”... (https://docs.google.com/.../13ROF9QFu017o.../edit#)   Tôi thấy XẤU HỔ vì hai nhà báo kia lập ra hai tờ báo, thực hiện quyền TỰ DO NGÔN LUẬN để phê phán các sai lầm của chính quyền, lên án tệ tham nhũng, lạm quyền và các tệ nạn xã hội, vậy mà khi họ được công khai, đàng hoàng hoạt động; được công chúng tin cậy và khi được Giải thưởng Nobel Hòa bình, chính quyền không những không ngăn cản đến nhận mà còn tự hào và chúc mừng họ. Mà chính quyền Duterte ở Philippine và chính quyền Putin ở Nga vẫn bị coi là độc tài đấy. Trong khi đó Tự do ngôn luận của Việt Nam được ghi trong Hiến pháp nhưng chưa bao giờ được thực hiện. Hàng loạt nhà báo, blogger bị bắt, bị tù đày. Các nhà báo nói lên sự thật phê phán những sai trái của chính quyền một cách ôn hoà cũng bị coi là “thế lực thù địch"! Điển hình là chính quyền bắt giam một năm nay và sắp đưa xét xử nhà báo Phạm Đoan Trang về tội “làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”, được quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017”.   ĐAU XÓT vì so sánh hai nhà báo này với PHẠM ĐOAN TRANG thì nhà báo Phạm Đoan Trang có kém gì đâu, mà bị khủng bố, bôi nhọ, bắt bớ, tù đày! Phạm Đoan Trang một nhà báo yêu nước, có trách nhiệm xã hội rất cao và đặc biệt một tài năng hiếm có. Trong vòng vài năm, cô đã xuất bản mấy cuốn sách: “Chính trị bình dân", “Phản kháng phi bạo lực", “Cẩm nang nuôi tù", Báo cáo “Toàn cảnh thảm hoạ môi trường Việt Nam", “Báo cáo về Đồng Tâm"..., thành lập trang web Luật Khoa tạp chí với tư cách là một hình thức báo chí độc lập tại Việt Nam để phổ biến chủ yếu về lĩnh vực pháp luật.   Tất cả những tác phẩm của Phạm Đoan Trang đều nhằm KHAI DÂN TRÍ VỀ CHÍNH TRỊ. Đúng như nhiều người nhận xét: Dân trí về Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội cũng bị kìm kẹp, kém phát triển, nhưng tệ hại nhất là dân ta rất kém hiểu biết về Khoa học Chính trị, về quyền Công dân, về Dân chủ, Nhân quyền… Phạm Đoan Trang đã dồn hết tâm trí vào lĩnh vực này. Phạm Đoan Trang không hề chửi bới, kích động “chống phá chính quyền", thậm chí cô luôn nhắc “Phi bạo lực! Phi bạo lực! Phi bạo lực!”.   Sách của Phạm Đoan Trang cung cấp những tri thức rất cơ bản, hiện đại, thực tế; cách viết bình dân, chân thực, giản dị, hướng dẫn cho người dân có nhận thức, thái độ, hành động đúng mực để thực hiện các quyền cơ bản được ghi trong Hiến pháp Việt Nam và các công ước quốc tế mà Việt Nam đã cam kết.   Tôi thách Quốc hội Việt Nam tốn nhiều tỉ để ra được một cuốn sách phổ cập kiến thức Chính trị cho các Đại biểu Quốc hội và cho người dân đạt trình độ như sách “Chính trị bình dân" (hơn 500 trang) như của Phạm Đoan Trang.   Một người yêu nước, một tài năng quý giá như thế mà đem huỷ hoại đi! Thật ác độc! Thật đau xót cho đất nước này!   17/10/2021 Mạc Văn Trang  
......

Án lệ Covid-19: Trách nhiệm tham vấn xã hội dân sự khi thay đổi chính sách trong đại dịch

Minh họa: Luật Khoa. Ảnh: Reuters Võ Văn Quản - Tạp chí Luật Khoa| Khủng hoảng không phải là bình phong cho các chính sách vội vàng. Trong án lệ Article 39 v. Secretary of State for Education, tổ chức thiện nguyện vì quyền trẻ em có tên Article 39 đã khởi kiện Bộ trưởng Bộ Giáo dục Anh vì ban hành văn bản quy phạm Adoption and Children (Coronavirus) Amendment Regulations 2020 để điều chỉnh các nguyên tắc làm việc với trẻ em trong bối cảnh đại dịch. [1] Tên của tổ chức từ thiện này được đặt theo Điều 39 của Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em, quy định về trẻ là nạn nhân của lạm dụng, bạo lực hay đối xử tàn tệ. Để hiểu thêm về bối cảnh có liên quan chút ít đến tình hình tại Việt Nam, đối với trường hợp trẻ mồ côi (kể cả trong trường hợp trẻ không còn bất kỳ ai có thể nhận trách nhiệm nuôi dạy – parental responsibility), chính quyền các địa phương của Vương quốc Anh sẽ nhận trách nhiệm này. [2] Theo đó, một quyết định chăm sóc (care order) sẽ được ban hành để tạo nền tảng pháp lý cho việc cung cấp nhà ở, cung cấp chi phí ăn uống, học hành, đồng thời với việc bổ nhiệm một nhân viên công tác xã hội (social care worker) thực hiện trách nhiệm của một người thân, người hướng dẫn và bảo hộ cho trẻ. Hệ thống tương tự cũng được sử dụng để hỗ trợ về mặt tâm lý lẫn vật chất cho trẻ em bị xâm hại. Lo ngại sự lan rộng của dịch bệnh đối với đội ngũ nhân viên an sinh xã hội địa phương đang thực hiện nghĩa vụ chăm sóc và theo dõi tình hình của trẻ em thuộc nhóm cần được chăm sóc đặc biệt, văn bản của Bộ Giáo dục Anh có một số quy định nới lỏng yêu cầu về chăm sóc trẻ, ví dụ như: – Nới lỏng yêu cầu đến thăm và theo dõi trẻ trong một khung thời gian xác định chặt chẽ theo luật trước đó; – Trao thẩm quyền cho chính quyền địa phương lựa chọn một người khác đến thăm trẻ như một người chăm sóc tạm thời mà không cần phải là người có kết nối và thân thuộc với trẻ trước đó; – Tăng khoảng thời gian mà trẻ cần được chăm sóc đặc biệt có thể phải ở lại các trung tâm chăm sóc tạm thời; – Trước đó, việc chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ ngoài khu vực địa phương quen thuộc của trẻ phải được cân nhắc dựa trên đề cử từ chính quyền và xã hội dân sự để cho phép. Văn bản mới hủy bỏ quy định này. Để đáp trả, Article 39 đưa ra ba cáo buộc chính: 1. Bộ này đã không thực hiện nghĩa vụ tham vấn đầy đủ các cơ quan bảo vệ quyền trẻ em có thẩm quyền (Children’s Commissioner) lẫn các tổ chức xã hội dân sự hoạt động trong lĩnh vực quyền trẻ em khi ban hành văn bản; 2. Nội dung của văn bản quy phạm được thông qua trái với mục tiêu và nguyên tắc được ghi nhận trong văn bản pháp luật chính yếu điều chỉnh về quyền trẻ em – Children Act 1989; và 3. Bộ trưởng đã không thực hiện đúng nghĩa vụ thúc đẩy hạnh phúc và sự phát triển của trẻ em Vương quốc Anh. Tại Tòa Cấp cao, cả ba lập luận này đều bị bác bỏ. Vụ việc này được đưa ra xem xét tại Tòa Phúc thẩm Vương quốc Anh (The Court of Appeal), với lập luận chủ yếu cho rằng tính cấp bách và khả năng lây truyền dịch bệnh tạo ra tiền đề cho chính phủ Anh can thiệp vào các quy định pháp lý sẵn có. Tòa Phúc thẩm bác bỏ lập luận này, cho rằng việc nới lỏng quy định được Bộ Giáo dục Anh đưa ra dựa trên lo ngại hợp lý về thiếu hụt nhân sự. Tuy vậy, về việc tham vấn cộng đồng, Tòa Phúc thẩm ghi nhận rằng Bộ Giáo dục Anh đã không thực hiện đúng quy định. Ngay sau khi văn bản được ban hành, Children’s Commissioner và các tổ chức xã hội dân sự đã gửi nhiều kiến nghị đề nghị bộ sửa đổi một số nội dung, hoặc hướng dẫn lại nhằm bảo đảm quyền lợi của trẻ. Tuy nhiên, những kiến nghị này bị bỏ mặc. Quá trình thảo luận nếu có cũng ở mức không chính thức, khiến cho các kiến nghị chỉ ở dạng tham khảo chứ không phải là những đề xuất mà chính phủ cần phải xem xét một cách nghiêm túc. Tòa Phúc thẩm có một luận điểm rất đáng để mọi quốc gia học tập (hiển nhiên bao gồm Việt Nam): “Không thể phủ nhận rằng dịch COVID-19 đã tạo nên một tình thế cấp bách và rất khó khăn cho các chuyên viên trong lĩnh vực chăm sóc trẻ em, cũng như cho Bộ trưởng, người có trách nhiệm quản lý toàn bộ hệ thống. Nhưng tình huống không cấp bách đến mức không thể tổ chức được kể cả là một phiên tham vấn ngắn. Và chính khi Bộ trưởng phải đối mặt với lựa chọn khó khăn rằng có nên điều chỉnh các dịch vụ xã hội hay không, và nếu có thì điều chỉnh như thế nào, là lúc ông ấy cần nhận được ý kiến đóng góp từ nhiều phía hơn nữa.” [3] Án lệ Article 39 v. Secretary of State for Education là một nền tảng rất tốt để nhận ra rằng khủng hoảng không thể được sử dụng làm bình phong cho sự lạm quyền và những chính sách thiếu cân nhắc quan điểm đa chiều của các chủ thể khác nhau trong xã hội. Viện dẫn lý do cần “quyết đoán” để kiểm soát dịch nhanh chóng nhằm loại bỏ quá trình tham vấn này chính là tư duy sai dẫn đến hệ quả là những chính sách lộn xộn, như chúng ta đã thấy tại Việt Nam thời gian qua. Võ Văn Quản Nguồn: Tạp chí Luật Khoa — Chú thích: 1.  The Adoption and Children (Coronavirus) (Amendment) Regulations 2020. Legislative.Gov.Uk. https://www.legislation.gov.uk/uksi/2020/445/contents 2.  Dove, J., Miller, C., & Sharp, D. (2020). Orphans – are some of them prejudiced by the Children Act 1989? Can this be remedied? Family Law. Published. https://www.familylaw.co.uk/news_and_comment/orphans-are-some-of-them-prejudiced-by-the-children-act-1989-can-this-be-remedied 3.  Article 39, R (on the application of) v Secretary of State for Education [2020] EWHC 2184 (Admin) (07 August 2020). https://www.judiciary.uk/wp-content/uploads/2020/11/R-Article-39-v-SSE-judgment.pdf    
......

