Tập Cận Bình đang sợ ‘Thiên Nga Đen’

Ngô Nhân Dụng - Người Việt| Trong quý thứ ba năm 2019, tỷ số tăng trưởng Tổng Sản Lượng Nội Địa (GDP) Trung Quốc 6% là mức thấp nhất kể từ năm 1992. Và sẽ còn xuống thấp hơn. Chiến tranh mậu dịch với Mỹ là một nguyên nhân, nhưng còn nhiều yếu tố khác khiến kinh tế tiến chậm lại. Thí dụ, sức tiêu thụ của người dân giảm sụt, vì giá cả nhà cửa và thịt heo lên cao khiến họ không còn dư tiền mua những thứ xa xỉ như xe hơi hay điện thoại mới. Số tiền nợ của chính phủ địa phương và các xí nghiệp vẫn tăng cao, lo không trả được. Để đối phó với quả bom nợ, năm ngoái Cộng Sản Trung Quốc đã tảo thanh hệ thống “ngân hàng đen;” tức là những quỹ cho vay mà Ngân Hàng Trung Ương không kiểm soát. Hành động này khiến các xí nghiệp tư doanh thiếu tiền vì xưa nay không thể vay được từ các ngân hàng chính phủ họ phải quay sang các “ngân hàng đen” với lãi suất có khi lên tới 20%. Các xí nghiệp tư giúp kinh tế Trung Quốc phát triển gấp bội hơn các doanh nghiệp nhà nước. Khi họ giảm bớt tiền đầu tư thì GDP không tăng trưởng như trước nữa. Lâu nay, khi lo kinh tế trì trệ, Bắc Kinh vẫn dùng món võ cũ: In tiền! Rồi đem tiền xây dựng hạ tầng cơ sở, để dân có việc làm. Bộ Giao Thông lại mới đưa ra một kế hoạch chi khoảng $400 tỷ cho đường xe lửa, xa lộ và dẫn thủy. Trong cuộc chiến tranh thương mại, Trung Quốc và Mỹ chưa bị ảnh hưởng nặng nề, nhưng hầu hết các nước khác đã lãnh đạn. Vì họ đứng giữa, cung cấp nguyên liệu hoặc các món tạo thành những sản  phẩm đang bị hai nước đánh thuế. Nền kinh tế của các nước này nhỏ hơn nên sức chịu đựng thấp hơn. Khi dân các nước đó nghèo hơn thì họ cũng không nhập cảng hàng hóa từ hai nước lớn. Vì chiến tranh mậu dịch, ngành công nghiệp chế tạo (manufacturing sector) ở Mỹ và Trung Quốc đang giảm. Cả hai nước xuất cảng ít hơn. Nhưng Trung Quốc lo sợ hơn Mỹ. Vì khác với nước Tàu, công nghiệp chế tạo ở Mỹ chiếm một vị trí nhỏ, ngành dịch vụ mới quan trọng. Không những thế, nhiều công ty chế tạo đang bỏ Trung Quốc qua nước khác để khỏi bị Mỹ đánh thuế. Dù không bị Mỹ gây chiến các công ty sản xuất ở bên Tàu cũng tìm địa bàn hoạt động mới, vì lương bổng ở Trung Quốc đã lên cao, luật lệ vẫn phức tạp, nạn tham nhũng chưa giảm. Hàng xuất cảng của Trung Quốc lãnh đòn nặng nhất. Tới Tháng Mười Một, 2019, số hàng Trung Quốc bán sang Mỹ đã giảm 20%, xuống mức thấp nhất kể từ Tháng Ba, 2013. Mỹ đã tăng số nhập cảng từ các món sản xuất tại Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan và Mexico; vì nhiều nhà sản xuất đã đổi cơ xưởng từ Trung Quốc sang các nước này. Lâu nay, thương vụ Mỹ mua bán với Tàu cao nhất (và Tàu được lợi nhất vì bán nhiều và mua ít). Bây giờ Trung Quốc đứng hàng thứ ba, sau Mexico và Canada. Thỏa hiệp “Hưu Chiến Đợt 1” cho cuộc chiến tranh mậu dịch Mỹ với Trung Quốc sẽ ký kết trong mấy ngày sắp tới (đã được ký ngày 15.1.2020) cũng không giúp được cho công nghiệp sản xuất bao nhiêu vì phạm vi ảnh hưởng rất giới hạn. Nhưng đó không phải là mối lo lớn nhất của giới lãnh đạo Bắc Kinh. Đầu năm ngoái Trung Cộng đặt ưu tiên là kiềm chế số nợ khổng lồ. Nhưng năm nay, mục tiêu ngăn không cho quả bom nợ căng phồng đã trở thành thứ yếu! Các địa phương sẽ được phép bảo ngân hàng đưa tiền để họ làm những gì họ muốn, miễn là dân có công việc làm. Mối lo lớn nhất của Bắc Kinh bây giờ là xã hội bất ổn nếu quá nhiều người mất việc. Tháng trước, Quốc Vụ Viện, tức chính phủ Trung Quốc, ra lệnh chính quyền các địa phương phải “làm hết sức” trong năm 2020 để không xảy ra cảnh thất nghiệp nặng nề – họ nói rõ đây là ưu tiên số một. Họ loan báo chỉ tiêu mỗi năm phải tạo ra 11 triệu công việc mới. Trên giấy tờ, tỷ lệ thất nghiệp tại Trung Quốc chỉ từ 4% tới 5%. Nhưng ai cũng nghi ngờ các con số đó. Một cuộc nghiên cứu (NBER Working Paper No. 21460) đã ước tính từ năm 2002 đến 2009 tỷ số thất nghiệp bình quân của nước Tàu là 10.9%; trong khi nhà nước đưa ra con số 4.2%. So với các quốc gia cùng trình độ phát triển thì 11% thuộc hàng rất cao. Vị trưởng quan Hành Chánh còn báo động rằng nước Tàu có thể phải đối đầu với “các biến động quần chúng bất ngờ” nếu thất nghiệp gia tăng. Những chữ này ít khi được dùng trong các văn kiện nhà nước, ám chỉ các vụ dân tụ tập phản đối bằng bạo lực. Ông Tập Cận Bình cũng đã cảnh báo điều này một cách văn vẻ. Năm ngoái ông khuyến cáo các đảng viên phải coi chừng hiện tượng “Thiên Nga Đen” (black swan), tức là những chuyện không ai tưởng tượng được nhưng bất ngờ xuất hiện. Gần như ai cũng chỉ thấy những con thiên nga màu trắng! Dân nổi lên bạo loạn là một thứ “black swan.” Để số người mất việc không tăng nhanh quá, nhà nước đã giảm thuế nhập cảng, để hàng hóa đỡ tăng giá. Họ báo cho chính phủ Mỹ là họ đang nhượng bộ về thuế quan, nhưng mục đích chính là kích thích tiêu thụ. Họ lại cắt lãi suất, để nhiều người vay tiền tiêu thụ và đầu tư hơn. Bắc Kinh còn nới lỏng chính sách hộ khẩu, cho nông dân được lên thành phố kiếm việc dễ dàng hơn. Năm nay kết thúc kế hoạch 5 năm thứ 13 của đảng Cộng Sản Trung Quốc. Năm 2015, họ đã ấn định chỉ tiêu là chấm dứt cảnh nghèo và thiết lập một “xã hội phồn vinh.” Cuối năm 2020, khi Tập Cận Bình tuyên bố kế hoạch năm năm đã thành công mỹ mãn mà quá nhiều người thất nghiệp kéo nhau đi biểu tình, thì sẽ rất bẽ bàng! Ông Tập Cận Bình sẽ phải đối phó với bốn vấn đề hóc búa: Quả bom nợ toàn quốc phồng lên, dân bớt tiêu thụ, chiến tranh mậu dịch với Mỹ; và đáng lo nhất là sẽ rất nhiều xí nghiệp sa thải công nhân./.  
......

Dân Biểu Úc lên tiếng về vụ tấn công xã Đồng Tâm 9/1

Chris Hayes Dân Biểu Liên Bang – Đơn vị Fowler Chief Opposition Whip V/V: Ông Lê Đình Kình Thứ Năm, 16 Tháng Giêng, 2020 Tôi được biết là vào ngày Thứ Năm, 9 Tháng Giêng, 2020 đã diễn ra một cuộc xung đột về đất đai giữa cảnh sát và những nhà hoạt động bảo vệ quyền sở hữu đất đai tại xã Đồng Tâm, Việt Nam, với khoảng 3.000 cảnh sát cơ động đã hùng hổ xông vào làng. Hậu quả mà tôi được biết là người lãnh đạo của làng là Cụ Lê Đình Kình và 3 viên cảnh sát đã thiệt mạng. Ngoài ra, sau cuộc đụng độ đã có hơn 30 dân làng bị bắt giữ. Tôi được biết là Cụ Kình đã bị giết trong cuộc tấn công nhắm thẳng vào nhà Cụ. Cụ Kình, 84 tuổi, là một nhà hoạt động nổi tiếng, là người đại diện của làng trong các cuộc tranh cãi về việc cưỡng chiếm đất bởi nhà nước. Tôi được cho biết là Cụ Kình đã chết một cái chết thảm khốc, và nhiều người con và cháu của Cụ đã bị bắt giữ và hiện không rõ tông tích. Tôi được biết là xã Đồng Tâm đang bị cô lập hoàn toàn, không có truyền thông độc lập nào được phép tiếp cận. Vấn đề tịch thu đất để thủ lợi ở Đồng Tâm diễn ra đã từ lâu và việc chiếm hữu đất bất công và tùy tiện là một nan đề lớn tại Việt Nam. Như ông Phil Robertson, Phó Giám Đốc Phụ Trách Á Châu của Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (HWR) nêu bật là: “Việt Nam phải tức khắc cho phép các ký giả địa phương và quốc tế, các nhân viên ngoại giao, các nhân viên của Liên Hiệp Quốc cũng như những quan sát viên khách quan tự do tiếp cận để thẩm định chuyện gì đã xảy ra và theo dõi cuộc điều tra biến cố này của chính phủ.” Thật đáng thất vọng, nếu không muốn nói là đáng giận, khi thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày càng tồi tệ với việc trấn áp quyền tự do và các quyền căn bản của con người ngày cành mạnh bạo hơn. Chúng ta thường thấy những người lên tiếng chống đối chính phủ Việt Nam bị cáo buộc bởi những điều luật hình sự mơ hồ và bị giam cầm mà không được xét xử công bằng, và trong nhiều trường hợp, không được tiếp xúc với luật sư. Ngoài ra, những người bị giam cầm phải đối đầu với tình trạng tồi tệ trong nhà giam và sự đối xử tàn tệ của nhà nước. Chính phủ Việt Nam đã chứng tỏ là họ không muốn tuân thủ luật pháp và rất sẵn sàng đàn áp, bỏ tù và trục xuất ra khỏi nước những người bênh vực nhân quyền, bao gồm quyền tự do biểu đạt, tự do hội họp, tự do tín ngưỡng và quan trọng nhất là quyền được bình đẳng trước pháp luật. Tôi kêu gọi Chính Phủ Úc sử dụng vai trò của mình trong Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc để đòi hỏi một cuộc điều tra khẩn cấp và minh bạch về biến cố nói trên. Cộng đồng thế giới cần phải tiếp tục áp lực Việt Nam để bảo đảm là nhà cầm quyền phải bị lên án và những người chịu trách nhiệm phải bị trừng phạt. Chris Hayes Dân Biểu Liên Bang Đơn Vị Fowler Chief Opposition Whip www.facebook.com/chrishayesmp 16 Tháng Giêng, 2020 Nguyên bản Bản Lên Tiếng của Dân Biểu Chris Hayes: DB Chris Hayes 1579229307710_Message-Mr Le Dinh Kinh
......

Vụ Đồng Tâm: Liên minh châu Âu vào cuộc, ‘đề nghị’ gặp Bộ Công an

VOA Phát ngôn viên của Liên minh châu Âu (EU) mới cho VOA tiếng Việt biết rằng tổ chức này “quan ngại” về hành động “dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng” ở Đồng Tâm, đồng thời tiết lộ đã “đề nghị” gặp quan chức cấp cao của Bộ Công an Việt Nam. Bà Virginie Battu-Henriksson, phát ngôn viên của Liên minh châu Âu về Quan hệ Đối ngoại và Chính sách An ninh, nói rằng ngày 9/1, đúng ngày xảy ra vụ việc, Đại sứ Giorgio Aliberti, Trưởng Phái đoàn EU tại Hà Nội, “đã trực tiếp nêu vấn đề với ông Mai Tiến Dũng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, bày tỏ quan ngại và sự dè dặt về cách xử lý tình hình của lực lượng an ninh". “Việc sử dụng bạo lực đối với dân thường đã dẫn tới tổn thất đáng lên án về nhân mạng. Chúng tôi xin gửi lời chia buồn tới các gia đình và bạn bè của các nạn nhân”, bà Battu-Henriksson nói thêm. “Vụ việc này cũng sẽ được thảo luận tại cuộc Đối thoại Nhân quyền EU – Việt Nam sắp tới. Liên minh châu Âu kỳ vọng chính quyền Việt Nam sẽ tôn trọng các quyền cơ bản của người dân về việc hội họp và thể hiện quan điểm ôn hòa mà không phải đối mặt với bất kỳ đe dọa hay việc sử dụng vũ lực nào”. Nữ phát ngôn viên không cho biết phản ứng của ông Dũng sau khi EU, một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, bày tỏ lo ngại về vụ việc gây chết chóc, mà nhiều nguồn tin nói là xảy ra vào lúc sáng sớm với lực lượng an ninh hùng hậu, khiến ít nhất 4 người tử vong. Bà Battu-Henriksson cho hay thêm rằng Phái đoàn Liên minh châu Âu tại Việt Nam đã “đề nghị” có “cuộc gặp cụ thể với Thứ trưởng Bộ Công an”, đồng thời sẽ “tiếp tục theo dõi tình hình”. Hiện chưa rõ là phía Việt Nam hồi đáp như thế nào về yêu cầu này, cũng như thứ trưởng nào của Bộ Công an sẽ gặp đại diện của Liên minh châu Âu. Hôm 14/1, 5 ngày sau cuộc đụng độ gây tranh cãi, Thứ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang đã có buổi họp báo mà truyền thông trong nước đăng tải chi tiết, trong đó cáo buộc ông Lê Đình Kình, 84 tuổi, “cầm lựu đạn”, nhưng không trích dẫn ý kiến của thân nhân người được coi là “thủ lĩnh tinh thần” của làng Đồng Tâm. Trong một đoạn video xuất hiện trên mạng xã hội mới đây, đúng ngày gia đình tổ chức lễ tang cho ông Kình, bà Dư Thị Thành, vợ ông, kể lại chuyện bà bị "bắt phải khai cầm lựu đạn" lúc bị công an tạm giữ: “Tôi bảo tôi không biết quả lựu đạn là thế nào, bom xăng là thế nào thì tôi không khai được. Thế là cứ thế nó tát, nó đá. Tát suốt, cứ hết bên nọ sang bên kia. Thế xong rồi nó đá vào hai ống chân”. VOA tiếng Việt chưa rõ bà Thành bị thẩm vấn ở đồn công an nào. Cuối năm ngoái, nhân ngày Nhân quyền Thế giới, Trưởng Phái đoàn Liên minh châu Âu ở Hà Nội đã ra thông cáo, trong đó tuyên bố rằng “EU cam kết mạnh mẽ với việc bảo vệ các nhà bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam và trên toàn thế giới”. “EU và Chính quyền Hà Nội từng cho biết rằng EU là một trong các đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam. Giữa năm ngoái, sau nhiều năm đàm phán, quốc gia nằm ở Đông Nam Á và Liên minh châu Âu đã ký Hiệp định Thương mại Tự do EU - Việt Nam (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư mà hai phía nói rằng “sẽ đặt một cột mốc trong quan hệ đối tác mạnh mẽ giữa hai bên”. Tin cho hay, các hiệp định này cần phải được Quốc hội Việt Nam và Nghị viện EU thông qua trước khi có hiệu lực. Hiện xuất hiện một lời kêu gọi biểu tình trước Nghị viện châu Âu ở Bỉ ngày 21/1, đúng ngày Ủy ban Thương mại Quốc tế của cơ quan lập pháp này được cho là “nhóm họp để quyết định xem có phê chuẩn các điều khoản của EVFTA hay không”.   Việt Nam đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ trong nhiều lĩnh vực, bao gồm các vấn đề chính trị và an ninh, những thách thức toàn cầu, thương mại và phát triển”, thông cáo đăng ngày 11/12/2019 có đoạn. “Tôn trọng quyền con người là một phần cơ bản trong các mối quan hệ của EU với các nước đối tác và các thể chế quốc tế”./.  
......

Dân biểu Nghị viện Châu Âu lên tiếng về vụ Đồng Tâm

Hai vị Dân biểu Quốc hội Âu Châu: Bà Saskia Bricmont và ông Iuliu Winkle Ỷ Lan – RFA| Trong giai đoạn Nghị viện Châu Âu họp bàn việc phê chuẩn Hiệp định Thương mại Tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) ký kết từ năm ngoái, thì tình trạng nhân quyền tại Việt Nam ngày càng xuống dốc. Sau vụ bắt giam nhà báo Phạm Chí Dũng vì lên tiếng kêu gọi Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn Hiệp định cho đến khi nhân quyền được tôn trọng, hay các vụ xử các nhà hoạt động nhân quyền gần đây, mới nhất, sáng ngày 9 tháng Giêng vừa qua, công an thành phố Hà nội bao vây và tấn công thôn Hoành, xã Đồng Tâm. Lực lượng công an đã bắn vào dân gây thương tích một số người và giết chết ít nhất một người dân. Đây là vụ tranh giành đất giữa chính quyền và nhân dân kéo dài từ năm 2017. Để tìm hiểu về ảnh hưởng của vụ việc ở Đồng Tâm và những vụ tương tự trong việc Nghị viện Châu Âu phê chuẩn Hiệp định EVFTA, chúng tôi tìm gặp và phỏng vấn hai vị Dân biểu: Bà Saskia Bricmont, Trợ lý Uỷ viên Phụ trách Báo cáo về Việt Nam, thuộc Đảng Xanh, và ông Iuliu Winkler, Trợ lý Uỷ viên Phụ trách Báo cáo về Việt Nam, thuộc Đảng Nhân dân Châu Âu. Xin mời quý thính giả theo dõi sau đây. Ỷ Lan : Thưa Dân biểu Saskia Bricmont, tin từ Việt Nam cho biết công an thành phố Hà Nội tấn công xã Đồng Tâm sáng ngày 9 tháng giêng vừa qua, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng. Vào lúc Quốc hội Châu Âu đang thảo luận việc phê chuẩn hiệp định EVFTA, qua đó, chứa đựng những điều khoản nhân quyền. Bà nghĩ sao về cuộc bạo hành này? Dân biểu Saskia Bricmont : Hiển nhiên đây là điều quan ngại, vì nó góp thêm vào các vụ khác mà chúng tôi được báo động thông qua các tổ chức bảo vệ nhân quyền. Sự kiện tranh cãi đất đai, hiển nhiên cần mở ngay cuộc điều tra – độc lập và minh bạch – trên hiện trường để xem sự thực xẩy ra như thế nào. Điều cần thiết là nhà cầm quyền cần ôn tồn đối thoại thay vì sử dụng bạo lực để giải quyết trong hoàn cảnh như thế. Sự vụ này cho thấy chính sách thực hiện đang áp đặt lên đầu người dân, không thích ứng cho việc giảm thiểu căng thẳng, giữa chế độ và dân chúng. Ỷ Lan : Nhất là sự kiện Đồng Tâm xẩy ra vào lúc Nghị viện Châu Âu đang thảo luận việc phê chuẩn Hiệp định EVFTA, đặc biệt quan điểm của bà rất cương quyết trong việc bảo đảm các điều khoản nhân quyền ghi trong Hiệp định. Bà có nghĩ rằng những gì xẩy ra ở Đồng Tâm sẽ tác động lên việc phê chuẩn không ? Dân biểu Saskia Bricmont : Đối với chúng tôi ở Đảng Xanh, vụ Đồng Tâm chắc chắn là yếu tố bổ sung cho những chi đã xẩy ra gây vấn nạn cho tình trạng nhân quyền Việt Nam. Trong hoàn cảnh như thế, đối với chúng tôi, Liên Âu không nên thắt chặt quan hệ với Việt Nam. Để kết thúc Hiệp định EVFTA với Việt Nam, theo chúng tôi, chính quyền Việt Nam cần minh chứng ý chí cộng tác trên một loạt tham số, như tình trạng nhân quyền chẳng hạn ; bởi vì chúng tôi nhận quá nhiều những thông tin bắt bớ có tính tuỳ tiện, trái ngược với sự tự do biểu đạt và hội họp. Ỷ Lan : Được biết Nghị viện Châu Âu vừa đề xuất Việt Nam một lộ trình (Roadmap) thực hiện các điều kiện nhân quyền trước khi Nghị viện có thể phê chuẩn Hiệp định. Xin bà cho biết Việt Nam hồi âm ra sao ? Dân biểu Saskia Bricmont : Hồi âm của chính quyền Việt Nam mà chúng tôi nhận được chẳng thoả mãn chúng tôi tí nào. Đối với chúng tôi, thư hồi âm của Thủ tướng Việt Nam về lộ trình Nghị viện Châu Âu đề nghị [giải quyết vấn đề nhân quyền] quá thiếu sót, vì chẳng đề cập đến viễn ảnh sửa đổi bộ Luật Hình sự, là điểm chính yếu để Hiệp ước EVFTA được phê chuẩn. Chúng tôi vừa có cuộc họp với toàn thể các nhóm chính trị trong Quốc hội Châu Âu. Phần chúng tôi, chúng tôi nhận thấy cần trì hoãn cuộc phê chuẩn hiệp ước và liên hệ với nhà cầm quyền Việt Nam cũng như với xã hội dân sự – đặc biệt là giới Công đoàn – để cùng nhau tham cứu làm thế nào khi chúng tôi khởi động đầu tư và mậu dịch với Việt Nam, các xí nghiệp Châu Âu không đồng loã với những vi phạm nhân quyền và quyền lao động tại Việt Nam. Ỷ Lan : Xin cám ơn Dân biểu Saskia Bricmont. Dân biểu Iuliu Winkler phản ứng về vụ Đồng Tâm như sau: Dân biểu Iuliu Winkler : Đúng là chúng tôi vẫn theo dõi các diễn biến tại Việt Nam, đặc biệt vào giai đoạn sắp có cuộc bỏ phiếu tại Ủy ban Thương mại Quốc tế của Quốc hội Châu Âu (INTA) vào ngày 21 tháng giêng này. Chúng tôi rất lo ngại trước tin tức bất hạnh này. Cùng lúc, chúng tôi có những liên hệ thể chế cấp cao với chính quyền và Quốc hội Việt Nam liên quan đến hiệp ước EVFTA và IPA. Như ta đã biết, có hai hiệp ước được ký năm ngoái, nay chờ Nghị viện Châu Âu phê chuẩn. Việc phê chuẩn được kèm theo một số điều kiện, nên khối dân biểu chúng tôi theo dõi chặt chẽ sự cam kết của Việt Nam. Chúng tôi đã vạch ra một lộ trình với thời biểu thực hiện. Ví dụ như cam kết phê chuẩn 2 Công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam chưa thực hiện. Về Bộ luật Lao động, chúng tôi bằng lòng với một số sửa đổi, nhưng chúng tôi muốn thấy các sửa đổi này thực hiện như thế nào. Chúng tôi cũng quan tâm về quyền người lao động. Tại Quốc hội Châu Âu, chúng tôi muốn chứng kiến quyền người lao động được thực hiện tại Việt Nam, cũng như sự thực hiện những tôn trọng nhân quyền nói chung tại Việt Nam. Ỷ Lan : Được biết trong thư hồi âm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký ngày 6 tháng giêng 2020 gửi Chủ tịch và các Dân  biểu trong Uỷ ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Châu Âu (INTA) có một số điều quan trọng không được đề cập hay chấp nhận. Đó là việc sửa đổi Bộ Luật Hình sự, điểm chính yếu để Hiệp định được phê chuẩn, như bà Dân biểu Saskia Bricmont trả lời phỏng vấn trên đây. Bởi vì Nghị viện Châu Âu đòi hỏi pháp lý phải bảo đảm cho Công đoàn được hoạt động độc lập, nhưng Hà Nội thối thoát chữ Công đoàn độc lập để thay bằng danh xưng « Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở » trong Bộ Luật Lao động sửa đổi. Nghị viện Châu âu cũng đòi hỏi nhằm triển khai các cam kết nhân quyền của Việt Nam ghi trong Hiệp định EVFTA, cần có sự liên hệ cộng tác giữa Nghị viện Châu Âu với nhà cầm quyền Việt Nam cũng như với xã hội dân sự độc lập – đặc biệt là giới Công đoàn. Nhưng ông Phúc thối thoát khi hồi âm, biến « xã hội dân sự độc lập, đặc biệt là giới Công đoàn » thành « Nhóm tư vấn trong nước ». Nhóm tư vấn này ông Phúc cho biết « Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương hoàn tất ». Những chi độc lập và tư nhân đều bị ra rìa. Mọi sự nằm trong vòng tay kiểm soát của Đảng và Chính quyền, là nội dung thư hồi âm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc./.  
......

Iran không nguy hiểm bằng Trung Quốc và Nga!

Trân Văn| Đó là kết quả cuộc khảo sát do Military Times (tập đoàn truyền thông chuyên phục vụ độc giả là quân nhân và những người quan tâm đến hoạt động quốc phòng của Mỹ) phối hợp với Viện Nghiên cứu về Cựu chiến binh và Gia đình quân nhân của Đại học Syracus (New York), phối hợp thực hiện cách nay hơn một tháng, vừa công bố ngày mùng 7 (1). Có 1.630 quân nhân hiện dịch (phục vụ toàn thời gian) là độc giả thường xuyên của Military Times tham gia khảo sát, trong đó có 92% là đàn ông, 8% là phụ nữ. Nếu tính theo chủng tộc, 78% là da trắng, 14% là công dân Mỹ gốc Hispanic, 13% là công dân Mỹ gốc châu Phi, 5% là công dân Mỹ gốc châu Á, 5% còn lại thuộc các chủng tộc khác. Mẫu khảo sát bao gồm 28 câu hỏi nhằm tìm hiểu quan điểm của các quân nhân hiện dịch cả về bối cảnh chính trị hiện nay tại Mỹ lẫn chính sách và những vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia của Mỹ. Vào thời điểm cuối tháng 11 năm 2019, chỉ có 28% tham gia khảo sát tán thành chính sách hiện nay đối với Iran. Tỉ lệ không tán thành khoảng 45%. Theo nhận định của những người tham gia khảo sát, mức độ nguy hiểm đối với an ninh và lợi ích của Mỹ xếp theo thứ tự từ thấp đến cao là Iraq (chỉ 8%), Afghanistan (khoảng 9%), Syria (khoảng 20%), Bắc Hàn (khoảng 35%), kế đó là Iran (50%). Nguy hiểm hơn cả là Nga (khoảng 68%) và nguy hiểm nhất là Trung Quốc (khoảng 76%). So sánh kết quả các cuộc khảo sát trước đây và hiện nay, Military Times cho biết, ngày càng nhiều quân nhân hiện dịch cảm thấy không hài lòng về chính sách đối ngoại hiện nay của Mỹ. Tỉ lệ ủng hộ về chính sách đối với Bắc Hàn là ngoại lệ - tăng thêm 1% (từ 33% lên 34%), tương hợp với khuynh hướng chung: Mong muốn chính sách của chính phủ Mỹ tập trung nhiều hơn vào châu Á, hành xử mạnh mẽ hơn tại đây. Có một điểm đáng chú ý là ở cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu năm 2018, khoảng 68% quân nhân hiện dịch tin rằng, nếu xảy ra một cuộc xung đột quân sự lớn, Mỹ đủ khả năng kết thúc trong vòng 12 tháng, tuy nhiên ở cuộc khảo sát vừa thực hiện cách nay hơn một tháng, tỉ lệ này đã giảm xuống còn 51%. Military Times nhấn mạnh lưu ý, khảo sát được thực hiện trước khi mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng vì cuộc không kích giết Qassem Soleimani, chính phủ Iraq có ý định đầy quân đội Mỹ ra khỏi lãnh thổ Iraq vì cuộc tấn công này và hàng ngàn quân nhân Mỹ được điều động đến Trung Đông để bảo vệ các cơ sở ngoại giao, các căn cứ của Mỹ. Hôm 6 tháng 1, Stars And Strips – cơ quan truyền thông của quân đội Mỹ - cho biết, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định điều động Lữ đoàn Dù 193 đến Trung Đông. Lữ đoàn này là một trong những đơn vị thuộc lực lượng phản ứng nhanh, trước nay vẫn trú đóng tại Vicenza (Ý) để ứng phó với các biến cố tại châu Âu, châu Phi (2). Ngày 7 tháng 1, Stars And Strips cho biết, “Defender - Europe 20” (cuộc tập trận được xem là lớn nhất giữa Mỹ và các đồng minh ở châu Âu trong năm nay) có thể sẽ bị xáo trộn đáng kể vì một số đơn vị mà theo dự kiến sẽ góp mặt cho đủ 20.000 quân nhân Mỹ tham gia tập trận cùng các đồng minh tại Georgia (một quốc gia từng thuộc Liên bang Xô viết trước khi tan rã) đã hoặc sẽ được điều động đến Trung Đông (3). Cũng theo Stars And Strips, do mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng, quân đôi Mỹ đã hủy kế hoạch có tên Hải sư châu Phi (African Sea Lion) - tập trận với các đồng minh châu Phi tại Morocco vào cuối tháng này vì một số đơn vị hải quân và Thủy quân lục chiến mà theo dự kiến sẽ tham gia tập trận đã lên đường sang Trung Đông. Stars And Strips nhận định, mức độ căng thẳng giữa Mỹ và Iran gia tăng đang tác động đáng kể đến ưu tiên hàng đầu của Bộ Quốc phòng Mỹ: Giảm hoạt động tại Trung Đông, thông qua các cuộc tập trận thắt chặt quan hệ với các quốc gia ở châu Âu và Thái Bình Dương để kiềm chế, răn đe cả Nga lẫn Trung Quốc. Chú thích (1) https://www.militarytimes.com/news/pentagon-congress/2020/01/06/in-november-military-times-poll-troops-viewed-iran-as-less-of-a-threat-than-russia-china/ (2) https://www.stripes.com/news/europe/173rd-airborne-brigade-troops-to-deploy-to-middle-east-1.613712 (3) https://www.stripes.com/news/europe/middle-east-crisis-could-mean-adjustments-to-europe-s-largest-military-exercise-in-decades-1.613678
......

Chiến tranh và sự đổi thay

Đỗ Ngà| Ngày 28 tháng 07 năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất nổ ra bởi một sự kiện là Hoàng Thái tử đế quốc Áo – Hung bị ám sát. Thực ra sự kiện Hoàng Thái Tử Franz Ferdinand của Áo – Hung bị 1 phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia tên là Gavrilo Princip ám sát tại Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 chỉ là giọt nước làm tràn ly. Sự mâu thuẫn giữa các phe tham chiến đã có từ trước đó, Chiến Tranh Thế Giới nổ ra là để giải quyết mâu thuẫn. Cuộc chiến nổ ra ở Âu Châu, nhưng có Mỹ và Brazil tham gia nên người ta gọi nó là cuộc chiến tranh thế giới. Kết thúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, các nước tham chiến dù thắng hay bại thì cấu trúc chính trị kiểu cũ – quân chủ chuyên chế đều phải sụp đổ và nhường chỗ cho xu thế chính trị khác thay thế. Ở Nga, chết độ quân chủ Sa Hoàng bị thay thế bởi chế độ dân chủ tư sản vào tháng 2 năm 1917. Chế độ dân chủ kiểu Tây Âu này chưa kịp củng cố nội tình nước Nga thì ngay tháng 11 năm 1917 nó bị thay thế bởi chế độ độc tài CS của nhóm Bolsevik. Tương tự vậy, Áo – Hung tan rã và khai tử chế độ quân chủ, Đức và đế quốc Ottoman cũng thế. 9 năm sau, Chiến tranh Thế gới thứ 2 xảy ra khi mà thế lực chính trị mới nổi lên gồm Fasis ở Ý, Nazi ở Đức, và Quân chủ Quân phiệt ở Nhật Bản gây nên để đòi chia lại thế giới với thế lực cũ. Cuộc chiến lần 2 này đã kết thúc sau 6 năm và phạm vi nó đã lan tỏa khắp toàn cầu. Kết thúc cuộc chiến, tất nhiên bên thế lực độc tài ở Ý – Đức- Nhật bại trận và bị khai tử, nhưng kéo theo đó là hàng loạt chế độ phong kiến tập quyền trên khắp các thuộc địa trên toàn thế giới cũng bị khai tử sau đó và phong trào chính trị mới hoặc theo Phương Tây, hoặc theo CS cũng nổi lên. Lúc này Cộng Sản chưa bộc lộ cái lỗi thời của nó. Như vậy chúng ta thấy, sau mỗi cuộc chiến tranh có quy mô lớn luôn dẫn tới sự sụp đổ hàng loạt những thể chế chính trị độc tài và thế giới mới có sự phát triển như ngày nay. Thực ra 2 cuộc chiến tranh thế giới là khó tránh khỏi, vì nguyên nhân chính của nó là sự mâu thuẫn giữa các quyền lực chính trị lớn trên thế giới. Nếu ngày 28 tháng 6 năm 1914 thái tử Áo – Hung không bị ám sát thì cuộc chiến vẫn nổ ra vì mâu thuẫn đã đẩy lên cao và chực chờ giải quyết bằng chiến tranh mà thôi. Cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất thổi bay các chế độ quân chủ chuyên chế ở các đế quốc, cuộc chiến tranh thế giới thứ 2 thổi bay độc tài hiếu chiến cở Ý – Đức – Nhật, đồng thời thổi bay các chế độ thuộc địa và làm ngã nhào hàng loạt chế độ phong kiến trên khắp thế giới. Nói chung, những thể chế chính trị lỗi thời hầu hết bị xóa sổ. Nhiều khi chúng ta đặt câu hỏi, nếu không có 2 cuộc chiến tranh thế giới thì liệu với trật tự cũ của thế kỷ 19, thế giới có tiến bộ như ngày hôm nay không? Cho nên, nếu nói ở một thời kỳ ngắn nào đó, chiến tranh thế giới là tàn phá, là đau thương, nhưng xét đến một thời kỳ lịch sử dài sau đó, chiến tranh thế giới đã mang lại sự tiến bộ là điều không thể phủ nhận. Đến cuối thập niên 90, hàng loạt chế độ Cộng Sản trên khắp thế giới đến hồi tự sụp vì sự lỗi thời của nó mà không phải là một cuộc chiến tranh nào cả. Thực ra chế độ độc tài ở Ý – Đức Nhật chưa đủ lâu để nó tự đổ. Vào thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, lúc đó những nước này đang cực thịnh nên nó không thể tự đổ mà chỉ có chiến tranh mới kết thúc nó được. Còn các nước CS Đông Âu thì khác, nó đã tồn tại đủ lâu để tiến đến thời kỳ suy thoái và tự bản thân nó mục rữa và ngã bệnh mà chết. Có thể nói, thế kỷ 20 là một thế kỷ đầy biến động, thế kỷ này đã xảy ra 3 cuộc chiến tranh khủng khiếp, trong đó có 2 cuộc chiến tranh nóng và một cuộc chiến tranh lạnh. Tuy là những cuộc chiến lớn nhưng nó đã khai tử hầu hết những thể chế chính trị lỗi thời hoặc các thể chế chính trị nguy hiểm. Chế độ phong kiến và chế độ thuộc địa là những thể chế lỗi thời, còn Fasis, Nazi, Quân Phiệt Nhật và Cộng Sản là những chế độ vừa lỗi thời vừa nguy hiểm. Như ta biết, phong kiến và thuộc địa đều đã bị khai tử hoàn toàn, còn Cộng Sản thì chưa thể khai tử hết vì có một số đã đổi màu để tồn tại sang thế kỷ 21. Trong thế kỷ 21 này, thế giới sẽ phải làm công tác quét dọn độc tài cực đoan và những chế độ CS tàn dư, đó là điều chắc chắn. Những chế độ độc tài cực đoan đang tỏ ra nguy hiểm và thù địch với phần dân chủ tiến bộ. Năm 2002, tổng thống Mỹ George W. Bush liệt kê Iran, Iraq và Bắc Hàn là Trục Ác Quỷ “Axis of evil”. Và đến nay, Mỹ đã cho chế độ độc tài Saddam Hussen ở Iraq đã sụp đổ nên hiện tại chỉ còn lại 2 đối tượng nắm hạt nhân là Iran và Bắc Hàn là vẫn còn tồn tại. Nếu mâu thuẫn giữa Mỹ và Iran hiện nay tiếp tục leo thang, thì rất có thể chiến tranh sẽ nổ ra và khi đó, Mỹ sẽ giải quyết thêm một kẻ nữa trong Trục Ác Quỷ này. Trục Ác Quỷ như này tựa như nhóm bộ 3 gồm Ý – Đức – Nhật đã từng gây ra chiến tranh thế giới thứ 2 vậy, nhóm này chỉ có thể sụp đổ bằng chiến tranh chứ bản thân nó rất khó tự sụp. Trong thế kỷ 21 này, chắc chắn Cộng Sản tàn dư phải sụp đổ nhưng chưa biết khi nào mà thôi. Vì sao? Vì những chế độ CS là một chế độ lỗi thời. Hiện nay CS Việt Nam vẫn còn mang gene của thể chế chính trị đã đổ nhào hàng loạt ở thế kỷ 20. Và không lý gì một thể chế chính trị đã lỗi thời ở thế kỷ 20 mà lại hợp thời ở thế kỷ 21 nên nó phải đổ trong thế kỷ này là vậy. Chỉ có điều, CS Việt Nam sẽ không sụp vì chiến tranh bởi vì nó đã biết đổi màu để chơi với thế giới tiến bộ nên sẽ không có cuộc chiến nào từ phía thế giới văn minh để giải quyết nó được. Đó là bài học cho dân Việt, hãy giải quyết vấn đề của đất nước mình và đừng có tư tưởng cậy nhờ. Sẽ không có sự hỗ trợ lớn lao nào từ thế lực bên ngoài cả, thế kỷ 21 rồi, thế lực Liên Xô đã sụp đổ và Chiến Tranh Lạnh đã kết thúc, Mỹ chẳng cần một Việt Nam mới khi mà CS đã bắt tay với Mỹ và chiều rất nhiều yêu sách từ Mỹ để hóa giải những ủng hộ từ phía bên ngoài với lực lượng đối lập. Chính vì thế, trách nhiệm giải quyết chế độ CS Việt Nam là dân Việt phải tự làm lấy, nếu thế hệ này tránh né thì đẩy gánh nặng cho con cháu thì con cháu phải hy sinh thôi không cách nào khác. Dù sớm hay muộn, CS phải sụp là tất yếu vì lịch sử đã chứng minh, không một thể chế lỗi thời nào trụ được với lịch sử. /.  
......

