Ra mắt Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

 

Ra mắt Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

 

http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140704-ctm-...

Ngày 3/7/2014, cuộc họp đầu tiên của các nhà báo tự do đã được tổ chức tại Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn. Những người tham gia đã góp ý kiến sôi nổi và sâu sắc cho các văn bản Tuyên bố, Điều lệ và Chương trình hành động, đồng thời quyết định: Hội Nhà báo độc lập Việt Nam chính thức ra đời vào ngày 4/7/2014.

Bản tuyên bố thành lập Hội Nhà báo độc lập Việt Nam có đoạn viết :  

“- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam (tiếng Anh: Independent Journalists Association of Vietnam – IJAVN) là tổ chức xã hội dân sự nằm trong xã hội dân sự Việt Nam, vì một Việt Nam tiến bộ xã hội, dân chủ và đa nguyên, văn minh và giàu mạnh.

- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động trên cơ sở:

+ Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền và Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc mà Việt Nam là một thành viên có nghĩa vụ tuân thủ.

+ Các quyền tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do lập hội được minh định trong Hiến pháp Việt Nam.

 

- Thông qua hoạt động báo chí, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hoạt động theo nguyên tắc ôn hòa, bất bạo động; tôn trọng đa nguyên chính trị; phi lợi nhuận; hướng đến mục tiêu cổ súy cho tự do của người dân và dân chủ cho toàn xã hội, đóng góp ý kiến phản biện dưới dạng các tác phẩm báo chí và diễn đàn ngôn luận cho xã hội và đất nước.

- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam hướng đến mục tiêu xây dựng môi trường sinh hoạt trí tuệ và lành mạnh cho các hội viên và những người yêu thích nghề báo, đặc biệt là những người trẻ, nhằm thực hiện quyền tự do biểu đạt và tự do báo chí.

- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam gồm những người có quá trình hoạt động báo chí không phân biệt quan điểm chính trị, tôn giáo, giới tính, độ tuổi; không phân biệt người trong nước và ngoài nước; tự nguyện dấn thân vì tự do báo chí, vì một nền dân chủ thật sự, vì tiến bộ xã hội và hạnh phúc người dân.

- Hội Nhà báo độc lập Việt Nam độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính…”

Về tổ chức, Bản tuyên bố  cho biết : Các hội viên đầu tiên đã thông qua Điều lệ hoạt động của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam,  cử  Ban lãnh đạo gồm chủ tịch và một số phó chủ tịch, ủy viên. Ban lãnh đạo được phân công điều hành theo các công việc và theo khu vực.

- Chủ tịch : Nhà báo Phạm Chí Dũng.

Phụ trách chung các hoạt động của Hội. Email: phamchidungsg@gmail.com
 

- Phó chủ tịch thường trực: Nhà báo, linh mục Anton Lê Ngọc Thanh.

Phụ trách khu vực miền Nam và trang báo của Hội. Email: naygum@gmail.com
 

- Phó chủ tịch: Nhà báo Nguyễn Tường Thụy.

Phụ trách khu vực miền Bắc. Email: tuongthuy52@gmail.com

- Phó chủ tịch: Nhà báo Bùi Minh Quốc.

Phụ trách khu vực miền Trung. Email: bmquoc40@gmail.com
 

- Ủy viên: Nhà báo Ngô Nhật Đăng.

Trị sự hai trang báo: Việt Nam Thời Báo và Vietnam Times Email: dangngonhat@gmail.com hoặc vietnamtimes00@gmail.com

 

Từ Sai Gòn, Linh mục Anton Lê Ngọc Thanh, Phó Chủ tịch thường trực đã giới thiệu về sự ra đời của Hội nhà báo độc lập Việt Nam qua cuộc trả lời phỏng vấn của phóng viên Trần Quang Thành như sau : http://www.radiochantroimoi.com/wp-content/uploads/2014/07/20140704-ctm-...