Chó quan, chó dân

Tân Phong - Web Việt Tân| Hồi còn đi học, tôi có đứa bạn thân là “cậu ấm,” con một quan to ở một tỉnh ngoài Bắc. Cậu ta thích nuôi chó. Ông bố thì không thích chó nhưng chiều lòng cậu con quí tử nên cũng chấp nhận nuôi mấy con chó kiểng và một con berger thuần chủng to như con bê trong nhà. Chó của quan nó cũng khác chó của dân lắm. Để chăm sóc đàn chó 5 con phải mất hai người chăm nom, nấu ăn, vệ sinh và dắt đi dạo. Chi phí mỗi tháng kể cũng sơ sơ vài chục triệu đồng với thời giá 20 năm trước. Người viết đến nhà cậu bạn chơi, thấy khẩu phần ăn của mấy con chó toàn thịt bò và xúc xích nhập khẩu. Ông bố cậu bạn sau một hồi cũng mê chó, nhất là con bẹc-giê to lớn, được huấn luyện cẩn thận ở trại K9 – do chính tay giám đốc trại chó lựa chọn để làm quà tặng cho con ông ấy. Nó khiến cho ông thêm hãnh diện khi đám bạn bè, khách khứa thi nhau khen tặng con chó khôn, đẹp, oai phong… Đúng là “nhân sao, vật vậy!” Sau này, học hết cấp 3, cậu bạn đi du học, tình cảm xa cách dần. Người viết cũng không qua lại nhà cậu nữa dù hai đứa thân thiết suốt thời đi học. Có lần nghe chuyện nhà cậu ấy bị trộm cây kiểng quí ở sân, đám trộm ăn gan trời, còn dí điện giết chết con berger; nhưng chỉ 10 ngày sau cả đám trộm bị bắt, một đứa bị đánh chết trong đồn công an, hai đứa còn lại đi tù mọt gông mười mấy năm. Thế mới thấy cái giá của một con chó nhà quan nó lớn nhường nào! Hơn 10 ngày qua lại thấy câu chuyện một người đàn ông nghèo khổ, cả “gia tài” yêu quí của ông ta là một đàn chó 14 con và một con mèo mà ông ta chăm sóc, bế bồng chạy trốn khỏi “thành phố HCM rực rỡ tên vàng,” bị đám công bộc nhân dân ở Cà Mau đem đi “tiêu hủy” với lý do là “phòng dịch.” Dù chẳng có một cơ sở khoa học hay một qui định hay hướng dẫn của Bộ Y Tế “rằng thì là mà” phải giết chó, giết mèo. Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng chưa từng nói rằng Cúm Tàu lây từ chó mèo. Thế mà ở xứ này, lời nói một chủ tịch xã, huyện có khi lại còn to hơn Giời. Đám cán bộ với lòng “nhiệt tình cách mạng,” cứ đè nghiến mấy mấy cậu Vàng ra đập chết hết lượt. Nghĩ tới mà rùng mình. Công nhận người cộng sản có khác, họ rất giỏi những việc này. Chợt nhớ bác tổng xứ Đông Lào là Đỗ Mười thủa hàn vi cũng xuất thân từ thiến heo. Thế mới thấy, không thể coi thường nghề dao thớt, giết chó, mổ lợn được. Không rõ cách thức “tiêu hủy” đàn chó mèo ở Cà Mau đó là bỏ hố vôi hay làm món thịt cầy ưa thích cho đám “đày tớ nhân dân”? Ở xứ này, thịt chó được coi là “quốc hồn quốc túy.” Thậm chí, tôi còn nhớ một ông trưởng ban tuyên giáo ở tỉnh nhà ví von miếng thịt chó chấm mắm tôm nó rất “đậm đà bản sắc dân tộc.” Nhiều lần, người viết cũng biết, sau hàng loạt những chiến dịch đi bắt chó chạy rông ngoài phố ầm ĩ của đám phường xã với lý do phòng bệnh dại, thì đám “chó không chính chủ” ấy đều được “tiêu hủy” trên bàn nhậu ở ủy ban, công an hoặc được đám “hội phụ nữ” đem ra bán lại cho đám lái chó. Chứ đem bỏ hố vôi thì “phí của Giời.” Ở xứ này miếng ăn nó lớn lắm, miếng thịt chó thì lại càng quí tợn. Bây giờ các quan chức từ lớn tới nhỏ đều thừa mứa, miếng thịt chó nó không còn có giá như hồi trước. Cơ mà cách đây chừng 20 năm, một anh viên chức quèn, nhanh nhảu mồm miệng, giỏi nghề dao thớt, nhất là món thịt cầy 7 món làm ý quan trên, thì có cơ hội phát triển lắm. Chẳng mấy mà làm tới chức chánh văn phòng huyện ủy, rồi cứ thế mà thênh thang quan lộ làm chủ tịch, làm thủ tướng hôm nay không chừng. Ấy là dông dài nói qua chuyện thịt chó. Còn câu chuyện buồn thảm về đàn chó ở Cà Mau bị “tiêu hủy” và con berger của nhà cậu bạn cũng chỉ là một so sánh nho nhỏ về thân phận chó của quan và chó của dân. Nó cũng giống như việc hàng triệu “ông chủ” ở cái xứ “thiên đường CS” phải tha phương cầu thực, cùng cực đói khát, tuyệt đường sinh nhai, phải chạy trốn khỏi “thành phố mang tên Bác,” “thành phố rực rỡ tên Vàng”… trong cơn hoảng loạn với đám “đày tớ của nhân dân” đang tột cùng xa hoa, dục lạc trong những dinh thự mênh mông, gà gật ngủ trong những hội trường hoành tráng và nghe báo cáo đại hội đảng. Cái “ưu việt” của xã hội ta nó vậy. Nó biến ông chủ thành nô lệ và biến đày tớ thành ông chủ, biến chó thành người và biến người thành chó lúc nào không hay. Người Việt không biết từ khi nào rất tin vào luật Nhân Quả, cũng rất tin vào tiền kiếp, luân hồi của nhà Phật. Người ta cứ nhẫn nhịn một kiếp đọa đày rồi tự nhủ rằng chắc kiếp trước mình làm nhiều điều xấu, kiếp này mới khổ vậy. Rồi thì chắc cũng tự nhủ rằng mấy con chó xấu số bị đem “tiêu hủy” kia kiếp trước cũng là chó xấu xa nên giờ mới bị đập chết như thế. Còn chó quan nó sướng, nó ăn xúc xích Đức, ăn thịt bò Úc… là vì nó sắp được chuyển kiếp, kiếp sau không chừng sẽ làm quan to cộng sản… Thú thực là người viết hoang mang lắm, vì cái lý thuyết kiếp trước, kiếp sau, luân hồi của nhà Phật nó như mê cung chẳng biết đâu mà lần. Nếu vậy, thì chắc mấy ông quan cộng sản mặt nọng thịt mỡ, u mê, dục lạc, vô đạo ở xứ này chắc là vì kiếp trước làm nhiều việc phước đức lắm nên kiếp này họ tha hồ hưởng lạc. Cả những con chó họ nuôi cũng thế. Còn triệu triệu kiếp “ông chủ” đang đầu đường xó chợ, còng lưng đóng thuế cho 4 triệu “đày tớ nhân dân,” chết bỏ xác xứ người… cũng là do số phận, là nghiệp chướng luân hồi? Mà có sự chuyển kiếp tùm lum như thế, đúng là không biết kiếp trước, kiếp sau, ai là chó, ai là người nữa? Những tấn thảm kịch ở xứ “thiên đường CS” ngập tràn khắp mọi hang cùng ngõ hẻm, nó cho thấy một bức tranh xã hội đang tan rã. Triệu kiếp lầm than cùng khổ bỏ chạy khỏi “thiên đường.” Nhưng họ chạy đi đâu cho thoát khỏi bi kịch này, xã hội này, thể chế này? Không thể chạy đi đâu được cả! Trừ khi chính họ tỉnh thức, nhận ra “quyền lực của những kẻ không quyền lực” – đó chính là quyền lực của Nhân Dân, của đám đông có tri thức và dũng khí, dám lật đổ những hàng rào thép gai hôm nay của những kẻ cường bạo, dám lên tiếng và tự định đoạt lấy số phận của mình. Không một kẻ nào có thể dẫm lên đầu một người, nếu như anh ta không cúi đầu, quì gối. Và những gì đang diễn ra, cho chúng ta tia hy vọng rằng sự thay đổi là có khả năng. Rằng không một thể chế độc tài nào có thể muôn năm, có thể vinh quang đứng trên núi xác dân lành, lừa gạt nhân tâm mãi như chế độ CS này. Cơn dịch cúm Tàu cũng có một khía cạnh tích cực là nó cho toàn thể dân Việt thấy được hết sự “ưu việt của chế độ” ra sao. Sẽ đến lúc, tấn bi kịch thảm thương của dân tộc này phải chấm dứt và cùng với nó một thể chế vô năng, bất lương, vong bản. Tân Phong Mạng chó hay mạng người? Sự khốn cùng của tư duy chống dịch Phải có người chịu trách nhiệm trong vụ tiêu diệt 15 con chó  
......

Xã hội tan rã, quốc gia sụp đổ, liệu đảng có trường tồn?

Tân Phong - Web Việt Tân| Tại buổi bế mạc Hội Nghị Trung Ương đảng Cộng sản lần 4 vào sáng 7 tháng Mười, năm 2021, Nguyễn Phú Trọng tuyên bố, nhà cầm quyền đã tỉnh táo giải quyết kịp thời những vấn đề mới, chống đại dịch Covid-19, cũng như việc hỗ trợ cho người dân và các công ty vượt qua khó khăn… Trong khi đó, hàng trăm ngàn người lao động đang lũ lượt tháo chạy khỏi thành Hồ từ ngày nới lỏng phong tỏa 1/10. Bất chấp quãng đường ngược Bắc, xuôi Nam hàng ngàn km gian khổ, bất chấp những rủi ro tai nạn, mưa gió, nắng nóng. Thậm chí, có những đoàn người đã đi bộ từ thành Hồ về những tỉnh phía Bắc xa tới 1800 km. Có những người đã không thể về tới quê nhà bởi bạo bệnh, kiệt sức hay tai nạn giao thông. Cuộc trường chinh đẫm nước mắt và cả máu này của hàng triệu người dân tha phương là hiện thực bi thảm trái ngược hoàn toàn với những tuyên bố dối trá ghê tởm, vô liêm sỉ của kẻ đứng đầu bộ máy cai trị. Những “con lợn đội mũ phớt” béo tốt, bóng mượt, quần là áo lượt, tụ tập trong khán phòng mênh mông, sang trọng, điều hòa mát lạnh, yến tiệc linh đình …để nói về tính ưu việt của chế độ và bàn về những gói “hỗ trợ” dân nghèo chỉ có trên giấy và trên TV. Theo báo cáo bế mạc của Nguyễn Phú Trọng thì “…Kinh tế 6 tháng đầu năm 2021 tăng trưởng khá, cao hơn 5,64% so với cùng thời gian của năm 2020. Đặc biệt đã kịp thời ứng phó, thực hiện giải quyết khó khăn cho người dân, và các công ty không bị rơi vào khó khăn. Toàn bộ các vấn đề từ an ninh, chính trị, quốc phòng, đối ngoại đều được giữ vững, bảo vệ được độc lập, chủ quyền quốc gia nên uy tín và vị thế của Việt Nam tiếp tục được nâng cao trên trường quốc tế…” Ông ta không nhắc gì đến 20.000 ngàn sinh mạng đã trở thành những oan hồn đói khát thê thảm, cũng chẳng đề cập tới hơn 90.000 doanh nghiệp phá sản, nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn sụp đổ, các doanh nghiệp nước ngoài đang tháo chạy và chuyển đơn hàng về Trung Quốc. Tổng Tịch cũng chẳng nói gì về ngân khố trống trơn vì các cuộc đốt tiền vô tiền khoáng hậu cho việc khoanh vùng, phong tỏa, ngoái mũi xét nghiệm. Ông ta không nói gì về hậu quả của việc bắt nhốt vô nhân đạo người dân vào các trại tập trung để cho dịch bệnh lây nhiễm không thể kiểm soát nổi, sự chuẩn bị yếu kém của ngành y tế, thiếu thốn vaccine, thuốc điều trị, sinh phẩm, máy móc… dẫn đến tỷ lệ chết cao nhất khu vực. Tổng tịch không đả động gì về việc Trung Quốc thường xuyên tập trận ở trong thềm lục địa, sát gần bở biển Việt Nam, bắn đạn thật, việc giờ đây tàu thuyền Việt Nam phải trình báo và xin phép hải cảnh Trung Quốc trên vùng biển của Việt Nam. Nguyễn Phú Trọng, tên thái thú của Trung Cộng vẫn ề à giọng điệu giáo làng, ngạo nghễ với “thành tựu vô song” của băng đảng, dối trá trắng trợn, tận cùng vô lương. Thời phong kiến, các đời vua lấy lời Thánh nhân răn dạy con cháu “Dân vi quí, xã tắc thứ chi, Quân vi khinh” để nói về vai trò của Dân là nền tảng quốc gia. Dân là quí nhất mà cốt lõi là Nhân Tâm, thứ đến mới là xã tắc, đất đai, lãnh thổ, cuối cùng Vua cũng chỉ là biểu tượng tập hợp tinh thần và thống nhất quyền lực quản trị đất nước. Người cộng sản lấy lời tiền nhân, đưa ra cái khẩu hiệu “lấy dân làm gốc,” “đảng là đày tớ của nhân dân” để lừa mị. Kỳ thực, hãy nhìn vào hiện thực hôm nay. Đất nước khánh kiệt, lòng người tan hoang, niềm tin cùng kiệt nhưng quan chức cộng sản thì vinh thân phì gia, tất cả đều là những tỷ phú, giàu có tới không tưởng, xa hoa tột cùng. Khi đất nước chìm trong điêu linh, dịch bệnh hoành hành gây bao tang thương mất mát thì chúng vẫn hưởng lạc. Khi triệu kiếp lầm than tha phương phải tháo chạy khỏi thành phố chết sau nhiều tháng bị nhốt chặt trong những khu ổ chuột tăm tối, không có lương thực, không có thu nhập, không có y tế hỗ trợ thì nhà cầm quyền CSVN đem bầy chó săn của đảng ra ngăn cản, đánh đập tàn nhẫn, bắt họ quay trở lại thành phố. Người dân phải quì lạy đám đầu trâu mặt ngựa để xin chúng trở về quê. Có đất nước nào như thế không? Chúng, những kẻ luôn tự xưng “do dân và vì dân” còn không bằng loài cầm thú. Chúng không còn cả lương tri lẫn trí não. Thử hỏi rằng nếu xã hội tan rã, quốc gia sụp đổ, thì băng đảng CSVN liệu có thể trường tồn, ngạo nghễ nữa hay không? Nhưng nhìn khuôn mặt vô hồn, giọng nói ề à không chút biểu cảm của Nguyễn Phú Trọng, ông ta không hề có chút mảy may nhìn nhận những sai lầm và cả tội ác chồng chất của hệ thống quyền lực ông ta đang vận hành, ông ta thực sự vẫn đang say sưa với tấm áo choàng bằng không khí và tin rằng đó mới là bộ cánh đẹp nhất thế gian, vẫn tin rằng chỉ có người có trí tuệ siêu phàm như ông ta mới nhận ra “tính ưu việt” của nó. Một kẻ tuyệt đối cuồng tín, tham quyền cố vị, tuyệt đối chuyền quyền như Nguyễn Phú Trọng chắc chắn không thể nào nhìn nhận ra cơ đồ của ông ta đang mục rã như bìa carton gặp mưa. Tất cả những chỉ dấu từ kinh tế, xã hội, niềm tin cạn kiệt… cho đến những thiên tai địch họa dồn dập đều cho thấy một cuộc sụp đổ không thể cứu vãn đã bắt đầu. Sau 2 năm “chống dịch như chống giặc,” dưới sự chỉ đạo toàn diện của đảng cầm quyền, sự năng nổ của ngài Thủ Tướng Phạm Minh Chính, người Cộng Sản đã đẩy lùi sức sản xuất, dịch vụ của nền kinh tế ít nhất một thập kỷ, phá hủy tan hoang chuỗi cung ứng và những xáo trộn tổn thất không thể đo đếm về lực lượng lao động. Sẽ có thể mất ít nhất 3 năm để phục hồi lại hiện trạng trước đại dịch hoặc cũng có thể không bao giờ vì thế giới đã thay đổi, cuộc chơi toàn cầu đang thay đổi chóng mặt, những thách thức về môi sinh, môi trường, biến động địa chính trị khu vực… tất cả đều quá sức với một hệ thống vô năng, hoang tưởng nhưng cực kỳ bất nhân, lưu manh là đảng CSVN. Tổ chức băng đảng tội phạm này không có khả năng quản trị và lãnh đạo một quốc gia mà chúng chỉ có khả năng đàn áp và cưỡng đoạt. Thôi thì, cũng đành tin rằng, con người có sinh mệnh, quốc gia cũng có số mệnh. Cũng biết câu “quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách” nhưng bản thân cũng bất lực, nhìn thế sự nổi trôi, tín thác vào niềm tin Thiên Chúa định đặt. Cũng tin rằng, cái lẽ “biến thông” cùng cực, cuộc sụp đổ này là không thể tránh né và cơn ôn dịch cúm Tàu có lẽ cũng là một cú huých để cho “tổ kiến sụp sụt toang đê vỡ.” Nhưng chứng khiến những dòng người tha phương đang dắt díu nhau chạy khỏi những thành phố, những đứa trẻ khóc ngằn ngặt vì đói khát, những thân người gục ngã bên lề đường… không sao có thể ngăn được tâm can quặn đau. Tiếng hát ai oán của Khánh Ly như mũi khoan chọc vào tim óc ta trong một chiều mưa tầm tã. Ngoài kia, những dòng người Việt tha phương vẫn lầm lũi đi về nơi vô định. “…Một ngàn năm nô lệ giặc Tàu Một trăm năm đô hộ giặc Tây Hai mươi năm nội chiến từng ngày Gia tài của mẹ, một rừng xương khô Gia tài của mẹ, một núi đầy mồ Dạy cho con tiếng nói thật thà Mẹ mong con chớ quên màu da Con chớ quên màu da nước Việt xưa Mẹ trông con mau bước về nhà Mẹ mong con lũ con đường xa. Ôi lũ con cùng cha quên hận thù…” (Gia tài của mẹ – Trịnh Công Sơn) Tân Phong https://viettan.org/xa-hoi-tan-ra-quoc-gia-sup-do-lieu-dang-co-truong-ton/ Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=W6Kw6XY9BII&t=1s  
......

