Bài học hòa hợp hòa giải dân tộc, tại sao cs không thể học được ?

Đỗ Văn Ngà|

Nội chiến Mỹ xảy ra từ 1861 đến 1865 giữa 2 nhiệm kỳ của Tổng Thống Abraham Lincoln. Nguyên nhân là do giữa Miền Bắc và Miền Nam không thống nhất nhau về chấm dứt hay không chấm dứt chế độ nô lệ trên toàn liên bang. 21 bang miền bắc muốn xóa bỏ chế độ nô lệ còn 11 bang miền nam thì không muốn, vì những bang Miền Nam cần nô lệ cho ngành nông nghiệp. Nguyên nhân nổ ra cuộc nội chiến Mỹ không phải là ý thức hệ của 2 hệ thống chính trị mà nó chỉ là bất đồng một vấn đề cần phải luật hóa gây ảnh hưởng đến kinh tế trang trại của các bang Miền Nam mà thôi. Không có vấn đề này, nước Mỹ sẽ không chia rẽ đến thế.

Giải phóng nô lệ là xu thế tất yếu, vì xã hội văn minh thì phải xem con người là người chứ không thể xem người là súc vật. Rất nhiều dân Miền Nam cũng ủng hộ giải phóng nô lệ, chỉ có giới chủ đồn điền đang sở hữu sức lao động miễn phí của người da đen mới giật dây các chính quyền bang của miền Nam ly khai. Dân số cả 11 bang Miền Nam chỉ có 13 triệu dân mà trong đó đến 4 triệu nô lệ da đen – một nguồn lao động miễn phí vô cùng lớn. Kết quả, ngày 09/04/1865 quân Miền Nam đầu hàng và ngày 06/12/1865 nội dung Tuyên ngôn giải phóng nô lệ trở thành Tu Chính Án thứ 13 trong Hiến Pháp Hoa Kỳ. Mà một khi đã được ghi vào Hiến Pháp thì nó thành một thứ luật tối cao buộc luật pháp phải hủy nếu trái với nó.

Đó là cái được của nước Mỹ sau nội chiến, xu hướng tiến bộ đã thắng. Nhưng cái được còn lớn hơn là cách hành xử của người chiến thắng trong cuộc nội chiến đó. Họ đã hành xử đúng chất người quân tử. Người có cách hành xử tuyệt vời đó là tướng Ulysses S. Grant mà sau này là tổng thống thứ 19 Hoa Kỳ. Ông đã cho quân Miền Bắc nghiêm trang chào đón tướng bại trận Robert Lee. Không những thế, ông có một quyết định vô cùng nhân văn là dù căn cứ theo quy luật chiến tranh thời đó, quân miền Nam phải giải giới, nghĩa là phải thu toàn bộ ngựa chiến, nhưng ông vẫn đông ý đề nghị của tướng Robert Lee cho lính Miền Nam mang ngựa về dùng trong sản xuất nông nghiệp.

Đấy là cách hành xử của kẻ thắng trận trong cuộc nội chiến tàn khốc chia đôi nước Mỹ. Trong mắt tướng Ulysses S. Grant, ông ta xem người miền nam bại trận cũng là người Mỹ, mà người Mỹ thì không thể xỉ nhục người Mỹ chỉ vì mình là kẻ thắng trận, người ta là kẻ thua trận. Đây là bài học sâu sắc về cách hòa hợp hòa giải dân tộc của kẻ chiến thắng. Phải quân tử, phải bao dung, và không phân biệt đối xử, không miệt thị và hành hạ đồng bào mình chỉ vì họ là kẻ thua trận. Kết quả, sau nội chiến, nước Mỹ tiến như vũ bão, lần lượt vượt rất nhiều nước lớn Âu Châu để rồi sang thế kỷ 20 họ soán ngôi Anh Quốc trở thành cường quốc số 1 thế giới.

