Cuối cùng thì các nhà máy điện hạt nhân sẽ hoạt động trở lại?

Von Axel Bojanowski – Welt
Chefreporter Wissenschaft
 
Nguyễn Xuân Hoài

Trong một bức thư gửi chính phủ Đức hơn 20 nhà khoa học Đức đã kêu gọi chính phủ liên bang Đức cho các nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại và chấm dứt chủ trương đoạn tuyệt với điện hạt nhân. Hành động này của các nhà khoa học Đức là rất đáng trân trọng vì cho đến nay họ đã bị chê bai, chì triết vì đã ủng hộ điện hạt nhân, đề cao lợi ích của năng lượng hạt nhân. Nhà nước Đức cần tận dụng khả năng chuyên môn của họ.

Lời kêu gọi này là một sự kiện đặc biệt: 20 giáo sư từ các trường đại học Đức, tất cả các nhà nghiên cứu nổi tiếng từ các bộ công nghệ, khoa học và kinh tế, kêu gọi chính phủ liên bang đảo ngược việc loại bỏ điện hạt nhân. Bản kiến nghị sẽ được Hạ Viện đưa ra lấy ý kiến rộng rãi trong công chúng. Nếu thu được trên 50.000 chữ ký ủng hộ các nhà khoa học có thể giải thích yêu cầu của họ trước Ủy ban của Hạ Viện.

Các chuyên gia có những lo ngại về việc loại bỏ điện hạt nhân. Nhưng họ hầu như không dám bày tỏ công khai sự phản đối của mình ở Đức vì sợ dư luận xã hội và bị mất uy tín. Phong trào chống điện hạt nhân đã ăn sâu trong xã hội Đức.

Cuộc chiến chống lại điện hạt nhân, được ngụy trang dưới dạng nổi dậy chống lại giới đại công nghiệp và quyền lực nhà nước, là một đặc điểm nhận dạng của phong trào cánh tả và là mầm mống của lực lượng Xanh. Do đó phong trào chống điện hạt nhân cũng được giới truyền thông Đức tung hô. Ở Đức năng lượng hạt nhân vẫn bị gắn liền đầy sai trái với bom nguyên tử và đảng Xanh ra đời từ phong trào phản đối này.

Các nhà khoa học đề cao các ưu điểm của năng lượng hạt nhân không được tham gia các diễn đàn khoa học, họ bị biến thành các phần tử đối nghịch bị gán vào nhóm vận động hành lang cho điện hạt nhân. Trên thực tế họ đã bị biến thành đối thủ ưa thích của nhiều nhà báo. Các nhà khoa học này đã hoàn toàn bất lực trước dư luận xã hội. Từ năm 1986 đến nay, họ chỉ có thể „đứng xem con tạo xoay vần đến đâu“.

Tuy nhiên, những thuật ngữ như "người bạn hạt nhân" khiến ngay cả các nhà khoa học dày dạn kinh nghiệm cũng chịu áp lực to lớn. Bởi vì phe chống hạt nhân tạo ra một phe cánh tả, nên chỉ có phe cánh hữu là ủng hộ hạt nhân. Ít nhất kể từ khi chính phủ Angela Merkel quyết định loại bỏ điện hạt nhân vào năm 2011, những người ủng hộ năng lượng hạt nhân đã bị coi là thế lực cực đoan cánh hữu.

Đầu tháng bẩy khi các giáo sư gặp nhau trong một hội nghị tại Đại học Stuttgart để thảo luận về việc loại bỏ điện hạt nhân họ hoàn toàn không ngạc nhiên trước sự phản đối gay gắt, những lời vu khống từ các nhóm sinh viên cánh tả và các phương tiện truyền thông. Trong bối cảnh đó, thật đáng trân trọng khi các nhà khoa học hàng đầu của Đức yêu cầu chính phủ Đức xem xét lại quyết định đoạn tuyệt với diện hạt nhân và đưa các nhà máy điện hạt nhân hoạt động trở lại trong "Tuyên bố Stuttgart" của họ.

Đã đến lúc người ta không chỉ nghe các nhà khoa học từ các viện thân cận với chính phủ, mà cần lắng nghe ý kiến của các giáo sư ở các trường đại học kỹ thuật./.