Thấy gì trong gói 2,3 nghìn tỷ đô la vừa được ký bởi tổng thống Trump

Người Đà Lạt Xưa|
 
NHỮNG CHƯƠNG MỤC CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG NÊN NHÌN THẤY

Nếu là người Mỹ, có lẽ họ sẽ quan tâm và vui mừng khi nhận được 2.000 đô la mỗi người lớn thay vì 600 đô la mỗi cá nhân trong gói cứu trợ đại dịch COVID-19. Tuy nhiên, đối với những nhà hoạt động chống cộng sản và độc tài, họ sẽ quan tâm nhiều hơn đến một số điều khoản quan trọng khác trong đạo luật ngân sách liên bang Hoa Kỳ mà Tổng thống Trump vừa ký vào hôm Chủ Nhật vừa qua.

Đạo luật Chi tiêu Hợp nhất, năm 2021 (HR 133) là một gói chi tiêu chính phủ trị giá 2,3 nghìn tỷ đô la Mỹ, kết hợp 900 tỷ đô la cứu trợ kích thích cho đại dịch COVID-19 ở Hoa Kỳ với ngân sách chi tiêu hỗn hợp 1,4 nghìn tỷ đô la cho năm tài chính liên bang kết thúc vào ngày 30 tháng 9 năm 2021.

HR 133 là dự luật đầu tiên đề cập đến đại dịch kể từ tháng 4 năm 2020, và còn là một trong những biện pháp chi tiêu lớn nhất từng được ban hành.

Nó đã được Tổng thống Trump ký thành luật vào ngày 27 tháng 12 sau khi Thượng viện đã hứa rằng Mục 230, vốn có lợi cho "Big Tech" một cách không công bằng gây thiệt hại cho người dân Mỹ, sẽ được xem xét và chấm dứt hoặc cải tổ đáng kể. Thêm vào đó, Hạ viện chấp thuận bỏ phiếu để tăng khoản tiền trợ cấp từ 600 đô la mỗi cá nhân lên 2.000 đô la mỗi người lớn. Đương nhiên, nó rất quan trọng đối với những gia đình bốn người, điển hình vợ chồng và hai đứa con, vì họ sẽ nhận được 5.200 đô la.
Tuy nhiên, đối với những nhà hoạt động chống cộng sản và độc tài, các điều khoản tăng trợ cấp cho người Mỹ có lẽ sẽ kém quan trọng so với một số chương mục khác trong văn bản 5.593 trang của một dự luật dài nhất từng được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua.

Thứ nhất, quan trọng đứng đầu là việc kết hợp "Đạo luật Đảm bảo Đài Loan", chỉ đạo Bộ Ngoại giao xem xét hướng dẫn của mình điều chỉnh quan hệ Hoa Kỳ - Đài Loan.

Đạo luật nhấn mạnh rằng chính sách của Hoa Kỳ là ủng hộ sự tham gia có ý nghĩa của Đài Loan vào Liên hợp quốc, Đại hội đồng Y tế Thế giới, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế và các cơ quan quốc tế khác, nếu thích hợp. Hoa Kỳ cũng nên vận động để Đài Loan trở thành thành viên của Tổ chức Nông lương, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế khác mà tư cách nhà nước không phải là yêu cầu thành viên.

“Đài Loan là một đối tác quan trọng của Hoa Kỳ ở Ấn Độ - Thái Bình Dương và là hình mẫu cho nền dân chủ ở châu Á. Môi trường chiến lược ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và vai trò của Đài Loan trong khu vực đã thay đổi đáng kể trong vài thập kỷ qua. Đạo luật Đảm bảo Đài Loan giúp mở đường cho Hoa Kỳ thúc đẩy mối quan hệ với Đài Loan dựa trên tình hình địa chính trị ngày nay - chứ không phải năm 1979”, Thượng nghị sĩ Jim Risch (Cộng Hòa) công bố.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Zhao Lijian, đã đưa ra bình luận sáng nay tại một cuộc họp báo hàng ngày ở Bắc Kinh cho rằng: "Mỹ nên ngừng sử dụng Đài Loan để can thiệp vào các vấn đề đối nội của Trung Quốc," khi được đặt câu hỏi về gói chi tiêu mà ông Trump đã ký hôm Chủ nhật.

Thứ nhì là việc kết hợp "Đạo luật Hỗ trợ và Chính sách Tây Tạng", chỉ đạo việc thành lập lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Tây Tạng và tái khẳng định chính sách của Hoa Kỳ về việc kế vị hoặc tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma, nêu rõ rằng "Sự can thiệp của Chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa hoặc bất kỳ chính phủ khác trong quá trình công nhận người kế vị hoặc tái sinh của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 và bất kỳ Đạt Lai Lạt Ma nào trong tương lai sẽ thể hiện sự đàn áp trắng trợn quyền tự do tôn giáo của Phật tử Tây Tạng và người dân Tây Tạng."

Đạo luật nêu rõ cách thức đảng cộng sản Trung Quốc can thiệp vào quá trình kế vị, đang giam giữ một cậu bé 6 tuổi được một số người xác định là Đạt Lai Lạt Ma tái sinh vào năm 1995, sẽ được coi là một thách thức đối với Trung Quốc. Đạo luật cho phép chính phủ Hoa Kỳ có quyền thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với các quan chức Trung Quốc can thiệp vào quá trình kế vị.

Thứ ba là việc kết hợp Đạo luật Dân chủ, Nhân quyền và Chủ quyền Belarus, để tái ủy quyền lại Đạo luật Dân chủ Belarus năm 2004.

“Cuộc đàn áp bạo lực và đang diễn ra nhắm vào những công dân ôn hòa phản đối sự cai trị độc tài của ông Lukashenka ở Belarus là vô lương tâm. Đạo luật được thông qua hôm nay tái khẳng định sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với người dân Belarus và mong muốn của họ về một tương lai tự do và dân chủ hơn,” ông Risch nhấn mạnh.

Và cuối cùng là ngân sách 33 triệu đô la dành cho các chương trình dân chủ của Venezuela.

Đứng ở vị trí của các nhà hoạt động, đấu tranh cho tự do và dân chủ, họ tìm hiểu và phân tích gói chi tiêu nghìn tỷ của chính phủ Hoa Kỳ ở một góc cạnh khác.

December 28, 2020