Di sản tử thần của Qasem Soleimani

Bong Lau| Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết từ khoảng năm 2005 đến 2011 các loại mìn đơn giản (IED hay Improvised Explosive Device) của Iran đã giết chết 196 binh sỹ Mỹ và làm bị thương 900 người. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ước tính có khoảng 17% tử vong của quân đội Mỹ ở Iraq (khoảng 603 người) là do bàn tay sát thủ của Quân Đoàn Bảo Vệ Cách Mạng Hồi Giáo (Islamic Revolutionary Guard Corps). Tờ Washington Post thứ Bảy 04/01 trong phần An Ninh Quốc Gia có bài viết rất chi tiết về loại mìn đặc biệt IED tối tân này, còn gọi là “mìn dạng xuyên thủng” (explosively formed penetrator hay EFP) mà Lực Lượng Quds của Tướng Qasem Soleimani tiếp vận, huấn luyện cách chế tạo và sử dụng. Loại mìn này có nguồn gốc từ Thế Chiến Thứ Hai nhưng được biến cải nhiều. Về sau được khủng bố Hezbollah sử dụng để chống lại quân đội Do Thái. Cuối cùng du nhập vào Iraq năm 2004, một năm sau khi quân đội Hoa Kỳ chiếm đóng nước này. Mìn xuyên thủng này có hình dạng nhỏ hơn lon cà phê một chút. Làm bằng ống thép, một đầu bịt kín bằng thép. Phía trong chứa chất nổ plastic rồi đậy lại bằng một cái nắp đồng lõm vào như cái muỗng. Phiến quân Shiite ngụy trang các mìn xuyên thủng này trong những khối xốp như những tảng đá hoặc lề đường. Hệ thống kích hỏa chất nổ gồm có bộ phận nhắm chiếu tia sáng laser ngang qua đường. Khi đoàn xe của quân đội Mỹ đi ngang qua cắt tia sáng laser thì mìn tự động nổ. Binh sỹ Mỹ gọi tia sáng tử thần này là “Con mắt của thượng đế” (Eye of Allah). Khi mìn nổ thì ống thép trở thành họng súng bắn nắp đồng đi tới mục tiêu đã định trước. Sức ép và hơi nóng làm cái nắp đồng nóng chảy biến dạng từ hình dạng lõm, xuôi ra sau như con nòng nọc. Con “nòng nọc” này được bắn đi với vận tốc 2000 mét một giây, gấp hai lần vận tốc của một viên đạn súng bắn tỉa 12.7mm. Viên đạn “nòng nọc” này có thể xuyên thủng lớp thép dày khoảng 4 inches hay 10 cm. Khi xuyên thủng xe bọc thép như Humvee thì khối đồng nóng chảy này bể vụn ra thành một cột mảnh vụn đồng lõng đi xuyên qua thân thể những người lính ngồi bên trong. Ngày 3 tháng Giêng năm 2020 vừa qua, đoàn xe của Qasem Soleimani đã bị mắt thần của máy bay không người lái Drone của Hoa Kỳ chiếu tia laser - tương tự mắt thượng đế Eye of Allah của mìn EFP do Iran thiết kế. Hai trái hỏa tiễn có thể là Hellfire diệt tăng theo tia laser rồi kích hoạt hệ thống ra đa tự động khóa mục tiêu lao vào xe của Soleimani. Nợ đời đã trả xong./.  
......

Vài thông tin về thế giới hồi giáo

Ảnh: Khu vực phân bố của người Sunni (xanh nhạt) và Shiite (xanh đậm)| Thuan Van Bui| Nhân tiện Mỹ đang thịt mấy con lợn rậm râu đầu quấn chuyên khủng bố, thằng cha già viết vài dòng về thế giới Hồi giáo với khẳng định là: Không phải cứ Hồi giáo là xấu. Và tại sao khối các nước Arab lại không thích hay thân thiết với Iran, Iraq?   1. Năm 632 sau cái chết của Nhà tiên tri Mohammed, người sáng lập ra Hồi giáo, tôn giáo này bắt đầu chia thành hai dòng Sunni và Shiite dựa theo cách các tín đồ chọn người lãnh đạo mới. Nôm na như sau: - Phần lớn các tín đồ ủng hộ vị trí caliph (lãnh đạo) nên dành cho Abu Bakr, tín hữu và là một trong những trợ lý đáng tin cậy của Nhà tiên tri Mohammed. Ông còn là cha của Aisha, vợ nhà tiên tri. Những tín đồ này sau đó trở thành người Hồi giáo dòng Sunni. - Nhóm khác cho rằng Ali, người anh em họ và là con rể của nhà tiên tri, từng được ông xức dầu thánh mới xứng làm caliph. Những người này sau này được gọi là Shia, hay Shiite, rút gọn từ "shiaat Ali", tức "những người theo Ali".   2. Hiện nay người Sunni chiếm 85%, người Shiite chiếm chưa đến 15% trong tổng số khoảng 1,6 tỷ người Hồi giáo trên toàn thế giới. - Người Sunni sinh sống chủ yếu tại các quốc gia Arab và Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Indonesia. - Người Shiite chiếm phần lớn dân số tại các nước như Iran, Iraq và một số nhỏ ở Bahrain Oman, Lebanon, Azerbaijan. - Người Sunni chỉ tôn thờ thánh Allah là Đấng tối cao duy nhất và Mohammed là sứ giả của ngài. Người Shiite thì 2 ông Allah và Mohamed chỉ là "bình phong" cho các lãnh tụ tối cao (ayatollah). Tức là đối với người Shiite thì các lãnh tụ ăn đứt và thực tế hơn Allah và Mohamed. Chính vì tôn thờ ayatollah hơn Allah và Mohamed nên người Shiite bị người Sunni gọi là "dị giáo". - Thường các quốc gia theo dòng Sunni và Shiite không mặn mà thân thiết gì với nhau: Iran và Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và khối Arab, Iraq và khối Arab... Thậm chí xu hướng chung là thù nghịch nhau.   3. Chính vì người Shiite tôn thờ, thành thánh hóa ayatollah nên ở Iran, tay đại giáo chủ Khomeini (là một ayatollah) mới có quyền lực vô hạn, đứng trên mọi luật pháp, có quyền sinh sát theo ý thích và luôn lên giọng bố đời như vậy. Vị thế và quyền lực của tay ayatollah Khomeini chả khác gì của thằng Ủn ở Bắc Hàn hiện nay và cỡ bác hồ, bác mao thời trước ở Việt Nam và Trung Quốc.   4. Vậy các nhóm khủng bố Hồi giáo sinh ra từ nhánh nào? - Đa số các quốc gia đông dân Sunni đều có mối quan hệ khá ổn với Mỹ và Tây Phương. (Các quốc gia khối Arab, Pakistan, Bangladesh, Malaysia và Indonesia...). - Các quốc gia đa số là dân Shiite như Iran, Iraq trước đây đều chống Mỹ và phương Tây điên cuồng. Dĩ nhiên nhóm này thân thiết với Liên Xô, Nga, Bắc Hàn, Trung Quốc. - Rất đáng ngạc nhiên là, các tổ chức khủng bố khét tiếng tàn ác như al-Qaeda, ISIS, Hamas đều sinh ra từ những người dòng Sunni. - Các tổ chức khủng bố tấn công liên tục vào Israel và làm loạn ở Trung Đông hiện nay đều là các tổ chức có dấu răng của Iran và dòng Shiite. Các tổ chức, nhóm khủng bố như: Houthi, Hezbollah và nhiều nhóm phiến quân ở Trung Đông đều của người Shiite và được nuôi dưỡng, huấn luyện bởi nhà nước thần quyền Iran.    Khomeini và Arafat
......

Nét Tương Đồng

Van Nga DO| Cộng Hòa Hồi Giáo Iran là một nhà nước có tổ chức khá giống với nhà nước CS Việt Nam. Nếu nói giới cai trị nước này đã dùng Ý thức hệ Hồi Giáo để cai trị nhân dân nước họ thì ĐCS Việt Nam cũng dùng một thứ ý thức hệ để cai trị dân Việt – Ý thức hệ Cộng Sản. Vị lãnh đạo tối của Iran không phải là tổng thống Hassan Rouhani mà là đại giáo chủ Ali Khamenei, cũng tương tự ở Việt Nam tổng bí thư đứng trên chủ tịch nước vậy. Giáo chủ Ali Khamenei là người đứng đầu cả 3 nhánh quyền lực nhà nước gồm hành pháp, lập pháp và tư pháp. Không những thế vị lãnh đạo tinh thần này còn nắm luôn tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, nắm tình báo quân đội và các hoạt động an ninh. Tương tự vậy, tổng bí thư CS Việt Nam cũng chỉ đạo cả 3 nhánh này, đồng thời ông ta cũng đứng đầu quân đội về mặt đảng, tức là giữ chức Chủ tịch quân ủy Trung ương. Lực Lượng Vệ Binh Hồi Giáo IRGC là một tổ chức khủng bố thật sự, chính khủng bố đã giúp cho lực lượng này chống lại thế lực thù địch của nó và giành chính quyền vào năm 1979. Năm 1996 tổ chức này đánh bom hobar Towers năm tại Saudi Arabia khiến 19 người Mỹ thiệt mạng và lên kế hoạch tấn công Đại sứ Saudi Arabia tại Mỹ, ngoài ra họ còn tài trợ các tổ chức khủng bố ở Iraq, Syria vv.. Tương tự như vậy, trước năm 1975, chính quyền Cộng Sản Hà Nội cũng cử người vào Nam lập ra tổ chức khủng bố có tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Tổ chức này luôn mặc áo như dân thường, dùng nhà dân làm nơi ẩn náu với mục đích lấy mạng thường dân đỡ đạn cho mình khi bị tấn công. Cũng giống như IRGC, tổ chức Mặt Trận Giải Phóng cũng cho đám lính khủng bố ôm bom đánh vô tội vạ vào các địa điểm dân sự như: khách sạn, nhà hát, trường học để khủng bố chính quyền VNCH thời đó. Việc thọc cánh tay ngầm nuôi các tổ chức khủng bố bắn giết một cách bừa bãi của nhà nước hồi giáo Iran thực ra là một bản sao của Cộng Sản. Cho nên những phản ứng của Iran hiện nay nó cũng na ná như thời “chống Mỹ cứu nước” trước kia mà CS Bắc Việt đã gieo rắc cho đồng bào miền Nam vậy đó. Ngày nay quân khủng bố Iran thù địch Mỹ thì không những họ tấn công vào tổ chức chính trị và quân sự của Mỹ mà họ còn tấn công vào cả thường dân mang quốc tịch Mỹ nữa, hành động này nếu hôm nay nhìn lại thì không thể nào chấp nhận được. Việc thù địch giữa Iran và Mỹ đáng lẽ ra nên giải quyết bằng ngoại giao, chính trị hoặc căng thẳng lắm là bằng quân sự, thế nhưng ngày 27/12/2019 Iran hậu thuẫn nhóm khủng bố Kataib Hezbollah đã tấn công giết nhà thầu dân sự người Mỹ tại Miền Bắc Iraq. Vụ việc này nói thật nó chẳng khác nào các vụ đánh bom của tổ chức khủng bố mang tên Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam nhằm vào khách sạn Carravell và Nhà Hàng Mỹ Cảnh ở Sài Gòn trước năm 1975 cả. Với những kẻ đã giết thường dân như thế đáng bị lên án nhưng với CS họ lại xem đó là “chiến công oanh liệt”. Hôm nay Mỹ và Iran đang đứng bên bờ vực chiến tranh, không biết phía CS Việt Nam sẽ lên tiếng như thế nào? Với Iran, ĐCS Việt Nam đang nhìn thấy hình ảnh của mình trong đó, còn với Mỹ, thì dù CS ghét cay ghét đắng vì “thằng đế quốc đầu xỏ” này hay nói chuyện nhân quyền nhưng khổ nỗi, Mỹ lại đang là nguồn hái đô la cho ĐCS với hơn 50 tỷ đô mỗi năm. Không biết chiến tranh Mỹ và Iran nổ ra, CS Việt Nam sẽ cho phía nào là “chính nghĩa” đây?    
......

Trung Đông, vũng lầy của người Mỹ

Jackhammer Nguyễn - Báo Tiếng Dân| Hơn 20 năm trước, tôi có dịp sống một thời gian ở vùng Cận Đông. Một anh bạn làm việc trong chính phủ một nước châu Phi nói với tôi: Cả vùng này chỉ có một tay chơi có thể chống lại được Do Thái, đó là Iran. Một anh bạn khác người gốc Ý lai Ả Rập, hay đùa bằng cách trích lời Saddam Hussein: Thượng đế có ba sai lầm là tạo ra: Do Thái, Iran, và … ruồi. Anh bạn này vốn theo đạo Hồi phái Sunni, hay chỉ trích là giáo luật của nhóm Shiite bên Iran là khắc khe. Khi những mẩu đối thoại với bạn bè này xảy ra thì cuộc chiến Iraq-Iran đã tàn, và hai bên đều bại, vì tổn thất nhân mạng, vật chất. Cuộc chiến là một hồi của bi kịch kéo dài hơn ngàn năm nay, bi kịch Hồi giáo Sunni-Shiite. Ba cực vùng Trung Đông Xung đột giữa hai giáo phái này, cộng với xung đột Do Thái – Ả Rập, càng làm cho bức tranh vùng Cận Đông trở nên rất phức tạp, và chưa hề yên tĩnh từ thế chiến thứ hai đến nay. Và hiện nay nổi lên ba cực rất rõ. Thứ nhất là Do Thái bị vây bọc bởi các quốc gia Ả Rập thù địch, nhưng họ có đằng sau lưng mình sự ủng hộ tài chính và tinh thần hầu như vô điều kiện từ phương Tây, do mối quan hệ tài chính, tôn giáo trong các quốc gia này. Thứ hai là Arab Saudi. Nước này xuất phát từ một bộ lạc nghèo khổ giữa sa mạc, nhờ lớp dầu hỏa dưới chân, trở thành thân cận với các thế lực dầu mỏ và tài chính phương Tây. Vương quốc này cổ súy một nhánh khác rất cực đoan của Hồi giáo Sunni là nhóm Wahhabi, với hình ảnh những phụ nữ cam chịu vận quần áo đen kín mít toàn thân. Điều quan trọng hơn là cả Mỹ và phương Tây đều lệ thuộc vào dầu mỏ của Saudi kể từ cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973. Thứ ba là Iran, quốc gia có lịch sử ngàn năm, giàu có về dầu mỏ và nhân lực. Song Iran cũng trải qua những thời kỳ cầm quyền chểnh mảng của triều đại Pahlavi. Rồi sau đó là thế lực thần quyền của Giáo chủ Khomeini. Tình trạng xã hội Iran được dễ thở hơn sau khi phái ôn hòa của Tổng thống Ruhani lên cầm quyền. Mỹ đi hay ở? Khi kỹ thuật ép đá phiến dầu được hoàn thiện ở Mỹ, và thật là may mắn rằng nước Mỹ sở hữu những dự trữ đá phiến dầu mênh mông, Mỹ bắt đầu không còn lệ thuộc vào dầu mỏ Saudi nữa. Cộng thêm với thái độ lá mặt lá trái của các hoàng tử Saudi, và nhất là sau vụ 11/9 với đại đa số các tay khủng bố là người Saudi, chính quyền Obama bắt đầu tìm cách thoát khỏi ảnh hưởng của Saudi, nhìn nhận Tehran như là một đối trọng quyền lực bên kia vùng Vịnh Ba Tư. Tất cả đã dẫn đến thỏa hiệp hạt nhân giữa Mỹ và các đồng minh châu Âu một bên, còn bên kia là Iran. Thỏa hiệp này giúp bỏ cấm vận cho Iran, và nước này từ bỏ tham vọng quân sự hạt nhân. Thỏa thuận này không làm hài lòng hai đồng minh của Mỹ là Do Thái và Saudi. Không phải ngẫu nhiên mà trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2016, Hoàng tử Salman của Saudi tận dụng mọi quan hệ để giúp đỡ con rể của ứng cử viên Trump là Jared Kushner, một người gốc Do Thái. Mong chờ của Saudi và Do Thái trở thành sự thật khi Trump thắng cử với đường lối dân túy ve vuốt những bực dọc của giới thợ thuyền Mỹ. Jared Kushner trở thành người chỉ huy chính sách Trung Đông của Mỹ. Một người Do Thái bạn thân của Saudi. Ngay tức khắc thỏa thuận hạt nhân 2015 bị xóa bỏ, mặc dù Tehran rất tuân thủ những qui định của hiệp định này. Đối đầu leo thang dần cho đến đỉnh điểm là cuộc tấn công bằng máy bay tàng hình hạ sát tướng Soleimani, nhân vật quyền lực thứ hai của Iran, khi ông này đang ở trên đất Iraq. Thừa hưởng một gia sản can thiệp Iraq chưa ổn định của người Mỹ, Tổng thống Trump thường xuyên tuyên bố là Mỹ sẽ rút ra khỏi vùng Trung Đông đầy phiền toái. Nhưng mặt khác ông ta lại có những tuyên bố tréo ngoe, như là phải đến Iraq vì dầu mỏ, rồi quân đội Mỹ phải bảo vệ Saudi vì được trả tiền,… Có lẽ là vì những trái khoáy đó, nên nhà phân tích David E. Sanger trong một bài viết đăng trên New York Times, ngay sau vụ không kích, đặt câu hỏi: Quyết định hạ sát tướng Soleimani có phải là một “quyết định” hay không. Ngay trước vụ không kích, Tòa Đại sứ Mỹ đã bị một nhóm dân quân Shiite tấn công, mặc dù không vào tòa nhà chính. Trước đó ít lâu, Tòa Đại sứ Iran tại Iraq cũng bị nhóm Sunni tấn công. Chính quyền Iraq hiện nay là một chính quyền rất dễ đổ vỡ, kết nối lõng lẻo giữa một đa số Shiite và thiểu số Sunni, mặc dù cấu trúc của chính quyền này phản ánh khá đúng cấu trúc tôn giáo của đất nước này. Trên thực tế khi ông Trump ra lệnh hạ sát tướng Soleimani, nước Mỹ đã tuyên chiến với Iran. Tướng Soleimani: Người ngồi giửa hàng đầu Dĩ nhiên Tehran sẽ trả đũa, nhưng bằng cách nào? Điều chắc chắn không phải là một cuộc đối đầu các quân binh chủng, mà là một cuộc chiến toàn diện, với một mạng lưới mà Soleiman đã dày công xây dựng trong mấy năm qua trên khắp vùng Trung Đông. Và đó cũng là lý do mà Bộ quốc phòng Mỹ đưa ra để biện minh cho cuộc không kích, cho rằng, mạng lưới đó chống lại người Mỹ. Các giới chức Iraq đã lên tiếng chỉ trích Mỹ. Khả năng Mỹ phải rút ra khỏi Iraq là hoàn toàn có thể. Sinh mạng của mấy ngàn người Mỹ hy sinh cho việc lật đổ Saddam Hussein trở nên con số Không. Và Trung Đông trở nên phức tạp hơn bao giờ hết. Nước Mỹ sẽ tiếp tục ở lại Trung Đông? Hay rút đi? Ở lại với ai? Vũng lầy Trung Đông chưa bao giờ lớn như thế. Jackhammer Nguyễn, từ San Francisco  
......

2020 chiến tranh lạnh Mỹ Trung bắt đầu

Ngô Nhân Dụng – Người Việt| Ngày 16 Tháng Mười Hai, 1978, James Carter và Đặng Tiểu Bình ra tuyên cáo chung thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Mỹ và Trung Quốc. Hai ngày sau, Trung Ương Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp quyết định thay đổi chính sách kinh tế, đưa nước Tàu bây giờ lên hàng thứ nhì sau nước Mỹ và không bao lâu nữa sẽ lên hàng đầu. Nếu không mở cửa bang giao với Mỹ thì Trung Quốc không thể tiến nhanh như vậy. Cuộc giao thương có lợi cho cả hai bên, nhưng Trung Quốc được lợi về căn bản khi phát triển thị trường và tiếp nhận các kỹ thuật công nghiệp mới. Dân Mỹ thì chỉ được mua những quần áo cho đến máy giặt, cho tới điện thoại cầm tay giá rẻ vì “made in China.” Nhưng Tổng Thống Donald Trump đã mở đầu cuộc chiến tranh mậu dịch, thay đổi cục diện. Từ năm 2020, cuộc đối đầu sẽ biến thành một cuộc chiến tranh lạnh, dù ai sẽ lên làm tổng thống Mỹ sau cuộc bầu cử. Cuộc chiến sẽ không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn lan sang chính trị, ngoại giao, và rất có thể có xung đột quân sự. Hai bên sắp ký một thỏa hiệp hưu chiến, một hành động gỡ thể diện cho cả Donald Trump lẫn Tập Cận Bình. Theo những lời hứa hẹn, trong hai năm tới Trung Quốc sẽ nhập cảng hàng hóa của Mỹ lên con số cao gấp đôi số thương vụ $188 tỷ năm 2017. Cũng trong năm 2017, nước Tàu nhập cảng $1,840 tỷ và nay còn nhiều hơn, cho nên nếu tăng lên cũng không khó gì. Nhưng cuộc chiến đã thay đổi từ căn bản, không chỉ là vấn đề mua bán hàng hóa nữa. Khi ông Trump tuyên chiến bằng thuế quan đánh trên hàng hóa Trung Quốc, mục tiêu của ông là muốn giảm bớt khiếm hụt thương mại với nước Tàu. Lúc đó không ai nói đến tên công ty Huawei. Nhưng trong hơn một năm qua Huawei trở thành một biểu tượng của cuộc tranh chấp. Chính phủ Mỹ đã đặt công ty viễn thông này và 100 công ty nhỏ phụ thuộc vào sổ đen, với lý do an ninh quốc gia. Cuộc chiến mậu dịch đổi thành cuộc chiến xem nước nào chiếm thế thượng phong trong cuộc chạy đua công nghiệp tương lai. Trong khi cuộc khẩu chiến giữa Whashington và Bắc Kinh về mậu dịch có lúc nóng lúc lạnh, dân chúng Mỹ càng ngày càng mất cảm tình với chính quyền Trung Cộng. Trong Tháng Mười Hai, 2019, Pew Research Centre ghi nhận tỷ số người Mỹ mất thiện cảm với nước Tàu đã tăng lên tới 60% so với 47% vào năm ngoái. Người dân nghi ngờ và chính phủ đã hạn chế hoạt động của sinh viên và giáo sư Trung Quốc vì lo rằng, cũng như Huawei, họ đều phải theo lệnh đảng Công Nhân Trung Quốc. Trong năm 2019 đã có 8 Viện Khổng Tử đóng cửa, ba viện khác sắp chấm dứt trong tháng đầu năm 2020. Năm 2017 có 103 Viện Khổng Tử hoạt động trong các đại học ở Mỹ, sẽ chỉ còn 85 viện. Bang giao Trung-Mỹ đã thay đổi trên nhiều bình diện. Những mặt trận mới mở ra ngoài phạm vi kinh tế khi các đại biểu Quốc Hội Mỹ thông qua các đạo luật về Hồng Kông và quyền làm người của dân thiểu số Uygur Hồi Giáo ở Tân Cương. Các vấn đề Đài Loan, Biển Đông trong vùng Đông Nam Á cũng được giới tướng lãnh Mỹ và Ngũ Giác Đài làm cho nóng hơn. Cuộc chiến thương mại đã lan qua các lãnh vực có tính cách căn bản như cuộc chạy đua tiến bộ công nghiệp khi Mỹ ngưng hoặc đe dọa ngưng cung cấp hàng hóa thuộc loại kỹ thuật cao mà nước Tàu đang rất cần. Sau đó các vấn đề an ninh và chính trị toàn cầu đã nổi lên. Và cuối cùng, phải công nhận hai nước Mỹ và Trung Quốc khác nhau trên căn bản chính trị, một nước theo chế độ tự do dân chủ và một nước độc tài độc đảng. Do đó, cuộc ganh đua sẽ không phải chỉ để coi nước nào mạnh hơn mà trở thành một cuộc chạy đua để quyết định ý thức hệ nào sẽ ảnh hưởng trong thế giới trong tương lai. Trong năm 2019, người ta thấy những xung đột cơ bản đó hiện rõ trong những cuộc thảo luận về mậu dịch, khi các thỏa thuận được hai bên đồng ý đã phải rút lại vì phía Trung Quốc nhìn ra rằng chịu nhượng bộ tức là chấp nhận thay đổi nền tảng chính trị của chế độ cộng sản. Tổng Thống Donald Trump không phải một mình gây ra cuộc chiến này, ông chỉ là người đến đúng lúc nước Mỹ phải thay đổi cách ứng đối với Cộng Sản Trung Quốc. Bởi vì chính họ đã thay đổi trước. Từ năm 1979, trong cuộc bang giao Trung-Mỹ, giới chính trị Mỹ giả thiết rằng quan hệ thương mại sẽ giúp nước Tàu giàu mạnh hơn mà hậu quả là, khi giới trung lưu khá giả hơn, đông hơn, chiếm đa số, thì chế độ cộng sản sẽ phải thay đổi. Trung Quốc sẽ hội nhập vào một thế giới một cách hòa bình mà không làm thay đổi trật tự có sẵn, với kinh tế thị trường và chế độ tự do dân chủ lan rộng khắp nơi. Nhưng Chủ Tịch Tập Cận Bình đã buộc người Mỹ phải thay đổi. Trong nước, ông Tập Cận Bình đã nắm giữ tất cả các chức quan trọng nhất trong đảng và nhà nước, nhiệm kỳ không còn bị giới hạn để ông ta có thể trị vì suốt đời với các danh hiệu không kém gì ông Mao Trạch Đông. Mới cuối Tháng Mười Hai, Trung Ương Đảng họp còn tặng cho ông ta thêm danh hiệu “Lãnh Tụ Nhân Dân.” Từ khi lên nắm quyền, mục tiêu của ông Tập Cận Bình là bảo vệ quyền hành của đảng và do đó vẫn củng cố các doanh nghiệp nhà nước. Chính sách của Trung Cộng đối với những người có ý kiến độc lập, hô hào dân chủ, nhân quyền đã khắc nghiệt hơn. Dân thiểu số ở Tân Cương, Tây Tạng bị đàn áp tàn bạo hơn. Bên ngoài, họ Tập bành trướng thế lực nước Tàu ra khắp thế giới, không phải bằng giao thương bình đẳng mà bằng cách đe dọa, mua chuộc, lũng đoạn, theo lối các đế quốc những thế kỷ trước. Cả thế giới nhìn thấy không có hy vọng Trung Quốc sẽ trở thành một phần tử bình thường trong cộng đồng thế giới. Cuộc chiến tranh lạnh không thể nào tránh khỏi. Đúng vào lúc kinh tế Trung Quốc đang bắt đầu trì trệ, lý do chính là cơ cấu chỉ huy đến lúc hết khả năng, không thể nào kích thích phát triển được nữa. Tuy sản lượng kinh tế có sẽ vượt qua nước Mỹ nhưng Trung Quốc còn đi sau nước Mỹ rất xa về nhiều mặt, quan trọng nhất là lợi tức bình quân mà mỗi người dân được hưởng. Nước Tàu còn chưa có một hệ thống an sinh xã hội như các nước tiên tiến. Trong khi Trung Quốc càng ngày càng nhiều già hơn và dân số bắt đầu giảm. Trung Cộng cuối cùng sẽ đuối sức trong cuộc chiến tranh lạnh mới. Đảng Cộng Sản sẽ phải thay đổi chính sách kinh tế và chế độ chính trị. Đó là một điều may cho dân chúng Trung Hoa./.  
......

2019: Năm của những cuộc xuống đường

Lê Mạnh Hùng -  Người Việt| Có một số năm trong lịch sử như 1848, 1917, 1968, 1989, mà khi nhắc đến gợi cho người ta hình ảnh của những cuộc xuống đuờng, biểu tình phản đối và nổi dậy cách mạng. Khi các sử gia nhìn lại năm 2019 này, có thể rằng họ cũng công nhận năm nay cũng là một năm của những cuộc xuống đường. Trên phương diện bao quát về địa lý, khó có thể tìm ra một năm nào có thể so sánh với năm nay. Xuống đường phản đối lớn đủ để làm xáo trộn đời sống hàng ngày và tạo ra hốt hoảng trong các chính quyền đã xảy ra tại Hong Kong, Ấn độ, Chile, Ecuador, Colombia, Pháp, Cộng Hòa Czech, Nga, Malta, Algeria, Iraq, Iran, Lebanon và Sudan. Và danh sách này còn chưa đầy đủ. Thế nhưng tất cả những xáo trộn này cho đến nay vẫn không có được một giải thích nào bao quát đủ. Một trong những lý do của sự thiếu sót này là các cuộc nổi dậy của năm 2019 xảy ra tại quá nhiều nơi khác nhau, từ các thành phố giàu có toàn cầu hóa như Hong Kong và Barcelona đến các quốc gia nghèo đói và cô lập như Sudan hay Venezuela. Điều đó làm cho người ta khó tìm ra môt mẫu số chung và để tạo ra phản ứng hoài nghi về một lý do toàn cầu. Ngoài ra cũng không có một giây phút biểu tượng đập vào ký ức như sự sụp đổ của bức tường Berlin ở Đức hay là việc tiến chiếm Cung Điện Mùa Đông ở Nga để làm đánh dấu cho nó. Nhưng tuy rằng các cuộc nổi dậy của năm 2019 chưa tạo ra một sự sụp đổ vang dội cả thế giới, nó chắc chắn đã làm cho một số lãnh tụ mất việc. Các cuộc xuống đường biểu tình đã khiến ông Evo Morales, tổng thống Bolivia phải từ chức hồi Tháng Mười Một, sau 13 năm nắm chính quyền. Các lãnh tụ chính trị khác bị lật đổ bởi các cuộc biểu tình phản đối bao gồm Abdelaziz Bouteflika của Algeria và Omar al-Bashir của Sudan, cả hai đều bị lật đổ vào Tháng Tư sau nhiều chục năm nắm quyền. Thủ Tướng Saad al-Hariri của Lebanon bị buộc phải từ chức vào Tháng Mười sau hai tuần biểu tình phản đối. Tháng sau thì đến lượt Adel Abdul Mahdi, thủ tuớng Iraq, sau nhiều tháng xáo trộn. Tại cả Iraq và Iran các cuộc xuống đường đều đã bị đàn áp tàn bạo với hàng trăm người bị giết ở cả hai nước. Sự kiện là một số các quốc gia tại Bắc Phi và Trung Đông đồng thời bị xáo trộn bởi các cuộc xuống đường cho thấy rằng có một quan hệ nào đó giữa chúng với nhau. Điều này cũng đúng với Châu Mỹ La Tinh. Tại cả hai vùng này các cuộc nổi dậy bao gồm nhiều nước đủ để có thể coi như là một hiện tượng vùng trong đó những sự xảy ra tại một nước rõ ràng đã kích động một sự bắt chước tại các nước láng giềng. Một ngôn ngữ chung tại Châu Mỹ La Tinh cũng cho phép các tin tức và hình ảnh của những cuộc xuống đường lan truyền dễ dàng băng qua biên giới. Ngoài ra trong thế giới hiện nay nối liền bởi mạng internet và các phương tiện truyền thông đại chúng, các tư tưởng và ngay cả khẩu hiệu có thể lan truyền một cách tự nhân đi đến tận đầu kia của thế giới qua các điện thọai thông minh (smartphone). Những người xuống đường tại Barcelona chẳng hạn được thấy là mang cờ Hong Kong và sử dụng cùng môt chiến thuật, chẳng hạn như là đánh chiếm phi cảng. Tia lửa tạo ra vụ nổ bùng các vụ xuống đường thì khác nhau tùy theo từng nước một. Nó có thể là một kích động kinh tế, tỷ như việc tăng giá xe điện ngầm tại Chile hay là một khoản thuế đánh trên việc sử dụng WhatsApp tại Lebanon. Nó có thể là chính trị như tại Hong Kong với đạo luật về dẫn độ hay là luật về công dân và tỵ nạn chính trị tại Ấn Độ. Tuy nhiên cũng có một số chủ đề chung cho hầu hết các cuộc phản đối này: phản đối chống lại những khó khăn của cuộc sống hàng ngày, bất mãn trước tình trạng tham nhũng và sự cai trị của môt nhóm nhỏ bè phái, tố cáo là tầng lớp thượng lưu kinh tế chính trị đã xa rời và không biết gì đến quần chúng. Các môi trường truyền thông xã hội là những công cụ rất mạnh cho việc tổ chức các cuộc xuống đường, giúp phối hợp hành động của những người phản đối. Thế nhưng tuy rằng các cuộc biểu tình khổng lồ có thể xảy ra dễ dàng qua các môi trường truyền thông xã hội, nó lại có một khuyết điểm lớn là dẫn đến việc thiếu tổ chức và thiếu một chiến lược nhất quán. Có lẽ chính vì vậy mà không có bao nhiêu cuộc xuống đường này thành công trong việc lật đổ một chế độ. Và một số tuy là thành công, như ở Algeria, nhưng vẫn còn tiếp tục xáo trộn ngay cả sau một cuộc thay đổi chính quyền trên hình thức. Vào những ngày cuối năm này những cuộc phản đối chính của năm 2019 chưa cho thấy dấu hiệu nào chấm dứt. Ngược lại chúng còn có vẻ đang tập trung lực lượng để thách thức các chính quyền. Tại Ấn Độ, phản ứng của chính quyền Modi đã vừa vụng về vừa tàn bạo với những nhà trí thức nổi tiếng bị bắt trước ống kính truyền hình và cảnh sát dùng các phương tiện tàn bạo chống lại các sinh viên học sinh. Tất cả những điều đó có thể dễ dàng kích động một đợt leo thang phản đối mới tại Ấn Độ trong năm tới. Các cuộc xuống đường tại Hong Kong trông cũng có vẻ sẽ tiếp tục trong năm tới trong lúc các cuộc đối đầu tại Tây Ban Nha và Chile cũng sẽ gia tăng. Trên tất cả, như trong năm qua cho thấy, các cuộc bùng nổ bất mãn xã hội nay có thể nổ ra tại những nơi bất ngờ và vì những lý do không ai biết trước. Thành ra tuy rằng 2019 có thể có một chỗ đứng trong lịch sử như là môt năm của xuống đường, nhưng có khả năng, năm mà tạo ra những thay đổi làm rung chuyển thế giới sẽ là năm 2020.    
......