Luật pháp như đất nặn

Ảnh: Đã xác định là vùng xanh mà còn chặn con kiến không lọt thì xanh đỏ nỗi gì. Cứ mạnh thằng nào thằng ấy làm theo ý thích. (nguồn: Internet)  Nguyễn Thông     Hồi đám chúng tôi còn nhỏ học cấp 1 có môn thủ công. Cô giáo dạy vẽ đường diềm, may vá (kỹ năng may vá cực kỳ cần thiết bởi quần áo rách là đặc sản thời đó), gấp giấy, đan lát, nặn con này con kia... Nguyên liệu để nặn là đất sét. Trước hôm có tiết thủ công nặn, vác cái thuổng ra cánh đồng đào một bọc to, loại đất sét hạng nhất vừa dẻo vừa trắng, lâu khô, đem về tha hồ nặn.   Kỹ năng nặn chả đứa nào giống đứa nào. Cô giáo yêu cầu nặn con trâu, đứa thì nặn ra mèo, đứa nặn giống con lợn có sừng, đứa nặn ra cái trống có 4 chân, thiếu hẳn đuôi... Cứ mỗi đứa một phách. Không có quy định bắt buộc cụ thể nên tha hồ phăng, lại còn cãi con trâu nhà em nó thế. Trong cuộc chống dịch ở xứ này, nhiều chuyện cũng na ná như nặn thủ công đất sét. Mỗi đứa mỗi kiểu, tùy tiện "sáng tạo", không ra thể thống gì. Trò nào cũng cho mình đúng, tha hồ phát huy, khi bị chê, bị sai thì sửa, rồi còn cãi làm gì mà chẳng có sai.   Ông Nên ông Mãi ông Phong ở Sài Gòn thiết quân luật, cấm tiệt dân ra đường, cấm đi lại, khi dư luận gọi là phong tỏa, giới nghiêm, lockdown thì cãi bảo rằng làm gì có phong tỏa giới nghiêm. Hà Nội bắt buộc người bay từ các nơi về phải cách ly tập trung 14 ngày cho sân sau của họ thu tiền, vận vào lý do an toàn chống dịch, khi bị phản ứng thì lại bỏ, chỉ hôm trước hôm sau. Tay lãnh đạo phường ở Nha Trang nói bánh mì không phải lương thực, không phải hàng thiết yếu. Tay bí thư phường ở Bình Dương sấn vào nhà người ta bắt chủ nhà chỉ để đi ngoáy mũi bởi đã được lệnh trên bắt dân phải ngoáy mũi. Ở Cà Mau nhà chức việc lôi chó ra đập chết bởi sợ chó làm lây dịch dù chưa có nghiên cứu nào nói chó là vật trung gian... Luật chống dịch có thì có nhưng nó như đất sét, mỗi anh một phách, tha hồ nặn.   Cứ đổ cho đám dưới tùy tiện cũng tội chúng nó. Sai ngay từ trên. Đất sét trong tay những ông to đầu. Ông thủ tướng Chính ban chỉ thị 15, 16 để phòng chống dịch trong cộng đồng, áp dụng chung trên cả nước, nhất nhất thế mà làm. Nhưng khi dịch quá căng, tình hình thay đổi, đáng nhẽ phải ra chỉ thị mới, thì ông ta lại tùy tiện chỉ đạo thực hiện chỉ thị 16 trên tinh thần 16+. Thế thì bỏ mẹ, thằng dưới tha hồ cộng, làm theo ý nó. Tôi muốn hỏi ông Chính, cộng nghĩa là thế nào. Cứ 16 làm hết mức, nếu 16 chưa đủ chưa hợp thì ra cái khác hợp hơn, 17 chả hạn. Ông nói chúng nó cộng, cho chúng nó quyền tùy tiện, chúng tha hồ vận dụng, chúng sai, thực ra là tại ông.   Ông chủ tịch Phúc bảo pháo đài nhưng không phải pháo đài. Các ông yêu cầu, bắt nhà người ta thành pháo đài, rồi lại nói không phải pháo đài, vậy nó là thứ dở hơi gì. Mà tôi nói thật, dẹp ngay thứ tư duy chiến dịch, chiến sĩ, ra quân, tấn công, pháo đài, phải thắng mới về... ấy đi. Đó là thứ thói quen, một quán tính quân sự hóa nền hành chính của những kẻ chỉ thích đánh nhau, say chiến tranh.   Pháp trị là cần thiết, nhưng đâu phải ra đó, không thể tùy tiện. Pháp luật phải rõ ràng, không thể như đất sét nặn. Càng cao càng phải gương mẫu, chính ngôi. Thông cào  
......

