Câu chuyện Đêm Giao Thừa

Đêm giao thừa (Quý Tỵ 2013) năm ngoái, tôi có viết về Mẹ. Tuy mẹ là mẹ của riêng mình, nhưng tôi nhận được khá nhiều sự đồng cảm từ bạn bè, cũng như người thân. Và năm nay, vào cái giờ phút linh thiêng, vần vũ của đất trời, tôi đã đặt bút định viết về cha. Nhưng hình ảnh cha thoắt ẩn, thoắt hiện trong trí nhớ non nớt của tôi. Bởi khi cha mất còn rất trẻ và tôi lại còn quá nhỏ. Có lẽ, hằn sâu trong ký ức tôi nhất, hình ảnh ngày tết, ngày xuân, đội cờ đỏ ập vào nhà thu đồ nghề và bắt cha đi, vì can tội khám, chữa bệnh lậu cho những người dân cù bất cù bơ, không có tiêu chuẩn vào trạm xá, hoặc bệnh viện… Dương Chí Dũng và lệnh truy nã Đang mông lung như vậy, chợt tiếng chuông điện thoại, cắt ngang dòng suy nghĩ ấy. Thì ra, ông bạn quen đã gần ba mươi năm, từ thời cùng sống trong cư xá Grünau, thành phố Leipzig. Hắn bảo, ngày tết trốn ồn ào, lễ lạt, nhậu nhẹt chúc tụng, dắt vợ sang Singapore nghỉ ngơi, vừa giảm cân đỡ bệnh tật, lại tránh được phiền toái… Hàn huyên một hồi, trước khi tắt máy, hắn còn đùa, gần chục năm không về, uổng phí quá. Việt Nam bây giờ đang nhiều chân dài, còn sức nên về chiến đấu, chứ để mấy năm nữa Batterie leer (hết pin) thì hỏng hết bánh kẹo đấy.   Coi nhau là bạn, nhưng thật ra hắn thuộc thế hệ trên tôi. Trước khi sang Đức, hắn đã là người lính vượt Trường Sơn vào Nam oánh cho “Mỹ phải cút, Ngụy phải nhào“. Lại là đảng viên, mỳ chính cánh, nên sau chiến tranh, hắn được cộng mấy điểm, khi thi vào đại học. Ra trường, hắn được ẵm về một cơ quan trung ương, làm trong phòng hành chánh. Nghe có vẻ oai phong, sang trọng, nhưng ngày đó những năm đầu 1980, mấy thằng tư bản đang giãy chết, chưa được phép mang ngoại tệ vào Việt Nam, làm hỏng đường lối kinh tế của cụ Mác. Và phong trào nuốt, ngậm, bán chác, thu hồi đất cát, cũng như tình trạng xin, vay tiền nước ngoài, không như bây giờ, nên hắn chẳng có gì để chấm mút, móc máy. Do vậy, lúc nào hắn cũng trong tình trạng khát, vật vờ. Cái đói thường trực, dài cả cổ họng ấy, buộc hắn phải tìm kiếm. Bán sức lao động ở nước ngoài, là con đường duy nhất, kéo vợ con ra khỏi cơn khủng hoảng, suy dinh dưỡng toàn phần, hắn có thể thực hiện được. Nào là có quen cả với những Tuấn, Vui, Xuân ở cục hợp tác lao động, nhưng không có đạn bắn, dù đã qua ải thi tiếng Đức, hắn vẫn trượt chân làm đội trưởng như thường. Không thể sống trong sự may rủi, chờ đợi, hắn xung thẳng vào đội quân đánh thuê ở nhà máy dệt may Leipzig. Được mấy năm, bức tường Berlin sụp đổ, đã có lưng vốn kha khá, cộng với tiền đền bù, hắn chuồn về với vợ con. Trong lúc tranh tối, tranh sáng, đạn dược dư thừa, hắn bắn rụng giá treo, ngồi vào ghế trưởng chi nhánh Hà Nội cho một tổng công ty của nhà nước có trụ sở chính ở Sài Gòn.   Nhưng cái sự đời, của chung không ai khóc, công ty của hắn húp hít nhiều hơn làm ra của cải vật chất, nên hàng năm phải xin ngân sách nhà nước, (thật ra hút tiền thuế của dân) để bù lỗ. Văn phòng chi nhánh của hắn to vật vưỡng, chỉ là nơi xe pháo ra vào nghỉ chân, đàn đúm nhậu nhẹt của các đấng ngồi trên. Hắn có công đóng góp không nhỏ vào sự tàn phá và bòn rút này. Công ty, nhà máy càng xập xệ, thâm thủng bao nhiêu, thì hắn càng hồng hào béo tốt bấy nhiêu.   Rồi đánh đùng một phát, hắn được hưởng lộc của giời. Công ty của hắn cổ phần hóa. Thế là, đám cánh hẩu, định giá đất cát, tài sản công ty của hắn từ trong Nam ra đến ngoài Bắc, rẻ như bèo. Và cũng chẳng có ông bà công nông dân thấp cổ bé họng nào, vào đây mà tranh giành đóng góp, mua bán với bọn hắn được. Cổ phần của hắn nhiều chỉ đứng sau tay chủ tịch hội đồng quản trị, đương nhiên hắn được nhảy tót lên nắm giữ chức tổng giám đốc. Từ đây, tài lộc của hắn, cứ tịnh tiến. Lấy chỗ nọ đập chỗ kia, tay không bắt giặc, hắn nắm giữ cổ phần tài sản của nhiều công ty, nằm rải rác trong nước. Đất đai, nhà cửa của những địa chủ “cường hào đại gian đại ác“ bị xử bắn trong cải cách khi xưa, chỉ đáng xếp vào hạng đàn em hắt hơi, xì mũi của hắn mà thôi.   Thật là, có khác gì cướp ngày. Cho nên có lần tức khí, tôi hỏi hắn, ông làm thế không sợ có lúc bị mắc nghẹn, chết tươi như thằng Dũng Cảng ( Dương Chí Dũng, nguyên cục trưởng hàng hải- là cựu công nhân lao động ở Đức) hay sao? Hắn cười sằng sặc, văng tục: Mua bán đàng hoàng, dây rợ từ trên xuống dưới, chết thế đéo nào được. Dũng Cảng còn nhiều điều uẩn khúc, nhưng nó chết là phải. Còn những thằng cựu công nhân từ Đức về, như tao, Tuấn Thổ (Nông Đức Tuấn)… tằng tằng, còn lâu mới chết nhé.   Đích nhắm tiếp theo của hắn, là rỉa rói một số tài sản, nằm trong 500 doanh nghiệp, nhà máy, nhà nước chuẩn bị cổ phần hóa đến năm 2015 đấy. Qủa thật, nghe nhà nước sẽ cổ phần hóa 500 doanh nghiệp, không riêng tôi mà rất nhiều người có tâm trạng buồn vui lẫn lộn. Vui vì từ nay người dân đỡ bị rút máu nuôi cái đám vật vờ, ký sinh. Buồn vì đất đai tài sản của đất nước lại rơi vào tay bọn đại cường hào mới. Với cái cụm từ cổ phần hóa này, chẳng qua nó là một mỹ từ, che đậy sự biến của công thành của riêng một cách hợp pháp mà thôi. Việc cổ phần, tư nhân hóa là trở lại cái cũ, ông cha ta đã sống với nó, từ mấy ngàn năm qua rồi.   Nhân nhắc đến những cựu công nhân lao động ở Đức, dựa vào vây cánh, gia đình, đường quan (lộ) thẳng tiến, giầu sang ngất ngưởng, làm tôi nghĩ đến ba ông em sang Đức cùng thời, nhưng lại phải về thế giới bên kia quá sớm. Ba ông em này, đều là công nhân hợp tác lao động ở cùng thành phố Leipzig với tôi. Một tên có bố là ủy viên bộ chính trị ĐCSVN và một có bố ủy viên trung ương đảng. Còn cái thằng thân với tôi nhất, nguyên là sinh viên trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Can tội đánh nhau trên sân bóng, hai thằng đều bị thương. Nhưng thằng đánh nhau với hắn có bố làm ở trung ương to hơn chức phó chủ tịch tỉnh của bố hắn, nên hắn bị đuổi học. Buồn chán hắn sang Đức lao động. Sau đó, hắn có bố vợ nguyên là sỹ quan Việt Nam Cộng Hòa. Tôi đã viết một truyện ngắn về hắn với tựa đề, Bức Hình Cũ (http://danluan.org/tin-tuc/20111024/do-truong-tam-hinh-cu) Sau khi bức tường Berlin sụp đổ, dù bố còn đương chức, kêu gọi về với công việc và tương lai rộng mở. Nhưng cả ba ông em, dứt khoát từ chối, ở lại nước Đức và chọn công việc gian khổ nhất bán hàng ngoài chợ, rồi đều trở thành những thợ lắc chảo.   Phải nói ba ông em này, rất khí khái, ngoan và lễ phép, có một chút ngang tàng đáng yêu. Nhưng cả ba đều đoản thọ, mất vào cái tuổi trên ba mươi. Chỉ ông em có bố là ủy viên bộ chính trị, bị ung thư gan, biết trước, nên đã kịp đưa về, mất trên đất mẹ. Hai ông em còn lại, đang khỏe như trâu, xóc chảo như điên, đột nhiên bị Schlaganfall (nhồi máu cơ tim), mất ngay trong đêm. Làm cho bạn bè như chúng tôi kinh hãi, đau đớn. Không phải là người mê tín hay tướng số, nhưng trước ba cái chết, có sự trùng hợp kỳ lạ này, đến nay tôi vẫn chưa tìm ra lời giải đáp?   Gần đây, báo chí trong nước, không hiểu hay cố tình không hiểu ý nghĩa câu thành ngữ  “danh gia vọng tộc“, viết về gia đình cũng như bản thân Dương Chí Dũng, cựu Kollege (bạn đồng nghiệp) có thời cùng cảnh làm thuê, cuốc mướn ở Đức với chúng tôi.   “Danh gia vọng tộc“ chỉ những gia đình danh tiếng, chức cao quyền lớn, được mọi người yêu mến và thật sự kính trọng. Tôi không rõ xuất thân của ông Dương Khắc Thụ, cha của Dương Chí Dũng. Nhưng việc ông đưa con cái, dòng họ, trong đó có Dương Tự Trọng, tốt nghiệp Đại Học Bách Khoa vào ngành cảnh sát, dưới quyền quản lý trực tiếp của mình, tạo nên vây cánh. Thì quả thật, với ông chỉ còn là sự kính sợ, chứ không phải là kính trọng, trong con mắt người đời. Có câu đồng dao lưu hành trong giới học đường “ Dốt chuyên tu, ngu tại chức“. Tất nhiên, không phải ông bà chuyên tu, tại chức nào cũng ngu và dốt. Nhiều người tự học vẫn giỏi như thường. Nhưng với đồng chí cựu công nhân xuất khẩu Dương Chí Dũng, chỉ cần tráng mỡ ba năm tại chức, đồng chí phọt thẳng lên Tiến sỹ ở trường Đại học thương mại. Khi tôi điện và hỏi thằng bạn phó giáo sư, Tiến sỹ thật (không phải TS đểu vì nó học và làm tiến sỹ ở Canada) đang giảng dạy ở trong nước, về luận văn TS của Dương Chí Dũng. Nó không trả lời, chỉ nghe trong máy có tiếng cười đểu đểu đập thẳng vào tai. Như vậy, cái bằng Tiến Sỹ của Dương Chí Dũng sinh ra để hình thức hóa sự tiến chức, thăng quyền mà thôi. Chứ con người đạo đức, giỏi giang thật sự ai đi làm cái chuyện tàn phá đất nước một cách dã man đến thế.   Như vậy, cái danh, cái vọng gì cho gia đình Dương Chí Dũng ở đây? Vâng! Có lẽ cái danh đó, chỉ là danh giả và sự trọng vọng ấy cũng chỉ còn là sự coi thường, khinh bỉ? Khi báo chí đang cố vớt vát, che đậy lại cho cái bộ mặt thật đó.   Nhưng có một điều khó hiểu, trong vụ án Vinalines, không thấy cơ quan nào, nhắc đến trách nhiệm các bác cấp trên của Dương Chí Dũng. Chả lẽ, các bác vẫn giữ thói quen, được khoe, thua không biết hoặc im lặng…Thành ra vẫn phải nói: Không có cái nghề gì dễ bằng làm quan thời nay.   Năm mới cầu mong, ông bạn (cùng thời lao động ở Đức) hãy tránh xa (quả bom) 500 công ty sắp được cổ phần hóa. Đêm giao thừa năm tới, vẫn còn gọi điện được cho tôi. Bằng không, phải ngồi viết văn tế sống như cho cựu Kollege Dũng Cảng thì buồn lắm.     Leipzig- ngày đầu xuân Giáp Ngọ 2014 Đỗ Trường Nguồn: DienDanCTM
......

Lời kêu gọi thanh niên – sinh viên - học sinh Việt Nam nhân dịp đầu Xuân Giáp Ngọ 2014

Thưa các bạn!   Tôi là Huỳnh Ngọc Thiên Trường, sinh ngày 22 tháng 12 năm 1981 . Hiện tôi sống và làm việc tại TP.HCM. Trước đây, vào năm 2004, tôi từng tốt nghiệp hệ cao đẳng của trường Đại học Công nghiệp TP.HCM. Năm 2006, tôi bắt đầu khởi nghiệp từ vị trí công việc của một nhân viên chăm sóc khách hàng cho Viettel, rồi sau đó là phụ trách công việc chào mừng khách hàng mới bằng việc Welcome Letter, hỗ trợ Manager quản lý công việc của Tổng đài tại Teleperformance – TP.HCM. Từ năm 2007, tôi là phó phòng nhân sự của Công ty cổ phần Truyền thông Kim Cương. Hiện tôi đang kinh doanh bất động sản tại Phúc Đức Group, đồng thời chuyên bán điện thoại di động và thiết bị công nghệ nói chung.   Hôm nay, tôi xin chia sẻ những suy nghĩ thật lòng của mình trước thực tế xã hội mà các bạn đang sống: Là người VN, bạn có suy nghĩ gì về hiện tình đất nước ta? Tôi thuộc thế hệ sinh ra sau chiến tranh, lòng tôi thật sự biết ơn vì sự hy sinh của những thế hệ cha anh đi trước, cho tôi có cuộc sống hòa bình ngày hôm nay. Tôi cảm phục lý tưởng độc lập dân tộc mà các thế hệ cha anh đã chiến đấu để giành được, nhưng tôi cũng rất đau xót khi thấy những lý tưởng ấy đang bị chính quyền ngày hôm nay phản bội.   Đất nước ta đã thống nhất gần 40 năm, vậy mà đến nay nền kinh tế vẫn nghèo nàn, lạc hậu; đời sống của từng người, từng nhà đang đối mặt với nhiều khó khăn chồng chất; đời sống xã hội bất ổn, suy thoái đạo đức, rồi tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, thực phẩm giả, độc hại của Trung Quốc gây bệnh ung thư làm số lượng người chết ở nước ta hằng năm cao nhất thế giới…. Dịp Tết đến xuân về, xã hội càng bất ổn với nạn trộm cướp, hỏa hoạn, nghèo đói, tai nạn giao thông…. Chỉ cần mở truyền hình ra xem, các bạn sẽ thấy những vụ án tham nhũng, quan chức tha hóa, biến chất, công an đánh người,… Và còn biết bao thực tế chua chát đang bị báo chí của nhà nước bưng bít thông tin, che đậy hoặc định hướng theo kiểu “ngu dân” để dễ bề cai trị? Thử hỏi có xã hội nào “tươi đẹp” như xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng không? Thật đáng mỉa mai!   Thực trạng xã hội đầy đau xót đó có nguyên nhân từ đâu? Có phải do chúng ta không có trí tuệ, do chúng ta lười biếng, hay do chúng ta không có ý chí vươn lên? Hay là do nước ta thiếu tài nguyên, hay do chúng ta không được bạn bè quốc tế ủng hộ, giúp đỡ chúng ta phát triển? Không phải! Chúng ta có trí tuệ, có sức khỏe, có tuổi trẻ, hoài bão, nhưng dù bạn có cố gắng học tập và làm việc cật lực thế nào thì bạn cũng không bao giờ thoát khỏi thân phận đói nghèo nhục nhã, vì số tiền thuế mà các bạn phải đóng quá nhiều, vì nền kinh tế này đang được điều hành bởi những kẻ tham lam, dốt nát. Bạn có biết rằng, mỗi năm VN được nhận biết bao tiền hỗ trợ của bạn bè quốc tế, rất nhiều dự án do nước ngoài tài trợ,… nhưng những khoản tiền khổng lồ này đều rơi vào túi tham vô đáy của bọn quan chức tham nhũng. (Ngay cả tôi là người làm kinh doanh trong những năm qua, tôi không ngạc nhiên gì về những thủ đoạn ăn bẩn của các cơ quan nhà nước và nhất là bọn công an phường Tân Quý, CA quận Tân Phú và CA quận 3, chưa kể cả CA quận 1, CA TP.HCM!). Chắc các bạn cũng đã nhận thấy rõ, cho đến nay thì cả Đảng CSVN và Nhà nước CHXHCNVN hiện nay đã hiện nguyên hình là một bọn cướp. Dân oan khắp nơi cùng quẫn đành đổ về Hà Nội và TP.HCM biểu tình, vì bản thân và gia đình họ bị cướp trắng hết đất đai, nhà cửa, nhưng tất cả hành động biểu tình ôn hòa của họ đều bị đám công an côn đồ đán áp thẳng tay. Người dân chúng ta làm lụng lam lũ cực khổ để đóng thuế nuôi bọn công an, để rồi đến lượt chúng ra tay giết chính chúng ta một cách tàn độc, dã man như vậy hay sao? Trong hoàn cảnh đó, chỉ có một cách để vươn lên, đó là tuổi trẻ của chúng ta phải dũng cảm đấu tranh, đòi đa nguyên đa đảng, thực hiện dân chủ hóa xã hội, thì mới hy vọng có một tương lai mới, một mùa Xuân mới đúng nghĩa cho cả dân tộc. Bản thân tôi rất ấn tượng với Cuộc biểu tình ngày 01 tháng 01 năm 2014 tại Sài Gòn. Bất chấp đàn áp, cuộc biểu tình đúng vào ngày đầu năm mới tại Sài Gòn như một tiếng pháo nổ vang trời báo hiệu một năm đầy sôi động và nhiều biến cố đối với cuộc đấu tranh đòi tự do, dân chủ, nhân quyền cho nhân dân Việt Nam. Đừng thụ động chờ đợi các thế hệ cha anh tiếp tục đấu tranh cho chúng ta nữa! Họ đã phải hy sinh, mất mát quá nhiều rồi! Giờ đến lượt tuổi trẻ của chúng ta phải gánh vác trách nhiệm trước dân tộc, trước tương lai của chính chúng ta và các thế hệ con em chúng ta! Cuối cùng, mong các bạn hãy cùng chung ta phổ biến thông điệp này trên các phương tiện truyền thông, facebook và các mạng xã hội. Hãy gửi luôn cho các đồng chí công an mà các bạn biết, hy vọng thông điệp của chúng ta có thể cảm hóa được họ, từ đó dần đưa đất nước thoát khỏi chế độ độc tài công an trị, vững bước đi lên! Tôi công khai tên tuổi, địa chỉ, vì tôi không hèn, không sợ! Tại sao các bạn lại sợ? Có gì chưa rõ, xin các bạn liên hệ : Huỳnh Ngọc Thiên Trường 0979 22 02 12 hoặc (08) 2200 2243 huynhtruong@phucduc.com.vn hoặc  thientruong0808@gmail.com 20/13 Tân Quý , P.Tân Quý, quận Tân Phú, TP.HCM Hoặc địa chỉ công ty Phúc Đức Group của tôi: 240 Võ Văn Tần, phường 5 , quận 3, TP.HCMphucduc.batdongsan@gmail.com TUỔI TRẺ VN HÃY ĐOÀN KẾT LẠI ĐỂ ĐẤU TRANH VỚI BẠO QUYỀN CỘNG SẢN! Nguồn: diendancongnhan.blogspot.com
......

Ăn Tết Giáp Ngọ ở Genève

Những ngày giáp Tết Giáp này, mọi tấm lòng Việt Nam yêu nước, thương dân, yêu dân chủ, chuộng dân quyền đều hướng tới Genève, Thụy Sĩ, một trung tâm chính trị-ngoại giao- tài chính-du lịch quốc tế nổi tiếng.   Vì sao vậy? Vì ngày 30/1/2014, cũng là ngày Ba mươi Tết cổ truyền, tại Lâu đài các Quốc gia (Palais des Nations) giữa Genève sẽ có cuộc họp trù bị của một số tổ chức Việt Nam và quốc tế quan tâm đến vấn đề nhân quyền để chuẩn bị cho cuộc họp Kiểm điểm Định kỳ Tổng quát về Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc (Universal Periodic Review – UPR) sẽ diễn ra tại đây vào ngày 5/1 tới.   Cuộc họp UPR diễn ra 4 năm 1 lần. Năm nay đến lượt Việt Nam được “lên mâm“ (sur le plateau) để tự kiểm điểm và trả lời những phê bình nhận xét, góp ý, chất vấn của các nước về vấn đề Nhân quyền là một giá trị cơ bản của tổ chức quốc tế cao nhất này. Điều đặc biệt năm nay là VN là thành viên Hội Đồng Nhân quyền LHQ, có trách nhiệm làm gương mẫu về mặt này. Năm nay có 14 nước được lần lượt “ lên mâm” trong gần 2 tuần lễ, từ 27 tháng 1 đến 7 tháng 2; ngày 5 tháng 1 dành riêng cho VN. Được biết năm nay theo thủ tục rút thăm, 3 nước sẽ làm trọng tài điều khiển cuộc UPR về VN là Kenya thuộc châu Phi, Kazakhstan ở Châu Âu, và Costa Rica ở châu Mỹ. Ngày 4/2, trước ngày họp chính thức của UPR một ngày, nhằm ngày mồng 5 Tết âm lịch - Ngày kỷ niệm Đại thắng Đống Đa - sẽ có cuộc hội thảo quan trọng của phiá các tổ chức dân chủ và nhân quyền VN và các tổ chức quốc tế cùng nhau góp ý cho cuộc họp UPR. Cuộc họp mặt sơ bộ ngày 30 Tết là bước chuẩn bị thật tốt cho cuộc họp này. Đã có nhiều tổ chức quốc tế đăng ký tham gia và góp tham luận trong cuộc hội thảo ngày 4/1, như: Human Rights Watch, Freedom House, Frontline Defenders, the International Commission of Jurists, the Committee to Protect Journalists, Southeast-Asia Press Alliance, Reporters Without Borders… Điều nổi bật năm nay là đoàn đại biểu cho phía dân chủ và nhân quyền VN cùng bạn bè là các tổ chức quốc tế dân chủ và nhân quyền khá là đông đảo. Trước hết và quan trọng hơn hết là đoàn dân chủ và nhân quyền VN đến từ trong nước, đại diện cho một xã hội dân sự đang phát triển trong đàn áp khốc liệt như: Hiệp hội Dân Oan VN, Mạng lưới Bloggers VN, Hội Ái hữu tù nhân chính trị và tôn giáo, Con đường VN, mạng Dân Làm Báo, Trung tâm Chúa Cứu Thế, tổ chức No-U, chưa kể một số chừng một chục người bị chặn không cho xuất cảnh. Sự xuất hiện của ông Trần Văn Huỳnh, thân sinh anh Trần Huỳnh Duy Thức, của các bà mẹ các anh Lê Quốc Quân, Đinh Nguyên Kha, mẹ của cô Đỗ Thị Minh Hạnh cũng như sự có mặt của cô Đoan Trang, anh Nguyễn Anh Tuấn … tại Capitol – trụ sở Quốc hội Hoa kỳ, trực tiếp phát biểu như là những nhân chứng sống, là một sự kiện tuyệt vời. Họ đã phải lên đường theo chiến thuật du kích, “vượt biên “ chính thức lẻ tẻ rồi hội tụ với nhau, làm nên việc lớn. Năm vị Dân biểu Hoa Kỳ đã nhận đỡ đầu cho năm chiến sỹ dân chủ đang bị giam cầm ở VN cũng là một sự kiện nổi bật. Hầu hết các đại biểu từ trong nước đều ghé qua New York thăm trụ sở LHQ, rồi bay qua châu Âu, làm việc tại thủ đô Bỉ, Brussels, nơi đóng các cơ quan của khối Liên Âu, hiện đã tới Genève, ráo riết mở chiến dịch vận động cho dân chủ và nhân quyền ở VN.   Sự phối hợp trong và ngoài nước giữa các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền thật đáng khâm phục. Theo tin của nhiều trang mạng, luật sư Trịnh Hội thuộc VOICE, một tổ chức đã có nhiều nỗ lực giúp bà con tỵ nạn cũng như nạn nhân cơn bão Hải Yến ở Philippin, cùng nhà truyền thông Đỗ Phủ đã và đang góp phần quan trọng cho một chiến dịch tấn công trên mặt trận ngoại giao nhân dân non trẻ rất năng động này. Họ bắt tay làm việc từ những việc nhỏ nhất, với kế hoạch sát thực tế, có khi âm thầm kín đáo, với một loạt nam nữ cộng tác viên tình nguyện trong và ngoài nước rất trẻ, giỏi ngoại ngữ, am hiểu thế giới hiện đại, nhằm vào hiệu quả công việc trong một thời gian ngắn. Họ đọ sức với ai ? Với một chính quyền độc đảng, biên chế quan liêu nặng nề, với một nền ngoại giao phụ thuộc, trong cơn suy thoái thê thảm. Để đối phó với cuộc Kiểm điểm UPR ngày 5/2/2014 tới, Bộ Ngoại giao Hà Nội đã cử đi một đoàn 30 cán bộ. Họ sẽ dùng những thủ đoạn cũ, mớm lời cho một vài luật sư, nhà kinh doanh, các chức sắc thuộc đủ tôn giáo, sắc tộc, trí thức ở nước ngoài, lấy hiện tượng nhằm xoá nhòa bản chất, dùng ngụy biện để nói lấy được kiểu lý sự cùn. Cũng không loại trừ khả năng họ dùng tiền bạc, quà cáp, biếu xén để mua chuộc đại biểu một số nước, nhất là ba nước trọng tài để nhờ bênh che, hoặc là chiếm thời gian phát biểu, để lấp liếm tội lỗi của họ. Nền ngoại giao giáo điều đang độ suy thoái cầm đầu bởi một bộ trưởng trẻ còn non tay, không có một quyền uy nào vì mới là ủy viên Trung ương dự khuyết mới lên chính thức, không có mặt trong Bộ Chính trị, chỉ là một viên chức bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư sai bảo, nay phải đối phó gần như trực diện với một nền ngoại giao nhân dân non trẻ, mang chính nghĩa dân tộc, mang giá trị dân chủ và nhân quyền của thời đại, được phối hợp trong và ngoài nước khá nhịp nhàng. Đúng vào lúc nền ngoại giao hụt hơi, viên Lãnh sự Đặng Xương Hùng ở Genève rời bỏ nhiệm sở, tuyên bố công khai với các đài quốc tế và mạng Dân Làm Báo (ngày 22/1/2014) rằng ông chính thức rời bỏ đảng CS, ông còn kêu gọi cán bộ của Hà Nội tham dự UPR hãy trung thực đứng về phía nhân dân, nói lên sự thật về nhân quyền bị chà đạp ra sao. Ông sẵn sàng giúp ý kiến cho đoàn đại biểu nhân dân đang ở Genève. Năm Giáp Ngọ sắp mở đầu. Cứ như đoàn ngoại giao nhân dân không đáp máy bay, mà cưỡi ngựa chiến, những dũng mã thời Quang Trung để sang tận châu Âu mở Chiến dịch Dân chủ và Nhân quyền, dồn thế lực toàn trị phản dân chủ chà đạp nhân quyền ra trước một kiểu vành móng ngựa xét xử theo luật lệ quốc tế. Để xem họ chống chế, cãi tội của họ ra sao. Nhất định chính nghĩa sẽ thắng lợi. Chỉ là thắng với mức độ nào. Xin chúc các bạn ở tiền tuyến Genève vui, mạnh, ăn Tết Giáp Ngọ thật ngon lành, đầy hứng khởi, mang nhiều quà tinh thần về nước, mở màn cho năm Giáp Ngọ đầy triển vọng. Tôi tin rằng đông đảo bà con Việt Nam ta ở trong và ngoài nước đang ăn Tết hướng sang Genève với các bạn thân yêu, theo dõi tường tận từng đường đi nước bước của các bạn. Sáu mươi năm là một Giáp hoàn chỉnh. Lịch sử rất kỳ lạ đến mức tuyệt vời. Có những ngẫu nhiên tình cờ mang tính tất yếu. Năm Giáp Ngọ trước là năm 1954, năm nay là Giáp Ngọ 2014, cách nhau 60 năm tròn. Năm 1954 sau Chiến dịch Điện Biên Phủ, cuộc họp quốc tế ở Genève là một thất bại nặng nề, lâu dài. Đất nước bị chia cắt làm hai, cho đến nay tuy có hòa bình, có thống nhất về hình thức nhưng lòng người còn ly tán, vết chia cắt chưa liền da. Phải chăng Xuân Giáp Ngọ Genève 2014 là sự kiện lịch sử bắt đầu xóa bỏ nỗi uất hận chia cắt đất nước sau đúng 60 năm, nỗi uất hận của năm Giáp Ngọ 1954, để toàn dân ta khôi phục trọn vẹn chủ quyền lãnh thổ quốc gia, đi đến hòa hợp dân tộc mãi mãi bền vững.   Thêm một lý do để năm nay Tết Giáp Ngọ toàn dân ta vui Tết ở Genève. Nguồn: voatiengviet.com
......

Tại sao Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) 2014 quan trọng?

Ngày 15.3.2006 theo Nghị quyết 60/251 của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, một cơ chế với tên gọi The Universal Periodic Review (UPR), tiếng việt là Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đã được hình thành. Từ đó, cứ 4 năm rưỡi một lần, Liên Hiệp Quốc thông qua Hội Đồng Nhân Quyền (HĐNQ - Human Rights Council) lại có cuộc kiểm điểm các quốc gia thành viên (thí dụ như Việt Nam) về vấn đề nhân quyền, để xem các nước đó có thi hành đúng các hiệp ước quốc tế mà họ đã ký kết hay không. Cuộc kiểm điểm sẽ dựa theo:   1/ báo cáo do quốc gia được kiểm điểm cung cấp (the State's national report), 2/ Báo cáo của Liên Hiệp Quốc (UN report on the State), 3/ Báo cáo tổng kết của các thành viên liên quan (Summary of other relevant Stakeholders' information) như các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các nhà hoạt động dân chủ, xã hội, về vấn đề nhân quyền ở nước quốc gia được kiểm điểm. Sau đó họ sẽ tổng kết và đưa ra khuyến nghị yêu cầu quốc gia liên hệ thực hiện. Quốc gia bị xem xét phải thực hiện những khuyến nghị ấy trước lần Kiểm điểm UPR 4 năm sau. Lần kiểm điểm định kỳ này là lần thứ 18, gồm 32 phái đoàn chính phủ các quốc gia tham dự trong đó có Việt Nam. Phái đoàn Việt Nam sẽ phải điều trần về tình hình nhân quyền của mình vào ngày 5.2.2014. Việt Nam chính thức trở thành thành viên của LHQ từ năm 1981 và từ đó đến nay đã ký nhiều Công ước quốc tế như: - Công ước quốc tế về xóa bỏ các hình thức phân biệt chủng tộc (9.6.1981); - Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ (27.11.1981); - Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội và Công ước quốc tề về các quyền dân sự chính trị (24.9.1982); - Công ước về quyền trẻ em (20.2.1990); - Công ước của Liên Hiệp Quốc về chống tra tấn và trừng phạt hoặc đối xử tàn nhẫn, vô nhân đạo hoặc làm mất phẩm giá khác, gọi tắt là Công ước chống tra tấn (7.11.2013).   Trên nguyên tắc, khi ký kết để trở thành thành viên của một tổ chức nào đó thì quốc gia xin gia nhập phải cam kết tôn trọng những tôn chỉ và mục đích của tổ chức đó, cũng như phải tôn trọng và thực thi những thoả ước chung của tổ chức. Với tổ chức Liên Hiệp Quốc thì những thoả ước chung đó là các công ước quốc tế như đã nêu ở trên. Tuy nhiên cho tới nay nhà cầm quyền CSVN chưa bao giờ tôn trọng những gì họ đã ký kết và luôn ngụy biện cho những hành động cố ý sai trái của họ. Vì vậy vạch trần trước thế giới sự thật về tình trạng chà đạp nhân quyền tại VN là việc luôn cần thiết. Hiện nay số nạn nhân mới mỗi năm lại gia tăng, trong khi các nạn nhân của những năm trước vẫn tiếp tục sống trong đọa đày trong tù và ngoài tù, như Nhà giáo Đinh Đăng Định, ông Ngô Hào, Lm. Nguyễn Văn Lý, Ms. Nguyễn Công Chính, Blogger Điếu Cày, Tạ Phong Tần, Trần Huỳnh Duy Thức, Ls. Cù Huy Hà Vũ, Đinh Nguyên Kha, bà Lê Thị Đoa, Trần Thị Thúy, Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, các ông Vi Đức Hồi, Trần Anh Kim, và một danh sách hàng mấy trăm người. Đó là những nhân vật tiêu biểu cho tình trạng vi phạm nhân quyền nghiêm trọng của Hà Nội, vốn đã được nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế, hoặc chính những uỷ ban đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền đề cập đến nhiều lần. Nhưng ngoài danh sách này ra còn hàng trăm ngàn các nạn nhân khác trong khối bà con dân oan, trong giới sinh viên, và trong mọi ngành nghề, mọi tầng lớp xã hội bị tước đoạt nhân quyền hàng ngày trên cả nước.   Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam trong năm nay càng trở nên đặc biệt vì có sự chú ý của công luận quốc tế sau khi nhà cầm quyền CSVN len chân vào Hội Đồng Nhân Quyền LHQ. Thêm vào đó lại còn có hàng loạt các phán quyết của Ủy Ban LHQ về Bắt Người Tùy Tiện đối với trường hợp của 17 Thanh Niên Công Giáo, Ls. Lê Quốc Quân, chị Đỗ Thị Minh Hạnh, anh Đoàn Huy Chương, anh Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Mục sư Dương Kim Khải, chị Trần Thị Thúy, bà Phạm Ngọc Hoa, các ông Nguyễn Thành Tâm, Phạm Văn Thông, Nguyễn Chí Thành, Cao Văn Tỉnh.   Mặt khác, qua các phương tiện thông tin trên internet, bức màn bưng bít thông tin của CSVN đã gần như bị vô hiệu hoá. Vì vậy, UPR 2014 là cơ hội để giúp nâng cao sự hiểu biết của đại khối quần chúng Việt Nam một cách chính xác (không bị nhà cầm quyền bóp méo) về các QUYỀN đương nhiên của con người. Có lẽ đây mới là điều quan trọng hơn cả. Những quyền đương nhiên đó đã được minh định trong Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, mà nhà nước Việt Nam là một thành viên đã ký kết. Những quyền đó không phải là ơn huệ do đảng CSVN ban phát. Nhưng ngược lại, mọi chính sách hạn chế, cấm đoán, xiềng xích các quyền con người đều là hành vi sai trái nặng nề, vi phạm các giao ước quốc tế, và bị thế giới khinh tởm. UPR 2014 cũng là cơ hội để nhấn mạnh trong các quyền của người dân có cả quyền hạch hỏi, chất vấn những kẻ cầm quyền. Vì nhân dân đẻ ra và nuôi chính phủ, do đó nhân dân là cha mẹ của chính phủ chứ không phải ngược lại như những luận điệu mà chế độ CSVN cho tới nay vẫn tự nhận. Cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát đối với Việt Nam trong năm nay có thêm một điểm đặc biệt khác là sự hiện diện của một phái đoàn đấu tranh cho nhân quyền đến từ Việt Nam. Sự có mặt của phái đoàn mang tính nhân chứng này sẽ là một sự thật rất khó khỏa lấp hay chối cãi cho nhà nước CSVN. Phái đoàn gồm một số người thân của những nhà đấu tranh dân chủ đang bị cầm tù, ký giả, blogger, các nhà vận động nhân quyền, v.v... Nhà cầm quyền đã cố gắng dùng đủ mọi thủ thuật để ngăn chận việc xuất cảnh của những khuôn mặt mà họ đã gờm trong danh sách nhưng nhiều người đã vượt qua được các rào cản với sự tiếp tay trợ giúp của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới. Tóm lại, cuộc Kiểm điểm Nhân quyền Định kỳ Phổ quát (UPR) năm nay trở nên quan trọng đặc biệt không chỉ vì nội dung kiểm điểm đối với một nhà nước đang vi phạm nhân quyền tới mức chuyên nghiệp; mà còn vì cuộc kiểm điểm này đánh dấu một tầng liên kết mới giữa những nhà hoạt động trong và ngoài nước trên mặt trận nhân quyền; và mở màn cho một cuộc đối đầu mới giữa đại khối người Việt biết rõ các quyền của mình chống lại những kẻ đã ngang nhiên cướp đoạt các quyền đó của họ suốt hơn nửa thế kỷ qua.  
......

Món quà cảm động đầu năm

TUYÊN BỐ RA KHỎI ĐẢNG Kính gửi: Văn phòng Đảng ủy Bộ Ngoại giao.   Tôi tên là  Đặng Xương Hùng Sinh ngày 13/9/1961 Vào đảng ngày 28/2/1986   Tôi viết thư này để thông báo tôi từ bỏ đảng Cộng sản Việt Nam. Tôi đã từng hy vọng cùng với những diễn biến mới đây, đảng Cộng sản Việt Nam sẽ chấp nhận bỏ điều 4 trong Hiến pháp, chấp nhận một sự cởi mở dù là nhỏ trong chính trị, để đưa đất nước ra khỏi vòng luẩn quẩn. Áp dụng một chế độ như Ông Lý Quang Diệu đã làm ở Singapore. Đấy cũng là hy vọng chung của đông đảo người dân Việt Nam. Nhưng bất chấp, đảng vẫn tiếp tục sao chép - hoặc bị ép buộc tuân theo láng giềng tàn ác phương Bắc : chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Gần đây những bí mật của ông Hồ Chí Minh đã bị phơi bày. Chúng tôi, hầu hết là đảng viên, vẫn thường vui vẻ đùa cợt có những bài vè chế giễu, nhưng rất đúng về nhân vật này. Ông Hồ Chí Minh đã bị nghi ngờ là một người Trung quốc, có tên là Hồ Tập Chương, do Quốc tế cộng sản dựng lên, thay thế cho Nguyễn Ái Quốc, người đã chết năm 1932. Mọi niềm tin đã bị đánh cắp. Tôi tuyên bố ra khỏi đảng. Ngày 5/12/2013Đặng Xương Hùng Nguồn: FB Đặng Xương Hùng
......

Lãnh sự Ngoại giao nói về UPR

Mới đây một bài viết của tác giả Đặng Xương Hùng, nguyên Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam viết cho phái đoàn trong nước sắp sang điều trần trong phiên họp Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review - UPR) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng Hai sắp tới, với những lời lẽ chân thành kêu gọi sự thay đổi thái độ của họ. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn ông Đặng Xương Hùng tác giả bức thư để làm sáng tỏ thêm về việc làm ý nghĩa này.   Mặc Lâm: Thưa ông, xin ông cho biết động lực nào thúc đẩy ông viết bức thư gửi cho những người trong nước sắp tham gia vào buổi kiểm điểm định kỳ hoạt động nhân quyền của Việt Nam sắp tới tại Liên Hiệp Quốc. Chắc chắn rằng bức thư sẽ gặp phản ứng dữ dội từ nhà nước mặc dù ông tuyên bố đã bỏ đảng và chấp nhận tỵ nạn chính trị. Ông có thể chia sẻ thêm về việc làm này của ông hay không?   Đặng Xương Hùng: Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp. Họ làm cho Quốc hội trở thành một chi bộ của đảng Cộng sản thì tôi nghĩ rằng mình phải ra đi. Việc tôi ra đi tôi chỉ chống lại Đảng cộng sản thôi chứ tôi không chống lại con người.     Tôi là người trong cuộc. Tôi là lãnh sự Việt Nam tại Geneve và thấy rằng dấu hiệu biến chuyển trong tình hình vừa rồi nhất là chuyện mà họ khăng khăng giữ lại điều 4 hiến pháp.     - Ông Đặng Xương Hùng   Tôi thấy đồng nghiệp của tôi là những người rất thông minh, rất giỏi họ được đào tạo và được ra nước ngoài, được tiếp xúc với bên ngoài họ hiểu thế nào là thế giới văn minh và tất nhiên họ cũng biết sự vô lý của chủ nghĩa Mác Lênin. Họ chưa thể có quyết định trong lúc này bởi vì cái thế của họ rất khó cho việc đó. Cái hướng của tôi tập trung vào thái độ của những người hiện nay ở Bộ ngoại giao cũng như các bộ khác. Bởi vì các đoàn từ trong nước sang gồm rất nhiều bộ ngành. Với 11 bộ ngành và khoảng 30 người. Những cuộc họp ở trong nước đã rất cụ thể rồi và sự chuẩn bị của họ cũng chỉ lập lại bài bản như ngày xưa thôi nhưng lần này vai trò có khác vì Việt Nam đã ở trong Hội đồng Nhân quyền rồi và đó cũng là một yếu tố thuận lợi cho chúng ta. Mặc Lâm: Ông nghĩ sao về các cá nhân từ Việt Nam sang kết hợp với những đoàn thể từ nhiều nước đang vận động để Liên Hiệp Quốc chú ý về việc kiểm điểm của Việt Nam vào ngày 5 tháng 7 sắp tới?   Đặng Xương Hùng: Đã có phái đoàn của những chàng trai cô gái tôi thấy rất thông minh, dõng dạc. Họ đưa ra những thông số, những dữ liệu về những vi phạm nhân quyền trong Việt Nam, như thế là tốt rồi. Còn việc làm ở đây làm sao cho nó hiệu quả thì phải theo dõi thái độ của đoàn Việt Nam. Nếu có cơ hội tiếp xúc thì nên giải thích cho họ rằng việc làm của họ chỉ có tác dụng bao che cho những tội lỗi, những vi phạm nhân quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam thôi chứ chả có tác dụng gì cho nhân dân Việt Nam cả. Chỉ càng kéo dài thời gian mong đợi của người dân cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền và tiến bộ đối với cộng đồng Quốc tế. Mặc Lâm: Theo ông thì phái đoàn này nên làm gì với đoàn của chính phủ Việt Nam và qua kinh nghiệm của mình ông góp ý với cả hai phía trong và ngoài nước như thế nào?   Đặng Xương Hùng: Thái độ của họ trong kỳ này nên bớt đi sự o bế các nước Troika. Có ba nước Troika làm như trọng tài, ba nước ấy được bốc thăm. Việt Nam bốc thăm ra ba nước Troika là Keyna, Kazakhstan và Costa Rica. Họ dùng đại sứ và ngoại giao để o bế, mặc cả các nước này bằng cách mời cơm rồi trao đổi rằng các ông dễ dãi cho Việt Nam thì về sau này tới phiên các ông kiểm điểm nhân quyền thì Việt Nam sẽ làm tương tự trở lại. Tức là có sự mặc cả. Đó là việc chúng ta cần tác động. Cần phải gặp các phái đòan của Keyna của Kazakhstan, Costa Rica để nói với họ đừng chấp nhận những cái gợi ý nhỏ nhen của đoàn Việt Nam. Các nước Troika cần giữ vai trò trọng tài của mình, hết sức vô tư trong vai trò trọng tài cho Việt Nam này. Chúng ta cần họ vô tư vì thời gian rất có hạn do đó nếu sự trình bày của ba nước Troika này có hướng dành cho đoàn trong nước thì thời gian dành cho phái đoàn bên ngoài có khả năng làm thay đổi thái độ và sức mạnh ép được nhân quyền Việt Nam không đủ thời gian để lên tiếng trình bày sự đàn áp nhân quyền của Việt Nam. Mặc Lâm: Nhận xét của ông về yếu tố tác động phương Tây hiện nay để họ chú ý hơn về tình hình đàn áp nhân quyền Việt Nam đủ mạnh hay chưa và nếu không thì làm cách nào để thay đổi? Đặng Xương Hùng: Nhân tố các nước có thể làm thay đổi được tình hình nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam là nhân tố nước lớn. Khi tôi sang đây tôi nhận thấy rằng các bản tin của Châu Âu nói chung là rất xao nhãng tình hình của Việt Nam. Thí dụ như Việt Nam thông qua hiến pháp và những gì xảy ra tại Việt Nam nói chung. Tất nhiên không phải ta là người Việt mà lại tô vẽ Việt Nam không có nhân quyền nhưng đó là sự thiếu thông tin và xao nhãng của các nước phương Tây đối với tình hình Việt Nam. Hiện nay họ còn rất nhiều những quan tâm nào là căng thẳng Trung Nhật, rồi Bắc Triều tiên, Syria hay Iran, Ukraine…tất cả những thứ đó khiến họ quan tâm hơn do đó họ xao nhãng đối với Việt Nam. Mặc Lâm: Quay lại với bức thư ông gửi cho những người sắp sang tham dự buổi kiểm điểm nhân quyền. Xin ông cho biết nội dung quan trọng nhất của ông muốn chuyển tải tới họ là gì? Đặng Xương Hùng: Bạn bè tôi những người trong đoàn có rất nhiều người tôi kính trọng và khâm phục. Tôi chỉ phân tích cho họ thay đổi thái độ thôi. Thái độ thay đổi là rất quan trọng để cho họ hiểu rằng tại sao Quốc tế người ta bắt các nước phải kiểm điểm nhân quyền của từng nước trên toàn cầu trong những kỳ như hiện nay như đối với Việt Nam.     Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam.     - Ông Đặng Xương Hùng Bởi vì con người và quyền của con người là quan trọng nhất đối với thế giới văn minh. Đây mục tiêu của cả nhân loại chứ không phải chỉ nhằm vào Việt Nam mà thôi. Họ không cố đưa ra để kiểm điểm Việt Nam và tạo sức ép để Việt Nam thay đổi mà đây là cái chung. Nếu các anh các chị cứ tiếp tục theo lối cũ là soạn ra một bài đọc rồi cố mà chống đỡ để giảm nhẹ những việc đàn áp nhân quyền của mình là không thể được.   Mặc Lâm: Theo kinh nghiệm riêng xin ông cho biết trong khi ra trình bày trước Liên Hiệp Quốc như vậy thì phái đoàn có hỏi xin ý kiến hay báo cáo nhanh nhất về những diễn tiến trong buổi kiểm điểm tới cấp cao nhất trong Bộ chính trị hay không? và khi về nước thì các báo cáo này sẽ gửi như thế nào? Đặng Xương Hùng: Bên kia người ta không biết vì khi về luôn luôn đoàn báo cáo là thành công. Là các nước phản ứng rất hạn chế đối với nhân quyền Việt Nam. Chúng ta đi chuyến này đã bảo vệ được, vẫn giữ được cái điều thế giới phương Tây không thể áp đặt giá trị nhân quyền của phương Tây cho Việt Nam bởi vì dân trí của Việt Nam vẫn còn thấp. Xong rồi làm bản báo cáo, báo cáo lên trên thì trên lại tiếp tục đàn áp. Thế thì cái lỗi này là lỗi của người đang thi hành nhiệm vụ tức là mình không ghi chép thái độ của các nước khác để mà ghi vào báo cáo mà lại gửi bản báo cáo cho lãnh đạo không thể hiện được cái sùng sục cũng như ý của các nước phương Tây đối với vấn đề nhân quyền Việt Nam. Nó không thể hiện trong báo cáo đó. Đoàn này cũng gặp ông lãnh đạo, đoàn kia tô vẽ kéo thành công về phía mình, đưa ra những dữ liệu báo cáo lên trên là chúng tôi đã có sáng kiến này, có sáng kiến kia. Mặc Lâm: Vâng, xin cám ơn ông Đặng Xương Hùng. Vừa rồi là cuộc phỏng vấn ông Đăng Xương Hùng, nguyên là Lãnh sự Việt Nam tại Geneve Thụy sĩ, Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam. Chúng tôi sẽ trở lại với một câu chuyện khác của ông khi chính thức từ bỏ đảng Cộng sản mà ông đã theo trong nhiều chục năm, mời quý vị đón xem. Nguồn: rfa.org/vietnamese **** Viên chức Bộ Ngoại Giao tuyên bố bỏ đảng và lên tiếng về nhân quyền http://www.ttdq.de/node/1100  
......

Viên chức Bộ Ngoại Giao tuyên bố bỏ đảng và lên tiếng về nhân quyền

  Thêm một tiếng chuông cảnh tỉnh cho những ai còn mê ngủ với đảng hay vì lợi ích, hãy trở về với sự tồn vong của dân tộc. Đặng Xương Hùng Thư ngỏ gửi các bạn đồng nghiệp Thư ngỏ gửi các bạn tham dự Phiên họp Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền  ở Việt Nam diễn ra vào ngày 5/2/2014 tại Genève - Thụy sĩ. Genève, ngày 19/1/2014, Các bạn thân mến, Tôi tên là Đặng Xương Hùng. Tôi từng là Vụ phó Bộ Ngoại giao Việt Nam, từng là Lãnh sự Việt Nam tại Genève - Thụy sĩ (2008-2012). Tháng 10/2013, tôi từ bỏ đảng cộng sản Việt Nam để bắt đầu cuộc đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Điều đầu tiên tôi xin bày tỏ cùng các bạn: tôi đứng lên chống lại đảng cộng sản Việt Nam, không có nghĩa là tôi chống lại các bạn. Tôi rất thông cảm với các bạn. Tôi đã cùng các bạn và tôi tin một ngày bạn cũng sẽ cùng tôi. Chúng ta, những người dân Việt Nam, đều là nạn nhân của đảng cộng sản Việt Nam.   Tôi hiểu các bạn đều đang tâm niệm mang lại những điều tốt lành nhất cho dân tộc Việt Nam. Nhưng do những trói buộc vô hình khiến các bạn đôi khi phải hành động không như mình mong muốn. Mỗi hành động và lời nói của các bạn đều phải tuân theo sự chỉ đạo của đảng cộng sản Việt Nam. Tôi và các bạn đã cùng nằm trong hoàn cảnh như vậy.   Hiện nay, đảng cộng sản Việt Nam đã chọn con đường đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam. Họ quyết tâm duy trì chế độ đảng trị, phớt lờ những đòi hỏi dân chủ và nhân quyền cho nhân dân Việt Nam.   Tôi quan tâm không nhiều đến nội dung các bạn trình bày trong Phiên báo cáo kiểm điểm định kỳ toàn cầu lần này. Tôi biết các bạn là những người Việt Nam giỏi nhất trong việc viết báo cáo loại này và các bạn đã được cấp trên phê duyệt tỉ mỉ trước khi các bạn lên đường. Các bạn không thể nói khác được. Những bằng chứng về vi phạm nhân quyền ở Việt Nam luôn luôn thừa thãi, mà chính các bạn là người nắm đầy đủ nhất. Điều mọi người quan tâm nhất là thái độ của các bạn tại Phiên họp lần này. Cái tâm nằm trong con tim và khối óc nhưng muốn có được cái tâm trong sáng, cần được thể hiện ra ngoài bằng thái độ và hành động.   Các bạn đã có tấm lòng thương yêu nhân dân và dân tộc Việt Nam, các bạn nên biểu hiện bằng hành động. Đó là các bạn nên chăm chú lắng nghe, ghi chép đầy đủ và báo cáo trung thực tất cả những gì mà bên ngoài nói về nhân quyền ở Việt Nam. Các bạn nên làm những điều này với sự chân thành và cầu thị nhất.   Các bạn đừng nên chú ý vào những hành động nhỏ nhen mà các bạn vẫn làm lâu nay, như là cử người đi xếp hàng sớm để lấy chỗ đăng ký cho các tham luận của một số nước bao che cho Việt Nam như Lào, Cu Ba. Tước đi cơ hội của những nước quan tâm, mong muốn góp ý về nhân quyền cho Việt Nam tại Phiên họp.  Các bạn đừng nên đi thu nhặt hết những tài liệu phân phát của các đoàn, như của đoàn ông Võ Văn Ái, rồi về vứt vào sọt rác cơ quan, tước đi quyền được tiếp cận thông tin của tất cả mọi người. Các bạn đừng cử người gây cản trở hoặc gây sự mất chú ý đến các hoạt động của các đoàn đại biều trong và ngoài nước đến đấu tranh cho nhân quyền tại Việt Nam. Những hành động như vậy chưa chắc có sự chỉ đạo trong nước mà là tự “sáng kiến” của các bạn, với mong muốn được “ghi công” trong “thành tích” bảo vệ nhân quyền cho Việt Nam. Tôi thiết nghĩ, khi thời thế thay đổi, thì chính các bạn lại thành người bị phê phán. Tôi rất mong tại Phiên họp lần này các bạn sẽ hành động theo đúng lương tâm của mình. Các bạn nhất định sẽ được hoan nghênh. Con người là quý giá nhất trên hành tinh chúng ta. Nhân loại đang vươn tới mạnh mẽ trong cuộc đấu tranh bảo vệ quyền của mọi con người. Hội đồng nhân quyền đưa ra sáng kiến Kiểm điểm định kỳ toàn cầu về nhân quyền cũng là nằm trong mục tiêu này.   Chúng ta là công dân Việt Nam, đồng thời cũng là công dân toàn cầu. Vai trò của các bạn là rất lớn cho tương lai của dân tộc Việt Nam. Nhất là khi Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hợp Quốc. Một lần nói thật, ta sẽ không còn phải mất công bao bọc sự giả dối.   Tôi biết các bạn đã “mất” Tết để chuẩn bị cho Phiên họp này. Nhân dịp Tết Giáp Ngọ, tôi xin chúc các bạn một năm mới sức khỏe dồi dào, hạnh phúc tràn đầy và có tấm lòng trong sáng vì một cuộc đổi mới toàn diện cho đất nước Việt Nam chúng ta. Đặng Xương Hùng Genève, Thụy sĩ Nguồn: ethongluan.org
......