Điểm lại vài công trình Trung quốc trên đất nước Việt Nam

Trinh Trang|   Thường tình cuối năm người ta thường hay TỔNG KẾT. Đó cũng là thời quen hoặc lề lối làm việc hay để đúc kết những cái tốt và vạch ra cái dở ngõ hầu tránh xa những cái dở ấy.   Cuối năm Kỷ Hợi này cũng xin Điểm mặt vài công trình của Trung Quốc tại VN để chúng ta nhận thức rõ ràng NHỮNG KẾT TINH CỦA TÌNH HỮU NGHỊ VIỆT- TRUNG ĐÃ VÀ ĐANG NỞ HOA KẾT TRÁI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM của chúng ta. Nhiều người cho rằng NHỮNG TRÁI ĐẮNG ĐÓ LÀ NHỮNG TỔN THẤT KHÔNG THỂ VÀ KHÔNG BAO GIỜ BÙ ĐẮP ĐƯỢC.   1. Trước hết xin nói về dự án đường sắt nội đô Cát linh - Hà đông. Công trình này đã 11 năm nằm chình ình giữa Thủ đô Hã nội, gây nhức nhối cho không chỉ 9 triệu dân thủ đô mà cho cả 93 triệu con dân Việt. Theo thống kê của cơ quan Nhà nước dự toán vốn đầu tư ban đầu là hơn 8 ngàn tỷ nhưng đến nay đã đội vốn lên đến hơn 18 ngàn tỷ mà tiến độ thì kéo dài vô thời hạn đã 6 năm nay (2013- 2019), gây cản trở giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị. Theo đánh giá của một cơ quan tư vấn của Pháp thì hệ thống đường sắt này không an toàn nên không ai dám nghiệm thu để đưa cáo khai thác. Vậy mà riêng tiền lãi phải trả cho Trung quốc hơn 30 tỷ đồng mỗi tháng, vị chi gần 400 tỷ đồng mỗi năm.   2. Khu gang thép Thái Nguyên: chỉ làm ra gang, không làm ra thép. Đã vận hành thử nhưng lỗ vốn hàng ngàn tỷ mỗi năm, đành phải đắp chiếu, để đấy.   3. Phân đạm Hà Bắc: ra đạm nước không ra đạm hạt, đất đai quanh vùng ô nhiễm, lúa ra bông nhưng không ra hạt.   4. Cầu Thăng Long: do T.Q thi công lấy thiết kế cầu Trường Giang do Nga làm, làm từ 1976 đến 1978 được 9 trụ cầu thì bỏ, rút công nhân về nước. Công việc thi công tiếp do các chuyên gia Liên xô phối hợp với công nhân Việt Nam thực hiện.   5. Nhà máy điện Ninh Bình chạy bằng than, bụi mù trùm lên cả khu dân cư gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.   6. Nhà máy đạm Ninh Bình khi đưa vào vận hành mỗi năm thua lỗ khoảng 100 tỷ VNĐ   7. Khu liên hiệp công nghiệp giấy Việt Trì: chỉ làm được giấy bổi bao bì, không làm được giấy kẻ ca rô học sinh, càng không làm được giấy báo.   8. Nhà máy mì chính-miến Việt Trì: chỉ lên được mầm đậu xanh, không ra được miến dong, không sản xuất được mì chính.   9. Nhà máy sơ sợi Đình Vũ (T.Q thực hiện) nay đã đặp chiếu, không có công nghệ xơ sợi tiên tiến nào được thực chuyển giao. Gần 8000 tỷ đồng đã bay theo mưa gió (tương đương khoảng 400 triệu đô).   10. Dự án Nhôm Boxit Tây Nguyên: mặc dù đã được nhân sĩ trí thức, các nhà khoa khuyên răn, nhưng Chính phủ đều bỏ ngoài tai. Và, đến nay mọi hệ lụy đã thấy rõ ràng: về kinh tế thì lỗ vốn 3.700 tỷ, sập bẫy “thuyết âm mưu” T.Q, hại họa nhiều bề về kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng.   11. Cụm nhà máy nhiệt điện Vĩnh Tân Bình Thuận (5 nhà máy dùng than) chủ thầu T.Q, sử dụng công nghệ lạc hậu của T.Q mà chính thế giới và T.Q đã không sử dụng. Vấn đề xả thải, ô nhiễm môi trường biển hết sức NGHIÊM TRỌNG, có nguy cơ đe dọa khu bảo tồn sinh thái Hòn Cau. Ngoài ra núi xỉ than do cụm điện than này xả ra cũng là một nạn giải.   12. Trụ sở Tổng cục Cảnh sát Bộ Công An, đường Phạm Văn Đồng do nhà thầu TQ thi công gắn bị rệp nghe trộm trên từng mét vuông tường, từng viên gạch lát, bỏ thì thương, vương thì tội. Làm sao đây?   13. Dự án liên hợp Gang thép và cảng nước sâu Formosa (đăng ký dự án trên danh nghĩa là là chi nhánh của Tập đoàn nhựa For mosa, Đài Loan mà Trung quốc nắm giữ 60% cổ phần, nắm quyền chi phối, đã gây thảm họa môi trường 4 tỉnh miền Trung. Cho đến nay nó vẫn là khối ung nhọt cả về môi trường lẫn an ninh, quốc phòng.   Còn rất nhiều dự án Trung quốc nữa và hệ quả nặng nề của chúng không thể kể hết được. Qua đó ta thất Ở ĐÂU CÓ BÀN TAY TQ CHẠM VÀO LÀ Ở ĐÓ LỤI BẠI. Liệu kinh tế, xã hội Việt Nam sẽ đi về đâu nếu không thoát khỏi vòng kiềm tỏa của Trung quốc?  
......

Trung Quốc muốn biến Campuchia thành tiền đồn quân sự chống Việt Nam

Ngô Đồng  - web viettan| Nhiều chuyên gia quân sự đang nghi ngờ Trung Quốc muốn sử dụng Campuchia như là một tiền đồn quân sự quan trọng, khi đổ tiền xây dựng ở khu rừng rậm nhiệt đới xa xôi của Campuchia một sân bay quốc tế và một cảng nước sâu đủ để chứa tàu chiến. Sân bay Dara Sakor đang được nhà thầu Trung Quốc xây tại một khu rừng rậm hoang sơ ở tây nam Campuchia theo hướng ra biển. Khi được hoàn thành, sân bay quốc tế Dara Sakor ở tỉnh Koh Kong sẽ có đường băng dài nhất Campuchia. Cách đó không xa, theo tin từ các quan chức quân đội Mỹ, cũng trên bờ biển Dara Sakor, Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận độc quyền mở rộng căn cứ hải quân Ream trong vòng 30 năm. Các công ty Trung Quốc phụ trách xây cảng và sân bay kể trên lẫn chính quyền Bắc Kinh khẳng định chúng chỉ phục vụ mục đích dân sự. Tuy nhiên, nhiều người bày tỏ hoài nghi và quan ngại rằng Bắc Kinh đang có kế hoạch biến quốc gia Đông Nam Á nầy thành một tiền đồn quân sự riêng mình, cũng giống như cách họ dựng căn cứ đầu tiên ở châu Phi. “Tại sao Trung Quốc lại muốn xây đường băng giữa rừng rậm? Công trình này sẽ giúp Trung Quốc phát huy sức mạnh không quân ra toàn khu vực, làm thay đổi hoàn toàn cuộc chơi,” Prof. Sophal Ear, nhà khoa học chính trị tại Đại Học Phương Tây (Occidental College) ở Los Angeles, Mỹ, nhận định với tờ New York Times. Trong khi đó, ông Dave Eastburn, phát ngôn viên Lầu Năm Góc, cho biết: “Chúng tôi lo ngại rằng đường băng và các cơ sở hạ tầng bến cảng ở Dara Sakor đang được xây dựng nhằm phục vụ mục đích quân sự bởi quy mô của nó vượt xa nhu cầu hạ tầng cho hoạt động thương mại cả ở hiện tại và tương lai.” Thủ Tướng Campuchia Hun Sen luôn phủ nhận sự hiện diện của quân đội Trung Quốc ở Campuchia. Tuy nhiên, những thông tin mà tình báo Mỹ đang nắm giữ dường như trái ngược với điều đó. Theo dự thảo mật ước mà Mỹ có trong tay, thì Trung Quốc được sử dụng căn cứ Ream trong 30 năm, và sau đó mỗi 10 năm, thỏa thuận sẽ được tự động gia hạn. Trong thời gian này, Trung Quốc có toàn quyền đưa binh sĩ, trữ vũ khí và điều tàu chiến ra vào cảng này. Những động thái này tương ứng với mối quan hệ quân sự ngày càng khăng khít giữa Campuchia và Trung Quốc. Hai năm trước, quân đội Campuchia hủy các cuộc tập trận chung với Mỹ và bắt đầu các cuộc tập trận chung với Trung Quốc. Gần đây, Thủ Tướng Hun Sen cũng tuyên bố ông đã chi 240 triệu USD mua vũ khí Trung Quốc. Nếu những thông tin về mật ước cho Trung Quốc duy trì khí tài trên đất Campuchia là đúng, đây sẽ là căn cứ đầu tiên của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Và vị trí chiến lược quan trọng này sẽ củng cố tham vọng bành trướng ở Biển Đông của Bắc Kinh. Trước những động thái trên của Trung Quốc, Giáo Sư Sophal Ear, một nhà khoa học chính trị, chuyên gia về kinh tế chính trị, ngoại giao và các vấn đề quốc tế, nhận định: “Việt Nam và Đài Loan nên lo lắng là đúng, bởi vì với những bước hành động mới nhất, Trung Quốc rõ ràng đã vươn ra và phóng sức mạnh quân sự của mình sâu vào lãnh thổ Campuchia, sát với Việt Nam, và đồng thời Bắc Kinh không bao giờ từ bỏ ý định thâu tóm Đài Loan, kể cả bằng vũ lực. Mà không những chỉ có Việt Nam và Đài Loan phải lo, mà tất cả các nước khác cũng nên lo ngại, kể cả và nhất là người Campuchia.” Ngô Đồng Hèn hạ và khiếp nhược Trung Quốc tuyên bố quân sự hóa Biển Đông để ‘tự vệ’  
......

Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ lên án Trung Quốc quân sự hóa Biển Đông

Ngô Đồng  - web viettan| Đô Đốc John C. Aquilino, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đã lên án những hoạt động quân sự hóa của Trung Quốc trên khu vực Biển Đông, đồng thời tái khẳng định Hoa Kỳ cam kết hiện diện quân đội ở khu vực này. Phát biểu trong buổi họp báo tại Bangkok hôm 13 Tháng Mười Hai, 2019, Đô Đốc John C. Aquilino, cho biết các hành động quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc là bất chấp luật pháp quốc tế. “Trung Quốc đã xây dựng các kết cấu ở Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế, gây tổn hại môi trường nhằm phục vụ mục đích quân sự để cưỡng chiếm các thực thể và bắt nạt các quốc gia trong khu vực”, Tư Lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô Đốc John Aquilino nói. Cũng theo Đô Đốc John C. Aquilino, Trung Quốc đang ngày càng gia tăng qui mô, phạm vi của các lực lượng quân sự, cũng như mở rộng hoạt động trong khu vực. Hoạt động này sẽ còn tiếp tục vì không hề có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc sẽ giảm sức mạnh quân sự tại khu vực này. Các hành động quân sự hóa của Trung Quốc được Đô Đốc John C. Aquilino liệt kê, như: triển khai những hệ thống phòng không, hệ thống hỏa tiễn chống tàu, thiết bị chặn sóng radar. Đặc biệt, mới đây Trung Quốc cho máy bay ném bom đáp xuống những đường băng xây trên đảo nhân tạo. Đô Đốc John C. Aquilino, nhấn mạnh những hành động xây dựng của Trung Quốc trên Biển Đông là trái với luật pháp quốc tế, gây hại cho môi trường biển và dứt khoát có những mục tiêu quân sự, phô diễn sức mạnh để cưỡng bức và ức hiếp những nước trong khu vực. Trước những hành động vi phạm của Trung Quốc, Tư Lệnh Hạm Đội Thái Bình Dương khẳng định sẽ tiếp tục triển khai các chiến dịch tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông. Đồng thời nhấn mạnh sự hiện diện của Mỹ trong suốt 80 năm qua giúp mang lại hòa bình và thịnh vượng cho các nước trong khu vực. Trung Quốc đơn phương vạch ra đường đứt khúc 9 đoạn để tuyên bố chủ quyền đến 90% khu vực Biển Đông. Và để thực hiện dã tâm này, Trung Quốc gia tăng sức mạnh quân sự để răn đe các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam. Mỹ nhiều lần lên án hành động hung hăng gây bất ổn của Trung Quốc tại Biển Đông, đồng thời duy trì chiến dịch tự do hàng hải và hàng không tại khu vực nhằm thách thức các yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh. Ngô Đồng https://viettan.org/tu-lenh-ham-doi-thai-binh-duong-hoa-ky-len-an-trung-quoc-quan-su-hoa-bien-dong/  
......

Phỏng vấn Dân Biểu Saskia Bricmont về Hiệp Định Thương Mại Tự Do EU-VN

Phạm Minh Hoàng thực hiện| Nhân dịp Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu Saskia Bricmont tham dự cuộc biểu tình do Cộng Đồng Việt Nam Tự Do Vương Quốc Bỉ tổ chức trước trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại thủ đô Bruxelles hôm Thứ Ba, 10 Tháng Mười Hai, Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019, Giảng viên Phạm Minh Hoàng đã thực hiện cuộc phỏng vấn bà dân biểu về Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Minh Âu Châu và Việt Nam (EVFTA). Dân Biểu Saskia Bricmont hiện là ủy viên Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế, Quốc Hội Âu Châu, đặc trách thương mại giữa EU và Việt Nam. Xin mời độc giả theo dõi cuộc phỏng vấn. BBT Web Việt Tân *** Phạm Minh Hoàng: Thưa Bà, xin Bà cho biết ý kiến của bà về Hiệp Định Thương Mại giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam. Saskia Bricmont: Ngày hôm nay, bản hiệp định như nó đã được trình cho chúng tôi, chúng tôi đã đưa vào cùng với các bạn đồng viện hơn 281 điều tu chính cho bản hiệp định, vì nếu để nguyên như cũ, hiệp định đối với chúng tôi không thể chấp nhận được, bởi vì nó không thiết lập đủ những điều kiện cho sự tiến hóa, đặc biệt là của các quyền con người tại Việt Nam. Quyền tự do nghiệp đoàn đã không được tôn trọng, mặc dù nhà cầm quyền Việt Nam đã cam kết phê chuẩn các hiệp ước của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), thì điều đó vẫn chưa đủ đối với chúng tôi, bởi vì luật hình sự và luật tố tụng hình sự đều cần phải được cải tiến. Ngày hôm nay, quyền tự do lập hội và hội họp cũng như quyền tự do ngôn luận đã không được chấp nhận tại Việt Nam. Chuyện này tương tự như bộ luật mới đã được thông qua về an ninh mạng và sự kiện có thể phát biểu một cách tự do trên mạng đang là một điều có nhiều vấn đề, điển hình là việc bắt bớ một nhà báo, ông Phạm Chí Dũng. Ông này đã bị bắt giữ vì đã phát biểu đặc biệt về hiệp định thương mại tự do này. Thế mà Ủy Ban Âu Châu (European Commission) – ký kết những hiệp định trao đổi thương mại tự do – lại nói rằng, đó cũng là cách thức xuất khẩu các giá trị của Châu Âu qua Việt Nam. Ở đây, tôi không thấy chúng ta sẽ xuất khẩu được những giá trị Âu Châu nào cho Việt Nam. Lý do là, nhà cầm quyền Việt Nam không thực sự chứng tỏ thiện chí. Trái lại, tình hình đã biến chuyển xấu đi rất nhiều trong những năm gần đây. Bởi vậy, chúng tôi không muốn phê chuẩn hiệp định này nếu nó giữ nguyên trạng. Và chúng tôi đánh giá là chính trong lúc này, chúng tôi có thể thực sự chờ đợi nhà cầm quyền Việt Nam xúc tiến những cải tổ cơ bản để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do nghiệp đoàn, đơn giản là tôn trọng các quyền con người, trước khi (EU) ký kết những trao đổi kinh tế và tăng cường những quan hệ kinh tế với nước này. Phạm Minh Hoàng: Thưa Bà, Bà vừa nhắc đến quyền tự do nghiệp đoàn và theo những hiệp định thương mại giữa Liên Hiệp Âu Châu và Việt Nam, Việt Nam bắt buộc phải chấp nhận quyền tự do thành lập các nghiệp đoàn tự do; nhưng trong trường hợp mà Việt Nam từ chối thực hiện hoặc giả họ cho phép thành lập nhưng không tôn trọng những nghĩa vụ cam kết, trong trường hợp đó, Liên Minh Âu Châu sẽ có những sức ép nào đối với họ? Saskia Bricmont: Đúng với suy nghĩ của tôi, đó chính là cái rủi ro nếu chúng ta phê chuẩn hiệp định, một khi đã ký kết rồi thì không còn phương tiện tạo sức ép nào nữa, những đòn bẩy sẽ không còn đủ nữa, trong lúc lại không thể ngưng thi hành hiệp định được; nhưng có một số người lại nói rằng vẫn có thể có biện pháp nếu những điều khoản ghi trong hiệp định không được tôn trọng. Tôi thì tôi không tin, không có một cơ chế trừng phạt, không có một cơ chế ép buộc chế độ Việt Nam thực hiện những điều khoản đó, tuy rằng đúng là trong trường hợp của hiệp định. Phải tạo ra một nhóm theo dõi với các thành phần của xã hội dân sự ở cả hai bên, của xã hội dân sự Âu Châu và những thành viên độc lập của xã hội dân sự Việt Nam. Nhưng ngày hôm nay tại Việt Nam không hề có xã hội dân sự độc lập, không có nghiệp đoàn độc lập và như thế, không có một bảo đảm nào trong hiện tại là nhóm ý kiến theo dõi hiệp định được bao gồm những con người thực sự độc lập, và đó là một trong những tiêu chuẩn mà chúng tôi yêu cầu thực hiện. Ngày nay, cần phải nói với họ rằng, yêu cầu các ông hãy đưa ra cho chúng tôi những bảo đảm đủ để những điều kiện đó được tôn trọng, để cho những cải tổ được tiến hành, để cho mọi chuyện được sắp xếp đúng chỗ để tự do nghiệp đoàn được bảo đảm, trước khi chúng tôi tiến xa hơn trong việc đầu tư với các xí nghiệp Âu Châu tại Việt Nam. Bà Dân Biểu Saskia Bricmont (bìa trái) tiếp phái đoàn vận động Quốc Hội Âu Châu gồm đại diện 3 tổ chức: Tổ chức Thiên Chúa Giáo Chống Tra Tấn – ACAT (thứ ba), Phóng Viên Không Biên Giới – RSF (bìa phải) và Việt Tân Âu Châu tại trụ sở Quốc Hội Âu Châu hôm 10/12/2019. Ảnh: Việt Tân Âu Châu. Phạm Minh Hoàng: Theo phát biểu của Bà, chúng tôi có cảm tưởng rằng Việt Nam đang ở một vị thế khá mạnh trong những kiểu hiệp định thương mại này với Liên Minh Âu Châu, bà có cùng chung cảm tưởng đó của chúng tôi không? Saskia Bricmont: Hiện nay, tôi đang ngồi ở trong Ủy Ban Thương Mại Quốc Tế (International Trade Committee – INTA), nó chủ yếu bao gồm các thành viên mong muốn phát triển các hiệp định tự do thương mại với các quốc gia thuộc thế giới thứ ba, đáng kể là vì những lý do địa dư chiến lược và ý chí ký kết các hiệp định với các quốc gia ASEAN. Trong những thành viên đó, có một số người như Bà Dân Biểu Arena (Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu) hay bản thân tôi, là những người muốn làm sao để các hiệp định thương mại cũng tạo ra những bước tiến và những cải tổ về vấn đề các quyền căn bản. Nhưng thực chất có một đa số hiện nay đang tô vẽ ra cho mình lý luận ủng hộ kiểu hiệp định này bất chấp chế độ mà mình muốn buôn bán với họ. Lý luận của Ủy Ban Âu Châu chính là nói rằng mình ký kết một hiệp định thương mại chứ không phải một hiệp định về các quyền con người. Nhưng đối với tôi, tất cả những điều này gắn kết chặt chẽ với nhau. Người ta không thể đầu tư trong một nước không tôn trọng con người, không tôn trọng xã hội dân sự và không tôn trọng các quyền căn bản. Phạm Minh Hoàng: Xin cảm ơn Bà, chúc Bà mạnh khỏe. https://viettan.org/phong-van-dan-bieu-saskia-bricmont-ve-hiep-dinh-thuong-mai-tu-do-eu-vn/   XEM THÊM: Bruxelles: Biểu tình, vận động chính giới EU nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền 2019  
......

Việt Nam bắt 12 nhà báo trong năm 2019

Các nhà báo bị chính quyền Việt Nam bắt giữ. Từ trái qua: nhà báo Phạm Chí Dũng, nhà báo Trương Duy Nhất, nhà báo Phạm Văn Hóa.  Photo: RFA RFA| Việt Nam bỏ tù 12 nhà báo trong năm 2019 và là một trong nhóm 10 nước hàng đầu thế giới có biện pháp đàn áp đối với báo giới chỉ trích chính phủ. Thông cáo báo chí của Ủy Ban Bảo vệ Ký giả- CPJ, trụ sở tại Hoa Kỳ công bố ngày 11 tháng 12 kết luận như vừa nêu. Cụ thể trên toàn thế giới có ít nhất 250 nhà báo bị bỏ tù trong năm 2019. Năm ngoái con số cũng tương tự chỉ nhỉnh hơn một chút là 255. Trung Quốc là nước bỏ tù nhà báo nhiều nhất trong năm nay với số lượng ít nhất là 48 người; trở thành quốc gia đứng đầu đàn áp giới ký giả trong năm 2019. Theo CPJ thì số lượng nhà báo tại Hoa Lục bị bỏ tù tăng đều đặn mỗi năm kể từ khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền và củng cố kiểm soát chính trị tại đất nước đông dân nhất thế giới này. Tại Việt Nam, kể sau kỳ đại hội đảng lần thứ 12 vào tháng giêng năm 2016 và ông Nguyễn Phú Trọng tái đắc cử chức tổng bí thư, biện pháp đàn áp được nhận định tăng mạnh hơn so với trước đó. Nhà báo mới nhất bị bắt vào ngày 21 tháng 11 vừa qua là ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà Báo Độc Lập. CPJ tổng kết đa số những nhà báo bị bỏ tù đều đối diện với cáo buộc chống nhà nước hoặc bị cho là đưa tin giả. Theo CPJ thì chừng 8% những nhà báo bị bỏ tù trên thế giới trong năm 2019 là nữ giới; giảm so với tỷ lệ 13% vào năm ngoái CPJ cho rằng các nhà báo không thể bị cầm tù chỉ vì thực thi nhiệm vụ đưa tin của họ.  
......

Đảng Xanh yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn phê chuẩn EVFTA khi điều tra vi phạm của báo cáo viên EVFTA Zahradil

Hình minh họa. Dân biểu người Séc Jan Zahradil ở Nghị viện Châu Âu, Brussels hôm 15/5/2019 AFP RFA| Đảng Xanh, đảng lớn thứ tư trong Nghị viện Châu Âu, hôm 9 tháng 12 gửi thư yêu cầu Chủ tịch Nghị viện xem xét tư cách của báo cáo viên Hiệp định Tự do Thương mại với Việt Nam (EVFTA), dân biểu Nghị viện là ông Jan Zahradil với cáo buộc ông này đã vi phạm các quy tắc đạo đức của Nghị viện. Đảng Xanh cũng đồng thời yêu cầu hoãn việc xem xét hồ sơ EVFTA khi điều tra vi phạm của ông Zahradil. Bức thư được gửi đi sau khi có một bài báo từ trang tin EU Observer, cáo buộc ông Zahradil đã vi phạm nguyên tắc “xung đột lợi ích” khi đồng thời nhận nhiệm vụ là Chủ tịch Ủy ban tư vấn cho Liên hiệp hội người Việt ở Châu Âu, một tổ chức thân tín với chính phủ Việt Nam. Ông Zahradil đã không thông báo với Nghị viện về vai trò của mình ở trong tổ chức người Việt này bất chấp quy định bắt buộc ông Zahradil phải thông báo dù ông có được trả tiền cho nhiệm vụ đó hay không. “Đây là điều đáng lo ngại khi vai trò của ông ta (Zahradil) là báo cáo viên trong thủ tục xem xét phê chuẩn EVFTA ở Nghị viện”, bức thư có đoạn viết. Đảng Xanh cũng cáo buộc dân biểu người Séc Zahradil đã không “công bố mối quan hệ của ông với Liên hiệp hội người Việt ở Châu Âu trước các cơ quan thuộc Nghị viện như ủy ban Thương mại quốc tế”, và điều này dường như không phù hợp với các quy định trong bộ quy tắc đạo đức. Với những cáo buộc như trên, đảng Xanh yêu cầu Nghị viện Châu Âu đưa vấn đề này lên Ủy ban Tư vấn về quy tắc đạo đức để đánh giá việc vi phạm và xung đột lợi ích của ông Zahradil. Đồng thời đảng Xanh cũng yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn lại việc xem xét phê chuẩn EVFTA khi điều tra tư cách của ông Zahradil. Việt Nam và EU chính thức ký kết hiệp định EVFTA và Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (IPA) tại Hà Nội vào tháng 6 vừa qua. Tuy nhiên, đã có một số tiếng nói trong nước và một số dân biểu Châu Âu bày tỏ quan ngại về tình hình vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Hôm 21/11, Việt Nam đã bắt giữ Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Phạm Chí Dũng, người đã lên tiếng yêu cầu Nghị viện Châu Âu hoãn việc phê chuẩn hai hiệp định vừa ký vì những vi phạm nhân quyền trầm trọng ở Việt Nam thời gian qua.  
......

Ân xá Quốc tế phẫn nộ khi thi thể TNLT Đào Quang Thực không được mang về quê an táng

Đài Á Châu Tự Do| Ông Nguyễn Trường Sơn, người thực hiện chiến dịch cho tổ chức Ân xá Quốc tế ở hai nước Campuchia và Việt Nam bày tỏ sự đau buồn và bàng hoàng về cái chết của Tù nhân lương tâm Đào Quang Thực vào sáng 10-12-2019 khi đang thụ án tù. Ông Sơn khẳng định việc không cho người nhà nhận thi thể ông Thực về quê an táng theo truyền thống của người Việt là việc làm trái đạo đức. “Chúng tôi cũng nhận được tin là hiện nay gia đình đang cố gắng nhận lại thi thể của tù nhân lương tâm Đào Quang Thực và mong muốn an táng ông ở quê nhà. Tuy nhiên trại giam nhất quyết không đồng ý và muốn chôn cất ông tại trong trại giam, theo chúng tôi đây là việc làm hết sức trái đạo đức và nó trái với cả đạo đức không chỉ của người Việt Nam mà còn là đối với bất cứ một nền đạo đức nào khác trên thế giới. Điều đó là điều không thể chấp nhận được! Ông Đào Quang Thực đã qua đời điều đó cũng có nghĩa là ông không phải chịu bất cứ cái sự quản chế nào của Nhà nước nữa và gia đình ông xứng đáng được nhận thi thể của ông để lo liệu thủ tục mai táng theo truyền thống của người Việt Nam. Chúng tôi hết sức phẫn nộ khi chúng tôi biết được cái tin là trại giam không đồng ý với chuyện này và chúng tôi kêu gọi chính quyền Việt Nam ngay lập tức can thiệp, ép buộc trại giam này phải trả lại thi thể ông Đào Quang thực cho gia đình ông.” Theo Điều 56 của Luật Thi Hành Án Hình Sự năm 2019 thì khi tù nhân qua đời trong trại giam hay cơ sở khám chữa bệnh trong thời gian thi hành án mà “thân nhân của người chết có đơn đề nghị thì bàn giao tử thi đó cho họ” tuy nhiên luật này cũng nói người thân không được nhận thi thể trong trường hợp “có căn cứ cho rằng việc đó ảnh hưởng đến an ninh trật tự và vệ sinh môi trường.” Chúng tôi gọi điện cho các số điện thoại của Trại giam số 6 Thanh Chương - Nghệ An để hỏi về việc người nhà ông Đào Quang Thực xin nhận thi thể ông về an táng thì bị cho là ảnh hưởng đến an ninh trật tự hay vệ sinh môi trường như thế nào, tuy nhiên không thể liên lạc được. Tổ chức Ân xá Quốc tế hôm 13 tháng 5 năm nay công bố bản danh sách gồm 128 tù nhân lương tâm hiện đang bị chính quyền Việt Nam cầm giữ trong đó có ông Đào Quang Thực. \Theo báo cáo này, ngày càng có nhiều người bị kết án tù ở Việt Nam vì bày tỏ quan điểm bất đồng trên các trang mạng xã hội từ khi luật An ninh mạng có hiệu lực hồi đầu năm 2019.    
......