Sau trăm năm tại Việt Nam cũng xảy ra cuộc chiến, nguyên nhân là ở sự chia rẽ về ý thức hệ. Một bên theo tự do dân chủ, một bên theo Cộng Sản. Một phía chấp nhận người Việt khác biệt tư tưởng sống chung, một bên là tẩy sạch những tư tưởng khác và chỉ muốn tất cả người Việt chỉ tôn thờ duy nhất một thứ – đó là chủ nghĩa Cộng Sản. Xin nhấn mạnh lại một lần nữa là một phía chấp nhận đứng chung với kẻ khác mình, một phía chỉ muốn loại trừ kẻ khác mình, vậy thì ai bao dung hơn ai, ai quân tử ai tiểu nhân thì có lẽ không cần giải thích thì mọi người cũng thấy rất rõ rồi. Thế nhưng bất hạnh là phía tiểu nhân chiến thắng.

Kết quả sau chiến thắng là cuộc thanh trừng đúng chất tiểu nhân, có thể liệt kê ra như sau:

Thứ nhất, kẻ thắng cuộc đã gọi người Việt bại trận bằng thứ ngôn từ miệt thị là “ngụy quân ngụy quyền”. Ở đây là họ gọi chính thống trong sách giáo khoa chứ không phải những người CS chỉ nói cho thỏa cơn tức. Mãi đến 43 năm mới sửa lại từ Việt Nam Cộng Hòa trong sách sử. Chỉ một từ miệt thị mà mất 43 năm mới thay đổi cách gọi thì nó thể hiện bản chất quá bỉ ổi của kẻ thắng. Gọi thế chẳng được gì cả, chỉ là chia rẽ hận thù thôi.

Thứ nhì, sau cuộc chiến, những người thắng cuộc cướp sạch tài sản công sức người dân Miền Nam đã lao động mới có được. Họ gọi là “đánh tư sản mại bản”. Tư sản? Tư sản là tài sản riêng, họ làm ra bởi công sức trí tuệ thì họ sở hữu mới đúng, chứ sao các anh đến cướp của họ rồi vu co họ cái tội là “tư sản”? Họ đâu có cướp như các anh, sao các anh vô tội còn họ lại có tội? Chưa hết, kẻ thắng cuộc đã cướp sạch mọi thứ của nạn nhân rồi đẩy họ lên rừng thiên nước độc sống, cái mà kẻ thắng cuộc gọi là “đi kinh tế mới”.

Thứ 3, sau khi người ta bại trận, kẻ thắng cuộc dụ những người thua cuộc là “học tập cải tạo 3 tháng” nhưng có người ở tù xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu và nhiều người khác nữa.

Đó là những cách hành xử điển hình trong suốt 44 năm qua của kẻ thắng cuộc tại đất nước hình chữ S này. Nguyên nhân do đâu? Nguyên nhân là ở chủ thuyết Cộng Sản. Chính chủ thuyết này có chủ trương loại trừ sự khác biệt nên nó đưa đến một mối nguy sẽ tồn tại mãi theo ĐCS mà không thể nào xóa bỏ được. Một khi kẻ đó luôn muốn loại trừ sự khác biệt, xem sự khác biệt là kẻ thù thì hòa hợp hòa giải với ai? Ngay cả quyền lợi đất nước khác biệt với quyền lợi Cộng Sản Tàu thì ĐCSVN vẫn loại bỏ quyền lợi đất nước kia mà? Thế thì lấy gì hòa hợp hào giải dân tộc đây?

Cái đáng sợ nhất ở đây là chủ thuyết Cộng Sản nó biến con người Cộng Sản thành những kẻ phản bội tổ quốc, không chịu dung nạp đồng bào mình chỉ vì họ không theo Cộng Sản. Nhiệm vụ hòa hợp hòa giải dân tộc không thể đặt trên vai ĐCS được, vì đơn giản, yêu cầu như thế chẳng khác nào bảo hổ báo phải từ bỏ săn mồi để ăn cỏ. Với CS, chuyện đối xử văn minh với kẻ bại trận như người Mỹ trong nội chiến của họ là không thể. Bài học nước Mỹ, kẻ hậu CS mới làm được, còn CS thì không. Xin khẳng định là không, và mãi mãi là không./.