 

Danh sách hội viên ban đầu của Hội Nhà báo độc lập Việt Nam

(xếp theo a – b – c…)
 

01.  Tường An (Pháp)
02.  Vũ Thị Phương Anh (Sài Gòn)
03.  Nguyễn Đình Ấm (Hà Nội)
04.  Nguyễn Vũ Bình (Hà Nội)
05.  Huỳnh Ngọc Chênh (Sài Gòn)
06.  Tiêu Dao Bảo Cự (Đà Lạt)
07.  Phạm Chí Dũng (Sài Gòn)
08.  Ngô Nhật Đăng (Sài Gòn)
09.  Nguyễn Hoàng Đức (Hà Nội)
10.  Trương Minh Đức (Bình Dương)
11.  Nguyễn Thanh Giang (Hà Nội)
12.  Chu Vĩnh Hải (Sài Gòn)
13.  Phạm Bá Hải (Sài Gòn)
14.  Phan Thanh Hải (Sài Gòn)
15.  Lê Hải (Đà Nẵng)
16.  Vũ Sỹ Hoàng (Sài Gòn)
17.  Huỳnh Trọng Hiếu (Quảng Nam)
18.  Vi Đức Hồi (Lạng Sơn)
19.  Lê Phú Khải (Sài Gòn)
20.  Mai Thái Lĩnh (Đà Lạt)
21.  Hạ Đình Nguyên (Sài Gòn)
22.  Kha Lương Ngãi (Sài Gòn)
23.  Hồ Ngọc Nhuận (Sài Gòn)
24.  Vũ Quốc Ngữ (Hà Nội)
25.  Hà Sĩ Phu (Đà Lạt)
26.  Đỗ Trung Quân (Sài Gòn)
27.  Bùi Minh Quốc (Đà Lạt)
28.  Nguyễn Quốc Thái (Sài Gòn)
29.  Lê Ngọc Thanh (Sài Gòn)
30.  Phạm Đình Trọng (Sài Gòn)
31.  Phạm Thành (Hà Nội)
32.  Trần Quang Thành (Séc)
33.  Nguyễn Văn Thạnh (Đà Nẵng)
34.  Châu Văn Thi (Sài Gòn)
35.  Huỳnh Công Thuận (Sài Gòn)
36.  Nguyễn Tường Thụy (Hà Nội)
37.  Nguyễn Trung Tôn (Thanh Hóa)
38.  Nguyễn Khắc Toàn (Hà Nội)
39.  Nguyễn Thị Huyền Trang (Sài Gòn)
40.  JB. Nguyễn Hữu Vinh (Hà Nội)
41.  Huỳnh Thục Vy (Đắc Lắc)
42.  Dương Thị Xuân (Hà Nội)

*****

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam: Dấn thân cho quyền tự do ngôn luận

VRNs (04.07.2014) – Sài Gòn – Hôm 04.07.2014, Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (HNBĐLVN) đã chính thức thành lập giữa bối cảnh các tổ chức ‘xã hội dân sự độc lập Việt Nam’ đang phát triển với gần 20 tổ chức, như ông Phạm Chí Dũng, cựu cán bộ Thành Ủy Tp.Hồ Chí Minh và là cựu đảng viên Cộng sản trong hơn 20 năm mô tả.

Theo Tuyên bố thành lập HNBĐLVN, ông Phạm Chí Dũng giữ vai trò chủ tịch Hội. Vị chủ tịch HNBĐLVN cũng nhận định về tình hình báo chí tại Việt Nam. Ông nói: “Báo chí nhà nước với hơn 800 tờ báo, chiếm số đông và vượt hẳn về mặt số lượng so với lề dân và truyền thông xã hội, tuy nhiên lại tỉ lệ nghịch với chất lượng phản biện xã hội của lề dân”.

Ông Phạm Chí Dũng, chủ tịch HNBĐLVN đang thuyết trình trước các hội viên

Theo Đài Á Châu Tự Do, tổ chức RSF (tức Phóng Viên Không Biên Giới) đã xếp hạng Việt Nam đứng thứ 174/180 quốc gia trên thế giới, trong phúc trình mang tên Chỉ Số Tự Do Báo Chí 2014 công bố vào tháng Hai vừa qua tại Washington.

Điều này đồng nghĩa với việc tổ chức RSF đánh giá Việt Nam đang theo đuổi chính sách kiểm duyệt báo chí và cấm đoán Internet một cách gắt gao.

Cũng trong bản phúc trình, tổ chức trên cho biết Việt Nam đang giam giữ 34 người viết blog để thể hiện quan điểm của mình.

Ông Dũng, tiến sĩ kinh tế và hiện là nhà báo độc lập nói tiếp: “Việc thành lập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam là ý nguyện của đa số các nhà báo, không chỉ các nhà báo tự do mà kể cả những nhà báo nhà nước”.