China, mối đe dọa tiềm tàng – Một sự thật khó nghe

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg: „China có thể là một mối đe dọa". Tho Nguyen| Hội nghị thượng đỉnh NATO hôm 4.12 tại Anh đã tuyên bố coi „China có thể là một mối đe dọa“ cho họ trong tương lai. NATO là khối hiệp ước quân sự của 30 nước Phương Tây giàu có, với gần 1 tỷ dân có mức sống cao nhất thế giới. NATO đươc sinh ra từ 1949 để chống lại khối XHCN do Liên Xô đứng đầu. Sau khi khối Warzawa giải tán 1992, NATO chỉ còn coi Nga và "Chủ nghĩa Khủng bố quốc tế“ (Islam cuồng tín) là mối đe dọa. Các cường quốc khác ngoài NATO như Nhật, Úc, Ấn Độ cũng bắt đầu coi China là mối đe dọa tiềm tàng. Người ta đã nhìn thấy con quái vật lù lù đi tới, tuy khá muộn. Tuyên bố chung Nato không nói thẳng thừng về “Kẻ thù mới China“, mặc dù trong tranh luận, vấn đề này được quan tâm cao nhất. Một lý do cho sự né tránh này là NATO chia rẽ chưa từng có. Vai trò lãnh đạo của nước Mỹ đang muốn Great Again đã biến mất. Trump đã biến USA thành một kẻ sẵn sàng chạy làng, bỏ mặc đồng minh. Thổ Nhĩ Kỳ thì gần như một cầu thủ cá độ cho Nga. Tổng thống Macron coi NATO là „Chết não“. Nguyên nhân khác của sự e dè này là: Tất cả các nước đều muốn giữ cửa sau để còn làm ăn với Bắc Kinh. Tàu sân bay thứ hai đóng tại nhà máy đóng tàu Đai Liên. Bên trái là tàu Liêu-Ninh, cải tiến từ tàu Variag mua lại của Liên Xô cũ. Rõ ràng China đã trở thành hiểm họa khó xử cho nhân loại. Khó xử vì nó vừa là một kẻ phá hoại hàng đầu, vừa là một đối tác kinh tế đáng gờm. Trong khi Nga chỉ có tài nguyên để đổi chác, lại là kẻ thù lâu nay của NATO, thì China có khá nhiều linh vực để hợp tác. Thậm chí một số thành viên NATO như Balan, Hung, Tiệp đang có xu hướng học tập China dưới chiêu bài: “Dân chủ phi tự do”. Do vậy NATO bề ngoài vẫn chĩa mũi dùi vào Nga. China chỉ bị coi là “có thể”, mặc dù nguy hiểm hơn Nga. Xe điện bánh lốp chạy trên đường nhựa có gắn cảm biến từ, tốc độ 70km/h, chở được 300 khách, không cần người lái. Khó xử nữa vì mô hình China đang nằm ngoài khuôn khổ của mọi lý luận kinh tế xã hội. Đã không biết bao lần các học giả phương tây phán đoán về sự sụp đổ của đồng Yuan, về nổ bong bóng bất động sản, về suy thoái kinh tế của China. Không ít báo viết về sự sụp đổ của đế chế này. Nhưng tất cả điều đó vẫn không xảy ra - It nhất là cho đến hôm nay. Hơn 200 triệu camera, kể cả 3D và hồng ngoại, lắp khắp mọi nơi để bảo vệ chế độ toàn trị. Mọi khuôn mặt đều bị nhận diện, mọi công dân đều bị theo dõi và cho điểm. Nền kinh tế China không còn là XHCN là điều chắc chắn 100%. Nhưng nó cũng không hoạt động theo các quy luật của CNTB tự do, nơi mà chính phủ không được can thiệp vào các doanh nghiệp, vào chính sách tiền tệ, nơi mà chính phủ luôn bị kiểm soát bởi quốc hội và phe đối lập. Chỉ kể từ Obama đến Trump, nước Mỹ hùng mạnh đã ít nhất là 4 lần suýt phải hoặc đã phải tạm đóng cửa chính phủ vì ngân sách thu chi không cân đối được, khiến quốc hội khóa. Bắc Kinh có thể cũng đã trải qua những giây phút hiểm ngèo như vậy, nhưng chế độ toàn trị vận hành theo kiểu khác. Trong khi Trump phải dùng tweet để chửi khéo Jerome Powell, chủ tịch FED, vì không chịu sự chỉ đạo của Tổng thống[1], thì Tập đã thoải mái sai ngân hàng trung ương China hạ giá đồng Yuan để chơi lại Mỹ trong chiến tranh thương mại. Đó là những khác biệt về mô hình, khiến phương Tây bí về lý luân để tìm chỗ yếu của con quái vật. Nhưng nguyên nhân quan trọng nhất khiến phương tây khó xử với China chính là sự bất đồng trong các nước xưa nay vẫn tự coi mình là “Thành trì của thế giới tự do”. NATO không còn là một cộng đồng chia sẻ giá trị về tự do dân chủ như thời kỳ chiến tranh lạnh nữa. Mâu thuẩn trong nội bộ đã tặng Băc Kinh nhiều chỗ chen chân. Một ví dụ điển hình là viêc Mỹ muốn đồng minh lọai Huawei ra khỏi cuộc chơi 5G. Nhưng nhiều nước như Anh, Đức hay Italia vẫn tìm cách để cửa cho Huawei. Tôi có hỏi một chuyên gia Telecom Đức: -Sao chính phủ lại có thể nhẹ dạ như vậy? Trả lời: -Làm kinh tế, đừng để mình chỉ phụ thuộc vào một gã chào hàng. Huawei hiện là một trong 5-6 hãng lớn lớn có khả năng cung cấp hạ tầng 5G. Nếu nghe lời Mỹ thì chỉ còn mua của mấy hãng Mỹ, Cisco hay Qualcom làm gì có giá cạnh tranh. Nokia hay Ericsson thì năng lực nhỏ, khó đáp ứng được thị trường Đức. - Nhưng mà USA dù có đắt thì vẫn hơn là China chứ, nhất là vấn đề an toàn thông tin – Tôi nói - Đó là ông nghĩ vậy chứ Mỹ giờ đây đâu có coi ai là bạn. China có nghe lén ở Đức hay không thì chưa biết, nhưng Mỹ nghe lén tùm lum hết cả. Edward Snowden có khai vụ NSA nghe lén điện thoại của bà Merkel chục năm liền đó thôi. Ai nghe lén cứ nghe, ai chống cứ chặn! Tức như bị bò đá! Nam Hàn mới đây muốn tăng cường hợp tác quân sự với China vì sợ Mỹ sẽ rút quân đồn trú sau vụ cãi cọ về 5 tỷ USD mà Mỹ đòi. Tập vỗ tay Thank You! Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, trong khi Anh, Pháp, Đức vẫn muốn dùng nó để kiểm soát Iran. Nếu Teheran nổi khùng, Châu Âu nằm trong tầm tên lửa, còn Mỹ thì không. Do vậy họ tìm tiếng nói ủng hộ của China và Nga là các bên ký hiệp đinh. Chỉ đơn cử vài ví dụ về sự nghi kị đang tràn lan ở phương Tây. Lòng tin tan vỡ đang tạo cơ hội cho China. Khi tôi viết bài „Những lá phiếu“ để nêu một cách nhìn thực tế về những gì đang diễn ra ở HongKong, khuyên mọi người chớ ảo tưởng, cũng như đừng bi quan về thất bại của chú “Châu chấu đá voi”, https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/3526119620739419 một số người nhảy vào phê phán tôi “làm nhụt chí người khác”, ca ngợi China. Trong các bài đã viết về China, mặc dù luôn vạch trần bản chất phát xít của “CNXH mang mầu sắc Trung Quốc”, nêu rõ tội ác của giới cầm quyền Bắc Kinh trong đối nội cũng như đối ngoại, tôi chưa bao giờ tìm cách tạo ra ảo tưởng: China chẳng có gì là đáng sợ cả, đó chỉ là cái xác không hồn. Viết như vậy chỉ thỏa mãn sự tự sướng của một bộ phận nhỏ người đọc, nhưng sẽ là vô trách nhiệm. Muốn hiểu được mối hiểm họa, người ta phải biết: China hiện đang ở đâu. 1-Về kinh tế, không ai có thể chối cãi rằng China đã trở thành một nước công nghiệp, có thu nhập đầu người 10.000 USD/năm. Với sản lượng xuất khẩu 1.200 tỷ USD/năm, China đã chiếm chức quán quân xuất khẩu của Đức. Nền kinh tế này có thể cung cấp cho toàn thế giới từ cái kim khâu đến tàu hỏa cao tốc nên được gọi là “Công xưởng của thế giới”. GDP thực tế của China 2018 là 14.000 tỷ USD, đứng sau EU 17.000 tỷ và USA 21.000 tỷ. (Quê Choa 230 tỷ) Để hiễu rõ về GDP thực tế (nominal) và GDP theo sức mua (PPP), các bạn có thể đọc ở bài “Những con số”. https://www.facebook.com/tho.nguyen.9231/posts/2463365537014838 2-Về khoa học kỹ thuât: China không chỉ một nước công nghiệp bình thường như Nam Hàn, Tiệp hay Hungary, mà đã là một cường quốc hạt nhân với một kho bom khổng lồ, một cường quốc vũ trụ với việc đưa phi thuyền hạ xuống phía sau của mặt trăng. Khi họ khai trương Tàu sân bay Liêu Ninh, mọi người tiên đoán rằng phải mất 10 năm nữa, họ mới làm chủ được kỹ thuật phóng và phanh máy bay. Hiện nay họ đã làm chủ kỹ thuật này và chiếc tàu sân bay thứ hai đã đóng xong. Dự tính đến 2023, tàu sân bay thứ ba xuất xưởng sẽ đưa China thành cường quốc biển thứ nhì, sau Mỹ. Trong số 20 công ty WEB lớn nhất thế giới, 11 là của Mỹ và 9 là của China. Trong số 260 doanh nghiệp công nghệ giá trị trên 1 tỷ USD, gần phân nửa (125) là của Mỹ, 77 của China, còn châu Âu chỉ có khoảng 30 [2]. Trong số các công ty đếm trên đầu ngón tay có thể cung cấp công nghệ 5G toàn cầu, Hua Wei và ZTE chiếm 2 ghế. Sau nhiều năm phát triển công nghiệp tràn lan, China đã bắt đầu chú ý đến các giải pháp môi trường, đóng cửa các xí nghiệp gây ô nhiễm. Họ đang dẫn đầu về số xe ô-tô điện lưu hành. Tuần qua họ đã cho chạy thử một loại tàu điện bánh lốp, nạp điện qua cảm ứng từ trên mặt đường nhựa, chở 300 khách mà không cần người lái. Tàu điện chạy 70km/h này được coi là đột phá trong Trí tuệ nhân tạo (AI)và sẽ được sử dụng tại giải bóng đá thế giới tại Qatar 2022.[3] Trong khi các chế độ dân chủ tôn trọng quyền riêng tư cá nhân nên cấm việc sử dụng dữ liệu công dân trong các ứng dụng Big Data thì China đã sử dụng tràn lan công nghệ này để theo dõi và khống chế công dân. Nhờ vậy mà công nghê Big Data và AI của họ đã qua măt EU, chỉ đứng sau Mỹ. Bảo vệ đạo đức và nhân phẩm ở xứ văn minh nghiêm cấm các nghiên cứu về tế bào gốc nhằm chế các nội tạng nhân tạo. Nhưng tháng 11.2018, Giáo sư He Jiankui ở Thẩm Quyến đã bất chấp tất cả, tuyên bố tạo ra 2 thai nhi gái. Cả thế giới giận dữ. Köln 8.12.2019 (Còn tiếp) Ai khó chịu hãy ráng chờ! [1] https://twitter.com/realdonaldtr…/status/1174388901806362624 [2] http://vi.rfi.fr/…/20180928-trung-quoc-%E2%80%93-hoa-ky-mot… [3]https://www.t-online.de/…/diese-strassenbahn-braucht-keinen…  
......

Dân biểu Châu Âu chỉ trích Việt Nam khi thảo luận việc phê chuẩn EVFTA

Hình minh họa. Dân biểu Maria Arena (trái) và Dân biểu Saskia Bricmont (phải) Ỷ Lan - RFA| Trong ba ngày 2, 3 và 4 tháng 12 vừa qua Quốc hội Châu Âu đã khẩn trương họp bàn và thảo luận việc đặt bút phê chuẩn hiệp ước Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam (EVFTA) được ký kết tại Hà Nội cuối tháng 6 năm nay. Ba cơ cấu quan trọng của Quốc hội Châu Âu đã họp bàn. Gồm có Uỷ ban Thương mại Quốc tế (INTA), và Phân ban Nhân quyền Quốc hội (DROI)  họp suốt hai ngày 2 và 3 tháng 12, và Uỷ ban Đối ngoại của Quốc hội họp ngày 4 tháng 12. Cạnh ba cơ cấu này, hai tổ chức phi chính phủ là Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), và Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Năm Châu (CSW) tổ chức Hội nghị “Nhân quyền & Tự do Mậu dịch Liên Âu-Việt Nam” cũng trong khuôn viên Quốc hội. Một Hội nghị khép kín dành riêng cho các vị Dân biểu và quan chức Liên Âu để trình bày quan điểm của xã hội dân sự đối với Hiệp ước. Hai vấn đề nổi cộm tại cuộc họp của Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu là bộ Luật Lao động sửa đổi vừa được Hà Nội thông qua cuối tháng 11, và đặc biệt, việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng tại Sài Gòn hôm 21 tháng 11. Bà Maria Arena, Chủ tịch Phân ban Nhân quyền Quốc hội, mở đầu cuộc thảo luận bằng một thông tin. Bà nói: “Nhân danh Chủ tịch Phân ban Nhân quyền, tôi có bổn phận chia sẻ các thông tin gửi đến tôi về hiện trạng nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt về tình trạng những người hoạt động bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam. Tôi cần thông báo để quý vị biết rằng ông Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, bị bắt tại thành phố Hồ Chí Minh hôm 21 tháng 11 vừa qua. Đài Quan sát Nhân quyền đã tung lời kêu gọi khẩn – nhất là lời kêu gọi này được báo New York Times chuyển đi. Hôm 10 tháng 11 ông Dũng gửi một Kiến nghị đến các thành viên Quốc hội Châu Âu, yêu cầu « hoãn » phê chuẩn Hiệp ước Tự do Mậu dịch với Việt Nam khi chính quyền Việt Nam chưa có những cải thiện nhân quyền quan trọng.” “Ông Dũng không là trường hợp độc nhất. Rất nhiều các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền cũng bị bắt vì họ là những người đối thoại với Liên Âu về hai hiệp ước mậu dịch và đầu tư. Ấy chỉ vì họ là thành viên xã hội dân sự, và họ tham gia thảo luận về các hiệp ước EVFTA và IPA”. Dân biểu Bernard Guetta thuộc Đảng Tân Tiến, Pháp, liền cất lời đề nghị: “Yêu cầu bà Chủ tịch viết thư gửi đến tất cả đại diện các Nhóm chính trị tại Quốc hội về việc ông Phạm Chí Dũng bị bắt vừa qua, cùng với những nhà bất đồng chính kiến khác, để tất cả mọi Dân biểu được thông tin về những vi phạm nhân quyền mới”. Hình minh họa. Cao ủy Thương mại EU Cecilia Malmstrom (trái), Bộ trưởng Môi trường kinh doanh, Thương mại và Doanh nghiệp Stefan Radu Oprea (giữa) và Bộ trưởng Công thương Trần Tuấn Anh chụp hình sau lễ ký EVFTA ở Hà Nội hôm 30/6/2019 AFP Bà Arena đồng ý và hứa sẽ viết ngay thư gửi đi trong cùng ngày. Dân biểu Raphael Glucskmann, Phó chủ tịch Phân ban Nhân quyền, thuộc Đảng Xã hội Dân chủ, nhấn mạnh bổn phận của Phân ban Nhân quyền, ông nói : “Chúng ta buộc phải nhận định rằng, vào lúc chúng ta thảo luận, nhà cầm quyền Việt Nam bắt những người can dự trong tiến trình thảo luận với Liên Âu. Triệu chứng này rất xấu, cho chúng ta thấy điều chúng ta hoài nghi là đúng, và chúng ta cần đặt những điều kiện mạnh mẽ để có thể chấp nhận phê chuẩn Hiệp ước hay không. Chúng ta thuộc Uỷ ban Nhân quyền, bổn phận chúng ta là gửi đi một thông điệp rõ ràng, rằng trong khi chúng ta đang thảo luận về hiệp ước, thì Việt Nam lại tiếp tục cư xử như bạo chúa (despote) đối với giới bất đồng chính kiến”. Phê bình Luật Lao động vừa được Hà Nội thông qua, nữ Dân biểu Irina Von Weise thuộc Đảng Tân Tiến, Đức, nói : “Quý vị nhắc đến Bộ Luật Lao động sửa đổi mà Tổ chức Lao động Thế giới tỏ ý hoan nghênh. Nhưng tôi thì quan tâm đến những điều sửa đổi chẳng thiết thực như chúng ta mong. Điều 172 nói rằng công đoàn do công nhân thiết lập chỉ hợp pháp nếu chịu gia nhập Tổng Công đoàn Lao động Việt Nam, hoặc chịu đăng ký với nhà cầm quyền. Chúng ta cần nêu câu hỏi về sự độc lập thực sự của loại công đoàn như thế. Ngoài ra, Luật Lao động được thông qua hôm 20 tháng 11, thì một ngày sau, ngày 21 tháng 11 Phạm Chí Dũng bị bắt. Ông không là người duy nhất bị bắt. Theo báo cáo của các tổ chức Phi chính phủ, mà còn có 10  nhà bất đồng chính kiến khác bị bắt hay bị xử án giữa thời gian từ ngày 5 đến ngày 28 tháng 11, bốn trong số người này bị bắt sau khi Luật Lao động thông qua.” “Điều này báo hiệu rằng, trong mọi trường hợp, Việt Nam chẳng chú ý gì đến những thúc ép nhân quyền của Liên Âu. Tôi nghĩ rằng chúng ta cần suy nghĩ bằng cách nào chúng ta có thể áp lực nhà cầm quyền Việt Nam. Nhóm chính trị chúng tôi sẽ thảo luận việc này để lấy quyết định phê chuẩn hay không hiệp ước EVFTA”. Dân biểu Reinhard Butikofer thuộc Đảng Xanh nêu rõ lập trường của Đảng ông về việc phê chuẩn hiệp ước : “Tôi xin phép phát biểu nhân danh nhóm Đảng Xanh. Chúng tôi không đồng ý cho việc phê chuẩn Hiệp ước EVFTA vào lúc Việt nam đang mở cuộc đàn áp những nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền. Chúng tôi nghĩ rằng Quốc hội Châu Âu nên lấy quyết định minh bạch về những điều chúng ta thảo luận trước khi nghĩ đến việc phê chuẩn hiệp ước”. Kết thúc cuộc thảo luận, Phân ban Nhân quyền Quốc hội Châu Âu đã đồng thanh thông qua bản Ý kiến chung nêu cao các điều kiện yêu sách : Việt Nam phải sửa đổi Bộ Luật Hình sự, Luật Tôn giáo Tín ngưỡng, trả tự do cho các tù nhân chính trị trước khi Hiệp ước EVFTA được phê chuẩn. Bản Ý kiến sẽ được công bố trong hai ba ngày tới. Chúng tôi đã tìm gặp Nữ Dân biểu Saskia Bricmont, là Báo cáo viên cho Đảng Xanh về Hiệp ước EVFTA, để hỏi thăm kết quả cuộc thảo luận tại Uỷ ban Thương mại (INTA). Bà cho biết : “Đối với chúng tôi, ngay lúc này, chẳng bao giờ khác - chúng tôi phải áp lực Việt Nam cải thiện nhân quyền cụ thể. Tại cuộc thảo luận của Uỷ ban Thương mại Quốc tế, chúng tôi đưa ra năm điều cần sửa đổi để yêu sách nhà cầm quyền Việt Nam chấp thuận như một số trong những cải cách chủ yếu. Chúng tôi yêu cầu tạm ngưng án tử hình, trả tự do cho tù nhân chính trị, sửa đổi bộ Luật Hình sự và Luật An ninh Mạng.” “Cải tiến Luật Hình sự là điều tối quan trọng, vì hiện nay luật cho phép bắt và giam những ai biểu tỏ chính kiến bất đồng với chế độ. Đây là điều trái chống với các quyền tự do biểu đạt và quyền lập hội. Luật Lao động sửa đổi của Việt Nam thật vô nghĩa nếu công nhân không được tự do biểu đạt ý kiến họ. Đó là lý do vì sao cuộc bắt giam Phạm Chí Dũng là tín hiệu xấu, nhà cầm quyền Việt Nam dư biết rằng Liên Âu đang đòi hỏi sự thực thi quyền con người. Tôi không tin lắm Việt Nam chịu nỗ lực thay đổi tình hình nhân quyền”. Ỷ Lan: Nhân thể xin hỏi bà nghĩ sao lời ông Phạm Chí Dũng yêu cầu Liên Âu hoãn phê chuẩn hiệp ước EVFTA cho đến khi nào nhân quyền được cải thiện tại Việt Nam ? Saskia Bricmont : “Chúng tôi đã có một yêu sách hoãn phê chuẩn cho đến khi nào Việt Nam chịu thực thi nhân quyền. Đảng Xanh chúng tôi hoàn toàn đồng ý rằng, Liên Âu không nên phê chuẩn hiệp ước EVFTA cho đến khi nào có sự thực thi nhân quyền cụ thể trong thực tế”. Cuộc thảo luận về Hiệp ước EVFTA hết sức sôi nổi ít khi được thấy. Từ đó câu hỏi đặt ra, là : Phê chuẩn hay không phê chuẩn ?  Bao giờ ? Theo sự thăm dò của chúng tôi, thì vào tháng 2 năm tới, 2020, sẽ có khoá họp khoáng đại bàn cãi lần nữa để lấy quyết định phê chuẩn hay không.  
......

Vận xấu của Tập Cận Bình

Dân Tàu thích thịt heo. Năm ngoái họ đã làm thịt 694 triệu con, 1.4 tỷ người ăn 56 triệu tấn thịt lợn, bằng một nửa số thịt lợn cả thế giới đã ăn! Trong hình, một người bán thịt heo tại một chợ ở Bắc Kinh hôm 10 Tháng Bảy, 2019. (Hình: Nicolas Asfouri/AFP via Getty Images) Ngô Nhân Dụng| ‘…Để đối phó với tai nạn thịt heo tăng giá, Cộng Sản Trung Quốc đã phải cử một phó thủ tướng, Hồ Xuân Hoa đặc biệt phụ trách làm sao tăng số heo nuôi trong nước…’ Ông Tập Cận Bình không tin nghiệp báo hay số mệnh. Nếu tin thì ông đã không ra lệnh giết người một cách lạnh lùng như câu chuyện mới được hai tác giả Peter Mattis và Matthew Brazil kể trong cuốn sách về “Gián Điệp Trung Cộng” (Chinese Communist Espionage). Năm 2011, Trung Cộng bắt được một công chức bán tin mật cho tình báo Mỹ, CIA. Anh ta bị xử tử. Nhưng chưa đủ, Tập Cận Bình ra lệnh cho các công chức làm cùng một bộ vói anh ta phải ngồi coi ti vi chứng kiến cảnh hành quyết đang diễn ra. Và bà vợ anh, đang có thai, cũng bị giết. Ác không kém gì Kim Jong Un, đã giết những thủ hạ bị nghi phản bội bằng “khuyển quyết,” xua chó cắn đến chết. Những người như vậy chắc không tin có số mệnh và nghiệp báo, nhân quả. Năm nay vận số của Tập Cận Bình rất xấu. Người Trung Hoa tin rằng năm con heo là một năm phồn thịnh, an nhàn. Nhưng từ đầu năm đến nay Trung Cộng gặp không biết bao nhiêu là chuyện xui xẻo. Chiến tranh thương mại với Mỹ. Dân Hồng Kông nổi dậy. Mức tăng trưởng của Tổng Sản Lượng Nội Địa giảm trong khi lạm phát lên cao. Nhưng trong năm con heo, không gì làm cho Tập Cận Bình sợ bằng mối lo thịt heo tăng giá! Trên mặt kinh tế, tổng sản lượng nước Tàu chỉ tăng 6% trong quý thứ ba năm 2019, con số thấp nhất kẻ từ năm 1992 khi người ta bắt đầu ghi chép. Ba tháng cuối năm GDP có thể chỉ tăng dưới 6%. Những số thống kê này cũng không đáng tin. Giáo Sư Hướng Tùng Tộ (Xiang Song zuo, 向松祚), Đại Học Nhân Dân ở Bắc Kinh, đã đặt câu hỏi: Làm sao GDP tăng được 6% trong khi số thuế thu đã giảm 3% và tiền lời các xí nghiệp giảm 1.7%! Tháng Mười vừa qua, chỉ số giá hàng tiêu thụ (CPI) tăng 3.8%, cao nhất kể từ đầu năm 2012. Thủ phạm chính là giá thịt heo! Tháng Chín, giá đã tăng 70% trong 12 tháng. Tháng Mười, thịt heo tăng giá hơn 100% so với năm ngoái! Heo tăng giá khiến thịt bò, cừu, gà cũng tăng theo. Khi giá sinh hoạt tăng, một hậu quả là mãi lực của người tiêu thụ đi xuống. Người ta bớt mua sắm, đúng vào lúc ông Tập Cận Bình đang hô hào “tái cấu trúc” nền kinh tế. Kế hoạch của đảng là chuyển từ xuất cảng sang tiêu thụ trong nước. Bây giờ dân tiêu thụ phải giảm chi! Tất cả chỉ vì vận ông Tập rất xấu trong Năm Con Heo! Dân Tàu thích thịt heo. Năm ngoái họ đã làm thịt 694 triệu con, 1.4 tỷ người ăn 56 triệu tấn thịt lợn, bằng một nửa số thịt lợn cả thế giới đã ăn! Thời Mao Trạch Đông, dân thành thị được cung cấp theo tiêu chuẩn tối đa nửa ký thịt heo một tháng. Một dấu hiệu khiến Tập Cận Bình lo lắng là gần đây ở Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây, chính quyền đã tái lập chế độ tem phiếu, hạn chế mỗi người được mua tối đa một ký thịt mỗi ngày theo giá chính thức! Mua hơn, trả giá chợ đen! Thịt heo lên giá vì bệnh “sốt Phi Châu” (African swine fever). Cho đến nay, một phần ba số heo nuôi trong nước Tàu đã chết vì bệnh. Đến cuối năm, trước Tết, cứ đà này heo sẽ chết một nửa. Người dân kết tội chính quyền Cộng Sản sai lầm. Khi bắt đầu cuộc chiến tranh thương mại với Mỹ, Tập Cận Bình đánh thuế nhập cảng trên thịt heo Mỹ. Không những thế, đánh cả vào thịt heo Canada vì vụ bắt giam bà Mạnh Vãn Chu, công ty Huawei. Số thịt heo nhập cảng thực ra không đáng kể. Nước Tàu chỉ mua ở ngoài số thịt bằng 3% số nuôi trong nước, chỉ có 1% mua từ Mỹ dù Mỹ là nước đứng đầu xuất cảng thịt heo. Nhưng chính quyền Trung Cộng lại bù lại số heo không mua từ Mỹ và Canada bằng cách cho nhập cảng heo mua của Nga. Bệnh sốt Phi Châu được khám phá lần đầu tiên vào Tháng Tám năm ngoái ở Trung Quốc là tại một trại nuôi heo gần biên giới Nga. Bệnh lan ra khắp 31 tỉnh trong lục địa, đã giết 200 triệu con heo. Nga với Trung Cộng mới khánh thành đường ống dẫn khí đốt dài 2,800 cây số từ Siberia qua nước Tàu. Nhập cảng hơi đốt thì vô hại, nhưng mua heo bệnh là chuyện khác! Người Trung Hoa biết Nga là  nước mà heo bị bệnh “sốt Phi Châu” nặng nhất thế giới. Đúng là cái số đen của Tập Cận Bình. Tập Cận Bình sanh năm Quý Tỵ, 1953. Nhờ các thầy tử vi coi giúp tại sao trong Năm Con Heo ông ta lại xui xẻo như vậy! Để đối phó với tai nạn thịt heo tăng giá, Cộng Sản Trung Quốc đã phải cử một phó thủ tướng, Hồ Xuân Hoa (Hu Chun Hua, 胡春華) đặc biệt phụ trách làm sao tăng số heo nuôi trong nước. Một biện pháp là bỏ qua những luật lệ bảo vệ môi trường để các nhà nuôi heo nhỏ đang bị cấm được hoạt động trở lại. Phải mất cả năm nuôi heo đủ lớn để làm thịt. Nhưng khi môi trường không được bảo vệ thì không biết hậu quả sẽ ra sao? Có thứ bệnh nào mới xuất hiện, không phải bệnh heo mà là bệnh cho con người, hay không? Ông Hồ Xuân Hoa nắm tỉnh Quảng Đông. Ngay trong tỉnh này, một lò heo tại thành phố Phật Sơn mới bị đưa lên đài ti vi sau khi các nhà báo đánh lừa họ, đem heo chết đến bán và họ ngang nhiên mua để “làm thịt!” Nhà nuôi heo Hiệp Nhất quận Nam Hải này đã từng được Bộ Nông nghiệp của ông Hồ Xuân Hoa ban khen là “Xí Nghiệp Nuôi Heo Gương Mẫu.” Các nhà báo đã quay phim cảnh gạ bán mỗi con heo chết 300 đồng nguyên ($43), rồi chứng kiến cảnh con heo được cạo lông, mổ bụng, đóng dấu “đã được thanh tra” rồi xẻ thịt đem ra chợ bán. Ra chợ, nhà báo giả dạng đến hỏi mua, anh bán thịt còn nói: Heo mới này! Sờ coi, còn nóng hổi! Với bao nhiêu luật lệ mà còn thấy cảnh đó, không biết khi nới lỏng luật lệ thì họ còn làm gì nữa! Khi ông hoàng đế đang gặp vận xui thì không đoán trước được! Ông Tập Cận Bình từng kẻ chuyện trước đây hon 40 năm, ông đi học ở tỉnh Thiểm Tây, ba tháng trời không được miếng thịt nào. Một bữa ông và mấy bạn cùng phòng vớ được một miếng thịt heo đông lạnh. Sướng quá, họ ăn ngay, khỏi cần nấu nướng! Có lẽ cái số ông dính líu đến thịt heo từ đó!   Ngô Nhân Dụng  
......

Viện Khổng Tử tuyên truyền ở các trường đại học Đức

Viện Khổng Tử tại Đại học Tự do Berlin (FU) là viện được thành lập đầu tiên ở Đức hồi năm 2006. Phot Courtesy Hôm 29/11/2019 báo Frankfurter Allgemeine, nhật báo lớn nhất nước Đức, đưa tin, lần đầu tiên Chính phủ Liên bang Đức xác nhận, đảng và nhà nước Trung Quốc có tác động đến các Viện Khổng Tử ở Đức. Các buổi tổ chức và nội dung giảng dạy cũng như tài liệu giảng dạy tại các Viện Khổng Tử ở Đức được chỉ đạo bởi Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng và Nhà nước Trung Quốc. Sự việc nêu trên đã được Chính phủ Liên bang Đức xác nhận khi trả lời chất vấn của đảng Dân chủ Tự do Đức (FDP). Và Đảng này yêu cầu chính phủ Đức phải có biện pháp. Như trong văn bản trả lời chất vấn được công bố hôm thứ Sáu 28/11/2019, Bộ Giáo dục và Nghiên cứu Liên bang Đức trình bày rằng, sự tác động của đảng và nhà nước có thể được suy ra từ sự liên kết chặt chẽ về tổ chức và tài chính của các Viện Khổng Tử với các cơ quan nhà nước Trung Quốc, đặc biệt là Tổ chức văn hóa Hán Biện, trực thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tổng cộng có 19 Viện Khổng Tử ở Đức, hầu hết được đặt tại các trường đại học. Nó được lập ra để giới thiệu cho sinh viên Đức về ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc. Các viện đầu tiên được thành lập vào năm 2006 tại Đại học Tự do Berlin (FU) và Đại học ở Erlangen-Nürnberg. Một buổi thuyết trình tại Viện Khổng Tử ở TP Frankfurt am Main. Photo Courtesy “Đằng sau những nghi thức uống trà và các khóa học ngôn ngữ, tưởng chừng như vô hại, là ẩn nắp sự tuyên truyền lạnh lùng của một chế độ độc tài. Cái đó không được phép tồn tại trong các trường đại học của chúng ta“, chuyên gia giáo dục Jens Brandenburg của khối đảng FDP phát biểu hôm thứ Sáu. Nghị sĩ Brandenburg (33 tuổi) yêu cầu: “Các trường đại học, các bang và các địa phương của Đức nên cắt nguồn cung cấp tiền cho các Viện Khổng Tử và chấm dứt hợp tác với nó.” Thay vào đó, nghị sĩ Brandenburg đề xuất yểm trợ mạnh mẽ hơn so với hiện nay cho các nhà khoa học, nghệ sĩ và nhà hoạt động nhân quyền, mà họ đang bị truy bức tại Trung Quốc. Nghị sĩ Kai Gehring, Phát ngôn viên của đảng Xanh về chính sách đại học, cũng lên tiếng hôm thứ Sáu yêu cầu “quan sát nghiêm trọng” các viện Khổng Tử này. Hôm thứ Sáu, tờ Bild, nhật báo có nhiều độc giả nhất nước Đức, đã giật hàng tít “Trung Quốc do thám sinh viên Đức?” Và đảng Dân chủ tự do Đức (FDP) cảnh báo: “Viện Khổng Tử, cánh tay nối dài của chế độ Trung Quốc vươn tới các trường đại học ở Đức“. Bởi vì: “Các viện này được quản lý bởi bộ phận tuyên truyền của Đảng Cộng sản TQ“. Đức không nên quá thơ ngây khi tiếp xúc với Trung Quốc Tờ Bild cũng cho biết, nghị sĩ Frank Müller-Rosentritt (37tuổi), Phúc trình viên về Trung Quốc của khối đảng FDP, đã bổ sung rằng Đức và châu Âu phải khẩn trương từ bỏ sự ngây thơ của họ đối với chính sách đối ngoại bành trướng của Trung Quốc, “bất kể đó là sự tác động chính trị đến công việc nội bộ của các nước EU, hoặc là chủ đề thời sự về phát triển mạng 5G và có thể có sự tham gia của công ty nhà nước Huawei, hoặc ngay cả trong lĩnh vực khoa học“. Nguồn: https://www.google.com/amp/s/m.faz.net/aktuell/politik/ausland/berlin-bestaetigt-einfluss-von-chinas-staatspartei-auf-konfuzius-institute-16510688.amp.html https://www.google.com/amp/s/m.bild.de/politik/inland/politik-inland/propaganda-an-universitaeten-fdp-warnt-vor-chinesischen-instituten-66354216,view=amp.bildMobile.html Hiếu Bá Linh, tổng hợp -  
......

Chị Tố Nga (Bác sĩ Huỳnh Thị Tố Nga)

Phạm Minh Vũ   28.11.2019 - Trong phiên toà Xử kín chóng vánh sáng nay, Toà Án Tỉnh Đồng Nai đem 2 nhà hoạt động là Bác sỹ Huỳnh Thị Tố Nga và Huỳnh Minh Tâm ra xét xử về tội “làm, tàng trữ, tán phát hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam". Kết thúc phiên toà Anh Tâm bị tuyên án 09 năm tù giam. Bác sỹ Tố Nga bị 05 năm tù giam.  Anh Huỳnh Minh Tâm và gia đình Bác Sỹ Tố Nga là Fber có tên Selena Zen hay Diệu Hằng, mới 36 tuổi. Chị là bác sĩ phòng xét nghiệm, khoa giải phẩu bệnh, tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Sài gòn. Chị bị bắt ngày 28-1 đầu năm nay, những bài viết của Chị mang đầy tính nhân văn của một xã hội dân chủ tiến bộ và sâu sắc. Chị Nga hay đưa ra các phản biện mang tính đóng góp xây dựng hướng tới một xã hội công bằng, bài viết đầy tính khoa học và Logic. Chị Nga hay lên tiếng bảo vệ chủ quyền, chống Trung cộng, Chị lo lắng hiểm họa trung cộng xâm lược VN một ngày không xa (điều này ngày càng rõ nét hơn), nhất là lên án các dự luật Đặc khu, luật An ninh mạng năm ngoái, phân tích thấu tình đạt lý. Một nhân sĩ trí thức như thế lại bắt bỏ tù thì một chế độ quá lưu manh, một người mẹ đơn thân có con nhỏ mà bị cầm tù cả 5 năm thì chế độ này quá bất nhân, vô đạo đức.  
......