Lê Duẩn Toàn Tập Tái Bản

Cận Tết là mùa gió chướng. Tuyên giáo Trung ương len lén và thui thủi mình ên làm một cú rao vặt “chống TQ” miễn phí. Báo chí trong luồng không chỉ đặc biệt chú tâm vào chủ đề rất đỗi thời sự là cứu đói giáp hạt 15 tỉnh… hay các chủ đề chính yếu thường trực cướp/giết/hiếp/mông/vú/kỹ thuật leo đỉnh vu sơn/đặc trị loạn cường dương…  mà còn thoang thoảng mùi nhang khói giữa hồ:     “(Chinhphu.vn) – Ngày 18/1(/2014), huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ khánh thành đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu; lãnh đạo nhiều bộ, ngành Trung ương và tỉnh Hà Tĩnh cùng đông đảo người dân đến dự”. Giang hồ điểm báo bật ra hàng loạt câu hỏi mắc mứu (rất dễ mắc nghẹn): Tại sao giờ này? Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Lê Duẩn?… *Tại sao giờ này? Tại sao không trùng khớp vào ngày sanh hay ngày chết của đương sự? Còn lại là gì, bốn mươi năm Hoàng Sa chăng? Có thể lắm! Một kiểu thông điệp “chống Tàu” rất đằm thắm trong định hướng chủ động: Âm thầm thay thế mọi cuộc tưởng niệm công khai và long trọng trọng khác (được côn an tập trung dồn sức giải phóng bởi bụi máy cưa cắt đá), bằng cuộc tưởng niệm rón rén nhắc tên một tay tổng bí có thời nức tiếng “Nga hơn Tàu”. Thế thì người ta có thể đúc rút ngay đây một kết luận nhỏ: Thông điệp này vừa điên vừa hèn. Bởi Lê Duẩn, dù chỉ mới học xong lớp sáu nhưng đã từng vang danh trong toàn thể Đệ Tam Quốc Tế bằng câu danh ngôn: “Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, đánh cho Trung Quốc”, như một hồi âm cho câu danh ngôn của Mao là “Quyết tâm đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng”. Tức là, Lê Duẩn hết lấy xương máu người Việt để đánh Mỹ cho Liên Xô và Trung Quốc, rồi sau đó, bật ngược, lại lấy sinh mạng người Việt đánh Trung Quốc cho Liên Xô, trong cả hai trận chiến Tây Nam và Chính Bắc. Có gì là quá, khi gọi đó là một kẻ hung hăng/háo chiến/hám quyền/ngu muội… chỉ biết hãnh diện được phục vụ quan thầy và lạnh lùng trên xương máu đồng bào cùng tương lai đất nước? Nối tiếp truyền thống đó, lũ hậu duệ ngày nay có gì khá hơn, một khi vẫn khư khư ôm gối trùm chăn, không dám công khai phản đối kẻ xâm lược, mà chỉ thỏ thẻ bảo dân “đảng từng có người chống TQ ngày xưa đấy chứ!”, rồi lại tiếp tục hùng hổ dàn quân đàn áp, đánh dập, bắt bớ,  giam cầm, xách nhiễu trả thù những người nhiệt tâm báo động về nguy cơ Bắc thuộc lần cuối cùng? Liệu rằng điều đó sẽ mang ý nghĩa gì, khi một đảng và nhà nước vô thần rắp tâm lập đền thờ cho một kẻ sử dụng núi xương sông máu của đồng bào mình để lập công với mớ quan thầy từng được xếp hạng xuất chúng về tội ác tiêu diệt đồng chủng? *Tại sao Hà Tĩnh? Tại sao Hà Tĩnh giỗ người Quảng Trị? Mấy năm trước, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Lê Duẩn, báo TTO đi tin:     “Cũng trong sáng qua (7/4/2007) tại Đông Hà đã diễn ra lễ khánh thành tượng đài cố TBT Lê Duẩn và công viên mang tên Lê Duẩn”… “Từ mảnh làng nghèo chợ Sãi, Triệu Phong, chàng trai Lê Văn Nhuận (tức đồng chí Lê Duẩn) đã được sinh ra, nuôi dưỡng bằng hạt phù sa của dòng Thạch Hãn và đã ra đi theo lý tưởng của cách mạng để Quảng Trị có được một người cộng sản vĩ đại, một di sản tinh thần vô giá cho các thế hệ học tập noi theo”. Vậy thì Hà Tĩnh chen lấn điều gì ở đây, một khi Quảng Trị đã chính thức và công khai hãnh diện có thằng con Lê Duẩn là “một người cộng sản vĩ đại”? Giành con chăng?     “Cố Tổng Bí thư Lê Duẩn vốn là người con của quê hương Cẩm Duệ (Cẩm Xuyên), trong thời kỳ Hà Tĩnh triển khai xây dựng công trình đại thủy nông Kẻ Gỗ, với cương vị của mình đã có nhiều quyết sách giúp đỡ Hà Tĩnh đẩy nhanh tiến độ, sớm hoàn thành công trình. Biết ơn cố Tổng bí thư, nhân dân địa phương đã đặt tên cho hòn đảo giữa hồ Kẻ Gỗ là đảo Cụ Duẩn và nhân dịp kỷ niệm 180 năm thành lập tỉnh, ngày 15-10-2011 vừa qua Tỉnh ủy, UBND, HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định phối hợp với gia quyến cố Tổng Bí thư xây dựng đền thờ cố Tổng Bí thư Lê Duẩn tại đảo cụ Duẩn”. Chẳng ai rõ chuyện con ruột/con nuôi/con này/con nọ… ra sao, chỉ biết mọi nỗ lực tranh giành này đều theo đúng quy trình. Ở đó, hồ Kẻ Gỗ, từng có thời triển khai dự án xây nhà trên bè nổi đón cụ Tổng Bí, đặt chết tên là Bè Lê Duẩn. Kế đó là dự án nâng cấp cái cù lao giữa hồ thành Đảo …Cụ Duẩn. Nay, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã long trọng triển khai dự án lập đền thờ cụ Duẩn. Tất nhiên, mọi dự án đều đẻ ra đô xanh lẫn vàng ròng. Lại ngay vào lúc mà các nguồn dư luận về mọi đảo khác đều cần phải lắng xuống bên dưới đảo cụ Duẩn, thì không thể bảo thiếu lô-gích cái việc triển khai dự án tầm cỡ tâm linh cả đảng này! *Tại sao Lê Duẫn?… À, đây mới chính là cốt lõi của mọi cốt lõi:     “Hôm nay 7/4, nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Tổng bí thư Lê Duẩn(7.4.1907– 7.4.2007) – người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị đã tổ chức khánh thành công trình tượng đài và công viên mang tên đồng chí Lê Duẩn tại thị xã Đông Hà”. Lê Duẩn từng đeo những huy chương nào của dàn đồng ca báo chí trong luồng?     Người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị (mỗi ngày ăn vài củ khoai để nhớ mẹ nghèo);     Người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh (số người “được hy sinh” cao hơn thầy);     Nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN (nắm kỹ thuật đu dây quân viện và kinh viện). Trước đó, Lê Duẩn đã có những kỳ tích điền kinh nhảy cóc, nhảy rào và nhảy cao nào?     Tân Việt Cách mạng Đảng (1928);     Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội (1929);     Đảng Cộng sản Đông Dương (1930). Kỷ lục Guinness của Lê Duẩn là gì?     Ngồi ghế Tổng bí thư đảng suốt ¼ thế kỷ: 1960-1986 (chuyển sang từ trần). Tác phẩm (để đời) của Lê Duẩn gồm những gì?     Bản “Đề cương Cách mạng miền Nam” (1956). Từ đây đẻ ra Cục “R” và cái mặt nạ có tên là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam”, chỉ rớt xuống ngay sau khi miền Nam bị nhuộm đỏ;     Chiến dịch “Đường 9 Khe Sanh” (1968). Trận biển người nướng quân các sư đoàn 304/308/320/ 324B/325, với tổng cộng 40.000 bộ đội dưới biển bom xăng đặc và cơn mưa pháo M107…  còn có tên khác là “Điện Biên Phủ thứ nhì”, nhằm mục tiêu nghi binh cho định hướng mùa Xuân 68.     Trận Tổng tấn công Tết Mậu Thân (1968). “Hoan hô Xuân 68 anh hùng! Hãy gầm lên như sấm sét đùng đùng. Tất cả pháo! Và xông lên, dũng sĩ!” (thơ Tố Hữu). Các dũng sĩ đã theo lệnh xé bỏ hiệp ước đình chiến đón Xuân. Với hệ quả là hàng vạn đồng bào ở Huế bị bể sọ hay bị chôn sống tập thể dọc những con đường trắng;     Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị (1972). Dài khoảng 9 cây số người, cả dân lẫn lính miền Nam,  gồng gánh di tản và bỏ xác dưới trận mưa pháo kích cùng những loạt pháo trực xạ của “quân đội giải phóng”, từ Quảng Trị, qua Hải Lăng, về tới Mỹ Chánh. Đây là cuộc thảm sát quy mô nhất trong suốt trận chiến nhuộm đỏ miền Nam, ngay trên vùng đất lề quê thói của Lê Duẩn. Cổ thành Quảng Trị, sau đó, được cắm cờ miền Nam, nhưng “không còn một viên gạch nào không dính vết đạn”;     Hủy bỏ Hiệp định Hòa bình Paris (1973). Mỹ rút quân ra khỏi miền Nam VN và chấm dứt hầu hết các nguồn viện trợ quân sự cho Sài Gòn. Quân đội Bắc Việt được tăng cường khẩn cấp vào chiến trường B, sử dụng nguồn quân viện gia cố của LX & TQ để mở rộng các khu vực da beo làm bàn đạp tấn công miền Nam;     Đẩy mạnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975). Nối tiếp các Chiến dịch Mùa Xuân 1975 & Chiến dịch Giải phóng Huế-Đà Nẵng. Dẫn đến việc chấm dứt cuộc chiến tự vệ ngăn chận làn sóng đỏ (và bảo vệ chính thể tự do dân chủ còn non trẻ) của miền Nam;     Chiến dịch Cải tạo công thương nghiệp miền Nam Việt Nam (1975). Mật danh là Chiến dịch X2. Tiến hành bất ngờ đợt một vào nửa đêm 9/9/1975, đợt hai từ ngày 4 đến ngày 6 tháng 12, 1975. Rất nhiều doanh nhân miền Nam tự tử. Số đông mua bãi vượt biên. Chiến dịch nối tiếp là Kinh Tế Mới, di dân thành phố không còn vốn liếng làm ăn về miền rừng núi. Chiến dịch tận diệt tư thương miền Nam kéo dài đến cuộc đổi tiền cũng bất ngờ và ảnh hưởng toàn bộ nhân dân miền Nam vào ngày 5/5/1978.     Nâng tầm “Tư tưởng” làm chủ tập thể (1977).  Một danh ngôn khác của Lê Duẩn, phát biểu tại trường đảng Nguyễn Ái Quốc ngày 13/3/1977: “Loài người cho đến nay đã có ba phát minh vĩ đại có ý nghĩa bước ngoặt của lịch sử. Thứ nhất là tìm ra lửa. Thứ hai là tìm ra cách sử dụng kim khí. Thứ ba là làm chủ tập thể”;     Tuyên chiến & xâm lăng Campuchia (1978). Nhằm thỏa lệnh Liên Xô chống lại chủ nghĩa bành trướng của Trung Quốc. Bao gồm các Sư đoàn  2/4/5/7/9/10/31/302/303/304/307/309/320/ 325/330/339/341/Sư đoàn không quân 372/các Lữ đoàn thiết giáp 12 -22-26/các Lữ đoàn pháo binh 24-262/Lữ đoàn 25 công binh/Lữ đoàn đặc công 198/Trung đoàn đặc công 117/các Lữ đoàn hải quân đánh bộ 101-126… Lực lượng này tiến chiếm Nam Vang và giữ quân trên đất Chùa Tháp cho đến 1989 mới rút quân ra khỏi Campuchia. Sự thiệt hại nhân mạng lên đến nhiều vạn người. Số bộ đội bị cụt chân vì mìn cóc TQ, trên thơ Nguyễn Duy, “Nạng gỗ khua rổ mặt đường làng”.  Hệ quả kinh tế là VN bị cấm vận và cô lập đối với thế giới tự do suốt 10 năm.     Chống đỡ cuộc chiến “giáo trừng” phía Bắc (1979). Theo Wiki, đây là một “cuộc chiến ngắn nhưng khốc liệt giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và CHXHCNVN”. Bắc Kinh gọi nó là “cuộc chiến giáo trừng”, dạy cho VN một bài học trả đũa vụ xâm lăng Campuchia. Còn ký giả Nayan Chanda của tạp chí Viễn Đông Kinh Tế (Far Eastern Economic Review) thì gọi nó là cuộc chiến “Huynh Đệ Tương Tàn” (nguyên tác Anh ngữ Brother Enemy: The War After the War). Sáu tỉnh cực Bắc của VN, giáp ranh với TQ, bị san bằng, nhiều cột mốc biên giới bị dời vào phía trong lãnh thổ VN.  Vẫn theo thơ Nguyễn Duy, “Mẹ liệt sĩ gọi con đội mồ lên đi kiện”.     Chiến dịch Z30, tịch thu gia sản “bất chính” của nhân dân từ Nghệ An ra Hà Nội (1978). Đây là trận càn quét tài sản của nhân dân có nguồn gốc từ các nước tư bản.     Chiến dịch Cải cách Giá-Lương-Tiền (1985).  Đổi tiền lần thứ nhì. Bản vị hàng hóa là vàng. Chỉ số giá bán lẻ thị trường tăng vọt 587,2%.  Chỉ số lạm phát lên 4 chữ số. Giá vàng tăng nhanh hơn giá hàng hóa. Theo GS Đặng Phong, chính sách Giá-Lương-Tiền vỡ trận. Hệ quả trực tiếp là nhân dân trở thành những “người chết hai lần”. Báo cáo chính trị trong Đại hội VI (Lê Duẩn vừa chuyển sang từ trần) trở thành bản báo cáo lịch sử của đảng CSVN. *   Lê Duẩn, người học trò xuất sắc của Hồ Chí Minh, có một ước mơ tột bực, được phát biểu thành một danh ngôn năm 1976 là: ”Trong vòng mười năm nữa, mỗi gia đình ở Việt Nam sẽ có một radio, một TV và một tủ lạnh“. Đến năm 1986, Lê Duẩn qua đời, với một đất nước Việt Nam khánh tận, một dân tộc Việt Nam phân cấp thiếu đói, đói và đói gay gắt, một quốc gia Việt Nam bị khinh miệt và sợ hãi đối với cả thế giới loài người. Lê Duẩn, người con trung hiếu của quê hương Quảng Trị, và là con nuôi của Hà Tĩnh, trong suốt 25 năm ngồi ghế Tổng bí thư, và thông qua 3 cuộc chiến 75/78/79,  đã điềm nhiên bình thản hóa thân nhiều triệu bộ đội, dân công, thanh niên xung phong thành những tờ “giấy báo tử bay đầy mái rạ” (theo thơ Nguyễn Chí Thiện)… Lê Duẩn, nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng VN , đã khẳng định và cả đời theo đuổi điều khẳng định sắt máu như sau:       “Chế  độ ta là chế độ chuyên chính vô sản. Chuyên chính trước hết phải là đường lối của giai cấp vô sản. Cốt tủy của chuyên chính vô sản là ở đó chứ không phải là ở chỗ sử dụng bạo lực. Đường lối đó là sự kết hợp lý luận Mác – Lê Nin với thực tiễn cách mạng của nước mình. Đường lối đó là khoa học nhất, là đúng quy luật, là bắt buộc. Đường lối đó không hề nhân nhượng với ai, chia sẻ với ai và hợp tác với ai cả. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là: nhất thiết phải xóa bỏ giai cấp bóc lột, xóa bỏ chế độ sản xuất cá thể, xác lập quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa. Nhất thiết phải làm thế, không cho phép ai đi ngược lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó nhất thiết phải là công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Không ai được chống lại. Đó là chuyên chính. Đường lối đó là đường lối của giai cấp công nhân, không ai được chống lại. Ai chống lại những cái đó thì bị bắt. Đó là chuyên chính”. Một Lê Duẩn, với ngần ấy “trí tuệ” lẫn “công đức”, và được lũ “hậu duệ” của đảng, sau các thứ “đúc tim cho tượng ngựa”, hay dâng “cỗ đầu trâu” nhập vong cho tượng, hiện đang dồn sức tâng công bằng những tượng đài cho đến đền thờ… đã nói lên điều gì? Đứa nào giật giải “Trăm công với giặc – Nghìn tội với dân”? Phép thử xem dân trí thời lướt mạng có khác thế kỷ 20? Vô thần hậu duệ dâng hương lên Tổng vô thần tiền bối? Nhân rộng chủ nghĩa “Tản thiêng về làng” ra khắp chốn? Đánh nhòe dư luận về những quần đảo giữa biển bằng một cù lao giữa hồ? Ta từng có lãnh đạo kỵ Tàu đó chứ chẳng chơi? Giết dân không thôi chưa đủ khốn nạn, phải thờ đứa giết dân không nhợn mới đủ đô/đạt chuẩn? Sau cùng: Ai bảo “Hèn với giặc – Ác với dân” chỉ là xu thế thời đại mới đây nào?   23-01-2014 – Nhân ngày giỗ thứ 25 nhà văn Nguyễn Minh Châu, tác giả tiểu luận “Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa”. Blogger Đinh Tấn Lực
......

Táo Quân Dâng Sớ Giáp Ngọ 2014

Chỉ còn vài thời khắc Năm Quý Tỵ sắp qua Giáp Ngọ đang phi tới. Chuẩn bị cho năm mới Các Táo như lệ thường Ôm sổ sách lên đường Chầu Trời cho đúng hẹn. Cửa Thiên Đình đã mở Có Táo mặt hớn hở Có Táo mặt buồn rầu Cùng xếp hàng vào chầu Mỗi người một tâm sự Người vui kẻ tư lự... Nam Tào và Bắc Đẩu Trịnh trọng tiến bước lên Dặn tả hữu hai bên Giữ an ninh trật tự. Đầu tiên là Táo Đảng "Trọng Lú" giọng sang sảng: Hê lô - chào Ngọc Hoàng! Chúc ngài luôn... gút gút! Đoạn do dự tí chút mắt liếc xéo hai bên, rồi tiếp tục bước lên: Dạ con xin báo cáo. Con là Táo Độc Đảng (Con là Táo độc quyền) Đứa nào dám tuyên truyền Con sẽ cho quân bắt. Đổ cho tội ‘trốn thuế’, Khoác cho tội ‘âm mưu hoạt động đòi lật đổ’ Con cứ đem truy tố ra toà Căng-gu-ru (1) Con đâu phải đứa ngu Ngài thấy hay không ạ? Ngọc Hoàng tròn con mắt Tưởng đâu mình nghe nhầm Nét mặt Ngài thất thần: Thật kinh hoàng quá đỗi Lời lẽ kẻ phạm tội! Ngươi ngồi trên pháp luật Sống vô phép vô cương Đàn áp những dân thường Cầm tù người vô tội. Hẳn ngươi vẫn còn nhớ Theo Công Ước Nhân Quyền Mọi người đều bình đẳng Sống phải theo pháp luật Cầm quyền chớ lạm quyền Nhà ngươi như con thuyền Nhân dân chính là nước Nước sẽ lật chìm thuyền Hãy mau mau tỉnh ngộ Nếu để ta thịnh nộ Sẽ tuyên án phanh thây! Tiếp theo Táo Quốc Hội Họ Nguyễn tên Sinh Hùng Cùng bầu đoàn tháp tùng Xin được vào dâng sớ: Dạ con là ‘đầy tớ’ Đại diện cho nhân dân Chỉ là trên danh nghĩa Thật là chuyện mai mỉa: Quốc hội toàn đảng viên Là cánh tay của Đảng. Ngài có biết năm nay Chúng con có trò hay Là sửa đổi Hiến pháp Cũng là trò bá láp Chỉ là chiêu lừa dân Sửa xong... Nguyễn Y Vân Nghĩa là … vẫn như cũ: Đảng lãnh đạo dài dài Quân đội không đứng ngoài Phải trung thành với Đảng. Ngọc Hoàng nghe phát hoảng: Ta nói cho ngươi hay Cả nhà lũ chúng mày Là cái đảng ô lại Tàn ác và vô luân Lại còn lòe bịp dân Tam quyền cái con khỉ! Hãy sang học thằng Mỹ hay thằng Úc thằng Tây nó tam quyền phân lập Tòa án là tư pháp Hành pháp là chính quyền Còn lập pháp đương nhiên là thuộc Táo Quốc Hội Thôi lần này chưa vội Tạm phạt nhốt chuồng trâu Nhớ khắc ghi trong đầu: Hãy trả dân quyền sống! Họ có quyền hành động Họ là chủ của ngươi… Thấy không khí căng thẳngBắc Đẩu vội xen vào: Thưa, vừa mới thiết trào Xin Ngọc Hoàng bớt giận. Cho gọi Táo Đấu Tranh Dâng sớ báo chiến thắng... Một cô gái áo trắng Dáng nhỏ nhắn sinh viên Mặt rạng rỡ ngoan hiền Bước lên chào Ngọc Đế: Con là Nguyễn Phương Uyên Cả thế giới biết tên Đại diện cho Minh Hạnh, Thay mặt Đinh Nhật Uy,Nguyên Kha và các bạn... Những thanh niên yêu nước Những người biết đi trước Khi tổ quốc gọi tên Chúng con đâu dám quên Lời cha ông răn dạy. Ngọc Hoàng cười tươi tắn: Ra là Táo Đấu tranh. Thật đáng để nêu danhCháu Bà Trưng, Bà Triệu. Độc tài kia phải hiểu Đàn áp và nhà tù Chỉ dọa được dân ngu Không làm cho ai sợ. Ta còn nghe nhiều nữa Những Táo đang bị tù Như Cù Huy Hà Vũ, Duy Thức và Điếu Cày… Đều tuyệt thực phản kháng... Rộ phong trào Bỏ Đảng Xuất hiện các diễn đàn như: Xã Hội Dân Sự, rồi Diễn Đàn Phụ Nữ,Hội Bầu Bí Tương Thân… Đoàn kết khắp xa gần Ta nghe lòng phấn chấn!   Bỗng đâu Táo Thủ Tướng Chẳng ai gọi cũng vào Ngả mũ nghiêng người chào: Dạ Ngọc Hoàng vạn tuế! Nghe có mùi xú uế Bắc Đẩu vội đi tìm Hoá ra mùi phân chim trên đầu ‘ngài’ Ba Dũng. Con diệt trừ tham nhũngDương Chí Dũng hầu tòa Án tử hình ban ra Cán bộ đều khiếp sợ Nhưng là chiêu dựng vở Dọa khỉ mấy thằng to Dàn cảnh và diễn trò Bắt chúng nó cung tiến. Xin ngài đừng có lo Thằng đó là em họ Con vờ xử tử nó Để đánh lạc miệng dân Trẻ con nó cũng biết. Ngọc Hoàng nghe điên tiết Tuy lòng giận hết biết Nhưng cố nói lời hay : Ta tạm tha lần này Nhưng việc cần làm ngay Là lật đổ Táo Đảng Nếu dám làm cách mạng Chọn đa đảng đa nguyên Ta sẽ cho ghi tên Vào sổ vàng danh dự Nhưng phải chừa tham nhũng Hãy tôn trọng nhân dân Tam quyền phải lập phân Tôn trọng sự khác biệt Nếu để dân nổi dậy Người sẽ không toàn thây Đến ta cũng bó tay Trước sức mạnh dân tộc. Hãy giảm bớt bổng lộc Hãy biết kính trọng dân…   Đến lượt Táo Trí Thức Mặt vẫn đang bực tức Con là Lê Hiếu Đằng Con không thích lằng nhằng, Con quyết tâm bỏ Đảng! Con trong Nhóm Bảy Hai (2) Đòi sửa đổi Hiến Pháp Cần xóa bỏ căn bản Tất cả những điều khoản Còn mông lung mơ hồ Muốn có một cơ đồ Phải đổi thay triệt để Dạ kính thưa Ngọc Đế Sai lầm cả đời con Là cầm súng ‘chống Mỹ’ Thân con là tốt thí Đi xâm lược miền Nam Hàng triệu người chết oan Bao nhà dân thành than Ngàn ước mơ tan nát. Miệng Ngọc Hoàng cười mát: Thật buồn chuyện của ngươi. Nhưng có chút nên cười Là ngươi đã sám hối Rõ ràng người có tội Nhưng nay đã lập công Thấy cũng nên khen thưởng. Trên mặt trận tư tưởng Đã dũng cảm đi đầu Sẽ nhiều người hưởng ứng. Triệu con tim cùng đứng trên mặt trận Nhân Quyền Vâng theo lệnh ta truyền Tất đến ngày thắng lợi Tưởng cũng nên khen ngợi Nhóm trí Thức Bẩy Hai Đã ghé một bên vai Vào sự nghiệp dân chủ Đó cũng là lời nhủ: Sắp tận số độc tài... Năm nay có Táo mới Giương ngọn cờ phấp phới Táo Tự Sát là ta! Sẵn sàng hoá thành ma! Một mạng đổi mười mạng! Cả thiên đình hốt hoảng Tưởng khủng bố tấn công Hoá ra Đặng Ngọc Viết Một người anh thân thiết Một người cha hiền lành Một hàng xóm tốt bụng Mãn lính về làm lụng Nuôi cha già yếu đau Lũ quan Đảng hè nhau Cướp mất nhà mất đất Nỗi oan khiên thấu trời Anh chỉ còn cuộc đời Bước đường cùng: đánh đổi Làm tiếng súng vang dội Nã vào lũ cường quyền!!! Ngọc Đế giọng buồn phiền: Khi người dân đổi mạng. Đây là phát pháo sáng Cảnh báo lũ Đảng gian Coi chừng những dân oan Không còn gì để mất Một khi cái quý nhất Đem ra thí với mày Nếu mày không tan thây Thì cũng què cũng chột Nếu người dân mất một Tụi bay sẽ mất mười Vì làm thân con người Ai cũng sẽ phải chết Nhưng chúng mày nên biết: Khi thân người thành chông Thành gươm đao súng đạn Thành bom mìn hẹn giờ Nó sẽ nổ bất ngờ Khiến tụi mày tan xác! Nam Tào gọi oang oang: Mời Táo Mạng Xã Hội Những công dân quốc nội Và trên khắp hoàn cầu những người không cúi đầu Trước điều ‘hai năm tám’ (3) Lên báo cáo mau mau. Đặng còn xin lĩnh thưởng Ngọc Hoàng giọng tin tưởng: Táo này làm rất hay Xông pha giữa ban ngày Vào các toà đại sứ Các tổ chức nhân quyền Họ sẵn sàng ‘ngồi thiền’ (4) Bảo vệ cư dân mạng Theo thứ bậc xếp hạng Họ là những người hùng Dù bị bắt bị đòn Vẫn quyết tâm làm tròn Nghĩa vụ công dân mạng. Mạng Xã Hội bước lên : Cảm ơn ngài gọi tên Con xin được báo cáo. Chúng con rất đông đảo Hàng triệu triệu thanh niên Đang truyền bá Nhân Quyền Chống độc tài đảng trị Viết kháng thư kháng nghị Phát tài liệu Nhân Quyền Lập hàng loạt hội nhóm Cả trên mạng, ngoài đời Táo Đảng mệt bở hơi Chẳng thể nào ngăn nổi Những chiến công tiếp nối Chính phủ Mỹ quan tâm EU đồng lên tiếng Ca Na Đa và Úc Tất cả đều hối thúc Phải tôn trọng nhân quyền… Năm nay nhiều chuyển biến: Trương Tấn Sang đi Mỹ Ra về phải suy nghĩ Những hứa hẹn Nhân Quyền Muốn có TTP (5) Muốn được mua vũ khí (6) Muốn kết giao hữu nghị Hợp tác với nước giàu Táo Đảng phải đi đầu Trọng tự do ngôn luận Chúng con cũng nhìn nhận: Những chiến công hôm nay Cũng nhờ những bàn tay Từ xa xôi Hải Ngoại Kiên trì và nhẫn nại Hỗ trợ từ bên ngoài Trí tuệ và tiền tài Giúp sức cho Quốc Nội Đó chính là cơ hội Tiễn Táo Đảng lìa đời. Sắp đến giờ bãi triều Bỗng có Táo Tham Nhũng Tên là Dương Chí Dũng Hớt hải xin vào chầu: Dạ con xin cúi đầu Nhận tội trước Thượng Đế Tội con nhiều vô kể Dạ Ngọc Hoàng anh minh Con không ăn một mình Mà còn thằng Quý NgọThứ trưởng Bộ Công An Con muốn được minh oan Năm trăm ngàn đô Mỹ Tiền đút lót trao tay Nó điện cho con hay 'Thủ tướng duyệt lệnh bắt Chú phải tìm đường trốn' Giờ nó lại phủi tay Một mình con hôm nay Mang trên đầu án tử... Ngọc Hoàng trừng mắt quát:Phạm Quý Ngọ ra đây Sao người ăn đút lót Mà không lo cho lọt Để oán thán trước toà? Quý Ngọ vội bước ra: Dạ con nuốt không nổi Dương Chí Dũng nhận tội Vì hắn không thể chối Chuyện 'ụ nổi ụ chìm'… Thất thoát trăm ngàn tỉ Quy thành tiền đô Mỹ Khoảng… năm tỉ mà thôi! Ngọc Hoàng toát mồ hôi: Dân tình đang nghèo khổ Bọn bòn rút ngân khố Lũ tham nhũng bất nhân Tiền phải trả cho dân Xác phải nghiền thành phân Đem ra đồng bón ruộng! Bắc Đẩu đọc thông báo: Như mọi năm các Táo, Được tự do hoàn toàn Ngôn luận và việc làm Xin mời cho ý kiến! Táo Đấu Tranh bước đến: Dạ khải bẩm Ngọc Hoàng Có một việc xin bàn Tại sao ngài phê chuẩn Táo Đảng vào Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc? Đó là điều nhơ nhuốc Vì Táo Đảng tham tiền Luôn chà đạp nhân quyền Con bất bình chuyện đó. Ngọc hoàng đưa tay trỏ: Đó là ý của ta Ngươi hãy nghĩ sâu xa Cho nó tập ‘làm cha’ Liệu nó dám làm láo? Hãy nghe ta tuyên bảo Năm Giáp Ngọ sắp sang Hãy tiếp tục mở mang Tầm nhìn ra thế giới Muốn Việt Nam đổi mới Mình phải tự xông pha Giành quyền sống về ta Không chờ ai ban tặng! Nếu một người vác nặng Hãy chia sẻ cùng nhau Nếu một người đớn đau Hãy chung tay bảo vệ. Ở đời luôn là thế Ta thắng thì địch lui Khi thấy lòng thỏa vui Triệu bàn chân không mỏi. Tay làm và miệng nói Biến Dân Chủ Nhân Quyền Thành liều thuốc thần tiên Trị độc tài độc đảng…   Truyền Táo Đấu Tranh và Táo Trí Thức vào kho lãnh thưởng! Bãi triều! Lê Nguyên Hồng Ngày 23 tháng Chạp năm Quý Tỵ   Chú thích: (1) Tòa án của chế độ CS – phiên âm tiếng Anh bồi: (2) Nhóm 72 trí thức ký tên đòi sửa đổi hiến pháp: (3) Điều 258 của chế độ CS – một nhóm blogger đã lấy làm tên của mình; (4) Ngồi thiền là một phương pháp đấu tranh mềm; (5) TTP – Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Chiến Lược Xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement; (6) Điều kiện để được mua vũ khí sát thương của Mỹ. Nguồn: diendanctm.blogspot.de/
......

Từ Việt Nam sang Mỹ

Như thông cáo báo chí ngày 12 tháng 1 vừa qua của phái đoàn đến từ Việt Nam bao gồm các tổ chức Mạng Lưới Blogger Việt Nam, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam, Phật Giáo Hoà Hảo Truyền Thống, No-U Việt Nam, Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn Giáo, cùng thân nhân của một số tù nhân chính trị, lần này phái đoàn đặt chân đến Hoa Kỳ để “cung cấp các thông tin chính xác và đầy đủ cho các tổ chức quốc tế và chính phủ nước ngoài” được kỳ vọng là “sẽ tạo ra những thay đổi tích cực đối với chính phủ Việt Nam trong việc thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền với tư cách là một thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc”. Ông Trần Văn Huỳnh và hai bà mẹ Việt Nam điều trần trước Quốc hội Hoa Kỳ (Ảnh: Huynhngocchenh.blogspot)   Cũng chính vì kỳ vọng này mà suốt cả tuần vừa qua, tôi bận bù đầu với công việc trong tư cách vừa là đại diện cho tổ chức VOICE, vừa là phát ngôn viên chính thức của phái đoàn. Thú thật, từ lúc bắt đầu công việc vận động hành lang vào giữa năm ngoái cho đến nay cho tiến trình UPR, có thể nói chính tôi cũng không ngờ là sẽ có một phái đoàn hùng hậu được thành lập bao gồm từng ấy người. Nào là Blogger Đoan Trang nổi tiếng với những bài blog trung thực, thẳng thắn. Cho đến đại diện của Mạng Lưới Blogger Việt Nam là anh Nguyễn Anh Tuấn, năm nay chỉ mới 23 tuổi, nhưng nghe anh trả lời phỏng vấn trên các báo, đài tôi tưởng Tuấn ít nhất cũng phải 43! Thật ra chính Tuấn mới nên là phát ngôn viên của phái đoàn. Hoặc người ấy phải là Bác Huỳnh, thân phụ của anh Trần Huỳnh Duy Thức hiện đang ngồi tù với bản án 16 năm. Chứ không phải là tôi. Bởi ngoài số tuổi và tư cách của một giáo sư dạy tiếng Anh trong suốt mấy chục năm qua ở Việt Nam (bác từng được trao học bổng Colombo sang New Zealand học trước năm 1975), bác Huỳnh còn là thành viên của Phong Trào Con Đường Việt Nam do chính con bác, anh Lê Thăng Long và Luật sư Lê Công Định khởi xướng.  Tôi nghĩ có lẽ các anh em trong nước cho là tôi nói được chút tiếng Anh nên giao cho tôi chức vụ này. Nhưng nếu như các bạn xem được đoạn video clip ngắn dưới đây thì có lẽ các bạn cũng sẽ phải đồng ý với tôi là lẽ ra chính bác Huỳnh mới nên là phát ngôn viên chính thức: http://www.youtube.com/watch?v=DrvrLhFZzmA Với giọng đọc rõ, khi lên, khi xuống và đặc biệt hơn hết là rất ít bị “accent” như nhiều người ở tuổi bác, chỉ trong vòng 1 phút 44 giây, bác đã nói ra được tất cả những gì cần phải nói. Và những gì chúng ta có thể làm. Cho tôi xin được tạm dịch lại như sau: Cảm ơn Chủ tịch Wolf, Chủ tịch McGovern và những thành viên khác trong Hội Đồng đã cho tôi có dịp nói thay cho con tôi cũng như Lê Quốc Quân và Đinh Nguyên Kha, mà mẹ của hai em hiện cũng đang đứng cạnh tôi. Chúng tôi có mặt tại đây vì con chúng tôi đang phải ngồi tù tại Việt Nam. Chúng tôi xin quí vị giúp đỡ vì con chúng tôi không làm điều gì sai, chúng nó chỉ thực thi quyền tự do ngôn luận. Thế vậy mà con trai tôi, Trần Huỳnh Duy Thức, đã bị xử 16 năm tù và 5 năm quản chế. Trong một phiên xử không quá một ngày. Vì vậy chúng tôi xin Hội Đồng, thứ nhất, yêu cầu chính phủ Việt Nam cho phép quý vị viếng thăm con chúng tôi và những tù nhân lương tâm khác. Nếu như yêu cầu của quý vị bị từ chối, quý vị nên đưa ra cho đó là một điều kiện trước khi ký kết Hiệp ước Hợp tác xuyên Thái Bình Dương. Thứ hai, chúng tôi mong quí vị sẽ ủng hộ thông qua Dự luật Nhân Quyền Việt Nam. Và thứ ba, là một thành viên của Phong trào Con Đường Việt Nam, một trong nhiều tổ chức xã hội dân sự vừa được hình thành ở Việt Nam, tôi mong quý vị sẽ giúp chúng tôi trong việc đào tạo, xây dựng lực lượng và tài chính. Để chính chúng tôi có đủ sức mạnh tranh đấu thay đổi, cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam sớm được thả. Cảm ơn quý vị đã quan tâm về vấn đề này. ...   Nói theo kiểu ở Việt nam bây giờ là chuẩn không cần chỉnh, phải không bạn? Mặc dù đoạn video clip ngắn của phái đoàn được trình chiếu trong phiên điều trần về tù nhân lương tâm của Hội Đồng Nhân Quyền thuộc Quốc hội Mỹ chỉ là một trong 5 video clips được trình chiếu (về những quốc gia khác cũng đang vi phạm nhân quyền trầm trọng), nhưng có thể nói đây là video clip được nhiều người theo dõi nhất (theo nhân viên của Hội Đồng cho biết thì hôm đó có hơn 25,000 người trực tiếp theo dõi phiên điều trần này qua mạng internet của Quốc Hội). Tôi nghĩ nó được chú ý không chỉ vì phần trình bày hoặc ý tưởng mà còn bởi vì nó được chính cha, mẹ của những tù nhân lương tâm nổi tiếng nhất của Việt Nam lên tiếng. Họ vừa là đại diện cho công lý vừa là những tiếng nói chân thành, tha thiết nhất của các bậc cha mẹ. Nếu một ngày nào đó tôi phải vào tù ngồi thì tôi biết chắc là mẹ tôi cũng sẽ làm như những gì Bác Huỳnh, Cô Liên và Bác Trâm đã và đang làm cho con họ. Tôi trân trọng họ là vì thế. Tôi kính phục họ cũng bởi thế. Không những chỉ ở hôm điều trần tại Quốc hội Mỹ mà còn ở nhiều, nhiều nơi khác. Ở tất cả những nơi mà họ đã không ngại đường xa, thời tiết khắc nghiệt, lạnh lẽo và nhất là sự hiểm nguy đang chờ đợi họ lúc trở về. Biết vậy mà họ vẫn lên tiếng. Vẫn tiếp tục hành trình đi tìm công lý cho con họ và cho tất cả các tù nhân lương tâm Việt Nam. Thú thật đây mới thật sự là công việc mà tất cả chúng ta cần phải làm. Nguồn: voatiengviet.com
......

Sự mù quáng vô tận

Ở Tây phương, hầu như ai cũng đồng ý ba tên siêu sát thủ hàng đầu của thế kỷ 20 là Hitler, Stalin và Mao Trạch Đông.   Trong ba người, Hitler là kẻ bị căm ghét nhất và bị lên án nhiều nhất, nhưng thật ra, theo các sử gia, đó lại là người gây ra tội ác ít nhất. Số nạn nhân của những tên siêu sát thủ này thay đổi theo từng tài liệu và từng cách tính, nhưng nói chung, của Hitler là khoảng từ 17 đến 30 triệu; của Stalin là từ 40 đến 62 triệu; của Mao Trạch Đông là từ 45 đến 75 triệu. Nhìn vào con số nào, tối thiểu hay tối đa, Stalin và Mao Trạch Đông cũng đều vượt xa Hitler. Tất cả các tội ác của Hitler đều được công khai hóa. Ở nhiều quốc gia, không phải việc ca ngợi mà cả việc hoài nghi hay biện bạch cho các tội ác ấy cũng đều bị phê phán gay gắt, thậm chí, bị xem là phạm pháp. Hitler trở thành biểu tượng của cái ác, của tội chống lại nhân loại. Mọi người đều biết điều đó. Và công nhận điều đó. Tội ác của Stalin được giấu giếm kỹ hơn. Suốt cả mấy chục năm, ông được xem như một vị cha già dân tộc, hơn nữa, một cứu tinh của nhân loại. Nhiều nhà thơ, nhà văn và trí thức nổi tiếng khắp nơi trên thế giới đua nhau ca tụng và góp phần thần thánh hoá ông. Những lời tụng ca ấy lan đến tận Việt Nam, trong thơ Tố Hữu: “Thương cha, thương mẹ, thương chồng / Thương mình thương một, thương Ông thương mười.” Tuy nhiên, sau khi Stalin chết được một thời gian, trong thời xét lại ở Liên xô, một số tội ác của Stalin bắt đầu được vạch trần; đặc biệt, sau khi Liên xô sụp đổ, hầu như toàn bộ những tội ác ấy đều được phanh phui. Người ta thấy Stalin không khác gì một con quỷ dữ. Số nạn nhân bị hành quyết chính thức lên đến cả triệu người. Số người bị chết, dưới hình thức này hay hình thức khác, trong các trại tù và trại cải tạo lên đến mấy triệu. Số nạn nhân mà người ta không thể đếm hết là số những người thuộc các sắc tộc khác, kể cả người Đức và người Ukraine, bị Stalin ra trục xuất, đày đến những nơi hoang vu hẻo lánh và đầy băng giá, cũng như những người dân bị chết vì đói khát do các chính sách kinh tế và kiểm soát lương thực ngặt nghèo của Stalin. Con số này lên đến vài chục triệu.   Nhận ra sự thật ấy, hầu như ở khắp nơi trên thế giới, người ta đều lên án Stalin. Từ đầu thập niên 1990, khi chế độ Cộng sản ở Nga và Đông Âu cáo chung, rất nhiều bức tượng của Stalin bị giật sập. Tuy nhiên, gần đây, ở Nga, dường như le lói chút xu hướng muốn phục hồi uy tín của Stalin cho một mưu đồ chính trị gì đó. Tượng Statin được dựng lại ở Georgia, quê quán của ông, cũng như ở Moscow, trong quần thể tượng đài tưởng niệm các lãnh tụ Cộng sản. Dù sao, đó chỉ là một chỉ dấu nhỏ. Và nó cũng bị phê phán dữ dội. Một cách chính thức, chưa thấy một tên tuổi lớn nào dám công khai biện hộ cho Stalin. Còn với Mao Trạch Đông?   Giống như trường hợp của Hitler và Stalin, rất khó biết được chính xác số nạn nhân bị chết dưới tay của Mao Trạch Đông. Họ gồm hai loại chính: Một là những người bị giết chết theo lệnh, trực tiếp hoặc gián tiếp, của Mao (ví dụ trong thời chiến tranh trước 1949, thời cải cách ruộng đất, thời chống xét lại và thời Cách mạng văn hóa) và hai là những người bị chết do các chính sách của Mao gây ra, từ các chính sách thanh trừng trong nội bộ đảng và các chính sách thanh tẩy chủng tộc ở Tibet đến các chính sách kinh tế điên khùng dẫn đến những nạn đói kinh hoàng nhất trong lịch sử Trung Quốc khiến cả hàng chục triệu người chết. Ngoài việc giết người trực tiếp và gián tiếp, Mao Trạch Đông còn phạm nhiều sai phạm nghiêm trọng khác đối với đất nước Trung Quốc, trong đó, đáng kể nhất là: Một, phá nát nền văn hóa truyền thống vốn lừng lẫy khắp thế giới trong cả hơn hai ngàn năm; hai, làm kinh tế Trung Quốc hoàn toàn suy sụp và kiệt quệ; và cuối cùng, ba, đẩy cả một tỉ người vào tù ngục của một chế độ độc tài, độc đoán và vô nhân đạo. Trong ba sai phạm ấy, Đặng Tiểu Bình, với chính sách đổi mới từ giữa thập niên 1980, chỉ cứu chữa được hai sai phạm đầu. Còn chế độ độc tài thì vẫn còn đó, đè nặng lên cuộc sống của mọi người. Dù kinh tế phát triển nhanh, Trung Quốc vẫn nằm trong danh sách những nước chà đạp lên quyền làm người một cách trầm trọng nhất. Người dân Trung Quốc, dù no ấm, thậm chí, giàu có hơn, vẫn tiếp tục bị nghẹt thở dưới một chế độ độc đảng hà khắc. Vậy mà, lạ, trong khi huyền thoại Hitler đã hoàn toàn sụp đổ, huyền thoại Stalin đã sụp đổ gần hết, huyền thoại Mao Trạch Đông tại Trung Quốc hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Cách đây mười mấy năm, đi Hong Kong, và cách đây chỉ có mấy năm, đi Trung Quốc, tôi vẫn thấy các bức tượng Mao nho nhỏ được bày bán đầy trong các tiệm; hình ảnh của ông vẫn xuất hiện đầy trên áo sơ-mi, ly tách và nhiều loại đồ trang trí khác. Bày bán nhiều như thế hẳn là có nhiều người mua, trong đó, có khá nhiều người thuộc giới trẻ. Đến Bắc Kinh, vẫn thấy bức tượng của Mao dựng uy nghi ngay trước cổng Thiên An Môn. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng, những lời ca ngợi Mao vẫn đầy dẫy. Nhưng sự sùng bái đối với Mao Trạch Đông được thấy rõ nhất là vào kỷ niệm 120 ngày sinh của ông vào cuối tháng 12 vừa qua. Chính phủ Trung Quốc chi ra cả thảy hai tỉ rưỡi đô la cho việc tưởng niệm (bao gồm cả việc bảo tồn ngôi nhà cũ của Mao cũng như việc trùng tu một trung tâm du lịch ở địa phương). Một bức tượng Mao bằng vàng ròng trị giá 20 triệu bảng Anh được dựng lên để dân chúng đến cúng vái. Cúng vái thực sự. Với nhang khói nghi ngút. Mà số người đến cúng vái như vậy, theo báo chí, lên đến cả mấy trăm ngàn người. Họ ùn ùn kéo về từ mọi miền trên đất nước. Một bài báo đăng trên tờ Telegraph ở Anh chạy tít: “Ở Trung Quốc, Mao Chủ tịch vẫn còn lớn hơn cả Chúa Jesus” (In China, Chairman Mao still bigger than Jesus). Trong bài, ký giả dẫn lời một y tá 23 tuổi: “Mao là một vị thần ở Phương Đông” (Mao is a god in the East). Thật ra, hiện tượng sùng bái lãnh tụ như vậy cũng không có gì đáng ngạc nhiên. Sùng bái là tâm lý chung của loài người. Nguyên nhân chính là sự yếu đuối với hai khía cạnh: Một, tâm lý bầy đàn; và hai, ước mơ được “cứu rỗi” qua hình ảnh của thần tượng: người ta hoặc nhìn các thần tượng ấy như giấc mơ của chính mình hoặc hy vọng thần tượng sẽ làm thay đổi đời mình. Ở Tây phương, trong nền văn hóa đại chúng và nặng tính chất tiêu thụ, nhiều người cũng mê mệt với các hoàng tử và các công chúa hay các ngôi sao trong các lãnh vực âm nhạc, điện ảnh, thể thao, v.v… Tuy nhiên, kiểu sùng bái như vậy, về bản chất, khác hẳn kiểu sùng bái lãnh tụ. Người ta có thể mê mệt một ngôi sao trong làng giải trí nhưng không ai sẵn sàng chết hay hy sinh bất cứ thứ gì cho các ngôi sao ấy cả. Trong chính trị, ngược lại, sự sùng bái mang tính chất tôn giáo, do đó, có thể dẫn đến những hành vi tử vì đạo. Mức độ mê muội của sự sùng bái, do đó, lớn, sâu và nghiêm trọng hơn nhiều. Ở các nước dân chủ, về phương diện chính trị, với các lãnh tụ, người ta có thể ngưỡng mộ, cực kỳ ngưỡng mộ, nhưng không sùng bái, hoặc nếu sùng bái, chỉ là một sự sùng bái có mức độ.   Với tư cách một hiện tượng xã hội, sự sùng bái lãnh tụ hầu như là một tâm lý đặc thù dưới các chế độ độc tài, từ độc tài quân phiệt đến độc tài Cộng sản. Dưới chế độ độc tài quân phiệt, ở Iraq có Sadam Hussein; ở Libya có Muammar Gaddafi; ở Malawi, có Malawi Hastings Banda; ở Togo có Gnassingbé Eyadéma; ở Turkey có Mustafa Kemal Atatürk; ở Turkmenistan có Saparmurat Niyazov. Nhưng nhiều nhất là dưới chế độ Cộng sản: Ở Liên xô, có Lenin và Stalin; ở Albania, có Enver Hoxha; ở Romania, có Nicolae Ceaușescu; ở Ba Lan, có Józef Piłsudski; ở Việt Nam, có Hồ Chí Minh; ở Bắc Hàn có nguyên cả dòng họ Kim, hết cha đến con rồi đến cháu, hết Lãnh tụ Vĩ đại đến Lãnh tụ Kính yêu; ngay ở Afghanistan trước đây, Nur Muhammad Taraki, theo đòi Cộng sản, cũng tự xưng là một “Lãnh tụ Vĩ đại” và là một “Vì sao ở Phương Đông”, v.v.. Lý do của việc gắn liền giữa chế độ độc tài và sự sùng bái lãnh tụ rất dễ hiểu: Tất cả các chế độ độc tài đều sử dụng sự sùng bái của dân chúng đối với lãnh tụ như một trong những chiến lược chính để xây dựng và bảo vệ chế độ. Không có chính nghĩa và cơ sở pháp lý, họ chỉ có một cách duy nhất để tồn tại là mê hoặc dân tâm. Biện pháp chính để mê hoặc là tuyên truyền. Nhưng muốn tuyên truyền một cách hiệu quả thì lại cần đến hai điều kiện khác: Một, nắm toàn bộ các phương tiện truyền thông để có thể dập tắt tất cả những tiếng nói khác, đặc biệt, những tiếng nói trái chiều; và hai, trình độ dân trí thấp đủ để có thể tin những lời nói dối trá. Ở Trung Quốc, sự độc quyền thông tin vẫn tồn tại. Nhưng còn dân trí thấp? Trên nguyên tắc, có cảm tưởng như đó là một nghịch lý. Một đất nước có truyền thống lịch sử và văn hóa huy hoàng đến vậy không thể có dân trí thấp. Một nền kinh tế phát triển nhanh và mạnh như vậy cũng không thể có dân trí thấp. Nhưng trên thực tế, đặc biệt trong lãnh vực chính trị, người ta lại không thể không nói trình độ dân trí của Trung Quốc, nói chung, còn khá thấp. Thấp nên mới mê tín lâu đến như vậy. Và vì mê tín lâu nên chế độ độc tài mới kéo dài. Dài triền miên. Người ta thường nói độc tài đi đôi với ngu dân là vậy. Nguồn: voatiengviet.com
......

'Đảng vẫn chưa trưởng thành'

Mùa Xuân năm 2014 đang đến với đất nước và dân tộc Việt Nam và cũng là lúc kỷ niệm lần thứ 84 ngày Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập ở Quảng Châu, Trung Quốc. Việt Nam đã nằm dưới sự lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện của Đảng hơn nửa thế kỷ Bạo lực và nhà tù   Đảng Cộng sản Việt Nam đã ra đời được 84 năm, với hơn nửa thế kỷ nắm quyền lãnh đạo đất nước, đã trải qua hai cuộc chiến tranh. Nhưng tới nay, Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn như một đứa trẻ chậm hiểu, chưa trưởng thành, chưa biết tự bảo vệ quyền lực của mình bằng bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, uy tín. Sự tồn tại của Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải dựa vào nòng súng, bạo lực và nhà tù của quân đội và công an. Đảng Cộng sản Việt Nam chưa thể duy trì hoạt động của mình bằng sự đóng góp đảng phí của các đảng viên, mà vẫn phải dựa vào tiền thuế của nhân dân để tồn tại.   Những năm trước đây, để duy trì quyền cai trị tuyệt đối của mình, các lực lượng bảo vệ Đảng Cộng sản thường bắt giữ và cầm tù nhiều năm đối với những người hoạt động nhân quyền, những người đối lập. Trước áp lực của cộng đồng quốc tế, nỗ lực đấu tranh của người Việt ở trong và ngoài nước, gần đây việc bắt giữ, cầm tù đã giảm. Nhưng những lực lượng bảo vệ Đảng lại có những hành động theo kiểu lưu manh, côn đồ như cướp tài sản, tài liệu nhân quyền, đánh người, ném chất bẩn vào người, vào nhà của những người hoạt động nhân quyền và đối lập.   Trong một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh thì các quyền con người phải được tôn trọng và thực thi trong thực tiễn, đặt biệt phải tôn trọng những người hoạt động nhân quyền và những lực lượng đối lập. Những người hoạt động nhân quyền sẽ bảo vệ và nói lên tiếng nói của những nhóm thiểu số mà bị phân biệt đối xử trong xã hội, làm cho chính quyền phải quan tâm đến họ và giải quyết các bất công trong xã hội. Từ đó mọi người sẽ được đối xử bình đẳng, xã hội sẽ phát triển hài hòa và tiến bộ.   Đảng giữ quyền lực bằng bạo lực và tuyên truyền?                                                                                                                                                                                                                                                                                                  'Tư tưởng không tiến bộ'   Còn những lực lượng đối lập sẽ giám sát đảng cầm quyền, tạo nên sự cân bằng quyền lực, tránh tình trạng lạm dụng quyền lực để tư lợi. Những lực lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền khi đảng cầm quyền không còn năng lực và uy tín để lãnh đạo đất nước. Nguyên tắc của một chế độ dân chủ văn minh là phải có đa đảng, các đảng phái chính trị hoạt động bình đẳng với nhau, được cạnh tranh tự do và công bằng trong các cuộc bầu cử. Rất rõ ràng là Đảng Cộng sản Việt Nam chưa đủ bản lĩnh, trí tuệ, đạo đức, lương tâm và hệ tư tưởng dân chủ tiến bộ để lãnh đạo đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Ngoài ra cái mà Đảng Cộng sản Việt Nam đang thiếu đó là văn hóa dân chủ, thiếu đạo đức chính trị để ứng xử với những công dân và tổ chức đối lập. Một đất nước, xã hội muốn có được dân chủ, công bằng, văn minh thì phải do một tổ chức, đảng chính trị có tư tưởng dân chủ tiến bộ, có trí tuệ và đạo đức lãnh đạo. Nhưng Đảng Cộng sản Việt Nam lại có tư tưởng độc quyền, phi dân chủ, lạc hậu và tham nhũng thì làm sao lãnh đạo và dẫn dắt nhân dân và đất nước xây dựng xã hội dân chủ, công bằng và văn minh được. Tất cả mọi người đều có thể nhìn thấy rất rõ ràng là bản chất và hệ tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam là đối lập với bản chất xã hội dân chủ, công bằng và văn minh. Nguồn: bbc.co.uk/vietnamese
......

THẾ LÀ XONG! CHÀO ANH ĐẰNG

Luật gia Lê Hiếu Đằng mất  lúc 22g10, ngày 22-1-2014, tại Bệnh viện 115 – Sài Gòn.   Thế là xong ! Anh đã từ biệt ! Anh thực sự đã yên nghĩ, đã khép lại một chu kỳ hoàn hảo : “Trăm năm trong cõi người ta”. Lúc nầy, chúng ta lại nhớ lời nói đầy ý nghĩa của con người nổi tiếng Mandela, đúng với trường hợp của Anh: "Cái chết là điều không thể tránh khỏi. Khi một người đã hoàn thành điều người đó coi là trách nhiệm với dân tộc mình, với đất nước mình, người ấy có thể yên nghỉ.” Chúng ta có thể nhất trí, “biểu quyết” rằng anh Đằng đã hoàn thành trách nhiệm của mình với dân tộc và đất nước,  theo cái nghĩa là anh hết mình cho đến giờ phút trước khi hôn mê và chấm dứt hơi thở.   Anh không phải là nhân vật quan trọng ghê lắm, hay là ngừời có chức vụ cao. Anh là con người bình thường, chính đó là ý nghĩa quan trọng, nó khơi dậy, nó động viên cho số đông người bình thường trong chúng ta những cảm xúc rộng lớn, về giá trị và trách nhiệm của một công dân, của con người bình thường, nó tạo nên mối liên thông của một làn sóng tích cực về tinh thần yêu nước và yêu dân chủ. Giờ đây, với sự so sánh, chúng ta có thể coi thường cái lớn mà rỗng, cái cao mà bên trong có chất lượng thấp. Chúng ta đều biết là anh rất tỉnh táo, sống thật với lòng mình. Trong những tháng ngày cuối, khi không nói về tình hình xã hội, thì anh hát những giai điệu bolero yêu đời với tình cảm đời thường, bằng tiếng khào khào đứt quảng của một người bịnh. Anh đi từng bước nhỏ, vui vẻ với chiếc gậy mây do anh B tặng. Chúng ta đều yêu cái bình thường và chân thật ấy. Không ai thích sự giả dối, Đúng vậy ! Chúng ta tôn vinh những giá trị đích thật, và có quyền từ chối những gì không thật. Đó là nét truyền thống của văn hóa nuôi dưỡng dân tộc, dù một nghìn năm bị đô hộ, bởi tinh thần lạc quan và chân thực ấy mà không bị đồng hóa. Anh đã để lại một tấm lòng, với sự chia sẻ của tất cả những ai yêu cuộc sống nầy, và yêu tận đáy lòng sự công bằng của một xã hội dân chủ. Anh đã đi bước đi tiền phong của một giai đoạn chuyển hóa, vượt lên trên và không để ý tới mọi hình thức o ép của chủ thể vô minh. Những tiếng hô của sân hận và hẹp hòi từ đâu đó, giờ đây tiếp tục vô nghĩa.! Tất cả chúng ta đều nghe thấy tiếng sóng gào thét ở Biển Đông, tiếng gió độc rít lên từ phương Bắc. Vì nghĩa cả mà con người phải dấn thân. Lẽ nào, vì sự nhỏ nhen mà thân phận con người hóa thành cỏ rác ? Người Nhật Bản nắm chắc tay nhau sau cơn đại họa, mà chẳng tham của rơi. Lẽ nào trước nguy biến, lại tranh nhau bổng lộc không hơn kẻ dân đen “hôi bia” ngoài lộ ? Anh để lại sau một điều ray rứt :- một dân tộc, một đất nước, chẳng thể sống cùng nhau trong một góc trời mà lại không có cùng nhau một “khế ước” ? Thực dân, đế quốc còn trả lại cho dân tộc bị trị một Hiến Pháp sau khi cuộc đâm chém chấm dứt. Lẽ nào một đảng chính trị cầm đầu cuộc kháng chiến gian khổ đã thành công, lại lạm dụng thời cơ, áp đặt cho cả dân tộc phải sống đời đời dưới sự cai trị bởi một nhóm người nhân danh đảng ấy, dười hình luật do nhóm người ấy lập ra, sống cho tới già chết, bịnh chết và giao lại cho kẻ được chọn làm truyền nhân kế thừa ? Ở Việt Nam ngày nay lại mọc lên khá nhiều những ngọn núi Paektu để có những gióng máu thần thánh truyền ngôi ở các tỉnh thành. Thật là buồn cười và đáng xấu hổ trong thời đại hôm nay ! Anh cũng thường nhắc đến ông Mandela - một người dân Nam Phi bình dị mà cao cả, được thế giới kính cẩn tôn vinh - bởi những lời nói ra từ một trái tim chân thật, một tinh thần rắn rỏi, cương nghị, yêu công bằng, cũng là lúc thế giới ngoái đầu nhìn về Bắc Triều Tiên với nổi kinh hoàng, về những chuyện giết người ở đây. Người bình thường không thể tránh nổi xót xa và ray rứt tự hỏi về một mô hình “độc tài toàn trị” của một đảng xưng là “Cách Mạng”. Nhân dân thế giới đang nghĩ ngợi trong lương tâm mình, về thân phận của người dân Bắc Triều Tiên. Nó bộc lộ một cách quá hiển nhiên sự tàn bạo mang tính quy luật của độc tài. Nhân Dân Việt Nam chưa rơi vào tình cảnh ấy, nhưng biết rõ mình đang ở đâu trên lộ trình đi từ nô lệ đến tư do, và từ độc lập đến dân chủ ? Nơi thiếu dân chủ sẽ không bao giờ là điểm đến. Chắc chắn một điều, tâm thức Việt Nam luôn hướng về phương Bắc để cảnh giác, canh phòng cao độ,  chứ không bao giờ nhầm lẫn là điểm đến tin cậy.   Anh Đằng, Anh đã mong muốn và tích cực đấu tranh cho một xã hội dân sự được chuyển hóa theo cách hòa bình, như kiến nghị 72 mà anh ký tên trong đó. Anh mong muốn một xã hội dân sự vì đó là nền tảng vững chắc cho độc lập dân tộc, đó cũng là nền tảng để một quốc gia phát triển. Anh đã gởi lại tâm tình của mình trong những ngày tháng cuối cùng của cuộc đời ngắn ngủi nầy, với tinh thần đấu tranh không ngừng, như rất nhiều người con dân yêu nước khác. Anh ra đi như họ đã ra đi, vì hai chữ độc lập – dân chủ. Thái độ chọn lựa cuối cùng của anh về một sự chia ly đã củng cố và làm sáng rõ lý tưởng mà anh đã trọn đời theo đuổi. Anh đã sống trọn vẹn với suy nghĩ của mình. Anh không cô đơn. Anh nằm xuống có bạn bè chung quanh, có nhiều bạn trẻ tiếc thương anh và những giọt nước mắt.                Trong khi anh nằm xuống, dân tộc vẫn bước tiếp cuộc hành trình về hướng dân chù! Tất cả vẫy chào anh trong niềm thân thiết. Anh có quyền an nghỉ, ./. Hạ đình Nguyên.          Lúc 2 giờ, ngày 23-1-2014 Anh Lê Hiếu Đằng ra đi lúc 22g10, ngày 22-1-2014, tại Bệnh viện 115 – TP NCM. Nguồn: huynhngocchenh.blogspot.de  
......

Sài Gòn tưởng nhớ Hoàng Sa

Bốn mươi năm qua cứ đến ngày 19.1, ngày giặc Tàu chiếm Hoàng Sa của tổ tiên ta, trong trái tim mọi người Việt Nam lại thầm thì, tha thiết gọi tên Hoàng Sa! Hoàng Sa!   Năm nay tiếng Hoàng Sa không phải chỉ là tiếng thầm thì, tha thiết trong tim mà đã vang lên thành tiếng gọi vang vọng trong không gian, vang vọng trong thời gian, vang vọng từ thế hệ trước sang thế hệ sau, vang vọng ở mọi nơi trên đất nước Việt Nam, vang vọng ở mọi nơi có người Việt sinh sống trên thế giới. Chiều 18.1.2014, khoảng 100 người Sài Gòn gọi nhau đến Phòng họp Phạm Tiên Long, 43 đường Nguyễn Thông, quận Ba, để được cùng nhau nhắc đến Hoàng Sa, để nghe tiếng Hoàng Sa từ trong lồng ngực vang trong không gian, để tưởng nhớ những dòng máu Việt Nam đã hòa trong nước biển Hoàng Sa. Tại đây, Câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình đã tổ chức thánh lễ tưởng niệm, tri ân và cầu nguyện cho tất cả đồng bào và chiến sĩ đã bỏ mình để bảo vệ biển đảo Hoàng Sa (1974) và Trường Sa (1988), dưới sự Chủ tế của Linh mục Nguyễn Trọng Viễn. Có mặt ở đây, bên nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu 95 tuổi là hai người vợ góa của hai chỉ huy chiếm hạm chiến đấu và ở lại mãi mãi với Hoàng Sa, bà Ngô Thị Kim Thanh vợ tử sĩ Nguyễn Thành Trí, Thiếu tá hạm phó hộ tống hạm Nhựt Tảo và bà Huỳnh Thị Sinh vợ tử sĩ Ngụy Văn Thà, Trung tá hạm trưởng hộ tống hạm Nhựt Tảo. Những trí thức: bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, GS Tương Lai, nhà khoa học Huỳnh Kim Báu, kỹ sư Đỗ Thái Bình, PGS TS Hoàng Dũng, TS Vũ Thị Phương Anh, TS Nguyễn Xuân Nghĩa, các nhà thơ Nguyễn Duy, Hoàng Hưng, nhà văn Phạm Đình Trọng, các nhà báo Lê Phú Khải, Lê Công Giàu, Thế Thanh, Nguyễn Quốc Thái, các nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Thị Khánh Trâm,… bên cạnh những gương mặt của tuổi trẻ Sài Gòn. Từ trái qua: Các anh Huỳnh Tấn Mẫm, Tương Lai, Huỳnh Kim Báu, Lê Công Giàu Từ trái qua: bà Ngô Thị Kim Thanh và bà Huỳnh Thị Sinh Mở đầu buổi lễ, Linh mục Chủ tế nêu rõ: “Chúng ta nhớ lại lịch sử Hoàng Sa không để oán thù mà để khơi dậy lòng yêu nước, yêu hoà bình và công lý”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu đã đọc bài luận văn quan trọng “Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa của Việt Nam”, trong đó ông lược thuật diễn biến lịch sử của việc quản lý liên tục Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam từ các chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (1945), Bảo Đại (1949), Việt Nam Cộng hoà (1955) cũng như quá trình Trung Quốc (Cộng sản) xâm chiếm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Kết thúc bài nói, ông chân thành bộc lộ tâm sự của một trí thức công giáo Sài Gòn đã từng ủng hộ miền Bắc trong cuộc “kiến tạo độc lập – thống nhất”: “Sau tháng 4/1975, dần dần tôi mới thấy ý đồ của TQ đã từ lâu vẫn giữ não trạng “đại Hán” xâm chiếm từng mảng lãnh thổ hay lãnh hải của nước ta mỗi khi có nguy cơ ngoại xâm hay nội chiến. Nói ra quá đau lòng, nhưng đó là sự thật”. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Đầu Linh mục Lê Quốc Thăng, người con của một sĩ quan hải quân Sài Gòn (tàu HQ 5) bảo vệ Trường Sa và cháu của hai sĩ quan tham gia chiến đấu trên HQ 10 trong trận chiến bi hùng 17-19/1/1974, đã kết thúc phần giảng lễ với lời nguyện: “Hòa bình không thể tách rời khỏi những đòi hỏi của công lý, được hỗ trợ bằng sự hy sinh, lòng khoan dung nhân từ và tình yêu thương của con người. Chúng ta cùng cầu nguyện cho các quốc gia, nhất là các nước lớn mạnh biết tôn trọng các công ước quốc tế được ký kết, biết đối xử bình đẳng, tôn trọng giữa các quốc gia và biết đối thoại trong sự thật để xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực”. Linh mục Lê Quốc Thăng Thay mặt những người dự lễ, GS Tương Lai có bài phát biểu đầy nhiệt huyết và mạnh mẽ nói lên tâm tình của trí thức nhân sĩ và nhân dân luôn đau đáu nỗi đau Hoàng Sa, Trường Sa, kiên trì lên tiếng đòi Nhà nước thể hiện quyết tâm bảo vệ biển đảo của đất nước ở những việc làm rõ ràng, cụ thể. Một trong những việc ấy là: sớm chính thức biểu dương lòng yêu nước của các chiến sĩ bảo vệ Hoàng Sa năm 1974 (xem toàn văn bài Và rồi hôm nay cánh cửa đã hé mở đăng ngay sau bài này). GS Tương Lai đang phát biểu Sau buổi lễ, một số anh em đến nhà của bà Ngô Thị Kim Thanh, một căn hộ ở chung cư Trần Quốc Toản, để thắp nhang cho liệt sĩ Nguyễn Thành Trí. Vừa đến cầu thang chung cư, thì gặp hai nhà báo Huy Đức và Mạnh Quân đang ôm một giỏ hoa quả đi lên. Sau khi thắp nhang, kỹ sư Đỗ Thái Bình và nhà báo Huy Đức thông báo cho gia đình liệt sĩ Nguyễn Thành Trí và cả bà quả phụ Ngụy Văn Thà về kết quả cho đến nay của chương trình Nhịp cầu Hoàng Sa. Hai anh nhấn mạnh chương trình sẽ là một điểm nối kết Nam Bắc, thúc đẩy tình cảm hòa giải hòa hợp dân tộc. Hoàng Sa – đó là nơi chúng ta thấy rõ kẻ xâm lược. Mà xâm lược thì thời nào cũng vậy, là kẻ thù chung của con dân nước Việt, bất kể Nam hay Bắc.   Từ trái qua: kỹ sư Đỗ Thái Bình, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Huy Đức, nhà báo Mạnh Quân, nhà văn Phạm Đình Trọng và hai người con của liệt sĩ Nguyễn Thành Trí – Nguyễn Thị Thanh Thảo và Nguyễn Thanh Triết. Nhà văn Phạm Đình Trọng thắp nhang TS Phạm Chí Dũng thắp nhang   Nguồn: PV BVN  
......