Tiêu huỷ đàn chó: lại là lỗi của thế lực phản động

Nguyễn Thị Sen - VNTB (VNTB) – “Liên quan vụ tiêu hủy đàn chó: Nhân dân cần cảnh giác đừng để mắc bẫy tổ chức khủng bố ‘Việt Tân’ “. Việt Nam lại được đưa lên báo chí quốc tế, lần này không phải vì là ngôi sao đang lên hay vì  góp phần làm đứt gãy chuỗi cung ứng do chống  dịch. Với  việc làm không thể hiểu nổi và nếu không nói là tàn ác, chính quyền huyện Trần Văn Thời bỗng nhiên nổi tiếng thế giới vì thảm sát 15 con chó cưng của dân khi nhân danh chống dịch. Báo Đức PDA có tiêu đề: “ Phẫn nộ ở Việt Nam sau khi 13 con chó bị tiêu huỷ vì chủ bị nhiễm COVID”, báo Thái Lan có viết: “ Nổi giận vì 13 con chó bị tiêu hủy,” báo Malaysia cũng có tiêu đề tương tự. Bài viết có thể được tìm thấy trên báo Bỉ, báo Hà Lan,.. Ngày 11/10, ông Lê Phong, Phó Bí thư Huyện ủy Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau cho biết, sau khi đối chiếu các quy định thì việc tiêu hủy đàn chó, mèo là đúng bởi địa phương không còn cách nào khác. Bị những người yêu động vật lên tiếng chỉ trích, chính quyền huyện lúc đầu bao biện rằng những gì họ làm là cần thiết do yêu cầu chống dịch và rằng người dân trong khu cách ly làm áp lực buộc họ phải tiêu huỷ đàn chó thì sau đã lấp liếm lại rằng họ có thiếu sót trong việc cho tiêu huỷ đàn chó, nhưng thiếu sót gì và thiếu sót ra sao thì lại không được nêu rõ. Ông Trần Tấn Công – Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đổ thừa việc hai vợ chồng ông chủ cùng đàn chó kéo nhau về Cà Mau đã gây áp lực cho địa phương và là việc làm không thể chấp nhận được. Ngoài ra ông Công còn bẻ lại thêm rằng sẽ xem xét đến sai phạm của hai người chủ của đàn chó vì không phải dân Cà Mau nhưng “lại khai báo là ở đây”. Ông Công có cho biết: “Áp lực trong phòng, chống dịch tại địa phương hiện nay là cực lớn, anh em nơi tuyến đầu chống dịch cũng đã rất vất vả, mệt mỏi. Do đó, rất cần sự động viên, chia sẻ từ người dân. Bản thân tôi cũng bị gọi điện nhắn tin chửi bới với lời lẽ thô tục. Chúng tôi đã nhờ cơ quan chức năng vào cuộc, hiện đã xác định được người nhắn tin, gọi điện xúc phạm tôi”. Với những thông tin như vậy cho tới nay cho thấy chính quyền huyện Trần Văn Thời vẫn không thừa nhận sai sót gì ngoài việc cố tìm ra lỗi sai phạm của người dân để mà xử phạt, đồng thời cũng đe doạ nhờ công an xử luôn những ai gọi điện nhắn tin chửi bới ông vì đã để xảy ra vụ thảm sát này. Chính quyền huyện cũng “thể hiện sự nhân đạo” khi đáng lý họ sẽ trục xuất những người chủ của đàn chó nếu họ không mắc bệnh do “tỉnh có quy định công dân của Cà Mau muốn ra, vào tỉnh phải được sự đồng ý của Chủ tịch UBND tỉnh.” Ông Công cho biết Mặt trận Tổ quốc đã mua quà cho những người chủ của đàn chó và “mang vào bệnh viện nhờ phía bệnh viện trao hỗ trợ và gửi thư động viên tinh thần những người này an tâm điều trị, vì ở xa tới, không có thân nhân chăm sóc.” Có vẻ ông và chính quyền huyện Trần Văn Thời cho rằng cứ mua chút quà mang tới là xong. Một chút quà chẳng thể làm cho nỗi đau tinh thần vì mất đi thú cưng bù đắp lại, cho là có bồi thường bằng tiền thì những con thú cưng đã bị giết đi cũng không phải là loại tài sản có thể mua ngay lại được bằng tiền.   Chưa hết, trên mạng xã hội cũng sẽ thấy có những người cho rằng cứ phải lo chống dịch, còn sa đà bàn ra bàn vào việc tiêu huỷ đàn chó sẽ làm cho việc chống dịch bị ảnh hưởng. Có nơi còn “nâng tầm quan điểm” việc bàn tán nhiều có thể sẽ rơi vào bẫy của “nhóm khủng bố Việt Tân” hay do xúi giục của “đám ba que,” phản động. Những ai có thể phát ngôn rất ư “sặc mùi tuyên giáo” hay nghĩ ra được như vậy có lẽ họ chưa bao giờ có một con thú cưng, họ hẳn không có được sự cảm thông, và tình thương yêu đồng loại mà chỉ là máu lạnh. Việc bảo vệ động vật, thể hiện lòng trắc ẩn đã được khuyến cáo không nên đi quá đà vì sẽ vướng vào bàn luận chính trị và có khi sẽ mang lại hậu quả không hay. Hãy thử xem lại đi, những kẻ trộm chó chuyên nghiệp khi bị người dân bắt được đã bị họ trói lại và đánh đập tàn nhẫn đến như thế nào, những việc như vậy đâu có cần Việt Tân kích động. Nếu như những người tiêu huỷ đàn chó không phải là nhân viên công lực thì sẽ chẳng có ai cho là có thế lực phản động nào đó giật dây hay lợi dụng tình hình để quấy rối, phá phách. Làm không được việc, khi có sai sót thì lại tìm cách đổ lỗi cho thế lực phản động giật dây là hành động rất phổ biến. Có thể lại có người cho rằng đây chỉ là ý kiến cục bộ của một cấp cơ sở, không phản ánh chủ trương chính sách của đảng. Nhưng hãy đọc các commnent về bênh vực cho việc tiêu huỷ đàn chó sẽ thấy lối định hướng sai lệch, lươn lẹo và cả coi thường dân của họ kinh khủng đển mức nào. Lối chống dịch cực đoan, coi COVID là giặc, gieo rắc nỗi sợ hãi cho người dân về căn bệnh truyền nhiễm bằng mọi phương tiện truyền thông chính thống trong gần hai năm qua đã khiến cho người dân có một cái nhìn không đâu có về dịch COVID. Đã là giặc thì phải giết, đã là cuộc chiến chống giặc thì phải tất có thương vong cho cả hai phía về người về của và cả vật nuôi.  Cũng vì lối tuyên truyền này đã khiến cho trưởng trạm y tế ở Cà Mau ra lệnh giết, trấn nước và tiêu huỷ một bầy cả chó lớn lẫn chó nhỏ chỉ vì sợ lây lan COVID mà không chớp mắt. R ồi thì từ trên xuống dưới đua nhau lươn lẹo, đổ lỗi cho dân.  Lời xin lỗi chân thành dù là chỉ để xoa dịu cộng đồng yêu thú vật khó  hơn nhiều . Dễ nhất, tốt nhất  là đổ hô, đổ vấy. Có thất bại, hay sai sót gì, thì lại là lỗi của Việt Tân hay phản động đó thôi. https://vietnamthoibao.org/vntb-tieu-huy-dan-cho-lai-la-loi-cua-the-luc-phan-dong/  
......

Góp ý về đường sắt Cát Linh – Hà Đông

Mạc Van Trang  Bộ GT lại vừa hứa lần thứ 20 rằng, trong năm nay sẽ đưa đường sắt Cát Linh - Hà Đông vào vận hành?   Cái đường sắt ma quái phá nát cảnh quan của Thủ đô, do Trung Quốc thầu đã bị đội vốn lên gấp rưỡi từ 553 triệu USD lên 868 triệu USD. Rồi 6.700 cây xanh đã bị chặt hạ oan ức để "phục vụ" cho dự án này. Đó là TỘI ÁC cần phải truy ra những kẻ chủ mưu và trừng phạt.   Bây giờ càng vận hành sẽ càng lỗ, càng nợ chồng chất mãi, vì có 13 km mà đến mấy trăm nhân viên phục vụ cho mấy cái tàu sắt gỉ, ọc ạch, chẳng ma nào muốn đi. Càng để cái đường sắt và đoàn tàu cũ nát ngày ngày chạy ầm ầm trên đầu dân, càng ghê sợ, càng mạng nợ!   Cái “công trình" đó chỉ có tác dụng cho dân ta và toàn thế giới “chiêm ngưỡng" biểu tượng tình hữu nghị của Việt Nam thời tăm tối với Tàu cộng “bốn tốt" khốn nạn"! Để cái công trình đó cho con cháu ta mở to mắt ra mà nhìn lại tất cả, để cái óc biết nghĩ sâu xa hơn về “mối tình hữu nghị Việt - Hoa/ Vừa là đồng chí, vừa là anh em"!   Bây giờ làm gì với cái của nợ đó?   - Thôi, hãy dũng cảm một lần, chấm dứt cái dự án đường sắt chết tiệt này đi. Gỡ sắt thép bán đồng nát! Còn dính vào đó, còn khốn nạn mãi!   - Làm 13 km đó thành đường nhựa dành riêng cho người đi lại bằng xe đạp và Patin. Dọc tuyến đường đó rất nhiều học sinh, sinh viên đi lại. Nên khuyến khích họ đi xe đạp và Patin trên con đường dành riêng đó. Bây giờ trên thế giới đang có phong trào đi xe đạp và Patin đi học, đi làm… Giới trẻ Việt Nam cũng đang ưa thích kiểu này.   - Các nhà Ga thì làm thành các hiệu sách, quán cà phê, ăn nhanh, tạp hoá…   Làm vậy sẽ có ích hơn, không phát sinh chi phí lỗ mãi mãi cho đoàn tàu cũ nát, mà dân cũng đỡ bị chọc tức mỗi ngày nếu đoàn tàu vận hành…   Các vị hãy lắng nghe và suy nghĩ kỹ đi!  
......

Liên quan gì tới Việt Tân?

Chau Doan  Một cặp vợ chồng nghèo ôm đồm dắt díu cả một đàn chó trên một chiếc xe máy trên một quãng đường hơn 300 cây số. Hình ảnh thấm đẫm yêu thương giữa người và vật. Ai xem cũng thấy ấm lòng và hiểu chính cái tình cảm ấm áp ấy đã động viên vợ chồng người lao động. Họ xem đàn chó như con nên không bỏ lại mặc dù làm thế là rất vất vả.   Đến khi hỏi chuyện thì lại càng xúc động bởi một ngày họ kiếm được 250 nghìn đồng thì dành tới 100 nghìn đồng để nuôi đàn chó.   Đến khi biết tin cả đàn chó bị tiêu huỷ thì ai cũng sốc, đấy là một phản ứng rất con người, làm gì có liên quan tới Việt Tân. Đến cái lòng thương cảm rất con người mà cũng phải nhờ Việt Tân hướng dẫn sao?   Bên cạnh việc phũ phàng với đàn chó, với chủ của chúng, thì việc tiêu huỷ còn sai pháp luật bởi đàn chó là tài sản hợp pháp của công dân, sai về mặt khoa học bởi đã chưa có nghiên cứu nào nói con vật có thể truyền vi-rút covid-19. Nếu lo sợ chúng truyền bệnh thì phun thuốc sát trùng lên lông cho chúng.   Trong lúc căng thẳng chống dịch thì có thể sai nhưng đã biết sai thì nên xin lỗi thẳng thắn và bồi thường cho người dân, như vậy là êm đẹp, công luận đỡ bức xúc đằng này còn lấy cái bài cũ là “trong khi toàn hệ thống căng mình chống dịch” để biện minh cho cái sai rồi nói một con chó “nhiễm vi-rút” nên phải tiêu huỷ. Tôi tin là các vị chẳng xét nghiệm gì cho đàn chó đâu mà kết luận một con có vi-rút. Nói để hợp lý hoá việc làm cẩu thả, tàn nhẫn, vô pháp mà thôi.   Giờ lại lôi Việt Tân vào, nghe thật buồn cười. Người dân chúng tôi không đòi hỏi gì nhiều, chúng tôi chỉ cần cán bộ ứng xử đúng pháp luật, tôn trọng quyền công dân, ứng xử như những con người có tình người.  
......

“Chó quyền” thua … chó má: nghĩ về vụ tiêu hủy 15 chú chó ở Cà Mau vì sợ “lây lan dịch”

Nguyễn Hữu Vinh (Ba Sàm)| Nghẹn lời chẳng biết nói gì! Chợt nảy một ý quái dị, gọi là “chó quyền”. Mỗi khi bàn tới “nhân quyền”, “quyền con người” ở xứ này, là thường bị người công quyền săm soi, khó chịu. Ví như một bài báo gần đây trên Tuổi trẻ, ngay tựa đề có mấy chữ “vi phạm quyền con người”, mấy tiếng sau là biến mất. Vậy thử hỏi nếu bàn tới … “chó quyền” thì liệu có … phiền phức gì không? Đó là câu chuyện về 15 chú chó cưng, của một gia đình khốn khó chạy dịch về quê, đã vô cớ bị sát hại – dưới chiêu bài “tiêu hủy để đề phòng lây lan dịch bệnh“. Cư dân mạng đang sôi sục, báo chí bắt đầu đưa tin, chính quyền đang … cực lo (dễ hiểu họ đang tưởng tượng sẽ xảy ra những hậu quả gì). Mấy báo mới đưa tin sơ, còn trên mạng (xem video dưới), nghe tiếng khóc, lời kể người chủ chó, được biết người của “cơ quan chức năng” bảo là đưa chúng đi … “cách lý”, nhưng lại đem đi … “trấn nước”. Nhưng bình tâm lại, thử đặt một số câu hỏi để tìm tới sự công minh. Đó là: Phía cơ quan chức năng đã nắm được khả năng lây lan dịch từ động vật tới đâu để đưa ra quyết định đó? Nếu họ tin là COVID đã có thể lây truyền qua chó, vậy họ đã làm xét nghiệm cho các chú chó đó hay chưa, đã hỏi xem liệu chúng đã được … tiêm chủng (COVID) chưa? Cuối cùng là, nếu sợ lây lan dịch nên giết chó chưa được tiêm chủng, vậy họ có thể … giết người bệnh? Nhưng người ta có thể lý sự, là mạng người quý hơn mạng chó, rồi thì … “chó ta”, của nhà nghèo miệt quê đâu có được “chó quyền” như các “thú cưng” của nhà giàu nơi thành thị” v.v.. Lại chợt nhớ tới bài báo hiếm hoi hôm qua, về một vụ bê bối cũng liên quan tới chó, ở một cơ quan ĐẢNG, tỉnh Bạc Liêu. Qua kiểm tra chi tiêu tại một văn phòng huyện ủy trong 4 năm, có tới 300 khoản chi “bất thường”, hết 600 triệu đồng, mà đầy trong đó là những món … “thịt chó”. Từ đây luận ngược ra câu chuyện “tiêu hủy” 15 chú chó, để chớ vội nghi “oan”, là họ đang làm chuyện tệ hại. “Thịt chó” để có “thịt chó”, đâu phải “giết chó”, “tiêu hủy chó” khơi khơi, lãng phí? Nhất cử … tam tứ tiện. Đúng là chó má! https://www.youtube.com/watch?v=CCYPeO3rhsY&feature=emb_logo
......