Tập Cận Bình ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối

Ảnh AFP Manh Kim| Chưa bao giờ Tập Cận Bình ngập đầu giữa muôn trùng rắc rối bằng lúc này, từ vụ biểu tình Hong Kong đến “vụ án Huawei” rồi mới đây là vụ một điệp viên Trung Quốc đào thoát sang Úc khai nhiều tình tiết kinh thiên động địa và hôm nay thì sự kiện Tòa Bạch Ốc ký Đạo luật Dân chủ và Nhân quyền Hong Kong. Chưa hết, một mặt trận ít được chú ý nhưng rất quan trọng và ảnh hưởng dữ dội đến vai trò Trung Quốc tại Đông Nam Á. Đó là Đài Loan. Cần nhắc lại, trong báo cáo “Indo-Pacific Strategy Report - Preparedness, Partnerships, and Promoting a Networked Region” mà Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ công bố ngày 1-6-2019, Mỹ đã làm Bắc Kinh điên tiết khi lần đầu tiên gọi Đài Loan là “quốc gia”, thay vì công nhận lãnh thổ này là một tỉnh của Trung Quốc, như chính sách mà Bắc Kinh luôn yêu cầu thế giới “cấm được cãi”. Báo cáo trên có đoạn: “Vì các nền dân chủ Ấn-Thái Bình Dương như Singapore, Đài Loan, New Zealand và Mông Cổ là đáng tin, có năng lực cũng như là đối tác tự nhiên của Hoa Kỳ nên cả bốn quốc gia này đều đóng góp cho các sứ mạng của Mỹ khắp thế giới. Họ cũng đang thực hiện những bước tích cực trong việc duy trì một trật tự quốc tế mở và tự do”. Đây là điều chưa từng có tiền lệ. Trước đó, cũng có một vụ “kỳ cục” chưa tiền lệ nữa, khi John Bolton, với tư cách cố vấn an ninh quốc gia, đã gặp một trong những viên chức quốc phòng cao cấp nhất của Đài Loan – Tổng thư ký Hội đồng an ninh quốc gia Đài Loan Lý Đại Duy (David Lee) – vào đầu tháng 5 tại Washington. Đây là cuộc gặp đầu tiên của giới chức an ninh hàng đầu Mỹ-Đài Loan kể từ năm 1979. Nói đến chính sách ngoại giao Hoa Kỳ, vấn đề đạo luật, đặc biệt những đạo luật được Quốc hội đề xuất và chuẩn y, là rất quan trọng vì chúng không mang tính nhất thời mà có sức ảnh hưởng về chiến lược lâu dài. Cần nhắc lại, tháng 3-2018, Đạo luật du lịch Đài Loan (Taiwan Travel Act – TTA) với nội dung khuyến khích các cuộc gặp cấp cao giữa Mỹ và Đài Loan đã được phê chuẩn từ Tòa Bạch Ốc. Trước đó, ngoại giao Washington-Đài Bắc bị chi phối bởi Đạo luật quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act-TRA), vốn chỉ cho phép giới chức cấp thấp của Đài Loan gặp Mỹ. Gần một năm sau, tháng 5-2019, Hạ viện Hoa Kỳ lại chuẩn y Đạo luật bảo trợ Đài Loan (Taiwan Assurance Act-TAA), bày tỏ ủng hộ Đài Loan trước sức ép ngoại giao lẫn quân sự từ Bắc Kinh. Khuyến khích Đài Loan mua thêm “đồ chơi” quốc phòng cũng như tham gia các tổ chức quốc tế, TAA được Hạ viện thông qua với tỷ lệ 414/0! Tiếp đó, Ủy ban đối ngoại Thượng viện Hoa Kỳ cũng nhất trí thông qua (ngày 22-5-2019) dự luật ủng hộ Đài Loan “tái chiếm” vị trí quan sát viên trong Hội đồng Y tế Thế giới (cơ quan có quyền đề ra các quyết định của Tổ chức Y tế Thế giới-WHO), nơi đã không mời Đài Loan dự họp kể từ năm 2017 bởi sự cản trở từ Bắc Kinh. Một trong những “minh họa” rõ rệt nhất cho loạt diễn biến nóng hổi trong quan hệ Washington-Đài Bắc là một cơ quan ngoại giao của Đài Loan đặt tại Washington đã được đổi tên, từ “Hội đồng điều phối Bắc Mỹ” thành “Hội đồng Hoa Kỳ vụ của Đài Loan” (“Trú Mỹ quốc Đài Bắc kinh tế văn hóa đại biểu xứ”) vào cuối tháng 5-2019. Còn nữa, giữa tháng 6-2019, một thông điệp khác lại được Washington đưa ra mà giới nghiên cứu chính trị Đài Loan đã diễn giải theo chiều hướng tích cực cho họ. Đó là sự kiện tướng hưu Không quân Hoa Kỳ David Stilwell, người thông thạo tiếng Hoa và tiếng Triều Tiên, được Thượng viện chuẩn y vị trí trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á-Thái Bình Dương. Cùng với các đạo luật liên quan Đài Loan và bây giờ là Hong Kong, câu chuyện “đạo luật” từ nước Mỹ liên quan chính sách đối ngoại của họ cho thấy một điều: sức mạnh Quốc hội Hoa Kỳ. Họ không chỉ ảnh hưởng nguyên thủ của mình mà còn có thể làm nguyên thủ gần như bất kỳ quốc gia nào cũng ít nhiều ngán ngại. Tập Cận Bình có thể hô phong hoán vũ trong nước và Tập có thể so găng tay đôi với một nguyên thủ quốc gia khác nhưng Tập sẽ bất lực trong việc đối diện với một tập thể gọi là “Quốc hội Hoa Kỳ”.  
......

Tổng thống Trump ký luật nhân quyền cho Hong Kong, Trung Quốc tức giận

Hình minh hoạ. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm 20/11/2019 RFA| Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm thứ Tư, ngày 27/11 đã chính thức ký Luật Dân Chủ và Nhân Quyền cho Hong Kong, khiến Trung Quốc tức giận. Theo luật này, Hoa Kỳ có thể áp dụng cấm vận đối với các quan chức Trung Quốc và Hong Kong bị xác định vi phạm nhân quyền. Luật cũng yêu cầu Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hàng năm phải xem xét tình hình Hong Kong, đảm bảo khu vực này có được các tự do đặc biệt, nếu không Washington sẽ rút lại quy chế đặc biệt dành cho Hong Kong. Trong tuyên bố đưa ra khi ký ban hành luật, Tổng thống Trump phát biểu: “Tôi ký luật này là vì sự tôn trọng đối với Chủ tịch Tập Cận Bình, Trung Quốc và Hong Kong. Luật được đi vào hiệu lực với hy vọng là các lãnh đạo và các đại diện của Trung Quốc và Hong Kong có thể giải quyết được những khác biệt của họ một cách hoà bình dẫn đến hoà bình và thịnh vượng lâu dài cho tất cả” Việc Tổng thống Mỹ ký luật nhân quyền cho Hong Kong diễn ra vào giữa lúc Bắc Kinh và Washington vẫn chưa đạt được thống nhất trong các thảo luận về thương mại. Cho đến cuối tuần trước, Tổng thống Trump vẫn còn nói ông có thể sẽ không ký luật vì ông coi Chủ tịch Tập Cận Bình là bạn và ông phải cân bằng các lợi ích cạnh tranh trong quan hệ giữa hai nước. Tuy nhiên, hai dự luật về Hong Kong được Quốc hội Mỹ thông qua hồi tuần trước nhận được nhiều sự ủng hộ của các dân biểu và thượng nghị sĩ thuộc cả hai đảng. Vì vậy có những nhận định cho rằng Tổng thống Trump có rất ít lựa chọn. Ngay kể cả nếu Tổng thống Trump dùng quyền phủ quyết thì có nhiều khả năng luật cũng sẽ đi vào hiệu lực nếu Quốc hội biểu quyết với 2/3 số phiếu, vô hiệu hoá sự phủ quyết của Tổng thống. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã ngay lập tức có phản ứng, chỉ trích việc Tổng thống Trump ký thành luật là “can thiệp nghiêm trọng vào chuyện của Hong Kong, chuyện nội bộ của Trung Quốc, và vi phạm nghiêm trọng luật quốc tế và các tiêu chuẩn cơ bản trong quan hệ quốc tế”. Bộ Ngoại giao Trung Quốc gọi đây là hành động bá quyền và chính phủ Trung quốc cũng như người dân Trung Quốc phản đối mạnh mẽ việc này. Bắc Kinh tránh không nói gì đến các thảo luận về thương mại giữa hai nước khi lên án Hoa Kỳ dù trước đó đã rất mạnh mẽ đe doạ sẽ có các hành động đáp trả.  
......

Nhiều Dân biểu Thuỵ Sĩ nhận Bằng Thành Viên Danh Dự Đảng Việt Tân

  #Cosunam #ViệtTân Vào chiều ngày 20 tháng 11, 2019, Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam tổ chức buổi cơm gây qũy cho các gia đình Tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Trong đêm đó, có sự hiện diện khoảng 100 thân hữu. Về phiá quan khách người Thụy Sĩ, có sự hiện diện của 2 vị bộ trưởng tiểu bang Geneva, ông Pierre Maudet và Ông Serge Dal Busco, cũng như ông thị trưởng thành phố Grand Saconnex Jean-Marc Comte và môt số tổ chức phi chính phủ như ACAT (Tổ chức Thiên Chúa Giáo đòi bãi bỏ nạn tra tấn,Thuy Sĩ). Về phiá quan khach Việt Nam có sự hiên diện của các hội đoàn điạ phương và đặc biệt có sự hiện diện của nhà giáo Phạm Minh Hoàng đến từ Paris. Nhân dịp này, nhà giáo Phạm Minh Hoàng đã trình bày, tóm lươc và nói lên hậu quả của thảm hoạ môi trường tại miền Trung Việt Nam do công ty Formosa gây ra. Hằng năm, cứ vào dịp cuối thu thì Ủy Ban Thụy Sĩ Việt Nam Cosunam tổ chức buổi cơm gây quỹ cho các gia đình Tù nhân lương tâm tại Việt Nam. Đây cũng là dịp để người Thụy Sĩ, đặc biệt là chính giới Thụy Sĩ có cơ hội cập nhật tình hình tại Việt Nam, trao đổi với những cựu Tù nhân lương tâm để mắt thấy tai nghe những câu chuyện thật của họ. Và cũng là dịp cho người Việt chúng ta cảm ơn những người bản xứ, trong nhiều năm qua đã yểm trợ chúng ta trong công cuộc đấu tranh cho nhân quyền, cho dân chủ tại Việt Nam. Một số dân biểu cũng đã đến VN để tìm hiểu về thực trạng nhân quyền và gặp gỡ ủy lạo cac gia đình của các Tù nhân lương tâm. Trong tinh thần này, Đảng Việt Tân đã trân trọng trao tặng 6 vị dân biểu Thuỵ Sĩ, Bằng Thành viên Danh Dự của Đảng Việt Tân. Xem hình ảnh buổi tổ chúc https://www.youtube.com/watch…  
......

Ngày Chủ Nhật huy hoàng dành cho Hồng Công

Doan Don Nguyen|   Thật ngưỡng mộ Thế hệ trẻ Hồng Công. Những tháng ngày qua họ đã anh dũng và ngoan cường tranh đấu cho một nền Tự do và Dân chủ trên chính Quê hương, mảnh đất mà họ đang học tập và sinh sống. Nhiều bạn trẻ đã đổ máu, hy sinh thân mình và rất nhiều người còn trong chốn lao tù.   Và đến hôm nay họ đã đạt được thành công tốt đẹp Trong cuộc bầu cử tự do vào ngày Chủ nhật 24.11.2019 vừa qua để bầu ra lãnh đạo mới. Phe Dân chủ của họ đã thắng áp đảo với tỷ số 90 % số ghế. Chiếm quyền lãnh đạo và kiểm soát ở 17 trong tổng số 18 Quận.   Điều này đã nói lên rằng dân Hồng Công rất căm ghét Tầu Cộng và họ sẵn sàng trả giá đắt cho những gì họ mong muốn, đòi hỏi trước nanh vuốt của kẻ thù, dù bọn chúng có ác độc đến đâu. Đây cũng là bài học khai trí cho Thế hệ trẻ Việt Nam chưa biết gì về giá trị của 4 từ: TỰ DO DÂN CHỦ.   Báo Đức viết: "Chinas Staats- und Parteichef Xi Jinping wird möglicherweise einen anderen Satz im Kopf haben, wenn er auf Hongkong blickt: „Bombardiert die Hauptquartiere!“ Maos berühmt-berüchtigten Aufruf an die Roten Garden zu Beginn der sogenannten Kulturrevolution 1966."   Tạm dịch là: Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Tập Cẩm Bình khả năng sẽ có một câu nói khác trong đầu, khi ông ta nhìn về Hồng Công. Hẳn ông ta sẽ không kêu lên là:"Hãy dội bom xuống Quảng trường" như mệnh lệnh nổi tiếng và khét tiếng mà Mao đã từng kêu gọi, ra lệnh cho Hồng vệ binh lúc bắt đầu cái gọi là cuộc "Cách mạng văn hóa" vào năm 1966.   ...Và câu mệnh lệnh của Mao ngày ấy sẽ chỉ còn trớ trêu, tóm tắt lại được như sau: Weg mit der pekinghörigen Regierung, weg mit der pekinghörige Polizei, weg mit der pekinger Grundgesetz für Hongkong (Từ bỏ Chính phủ nô lệ cho Bắc Kinh, từ bỏ Công an nô lệ cho Bắc Kinh, từ bỏ Hiến pháp Bắc Kinh dành cho Hồng Công).   Báo Đức cũng kết luận rằng: Sự thất bại của Chính quyền độc tài Bắc Kinh trong cuộc bầu cừ tự do tại Hồng Công trong ngày Chủ nhật vừa qua đã gây lên sức công phá dữ dội trong Chính trường Tầu Cộng./.
......

Chúc mừng Joshua Wong (Hoàng Chi Phong) nhận Giải thưởng nhân quyền Westminster

......

USCIRF bảo trợ cho tù nhân lương tâm Nguyễn Bắc Truyển

USCIRF ra thông cáo bảo trợ cho nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển. Photo: USCIRF VOA Tiếng Việt| Uỷ Ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) vừa ra thông báo quyết định bảo trợ cho ông Nguyễn Bắc Truyển và đưa ông vào dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo. Ông Truyển là tín đồ Phật Giáo Hoà Hảo hiện đang thụ án tù 11 năm tại Việt Nam. Bà Anurima Bhargava, Uỷ viên của USCIRF, người mới thị sát Việt Nam vào tháng 9 vừa qua, là người đứng tên bảo trợ cho ông Truyển, theo thông cáo của USCIRF hôm 20/11. Việc giam cầm ông Nguyễn Bắc Truyển phản bác các tuyên bố của chính quyền Việt Nam là họ bảo vệ tự do tôn giáo. Bà Anurima Bhargava, Uỷ viên USCIRF “Việc giam cầm ông Nguyễn Bắc Truyển phản bác các tuyên bố của chính quyền Việt Nam là họ bảo vệ tự do tôn giáo”, bà Bhargava cho biết trong thông cáo. Nhà hoạt động Nguyễn Bắc Truyển và vợ là bà Bùi Kim Phượng, tháng 6/2016, Dòng Chúa Cứu Thế Tp. HCM. (Ảnh: Facebook Bùi Kim Phượng) “Tự do tôn giáo bao hàm bảo vệ những người vận động cho các nhóm tôn giáo bị thiệt thòi hoặc bị bách hại. Những người như ông Nguyễn Bắc Truyển lẽ ra phải được vinh danh vì các nỗ lực không mệt mỏi để cải thiện đời sống cho những người đồng bào của ông, nhưng thay vào đó, ông ấy đã bị tuyên án quá mức nặng nề và bất công. Ông ấy phải được trả tự do ngay nếu Việt Nam thực thi đúng đắn nghĩa vụ theo luật quốc tế”, theo thông cáo. Từ thành phố Hồ Chí Minh, bà Bùi Thị Kim Phượng, vợ của ông Truyển, nói với VOA về việc ông Truyển được USCIRF bảo trợ. “Được biết bà ủy viên USCIRF đứng ra bảo trợ cho anh Truyển là một điều rất mừng cho gia đình tôi. Rất là vinh dự vì anh đấy được bảo trợ trong chương trình Tù nhân Lương tâm Tôn giáo. “Những gì mà nhà nước Việt Nam cáo buộc anh Truyển là hoàn toàn vô căn cứ”. Khi nhận bảo trợ cho một tù nhân lương tâm tôn giáo, Ủy viên của USCIRF sẽ nỗ lực bằng mọi cách để yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho người được bảo trợ cũng như theo dõi tình trạng an nguy của người ấy khi còn đang ở trong tù. Dự án Tù nhân Lương tâm Tôn giáo do USCIRF thực hiện đã khởi động từ đầu năm 2017, và hiện có 15 tù nhân trên toàn thế giới, bao gồm cả ông Truyển, có tên trong danh sách này. Trước đây mục sư Nguyễn Công Chính và vợ là bà Trần Thị Hồng cũng đã được USCIRF bảo trợ và gia đình ông Chính đã định cư tại Hoa Kỳ vào tháng 7/2017. Trong chuyến thị sát tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam từ ngày 17-19/9 vừa qua, bà Bhargava đã gặp bà Bùi Thị Kim Phượng để tìm hiểu tình hình giam cầm của ông Truyển. Bùi Thị Kim Phượng (giữa), vợ của tù nhân Nguyễn Bắc Truyển, chụp hình cùng các thành viên của phái đoàn Ủy ban Hoa Kỳ về Tự do Tôn giáo Quốc tế, tháng 9 năm 2019, Việt Nam. Bà Kim Phượng chia sẻ với VOA: “Anh Truyển là người bảo vệ nhân quyền, trong đó có quyền tự do tôn giáo. Anh giúp đỡ cho đồng bào tôn giáo yếu thế, nhỏ lẻ, ít ai để ý tới. “Vào năm 2014, sau khi vợ chồng tôi bị trục xuất từ Đồng Tháp lên Sài Gòn, chúng tôi có làm thiện nguyện cho Văn phòng Công lý và Hòa bình để giúp các linh mục làm chương trình Thương phế binh VNCH; bên cạnh việc hỗ trợ cho Phật giáo Hòa Hảo, mà hiện nay anh Truyển là một tín đồ”. Ông Truyển, Chủ tịch Hội Ái hữu Cựu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo Việt Nam, bị chính quyền Việt Nam bắt giam từ tháng 7/2017 và bị tuyên án 11 năm tù vào tháng 4/2018 với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Trước đó, vào tháng 11/2006, ông Truyển bị bắt và giam cầm 3,5 năm tù với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước”.  
......

Trung quốc đang mắc nghẹn bởi cục vàng Hồng Kông

Đỗ Ngà| Năm 2014, chính quyền Bắc Kinh bắt đầu đưa ra quy tắc “Đảng cử dân bầu” cho Hồng Kông tựa mô hình Bắc Kinh đã áp dụng ở Đại Lục từ năm 1949. Theo đó người dân Hồng Kông chỉ được quyền bầu đặc khu trưởng theo danh sách ứng cử viên được ủy ban bầu cử chấp thuận. Mà ủy ban bầu cử này gồm 1.200 đều là những người thân Bắc Kinh. Nói thẳng ra là Trung Quốc muốn biến hành pháp của Hồng Kông thành một nhánh hành pháp của chính quyền Bắc Kinh thực thụ. Như ta biết năm 1984, Trung Quốc đã thỏa thuận với Anh Quốc rằng Hồng Kông sẽ được trả về cho Trung Quốc vào năm 1997 theo nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ”, nghĩa là Hồng Kông sẽ được hưởng “quyền tự chủ cao độ, ngoại trừ các vấn đề đối ngoại và quốc phòng” trong 50 năm. Thế nhưng đến năm 2014, nghĩa là chỉ mới sau 17 năm thì Trung Quốc đã gạt dân Hồng Kông ra khỏi vai trò quyết định người đứng đầu hành pháp. Thật sự Hồng Kông đã rơi vào họa độc tài sớm hơn kỳ hạn 50 năm rất nhiều. Chính điều này đã làm bùng phát Phong Trào Dù Vàng kéo dài đến hơn 3 tháng vào năm 2014. Như vậy câu hỏi đặt ra là, phía nào sẽ phải nhân nhượng? Về phía chính quyền Bắc Kinh, thì ngày 21 tháng 9 năm 2014 quốc hội nước này khẳng định người dân Hồng Kông chỉ được quyền bầu. Còn phía người dân Hồng Kông thì sao? Được biết, vào tháng 12/2014, những người biểu tình đã hô vang “Chúng tôi sẽ trở lại!” trước mặt cảnh sát ở trung tâm Hồng Kông. Vậy rõ ràng là cả chính quyền Bắc Kinh và dân Hồng Kông đều không chịu nhượng bộ. Điều này hứa hẹn Hồng Kông sẽ trở thành chảo lửa cháy mãi chứ không đễ bị dập tắt. Theo bài “4 điều cần biết về cuộc biểu tình ở Hong Kong” được đăng trên BBC Việt Ngữ ngày 15/06/2019 cho biết, kết quả khảo sát của Đại Học Hồng Kông cho thấy, chỉ có 15% người dân Hồng Kông nhìn nhận mình là người Trung Quốc còn lại đến 85% nói rằng họ là người Hồng Kông. Trong khi đó cũng theo khảo sát trường này cho biết, chỉ có 3% trong giới trẻ từ 18 đến 29 là thừa nhận mình là người Trung Quốc còn lại đến 97% chỉ nhận mình là người Hồng Kông. Như vậy sự văn minh và sự giàu có đã tách dân Hồng Kông rời xa đại lục về ý thức hệ. Mà nói đến ý thức hệ là không thể bị dập tắt một sớm một chiều được. Với 28 năm còn lại trong 50 năm dân Hồng Kông được hưởng quy chế dân chủ theo mô hình Anh Quốc, thì có thể nói ĐCS Trung Quốc không thể làm dân Hồng Kông đổi ý được. Rõ ràng trong khảo sát của Đại Học Hồng Kông đã chứng minh rằng, lớp hậu sinh của dân Hồng Kông có ý thức muốn tách rời Hồng Kông khỏi đại lục mãnh liệt hơn. Điều này chắc chắn sẽ làm cho chính quyền Bắc Kinh gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề Hồng Kông trong tương lai. Với dân Trung Hoa đại lục, ĐCS Trung Quốc đã dùng sự giết chóc để triệt biểu tình ở Thiên An Môn, đồng thời nhờ sự tàn ác đó mà chính quyền này cũng làm dân của họ sợ hãi mà không dám biểu tình nữa. Và cho đến nay họ đã thành công. Người dân Hồng Kông hoàn toàn khác người dân đại lục, ấy vậy mà để đối phó biểu tình ở Hồng Kông, ĐCS Trung Quốc vẫn dùng cách giết người để khủng bố tinh thần. Để đối phó với tình hình biểu tình lan rộng và dai dẳng, ĐCS Trung Quốc vẫn chỉ biết giết, có điều là lần này họ giết tỉa chứ không giết hàng loạt. Đã 30 năm mà chính quyền Trung Quốc vẫn dùng lại cách cũ cho 2 đối tượng khác nhau rất xa về ý thức hệ, thì điều đó cho thấy ĐCS Trung Quốc đang bế tắc trong giải pháp. Như ta thấy, năm 2014 dân Hồng Kông biểu tình 3 tháng thì đến năm 2019 họ biểu tình đến 6 tháng mà chưa dứt. Đây là câu trả lời rõ ràng của dân Hồng Kông, rằng họ không nhân nhượng. Chính quyền Trung Quốc bế tắc trong giải pháp nhưng vẫn quyết không khoan nhượng, điều này cho thấy một viễn cảnh thật u ám cho nhân dân Hồng Kông. Cho đến giờ, không có dấu hiệu nào cho thấy dân Hồng Kông chịu khuất phục. Hiện nay, mặc dù dân đại lục đang thờ ơ như dân Việt Nam, nhưng nếu cái ác của chính quyền Bắc Kinh cứ diễn ra ngày một kinh tởm, dân đại lục chứng kiến dân Hồng Kông chịu đựng đau thương ngày một khủng khiếp, thì cũng rất có thể, lửa từ Hồng Kông cũng sẽ bén sang đại lục. Năm 1997, khi Anh Quốc trao trả Hồng Kông về Trung Cộng có nghĩa là người Anh đã trả cho Bắc Kinh cục vàng to tướng. Cục vàng này đáng lý ra nó phải được đánh bóng và gia công thành những món hàng giá trị hơn thì ngược lại, ĐCS Trung Quốc lại đem cho vào mồm nuốt. Và kết quả là chính cục kim loại quý này đang làm ĐCS Trung Quốc mắc nghẹn, giờ nuốt không trôi mà lấy ra cũng không được. Khi sự bế tắc xuất hiện thì điều đó cũng có nghĩa là thời xuống dốc của anh đã bắt đầu. Hôm nay anh bế tắc việc A, ngày mai anh bế tắc việc B, và ngày mốt anh lại bế tắc việc C vv… thì cái đích cuối cùng anh sẽ đi về đâu? Tàn! Chắc chắn là vậy. Khi kết thúc chu kỳ thành công thì bộ máy chính quyền sẽ đổi chủ để khắc phục sự khó khăn của chính quyền cũ và khởi động một chu kỳ thành công mới. Đó là quy luật thay đổi để tiến bộ trong thể chế dân chủ. Còn trong thể chế độc tài thì sao? Khi độc tài kết thúc chu kỳ thành công sẽ đến cái đích tàn lụi, chính vì thế mà không có triều đại độc tài nào vững bền dù lúc hưng thịnh nó rất mạnh. Lịch sử đã chứng minh rồi, Trung Quốc chỉ có tiến vào thời kỳ khó khăn và tàn phá trước khi sụp đổ mà thôi. Đó quy luật tất yếu./.  
......

Joshua Wong bị cấm đi Anh nhận Giải thưởng nhân quyền Westminster

©Lucy Nguyen lược dịch| Joshua Wong được quốc hội Anh trao Giải thưởng Westminster về nhân quyền và dự định sẽ rời Hong Kong 20 ngày vào tuần tới để nhận giải tại Cung điện Westminster 12/12, đồng thời tham gia các phiên họp của quốc hội Anh và phát biểu tại 6 nước châu Âu.   Tuy nhiên, ngày 19/11 Wong bị Thẩm phán Esther Toh của Tòa án Tối cao Hong Kong bác đơn xin thay đổi các điều kiện bảo lãnh và gỡ lệnh cấm xuất cảnh; do dính cáo buộc tổ chức hội nghị trái phép bên ngoài trụ sở cảnh sát quận Wan Chai hồi 21/6/2019. Bà Toh còn nói rằng, thay vì tới Anh, Wong nên ở lại Hong Kong để giúp ổn định đặc khu!   Joshua Wong vừa đăng tải trên FB cá nhân bức thư! ------   “Xin lỗi tất cả người dân Hong Kong!   Theo lịch trình, tôi được quốc hội châu Âu, quốc hội Mỹ, quốc hội Ý, quốc hội Đức và hạ viện Anh mời đi đi 6 nước theo lịch trình 20 ngày với các hoạt động tham dự các buổi diễn thuyết, điều trần, hội thảo.   Do vậy, tôi đã làm việc với tòa án Hong Kong để thay đổi các điều khoản bảo lãnh và chuẩn bị cho chuyến đi, nhưng đã bị tòa án từ chối.   Hôm nay, thẩm phán của tòa án tối cao cũng tiếp tục từ chối phê duyệt cho tôi rời Hong Kong và tuyên bố tôi có thể diễn thuyết qua video call, không cần thiết xuất ngoại.   Tôi không rõ làm cách nào qua video call mà có thể nhận được giải thưởng phía Anh dự kiến trao cho tôi. Ngoài ra, từ khi thành lập Oxford Union năm 1823 đến nay, chưa có khách mời nào lại diễn thuyết qua video call cả.   Tòa án tối cao còn buộc tội tôi có ý định bỏ trốn. Đây là một cáo buộc chính trị, vì sau chuyến thăm Đức, Mỹ và Đài Loan hồi tháng 9 vừa qua, tôi vẫn quay về Hong Kong tiếp tục dự phiên điều trần. Vì vậy, việc thẩm phán nghi ngờ tôi có động cơ bỏ trốn là không có căn cứ.” ©Lucy Nguyen lược dịch.  
......

Thượng Viện Mỹ thông qua dự luật Dân Chủ Nhân Quyền Hồng Kông

Người biểu tình Hồng Kông nay có thêm hậu thuẫn từ Quốc Hội Hoa Kỳ. (Hình: Getty Images) WASHINGTON DC (NV)| Thượng Viện Hoa Kỳ vào cuối buổi chiều Thứ Ba, 19 Tháng Mười Một, 2019 vừa bỏ phiếu thông qua dự luật nhằm bảo vệ nhân quyền ở Hồng Kông giữa lúc Trung Quốc đang cố trấn áp làn sóng biểu tình làm tê liệt lãnh thổ này nhiều tháng nay. Dự luật có tên là “Đạo Luật Dân Chủ và Nhân Quyền Hồng Kông”, được tất cả thượng nghị sĩ thông qua trong cuộc bỏ phiếu miệng. Tiếp theo, dự luật này sẽ được chuyển sang Hạ Viện. Trước đó, Hạ Viện đã thông qua bản dự luật riêng của mình về vấn đề này. Hai viện sẽ làm việc với nhau để giải quyết những khác biệt trước khi gửi dự luật cho Tổng Thống Donald Trump xem xét ban hành. Ông Marco Rubio, Thượng nghị sĩ Cộng Hòa, nhấn mạnh: “Người dân Hồng Kông đang chứng kiến nỗ lực đều đặn làm xói mòn nền tự trị cũng như các quyền tự do của họ.” Ông Rubio cũng cáo buộc Trung Quốc là “bạo lực và đàn áp.” Theo dự luật vừa được Thượng Viện thông qua, ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo sẽ phải xác nhận ít nhất mỗi năm một lần rằng Hồng Kông vẫn có đủ quyền tự trị để hưởng ưu đãi về thương mại của Hoa Kỳ, qua đó, giúp lãnh thổ này củng cố vị thế trung tâm tài chính của thế giới. Dự luật của cho phép Hoa Kỳ trừng phạt những giới chức nào vi phạm nhân quyền ở Hồng Kông. Là sóng biểu tình ở Hồng Kông nổ ra hồi Tháng Sáu và ngày càng bạo động. Do đó, thế giới đang lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ phản ứng mạnh tay để ngăn chặn bất ổn. Phát biểu sau khi thông qua dự luật, lãnh đạo đảng Dân Chủ ở Thượng Viện Chuck Schumer cảnh báo. “Chúng tôi vừa gửi thông điệp với chủ tịch Tập rằng: việc quý vị đàn áp tự do, cho dù ở Hồng Kông, Tây Bắc Trung Quốc hay bất cứ nơi nào khác, cũng đều không chấp nhận được. Quý vị không thể làm lãnh đạo tốt, quý vị không thể là cường quốc khi quý vị đàn áp tự do, khi quý vị quá tàn nhẫn với người biểu tình Hồng Kông, cả già lẫn trẻ.” (Th.Long)  
......

Tình hình EVFTA và IPA (1) hiện nay: các XHDS độc lập Việt Nam cần làm gì?

Thục-Quyên - boxitvn| Buổi điều trần của các NGO trước Tiểu ban Nhân quyền Nghị viện Âu châu DROI ngày 26.9.2019 Ngày 26.9.2019 Tiểu ban Nhân quyền DROI Nghị viện Âu châu nhiệm kỳ 9 đã mời ba tổ chức NGO đến Bruxelles điều trần (2) về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam, liên quan đến việc Quốc hội Âu châu đang xem xét có hay không phê chuẩn hai hiệp ước EVFTA và IPA . 1/ Đại diện cho tổ chức FIDH là bà Gaelle Desepulchre. Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền FIDH (trong đó có Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam/ ông Võ văn Ái) từng đưa đơn khiếu nại khiến Thanh tra Liên Âu khiển trách nặng nề Ủy ban Âu châu đã không đặt ra chính sách "Đánh giá Tác động Nhân quyền" trước khi hoàn thành hiệp định thương mại với VN. 2/ Đại diện cho tổ chức VOICE là ông Jacku Hon 3/ Đại diện cho tổ chức VETO! là ông Vũ Quốc Dụng. Tổ chức VETO! tháng 7+10/2018 đã liên tiếp gửi thư cùng lập trường chính thức (Position Paper) tới các dân biểu Quốc hội EU thuộc mọi đảng phái (nhiệm kỳ 8). Những đòi hỏi của VETO! đã được bà dân biểu Lochbihler, Phó chủ tịch tiểu ban nhân quyền DROI (nhiệm kỳ 8) đưa vào bản ý kiến của Tiểu ban NQ trong cuộc điều trần ngày 10/10/2018 (3)(4) của Ủy ban INTA, kéo theo việc trì hoãn cho tới hết nhiệm kỳ 8 Nghị viện ÂC không thể đưa EVFTA và IPA ra phê chuẩn. Sự việc Tiểu ban NQ mời những NGO kể trên đến điều trần ngày 26.9.2019 vừa qua cho thấy sự chuyển tiếp công việc giữa nhiệm kỳ 8 và nhiệm kỳ 9 của Nghị viện Âu châu hoàn toàn cẩn thận và đứng đắn, và các dân biểu nhiệm kỳ mới rất coi trọng vấn đề Nhân quyền. (Xin theo dõi video buổi điều trần (2)) Buổi họp của Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Âu châu INTA ngày 6.11.2019 ( (5) Xin theo dõi Video) Các dân biểu thuộc phái đoàn Ủy ban Thương mại Quốc tế Nghị viện Âu châu vừa qua thăm Việt Nam từ ngày 29 tới 31/10/2019 tường trình trong buổi họp này về những cuộc gặp gỡ trao đổi với các giới chức trong chính quyền VN, các đại diện các NGO Việt Nam, đại diện ILO và đại diện Hiệp hội Doanh nghiệp Âu châu tại VN (Eurocham). Được biết có 3 nhà hoạt động đã được mời gặp riêng phái đoàn, trong số đó chỉ có TS Nguyễn Quang A đưa tin trên FB của ông sau cuộc họp. Tôn trọng sự riêng tư, tên tuổi 2 vị kia sẽ không được nhắc tới trong khuôn khổ bài này. Theo tường trình của những dân biểu đã qua thăm VN, cả ba nhà hoạt động này đều nhắc đến tình trạng vi phạm nhân quyền ngày càng trầm trọng, nhưng không đặt điều kiện tiên quyết nhà nước Việt Nam phải có những hành động cụ thể như thả tù nhân lương tâm, tôn trọng quyền tự do hội họp, phê chuẩn công ước ILO 87 (Tự do liên kết và Bảo vệ quyền tổ chức)  v.v… trước khi Nghị viện Âu châu phê chuẩn EVFTA và IPA. TS Nguyễn Quang A đã xác nhận nguồn tin này là đúng, không có sự hiểu lầm về phía các dân biểu. Do đó, ngay sau buổi tường trình của các dân biểu, trong phần tranh luận, những dân biểu đồng ý với đề nghị nhanh chóng phê chuẩn thuận của ông Báo cáo viên của INTA, dân biểu Zahradil, đã liên tục đưa ra lập luận tất cả mọi tầng lớp xã hội VN đều mong muốn EVFTA và IPA được phê chuẩn, nhấn mạnh trên điểm kể cả những nhà hoạt động (activists). Ngoài ra EU còn phải nghĩ tới vấn đề cạnh tranh với Trung Cộng, Mỹ, Nhật, Đại Hàn… Những dân biểu không đồng ý việc nhanh chóng bầu cử phê chuẩn thuận chỉ còn đưa ra những lý do hoàn toàn phụ thuộc vào phía LMÂC như: 1- Việt Nam đã không tôn trọng hoặc tôn trọng rất ít những nghị quyết của Nghị viện Âu châu liên quan đến những vi phạm NQ tại VN ( cũng là vi phạm hiệp định hợp tác và đối tác toàn diện PCA). Phải chờ hành động cụ thể của VN chứng minh những điều VN hứa hẹn. (DB Kirton-Darling, DB Karlsbro) 2- VN đã tỏ thiện chí hứa hẹn một số những điều EU đòi hỏi. Nên dời ngày phê chuẩn, cho VN thời gian để thực hiện và đồng thời EU phải kiểm soát kết qủa (DB Hautala) 3- Nghị viện nhiệm kỳ 9 vừa thành lập. Các dân biểu cần thêm thời gian để tìm hiểu (DB Maurel). Các XHDS độc lập VN: hãy tìm những sơ sót của chính mình để sửa chữa, đừng than vãn đổ tội cho EU. 1/ Trước hết, muốn hoạt động liên quan đến EVFTA cần phải nghiên cứu, tìm hiểu phe đối tác để tránh lâm vào cảnh múa gió. Hiện nay đối tác cụ thể của Việt Nam (dù của nhà cầm quyền VN hay XHDS độc lập) là Nghị viện Âu châu. Phần công việc của ngành hành pháp (Ủy ban Âu châu và Hội đồng Âu châu) đã được coi như hoàn thành ngày 30/06/2019 với lễ ký hai hiệp định EVFTA và IPA tại Hà Nội. Trong suốt thời gian đàm phán, hoàn thành dự thảo, rà soát pháp lý, từ 2012 đến ngày ký, có cả thảy 8 cuộc đối thoại nhân quyền. Những lần đối thoại tại VN, phái đoàn EU, theo đúng bổn phận của họ, đều có gặp riêng trực tiếp những người đại diện các XHDS độc lập . Suốt hơn bảy năm, tình trạng vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam ngày càng trầm trọng, không hiểu sao không thấy những vị này lên tiếng phản đối cách làm việc không hiệu qủa của phái đoàn EU, không thấy XHDS độc lập VN lên tiếng chính thức phê bình những tuyên bố, thông cáo báo chí rỗng tuếch từ năm này qua năm khác của phái đoàn hay của ông Trưởng phái đoàn Liên minh Âu châu tại VN. 2/ Những ý kiến, đề nghị, phản đối… phải ngắn gọn, dựa trên những lý luận vững chắc, có cơ sở, và khi gửi tới Nghị viện Âu châu nên gửi tận tay những dân biểu có trách nhiệm liên quan. Ngoài ra, các dân biểu Nghị viện Âu châu chỉ có bổn phận lưu tâm đến những điều kiện phải có (dựa trên những hiệp định PCA, EVFTA và IPA) trước khi quyết định phê chuẩn EVFTA và IPA. Họ không liên quan gì tới tình trạng chính trị tại Việt Nam. Đó là việc của người dân Việt Nam. Những tình trạng liên quan gián tiếp như tham nhũng cần được chứng minh rõ ràng là sẽ có tác động xấu lên những chương trình thương mại. Nếu chỉ nói chung chung mà không có lý luận vững chắc thì không có tác dụng. 3/ Cần chú trọng đòi VN phê chuẩn công ước ILO 87. Nêu rõ ràng những điểm gian xảo trong bộ dự thảo luật Lao động vì chính quyền Việt Nam đang hứa hẹn với EU đưa những luật tương đương với công ước ILO 87 (quyền tự do liên kết) vào bộ luật Lao động mới, để khất việc phê chuẩn công ước phổ quát quan trọng này tới 2023. 4/ Cần liên lạc phản đối dữ dội với ông Chang-Hee Lee, giám đốc văn phòng Tổ chức Lao động Quốc tế tại Hà Nội vì văn phòng này ủng hộ nhà nước Việt Nam đẩy việc phê chuẩn ILO 87 ra xa nhất,  trong khi Tổ chức Lao động Quốc tế biết rõ hơn ai hết là phê chuẩn công ước 98 không có tác dụng gì cả nếu ILO 87 chưa được phê chuẩn. Những dấu mức thời gian quan trọng các XHDS độc lập VN cần phản ứng kịp thời. -Ngày 2-3/12/2019   Ủy ban Thương mại INTA mời đại diện của ILO và EUROCHAM đến tường trình. -Ngày  21/01/2020  Ủy ban INTA bầu chấp thuận bản ý kiến chung của ủy ban về vấn đề phê chuẩn EVFTA và IPA.Sau khi INTA biểu quyết thuận. -Sẽ quyết định ngày toàn thể Nghị viện biểu quyết phê chuẩn EVFTA và IPA vào tháng 2/2020. _________ (1) EVFTA: Hiệp định thương mại Tự do giữa Liên minh Âu châu và Việt Nam      IPA:  Hiệp định bảo hộ đầu tư. (2) Video điều trần:   https://www.europarl.europa.eu/ep-live/de/committees/video?event=20190926-0900-COMMITTEE-DROI (3) https://boxitvn.blogspot.com/2018/10/gia-tri-nhan-quyen-trong-buoi-ieu-tran.html#more https://baotiengdan.com/2018/10/17/gia-tri-nhan-quyen-trong-buoi-dieu-tran-ve-evfta/ (4) https://vietbao.com/a294480/loai-tru-tin-nhieu-lien-quan-toi-evfta (5) Video buổi họp INTA  https://www.europarl.europa.eu/ep-live/de/committees/video?event=20191106-0900-COMMITTEE-INTA
......