'Bài học 40 năm và hành động hôm nay'

"Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi" LTH   Đánh dấu 40 năm ngày quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm trước sự chiến đấu hào hùng của Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa từ ngày 17 đến 19/01/1974, người Việt Nam ở trong và ngoài nước cũng không quên cảnh giác trước những hành động xâm lấn vô lối mang tính leo thang mới đây của lãnh đạo Bắc Kinh để có những đối sách phù hợp. Đầu năm 2014, chính quyền đảo Hải Nam của Trung Quốc loan báo hai quyết định phi lý tăng cường quyền hạn cảnh sát của họ trên Biển Đông, bắt buộc tàu đánh cá "nước ngoài" phải xin phép khi vào hoạt động trong vùng biển mà Bắc Kinh tự cho là của họ qua đường lưỡi bò chín khúc. Quyết định này có hiệu lực từ ngày 01/01/2014.   Bắc Kinh còn ngang ngược cho phép lực lượng tuần tra của họ tịch thu không những tất cả hải sản mà ngư dân đánh bắt được mà còn vơ vét hết những thiết bị trên tàu và phạt mỗi ngư dân là 500 ngàn nhân dân tệ, tương đương với hơn 80 ngàn Mỹ Kim. Một tàu của Trung Quốc hoạt động và tham gia tuần tiễu ngoài khơi Hoàng Sa Những hành động ngang ngược và phi lý của Bắc Kinh nói trên cho thấy là 40 năm qua, kể từ sau khi xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc đã không thỏa mãn những gì họ đã và đang cưỡng chiếm mà tiếp tục muốn làm bá chủ biển Đông.   Tàu Trung Quốc đã ngang ngược cướp phá tài sản của ngư dân VN Nói cách khác, sau 40 năm nhìn lại, Trung Quốc đã cố tình xâm chiếm Hoàng Sa để làm bàn đạp, gây tranh chấp khắp khu vực, và cuối cùng buộc các nước phải “xin phép” họ qua lại trên biển Đông. Việt Nam do đó, cần học hỏi gì từ quá khứ và có hành động thiết thân, phù hợp hiện nay. 'Nhận thức 40 năm trước' Trước hết, với sự kiện Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa bốn mươi năm về trước từ tay của Việt Nam Cộng Hòa, qua các tài liệu về quân sử Việt Nam, cũng như các tài liệu của Hải quân Quân lực Việt Nam Cộng hòa, có thể thấy ngay lúc cuộc xâm lược nổ ra, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã nhận thấy rõ dụng tâm lâu dài của Trung Quốc. Theo đó, chính quyền Sài Gòn nhận thấy vụ xâm chiếm Hoàng Sa chỉ là bước đầu trong ý đồ thu tóm biển Đông theo kế hoạch được nhà cầm quyền Bắc Kinh tính toán từ trước. Nhưng do bối cảnh chính trị phức tạp vào lúc đó, chính quyền Sài Gòn đã phải cân nhắc giữa hai giải pháp: thương thảo bằng con đường ngoại giao hay quyết chiếnSau những liên lạc yêu cầu lực lượng Trung Quốc rút lui không thành công, Việt Nam Cộng Hòa đã chọn con đường quyết chiến dù lực lượng của Trung Quốc đông gấp bội.   Mặc dù Hoàng Sa bị mất, nhưng ngày 19/01/1974, Việt Nam Cộng Hòa đã để lại một văn kiện lịch sử qua Tuyên Bố của Bộ ngoại giao Việt Nam Cộng Hòa vào lúc đó. "Việc Trung Cộng ngày nay xâm phạm lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa không những chỉ đe dọa chủ quyền an ninh của Việt Nam Cộng Hòa mà còn là một hiểm họa đối với nền hòa bình và ổn cố của Đông Nam Á và toàn thế giới..."Tuyên bố của Việt Nam Cộng Hòa, 01/1974.   Và cũng qua nội dung của Tuyên bố, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa khẳng định hai điều: một là Việt Nam có chủ quyền rõ rệt trên quần đảo Hoàng Sa và Trung Quốc là 'tập đoàn xâm lược'. Hai là việc Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa đã mở đầu một hiểm họa đe dọa nền hòa bình và sự ổn định của khu vực Đông Nam Á và thế giới. Rất tiếc là những cảnh báo của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa lúc đó đã không được thế giới quan tâm.   Cuộc hải chiến hào hùng cũng đã bị chôn vùi kể từ sau ngày 30/4/1975 và trong thời gian dài không hề được nhắc đến chính thức dưới chế độ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, ngay cả trong nhiều sách giáo khoa của học trò phổ thông.   Nhiều người từng tham dự vào cuộc chiến bảo vệ Hoàng Sa còn bị tù cải tạo, nhiều thân nhân của những sĩ quan và binh sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh trong trận chiến này đã phải sống dưới chính sách kỳ thị như mọi nạn nhân khác có thân nhân là "ngụy quân ngụy quyền". Rất may là Cộng đồng người Việt tại hải ngoại vẫn còn tưởng nhớ đến công ơn của những anh hùng hải quân đã vị quốc vong thân để bảo vệ Hoàng Sa.     "Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo cộng sản VN về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo" Những buổi lễ tưởng niệm đã được tổ chức rất trang nghiêm vào mỗi dịp đầu năm suốt từ 1975 đến nay.   Chính những buổi lễ này đã góp phần hun đúc ý chí và tinh thần bảo vệ bờ cõi, làm bừng lên ngọn lửa yêu nước của người Việt Nam trước làn sóng xâm chiếm của Trung Quốc trên biển Đông ngày nay. 'Chính sách thiếu nhất quán' Đánh dấu 40 năm tưởng niệm trận hải chiến Hoàng Sa năm nay, chính quyền Hà Nội đã có một số động thái đáng chú ý. Thứ nhất là cho phép một số báo, đài truyền hình đề cập khá chi tiết và liên tục nhiều kỳ về trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974. Họ đã phỏng vấn và giới thiệu nhiều hồ sơ cũ của Việt Nam Cộng Hòa ghi lại các chuẩn bị và diễn tiến của trận hải chiến. Đây là một quyết định tuy quá trễ, nhưng ít ra bây giờ nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam thấy rằng việc trình bày cho hậu thế hiểu rõ diễn tiến của một cuộc chiến bảo vệ hải đảo trước ý đồ xâm lấn và bành trướng của Trung Quốc đã là điều cần thiết. Không dám nói lên sự thật và không dựa vào trận hải chiến hào hùng này, sẽ không có cơ sở vững chắc để thuyết phục thế giới đứng về phía Việt Nam chống lại các ý đồ của Trung Quốc hiện nay. Thứ hai là ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng chính phủ cộng sản Việt Nam, đã tuyên bố rằng sẽ đưa vấn đề Hoàng sa và Trường sa vào sách giáo khoa, cũng như tổ chức lớn tưởng niệm 40 năm Hoàng sa và 35 năm cuộc chiến biên giới phía Bắc.   Đây cũng là một quyết định quá trễ và dường như mang âm hưởng của một sự “thăm dò” vì phát biểu này sau đó đã bị kéo xuống khỏi các trang mạng do những e ngại “ngoại giao”. Rõ ràng là có sự thiếu nhất quán trong nội bộ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam về các phản ứng liên quan đến những vấn đề lịch sử đối với Trung Quốc. Khi lãnh đạo còn e ngại và muốn tránh né đề cập một sự thật của lịch sử, thì rất khó thuyết phục người dân về thực tâm bảo vệ đất nước của giới lãnh đạo hiện thời trong quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề còn lại là nhà cầm quyền CSVN không nên và không còn có thể tiếp tục hành xử kiểu nửa nạc, nửa mỡ hay tiếp tục đóng kịch chỉ khoác áo dân tộc như hiện nay nữa về toàn cảnh vấn đề biển Đông.   Lý do là lối hành xử nửa vời này không những có hại mà còn gây cản trở cho nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn biển đảo, lãnh thổ của dân tộc. 'Ba việc cần làm ' Nhân tưởng niệm 40 năm Hoàng Sa, thiết nghĩ lãnh đạo Cộng sản Việt Nam cần mạnh dạn làm ba việc. Thứ nhất, Chính thức tuyên bố hủy bỏ công hàm do cựu Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký năm 1958.   Việc hủy bỏ Công hàm cùng với việc quảng bá Tuyên Cáo của Chính Phủ Việt Nam Cộng Hòa ngày 14 tháng 2 năm 1974, xác định “quần đảo Hoàng sa và Trường sa là những phần bất khả phân lìa của lãnh thổ Việt Nam”, sẽ giúp Việt Nam có đủ cơ sở pháp lý để kiện Bắc Kinh ra toà án Liên Hiệp Quốc như Phi Luật Tân đang làm.     "Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi"   Nếu vụ kiện xảy ra, chắc chắn là ngư dân Việt Nam không cần phải “xin phép” đánh cá trên vùng biển truyền thống lâu đời của mình như Trung Quốc đang ra lệnh. Thứ nhì, chính thức vinh danh những người chiến sĩ Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong trận hải chiến Hoàng sa, và thiết lập một ngân quỹ để giúp đỡ cho thân nhân, con cháu của những người đã vị quốc vong thân. Nỗ lực này còn mang một ý nghĩa quan trọng khác là người dân Việt Nam bất kể thế hệ nào đều phải ghi nhớ trận hải chiến hào hùng của dân tộc, đặc biệt là chiến tích này đang gắn liền với công cuộc bảo vệ bờ cõi hiện nay trước tai họa xâm lăng từ Trung Quốc. Thứ ba, để cho người dân tự do lập ra những nhóm, hội đoàn dưới nhiều hình thức như nghiên cứu pháp lý, thu thập tài liệu lịch sử, gây quỹ, vận động quốc tế.... để đóng góp vào công cuộc bảo vệ biển đảo.   Đây là công việc lâu dài, trải qua nhiều thế hệ nên việc xã hội hóa các nỗ lực bảo vệ biển đảo phải để cho người dân tham gia. Hơn thế nữa, đây là thời đại của mạng xã hội, việc liên kết các cá nhân có cùng quan tâm và dùng nó như một sức mạnh áp đảo để buộc đối phương phải ngưng những ý đồ xâm phạm, trở thành phương tiện tranh thủ rất hòa bình và hiệu quả. 'Đáp lời sông núi' Bốn mươi năm là khoảnh thời gian rất ngắn trong chiều dài lịch sử. Nhưng 40 năm ý nghĩa của trận hải chiến bảo vệ biển đảo – dù Việt Nam Cộng Hòa không còn nữa – đã ghi khắc vào lòng người Việt Nam một quyết định lịch sử: quyết chiến bảo vệ tổ quốc dù đối phương mạnh hơn mình gấp bội. Dù phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến lúc thu hồi lại chủ quyền biển đảo đã mất, trận hải chiến Hoàng Sa luôn luôn nhắc nhở mọi thế hệ Việt Nam rằng không thể ủy nhiệm cho bất cứ ai lo bảo vệ bờ cõi, mà mọi người đều phải có bổn phận và nghĩa vụ như nhau để đáp lời sông núi. Sự kiện một số nhà dân chủ, một số nhà hoạt động mạng tổ chức các buổi hội thảo về Hoàng Sa, thăm viếng và ủy lạo cho những thân nhân các chiến sĩ hải quân đã hy sinh là một nỗ lực đáng ca ngợi. Chính tinh thần này đã đánh thức mọi người cùng nhau nhìn về biển Đông, trước hết là làm sao bảo vệ ngư dân Việt có thể tự do và an toàn đánh bắt hải sản trước lệnh phải “xin phép” ngược đời của Trung Quốc tung ra hiện nay. Song song, cần tranh thủ hậu thuẫn của thế giới và các quốc gia láng giềng chống lại ý đồ bá quyền của Trung Quốc trên biển Đông.   Nếu chúng ta cùng tưởng niệm 40 Năm Hoàng Sa trong tinh thần đó, anh linh của 74 người con yêu nước Việt khoác áo Hải quân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa sẽ có thể mỉm cười yên giấc. Nguồn: viettan.org
......

VOICE

Cũng lâu rồi tôi mới viết về tổ chức phi chính phủ VOICE, viết tắt của 5 chữ “Vietnamese Overseas Initiative for Conscience Empowerment” mà Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tạm dịch là “Sáng kiến Thể hiện Lương tâm Người Việt Hải ngoại”. Tôi là đồng sáng lập viên vào năm 2007 và cũng là Giám đốc Điều hành (Executive Director) hiện đang quản lý VOICE cùng với 4 thành viên khác trong Ban Quản Trị (Board of Directors) đó là Anh Đoàn Việt Trung, cựu Chủ tịch Cộng đồng Người Việt Tự do Liên bang Úc Châu (Úc), Cô Jaclyn Fabre, cựu Giám đốc Điều hành tổ chức LAVAS (Mỹ), Anh Max Võ, cựu Chủ tịch Cộng đồng Người Việt tại Toronto (Canada) và Cô Jessica Soto, cựu Giám đốc Điều hành tổ chức Ân xá Quốc tế Philippines (Phi Luật Tân). Cùng với các thiện nguyện viên của VOICE, chúng tôi hiện đang chú tâm vào 3 công việc chính. Vì vậy tôi nghĩ không gì tốt hơn là chính mình nên khai bút và chia sẻ với các bạn đọc trong bài viết đầu năm về những gì VOICE đang cố gắng đạt được trong 12 tháng tới.   Đó là, một, giúp đỡ những thuyền nhân Việt Nam cuối cùng ở Thái Lan được sang Canada định cư sau hơn 24 năm chờ đợi. Hai, góp phần giúp đỡ các nạn nhân của cơn bão lịch sử Haiyan ở Philippines trong việc tái kiến thiết và gầy dựng lại cuộc sống. Và ba, cùng với các tổ chức xã hội dân sự ở Việt Nam tiếp tục lên tiếng bảo vệ những quyền con người căn bản mà chính phủ Việt Nam đã cam kết. Đặc biệt là trong 3 tuần sắp tới trước khi Việt Nam phải ra điều trần tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào ngày 5 tháng 2 - vốn chỉ diễn ra 4 năm một lần - về những gì họ đã thực hiện trong 4 năm vừa qua và những gì họ hứa sẽ thực hiện trong 4 năm tới. Đây là quá trình Universal Periodic Review (UPR) mà tôi đã từng nhắc đến vào khoảng giữa năm ngoái khi chúng tôi cùng với các tổ chức xã hội dân sự khác như Freedom House, Dân Làm Báo, Con Đường Việt Nam và Dòng Chúa Cứu thế nộp báo cáo lên cho Hội đồng Nhân quyền. Theo đúng thủ tục đệ trình dành cho các tổ chức phi chính phủ nhằm cung cấp cho các nước thành viên trong Hội đồng Nhân quyền các thông tin cập nhật cũng như những kiến nghị rõ ràng (recommendations) để họ có thể làm việc với chính phủ Việt Nam trong ngày 5 tháng 2 sắp tới đây.     Đối với công việc tỵ nạn, tôi xin thông báo là vào tháng 11 năm 2013 vừa qua, Bộ Di trú Canada đã chính thức cho chúng tôi biết là toàn bộ 33 hồ sơ bảo trợ cho 105 thuyền nhân Việt Nam cuối cùng tại Thái Lan đã được chấp thuận và hiện đang được chuyển sang Toà Đại sứ Canada tại Singapore là văn phòng đặc trách cho cả vùng Đông Nam Á để tiếp tục giải quyết. Tôi mong là trong những ngày tháng sắp tới, các anh em, bạn bè thuyền nhân của tôi, những “khách hàng” lâu năm của VOICE ở Bangkok sẽ nhận được tin vui. Họ sẽ được hẹn cho đi phỏng vấn, khám sức khoẻ, và nếu không có gì trở ngại thì họ sẽ được cấp visa trong năm 2014 này.   Nói thật đây là một trong nhiều điều ước (new year’s resolution) mà tôi đã cầu mong trong những giây phút đầu tiên của năm 2014. Đối với công việc gây quỹ cứu trợ cho các nạn nhân của cơn bão Haiyan tôi cũng xin  thông báo là cho đến thời điểm này, VOICE đã nhận được gần $400,000 từ nhiều nơi trên thế giới gửi về, đặc biệt là từ những anh chị em người Việt tỵ nạn trước đây ở Philippines. Trước khi bắt đầu khởi động chiến dịch cứu giúp, chúng tôi đã đồng ý là phân nửa số tiền đóng góp sẽ được dành cho việc cứu trợ khẩn cấp. Điều này các anh chị em thiện nguyện viên và nhân viên của VOICE trong đó có tôi đã thực hiện được qua 3 chuyến đi cứu trợ. Đầu tiên là chuyến đi cứu giúp và di tản 38 người Việt sống sót ra khỏi trung tâm bão chỉ một tuần sau khi cơn bão cuốn đi toàn bộ tài sản của họ. Và chuyến đi cuối cùng là vào những ngày cuối năm khi toàn bộ văn phòng VOICE, nhân dịp nghĩ lễ, đã quyết định cùng nhau đi phát quà và tặng phẩm ở những nơi bị tàn phá nhất, để một phần nào an ủi cho những nạn nhân có được một Giáng Sinh ấm áp hơn. Thật lòng, không điều gì đã làm cho tôi hãnh diện bằng được đại diện cho cộng đồng người Việt tỵ nạn, những ân nhân đã tin tưởng VOICE, đã đóng góp, để cho tôi có cơ hội trực tiếp cảm ơn dân tộc Phi đã cưu mang trên 300.000 người Việt tỵ nạn từ năm 1975 cho đến tận hôm nay. Người thật sự đã cứu người như lời trong bài hát Có Tin Vui Giữa Giờ Tuyệt Vọng của cố nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng. Một nhạc phẩm ra đời khi Philippines là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á quyết định ngưng chương trình cưỡng bách hồi hương thuyền nhân Việt Nam vào năm 1996.   Sẽ khó có một hoàn cảnh nào khác cho chúng ta thấy hiệu ứng của luật nhân quả một cách rõ ràng và nhanh chóng như trong trường hợp này. Không đến 20 năm. Để thấy cho thật sự là nhận. Người thật sự đã cứu người. Riêng phần nửa số tiền còn lại, VOICE sẽ dùng để xây dựng và sửa chữa hai hay ba trường học, cũng là nơi những người dân trong làng dùng để trú ẩn khi bão lớn ập đến. Trong lần đi cứu trợ vừa qua, chúng tôi đã tìm được một nơi thích hợp ở gần thành phố Ormoc, đó là làng Santo Nino, một trong những nơi bị tàn phá nặng nhất nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được nhiều sự giúp đỡ. Trong tuần tới, hai nhân viên của VOICE cũng sẽ đi đến Coron ở miền bắc vùng đảo Palawan để cùng bàn bạc với những tổ chức xã hội dân sự về công việc tái kiến thiết ở đây. Có khá nhiều người bảo tôi là nếu như trước đây người dân Coron đã cứu biết bao thuyền nhân Việt Nam tấp vào đảo của họ sau nhiều ngày lênh đênh trên biển thì hôm nay chính người Việt chúng ta sẽ quay trở lại để đền ơn, đáp nghĩa. Cả tôi lẫn họ đều muốn thấy một biểu tượng ghi nhận sự ra đi và trở lại của người Việt tỵ nạn chúng ta được dựng lên trong năm 2014. Ngay tại những ngôi trường mà chúng ta giúp tái kiến thiết. Tôi thật sự rất mong VOICE sẽ thực hiện được điều đó. Nếu được vậy tôi nghĩ sẽ có rất nhiều người trong cộng đồng chúng ta cảm thấy ấm lòng. Ấm lòng như khi họ gặp được các anh chị em trẻ, các cô, các bác, cha mẹ của những tù nhân lương tâm hiện đang bị cầm tù, lần đầu tiên từ Việt Nam sang Mỹ, Châu Âu và Úc trong 3 tuần lễ sắp tới để vận động nhân quyền cho Việt Nam trong khuôn khổ của tiến trình UPR.    Đấy là những việc mà tôi phải làm trong 3 tuần tới. Thủng thẳng tôi sẽ kể cho các bạn nghe. Được chứ hỉ? Nguồn: voatiengviet.com
......

No-U FC: Thông báo về lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa

Hoà chung không khí tưởng niệm của nhân dân Việt Nam toàn thế giới. Đáp ứng nguyện vọng của nhân dân Hà Nội nói riêng và người Việt Nam nói chung. Dựa trên quyền con người cơ bản là quyền tự do bày tỏ quan điểm, bao gồm quyền tự do bày tỏ lòng yêu nước, tự do thờ phụng và tưởng nhớ những chiến sĩ đã hi sinh bảo vệ Tổ quốc. Với thực tế không thể chối cãi là Trung Quốc đã xâm lược, chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa và đang tiếp tục gây hấn, xâm lấn và thôn tính nước ta một lần nữa. Chúng tôi kêu gọi đồng bào hãy tham gia Lễ tưởng niệm 40 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa 17-19/01/1974! Thời gian: Từ 8h30 - ngày 19/01/2014 Địa điểm: Tại tượng đài Lý Thái Tổ - Hồ Gươm - Hà Nội Hãy đến với chúng tôi để chứng tỏ với cộng đồng quốc tế Hoàng Sa mãi mãi là của Việt Nam, để tưởng nhớ các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc và để khẳng định chúng ta không sợ hãi trước bất kỳ sự đe doạ nào khi bày tỏ lòng yêu nước của mình! Đề nghị UBND thành phố Hà Nội cùng các lực lượng chức năng đảm bảo an toàn cho buổi lễ, không tổ chức lễ hội, hát hò, vui chơi thể thao trong khu vực quanh Hồ Gươm và không cản trở, gây khó dễ cho những người tham gia buổi tưởng niệm này. 17-19/01/1974 - Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa Nhân dân Việt Nam không bao giờ quên! Anh em No-U Hà Nội Trân trọng kính báo! Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=712686732095219&set=a.3620954604...
......

TUYÊN BỐ CỦA CHƯƠNG TRÌNH MINH TRIẾT LÀM CHỦ BIỂN ĐÔNG

THÔNG CÁO BÁO CHÍ VỀ HOÀNG SA   Vào tháng 01 năm 1974, cách đây đã 40 năm,Trung Quốc đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược, đem quân cưỡng chiếm Hoàng Sa, bấy giờ đang do Chính Phủ VNCH quản lý. Cuộc họp mặt Chương trình Minh Triết làm chủ Biển Đông kỷ niệm sự kiện 40 năm Trung Quốc chiếm Hoàng Sa diễn ra sáng nay, 11/01/2014 tại Hà Nội. Nhân dịp này, Chương Trình Minh Triết Làm Chủ Biển Đông đã công bố các văn kiện sau: 1. Bản Tuyên bố của Chương Trình nhân sự kiện này. 2. Bức Tâm thư gởi các Em sinh viên Thanh niên. 3. Bài văn tế tưởng niệm 74 chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa. 4. Phương danh 74 chiến sĩ đã bỏ mình bảo vệ Hoàng Sa.   Đây là sự thể hiện tình cảm và ý chí của người dân Việt Nam đối với công cuộc đấu tranh bảo vệ Độc lập và chủ quyền của Đất Nước. Mong được các cơ quan thông tấn, báo chí, các trang mạng xã hội hỗ trợ, đăng tải, truyền bá rộng rãi cho dư luận trong nước và quốc tế. Trân trọng.     Bà Huỳnh Thị Sinh cùng bà Loan, em gái út của Bà từ Sài Gòn đã ra tham sự. Sự có mặt của Bà Sinh là tâm điểm của những người tham gia cuộc họp. Sau đây là vài hình ảnh:   Bà Huỳnh Thị Sinh trả lời phỏng vấn về cuộc sống của Bà và kỷ niệm về cố Trung tá Việt Nam Cộng Hòa Ngụy Văn Thà: Xem clip ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=tUaN6AxbLOw Tôi thay mặt Hội Bầu Bí tương thân tặng Bà 2 triệu đồng và được sự ủy quyền của Diễn đàn Xã Hội Dân sự tặng bà món quà Tết 1 triệu đồng. Tường Thụy ____________   CHƯƠNG TRÌNH MINH TRIẾT LÀM CHỦ BIỂN ĐÔNGTUYÊN BỐ NHÂN SỰ KIỆN 40 NĂM HOÀNG SA BỊ TRUNG QUỐC CHIẾM ĐOẠT 1974-2014 Vào tháng 1- 2014 này, chúng ta đứng trước sự kiện, cách đây 40 năm, nhà cầm quyền Trung Quốc trắng trợn dùng vũ lực chiếm Quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ngày 11-1-1974 Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, đang được Chính phủ Việt Nam Cộng hòa quản lý là một phần lãnh thổ của họ. Ngày 12 - 11- 1974 Ngoại trưởng VNCH Vương Văn Bắc bác bỏ luận điệu ngang ngược, lên án ý đồ xâm lược của Trung Quốc. Chính Phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa MNVN cũng đã lên tiếng phản đối hành động sai trái đó của Trung Quốc. Từ ngày 12 - 01- 1974, đến 20 - 01 - 1974 một cuộc chiến bi hùng đã xảy ra. Hải quân VN chiến đấu quyết liệt, bắn chìm và bắn hỏng nhiều chiến hạm của địch. Nhưng cuộc chiến không cân sức. Phía Việt Nam, 74 sĩ quan và chiến sĩ hy sinh anh dũng, trong đó có Thiếu tá Hạm trưởng Ngụy Văn Thà, quyết tử không rời tàu. Đến nay, đã 40 năm, Trung Quốc ngang nhiên chiếm đóng trái phép Hoàng Sa, lãnh thổ của Việt Nam, cho xây quân cảng, lập thành phố Tam Sa và nhiều hoạt động phi pháp, vi phạm chủ quyền lãnh thổ, phá hoại nhiều hoạt động hợp pháp, bình thường của phía Việt Nam, đặc biệt là hành động hải tặc với ngư dân Việt Nam.   Chính phủ và Nhân dân Việt Nam đã nhiều lần tuyên bố lên án những hành động phi pháp, phi đạo lý của phía Trung Quốc. Ngày 25 tháng 11 năm 2011 tại Quốc hội nước Việt Nam, Thủ tướng Chính Phủ Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng tuyên bố: Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và pháp lý khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của Việt Nam. Với chiến lược biển đầy tham vọng bành trướng, Trung Quốc đang gây hấn với các nước trong khu vực, ngang nhiên vạch ra “đường lưỡi bò”, công bố vùng “nhận diện phòng không” (ADIZ) ở biển Hoa Đông, gây khó dễ cho việc làm ăn bình thường của các nước trong khu vực. Thế giới ngạc nhiên về một nước lớn như Trung Quốc, chẳng những rất vô trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế, mà còn hành xử theo vết xe đổ của chủ nghĩa đế quốc đã lỗi thời. Hệ thống lại những sự kiện đã xảy ra 40 năm qua, mọi người đều thấy các hành động của Trung Quốc uy hiếp hòa bình và phát triển của khu vực và làm cho cả thế giới lo ngại. Nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam Chương trình Minh Triết Làm chủ Biển Đông tuyên bố: 1- Từ thế kỷ XVII, dưới thời các Chúa Nguyễn, nhất là từ triều Gia Long trở đi, Việt Nam, đã có nhiều hoạt động quản lý cấp Nhà nước để khai thác, thăm dò, đồn trú, khẳng định chủ quyền ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trong khi đó, cho đến đầu thế kỷ XX phía Trung Quốc vẫn xác định biên giới cực nam của họ là đảo Hải Nam. Việc chiếm đoạt một phần Hoàng Sa năm 1956 và đem quân cưỡng chiếm vào năm 1974 của Trung Quốc là phi pháp, chà đạp lên luật pháp quốc tế, xâm chiếm lãnh thổ của nước láng giềng Việt Nam mà họ vẫn rêu rao tuyên bố là mối quan hệ “láng giềng hữu nghị”. 2– Chúng tôi ủng hộ lập trường của Chính phủ Việt Nam, khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, lên án và tố cáo trước dư luận quốc tế về hành đồng xâm lược của Trung Quốc đối với Quần đảo Hoàng Sa và một phần quần đảo Trường Sa. Chúng tôi yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế, chấm dứt những hoạt động sai trái, vi phạm chủ quyền và vùng biển của Việt Nam. 3- Tưởng nhớ những chiến sĩ Hải quân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu hy sinh vì Hoàng Sa cách đây 40 năm và những chiến sỹ đã hy sinh để bảo vệ Trường Sa năm 1988, chúng ta không thể im lặng trước sự thật biên cương, hải đảo Việt Nam đang bị Trung Quốc từng bước lấn chiếm. Hãy nêu cao tinh thần yêu nước, nâng cao sức mạnh nội lực về mọi mặt, chấn chỉnh nội trị, phát triển ngoại giao hòa bình, làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh gian nan, phức tạp của nhân dân và Chính phủ ta để bảo về chủ quyền, lãnh thổ Đất nước. 4- Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam tăng cường những giải pháp hòa bình đòi lại và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, nâng cao khí phách và sức mạnh vật chất, tinh thần của quân và dân ta, có kế hoạch đúng đắn tuyên truyền trong nhân dân về chủ quyền biển đảo của đất nước, tranh thủ dư luận quốc tế mạnh mẽ hơn nữa ủng hộ nhân dân ta trong cuộc đấu tranh chính nghĩa này. 5- Khâm phục, biết ơn các tầng lớp nhân dân, nhất là giới trẻ Việt Nam đã nêu cao tinh thần yêu nước, kiên quyết lên án những hành động sai trái, xấu xa của phía Trung Quốc, chúng tôi mong mỏi nhân dân cả nước quyết tâm xây dựng và thực thi có hiệu quả chiến lược biển hòa bình, thân thiện cả trên bốn mặt: Bảo vệ chủ quyền Biển Đảo, phát triển kinh tế biển hiệu quả cao, nâng cao trình độ khoa học biển, xây dựng văn hóa biển. Tin tưởng rằng: nhân dân ta sẽ sống xứng đáng với Tổ Tiên và thực hiện thành công lời dạy đầy tính dự báo chiến lược thiên tài của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585): Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình. Làm tại Hà Nội và công bố ngày 11 tháng 01 năm 2014 __________________ —————————— Tâm thư gửi các Em Sinh viên và Thanh niên Nhân sự kiện 40 năm Trung Quốc cưỡng chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Các Em thân mến, chúng tôi xin được xưng hô như vậy cho thân mật. Trong số chúng tôi, những người gửi lá thư này, có người U90, 80, 70, nhiều người trong tuổi tứ thập bất hoặc và ngũ thập tri thiên mệnh.(*) Vào tháng 1- 2014 này, chúng ta đứng trước sự kiện 40 năm trước, Trung Quốc thừa cơ Mỹ rút khỏi chiến tranh Việt Nam, đang đi đêm với họ, hai miền Nam Bắc Việt Nam vẫn chưa có hòa bình, họ đã ngang nhiên tuyên bố Hoàng Sa là của họ, rồi lập tức đem cả hải lục không quân đánh chiếm Hoàng Sa, bấy giờ đang do Chính phủ VNCH quản lý. Lực lượng Hải quân Việt Nam đã chiến đấu anh dũng, bắn chìm, bắn hỏng nhiều tàu giặc, nhưng cũng tổn thất nặng nề. 74 chiến sĩ đã hy sinh oai hùng, để lại tấm gương “Quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa thân yêu”. Bốn mươi năm qua, họ cưỡng chiếm Hoàng Sa, tổ chức nhiều hoạt đông phi pháp ở đó. Năm 1988 còn đưa quân chiếm giữ nhiều đảo và bãi đá ngầm ở Trường Sa của chúng ta. Họ còn có nhiều hành động cản trở, phá hoại những hoạt động bình thường trên vùng biển của chúng ta. Đặc biệt là họ đã đối xử vô nhân đạo, theo lối hải tặc đối với ngư dân Viêt Nam làm ăn trên vùng biển của mình. Chính phủ và nhân dân ta kiên quyết lên án, phản đối những hành vi trái lý, trái lẽ của Trung quốc. Gửi lá thư này cho các Em, chúng tôi không kêu gọi, không dặn dò, không lên lớp, mà chỉ muốn bàn bạc với các Em như những người bình đẳng, có chung một tư tưởng, một tình cảm, một trách nhiêm với Non Sông, Đất Nước của mình, không phân biệt trẻ hay già. Hơn nữa, chính các Em sẽ là lớp người nắm lấy tương lai, vận mệnh của Đất Nước, chính các Em sẽ là lớp người gánh vác những công việc to lớn, nặng nề, khó khăn, thay thế lớp người cũ, thực hiện những công việc mà cha anh đã chưa làm trọn. Cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền, đòi lại những phần đất, biển đảo của Tổ tiên đã bị ngoại bang xấu xa, gian ác cướp đoạt. Khi đứng trước tình hình Biển Đông ngày càng phức tạp, nóng bỏng, chúng ta nhớ tới lời dự báo chiến lược như sấm truyền của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585): Biển Đông vạn dặm dang tay giữ, Đất Việt muôn năm vững trị bình. Như thế, một chiến lược Biển toàn diện, quyết tâm thực thi cao, công tâm, chí lớn phải đặt ra.Thế hệ mới phải đứng trên vai cha anh, tài trí hơn, giỏi giang hơn, dũng khí hơn, nói được và làm chủ được cả trên bốn lĩnh vực: Bảo vệ chủ quyền. Phát triễn kinh tế Biển. Nâng cao trình độ khoa học Biển. Xây dựng văn hóa Biển. Chính trong tay các Em là những nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng ấy. Khi Tuổi trẻ bàn việc Ra Biển Lớn, chúng tôi từng thưa với các Em, ra biển lớn phải dọn dẹp cái ao nhà. Các Em muốn xứng đáng với Nhân Dân, với Đất Nước không thể không coi trọng “dọn dẹp cái ao nhà”. Cái ao nhà của chúng ta, nay có thể hình dung như sau. Chung quanh Ao là lâu đài, trụ sở, hội trừơng…đèn điện sáng choang… Nhưng cái “Ao Nhà” thì đầy rác, bẩn thỉu, thối tha. Để bảo vệ chủ quyền, để xây dựng Đất nước giàu mạnh, làm cho nhân dân có dân quyền, có nhân quyền, có tự do, hạnh phúc, điều trông đợi chính là ở con người. Vì thế, xin hãy kiếm tìm một nhân cách cá nhân Việt mới. Xin hãy góp sức xây dựng một nhân cách Dân tộc Việt mới. Chưa bao giờ chúng tôi thấy công việc học và hành của các Em lại đầy ý nghĩa như thế. Riêng năm 2014 này chúng tôi muốn bàn với các Em một việc. Hãy đánh dấu sự kiên 40 năm mất Hoáng Sa này bằng một hoạt động. Các Em hãy cùng nhau tổ chức một sinh hoạt vởi chủ đề: Tôi biết Hoàng Sa là của Việt Nam. Các Em hãy cùng nhau tìm hiểu, thảo luận, nêu chính kiến về 5 vấn đề sau: - Địa lý, địa mạo…tiềm năng kinh tế và các mặt khác của Hoàng Sa. - Lịch sử, pháp lý về quyền thụ đắc lãnh thổ của Việt Nam đối với Hoàng Sa. - Những lập luận phi pháp phi lý của phía Trung Quốc về Hoàng Sa. - Cuộc chiến bi hùng đã xảy ra và gương anh dũng hy sinh của 74 chiến sĩ đã quyết tử để bảo vệ Hoàng Sa. - Dư luận quốc tế ủng hộ lập trường của Việt Nam. Các Em sẽ có cơ hội làm chủ nhân của Đất Nước, học hỏi lấy từ bài học bi hùng của Dân tộc, tự tìm thấy nghĩa vụ của mình, biết đền đáp công ơn của những người đã chiến đấu, bỏ mình vì Đất nước, góp phần mở rộng dư luận trong nước và quốc tế, yểm trợ mạnh mẽ cho Nhân Dân và Chính Phủ trong sự nghiệp lâu dài và gian khó này. Nhân dịp này chúng tôi tha thiết đề nghị các nhà trường, các Thầy, Cô, các Cấp ủy, các cấp Chính quyên, ban Tuyên giáo, Báo chí, các Viện nghiên cứu, các tổ chức Đoàn và Hội SV… hãy cùng các Em SV, TN bằng những hình thức khác nhau, tổ chức sinh hoạt này có kết quả. Xin đừng gây cho các Em có cảm tưởng các Em đơn độc, bị khó dễ và bị những người có uy quyền quay lưng lại với giới trẻ có tâm huyết với những vấn nạn của Đât Nước. Sớm đưa giới trẻ Đại học vào trách nhiêm xã hội là minh triết (khôn ngoan, sáng suốt), cũng chính là trao gởi trách nhiệm và niềm tin của Dân tộc vào tay thế hệ nối tiếp. Vì thế chúng tôi thật sự cảm động và trân trọng đánh giá cao nhiều hoạt động không hề ngây thơ, tự phát của nhiều nhóm SVTN đã không hề vô cảm, rất chủ động, rất khí phách đã tố cáo trước dư luận trong nước và quốc tế những hành động sai trái xấu xa của phía Trung Quốc. Như Nguyễn Trãi từng nói “Bui một tấc lòng ưu ái cũ” (lòng ưu ái nghĩa là lòng lo nước thương dân, ưu quốc, ái dân), chúng tôi chia xẻ tâm tình này với các Em. Xin nhờ báo giới, các trang mạng của cơ quan, đoàn thể; các trang mạng xã hội chuyển tới các Em SVTN trong cả nước. Thân yêu và trân trọng chúc các Em Năm Mới khỏe mạnh,học giỏi và nhiều niềm vui. TM nhóm Chương trình Minh triết Làm chủ Biển Đông Nguyễn Khắc Mai (*)Theo Khổng Tử, con người 40 tuổi thì chẳng còn nghi hoặc, 50 tuổi thì biết mệnh trời. —————————— VĂN TẾ TƯỞNG NIỆM 74 CHIẾN SĨ HY SINH BẢO VỆ QUẦN ĐẢO HOÀNG SA NĂM 1974 Nỗi hận giặc sôi gan chiến sĩ, quyết hy sinh nào kể chi thân; Lòng yêu nước nung chí anh hùng, trường tranh đấu chẳng chờ chi tuổi. Quyết một phen phanh xác quân thù, Liều trăm trận đền ơn sông núi. Nhớ các anh xưa Tuấn tú khôi ngôi, Thông minh lanh lợi. Ruộng đồng cùng nương rẫy, bờ tre xóm bãi, cày cấy sớm trưa; Mấy trăm năm chuyên cần, hai vụ mùa màng, mở mang lễ nghĩa. Trời biển Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Bao thế hệ, nguyện thề, giữ đất giữ biển, giữ chủ quyền người Việt. Tình anh em mặn mà, đằm thắm, trông nước non vời vợi, hẹn ước đinh ninh; Tuổi thanh xuân hăng hái, nồng nàn, nhìn tháng ngày tương lai, mong chờ phơi phới. Rằng hay, Hàng trăm năm giữ đảo, đào giếng, dựng chùa, lượm thu sản vật, Chinh phu bao lớp, đem thân tạc định giữa thiên thanh. Mấy người đi, được mấy kẻ về? Linh thiêng hóa thành chim báo dữ. Giặc cướp đảo lăm le, tấm thân này nào há tiếc, Lũ bá quyền hùng hổ, mưu gian nọ hãy diệt trừ. Sóng dâng trào, lao mình trong mưa đạn, hiến thân cho nước nào quản nguy nan; Biển nổi giận, cản bước chiến hạm thù, quyết liệt tấn công, sá gì đêm tối. Người xông lên đảo, nhảy vào vòng vây, xả súng chống trả, làn khói đạn che mặt trận đen sì. Người hướng mũi tàu, xông giữa quân giặc, ngang dọc tấn công, dòng máu đỏ thắm loang miền biển cả. Trúng thương, bị đạn, vẫn hiên ngang chống lũ hung tàn. Hạm vỡ, tàu chìm, nghĩa khí quyết không rời trận địa. Thân chiến binh, phơi xác bãi sa trường, khói sóng mù khơi mông mênh bể nội. Hồn chiến sĩ chơi vơi miền u tịch, mây trôi gió nổi, lãng đãng quê hương. Giận vì bọn xâm lược, để lại con thơ mẹ già, ưỡn ngực ra chống giữ; Cảm thay lòng ưu ái, đem theo chí lớn súng gươm, sống mái với quân thù. Giáp Dần 74, nhật nguyệt Hoàng Sa bi tráng đi vào lịch sử, Giáp Ngọ hôm nay, Núi sông,Trời biển, hào hùng ghi nhớ công ơn. Hỡi ôi! Vì nước, vì non, Không danh, không lợi. Nam nhi đại chí, nghìn xưa chẳng thẹn với tiền nhân; Dũng sĩ nêu gương, vạn kiếp còn soi cho hậu bối. Bài văn khóc anh hùng, xót thương chiến sĩ, ngâm nga giảng đường, ngờ đâu hợp với những người nay! Cuốn sử Việt vẻ vang, Văn Thà,Thành Trí , giảng mãi không thôi, oanh liệt sẽ thêm vào nhiều trang mới. Cuộc đời tuy ngắn ngủi, danh trượng phu còn mãi với giang sơn, Công nghiệp chưa hoàn thành, nợ nam tử đã đền cho đất nước. Nay xin truy điệu, 74 chiến sĩ Hoàng Sa, ngậm ngùi bấy: họp trước hương trầm, Rày đã thương cuộc,40 năm là một chốc, cảm phục thay: ghi trong tim óc. Cuộc đấu tranh còn đương tiếp diễn, khôn thiêng phò đất mẹ, giữ vững chủ quyền, nền độc lập, cảnh vinh quang chắc chắn sẽ thành… Khúc khải hoàn chưa biết sớm hôm, linh ứng gíúp giang sơn, nâng cao khí phách, cuộc tự do, dân cường thịnh, thật không mấy nỗi. Ô hô! Thương nhớ mãi ngàn năm, Bao chiến binh giữ đảo Hoàng Sa, Những linh hồn Việt Nam bất tử ! Phước Thu – Khắc Mai phụng soạn, GS Vũ Khiêu hiệu chỉnh. ___________   DANH SÁCH CÁC TỬ SĨ HY SINH TRONG TRẬN CHIẾN HOÀNG SA 1974 T/T  Chức vụ và họ Tên Đơn vị 1 Tr/sĩ CK Trần Văn Ba HQ 10 2 HS/CK Phạm Văn Ba HQ 10 3 HQ đại-úy Vũ Văn Bang HQ 10 4 HS/CK Trần Văn Bảy HQ 10 5 Th/sĩ nhất quản nội trưởng TP Châu HQ 10 6 Tr/sĩ nhất VT Phan Tiến Chung HQ 10 7 HS/GL Nguyễn Xuân Cường HQ 10 8 HS/ÐK Trần Văn Cường HQ 10 9 Tr/sĩ BT Trần Văn Đàm HQ 10 10 HS1 vận chuyển Nguyễn Thành Danh HQ 4 11 HS vận-chuyển Trương Hồng Đào HQ 10 12 HS1/DV Trần Văn Định HQ 10 13 Trung-úy NN Lê Văn Đơn Người Nhái 14 HS/CK Nguyễn Văn Đông HQ 10 15 HQ tr/úy Phạm Văn Đồng HQ 10 16 HQ trung-úy Nguyễn Văn Đồng HQ 5 17 Tr/sĩ TP Đức HQ 10 18 TT1/TP Nguyễn Văn Đức HQ 10 19 Tr/sĩ TX Lê Anh Dũng HQ 10 20 HS/QK Nguyễn Văn Duyên HQ 16 21 Th/sĩ ÐT Nguyễn Phú Hào HQ 5 22 HS/ÐK Nguyễn Ngọc Hòa HQ 10 23 HS/GL Nguyễn Văn (nhỏ tuổi nhất) Hoàng HQ 10 24 HQ trung-úy CK Vũ Ðình Huân HQ 10 25 HS/TP Phan Văn Hùng Hùng HQ 10 26 Th/sĩ nhất ÐK Võ Thế Kiệt Kiệt HQ 10 27 Th/sĩ vận-chuyển Hoàng Ngọc (nhiều tuổi nhất) Lễ HQ 10 28 TT1/TX Phạm Văn Lèo HQ 10 29 Th/sĩ nhất CK Phan Tấn Liêng HQ 10 30 HS/TP Nguyễn Văn Lợi HQ 10 31 TT1/CK Dương Văn Lợi HQ 10 32 HS/NN Ðỗ Văn Long Người Nhái 33 Tr/sĩ ÐK Lai Viết Luận HQ 10 34 HS1/CK Ðinh Hoàng Mai HQ 10 35 HS1/TP Nguyễn Quang Mến HQ 10 36 HS1/CK Trần Văn Mộng HQ 10 37 Tr/sĩ TP Nam HQ 10 38 TT1/TP Nguyễn Văn Nghĩa HQ 10 39 Tr/sĩ GL Ngô Văn Ơn HQ 10 40 HS/PT Nguyễn Văn Phương HQ 10 41 TT1/PT Nguyễn Hữu Phương HQ 10 42 TS1/TP Nguyễn Ðình Quang HQ 5 43 TT1/TP Lý Phùng Quy HQ 10 44 Tr/sĩ CK Phạm Văn Quý HQ 10 45 Tr/sĩ TP Huỳnh Kim Sang HQ 10 46 HS1/vận chuyển Ngô Sáu HQ 10 47 Tr/sĩ CK Nguyễn Tấn Sĩ HQ 10 48 TT/TP Thi Văn Sinh HQ 10 49 Tr/sĩ Vận chuyển Ngô Tấn Sơn HQ 10 50 HS1/Vận-chuyển Lê Văn Tây HQ 10 51 HQ trung tá HT Ngụy Văn Thà HQ 10 52 HQđại-úy HH/TT Huỳnh Duy Thạch HQ 10 53 HS/TP Nguyễn Văn Thân HQ 10 54 TT/DT Thanh HQ 10 55 HQ tr/úy Ngô Chí Thành HQ 10 56 HS/PT Trần Văn Thêm HQ 10 57 HS/PT Phan Văn Thép HQ 10 58 HS1/vận-chuyển Lương Thanh Thi HQ 10 59 Th/sĩ DT Thọ HQ 10 60 TT1/VT Phạm Văn Thu HQ 10 61 TT1/DT Ðinh Văn Thục HQ 10 62 Tr/sĩ GL Vương Thương HQ 10 63 TT/NN Nguyễn Văn Tiến Người Nhái 64 HQ thiếu-tá HP Nguyễn Thành Trí HQ 10 65 Tr/sĩ TP Nguyễn Thành Trọng HQ 10 66 HS vận-chuyển Huỳnh Công Trứ HQ 10 67 TS/NN Ðinh Hữu Từ Người Nhái 68 Tr/sĩ QK Nguyễn Văn Tuân HQ 10 69 TT1/CK Châu Túy Tuấn HQ 10 70 Biệt hải Nguyễn Văn Vượng HQ 4 71 HQ trung-úy Nguyễn Phúc Xá HQ 10 72 Tr/sĩ TP Nguyễn Vĩnh Xuân HQ 10 73 Tr/sĩ ÐT Nguyễn Quang Xuân HQ 10 74 TS/ÐK Xuân HQ 16 Nguồn: TuongThuy, boxitvn.blogspot.de, XHDS  
......

Bộ trưởng công an Trần Đại Quang dính đại án tham nhũng?

Vụ xử án Dương Tự Trọng và đồng đảng tiếp tay đưa Dương Chí Dũng đi trốn đã kết thức với các bản án rất nặng, nhưng đồng thời hé lộ sự dính líu của hai tướng công an, trong đó có đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng công an CSVN.   Thứ trưởng Công An CSVN Phạm Quý Ngọ. Ông Dương Chí Dũng khai đã đưa cho ông này trước sau tổng cộng hơn 1.5 triệu đô la (510,000 USD và 20 tỉ đồng). (Hình: Soha)   Kết thúc phiên xử vụ án “Tổ chức cho người khác trốn ra nước ngoài”, đại tá công an Dương Tự Trọng bị kết án 18 năm tù trong vai trò chính giúp cho người anh của ông đi trốn là Dương Chí Dũng, cựu chủ tịch HĐQT tổng công ty quốc doanh hàng hải Vinalines về sau làm Cục trưởng Cục Hàng Hải. Sáu người khác bị kết án từ 5 năm tù đến 13 năm tù.   Điều đang được dư luận chú ý đặc biệt không phải là bản án của các ông vừa kể mà là lời khai của ông Dương Chí Dũng buổi chiều ngày 7/1/2014 liên quan đến số tiền hơn 1.5 triệu đô la mà ông đã cầm đến nhà ông thứ trưởng Bộ công an Phạm Quý Ngọ, cùng sự liên quan của ông Bộ trưởng công an Trần Đại Quang.   Nếu những lời khai này được dùng làm căn cứ để điều tra đến nơi đến chốn, nó sẽ giúp bạch hóa được nhiều điều liên quan đến một vụ chạy án, chạy dự án mà những kẻ quyền lực cấp cao của chế độ ăn ra sao, “chỉ đạo” ra sao để nuốt trôi những số tiền rất lớn. Người ta ngờ rằng sự thật sẽ còn có thể bị dìm cho chìm xuồng nếu nó dính tới những cấp quyền lực cao nhất của chế độ. Ngay như trong phiên tòa, “Hội đồng xét xử” đã ngắt lời, gạt ngang, không cho ông Dương Chí Dũng khai ra hết.   Tuy trong phiên tòa, cùng với việc tuyên án Dương Tự Trọng, người ta nghe loan báo “thấy có dấu hiệu và cần khởi tố vụ án hình sự về làm lộ bí mật nhà nước” theo điều 263 của Bộ Luật Hình Sự nhưng nó sẽ có được điều tra đến nơi đến chốn hay sẽ rơi vào ngõ cụt vì cuộc điều tra thấy “Không có chứng cứ” để cho chìm xuồng. Hồi năm 2007, tướng công an Cao Ngọc Oánh, tuy bị mất chức Thủ trưởng Cơ quan điều tra của Bộ Công an CSVN, cũng đã từng không bị kết án dù có lời tố cáo ông ta ăn hối lộ của quan chức Bộ Giao Thông Vận Tải “chạy án”.   Lời khai của ông Dương Chí Dũng cho hay không những ông ta hối lộ hai lần tổng cộng $510,000 đô la cho thứ trưởng Phạm Quý Ngọ để chạy án, ông còn (cầm tiền của người khác) nộp cho ông Ngọ 20 tỉ đồng (hay 1 triệu đô la) để ông ta đừng gây rắc rối cho một dự án của công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn. Phần băng ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng được tờ Tuổi Trẻ và một số báo khác ở Việt Nam cho lên online hôm qua nhưng đến nay đã bị gỡ xuống hết. Tuy nhiên, độc giả có thể tìm thấy chúng trên youtube hoặc một số website khác. Không rõ, đoạn băng ghi âm đó có bị “edit” lược bỏ những lời khai thật nhạy cảm hay không. Ít nhất, người ta thấy tiếng nói của ai đó trong “Hội đồng Xét xử” ngắt lời hay ngăn cản ông Dương Chí Dũng muốn khai tất cả những ai liên quan đến vụ chạy án của ông.   Bộ trưởng Công an CSVN Trần Đại Quang. (Hình: Người Lao Động)   Dưới đây là đoạn ghi âm lời khai của ông Dương Chí Dũng (trong tư cách nhân chứng) tại phiên tòa xử nhóm người  gồm có ông Dương Tự Trọng đã giúp ông đi trốn. Ông Dương Chí Dũng: "Kính thưa hội đồng xét xử. Tôi nói những điều như trước khi tôi nói, tôi đã gần như tuyên thệ rồi. Tôi nói những điều thật nhất, bởi với cái cảnh, cái con người tôi hiện nay thì tôi không thể nói những gì khác cho ai cả. "Việc 20 tỷ tôi đưa cho anh Ngọ là tiền của chị Lan, chứ không phải của tôi. Mà chị Lan chuyển qua một người. Khi chị Lan điện thoại cho tôi, chị Lan bảo là: "Sẽ có một người ở Hà Nội chuyển cho anh, người đó thì anh đừng trao đổi về số tiền này để đưa cho ai làm gì. Đấy, chị còn dặn vậy. Và cái anh Tiệp là người đưa cho tôi. Thì là có 2 người biết việc, chứ không phải một mình tôi. Đấy là cái thứ nhất, cái thứ hai là lại còn một việc nữa hôm nay tôi mới báo cáo là khi Tiệp hai lần đưa tiền, sau đó anh Tiệp còn còn điện cho tôi một lần để hẹn tôi gặp uống nước nói chuyện. Và anh Tiệp có nói là "Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - Bộ trưởng Bộ Công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa".   "Thì sau đó ít ngày, sau một thời gian tôi không nhớ bao nhiêu ngày, tôi có đến thăm gia đình anh Quang. Và ngồi ở phòng khách có hai anh em, anh Quang rất tình cờ tự nói ra những chuyện đó. Chính anh Quang bộ trưởng nói ra và tôi cũng báo cáo lại với anh Quang là "Anh Ngọ có giới thiệu công ty ... (không nghe rõ) như thế, em hiện nay thì..." "Anh Quang bảo chú cứ làm đúng nguyên tắc, đúng luật. Chọn đơn vị nào có năng lực, kinh nghiệm, có uy tín tham gia. Không phải ngại ai can thiệp cả". (tiếng của hội đồng xét xử cắt lời: Thôi thôi... trình bày rồi)…..Ông Dương Chí Dũng nói tiếp: Vâng, riêng cái tiền ấy thì có ít nhất 2 người biết, thế rồi tôi gặp chị Lan qua anh Minh -- tổng giám đốc Cảng Sài Gòn bố trí cho tôi và chị gặp. Còn cái tiền đô tôi đưa 500 nghìn sau này, khoảng 6-7 giờ tối ngày mùng 2/5, chú lái xe tôi chở đi. Đây là tiền tôi vay của mười mấy người, tôi khai từ lúc ở Sài Gòn tôi báo cáo với ... (tiếng gõ vào micro cắt lời) nhưng mà vì sau đó thì… (tiếng của hội đồng xét xử nói thôi anh Dũng ạ, anh dừng ở đây). Như vậy, qua đoạn audio này, ngoài số tiền $510,000 đưa làm hai lần cho ông thượng tướng Công an Phạm Qúy Ngọ để chạy án, ông Dương Chí Dũng còn trao cho ông Phạm Quý Ngọ số tiền 20 tỉ đồng, trung gian hối lộ giùm cho bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch hội đồng thành viên công ty Vạn Thịnh Phát ở Sài Gòn. Có vẻ như số tiền này được chuyển lòng vòng qua tay ông Dương Chí Dũng đến ông Phạm Quý Ngọ rồi đi tiếp tới cấp cao hơn. Như lời ông Dũng thuật lời một nhân vật tên Tiệp nói với ông ta là “"Anh yên tâm đi, tôi đã gặp và báo cáo với anh Trần Đại Quang - bộ trưởng bộ công an, để anh Quang có ý kiến với anh Ngọ. Và anh Quang sẽ điện cho anh, để anh Ngọ không can thiệp hay gây khó cho doanh nghiệp nữa". Sau đó, ông Dương Chí Dũng có gặp chính bộ trưởng Trần Đại Quang và được ông này nhắc tới chuyện đó như kể ở trên.   Bà Trương Mỹ Lan, chủ tịch Hội đồng Thành viên công ty Vạn Thịnh Phát. (Hình: Zing)   Tìm trên internet, đọc một bài viết của báo Zing, người ta thấy công ty Vạn Thịnh Phát có trụ sở ở tầng 5 cao ốc 193-203 Trần Hưng Đạo, Sài Gòn. Đây là một tập đoàn vốn khổng lồ hàng số một ở Việt Nam với vốn được liệt kê tới 12,800 tỉ đồng (hay khoảng 700 triệu USD), nhiều hơn cả Vingroup của đại gia Phạm Nhật Vượng (9,300 tỉ đồng) và Hoàng anh Gia Lai của Bầu Đức (với 7,200 tỉ đồng). Người ta thấy báo chí hay nhắc tới sự giầu có vĩ đại của các tay tư bản đỏ Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức, nhưng chị em bà Trương Mỹ Lan và và Trương Mỹ Linh của tập đoàn Vạn Thịnh Phát đầu tư nhiều dự án địa ốc lớn ở Việt Nam thì rất kín tiếng, gần như không thấy báo chí ở Việt Nam nhắc nhở gì đến. Người ta mới chỉ thấy xuất hiện tên và hình của bà này khi có đám cưới một người cháu của bà là Trương Huệ Vân lấy nhạc sĩ Thanh Bùi.   Số tiền mà bà Trương Mỹ lan hối lộ, như mới đây thấy báo chí ở Việt Nam nêu ra, là bà muốn dự án “biến đổi công năng” của Cảng Sài Gòn được suôn sẻ trót lọt trong đó công ty của bà sẽ là “đối tác”. Nhân vật tên Minh được nêu trong lời khai là Lê Công Minh, tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cảng Sài Gòn. Đây là một công ty con của Tổng công ty Vinalines, tức cũng là quốc doanh. Rất có thể bà Trương Mỹ Lan đổ tiền ra đón trước một dự án có thể hàng chục triệu đô la. Dư luận chờ đợi xem việc khởi tố vụ án “làm lộ bí mật nhà nước” sẽ dẫn tới đâu. Còn chuyện số tiền hối lộ 510,000 đô la cho ông Phạm Quý Ngọ, đưa 20,000 đô la và một chai rượu quý cho ông đại tá Trần Duy Thanh, cục trưởng Cục Cảnh sát Điều Tra Tội Phạm về Tham Nhũng, và đặc biệt 20 tỉ đồng mà ông Ngọ cầm, có được “làm rõ” hay không, chờ những diễn biến những ngày tới đây. Ngày 8/1/2014, người ta thấy ông Đàm Văn Tâm, thiếu tướng chánh văn phòng Bộ Công An trả lời báo Một Thế Giới khi được yêu cầu bình luận về lời khai của ông Dương Chí Dũng, nói rằng "Việc xác định lời khai của ông Dũng đúng hay sai sẽ trước tiên phải để Hội đồng Xét xử làm rõ. Sau đó, cơ quan điều tra sẽ có trách nhiệm vào cuộc". Ông Dương Chí Dũng đã bị kết án tử hình về hai tội “Cố ý làm trái” và 'Nhận hối lộ” hồi giữa tháng 12 vừa qua. Ông đã chống án lấy cớ mình không tham nhũng mà chỉ nhận tội “cố ý làm trái...” (TN) Nguồn: nguoi-viet.com Photo: Nguyễn Hoàng Thanh Tâm
......

Vinh danh tử sĩ Hoàng Sa: một cơ hội hòa giải

Nhà nước Việt Nam đang thể hiện sự thay đổi quan trọng trong đối sách về chủ quyền biển đảo. Báo chí được phép phổ biến chương sử ca anh hùng của Hải quân VNCH trong trận hải chiến Hoàng Sa 1974. Song hành với sự thay đổi này là nhiều ý kiến về việc vinh danh những chiến sĩ đã hy sinh khi Hoàng Sa mất vào tay Trung Quốc. Nam Nguyên trình bày vấn đề này. Cố Trung tá Hải Quân Ngụy Văn Thà, Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ 10, hy sinh vì tổ quốc trong trận hải chiến Hoàng Sa năm 1974.   Cơ hội hòa giải dân tộc TS Sử học Nguyễn Nhã một nhà nghiên cứu Biển Đông hiện sống và làm việc ở Saigon nhận định rằng, Chính phủ Việt Nam sẽ để mất thêm một cơ hội hòa giải dân tộc, nếu chậm vinh danh những anh hùng tử sĩ VNCH đã bỏ mình để bảo vệ Hoàng Sa trước quân xâm lược Trung Quốc. Cách đây 40 năm trong trận hải chiến Hoàng Sa từ 17 đến 19/1/1974, Hải quân VNCH đã thất trận trong một trận đánh không cân sức với hạm đội và máy bay Trung Quốc. 74 chiến sĩ Hải quân VNCH đã tử trận, trong đó có Hạm trưởng Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ10 là Hải quân Thiếu tá Ngụy Văn Thà hy sinh vì quyết không rời bỏ chiến hạm mà ông chỉ huy.   Trong hình là sử gia Nguyễn Ðình Ðầu phát biểu trong một buổi hội thảo về Hoàng Sa Trường Sa hồi tháng 9 năm 2009. “ Khi mà đã công nhận chính quyền VNCH đã đề kháng chống cự lại sự xâm lược của Trung Quốc, thì dĩ nhiên vinh danh bất cứ ai đã hy sinh trong vấn đề Hoàng Sa. Hiện nay tôi chưa biết cụ thể sẽ như thế nào nhưng bây giờ là xu hướng chung và mọi người đang mong đợi.” TS Sử học Nguyễn Nhã Nhà báo Huy Đức, chủ blog Oshin đã mất gần 8 năm để tìm hiểu danh sách những chiến sĩ trận vong ở Hoàng Sa. Từ nhiều nguồn khác nhau và cập nhật từ các cựu sĩ quan Hải quân VNCH, Huy Đức đã lập danh sách 74 chiến sĩ VNCH tử trận mà ông vinh danh là liệt sĩ Hoàng Sa. 72 liệt sĩ có họ tên cấp bậc và 2 người họ tên chưa đầy đủ. Huy Đức đã được các trang mạng xã hội như Bauxite Việt Nam góp tay cho chiến dịch gọi là cùng hoàn chỉnh danh sách Liệt sĩ Hoàng Sa. TS Nguyễn Quang A, một trong những người chủ trương Diễn Đàn Xã hội Dân sự hiện sống và làm việc ở Hà Nội trình bày ý kiến của ông về việc nhìn nhận những tử sĩ VNCH đã bỏ mình vì Hoàng Sa. “Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế.TS Nguyễn Quang A Khi mà một chính phủ, một chế độ không làm được điều ấy thì trong người dân người cũng làm việc đó, có lúc thì âm thầm có lúc thì công khai. Những chuyện ấy rất là bình thường và lịch sử nhân dân Việt Nam sẽ luôn luôn ghi nhớ những người ấy như là những người con thân yêu của đất nước.” Bất kể ai chống ngoại xâm đều được trân trọng   Trong khi đó GSTS Nguyễn Thế Hùng từ Đà Nẵng cho rằng, từ chỗ nhiều năm tránh đề cập trận hải chiến Hoàng Sa giữa Hải quân VNCH và quân xâm lược Trung Quốc thì nay chính quyền đã công khai vấn đề này như một đối sách về vấn đề chủ quyền Hoàng Sa. Tuy vậy ông Hùng cho là để chính quyền chính thức vinh danh các tử sĩ Hoàng Sa thì sẽ phải mất thêm nhiều thời gian nữa.   Những chiến sĩ VNCH đã hy sinh trong cuộc bảo vệ Hoàng Sa là những anh hùng của dân tộc Việt Nam này. Tôi nghĩ là bất luận chính thể nào cũng phải trân trọng và tôn vinh những người như thế TS Nguyễn Quang A “Tôi thấy là bất cứ người công dân nào của đất nước Việt chúng ta mà chống ngoại xâm, ở đây là chống Trung Quốc xâm lược đảo Hoàng Sa, thì đó là những người yêu nước đáng được trân trọng. Đối với chế độ bây giờ thì lần lần người ta sẽ nhận ra được vấn đề. Tôi nghĩ là họ từ từ nhưng đến một lúc nào đó thì sẽ xem những người này là liệt sĩ là anh hùng của đất nước.” Ngược dòng thời gian vào ngày 27/7/2011, nhân sĩ trí thức TPHCM đã cùng Câu lạc bộ Phao lô Nguyễn Văn Bình tổ chức lễ tưởng niệm đồng bào chiến sĩ hy sinh trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam và Hoàng Sa Trường Sa. Như vậy từ gần ba năm trước các nhà hoạt động xã hội dân sự đã đi trước chính quyền một khoảng cách rất xa, nhất là trong bối cảnh chính quyền đàn áp biểu tình chống Trung Quốc xâm lấn biển đảo. Lúc ấy Cụ Nguyễn Đình Đầu nhà nghiên cứu lịch sử ở trong nhóm tổ chức đã phát biểu: “Những người đã hy sinh rồi thì không nên phân biệt ý thức hệ hay về phuơng diện chính trị. Nhưng thế nào cũng có tác động về phương diện chính trị, tôi làm việc này thuần túy trên phạm vi tinh thần, cầu nguyện cho những người đã hy sinh cho tổ quốc. Những chiến sĩ bên này hay bên kia nhưng đều là bảo vệ đất đai của tổ quốc. Chúng tôi cũng cầu nguyện tôn vinh cả những đồng bào nạn nhân của những lực lượng thù địch ngoại bang chống phá Việt Nam.” Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Thủ đô Hoa Kỳ...những mộ phần của người lính Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc 1861-1865 được chôn cùng một khu không phân biệt Bắc quân-Nam quân 40 năm sau sự kiện Trung Quốc đánh bại VNCH xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hà Nội mới bắt đầu thể hiện việc nhìn nhận chế độ miền Nam đã chống cự giặc Trung Quốc xâm lăng. Nhưng khi nào nhà nước chính thức tôn vinh những tử sĩ Hoàng Sa chấp nhận vinh danh những người anh hùng bỏ mình vì chống ngoại xâm lại là một câu chuyện khác. Tại sao hòa giải dân tộc ở Việt Nam lại chẳng có bao nhiêu kết quả sau khi chiến tranh đả kết thúc gần 4 thập niên. Nói như nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc ở Saigon, khi tham quan Nghĩa trang Quốc gia Arlington ở Thủ đô Hoa Kỳ, ông thấy những mộ phần của người lính Mỹ trong cuộc nội chiến Nam Bắc 1861-1865 được chôn cùng một khu không phân biệt Bắc quân-Nam quân. Điều này đã làm ông suy nghĩ rất nhiều và nghĩ rằng có thể đó là một trong những lý do để Hoa Kỳ trở thành một siêu cường của thế giới. Nguồn: rfa.org/vietnamese/in
......

