Hãy cẩn thận biên giới phía Bắc!

VietTuSaiGon's blog

Cho đến thời điểm này, mọi dấu hiệu cho thấy rằng dã tâm của Trung Quốc đã thể hiện rất rõ ở biên giới phía Bắc. Từ việc cho dựng tường rào kẽm gai, rào điện cho đến đánh vào nông sản, hàng chục ngàn chuyến xe nông sản của Việt Nam ứ đọng trên các cửa khẩu biên giới, thị trường nhà đất đảo điên, tạo ra các xung động tiêu cực… Có thể nói rằng biên giới Việt Nam đang bị đe dọa nặng nề.

Dựa trên cơ sở nào để tôi nói rằng biên giới Việt Nam đang bị đe dọa?

Tôi căn cứ trên hai vấn đề: Tâm tính dân tộc Trung Hoa trong chiến tranh và Các chỉ số an toàn kinh tế Việt Nam lúc này. Bởi hai vấn đề này có liên hệ mật thiết với chiến tranh, nhất là khi chúng ta phải sống sát sườn một kẻ chơi bẩn và luôn có những hành xử hết sức tiểu nhân, hạ đẳng.

Về khía cạnh dân tộc tính trong chiến tranh, từ cổ chí kim, chiến lược “đánh sư tử đói” vốn là chiến lược xuyên suốt của các nhà chính trị và quân sự Trung Hoa dùng, và gần như mọi trận thắng của họ đều dựa trên nguyên tắc, chiến lược này. Và, chiến thuật biển người, đánh tràn qua là phần bổ khuyết cho chiến lược trên, tức là đợi sư tử đói, nó không thể nhúc nhích được, ta dồn quân lực, quét sạch, giết sạch, đốt sạch. Trong ứng xử chiến tranh, chỉ có Trung Hoa là quốc gia dùng chiến lược đánh sư tử đói kết hợp với chiến thuật biển người nhiều nhất.

Với Việt Nam, nhìn lại lịch sử các trận chiến diễn ra với quân Tàu, cho dù Việt Nam hoàn toàn chiến thắng, nhưng để có chiến thắng đó, nếu kiểm tra kĩ lại các mốc quân Tàu phát động chiến tranh, kể cả từ thời Bà Trưng, Bà Triệu, Ngô Quyền, nhà Trần, nhà Lê… hầu hết các năm đất nước bị tấn công đều là năm có mùa màng thất bát, đói kém. Và nhìn lại những chiến thắng đó, mới thấy rằng trong lịch sử, ông cha đã dũng lược, tài trí cỡ nào.

Ngay trong trận biên giới phía Bắc năm 1979, tôi không bàn về những “thâm cung bí sử” giữa Việt Nam với Trung Quốc, tôi muốn nói đến chiến thuật đánh và chiến thuật ngoại giao, có thể nói rằng những người tham gia chiến dịch chống Tàu trong chiến cuộc 1979 cũng là những thiên tài quân sự. Bởi lúc đó, số lượng quân nhân Việt Nam bận tham gia chiến trường Campuchia chiếm gần nửa toàn quân, hơn nữa, kinh tế Việt Nam năm 1979 trong tình trạng kiệt quệ, Tàu mượn cớ “Việt Nam xâm lược Campuchia” để tấn công. Kỳ thực, mói thứ nằm trong chủ mưu của Đặng Tiểu Bình, y đã xúi đàn em Polpot tăng cường cáp duồng ráo riết, tạo ra núi xương Ba Chúc để quân đội Việt Nam phải dốc lực sang đánh, giảm sức mạnh nội địa, tình hình kinh tế những năm đó Việt Nam phụ thuộc vào viện trợ Liên Xô, năm 1979, không rõ vì lý do gì, các khoản viện trợ và trao đỗi thương mại giữa Việt Nam và Liên Xô xuống mức thấp so với mọi năm. Với Trung Quốc hoàn toàn không có.

Và khi Trung Quốc tiến công sang Việt Nam, ngay cả các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Lào Cai… người dân vẫn còn nhầm tưởng rằng người anh em Trung Quốc đưa quân tình nguyện sang đánh Campuchia giúp Việt Nam, giống như những năm trước 1975 họ đã từng. Người dân vô tội đổ xô ra đón người anh em, và họ khai hỏa, người dân chết mà không kịp nhắm mắt.

