Về quan điểm “bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”

An Viên (VNTB)|

Những người trung thần chế độ mà quyền lực là độc tôn biến mình thành một “con chó” [1], để khi lãnh đạo sai đâu thì cắn đó, bất chấp các lý lẽ, đạo đức và sự thật. Và khi tự loại bỏ ra khỏi vị trí con người, họ cũng mất luôn nhận thức một thực tế cay đắng rằng, trong khi họ đổ máu và công sức vì “lý tưởng cách mạng”, thì người được lợi nhất lại là giới lãnh đạo, những tận hưởng sự sa hoa và bê tha đạo đức [2].

Chiều 26.8, Ban Bí thư T.Ư Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp với Học viện Báo chí – Tuyên truyền tổ chức diễn đàn “Đảng viên trẻ tham gia đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”.

PGS – TS Lương Khắc Hiếu, nguyên Giám đốc Học viện Báo chí – Tuyên truyền khẳng định: Cái nào trái với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước chúng ta gọi nó là sai trái và phải kiên quyết chống lại.

Chị Nguyễn Ngọc Trinh, Bí thư Đoàn phường Thành Công (TP.Buôn Ma Thuột), cho biết với tư cách là Bí thư Đoàn phường và phó bí thư dân quân phường, chị đã tham mưu cho chi bộ phát động phong trào mỗi ngày một điều Bác Hồ dạy. Cũng theo báo Thanh Niên, chị Ngọc Trinh cũng tham mưu thành lập “đội phản ứng nhanh” để đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc, thù địch bằng cách lập các tài khoản ảo để thường xuyên đăng tải các thông tin bảo vệ Đảng, chính quyền đồng thời report (báo cáo vi phạm) đối với những bài viết, tài khoản phản động.

Báo Thanh Niên online mau chóng gỡ bỏ những lời phát biểu đầy thật thà nhưng đi ngược tinh thần thời đại 4.0 của chị Nguyễn Ngọc Trinh.

Dập khuôn quan điểm và độc tôn chân lý

Quan điểm của PGS – TS Lương Khắc Hiếu và Bí thư Đoàn phường Thành Công (Tp. Buôn Mê Thuột) tuy hai mà một. Bởi nó đều hướng tới dập khuôn tư tưởng và độc tôn chân lý. Một thể thức thường thấy tại những nước độc tài trong lĩnh vực quyền lực chính trị, và ngự trị ở Việt Nam sau hàng thập kỷ.

Nếu dựa trên nguyên tắc “người của chế độ” và giữ vững sự độc tôn chế độ bất chấp các quy luật thời đại, thì quan điểm của GS Khắc Hiếu và Bí thư phường Ngọc Trinh là không sai. Bởi cả hai đều là gộc đỏ của chế độ và lương từ chính ngân sách chế độ mà ra, nhưng trên cả là những biệt đãi mà chế độ dành cho họ, những “trung thần”, hay nói gọn hơn là “Hồng vệ binh” của chế độ.

Mao Trạch Đông, người dung dưỡng đội ngũ Hồng vệ binh bên Trung Quốc đã có một phát biểu vào năm 1958, trong đó phác họa những con người “của chế độ, thuộc chế độ và chết vì chế độ” như sau.

“Chúng tôi cần những người trẻ tuổi, có trình độ học vấn thấp, có thái độ vững vàng và kinh nghiệm chính trị để tiếp quản công việc.” Mao Mao Trạch Đông tuyên bố.

Và sự cuồng tín, trung thành, nhiệt tâm đã biến những “Hồng vệ binh” cách mạng trở thành một trong những người thẳng tay trừng phạt những kẻ mà họ cho là “phản động, thù địch”. Điều này dẫn đến một thảm họa mà Trịnh Nghị (Zheng Yi), một nhà văn Trung Quốc mô tả rằng, trong một số trường trung học, sinh viên giết hiệu trưởng của họ và sau đó nấu chín và ăn nội tạng (hiệu trưởng] để ăn mừng một chiến thắng trước bọn phản cách mạng.