Tình trạng của Mục sư Nguyễn Công Chính trong tù

VRNs (04.01.2014) – Gia Lai – Mục sư Tin lành Lutheran Nguyễn Công Chính, người bị bắt từ tháng 4/2011 và bị kết án 11 năm tù giam với cáo buộc hoạt động chia rẽ sự đoàn kết dân tộc. Mới đây phu nhân của ông, bà Trần Thị Hồng đã viết thư cho một Linh mục DCCT chia sẻ tình trạng hiện nay của chồng bà trong tù bi đát ra sao và ngay cả bản thân bà và các con cũng không một ngày yên thân với những “chó săn” này như thế nào. Dưới đây là toàn văn thư của bà Hồng: Tạ ơn Chúa, kính chào linh mục …. Tôi là vợ của Ms Nguyễn Công Chính. Vâng, tạ ơn Chúa vì tôi đã nhận được món quà mà lm đã gửi giúp cho gia đình của tôi hiện nay. Mục sư Nguyễn Công Chính đang bị giam tại Trại giam An Phước tỉnh Bình Dương. Hiên tại, họ đang đối xử rất khắc nghiệt. Ngày 19-12 vừa rồi tôi đến trại giam để thăm ông thấy ông ốm đi rất nhiều. Lý do là họ coi Ms Chính không như những phạm nhân khác. Sinh hoạt hằng ngày của mục sư Chính rất bị gò bó khắc nghiệt kể cả về mặt ăn uống. Nên chỉ nhờ vào nguồn thức ăn tiếp tế từ bên ngoài qua gia đình, bằng sự giúp đỡ của thân hữu con cái Chúa! Mẹ của mục sư Chính thì ra đi trong sự im lặng không được gặp mặt con trai lần cuối. Còn cha của Ms Chính thì hiện tại đang năm bại liệt một chỗ. Tôi thì phải nuôi 4 con nhỏ và 1 đứa cháu: Đứa lớn bây giờ 10 tuổi đứa nhỏ hiện tại là 3 tuổi.   Bà Trần Thị Hồng và con của MS Nguyễn Công Chính và người cha của Ông trong cơn hấp hối   Mặc dù, Ms Chính bị bắt nhưng chính quyền ngày đêm canh giữ những lúc tôi đi ra ngoài như ngày 12-4-2013: tối ngày đó đúng 7h tôi và hai đứa con nhỏ phải đi xuống trại giam An Phước- tỉnh Bình Dương, để thăm nuôi chồng tôi (tức là mục sư Nguyễn Công Chính) thì lực lượng công an tỉnh Gia Lai, buộc chủ xe dừng lại. Rồi họ lôi mẹ con tôi xuống đường và đưa vô nhà một người dân rất vắng vẻ. Họ lục soát kiểm tra những thức ăn tôi đem đi thăm nuôi. Họ lục tung xuống đất, rồi 3 nữ an ninh buộc chặt tay tôi lại và lột truồng tôi ra. Tôi thấy đó là một điều sỉ nhục cho nên không đồng ý thì họ đánh ngắt giéo vào người tôi rất đau đớn. Không thể chống trả tôi đành phải để cho họ muốn làm gì tùy ý. Hai đứa con nhỏ của tôi họ cũng bị lột đồ để kiểm soát. Xong họ lấy của tôi cái điện thoại và bỏ mặc mẹ con tôi giữa một ngôi nhà hoang vắng như vậy! Một vài người dân thấy điều xảy ra, đó là điều không thể chấp nhận được với chính quyền hiện nay. Tuy nhiên, họ cũng không thể ra mặt, binh vực cho mẹ con tôi bởi vì họ cũng rất lo ngại về phía chính quyền. Tạ ơn Chúa! Chúa đã gìn giữ gia đình tôi trong suốt những năm tháng qua! Cảm ơn linh mục, bên cạnh đó cũng cảm ơn ký giả Minh Đức cũng chuyển giúp món quà. Mong linh mục cầu nguyện cho gia đình tôi cũng như mục sư Nguyễn Công Chính để sớm được tự do hầu việc Chúa! Trần Thị Hồng Nguồn: chuacuuthe.com
......

Xã luận đầu năm

Những thông điệp đầu năm của các nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu chính phủ trên toàn thế giới đều có chung một điểm: chúng chẳng ăn nhằm gì đến thực tế chính sách trị quốc mà các nhà cầm quyền này hoạch định. Chúng đơn giản là một nghi thức của văn hóa chính trị. Song cái văn hóa ấy ở mỗi nơi một khác. Nhà văn Phạm Thị Hoài Ở Đức, thông điệp đầu năm của Thủ tướng là hình thức diễn văn trang trọng nhất ở bậc cao nhất, bậc thượng đỉnh quốc gia. Hiển nhiên diễn giả phải tuân thủ yêu cầu nội dung bắt buộc của thể loại này là nhìn lại năm cũ, hướng đến năm mới, trong không quá mười phút – khả năng người nghe ngủ gật, chuyển kênh khác, chạy ra bếp khui bia hay tắt tivi ở phút thứ mười một là rất cao. Song những thứ đó thực ra khá vô nghĩa: chẳng ai muốn dành tai này cho những điều đã biết đến chán ngấy hoặc nghe chuyện cổ tích về 365 ngày vừa trôi qua và dành nốt tai kia cho một phác họa viễn tưởng về 365 ngày còn chưa đến.   Diễn văn quốc gia đầu năm tự bản thân nó không có cả giá trị thông tin lẫn giá trị giải trí, trừ trường hợp diễn giả quá vụng về. Nhưng nó có thể có một giá trị văn hóa, nếu diễn giả biết sử dụng một ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh, phù hợp với đối tượng và phù hợp với phong cách của bản thân mình; biết pha trộn đúng tỉ lệ giữa nghị luận, hùng biện, suy tư, tâm tình và hài hước; biết để lại ấn tượng bằng ít nhất một khái niệm hay tốt hơn cả là một câu bập ngay vào tâm khảm người nghe; biết mở ra và khép lại với một sợi chỉ đỏ xuyên suốt; biết cấu trúc hợp lí, dẫn dắt khéo léo, thiết kế cao trào và kết thúc với dư âm… Đó là chưa kể diễn văn ấy phải được trình bày tự nhiên, trôi chảy, giầu cảm xúc, đúng nhịp điệu và chân thực. Đó là chưa kể đầu tóc, quần áo, ngôn ngữ cơ thể và chất giọng. Tóm lại, diễn văn đầu năm là một thách thức văn hóa chứ không phải thách thức chính trị cho các chính khách ở phương Tây. Đã vô nghĩa thì ít nhất hãy vô nghĩa cho có thẩm mĩ.   Phần lớn các diễn văn đầu năm của những Thủ tướng Đức mà tôi từng nghe đều có thể bị đánh trượt hay chỉ đạt điểm trung bình về tổng thể hay về một phương diện. Hiếm có một kiệt tác nào trong số đó đáng đưa vào bảo tàng văn hóa Đức đương đại. Điều ít thấy nhất ở đó là sự nồng nhiệt, diện mạo cá nhân và sự hài hước, những yếu tố lôi cuốn dễ gặp hơn ở cách chính khách Hoa Kỳ vốn thuần thục hơn với nghệ thuật chinh phục đám đông và cũng phụ thuộc vào đó hơn. Song dù hay dở thế nào, tất cả đều đạt điểm chuẩn ở một phương diện: đúng đối tượng – người dân. Những diễn văn phát vào đêm giao thừa từ tám năm nay và sắp thêm bốn năm nữa của bà Merkel không có gì sâu xa xuất sắc, dù có năm bà mở đầu bằng tác phẩm hài kinh điển Dinner for One và kết thúc bằng triết gia Hi Lạp Democritos. Năm nay cũng không thú vị hơn. Không chứa đựng những tín hiệu giữa hai hàng chữ để các chuyên gia phân tích phải dò mìn phỏng đoán nước Đức sẽ đi về đâu – ở một số nước Nam Âu, người ta thậm chí đang lo nước Đức lại lăm le nuốt chửng các láng giềng, lần này không bằng xe tăng mà bằng xe hơi Audi, BMW, Mercedes và Volkswagen. Không một lời về chính sách đường lối, về quyết tâm tới lui, về vai trò sứ mệnh ầm ĩ của chính phủ. Trong vỏn vẹn 6 phút đồng hồ, bằng những lời trang trọng nhưng giản dị và khá thân tình – bà Thủ tướng thổ lộ dự định năm tới là sẽ dành nhiều thời gian đi hít thở không khí trong lành ngoài trời hơn -, trực tiếp nhắm đến địa chỉ là người dân, bà chủ yếu dành lời khen ngợi những thành tích và nỗ lực cụ thể của người dân – chứ không phải của chính phủ Đức – trong năm qua và kêu gọi họ tiếp tục đồng lòng dấn bước trong năm tới, rồi cuối cùng tất nhiên kết thúc bằng lời chúc sức khỏe, viên mãn và phước lành của Chúa – chứ không phải của Đảng Dân chủ Thiên chúa mà bà thống lĩnh – cho mọi gia đình. Các thông điệp đầu năm của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng dựa trên một văn hóa chính trị hoàn toàn khác. Mỗi năm là một bài đăng báo dài dằng dặc chứ không phải một diễn văn trước ống kính. Chúng ta hãy thưởng thức một đoạn trong thông điệp đầu năm nay (2014):“Thu hút mạnh doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn nông thôn, phát triển sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ; chú trọng công nghiệp chế biến nông sản và công nghiệp sử dụng nhiều lao động để thúc đẩy tập trung ruộng đất, chuyển dịch cơ cấu lao động và kinh tế nông thôn. Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả đào tạo nghề. Huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thực hiện hiệu quả chương trình giảm nghèo bền vững. Quan tâm bảo vệ môi trường; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa và truyền thống, tập quán tốt đẹp của làng quê Việt Nam. Khẩn trương sơ kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn để đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại nền nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.” hay một đoạn của thông điệp đầu năm ngoái (2013):“Cùng với tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng, trong năm 2012 phải tiếp tục quán triệt quan điểm chỉ đạo trong kết luận số 02 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 11 của Chính phủ, tăng cường ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát và duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm an sinh xã hội. Đây là những nhiệm vụ rất nặng nề và khó khăn, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, thậm chí có nguy cơ rơi vào vòng suy thoái mới, đòi hỏi phải có sự nỗ lực vượt bậc của các ngành, các cấp. Trong đó, Nhà nước đóng vai trò mở đường, tạo cơ chế, chính sách và chỉ đạo thực hiện nhưng kết quả phải được phản ánh trên từng cơ sở sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, doanh nghiệp phải là chủ thể, có vai trò quyết định.” hoặc một đoạn của thông điệp đầu năm kia (2012):“Điều chỉnh cơ cấu và nâng cao hiệu quả đầu tư. Nhà nước tập trung đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực và các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội thiết yếu nhất, đồng thời đẩy mạnh huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cho đầu tư phát triển. Khuyến khích đầu tư vào các ngành sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng lớn, các ngành công nghiệp hỗ trợ, sử dụng công nghệ sạch. Hạn chế đầu tư vào các ngành khai thác tài nguyên, sử dụng nhiều đất, tiêu hao nhiều năng lượng; không chấp nhận những dự án đầu tư công nghệ thấp, gây ô nhiễm môi trường.” và một đoạn của thông điệp đầu năm kìa (2011):“Tái cấu trúc các ngành sản xuất và dịch vụ, trọng tâm là phát triển công nghiệp hỗ trợ và các ngành dịch vụ chất lượng cao, có giá trị gia tăng lớn, nhằm tạo ra nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh để có thể tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Đồng thời, phải xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa với công nghệ cao nhằm tăng giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích đất; gắn kết chặt chẽ giữa áp dụng khoa học công nghệ với tổ chức sản xuất; giữa sản xuất, chế biến với phân phối trong một chuỗi giá trị, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa các khâu trong chuỗi giá trị đó; giữa phát triển nông nghiệp với xây dựng nông thôn mới.” Đó đơn giản là những bài xã luận với văn phong muôn thuở của khẩu hiệu, nghị quyết và báo cáo, dùng tốt cho bất kì một thời điểm nào trong năm, dùng tốt cho bất kì năm nào, dùng tốt cho bất kì dịp nào: Ngôn ngữ chính trị là thứ duy nhất ở đất nước này có phẩm chất ổn định. Không có bóng dáng nào của người dân trong đó. Không ai có thể cam đoan là được thấy Thủ tướng đang nói với mình. Đối tượng gửi gắm của cái gọi là “thông điệp đầu năm” đó cũng phi diện mạo như tác giả của nó. Tôi không rõ người ta có thể dò thấy quả mìn nào chờ nổ trong những văn bản mà chỉ cần đọc một câu đã tiêu hết dự trữ hứng thú trong ngày ấy. Ông Thủ tướng, hay nói đúng hơn là những người soạn xã luận đứng tên ông, chỉ lặp lại, với mỗi năm một chút xê dịch, tất cả những gì mà Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã công bố trong Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 từ nhiều năm trước. Rất có thể nhóm ghostwriter của ông Thủ tướng cũng chính là nhóm soạn Dự thảo đó. Chất lượng sống có thể bị nhìn lệch qua lăng kính của chỉ số tăng trưởng kinh tế, nhưng bao giờ cũng được phản ảnh trung thực qua những điều tưởng chừng rất nhỏ. Mỗi đầu năm một bài xã luận tra tấn của người đứng đầu chính phủ như nghi thức bất biến của văn hóa chính trị Việt Nam, theo tôi, không phải là chất lượng sống đáng ước ao. Nguồn: http://www.procontra.asia/?p=3844
......

HÒANG SA – TRƯỜNG SA CÓ CÒN CỦA VIỆT NAM ?

(VNC) Ngày 19/01/2014 đánh dấu 40 năm Trung Cộng chiếm Hòang Sa của Việt Nam và đến ngày 14/03/2014  lính Trung Cộng vẫn tiếp tục chiếm giữ 8 đảo đá ngầm ở Trường Sa trong 26 năm nhưng Nhà nước và Quân đội Cộng sản Việt Nam chưa có bất cứ hành động nào để  đòi lại, ngay cả việc kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế cũng không dám làm thì chủ quyền lãnh thổ có còn không ? Tìm câu trả lời không khó. Sau đây là những bằng chứng Nhà nước CSVN đã thuần phục Trung Cộng theo phương châm 16 chữ vàng “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và  tinh thần 4 tốt “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”  :   - Thứ nhất,  Nhà nước cấm dân không được tổ chức tưởng niệm các chiến sỹ và đồng bào đã bỏ mình trong 2 trận chiến chống quân Trung Cộng xâm lăng và giết hại trên 40,000 quân và dân trong cuộc chiến tranh biên giới thứ nhất từ 17-02 đến 18-03-1979 và cuộc chiến thứ 2 từ 1984 đến 1986 ở Vị Xuyên (Hà Tuyên), nay là Tỉnh Hà Giang. Nhưng tại sao học trò Việt Nam không được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho học về cuộc chiến này ? Trong sách giáo khoa môn Sử lớp 12, họ chỉ viết 10 dòng về cuộc chiến đẫm máu năm 1979 mà không nói gì đến cuộc chiến thứ hai ở Vị Xuyên. Cuốn sách có đến 11 Tác gỉa, đứng đầu bởi ông Phan Ngọc Liên, Tổng Chủ biên chỉ ghi lại có vỏn vẹn như sau: “Bảo vệ biên giới phiá Bắc:  Hành động thù nghịch chống Việt Nam của tập đòan Pôn Pốt được một số nhà lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đồng tình ủng hộ. Họ còn có  những hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị của nhân dân hai nước như:  cho quân khiêu khích diọc biên giới, dựng lên sự kiện “nạn kiều”, cắt viện trợ, rút chuyên gia. Nghiêm trọng hơn sáng 17-2-1979, quân đội Trung Quốc huy động 32 sư đòan mở cuộc tiến quân dọc biên giới nước ta từ Móng Cái (Qủang Ninh ) đến Phong Thổ (Lai Châu). Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân sáu tỉnh biên giới phía Bắc, đã đứng lên chiến đấu. Đến ngày 18-3-1979, quân Trung Quốc rút khỏi nước ta.”  (Trang 207, Lịch sử 12, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt Nam, tháng 01 năm 2012) Thương vong nhân mạng và thiệt hại vật chất của phía Việt Nam trong cuộc chiến này như thế nào ? Tại sao giấu đi, với mục đích gì ? Và tại sao lại không nói gì đến cuộc chiến đẫm máu từ 1984 đến 1990 buộc quân Việt Nam phải rút khỏi tại cao điểm 1.502 ( Núi Đất hay Lão Sơn) ở huyện Vị Xuyên (Tỉnh Hà Giang). - Thứ hai, Việt Nam đã bị ép nhượng đất cho Trung Cộng như thế nào trong các cuộc đàm phán phân định ranh giới lãnh thổ hai nước. Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Đại sứ của CSVN tại Bắc Kinh từ 1974 đến 1989 nói : ““Đánh ta năm 1979 một mặt gạt bỏ sự hàm ơn của ta đối với những giúp đỡ trước đây của nhân dân Trung Quốc, mặt khác tự phơi bày ý đồ vụ lợi trong sự viện trợ cho ta. Khi không đạt được thì trở mặt….Năm 1984, Trung Quốc huy động một Trung đoàn với hỏa lực mạnh liên tục tấn công bắn giết phân đội quân ta đóng giữ cao điểm 1.502 ( Núi Đất hay Lão Sơn) ở huyện Vị Xuyên, cuối cùng chiếm lấy cao điểm ấy làm điểm quan sát từ xa, nhòm vào nội địa ta. Ở biên giới phía Bắc nước ta từ trước đến nay, dân hai bên đã có những việc xâm canh, xâm cư, dân ta cũng có một số điểm xâm canh sang đất Trung Quốc, diện tích không đáng kể, dân Trung Quốc xâm canh, xâm cư sang nước ta tại rất nhiều điểm, tổng diện tích khá lớn. Trong đàm phán phân định biên giới, Trung Quốc luôn nêu lên “phân định theo hiện trạng”, tranh luận qua lại, Trung Quốc luôn nêu “nhân nhượng lẫn nhau vì đại cục (?), cuối cùng Trung Quốc vẫn ăn hơn thì mới chịu. Thác Bản Giốc vốn của ta nay họ chiếm đứt được một nửa. Xưa Nguyễn Trãi tiễn cha đến tận ải Nam Quan, trước nay  ta vẫn nói đất nước ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, sau đàm phán, biên giới nước ta tụt lùi xuống mãi đến chợ Tân Thanh, đối diện đã là trụ sở hải quan của Trung Quốc….” (17-03-2010, Bauxite Viet Nam). Như vậy rõ ràng Việt Nam đã mất một phần đất “không nhỏ” về tay Trung Cộng, rõ rệt  là phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc. Thứ ba,  đảng CSVN đã âm thầm chấp nhận sự chiếm đóng bất hợp pháp của quân đội Trung Cộng trên 8 đảo đá ngầm họ chiếm của Việt Nam trong trận chiến ở quần đảo Trường Sa ngày 14/03/1988, quan trọng nhất là các bãi Colin, Len Đao và  Gạc Ma.  Có  64 binh sỹ  Việt Nam đã thiệt mạng  trong cuộc chiến chống quân xâm lược này. Nhà nước Việt Nam đã không có bất cứ hành động nào chiếm lại mà còn để cho Trung Cộng tự do đưa tầu võ trang của Hải Quân đến kiểm soát an ninh trong khu vực.  Các tầu  Hải giám và Kiểm ngư của Trung Cộng còn tự do bảo vệ hàng trăm  tầu đánh cá của ngư dân Trung Cộng đền đánh bắt tự do trên vùng biển Trường Sa. Trung Cộng còn thiết lập các khu vực nuôi cá ở Trường Sa mà Việt Nam không dám phản đối hay phá bỏ. Trung Cộng còn ngang ngược đơn phương ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông mỗi năm khỏang 3 tháng, bắt đầu từ tháng Năm. Năm 2013, Bắc Kinh đã ra lệnh cấm đánh bắt từ ngày 16/5 đến 01/8/2013 gây thiệt hại cho ngư dân Việt Nam và công khai vi phạm vào vùng biển của Việt Nam. Wu Zhuang, Giám đốc Cục Thủy sản Biển Đông thuộc Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói với Tân Hoa Xã của Trung Cộng rằng: “Việc thúc đẩy tuần tra ngư nghiệp thường xuyên xung quanh quần đảo Trường Sa là ưu tiên hàng đầu trong việc thực thi luật ngư nghiệp.” Việt Nam, như thường lệ chỉ biết “phản đối bằng nước bọt” cho có lệ. CÁC ANH HÙNG HÒANG SA LÀ AI ?   Thứ bốn, vì sợ mất lòng Trung Cộng, Nhà nước CSVN không dám nhìn nhận và ghi ơn 74 Quân nhân Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh trong cuộc chiến bảo vệ Hòang Sa từ ngày 17/01 đến 19/01/1974. Trung Cộng đã từ chối không nói chuyện về Quần đảo Hòang Sa với Việt Nam mà lãnh đạo Việt Nam không dám phản đối để tiếp tục theo đuổi phương châm “vừa là đồng chí vừa là anh em” với Trung Cộng. Ngay đối với 64 chiến sỹ  Quân đội Nhân dân hy sinh ở Trường Sa, nhà nước không dám tổ chức lễ tưởng niệm trong phạm vi lớn cả nước mà chỉ để cho Hải Quân tổ chức hạn chế và không dám nói thẳng lính và tầu chiến của Trung Cộng đã tấn công chiếm đảo của Việt Nam.   Mãi đến ngày 31/12/2013, Hải quân Việt Nam mới dám nói đích danh Trung Cộng đã đem quân chiếm một số bãi đá ngầm của quần đảo Trường Sa. Báo Tuổi trẻ Online tường thuật: “ Tàu Hải quân Việt Nam khi qua khu vực các đảo Gạc Ma, Len Đao, Cô Lin thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam luôn tổ chức lễ tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trong sự kiện 14.3.1988 - chống Trung Quốc xâm chiếm quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.. ..Trong diễn văn của mình, thượng tá Ngô Duy Đỗ, Phó Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn Trường Sa, Trưởng đoàn công tác, nhấn mạnh: “Ở vùng biển này, cách đây gần 26 năm đã diễn ra trận chiến đấu quyết liệt, quả cảm của cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 146-Trường Sa anh hùng, của các tàu HQ 604, HQ 605, HQ 505, Trung đoàn công binh 83 chống lại cuộc tấn công trắng trợn, bất ngờ của Hải quân Trung Quốc… Trường Sa và Hoàng Sa từ lâu là lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc ta trên biển Đông nhưng đối phương đã đưa lực lượng lớn xuống quần đảo Trường Sa, ngang nhiên dùng vũ lực chiếm giữ trái phép một số bãi đá ngầm của ta, gây nên sự kiện 14.3.1988, làm cho tình hình càng thêm căng thẳng, phức tạp”.   Ai cũng biết tình hình phức tạp và có nguy cơ bùng nổ chiến tranh ở Biển Đông là do Trung Cộng gây ra  nhưng phía đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam thì vẫn cổ võ việc dùng “biện pháp hòa bình” để giải quyết xung đột. Câu sáo ngữ này, từ 40 năm qua đối với Hòang Sa và 26 năm đối với Trường Sa chỉ như “đàn gẩy tai trâu” vì Trung Cộng đã tăng cường binh lính và tầu chiến để thi hành “chiến lược biển” của Chủ tịch nước Tập Cận Bình ở Biển Đông. Trung Cộng cũng “chủ quyền hoá” vùng biển “đường Lưỡi Bò” chiếm 85% diện tích Biển Đông bằng cách tổ chức chính quyền cơ sở ở Tam Sa (Hoàng Sa (của Việt Nam), Trung Sa (gồm bãi Macclesfield và bãi cạn Scarborough cùng vùng biển xung quanh tranh chấp giữa Trung Cộng và Phi Luật Tân) và Trường Sa (của Việt Nam). “Thiện chí hòa bình” của nhà nước Việt Nam đối với tranh chấp biển đảo với Trung Cộng, chỉ phản ảnh tính “nhu nhược” của một nhà nước có chủ quyền bởi vì Việt Nam có thể kiện Trung Cộng ra trước Tòa án Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm ngày 22/01/2013 theo Luật Biển năm 1982. Nhưng việc  Việt Nam không dám kiện Trung Cộng như Phi Luật Tân là một bằng chứng khác chứng minh Lãnh đạo Việt Nam rất sợ  hãi  Bắc Kinh như đã chứng minh trong thỏa hiệp “hợp tác cùng phát triển”  ở Biển Đông sau chuyến thăm Hà Nội 2 ngày (13-15/10/2013) của Thủ tướng Trung Cộng Lý Khắc Cường (Li Keqiang). Tuyên bố chung Hà Nội đã  đem thắng lợi cho Trung Cộng vì thực tế đã xác nhận chính sách nhất qúan từ xưa đến nay của Trung Cộng  vẫn là làm theo chỉ đạo của  Lãnh tụ Đặng Tiểu Bình (Deng Xiaoping) đưa ra từ năm 1979, đó là:“chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác tranh chấp, cùng khai thác” Lập trường này, một lần nữa đã được Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình lập lại với Bộ Chính trị đảng Cộng sản Trung Cộng trong phiên họp ngày 30/7/2013 tại Bắc Kinh. Ông Tập Cận Bình lưu ý các Ủy viên Bộ Chính trị rằng “ Trung Quốc phải kiên trì phương châm "chủ quyền thuộc Trung Quốc, gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác" để thúc đẩy các hoạt động hợp tác hữu nghị cùng có lợi (trên các vùng biển tranh chấp, tức Biển Đông và Biển Hoa Đông).” (Theo Báo Giáo dục Việt Nam, 01/08/2013)   Thứ Năm, Nhà nước Cộng sản Việt Nam tìm mọi cách ngăn chận không cho người dân biểu tình phản đối Trung Cộng đàn áp, bắn giết ngư dân Việt Nam trên Biển Đông; xâm chiếm biển đảo của Việt Nam và còn lùng bắt những ai viết bài chống Trung Cộng là những việc làm phản tuyên truyền và chỉ có lợi cho Bắc Kinh. Nếu đảng và chính phủ Việt Nam tin rằng chống Trung Cộng chỉ là cái cớ để người dân và các “thế lực thù địch” lợi dụng chống đảng và chống nhà nước nhằm gây mất ổn định để lật đổ chính quyền, xóa đảng  thì việc  đảng  bị nhân dân xa lánh là điều tất yếu.   Tư duy xuyên tạc và chụp mũ này của đội ngũ những người làm công tác tư tưởng và bảo vệ an ninh cho đảng đã  chia rẽ thay vì đòan kết và gây thêm hận thù thay vì hòa giải với nhân dân là một sai lầm chính trị chỉ làm lợi cho kẻ thù. ĐẢNG CSVN HÃY TRẢ LỜI Vì vậy, lãnh đạo đảng và nhà nước hãy can đảm trả lời cho dân biết:   - Tại sao Đảng không dám suy tôn 74 anh hùng liệt sỹ Việt Nam Cộng Hòa đã đổ máu hy sinh bảo vệ lãnh thổ của Tổ Quốc tại Hoàng Sa tháng 01/1974 ? - Phải chăng đảng và nhà nước, sau 38 năm thống nhất đất nước, vẫn còn hận thù 74 liệt sỹ Việt Nam Cộng hòa để  gia đình họ bị vô ơn, bạc nghĩa chỉ vì 40 năm trước đây họ không phải là lính Cộng sản ? Cuộc sống cô quạnh, thiếu thốn không có chỗ ở của Bà Huỳnh Thị Sinh, goá phụ Trung tá VNCH Ngụy Văn Thà, chỉ huy Hộ tống hạm Nhật Tảo HQ-10 đã hy sinh tại Hòang Sa là một bằng chứng của sự vô ơn này. - Tại sao hàng năm Nhà nước không dám tổ chức lớn các buổi tưởng nhớ đến công lao của 64 liệt sỹ Quân đội Nhân dân bỏ mình tại Trường Sa tháng 03/1988 ? - Tại sao Nhà nước lại cấm dân không được tổ chức truy điệu đồng bào và chiến sỹ đã hy sinh trong 2 cuộc chiến biên giơi chống Trung Cộng xâm lăng từ 1979 đến 1990 ? - Tại sao dân biểu tình chống các hành động chiếm đóng lãnh thổ Việt Nam của Trung Cộng lại bị công an đàn áp dã man ?   - Tại sao, cho đến năm 2013, lịch sử  “bây giờ” về hai quần đảo Hòang Sa và Trường Sa vẫn chưa được viết vào sách giáo khoa để dậy cho học sinh và sinh viên ? - Tại sao lại có những sách dậy trẻ mầm non xuất bản có cờ Trung Cộng và có hình Việt Nam với hình “lưỡi bò” ở Biển Đông mà lại không có, hoặc có nhưng rất nhỏ về 2 Quần đảo Hòang Sa và Trường Sa ? - Tại sao nhiều khu đất “bờ xôi ruộng mật”, nhiều vùng đất chiến lược quốc phòng và nhiều vùng biển “hái ra bạc khạc ra tiền” đã “rơi” vào tay người Hoa ? - Tại sao lại có nhiều Phố Tầu và Làng Tầu được phép mọc lên giữa làng xóm hiền hòa Việt Nam ?   - Tại sao các Công trường, Nhà máy do người Hoa làm chủ lại là những “mật khu” bất khả xâm phạm đối với người Việt Nam ngay trên lãnh thổ của tổ tiên mình ?   - Tại sao hàng triệu người Việt không có công ăn việc làm mà nhiều chục ngàn người Hoa lại được thong dong đưa vào Việt Nam lấy mất  công việc của công nhân bản xứ ? - Tại sao Nhà nước có dư Công an và Côn đồ đi bảo vệ các Nhóm lợi ích và Chủ đầu tư để đàn áp dân chống cưỡng chế đất đai hay đi khiếu kiện đòi công bằng thì lại thiếu lực lượng an ninh đi lùng bắt số người Hoa cự ngụ bất hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, và để cho Thương lái người Hoa tiếp tay phá họai nền Nông nghiệp của Việt Nam ?   - Và sau cùng, tại sao Việt Nam lại để cho Trung Cộng “ăn sâu, bám rễ” vào dự án khai thác Bauxite ở Tây Nguyên để bây giờ thua lỗ đã trông thấy trước mắt mà tương lai vẫn còn mù mịt tăm hơi ? Tất cả những thắc mắc này đều có liên quan đến chủ quyền và quyền tự hào dân tộc. Chúng cũng chứa tiền lẫn mồ hôi, nước mắt của người dân mà Đảng và Nhà nước  có hay ? Trước những nỗi đau ấy của dân thì  ai  là người có bản lĩnh trong Lãnh đạo Việt Nam có thể cho dân biết  đến bao giờ mới có ngày trở về với Tổ quốc của Hòang Sa và những phần đảo Trường Sa  bị Trung Cộng chiếm đóng, hay sẽ chẳng bao giờ ?   Phạm Trần (01/014) ----------------   Ngày 22/01/2013, Philippines chính thức khởi kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài theo Phụ lục VII của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982. Trong đơn khởi kiện Philippines nêu 13 yêu sách cụ thể, trong đó nội dung quan trọng nhất là Philippines yêu cầu Toà ra phán quyết yêu sách “đường lưỡi bò” vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và không có giá trị. Trung Quốc tìm mọi cách phản đối, ngăn cản vụ kiện; chĩa mũi nhọn công kích Philippines cả trên mặt trận ngoại giao lẫn trong tuyên truyền và trên thực địa, hòng gây sức ép buộc Philippines phải từ bỏ vụ kiện. Mặc dù vậy, Philippines vẫn kiên trì theo đuổi vụ kiện và tiến trình của Toà Trọng tài vẫn diễn ra theo đúng các trình tự được quy định trong Công ước Liên hợp quốc về Luật biển 1982. Toà Trọng tài đã được thành lập với 5 Trọng tài viên do ông Ghana là chủ tịch Toà Trọng tài. Toà Trọng tài cũng đã tiến hành cuộc họp đầu tiên thông qua Quy tắc tố tụng của Toà và ấn định thời gian biểu cho Philippines nộp bản Biện hộ. Nhiều nước như Ấn Độ, Nhật, EU, Mỹ… đã lên tiếng công khai ủng hộ việc giải quyết các tranh chấp Biển Đông tại các cơ quan tài phán quốc tế, bao gồm Toà Trọng tài, ủng hộ vụ kiện của Philippines; phản đối việc Trung Quốc gây sức ép đối với Philippines trên vấn đề vụ kiện. Nhiều học giả, luật sư, nhà nghiên cứu cũng đã lên tiếng ủng hộ cho việc giải quyết tranh chấp thông qua Toà Trọng tài. Vụ kiện đã mở ra một cục diện mới cho việc giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng pháp lý. Các nước liên quan cần có sự hỗ trợ tích cực cho vụ kiện của Philippines thành công và không thể đứng ngoài.   Trong năm 2013, Malaysia tỏ ra kiên quyết hơn trên vấn đề Biển Đông; không chấp nhận yêu sách “đường lưỡi bò” và không chấp nhận “cùng khai thác” trên thềm lục địa của Malaysia; tăng cường đầu tư vào lĩnh vực an ninh quốc phòng, nâng cao năng lực của hải quân; nâng cấp và mở rộng căn cứ quân sự tại Bintulu Sarawak, nằm gần bãi ngầm Tăng Mẫu; chủ động đề nghị tiến hành cuộc gặp 4 nước ASEAN liên quan trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông (Malaysia, Philippines, Việt Nam và Brunei) để thống nhất lập trường trên vấn để Biển Đông.
......

CÔNG AN XÃ CHƯƠNG DƯƠNG – NGƯỜI HAY QUỶ?

Kính gửi: - Toàn thể người dân Việt Nam; - Các cơ quan truyền thông; - Các tổ chức bảo vệ nhân quyền; - Chính quyền các nước quan tâm tới hiện trạng chính trị-nhân quyền của Việt Nam; - Cơ quan công an huyện Thường Tín, công an thành phố Hà Nội và Bộ Công an. Tôi là Lê thị Công Nhân, sinh năm 1979, sống tại p316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa-Hà Nội, viết thư này tố cáo và yêu cầu giải quyết vụ việc chúng tôi bị khủng bố và đánh đập dã man ngày 31.12.2013 tại công an xã Chương Dương, huyện Thường Tín-Hà Nội. Sự việc như sau: Khoảng 10h30 sáng ngày 31.12.2013, tôi và anh Ngô Duy Quyền-chồng tôi, bé Lucas-con gái chúng tôi 26 tháng tuổi đưa chú nhà văn Huỳnh Ngọc Tuấn (sinh năm 1959, sống tại huyện Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam), anh Phạm Bá Hải (sinh năm 1968, sống tại Hóc Môn-Sài Gòn) đến thăm anh Phạm Văn Trội tại xã Chương Dương huyện Thường Tín-cách Hà Nội 30km, nhân dịp chú Tuấn và anh Hải ra Hà Nội. Vừa mở cửa xuống xe, một nam thanh niên trẻ chạy tới hỏi tôi giọng xấc xược “Này, chị là người ở đâu đến đây?”. Biết đây là những công an mặc thường phục luôn rình rập theo dõi nhà anh Trội, theo lẽ thường chúng tôi không bao giờ chấp nhận cách hành xử của nhân viên nhà nước che giấu tung tích đầy ám muội như vậy nên không đáp lời. Khi anh Trội mở cửa cho chúng tôi vào thì có nhiều công an đều mặc thường phục đã ập đến rất nhanh. Vừa đến họ đã văng tục chửi bậy. Anh Trội nhận ngay ra bộ mặt quá quen thuộc của họ-đều là công an xã trụ sở cách nhà anh gần 200m. Một tên công an khoảng hơn 50 tuổi, cao lớn,  ngang nhiên xông vào nhà anh Trội, lượn lờ một vòng quanh nhà rồi sau đó đi ra. Anh Trội nói đó là Lê Văn Điệp-Phó công an xã. Sau đó người nhà anh Trội ra khóa cổng lại. Chúng tôi ăn cơm trưa cùng gia đình anh Trội, đang ăn thì nghe công an đập cửa gọi anh Trội ầm ĩ bên ngoài, réo gọi điện thoại liên tục. Anh Trội đi ra hỏi có việc gì, họ đòi vào nhà làm việc, anh nói chúng tôi đang ăn cơm, không ai làm việc giờ này cả và bảo họ đợi. Anh dặn chúng tôi chuẩn bị tinh thần bị bắt ra công an xã như hồi tháng 5 vừa rồi khi các anh Phạm Hồng Sơn, Mai Xuân Dũng và Đỗ Việt Khoa đến thăm anh. Một lúc sau, đám công an này lại đập cửa, chúng tôi cũng quyết định chào gia đình anh Trội và ra về. Anh Trội vừa mở cổng thì bọn họ hùng hổ xông vào, miệng không ngớt chửi rủa văng tục. Chú Tuấn nói họ không được làm vậy, chúng tôi là công dân Việt Nam, đi thăm viếng nhau là điều tự nhiên, Hiến Pháp và pháp luật cũng bảo vệ. Không để chú nói hết câu, bọn chúng đã vây lấy chú mà chửi bới đe dọa, xông vào định đánh chú. Tôi bám chặt vào tay chú, cố không cho bọn chúng  đánh.  Sau đó mấy người chúng tôi bị chúng vây bắt về công an xã, anh Trội cũng bị bắt đi, về phía anh đương nhiên cũng muốn đi cùng vì muốn chia sẻ với chúng tôi trong hoàn cảnh đáng sợ này. Thấy những công an viên xã đều khá già, trên 50 tuổi nhưng lại rất côn đồ, ác ôn, tôi rùng mình ghê sợ, nghĩ “Trời ơi, họ đã đến tuổi làm ông nội ông ngoại mà lại cư xử mất dạy và hung ác vậy sao !” Khi ấy khoảng 12h30, ngày mùa đông hanh khô nắng chiếu vàng rực rỡ. Trên đường, đám công an không ngớt mồm chửi rủa rất tục tĩu, vu khống chúng tôi “Chúng mày tụ tập uống rượu say, định chống đối bọn tao àh?”. Đến nơi, hóa ra công an xã, ủy ban xã, hội đồng xã, hội nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên ..v..v.. đều ở trong một khuôn viên 3 khối nhà 2 tầng trên một diện tích khoảng 2000m vuông. Giữa trưa, trụ sở vắng lặng. Chúng định tách chúng tôi ra nhưng cả 4 chúng tôi và anh Trội đều bảo chúng tôi đi cùng nhau thì cùng vào làm việc. Chúng dùng số đông tách được chúng tôi ra, đẩy chú Tuấn và anh Hải, anh Trội vào trước. Một lúc lâu sau, chúng bắt vợ chồng tôi vào, anh Trội vẫn ngồi đó, chú Tuấn và anh Hải đã ra ngoài. Chúng bắt chúng tôi khai mình là ai, trình giấy tờ tùy thân. Hai vợ chồng tôi vẫn bế bé Lucas, không chấp nhận được hành xử côn đồ, mất dạy của đám người này nên nói “Chúng tôi đi thăm nhau, bị các anh bắt vào đây lại bảo khai mình là ai, trình giấy tờ cho các anh. Làm sao chúng tôi chấp nhận được cách làm việc đó. Chính các anh mới là kẻ vi phạm pháp luật. Chúng tôi không hợp tác gì với các anh cả.” Tôi còn gợi ý “Muốn làm việc nhanh, anh có thể hỏi tôi chị có phải là X không, nếu phải tôi đáp phải, không tôi bảo không.” Một công an trẻ mặc thường phục (anh Trội nói là an ninh trên công an huyện) có vẻ là người cấp cao nhất lúc đó thấy chúng tôi nói vậy thì ngoan cố nói “Chúng tôi có quyền bắt các anh chị vì đến thăm anh Trội, là đối tượng tiền án tội an ninh quốc gia đang bị quản chế.” Thấy chúng tôi mãi không nói gì, anh ta bảo chúng tôi ra ngoài. Tên Điệp là người ghi chép biên bản, vừa ghi vừa chửi dọa đánh chúng tôi. Trong phòng khi ấy còn có Trưởng công an xã (anh Trội chỉ cho chúng tôi nhưng tôi không nhớ tên). Anh này ngồi im ghi chép không nói năng câu gì, là Trưởng công an xã nhưng để mặc cho Phó công an xã tha hồ thi triển tính côn đồ mất dạy ngay trước mặt mình. Vợ chồng tôi bế bé Lucas đi ra ngoài, thấy nhiều người cả nam và nữ mặc các loại quần áo màu xanh của dân phòng, dân quân tự vệ ra vào liên tục, rồi anh Trội chỉ cho tôi xe ô tô màu đen của bí thư xã về đến. Lúc ấy nhân viên các ban nghành đoàn thể xã quay về trụ sở làm việc. Thấy chúng tôi đi lại ngoài sân, tên Điệp điên cuồng chửi rủa oang oang “Đ.c.m Bố mày đéo có khái niệm thuyết phục đứa nào hết. Thuyết phục cái đầu b... Bố mày đánh chết hết chúng mày. Thích hiến pháp àh, luật àh, nhân quyền àh, bố mày dí c... vào. Đất này là của tao. Luật là tao.” Rất đông nhân viên xã cũng như một số người dân đến làm việc chứng kiến việc này, nhưng sự khiếp sợ và vô cảm đã khiến họ như điếc như câm. Tên Điệp người to lớn, giọng nói rất to không cần loa. Hắn lệnh cho đám công an xã bắt chúng tôi nhốt vào một căn phòng cạnh phòng chú Tuấn anh Hải đang bị giữ bên trong. Trước sự thờ ơ bỏ mặc của các cấp nhân viên xã để cho một tên Phó công an thể hiện sự điên cuồng ác ôn của mình, chúng tôi nghĩ mình có thể bị chúng đánh nội thương mà chết, thậm chí đánh chết tại chỗ. Đẩy chúng tôi vào phóng chúng đòi đóng cửa lại, chúng tôi phản đổi kịch liệt nói “Đóng cửa để đánh người àh.” thì chúng không đóng nữa và đứng bên ngoài canh. Một lúc sau, bỗng dưng có một anh nhân viên xã vào phòng, cao giọng nói “Các anh chị phải biết là, đất nước ta, dân tộc ta là .. là .. là một” Trời! Chúng tôi đáp “Vâng. Đúng vậy.” Nói xong anh ta loay hoay ngượng nghịu một hồi, rót nước cho chúng tôi uống rồi bảo chúng tôi có muốn cho Lucas đi ngủ không thì lên trên kia có phòng có ghế dài. Chúng tôi khiếp đảm nghĩ nếu lại bị chia ra một lần nữa, lên trên tầng hai kia thì dám chắc đám công an xã đánh chết chúng tôi trên ấy, nên kiên quyết từ chối. Khá lâu sau, hơn 3h tôi thấy chú Tuấn ra khỏi phòng, đám người canh nhốt chúng tôi cũng đi chỗ khác. Chúng tôi đi ra, thấy chú cầm một tờ biên bản đóng dấu đỏ. Anh Hải vẫn ngồi im trong phòng với đám công an, im lặng nhắm mắt, tôi đoán là anh cầu nguyện. Có lẽ lúc ấy đám công an bàn cách chia chúng tôi để đánh sao cho hiệu quả nhất, nên chúng để chúng tôi yên được một lúc. Khi ấy anh Trội mới có chút thời gian tranh thủ hỏi thăm mẹ tôi sức khỏe có tiến triển gì không (mẹ tôi bị tai biến não, bị liệt và câm). Thấy chú Tuấn có tờ biên bản, anh Trội dùng điện thoại chụp lại. Đi cùng ra công an xã với chúng tôi suốt từ trưa, anh Trội chỉ mặc quần áo mặc nhà, chân không tất, trời lạnh se sắt, anh quyết định về nhà mặc thêm quần áo và mang chăn, sữa, kẹo vitamin vào cho chúng tôi. Chúng tôi nghĩ đám công an hoàn toàn dám nhốt chúng tôi qua đêm, như tên Điệp không ngớt gào rú “Nhốt hết bọn này lại, tạm giữ hành chính luôn.”. Đám công an xã côn đồ đến nỗi chúng tôi không thể nói với chúng bất kỳ một lý lẽ nào, dù là tối thiểu nhất. Sau này, anh Quyền nói với tôi “Mỗi giây phút anh đều chuẩn bị tinh thần phủ phục để che cho Lucas, để mặc chúng đánh chết anh.” Chúng để cho anh Trội đi về. Vợ chồng tôi đứng hành lang ngay cạnh phòng anh Hải đang bị nhốt. Lúc này, người Trưởng công an xã ra nói chuyện với chúng tôi. Anh ta ăn nói tử tế, vẻ hơi ngượng ngùng. Chúng tôi đáp lời anh ta hỏi thăm chuyện nọ, chuyện kia. Cuộc nói chuyện kéo dài không đến 10 phút thì anh ta đi. Trong lúc nói chuyện, tên Điệp và đám công an tay sai lờn vờn xung quanh nhìn chúng tôi và anh Trưởng công an xã với ánh mắt đầy căm ghét, tôi không hiểu tại sao !? Sau này mới biết Trưởng công an xã là em họ xa của chị Trang-vợ anh Trội, trước đây là cán bộ Đoàn thanh niên chuyển sang làm Trưởng công an xã. Thảo nào, anh ta gần như đơn độc so với tên Điệp-Phó công an xã và đám công an viên đã làm lâu năm lập phe cánh với nhau. Để thị uy với Trưởng Công an xã, để chứng tỏ ta đây không sợ anh an ninh trên huyện về, để thỏa mãn thú tính say máu đánh người, tên Điệp và đám công an xã lao đến chú Tuấn đòi chú đưa lại biên bản, không thể chống cự lại chú đành đưa chúng tờ biên bản. Sau đó bọn chúng túm người chú Tuấn đẩy đi. Chúng tôi biết bọn chúng lôi chú đi để đánh nên chạy theo. Thật không ngờ chúng đẩy chú Tuấn vào phòng tiếp dân (treo biển hiệu) – là căn phòng đầu tiên của tòa nhà bên tay trái nhìn từ đường vào, ngay cạnh phòng trả hồ sơ hành chính. Tôi bám chặt lấy chú, lòng kinh hãi vô cùng, nhưng không làm gì được. Tên Điệp và 4,5 tên công an viên già tay sai của hắn cực kỳ hung hãn lôi tôi ra, đóng sập cửa phòng lại và ngay lập tức lao vào đánh đấm, đạp chú Tuấn. Tôi kêu gào lên “Công an giết người, công an đánh người.” thì bọn chúng ở ngoài bâu lại chửi tôi “Ah, áh, con này mày dám vu khống tao àh. Tao đánh chết mày bây giờ.” Lúc đó khoảng 4h chiều. Thật ghê tởm! Không ngôn từ nào có thể tả được cảm giác của tôi lúc ấy, địa ngục là đây, quỷ dữ là đây, chúng có bộ mặt và hình dáng của con người nhưng nếu tinh ý sẽ nhận ra đó chỉ là vẻ ngoài, còn thần sắc thì là của ma quỷ. Anh Quyền chồng tôi kinh hãi đến độ không còn nói được gì nữa ôm chặt Lucas, cảm tạ Chúa khi ấy bé lại đang ngủ. Sau này anh nói với tôi, anh áy náy vô cùng vì đã không dám kêu gào lên. Anh chỉ còn nghĩ đến việc bảo vệ Lucas vì nếu anh kêu lên chúng sẽ đánh anh mà gây hại cho Lucas thậm chí là tử vong. Tôi cố kêu cứu một lần nữa ngay giữa sân nhưng tuyệt vọng trước sự vô cảm của các nhân viên xã và người dân đến làm việc xung quanh.  Đám công an lôi đẩy chúng tôi vào căn buồng treo đầy cờ thi đua và bằng khen đỏ chói đối diện phòng nhốt anh Hải. Khi vào phòng chúng tôi hãi hùng chỉ còn biết cầu nguyện. Ở phòng bên bọn chúng không ngớt chửi rủa khích bác anh Hải để anh phản ứng “Đ.c.m thằng trọc, mày điếc àh, mày mù àh. Thích chết bố mày cho mày chết.” Anh vẫn im lặng nhắm mắt cầu nguyện. Sau này anh kể lúc đó anh đã chờ chúng đánh anh ngã xuống đất thì anh cũng đành để mặc vì chúng quá đông, không thể nào một mình chống lại bạo lực của đám ma quỷ đó được. Rất có thể khi ấy tên Điệp và đám công an tay sai vì căm thù thái độ ôn hòa tuyệt đối của anh Hải, nên đẩy chúng tôi đi để đánh anh. nhưng rồi thấy đánh chú Tuấn tiện hơn nên đánh luôn, còn vợ chồng tôi luôn đi cùng nhau thì để sau. Khi ấy tôi phát hiện mật vụ trẻ trên huyện không còn ở đó nữa, Trưởng công an xã cũng biến mất, tất cả trong lòng bàn tay tên Điệp và đám công an tay sai. Khả năng tên Điệp tự tung tự tác và khả năng an ninh huyện và Trường công an xã ra lệnh ngầm rồi đóng kịch bỏ đi để cho tên Điệp đánh đập chúng tôi là 50/50. Khoảng 20 phút sau anh Trội quay lại, đã mặc đủ quần áo ấm. Tôi nói chú Tuấn đã bị bắt nhốt đánh ở phòng tiếp dân, anh chạy đi tìm. Một lúc lâu sau, bỗng dưng tôi nghe tên Điệp nói “Mang thằng Quyền ra.” Tôi vội nói với chồng tôi khi ấy đang nhắm mắt cầu nguyện “Nó định tách mình ra để đánh em đấy.” Vừa nói xong, một tên công an viên già đi vào hẳn bên trong phòng tìm cách đứng chắn giữa tôi và chồng tôi, nói “Thằng Quyền ra ngoài, con Công Nhân ở lại” Một tay hắn túm mạnh cánh tay tôi, tay kia cầm sẵn tay nắm cánh cửa chuẩn bị đẩy được chồng tôi ra là đóng sập cửa lại để nhốt đánh tôi. Cảm tạ Chúa lúc ấy, anh Trội quay lại, dõng dạc nói “Cả hai vợ chồng đều ra.” Tên công an già bối rối thoáng qua 2 giây, tôi bám chặt tay anh Quyền lách qua cánh cửa ra ngoài. Là người tin Chúa, tôi xác quyết giây phút ấy Chúa đã cứu tôi! Tên Điệp thấy vợ chồng tôi ra ngoài với anh Trội, thì điên cuồng chửi rủa “Đ.c.m con Lê Công Nhân, bố mày là Điệp-Phó công an xã đây. Tao tát vỡ mặt mày, tao đánh chết mày. Mày thích loa lên àh (ý nói lúc tôi kêu gào chú Tuấn bị đánh). Đ.c.m chúng mày kiện thoải mái đi, chụp ảnh ghi âm thoải mái đi. Bố mày là người đàng hoàng tử tế nhá, bố mày làm bố mày đéo thèm chối. Chúng mày kiện mẹ nó lên Bộ công an, lên chủ tịch nước luôn đi, để xem bố mày có làm sao không, nhá?” Tên Điệp nhảy nhót trước mặt chúng tôi như một kẻ mất trí, dí sát bộ mặt quỷ của hắn vào mặt tôi (cách mặt tôi 30cm), chửi “Đ.c.m nhìn kỹ mặt bố mày đi. Hãy nhớ đây là đất của tao, luật là tao.” Ra ngoài sân, tôi thấy chú Tuấn đứng run rẩy, gương mặt khắc khổ trở nên tím tái. Lòng tôi quặn đau, phẫn uất cùng cực, tôi hỏi chú bị đánh thế nào. Chú nói rất nhỏ “4,5 đưa chúng nó cùng đánh chú, đánh dã man lắm, giờ chú rất đau.” Lúc này hơn 5h, nhân viên xã đã về hết, cũng không còn người dân nào, chỉ còn chúng tôi với bọn quỷ dữ-công an xã Chương Dương. Tên Điệp vừa chửi, vừa dọa ra lệnh cho anh tài xế taxi (tên Đào Quang Huy lái xe 7 chỗ số hiệu 737 của hãng taxi Thành công) “Đ.c.m thằng Huy. Tao bảo mở (cửa xe) là mở, đóng là đóng, đi là đi, dừng là dừng, rõ chưa. Nếu không bố mày xì lốp xe, hết đường về.” Rồi bảo chúng tôi “Thằng Tuấn vào xe, vợ chồng con Công Nhân vào xe. Bố mày thương chúng mày trời lạnh cho chúng mày vào xe ngồi. Thằng Hải, thằng Trội đi vào đây (vào lại trong phòng).” Chú Tuấn bị chúng đẩy vào xe ngồi ở ghế trên cùng với lái xe, chú rất đau và yếu ớt không nói được lời  nào. Vợ chồng tôi kiên quyết không vào xe. Tôi nói xe không đi, cửa lại đóng kín mít sao lại bắt vào xe (tôi bị say xe nặng). Biết chắc bọn chúng chia chúng tôi ra để tìm cách đánh anh Hải bằng được thì thôi, vì chúng đánh chú Tuấn như thế vẫn chưa thỏa cơn say máu. Thấy chúng tôi không vào xe, anh Hải cũng không quay vào phòng, bọn chúng điên cuồng chửi chúng tôi “Đ.c.m chúng mày thích chết ở đây àh (vì chúng định đánh chết chúng tôi ở trong phòng cơ mà !). Chúng mày muốn đập đầu tự tử ở đây thì chúng mày cứ việc. Lũ phản động bán nước chúng mày là lũ chó, phải giết hết chúng mày.” Sau đó chúng bắt anh Trội quay lại phòng làm việc, lúc này mới thấy tay an ninh trẻ trên huyện quay lại, chị Trang vợ anh Trội cũng đi làm về ra ngay chỗ chúng tôi. Chị rất phẫn nộ, không thể tưởng tượng nổi công an lại đánh người giữa ban ngày, đánh người dã man như vậy ngay tại trụ sở ủy ban. Khoảng nửa tiếng sau, chúng gọi chúng tôi vào phòng anh Trội đang ngồi. Bọn chúng định lôi cả chú Tuấn đang ngồi trong xe ra thì chị Trang đứng giữa ngăn lại, chị kêu to lên “Các anh không thấy chú ấy đang ốm àh, đau không nói được gì nữa.” Đám công an bảo “Ốm cái đéo gì?” chị Trang đáp “Các anh thừa biết tại sao chú ấy ốm. Các anh không còn chút tính người nào nữa àh?” Trước phản ứng mạnh mẽ quyết liệt của chị Trang bọn chúng bỏ đi. Khi vào phòng, tay an ninh trẻ trên huyện rất đạo mạo nói “Các anh chị ở nơi khác đến đây, chúng tôi có quyền kiểm tra các anh chị, các anh chị đều là tội phạm có tiền án tiền sự, chúng tôi cấm các anh chị không được quay lại nhà anh Trội.” Anh Trội nói, “Tôi báo với anh việc tôi không chứng kiến nhưng tôi nghe các bạn tôi kể lại là chú Tuấn đã bị công an ở đây đánh đập.” Tôi nói tôi có ý kiến thì anh an ninh này nhỏ nhen gạt phắt đi, nói “Hồi nãy mời chị làm việc, chị bất hợp tác, giờ chị không được có ý kiến gì nữa.” Tôi nói “Anh là công an, dân nộp thuế trả lương cho các anh, anh phải nghe tôi tố giác tội phạm. Chính mắt tôi trông thấy chú Tuấn bị 4 công an đánh đập dã man trong phòng tiếp dân đằng kia.” Anh Quyền cũng tố cáo “Chính mắt tôi cũng trông thấy chú Tuấn bị nhiều công an đánh đập trong phòng đằng kia.” Tay an ninh trẻ luống cuống nói “Tôi ghi nhận việc này và sẽ báo cáo lên cấp trên.” rồi vội vàng ra khỏi phòng trước cả chúng tôi. Lúc đó khoảng 6h30, trời mùa đông lạnh buốt tối đen. Chúng tôi ra về quyết định đưa chú Tuấn đi khám ngay tại một bệnh viện tư nhân có tiếng ở Hà Nội là bệnh viện Hồng Ngọc. Trên đường đi nhiều người gọi điện hỏi thăm chúng tôi đều nói đưa chú Tuấn đi khám luôn trước khi về. Hơn 1 tiếng sau chúng tôi về đến bệnh viện Hồng Ngọc thì hỡi ôi, mật vụ đã vây kín, đóng vai nhân viên bệnh viện, khách đến khám. Chú Tuấn được khám ở phòng cấp cứu  ngoài cùng tầng 1 ngay lối ra vào. Chúng tôi đứng ngoài quan sát thì thấy người bác sỹ cư xử thật lạ lùng, hỏi han bệnh nhân với thái độ rất lạnh lùng và xấc xược. Tôi nhận ra bộ mật tròn vo nhẵn thín của một mật vụ trẻ mà tôi gặp nhiều lần trước đây. Khi mật vụ này xưng là bảo vệ bệnh viện ngăn cản chúng tôi chụp ảnh, tôi đứng ngay cạnh anh ta, cách chỉ 50cm, tôi nói to“Thôi đi anh mật vụ àh. Thưa mọi người anh này là mật vụ, Công Nhân nhẵn mặt rồi. (cầm vào cánh tay anh bảo vệ thật của bệnh viện cũng đứng ngay bên cạnh, tôi bảo). Đây mới là bảo vệ thật của bệnh viện.” Các bảo vệ và nhân viên thật của bệnh viện không nói lại điều gì. Mật vụ trẻ này vẫn ngoan cố lố bịch khăng khăng mình là nhân viên bệnh viện. Thật vui mừng vì kết quả ban đầu khám ở phòng cấp cứu, kết luận chú Tuấn không bị gì, cái gì cũng tốt, cái gì cũng bình thường ! Thật nực cười sau khi vào phòng khám siêu âm, X-quang, kết quả ghi “đám phổi không đồng nhất, kèm theo dải xơ, do tổn thương cũ.” Chú Tuấn nói “Trời! Chú không hề có bệnh phổi trước đây, họ cũng không hề hỏi gì chú về bệnh phổi.” Vậy là sao? Vậy là phổi có hình ảnh bị tổn thương, nhưng vì một lý do bất chính nào đó mà các bác sỹ ở đây liều mạng vu cho là “tổn thương cũ” trong khi không hề hỏi han bệnh nhân một lời nào về việc này, và cũng không dám khám xét kỹ hơn. Thật vô trách nhiệm và hèn nhát! Bác sỹ-nghề trí thức trong những nghề trí thức mà lại hành xử tối tăm như vậy thì đúng là đất nước này đến hồi kết của mạt vận rồi! Chú Tuấn và chúng tôi đều thống nhất rằng với đám mật vụ dày đặc như thế này thì khám chữa bệnh ở đây chẳng có kết quả gì nghiêm túc, nên quyết định ra về. Hội Bầu Bí Tương Thân đã đón chúng tôi ngay khi về đến bệnh viện Hồng Ngọc. Chú Lê Hùng – Trưởng Ban Điều hành hội và anh Trương Dũng đã chia sẻ an ủi chú Tuấn, gửi chú Tuấn 2 triệu đồng để góp phần hỗ trợ việc khám chữa bệnh. Ngoài ra có nhiều bạn bè đã đón chúng tôi tại bệnh viện như anh Phạm Hồng Sơn, vợ chồng anh Nguyễn Lân Thắng, vợ chồng anh Lã Việt Dũng, chị Thanh Trần, chị Hạnh Hồ Tây ... Gần 10h tối vợ chồng chúng tôi về đến nhà. Hai vai và cánh tay tôi đau nhức. Chúng tôi mệt mỏi và căng thẳng đến mức không thể ăn được cơm, cảm giác như vừa thoát ra khỏi một cái địa ngục mang tên “công an xã Chương Dương” mà ở đó có những con quỷ tên là Lê Văn Điệp-Phó công an xã và đám công an già tay sai bá chủ toàn quyền coi dân như rơm như rác, coi người lên tiếng đòi tự do, dân chủ nhân quyền là thế lực thù địch. Sáng nay hỏi thăm anh Hải (vì sim điện thoại của chú Tuấn đã bị đám Điệp cướp mất) được biết chú còn đau hơn hôm qua, bạn bè đang ở bên chăm sóc chú cho đến sáng mai chú về lại quê nhà ở Tam Kỳ, Quảng Nam. Tôi tố cáo sự việc này lên công an Việt Nam các cấp và ra công luận quốc tế. Những điều tôi viết là hoàn toàn đúng sự thật, thậm chí mức độ của những hành vi côn đồ ác ôn vi phạm pháp luật của đám công an xã Chương dương chỉ bằng 70% so với sự thật do những hạn chế của ngôn từ không thể viết hết ra. Nếu kẻ ác không sám hối, nếu người có thẩm quyền không giải quyết thì cái ác càng đắc ý tung hoành, xã hội đại loạn, người tốt lúc ấy cũng sẽ không còn sức lực để cứu người khác, đất nước sẽ sụp đổ, dân tộc sẽ diệt vong. Xin hãy làm một điều gì đó là đạo đức, là tử tế, là đúng thẩm quyền cho chính quý vị và cho quê hương Việt Nam. Xin hãy cầu nguyện cho chúng tôi, Kính thư, Hà Nội, ngày 1.1.2014 Lê thị Công Nhân Điện thoại: 0120.5115.496 Điện thoại anh Ngô Duy Quyền: 098.6686.588 Địa chỉ: P316-A7 khu VPCP, ngõ 4 phố Phương Mai, Đống Đa, Hà Nội-Việt Nam  
......