Hút máu

Đỗ Ngà   Hậu covid, nền kinh tế Việt nam sẽ còn phải nằm liệt giường một thời gian lâu mới có thể hồi phục được. Tuy ở hội trị trung ương 4 vừa qua, ông “Hũ Nho” Nguyễn Phú Trọng đặt ra mục tiêu trên giấy với toàn những con số đẹp, nhưng thực tế thì ngược lại hoàn toàn, nền kinh tế Việt Nam nát bét đã chứng tỏ năng lực quản trị yếu kém của đảng CS, đặt mục tiêu khiêm tốn họ còn không làm được chứ đừng nói đặt ra mục tiêu đẹp. Thực tế là doanh nghiệp lớp chết lớp bệnh nằm la liệt chẳng ai gượng dậy được. Doanh nghiệp logistics là mạch máu cho nền kinh thế thì giờ cũng không khá gì hơn sau chiến dịch chống covid bằng đủ thứ lệnh cấm. Logistics bị liệt thì nền kinh tế Việt Nam như bị đứt mạch máu. Mạch máu nền kinh tế Việt Nam vốn bị ĐCS chọc vòi hút cạn từ trước khi có dịch bệnh. Có loại 2 vòi hút, đó là chính sách hút máu và tham nhũng.   Về chính sách, chính quyền CS Việt Nam giao các dự án xây dựng hạ tầng giao thông cho doanh nghiệp sân sau. BOT được ví như là một “ống hút” thọc vào ven nền kinh tế hút cạn máu. Cứ trung bình 50 km là một trạm hút. Đường quốc lộ vốn là những dự án được chi từ vốn ngân sách tại các nước trên thế giới thì ở Việt Nam, ĐCS cho đặt “ống chích” khắp nơi để hút cho cạn máu nền kinh tế.   Ngoài BOT thì giới vận tải Việt Nam còn phải cúng tiền cho công an giao thông dọc đường. Giới tài xế thường ví công an giao thông làm luật như là những trạm BOT di động. Đây là những “ống chích” rất linh hoạt, nó lựa nơi nào có thể hút được nhiều máu thì thọc vào đấy mà hút cho no nê. Không ai có thể tính được chi phí cho loại hình hút máu di động này, nó dày đặc nhưng ẩn mình rất tốt.   Nền kinh tế vốn quá nhiều ống như thế, nào là ổng hút, nào là ống chích nhưng cũng chỉ làm nhiệm vụ hút đã làm cho nền kinh tế Việt Nam như bị khô máu. Như thế thì nền kinh tế nào phát triển nổi? Ngay cả quốc gia “đàn em” như Campuchia cũng bỏ BOT cách đây 5 năm. Còn tại Trung Quốc thì chính quyền nước này miễn phí cầu đường, doanh nghiệp chở hàng hóa đi hàng nghìn cây số không có trạm thu phí. Hàng khoai tây từ tỉnh Sơn Đông về đến Hà Nội với quãng đừng gấp đôi từ Đà Lạt đến Hà Nội, vậy mà tính cả chi phí nhập khẩu và phí vận chuyển mới bằng chi phí chở từ Đà Lạt ra Hà Nội.   Theo trang statista thì năm 2020 chính quyền Trung Quốc chi ngân sách cho hạ tầng giao thông là 1219,5 tỷ Yuan, tương đương 189,3 tỷ đô la, chiếm khoảng 1,3% GDP. Trong khi đó Việt Nam chi cho hạ tầng giao thông chỉ có 60.785 tỷ đồng, tương đương 2,67 tỷ đô la chiếm 0,98% GDP. Mục đích ĐCS Việt Nam chi cho hạ tầng ít là để làm gì? Là để nhường sân chơi ấy cho các sân sau nhảy vào làm qua quýt để đặt trạm BOT hút máu nền kinh tế Việt Nam. Từ đó chi phí vận tải hàng hóa tăng cao, mà chi phí vận chuyển tăng cao thì doanh nghiệp khó sống và sự kết nối giữa nơi sản xuất với nơi tiêu thụ nó trở nên mong manh dễ gãy hơn. Năm ngoái, báo chí cho biết, phí vận chuyển một container tôm từ Sài Gòn ra Hà Nội đắt gấp đôi chi phí vận chuyển sang Mỹ.   Hạt giống nảy ra mầm, mầm lớn lên thành cây, cây sinh ra hàng trăm trái, trái nó sinh ra hàng trăm hạt. Thay vì nuôi cây để nó cho hoa thơi quả ngọt cho mọi người cùng hưởng thì ĐCS đã chọc vào thân cây hàng trăm vòi hút để hút hết nhựa sống để mình nó hưởng, làm như vậy thì thử hỏi cây nào phát triển nổi? Để hút được một ít nhựa sống của cây thì năng suất của cây kinh tế bị mất đi gấp hàng chục, hàng trăm lần giá trị hút đi ấy. ĐCS đã xây dựng nền kinh tế Việt Nam theo cách như thế.   Mỗi năm, người Việt bỏ ra khoảng 3 tỷ đô la để mua nhà ở Mỹ, trong đó những quan chức CS dùng tiền tham nhũng cho con du học và mua nhà, họ mua bằng cách trả đủ một lần chứ không cần trả góp. Để hút được hàng tỷ tỷ đô la đó, thì nền kinh tế Việt Nam thiệt hại bao nhiêu? Không ai có thể tính được. ĐCS họp trung ương thì nói như “rồng leo” ấy, nhưng họ làm thì cứ như “mèo mửa”, bởi vì sao? Bởi vì thứ tư tưởng hút máu đã nằm trong máu người CS Việt Nam, sai lầm có thể sửa chứ bản chất tham lam thì không thể sửa. Nền kinh tế Việt Nam bị hút cạn máu là do bản chất tham lam của người CS, cái này không thể khắc phục được, trừ khi dân tộc này loại bỏ được ĐCS./.   -Đỗ Ngà- Tham khảo: https://nhadautu.vn/campuchia-da-bo-hoan-toan-tram-thu... https://cafef.vn/bai-hoc-ve-chuoi-cung-ung-logistics-nhin... https://vtc.vn/phi-van-chuyen-noi-dia-dat-hon-di-my-phap... https://nld.com.vn/.../nguoi-viet-bo-3-ti-usd-mua-nha-o... https://www.statista.com/.../china-public-expenditure-on.../ https://vnexpress.net/nguoi-viet-chi-3-ty-usd-mua-nha-tai...  
......

Bao giờ ‘chuông gọi hồn …Vin’?