Phóng viên hiện trường: Cảnh sát Hồng Kông còn đáng sợ hơn ISIS

Enno Lenze nói rằng: “Tôi đã từng công tác tại chiến trường nhà nước Hồi giáo (ISIS) nhưng nếu so sánh, tôi sợ cảnh sát Hồng Kông hơn bởi vì họ khó mà có thể dự đoán được”. (Ảnh: Twitter) TinhHoa.net| Trước tình trạng lạm dụng bạo lực không ngừng gia tăng của cảnh sát Hồng Kông, mới đây, đích thân một phóng viên chiến địa độc lập của nước Đức đã chia sẻ cảm xúc của mình trên mạng xã hội, anh thẳng thắn tuyên bố hành vi của cảnh sát Hồng Kông là hoàn toàn không thể dự đoán được, khiến anh cảm thấy đáng sợ hơn cả tổ chức khủng bố ISIS. Sau khi cảnh sát Hồng Kông nổ súng bắn một người biểu tình ở cự ly gần và làm người đó bị thương nặng vào ngày 11/11, đã dẫn đến sự phẫn nộ và lên án của dư luận quốc tế. Enno Lenze, một phóng viên chiến địa độc lập của nước Đức, gần đây đã đến Hồng Kông để tiến hành công tác phỏng vấn, sau khi tận mắt chứng kiến hành động của cảnh sát Hồng Kông tại hiện trường của cuộc xung đột, anh cảm thấy thực sự phẫn nộ. Enno Lenze là phóng viên chiến trường từng một mình lui tới biên giới Syria, Iraq, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ để phỏng vấn, trên mạng xã hội anh đã viết cảm nhận của mình sau khi đến Hồng Kông. Enno Lenze gần đây đã đăng trên Twitter, nói rằng mình là một phóng viên đến từ Đức, bình thường rất hiếm khi nhận được nhiều “lời cảm ơn” từ những người được phỏng vấn như thế, nhưng ở Hồng Kông có rất nhiều người đã “cảm ơn” anh, điều này khiến anh ấy cảm thấy có chút khó tin. Anh nói, hiện nay tình hình Hồng Kông rất nghiêm trọng. Hồng Kông có rất nhiều người đã “cảm ơn” anh, cho thấy hiện nay tình hình Hồng Kông rất nghiêm trọng. (Ảnh: Twitter) Sau đó anh đã chuyển đề tài câu chuyện và viết rằng: “Tôi đã từng công tác tại chiến trường nhà nước Hồi giáo (ISIS) nhưng nếu so sánh, tôi sợ cảnh sát Hồng Kông hơn bởi vì họ khó mà có thể dự đoán được”. Trong một video mà Lenze chia sẻ với người hâm mộ trên Facebook đã từng nói rằng, trong lúc đang chụp ảnh cảnh sát Hồng Kông đuổi bắt người biểu tình, anh không ngờ một cảnh sát Hồng Kông đột nhiên không chịu đựng được các phóng viên phỏng vấn, giơ súng thẳng vào phóng viên có mặt tại hiện trường đe dọa, nhiều lần dùng súng bắn lựu đạn cay vào các phóng viên. Vào ngày 11/11, anh đã đăng một bài khác lên Facebook, nói rằng bản thân cũng bị cảnh sát tạm giữ trong thời gian ngắn. Anh viết rằng: “Hôm nay cảnh sát sẽ tiến hành kiểm tra quy mô lớn tất cả những người chụp hình và quay phim, các phóng viên còn phải bỏ các thiết bị phỏng vấn xuống để tự bảo vệ mình. (Cảnh sát) thật sự rất hung hăng, tình hình rất căng thẳng, tồi tệ hơn ngày hôm qua”. Lenze là một phóng viên chiến địa độc lập, thường xuyên đưa tin về tin tức tuyến đầu của cuộc chiến Trung Đông. (Ảnh: Twitter) Theo thông tin công khai, Lenze không chỉ là một phóng viên chiến địa độc lập, thường xuyên đưa tin về tin tức tuyến đầu của cuộc chiến Trung Đông, đồng thời anh còn là nhà hoạt động chính trị và doanh nhân. Ở Berlin, anh điều hành một nhà xuất bản, một bảo tàng và đã xuất bản ra những tác phẩm chuyên ngành của mình.   Được biết, ngoài việc quản lý các nhà xuất bản và bảo tàng, Lenze còn thường xuyên đi lại khu vực Kurdistan của Iraq để thực hiện công tác phỏng vấn. Khu vực này lân cận với Syria, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ thường xuyên xảy ra xung đột quân sự lớn nhỏ, nó cũng chịu đủ sự tàn sát bừa bãi của tổ chức khủng bố cực đoan ISIS. 德國戰地記者:港警比ISIS更可怕(中文字幕) https://www.youtube.com/watch?time_continue=17&v=N1-WIZUv_zc&feature=emb_logo https://m.tinhhoa.net/phong-vien-chien-dia-duc-canh-sat-hong-kong-con-dang-so-hon-isis.html?fbclid=IwAR31ldsIUN3Z-i87FTlCd3kbNhgkxwGb60oXAwMd8d_Dh1jH21Rwt06erlw    
......

Vì sao EU vội vã và dễ dãi ký kết EVFTA và IPA?

Phạm Chí Dũng -VOA| Cho đến nay, nhiều người vẫn không hiểu vì nguyên do đặc biệt nào mà một số quan chức của EU lại tỏ ra vồ vập Hiệp Định Thương Mại Tự Do Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA), luôn tìm cách thúc đẩy để hai hiệp định này được ký kết và phê chuẩn sớm nhưng lại không hề quan tâm đến khía cạnh mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thương mại EU - Việt Nam, và đặc biệt là không quan tâm đến cải thiện nhân quyền là nội dung nằm trong hai hiệp định này. Những dấu hỏi lớn Khác với cách đánh giá của chính quyền Việt Nam và một số quan chức EU cho rằng có EVFTA và IPA sẽ làm gia tăng đáng kể lợi ích kinh tế cho EU, thực tế đã chứng minh ngược lại: trong quan hệ thương mại song phương và đa phương giữa EU và Việt Nam trong nhiều năm qua, hầu như năm nào EU cũng phải nhập siêu từ Việt Nam đến 20 - 25 tỷ USD, và giá trị nhập siêu này ngày càng tăng theo thời gian. Nếu xét trên phương diện lợi thế so sánh về kinh tế, rõ ràng giá trị nhập siêu quá lớn này cho thấy EU không phải là đối tác được hưởng lợi đáng kể, mà ngược lại EU phải chịu thiệt thòi đáng kể trong giao thương với Việt Nam. Có chăng, chỉ là một nhóm nhỏ trong các doanh nghiệp của EU làm ăn với Việt Nam được hưởng lợi và hưởng lợi đặc biệt. Một dấu hỏi lớn bật ra: phải chăng nhiều dư luận từ trước tới nay là có cơ sở đáng tin cậy khi đề cập một số doanh nghiệp thuộc EU đã thông qua một số quan chức EU và người đứng đầu của Phái đoàn EU tại Việt Nam - ông Bruno Angelet (vừa hết nhiệm kỳ tại Việt Nam vào năm 2019) để vận động Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu, Hội đồng châu Âu và Quốc hội châu Âu cho ký kết và phê chuẩn EVFTA và IPA nhưng bỏ mặc tình trạng vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam? Và phải chăng luận điểm của một số quan chức EU cho rằng nếu không có EVFTA sẽ thiệt thòi lớn cho doanh nghiệp châu Âu chỉ nên hiểu là về thực chất, đó chỉ là sự thiệt thòi cho một nhóm nhỏ, chứ không phải tất cả, doanh nghiệp thuộc EU? EU bị Việt Nam coi thường và qua mặt Dù chưa rõ Phái đoàn EU tại Việt Nam đã từng tham mưu cho EU ra sao về EVFTA, IPA và tình hình nhân quyền ở Việt Nam, nhưng không ít người đã cho rằng vào thời ông Bruno Angelet làm Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, cơ quan này có lẽ là một trong những cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoạt động mờ nhạt nhất về nhân quyền Việt Nam, hầu như không có tác động nào đến chính quyền Việt Nam về cải thiện nhân quyền, còn cá nhân ông Bruno là tâm điểm của nhiều dư luận về việc ông ta quá gần gũi với giới quan chức trong chính quyền Việt Nam, thường nói tốt cho chính quyền này trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền. Tình trạng trên hẳn là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến hệ lụy là 8 cuộc đối thoại nhân quyền EU- Việt Nam trong những năm qua đã hầu như không có tác dụng gì. Có thể cho rằng đến 95% những khuyến nghị của EU về cải thiện nhân quyền đã bị chính quyền Việt Nam bỏ qua, sau khi hứa hẹn ngọt lịm. Một vài nội dung mà chính quyền Việt Nam thực hiện về nhân quyền chỉ là giới tính - một vấn đề vô thưởng vô phạt mà không làm ảnh hưởng gì tới chân đứng chính trị của chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam. Có một vài hoạt động mà có thể mang dấu ấn của EU như vận động chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai tù nhân lương tâm là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào năm 2018. Song chính quyền Việt Nam lại bắt bù, tức thả một người thì bắt lại và xử án tù từ 10 - 20 người bất đồng chính kiến khác. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019, khi chính thức áp dụng Luật An ninh mạng, cho tới nay chính quyền Việt Nam đã tống giam đến 18 người bất đồng chính kiến chỉ vì họ phải đối những chính sách bất công và của chính quyền và nạn tham nhũng của các quan chức chính quyền. Về thủ đoạn ‘bắt bù’ như thế, chính ông Tom Malinowsky - Trợ lý ngoại trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về dân chủ, lao động và nhân quyền, và là Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ - Việt vào năm 2015, là người nắm rất rõ và đã từng phải phản ứng ra mặt đối với thủ đoạn ấy. Cũng có những thông tin từ trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam về việc chính quyền này rất coi thường bản lĩnh của EU trong các cuộc đối thoại hàng năm EU - Việt Nam về nhân quyền. Rất thường là chính quyền Việt Nam chỉ cử một quan chức bậc trung (cấp vụ trưởng) và hoàn toàn không có thẩm quyền quyết định để gặp phái đoàn EU. Quan chức này đưa ra những hứa hẹn ngọt ngào mà có thể làm cho các thành viên đoàn EU hài lòng, nhưng sau đó Việt Nam không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện rất ít những khuyến nghị về nhân quyền của phái đoàn EU. Còn trong cung cách đối xử với bất đồng chính kiến trong nước, rõ ràng chính quyền Việt Nam đã làm ngược lại những khuyến nghị của EU. Sẽ ra sao nếu dễ dãi phê chuẩn EVFTA? Vào lúc này và khi thời điểm Nghị viện châu Âu xem xét bỏ phiếu EVFTA đang đến gần, có thể sẽ diễn ra vào tháng 2 năm 2020, chính thể độc tài ở Việt Nam đang tìm cách thúc giục EU sớm phê chuẩn EVFTA, nhưng sẵn sàng qua mặt EU thêm một lần nữa bằng những hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ hoàn toàn đầu môi chót lưỡi. Nhưng những bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền, cộng với tình trạng đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng leo thang của chính thể độc tài ở Việt Nam là một thực tế trần trụi và đau đớn mà nhiều nghị sĩ EU không nên bỏ qua khi cân nhắc bỏ phiếu có thông qua hay không Hiệp Định EVFTA và IPA. Một cái gật đầu dễ dãi của Nghị viện châu Âu đối với EVFTA và IPA sẽ phủ nhận toàn bộ bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam của chính cơ quan này, khiến uy tín lẫn hình ảnh của Nghị viện châu Âu bị giảm sút không ít trong đánh giá của cộng đồng quốc tế. Vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã từng thông báo hoãn việc ký kết EVFTA và IPA. Ngay trước sự kiện này là một thư kiến nghị của 18 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam đề nghị EU hoãn ký kết hai hiệp định thương mại do chính quyền Việt Nam hầu như không có sự thay đổi nào theo hướng tiến bộ về nhân quyền. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, khi chính quyền Việt Nam đưa Công ước 98 về lao động ra quốc hội nước này để phê chuẩn, dường như Hội đồng châu Âu đã hài lòng quá sớm, từ đó dẫn đến việc co quan này chấp thuận cho Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký kết EVFTA và IPA với Việt Nam vào tháng 6 năm 2019. Tuy nhiên thái độ quá dễ dãi và có phần vội vã của Hội đồng châu Âu đã có câu trả lời: từ đó đến nay, bức tranh đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xám xịt. 13 năm sau sự kiện “Việt Nam được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150,” kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm bớt đàn áp và bắt bớ giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế và được hưởng những điều kiện ưu đãi về vay tín dụng và viện trợ không hoàn lại của quốc tế. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu “bắt bù”. Các nhà tù Việt Nam chật kín tù chính trị với con số bị bắt và bị xử tù lên đến nửa trăm người mỗi năm. Còn lần này là EVFTA và IPA. Rất nhiều dấu hiệu trong thời gian gần đây cho thấy chính quyền Việt Nam đang chờ được Quốc hội châu Âu phê chuẩn EVFTA và IPA là sẽ ra tay, với cường độ cao hơn hẳn tình trạng ‘bắt hạn chế’ vào lúc này, để bắt bớ hàng loạt tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, đặc biệt là những người dám phản đối Việt Nam vào EVFTA do vi phạm nhân quyền, và tiếp tục xử án tù nặng nề các công dân yêu nước dám phản kháng Trung Quốc. Tháng 11 năm 2019, một lần nữa nhiều tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam đã gửi Thư ngỏ cho Chủ tịch quốc hội châu Âu và các cơ quan thuộc quốc hội này, đề nghị Nghị viện châu Âu hoãn việc phê chuẩn EVFTA và IPA cho đến khi các yêu cầu về nhân quyền đề ra được chính quyền Việt Nam đáp ứng.
......

Ván cờ cuối đầy rủi ro của Trung Quốc tại Hồng Kông

Minxin Pei / Phan Nguyên biên dịch| Dù sự leo thang bạo lực nhanh chóng ở Hong Kong đã đủ đáng sợ, nhưng mọi thứ có thể vẫn còn trở nên tồi tệ hơn nữa. Thông cáo của Hội nghị Trung ương lần thứ tư vừa kết thúc của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) khóa 19 cho thấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đang có kế hoạch thắt chặt sự kìm kẹp của mình đối với thuộc địa cũ của Anh bằng bất cứ giá nào. Ông Tập nên chuẩn bị để gánh chịu những phí tổn khổng lồ. Thông cáo bao gồm hai cam kết đáng lo ngại. Đầu tiên, chính quyền trung ương Trung Quốc sẽ “điều khiển và kiểm soát” (guanzhi) Hong Kong (và Ma Cao) bằng cách “sử dụng tất cả các quyền lực được trao theo hiến pháp và Luật Cơ bản”, bản tiểu hiến pháp xác định tình trạng của Hong Kong. Thứ hai, Trung Quốc sẽ xây dựng và cải thiện một hệ thống pháp lý và cơ chế thực thi để bảo vệ an ninh quốc gia tại cả hai đặc khu hành chính. Vài ngày sau hội nghị, kế hoạch của ĐCSTQ nhằm khẳng định quyền kiểm soát đối với Hong Kong trở nên rõ ràng hơn khi họ công bố toàn văn nghị quyết được Ủy ban Trung ương thông qua. Chính quyền trung ương Trung Quốc dự định thay đổi quy trình bổ nhiệm trưởng đặc khu và các quan chức chủ chốt của Hong Kong, đồng thời cải cách cách thức Ủy ban Thường vụ Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (tức Quốc hội) diễn giải Luật Cơ bản. Hơn nữa, Trung Quốc sẽ hỗ trợ tăng cường khả năng thực thi pháp luật của Hong Kong và đảm bảo rằng chính quyền thành phố sẽ ban hành các đạo luật để tăng cường an ninh quốc gia. Trung Quốc cũng sẽ làm sâu sắc hơn sự hội nhập kinh tế giữa Hong Kongg với đại lục và mở rộng các chương trình “giáo dục” để nuôi dưỡng “ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước”, đặc biệt là trong giới công chức và thanh niên. Mặc dù chi tiết của kế hoạch vẫn chưa được đưa ra, nhưng dường như các nhà lãnh đạo Trung Quốc có ý định bỏ qua Luật Cơ bản nhằm kiểm soát trực tiếp hơn việc bổ nhiệm các quan chức chủ chốt, làm suy yếu hoặc xóa bỏ nền độc lập tư pháp của Hong Kong, hạn chế tự do dân sự, và đàn áp bất đồng chính kiến, bao gồm thông qua truyền bá ý thức hệ. Nói cách khác, họ đã quyết định từ bỏ trên thực tế mô hình “một quốc gia, hai chế độ” mà Đặng Tiểu Bình hứa sẽ duy trì trong 50 năm sau khi Hong Kongg được trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải biết rằng họ sẽ gặp phải sự kháng cự mạnh mẽ. Trong khi một số bước ban đầu sẽ được thực hiện tại Bắc Kinh, các biện pháp thực chất nhất của kế hoạch sẽ phải được thực thi tại Hong Kong. Và nếu các cuộc biểu tình hiện tại cho thấy điều gì đó,  thì đó là việc người dân Hồng Kông sẽ không cam chịu mà thay vào đó sẽ chiến đấu tới cùng. Trên thực tế, Trung Quốc đã cố gắng để hội đồng lập pháp Hong Kong thông qua một đạo luật an ninh quốc gia trước đó, vào năm 2003, nhưng hơn nửa triệu cư dân đã xuống đường để phản đối, buộc chính phủ phải rút dự luật. Tương tự như vậy, Trung Quốc đã cố gắng vào năm 2012 để khởi xướng chương trình “giáo dục yêu nước” ở Hong Kong bằng cách thay đổi sách giáo khoa lịch sử, qua đó kích động một cuộc nổi dậy của phụ huynh và học sinh, buộc chính phủ phải lùi bước. Khi ĐCSTQ cố gắng kiểm soát toàn bộ Hong Kong, các cuộc biểu tình thậm chí còn lớn hơn, bạo lực hơn có nhiều khả năng xảy ra. Thành phố sẽ càng hỗn loạn và trở nên không thể kiểm soát. Nhưng đó cũng có thể là điều mà các nhà lãnh đạo Trung Quốc muốn: một cái cớ để triển khai lực lượng an ninh và áp đặt sự kiểm soát trực tiếp đối với Hong Kong. Theo nghĩa đó, Hội nghị Trung ương lần thứ tư có thể khởi đầu cho sự kết thúc của một Hong Kong như chúng ta từng biết. Điều mà Tập và ĐCSTQ dường như không hiểu là cách tiếp cận này sẽ làm tổn thương họ đến mức nào. Rốt cuộc, Trung Quốc có thể sẽ mất phần lớn sự kết nối với hệ thống tài chính toàn cầu khi các nước sửa đổi quan hệ của họ với một Hong Kong mới. Hiện tại, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua một dự luật mà nếu cũng được Thượng viện thông qua sẽ giao cho Bộ Ngoại giao đánh giá hàng năm để xác định liệu Hong Kong có đủ tự chủ nhằm được hưởng tình trạng giao thương đặc biệt theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ hay không. Khi chính quyền trung ương Trung Quốc chà đạp lên quyền của Hong Kong, nhiều nền dân chủ phương Tây – bao gồm cả những nước đã ngần ngại ủng hộ các nỗ lực của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhằm kiềm chế Trung Quốc – có khả năng sẽ ủng hộ các biện pháp trừng phạt kinh tế toàn diện. Rõ ràng rằng đây sẽ là một kết cục tàn khốc đối với ông Tập và ĐCSTQ, khi mà tính chính đáng của họ phụ thuộc vào sự tăng trưởng kinh tế liên tục và việc cải thiện mức sống. Nhưng ở một đất nước mà những người lãnh đạo hàng đầu không chấp nhận bất đồng chính kiến, có rất ít biện pháp tự vệ chống lại các chính sách tồi. Hai năm trước, Tập tuyên bố rằng vào thời điểm nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa kỷ niệm một trăm năm ngày thành lập vào năm 2049, đó phải là một “quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại vĩ đại” với một nền kinh tế tiên tiến. Hội nghị Trung ương lần thứ tư nhắc lại mục tiêu này. Nhưng nếu chính quyền trung ương Trung Quốc phản bội nghĩa vụ của họ với Hong Kong, mục tiêu đó có thể sẽ trở thành một giấc mơ xa vời. Minxin Pei là giáo sư ngành quản trị chính quyền của Đại học Claremont McKenna và là tác giả cuốn China’s Crony Capitalism. Minxin Pei Phan Nguyên biên dịch Nguyên bản Anh ngữ: “China’s Risky Endgame in Hong Kong”, MinxinPei, Project Syndicate, 13/11/2019. Nguồn: Nghiên Cứu Quốc Tế Bắc Kinh – ‘tiến thoái lưỡng nan’ ở Hong Kong  
......