2014: Mời các hiệp sĩ Dân chủ và Nhân quyền lên ngựa

Năm 2013 là một năm đặc sắc về dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam. Một xã hội dân sự được hình thành từ những năm trước bỗng lớn mạnh hẳn, lừng lững đi tới phía trước. “Diễn đàn Xã hội Dân sự” đàng hoàng ra mắt để mọi công dân bàn luận góp sức mình và sự nghiệp trung tâm của xã hội hiện nay là thúc đẩy từ hệ thống cai trị độc đảng lẻ loi lạc hậu có hại chuyển sang hệ thống dân chủ đa nguyên trên nền tảng pháp trị công bằng và bình đẳng. Blogger Hà Nội tập trung tại công viên Thống Nhất, công khai tổ chức các hoạt động để quảng bá, phát huy và vinh danh các giá trị của Nhân Quyền. “Mạng lưới Bloggers Việt Nam” gồm hơn 100 dũng sĩ khỏe khoắn tinh nhạy đi tiên phong trên mặt trận thông tin loan truyền sự thật cho quần chúng, làm cứng họng hàng vạn tuyên truyền viên ăn lương nhà nước chuyên nghề nói lấy được, đổi trắng thay đen, dần dà đã cạn vốn, hết thiêng. Biết bao nhiêu nét mới mẻ làm nức lòng bà con ta ngay thẳng và lương thiện. Đó là cảnh các chiến sỹ dân chủ chào đón Phương Uyên ra khỏi nhà tù trong tư thế chiến thắng của lẽ phải, của tình nghĩa yêu thương bảo vệ lẫn nhau còn hơn cả tình nghĩa ruột thịt. Tình nghĩa keo sơn hiếm có như thế chỉ có được khi ta có chính nghĩa, khác hẳn với cảnh cắn xé nhau giữa các tứ trụ của triều đình Cộng sản.   Một nền ngoại giao trẻ, khỏe của dân chủ và nhân quyền ra đời, năng động sáng tạo, đàng hoàng ra vào các sứ quán Hoa Kỳ, Thụy Điển, Anh, Pháp, Đức, Hà Lan, đi Bangkok, Manila trực tiếp vận động cho Dân chủ và Nhân quyền. Đã xuất hiện một số nhà ngoại giao trẻ, tự tin, bạo dạn, nói lưu loát đủ các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Hoa, Nhật…dịch ngon lành các văn kiện cần tán phát cho thế giới, khác hẳn với một số nhà ngọai giao nhà nước đi buôn sừng tê giác, chuyển tiền phi pháp, bôi nhọ quốc thể. Một nét mới lý thú là cuối năm 2013, trong cơn bĩ cực, chính quyền chuyên chà đạp nhân quyền đã buộc lòng phải cam kết tôn trọng nhân quyền, thề thốt hoàn lương về mặt này, tự mình giăng bẫy cho chính mình, từ đó họ không còn dễ dàng bỏ tù người yêu nước, đánh đập tra tấn người bị họ bắt, xử án công khai mà không cho người dân vào dự, đối xử tàn ác, trả thù những người tù trong các trại giam. Họ buộc lòng phải để cho các phái đoàn và phái viên quốc tế tham dự các phiên tòa, thăm các trại giam, gặp gỡ các chiến sỹ dân chủ. Trước mắt LHQ và thế giới, trước mắt các chiến sỹ dân chủ và nhân quyền VN, chính quyền như anh học trò hạnh kiểm xấu xin hứa hẹn tu tỉnh để được tiếp tục có mặt trong Hội đồng Nhân quyền LHQ, nhất là được sớm vào khối TPP (Trans-Pacific Partnership) béo bở, điều hiện nay chưa có gì là chắc chắn, vì chính quyền và quốc hội các nước, đặc biệt là Hoa kỳ, đòi hỏi những việc làm cụ thể rõ ràng chứ không phải lời hứa suông. Họ nói thẳng rằng nếu không từ bỏ chủ trương “quốc doanh là chủ đạo“, không cho lập công đoàn tự do, không trả lại quyền sở hữu cá nhân về ruộng đất trong chế độ đa sở hữu, không trả tự do cho các tù nhân lương tâm, không thả hết thì cũng phải thả một số đáng kể…thì có thể đến Tết Congo Việt Nam mới được vào TPP. Năm 2013, hàng vạn bản Tuyên Ngôn Nhân quyền được in và tán phát công khai rộng khắp là món quà quý cho toàn xã hội, được bàn luận khắp nơi mà chính quyền đành phải cay đắng đứng nhìn.   Trong năm 2013 bản kiến nghị bác bỏ dự thảo Hiến pháp đạt kỷ lục 14.785 người ký. Đây là một cuộc tập họp lực lượng quy mô đáng kể, một cuộc tập dượt đấu tranh công luận từ thấp lên cao, một cuộc ra quân biểu dương lực lượng đầy khí thế tự tin. “Hội những người không tán thành Hiến pháp 2013” hình thành. Chắc chắn một cuộc trưng cầu dân ý về Hiến pháp 2013 sẽ cho thấy rõ đa số nhân dân VN mong muốn một chế độ chính trị và một hiến pháp thật sự dân chủ ra sao. Không thể nói bừa là Hiến pháp 2013 được nhân dân tán đồng. Năm 2013 Đảng Cộng sản rơi tự do. Đây không phải là nói quá. Sự suy thoái của đảng là rõ ràng, chính lãnh đạo của đảng cũng đã phải thú nhận. Nạn tham nhũng lan tràn rộng hơn, nặng hơn. Chống tham nhũng không mảy may quyết liệt, mà hầu như tê liệt. Hai án tử hình được tuyên bố với nụ cười bí hiểm của kẻ tội phạm được coi như trò đùa của ngành tư pháp do đảng cầm cân nảy mực. Theo Luật phòng chống tham nhũng, kẻ tham nhũng 1 tỷ đồng (bằng 50 ngàn đô la Mỹ), tương đương tiền lương tối thiểu 1 trăm năm của 1 người lao động, là có thể bị tử hình. Thử hỏi trong Ban Chấp hành Trung ương đảng 200 vị có ai tránh khỏi tội đó khi đảng nắm ngân sách thu chi của quốc gia, không có ai làm trọng tài kiểm soát, Bộ trưởng tài chính, Tổng kiểm toán nhà nước, Ủy ban kiểm tra, Ban Kinh tế Tài chính của Quốc hội đều là của đảng hết, tha hồ chia chác cho nhau từng mảng tiền cực lớn của nhân dân cho ngân sách riêng của đảng, không cần báo cáo cho ai hết. Ăn cắp hay là ăn cướp cỡ quốc gia? Ngang nhiên ngoài vòng pháp luật. Vậy mà cứ thề thốt khi vào đảng “hy sinh tất cả vì nhân dân”, “chống mọi hình thức bóc lột”, “hy sinh thì đi trước, hưởng thụ thì đi sau nhân dân“, toàn là đạo đức giả, tự phản bội lý tưởng, lời thề danh dự ban đầu không biết ngượng.   Trong thời kỳ mở cửa, hội nhập, thông tin công khai nhanh nhạy, sự minh bạch lên ngôi, dối trá bị đẩy lùi, niềm tin ở đảng tan ra như khói, thay vào đó là sự khinh thị của nhân dân đối với những kẻ trọc phú mới, sa đọa bởi lòng tham không giới hạn, thành triệu phú, tỷ phú phất lên không do tài năng mà do phe nhóm chia chác quyền hành và bổng lộc, nói hay nhưng toàn làm ngược lại, chuyên phá nát từng núi của do mồ hôi nước mắt của nhân dân tạo nên. Do đó có hàng triệu đảng viên không còn muốn sinh hoạt trong chi bộ đảng, nhạt đảng, thoát đảng, yên lặng ngừng sinh hoạt, ra tuyên bố từ biệt đảng vì đảng không còn xứng đáng với mình. Một số đảng viên còn kêu gọi thành lập tổ chức chính đảng khác vì cái danh nghĩa đảng CS đã bị ô uế là tội ác trên toàn thế giới, hàng trăm đảng CS nối đuôi vào nghĩa địa. Ở VN đảng CS cũng tha hóa biến chất đến độ cùng cực, chưa thấy có một khả năng nào cứu vãn được nó, vì đây là sự tự tha hóa bắt nguồn từ nội tâm rữa nát hư hỏng, càng ở cấp trên càng tệ. Cứ xem kỹ cái trò tự phê và phê nhơ nhớp và cái tuồng kê khai tài sản vờ vĩnh là đủ biết. Đảng CS Việt Nam đã thực sự chết trong lòng người dân.   Cho nên sứ mạng của các hiệp sĩ dân chủ và nhân quyền càng thêm nặng nề cấp bách và vẻ vang. Tình hình còn lắm khó khăn nhưng chưa bao giờ thuận lợi như lúc này.   Chúng ta đang nắm quyền chủ động trong đấu tranh. Chúng ta có chính nghĩa và lòng dân. Chúng ta có sự đồng tình ủng hộ của LHQ, của cả thế giới dân chủ, văn minh. Tất cả đảng viên CS lương thiện sớm muộn đứng về phía chúng ta, người trước kẻ sau sẽ theo con đường sáng của dân chủ và nhân quyền, không thể khác. Những kinh nghiệm và sáng kiến vừa qua là những hành trang quý để phát huy trong năm 2014 mang nhiều triển vọng. Mọi chế độ độc đoán, vô đạo đức, phản nhân dân đều thuộc về dĩ vãng, thuộc các thế kỷ đã qua. Trên con ngựa dũng mãnh của thời đại, yên cương đã sẵn sàng, xin mời các dũng sĩ dân chủ và nhân quyền lên yên cùng phi tới trước trong cuộc đấu tranh không bạo lực, bằng trái tim yêu thương nhân dân thật lòng, bằng trí tuệ dân tộc tỏa sáng, để năm 2014 chắc chắn là năm gặt hái nhiều thành tích , tự do và nhân quyền sớm trở về trọn vẹn với toàn thể nhân dân. Bùi Tín
......

Chuyện từ những học trò

“Dạ chào thầy Hoàng ! Con là Ngô Minh Tâm, con đang học tại Bách khoa Thành phố (HCM). Con là con của Ngô Hào, người mới bị tuyên 15 năm tù giam đây ạ !” Đó là những giòng chữ mà em đã gởi kết bạn với tôi trên facebook vào một ngày của tháng 10/2013. Tôi không thể nào quên vì tôi không hề nghĩ sẽ có ngày gặp con của Ngô Hào, nhất nữa đó lại là một sinh viên trường cũ của mình. Thầy trò hẹn nhau ngoài quán cóc. Trong vòng 10 phút, Tâm đã phác họa cho tôi những nét chính về người cha của mình vừa bị kết án 15 năm trong phiên sơ thẩm đầu tháng 10/2013, về người mẹ của mình đang bị ung thư vòm hầu, mất khả năng lao động và đang chạy chữa vô cùng tốn kém, về người em của mình phải bỏ học để chăm sóc mẹ và nhờ tôi giúp đỡ. Thú thật, cho dù ít có dịp tiếp xúc với gia đình các tù nhân chính trị nhưng tôi đã tức khắc cảm nhận được một ngọn núi của những khó khăn trước mặt. Nhưng chúng tôi đã cùng nhau bài luận về kế hoạch vận động từ trong lẫn ngoài nước, từ ngoại giao đến nhân đạo để đấu tranh cho ông. Khi thấy tôi băn khoăn về đời sống, sinh hoạt gia đình, em nói : -    Con nói thật là gia đình đang khó khăn nhưng ưu tiên của con là cho ba. Nói xong câu ấy là em vội lên xe để đi dạy thêm, chắt bóp từng đồng để tiếp tục gánh nặng gia đình. Trước khi rồ ga, em quay lại : - Trưa nay em chưa ăn thầy ạ !   Thời gian trôi qua, những nỗ lực vận động đã bắt đầu nhưng tôi cảm nhận tất cả tiến hành cực kỳ chậm chạp trong khi phiên phúc thẩm đang đến rất gần. Ngày 23/12, tòa án Phú Yên tuyên y án 15 năm cho ông Ngô Hào trong một phiên tòa chỉ kéo dài hơn tiếng rưỡi. Đến chiều ngày hôm ấy, trong không khí tưng bừng náo nhiệt đón Giáng sinh, người ta lần đầu tiên nghe được tiếng gào khóc của vợ ông, của mẹ Minh Tâm. Em gặp lại tôi vài ngày sau đó, nét mặt và giọng nói của em có phần căng thẳng hơn nhưng giờ lại có chút bình thản, cương nghị : -    Họ chỉ cho ba trả lời Có hoặc Không. Mỗi lần ba định nói gì thêm đều bị từ chối. Trong suốt phiên tòa mẹ con phát bệnh tưởng ngất xỉu. Chỉ có ba mẹ con nhưng họ huy động hơn 50 công an sắc phục chưa kể công an chìm và nhân viên tòa án. Ban đầu con cố giữ thái độ lịch sự, gọi chú xưng cháu với họ, nhưng riết rồi không chịu được nên đã phải chỉ thẳng vào mặt họ mà chửi.   Tôi chỉ biết an ủi em với những từ ngữ mình có trong đầu và khuyên em giữ bình tĩnh để tiếp tục sống với mẹ và em trai, đối phó với nghịch cảnh cũng như hoàn tất học trình kỹ sư một cách tốt đẹp. -    Trước phiên phúc thẩm, công an đã vào trường làm việc với con có lẽ với mục đích nhắc nhở con chớ manh động, liên hệ với các “phần tử xấu”. Nhưng con trả lời là những gì con làm cho ba là rất bình thường và không có gì sai trái cả. Sau cùng ông công an này (hình như cấp bậc đại tá) đã dọa rằng :”Chỉ cần một lá thư của tôi là em sẽ ra trường sớm” (ý nói là đuổi học). Vài ngày sau phiên phúc thẩm, lá thư gởi cho ba của em đã làm nhiều người phải chẩy nước mắt. Phóng viên Ca Dao của đài RFA đã viết rằng :”…Trở về căn nhà dột nát, người con trai trưởng gói trọn những dòng nước mắt của Mẹ, những uất ức của em vào những con chữ trong lá thư gửi cho Cha. Lá thư sẽ không bao giờ đến được tay người nhận. Nhưng hàng chục ngàn người khác đã thay người Cha đọc lá thư này…”   * * * Cũng qua mạng xã hội mà tôi cũng đã làm quen được với Phương Thảo, con gái lớn của nhà giáo Đinh Đăng Định, bị kết án 6 năm tù theo điều 88 bộ Luật hình sự. Bố Định bị bắt khi ông viết bài phải đối dự án bô-xít cũng như bày tỏ suy nghĩ của mình qua các cuộc phỏng vấn. Điều cần nói là ông bị bắt ở Dak Nông và nơi ông ở chỉ cách nhà máy khai thác bô-xít Nhân Cơ khoảng 10 cây số, nghĩa là một nơi tương đối thưa vắng. Điều này đưa đến nhận định là cộng sản muốn triệt tiêu ngay trong trứng nước mọi ý kiến trái chiều đặc biệt là ở những nơi dư luận ít quan tâm tới hoặc những nơi “nhậy cảm”. Thảo lớn hơn Tâm 4 tuổi, tốt nghiệp khoa Toán-Tin Đại Học Khoa Học Tự Nhiên. Theo Thảo, thì dù cho chỉ còn 4 năm tù nhưng chưa chắc bố còn sống được đến lúc ấy vì dạ dày đã bị cắt ¾, hiện đang điều trị tại bệnh viện 30/4 và các bác sĩ đang chuẩn bị bước vào giai đoạn hóa trị. Trong những lúc thập tử nhất sinh như thế nhưng thầy Định vẫn giữ một niềm lạc quan khó có thể ngờ.   Thảo nói : -    Bố con bảo, nếu mà bố con có thể sống sót và được về, thì nhất định sẽ gặp mọi người. Con nghĩ thầy và bố con khi đàm đạo sẽ rất hợp, vì đều là nhà giáo, lại cùng chung lý tưởng. Đầu tháng 12/2013, Thảo cùng mẹ lặn lội ra Hà Nội đến gõ cửa 6 tòa đại sứ để vận động cho bố. Gia đình đang nỗ lực vận động mọi nơi để miễn thi hành án cho bố vì lý do sức khỏe. Thảo kể :“Nhiều nhân viên đã không cầm được nước mắt khi con kể lại tình trạng của bố. Họ đã hỏi han rất nhiều và lo lắng rằng những can thiệp này sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến gia đình. Nhưng con và mẹ vẫn kiên quyết vận động đến cùng”. Và chỉ trong vòng trên dưới 10 ngày, các đại sứ quán tại Hà Nội đã cùng nhau kiến nghị lên nhà cầm quyền VN miễn thi hành án để thầy Định được sống với gia đình trong tình trạng sức khỏe như hiện thời. Đến nay chưa có động tĩnh gì nhưng Thảo và gia đình vẫn giữ niềm lạc quan.   * * * Minh Tâm và Phương Thảo không phải là học trò của tôi nhưng cả hai em đều là sinh viên của Đại Học Quốc Gia TPHCM, đại học hàng đầu của miền Nam và là nơi mà tôi đã gắn bó trên 10 năm trước khi đi tù. Tâm là học sinh giỏi nhiều năm liền của trường chuyên Lương Văn Chánh ở Tuy Hòa, Phú Yên và đậu vào khoa Cơ Khí, ĐH Bách Khoa với điểm khá cao. Thảo là con gái nhưng dám vào học khoa Toán Tin, vốn vẫn là đất của đám con trai. Nói chung cả hai em đều là những học sinh và sinh viên giỏi và nếu không có gì xảy ra thì mở ra cho các em trước mặt là một tương lai tươi sáng. Nhưng “đã có gì” xảy ra ! Cha của các em đã chọn một con đường chông gai và đầy gian khổ, là đấu tranh để xây dựng một nước Việt Nam thực sự tự do, dân chủ và nhân quyền và hiện đang hiện trong tình trạng tù đày. Một người còn phải ở 14 năm, người kia chỉ 4 năm nhưng có thể sẽ ít hơn, vì không biết còn sống được không đến lúc mãn hạn. Gánh nặng để lại cho các em – là hai con trưởng thực sự quá lớn – vì cả hai gia đình thực sự khó khăn và neo đơn. Tuy nhiên hai người cha ấy không chỉ để lại gánh nặng, nhưng còn để lại một tấm gương. -    Con nghĩ trước tiên con sẽ ráng hết sức để săn sóc mẹ và cho em trai cơ hội trở lại nhà trường. Tuy nhiên ngày hôm nay con đã tìm cho mình một con đường. Ngô Minh Tâm đã nói như thế một tuần sau phiên tòa phúc thẩm. Tôi chỉ biết yên lặng nhìn sâu vào đôi mắt của em. Tôi không cần hỏi thêm và em cũng không cần nói thêm. Từ hồi bị bắt đến nay đã gần hai năm em chưa được gặp ba để nghe ba nói chuyện. “Ba giấu con hết mọi chuyện, thậm chí ba còn đổi password trong tài khoản email mà con đã tạo cho ba !”. Điều này có nghĩa là ông Ngô Hào đã dự đoán những khó khăn sẽ ập lên đầu mình và ông không muốn các con liên lụy, và điều này cũng có nghĩa là Tâm hoàn toàn chủ động và ý thức được con đường em đã chọn. Tôi tự hỏi trong vài tháng nữa, ông Ngô Hào sẽ nghĩ sao khi con trai trưởng của mình gặp và trải lòng ra cùng mình. Tôi bỗng nhớ đến Nguyễn Phi Khanh. Còn Thảo : -    Con có giấc mơ là sau này con sẽ đem sức lực và khả năng của mình để giúp đỡ cho những người bị áp bức. -    Con không sợ à ? -    Thầy ơi, ngày xưa khi bố mới bị bắt, gia đình đã quá sợ hãi nên bố con mới lâm vào tình cảnh này. Giờ bố con đang lâm trọng bệnh, thời gian không còn nhiều nữa… Không được phép sợ hãi nữa, thầy ạ. -    Nhưng làm thế nào con chia sẻ thời gian và công việc ? -    Con sẽ dành trọn thời gian cho ước mơ của con. Ba thầy trò chúng tôi nhìn nhau yên lặng.   Tôi thầm nghĩ ngày Tâm bước vào ngôi trường ĐH Bách Khoa thì cũng là ngày tôi bước vào trại giam B34. Ngày tôi ngưng dạy ở ĐH Khoa Học Tự Nhiên thì cũng là ngày Thảo bắt đầu cuộc đời sinh viên ở đây. Toàn ngược đường cả. Nhưng ngày hôm nay hoàn cảnh đất nước đã đẩy đưa chúng tôi ngồi lại gần nhau. Và bên cạnh chúng tôi còn rất nhiều người nữa. Tôi chắc chắn là như thế. Sàigòn, 31/12/2013 Phạm Minh Hoàng. Đặc Ký Truyền Thanhhttp://www.radiochantroimoi.com/category/dac-ky-truyen-thanh  
......

Làm cách nào để tin được nhau

Bài trước trong mục này kết luận, “Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp.” Bharara là một ông biện lý đang nổi tiếng ở thành phố New York, ông muốn bắt “những người phạm luật phải chịu hậu quả về những việc họ làm, dù họ là những người giầu sang, quyền lực, hay có liên hệ lớn như thế nào.” Bài báo được một bạn đọc gửi đăng trên mạng Bauxite Việt Nam.   Ban chủ biên mạng đã góp thêm ý kiến: “Trong một xã hội quan chức ngày càng giàu sụ như ở Việt Nam, ‘sâu’ thì bò lổm ngổm mà những kẻ có chức năng ‘nhặt sâu’ đều làm lơ đâu có ai dám bắt; vậy mà lại nảy nòi ra những vị biện lý công minh như ông Preet Bharara của nước Mỹ thì để mà chết cả nút à!” Và nhận xét, “Có lẽ tác giả ở nước ngoài lâu quá” cho nên mới viết như thế. Quả thật tác giả ở nước ngoài từ năm 1975 đến nay. Năm 2013 mà ngỏ ý mong ngành tư pháp nước Việt Nam có nhiều vị biện lý công minh quả là một ý kiến rất ngây thơ, mơ mộng. Thật tình, ai cũng biết tình trạng ‘sâu bọ’ bò lổm ngổm ở nước Việt Nam bây giờ. Nhưng sẽ tới ngày chúng ta xây dựng lại một nước Việt Nam của mình, không phải của bọn sâu bọ, thì ước mong nêu trên sẽ thực hiện được. Dân Việt Nam có thể sinh ra những vị biện lý cương trực như Preet Bharara hay không? Tôi xin kể một kinh nghiệm bản thân. Tháng Tư năm 1975, bà mợ tôi đến nhà, khóc lóc với mẹ tôi, báo tin cậu con út của bà bị cảnh sát tỉnh Gia Định bắt giam. Thằng bé 15, 17 tuổi theo bạn bè đi phá làng phá xóm. Mợ tôi thấy ông biện lý tỉnh Gia Định cùng họ với vợ tôi, nên đến hỏi tôi có cách nào đến xin ông tha cho thằng bé hay không. Lúc đó, cô con gái của mợ đang làm thư ký cho một văn phòng tòa đại sứ Mỹ (DOA), trong sở mới thông báo họ có thể đưa cả gia đình cô đi khỏi Việt Nam, gọi lúc nào đi lúc đó. Cậu mợ đã nuôi tôi như cha mẹ nuôi con. Vợ chồng tôi đến tìm ông biện lý, trình bầy hoàn cảnh đứa trẻ hư, ham chơi lêu lổng theo bạn bè xấu, vì thời loạn lạc nhiễu nhương, xin ông thông cảm. Ông em nhà tôi họ lắng nghe, rồi hứa sẽ lưu ý. Nhưng ông nói thẳng rằng ông sẽ chỉ đích thân coi lại hồ sơ vì cảm tình riêng, để cậu trai này không bị oan ức. Ngoài điều đó ra, ông sẽ theo đúng luật lệ và thủ tục. Ngày hôm sau, ông cho biết không thể tha cậu này được, vì hồ sơ cảnh sát ghi rõ bắt tại trận mấy thanh niên lúc đang phá nhà người ta. Có tang chứng, phải giam lại, chờ ngày ra tòa. Vì cậu con út đang bị giam, năm 1975 bà mợ tôi đã ở lại Sài Gòn trong khi chồng và các con khác lên máy bay ra đi, sau này định cư ở Canada. Ông biện lý tỉnh Gia Định không vì tình riêng mà vượt qua luật pháp. Tên ông là Hà Dương Vĩ. Ở nước Việt Nam Cộng Hòa lúc đó có rất nhiều vị biện lý như ông. Họ không nổi tiếng như Preet Bharara, người đã tấn công cả đám tài phiện lẫn bọn mafia, một nhân vật xuất chúng được dư luận biết đến. Nhưng một dân tộc không cần nhiều người nổi danh, đóng vai anh hùng trừ gian, dẹp bạo như vậy. Điều này còn quan trọng hơn nữa là làm sao trong nước có nhiều vị biện lý hiền lành, thực thà, chăm chỉ, sống như một người tầm thường; nhưng vì giữ trách nhiệm biện lý nên sống theo châm ngôn “Pháp bất vị thân,” không thắc mắc. Các bạn trẻ chưa ra đời vào năm 1975, hoặc quý vị hồi đó sống ở ngoài Bắc khó thông cảm với tâm trạng dân Sài Gòn vào tháng Tư năm 1975. Một chế độ đang sụp đổ. Tương lai không biết thế nào. Nhiều người chỉ lo tìm đường chạy. Nhưng một ông biện lý vẫn đến ngồi bàn giấy làm những công việc hàng ngày của mình, vẫn làm đúng theo luật pháp và lương tâm. Chúng ta sẽ phải tìm hiểu làm cách nào một xã hội đào tạo được những con người bình thường như thế. Kinh nghiệm đã thấy những người như vậy cho nên tôi tin chắc trong tương lai nước Việt Nam sẽ có rất nhiều vị biện lý chính trực, quang minh. Ngành tư pháp nước ta nếu có người như Preet Bharara thì quý lắm, nhưng chỉ cần dăm ba người như Bharara cũng đủ rồi. Ngược lại, mỗi dân tộc cần có nhiều người làm việc tư pháp bình thường như Hà Dương Vĩ. Trước năm 1975 đó không phải là ước mơ mà là sự thật. Cho nên có thể tin trong tương lai đất nước chúng ta sẽ thực hiện được ước mong này.   Nói đến niềm tin ở tương lai trong lúc này khó lọt tai người nghe. Nhiều người ở trong nước rất bi quan, có khi tuyệt vọng, trước cảnh quan chức gian tham, đạo lý suy đồi. Có lẽ vì hàng ngày quý vị đó thấy trước mắt những thứ mà người ở bên ngoài không thấy. Người ta không tin có công lý, vì đã chứng kiến cán cân công lý bị bẻ cong. Như phiên tòa phúc thẩm ở tỉnh Phú Yên ngày 23 tháng 12, 2013, xét xử ông Ngô Hào vì “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền Nhân Dân.” Các quan tòa xuất hiện lúc 8 giờ sáng, chưa tới 10 giờ họ đã tuyên án, ông Ngô Hào vẫn bị 15 năm tù và 5 năm quản chế. Làm sao người ta có thể tống giam một người suốt 20 năm, trong vòng chưa đầy hai tiếng đồng hồ đã quyết định xong? Có nền tư pháp một nước văn minh nào giống như vậy hay không? Theo lời kể của anh Ngô Minh Tâm, con ông Hào, gia đình bị cáo không hề được tòa thông báo phiên xử. Nhờ luật sư, họ mới biết. Không thân nhân, bạn hữu nào được được vào, phiên tòa chỉ có ba mẹ con anh dự nhưng lại có tới hơn 50 công an mặc sắc phục! Anh Ngô Minh Tâm thuật lại: “Phiên toà diễn ra rất là chóng vánh” vì cả ông Ngô Hào và luật sư của ông không được nói câu nào cả, cũng không chấp nhận cho đưa ra các bằng chứng. Một nền tư pháp như vậy, chẳng trách nhiều anh chị em trong nước rất bi quan. Nỗi bi quan rộng lớn hơn nữa khi tình trạng xã hội bên ngoài tòa án cũng xuống dốc, nếu không nói là sa đọa. Tết sắp tới, lại khó quên cảnh dân ta đi xem hội Xuân hoa đào rồi đua nhau hái trụi hết hoa! Không phải một lần mà hai năm liên tiếp! Tòa đại sứ Hà Lan đem phát áo che mưa, bao nhiêu người nhẩy lên cướp. Tiệm ăn Nhật Bản mời ăn miễn phí, hàng ngàn người chen lấn giành giật. Người ngoại quốc họ không hiểu nổi dân Việt Nam là cái giống người gì. Vụ “hôi bia tập thể” ở Biên Hòa thì mới xẩy ra mấy tuần trước. Nhưng có nên tuyệt vọng hay không? Chắc không nên tuyệt vọng. Người Việt Nam vẫn là người Việt Nam. Chế độ cai trị có tham ô, tàn ác và gian xảo đến mấy cũng chỉ tác hại được một thời gian, trên một thiểu số người Việt. Họ không thể phá hủy tất cả di sản tinh thần ông cha đã xây dựng mấy ngàn năm trong lòng dân tộc. Chúng ta có thể tin tưởng như vậy. Sau vụ“hôi bia” ở Biên Hòa, Blog Song Chi đã kể lại những phản ứng của đồng bào trong nước, nghe thấy ấm lòng. Một nữ sinh viên và người cha đã viết rồi treo tấm biểu ngữ tại nơi vụ cướp diễn ra: “Là dân Biên Hòa, là người Việt Nam, tôi thấy xấu hổ thay cho những ai đã "cướp vài lon bia" ở đây …” Nhiều người đã quyên góp tiền tặng anh tài xế chiếc xe chở bia bị lật để bồi thường số bia bị cướp, nhưng sau cùng anh tài xế trả lại hết. Anh nói, vì công ty bia không bắt anh bồi thường, lẽ nào anh lại tham lam lấy của người ta cho. Quả thật, trong dân tộc Việt Nam vẫn còn giữ những nền nếp tốt, không bao giờ mất. Công dậy dỗ của tổ tiên suốt mấy ngàn năm; đám đệ từ của một ông Stalin hay ông Mao Trạch Đông không thể nào phá hủy được. Chúng ta không nên quá bi quan. Nhưng chắc cũng không nên lạc quan quá, không nên lạc quan đến mức cứ để mặc cho sự thế chuyển vần. Khi chế độ cộng sản tan rã, công việc khó khăn nhất của dân tộc mình sẽ là làm sao phục hồi được đạo lý, xây dựng được niềm tin giữa người Việt với người Việt. Không thể nghĩ mình chỉ cần cầu nguyện tổ tiên phù hộ, mọi nền nếp sẽ trở về tốt đẹp như xưa.   Một cách cụ thể, chúng ta phải làm gì để phục hồi đạo lý? Làm cách nào cho người Việt Nam tin nhau? Blog Song Chi có nhắc đến vai trò giới truyền thông tác động tâm lý đồng bào, khiến người ta biết những gì đáng hổ thẹn mà tránh. Báo chí, cũng như trường học, đều đóng vai trò giáo dục, từ người lớn đến trẻ em. Có thể nói, chúng ta đều là “dòng dõi nhà Nho,” coi giáo dục là cây đũa thần. Cũng vì thế, không kính trọng Pháp Gia lắm; ngay cả khi nói đến chống tham nhũng, người Việt cũng nói ngay đến chuyện “giáo dục” và “học tập.”  Chúng ta có thể tin như ông Khổng Tử, rằng giáo dục là nền tảng xây dựng quốc gia. Nhưng còn một biện pháp khác, là tập luyện thói quen cho con người, qua hệ thống luật pháp. Giáo dục, người ta có thể gật gù nghe, rồi thấy khó quá, không theo được. Nhưng với luật pháp, không theo không được. Chỉ khi sống trong một xã hội tự do dân chủ người ta mới có cơ hội tập luyện theo phương pháp này. Trong thế giới hiện đại, niềm tin giữa người với người có thể thành hình nhờ pháp luật. Thomas Schelling, nhà kinh tế  học nổi tiếng (Nobel năm 2005) đã nêu lên mối liên hệ giữa niềm tin với kiện cáo! “The right to be sued is the power to make a promise: to borrow money, to enter a contract, to do business with someone who might be damaged.” (Quyền bị kiện cũng là quyền năng cho phép mình có thể hứa hẹn: Như khi đi vay tiền, ký hợp đồng, làm thương mại với một người mà mình có thể gây thiệt hại nếu không giữ lời hứa.) Tức là, muốn được người khác tin thì phải làm sao họ thấy họ có thể kiện mình ra tòa, nếu mình không giữ Chữ Tín. Chế độ dân chủ tự do không bảo đảm sẽ xây dựng được lòng tin chung cho cả xã hội. Nhưng các chế độ độc tài chắc chắn phá vỡ niềm tin chung, vì họ đều đi kèm với các thủ đoạn gian trá. Mất niềm tin đưa tới tình trạng phi luân lý, tức là người ta không còn tin có những quy tắc đạo đức bình thường ai cũng nên theo nữa. Ngược lại, sống trong chế độ dân chủ ít nhất mỗi người biết mình phải tôn trọng luật pháp. Vì luật pháp do các đại biểu thực sự của mình soạn ra chứ không do các nghị gật. Mà guồng máy tư pháp được độc lập nên đáng tin cậy hơn. Tập sống theo pháp luật dần dần tạo thành thói quen, nhìn ai cũng có thể tin rằng họ cũng tôn trọng luật pháp như mình. Một niềm tín nhiệm chung bắt đầu nẩy nở tự nhiên; mà nếu không có thì xã hội không tiến được. Cho nên, như lời chúc cho đất nước nhân ngày Lễ Giáng Sinh, chúng tôi xin nhắc lại một điều mong ước chung cho nước Việt Nam: Nước ta cần những ông bà biện lý và các thẩm phán độc lập, chính trực quang minh. Nguồn:  nguoi-viet.com  
......

Đi công tác hay tẩu tán tài sản?

Quan chức Việt Nam đi nước ngoài như đi chợ   Theo thống kê từ Bộ Ngoại giao CSVN, năm ngoái, có 3,780 đoàn của nhiều ngành, cấp của nhà cầm quyền đi công tác ở nước ngoài. Trung bình, mỗi ngày có tới sáu đoàn ra nước ngoài công tác.   Một thống kê khác, tổng hợp từ báo cáo của các ngành và các tỉnh, thành phố cho biết, năm ngoái, số đoàn đi công tác ở nước ngoài lên tới 5,800, vượt xa số liệu do Bộ Ngoại Giao Hà Nội báo cáo. Năm nay, ngành ngoại giao cho biết, tuy số lượng đoàn của các ngành, cấp của chế độ đi công tác nước ngoài đã giảm 30% nhưng vẫn còn tới 3,200 đoàn đi công tác ở nước ngoài.   Ông Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Ngoại giao, gọi chuyện cử quá nhiều đoàn đi công tác ở nước ngoài là “sự lãnh phí không cần thiết”. Chưa kể chuyện quá nhiều đoàn đi công tác ở nước ngoài còn khiến các quốc gia khác ngán ngẩm khi phải tiếp các đoàn công tác của nhà cầm quyền CSVN. Thấy "Cán Bộ" du hí mà phát ớn! Ông Minh bảo rằng, nhiều đoàn đi công tác nước ngoài chỉ để “nghiên cứu” về cùng một vần đề và phản hồi từ nhiều quốc gia thân thiết than phiền về chuyện phải tiếp quá nhiều đoàn công tác của Việt Nam chỉ để trả lời những thắc mắc giống nhau. Đi công tác hay tẩu tán tài sản ra nước ngoài? Không chỉ lũ lượt kéo nhau đi công tác nước ngoài, các ngành, các cấp của nhà cầm quyền CSVN còn lũ lượt kéo nhau đến “công tác” ở nhiều vùng, nhiều nơi trong nước. Ông Vương Bình Thạnh, Chủ tịch tỉnh An Giang, than, chỉ riêng năm 2013, tỉnh này phải tiếp 70 đoàn công tác của các cơ quan trung ương từ Đảng, chính phủ, tới các bộ, các ngành. Có đoàn vào công tác tới 3 tuần hoặc hơn 1 tháng. Chi phí ăn ở đi lại không chỉ lãng phí ngân sách trung ương mà còn tốn kém cho ngân sách địa phương. (chưa nói đến phong bì) Dẫu liên tục đi tới, đi lui ở cả trong lẫn ngoài Việt Nam để nghiên cứu nhưng hoạt động của hệ thống công quyền Việt nam vẫn rất tồi. Khi công bố “Nghị quyết về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu, chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2014”, vốn mà các quốc gia khác đồng ý cho vay không thiếu nhưng việc soạn thảo các dự án quá chậm, quá kém, tính khả thi không cao nên phía cho vay không đưa tiền. Giai đoạn từ 2006-2010, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế đã đồng ý cho Việt Nam vay  31.7 tỷ USD nhưng cuối cùng chỉ giải ngân được 13,8 tỷ USD. Còn giai đoạn từ 2011 -2013, vốn ODA theo cam kết cho vay là 20.8 tỷ USD nhưng chỉ giải ngân được 11.7 tỷ USD. Dẫu không có số liệu cụ thể về chi tiêu nhưng nhiều người tin rằng, các đoàn công tác của chế độ Hà Nội đã góp phần đáng kể trong việc đẩy Việt Nam rơi vào tình trạng bội chi nghiêm trọng. Trong báo cáo trình Quốc hội của chế độ hồi cuối tháng 10 vừa qua, Bộ trưởng Tài chính CSVN thú nhận, năm nay, trong khi nguồn thu cho ngân sách quốc gia bị hụt ít nhất 63,630 tỉ thì bội chi lên tới 140 ngàn tỉ. Tại diễn đàn Quốc hội, Bộ trưởng Tài chính đề nghị Quốc hội CSVN cho phép nâng mức bội chi của cả năm nay lên thành 195,500 tỷ, tương đương 5.3% GDP. Như vậy là sau hàng loạt hứa hẹn, tuyên bố cắt giảm chi tiêu, chi tiêu của hệ thống công quyền tại Việt Nam vẫn tăng. Hồi cuối tháng 9, Bộ trưởng Tài chính thú nhận, “chi tiêu không ngừng tăng, tăng quá nhanh”.   Cách nay bảy năm, Việt Nam ban hành một bộ luật để “thực hành tiết kiệm, chống lãng phí” nhưng bà Phạm Chi Lan, một chuyên gia kinh tế, khẳng định, “chi tiêu vẫn còn quá lãng phí”. Để đủ tiền cho chuyện phung phí ngân sách, hệ thống công quyền CSVN ép dân chúng và doanh giới nộp đủ thứ thuế, phí và lệ phí. Giới nghiên cứu đã thử thực hiện một thống kê và xác định, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về tỷ lệ thu thuế.   Căn cứ vào quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài chính CSVN, người ta cho biết, mỗi năm, trong giai đoạn từ 2006 đến 2010, nguồn thu từ thuế và phí ở Việt Nam chiếm đến 26.2% GDP, vượt xa nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á. Qũy tiền tệ Quốc tế cũng đã thử so sánh và xác nhận, tỷ lệ thuế, phí trên GDP của Việt Nam cao gấp 1.2 – 1.8 lần so với các quốc gia trong khu vực. Đáng chú ý là thu rất nhiều, bội chi rất lớn nhưng chi tiêu của hệ thống công quyền lại chi rất ít cho đầu tư phát triển. Vào lúc này, trên khắp Việt Nam, nhiều trường học, bệnh viện, công trình giao thông bị bỏ dở hoặc không thực hiện vì không có ngân sách trong khi mức bội chi thì càng ngày càng lớn. Phần lớn chi tiêu dẫn tới bội chi là những khoản chi để nuôi hệ thống công quyền. Nếu năm 2003, các khoản chi để nuôi hệ thống công quyền chiếm 51.9% tổng chi thì tới năm 2011, các khoản này đã chiếm đến 67.2% tổng chi. (G.Đ) Nguồn: nguoi-viet.com  
......

Thông tư 02: Tín hiệu mới đổ vỡ ngân hàng

Giáng sinh buồn   Tiết trời se lạnh bất thường ở Việt Nam vào những ngày Giáng sinh 2013 như càng làm cho tảng băng nợ xấu đông cứng hơn bao giờ hết trong hệ thống ngân hàng. Lại một Giáng sinh nữa, nhưng đây là năm thứ hai liên tiếp các ngân hàng không thể phục sinh. Ngược lại, tai họa đang chờ đón những tác nhân đã góp một phần không nhỏ vào sự nghiệp suy thoái kinh tế trong suốt 6 năm qua.   Nhanh nhảu hơn thời gian cuối năm 2012, vào lần này những con số lỗ lã đã phát lộ từ chính Ngân hàng nhà nước. Tuy vẫn có hơn 100 đơn vị tín dụng có lãi trong năm 2013, nhưng đến 50% đơn vị có mức lợi nhuận bị giảm một nửa so với năm 2012. Không thể khác hơn, lợi nhuận ngành ngân hàng tiếp tục một năm lao dốc. Có đến 17% tổ chức tín dụng lỗ trong năm 2013, chỉ tính theo báo cáo chính thức.   Một nữ nhân viên ngân hàng than thở là trong suốt năm qua, cô đã không thể một lần đặt chân vào spa. Chỉ với 7 triệu tiền lương hàng tháng, cô luôn phải cố gắng tằn tiện để làm sao “gìn giữ hạnh phúc gia đình”. Giờ đây, “hạnh phúc” là một khái niệm xa xỉ đối với giới ngân hàng. Nếu vào thời điểm kết thúc năm 2011, những ngân hàng được mệnh danh là “cười trên nỗi đau khổ của người khác” liên tiếp công bố khoản lợi nhuận khủng với thái độ hân hoan không kém phần tự mãn, thì hai năm sau đó, tình thế đảo lộn hoàn toàn. Vào tháng Chạp năm ngoái và năm nay, thông tin về một số ngân hàng thương mại cắt giảm nhân viên và thưởng Tết đã nhanh chóng trở nên một phong trào rộng khắp. Vào những ngày u ám sắp Tết, người ta đã chẳng khó khăn nhận ra bản chất của ngành ngân hàng trong hai năm qua: không còn “ăn trên ngồi trốc” trước cái chết lâm sàng của ít nhất một phần ba số doanh nghiệp sản xuất, các ngân hàng đã phải ăn vào vốn của mình và nặng nề hơn thế, có khi phải ăn luôn cả vào vốn dự trữ bắt buộc. Tương lai băng hà của khối ngân hàng thương mại vẫn lừng lững ập đến. Ngoài những ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank, Eximbank, Vietinbank, nhiều ngân hàng còn lại đã không thể trụ nổi trước cơn cuồng phong của suy thoái kinh tế. Agribank là một tiêu biểu cho trạng thái tâm thần phân liệt ấy. Cho dù là quán quân về thu hút lượng tiền gửi lớn nhất trong dân và doanh nghiệp, nhưng cũng nổi danh kỷ lục với số vụ quan chức bị đưa vào vòng lao lý do tham nhũng và những hành vi tiêu cực khác, ngân hàng này đã không làm sao tránh thoát nguy cơ tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là nợ xấu bất động sản. Thông tư 02 Vào tháng Chạp năm nay, một đám mây mù mới bất chợt hiện ra trên bầu trời kinh tế đầy u ám và tiềm ẩn sấm sét. Giới ngân hàng và các quan chức nhà nước trở nên xung khắc quyết liệt vì bản thông tư 02. Bình thường, đây chỉ là một văn bản nghiệp vụ thông thường và chẳng có gì đáng sợ. Song vào thời gian này, mối đe dọa của nó lại là quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với các tổ chức tín dụng được ban hành đầu năm 2013, với thời điểm áp dụng ban đầu là 1/6/2013. Ngay lập tức, đã xuất hiện “lo ngại” từ phía ngân hàng rằng nếu áp dụng thông tư trên thì sẽ có “đổ vỡ”. Trước tình trạng “điều kiện sức khỏe của nhiều ngân hàng và doanh nghiệp chưa đủ để đỡ sức nặng tác động của những quy định mới”, Ngân hàng Nhà nước đã xin ý kiến Chính phủ và hoãn áp dụng trong 1 năm, đến 1/6/2014. Nhiều lãnh đạo ngân hàng cùng lúc kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xem xét tiếp tục hoãn áp dụng Thông tư 02 thêm một thời gian, thậm chí đến 2015 và 2016. Gần như biến mất các khuôn mặt thân quen của giới chuyên gia ngân hàng trong cuộc tranh luận này. Gương mặt phản biện độc lập gần như duy nhất là chuyên gia tài chính Nguyễn Trí Hiếu – người mà vào năm 2012 đã nêu ra dự báo sẽ phải mất  tối thiểu 5 năm để xử lý vấn đề nợ xấu, thay vì “quyết tâm” của Ngân hàng nhà nước đến năm 2015. Vào lần này, ông Hiếu xác nhận tác động của Thông tư 02 là “ghê gớm”. Ông dự tính, nợ xấu tại nhiều ngân hàng theo báo cáo chỉ khoảng 3-4%, nhưng áp Thông tư 02 có thể lên 10%, 20%, thậm chí cao hơn. Khi đó, ngân hàng phải dồn một nguồn dự phòng lớn, có thể thua lỗ và thiếu lực để xử lý nợ xấu, tăng chi phí và gây sức ép đối với lãi suất… Dấu hiệu cạn kiệt tiền mặt ở nhiều ngân hàng hiện thời là rất rõ. Giới phân tích cũng cho rằng điều đáng sợ nằm ở quy định trên, khi thực tế có rất nhiều doanh nghiệp cùng lúc có một số khoản vay tại nhiều ngân hàng khác nhau, song chỉ cần một khoản rơi vào diện nợ xấu ở ngân hàng này, tất cả các khoản vay còn lại tại những ngân hàng khác đều trở thành nợ xấu, theo phân loại quy định tại Thông tư 02. Một số chuyên gia lo ngại, tính chất dây chuyền này có thể đẩy nợ xấu hệ thống ngân hàng tăng lên gấp đôi, tín dụng sẽ càng đóng băng, lãi suất và nhiều vấn đề xoay quanh sẽ biến động rộng hơn, nền kinh tế sẽ càng khó phục hồi, nếu không nói là xấu đi. Hẳn nhiên, tình hình sẽ trở nên xấu tệ nếu ít nhất người ta không thể minh bạch được tỷ lệ về nợ xấu. Cho đến nay, bất chấp hàng loạt vũ điệu công bố của Ngân hàng nhà nước về nợ xấu chỉ vào khoảng 5-6%, con số mà giới quan sát ủng hộ hơn nhiều vẫn cao gấp 6 lần: 35-37% là tỷ lệ nợ xấu mà Ủy ban giám sát tài chính quốc gia công khai vào giữa năm 2013. Nợ tương lai Nợ xấu bất động sản – chiếm ít nhất 70% tổng nợ xấu hiện thời – là nguồn cơn kinh hoàng nhấn chìm khối ngân hàng trong cơn đại hồng thủy mà chính ngân hàng là một tác nhân quan yếu gây ra. Cho đến tận giờ này, những con số về nợ xấu bất động sản vẫn nhảy múa không ngớt. Dù đã bị ém nhẹm trong suốt một thời gian dài, nhưng kể từ tháng 5/2012, những thông tin đầu tiên về nỗi sợ hãi hoàn toàn không vô hình như thế cuối cùng đã phải lộ ra. Khởi đầu là Agribank, sau đó đến Vietinbank, để vào đầu quý 4/2012, các ngân hàng thi nhau tung ra hàng loạt con số nợ xấu như một hành động gây áp lực đối với Chính phủ. Người đời nói không sai: vào bất cứ lúc nào ngân hàng phải kêu gào cầu cứu thì chính đó là thời điểm nền kinh tế thực sự nguy kịch. Không còn cầm giữ được những uẩn khúc trong bóng tối, các ngân hàng đã bắt buộc phải trưng sự thật ra ánh sáng, dù biết làm như thế họ sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ về uy tín và khả năng huy động tiền gửi, tình trạng tồn ứ vốn vay và triển khai những dự án, chương trình đặc quyền. Trong tâm thế đặc quyền ấy, dĩ nhiên có cả động tác “tái cơ cấu nợ vay” mà các ngân hàng thương mại cổ phần đã được Ngân hàng nhà nước đặc cách “hướng dẫn” bởi văn bản 780 vào tháng 4/2012. Sau văn bản này, có khoảng 250.000 tỷ đồng đã được “sắp xếp lại”, với cái cách làm sao chưa thể trở thành nợ nguy cơ trực tiếp, giúp cho nhiều ngân hàng và doanh nghiệp con nợ tạm tránh thoát sự đe dọa cận kề. Nhưng trong con mắt của giới phân tích về ngân hàng, hành động trên chỉ là cách “đẩy nợ cho tương lai”. Về bản chất, nợ xấu nói chung và nợ xấu bất động sản vẫn không thay đổi, nếu không muốn nói là còn tăng lên theo thời gian do nhiều con nợ đến hạn phải trả nhưng lại không thanh toán được. Do vậy, phương châm “đẩy nợ cho tương lai” chỉ đắc dụng một khi các con nợ tìm cách tiêu thụ được hàng tồn kho và trả được nợ. Nhưng như hiện trạng mà tất cả mọi người đều nhìn rõ, trong hai năm qua đã chẳng hề hiện ra bất kỳ tín hiệu nào lạc quan nào đối với thị trường nhà đất, hệ số tiêu thụ gần như bằng 0, đặc biệt bi đát đối với phân khúc căn hộ cao cấp. Điều không thể đáng buồn hơn là mọi chuyện dường như vẫn không hề thay đổi. Nói cách khác, “thời điểm Minsky” – một khái niệm trong tài chính quốc tế liên quan đến đáo hạn nợ vay – đang đến rất gần, nhưng tình thế vẫn chưa có chút nào khả quan. Cũng vào cuối năm 2013, đã lần đầu tiên phát lộ kế hoạch phát hành trái phiếu của Chính phủ và Ngân hàng  nhà nước, với giá trị kỷ lục 320.000 tỷ đồng trong năm 2014. Không thể có bất kỳ một nguồn tiền mới nào để làm hồi sinh huyết quản ngân hàng và hồi phục nền kinh tế, Chính phủ chỉ còn cách dùng giấy để mua tiền. Giai đoạn từ giữa đến cuối năm 2014 lại là thời gian mà các ngân hàng phải tiến hành đáo hạn vô số khoản vay đã được gia hạn đến 2 lần, từ những người đã từng có thời là đại gia bất động sản. Nhưng tỷ lệ sụt giảm lợi nhuận của các ngân hàng lại đang xác nhận cái được gọi là nguy cơ: sẽ có những ngân hàng đầu tiên phải ra đi vào cuối năm 2014 nếu không tự giải quyết được “món nợ xương máu” từ thị trường bất động sản. Hơn thế nữa, sự ra đi có tính dây chuyền của các ngân hàng lại có thể dẫn đến sự sụp đổ của nền kinh tế, vốn chỉ còn chân đứng rất mong manh. P.C.D. Nguồn: boxitvn.blogspot.de
......

Dân núi rừng Đồng Lam cầu nguyện cho Ls Lê Quốc Quân và các thanh niên yêu nước

Nghệ An – Giáo xứ Đồng Lam tổ chức thánh lễ cầu nguyện cho luật sư Lê Quốc Quân và các thanh niên yêu nước, đúng 7h ngày 21 tháng 12 năm 2013. Thánh lễ do Cha Phêrô Tự Hồ Sỹ Huyền chủ tế. Trước thánh lễ, cha nói về ý cầu nguyện cho các thanh niên công giáo và cách riêng cho luật sư Lê Quốc Quân sắp bị nhà cầm quyền đem ra xử phúc thẩm. Đặc biệt, cha còn cho việc thắp nến cầu nguyện trước giờ lễ, làm cho tinh thần mỗi người tham dự Thánh lễ và những lời nguyện cầu thêm phần long trọng, và thánh thiện. Cha Huyền nhắc cho mọi người rằng: Những thanh niên yêu nước đang bị nhà cầm quyền Việt Nam kết án và giam cầm một cách tùy tiện và luật sư Quân là người có nhiều đóng góp cho giáo hội.     Thánh lễ giữa núi rừng Đồng Lam, mặc dầu bà con giáo dân đang còn bận rộn làm hang đá, trang trí để đón mừng Noel, nhưng số người tham gia thánh lễ cầu nguyện này rất đông. Hơn một ngàn giáo dân tham dự Thánh lễ, từ trên cung Thánh kéo dài xuống hết nhà thờ, mỗi người một ngọn nến trên tay cháy sáng rực. Từ ông già, bà lão cho đến thanh niên và trẻ nhỏ, mọi người nghiêm trang cầu nguyện. Ngoài nến ra, các em thanh thiếu niên con cầm mỗi em một tờ giấy A4 trên tay nối dài với nội dung cầu nguyện cho Luật sư Lê Quốc Quân và các thanh niên yêu nước. Sau những lời nguyện của cha xứ mỗi người giơ cao ngọn nến và cất lên lời kinh hòa bình.   Việc cầu nguyện cho các thanh niên yêu nước và luật sư Lê Quốc Quân không xảy ra tại giáo phận Vinh mà khắp muôn phương ở Việt Namvà Hải Ngoại cùng cầu nguyện.   Xứ Đồng Lam mới được tách ra từ Giao xứ Quan Lạng, từ ngày 30 tháng 3 năm 2012. Hiện nay trong lịch phụng vụ của giáo phận đã có giáo xứ Đồng Lam nhưng về phía chính quyền thì chưa công nhận việc tách xứ. Nắng Chiều Nguồn: VRNs  
......

Những nấm mộ đi tù

Tôi vào Nam thăm gia đình và bạn bè một ngày cuối năm rực nắng. Sài Gòn vẫn hối hả như bao lần tôi đã đến. Gia đình tôi bên nội là dân Bắc, bên ngoại là dân Nam, thế nên từ bé đến giờ tôi chẳng xa lạ gì với mảnh đất này. Mọi lần đến Sài Gòn, tôi thường cố gắng bỏ thời gian về nghĩa trang thành phố để thăm mộ ông ngoại tôi. Lần này đi, tôi chợt nhớ đến đã đọc đâu đó về nghĩa trang quân đội VNCH cũng nằm tại Biên Hòa. Gia đình tôi không có người thân nào nằm ở nghĩa trang này, nhưng tôi rất tò mò muốn đến đây để mắt thấy tai nghe mọi chuyện và để thắp dù chỉ một nén nhang cho những người đã khuất. Trên đường đi, mặc dù được bạn bè hướng dẫn tận tình qua điện thoại mọi "thủ đoạn" để có thể lọt vào nghĩa trang này dù không có người thân bên trong, nhưng tự dưng tôi nổi lên nỗi tự ái rất lớn. Tại sao chiến tranh đã qua lâu mà vào nghĩa trang này lại phải trình chứng minh thư, phải chứng minh được mình có người thân nằm trong đó, và tệ nhất là không được chụp ảnh đàng hoàng. Tôi quyết định sẽ chỉ đi vòng ngoài để quan sát và nhất là lên Đền Tử Sĩ, một nơi hoang tàn chẳng có ai canh gác. Dù đã biết những điều tệ hại nơi đây qua internet, nhưng quả thật chỉ khi chứng kiến tận mắt những gì ở Đền Tử Sĩ tôi mới thấu hiểu phần nào nỗi đau của biết bao gia đình có người thân nằm lại nơi này. Đền nằm trên một gò đất cao án ngữ ngay trước nghĩa trang, phía trước là cổng tam quan vẫn còn mờ mờ dòng chữ gì đó không đọc được nữa. Tôi về tra lại trên mạng mới biết đó là dòng chữ "Vì nước hi sinh" và "Vì dân chiến đấu". Theo những ảnh chụp trước 1975 còn lại trên mạng thì cảnh quan nơi này thay đổi thật nhiều. Cả khu gò phủ kín một rừng cây được trồng chắc mới gần đây thôi. Lần theo những bậc bê tông phủ dày lá khô, tôi bước lên khu đền mà lòng thầm kinh ngạc vì sao những cấu trúc xây dựng này có thể bền bỉ tồn tại đến bốn mươi năm dù không có người chăm sóc.   Bên trong đền, ngoài một cái bàn gỗ dựng tạm làm ban thờ là đống chăn chiếu bẩn thỉu, chắc của một người vô gia cư nào đó tá túc qua ngày. Ngày xưa nơi đây từng là chỗ cử hành những nghi lễ trọng thể để tưởng nhớ người đã khuất, giờ bẩn thỉu hoang tàn không khác xó chợ hoang.   Tôi và người bạn đi cùng không dám dọn dẹp kê đặt lại gì nhiều, chỉ dâng hoa và thắp tạm nén hương mong những người còn nằm lại ngậm cười nơi chín suối.   Dẫu biết chỉ là hành động tượng trưng, nhưng thôi thì quét chút lá quanh đền cho mát lòng những người đã khuất.   Rời khỏi khu đền, chúng tôi đi một vòng vào sâu phía trong nghĩa trang. Người ta đã xây chặn giữa Đền Tử Sĩ và khu chôn cất một nhà máy nước có tên là Bình An. Cả khu nghĩa trang được xây kín tường cao 3m, bên trên có hàng kẽm gai lởm chởm trông không khác gì trại tù. Xe đưa chúng tôi lướt qua khu kiểm soát, ngoài cổng đề tên là Nghĩa trang nhân dân Bình An, phía trong thấp thoáng vài ngôi mộ. Nếu tôi cố vượt qua cổng này vào bên trong thì chắc chắn phải trình chứng minh thư, phải ghi tên vào sổ, phải chịu sự giám sát của nhân viên an ninh và sẽ không thể nào đàng hoàng nâng máy lên chụp bất cứ thứ gì. Đó là điều tôi đã được bạn bè cảnh báo trước và tôi không thể chấp nhận được! Tôi đi thăm nghĩa trang chứ có phải đi thăm tù đâu mà phải như vậy!   Vậy mà bao năm qua, gia đình những người đã khuất vẫn phải nín nhịn, vẫn phải xin xỏ chính quyền để thực hiện những quyền rất chính đáng của mình là được ra vào để thăm nom săn sóc phần mộ người thân nằm lại nơi này. Những người nằm xuống trong nghĩa trang này dù lý tưởng của họ là đối lập với nhà nước hiện nay, nhưng họ cũng là người Việt Nam, cũng là cha là ông của biết bao gia đình, mộ phần của họ đáng được hưởng sự chăm sóc của người thân. Tôi tự hỏi một chính thể với đầy đủ sức mạnh trong tay mà sao lại sợ họ thế? Sao nỡ cầm tù kể cả khi họ đã chết? Đến ngay cả những lính Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979, khi chết vô danh trên đất Việt cũng được quy tập chôn cất trong bao nghĩa trang đàng hoàng khắp miền núi phía Bắc? Sao người Việt với nhau mà nỡ đối xử tàn tệ đến mức kinh hoàng như vậy? Còn nhiều câu hỏi nữa cứ luẩn quẩn trong đầu tôi trên đường về, nhưng chắc chắn một điều là chính sách hòa giải dân tộc sẽ không thể thành công nếu nhà nước cứ hành xử như thế này.   Chiến tranh đã lùi qua lâu mà vết thương trong lòng dân tộc hình như vẫn chưa khép lại. Khi tôi đăng một số bức ảnh chuyến đi thăm nghĩa trang này lên Facebook cách đây mấy hôm thì lập tức nhận được vô số phản hồi trái chiều. Người thì rất hoan nghênh, người thì lại phê phán cho rằng tôi là thằng cộng sản con, là kẻ cơ hội làm chuyện chính trị. Tôi nghĩ các bạn có ý phản đối tôi không cần phải nặng nề như vậy. Chính thể Việt Nam Cộng Hòa dẫu gì cũng đã là quá khứ. Chiến tranh đã kết thúc gần bốn mươi năm và chúng ta vẫn phải chung sống với nhau. Điều quan trọng cần làm là nhìn nhận quá khứ, giải quyết tồn tại và hướng tới tương lai. Một mặt cứ sống trong hận thù, phân biệt Nam Bắc thì không thể cùng chấn hưng đất nước được. Mặt khác, phải dũng cảm bỏ qua khác biệt để bắt tay nhau cùng phá bỏ tất cả những điều phi lý, những điều đi ngược lại giá trị nhân bản của dân tộc này. Hãy đi từng bước nhỏ, từng việc cụ thể như việc phá bỏ chế độ kiểm soát nghĩa trang quân đội Biên Hòa giống một trại tù. Hãy lên tiếng, hãy làm trong khả năng mà bạn có thể chịu đựng được. Không bắt đầu thì mãi mãi chẳng bao giờ có đổi thay./. Nguồn: nguyenlanthang's blog  
......