Những người trung thần chế độ mà quyền lực là độc tôn biến mình thành một “con chó” [1], để khi lãnh đạo sai đâu thì cắn đó, bất chấp các lý lẽ, đạo đức và sự thật. Và khi tự loại bỏ ra khỏi vị trí con người, họ cũng mất luôn nhận thức một thực tế cay đắng rằng, trong khi họ đổ máu và công sức vì “lý tưởng cách mạng”, thì người được lợi nhất lại là giới lãnh đạo, những tận hưởng sự sa hoa và bê tha đạo đức [2].

Sở dĩ phải diễn giải rất nhiều về Hồng vệ binh thời Mao Trạch Đông, vì ở cả GS Khắc Hiếu và Bí thư Đoàn phường Ngọc Trinh đã cho thấy điều đó.

Họ – sẵn sàng quy kết “sai trái” và “kiên quyết chống lại” nếu quan điểm hay ý kiến nào đó trái chủ nghĩa và tư tưởng Mác-Lênin, tư tưởng HCM, đường lối ĐCSVN.

Họ – sẵn sàng sử dụng những tài khoản ảo để “like”, thả biểu tượng cảm xúc cho các bài viết tôn vinh; báo cáo các tài khoản trái chiều nhằm “bảo vệ Đảng, chính quyền”, và dựa vào đó để xét hạng rèn luyện chính trị.

Họ sống trong thời đại mà đối thoại, đa chiều và thông tin liên tục hiện diện, nhưng cách thức họ tiến hành dập khuôn tư tưởng, độc tôn chân lý cho thấy một mô thức rất Maoism.

“Hạ xuống với bất cứ ai chống lại Mao”, hay “hạ bất kỳ ai ngược hướng với Đảng” là một.

Họ là những người có ăn học, và cũng giống như tầng lớp giáo viên và học sinh thời kỳ Cách mạng Văn Hoa, họ luôn mang theo trích dẫn quan điểm của lãnh tụ, hình ảnh của lãnh tụ để làm giá đỡ quan điểm, trở thành cái loa để phát ra những điều cũ kỹ đến hàng thế kỷ, trong khi chính kiến cá nhân hoàn toàn biến mất.

Họ trở thành những người, dù học hàm, học vị cao, nhưng sự thật lại là những người có trình độ nhận thức thấp kém như Mao đã từng nhận định về lực lượng Hồng vệ binh. Điều họ làm được là thái độ độ chính trị vững vàng và không khoan nhượng.

Và nếu sinh trong thời kỳ “cách mạng hừng hực” tái lặp một tinh thần “đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng” như nêu trên thì có lẽ, GS – TS Khắc Hiếu và Bí thư phường Ngọc Trinh sẽ treo cổ ông Võ Văn Thưởng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương ĐCSVN vì quan điểm “chúng ta không sợ đối thoại, không sợ tranh luận, bởi vì sự phát triển của mỗi lý luận và của học thuyết cách mạng nào rồi cũng phải dựa trên sự cọ xát và tranh luận”. Thậm chí, cách mà cách mà Bí thư Đoàn phường Ngọc Trinh khuyến khích sử dụng tài khoản ảo để tuyên truyền và báo cáo các tài khoản khác bị cho là “phản động” cũng đi ngược lại với tinh thần Định danh tài khoản Facebook, bảo vệ người dùng của Bộ Thông tin và truyền thông.

Và điều cuối cùng, PGS – TS Lương Khắc Hiếu và Bí thư Đoàn phường Thành Công có thể chỉ ra điểm sai của bài viết này?

[1] “Tôi là con chó của Chủ tịch Mao. Ông ta nói cắn ai, tôi sẽ cắn”, Giang Thanh đề cập vai trò của bà trong Cách mạng Văn hóa, https://vnexpress.net/the-gioi/hai-phien-toa-the-ky-cua-trung-quoc-28722....
[2] “Vào thời điểm đó, đỉnh cao của Cách mạng Văn hóa, đôi khi Mao ở trên giường với ba, bốn, thậm chí năm người phụ nữ cùng lúc”, bác sĩ riêng của Mao, ông Li Zhisui, “The East, the West, and Sex: A History of Erotic Encounters”, tác giả Richard Bernstein.