Thư kiến nghị hoãn phê chuẩn EVFTA và IPA

Phạm Chí Dũng| Kính gửi: – Ông David Sassoli, Chủ Tịch Quốc Hội Âu Châu – Ông Bernd Lange, Chủ Tịch Ủy Ban Thương Mại Quốc Hội Âu Châu – Ông David MacAllister, Chủ Tịch Ủy Ban Ngoại Giao Quốc Hội Âu Châu – Bà Marie Aréna, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền Quốc Hội Âu Châu – Ông Tomas Tobé, Chủ Tịch Ủy Ban Phát Triển Quốc Hội Âu Châu – Các cơ quan thuộc Quốc Hội Âu Châu Tôi là Phạm Chí Dũng, nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam – một tổ chức xã hội dân sự độc lập và đấu tranh cho dân chủ nhân quyền, ra đời vào năm 2014 ở Việt Nam, với hơn 70 nhà báo tự do, hoạt động hoàn toàn độc lập về quan điểm và nội dung, không phụ thuộc vào chính quyền về đường lối quan điểm, nhân sự và tài chính. Hội Nhà báo độc lập Việt Nam và cá nhân tôi đặc biệt quan tâm đến Hiệp Định Thương Mại Tự Do giữa Liên Âu và Việt Nam (EVFTA) và Hiệp Định Bảo Vệ Đầu Tư (IPA) mà Liên minh châu Âu (EU) đã ký và có thể sẽ xem xét việc phê chuẩn với Việt Nam. Chúng tôi đã có rất nhiều bài viết nghiên cứu và phân tích, đăng trên trang web của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam là vietnamthoibao.org và nhiều trang mạng khác, nêu rõ quan điểm việc ký kết, phê chuẩn và triển khai hai hiệp định này cần được bắt đầu từ việc chính quyền Việt Nam phải cải thiện một cách có thể chứng minh được các vấn đề nhân quyền liên quan đến các công ước quốc tế về lao động, công đoàn độc lập, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do lập hội, xã hội dân sự, tù nhân lương tâm… Cho tới nay, tôi vẫn ngạc nhiên không biết vì nguyên do đặc biệt nào mà một số quan chức của EU lại tỏ ra vồ vập EVFTA và IPA, luôn tìm cách thúc đẩy để hai hiệp định này được ký kết và phê chuẩn sớm nhưng lại không hề quan tâm đến khía cạnh mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân thương mại EU – Việt Nam, và đặc biệt là không quan tâm đến cải thiện nhân quyền – là nội dung quan trọng nằm trong hai hiệp định này và cũng nằm trong tiêu chí của EU về tăng cường dân chủ ở các nước trên thế giới. Khác với cách đánh giá của chính quyền Việt Nam và một số quan chức EU cho rằng có EVFTA và IPA sẽ làm gia tăng đáng kể lợi ích kinh tế cho EU, tôi cho rằng thực tế đã chứng minh ngược lại: trong quan hệ thương mại song phương và đa phương giữa EU và Việt Nam trong nhiều năm qua, hầu như năm nào EU cũng phải nhập siêu từ Việt Nam đến 20 – 25 tỷ USD, và giá trị nhập siêu này ngày càng tăng theo thời gian. Nếu xét trên phương diện lợi thế so sánh về kinh tế, rõ ràng giá trị nhập siêu quá lớn này cho thấy EU không phải là đối tác được hưởng lợi đáng kể, mà ngược lại EU phải chịu thiệt thòi đáng kể trong giao thương với Việt Nam. Có chăng, chỉ là một nhóm nhỏ trong các doanh nghiệp của EU làm ăn với Việt Nam được hưởng lợi và hưởng lợi đặc biệt từ chuyện buôn bán này. Tôi tự hỏi phải chăng nhiều dư luận từ trước tới nay là có cơ sở đáng tin cậy khi đề cập một số doanh nghiệp thuộc EU đã thông qua một số quan chức EU và người đứng đầu của Phái đoàn EU tại Việt Nam – ông Bruno Angelet (vừa hết nhiệm kỳ tại Việt Nam vào năm 2019) để vận động Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu, Hội đồng châu Âu và Quốc hội châu Âu cho ký kết và phê chuẩn EVFTA và IPA nhưng bỏ mặc tình trạng vi phạm nhân quyền cực kỳ nghiêm trọng của chính quyền Việt Nam. Và phải chăng luận điểm của một số quan chức EU cho rằng nếu không có EVFTA sẽ thiệt thòi lớn cho doanh nghiệp châu Âu chỉ nên hiểu là về thực chất, đó chỉ là sự thiệt thòi cho một nhóm nhỏ, chứ không phải tất cả, doanh nghiệp thuộc EU? Vào tháng 10 năm 2018, ngay sau khi chính quyền Việt Nam phải cử một phái đoàn đến Bruxelles để điều trần về nhân quyền – EVFTA, ông Bruno Angelet – Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam – đã vào Sài Gòn và có một cuộc gặp với tôi và một luật sư nhân quyền là Lê Công Định. Khi đó, chúng tôi đã có phần hy vọng rằng rốt cuộc thì ông Bruno cũng bắt đầu chú ý tới việc cải thiện nhân quyền, khi trước đó ông ta hầu như rất ít gặp gỡ giới đấu tranh dân chủ nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng nội dung cuộc gặp này lại khiến chúng tôi hết sức thất vọng, vì ông Bruno trong khi hoàn toàn không đề cập gì đến tình trạng vi phạm nhân quyền của chính quyền Việt Nam và việc cải thiện nhân quyền, thì lại gợi ý với chúng tôi rằng Việt Nam đã có tự do ngôn luận, tự do báo chí nên đề nghị chúng tôi viết theo hướng ủng hộ việc ký kết EVFTA và IPA (cũng có thể được hiểu là chúng tôi nên hạn chế viết bài phản bác việc ký hai hiệp định này do chính quyền Việt Nam vi phạm nhân quyền). Tôi không biết Phái đoàn EU tại Việt Nam đã từng tham mưu cho EU ra sao về EVFTA, IPA và tình hình nhân quyền ở Việt Nam, mà chỉ biết rằng vào thời ông Bruno Angelet làm Trưởng phái đoàn EU tại Việt Nam, cơ quan này có lẽ là một trong những cơ quan đại diện ngoại giao của nước ngoài hoạt động mờ nhạt nhất về nhân quyền Việt Nam, hầu như không có tác động nào đến chính quyền Việt Nam về cải thiện nhân quyền, còn cá nhân ông Bruno lại là tâm điểm của nhiều dư luận về việc ông ta quá gần gũi với giới quan chức trong chính quyền Việt Nam, thường nói tốt cho chính quyền này trong khi né tránh các vụ đàn áp nhân quyền, đến mức ông ta bị xem là ‘thân chính quyền Việt Nam’. Điều này hẳn là một trong những nguyên nhân chính yếu dẫn đến hệ lụy là 8 cuộc đối thoại nhân quyền EU- Việt Nam trong những năm qua đã hầu như không có tác dụng gì. Chúng tôi có thể đánh giá rằng đến 95% những khuyến nghị của EU về cải thiện nhân quyền trong những năm qua đã bị chính quyền Việt Nam bỏ qua, sau khi hứa hẹn ngọt lịm. Một vài nội dung mà chính quyền Việt Nam thực hiện về nhân quyền và khoa trương với quốc tế chỉ là giới tính – một vấn đề vô thưởng vô phạt mà không làm ảnh hưởng gì tới chân đứng chính trị của chế độ độc đảng và độc tài ở Việt Nam. Có một vài hoạt động mà có thể mang dấu ấn đóng góp của EU như vận động chính quyền Việt Nam trả tự do cho hai tù nhân lương tâm là Luật sư Nguyễn Văn Đài và Blogger Nguyễn Ngọc Như Quỳnh vào năm 2018. Song chính quyền Việt Nam lại bắt bù, tức thả một người thì bắt lại và xử án tù từ 10 – 20 người bất đồng chính kiến khác. Chỉ tính riêng từ đầu năm 2019, khi chính thức áp dụng Luật An ninh mạng, cho tới nay chính quyền Việt Nam đã tống giam đến 18 người bất đồng chính kiến chỉ vì họ phải đối những chính sách bất công và của chính quyền và nạn tham nhũng của các quan chức chính quyền. Về thủ đoạn ‘bắt bù’ như thế, chính ông Tom Malinowsky – Trợ lý ngoại trưởng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ về dân chủ, lao động và nhân quyền, và là Trưởng đoàn đối thoại nhân quyền Mỹ – Việt vào năm 2015, là người nắm rất rõ và đã từng phải phản ứng ra mặt đối với thủ đoạn ấy. Chúng tôi cũng đã nghe được những nguồn tin từ trong nội bộ đảng cầm quyền ở Việt Nam về việc chính quyền này rất coi thường bản lĩnh của EU trong các cuộc đối thoại hàng năm EU – Việt Nam về nhân quyền. Rất thường là chính quyền Việt Nam chỉ cử một quan chức bậc trung (cấp vụ trưởng) và hoàn toàn không có thẩm quyền quyết định để gặp phái đoàn EU. Quan chức này đưa ra những hứa hẹn ngọt ngào mà có thể làm cho các thành viên đoàn EU hài lòng, nhưng sau đó Việt Nam không thực hiện, hoặc chỉ thực hiện rất ít những khuyến nghị về nhân quyền của phái đoàn EU. Còn trong cung cách đối xử với bất đồng chính kiến trong nước, rõ ràng chính quyền Việt Nam đã làm ngược lại những khuyến nghị của EU. Vào giữa tháng Mười Một năm 2018, Quốc hội châu Âu đã ban hành nghị quyết về nhân quyền Việt Nam mang số hiệu 2018/2925 (RSP). Đây là nghị quyết rất rộng và sâu, văn phong mạnh mẽ, đề cập đến hầu hết những vấn đề vi phạm nhân quyền ở Việt Nam trong các lĩnh vực lao động, tự do tôn giáo, tự do báo chí, tự do ngôn luận trên mạng Internet, tù nhân lương tâm… và yêu cầu chính quyền Việt Nam phải cải thiện nhân quyền ngay. Bản nghị quyết này đã gây ấn tượng mạnh và tạo nên hy vọng lớn trong giới đấu tranh dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam. Nhưng cho đến ngày 30 tháng Sáu năm 2019 khi hai hiệp định EVFTA và IPA được Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký với Việt Nam tại Hà Nội, chỉ mới một phần rất nhỏ trong toàn bộ nội dung của bản nghị quyết về nhân quyền này được phía Việt Nam đáp ứng. Trước yêu cầu phải ký 3 công ước quốc tế còn lại của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế (ILO), chính thể Việt Nam đã chỉ mang ra quốc hội bàn việc ký và phê chuẩn Công Ước 98 về thỏa ước lao động, là định chế mà về thực chất không có ảnh hưởng gì đến nền chính trị độc tài. Còn hai công ước quốc tế còn lại về lao động là Công Ước 105 về chống cưỡng bức lao động, và đặc biệt Công Ước 87 – công ước then chốt quy định bắt buộc về quyền của người lao động được tự do thành lập công đoàn độc lập – lại bị chính quyền Việt Nam treo đến năm 2023 hoặc năm 2025. Nhưng chẳng có gì chắc chắn là đến năm đó Công Ước 87 sẽ được ký và nhất là sẽ được thực hiện một cách nghiêm túc. Cần chú ý rằng trong quan điểm của chính quyền Việt Nam, công đoàn độc lập bị xem là ‘phản động’ nhất và khiến chính quyền này lo sợ nhất, vì Việt Nam luôn so sánh đồng dạng công đoàn độc lập với Công đoàn Đoàn kết cùng hành động ‘lật đổ chính quyền’ ở Ba Lan vào những năm 80 của thế kỷ XX. Việc Việt Nam kéo lùi thời điểm ký Công ước 87 về thực chất là một thủ thuật câu giờ và hy vọng sẽ làm cho EU và Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) nản lòng mà không đòi hỏi Việt Nam phải ký Công ước 87 nữa. Trong khi đó, việc Việt Nam sửa đổi Bộ Luật Lao Động và Luật Công Đoàn cũng trí trá và ma mãnh không kém khi dự thảo này tuyệt đối không đề cập đến khái niệm “công đoàn độc lập,” trong khi dựng lên một núi thủ tục hành chính để làm nản lòng những công nhân muốn tự tay thành lập công đoàn phi nhà nước. Cũng trong khi đó, không khí đàn áp nhân quyền ở Việt Nam vẫn đặc sệt như một thùng thuốc súng. Công an Việt Nam vẫn liên tiếp bắt bớ và hành hung dã man những người hoạt động nhân quyền và xã hội dân sự, bắt bớ và giam cầm từ nghệ sĩ làm phim về dân oan đất đai cho đến những phụ nữ chống BOT bẩn… Vẫn chưa có bất kỳ một dấu hiệu nào cho bất kỳ một “cải thiện nhân quyền” nào, dù chỉ mang tính mị dân hoặc để đối phó với cộng đồng quốc tế… Vào lúc này và khi thời điểm Nghị viện châu Âu xem xét bỏ phiếu EVFTA đang đến gần – có thể sẽ diễn ra vào tháng 2 năm 2020, chính thể độc tài ở Việt Nam đang tìm cách thúc giục EU sớm phê chuẩn EVFTA, nhưng sẵn sàng qua mặt EU thêm một lần nữa bằng những hứa hẹn ‘sẽ cải thiện nhân quyền’ hoàn toàn đầu môi chót lưỡi. EVFTA và IPA là đặc biệt cần cho Việt Nam, trong bối cảnh từ nhiều năm qua Việt Nam chỉ có thể xuất siêu sang thị trường EU (khoảng 20 – 25 tỷ USD/năm) và sang thị trường Hoa Kỳ (khoảng 35 – 40 tỷ USD/năm), nhưng lại phải nhập siêu lớn từ các thị trường khác như Hàn Quốc (khoảng 25 tỷ USD/năm) và đặc biệt là nhập siêu từ Trung Quốc (gần 50 tỷ USD/năm). Và trong bối cảnh ngân sách Việt Nam đang thiếu trầm trọng ngoại tệ để trả nợ nước ngoài… Vào lúc này, quá nhiều khó khăn kinh tế đã tích tụ và chồng chất để trở thành nỗi bế tắc được định dạng ngay trên gương mặt của đảng Cộng Sản Việt Nam. Nếu không khẩn cấp tìm ra lối thoát kinh tế và tài chính, chẳng mấy năm nữa đảng sẽ không còn tiền nuôi đội ngũ công chức viên chức lên đến gần ba triệu người, cùng một lực lượng vũ trang và bán vũ trang hoặc chỉ biết đàn áp quyền làm người của dân chúng, hoặc chỉ lo làm “kinh tế quốc phòng” mà chẳng hề bảo vệ ngư dân Việt trong lúc tàu Trung Quốc hùng hổ tấn công, hành hung và bắn giết. Trong toàn bộ bức tranh u tối kinh tế ở Việt Nam đương đại, EVFTA và IPA là lối thoát được Bộ Chính Trị đảng ở Việt Nam kỳ vọng nhất. Nhưng những bằng chứng không thể chối cãi về vi phạm nhân quyền, cộng với tình trạng đàn áp bất đồng chính kiến ngày càng leo thang của chính thể độc tài ở Việt Nam là một thực tế trần trụi và đau đớn mà nhiều nghị sĩ EU không nên bỏ qua khi cân nhắc bỏ phiếu có thông qua hay không Hiệp Định EVFTA và IPA. Một cái gật đầu dễ dãi của Nghị viện châu Âu đối với EVFTA và IPA sẽ phủ nhận toàn bộ bản nghị quyết nhân quyền Việt Nam của chính cơ quan này, khiến uy tín lẫn hình ảnh của Nghị viện châu Âu bị giảm sút không ít trong đánh giá của cộng đồng quốc tế. Vào tháng 2 năm 2019, Hội đồng châu Âu đã từng thông báo hoãn việc ký kết EVFTA và IPA. Ngay trước sự kiện này là một thư kiến nghị của 18 tổ chức xã hội dân sự quốc tế và Việt Nam đề nghị EU hoãn ký kết hai hiệp định thương mại do chính quyền Việt Nam hầu như không có sự thay đổi nào theo hướng tiến bộ về nhân quyền. Nhưng chỉ sau đó vài tháng, khi chính quyền Việt Nam đưa Công ước 98 về lao động ra quốc hội nước này để phê chuẩn, dường như Hội đồng châu Âu đã hài lòng quá sớm, từ đó dẫn đến việc co quan này chấp thuận cho Ủy ban Thương mại quốc tế châu Âu ký kết EVFTA và IPA với Việt Nam vào tháng 6 năm 2019. Tuy nhiên thái độ quá dễ dãi và có phần vội vã của Hội đồng châu Âu đã có câu trả lời: từ đó đến nay, bức tranh đàn áp nhân quyền ở Việt Nam ngày càng xám xịt. 13 năm sau sự kiện “Việt Nam được Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO) chấp thuận cho trở thành thành viên thứ 150,” kịch bản “vào trước, bắt sau” hầu như đang tái hiện ở Việt Nam. Vào năm 2006, chính thể Việt Nam đã nhún mình giảm bớt đàn áp và bắt bớ giới nhân quyền và bất đồng chính kiến để tiếp đón Tổng Thống Mỹ George Bush tại Hà Nội, và sang năm 2007 Việt Nam được Mỹ nhấc khỏi CPC (Danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo), tức được giảm cấm vận kinh tế và được hưởng những điều kiện ưu đãi về vay tín dụng và viện trợ không hoàn lại của quốc tế. Nhưng chỉ một năm sau đó, từ năm 2008 trở đi, công an Việt Nam liên tiếp gia tăng tống giam người bất đồng như một kiểu “bắt bù”. Các nhà tù Việt Nam chật kín tù chính trị với con số bị bắt và bị xử tù lên đến nửa trăm người mỗi năm. Còn lần này là EVFTA và IPA. Rất nhiều dấu hiệu trong thời gian gần đây cho thấy chính quyền Việt Nam đang chờ được Quốc hội châu Âu phê chuẩn EVFTA và IPA là sẽ ra tay, với cường độ cao hơn hẳn tình trạng ‘bắt hạn chế’ vào lúc này, để bắt bớ hàng loạt tiếng nói bất đồng chính kiến trong nước, đặc biệt là những người dám phản đối Việt Nam vào EVFTA do vi phạm nhân quyền, và tiếp tục xử án tù nặng nề các công dân yêu nước dám phản kháng Trung Quốc. Vì những lý do trên đã trở nên quá cấp bách, tôi tha thiết kiến nghị với Quốc hội Liên minh châu Âu hoãn phê chuẩn hai hiệp định EVFTA và IPA, cho tới lúc nào chính quyền Việt Nam có được những cải thiện nhân quyền có thể chứng minh được, và chứng minh đã tuân thủ một cách nghiêm túc nghị quyết nhân quyền Việt Nam số 2018/2925 (RSP) của Quốc hội châu Âu. Tôi chịu trách nhiệm về những thông tin, số liệu và nhận định trong thư kiến nghị này. Chân thành cám ơn các ông/bà trong Quốc hội châu Âu. Việt Nam ngày 10 tháng 11 năm 2019 Phạm Chí Dũng Nhà báo độc lập, Chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam Hiện sống ở thành phố Sài Gòn, Việt Nam Email: phamchidungthuongson@gmail.com —————————— English version: Vietnam, 10 November , 2019 PETITION TO POSTPONE THE RATIFICATION OF THE EVFTA AND IPA To: Mr. David Sassoli, President of European Parliament Mr. Bernd Lange, Chairman of European Parliament’s International Trade Committee Mr. David MacAllister, Chairman of the European Parliament’s Foreign Affairs Committee Mrs. Maria Arena, Chair of Subcommittee on Human Rights at the European Parliament Mr. Tomas Tobé, Chairman of Committee on Development European Parliament’s Departments Subject: Postponing the ratification of the EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and Investment Protection Agreement (IPA) I am Pham Chi Dung, independent journalist – Chairman of Independent Journalists Association of Vietnam (IJAVN). Founded in 2014, the association is an civil organization consisting of more than 70 journalists and operates independently. IJAVN and I keenly concern about the signed EU-Vietnam Free Trade Agreement (EVFTA) and Investment Protection Agreement (IPA) and their coming ratification. Having published many researches and posts on our website (www.vietnamthoibao.org ), we expect that the regime of Vietnam would improve its poor human rights records; ratify International Labour Organization (ILO) Convention 87 on the right to organize, 98 on collective bargaining, and 105 on the abolition of forced labor; respect the rights to freedom of press, religions and association; prisoners of conscience; etc as its commitments to the EU. I am wondering why some of EU representatives are too eager to have EVFTA and IPA ratified regardless of the EU trade deficit with Vietnam and human rights violations whereas human rights improvement is the core value of the agreements and also part of the EU’s supports to democracy around the world. The EU trade deficit with Vietnam widened annually and up to 20-25 billion dollars. As the trade deficit reflects, Vietnam is likely to be the main beneficiary of EU-Vietnam trade deals but not the EU. There might be only a small group of EU companies but not all EU business benefiting from the agreements. It is alleged that a number of particular EU business groups had the EVFTA and IPA lobbied by the former head of the Delegation of the European Union to Vietnam Bruno Angelet and some EU representatives, but neglect the serious human rights abuses of the Vietnamese government. In October 2018, after the hearing of Vietnam delegation on human rights – EVFTA in Brussels, the former head of the Delegation of the European Union to Vietnam Bruno Angelet had met with lawer Le Cong Dinh and me in Saigon. By then we did hope that Mr. Bruno Angelet would finally have paid attention to human rights situations in Vietnam since he had hardly met up with any right activists or dissidents. However, we were totally disappointed with the outcome of the meeting. Mr. Bruno Angelet did not mention the poor human rights records nor the need to improve human right situations. Instead, Mr. Bruno Angelet stated that Vietnam had granted freedom of press and expression, and then suggested that we should have written more articles to support EVFTA and IPA. In other words, we should not have published articles to oppose the agreements due to human rights violations. I have not known how the Delegation of the European Union to Vietnam advised the EU on EVFTA, IPA and human rights situation in Vietnam. However, during Ambassador Bruno Angelet’s tenure, the Delegation had put few pressure on Vietnamese regime to improve human rights situation. Ambassador Bruno Angelet himself seemed too closed to Vietnamese authorities, often praised the regime and hardly mentioned human rights violations. Some considered the Ambassador as a “ good friend of the Vietnam’s regime.” This might be one of the reasons that made the 8 EU-Vietnam human rights dialogues in the recent years fruitless. I estimated roughly 95% of the EU recommendations on human rights being ignored or offering false promises. The only progress in human rights is supporting LGBT community and it did not affect the one-party ruled system and dictatorship in the country. There are a number of activities that could mark the contribution of the EU as pressing Vietnam to released two prominent prisoners of Conscience – Nguyen Van Dai and blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh – in 2018. However, Vietnam intensified crackdowns against right activists and dissidents. Since the new Cyber Security Law came to effect in January 2019, Vietnam imprisoned 18 dissidents because they criticized the government and its corruption system. Assistant secretary of state for democracy, human rights and labor; and chairman of the US-Vietnam human rights dialogue in 2015 – Tomasz P. Malinowski knew clearly about this tactics and had opposed it. From private source, it is said that Vietnam does not highly evaluate the EU stance on EU-Vietnam human rights dialogues. During these dialogues, Vietnam delegation usually was led by the Director general of International Organisations Department of the Vietnamese Ministry of Foreign Affairs who were not able to make any decisions. The head delegation seems to make all the promises to smooth the EU delegation but only a few of the promises would be kept. Vietnam’s crackdowns on dissidents sent out the signals that Vietnam do not take the EU’s recommendations on human rights issues. In November 2018, European Parliament (EP) issued resolution on Vietnam, notably the situation of human rights (2018/2925(RSP)). The resolution addressed most of human rights violations in the country such as labor; freedom of religion, press, and expression on the internet, prisoners of conscience; and called for significant improvements. The local activists were impressed by the resolution and they were looking forwards changes in the political and right atmosphere. However, Vietnam had complied with only a minor part of the resolution by EVFTA and IPA were signed in Hanoi on June 30, 2019. Hanoi has so far ratified International Labour Organization (ILO) Convention 98 on collective bargaining; and set timeline for the ILO Convention 87 on the right to organize, and Convention 105 on the abolition of forced labor between 2023 and 2025. There is no detailed timeline for ratification or any guarantee that Hanoi will meet their commitments. Hanoi considers independent unions as “ reactionary” ideas because of the impact of Polish the trade union Solidarity on the fall of communist system in Poland in 1989. Vietnam’s delay in signing the 87th Convention is essentially a timeless trick and hopes to frustrate the EU and the International Labor Organization (ILO) without requiring Vietnam to sign the 87 Convention again. The term “independent trade union” is not included in the ongoing revision of Vietnam’s Labor Code and Trade Union Law but a complicated process for those who intend to found non state trade unions. The violations of human rights is intensive and Hanoi hardly made any improvements in its human rights records. The police harassed and imprisoned rights activists, from a film producer who made films about land grabs victims to a female anti-BOT activist. There has not been any sign of any “human rights improvement”, either demagogical or to deal with the international community … The EU Parliament (EP) might consider to vote for EVFTA in February 2020 and Vietnam tries to have the EVFTA ratified. But Vietnam might again come up with their false promises on human rights. Vietnam exported to the EU around 20-25 billion US and 35-40 billion US dollars to the U.S. Thus, the EVFTA and IPA are extremely important to Hanoi to balance its huge trade deficit with China and Korea which mounted to 50 billion US dollars and 25 billion US dollars respectively. And Vietnam is in need of foreign currencies to pay off its external debts. The communist regime currently encounters too many challenges. If Hanoi can not export more, they will not be able to afford the three million state-employees, the People’s army, and Civil Defense Force. It is likely that the army focus more on human rights violations or on “ economic activities” but not on defending the fishermen against China on the South China Sea. In the whole picture of economic gloom in contemporary Vietnam, the Political Bureau of the Central Committee Communist Party of Vietnam expects the EVFTA and IPA to increase the country’s GDP. However, MEPs should consider Vietnam’s crucial human rights violations, intensified dissidents crackdowns before voting for the agreements. Any haste or easy votes for the agreements will affect the EP’s human rights resolution on Vietnam and the EU’s image. The EU Council once postponed the ratification of the EVFTA and IPA in February 2019 after 18 NGOs called the EU to postpone consent to the agreements. A few months later, Vietnam deposit of the instrument of ratification of ILO Convention 98 (Right to Organise and Collective Bargaining Convention); and as a result, the EU and Vietnam signed the agreements on 30 June 2019. Hence, since then Vietnam again intensified rights crackdowns. Thirteen years after Vietnam became the 150th member of the World Trade Organization, Vietnam repeated its “tactics”. In 2006, Vietnam made some progress on human rights to host the U.S. President George Bush in Hanoi; and then Vietnam was removed from the CPC list and joined the World Trade Organization in January 2007. One year later, 2008, Vietnam imprisoned more dissidents and convicted up to 50 political prisoners annually. The regime is likely to jail more dissidents after the EU ratify the EVFTA and IPA. Prominent dissidents who opposes EVFTA due to Vietnam’s poor human rights records and those who stand up against China will receive heavy prison sentences. With all the above-mentioned reasons, I would like to call the EP to postpone the ratification of the EVFTA and IPA until the Vietnam’s regime fulfills its commitments on human rights and proves that Vietnam complies with the resolution 2018/2925(RSP) issued by the EP. I am fully aware of all the information, data, and comments represented in this letter. Thank you for your attention. Yours sincerely, Pham Chi Dung Independent Journalist, Chairman of Independent Journalists Association of Vietnam Living in Saigon city, Vietnam Email: phamchidungthuongson@gmail.com  
......

DB Hayes: Không bằng chứng khủng bố, cần áp lực CSVN tuân thủ chuẩn pháp lý

Dân Biểu Úc Chris Hayes| Thông Cáo Báo Chí Chris Hayes Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang Úc Châu – Khu Vực Fowler Ngày 13/11/2019 V/v: Ông Châu Văn Khảm “Thật đáng buồn khi thấy những sự vi phạm nhân quyền vẫn tiếp tục diễn ra khắp nơi trên thế giới, và cộng đồng chúng ta không thể tiếp tục làm ngơ”, Dân Biểu Chris Hayes nói. Vào Tháng Giêng năm nay, ông Châu Văn Khảm, 70 tuổi, một chủ tiệm bánh mì tại Bankstown đã về hưu, cũng là một nhà vận động nhân quyền, đã bị bắt giam tại TP.HCM, và mới đây đã bị kết tội “khủng bố” và bị tuyên án 12 năm tù giam bởi một toà án tại Việt Nam. “Vào đầu tuần này tôi đã tham dự một buổi họp liên quan đến ông Khảm với sự tham dự của hơn 200 người, và bà Khảm cũng hiện diện và hiển nhiên rất buồn khổ.” “Tôi được biết ông Khảm đã bị xét xử kín mà từ truyền thông đến thân nhân và bạn bè của ông Khảm đều không được phép tham dự.” “Thật đáng chán, nếu không muốn nói là đáng giận, khi thấy tình hình nhân quyền ở Việt Nam ngày một tồi tệ hơn, với việc đàn áp nhân quyền và những quyền tự do căn bản ngày càng gia tăng.” “Những người có đủ can đảm cất lên tiếng nói chống đối nhà cầm quyền Việt Nam đang bị cáo buộc những tội danh hình sự mơ hồ nhân danh an ninh quốc gia và bị tống giam không được xét xử công bằng, hoặc, trong nhiều trường hợp, không được cả luật sư biện hộ.” “Hơn nữa, họ đang phải đối đầu với tình trạng giam giữ và đối xử rất tồi tệ bởi nhà cầm quyền.” “Nhà cầm quyền Việt Nam đã cho thấy là họ không chịu tuân thủ pháp luật và sẵn sàng trấn áp, giam cầm và trục xuất những ai bênh vực những quyền con người căn bản nhất như tự do biểu đạt, quyền lập hội, quyền tự do tín ngưỡng, và quan trọng hơn cả, là sự bình đẳng trước pháp luật.” “Nhà nước giữ độc quyền chính trị, được hỗ trợ bởi một hệ thống tư pháp chỉ hành xử theo ý thích của nhà nước và không thực thi một nền công lý không thiên vị và không sợ hãi.” “Trường hợp của ông Khảm, một người ở tuổi 70, với tình trạng suy yếu sức khoẻ, từng bị nhập viện hai lần từ khi bị giam giữ tại Việt Nam, thật đáng quan ngại.” “Vì nhà cầm quyền CSVN không đưa ra được bằng cớ nào để minh chứng cho cáo buộc khủng bố, cộng đồng quốc tế cần phải khẩn thiết áp lực Việt Nam để bảo đảm là họ tôn trọng nhân quyền và nghiêm chỉnh tuân thủ tiến trình và chuẩn mực pháp lý,” Dân Biểu Chris Hayes phát biểu. Liên lạc: Chris Hayes MP 9726 3988 hay 0419 203 044 – www.chrishayesmp.com  
......

Khủng hoảng Hồng Kông: Phải chăng đã tới điểm không thể đảo ngược ?

Người biểu tình Hồng Kông giương ảnh người sinh viên 22 tuổi, qua đời sau cuộc đụng độ với cảnh sát, Hồng Kông, 09/11/2019. Reuters/Tyrone Siu Tú Anh - RFI| Một sinh viên Hồng Kông thiệt mạng, một thanh niên bị cảnh sát bắn trọng thương, một người ủng hộ Trung Quốc bị người biểu tình châm xăng đốt, cửa hàng Trung Quốc bị đập phá, truyền thông Bắc Kinh lại nói đến can thiệp quân sự trong khi Giáo hội Công Giáo lo ngại xung đột leo thang và có thêm nạn nhân mới nếu chính quyền không nhượng bộ. Từ thứ Sáu tuần trước, sau cái chết của sinh viên Alex Chow vì thương tích nặng trong bối cảnh xung đột với cảnh sát, bạo lực tại Hồng Kông gia tăng một cách đáng ngại. Trong tang lễ cũng như trong khuôn viên trường đại học của Alex Chow, xuất hiện những khẩu hiệu đòi trả thù. Hệ quả là lần đầu tiên từ khi phong trào chống dẫn độ biến thành việc chống Bắc Kinh chà đạp nguyên tắc « một nước hai chế độ », xảy ra nhiều vụ sinh viên Hoa lục bị sinh viên Hồng Kông hăm dọa.Theo AFP, căng thẳng được thấy rõ tại phần đông các trường đại học vào sáng thứ Ba. Trên những con đường dẫn về các trường đại học đều có người biểu tình chiếm lĩnh hoặc có các chướng ngại vật do các nhóm trẻ đeo mặt nạ hay khẩu trang dựng lên. Trường Bách Khoa náo loạn khi cảnh sát xông vào tìm bắt một nữ sinh viên tranh đấu. Vì lo sợ bị trả thù, nhiều sinh viên Hoa lục đã về nước cho dù mới tựu trường. Trong lúc đó, nhiều khu phố của Hồng Kông bị tê liệt vì hàng loạt hoạt động « xung kích ». Hệ thống chuyên chở công cộng gần như bị ngưng trệ trong ba ngày liên tiếp. Sự kiện làm cho dân Hồng Kông tức giận nhất là vừa xong tang lễ Alex Chow, vào sáng thứ Hai đã xảy ra vụ cảnh sát rút súng bắn vào bụng một thanh niên biểu tình 21 tuổi. Đoạn băng video đã thúc đẩy đông đảo dân Hồng Kông xuống đường phản kháng. Một phụ nữ chia sẻ với RFI : « Phải chăng Trung Quốc muốn tái diễn cuộc thảm sát Thiên An Môn ? ».   Vài giờ sau, một đoạn băng khác cho thấy một người đàn ông ủng hộ Bắc Kinh, sau một cuộc cãi vã, bị châm xăng đốt thành đuốc. Người bị bắn và người bị đốt đều đang được chăm sóc trong tình trạng hiểm nghèo. Hôm nay, từng nhóm thanh niên đeo khẩu trang lại tiếp tục tấn công hàng quán do người Trung Quốc làm chủ, lập chướng ngại vật cản trở lưu thông trên đường phố và đường sắt. Tại khu Trung Hoàn, nơi tập trung các công ty quốc tế và cửa hiệu sang trọng, vào giờ nghỉ trưa, hàng ngàn nhân viên tham gia một cuộc « mít-tinh » đột phát với khẩu hiệu kêu gọi « Đấu tranh cho Tự Do, Ủng hộ Hồng Kông ». Tình hình Hồng Kông đi về đâu ? Trước bầu không khí bạo lực này, các cường quốc Tây phương yêu cầu đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga « thỏa hiệp » với phong trào dân chủ. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ lên án « bạo lực ở cả hai phía ». Bộ Ngoại Giao Anh kêu gọi hai bên « đối thoại ». Tuy nhiên, Bắc Kinh, cũng như chính quyền đặc khu dường như vẫn từ chối nhượng bộ chính trị. Hôm thứ Hai, bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga khuyến cáo phe biểu tình « đừng mơ tưởng » có thể làm thay đổi chính trị. Tại Bắc Kinh, hai tờ báo phản ảnh quan điểm của đảng Cộng Sản Trung Quốc đe dọa dùng biện pháp mạnh. Bài xã luận của Nhân Dân Nhật Báo cho là « cảnh sát Hồng Kông hành động chừng mực còn thẩm phán thì quá rộng lượng ». Theo xu hướng này, Hoàn Cầu Thời Báo kêu gọi cảnh sát Hồng Kông « cần cứng rắn hơn » và có thể tin cậy vào « sự tiếp tay của lực lượng võ trang của Trung Quốc đóng tại Hồng Kông ». Máu sẽ đổ thêm ? Giáo hội Công Giáo Hông Kông, luôn hậu thuẫn dân chủ và nhân quyền, kêu gọi chính quyền lắng nghe yêu sách của phong trào dân chủ và làm sáng tỏ cái chết của Alex Chow. Trong một bài giảng, phụ tá tổng giám mục Joseph Hạ Chí Thành cảnh báo: « Trong một xã hội văn minh, không một người có lương tâm nào chấp nhận một nghi án như thế. Nếu sự thật không được phơi bày, tình hình Hồng Kông sẽ suy thoái thêm và sẽ có thêm nạn nhân trong tương lai ».    
......

Dân Biểu Canada lên tiếng cho ông Châu Văn Khảm trước phiên xử 11/11

Dân Biểu Canada Judy A. Sgro| Dân Biểu Canada, Bà Judy A. Sgro hôm 7 tháng Mười Một lên tiếng ủng hộ việc trả tự do cho ông Châu Văn Khảm vì ông vào Việt Nam mà không có hành vi nào nhằm phá hoại hay lật đổ. Bà dân biểu kêu gọi nhà cầm quyền Hà Nội cùng chính phủ Úc giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng sự việc. trái Dân Biểu Judy A. Sgro - Thủ Tướng Canada  Justin Trudeau. By Ryan Malonay Dưới đây là thư gởi Đại Sứ Quán Canda tại Việt Nam của Dân Biểu Judy A. Sgro. — 7 tháng Mười Một, 2019 Đại Sứ Quán Canada tại Việt Nam 31 Hùng Vương, Hà Nội, Việt Nam V/v Ông Châu Văn Khảm bị giam giữ và nhà cầm quyền Việt Nam phải trả tự do cho ông Tôi vừa có cuộc gặp gỡ với phái đoàn Việt Tân Canada về việc ông Châu Văn Khảm, một công dân Úc bị giam giữ tại Việt Nam. Ông Khảm bị bắt giữ vào tháng Giêng 2019 về tội danh nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, và bị giam giữ từ đó đến nay với lý do “quan ngại về an ninh quốc gia” viện dẫn bởi nhà cầm quyền Việt Nam. Thông tin do phái đoàn Việt Tân cung cấp cho biết là ông Khảm vào Việt Nam từ Campuchia để điều nghiên về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Trước khi bị bắt giữ, ông Khảm có gặp ông Nguyễn Văn Viễn, một nhà hoạt động xã hội dân sự và thành viên của Hội Anh Em Dân Chủ, một tổ chức hướng dẫn và huấn luyện người dân về các quyền căn bản. Ông Khảm bị bắt giữ lúc đó và bị nhà nước Việt Nam cáo buộc tội “lật đổ chính quyền”. Cùng lúc đó nhà nước Việt Nam cũng cáo buộc Việt Tân, một tổ chức chủ trương ôn hòa và bất bạo động, là một “tổ chức khủng bố trong nước”. Ông Khảm không phải là thành viên Việt Tân đầu tiên bị bắt giữ về những tội danh cáo buộc tương tự trong quá khứ, tuy nhiên việc giam giữ ông đến nay kéo dài lâu nhất. Vào tháng Mười 2010, một nhà hoạt động từ Melbourne, Úc Châu, Võ Hồng bị bắt giữ 10 ngày và bị thẩm vấn hàng ngày cho đến khi được trả tự do. Là cựu thành viên của Ủy Ban về Công Lý, Nhân Quyền, An Toàn Công Cộng và Chuẩn Bị Khẩn Cấp của Canada, tôi kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam, chính quyền Úc, và các bên khác giải quyết việc này một cách thỏa đáng và nhanh chóng. Tôi được biết là ông Khảm vào Việt Nam và không có hành vi nào nhằm ngăn cản, phá hoại hay lật đổ các tiến trình chính trị hiện đang diễn ra. Ông Khảm dự kiến sẽ ra tòa vào ngày 11 tháng Mười Một, 2019. Theo văn phòng của chúng tôi được biết, ông Khảm không được tiếp cận với luật sư biện hộ vì giới chức cho rằng tiếp cận với luật sư sẽ làm lộ mật của vụ xử án. Do đó, lá thư này là để hỗ trợ cho việc trả tự do cho ông Châu Văn Khảm đang bị giam giữ trái phép tại Việt Nam vì các hoạt động nhân quyền của ông. Xin liên lạc với văn phòng chúng tôi nếu quý vị có câu hỏi hoặc mối quan tâm. Kính thư, Dân Biểu Judy A. Sgro Humber River-Back Creek Toronto, Ontario Canada Nguồn: https://viettan.org/dan-bieu-canada-len-tieng-cho-ong-chau-van-kham-truoc-phien-xu-11-11/  
......

Lời cảnh báo

Đỗ Ngà| Thành Long vốn là con người lớn lên và trưởng thành ở đất Hồng Kông, nhưng ông ta đã quay lưng lại chính mảnh đất đã nuôi ông lớn lên, trao ông cơ hội thành đạt, và mang lại cho ông danh tiếng. Trong khi rất nhiều nghệ sỹ Hồng Kông sát cánh cùng người dân thì Thành Long lại ủng hộ thế lực độc tài Bắc Kinh giết chết thể chế dân chủ Hồng Kông – chính nền dân chủ này đã ươm mầm tài năng của ông. Có thể nói với dân Hồng Kông, Thành Long là một biểu tượng của sự phản bội. Còn với nhân dân Việt Nam, họ căm ghét ông này vì thái độ ủng hộ chính quyền Tập Cận Bình của ông ta. ĐCS Việt Nam hiện nay cũng là một biểu tượng của sự phản bội. Chính họ đã đưa đất nước vào tay kẻ thù truyền kiếp dân tộc, chính họ đã tước bỏ của nhân dân những gì nhân dân đáng được hưởng. Chính họ  nhiều lần tự ý thêm một ngôi sao trên cờ Trung Quốc khi tiếp đón lãnh đạo Trung Quốc để tỏ lòng thuần phục. Chính họ đã từng lén lút đem bản đồ hình lưỡi bò vào sách, chấp nhận phim có đường lưỡi bò ra rạp, và thậm chí năm 2014, bản đồ đường lưỡi bò còn được treo ngay phòng họp của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Thực ra kẻ tiếp tay cho Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam không phải Thành Long mà là ĐCS Việt Nam. Thành Long chỉ là kẻ ủng hộ chính quyền Bắc Kinh như bao người khác, nhưng có điều ông này là người nổi tiếng. Thành Long có ủng hộ Tập Cận Bình hay không thì Tập Cận Bình vẫn hành động như thế. Còn ĐCS Việt Nam thì khác, chính họ là kẻ đã mở cổng thành mời giặc vào nhà xơi từng món mà bao thế hệ nhân dân Việt Nam đã bỏ công sức ra xây dựng và gìn giữ. So với Thành long, ĐCS là kẻ đáng lên án hơn nhiều. Vì Thành Long không có khả năng làm cho dân Việt mất nước, mà chính ĐCS Việt Nam mới có khả năng đó. Thế nhưng dân Việt lại trút giận lên Thành Long, còn với ĐCS thì vẫn không có phản ứng gì. Qua sự phản ứng mãnh liệt của dân Việt Nam trước ông diễn viên này cho thấy, lòng yêu nước của dân Việt Nam vẫn còn đó, nhưng có điều chưa đủ lớn để họ dám đứng lên phản đối kẻ phản bội dân tộc đang lãnh đạo đất nước. Cũng qua hình ảnh này, chúng ta thấy dân Việt Nam cũng không phải hoàn toàn thờ ơ trước vận mệnh đất nước như ta tưởng. Họ vẫn có sự quan tâm, nhưng sự quan tâm của họ chưa đủ mạnh để vượt qua sợ hãi do CS gieo rắc. Và qua đây, chúng ta thấy chính sách thờ ngoại bang phản bội nhân dân mà ĐCS đang theo đuổi sẽ là tử huyệt đưa đến sự phẫn nộ vượt qua sợ hãi. Thái độ phản ứng của nhân dân trước kẻ ủng hộ thế lực cướp nước hôm nay như là lời cảnh báo. Kẻ phản bội nhân dân thì trước sau gì cũng đổ./.  
......