Thông báo ngày 23-12-2013 của Diễn đàn Xã hội Dân sự

1. Sơ bộ hoạt động trong tháng qua   Hoan nghênh các quý vị thành viên Diễn đàn đã tích cực tham gia vào hoạt động của Diễn đàn, nhất là viết bài cho trang mạng, góp ý và tham gia vào những hoạt động khác. Trang thông tin tuy còn rất nhiều khiếm khuyết và chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để khắc phục và dù bị chặn rất gắt gao nhưng vẫn có số người đọc đáng mừng.   Các đại diện cũng như thành viên của Diễn đàn đã tiếp xúc với nhiều cơ quan ngoại giao ở Hà Nội (theo yêu cầu và lời mời của họ) như với tất cả các tham tán chính trị của các nước EU, Canada cũng như một số vị đại sứ của các nước này; đã làm việc với báo cáo viên về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (phụ trách các vấn đề kinh tế), Phó Trợ lý Ngoại trưởng và Ngoại trưởng Hoa Kỳ; tham dự ngày nhân quyền với các nước EU; tham dự kỷ niệm ngày nhân quyền do Mạng Lưới Blogger Việt Nam tổ chức; tham dự chào mừng sự ra mắt của Mạng Lưới Blogger Việt Nam; dự lễ tang ông Nguyễn Kiến Giang; đến sứ quán Nam Phi chia buồn về sự ra đi của Nelson Mandela và dự lễ tưởng niệm Nelson Mandela do Liên hiệp các Hội Hòa bình Hữu nghị và đoàn ngoại giao tổ chức. Ngày 22-12-2013 đã tổ chức một bữa cơm thân mật cuối năm với sự tham gia của trên 20 thành viên có điều kiện tham gia và khách mời. 2. Công việc chuẩn bị cho thời gian tới 2.1.Việc công khai danh tính nhóm trị sự   Nhà báo tự do, TS Phạm Chí Dũng và nhà báo Trần Quang Thành đồng ý công khai danh tính. Những thành viên khác của nhóm trị sự sẽ công khai danh tính vào thời điểm thích hợp. 2.2.Thông báo về khẩu hiệu Chúng ta coi cụ Phan Châu Trinh là cụ tổ và xin được dùng khẩu hiệu của Cụ với sự bổ sung hay cập nhật như sau: Thực thi Dân Quyền; Nâng cao Dân Trí; Chấn hưng Dân Khí; Cải thiện Dân Sinh Thực thi Dân Quyền: Sử dụng, thực thi các quyền của người dân, các quyền con người và quyền công dân. Chúng ta KHÔNG ĐÒI CÁC QUYỀN NÀY, vì chúng là quyền tự nhiên hoặc hiến định và được coi là quyền hiển nhiên, vốn có của chúng ta, nên chúng ta đơn thuần nắm lấy, sử dụng, thực thi các quyền này và đấu tranh chống lại bất cứ mưu toan nào của bất cứ ai, bất cứ tổ chức nào nhằm cắt xén các quyền đó (chiến thuật “cứ như”). Tuy nhiên, chúng ta ĐÒI nhà nước phải tôn trọng các quyền đó; đòi nhà nước thực hiện nghĩa vụ của mình để người dân có thể thực thi đầy đủ quyền của họ; đòi nhà nước tạo khung khổ pháp lý, tạo môi trường để người dân thực thi các quyền của mình sao cho không ảnh hưởng đến quyền của người khác và phục vụ lợi ích chung. Để nhắc nhở và góp phần vào công việc thực thi dân quyền, chúng ta thành lập nhật báo Dân Quyền (bằng cách nâng cấp trang mạng để biến dần thành nhật báo). Dự án này tiến hành từ từ và mong quý vị đóng góp bài vở, sáng kiến để nâng cấp trang mạng hiện nay. Nâng cao Dân Trí: thúc đẩy động viên tất cả mọi người học tập, thảo luận, mở mang đầu óc, kiến thức, thảo luận nhằm nâng cao dân trí để phục vụ chính mình cũng như xã hội. Hoạt động nâng cao dân trí hết sức đa dạng và để nhắc nhở, cũng như góp phần vào việc nâng cao dân trí, chúng ta thành lập Tạp chí DÂN TRÍ (anh Nguyên Ngọc đã nhận làm Tổng Biên tập, mời các anh chị tham gia Hội đồng biên tập) trước mắt ra hai tháng một kỳ. DÂN TRÍ sẽ đăng các bài nghiên cứu, các tranh luận về chiến lược, chính sách phát triển đất nước trong mọi lĩnh vực. Chấn hưng Dân Khí: nâng cao tinh thần, ý chí, dũng khí của người dân trong việc sử dụng các quyền của mình, trong mọi hoạt động của mình. Để nhắc nhở đến và góp phần vào công việc chấn hưng dân khí, chúng ta thành lập nhà xuất bản DÂN KHÍ, hoạt động theo luật pháp quốc tế (dự kiến ra mắt đầu năm 2014 và trong năm 2014 ra được ít nhất 10 đầu sách) để xuất bản những tác phẩm dịch có giá trị cho sự phát triển đất nước mà hiện chưa thể xuất bản ở Việt Nam, cũng như những tác phẩm mới của các tác giả Việt Nam. Cải thiện Dân Sinh: là lĩnh vực hoạt động thường xuyên của mọi người dân. Chúng ta động viên, khuyến khích mọi người tự chủ, sáng tạo trong hoạt động để cải thiện dân sinh, mưu cầu hạnh phúc của mình và tìm mọi cách để bảo vệ dân sinh. Để nhắc nhở việc thực hiện dân quyền và cải thiện dân sinh, chúng ta ủng hộ dự án phong trào bảo vệ dân sinh do anh Phạm Chí Dũng khởi xướng. Bốn khẩu hiệu này không độc lập với nhau, không phải cái này suy ra cái kia mà tác động qua lại lẫn nhau và việc tách bạch về khái niệm chỉ để nhằm làm rõ những chiều kích, những mặt, những khía cạnh khác nhau của bản thân hoạt động xã hội dân sự mà thôi. 3.   Thông báo về khởi động dự án Giám sát pháp luật   Đầu tháng 1-2014 sẽ hoàn thành cơ sở Công nghệ thông tin (một trang web) để có thể thử nghiệm trong nội bộ chúng ta và sau đó dự kiến đến 23-1-2014 sẽ khai trương và bắt đầu dự án. 3.1. Mục đích   Tất cả người dân, tất cả các tổ chức đều có thể tham gia dự án để thực thi quyền giám sát pháp luật của người dân (thực thi dân quyền) nhằm giúp các cơ quan lập pháp, hành pháp nâng cao chất lượng lập pháp và hành pháp; nhằm giúp người dân học tập, nâng cao hiểu biết pháp luật và nhất là các quyền của mình (nâng cao dân trí) để áp dụng chúng (thực thi dân quyền) để cải thiện cuộc sống của mình và của đất nước; nhằm giúp các học giả có dữ liệu để nghiên cứu; nhằm giúp các nhà hoạch định chính sách cơ sở và bằng chứng để có những quyết định chính sách tốt hơn. 3.2. Mô tả sơ bộ dự án     Ø In-put: Tất cả mọi người có thể truy cập trang Giám sát pháp luật (GSPL) và cung cấp thông tin cho hệ thống. Thông tin có thể là thông báo hay khiếu nại. Người dân và tổ chức có khiếu nại về những quyết định mà họ cho là vi phạm luật sẽ truy cập vào trang GSPL, điền vào các mẫu báo cáo sẵn có, scan hay chụp ảnh bản khiếu nại của mình và gửi lên trang GSPL. Có ba loại input:     báo cáo về các văn bản quy phạm pháp luật mà người thông báo coi là vi phạm các luật cao hơn hay vi hiến hay vi phạm thỏa ước quốc tế mà Việt Nam đã ký; input loại này không cần thẩm tra mà có thể chuyển ngay cho bộ phận xử lý.     báo cáo về sự vi phạm luật của các quan chức và cơ quan nhà nước qua những khiếu nại, khiếu kiện mà đương sự đã gửi cho cơ quan nhà nước mà họ nghĩ là có thẩm quyền (trong trường hợp này GSPL có thể tư vấn xem người khiếu nại có làm đúng thủ tục hay nội dung có hợp lý không); loại input này cần thẩm tra nhưng không nhiều vì đương sự là người khởi xướng khiếu nại, khiếu kiện và đã gửi cho nhà chức trách liên quan; sau khi thẩm tra xong chuyển cho khâu xử lý;     báo cáo về sự vi phạm luật của quan chức và cơ quan nhà nước (mà không gắn với khiếu nại, khiếu kiện) loại này sẽ rất mất công xác minh (để tránh giả mạo gây mất uy tín cho GSPL).         Ø Xử lý các thông tin đầu vào: Sau khi đã thẩm tra (các bước input), thông tin sẽ được chuyển cho nhóm các chuyên gia luật (qua một mailing list riêng của GSPL). Tùy theo đánh giá của các chuyên gia pháp luật, hệ thống sẽ đưa các trường hợp được xử lý vào cơ sở dữ liệu để phục vụ cho nghiên cứu, cũng như cung cấp thông tin cho các nhà lập pháp, hành pháp để cải thiện luật và thực thi luật. Nếu là chuyện khiếu kiện, GSPL sẽ gửi bằng điện tử đến cho cơ quan đã nhận khiếu nại, nhắc nhở họ về nghĩa vụ trả lời hay giải quyết, nếu quá hạn mà không giải quyết và sau (thí dụ ba lần nhắc nhở) thì GSPL sẽ đưa lên trang thông tin để cho công chúng biết. Tổ chức nhóm xử lý cũng dựa trên hoạt động phân tán trực tuyến.         Ø Tổ chức hoạt động: Sẽ cần một nhóm chăm sóc hệ thống (chủ yếu là anh em tin học và một hai người điều phối). Họ có thể làm việc toàn thời gian hay bán thời gian và sẽ phải tìm cách trả thù lao cho anh chị em này. Đề nghị các quý vị giới thiệu các chuyên gia có thể tham gia nhóm chuyên gia luật pháp (chỉ cần có một mail account riêng, không cần công khai danh tính và cam kết mỗi ngày hay mỗi tuần xem xét một hồ sơ và cho ý kiến, có lẽ hết khoảng 30 phút) và gửi lại cho hệ thống GSPL. Hệ thống sẽ điều phối (gửi, nhận thông tin, phân loại, đưa vào cơ sở dữ liệu hay vẫn để ở dạng thông tin đầu vào thô) công việc xử lý của các chuyên gia (những người này không cần phải biết nhau, không cần biết ai là ai). Trước mắt kêu gọi sự làm việc thiện nguyện, nếu kiếm được tài trợ sẽ trả thù lao cho công việc chuyên gia này. 3.3. Tổ chức hệ thống tin học đáp ứng nhu cầu mô tả ở trên   Đang xây dựng và dự kiến hoàn thành hệ thống tin học vào đầu tháng 1-2014. Sau khi hoàn tất, đề nghị nhóm IT cấp quyền truy cập cho tất cả các thành viên Diễn đàn Xã hội Dân sự để các vị nếu có các trường hợp khiếu nại, khiếu kiện (của những người khác mà đã được quý vị hay tổ chức của quý vị xác minh) sử dụng (đưa input vào, xử lý và đưa lên trang mạng), lấy ý kiến đóng góp của quý vị và hoàn thiện hệ thống để 23-1-2014 có thể đưa ra công khai cho dân chúng sử dụng (nếu chưa hoạt động suôn sẻ có thể lùi thời gian khai trương sang 23-2-2014). 3.4. Khả năng mở rộng Hoàn toàn tương tự như giám sát pháp luật, hệ thống có thể dễ dàng được chỉnh sửa để nhân dân có thể tham gia vào việc giám sát tham nhũng, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm, vân vân. 3.5. Ý nghĩa   Sự tham gia của người dân là quan trọng nhất, sự đóng góp của cộng đồng chuyên gia sẽ huy động được sức mạnh của rất nhiều người, chứ không chỉ số lượng hạn chế của một tổ chức nào đó; và có thể tạo cơ sở thực tiễn, có bằng chứng giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà lập pháp và hành pháp cải thiện hoạt động của mình. Nguồn: Diễn đàn Xã hội Dân sự
......

Không được học chữ ‘ngờ’

Một nhân viên ngoại giao có thể vi phạm luật pháp nước khác được không? Bà Devyani Khobragade, phó tổng lãnh sự của Ấn Ðộ tại New York, đang vô tình gây ra một xung đột nhỏ giữa hai nước, sau khi bà bị biện lý bắt điều tra và tố cáo bà phạm luật. Chắc vụ xung đột này sẽ được hai chính phủ dàn xếp nhanh, nhưng sẽ để lại một bài học, không chỉ riêng cho các nhà ngoại giao. Đại sứ Nguyễn Thế Cường Bà Devyani Khobragade, 39 tuổi, bị tố cáo đã khai man khi xin chiếu khán (visa) cho một người làm công. Cô ôsin này, và người chồng được đưa từ Ấn Ðộ qua trông con và làm những việc vặt trong nhà. Trên đơn xin visa, bà ghi là sẽ trả công cô 4,500 đô la mỗi tháng. Trong thực tế, cô chỉ nhận được 573 đô la. Nếu cô chỉ làm 40 giờ một tuần thì tính ra lương mỗi giờ là hơn 3 đô la. Lương tối thiểu ở New York là 7.25 đô la mỗi giờ. Chính gia đình cô ôsin sang Mỹ đã đứng ra tố cáo cho nên bà Khobragade bị bắt, rồi được trả tự do sau khi đóng 250,000 đô la tiền thế chân. Báo chí bên Ấn Ðộ loan tin này, với các chi tiết do bà Khobragade kể trong email gửi cho các đồng sự. Bà than đã bị còng tay, bị lột áo để khám xét như một tội phạm, trong lúc mới đưa con đến trường học. Chính phủ Ấn Ðộ phản đối mạnh mẽ. Ðể trả đũa, họ gỡ bỏ hàng rào bảo vệ an ninh quanh sứ quán Mỹ. Ngoại Trưởng Mỹ John Kerry đã điện thoại cho ông cố vấn anh ninh của chính phủ Ấn Ðộ, bày tỏ ý “ân hận” (regret), là một cách xin lỗi. Một ông bộ trưởng Ấn Ðộ nói rằng chỉ “ân hận” thôi chưa đủ. Thân phụ bà Khobragade tuyên bố ông sẽ tuyệt thực nếu chính phủ Mỹ không xin lỗi con ông. Ông còn nói sẽ không thèm nhận tiền bồi thường, nếu có, “Vì chúng tôi không phải ăn mày!”   Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid yêu cầu chính phủ Mỹ hủy bỏ ngay lập tức việc truy tố nhà ngoại giao của nước ông. Nhưng lời yêu cầu này có nghĩa là ông đang đòi ngành hành pháp nước Mỹ can thiệp vào công việc của ngành tư pháp. Một quy tắc được ghi trong Hiến pháp cả nước Ấn Ðộ lẫn nước Mỹ là hệ thống tư pháp có quyền độc lập. Người gây ra cơn bão ngoại giao này là Biện Lý khu Nam New York, Preet Bharara, 45 tuổi. Ông này rất nổi tiếng, đã từng được tuần báo Time liệt kê danh sách trong 100 người “quyền lực” mạnh nhất, nhất “thế giới” chứ không riêng nước Mỹ. Trong cuộc đời biện lý, ông đã điều tra và truy tố những tội phạm mafia thuộc các “gia đình” Gambino và Colombo nổi tiếng. Văn phòng ông phụ trách truy tầm hơn bảy tỷ (7.2) đô la để trả lại cho một số nạn nhân của tay đại bịp Bernard L. Madoff, người đã đánh lừa hàng trăm triệu phú và nhiều tỷ phú. Ông đang lo truy tố các nhân viên công ty tài chánh của Madoff. Từ năm 2009, Preet Bharara mở cuộc điều tra 60 nhà đầu tư Wall Street phạm luật dùng tin tức mật để thủ lợi, đến nay còn đang tiếp tục. Tình cờ, mấy tay đứng đầu nhóm này cũng là mấy người gốc Ấn Ðộ, giống như Preet Bharara. Cho nên không ai có thể nghi ngờ nền tư pháp nước Mỹ kỳ thị. Trong vụ bắt bà Khobragade, Preet Bharara nhấn mạnh động cơ duy nhất là “bảo vệ luật pháp, bảo vệ nạn nhân bị bóc lột, và buộc những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ quan trọng như thế nào.” Ông minh xác bà Khobragade không hề bị còng tay. Việc một nữ cảnh sát khám xét bà là thông lệ với bất cứ người nào bị giữ điều tra. Bà Khobragade được nhân viên Bộ Ngoại Giao đối xử lễ độ, họ để cho bà ngồi trong xe của mình gọi điện thoại, còn mua cà phê và đề nghị mua thức ăn cho bà. Chính phủ Ấn Ðộ làm ồn về vụ này cũng vì năm tới sẽ tổng tuyển cử, đảng đối lập Bharatiya Janata nhân cơ hội đang công kích chính phủ. Ông Yashwant Sinha, cựu ngoại trưởng trong chính phủ Janata trước đây đã yêu cầu Ấn Ðộ phải trả đũa bằng cách bắt mấy nhà ngoại giao Mỹ đồng tính luyến ái, theo một đạo luật có từ trước khi Ấn Ðộ độc lập. Vì vậy, đương kim Ngoại Trưởng Salman Khurshid phải lớn tiếng. Ông bênh vực nhân viên của mình: “Ðiều tệ nhất mà người Mỹ có thể kết tội bà ta là không trả lương người làm công theo luật (lương tối thiểu) của nước Mỹ.” Ông biện hộ: “Lương nhân viên ngoại giao của Ấn Ðộ không được cao như lương Mỹ.”   Bà Khobragade là người thứ ba bị lôi thôi về việc trả lương người làm. Năm 2011, một cô làm công đã tố cáo ông Prabhu Daval bắt cô làm việc như nô lệ, giữ giấy thông hành, hộ chiếu của cô. Năm 2010, một quan tòa New York đã phán bà Neena Malhotra và chồng phải bồi thường cho cô người làm một triệu rưỡi đô la vì không trả lương và đối xử với cô “một cách man rợ.” Khi một nhà báo hỏi ông Khurshid tại sao không rút bà Khobragade về, sau khi chính phủ Mỹ đã báo trước rằng bà phạm luật nước Mỹ từ tháng 9, vị ngoại trưởng Ấn Ðộ đã trả lời: “Chúng tôi đâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!” Một nhà ngoại giao khác cũng không học được chữ ngờ là ông Nguyễn Thế Cường, đại sứ Việt Nam tại Thổ Nhĩ Kỳ. Báo Bild ở Ðức mới loan tin ông Nguyễn Thế Cường bị bắt giữ tại phi trường Frankfurt, vì mang theo hai chục ngàn đồng Euro mà không khai báo! Quan thuế Ðức giữ ông để điều tra vì nghi ông đang đi rửa tiền. Nước Ðức vẫn là nơi được nhiều quan chức lớn chiếu cố mở tài khoản trong ngân hàng. Số tiền 20,000 tiền mặt tương đương với 27,000 đô la Mỹ, mà luật lệ các nước thường bắt ai mang 10,000 đô la đều phải khai báo số tiền đó ở đâu ra, tại sao không dùng ngân phiếu mà lại dùng tiền mặt. Một ông đại sứ chắc phải biết luật. Ông Nguyễn Thế Cường không theo luật chắc vì khó khai báo. Chỉ khi bị câu lưu ông mới khai đó là tiền nhân viên sứ quán ở Thổ Nhĩ Kỳ quyên góp các nạn nhân bão lụt ở Việt Nam! Mạng lưới Vietinfo.eu nhặt được câu chuyện này trên báo Bild vào lúc nửa đêm ngày 19 tháng 12; vừa loan tin ra nội trong ngày 20 tháng 12 người Việt khắp thế giới bàn tán. Người ta hỏi: Tại sao tiền giúp nạn nhân bão lụt không thể chuyển qua các ngân hàng được mà phải đem cả đống tiền mặt đi một vòng từ Thổ Nhĩ Kỳ qua nước Ðức? Tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam đã phản đối quan thuế Ðức về vụ bắt giữ ông Nguyễn Thế Cường, coi là vi phạm công ước quốc tế về quyền đặc miễn của các nhân viên ngoại giao. Nhưng họ lại chỉ gửi “thông điệp miệng” (Verbalnote trong tiếng Ðức). Tại sao không gửi văn thư chính thức? Ông Nguyễn Thế Cường qua Ðức trong một nhiệm vụ ngoại giao, hay là đi việc riêng? Nếu vì công vụ, tại sao ông ta không dùng các thủ tục đem hành lý theo quy chế ngoại giao, để khỏi bị khám xét? Hay là ông nghĩ chắc chẳng ai lại đi hỏi một ông đại sứ, dù đại sứ của Việt Nam mà lại ở Thổ Nhĩ Kỳ, về một sấp tiền mặt 20,000 quá nhỏ. Nhưng tại sao quan thuế Ðức lại đi xét hỏi túi xách tay của một hành khách từ chuyến máy bay Turkish Airlines 1619 từ Ankara tới Rhein-Main? Có người nào mật báo khiến cho hải quan Ðức đặc biệt chiếu cố? Bây giờ nếu ai nêu lên mấy câu hỏi đó, chắc ông Nguyễn Thế Cường cũng trả lời như Ngoại Trưởng Ấn Ðộ Salman Khurshid: “Ðâu có ngờ lại xảy ra chuyện như thế này!” Ngoại Trưởng Khurshid không học được chữ ngờ. Có lẽ vì trong xã hội Ấn Ðộ, những người giầu sang như bà Khobragade vẫn quen bóc lột người làm công mà không ai thắc mắc. Ở xứ Ấn Ðộ, một người vi phạm luật pháp với một tội nho nhỏ như khai man trong đơn xin visa chắc ai cũng thấy là đáng bỏ qua. Không ai đụng tới những người giầu có và quyền thế! Nước Ấn Ðộ đã sống mấy ngàn năm với một hệ thống đẳng cấp, người thuộc đẳng cấp cao coi thường tất cả các đẳng cấp thấp hơn. Những người giầu sang có thể phạm luật nhưng không lo, họ không thể bị truy tố. Tuy đã sống dưới chế độ tự do dân chủ hơn nửa thế kỷ, những thói quen ngàn năm đó vẫn chưa bỏ được. Ở nước Ấn Ðộ chỉ cần nghe tên một người là biết người đó thuộc đẳng cấp nào. Một kỹ sư Ấn Ðộ thuộc đẳng cấp thấp được tuyển vào làm trong một công ty lớn. Anh được đón tiếp, được giải thích là trong công ty tất cả mọi người đều bình đẳng. Các bạn đồng sự chuyện trò vui vẻ, nồng nhiệt, lương anh được trả ngang với các kỹ sư cùng khả năng, dù họ thuộc các đẳng cấp cao hơn. Nhưng trước bữa ăn đầu tiên, một bạn đồng nghiệp ghé tai anh dặn dò: “Anh nhớ dùng cái nhà vệ sinh ở chỗ đầu nhé, cái toilet ở đầu này dành cho những người thuộc đẳng cấp chúng tôi đấy.” Nền văn hóa phân biệt, kỳ thị đẳng cấp mấy ngàn năm rất khó xóa bỏ. Ông Khurshid đâu có ngờ ở nước Mỹ nó khác. Trước pháp luật, tất cả mọi người được đối xử như nhau! Ông Nguyễn Thế Cường không học được chữ ngờ cũng vì ông quen sống như một người thuộc đẳng cấp cao nhất ở nước Việt Nam. Các đảng viên cộng sản đã là một đẳng cấp được ưu tiên rồi. Bên trong đảng, mỗi người cố leo lên những đẳng cấp cao hơn nữa. Hệ thống đẳng cấp trong xã hội đã được phân chia thành nếp từ nửa thế kỷ nay. Trước đây, ngay cả việc đi chợ cũng phân biệt có hệ cấp rõ ràng: “Tôn Ðản là của vua quan; Vân Hồ là của trung gian nịnh thần; Ðồng Xuân là của thương nhân; Vỉa hè là của nhân dân anh hùng.” Những người đã quen sống trên đầu trên cổ “nhân dân anh hùng” đâu có ngờ khi bước chân xuống phi trường một nước dân chủ tự do nó lại coi mình cũng như mọi người dân bình thường! Nguyễn Thế Cường chưa sống trong một xã hội có những người như Preet Bharara. Họ làm bổn phận bảo vệ luật pháp, và “bắt những người phạm luật phải chịu hậu quả, dù họ giầu có, quyền thế hay có liên hệ lớn như thế nào.” Nước Việt Nam cần có nhiều người như Preet Bharara trong ngành tư pháp. Nguồn: nguoi-viet.com
......

Từ Sợ Hãi Tới Hành Động

Sợ hãi là một đặc tính của muôn loài. Chính sự sợ hãi góp phần giúp cho mọi loài sinh tồn và phát triển. Riêng trong thế giới con người, sợ hãi khiến cho kẻ yếu hơn phải chọn giữa phục tùng kẻ mạnh hoặc phải kiếm giải pháp. Cùng lúc sợ hãi thường làm cho con người trở nên tàn nhẫn và/hoặc hèn nhát hơn; ích kỷ và vô cảm hơn. Nhưng trong một số trường hợp, sợ hãi lại cũng có thể làm người ta bật lên can đảm, mạnh mẽ. Trong phạm vi bài viết ngắn này tôi chỉ xin đưa ra một vài nhận định về tình hình xã hội Việt Nam trong những năm gần đây liên quan tới “sự sợ hãi”. Có thể nói đại đa số người dân ngày nay đều rất sợ Đảng Cộng sản và các phương tiện bạo hành của họ, kể cả bọn đầu gấu xã hội đen mà họ đang sử dụng ngày một thường hơn. Ngoài các trò bạo hành, dân còn sợ Đảng vì sợ bị trù dập, bị mất công ăn việc làm, bị mất nhà mất đất. Nhiều khi dân sợ chỉ vì họ chứng kiến cảnh Đảng đã xuống tay với những người xung quanh họ.   Bởi nỗi sợ đó đa số người dân đã dần dần tự biến mình thành nô lệ cho Đảng Cộng sản một cách vô điều kiện. Từng lời nói, cử chỉ tới hành động đều phải giữ chừng, tự kiểm duyệt, tránh “phạm thượng” … Nói chung, ai nấy đều chỉ mong cuộc sống của bản thân mình và con cháu mình được "yên hàn". Gia đình "không có vấn đề", tức không đang bị Đảng trừng phạt, là thấy hạnh phúc rồi. Không trông đợi gì thêm từ Đảng. Để đạt được mong muốn đó nhiều người đã chọn thái độ tung hô ca ngợi Đảng để được yên thân, bất kể trong lòng có bất mãn hay không. Một số khác thì còn cố gắng đề trở thành Đảng viên Cộng sản để có được cơ hội đổi đời. Và giữa 2 loại trên là những người chấp nhận làm tay sai cho Đảng với danh xưng “quần chúng tự phát” để nhận được chút tiền. Cả ba lối chọn lựa này đều làm cho con người đã "hèn" lại thêm "hạ". Nhưng ngược lại, trong những năm tháng gần đây, không ít người đã vượt qua được nỗi sợ. Có người vượt được chỉ vì đã bị ép tới đường cùng, nôm na là tới mức "tức nước vỡ bờ". Rất nhiều trong số này là các bà con dân oan. Họ bị cướp đến tận cùng mọi phương tiện mưu sinh, phải sống lê lết trước những cửa quan để kêu oan, và bị xua đuổi từ văn phòng này sang cơ quan khác. Cũng có nhiều người vượt được sợ hãi nhờ tiếng gọi của lương tâm. Nỗi sợ mất nước còn lớn hơn nỗi sợ bị Đảng Cộng sản trả thù. Họ sợ rằng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Việt Nam sẽ hoàn toàn trở thành thuộc địa của Trung Quốc, đời con đời cháu của họ sẽ trở thành nô lệ hoàn toàn cho người Phương Bắc. Kế đến, sự khinh bỉ trước thái độ Hèn với giặc - Ác với dân của thành phần lãnh đạo Đảng cũng làm nỗi sợ Đảng bớt đi nhiều. Và thế là họ công khai thể hiện lòng yêu nước của mình bằng cách xuống đường phản đối Trung Quốc xâm lược bất kể Đảng có cho phép hay không. Rồi khi bị cấm quyền yêu nước, họ dạn dĩ tham gia các buổi phổ biến Quyền con người. Và cứ thế mà tiến tới.   Sau hết, nhiều người không chỉ vượt qua sợ hãi mà còn nhìn ra một thực tế khác. Chính lãnh đạo Đảng mới là những kẻ đang mang nhiều nỗi lo sợ hơn ai hết. Họ sợ sự phát triển của công nghệ thông tin dẫn đến sự gia tăng nhận thức của người dân. Từ đó họ sợ những tội ác khủng khiếp của các chế độ cộng sản trên khắp thế giới và tại Việt Nam sẽ không còn có thể che đậy được nữa. Họ sợ toàn dân biết rõ con đường xây dựng CNXH là con đường hoang tưởng mà cả thế giới đã vất bỏ, đặc biệt ngay tại nơi sản sinh ra nó. Họ sợ từng hành động đánh, giết, khủng bố dân để bảo vệ chế độ từ nay sẽ bị chính người dân thu hình, thu âm, thu bằng chứng và lưu trữ để chờ ngày đưa họ ra tòa án nhân dân như tại các nước vừa đổi đời. Họ sợ các núi của cải vừa đào khoét được từ tài nguyên đất nước và cướp trắng của dân sẽ không giữ được. Và còn nhiều nỗi sợ khác nữa nhưng căn bản vẫn là: ĐẢNG SỢ CÁI NGÀY DÂN HẾT SỢ. Điều dại dột của lãnh đạo Đảng, dù đã có thấy nhiều tấm gương từ Bungari đến Libya, là càng sợ thì lại càng cố che đậy bằng thái độ hùng hổ và nâng cấp bạo hành, thí dụ như từ chính sách làm ngơ cho công an đánh người nay đã nâng cấp đến mức chính thức cho công an bắn dân tại chỗ. Nhưng như đã thấy trên khắp thế giới, đến mức này thì dân càng bị dồn vào đường cùng sẽ càng tức nước vỡ bờ nhiều hơn và nhanh hơn mà thôi, cũng như hồ sơ tội ác của từng cán bộ ác ôn sẽ càng dày hơn thôi.   Tóm lại ở xã hội Việt Nam hiện nay có 3 loại sợ khác nhau:   1. Nỗi sợ của những kẻ đáng khinh. Họ chỉ lo mất ghế cai trị và khả năng tiếp tục nạo khoét đất nước. Nhưng càng sợ họ càng ác và càng sẵn sàng bán luôn đất nước; nghĩa là càng thu ngắn tuổi thọ của chế độ.   2. Nỗi sợ của những người đáng thương. Đây chính là đại khối đồng bào của tôi, những người đã phải sống cả đời trong đói khổ và bị bao trùm bởi trấn áp, đe dọa liên tục. Nhưng trong tay họ là sức mạnh toàn năng của dân tộc và là chìa khóa tương lai của đất nước.   3. Nỗi sợ của những vị đáng kính. Họ là những người không sợ gì cho chính mình nhưng lo nhiều cho các thế hệ tương lai và sinh mạng của đất nước. Lo đến nỗi họ sẵn sàng gạt sang một bên mọi thủ đoạn xách nhiễu, đe dọa, và trả thù hạ cấp của chế độ để bước ra tranh đấu công khai. Xin cho tôi cùng với đại khối đồng bào tiến bước theo những ngọn đuốc lương tâm, những nhà trí thức đang chấp nhận đi đầu trên con đường gian nan để xóa sạch mọi nỗi sợ trên đất nước chúng ta. Thanh Hóa 21/12/2013 Nguyễn Trung Tôn Điện Thoại 01628387716  
......

Mỹ thắng Tàu một bước

Tập Cận Bình đang nhường một nước cờ ngoại giao, để rảnh tay củng cố địa vị qua “trận càn quét” các đối thủ chính trị quy tụ trong “Ðảng Dầu lửa” và “Ðảng An ninh” mà Chu Vĩnh Khang đứng đầu cả hai. Trong lúc Tập Cận Bình lo các nước cờ hạ thủ Chu Vĩnh Khang một cách ngoạn mục, thì John Kerry đã thắng một cuộc cờ ngoại giao ngay trong vùng Ðông Nam Á, nơi Bắc Kinh vẫn coi là “ao nhà” của mình, không muốn cho Mỹ can dự.   Ngoại trưởng Kerry trò chuyện với các sinh viên trước khi đọc một bài phát biểu tại xã Tân An Tây, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.  Ảnh: Bộ Ngoại giao Mỹ.   Trong cuộc thăm viếng Việt Nam, rồi Philippines, những lời tuyên bố và hành động của ngoại trưởng Mỹ đều công khai nhắm vào Trung Cộng, không úp mở. Về hành động thì những việc làm mới của chính phủ Mỹ thì không có gì đáng coi là nghiêm trọng; nhưng các lời nói thì cố ý gây ảnh hưởng mạnh. Trên trường ngoại giao, người ta chỉ cần tạo ảnh hưởng tâm lý như thế. Chi tiền ít mà vẫn nói được nhiều, rõ ràng là lợi lớn.   Tại Việt Nam, John Kerry chỉ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho các nước ASEAN. Nhưng lời tuyên bố nói rõ mục đích là giúp vùng Ðông Nam Á bảo vệ lãnh hải chống xâm lăng. Số tiền 32 triệu không đáng là bao. Nhưng Hiệp Hội Các Quốc Gia Ðông Nam Á lo bị ai xâm lăng? Ai cũng biết, chỉ có Trung Cộng. Số tiền 18 triệu Mỹ kim giúp riêng cho Việt Nam cũng không cao. Chắc là các lãnh tụ đảng Cộng sản ở Hà Nội rất thất vọng. Không phải vì ngoại trưởng Mỹ lại lên lớp đặt vấn đề nhân quyền; điều này John Kerry bắt buộc phải làm vì trước khi lên đường đã nhận được thư thúc đẩy của 47 nhà lập pháp Hoa Kỳ yêu cầu. Nỗi thất vọng của các quan chức Hà Nội là chính phủ Mỹ chỉ viện trợ dưới hình thức năm chiếc tầu thủy cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải sử dụng trong việc tuần tiễu. Lính đi tuần tiễu tức là các quan lớn khó nhân cơ hội rút ruột. Trong khi đó thì nhân cơ hội có mặt tại chiến trường mà ông đã đóng vai chiến sĩ Hải quân Mỹ nửa thế kỷ trước, John Kerry lại tấn công ngoại giao nhắm vào Bắc Kinh.   John Kerry nói: “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Nước nào gây hấn và ép buộc? Nước nào đã và đang tìm cách bành trướng lãnh thổ? Ai cũng biết, đó là Trung Cộng. Tại Philippines, John Kerry cũng chỉ đến để kết thúc những cuộc đàm phán giữa các viên chức ngoại giao hai nước. Các hiệp ước xác định thủ tục để quân đội Mỹ, gồm cả máy bay, tầu thủy, và bộ binh được đóng tạm trên đất Philippines. Sau khi Mỹ đóng cửa các căn cứ ở Philippines từ năm 1992, đây là những thỏa hiệp đầu tiên chính thức cho phép quân đội Mỹ trở lại. Nhưng trong thực tế, phi cơ và tàu chiến Mỹ đã tới Philippines rất nhiều lần trong các năm qua, được dư luận dân chúng hoan nghênh nồng nhiệt. Cho nên việc ký kết các thỏa ước mới chỉ là công việc bình thường. Nhưng những lời tuyên bố của cả hai ông ngoại trưởng Albert F. del Rosario và John Kerry thì không bình thường.   John Kerry nói: “Hiệp Chúng Quốc mạnh mẽ chống lại đường lối sử dụng hăm dọa (intimidation), cưỡng bách (coercion) hay hiếu chiến (aggression) của các quốc gia để bành trướng lãnh thổ. Kho tự vựng ngoại giao của các nước Ðông Nam Á trong tương lai sẽ chứa đầy những chữ hăm dọa, cưỡng bách, và hiếu chiến; quà tặng của ông ngoại trưởng Mỹ. Và chắc chắn họ sẽ thong thả đem ra dùng mỗi khi nói đến Trung Cộng (trừ chính quyền hai xứ Camphuchia và Việt Nam). Món quà mà ông John Kerry đem lại cho chính phủ Philippines chỉ có 40 triệu Mỹ kim, cũng nhắm vào việc tuần tiễu duyên hải. Nhưng quan trọng hơn là lời nói, tuy chỉ nhắc lại những lời mà chính phủ Mỹ vẫn nói: Nước Mỹ cương quyết bảo vệ nền an ninh của Philippines. Ðiều này thực ra không cần nói, vì hai nước vẫn còn hiệp ước phòng thủ hỗ tương; nhưng nhắc lại vẫn tạo thêm ảnh hưởng trước mắt. Nhưng trong khi nhắc lại, Kerry còn nói thêm “và an ninh trong vùng.” Mấy chữ chót này là món quà cho các nước Ðông Nam Á. Cũng như khi đến Việt Nam, tại Philippines ông Kerry đã nhắc lại những lời chỉ trích chính quyền Bắc Kinh trong việc công bố “vùng phòng không” (ADIZ) trong vùng biển Ðông Bắc. Ông nói chính thức: Nước Mỹ không công nhận vùng ADIZ này. Trong thực tế, chính quyền Mỹ đã cho ngay hai pháo đài bay B52 lượn qua vùng này ngay sau khi Bắc Kinh công bố, mà chẳng sao cả. Nhưng khác với chính quyền Cộng sản Việt Nam, Ngoại trưởng Albert F. del Rosario của Philippines cũng lớn tiếng đả kích Bắc Kinh trong vụ ADIZ. Nhưng lời tuyên bố quan trọng hơn nữa, là cả hai ông ngoại trưởng đã báo trước sẽ không chấp nhận nếu Trung Cộng vẽ ra một vùng ADIZ trong vùng biển Ðông Nam Á. Ðây là điều mọi người vẫn biết là thái độ của chính phủ Mỹ. Nhưng điều đó được công bố, và công bố ngay tại Manila, là một nước cờ ngoạn mục. Chuyến đi của ông Kerry tại Philippines tình cờ trùng hợp với các công tác cứu trợ nạn nhân bão Haiyan, mà số đóng góp của chính phủ Mỹ đang được người Phi hoan hô. Ngoài số tiền 20 triệu đô la, họ còn gửi tới một mẫu hạm, với một ngàn thủy quân lục chiến đến làm việc.   Người Phi ai cũng biết chính phủ Bắc Kinh tuyên bố chỉ giúp 100,000 đô la, bằng một phần tư số tiền do một tổ chức thiện nguyện VOICE của người Việt Nam đóng góp (Luật sư Trịnh Hội cho biết, riêng một ngôi chùa người Việt tại Mỹ đã nhờ chuyển 50 ngàn đô la cứu trợ). Sau khi nghe dư luận thế giới đàm tiếu, Bắc Kinh đã phải nâng số tiền cứu trợ lên hai triệu Mỹ kim. Họ không biết câu tục ngữ Việt Nam: Ðồng tiền đi trước là đồng tiền khôn; đồng tiền đi sau là dại. Chuyến đi của John Kerry phải đặt trong bối cảnh những xung đột ngoại giao đang diễn ra giữa Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, ở phía Bắc Á Châu. Sau khi Bắc Kinh tuyên bố lập vùng phòng không ADIZ, nước Nhật đã phản ứng, bằng việc làm. Ngày hôm qua, 17 tháng 12, 2013, chính phủ Nhật Bản đã công bố những chiến lược quốc phòng mới. Thủ tướng Shinzo Abe gọi đây là kế hoạch quốc phòng, nhưng ai cũng thấy tầm quan trọng trong lâu dài. Nhật Bản sẽ mua thêm các máy bay không người lái và các tàu đổ bộ, là những thứ không thể coi là vũ khí “phòng thủ” như bản Hiến pháp Nhật đòi hỏi. Ngân sách quốc phòng Nhật sẽ gia tăng trong mười năm tới, đi ngược lại chiều hướng cắt giảm trong mười năm qua. Chính phủ Nhật cũng sẽ giảm bớt các hạn chế trong việc xuất cảng vũ khí. Các biện pháp đó chắc sẽ được giới tư bản công nghiệp ở Nhật hoan nghênh. Bản kế hoạch của ông Shinzo Abe công bố hôm qua sẽ tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ trong năm năm tới. Số chi tiêu sẽ lên tới 246 tỷ Mỹ kim. Ngân sách quốc phòng Nhật Bản hiện đứng hàng thứ 5 trên thế giới, mặc dù vẫn bị cấm không được lập quân đội ngoài lực lượng tự vệ. Ngân sách quốc phòng của Trung Quốc đứng hàng thứ hai, sau nước Mỹ. Nhưng nếu so sánh lực lượng hải quân và không quân thì Nhật Bản vẫn mạnh hơn Trung Quốc. Một điểm mới trong kế hoạch mới là việc nghiên cứu sẽ mua các vũ khí tấn công có tầm xa; lý do được nêu lên là đề phòng Bắc Hàn tấn công bằng hỏa tiễn và bom nguyên tử. Ông Abe còn giải thích công việc tự vệ bao gồm cả việc bảo vệ một nước đồng minh bị xâm lăng. Rõ ràng là ông đang giải thích bản Hiến pháp “hòa bình, phi quân sự” của nước ông theo lối mới. Tất cả là những phản ứng trước thái độ hung hăng của Bắc Kinh trong vùng biển phía Ðông Trung Quốc. Trong khi đó thì đối với nước Mỹ, Bắc Kinh vẫn rất hòa dịu. Cuộc đụng độ với chiến hạm Mỹ USS Cowpens khi đang bám theo quan sát mẫu hạm Liêu Ninh xảy ra ngày 5 tháng 12 đã được Bắc Kinh dìm xuống hàng tin tức không quan trọng. Sau đó, Bắc Kinh cho biết sẽ tiếp tục tham dự một cuộc tập trận lớn, mang tên Rimpac, do bộ chỉ huy hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương tổ chức.   Tập Cận Bình đang lo đối phó với các đối thủ trong đảng, trong nước. Cho nên Ngoại trưởng John Kerry tha hồ múa gậy vườn hoang. Nhưng đối với các nước Ðông Nam Á, cuộc múa gậy này rất ngoạn mục. Dân chúng miền này sẽ ngủ ngon hơn khi biết chính phủ Mỹ vẫn giữ đúng chủ trương “chuyển trục” về Á Châu. 17.12.013 - Ngô Nhân Dụng Nguồn: nguoi-viet.com
......

Mathew Lee - Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, tăng cường trợ giúp Hải Quân Đông Nam Á

Mathew Lee | Associated Press Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ Theo Associated Press Ông Kerry chỉ trích Trung Quốc, công bố trợ giúp của Hoa Kỳ về an ninh hàng hải cho Đông Nam Á, trong tình trạng căng thẳng. Hình (AP): Ngoại Trưởng Hoa Kỳ John Kerry tại buổi họp báo tại Hà Nội vào ngày 16-12-2013.     Ông Kerry tuyên bố Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do. Không có những cải tổ như vậy, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự. Hà Nội, Việt Nam – Nhắm rõ ràng vào sự gây hấn ngày càng gia tăng trong các cuộc tranh chấp về lãnh thổ của Trung Quốc đối với những quốc gia láng giềng nhỏ bé, Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ John Kerry tuyên bố vào ngày thứ Hai rằng Hoa Kỳ sẽ tăng cường trợ giúp về an ninh hàng hải cho Đông Nam Á trong tình trạng căng thẳng ngày càng gia tăng với Bắc Kinh. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên với tư cách một nhà ngoại giao cao cấp nhất của Hoa Kỳ, Ông Kerry hứa trợ giúp thêm 32.5 triệu Mỹ kim cho những thành viên của Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) để bảo vệ lãnh hải của những nước này và sự tự do lưu thông trong Biển Hoa Nam, nơi mà bốn quốc gia tranh chấp với Trung Quốc. Bao gồm trong trợ giúp mới này là một ngân khoản lên tới 18 triệu Mỹ kim riêng cho Việt Nam để sở hữu năm chiếc tầu tuần tiễu chạy nhanh dành cho Lực Lượng Phòng Vệ Duyên Hải. Ông Kerry nói với sự đóng góp mới, trợ giúp về an ninh hàng hải của Hoa Kỳ dành cho khu vực sẽ vượt quá 156 triệu Mỹ kim trong hai năm tới. Ông Kerry nói rằng viện trợ mới không phải là một “phản ứng cấp thời đối với bất cứ một biến cố nào ở trong khu vực” nhưng là một trợ giúp “gia tăng dần dần và cân nhắc” nằm trong một quyết định rộng lớn hơn liên quan đến kế hoạch chuyển hướng về Á châu và Thái Bình Dương của chính phủ Obama. Tuy nhiên, Ông Kerry có những lời bình luận này sau khi Washington và Bắc Kinh đã trao đổi những lời lẽ chua cay về việc hai chiến hạm của Hoa Kỳ và Trung Quốc suýt đụng nhau ở Biển Hoa Nam trước đây chỉ có 11 ngày. Vào cuối tháng 11, Trung Quốc công bố việc thiết lập vùng bảo vệ trên Biển Hoa Đông, khu vực hàng hải giữa Trung Quốc, Đài Loan, Nam Hàn và Nhật Bản. Tất cả những phi cơ bay vào vùng này phải thông báo trước cho giới chức có thẩm quyền, và Trung Quốc sẽ thi hành những biện pháp không nói rõ để chống lại những kẻ không tuân theo. Những quốc gia lân cận và Hoa Kỳ đã nói rằng họ sẽ không công nhận vùng mới – mà mục tiêu là đòi chủ quyền trên vùng tranh chấp – và vùng mới này đã gây ra căng thẳng một cách không cần thiết. Trung Quốc cũng đã xác nhận rằng họ có quyền thiết lập một vùng tương tự trên Biển Hoa Nam, nơi mà Trung Quốc và Phi Luật Tân đang lâm vào một cuộc tranh chấp lãnh thổ lâu dài khác. Ông Kerry nói với những ký giả tại một cuộc họp báo với Ngoại Trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh rằng “Hòa Bình và ổn định trong Biển Hoa Nam là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ và những quốc gia trong vùng. Chúng tôi rất lo ngại và phản đối mạnh mẽ những chiến thuật ép buộc và gây hấn để tiến hành những đòi hỏi lãnh thổ.” Trong khi nhấn mạnh lập trường trung lập của Hoa Kỳ về những tranh chấp lãnh thổ, Ông Kerry kêu gọi Trung Quốc và Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN) hãy nhanh chóng đồng ý về nguyên tắc ứng xử có tính cách ràng buộc về Biển Hoa Nam và để giải quyết những tranh chấp một cách hòa bình qua những thương thuyết. Sự hung hăng ngày càng gia tăng của Trung Quốc – bao gồm việc thiết lập vùng phòng không ở Biển Hoa Đông – đã làm nhiều nước trong Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á hoảng sợ, gồm Việt Nam và Phi Luật Tân mà Ông Kerry sẽ viếng thăm vào ngày Thứ Ba. Ngoài ra, Ông Kerry đã minh xác rằng sự viện trợ nhắm giúp những quốc gia Đông Nam Á bảo vệ lãnh hải của họ chống sự xâm phạm. Sau khi công bố như thế, ông đã  chỉ trích thẳng thừng Trung Quốc về việc tạo dựng vùng phòng không mới và Trung Quốc có thể làm như thế ở Biển Hoa Nam. Như thế hầu như chắc chắn ông sẽ làm cho Bắc Kinh giận dữ vì cho rằng Hoa Kỳ đã can thiệp vào những lãnh vực liên quan đến những “quyền lợi cốt lõi” của Trung Quốc. Trung Quốc và Việt Nam tham dự trận chiến biên giới đẫm máu vào 1979 và vào năm 1988 một cuộc hải chiến gần những hòn đảo tranh chấp ngoài biển đã làm 70 thủy thủ Việt Nam thiệt mạng. Từ đó, những vụ tranh chấp về quyền đánh cá trong vùng đã thỉnh thoảng gây ra những vụ xô xát bạo lực và gia tăng căng thẳng ngoại giao. Ông Kerry có những lời lẽ gay gắt về khu vực phòng không mới tại Biển Hoa Đông. Ông nói khu vực này “rõ ràng gia tăng rủi ro về một tính toán nhầm lẫn nguy hiểm hay một tai nạn.” Điều này có thể đưa tới cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Nhật Bản về một chuỗi đảo nhỏ mà mỗi nước đều đòi quyền sở hữu. Ông Kerry tuyên bố Hoa Kỳ “rất lo ngại về những hành động gần đây đã làm sự căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản gia tăng và chúng tôi đòi hỏi tăng cường những sự thương lượng và sáng kiến ngoại giao.” Ông Kerry nói tiếp “Khu vực [phòng không] không nên thực hiện, và Trung Quốc không nên có những hành động đơn phương tương tự ở nơi khác, đặc biệt trong vùng Biển Hoa Nam.” Ông Kerry nhắc lại rằng những biện pháp như thế không ảnh hưởng đến những hoạt động quân sự của Hoa Kỳ ở trong vùng. Bắc Kinh xem toàn vùng Biển Hoa Nam và những chuỗi đảo trong biển này là của Trung Quốc và giải thích luật quốc tế cho phép Trung Quốc quyền cảnh sát hoạt động của hải quân ngoại quốc ở đây. Hải Quân Trung Quốc hoạt động thường xuyên hơn ở Biển Hoa Nam và quanh Nhật Bản trong chương trình phát triển hải quân cho vùng biển sâu. Căng thẳng nổi bật lên vào đầu tháng này khi một chiến hạm Trung Quốc gần đụng vào môt tuần dương hạm của Hoa Kỳ tại Biển Hoa Nam. Hạm Đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ nói chiến hạm USS Cowpens đang hoạt động trong hải phận quốc tế và đã phải vận hành để tránh đụng hàng không mẫu hạm duy nhất Liaoning của Trung Quốc vào ngày 5/12. Tuy nhiên, báo Global Times của Trung Quốc tường thuật vào ngày Thứ Hai rằng chiến hạm của Hoa Kỳ trước tiên quẫy nhiễu Liaoning và nhóm tầu hộ tống, đến quá gần cuộc diễn tập của Hải Quân Trung Quốc và xâm nhập vào “vùng phòng thủ” 30 dặm (miles) của hạm đội Trung Quốc. Song song với việc thảo luận về vấn đề an ninh hàng hải, Ông Kerry, trong lần viếng thăm Việt Nam thứ 14 kể từ khi chiến tranh chấm dứt vào năm 1975, đã áp lực các viên chức Việt Nam trả tự do cho các tù nhân chính trị và cải thiện hồ sơ nhân quyền, đặc biệt về tự do tôn giáo và Internet. Ông nói Hoa Kỳ hài lòng về những cải thiện giới hạn nhưng “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp.” Ông Kerry nói không có những cải tổ như vậy, những thành viên của Quốc Hội sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự vừa mới được hoàn tất. Ông Kerry nói thêm rằng ông đã nêu lên những trường hợp tù nhân chính trị cụ thể và đã có một sự trao đổi “rất thẳng thắn và lành mạnh.”Ngoại Trưởng Minh nói rằng có những khác biệt giữa Hà Nội và Washington về nhân quyền nhưng những khác biệt này sẽ được bàn đến qua đối thoại. Ông Kerry nói những cải tổ về kinh tế thị trường tự do cũng sẽ quan trọng đối với quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cũng như giúp cho Hà Nội tiếp nhận tất cả những lợi ích của chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương mà Hoa Kỳ đang thương thuyết với 11 nước Á châu và Thái Bình Dương, bao gồm Việt Nam. Ký giả Chris Brummitt của AP đóng góp vài bài tường thuật này. Mathew Lee (Associated Press) Người dịch: Nguyễn Quốc Khải  
......

Sự lạnh nhạt dễ hiểu

Cả thế giới vô cùng tiếc thương quý mến nhà hoạt động chính trị da đen Nelson Mandela vừa qua đời. Hơn 100 nguyên thủ và người đứng đầu chính phủ, kể cả bốn tổng thống và cựu tổng thống Hoa Kỳ, và hơn 70 ngàn quần chúng đã tập trung đưa tiễn ông. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng ông Nelson Mandela là một người “khổng lồ trong lịch sử”( A giant in history), còn ngụ ý rằng có Nelson Mandela là tổng thống da đen ở một nước đa số là người da đen mới đi đến có một tổng thống gốc da đen ở một nước đa số là người da trắng. Một bước tiến dài trong nền văn minh nhân loại khi con người bình đẳng, tự do. Đến Cộng sản Trung Quốc cũng cử phó Chủ tịch nước Lý Nguyên Triều và Cuba có Chủ tịch Raul Castro sang dự.Còn Việt Nam ư? Một sự lặng im bẽ bàng đến tội nghiệp của bộ máy nhà nước nặng nề và bộ máy truyền thông lề phải vốn ầm ĩ lắm mồm. Báo Nhân dân cầm chịch đưa một tin ngắn, nhạt thếch, không một bài bình luận. Không một đại diện chính phủ nào được cử sang Nam Phi dự quốc tang này. Một sự câm lặng và vắng mặt nổi bật. Rất dễ hiểu. Những gì Mandela chủ trương, kiên trì thực hiện đến cùng trong cuộc đời Ông gần như hoàn toàn trái ngược hẳn với những gì những thế hệ kế tiếp lãnh đạo ở Việt Nam chủ trương và kiên trì đến cùng. Một bên là hòa bình, hòa giải, hòa hợp trong một đất nước bị chia rẽ, xâu xé, nghèo khổ, tan hoang vì tai họa phân biệt chủng tộc tưởng như họa truyền kiếp. Trong cuốn hồi ký No Easy Walk to Freedom (Đi đến Tự do không dễ dàng), ông kể lại những đắn đo, cân nhắc, băn khoăn dày vò tâm trí ông, những trở ngại trùng điệp về nhận thức tư tưởng của cả phía ta và phía đối phương tưởng như không sao vượt qua nổi, để rồi ông từng bước chinh phục được cả 2 phía, đi vào con đường tuyệt vời của chung sống hòa bình, của hòa giải, hòa hợp dân tộc, kẻ thù thành bạn đối tác, 2 bên cùng thắng. Xúc động bao nhiêu khi ông tỏ ra quý trọng vô cùng mạng sống của mỗi con người, từ em bé, phụ nữ, người đau yếu, nhất là sinh mạng người lính phần lớn là trẻ măng trong chiến tranh. Ông kể rằng ông sinh ra năm 1918 khi Thế chiến I chấm dứt với hàng triệu người chết thê thảm trên chiến trường, để rồi thời trai trẻ được sống giữa những năm Thế chiến II (1939 / 1945) còn man rợ gấp nhiều lần, tiếp theo lại còn những cuộc chiến ở châu Á và châu Phi, đồng loại đồng bào ăn thịt nhau như loài dã thú. Ông dứt khoát dồn tư duy chống lại những điều vô nhân ấy, bắt đầu từ thuyết phục chính mình, vì chính ông đã bị kết án tù chung thân về tội cầm đầu hệ thống khủng bố ở Nam Phi. Ông nhất quyết chuyển sang con đường của Gandhi. Một điều tuyệt vời nữa ở Nelson Mandela là nhận thức của ông về giá trị của luật pháp. Hòa bình, hòa giải, tự do, bình đẳng đều phải được thể chế hóa thành luật, luật điều hành mọi mối quan hệ trong xã hội văn minh. Từ trong tù của người tù chung thân, ông dốc sức học ngành Luật có thi cử, chứng chỉ hẳn hoi của Đại học London (Anh quốc) rất nổi tiếng. Ra tù nhà luật học uyên bác Mandela trực tiếp góp công đầu vào bản Hiến pháp 1996 của Nam Phi, một nền móng vững cho nền pháp trị của một đất nước vừa có độc lập vừa có tự do và dân chủ. Ông cho rằng tự do kinh doanh theo luật là chìa khóa của phát triển, phồn vinh. Một nét quý hiếm trong con người của Mandela là cốt cách cao thượng ẩn mình trong đức độ cực kỳ khiêm tốn. Sức thu hút của ông là ở đó. Là tổng thống ông sống hết sức giản dị, thường đi vi hành, không xe mở đường, xe hộ tống ồn ào, chú ý các thôn xóm quạnh hiu, không ưa yến tiệc xa hoa. Mọi người còn nhớ môn thể thao bóng bầu dục rugby trước kia được coi là môn thể thao quý phái chỉ dành cho người da trắng, nên người da đen rất ít chơi, người đi xem đấu thường 95% là da trắng. Do kỳ thị trở lại, dân da đen rất ghét màu áo thể thao màu xanh lá cây của đội Nam Phi, cả khi đội dành được Cúp quán quân thế giới về rugby năm 1995. Tổng thống Mandela liền mời cả đội toàn cầu thủ da trắng đến nhà riêng uống trà thân mật . Tại đây thủ quân Francois Pienaar tặng ông chiếc áo cầu thủ mầu xanh lá cây số 6; ông vui vẻ tiếp nhận với thái độ khiêm tốn chan hòa, mặc luôn vào người. Từ đó đông đảo dân da trắng công nhận và vui vẻ gọi ông là “ My President, Our President ” (Tổng thống của chúng tôi), khác hẳn trước đó. Sự hòa giải hòa hợp thống nhất dân tộc làm giảm đi rất nhanh di sản apartheid nặng nề từng ngự trị suốt 4 thế kỷ tại đây. Trông người lại ngẫm đến ta. Ông Hồ Chí Minh nói “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, nhưng lại đóng cửa trường Luật, ngăn cấm sự hình thành xã hôị dân sự, tự coi đảng là pháp luật. Ông nói “xã hội ta dân chủ công bằng”, nhưng ông lại quay hẳn mặt đi khi bà Nguyễn Thị Năm ân nhân của đảng ông bị đưa ra pháp trường, khi ông Nguyễn Mạnh Tường bị tước hết chức và bị triệt đường sinh kế, khi ông Nguyễn Hữu Đang bị truy tố, tù đày, cả khi người tâm phúc Vũ Đình Huỳnh bị lâm nạn do vu cáo; ông vẫn dửng dưng, ung dung trên ngôi chủ tịch nước suốt 24 năm trời. Một sự vô cảm vô trách nhiệm làm gương xấu cho mọi cán bộ có chức quyền , gây vô vàn tai họa cho dân lành. Khi đất nước bị chia cắt , hậu quả của thế giới chia làm 2 phe Cộng sản và Dân chủ, theo ý kiến của Chu Ân Lai và Molotov, đại diện cho Trung quốc và Liên Xô tại Hội nghị Geneve 1954, quy định rõ Bắc Nam có 2 chính quyền riêng, phải tôn trọng nhau, không vi phạm lãnh thổ của nhau, sẽ hiệp thương để đi đến tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước bằng con đường hòa bình. Các bên cam kết không dùng bạo lực vũ trang. Lúc ấy Liên Xô cũng khuyến cáo 2 miền Nam Bắc VN nên thi đua xây dựng trong hòa bình, lấy nhân dân cả nước làm trọng tài phán xét và lựa chọn. Ông Hồ và Bộ Chính trị hồi ấy sùng bái Mao Trạch Đông, nhân khi chính quyền miền Nam không thực hiện tổng tuyển cử trong cả nước, liền lợi dụng sự việc ấy để công khai thực hiện lời dạy của người cầm lái vĩ đại là “chính quyền đẻ ra từ nòng súng”’ và “ bạo lực là bà đỡ của cách mạng “. Nấp sau cái lý sự “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” miền Bắc bắt đầu đưa bí mật rồi nửa công khai quân đội và vũ khí vào miền Nam với quy mô ngày càng lớn, dựng lên Mặt trận Giải phóng, quân Giải phóng, đảng Nhân dân Cách mạng, rồi Chính phủ Cách mạng lâm thời với Bộ Quốc phòng , Bộ Ngoại giao, với cả lá cờ nửa đỏ nửa xanh, tất cả là bình phong, mưu mẹo, là đóng kịch, mang bản chất lừa dối để che mắt thế gian việc đảng CS và chính quyền miền Bắc vi phạm có hệ thống và nghiêm trọng Hiệp định Geneve. Vậy thì so sánh giữa tư duy lãnh đạo thâm sâu cao quý của Mandela quý trọng sinh mạng con người, từ bỏ bạo lực chiến tranh, đặt trọn niềm tin ở con đường hòa giải hòa hợp, 2 bên cùng thắng và cùng nhân dân thực hiện đến cùng niềm tin ấy, với tư duy lãnh đạo của Việt Nam vay mượn từ Lênin, từ Mao, cổ xúy bạo lực, lao vào “cuộc chiến tranh giải phóng, chống Mỹ xâm lược” thực chất là cuộc nội chiến quân ta giết quân mình nhiều nhất, hăng say nhất, ta có thể rút ra điều gì bổ ích nhất? Rõ ràng ở ta đã thiếu một tư duy lãnh đạo thâm sâu mang bản chất nhân bản, yêu thương sinh mạng con người, một tư duy xây dựng nền pháp quyền dân chủ, niềm tin ở tình đoàn kết dân tộc để hòa giải trọn vẹn. Đã đến lúc cần nói thẳng ra rằng tư duy ông Hồ Chí Minh cũng có nhiều sai lầm bất cập, không theo kịp thời đại, rõ rành rành không thể chối cãi khi so với tầm nghĩ, tầm nhìn của Nelson Mandela, cùng sống trong thế kỷ XX đầy biến động. Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Tuyên giáo đảng CS nên mở cuộc nghiên cứu trung thực về Nelson Mandela trong các cấp ủy đảng, kết hợp kiểm điểm sâu sắc theo đúng tinh thần của cuộc họp Trung ương thứ 6 và thứ 8, tự phê bình cho nghiêm túc , từ đó xây dựng một hệ thống dân chủ pháp trị đích thực, thực hiện hòa giải dân tộc trọn vẹn, chấn chỉnh đảng CS đang suy thoái thê thảm. Đó là con đường cứu dân, cứu nước, cũng là cứu đảng đang lao xuống dốc và lâm nguy vậy.
......