Tân Phong - Web Việt Tân| Phần 2 của “Dấu chấm hết mô hình tăng trưởng ‘đặc sắc Trung Hoa’ sẽ tác động như thế nào đến ‘phiên bản nhái’ Việt Nam?” Thương trường hay chính trường đều là những đấu trường máu. Nơi mọi sai lầm đều phải trả giá khốc liệt và khoảng cách từ đỉnh cao tới vực sâu thậm chí chỉ là một lời nói hớ hênh, một hành động bất cẩn. Hãy nhìn những gì đang xảy ra với Alibaba của Jack Ma, Evergrande của Hứa Gia Ấn. Những người này mới đây còn thường xuyên xuất hiện trong các buổi quốc yến, các chương trình nghị sự thế giới về định hướng phát triển thương mại điện tử, ô tô điện, năng lượng sạch, chia xẻ “thịnh vượng chung”… Họ như những siêu sao, thu hút mọi sự chú ý của truyền thông. Giới kinh doanh toàn cầu dõi theo từng bước chân của họ và hàng triệu thanh niên khao khát thành công coi họ là thần tượng sống. Bỗng chốc, họ biến mất, công ty vướng vào nợ nần, tai tiếng về trốn thuế, về gian lận… bỗng chốc trở thành tội đồ, gánh chịu mọi sự đỗ vỡ của nền kinh tế, hỗn loạn của xã hội. Evergrande, gã khổng lồ về bất động sản của Trung Quốc đã chính thức bị hủy giao dịch trên sàn giao dịch Hong Kong hôm 4 tháng Mười, chỉ dấu cho một cuộc đổ vỡ không thể cứu vãn mặc dù trước đó chính quyền tỉnh Chiết Giang đã tuyên bố mua một lượng lớn cổ phiếu của Evergrande để giúp công ty này vượt qua khó khăn. Nhưng chừng đó chỉ như “muối bỏ bể” so với khoản nợ 300 tỷ Mỹ Kim của Evergrande. Toàn bộ thị trường bất động sản Trung Quốc đang bị chấn động tới tận nền móng khi không chỉ có Evergrande mà một loạt các công ty bất động sản khác như Fantasia và Sinic Holdings cũng đang trong tình trạng không thể trả được những khoản lãi tới hạn cho những núi trái phiếu doanh nghiệp đã phát hành trước đó. Khác với thời điểm hơn 10 năm trước, Bắc Kinh im lặng trước nguy cơ phá sản của những con khủng long mà người ta luôn tin rằng “Too big to fail.” Những nhà đầu tư nhỏ lẻ tập hợp nhau kéo đến các trụ sở của Evergrand mang theo băng rôn, khẩu hiệu để đòi tiền. Ở một quốc gia toàn trị như Trung Quốc, nơi mà hệ thống camera giám sát 24/7 phủ sóng khắp các đô thị lớn và luôn thường trực một lực lượng công an khổng lồ để trấn áp người dân thì việc tụ tập đông người, biểu tình là cực kỳ hi hữu. Tuy vậy, thái độ của nhà cầm quyền hiện nay là đứng bên ngoài tranh chấp giữa hàng triệu nhà đầu tư và con nợ Evergrande. Công an chỉ duy trì an ninh trật tự chung, chứ không can thiệp. Điều này lại càng khác lạ vì chỉ mới đây thôi, tất cả những cuộc tụ tập đông người để phản đối những đại công ty như Evergrande sẽ bị đàn áp ngay lập tức. Cùng với khủng hoảng năng lượng, sự suy sụp của thị trường bất động sản đang hé lộ những rủi ro hệ thống, cách điều hành và can thiệp vào nền kinh tế của Trung Cộng. Bắc Kinh đang bước vào một giai đoạn cải tổ dưới bàn tay của Tập Cận Bình. Có lẽ, thời “Mèo trắng, mèo đen” đã hết khi yếu tố lý tưởng xã hội “thịnh vượng chung” của ông Tập được nêu cao. Nếu ông ta là một nhà phẫu thuật đại tài, nền kinh tế Trung Quốc có thể sẽ được cơ cấu lại, thay đổi mô hình phát triển theo hướng “sạch hơn, bền vững hơn và công bình hơn.” Nhưng mọi cuộc cải tổ thì đều có xáo trộn, đánh đổi và hy sinh. Trong lịch sử cận đại Trung Quốc, có rất nhiều những cuộc “đại cải tổ, đại cải cách, đại nhảy vọt” với những tham vọng ngất trời, vĩ thanh kinh thiên động địa, nhưng thường thì kết quả của những công cuộc này đều dẫn đến thảm họa. Vấn đề là cái giá phải trả là gì và ai phải trả giá? Hệ thống kiểm duyệt thông tin khổng lồ của Trung Cộng đang mập mờ hé lộ những đoạn video đám đông hàng trăm người (các chủ đầu tư) la hét, mang băng rôn, biểu ngữ kéo đến các trụ sở của Evergrande đòi tiền. Đây là điều rất hiếm hoi ở đất nước này. Hãy để đám đông phẫn nộ, khóc lóc, một vài người nhảy lầu… Không sao cả! Khi tòa tuyên án và ông chủ họ Hứa bước lên đoạn đầu đài. Vở kịch này sẽ khép lại. Mọi chuyện sẽ “êm ngay” khi lưỡi lê của đảng được rút ra. Trong câu chuyện Evergrande, Bắc Kinh đang có những động thái ưu tiên việc hoàn thiện các dự án dở dang để bàn giao hàng trăm ngàn căn hộ cho khách hàng trong nỗ lực xì hơi bớt căng thẳng xã hội. Nhưng với cổ phiếu doanh nghiệp thì không. Hàng triệu các trái chủ chắc chắn sẽ phải chấp nhận cay đắng nhìn đống cổ phiếu và trái phiếu của mình biến thành giấy vụn. Luôn là như vậy, ở một xã hội toàn trị, người dân sẽ là người trả những tấm hóa đơn và những khoản Nợ từ trên trời rơi xuống, bị lừa gạt và cướp bóc một cách tinh vi tới đồng xu cuối cùng. Tuy vậy, xét trên tầm vĩ mô hiện tại, với mức độ đa dạng, sức sống, tiềm lực của khối doanh nghiệp tư nhân đã tạo ra một “công xưởng thế giới,” những xáo trộn này cũng sẽ ở mức độ giới hạn. Những phóng đại từ cuộc sụp đổ Evergrande hay thiếu hụt năng lượng ở Trung Quốc chỉ là lo lắng “Trời sập.” Chắc chắn sự sụp đổ của thị trường bất động sản Trung Quốc sẽ tạo ra những chấn động của nền kinh tế Trung Quốc. Nó cũng đánh dấu một kỷ nguyên phát triển theo chiều rộng phải chấm dứt, dù thị trường và hàng triệu người phải trả giá đau đớn. Từ cuộc sụp đổ Evergrande, nhiều chuyên gia kinh tế Việt Nam cũng đưa ra những khuyến cáo và phân tích dựa trên những chỉ số kinh tế “vĩ mô” về cơ cấu Nợ liên quan bất động sản của khối ngân hàng, các doanh nghiệp và sức khỏe nền kinh tế, v.v. Hầu hết những ý kiến đều cho rằng Evergrande là một bài học cho thị trường bất động sản Việt Nam, nhưng bức tranh tổng thể của Việt Nam vẫn đẹp, rất “hồng,” rất tiềm năng… Những nhận định lạc quan vốn dĩ thường trực trong não trạng của những “lãnh đạo” và các kinh tế gia xứ Đông Lào. Trong bối cảnh này, họ đều đồng ý với nhau rằng “Evergrande sụp đổ nhưng mặt trời vẫn tỏa sáng ở Việt Nam.” Có thật như vậy không? Evergrande sụp đổ. Bao giờ “chuông gọi hồn …Vin”? Một đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam kể từ thời kỳ Nguyễn Tấn Dũng tới nay là việc sử dụng đòn bẩy tín dụng cực lớn, đầu tư công tăng mạnh và thu hút FDI bằng mọi giá để gia tăng xuất khẩu. Hạ tầng phát triển hơn, tiến trình đô thị hóa nhanh và nguồn tín dụng dồi dào đã khiến cho thị trường bất động sản của Việt Nam bùng nổ. Với mức tăng giá trung bình khoảng 20 – 30%/năm đối với thị trường các tỉnh và tăng tới 50-70%/năm đối với hai thành phố Hà Nội – Saigon trong 2 thập kỷ vừa qua đã khiến cho mặt bằng giá bất động sản so với thu nhập đại đa số người lao động Việt Nam là một sự mỉa mai. Xuất phát từ tâm lý cố hữu, cũng như sự nghèo nàn trong các lựa chọn đầu tư, gần như mọi nguồn lực xã hội đều tập trung vào bất động sản. Nếu như thị trường bất động sản Trung Quốc chiếm tới 40% tổng đầu tư nguồn lực của xã hội thì ở Việt Nam con số này có thể tới 80% tổng đầu tư xã hội. Bong bóng bất động sản xuất phát vừa từ nhu cầu tất yếu của xã hội nhưng ảnh hưởng của tâm lý đầu cơ lại là yếu tố khiến cho thị trường phát triển nóng tới mất kiểm soát. Đặc thù trên của bất động sản Việt Nam rất giống với Trung Quốc và thể chế xã hội cũng vậy. Các hoạt động kinh doanh đầu tư bất động sản của các doanh nghiệp đều phải gắn chặt chẽ với các quan chức chính quyền. Câu bùa chú “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do dân làm chủ. Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, thống nhất quản lý” đã cho phép nhà cầm quyền kết hợp với giới tư bản thân hữu tùy ý cướp bóc, thu hồi rẻ mạt đất đai và biến thành những mỏ kim cương cho các gia tộc Đỏ. Đó là mấu chốt cho quá trình phát triển kiểu Thánh gióng của các tập đoàn như Vingroup, Sungroup, FLC… Người ta có thể thấy một Evergrande thu nhỏ qua những lộ trình phát triển thần kỳ của Vingroup ở Việt Nam. Nếu Evergrande là doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 ở Trung Quốc thì Vingroup là tập đoàn số 1 ở Việt Nam. Evergrande đầu tư ngân hàng, đầu tư xe điện thì Vingroup còn từng làm nhiều hơn thế. Từ sản xuất điện thoại thông minh, bán lẻ, tài chính – ngân hàng, hàng không, sản xuất ô tô động cơ đốt trong và bây giờ là xe hơi điện…, Phạm Nhật Vượng được coi như “ông thần đèn” của chế độ CSVN. Tức là giới chính trị chóp bu chỉ cần xoa vào cái đèn Vingroup, đọc câu thần chú và nói điều ước. Ông “thần đèn Phạm Nhật Vượng” sẽ biến một bãi sình bùn, một hoang đảo thành một thành phố xa hoa diễm lệ, sẽ biến giấc mơ ô tô, điện thoại đóng mác “Made in Vietnam” thành hiện thực để đám quan chức tha hồ ngạo nghễ “Việt Nam chưa bao giờ có được cơ đồ, vị thế như hôm nay.” Những chỉ số kinh tế vĩ mô được thổi lên mây xanh, minh chứng cho tính đúng đắn của đường lối lãnh đạo và đảm bảo ghế, phiếu cho các vị trí chóp bu. Chỉ có điều, ông thần đèn Phạm Nhật Vượng không làm điều đó miễn phí. Vingroup sở hữu quĩ đất lớn tới mức 20 năm nữa cũng không thể nào phủ kín và lớn hơn tất cả các nhà phát triển bất động sản còn lại trên thị trường cộng lại. Để xây một nhà máy sản xuất những chiếc xe Vinfast từ dây chuyền thải hồi của BMW ở Cát Hải thì gần như một nửa vùng đảo chiến lược này phải dành cho Vingroup. Để xây dựng một khu đô thị biển ở Quảng Ninh thì gần như toàn bộ vùng phên dậu trọng yếu về quốc phòng cũng như địa kinh tế chiến lược đều rơi vào bàn tay của Phạm Nhật Vượng. Tham vọng của ông thần đèn Vượng có lẽ còn lớn hơn nhiều Lý Gia Thành hay Hứa Gia Ấn cộng lại. Vingroup cũng là một con nợ rất lớn của hệ thống ngân hàng nhưng vai trò chủ nợ và con nợ đã bị đảo ngược. Những khoản nợ hàng chục ngàn tỷ đồng khiến cho các giám đốc ngân hàng vừa phải ve vãn Vingroup mượn tiền, vừa phải “lạy Trời khấn Phật” cho các dự án của Vin được xuôi lọt. Những chỉ dấu từ hàng loạt cuộc thoái lui trong các lĩnh vực đầu tư như sản xuất điện thoại, tài chính ngân hàng, bán lẻ… không thể biện hộ được cho một chiến lược kinh doanh sai lầm và cổ phiếu của tập đoàn này cũng đang xuống dốc chóng mặt. Tình hình vay nợ của 20 doanh nghiệp bất động sản niêm yết. Ảnh: Đất Việt Thị trường bất động sản là chứng khoán Việt Nam có thể nói là thị trường đầu cơ điên rồ nhất thế giới. Hàng triệu nhà đầu tư say sưa mua đi bán lại những cổ phiếu, trái phiếu “3 Không” – không tài sản đảm bảo, không định mức tín nhiệm, không có đơn vị bảo lãnh phát hành – với tổng giá trị hàng trăm ngàn tỷ đồng. Mức lãi suất hứa hẹn của những cổ phiếu “3 Không” của một số doanh nghiệp lên tới 18%/ năm và tốc độ tăng trưởng nợ của các doanh nghiệp bất động sản ở mức 40%/năm. Thậm chí, có những ông lớn chỉ trong vòng một năm đã tăng nợ 160% so với cùng kỳ năm trước đó. Có một thực tế là dù Evergrande sụp đổ hay Alibaba bị quốc hữu hóa thì cũng chẳng ảnh hưởng gì tới Việt Nam. Đơn giản là đại gia và giới quan chức Việt Nam ưa thích bất động sản ở Mỹ, Úc, Châu Âu hơn là ở Trung Quốc và cũng không nhiều các nhà đầu tư Việt Nam tham gia thị trường chứng khoán Hong Kong. Vấn đề ở đây là sự tương đồng mang tính hệ thống giữa hai nền kinh tế gắn mác “kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà thực chất là nền kinh tế tư bản thân hữu băng đảng. Có thể nói rằng, kinh tế Việt Nam là một phiên bản nhái lặp lại tiến trình và mô hình phát triển của Trung Quốc nhưng lạc hậu và yếu kém hơn nhiều về mọi mặt. Nên những gì diễn ra ở Trung Quốc chắc chắn sẽ xảy ra ở Việt Nam. Cũng có thể, các tập đoàn BĐS ở Việt Nam như Vingroup sẽ trường tồn giống như câu khẩu hiệu “XHCN muôn năm, tinh thần 2/9 bất diệt.” Sự ngạo nghễ của giới chức CSVN luôn có thừa và giới tư bản thân hữu “còn đảng còn mình” cũng như vậy. Đối với đám chóp bu CSVN cũng có một xác định chính trị nhất quán rằng “Còn Vượng, còn mình.” Cho nên, kết cục của Evergrande có lẽ sẽ không xảy ra với Vingroup trong ngắn hạn. Một yếu tố nữa là độ mở của thị trường Việt Nam vẫn còn nhỏ. Dù vậy, gần đây tập đoàn này đã mở rộng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu quốc tế. Rủi ro của Vin không còn nằm trong giới hạn của một doanh nghiệp khi nó đã nắm giữ quá nhiều địa kinh tế, chính trị chiến lược quốc gia. Người viết vẫn hy vọng Vingroup nằm ngoài qui luật “Sinh Lão Bệnh Tử,” nằm ngoài tác động tàn phá của cơn ôn dịch cúm Tàu. Cũng hy vọng “ông thần đèn Phạm Nhật Vượng” là một người yêu nước theo đúng nghĩa. Được vậy, dẫu cho “Thạch nổi, Mao chìm, Đồng khô, Hồ cạn,” thì “bản dư đồ cha ông nhọc khó” vẫn còn nguyên vẹn cho mai sau. Hy vọng rằng, sau Evergrande, “chuông” không gọi hồn Vin. Hy vọng thì cứ hy vọng thế nhưng mà, thường thì “đời không như mơ!” Tân Phong XEM THÊM Phần 1: Dấu chấm hết mô hình tăng trưởng “đặc sắc Trung Hoa” sẽ tác động như thế nào đến “phiên bản nhái” Việt Nam?  
......