Trận phản công của Việt Nam, bỏ qua các yếu tố thỏa hiệp từ các đầu não chính trị thì về mặt quân sự và ngoại giao tạo đối ứng quân sự, Việt Nam, những người tham gia chiến dịch này có thể được xem là các thiên tài quân sự của thời đại mới, đương nhiên là một dạng thiên tài tập thể.

Và năm nay, Trung Quốc cho dựng tường rào kẽm gai, tường rào điện dày đặc sau khi dịch cúm Vũ Hán xảy ra, rõ ràng có mục đích chống người Việt thồ hàng sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch, làm cho phân khúc hàng tiểu ngạch vốn chiếm một phần rất mạnh trong phân khúc bình dân bị đứt nghẽn, mọi thứ dồn vào chính ngạch và chính ngạch bị khóa cứng, thêm phần kiệt quệ. Đó là chưa muốn nói đến các tường rào này chống được chiến thuật du kích vu hồi vốn là sở trường của quân đội Việt Nam, cần thiết thì đánh thọc sâu vào Trung Quốc, sau đó đánh bọc hậu và phản công tổng lực… Hầu như Trung Quốc luôn gặp chiến thuật này và đó là bước khởi đầu thất bại của họ trên chiến trường Việt Nam, dường như tường rào biên giới là một cách khắc phục tốt nhất để tránh lặp lại thất bại. Chứ Trung Quốc lấn Việt Nam không hết, dại gì họ phải làm tường rào cố định để khó lấn chiếm?!

Hơn nữa, khi có tường rào, nghĩa là cánh quân nào đã tiến thì chỉ có đúng một đường lui. Tường rào là bối cảnh để đẩy lính Trung Quốc vào trận địa “bối thủy trên bộ”, chỉ có một đường lui duy nhất, con thuyền để lui quân bây giờ chính là cánh cửa đã đi qua, nó đặt toàn quân của họ vào quyết tâm chỉ có đánh và đánh.

Và, thêm một dấu hiệu, kinh tế Việt Nam đang trong tình trạng kiệt quệ sau hai năm dịch, kinh tế thế giới cũng trong tình trạng kiệt quệ, bởi chẳng có quốc gia nào lường trước để mà chuẩn bị, trừ nước đã tung đòn sinh học dịch cúm này, thế nhưng giá đất lại được thổi phồng rất cao, nó tạo ra những làn sóng biến động đời sống xã hội một cách khủng khiếp, nhất là khi mọi thứ đang thiếu thốn. Làn sóng này dẫn đến những xáo trộn khó lường trong xã hội, và nó gây mất tập trung trong chính trị, quân sự không nhỏ. Thử xem nguyên nhân của xáo trộn này do đâu nếu không có bàn tay Hoa Nam nhúng vào.

Với mọi dấu hiệu trên đây, không còn cách nào khác là phải tăng cường quân sự và đặc biệt lưu ý biên giới phía Bắc. Bởi trong lúc Việt Nam gặp nhiều khó khăn, kinh tế lũng đoạn, dịch giã, mọi thứ đều khốn đốn và tâm lý con người hoang mang, rệu rã, niềm tin của người dân dành cho Đảng cũng xuống cấp trầm trọng bởi qua đợt bùng phát dịch lần thứ tư, kiểu chống dịch như chống giặc, biến dân thành quân giặc, áp đặt giống y mô hình Trung Quốc trong sự vụ chết chóc ở Vũ Hán năm 2020 đã khiến cho tình hình trở nên bất ổn vô cùng. Lúc này, chỉ cần tạo ra cái cớ ngoại giao nào đó để xua quân sang Việt Nam, không chừng nhân dân lại đứng nhìn quân đội đánh nhau với giặc như xem bóng đá, đây là kinh nghiệm xương máu đã có trong lịch sử, khi nhà Nguyễn thờ ơ với nhân dân, nhún nhường, lép về trước quân Pháp.

Chỉ có thể nói rằng hãy hết sức cẩn thận trước các thủ đoạn và âm mưu xâm lược của Trung Cộng. Bởi hơn bao giờ hết, ngay lúc này, để các thái thú nắm các chức vụ chủ chốt trong hệ thống chính trị trung ương, biến Việt Nam thành một tỉnh của Trung Quốc thì mọi vấn đề về biển đảo, về tài nguyên biển, đất hiếm dưới lòng đại dương… đã là chuyện trong lòng bàn tay của họ.

Hết sức cẩn thận ở các tỉnh biên giới phía Bắc!

VietTuSaiGon's blog