Bầu cử vị lãnh đạo nước Cộng Hoà Liên Bang Đức: Thủ Tướng

Trong thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia đã chọn cho mình một định chế chính trị để xây dựng và phát triển đất nước, làm cho dân giàu nước mạnh như là Tổng Thống chế kiểu Mỹ, bán Tổng Thống chế kiểu Pháp, Đại Nghị chế như Anh Quốc hoặc Lưỡng Viện chế như Cộng Hoà Liên Bang Đức. Đó là những thể chế chính trị đa nguyên, đa đảng, phân quyền, tự do, dân chủ và cộng hoà. Ngoài ra, các quốc gia cộng sản có một định chế chính trị riêng biệt, chỉ có độc đảng cộng sản mới có quyền lãnh đạo toàn dân và điều hành quốc gia như Trung Cộng, Bắc Hàn, cộng sản Việt Nam hoặc ở một số quốc gia độc tài khác. Đó là thể chế chính trị trung ương tập quyền. Mọi quyết định thuộc về Bộ chính trị đảng hoặc Ban lãnh đạo đảng, ngay cả Hiến Pháp quốc gia cũng do đảng soạn thảo và tự biểu quyết.   Ở đây chúng ta tìm hiểu xem ai là vị lãnh đạo toàn dân và điều hành nước CHLB Đức và vị lãnh đạo đó được tuyển chọn như thế nào?. Đảng phái có số phiếu nhiều nhất trong cuộc bầu cử liên bang có thể cầm quyền trong chính phủ hay không? Vài nét đại cương về sự hình thành nước CHLB Đức: Đệ nhị thế chiến chấm dứt vào ngày 8 tháng 5 năm 1945 khi nước Đức đầu hàng Đồng Minh. Các quốc gia Đồng Minh như Mỹ, Anh, Pháp cũng như Liên Xô đã chiếm đóng trên đất nước Đức. Vào ngày 23.5.1949 Luật Cơ Bản cho nước Cộng Hoà Liên Bang Đức (Das Grundgesetz fuer die Bundesrepublik Deutschland) được ban hành, chính là Hiến Pháp nước Cộng Hoà Liên Bang Đức (Die Verfassung der Bundesrepublik Deutschland). Nước CHLB Đức được thành lập từ đấy gồm có 8 tiểu bang ở Tây Đức cộng với các thành phố lớn như Hamburg, Bremen và phần đất Tây Bá Linh. 5 tiểu bang bên Đông Đức và phần đất Đông Bá Linh do Liên Xô chiếm đóng đã thành lập nước Cộng Hoà Dân Chủ Đức (Deutsche Demokratische Republik, viết tắt DDR) kể từ ngày 7.10.1949.   Sau khi các chế độ cộng sản Đông Âu sụp đổ vào năm 1989, ngày 3.10.1990 Tây Đức và Đông Đức được thống nhất với tên nước là Cộng Hoà Liên Bang Đức (Bundesrepublik Deutschland, viết tắt BRD) nếu không nói là nước CHDC Đức bị sáp nhập vào nước CHLB Đức và cũng phải chấp nhận Luật Cơ Bản cho nước CHLB Đức là Hiến Pháp duy nhất làm nền tảng cho thể chế chính trị, cho các cơ quan pháp quyền và mọi cơ chế điều hành quốc gia của nước Đức thống nhất.   Chiếu theo Điều 20 của Hiến Pháp CHLB Đức đã xác định rõ:    - Cộng Hòa Liên Bang Đức là một Chính Phủ liên bang dân chủ và xã hội. - Tất cả các cơ quan chính phủ xuất phát từ người dân. Nó được thực hiện bởi người dân qua các cuộc bầu cử và biểu quyết bởi các cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp . - Pháp luật phải tuân theo các điều khoản Hiến Pháp quy định. Cơ quan Hành Pháp và Tư Pháp bị ràng buộc bởi pháp luật và công lý.      Qua điều luật nầy cho thấy, muốn xây dựng một chính phủ pháp quyền dân chủ và xã hội cũng phải từ dân, do dân mà ra và được Hiến Pháp minh thị. Muốn thành lập Chính Phủ nước Cộng Hoà Liên Bang Đức trước hết phải có cuộc bầu cử Quốc Hội Hạ Viện (Bundestag).       Bầu Quốc Hội Hạ Viện liên bang (Bundestag):        Chiếu theo điều 38 của Hiến Pháp CHLB Đức:        Các Dân Biểu của Hạ Viện (Bundestag) được bầu bởi cuộc bầu cử phổ thông, trực tiếp, công bằng, tự do và kín. Họ là đại diện của toàn dân, không bị ràng buộc bởi các áp lực hay hướng dẫn nào, và họ chỉ chịu trách nhiệm với lương tâm của họ. Vào ngày 22.9.2013 vừa qua, tại CHLB Đức đã tổ chức cuộc bầu cử Dân Biểu Hạ Viện thứ 18 kể từ khi nước CHLB Đức được thành lập từ năm 1949 đến nay. Người dân Đức đủ 18 tuổi tính đến ngày bầu cử, hội đủ điều kiện của luật bầu cử liên bang (Bundesgesetz) quy định, được quyền tham gia bầu các đại biểu cử tri vào Hạ Viện liên bang.   Nước Đức theo thể chế dân chủ tự do pháp quyền, đa nguyên đa đảng, do đó có nhiều đảng phái chính trị tham gia ứng cử để được dân chúng bầu đại biểu của đảng mình vào Hạ Viện. Trong cuộc bầu cử vừa qua tại CHLB Đức có các đảng phái chính trị như liên minh Thiên Chúa Giáo gồm có đảng Christlich Demokratische Union viết tắt CDU không hiện diện ở tiểu bang Bayern và Christlich-Sozial Union viết tắt CSU chỉ có ở tiểu bang Bayern (viết tắt là CSU), đảng Dân Chủ Xã Hội Đức (Sozialdemokratische Partei Deutschlands, viết tắt SPD), đảng Tự Do Dân Chủ (Freie Demokratische Partei, viết tắt FDP) [1], đảng Tả Phái (die Linke), Phong Trào Xanh (Grüne, Gruene), đảng Cướp Biển Đức (die Piratenpartei Deutschland, gọi tắt Piraten), đảng AfD (Alternative fuer Deutschland, viết tắt AfD), đảng Dân Chủ Quốc Gia Đức (Nationaldemokratische Partei Deutschlands, viết tắt NPD)… Kết quả cuộc bầu cử Hạ Viện (Bundestag) vào ngày 22.9.2013 được xác định như sau: Đảng phái chính trị  Kết quả đạt được [%] CDU/CSU 41,5 SPD 25,7 Linke 8,6 Grüne (Gruene) 8,4 FDP 4,8 AfD 4,7 Piraten 2,2 NPD 1,3 So sánh kết quả bầu cử giữa 2 phần đất của nước CHLB Đức cũ và nước CHDC Đức cũ có sự chênh lệch như sau: Các đảng phái chính trị  Tây Đức và Tây Bá Linh [%]  Đông Đức và Đông Bá Linh [%] CDU/CSU                                     42,2                                     38,5 SPD                                             27,4                                     17,9 Linke (đa số đảng viên gốc cộng sản cũ) 5,6                          22,7 Grüne (Gruene)                            9,2                                        5,1 FDP                                               5,2                                        2,7   Qua kết quả cho thấy đảng die Linke ở xứ Đông Đức vẫn còn có 22,7 % cử tri Đông Đức bầu cho đảng đổi danh này (trước ngày 3.10.1990 là đảng Thống Nhất Xã Hội Chủ nghĩa (SED) ở Đông Đức do cộng sản Đông Đức lập ra), nhưng ngược lại ở Tây Đức họ chỉ có được 5,6 % sự tín nhiệm của dân Tây Đức trong đó có thành phần thiên tả. Phân chia ghế ở Hạ Viện liên bang: Theo Hiến Pháp CHLB Đức thì đảng phái nào không đạt được 5 % tổng số phiếu thì không được vào Hạ Viện nên không được phân chia ghế nào. Các đảng phái như FDP, AfD, Piraten, NPD sẽ không có đại biểu trong Hạ Viện (Bundestag) của nhiệm kỳ tới. Như vậy chỉ còn lại các đảng như Liên Minh CDU/CSU, đảng SPD, đảng Tả (Linke) và Phong Trào Xanh (Gruene) mới được vào Hạ Viện. Ngày 22.10.2013 vừa qua cuộc họp đầu tiên của Hạ Viện trong nhiệm kỳ mới 2013-2017 gồm có 631 đại biểu và được phân chia như sau: Các đảng phái chính trị  Số ghế đạt được [ghế] Đại biểu Liên Minh (CDU/CSU) 311 Đảng Dân Chủ Xã Hội (SPD) 193 Đảng Tả (Linke) 64 Phong trào Xanh (Grüne=Gruene) 63 Liên minh cầm quyền: Nhiệm vụ đầu tiên của Hạ Viện là bầu Thủ Tướng liên bang. Số phiếu tối thiểu để thắng cho chức vụ Thủ Tướng trong nhiệm kỳ tới là 316 phiếu, trên 50% gọi là đa số tuyệt đối (die erforderliche absolute Mehrheit). Như vậy, với kết quả trên không có đảng phái nào đạt số phiếu đa số tuyệt đối. Vì thế cho nên đảng đã có số phiếu cao nhất như liên đảng CDU/CSU cũng phải tìm cách liên minh với các đảng phái khác để có đủ túc số phiếu trên 50 %. Liên đảng CDU/CSU cũng có thể không được quyền lãnh đạo quốc gia nếu 3 đảng SPD, die Linke và Grüne (Gruene) liên minh với nhau. Vì thế, đảng phái đối lập đóng vai trò khá quan trong trong một quốc gia theo thể chế tự do dân chủ, pháp quyền và phân quyền.   Khi có sự liên minh cầm quyền thì các ghế Bộ Trưởng liên bang cũng phải được chia cho các đảng liên minh tuỳ theo số phiếu mà đảng đó đã đạt được trong cuộc bầu cử hoặc bằng những thoả thuận của họ. Sau nhiều tuần lễ các đảng CSU/CDU và SPD đã họp liên tục với nhau, hầu như những đường lối của 3 đảng có thể được đồng thuận và chấp nhận. Tuy vậy đảng SPD cũng phải lấy quyết định của tất cả đảng viên toàn đảng. Hiện nay trên toàn nước Đức đảng SPD có khoảng 475.000 đảng viên. Hai tuần qua đảng SPD trưng cầu ý kiến của tất cả đảng viên trong đảng. Đến tối Thứ sáu 13.12.2013 là ngày cuối cùng các đảng viên đảng SPD gởi thư biểu quyết về cho Ban Chấp Hành đảng SPD tại thủ đô Bá Linh. Sau khi kiểm phiếu thì có 76 % đảng viên toàn đảng SPD đồng ý liên minh cầm quyền với liên đảng CSU/CDU.          Thành lập Chính Phủ Liên Bang (Bundesregierung, Federal Government): Chính Phủ liên bang CHLB Đức gồm có: Nội Các liên bang (Bundeskabinett), Phủ Thủ Tướng liên bang (Bundeskanzleramt), Phủ  Báo Chí liên bang (Bundespresseamt). Ngoài vị Giám Đốc Phủ Thủ Tướng (Kanzleramtsminister = Kanzleramtschef), Phủ Thủ Tướng (Kanzleramt) có thêm 3 Bộ Trưởng gọi là Staatsminister. Mỗi Bộ Trưởng đặc trách một vài lãnh vực đặc biệt như văn hoá, hội nhập, tỵ nạn, truyền thông cũng như những liên hệ giữa tiểu bang và liên bang. Song vào đó những vị Bộ Trưởng nầy còn có nhiệm vụ cố vấn cho Thủ Tướng. Vai trò của Tổng Thống Đức: Mặc dù Tổng Thống CHLB Đức không trực tiếp điều hành quốc gia như vị Thủ Tướng nhưng là một vị nguyên thủ quốc gia. Tổng Thống liên bang Đức được bầu bởi Hạ Viện và Thượng Viện qua một Đại Hội liên bang (Bundesversammlung). Thượng Viện (Bundesrat) còn gọi là Hội Đồng Liên Bang được thành lập bởi các đại diện của các tiểu bang trong đó có các Thống Đốc tiểu bang (Ministerpresident). Hiện nay Thượng Viện có 69 thành viên. Khi bầu Tổng Thống liên bang số lượng đại biểu của Thượng Viện do các tiểu bang tiến cử phải bằng số lượng Dân Biểu của Hạ Viện. Tổng Thống liên bang Đức có nhiệm kỳ 5 năm, có quyền giải nhiệm Thủ Tướng liên bang chiếu theo đề nghị của đa số Dân Biểu Hạ Viện. Hạ Viện và Thượng Viện đều có Chủ Tịch do đại biểu của mỗi viện bầu ra. Nội Các liên bang và Phủ Thủ Tướng: (Bundeskabinett và Kanzleramt)   Khác với Tổng Thống chế, chiếu theo điều 62, 63, 64 của Hiến Pháp CHLB Đức thì Nội Các liên bang Đức gồm có Thủ Tướng và 14 Bộ Trưởng liên bang (Bundesminister, Federal ministers). Thủ Tướng do Hạ Viện (Bundestag) bầu ra, nhiệm kỳ 4 năm. Thủ Tướng tiến cử các Bộ Trưởng liên bang lên Tổng Thống để được bổ nhiệm.   Để chuẩn bị bầu Thủ Tướng liên bang, vào ngày Chủ nhật 15.12.2013 vừa qua, các đảng liên minh cầm quyền đề cử các Bộ Trưởng liên bang để thành lập Nội Các liên bang, gồm có: Đảng CSU chỉ có ở tiểu bang Bayern nằm phía Đông Nam của nước Đức, nơi tổ chức Octoberfest hàng năm vào cuối tháng 9 và đầu tháng 10 tại Munich, là đảng anh em với đảng CDU có được 3 Bộ trưởng liên bang. Đảng CDU có 5 Bộ trưởng. Đảng  SPD có 6 Bộ Trưởng liên bang. Ngoài ra, vị Thủ tướng Liên bang chiếu theo Điều 69 của Hiến pháp đã tiến cử một Bộ Trưởng Phủ Thủ tướng (Kanzleramtsminister) còn được gọi là Giám Đốc Phủ Thủ Tướng (Kanzleramtschef) cũng trực thuộc Nội Các liên bang (Federal Cabinet) . Vai trò của vị Bộ Trưởng nầy khá quan trọng, là người được Thủ Tướng tín cẩn, có trách nhiệm điều phối các bộ, cũng như các cơ quan mật vụ Đức, cũng như quyền thay thế Thủ Tướng liên bang khi cần thiết và cũng là một thành viên trong Hội Đồng An Ninh Quốc Gia.  Bầu Thủ Tướng CHLB Đức (tiếng Đức gọi là Bundeskanzler (nam giới) hoặc Bundeskanzlerin (nữ giới), tiếng Anh (Chancellor):     Dr. Angela Merkel, Thủ Tướng Nước Cộng Hoà Liên Bang Đức Sau khi liên đảng ký hợp đồng liên minh cầm quyền một ngày thì  tân Hạ Viện (Bundestag) nhóm họp vào ngày 17.12.2013 tại trụ sở Quốc hội CHLB Đức ở thủ đô Bá Linh đã bầu bà Dr. Angela Merkel đương kim Chủ Tịch đảng CDU, làm Thủ Tướng Cộng Hoà Liên Bang Đức với số phiếu 462 tín nhiệm trên 631 tổng số phiếu của Hạ Viện cho nhiệm kỳ 2013-2017. Đảng SPD có số ghế nhiều thứ hai trong Hạ Viện, vị Chủ Tịch đảng của họ, ông Sigmar Gabriel nắm giữ vai trò Phó Thủ Tướng liên bang.   (Trụ sở Quốc Hội Liên Bang nước CHLB Đức tại thủ đô Bá Linh) Theo Hiến Pháp, kết quả bầu cử phải được trình lên Tổng Thống CHLB Đức trong ngày. Tổng Thống CHLB Đức ông Joachim Gauck (được Hội Nghị liên bang bầu vào ngày 18.3.2012), chiếu theo kết quả bầu cử Thủ Tướng của Hạ Viện bổ nhiệm chức vụ Thủ Tướng cho bà Dr. Angela Merkel với nhiệm kỳ 4 năm sắp tới. Sau khi Thủ Tướng tuyên thệ trước Chủ Tịch Quốc Hội Hạ Viện, Thủ Tướng sẽ tiến cử các Bộ Trưởng của các đảng liên minh cầm quyền trong Nội Các liên bang (Kabinett, tiếng Anh: Cabinet) lên Tổng Thống liên bang (Bundespresident) để được bổ nhiệm. Đặc biệt trong Nội Các liên bang nhiệm kỳ nầy, Bộ Trưởng Quốc phòng là bà Ursula von der Leyen đã từng là Bộ Trưởng Bộ Lao Động liên bang và đã gặt hái nhiều thành quả tốt đẹp. Tất cả Bộ Trưởng trong Nội Các cũ hết nhiệm kỳ cùng ngày và Tân Nội Các thay thế và tuyên thệ trước Chủ Tịch Hạ Viện.           Kể từ năm 1949 đến nay có 8 vị Thủ Tướng nước Cộng Hoà Liên Bang Đức được Hạ Viện bầu ra để điều hành Chính Phủ liên bang sau đây cho ta nhận thấy rằng các đảng phái chính trị tại Đức đóng vai trò rất quan trọng trong việc lãnh đạo quốc gia cũng như vai trò đối lập. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của chính phủ, với quyết tâm tái thiết đất nước của toàn dân Đức cộng thêm sự hỗ trợ của Đồng Minh đặc biệt là Mỹ, chỉ sau thời gian ngắn của đệ nhị thế chiến chấm dứt, nước Đức bị tàn phá gần như 80 % đã hồi sinh. Ngày nay, có thể nói nước Đức là nước mạnh nhất ở Âu Châu không những về kinh tế mà ngay cả đến ngành khoa học kỹ thuật cũng rất tân tiến. Tại thành phố Darmstadt có Trung Tâm Điều Hành Không Gian Âu Châu gọi là ESA/ESOC - European Space Operations Centre. Theo thống kê, nước Đức có số lượng trữ kim đứng hàng thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ có 6,9 %. Hiện nay nước Đức thường được mời tham dự vào các cuộc họp của Hội Đồng Bảo An Thường Trực Liên Hiệp Quốc gồm có Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Cộng (+ Đức quốc trong tương lai) để cùng bàn những việc đại sự của thế giới. Điều đó cho thấy vị thế của nước Đức cũng có tầm quan trọng trong nhiều lãnh vực và có nhiều ảnh hưởng đối với thế giới.  Thời gian  Thủ tướng  Đảng phái liên minh cầm quyền 1949-1963 Konrad Adenauer CDU/CSU và FDP 1963-1966 Ludwig Erhard CDU/CSU và FDP 1966-1969 Kurt Georg Kiesinger CDU/CSU và SPD 1969-1972 Willy Brandt SPD và FDP 1972-1982 Helmut SChmidt SPD và FDP 1982-1998 Helmut Kohl CDU/CSU và FDP 1998-2005 Gehard Schröder (Schroeder) SPD und B´90/Grüne (Gruene) 2005-2009 Angela Merkel CDU/CSU và SPD 2009-2013 Angela Merkel CDU/CSU và FDP 2013-2017 Angela Merkel CDU/CSU và SPD KS Nguyễn Văn Phảy Cựu SVĐHLK Sài Gòn, Ban Công Pháp   ***           [1] Phần đọc thêm về đảng FDP:  Đảng Tự Do Dân Chủ (Freie Demokratische Partei, viết tắt FDP) đã được thành lập vào ngày 12.12.1948 tại Bonn trong những năm tháng đầu tiên nước Cộng Hoà Liên Bang Đức được hình thành. Kể từ khi thành lập đảng đến nay, trong nhiều nhiệm kỳ của Chính Phủ Liên Bang Đức, đảng FDP không những được bầu vào Hạ Viện mà còn liên minh với các đảng phái mạnh hoặc là CDU/CSU hoặc khi thì với SPD để tham gia vào chính phủ. Lần đầu tiên trong các cuộc bầu cử tại Đức cũng là thời vàng son nhất của đảng FDP, cuộc bầu cử Hạ Viện Liên bang Đức vào năm 2009, FDP đạt được 14,6 % của tổng số phiếu bầu cử. Lúc đó đảng FDP chiếm được 93 ghế Dân Biểu trong tổng số 622 ghế của Hạ Viện. Ngày 26.10.2009 đảng FDP đã liên minh với CDU/CSU để điều hành Chính Phủ liên bang. Bà Angela Merkel (Chủ Tịch đảng CDU) được Hạ Viện bầu làm Thủ Tướng. Ông Guido Westerwelle (Chủ Tịch đảng FDP) làm Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Ngoại Giao của CHLB Đức. Sau cuộc bầu cử Hạ Viện vào năm 2009 được khoảng một năm thì xu hướng chính trị của đảng FDP ngày càng yếu thế, để mất niềm tin đối với dân chúng. Đại hội đảng FDP vào tháng 3 năm 2011 đã bầu ông Dr. Philip Rösler (Roesler) làm Chủ Tịch đảng thay thế ông Dr. Guido Westerwelle. Ông Rösler (Roesler) trở thành Phó Thủ Tướng liên bang kiêm Bộ Trưởng Bộ Kinh Tế liên bang. Với sự cải tổ trong đảng FDP, ông Christian Linder được ông Rösler (Roesler) tiến cử là Tổng Thư Ký của đảng FDP, nhưng sau thời gian ngắn ông Christian Lindner từ chức làm cho ông Rösler (Roesler) gặp nhiều khó khăn về việc củng cố đảng. Vì thế ông Rösler (Roesler) không thể nào cứu vãn tình thế sa sút của đảng FDP ngày càng nỗi bật. Điều quan trọng nhất là những bất bình trong nội bộ đảng FDP. Từ sự bất đồng đó đã dẫn đến kết quả bầu cử Hạ Viện yếu kém chưa từng xảy ra cho đảng FDP kể từ khi thành lập đảng. Cuộc bầu cử Hạ Viện vào ngày 22.9.2013 vừa qua, đảng FDP từ số phiếu 14,6 % năm 2009 chỉ còn lại 4,8 %. Đảng FDP bị mất 4.230.000 phiếu tín nhiệm của cử tri so với năm 2009. Vì có sự xuất hiện của đảng AfD trong cuộc bầu cử ngày 22.9.2013 nên nhiều phiếu cử tri trước đây dành cho đảng FDP bây giờ một phần dồn qua cho đảng AfD.  Vào ngày 6.12.2013, trước khi đại hội đảng FDP xảy ra từ ngày 7.12 đến 8.12.2013, Tổng Thư ký của đảng FDP, ông Patrick Döring (Doering), cáo buộc đảng ông đối xử kỳ thị chủng tộc với ông Phillipp Rösler (Roesler), Chủ Tịch đảng FDP sắp mãn nhiệm chỉ tại vì Philipp Rösler (Roesler) là người Đức gốc Việt và được sinh ra tại Việt Nam. Ông Döring (Doering) nói với báo „Neue Presse“ được xuất bản tại Hannover rằng có những khi ngồi uống nước, chè chén tán gẫu với nhau, một số đảng viên FDP thường phàn nàn về „anh người Việt“. Trong lúc đó các nghị viên, đảng viên đảng FDP ngồi cùng bàn cũng chỉ bênh vực cho ông Rösler (Roesler) một cách lấy lệ mà thôi.   Ông Döring (ông Doering) buộc tội những người phê bình và các nhà châm biếm đó rằng họ luôn có thái độ bất mãn với ông Rösler (Roesler) về sự kỳ thị chủng tộc. Ông nói: "Những hành vi này độc ác tinh vi mà tôi không thể tưởng tượng được, và đáng lo nhất là các điều đó lại xảy ra ở đảng của chúng ta".      Ngoài ra ông Döring (Doering) còn cáo buộc đảng FDP rằng khi đảng FDP bị bên ngoài tấn công, thì đảng FDP không những đã không có biện pháp phản ứng hay kháng cự nào thích ứng như các đảng phái khác đã từng làm mà lại còn tăng cường độ lời phê bình trước công luận.   Vào ngày 7.12.2013 đại hội bất thường của đảng FDP tại Bá Linh (Berlin), ông Chritian Lindner, nguyên là Chủ Tịch đảng FDP tại tiểu bang Nordrhein Westfalen đã được đại hội đảng bầu làm Chủ Tịch đảng (Bundesvorsitzender) FDP với số phiếu 79% thay thế ông Philipp Rösler (Roesler). Mặc dù đảng FDP không còn có Dân Biểu trong Hạ Viện liên bang nhiệm kỳ tới, nhưng ở Quốc Hội Tiểu bang (Landesparlament) đảng FDP vẫn có sự hiện diện trong 9 tiểu bang của tổng số 16 tiểu bang tại Đức. Trong Thượng Viện (Bundesrat) đảng FDP vẫn có Đại Biểu. Ngoaì ra đảng FDP còn có 12 Đại Biểu trong tổng số 99 Đại Biểu của nước CHLB Đức tại Quốc hội Liên hiệp Âu châu (EU).  
......

Tốt Hay Tệ Hơn?

Is it better or worse? Đây là câu hỏi mà mấy hôm nay đi đâu tôi cũng nghe. Từ Hạ Viện cho đến Thượng Viện Mỹ. Từ Bộ Ngoại Giao nằm trên đường C ở Washington DC cho đến Trụ sở của Liên Hiệp Quốc nằm ngay trên đại lộ 1 ở New York. Nơi nào tôi và các bác đại diện cho cộng đồng người Việt ở Mỹ vào để tiếp xúc và thông báo cho họ biết về tình trạng nhân quyền ở Việt Nam nhân Ngày Quốc tế Nhân quyền 10 tháng 12 vừa qua, họ cũng đều hỏi câu này.   Và dĩ nhiên không phải câu trả lời nào cũng giống nhau. Mỗi người mỗi ý. Tuỳ vào trình độ, sự hiểu biết, và suy diễn của mỗi người. Có người bảo là nó rất tệ. So với năm 2012 thì nó tệ hơn nhiều. Nhất là với những vụ bắt bớ, đàn áp những bloggers, thành viên các nhóm xã hội dân sự như No-U, Mạng Lưới Bloggers Việt Nam, Con Đường Việt Nam, v.v...   Riêng câu trả lời của tôi có hơi khác với một số nhận định, kể cả nhận định của một số tổ chức nhân quyền lớn trên thế giới như Freedom House, Human Rights Watch. Tôi không nghĩ mức độ đàn áp ở Việt Nam tệ hơn những năm trước. Có nhiều người bị bắt hơn. Đúng. Công an vẫn tiếp tục đánh người dã man như những năm trước. Chính xác. Nhà cầm quyền ngày càng dùng những thủ thuật tinh vi hơn để đàn áp, bóp chặt, và ngăn chận những tiếng nói độc lập. Chắc chắn không thể phủ nhận. Nhưng điều đó không có nghĩa nó tệ hơn. Có nhiều người bị bắt hơn không phải vì Bộ Công An sẵn sàng ra tay trừng trị tất tần tật mọi người mà vì đơn giản ở Việt Nam ngày càng có nhiều người dám nói (và dám làm) hơn. Ba năm về trước tiếng nói của các anh em trẻ trong nước không mạnh và nhiều như bây giờ.   Không những họ dám chính thức thành lập các tổ chức, mạng lưới và tranh đấu cho quyền con người của chính họ mà họ còn sẵn sàng đón nhận những đòn trả thù của chính quyền, bất chấp mọi khó khăn. Kể cả việc họ bị đánh hội đồng, bị lăng nhục, bị tạm giam và tra khảo sau những chuyến đi du học trở về nước. Những hình ảnh đàn áp các giáo dân ở Vinh, ở Nghệ an, gia đình của các tù nhân lương tâm như Trần Huỳnh Duy Thức, Đinh Nguyên Kha, Điếu Cày, Lê Quốc Quân và những bloggers trên khắp đất nước cũng chứng minh cho thấy việc bắt bớ, đánh người vô cớ vẫn tiếp tục.   Tuy nhiên, chúng ta thấy và biết được điều này nhờ vào các kỹ thuật, trang mạng truyền thông, xã hội như Skype, Facebook, Dân Luận, Dân Làm Báo, v.v... chứ không phải vì có nhiều người bị đánh hơn. Tôi e rằng trước đây cũng có nhiều người bị đánh đến chết ngay trong phòng tạm giam như bây giờ nhưng bởi thông tin không lọt được ra ngoài nên ít người biết đến. Còn bây giờ thời thế đã khác. Chỉ có cách hành xử của công an (hay chính xác hơn là côn an) là vẫn y như cũ. Tôi cho nó không tệ hơn là vì thế. Dĩ nhiên cũng có người sẽ không đồng ý với tôi. Đặc biệt khi họ viện dẫn các nghị định mới như nghị định 72, 174 vừa được thông qua cho phép nhà cầm quyền phạt tiền hoặc cấm không được dùng Facebook để bàn cãi về một vấn đề nào đó hay dùng những tội danh mới như ‘trốn thuế’ trong trường hợp của luật sư Lê Quốc Quân và em trai là Lê Đình Quản để đánh sập cả gia đình, dòng họ.   Ở một góc độ nào đó tôi thấy điều đó cũng chính xác. Vì với số tiền phạt của cả hai anh em Lê Quốc Quân và công ty bị buộc phải đóng là 8 tỷ đồng (tương đương gần 400,000 đô Mỹ) chưa tính đến việc bị xử tù thì hiện trạng nhân quyền ở Việt nam ngày càng trong có vẻ như tệ hơn. Nhưng nó có thật sự như vậy không? Tôi nghĩ là không. Hình thức có thể khác. Nhưng chung quy mức độ nó vẫn vậy.   Nhà báo Blogger Điếu Cày cũng đã từng bị ghép vào tội trốn thuế. Sau khi mãn hạn tù, anh lại tiếp tục bị xử 12 năm vì tội ‘tuyên truyền’ chống phá chế độ. So với bản án 30 tháng tù giam và gần 100,000 đô của luật sư Lê Quốc Quân thì tôi thấy nó cũng... same same. Chẳng có gì là sáng sủa. Tốt hay tệ hơn.   Tháng trước Việt Nam đã cam kết và thông qua Công Ước chống Tra Tấn của Liên Hiệp Quốc nhưng việc đánh đập, hành hung vẫn xảy ra ngay sau đó. Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Cũng tháng trước Việt Nam đã long trọng hứa sẽ thực thi và bảo vệ quyền con người trước khi được bầu vào Hội Đồng Nhân Quyền. Nhưng cũng chính họ vẫn tiếp tục chà đạp và làm ngơ đi những lời hứa của chính mình. Điều đó có nghĩa là họ tệ hơn không? Không. Hoàn toàn không. Họ vẫn là họ và sẽ mãi mãi là họ. Hình thức và cách hành xử trong và ngoài nước của họ có thể thay đổi. Nhưng bản chất của nó sẽ không bao giờ.   Có khác chăng là sự nhận thức và lòng quyết tâm của các anh chị em trẻ ở trong nước. Với khả năng và sức mạnh ngày càng lớn của cộng đồng chúng ta ở hải ngoại. Chắc chắn chúng ta sẽ giúp được nhiều hơn nữa để tiếng nói của họ được đi xa hơn và có trọng lượng hơn. Để trong một ngày không xa, chính những người Việt yêu chuộng tự do như chúng ta mới là sự thay đổi. Một sự thay đổi tốt hơn. Chứ không phải là từ bất kỳ một chính phủ ngoại bang nào. Hay sự độc tài, đảng trị. Nguồn: Blog / Trịnh Hội  
......

Phong Trào Bất Tuân Dân Sự Tiến Lên

Nếu chúng ta không gấp rút vận động tổ chức các hoạt động bất tuân dân sự thành những phong trào rộng lớn, khắp nơi để tràn ngập lực lượng côn an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, chúng ta sẽ bị chia cắt, chịu tổn thất lẻ tẻ, bị cô lập, bắt bớ theo cách bẽ đũa bẽ từng chiếc. Vạn sự khởi đầu nan! Tới nay đã có những bước khởi đầu phấn khởi. Vậy thì tất cả đồng lòng mở rộng vòng tay, kết thành đại khối đấu tranh, phát khởi cuộc toàn quốc phản kháng, đưa Đất nước, Dân tộc vào VẬN HỘI MỚI. * Ông David Steinman, một luật sư Hoa Kỳ và cộng sự viên của TNS Daniel Moynihan khuyến cáo rằng: “Sớm muộn gì quý vị cũng phải dùng biện pháp bất tuân dân sự (civil disobedience). Phải có phong trào bất tuân dân sự trên toàn quốc mới hy vọng thay đổi được chế độ cộng sản độc tài.” Câu khuyến cáo kể trên được phát biểu cách nay hơn ba mươi năm. Bây giờ là lúc người Việt chúng ta phải hy sinh để thực hiện cho bằng được để có thể xóa bỏ độc tài, độc đảng và mang lại nền dân chủ thật sự cho đất nước. Bà J. W. E Spies, Bộ trưởng Nội vụ Hòa Lan cũng nói rằng: “Người Việt Nam trước tiên phải hy sinh, phải tranh đấu cụ thể cho đất nước của chính mình trước khi mong đợi người ngoài giúp đỡ.” Những điều mà ông David Steinman và bà J. W. E Spies phát biểu đã và đang từng bước hình thành tại Việt Nam. Ngày 10 tháng 12, 2013, Mạng Lưới Blogger VN chính thức ra mắt tại Hà Nội. Câu kết của bản tuyên bố ra mắt: “Chúng tôi tin rằng mọi công dân Việt Nam phải có quyền quyết định vận mạng của mình và góp phần quyết định vận mạng của đất nước; và những quyền này không thể là đặc quyền, được giao phó hay bị giành riêng bởi một nhóm người, một tập thể nào trong xã hội”. Tại Hoa Kỳ, một đất nước Tự do - Dân chủ có câu nói phổ thông: Mỗi người dân đều có MỘT TIẾNG NÓI về hướng đi của quốc gia (Everyone has A SAY about national direction), thể hiện trong đời sống chánh trị: Mỗi người MỘT LÁ PHIẾU (One person, one vote). Câu chuyện ra mắt Nhóm Blogger nầy tự thân mang 3 ý nghĩa: 1/ Bất tuân lệnh cấm tụ họp quá 5 người theo nghị quyết 38 NQ/CP. 2/ Bất tuân lệnh cấm lập hội tư. 3/ Phản kháng NĐ72 về hạn chế thông tin và đòi quyền tự do phát biểu tư tưởng, chính kiến. Ngày 11/12/ 2013, LS. Lê Thị Công Nhân loan báo việc thành lập “Hội Bầu Bí Tương Thân” với mục tiêu kể sau: “Mục tiêu của Hội nhằm góp phần giảm bớt gánh nặng tài chính và sự đơn độc cho tù nhân lương tâm, dân oan và gia đình của họ bằng việc hỗ trợ vật chất và chia sẻ tinh thần.” Việc lập hội nầy cũng là hình thức bất tuân dân sự về qui chế lập hội tư vừa tỏ ý đoàn kết với tù nhân lương tâm và dân oan. Nêu lên hai trường hợp mới nhất về hoạt động “xã hội dân sự tự phát” để cho thấy bước khởi đầu đầy triển vọng để tiến lên thành phong trào bất tuân dân sự rộng lớn. Trên đây là các hội hoạt động nhằm vào các quyền dân sự phổ quát. Bây giờ xin đi thẳng vào triển vọng thành lập các phong trào tranh đấu trực diện sát sườn theo phương thức “bất tuân Dân sự.” 1/ PHONG TRÀO NÔNG DÂN BẤT TUÂN CƯỞNG CHẾ Cho đến nay, các nhóm nông dân Văn Giang, Dương Nội, Vụ Bản trên Miền Bắc và nông dân, thị dân Sài gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Mỹ Tho vẫn tranh đấu rời rạc. Vì vậy mà việc chống bạo quyền cào nhà cướp ruộng đất không có kết quả, mặc dù có 2 trường hợp dùng bạo lực như vụ Đoàn Văn Vươn, Hải Phòng và vụ bi thảm Đặng Ngọc Viết, Thái Bình. Vì vậy mà việc tổ chức, liên kết nông dân bị cưỡng chế ruộng đất thành một phong trào thật là cần thiết và cấp bách trong khi các điều kiện tổ chức phong trào đã chín muồi từ lâu.   2/ PHONG TRÀO CÔNG NHÂN BẤT TUÂN LUẬT CÔNG ĐOÀN “Ngày 27-10-2010 Đỗ Thị Minh Hạnh bị xử 7 năm tù giam với tội danh “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo điều 89 Bộ luật Hình sự, vì đã rải truyền đơn kích động công nhân biểu tình, đình công.” Đó là câu chuyện của nhóm Đỗ Thị Minh Hạnh - Nguyễn Hoàng Quốc Hùng - Đoàn Huy Chương tổ chức công nhân xưởng giày da ở Trà Vinh đình công “tự phát” ngoài khuôn khổ “Công đoàn Nhà nước” hay công đoàn do đảng điều khiển thì cũng vậy.   Đây là điển hình của bất tuân dân sự tích cực dưới hình thức đình công. Chỉ tiếc một điều là nhóm Minh Hạnh hoạt động đơn lẽ, thiếu nhân nhóm hậu bị và nhất là liên kết tổ chức. Dù sao thì đây cũng là kinh nghiệm tốt nhất để các nhóm hoạt động về công nhân, lao động học hỏi rút kinh nghiệm về tổ chức và nhất là liên kết thành phong trào rộng lớn: Đình công đồng loạt trên một vùng kinh tế quan trọng như khu tam giác Sóng Thần, Thủ Đức - khu kỹ nghệ Biên Hòa - khu công nghiệp Thủ Dầu Một, Bình Dương có khả năng gây tê liệt sản xuất quan trọng. Nếu được như vậy, khi tổng bất tuân dân sự toàn quốc phát khởi, phong trào công nhân sẽ góp phần thật quan trọng. 3/ PHONG TRÀO TUỔI TRẺ YÊU NƯỚC Mùa hè năm 2011, trong 11 cuộc biểu tình của tuổi trẻ yêu nước chống tàu xâm lăng, hấu như vắng bóng giới sinh viên chính danh. Ngày 16 tháng 5 năm 2013, nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên và nam sinh viên Đinh Nguyên Kha hiên ngang thách đố cường quyền trước pháp đình cs Long An. Cô gái nhỏ tuổi đôi mươi Phương Uyên bị cáo buộc vì tội trương hai lời nguyền thắm máu: “Đi, chết đi đảng cộng sản vn bán nước” “Tàu khựa cút khỏi biển Đông” Nguyên Kha dõng dạc cất cao lời nói: “Tôi là người yêu nước, yêu dân tộc Tôi chỉ chống đảng cộng sản Mà chống đảng thì không có tội” Đây là hai tia lửa phát khởi giữa khung trời tối tăm của tập thể sinh viên. Rồi đây nếu được tổ chức dìu dắt sẽ trở thành lực lượng xung kích trong phong trào bất tuân dân sự toàn quốc. Nếu sinh viên, thanh niên hành động có tổ chức và đồng loạt sẽ là những chiến sĩ kiên cường vận động và tổ chức các phong trào nông dân, công nhân, phong trào chống sưu cao thuế nặng, phong trào bất tuân lịnh trưng tập quân sự, tức chống bắt lính... kể cả phong trào du ca về nguồn, ca ngợi anh hùng dân tộc chống xâm lăng, ca ngợi tình thương, tình tự Dân tộc... Tóm lại, trong cuộc vận động quảng bá nhân quyền ngày 10 tháng 12 vừa qua, máu đã đổ ở Sài Gòn. Nếu chúng ta không gấp rút vận động tổ chức các hoạt động bất tuân dân sự thành những phong trào rộng lớn, khắp nơi để tràn ngập lực lượng côn an, dân phòng, xã hội đen đủ loại, chúng ta sẽ bị chia cắt, chịu tổn thất lẻ tẻ, bị cô lập, bắt bớ theo cách bẽ đũa bẽ từng chiếc. Vạn sự khởi đầu nan! Tới nay đã có những bước khởi đầu phấn khởi. Vậy thì tất cả đồng lòng mở rộng vòng tay, kết thành đại khối đấu tranh, phát khởi cuộc toàn quốc phản kháng, đưa Đất nước, Dân tộc vào VẬN HỘI MỚI. Thanh niên là rường cột Quốc gia Là người chủ tương lai của Đất nước Tương lai của Quốc gia - Dân tộc nằm trong tay tất cả chúng ta! Nguyễn Nhơn Nguồn:danlambaovn.blogspot.com ***** Từ Độc Tài Đến Dân Chủ Gene Sharp Đấu Tranh Bất Bạo Động Việt Tân xin trân trọng giới thiệu đến đồng bào khắp nơi, đặc biệt là những vị đang đấu tranh cho Dân Chủ tại Việt Nam, tài liệu nghiên cứu Từ Độc Tài Đến Dân Chủ (From Dictatorship to Democracy) của Tiến sĩ Gene Sharp. Ông là một viện sĩ thuộc Học Viện Albert Einstein, chuyên nghiên cứu và hỗ trợ việc xây dựng thể chế dân chủ trên khắp thế giới. Trong tài liệu này TS Gene Sharp tổng hợp những bài học kinh nghiệm đấu tranh chống độc tài của nhiều dân tộc suốt hơn nửa thế kỷ qua.   Trong những năm tháng gần đây, các phong trào đấu tranh thành công tại Georgia, Ukraine, Kyrgystan, v.v... đã phiên dịch, truyền tay và tận dụng tài liệu này khi điều hướng các cuộc đấu tranh của quần chúng. http://www.viettan.org/Tu-%C4%90oc-Tai-%C4%90en-Dan-Chu,2250.html  
......

Thiết Tha Kêu Gọi Tiếp Tay Tố Cáo Công An Bạo Hành

Vào lúc 8h 30 sáng thứ ba ngày 10/12/2013, "Ngày Quốc tế Nhân Quyền". Tôi: Nguyễn Đức Quốc cùng vợ chông lê Thị Phương Anh, Lê Anh Hùng & Phan Đình Thành từ Lăng Cô đến số 80 Lê lợi, Trụ sở CA TP Đà Nẵng, để đòi lại tài sản đã bị CA phường Hòa Minh thu giữ trái phép, bắt chúng tôi một cách vô lý và vô luật vào tối 07- 12/2013 tại nhà nghỉ Hồng Ngọc ở đường Nguyễn Huy Tự, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng. Anh Nguyễn Đức Quốc Khi chúng tôi đến như lời hẹn của CA phường Hòa Minh (đến CA TP Đà Nẵng giải quyết) đến nơi chúng tôi được một viên CA TP Đà Nẵng cho biết CA TP Đà Nẵng không hay biết sự việc, và hướng dẫn chúng tôi về CA phường Hòa Minh đề nghị trả lại tài sản hoặc phải báo cáo cho CA TP.   Lúc 10h chúng tôi và một số anh em quen biết ở Đà Nẵng, đến CA phường Hòa Minh để đòi lại tài sản, nhưng ở đây lại chỉ lên CA TP. Vì quá bức xúc trước việc làm sai trái của CA ở đây, chúng tôi đã biểu tình đòi tài sản một cách ôn hòa ngay trước trụ sở CA phường Hòa Minh, ngay lúc đó chúng tôi đã bị một số côn đồ là những người tự xưng CA đã đạp tung cửa phòng và bắt chúng tôi tại nhà nghỉ Hồng Ngọc và đánh đập một cách dã man trước sự chứng kiến của nhiều người tại đây và khách đi đường, hậu quả tôi phải cấp cứu tại bệnh viện Đa Khoa ĐN với kết quả " Chấn thương sọ não" .   Trong khi chúng tôi bị đánh đập, tôi biết có nhiều người quan tâm đã quay phim, chụp ảnh. Vậy tôi xin thông báo để những ai đã chụp được hình ảnh hay quay phim lúc chúng tôi bị công an, côn đồ đánh đập dã man tại trước cửa trụ sở CA phường Hòa Minh. Xin vui lòng gửi cho tôi qua tin nhắn FB hoặc email có Nickname: nguyenthao543@gmail.com. Để chúng tôi có thêm bằng chứng mà tố cáo hành vi côn đồ đánh đập người dân của bọn công an, côn đồ...   Tôi biết từ trước đến nay đồng bào chúng ta đã bị công an, côn đồ đánh đập xong vì nhiều lý do mà không dám tố cáo, nay tôi tha thiết xin bà con nếu ai có hình ảnh hôm đó xin gửi về cho chúng tôi qua địa chỉ FB hoặc email nói trên. Tôi xin chân thành cám ơn. Kính Nguyễn Đức Quốc www.ducme.tv - Cà Phê Tối - Nguyễn Đức Quốc kể chuyện bị công an hành hung 11.12.2013 http://www.youtube.com/watch?v=u-w9TtebZaE  
......

Dưới Bóng Hoàng Hôn Xã Hội Chủ Nghĩa

Người ta nhìn thấy một gương mặt âm u trong buổi chiều tà của một vở diễn mà ở đó, sân khấu nhuộm máu khô, rác rến và những bàn tay người chới với kẽm gai… Một cuộc triển lãm xếp đặt nghệ thuật chăng? Không phải thế, đó là hiện thực sinh động, một hiện thực làm rơi nước mắt trên miền Nam Việt Nam hiện tại. Một miền Nam sau ba mươi mấy năm, người Cộng sản đã mang những thứ ấy để trưng bày, chưng diện và sơn phết lên số phận của vài mươi triệu người. Đừng nghĩ rằng đây là một sự hoang tưởng hay một đoạn văn siêu thực!   Sở dĩ tôi dám bạo miệng nói như thế, vì tôi quá đau buồn khi nghĩ đến những người tài xế xe, cũng có lúc họ hầm hố, găng tơ, nhưng đó là những khi họ quá bức bách, căng thẳng bởi cuộc sống thường nhật, bởi những cây dùi cui và màu vàng vừa quen thuộc vừa đe dọa – màu vàng cảnh sát giao thông. Và, đau buồn nhất là giữa con người với con người, chẳng còn tình người, người bóc lột người, người đối xử với người còn tệ hơn cả thú vật, không còn yêu thương, không còn niềm tin, không tôn trọng và cũng không còn nốt lòng tự trọng!   Vì sao? Vì sau ba mươi mấy năm, nhà nước Cộng sản đã mang hai thứ rác kinh hoàng, dị hợm nhất để nhuộm miền Nam Việt Nam, đó là lòng tham và chủ nghĩa Cộng sản. Hai thứ này, tuy hai mà một, tuy một mà hai, nó là hai mặt mâu thuẫn để phát triển của một chủ đích, âm mưu hay là một lý tưởng độc tài! Lần vứt rác đầu tiên vào miền Nam của người Cộng sản, có thể nhắc đến nền kinh tế tập trung bao cấp. Từ một miền Nam hoa lệ, trù phú và hào sảng, trong chốc lát bỗng tan tác, người thì bỏ chạy, kẻ thì mất trắng, chết chóc, tù đày, những người dân từ chỗ giàu có, tự tin trở nên nghèo khổ và tự ti. Với đời sống tem phiếu, xếp hàng nhận miếng ăn, cái đói luôn đe dọa đã đẩy con người xuống hàng súc vật, làm thí xác để rồi chờ ban phát miếng ăn. Không hơn không kém.   Chính môi trường này cộng với quyền lực của các ông, các bà lương thực, thuế vụ nói riêng và cán bộ mũ cối nói chung đã đẩy con người đến chỗ sợ đói, sợ chết và sợ bị mất phần, phải xuống nước và thậm chí không ít người phải khúm núm trước các ông các bà lương thực, cán bộ mũ cối và cầu cạnh họ với hy vọng mình không bị cắt xén miếng ăn…! Sau biến cố 30 tháng Tư năm 1975, nạn hôi của bùng phát, “kẻ chiến thắng” đã chẳng ngại ngần lùng sục, lấy bất kì cái gì đang có của “bên chiến bại”, không ngoại trừ vợ con và số phận, mạng sống của đối phương. Nạn hôi của đã biến miền Nam Việt Nam thành một cái chợ hay một bãi tha ma tràn ngập tiếng kêu than và oán hận, cừu thù dậy sóng. Và vết dấu của nạn hôi của kéo dài, loang rộng mãi về sau này, khi nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa xuất hiện. Chưa xong, đó chỉ là một sọt rác bản năng mà người Cộng sản mang vào miền Nam, sọt rác tư tưởng cũng không kém phần li kì, gay cấn, nó nghiễm nhiên biến sự cướp giật, vô cảm thành một chủ nghĩa, chủ thuyết và đương nhiên, hành vi cướp giật, máu lạnh trở nên vững chãi hơn, có cơ sở lý luận hơn khi chủ nghĩa Cộng sản Mác – Lê nin, Mao Trạch Đông và tư tưởng Hồ Chí Minh chính thức bước qua cửa giảng đường, biến thành “hòn đá tảng tư tưởng” của hàng hàng lớp lớp thế hệ sau này. Không cần biết đúng sai, không cần biết thế giới đã lên đường, đã bước vào đại lộ văn minh từ lâu, không cần biết học sinh, sinh viên có ưa hay không ưa thứ tư tưởng này, nó được xếp vào môn bắt buộc phải học và được đào tạo theo qui trình học thuộc lòng, đến kỳ thi lại chép những thứ mình đã học thuộc lòng ra giấy để vượt qua kì thi. Bất kì học sinh, sinh viên nào không thuộc lòng nó (đừng hòng giở tài liệu để sao chép, riêng môn học liên quan đến chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Cộng sản, giám thị phòng thi hét ra lửa!) thì mới hy vọng có tấm bằng sau này. Và nó nghiễm nhiên nằm lòng, ăn sâu vào não trạng nhiều thế hệ, dù muốn hay không muốn! Cái gì đến cũng phải đến, những ai đoạn tuyệt với nó cũng đã hiện diện, cũng đã lên tiếng kêu gọi nhân quyền, dân chủ, cởi mở, bảo vệ lãnh thổ… Những ai bị nhiễm sắc của nó cũng lộ diện đầy rẫy trong xã hội Việt Nam hiện tại. Câu chuyện chiếc xe chở bia đi qua bùng binh Biên Hòa, ôm cua bị lạc tay lái làm đổ nhào bia ra đường và thay vì người dân dừng lại để giúp đỡ cho người bị nạn, họ đã thi nhau xúm vào giành giật, hôi của, cướp cạn. Mười mấy ngàn thùng bia Tiger bay vèo trong vòng chưa đầy ba mươi phút, người tài xế từ chỗ kêu gào, van xin người ta đừng lấy bia của mình chuyển sang cuống cuồng bốc lấy bốc để, chạy đua với thiên hạ để giữ lại chút tài sản đang bốc hơi của mình. Không còn gì đau đớn và nhục nhã hơn! Lạ ở chỗ, sau một thời gian dài người tài xế không may và ông chủ xe của anh ta chờ đợi bảo hiểm giải quyết, bảo hiểm kết luận đây không phải là tai nạn mà đây là một vụ cướp. Cuối cùng, bên công ty vận tải hỗ trợ 20 triệu đồng, chủ xe và người tài xế phải bỏ ra 270 triệu đồng để trả nợ nếu không muốn ngồi tù(?). Thử đặt vấn đề: Nếu đây là một vụ cướp, thì vụ cướp này không tầm cỡ về kinh tế nhưng lại có qui mô rất lớn và diễn ra công khai giữa thanh thiên bạch nhật, ngay ở bùng binh, giữa trung tâm và tai mắt an ninh. Vậy lúc này công an giao thông đang ở đâu mà không đến vãng hồi trật tự giao thông? Cảnh sát cơ động, công an khu vực ở đâu mà không đến dẹp loạn, bảo vệ an ninh và tài sản cho nhân dân? Suy cho cùng, chiếc xe chở bia kia cũng phải đóng mọi thứ thuế theo qui định của pháp luật, không ngoại trừ cả thuế an ninh để đảm bảo an toàn trong quá trình lưu thông. Lẽ ra khi có cướp, ngành an ninh phải vào cuộc, phải truy đuổi, điều tra và thu hồi tài sản cho khổ chủ mới đúng chứ! Cho dù con số thu hồi không nguyên vẹn chăng nữa nhưng chí ít nó cũng cho thấy nền an ninh Việt Nam không phải là thứ an ninh giả cầy chỉ biết mè nheo và trấn lột. Nhưng không, chính sự thiệt hại của chủ xe, của tài xế cũng như những khó khăn phía trước của những người tội nghiệp này cộng với thái độ hoàn toàn im lặng của ngành an ninh thành phố Biên Hòa sau hơn hai tuần dư luận xôn xao, đến nước họ tự cảm thấy nhột, buộc lòng phải lên tiếng gọi là điều tra, truy tố… đã cho thấy họ vốn là thứ an ninh giả cầy, bản chất họ là vậy, vì họ được học hành, được đào luyện trong môi trường Cộng sản xã hội chủ nghĩa.   Sau ba mươi mấy năm chiếm miền Nam, qui đất nước về một mối, cái điều mà nhà nước Cộng sản làm được nhiều nhất, đó là biến miền Nam Việt Nam thành một hố rác của lòng tham, đánh mất tự trọng, tội ác, vô cảm,bất chấp… trên nền tảng một hệ thống cai trị luôn mở đường để những thứ này tiến xa hơn, đạt ngưỡng “đỉnh cao trí tuệ” của chủ nghĩa Cộng sản. Tự dưng, nhìn vào hiện tình đất nước, cảm giác buồn và ớn lạnh thoáng qua, cứ như đang ngồi giữa sân ga vắng và đâu đó xa xa là tiếng lao nhao kêu than, tiếng trống điếu tang, tiếng chửi thề… Dưới một hoàng hôn đỏ ối màu máu! Đau thật là đau! Nguồn: VietTuSaiGon's blog
......

Đinh Nguyên Kha đã bị âm thầm chuyển ra trại giam Xuyên Mộc

Trại giam K3, Xuyên Mộc – Bà Rịa – Vũng Tàu: Lần thăm Kha đầu tiên   13/12/2013. Tôi lên trại tạm giam công an Tỉnh Long An thì nhận được tin báo rằng Đinh Nguyên Kha đã chuyển đi đến trại giam Bộ Công An tại Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu vào ngày 11/12/2013. Gia đình tôi không nhận them bất kỳ một thông báo nào khác từ Kha hay từ nhà giam. Tôi chỉ biết hỏi thăm những gia đình tù nhân khác để có thêm chi tiết trang bị cho chuyến đi Xuyên Mộc vài ngày sắp tới. 15/12/2013. Tối, tôi và chị đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết cho chuyến thăm nuôi đầu tiên tại khu trại giam xa xôi, hẻo lánh. Bản đồ từ dẫn đường từ google được in ra giấy. Hai chị em nhìn nhau như muốn nói: “đường đi chua lét”. 16/12/2013. 5h sáng chúng tôi khởi hành bằng xe máy. Trời âm u, gió lạnh cóng cả đôi bàn tay. Phóng xe trên quảng đường dài nhưng không mệt mõi. Vì tâm trạng bồn chồn, nôn nao muốn gặp lại người em đang đơn độc ở nơi xa xăm khắc nghiệt. Rừng cao su nối tiếp trùng trùng bao bọc lấy con đường nhựa hẹp teo loang lỗ bùn lầy. Mưa lất phất, mây xám dầy đặc làm không gian thêm ảm đạm. Vì không biết Kha bị đưa đến phân khu nào thuộc trại giam Xuyên Mộc, nên tôi đành phải đi hỏi và nhờ xác minh từng phân khu. Chạy dọc theo tỉnh lộ 764 đến Sông Ray, tôi đến một phân khu nằm men theo con lộ. Tôi vào hỏi thăm để xác minh thì họ bảo rằng không có ai tên Đinh Nguyên Kha cả. Họ hướng dẫn tôi đi tiếp đến khu K1 để biết thông tin. Tiếp tục theo tỉnh lộ 764 rồi đến tỉnh lộ 328, tôi đến được phân khu K1 trại giam Xuyên Mộc. Làm thủ tục tại phòng bảo vệ, tôi được hướng dẫn đi bộ vào sâu bên trong hơn 300m đến nhà thăm gặp. Tại đây, tôi tiếp tục hỏi thăm về tù nhân chính trị Đinh Nguyên Kha. Một cán bộ trại giam già trả lời rằng: ”Ở đây không nhốt tù chính trị, lên khu K3 hỏi đi”. Tôi đi ngược ra cổng bảo vệ và nhờ anh này hướng dẫn đường lên phân khu K3.Theo tỉnh lộ 328, cách khu K1 khoảng 5km, tôi tìm gặp khu K3. Rẽ vào con đường nhỏ ngoằng nghèo, đi thêm 3km nữa, tôi đến được khu K3. 10h30. Khu trại K3 hẻo lánh, nằm giữa rừng cao su bạt ngàn, lạnh ngắt. Phòng thăm nuôi vắng tanh, đếm được khoảng 5 người. Chị tôi đi vào bàn làm thủ tục gặp mặt. Một cán bộ nữ cau có đòi hỏi thăm nuôi phải có “sổ thăm nuôi” thì mới làm được thủ tục. Nhưng chúng tôi chỉ mới đi lần đầu tiên thì làm gì có sổ. Tranh luật một ít phút, một anh cán bộ trung úy trẻ đến giải quyết và hướng dẫn chúng tôi ra nghế đá ngồi chờ. Khoảng 10 phút sau, anh này đề nghị chúng tôi giao chứng minh thư để làm thủ tục. Làm thủ tục xong, khoảng 5 phút sau, Kha được dẫn ra, trên người khoác nguyên bộ đồ “tút”. Ba chị em gặp nhau hớn hở, Kha cười nhe răng khoe cả lợi. (“Tút”: Đồ phạm nhân sọc trắng đen – trong trại giam, chúng tôi hay gọi vui bộ đồ này theo đồng phục đội bóng Juvetut – và chỉ những người tù đang thi hành án). Phòng thăm gặp rộng khoảng 40m vuông, ba dãy bàn kê sát vào nhau, người tù và người nhà ngồi đối diện, tay có thể trao tay. Dưới sự giám sát của 3 cán bộ trại giam, chúng tôi trò chuyện thân mật, vui vẽ, bình thường. -              Sao em trai, chuyển lên hồi nào mà không lời từ giã vậy? -              Họ chuyển em đi lúc 3h sáng ngày 11/12/2013. Em có nhờ cán bộ nhắn dùm gia đình mình là em chuyển đi Xuyên Mộc. Không ai nhắn lại cho anh hả? -              Không, anh chẳng nhận được tin gì cả, ngày 13/12/2013 anh lên thăm em mới biết em chuyển lên đây. Lần mò đã mới biết em ở nơi này. -              Ở đây, tình hình ăn ở và sinh hoạt như thế nào? -              Sức khỏe em tốt, tự tập thể dục đều đặn nên không bị béo phì. Em bị nhốt chung với anh Cường ( Nguyễn Ngọc Cường). Phòng giam cách ly, chỉ có 2 anh em ở chung. Còn anh Thức (Trần Huỳnh Duy Thức) thì bị nhốt 1 mình. Ở đây, anh Thức bị coi là nguy hiểm nhất đó (Kha cười). -              Sao em biết các anh đó vậy? -              Mỗi sáng, các anh em khu giam cách ly được ra phơi nắng. Em nhìn thấy được các anh ở phòng xung quanh. Anh Cường và các anh nơi đây dạy em rất nhiều điều hay và em học hỏi được rất nhiều từ họ. -              Vậy ở đây có khoảng bao nhiêu tù chính trị mà em biết? -              Dạ khoảng hơn 10 người. Anh Trí, anh Hùng, anh Tuấn và nhiều anh khác nữa. Khu giam cách ly này, họ nhốt riêng tù chính trị. -              Em không thắc mắc rằng hôm nay đi thăm nuôi mà không có Mẹ? -              Em biết Mẹ và bác Huỳnh đi Mỹ vận động nhân quyền nên em không hỏi. Thông tin trong này em cũng “update” liên tục thông qua các anh lân cận. Không bị lỗi thời đâu. -              Vậy thì hiện giờ em suy nghĩ như thế nào về trường hợp của mình và các anh em tù chính trị khác. -              Anh Cường và anh Thức đã dạy cho em biết phải cứng cõi và luôn đặt niềm tin vào sự tiến triển dân chủ của Việt Nam hiện tại. Em và các anh không sợ ngồi tù đâu, vì nó sẽ kết thúc sớm trong nay mai. (Kha cười).   Chị tôi kể về những khó khăn vấp phải trong suốt thời gian mà cả hai anh em tôi đều phải “nhập kho”. Rồi kể về những niềm vui, lòng tự hào về anh em tranh đấu. Chị tôi và Kha nói về cuộc sống gia đình, trao đổi về vấn đề gửi nhận đồ thăm nuôi. Đến đây Kha chợt nhớ gì đó và ngắt lời. Kha nhờ cán bộ trại giam đưa cho tôi một bao màu trắng chứa đồ của Kha:   -              Đồ này bị trả về gia đình, ở đây họ không cho sử dụng những thứ này. -              Sao sách dạy kỹ thuật, tạp chí, tự học anh văn và bộ luật hình sự mà trả lại? -              Ở trại này không cho đọc sách và không cho gửi sách vào nữa. Cả lá thư cháu My gửi vào họ cũng trả lại luôn, mấy tấm hình nữa . Không hiểu sao nữa, tại sao trại Long An cho mà ở đây không cho? Cũng là trại của Bộ Công An hết mà, không lẽ có một thế lực nào khác ngăn cấm ha? Anh phải liên lạc cục quản lý phạm nhân giúp em, yêu cầu có văn bản trả lời nhé. Em đang thắc mắc và bực bội lắm. -              Cái gì cũng vậy, phải qua một thời gian dài tranh đấu mới đạt được kết quả. Anh sẽ làm rõ vấn đề này.   Đến đây, cán bộ trại giam giao cho tôi bao đồ của Kha, và Kha ký biên bản giao nhận. Thời gian thăm nuôi cũng đã hết. Khoảng 30phút, tôi biết được em trai của mình đã tiến bộ lên rất nhiều. Hãnh diện về em. Chúng tôi chia tay và gửi lời thăm sức khỏe đến các anh. Hẹn gặp lại nguồn: Facebook Đinh Nhật Uy
......