Phải gọi đúng tên

  Ảnh Phạm Minh Chính Phạm Minh Vũ| Phạm Minh Chính (thằng em họ tôi), xuất thân từ một tướng tình báo, thời Đông Âu và khối XHCN đang chao đảo, Chính đóng vai trò nhà phân tích chính trị gửi báo cáo về cho Việt Nam hoạch định đường lối trong tương lai. Sau khi XHCN sụp đổ chính về nước leo thang quyền lực bằng con đường công an.   Hồi làm bí thư Quảng Ninh, chính có vai trò chủ chốt trong việc sao chép mô hình đặc khu của Trung quốc về Vân Đồn. Và dự thảo luật đặc khu sau đó được viết ra đều có dấu ấn của Phạm Minh Chính (PMC). Ra Quốc hội nhận thấy nguy cơ ngàn năm Bắc Thuộc trở lại nếu thông qua dự thảo luật đặc khu kinh tế, cũng như gặp làn sóng biểu tình trong nước dữ dội nên Quốc hội đã phủ quyết.   Từ đó Chính vẫn âm thầm lách luật ban hành các văn bản dưới luật như nghị định để xé nhỏ và từng bước để hợp thức hoá ý đồ mở đặc khu.   Lúc Chính lên nắm quyền thủ tướng, là gần như 100% cách chống dịch Việt Nam rập khuôn tàu cộng.   Từ việc phá cửa nhà lôi người đi test tới test tràn lan, cách chống dịch của Việt Nam được PMC sao chép y đúc Bắc kinh. Kể cả phân chia vùng xanh vùng đỏ, tới việc xin giấy đi đường cũng thế.   Chưa kể Chính loại bỏ thị trường Vaccin rẻ và chất lượng như Mỹ-Anh để mua Vaccin của tàu giá cao hơn nhiều lần gây thất thoát ngân sách Việt Nam hàng chục ngàn tỷ Ngay từ khi Chính lên, điều hành chính phủ trong việc đối phó dịch Vũ Hán, Chính thể hiện một khả năng kém cõi và thích dùng súng ống, bạo lực hơn là khoa học. Chính đã bỏ ngoài tai những ý kiến các chuyên gia, các nhà khoa học để đưa tổ tư vấn toàn đám con buôn. Gây thiệt hại nền kinh tế gần nát như tương, và khả năng phục hồi là không thể khi FDI đang đua nhau bỏ Việt Nam mà chạy, doanh nghiệp trong nước thì cũng không đủ sức hoạt động khi vốn lẫn lực lượng lao động không còn. Hôm nay ra công điện cấm người về, hôm sau lại ra công điện đón người về, Chính lên điều hành nắm trong tay sinh mệnh người Dân mà ra quyết sách lật nhanh hơn lật bánh tráng. Một kẻ chưa học qua kinh tế lại điều hành kinh tế, một kẻ không biết gì về dịch tễ, y học lại lên dạy cách chống dịch, thì hậu quả đã rõ như chúng ta thấy.   Phạm Minh Chính  phải gọi đúng tên nó là thằng con hoang *******     Phạm Minh Chính làm cái gì đó đi chứ? Phạm Minh Vũ   Mấy ngay qua, nhiều vụ tai nạn thương tâm xảy đến với những người trong đoàn hồi hương. Đoạn đường họ đi là về nhà...nhưng đường đi không bao giờ đến. Họ đã nằm lại trên đất khách, bỏ lại đằng sau những ước mơ chưa thực hiện, sự day dứt cho người cùng đi, là nỗi đau tận cùng của người Mẹ trông chờ con cháu về. Câu hỏi đặt ra chính phủ cách đây mấy tháng ồ ạt đem quân đội, cảnh sát vào đây làm gì? Những ngày qua tại sao chính phủ không hành động gì để hỗ trợ Dân để gieo tang tóc nối tiếp tang tóc như thế?   Sai ngay từ đầu bởi phương pháp chống dịch cực đoan, duy ý chí, không lựa chọn khoa học. Thế nhưng, khi đẩy Dân đen tới sự cùng quẫn bế tắc, Chính phủ phạm minh chính lại một lần thể hiện sự nhẫn tâm khi bỏ rơi Dân, để đoàn người tháo chạy bằng chân mà không một quyết sách hỗ trợ.   Xe, tàu hoả, máy bay... đâu cả rồi?   Tại sao Chính phủ  không điều động quân đội các quân khu vào cuộc để hỗ trợ Dân, Quân khu 7, quân khu 5 đâu thiếu gì người và phương tiện để đưa Dân về tới nhà? Các nhà xe để xe nằm phủ bụi tại sao không thương lượng trả tiền cho họ thuê đón Dân về? Và xe các cơ quan nhà nước nằm đắp chiếu sao không huy động? Mà để phụ nữ mang thai đi bộ rồi bị lưu thai, cả gia đình em bé kéo nhau đạp xe đi bộ thảm cảnh thật bi đát.   Chính phủ ăn lương bởi thuế của Dân, phương tiện quân đội, công an, cơ quan nhà nước cũng từ tiền thuế của Dân... đây là lúc Dân cần các ông nhất mà sao các ông lại nhẫn tâm đến vậy.   Từ lúc phạm minh chính lên nắm quyền tới bây giờ, Dân chúng càng lúc càng điêu linh, kinh tế tan nát bởi đầu óc xem Dân là nô lệ.   Còn chút tự trọng, PMC từ chức đi, không làm được gì cứ ôm ghế tàn sát Dân tới bao giờ?   Nhìn thảm cảnh người Dân tháo chạy mấy ngày qua, ngạo nghễ có màu gì? Vĩ đại có vị gì      
......

Chứng nào vẫn tật ấy!

Mạc Van Trang Từ lúc tôi 18 tuổi cho đến nay 84 tuổi sống trong thể chế này, tôi chỉ thấy có một lần Đảng và Nhà nước này nhận sai lầm do mình gây ra và xin sửa sai (1956). Đó là cuộc Cải cách ruộng đất. Còn lại tất cả những sai lầm, tội lỗi, họ đều đổ cho một cái gì đó rất mơ hồ. Nói một vài việc cụ thể: 1. Khi phong trào Hợp tác xã thất bại, cứ cải tiến mãi, càng cải tiến càng lụn bại, họ luôn đổ tại người nông dân nặng đầu óc TƯ HỮU, BẢO THỦ, quen làm ăn manh mún không có tinh thần làm chủ tập thể và sản xuất lớn XHCN… Các tệ nạn xã hội lúc đó thì đổ cho TÀN DƯ của chế độ thực dân, phong kiến… nên đập phá hầu hết đình, chùa, đền miếu ở các xóm làng, đốt sách báo cũ, xoá bỏ phong tục, lễ nghĩa truyền thống … 2. Khi “giải phóng miền Nam”, các chủ trương, chính sách thất bại đều đổ tại “TÀN DƯ” chế độ thực dân mới của “MỸ, NGUỴ”… 3. Khi “đổi mới” 1986, họ không công khai nhận con đường HTX là sai lầm, phải trở lại như ngày xưa, mà đổ tại “CƠ CHẾ”: “cơ chế quan liêu bao cấp”, “cơ chế xin cho”… Phải “đổi mới tư duy", “đổi mới cơ chế"... Và tất cả những gì xuống cấp về đạo đức, lối sống, văn hoá, xã hội đều đổ cho “MẶT TRÁI CỦA CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG". 4. Những năm gần đây thì tất cả đổ cho “THẾ LỰC THÙ ĐỊCH”. Nhưng có một kẻ xâm lược, phá hoại cụ thể là Trung cộng thì không bao giờ dám gọi tên nó ra, mà lại coi những người đồng bào phê phán cái sai, nói ra sự thật là “thế lực thù địch”! 5. Ví dụ trường hợp điển hình tỉnh AN GIANG. 5.1. Ngày 1/10: LĐ: “Tỉnh An Giang giữ vững quan điểm không tiếp nhận người từ các tỉnh, thành về quê theo đường tự phát”. “Giữ vững quan điểm không tiếp nhận người từ các tỉnh, thành về quê theo đường tự phát - đó là kết luận tại cuộc họp Ban Thường vụ Tỉnh ủy được tổ chức trực tuyến đến các huyện, thị xã, thành phố để bàn các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 vào tối 1.10.2021”... Báo Lao động, Báo An Giang và hàng loạt báo đưa tin này (https://laodong.vn/.../an-giang-giu-vung-quan-diem-khong...) - “CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ TỈNH AN GIANG đăng rõ: An Giang không tiếp nhận người dân từ các tỉnh, thành phố tự phát về … “Tỉnh vẫn giữ quan điểm không tiếp nhận người dân tự phát trở về An Giang”... (https://www.angiang.gov.vn › wps › home › xem-chi-tiet) (Bài này nay đã bị “thế lực thù địch" xoá mất nhưng trên Google vẫn còn tên bài) 5.2. Ngày 3/10: Một clip hơn 6 phút cuộc điện thoại được cho là của Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc CA tỉnh An Giang với một cựu quan chức của tỉnh lan truyền trên mạng xã hội. Trong đó người được gọi là ông Nơi, nói: … “M*có cái gì đâu mà Dân của mình bỏ dzậy, không lẽ để cho chết ở cửa ngỏ T2, để cho các thế lực thù địch nó lôi nó kéo, như dzậy sao được, tôi nói với anh á, ổng (“Thế lực thù địch “ bảo đó là Nguyễn Thanh Bình - Chủ tịch tỉnh An Giang) không cho, nhưng tụi tui từ sáng giờ giải quyết hết hai ngàn mấy rồi, ổng nói trên báo chí kệ ổng”... … “tụi em sẽ viết công văn báo cáo bộ công an, bộ quốc phòng, chớ Dzân mình tự dưng bỏ, m* toàn người già, con nít nhóc hết trơn, rồi phụ nữ mang thai chạy xe về mấy chục cây, mấy trăm cây số, đi về bỏ ở đó ngủ ngoài mưa ngoài nắng, cả đêm suốt đêm, làm nhiều cái tụi tui quạo, muốn đập bàn luôn chớ không phải chuyện đơn giản đâu. Có cái ổng cứ phát biểu, kêu công an, quân đội xách súng xách đạn ra. Tui không làm đó ổng làm gì tui, tui nói với anh, đem súng đạn ra này nọ á, tui ra lệnh không cho thằng nào được quyền trấn áp Dân. Đ* M* thằng nào muốn ra đó làm thì giỏi làm đi. Chớ Dân ngừời ta đi về quê có con M* gì”... “có gì đâu, áp lực trong dzòng 5 ngày, 10 ngày là hết thôi, chứ không lẽ năm này sang năm nọ sao mà xạo dzữ dzị, trời đất ơi, ổng cứ lên báo chí, ổng cứ không cho dzề, ổng ngăn đầu này, ổng cản đầu kia, sáng giờ ổng chửi tui tan nát hết trơn rồi, kệ mẹ nó, tới đâu hay tới đó, chớ không lẽ sao bỏ được”.... Ối giời ôi! Cái clip này làm nóng bừng dư luận xã hội. Dân ca ngợi ông Nơi quá chừng. Dân chửi thậm tệ cái ông bảo “không cho dân về", lệnh CA, quân đội xách súng ra cản dân… 5.3. Ngày 5/10/2921: - NLĐO - “Lãnh đạo UBND tỉnh An Giang cho rằng các thế lực thù địch đã xuyên tạc về việc tỉnh này không cho người dân tự phát về quê để tránh dịch bệnh và gây chia rẽ nội bộ”... (https://nld.com.vn/.../lanh-dao-an-giang-len-tieng-ve...) - TP có bài: “Ðập tan mưu đồ phá hoại thành trì chống dịch” “Lợi dụng tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, các thế lực thù địch trong và ngoài nước điên cuồng chống phá, xuyên tạc sự thật nhằm làm mất uy tín cán bộ và gây phân hóa, chia rẽ nội bộ hòng suy yếu các thành trì phòng chống dịch. … “Đoạn ghi âm dài hơn 6 phút về cái gọi là “cuộc nói chuyện giữa Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh An Giang…” “Công an tỉnh An Giang nhanh chóng vào cuộc và xác định file ghi âm bị cắt ghép và vụ việc có bàn tay của đối tượng phản động ở nước ngoài. Theo đó, từ ngày 3/10, trang Facebook “Hoàng Dũng” chuyên chống phá Đảng, Nhà nước đã phát tán đoạn clip ghi âm trên và bịa đặt trắng trợn rằng, không có sự thống nhất trong chỉ đạo chống dịch giữa Đại tá Đinh Văn Nơi, Giám đốc Công an tỉnh và cấp trên là Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình” … “Mục đích của đối tượng là cố ý gây chia rẽ nội bộ lãnh đạo tỉnh An Giang, phá hoại công tác phòng, chống dịch và nghiêm trọng hơn là bôi xấu, hạ uy tín Chủ tịch UBND tỉnh An Giang”... (https://tienphong.vn/ap-tan-muu-do-pha-hoai-thanh-tri...). TÓM LẠI: Phân tích trường hợp điển hình ở An Giang vừa xảy ra trong vòng 5 ngày ta thấy: Họ luôn sợ hãi trốn tránh SỰ THẬT, không thừa nhận SAI LẦM; nói xong nuốt lời, vu khống cho THẾ LỰC THÙ ĐỊCH bịa đặt, xuyên tạc, cắt ghép, nói xấu... Đáng lẽ SỰ THẬT RẤT ĐƠN GIẢN, ví dụ họ phỏng vấn ông Nơi có cuộc điện thoại đó không? Ông Nơi nói là “không" là xong. Nhưng đó là sự thật nên họ tránh né, cứ tung tin, điều tra, họp báo rồi dùng các phương tiện truyền thống làm rối tung, rối mù lên, đổ hết cho THẾ LỰC THÙ ĐỊCH… Báo chí chỉ là cái loa của chính quyền, hôm trước nó bảo “thơm" tất cả ca ngợi “thơm quá", hôm sau nó bảo “thối", tất cả chê “thối kinh"! Mấy mươi năm rồi, vẫn chứng nào tật ấy, không hề thay đổi! Người dân Nam bộ vốn thật thà, bộc trực như ông Nơi may còn sót lại trong hệ thống quan chức. Ông Nguyễn Thanh Bình cũng quê An Giang đấy, nhưng quan chức to, biến chất Nam bộ rồi! 8/10/2021
......