Kỷ niệm 30 năm ngày Bức tường Berlin sụp đổ

Bức tường Berlin sụp đổ vào lúc 10g45 đêm ngày 9 tháng Mười Một, 1989 khi hàng chục ngàn người dân Đông Đức tụ tập tại 6 trạm kiểm soát đòi công an biên phòng mở cổng để cho người dân Đông và Tây Berlin qua lại vì đã có lệnh bãi bỏ trạm kiểm soát vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày. Thật sự đây chỉ là tin đồn, loan tải sau cuộc họp báo của chính quyền Đông Đức về Luật Di Trú Mới nhằm nới lỏng các thủ tục du lịch chứ không phải cho qua lại tự do. Nhưng người dân Đông Đức vào lúc đó hiểu biện pháp nới lỏng của chính quyền Đông Đức là bước lùi trước sự kiện hàng chục ngàn dân Đông Đức bỏ chạy qua Tây Đức xin tỵ nạn. Biến cố sụp đổ bức tường Berlin đã đưa đến tan rã toàn diện 8 chế độ cộng sản tại Đông Âu gồm Ba Lan, Tiệp Khắc, Đông Đức, Albania, Bulgaria, Hungary, Romania, Nam Tư vào cuối năm 1989 và dẫn đến sự sụp đổ đế quốc Liên Xô vào năm 1990. Năm nay 2019 đánh dấu 30 năm biến cố Đông Âu, Ban Biên Tập trang Web Việt Tân giới thiệu ba bài viết nhìn lại biến cố này và so sánh với tình hình Việt Nam vẫn còn ngập chìm trong sự thống trị của chủ nghĩa cộng sản. Ban Biên Tập Web Viettan --------------------------------   ĐÔNG ÂU 1989 – 30 Năm Nhìn Lại Lý Thái Hùng   Không ai đoán được hiệu ứng Domino năm 1989*   Năm 1989, trận bão dân chủ đã thổi mạnh mẽ đến Đông Âu, quét sạch thành trì vô sản chuyên chính do Stalin xây dựng vào những năm sau Thế chiến Thứ hai. Chiến tranh lạnh chấm dứt và các dân tộc của vùng đất này đã được hồi sinh, vươn mình đứng dậy sau hơn bốn thập niên dài sống trong gọng kềm của chủ nghĩa cộng sản. Nhiều nhà phê bình nhìn lại thời kỳ này đã cho rằng việc đế quốc Liên Bang Xô Viết sụp đổ theo cách như đã xảy ra là điều tất yếu. Đa số cho rằng đó là trường hợp tiêu biểu của một đế quốc khi bành trướng quá rộng, khiến không còn đủ sức giữ những tiền đồn vừa xa, vừa đầy trắc trở. Nhìn lại thì người ta có thể nói như thế, nhưng nếu theo dõi những diễn biến đấu tranh khởi đi từ Công Đoàn Đoàn Kết ở Ba Lan vào thập niên 1980, đến những cuộc tuần hành với hàng trăm ngàn người xuống đường đòi tự do bị đàn áp dã man ở Tiệp Khắc, Đông Đức, Hungary hay Romania trong các năm 1987 và 1988, thì sự sụp đổ của chế độ cộng sản tại những quốc gia này không hề “tất yếu” chút nào. Nếu công an không xả súng vào họ để bảo vệ chế độ, thì lính Xô-Viết vẫn có thể bắn để bảo vệ đế quốc. Hồng Quân Liên Xô đã từng làm như thế vào các năm 1956 ở Warsaw và 1968 ở Praha. Hơn nữa, Hồng Quân Liên Xô có nửa triệu quân đóng tại Đông Âu, không phải là không thể ra tay. Nhưng rồi, cả một hệ thống, một đế chế, một khuôn mẫu đã bị quét sạch cùng với hàng trăm lãnh tụ vừa độc tài vừa bất tài, lại tham nhũng và độc ác. Điều may mắn cho nhân loại là các chuyển biến đã diễn ra trong một thời gian kỷ lục với rất ít bạo động, chỉ trừ vài ngày ở Romania. Khi nói tới biến cố Đông Âu, người ta gom chung để nói về tám nước chư hầu bị Liên Xô nhuộm đỏ sau Thế chiến Thứ hai, gồm: Ba Lan, Tiệp Khắc, Hungary, Bulgary, Đông Đức, Romania, Albania và Nam Tư. Nhưng trong thực tế, sự sụp đổ của khối Cộng sản tại Đông Âu đến từ ba cuộc đấu tranh rất đặc thù diễn ra lần lượt tại ba quốc gia: Ba Lan, Đông Đức và Tiệp Khắc, và từ đó tạo ra hiệu ứng Domino cho toàn khối Đông Âu. Các chuyển biến diễn ra quá nhanh, như lời Giáo sư Timothy Garton Ash, chuyên gia về lịch sử Trung Âu, nhận xét về tốc độ sụp đổ của các chế độ cộng sản: Ba Lan mất mười năm tranh đấu, Đông Đức tốn mười tuần, và Tiệp Khắc vỏn vẹn 10 ngày. ……………… ĐÔNG ĐỨC Cuộc đấu tranh tại Đông Đức mang nặng màu sắc quần chúng. Không có một lực lượng tiên phong nào lãnh đạo, kể cả không có một cá nhân nào trở thành một lãnh tụ như Lech Walesa ở Ba Lan hay Vaclav Havel ở Tiệp Khắc để điều hướng đám đông. Sở dĩ có tình trạng này là vì trong quá khứ, những người có thành tích đấu tranh mà bị đảng Cộng sản Đông Đức xem là nguy hiểm liền bị mật vụ của chế độ cô lập và bị đẩy đi sống lưu vong. Ngoài ra, cuộc đấu tranh tại Đông Đức được châm ngòi từ chính thái độ ngoan cố, tham quyền cố vị của Tổng bí thư Erich Honecker, muốn giữ ghế tổng bí thư muôn đời và không chấp những khuyến cáo thay đổi từ Điện Kremlin như ở Ba Lan hay Hung Gia Lợi. Nhân ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân địa phương vào ngày mồng 8 tháng 5, 1989, đa số cử tri Đông Đức đi bỏ phiếu đã gạch chéo những ứng cử viên do Mặt trận Quốc dân Đức (của đảng Cộng sản Đức) đưa ra, trong khi khoanh tròn một số ứng viên của năm tổ chức quần chúng không nằm trong Mặt trận Quốc dân. Ngoài ra, dựa vào Hiến Pháp công nhận quyền giám sát bầu cử của người dân, một số lãnh đạo tôn giáo và các nhà hoạt động về môi trường, xã hội yêu cầu chính quyền cho phép thành lập các tổ giám sát bầu cử tại những đơn vị bỏ phiếu, và chính quyền đã miễn cưỡng chấp nhận. Sau này, chính quyền Đông Đức mới hiểu ra rằng quyết định cho dân tự kiểm phiếu là một sai lầm tệ hại. Khi công bố kết quả bầu cử, những người giám sát lên tiếng ngay rằng kết quả đã bị chính quyền ngụy tạo. Con số họ có được về những cử tri không bỏ phiếu cho người của nhà nước khác xa con số chính thức. Họ cho biết, có từ 9% đến 10% bỏ phiếu chống. Trước sự kiện gian lận và tráo trở này, người dân đủ mọi thành phần đã cùng nhau tụ tập biểu tình tại những khu phố lớn. Ngày 12 tháng 5, 1989, một phái đoàn đại diện đoàn biểu tình đến trao thỉnh nguyện thư tại trụ sở Quốc hội để yêu cầu hủy kết quả bầu cử, nhưng đã bị lực lượng an ninh đàn áp dã man và bắt giữ 150 người trong đoàn biểu tình. Phẫn nộ trước sự đàn áp này, dân chúng tại Đông Bá Linh chính thức kêu gọi toàn quốc cùng xuống đường đòi công lý vào ngày 8 mỗi tháng. Dân chúng thủ đô Bá Linh biểu tình chống kết quả gian lận trong cuộc bầu cử Hội Đồng Nhân Dân Địa Phương vào đầu tháng 5, 1989, từ đó làm bùng nổ làn sóng biểu tình chống chính quyền ở khắp các thành phố lớn. Photo by WSWS.org Trong lúc phong trào chống bầu cử gian lận bùng nổ khắp nơi thì một biến cố khác cũng đã làm chấn động xã hội Đông Đức, đó là việc chính quyền Hung Gia Lợi cho mở cửa biên giới với nước Áo hôm mồng 2 tháng 5, 1989, cho phép người dân ở các quốc gia Đông Âu có thể vào lãnh thổ Hungary, rồi băng qua Áo để chạy sang các nước Tây Âu. Lợi dụng sự kiện hy hữu này, hàng ngàn gia đình người Đông Đức nhân dịp nghỉ hè từ tháng 6 đến tháng 8, đã tràn ngập các cửa khẩu ở biên giới với Hung Gia Lợi và Tiệp Khắc để xin vào các Tòa Đại sứ Tây Đức. Tại Praha, số người tỵ nạn quá đông; họ sống chen chúc trong tất cả mọi phòng ốc, không đủ chỗ để sinh hoạt, trẻ con không có chỗ để chạy chơi. Vì thế mà đích thân ngoại trưởng Tây Đức, ông Hans-Dietrich Genscher đã phải bay sang Đông Berlin để thương lượng với chính quyền Đông Đức sau khi đã thỏa thuận được với ngoại trưởng Liên Xô bên lề cuộc họp của Liên Hiệp Quốc. Kết quả là chính quyền Đông Đức đồng ý cho người tị nạn Đông Đức đi thẳng đến Tây Đức, thay vì đi vòng qua ngả Hungary hoặc Tiệp Khắc. Ngày 3 tháng 9, 1989 xe lửa chở 17 ngàn người Đông Đức băng qua Đông Đức để sang Tây Đức là một biến cố khởi đầu làm thay đổi cục diện nước Đức. Đây có thể coi như là ngày báo hiệu sự suy tàn của chế độ cộng sản Đông Đức, vì qua những hình ảnh di tản được truyền hình Tây Đức loan tải vào những giờ cao điểm, hầu hết người dân Đông Đức đã được xem với một tâm trạng chung: chế độ Cộng sản Đông Đức không còn tồn tại bao lâu nữa. Trong khi đó, Tổng bí thư Erich Honecker của Đông Đức lại bình chân như vại, không màng để ý đến làn sóng tỵ nạn vì cho rằng những người Đông Đức bỏ đi tị nạn là thành phần bất hảo và bị tuyên truyền sai trái. Lợi dụng kỳ nghỉ hè từ tháng 6 tới tháng 8, 1989, hàng ngàn người dân Đông Đức đã dẫn dắt nhau tràn qua biên giới Hung – Áo để xin tỵ nạn Tây Đức. Photo by Corbis Để biểu dương sức mạnh của Đông Đức trong bối cảnh khủng hoảng của khối cộng sản tại Đông Âu, Honecker đã đổ tiền và phương tiện tổ chức lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Cộng hòa Dân chủ Đức vào ngày 7 tháng 10, 1989 thật quy mô tại Đông Bá Linh, và mời rất nhiều lãnh tụ đảng cộng sản các quốc gia đến tham dự. Sự phung phí của Honecker đã làm cho dân chúng bất mãn nên hàng ngàn công nhân, sinh viên và giới trí thức đã liên tục tổ chức các cuộc biểu tình đòi Honecker từ chức. Mật vụ Đông Bá Linh đã ra tay đàn áp dã man, khiến hàng chục người thiệt mạng và hàng ngàn người bị bắt. Cuộc đàn áp này đã gây chấn động dư luận và chính Mikhail Gorbachev đã phải ngầm ra lệnh “lật đổ” Honecker. Một tuần lễ sau vụ đàn áp, một cuộc biểu tình quy mô khác được tổ chức tại thành phố Leipzig với hàng trăm ngàn người tham dự đòi Honecker từ chức. Trước áp lực này và nhất là do khuyến cáo từ Điện Kremlim, Bộ chính trị đã buộc Honecker từ chức và trao quyền điều hành lại cho Egon Krenz, một lãnh tụ trẻ xuất thân từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Đông Đức. Nhưng Krenz cũng bị quần chúng chống đối mạnh mẽ ở khắp nơi, đòi ông từ chức, vì chính Krenz là người chịu trách nhiệm việc tổ chức và tráo phiếu trong cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân địa phương, và cũng là người đã đánh điện văn chúc mừng nhà cầm quyền Trung Quốc sau khi đàn áp phong trào Thiên An Môn ngày 4 tháng 6, 1989. Sau khi lên thay thế Honecker, điều đã làm cho Krenz choáng váng và lo âu khi chính mình được nghe báo cáo đầy đủ về tình trạng tài chính thê thảm mà Honecker đã gây ra và để lại cho Đông Đức. Báo cáo cho biết, gần 60% toàn bộ nền công nghiệp Đông Đức chỉ là một đống phế liệu, năng xuất trong các nhà máy và hầm mỏ ở Đông Đức chỉ bằng 50% năng xuất ở phương Tây. Thảm hại nhất là nợ đã tăng lên 12 lần trong 15 năm qua, lên đến mức 123 tỷ Đức-mã và đang tăng thêm khoảng 10 tỷ Đức-mã mỗi năm. Để cứu nguy tình trạng tài chánh thê thảm này, Krenz đã lên đường đi Moscow vào ngày 1 tháng 11, 1989 để cầu viện Gorbachev. Nhưng Gorchachev vốn không ưa Honecker và Krenz nên đã trả lời rằng: “Không giúp gì được vào lúc này.” Krenz rời Moscow về nước với hai bàn tay trắng. Hàng trăm ngàn người biểu tình đòi Tổng Bí Thư Honecker từ chức vào tối ngày 16 tháng 10, 1989 ở Leipzig. Photo by wikipedi.com Ngày 4 tháng 11, 1989, Krenz đã họp khẩn Bộ chính trị để lên phương án “đối thoại” với quần chúng. Một số nhân vật lãnh đạo đảng được giao nhiệm vụ gặp gỡ quần chúng đối lập, tỏ ra trăn trở và quan tâm đến các đòi hỏi, nhưng phải câu giờ để quần chúng hy vọng và tin tưởng trở lại. Ngay buổi chiều hôm đó, tại Quảng trường Alexanderplatz có khoảng 700.000 người dân Berlin tụ tập. Lần đầu tiên, những nhân vật nổi bật của chế độ xuất hiện trên khán đài bên cạnh những sáng lập viên của các nhóm đối lập và các nhà bất đồng chính kiến. Gunter Schabowski, bí thư thành ủy Berlin, cố bình tĩnh bảo đảm với đám đông rằng nhiều biện pháp cởi mở sắp sửa được áp dụng, nhưng đám đông đã la ó phản đối nên chỉ sau 5 phút phát biểu, Schabowski đã phải rời diễn đàn. Để cho quần chúng thấy chính quyền có những biện pháp mới và cởi mở, Egon Krenz đã cho công bố luật di trú mới vào ngày 6 tháng 11, 1989. Luật mới cho phép người dân được đi du lịch sang Tây Đức 30 ngày mỗi năm, khi được phép của Bộ Nội vụ, nhưng thời gian xin phép mất một tháng và người dân chỉ được phép mang theo 15 Đức-mã mỗi năm, tức chỉ đủ mua một lon bia và một chiếc bánh mì kẹp ở Tây Đức. Thế là hàng trăm ngàn người trong nước “Cộng hòa Nhân dân Biểu tình Đức” một lần nữa lại xuống đường, như ở Leipzig, Berlin và Dresden, họ hô vang câu “Vòng quanh thế giới 30 ngày, tiền lấy đâu trả đây?” Krenz đã ra lệnh cho bốn viên chức của Bộ Nội vụ, trong đó có hai đại tá an ninh, phải soạn lại ngay thủ tục cấp thị thực xuất nhập cảnh để dẹp yên cuộc khủng hoảng này. Và Krenz yêu cầu phải làm cực nhanh, phải xong trong vòng chưa đến hai ngày. Bản thảo cuối cùng không có khoản nào tuyên bố mở cửa Bức tường Berlin. Luật chỉ nói rằng bất cứ ai có hộ chiếu và thị thực xuất cảnh (visa), đều có thể rời Đông Đức dài hoặc ngắn hạn, qua một cửa khẩu giữa Đông và Tây Berlin, hoặc giữa Đông Đức và Tây Đức. Người Đông Đức vẫn phải nộp đơn xin phép xuất cảnh tại phòng xuất nhập cảnh, điều đó có nghĩa là luật mới được thiết kế để bảo đảm nhà nước vẫn có thể phần nào kiểm soát được số người ra đi. Và luật ghi rõ sẽ bắt đầu có hiệu lực vào ngày thứ sáu 10 tháng 11, 1989. Trạm kiểm soát trên đường Bornholmer (Đông Berlin) là nơi mở cổng đầu tiên cho dân chúng bên Đông và Tây Berlin qua lại vào đêm mồng 9 tháng 11, 1989. Hình chụp lúc 12:45 sáng. Photo by DPA/Reuteur. Luật di trú được Krenz cho công bố vào lúc 6 giờ chiều ngày 9 tháng 11, 1989, trở thành một diễn biến bất ngờ, bị kích hoạt bởi các ngôn từ thất thường của Günter Schabowski, phát ngôn nhân của Bộ chính trị đảng Cộng sản Đông Đức, trong một cuộc họp báo truyền hình, nói rằng luật di trú “có hiệu lực ngay lập tức” và người dân được tự do qua lại Tây Đức. Ngay sau đó, đông đảo người dân Đông Đức đã đến các chốt kiểm soát chính để xem thực hư ra sao. Lúc đầu công an vẫn kiểm soát chặt chẽ người qua lại như mọi khi. Nhưng khi số người tụ tập lên đến hàng chục ngàn và đòi quyền tự do đi lại vì chính quyền đã chính thức bãi bỏ kiểm soát từ tối nay, công an các trạm kiểm soát đã liên lạc lên cấp trên để xin ý kiến nhưng mọi nơi đều im lặng, kể cả Tổng bí thư Krenz cũng đã không nhận bất cứ cú điện thoại nào. Cuối cùng, công an đã phải mở cổng cho người dân bên Đông và Tây Đức tự do qua lại. Điều này đáng lẽ đã không xảy ra, ít nhất là không xảy ra vào ngày thứ Năm hôm ấy, hoặc không xảy ra giống như thế. Một nhà ngoại giao hàng đầu nhận xét: đây là “một trong những nhầm lẫn hành chính lớn nhất trong … lịch sử”, và nhầm lẫn đó đã khiến nhà nước Đông Đức trên thực tế không còn tồn tại vào khoảng 10 giờ 45 phút, tối thứ Năm 9 tháng 11, 1989. Cuộc cách mạng dân chủ tại Đông Đức còn kéo dài nhiều năm, nhất là quá trình thống nhất nước Đức sau khi Bức tường Berlin sụp đổ. Nhưng những diễn biến sôi động nhất đưa đến sự sụp đổ nhanh của Đông Đức, đã diễn ra đúng 10 tuần. Bắt đầu từ ngày 3 tháng 9, 1989 khi người dân Đông Đức chứng kiến hình ảnh đoàn tàu xe lửa chở 17.000 người Đông Đức từ Hung Gia Lợi di chuyển sang Tây Đức tị nạn, cho đến khi Bức tường Berlin bị phá đổ vào đêm 9 tháng 11, 1989 là diễn biến không ai có thể dự kiến trước, nếu không nói đây là do một phép mầu của Thượng đế./. *Bài này trích từ Chương 2 của Tập sách Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại của Tác giả Lý Thái Hùng, do Vietnam Reform Foundation (VRF) xuất bản và phát hành vào tháng 11, 2019.   Đông Âu và Việt Nam: 30 Năm Nhìn Lại (1989 – 2019) Tác giả: Lý Thái Hùng 179 trang Copyright © Ly Thai Hung & Vietnam Reform Foundation ISBN 1-4243-1718-5 ISBN 13:978-1-4243-1718-9 Xuất Bản và Phát Hành: VIETNAM REFORM FOUNDATION (VRF) Liên lạc: lythaihung2006@yahoo.com Hoặc gửi thư về: 4120 30th Street, Ste 202 San Diego, CA 92104
......

Báo cáo: Việt Nam xếp gần chót bảng về tự do internet 2019

VOA| Việt Nam là một trong số những nước bị chấm điểm thấp nhất về tự do trên internet giữa bối cảnh mạng xã hội đang phát triển mạnh mẽ ở quốc gia cộng sản này và nhà nước đang thắt chặt quản lý những nội dung bị cho là xấu độc, theo một báo cáo vừa công bố. Báo cáo Freedom on the Net 2019 (Tự do trên Mạng 2019), do tổ chức Freedom House công bố hôm 5/11, nhận định rằng tự do internet khắp thế giới “ngày càng bị đe dọa bởi những công cụ và thủ thuật” của các chính phủ nhằm xuyên tạc chính trị, trấn áp hoặc theo dõi người dùng trên “quy mô hết sức to lớn.” “Vì những xu hướng này, tự do internet toàn cầu suy giảm năm thứ chín liên tiếp trong năm 2019,” báo cáo viết. Báo cáo xếp Việt Nam vào nhóm các nước không có tự do internet với số điểm 24 trên 100, đứng gần cuối bảng và chỉ trên Cuba, Syria, Iran và Trung Quốc. Vị trí này của Việt Nam không thay đổi so với đánh giá của Freedom House vào năm 2018. Trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, Việt Nam xếp sau tất cả các nước được đánh giá kể cả các nước láng giềng Đông Nam Á và chỉ trên Trung Quốc. Freedom House nói những “hạn chế khắc nghiệt” đối với tự do internet vẫn tiếp tục ở Việt Nam, trong khi không gian mạng cho quan điểm bất đồng chính kiến và hoạt động tranh đấu “thu hẹp hơn nữa.” “Chúng tôi có 21 chỉ số cho tự do internet và Việt Nam nhận điểm kém nhất trong nhiều những chỉ số này,” Allie Funk, một trong hai tác giả của bản báo cáo, nói với VOA. “Trong năm qua, chúng tôi đã lo ngại về luật an ninh mạng mới trao cho nhà chức trách quyền hạn rộng khắp để sử dụng vì mục đích kiểm duyệt và giám sát.” Bà nói những trường hợp kết án tù nhiều năm như án tù 20 năm của nhà hoạt động môi trường Lê Đình Lượng vì đăng những nội dung lên mạng cũng là “mối đe dọa nghiêm trọng đối với quyền tự do biểu đạt.” Việt Nam trước đây từng nói rằng Luật An ninh mạng, được Quốc hội thông qua vào năm 2018, không hạn chế quyền tự do ngôn luận của người dùng trên mạng mà chỉ nhằm “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp” của các cá nhân và tổ chức sử dụng không gian mạng. Tuy nhiên nhà chức trách đã gia tăng các vụ bắt bớ và bỏ tù trong những năm gần đây nhắm vào những người bày tỏ quan điểm bất đồng chính kiến trên Facebook, mạng xã hội phổ biến nhất tại Việt Nam. “Chúng tôi cũng theo dõi sát sao sự gia tăng đột biến những nội dung bị xóa khỏi các nền tảng truyền thông xã hội, bạo lực tiếp tục nhắm vào những người dùng để trả đũa các hoạt động trực tuyến của họ,” nhà nghiên cứu Funk nói thêm. Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam cho biết tính đến thời điểm này, Facebook đã gỡ bỏ gần 250 tài khoản giả mạo và 251 đường dẫn tới những bài viết có nội dung “chống phá Đảng, Nhà nước, vi phạm pháp luật Việt Nam,” trong khi đã yêu cầu công ty Google chặn hàng ngàn video bị cho là có nội dung “xấu độc” trên YouTube. Việt Tân, một tổ chức chính trị đối lập ở Mỹ, là một trong những trang Facebook bị Hà Nội nhắm mục tiêu trong những chiến dịch “report” (báo cáo nội dung vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng) để thúc đẩy Facebook gỡ bỏ những nội dung chỉ trích nhà nước và Đảng Cộng sản Việt Nam, theo một phát ngôn viên của Việt Tân. “Chính nhà nước cộng sản Việt Nam đã yêu cầu Facebook phải lấy xuống các nội dung vì họ cho là vi phạm luật lệ Việt Nam,” ông Hoàng Tứ Duy nói với VOA. “Trong năm 2019 việc đó xảy ra với trang Facebook của Việt Tân một số lần, đặc biệt vào tháng 4 khi Facebook Việt Tân đăng một loạt bài, tin về sức khỏe của [Tổng bí thư-Chủ tịch nước] Nguyễn Phú Trọng.” Ông Duy nói có khoảng 10 trường hợp các post của Việt Tân liên quan tới ông Trọng bị hạn chế hiển thị, nghĩa là người dùng Facebook ở Việt Nam không thể nhìn thấy những nội dung này, nhưng ở những nơi khác ngoài Việt Nam thì có thể. “Vấn đề nội dung bị hạn chế ở Việt Nam thì chúng tôi thấy mới xảy ra khoảng một năm vừa qua, đặc biệt là từ khi có luật an ninh mạng ở Việt Nam,” ông nói thêm. Báo cáo của Freedom House nói cần có những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ để bảo đảm tự do internet không bị biến thành “con ngựa thành Troy cho nền bạo chính và áp bức.” Trong số 65 nước được đánh giá về tự do internet, 33 nước nhìn chung đang trên đà suy yếu kể từ tháng 6 năm 2018, so với 16 nước đạt được tiến bộ, theo báo cáo. Dẫn đầu các nước về tự do internet là Iceland, đạt 95 trên 100 điểm, theo sau là Estonia, Canada và Đức. Úc và Nhật Bản và Úc là hai nước Châu Á-Thái Bình Dương duy nhất góp mặt trong nhóm những nước được đánh giá là có tự do internet. Nguồn: VOA Freedom House là một tổ chức phi chính phủ quốc tế có chức năng theo dõi tiến trình dân chủ hóa toàn cầu, cũng như khảo sát và nghiên cứu về tình trạng thực thi tự do chính trị cũng như các quyền tự do cơ bản của công dân tại các quốc gia trên thế giới. XEM THÊM: Đường dẫn vào xem bản báo cáo Tự do trên Mạng của tổ chức Freedom House, tiếng Anh và tiếng Việt Nam: https://www.freedomonthenet.org/country/vietnam/freedom-on-the-net/2019  
......

Freedom on the net: Việt Nam không có tự do

Việt Tân Tổ chức Freedom House vừa công bố báo cáo Freedom on the Net, Tự do trên Mạng, vào ngày 5 tháng 11 năm 2019, thì tự do ngôn luận và quyền riêng tư trên mạng trên toàn cầu đã bị suy giảm liên tục trong 9 năm qua. Đối với Việt Nam, bản báo cáo của Freedom House nhận định rằng, Việt Nam không có tự do. Tự do internet tại Việt Nam vẫn bị hạn chế nghiêm trọng, trong khi không gian mạng có sẵn để hoạt động và bày tỏ bất đồng ý kiến bị xiết chặt lại. Mặc dầu gặp phải sự chống đối lan rộng, nhưng chính phủ Việt Nam vẫn đã ban hành luật an ninh mạng khắc nghiệt nhằm gia tăng quyền theo dõi và kiểm duyệt dẫn đến thêm nhiều hạn chế về tự do internet. Trong năm qua, hàng chục người đã bị bắt giữ, bị các án tù hình sự nặng nề vì biểu đạt quan điểm về chính trị, xã hội hoặc tôn giáo trên mạng. Một số trang báo mạng đã bị đình chỉ hoạt động, ít nhất là một trường hợp bị buộc ngừng hoạt động, cùng nhiều vụ gỡ bỏ nội dung cho thấy chính phủ Việt Nam gia tăng giới hạn thêm nữa tự do internet. Bản báo cáo Tự do trên Mạng được tổ chức Freedom House thực hiện hàng năm để đánh giá tự do ngôn luận và quyền riêng tư trên mạng của 65 quốc gia trên thế giới, thông qua mạng lưới các nhà nghiên cứu, các blogger, học giả, nhà báo và chuyên gia công nghệ ở mỗi nước. Để hiểu rõ hơn về bản báo cáo Tự do trên Mạng của tổ chức Freedom House cũng như hiểu rõ hơn về tình hình Tự do Internet ở Việt Nam, FB Việt Tân kính mời các bạn theo dõi chương trình livestream vào ngày 7 tháng 11 năm 2019, lúc 21 giờ (VN) cùng với bà Allie Funk, chuyên gia phân tích Tự do Internet của tổ chức Freedom House và ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân của Đảng Việt Tân. Nếu các bạn có thắc mắc, câu hỏi về bản báo cáo Tự do trên Mạng cũng như về tình hình tự do internet ở Việt Nam muốn được trả lời trong chương trình livestream, xin hãy gởi vào hộp thư của FB Việt Tân. Đường dẫn vào xem bản báo cáo Tự do trên Mạng của tổ chức Freedom House, tiếng Anh và tiếng Việt Nam: https://www.freedomonthenet.org/…/v…/freedom-on-the-net/2019  
......

Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ kêu gọi CSVN trả tự do cho hai nhà báo Nguyễn Văn Hoá và Lê Đình Lượng

MLDI| Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện của LHQ (United Nations Working Group on Arbitrary Detention – UNWGAD) kêu gọi nhà cầm quyền CSVN trả tự do cho hai nhà báo Nguyễn Văn Hoá và Lê Đình Lượng Ngày 7 Tháng Mười, 2019 Anh Nguyễn Văn Hóa và ông Lê Đình Lượng là hai ký giả dân báo và nhà hoạt động môi trường. Họ đã bị bắt và bị giam giữ khi lên tiếng chỉ trích chính quyền sau thảm họa môi trường do Formosa gây ra vào năm 2016. Anh Nguyễn Văn Hoá bị bắt vào tháng Giêng 2017 và bị biệt giam 2 tháng. Anh Hóa bị kết tội “tuyên truyền chống phá nhà nước” và bị tuyên án 7 năm tù giam, cộng 3 năm quản chế tại gia. Trong suốt tiến trình xử án anh Hoá không được luật sư biện hộ và gia đình không hề được thông báo về phiên xử. Ông Lê Đình Lượng bị bắt vào tháng Bảy 2017 và bị cáo buộc tội “âm mưu lật đổ chế độ”. Ông Lượng bị giam giữ trong tình trạng chờ xét xử hơn 12 tháng trời và trong suốt thời gian đó chỉ được gặp luật sư một lần duy nhất. Vào tháng Tám 2018 ông bị kết án trong một phiên xử chỉ kéo dài 5 tiếng đồng hồ trong cùng ngày, bị tuyên án 20 năm tù giam cộng với 5 năm quản chế tại gia. MLDI (Media Legal Defence Initiative, Tổ Chức Hỗ Trợ Bảo Vệ Pháp Lý Truyền Thông) đã đệ đơn để thỉnh cầu Ủy Ban Điều Tra về Bắt Giữ Tùy Tiện xét rằng cả hai ký giả bị bắt giữ trái phép, và yêu cầu trả tự do cho họ tức khắc. Qua cuộc điều tra, Ủy Ban Điều Tra nhấn mạnh là cả hai nhà báo bị bắt chỉ vì thực thi quyền tự do biểu đạt. Ủy Ban Điều Tra cũng nhận định rằng họ là đích nhắm của nhà cầm quyền trên phương diện phân biệt đối xử, vì vai trò bảo vệ nhân quyền của họ. Đáng chú ý là Ủy Ban Điều Tra nhận thấy trường hợp của họ giống các “mô hình quen thuộc của việc bắt giữ không tuân theo các chuẩn mực quốc tế, giam giữ chờ xét xử quá lâu mà lại thiếu duyệt xét pháp lý, thiếu luật sư biện hộ, bị biệt giam, bị truy tố vì những tội danh hình sự mơ hồ trong khi họ chỉ thực thi nhân quyền ôn hòa, bị xử kín ngắn ngủi không đúng thủ tục pháp lý, tuyên án thiếu tương xứng, và từ chối không cho tiếp cận với thế giới bên ngoài và chữa trị y tế.” Giống như những trường hợp các nhà báo bị giam giữ trước đây, Ủy Ban Điều Tra nhận định rằng mô hình này “cho thấy việc giam giữ tùy tiện là vấn đề có tính cách hệ thống tại Việt Nam.” Phán quyết của Ủy Ban Điều Tra đã xác nhận rằng việc giam giữ không hợp pháp theo luật pháp quốc tế, tuy nhiên, anh Nguyễn Văn Hoá và ông Lê Đình Lượng vẫn tiếp tục bị giam giữ trong những điều kiện và hoàn cảnh có tác hại trầm trọng trên sức khỏe của họ. Vào tháng Chín 2019, MLDI đã nộp hai lời kêu gọi khẩn cấp yêu cầu họ ít nhất phải được cung cấp sự săn sóc y tế cần thiết. Nguyễn Văn Hoá đã bị biệt giam từ tháng Năm 2019. Ông đã bị các cai tù hành hung thể xác, bị đe dọa tiếp tục bằng bạo lực và không được chăm sóc sức khỏe. Ông Lê Đình Lượng đã bị đặt vào tình trạng phạt kỷ luật dài hạn vì bị cáo buộc là đã mưu toan xúi giục các tù nhân khác khiếu nại vì bị đối xử tàn tệ trong tù. Vì vậy, ông Lượng đã không được phép nhận thức ăn hay sách từ gia đình. Ông cũng bị cấm không được làm nghi lễ tôn giáo của mình và không được chăm sóc sức khỏe. Phán quyết của Ủy Ban Điều Tra Nguyễn Văn Hóa – https://www.ohchr.org/Documents/Issues/Detention/Opinions/Session85/A_HRC_WGAD_2019_44.pdf Lê Đình Lượng – https://www.ohchr.org/Documents/Issues/Detention/Opinions/Session85/A_HRC_WGAD_2019_45.pdf Xin liên lạc Giám Đốc Pháp Lý của MLDI, Pádraig Hughes, để biết thêm chi tiết –padraig.hughes@mediadefence.org Nguồn: https://www.mediadefence.org/news/un-working-group-arbitrary-detention-calls-vietnam-release-detained-journalists-nguyen-van-hoa XEM THÊM: MLDI gửi kiến nghị đến Ủy Ban Điều Tra LHQ về Giam Giữ Tùy Tiện: Trường hợp TNLT Lê Đình Lượng Việt Nam: Hãy hủy bản án khắc nghiệt đối với ông Lê Đình Lượng EU chỉ trích việc kết án nhà hoạt động Lê Đình Lượng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ lên tiếng về án tù của nhà hoạt động Lê Đình Lượng Ân xá Quốc tế: vụ tra tấn Nguyễn Văn Hóa là “vô cùng nghiêm trọng” Trường hợp tù chính trị Nguyễn Văn Hóa được trình lên Liên Hiệp Quốc  
......

Phó Thủ Tường Việt Nam đi chào hàng bán gạo

Le Anh Theo báo chí của Nigeria, ông Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, đại diện cho nước CHXHCN/VN dẫn đầu một phái đoàn sang Nigeria vận động nước này mua gạo của Việt Nam hôm 29 tháng Mười, nhưng đã bị lãnh đạo nước Nigeria thẳng thừng từ chối vì họ cho rằng “gạo” là một trong những sản phẩm tại Việt Nam chứa hóa chất nên họ không muốn mua. Ngoài ra còn lý do khác là vì “an ninh lương thực,”. “Nếu chính phủ cho phép nhập khẩu lương thực thì thanh niên của chúng tôi sẽ trở nên nhàn rỗi. Điều đó sẽ dẫn đến thất nghiệp. Chúng tôi muốn thúc đẩy an ninh lương thực.” theo Business Day dẫn lời ông Oshiomhole, Chủ tịch toàn quốc của đảng cầm quyền Nigeria. Ông Oshiomhole còn nhấn mạnh rằng, Chính phủ Nigeria sẽ không cho phép bất kỳ một nước nào biến quốc gia này thành bể rác lương thực, bãi thải chứa các hóa chất như gạo nhập khẩu và các hóa chất và thuốc trừ sâu nhập lậu khác… Cũng theo báo chí của nước này cho biết, nhiều người dân Nigeria còn xem đó là lời chào hàng “khiếm nhã” từ một người Đại diện của một Quốc gia với vai trò là Phó Thủ Tướng. Theo các bạn nghĩ, đường đường là một Phó Thủ Tướng của một Quốc gia đi chào hàng bán gạo, nhưng bị từ chối thẳng thừng. Đây là một sự sỉ nhục? Lê Ánh  
......

Pages