Ông cho rằng trong số hơn 17.000 nhà báo nhà nước hiện nay, ‘cũng phải đến vài chục phần trăm đồng ý với tư cách độc lập của báo chí Việt Nam, thoát khỏi vòng kim cô của ban Tuyên giáo Trung Ương để thể hiện sự đa nguyên, dân chủ, tự do và không thể có sự tuyên truyền một chiều’.

Gần 40 cá nhân, đa số trong nước đã ghi danh gia nhập Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam.

Tổ chức này tự miêu tả mình “độc lập về quan điểm, nhân sự, tài chính …”

Việt Nam Thời báo

Ông Phạm Chí Dũng cho biết thêm, ‘tạo ra quyền tự do ngôn luận của các nhà báo độc lập, bằng cách xây dựng những diễn đàn ngôn luận’ là hoạt động quan trọng nhất trong 3 hoạt động chính của HNBĐLVN.

Hoạt động thứ hai là trang báo ‘Việt Nam Thời báo’, và hoạt động thứ ba là đào tạo ‘những cây viết trẻ kế thừa chuyên nghiệp’.

Ông Ngô Nhật Đăng, ủy viên ban lãnh đạo HNBĐLVN cũng nói: ‘Việt Nam Thời báo ước mong và cố gắng trở thành một tờ báo đại diện cho toàn dân’, ‘một nền báo chí của sự thật’ giữa sự ‘định hướng từ phía nhà nước hoặc tài phiệt’ ngay cả ở những đất nước dân chủ.

Tháng 9 năm 2012, Tòa án Việt Nam đã kết án 3 blogger là ông Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày; bà Tạ Phong Tần và ông Phan Thanh Hải tổng cộng 26 năm tù giam vì tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước’.

Theo tờ Công an Nhân dân, 3 nhân vật này cũng như nhiều blogger khác vào năm 2007, đã thành lập ‘Câu lạc bộ nhà báo tự do’.

Đứng trước nguy cơ có thể bị truy tố bởi nhà cầm quyền tương tự như trường hợp trên, ông Ngô Nhật Đăng khẳng định: “Anh Hải Điếu Cày, Phan Thanh Hải, chị Tạ Phong Tần là những người đi bước đầu tiên. Đó là tấm gương mà chúng tôi noi theo”.

“Việc ra một tờ báo [độc lập] trong giai đoạn hiện nay là rất cần thiết. Những người có trách nhiệm công dân phải gánh trách nhiệm đấy, và tất nhiên làm những việc đấy thì chúng tôi chấp nhận tất cả mọi thứ hệ lụy và coi chuyện như thế là tất nhiên”.
 

Các nhà báo và blogger là hội viên của HNBĐLVN. (Từ trái sáng) Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, tu nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà thơ Bùi Minh Quốc, nhà báo Phạm Thành, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Ngô Nhật Đăng

Lớp trẻ Việt Nam ‘rất thiếu thông tin’

Khuyến khích giới trẻ, ông Đăng cho biết tiếp: “Tất cả mọi sự đổi mới, thay đổi xã hội, nói rộng hơn nữa là tất cả các cuộc cách mạng thì lực lượng chính đó là lớp trẻ”.

“Chúng tôi là lớp người đi trước, chúng tôi nguyện làm những viên gạch lót đường để cho lớp trẻ đi lên. Và tương lai đất nước, có tự do dân chủ hay không thì phần quyết định chính là trong tay các bạn trẻ”.

Bà Vũ Thị Phương Anh, tiến sĩ Giáo dục học và có gần 30 năm làm việc trong môi trường nhà nước cũng góp lời, trong vai trò là nhà giáo: ‘Tôi thấy thanh niên và sinh viên nói chung rất thiếu thông tin. Họ rất non nớc so với [lớp trẻ] cùng lứa tuổi trong khu vực.’

Bà Anh nói: “Một trong những lý do mà họ thiếu thông tin là vì báo chí của mình bị kiểm soát quá kỹ. Giáo dục và truyền thông báo chí chỉ phản ánh có một quan điểm, không đầy đủ”.

Vì thế, bà Anh cho biết bà tham gia HNBĐLVN “để có một kênh nói lên sự thật và nói lên một quan điểm khác”.

“Làm việc lâu năm trong hệ thống [giáo dục] thì thấy cũng có nhiều cái mà mình cần phản biện”, bà nói thêm.

Đức Thiện, VRNs                                                                                                                                                         
Ảnh Phạm Đức Hiệp, VRNs

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2014/07/hoi-nha-bao-doc-lap-viet-nam-dan-than-...