Dự án vận động: Phong trào dân sự bảo vệ dân sinh môi trường

Tác giả dự án: Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng Ý tưởng dự án: - Cần giải thích trung thực và thẳng thắn rằng tác giả không xây dựng dự án này để tạo ảnh hưởng cá nhân, mà chỉ muốn đóng góp cho xã hội dân sự Việt Nam bằng vào những phong trào dân sự hành động vì người nghèo, những người bị tổn thương do vấn nạn thu hồi đất và nạn nhân môi trường. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng   - Dự án này có thể được vận dụng tại nhiều địa phương tùy theo các đặc điểm và điểu kiện, với nhiều tên gọi và hình thức khác nhau. - Trước mắt, có thể dùng hình thức “phong trào” cho dự án như một phương thức mang tính tập hợp rộng rãi nhiều thành phần. - Trong giai đoạn đầu, Phong trào có thể được triển khai ở miền Bắc với sự tham gia của giai tầng dân oan đất đai Văn Giang, Trịnh Nguyễn, Dương Nội…, cùng một số trí thức đồng cảm với nông dân. Tác giả dự án đề xuất một số trong những trí thức này có thể đảm nhận vai trò lãnh đạo Phong trào như luật sư Lê Thị Công Nhân, bà Lê Hiền Đức, nhà văn Nguyễn Tường Thụy, TS. Nguyễn Xuân Diện, TS. Nguyễn Quang A, luật sư Nguyễn Văn Đài… - Phong trào cũng cần được triển khai ngay ở khu vực miền Trung với người dân các tỉnh Đắc Lắc, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Phú Yên… là nạn nhân của đợt xả lũ thủy điện vào nửa cuối năm 2013. Dưới đây là bản luận chứng khung về Phong trào:   ·                     Tính cấp bách của Phong trào: Sau gần bốn chục năm từ khi đất nước thu về một mối, chưa bao giờ Việt Nam lại rơi vào tình cảnh kinh tế lụn bại, nạn tham nhũng và các nhóm lợi ích mặc sức hoành hành, xã hội nhiễu nhương đạo lý, chính trị bất nhất đạo đức, người dân phẫn uất… như hiện thời. Những người dân mất đất do nạn trưng thu đất đai vô lối, những người dân phải chịu thảm cảnh môi trường do thái độ và hành vi vô trách nhiệm của quan chức chính là nạn nhân đỉnh điểm của cơn khủng hoảng xã hội. Trong cơn khủng hoảng đầy u uất đó, rất nhiều người muốn có một sự thay đổi lớn lao. Làm sao để có được sự thay đổi ấy? Xã hội dân sự và các phong trào dân sự là một trong những phương cách tốt nhất để tạo nên sự thay đổi cấp thiết đó. Được sinh ra từ lòng xã hội dân sự, phong trào dân sự không phải là một khái niệm cao siêu mà giai cấp nông dân và công nhân không thể với tới được. Ngược lại, hoạt động dân sự trong xã hội dân sự là những gì thiết thân và gần gũi nhất với đời sống dân sinh, nhằm hỗ trợ giải quyết một cách thấu tình đạt lý những bức xúc của dân chúng liên quan đến nhiều chủ đề thiết thực trong hiện tồn Việt Nam như tham nhũng, đất đai, môi trường, quyền lợi người lao động, thị trường, các chính sách công bất hợp lý… Đó là những cơ sở để thành lập một phong trào hỗ trợ nông dân, công nhân và nạn nhân môi trường.   Phong trào dân sự có thể có một trong những tên gọi sau: Phong trào Dân quyền Phong trào Dân quyền Việt Nam Phong trào Dân quyền và nhân quyền Phong trào Bảo vệ dân sinh môi trường Phong trào Dân sinh, Dân chủ và Dân trí ……..   ·                     Tính pháp lý của Phong trào: Phong trào hoạt động dựa trên: - Hiến pháp năm 2013 về các quyền công dân về việc lập hội. - Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Nhà nước Việt  Nam đã ký kết vào năm 1982, về các quyền dân sự của người dân như lập hội nhằm mục tiêu hoạt động xã hội. - Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc mà Nhà nước Việt Nam trở thành thành viên chính thức vào tháng 11/2013 với nhiệm kỳ 2014-2016.   ·                     Định hướng của Phong trào: - Phong trào hướng đến việc hỗ trợ, giúp đỡ những người dân, khu vực dân cư bị tổn thương, thiệt hại bởi các tác động tiêu cực từ thu hồi đất, môi sinh, môi trường làm việc và môi trường tự nhiên. - Những lĩnh vực mà Phong trào chú trọng tác động là đất đai, môi trường. - Những đối tượng mà Phong trào tác động là nông dân chịu tác động tiêu cực bởi việc thu hồi đất, công nhân chịu tác động tiêu cực bởi điều kiện làm việc, người dân chịu tác động tiêu cực bởi sự tàn phá môi trường; các doanh nghiệp là chủ thể gây ra những bất công về dân sinh, đất đai môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước cùng các chính sách, văn bản bất hợp lý, bất công liên quan; các tổ chức quốc tế liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của Phong trào. - Phong trào có phạm vi hoạt động trên toàn quốc, tập trung vào những tỉnh, thành phố xảy ra tình trạng tiêu cực gay gắt đối với dân sinh, đất đai và môi trường.   ·                     Mục tiêu của Phong trào: - Hỗ trợ người dân giải quyết phần nào những thiệt thòi phải gánh chịu từ các chính sách bất hợp lý và bất công, quá trình thực hiện chính sách thiếu công bằng hoặc phát sinh tiêu cực - Hỗ trợ nông dân và thị dân giải quyết những bất hợp lý và bất công liên quan đến đất đai như cơ chế thu hồi đất, giá cả bồi thường, chế độ cưỡng chế, tái định cư, việc làm sau giải tỏa, hành động khiếu kiện và khiếu tố, những trường hợp bị bắt giữ, bắt giam và chịu án do đấu tranh phản đối bất công trong thu hồi đất… - Hỗ trợ công nhân giải quyết những bất hợp lý và bất công liên quan đến điều kiện làm việc như chế độ lương, cường độ làm việc, chế độ nghỉ việc, bị đối xử thô bạo hoặc bị bạo hành tại nơi làm việc… - Hỗ trợ người dân giải quyết những bất hợp lý và bất công liên quan đến môi trường như nạn ô nhiễm môi trường trong không khí, sông hồ và dưới lòng đất, tình trạng xả lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh mạng và môi trường, tình trạng khai thác tài nguyên bừa bãi gây ảnh ưởng đến môi trường sống và môi trường tự nhiên… - Kêu gọi, vận động các tổ chức quốc tế liên quan đến những lĩnh vực hoạt động của Phong trào, kể cả những nhà nước tiến bộ trên thế giới ủng hộ Phong trào và tác động đến Nhà nước Việt Nam nhằm giải quyết và khắc phục tình trạng tiêu cực về dân sinh, đất đai và môi trường. ·                     Phương châm hành động của Phong trào: - Phong trào là một thành phần của Xã hội dân sự ở Việt Nam, lấy mục tiêu xã hội làm trọng yếu. - Phong trào hành động theo phương châm “Công bằng, bền vững và vì mọi người” của các tổ chức phi chính phủ tại các quốc gia phát triển trên thế giới. - Phong trào hoạt động theo phương châm ôn hòa, bất bạo động, không nhằm mục tiêu hay thực hiện hành vi chính trị như thay thế hoặc lật đổ chính quyền. ·                     Phương pháp hành động của Phong trào: - Vận dụng hệ thống truyền thông với vai trò đặc biệt của báo chí trong nước và quốc tế nhằm chuyển tải những nội dung cần cảnh báo, phân tích, điều tra, tố cáo. - Tiếp cận chặt chẽ với người dân và những đối tượng bị tổn thương bởi bất công xã hội. Xây dựng các nhóm hành động công bằng trong nông dân, công nhân và thị dân. - Thực hiện hình thức thu thập chữ ký trên mạng và trên giấy đối với các văn bản liên quan đến đến nội dung hoạt động của Phong trào như Tuyên bố, Kiến nghị, Thông báo… Tổng hợp chữ ký được gửi đến các cơ quan chức năng của chính quyền và những doanh nghiệp liên quan. - Gửi đơn thư khiếu nại và kiến nghị trực tiếp đến các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp, hoặc gián tiếp qua mạng Internet hoặc bưu điện. - Trong hình thức kiến nghị trực tiếp, Phong trào tổ chức nhóm làm việc, trao đổi, đối thoại với các cơ quan chính quyền và doanh nghiệp liên quan. - Phối hợp và liên kết với các tổ chức phi chính phủ quốc tế nhằm tác động đến các cơ quan chính quyền, doanh nghiệp có liên quan ở Việt Nam. - Tổ chức sinh hoạt về các chủ đề kinh tế, xã hội, giáo dục, văn hóa, khoa học với hình thức diễn giả và hội thảo, tọa đàm. - Thực hiện những hình thức phản biện và phản đối khác nếu thấy cần thiết. ·                     Tổ chức của Phong trào: - Phong trào là tập hợp tự nguyện của trí thức, công nhân và nông dân – những người tự nguyện dấn thân vì cộng đồng, không phân biệt thành phần và tôn giáo. Phong trào mong mỏi nhận được sự tham gia và hỗ trợ của thành phần trí thức đương nhiệm trong hệ thống đảng và chính quyền. - Ban điều hành: Phong trào được đại diện bởi ban điều hành. Ban điều hành được phân công hợp lý theo các lĩnh vực phụ trách. - Địa điểm sinh hoạt: Phong trào cần có một địa điểm thường xuyên để sinh hoạt về thông tin và phương thức, cách thức đấu tranh đòi quyền lợi. - Tài chính: do sự đóng góp tự nguyện của các thành viên tham gia. Phong trào kêu gọi tấm lòng hảo tâm tương thân tương ái của các doanh nghiệp, trí thức và người dân trong nước và hải ngoại. - Đào tạo: Phong trào chú trọng đến hoạt động đào tạo về kỹ năng truyền thông, vận động, diễn giả, đối thoại với cơ quan công quyền và doanh nghiệp, luật pháp… * Lộ trình và hành động cụ thể của Phong trào: - Phong trào ra tuyên bố hình thành. - Dân oan và người chịu tổn thương ký tên vào Tuyên bố của Phong trào. - Phong trào ký tên bên cạnh kiến nghị, khiếu nại của dân oan. - Các cuộc khiếu kiện của dân oan mang danh nghĩa Phong trào, có biểu ngữ của phong trào. - Gửi Tuyên bố của Phong trào cho các các tổ chức nhân quyền và môi trường quốc tế, được dịch sang tiếng Anh và Pháp. - Vận động giới truyền thông quốc tế đưa tin bài về các vụ việc khiếu kiện. - Người của Phong trào và dân oan phối hợp đến các cơ quan công quyền, đại biểu, doanh nghiệp và báo chí để gửi đơn thư khiếu nại, tổ chức đối thoại và chất vấn. - Tổ chức văn phòng pháp lý giúp dân oan. - In tờ rơi về nội dung khiếu nại và quyền con người để phát cho người dân. - Tổ chức sinh hoạt chuyên đề, trao đổi thông tin, hội thảo, tọa đàm và định hướng đưa tin bài. - Tổ chức đào tạo các kỹ năng, phối hợp với các tổ chức quốc tế. - Tổ chức đào tạo và thực hành kỹ năng diễn thuyết. - Tổ chức cho thành viên đi học ở nước ngoài về xã hội dân sự và hoạt động phi chính phủ. - Vận động trí thức trong đảng và người dân tham gia Phong trào. - Liên kết với một số hội đoàn nhà nước như Hội đất đai, Hội thủy lợi, Hội thủy sản, Hội môi trường, Liên đoàn lao động… - Kiến nghị với ngành công an về một số vấn đề bảo vệ trật tự trị an xã hội. - Hỗ trợ người dân hiểu biết hơn về quyền con người và các quyền dân sự mà họ có để khiếu kiện và đấu tranh. Hỗ trợ người dân biết và hiểu những kết quả có được từ đấu tranh chủ yếu xuất phát từ tác động của dân chúng và quốc tế chứ không phải từ các cơ quan công quyền vô cảm. - Phong trào có thể phối hợp với các nhóm xã hội trong tôn giáo như Công giáo, Phật giáo hòa hảo thuần túy, Phật giáo. - Vận động các tổ chức quốc tế bảo trợ và tài trợ cho hoạt động nghiên cứu về xã hội dân sự và phong trào dân sự quần chúng tại Việt Nam.   ·                     Liên kết và hợp tác quốc tế: - Phong trào tiến hành mối liên kết và hợp tác sâu rộng với những tổ chức phi chính phủ quốc tế về những vấn đề dân sinh, đất đai và môi trường. - Phong trào cần đặc biệt lưu tâm để có mối quan hệ gắn bó với những tổ chức phi chính phủ quốc tế có mối quan tâm đến tình trạng bất bình đẳng trong xã hội Việt Nam như DANIDA (Đan Mạch), SIDA (Thụy Điển), Global Witness (trụ sở tại Anh), Tổ chức Hòa bình xanh, Chữ thập đỏ quốc tế… - Phong trào hướng đến việc tiếp nhận sự hỗ trợ của các nhà nước và cơ quan ngoại giao quốc tế để hình thành và phát triển xã hội dân sự tại Việt Nam. ——————- Tác giả dự án này mong đợi những phong trào dân sự bảo vệ quyền lợi và sinh mạng người nghèo sẽ được triển khai tại các địa phương trong tương lai không xa. Nhà báo độc lập Phạm Chí Dũng ĐT: 01235459338 Email: vietleminhquan@gmail.com Nguồn: diendanxahoidansu.wordpress.com
......

Bản Chất Cộng Sản "Cực Kỳ Tàn Bạo": Mạng Người Không Bằng Con Chó!

Trong mấy ngày này tình hình chính trị nóng bỏng tại Bắc Hàn cộng sản với cuộc thanh trừng đẫm máu của dòng tộc Kim với bản án tử hình nhanh nhất từ trước tới nay trong nội bộ thượng tầng tại Bình Nhưỡng: xử tử ông dượng Jang Song Taek (67 tuổi) của chủ tịch Kim Jung-un với tội đồ "Kẻ phản bội quốc gia lớn nhất của mọi thời đại" ("Traitor to the nation for all ages" - "Größter Verräter aller Zeiten").   Bản án còn phỉ báng hạ cấp xuống thành hàng thú vật: "Tồi tệ hơn cả một con chó" ("Worse than a dog" - „Schlimmer als ein Hund“).   Nếu là một người sống ở đầu đường xó chợ thì chẳng can chi, nhưng đằng này một người nắm trong tay đầy quyền lực đứng thứ 2 của cộng sản Bắc Hàn - một người với tay tận trời từ thời ông bố Kim Jung-il cho đến đời con Jung-un, nhưng đã bị nhục nhã dẫn độ trong một cuộc họp đảng hôm 9/12 và bị xét xử nhanh chóng vào ngày 13/12.   Nếu đúng nguồn tin đang được truyền thông Tây Phương kiểm chứng thì càng cho thấy cách hành xử tàn ác của cộng sản đúng vào hạng thú vật: Vợ đi tố cáo chồng. Vì thế, chẳng lạ gì khi chính phủ Hoa Kỳ đã lên án cuộc thanh trừng trong dòng tộc Kim là hành vi "cực kỳ tàn bạo".   Ông Jang Song Taek kết hôn năm 1972 với em gái của chủ tịch Kim Jong-il, bà Kim Kyong-hui (sinh năm 1946), hiện đang mang quân hàm đại tướng. Với kiểu lập công bán đứng người chồng thì bà đại tướng này – theo nhận định của Tây Phương vẫn còn được lòng của đứa cháu Jung-un mà an toàn tại vị.   Trong khi đó Kim Jung-un đang tiếp tục thanh trừng các bè cánh của ông dượng Jang Song Taek. Từ trên xuống dưới những người theo ông Jang có khoảng từ 10.000 đến 30.000. Bây giờ là cơ hội để Hoa Kỳ, Trung Cộng và Nam Hàn tìm cách cứu vớt các nhân vật này nhằm khai thác các tin tức tình báo. Chắc chắn đây là một cuộc đào tẩu chính trị lớn nhất của cộng sản Bắc Hàn. Trung Cộng đang điều thêm quân đến biên giới, có thể với ẩn ý giúp đỡ nhóm đào tẩu chăng? Bắc Kinh đã bị mất đi một đồng minh trung thành qua việc xử tử ông Jang Song Taek.   Tại thủ đô Bình Nhưỡng, bộ máy tuyên truyền khuếch đại qua Thông tấn xã KCNA loan tin Jang Song Taek là một „kẻ phản cách mạng, kẻ cặn bã và hèn hạ, tham vọng chính trị đê hèn và là kẻ lừa đảo… hành vi bị nguyền rủa đến 3 lần“.   Bản cáo trạng tiếp thêm: „Jang Song Taek bị buộc tội đã tập hợp lực lượng không thể chấp nhận và thành lập một nhóm phe phái hiện đại trong một thời gian dài. Do đó đã phạm tội ác ghê tởm như âm mưu lật đổ nhà nước bằng tất cả các loại thủ đoạn và phương tiện đê hèn với một tham vọng hoang đường giành lấy quyền lực tối cao của đảng và nhà nước“. Theo tờ báo Nhật Mainichi cho biết kẻ bị tử hình thứ hai cùng với Jang Song Taek là cựu đại sứ Ri Su-yong (73 tuổi) của Bình Nhưỡng ở Thụy Sĩ. Ông phục vụ tại thủ đô Bern một thời gian dài 22 năm với một tên gọi khác, đồng thời trong lúc này ông bảo quản bí mật một tài sản to lớn được ước tính 4 tỷ Đôla của gia đình họ Kim tại các ngân hàng Thụy Sĩ. Tại đây, thời cậu bé Jung-un còn đi học thì chính ông Ri Su-yong là người giám hộ cho cậu ta. Kể từ khi trở về Bình Nhưỡng vào ba năm trước đây, ông Ri Su-yong đã làm việc chặt chẽ với ông Jang Song Taek. Hai người đã trở thành một cầu nối kinh tế quan trọng nhằm thu hút giới đầu tư nước ngoài, đặc biệt là giới đầu tư từ láng giềng Trung Cộng. Giết người giám hộ Ri Su-yong thì cậu ấm Kim Jung-un đã bịt kín được tất cả bí mật của mình trong thời gian sống ở Thụy Sĩ cũng như tiếp tục dấu được món tiền khổng lồ ở đây.   Bản chất cộng sản "cực kỳ tàn bạo" luôn được tiếp nối từ thời Stalin, Mao, Chruschtschow, Ceaușescu, Kim (kéo dài 3 đời), v.v… chỉ có biết giết và giết. Cộng sản Việt Nam cũng mù quáng đi theo con đường này như văn nô Tố Hữu đã vinh danh sự giết người: “Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ, Cho ruộng đồng lúa tốt, thuế mau xong, Cho đảng bền lâu, cùng rập bước chung lòng, Thờ Mao Chủ tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.” Cộng sản Bắc Hàn đang dạy đứa cháu 30 tuổi giết thẳng thừng ông cậu dượng của mình! Hà Long Nguồn: VietCatholic  
......

Công an VN thách thức Ngoại trưởng John Kerry: Tùy tiện cấm dân xuất cảnh

Sáng nay, vào khoảng 10 giờ 30, cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh và đứa con trai nhỏ của bà 21 tháng tuổi bị an ninh sân bay Nội Bài Hà Nội cấm xuất cảnh với lý do “làm theo lệnh của công an Nghệ An”. Bà Hạnh cho biết: “Tại phòng làm việc, có 5 công an viên làm việc với tôi nhưng không đeo bản tên và không cho tôi biết vì sao tôi bị giữ lại, nên tôi đã yêu cầu họ cho tôi biết lý do và yêu cầu họ đeo bảng tên vào thì tôi mới làm việc. Sau đó, một công an viên đeo bảng tên và tên của công an viên này là Trần Văn Học. Ông Học nói tôi bị cấm xuất cảnh là theo yêu cầu của công an Nghệ An. Mọi thắc mắc công an Nghệ An sẽ giải quyết.” Cô giáo Nguyễn Thị Bích Hạnh và đứa con trai nhỏ.     Bà Hạnh nói: “Tôi không biết vì sao tôi lại bị cấm xuất cảnh. Tôi đi Bangkok để đi du lịch và chữa bệnh.” “Vào năm 2009 tôi bị cấm xuất cảnh lần đầu tiên. Sau đó, tôi bị mời lên làm việc trong suốt 2 ngày và bị 2 người an ninh theo dõi liên tục.” Bà Hạnh cho biết thêm. Bà Hạnh khẳng định: “Tôi sẽ khiếu nại họ đã cấm xuất cảnh tôi vì họ đã không đưa ra lý do vì sao tôi bị cấm xuất cảnh. Nếu như họ không bồi thường các thiệt hại cho tôi thì tôi sẽ khiếu kiện họ. Đây là cách làm việc không tôn trọng pháp luật.” Lịch trình của chuyến bay của bà Hạnh đi từ Hà nội đến Bangkok, vào lúc 11 giờ 45 ngày 15.12 của hãng VietJet. Bà Hạnh, sống ở Nghệ An và từng là cô giáo dạy môn văn tại trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm, tỉnh Quảng Nam nhưng Sở Giáo dục tỉnh Quảng Nam quyết định cho bà thôi việc vì “xuyên tạc đạo đức nhà giáo“. http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-thoi-viec-nu-thac-si-xuyen-... Theo Dân Trí loan tin, “Quyết định thôi việc nêu rõ: Bà Nguyễn Thị Bích Hạnh đã vi phạm nghiêm trọng trong việc xuyên tạc đạo đức nhà giáo; sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của chính sách Nhà nước; xuyên tạc đường lối của Đảng, chủ trương pháp luật của Nhà nước, vi phạm quan điểm nội dung giáo dục trong việc cập nhập khai thác, truyền bá trang web phản động, phản giáo dục.”Dân Trí - http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-thoi-viec-nu-thac-si-xuyen-...   Nói chuyện với BBC bà Bích Hạnh cho biết, “trong một số tiết dạy hồi năm ngoái, tôi đã đề cập với các em học sinh một số bài viết trên các trang mạng hải ngoại như talawas và tienve.org với mục tiêu ‘hướng dẫn các em biết cách tự học, tự đọc, tự tìm tòi phân tích thông tin”.BBC - http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/06/090604_teacher_sacked.shtml   Theo RFA: “Thạc sĩ Bích Hạnh cho biết cô khuyến khích học trò chuyên của mình bớt chơi game mà nên dành thời gian tìm kiếm tri thức trên mạng. Cô đã giới thiệu với học trò các website, chẳng hạn talawas, Hợp Lưu, Tiền Vệ. Liên quan đến luận văn thạc sĩ, cô Bích Hạnh cũng nhận định “Nhân Văn Giai Phẩm cùng nhóm Sáng Tạo là 2 nhóm có khả năng cách tân thơ, cách tân nền văn học Việt Nam. Tiếc rằng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã bị dập tắt nhanh chóng…”.RFA  http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/teacher-get-fired-for-encouraging...   “Thạc sĩ Nguyễn Thị Bích Hạnh tốt nghiệp Đại học và bảo vệ luận án Thạc sĩ văn tại Trường Đại học Đà Lạt. Tháng 9/2007, cô Hạnh được nhận vào giảng dạy tại Trường chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm theo diện thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Nam.” Theo Dân Trí.http://dantri.com.vn/giao-duc-khuyen-hoc/cho-thoi-viec-nu-thac-si-xuyen-... Một trường hợp khác “Khoảng 8 giờ sáng nay, vợ tôi (Facebooker Hư Vô) ra sân bay để chuẩn bị xuất cảnh nhưng đã bị giữ lại. Gần đến 10 giờ bay thì họ đã bắt vợ tôi đi, không biết đưa đi đâu và họ cướp điện thoại của vợ tôi. Hiện tại, tôi đã mất liên lạc với vợ tôi.” ông Trịnh Anh Tuấn, facebook Gió Lang Thang cho biết. “An ninh phòng xuất nhập cảnh nói là đã đưa vợ tôi về phía đồn công an cửa khẩu. Tôi và bạn bè của tôi sẽ đến đồn công an cửa khẩu để đòi người.” Ông Trịnh Anh Tuấn cho biết thêm. Ông Trịnh Anh Tuấn nói: “Vợ tôi có chuyến bay qua Thái.”   Tien Huy lo lắng và cầu chúc: “chúc mọi đều an lành cho Hư Vô”. Ông Trịnh Anh Tuấn, facebook Gió Lang Thang và Kim Loan, facebook Hư Vô là một trong những người trẻ biểu tình chống Trung Cộng, đấu tranh Dân chủ và Nhân quyền ở VN. Như vậy từ hôm qua đến nay, có ít nhất năm trường hợp công dân Việt Nam bị công an tùy tiện cấm xuất cảnh, mà không hề được thông báo trước, hay được giải thích lý do thỏa đáng. Hành đồng này diễn ra ngay trong những ngày ông John Kerry, ngoại trưởng Hoa Kỳ thăm Việt Nam. Liệu đây có phải là một thách thức của nhà độc tài cộng sản với cộng đồng quốc tế, hay là sự mượn gió bẻ măng, nhân dịp có khách, tìm cách chơi xấu nhau giữa các phe nhóm trong đảng CSVN? nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2013/12/
......

Dương Chí Dũng sẽ là một Xiêng Phênh?

Cách đây 17 năm, ngay tại trường bắn, tử tù người Lào Xiêng Phênh đã quyết định khai ra đồng bọn buôn ma túy Đại úy công an Vũ Xuân Trường. Lời khai này đã giúp y thoát án tử hình, nhưng dẫn đến ít nhất 8 án tử hình khác và hàng chục án chung thân, tù nhiều năm cho các đồng phạm khác, trong đó có Đại úy Vũ Xuân Trường và nhiều sỹ  quan công an khác. Dương Chí Dũng trước tòa   Dương Chí Dũng khó thoát khỏi án tử hình trong vụ đại án tham nhũng được Ban chỉ đạo chống tham nhũng trực tiếp giám sát. Những luật sư hàng đầu bào chữa cho Dũng đã không thuyết phục được ai rằng Dũng không tham ô, cụ thể không được chia 10 tỷ từ vụ bán ụ nổi 83M. Những bằng chứng kết tội Dũng lại khá thuyết phục, ví dụ:   1-     Ông chủ công ty môi giới AP là bạn thân của Dũng; 2-     AP đã có thỏa thuận chia cho bên thứ ba 1,666 triệu USD để làm thủ tục cho giao dịch mua bán ụ nổi sẽ được tiến hành sau đó; 3-     AP đã chuyển cho công ty em của Trần Hải Sơn (cấp dưới của Dũng) đúng 1,666 triệu USD; 4-     Sơn khai đã lấy trong số tiền trên chuyển cho Dũng 10 tỷ đồng. Một lần tại một khách sạn ở TP. Hồ Chí Minh (trao cho Dũng vali kéo đựng 5 tỷ đồng). Dũng thừa nhận được Sơn trao cho một vali kéo, nhưng chỉ chứa rượu; 5-     Sau đó, Dũng mua 2 căn hộ cao cấp cho bồ. Ban đầu Dũng khai do kinh doanh nên có số tiền mua 2 căn hộ này, tại tòa Dũng khai do vợ đưa tiền. Vợ Dũng khai do Vũ Tiến Sơn (thượng tá công an, cấp dưới của Dương Tự Trọng, em trai  Dũng) giao 13,8 tỷ đồng để nhờ mua bất động sản, nhưng không có xác nhận từ Vũ Tiến Sơn (hiện đã bị bắt do giúp Dũng trốn ra nước ngoài). Đáng tiếc các luật sư đã không chỉ cho Dũng, với những bằng chứng này tòa án đương nhiên sẽ kết tội Dũng tham ô và án tử hình là không thể tránh khỏi, trừ khi Dũng nhận tội và khắc phục toàn bộ hậu quả, để được hưởng tình tiết giảm nhẹ đặc biệt.   Dũng đã biết án tử hình sẽ được tuyên, nhưng có vẻ Dũng khá bình tĩnh, trái ngược với thái độ của Dũng khi được tin bị khởi tố, bị bắt đã hoảng loạn, tìm mọi cách chạy trốn, liên lụy đến cả em trai. Một kẻ như Dũng không sợ chết mới lạ. Chỉ có thể diễn giải được ông ta tin rằng sẽ không bị xử tử, vì ông ta đã có bài tẩy. Ông ta đã khai kẻ báo tin cho ông ta chạy trốn, đương nhiên ông sẽ sẵn sàng khai kẻ đã “bảo kê” cho ông ta nếu được đổi lại cái gì đó, dĩ nhiên không phải là vali tiền mà mạng sống của chính mình. Dũng sẽ học tập Xiêng Phênh? Trần Hải Sơn đã tố Dũng để bảo toàn mạng sống. Tại sao Dũng sẽ không như Sơn? Sự xuất hiện của ông Nguyễn Bá Thanh có vẻ hợp lý. Một vụ đại án nữa có vẻ bắt đầu. Nguồn: Quê Choa
......

Vụ Án Trương Duy Nhất: Kết Luận Điều Tra Và Lương Tâm Người Làm Báo

Trong lúc dư luận còn đang hoang mang chưa biết tình hình công dân, nhà báo, Blogger Trương Duy Nhất đang như thế nào sau bảy tháng bị giam giữ biệt tăm đến vợ con cũng không được vào thăm viếng thì báo CAND rồi báo Petrotimes đồng thời đăng lên hai bài báo luận tội Trương Duy Nhất với nội dung y hệt nhau đến từng câu chữ. Trương Duy Nhất Đọc qua nội dung hai bài báo giống nhau ấy, độc giả biết ngay rằng cả hai bài đều sao chép từ một nguồn là kết luận của cơ quan điều tra.   Theo pháp luật, dù là pháp luật của nước XHCN, đặt dưới nghị quyết hoàn toàn chủ quan của đảng cầm quyền, thì vẫn có điều quy định rằng, đến bây giờ, công dân Trương Duy Nhất vẫn là người chưa có tội. Kết luận điều tra của công an và thậm chí ra đến cáo trạng của viện kiểm sát vẫn chưa có gì khẳng định được những hành vi của công dân Trương Duy Nhất là vi phạm pháp luật. Kết luận điều tra rồi cáo trạng buộc tội cũng có thể đúng mà cũng có thể sai, mà thực tế ở VN chuyện sai đến 100% không phải là hiếm. Vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và nhiều vụ án oan cay nghiệt khác đã minh chứng điều nầy. Để tránh oan sai, luật pháp quy định phải có cơ quan phản biện, tức là luật sư biện hộ, tham gia vào vụ án. Những quốc gia văn minh có nền dân chủ thực sự, xã hội dân sự được phát huy, ngành tư pháp được độc lập thì luật sư biện hộ buộc phải tham gia ngay từ giây phút đầu tiên của quá trình điều tra. Nhân viên công lực có bổn phận nhắc cho đối tượng bị điều tra biết rằng họ có quyền giữ im lặng cho đến khi có mặt luật sư và mọi việc hỏi cung đều luôn luôn diễn ra bên cạnh luật sư.   Ở các nước văn minh ấy, khi cơ quan điều tra thông tin nội dung điều tra còn trong quá trình điều tra ra dư luận thì luật sư cũng có quyền thông tin nội dung phản biện ngay trong quá trình tra ra dư luận. Một người cầm bút chân chính, một cơ quan ngôn luận làm đúng pháp luật, khi đưa tin một vụ việc trong quá trình điều tra thì phải thông tin cả hai chiều. Thông tin những gì cơ quan điều tra đưa ra và đồng thời thông tin những gì đối tượng bị điều tra hoặc luật sư biện hộ nêu ra. Một bài báo như vậy mới khách quan và không vi phạm pháp luật. Như trong vụ án giết người nghi là ông Nguyễn Thanh Chấn thực hiện, báo chỉ đưa tin- trước khi ông Chấn ra tòa và bị kết án- theo kết luận điều tra hoặc cáo trạng, khẳng định rằng ông Chấn là người thủ ác mà không hề đưa tin những lời kêu oan của ông Chấn hoặc những lập luận phản biện của luật sư biện hộ thì tờ báo đó đã phạm tội vu khống ông Chấn sau khi ông Chấn được minh oan. Do vậy hậu vụ án oan sai Nguyễn Thanh Chấn, ngoài công an, công tố viên còn có cả các tòa báo đăng về vụ án ông Chấn khi chưa đưa ra xét xử theo một chiều từ những thông tin sai trái của công an và viện kiểm soát cung cấp đều có thể bị kiện ra tòa. Trở lại hai bài báo giống y nhau về việc luận tội công dân Trương Duy Nhất đăng trên báo CAND và Perotimes. Cả hai bài báo đều đăng hoàn toàn một chiều từ nguồn duy nhất do công an cung cấp từ nội dung kết luận điều tra mà không hề đăng bất cứ thông tin tự bào chữa nào của công dân Trương Duy Nhất hoặc thông tin phản biện từ phía luật sư. Chưa cần biết kết luận điều tra đúng hay sai, cách viết bài chủ quan theo một chiều như vậy là hành vi vô cùng sai trái về mặt pháp luật, là một sự phỉ báng tệ hại lên lương tâm và đạo đức của người cầm bút. Chính những kẻ viết và đăng bài báo nầy mới là những kẻ bẻ cong ngòi bút , bẻ cong lương tâm để thực hiện mệnh lệnh chủ quan của cấp quyền lực nào đó nhằm đánh lừa dư luận và dẫn dắt dư luận theo hướng thuận lợi cho họ. Những người cầm bút đó lại còn lên giọng mắng mỏ công dân Trương Duy Nhất là "xấc xược" và dạy dỗ anh phải "cầm bút" như thế này như thế kia. Điều đó không khỏi không làm cho mọi người liên tưởng đến một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến ở xã hội VN ngày hôm nay: Những kẻ suy đồi đạo đức nhất lại là kẻ ưa lớn tiếng dạy dỗ đạo đức cho người khác nhất. Đành rằng, nhân quyền đang bị vi phạm, xã hội dân sự không được phát huy, tư pháp chưa độc lập nên quy trình tố tụng của VN còn lắm vấn đề. Từ đó đối tượng điều tra không được quyền giữ im lặng, luật sư không được tham gia từ đầu vụ án, không được có mặt trong lúc hỏi cung, đối tượng bị tam giam không được tiếp xúc với bất kỳ ai bên ngoài. Từ đó việc viết báo về các vụ án ngay trong quá trình điều tra là rất khó khăn. Cơ quan điều tra chỉ rò thông tin ra cho báo chí khi muốn mượn dư luận để củng cố kết luận còn mong manh theo ý đồ của họ. Nhưng người cầm bút có lương tâm thì không bao giờ viết bài khi không đủ thông tin từ hai phía, phía cơ quan điều tra và phía bị điều tra, để vô tình hoặc cố tình làm công cụ tiếp tay cho sự sai trái. Chúng ta thử xem xét nội dung cáo buộc được cho là ấy từ kết luận điều tra đăng trên hai tờ báo. Sau 7 tháng, một công dân chỉ cầm bút viết blog mà bị bắt giam biệt tích với cả người thân trong gia đình để chịu sự điều tra căng thẳng, để cuối cùng cơ quan điều tra nêu ra một số cáo buộc mà khi đọc vào ai cũng thấy rằng chẳng cần phải bắt bớ, giam cầm, điều tra gì cũng có thể nêu ra được, vì mọi thứ blogger Trương Duy Nhất viết ra đều đường đường chính chính công khai minh bạch trên blog cá nhân của mình. Cố gắng chắc lọc từ một đống rối rắm của hai bài báo, thì mới tìm ra được 6 nội dung cáo buộc cho rằng công dân Trương Duy Nhất đã vi phạm pháp luật như sau:   1.Trong bài này có các câu: "Thằng này Đảng viên đấy nhưng hắn tốt, tốt lắm" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng" tuyên truyền xuyên tạc, tư cách đạo đức cách mạng, phủ nhận các thành quả, công lao của Đảng trong bảo vệ và xây dựng đất nước. Những lời lẽ này cho thấy, sự kệch cỡm, vô văn hóa của Trương Duy Nhất, khi dùng những chuyện tình cảm của gia đình ra trước công luận bàn bạc.   2.Trong số 1.000 bài viết này, có nhiều bài viết không đúng sự thật. Xin dẫn chứng ra ở đây. Trong nội dung "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương. 3/Rồi kế đó, là bài viết với nội dung: "sẽ cần bao nhiêu thời gian/ Để Ba mươi tháng tư thôi là ngày "Quốc hận"". Ở Việt Nam ngày 30-4 hằng năm là ngày kỷ niệm Giải phóng Sài Gòn, thống nhất đất nước, không có ngày nào gọi là ngày "Quốc hận". Tất cả những điều này chỉ là suy nghĩ một chiều, phiến diện của Trương Duy Nhất. Trương Duy Nhất đã phủ nhận xương máu và sự đóng góp của cả dân tộc, trong 30 năm trường kỳ kháng chiến chống Mỹ.   4/Một nội dung khác không đúng sự thật, cho thấy cái nhìn lệch lạc của Trương Duy Nhất. Trong tài liệu Việt Nam 2011 "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….". 5/Không dừng lại ở đó, nhiều bài viết còn có nội dung bôi nhọ các cá nhân, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức. Rất nhiều trong số đó là những nhận định thiếu căn cứ. Trương Duy Nhất tự cho mình cái quyền được bình luận, đánh giá những người khác, bằng quan điểm cá nhân, phiến diện của bản thân. Nhất đưa ra những bài như “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” hay bài “Việt Nam năm 2011” có những câu vu cáo như “vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”. 6/Bài “Chất lượng chính phủ quá tệ” đăng tải 2/8/2012, Nhất nói bừa rằng “chỉ có 1% đánh giá chất lượng Chính phủ đương nhiệm xuất sắc, 1% tốt, 1% khá, 9% trung bình, trong khi đến 49% nhận định chất lượng Chính phủ ở mức yếu và 39% xếp loại rất yếu”. Đây là sự xấc xược, vu cáo vô căn cứ. Nhiều nội dung đưa ra có cái nhìn bi quan, một chiều… Nhiều nội dung Trương Duy Nhất đã đăng tải trên bài viết như "Kinh tế tụt dốc, bấn loạn, nát bươm"… đưa một hình ảnh không đúng sự thật về kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam; phủ nhận nỗ lực và thành quả mà toàn Đảng, toàn dân đã đạt được trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước; phủ nhận nỗ lực của tập thể Chính phủ trong ổn định, phát triển nền kinh tế đất nước. Đấy, qua 7 tháng, tiêu xài biết bao nhiêu tiền thuế của dân mà cả một cơ quan điều tra to đùng của bộ công an chỉ làm được cái việc mà một người bình thường chỉ cần bỏ ra ba ngày đọc hết các bài viết trên bog của TDN cũng có thể làm ra được, có khi còn làm tốt hơn. Chưa nói việc bắt bớ không cần thiết gây ra hoang mang cho dân tình và tạo nên hình ảnh xấu xa cho đất nước về nhân quyền trước dư luận quốc tế. E rằng chính những người gây ra chuyện nầy mới là những kẻ "lợi dụng quyền lực xâm phạm đến lợi ích và thanh danh của đất nước". Không biết đến bây giờ, sau 7 tháng bị giam biệt tăm, luật sư đã được "cho phép" làm việc với công dân Trương Duy Nhất chưa, làm việc đến đâu và đã có những phản biện gì về kết luận điều tra để tư vấn pháp lý hữu hiệu cho thân chủ của mình? Tuy nhiên, sau khi hai bài báo "luận tội" được tung ra thì rất nhiều công dân cảm thấy bất bình đã viết nhiều bài đăng lên blog phân tích về những điều vô lý của cáo buộc.   Xin được phân tích lần lượt từng điểm trong 6 nội dung cáo buộc nêu trên. Nội dung 1: Cái câu "thằng này đảng viên nhưng mà tốt" đã thành câu tự trào khá phổ biến mà chính nhiều đảng viên vẫn thường hay nói bên ngoài xã hội và một bộ phận không nhỏ người dân cũng bắt chước nói theo. Từ rất lâu, câu nói đó đã thành một câu trào phúng trên cửa miệng của nhiều người dân và lan truyền công khai trong xã hội. Công dân Trương Duy Nhất không sáng tác ra câu tự trào đó mà chỉ ghi lại từ xã hội. Ngay cả khi TDN sáng tác ra câu đó thì cũng không có cơ sở gì để buộc tội anh. Ngày xưa thời phong kiến bị cho là "xấu xa, gian ác và lạc hậu" vì thế mà đảng CS đã đánh đổ đi để cướp chính quyền, thì trong dân gian vẫn lan truyền câu ca dao : "Sông Hương nước chảy lờ đờ/ dưới sông là đĩ trên bờ là vua" hay câu tục ngữ : "miệng quan trôn trẻ" thế nhưng sử sách không hề thấy ghi ai bị bắt tù vì đọc ra câu ca dao hay tục ngữ phạm thượng ấy cả. Huống chi bây giờ đảng viên không phải là vua, không phải là ông trời con, và ngay cả đảng cũng chỉ là một pháp nhân bình đẳng trước pháp luật với mọi pháp nhân và cá nhân khác thì việc công dân dùng lời lẽ châm biếm hoặc chê bai đảng viên hay tổ chức đảng đôi chút thì chẳng có chi là ghê gướm. Hơn nữa luật pháp hiện hành không có điều khoản nào quy định việc châm biếm, chê bai, phê phán đảng là phạm pháp.   Nội dung 2: "Ông Thị trưởng (nhà trước mặt vừa trúng Trung ương ủy viên" trong tài liệu "Trong Đảng ngoài Đảng", nội dung sai sự thật vì ở Việt Nam không có chức danh Thị trưởng nên không thể có Thị trưởng là ủy viên Trung ương . Cáo buộc hết sức trẻ con, nêu ra chỉ làm trò cười cho thiên hạ, nên thấy không cần thiết phải phân tích.   Nội dung 3: "Quốc hận" . Công dân TDN cũng không tự ý sáng tác ra từ nầy mà chỉ ghi lại những gì mà một bộ phận không nhỏ nhân dân VN vẫn hay nói. Bộ phận không nhỏ ấy được ông cựu thủ tướng Võ Văn Kiệt, lúc còn đương chức xác nhận khi tuyên bố rằng, đến ngày 30.4, "có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn". Những "người buồn' đó thường xuyên dùng hai từ "quốc hận". Chẳng lẽ bỏ tù một người khi người đó ghi lại một hiện thực khách quan?. Nếu muốn buộc tội công dân TDN thì trước hết hãy buộc tội ông Võ Văn Kiệt.   Nội dung 4: "Đời sống dân tình đong bữa, thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước. Chất lượng Chính phủ và quốc hội có vấn đề….". Ba vấn đề nêu ra trong câu nầy thì chỉ có vấn đề thứ hai là "thu nhập thực tế thấp hơn 9-10 năm về trước" là có thể còn bàn cãi. Nhưng xem lại chỉ số lạm phát 10 năm qua thì nội dung nầy cũng chẳng sai sự thật. Giá một lượng vàng năm 2003 là 6,8 triệu đồng, năm 2013 sau khi đã giảm nhiều đợt vẫn còn ở mức gần 40 triệu đồng. Giá gạo 2003: 3.500đ/ kg. 2013: 15.000đ/kg. Giá thịt heo 2003: 25.000đ/kg, 2013: 100.000đ/kg. Trong khi đó thu nhập tối thiểu mỗi tháng của hàng chục triệu công nhân từ 2 triệu đồng năm 2003 lên chừng 3 triệu đồng hiện nay. Nhìn vào đời sống người dân đi lên hay đi xuống là hãy nhìn vào số đông hàng chục triệu công nhân, nông dân lao động chứ đừng nhìn vào vài trăm người mua máy bay, mua giường ngủ vài tỉ đồng để đánh giá. Còn chất lượng chính phủ và quốc hội không có vấn đề tại sao lại xảy ra biết bao nhiêu vụ việc động trời ở khắp nơi từ các tập đoàn nhà nước đến y tế, giáo dục , giao thông, điện lực... Tệ nạn hối lộ tham nhũng thì tràn lan, chính các ông bà Trương Tấn Sang, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Thị Doan đã nhiều lần xác nhận điều nầy, tưởng cũng không cần nhắc lại ở đây làm chi. Do vậy, công dân TDN hay bất cứ người dân nào có tội gì khi chê bai chính phủ của mình có vấn đề về chất lượng trước một hiện thực quá rõ ràng như thế? Nội dung 5: “Chấm điểm bộ tứ Chính phủ” ,“vai trò của Tổng Bí thư bất lực”, “Chính phủ hoàn toàn bất lực”, “phải buộc một số đại biểu Quốc hội kỳ này đi giám định tâm thần”. Bộ tứ chính phủ có phải là vua, có phải là những ông trời con đâu mà người dân không được phép nhận xét, chấm điểm theo ý kiến chủ quan của mình. Xin nhớ các vị ấy, từ cấp tổ trưởng dân phố lên đến chủ tịch nước ,tổng bí thư đều tự nhận là đầy tớ của nhân dân thì bất cứ người dân nào cũng có quyền nhận xét, chấm điểm các vị ấy. Đừng có bị não trạng phong kiến đè vào đầu lâu dài mà vẫn còn mơ màng rằng ông chủ tịch nước, ông thủ tướng là con trời là thần thánh không được đụng đến còn ông tổ trưởng dân phố là tép riu tha hồ cho phép phê bình, chấm điểm. Dưới luật pháp của chế độ nầy, các ông ấy đều bình đẳng như nhau, đều là đầy tớ nhân dân, đều là người được dân thuê, trả lương để giao làm một số công việc. Do vậy, giả dụ như công dân TDN nhận xét với tổ trưởng dân dân phố của mình rằng: tôi thấy ông làm việc quá tồi chỉ xứng đáng chấm ông 2 điểm, thì anh có bị ghép tội và bị bắt giam hay không? Chắc chắn là không, từ xưa đến nay chưa thấy ai bị tù vì nhận xét chấm điểm ông tổ trưởng dân phố của mình cả. Vậy thì việc nhận xét chấm điểm ông chủ tịch nước, ông chính phủ có gì phải gọi là "xấc xược", gọi là vi phạm pháp luật. Nhận xét rằng vai trò của ông TBT là bất lực, thì dù đúng hay sai cũng chẳng đến nổi phải bị ghép tội hình sự. Chưa nói là nhìn những việc ông TBT làm từ trước đến nay như chỉnh đảng, chống tham nhũng...chưa mang lại hiệu quả gì rõ rệt. Rồi một số chủ trương của ông đưa ra, xuống đến ban chấp hành TW thì bị tắc tị, như chuyện kỷ luật đồng chí X, chuyện giới thiệu người, theo ông là cần thiết, vào BCT...ông cũng đành chịu thua. Nói ông không có lực để thúc đẩy công việc theo ý mình cho suôn sẻ, thì cũng chẳng sai gì. Còn với những đại biểu kiểu như "rau muống ở nhà hàng Thượng Hải đắt hơn rau muống ở quê mình", "IQ cao mới làm đường sắt cao tốc", "dân trí thấp nên không cần luật biểu tình" thì không khỏi không làm cho cử tri nghi ngờ về sự lành mạnh tâm thần của họ, khuyên họ đi giám định tâm thần là điều cần thiết cho chính họ.   Nội dung 6: Nội dung cáo buộc nầy tương tự như nội dung 4 và 5 nên không cần phải phân tích lặp lại. Tuy nhiên ở phần nầy xuất hiện chữ "xấc xược" khi đánh giá hành vi của TDN là điều vô cùng không ổn. Không có bất kỳ ai được quyền dùng những từ nặng nề mang tính mắng chửi chợ búa giang hồ như vậy để đánh giá hành vi của công dân, dù cho công dân ấy là một tù nhân, huống chi ông TDN vẫn đang là một công dân chưa bị kết án. Cơ quan điều tra chỉ nêu ra các chứng cứ để cáo buộc đối tượng vi phạm pháp luật ở điều khoản nào chứ không được phép dùng những từ mang tính mạt sát, mắng chửi như vậy. Người viết báo lại càng, trăm lần hơn, không được phép như vậy. Nếu lời lẽ ấy có trong bản kết luận điều tra thì khi viết bài, tác giả hoặc tòa soạn cũng phải cắt bỏ đi. Trừ khi muốn nhấn mạnh sự sai trái của cơ quan điều tra thì mới trích dẫn nguyên lại, đưa vào trong ngoặc kép và ghi nguồn rõ ràng. Tác giả bài báo đã nhân danh đạo đức, lương tâm để răn dạy nhà báo Trương Duy Nhất về chuyện viết báo, nhưng chính bản thân đã mắc rất nhiều sai phạm trong viết lách, từ nghiệp vụ sơ đẳng đến vấn đề lương tâm đạo đức nghề nghiệp. Họ nói rằng công dân Trương Duy Nhất "xấc xược" khi tự cho mình cái quyền đánh giá chính phủ và các cấp lãnh đạo trong khi chính họ đang tự cho mình cái quyền đó khi viết bài một chiều phỉ báng cá nhân một công dân. Nên nhớ rằng công dân TDN cũng như mọi công dân khác đều có quyền đánh giá, phê phán chính phủ của mình, nhưng nhà báo thì hoàn toàn không có quyền chủ quan đánh giá và phê phán bất kỳ cá nhân công dân nào trong bài báo của mình.   Có lẽ cả hai tờ báo CAND và Petrotimes đều có tổng biên tập là tướng tá công an nên các vị vẫn quen cái nếp tưởng mình là công an khi cầm bút làm báo. Nguồn: Blog Huỳnh Ngọc Chênh
......

Tuyên bố về việc chính quyền sử dụng côn đồ

PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM   Tuyên bố về việc chính quyền sử dụng côn đồ đàn áp các hoạt động chào mừng ngày Quốc Tế Nhân Quyền Ngày 8/12/2013, tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, các thành viên thuộc Mạng Lưới Blogger Việt Nam đã tổ chức tặng bóng bay với hàng chữ "Quyền con người của chúng ta phải được tôn trọng" cùng với bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc. Hoạt động này đã bị lực lượng công an, an ninh, dân phòng, cựu chiến binh, phụ nữ, dân xã hội quấy rối bằng cách đổ mắm tôm vào người, tịch thu, chọc thủng các bóng bay và các túi tài liệu về nhân quyền đã bị nhân viên công vụ ngang nhiên vô cớ cướp đi [1].   Ngày 10/12/2013, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều blogger khác đã bị côn đồ ngăn chặn, đánh đập trên đường đi tới nơi họp mặt kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Khi bạn bè của các blogger này tới hỏi thăm tình hình, họ cũng bị côn đồ tấn công ngay trước mắt lực lượng công an, an ninh và dân phòng [2]. Những người bị đánh bao gồm Hoàng Văn Dũng (CĐVN), Nguyễn Ngọc Như Quỳnh cùng con nhỏ của cô, Nguyễn Hoàng Vi, Nguyễn Tiền Tuyến, Trần Hoàng Hận, Nguyễn Lê Viễn Phương, Võ Công Đồng, Bùi Vũ Huy Hoàng và Nguyễn Bá Tín. Vết thương trên gò má phải của Hoàng Văn Dũng, bị đánh bằng mũ bảo hiểm,  rất nghiêm trọng, làm giảm thị lực mắt phải và có nguy cơ bong võng mạc bất cứ lúc nào.   Cũng ngày 10/12/2013, tại Đà Nẵng, Nguyễn Văn Thạnh (CĐVN), Nguyễn Quang Duy và Nguyễn Đức Quốc cùng đi với Lê Anh Hùng và Lê Thị Phương Anh tới công an phường Hòa Minh để đòi lại những tài sản bị tịch thu trái phép hôm 7/12 [3]. Một lần nữa dân xã hội lại có mặt ngay trước cửa đồn công an và đánh Nguyễn Đức Quốc ngất xỉu phải đi cấp cứu tại bệnh viện. Anh Nguyễn Văn Thạnh là người mắc chứng bệnh máu khó đông, rất dễ bị tổn thương gây nguy hiểm đến tính mạng, cũng bị đánh và bị cướp đi một máy tính bảng dù đã đứng lùi ra xa khỏi khu vực đang có tranh cãi. Đáng lo ngại hơn nữa là cuộc tấn công vẫn tiếp diễn ra vào ngày hôm sau, khi anh Thạnh đi trình báo và yêu cầu lực lượng công an phải điều tra ai là người đã đánh và cướp tài sản của anh [4].   Chúng tôi có nhiều lý do để tin rằng hành vi côn đồ này có sự chỉ đạo của chính quyền và lực lượng an ninh Việt Nam, nhằm đe dọa và ngăn cản những hoạt động hợp pháp nhằm thúc đẩy quyền con người của các blogger ba miền. Các vụ tấn công nói trên đều nhằm đối tượng là các blogger, giữa ban ngày ngay trước mặt công an và dân phòng mà không hề bị ngăn cản. Đây là một điều không thể chấp nhận được, nhất là khi Việt Nam vừa trở thành thành viên Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc và vào lúc cả thế giới đang kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền, đề cao các giá trị của quyền con người trong đó có "quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân".   Chúng tôi cực lực lên án việc sử dụng côn đồ, dưới sự bảo kê của công an, để tấn công các nhà hoạt động xã hội, trong đó có hai thành viên của Con Đường Việt Nam. Người dân Việt Nam đóng thuế để trả lương cho lực lượng an ninh, với yêu cầu họ phải có trách nhiệm bảo vệ cho sự an toàn của người dân, bảo vệ công lý, chứ không phải để ngăn chặn các blogger trao đổi về quyền con người một cách ôn hòa. Việc lực lượng an ninh Việt Nam để cho côn đồ lộng hành giữa đám đông, sử dụng bạo lực để trấn áp người dân bất chấp pháp luật và đạo đức cho thấy chính quyền này không hề tôn trọng quyền con người như họ vẫn rao giảng trước dư luận trong nước và thế giới. Bất chấp sự trấn áp nói trên từ phía chính quyền, phong trào Con Đường Việt Nam kiêm quyết sẽ tiếp tục theo đuổi các hoạt động truyền bá và bảo vệ quyền con người một cách ôn hòa của mình. Chúng tôi kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự khác hãy cùng chúng tôi lên tiếng phản đối việc sử dụng bạo lực của chính quyền đối với những nhà hoạt động xã hội, vì quyền lợi của tất cả chúng ta. Ngày 12 tháng 12 năm 2013 Trưởng Ban Điều Hành Phong trào Con Đường Việt Nam Nguyễn Công Huân [1] Tường thuật ngày hội Nhân Quyền do Mạng lưới Blogger Việt Nam khởi xướng ngày 8/12/2013https://danluan.org/tin-tuc/20131208/tuong-thuat-ngay-hoi-nhan-quyen-do-... [2] Lực lượng an ninh Việt Nam tùy tiện chà đạp quyền con người trong ngày Quốc Tế Nhân Quyềnhttps://danluan.org/tin-tuc/20131210/luc-luong-an-ninh-viet-nam-tuy-tien... [3] Đơn tố cáo hành vi côn đồ - vu khống, bắt người trái pháp luật của công an Tp. Đà Nẵnghttp://danlambaovn.blogspot.co.uk/2013/12/on-to-cao-hanh-vi-con-o-vu-kho... [4] Nguyễn Văn Thạnh - Bị cướp đồ ngay trước mặt công anhttps://danluan.org/tin-tuc/20131211/nguyen-van-thanh-bi-cuop-do-ngay-tr... -------------------- oOo -------------------- VIETNAM PATH MOVEMENT Announcement on the government use of thugs to supress International Human Rights day activities           On 12/8/13, members of the Vietnam Blogger Network organized events in both Hanoi and Ho Chi Minh cities to pass out helium balloons with the message “Our human rights must be respected.”    Free copies of the United Nations’ Universal Declaration of Human Rights (UDHR) were also passed out by bloggers along with the free balloons.  These events were disrupted by police, security, civil defense, veteran forces.  They harassed the participants by throwing shrimp paste, puncture balloons and confiscated copies of UDHR and other human rights documents [1]. On 10/12/13 in Ho Chi Minh City, many other bloggers were stopped and beaten by thugs on their way to the meeting point to celebrate International Human Right day.  Friends of these bloggers came to check on their situation were also attacked right in front of the police, security, and civil defense forces [2].  The people who were beaten Hoang Van Dung (Vietnam Path Movement), Nguyen Ngoc Nhu Quynh and her young kid, Nguyen Hoang Vi, Nguyen Tien Tuyen, Tran Hoang Han, Nguyen Le Vien Phuong, Vo Cong Dong, Bui Vu Huy Hoang, and Nguyen Ba Tin.  The injury on the left side of Hoang Van Dung’s face, caused by a motorcycle helmet, is very serious as it temporary diminishes the ability to see clearly and can possibly run risk of retinal detachment at anytime. Also on the same day, 10/12/13, Nguyen Van Thanh (Vietnam Path Movement), Nguyen Duc Quang,  Nguyen Quoc Duy tagged along with  Le Anh Hung and his wife Le Thi Phuong Anh to police precinct in Hoa Minh city to reclaim personal belongings which were confiscated illegally three days before [3].  Once again, thugs were presents right in front of the police precinct to attack Nguyen Duc Quoc and beat him unconscious.  Quoc was taken to hospital emergency room later.  More concerning is the beating of Nguyen Van Thanh, whose life can easily be at risk since he has hemophilia.  Thanh’s laptop was also robbed from him although he was standing from a distance away when the attack started.  Even worst, the attack happened again the next day when Thanh went to police to file a report and request them to investigate who had beaten him and robbed him of his laptop [4]. We, the Vietnam Path Movement, have reasons to believe that this criminal behavior was directed by the Vietnam government and security force to intimidate and prevent legitimate human rights advocacy activities from being organized by bloggers in all three regions of Vietnam.  The attacks above aimed at the bloggers in broad daylight and witnessed by police and civil defense forces.  Yet, the police and civil defense forces did not intervene.  This is unacceptable; especially when the attacks happened right after Vietnam has just become a member of the UN Human Rights Council, on the very day in which the world is promoting the values of Human Rights.  Those values include the “right to life, liberty, and personal security.” We condemn the use of thugs under police protection to attack social activists, including two members of the Vietnam Path Movement.  The people of Vietnam pay taxes to cover police and security forces salary.  This implies that police and security forces have the responsibility to protect the people and justice instead of stopping bloggers from peacefully discuss Human Rights.  The fact that Vietnam public security force allows thugs to freely attack people, with total disregard of the law, has shown that this government never respect human rights like they always preach to their people and to the international community. Despite the aforementioned repression from the government, the Vietnam Path Movement vow to continue its activities to peacefully promote and protect human rights.  For the benefit of all, we urge other civil society groups to join us in speaking out against the government’s use of violence toward social activists. December 12, 2013 Vietnam Path Movement Chief Executive Nguyen Cong Huan
......

Pages