Thanh trừng Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển

Phạm Nhật Bình - Web Việt Tân| Ngày đầu tháng Mười, tin tức về cuộc thanh trừng nhằm vào các tướng lãnh chóp bu trong Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển Việt Nam đã gây nhiều chú ý trong dư luận vì vai trò của đơn vị này trong việc tuần tra, bảo vệ biển đảo. Trước đây, lực lượng cảnh sát biển chỉ là một đơn vị nhỏ trực thuộc hải quân. Đến năm 2008 Cục Cảnh Sát Biển thành lập với quy chế riêng, trực thuộc Bộ Quốc Phòng. Nhưng do vai trò cần thiết mở rộng của lực lượng tuần tra biển, từ năm 2013 Cục Cảnh Sát Biển được tổ chức lại dưới tên gọi Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển, có ngân sách riêng, con dấu riêng và được coi là một bộ phận độc lập như quân chủng Hải Quân, nằm dưới quyền Bộ Quốc Phòng. Cảnh Sát Biển có 9 nhiệm vụ được quy định, tóm lược như sau: 1 – Tuần tra, kiểm soát tất cả người và phương tiện hoạt động trên các vùng biển Việt Nam; 2 – Xử lý vi phạm hành chánh trên vùng biển Việt Nam; 3 – Bắt giữ, điều tra các hành vi phạm tội trên vùng biển Việt Nam và vịnh Thái Lan; 4 – Bảo vệ môi trường biển; 5 – Bảo vệ tài nguyên sống của biển; 6 – Bảo vệ vận tải biển; 7 – Hỗ trợ hàng hải; 8 – Tìm kiếm cứu nạn; 9 – Hợp tác quốc tế với các quốc gia để bảo vệ an ninh vùng biển. Nhìn chung đây là những mục tiêu vô cùng quan trọng của quốc phòng, bao quát được nhiệm vụ của lực lượng cảnh sát biển để bảo vệ bờ biển dài hàng ngàn cây số của đất nước, nhất là trong tình trạng Biển Đông luôn bị xâm phạm bởi một kẻ thù mà tham vọng bành trướng đất đai đã quá rõ ràng. Trong một thời gian dài kể từ ngày được thành lập năm 2013 với đầy đủ ban bệ, Cảnh Sát Biển đã thi hành nhiệm vụ như thế nào để đến nỗi chịu cảnh tan hoang như ngày nay? Người ta có thể tìm hiểu sự kiện tham ô lớn của lực lượng này, chỉ cần nhìn qua nhân vật điển hình Bùi Trung Dũng (thiếu tướng, phó tư lệnh Cảnh Sát Biển). Với quyền hạn rộng rãi trong tay, thủ đoạn tham nhũng có thể gói gọn trong hành vi của Bùi Trung Dũng được sự a tòng của các tướng lãnh đầu sỏ Cảnh Sát Biển. Đó là “vi phạm quy định pháp luật trong phê duyệt một số kế hoạch mua xăng dầu dẫn đến gây thất thoát lớn ngân sách nhà nước.”  Nói trắng ra là thay vì thực hiện tuần tra biển theo nhiệm vụ, những cán bộ cao cấp này đã ký khống lệnh tuần tra, phê duyệt kế hoạch lấy xăng dầu bán lấy tiền chia nhau. Nhưng đó cũng chỉ là cách kiếm tiền đơn giản nhất bên cạnh những con đường làm ăn bất chánh. Ngày 1 tháng Mười, ông Nguyễn Phú Trọng và Ban Bí Thư trong một cuộc họp đã cách hết mọi chức vụ trong đảng đối với 7 tướng lãnh cầm đầu trong Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển và khai trừ đảng 2 tướng tư lệnh Vùng 3 và Vùng 4 Cảnh Sát Biển về nhiều hành vi liên quan đến tham nhũng như khai gian để biển thủ ngân sách. Đây là vụ án làm chấn động quân đội nói riêng và dư luận trong nước nói chung vì tầm mức của nó không thua gì vụ ông Trọng ra tay phá sập các tổng cục trong Bộ Công An năm 2018. Câu hỏi đặt ra là ông Trọng khi đưa ra chiến dịch đốt lò chống tham nhũng từ năm 2016, những tưởng nhờ đưa hàng trăm cán bộ cao cấp vào lò thì tham nhũng sẽ bị tiêu diệt vì lẽ ông tin rằng sẽ không còn ai dám hó hé nữa. Nhưng rõ ràng là ngược lại, những vụ án tham nhũng vẫn xảy ra mà còn xảy ra táo bạo hơn. Gần đây nhất, năm 2020 cựu Tư Lệnh Hải Quân Nguyễn Văn Hiến bị đưa ra trước vành móng ngựa lãnh án tù vì bán rẻ quyền sử dụng 3 lô đất vàng ở Quận 1 thuộc hải quân quản lý. Nay “tham nhũng biển” nhiều năm liền nằm ngay trong Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển, một lực lượng có nhiều ưu đãi của chế độ để làm nhiệm vụ quan trọng là canh giữ biển. Người ta thấy gì qua các vụ tham nhũng lớn trong quân đội? 1/ Không chỉ trong quân đội mà trong cả bộ máy cai trị, tham nhũng là bản chất ăn sâu trong nội tạng của chế độ độc tài. Sự toàn trị khiến tham nhũng được dễ dàng bao che, bưng bít do đó không thể nào tiêu diệt được. Chính sự bưng bít trong hệ thống đảng ủy để sẵn sàng ăn chia và hưởng thụ trên hành vi tham nhũng được nguỵ trang khéo léo. Người ta cũng dễ thấy tham nhũng hầu hết diễn ra ngay trong trung ương đảng và chính phủ, tức từ những cán bộ nắm quyền lực cao. Bởi những người này chỉ cầm quyền trong một hai nhiệm kỳ, nên họ phải tranh thủ kiếm lợi trong thời gian còn quyền lực trong tay trước khi giao ghế cho người khác. Vì lẽ sau khi về hưu rồi coi như không còn gì để xơ múi. Do đó trong chế độ cộng sản, tham nhũng không là hiện tượng mà là bản chất. 2/ Các vụ đốt lò chống tham nhũng của ông Trọng trong thực tế chỉ là cách dùng thuốc đỏ để chữa bệnh ung thư. Nên cho dù hàng tháng Ban Chỉ Đạo Chống Tham Nhũng Trung Ương họp và công bố một số biện pháp kỷ luật như khai trừ ông đảng viên này, cách chức bà đảng viên kia, tưởng rằng tham nhũng sẽ lo sợ. Nhưng trong thực tế từ năm 2018 đến nay ai cũng thấy đó chỉ là những màn trình diễn chiếu lệ và người ta có thể kết luận một cách chua chát “tham nhũng càng chống càng vững,” bởi vì nó được đảng chống lưng! 3/ Vụ tham ô ở Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát Biển diễn ra nhiều năm liền ngay trong một lực lượng bảo vệ đất nước nay mới được khám phá và giải quyết kể ra là quá muộn. Điều này không chỉ nói lên sự tệ hại của hai chữ quốc phòng, mà còn nói lên sự a tòng cùng nhau của hầu hết cán bộ đảng viên trong mục đích làm giàu bất chánh trên lưng người lính. Nó cũng biểu hiện một điều hiển nhiên là đảng CSVN nói chung và ông Trọng nói riêng sẽ không bao giờ thấy có chuyện zero tham nhũng trong bộ máy đảng và chính phủ. Bởi vì phải thừa nhận rằng, chính cơ cấu tổ chức của đảng CSVN toàn trị đã khuyến khích những vụ bòn rút tài nguyên quốc gia để vun bồi tài sản cán bộ. Phạm Nhật Bình https://viettan.org/thanh-trung-bo-tu-lenh-canh-sat-bien/
......

Đôi giòng tâm sự của Blogger bất đồng chính kiến Huỳnh Thục Vy

Phiên tòa xử Blogger Huỳnh Thục Vy diễn ra vào chiều ngày 30/11/2018 tại Tòa án Nhân dân Thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk. Với bản án 2 năm 9 tháng tù giam. với tội danh xúc phạm quốc kỳ. Huỳnh Thục Vy| Mình sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo đói, trong một gia đình nghèo nhất nhì vùng đó, lại lớn lên trong cái danh phận: "con của phản động" nên cuộc sống của chị em mình chưa bao giờ được trôi chảy bình thường. Tuổi trẻ thất học, quần áo không đủ mặc, cơm không đủ ăn và sách không có mà đọc, phải đi làm công nhân trong nhà máy.    Sau này lớn một chút thì tìm thấy sách, nhưng đau đớn thay, khi phát hiện ra không gian tư duy tiếng Việt quá nhỏ bé, thì mình lại gặp ngay cái rào cản ngôn ngữ. Mình vẫn đang cố gắng từng ngày để vượt qua rào cản do ngôn ngữ tạo ra đó. Xuất phát điểm của mình thấp như thế, nên điều ao ước lớn nhất cuộc đời mình là các con các cháu mình sẽ được học hành đến nơi đến chốn. Vì thứ nhất, việc học ở trường lớp giúp chúng ta có hành trang tinh thần đủ và bệ đỡ tư duy vững vàng cho quá trình tự học cả đời còn lại của mình. Thứ hai, muốn sống có ích, không thể không có học, vì học ít, tri thức kém thì phạm vi những điều mình muốn làm sẽ càng nhỏ hẹp.   Ngày 1/6/2022, tức hơn 7 tháng nữa, là lúc mình hết hạn tại ngoại, phải thực hiện án giam của mình. Điều mình lo lắng nhất là việc học hành của Tuệ Nhã. Mình với chồng mình liên tục mâu thuẫn vì mình luôn coi trọng việc học hành khoa bảng, trong khi chồng mình thì không.   Ừ thì không khoa bảng chúng ta vẫn sống, và làm ra tiền, nhưng lại đau đớn mà nói rằng: nếu các cây to lớn trong rừng có thể phóng tầm mắt nhìn ra thế giới rộng lớn đầy ánh sáng ngoài kia thì các cây cỏ thấp bé chỉ sống quanh quẩn với nhau trong bóng tối của không gian bị che phủ bởi những cây to đó. Con người vốn đã không có được tự do ý chí tuyệt đối, xét trong sự giới hạn của các năng lực cố hữu của thân phận con người, nhưng những người ít tri thức lại càng bị giới hạn nhiều hơn bởi họ tự từ bỏ việc hội nhập kho tri thức nhân loại, vì thế từ bỏ nhiều cơ hội khác do tri thức tạo ra.   Con gái mình, Tuệ Nhã năng động, cá tính, thông minh. Nhưng mình luôn nhắc con và nói với chồng: thông minh thôi chưa đủ, còn cần phải có kỷ luật và sự bền chí trong học hành và làm việc. Không có bất cứ công nghiệp nào đạt được trong đời người là dễ dàng, mà không cần tri thức và nỗ lực, và ngay trong việc tìm kiếm tri thức cũng cần nỗ lực nữa.   Ông Tử gì có nói: ấu bất học, lão hà vi? Nhỏ không học, già làm chi? Ở VN, với hệ thống lãnh đạo chính trị độc tài và ngu xuẩn nhất thế giới, trẻ anh không học, già anh có thể làm chủ tịch nước. Nhưng các con mình lý lịch xấu quá, mẹ chúng làm giặc, nên ngoài cách học hành, chúng đâu có cách khác để tiến thân!   Mình không kỳ vọng các con làm được điều gì to lớn theo cách hiểu về sự thành công mà xã hội đang áp đặt. Mình chỉ muốn các con có cơ hội học hành tới nơi tới chốn, để chúng có nền móng vững chắc, để có thể làm bất cứ sau đó mà không gặp chướng ngại. Chướng ngại về tri thức là cái chướng ngại khiến con người không thể sống xứng đáng với lý tưởng của mình và không thể sống hết mình với cái năng lượng vốn có.   Trong một tuần, mình đã học xong một nửa trong số 214 bộ thủ tiếng Hán Quan Thoại. Mình chỉ muốn làm tấm gương về sự ham học hỏi cho các con mình. Mình vốn là người trầm cảm, khó nói chuyện, mình có những khiếm khuyết trong tất cả các mối quan hệ với mọi người, kể cả các con mình.   Viết những dòng này để khi các con lớn lên, các con có thể hiểu mẹ có nhiều khiếm khuyết, và lỗi lầm, nhưng có một điều, mẹ luôn cố gắng để các con có thể tự hào là con của mẹ và để các con biết mẹ yêu các con rất nhiều, theo cách riêng của mẹ. HTV Buôn Hồ những ngày u ám *** Lời tựa đặt thêm.          
......

Pages